Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tản mạn qua đêm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra
Tản mạn qua đêm (Read 15153 times)
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Tản mạn qua đêm
01. Sep 2006 , 00:58
 
Chờ mồng 2 tháng 9


Hàn Lệ Nhân


Tôi biết rõ có một nơi, còn sót lại trên mặt đất, một người chết tiếp tục thống trị hàng trăm triệu người sống. Dù muốn dù không, dù trụ ở bất kỳ góc độ nào, không ai có thể phủ nhận người khuất mặt đó thuộc thành phần  ngoại hạng, đáng mệnh danh là danh nhân (vì có vô số người biết tới), tuy rằng có hạng danh nhân mà điều được lưu danh nhất thực chất lại chỉ là lớp hào nhoáng do đám thợ sơn khéo tay toa rập quết thành, chẳng khác gì "có những cuốn sách mà phần tốt đẹp nhất là cái bià trước", thậm chí vỏn vẹn cái tựa.

"Chân lý là nền tảng và duyên do của sự hoàn hảo và cái đẹp: Một sự việc, dưới bất kỳ trạng thái nào, chỉ có thể hoàn hảo đẹp nếu quả thật nó là tất cả những gì nó có thể là, và nếu nó có thể có tất cả những gì nó có thể có" (theo La Rochefoucauld). Tôi trộm nghĩ, xưa nay và mãi mãi sau này, có những điều tốt đẹp, chỉ thực sự tốt đẹp khi bản thân nó không tự hoặc được hay bị âm mưu phù phép thành toàn bích. Cái trâm mạ vàng được dùng nhiều, vụng về đánh bóng hoài chóng chầy cũng lộ bản lai diện mục.

Gác lại những quan điểm, định kiến, lỗi lầm, ân oán (nếu có), chỉ bình tâm giữ lại cương vị con người trần trụi cùng chung huyết thống máu đỏ da vàng, theo tôi, người khuất mặt kia gẫm cho cùng thật đáng thương vô vàn trong tình huống kẻ nâng thì như nâng trứng, người bứng thì như bứng cây. Vả lại "người chết vốn câm" cho nên:

1/ hoàn toàn mất khả năng thụ hưởng những lời tâng bốc đương sự tận mây xanh, thăng hoa đương sự thành thần, thành thánh, thành Đấng Tối Cao (nghĩa là tẩy hết chất phàm nhân) chi phối nhất cử nhất động của mỗi tín đồ và của cả tuyệt đại đa số phi tín đồ:

Con quỳ trước Bác mênh mông,
Tội nhiều chưa dám ngẩng trông cha già !
(Xuân Diệu, 19/05/1953)

2/ cũng như mất khả năng phản biện những lời biếm xiểm, vạch lá tìm sâu... cố lôi "thần thánh" xuống mặt đất để "thần thánh" phải và buộc phải là dúm đất như mọi dúm đất trên cõi ô trọc này:

Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
Ợ lên thum thủm cả tim gan !
(Nguyễn Duy, 5/1989)

3/ hoặc giả bất lực đối với ước nguyện sau cùng nhưng bất thành của "thần thánh", chỉ mong khi qua đời được hoả thiêu thành dúm tro, chia đều cho ba miền đất nước. (1)

Tôi không phủ nhận bản thân tôi là một trong vô số phàm nhân có hậu ý kéo "thần thánh" xuống mặt đất, trả lại bản lai diện mục "phàm nhân" cho "thần thánh". Trong sử xanh nước nhà, chưa bao giờ có hiện tượng kỳ quái như vậy. Cùng một không gian, cùng một thời điểm vĩ đại mà kẻ cười, người khóc. Cùng một ngày lịch sử trọng đại mà người người vừa khóc vừa cười. Tiền định hay...? Và trong phong tục tập quán di lưu trên dải đất hình chữ S, theo chỗ tôi biết, "chết mà chẳng được chôn" thật là ngoại lệ. Mong sao đây chỉ là ngoại lệ duy nhất. Hay biết đâu chẳng là bước đầu của một tục mới?

Một đất nước gồm 54 bộ tộc, nghe nói đều tinh anh, gộp thành trên dưới 80 triệu con người, thế mà do đâu lại đành đăng đẳng gục mặt dưới cái ách của dúm bộ-tộc-tổng-hợp thứ 55, núp sau tấm bình phong ngoại hạng và cái phong cách vốn không có thực – bị tùy tiện óp ép thành Tư Tưởng, thành Giáo Lý, sau khi thiên đường đỏ hoàn toàn sụp đổ trong thập niên 90 thế kỷ trước? (2) Ta phải lý giải, bóc tách ra sao sự chông chênh kỳ quặc giữa bề dày văn hiến và đời thường, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thần thánh thời chiến và quỷ ma thời bình? Phường tuồng cởi cái ách cũ để vác cái ách mới - mỗi thời mỗi nặng hơn -  sao nó cứ đeo đẳng dân tộc mình không thôi? Chẳng lẽ tạo hoá đặc ban cho con dân Tiên Rồng cái nghề làm cách mạng bằng chính xác chết không có không được của đồng bào mình? Chứ liếc qua Đông Âu, sao họ vất bỏ cái kim cô "bách chiến bách thắng" nhẹ nhàng đến thế ! Ngó lại nước Đức, nhìn sang Triều Tiên, cũng là người trần mắt thịt mà họ có anh hùng quyết tử, bất cộng đái thiên giữa họ thế đâu.

─ Họ chỉ giỏi đánh giặc mồm !

─ Vâng, nên họ chẳng chết thằng cu, con hĩm nào cả !

*


Khi cái rìu đi vào rừng, cây cối trông thấy, bảo nhau:

─ "Cán nó vốn là đồng bào của chúng mình đấy" (thành ngữ Thổ nhĩ kỳ).

Cái rìu đỏ mặt trả lời:

─ Nhưng "nếu quí vị đóng chặt cửa đối với mọi nhầm lẫn thì sự thật sẽ mãi đứng ngoài cửa" (Rabindranath Tagore).

─ Còn nếu đằng ấy khư khư tiếp tay cho mọi nhầm lẫn thì đừng trách bọn tớ không biết im lặng !

─ Tôi cũng là nạn nhân bị bứng trước quí vị thôi. Bây giờ bị gán chặt vào miếng sắt nên có tên là cái rìu. Tranh luận kiểu chúng mình là tranh luận giữa hai đối tượng "ảo", nhắm sai thủ phạm, tổ chết dần chết mòn. Trăm sự cũng tại mấy lão-người-tiều-phu. Chính các lão mới là đối tượng "thực" để chúng mình đối kháng !

Hàn Lệ Nhân
(Tản mạn qua đêm 7)

(1) Thông báo số 151-TB/TW ngày 19 tháng 8 năm 1989 của Bộ Chính Trị tiết lộ: «Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hoả thiêu là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (khoá III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam và hải ngoại, bè bạn quốc tế, có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Vậy là chuyện sửa đổi, cắt sén bản di chúc của Bác đã là sự thật, không chối cãi được nữa.» (Lịch sử Việt Nam, Nguyễn Thi, trang 472 – nxb Sudestasie, 1992). Xem thêm "Tài liệu mật...":
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/09/3B9D6114/

(2) Điều lệ Đảng Đại Hội II, 11-19/02/1951 ghi rõ : "chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, phong cách Hồ Chí Minh". Sau cơn "động đất" XHCN tại Liên Sô và khối Đông Âu năm 1990, cương lĩnh và điều lệ Đảng Đại Hội VII, 24-27/06/1991 sửa thành: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư Tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động..." (Từ điển Bách Khoa VN tập 4, nxb Từ điển BK, Hà Nội 2005, trang 705). Xem thêm:
http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&subtopic=2&leader_topic=77&id=BT196065...
[size=13][/size]
Back to top
« Last Edit: 12. May 2007 , 23:32 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #1 - 01. Sep 2006 , 11:23
 
Cám ơn anh  Hàn Lệ Nhân  với bài  viết  quá hay  và  sâu sắc.


hôm nay tháng 9   ngày   2
là ngày việt cộng lai rai ăn nhầu !

hôm nay ngày  2 tháng chín
hỏi ra  đảng vẫn ăn xin Tư bàn  !


hôm nay tháng 9 ngày 2
là ngày cộng sản báo hài nước non !


hôm nay ngày 2  tháng chín
cũng là ngày hồ chí minh cướp cồng
kháng chiến toàn dân một lòng
đâu là của vẹm kỳ nhông vi xì
đến nay hơn  nửa thế   kỳ
nhìn ra  cũng đảng mặt lì  kỳ  nhông
đổi màu thì chịu nhưng không
còn làm đảng  đổi  bộ lòng Mác lê  !

(thơ bút  tre của Văng Bút Thi sĩ  )
Back to top
« Last Edit: 01. Sep 2006 , 11:44 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #2 - 03. Sep 2006 , 21:56
 
Nhân ngày 19-8:
Đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy nhớ Bác Hồ quá!
 
 
Nguyễn Nại Dương




Đến chơi nhà chị, thấy chị đang nằm dài đọc cuốn"khúc khích Xuân Hương"*, tôi bèn trêu:
   ái chà, đang nghiên cứu Hồ Xuân Hương cơ đấy, có khúc khích tí nào như đầu đề của cuốn sách không?
Chị ngồi thẳng dạy, mắt xa xăm bí ẩn, giọng buồn buồn bảo:
   Đọc lại Hồ Xuân Hương thấy nhớ bác Hồ quá!
   Cái gì, tôi phóng thẳng toàn bộ tinh lực vào cặp mắt âm u bí ẩn của chị, đầy ngạc nhiên:
   Chị mê ngủ, mộng du, hay đang loạn ngôn đấy, hai con người ấy thì liên quan gì đến nhau?
Chị chép miệng, bảo thủ:
   Thì đều là những bậc "kỳ tài, cao thủ" của đất nước mà lại, Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm, còn bác Hồ của chúng ta cũng đã từng "mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới" còn gì?
   Tưởng gì, tôi chép miệng: - Ai lại so sánh khập khiễng như thế bao giờ.
Chị cự nự:
   Ơ hay vua với chúa không phải là ngang bằng phải lứa à? Bí lời, tôi phải đọc hai câu truyền khẩu nổi tiếng trong tập "cửa mở" của Việt Phương để thuyết phục chị... nhằm chặn đứng cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu này:
Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Đồng hồ Liên xô quý hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ...
Thế mà cũng đòi so với sánh
Chị cười như nắc nẻ:
   Em chỉ biết có một mà không biết đến hai, đọc tiếp đi. Đến lượt tôi ngơ ngác:
   Đọc tiếp à, nhưng sách đã bị cấm, cửa mở đã biến thành cửa đóng từ lâu rồi mà? Đọc sao được nữa?
   Thì thế, chị bảo: Chỉ biết nghe đài ta, đọc báo Đảng làm gì chả tối như hũ nút, rồi chị đọc như thể chặn họng tôi:
Cửa mở rồi mới biết mình tối tăm
Nghe đài địch thêm tin tưởng ở tương lai
   Ra thế, tôi bật cười khoái chí. Từ lúc ấy dẫu không muốn để chị ấn thành tượng tôi cũng bị chất giọng đầy ấn tượng của chị bắt vít xuống giường.
   Em còn nhớ chuyện "hỏi nhà sư mượn lược" của bác không?
   Ôi chuyện liên quan đến bác thì người dân Hà Nội ai chẳng phải nhớ, thậm chí em còn thuộc lòng như cháo nhuyễn ấy chứ.
Để chứng tỏ tấm lòng của tôi với bác Hồ, tôi kể lại vanh vách cho chị nghe, không xót một dấu chấm phẩy: "Tại lớp chỉnh Đảng trung ương khoá I, khi ấy đang là giờ nghỉ giải lao giữa hai tiết học, tất cả chúng tôi quây quần quanh Bác trò chuyện vui vẻ, trẻ trung đầm ấm như thể một gia đình thực sự... Chợt, từ cuối lớp, hai chị phụ nữ dắt tay nhau len qua giữa những hàng người, hàng ghế, chen vào bên cạnh, hỏi Bác:
   Thưa Bác! Trong đời sống gia đình, khi người vợ đã góp ý nhiều lần với anh chồng mà anh ta vẫn cứ chứng nào tật ấy thì phải xử sự thế nào ạ?
Bác nhìn hai chị hóm hỉnh đáp:
   Cô nên hỏi các chú có vợ này. Chuyện quan hệ vợ chồng mà cô hỏi Bác thế có khác gì hỏi nhà sư mượn lược"
Chị cười, đôi mắt lá răm nheo lại:
   Em thấy chưa, rõ ràng bác tự nhận mình là sư nhé. Tôi ngơ ngác:
   Thì có sao, Bác Hồ của chúng ta một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ mà...
Chị sì một tiếng - nụ cười tủm tỉm đáng trăm quan tiền biến mất:
   Đúng là chị phải mở cửa cuộc đời, mở cửa thế giới, mở khắp các kho lưu trữ tư liệu về người, để chỉ rõ sự tối tăm, dốt nát cho em
   Thế nghiã là thế nào, tôi cố bảo vệ ý mình, rõ ràng em đọc trong tất cả các loại sách từ nhà xuất bản chính trị quốc gia đến nhà xuất bản Thanh niên, quân đội, Hà Nội đều nói rõ là bác không có vợ mà. Chính bác khi nói chuyên với Thanh niên cũng thật lòng khuyên nhủ:-Các chú học gì ở bác thì học, chứ không nên không lấy vợ và hút thuốc lá như bác đấy nhé.
Chị nói lại câu nhân xét ban đầu của mình:
   Thì thế chị mới bảo đọc thơ Hồ Xuân Hương nhớ Bác Hồ của chúng mình quá!
Tôi thở dài chán nản:
   Thật em chả hiểu gì cả, đành rằng bác baỏ bác là sư cũng chỉ là một sự ví von so sánh theo nghĩa bóng, mang tính trìu tượng, chứ đâu phải là thật, bác có biết nói dối bao giờ đâu?
Chị khẳng định, giọng chắc nịch:
   Đúng là sư thật đấy em ạ, có điều không phải sư thiến, thiên sứ như Đảng thổi phồng, ca ngợi, thần thánh hoá đâu, mà là sư hổ mang, sư "trái gió" như thơ bà chúa thơ Nôm miêu tả ấy. Không để tôi được phép hoàn hồn, chị mở miệng đọc như mở máy.
Chẳng phải ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà
Chẳng hiểu mô tê răng rứa gì, tôi cãi văng tê:
   Thì bà chúa thơ Nôm chỉ tả nhà sư cùng gốc gác xuất thân của nhà sư này thôi, có liên quan gì đến bác đâu?
   Phải! Chị bảo: - Nguồn gốc của nhà sư này rất không rõ ràng, chẳng phải Tàu phù, cũng chẳng phải An Nam... nghiã là lang thang tận chân mây cuối trời nào mà tìm đến tá túc tại đây, đói quá phải đóng giả sư, mượn sự uy nghi, phép màu của nhà chùa để ăn mày cửa phật, mong được thụ lộc của tín chủ mười phương...
   Thì sao nào? Chẳng biết chị định dẫn dắt câu chuyện đến đâu, trong khi chỉ thấy mỗi một cái đầu sư trọc lốc, tôi cật vấn:- Chị đừng vòng vo tam quốc nữa, hãy đi thẳng vào vấn đề đi.
   Ô hay chị vô cớ nổi cáu, vặc lại tôi: - Thế em không biết nguồn gốc xuất thân của bác à? Chẳng phải Bác Hồ nhà mình cũng rất nhập nhằng sao, chẳng phải họ Hồ, cũng chẳng phải họ Nguyễn, đầu thì chật cứng bóng đàn bà.
   Chị nói linh tinh vớ vẩn gì thế? Tôi nổi cáu, chẳng cần biết ý nghĩ tư tưởng của mình bị dạt trôi tới đâu nữa? Chả phải tiểu sử của bác ghi rõ trong sách rồi sao: Mẹ là Hoàng thị Loan, sinh năm 1866 mất 1901, còn bố là Nguyễn sinh Sắc, sinh 1863, mất 1929. Một gia đình nông dân thuần chủng. Yêu nước, thương nòi, được chính phủ bảo hộ cung phụng chiều chuộng vời ra làm quan to, hưởng quyền cao chức trọng và bổng lộc triều đình mà vì ghét cảnh quan trường ô trọc, dân đen phải làm nô lệ, nên đã bày tỏ thái độ bất hợp tác, bỏ quan để về làm thầy lang. Chính tính cách cương trực khiêm nhường của người cha đã hình thành đạo đức, tư cách bác còn gì?
   Phải chị bảo, giọng cứ ngọt như không: - Nhưng chị lại thích nghe "đài địch" đặt trong lòng quần chúng nhân dân do ông giáo sư Trần Quốc Vượng "loa loa" cơ. Chính xác, ông nội của bác là Hồ sĩ Tạo, vì gian díu với bà nội của bác là bà Hà thị Hy mà sinh ra ông Nguyễn Sinh Sắc. Nghiã là bố của bác chỉ mượn cửa họ Nguyễn, người của họ Nguyễn, tức ông nông dân già yếu, goá vợ, gia cảnh nghèo hèn là Nguyễn Sinh Nhậm để vào thôi, chứ thực ra bác là con rơi, cháu vãi đích thực của dòng họ Hồ.
Nghe chị nói, tôi tưởng tim rơi ra ngoài:
   Giời ơi là giời, chả lẽ ông Trần Quốc Vượng ăn lương Đảng, sống giữa lòng Đảng lại dám thoá mạ cả vong linh bố đảng sao?
   Đâu phải thoá mạ, chị bảo: - Sự thực muôn đời vẫn là sự thực chứ, em cứ nghe lời Đảng dạy, sẽ chết đứng như cây ngay có ngày.
Tôi láng máng nhìn thấy khoảng sáng, nhờ sự he hé tài tình của chị: - Hoá ra râu ông Sĩ Tạo lại cắm nhầm vào... đùi bà thị Hy, đẻ ra ngài phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Sinh Huy) chẳng liên quan gì đến ông lão đánh dậm Nguyễn sinh Nhậm ư? Giời ơi là giời?
Không lẽ cứ đứng như...trời trồng mãi, tôi đành nói lảng: "Em rất ghét những gì có nguồn gốc mập mờ không minh bạch như cái ông nhà sư mà bà chúa thơ Nôm tả... Phàm đã không có gốc gác dân tộc, quê hương bản xứ gì thì tư cách, học vấn, đạo đức chẳng ra gì, tất cả chỉ là đạo đức giả thôi".
   Điều ấy thì rõ như ban ngày rồi, chị túm lấy câu nói của tôi đay đả: -Xuất thân đã thế thì hành xử làm gì chả lạm dụng giả dối đến khinh ghét? Mượn cõi chân tu để u mê dân chúng, đưa mình lên bậc thiên sứ thánh nhân.
Chút phản kháng trong tôi trỗi dạy, tôi cự nự:
   Nhưng sao chị lại áp đặt khiên cưỡng thế, chị không nhớ câu bác trả lời nhà báo nước ngoài sao: - Từ 13 tuổi thấy cảnh dân khốn khổ đã mong đánh Pháp đuổi Nhật rồi
   Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tài, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?
   Nhưng thế thì sao nào, tôi bực bội phản đối: - dù sao giữa bác và nhà sư hoang dâm, sư hồi tục, sư chó giái ấy chẳng có liên quan chó gì đến nhau cả. Nhà sư kia tìm mọi cách để vào được chùa, đánh lừa người đời, bắt họ phải coi ông ta như một thánh nhân, thần phật, đặt mọi đức tin phép mầu nhiệm vào nơi chùa chiền, sư sãi, dâng oản, xôi hoa quả đầy thương yêu tin tưởng, biến chốn thiêng liêng chay tịnh thành chốn loạn luân, ô trọc, còn bác của chúng ta thì liên quan gì nào?
Bỏ qua thái độ cố cùng liều thân của tôi, chị bảo, giọng thon lỏn:
   Để chị đọc tiếp hai câu sau cho em nghe, xem cái lão sư hoang dâm của bà chúa thơ Nôm miêu tả có giống bác không?
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.
Dán mắt vào trang sách, chị đọc lời bình của tác giả: "Vãi chẳng qua cũng là một thứ..."oản. thịt" của nhà sư đấy thôi. Lưng của vị sư hổ mang này chắc phải to hơn hẳn tấm lưng tròn đứng giữ am của Tiểu vì che được những sáu bảy bà lúc ban ngày - và "sài" được sáu bảy "oản thịt cái" lúc ban đêm. Nhiều oản xôi, oản thịt như thế hẳn nhà sư tha hồ hành sự và chén đẫy chuối xôi của tín chủ dâng tặng.
   Thế thì sao nào? Tôi quyết tấn công dứt điểm, nhằm hạ gục đối phương nhanh gọn là chị...
   Thì...chị trả lời, những ý nghĩ loang loáng trong đầu, trên mặt, rồi chị đọc:
Khẩu hiệu "cha già" che trước mặt
Gái núp sau lưng 6, 7 nàng
Chứ còn gì nữa?
Tôi chưa kịp phản thùng, còn chị, như không dễ dàng dập tắt những ý nghĩ chất chứa trong đàu, liền nói tiếp:
   Nào "đi tìm út Huệ (Sài gòn), nào đi tìm Bourdon (Pháp), nào Nguyễn thị Minh Khai (Nga) Tăng Tuyết Minh ở Tàu, Li Sam (Thái Lan) Nông thị Trưng (hang Pắc Bó, Nguyễn thị Xuân (ở phủ chủ tịch) v.v
   Trời đất, đến lượt tôi tưởng đất dưới chân mình sụt xuống, toàn thân rơi vào lòng hang tăm tối, kín mít, tôi bất lực kêu lên: - Chả lẽ cha già dân tộc mà còn giả dối hơn cả lão sư hoang dâm kia sao? Chị lấy tư liệu ở đâu ra vậy?
Không trả lời câu hỏi của tôi chị dán mắt vào trang sách bảo:
   Nghe chị đọc tiếp này:
Khi cảnh khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ giọng hi ha
Chất giọng tụng kinh lê thê sầu não cũng bị biến tấu thành bản nhạc chập cheng rất đời mà lạc đạo... vì cả đêm mải xơi cùng lúc sáu bảy cái "oản thịt" dâng trước mặt, còn chòng ghẹo sáu bảy bà vãi núp sau lưng, nên sư mệt, khiến ban ngày sư cứ lim dim gà gật, lúc có người vào lại giật mình đánh thót, bèn làm ra vẻ tỉnh táo, dướn người đánh gỡ một cách đầy hú họa vào ba thứ nhạc khí bằng đồng đặt trước mặt, tạo nên những âm thanh lạc điệu, nực cười. Lập tức bị bà chúa thơ Nôm lật tẩy, tóm chặt hồn vía của sư bằng mấy chữ tài tình đó.
   Có nghiã là cả tòa sen của phật - vốn là chỗ linh thiêng nhất trong chùa cũng đã bị nhiễm mầu tục luỵ, tôi hỏi giọng nghi ngờ?
   Chứ còn gì nữa, Cả sư cụ - chủ nhân của ngôi chùa - lẽ ra phải là người có uy tín nhất chùa vì cao tuổi đời, tuổi nghề hơn cả (thường có mặt trong các buổi lễ linh thiêng trang trọng của nhà chùa) lại làm những trò bậy bạ, tầm thường, nấp bóng nhà sư mà hưởng thụ. Chả phải trò chúng đang làm "oản dâng trước mặt, vãi nấp sau lưng", rồi: "Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, giọng hì giọng hả giọng hi ha..." là trò dâm ô, truỵ lạc hoặc "trò chơi vợ chồng" mà lão trời già khéo dở dom ban cho muôn loài nhằm truyền giống đấy ư?
   Nhưng... Tôi không chịu: -Sư tụng kinh ở chùa, còn bác làm việc trong phủ chủ tịch, hai thời điểm, hai thế giới, hai môi trường, hai nghề nghiệp, hai tính cách, có liên quan gì đến nhau đâu.
   Thì bác lúc cần thì cũng đổi được giọng chứ sao. Sư...bỏ kình còn bác cũng...kinh bỏ sừ, em tưởng à. Và chị đọc tiếp:
Rõ ràng ta thua mà địch thắng
Lại bảo rằng: Ta thắng, địch thua
(Giết 63 vạn quân xâm lược
Có cả chục vạn là nhân dân )**
   Ôi tôi thú nhận, nói chuyện với chị mệt mỏi quá, thật không biết chị định sỏ mũi em lôi đi đâu nữa:
Chị buồn rầu bảo:
   Em cứ đọc nốt 2 câu kết mà xem bà chúa thơ nôm lột trái bộ mặt của sư hoang dâm, hồi tục này ra sao? Sẽ hiểu ý chị muốn nói gì? Tôi đọc;
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.
Và lập tức ngẩn ra như trời trồng: -Chỉ vì ham sống, năng động, xông xáo, lại coi trọng chất lượng cũng như giá trị thực của cuộc sống nên khi thấy những kẻ "mắt tinh tai thính, lưng dài" nấp trong chùa phật làm những trò ẩm ương, suy đốn, bại hoại, Bà chúa thơ Nôm ghét, nên chộp ngay cơ hội có một không hai nào để nguyền rủa đay nghiến chúng chứ sao đâu, liên quan gì đến Hồ Chí Minh?
Em không thấy hai câu này sự trào lộng lên đến đỉnh điểm à? Chị hỏi, đôi mắt lá răm chợt đầy bí ẩn, suy tư: Phải dùng thủ pháp nói lái: sư cụ thành... cu sự, rồi thử xem cái nghĩa ngầm bà muốn nói ở đây là gì? Tòa sen có còn ý nghĩa thiêng liêng nơi chùa phật không hay đã bị tầm thường, dung tục hóa thành "toà sen" mà Thợ trời nửa tò mò, nửa dâm dục đã nặn tạo tại nơi hạ tầng phồn thực của các ni cô, vãi bà? Người ta tu thành phật, còn chúng tu thành hổ, chuyên vồ đàn bà con gái? Người ta tu hành còn chúng tu sướng. Một sự ngất ngểu của một thằng cha căng chú kiết nào đó có tên... cu Sự - trên toà sen (nơi hạ tầng phồn thực) của các ni cô, vãi bà nơi cảnh chùa bí ẩn, linh thiêng.
   Thôi thôi em hiểu rồi, tôi buông vũ khí, phục tài sự sắc sảo trong lập luận của chị, thật đáng mặt làm con cháu Hồ Xuân Hương, ý chị muốn nói là bác chúng ta, ở địa vì làm cha mà cũng có lúc ăn thịt con đúng không?
   Chứ còn gì nữa, sư cụ lúc hứng lên thì lập tức biến ngay thành một thằng có tên là cu sự, ngất ngểu trên toà sen bằng da, bằng thịt của các ni cô, vãi bà, còn cha già dân tộc lúc chán làm cha thì cũng từ địa vị của Hồ Chí Minh thành địa vị của hồ chính mi... để ngất ngểu trên cả chục toà sen nọ đó mà của các cô, các bà khắp thế giới chứ sao? Nếu không sao lắm con rơi, con vãi đến thế? Nào con lai tại Pháp (trong di chúc để lại), con lai tại Tàu (Lý Sảo Vân?) con rơi tại lòng hang Pắc Bó (Nông Đức Mạnh), con oan giữa lòng Đảng (Nguyễn Tất Trung). Chưa kể các kiểu rơi vãi trên khắp các toà nhà, "toà sen" khác mà người đời không thể biết được, vì ai biết... cha ăn cỗ lúc nào?
   Dù sao, tôi thành thật bộc lộ suy nghĩ của mình - chị cũng không nên ám chỉ điều gì phạm thượng như vậy, chả lẽ chị luôn coi bác là một thứ... "sư cụ" trong chùa sao?
   ừ, chị bảo, giọng chắc nịch: Sư cụ là người có địa vị cao nhất trong chùa, còn bác chúng ta là người có địa vị cao nhất nước, được Đảng và nhà nước tôn vinh như một vị cha già dân tộc, một đấng cứu thế của muôn triệu người Việt Nam nhưng thực chất có phải đấng cứu thế đâu mà là đấng...nuốt thế đấy chứ, còn chuyện đời tư thì dù đã ở địa vị cha già người vẫn cứ tiếp tục vung vãi đám con trong dân gian, đến mức dân gian phải mượn thơ Tố Hữu mà tả:
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi người là bố
Cuộc đời người là của...nhố nhăng.
Bỏ qua chất giọng chất chưởng của chị, tôi cố cùng liều thân một lần chót:
   Dù sao em vẫn cứ thích nghe thơ Tố Hữu viết về bác:
Từ đó người đi những bước đường,
Lênh đênh bốn biển một con tàu.. . Cuộc đời người rộng rãi, mênh mông lắm, đâu có nhét chật mình trong ngôi chùa hẹp như cái lão sư kia.
   Thì chùa càng rộng càng dễ che mắt thiên hạ chứ sao?
   ừ nhỉ...Đến lượt tôi ngẩn người, không phải trời trồng mà bị chị... trồng thành...dáng đứng bến tre luôn: Tôi đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên trán... hói (!)
Quán sứ 12-8- 2006
NND
***
*Khúc khích Xuân Hương: - Tác giả Trần Khải Thanh Thuỷ. Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc 2005.
** Theo thông cáo ngày 20/12/1968 của Bộ chỉ huy các lực lượng nhân dân giải phóng, Tết Mậu Thân ta đã tiêu diệt 63 vạn tên địch trong khi toàn thể quân lực VNCH chỉ khoảng 1/2 triệu người (tức là 50 vạn) kể cả "lính ma, lính kiểng". Vì vậy, nếu căn cứ vào nguồn tin trên của phóng viên Phúc Thành (báo Quân đội Nhân Dân) thì 13 vạn còn lại là dân thường Việt Nam bị đảng ta tiêu diệt.


3G suu-tam tren Internet

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #3 - 04. Sep 2006 , 09:46
 
Cám ơn bạn Nguyên_toan đã quá khen, đặc biệt phạt vạ bạn Lam Sơn đã làm H tui cười pể pụng ! Phải khấu đầu bái tác giả NNĐ làm chích tổ sư !

[«Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tài, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?»]

Bổ túc:
"Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông (H.C.M) để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét." ( Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, nxb Chính trị quốc gia, TP-HCM 2005, trang 41-42)

Bàn:
─ Gạch bỏ vô lò bếp nửa ngày tức gạch nóng rực lên. Bác thông manh bọc gạch bằng giấy báo, đút xuống nệm... Chúa Mác, Phật Lê ạ, giấy báo bọc gạch bốc nóng mà không bốc xém rụi báo, cháy nệm thì chỉ có là gạch giấy, báo đất thó ! Thiệt tình !

Chủ nhật 03/09/2006, nhà Hàn tui có mục Barbecue, H tui đã thí nghiệm: Bọc gạch cực nóng bằng giấy báo Le Monde, Le Monde bốc cháy liền tù tì... Ôi văn hào Trần Dân Tiên, cứu em !
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #4 - 04. Sep 2006 , 09:51
 
hanlenhan wrote on 04. Sep 2006 , 09:46:
Cám ơn bạn Nguyên_toan đã quá khen, đặc biệt phạt vạ bạn Lam Sơn đã làm H tui cười pể pụng ! Phải khấu đầu bái tác giả NNĐ làm chích tổ sư !

[«Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tài, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?»]

Bổ túc:
"Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông (H.C.M) để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét." ( Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, nxb Chính trị quốc gia, TP-HCM 2005, trang 41-42)

Bàn:
─ Gạch bỏ vô lò bếp nửa ngày tức gạch nóng rực lên. Bác thông manh bọc gạch bằng giấy báo, đút xuống nệm... Chúa Mác, Phật Lê ạ, giấy báo bọc gạch bốc nóng mà không bốc xém rụi báo, cháy nệm thì chỉ có là gạch giấy, báo đất thó ! Thiệt tình !

Chủ nhật 03/09/2006, nhà Hàn tui có mục Barbecue, H tui đã thí nghiệm: Bọc gạch cực nóng bằng giấy báo Le Monde, Le Monde bốc cháy liền tù tì... Ôi văn hào Trần Dân Tiên, cứu em !


Thưa anh Hàn, có lẽ tác giả quên một chi tiết nhỏ là bếp phụ của khách sạn tìm thấy viên gạch trong lò nên tưởng là bếp chính bảo đừng dùng lò này, do đó nung suốt ngày mà viên gạch có nóng đâu mà cháy báo hả anh  Grin

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #5 - 04. Sep 2006 , 10:12
 
hanlenhan wrote on 04. Sep 2006 , 09:46:
Cám ơn bạn Nguyên_toan đã quá khen, đặc biệt phạt vạ bạn Lam Sơn đã làm H tui cười pể pụng ! Phải khấu đầu bái tác giả NNĐ làm chích tổ sư !

[«Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tài, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?»]

Bổ túc:
"Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông (H.C.M) để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét." ( Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, nxb Chính trị quốc gia, TP-HCM 2005, trang 41-42)

Bàn:
─ Gạch bỏ vô lò bếp nửa ngày tức gạch nóng rực lên. Bác thông manh bọc gạch bằng giấy báo, đút xuống nệm... Chúa Mác, Phật Lê ạ, giấy báo bọc gạch bốc nóng mà không bốc xém rụi báo, cháy nệm thì chỉ có là gạch giấy, báo đất thó ! Thiệt tình !

Chủ nhật 03/09/2006, nhà Hàn tui có mục Barbecue, H tui đã thí nghiệm: Bọc gạch cực nóng bằng giấy báo Le Monde, Le Monde bốc cháy liền tù tì... Ôi văn hào Trần Dân Tiên, cứu em !

 Ối giời ơi, , Nhà Bác Hàn ơi, , nhà thơ Trần Dân Tiên  
củng đã khốn khổ trong cái thiên đường hoang tưởng cuả các đỉnh cao trí tuệ  , nhưng nhà em cũng xin đính chính rằng tác phẩm nầy, , vón là anh bạn  3 Giang huyền vàng, nha bác Giang huyền Vàng cầm nhầm ở đâu trên net, đưa cho cái lủ nhất quỷ nhì ma, thứ ba là Học trò HNC,thưởng thức, nên nhà em mới bén mượn đở, và đưa lên để báo cáo với Đại Đội Tổng Hành Doanh Tong Hanh Doanh của Đội Nử Binh của Ngài Tổng Trấn Tã Quân , Quan bác có khen hay có thac mắc thì xin gửi đơn khiếu kiện đến cho Ngài đổng lý Hoàng Gia Hồ Ngọc Cẩn nghe đâu Hoàng Gia HNC sắp đời thủ đô về Sài gòn rồi đấy

Back to top
« Last Edit: 04. Sep 2006 , 10:14 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #6 - 04. Sep 2006 , 10:41
 
Re: MỪNG NGÀY QUỐ C KHÁNH 2/9/2006
« Trả lời #23 on: Hôm nay, lúc 1:36pm »  Quote ?  Sửa bài đăng  Huỷ bỏ 

--------------------------------------------------------------------------------

MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH 
Dân kéo đến trước cửa nhà lãnh đạo kêu oan đủ kiểu. 
 
Tường thuật của Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Thái Bình, Võ quế Dương, Nhóm Phóng viên Hà Nội (chuyên phụ trách mảng dân oan Việt Nam) 
 
Liên tiếp trong 4 ngày cuối tháng 7 (25, 26, 27, 2  bà con dân oan 3 miền tụ tập trước cửa nhà các lãnh đạo cộng sản để quấy rối, phát huy quyền dân chửi, đòi lại quyền lợi cho mình. Những tên vinh dự nằm trong bộ nhớ của bà con đều là cán bộ cao cấp trung ương, đó là: Trương Vĩnh Trọng (phó thủ tướng) Nguyễn thị Hoài Thu (chủ nhiệm các vấn đề xã hội), Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng bộ công an), Nông Đức Mạnh (tổng bí thư) Trương Mỹ Hoa (phó chủ tịch) v.v... Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ sáng, khoảng 40, 50 bà con đã tập trung tại ngã tư đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và Mai Xuân Thưởng, Quán Thánh rồi kéo nhau đến từng nhà lãnh đạo để hỏi tội. 
 
Đầu tiên, ngày 25/7, bà con rủ nhau kéo đến Trương Vĩnh Trọng - người được mệnh danh là chuyên ứa lệ... đũng quần, vì tội lên đài báo ti vi luôn một lòng nêu cao khẩu hiệu: "Trung với đảng, hiếu với dân", sẵn sàng nhận đơn để giải toả mọi vướng mắc cho bà con, nếu không là có tội với nhân dân, với đất nước, những người đã từng có công đầu trong hai cuộc chiến tranh và dựng xây đất nước trong hoà bình..” Song khi bà con kéo nhau đến nộp đơn thì giả lả tươi cười, nhận đơn rồi khi xe vừa qua cửa, đã dúi cả tập đơn vào gốc cây ven đường, để tẩu thoát, mặc nỗi khổ của người dân dưới gốc cây sà cừ kia tha hồ... trơ gan cùng... tuế nguyệt. Bao nhiêu lần bị dân bóc trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, giờ Trọng ta, không dại dột nhận đơn rồi lại vứt vào gốc cây cho mấy bà đồng nát nữa mà 36 cách, chỉ có cách... chuồn. Vì thế vừa nghe tiếng bà con la ó ở phía xa, cách cổng nhà cả trăm mét, cảnh vệ mặt xám ngoét chạy vào bẩm báo, Trọng ta cuống cà kê, bỏ cả ăn sáng, vội vàng bảo vợ làm người "cầm lái vĩ đại" phi xe máy ra cổng sau, chạy biến, trước khi bà con - như một cơn bão chan chu ập đến. 15 phút sau, xe ô tô biển hiệu 80 B văn phòng chính phủ đến chở ngài chó thủ tướng đến cơ quan thì ngài đã cao chạy xa bay, khiến lái xe chưng hửng phải quay xe về không. 
 
Không quây được lần này, bà con quyết tâm bắt sống lần khác. Thế là đến hẹn lại nên, sáng 26, lại từng ấy con người -cả giọng Trung, Nam, Bắc cùng băng zôn, khẩu hiệu, biểu ngữ kéo nhau đến trước cửa nhà ngài để làm loạn. 
 
Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này bà con không làm ầm ĩ và chăng khẩu hiệu từ sớm nữa mà chia thành từng tốp nhỏ, đến gần số nhà 226 đường Đội Cấn là nhà ngài...ứa lệ đũng quần ở, mới lặng lẽ áp sát, quyết tay không bắt giặc nước... 
 
Trở tay không kịp, vừa nghe bà con lôi tên cúng cơm của mình ra la hét:   
 
- Trương Vĩnh Trọng thật là bỉ ổi! 
 
- Đồ trốn nước, lộn dân, ra mà tiếp dân đi, ra ngay đi, đừng ứa lệ... đũng quần nữa, ra đi...Hãy mở mắt ra mà nhỏ lệ cùng dân đây này... 
 
Năm mươi con người, năm mươi giọng cùng đồng thanh thét gào, cứ ô ố, ô ố, không làm sao phân biệt được giọng nào là chính thống, giọng nào là phụ hoạ... Bí qúa, Trọng ta lại giở trò tiểu nhân mới. Trong khi bên ngoài đám cảnh vệ ra sức dụ dỗ, dẹp loạn bà con sang một bên, thì bên trong, Trọng sai người thay biển số mới. Khi cánh cửa vừa hé mở, đủ để cho ô tô lách qua, bà con nghển lên nhìn, không thấy ngài chó thủ tướng đâu, liền bảo nhau:   
 
- Nằm bẹp xuống sàn rồi, nằm bẹp xuống sàn rồi! 
 
Một cậu công an vừa được phái tới, chạy ra phân bua với bà con:   
 
- Không phải đâu, xe này là xe khác. Bác Trọng hôm nay mệt, vẫn đang ở trong nhà. 
 
Bà con bán tín bán nghi bảo nhau: 
 
- Nếu xe ông Trọng không còn trong nhà thì đích thị xe này bị tráo biển số rồi, xe của ông Trọng là 30-33, còn xe này mang biển số 31... 
 
Xe vừa đi khỏi, cánh cửa chưa kịp đóng lại, tiếng bà con la lối:   
 
- Vào tận trong nhà xem đi bà con ơi, khám nhà, khám xe đi bà con ơi! 
 
Lợi dụng lúc bà con bị bọn cảnh vệ, công an xô đẩy, vài người lọt vào được qua cánh cửa khép hờ, chạy thẳng vào khu vực để xe, không thấy bất cứ xe nào, liền vội vàng quay ra, la lối: 
 
- Trương Vĩnh Trọng thật là bỉ ổi, Trương Vĩnh Trọng thật là hèn hạ. Trương Vĩnh Trọng thật là ô danh. Trốn rồi, thoát rồi, nằm bẹp xuống sàn xe để tẩu thoát rồi. 
 
Bực mình, cả đám đông gào thét: 
 
- Sói kia, hãy đợi đấy. Đúng sáng thứ 2 tuần sau chúng tao sẽ đem biểu ngữ đến đây giăng mày từ sáng sớm. Ba keo mèo mở mắt, lần này đừng hòng chạy thoát... 
 
Sáng 27-7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày cả nước...đếm khăn tang và đong máu chiến hào. Những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người chị mất em, người cô mất cháu lại ồn ào kéo nhau đến nhà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài những khẩu hiệu quen thuộc: "Dân Đồng Nai kêu oan", "Bến Tre kêu cứu". "Bình Thuận kiến nghị", "Đồng Tháp tố cáo" v.v... Còn thêm một số khẩu hiệu của cánh chị em Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phú, Hoà Bình - những người thường xuyên có mặt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng với số năm đi kiện ròng rã cả chục năm vì mất đất, mất nhà. Khẩu hiệu biểu ngữ của họ là: "Việt Nam tham nhũng"hoado "Tất cả dân oan Việt Nam- từ già, trẻ, gái, trai đều mất nhân quyền", "Đả đảo Mai Quốc Bình, phó tổng thanh tra vi phạm pháp luật, đả đảo"...Riêng bà Nguyễn thị Thuận, 70 tuổi, tóc bạc phơ, còn dám đeo cả khẩu hiệu bằng tiếng anh, hy vọng được các phóng viên quốc tế biết, đưa lên mạng, để vụ việc sớm giải quyết. Khẩu hiệu của bà viết: Down with the embezzlement (đả đảo tham nhũng). 
 
1. Mr Nguyễn Xuân Bich, colonelcy deputy chief of staff general department of police 40 Hang Bai street (Tên Nguyễn Xuân Bích - Đại tá, phó cục trưởng cục tham mưu tổng cục cảnh sát nhân dân - 40 phố Hàng Bài) 
 
2. Mrs. Nguyen Thu Nga (Bich"s joife): Deputy director of A25 Tran Binh Trong street. 
 
They are both of ministry of public security of management. 
 
They has built of illegal house on an area of 35 m2 (35 square meters). At 32 Nguyễn Khac Hieu street - Ba Dinh district which having a petition to reclaim. (Vợ là nguyễn Thu Nga - vụ phó A25 phố Trần Bình Trọng, đều là người của bộ công an quản lý. Đã cố tình xây nhà trái phép trên diện tích 35 m2 nhà đất tại số nhà 32 phố Nguyễn Khắc Hiếu quận Ba Đình, đang có đơn đòi nhà do chính quyền quận Ba Đình bao che cho vợ chồng công an Bích - Nga) 
 
Hơn 6 giờ đoàn người đã đến số nhà 55 Phan Đình Phùng, bà con nhất loạt la lớn:   
 
- Ông Nguyễn Tấn Dũng ơi, ông cứu dân đi, tham nhũng nó đè đầu cưỡi cổ dân hàng chục năm nay rồi, dân đói khổ oan khốc đầy đường, đầy chợ đây này ông có biết không? 
 
Tiếp theo, bà Thân Thị Giang (Bắc Giang) la lớn: 
 
- Hôm nay là 27-7 rồi, tôi không có nơi thờ cúng liệt sĩ đây, chính các ông chỉ đạo cho chính quyền xã phá nhà, cướp đất của tôi, ới ông thủ tướng ơi. Tôi đi kêu oan ngót nghét cả chục năm nay rồi, sao các ông không giải quyết? Hay ông quen ăn xương, uống máu của người dân chúng tôi rồi, ông lấp miệng, lú mề rồi, ông ơi? 
 
Đám bà con có thân nhân là liệt sĩ trong cảnh "tổ quốc cắt cơm, gia đình vắng vẻ", mẹ già vừa nằm xuống, đã không thấy bóng dáng cán bộ xã đâu. Chút tiền còm của liệt sĩ cũng bị cắt nốt, tiêu chuẩn 27-7 cũng theo đám cán bộ phòng lao động thương binh xã hội huyện, tỉnh mà cao chạy xa bay, cũng gào lên: 
 
- Ai hy sinh đổ máu cho các người, để các người có ngày hôm nay hở ngài thủ tướng ơi, miệng các người nói "đời đời biết ơn các liệt sĩ đã hy sinh", sao mới chỉ có...2 đời các người đã quên ơn rồi, các người cắt cơm của anh em, bố, mẹ, chồng, con chúng tôi trên mặt đất chưa đủ hay sao, mà mẹ tôi vừa nằm xuống, cỏ chưa kịp xanh, hương chưa kịp tắt, giỗ 3 ngày chưa kịp làm, các người đã cắt hết tiêu chuẩn của họ rồi. Đời đời có nghĩa là hai đời phải không ông Dũng ơi là ông Dũng ơi! 
 
Đám cảnh vệ xông ra, xe cảnh sát 113 rú còi lao đến xông vào bà con, nhiều người thét lên:   
 
- Đ.Mẹ chúng mày, chúng mày động vào người tao là tao tụt quần, cho quốc tế chụp ảnh, đưa lên mạng xem Việt Nam có nhân quyền ở đâu, ở cái...l. mẹ chúng mày đây này, nào... 
 
Lời cảnh báo đặc biệt có tác dụng, nhóm đầu trâu mặt ngựa hung hăng định xông vào bóp huyệt, kéo đẩy bà con, hoặc nhấc bổng bà con lên xe thùng bịt kín như mọi khi bỗng trùng tay lại. Bà con được dịp lao tới, những tiếng nói uất nghẹn căm hờn vang lên: 
 
- Đả đảo bọn tham nhũng, cướp ngày! Đả đảo thằng Mai Quốc Bình.   
 
- Ông Nguyễn Tấn Dũng ơi, ông mới lên phải làm việc tốt cho dân nhờ, ông chỉ đạo họp ít thôi, ăn ít thôi, họp lắm, ăn lắm chỉ tổ tốn tiền của dân tôi, họp làm gì, thứ nhất ngồi ì, thứ nhì đồng ý, họp làm gì... ngân sách cạn kiệt rồi, thâm thủng rồi, Ông có biết không? Hay là ông mặc xác, tiền tấn tiền tỷ ông gửi tận Thuỵ Điển, Thuỵ sĩ, ông cần chó gì ông Dũng ơi! 
 
Tiếp theo là các giọng nam giới phụ hoạ: 
 
- Hôm nay là ngày gì, ông có biết không? Chiến thắng lớn đến từ hy sinh lớn, bao nhiêu người vợ mất chồng, người cha mất con, để các ông phè phỡn, đè đầu cưỡi cổ dân, bóc lột dân, u mê dân như thê này à? Mắt mũi các ông để đâu, hay bị cái lũ chân dài nó đớp mất hồn rồi, ới ông thủ tướng ơi. 
 
- Tham nhũng, hôn quân, thủ tướng, chủ tịch, tổng bí thư...từ trên xuống dưới, tất cả làm tan đất nước rồi, ối ông Dũng ơi là ông Dũng ơi. Ông không cho bắt ngay những thằng lãnh đạo làm láo, ăn bẩn thì còn để làm gì? Ngoài thằng Bùi Tiến Dũng vụ PMU, còn trăm nghìn thằng uống bia ngâm chân dài khác đấy ông biết không... đừng ra tay bắt những nhà dân chủ nữa, đừng chỉ đạo công an bắt oan người vô tội nữa... Bắt ngay mấy tên giòi bự trong bộ chính trị các ông kia kìa... 
 
Trước sức ngăn cản quyết liệt của cảnh vệ, cảnh sát 113, dù bà Đỗ Thị Luyện (Bắc Giang) đã dùng đến vũ khí lợi hại của phụ nữ: Tụt quần qúa đầu gối để biểu lộ lòng căm thù sâu sắc, song vẫn bị cả nhóm cảnh vệ xông vào, ru đẩy, quát hét, lôi, kéo dạt sang bên kia vỉa hè để đúng 7h30 phút, chiếc xe của ngài thủ tướng trườn ra khỏi cổng đến văn phòng chính phủ giải quyết các vụ việc mang tính "đại...sự quốc gia (không phải đại sự như trên loa đài của đảng vẫn oang oang tuyên bố)... Bỗng từ ngách bên trong, khuất sâu trong ngõ, nằm vuông góc với cổng nhà ngài thủ tướng cả chục giọng nói vang lên cùng những cánh tay chém chặt vào không khí: Ra! 
 
Thế là một cảnh tượng thú vị xảy ra, chiếc xe 4 bánh của vợ chồng anh thương binh Nguyễn Văn Chức (Thuận Thành, Bắc Ninh) ào ra với tốc độ phi mã, ngay lập tức chắn ngang đường của chiếc ô tô sang trọng chở ngài thủ tướng chính phủ, khiến lái xe phải mắm môi mắm lợi phanh kít xe lại, tưởng cháy mặt đường. Chị Chức, vừa chạy, vừa ẩn phía sau xe, lập cập rút đơn trong lòng xe lăn ra đưa cho ngài thủ tướng theo đúng kế hoạch đã bàn cùng cánh chị em dân oan suốt đêm qua. Nào ngờ trăm mưu nghìn kế của dân không bằng sự thờ ơ của quan cộng sản. Ngài thủ tướng không những không bước chân ra khỏi xe, còn cau mặt tỏ vẻ khó chịu rồi lập tức hạ lệnh cho đám công an cảnh vệ đông như kiến ra nhấc bổng cả người và xe lăn lên vứt sang vỉa hè. Hàng chục tên còn lại, xô đẩy, kéo xềnh xệch chị vợ tránh sang một bên để lấy đường cho xe chạy, mặc đám bà con đứng chưng hửng trông theo, chửi đổng: 
 
- Cha tiên sư bố nhà mày, ngày hôm nay là ngày gì mà mày dám chống lại cả thương binh thế à? 
 
- Giời ơi là giời, thủ tướng cũng còn quên công như thế làm gì đất nước này chả loạn, không thấy người ta chỉ còn 25% sức khoẻ thôi à? Không thấy vợ người ta phải đi theo nâng giấc hầu hạ từng tí một à? Thế mà lúc nào cũng leo lẻo, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... 
 
Thương Binh Nguyễn Văn Chức (tỷ lệ thương tật ¼) hạ quyết tâm: 
 
- Cứ để nó đấy, tuần sau chúng tôi lại lên, cần thiết kéo cả hội lên cho chúng nó biết tay, mẹ nó chứ, không nhận đơn mà được à?   
 
Trước đó, bên hiên nhà bộ trưởng Lê hồng Anh (68 Phan Đình Phùng) đã lố nhố cả đám đàn bà con gái khoảng 20- 30 người. 
 
Tiếng Lâm thị Chưng (Hà Nội), hô:   
 
- Ông Lê Hồng Anh ơi, ông chỉ đạo cho công an bấm huyệt tôi, chỉ đạo cho ban nội chính trung ương cướp tiền của tôi, hai mươi mấy năm nay rồi, từ chỗ 300 triệu, giờ tính cả gốc lẫn lãi theo quy định của ngân hàng nhà nước các ông đã là 41 tỷ rồi, ông không thèm trả cho tôi lấy 1 đồng... ông làm bộ trưởng mà thế à? Ông ăn gì, ăn máu l. của đàn bà con gái chúng tôi hay sao mà to béo, đẫy đà thế?   
 
Bà Đỗ thị Luyện, người mẹ đau khổ vì con bị bắt oan, lăn xả vào cánh cổng lạnh lùng, câm nín mà gào lên: 
 
- Ới ông Lê Hồng Anh ơi là ông Lê Hồng Anh ơi, ông đui mắt, mù luật, chỉ đạo cho bọn công an dưới quyền vu khống cho con trai tôi tội hiếp dâm đứa trẻ lên 6, l. còn chưa kịp có lỗ, có lông... ới ông Hồng Anh ơi là ông Hồng Anh ơi. 
 
Mệt qúa, bà ngồi bệt xuống vỉa hè lấy sức, rồi trước sức tấn công quyết liệt của bà con, người chửi, người gào, người cầm đơn nhảy bổ vào đám cảnh vệ, người nhảy choi choi vào bọn công an mà đấm liên tiếp vào người, vào ngực chúng, doạ: "- Mả mẹ chúng mày, chúng mày đụng vào tao, tao tụt quần đây này. Hôm trước chúng mày bấm huyệt tao, tao không tha, tao phải đào mả cha mả bố chúng mày lên, chúng mày kêu khổ, kêu vì nhiệm vụ, vì ăn lương mà phải làm, sao không vào hùa với dân lật đổ mẹ chúng nó đi để cùng giải thoát nỗi khổ cho dân, chúng mày lại quay dùi cui, mũi súng vào dân để bảo vệ cho lũ tham nhũng, cướp ngày à? Chính chúng nó mới là phản động, chúng kìm hãm đất nước này, chúng kết bè kết đảng để làm khổ dân, mả mẹ chúng mày".   
 
Người hô: "Đả đảo thanh tra chính phủ Mai Quốc Bình, ăn tiền của dân, bao che bọn chính quyền, huyện, xã ra văn bản trái pháp luật cướp đất, cướp nhà của dân..."   
 
Người la: "Việt Nam tham nhũng, tham nhũng Việt nam, đập chết hết chúng nó đi bà con ơi 
 
Bà lại bật dậy hô to: 
 
- Con tao vô tội, thả con tao ra, tao đéo cần chúng mày giảm án cho nó 2 năm. Chúng mày ăn bẩn làm càn, chúng mày thấy kiện như kiến thấy mỡ, vu oan giá hoạ cho con tao hiếp dâm trẻ em vị thành niên, bắt con tao phải nhận án 16 năm tù, bắt gia đình tao phải nộp phạt 5 triệu, bắt cả nhà tao khuynh gia bại sản vì theo kiện lên tận trung ương... chúng mày biết rõ là con tao vô tội mà còn cố tình giữ nó 14 năm, thả con tao ra... chúng mày vu oan giá hoạ cho con tao tội hiếp dâm... mả mẹ chúng mày, cái đứa con gái chưa đầy 6 tuổi ấy, l. chưa kịp có lông, có lỗ, có mu... hiếp hiếp cái mả mẹ chúng mày... 
 
Lúc này theo chỉ đạo, công an phường Thuỵ Khuê ùa ra rất đông, nhưng khác với mọi lần, mọi ngày, không dám bắt người vô tội như trước nữa. Trong thâm tâm chúng đã qúa ớn đội quân tóc dài mà lưỡi cũng dài này rồi, nên lần này chúng bảo nhau:   
 
- Các xếp cậy mình có tài thao lược, bao nhiêu năm qua uốn ba tấc lưỡi để mị dân, cướp bóc của dân, giờ dân hết u mê, mụ mị thì dân lại uốn ba tấc lưỡi để chửi lại những kẻ mị họ, đòi lại phần tài sản đã mất. Mình can thiệp không khéo lại bị những kẻ qúa khích làm liều. Nào tụt quần, nào chửi bới, kêu gào, chỉ tổ xấu mặt Tốt hơn hết: tránh dân chẳng xấu mặt nào. 
 
Người bảo: 
 
- Người ta thừa tiền quẳng cho đám gái chân dài, uống bia tưới trên cơ thể trần truồng, nõn nà của chúng nó, còn bọn mình đã ít tiền lại bị dúi vào đám đàn bà con gái... lưỡi dài, tay dài, chẳng còn gì để mất này... thật khổ... 
 
Trường hợp Hồ thị Bích Khương (Nghệ An) lợi dụng lúc hỗn dân... hỗn công an, găm luôn kim vào người mấy thằng công an giả danh đầu gấu, đến mức chúng phải vào bệnh viện cấp cứu, mất cả tỉ bạc mà kim vẫn chạy khắp người không sao mà mổ được. Hết rạch chỗ này lại mổ chỗ khác, toàn thân đau đớn căng nhức, tiền tỉ của cả đại gia đình phải đội nón ra đi mà "thủ phạm" vẫn không tóm được, cuối cùng các bác sĩ phải tiến hành dò tìm lại từ đầu, rồi chặn cả 4 xung xung quanh lại, để mổ mới lấy được ra. Đó cũng là lý do vì sao, đầu tháng 6-2005 Hồ thị Bích Khương bị bắt lên đồn, song không có bằng chứng buộc tội nên chúng chỉ giữ 6 tháng, tội "gây mất trật tự nơi công cộng" để răn đe làm gương cho những phần tử qúa khích, dám chống người thi hành công vụ bằng cách thức đơn giản mà chết người này, giờ cả bà con và cánh công an vẫn nhắc, như một lời cảnh báo... 
 
Chán xuất hiện ở nhà tổng bí thư, bộ trưởng Công an, thủ tướng, phó thủ tướng, bà con lại kéo nhau đến nhà các phó bà để làm loạn, gây rối.   
 
Tại khu tập thể Hoàng Cầu- nơi đám "đầy tớ" trung ương ở, bà con kéo nhau đến trước cửa nhà bà bà Nguyễn thị Hoài Thu; chủ nhiệm các vấn đề xã hội. Chị Ninh thị Định (Hải Phòng) với thâm niên đi kiện 6 năm gào: 
 
- Bà Hoài Thu ơi, bà nói trên đài trên báo là dân đến nhà không có quyền không tiếp, tôi quỳ ở đây để báo cáo với bà là Mai Quốc Bình phó tổng thanh tra đồng loã với chính quyền ăn cướp đất của dân, ra văn bản trái pháp luật để hại cả nhà tôi và 74 nhà khác trong khu tôi ở, như thế là tham nhũng nặng, bà biết không, sao bà không nhận đơn của tôi, sao bà vô cảm với dân oan thế à? Bà nghỉ đi, bà từ chức đi. 
 
Vừa định xuống nhà, lên xe đi làm, nghe tiếng chửi, tiếng gào, tiếng hò la, phản đối của mọi người, bà chủ nhiệm liền quay bước lên nhà đóng sầm cửa lại, không đi nữa   
 
Mấy tên cảnh vệ xông ra, cả đám chị em cùng xông vào đấm, nhưng nắm đấm của chị em qúa nhẹ, chẳng mảy may đau đớn chút nào, nên chúng không phản ứng gì, chỉ xăng xái làm nhiệm vụ nhắc bà con bình tĩnh, đừng bức xúc qúa   
 
Mặc kệ, nỗi khổ sở tích tụ bao nhiêu năm khiến bà con như được tiếp thêm sức mạnh, gào lên: 
 
- Bà Hoài Thu ơi, bà nắm được cái gì về các vấn đề trong quốc hội mà đòi làm chủ nhiệm, thằng Mai Quốc Bình nó ỉ thế bà, chui vào đũng quần bà hay sao mà bà để nó tham nhũng làm loạn, bà không chống nó thì còn chống ai? Còn vấn đề gì trong quốc hội nổi cộm hơn vấn đề này, sao bà không báo cáo, hay bà cũng uống bia của chúng nó ngâm trong đám gái chân dài rồi hả bà Thu, chúng nó vừa ngâm, vừa tắm trong bia, còn đái cả vào bia cho bọn Bùi Tiến Dũng và Mai Quốc Bình uống đấy, bà có uống không?   
 
Nóng mắt, nóng gáy, con trai bà, từ trong nhà mở cửa bước ra, chỉ thẳng mặt chị Ninh thị Định, lên giọng quý tử quát: 
 
- Cô lăng mạ cán bộ, xúc phạm mẹ cháu, cô đến không đúng lúc đúng chỗ. Đề nghị cô về ngay, đừng để cháu phải gọi cảnh sát 113 xúc cô đi. 
 
Đầy bình tĩnh, chị Định mở túi xách lấy giâý xác nhận của dân nguyện đóng dấu đỏ chót ra, vặc lại:   
 
- Ai bảo mày là tao đến không đúng lúc, đúng chỗ, tao sai ở chỗ nào? Đây... giâý xác nhận của dân nguyện dây, dấu đỏ đây, nội dung đây, mày xem đi. 
 
Dúi vào tận tay, song quý tử không dám đọc, vì thừa biết nội dung từng điểm trong đó, tức khí, chị Định liền đọc to điều 7, luật dân nguyện:   
 
- "Nếu người dân có khiếu nại, thắc mắc, có quyền gửi đơn qua đường bưu điện hoặc đến nhà tận nhà riêng của các cán bộ lãnh đạo để đưa đơn trực tiếp"... Nào, mẹ mày không làm được thì nghỉ đi, từ chức sớm đi cho dân được nhờ, đừng vô cảm với nỗi khổ của người dân oan như thế, mẹ mày chui ra từ đâu hả, có phải từ trong dân như chúng tao không? 
 
Càng đứng, càng trơ mắt ếch, trong khi chị Định được bà con nhất trí ủng hộ: 
 
- Đúng đấy, lần sau chúng tôi sẽ căng khẩu hiệu ở đây, đề nghị bà Nguyễn thị Hoài Thu từ chức, chừng nào cái đít của bà ấy còn luyến tiếc chiếc ghế, chừng ấy, chúng tôi còn quỳ... bệt, ăn vạ ở đây.   
 
Không làm gì được, quý tử phải hậm hực quay lên nhà, sau khi nguýt các bà các cô là "nỏ mỏm, ghê gớm, mất dạy"... 
 
Kết quả cả đám cảnh vệ lẫn 2 mẹ con đều không làm gì được đám đàn bà con gái đã mất đất, mất nhà nên... mất dạy này, liền gọi điện thoại cho cảnh sát 113 đến. Cả chục tên công an vây lấy đám phụ nữ yếu ớt, vóc hạc, mình hài. Mọi người tuy toàn phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng không một chút lo sợ, ba chị Ninh thị Định, Nguyễn thị Tuyết (Hải Phòng), Nguyễn thị Châu (Bình Phước) an ủi động viên cánh chị em Vĩnh Phú lần đầu theo đám bà con dân oan kêu kiện: 
 
- Đừng sợ, chúng tôi bị hành 6,7 năm nay, từ dân ngoan biến thành dân oan, nên quen rồi. Trời hành phải chịu, còn chúng nó hành là phải vùng lên. Chúng nó ăn cướp, mình phải đi đòi, cả lý lẽ, luật pháp đều đứng về phía mình, không thể để chúng lộng hành, đói lý đói tình thế được.   
 
- Vâng! vâng, cả mấy chục con người đồng thanh: - Chúng tôi mới đi lần đầu, chưa quen, nên không dám đối đáp đương đầu, chỉ xin ủng hộ các chị về mặt lực lượng thôi, chúng tôi không biết chửi, biết gào, nhưng nếu chúng nó động vào các chị, chúng tôi cũng xin lăn xả vào cứu.   
 
Khi đám công an trang bị dùi cui, mặt mũi gằm gằm xông tới, ba chị Ninh, Định, Tuyết (trong danh sách 18 người bị cấm đi khiếu kiện từ ngày 18-10-2005) cùng kéo tay công an, thay nhau nói:   
 
- Các anh bảo chúng tôi kéo nhau đến đây làm gì à? Bảo chúng tôi phải bình tĩnh, không được nôn nóng, manh động à? Chúng tôi bình tĩnh chờ đợi cả vạn ngày rồi, không bức xúc sao được? Còn chúng tôi lấy quyền hành gì mà bảo bà ấy xin từ chức à? quyền của công dân, quyền của dân oan đấy. Các anh tưởng cứ lấy dân làm... guốc, giày xéo mãi lên chúng tôi mà được à? Chúng tôi là con người, bao nhiêu năm nghe lời đảng, bác, chính phủ, "lấy dân làm gốc", làm củ để các anh bòn, mót mãi rồi, giờ không còn gì bòn thì lại lấy dân làm guốc để di chân lên. Con giun xéo mãi cũng phải quằn, con người bị dồn đến tận cùng cũng phải biết đường mà vùng lên chứ. 
 
- Chúng tôi bảo bà ấy phải từ chức đi là phải thôi, theo quy định của luật pháp, chỉ những vụ án phức tạp mới cần phải tới 90 ngày để giải quyết dứt điểm, còn vụ án của chúng tôi kéo dài hơn 9000 ngày có dư rồi, mà đâu có phức tạp gì? Chính các ông, các bà trong bộ máy công quyền này vi phạm luật, vì vậy tôi bảo bà ấy phải từ chức đi, bà ấy có nắm được vấn đề gì của xã hội đâu mà đòi trèo vào quốc hội, có mà cuốc cái mả mẹ cả hội tham nhũng, dối lừa chúng nó đi thì có. 
 
Giằng co lôi kéo, nóng mắt nóng mũi, cả chục tên công an và dăm bảy chàng cảnh vệ, phải chịu thua lý lẽ của đám đàn bà con gái, mặc kệ các chị kêu gào, lăn lộn, rủa sả, chì triết... 
 
Đúng 8 giờ, mỏi mệt, mọi người đành rút đi, giành sức cho ngày hôm sau đến nhà bà phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. 
 
Sáng 28-7-2006, dù trời mưa tầm tã, vẫn có 2 nhóm người, mỗi nhóm khoảng 30-40 người chia nhau đến trấn cửa nhà Nông Đức Mạnh (66 Phan Đình Phùng) và 228 Đội Cấn.   
 
Đứng trước ngôi nhà 4 tầng, đồ sộ uy nghi, rộng trên 500 mét, bà con ngửa cổ gào: 
 
- Thưa Bà Trương Mỹ Hoa, người dân chúng tôi từ khắp ba miền Trung Nam, Bắc tới đây, đề nghị bà ra nhận đơn. 
 
Vừa ló đầu ra, thấy dân tụ tập qúa đông, theo kinh nghiệm "hoạt động cách mạng" của các nhà lãnh đạo Việt Nam bao nhiêu năm qua, bà...heo chủ tịch liền rúc đầu vào chuồng, kiên quyết không mở cửa nhận đơn, tiếp dân. Thế là cả làn sóng người ầm ào, gào lên: 
 
- Trương Mỹ Hoa là con lợn đẹp, con lợn đẹp là Trương Mỹ Hoa. 
 
Những tiếng cười bị ghìm nén qúa lâu lập tức tung toả lan ra, mấy chú cảnh vệ thương bà con nhếch nhác đói khổ, vì phải chịu cảnh oan sai uất ức bao nhiêu năm trời nên không thèm dẹp loạn, chỉ quay mặt đi bấm bụng cười.   
 
Chờ mãi không thấy động tĩnh gì, bà con lại tiếp tục đả kích: 
 
- Trương Mỹ Heo là con lợn bẹp, con lợn bẹp là Trương Mỹ Heo. 
 
Một người nhận xét: 
 
- Đúng rồi đấy, có là lợn bẹp mới nằm bẹp trong chuồng không dám ra nhận đơn giải quyết dứt điểm cho dân chứ. Đẹp gì cái mã ấy. Gọi mụ ấy là lợn đẹp, không khéo lũ lợn ngoáy tít đuôi kêu oai oái, nhảy ra khỏi chuồng hoặc bỏ cám cả tuần, không thèm ăn ấy chứ. 
 
Người có đầu óc tinh tế hơn, nhận xét: 
 
- Thật là một sự xúc phạm quốc thể qúa lớn. Vừa dốt vừa đần, vừa xấu đến mức...heo chê... người mỉa như mụ ấy lại dám đứng ra đại diện cho phái đẹp, người đẹp ở Việt Nam? Bao nhiêu tài nữ Việt Nam đã chết hết đâu? Chuyện, một bác già chép miệng đọc thơ phụ hoạ:   
 
Bác ơi bác chết giờ thiêng 
Để lại một lũ vừa điên vừa khùng 
Bác ơi bác chết giờ trùng   
Để lại một lũ vừa khùng vừa điên 
 
...Cụ Hồ chết đúng ngày 2-9, ngày quốc khánh 1969, cũng là ngày mà 20 năm sau tổ quốc khánh kiệt. Nhiều người phải đổi mạng sống của cả nhà để ra đi, tìm đường sống làm gì ma quỷ chả nhảy lên làm người. Đảng cộng sản nhảy lên lãnh đạo đất nước làm gì mà dân chẳng thành khùng thành điên hết lượt. Sống trong chế độ cộng sản, không khùng, không điên mới là điều lạ. 
 
Lập tức những giai thoại đẹp đẽ về bà heo chủ tịch nước lại nở như ngô rang. 
 
- Phải đấy, các ông các bà không chứng kiến ngày 2-9 năm ngoái à? Giữa lễ đài, mà mụ ấy há miệng ngáp, ngáp như chưa bao giờ được ngáp, ngáp đến sái cả quai hàm, ngáp như bị bác Hồ hành, bị bác Hồ sui khiến ấy. Không biết lo lắng cho dân những gì mà giữa lễ kỷ niệm ngày quốc khánh tưng bừng và trọng thể đến thế, phải há miệng hết cỡ, không biết cúi xuống hoặc giơ bàn tay chuối mắn ra mà che cái miệng heo lại...   
 
- Thì đúng ngày bác chết mà lại, ai bảo không chôn, không đốt bác, lại chôn nổi, làm gì bác chả cú, chả trèo vào lễ đài mà trêu chòng bà chó chủ tịt nước một phen chơi, tính bác vốn háu gái, lại biết rõ mụ ấy đã bỏ chồng mà lại... 
 
- Ừ nhỉ, này tối nào ngủ lại ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nhìn sang phía đường Hùng Vương, tôi cũng thấy cụ Hồ lảng vảng quanh lăng. Oách lắm nhé, đi giày tây, tóc chải mượt, đeo ca la vát đàng hoàng, trông trai lơ, đĩ tính lắm. Y như cái hồi cụ còn ở Pháp, đang ra sức tán tỉnh mấy con mẹ đầm ấy... 
 
- Thế nghĩa là hồn cụ vẫn không siêu thoát được à? Một người hỏi 
 
- Chứ còn gì nữa, vì chôn nổi, hồn lơ lửng nên mới phải lảng vảng quanh lăng để tìm gái chứ.... Nhưng xung quanh lăng chỉ toàn rựa đực lại bị cánh cảnh vệ trông coi canh gác quá cẩn mật, một con ruồi cái bay qua không lọt, nên cụ phải chờ đúng ngày 2-9, tức ngày giỗ của mình, mới có thể lộn về lễ đài để chọc ngoáy heo cái chơi.   
 
- Mà này, cái thằng quay camera ấy, không khéo kỷ luật nặng. Bác già hóm hỉnh nhận định. 
 
- Chứ còn gì nữa. Ngày 8-3, một con bé của đài truyền hình cũng lăng xăng hỏi: - Thưa chị, chị nghĩ gì về ngày này ạ? 
 
Thế là mụ ấy độp luôn:   
 
- Cô nói nhanh qúa tôi không hiểu.   
 
Kỳ thực mụ ấy có nghĩ được gì đâu, đầu óc đặc bùn lầy cỏ dại ấy mà, thế là cô phóng viên ấy, tuy chưa thành viên, chưa tự phóng và lăn như bi được cũng lập tức phải... phóng ra ngoài danh sách hợp đồng của đài truyền hình. 
 
- Ô! Tưởng chuyện bé như con thỏ trong vườn cỏ mà nghiêm trọng đến thế cơ à? 
 
- Chuyện, ai bảo dám xách mé gọi bà chó chủ tịch nước là chị, lẽ ra phải hai tay xoa tít, cái đít cong vòng, miệng bẩm báo, tâu trình rất chi là kính cẩn... đằng này, nói liến thoắng như ma đuổi, làm chị tức tối, làm gì chẳng mất béng luôn xuất hợp đồng, từ phóng viên đài truyền hình thành...phóng viên đài tàng hình luôn, chẳng bao giờ được ăn cà rốt trong vườn cỏ của nhà đái, nhà đài nữa... 
 
- Nếu thế cái cậu quay camera lại bị bác chơi đểu một phen, chắc bác biết rõ đang trong thời kỳ phát dịch lở mồm, long móng, nên bắt nó phải quay cận cảnh, quay thật rõ xem con heo đầu đàn trong khu chuồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mắc bệnh trầm trọng không, mới dám chơi chứ. Dính vào dịch bệnh này, chả phải bác cũng đi đứt à, còn nghẻo nhanh hơn cả sida ấy chứ. 
 
- Đó là lý do bà ấy không dám giơ tay che cái miệng lở khi ngáp đấy, vì móng bà ấy bị long mà... cụ Hồ mà nhìn được thì cụ phải chết lần nữa...đã chết giờ thiêng, giờ trùng, để ra cả lũ vừa khùng vừa điên rồi, cả con heo đầu đàn trong ngăn chuồng xã hội chủ nghĩa cũng mắc bệnh quái quỷ ấy, còn xơ múi được gì. 
 
Tất cả cùng cười, một anh trung niên quê ở miền trung, tủm tỉm đọc thơ: 
 
Bác Hồ nằm ở trong lăng 
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng giật mình   
Chửi cha cái lũ hậu sinh   
Nỡ đem đầy đoạ thân mình bấy lâu 
Tư tưởng mình có gì đâu? 
Mả cha chúng nó chỉ cầu hư vinh. 
Bắt dân thờ xác thối xình 
Lời than, tiếng chửi rập rình quanh lăng 
Bác Hồ nằm ở trong lăng... 
 
Đúng 8 giờ, dạ dày thõng thẹo thành hình dấu phẩy, bà con lặng lẽ ra về, đến đầu đường Quan Thánh, thấy 2 chiếc xe ô tô treo cờ Nhật, bà con liền chạy túa ra, tay nâng cao khẩu hiệu. Hai chiếc xe của chính phủ Nhật, nơi đất nước mặt trời mọc, chừng như hiểu rõ nỗi oan khuất của người dân nơi đất nước mặt trời lặn, nạn tham nhũng còn hoành hành khắp mọi nơi -từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là tầng lớp cán bộ cao cấp, nên dừng hẳn lại, 32 mái đầu cùng ló ra cửa xe, lẩm nhẩm đọc những hàng chữ trên tay, trên áo mọi người, cho đến khi đèn xanh nổi lên báo hiệu thông đường mới dần dần chuyển bánh. Bên trong xe, cả đoàn còn ngoái đầu trở lại, ánh mắt cảm thông, ấm áp... 
 
Chia tay nhau, người về nhà trọ, người về vườn hoa, bà con dặn nhau: 
 
- Từ giờ đến 2-9 phải liên tục úp sọt chúng nó, mỗi thằng 3 ngày liền. Hết các tên trong bộ chính trị là các tên trong ban bí thư v.v. bắt đầu là thằng Trương Vĩnh Trọng. 
 
- Nhưng sau 1 ngày, chúng nó đem xe thùng đến bắt thì sao?. 
 
- Thì tương kế tựu kế, hôm nay đánh bốt này, mai đánh bốt khác, tuần sau lại quay lại bốt cũ, cho chúng nó tha hồ phòng bị, chán phải bỏ, lúc bấy giờ chúng ta lại đánh.. 
 
- Phải đấy! quyết tâm nhé, không cho chúng nó thoát. Chúng ông vùng lên là chúng bay hết đường ra... 
 
- Phải rồi, cái ngày ấy đâu phải ngày của dân, ngày một lũ tiếm quyền chúng nó cướp chính quyền từ tay dân, ngồi lên đầu lên cổ dân, bóp hầu bóp họng dân chưa đủ còn dở trò phè phỡn, ăn nhậu dưới dạng "nhiệt liệt chào mừng" để vơ vét cướp bóc dân 1 lần nữa... 
 
Như đồng cảm với nỗi lòng người dân oan Việt nam, bao năm chịu ách đô hộ của cộng sản, trời đột ngột đổ cơn mưa rào, những dòng người dòng xe hối hả lao đi trong mưa... Có lẽ hơn bao giờ hết người dân Việt nam, đặc biệt là dân oan đang mong mỏi một cơn mưa số phận đến với mình, cơn mưa sẽ lọc sạch tất cả mọi bụi bậm ô nhiễm, thiếu dân chủ, nhân quyền, pháp luật, độc tài, tham nhũng hiện tại, thay vào đó là môi trường mới, ngàn lần trong sach, đáng sống hơn, đó chính là đa nguyên đa đảng, là dân chủ, tự do, sự thật, bình đẳng, bác ái v.v và v.v 
 
Hà Nội những ngày bình thường đã cháy lên 30-7-2006
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 02/09
Reply #7 - 04. Sep 2006 , 17:58
 
hanlenhan wrote on 04. Sep 2006 , 09:46:
Chủ nhật 03/09/2006, nhà Hàn tui có mục Barbecue, H tui đã thí nghiệm: Bọc gạch cực nóng bằng giấy báo Le Monde, Le Monde bốc cháy liền tù tì... Ôi văn hào Trần Dân Tiên, cứu em !


Grin Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1, 2
Reply #8 - 05. Sep 2006 , 07:24
 
Viết văn việt ở xứ người

[Tản mạn qua đêm 8]

Hàn Lệ Nhân


Nồi nước xúp reo sôi, lẫn trong tiếng máy hút hơi chạy vù vù với tốc độ số 3, song vẫn không hảm được mùi thơm tổng hợp ngào ngạt căn bếp khá rộng, vuông vắn, ngăn nắp. Ánh đèn néon trắng ngà toả xuống hai mái tóc đàn bà đang đối diện nhau trước cái bàn hình chữ nhật, mặt bàn lót gạch bông màu lửa, lỉnh kỉnh rau xanh, chai lọ đồ gia vị. Họ chuẩn bị bữa cơm tối. Mái tóc à la garçonne là cô con gái xinh đẹp, mới kết hôn năm ngoái, (nên còn chăm chỉ nhớ) cùng chồng về thăm gia đình cha mẹ ruột hầu như mỗi chiều thứ bảy. Mái tóc kẹp ngược sau ót – nếu xoả xuống, chắc tóc thề – là bà mẹ, sắc diện có thể chấm điểm trên trung bình chút đỉnh. Nhìn bà, người lạ khó tin con đầu lòng của bà đã 29 tuổi: Năm mười chín tuổi, mẹ về với cha.

Cô con gái vừa nói chuyện với mẹ vừa chăm chú thái mỏng búp hoa chuối tim tím không-có-không-được cho món Bún bò Huế mà ông bố Bắc kỳ cục của cô thích nhất.

-  Sáng qua trong Métro, con có đọc một ô nhỏ trong mấy tờ truyền đơn của "SOS Racistes" (hội chống kỳ thị chủng tộc) như sau:

"Có người nêu thắc mắc với nhà văn người Pháp gốc Bỉ, Félicien Marceau (*): - Ông là một nhà văn Bỉ ? Nhà văn sửa lại: - Tóm lại, tôi sanh ra tại ngoại ô thuộc Paris - Ngoại ô lớn chỉ cách Paris có 300 cây số."

mà con chẳng hiểu gì cả.

Tay lặt liền liền mớ rau, bà mẹ trả lời:

-      Mẹ dẫn thêm một trích đoạn khác, con sẽ hiểu rõ ngay: Trong một cuộc phỏng vấn trên Radio d' Asie (Á châu) năm 1992, phóng viên Tô Vũ hỏi nhà thơ Ngân Đoài:

-      Ông sanh ra và lớn lên tại hải ngoại mà sao thích viết bằng chữ việt?

-      Đứng trên phương diện chữ nghĩa mà nói – Nhà thơ NĐ trả lời, tôi sanh và sống ở ngoại ô nhỏ của nước Việt; chín tại ngoại ô lớn của nước Việt !"

-      Ông nói rõ hơn được không ?

-      Ngoại ô nhỏ cách Việt  Nam mỗi một làn ranh. Ngoại ô lớn cách Việt Nam độ nửa vòng trái đất !"

Cô trưởng nữ ngắt lời:

-      Ngụ ý của hai mẩu đối thoại này phải chăng muốn nói rằng qua trung gian ngôn ngữ: không gian to nhỏ, ngắn dài là tùy tâm tưởng, ý niệm?

-      Chỉ đúng phân nửa thôi Bê. Bà mẹ vui vẻ trả lời. Félicien Marceau là người Bỉ thuộc vùng Wallonie (nói tiếng Pháp) thì chuyện ông cụ viết và thành công bằng tiếng Pháp là lẽ thường tình. Ý trong "SOS Racistes" là đừng kỳ thị địa phương, nghĩa là chauvin đó con. Còn câu trả lời của bác Ngân Đoài, ngoài phần chơi chữ, là nhắm vào văn tự, vì chữ Việt theo mẹ hiểu ý bác là phương tiện, là cái thuyền chẳng hạn để chở ngôn ngữ Việt tấp lên bờ sông Việt. Tâm tưởng, ý niệm Việt mà được chuyên chở bằng con thuyền Anh, con thuyền Pháp này nọ thì thường chỉ lơ lững giữa dòng hay lay hoay ở mép sông nhưng khó lên được bờ vì thiếu mùi nước mắm, thừa mùi phô-ma (fromage).

-      Con đã hiểu, cám ơn mẹ. Nhưng mẹ sous-entend (hàm ý) đến là buồn cười. Như chúng con..., xin lỗi mẹ, on est tous nés et adultes ici donc on pense à la française, c'est l'évidence, non? (chúng con sinh ra và lớn lên ở đây do đó chúng con suy tư theo lối Pháp, là lẽ đương nhiên chứ?, bà mẹ dịch lại cho cô con gái).

-      Dĩ nhiên, dĩ nhiên.

-      Ben, si on pense à la française donc on réagit ainsi aussi ! (Vậy, nếu chúng con suy tư theo lối Pháp thì chúng con cũng phản ứng theo lối Pháp thôi.).

-      Tất nhiên, tất nhiên. Bà mẹ gục gặc đầu. Cho nên bản thân mẹ, mẹ tập viết bằng chữ Việt là để giữ cách suy nghĩ theo lối Việt hầu may ra gửi gắm chút tâm tư bé mọn của mình lên được bờ sông Việt.

Có tiếng bấm chuông. Bà mẹ ngừng tay, ngưng nói, ngước lên. Cuộc đối thoại bị gián đoạn. Cô con gái tự động ra mở cửa. "Đông cung Thái tử" của bố đi chơi thể thao về. Mồ hôi mồ kê nhễ nhãi, áo quần lấm lem. Hai chị em ôm chào nhau, qua lại mấy cái hôn hai bên má, trao đổi gọn bằng tiếng Pháp. Theo nhau vào bếp. Chào mẹ bằng tiếng Việt xong, "Đông cung Thái tử" mở tủ lạnh tìm nước uống. Năm nay "Đông cung Thái tử" 24 tuổi, cao lớn như tây con, bô như ca sĩ Lam Trường. Hè năm tới là xong đại học ngành Tự Động Hoá cho xe hơi, mà trông như "còn bú tí". Và y như người ta bấm nút đổi đài: Đối thoại giữa ba mẹ con chuyển hẳn qua tiếng mẹ đẻ. Đấy là nguyên tắc bất thành văn do ông ngoại Bắc kỳ cục bày ra chẳng khác gì gia quy từ 10.000 ngày trước: Con cháu trong gia đình phải dùng tiếng Việt, ít ra mỗi khi có sự hiện diện của người lớn ! Gì chứ nghe nói tới chuyện văn chương chữ nghĩa Made in Việt Nam rẻ như bèo là "Đông cung Thái tử" tủm tỉm né, lỉnh đi tắm ngay. Chẳng là hồi còn nhỏ "ngài" là dịch giả xuất sắc của một lô câu nói dễ thương để đời, như "coi chừng cái ly nó té" (attention le verre va tomber), "con đã ngửi được mình gần đến nhà cậu Tuệ rồi" (j'ai senti qu'on arrive bientôt chez oncle Tuệ), "bài toán này cứng quá" (cet exercice est trop dur)... Mấy tiền bối dịch thật cỡ Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần, Phan Huy Đường, Dương Tường... Xin lỗi, quí vị còn thua xa !

*

-      Nếu phải so sánh giữa chuyện các con đây được chào đời và chuyện viết của mẹ thì mẹ trả lời ra sao?

-      Rất đơn giản. Các con là tuyệt phẩm của bố và mẹ. Còn những gì mẹ viết ra hoặc là thành quả nhỏ nhoi của cá nhân mẹ, hoặc là của mẹ với... người khác !

-      Mẹ viết cho ai và theo mẹ viết là gì ?

-      Trước nhất, mẹ viết cho mẹ, kế đến viết đại để là cách tâm sự với những người ở xa, đa phần không quen biết, rằng họ không cô độc.

-      Thế người viết là ai ?

-      Người viết theo mẹ là "người xây nhà. Độc giả là người thuê ngôi nhà đó. Nhà xuất bản và phát hành là người thâu tiền nhà". Nay trên Internet, nói tổng quát là ba thành phần này đều phải chi nhiều ít, trực tiếp hay gián tiếp...

-      Thế nào là trực tiếp hay gián tiếp?

-      À, câu hỏi nầy khá đa. Trực tiếp là phóng tâm tài trợ mạng phí thường xuyên.Gián tiếp là trường hợp của độc giả, tuyệt đại đa số chỉ phải đóng thêm tí tiền điện trong nhà họ hay tiền café-internet ngoài phố.

-      Nghĩa là họ đọc chùa !

-      Chứ còn gì nữa. Đặc biệt thành-viên-tác-giả thì ủng hộ tùy tâm, tùy hỉ như... khi cúng dàng vậy...

-      M...ẹ...! Cô con gái kêu lên.

-      Chậc..., xin lỗi, xin lỗi Bê, mẹ lỡ "quẹo" bậy. Bà mẹ ngưng đường dao, đưa tay trái lên tự tát khẻ vài cái vào cái miệng hay trật rầy, tiếp:

-      Hẳn con cũng biết. Có khá nhiều trang Web Việt như Trinh Nữ, Đặc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Bến Sông Mây, Diễn Đàn Lê Văn Duyệt,... vì không có quảng cáo nên trên nguyên tắc mấy bác, mấy cô vừa là chủ nhiệm, chủ bút, kỹ thuật viên vừa là thành-viên-tác-giả chủ lực... và kiêm hầm bà lằng "trọng trách không tên", phải gồng mình chi trả cho Host Mỹ, Host Tây...v.v...

-      Mẹ này, sao mẹ không concentrer (tập trung) vào một thể loại?

-      Mẹ tập viết nhiều thể loại, nói trắng ra là thích gì viết nấy vì đối với mẹ, đó là những trò chơi khác nhau, giống hệt em trai con chơi nhiều môn thể thao vậy !

-      Nghĩa là sao ?

-      Nghĩa là khi chán hay bí ở thể loại này mẹ xàng qua thể loại khác.

-      Có người hỏi con, mẹ cũng đi làm như mọi người, vậy mẹ lấy thời giờ đâu để viết ?

-      Chủ yếu mẹ viết trong đầu, trong Méro khi đi làm. Trong lúc các con chơi games, nghe nhạc, hay đang yên giấc... mẹ ôm máy gõ gõ xoá xoá..., bỏ mặc bố con chèo queo ôm gối !

-      Vậy chẳng lẽ bố không cự nự sao?

-      Tránh sao khỏi nắng. Đàn ông mà. Song, yêu nhau là yêu luôn cái tật của nhau. Bố yêu mẹ nên chiều mọi sở thích của mẹ, cũng như mẹ yêu bố nên yêu luôn khói thuốc lá và sự luộm thuộm mang tên "nghệ sĩ" của bố. Bê à, con mới có chồng nên còn non kinh nghiệm. Chứ mẹ thấy, đàn ông người mình tuy khác cha khác mẹ, sao tâm tánh họ giống nhau lạ lùng. Chẳng khác gì mấy lần qua Mỹ, mẹ có mặc cảm lạc loài vì thấy mình hết còn giống các bà các cô đồng bào ruột thịt bên đó: Nghe nói cũng khác cha khác mẹ mà sao mặt mày họ giống nhau đáo để !

-      Ha ha ha...

-      Qua tài ứng dụng Silicon, qua các bàn tay tiên Âu Cơ, huyền thoại đồng bào dù sao cũng đã được xác minh với cơ sở vững chắc hẳn hoi - xác minh từng bước một, ít ra là một phần nhỏ của cái bọc trăm trứng chia đôi tức phần giới tính như mẹ. Tiếc rằng, thành tựu xác minh đó lại nằm ở Bolsa, nước Mỹ !

-      Há há há...Thôi đi bà ngoại, trở lại đề chính đi: Mục đích viết là gì hả mẹ ?

-      Thế mục đích của chơi games và nghe nhạc là gì ?

-      Là tiêu khiển.

-      Thì viết tài tử như mẹ cũng vậy thôi.

-      Có điều, những gì mẹ viết ra hầu hết đều đã được người xưa viết cả rồi.

-      Quá đúng, nhưng vì chẳng còn mấy người nhớ lời người xưa nên cần phải làm lại dưới một hình thức, một văn phong khác. Tư tưởng của cổ nhân là vốn quí nhưng không vì quí mà ta cam chịu làm nô lệ cho tư tưởng cổ nhân. Mỗi thời mỗi thế. Hơn nữa tất cả các chữ đều nằm trong tự điển bách khoa. Thay vì đọc bách khoa tự điển, người ta đọc sách báo nói chung, vì có cốt truyện, do đó mới có chuyện mỗi chữ mỗi khác qua mỗi người viết. Có người móc nó ra từ trong bụng, có người lấy nó từ túi áo, túi quần...

-      ... còn mẹ móc nó ra từ đâu?

-      Từ trong sách cổ nhân, rồi "ứng tấu, ứng tác" như cụ ông Trần Văn Khê thường nói với bố.

-      "Ứng tấu, ứng tác" là thế nào?

-      Là...là như nồi xúp trên bếp đó. Đấy. Thịt thà, xương xẩu, rau cỏ, ớt iếc; rồi bún, rồi mắm tôm, mắm tiếc... ai chẳng biết, đâu chẳng có. Vậy mà chỉ cần chút khéo "ứng tấu, ứng tác", khi thì thành Bún bò Huế, lúc là Bún Sáo Măng, Bún Thang, thậm chí, à hèm: Bún Xuông ! Và u ê các món phi-bún khác. Tất cả là tùy "tác giả" chọn, quyết định và chịu trách nhiệm chuyện ngon dở và, quan trọng nhất, tùy khẩu vị của mỗi người xơi. Trừ nhúm "lưỡi gỗ anh hùng, có hai con mắt chỉ dùng một con" ra thì chẳng ai hơi đâu dọi lúp, phân chất xem "tác phẩm bún" của mình có hiện thực, có thiếu tính mặn, thừa tính chua không !

-      Con chẳng biết mẹ muốn dẫn con đi tận đâu. Nhưng mục đích "ứng tấu, ứng tác" của riêng mẹ là gì?

-      Khuây khoả, nhẹ bớt cái đầu. Hì hì... và biết đâu chẳng vớ được tí danh hảo, đặc biệt thời gian sau này trên thế giới ảo Internet !

-      Nghĩa là sao, thưa mẹ?

-      Nghĩa là người chê cũng nhiều, người khen cũng lắm; duy người thông cảm và hiểu mình thì chưa có. Vả lại cá nhân mẹ chưa nhận được xu-teng tác quyền nào để hùn vào tiền vốn đi chợ Tàu mua bó ngò !

Người nói, người nghe cùng sặc sụa cười tuông xu-pắp, át cả tiếng vù vù của cái máy hút hơi.

-      Tiện thể mẹ nói thêm là từ ngày Internet bùng nổ, nó đã tạo ra vô vàn cơ hội cho vô vàn cây viết mới, mẹ là một, mà vài năm trước đó "sân chơi" trên giấy hầu như chỉ dành riêng cho một số "văn tài" chiếu trên chiếu dưới.

-      Con không hiểu hết những gì mẹ viết, cô con gái tiếp. Nhưng con cảm thấy mẹ có lối viết "giương...tây,  chích đông" entre deux lignes (giữa hai dòng chữ), đọc nhiều khi ngớ cả người, khó chịu dễ sợ. Vậy mà mẹ cứ dạy con khi làm luận văn, luận án, phải nghĩ gì viết nấy.

-      Nghĩ gì viết nấy theo mẹ là đúng, là dễ nhất, là thật nhất. Không ai có thể viết, nói ngoài tầm suy tưởng hay tưởng tượng của mình. Bà mẹ nhấn mạnh. Nhưng Bê đừng nhầm với nói sao viết vậy à. Vì nếu viết y chang như ứng khẩu thì dẫu ứng khẩu như sông như biển, bài tốc ký đó, theo mẹ, cùng lắm cũng chỉ là suối thôi. Ngược lại, có người viết thật hay mà chẳng mấy khi nói trước đám đông, có thể do họ bị khớp, như cụ Balzac, cụ Nguyễn Hiến Lê chẳng hạn. Dừng một lúc, bà mẹ tiếp: Về chuyện "giương tây, chích đông" này nọ, cái đó con phải thắp nhang hỏi ông ngoại, người đã chích con vi-rút đó vô bà ngoại, mới ra cớ sự là mẹ đó con ! Thời buổi này là thời buổi "lộng giả thành chân", chuộng cái giả hơn cái thật như... ờ... ờ, bà mẹ ngập ngừng, như... cái mũi Estelle, cặp môi Loanna của... mẹ chồng con đó !

-      Ố là, lại "quẹo" nữa rồi – cô trưởng nữ cười híc híc. Bà mẹ bậm môi cười khục khục. Thôi, thôi...cho con xin, cho con xin. Méchante, va (mẹ xấu lắm), cô con gái nguýt yêu bà mẹ ưa ngoắt ngoéo. Mẹ thì... Ai lại chích bà xui như thế. Xuỵt, coi chừng ông con rể đi mua bia cho bố vợ về đó. Thế mẹ định viết đến bao giờ ?

-      Đến khi các con để tang mẹ !


Hàn Lệ Nhân
(tào lao từ những gì đọc & mang máng nhớ được)

(*) Félicien Marceau, tên thật là Louis Carette, sinh ngày 16/09/1913 tại Cortenberg / Kortenberg, gần thủ đô Bruxelles, Vưong quốc Bỉ. Viết nhiều thể loại, nhập Pháp tịch năm 1936. Nhận được nhiều giải thưởng văn học: Giải Fondation Del Duca (1952), giải des Quatres Jurys (1953),  giải Pellman cho vở kịch "Caterina" (1954), giải Interallié cho cuốn "les Élans du coeur" (1955), giải Goncourt cho cuốn "Creezy" (1969), giải Le Prince Pierre de Monaco cho toàn bộ tác phẩm (1974); giải Le Grand prix de la Société des auteurs cho toàn bộ tác phẩm kịch (1975), giải Jean Giono cho cuốn "La Terrasse de Lucrezia" (1993), giải Le Prix de Vendée và giải Le Prix  Jacques Audiberti cho toàn bộ tác phẩm (1994)... Đặc biệt đắc cử vào Hàn Lâm Viện Pháp ngày 27/09/1975, thay thế ông hàn Marcel Achard (1899-1974). Năm 1979, vở kịch "l'Oeuf" (quả trứng) của ông đã được chính thức ghi vào mục lục của Hý Viện Pháp quốc (Comédiesmflowerrançaise).


Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2006 , 03:22 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Tản mạn qua đêm 1, 2
Reply #9 - 05. Sep 2006 , 09:29
 
Không nhờ anh Hàn viết văn bài này thật dí dỏm , vừa đọc vừa được mẻ cười, tuy rằng chưa đến nỗi pể pụng nhưng ít ra trong ngày từ sáng cho đến tối .. bây giờ mới có được nụ cười trong văn chương đấy

Gà rất cảm ơn bài viết của anh HLN thật nhiều

MT
Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1, 2
Reply #10 - 09. Sep 2006 , 05:26
 
mien_thuy wrote on 05. Sep 2006 , 09:29:
Không nhờ anh Hàn viết văn bài này thật dí dỏm , vừa đọc vừa được mẻ cười, tuy rằng chưa đến nỗi pể pụng nhưng ít ra trong ngày từ sáng cho đến tối .. bây giờ mới có được nụ cười trong văn chương đấy

Gà rất cảm ơn bài viết của anh HLN thật nhiều

MT


Hi Gà,

Thì nghiêm trang mãi cũng mệt chơ ! Lâu lâu tếu cho nó dẹ cái cái đầu, mà tìm cho ra chất tếu để tào lao cũng cực lắm !

Kiss
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1, 2
Reply #11 - 09. Sep 2006 , 05:31
 
Văn hoá vĩ đại

(Tản mạn qua đêm 9)


Hàn Lệ Nhân


Từ lâu hắn thắc mắc: Một mệ kiến to cỡ hai đốt ngón út, ta gọi là con kiến khổng lồ. Một bác khỉ cao chừng 1,70 m ta kêu hoảng là con khỉ vĩ đại. Một cụ ma-mút (mammouth) bự như tiểu hà mã ta lại cho là con ma-mút tí hon. Một cô Quỳnh nở, trụ sắc từ nửa đêm tới sáng, ta reo lên cho là cô nàng sống dai. Một kiếp trần sáu bảy chục năm trường hoặc lâu hơn nữa, ta than đời người sao ngắn ngủi...

Hắn tủn mủn triết lý cùn là tự thân mệ kiến không hề ý thức được sự đồ sộ của mệ ta; tự thân bác khỉ làm gì thấy được sự vĩ đại của bác ấy; tự thân chú ma-mút làm sao chú biết chú nhỏ con; cô Quỳnh cũng vậy. Riêng con người thì khác hẳn, hoàn toàn khác hẳn vì duy con người là sinh vật thấu lẽ "ta suy tưởng nên ta hiện hữu" (Descartes), do đó, theo hắn vạn sự tự con người.

Con người chỉ là một trong ức ức tác phẩm của hoá công, nhưng tác-phẩm-người, thỉnh thoảng lại muốn hoá thân bình đẳng hay gần bằng với hoá công, dưới cái danh xưng tự tạo tự tôn là vĩ nhân, là thánh nhân (như sự tích con khỉ động Thủy Liêm tự xưng Tề Thiên Đại Thánh). Thánh nhân đương nhiên chỉ thực hiện những chuyện vĩ đại (như Tôn Ngộ Không biết đằng vân giá vũ, nhổ lông làm ra vô số bản sao khỉ khác). Song, thế nào là vĩ đại ? ─ Vĩ đại là nhất: khổng lồ nhất ngoài hình tướng; siêu việt nhất trong tư tưởng. Đơn cử, một kiếp phàm ngắn ngủi mà cùng lúc gồm thâu nào "trái tim vĩ đại", "tư tưởng vĩ đại", "tài sản tinh thần vĩ đại", rồi "đạo đức vĩ đại", "nhân cách vĩ đai", "văn hoá vĩ đại", kiêm nhiệm luôn "người thầy vĩ đại", "ý nghĩa lịch sử vĩ đại"... thì hai năm rõ mười, những cái đuôi vĩ đại đó đích thị là "tinh huê của trời đất mà sanh ra", chứ chẳng chơi. Chưa hết, dạo sau này hắn thấy nhơn nhơn nhóm chữ "vô cùng vĩ đại", như trong câu "sự nghiệp vô cùng vĩ đại", "con người vô cùng vĩ đại". Đã "vĩ đại" lại lót thêm "vô cùng" hẳn ngụ ý kiên định việc thêu thùa sự tích hầu vĩnh viễn lập tran cùng khắp nhà nhà, là sự tích này vĩ đại hơn bứt mọi vĩ đại khác từ khai thiên lập địa đến nay, nghĩa là Vô Thượng Sư, Nhất trên Nhất ! Và hắn đã hiểu đó là "những bước chân âm thầm" vĩ đại, tiệm tiến, vững chắc để tác tạo một "Đấu Chiến Thắng Phật" mới cho một tôn giáo đã bị xếp vào lịch sử hay quá khứ.

Nhưng hắn có chút lấn cấn: Nếu quả như tân "Đấu Chiến Thắng Phật" biến thành hiện thực và là do tâm nguyện của nhà nhà (dù chưa bao giờ được hỏi ý kiến) thì đối với sư tổ, sư phụ của ngài, phải ứng xử ra sao ? Phải "bồi dưỡng" thêm cho mỗi vị này bao nhiêu cái vô cùng, bao nhiêu cái vĩ đại ? cho khít với truyền thống vô cùng tốt đẹp "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" mà nhà nhà già trẻ đều thuộc nằm lòng.

*


[«(Các học sinh dán khẩu hiệu, có hai chữ Vĩ Đại !)

─ Chào các em. Theo các em thì xung quanh chúng ta cái gì là Vĩ Đại ?

─ Cháu chịu.

─ Nào em ?

─ Vĩ Đại thì cháu nói thật là cháu chỉ được nghe, chứ cháu chưa được nhìn thấy.

─ Thế các chú bảo cái gì Vĩ Đại cơ ?

(Một trí thức)

─ Cái Vĩ Đại - Vĩ Đại nhất đã được tạo dựng trên trái đất này là con người, chính là con người.

(Bà giáo già)

─ Nhưng tạo hoá đã không sinh ra một loại sinh vật nào đau khổ hơn con người và khao khát sự tử tế hơn con người.

(Đường phố)

Thật vậy ! Một nhà văn từng viết :

"Con người là một sinh vật không bao giờ chịu sống thúc thủ. Nó luôn luôn muốn vươn tới cái tuyệt vời, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mà mãi mãi không bao giờ đạt tới".»] (phân cảnh phim Chuyện Tử Tế, đạo diễn Trần Văn Thủy). Hắn bấm nút Review, nghe đi nghe lại nhiều lần lời ông nhà văn:

Đoạn "... cái tuyệt vời, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mà mãi mãi không bao giờ đạt tới", làm hắn liên tưởng tới câu nói thật, gần cuối đời của cố Chủ tịch nước CHDCND Lào, Kaysone Phomvihane (1920-1992), trong bài diễn văn nhậm chức, 08/1991: "Chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu của chúng ta, nhưng là một mục tiêu rất xa vời".

─ Thế chúng ta có nên tiếp tục áp đặt chủ nghĩa xã hội nữa không?

─ Không. Bởi xứ ta là một quốc gia tí hon so với thứ nhầm lẫn vĩ đại đó !

*


Một nữ danh ca cùng một nữ diễn viên điện ảnh ngoại quốc qua xứ nọ. Hai nàng được một quan tham cao cấp bao thầu và hướng dẫn. Một hôm, quan tham dẫn hai nàng đi tham quan một cảnh chùa. Lên chánh điện, quan tham chấp tay lễ Phật Thích Ca. Nữ danh ca ngạc nhiên hỏi:

- Ông là tín đồ ?

- Vâng, nhưng không thực hành, quan tham khẻ đáp.

Nữ diễn viên điện ảnh hỏi tiếp:

- Ông là đảng viên mà ?

- Vâng, thưa hai cô, nhưng thực hành mà không tin ...

"Để có quyền chiêm nghiệm những nhầm lẫn vĩ đại của thánh nhân, cần phải biết nhận ra những nhầm lẫn vĩ  đại đó, khi thời gian phơi bày ra dưới ánh mặt trời" (theo d'Alembert).

─ Nhận ra rồi để làm gì?

─ Thâm ý trong câu nói của d'Alembert, theo lối hắn diễn suy, nhận ra là để thánh nhân được "hạ cánh an toàn",  phục hồi cát bụi phận người, hoà quyện mãi vào đất và nước vì đất nước là vạn đại, chính thể là nhất thời; hoà đồng mãi với tác phẩm vĩ đại của hoá công là con người: "một cây sậy có tư tưởng" cho nên biết tha thứ (nhưng mãi mãi không quên), vì "con người vốn phi thánh, phi thú và sự bất hạnh muốn rằng ai muốn làm thánh thì (được) làm thú" (Pascal). Còn ai muốn ai thành thú thì ai sẽ thành thánh?  Ai muốn ai thành thánh thì ai sẽ thành thú? Và xưa, ai muốn ai thi gan đấu cật cùng tuế nguyệt thì thương cho ai đã phải im chịu mất cật mất gan, hơn nữa thật xót cho ai đã, đang buộc phải trả một cái giá quá đắt cho sự mất mát đó của ai ! Thôi, đừng tinh tướng hay tiếp tay tô phết chất thánh vào thú cũng như xin chớ khước từ tất tật chất thú của thánh. Càng tiếp tục áp đặt sự tô phết bao nhiêu càng bị khước từ bấy nhiêu. Càng kiên quyết khước từ bao nhiêu càng được tô phết bấy nhiêu. Ai đó có nói "Ở đời chỉ có hai hạng người: Hạng thứ nhất, những người chính nghĩa tự cho mình là những kẻ phản động; hạng thứ nhì, những kẻ phản động tự cho mình là những người chính nghĩa".

Và ở đây không hề có phê, cũng chẳng có bình; không phải để chỉ trích cũng chẳng để lập án mà chỉ đưa ra một nhận định - xuôi theo dòng ý tưởng tản mạn trong đầu. Chỉ tội cho thánh nhân phải nằm trơ một mình lảnh đủ, nào nguyên nhân nào hậu quả của những thứ vĩ đại đại để đặt đại ra, kể từ khi thánh nhân bị biện chứng thành quả banh giữa hai đội bóng rổ phi thú phi thánh, đội tên Rồng, đội tên Tiên !

Nam mô tân "Đấu Chiến Thắng Phật" !

"Các vị ấy niệm phật rồi đồng lui ra ngoài... Sự tích bao nhiêu đó là hết." (Ngô Thừa Ân - Tô Chẩn).


Hàn Lệ Nhân

Back to top
« Last Edit: 12. May 2007 , 23:33 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3
Reply #12 - 13. Sep 2006 , 01:15
 
Văn hoá đối thoại

(Tản mạn qua đêm 11)


Hàn Lệ Nhân


Lời nói đầu:

Trước, bài này là một hình thức kiểm điểm cho bản thân tôi, qua khá nhiều năm tập viết và xưa, qua những cuộc "bút chiến" trên giấy, rồi từ vài năm trở lại đây trên thế giới ảo, "bàn loạn" với những "địch thủ" vô hình. Nhờ đó tôi mới nảy ra cái "chữ ký": "Đối thoại giữa chúng ta là lối đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã". Sau, từ lâu tôi có đọc một số sách Pháp ngữ về Culture Humaine (Học làm người), nay tuy còn nhớ lỏm bỏm vài điều mà cá nhân tôi thấy hay hay liên quan tới đối thoại, tôi thử viết lại như một bản ghi nhớ để từ rày răn mình hơn nữa trước khi đưa ra hay đón nhận một cuộc "bàn loạn" mới.

Chủ ý của bài nầy là tản mạn về đối thoại trên Internet cho nên xin hiểu Nói  / Viết, Nghe / Đọc ở đây có cùng một ý. Tóm lại, tôi ký tên bài này chỉ để chịu trách nhiệm tinh thần, chứ tôi không hề nhận là tác giả, vì những câu nào hay hay, cứ như rằng thuộc người khác – chắc chắn là như thế,  song lâu quá tôi quên hầu hết gốc gác hoặc nói cách văn hoa là nó đã hoà vào máu, nên đâu dám chú thích bừa. Mong các bạn thể tất cho việc thiếu chi li trong phần ghi xuất xứ mà tôi vốn rất thận trọng.(HLN)

*

Ai cũng biết ngôn ngữ vốn giới hạn và thường là nguyên do gây nên hiểu lầm mà sự hiểu lầm dễ đưa tới những tình huống éo le, không đẹp. Nói vậy là vì trong đối thoại bất đồng quan điểm trên mạng, mỗi bên chỉ nghỉ đến điều họ muốn nói hơn là nghe người khác nói: Chúng ta cùng nói chẳng cùng nghe ! Trong khi đáng lý ra cần phải đọc thật kỹ, hiểu thật rõ những gì người khác phát biểu, rồi bình tâm thủng thỉnh hồi đáp thẳng vào đề, vào từng ý, từng đoạn mà ta cho là không tương thích với vốn liếng "lưu cửu" trong bụng trong đầu ta, nếu thực sự ta muốn đối thoại và muốn được người khác nghe ta. Mà "biết nghe tức là đã biết suy nghĩ" (1)

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ), điều 19 ghi rõ:

"Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới."

mà Hiến Pháp nước nào, kể cả mấy nước độc tài còn sót lại trên trái đất, cũng có những điều khoản dựa theo ý trên. Có điều tôi để ý: TNQTNQ và Hiến Pháp của các nước tôi có đọc qua thiếu hẳn một tiểu tiết tối quan trọng cho tự do ngôn luận: Ta phải ngôn luận như thế nào? Đương nhiên tôi cũng có tạm hiểu tiểu tiết này chẳng liên quan gì tới hiến pháp, luật pháp. Ngôn luận như thế nào là phong cách thể hiện ý tưởng thuộc phạm trù luân lý đạo đức, tự giác tự trọng trong xã giao, trong đối thoại.

Tôi không sợ nhầm lẫn khi khẳng định: Nói là đặc tánh của con người - vừa là phúc vừa là họa trời phú cho con người. Sinh vật nào cũng có lưỡi nhưng chỉ có cái lưỡi của con người là đa dụng khôn lường, mà đệ nhất dụng là nói, là lắt léo ! Bởi vậy phải để cho người ta tự do phát biểu, dẫu là phát biểu vụng về, dẫu là phát biểu những điều trái tai, hoặc những điều ta tự kỷ ám thị cho là vô ích hay ta ngay ngáy lo sợ có ảnh hưởng tiêu cực đến mớ tư tưởng "bất khả tư nghì", tai hại cho cái lý tưởng cao cả của ta mà quên rằng áp chế sự phát biểu của kẻ khác, dưới mọi hình thức, là bỉ lậu, là tự thú sự khiếm khuyết, thoái hoá của mình. Ai đã từng một lần đặt mình vào địa vị kẻ khác trong hoàn cảnh trớ trêu ắt sẽ giật mình khi đọc lại câu "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (Khổng Tử) nghĩa là "ta không muốn điều gì thì đừng bắt người khác chịu điều đó", và nghe lại câu "Tôi nói thật với quí vị rằng, không thể nào chấp nhận được khi quí vị đòi hỏi cho quí vị những điều mà chính quí vị từ chối cho kẻ khác." (2)

Thế giới đã và đang chuyển dần từ đối đầu qua đối thoại thì – tôi dặn lòng tôi, thay vì phủ đầu, vu khống, quy chụp, xuyên tạc, mạ lỵ... như vẫn thường xuyên xảy ra, ta nên cố gắng đi vào tâm ý của "đối phương", đi vào giám thức của "đối phương"hoado tỏ cho họ biết, qua phản hồi nhẹ nhàng nhưng cương quyết của ta, là ta đã đọc kỹ họ, nói lên những gì đang ray rứt lòng họ. Nếu có thể, khen những điều họ viết - nhiều ít tùy mức cảm nhận của ta, đồng thời ý nhị cho họ biết khen ngợi là sự lựa chọn chứ chẳng bao giờ là thoả hiệp.

Những sơ suất xem ra "nhỏ nhặt" tôi gây ra thường là do chủ quan, lấc cấc, bộp chộp, kiểu "chạy trước đèn", "nói trước nghĩ sau", nhưng hậu quả lắm khi chẳng nhỏ tí nào. Mới đây tôi đã "mất" một bạn văn trên Net chỉ vì bị hiểu lầm mà tới nay tôi tạm gẫm là "Tôi hay nói những gì tôi không nên nói, khổ nỗi, tôi lại chẳng mấy khi nói những gì tôi cần phải nói" (3). Dù thế, tôi vẫn không hiểu nổi cái gọi là nghệ thuật của sự im lặng mà các triết gia Đông-Tây kim cổ cho là cao siêu hơn nghệ thuật nói. Cái cao siêu của nghệ thuật im lặng đắc dụng ở địa hạt nào tôi chưa biết chứ trên Internet, tôi tin là không đắt. Đã được liệt thành nghệ thuật, sự im lặng hẳn có cái lý, cái đẹp của riêng nó, nhưng nó có biết cho chăng, trong một không gian, một thời điểm nào đó nó vừa là nạn nhân, vừa là đồng loã của bất công, của bạo cường, của lừa bịp? Im lặng ở đây thật hợp với câu "mỗi chúng ta  đều có đủ nghị lực để chịu đựng những khổ đau của kẻ khác", nhưng lại ngược hẳn câu nói táo tợn của Karl Marx (1818-1883):"chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, và chăm lo riêng cho bộ da của mình".

Tuy vậy, thỉnh thoảng tôi bắt gặp câu "không nói chẳng ai bảo câm". Câu này theo tôi nó chỉ đúng khi người bị mắng không biết mình nói gì: 1/ là do đương sự không thèm đọc bài chính hay chỉ liếc chéo cái tựa rồi cứ thế mà phang; 2/ là do đương sự chạy theo cái reply cuối cùng vốn đã lạc đề, lạc điệu từ đó đâm ra lạc đạn, kế đến là lạc lõng, lạc hồn. Nghệ thuật của sự im lặng ít ra cũng hữu dụng trong trường hợp nầy: không nói chẳng ai bảo câm !

Với tôi, hay dở là do ta nói như thế nào, ứng xử như thế nào trong "trận địa", khi mà "hoàn cảnh không quan trọng, cách phản ứng trước hoàn cảnh mới quan trọng". Thậm chí, ở giữa lòng thời đại chiến tranh hình ảnh, chiến tranh nói láo, chiến tranh "vặt lá tìm sâu" mà trong một "trận bàn loạn", có một tiên sinh đầy thiện ý kín đáo khuyên riêng tôi: "Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh" nghĩa là "Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình"(Đạo Đức Kinh, Lão Tử). Ý rằng tôi nên "buông cái cuốc cùn để thành bồ tát" !

Trong "bàn loạn", tôi không ngại bị xúc xiểm, tôi nghĩ: kẻ xúc xiểm đồng nghĩa với kẻ đuối lý;  nhưng tôi còn chút dị ứng với mấy chữ "thằng nầy, thằng kia", "bè lũ, tập đoàn", "phản động, bán nước" nghe nó trình trịch thế nào và tôi kỵ nhất cái giọng phán truyền, kẻ cả. Chính cái giọng này đã làm cho tôi bao lần nghĩ một đàng nói một nẻo. Cũng có thể tôi bị trúng bẩy khiêu khích, cố tình phá rối của "đối phương" đến mất bình tỉnh mà không biết. Nhưng, nạn nhân đầu tiên của sự phá rối, theo tôi, lại là Moderators vì khi tình hình coi mòi căng thẳng, Mods chỉ việc vô tư gọn nhẹ khoá bài hay xoá tuốt luốt thay vì chỉ cần nhín chút thời giờ xoá những replies "khiếm nhã", chứ ai đời bắt bàn dân thiên hạ phải gánh chịu sự hồ đồ của một hai "chuyên viên phá thối, chưa nói đã cười".

Theo tôi, đừng bao giờ để lộ cho người ta ngờ rằng ta hợm hĩnh có lý hơn họ, hơn nữa, điều tối trọng là không nên sổ toẹt mọi quan điểm dị biệt vì Thuận ta là bạn ta, nhưng Nghịch ta lại là thầy ta !

Trong bộ Nho Giáo của cụ Trần Trọng Kim (1883-1953), BGD-Trung Tâm Học Liệu xuất bản – Sàigòn 1971, ở phần phụ lục, tập hạ (từ trang 393) có đăng lại loạt bài "bút chiến" giữa cụ Trần và cụ Phan Khôi (1887-1959), trong thập niên 1930. Cụ Trần đã mở:

[«Ông (cụ Phan) lấy lời rất thanh nhã và thành thực mà bày tỏ cái ý kiến của ông và chỉ bảo những điều mà ông cho là tôi (cụ Trần) đã lầm; thật tôi lấy làm cảm tạ lắm". "Người mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng, thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê, rồi hễ thấy người ta bẻ bắt điều gì là mích lòng, và không hiểu rằng: "Người dạy ta mà phải là thầy ta, người trách ta mà phải là bạn ta". Bởi vậy người phê bình cũng không muốn phê bình, mà sự học cũng không tiến bộ được. Nay Phan quân không theo thói thường, cứ tự mình sở kiến thế nào, thì nói rõ ra như thế, để người bàn đi có người bàn lại, khiến cho sáng tỏ cái chân lý ra. Ấy là một cách phê bình chính đáng mà tôi rất lấy làm kính phục.

Phan tiên sinh đã có lòng tốt đem sở kiến của mình mà bày tỏ cho tôi biết, vậy tôi xin lấy lòng thành thực đem cái sở kiến của tôi ra mà bàn lại với Phan tiên sinh. Vị tất lời bàn của tôi đã vừa ý Phan tiên sinh, song cái chủ đích không phải là ganh hơn ganh kém gì, chỉ cốt làm cho rõ cái chân lý ra mà thôi.]


và khép lại:

[«Dẫu thế nào mặc lòng, xem đó thì biết Phan quân với tôi đi hai con đường khác nhau. Thôi thì tiên sinh đã chia ra tả hữu, thì tiên sinh cứ đi đường tả, tôi cứ đi đường hữu, mong rằng một ngày kia ta cùng nhau tới một chỗ cao ráo sạch sẻ, tiên sinh thì đem cái tài năng của tây học, tôi thì đem những vật liệu của nước nhà, rồi hai ta cùng ra sức xây lấy một cái nhà thật đẹp theo kiểu mẫu rất mới, mà vẫn là nhà của ta, chứ không giống nhà của người. Lúc ấy ta cùng nhau cả cười rằng ta đi con đường khác nhau mà cùng tới một cái mục đích.

Hai ta tuy không đồng, nhưng vẫn hoà được; cũng như tiên sinh thì thích đến nhà cô Logique mà tôi lại ưa nói chuyện ở nhà ta, thế mà ta vẫn theo cái chủ nghĩa Hoà nhi bất đồng kể cũng đã có phần hay lắm rồi.

Phan tiên sinh đã có lòng tốt cho tôi được dự cuộc bàn chuyện thánh hiền và chuyện khoa học, thật là một sự may mắn cho tôi lắm. Tôi cứ tình thực đem cái sở kiến của tôi trình bày với tiên sinh. Phải trái thế nào đã có công luận quyết định.»]


Có dịp các bạn nên tìm đọc toàn văn, không phí công đâu. Điều mà tôi tâm đắc nhất trong cuộc nghị luận này là hoả hầu hàm dưỡng qua cách phát biểu và sự tương kính của hai cụ.

Cá nhân tôi từng tham gia một số "bàn loạn", từng theo dõi không ít cuộc "bút chiến" linh tinh đề tài trên mạng giữa các văn gia, chính khách, tiến sĩ, giáo sư... có danh có vọng hẳn hoi (chứ không phải nickname) và xin thú thật là chưa được hân hạnh thấy "trận" nào đạt được 40% của "trận" Nho Giáo, từ chữ nghĩa đến cung cách, nhất là cung cách. Tôi nhấn mạnh hai chữ cung cách vì tôi quan niệm cung cách hành văn trong nghịch cảnh lộ rõ bản ngã lẫn trình độ của tác giả, hệt như người say xỉn thường phơi bày bản chất thật của mình. Hèn chi có ông cụ nhà thơ người Pháp chẳng thèm gượng nhẹ khi phát biểu "người bác học chưa chắc là người có văn hoá". (4)

Ông bà ta có dạy: "Cách cho nặng hơn của cho, cách nói thấm hơn lời nói", nhất là lời nói lại được song hành với phép lịch sự cơ bản. Ý thức được điều cơ bản chẳng mất tiền mua này, chóng chầy sẽ không còn chuyện kiêng dè, hạn chế trong bất cứ đề tài lành mạnh nào trên Net và tôi ngong ngóng cái bảng phi nầy, phi nọ sớm được xếp cất vào vang bóng một thời.

[/b]Hàn Lệ Nhân[/b]
(Tản mạn qua đêm 11)

(1) Introduction à la culture personnelle, Henri Mavit (1913-)
(2) Trích diễn văn của cố tổng thống Ai Cập, Anouar El-Sadate (1918-1981) trước quốc hội (Kneset) Israël ngày 20/11/1977).
(3) Mượn ý của Jean Jacques Rousseau (1712-1778) trong "les Confessions".
(4) La culture au cours de la vie, Désiré Roustan (1873-1941)



Back to top
« Last Edit: 12. May 2007 , 23:34 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #13 - 16. Sep 2006 , 08:03
 


My cám ơn anh Hàn Lệ Nhân đã cho cả nhà đọc những bài viết giá trị    Wink




Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #14 - 16. Sep 2006 , 12:40
 
 Rất mừng khi thấy trên diển đàn có thêm một cao thu " vỏ lâm, với ngòi bút sắc bén, hy vọng sư huynh Hàn lệ Nhân sẻ có nhiều bài vở đóng góp nhiều hơn nưả,
─ Thâm ý trong câu nói của d'Alembert, theo lối hắn diễn suy, nhận ra là để thánh nhân được "hạ cánh an toàn",  phục hồi cát bụi phận người, hoà quyện mãi vào đất và nước vì đất nước là vạn đại, chính thể là nhất thời; hoà đồng mãi với tác phẩm vĩ đại của hoá công là con người: "một cây sậy có tư tưởng" cho nên biết tha thứ (nhưng mãi mãi không quên), vì "con người vốn phi thánh, phi thú và sự bất hạnh muốn rằng ai muốn làm thánh thì (được) làm thú" (Pascal). Còn ai muốn ai thành thú thì ai sẽ thành thánh?  Ai muốn ai thành thánh thì ai sẽ thành thú? Và xưa, ai muốn ai thi gan đấu cật cùng tuế nguyệt thì thương cho ai đã phải im chịu mất cật mất gan, hơn nữa thật xót cho ai đã, đang buộc phải trả một cái giá quá đắt cho sự mất mát đó của ai ! Thôi, đừng tinh tướng hay tiếp tay tô phết chất thánh vào thú cũng như xin chớ khước từ tất tật chất thú của thánh. Càng tiếp tục áp đặt sự tô phết bao nhiêu càng bị khước từ bấy nhiêu. Càng kiên quyết khước từ bao nhiêu càng được tô phết bấy nhiêu. Ai đó có nói "Ở đời chỉ có hai hạng người: Hạng thứ nhất, những người chính nghĩa tự cho mình là những kẻ phản động; hạng thứ nhì, những kẻ phản động tự cho mình là những người chính nghĩa". 

Và ở đây không hề có phê, cũng chẳng có bình; không phải để chỉ trích cũng chẳng để lập án mà chỉ đưa ra một nhận định - xuôi theo dòng ý tưởng tản mạn trong đầu. Chỉ tội cho thánh nhân phải nằm trơ một mình lảnh đủ, nào nguyên nhân nào hậu quả của những thứ vĩ đại đại để đặt đại ra, kể từ khi thánh nhân bị biện chứng thành quả banh giữa hai đội bóng rổ phi thú phi thánh, đội tên Rồng, đội tên Tiên ! 

Nam mô tân "Đấu Chiến Thắng Phật" !

"Các vị ấy niệm phật rồi đồng lui ra ngoài... Sự tích bao nhiêu đó là hết." (Ngô Thừa Ân - Tô Chẩn). 
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2006 , 02:13 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra