Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tản mạn qua đêm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra
Tản mạn qua đêm (Read 15163 times)
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #15 - 20. Sep 2006 , 23:07
 
Chào 2 bạn My và Lam Sơn,

Mềng là mọt sách: 40 năm chưa một ngày không đọc sách, nên đầu óc cực kỳ ứ, phải tập viết cho nó nhẹ bớt, chứ không có mà điên mất, lúc đó chỉ khổ mẹ mấy tí nhau !

Cám ơn các bạn đã chịu khó đọc mềng. 

Cả tuần ni lu bu chuyện công việc cho Tây quá, không vô DD chúc đệ nhị chu niên của trường, nay xin chúc: Trường mãi mãi là tụ điểm của các "học sinh", dù đã khú đế ! Grin

Tình thân, HLN
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #16 - 22. Sep 2006 , 09:22
 
hanlenhan wrote on 20. Sep 2006 , 23:07:
Chào 2 bạn My và Lam Sơn,

Mềng là mọt sách: 40 năm chưa một ngày không đọc sách, nên đầu óc cực kỳ ứ, phải tập viết cho nó nhẹ bớt, chứ không có mà điên mất, lúc đó chỉ khổ mẹ mấy tí nhau !

Cám ơn các bạn đã chịu khó đọc mềng.  

Cả tuần ni lu bu chuyện công việc cho Tây quá, không vô DD chúc đệ nhị chu niên của trường, nay xin chúc: Trường mãi mãi là tụ điểm của các "học sinh", dù đã khú đế ! Grin

Tình thân, HLN


Anh HanLeNhan ơi ,

Cám ơn Anh đã gửi lời chúc thật tốt đẹp, và cũng rất cám ơn những bài viết công phu của anh đóng góp cho D/D   Wink
My hy vọng sân trường này cũng mang lại cho anh những giây phút thoải mái , tươi trẻ ....  Wink
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2006 , 09:23 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #17 - 22. Sep 2006 , 12:44
 
Quote:
Khú đế tức là già khú đế  ???

Tưởng là 40 năm đọc sách thì dùng chữ lịch sự hơn chứ!



Chị TH , tôi cảm thấy câu " già khú đế " này là một lời nói đùa rất bình thường thôi. " Già háp " , " già khú đế " không có ý nghĩa mất lịch sự đâu chị ạ.

Lời nói sỗ sàng của chị đối với anh Hàn Lệ Nhân như thế mới đúng là không lịch sự đó chị ạ.


Tôi lại hàm hồ có ý tưởng chị cố tình muốn đuổi khách quí của D/Đ.



Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2006 , 12:46 by da huong »  
 
IP Logged
 
MaiDao
YaBB Newbies
*
Offline


Đình Tiền Tạc Dạ
Nhất Chi Mai

Posts: 41
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #18 - 22. Sep 2006 , 14:03
 
da huong wrote on 22. Sep 2006 , 12:44:
Chị TH , tôi cảm thấy câu " già khú đế " này là một lời nói đùa rất bình thường thôi. " Già háp " , " già khú đế " không có ý nghĩa mất lịch sự đâu chị ạ.

Lời nói sỗ sàng của chị đối với anh Hàn Lệ Nhân như thế mới đúng là không lịch sự đó chị ạ.


Tôi lại hàm hồ có ý tưởng chị cố tình muốn đuổi khách quí của D/Đ.





1) TH là ai???
2) Có học LVD bao giờ không???

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #19 - 22. Sep 2006 , 15:18
 
hanlenhan wrote on 20. Sep 2006 , 23:07:
Chào 2 bạn My và Lam Sơn,
Cả tuần ni lu bu chuyện công việc cho Tây quá, không vô DD chúc đệ nhị chu niên của trường, nay xin chúc: Trường mãi mãi là tụ điểm của các "học sinh", dù đã khú đế ! Grin
Tình thân, HLN

Hi anh HLN.
Công nhận anh cũng tiếu lâm thật, đã già mà còn sợ chữ già, chỉ để chử khú thôi. hihihi,  coi chừng quý cô, quý chị thường làm bếp núc, muối dưa thì rất sợ chử khú, mà lại khú đế nữa đó !!

Tui mới học món muối dưa của cô Thu, làm không đúng cách dưa bị khú hôi muốn chết, hihihi

ps: Tui có đọc bài về mẹ của anh trong ĐacTrung cảm động quá.
Chúc anh vui.
phu an



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #20 - 22. Sep 2006 , 15:31
 
MaiDao wrote on 22. Sep 2006 , 14:03:
1) TH là ai???
2) Có học LVD bao giờ không???



TH   là  Thanh  Hoa   bạn  của  chị Mai  Phạm  bên  Na Uy

đương nhiên có học ở  LVD  ,nên chị Mai  mới giới thiệu

dzô  diễn đàn  LVD .  Viết  lại  theo lời tiết lộ  của chị

Mai Phạm ......post  ở  chỗ  nào   quên rùi .... ??? ???

Back to top
 
 
IP Logged
 
MaiDao
YaBB Newbies
*
Offline


Đình Tiền Tạc Dạ
Nhất Chi Mai

Posts: 41
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #21 - 22. Sep 2006 , 15:54
 
nguyen_toan wrote on 22. Sep 2006 , 15:31:
TH   là  Thanh  Hoa   bạn  của  chị Mai  Phạm  bên  Na Uy

đương nhiên có học ở  LVD  ,nên chị Mai  mới giới thiệu

dzô  diễn đàn  LVD .  Viết  lại  theo lời tiết lộ  của chị

Mai Phạm ......post  ở  chỗ  nào   quên rùi .... ??? ???


TH học LVD, sao không giới thiệu với Tụi Tui, mà chỉ giới thiệu với Các Anh ???

Câu hỏi đó Tui hỏi TH, anh Năng đâu cần trả lời cho TH. Tui thấy TH có vẻ lobby với các anh hơi nhiều, và tỏ rõ chuyện muốn "kiếm chuyện" với Khách của D Đ.

Tụi Tui vẫn gọi nhau là mấy bà già giết giặc, TH ở đây 1 hồi, chắc thế nào cũng chửi luôn cả Tụi Tui. Coi bộ nguy hiểm quá. Smiley Smiley Smiley


Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2006 , 15:58 by MaiDao »  
 
IP Logged
 
MaiDao
YaBB Newbies
*
Offline


Đình Tiền Tạc Dạ
Nhất Chi Mai

Posts: 41
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #22 - 22. Sep 2006 , 16:27
 
MaiDao wrote on 22. Sep 2006 , 15:54:
TH học LVD, sao không giới thiệu với Tụi Tui, mà chỉ giới thiệu với Các Anh ??? Tui cũng đã coi lại hết mấy cái post của Chị MP, không thấy cái nào bảo rằng TH học LVD.

Câu hỏi đó Tui hỏi TH, anh Năng đâu cần trả lời cho TH. Tui thấy TH có vẻ lobby với các anh hơi nhiều, và tỏ rõ chuyện muốn "kiếm chuyện" với Khách của D Đ.

Tụi Tui vẫn gọi nhau là mấy bà già giết giặc, TH ở đây 1 hồi, chắc thế nào cũng chửi luôn cả Tụi Tui. Coi bộ nguy hiểm quá. Smiley Smiley Smiley



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #23 - 22. Sep 2006 , 17:16
 
MaiDao wrote on 22. Sep 2006 , 15:54:
TH học LVD, sao không giới thiệu với Tụi Tui, mà chỉ giới thiệu với Các Anh ???

Câu hỏi đó Tui hỏi TH, anh Năng đâu cần trả lời cho TH. Tui thấy TH có vẻ lobby với các anh hơi nhiều, và tỏ rõ chuyện muốn "kiếm chuyện" với Khách của D Đ.

Tụi Tui vẫn gọi nhau là mấy bà già giết giặc, TH ở đây 1 hồi, chắc thế nào cũng chửi luôn cả Tụi Tui. Coi bộ nguy hiểm quá. Smiley Smiley Smiley




Mai  ơi  ,  tại  tui   đang online ....nên   lanh  tay  trả lời giúp ......còn  muốn  biết  hư  thực viết thư  hỏi  chị Mai Phạm . tui  không  nghiêng  về   bất  cứ  một cô nào.... trong Diễn đàn  LVD .
Back to top
 
 
IP Logged
 
MaiDao
YaBB Newbies
*
Offline


Đình Tiền Tạc Dạ
Nhất Chi Mai

Posts: 41
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #24 - 22. Sep 2006 , 17:54
 
nguyen_toan wrote on 22. Sep 2006 , 17:16:
Mai  ơi  ,  tại  tui   đang online ....nên   lanh  tay  trả lời giúp ......còn  muốn  biết  hư  thực viết thư  hỏi  chị Mai Phạm . tui  không  nghiêng  về   bất  cứ  một cô nào.... trong Diễn đàn  LVD .


Tui sợ là MP cũng không biết TH là ai, như Tui mà thôi.

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #25 - 23. Sep 2006 , 14:28
 
Hôm nay mạn phép anh HLN chở củi về rừng nha.

--------------------------------------

...



Chiếc lá cuối cùng

Hàn Lệ Nhân




Mình gặp lại Mẹ lần đầu sau 16 năm xa cách. Bấy giờ tình hình đôi bờ nơi chốn cũ còn nhiều biến động, vả lại niềm tin trong mình đối với chính quyền bên kia bờ hoàn toàn tan tác, nên Mẹ con hẹn gặp nhau ở bên nầy bờ. Mỗi lần hình dung lại cái cảnh bên nầy biên giới, đứng trên bờ nhìn xuống dốc bến đổ, thấy Mẹ, năm đó đã 76, lụ khụ giữa hai đứa con lớn của anh chị, bước từng bước lên từng nấc thang dựng đứng là lòng mình bồi hồi...





Mẹ vốn là người thâm trầm ít nói, nên dù gặp lại cậu út, cục cưng của Mẹ sau bao nhiêu năm cách biệt, Mẹ vẫn không vồ vập, chỉ nắm chặt hai tay mình, lặng nhìn từ đầu xuống chân, nói nhỏ : Tưởng út không về gặp lại Mẹ !



Tuổi đã 76, thể chất có suy mà tóc Mẹ còn đen nhánh, răng còn nguyên, nói năng tỉnh táo như thường. Mái tóc dài quá lưng ngày nào búi tó nay không còn nữa. Năm ngày được sống lại với Mẹ, mình hoàn toàn lột xác thành cậu ấm ngày nào, Mẹ vẫn nhớ chi li sở thích ăn uống của cậu ấm : Út thì dễ tánh lắm, ăn chi cũng được ... miễn là ngon ! Riêng cái tật mọt sách của mình, chị Ngọc Sương bảo : Tủ sách của út, Mẹ vẫn giữ nguyên, cất kỹ hơn vàng, không cho ai đụng tới. Mình nói : sao Mẹ không cho các trường hay Hội Người Việt đi. Mẹ trả lời : Không được vì Mẹ thấy trong sách con gạch, đánh dấu bằng bút chì, ghi chú bên lề, đưa cho, Mẹ sợ có chuyện, bít lối con về ...



Thoắt cái đã đến hạn Mẹ và gia đình anh chị phải về. Chuyến đò cuối hôm đó vào lúc 4 giờ chiều. Phượng đỏ ven bờ sông nở rộ, người người lao xao xuống bến. Đi bên Mẹ mà hồn mình để đâu đâu. Bên kia sông là nơi chốn tìm về, xa xôi chi cam, chỉ độ 30 phút lênh đênh thôi, thế mà lại ngút ngàn gấp bao lần 12 giờ bay của phản lực 747 và 12 giờ xe lửa tốc hành.



Năn nỉ mãi quan thuế Thái Lan mới đặc biệt cho phép mình cõng Mẹ xuống đò, cố được ôm Mẹ thêm vài phút nữa : Mẹ còn khá nặng !



Hai năm sau, từ Pháp, duyên may mình được chọn đi công tác thiện nguyện cho Hội Học Đường Không Biên Giới ( Ecoles Sans Frontière ) ở Vientiane, với một cái hộ chiếu tây. Thế là mộng về chốn cũ đã thành. An toàn. Xong nhiệm vụ là mình bay về với Mẹ ngay. Sau cảnh tương phùng, việc đầu tiên là Mẹ đưa cho mình một cái chìa khoá : Đây là chìa khoá tủ sách của út ! Mẹ đã làm đúng lời dặn của Cậu ( gia đình mình gọi Cha bằng Cậu ) trước khi Cậu qua đời !



Trong 13 năm, sau ngày mở cửa, mình về thăm Mẹ được có 6 lần + 1, không tính thời gian gần hai năm mình về đón Mẹ qua Pháp thăm anh em chúng mình và các cháu, chắt. Những lần đàm luận đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất với bà cụ, mình đều ghi âm lại cả. Mẹ ít học, nhưng chịu khó đọc sách và rất trân quí sách. Chuyện biết đọc biết viết của Mẹ phải kể là hy hữu. Thời con gái của Mẹ, ở làng quê nước ta, phụ nữ vốn rất ít được đi học. Mẹ xin đi học, ông bà ngoại không cho, bẳn gắt " con gái học làm chi, tổ để đọc thư trai ". Mẹ trả lời : " Biết đọc biết viết, trai có gửi thư mà mình biết đọc, có điều xấu hổ cũng chỉ mình mình biết còn hơn là không biết đọc, không biết viết nhờ người khác đọc hộ, viết giùm có phải ôốc dôộc ( tiếng Nghệ Tĩnh = xấu hổ ) hơn không ? " Mẹ lén học với người cậu của Mẹ, ông cậu Đường, một nhà cách mạng chống Pháp.



Mẹ có một trí nhớ kỳ lạ. Ngồi nghe bà cụ đọc vanh vách những bài thơ " quốc cấm " dài cả trăm câu thời chống Pháp, hay nguyên cuốn kinh nhật tụng mà lạnh người, bây giờ thỉnh thoảng nghe lại những băng mình đã ghi âm, mình vẫn ghê cho bộ nhớ của Mẹ.



Bên nầy ông anh kế tên D. qua đời ở tuổi 50, năm 2000. Mình là người chủ trương giấu Mẹ chuyện nầy, mình bảo với các anh chị : Em nghĩ không nên cho Mẹ biết, Mẹ đã 86, biết cũng vậy. Ai nói ra người đó chịu trách nhiệm, nếu Mẹ có mệnh hệ gì. Vậy là mọi người giữ kín chuyện " lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời ". Suốt thời gian mình về lần thứ năm, năm 2001, Mẹ hỏi thăm anh D. và gia đình anh ấy, mình nói : " anh D. bây giờ " khoẻ và yên" lắm rồi, Mẹ khỏi lo, ảnh gửi lời vấn an Mẹ... v.v... Mẹ cười nhẹ, chẳng nói gì.



Lần thứ sáu mình cấp tốc về thăm Mẹ nhằm tháng 4 năm 2004. Mẹ đã 90. Người bà cụ đã hư hao quá lắm rồi, chỉ còn da bọc xương, tuy vẫn còn minh mẫn. Trước kia mình thích cầm tay Mẹ đặt lên bàn tay trái của mình, tay phải vuốt vuốt chơi. Lần nầy đặt bàn tay của Mẹ lên bàn tay mình mà lòng rưng rưng kim chích, nó khô tóp, lọt thỏm trong lòng tay mình. Mẹ bảo " con về kỳ nầy, Mẹ không còn sức ngồi bóc nem chua có lá chùm ruột cho con nhắm với bia như mọi khi ".



Trong sinh kế, mình có nhiều cơ hội chu du qua nhiều nước. Mẹ lại là người hay dặn mình khoan về Việt Nam, Mẹ biết bên nầy mình có vài sinh hoạt không vừa lòng người ta :

Mẹ ơi, từ lúc giã từ,
Con đi khắp chốn chỉ trừ Việt Nam !

Mẹ sợ ...

Trong lần thứ sáu, có bà xã cùng về, cả tháng ... Mẹ nói : " Mẹ biết bệnh tình của Mẹ, chỉ là bệnh già. Mẹ muốn thấy con đưa vợ về quê mình một lần, dăm bảy ngày cho biết." Được Mẹ cho phép, mình nghĩ " vả lại Việt Nam là đất nước của 80 triệu người việt nam chứ có phải là hương hoả của một nhúm người nào đâu ". Chồng chị Ngọc Sương đưa hai đứa mình về Việt Nam bằng xe nhà. Đây là mấy ngày đầu tiên trong đời mình được đặt chân lên vùng quê Mẹ, ăn bữa cơm hoàn toàn Việt : đất Việt, thực phẩm Việt, bếp Việt ! Lần đầu tiên được phiêu phiêu trên Đèo Hải Vân, tản bộ trong lòng phố cổ Hội An ... rồi Huế ... rồi leo tuốt lên động Phong Nha Kẻ Bàng ...Trở lại gặp Mẹ, Mẹ bảo : Từ rày " Quê Mẹ trong tôi " hết "chỉ là văn chương " rồi nha. (1) Con thấy thế nào ? Mình trả lời : Con có viết được mấy câu, Mẹ nghe thử :


Ra đi khi trời chưa thấy đất
Khi về thành phố đã lên đèn.
Métro, boulot, dodo, (2)
Càng dài viễn xứ càng mơ ước nhiều.

Mơ tôi theo đài VTV4,
Bay về trời nước đẹp vô ngần.
Xưa yêu quê nhờ ca dao,
Giờ ngàn cảnh thật lòng xao xuyến lòng.

Trời đất nước như một bức tranh thủy mạc
Mà Thượng Đế đã dành riêng trao.
Mới chỉ lần đầu
Mà đã như ngày nào
Thắm thiết dạt dào
Đến nghẹn ngào.



Chiều ôm Mẹ, chào trở lại Pháp, linh tính cho mình biết đây là lần cuối cùng mình còn được nghe Mẹ nói. Ánh mắt của Mẹ chiều hôm đó, cho tới đêm nay mình vẫn không sao diễn tả nổi, mặc dù đã từng viết nguyên một bài biên khảo khá dài về mấy chục loại mắt của con người.(3) Thế mới hay vốn liếng việt văn học lóm của mình trong 35 năm nay thật còn giới hạn lắm.


Trở lại Pháp đúng 30 ngày thì nhận được tin : Chiếc Lá Cuối Cùng đã rụng ! Và là lần thứ bảy mình về, nhìn hình Mẹ trên áo quan. Mẹ mất ngày 10 tháng 6 năm 2004 ( 23 tháng Tư năm Giáp Thân ):


Hai tay ôm lá vào lòng,
Hỡi ôi chiếc lá cuối cùng là đây !

Sau ngày an táng Mẹ, chị Ngọc Sương kể : Mẹ biết chuyện cậu D. ( anh kế mình) mất từ lâu, mấy cụ chia buồn với Mẹ trong chùa ! Hai tuần trước Mẹ có nói với chị : Mềng biết chuyện thằng D. từ đầu, Mềng vẫn đọc kinh cầu siêu cho nó, nhưng " người ta " muốn giấu thì mềng cũng không hỏi "!


Hàn Lệ Nhân
(Cho giỗ đầu ngày Mẹ mất)

(1) Lời trong bản nhạc Viễn Khúc Việt Nam.
(2) Xe điện ngầm, đi làm, ngủ nghê.
(3) Những Con Mắt Trần Gian (nhìn từ phương Đông).


Xin download xuống máy để nghe
Chiếc lá cuối cùng

Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #26 - 24. Sep 2006 , 06:48
 
Chào bạn Phú An và các bạn,

Cám ơn bạn PA đã chịu khó thổi chiếc lá vô sân trường. Bản nhạc có tên là Nơi Chốn Tìm Về : Các bạn nghe đó, đã nói rồi là nhạc mềng thiếu một giọng ca nên mô dám đề là Ca Sĩ (dị chết), bản mô Hàn tui hát là chỉ để Giới Thiệu hầu ngong ngóng may ra... chứ mềng nghĩ những bài ca hột soàn nhưng thiếu người hát thì cũng là viên đá cuội câm không hơn không kém. Tại không muốn nhạc mình bị câm nên đành uống thuốc liều.

Sinh thời nhà văn Duyên Anh, trong một buổi văn nghệ giới thiệu tập thơ trong tù và tập nhạc của anh ấy tại Paris, ảnh lên sân khấu, tuyên bố: " Tôi tự biết tôi hát, ngâm không hay so với các bạn trẻ ở đây, nhưng xin khẳng định một điều: Tôi hát hay hơn đứt bố già Phạm Duy và chú em Trịnh Công Sơn ! " Cheesy

Tình thân, HLN.
Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2006 , 07:22 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #27 - 26. Sep 2006 , 05:18
 
Tôi là ai?   
  Trần Mộng Tú - Tháng 4 / 2006

              "Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này" TCS


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên là Tôi ở Seattle hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời Tôi từ Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ khi người ta hỏi Bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói Tôi là người Việt Nam . Để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, người Nhật, hay người Phị

Đúng, tôi ở Mỹ trên, dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông, cái mũi khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm. Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm có vấn đề, nếu nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói Tiếng Anh bể (Broken English) Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc. Nhưng khi bước vào nhà tôi thì hoàn toàn khác: từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người Seattle hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; Người ở Hải Phòng; người ở Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan. Có khi gặp lại họ hàng thăm viếng, hỏi han, nước mắt khôn cầm thế mà thỉnh thoảng họ vẫn nói rất tự nhiên: Chị đâu có phải là người Việt nữa. Bây giờ Chị là người Mỹ rồi, hay Chắc cái này không hạp với chị hay Cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu. Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi nghĩ lại. Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước - xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà - đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Chừng đó chưa đủ hay sao? Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi di dân những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì  giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi mới cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng có một lí do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lô. Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình hay ở Trần quý Cáp, nhà anh hay ở trước rạp ciné Eden đúng trú mưa với nhau. Nước ở hồ Sammamish trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Thì đúng tôi là người Việt Nam .

Lại có những lần tôi ở Việt Nam , bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc, tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình ngày trước, hình như  đã có điều gì rất lạ. Ngôn ngữ Việt thì thay đổi rất nhiều, pha trộân nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng" , nói theo cách dùng chữ khá phổ biến bây giờ ở Việt Nam . Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, đã thếụ họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ.
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bo? Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ rằng quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Một bài hát phổ thơ nổi tiếng trong nước, có câu: Quê hương mỗi người có một, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưngcó người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với  Mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công Giáo. Găĩp tôi cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và may quá, cụ bi. Alzheimer, cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn.

Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa nói về những người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa vì đã già. Hồi đó sao mà mình thương những người già đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên.
Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng.

Tôi là ai?

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #28 - 28. Sep 2006 , 09:55
 
Văn hoá nước biển


Hàn Lệ Nhân



Ai cũng biết nước biển mặn nhưng thực sự muốn biết chất mặn đó như thế nào, cần phải xuống biển, vốc nếm. Một oan khiên, một tội ác có thể trở nên chính xác, nếu chính người gây ra oan khiên, tội ác - hay ít ra thân nhân họ - phải một lần hứng chịu oan khiên, tội ác. "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay"...

Con người vốn tự sắp xếp đứng sau / dưới thần thánh và trước / trên súc vật. Thần thánh có nói, có viết, có dùng đến vũ lực hay không, thú thật tôi xin chịu dốt chưa biết. Súc vật không nói, không viết là điều chắc chắn nên súc vật không biết tranh biện mà chỉ giải quyết tranh chấp bằng bản năng là bắp thịt. Riêng con người là sinh vật duy nhất biết giải quyết dị biệt bằng bản năng là quả đấm, cú đá và vũ lực nói chung, phối hợp với đặc tánh trời ban là lời nói ; ngoài ra con người – để khác với thần thánh và đặc biệt để hơn hẳn súc vật -  là sinh vật duy nhất biết nhận lỗi.

Những cuộc tranh biện bằng cái lưỡi hoặc bằng ngòi bút – nay thường xuyên bằng bàn phím vi tính - sẽ không bị kéo dài nếu sự nhầm lẫn nghiêng hẳn về một phiá và nhất là nếu bên đuối lý, bên "phi nghĩa" có chút tự trọng và can đảm nhận lỗi. Nguyên tắc chung theo lẽ chỉ có vậy. Thực tế đâu mà đơn giản thế. "Đến chết cũng không nhận lỗi" vốn là một trong vô số nhận định về "người Trung quốc xấu xí" của nhà văn Trung hoa tên Bá Dương (Bo Yang), nhưng chắc chắn dịch giả Nguyễn Hồi Thủ, khi đọc nguyên tác Hoa ngữ, là người Việt đầu tiên giật mình ngay ngáy cảm tưởng nhà văn họ Bá không chỉ nói riêng về người Tàu. Đại để chỉ cần đổi tên người, thay tên đất là sự sự khít khao y như khi bạn hay tôi đi đo may bộ vét-tông, cái áo dài ở tiệm. Đọc người lại gẫm đến ta...

Lúc đọc cuốn này, tôi cũng đã thót người nhiều bận, tạm gấp sách lại, nhắm mắt hồi lâu... khục khục cười một mình, kế phải phá lên ha hả cho nó đã, như xưa đọc Tam Quốc, có người đã vỗ đùi văng tục "tiên sư cái thằng Tào Tháo" để tỏ lòng ngưỡng mộ một chính trị gia siêu đẳng về tài và thuật. Cười phá lên tất nhiên làm phiền kẻ đang thiêm thiếp sát bên cạnh, người ta bắn người choàng dậy, lắp bắp hỏi nguồn cơn. Phục thiện, tôi vuốt vuốt xin lỗi rồi vắn tắt "anh lại bị điểm trúng huyệt, mai mốt em đọc cuốn này chắc cũng vậy". Người ta chẳng nói gì, lừ mắt một phát, quay lưng dỗ giấc lại. Cái tật vừa đọc sách vừa tủm tỉm, cái thói nửa đêm tắt đèn bất chợt lồm cồm ngồi dậy lui cui ghi ghi chép chép của tôi, đối với người ta chẳng còn lạ lẫm gì sau gần 30 năm có với nhau nhiều cái chung, may mà người ta chưa nỡ phán cho hai tiếng đồ khùng.

Sự ngoan cố "đến chết không chịu nhận lỗi" của một cá nhân bình thường xem ra có thể du di thể tất vì xét chung nếu có di hại nó chỉ di hại cho bản thân đương sự, cùng lắm ảnh hưởng đến một hai gia đình, nhưng sự ngoan cố của một nhân vật, một tập đoàn "phụ mẫu chi dân" thì lại có vấn đề, vấn đề to tát bởi nó gây tang tóc ê chề cho bàn dân thiên hạ, làm khối  khối người khuynh gia bại sản, bỏ mạng như ngoé - ngoại trừ thân bằng quyến thuộc của nhân vật đó, của tập đoàn đó ; nó kìm hãm đất nước không bút mực nào tả xiết.

Ông nội thỉnh thoảng vẫn rùng mình nghẹn ngào nhắc lại những nhân danh trong cải cách, đấu tố... (sao nguyên bản từ Trung Quốc) trời sầu đất thảm ở quê Bắc bên nội trong thập niên 50, đặc biệt nhiều thảm kịch kinh thiên động địa ở quê Nam bên ngoại cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, rồi chua chát dẫn câu "ngã vị thiên hạ kế, khởi tích tiểu dân tai" của Thành Cát Tư Hãn để tóm gọn sự sắt đá nghiệt ngã của nhúm người bảng đỏ tim đen vẫn tự ban bố "sứ mạng" từ dân, do dân, vì dân. Chuyện cải cách, đấu tố ghê rợn ở quê Bắc ông nội bảo rốt cuộc Người cử người khác "rưng rưng" ký bản công bố suông với dăm câu xin lỗi, sửa sai vậy thôi. Kẻ đứng đầu công cuộc cải cách, đầu tố phi nhân kia bị chế tài bằng cách chỉ việc lặn một thời gian ngắn trong các chức vụ chóp bu khác, sau lại ngang nhiên trồi ra nắm quyền cầm cân nẩy mực tột đỉnh đến mãn đời. Bao nhiêu tội ác mới hôm nào bị đặt dưới khu, được liệt thành quá khứ cần và phải quên đi, triệt để cấm khơi lại. Huề cả làng, trừ lịch sử dĩ nhiên. Thật đúng là "đảng vi quí, xã tắc thứ chi, dân vi khinh". Sửa sai nhưng vẫn cứ sai, vì liền sau đó lại tới thảm kịch Trăm Hoa Đua Nở, cũng lại du nhập từ người anh em phương Bắc, gây ra biết bao oan khiên, hoạn nạn trong văn giới, thui chột biết bao nhân tài của đất nước.

Chuyện ở quê Nam sau 1975 thì không "may mắn" như ở quê Bắc vì cho đến nay, sau 31 năm giang sơn tụ về một mối, có ai chính thức đứng ra nhận lỗi với quốc dân đâu. Mà nghĩ cũng hợp lý thôi, nhận lỗi là khi biết mình làm sai, chứ ai kia vẫn nằng nặc cho các chính sách ở quê Nam là hoàn toàn đúng đắn. Éo le là ở chỗ đó. Trây trúa là ở chỗ đó. Và mầm mống ly tâm cũng từ chỗ đó. Đã ly tâm thì điệp khúc "Đại Đoàn Kết" – sau lưng tôi – "Khế Ngọt, Ruột Thừa"..., rã họng cũng thuần là con chữ, lời nói, chỉ bùa phép được dăm kẻ quáng gà hay mấy trự giả đui, nhổ ra liếm lại. Lạ, trên nửa thế kỷ nay, những lỗi lầm kinh khủng ở nước ta sao đều lậm mùi thịt kho ...Trung Quốc? Làm như "phụ mẫu chi dân" của chúng ta tư duy bằng cái đầu của các chú ! Và lạ cho các anh chị ăn cơm chúa múa tối ngày trên kênh này kênh nọ, trên báo nọ báo kia: Đôi khi tôi tự hỏi chẳng biết các anh chị đó, đêm đêm trước khi thiếp ngủ, họ có tự vấn, nghiền ngẫm và có thật sự tin tưởng vào các điều họ múa hay không ?

Ai chẳng biết biết nhận sai lầm và thành tâm hối cải là đã được tương đối tha thứ quá phân nửa rồi, cọng thêm đặc tánh dễ quên của con dân nữa vị chi coi như xí xoá, bắt tay nhau làm lại từ đầu, trễ hơn không. Nhập nhằng, cù nhây chỉ tổ thêm nặng tội. Không ai có thể nắm chặt bàn tay mãi mãi:

Nước đâu dám sánh non cao,
Nước xuôi chỗ trũng, nước vào đầm sâu.
Nước nào có phụ non đâu,
Nhưng non chớ tưởng bền lâu muôn đời.
Nước hèn mọn lắm non ơi,
Nước xuyên thủng đá, non trôi không chừng. (1)

31 năm qua đất nước đã bao lần lỡ tàu, lỗi lầm đừng đổ cho khách quan thù nghịch ma mà hoàn toàn là do chủ quan, kiêu ngạo hảo của "phụ mẫu chi dân". Chính cái tâm ý "bách chiến bách thắng" đã gây nên nông nỗi ; chính cái di ngôn tinh tướng "xây dựng bằng 10 ngày nay" ; chính cái tâm ý siêu việt đồng nhất sa trường bom đạn với sa trường kinh tế - nhìn đâu cũng thấy diễn biến hoà bình - đã trì trệ non sông.

Non sông châu về hợp phố tròn trịa 30 năm, nhưng thời lượng 30 năm lại bị cắt xén ra hai khúc: Khúc 10 năm đầu được lờ tịt, quy thành dĩ vãng ; khúc 20 năm sau lại được hô hê nối dài vào hiện tại. Nghĩa là thế nào, mặt trời chân lý ơi ! Cùng chung trên một dòng thời gian liên tục mà đoạn u ám thì biện chứng thành dĩ vãng, đoạn le lói lại tung hê thành hiện tại, thành bệ phóng "sẽ" vút lên thiên đường. Thiên đường nào ? Đố ai biết ! Từ thời đại bo bo tiến lên thời đại cơm trắng mà phí những 30 năm thì quả quá quá tệ ; khiên cưỡng chọn mốc 20 năm tuy vẫn tệ, vẫn rùa nhưng, theo ai đó, mược kệ "chúng nó". Cách chiết tính cắt khúc này vô hình trung khẳng định thêm một lần nữa bản chất bất thiện, trí trá thâm căn cố đế của "một mình một chiếu". Dẫu gian giảo tinh xảo thế nào sự thật vẫn hoàn sự thật. Đất nước ta: Nhắm mắt tự ru thì có "thành tựu to lớn". Mở mắt nhìn quanh là tụt hậu vĩ đại. Đã qua rồi thời kỳ đà điểu, đã no rồi thời kỳ ăn bánh vẽ ..., các bạn ơi ! Có điều, dù nhắm hay mở mắt thì thiểu số đầy tớ giàu sang, phè phởn hơn đứt đuôi triệu triệu lần tuyệt đại đa số chủ nhân là điều vô phương ngụy biện.

Ham hố, sĩ diện làm chi cái đuôi XHCN khi mà "chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất đi từ ("địa ngục") tư bản đến ("địa ngục") tư bản".(2)

Hàn Lệ Nhân
(Tản mạn qua đêm 2)

(1) Ghi theo lời đọc của LS Lê Chí Quang trên RFA.

(2) Lech Walesa (1943- ), nguyên chủ tịch công đoàn Solidarnosc và nguyên tổng thống nước Ba Lan hậu cộng sản.

Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #29 - 01. Oct 2006 , 01:56
 
Đáp lại bài viết cuả anh bạn, tôi xin gửi lên diễn đàn bài viết cuả Trần Trung Đạo
  QUÊ HƯƠNG LÀ MẸ, VẬY THÌ AI SẺ LÀ CHA

   Nếu Quê Hương Là Mẹ, Ai Sẽ Là Cha?
• Trần Trung Đạo
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
Đó là bốn câu kết trong bài thơ "Bài Học Đầu Cho Con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Đỗ
Trung Quân là một nhà thơ trẻ, bằng tuổi tôi, mà sau 1975 tôi thường nghe giới sáng tác
gọi anh ta là nhà thơ thanh niên xung phong vì nghe đâu anh có đi thanh niên xung
phong thì phải.
Trước hết, tạm thời loại bỏ yếu tố thời gian và không gian trong bài thơ để chỉ đọc bài
thơ bằng một cảm xúc chủ quan. Bài thơ rất cảm động, mặc dù chỉ bốn câu chót mà tôi
vừa trích dẫn được gọi là rất hay còn những đoạn khác, thật ra, chỉ là để dọn đường cho
kết luận " Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người" của anh. Thế
nào là thơ hay, thế nào là thơ dở cho đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Mỗi nhà
thơ đều có quan niệm riêng của họ về sáng tác và về nghệ thuật. Do đó, mỗi nhà thơ hay
mỗi trường phái của những người làm thơ, có một định nghĩa riêng về thơ hay, thơ dở.
Hỏi cụ Cao Tiêu thì có thể cụ không trả lời giống như khi hỏi nhà thơ Du Tử Lê.
Theo tôi, thơ hay là thơ phải sống, phải có tâm hồn, phải trong sáng, phải có tư tưởng,
có chiều sâu, phải nói lên một cái gì đáng nói. Bốn câu thơ của Đỗ Trung Quân hội đủ
điều kiện theo quan điểm riêng của cá nhân tôi. Thơ anh trong bài nầy rất bình dị, nhẹ
nhàng nhưng sâu sắc. Đọc bốn câu của Đỗ Trung Quân, dù bạn đang làm bất cứ chuyện
gì cũng phải dừng lại một chốc lác để suy nghĩ về mẹ, về quê hương, đất nước.
Khi đọc bài thơ "Bài Học Đầu Cho Con" của Đỗ Trung Quân lần đầu cách đây khá lâu, tôi
xúc động lắm. Tôi ra ngồi một mình trên chiếc ghế đá dọc bờ biển Boston. Trong khoảnh
khắc bàng hoàng đó, bài thơ mang tôi đã trở về quê hương. Tôi thấy mình đang đứng
nghe tiếng nước vỗ bên chân cầu Vĩnh Điện. Tôi thấy mình đang tinh nghịch ngồi chễm
chệ trên cây khế sau vườn. Hồi xưa cây khế sinh trái chua lắm nhưng hôm đó bỗng
dưng trở thành ngọt lịm. Tôi thấy mình đang thả diều trên đồi cỏ, giữa rừng sim tít ngắt
với cô bạn gái học trò lớp bảy. Không giống như ngày nào tôi là cậu bé rụt rè nhút nhát,
hôm ấy tôi bạo dạn hơn nhiều. Hình như tôi còn dám cầm tay cô bé nữa, chỉ có điều tôi
vẫn không dám nói những điều tôi hằng muốn nói.
Quê hương tôi đẹp lắm. Sông Thu Bồn, Cầu Thủy Tú, Bãi Mỹ Khê, Hòn Non Nước, Núi
Ngũ Hành, Đèo Hải Vân, Động Thiên Thai, Phố Hội An, thành Đà Nẵng v.v. Chao ôi, chỉ
cái tên thôi đã nghe rung động lòng người. Và những người con gái của quê hương tôi
cũng đẹp hơn con gái của bất cứ một nơi nào mà tôi đã đi qua. Đồng bào tôi sống bằng
nghề dệt vải, dệt lụa nên đàn ông con trai thì thường mặc áo quần may bằng vải, gọi là
vải nội hóa hay vải ta, và đàn bà con gái thì mặc áo quần may bằng lụa. Một lần ở
trường Trần Quí Cáp, Hội An, bọn chúng tôi trai gái cùng đi học về thì chẳng may trời đổ
mưa như tát nước. Chiếc áo dài bằng lụa mỏng đã vô tình đồng lõa một cách tội lỗi với
cơn mưa để phơi bày thân thể của cô bạn học. Hình ảnh dễ thương tuyệt vời đó đã đọng
lại trong thơ tôi:
Em về phố cũ chiều mưa lớn
Vóc ngọc ngà phơi dưới lụa hồng
Ta như giọt nước mùa mưa ấy
Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông
Và dĩ nhiên trên chiếc ghế đá bên bờ biển Boston, tôi cũng gặp lại người đàn bà đã
mang tôi vào cuộc đời nầy, đã dạy tôi làm thơ và dạy tôi thương yêu nhân loại. Mẹ tôi
cười. Mẹ tôi ăn trầu nên khi cười hàm răng của bà đen lánh. Da mặt nhăn nheo theo
cuộc đời vất vả của bà nhưng đôi mắt vẫn chứa đầy những tinh anh và hiền dịu. Lâu lắm
rồi tôi mới thấy mẹ cười.
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
"Đổi cả thiên thu tiếng me cười". Bài thơ tôi viết năm nào thay cho lời cầu nguyện mãi tới
hôm đó tôi mới biết quả là linh nghiệm vì mẹ tôi đã cười.
Nhớ lại trước ngày ra đi, tôi mướn xích lô từ ngoài cửa sông Sài Gòn chạy về thăm mẹ
lần cuối trong cơn mưa tầm tã. Mẹ tôi lấy khăn lau khô mái tóc cô hồn dài gần tới vai của
tôi, vừa mắng nhẹ "Qua đó không biết ai mà nhắc con đi hớt tóc mỗi tháng đây nữa". Tôi
thật là tệ. Không nói với mẹ điều gì ngoài ba tiếng "con đi nghe". Chỉ có thế rồi tôi đi. Tôi
đi xa quê hương mang tâm trạng của một kẻ bị đuổi xô, khinh rẻ hơn là tâm trạng của
một kẻ đang đứng trước một chọn lựa đớn đau đầy luyến tiếc. Tôi không có chọn lựa
nào cả, chỉ mong đi cho lẹ, chạy cho xa. Đi không ngoảnh mặt nhìn mẹ lần cuối, không
kịp vuốt tóc đứa em đang khóc rưng rức sau nhà. Lẽ ra hôm đó tôi phải ôm hôn giã từ
mẹ hay xin một chiếc áo cũ của bà để mỗi đêm trên xứ người còn nghe lại chút hơi ấm
thơm tho của lòng mẹ. Tôi đã không làm thế, để rồi khi qua đảo Palawan, nhớ mẹ, nhớ
em, tôi làm thơ tự hỏi:
Mẹ tôi giờ nầy còn khóc nữa hay không
Hay cố ngủ để chiêm bao giờ hạnh ngộ
Em tôi đứng thập thò trên góc phố
Đợi anh về dù chỉ mới ra đi
Người con gái tôi yêu ở tuổi xuân thì
Có về lại, một lần, thăm phố vắng
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng....
Mười mấy năm sau, những vần thơ của Đỗ Trung Quân đã làm tôi nghĩ về quê hương
như là mẹ.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Bài Học Đầu Cho Con - Đỗ Trung Quân)
Vâng, Đỗ Trung Quân viết đúng, quê hương mỗi người chỉ một. Việt Nam là quê hương
của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người
cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có
đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau. Quê hương là mẹ. Trong lòng mẹ không có
hận thù, không có xích xiềng, không có lao tù ngăn cách. Mẹ là mẹ của tất cả chúng ta
cũng như quê hương Việt Nam là của tất cả chúng ta.
Thế nhưng, tại sao tôi, các bạn và cả hai triệu người Việt khác đều đã bỏ quê hương mà
ra đi. Ai cũng có thể trả lời được, chúng ta ra đi vì tự do. Quê hương đẹp và đáng yêu
nhưng không thể ở lại. Quê hương thật sự mà chúng ta đang có không phải là quê
hương như Đỗ Trung Quân đã viết. Quê hương không bao giờ đủ nghĩa nếu sống trên
một quê hương mà ở đó con người bị đối xử như con vật. Sống trên một quê hương mà
ở đó con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu
thích, viết những dòng thơ họ muốn viết.
Hai mươi bảy năm qua, những người Cộng Sản đã mang chiếc áo độc tài vong bản
choàng lên thân thể đau thương, ốm o, gầy guộc của mẹ Việt Nam, biến thánh địa của
thương yêu thành một ngục tù của thù hận. Đỗ Trung Quân chẳng lẽ không thấy ra điều
đó. Phần đầu của bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Mặc dù bài thơ được viết sau 1975 nhưng bối cảnh của bài thơ thuộc về một thời xa xôi
trong ký ức của Đỗ Trung Quân, thời còn những đêm trăng tỏ, còn những hoa bí vàng,
thời mà cuộc chiến chưa trở nên ác liệt, thời mà bộ chính trị đảng CSVN chưa quyết định
"giải phóng miền Nam bằng con đường vũ lực", thời mà Hồ Chí Minh và nhà cầm quyền
Hà Nội chưa xua tuổi thơ miền bắc lên đường đi giết tuổi thơ miền Nam.
Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 làm gì có thời gian để leo lên "chùm khế ngọt", để thả "con
diều biếc", để thảnh thơi "đường về rợp bóng vàng bay" như Đỗ Trung Quân đã viết. Các
em không có đủ thì giờ để làm"kế hoạch nhỏ" để "học tập năm điều bác Hồ dạy" thì lấy
đâu thời gian mà nhìn "hoa cau rụng trắng ngoài thềm".
Tuổi thơ của những buổi trưa sắp hàng chờ từng chén cơm thừa canh cặn trong các cửa
hàng ăn uống. Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 là tuổi thơ của đói khát trên vùng Kinh Tế
Mới, là tuổi thơ đứng tiễn đưa cha lên đường đi vào những trại tập trung xa xôi không
hẹn ngày về, là tuổi thơ của những ngày lao động đào kinh, đắp đập. Tuổi thơ Việt Nam
là đám trẻ đáng thương mà tôi đã gặp ở khu kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng
mà tôi có viết trong bài thơ Những Ngày Ở Lại Sài Gòn:
Những ngày tôi sống ở đây
Tôi đã đi qua những con đường cháy nắng
Những con đường không một bóng cây xanh
Kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng
Những đứa trẻ mồ cô
i Không quần ngồi giữa chợ
Cúi nhặt từng vi cá đuôi tôm
Hỏi cha mẹ em đâu
Em nhìn lên hướng núi
Hỏi về đâu đêm nay
Em nhìn mây không nói
Tôi muốn ôm chặt lấy em
Để nói với em lời tạ tội
Khổ của em là lỗi của chúng anh
Những con chim đầu đàn gãy cánh
Những ngày tôi sống ở đây
Các em tôi ngày hai buổi ôn bài chính trị
Đảng dạy các em phải yêu chân lý
Chân lý là đường đảng đã vạch ra
Đảng dạy các em phải yêu sự thật
Sự thật là gì đảng đã dạy ta
Hai buổi sáng chiều tiếng trẻ ê a
Các em tôi học để thành người Cộng Sản
Ôi tâm hồn các em
Những tâm hồn buổi sáng
Đẹp vô cùng như những giọt sương mai
Những con bướm vàng đang nhởn nhơ bay
Chúng cố biến các em thành sâu bọ
Trên cổ các em những chiếc khăn quàng đỏ
Em hiểu nghĩa gì không: là máu của đồng bào
Có một ngày em sẽ biết tại sao
Em sẽ biết thế nào là gian dối
Em sẽ hiểu thế nào là phản bội
Những ngày tôi sống ở đây
Tôi đã đi qua những dòng sông nước đục
Sông Bạch Đằng
Cầu Ông Lãnh
Bến Chương Dương
Những thiếu nữ Việt Nam
Tuổi mới độ mười lăm
Đứng bên đường đợi khách
Hát vu vơ những lời than trách
Vẫn thấy vô tư như tuổi học trò
Mai các anh về xây lại tự do
Ta sẽ biến những trại tập trung
Trở thành trường học
Đứng nhìn các em sắp hàng vào lớp
Sẽ không bao giờ trễ lắm đâu em
Đời các em vẫn một màu xanh
Sẽ mãi đẹp như những tờ lụa trắng.....
Quê hương là mẹ, vâng, nhưng chỉ có mẹ thôi thì cũng không đủ nhân tố để làm nên một
cuộc đời khác, không đủ yếu tố để tạo nên hạnh phúc. Mẹ có đó còn cha thì đâu. Theo
tôi, cha chính là Tự Do. Cha quan trọng, cha đáng yêu và đáng thương như "con gà
trống ốm" trong thơ Trần Hoài Thư khi anh viết về cha của anh:
Bao năm sau, tôi cũng đành bỏ Huế
Con gà kia, già quá, sao cam
Chiếc áo lương đen, chiếc áo thọ đường
Chiếc áo xám, chiếc dù đen, đã mất
Tháng ba, ba xa, nằm trong lòng đất
Tháng tư tôi lên đồi núi gào kêu
Quê người đây, mây lũng nặng ban chiều
Tôi ôm mặt biết thêm đời mất mát.
(Giữ chút mong manh, Thơ Trần Hoài Thư)
Tôi đã bỏ mẹ đi tìm cha. Hai triệu người Việt Nam cũng đã bỏ
mẹ đi tìm cha. Tiếng gọi của cha hay sự thôi thúc của tự do
đã làm bao nhiêu triệu con người trên thế giới đã và đang
sẵn sàng để chết vì hai chữ thiêng liêng đó. Chúng tôi theo
cha nhưng không quên mẹ, sẽ không bao giờ quên mẹ.
Chúng tôi đi nhưng nguyện sẽ trở về với mẹ. Ngày nào mẹ
có cha, như quê hương có tự do, thì quê hương mới thật sự
là một nơi để sống và để chết. Có quê hương mà không có
tự do giống như có mẹ mà không có cha. Nghĩ như thế, cơn
xúc động vì bài thơ của Đỗ Trung Quân bỗng dưng biến mất.
Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế đá, để tiếp tục hành trình mình
đã và đang đi.
(tài liệu trích từ Mạng lưới tuổi trẻ lên đường)

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra