Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Truyện ngắn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 11
Send Topic In ra
Truyện ngắn (Read 28231 times)
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #15 - 14. May 2006 , 22:12
 
nhận được câu chuyện này do người bạn gởi cho, gởi cả nhà đọc cho vui
Cry Cry Cry Cheesy Cheesy

Nhân ngày lễ tạ ơn Mẹ  ,
    Khải xin gửi đến các anh chị và các bạn một câu chuyện có thật mà nhân vật chính ..Davis  , người kể câu chuyện này cũng đã ngủ yên  trong  vĩnh hằng  cách đây không lâu ...
   ********************************************

    Ngày nhớ ơn mẹ , hay  còn đ-ược gọi là  Mother Day .....Davis không về thăm mẹ anh được ..Me. anh ở xa  . Anh có một  cái hẹn trong sở làm của anh  vào cuối  tuần với một khách hàng mới của công ty ...Anh quyết định  sẽ mua hoa gửi tặng cho mẹ thay  vì  về thăm  vì anh không muốn bỏ lở một cơ hội kinh doanh ...
    Davis ra cửa hàng bán hoa ...Anh đi tìm một bó hoa thật đẹp cho mẹ anh ...Nhưng thay vì tìm  mua hoa anh lại chú ý đến một đứa bé  vào khoảng 14 - 15 tuổi  mà cử chỉ trông hơi khác thường ..
     Thằng bé nhìn những bông hoa  và soi mói  nhìn vào giá tiền của bó hoa   , rồi nó cho  tay vào túi quần , chậm rã i lôi ra và đếm từng đồng bạc ..rồi nó lại bỏ tiền trở lại vào  trong túi quần ..mắt nó hơi buồn   và lại tiếp tục  nhìn sang những bó hoa khác ..thỉnh thoảng nó  dừng lại trước một vài bó hoa mà nó ưa thích ...Thằng bé lại  đem tiền ra đếm và buồn bã  bỏ tiền vào lại trong túi  quần ...
     Thằng bé muốn mua hoa  mà không đủ tiền để trả . Davis  tiến  lại gần thằng bé và  anh  khám phá ra một điều là thằng bé cũng muốn mua hoa để tặng cho mẹ của nó nhân ngày lễ tạ ơn...
     Davis bảo thằng bé  " Cháu muốn mua bó hoa nào thì cứ nói .. nếu thiếu tiền thì chú  sẽ  cho phần còn  thiếu .."  Thằng bé  mừng  rở  chọn ngay một bó hoa  va ` cám ơn  Davis  rối rít ...
     Vì cảm kích tấm lòng của thằng bé ...Davis  muốn  đưa nó về  nhà ....Anh chở thằng bé về nhà  của nó nhưng thằng bé lại chỉ về hướng khác ...Nó bảo anh chở nó về   một nghĩa trang ở cách đó không xa lắm ...
      Davis  vô  cùng ngạc nhiên  và  cảm động khi nhìn thấy thằng bé ôm bó  hoa và quỳ xuống trước một nấm mộ mà cỏ được  cắt xén  khá tươm tất ..Nó đặt  bó hoa  trước tấm mộ bia của mẹ nó  ..và nó quay lại  nói cùng Davis  : " Mẹ của cháu  mất được hơn một năm rồi ..."..
     Ngẹn ngào và cảm phục trước tấm lòng của thằng bé ..Davis không cầm được nước mắt ....
     Davis  gọi về  văn phòng của mình và anh  xin  đời lại ngày hẹn vào tuần sau ..Anh mua lấy bó hoa đẹp nhất , anh lái xe về  thăm mẹ  trong ngày hôm ấy ..anh quyết định gặp mẹ anh vì anh nghĩ rằng    anh còn mẹ , anh còn hạnh phúc và may mắn hơn thằng bé ....
     Trên  con đường về thăm mẹ của anh trong ngày lễ tạ ơn ..Hình ảnh của thằng bé ôm bó hoa đặt bên cạnh mộ bia của mẹ nó  làm Davis  càng thấy yêu quí mẹ anh nhiều hơn ...

         Cầu nguyện ơn trên ban phước lành đến các  bà Mẹ  của tất cả những anh , chị và các bạn còn bên cạnh mình những người Mẹ kính yêu...
        
         NHK.
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #16 - 15. May 2006 , 05:08
 
Mien_Du_Dalat wrote on 14. May 2006 , 22:00:
uhm! chúng tim đen Shocked Shocked Shocked
MD nói thiệt hồi đó tại mình còn nhỏ xíu hổng biết gì! chỉ hay nghịch ngợm hổng có để ý tới bọn con trai! bọn con gái cứ xúm lại xỉa xói " nếu mi mờ để ỔNG gặp là mi bị tội đó!" ??? ??? ??? làm con nhỏ sợ tội muốn chớt! Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
uhm! bi chừ nghĩ lại "tội gì chứ ??? ỔNG đi tìm mình mờ, mình có tìm ỔNG đâu mờ nói mình có tội ??? ???Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
sau này nghe ỔNG cũng xuất tu, ý mờ hổng phải vì MD đâu nha!
MD chỉ có gặp một lần mà chạy muốn chớt! mấy lần sau thấy ỔNG đứng trên cửa sổ nhìn xuống, để cho MD tự do ăn trộm hoa..hii..hii.. hình như ỔNG nhốt chó lại, nên hổng nghe chó sủa..hii..hii..
Rồi có một lần nữa đi trại Lửa Hồng, được tổ chức tại Học Viện này, lúc đó lên lớp đệ Tứ, các học sinh của các trường trung học về tham dư. MD lại gặp...... nhưng là một Frere khác Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes ??? ??? ???
Undecided Undecided Undecided Undecided Undecided Undecided Undecided Undecided Undecided

 
Hahaha.... Bửa nay ỔNG mới có thì giờ đọc chuyện ăn chộm hoa hồng và ông Frere trẻ !!! Ai biểu gọi ông Frere là "ỔNG" làm tui tưởng nói tui chứ  ...so dzi nghen !!! Mà cũng là 1 kỷ niệm đẹp hồi xưa.... bị rách áo nhưng rất nhẹ nhàng và nhớ đời hỉ ??  Wink Wink Wink Grin Grin Grin Hèn chi có nhiều ổng xuất viện hổng thèm tu nửa  ... vì thấy tu thì lỗ lã wa' mà ... Grin Grin

Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #17 - 15. May 2006 , 16:12
 
Mien_Du_Dalat wrote on 14. May 2006 , 09:48:
ông Frere sắp ra làm Linh Mục,


Hihihi, khổ đời quá đi Miên Du à  Grin

Tu dòng Frère là khác mà tu để thành linh mục là khác hoàn toàn , chú không phải mấy Frère tu già rồi thành linh mục má ơi  Roll Eyes 
Trong d/d có nhiều người công giáo mà mấy bỮa rồi hỏng ai chịu vô giải thích dùm , làm phật tử phải nhào ra cải chính.   Undecided Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #18 - 15. May 2006 , 18:49
 
Quote:
Hihihi, khổ đời quá đi Miên Du à  Grin

Tu dòng Frère là khác mà tu để thành linh mục là khác hoàn toàn , chú không phải mấy Frère tu già rồi thành linh mục má ơi  Roll Eyes  
Trong d/d có nhiều người công giáo mà mấy bỮa rồi hỏng ai chịu vô giải thích dùm , làm phật tử phải nhào ra cải chính.   Undecided Grin


MY ui! kêu lớn lên, Cóc thiền là Tu xuất đó Cheesy Cheesy Cheesy
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #19 - 18. May 2006 , 00:35
 
Made In Việt Nam

Tiểu Tử

...

Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần :

- Có phải ông là bác sĩ Lee không ?

Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là " Lee ", nên ông được gọi là " ông Lee " ( Li ).

Ông ôn tồn trả lời nhiều lần :

- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.

- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu á đông không?

- Thưa cô phải.

- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không ?

Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực ! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn :

- Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì ?

Giọng cô gái như reo lên :

- Vậy là đúng rồi ! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng :

- Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì ?

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống :

- Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…

- Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.

- Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à.

- Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được !

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn :

- Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt :" Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không ?"

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp :

- Không có việc làm là chết, bác sĩ à…

Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn :

- Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin thông cảm.

- Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…

- Cám ơn bác sĩ. Cám ơn ! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.

- Xin lỗi. Cô tên gì ?

- Kim. K, I, M.

Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ :" Tội nghiệp ! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hâm he như vậy. Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó 'su' mình thì khổ ! "

...

Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu " punk " : quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát :

- Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không ?

Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc :" Không ! Không !". Rồi ông bước tránh qua một bên :" Mời cô !"

Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay :

- Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.

Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt :

- Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.

Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo.

Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên :

- Bác sĩ là người Việt Nam mà con cứ tưởng là người Tàu ! Tên " Lee " nghe Tàu trân !

- Ủa ! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ !

Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái " punk" hồi nãy nữa !

Ông đưa cho cô cái dĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói :

- Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.

Cô gái làm theo như cái máy.

Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa ( ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt ). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.

Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi :

- Cô bịnh làm sao ? Nói tôi nghe.

- Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt. Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ !

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :

- Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không ?

- Không. Dạ thưa không.

- Cô có hút thuốc không ?

- Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…

- Cô có xì ke ma túy gì không ? Nói thiệt tôi nghe.

- Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm !

- Cô le lưỡi tôi coi.

- Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.

Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều : gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc "punk", vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói :

- Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp :

- Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.

Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi :

- Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy ?

Cô gái cười khúc khích :

- Bác sĩ coi đi !

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm : Made In VietNam ! Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói :

- Cha…Bạo quá há !

Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im. Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ " Made In VietNam" nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn " Made In VietNam ", từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…

Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng " cám ơn ". Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi :" Tôi cũng made in VietNam đây !". Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ " Made In VietNam", xâm ở trong lòng…

Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim. Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó :

- Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana. Ảnh là thợ xâm…

- Ủa ! Rồi sao bây giờ cô ở đây ?

- Con theo ba má con dọn về Cali, ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.

- Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.

Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim :

- Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì ?

Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang :

- Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing , còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.

- Vậy rồi cô ở với ai ?

- Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.

- Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm ?

Giọng cô gái như nghẹn lại :

- Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp :

- Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: "Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả !"

Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại :

- Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…

Rồi nghẹn ngào :

- Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…

Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó !

Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết !

Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi :

- Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.

Tiếng " dạ " bỗng nghe như đầy nước mắt.



Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói :

- Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi.

Cô gái ngồi lên nói " cám ơn " mà đôi mắt vẫn còn mọng nước. Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng…

Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi :

- Bao nhiêu vậy, bác sĩ ?

- Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả.

- Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con…

- Cô yên tâm. Rồi mình tính.

Ông bác sĩ đưa dĩa  nữ trang :

- Cô đừng quên mấy thứ này.

Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi :

- Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ ?

- Tuần tới, cũng ngày này giờ này.

Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân :

- Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule.

Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ :

- Bớt hút thuốc đi, nghen ! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa.

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn :

- Tôi muốn nói với cô điều này…

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói :

- Mình là người Việt Nam, ăn mặc theo " punk " không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm ! Mình phải xứng đáng là Made In VietNam, chớ cô.

Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy !



*      *      *



Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ ( Orange County – Nam Cali ). Ông kể tiếp :

- Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì " punk " hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiane có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali. Cổ nói như mếu :" Ảnh có vợ rồi ". Tôi biết : như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm  vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào :

- Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.

- Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói :" Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà ".

- Sau đó cổ có đi học thiệt không ?

- Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.

- Cổ bây giờ ra sao rồi ?

- Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm !

- Mừng cho cổ, há !

- Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm. Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi :" Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không ? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…"

- Dễ thương quá !

- Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.

- Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há !

- Đã hết đâu ! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn giẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm !

Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười :

- Anh thấy không ? Cô ta mới đúng là " Made In VietNam " đó ! Còn nguyên chất, hè !

Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng :

- Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình "Made In VietNam ", không ?

- Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu " Made In USA " nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !

Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…
Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #20 - 18. May 2006 , 07:03
 
Quote:
Made In Việt Nam

Tiểu Tử

...



