Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Những điều trông thấy  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 19
Send Topic In ra
Những điều trông thấy (Read 37881 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Những điều trông thấy
11. May 2006 , 12:26
 
Chuyện Thường Ngày
Chủ Nhật, 16/04/2006, 00:39 (GMT+7)
(Tuổi Trẻ Online)

Lời giải thích của quan


TT - - Ông này, vị quan to để quên cái vali lủ khủ tiền ở máy bay giải thích rằng tiền đó có phần của anh em trong nhà góp lại mua gì cho mẹ đấy.

- Ừ, thì phải nhờ vả anh em hay bà con, họ hàng gì đó để giải thích chứ.

- Một quan lớn nọ lý giải việc con trai mình - một giảng viên đại học - mua ôtô 40.000 đô là nhờ mượn của anh em bà con trong Nam ngoài Bắc.

- Tất nhiên rồi, phải lấy anh em, chú bác gì đấy... chứ lương giảng viên đại học của “công tử” ấy cả đời cũng không đủ mua nửa chiếc xe.

- Vị quan lớn láng giềng nhà tôi mới xây một cái biệt thự to "vật vã" ông ạ, cũng nói là tiền mượn của gia đình, anh em, họ hàng.

- Lại gia đình, anh em, họ hàng… Thế nhưng lúc kê khai tài sản cán bộ công chức, thì chắc chắn là các vị ấy cho rằng mình rất nghèo với đồng lương công chức.

- Thế tiền đâu mà các vị ấy có nhiều thế?

- Họ sẽ nói là nhờ nuôi heo... đất đấy bác ạ! Chắc con heo này bự bằng khủng long quá.

BÚT BI ghi lóm ở quán cà phê sáng

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #1 - 22. May 2006 , 18:47
 
Cơ chế khiến người Việt nói dối mỗi ngày?

 
... 
Ông Trần Quốc Thuận cảnh báo cái lớn nhất bị mất ở Việt Nam là đạo đức

Những khuyết tật trong hệ thống nhà nước ở Việt Nam đang khiến người Việt phải 'tự nói dối với nhau để sống', Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thừa nhận.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn trên báo Thanh Niên, ông Trần Quốc Thuận nói tham nhũng ở Việt Nam không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn khiến đạo đức của cả xã hội suy thoái.

"Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ."

"Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống."

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét nói dối đã trở thành thói quen hàng ngày trong xã hội Việt Nam.


  Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.


Ông Trần Quốc Thuận

"Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành "đạo đức", mà cái "đạo đức" đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia."

Ông cho rằng bộ máy hiện tại quá cồng kềnh, chồng chéo và cần phải có một cuộc đại phẫu.

"Phải làm triệt để giống như chúng ta chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường."

"Quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Thực tế là đại biểu QH đều biết rằng số phận của họ không gắn với sự tín nhiệm của cử tri, nó gắn với tín nhiệm của một nơi khác. Vậy thì làm sao họ làm theo ý kiến của cử tri được?"

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kêu gọi mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử.

"Phải mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền. Thực quyền mới quyết được các vấn đề. QH phải có cơ quan chuyên trách, tổ chức điều tra tới nơi tới chốn. QH đâu phải là diễn đàn để nói cho xả hơi. Anh ra đây báo cáo rồi xin lỗi là xong, đâu có được!"

Gần đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người được dự kiến sẽ sớm chuyển giao chức vụ của mình, cũng lên tiếng rằng 'cần sửa lỗi hệ thống.'

Quý vị nghĩ gì về những nhận xét này? Có phải xã hội Việt Nam đang đối diện nguy cơ băng hoại nền tảng đạo đức, và nói dối đang trở thành thói quen, thành điều bình thường?

---------------------------------------------------------------
Tony Nguyễn, Hoa Kỳ
Nói dối thì ở đâu cũng có, thời nào cũng có nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở VN. Là một người dân VN sống ở nước ngoài nhưng luôn luôn quan tâm tới tình hình chính trị và mong mỏi ngưòi dân mình sẽ sớm thoát khỏi nạn độc tài, tiến đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tôi xin mạn phép hỏi hai ông Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Chủ tịch Nước một câu: Hai ông đề cập tới tệ nạn nói dối và những hệ lụy của nó với xã hội VN vậy chứ hai ông có thành thực với lương tâm mình khi phát biểu điều đó chăng, khi chính mình lại ở trong cái guồng máy "nói dối dân?" Làm sao các ông thành thật mà lại leo lên được những chức vụ quan trọng trong guồng máy này?

Thứ nhất đối với ông Trần Quốc Thuận. Ông bảo quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Ai cũng thấy quốc hội do ông làm phó chủ nhiệm chỉ là quốc hội "bù nhìn" không hề có sự bầu bán dân chủ, ông có thành thực khi nói ra điều này không? Thứ hai đối với ông Trần Đức Lương. Ông bảo cần "sửa lỗi hệ thống" Đã bao nhiêu lần các ông hứa hẹn sửa lỗi hệ thống XHCN của các ông, người dân chờ dài cả cổ rồi đâu vẫn hoàn đó, ông có thành thực không khi nới ra điều này không? Hay là vì người dân quá bức xúc với tệ nạn nói dối của Đảng nên Đảng sai các ông ra xoa dịu?

Ai mà tin được các ông nữa, hãy im lặng và làm đi thì tốt hơn. Các ông chưa chắc đã thành thực thì không nên chê bai người khác hay lên giọng đạo đức dạy đời, dạy người khác chân thực. Các ông không biết là người dân đã một phần lây mhiễm cái tính nói dối của các ông đó hay sao! Khi mà nói dối trở nên phổ thông và đại trà thì con đường dẫn tới sự tha hóa của xã hội là điều hiển nhiên. Hãy để cho những người đạo đức thực sự nói về tính chân thực.

Thu Phong, Silver Spring, USA
Xin kính cẩn cảm ơn và kính phục những lời nói vô cùng xác thực của bác Thuận trong hoàn cảnh hiện tại. Hơn mười năm trước, lúc còn là một du học sinh, tôi vô cùng bàng hoàng khi nhận được thư của mẹ tôi; trong thư có những câu: “Con phải tìm cách ở lại, không nên trở về VN. Mẹ khuyên con như vậy không phải là mẹ muốn cho con có một cuộc sống vật chất sung túc mà là vì nơi quê hương mình, mọi hình thức sống đều khởi nguồn bằng sự dối trá. Những gì mẹ đã dạy cho con, tạo con nên một con người không còn thích hợp trong xã hội này nữa. Con không thể nào đương đầu nổi với sự dối gạt từ trên xuống dưới. Dù mất đi tiền bạc, của cải, và ngay cả đất đai, mẹ có buồn; nhưng nỗi buồn lớn lao, đau xót nhất, không bao giờ nguôi ngoai là mất đi nền văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã tạo dựng.

Nếu mẹ đã không dạy con có cuộc sống thật thà và thẳng thắn thì chắc con cũng đã bị đầu độc để trở thành những người chỉ biết nhắm mắt suy luận một chiều để bảo vệ cho một hệ thống chủ trương thù hận và dối gạt. Mẹ vẫn luôn luôn biết rằng, trong môi trường gia đình, không một nới nào trên thế giới làm cho con có một cuộc sống tốt hơn là nơi mà con gần với mẹ. Nhưng môi trường xã hôi này sẽ nghiền nát con ra nếu con quá chân thật. Dù xa mẹ, con hãy ở một nơi nào để con có đủ tri thức và hành động theo chiều hướng của một con người thật sự”.

Sau sáu năm, khi vừa học xong, tôi không thể nào xa được miền đất đã thấm máu cha ông trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Tôi đã trở về và những lời mẹ dạy năm xưa đã hiển hiện ra trước mắt. Tôi bị ăn một cái bánh vẽ to tướng. Nhờ vào đìều kiện hôn phối, tôi trờ lại miền đất có guống máy nhà nước mang dư âm cựu thù với dân tộc Việt. Tôi không ngừng nghỉ tìm hiểu để biết rằng người Việt, dù sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng không bao giờ quên được đất tổ thân yêu. Khi đã tạo được một cuộc sống vật chất và tinh thần được ổn định, chắc chắn một điều là chẳng những họ không hận thù gì mà còn rất đau xót cho cuộc sống tụt hậu của dân ta cả hai miền Nam Bắc.

Trong thâm tâm, từ những người đã liều chết vượt biển đến những người thuộc thế hệ thứ hai, đều rất mong muốn được trở về phục vụ quê hương. Nhưng tại sao họ không chịu về? Câu trả lới chính là những điều mà bác Thuận đã nêu ra. Sự dối gạt đã làm mất niềm tin nên họ không thể chấp nhận bất cứ một điều gì từ những người nói một đàng làm một nẻo. Trong chức vụ và vai trò của bác Thuận, những lời của bác sẽ làm thức tỉnh nhiều người đang dối gạt người khác và dối gạt chính mình để sống.

Nguyễn Kim, Hoa Kỳ
Rất lâu rồi tôi mới đọc được điều trăn trở của một người có thẩm quyền trong chính phủ nói lên điều bức xúc của lương tâm với công chúng. Tôi hy vọng rằng từ ông Thuận sẽ có nhiều những lương tâm bức xúc khác cũng lên tiếng để biến điều bức xúc này thành phong trào mà người dân chúng ta cùng chỉnh sửa lại xã hội mà mọi người Việt có lương tâm dù ở đâu trên thế giới này đang đau lòng.

Nguyễn Hùng, Westminster
Phải cảm phục ông Trần Quốc Thuận đã vô cùng can đảm nói lên sự thật phũ phàng này. Theo tôi, việc nói dối đã khởi sự từ năm 1946 khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời. Lúc đó, vì Đông Dương chưa phải là mục tiêu bành trướng của Liên Xô, còn Tầu chưa đủ mạnh để “xuất cảng cách mạng”, nên đảng CSVN yếu thế, phải viết bản hiến pháp đó, cùng với các “bả” như “bình đẳng xã hội”, “chia đất cho nông dân”, “độc lập, tự do”, v.v... -- thậm chí còn đổi tên Đảng -- để dụ nhiều tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng.

Nhưng kết quả những chiêu bài trên chỉ là bánh vẽ. Bản hiến pháp này chưa hề được áp dụng, vì nếu theo đúng hiến pháp, thì đâu có vụ Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra, đâu có vấn đề “Đảng cử, dân bầu”, và đâu có một Quốc Hội toàn “nghị gật” cho Đảng. Do đó, nói dối có thể xem là “bản chất” của chế độ, chứ chưa hẳn cơ chế hiện nay tạo ra “đạo đức” nói dối. Thật là nguy hiểm nếu lời ai đó nói, “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, là đúng, vì nếu vậy, nếu ngay bây giờ “đại phẫu” cái cơ chế đó thì cả trăm năm sau VN mới vực dậy được đạo đức nói thật hay sao? Liệu trái đất này có còn tồn tại đến ngày đó hay không?!!!

TYVN
Tại sao đất nước ta không phát triển mặc dù chiến tranh đã lùi xa? Do đâu, vì đâu?! Theo tôi, đó là do đường lối lãnh đạo. Ếch ngồi đáy giếng thì chỉ ca ngợi nhau, biết gì ở ngoài đâu. Từ đó hình thành thói "đạo đức giả", cứ phỉnh nịnh nhau rồi sau lưng lại chê bai đủ điều, đấy là người VN!!! Tôi không phải là loại người ngu dốt (ít ra thì cũng đã tốt nghiệp trên ĐH), nhưng tôi kô hiểu đất nước ta nhiều người giỏi, GS, TS như vậy mà vẫn nghèo-hèn??? Không nên cứ đổ tại chiến tranh, đó là lời ngụy biện cho sự ngu dốt !!!! "Không làm được thì xin nghỉ" là đường lối thích hợp nhất để đất nước phát triển.

Dang Quang, HCM, VN
Đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đang suy thoái và tương lai không xa nó sẽ càng suy thoái trầm trọng hơn. Tất cả là do con người, mà nơi đào tạo con người chính là nền Giáo dục. Nền Giáo dục Việt Nam hiện nay đang suy thoái trầm trọng. Lương giáo viên khá thấp so với mặt bằng cuộc sống nên buộc lòng họ phải kiếm thêm bằng cách đi dạy thêm. Họ dùng mọi thủ đoạn để bắt các học sinh của mình phải đi học thêm nếu không muốn bị điểm kém, và phụ huynh vào những ngày lễ tết đều phải biết điều phong bì cho thầy cô.

Đây giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội Việt Nam hiện nay: Đó là tình trạng tham nhũng, đưa và nhận hối lộ tràn lan. Nhà trường chạy đua lấy thành tích dẫn đến thầy cô cũng dạy theo kiểu đua thành tích.. cuối cùn toàn là thành tích ảo. Điều này dễ dàng nhận thấy ở xã hội, đó là các cơ quan ban ngành cũng chạy theo thành tích, đạt danh hiệu này danh hiệu nọ, nhưng thực chất bên trong tham nhũng tùm lum như vụ PMU18. Các quan chức luôn mồm kêu chống tham nhũng nhưng thực chất đa số ông nào ít nhiều cũng từng nhúng chàm rồi nên khó nói được cấp dưới, vả lại lương công chức hiện nay quá thấp nên buộc lòng họ phải làm người xấu.

Không tên
Xã hội ta là một xã hội toàn đồ giả : bằng giả, hàng giả, cơ quan chống tham nhũng giả (vì thanh tra nhà nước lại tham nhũng như rươi), cơ quan chống buôn lậu giả ( vì chính cơ quan chống buôn lậu lại là nơi chứa chấp buôn lậu )... Vì sao lại giả ? Vì kim chỉ nam Mác Lê nin của nước ta là giả dối. Một khi nền tảng đã giả dối thì làm sao những liên hệ của nó lại thật cho được hả các bạn ?

Nono
Xâ hội VN hiện tại đang thịnh hành thói đạo đức giả. Toàn là "các bác chưa bị lộ" đang lên tiếng mạnh mẽ trên các sân khấu, diễn đàn, người nào cũng hô hào chống tham nhũng. Việt Nam cũng là một xã hội thích sử dung thuốc an thần, tất nhiên dành cho cấp lãnh đạo. Thua người ta thì nói "ta khác", còn lại có gì đường được thì "đó là tính ưu việt của chế độ ta".

Một độc giả
Tôi là người VN, đọc cái tựa này xong là muốn khóc vì với bản tính trung thực tôi luôn luôn muốn và thích ngay thẳng trong cuộc sống. Thế mà quan hệ với chánh quyền này phải biết đóng kịch, che đậy như kẻ phạm tội và tôi xác định rằng bám chắc vào hệ thống chế độ này đa số đều là những kẻ như thế cả.

Thật là đau lòng cho những người VN còn chút lương tri tự trọng, chỉ tội cho con cháu chúng ta sẽ bị lây nhiễm và hư cả bao thế hệ người VN mai sau.

Xin cám ơn ông Trần Quốc Thuận đã có một tiếng nói hoàn toàn xác đáng. Nhưng xin hỏi ông Thuận một câu : Chúng ta là người vn nếu có tự trọng trước điều đau lòng như thế phải làm gì? Nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ đâu, từ ai? từ hệ thống nào?

Trân Hoa, Hà Nội
Xin thưa rằng điều này đã kéo dài hàng chục năm nay, cụ thể là từ sau năm 1954 khi "công cuộc xây dựng CNXH" bắt đầu ở miền Bắc. Chúng tôi đã được giáo dục như những cái máy chỉ biết nhai đi nhai lại một cách giáo điều mớ lý luận chính trị của nhà nước. Đó là thời chiến, thế thì làm sao trách được chúng tôi khi trong cuộc sống hòa bình hiện tại, chúng tôi phải nói dối để phục vụ cuộc sống gia đình của chúng tôi.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #2 - 26. May 2006 , 03:39
 
Trung Quốc: Thách thức lịch sử chính thống

 
 
Cuộc Vạn lý Trường chinh do Mao Trạch Đông chỉ huy đang bị đặt câu hỏi
Cuộc hành quân mang tên 'Vạn lý Trường chinh' từ lâu được xem là một trong những huyền thoại anh dũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1934, Hồng quân Trung Quốc, với khoảng 200.000 người mở đường máu rút khỏi căn cứ ở phía nam, và bị quân đội của Tưởng Giới Thạch rượt đuổi.

Từ đây, quân đội của Mao Trạch Đông bắt đầu cuộc Trường chinh được gọi là vô tiền khoáng hậu: một cuộc thoái lui dài hàng ngàn dặm, từ Giang Tây và Phúc Kiến, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây.

Chỉ còn 40.000 quân sống sót để từ đó mở lại cuộc cách mạng và đánh bại Tưởng Giới Thạch năm 1949.

Lật lại huyền thoại

Sau 70 năm, một cô gái Trung Quốc, Sun Shuyun, nghĩ ra ý tưởng đi lại cuộc Vạn lý Trường chinh năm xưa. Có lẽ cô là phụ nữ Trung Quốc đầu tiên làm như vậy, với một năm hành trình và nói chuyện với 40 cựu chiến binh còn sống sót.

Những tâm sự của những người này rất khác với phiên bản chính thức lâu nay - "sốc là một từ còn quá yếu ớt để mô tả phản ứng của tôi" - Sun Shuyun viết như thế khi nhận ra những lời nói dối cô từng chấp nhận khi là sinh viên ở Bắc Kinh.

Cô được dạy rằng nhân dân hăng hái đi theo Hồng quân. Nhưng nay cô được kể về việc bắt lính, bắt cóc, bắt con tin và đòi tiền chuộc. Số lượng quân giảm sút nặng nề không phải vì thương vong, mà vì đào ngũ.

Khi Sun Shuyun hỏi một cựu binh của cuộc Trường chinh, nay là một viên tướng, rằng Chủ nghĩa Cộng sản có ý nghĩa gì với ông, ông ta trả lời: "Cô nói cho tôi nghe với. Trước đây và bây giờ tôi cũng không biết. Tôi e cả Mao khi ấy cũng không biết câu trả lời."

Những trang lịch sử do Sun Shuyun viết ra, đã được NXB HarperCollins phát hành ấn bản tiếng Anh năm nay với tựa đề "The Long March", nhưng không được in ở Trung Quốc.

Giống như nhiều tác phẩm gần đây, Sun Shuyun dựa vào nhiều tài liệu không có ở trong nước - một nhật ký của một nhà truyền giáo Tin Lành, Rudolph Bosshardt, là ví dụ. Ông Bosshardt đã hành quân cùng Hồng quân trong 560 ngày trước khi bị bắt cóc và bị đòi khoản tiền chuộc 10.000 đôla.

 
Một số người nói giới trẻ Trung Quốc còn thiếu hiểu biết về lịch sử đất nước

Nhiều vụ bắt cóc là do chính Hồng quân tạo ra, một điều khiến Shuyun bị sốc. Cuốn sách của cô cho thấy nông dân không muốn gia nhập Hồng quân, phụ nữ bị buộc sinh con và bỏ con lại.

Tác giả nói người Trung Quốc không bao giờ biết nguyên nhân thật của cuộc Trường chinh, một phần vì ba cuộc thanh trừng của Mao đối với 10.000 người khiến người dân địa phương không tin tưởng và ghét Hồng quân. Những người cộng sản đã buộc phải rời căn cứ ở Giang Tây.

Khi buộc phải tháo chạy, Hồng quân liên tục bị quân của Tưởng Giới Thạch truy đuổi, và rồi lại thả ra.

Gao Wangling, sử gia ở Đại học Nhân dân, nói thẳng: "Đa số các sử gia nghiêm túc ngày nay hiểu rằng Tưởng Giới Thạch khi ấy có thể nghiền nát người cộng sản, nhưng đã để cho họ sống như món hàng mặc cả với Moscow."

Những nghiên cứu mới

Bản thân Gao Wangling có một nghiên cứu, "Về Phản hành vi của nông dân Trung Hoa." Nghiên cứu đi ngược lịch sử chính thống khi nói nông dân đã giết các địa chủ dưới lệnh của đảng.

Hồi đầu thập niên 1970, lịch sử ở Trung Quốc được viết theo quan điểm "đấu tranh giai cấp", và rằng 4000 năm lịch sử đã tiến hóa để đi đến giai đoạn thắng lợi của Đảng Cộng sản.

Nhưng hôm nay, "lịch sử xã hội" trong đời sống nông dân lại được chú tâm. Nhiều học giả ở ngay Trung Quốc xem lại diễn trình cải cách ruộng đất một cách độc lập so với kết luận của đảng.

Tại một đất nước nơi lịch sử và tuyên truyền gắn bó với nhau, nhiều vấn đề nhạy cảm lâu nay ít được nhắc đến.

Năm nay đánh dấu 40 năm bắt đầu Cách mạng Văn hóa, sự kiện thảm khốc trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 20. Nhưng truyền thông lờ đi sự kiện này, và nhà nước hy vọng bi kịch rồi sẽ mờ đi trong ký ức dân tộc.

Li Datong, người bị cách chức chủ bút tạp chí Băng Điểm vì đăng một tiểu luận phê phán xu hướng đề cao tinh thần chống ngoại xâm, nói: "Chúng tôi vẫn chưa chấp nhận sự thật. Khi bắt đầu đặt câu hỏi, thì ai biết được nó sẽ dẫn tới đâu? Anh đặt câu hỏi về nhà Thanh, Trung Hoa hiện đại, lịch sử đảng, Cách mạng Văn hóa, 1989...rất nhiều câu hỏi còn đó."

Một số chuyên gia nói việc có hiểu biết không đầy đủ về quá khứ sẽ không tốt cho Trung Quốc.

Đa số các nghiên cứu lịch sử mang tính phê phán đều được thực hiện ở bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, một số người bên trong Trung Quốc bắt đầu đưa ra các cái nhìn khác.

Một số người hỏi chuyện các nhân chứng về những sự kiện như Đại Nhảy Vọt, nạn đói thập niên 1950 mà một số bảo rằng có thể 30 triệu người đã chết.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #3 - 12. Jun 2006 , 04:37
 
Khi Harvard dạy kinh tế tư bản ở VN

(BBC)
 
... 
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM giảnh dạy nhiều quan niệm mới

Tiếp tục loạt bài nói về giáo dục ở Việt Nam, phóng viên của tờ báo Mỹ Chronicle of Higher Education đã tìm hiểu về một chương trình giảng dạy kinh tế do Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard hợp tác thực hiện với Đại học Kinh tế TP. HCM.
Khi mới khởi đầu từ giữa thập niên 1990, chương trình này của Đại học Harvard vất vả tìm kiếm học viên.


Như phóng viên Martha Ann Overland viết trên báo Chronicle of Higher Education, số ra ngày 9-6-2006, lúc mới bắt đầu, chương trình một năm này hứa hẹn miễn học phí, nơi ở, thậm chí có tiền tiêu vặt hàng tháng, nhưng “vết thương từ cuộc chiến còn mới, và nghi ngờ còn hằn sâu.”

“Chương trình không thể đăng quảng cáo, nên nó phải nhờ giới chức ở các tỉnh và công ty nhà nước đề cử người đi học. Không ai biết việc được cử đến một chương trình của Harvard để học về thị trường tự do là phần thưởng hay trừng phạt.”

Khi Harvard mới tiếp cận Việt Nam, ý tưởng giảng cho những người cộng sản cách trở thành nhà tư bản là một quan niệm bất thường.

Nhiều người, trong đó có Thượng nghị sĩ John F. Kerry và John McCain, tin rằng đây có thể là cách cải thiện quan hệ song phương. Ngay cả bây giờ, chương trình với chi phí hai triệu đôla này cũng chủ yếu nhận tài chính từ Bộ Ngoại giao Mỹ và vẫn được xem là một sứ mạng ngoại giao.

Nội dung khác

10 năm đi qua, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam.

 
Nhiều người tiếp thu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Việt Nam có thể 'choáng khi học chương trình

Chương trình bộc lộ các vấn đề của một nền kinh tế kế hoạch và xem xét những vấn nạn thường gặp ở các công ty quốc doanh.

Ông Châu Văn Thành, giám đốc đào tạo chương trình, nói cách dạy ở đây cũng khác.

Sinh viên được khuyến khích tranh luận và thách thức. Ngay cả đến hôm nay, quá trình này vẫn có thể gây khó cho học viên, những người được nuôi lớn với ý niệm rằng đặt nghi vấn với giáo viên không chỉ là bất kính, mà còn đáng xấu hổ.

Một chi tiết làm các học viên tốt nghiệp hàng năm không vui là họ không được nhận bằng cao học. Một lý do là vì Harvard không đồng ý tuân theo các quy định của chính phủ Việt Nam, ví dụ như giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dù sao thì khi kết thúc khóa học thành công, các học viên nhận được một chứng chỉ chứng nhận họ đã hoàn thành chương trình.

Sau 20 năm làm quen với kinh tế thị trường, nhiều quan niệm mà chương trình giảng dạy không còn mới mẻ ở Việt Nam.

Ông David O. Dapice, một giáo sư nhiều năm giảng dạy ở chương trình, nói đa số sinh viên nay lớn lên cùng cải cách. Họ hiểu độc quyền làm tăng giá cả. Cứ thử quan sát sự bùng nổ các công ty viễn thông gần đây đã khiến giá các cuộc gọi giảm so với trước như thế nào.

Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn đến với chương trình mang theo những tư tưởng cũ. Ông Vũ Thành Tự Anh, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của chương trình, nói lý do chủ yếu là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục mà họ đã trải qua.

“Đa số thấy rất khó phê phán chính phủ,” ông ghi nhận. “Họ quen nghĩ theo một cách nhất định, và chúng tôi thì yêu cầu họ nghĩ khác.”

Một ví dụ nổi bật là cuộc thảo luận gần đây về kế hoạch xây một phi trường mới cho TP. HCM., đặt tại một tỉnh lân cận. Phi trường này sẽ chẳng tiện lợi cho ai – có lẽ đối tượng hưởng lợi duy nhất là những người ký được hợp đồng xây dựng.

Giáo sư từ Harvard gọi kế hoạch xây dựng là một chính sách tự sát.

Nhưng nhiều học viên phản đối cách gọi này, nói rằng một phi trường lớn sẽ giúp thể hiện một hình ảnh Việt Nam hùng cường trước thế giới.

Nhiều người khác trong lớp chê cười những người ủng hộ chính quyền, nhưng không ai thay đổi ý kiến.

Tuy vậy, vị giáo sư sau đó hỏi lớp học: “Các bạn có định mua công trái để có tiền thực hiện dự án này không?”

Ông Vũ Thành Tự Anh mỉm cười và nói: “Không ai giơ tay cả.”

......................................................

Thái Vân Anh, Glasgow
Tôi có một số ý kiến với bài viết này từ những hiểu biết của tôi (một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học) và các bạn bè tôi những người đã tham gia khoá học này trong những năm gần đây: 1)

Khoá học của Harvard không thể đăng quảng cáo, nhưng thực ra đây là do chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ - phục vụ cho việc phát triển viên chức cho các tỉnh và nhà nước. Do vậy, chỉ các nhân viên của các công ty nhà nước mới có thể nộp đơn.

Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam, khi các học viên mong muốn được giảng dạy bằng tiếng Anh để có thể trau dồi ngôn ngữ nhiều hơn. Khoá học này cũng không được các học viên lựa chọn bằng việc tìm kiếm học bổng đi học ở nước ngoài như học bổng Fulbright (Mỹ), AusAID (Úc), JICA (Nhật) và hàng loạt các học bổng khác đi học ở Châu Âu.

Hiểu biết của tác giả về các chương trình đào tạo MBA, Master chưa thực sự phản ánh về các khoá đào tạo hợp tác ở Việt Nam hiện nay. Ở VN hiện nay không có tư duy về giới hạn đào tạo kinh tế tư bản hay ở VN gọi là Kinh tế thị trường.

Tất cả các chương trình đào tạo khác về Kinh tế(có thể tham khảo các khoá ở website (www.neu.edu.vn and www.ueh.edu.vn) của Đại học Kinh tế quốc dân thành phố HCM hay KTQD Hà Nội - các chương trình phối hợp với Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ...) đều phân tích kinh tế thị trường và so sánh với thực tiễn kinh tế Việt Nam.

Học viên cũng tham gia các khoá học nhóm, và tham gia làm đề tài, trao đổi thông tin. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo về tất cả các ngành, điều này chứng tỏ việc tăng hiểu biết nền kinh tế thị trường là điều cần thiết. Và tôi nghĩ Chính phủ VN đã nhận ra điều đó từ hơn 10 năm nay, khi hàng loạt cán bộ được cử ra nước ngoài đào tạo và về VN giữ các vị trí chủ chốt ở các ban ngành.



Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
MaiDao
YaBB Newbies
*
Offline


Đình Tiền Tạc Dạ
Nhất Chi Mai

Posts: 41
Re: Những điều trông thấy
Reply #4 - 12. Jun 2006 , 08:11
 
dacung wrote on 12. Jun 2006 , 04:37:
Khi Harvard dạy kinh tế tư bản ở VN

(BBC)
 
...  
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM giảnh dạy nhiều quan niệm mới

Tiếp tục loạt bài nói về giáo dục ở Việt Nam, phóng viên của tờ báo Mỹ Chronicle of Higher Education đã tìm hiểu về một chương trình giảng dạy kinh tế do Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard hợp tác thực hiện với Đại học Kinh tế TP. HCM.
Khi mới khởi đầu từ giữa thập niên 1990, chương trình này của Đại học Harvard vất vả tìm kiếm học viên.


Như phóng viên Martha Ann Overland viết trên báo Chronicle of Higher Education, số ra ngày 9-6-2006, lúc mới bắt đầu, chương trình một năm này hứa hẹn miễn học phí, nơi ở, thậm chí có tiền tiêu vặt hàng tháng, nhưng “vết thương từ cuộc chiến còn mới, và nghi ngờ còn hằn sâu.”

“Chương trình không thể đăng quảng cáo, nên nó phải nhờ giới chức ở các tỉnh và công ty nhà nước đề cử người đi học. Không ai biết việc được cử đến một chương trình của Harvard để học về thị trường tự do là phần thưởng hay trừng phạt.”

Khi Harvard mới tiếp cận Việt Nam, ý tưởng giảng cho những người cộng sản cách trở thành nhà tư bản là một quan niệm bất thường.

Nhiều người, trong đó có Thượng nghị sĩ John F. Kerry và John McCain, tin rằng đây có thể là cách cải thiện quan hệ song phương. Ngay cả bây giờ, chương trình với chi phí hai triệu đôla này cũng chủ yếu nhận tài chính từ Bộ Ngoại giao Mỹ và vẫn được xem là một sứ mạng ngoại giao.

Nội dung khác

10 năm đi qua, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam.

 
Nhiều người tiếp thu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Việt Nam có thể 'choáng khi học chương trình

Chương trình bộc lộ các vấn đề của một nền kinh tế kế hoạch và xem xét những vấn nạn thường gặp ở các công ty quốc doanh.

Ông Châu Văn Thành, giám đốc đào tạo chương trình, nói cách dạy ở đây cũng khác.

Sinh viên được khuyến khích tranh luận và thách thức. Ngay cả đến hôm nay, quá trình này vẫn có thể gây khó cho học viên, những người được nuôi lớn với ý niệm rằng đặt nghi vấn với giáo viên không chỉ là bất kính, mà còn đáng xấu hổ.

Một chi tiết làm các học viên tốt nghiệp hàng năm không vui là họ không được nhận bằng cao học. Một lý do là vì Harvard không đồng ý tuân theo các quy định của chính phủ Việt Nam, ví dụ như giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dù sao thì khi kết thúc khóa học thành công, các học viên nhận được một chứng chỉ chứng nhận họ đã hoàn thành chương trình.

Sau 20 năm làm quen với kinh tế thị trường, nhiều quan niệm mà chương trình giảng dạy không còn mới mẻ ở Việt Nam.

Ông David O. Dapice, một giáo sư nhiều năm giảng dạy ở chương trình, nói đa số sinh viên nay lớn lên cùng cải cách. Họ hiểu độc quyền làm tăng giá cả. Cứ thử quan sát sự bùng nổ các công ty viễn thông gần đây đã khiến giá các cuộc gọi giảm so với trước như thế nào.

Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn đến với chương trình mang theo những tư tưởng cũ. Ông Vũ Thành Tự Anh, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của chương trình, nói lý do chủ yếu là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục mà họ đã trải qua.

“Đa số thấy rất khó phê phán chính phủ,” ông ghi nhận. “Họ quen nghĩ theo một cách nhất định, và chúng tôi thì yêu cầu họ nghĩ khác.”

Một ví dụ nổi bật là cuộc thảo luận gần đây về kế hoạch xây một phi trường mới cho TP. HCM., đặt tại một tỉnh lân cận. Phi trường này sẽ chẳng tiện lợi cho ai – có lẽ đối tượng hưởng lợi duy nhất là những người ký được hợp đồng xây dựng.

Giáo sư từ Harvard gọi kế hoạch xây dựng là một chính sách tự sát.

Nhưng nhiều học viên phản đối cách gọi này, nói rằng một phi trường lớn sẽ giúp thể hiện một hình ảnh Việt Nam hùng cường trước thế giới.

Nhiều người khác trong lớp chê cười những người ủng hộ chính quyền, nhưng không ai thay đổi ý kiến.

Tuy vậy, vị giáo sư sau đó hỏi lớp học: “Các bạn có định mua công trái để có tiền thực hiện dự án này không?”

Ông Vũ Thành Tự Anh mỉm cười và nói: “Không ai giơ tay cả.”

......................................................

Thái Vân Anh, Glasgow
Tôi có một số ý kiến với bài viết này từ những hiểu biết của tôi (một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học) và các bạn bè tôi những người đã tham gia khoá học này trong những năm gần đây: 1)

Khoá học của Harvard không thể đăng quảng cáo, nhưng thực ra đây là do chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ - phục vụ cho việc phát triển viên chức cho các tỉnh và nhà nước. Do vậy, chỉ các nhân viên của các công ty nhà nước mới có thể nộp đơn.

Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam, khi các học viên mong muốn được giảng dạy bằng tiếng Anh để có thể trau dồi ngôn ngữ nhiều hơn. Khoá học này cũng không được các học viên lựa chọn bằng việc tìm kiếm học bổng đi học ở nước ngoài như học bổng Fulbright (Mỹ), AusAID (Úc), JICA (Nhật) và hàng loạt các học bổng khác đi học ở Châu Âu.

Hiểu biết của tác giả về các chương trình đào tạo MBA, Master chưa thực sự phản ánh về các khoá đào tạo hợp tác ở Việt Nam hiện nay. Ở VN hiện nay không có tư duy về giới hạn đào tạo kinh tế tư bản hay ở VN gọi là Kinh tế thị trường.

Tất cả các chương trình đào tạo khác về Kinh tế(có thể tham khảo các khoá ở website (www.neu.edu.vn and www.ueh.edu.vn) của Đại học Kinh tế quốc dân thành phố HCM hay KTQD Hà Nội - các chương trình phối hợp với Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ...) đều phân tích kinh tế thị trường và so sánh với thực tiễn kinh tế Việt Nam.

Học viên cũng tham gia các khoá học nhóm, và tham gia làm đề tài, trao đổi thông tin. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo về tất cả các ngành, điều này chứng tỏ việc tăng hiểu biết nền kinh tế thị trường là điều cần thiết. Và tôi nghĩ Chính phủ VN đã nhận ra điều đó từ hơn 10 năm nay, khi hàng loạt cán bộ được cử ra nước ngoài đào tạo và về VN giữ các vị trí chủ chốt ở các ban ngành.





Rầu cái nhà bác "Thái Vân Anh, Glasgow" này quá. Khoe là "một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học" mà đọc cái bài viết ngắn củn bằng tiếng Việt cũng không hiểu.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. BBC thì bảo rằng "chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam", còn TVA thì cứ còn ở 10 năm tình cũ "Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam".

Tiếng Việt học còn chưa hiểu, mà cứ lăm le đòi học bằng tiếng Mỹ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #5 - 19. Jun 2006 , 11:52
 
Chuyện Kể Năm 2006

Tưởng Năng Tiến

- Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
Mày lang thang xứ lạ đến bao giờ?

(Cao Tần)

Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù, được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Đô, Giang, Dự, Min, Dần... Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này, không bao lâu sau, đều lần lượt bị bắt trở lại hay chết giấm chết dúi ở một nơi nào đó - như trường hợp Già Đô:

“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa... Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu... Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên... Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng... Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay” - ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ, 2000, 226-229).

Già Đô, rõ ràng, ra tù hơi (bị) sớm. Giá cứ ở lại trại giam thêm độ mươi hai mươi năm nữa, đến “thời mở cửa,” chắc chắc, ông đã không đến nỗi nằm chết cong queo vì đói lạnh - ở một nơi hoang phế như thế. Cuối thập niên 80, tình hình kinh tế ở Việt Nam thay đổi khả quan thấy rõ. Những đĩa thức ăn thừa, những bát phở cặn, những mẩu bánh mì dư rơi rớt ... (hẳn) đều chất lượng hơn - có thể nuôi sống được những kẻ đi ăn mày, ăn nhặt.

Tương tự, Giang, Dự, Min, Dần... nếu được phóng thích chậm hơn – có lẽ- đã không đến nỗi đều lâm vào cảnh đường cùng. Vào thời buổi kinh tế thị trường, ở Hà Nội, bất cứ ai còn sức vóc cũng có thể làm phu cửu vạn – bất kể lý lịch của họ ra sao.

Tôi thực lấy làm tiếc vì những chuyện (không may) đã xẩy ra cho đám bạn tù của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Tôi cũng vô cùng tiếc cho những bạn tù của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, người vừa được phóng thích vào đầu năm 2006.

Xã hội thời mở cửa “dễ sống” như thế mà ngoài Nguyễn Khắc Toàn, tiếc thay, không còn ai khác được thả khỏi những trại giam. Và vì không có cơ hội để viết về đời sống của những kẻ cũng được phóng thích cùng lượt – như Bùi Ngọc Tấn, trong Chuyện Kể Năm 2000 – Nguyễn Khắc Toàn đã kể chuyện về đời sống trong tù và những người còn ở lại. Xin đọc chơi vài đoạn ngắn, trong một bài báo mới nhất của ông, có tựa là Viết Về Tù Nhân Trương Văn Sương Và Những Người Tù Khác, được phổ biến vào giữa năm 2006:

“… trong số những người tù chính trị trên, tôi cảm phục và có quí mến nhất là người tù mang tên Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng những năm 1977-1978. Và tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót 28 đến 30 năm ròng rã… Anh đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Nhưng đối với cán bộ quản giáo, công an và ban giám thị trại thì anh rất cứng rắn. Anh là một người tù chính trị không thể khuất phục được, một con người gang thép. Anh luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong lao tù. Chẳng hạn như đòi phải được phát báo Nhân dân hàng ngày đủ và đúng theo quy định của nhà nước, đòi phải được cấp phát đầy đủ khẩu phần thức ăn rau cơm theo đúng nội quy trại giam. Nhiều lúc cơm bị sống, rau chưa chín anh đã lên tiếng tranh đấu, đòi cán bộ phải cho người tù được đem đổi cơm, rau khác đã nấu chín lúc đó mới nhận cho anh em cả buồng.

Có những lần, những chậu đựng thức ăn bằng nhôm bị dúm dó trông rất mất mỹ quan, anh cũng yêu cầu phải thay đổi cái khác mới hơn, đẹp mắt hơn và hợp vệ sinh làm cho cán bộ quản giáo và ban giám thị rất khó chịu, nhưng cuối cùng họ vẫn phải ra lệnh cho những tù hình sự là “tù tự giác” chuyên đưa cơm, rau cho tù nhân ở các buồng mang đi đổi cái khác…”

“Ban giám thị trại giam Nam Hà họ rất ngại và rất ít xuống thăm buồng số 6. Bởi vì đã nhiều lần họ xuống đây đã bị anh em tù chính trị miền Nam thẳng thừng la ó phản đối, quyết liệt chẳng e dè hay giữ mồm giữ miệng gì làm cho các cán bộ lãnh đạo rất bối rối và thật khó phản ứng, khó mà tranh luận với lý lẽ đáng thuyết lại được …”

“Họ kể rõ anh Sương bị gán tội "gián điệp" cứ mỗi lần kiểm điểm hàng tháng, quý, năm theo quy định của trại giam và ‘4 Tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù số 1269’ mang tính bắt buộc mọi tù nhân phải chấp hành của Bộ công an và cục V26 ngày 25/12/2002, thì anh và một số người khác đều phản kháng lại chế độ CS và ban giám thị trại bằng cách không viết nội dung nhận tội mà tố cáo luôn chế độ lao tù, tố cáo bản án bất công, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ, tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt nam…Không bao giờ anh và những người tù án nặng ở buồng 6 viết bản nhận tội…”

“Cứ mỗi lần như vậy thì anh Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khoá tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật. Các tù nhân Trần Văn Tuấn, Vũ Văn Khiêm, Ngô Văn Phung, Hoàng Đồng, Phạm Văn Viết, Vũ Hữu Huynh đều kể rằng: không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần…”

“Những người tù chính trị miền Nam ở buồng 6 phần lớn chống đối không lao động, anh Trương Văn Sương cũng ở trong số này. Và như vậy anh Sương ở trong buồng giam số 6 suốt hơn chục năm cứ thế trôi đi, cuộc đời của những người tù mòn mỏi, chết dần, chết mòn theo năm tháng. Những người tù trong cảnh ngộ như vậy chẳng khác nào như một con thú bị nhốt trong lồng cũi quanh năm với chút cơm, nước, rau để tồn tại ngắc ngoải…”

“Tôi đã từng ở những buồng biệt giam như thế này gần 2 năm, đó là thời kỳ ở trại B14 Thanh Liệt Hà nội 16 tháng và ở khu biệt giam kỷ luật, cùm chân phân trại III trại giam Nam Hà gần 4 tháng. Nên tôi biết rất rõ sự khắc nghiệt và khổ sở đến cùng cực của sự đày đoạ trong ngục tù như thế. Trong hoàn cảnh bị giam cầm khốc liệt như vậy, nếu người tù không chịu vận động, tự tập thể dục, tự đi lại thì chỉ sau một thời gian ở khu biệt giam này hầu hết sẽ bị liệt hai chân.

Sau khi được ra khỏi khu biệt giam, muốn đi lại phải bám vịn vào tường, hoặc có người khác dìu, mất gần nửa năm trời mới đi lại bình thường được…”

“Buồng giam số 6 và khu giam đặc biệt buồng 17 nói trên có lắp camera quan sát, theo dõi mọi động tĩnh 24/24 giờ của tù nhân trong buồng”

“Chuyện kể năm 2006” của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chắc chắn, khiến nhiều người... chưng hửng. Ủa, té ra, cuộc chiến vẫn chưa tàn sao? Những sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - như Trương Văn Sương và đồng đội của ông ở phòng 6, trại giam Nam Hà - vẫn chưa bao giờ chịu giải ngũ và chấp nhận ngưng chiến sao? Làm cách nào để họ có thể tiếp tục chiến đấu - liên lỉ , ròng rã hơn ba mươi năm qua - trong một hoàn cảnh sống khắc nghiệt, dã man và tàn bạo đến như vậy?

Xót xa và cảm khái vì sự bất khuất của những người bạn đồng cảnh, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, một cựu sĩ quan của quân đội CSVN - qua bài viết vừa dẫn - đã khẩn thiết kêu gọi:

“ … mong Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam và Bộ công an thôi đi hãy đừng cố chấp, hãy đừng mong mỏi gì được mấy dòng chữ ‘tôi nhận rõ tội lỗi, thật thà ăn năn hối cải’ ở nơi anh Trương Văn Sương và nhiều người tù khác nữa theo "4 tiêu chuẩn 1269" vô hồn, vô nghĩa kia nữa. Mà hãy cao hơn thế là tình người, là lòng nhân đạo, là sự bao dung, là sự khoan dung và sự đại lượng…hãy thả vô điều kiện những người tù như anh Trương Văn Sương ra khỏi trại giam vì anh đã ở tù gần 30 năm là quá đủ rồi. Dù những người án tù nặng như anh Sương, anh Bàn, anh Thuỵ, anh Huy…Và rất nhiều người khác nữa, cho dù tất cả họ có được thả ra ngay thì tôi tin chắc rằng họ cũng không đe doạ nghiêm trọng đến sự sống còn của đảng và nhà nước CSVN hiện nay. Bởi vì, đa số họ đã quá già yếu và cùng lắm họ chỉ là những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Dương Thu Hương, LM Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, chủ hội Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, LM Chân Tín, nhà văn Trần Mạnh Hảo, TS Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, học giả Trần Khuê, GS Nguyễn Chính Kết, cựu trung tá Trần Anh Kim, một số trí thức trẻ như KS Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Phan Thế Hải, hoạ sỹ Nguyễn Minh Thành, kể cả chính tôi nữa…"

Đúng như nhận xét của Nguyễn Khắc Toàn: ông Trương Văn Sương (và những bạn đồng đội ở phòng 6) đều là “những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay...”, y như tất cả những nhân vật đấu tranh cho tự do dân chủ (nổi tiếng) vừa được nêu tên.

Chỉ có sự dị biệt đáng nói là họ chưa bao giờ được thế giới bên ngoài biết đến. Và đó là lý do họ đã và đang bị vùi dập thẳng tay bởi bạo quyền Hà Nội.

Khó mà biết được hiện còn bao nhiêu vị sĩ quan của QLVNCH - như trường hợp ông Trương Văn Sương - và bao nhiêu những phòng 6 (rực lửa) tương tự trong những trại giam, rải rác khắp Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng có vô số bạn đồng đội của họ hiện đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu có đông người Việt tị nạn cộng sản quần tụ, cũng đều có (ít nhất) năm bẩy Hội Cựu Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau “Chuyện Kể Năm 2006” - của Nguyễn Khắc Toàn - hy vọng các hội đoàn này sẽ có những hoạt động tích cực hơn, và những bài diễn văn mà quí vị hội trưởng sẽ đọc hàng năm (nhân Ngày Quân Lực 19/6) cũng đỡ sáo rỗng hơn.

Tưởng Năng Tiến
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #6 - 14. Jul 2006 , 05:07
 
Thầy Đỗ Việt Khoa:
Tôi hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng
Nguyễn Thiện Nhân
2006.07.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Gần đây tại Việt Nam có hai nhân vật trong ngành giáo dục được báo chí nhắc đến khá nhiều. Thứ nhất là giám thị Đỗ Việt Khoa, người lên tiếng tố cáo gian lận tại hội đồng thi TNPT Phú Xuyên A tại Hà Tây vừa qua.

...
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Photo courtesy HaNoi Moi Online

Nhân vật thứ hai là tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân của Bộ Giáo dục- Đào Tạo. Người được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp chỉnh đốn tình hình giáo dục nước nhà đầy dẫy những điều tiếng lâu nay.

Vào chiều ngày 12 tháng 7 vừa qua, đích thân ông Nguyễn Thiện Nhân và phái đoàn Bộ đã đến nhà riêng của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để thăm hỏi. Đây là một sự kiện hy hữu ở Việt Nam.

Gia Minh đã hỏi chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa về chuyến thăm đó cũng như ý kiến của thầy về khả năng giúp chấn hưng nền giáo dục Việt Nam của ông tân Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo. Trước hết thầy giáo Đỗ Việt Khoa thuật lại:

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Lần đầu tiên có cảnh một bộ trưởng giáo dục đến gặp một giám thị tố cáo tiêu cực. Bộ trưởng đến bất ngờ, khá sớm. Ông có hỏi tôi về cuộc sống.

Gia Minh: Ngoài chuyện cuộc sống hẳn nhiên vấn đề giảng dạy và chống tiêu cực mà thầy có tham gia là nội dung chính. Vậy hai bên trao đổi thế nào?

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những người làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thường pháp luật. Cá biệt có thể sau này có người sẽ quay lại trù dập tôi.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Chúng tôi chỉ có 40 phút, mà phóng viên đông nên không thể nói lên quan điểm riêng. Nhưng tôi có nêu ra là tình trạng tiêu cực diễn ra khắp nơi trên cả nuớc, đâu đâu ai cũng kêu.

Thực ra chính quyền thì không xúi ai làm thế; chẳng qua lỗi là nơi trường học, nơi các thầy cô, phụ huynh học sinh. Và lỗi rất lớn là sự gian dối trong xã hội phát triển quá; gian dối trong mọi lĩnh vực nên dẫn đến gian dối trong thi cử. Tôi có kể một chút là cấp trên ép chúng tôi thực hiện điểm các môn phải đúng.

Gia Minh: Bộ trưởng có hỏi về nguồn gốc gây ra tình trạng đó không?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Không, qua hai tuần làm việc ông nhận được cả 200 bức thư và qua báo chí thì ông cũng nắm được nguyên nhân. Ông chỉ muốn nghe trực tiếp thôi. Tôi nói với ông là tôi không đấu tranh cho nguyện vọng của một cá nhân nào.

Gia Minh: Bộ trưởng có nói điều gì mà ông cho là đặc biệt, khác với những điều ông đã tuyên bố trên báo chí?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Nói chung ông cũng không đưa ra điều gì đặc biệt ghê gớm lắm; mà qua chuyến thăm này có điều là muốn khẳng định với đồng bào cả nứoc và các bạn ở nước ngoài là ông muốn chống tiêu cực.

Tôi có nói với ông về biện pháp xử lý những cán bộ vi phạm tại Hà Tây vừa qua là nhẹ. Ông nói với tôi thì 15 ngày nữa, Bộ sẽ có thông báo chính thức về trường hợp đó. Vấn đề này cũng được đưa sang cho ông Bành Tiến Long, và ông này nói là đã làm theo pháp luật rồi.

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những nguời làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thuờng pháp luật. Cá biệt có thể sau này có nguời sẽ quay lại trù dập tôi.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Gia Minh: Thầy có trình cho ông bộ trưởng 10 kiến nghị, vậy ông ta tiếp nhận ra sao?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa:Tôi trình kiến nghị bằng văn bản viết tay, và ông nói là nhận qua tinh thần tiếp nhận ý kiến của một nhà giáo mà không phải là một nguời tố cáo.

Gia Minh: Thầy có tin rằng một ông bộ trưởng có thể giúp cho tình hình giáo dục thay đổi như lời hứa của ông khi nhậm chức?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Tôi không kỳ vọng lắm vào cá nhân một mình bộ trưởng. Ông sốt sắng muốn thế, ông công tâm nhưng không mạnh mẽ không dám cách chức hiệu trưởng các trường thì 10 năm nữa không làm được.

Hơn nữa quanh ông bộ trưởng là một bộ máy cũ mà bộ máy ấy gian lắm rồi, mà nếu không cách chức những nguời ấy đi thì hơn 10 năm nữa cũng chưa chắc có thể chấn hưng nền giáo dục.

Gia Minh: Cám ơn thầy.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2006 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
BÀ MẸ VIỆT NAM BÁN VÉ SỐ
Reply #7 - 16. Jul 2006 , 20:24
 
Bà mẹ bán vé số
Ngô Nhân Dụng
Hôm qua Nhật báo Người Việt đăng câu chuyện cụ Nguyễn Thị Khâu, một bà mẹ già ở Long Xuyên. Cụ năm nay 80 tuổi mà vẫn đi bán vé số, mỗi ngày kiếm được chừng 20,000 đồng, trừ tiền đi xe ôm, còn 14,000 đồng tiền Việt Nam. Cụ Nguyễn Thị Khâu đang nuôi một người con gái bị bệnh, các con cháu khác đều ở xa. Phóng viên Thu Hiền chụp cả bức hình cụ đang ngồi bên cột đèn đường vào lúc trời đã tối, trên vỉa hè bày cả hành trang của cụ, ngoài giỏ vé số và đôi dép cao su còn có chai nước lạnh nằm lăn, nước đã vơi một nửa.
Ngày hôm Người Việt Online nhận được nhiều e-mail, hơn một nửa các bức thư chỉ hỏi thăm cụ bà Nguyễn Thị Khâu, ngỏ ý muốn liên lạc để giúp cụ. Một độc giả ở tiểu bang Iowa (cũng đọc Người Việt Online vì báo in không thể gửi nhanh thế), cũng gọi điện thoại xin địa chỉ cụ Nguyên Thị Khâu. Người gọi giới thiệu gia đình bà có mấy chục cây xăng, “nhưng mai mốt tôi chết đi cũng chẳng mang theo được đồng nào,” bà muốn giúp cụ Nguyễn Thị Khâu ngay một ngàn mỹ kim - bằng lợi tức ba năm làm việc của cụ, nếu không bị đau ốm phải nghỉ ngày nào. Trước đây, Nhật báo Người Việt đã đăng hình mấy em bé leo bám theo phà qua sông để bán vé số kiếm sống. Độc giả khắp nơi cũng xúc động tỏ ý muốn giúp đỡ như vậy.
Chúng ta đều yêu thương mẹ, yêu thương các bà mẹ. Cũng như thương sót các em bé vất vả kiếm sống hàng ngày. Bài viết và bức hình cụ Nguyễn Thị Khâu đã khiến chúng ta đều nghĩ đến mẹ mình, tưởng nhớ những bà mẹ sống trên đất nước Việt Nam. Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp mật như đường mía lau. Nhìn một bà mẹ 80 tuổi còn giãi nắng dầm sương, ai chẳng xúc động? Trong đó, cũng có lòng thương cảm đối với những đồng bào ruột thịt kém may mắn hơn mình. Ví thử chúng ta thấy một cụ bà già như vậy, cũng làm việc vất vả như vậy để nuôi con, nhưng là người Mỹ hoặc người nước Ethiopia, thì chắc không có những phản ứng đầy từ tâm nhanh chóng như thế.
Những tấm lòng thương cảm vì nghĩa đồng bào đã được biểu lộ trong nhiều dịp khác. Người Việt Nam ở nước ngoài, và nói riêng ở nước Mỹ, luôn luôn sẵn sàng đóng góp cho nhiều mục tiêu thiện nguyện, nhất là để giúp đồng bào trong nước. Năm ngoái, cuộc lạc quyên để giúp đỡ người bị bệnh cùi ở Việt Nam đã thu được khoảng 150,000 đô la. Mười năm trước đây, cuộc đi bộ lạc quyên giúp thuyền nhân đã thu được 85,000 đô la ngay trong một ngày. Tấm lòng người tị nạn dễ xúc động nhất khi nhắc tới những người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Năm ngoái, hai chiến dịch lạc quyên lấy quỹ xây dựng Tượng đài Chiến sĩ ở thành phố Westminster đã thu được hơn trăm ngàn mỹ kim. Mấy tuần nay, chiến dịch của “Hội HO cứu trợ Thương Phế binh, Quả phụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa” đã thu được số tiền lớn hơn tất cả các cuộc lạc quyên thiện nguyện từ trước đến nay.
Hội HO đã nhận được khoảng 50,000 đô la trước ngày đại nhạc hội gây quỹ, trong ngày đó nhận được hơn 150,000 đô la, và đài truyền hình SBTN cũng nhận được từ khán giả trên toàn quốc 136,000 đô la để chuyển tới giúp đại nhạc hội. Những người gửi tiền nhờ đài SBTN chuyển đã góp những món tiền nho nhỏ, từ 20 đô la, 50 đô la cho tới 200, 400 đô la, họ ở rải rác nhiều tiểu bang ở Mỹ, cho thấy một mối đồng tâm rộng lớn. Sự thành công của Hội HO cứu trợ Thương Phế binh, Quả phụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa cho thấy tấm lòng biết ơn của chúng ta đối với những người chiến binh một thời đã bảo vệ chế độ tự do của miền Nam Việt Nam. Mối tình tri ân đó không hề phai nhạt với thời gian mà có thể con sâu đậm, chặt chẽ và bền bỉ hơn, dù chiến cuộc đã chấm dứt hơn 30 năm, những nấm mồ đã xanh cỏ bao nhiêu mùa mưa nắng, những cô nhi đã trưởng thành, nhiều góa phụ có thể đã qua đời rồi.
Thực ra những cuộc lạc quyên cứu giúp những đồng bào xấu số ở trong nước đã có từ lâu và có rất nhiều. Các gia đình, tông tộc vẫn tương trợ lẫn nhau, người bên ngoài giúp người bên trong. Những người đồng hương góp tiền gửi về xây trường học, đào giếng nước cho làng cũ. Cựu học sinh các trường sống ở nước ngoài cùng nhau giúp các thầy cô giáo và các đồng môn trong nước. Các tín đồ quyên góp để xây chùa, làm nhà thờ ở trong nước. Đó là chưa kể việc giúp đỡ các hội thiện ở Việt Nam và tổ chức những nhóm về Việt Nam đi khám bệnh, phát thuốc, khuyến khích đồng bào phòng bệnh.
Tương trợ đồng bào trong nước là một việc ai cũng sẵn sàng làm. Không cần phải giầu có như vị độc giả có mấy chục cây xăng ở Iowa mới sẵn sàng mở tấm lòng từ thiện. Nhiều cụ già ở khu Tiểu Sài Gòn mỗi ngày cũng làm việc cực nhọc không thua cụ bà Nguyên Thị Khâu. Có cụ đi bán dạo những tờ báo Người Việt ngoài phố thu từng 25 xen một, có cụ bầy bán rau trên lề đường mỗi ngày kiếm thêm mấy chục đô la, các cụ cho biết chỉ muốn dành dụm thêm tiền ngoài những món trợ cấp xã hội của chính phủ, để giúp bà con thân thuộc hay bạn bè ở trong nước. Những cụ bà đó cũng là những bà mẹ Việt Nam tiêu biểu không khác gì cụ Nguyên Thị Khâu đang vất vả nuôi con. Họ may mắn hơn cụ Khâu, không những mắt họ không bị mù lòa, mà nếu có bị lòa thì cũng được trợ cấp y tế chữa trị khỏi tốn tiền. Họ còn may mắn hơn vì được sống ở một nước tự do, nơi đó người ta tự do được làm việc thiện.
Tự do thì có ích lợi gì cho những người cùng khổ trong xã hội? Câu hỏi đó thường được nêu lên khi những người cầm quyền muốn chống lại phong trào đòi tự do dân chủ ở những nước người dân còn sống trong chế độ độc tài. Họ thường bảo rằng Tự do là một món hàng xa xỉ, cho những người có tiền có của. Họ nói rằng đối với những người nghèo khổ suốt ngày chỉ lo kiếm miếng ăn thì tự do hay không tự do cũng vậy thôi. Không ai ăn được Tự Do cho đỡ đói! Không ai khoác quyền Tự Do lên mình mà đỡ rét. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không?
Ví thử ở nước mình có tự do, thì bà con ta không phải chờ Nhật báo Người Việt liên lạc tìm địa chỉ của cụ bà Nguyên Thị Khâu cho các độc giả muốn giúp đỡ cụ già 80 tuổi này. (Tòa soạn đang tìm địa chỉ, sẽ thông báo tới những vị muốn hỏi). Tờ báo không mất bao nhiêu ngày giờ mới nhờ được một cá nhân đi tìm địa chỉ, rồi độc giả cũng phải nhờ những cá nhân khác mà họ quen ở trong nước để tìm đến cụ đưa tiền giúp đỡ. Nếu có tự do, đồng bào chúng ta có thể lập những hội thiện nguyện ở trong nước để làm những việc đó. Hoặc người Việt ở nước ngoài có thể về trong nước lập các hội thiện nguyện làm những việc phước đức như vậy mà không ai cấm cản.
Hiện nay những nhóm người Việt ở nước ngoài muốn giúp đồng bào trong nước đều phải nhờ các cá nhân làm việc lẻ loi, hoặc phải đi qua các tổ chức mà họ không biết có lương chính, đường hoàng hay không. Nếu muốn đi khám bệnh miễn phí cũng phải nhờ đến cơ quan chính quyền. Có khi một đoàn bác sĩ ở Mỹ về đã xin phép tới khám bệnh miễn phí ở một tỉnh, được phép rồi, mà phút chót lại bị đình hoãn, chỉ vì đã hỏi xin một quan chức này mà chưa được phép của quan chức khác có quyền cao hơn. Việc cứu trợ nạn nhân bão lụt, thiên tai đều phải đi qua các cơ quan nhà nước. Muốn tổ chức làm việc từ thiện cũng phải tìm một đảng viên cộng sản tử tế nhờ đứng tên giúp, không khác gì việc mở cơ sở kinh doanh.
Nếu tất cả những rào cản đó được phá bỏ một phần nào để cho người dân Việt Nam có quyền tự do lập hội từ thiện giúp lẫn nhau, thì chắc chắn công việc tương trợ giữa người ở ngoài và người trong nước sẽ tăng lên gấp trăm, gấp ngàn lần hiện nay.
Nghĩa là cần phải có quyền tự do lập hội. Trong hiến pháp Việt Nam có ghi thứ quyền đó. Nhưng cũng như các thứ quyền khác ghi trong hiến pháp, người dân nước ta có quyền nhưng còn phải “có phép” nữa. Nếu người dân Việt Nam có quyền lập hội, thì việc giúp đỡ những người nghèo khổ sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Đó chỉ là một ích lợi rất nhỏ đối với những người cùng khổ, vì thật ra nếu đất nước có tự do thì dân ta không đến nỗi nhiều người cùng khổ như hiện nay.
Người Việt Nam không ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh cùng khổ của người chung quanh mình. Sẽ có các đại biểu quốc hội đòi làm những đạo luật an sinh xã hội, để bảo đảm những người già 80 tuổi phải được quốc gia cấp dưỡng, bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người tật nguyền hay bị bệnh không thể làm việc. Cụ Nguyễn Thị Khâu đáng được hưởng những thứ trợ cấp xã hội như thế, người con gái mà cụ đang nuôi cũng có thể được hưởng. Một nước tư bản như ở Mỹ người ta còn làm được những luật như thế, mang tiếng theo chủ nghĩa Xã hội lại không có được là tại sao?
Tại sao các đại biểu quốc hội ở Việt Nam lại không làm những đạo luật như vậy? Có phải vì không ai trong đám đại biểu này biết động mối từ tâm hay chăng? Không phải như vậy. Rất nhiều đại biểu quốc hội muốn xã hội xuống bằng hơn. Nhưng họ không có quyền tự do quyết định. Mà chính họ cũng do đảng Cộng Sản chỉ định chứ không hề được dân bầu lên một cách tự do. Tháng trước nhà báo Lê Văn Nuôi ở Sài Gòn mới nhắc đến vụ dân biểu Trần Thái Văn ở California đã đưa ra dự luật gọi là “Luật bánh chưng” để yêu cầu sửa lại luật lệ về thực phẩm của tiểu bang, cho phép bánh chưng được lưu trữ lâu ngày hơn con số ngày vẫn thường áp dụng cho hamburger hay pizza.
Trên báo Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Nuôi đặt câu hỏi tại sao một người Việt Nam làm dân biểu bên Mỹ lo tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào mình như vậy, mà các đại biểu quốc hội ở Việt Nam thì không ai làm? Tại sao các đại biểu quốc hội chỉ chờ nhà nước soạn sẵn luật cho họ thông qua? Ông Lê Văn Nuôi đã từng làm đại biểu quốc hội mấy khóa, ông còn lạ gì. Ở California, ông Trần Thái Văn phải lo bảo vệ quyền lợi của những người gốc Việt Nam, vì ông hy vọng sẽ được họ ủng hộ bỏ phiếu cho trong các mùa tranh cử. Ở Việt Nam, ông Lê Văn Nuôi khi ra ứng cử cũng là do đảng chỉ định, được đắc cử cũng vì đảng ngăn không cho ai đối lập tranh chiếc ghế đại biểu với ông. Nếu như các đại biểu quốc hội đều phải lo “kiếm phiếu” thì họ sẽ lo bảo vệ quyền lợi của cừ tri. Chuyện đó chỉ xẩy ra khi đất nước có tự do.
Cụ bà Nguyễn Thị Khâu năm nay đã 80 tuổi. Chúng cháu chúc cụ may mắn sống lâu thêm mươi năm nữa, hy vọng lúc đó dân Việt Nam được tự do, các đại biểu quốc hội sẽ lo làm luật bảo đảm những cụ già 90 không phải đi bán vé số mà vẫn đủ ăn. Hoặc ít nhất, họ cho dân được tự do lập hội để làm việc thiện. Những đứa bé được đi học không phải leo phà bán vé số nữa. Cuối cùng, nước ta cần có tự do, chắc cụ Nguyễn Thị Khâu cùng đồng ý như vậy.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #8 - 17. Jul 2006 , 03:57
 
Human Rights Watch kêu gọi tân chính phủ Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền

2006.07.16
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch vừa gửi thư cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ngày 12 tháng 7 vào dịp chính phủ Việt Nam đổi mới về nhân sự. Lá thư dài 6 trang kêu gọi tân Thủ Tướng và chính phủ Việt Nam ban hành các điều luật, chính sách mới đồng thời thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.

...
Ông Brad Adams, giám đốc chuyên trách bộ phận Châu Á. AFP PHOTO

Nhã Trân phỏng vấn ông Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch (HRW) về sự kiện này.

Nhã Trân: Thưa ông, theo chúng tôi biết trong thư gửi tân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền nhắc lại rằng từ nhiều năm nay nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam không được tôn trọng.

Ông Adams: Việt Nam vừa có vị lãnh đạo mới nên chúng tôi gửi kiến nghị cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, hy vọng chính phủ mới sẽ có đường lối khác hơn chính phủ trước đây. Chúng tôi sẽ thử làm việc với nhà cầm quyền, trình bày và góp ý cho họ thấy những điều cần làm để tôn trọng nhân quyền.

Tuy nhiên, sự thay đổi phải được bắt đầu từ cơ quan chỉ đạo, và có thể điều này sẽ được thực hiện bởi giới lãnh đạo mới của Việt Nam, như tổng thống Nga Gorbachev đã làm ở Liên Bang Sô Viết lúc trước, hay một số quan chức chính phủ Trung Quốc đã làm đối với một số vấn đề ở Hoa lục.

Dĩ nhiên Trung Quốc cũng có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng nói chung nước này có tự do hơn Việt Nam, và họ sắp tiến hành những cải tổ sâu xa về chính trị. Chúng tôi hy vọng giới cầm quyền mới của Việt Nam sẽ nhận thức được rằng không cần phải theo các đường lối cũ, và từ đó đi đến quyết định hủy bỏ các lề thói xưa.

Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.

Ông Brad Adams
Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.

Nhã Trân: Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền cho rằng nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam bị vi phạm. Xin ông cho hay nhận định của HRW dựa trên cơ sở nào?

Ông Adams: Chính quyền Việt Nam không cho phép người dân được tự do phát biểu hoặc thành lập đảng chính trị nào khác đảng Cộng Sản, không cho dân được hội họp riêng về các vấn đề có tính cách chính trị hoặc bày tỏ hay biểu tình phản kháng những sai trái của nhà cầm quyền, không cho những người bất đồng chính kiến được xét xử công bằng và đúng đắn theo luật. Nói tóm lại, các quyền căn bản của con người không hề có tại Việt Nam, và điều này xảy ra là vì chính phủ cương quyết duy trì tình trạng độc đảng.

Nhã Trân: Tuy nhiên, trái với các báo cáo của HRW lâu nay, nhà cầm quyền Hà Nội luôn tuyên bố rằng nhà nước tôn trọng nhân quyền của dân, cũng như không hề có chuyện đàn áp những nhà bất đồng chính kiến hơặc dân chúng trong nước. Ông có ý kiến gì về các tuyên bố của chính phủ Việt Nam?

Ông Adams: Những lời này thật buồn cười và lố bịch. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng lại nói ngược lại. Chúng tôi đã theo dõi và thu thập được nhiều bằng chứng các vi phạm xảy ra ở Việt Nam, những điều này đã được tường trình trong các báo cáo của HRW.

Nhã Trân: Chính quyền Việt Nam cũng thường nói rằng mỗi quốc gia có thể chế và chính sách cá biệt, mà các nước khác không nên, hoặc không có thẩm quyền phê phán. Ngoài ra nhà nước cũng lên án sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, điển hình là HRW, là xâm phạm vào nội bộ của Việt Nam. Ông nghĩ sao về những lập luận này?

Ông Adams: Quan điểm này thật kỳ lạ. Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế, trong đó nói công dân của mọi quốc gia đều phải được đối xử như nhau. Chính quyền Việt Nam cũng đã mâu thuẫn với chính mình khi tuyên bố như vậy, vì ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có nêu rõ rằng những quyền tự do căn bản của công dân phải được tôn trọng.

Lập trường của nhà cầm quyền cũng vô lý khi cho rằng có những điều người dân nước này làm được trong khi người dân nước khác thì không, vì con người ở bất cứ quốc gia nào cũng giống nhau, là không muốn bị bắt giữ, đánh đập, tra tấn chỉ vì có ý kiến với chính quyền hoặc vì nói ra những suy nghĩ của mình. Thay vào đó họ mong có tự do và bình an cho bản thân, cũng như cho gia đình họ.

Nhã Trân: Nhà nước Việt Nam còn cho rằng các tổ chức nhân quyền tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn về nhân quyền. Xin hỏi ông điều này hư thực thế nào?

Ông Brad Adams
Ông Adams: Tổ chức HRW phê bình mọi chính thể vi phạm nhân quyền và các chuẩn mực về nhân quyền được áp dụng chung cho mọi quốc gia, không có trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi không hề thay đổi các tiêu chuẩn này bao giờ. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi chỉ nhắc nhở để chính quyền Hà Nội nhớ những điều đã cam kết, chứ không đặt ra các điều luật này.

Ngoài vấn đề nhân quyền, chúng tôi có ý kiến riêng rằng trong tương lai chức vụ Thủ Tướng của Việt Nam nên được do toàn dân bầu lên. Người dân phải được quyền chọn lựa người lãnh đạo. Luật pháp Việt Nam có nói rõ điều này. Đã đến thời điểm mà nhà cầm quyền Việt Nam nên tin tưởng vào người dân và để họ được trình bày chính kiến, nói ra những suy nghĩ của họ.

Nhã Trân: Có phải ông muốn nói là đã đến lúc Việt Nam nên chấp nhận chế độ đa đảng, khác với tình trạng chính trị hiện nay?

Ông Adams: Nhất định là như vậy. Thể chế đa đảng xưa nay vẫn được nêu rõ trong luật pháp quốc gia. Nếu đảng cầm quyền đương thời đã đạt được những thành quả trong việc phát triển đất nước trong thời gian qua, đưa nước nhà đến thành công và hạnh phúc như vẫn nói, thì họ không có lý do gì để lo sợ một cuộc tuyển cử dân chủ. Đảng đương nhiệm sẽ có quyền như các đảng khác, được người dân lựa chọn theo thể thức công bằng trong một cuộc tuyển cử dân chủ thực sự.

Nhã Trân: Chân thành cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2006 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #9 - 31. Jul 2006 , 10:50
 
Những từ mới VN :  đồ Đểu là đồ gì ?

Lượm lặt của thiên hạ

    Khi hắn vừa tốt nghiệp cử nhân văn khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Sài Gòn, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

    Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

    - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

    - Lịch sự ?
    - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to.
    - Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự".  Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong ; không biết lịch sự thì không sống được.

    Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

    - Tiền lùi ?
    - Đó cũng là một từ mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đòi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây.

    Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

    Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười  :
    - Mày lỗi thời quá rồi. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

    Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn :
    - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
    Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói  :

    - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

    Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".

    Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói ; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp...

    Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp  :
    - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu.

    Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #10 - 01. Aug 2006 , 09:21
 
Nói Với Dân Oan


Nhóm phóng viên Hà Nội: Nguyễn Thái Bình, Võ Quế Dương, Phạm Xuân Mai, Nguyễn Thị Hiền

(Tin  Vietland.net)

Không biết tự bao giờ nhóm phóng viên Hà Nội chúng tôi đã quen với việc mỗi lần đi qua khu vực Tây Hồ đều phải nhìn sang khuôn viên của vườn hoa Lý Tự Trọng để quan sát quang cảnh chung của bà con dân oan khiếu kiện, xem hôm nay số lượng người có đông hơn không, bà con có bị đàn áp gì không? Hai nhà sư Thích đàm Thoa và Thích đàm Niêm còn ở cùng bà con không? Bà Phạm thị Dấn - người đã được tên kỹ sư địa chất Trần Đức Lương tổ chức ăn hỏi dẫn lễ đàng hoàng, mà chỉ sau ngày hắn sang Liên xô học đã bị bỏ rơi...nay còn "ngồi bệt ăn vạ" ở đấy không? Hay bị lãnh đạo Đảng ngứa mắt sai tay chân "thịt" rồi?...Tất nhiên nếu nhìn thấy bà con xuất hiện mỗi ngày một nhiều thì cả bốn chúng tôi rất buồn vì cái gọi là luật pháp Việt Nam chỉ là trò lừa bịp, sinh ra không phải để bênh vực cho người dân thấp cổ bé họng, thừa lẽ phải, mà chỉ để bênh cho bọn người ỉ quyền, cậy thế, vơ vét, cướp bóc đẩy người dân đến bước đường cùng, thậm chí ra khỏi ngôi nhà - nơi nương náu trú ẩn duy nhất trên mặt đất để kiếm thêm ít đồng tiền vụn trong cả khối tài sản khổng lồ của chúng, khiến đội ngũ dân oan cứ mỗi ngày một nhiều...

Ngược lại nếu thấy bà con yên ổn tụ tập nói cười thì cả nhóm chúng tôi lại thấy ấm lòng: Thế là đêm qua (khác với rất nhiều đêm bất ổn khác) bà con đã được ngủ một giấc say sưa, không bị quấy đảo vì trời mưa, gió mùa đông bắc, càng không bị bọn "đầu trộm, đuôi cướp" đeo biển hiệu công an ra càn quét quấy phá vào lúc 11 giờ đêm nữa. Cả giặc người và giặc trời đều buông tha, bà con cứ việc rúc đầu trong bao dứa mà ngủ. Tuy có khó chịu vì dáng nằm gó bó, co quắp, chật chội để cả thân hình có thể chui tọt trong lòng 2 cái bao thay chăn (để không bị muỗi đốt, chuột chạy, rắn cắn) còn hơn chán vạn lần ngồi thu lu bó gối nhìn trời mưa hoặc trân trối nhìn vào khoảng không vô định trước mắt mà thương cho những đồ đạc đã bị công an cướp trắng, chịu cảnh rách ruột, xé gan, bão từ trong sâu thẳm cõi lòng bão ra vì thương thân, oán nước, trách trời... Tình cảnh đã ra cơ sự này mà mắt trời để đâu? Lòng người hiểm sâu độc ác đến thế sao? Đã không phân biệt phải trái, trước sau, còn vào hùa với lũ lãnh đạo độc ác, gian tham, dốt nát, chuyên quyền để hành dân thêm. Như thân cây bị bật rễ rồi, còn chút nhựa sống yếu ớt, lê lết đi tìm chân lý mong quan trên "đèn giời soi xét" để thân cây có thể hồi sinh trở lại ở một miền đất mới, không ngờ bị lũ khốn quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ, vì mải mê chăm chút cho bộ lông của mình đã đành- còn sai những con thú lớn trong đàn ra vặt lông, rỉa thịt bất kể nắng, mưa, khuya sớm...

Cùng là "đồng bọc" máu đỏ, da vàng, từ một trăm quả trứng của mẹ Âu Cơ sinh ra, từng trong cảnh li tán, loạn lạc, đói lả, rét run trong thời bao cấp nơi địa ngục xã hội chủ nghĩa, nay nhờ nằm ngoài khu vực khủng bố, cướp bóc của Đảng mà chúng tôi may mắn hơn bà con, được hưởng cảnh "cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày", nên chúng tôi rất thấu hiểu cảnh đoạn trường gian khó của bà con hôm nay. Cứ mỗi lần trời đổ mưa, nhìn bà con xao xác như bầy chim không tổ, nhiều người trong số chúng tôi lại chạnh lòng thương cảm, buốt nhói tận tâm can, vì vậy tuy chưa làm được thơ, cũng chưa viết nổi một cuốn sách nào ra hồn về bà con, nhưng trước cảnh bà con bị đầy đoạ ở "khu vực tiếp dân trung ương" này, chúng tôi cũng phải rầu lòng, tức cảnh nhại lời các bài thơ, bài hát quen thuộc, thay cho nỗi lòng gửi bà con:

Dân tình tan tác chạy
Dưới trời mưa ken dày
Tìm đâu chỗ bây giờ?
Đêm nay trời trở lạnh!

Chúng thương gì dân oan
Đêm nay ngủ ngoài vườn
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo mỏng làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Toàn thân dầm mưa lạnh
Bao người ốm ai hay?

Đời chúng trong ấm êm
Đời chúng trong hưởng thụ
Dân rét thì phải chết
Chúng ngủ yên trong nhà

Bao người dân qua lại
Xót thương cho cảnh này
Mà quan chức vẫn ngồi
Bao năm chúng no đủ

Chúng cứ việc ngủ ngon
Ngày mai còn đại tiệc
Dân rét thì mặc xác
Miễn dân đừng than van

Đêm nay chúng no đủ
Bởi một lẽ thường tình
Chúng là lũ chúng sinh
Dìm dân trong khổ ải (*)

Mời xem tiếp: http://www.hoamai.org/TDK/_KHIEUKIEN/KHK_20060110_PVHN.htm

* Nhại bài: "Đêm nay bác không ngủ" của Minh Huệ
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #11 - 04. Aug 2006 , 08:17
 
Chút tâm linh gửi người đang sống

 
Nguyễn Minh Đoài
Viết cho BBC nhân ngày 27/7
 
...   
Cổng vào Đền Tử Sĩ tại Thủ Đức-ảnh của người viết bài

Cuộc chiến hơn mười ngàn ngày đã đi qua, để lại biết bao nỗi đau trong lòng dân tộc. Dù là người ở bên nào của chiến tuyến thì nỗi đau đều như nhau, nỗi đau của con người và rất con người.
Tốn bao nhiêu giấy mực để tôn vinh, bù đắp bao nhiêu cho người thân của những người đã ngã xuống cũng không thể nào gọi là sự tưởng thưởng xứng đáng, bởi vì sự mất mát đó không gì có thể bù đắp.

Cách đây không lâu, đài truyền hình Bình Thuận của Việt Nam có một phóng sự về việc thất lạc hài cốt liệt sĩ cách mạng. Nhìn người thân của họ khóc ngất mà đau lòng, nhìn sự phẫn nộ của họ mà xót xa. Các liệt sĩ xem như là chết đi lần nữa. Sự bất cẩn và vô tâm của người còn sống đã gây xốn xang cho bạn xem đài, cũng không hiểu nó đã được giải quyết đến đâu, nhưng ít ra đó là những phát biểu đòi hỏi chính thức, bởi vì dẫu họ đã nằm xuống nhưng họ vẫn ở vị thế của bên thắng trận.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Thế thì còn những tử sĩ bên kia chiến tuyến, số phận họ bây giờ đi về đâu ?

Đến nghĩa trang Thủ Đức

Trời còn tối mịt mùng lắm, dừng lại đến mấy lần ở Thủ Đức để hỏi thăm đường đi nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của người dân dù nơi này từng nổi danh một thời trước 1975 - Đền Tử Sĩ. Phải mất khá lâu chúng tôi mới may mắn gặp được người còn nhớ ra đường đến nơi này. Đền Tử Sĩ nằm trên một quả đồi nghe nói trước kia vốn rất đẹp, nhưng nay đã bị cắt xén các khuôn đất xung quanh để xây nhà và xí nghiệp, nên bây giờ lọt thỏm trơ trọi giữa nhà dân và nhà máy.

Các bậc thang dẫn lên đền hoang tàn xơ xác lại càng vẻ não nùng hơn với cây cỏ mọc um tùm lâu ngày do không người đếm xỉa, không một ngọn đèn.

Cổng chào bằng khung xi măng nay đã trơ trụi tiêu điều nhưng vẫn còn ghi vết hai câu đối đã nhoè ở hai bên cột: "Vì nước hy sinh, Vì dân chiến đấu". Có lẽ đây là di tích cuối cùng của những người nằm xuống còn giữ lại được cho họ. Không biết vì lý do gì mà nó vẫn còn tồn tại, do nó thiêng quá đến đỗi không thể di dời hay vì để minh chứng cho hình ảnh thất trận vì trên đỉnh đồi là chốt quân sự của các anh bộ đội với tấm bảng đặt ngay trước cổng đền: "Khu quân sự CẤM quay phim - chụp ảnh". Hình ảnh đó làm ta liên tưởng như tất cả chỉ mới là ngày hôm qua thôi chứ không phải đã hơn ba mươi năm đã trôi qua, không phải cuộc chiến đã kết thúc.

...
Vài nén hương gửi người đã khuất

Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này chúng tôi đã chuẩn bị sẵn hoa, quả, đèn, đồ mã, muối gạo, bát hương.... chỉ mong rằng chút quà mọn làm ấm lòng những người nơi chín suối, những người mà dù mục đích của cuộc chiến là gì đi nữa thì họ cũng đã vì nước hy sinh thân mình, hy sinh cái quý giá nhất mà trời ban cho con người - đó là sự sống.

Khi nhang đèn được thắp lên ngay chân đồi, lạ lùng là ánh sáng lẽ ra chỉ là leo lét từ nến và nhang thì lại sáng vang cả một không gian tĩnh mịch, một cảm giác rờn rợn như có ai đấy xung quanh…

Ánh lửa được nhóm lên từ những bộ đồ mã, tiền mã bất chợt loé lên những tia mãnh liệt như vừa cảm ơn, vừa bày tỏ sự phẫn nộ của họ mà bấy lâu nay không ai nghe thấy. Những đốm trắng của giấy vàng bạc bay xòe trong gió, trắng xoá một góc đồi như những đàn bướm trắng chao lượn trên không trung mang đến món quà nhỏ nhoi ít ỏi cho những người nằm xuống nơi đây, ít ỏi thế nhưng phải dễ đến mấy chục năm rồi họ không được nhận.

Chia tay các tử sĩ, chia tay những linh hồn bị bỏ quên khi trời vừa hừng sáng, ánh trăng chiếu những tia sáng yếu ớt cuối cùng để nhường cho mặt trời đỏ rực từ phương Đông đang dần lên. Chúng tôi tin vào một ngày mai tươi sáng, đó là quy luật xoay vần của tạo hoá, nhưng dù thế nào ta hãy đừng quên trân trọng những người ngã xuống, họ xứng đáng được tri ân dù họ là ai và ở chiến tuyến nào, vì đó chính là ĐẠO. Đạo ở đời, Đạo Nhân nghĩa.

Trời sắp sáng, nhưng những u uất đâu đó như vẫn đè nặng lên không gian tĩnh mịch, chúng tôi ngậm ngùi nghĩ đến câu nói rất phổ biến trong các triều đại phong kiến ngày xưa: "Thắng làm vua, thua làm giặc".

NGUYỄN MINH ĐOÀI
(Ghi chú: Hình ảnh gửi kèm được chụp tại Đài Tử Sĩ - Thủ Đức -Sài Gòn)

______________________________________________

VHD
Tháng 4, năm 1975 tôi vừa tròn 13 tuổi. Nhưng tôi vẫn còn nhớ những ngày đó gần ngã tư Thủ Đức xa lộ Biên Hòa có một trận đánh dữ vội, mấy hôm sau tôi có dịp đi ngang qua chỗ này và thấy có những ngôi mộ đơn sơ với nấm mồ bằng đất mới, trên những ngôi mộ không ghi gì ngoài chiếc nón sắt cô đơn lạnh lẽo của người lính VNCH. Tôi nhìn những nấm mộ lòng không khỏi bùi ngùi và tự nhủ ..

Những người lính trẻ này đã chiến đấu và nằm xuống đễ những lứa tuổi như chúng tôi có cơ hội cắp sách đến trường, và những cảnh bom lửa sẽ không ngăn trở cuộc đời tuổi thơ của chúng tôi. Mãi đến sau này tôi học lich sử chiến tranh Nam Bắc của Mỹ thì mới hiểu được phần nào ý nghĩa của cuộc chiến ở VN.

Những người lính trẻ VNCH đã chiến đấu cho một "good cause", đó là chân lý của tự do và dân chủ, họ cũng giống như những người lính Confederate của Mỹ thời xưa, họ đã nằm xuống và Miền Nam của họ đã thất thủ ... và nước nhà đã được thống nhất. Đối với tổng thống Abraham Lincoln, tuy ông không đồng chính kiến với những người Confederate, nhưng ông hiểu được sự mất mát của một người Mỹ cũng là sự mất mát của toàn dân Mỹ, từ đó những người lính thua trận được chào đón bằng những cánh tay yêu thương của một chính phủ Mỹ từ phương bắc.

Cho đến ngày nay, hơn 140 năm sau cuốc chiến tranh Nam Bắc, các nghĩa trang của những lính Confederate vẫn còn được bảo tồn trong kinh phí National Park hàng năm.

Quay lại nước Việt Nam của chúng ta, những người chiến thắng sau cuộc Nam tiến đã mang nặc mùi máu của CS Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc. Đối với họ, sự chiến thắng vẫn chưa đủ, họ đã dìm chết bao nhiêu triệu linh hồn người lính trẻ trong các trại cải tạo, các chương trình kinh tế mới, ngoài biển cả ... những người còn sót lại thì con cái của họ phải sống trong bần cùng bởi tội lỗi của cha ông họ đã chiến đấu cho một lý tưởng tự do dân chủ và họ đã thất thủ trong cuộc chiến tranh tàn khốc đó.

Thiết nghĩ nếu tập đoàn của ĐCS có được một chút gì lương tâm như tổng thống Abraham Lincoln, thay vì họ chỉ biết ăn cắp mấy chữ "của dân, vì dân và do dân..", thì những linh hồn của hơn 2 triệu người lính trẻ VN đã hy sinh for a good cause sẽ được an ủi hơn nhiều

Không tên
Tôi sinh ra và lớn lên ở cái tuổi để đủ hiểu biết thế nào là mất mát. Năm 1975 tôi vừa tròn 18 tuổi. Tôi có người anh họ đã chết và đưa về nghĩa trang Quân Đội. Má tôi khóc ngất, lòng tôi đau nhói. Người bạn thân của anh đến tìm, hay tin anh mất, anh ấy lặng đi và ra về khi tôi chưa kịp cám ơn Người yêu anh dỗi hờn ngày nào đem trả lại những món quà của anh, hay tin anh mất chị ấy đã chết đứng vội ôm chặr những món qùa của anh lại.

Tôi và người thân anh đã đau khổ ngậm ngùi. Thì những chiến binh Cộng Sản nằm xuống, người thân họ cũng đau như thế. 30 năm nay tôi không là một ngụy quân, không là ngụy quyền nhưng tôi vẫn "ĐƯỢC" coi là kẻ chiến bại Tôi lại bị đau khổ triền miên hơn cả lần anh họ tôi mất. Bởi vì tôi là kẻ chiến bại hay sao?

Tôi chỉ cầu mong có ngày, có ngừơi yêu nước thương dân thật sự để người Việt Nam có một cuôc sống công bằng - bình yên - hạnh phúc.

Lâm, Sài Gòn
Tôi đọc bài của ban Minh Đòai mà rơi nước mắt, nó gợi lại cảnh sống vô cùng thương tâm của các gia đình thương binh, tham gia trong chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Họ bị chế độ cộng sản trù dập, ngược đãi, hệ thống tuyên truyền của cộng sản cho họ tất cả những tội lỗi xấu xa nhất. Trong thời bao cấp họ phải đi làm những nghề bần cùng nhất của xã hội : chạy xích lô, làm điếm, lượm rác.

Van Thanh Hòa, Pasadena, Hoa Kỳ
Tôi rất đau lòng khi phải nói lên những tiếng nói uất hận nghẹn ngào, mặc dù chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm, nhưng vết thương rướm máu và rỉ máu vẫn còn chảy, và sẽ tiếp tục chảy đến khi nào người cộng sản thực sự thực tình và nhìn nhận nhiều cái chết thảm thương cho cả một dân tộc là do chính họ chủ mưu gây nên tang tóc ! chính họ là những người gây nên trên ba triệu oan hồn của cả hai phía QUỐC CỘNG phải chết tức tưởi oan nghiệt phũ phàng vì tham vọng bành trướng bá quyền cộng sản trên toàn lãnh thổ ViệtNam.

CSVN vẫn luôn trung thành với học thuyết Marx và chủ nghĩa cộng sản thì vết thương rướm máu không bao giờ lành mà ngược lại còn có cơ hội ung thối và sinh ra dị dạng biến chứng. Tại sao các lãnh tụ CSVN muốn tìm những cái bắt tay thân thiện với người Mỹ? Muốn có cơ hội để cười cầu tài với kẻ cựu thù? Nhưng lại trốn tránh làm lành với những người anh em VNCH trong gia đình Việt Nam? Phải chăng những cái bắt tay và cười cầu tài đều có giá trị đóng góp vào kho tàng kinh tế tham lam bất tận của CSVN ? Ngược lại không thể làm lành với những người anh em VIỆT NAM CỘNG HOÀ vì sợ mắc quai hàm, nghẹn cổ, ói không ra mà nuốt cũng không vào, sợ họ đòi công lý ? công bằng xã hội ?

Minh Nam, Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa phe tư bản và phe cộng sản vừa qua, nước VN nhược tiểu của chúng ta là nạn nhân. Miền Bắc được coi là "tiền đồn" của phe CS (vinh dự quá); còn miền Nam được phong là con đê ngăn làn sóng CS tràn xuống (tự hào thật). Thế là hai miền của một nước buộc phải đánh nhau cho đến khi một mất một còn. Ít nhất ba triệu thanh niên chết và hàng chục triệu thương tật vì cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, vô nghĩa. Lẽ ra họ phải là anh em một nhà, chung sức xây dựng đất nước. Chưa bao giờ người VN giết nhau với quy mô và mức độ tàn khốc đến như vậy. đảng ta chiến thắng tại VN nhưng cả phe CS lại thua to trên phạm vi toàn thế giới. Các nước CS cũ nay đang lậy van xin vào EU sẽ phải tuân theo hiến pháp của EU do vậy sẽ không bao giờ phục hồi nổi chủ nghĩa CS nữa.

Cuộc chiến ở VN đã để lại hậu quả quá nặng và quá lâu dài. Nước Mỹ lại trở thành "bạn". Vậy mà đảng ta không thể coi các binh sĩ tử trận của VNCH như những con em đất Việt chết do sai lầm của cuộc chiến do chính đảng ta phát động? Gia đình tôi có anh em, họ hàng ở cả hai phía, có người chết và bị thương ở cả hai phía.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Những điều trông thấy
Reply #12 - 04. Aug 2006 , 11:18
 
dacung wrote on 31. Jul 2006 , 10:50:
Những từ mới VN :  đồ Đểu là đồ gì ?

Lượm lặt của thiên hạ

   Khi hắn vừa tốt nghiệp cử nhân văn khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Sài Gòn, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

   Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

   - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

   - Lịch sự ?
   - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to.
   - Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự".  Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong ; không biết lịch sự thì không sống được.

   Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

   - Tiền lùi ?
   - Đó cũng là một từ mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đòi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây.

   Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

   Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười  :
   - Mày lỗi thời quá rồi. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

   Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn :
   - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
   Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói  :

   - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

   Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".

   Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói ; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp...

   Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp  :
   - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu.

   Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.




  Anh Bạn da cứng ơi,
    Xem bài anh vưa gởi đăng trên diển đàn thật là thú vị ; nghỉ đi nghỉ lại đất nước VN , quá nhiên là Địa linh Nhân Kiệt, Nhân tài thì vứt loạn , mà lại không có đất dụng vỏ,
đến nổi phải chạy đi khắp năm châu bốn biển,Chính vì những quân đểu cáng cộng sản; mà nhân tài người VN phải bỏ nước ra đi , nghỉ lại chợt thấy buồn ; phải không anh bạn hiền









Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
CNN
Junior Member
**
Offline


Cây Đã Lặng

Posts: 61
Gender: male
Re: Những điều trông thấy
Reply #13 - 07. Sep 2006 , 19:37
 
Hãy Thận Trọng,


Tránh Dùng Nước Tương Ðược Chế Biến Bằng Tóc Của Con Người

Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào. Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng. Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Ðể rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.    

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết.  Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh  Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân. Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.

Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế. 

Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.

Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Ðài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.

Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.

Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.

Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Ðể chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.

Mặc dầu chánh quyền Trung Cộng cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.

Bài của Tse-Yan Lee, B.H.Sci; Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA
Trần Anh Kiệt lược dịch

Source: e-mail từ 1 người bạn
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #14 - 09. Nov 2006 , 05:45
 
Bao giờ lá phiếu người Việt có sức mạnh?

(BBC, 9 Sept 06)
 
... 
Phe Dân chủ đang ăn mừng chiến thắng 

Chính quyền tổng thống Bush vừa bị một cú sốc bởi cuộc bầu cử giữa kỳ.
Đảng Cộng hòa của ông Bush đã mất quyền kiểm soát tại Hạ viện lần đầu tiên sau 12 năm.

Tin mới nhất của AP nói đảng Dân chủ có vẻ cũng đã giành đủ phiếu cần thiết để kiểm soát Thượng viện. Kết quả cuối cùng có thể biết trong hôm nay.

Chuyện Mỹ

Đảng Dân chủ tiến đến thắng lợi trong bối cảnh người dân Mỹ bất mãn vì cuộc chiến Iraq và một số bê bối trong thời gian cầm quyền của ông Bush.

Thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ có nghĩa là trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, tổng thống Bush sẽ phải tìm cách lấy lòng đảng Dân chủ, vì đảng này sẽ nắm tài chính, và có thể phủ quyết những bổ nhiệm của tổng thống.

Đảng Dân chủ cũng sẽ giành quyền mở các cuộc điều tra về hành vi của chính phủ.

Người phát ngôn cho tổng thống, Tony Snow, nói đảng Cộng hòa "mong chờ được hợp tác với các lãnh đạo Dân chủ quanh các vấn đề trọng tâm trong nghị trình, gồm chiến thắng tại Iraq và cuộc chiến chống khủng bố, và giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng."

Chuyện Việt Nam

... 
Tỉ lệ đi bầu ở Việt Nam thường rất cao

Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Nhà Trắng loan báo bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từ chức.

Giới quan sát xem đây là biện pháp 'hạn chế thiệt hại' của Nhà Trắng vì sự nhùng nhằng tại Iraq đang khiến người dân Mỹ thất vọng, và họ đã thể hiện tình cảm qua lá phiếu.

Nhìn ở góc độ nào đó, kết quả bầu cử giữa kỳ đã là sự trừng phạt của cử tri Mỹ, là sự bày tỏ bất mãn của người dân.

Liên hệ sang chuyện Việt Nam, người dân có cảm thấy lá phiếu bầu của mình mang ý nghĩa gì hay không?

Và đến bao giờ mỗi cử tri Việt Nam sẽ sống trong cảm giác rằng khi họ đến phòng bỏ phiếu, quyết định của họ có thể góp phần tác động đến hướng đi của Việt Nam?

Việt Nam vừa được kết nạp vào WTO, và sẽ tổ chức hội nghị APEC trong tháng 11.

Quá trình hội nhập của Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới sẽ càng lúc càng diễn ra sâu sắc hơn.

Càng hội nhập quốc tế Việt Nam sẽ ngày càng giống bên ngoài, và sự hiểu biết của người dân về những quyền của mình sẽ nâng cao hơn.

Và sẽ đến lúc càng có nhiều người tự hỏi lá phiếu của họ có ý nghĩa gì trong các kỳ bầu cử ở Việt Nam.

Quý vị có thích đi bầu cử ở Việt Nam? Hãy gửi ý kiến về cho trang Diễn đàn của BBC.

.................................................

Độc Hành
Không biết 149 quốc gia trước đây được kết nạp WTO có "hoan hỉ" như Việt Nam hay không chứ riêng giai cấp lãnh đạo của Việt Nam đã tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Điều này cũng tốt bởi vì sự hoan hỉ đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận: toàn cầu hoá là xu thế tất yếu; chấp nhận phải cho đất nước này sống theo luật pháp chứ không phải luật rừng, luật của ta, luật của kẻ cai trị.

Phải chấp nhận những giá trị của nền chính trị, kinh tế văn minh hiện tại của thế giới; chấp nhận cho người Việt Nam có thêm một chút điều kiện để nhìn ra thế giới để tìm hiểu, học hỏi, nhận định, so sánh...để cho những con "gà công nghiệp VN" được ra vườn, được tự thân vận động, được cọ xát. Bối cảnh mới buộc sẽ phải có một bầu không khí dân chủ hơn, sự đối xử giữa người và người với nhau văn minh hơn.

Bùi Văn Hải
Việc này đương nhiên phải xảy ra trong tình huống chế độ chính trị của Mỹ, trừ khi trước đây đảng Cộng Hoà và chính phủ Bush ý thức học hỏi và có đủ quyền lực để áp dụng theo mô hình cai trị của các nước CS.

Trong kỳ bầu cử này không hẳn là đảng nào thắng, đảng nào thua mà là dân Mỹ thắng, chính quyền Bush thua vì một trong những lỗi lầm là sa lầy trong chiến tranh Iraq. Dân Mỹ không chấp nhận kéo dài những sửa sai dù ổn định, dân Mỹ muốn đổi mới để phục hưng.

Phạm Mai Hoa, Hưng Yên
Ở các nước dân chủ, nếu các nhà lãnh đạo không hoàn thành trách nhiệm của mình, không thực hiện các cam kết như khi ra ứng cử… còn có thể bị phế truất khỏi vị trí lãnh đạo, có khi phải đối mặt với pháp luật chứ không có cái kiểu khi gặp “sự cố” thì hạ cánh an toàn như ở VN.

Ấy là chưa nói đến tính chính danh của các vị, bởi ở VN các vị lên nắm quyền là do tự bầu bán lẫn nhau của một bộ phận được gọi là ĐVCS mà thôi.

Cho nên ở VN hiện nay, mọi cải cách trong chính trị mới chỉ là bắt đầu, vào WTO tức là trong lĩnh vực kinh tế, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp… phải chấp nhận cuộc chơi thông qua cạnh tranh theo luật toàn cầu.

Nhưng về mặt chính trị thì ĐCSVN hiện nay đang tự mình ngộ nhận mình là “đứng đầu thiên hạ”. Cho nên người ta vẫn phải đặt câu hỏi: Có phải ở VN chỉ có duy nhất ĐCSVN và các cá nhân trong đảng đó tự bầu bán nhau để lãnh đạo nhân dân VN mãi mãi? Nếu có các đảng phái khác tự cảm thấy mình đã lớn mạnh và sẵn sàng ra tranh cử tự do thì họ không có quyền đó?

Người dân VN phải được hiểu là cái điều luật vô lý trên chỉ nhằm mục đích thâu tóm mọi quyền lực, tài sản của quốc gia vào tay ĐCS. Dẫn đến họ lộng hành, sử dụng tiền đóng thuế của dân bừa bãi vô trách nhiệm, các ĐVCS thi nhau đục khoét dẫn đến người dân sau bao năm vẫn nghèo khổ còn các quan chức là ĐVCS thì giàu có một cách hết sức vô lý.

VN ngày nay đang có điều kiện thuận lợi để nâng cao ý thức chính trị của người dân và các lực lượng đấu tranh cho dân chủ thực sự có điều kiện phát triển và nâng cao ảnh hưởng của mình trong xã hội. Điều kiện một mặt là nằm ngay trong chính môi trường hoà nhập quốc tế và mặt khác là nằm trong chính sự bảo thủ tha hoá của các quan chức Cộng sản. Nhưng nếu người dân không được chuẩn bị tốt về ý thức chính trị thì rất có thể họ lại bị lợi dụng bởi các tổ chức, cá nhân cực đoan dẫn đến có thể làm rối loạn xã hội.

Vì vậy việc nâng cao nhận thức và ý thức chính trị cho người dân, kể cả tầng lớp trí thức, giới trẻ… phải là nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng đối lập. ĐCSVN sẽ không bao giờ làm chuyện đó vì bản chất của họ là muốn giữ độc quyền mãi mãi về chính trị.

Đồng thời các lực lượng đối lập phải làm thế nào để người dân hiểu được là xây dựng xã hội VN dân chủ, đa nguyên thì có nghĩa là chính trị cũng phải được cạnh tranh bình đẳng trong hoà bình.
Để làm được điều đó thì người dân phải được tiếp cận nhiều luồng thông tin, mỗi người phải tự biết xử lý thông tin, tránh bị thông tin một chiều dẫn đến nhẹ dạ cả tin hoặc bị mù quáng về “mặt trời chân lý”. Kế đó họ biết tự liên kết nhau lại để bảo vệ quyền lợi của mình và cộng đồng.

Cần khẳng định để nhân dân thấy được: Một xã hội văn minh thì không chấp nhận chế độ độc tài. Nghĩa là không chấp nhận một bộ phận nhỏ nào đó áp đặt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ… cũng như áp đặt về chính sách, luật pháp… không công bằng lên đầu đại đa số người dân.

Người dân cần được hiểu rõ một xã hội thực sự dân chủ, văn minh thì nó được vận hành như thế nào. Rằng ở các nước đó, việc các nhà lãnh đạo, các đảng phải trải qua các kỳ bầu cử, nhiều khi là rất căng thẳng do các bên cạnh tranh quyết liệt nhưng không sử dụng vũ lực, bạo loạn, khủng bố. Họ có thể bày tỏ thái độ ủng hộ đảng phái này hay đảng phái nọ thông qua mít tinh biểu tình…

Qua mỗi kỳ bầu cử thì các vị trí lãnh đạo (Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch hạ viện, thượng viện…) và số lượng nghế trong Hạ viện, Thượng viện của các đảng phái có thể thay đổi tuỳ thuộc vào uy tín của cá nhân đó hay đảng đó quyết định. Họ phải lo đối mặt với lòng tin của dân chúng ở nhiệm kỳ tiếp theo nếu như trong nhiệm kỳ hiện tại họ không làm tốt hay không giữ lời hứa trước cử tri.

Người dân VN cần được hiểu là, xã hội phải có cạnh tranh thì mới có phát triển lành mạnh, chính quyền sẽ phải lo sao cho phát huy mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển và những người “thấp cổ bé họng” (thường là số đông trong xã hội) luôn được hưởng lợi vì các nhà lãnh đạo tương lai bắt buộc phải quan tâm đến số đông này.

Người dân cần được hiểu là thông qua bầu cử tự do hay trưng cầu dân ý thì chắc chắn rằng sẽ không có cửa cho các đối tượng cơ hội không thực tài lên làm lãnh đạo. Rất tiếc là điều này lại đang là nỗi nhức nhối của xã hội của VN vì các quan VN chủ yếu “lên” qua bè cánh, mua bán, tự bầu nhau, hay do sự mặc cả thoả hiệp giữa các “nhóm” trong nội bộ ĐCS. Người dân chiếm đại đa số trong xã hội thì phải đứng ngoài cuộc, bị thụ động hoàn toàn.

Nhưng cũng cần khách quan mà thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của Việt nam cũng không quá bảo thủ, cứng nhắc. Chúng ta phải cám ơn họ bởi chính họ đã chủ động hội nhập và liên tục điều chỉnh luật pháp, và trong các nước gọi là XHCN còn sót lại thì chính họ là lực lượng đổi mới nhiều nhất, cách tân nhiều nhất. Các nhà lãnh đạo CS của VN đa số đều chiếm được tình cảm của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới, họ là CS mà lại như không là CS. Họ đã làm tốt vai trò của mình trong quá khứ và ngay cả trong hiện tại mặc dù nhiều vấn đề đã làm nhân dân bất bình. Cho nên có thể nói rằng chính họ cũng đã chủ động tham gia cải cách dân chủ ở VN và hình như họ đã và đang chủ động làm việc đó. Nếu như xã hội VN tiến tới dân chủ đa nguyên thì họ vẫn là lực lượng chiếm vị trí thượng phong trong nhiều năm nữa.

Điều này cũng có nghĩa là nếu các lực lượng đối lập dùng mọi cách bôi nhọ hình ảnh của họ thì sẽ phản tác dụng. Lực lượng đối lập cần bám sát mục tiêu là con đường họ đang theo đuổi là đấu tranh thực sự cho dân chủ ở VN, để xã hội VN được vận hành có sự giám sát của lực lượng thứ hai, thứ ba… nhằm tránh độc quyền sẽ dẫn đến quan liêu, tham nhũng, trì trệ. Điều này cho tôi tôi tin rằng hiện nay đang là cơ hội tốt để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam.

Ichbin
Trong một xã hội đa đảng thì các đảng đều muốn lấy lòng các tầng lớp dân chúng để kiếm phiều bầu. Và muốn kiếm được phiếu bầu thì phải có chính sách đem lại quyền lợi cho cử tri.

Tôi hiện đang sống lại một nước châu Âu và mỗi kỳ bầu cử là thấy dân bản xứ thảo luận tranh cãi cực kỳ rôm rã. Mấy cậu bạn cùng phòng của tôi tuy ngày thường không mấy quan tâm tới chính trị nhưng tới kỳ bầu cử thì cũng quan tâm rất hăng hái. Bởi vì bầu cho ai là liên quan tới quyền lợi cá nhân của họ, ví dụ như về trợ cấp xã hội, học phí, học bổng. Xa hơn nữa là liên quan tới gia đình, các chính sách về thuế, về tiền ga, điện nước, chính sách tạo công ăn việc làm... cùng những thứ khác.

Tóm lại chính trị được quy về những giá! trị liên quan tới cuộc sống và tương lai của người ta chứ không phải là chuyện cao xa.

Nghĩ về VN lại thấy buồn vì chẳng biết đến bao giờ dân mình mới có được quyền bầu cử. Ở ta có một đảng, ở các cấp dưới thì dân cử đảng bầu, lên các cấp cao hơn thì đảng cử đảng bầu. Tức là tự đưa nhau lên cả chứ có bầu bán gì đâu

Linh, Moscow
Xin gửi cho bạn Y Sat cái địa chỉ web http://www.cpusa.org/. Mong bạn bước ra khỏi cái đáy giếng tư tưởng!

Y Sat
Cộng hòa hay Dân chủ? Con voi hay con lừa? Cũng thế cả thôi. Hoan hô dân chủ kiểu Mỹ. Đa nguyên hay nhị nguyên hay chỉ là độc nguyên. Hô hào các nước đa đảng, nhưng thử hỏi có đảng nào chen vào được không?

Đại diện cho tầng lớp nghèo khổ ở Mỹ là ai? Đại diện cho dân da đỏ là ai? Cho giai cấp công nhân, nông dân là ai? Chắc chắn không phải là Con Voi hay con Lừa rồi.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 19
Send Topic In ra