Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI (Read 7705 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI
19. Jul 2006 , 05:06
 
Thân mời quý bạn tham gia vào mục : CHỬ NGHIÃ BỀ BỀ
Hy vọng rằng các bạn sẻ thú vị khi xem xong bài viết nầy


           TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ RẮC RỐI...

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Me hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Phạm Duy (Tình ca, 1953)

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng... tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:

- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

Tôi cười cười:

- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:

- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":

- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:

- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:

- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:

- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:

- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:

- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...

Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:

- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.

Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "thingy". thingy is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành "thingy". thingy là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson "gỡ gạt":

- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

Tôi cười to kể tiếp:

- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là... lẽ nào  Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:

- Chút xíu nữa bạn là... hố to rồi. Ha ha... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua".................

Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:

- "Ôn đi về mô khôn hè?"

Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:

- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.

Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.

Lê Anh Tuấn

(Sưu tầm từ Diendantinhoc.org)

???
Back to top
« Last Edit: 19. Jul 2006 , 05:13 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #1 - 19. Jul 2006 , 05:17
 
                    Ngôn đạo
 
 
Tuệ Chương
 
.......
.................
 
Người ta cũng dùng tiếng nói để mà chửi khi giận dữ ai. Tiếng chửi thường thì to, nhiều người cùng nghe được. Muốn chửi để đối tượng hay nhiều khác cùng nghe thì người ta phải nói to, âm thanh lớn, làm cho gân cổ nổi lên nên có thành ngữ “Gân cổ lên chửi”. Ít khi có tiếng chửi thanh tao mà thường là tiếng chưởi tục, đ. mẹ hay đ. cha, có khi kêu cả ông bà ông vải ra chửi. Có người cho rằng biết chửi cũng là một nghệ thuật, nó khác với loại “chửi thẳng vào mặt” mà lại tránh né, lắc léo làm cho người bị chửi khó phản ứng lại được. Đó là loại chửi khéo, chửi mé, xách mé, v.v… Vì chửi là một nghệ thuật nên phải có tài mới sử dụng được nghệ thuật đó. Tôi chưa từng nghe người Nam chửi “hay” như người Trung, người Bắc. Câu chửi của họ có âm điệu trầm bỗng lên xuống, có câu kéo đàng hoàng như một loại “khuôn mẫu” và để cho tiện người ta cứ học thuộc và cứ theo “khuôn mẫu” đó đem ra áp dụng mỗi khi chửi nhau. Câu nầy người ta nghe thường nhất: “Cha ông cha bà cha vạn họ, họ nội, họ ngoại họ ngái họ gần mầy ăn cắp gà nhà bà”.  
    Người đàng hoàng đứng đắn thì hầu như không chửi bao giờ. Họ chỉ dùng lời nói để phân bua, lấy cái đúng sai về ai để phân biệt hơn thua, phải trái. Nhiều khi người ta cũng không cần hơn thua mà chỉ cần phải trái mà thôi. Đó là những người tử tế, lịch thiệp trong xã hội.  
 
Nhiều người không cần lẽ phải mà chỉ cần những cách nói lắt léo để ăn người ta, cố nói lấy được. Những người nầy thường bị mắng là lẹo lưỡi. Trong hòa đàm Paris 1973, khi báo chí hỏi lãnh thổ của chính phủ Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN ở đâu thì bà Nguyễn Thị Bình trả lời rằng nơi nào quân đội Cộng Hòa bắn phá đến thì nơi đó là lãnh thổ của chính phủ bà. Có người cho rằng trả lời như thế là hay nhưng cũng có người dẫn chứng rằng đó là cách nói “lẹo lưỡi”.  
 Hay nhứt là nên “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” như tổ tiên chúng ta đã dạy. Lời nói hay, tốt đẹp thì người ta nhớ lâu, thích thú và thậm chí cả kính trọng người nói. Lời nói dở, xấu, thiếu lịch sự, thậm chí thiếu giáo dục thì người ta chê, ghét, bỏ đi.
Xin đưa một ví dụ như: Tây có câu tục ngữ như tôi vừa nói trên “Mắt trả mắt, răng trả răng”. Thế la sòng phẳng. Ai tốt với mình, mình tốt lại; ai khen mình, mình khen lại; ai chê mình, mình chê lại; ai chửi mình, mình chửi lại. Đó là thế gian thường tình. Nhưng có lẽ từ câu tục ngữ đó mà ông Thánh Gandhi bên Ấn Độ mới nói câu sau đây: “Mắt trả mắt thì cuối cùng sẽ làm cho cả thế giới mù lòa”. Câu ông Gandhi nói mới thật là hay, mới thấm thía. Có lẽ đó là một nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ. Những người theo Phật có lẽ biết câu Phật dạy: “Lấy oán trả oán, oán chồng chất; lấy ân trả oán, oán tiêu tan”.
 
Hồi tôi còn học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ), ông thầy dạy Việt văn của tôi có biểu chúng tôi cứ mỗi tuần, một toán ( khoảng 10 học sinh) tìm cho ông một câu thuộc loại “Lời hay ý đẹp”. Toán nào tìm được nhiều câu, câu càng hay, thì chúng tôi càng được điểm tốt. Tôi không rõ ông thầy tôi muốn làm một bộ sưu tập hay ông muốn dạy khéo chúng tôi vì khi đi tìm tức là có học hỏi. Vào thư viện, tôi thấy ở Mỹ bây giờ có rất nhiều loại sách sưu tập những lời hay ý đẹp như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, nên khuyến khích giới trẻ đọc sách nầy. Người ta kể môt câu chuyện ngày trước nhà văn Pháp Anatole France tranh luận với một ông đại tá về một vấn đề gì đó. Ông đại tá dùng những lời nặng nề, thô bỉ để mạt sát nhà văn nên A. France không trả lời những gì ông đại tá viết nữa. Thấy nhà văn không nói gì nữa, ông đại tá giận quá, một hôm đến tận nhà của nhà văn hỏi một câu: “Này thằng nhà văn chó chết kia! Tại sao màu không trả lời tao?” A. France chậm rãi trả lời: “Thưa đại tá! Vì mồm đại tá thối quá!”
 
Về việc không nói, người Tây phương cũng nói một câu khá hay: “Người ta chỉ cần một năm để tập nói nhưng phải tập ba năm để ngậm miệng lại”.
Về mặt tôn giáo thì đó là một cách tu cái miệng của mình: tịnh khẩu. Nói, nhất là nói bậy thì theo Phật là tạo cho mình một cái nghiệp, tạo một “Khẩu Nghiệp”. Nói bậy, nói điều ác, điều xấu là tạo cho mình một khẩu nghiệp xấu. Vì vậy tịnh khẩu là tránh cho mình một cái nghiệp.
Ông “Bác Vật Lang” hồi xưa ở Sa Đéc, du học bên Tây và đậu kỹ sư sinh vật, khi về nước, ông chẳng làm việc gì, ngày ngày “ngao du sơn thủy”. Một lần ông lên thăm Thạch Động ở Hà Tiên. Nơi nầy có một con đường đi xuống một cái hang mà người ta gọi là đường xuống âm phủ. Ông ta thấy cái gì ở đó mà người ta bảo rằng Phật thánh cấm ông nói cho nên từ đó về sau, cho đến khi qua đời, ông tịnh khẩu.
Về tôn giáo, vua Trần Nhân Tôn có một bài thơ khá hay nói về việc không nói. Bài thơ như sau:
Oanh hót dề dà liễu tả tơi
Thềm hoa mây phủ bóng hiên dài
Khách đến chẳng thăm niềm tâm sự
Tựa bức lan can chỉ ngắm trời
(Hoàng Vũ dịch)
Hiểu theo văn chương thông thường thì đây là một bài thơ hay, một bài thơ đẹp. Buổi chiều (hay buổi trưa, buổi sáng) có nắng chiếu làm bóng mây che phủ thềm nhà (hay chùa), có những cành liễu buông dài, tiếng chim oanh hót trên cành cây. Vậy mà khách đến thăm, chẳng nói một lời tâm sự. Khách đứng tựa bức lan can ngắm trời. Ngắm trời để làm gì? Để nhìm một cảnh đẹp hay để suy tưởng. Điều suy tưởng đó chắc có chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho khách đắm chìm trong vòng suy tưởng đó mà chẳng nói một lời. Dĩ nhiên đây là một bài thơ thiền nên xin để cho các nhà thiền học giải thích mới hay.
Bài thơ sau đây cũng là một bài thơ “Không nói” nhưng không phải là một bài thơ thiền, mà chính là một tâm sự về con người, về cuộc đời, về đảo điên thế sự.  
 
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Nguyễn Chánh Thi đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chánh thất bại, một số nhà hoạt động chính trị bị bắt vì có dính líu đến cuộc đảo chánh đó. Một trong số những người nầy có nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam (Tức nhà văn Nhất Linh).
Năm 1963, vì vụ Phật giáo đồ đứng lên biểu tình chống đối nhà Ngô, để dằn mặt, Ngô Triều mở một phiên tòa xử tội những người trước đó chống đối chế độ. Nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam có tên trong số những người bị đưa ra tòa lần nầy. Trước hôm ra tòa một ngày, đúng ngày 7 tháng 7 năm 1963, thường gọi là ngày Song Thất, mỗi năm đều có lễ kỷ niệm “Ngô tổng thống chấp chánh”, Nhất Linh dùng độc dược tự tử. Việc làm của ông làm chấn động dư luận trong cũng như ngoài nước.
Thời gian trước khi vụ án xảy ra, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam thường đến thăm bạn bè, trong đó có nhà thơ Bùi Khánh Đản. Một lần đến thăm bạn, Nhất Linh chỉ nói vài câu chào hỏi thường lệ, rồi ngồi trầm ngâm chẳng nói lời nào. Xong rồi, nhà văn chào bạn ra về, không nói thêm môt lời nào khác. Điều không nói của Nhất Linh đã gây một ấn tượng sâu sắc cho nhà thơ. Sau khi Nhất Linh ra về, nhà thơ Bùi Khánh Đản làm bài thơ sau đây:
Thiếu Một Lời
Chiều nào hiu quạnh đến thăm tôi
Anh đã quên không nói một lời
Tám hướng dần buông vào tịch mịch
Hai lòng vẫn ngã chốn xa xôi
Mắt theo dĩ vãng mơ hồ hiện
Tai lắng thời gian thánh thót rơi
Tất cả chìm sâu sâu xuống mãi
Vì anh chỉ thiếu một lời thôi
(Bùi Khánh Đản)
 
Thành ra, thưa quí vị, cái không nói lại quí hơn cái nói hàng vạn lần.
 
Nói là một ân huệ đặc biệt tạo hóa chỉ cho con người mới có. Tất cả các loài vật khác không thể có được. Nếu biết đó là một ân huệ đặc biệt, tại sao chúng ta không cố gắng gìn giữ nó, dùng nó một cách trong sáng đẹp đẽ, đem lại cho nhau những điều hay đẹp tươi vui. Gia tỉ có một số loài vật nào đó cũng không ngoan như người nhưng chúng không được cái đặc ân của Tạo hóa cho chúng có tiếng nói như người thì chúng sẽ suy nghĩ như thế nào khi chúng thấy loài người dùng tiếng nói để chưởi rủa nhau?! Chúng sẽ chê cười chúng ta đấy, cho rằng chúng ta không biết cái giá trị đặc biệt của tiếng nói mà dùng cho đúng cách.  
 
Người Nhật cũng uống trà như các dân tộc khác như người Tàu, người Việt, nhưng họ biến cải cách dùng trà như một nghệ thuật, biến nó thành một cái đạo mà họ gọi là trà đạo. Cũng với một ý hướng muốn bắt chước người Nhật, tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta lại không gìn giữ, trân trọng tiếng nói, cách nói, v.v… như thế nào để biến nó thành một… ngôn đạo. Đó cũng là cái ý chính khi tôi đặt tên cho bài viết nầy.
 
 

Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:03 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #2 - 19. Aug 2006 , 19:18
 
Sài-gòn Cô Nương : Ngôn ngữ
Đọc lá thư của bạn kể kỳ rồi về Saigon, đi đâu cũng nghe người ta nói 'không dám đâu', 'biết chết liền'...thật buồn cười.
Những chuyện chữ nghĩa như thế rất nhiều. Bạn ở xa về lạ tai nhưng người trong nước nghe hoài mỗi ngày, câu cửa miệng nói hoài hằng ngày nên chẳng bao giờ để ý ngẫm nghĩ ý nghĩa và âm thanh để thấy buồn cười hay không. Trên trang viết, điều ấy cũng hiển hiện khá rõ. Một ông chủ bút có nhận xét đọc truyện từ Saigon gửi đi biết ngay người viết được đào tạo sau 75, lớn lên sau 75 trong khi một ông chủ bút khác lại nhận xét tác giả hẳn là một ông Bắc-kỳ thời tiền chiến chứ không phải một cô nương được sinh ra nơi xứ miền Nam thừa thãi gió và nắng vàng.
Chắc chắn sống ở Saigon ba mươi năm nay, ít nhiều gì dân Saigon và dân tứ xứ nhập cư cũng phải chịu ảnh hưởng, nói chính xác hơn, bị áp đặt phải dùng loại ngôn từ của nhà nước để giao tiếp với nhau vì các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền thanh, truyền hình, loa phóng thanh, internet...đều chỉ dùng một cách nói như vậy. Thí dụ như để 'quay' bài trong phòng thi, thí sinh dùng tài liệu giấu giếm ngày xưa gọi là 'bùa', nhưng bây giờ là 'phao'. Mới đầu nghe 'phao' không quen, thật chướng tai. Nhưng rồi bắt buộc ai cũng phải dùng bởi nói 'bùa' thì nhiều người trẻ không hiểu. Từ ngữ và cách diễn đạt rập khuôn ra rả và đầy dẫy khắp nơi bất cứ lúc nào nên khi chuyện trò với nhau, người ta lập lại như cái máy không thể khác đi.
Cứ nói năng không suy nghĩ theo một kiểu để một hôm nào đó ngồi chơi nghĩ lại bỗng bật cười không hiểu sao ngôn ngữ của mình trở nên kỳ cục vậy. Những cuộc chuyện trò thường có vẻ cứng ngắc vì hay bị xen vào bởi: 'em xin có ý kiến'ø kiểu áo này đẹp hơn, và sau đó: 'xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao là'...đi chợ, bồng em; 'nhất trí' hẹn hò chiều nay, 'kiểm điểm rút kinh nghiệm' sau hai lần tới trễ... Trong bữa ăn, không phải nhận xét mà là 'phê bình, góp ý' các món ăn xem món nướng nào 'đạt chỉ tiêu chất lượng' và món kho nào 'cần phấn đấu'... để lạt bớt!!!
Có điều, một số ít từ ngữ không còn mang đúng ý nghĩa ban đầu. Trong câu chuyện đùa cợt, 'Thưa cán bộ' là câu nói mở đầu đầy hài hước, 'đồng chí' là đồng đảng khi rủ rê nhau họp mặt nhậu nhẹt hoặc lẻn cúp giờ...mang đầy ý giễu cợt. Chỉ những người già rút lui vào nhà, không có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội mới giữ được hoàn toàn cách diễn đạt với những ngôn từ cũ.
Có điều rất khó để giữ như vậy. Tiếng Việt như mọi ngôn ngữ khác đang được cả một dân tộc hiện dùng. Ngôn ngữ mang sự sống trong lòng, chính bản thân ngôn ngữ là sự sống nên luôn luôn thay đổi. Nhiều chữ ít dùng dần dần bị mất đi và nhiều chữ mới được thêm vào tùy theo thời gian, hoàn cảnh lịch sử, xã hội thay đổi...Miền Nam nói chung, thành phố Saigon nói riêng đã rẽ một bước ngoặt lớn, bị đào xới, bật gốc. Vô số chữ từ miền Bắc du nhập vào miền Nam và từ trong lòng Saigon, ngôn ngữ tự nó cũng có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên dù hoài cổ cách mấy, một số chữ mang ý nghĩa mới bắt buộc phải dùng vì không có chữ cũ tương đương. Ví dụ vô số chữ dùng trong lĩnh vực máy tính dĩ nhiên trước 75 không có. Marketing cũng là một từ mới như vậy, dịch sang tiếng Việt là tiếp thị, không đồng nghĩa với quảng cáo vì nó không hẳn chỉ là quảng cáo, hay như chữ slogan, poster trong quảng cáo...chẳng hạn, trước kia chưa từng xuất hiện những ý niệm này và báo chí Saigon hiện nay thường giữ nguyên khi nhắc tới. Không phải chữ nào cũng tìm cách để dịch sang chữ Việt được vì như vậy đôi khi trở nên rườm rà, nôm na và không diễn đạt hết ý. Vì thế rất ít chữ vẫn giữ nguyên gốc là chữ ngoại quốc nhưng hầu hết đều tìm được chữ mang nghĩa tiếng Việt tương đương. Dù bằng cách nào thì điều đó cũng làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt. Nếu không có sự thay đổi như vậy hẳn đó phải là một tử ngữ. Những ngôn ngữ chừng nào con người còn xử dụng trong đời sống hằng ngày thì vẫn phập phồng hơi thở của cuộc sống, như giòng nước vận động, chảy trôi mạnh mẽ. Cốt lõi giữ nguyên nhưng dĩ nhiên không thể có sự bất biến trong ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ cũng phản ảnh không gian và thời gian hết sức rõ ràng nơi nó tồn tại.
Người miền Bắc không nói 'sức mấy' và người miền Nam không nói 'bức xúc'. Việt kiều không nói 'không dám đâu' và dân Saigon không nói OK... Tuy nhiên chắc chắn là vô tình trong một số bài viết, ngay cả của các vị lớn tuổi gần đây, độc giả vẫn có thể đọc thấy rải rác đây đó 'bức xúc, 'tư duý, 'tranh thủ'...không nằm trong ngoặc kép. Bởi vì đó là những chữ quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người trong nước. Thậm chí 'chữ' dùng nãy giờ cũng có sự khác biệt trước và sau này. HOA là một từ, H là một chữ. Nhưng trước kia HOA là một chữ còn H là một chữ cái... Đúng là trên trang viết, có thể đoán được nơi chốn và thời kỳ tác giả đã trải qua.
Lần đầu tiên cầm một tờ báo VN hải ngoại rồi vài số báo khác sau đó nữa gửi về, tôi rất ngạc nhiên. Thật khó diễn tả được cảm xúc lúc bấy giờ. Giống như sau nhiều dâu biển, phía bên kia của xa cách thăm thẳm là người quen. Gọi là gì nhỉ, góc chân dung của một quãng lịch sử, một quãng đời, mảnh tin bất ngờ từ nơi đâu một chốn bao la gửi về. Thời gian của lúc thơ ấu, của thuở mới lớn bao giờ cũng gắn chặt, nhớ sâu trong lòng hơn những giai đoạn cuộc đời về sau, nên cảm xúc đó như là bồi hồi, hoài nhớ...
Những hình ảnh, kỷ niệm của quãng thời gian đó hiển hiện trong tờ báo với hình thức và cách diễn đạt, lối hành văn và nội dung giống y trước kia, hoặc không giống y thì cũng khiến tôi dễ dàng liên tưởng vì nó rất giống các báo cũ và hoàn toàn khác báo VN bây giờ. Như người miền Bắc năm nào khi rời quê di cư đã mang theo Đêm Giã Từ Hà Nội, Nhớ Về Năm Cửa Ô Xưa... Những người VN di tản cũng gói ghém trong máu thịt cả một đất nước miền Nam để nơi vùng đất mới, dường như không tái hiện, không đứt đoạn, không phải vẽ nên diện mạo cũ bằng một nét vẽ mới mà chính là miền Nam ngày ấy, giờ đây như đuôi một nét vẽ được kéo dài rạ Dẫu rớt rơi trên biển cả, trên dặm trường bôn ba có mảnh đi, nhạt hơn, có pha vào sự đổi thay... vẫn chỉ là nét vẽ duy nhất đó, kéo dài rạ.. vô cùng quen thuộc, dùng một câu có vẻ hơi 'cải lương' nhưng rất đúng, rất 'tới' là quen thuộc đến rưng rưng!
Vấn đề chính nơi những sự việc này có lẽ do thói quen và định kiến bởi vì các văn nghệ sĩ di cư năm 54 đã góp phần thay đổi nền văn học miền Nam bấy giờ, tạo nên một giai đoạn văn hóa phát triển rất rực rỡ tiêu biểu cho một chính thể, một quốc gia độc lập, đến bây giờ vẫn là niềm tự hào, hãnh diện của miền Nam. Thế nhưng điều này đã không xảy ra sau 75. Rất đơn giản bởi vì văn hóa nói chung, văn học nói riêng của CS quá đỗi thấp kém, ọp ẹp nên chỉ có thể mượn tay cường quyền để dẫm xé, chứ không chinh phục, khuynh loát nổi miền Nam, tức không thể chinh phục được tinh thần miền Nam. Cho đến bây giờ vẫn không thể xóa nhòa trong ký ức mọi người, và về sau này trong lịch sử, hành động của đám thanh niên rầm rộ đi đến từng nhà để tịch thu sách vở. Suốt ba mươi năm nay văn hóa VN bị kéo lui trì trệ do bị cầm đầu, chỉ huy bởi một thế lực độc tài, thiển cận... Thua một thế lực dường kém cỏi hơn mình, điều ấy khiến người miền Nam uất ức trong chiến bại, mang trong lòng tâm trạng kiêu hãnh của kẻ đành ngã ngựa bởi những lý do ngoài ý muốn...
Cho nên ngoài việc thu nhập, bị ảnh hưởng một cách thụ động thì người thua vẫn 'nhìn xuống', vẫn 'dị ứng' với những từ ngữ mới. Những chữ mới xuất hiện này thường khiến người Việt ở xa, một cộng đồng bị đẩy vào cảnh ly hương, không nằm trong vòng kiềm tỏa dĩ nhiên nghe rất chỏi và họ có toàn quyền để không chấp nhận. Người miền Nam khó chịu khi nghe đến phấn đấu, triển khai, xử lý... còn nữa những tăng năng suất, vượt chỉ tiêu, rút kinh nghiệm, xử lý nội bộ... mà khi dùng đến, chỉ hàm ý chế giễu, mỉa mai. Và Việt kiều cũng cùng cảm giác ấy khi nghe người trong nước nói, dù từ miền nào.
Sở dĩ dài dòng như vậy chỉ để đưa tới, nhắc lại một kết luận cũ kỹ rằng đó là kết quả của chính sách kỳ thị đã phân hóa một cách sâu sắc dân tộc VN, là điều mà ngay bản thân chính sách đó đến nay đã nhận lấy hậu quả kéo dài trên nhiều phương diện. Cuối cùng chỉ thấy thương xứ mình đến xót xạ.. Nhiều người đành than thở thôi thì do lỗi tổ tiên, ngày xưa Lạc Long Quân và Âu Cơ sao chẳng tìm cách cho đại gia đình xum họp một nhà. Trăm trứng vừa nở ra đã chia lìa năm mươi con lên núi, năm muơi con xuống biển cho nên không lạ khi chuyện thiên di, ly tán đã vận vào định mệnh của dân tộc này suốt mấy ngàn năm. Một vài ý nghĩ trao đổi cho vui. Những lạm bàn về ngôn ngữ và văn học trong thư không nhằm mổ xẻ về lãnh vực to lớn này mà chỉ minh họa thêm cho những ý nghĩ, tình cảm tản mạn... Do vậy, hẳn có nhiều sai sót.
Mong nhận được thư của bạn.

Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:04 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI M
Reply #3 - 19. Aug 2006 , 19:55
 
Quote:
Thân mời quý bạn tham gia vào mục : CHỬ NGHIÃ BỀ BỀ 
Hy vọng rằng các bạn sẻ thú vị khi xem xong bài viết nầy


  TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ RẮC RỐI... 
bài viết -Lê Anh Tuấn


Hôm nay vào đọc đề mục này của anh Lam Sơn rất thú vị, để thấy rằng tiếng Việt quả là phong phú bao nhiêu thì so với tiếng Mỹ bên cạnh cũng có những điều rắc rối lạ kỳ, như bài viết của Lê Anh Tuấn

Mới đọc một bài thôi dài thậm thượt đấy anh LS, nhưng phải cảm ơn anh đã bỏ công sưu tập bài vở hay . . Sẽ vào tuần tự xem tiếp anh Sơn ơi
Chúc anh một chủ nhật vui

MT

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #4 - 19. Aug 2006 , 20:23
 
 Chị Miên Thuỵ ơi,
Mình đả mất công sưu tập , các bài viết trên net, là vì có ý muốn bảo trọng Việt Ngữ, vốn là tiếng Mẹ Đẻ, nhớ lại câu nói Tiếng Việt còn , thời Nước Việt còn, khi viết các bài có tính cách nhận xét về cách dùng Việt ngữ,một cách bưà bải cẩu thả, mình nghỉ rằng tác giả đã có nhiều ư tư phiền muộn , Xin Cãm ơn chị , mình sẻ cố gáng tìm thêm bài vở dành cho mục biên khảo, hy vọng rằng các chị em cuả Trường Lê văn Duyệt sẻ hưởng ứng, để ngỏ hầu thêu hoa dệt gắm vào nền văn học nước nhà, như Khoa tử vi có nói GẨM THƯỢNG THÊU HỌA, đại ý nới đã đẹp lại càng thêm đẹp ,

                Trân trọng chào chị

Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:05 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #5 - 20. Aug 2006 , 12:00
 
mien_thuy
Thành Viên 250

Anh Lam Sơn ơi, hỏng biết anh có cần đeo kính không anh . . Miên Thuỵ chứ hỏng phải chị Miên Du đâu anh , bị vì hai người đều Miên cả  Smiley Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #6 - 20. Aug 2006 , 12:38
 


H hhi.... phen này anh Lam Sơn phải nhìn nhận tiếng Việt rắc rối wa' rồi , sao nhiều Miên wa' ha. Grin Grin


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #7 - 20. Aug 2006 , 20:53
 
 Troi ôi,
 Chị Miên Du cho mình xin lổi nghe, chẳng qua là mình sơ xuất một chút , chẳng có để ý, chỉ thấy chử Miên,
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:07 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #8 - 08. Nov 2006 , 20:56
 
http://www.viet.no/images/stories/liv/daudailoan.jpgTuệ Chương

      NGHỀ THẦY TỚ
“Thầy” nói ở đây là “thầy tớ”. Tôi không hiểu tại sao mẹ tôi không gọi là “đầy tớ”. Có lẽ vì chữ đầy tớ nghe có vẻ nặng nề chăng? Thật tình tôi không có ý mai mỉa gì trong việc gọi như trên. Có lẽ vì trong trí óc của tôi, khi còn thơ ấu, chuyện mấy chị làm thầy tớ trong nhà tôi để lại cho tôi những ấn tượng buồn bã.

Sau nầy, khi tôi lớn, người trong nhà gọi họ là chị ở. Trong Nam gọi là ở đợ.

Nhà tôi không khá giả gì nhưng vì mẹ tôi là chủ nhà hộ sinh nên cần người giúp đỡ. Việc nấu ăn đi chợ hằng ngày trong nhà có bà chị cả tôi lo, việc gánh nước thì chị ở lo. Việc ấy nặng nhọc.

Một chị ở tôi còn nhớ là chị người làng Gia Đẵng. Gia Đẵng là một làng biển sát biển Đông, gần phá Tam Giang. Gia Đẵng được coi là làng nghèo nhứt Quảng Trị, - tỉnh nghèo nhứt Việt Nam? - nằm trên bờ biển cát trắng, không có ruộng nương gì nhiều, lại còn bị cát trắng xâm thực. Toàn bộ dân làng làm nghề biển, tức là đánh cá biển. Vào mùa hè, mùa cá, đi biển được thì đỡ đôi chút. Tới mùa biển động là dân làng thiếu ăn, đói lắm, bèn tìm kiếm nhà giàu hay lên thành phố xin ở đợ, vừa có cơm ăn, vừa có tiền giúp đỡ gia đình, tuy chẳng bao nhiêu vì giá ở đợ ngày đó thấp lắm. Họ đi ở đợ theo mùa, người thuê theo mùa. Khi tới mùa cá, - với những làng nghề nông thì theo mùa làm ruộng - họ về làm mùa.

Ông đại tướng Đoàn Khuê của Việt Cộng cũng người làng Gia Đẵng nhưng nhà ông giàu vì cha mẹ ông là chủ ghe đánh cá, cho thuê dụng cụ làm cá và nghề “xanh xít đít đui”: Nghề cho vay. Vay 5 (cinq - xanh) trả trả thành 6 (Sĩ – xít); vay 10 (Dĩ – đít) trả thành 12 (douze – đui). Trước 1945 anh em ông được đi học ở trường Tiểu Học Quảng Trị (Ecole Primảie De Quangtri); lên trung học thì vô Huế, ở xóm Chợ Xép - (“Xóm Của Tui” vì khi đi học tôi ở đây 3 năm. Những người lớn tuổi trong xóm còn có người nhắc đến tên ông ta).

Sau chiến trận 1972, Thủy quân Lục Chiến VNCH trấn giữ làng nầy, coi như địa đầu tiền tuyến cho tới 1975 thì “tan hàng”.

Chị ở nói trên rất quê mùa. Khi máy bay Mỹ tới bắn phá quân Nhựt, trong khi ai cũng lo xuống hầm thì chị đi đóng các cửa lại vì “Sợ đạn vô nhà”. Chỉ mấy năm sau thôi, khi chiến tranh Pháp Việt bùng nổ, tôi nghĩ chị ở nhà tôi có rất nhiều kinh nghiệm chiến tranh và biết đâu chị cũng là một … du kích.

Một hôm chị trốn mẹ tôi đi chơi, tới khuya mới về. Mẹ tôi lại nghe nói người ta gặp chi đi với mấy ông… Bắc Kỳ. Thời Nhật, gặp nạn đói năm Ất Dậu, người Bắc, hầu hết là đàn ông lần mò vào Nam kiếm ăn. Bấy giờ cầu ga Quảng Trị - Cầu chung xe lửa và xe hơi - bị máy bay Mỹ đánh sập. Nhật đang cần nhân công giúp họ sửa cầu. Những người Bắc nầy ở lại thành phố tôi vì kiếm được việc sửa cầu. Với cái thành phố nhỏ như thành phố quê tôi hồi đó, nguời Bắc cũng là… người lạ nên mẹ tôi rầy và đánh chị, không cho đi chơi đêm nữa. Hồi đó người ta có đánh người ở cũng là việc thường vì cái thân phận người ở nó như thế. Có lẽ người chủ cũng có trách nhiệm với người ở, la rầy đánh đập, trong vài trường hợp, cũng chỉ là một cách giáo dục như cha mẹ dạy con cái vậy. Vả lại, mẹ tôi cũng có kinh nghiệm với chị Nuôi, người ở trước đó.

Chị Nuôi người huyện Gio Linh, do một người em gái của mẹ tôi làm dâu ở làng An-Mỹ, huyện ấy giới thiệu, dẫn vào trao cho mẹ tôi.

Chị Nuôi đẹp. Tôi không nhớ đẹp như thế nào, chỉ biết là đẹp. Thầy trợ (Tôi xin dấu tên) là bạn đồng nghiệp với cha tôi cặp bồ với chị. Cứ thứ bảy hay chủ nhật gì đó, trường học đóng cửa thì hai người hẹn nhau trong lớp của thầy trợ. Hai người ghép hai cái băng học trò, nằm với nhau. Ông anh cả tôi, hồi ấy khoảng trên 10 tuổi, rắn mắt, có khi chờ hai người chia tay nhau thì vào lớp. “Hai cái băng còn nóng hổi.” Anh tôi kể với chị tôi vậy. Anh không dám nói với mẹ hay cha tôi, sợ bị rầy. Bác Hiển, cai trường không dám có ý kiến vì nể tình thầy. Mẹ tôi không dám cấm chị Nuôi đi gặp thầy cũng vì nể tình như vậy. Cuối cùng chị ấy mang bầu.

Hồi ấy, một người con gái, dù là đi ở đợ, không chồng mà có bầu là một biến cố lớn lắm, xấu hổ lắm. Cho tới khi tôi khôn lớn, tôi vẫn còn thấy vài nơi còn giữ tục dị đoan. Không cho người chửa hoang ở lại trong nhà. “Bốn mắt dòm nhà! Xui lắm!” Có thể chị Nuôi sợ mẹ tôi đuổi đi khi biết chị mang bầu. Còn mang cái bầu chửa hoang về làng thì còn cái xấu hổ nào bằng, chưa kể làng còn bắt vạ. Ông thầy trợ giáo thì đã có vợ. Vả lại, không lý thầy giáo lại lấy “con ở” nhà bạn làm vợ. Thế rồi một hôm mẹ tôi phát hiện chị bất tỉnh nằm ở nhà bếp, mình mẩy tím ngắt. Mẹ tôi kêu xe tay chở qua “nhà thương” gần đó thì không còn kịp. Nửa đêm hôm ấy, chị Nuôi qua đời. Bấy giờ chị cả tôi mới tiết lộ là chị Nuôi chờ khi trời hơi tối, ra cây sầu đông trước nhà, cạy vỏ cây đem về sắc uống. Chị ấy muốn phá thai. Kết quả là chị ấy bỏ mạng. Mẹ tôi khóc, than thở rằng ăn nói làm sao với em gái! Chị cả tôi khóc vì thương chị Nuôi lắm. Tôi cũng khóc. Tôi khóc vì ơn nghĩa riêng của chị với tôi. Lúc ấy tôi khoảng năm, sáu tuổi. Đêm nằm ngủ, tôi mơ thấy tôi đi tới một cái gốc cây và đái một trận thật đã. Được một lúc, tôi tỉnh giấc vì ướt quần. Gần sáng, chờ chị Nuôi thức dậy nấu cháo trắng cho anh em chúng tôi ăn đi học thì dậy nhờ chị kiếm cái quần khác thay. Lần đầu, chị hỏi to: “Răng! Đái mế phải khôông?” Vậy là cha tôi nghe, thức dậy, tôi bị rầy và bị đánh đòn vì cái tội đái dầm. Những lần sau, khi thấy tôi dậy đi tìm chị, chị lặng lẽ đi lấy quần cho tôi thay. Cha tôi không hay biết gì cả. Tôi khỏi bị rầy, bị đánh. Tôi không cảm ơn chị làm sao được và sao tôi lại không khóc khi nghe tin chị chết!?

Thế rồi lớn lên, tôi cũng quen với cái nghề ở đợ. Đó là hiện tượng bình thường của một xã hội nghèo đói, bất công. Ngay khi tôi đã đi dạy, có vợ con, trong nhà tôi vẫn thường có hai ba con ở. Đứa lớn nấu ăn, đứa nhỏ giữ em. Trong những năm chiến tranh, ở miền quê hai phe đánh nhau dữ dội, người ta cho con lên ở đợ thành phố, vừa có cái ăn, không đói kém như ở thôn quê, lại tránh được súng đạn.

Vả lại, mấy năm tôi học cấp ba, đi làm précepteur cho chủ, tuy rằng ngày làm học trò, đêm làm thầy giáo, ăn cơm chủ mà lo dạy cho con chủ thì có khác thi thân phận người làm, người ở.

Lại thêm “giải phóng”!

Theo anh Dương Tiến Đông kể lại, chị ở nhà anh là một chị Quảng Nam - Anh ta cũng gốc Quảng Nam – Khi bộ đội vào Saigon thì chị ở nhà anh ngày ngày ăn cơm xong đi họp hành “cách mạng”. Nghe họp “cách mạng” thì mẹ anh làm thinh! Vợ anh sợ, không dám nói. Bấy giờ mẹ và vợ anh lo nấu cơm cho chị ở đi họp “cách mạng”, chẳng dám có một lời than!

Đông kể: “Về tới nhà, đôi khi chị gọi điện thoại cho các “đồng chí”. Một tay cầm điện thoại, tay kia đưa ngón tay thọc vào cái lỗ tròn số điện thoại - loại cũ, số nằm vòng tròn - chị ta ấn ngọn tay xuống, quay một cái thật mạnh, làm như nặng nhọc lắm, mặt mày hết sức quan trọng! Rồi chị chổng đít, chồm vào điện thoại, cố nói to cho trong nhà nghe. Nghe rồi ai cũng sợ vì biết chị đang “Công tác cách mạng”.

Đồng thời trên TV, trên đài phát thanh, khi các vị cách mạng nói với nhau thì trước hết phải đúng giai cấp, đúng lập trường. Để biết cái “đúng” đó thì người “công tác cách mạng” hỏi nhau bằng câu nói của “Chị Út Tịch”: “Có đi ở đợ không?” “Ở đợ” trở thành một biểu tượng, một cái “mốt”, một tiêu chuẩn hàng đầu của giai cấp thống trị thời đại mới!

Thế rồi tôi “Đóng tiền đi ở tù” như người ta mai mỉa. Khi về thì giai cấp ở đợ không còn. Cũng may, khi ấy các con tôi cũng đã lớn. Chúng tự lo cho chúng được, không cần người làm nữa. Vả lại, có cần cũng không nuôi được người làm. Đổi đời rồi. Có thể tôi đi ở đợ cho người ở đợ của tôi ngày trước!

Mấy bữa nay, quân Do Thái đánh vào Libăng. Qua các đài phát thanh, nhứt là BBC, tôi biết có khoảng 200 người Việt Nam đang ở đợ bên nước đó. Cũng nhờ đài BBC, tôi nghe nhiều người Việt Nam than vãn, nhiều người khóc vì mắc kẹt bên đó. Chính quyền Cộng Sản xuất khẩu họ theo một chương trình nghe hay lắm: “HợpTác Lao Động”. Hợp tác lao động có nghĩa là hai hay nhiều người cùng lao động chung với nhau, không ai là người làm, không ai là chủ, chỉ có thủ trưởng. Ở Libăng cũng như ở I-Rắc trước đây và nhiều nơi khác nữa trên thế giới, có nhiều người Việt Nam đi “Hợp Tác Lao Động”. “Hợp Tác Lao Động” bây giờ nghe cũng lạ tai vì một bên là chủ, một bên là “Người giúp việc”, “là người ở”, là “người làm”, nói trắng ra một bên là chủ, một bên là ở đợ. Dĩ nhiên, người Việt Nam chúng ta còn lâu lắm mới làm chủ, còn bây giờ là ở đợ. Hai trăm người ở Libăng hiện nay, có lẽ hầu hết làm nghề ở đợ.

Súng đạn tới, người ta sợ, muốn về. Có người chưa muốn về vì chủ chưa trả tiền công, có người bị chủ giữ hết toàn bộ giấy tờ tùy thân. Phần đông họ là đàn bà con gái.