Kổm ơn SP Phu De cho mọi người đọc bài Made in Việt Nam này  ... Hay wa' nghen !!!  Wink Wink Grin Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #21 - 18. May 2006 , 08:54
 
Quote:
Kổm ơn SP Phu De cho mọi người đọc bài Made in Việt Nam này  ... Hay wa' nghen !!!  Wink Wink Grin Grin Grin


siu mờ cô gái này hên wa' nghen! gặp được ông bác sĩ thiệt tốt đó! hổng biết ổng ở đâu? hồi đó MD mới qua siu hổng tìm thấy ổng cà! chỉ gặp toàn "Made in xạo" hông hà! Shocked Shocked Shocked
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #22 - 18. May 2006 , 10:22
 
Mien_Du_Dalat wrote on 18. May 2006 , 08:54:
... hồi đó MD mới qua siu hổng tìm thấy ổng cà! chỉ gặp toàn "Made in xạo" hông hà! Shocked Shocked Shocked

Mai mốt mà có nói về mấy ông "Made In Xạo" thì cứ tự nhiên nói  ....  Tongue Tongue Nhưng làm ơn đừng có quote cái post của OTGH rồi nói  "Made In Xạo" , người ta hiểu lầm ỔNG xạo làm sao  ???  Sad Sad Sad Grin Grin  Hay là lần này cố tình quote đó để ai gặp OTGH cũng ....chạy trước !!! Chỉ còn có MD thui ha ... Wink Wink Wink Grin Grin Grin


Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #23 - 18. May 2006 , 13:57
 
Quote:
Mai mốt mà có nói về mấy ông "Made In Xạo" thì cứ tự nhiên nói  ....  Tongue Tongue Nhưng làm ơn đừng có quote cái post của OTGH rồi nói  "Made In Xạo" , người ta hiểu lầm ỔNG xạo làm sao  ???  Sad Sad Sad Grin Grin  Hay là lần này cố tình quote đó để ai gặp OTGH cũng ....chạy trước !!! Chỉ còn có MD thui ha ... Wink Wink Wink Grin Grin Grin




Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy
đâu đo' á! Grin Grin Grin Grin Grin Grin
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #24 - 19. May 2006 , 00:12
 
Nội

Tiểu Tử
                                                                                                                    

         ...
- Nội xuống kìa !                                              

         - Nội xuống ! Ê ! Nội xuống !

         - Nội xuống !

         Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngõ. Ngoài đó, tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.

         Trong buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nhìn tôi, im lặng.Tôi hiểu : bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai đứa lớn sẽ vượt biên ? Sáng sớm mai là đi rồi …

         Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết nhẹ :

         - Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.

         Khi vợ chồng tôi bước ra hiên nhà thì bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng. Bởi vì mỗi lần bà nội chúng nó từ Gò Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ ăn, bánh trái thịt thà… Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng nêm-nếm. Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa mất vào tay Việt Cộng… Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng « trưởng ban hậu cần »  hoặc chị «  nuôi » và lâu lâu hay trông có bà nội xuống. Và lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau : «  Nội mạnh hả Nội ? Nội có đem gì xuống ăn không Nội ? ». Mới đầu, tôi nghe chướng tai, nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên của chế độ xã hội chủ nghĩa, lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi !

          Con gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay cặp-kè với bà nó đi vào như hai người bạn. Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện. Nó thích bà nội ở điều đó và thường nói :  « Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện thôi ! ».Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực. Trái lại, bà nó cho đó là một thi vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà cười chảy nước mắt.

          Tôi hỏi má tôi :

          - Sao bữa nay xuống trưa vậy nội ?

          Vợ chồng tôi hay gọi má tôi bằng « nội » như các con. Nói theo tụi nó, riết rồi quen miệng. Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng « má » nhưng sao vẫn không nghe đầm-ấm nồng-nàn bằng tiếng « nội » của các con. Hồi cha tôi còn sống, tụi nhỏ còn gọi rõ ra « ông nội » hay « bà nội ». Cha tôi mất đi, ít lâu sau, chúng nó chỉ còn dùng có tiếng « nội » ngắn gọn để gọi bà của chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy trìu mến.   

          Má tôi bước vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời :

          - Thôi đi mầy ơi !… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch ! Tao lên xe hồi sáng chớ bộ. Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu !

          Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng :

          - Đi buôn lậu cái gì mà chỉ có một lon mở nước ? Ai đó nghĩ coi ! Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu gì mà ngu dại vậy hổng biết !

          - Ủa ? Rồi làm sao nội đi được ? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội ? Con gái lớn tôi chen vào.

          - Dễ hôn ! Nội đâu có để cho tụi nó « ăn » lon mỡ, con ! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.

          Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe :

          - Cái rồi … cứ dan ca riết làm nội phát ghét, nội đổ lì, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu thì giải.

          Nghe đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi vì tụi nó từng nghe ông nội tụi nó kể những chuyện « gan cùng mình » của bà nội hồi xưa khi cùng chồng vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành phố sau này, trước hiệp định Genève…

          Con út nóng nảy giục :

          - Rồi sao nữa nội ?

          - Cái rồi… lối mười một mười hai giờ gì đó nội hổng biết nữa. Ờ… cở đứng bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang. Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng chắc nó nhìn thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi : « Ũa ? Bà Tám đi đâu mà ngồi đó vậy ? » Nội nhìn ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha-La, tụi bây không biết đâu. Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe. Nó cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe thì đã trưa trờ rồi… Ti ! Kiếm cây quạt cho nội, con !   

...

          Ti là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh thành hình rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong .Má tôi đem từ Gò Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói : « Nội thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống cho tụi con xài. Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách ».

          Con út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói : tối nay nó có « bạn » ngủ chung để kể chuyện ! Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra :

          - Nội ăn gì chưa nội ?

          - Khỏi lo ! Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể gì không cái đã.      

          Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nhìn theo má tôi mà bỗng nghe lòng dào dạc. Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có gì thay đổi. Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may : miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy. Mấy đứa nhỏ hay đùa : « Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội ? » Má tôi cười : « Ậy ! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây ». Những thứ gì không biết, chớ thấy má tôi còn cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây !

          Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở Gò Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó. Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái. Thật ra, tại vì má tôi không thích ở Sài Gòn, mặc dù rất thương mấy đứa cháu. Hồi còn ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích - dạo đó, Việt cộng hay bắn hỏa tiễn vào Gò Dầu về đêm – má tôi thường chắc lưỡi nói : « Thiệt… không biết cái xứ gì mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm gì ráo ». Cái « xứ » Sàigòn, đối với má tôi, nó « tù chân tù tay » lắm, trong lúc ở Gò Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng rãi, cây trái xum xuê, và dù đã cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốt xách dao ra làm vườn, làm cỏ. Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần. Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ. Cho nên, dù ở một mình trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh. Lâu lâu nhớ bầy con tôi thì xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là « đi đổi gió » ! 

          Mấy năm sau ngày mất nước, cuộc sống của gia đình tôi càng ngày càng bẩn chật. Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang « cái gì để ăn » cho chúng nó. Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù gì tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm còn má tôi thì tuổi đã về chiều. Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên nhà nước xã hội chủ nghĩa với lương kỹ sư « bật hai trên sáu », tôi đã không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đình tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi còn thơ ấu ! Thật là một « cuộc đổi đời » ( Việt Cộng thường rêu rao : « Cách mạng là một cuộc đổi đời » ). Nhưng cuộc đổi đời của mẹ con tôi thì thật là vừa chua cay vừa hài hước !

          Lắm khi tôi tự hỏi : « Rồi sẽ đi đến đâu ? ». Bấy giờ tôi đã trở thành « trưởng ban văn nghệ » của cơ quan, một lối đi « ngang » mà nhờ đó tôi còn được ở lại với sở cũ. Bởi vì mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp chánh của tôi, nhà nước cách mạng cho là vô dụng, không « đạt yêu cầu ». Thành ra, tối ngày tôi chỉ lo cho đoàn « nghiệp dư » của cơ quan tập dượt hát múa. Thật là hề. Còn về phần các con tôi, tương lai gần nhứt là đi đánh giặc Kampuchia, tương lai xa hơn thì thật là mù mịt !

          Trong lúc tôi không có lối thoát thì một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người. Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đã được chọn. Phần vì sợ đổ bể, phần vì sợ má tôi lo. Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến. Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, « vượt biên » là đi vào miền vô định…

          Theo chương trình thì sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đò xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó. Tôi thắc mắc hỏi : « Tổ chức gì mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội? ». Bạn tôi cười : « Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi Việt Cộng cũng vậy. Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn gì hết. Hiểu chưa ? »

          Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói gì hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ. Như vậy là chúng nó sẽ hiểu. Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay. Chừng đó thì « sự đã rồi »…

          Bây giờ thì má tôi đã có mặt ở đây, giấu cũng không được .Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây ? Và nói làm sao đây ? Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không còn con đường nào khác ? Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tròn đạo hiếu chỉ vì lo tương lai cho các con ? Liệu má tôi… liệu má tôi… Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở đâu câu trả lời…

          Tôi ngồi xuống thềm nhà, nhìn ra sân. Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày xưa đã bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai mì, một ít khoai lan, vài hàng bắp. Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có. Cho nó giống với người ta, bởi vì nhà nào cũng phải « tăng gia » cho đúng « đường lối của nhà nước » . Thật ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, thì cũng không đủ cho bầy con tôi « nhét kẻ răng » ! Vậy mà tên công an phường, trong một dịp ghé thăm, đã tấm tắc khen : « Anh chị công tác tốt đấy chứ. Tăng gia khá nhất khu phố đấy ! Các cháu tha hồ mà ăn ». Anh ta không biết rằng mấy nhà hàng xóm của tôi, muốn « tăng gia », họ đã phải đào cả sân xi-măng hoặc sân lót gạch, thì lấy gì để « làm tốt » ?

          Khi tôi trở vào nhà thì con út đang gãi lưng cho nội. Nó vén áo túi nội lên đến vai, để lộ cái lưng gầy nhom, cong cong và hai cái vú teo nhách. Tôi tự hỏi : « Lạ quá ! Chỉ có mình mình bú hồi đó mà sao làm teo vú nội đến như vậy được ? ». Rồi tôi bồi hồi cảm động khi nghĩ rằng chính hai cái núm đen đó đã nuôi tôi lớn lên với dòng sữa ấm, vậy mà chẳng bao giờ nghe má tôi kể lể công lao. Tôi cảm thấy thương má tôi vô cùng. Tôi len lén từ phía sau lòn tay măn vú má tôi một cái. Má tôi giựt mình, rút cổ lại :

          - Đừng ! Nhột !Thằng chơi dại mậy !

          Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên :

          - Má ơi ! Coi ba măn vú nội nè !

          Tôi cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới lên ba lên năm…Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đã quên mất rằng má tôi đã gần tám mươi mà tôi thì trên đầu đã hai thứ tóc ! Và cũng quên mất rằng từ ngày mai trở đi, có thể  tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại má tôi nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội gãi lưng như hôm nay…

          Chiều hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm tất, đầy đủ món ăn như khi xưa. Có gà nấu canh chua lá giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà hình như chỉ ở miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà. Bà thường nói : « Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon ». Mà thật vậy. Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi hành… Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng. Nằm cạnh tô canh chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hãy còn sôi kêu lụp-bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo, bỡi vì trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắt xuống, bà nội có cho vào một muỗng mỡ nước gọi là « để cho nó dằn » ! Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của miếng cá lên gấp bội. Ngoài hai món chánh ra, còn một dĩa măng luộc, tuy là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngã màu vàng sậm thật là đậm đà…

          Sau khi và vài miếng, vợ tôi nhìn tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi :

          - Bộ cay hả ?

          Vợ tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra nhà sau. Tôi hiểu. Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia đình còn xum họp bên nhau. Rồi sẽ không còn bữa cơm nào như vầy nữa. Gia đình sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết ? Còn những người ở lại, ai biết sẽ còn tan tác đến đâu ? Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia lịa như mình đang đói lắm. Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống một cái gì đang trạo trực từ dưới dâng lên. Mắt tôi nhìn đồ ăn, nhìn chén cơm, nhìn đôi đũa, để khỏi phải nhìn má tôi hay nhìn bầy con, ngần đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh viễn không còn thấy lại nữa. Trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh người đang hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đã cứng đơ mắt đã dại, vậy mà họ vẫn nhìn nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt thở. Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước vào một cõi u-minh nào đó, một cõi thật mơ hồ mà mình không hình dung được, không chủ động được !   

          Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái :

          - Nè ! Ngon lắm ! Ăn đi ! Để rồi mai mốt hổng chắc gì có mà ăn !

          Ý má tôi muốn nói rằng ở với Việt Cộng riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ khan hiếm như các loại cá khác. Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má tôi nói lại có ý nghĩa của lời tống biệt. Nó giống như : ”Má cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con ! Ăn cho ngon đi con !”. Tôi ngậm miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được. Nếu không có mặt bầy con tôi, có lẽ tôi đã cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự do, khóc thật lớn, để vơi bớt nỗi thống khổ đã dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay… Đằng này, tôi không làm như vậy được. Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm thấy như nó thật đầy xương xóc !

          Má tôi nhìn tôi ngạc nhiên :

          - Ủa ? Mày cũng bị cay nữa sao ?

          Rồi bà chồm tới nhìn vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên :

          - Đâu có cay, nội.

          - Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hai ?

          - Chắc ba má bị gì chớ cay đâu mà cay.

          - Con ăn được mà nội. Có cay đâu ?

          Các con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó nằm trong đáy lòng. Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt !

          Tôi đặt chuyện, nói tránh đi :

          - Hổm rày nóng trong mình, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái gì mặn nó rát.

          Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống. Miếng cơm trong miệng nghe như là sạng sỏi, nuốt không trôi…

          Sau bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện trò. Thỉnh thoảng nghe cười vang trong đó. Chen trong tiếng cười trong trẻo của các con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, vì sợ văng cốt trầu. Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không ? Tội nghiệp bầy con, tội nghiệp nội… Ngoài phòng khách, tôi đi tới đi lui suy nghĩ đắn đo. Vợ tôi còn lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây cũng không giúp gì tôi được với tâm sự rối bời như mớ bòng bong. Tôi bèn vào buồng ngủ, trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không còn giường tủ gì hết- rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên tráng mà thở dài…

          Thời gian đi qua… Trăng đã lên nên tôi thấy cửa sổ được vẽ những lằn ngang song song trắng đục. Trong phòng bóng tối cũng lợt đi. Không còn nghe tiếng cười nói ở phòng bên và tôi nghĩ chắc đêm nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài phòng khách, để trằng trọc suốt đêm chờ sáng.

          Bỗng cửa phòng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nhìn thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ :

          - Ba con Ti ngủ chưa vậy ?

          Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe :

          - Dạ chưa, má.

          Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi mò mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên mình tôi, nói :

          - Coi bộ nực hả mậy ?

          - Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.

          Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại hình ảnh tôi và thằng con trai hè hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:

          - Tụi bây còn gì để bán nữa hông ?

          - Dạ…

          Tôi không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ còn lại cái sườn, không ai chịu chở đi. Trong nhà bây giờ chỉ còn bộ bàn ăn, cái tủ thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm gãy gọng”. Ngoài ra, trên tường có chân dung “Bác Hồ” dệt bằng lụa và nhiều “bằng khen”,”bằng lao động tiên tiến”… những thứ mà nhà nào cũng có hết, cho, chưa chắc gì có ai thèm lấy ! Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi : ”Ba tự hào đã giữ tròn liêm sỉ từ mấy chục năm nay. Bây giờ, đổi lấy cái gì ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua. Sao ba thấy thương các con và tội cho ba quá !”. Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề “Bán cái liêm sỉ, loại chánh cống. Bảo đảm đã hai mươi năm chưa sứt mẻ”. Thật là khùng nhưng cũng thật là chua chát !

          Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:

          - Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à ? Tao thấy bầy tụi bây càng ngày càng trõm lơ, còn mầy thì cứ làm thinh tao rầu hết sức.

          Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định :

          - Tao xuống kỳ này, cốt ý là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao. Lo cho bầy con mầy kìa. Chớ đừng vì tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó. Mầy liệu mà đi, đi ! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi ! Ở đây riết rồi chết cả chùm. Không chết trận trên Miên thì cũng chết khùng chết đói. Thà tụi bây đi để tao còn thấy chút đỉnh gì hy vọng mà sống thêm vài năm nữa. Mày hiểu hôn ?

          Nghe má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói với má tôi thì bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật xúc động với hình ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng ! Thật là ngược đời : có người mẹ nào lại muốn xa con ? Chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy !

          Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ :

          - Má à ! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.

          Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói :

          - Vậy hà…

          Tôi nghe có cái gì nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói :

          - Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề gì xin má thương tụi nó …

          Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi òa lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi dỗ về tôi để tôi nín khóc.

          Một lúc sau, má tôi nói :

          - Thôi ngủ đi, để mai còn dậy sớm.

          Rồi bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh sáng vàng vọt rung rinh lòn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn cầy trên bàn thờ. Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ đang cầu nguyện ngoài đó.

Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…

          Năm giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đã sẵn sàng, mỗi đứa một túi nhỏ quần áo. Chúng nó không có vẻ gì ngạc nhiên hay xúc động hết. Có lẽ mẹ tụi nó đã gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh. Nước mắt đêm qua đã giúp tôi lấy lại quân bình. Thật là mầu nhiệm !

          Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.

Tôi chỉ nói có mấy tiếng :

          - Con đi nghe má !

          Rồi bước ra khỏi cổng.



-oOo-



           Lần đó, tôi đi thoát.

          Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một mình.

          Mấy ngày đầu gặp lại nhau, vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết chuyện này bắt qua chuyện nọ. Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.

          Tụi nó kể :

          “Ba đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con trốn trong buồng, để một mình nội ra. Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây Ninh rước ông Tư xuống bởi vì trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi bời, tới nay sao không thấy tin tức gì hết, không biết ba còn sống hay chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi-mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa”.

          Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục : “Nội hay thiệt !”.

          Nghe kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động. Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ không phải giả khóc như các con tôi nghĩ. Bởi vì, trong hai trường hợp dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y hệt. “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng tâm tư của má tôi. Bề ngoài má tôi làm ra vẻ bình tĩnh để an lòng con dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện cho các cán bộ, nó đã có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…

         “Rồi sau đó -tụi con tôi kể tiếp- nội ở lại nhà mình để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng xóm và chánh quyền địa phương, chớ má thì ngày nào cũng đi chùa, còn tụi con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám. Lâu lâu, nội về Gò Dầu bán đồ rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con. Thấy nội già mà lên lên xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội còn mạnh lắm, nội còn sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo ông theo bà !”.

          Tôi biết : má tôi là cây cau già - quá già, quá cỗi - nhưng vẫn cố bám lấy đất chỉ vì trên thân cây còn mấy dây trầu… Hình ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi mà Việt Cộng đã cướp mất. Cái quê hương mà trên đó tôi không còn quyền sống như ý mình muốn, phát biểu những gì mình nghĩ, ca tụng những gì mình thích. Ở đó, ở quê hương tôi, tôi còn bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đã cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà còn chút gì hy vọng sống thêm vài ba năm nữa ! Bây giờ, vợ con tôi cũng đã đi hết. Má tôi còn lại một mình. Thân cây cau giờ đã nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết ! Má ơi ! Con biết : cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non …

          Theo lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đã tới Mã Lai bình yên, cả nhà tưng bừng như hội. Tụi nó nói : “Nội vội vàng vào mặc áo rồi quì trước bàn thờ Phật gõ chuông liên hồi. Đã giấu không cho ai biết mà nội gõ chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm !”

         “Mấy hôm sau, bỗng có công-an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào cũng có chuyện gì đó cho nên nội có hơi lo. Thấy dạng tên công an ngoài ngõ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an. Sau đó, nội cũng kể chuyện ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đã chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”

          Mấy con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi còn sống, sống mà vĩnh viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa thì cũng giống như là tôi đã chết.

        “ Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi vì má buồn rầu đã bỏ nhà đi mất. Nghe vậy, tên công an vội vàng an ủi :

          - Bà cụ đừng có lo ! Rồi chúng cháu sẽ đem bà cụ về ở với chúng cháu. Cứ yên chí !”. Sau khi tên công an ra về, nội vào buồng kể lại chuyện đó cho tụi con nghe, rồi nói : “Nội nghe thằng công an đòi đưa nội về nuôi mà nội muốn xỉu luôn ! Không phải vì cảm động mà vì sợ ! Ở với tụi nó, thà chết sướng hơn !”

          Vợ con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay đầy nhà. Lúc mẹ con nó quì xuống lạy má tôi để giả biệt -hay đúng ra để vĩnh biệt- tất cả mọi người đều khóc. Đó là lần cuối cùng mà má tôi khóc với bầy cháu nội. Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần tìm hiểu tại sao mình khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc thân thể gầy còm càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu mà Trời ban cho con người để nói lên tiếng nói đầy câm lặng.

          Bầy bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngõ. Tôi hình dung thấy những cặp mắt thơ ngây mọng đỏ nhìn các con tôi đi mà nửa hồn tê-dại, không biết thương cho bạn mình đi hay thương cho thân phận mình, người ở lại với đầy chua xót…

          Mấy con tôi nói : ”Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gõ chuông cầu nguyện”.



-oOo-



         Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.

          Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nhìn biển cả…

...


Tiểu Tử
Back to top
 
 
IP Logged
 
DongVan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 270
KHÓM XẢ VƯỜN SAU   Re: Truyện ngắn
Reply #25 - 28. May 2006 , 04:03
 
KHÓM XẢ VƯỜN SAU   


Đồng Văn


Dẫy nhà bốn căn , nóc bằng , tường sơn màu hồng ; cũ lắm rồi. Nhiều chỗ đã tróc sơn , phô ra cái màu xám đen của áo hồ.

Men theo con đường mòn , vài ngọn cỏ xanh đang vươn mình trổi dậy , sau nhiều ngày của mùa đông , chúng gan lì chịu đựng ,ẩn núp dưới lớp đất khô cằn của những dấu chân người.

Theo lời chỉ dẫn của Bằng , Luận vòng ra phía đằng sau của dẫy nhà , thì trông thấy Hùng đang lom khom bên cụm xả sát chân cái hàng rào gỗ , nhiều chỗ đã xô lệch ngả nghiêng.

Nắng đã ấm , mùa xuân thật sự đã trở về. bởi những lá xả non , xanh màu lá mạ , vừa đâm chồi lên , nổi bật bên những chiếc lá già, đã tàn úa , khô héo , gẫy gập quấn quanh trong một bụi xả khá lớn.

Hùng là chồng của chị Thuỷ, người chị bà con rất xa của Luận. Xa đến nỗi chính Luận cũng không biết đã có những liên hệ gia tộc như thế nào. Chỉ nhớ khi còn bé , Luận có được ba dẫn đến thăm hai bác ( cha mẹ của chị Thuỷ ) một vài lần. Những lần đó Luận rất thích , vì nhà hai bác giầu , giầu lắm. Cho Luận tha hồ là bánh kẹo , có cả nho táo , là những loại trái cây đắt giá mà gia đình Luận chưa bao giờ có , nhưng kể từ khi ba Luận mất , tính ra cũng cả chục năm rồi , thì Luận không còn đến thăm hai bác nữa.

Nhưng sang đây cuộc sống tha hương , khi liên lạc được với nhau , một chút tình thân là quí." Giọt máu đào , hơn ao nước lã ". Như chiếc lá xả già úa kia , đã rã rời nhàu nát còn cố quấn lấy gốc cây quanh bụi , để giữ một chút hơi ấm , cho những lá non đâm chồi xanh tươi.

Nghe có tiếng chân người , Hùng ngẩng đầu lên , trông thấy Luận , cất tiếng reo :
- Kìa cậu Luận , cậu mới xuống , Mợ và các cháu xuống cả chứ ?
Luận bước những bước dài hơn , đến bên Hùng với cái bắt tay xiết chặt
- Thưa vâng , anh chị cho gọi xuống nguyện giỗ cho hai bác , chúng em nào dám từ. Anh đang làm gì đây ?
Hùng đưa tay chỉ những ngọn húng nhũi , vừa mới chui ra khỏi đất , bên chân tường , những ngọn húng thật mập , có màu tía , dính một vài chiếc lá quăn quăn nhỏ xíu , trông như những con giun. Những con giun đang vươn mình trong nắng ấm , của một buổi sáng , những con giun đã chui ra khỏi đất vì cơn mưa rào ngập nước đêm qua
- Nhà này họ mới dọn đi , anh sang hái lấy ít rau thơm kẻo uổng , lại thấy bụi xả tốt quá , đánh mang về trồng cậu ạ. Cậu đã vào nhà chưa ?
- Em đưa nhà em với các cháu đến chào chị rồi , cả anh chị An nữa . Hỏi anh cháu Bằng mới chỉ em qua đây. Bây giờ họ đang ở cả bên nhà , thật vui vẻ hết sức. Ngày cuối năm , em thấy anh chị tổ chức nguyện giỗ như thế này , thật là hay lắm . Trước là nhớ đến ông bà , tổ tiên theo phong tục cổ truyền của chúng mình , sau là dịp gặp gỡ nhau. Cả năm rồi , mọi người đều bận công việc , vất vả với đời sống. Khó lắm mới có dịp gặp nhau đông đủ ý nghĩa như thế này anh nhỉ !
Bỗng dưng Hùng buông tiếng thở dài. Đưa mắt nhìn quanh như sợ có ai dòm ngó hai người đang đứng nói chuyện. Mặc dù biết chẳng có ai , Hùng cũng nhỏ giọng hẳn xuống , chỉ mình Luận nghe được mà thôi
- Buồn quá cậu luận ạ , năm nay chúng tôi nào có muốn tổ chức gì. Tại chú dì An (An là em gái ruột của chị Thuỷ ). Nghỉ hè xuống chơi , khi xuống tới nơi họ mới cho chúng tôi biết là đã mời cậu mợ
Nghe Hùng nói , Luận chợt nhìn xuống khóm xả dưới chân. Một chút xót xa cho những chiếc lá già còn quấn quanh trong bụi , rồi chúng cũng bị đẩy ra xa , tan biến , Luận nói :
- Vâng hình như dạo này sức khoẻ của chị không được tốt phải không anh ?
Hùng vội đưa tay chận lại
- Không phải vậy , cháu Tâm nó chết rồi cậu Luận ạ
Luận như không tin ở chính tai mình :
- Ai chết ! Anh nói gì vậy ?
Gương mặt Hùng méo xệch , hằn rõ nét thương tâm , đôi môi mấp máy , nói như đang khóc :
- Tâm. Cháu Tâm nó chết rồi nhưng chị muốn dấu cậu mợ
- Lạy Chúa tôi ! Tại sao lại xẩy ra chuyện đau thương như vậy ?
Hùng lại thở dài :
- Cháu nó chết trong đêm Noel , cháu nó dại dột quá cậu ạ
Qua phút bàng hoàng và xúc động khi nghe tin đứa cháu gái đã mất , Luận cất tiếng hỏi Hùng như trách móc :
- Cháu chết như thế nào ? Tại sao anh chị lại phải dấu chúng em ?
Với giọng nói đầy xúc động , vì phải nhắc lại chuyện buồn của đứa con gái, mà vợ chồng Hùng rất thương yêu. Hơn nữa Hùng muốn thật thấp giọng , để ngoài Luận ra không còn ai nghe được Hùng thiều thào như tiếng gió kể :
- Nó yêu quá cậu ạ ,nó yêu một anh con trai học trên nó ba lớp , anh ấy tên Sơn , năm vừa rồi Sơn đã ra trường va có việc ở trên " Lốt " , cho gần nhà của Sơn. Khi anh ta còn học ở đây , cháu Tâm có dẫn Sơn về nhà chơi mấy lần , chuyện tình cảm của cháu chúng tôi hoàn toàn không cấm cản gì cả. Sơn cũng được , hiền lành. Chỉ ngặt một điều Sơn không phải là đạo Công Giáo. Sơn lại là con một , và chính vì vậy ông bà bố mẹ của Sơn tỏ ý không muốn Sơn theo đạo
Chiều hôm thứ sáu , cháu Tâm nó xin phép nhà tôi được lên trên " Lốt " để cùng Sơn đi lễ nửa đêm. Thấy trời lạnh và mưa gió , nhà tôi không bằng lòng , nhưng nó cứ kèo nài đòi đi , đâu nhà tôi có mắng nó mấy câu. Sau đó nó vẫn lái xe ra đi. Tuổi trẻ bên này cậu biết đấy , khuyên bảo chúng nghe lọt lỗ tai thì tốt , bằng không phải chịu vậy
Đêm Noel nó muốn dành cho Sơn một sự ngạc nhiên , nó đi lên đó mà không gọi điện thoại trước , khi lên tới trên ấy gia đình nhà Sơn đang có khách. Khách là hai ông bà bạn của cha mẹ Sơn , lại có mang theo một cô con gái cũng tầng tuổi cháu Tâm. Theo lời kể lại của Sơn , thì người con gái ấy chính là người mà mẹ Sơn muốn giới thiệu cho Sơn , khi Tâm nó biết vậy , nó giận hờn rồi bỏ về
Cậu ạ , đêm ấy chúng tôi đợi cơm không thấy cháu về , đợi hết ngày thứ bảy , thì cảnh sát báo tin cho chúng tôi cháu đã chết , đấy cậu thấy có đau lòng không ?
Sợ Hùng vì quá xúc động mà ngưng câu chuyện , Luận vội dục :
- Nhưng tại sao mà cháu chết ?
- Theo như lời kể của cảnh sát , khi họ phát giác ra xe của cháu đậu bên lề freeway. Cháu đã chết , bình an như ngủ , bên mình của cháu trên nệm xe còn lại một hộp thuốc nhức đầu , đã uống hết. Theo sự điều tra của họ và khám nghiệm của bác sĩ , họ đã quả quyết cháu đã chết vì hộp thuốc đó : Cháu tự tử

Luận thở dài chán nản , pha chút bàng hoàng như vừa trải qua một cơn ác mộng
Hùng đặt tay lên vài Luận
- Cậu ạ , cháu quá điên rồ , dại dột. Chúng tôi thương yêu cháu lắm.Nhưng dù sao cháu nó cũng đã chết rồi , chuyện còn lại là phải lo cho những người còn sống. Hôm đưa xác cháu về. Chúng tôi có vào trình cha , xin cha làm phép xác và theo chân cháu ra huyệt cho đủ nghi thức Công Giáo. Giữa cha và chúng tôi tương đối cũng là chỗ quen biết , thế mà cha không nhận lời. Cha nói - " Con người này đã cướp đoạt quyền năng của Thiên Chúa , đã tự ý bán linh hồn cho ma quỷ. " Cha từ chối và đã không làm bất cứ một nghi thức nào về tôn giáo cho cháu. Chính vì vậy nhà tôi buồn lắm , nửa vì thương con , nửa sợ tiếng đến thiên hạ chê cười , nên nhà tôi đã quyết định dấu hết mọi người. Ngoại trừ chú dì An
Hôm mang xác cháu ra nghĩa địa theo quan tài chỉ có bảy người , đi chôn con mà như đi chạy trốn , cậu thấy có đau lòng không ! Vì quá thương con , thêm phần tủi hổ , mà không thể chia sẻ cùng ai , hơn hai tháng nay nhà tôi đêm nào cũng nằm khóc . Rồi lại nữa đâm giận cả cha , ý chừng như muốn bỏ cả đạo , từ hôm đó đến nay không còn kinh hạt hay đến nhà thờ nữa cậu ạ. Cả thằng Bảo , thấy mẹ và em nó như vậy , nó cũng đâm ra điên khùng , ở nhà cứ mở miệng là nó nói xấu nói hành đến cha , thành ra bây giờ gia đình tôi buồn lắm , Cậu nghĩ tôi phải làm sao bây giờ ?
Luận đưa tay nắm chặt lấy bàn tay của Hùng , như cố tình chia đến Hùng chút nghị lực , sẻ bớt chút thương đau trong lòng :
- Quả thật em không hề biết gia đình anh chị lại phải gánh chịu những nỗi đau buồn như thế , Ngay bây giờ em cũng chẳng biết phải làm sao , nói gì để có thể an ủi , san sẻ những đau thương ấy cùng chị , nhưng theo em , phải làm bằng cách nào đó cho chị có thể nói ra những uất ức trong lòng , thi những buồn đau kia cũng sẽ vơi đi rất nhiều
Hùng gật đầu đồng ý :
- Tôi cũng nghĩ như cậu. Nhưng mà này cậu ạ , cho tới giờ này chị cũng vẫn chưa muốn cho cậu mợ biết chuyện của cháu. Tôi xin cậu giữ kín chuyện tôi vừa nói với cậu đấy nhé ,đừng cho mợ biết và cũng đừng hỏi gì về cháu Tâm , vì cứ hỏi đến cháu thì thể nào chị cũng khóc , cũng la lối và như thế sẽ làm mất vui đi buổi họp mặt cuối năm
-Thưa anh , em xin vâng lời

Hùng lấy chân đạp mạnh lên lưỡi xẻng cắm ngập sâu xuống mặt đất , rồi bẩy bung khóm xả lên. Hùng lấy khóm xả bỏ vào cái chậu nhựa màu đen , loại chậu người ta thường ương cây kiểng để bán , hay những bồng hoa cúc , hoa hồng
- Thôi chúng ta về

Luận bê dùm khóm xả ,còn Hùng đập mạnh lưỡi xẻng xuống đám cỏ cho rớt hết những đất ướt còn dính trên lưỡi , xong hai người men theo lối cũ ra về. Tới nhà hai người vòng ra sân sau. Luận cất tiếng hỏi Hùng hơi to , như muốn báo cho mọi người trong nhà biết hai người đã về tới:
- Bây giờ anh tính trồng nó ở đâu đây?
Hùng đưa mắt đảo quanh mảnh vườn , cái vuông đất chỉ to bằng một tấm chiếu, kể ra thì cũng đã kín , nào ớt , ngò , húng quế , húng nhũi , rau răm....
Hùng đưa tay chỉ cái gốc cây , gốc cây soan già đã chết lâu năm. Người ta cưa ngang thân của nó , chỉ còn chừa lại cái gốc , tính từ mặt đất , nó còn chiều cao của một cái ghế đẩu , chính trên gốc cây này , lần trước Luận xuống thăm , Tâm còn ngồi ở đó hát cho cậu nghe những bài hát của quê hương
- Cậu bỏ đây cho tôi , mai tính sau , thôi vào nhà cậu ạ
Luận bỏ chậu xả trên gốc cay soan , rồi theo Hùng vào nhà

Gieo mình xuống chiếc ghế salon cũ , nệm đã sờn rách nhiều chỗ. Đầu óc Luận nặng chịch như đang lên cơn sốt nặng...

Khi các món ăn đã xong , tất cả mọi người kéo nhau lên phòng khách , đọc kinh nguyện giỗ , sau đó thì nhập tiệc. Mọi người ăn uống , nói cười vui vẻ.Ở đây đã thấy cái không khí của ngày Tết , cái không khí đoàn tụ , hợp quần của một đại gia đình. Như thói quen , sau khi tiệc xong. Trời cũng đã chiều, Luận , Hùng , Thi chồng của chị An và Văn một người khách thân của gia đình Hùng. Đủ bốn tay , họ rủ nhau chơi đánh phé mua vui. mấy người đàn bà thì ngồi nói chuyện mua sắm , lâu lâu lại đòi đứng sau lưng chồng coi tẩy ké , nếu có những ván bài to

Hôm nay người vui vẻ nhất có lẽ là An , vì An đang mang lại được niềm vui cho Thuỷ , đã tạo được cái sinh khí cho gia đình , mà đã từ lâu nó ủ rũ , đượm màu tang tóc. Trong khi đó Luận mãi bị ám ảnh đến cái chết của Tâm , lại thấy chị Thuỷ tiều tuỵ , già hẳn đi , thì lòng chàng càng thêm đau xót rối bời

Người đàn bà ấy đã chịu quá nhiều đau khổ. Từ một tiểu thư đài các , sống trong nhung lụa. Lớn lên lập gia đình vẫn được giầu sang. Rồi cảnh đổi đời sau năm 1975 , hai vợ chồng dẫn ba đứa con , chạy loạn sang đây với hai bàn tay trắng. Nhưng những điều đó không làm cho Thủy buồn. Chị vẫn giữ được nụ cười , nét trẻ trung của một người còn đang ham sống. Mặc dù ngày tám tiếng giam mình trong sở với giá lương căn bản bốn đô một giờ. Chiều về Thủy và chồng thường lái xe dạo quanh những chợ , những công xưởng , để lượm thùng giấy carton đem bán , có như thế mới tạm đủ tiêu dùng cho gia đình và cho ba đứa con đi học

Chính vì thế , ngoài một chút tình thân , máu mủ , Luận còn kính mến chị vì theo Luận , chị là người đàn bà đảm đang , dám xả thân để sống. Nhưng bây giờ thấy Thuỷ tàn héo như một loài cỏ úa của mùa đông , Luận đã không ngăn được tiếng thở dài. Đôi khi Thủy cũng cười , nhưng Luận biết chỉ là nụ cười gượng , cười như mếu , lắm lúc Luận nghĩ , phải chi Thủy khóc có lẽ làm cho Luận dễ chịu hơn

Ngồi đánh bài , mà đầu óc Luận ngổn ngang trăm mối , khiến cho Luận thua mấy ván liền. Ván bài ấy Thi thấu cáy vụng về , thế mà Luận chẳng thèm coi con tẩy ,vất bài vào đĩa ngang xương. Thu vợ của Luận đang ngồi sau lưng chồng liền nhéo chồng một cái thật đau. Mọi người nhìn thấy cảnh tượng đó liền phá lên cười. Thi pha trò :
- Ấy người ta bảo đen bạc thì đỏ tình , tại sao hôm nay cậu Luận lại đen cả hai thứ vậy nhỉ ?
An tiếp lời chồng
- Người ta nhéo yêu mà !
Sau câu nói của vợ chồng Thi , mọi người lại được trận cười vui vẻ. Luân đứng dậy quay qua bảo vợ :
- Em kéo dùm anh mấy ván nhé
Rồi Luận mở cửa bước ra sân sau , mọi người còn lại vẫn tiếp tục canh bài. Khoảng mười lăm phút sau vẫn không thấy Luận trở lại. Hùng hỏi Thu
- Cậu Luận đi đâu vậy mợ ?
Thu cũng đang mong chồng trở lại , vì Thu đã thua gần hết tiền láng , nghe Hùng hỏi , Thu liền đẩy ghế đứng dậy
- Em cũng không biết , để em ra xem
Thu chỉ hé cửa , đưa đầu ra nhìn quanh tìm chồng , bỗng dưng Thu hét lên thất thanh :
- Giêsu Maria lạy Chúa tôi !!
Rồi cánh cửa đóng sập lại theo tiếng hét của Thu. Mọi người còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì. Thì cánh cửa lại xịch mở , làm cho Thu co rúm người lại , gương mặt tái xanh vì sợ. Nhưng người mở cửa ấy chính là Luận
-Chuyện gì vậy ? Luận hỏi vợ
Thu vẫn chưa hoàn hồn thiều thào trong cơn sợ
- Ma !....Anh có thấy ma không ?
Luận không trả lời , dìu vợ trở lại chỗ ngồi rồi cất tiếng to hỏi Thuỷ :
- Chị Thuỷ cháu Tâm đâu rồi ?
Luận đưa ra câu hỏi bất ngờ , giữa lúc mọi người còn đang bàng hoàng , nhất là Thủy càng thêm bối rối , An liền đỡ lời cho chị :
- Cháu Tâm đi chơi chưa về
Luận chồm tới chụp lấy vai Hùng lắc mạnh , hét lớn :
- Anh Hùng , anh nói đi có phải cháu Tâm chết rồi không ?
Thật Hùng không ngờ , Hùng đã dặn kỹ Luận , thế mà Luận lại mang ra nói , còn Thu thì kinh ngạc tưởng chừng như chồng bị ma nhập
- Anh....
Không để ý tới tiếng gọi của vợ , Luận buông vai Hùng ra , đi đi , lại lại , bằng một giọng trầm trầm Luận nói :
- Tất cả mọi người trong căn nhà này , ai cũng dấu vợ chồng tôi , nhưng tôi đã biết , cháu Tâm đã chết ,vì tôi vừa gặp cháu ở đằng sau. Nhưng các người có biết không , tất cả đều lầm , một đứa con gái ngoan hiền như nó , thì tôi hỏi các người làm sao có thể tự tử
Ngưng một chút , Luận đưa mắt quan sát trên gương mặt từng người , tất cả đều im lặng , riêng Thuỷ , nước mắt ràn rụa , bờ vai đã rung lên theo tiếng nấc , Luận tiếp :
- Lúc nãy khi tôi vừa mở cửa ra sân sau , tôi thấy một người con gái , tóc dài , mặc áo trắng ngồi trên gốc soan già. Tưởng là mình bị hoa mắt bởi bóng tối ngoài sân. Nhưng khi định thần nhìn kỹ lại , thì tôi vẫn thấy bóng trắng đó ngồi nguyên đấy và nàng đang khóc. Biết là mình không nhìn lầm , nhưng làm gì có người con gái lại ngồi trong giữa bóng đêm , ngoài sương gió , chắc là ma. Nghĩ thế tôi liền đưa tay làm dấu thánh giá rồi hỏi :
- Người là ai ? Làm gì nơi đây ?
Tức thì vẳng theo hơi gió , có một giọng nói rất nhẹ nhàng và quen thuộc :
- Cháu là Tâm , cháu đã chết , nhưng từ ngày cháu chết đến nay hồn cháu vẫn lẩn quẩn nơi đây
- Vậy cháu muốn gì ? và tại sao cháu chết ?
- Đêm Noel cháu đi lên Los. để gặp Sơn , Sơn đã làm cháu giận quá , cháu lái xe về , đang ở trên freeway , bỗng dưng cháu thấy nhức đầu và chóng mặt , chứng bệnh này cháu đã bị khoảng ba tháng trước rồi , cứ những lần căng thẳng thì cháu bị như vậy. Bởi thế nên bên mình của cháu lúc nào cũng có hộp thuốc. Nghĩ rằng lái xe trong cơn bệnh như vậy không an toàn , nên cháu đã dừng lại bên lề lấy thuốc ra uống , đợi mười phút sau , cơn nhức đầu vẫn không bớt. Lúc đó cháu lại nghĩ đến ba mẹ đang đợi cháu ở nhà , nên cháu uống thêm hai viên nữa , đấy cũng là hai viên thuốc cuối cùng trong hộp , sau đó cháu như bị hôn mê , và vì trời lạnh quá nên cháu đã chết
Tiếng nói tới đó thì ngưng dành cho những tiếng nức nở , tôi vội hỏi tiếp :
- Thế cháu về đây làm gì ? có những uẩn khúc nào chăng , cháu muốn cậu giúp những gì ?
- Cái chết của cháu gây ra sự hiểu lầm cho mọi người , họ nghĩ cháu tự tử , làm mẹ cháu thương tâm và tủi nhục , anh Bảo cũng nghĩ thế mà giận cháu. Nhờ cậu nói lại với mẹ cháu rằng , cháu chết rất an lành , xin mẹ đừng buồn nữa . Nếu có nhớ đến cháu xin mọi người đọc kinh cầu nguyện cho cháu....
Khi cháu Tâm vừa nói tới đây thì cũng là lúc nhà tôi mở cửa bước ra và la hoảng lên. Tôi chợp mắt nhìn lại thì không thấy cháu nữa
Luận vừa kể xong thì Thuỷ òa lên khóc to , với một cử chỉ rất thành kính. Luận tiến lại thắp sáng lên hai ngọn nến , rồi nói với mọi người
- Xin mọi người hãy đọc cho cháu một kinh Vực Sâu. Nói xong Luận dưa tay làm dấu cất kinh , mọi người đều đọc theo , người đọc to nhất là tiếng của Thủy

Đêm ấy trên đường lái xe về nhà. Nhìn con đường sâu hun hút trong bóng đêm , nghĩ đến cái chết của Tâm bên lề đường. Thu quay sang nhìn chồng :
- Ghê quá anh nhỉ ?
Luận hỏi lại :
- Em nói cái gì ghê
- Chuyện cháu Tâm hiện về , anh không sợ sao ?
Luận lắc đầu :
- Không , còn em ?
- Còn phải hỏi. Lần đầu tiên em thấy ma đó
Nói xong Thu rùng mình, Thu vội ngồi sát lại cạnh chồng , Thu cảm thấy sợ cả cái bóng đen bên cửa kính
Đốt lên điếu thuốc , Luận chậm rãi hỏi Thu :
- Em cũng tin là có mà à ?
Thu gật đầu :
- Sao lại không , mắt thấy thì hỏi sao không tin cho được !
- Em thấy gì ?
- Thì một người áo trắng tóc dài như anh đã thấy vậy
Kéo một hơi thuốc dài , như sắp sếp lại cầu chuyện , Luận chậm rãi kể :
- Cái bóng trắng đó chính là gốc soan già đã mục , trải qua sương gió của mùa đông , thân gỗ đã mục rữa vì ẩm ướt , hôm nay chợt nắng ấm , xuân về rồi , trong lớp gỗ mục ấy có chứa mợt loại lân tinh , mà trong bóng đêm nó sáng lên một ánh sáng mờ màu bạc. Còn trông giống hình người con gái thì tại vì , trưa nay anh đã vô tình đặt trên đó một chậu xả , những lá xả già rũ héo tả tơi , có khác nào suối tóc một người con gái , phải không em !

Nghe lời giải thích của Luận rất hợp lý , Thu cảm thấy tạm yên tâm , nhưng khi nhìn ra cửa kính , bóng đêm vẫn dầy đặc , Thu rùng mình tự hỏi :
- Có thật chỉ là khóm xả trên gốc soan mục , hay Luận đã tìm một giải thích cho mình yên tâm


Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #26 - 29. May 2006 , 21:36
 
Hông ngờ anh Đồng Văn ngoài tài làm thơ có có khiếu viết truyện ngắn đầy kịch tính rất lôi cuốn nhen. Mong sẽ được đọc thêm các tác phẩm khác của anh.
ĐQ
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: KHÓM XẢ VƯỜN SAU   Truyện ngắn
Reply #27 - 30. May 2006 , 14:25
 
DongVan wrote on 28. May 2006 , 04:03:
KHÓM XẢ VƯỜN SAU  


Đồng Văn





Cám ơn anh ĐV nha. Những truyện của anh bao giờ cũng dẫn đến  một kết cuộc " có hậu ".

Mong được thưởng thức thêm những câu chuyện khác.

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #28 - 15. Jun 2006 , 10:05
 

...

Như Khói Như Sương


Chị ơi trong nắng hanh vàng cũ
Thấp thoáng màu xanh vạt áo dài
Tóc chị nhuộm hồng hoa phượng vĩ
Phượng của mùa thi, chị của ai ?


LTN


Tôi quen chị vào năm học lớp đệ tam. Hồi ấy tôi 17 và chị chắc cũng chỉ hơn tôi độ một hay hai tuổi là cùng. Một buổi sáng thầy giám học dẫn chị đến lớp và giới thiệu chị với chúng tôi
-Thầy giới thiệu với các em. Trò Nguyễn thị Hoàng Yến, kể từ ngày hôm nay sẽ là học sinh lớp đệ tam A1 của trường chúng ta.
Chị dáng nhỏ nhắn thanh tú, mái tóc dài thẳng tắp, đôâi mắt to đen, nước da trắng như miếng cùi dừa. Chị khép nép ôm cặp da trước ngực đầu hơi cúi xuống để tránh né những đôi mắt hóm hỉnh của bọn nam sinh chúng tôi.
Sau lời giới thiệu là một tràng pháo tay vang dội của toàn lớp học. Tiếp theo đó là những tiếng hít hà, chặc lưỡi, xầm xì, thật ồn ào. Giáo sư phụ trách lớp hình như cũng vui lây bởi cái không khí xôi động của tuổi trẻ. Ông cầm cái thước gõ lên bảng ra dấu im lặng một cách dịu dàng hơn so với những lần trước.
Chị được sắp ngồi ở bàn thứ ba, cuối cùng của nữ sinh. Tiếp giáp sau lưng chị trở đi là dẫy bàn của nam sinh. Lớp học tổng cộng 45 người nay có thêm chị là 46. Tất cả được chia làm ba dẫy. Nữ sinh được ngồi ở dẫy giữa. Tôi ngồi ở dẫy bên tay phải chị, và thấp hơn chị ba hàng ghế. Ở vị trí này tôi được nhìn thấy chị một cách rõ ràng và hợp lý nếu có ai nhìn tôi thì cũng tưởng tôi đang chăm chú nhìn lên bảng mà thôi. Vì thế cho nên tôi tha hồ chiêm ngưỡng chị mà không sợ bị ai bắt gặp.
Phải công nhận rằng khi nhìn chị với một góc độ nghiêng nghiêng chị giống như một bức tranh vẽ tuyệt vời. Trong trái tim mới lớn của tôi hình ảnh chị tràn ngập như cơn hồng thủy, nhất là lúc chị đăm chiêu nhìn theo viên phấn trắng đang múa may trong tay giáo sư trên bảng. Cái khoảng cách giữa tôi và chị xa vừa đủ cho tôi thấy được những sợi mi dài của chị chớp chớp trên cặp mắt to đen. Chị hơi móm nên nhìn nghiêng lại càng thêm duyên dáng.
Tôi là một nam sinh có lẽ nhỏ tuổi nhất so với các bạn, tánh tình nhút nhát. Chưa bao giờ tôi dám dơ tay phát biểu một vấn đề gì, ngoại trừ giáo sư chỉ định. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi tôi không thuộc loại học sinh giỏi, ít khi tham dự vào đám đông, và nhất là tự ti về giọng nói của mình.
Khi gia đình tôi di cư vào Nam thì ông cụ tôi lại chuyển về miền cố đô này, giọng Bắc của tôi thật lạc lõng giữa những tiếng líu lo như chim hót của các cô gái Huế. Tôi nhớ, có lần trong giờ giảng văn tôi được thầy giáo chỉ định đọc và phân tách một đoạn văn của nhà văn Nguyễn Tuân. Tôi hơi mất bình tĩnh nhưng cũng bắt đầu đọc. Những dòng chữ đang lướt dưới mắt tôi một cách êm ả, và lưỡi tôi cũng bắt đầu trôi chảy trong bài văn xuôi mà tôi đã nhiều lần đọc tại nhà, thì bỗng nhiên ở sau lưng tôi bỗng phát ra một giọng nói kỳ dị mà tôi cứ đinh ninh giống hệt như tôi:
- Nạy nhà bát cho nhà cháu xin điếu thuốc nào a. “bát”
Sau câu nói cả lớp ồ lên cười rầm rầm. Tôi có cảm tưởng như mình đang bị đày ải bởi cơn mắc cỡ, lưỡi tôi ríu lại và nói không nên lời. Đó là những cực hình mà tôi đã phải chịu đựng suốt nhiều năm trung học. Hình như vào thời ấy, ở Huế tìm được một người nói tiếng Bắc như tôi rất hiếm hoi, cho nên các bạn học thường nhái giọng Bắc của tôi để làm một trò đùa thật vô tư. Nhưng họ có biết đâu từ đó trong lớp học tôi trở thành một người câm không bao giờ dám lên tiếng phát biểu.
Chính vì lý do đó, tôi ít bạn bè, thích ngồi một mình ngó mông lung ra ngoài khung cửa sổ. Trong giờ ra chơi tôi thường hay đứng xớ rớ ở một góc hành lang nhìn vẩn vơ ra ngoài đường. Có lẽ chị thấy tôi có vẻ khác lạ và cô đơn trước tuổi mình như thế nên hình như chị cũng có vẻ quan tâm đến tôi. Có lần thấy tôi ngồi lặng thinh cắm cúi đọc một cuốn sách, chị tằng hắng một tiếng nhỏ, tôi ngẩng đầu lên, thấy chị đưa tay vẫy vẫy về hướng tôi, tôi tưởng chị vẫy một người khác, nên vẫn cúi xuống đọc tiếp. Chợt nghe tiếng chị gọi nhỏ:
- Khiêm, lại đây chị nói nghe nì
Tôi tưởng mình nghe lộn, xong vẫn ngần ngừ đi tới lí nhí trong miệng:
- Chị Yến gọi Khiêm hả ?
Chị gật đầu chỉ tay xuống chỗ ngồi sau lưng, bảo:
- Khiêm ngồi xuống đây đi,
Tôi ngượng ngập ngồi xuống, ngước mắt nhìn chị. Bóng dáng chị choáng ngợp trong không gian, và tôi thật là bé nhỏ trước chị. Lần đầu tiên tôi được ngồi gần chị như thế, dù vẫn cách chị một khoảng cách mặt bàn. Nhưng vậy cũng đủ cho tôi có được một cảm giác lâng lâng tuyệt vời. Chị như một bà tiên, yêu kiều diễm lệ và tuyệt đối trong trái tim non nớt của tôi. Những cái rung động thánh thiện của tuổi thơ quả là phút giây kỳ diệu. Tôi nhìn thấy một mảng tóc lòa xòa trước khuôn mặt ôn nhu của chị như một vạt mây đêm che nửa vầng trăng. Đôi mắt chị bao dung dịu hiền trú ẩn dưới đôi mi dài diệu vợi. Chị nhìn tôi có chút đăm chiêu lẫn như thương hại.
Sau một phút im lặng chị khẽ hất đầu để một mảng tóc lòa xòa trước mặt chị chếch về một bên. Cái động tác cực kỳ duyên dáng ấy như một ấn tượng tiềm ẩn trong tôi, sau này hễ gặp một cô gái nào có mái tóc dài, cũng có cái động tác hất đầu nhẹ một cách duyên dáng như thế, trước mắt tôi hình ảnh chị lại hiển hiện vẹn toàn. Chị hỏi:
- Sao Khiêm không ra ngoài chơi với bạn
Tôi run run trả lời, nửa lo âu về giọng nói của mình, nửa vui mừng:
- Dạ, Khiêm không thích ra ngoài.
- Khiêm đang đọc sách chi rứa?.
Tôi vừa đưa sách cho chị vừa nói:
- Dạ Khiêm đọc cuốn sách dịch này
Chị cầm cuốn sách nói:
- Khi mô coi xong cho chị mượn được không?. Chị cũng thích đọc loại truyện ni lắm.
Tôi mừng rỡ khẽ dạ một tiếng nho nhỏ.
Chị cười nhìn tôi nói:
- Con trai chi mà nhát rứa.
Từ đó tôi quen chị dần dần, nhưng không bao giờ tôi dám đến chị trước. Chỉ khi nào chị gọi thì tôi mới đến ngồi nói chuyện với chị thôi. Có lần trong giờ ra chơi, tôi cùng với mấy người bạn đi ngang qua bàn chị, chị thản nhiên gọi:
- Khiêm có xuống văn phòng cho chị nhờ chút việc.
Tôi mau mắn nhận lời. Bởi được chị nhờ quả là một sự ân sủng to lớn đối với tôi
- Khiêm đóng học phí cho chị, còn dư 5 đồng mua cho chị một gói ô mai nhé.
Tôi sung sướng phóng như bay xuống văn phòng như một đứa trẻ. Có lẽ niềm vui lớn quá át cả tiếng của thằng Sâm rỗ đang lầm bầm vừa chạy theo tôi vừa chửi:
- Tổ cha mi thằng Khiêm. Răng mi để cho con Yến móm sai mi rứa
Tôi phân trần với thằng Sâm giọng như năn nỉ
- Chị ấy nhờ một chút có sao đâu, đằng nào mình cũng xuống dưới nhà mà
Thằng Sâm rỗ vẫn tiếp tục sỉ vả tôi thậm tệ:
- Mụ nội mi thằng ngu,
Khi tôi mang ô mai cho chị. Chị bảo tôi ngồi xuống bên cạnh nói:
- Ngày mai thằng Thể ngồi sát phía sau chị nó nghỉ học luôn rồi, Khiêm lên đây ngồi với chị nhé. Đừng ngồi gần thằng Sâm rỗ nữa. Thằng đó cao bồi lắm. Không lo học cứ lo đi nghể gái
Tôi ngập ngừng hỏi chị:
- Lỡ nó đi học lại thì sao chị
- Không mô. Chị ở gần nhà nó chị biết mà, nó vô học ở Sao Mai Đàn Nẵng.
Hôm sau tôi đến ngồi sát sau lưng chị thay chỗ thằng Thể. Những giờ ra chơi chị cũng giống như tôi ít khi ra ngoài, và tôi với chị từ đó thân nhau hơn. Chị khuyến khích tôi rất nhiều, giúp tôi tự tin giọng nói của mình.
- Khiêm nói tiếng Bắc nghe dễ thương lắm, chị thích nghe các xướng ngôn viên đài phát thanh nói giọng Bắc hơn là giọng Huế của chị.
Thú thật nghe chị nói tôi cứ lịm người đi vì sung sướng. Tôi bâng khuâng nhìn đôi môi chị đỏ hồng như trái mận bất chợt có một cảm giác chua chua ngọt ngọt nơi đầu lưỡi thấm dần trong huyết quản. Tóc chị bay bay theo gió, thoảng mang đến tôi mùi trầm hương thuần khiết. Trước mặt tôi chị là một thiếu nữ toàn bích, kiêu sa và thánh thiện.
Từ đó hình ảnh chị càng ngày càng sống trong lòng tôi mãnh liệt. Tôi tôn vinh chị nhự con chiên tôn thờ thánh nữ. Bởi chị chính là một chỗ dựa tuyệt vời cho những bước chân mới lớn đang run rẩy chập chững của tôi.
Mười bẩy tuổi với cái thời của tôi hồi đó, tôi chỉ là một cậu bé cỏn con từ thể xác lẫn tâm hồn. Tôi đích thực là một cậu nhỏ trước một chị Yến của tôi tràn đầy nhan sắc. Tôi âm thầm mang hình bóng chị vào từng trang nhật ký, và tâm hồn tôi cũng bắt đầu trưởng thành từ đó.

*

Qua mùa học sau tôi vẫn dành một chỗ ngồi sau lưng chị. Lớp học bây giờ đông hơn. Chị vẫn luôn luôn mang chiếc áo dài mầu xanh da trời, khác với mấy chị cùng lớp. Năm nay là mùa thi tú tài phần I cho nên vào niên học là chúng tôi bắt đầu căng thẳng. Vì đây là giai đoạn nguy hiểm đối với các học sinh Nam. Nếu rớt sẽ phải động viên đi trung sĩ. Phần nữ sinh thì cứ yên chí lớn. Bất quá rớt thì đi lấy chồng cũng chẳng sao.
Tôi đã lên 18, bắt đầu biết chải đầu tém hai bên, và trước trán để tóc lòa xòa cho có vẻ bụi. Quần ống 15 ngắn trên mắt cá. Chân đi giầy da, dưới đế có gắn đinh để khi bước đi trên thềm xi-măng phát ra những tiếng kêu cồm cộp. Tất cả những thời trang này đều do thằng Sâm rỗ thuyết phục tôi:
-Mi phải ăn mặc cho đúng mốt, không thì trông mi giống mấy thằng dưới sịa lên phố quá.
Hằng ngày sau giờ tan học thằng Sâm thường rủ tôi đạp xe chạy một vòng qua trường Đồng Khánh, rồi qua cầu Trường Tiền, đi dọc theo con đường Trần Hưng Đạo, băng qua Gia Hội. Chỉ mất khoảng hơn nửa giờ là mọi người có thể nhận diện ra nhau nơi thành phố nhỏ nhoi này một cách dễ dàng. Chúng tôi cứ sánh vai nhau song song hai chiếc xe đạp đi lên đi xuống cho đến khi nào chán mới trở về. Nhà chị ở đối diện với tiệm mè xửng Song Hỉ gần cửa thành nội. Mỗi lần trên đường về nhà, chúng tôi bắt buộc phải ngang nhà chị. Nhà tôi ở đường Âm Hồn, còn nhà thằng Sâm ở tuốt trong nội thành gần hồ Tịnh Tâm. Bao giờ cũng thế khi chúng tôi nhìn vào đều thấy dáng chị thấp thoáng trong khung cửa sổ. Chị đã về trước chúng tôi từ lâu, thường mặc bộ đồ bộ ngắn tay mầu tím nhạt có điểm những cành hoa mầu tím đậm hơn. Trông chị càng nhỏ nhắn trong bộ đồ mặc ở nhà. Thằng Sâm rỗ thường nhìn vô nói oang oang :
-Mi ngó con Yến móm tề, trông nó mặc bộ đồ tau muốn ở tù quá.
Tôi lườm thằng Sâm rỗ, không nói. Bởi mỗi lần tôi bênh vực chị thì thằng Sâm lại nhìn tôi nói một cách nham nhở:
-Bộ mi mê con Yến móm rồi à.
Tôi rất sợ khi nghe thằng Sâm nói vậy. Tôi ngại nó khám phá ra sự thật về tôi. Bởi đối với tôi, những khám phá của nó là một sự xúc phạm nặng nề làm nhơ bẩn đến thanh danh chị. Tôi phản đối một cách mạnh mẽ:
-Mi ưa nói bậy bạ, tao coi chị như chị của tao thôi.
Thằng Sâm thấy tôi nổi cáu nó vội cười xoa dịu tôi rồi phóng xe một mạch không nói năng gì.
Một lần chị bắt gặp tôi mặc áo sơ mi không gài nút ngực, chị gọi tôi lại, vừa gài nút áo cho tôi vừa cằn nhằn:
-Dạo này chị thấy Khiêm hơi đổi khác. Hay đi chơi với thằng Sâm rỗ. Tan lớp không chịu đi về ngay còn đi lòng vòng nghể gái với thằng Sâm phải không? Chị ghét thằng Sâm lắm. Thằng ni mất dạy rứa mà Khiêm đi chơng “nghể” hắn.
Tôi lí nhí chối:
-Dạ đâu có. Tan học là Khiêm về ngay mà.
Chị cười nhìn tôi đăm đăm:
-Chiều mô chị cũng thấy Khiêm đi ngang nhà chị cùng với thằng Sâm, có không nì?
Tôi ngượng ngùng nhìn xuống đất không trả lời. Thì ra chị đã nhìn thấy tôi tất cả. Nhưng không biết chị có nhìn thấy rõ tận trong tâm khảm tôi hay không? Nếu chị thấy được chắc là tôi trốn học luôn không dám nhìn chị quá.

*

Thời gian cứ thế dần trôi. Mang theo những quãng ngày thơ của tôi quấn quít theo hình bóng chị. Tôi ít đi chơi dần với thằng Sâm, sợ chị bắt gặp. Sau những đêm chúi mũi vào sách vở tôi thường ngồi lặng thinh tay viết viết xóa xóa những chữ thật vô nghĩa. Thoảng có đôi khi cúi xuống nhìn thấy tên chị đã được tô đậm nét tự bao giờ. Tôi hoảng hốt như một tên tội phạm vội vàng xóa bỏ. Nhưng tên chị chỉ xóa bỏ được trên trang giấy trắng, mà không thể nào xóa bỏ được trong sâu thẳm hồn tôi. Đêm như một nhân chứng tội nghiệp nhìn tình tôi tật nguyền, vô vọng. Có khi tôi gục đầu xuống bàn học ngủ thiếp. Dĩ nhiên trong mơ dầy đặc bóng hình chị. Tà áo xanh và mái tóc thề huyền ảo.
Mùa thi năm ấy tôi và thằng Sâm rỗ may mắn được đậu vớt. Nhưng dù vớt hay không thì cũng là đậu. Khỏi phải đi lính và được lên ngồi ở lớp đệ Nhất đã quả là niềm vui cực đại của tôi. Chị yến không may. Hôm coi kết quả tôi gặp chị. Nét mặt chị vẫn bình thường không vui không buồn. Lúc nào cũng điềm đạm ôn nhu. Khi biết tôi đã đậu, chị mừng một cách lạ kỳ. Chị reo lên như thể đó là kết quả của chính mình. Tôi đọc được trong mắt chị sự chân thành ấy. Chị đập nhè nhẹ lên vai tôi, nói:
-Chị cứ lo Khiêm rớt.
Xong chị tiếp lời không kịp để tôi nói:
-Để chị thưởng Khiêm một chầu ciné, chiều thứ bẩy này ở Châu Tinh có chiếu phim hay lắm.
Chị vừa nói vừa móc bóp đưa tiền cho tôi bảo:
-Khiêm mua hai vé hạng nhất cho hai chị em mình nhé.
Tôi bàng hoàng chưa kịp phản ứng thì chị đã vội dắt xe đạp đi thẳng đến chỗ đám đông con gái.
Buổi chiều thứ bẩy tôi đứng chờ chị rất sớm ở cổng rạp. Tôi thấy dáng chị từ xa đi tới. Chị mặc chiếc quần Jean xanh và một chiếc áo pull mầu huyết dụ trông càng nổi bật nước da trắng hồng của chị. Chiếc áo dài làm chị trang nghiêm bao nhiêu thì bộ đồ jean khiến chị trẻ trung bấy nhiêu. Thấy những cặp mắt của mọi người nhìn chị một cách trầm trồ tôi thầm hãnh diện biết bao khi được đi sóng đôi bên chị vào rạp. Chị thì hồn nhiên còn tôi lại ngượng ngùng khó tả, tôi cứ tưởng tượng có hàng trăm cặp mắt đang chằm chằm nhìn vào tôi, vì thế tôi lính quính cắm đầu vẹt đám đông đi về phía trước. Chị rượt theo và nắm tay tôi cằn nhằn:
-Khiêm đi mô mà cứ cắm đầu chạy trước không chờ chị rứa?
Bàn tay chị vẫn nắm chặt tay tôi, một cảm giác mềm mại nồng ấm chuyền qua lớp biểu bì da xuyên lên trung khu thần kinh khiến tôi choáng váng. Quả thực trong thánh kinh khi xưa có diễn tả khi Chúa đụng bàn tay vào người bại liệt thì lập tức người bại liệt đứng dậy đi đứng như người bình thường, điều đó xưa nay tôi vẫn bán tín bán nghi. Nhưng hôm nay rõ ràng khi chị nắm tay tôi, tôi cũng mang cái cảm giác của người bại liệt. Chỉ khác một điều là thay vì đôi chân bệnh hoạn của người bại liệt kia khỏe lại, thì đôi chân đang khỏe mạnh của tôi lại bỗng dưng như muốn bại liệt đi. Bây giờ đến lượt chị phải kéo tôi len lỏi vào hàng ghế như kéo một đứa bé lên ba.
Cuốn phim diễn tả một mối tình trái ngang của đôi trai gái. Tôi trộm nhìn chị trong ánh sáng mập mờ của rạp chiếu. Tôi thấy chị đẹp hơn cả người nữ vai chánh trong phim. Chị say mê theo dõi cuốn phim và không màng gì đến tôi. Còn tôi thì lại say mê nhìn gương mặt nghiêng nghiêng kiều diễm của chị. Có đôi lúc vô tình chị ngả đầu dựa lên vai tôi và nắm chặt tay tôi. Thời gian như ngừng lại và tôi như trôi lềnh bềnh trên dòng sông hạnh phúc một chiều. Tôi ngồi im bất động, chỉ sợ một sự đụng chạm nào do tôi gây ra là một sự mộ phạm đến chị. Cứ như thế tôi tan biến trong trí tưởng muôn trùng, không hiểu trên màn ảnh đã diễn tiến ra sao cho đến cuối giờ.

*

Năm học đệ Nhất tôi không được ngồi gần chị nữa. Chị phải ở lại lớp cũ. Nhưng tôi với chị vẫn chung một trường. Bây giờ muốn gặp được chị thật là khó. Tôi không dám xuống lớp thăm chị. Bởi bọn học trò thì bao giờ cũng lắm chuyện và tò mò, nên tôi cứ luôn luôn giữ một khoảng cách để bảo vệ cho chị.
Mỗi buổi sáng thứ hai chào cờ là niềm hạnh phúc của tôi. Tôi có thể thấy chị sáng rực trong bầy con gái đứng đối diện. Chị vẫn ban cho tôi nụ cười như hôm nào, và chiếc áo mầu xanh vẫn gói tròn thân hình con gái của chị. Bỗng dưng tôi thương màu xanh của mây trời vô xiết kể.. Tôi nhái thầm câu thơ của Nguyên Sa Áo chị vàng tôi về thương hoa cúc, áo chị xanh tôi mến lá sân trư “Áo
Một buổi chiều thứ bẩy, tôi đang mệt mỏi với cuốn vạn vật dầy cộm, thì thằng Sâm hiện đến. Từ ngày nó đổi qua lớp toán tôi với nó ít gặp nhau, nay thấy nó đến tôi thật mừng. Dẫu sao tôi cũng chỉ có nó là thằng bạn duy nhất, ngoài cái tánh hay lỗ mãng với con gái, nhất là đối với chị, thì nó là một thằng bạn khá tốt và chân thật đối với tôi.
-Đi đâu mà lâu quá không ghé tao?
Tôi vừa mở cửa vừa nói:
Thằng Sâm cười cười:
-Tưởng qua ban toán nhàn hạ, ai dè khó quá nên tau phải đi học thêm toán buổi chiều nên bận quá.
Rồi hắn tiếp:
-Mặc quần áo đi chơi.
Vài phút sau chúng tôi đã lượn vòng khắp phố, sau đó đi dọc lên hướng cầu Bạch Hổ. Gió mát từ lòng sông thổi lên lồng lộng. Hai đứa hát vang rồi đi ngược trở về. Khi ngang qua đài phát thanh Huế sắp sửa lên cầu Trường Tiền thằng Sâm bỗng nhiên chỉ tay về phía trước la lơn:
-Mi ngó con Yến móm đang đi chơi với bồ kìa.
Tôi nhìn theo hướng tay nó. Thấy chị cũng với chiếc áo xanh dịu hiền ngồi sau chiếc xe Vélo solex, tay ôm ngang lưng gã con trai. Chiếc xe chạy ào qua mặt chúng tôi. Tôi nhận ra gã con trai là anh Thoảng. Anh đang học năm cuối Đại Học Sư Phạm. Thằng Sâm vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm chửi tục:
-Rứa mà tau tưởng nó đàng hoàng lắm. Ngồi trong lớp giả bộ nghiêm trang. Té ra cũng như ngựa thượng tứ thôi chứ có chi mô.
Tôi nhìn thằng Sâm thấy nó bực tức một cách thật vô lý. Tôi cằn nhằn nó:
-Mày chỉ có nói bậy bạ. Chị Yến đẹp vậy, dĩ nhiên chị có bồ là chuyện thường có sao đâu mà mày nổi nóng. Tao thấy anh Thoảng xứng với chị quá chừng.
Thằng Sâm im lặng, hai đứa nín thinh trở về. Tôi nhìn thấy dòng sông hương bỗng dưng nhăn mặt lạnh lùng. Tôi nghe thấy chính lòng tôi đang khóc. Cả cơn gió mát buổi chiều cũng trở thành gay gắt khó chịu.

*

Mùa thi năm ấy chị Yến bỏ học đi lấy chồng. Phượng đã nở đầy xứ Huế. Phượng bay trong gió, rơi trên nóc nhà thờ. Phượng quấn quít trên tóc trên vai bầy con gái. Phượng rơi ngập phố vui. Phượng nhuộm hồng lối vào nhà chị, lẫn với xác pháo vu quy, lẫn với môi hồng áo đỏ. Chị đã quên hẳn thằng bé Bắc Kỳ nhút nhát. Bởi trong ngày vui cực đại chị có quyền quên đi những điều không cần thiết.
Và cũng mùa thi năm ấy tôi thi rớt. Nhưng nếu có đậu thì cũng chẳng có nghĩa gì vì có còn ai mừng và thưởng cho tôi nữa đâu. Vậy tôi rớt còn mang nhiều ý nghĩa hơn.
Cuối năm sau tôi bỏ Huế vào Sàigòn. Dĩ nhiên trong mớ hành trang của tôi trĩu nặng hình bóng chị. Tôi không thể nào quên được tà áo xanh, đôi mắt có hàng mi cong và giọng nói như rót mật vào lòng của chị.
Cho mãi đến bây giờ đã hơn nửa đời người, trải qua bao biến đổi, tôi đã trở thành một người đàn ông luống tuổi, tâm hồn chai lỳ như viên đá cuội. Song vẫn không thề nào quên được cái cảm giác khi được chị nắm tay len lỏi vào trong rạp ciné thuở ấy. Thì ra cái hạnh phúc nửa vời vẫn mãi mãi là thứ hạnh phúc không dễ phai nhòa.

Lưu Trần Nguyễn

Back to top
« Last Edit: 15. Jun 2006 , 10:11 by khieulong »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Truyện ngắn
Reply #29 - 18. Jun 2006 , 06:43
 
GẶP NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

Nhã Ca

Xế chiều. Chẳng nhớ là ngày nào, hình như cả tháng trước Giáng Sinh, khi anh Mai Thảo còn trong nhà, Trịnh Công Sơn có lần trở lại cửa hàng.
“Bà Nhã. Anh Nguyễn Tuân muốn gặp bà. Anh ngồi trên xe xích lô kìa.”
Xích lô đang đậu bên kia đường. Tôi bảo Sơn:
“Ông biết mà, tôi bận lo kiếm ăn, không văn chương chữ nghĩa gì nữa, không tiện gặp. Nhờ ông chuyển lời tôi cáo lỗi và kính thăm ông cụ.”
Mới cách đây không lâu, một bạn tới nói nhà thơ Lưu Trọng Lư từ Bắc vào, có lòng muốn gặp, tôi cũng đã trả lời tương tự.
Thơ Lưu Trọng Lư thời tiền chiến, chắc mãi mãi tôi sẽ còn trân trọng. Văn Nguyễn Tuân cũng vậy. Đọc Vang Bóng Một Thời, Chùa Đàn, cả bài tùy bút Phở ông viết hồi Nhân Văn Giai Phẩm, quả có một thời tôi đã khiếp phục về chữ nghĩa tài ba của ông. Nhưng gặp để làm gì lúc này?
“Bà Nhã à. Bà nên dịu đi một chút. Tụi này thấy bà vậy, thật không yên tâm chút nào. Anh Nguyễn Tuân là người được nể trọng…Bà hiểu, tôi chỉ muốn bà được yên để lo nuôi các cháu.”
Sơn nói, giọng ôn nhu, dỗ dành. Phải cám ơn lòng tốt của Sơn thôi.
“Sơn coi, cửa hàng bề bộn, toàn đàn bà son phấn không hà. Biết làm thế nào…”
“Bọn này có chương trình đưa anh Nguyễn Tuân tới uống đằng Cửu Long. Bà tới liền nghe.”
Cửu Long là nhà hàng Hoàn Mỹ, Majestic cũ, hiện là nơi ăn nhậu sang trọng nhất thành phố.
“Tới liền e kẹt. Còn cửa hàng, đâu bỏ đi được. Phải kiếm đủ gạo đã…”
“Thôi thì thu xếp thế này. Ở Cửu Long ra, cả bọn họp bên nhà Nguyễn Hải ngay kế Mini Rex. Tên này xếp xòng bên Nghiên CứuVăn Hóa. Đây lại đó chỉ cách mấy bước à. Bà sang chút nghe.”
Sơn chỉ số nhà, rồi tất tả bỏ đi.
Thôi kệ. Cứ sang.
Mang lại cái áo bà ba đem về từ nhà tù, túm tóc bằng sợi dây thung, sau 5 giờ, tôi tới.
Căn phố đẹp ngay mặt tiền đường Lê Lợi. Bấm chuông. Tư sản mới có khác. Một bà vú ra mở cửa. Chủ nhà trông tướng tá phương phi.Bộ râu kiểng không che hết nốt ruồi bự. Đúng tướng diện lọai người suốt đời được ăn ngon mặc đẹp. Hèn chi, cách đây không lâu, con cháu có việc đi ra ngoài, về kể: Từ rạp Rex tới Ngã tư Công Lý-Lê Lợi, bị công an giao thông chặn đường. Nghe nói vì có bà Võ Nguyên Giáp tới thăm bà con trong khu này. Chắc chỉ là chủ nhà này thôi.
“À, đây là chị Nhã Ca phải không. Mời chị. Mình lên lầu.”
Một tầng lầu. Lại một tầng lầu nữa. Dòm qua, phòng nào cũng bàn ghế, sa lông, rèm cửa. Thời trước, ngay cạnh Mini Rex mà sang trọng được mức này, cũng là tay chẳng vừa. Bước lên nữa. Cửa mở.
“Mời chị. Đây rồi.”
Đông gớm. Xem còn ai nào. Kìa, Sơn Nam. Nhiếp ảnh gia Ngọc Tùng. Trịnh Công Sơn. Ngồi cạnh Sơn? À, nhớ rồi, Phạm Nhuận. Nhiều người nữa, không biết là những ai, tất cả quây quần quanh ông già tóc bạc chấm vai.
“Chào Bác.”
Tôi nói với ông Nguyễn.
“Ê. Nhã Ca đây hả. Ngồi xuống. Ngồi. Không gọi bác. Gọi bằng anh.”
“Dạ. Thì xin phép anh.”
Đã tính bỡn: cả nước chỉ có một ông Bác Hồ thôi, chắc anh kiêng. May sao ngừng kịp.
Chả biết mặt mũi ra sao mà ông Nguyễn gật gù.
“Thôi nghe. Anh em cả. Ngồi xuống. Nhã Ca uống được thứ này chứ?”
Chai rượu có hình ông già đội mũ, cầm ba toong. Rượu vàng sóng sánh.
“Whisky Scott cơ à?”
“Nhã phải nhớ, anh Nguyễn Tuân mà. Luôn luôn phải Scott thứ thiệt chứ.” Sơn cười, nói.
Khó tin. Hẳn là chỉ mới thấy lại thứ này từ ngày vào miền Nam.Ông Nguyễn đang nhìn tôi. Chắc thấy khó ưa rồi. Đành sửa lại cái mặt.
“Thì uống.”
Hình như mọi người đang thi nhau trổ tài nói. Đùa nhiều. Cười nhiều. Đến lượt tôi ngắm lại ông Nguyễn. Tóc bạc phơ, mỏng mịn như tơ, dài rủ xuống vai. Mặt xương. Trán cao. Hói kiểu cách. Miệng mỏng. Ăn nói duyên dáng.
Thấy tôi nhìn, ông Nguyễn cười, né người sang một bên, hỏi:
“Đẹp. Phải không. Nhã Ca?”
Nơi ông Nguyễn vừa nghiêng người, nhô ra hai bông hoa súng nở bung, đỏ lóet. Chờ tôi thấy rõ bông hoa rồi, ông nói thêm.
“Hoa súng đấy.”
Tôi đã nhìn rõ hơn. Dựa sát vách tường, ngay bên ghế ông Nguyễn ngồi, từ một bịch ni lông cột lùi xùi để dưới sàn nhà, có hai cọng bông súng vươn lên.
Một người nào đó giải thích:
“Hai bông súng trong hồ cảnh ở Majestic đấy. Ngay cạnh bàn rượu. Anh Nguyễn Tuân thích lắm, bảo hoa đẹp thế này, chỉ có chúng ta mới xứng đáng thưởng thức. Vậy là bọn này ngắt hoa mang về đây. Chị thấy hay không?”
“Hay lắm.” Tôi nói.
“Phải có một tấm ảnh chụp với cô em Nhã Ca chứ.”
Ông Nguyễn nói. Nhiếp ảnh gia Ngọc Tùng vội vã cầm máy hình đứng dậy. Thì chụp.
“Ảnh mầu cơ. Nào. Lại gần đây. Cạn ly.” Ông Nguyễn bảo tôi.
Cạn ly thật. Một người nào đó châm thêm khi ly rượu trên tay ông Nguyễn vừa cạn.
“Chị Nhã Ca, một ly nữa.”
“Cám ơn. Xin đủ.” Tôi nói.
“Nhã Ca giờ còn viết không? Ông Nguyễn hỏi.
“Buôn bán.”
“Giỏi nhỉ. Đàn bà, miền nào cũng giỏi. Cứ lúc hữu sự mới thấy cái tài giỏi của họ.”
“Chắc không giỏi nấu nướng bằng mấy đàn ông đâu. Món Phở anh tả hồi Nhân Văn Giai Phẩm, lâu nay, có thêm thắt được chút gia vị nào chưa?” Tôi hỏi.
“À há. Chị Nhã Ca. Hồi nẫy khi chị chưa tới, anh Nguyễn Tuân có nói không biết Nhã Ca ra sao mà ai cũng gọi là cọp cái, nó có răngnanh à? Đó, bây giờ anh nhìn coi. Chị Nhã Ca bình thường như mọi người. Không có răng nanh.”
Giọng có vẻ quen. Tôi nhìn lại. Phạm Nhuận. Nhà thơ trẻ này mặt mũi đôn hậu, nụ cười hiền lành, lời lẽ thường ôn nhu. Hôm nay, sao có gì khác thường? Tôi không có răng nanh, mà đôi khi cũng lòng lang dạsói. Có cần nói điều ấy ra không? Không cần. Ông Nguyễn vẫn ôn tồn, kẻ cả:
“Viết lại đi Nhã Ca ạ. Nhã Ca viết tốt lắm. Anh có đọc một vài cuốn của cô.”
Tôi cười”
“Chắc cả Giải Khăn Sô Cho Huế?”
Ông Nguyễn cũng cười, giọng càng ôn tồn hơn:
“Anh đọc hết rồi. Chuyện cũng không có gì mới mẻ. Chỉ có một hình ảnh cô tả anh rất thích là cái nón từ trên trực thăng rớt xuống mặt biển…”
Tôi phì cười.
“Bộ ở ngòai Bắc không còn tới cả cái nón lá?”
Tôi nhớ tên cuốn sách mới của ông Nguyễn vừa thấy ở hiệu sách: Nhân dân ta đánh Mỹ giỏi thật. Đang tính thêm: Những chuyện giết chóc kiểu Mậu Thân Huế, đối với các anh ngòai Bắc, hẳn thấy là thường rồi.Đâu còn gì có thể gọi là mới. Nhưng Trịnh Công Sơn đã ngắt lời.
Sơn nói gì, tôi không nhớ rõ. Chắc cũng chỉ với ý tốt, muốn chuyển hướng câu chuyện. Cười thôi. Nhưng ông Nguyễn lại hỏi:
“Còn.. hắn? Đang được học tập cải tạo ở đâu?”
“Cái gì mà học tập cải tạo. Anh muốn hỏi về ông chồng tôi à? Tù thôi.Đi tù thì nói đi tù, việc gì phải dùng chữ hoa mỹ.”
Ông Nguyễn cười, không có vẻ gì phật ý. Tôi bắt gặp ánh mắt Phạm Nhuận nhìn sang, gật đầu kín đáo.
Có người hỏi về một bài hát mới nào đó của Trịnh Công Sơn. Sẵn đàn, mọi người yêu cầu hát nhưng Sơn từ chối, nói thôi để khi khác.
Tới lúc cáo lui rồi. Không chừng chính sự có mặt của tôi làm cụt hứng những bài ca vui vẻ. Sơn vốn không phải là người thích nói nhiều, lúc nào cũng nhỏ nhẹ, từ tốn.
Sơn Nam có nói gì không? Có. Một lúc nào đó, nhìn cái áo bà ba tôi tha từ nhà tù về, anh nói:
“Nhã Ca bây giờ đứng chủ một cửa tiệm lớn ngay trên đường Tự Do, trông oai vệ quá.”
Rồi:
“Cô em chả còn dáng dấp gì một nhà văn cả. Như bà chủ hụi. Buồn năm phút.”
Đúng là căn nhà tôi đang ở cứ khiêu khích mọi người. Đã tính trả lễ. Nhưng thôi, nhìn kìa. Anh chỉ còn da bọc xương, ốm tới nỗi cả khuôn mặt, chỉ còn thấy linh động ở miệng và răng. Mới đó hồi nào, Hà Thúc Cần dựng phim Đất Khổ do tôi viết đối thọai, cạnh các nhân vật chính như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Kim Cương, Dương Vân Quỳnh, có cả anh Sơn Nam ké vô một vai phụ. Trong vai một ông nhà văn nghèo mê đồ cổ, dù chỉ xuất hiện thoáng qua trong cảnh một quán nước ngọai ô, anh Sơn Nam lúc ấy còn linh họat, bén nhậy biết bao. Tội nghiệp anh ấy.
Tôi đứng dậy, chào ông Nguyễn. Hai cọng bông súng đã lìa gốc vẫn chờn bên vai ông. Mầu đỏ của bông súng tàn kề bên mái tóc bạc. Có hai người cùng chủ nhà tiễn khách. Phạm Nhuận:
“Nhuận bắt tay chị một cái. Chị Nhã Ca.”
Và Sơn Nam:
“Cô em. Lì xì anh đi.”
Ngó anh. Con Chim Quyên Xuống Đất ốm yếu, tong teo. Vẫn còn lòng quý mến chút Hương Rừng Cà Mau.
“Anh cầm lấy đi.”
“Thôi mà. Cầm đi. Đùa gì…”
Trịnh Công Sơn, ít lâu sau ghé lại, nhắc:
“Bà gặp anh Nguyễn Tuân đi. Có khó khăn gì, anh góp ý được.”
Xin đủ.
Đó là lần duy nhất tôi gặp ông Nguyễn. Cũng là lần duy nhất dự vào một buổi họp mặt có anh em nhà văn kẻ Nam người Bắc. Không bao giờ tôi có dịp nhìn thấy tấm ảnh mình đứng cạnh ông Nguyễn do anh Ngọc Tùng chụp.
Chỉ gặp lại Phạm Nhuận. Vài tháng sau, tới:
“Chị Nhã Ca. Nhuận tới thăm chị. Vội lắm.”
Mắt nhìn, cách chào, có vẻ lạ.
“Làm gì vội vậy. Không uống được với chị ly nước chanh hay sao?”
Hai chị em, hai ly nước chanh. Tới lúc từ giã, lại bắt tay, nắm chặt.Ai ngờ, từ giã thật. Ít lâu, nghe Nhuận đã đi thóat.
Mừng Nhuận. Bây giờ, là phần người còn ở lại.

NHÃ CA
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 11
Send Topic In ra