Con cháu hai bà Trưng, “hai” bà Triệu sao bây giờ khổ thế? Có người bị bán qua Đài Loan, Đại Hàn, Phnom Pênh để vào ở lầu xanh. Bên Việt Nam chỉ có nhà tranh vách đất! Có nhiều người qua các nước khác để “phát huy truyền thống ở đợ cách mạng”. Xin hỏi mấy ông ngồi ở “Phủ Chủ tịch” tại Hà Nọi một điều: Người đi ở đợ nhiều như thế, có phải đó là sự thành công của “Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa” hay không?

tuệ chương
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:11 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #9 - 08. Nov 2006 , 21:33
 
Sài-gòn Cô Nương

Đọc lá thư của bạn kể kỳ rồi về Saigon, đi đâu cũng nghe người ta nói 'không dám đâu', 'biết chết liền'...thật buồn cười.
Những chuyện chữ nghĩa như thế rất nhiều. Bạn ở xa về lạ tai nhưng người trong nước nghe hoài mỗi ngày, câu cửa miệng nói hoài hằng ngày nên chẳng bao giờ để ý ngẫm nghĩ ý nghĩa và âm thanh để thấy buồn cười hay không. Trên trang viết, điều ấy cũng hiển hiện khá rõ. Một ông chủ bút có nhận xét đọc truyện từ Saigon gửi đi biết ngay người viết được đào tạo sau 75, lớn lên sau 75 trong khi một ông chủ bút khác lại nhận xét tác giả hẳn là một ông Bắc-kỳ thời tiền chiến chứ không phải một cô nương được sinh ra nơi xứ miền Nam thừa thãi gió và nắng vàng.
Chắc chắn sống ở Saigon ba mươi năm nay, ít nhiều gì dân Saigon và dân tứ xứ nhập cư cũng phải chịu ảnh hưởng, nói chính xác hơn, bị áp đặt phải dùng loại ngôn từ của nhà nước để giao tiếp với nhau vì các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền thanh, truyền hình, loa phóng thanh, internet...đều chỉ dùng một cách nói như vậy. Thí dụ như để 'quay' bài trong phòng thi, thí sinh dùng tài liệu giấu giếm ngày xưa gọi là 'bùa', nhưng bây giờ là 'phao'. Mới đầu nghe 'phao' không quen, thật chướng tai. Nhưng rồi bắt buộc ai cũng phải dùng bởi nói 'bùa' thì nhiều người trẻ không hiểu. Từ ngữ và cách diễn đạt rập khuôn ra rả và đầy dẫy khắp nơi bất cứ lúc nào nên khi chuyện trò với nhau, người ta lập lại như cái máy không thể khác đi.
Cứ nói năng không suy nghĩ theo một kiểu để một hôm nào đó ngồi chơi nghĩ lại bỗng bật cười không hiểu sao ngôn ngữ của mình trở nên kỳ cục vậy. Những cuộc chuyện trò thường có vẻ cứng ngắc vì hay bị xen vào bởi: 'em xin có ý kiến'ø kiểu áo này đẹp hơn, và sau đó: 'xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao là'...đi chợ, bồng em; 'nhất trí' hẹn hò chiều nay, 'kiểm điểm rút kinh nghiệm' sau hai lần tới trễ... Trong bữa ăn, không phải nhận xét mà là 'phê bình, góp ý' các món ăn xem món nướng nào 'đạt chỉ tiêu chất lượng' và món kho nào 'cần phấn đấu'... để lạt bớt!!!
Có điều, một số ít từ ngữ không còn mang đúng ý nghĩa ban đầu. Trong câu chuyện đùa cợt, 'Thưa cán bộ' là câu nói mở đầu đầy hài hước, 'đồng chí' là đồng đảng khi rủ rê nhau họp mặt nhậu nhẹt hoặc lẻn cúp giờ...mang đầy ý giễu cợt. Chỉ những người già rút lui vào nhà, không có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội mới giữ được hoàn toàn cách diễn đạt với những ngôn từ cũ.
Có điều rất khó để giữ như vậy. Tiếng Việt như mọi ngôn ngữ khác đang được cả một dân tộc hiện dùng. Ngôn ngữ mang sự sống trong lòng, chính bản thân ngôn ngữ là sự sống nên luôn luôn thay đổi. Nhiều chữ ít dùng dần dần bị mất đi và nhiều chữ mới được thêm vào tùy theo thời gian, hoàn cảnh lịch sử, xã hội thay đổi...Miền Nam nói chung, thành phố Saigon nói riêng đã rẽ một bước ngoặt lớn, bị đào xới, bật gốc. Vô số chữ từ miền Bắc du nhập vào miền Nam và từ trong lòng Saigon, ngôn ngữ tự nó cũng có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên dù hoài cổ cách mấy, một số chữ mang ý nghĩa mới bắt buộc phải dùng vì không có chữ cũ tương đương. Ví dụ vô số chữ dùng trong lĩnh vực máy tính dĩ nhiên trước 75 không có. Marketing cũng là một từ mới như vậy, dịch sang tiếng Việt là tiếp thị, không đồng nghĩa với quảng cáo vì nó không hẳn chỉ là quảng cáo, hay như chữ slogan, poster trong quảng cáo...chẳng hạn, trước kia chưa từng xuất hiện những ý niệm này và báo chí Saigon hiện nay thường giữ nguyên khi nhắc tới. Không phải chữ nào cũng tìm cách để dịch sang chữ Việt được vì như vậy đôi khi trở nên rườm rà, nôm na và không diễn đạt hết ý. Vì thế rất ít chữ vẫn giữ nguyên gốc là chữ ngoại quốc nhưng hầu hết đều tìm được chữ mang nghĩa tiếng Việt tương đương. Dù bằng cách nào thì điều đó cũng làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt. Nếu không có sự thay đổi như vậy hẳn đó phải là một tử ngữ. Những ngôn ngữ chừng nào con người còn xử dụng trong đời sống hằng ngày thì vẫn phập phồng hơi thở của cuộc sống, như giòng nước vận động, chảy trôi mạnh mẽ. Cốt lõi giữ nguyên nhưng dĩ nhiên không thể có sự bất biến trong ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ cũng phản ảnh không gian và thời gian hết sức rõ ràng nơi nó tồn tại.
Người miền Bắc không nói 'sức mấy' và người miền Nam không nói 'bức xúc'. Việt kiều không nói 'không dám đâu' và dân Saigon không nói OK... Tuy nhiên chắc chắn là vô tình trong một số bài viết, ngay cả của các vị lớn tuổi gần đây, độc giả vẫn có thể đọc thấy rải rác đây đó 'bức xúc, 'tư duý, 'tranh thủ'...không nằm trong ngoặc kép. Bởi vì đó là những chữ quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người trong nước. Thậm chí 'chữ' dùng nãy giờ cũng có sự khác biệt trước và sau này. HOA là một từ, H là một chữ. Nhưng trước kia HOA là một chữ còn H là một chữ cái... Đúng là trên trang viết, có thể đoán được nơi chốn và thời kỳ tác giả đã trải qua.
Lần đầu tiên cầm một tờ báo VN hải ngoại rồi vài số báo khác sau đó nữa gửi về, tôi rất ngạc nhiên. Thật khó diễn tả được cảm xúc lúc bấy giờ. Giống như sau nhiều dâu biển, phía bên kia của xa cách thăm thẳm là người quen. Gọi là gì nhỉ, góc chân dung của một quãng lịch sử, một quãng đời, mảnh tin bất ngờ từ nơi đâu một chốn bao la gửi về. Thời gian của lúc thơ ấu, của thuở mới lớn bao giờ cũng gắn chặt, nhớ sâu trong lòng hơn những giai đoạn cuộc đời về sau, nên cảm xúc đó như là bồi hồi, hoài nhớ...
Những hình ảnh, kỷ niệm của quãng thời gian đó hiển hiện trong tờ báo với hình thức và cách diễn đạt, lối hành văn và nội dung giống y trước kia, hoặc không giống y thì cũng khiến tôi dễ dàng liên tưởng vì nó rất giống các báo cũ và hoàn toàn khác báo VN bây giờ. Như người miền Bắc năm nào khi rời quê di cư đã mang theo Đêm Giã Từ Hà Nội, Nhớ Về Năm Cửa Ô Xưa... Những người VN di tản cũng gói ghém trong máu thịt cả một đất nước miền Nam để nơi vùng đất mới, dường như không tái hiện, không đứt đoạn, không phải vẽ nên diện mạo cũ bằng một nét vẽ mới mà chính là miền Nam ngày ấy, giờ đây như đuôi một nét vẽ được kéo dài rạ Dẫu rớt rơi trên biển cả, trên dặm trường bôn ba có mảnh đi, nhạt hơn, có pha vào sự đổi thay... vẫn chỉ là nét vẽ duy nhất đó, kéo dài rạ.. vô cùng quen thuộc, dùng một câu có vẻ hơi 'cải lương' nhưng rất đúng, rất 'tới' là quen thuộc đến rưng rưng!
Vấn đề chính nơi những sự việc này có lẽ do thói quen và định kiến bởi vì các văn nghệ sĩ di cư năm 54 đã góp phần thay đổi nền văn học miền Nam bấy giờ, tạo nên một giai đoạn văn hóa phát triển rất rực rỡ tiêu biểu cho một chính thể, một quốc gia độc lập, đến bây giờ vẫn là niềm tự hào, hãnh diện của miền Nam. Thế nhưng điều này đã không xảy ra sau 75. Rất đơn giản bởi vì văn hóa nói chung, văn học nói riêng của CS quá đỗi thấp kém, ọp ẹp nên chỉ có thể mượn tay cường quyền để dẫm xé, chứ không chinh phục, khuynh loát nổi miền Nam, tức không thể chinh phục được tinh thần miền Nam. Cho đến bây giờ vẫn không thể xóa nhòa trong ký ức mọi người, và về sau này trong lịch sử, hành động của đám thanh niên rầm rộ đi đến từng nhà để tịch thu sách vở. Suốt ba mươi năm nay văn hóa VN bị kéo lui trì trệ do bị cầm đầu, chỉ huy bởi một thế lực độc tài, thiển cận... Thua một thế lực dường kém cỏi hơn mình, điều ấy khiến người miền Nam uất ức trong chiến bại, mang trong lòng tâm trạng kiêu hãnh của kẻ đành ngã ngựa bởi những lý do ngoài ý muốn...
Cho nên ngoài việc thu nhập, bị ảnh hưởng một cách thụ động thì người thua vẫn 'nhìn xuống', vẫn 'dị ứng' với những từ ngữ mới. Những chữ mới xuất hiện này thường khiến người Việt ở xa, một cộng đồng bị đẩy vào cảnh ly hương, không nằm trong vòng kiềm tỏa dĩ nhiên nghe rất chỏi và họ có toàn quyền để không chấp nhận. Người miền Nam khó chịu khi nghe đến phấn đấu, triển khai, xử lý... còn nữa những tăng năng suất, vượt chỉ tiêu, rút kinh nghiệm, xử lý nội bộ... mà khi dùng đến, chỉ hàm ý chế giễu, mỉa mai. Và Việt kiều cũng cùng cảm giác ấy khi nghe người trong nước nói, dù từ miền nào.
Sở dĩ dài dòng như vậy chỉ để đưa tới, nhắc lại một kết luận cũ kỹ rằng đó là kết quả của chính sách kỳ thị đã phân hóa một cách sâu sắc dân tộc VN, là điều mà ngay bản thân chính sách đó đến nay đã nhận lấy hậu quả kéo dài trên nhiều phương diện. Cuối cùng chỉ thấy thương xứ mình đến xót xạ.. Nhiều người đành than thở thôi thì do lỗi tổ tiên, ngày xưa Lạc Long Quân và Âu Cơ sao chẳng tìm cách cho đại gia đình xum họp một nhà. Trăm trứng vừa nở ra đã chia lìa năm mươi con lên núi, năm muơi con xuống biển cho nên không lạ khi chuyện thiên di, ly tán đã vận vào định mệnh của dân tộc này suốt mấy ngàn năm. Một vài ý nghĩ trao đổi cho vui. Những lạm bàn về ngôn ngữ và văn học trong thư không nhằm mổ xẻ về lãnh vực to lớn này mà chỉ minh họa thêm cho những ý nghĩ, tình cảm tản mạn... Do vậy, hẳn có nhiều sai sót.
Mong nhận được thư của bạn.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #10 - 08. Nov 2006 , 21:55
 
mien_thuy wrote on 19. Aug 2006 , 19:55:
Hôm nay vào đọc đề mục này của anh Lam Sơn rất thú vị, để thấy rằng tiếng Việt quả là phong phú bao nhiêu thì so với tiếng Mỹ bên cạnh cũng có những điều rắc rối lạ kỳ, như bài viết của Lê Anh Tuấn

Mới đọc một bài thôi dài thậm thượt đấy anh LS, nhưng phải cảm ơn anh đã bỏ công sưu tập bài vở hay . . Sẽ vào tuần tự xem tiếp anh Sơn ơi
Chúc anh một chủ nhật vui

MT

Chị Miên Thuỵ , Thân mến,
Hôm nay mới ít giòng gửi đến chị, đáng lẻ ra phải có đáp từ, về Ký sự Paris Hội Ngộ, nhưng đầu óc có lúc củng lú la lú lẩn, trước hết cho mình gửi lời thăm hỏi sức khoẻ cuả chị, kế đến , hành trình vưà qua, khi đến viếng thăm thủ đô Paris, thời gian quá ngắn, để có thể thù tiếp khác phương xa, thật ra Hoà Lan và Paris chỉ cách nhau có chừng 5 tiếng lái xe hơi, có lẻ chị hơi mệt phải không? Tôi có xem được bài viết cuả chị, quả nhiên lời xưa nói không sai,
  XEM VĂN PHONG BIẾT NHÂN CẢCH,thực ra mình củng ngại chuyện viết bài đưa lên diễn đàn, vì văn dốt vỏ nát,vả lại trình làng , thì không thể viết nhửng bài ấm a ấm ớ được,
tuy nhiên củng cố gắng viết một ít, nếu không thì củng sao chép trên net, và đem về để cho bà con thưởng thức,
MUA VUI CỦNG ĐẶNG ĐƯỢC VÀI TRÓNG CANH, củng xin cảm ơn chút quà cuả các chị Diển Đàn Lê Văn Duyệt ( theo lời cuả anh Sơn , mà không biết có phải như vậy hay là anh Sơn lại bày vẻ và khéo nói) cảm ơn bài viết và hình ảnh chụp tại VĂN NGHÊ QUÁN SÀI GÒN
Xin thân chào, và hẹn có ngày tái hội
 

Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:08 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỢ size=
Reply #11 - 09. Nov 2006 , 16:43
 
Quote:
củng xin cảm ơn chút quà cuả các chị Diển Đàn Lê Văn Duyệt ( theo lời cuả anh Sơn , mà không biết có phải như vậy hay là anh Sơn lại bày vẻ và khéo nói)  



Anh Lam Sơn ơi ,

Cho My xen vào đây để thành thật khai báo với anh là chai ice wine là của anh Sơn tặng anh Thọ đó, không phải của D/D LVD đâu.  Anh Sơn và My ở xa tuốt 2 đầu đông và  tây của Canada, cách chi mà gửi gắm quà cáp cho được.  Shocked 
Sự thật thì phải khai, nhưng My cũng vẫn cám ơn hảo ý của anh Sơn nhiều lắm.  Wink
Back to top
« Last Edit: 09. Nov 2006 , 16:47 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #12 - 03. Jan 2007 , 20:56
 
Tiếng Việt  Tôi Yêu


Tác giả Trịnh Thanh Thủy của bài viết "Cái chết của một ngôn ngữ: tiếng Việt Sài Gòn cũ" trong nhiều websites mà tôi có dịp đọc trước đây, đã ghi nhận sự đổi thay về cách xử dụng ngôn ngữ trong xã hội. Bà nhập đề bài viết bằng đọan văn :

"Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá."

Sau ngày 30-04-75 định mệnh, người dân thuộc phía miền Nam bên dưới vĩ tuyến 17 chúng ta đã đau đớn  nghe và đọc những từ ngữ lạ hoắc đến độ buồn nôn mà chúng ta đã nghe trong khó chịu như : đề xuất, đột xuất, phát hiện, bồi dưỡng, kiểm thảo, xử lý, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ảnh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, liên hệ, đăng ký, phục viên, liệt sỹ, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...

Trong bài viết "Sống trong tiếng Việt" của nhà văn Đặng Tiến ghi nhận như sau :

« Tương quan giữa chính trị và ngôn ngữ, nhất định là có thật, nhưng không đơn giản. Trong đề tài này, mà phản ứng theo bản năng, tình cảm thì lời nói làm cho người nói xa nhau, trong khi nhiệm vụ của ngôn ngữ là làm cho con người gần nhau.

Trong một cuộc gặp gỡ với nhân viên báo Nhân Dân do báo này thuật lại, ngày 11.3.1961, Hồ Chí Minh có nói : "ta phải nói kí lô, vì nếu nói cân thì không đúng nghĩa 1000 gơ-ram". Ông chống lại thói lạm dụng chữ Hán, nên khuyên không nên dùng từ  phụ đạo  chỉ để nói là kèm trẻ em học thêm. Kết quả : người phía Nam không được ông giáo huấn, thì nói kí lô và kèm trẻ ; người phía Bắc, lập trường kiên định, lại dùng từ cân và phụ đạo.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (1963) nhận xét : khi nói trao đổi  thì phải nói trao đổi cái gì, ý kiến, hàng hoá… chứ nói  trao đổi không khống, là vô nghĩa. Khi kết hôn, thì nói kết hôn, thành hôn, xây dựng gia đình, không nên nói "xây dựng" không khống, theo kiểu : "ngày mai tôi đến trao đổi với anh"hoado "cô ấy đã xây dựng năm ngoái"...

Người phương Nam mù mù tăm tăm, không dùng từ "trao đổi", "xây dựng" như người phương Bắc được "quản lý" nghiêm túc. Chung quanh hôn nhân, người phương Bắc còn có lối nói : "báo cáo, tuyên bố, đăng ký, tổ chức (dã chiến hay theo lối cũ, v.v…)" - ông thủ tướng nghe cũng phát ớn!

Nhân ngày giỗ Nguyễn Đình Chiểu, năm 1963, Phạm Văn Đồng có viết bài ca ngợi nhà thơ, mở đầu bằng hình tượng bay bướm : trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Một câu văn đẹp, và ông giáo sư Lê Trí Viễn đã cóp, làm tiêu đề cho một cuốn sách: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1982); Ý ông muốn thu câu văn cho gọn, thành sai cú pháp !

Để viết bài này, tôi phải đọc lại sách của Hoàng Tuệ : "Vấn đề chuẩn ngôn ngữ qua lịch sử ngữ học" (1993), và được biết trên báo Pravda ngày 20.6.1950, Stalin đã có bài bác bỏ lý thuyết của Marr (1864-1934) cho rằng ngôn ngữ là một hiện tượng giai cấp.

Theo Stalin "ngôn ngữ là của toàn dân tộc; ngôn ngữ không phải là một hiện tượng giai cấp (…) Vì lẽ : ngôn ngữ là một dụng cụ giao tiếp xã hội, nó không phục vụ riêng một giai cấp nào, nó phục vụ tất cả các giai cấp, nó là của toàn thể dân tộc, của những kẻ bóc lột cũng như những người bị bóc lột, của chế độ cũ hấp hối cũng như của chế độ mới đang lên (tr. 141).

Ngôn ngữ và văn hoá là hai cái khác nhau (…) văn hoá có thể là tư sản hay xã hội chủ nghĩa (theo Lê-nin), còn ngôn ngữ, công cụ giao tiếp giữa người với người thì luôn luôn là của chung cho cả dân tộc (tr. 143)."

Tôi ngờ ngợ, chả lẽ Stalin lại viết một câu bình thường, phản động, phi giai cấp, phi mác xít lê-nin-nít như vậy ? Hay là cụ Hoàng Tuệ "hư cấu" ? Tôi rà lại thì quả là cụ Stalin có viết như thế thật, và tôi đã nghi oan Hoàng Tuệ.

Tôi không tiếc công, vì đã học được một bài học lớn. Ở đời ai cũng có chính kiến, thành kiến; đến khi lý luận thì phải dè dặt, phải đề phòng thành kiến của chính mình. Về mặt trí thức, bản thân mình là đối phương của chính mình, một đối phương cực kỳ nguy hiểm vì trường kỳ mai phục. Vượt qua thành kiến để thấy : ông Stalin cũng có thể nói đúng, ông thủ tướng có thể viết câu văn hay, ông giáo sư, nhà giáo nhân dân, có thể sử dụng sai cú pháp. Bản thân mình có thể sai, vì dốt, vì vội, vì giận hay vì thiên kiến.

Bà Trịnh Thanh Thuỷ là người chân thật. Bà hỏi thật : "mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi…". Là người đồng hội đồng thuyền, tôi đồng cảm với bà. Câu trả lời của tôi là : một mặt phải thường xuyên thay đổi lối viết, mặt khác dùng những từ nào mà mình thấy là hay, là đúng, là hợp với câu văn. Nếu ông Phạm Quang Tuấn có hỏi dựa vào đâu mà bảo rằng từ này hay hơn từ kia, thì trả lời cũng dễ thôi về mặt thực hành. Về lý thuyết ta có thể nói : một từ hay, khi có sự hài hoà giữa hình thức (cái biểu hiện, signifiant) với nội dung (cái được biểu hiện, signifié), giữa ngữ thái và ngữ nghĩa. Và tránh tạp âm vì những từ đồng âm hay cận âm, tránh từ Hán Việt khệnh khạng, chuộng những ngữ âm thanh tao hay gợi cảm."
Chúng ta đều biết kẻ ăn cướp như CSVN thường tỏ thái độ siêu đẳng hơn người, thường khoe khoang, khoác lác, có thể xuất phát từ tâm lý mặc cảm tự ti và rồi chính họ mâu thuẩn ngay trong lời nói của họ, ví dụ Hồ Chí Minh luôn luôn đả phá việc dùng chữ Hán. Tên "Ái Quốc" mà âm hưởng vốn đã mang nguồn gốc Hán văn. Sao không đặt thẳng toạc móng heo ra là "Nguyễn Yêu Nước" thì ông trung thành tuyệt đối với Việt ngữ ? Trong báo "Lính Kách Mệnh" được xem là tiền thân của tờ Quân Đội Nhân Dân, người ta xem những bài văn của Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta đã vi phạm sự đả phá việc dùng từ ngữ xuất phát từ gốc Hán văn như : quốc tế vô sản, xuất khẩu, hữu nghị, tham quan, tranh thủ, khẩn trương, chỉ đạo,...

Trong bài trả lời về chủ đề "Văn Chương Không Biên Giới" trên website Da Màu, vị   thức giả Nguyễn Quốc Chánh đã đề cập về sự tham lam độc đoán của bọn CS sau khi "hiếp dâm" miền Nam sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 qua nhận xét chua xót về ngôn ngữ tiếng Việt :

"Tiếng Việt có tới 3 lần mất trinh. Một lần với Tàu, một lần với Tây và hiện nay với CS. Cái vĩ đại của CS là vơ tất cả về mình, từ sông núi, lịch sử, và dĩ nhiên, ngôn ngữ rồi làm cho nó tồi tệ đi. Cái gì họ kiểm soát được, cái đó còn trinh, cái gì không là đồi trụy hoặc lai căng. Tiếng Việt ở miền Bắc XHCN là trinh, tiếng Việt ở miền Nam trước 1975 là đồi trụy, và tiếng Việt ở trong nước hiện nay là thuần, còn tiếng Việt ở hải ngoại là lai căng… "

Kẻ chiến thắng đã xấc xược giương oai thị uy với toàn dân trên toàn lãnh thổ đất nước bằng những Quyết nghị hành chánh để tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ của họ và buộc người dân trong xứ phải dùng. Đoạn văn ghi nhận sự kiện này là :

"Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục."

Trong đời sống khi mà những áp bức về thể xác chúng ta cố nhịn nhục, cố đè nén, nhưng những áp bức về tinh thần như Nghị quyết 36 về sự trói buộc tôn giáo về quyền tự do tâm linh hay như cái  Nghị quyết ngày 01/07/1983 để "tiếng Việt toàn dân" ra đời, khiến tâm tư chúng ta đau đớn khi nghe hoặc đọc những điều không vừa ý bị bó buộc phổ thông hóa trong nước, hoặc giả như khi tôi tình cờ nghe một số người lớn bình dân hay những người trẻ mới sang Mỹ dùng những từ ngữ của thuở ban sơ sau ngày nghiệt ngã 30-04-75 như : "Sau ngày giải phóng...." hay "Khi cách mạng vô...". Chúng ta không trách họ vì trình độ dân trí hoặc sự ý thức về chính trị yếu kém hay sự phân biệt về ngôn ngữ của họ rất thô sơ, bởi vì chính họ là nạn nhân của chính sách ngu dân mà bọn CSVN gieo rắc trên quê hương. Và trong những phút riêng tư khi mình đối đầu với ý nghĩ của chính mình là những u uất, những xót xa, hoặc những ngậm ngùi của những tiếng Việt đẹp đẽ, của những tiếng Việt đáng yêu và trong sáng mà mình muốn nghe, muốn đọc, để thèm được nghe, và thèm được thấy đã mai một, đã biến mất trên quê hương yêu dấu...

Hay tôi ưu tư phải chăng vì Tiếng Việt Tôi Yêu của Việt Nam Cộng Hòa đã bị ép xác mất dần đi trên quê hương tôi ? Buồn lắm thay.

Trần Việt Hải

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Việt kiều"
Reply #13 - 08. Jan 2007 , 20:22
 
Việt kiều"
Dũng Vũ
 
Không biết hai tiếng "Việt kiều" đã ra đời bao giờ và ai là tác giả. Người ta chỉ biết nó đã được đẻ ra để chỉ người Việt sống ở hải ngoại. Lâu nay nó đã được dùng khắp xã hội như một cái tên gọi bình thường.

Thực ra, "Việt kiều" là một sản phẩm ngôn ngữ khác thường. Khác thường từ cú pháp (syntax) cho tới dụng ngôn (pragmatic), từ ngữ nghĩa (semantic) cho tới văn hóa.

Chữ "Việt" thì ai cũng biết, còn "kiều" có nghĩa là gì ?

Kiều là một từ gốc Hán. Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu [1] và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh [2] , từ đồng âm này có nhiều nghĩa, ví dụ, cái cầu 橋, cái lông dài ở đuôi chim 翘, v.v… Nhưng dùng cho từ ghép "Việt kiều", thì "kiều" 僑 có nghĩa là ở đậu, ở nhờ một làng, một nước nào đó.

Như vậy, "Việt kiều" có nghĩa là người Việt ở đậu, ở nhờ.

Về mặt cú pháp, tác giả của từ ghép "Việt kiều" đã rập khuôn từ ghép "Hoa kiều" 華僑 của tiếng Hoa.

Người Hoa giải thích, "kiều" trong "Hoa kiều" được hiểu là "kiều bào" 僑胞. Đúng ra là "Trung Hoa kiều bào" hay "Trung Quốc kiều bào", nhưng vì nói tắt, mới thành ra "Hoa kiều". Cú pháp của nó không giống như cú pháp của một từ ghép Hán bình thường.

Sự giải thích ấy có lý, bởi lẽ "kiều" không thể đứng một mình trong tư thế một vị từ (tức động từ, tính từ). Nó phải bổ nghĩa cho một từ khác, ví dụ, bổ nghĩa cho "bào" thành "kiều bào" 僑胞, bổ nghĩa cho "dân" thành "kiều dân" 僑民, bổ nghĩa cho "cư" thành "kiều cư" 僑居, v.v… Đây là cách bổ nghĩa của tiếng Hán, "phụ trước, chính sau", ngược với nguyên tắc "chính trước, phụ sau" của tiếng Việt [3] .

Về mặt dụng ngôn, tác giả của từ "Việt kiều" cũng hiểu theo tinh thần ngữ nghĩa của từ "Hoa kiều", cho nên cũng khác thường.

Không cần kiến thức ngôn ngữ học, hẳn mỗi người đều biết một điều căn bản, ngữ nghĩa một từ của ngôn ngữ này có thể giống ngữ nghĩa một từ của ngôn ngữ kia, nhưng cách dụng ngôn có thể khác nhau tùy tình huống. Chữ "nóng" của tiếng Việt đồng nghĩa với "hot", "heiß" của tiếng Anh, tiếng Đức, nhưng không phải bao giờ cũng được sử dụng giống nhau. Gặp phụ nữ Tây phương mà dùng các tiếng ấy, e khó tránh khỏi phiền toái.

Nói theo khoa học, ngữ nghĩa không đơn thuần là ngữ nghĩa. Nó còn có sắc thái. Đặc điểm này trong ngôn ngữ học gọi là cực tính (polarity). Có cực tính tốt (positive polarity), có cực tính xấu (negative polarity), có cực tính trung hòa (neutral polarity), phải biết tùy tình huống, quan niệm văn hóa mà sử dụng.

Đối với người Hoa, chữ "kiều" không mang cực tính xấu cho dù hàm nghĩa "ở nhờ". Người Hoa là một giống dân di trú nổi tiếng xưa nay. Có lẽ do đã quen ở nhờ nước khác, họ không cảm thấy điều đó là tiêu cực, miễn ăn ở đàng hoàng. Người Hoa ở Chợ Lớn vẫn tự nhận mình là Hoa kiều.

Cực tính của chữ "kiều" đối với người Hoa là vậy nhưng đối với người Việt thì khác. Trước 75 ở miền Nam, người Việt ít khi gọi người Hoa bằng Hoa kiều. Thỉnh thoảng mới nghe có người dùng cụm từ "bọn Hoa kiều" với tinh thần tiêu cực. Ngược lại, thỉnh thoảng giới báo chí lại dùng nó với tính trung hòa.

Tuy vậy, người hiểu biết vẫn hiểu rằng từ "Hoa kiều" hàm chứa ý "ăn nhờ, ở đậu" chứ không phải "di trú". Nếu cần phân biệt tính cách cư trú, tiếng Việt có nhiều từ. Dân di trú được gọi là "di dân". Dân cư ngụ ở địa phương được gọi là "cư dân". Dân ở nhờ thì được gọi là "kiều dân". Ba chữ "di", "cư", "kiều" khác hẳn nhau về ý nghĩa.

Người Sài Gòn thường gọi người Hoa sinh sống trong Chợ Lớn là người Hoa Chợ Lớn, hoặc người Tàu Chợ Lớn; hoặc ngắn gọn nữa là người Hoa, người Tàu để tránh một ngữ nghĩa mang tính phân biệt có thể làm buồn lòng người khác. Trước 75, người miền Nam trong nước cũng không gọi người Việt sống ở nước ngoài là Việt kiều. Họ thường gọi là "kiều bào" hoặc "đồng bào hải ngoại". Tuy "kiều bào" vẫn hàm chứa nghĩa gốc là ở nhờ nơi khác, nhưng nghe vẫn nhẹ hơn "Việt kiều" nhờ chữ "bào", có nghĩa đen là cái bọc, nghĩa bóng là anh em, gần gũi với từ "đồng bào".

"Đồng bào hải ngoại" là từ hay nhất, dẫu hơi dài. Thế nhưng dài, ngắn không quan trọng, miễn hay. Cái hay thứ nhất là nó được người Việt nghĩ ra. Cái hay thứ hai là văn chương. Cái hay thứ ba là đúng cú pháp "chính trước, phụ sau" của tiếng Việt. Cái hay thứ tư và quan trọng nhất là nó không làm cho người nghe cảm thấy bị phân biệt, bị tổn thương. Đó là văn hóa.

"Hoa kiều" không phải là một từ thông dụng ở miền Nam trước 75. Sau 75, nó cũng không thông dụng hơn trong khi cái tên gọi "Việt kiều" thì tràn lan khắp xã hội từ Nam chí Bắc. Nhiều người dùng từ "Việt kiều" do quen miệng. Ít ai biết hoặc quan tâm đến nguồn gốc của nó. Rất nhiều người Việt trong nước ngày nay mắc phải một quán tính là trên nói gì, dưới lặp y vậy, không cần suy ngẫm tốt, xấu, đúng, sai. Có biết bao sản phẩm ngôn ngữ vụng về, biến chất mà ngày nay từ giới có học cho tới giới bình dân lẫn giới truyền thông trong nước vẫn sử dụng và lạm dụng một cách tự nhiên, như "vi tính", "phần cứng", "phần mềm", "chí ít", "game thủ", "bèo", "di động", "điều hòa", "vô tư", "siêu rẻ", "siêu nạc", "thấp điểm", "Hợp chủng quốc", "thánh Allah", "người Thiên Chúa", v.v. và v.v. Thực trạng cho thấy trình độ Việt ngữ học của tác giả và người sử dụng thấp kém đến độ nào. Với trình độ ấy, chẳng lạ gì, mỗi khi có một từ ngữ mới xuất hiện trong nước là người hiểu biết không khỏi lấy làm lo lắng và hoài nghi về phẩm chất của nó.

Nhưng, điều đó vẫn chưa đáng kể bằng cái sản phẩm được đẻ ra có thể làm tổn thương người khác. "Việt kiều" là hai tiếng mà đa số người Việt hải ngoại không ưa thích. Nó giống như mấy từ "ngụy", "tư sản mại bản", "văn hóa Mỹ-Ngụy",... mà người ta đã áp đặt lên dân mình trong quá khứ. Hai tiếng "Việt kiều" khiến người Việt hải ngoại có cảm tưởng như mình bị tách rời khỏi cộng đồng dân tộc. Nhiều người Việt đã về nước sinh sống vẫn bị gọi là "Việt kiều". Nhà nước Việt Nam cũng nhận thức được tâm lý này, cho nên có cơ quan ngôn luận đã chuyển sang dùng các từ ngữ như "kiều bào", "người Việt ở hải ngoại", "người Việt ở nước ngoài" thay cho "Việt kiều". Tuy vậy, hai tiếng "Việt kiều" vẫn được dùng phổ biến, và vẫn tiếp tục là từ ngữ gây tự ái, chia rẽ.

Giới văn hóa thông tin ở Việt Nam có tiếng xưa nay là tác giả của những từ ngữ khác thường. Không ai biết "Việt kiều" có phải là sản phẩm của họ không, nhưng biết chắc họ hay dùng. Là người làm văn hóa, họ luôn nhắc nhở người dân giữ gìn "bản sắc dân tộc" trong khi chính họ lại quên mất một điều ông bà thường dặn: "Lời nói không mất tiền mua. Chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau".


Dũng Vũ
Stuttgart, Giáng Sinh 2006
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #14 - 07. Feb 2007 , 03:58
 
Nỗi Buồn Tiếng Việt Của Người Dân Trong Nước

Chu Đậu
Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.
Từ ngữ sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ
Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:
1. "Buổi đêm". ‘Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấy’. Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ. Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hồ. Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: ‘Chờ ông ấy mất cả buổi’. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: ‘Thế là mất một buổi cày’. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.
2. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính trị. Nói : ‘Phải dùng cát để cải tạo đất’, khác với ‘Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo’. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!
3. "Cảm giác". ‘Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đó’ những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Ðó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: ‘Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đó’ chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.
4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: ‘Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn’. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.
5. "Chất lượng": Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference) . Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...
7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền bắc, công tác ở Ðông Ðức, rồi xin tỵ nạn ở Ðức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": ‘Bọn này chưa cưới.’, ‘chúng tôi cưới’ Ðó là thói quen từ vùng cộng sản. Ðây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ. To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: ‘Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau’. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.
8. "Ðại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!
9. "Ðăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: ‘Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...’. Tại sao không dùng "ghi danh", "ghi tên"?
"Ðăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ "đăng ký" để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!
10. "Ðầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gì?" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:12 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #15 - 07. Feb 2007 , 03:58
 
11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do. Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ‘Ðã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy/ Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ ../ Em X giải phóng (thả) con chó !! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: ‘phong trào giải phóng phụ nữ ../ Công cuộc giải phóng nô lệ ..’
12. "Hiển thị" ‘Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...’ (appear on screen) Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".
13. "Hùng hiểm" ‘Ðịa thế nổi đó rất hùng hiểm...’ hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).
14. "Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa’, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vùa nạng nề , vừa sai. "Có khả năng": Ðây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: ‘Hôm nay thời tiết có khả năng mưa’ chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?). Thí dụ này khó chấp nhận: ‘Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp’. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: ‘Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê’. ‘Ðịch có khả năng bị tiêu diệt..’ v.v...
15. "Khả thi" = applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. "Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được"/ "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi được".
16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’.
17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: ‘Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Ðồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc’ Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.
18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên. Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ. Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?
19. "Làm rõ" ‘Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này.’ Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Ðúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v...
20. "Liên hệ": Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên "hệ dịch" sang tiếng Anh là ‘to relate to…’, chứ không phải là ‘to communicate to…’.
21. "Ngài": ‘Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco.’ Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam, không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa. Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:
The Honorable ...W. Brown Mayor of San Francisco
Hình thức chào hỏi:
Sir:
Dear Mayor Brown
Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai. Qua sách báo từ sau 1954, miền bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài. Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...
22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ ‘nghệ nhân’ cao hơn chữ ‘nghệ sĩ’, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ ‘nghệ nhân’ là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.
23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: ‘Anh X quản lý một xí nghiệp’ thì được, nhưng câu sau ‘nhái lại’ khôi hài ‘Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...’. "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.
24. "Sơ hữu". ‘Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu.’ Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: ‘Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen’...?
25. "Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’).
26. "Tai tệ nạn". ‘Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này’ tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ.
27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức , hội đoàn, nhóm nào đọ Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: ‘Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....’ Tại sao không nói: ‘Trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...’. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: ‘Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ...’
28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam. Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng cũ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:
"Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:13 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #16 - 07. Feb 2007 , 03:59
 
Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?
30. "Thống nhất". ‘Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X ..’ Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với.
31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao?
32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...’ tương đương = thích hợp (equal = appropriated) . Cách ghép nối gượng gao.
33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’.
34. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác ‘ông đưa cái giò, bà thò chai rượu’. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: ‘Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch’. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: ‘Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam...’ Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to..., chỉ là exchange thôi.
35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói: ‘Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó’ là đủ và giản dị rồi.
36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao ... Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : ‘Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu. ‘Ðó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)
37. "Trúng tuyển" ( nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).
38. "Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: ‘Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng’. Nên nói: ‘Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng’ mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: ‘Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi’.
40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Ðây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tệ. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa. Ðây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra ‘sâu xa’ còn gây hiểu lầm với ‘lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa’đã quen dùng trước đây.
41. "Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói "xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
42. Còn hai từ nữa bị người dân miền bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi , sai lệch: ‘Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổị’ Và: ‘Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại’. Người ta đã bỏ quên từ tự và chính được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó.
Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán- Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Ðộng thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation) ; siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Ðã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ lạ.
Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà.
Ví dụ như ta Việt hóa:
chữ ‘ pomp ’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước),
chữ ‘ soup ’ thành ‘xúp’, chữ ‘ phare ’ thành ‘đèn pha’,
chữ ‘ cyclo ’ thành ‘xe xích lô’,
chữ ‘ manggis ’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’,
chữ ‘ durian ’ thành ‘quả sầu riêng’,
chữ ‘ bougie ’ thành ‘bu-gi,
chữ ‘ manchon ’ thành ‘đèn măng xông’,
chữ ‘ boulon ’ thành ‘bù-long’,
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:14 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #17 - 07. Feb 2007 , 04:00
 
chữ ‘ gare ’ thành ‘nhà ga’,
chữ ‘ savon ’ thành ‘xà-bông’…
Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ’máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’.
Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’.
Database dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.
Sofware dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là ‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chữ ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao?
Network dịch là ‘mạng mạch’.
Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’.
Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’.
VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay ra-dô, hoặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
Chanel gọi là ‘kênh’. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!
Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Saigon – Nha Trang’, ‘Saigon - Cần Thơ’ … trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?
Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: ‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn’, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!
__._,_.___
Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:14 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Tôi Yêu tiếng Nước tôi Từ khi mới ra Đời
Reply #18 - 08. Feb 2007 , 17:17
 
Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ
 
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước:

Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy

Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress. net/Vietnam/ The-gioi/ 2006/09/3B9EDF89 /)

Ngoài nước:

Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga

Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.

(http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=48362&z=75)

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...

Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng An sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http://i12. photobucket. com/albums/ a215/unisom/ thualuonJPG. jpg)
Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!

Trịnh Thanh Thuỷ

Back to top
« Last Edit: 28. Feb 2007 , 21:02 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #19 - 30. Jun 2007 , 22:05
 
Âm vị tiếng Việt
Đoàn Văn Phi Long

Tiếng Việt chỉ có 36 âm vị ? Một trong những phương cách hữu hiệu để tìm nguồn gốc tiếng Việt là xác định được ngữ hệ và các cấu tạo cơ bản của tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu tiếng Việt từ xưa chỉ trông cậy vào các học giả Tây phương, nhưng hiện nay họ ít nghiên cứu tiếng Việt vì có thể họ cho rằng người Việt có đầy đủ khả năng và đã khảo sát kỹ càng tiếng Việt.
Thực tế thì trái lại rất ít người Việt chịu khó nghiên cứu nguồn gốc tiếng Việt, nhất là cách cấu tạo cơ bản, vì ngôn học là môn học rất khó hiểu, khô khan, không lôi cuốn được người đọc. Còn nếu có học giả khảo cứu thì thường đưa ra nhiều kết luận không rõ ràng, không phù hợp với các định nghĩa. Bài này có mục đích minh định lại các phần cơ bản nhất của ngôn ngữ, đó là âm vị mà số học giả Việt khảo cứu tiếng Việt còn ít hơn cả người Trung Hoa . Sở dĩ có bài này là do cách nay một vài năm có đọc trên Internet nước ngoài đăng tải một phát biểu của tiến sĩ ngôn ngữ Hà Nội cho rằng tiếng Việt có 36 âm vị và từ đó đến nay không ai thắc mắc gì cạ Nhận định của nhà ngôn ngữ đã làm tác giả ngạc nhiên vì nếu căn cứ theo nhiều tài liệu Tây phương thì số âm vị này quá ít nếu đem so với tiếng Khmer và Thái. Tiếng Việt là tổng hợp của nhiều thứ tiếng, trong số đó có cả tiếng Mon-Khmer và Thái, nên không thể nào có số âm vị quá khiêm nhường như thế .
Cuốn Thai phrase book ... dictionary chi thấy tiếng Thái có 74 âm vị gồm 21 phụ âm, 48 nguyên âm và 5 thanh. Cuốn sách hướng dẫn du lịch Cambuchia của nhà xuất bản Lonely Planet cho rằng tiếng Khmer có 57 âm vị gồm 33 phụ âm và 24 nguyên âm.
Ngay cả tiếng Anh tuy là ngôn ngữ đa âm tiết mà cũng có 43 âm vị gồm 13 nguyên âm và 30 phụ âm theo bảng Phoneme Codes, International Phonetic Alphabet (IPA), tự điển Wikipediạ Một tác giả khác cho tiếng Anh có 40 âm vi Vì âm vị rất khó hiểu và khó phân tích nên ngay cả các nhà ngôn ngữ học Tây phương cũng không nhất trí về con số âm vị tiếng Anh, huống hồ là ta .
""Nghe nói chồng ba ta là nhà ngôn ngữ học ?""
""Vâng, ông ta nói được ba thứ tiếng.... đế quốcđoanh, bia đá ôm Đại-hàn và cờ Tây ""
Vốn không biết một tí gí về ngôn ngữ học và cái ông Tiến sĩ này lại chỉ phát biểu suông, không đưa ra giải thích hay nêu ra bảng liệt kê các âm vị nên không rõ ông ông ta đếm theo kiểu nào để ta có thể phân tích và bàn luận
""Cô có biết đã lái hơn 100 cây số một giờ không?", cảnh sát công lộ hỏi.
"Không thể được", cô Ký Điệu chống chệ"Tôi chỉ mới rời nhà có hai mươi phút mà
Như vậy là có ba loại người trong xã hội - người biết đếm và người không biết đếm.
Tuy không có một chút đầu mối nào nhưng muốn tìm hiểu thì không phải là không có cách. Cách dễ nhất là thăm dò những người có thẩm quyền về ngôn ngữ học coi họ có ý kiến như thế nào. Đi hỏi một Tiến sĩ ngôn ngữ học VN là tiếng Việt có bao nhiêu âm vị thì được trả lời là có 36, y chang cái ông Hà Nội. Lại hỏi thêm ""oi""trong oi ả có bao nhiêu âm vị thì trả lời là 2.
Câu trả lời này cho thấy có một sự khác biệt với ý niệm thông thường của các nhà ngữ học Tây phương. Số âm vị quá ít là do sự đồng hoá âm vị với chữ cái, nghĩa là đập vỡ các âm vị phức tạp thành từng mảnh vụn theo kiểu bắn phá nguyên tử bằng trung hòa tử, một điều mà Tây không làm.
Phương cách khác, không phải bằng cách tra cứu sách vỡ vì sách vở về âm vị tiếng Việt rất hiếm hoi, mà tìm kiếm Vietnamese phoneme trên Internet bằng máy rà tìm Goeglẹ Có nhiều trạm mạng về Chinese phoneme nhưng chỉ có một bài của ngừơi Việt về âm vị VN.
Vài bài của người Trung Hoa viết về âm vị tiếng Việt !!!
Bài của tác giả Taiffalo thì khá rõ ràng gồm có bốn bài, nghiên cứu và phân tích âm vị tiếng Việt thuộc, tác giả cũng cho rằng tiếng Việt phát âm miền Bắc gồm có 36 âm vị và phân chia như sau :
19 phụ âm
b , /c/ chết , /d/ (đi), /f/ phở, g , h , /k/ (C, K, Q như quít kia cà), l , m, n , nh , /ng/ (nghi ngờ), p (pin), /s/ (cả x lẫn s như xứ sở), t, /th/ , /v/, /x / (khí), /z / (gi và r như ra gì)
11 nguyên âm
i /i/ lính biết, đi chịu
ê /e/ ếch hiểu hết
ư / / tư người
ơ /F/ chợ sớm
u /u/ chụp chum
ô /o/ tôi buồn quốc hôm
e /E/ meo
o / / ngon
a /a/ bài làm

ă /ce/ ăn
ay /A/ may phay
Tổng cộng có 36 âm vị = 6 thanh+19 phụ âm + 11 nguyên âm Cuối cùng rồi cũng tìm ra được đâu là âm vị tiếng Việt. Như vậy là nhất quá tam, cả ba học giả gạo cội đều nhất trí về cùng con số 36. Tuy thế nhưng xác suất đúng có thể không cao vì chưa được chọn lựa một cách ngẫu nhiên vì có thể cả ba học cùng một sách vở hay thuộc cùng một trường phái cổ điển, không coi các nhị trùng âm và tam trùng âm là âm vi Họ đồng nghĩa âm vị với chữ cái, cộng thêm các dấu ă,â,ô,ơ,ư,ê và 6 thanh thành 36 âm vi Phải chăng các nhà ngôn ngữ này có nhận định đúng hơn các nhà ngôn ngữ học Tây phương?
Bài duy nhất của người Việt trên Internet không đề xuất xứ cho rằng tiếng Việt miền Bắc có 44 âm vị gồm có 6 thanh, 22 phụ âm (không có r, tr,s, giống như nhận định của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đình Hoà nói ở dưới), 13 nguyên âm, 3 nhị trùng âm (có nhị trùng âm nhưng quá ít). Vì phần liệt kê bị để trắng nhách không nhìn thấy gì cả nên cũng không có cách gì để phê phán.
Muốn biết các nhận định của người Trung Hoa về ngôn ngữ Việt có chính xác hay không, ta hãy xem người Trung Hoa khảo cứu âm vị tiếng Trung Hoa như thế nào để thẩm định khả năng của ho
Âm vị tiếng Hán
Một bài khảo cứu rất công phu của Chinese Accademy of Sciences ở Beijing lốt xuống (download) từ Internet cho rằng
-tiếng Trung Hoa có 140 âm vị với thanh sắc (Chinese has 140 phonemes considering tone)
-Tiếng Trung Hoa có 405 âm tiết không thanh sắc (Chinese has 405 syllables without tone (C+V or C+V+Nasal).
-Tiếng Trung Hoa có số âm tiết với thanh sắc khoảng 1300 (Chinese has a limited number of syllables about 1,300 considering tone)
Viện ngôn ngữ BK có nhận định sai lầm là sát nhập thanh sắc vào âm vị chớ không coi thanh sắc là âm vị (Xem phần thanh sắc ở dưới). Vì số âm vị được nhân với 5 thanh nên tổng số âm vị trở thành 140 âm vị, đứng vị trí number one trên thế giới, qua mặt cả tiếng Việt Thái Khmer! Điều này khó có thể là một hiện thực.
Các nhà ngôn ngữ học Trung Hoa định nghĩa âm vị khác, mỗi người một ỵ Một học giả khác cho rằng tiếng Trung Hoa có 45 âm vị như sau :
5 thanh không sắc hỏi huyền nặng
25 phụ âm:
b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r x c s @ (th) y w yu

15 nguyên âm:
a o/e ai ei/ie ao ou an en ang eng ong I u u" er Tác giả coi nhị trùng âm là âm vi Có sự nhầm lẫn là các âm an, en, ang, eng, ong không phải là âm vị mà là âm tiết. Ang là một âm tiết gồm có hai âm vị a và ng. Như vậy tiếng Trung Hoa chỉ có 10 nguyên âm.
Thay vì có 25 + 15 + 5 = 45 âm vị tiếng Trung Hoa có tổng số âm vị là 25 phụ âm + 1 (ng) + 10 nguyên âm + 5 thanh = 41 âm vị, ở vị trí trung bình.
Con số 41 cũng còn nhiều hơn số âm vị tiếng Việt, một điều khó có thể xãy ra vì tiếng Việt có số âm tiết gắp 20 lần tiếng Hán nên không thể nào có số âm vị ít hơn được.
Muốn biết sự thật như thế nào thì không còn cách nào khác hơn là phải xem xét lại thật cặn kẽ các định nghĩa về nguyên âm và âm vị .
Các định nghĩa cơ bản
Các định nghĩa dưới đây về phoneme, syllable, word được phối hợp và điều chỉnh lại từ nhiều tự điển tiếng Anh. Ngay cả các định nghĩa trích từ các tự điển to tổ bố này cũng không thật chặt chẽ, đâu ra đấy mà thường là để lững lơ như con cá vàng, ai hiểu sao thì hiểu và do đó dễ gây ra ngộ nhận. Sẽ đưa ra định nghĩa Nguyên âm. Sau đây là vài định nghĩa của nguyên âm từ nhiều tự điển:
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể làm thành một tiết.
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể tự thành hình bằng một luồng hơi thở liên tục và cũng có thể, tự mình, làm thành một tiết.
+Tiếng nói tạo bởi sự rung động của dây phát âm nhưng không có sự cọ sát nghe được.
Tóm lại ""Nguyên âm là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, phát âm liên tục, có thể tự làm thành một tiết""
Từ oai có bao nhiêu nguyên âm? Các nhà ngôn ngữ học Việt và Trung Hoa cho là có ba nguyên âm là o, a và i nhưng theo định nghĩa trên thì chỉ có một nguyên âm duy nhất vì từ oai phát âm liên tục chớ không bị đứt đọan.
Phụ âm còn được gọi là tử âm (consonant, có nghĩa là hoà hợp tiếng), một tiếng khi thành lập một tiết phải kết hợp với nguyên âm nghĩa là tự một mình nó không thể tạo ra một âm được như các âm t, m, k. Bán âm là âm nằm giữa nguyên âm và phụ âm nghĩa là phát âm như nguyên âm nhưng phải đi kèm theo nguyên âm. Tiếng Anh có hai bán âm /j/ ( phát âm giống y, như young hay D nhẹ miền Nam) và /w/ (phát âm gần với giống u, như with). Tiếng Pháp có ba bán âm là /j/, w và /hui/ như trong huit (tám).
Tiếng Việt có bán âm w như quà (wà, miền Nam) và Y ký hiệu là /j/ đọc như D nhe

Một cán bộ nói joke (dốc) với dân miền Nam "Nông trường ở miền Bắc rất rộng, ruộng của công tử Bạc Liêu đem so thì chẳng thắm vào đâu. Công nhân thường thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, lái xe cả ngày, tới chiều tối may ra mới đi hết nông trường" Một nông dân miền Nam suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời:"Chúng tôi đôi khi cũng có một chiếc xe như thế" Nguyên âm kép (Nhị trùng âm, diphthong): còn gọi là nguyên âm lướt tức là gliding vowel, một âm thay đổi phẩm chất trong một tiết đơn độc. Âm bắt đầu từ một nguyên âm và chuyển sang một nguyên âm khác. Thí dụ như ấy, oi, hao, biu, hia, toát, ai, tâu, tương.
Nguyên âm ba (tam trùng âm, triphthong) như khuya, tươi, tuyên.
Tiếp tố (Affixation) : prefix tiền tố, suffix hậu tộ Tiếng Việt không có tiếp tố nên ta khỏi mất công khảo cứu.
Âm vị (phoneme): Đây là một trong những từ khó định nghĩa cho thật chặt chẽ và rõ ràng. Nhiều tự điển Anh ngữ có một định nghĩa khác nhau như dưới đây
+Đơn vị nhỏ nhất của một ngôn ngữ có thể truyền đạt một ý nghĩa cá biệt, như m của mat và b của bat.
+Đơn vị của tiếng nói cá biệt từ đó âm tiết được thành hình.
+Âm vị là tiếng nhỏ nhất (smallest sound) trong ngôn ngựõ
+Đơn vị âm thanh không thể phân tích thành đơn vị nhỏ hơn (mà không làm thay đổi nghĩa của tự
+Đơn vị nhỏ nhất của tiếng nói trong một ngôn ngữ có thể làm phân biệt hai từ như pan và ban.
+Âm vị là đơn vị nhỏ nhất một đơn vị cơ bản và lý thuyết của tiếng nói của âm có thể làm thay đổi nghĩa của một tự Tùy theo ngôn ngữ và tùy theo chữ cái, âm vị có thể được viết bằng một chữ cái, có nhiều trường hợp ngoại lệ (nhất là trong tiếng Anh).
+Đơn vị nhỏ nhất của âm trong một ngôn ngữ, và là thành phần cấu tạo tiết, như đơn vị ba thành phần (phụ âm, nguyên âm, phụ âm) mà sự thay đổi sẽ làm thay đổi nghĩa của từ (word), như làm phân biệt hai từ ban và van, chỉ khác nhau bởi hai nguyên âm b và v, và được gọi là âm vị,và ban và bin, chỉ khác nhau ở nguyên âm /a/ và /i/, cũng được gọi là âm vị, tiếng Anh bait là một đơn âm có ba âm vị b, ai (ghi âm là ei) và t.
Vài định nghĩa để lơ lững ai hiểu sao cũng được nên nhiều học giả, ngay cả các tiến sĩ ngôn ngữ học, cũng bị nhầm lẫn để rồi đem phân tích các trùng âm thành nhiều nguyên cơ bản và kết luận tiếng Việt có 36 âm vị và tiếng Tàu có 140 âm vi
Âm vị được định nghĩa tổng hợp lại như sau:
""Âm vị là một đơn vị nhỏ nhất và liên tục của tiếng nói, làm phân biệt các từ, từ đó tiết được thành lập""

Trùng âm có phải là âm vị hay không?
Cái mấu chốt của vấn đề là ở chỗ các nhị và tam trùng âm là một âm vị hay tập hợp nhiều âm vi Trường phái cổ điển không công nhận trùng âm là âm vị .
Trường phái Tây phương coi mỗi trùng âm là một âm vi Quan niệm cổ điển không đúng vì các lý do sau đây : -Nếu chúng ta đã khẳng định các phụ âm kép đầu từ /th/, /ng/, /nh/, /kh/ là âm vị thì sẽ không nhất quán nếu chúng ta không công nhận các trùng âm là âm vi Phụ âm và nguyên âm đều có tác động như nhau trong sự thành lập âm vị . -Mỗi âm vị phải được phát âm một cách liên tục, nói khác đi âm vị không thể đập vỡ ra cho nhỏ hơn nữa mà không làm thay đổi nghĩa của tự Thí dụ âm Ía không thể phân tích thành hai âm Í và a vì như thế sẽ có nghĩa khác như câu
"Cô Thúy uể oải tới Chú Ía hát hò"
nếu tách rời các trùng âm thì sẽ có nghĩa hoàn toàn khác hẳn là
"Cô Thú-y ủ-ê o ai ? Tới Chú, í-a hát hò"
-Bây giờ ta hãy dùng lý luận để xem các trùng âm có vị trí như thế nào trong văn phạm. Lấy thí dụ âm "oai" trong từ ngoái là từ, âm tiết hay âm vị .
Rõ ràng oai không phải là từ vì ngoái mới là tự oai cũng không phải là âm tiết vì ngoái mới là âm tiết. Còn nếu ta phân tách thành ngó-ai thì từ sẽ có hai âm tiết ngó và ai. Điều này mâu thuẩn với sự thật không chối cải được là ngoái chỉ có một âm tiết. Đó là chưa kể phân tích như thế sẽ làm thay đổi nghĩa của từ, điều này không được làm. Không phải là từ, không phải là âm tiết, cũng không thể phân tích ra nhỏ hơn nên oai phải là âm vị, không còn con đường nào khác để chọn lựa .
-Tách rời các trùng âm là trái với quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Tây phương khi nghiên cứu ngôn ngữ Á Châu. Các nguyên âm ghép sau đây đều được coi là vowel hay phoneme : ai, ao, ưa, ia, iu, uay, nguyên âm dài như uu trong tiếng Thái hay ai,ao,ay,oa trong tiếng Khmer hoặc ai,au trong tiếng Indonesia .
Tách rời các trùng âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa của một câu nói, tương tự như cách chấm câu . Một Giáo thụ (Professor) ngôn ngữ học viết một số từ lên bảng
""Đàn bà không có đàn ông là con số không"" rồi ra lệnh cho sinh viên chấm câu cho đúng.
Con trai viết :""Đàn bà, không có đàn ông, là con số không""
Con gái viết :""Đàn bà không có, đàn ông là con số không""
Đa hệ viết : ""Đàn bà không, có đàn ông, là con số không""
-Cứ cho là các học giả Tây không rành ngôn ngữ Á Châu nên xếp sai các trùng âm vào âm vị đi nữa, nhưng tại sao bốn nhị trùng âm tiếng Anh, tương đương với bốn âm tiếng Việt, đều được đặt trong bảng âm vị ?
Thật vậy theo bảng Amercan English Phoneme Representation thì tiếng Anh có 40 âm vị phân chia ra như sau :
24 phụ âm
15 nguyên âm gồm có 11 nguyên âm đơn (monothongs), 4 nguyên kép (dipthongs, đó là /aw/ trong bout, /ay/ trong bite, /yu/ trong butte hay tiu nguỷu, /oy/ trong boy) và
1 untressed âm /er/ như trong banana .
Nếu nhị trùng âm là âm vị thì đương nhiên các tam trùng âm trong tiếng Việt phải được coi là âm vị .
-Nhiều âm tuy ghi giống hệt nhau nhưng đọc khác nên số âm vị phải khác nhau. Thí dụ seatle, vì đọc là si- ê - thầu nên ea có hai âm vị e và a nhưng seat vì đọc là si:t nên ea chỉ có một âm vị .
Tùy theo ngôn ngữ và chữ cái, âm vị có thể được viết bằng một chữ cái nhưng cũng thường được viết bởi nhiều chữ cái như âm vị eau trong beauty tiếng Anh hay iêu trong biêu tiếng Việt.
Không phải khi viết ba nguyên âm kề nhau như are là có ba âm vi Âm are chỉ có một âm vị với ký hiệu áÿ Bought chỉ có bốn âm vị là b, ao, t và dấu nhấn, gh không tính vào âm vị, theo một bộ tự điển tiếng Anh.
Thanh sắc : Thanh sắc được đo lường bằng tần số (Hz). Cái gì làm cho má khác với má, ma, mã, mả, mạ ? 'ÿó là thanh sắc. Vì âm vị là một đơn vị âm thanh làm phân biệt các từ với nhau nên thanh sắc là âm vị chớ không phải là một thành phần của âm vị như viện ngôn ngữ học Bắc Kinh đã phân loại như trên.
Số thanh thay đổi từ 4 đến 8 như tiếng BK có 5 thanh, tiếng Q'ÿ tự xưng là có 8 thanh, điều này cũng nên xét lại vì nhiều thanh chính người Q'ÿ cũng không phân biệt được. Tương tự chỉ có 50% dân miền Bắc là phát âm đúng hỏi ngã theo một kết quả của một học giả khi phân tích âm thanh của một số người, 50% còn lại phát âm dấu hỏi gần như là dấu nặng, dấu nặng thành lơ lững, dấu ngã gần dấu sắc.
Muốn cho từ ngữ không lẫn lộn thì 5 thanh như tiếng Thái là mức tối đa (làm sao qua mặt được thanh sắc tiếng Thái, được coi như phát xuất ra thanh sắc tiếng Việt và Tàu?), nhiều hơn thì chữ tác đánh chữ tộ, chính ngay dân địa phương còn không phân biệt được thì nói gì đến những người thuộc miền khác, họ nghe không quen thì tưởng là bỏ dấu sai. Khi có nhiều sắc tộc cùng xữ dụng một ngôn ngữ thì ngôn ngữ sẽ từ từ trở nên giản dị, dễ hiểu, dễ phát âm như tiếng BK đã tự động đào thải nhiều âm phức tạp hay tiếng Sanscrit đã giản dị hóa để trở thành tiếng Ấn hiện tại .
Tiếng Mã Lai, Tây Tạng, Mon có âm điệu nằm giữa dấu nhấn và thanh nghĩa là khá quan trọng, không phải là không có cũng không sao như tiếng Anh.
Mẫu tự Latin. Tập hợp 26 âm vị cơ bản nhất gồm có 5 phụ âm a, e, i, o, u và 21 phụ âm, đủ để ghi tòan bộ âm vị tiếng Latin nhưng không đủ để ghi hết tất cả các âm vị của mọi ngôn ngữ .
Số âm vị không căn cứ vào số nguyên âm hay phụ âm. Tổng số âm vị của một ngôn ngữ có thể nhiều hơn hay ít hơn tổng số 26 chữ cái Latin. Một âm vị có thể dùng một hay nhiều chữ cái để tượng trưng.
( Còn tiếp )
Back to top
« Last Edit: 30. Jun 2007 , 22:06 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚ
Reply #20 - 30. Jun 2007 , 22:07
 
Từ 26 chữ cái ta có thể ghi hằng trăm âm vi Từ số âm vị ta có thể ghi hằng chục ngàn âm tiết. Tiếng Hán có 41 âm vị và 1347 âm tiết. Vì chữ Hán ghi âm tiết nên tối thiểu cũng phải có hằng ấy chữ tượng hìmh. Nhưng số từ cần thiết dùng trong văn hóa kỹ thuật cần ít nhất hằng chục ngàn từ nên không thể tránh được mỗi từ có rất nhiều từ đồng âm. 'ÿể tránh từ nọ đọ với từ kia họ phải sáng chế nhiều chữ Hán khác nhau cho mỗi từ đồng âm, vì thế có chừng mười ngàn chữ Hán cho hơn một ngàn âm tiết. Muốn đọc được sách báo phải cần hơn hai ngàn chữ và mất khoảng bảy năm.
Chữ Quốc ngữ dùng mẫu tự Latin để ghi âm vị và tổng số âm vị tiếng Việt là 81 nên học rất dễ trung bình chừng hai tháng. Làm một con tính ta thấy ngay nếu phải học 2000 chữ Hán thì thời gian là (2000: 81) x 2 = 49 tháng hay 4 năm. Còn nếu phải học 10000 chữ thì thời gian dài gắp năm lần tức 20 năm.
Bỏ ra 20 năm chỉ để học chữ Hán thì hơi phí của. Thời gian dài đăng đẳng này có thể dùng để lấy được mấy cái bằng Tiến sị Thời cổ văn minh Trung Hoa rất xán lạn nhưng dần dần đứng khựng lại trong khi Tây phương phát triển mạnh mẽ, có thể một phần là lối chữ tượng hình, tuy có điểm lợi là thống nhất được nước Trung Hoa nhưng đồng thời một phần nào đó đã ngăn cản sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. 'ÿể ghi tiếng nói người Nhật dùng chữ chữ Hán và chữ Nhật. Cả hai ghi âm tiết nhưng vì tiếng Nhật chỉ có 140 âm tiết nên chữ Nhật chỉ cần bằng ấy chữ viết.
Tiếng Việt phức tạp hơn nhiều vì có số âm tiết khổng lồ khỏang 18000, tạm gọi là đủ để diễn tả mọi sự việc thông thường mà không bị làm khó hiểu bởi từ đồng âm và do đó có thể dùng chữ cái Latin để viết rời từng từ một cách dễ dàng, rõ ràng và gọn ghẹTrái lại nếu ta dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt thì sẽ gặp muôn vàn khó khăn, như chữ Nôm chẳng Hạn khó học khó nhớ hơn cả chữ Hán vì phải nhớ tới 18000 chữ khác nhau .
Ngôn ngữ có thể có từ 2 tới 25 nguyên âm, và 5 tới 100 phụ âm (độ chừng, có ai biết chính xác là bao nhiêu không?). Tổng số âm vị trong mỗi ngôn ngữ thay đổi từ ít nhất là 11 trong tiếng Rotokas (Papa New Guinea), 12 trong tiếng Hawaiian tới nhiều nhất lên đến 141 của bộ lạc !Xu ở Phi châu. Xin kể thêm vài trường thái quá như có: 2 nguyên âm trong vài phương ngữ của tiếng Abkhaz 3 nguyên âm trong nhiều tiếng dân da đỏ Mỹ châu, Á Rập hay Úc đen
25 nguyên trong tiếng Punjabi
6 phụ âm trong tiếng Rotokas
Hơn 100 phụ âm trong tiếng Xu
Ta thấy có sự tương tự giữa Vật lý và ngôn ngự Phân tử, nguyên tử và hạch nhân tương ứng với từ, âm tiết và âm vi Từ gồm một hay nhiều âm tiết giống như phân tử cấu tạo bởi một hay nhiều nguyên tự Nguyên tử có thành phần là hạt nhân tương ứng âm tiết có thành phần là âm vị . Tưởng cũng nên lập lại vài định nghĩa để dễ bề so sánh
Phân tử (molecule) : mãnh nhỏ nhất (thường là một nhóm nguyên tử) của vật chất được làm cho nhỏ hơn bằng cách phân chia mà không làm thay đổi đặc tính hoá học.
Nguyên tố (element) : Chất không thể phân giải được thành chất đơn giản hơn bằng phương tiện hoá học. Nguyên tử (atome) : phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học hay là phần nhỏ nhất của vật chất không thể chia nhỏ hơn nữa bằng phương tiện hoá học.
Hạch nhân (nucleus) : Hạt nằm ở trung tâm nguyên tử gồm có proton và neutron. Âm vị là cái mầm, cái lỏi, cái cốt lỏi, cái cùi, cái ngòi, cái hạt nhân hay hạch nhân của tiếng Việt.
Và cũng giống như sinh vật, mọi sinh vật ngoài một số gen riêng biệt còn có một số gen chung với các giống khác. Ngôn ngữ cũng thế, kể cả tiếng Việt, ngoài một số từ riêng tư cho từng ngôn ngữ còn có một số từ chung cho toàn thể tiếng nói của nhân loại. Tiếng Việt chứa nhiều tiếng Anh từ thời tiền sử cũng là chuyện thường tình, không có mới là quái la Nếu DNA có thể được dùng để tìm nguồn gốc người Việt thì ngôn ngữ cũng rất hữu dụng trong công cuộc truy cứu gốc tích người Việt nói riêng và Bách Việt nói chung.
Allophone (âm vị giống) là biến thể của âm vi Allophone của miền này có thể là phoneme của miền khác. Ch và Tr là allophone của miền Bắc nhưng là phoneme của miền Trung và Nam. Tương tự n và ng cuối âm tiết là âm vị miền Bắc nhưng là allophone của miền Nam. Câu ""Chị Lan than thở trên thang"" nếu ở miền Bắc thì trở thành ""Chzị Lan zầu zĩ than thở chzên thang"" còn miền Nam sẽ là ""Chị Lang rầu rỉ (dấu hỏi) thang thở trên thang"" Morpheme (hình vị) là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa (a word or meaningful part of a word for instance 'thé, 'speak' or the 'en' of 'spoken') như là một cơ bản (base), tiền tố hoặc hậu tố .
Một từ có thể chứa hơn một hình vi "Unable" có thể chia thành hai hình vị- tiền tố "un" và "able", trong khi đó "mahogamy" không thể chia nhỏ được nữa. Tiếng Việt không có tiếp tố nên không có hình vị và mỗi từ đa số chỉ có một âm, ngoại trừ một số ít từ đa âm tiết như sa-vông, lông bông, cà nhổng, ba bả .
Vì ngôn ngữ học rất rắc rối và khó hiểu nên ít người chú ý tới và do đó số học giả ngôn ngữ học rất hiếm, đếm được trên đầu các ngón tay của một bàn tay. Nếu người nào để ý nghiên cứu thì lại hiểu vấn đề một cách lộn xộn, kể cả những nhà ngôn ngữ học. May ra thì mấy nhà toán học mới hiểu thấu mọi gút mắc của vấn đề nhưng mấy ông này còn lâu mới rớ tới vì đâu phải là nghề của chàng. Mà có muốn cũng không được.
Sau khi đã trang bị đầy đủ các định nghĩa thì bây giờ là lúc ta thẩm định lại số âm vị tiếng Việt.
Âm vị tiếng Việt
Nếu ta theo đúng định nghĩa Tây phương về âm vị và phân tích theo các nhà ngôn ngữ Tây phương về nguyên âm thì tiếng Việt có rất nhiều âm vi Xin liệt kê âm vị tiếng Việt phát âm miền Bắc như sau:


Phân tử (molecule) : mãnh nhỏ nhất (thường là một nhóm nguyên tử) của vật chất được làm cho nhỏ hơn bằng cách phân chia mà không làm thay đổi đặc tính hoá học.
Nguyên tố (element) : Chất không thể phân giải được thành chất đơn giản hơn bằng phương tiện hoá học. Nguyên tử (atome) : phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học hay là phần nhỏ nhất của vật chất không thể chia nhỏ hơn nữa bằng phương tiện hoá học.
Hạch nhân (nucleus) : Hạt nằm ở trung tâm nguyên tử gồm có proton và neutron. Âm vị là cái mầm, cái lỏi, cái cốt lỏi, cái cùi, cái ngòi, cái hạt nhân hay hạch nhân của tiếng Việt.
Và cũng giống như sinh vật, mọi sinh vật ngoài một số gen riêng biệt còn có một số gen chung với các giống khác. Ngôn ngữ cũng thế, kể cả tiếng Việt, ngoài một số từ riêng tư cho từng ngôn ngữ còn có một số từ chung cho toàn thể tiếng nói của nhân loại. Tiếng Việt chứa nhiều tiếng Anh từ thời tiền sử cũng là chuyện thường tình, không có mới là quái la Nếu DNA có thể được dùng để tìm nguồn gốc người Việt thì ngôn ngữ cũng rất hữu dụng trong công cuộc truy cứu gốc tích người Việt nói riêng và Bách Việt nói chung.
Allophone (âm vị giống) là biến thể của âm vi Allophone của miền này có thể là phoneme của miền khác. Ch và Tr là allophone của miền Bắc nhưng là phoneme của miền Trung và Nam. Tương tự n và ng cuối âm tiết là âm vị miền Bắc nhưng là allophone của miền Nam. Câu ""Chị Lan than thở trên thang"" nếu ở miền Bắc thì trở thành ""Chzị Lan zầu zĩ than thở chzên thang"" còn miền Nam sẽ là ""Chị Lang rầu rỉ (dấu hỏi) thang thở trên thang"" Morpheme (hình vị) là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa (a word or meaningful part of a word for instance 'thé, 'speak' or the 'en' of 'spoken') như là một cơ bản (base), tiền tố hoặc hậu tố .
Một từ có thể chứa hơn một hình vi "Unable" có thể chia thành hai hình vị- tiền tố "un" và "able", trong khi đó "mahogamy" không thể chia nhỏ được nữa. Tiếng Việt không có tiếp tố nên không có hình vị và mỗi từ đa số chỉ có một âm, ngoại trừ một số ít từ đa âm tiết như sa-vông, lông bông, cà nhổng, ba bả .
Vì ngôn ngữ học rất rắc rối và khó hiểu nên ít người chú ý tới và do đó số học giả ngôn ngữ học rất hiếm, đếm được trên đầu các ngón tay của một bàn tay. Nếu người nào để ý nghiên cứu thì lại hiểu vấn đề một cách lộn xộn, kể cả những nhà ngôn ngữ học. May ra thì mấy nhà toán học mới hiểu thấu mọi gút mắc của vấn đề nhưng mấy ông này còn lâu mới rớ tới vì đâu phải là nghề của chàng. Mà có muốn cũng không được.
Sau khi đã trang bị đầy đủ các định nghĩa thì bây giờ là lúc ta thẩm định lại số âm vị tiếng Việt.
Âm vị tiếng Việt
Nếu ta theo đúng định nghĩa Tây phương về âm vị và phân tích theo các nhà ngôn ngữ Tây phương về nguyên âm thì tiếng Việt có rất nhiều âm vi Xin liệt kê âm vị tiếng Việt phát âm miền Bắc như sau:




6 thanh điệu: không, sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã 20 phụ âm (ký hiệu phát âm được ghi trong hai gạch //, nhưng để giản dị, không ghi ký hiệu nếu phát âm trùng với chữ

cái).
B, /K/ (C vàK), /Chz/ (CH và Tr miền Bắc), /d/ ('ÿ), /G/ (G và Gh), H, Kh, L, M, N, Ng (Ngh), Nh, P (Phụ âm đầu từ P là âm cổ nay dần dần phục hồi trở lại như pông sô, pia nô, pin), /Kw/ (Qu như quít), /F/ (Ph), T, Th, V, X, /Z/ (D, R, Gi miền Bắc).
Miền Nam có thêm 7 phụ âm Ch, Tr, R, S, J (/ / như Jarai, jăm bông, ăn jơ), Y (Y, ghi âm quốc tế là /j/, là phụ âm đầu từ D nhẹ miền Nam và dùng cho các từ ngoại quốc như đồng Yen, ya ua, yo yo, yoga), W (Qu, oa, Hoa), nhưng không có âm Chz, Z, Kw, V.
Tổng số phụ âm của phát âm miền Nam là 20 - 4 + 7 = 23. Tổng số phụ âm cho mọi phương ngữ là 20 + 7 = 27 'ÿến đây ta mới thấy sự khó khăn và tài tình của các nhà tiền phong khi sáng tạo chữ Quốc ngự Họ phải suy nghĩ nhiều cách để cả ba miền cùng xữ dụng một thứ chữ nhưng có thể đọc theo phát âm của mình, tương tự như Hán tự dùng cho mọi sắc dân Trung Quốc.
Các ca sĩ trẻ nước ngoài phát âm Ch thành Chs tương tự như âm Ch tiếng Anh, nghe rất kỳ lạ và ngộ nghĩnh y như Mỹ nói tiếng Việt, lơ lớ giọng mũi .
Liệt kê các âm vị rất khó khăn nên mỗi người một ý kiến. Như Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn 'ÿình Hòa trong "Tiếng Việt không son phấn" cho tiếng Việt gồm mọi phương ngữ có 22 tử âm, thể theo một bài lấy từ Internet ""'ÿáng lưu ý là bảng liệt kê 22 âm vị tử âm (consonant phonemes) dùng trong mọi phương ngữ VN -- bằng ký hiệu như /b-/, /f-/, /z-/, vân vân -- có thể đứng đầu các âm tiết, cùng với những chữ cái trong mẫu tự Việt được dùng để biểu hiện những âm vị này. Thí dụ, âm vị /k-/ thường được biểu hiện bằng những chữ cái c-, k-, q- (con cá, cái kim, quả cam) (trang 20). Biểu đồ của 6 thanh điệu (trang 20) cho người đọc thấy rõ độ cao thấp cùng với đường uốn lượn của từng thanh điệu""
22 phụ âm là gồm cả R, Tr, S. Không có nên không biết GS cho biết có bao nhiêu nguyên âm.
Ch và Tr ở miền Bắc hơi nặng phát âm thành chz, không có âm J nhưng có âm nặng hơn Gị Vì thế các âm J đều bị thay thế bởi âm Gi như Jarai, Java, jăm bông, nạc jăm biến thành Gia Lai, Gia va, giăm bông, nạc giăm. Gi không phải là một âm gồm hai âm vị G và I mà là một vị duy nhất /z/. Âm Gi có nguồn gốc xa xưa từ âm /ji/ tiếng Hán, ngày nay chỉ một số nhỏ đọc đúng Gi, còn đa số đọc là /z/ nên ta có thể cho nhập chung vào âm vị /z/.
Tương tự Qu không phải tạo thành bởi hai âm vị mà là một âm vị duy nhất /kw/ , khác biệt với âm vị /k/ (phụ âm c). Quả cam không phải là /k/ủa cam -vì như thế sẽ đọc là của cam- mà là /kw/ả cam. Tương tự quốc là /kw/ốc chớ không phải là /k/uốc vì như thế sẽ đọc là cuốc (xuổng). Sở dĩ các nhà tiền phong không dùng Kw mà dùng Qu để ba miền đều đọc được theo đúng phát âm của mình. Qu đọc là /kw/ như trong từ quit tiếng Anh. Tiếp theo là nói về nguyên âm.
11 nguyên âm đơn (monothong): a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, o, u, u
28 nguyên âm kép (diphthong, nh? trùng âm) : ai, ay, ây, ao, au, âu, eo, êu, ia, iu,iê, oa, oa, oe, oi , ôi, oi, ua, uâ, uê, ui, uô, uy, ua, ui, uo, uu, iạ
9 nguyên âm ba (triphthong, tam trùng âm): iêu, oai, oay, uây, uôi, uoi, uou, uya, uyê
Tuy tên gọi là tam trùng âm nhưng nhiều khi chỉ là nhị trùng âm dài. Thí dụ như uôi là uui, ươi là ư ư i,ươu là ưưu.
Tổng số nguyên âm là 11 + 28 + 9 = 48
Miền Bắc có 6 thanh +20 phụ âm + 48 nguyên âm = 74 âm vị, bằng với số âm vị tiếng Thái.
Miền Nam có 5 thanh +23 phụ âm + 48 nguyên âm = 77 âm vị, Tiếng Việt chung cho mọi phương ngữ có = 74 + 7 = 81 âm vị .
ể tiện so sánh xin ghi lại (pâ là phụâm, nâ là nguyên âm) các nhận định của
Tiến sĩ 6 thanh +19 pâ+11 nâ đơn= 36 bài Internet 6 thanh +22 pâ+ 13 nâ đơn+ 3 nâ kép = 44
Tiếng Thái 5 thanh +21 pâ +48 nâ =74 âm vị Tiếng Khmer 33 pâ + 24 nâ =57 âm vị
Tiếng Anh 24 pâ+11 nâ đơn+4 nâ kép+1 untressed âm= 40 âm vị Tiếng Việt 6 thanh+23 pâ+11nâ đơn+28 nâ kép+9 nâ ba= 81 âm vị
Số âm vị phù hợp với dự đoán là tiếng Việt phải có số âm vị bằng hay nhiều hơn số âm vị tiếng Khmer (57) hay tiếng Thái (74) và nhiều hơn hai lần tổng số 36 âm vị do các nhà ngôn ngữ học Việt và Trung Hoa gán cho tiếng Việt. Tiếng Việt có ít phụ âm nhưng có rấtù nhiều nguyên âm. Miền Nam tuy có âm vị nhiều hơn miền Bắc nhưng có ít âm tiết hơn vì không phân biệt được các phụ âm cuối từ như lan với lang, tiếc với tiết, hoa với qua và oạ
Nếu kể thêm nhiều phụ âm kép đầu từ Bl, Dr, Pl, Fl, Fr, Ge đã được áp dụng vào khoa học kỹ thuật hoặc trong các từ Việt hoá như blốc nhà, dra trải giường, Pleiku, platin, miếng plắc mạ vàng, fluor, Freon, bẹt gê, gen nhiểm sắc thể, mà thời tiền sử đã từng hiện diện trong tiếng Việt thì tổng số âm vị tiếng Việt còn cao hơn nữa, gần con số 90. Nhưng thôi, như thế là quá đủ để chứng minh số âm vị tiếng Việt trội hẳn số âm vị mà các nhà ngôn ngữ học Ta và Tàu đã gán cho tiếng Việt. Nếu đếm theo kiểu Trung Hoa tức là nhập thanh sắc vào âm vị thì tổng số âm vị tiếng Việt là (81- 6)x 6 = 450. Số này quá cao, và không ai đếm lọa kỳ như thệ Xem ra thì ngôn ngữ học rất khó hiểu nên ngay cả viện ngôn ngữ học cũng sai lầm như thường.
Một số câu hỏi mà thầy giáo không muốn gặp : -Tại sao âm học không đánh vần theo cách phát âm như Y được ghi âm là /j/ ?
-Tại sao monosyllabic chỉ từ đơn âm sao lại có 5 âm tiết ?
-Tại sao ề li 24 giờ, 365 ngày một năm mà lại có ổ khoá ?
-Tại sao vô giá trái ngược với vô giá trị hay không giả - Nếu xe chạy nhanh bằng tốc độ ánh sáng, cái gì xãy ra nếu ta vặn đèn sáng lên ?
Âm R trong tiếng Việt cổ
Có người cho miền Bắc thời cổ không có âm R. Nếu không xem xét kỹ ta thấy nhận xét này không phải là không có lý vì các ngừơi bạn láng giềng như Lào, Miến iện và mọi loại người Tàu đều không có R.
Thực sự thời tiền sử người Văn Lang đã phát âm R, có thể giống âm R của phát âm miền Trung hay âm R của Khmer, hơi khác với miền Nam. Ở miền Trung âm khi phát ra âm R thì lưởi chạm vào bên trên phía trong, phát âm lăn tròn (rolling) gần âm R tiếng Anh còn miền Nam thì lưỡi ở phía ngoài gần âm R tiếng Pháp. Âm R Khmer thì lưỡi run động nhiều hơn.
Âm R Miền Bắc bị biến mất là do ảnh hưởng phát âm Bắc Kinh. Thật vậy có nhiều từ cổ miền Bắc vay mượn tiếng Mã Lai có âm R như co ro tiếng Mã Lai dùng để chỉ con rùa, rông chơi là do ronda tiếng ML, rổng là do rongga tiếng ML và râng tiếng Khmer.
Cứ cho là người Việt thời tiền sử không có âm R và sau đó đã vay mượn tiếng ML từ thời Văn Lang đi, nhưng ta không thể giải thích được tại sao lại có những từ trùng hợp với tiếng Khmer mà ta chỉ mới tiếp xúc với họ từ thế kỷ 17, như ruồi là do ruôi và rượt là do rươt tiếng Khmer? Còn nữa, tại sao có nhiều từ trùng với tiếng Mon như rồi là rà, mưa rào là pròa mà ta không bao giờ tiếp xúc với ho Chỉ có thể giải thích là tiếng Việt có âm R từ thời tiền sử và tiếng Việt có liên hệ với tiếng Mon Khmer và Mã Lai. Âm R bị biến mất dưới thời Bắc thuộc vì vùng Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề của phát âm Bắc Kinh. Và không phải mọi người Bắc đều không nói được R. Có nhiều vùng miền Bắc xa trung ương dân chúng nói ra R khá rõ, có khi còn rõ ràng hơn cả miền Trung và Nam.
iều đáng chú ý là âm R hầu như hiện diện trong mọi ngôn ngữ chỉ trừ ngữ tộc Sino-Tiberto, Lào và miền Bắc. Tiếng Thái trên nguyên tắc có âm R nhưng người Thái thường nói thành L. Lý do là một số người Thái từ Vân Nam tràn tới Thái Lan chiếm đất của người Mon Khmer vào thế kỷ thứ 13 không có R như người Lào. Phát xuất từ bên Tàu thì đương nhiên không có R. Còn người Thái củ hay có học Phạn ngữ, cùng với người Mon và người Khmer gần ranh giới Campuchia thì có R. Các tiếng nói thuộc ngữ tộc Sino-Tiberto như tiếng Tàu (mọi loại), tiếng Tây Tạng và Miến iện đều không có R nhưng lại có âm Z, tương tự như phát âm miền Bắc.
Ngữ hệ tiếng Việt
Như vậy có phải là tiếng Việt thuộc ngữ tộc Sino-Tiberto như vài học giả đã và đang đưa ra giả thuyết này ? Nếu cho là không thì tại sao một số âm miền Bắc lại gần với phát âm Hán Tạng? Câu trả lời là sỡ dĩ phát âm giống tiếng BK là do bị ảnh hưởng tiếng BK cả về từ ngữ lẫn phát âm.
Các âm R, Tr và cả các âm W, phụ âm đầu từ Y, Dr, Pl, Pr, Fl, Fr và nhiều phụ âm phức tạp đầu từ khác đã hiện hữu trong phát âm người Văn Lang, nhưng dưới thời đô hộ các âm trên đã bị âm Hán lấn áp. Cửu Chân và Nhật Nam ít bị ảnh hưởng nên vẫn còn giữ được âm R, Tr như ta đã thấy.
Có rất nhiều giả thuyết về ngữ hệ tiếng hệ, không có giả thuyết nào đúng mà cũng không có giả thuyết nào hòan tòan sai hẳn.
Tiếng Việt không thuộc ngữ hệ Hán Tạng nghĩa là không có nguồn gốc Trung Hoa vì
nhiều lý so như sau :
-Tiếng Việt có số âm vị gần với tiếng Thái và Khmer hơn là tiếng Hán.
-Mặc dầu tiếng Việt có chứa hơn phân nửa tiếng Hán Việt nhưng các tiếng Nôm lại trùng với ngữ tộc Mon-Khmer và Thái hơn.
thanks.gifhát âm miền Bắc tuy gần giống phát âm BK, nhất là âm Z, nhưng không vì thế mà ta có thể kết luận tiếng Việt thuộc ngữ tộc Hán Tạng vì có nhiều âm vị mà tiếng Hán không cọ
Một điểm đặc biệt của ngữ hệ Hán Tạng là chứa rất nhiều từ có âm vị Z như tiếng BK có âm Z, Zh, Tz, tiếng Tây Tạng có và âm giống Z như tso là hồ, zing-kyong, tiếng Miến iện có Z, không R và Tr. Mã Lai có một số âm Z. Các tiếng thuộc ngữ tộc Mon-Khmer và Thái, Lào đều không có Z. Phát âm miền Bắc có rất nhiều âm Z và không R. Phải chăng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Hán Tạng?
Không phải, tiếng Việt nhất định không phải thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Sau 1000 năm bị ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa, tiếng Việt khó có thể phát triển nhanh chóng từ 41 âm vị sang 81 âm vị và từ 1347 âm tiết thành 18000 âm tiết, trừ phi là tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng nề của tiếng một nước khác. Lịch sử trong thời kỳ độc lập không thấy nói người Việt bị người Mon Khmer, Thái hay bất kỳ một nước nào khác đô hô Tiếng Việt chịu ảnh hưởng tiếng Thái không phải trong thời độc lập, và càng không phải trong thời Bắc thuộc, mà phải trước hay chậm nhất trong thời Văn Lang Âu Lạc.
Phát âm Hà Nội
Phát âm Hà Nội ngày nay nghiên về phát âm Thanh Nghệ Tĩnh do dân chúng các nơi khác tràn vào thành phố nâng mực độ từ 100000 lên hơn một triệu, phát âm Hà Nội ngày xưa trở thành thiểu số, chỉ còn chừng 50000, có cơ bị tuyệt giống. Như vậy phát âm Hà Nội xưa không phổ quát, chỉ tập trung ở khu vực Hà Nội và vùng lân cận, có thể không phải là phát âm nguyên thuỷ của người Việt. Nếu là thế thì nó có nguồn gốc từ đâu? Có thể từ phát âm BK chăng ?
Tiếng Việt bị ảnh hưởng nặng nề tiếng Hán về mặt từ ngữ thì quá đã quá rõ ràng. Nếu ta cho rằng tiếng Việt chỉ bị ảnh hưởng về mặt từ ngữ mà không bị ảnh hưởng bởi phát âm BK thì là một chuyện hi hữu, trái với đà phát triển tự nhiên. Một số âm Hà Nội rất gần với phát âm Bắc Kinh như các âm rịu (rượu) là do jỉu, không có âm R, Tr nhưng có nhiều Z (tiếng BK có âm ghi là R nhưng lại có phát âm tương tự S với lưỡi đụng vào vòm khẩu cái). Chỉ có dân chúng chung quanh Hà Nội bị ảnh hưởng sâu đậm phát âm BK vì ngày xưa chỉ có Hà Nội và Nam ịnh là có trường dạy và thi tiếng Hán, do các giáo sư nguyên gốc giảng dạy nên dân chúng ở đây giỏi tiếng Hán về cả từ ngữ và phát âm. Các vùng khác chỉ học lóm hay do mấy Ông đồ lô can giảng dạy nên phát âm sai giọng hay ít bị ảnh hưởng tiếng Hán. Chính vì thế có thể dân ở khu vực xa trung ương còn giữ được phần nào phát âm nguyên thủy của người Việt. Miền Nam thì dốt đặc cán mai, một chữ Hán cũng không có .
Cứ so sánh tên họ hai miền thì thấy rõ ngay . Tên họ miền Bắc và Trung nghe rất văn chương tao nhã, đôi khi quá Hán làm cho không ai hiểu nghĩa là gị Thí dụ như Cung Tằng Tôn Nữ Trịnh Nhữ Như Thi made in Hòang gia, oàn Châu Các Các made in phim Hongkong, Tăng Thiên Diệp made in China, ặng Trần Quế made by
    Ông đồ tạ Hầu như không tìm được ai có tên họ hoàn toàn tiếng Nôm ở Hà Nội, trừ bần cố nông như Thị Mẹt.
Trái lại Miền Nam rất ư là nôm na, tuy dễ hiểu nhưng nhiều khi bình dân quá độ như Trần Trụi Bông Giấy, Nguyễn thị Út Nữa (rán nín đẻ nhưng cuối cùng lại lọt thêm một trự), Trịnh thị Rót (miễn bàn), ịch thanh Tủng, Bùi thị Rớt (bị đẻ rớt), ặng Thành ược (đánh cá ngựa là trúng cá cặp ngay), Huỳnh văn ực Rựa (làm gì có Huỳnh thị ực Rựa?), Thái Thành Mắm (con cháu bà giáo Thảo hay gốc gác Châu ốc), Thạch Sanh Mười Lăm (đẻ dữ tợn).
Phát âm Sàigòn
Phát âm Sàigòn và phát âm miền Nam rồi đây cũng sẽ thay đổi vì chịu ảnh hưởng của phát âm Hà Nội và Hà Nội cũng sẽ phải thay đổi phần nào đó theo phát âm Sàigòn vì nhiều lý dọ Một trong các lý do là dân Hà Nội, dân miền Trung vào miền Nam khá đông. Mặt khác thông tin, giao lưu văn hoá hai miền sẽ có ảnh hưởng qua lại .
Phát âm miền Nam đã được tôi luyện, xào nấu, thêm thắt lại từ phát âm miền Trung và miền Bắc, do di dân nghèo hay của tội phạm nhẹ bị phát vãng trong công cuộc Nam tiến, lại thêm mắm thêm muối từ các tiếng Quảng ông, Phúc Kiến, Triều Châu, Khmer, Chàm, Chà Châu Giang (Giang là sông, Chà là do chữ Java, Châu ốc là do Châu Toch, tên con sông ở gần Châu ốc, phía bên Kampuchiạ Tên núi Sam ở Châu ốc là từ nói trại đi của từ Chàm, Kompong Chàm ở Campuchia là Vũng Chàm. Java đã biến thành sông Bà Hoà ở Cửu Chân. Một số người Chà Châu Giang hay một số dân miền Trung có thể lai giống Á Rập nên khá cao, nhất là các em sinh tại nước ngòai rất cao mặc dầu cha mẹ ở mức trung bình).
Như vậy phát âm miền Nam đã được chọn lọc tự nhiên để từ từ trở thành đại chúng, do đó phải giản dị, dễ hiểu, dễ phát âm để mọi sắc tộc đều nói được. Chính vì thế mà âm V, Z đã biến mất nhường chỗ cho âm D nhẹ, W, J, R, Tr. Tuy nhẹ nhàng uyển chuyển và dễ uốn lưỡi theo tiếng nước khác nhưng cũng rất khó thay đổi thêm vì nó đã thay đổi rồi, không còn đường nào để binh
""Hai mươi năm mới gặp lại mà sao anh trông vẫn còn tre""ủ
""Vâng. Trẻ mãi không già vì tôi đã già ngay từ khi còn rất trẻ""
Phát âm Hà Nội rồi ra cũng phải thay đổi cho hiện đại, hợp thời trang, với khuynh hướng tòan cầu hóa ngôn ngữ và kinh tế, với Anh ngữ, với trào lưu thông tin, Internet, và dân nước ngoài, nhất là dân Hà Nội xưa trong lẫn ngòai nước
"Khi cán ngố vào Sàigòn thì mức độ thông minh IQ cả hai miền trở nên ngang ngửa"
Phát âm người Việt nước ngoài khác người trong nước vì nhiều phương diện như không dùng từ made in China, lai giọng Tây, nói chậm hơn do ít xữ dụng, ít người để đối thoại, nhiều khi cả ngày chỉ nói chuyện bà xã hay với đầu gối, không bị thúc đẩy bởi cuộc sống lúc nào cũng "khẩn trương".
Bạn biết mình là Việt kiều khi:
Thủ sẵn giấy 5, 10 đô trước khi về đến phi cảng. Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh
bao, xài tiền như công tử Bạc Liêu, hơn cả Mẽo thời xưa .
Dân buôn bán mừng húm như bắt được vàng khi vớ được mình, tha hồ trấn lột.
Thậm thụt bên vệ đường -""Vùng vằng nữa ở nữa về""- để chờ cơ hội ngàn năm một thuở theo bén gót đoàn bộ hành băng qua đường. Người trong nước coi xe cộ là vật hư ảo, đường ta ta cứ đi, cùng lắm là vào nhà thương, nhằm nhò gì . Già cúp bình thiếc củng cưới được vợ trẻ .
Tiếng Việt cho mọi phương ngữ có khoảng 81 âm vi Con số có thể thay đổi đôi chút nhưng không thể nào là 36 hay 44 được. Quí vị độc giả nghĩ sao ?
Đoàn Văn Phi Long
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
VIỆT KIỀU
Reply #21 - 20. Oct 2007 , 00:56
 
Dũng Vũ
 
Không biết hai tiếng "Việt kiều" đã ra đời bao giờ và ai là tác giả. Người ta chỉ biết nó đã được đẻ ra để chỉ người Việt sống ở hải ngoại. Lâu nay nó đã được dùng khắp xã hội như một cái tên gọi bình thường.

Thực ra, "Việt kiều" là một sản phẩm ngôn ngữ khác thường. Khác thường từ cú pháp (syntax) cho tới dụng ngôn (pragmatic), từ ngữ nghĩa (semantic) cho tới văn hóa.

Chữ "Việt" thì ai cũng biết, còn "kiều" có nghĩa là gì ?

Kiều là một từ gốc Hán. Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu [1] và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh [2] , từ đồng âm này có nhiều nghĩa, ví dụ, cái cầu 橋, cái lông dài ở đuôi chim 翘, v.v… Nhưng dùng cho từ ghép "Việt kiều", thì "kiều" 僑 có nghĩa là ở đậu, ở nhờ một làng, một nước nào đó.

Như vậy, "Việt kiều" có nghĩa là người Việt ở đậu, ở nhờ.

Về mặt cú pháp, tác giả của từ ghép "Việt kiều" đã rập khuôn từ ghép "Hoa kiều" 華僑 của tiếng Hoa.

Người Hoa giải thích, "kiều" trong "Hoa kiều" được hiểu là "kiều bào" 僑胞. Đúng ra là "Trung Hoa kiều bào" hay "Trung Quốc kiều bào", nhưng vì nói tắt, mới thành ra "Hoa kiều". Cú pháp của nó không giống như cú pháp của một từ ghép Hán bình thường.

Sự giải thích ấy có lý, bởi lẽ "kiều" không thể đứng một mình trong tư thế một vị từ (tức động từ, tính từ). Nó phải bổ nghĩa cho một từ khác, ví dụ, bổ nghĩa cho "bào" thành "kiều bào" 僑胞, bổ nghĩa cho "dân" thành "kiều dân" 僑民, bổ nghĩa cho "cư" thành "kiều cư" 僑居, v.v… Đây là cách bổ nghĩa của tiếng Hán, "phụ trước, chính sau", ngược với nguyên tắc "chính trước, phụ sau" của tiếng Việt [3] .

Về mặt dụng ngôn, tác giả của từ "Việt kiều" cũng hiểu theo tinh thần ngữ nghĩa của từ "Hoa kiều", cho nên cũng khác thường.

Không cần kiến thức ngôn ngữ học, hẳn mỗi người đều biết một điều căn bản, ngữ nghĩa một từ của ngôn ngữ này có thể giống ngữ nghĩa một từ của ngôn ngữ kia, nhưng cách dụng ngôn có thể khác nhau tùy tình huống. Chữ "nóng" của tiếng Việt đồng nghĩa với "hot", "heiß" của tiếng Anh, tiếng Đức, nhưng không phải bao giờ cũng được sử dụng giống nhau. Gặp phụ nữ Tây phương mà dùng các tiếng ấy, e khó tránh khỏi phiền toái.

Nói theo khoa học, ngữ nghĩa không đơn thuần là ngữ nghĩa. Nó còn có sắc thái. Đặc điểm này trong ngôn ngữ học gọi là cực tính (polarity). Có cực tính tốt (positive polarity), có cực tính xấu (negative polarity), có cực tính trung hòa (neutral polarity), phải biết tùy tình huống, quan niệm văn hóa mà sử dụng.

Đối với người Hoa, chữ "kiều" không mang cực tính xấu cho dù hàm nghĩa "ở nhờ". Người Hoa là một giống dân di trú nổi tiếng xưa nay. Có lẽ do đã quen ở nhờ nước khác, họ không cảm thấy điều đó là tiêu cực, miễn ăn ở đàng hoàng. Người Hoa ở Chợ Lớn vẫn tự nhận mình là Hoa kiều.

Cực tính của chữ "kiều" đối với người Hoa là vậy nhưng đối với người Việt thì khác. Trước 75 ở miền Nam, người Việt ít khi gọi người Hoa bằng Hoa kiều. Thỉnh thoảng mới nghe có người dùng cụm từ "bọn Hoa kiều" với tinh thần tiêu cực. Ngược lại, thỉnh thoảng giới báo chí lại dùng nó với tính trung hòa.

Tuy vậy, người hiểu biết vẫn hiểu rằng từ "Hoa kiều" hàm chứa ý "ăn nhờ, ở đậu" chứ không phải "di trú". Nếu cần phân biệt tính cách cư trú, tiếng Việt có nhiều từ. Dân di trú được gọi là "di dân". Dân cư ngụ ở địa phương được gọi là "cư dân". Dân ở nhờ thì được gọi là "kiều dân". Ba chữ "di", "cư", "kiều" khác hẳn nhau về ý nghĩa.

Người Sài Gòn thường gọi người Hoa sinh sống trong Chợ Lớn là người Hoa Chợ Lớn, hoặc người Tàu Chợ Lớn; hoặc ngắn gọn nữa là người Hoa, người Tàu để tránh một ngữ nghĩa mang tính phân biệt có thể làm buồn lòng người khác. Trước 75, người miền Nam trong nước cũng không gọi người Việt sống ở nước ngoài là Việt kiều. Họ thường gọi là "kiều bào" hoặc "đồng bào hải ngoại". Tuy "kiều bào" vẫn hàm chứa nghĩa gốc là ở nhờ nơi khác, nhưng nghe vẫn nhẹ hơn "Việt kiều" nhờ chữ "bào", có nghĩa đen là cái bọc, nghĩa bóng là anh em, gần gũi với từ "đồng bào".

"Đồng bào hải ngoại" là từ hay nhất, dẫu hơi dài. Thế nhưng dài, ngắn không quan trọng, miễn hay. Cái hay thứ nhất là nó được người Việt nghĩ ra. Cái hay thứ hai là văn chương. Cái hay thứ ba là đúng cú pháp "chính trước, phụ sau" của tiếng Việt. Cái hay thứ tư và quan trọng nhất là nó không làm cho người nghe cảm thấy bị phân biệt, bị tổn thương. Đó là văn hóa.

"Hoa kiều" không phải là một từ thông dụng ở miền Nam trước 75. Sau 75, nó cũng không thông dụng hơn trong khi cái tên gọi "Việt kiều" thì tràn lan khắp xã hội từ Nam chí Bắc. Nhiều người dùng từ "Việt kiều" do quen miệng. Ít ai biết hoặc quan tâm đến nguồn gốc của nó. Rất nhiều người Việt trong nước ngày nay mắc phải một quán tính là trên nói gì, dưới lặp y vậy, không cần suy ngẫm tốt, xấu, đúng, sai. Có biết bao sản phẩm ngôn ngữ vụng về, biến chất mà ngày nay từ giới có học cho tới giới bình dân lẫn giới truyền thông trong nước vẫn sử dụng và lạm dụng một cách tự nhiên, như "vi tính", "phần cứng", "phần mềm", "chí ít", "game thủ", "bèo", "di động", "điều hòa", "vô tư", "siêu rẻ", "siêu nạc", "thấp điểm", "Hợp chủng quốc", "thánh Allah", "người Thiên Chúa", v.v. và v.v. Thực trạng cho thấy trình độ Việt ngữ học của tác giả và người sử dụng thấp kém đến độ nào. Với trình độ ấy, chẳng lạ gì, mỗi khi có một từ ngữ mới xuất hiện trong nước là người hiểu biết không khỏi lấy làm lo lắng và hoài nghi về phẩm chất của nó.

Nhưng, điều đó vẫn chưa đáng kể bằng cái sản phẩm được đẻ ra có thể làm tổn thương người khác. "Việt kiều" là hai tiếng mà đa số người Việt hải ngoại không ưa thích. Nó giống như mấy từ "ngụy", "tư sản mại bản", "văn hóa Mỹ-Ngụy",... mà người ta đã áp đặt lên dân mình trong quá khứ. Hai tiếng "Việt kiều" khiến người Việt hải ngoại có cảm tưởng như mình bị tách rời khỏi cộng đồng dân tộc. Nhiều người Việt đã về nước sinh sống vẫn bị gọi là "Việt kiều". Nhà nước Việt Nam cũng nhận thức được tâm lý này, cho nên có cơ quan ngôn luận đã chuyển sang dùng các từ ngữ như "kiều bào", "người Việt ở hải ngoại", "người Việt ở nước ngoài" thay cho "Việt kiều". Tuy vậy, hai tiếng "Việt kiều" vẫn được dùng phổ biến, và vẫn tiếp tục là từ ngữ gây tự ái, chia rẽ.

Giới văn hóa thông tin ở Việt Nam có tiếng xưa nay là tác giả của những từ ngữ khác thường. Không ai biết "Việt kiều" có phải là sản phẩm của họ không, nhưng biết chắc họ hay dùng. Là người làm văn hóa, họ luôn nhắc nhở người dân giữ gìn "bản sắc dân tộc" trong khi chính họ lại quên mất một điều ông bà thường dặn: "Lời nói không mất tiền mua. Chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau".


Dũng Vũ
Stuttgart, Giáng Sinh 2006

Back to top
« Last Edit: 20. Oct 2007 , 00:57 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI
Reply #22 - 30. Dec 2012 , 10:18
 
Quote:
Trích:

13. "Hùng hiểm" ‘Ðịa thế nổi đó rất hùng hiểm...’ hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).

Hết trích.


Đây là lần đầu tiên trong đời hoangkybactien nhìn thấy hai chữ "Hùng hiểm" ! Chắc là do lỗi đánh máy mà ra, vì trong tiếng Việt không có hai chữ này. Hai chữ mà hkbt thường nghe từ miệng cha mình hay nói là "Hung hiểm" mỗi khi có người nhờ coi thế đất để chôn cất hay xây nhà cửa.  Chữ "hung" ở đây ý muốn nói là "dữ" là "xấu". Còn "hiểm" là nguy hiểm, ý nói nguy hiểm dễ làm chết người như bờ vực, gềnh đá, v.v...

Chữ "hùng" nghĩa là "hùng vĩ" khi nói về mặt địa lý, và có nghĩa là "uy nghi" khi nói về con người.  Chữ "hùng" thiên về cái tốt, còn chữ "hung" ám chỉ cái dữ cái xấu. Hai ví dụ địa lý sau đây sẽ làm rõ nghĩa hơn:

- Ở tiểu bang Washington, gần Seatle, có ngọn núi Rainier (các bạn có thể coi hình núi Rainier trên mạng google cũng được). Núi Rainier trông hùng vĩ, to lớn, nhưng không cho ta cảm giác hung hiểm. Nhìn nó ai cũng muốn leo lên đỉnh để chơi tuyết vì dốc của nó thoai thoải, không có vực sâu chung quanh.

- Trong khi đó, trái ngược lại với ngọn núi Rainier, thì vùng Grand Canyon (phía Bắc của Arizona, đi từ Flagstaff trên I-40 vô) quả là cực kỳ hung hiểm.  Có nhìn thấy Grand Canyon thì mới cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên, nhất là vào mùa đông khi chiều xuống và đang có cuồng phong.    

Tóm lại, tiếng Việt không có hai chữ "HÙNG hiểm", mà có hai chữ "HUNG hiểm", và "hùng vĩ".  "Hung hiểm" dùng để chỉ cuộc đất xậu và "hùng vĩ" chỉ cuộc đất tốt.
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI
Reply #23 - 23. Mar 2013 , 08:37
 
*

Ghi chú: Vì không biết để bài này ở đâu cho tiện, cho nên xin phép được để ở đây. Quí anh chị admin nếu thấy không thích hợp thì xin di chuyển giùm. Cảm ơn trước. Smiley

***



http://www.youtube.com/watch?v=RbtJEbn_OWc

Friday, March 22, 2013

The Universal Declaration of the Vietnamese People

We, the Vietnamese People, have been living under harsh rules by the Vietnamese Communist Party (the VCP) and its brutal inhumane police force since Ho Chi Minh brought communism into Vietnam in 1930. Our lives are always under constant threats of getting killed, beaten, imprisoned, or harassed without legitimate reason by the VCP. Our homes, lands and properties are being taken away against our will, without our consent and without proper compensation. There is no real law in Vietnam. The VCP is above the law. It interprets the law it created in any way it wants towards its own advantages regardless of consequenses. Thereby, justice has never existed in Vietnam under the VCP. The current law, created in 1945 and has been through some modification by the VCP itself, is just a tool to deceive the world and innocent people into thinking that Vietnam has one like everybody else. Many people have raised their voices and written letters to the VCP requesting that it stop brutal treatment to ordinary citizens of Vietnam. Unfortunately, the VCP consistantly refuses to listen. Therefore, today, we prepared this universal declaration to send to the high offices of the United Nations. To all citizens of the world we declare that:

1. We do NOT recognize the VCP and its governments as legal government simply because we -- the Vietnamese People -- have NEVER elected them.

2. We recognize and have documents to show that the VCP and its governments, during its existence in the past 80 years, are war criminals commiting mass murders of millions of innocent Vietnamese people.

3. We seek, by all means, to prosecute the VCP and its governments before the United Nations' Courts of Justice and other International Courts of Justice as well.

4. We demand the VCP and its governments to immediately and unconditionally release all political prisoners and prisoners of conscience, and to stop all sorts of brutality to its ordinary citizens.

5. We wish to hold a general free election to elect new representatives to form a new national congress. The new national congress' task is to draft out a new constitution that will be ratified by all Vietnamese under a national referendum. To realize this wish, we -- the entire 90 million Vietnamese People -- sincerely would like to request the high office of the United Nations to grant us some aid by sending delegations and UN peace keepers to Vietnam to help set up and monitor the national free election./.

***
Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2013 , 20:56 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, TỪ KHI MỚI RA ĐỜI
Reply #24 - 01. Dec 2017 , 09:58
 
Tiếng ta còn, nước ta còn!

Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ
Phạm Quỳnh:

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.
Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà.
Có điều Phạm Quỳnh chủ yếu thể hiện tình yêu nước theo cách lo gìn giữ, tôn vinh tiếng nói của dân tộc, lo gây dựng nền học thuật riêng cho nước nhà. Tiếc thay, vì người cùng thời không hiểu được ông nên rốt cuộc ông phải hứng chịu một kết cục cay đắng. Nhưng chắc chắn lịch sử cuối cùng sẽ đánh giá đúng về ông, và có lẽ đã đến lúc nên đánh giá lại nhân vật này.
Phát triển quốc ngữ, xây dựng nền quốc học Việt Nam
Quốc học là nền văn hóa và học thuật truyền thống của một quốc gia-dân tộc, được xây dựng trên nền tảng quốc văn, tức nền văn học của quốc gia. Một nước văn hiến mấy nghìn năm như Việt Nam đã có nền Quốc học của mình hay chưa?
Phạm Quỳnh là người đầu tiên nhận thấy nước ta cho tới đầu thế kỷ XX vẫn chưa có quốc văn, do đó chưa có nền Quốc học của mình, và vì thế đất nước chưa thể phát triển. Ông day dứt đặt câu hỏi: Một nước muốn mưu sự sinh tồn, tìm đường phát đạt, có thể đời đời học mướn viết nhờ mãi được không?[2] Dù chưa nói thẳng ra nhưng hiển nhiên ông trả lời không, và vạch ra vì sao ta chưa có quốc văn, quốc học: Đó là do người Việt xưa nay đều học và dùng học thuật của người Hán cũng như viết bằng chữ mượn của họ.
Dân tộc ta thời xưa không có chữ viết nên phải dùng chữ Hán suốt hai nghìn năm, chữ Nôm chỉ dùng trong thời gian ngắn. Phạm Quỳnh nhận xét: Không một nước châu Âu nào trong hai nghìn năm chỉ chuyên học chữ Hy Lạp hay chữ La Mã như nước ta chuyên học chữ Hán… Hán văn tự nhiên trở thành quốc văn của nước ta, còn “Nôm” là lời tục trong dân gian, của những kẻ không biết “chữ”. Tình trạng học mướn viết nhờ ấy đã kìm hãm bước tiến của dân tộc ta.
Học giả-chí sĩ cách mạng Ngô Đức Kế (1878-1929) cũng nói: Nước Việt Nam ta mấy nghìn năm nay học chữ Hán, theo đạo Khổng. Hán văn tức là quốc văn, Khổng học tức là Quốc học.[3]Nghĩa là nền học thuật của nước ta không có hệ tư tưởng, phải theo tư tưởng Nho học của Quốc học Trung Quốc (TQ). Toàn bộ thể chế chính trị, văn hóa-xã hội nước ta, nội dung học tập và quy chế thi cử của nền giáo dục nước ta đều bắt chước TQ.
Người TQ từng nói: vì chữ Hán khó học nên hầu hết dân TQ mù chữ, ngu dốt, đất nước lạc hậu hèn yếu. Ta dùng chữ Hán tất nhiên cũng phải hứng chịu các di hại ấy.  Đặc biệt mặt tiêu cực của Khổng học (tức Nho giáo) đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Năm 1908, nhà ngôn ngữ học TQ Tiền Huyền Đồng nói Muốn phế bỏ Khổng học, không thể không trước tiên phế bỏ chữ Hán. Ngay từ năm 1907, Phan Châu Trinh kêu gọi Không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam! Năm 1936 Lỗ Tấn trăng trối Không diệt chữ Hán thì TQ sẽ mất nước!
Nền văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán là Hán văn, không phải Việt văn, dập khuôn văn học Trung Hoa, không thể phản ảnh ngôn ngữ mẹ đẻ của dân ta, là thứ văn bác học của tầng lớp thượng lưu, người dân chỉ hiểu qua bản dịch. Cho nên nền văn học ấy tuy là một bộ phận của quốc văn nhưng không làm nên nền học thuật truyền thống của nước ta. Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trương Chính… không coi là văn học dân tộc ta.[4] Vì thế nền học thuật chữ Hán này tuy có góp phần xây dựng nền văn minh Việt nhưng không thể gọi là Quốc học của nước ta.
Tất cả là do chữ Hán không ghi âm được tiếng Việt, cho nên văn học chữ Hán bế tắc không phản ánh đời sống đông đảo dân ta! Song không phải ai cũng hiểu ra lẽ đơn giản ấy. Chữ Hán chủ yếu ghi ý, không ghi âm. Việt Nam, Nhật, bán đảo Triều Tiên đều mượn dùng chữ Hán, văn học chữ Hán của ba dân tộc này đều bế tắc, cuối cùng đều phải tìm lối thoát bằng việc sáng tạo ra loại chữ ghi âm tiếng mẹ đẻ của mình: chữ Nôm ở Việt Nam, chữ Kana ở Nhật, chữ Hangul ở Triều Tiên.
Chữ Nôm xuất hiện đã dẫn đến sự ra đời một nền văn học dân tộc rực rỡ với đại diện ưu tú là Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… Nhưng do chữ Nôm chưa hoàn thiện và thời gian dùng làm chữ viết chính thức quá ngắn, lại quá ít người biết dùng, vì thế văn học chữ Nôm vẫn chưa trở thành quốc văn của nước ta.
Về sau, các nhà truyền giáo Ki Tô đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, món quà vô giá của văn minh phương Tây tặng dân tộc ta, hơn hẳn chữ Hán và chữ Nôm ở chỗ ghi được toàn bộ ngữ âm tiếng Việt, lại dễ học dễ viết, có thể phổ cập toàn dân. Phạm Quỳnh đánh giá rất đúng đây là công cụ kỳ diệu để giải phóng trí tuệ,[5] và ông dẫn đầu sự nghiệp dùng chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học. Đúng là từ ngày có chữ Quốc ngữ, trí tuệ người Việt được giải phóng, mở mang, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… phát triển, chỉ sau khoảng trăm năm đã đạt được thành tựu hơn mấy nghìn năm trước.
Phạm Quỳnh nhận xét: Vấn đề quan trọng nhất ở ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ. Vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mong mỏi được. Đến ngày chữ Quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể thâu thái các khoa học mới mà gây thành một nền học [tức Quốc học]thích hợp với trình độ, với tính cách dân ta…  Nói rút lại, văn quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, mối tư tưởng mới mở mang được, quốc dân ta không đến nỗi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay vậy.… Ta chẳng nên oán gì các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếng Nôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn, có người mà không có cách nói cho nhau nghe ngoài những câu nhật dụng thường đàm… Chữ Quốc ngữ chính là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy.
Ông kiến nghị:  Đời trước đã lầm, đời nay phải biết tránh vết xe cũ mà đừng đi… Các cụ đã sao lãng, bọn ta phải chăm chú… Trước ta không có ai làm văn bằng Nôm, ta không thể lấy người trước làm gương làm mẫu được…. Xin đồng bào ta chớ lãng bỏ, chớ khinh rẻ văn quốc ngữ. Tương lai nước nhà chính ở đó.
Người xưa sao lãng văn Nôm vì chữ Nôm chưa hoàn thiện lại khó học, phải biết chữ Hán mới học được chữ Nôm, trong khi tổ tiên ta giỏi Hán văn, như Khương Công Phụ đỗ Trạng nguyên ở cả Việt Nam và TQ, được phong làm Tể tướng nhà Đường TQ.
Trước Phạm Quỳnh, các sĩ phu phong trào Duy Tân (1904) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) đã nhận thấy vai trò quan trọng của chữ Quốc ngữ. “Bài ca khuyên học chữ Quốc ngữ ” của ĐKNT có câu Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tính trước dân ta/ Sách các nước, sách Chi-na (TQ)/ Chữ nào chữ ấy dịch ra tỏ tường.  ĐKNT đả phá “cựu học”, tức nền học thuật Nho học, chủ trương xây dựng nền học thuật mới dùng chữ Quốc ngữ và tiếp thu các giá trị tiên tiến của văn minh phương Tây. Nhưng hai phong trào cách mạng nói trên đều sớm bị thực dân Pháp bóp chết.
Phạm Quỳnh không chỉ đề cao chữ Quốc ngữ mà còn đặt mục tiêu phát triển tiếng Việt: phải sáng tạo dựng đặt ra, từ chữ dùng cho đến phép đặt câu. Đó là vì vốn từ ngữ tiếng Việt thời ấy rất nghèo, phải dùng từ Hán-Việt du nhập từ Nhật và TQ khi họ chuyển thành chữ Hán các khái niệm của văn minh phương Tây. Chính ông cũng còn dùng kiểu hành văn cũ và nhiều từ cổ như bất nhược (chẳng như), mang nhiên (không biết gì)…
Ông kịch liệt phản đối việc dùng tiếng Pháp thay cho tiếng ta trong giảng dạy và trong đời sống và cho rằng sự “đổi não” [tư duy bằng ngoại ngữ] ấy theo lẽ tự nhiên là không thể nào thành công. Mà dù có làm được đi nữa cũng chẳng nên làm.
Khi diễn thuyết tại Viện Hàn lâm Pháp ở Paris (1922), ông đã phê bình việc chính quyền Pháp buộc các trường Pháp-Việt ở ta học tiếng Pháp từ bậc tiểu học mà không học tiếng Việt: Nếu dân Việt Nam là một dân tộc chưa có lịch sử thì quý quốc cứ việc dạy cho học chữ Tây hết cả… Nhưng dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì cũng được, mà là một tập giấy đã có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi, nếu bây giờ viết đè một thứ chữ mới lên trên thì e thành giấy lộn mất… Bây giờ dạy khắp chữ Tây cho dân chúng tôi từ nhỏ đến lớn như ở các trường Pháp-Việt hiện nay, kết quả chỉ làm cho người Việt Nam mất giống Việt Nam…
Đứng giữa thủ đô Paris tố cáo chính quyền Pháp mưu toan đồng hóa dân tộc ta cho tới mất giống Việt Nam – điều đó chứng tỏ Phạm Quỳnh là một nhà yêu nước ở tầm cao tri thức hiếm thấy. Không chỉ nói, mà sau khi nhậm chức Thượng thư Bộ Học ở triều đình Huế (1932), ông đã đòi được từ chính quyền Pháp quyền quản trị bậc tiểu học rồi chính ông ban hành lệnh dạy chữ Quốc ngữ ở bậc tiểu học trong cả nước.
Phạm Quỳnh cũng dẫn đầu phong trào viết văn Quốc ngữ, hồi đó còn rất ít người tham gia. GS Dương Quảng Hàm đánh giá các bài viết của ông đã luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.[6] Như vậy ông đã đóng vai trò một nhà khai sáng của nước ta.
Yêu quý và độc tôn tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta
Phạm Quỳnh tự nhận Tôi đây chính là một người nhiệt thành thương tiếng nước nhà, lâu nay đã tự nguyện cúc cung tận tụy một đời để gây dựng cho tiếng ấy thành văn chương, cho nước ta có một nền quốc văn đứng riêng được một cõi, cho người mình khỏi phải cái cực chung thân cùng kiếp đi học mướn viết thuê.
Ngày nay được đọc được ngâm những mảnh thơ Nôm, văn Nôm của các bậc tiền bối còn sót lại đến giờ, trong lòng có cái cảm vô hạn. Tưởng như hồn xưa của đất Việt ta còn phảng phất đâu ở trong mảnh thơ tàn văn vụn ấy mà vẳng đưa đến tai ta những giọng vui sầu của người thủa trước. Cùng một tiếng khóc, cùng một giọng cười mà sao giọng cười tiếng khóc bằng cái lời họ Hàn [Hàn Thuyên, ông tổ chữ Nôm] kia, nó cảm ta như thế? Là bởi trời sanh ta để nói cái tiếng ấy, trời sanh ra cái tiếng để ta nói, ta có nói bằng tiếng ấy mới nói được lòng ta, nói bằng tiếng khác là nói những chuyện không đâu cả. Trong trời đất chỉ có tiếng nói ấy với ta, ta với tiếng nói ấy, là sẵn có duyên nợ với nhau vậy.
Đó là tiếng mẹ đẻ của người Việt, gắn chặt với vận mệnh dân tộc ta, được Phạm Quỳnh tôn vinh, coi là hồn của đất nước. Với suy nghĩ ấy, ông dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp gìn giữ và độc tôn tiếng Việt trong tình hình văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào, nền học thuật cũ dựa trên Hán học đang bị loại bỏ, chữ Quốc ngữ vẫn còn bị coi khinh.
Tuy rất giỏi chữ Hán và tiếng Pháp nhưng Phạm Quỳnh chủ trương Quốc văn một nước phải dùng tiếng gốc của dân nước ấy, không thể dùng chữ Hán hoặc tiếng Pháp làm văn nước Nam.Ông sáng suốt hiểu rằng Tiếng nói là phần cốt yếu làm thành ra một dân một nước. Cho nên xưa nay nước nào dân nào cũng có một thứ tiếng riêng ; có dân có nước bờ cõi đã mất, quốc thể không còn mà còn giữ được quốc âm cũng không đến nỗi tiêu diệt đi được.
Đúng vậy, ngôn ngữ quyết định sự hình thành và tồn tại của một dân tộc, là tiêu chí chủ yếu để phân biệt các dân tộc. Một dân tộc để mất tiếng mẹ đẻ thì có nguy cơ bị tiêu diệt theo nghĩa bị đồng hóa, tan biến vào một nền văn hóa khác. Nếu giữ được tiếng mẹ đẻ thì dù nước bị mất nhưng dân tộc vẫn không bị tiêu diệt. Người Do Thái mất nước, 2000 năm phiêu bạt khắp nơi nhưng nhờ giữ được tiếng Hebrew nên dân tộc này vẫn tồn tại, cuối cùng lập nên quốc gia Israel hùng mạnh.
Phạm Quỳnh rất quan tâm chữ Nho, tức chữ Hán đã Việt hóa thành từ Hán-Việt, và đưa ra quan điểm nên dùng từ Hán-Việt cho các từ ngữ có tính học thuật. Ông nêu ví dụ: Nếu nói “Nhà vua Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ, nay đã về Kinh rồi ” thì nghe sống sượng quá, không trang trọng bằng nói “Hoàng thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan ”. Những từ Hán-Việt ngự giá, hồi loannày thời ấy quen dùng nhưng ngày nay hầu như đã biến mất.
Ông nói ta phải học và dùng chữ Nho, nhưng Xưa học chữ Nho là vì chữ Nho, nay học chữ Nho là vì quốc văn ; mục đích đã khác thì phương pháp cũng khác ; xưa học trăm phần nay chỉ học một phần thôi, nhưng là cái phần rất cần nhằm để đọc hiểu thơ văn người xưa, chứ không phải học để mà viết văn làm thơ bằng chữ Nho.
Dĩ nhiên quan điểm trên chỉ hợp với tình hình 100 năm trước, khi tiếng Việt còn quá thiếu từ ngữ. Ngày nay người Việt tự tạo ra nhiều từ ngữ mới, nhiều từ Hán-Việt nhập tịch biến thành từ Việt, tiếng Việt có thể diễn đạt mọi khái niệm mà không cần dùng chữ Hán (Nhật và Hàn Quốc vẫn cần). Bởi vậy ngày nay người Việt không cần học chữ Hán ở bậc phổ thông. Riêng sinh viên khoa học xã hội-nhân văn thì cần học chữ Nho để đọc hiểu thư tịch tổ tiên để lại.
Tình yêu tiếng Việt của Phạm Quỳnh thể hiện rõ khi ông ra sức đề cao giá trị văn chương của Truyện Kiều, bất chấp bị giới học giả yêu nước đả kích: Truyện Kiều quả là một nền văn chương tuyệt bút, có lẽ văn Tàu cũng không có gì bằng… có thể sánh với những sách thật hay trong văn chương các nước khác… Suốt truyện không một câu nào đặt non đặt ép… lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không ai có tài nào đặt hơn được nữa… Nhiều câu trong truyện đã trở thành lời cách ngôn thiên cổ.
Thời ấy một số học giả yêu nước còn nặng tư tưởng lễ giáo cũ coi Truyện Kiều là “dâm thư ”, coi việc Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều là thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp nhằm làm thanh niên ta bị mê hoặc mà sao lãng nhiệm vụ cứu nước. Thực ra Phạm Quỳnh đã đi trước thời đại, đánh giá đúng tác phẩm này. Điều đó chứng tỏ ông rất mực uyên bác và yêu nước.
Trong lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du năm 1924, ông trịnh trọng thề: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn! Nói cách khác, Phạm Quỳnh thề gìn giữ Tổ quốc ta trường tồn trên lĩnh vực ngôn ngữ.
Tiếng ta còn, nước ta còn! – chân lý bất hủ ấy đã được người Việt Nam chứng minh một cách hùng hồn nhất. Suốt nghìn năm Bắc thuộc, nước ta bị biến thành một quận của Trung Hoa, tổ tiên ta buộc phải dùng chữ Hán, nhưng nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ mà dân tộc ta không bị đồng hóa, tổ quốc ta vẫn tồn tại tới nay. Thượng Chi Phạm Quỳnh đi đầu thấu hiểu và suốt đời phấn đấu thực hiện chân lý nói trên. Ông thực sự là một học giả yêu nước và uyên bác hiếm có của dân tộc ta.
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
https://youtu.be/fD7hF6eQLzI
Back to top
« Last Edit: 01. Dec 2017 , 10:02 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra