Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tản mạn qua đêm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra
Tản mạn qua đêm (Read 15158 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #30 - 01. Oct 2006 , 02:05
 
Quote:
Khú đế tức là già khú đế  ???

Tưởng là 40 năm đọc sách thì dùng chữ lịch sự hơn chứ!

Nhớ lời người xưa nói, HÀY UÔN LƯỞI BẢY LẦN TRƯỚC KHI NỎI
                   LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA
                   LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VƯÀ LÒNG NHAU
                 
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #31 - 01. Oct 2006 , 07:04
 
[quote author=LAM SON

  Nếu Quê Hương Là Mẹ, Ai Sẽ Là Cha?
• Trần Trung Đạo
[/quote]

1.
Quê là Mẹ ! - Ai là Cha ?
Từ ngày ai mất Mẹ ta goá chồng.
Đinh, Lê, Nguyễn... bây giờ Nông,
Họ nào xứng đáng làm chồng Mẹ ta?
2.
Cô giáo môn công dân hỏi học sinh :

- ... Tóm lại, Tiá của chúng ta là ai ?

- Đảng CS bách chiến bách thắng !

- Còn má của chúng ta là ai ?

- Nhà Nước cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư !

- Giỏi. Thế ước muốn tha thiết nhất của chúng ta là gì ?

- Trở thành những trẻ mồ côi !


Chào anh LS,

Thỉnh thoảng, khi có gì ngồ ngộ tôi cũng có liên lạc với anh TTĐ và rất chịu lối viết của anh ấy. Cám ơn anh đã share bài viết.

Mới gửi bài cho My như đã hứa. Thăm chút, HLN.
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4
Reply #32 - 01. Oct 2006 , 10:45
 
Quote:
Nhớ lời người xưa nói, HÀY UÔN LƯỞI BẢY LẦN TRƯỚC KHI NỎI
                   LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA
                   LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VƯÀ LÒNG NHAU
                 



Cám ơn anh Lam Sơn , 2 câu ca dao tục ngữ này thật đáng làm châm ngôn làm người !

Cám ơn anh đã đem về một bài viết rất sâu sắc của TTĐ " QH là mẹ , ai sẽ là cha? ".


Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #33 - 02. Oct 2006 , 11:40
 
Văn hoá tự do

Hàn Lệ Nhân


Tự do là đặc ân nguyên thủy mà khi khai thiên lập địa tạo hoá quên mở luân xa có tên chi đó trong cái gọi là đầu của loài người, vì vậy loài người chỉ mới phát hiện, soạn thành hiến pháp năm 1776, thành tuyên ngôn năm 1789, và cô đúc thành hiến chương từ 1948. Sau, có người ứng tấu ứng tác thành "không có gì quý hơn độc lập tự do", và đáng quý hơn nữa cũng chính con người ấy nhấn mạnh "có độc lập mà không có tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì"hoado rồi do tự do quá quý nên khi đạt được rồi chẳng chịu cho ai mó tới !

"Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đúng, đó là chân lý mà từ hồi xuất hiện huyễn sử Sen Vàng xứ Nghệ, một đứa trẻ chơm chớm vỡ giọng hay bắt đầu biết tự xoay sở tóm tém món nợ hàng tháng đều biết rõ đó là nhu cầu cơ bản uyên nhiên, chẳng cần xin mới có; song thực tế ở đời lắm khi "tự do không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được tạo dựng" (Karl Jaspers), phải đòi và trả giá, đắt nhất là bằng cái chết, tầm tầm bằng vài năm, vài chục năm bóc lịch, hoặc giả ít ra cũng bằng vài dúm máu, chục cục u tặng cho bạn dân, qua trung gian bọn tự do đầu gấu có tổ chức, có chỉ đạo từ xa. Và người mình – trong đó có tôi – nghe nói vốn chẳng ưa đổ máu nhưng coi mòi  - tôi là người thứ nhất - chỉ chuộng loại máu hy sinh màu đỏ của chính những kẻ bị tước đoạt cái lẽ đương nhiên kia, mà ít khi nghĩ tới loại máu màu đen của những dòng chữ tít ngái từ ngoài, kiên trường đòi lại cái quyền đương nhiên – mà chúng nó đã và đang có, cho người khác ở trong ! (Nghĩ cũng éo le, lắm nơi có cơ hội và phương tiện để thể hiện cái quyền mang tên số 4, nhưng lại tự hạn chế nó để né "vấn đề nhạy cảm" dưới nhân danh "phi nầy, phi nọ"). Đã đành tuyệt đại đa số những dòng máu đen chảy ra kia không màng chi sự lưu ý, vì đó là bổn phận tự nguyện, là trách nhiệm tối thiểu của người còn tí tạm gọi là lương tri kèm tí chữ nghĩa – dân gian gọi là vác tù và hàng tổng bằng cái đầu; chính quyền độc tài vu, quy là phản động - nhưng tập quán tốt đẹp chẳng đã di lưu "người làm nghĩa cử phải quên, người nhận nghĩa cử nên nhớ".

Tựu trung cái lẽ đương nhiên mang tên tự do kia đích thị là cái chi chi ?

1.      «Tự do: Phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn con người, trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội (đơn cử: tự do báo chí, tự do biển cả, tự do cá nhân, tự do hàng hải, tự do mậu dịch, tự do ngôn luận, tự do sáng tác, tự do tín ngưỡng, tự do và tất yếu, tự do ý chí...» (Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4 trang 716-718, nxb TĐBK – Hà Nội 2005);

2.      «Tự do bao hàm việc có thể làm tất cả những gì không gây hại cho kẻ khác...» (Điều 4, Tuyên ngôn nhân & dân quyền Pháp, 1789);

3.      «Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do công bố trong Bản Hiến Chương này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác...» (Điều 2,  Hiến chương Quốc Tế Nhân Quyền, 1948];

4.      «Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể.» (Điều 3, như trên);

5.      «Tự do luôn luôn hiện hữu. Chỉ cần trả đúng giá.» (Henri Millon de Montherland);

6.      «Thà tranh cãi trong không khí tự do, hơn là đồng thuận sau vành móng ngựa.» (Ignacy Krasicki);

7.      «Nếu con người thất bại trong việc hoà giải giữa công lý và tự do, tất cả đều thất bại.» (Albert Camus);

8.      «Tôi hiểu lệch lạc thế nào là tự do nhưng tôi hiểu rõ thế nào là giải phóng.» (André Malraux). «Còn tôi, MTGPMN, tôi thấm thía cùng cực từng cảm giác một của một người từng kinh qua trận bị/được giải phóng, cấp 3.» (Vô danh);

9.      «Mọi xã hội yêu sách tự do cho những con người, cần phải bắt đầu bằng bảo đảm cuộc sống cho họ. (Léon Blum);

10.      Tự do là một loại cây, một khi đã bắt rễ, thì phát triển rất nhanh. (George Washington);

11.      Khi chính quyền còn hiện hữu: Không có tự do; khi tự do thống trị: Chẳng còn chính quyền. (Vladimir Illitch Oulianov, Lénin);

12.      Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đêm buồn đi ỉa cũng không cho.
Cửa tù khi mở: không đau bụng,
Đau bụng: thì không mở cửa tù !
(Bị hạn chế, Nhật ký trong tù – Hồ-Chí-Minh, trang 220 nxb Văn Học Giải Phóng - Hà Nội 1976);

13.      Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Cay đắng chi bằng mất tự do.
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ,
Để cho người dắt tựa trâu, bò.
(Lính gác khiêng lợn cùng đi – H.C.M., sđd trang 112);

Vậy khi «người nô lệ yêu thích đời sống nô lệ, người đó có còn một đời sống nô lệ nữa không?» (Louis Scutenaire);

Và, «tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh cho anh được quyền nói lên những điều đó.» (Voltaire).

*


Một trưởng gia đình nghèo kia đả thông 53 trưởng gia đình nghèo nọ hùn bạc cắc mua tấm vé số "kiến thiết quốc gia"hoado trân trọng hứa «... thắng lợi rồi tôi sẽ ra sức cùng {các bạn} sửa sang tu bổ lại hết. Chúng ta sẽ làm những đường sá cầu cống khéo hơn, những nhà cửa tốt hơn và xứng đáng với một dân tộc tự do, độc lập hơn.»(1). Gần kề ngày sổ số, chẳng may trưởng gia đình cầm tấm vé số lăn đùng ra hết thở. Và tấm vé số trúng được 1 triệu đô-la Mỹ. Số tiền bự quá, bốc tối mặt em út nhà kia, chúng lật lọng giữ riệt hết một mình, 53 gia đình nọ nhao nhao phản đối, em út gia đình kia bảo:

─ «Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi !»(2)

─ Thế còn lời hứa khi hùn hạp mua vé số thì sao?

─ Văn tự hùn hạp ở đâu?

─ Ở đời tin nhau là chính. Một lời nói, một đọi máu.

─ Quân tử nhất ngôn nà quân tử dại, quân tử lói đi lói nại nà quân tử khôn !

─ Tiên sư nhà bác, lời thề giữa hai con người còn có đất trời chứng giám, huống hồ giao hẹn giữa chúng ta gồm những 54 gia đình, cọng gia đình ông trời nữa vị chi 55.

Bí quá, gia đình tân triệu phú nói trây:

─  Gia đình các đằng ấy nghèo quá nâu lên đã thành tật-nghèo thâm căn cố đế, lay chưa quen sống đời sống không-nghèo. Các đằng ấy đừng thèm no, để mặc chúng tớ no đủ dzồi. Cứ chường kỳ chuyên tu học tập, bao giờ kỳ cọ hết chất nghèo, gia đình tớ sẽ nần hồi chia cho.

─ Tiêng sư nhà chú, mới hôm goa gia đình chú cũng nghèo rớc mồng tơi như bọong tui mờ !

─ Xưa, thời Đông Châu, Ngũ Tử Tư một đêm chằn chọc vì việc lước mà bạc chắng mái đầu, thì lay, với mục đích chồng những con người mới trong thời đại siêu âm, vậy một đêm ôm trọn một chiệu đô-na Mỹ, tất nhiên cũng đốt giai đoạn được việc điều chỉnh cái cố tật-nghèo đi chứ !

─ Tiêng sư nhà anh, tiềng hùng dzôống mua tấm vé số là tiềng thắc lưng buộc bụng của toàng thể 54 gia đình. Hừ, cái vỏ ngoài cứ cho là sạch cố tậc-nghèo đi, là triệu phú đi, coòng cái roọc, cái trôốc thì răng ?

─  Chưa nghe ai dám bạo mồm lói ngài chiệu phú có cái dzuột, cái đầu nghèo cả !

─  Anh em thấy đó, «cuối cùng, người ta hứa hẹn với anh em (mình) đủ mọi thứ trên trời dưới biển, nhưng giờ đây anh em thấy toàn là những lời lừa dối cả.»(3)

─ Chính chị nà thế đấy !

─ Ơ tề, chi mà dị rứa. Số má, cờ bạc chứ chính chị, chính em chi mô ! Đừng có tam toạng.

─ Kệ hắng, cứ tạm cho chính trị dzới cờ bạc là cốt đồng, thầy cúng cá mè một lứa đi. Dzậy thì sao?

─ «Một chính chị gia có tài nà người có thể tiên đoán tương nai và sau đó cũng nà người có thể giải thích tại sao những sự việc nại không xảy ra như nời hắn ta đã tiên đoán».(4) Vả nại, «một chính chị gia không thể hành nghề lếu không có chí nhớ vì hắn ta phải nhớ tất cả những nời hứa mà hắn ta cần phải quên.»(5). Còn lữa, «giả vờ không biết những gì người ta biết, biết tất cả những gì người ta không biết, hiểu những gì người ta không hiểu, không thấy những gì người ta nghe thấy..., đấy nà chính chị !» (6)

─ Tiên sư nhà mày, chỉ được trò nỏ họng tru tréo, khéo dài lưỡi gỗ. Bây giờ tiểu gia đình mày đại thắng lợi nên nhà mày lộng kiếng. Cứ để xem, đợi đại gia đình chúng tao thắng lại...hừm ! Mà này, kỳ cọ hết tật-nghèo là thế nào? Và thế nào là sạch cố tật-nghèo để được nhận tờ giấy khen và 18.500 Du-Ét-Đi phần hùn trúng số?

─ Điều đấy thuộc "bí mật quốc gia", phải để tớ hỏi "bề chên" nà ông giời nha !

Hàn Lệ Nhân
(Tản mạn qua đêm 13, tào lao thâu đêm chờ sinh nhật: 02/10)
----------------------------------------
(1)       Lời kêu gọi phá hoại để kháng chiến, H.C.M., ngày 06/02/1947 - H.C.M. tuyển tập trang 413, nxb Sự Thật – Hà Nội, 1980).  

(2)       Kết quả của sự hy sinh - Bản án chế độ thực dân Pháp, sđd trang 89.

(3)       Tuyên ngôn của Liên hiệp thuộc địa, sđd trang 216.

(4)      Winston Churchill

(5)      Frédéric Dard

(6)      Pierre Caron de Beaumarchais


Back to top
« Last Edit: 02. Oct 2006 , 23:12 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #34 - 02. Oct 2006 , 19:17
 

hanlenhan wrote on 02. Oct 2006 , 11:40:
........
( tào lao thâu đêm chờ sinh nhật: 02/10)
........



Anh Hàn Lệ Nhân ơi ,

My không hiểu anh viết như thế có phải hôm nay là sinh nhật của anh không ?  ???




Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #35 - 02. Oct 2006 , 21:51
 
Thiên-Nga wrote on 02. Oct 2006 , 19:17:
Anh Hàn Lệ Nhân ơi ,

My không hiểu anh viết như thế có phải hôm nay là sinh nhật của anh không ?  ???



Chào chị My,

Chứ còn gì nữa ! Nói luôn: Vừa là ngày nhớ ơn cha mẹ, vừa nhớ ơn mẹ mấy tí nhau và chỉ ước được "đi" yên lành cũng trong ngày 02/10 (năm thì không dám mơ), vị chi thành Tam Đại Hỹ ! Grin

Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5
Reply #36 - 03. Oct 2006 , 05:19
 
hanlenhan wrote on 02. Oct 2006 , 21:51:
Chào chị My,

Chứ còn gì nữa ! Nói luôn: Vừa là ngày nhớ ơn cha mẹ, vừa nhớ ơn mẹ mấy tí nhau và chỉ ước được "đi" yên lành cũng trong ngày 02/10 (năm thì không dám mơ), vị chi thành Tam Đại Hỹ ! Grin



Anh Hàn Lệ Nhân à ,

Vạy thì mời anh sang mục Chúc Mừng  Sinh Nhật để   mừng SN kéo dài thêm  1 ngày nhé .   Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6
Reply #37 - 08. Oct 2006 , 06:55
 
Văn hoá dân chủ

Hàn Lệ Nhân


Khi còn tồn tại những hệ thống độc tài, đảng trị có liên quan trực tiếp đến những người đồng bọc với tôi, tôi chẳng lòng dạ nào bóc tách, chì chiết hệ thống dân chủ mà tôi đã ngẫu nhiên được chia sẻ bấy lâu nay, dù nền dân chủ nơi tôi đang an cư và trong các xứ tôi đã đi qua là hệ thống chưa hoàn hảo trong thực thi và chắc chắn quá Tết Congo vẫn chưa thể là "bất khả tư nghì " – đó là sự thật, nên miễn biện bàn; nhưng tôi dám lấy cái đầu tí tẹo của tôi ra đánh cá là nó ít tệ lậu, ít khuyết tật hơn hẳn mọi hệ thống khác (1), đặc biệt so với loại hệ thống nghe nói dân chủ gấp triệu lần thứ dân chủ thông thường, mà theo lối diễn suy của tôi, tôi gọi hệ thống dân chủ đó là hệ thống của xã hội loài kiến. Xã hội kiến mà tôi biết qua sách vở là xã hội sống theo quy luật thiên nhiên của "lao động là vinh quang", "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"...; nhân cách hoá thì thành hệ thống "Bao Cấp" lẫy lừng suốt mười năm lịch sử hay quá khứ 1976-1986 (không tính thời tem phiếu mấy chục năm trước 1975 ở Bắc), mà tôi lay hoay mãi chưa biết nên nhớ hay phải quên, và những người trong cuộc – trong đó có gia đình các bác, chú, cô, anh tôi - cần uống liều thuốc nào cho khỏi nhớ? Thời mà:

1- Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
2- Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
3- Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
4- Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
5- Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
6- Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý" !»
(Cao Tự Thanh: Người Việt xấu xí);

thời mà "mua cái đinh cũng phải xin miếng giấy", "ganh nhau từng đoạn chỉ, cái kim"hoado thời mà một «"căn hộ bé xíu nhưng vẫn phải dành chỗ để nuôi lợn"hoado thời mà:

Một yêu anh có may ô,
Hai yêu anh có cá khô ăn dần.
Ba yêu rửa mặt bằng khăn,
Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa.. »
(Một thời bao cấp, L. Anh - Tuổi Trẻ Online, 25/06/2006).


Còn nghiêm-túc-không-cười như con người mới XHCN thì thời oanh liệt đó phải chính danh là một trong vô số bóng ma của cái hình Tập Trung Dân Chủ (2). À, tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đối với cái đầu tí tẹo của tôi chỉ là thuật đảo ngữ/hoán từ, Bắc hoá, ngô nghê chữ nghĩa - nặng phần xảo ý lập dị, kẻ cả với hậu tâm chính trị, như Bảo đảm/Đảm bảo, Dẫn dắt/Dắt dẫn, nhà bảo sanh/xưởng đẻ, Máy bay trực thăng/Máy bay lên thẳng, Phẩm chất/Chất lượng,  Ngũ giác đài/Lầu năm góc, Hoa thịnh đốn/Oa-sinh-tân, Balê/Pari, Mạc tư khoa/Mátx-cơ-va, Thịt kho Tàu/Thịt kho Trung Quốc...nhưng sao lại Côte d'Ivoire (Ivory Coast)/Bờ biển ngà? Thủy quân lục chiến/Lính thủy đánh bộ - sao là Lính Thủy mà không là Lính Nước nhỉ?) v.v. và v.v...

Định nghĩa về Tập Trung Dân Chủ (TTDC) đầy rẫy trong tủ sách của tôi và u ê trên mạng - đặc biệt bài "Thế nào là dân chủ?", vật chứng đã mời anh Phạm Hồng Sơn vô ăn cơm "nhân dân" mấy năm trời, mà càng đọc tôi càng rối mù bù trất nên phải tự mình xào lại hầu tạm hiểu: Dân chủ (cá nhân) trong hệ thống TTDC là một xa xí phẩm cũng như công lý và pháp luật trong hệ thống này là một xa xí phẩm. Tạm hiểu như thế rồi, tôi cho đó là một luận điểm đáng suy gẫm. Và luận điểm này càng thêm phần sâu sắc, tràn trề tính thuyết phục khi kẻ đương quyền đinh ninh như đinh đóng cột rằng: Các chính quyền dân chủ phổ thông hiện hành trên gần khắp thế giới là loại chính quyền vừa không ổn định, không tự nhiên... chênh vênh trên 2 sắc cạnh - lúc bên nầy, lúc bên kia - của lưỡi lam bầu cử; vừa hao giấy mực, tốn nước bọt vận động rồi xùi bọt mép mè nheo kỳ kèo ghế nầy ghế kia, vừa phí phạm công sức lao động, hao tiền thuế của nhân dân ! Do đó, vì không đủ trình độ để thẩm thấu nỗi "vì dân" của kẻ lý luận, "tập đoàn phản động" trong-ngoài quy oan Thị Mầu cho chính quyền "chí công, vô tư" là chuyên chế độc tài. Chính quyền "chí công, vô tư" tất nhiên nổi bồ đề gai vì Thị Kính hoàn toàn nghĩ khác, tôi diễn cái khác đó thành: hệ thống TTDC-XHCN là một hệ thống cực kỳ dân chủ nơi mà những gì không bị hiến và luật pháp hạn định đều được chính quyền các cấp tùy tiện cấm tuyệt; hơn nữa, là nơi mà "luật pháp là những màng nhện mà những con ruồi to thì chui lọt, còn những con ruồi bé thì mắc kẹt" (3).

Ngoài ra tôi còn vỡ thêm ra rằng, dưới hệ thống cực kỳ dân chủ này, tội bịa đặt, tội xuyên tạc không nặng bằng tội nói sự thật (4); tội nói sự thật có án danh xoay quanh mấy nhóm chữ "bán lước, tiết nộ bí mật quốc gia, bôi dầu bôi nhớt nên hệ thống, lói xấu nãnh đạo" (5) ! Và để thi hành án danh Sự Thật này, mọi phương tiện đều khả thi, răm rắp theo phương châm "mục tiêu biện minh cho phương tiện" (để thay cho câu "bất chấp thủ đoạn, miễn đạt được mục đích" nghe nó côn đồ, Skinhead quá), nhưng tôi có thêm chút thắc mắc: Nếu phương tiện đưa tới kết quả xấu có xác minh là phương tiện – lý thuyết chẳng hạn, tồi không? Trong những kết quả xấu có sự nghèo đói mà nguyên cố TBT Nguyễn Văn Linh, năm 1988, từng tuyên bố "thà mất nước nhưng chúng ta còn dân tộc;  đói khổ thì còn tệ hại hơn mất nước vì đói khổ làm dân tộc ta mất đi nhân phẩm"(6):

Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi,
Gục đầu thổn thức trong bàn tay...
Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này?
[Tố Hữu: Vú em, Từ Ấy, trang 26. Xem nguồn ở chú thích 8]


Ngược lại, những thành quả vĩ đại như Đại Thắng Mùa Xuân, Tập Trung Cải tạo, Đổi Tiền, Đốt Sách, Đàn Áp Người Bất Đồng Quan Điểm, Tết Mậu Thân, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm... hoàn toàn là nhờ phương tiện TTDC-Mác-Lê-Mao khoa-học-đỉnh-cao-trí-tuệ-của-loài-người, chứ Dân Chủ bất ổn định nào mà cả gan muối mặt hoác mồm đạo công, kiểu sự tích chồn quáng gà lọt ổ bầy kiki con chết mẹ bên Quảng Châu xứ Tàu thời xửa thời xưa, lâu lâu lắm rồi, nghe đâu đã sáu mươi bốn triệu năm trước.

*

Mấy chục năm nay, mỗi lần cầm lá phiếu bỏ vào thùng phiếu để bầu chọn người đại diện cho mình, từ cấp lè tè lên tới cấp chóp bu, tôi đều sống lại cảm giác nước đôi, nửa phấn chấn, nửa ngao ngán hoặc nói theo "cảm giác" thời đại là bán nam, bán nữ hay phi nữ, phi nam: Phấn chấn vì chắc mẫm kỳ này sẽ chọn đúng người trong mộng. Ngao ngán vì mộng với thực trong tôi là hai phạm trù hoặc ngủ, hoặc thức chứ chưa thể là "đêm giữa ban ngày" được; là hai "kẻ thù bất cộng đái thiên", như ngày xưa rất gần đây, giữa Ta và Đế Quốc vậy. Tuy thế, dù bận bịu, dù đang bù khú cỡ nào tôi cũng tách ra đi bỏ phiếu. Nhất là trong mùa bầu tổng thống, bầu quốc hội, dù bị điều đi công tác ngoài biên giới xa tận đâu đâu, tôi cũng chịu khó tìm cho ra cách để hoàn thành bổn phận công dân (giấy) của một quốc gia dân chủ, như đến đại sứ quán hay gửi qua đường bưu điện (nơi tôi ngụ chưa biểu quyết lối bầu qua mạng như Mỹ, Bỉ, Hoà Lan...); cái quyền công dân mà trước khi lạc qua đây tôi chưa hề biết mùi vị ra sao. Tôi quan niệm thà đích thân dồn phiếu cho người mình kỳ vọng và sau khi họ đắc cử, mình lại thất vọng vẫn ngàn lần hơn tự kỷ ám thị vì nỗi thất vọng cũ để chẳng làm gì cả, khoanh tay nhìn người khác ăn mà mình phải no, né cái không ai có thể tránh được, hoặc như ông hàng xóm "Si noir" (cực đen) ưa ít đùa nhiều thật với ông hàng xóm "Chinois" (Chinese/người Tàu) là thằng tôi: "nếu ông không có ý kiến thì cứ theo ý kiến của tôi" !

Nền dân chủ nơi tôi tạm dung từ... 31 năm qua được ví thể "một thục nữ, mà muốn nàng giữ lòng trung trinh, phải ấy nàng hàng ngày" hoặc nói như Tổng thống Jacques Chirac: "Dân chủ là sự bình đẳng trước các quyền hạn, Cộng hoà là sự bình đẳng trước những cơ may"(7), và tổ chức bầu cử theo nguyên tắc hiến định phổ thông đầu phiếu kín 50% + 1, nên sự đắc/thất cử chênh nhau rất khiêm nhường, bởi thế thật sáng suốt khi Abraham Lincoln cho rằng «mỗi lá phiếu mạnh hơn một viên đạn». Đạn này là loại đạn mà các anh hùng hàng đầu trong hai cuộc kháng chiến thần thánh rất sợ, sợ hơn sợ bom B52. Vì B52 chỉ tiêu nhà, chết lính, chết dân chứ thứ "đạn phiếu" này "bắn gục" họ ngay, có thể "bắn" họ văng lên trời thành Air People ngay [8] ! Cho nên, chớ có nằm mơ giữa ban ngày là sẽ có trưng cầu này, trưng cầu nọ.

Cuộc bầu cử dưới hệ thống tập trung dân chủ trong mùa xuân vừa qua khẳng định thêm cho tôi là sự nhặng xị "thăm dò ý kiến" ròng rã mấy tháng trời - nghe đâu chỉ tốn tiền thuế có mỗi 28 tỉ, rõ ràng là bổn cũ soạn đi soạn lại nhưng mãi là "nghệ thuật vị nhân sinh siêu đẳng" vì vẫn "thành công vượt bực" trong việc làm cho nhân dân tưởng rằng từ rày họ sẽ được tham gia trực tiếp vào việc điều hành đất nước; và hai chữ Dân Chủ hai năm rõ mười chỉ là cái bánh ảo mà chính quyền vốn chi li cần kiệm – trong lúc đấu đá, dàn xếp ghế trên ghế dưới - hào sảng phóng tay ban cho nhân dân vì, bấy giờ chính quyền cần tới sự thiu thiu ngủ của họ, ít ra cho đến khi sự đã rồi và yên chí cho đến mùa vọng 5 năm sau mới phải tái diễn. Tóm lại, bách gia tranh minh đầu thập niên thế kỷ XXI hay trăm voi hợp xướng rốt cuộc không bằng đọi nước xáo làm sẵn của ông chủ tịch QH tương lai nhưng đã ba sắp sẵn ba sẵn sàng từ tám hoánh ! Đúng với câu "bầu cử dưới hệ thống tập trung dân chủ là người ta không cần phải thức trắng đêm trước kênh, đài mới có thể biết được kết quả". (9)
*

Điểm son to lớn của hệ thống TTDC là đã biện chứng một giang sơn nguyên khối nghe nói vốn đã trù phú, thành dải đất, nguồn nước cực kỳ phì nhiêu vì nơi đây mỗi lần trồng một công chức thì mọc thành hai và rất nhiều nghĩa vụ công dân không tên, và nhất là nắm chắc việc ứng dụng phát minh"phản ứng hữu kiện" của Pavlov, dân gian ta gọi là Thói Quen: Đừng để cho nhân dân sống như họ suy nghĩ mà phải nhồi cho nhân dân suy nghĩ như họ sống; bước tiếp theo - bước cuối cùng là làm thế nào choác cho nhân dân con vi-rút hồn nhiên chấp nhận phủ nhận mình để sống còn: Có được nhân dân – con người mới XHCN như thế, hệ thống TTDC mới dễ thở hơn nữa, bền vững muôn năm ! Nhưng con người mới XHCN (10), lớp tiền thất-ngũ là ai?

─ Dạ. Theo em, những con người mới thuộc promo trước 75 gồm những công bộc cổ thụ - chứ không phải công thần hãnh tiến - rất bảo thủ đối với tài sản mà họ đã sở hữu và rất cộng sản đối với những gì còn thuộc sở hữu của chủ nhân!

─ Dạ. Còn theo em, xem ra họ giống hệt những cuốn sách cũ trong tủ sách nhà em: Những cuốn được xếp tuốt trên hàng cao chẳng mấy khi được sử dụng !

"Nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc bầu chọn cực kỳ dân chủ kể trên làm tôi nhớ tới tích Sáng Thế Ký tân biên: Khi lập địa xong, qua ngày thứ Sáu, Đức Chúa Trời bèn tạo nên người theo hình ảnh Ngài, nhưng chỉ tạc ra một tác phẩm nam là ông Adam. Sau, thấy thủy tổ đàn ông đơn lẻ quá, Ngài mới dùng một lóng xương sườn của ông nầy nặn ra tác phẩm nữ là bà Eva. Xong,  Đức Chúa Trời cầm tay tác phẩm phụ gí vào tay tác phẩm chính, phán: Đây nha, con được toàn quyền lựa chọn cho con một người vợ !

Lối được toàn quyền chọn vợ của ông Adam và vở hát bội cực kỳ dân chủ nêu trên lại du tôi lan man nhớ tới ông Chính bên Tàu, ông Adolf bên Đức: Té ra độc tài kiểu Tần Thủy Hoàng, kiểu Hitler là đặt Nhiều quốc gia dưới hạ cước của Một bạo quyền, còn tập trung dân chủ là "kiến trúc" Một đất nước dưới trung phần của Nhiều lãnh đạo chuyên quyền ! Và mỗi lãnh đạo chuyên quyền sở hữu cái mác ĐV, càng thâm niên càng quý - tương tự rượu vang Mouton Cadet, là "thương hiệu đảm bảo chất lượng cao" như thương hiệu Dior trong nước hoa, Apple Macintosh trong vi tính, Sony trong điện tử, Krupp trong sắt thép... và Vina-Acecook trong mì, miến ăn liền. Cho nên, việc tìm hiểu, thẩm định nhân thân-lý lịch-tài đức của mỗi "ứng cử viên" hay lãnh đạo các cấp dưới hệ thống TTDC hay DCTT là thừa vì không cần, là sai vì coi dzậy mà hổng phải dzậy, khi mà bất cứ ĐV cao cấp nào, trong bất cứ lãnh vực nào, người ta đều có thể "linh động bằng phong bì" co cụm vào bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. ĐV bách khoa tầm cỡ nầy, Tây thăng đích danh là dân X, Polytechnicien (11) chứ đâu phải chuyện đùa ! Với tí ti khác biệt, một bên là SV lết ra từ Đại Đại Học Đường, một bên là ĐV bò ra từ Đại Đại Chiến Trường !

Tóm lại, nghị quyết cứ nghị quyết, mổ cứ mổ, cái nhọt ung thư Hồng hơn Chuyên (và nhiều thứ ung thư khác) coi như bất kham, vô phương; điều mà trước khi "tiên hạ thủ vi cường, hạ cánh an toàn", vị thủ tướng nọ đã một lần duy nhất trong đời khải ca là "trên nói, dưới không nghe", và ngược lại "dưới kêu trên im lặng". Trên nói dưới không nghe; dưới kêu trên im lặng tức là "Lục Thập Tứ Sứ Quân" rồi còn gì  !  Mà "Lục Thập Tứ Sứ Quân" thì đâu còn là Tập Trung nữa, và cùng lúc đồng nghĩa với nhu cầu phải có một Cờ Lau hào kiệt? Vậy, linh khí nào sẽ tạo ra được một hào kiệt như đất Hoa Lư hơn 10 thế kỷ trước?

Xưa, trong một thời gian khá dài, lúc đầu tôi tự hỏi: làm thế nào góp tí suy nghĩ để điều chỉnh cái hệ thống TTDC/DCTT hiện hành cho tích cực tương hợp với trào lưu thế giới mà vẫn giữ được bản sắc Rồng-Tiên, nghĩa là tôi đã viễn vông ước rằng "sự tiến bộ thực sự của dân chủ không phải là hạ lãnh đạo xuống ngang tầm quần chúng mà là nâng quần chúng lên ngang tầm lãnh đạo"(12). Kế đó, tôi có nghĩ tới giải pháp tuyệt đối phụ-nữ-hoá guồng máy lãnh đạo, nhưng rồi tôi bỏ ngay ý định đó vì, sau khi nghiên cíu kỹ, tôi nhận thức ra chân lý nam nữ đồng nhất thể là các đồng chí nữ cũng tròm trèm 8 lạng nửa cân so với các đồng chí nam, vì nam hay nữ hầu như đồng chất, đồng khuôn, đồng lò. Buông vỏ dưa, chộp vỏ dừa, chẳng bõ công. Sau, tôi có ơ-rê-ka ra "văn hoá nước biển" (tức muốn biết nước biển mặn như thế nào, phải xuống biển, vốc nếm): Lần lượt từng đợt nhỏ, mời lãnh đạo mọi cấp vào nhà nghỉ Hoả Lò đúng 7 ngày, để mỗi vị tự do thể nghiệm thực tế ba-bốn-năm-sáu-cùng với mỗi "cư dân" mãn đời trong đó (chứ không phải để "thiền ôm" hay tập trung cải tạo); hoặc mời các vị ra nghĩa trang Hà Nội hay công viên Lê Văn Tám (xạo) tại Sàigòn (tức nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi cũ) làm công tác bảo quản cảnh quan cho vong linh các danh nhân, tử sĩ của đất nước. Mỗi ngày mỗi vị chỉ có quyền lao động đúng 12 tiếng, thời giờ còn lại, mỗi vị toàn quyền song múa Tai-chi với bạn chung phòng. Đặc biệt 12 tháng trước mỗi Đại Hội toàn quốc về nhân sự, chương trình đi thực tế nước biển phải dành riêng cho Bộ Chính Trị Trung Ương và Hội Đồng Bộ Trưởng (Đại biểu Quốc hội nằm trong chương trình bình thường, hoặc không có cũng chả sao).

Áp dụng không ngừng nghỉ chương trình Nước Biển này từ bây giờ trở đi,  tôi bảo đảm mọi tệ nạn trầm kha trong ruột già hệ thống TTDC sẽ giảm ít nhất 50%, trước Đại Hội XI-2011 mấy tuần là ít... Dựa vào đâu mà tôi dám "một tấc thấu trời" thế ? Dạ thưa, dựa vào thực chất con người xã hội khi đứng tách ra khỏi bè, khỏi đảng. Tôi nghĩ, con người mới chào đời vốn phi thiện, phi ác chứ không "chi sơ tánh bản thiện" như cụ Khổng nói, tất cả là từ môi trường, giáo dục, đào tạo. Ai chẳng biết đoàn kết là sức mạnh: Đoàn kết nhiều cái thiện nhỏ thành cái thiện lớn là điều miễn bàn, nhưng đoàn kết nhiều cái ác nhỏ trong một bè, một đảng "tinh vi khoa học" khổng lồ thì cái ác vĩ đại sẽ trở thành tuyệt đối, đến thần linh - nếu có - cũng phải nhỏ lệ, bưng mặt xuôi tay. Tôi vững tin rằng chẳng có ông bố, bà mẹ làm lãnh đạo nào - sạch hay bẩn, thiện hay ác, trong hệ thống hàng dọc TTDC-XHCN, khi đứng chải tóc, ngồi trang điểm trước gương mỗi ngày, lại không động tâm áy náy trước những tệ nạn trầm kha của đất nước. Nhưng do đâu mọi tiêu cực cứ nhơn nhơn tiếp tục "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" lên không ngừng ? - Dạ. Tại cái bè, tại cái đảng khổng lồ với trăm ngàn thứ vòng vo lẫn quẩn với "đôi mắt thần: chủ nghĩa" (13) "tinh vi khoa học" kia ! Do đó, đêm nay, bây giờ, tôi tự nhũ: làm thế nào để dẹp cái ác khổng lồ đó đi:

"Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chung
Nắm tay sắt quyết đồng tâm lật đổ
Cả chế độ hung tàn gây thống khổ
Và tị hiềm, và gian dối, điêu vong !"
(Tố Hữu: Ý Xuân (1939), xem nguồn ở chú thích 8, trang 35),


trả lại bản lai diện mục cho từng cái ác nhỏ, rồi muốn dân chủ đa nguyên hay gì gì đó, tùy ! Bạn quá viễn mơ chăng? ─ Tôi tự biết chứ !

Cũng có lúc tôi trộm nghĩ, cái ác khổng lồ kia phải chăng là một hình phạt quả báo từ quá khứ Nam tiến? Nếu đúng vậy thì mong sao cái hình phạt này chóng dứt ! Còn nếu nó là một sự thử thách, thì phải làm sao cho nó đừng kéo dài.Và trong sự phập phồng của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hiện nay, từ vạn dặm tôi xin gửi tặng chị câu này: "Dân chủ là khi người ta gọi cửa nhà mình vào lúc 4, 5 giờ sáng... và là bà bán xôi đến giao phần điểm tâm tháng, theo thông lệ vào lúc 7 giờ !" (14)


Hàn Lệ Nhân
(07/10/06, Tản mạn qua đêm 15 - Tập viết lại từ các sách và tài liệu đã đọc qua, có thể do quên nên còn sót vài xuất xứ, ai biết xin thể tất và rộng lòng bổ túc cho. Xin cám ơn trước, HLN.)
---------------------------
(1)      Mượn ý cố thủ tướng Anh, Winston Churchill, 1874-1965.
(2)      Bạn có thể vào đây tham khảo chi tiết về TTDC: http://www.cpv.org.vn/result.asp
(3)      Honoré de Balzac, 1799-1850.
(4)      "Nói sự thật/Nói lừa dối", theo tôi là đề tài nhức nhối đầy thú vị, chẳng kém như khi tản mạn về tự do, dân chủ..., đáng "xào" thành một bài tản mạn lắm chứ.
(5)      Bán nước mà không văn tự, không chữ ký, vậy là siêu hơn ngài thủ tướng thâm niên nhất thế giới, năm 1958. Siêu được thế là "hậu sinh khả ố", còn đòi gì hơn. Bí mật quốc gia: mà ai nấy đều biết. Bôi dầu bôi nhớt lên hệ thống: Cổ máy "muôn năm", mới chạy xuyên chữ S có 372 tháng thì cần gì phải bôi thêm dầu nhớt. Nói xấu lãnh đạo: Thế nào là nói xấu? Lãnh đạo nào xấu tệ đến nỗi bị điểm huyệt? Bị nói xấu có nghĩa là lãnh đạo "Tốt" mà bị bêu rêu, vậy lãnh đạo bị hàm oan?
(6)      Dẫn theo LS Nguyễn Hữu Liêm: Dân chủ pháp trị, trang 220, Biển Mới xuất bản, Văn Nghệ phát hành, San Jose – California, USA 1991. Tôi có kiểm chứng câu nói này và theo tôi, có thể TBT Nguyễn Văn Linh mượn ý từ câu "Thà mất Nước không thà mất Hạnh" (vì trong hạnh, có nhân phẩm) trong Lục Độ Tập Kinh: Hạnh lắng nghe, Thích Thái Hoà.

LM Hoàng Quỳnh, ngày 27/08/1964 tại Sàigòn có câu tuyên bố: "Thà mất Nước, chứ không thà mất Chúa". Ngoài ra, còn có câu "Thà mất Nước chứ không mất Đảng" nhưng không ghi đích danh tác giả, có thể là một câu phóng tác từ ngoài nước để diễn đạt một sự kiện quốc sự nào đó xảy ra từ trong nước.
(7) Bapu Mahatma Gandhi [1869-1948] có câu tương tự "Dân chủ là phải bảo đảm cho kẻ yếu những cơ may giống như dành cho người mạnh".
[8] Tôi không muốn các ngài được văng ra biển thành Boat People vì thời VN-Boat People đã qua trang, đã được nhà thơ Tố Hữu ưu ái tiên tri và trao bản quyền cho từ 1961:

Đường xa bao nỗi truân chuyên,
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi.
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước,
Đảng ta đưa dân nước ta đi...
(30 năm đời ta có Đảng, tập Gió Lộng trong Thơ Tố Hữu, trang 133,
nxb Giáo Dục Giải Phóng - HN 1974).


(9) Mượn ý cố Tổng Thống Pháp, Georges Clémenceau, 1841-1929.
(10) "Nếu chủ nghĩa cộng sản không phải để dẫn tới sự sáng tạo một con người mới, thì nó chẳng có nghĩa lý gì cả." (nhà cách mạng cộng sản Á căn đình/Argentine, Ernesto Che Guevara, 1928-1967).
(11) Sinh viên Đại Học Bách Khoa: "Có lương tri và hợp lý: Lãnh đạo. Có lương tri mà không hợp lý: Nhân viên. Hợp lý mà không có lương tri: thảm hoạ." (Auguste Detoeuf, 1886-1947, cựu SV-ĐHBK, Pháp).
-  "Sinh viên Đại Học Bách Khoa không theo tả phái (Xã Hội + Cộng Sản và các đảng tả khuynh), cũng chẳng theo hữu phái (Cộng Hoà + các đảng hữu khuynh): Nó là cái trục (X)."(1 cựu SV-ĐHBK không nêu tên).
(12) Gustave le Bon, 1841-1931.
(13) Tố Hữu: Con cá, chột nưa (1944), tập Từ Ấy, sđd [chú thích 8] trang 47. Ghi thêm: "Đôi mắt thần: chủ nghĩa" là đôi mắt gì ? ─ Là đôi mắt trong cuốn 1984 của George Orwell;  là "Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt, Đảng ta đây, xương sắt da đồng" (TH: 30 năm đời ta có Đảng, sđd trang 133); là "Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi... Không gì vui bằng đôi mắt Bác Hồ cười" ! (TH: Sáng tháng năm, tập Việt Bắc, sđd trang 93).
(14) Mượn ý Henri Jeanson (1900-1970), có nơi ghi là tác giả câu: Chủ nghĩa tư bản là gì ? – Là người bóc lột người ! Chủ nghĩa cộng sản là gì ? – Là ngược lại ! (tức vẫn là người bóc lột người).


Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2006 , 10:35 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6
Reply #38 - 11. Oct 2006 , 06:57
 
Anh Hàn Lệ Nhân ơi ,

Anh tản mạn một đêm cho mọi người nghe xong  rồi  anh  nghỉ ngủ bù tới  mấy ngày vậy anh ?  Tongue Cheesy

Back to top
« Last Edit: 11. Oct 2006 , 06:59 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6
Reply #39 - 12. Oct 2006 , 17:01
 
Thân mến chào anh Hàn Lệ Nhân.

  Biết anh có tài viết nhạc qua giới thiệu của chị Miên Thụy. Nay lại thấy anh viết tản mạn theo kiểu đưa đẩy trào phúng rất hay . Kiểu viết này người có bị anh nêu tên có khi vừa cười vừa khóc mà có khi ngủ không được  đó anh ạ . Smiley

Rất khâm phục kiến thức và các nhận xét tinh tế của anh.

Tình thân,
ĐQ
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6
Reply #40 - 13. Oct 2006 , 08:20
 
Đặng-Mỹ wrote on 11. Oct 2006 , 06:57:
Anh Hàn Lệ Nhân ơi ,

Anh tản mạn một đêm cho mọi người nghe xong  rồi  anh  nghỉ ngủ bù tới  mấy ngày vậy anh ?  Tongue Cheesy



Chào DangMy,

Mới đi làm xa về đây, là nhào dzô liền tù tì. Tập viết nên đâu mà "tản" nhanh được, cả tuần được một bài là quá sức động não rồi ! Vả lại, phải để bạn đọc "gẫm" rồi "tiêu hoá " nữa chơ ! Wink

To Anh Đỗ Quân,

Mình cũng nghe ông bạn hoài đó chơ... Quả thật, bao nhiêu kỳ nhân của đất nước mà tuyệt đại đa số chỉ nằm trên Net, nhưng may mà có Net, chứ không chắc nằm trong học tủ hết trơn !

Mình lỡ dan díu với nhiều trò chơi chữ nghĩa, khi chơi thứ nầy, lúc chơi thứ khác nên chẳng thứ nào ra hồn. Cám ơn bạn đã chịu khó đọc mình !

Tình thân, HLN.
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6
Reply #41 - 13. Oct 2006 , 13:37
 
Văn hoá hạnh phúc

(Tặng chị 7, Việt Dương Nhân)

Hàn Lệ Nhân


Kiếp người hình như chỉ ngay ngáy với chuyện sống thọ nhiều hơn là sống hạnh phúc, trong khi tất cả đều có thể san sẻ cho nhau tất cả để chung sống hạnh phúc, và tất cả đều biết rõ là chẳng ai có thể san sẻ cho ai cái trường thọ. Trong giao tế nói chung, câu cửa miệng luôn luôn là "sao, khoẻ không, phát tài chưa?"hoado lâu ngày gặp lại nhau, câu cửa miệng cũng là "trông còn trẻ ghê ta !"... Và đã có mấy ai thăm hỏi nhau "thế nào, ni lâu sống hạnh phúc không?"

Mồng 2 tháng 10 vừa qua là ngày đại "song hỷ" của bản thân tôi: Sinh nhật thứ hai lần hâm bảy, và ngày cưới của hai đứa cũng vừa sát ngưỡng cửa để, năm tới, dón vào chữ bâm. Gẫm lại cuộc sống của bản thân kể từ khi biết suy nghĩ, biết để ý tới người khác, đặc biệt quan tâm tới người khác phái, tôi có tự hỏi mình: Nếu còn độc thân mình có hạnh phúc không? Và tôi đã tự trả lời, dứt khoát: Sung sướng thì chắc có, hạnh phúc thì nhất định không !

Hồi chưa qua đây học tiếp, trong gia đình tuy đông anh chị em, tôi được cưng chiều - quá mức. Suốt thời gian sống trong vòng đùm bọc của quyến thuộc, trên phương diện vật chất, so với các bạn đồng lứa,  tôi là cậu ấm chính hiệu. Tất nhiên, bây giờ đầu đã khởi chấm phá muối tiêu, tôi mới tự giác nối thêm hai chữ "quá mức" vào, để khỏi tự thẹn trước hai thân từ trên tran nhìn xuống, chứ trước kia tôi cho đó là bình thường, là chưa đủ; trong khi xóm giềng ai cũng bảo tôi đã là rồng lại nhâm, lại "út vàng" thì là "sang", là "hạnh phúc chết đi được" ! Có thật vậy chăng? Và tôi lại tự trả lời, vẫn dứt khoát: Sung sướng thì chắc chắn có, hạnh phúc thì nhất định không !

Tôi cũng tự biết chứ chẳng phải ngờ nghệch, chân phương đến nỗi không biết "hãnh diện" là mình được/bị cái "đào hoa chi mệnh" nó đãi/ám, nó thương/hành, song, do không tài nào tránh được - mệnh mà lại, nên trước khi "dại dột" lấy quyết định trao cái độc thân cho người "đồng sàng dị mộng" hiện giờ, tôi một mình lần lượt trồng được những 12 đoá hoa biết nói ! Mà chẳng mảy may kiêu ngạo, rất bình thản tôi khẳng định rằng: 12 đoá hoa của cái tôi-célibataire/single đều thuộc đẳng cấp Tứ Bình cả  đấy ! Ở đây chỉ tản mạn qua-loa-rơ-măng về tình huống "Một thuyền Hai bến": Một bến gần cho suốt niên học. Một bến xa dành cho 2 tháng hè và những kỳ nghỉ tam cá nguyệt. Vậy, lắm mối như thế, tôi-độc-thân có sung sướng, có hạnh phúc không?  Từ lâu, thỉnh thoảng trộm ngược dòng tuổi mộng, nghiệm lại, tôi tự trả lời: Sung sướng thì không, hạnh phúc thì có ! Sung sướng nỗi gì, lo lộ chiêu cũng đủ tiêu điều cái "long thể ngàn vàng" ! Còn hạnh phúc? – Có đấy, đơn cử: Hạnh-phúc-tôi là viết thư, kể lể những thao thức, những "đoạn trường tương tư" mót từ văn thơ Pháp nằm lòng với chủ ý du di chuyển ra hai ngôn ngữ khác, lận lưng linh động làm vốn "ngoại giao". Tôi viết lia chia (tâm thư, tùy bút mà), nhưng trong số những người nhận và đọc thư nhất định không ít người hạnh phúc, vì mãi sau này khi gặp lại, nhân nhắc tới chuyện viết lách của tôi trên nội san Pháp-Anh ngữ trong trường Lycée, đặc biệt bài "Silent girl, silent love" (*), đã có hai cố nhân thú nhận, đại để "trước kia, biết là lời không mấy thật nhưng đọc đi, đọc lại thấy lâng lâng lịm cả người ! Bây giờ, thỉnh thoảng hồi tưởng lại cũng còn...vui !" Vậy quả không sai khi có người nói: "Hạnh phúc và đau khổ luôn luôn tương đối đối với vài tình huống trong dĩ vãng mà người ta giữ lại kỷ niệm." (1)

Trong một đám cưới, tình cờ gặp lại một người rất xưa khác, tôi đến chào. Người xưa bảo:

-      Tưởng anh không còn nhận ra em, vì nay em già xấu rồi mà !
-      Ai chứ em thì có đốt thành than anh cũng vẫn nhận ra ! Nếu được làm lại từ đầu, em là người anh chọn !

Chỉ câu đía trên mà trong đêm đó tôi kín đáo có thêm 1 Partenaire/Partner trên sàn nhảy ! Đêm đó, ai sung sướng, ai hạnh phúc?

*


Vậy sung sướng và hạnh phúc có sự khác biệt ?

Theo tôi, quả đúng vậy: Ai cũng có thể tự tạo niềm sung sướng cho riêng mình nhưng hạnh phúc thì phải gồm ít nhất hai người, mà trong hai người bình thường, đàn bà quan trọng hơn, vì "đàn bà là tương lai của đàn ông" mà lị. Hơn nữa, hạnh phúc đích thực là làm cho người khác sung sướng. Nhà văn người Pháp, Marcel Achard có câu "người ta chỉ yêu những người đàn bà mà người ta làm cho họ sung sướng"hoado nhà văn cũng người Pháp, Châteaubriand có câu "hạnh phúc đích thực vốn giá rẻ; nếu nó đắt nghĩa là nó không phải từ một giống tốt".

Không những có sự khác biệt giữa sung sướng và hạnh phúc mà, cũng theo tôi, còn có sự khác biệt hạnh phúc giữa đàn ông và đàn bà. Hạnh-phúc-đàn-ông là hạnh phúc thụ hưởng theo cảm nhận; hạnh-phúc-đàn-bà là hạnh phúc thụ hưởng theo những người mà nàng yêu và cho (2). Hơn nữa, còn có thứ hạnh phúc trong đau khổ ! Đấy, cứ hỏi mấy ông mấy bà nhà văn, nhà thơ ắt rõ: Có phải khi viết lại được một kỷ niệm buồn (ví dụ thế) là họ sung sướng, hạnh phúc không? Mà theo lẽ, cái hạnh phúc được ghi tâm, khắc cốt trong văn thơ nói chung (không dám chủ quan bàn chuyện ngoài đời), là thứ hạnh-phúc-đau-khổ chứ không hề là thứ hạnh-phúc-sung-sướng. Nguyễn Du "bất tử" là nhờ biết đạo diễn cho Kiều những cảnh huống éo le, chìm trong đau khổ. Hàn Mặc Tử "sống mãi" là nhờ những dòng chữ "đứt ruột xé gan" trong bệnh tật... Tôi nhớ không lầm đã từng gọi loại hạnh phúc này là "thú đau thương" trong một bài biên khảo khá dài về con mắt.

Tôi có bà o hơn tôi ba tuổi, lối sống lứa đôi chẳng giống ai: 20 năm ở nhà nuôi 4 đứa con, mọi sự mọi việc trong gia đình êm ả trôi qua trong tinh thần cực kỳ "cộng sản": Vạn sự đều là của chung. Đến khi đứa con út bắt đầu vô trung học, tự lo liệu được rồi, bà quyết định đi làm và sự êm ả "cộng sản" bắt đầu nhú ra những chòm đá lởm chởm giữa dòng sông gia đình: Lương bổng do bà làm ra, bà chỉ lo tiền chợ, còn lại bà giữ rịt, giấu kín như mèo giấu... trong tài khoản ngân hàng của riêng bà. Tiền của do ông dượng tôi tạo được, gửi trong tài khoản ngân hàng, từ khi hai người gọi nhau là vợ chồng, ghi rành rành: của Ông và/hay của Bà. O tôi cho quan niệm sống của bà là thông minh, vì theo bà, bổn phận tự nhiên của chủ gia đình – đàn ông, là phải cáng đáng mọi chi tiêu trong gia đình. Biết chuyện, tôi thẳng thừng nói với bà: Vợ chồng mà o sống "thủ" như thế thì giỏi lắm cũng chỉ được thế nầy: Hoặc o là "quản gia" không công trong bếp, trên giường; hoặc o là khách trọ độc thân nên tháng tháng chỉ trả 1/6 giá tiền cho ngôi nhà gồm 6 người ! Hay nói như Tây là o "vừa muốn ăn bơ, vừa muốn thu tiền bán bơ". (Beurre et l'argent du beurre). Tóm lại, o chưa từng được là "vợ", từ rày o đừng than với mềng là o không có hạnh phúc và nhất là trước mặt người khác, đừng ra tuồng ta đây có hạnh phúc. Bà giận tôi ứa mật mấy tháng trời, cho là tôi "bênh người ngoài" ! Bà đơn phương chấm dứt ngang xương "hợp đồng" bất thành văn giữa bà và tôi: Trước khi bị "chích", nấu được món nào lạ, cứ như rằng bà réo bằng được tôi tới làm cobaye (vật thí nghiệm). Có điều bà đâu biết, bà xé hợp đồng thì tôi đã có "nội gián", "hậu cần vững chắc" là ông dượng vẫn lén mang đến tận nhà cho tôi "thí nghiệm" dài dài. Sau, qua một trận nằm bệnh viện chí tử, tặng lại trong đó nguyên cái tử cung; và chắc chắn nhờ thời gian thui thủi trong viện, nghe cái tivi độc thoại sao đó mà o tôi tự mở được cái luân xa gặm nhấm, nhiều hơn là do liều thuốc tôi "chích", bà nhận ra sự không hợp tình, không hợp lý của mình, nhận lỗi và quay 180°: Bỏ ra tất tần tật ! Sống lại nếp sống "cộng sản": Vạn sự là của chung. Bà mắng yêu tôi là "thằng cụ non đa sự nhưng có lý": "Không hẳn sự giàu có làm nên hạnh phúc mà là cách thức người ta dùng nó để tạo thành hạnh phúc" (3). Ông dượng thì khỏi nói, ông phát biểu trước mặt hai o cháu: "Kinh kệ, giáo lý nhà Phật chẳng ăn thua gì đối với o cậu, chỉ những lời "xóc óc" của cậu mới làm cho bả giật mình "giác ngộ". Tôi cười hóm: Đó là dượng nói chứ không phải mềng !

Một bà dì ở tỉnh miệt miền Nam nước Pháp, có 5 người con đều đã trưởng thành, dạy mấy cô con gái: Để có hạnh phúc gia đình, các con phải tìm hết cách mà nắm đầu mấy thằng chồng; dạy mấy cậu con trai: Tụi bây phải làm thế nào để nắm đầu mấy con vợ ! Bà này lớn hơn tôi đến giáp rưởi, nên tôi đâu dám trực diện "xóc óc", tôi ra đòn "du kích", kể chuyện Mộc và Giáo cho bạn tôi nay là con dâu trưởng của bả, để có dịp họp mặt đại gia đình, cô tùy nghi "chích" bà gia, cảnh tỉnh ông chồng mà giữ lấy hạnh phúc của tiểu gia đình cô và may ra sì-tốp được cái triết lý sống "Mâu Thuẫn" trong gia đình mấy người kia. Tôi kể:

«Có người làm nghề vừa bán mộc, vừa bán giáo. Ai hỏi mua mộc, anh ta khoe rằng: "Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng". Ai hỏi mua giáo thì anh lại khoe rằng: "Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng. Có người nghe nói, hỏi:"Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, thì sao nào?". (4)

Không biết bạn tôi lựa dịp để ra chiêu vào lúc nào, nhưng rốt cuộc, "cái giáo của dì đâm vào cái mộc của dì" thật. Chẳng là sau đó ít lâu, một cô con dâu đầm và một cậu con rể người Lào của bà dì, buông bỏ lại tất cả,  ngoéo nhau dung dăng dung dẻ đi lập tổ uyên ương khác ! Vì chưa cặp nào có tí nhau nên vụ việc cũng dễ được thông qua.

*


Gần đây gặp lại, tôi có hỏi về cuộc sống mới của hai nạn nhân Mộc và Giáo. Cô đầm (cử nhân văn chương), bảo:

-      Trước kia, "hạnh phúc của mỗi chúng em là sự nín câm của đau khổ". (5)

Chú Lào (chuyên viên tin học) thổ lộ:

-      Từ đó đến nay, hai đứa em đống ý với nhau là "cần phải tạo ra hạnh phúc để chống lại thế giới của khổ đau"(6), và chúng em cũng ý thức được rằng "cái trở ngại lớn nhất cho hạnh phúc là chờ đợi một hạnh phúc quá lớn"(7), nên muốn có hạnh phúc trong gia đình mới này chúng em cần phải tự khắc phục "nhìn nó như một phần thưởng chứ không như một mục đích".[8]

-      Có phải em muốn nói: hạnh phúc là phương tiện trong cuộc sống hầu đạt được lẽ sống?

-      Dạ không hẳn vậy ạ. Đạt được lẽ sống vẫn còn hàm ý của mục đích. Mục đích và phương tiện là cặp bài trùng, và anh cũng biết thừa là không phải phương tiện nào cũng "sạch" cả. Ví dụ phương tiện của bà dì anh dạy các em họ anh áp dụng với chúng em đấy.

-      Thế "nhìn hạnh phúc như một phần thưởng" theo hai em là sao?

Cô đầm:

-      Là đứa này làm được gì cho đứa kia hạnh phúc thì sẽ được hưởng phần thưởng xứng đáng của chính cái hạnh phúc mà nó tạo ra cho đứa kia.

-      Nghĩa là phải ươm tưới hàng ngày?

-      Dạ, nói cách tương đối là vậy. Người Pháp quan niệm "le bonheur n'est jamais immobile" (hạnh phúc chẳng bao giờ bất động).

-      Anh không biết câu thành ngữ em vừa nói, nhưng chí lý quá.

Chú Lào:

-      Hai đứa em đã từng đau khổ cùng một thứ đau khổ trong cùng một gia đình nên thấm thiá thế nào là bức khảm của hạnh phúc !

-      Em nói rõ hơn được không?.

Cô đầm:

-      "Hạnh phúc không phải là một viên kim cương năm, bảy ca-ra mà là bức khảm gồm những viên đá nhỏ được lần hồi sắp đặt một cách hài hoà". Câu này em không nhớ học được ở đâu.

-      Những ý tưởng sâu sắc thế này, hai em mới biết hay đã biết từ trước? Nếu đã biết từ trước, hai em có từng nói qua với mấy đứa em họ của anh không?

Chú Lào:

-      Dạ. Những ý tưởng này là do hai đứa em đọc được, trao đổi học hỏi lẫn nhau thời còn là em dâu, em rể của anh, do đó mới nảy sinh ra sự đồng cảm.

-      Dù thế nào, hai em mãi mãi là em của anh mà.

-      Dạ, hai em cám ơn anh. Đương nhiên, lúc trước bọn em cũng có nói qua rất nhiều lần với họ, nhưng anh ơi "đối thoại không thể diễn ra với một người không chủ ý tìm sự thật khi mà họ đã được nhồi và cất sẵn một và duy nhất một thứ sự-thật-ăn-liền trong bụng từ lâu", chỉ cần bị trái tai trái ý, tức khắc phản xạ, lồng lộng xù lông loạn tiễn tự vệ như con nhím bị kích động...

*


Gặp lại Hải Ý, cô bạn mà tôi đã "mách nước", cô bảo:

-      Mình có kể cho chồng mình nghe, nghe xong Khánh hỏi mình móc đâu ra. Dĩ nhiên, mình đâu dại tiết lộ là do đằng ấy, nói là đọc trong báo biếu dưới Métro. Ổng yêu cầu đừng kể ra trước mặt mẹ ổng. Nhưng xem chừng ổng "thấm đòn" liền tù tì, thay đổi thái độ lần lần, bây giờ dễ thở quá rồi, nhưng hai đứa đồng ý với nhau là trước mặt bà già, Khánh vẫn đóng vai "phán truyền" cho vui lòng bả.

Tôi cười:

-      Hắn mới là đối tượng chính, trước hết và sau cùng; đã được việc thì bà già kia đằng ấy kể làm chi.

-      Đâu đơn giản vậy. Khánh bảo mình đừng kể cho dì đằng ấy là sợ bả căm, hành mình thêm. Chứ chính Khánh là người rù rì câu chuyện Mộc và Giáo cho mấy đứa em và cả ông bố.

-      Ố là...Ai dè thằng Khánh lại là đứa "tuyên truyền, âm mưu lật đổ chính quyền"? Tuyết giữa tháng 7 thật rồi...

Hải Ý cười toé loe một lúc, tiếp:

-      Cái khó của hai đứa mình là còn ở chung, Khánh là trưởng nam mà. Cái khó của mấy đứa em là đã lỡ dại mua nhà kề bên nhà ông bà bô. Như đằng ấy cũng đã thấy, nhà này cách nhà kia không quá 30 thước.

-      Ừ... sống gần nhau như thế mà khéo tổ chức, khéo giữ được sự tương kính thì hạnh phúc, sung sướng biết bao. Ngược lại, là địa ngục.

-      Sau vụ Laeksavanh (chú rể Lào) và Marine (cô con dâu Pháp), các thành viên trong Mộc Giáo Đảng chao đảo dữ dội, cự nự đảng trưởng cứ gọi là toe mướp. Nhất là cô Bích Vy, vợ dượng Laekavanh và chú Khang, chồng thím Marine.

-      Đảng trưởng phản ứng ra sao?

-      Thì bả ôm mặt khóc hu hu, bảo tất cả cũng chỉ vì quá lo cho hạnh phúc của các con, quá thương con.

-      Thương con mình mà hành con người khác? Chỉ muốn phe mình ngồi trên đầu người khác... Vậy mà siêng đi chùa quá thể... ... Ít Hạnh mà cứ mong cầu nhiều Phúc. A di đà Phật !

-      Thế mới là Mộc Giáo Đảng !

-      Còn phó đảng trưởng?

-      Lúy là người "sung sướng" nhất ! Vì được hoàn trả quyền lãnh đạo mà không mất giọt nước bọt, không cần đảo chánh, chẳng cần cách mạng. Ông cụ đúng là "ngậm miệng ăn tiền", tuy trả giá không rẻ gì. Nhưng ông cụ, bà cụ có hay không hạnh phúc trong tháng ngày còn lại, và các cặp kia trong những tháng ngày trước mắt, đó là chuyện khác, là chuyện của mỗi cặp.

Ngưng một lúc, bạn tôi tủm tỉm, hỏi:

-      Mà này, thế ni lâu "quân sư" sống hạnh phúc không?

-      "Tán tụng hạnh phúc của mình nghĩa là giảm bớt nó đi"(9). Còn yếu đuối thở than nỗi bất hạnh chuyện lứa đôi là chưa thể gọi đó là bất hạnh, càng không thể là tuyệt vọng.

-      Đằng ấy muốn nói: Đủ nghị lực giữ im lặng, cắn răng chịu đựng nỗi bất hạnh mới thật là tuyệt vọng?

-      Mình nghĩ vậy. Vì thở than là để vơi bớt u uất trong lòng, đồng thời ẩn chứa sự mong tìm được lối thoát cho sự bế tắc, có thể từ một trung gian, người được nghe than thở chẳng hạn. Vả lại, "những gia đình hạnh phúc đều giống nhau mọi mặt; những gia đình đau khổ thì mỗi gia đình khổ đau mỗi cách." (10)

Hàn Lệ Nhân
(Tản mạn qua đêm 16, 13/10/2006)

Ghi chú:
(*) "Silent girl, silent love" là một bài thơ tiếng Anh rất chi "học trò" của tôi, sau tôi phổ thành nhạc, hát lần đầu cho các thầy cô và các bạn nghe trong một buổi họp mặt trước khi nghỉ lễ Giáng Sinh, 1973. Nó đã làm khối cô chung lớp xôn xao vì nàng nào cũng có cảm tưởng mình là Silent girl (mặc dù đa số bản tánh hót cứ như sáo sậu), thậm chí có cô còn mời tôi đến nhà ăn cơm, chỉ để moi cho ra: Who is that girl? Đời nào tôi nói ra, nghĩ bụng "cứ ởm ờ cho chúng nó chết !". Tuy nhiên, Silent girl thật thụ trong thơ-nhạc – đoá hoa thứ 12, tiếp tục cười bằng mắt, chẳng thèm nhúc nhích... Song, nước chảy mãi đá cũng mòn, nữa là hoa:  Hoa-12 đã chịu nở trong vườn của tôi, đầu niên học Terminal (lớp 12) năm 1974.

(1) Charles Bonnet; (2) Choderlos de Laclos; (3) Miguel de Cervantès; (4) Hàn Phi Tử; (5) Jules Renard; (6) Albert Camus; (7) Bernard Le Bovier de Fontenelle; [8] Antoine de Saint-Exupéry; (9) Marcel Achard; (10)Lev Tolstoï.

Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2006 , 23:14 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6-7
Reply #42 - 13. Oct 2006 , 22:34
 
Nhân Tài như lá muà thu
     Ban Biên Tập/Canh Tân
Đã một thời, người ta thường nói nhân tài như lá mùa thu khi nhìn vào thực trạng đen tối của đất nước. Đã nhiều năm, những con người lý tưởng Việt Nam dám công khai đứng lên chống lại bạo quyền được đếm bằng những ngón tay. Đã quá lâu chúng ta nhìn nhau và thấy rõ được nét sợ hãi của nhau đối với bóng ma chủ nghĩa. Cả một đất nước sống mà như chết. Một giải giang sơn phơi mình cam chịu như cánh đồng khô cằn, hốc hác dưới con nắng đỏ khởi đi từ dạo tháng 8 mùa thu.
Vậy mà những tháng qua, như sau một cơn mưa rào thấm đất, những hạt mầm ấp ủ từ thuở nào đã lũ lượt đâm chồi nảy lộc. Những con người mới, từ lâu không ai biết, đã xuất hiện. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng lại trỗi lên những tên gọi mới, những nhà dân chủ mới.

* Tuyên ngôn Dân chủ.
* Tự do Ngôn luận.
* Công khai Lập đảng.
* Cùng nhau ký.
* Cùng nhau phát biểu.
* Cùng nhau đối chất với công an.
* Cùng nhau thách đố bạo quyền.
* Cùng nhau đòi giành lấy lại vận mệnh của giống nòi.

Đã qua cái thời tự tung tự tác "bỏ tù cả lũ", đã qua cái thời hăm dọa một người trăm người sẽ rút. Đất nước Việt Nam đang trỗi mình, dân tộc đang hồi sinh. Con người đã bắt đầu bớt sợ. Có những người đã không còn sợ.
Đã qua nhiều năm tháng, có những con người Việt Nam thao thức trước tiền đồ của tổ quốc đã tự chọn cho mình một con đường lẻ loi, đơn độc để nhân danh Thiện chống lại Ác. Nỗi sợ hãi lớn nhất của họ không phải là bạo quyền mà là sự thiếu vắng của những con người lý tưởng khác. Người người che dấu sự bất lực của mình bằng thái độ thờ ơ. Người người dấu kín lý tưởng và khát vọng của mình trong sâu thẳm đến nỗi tưởng như là không còn hiện hữu. Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai Phẩm, Giải phóng, Cải tạo, Vượt biên, Đổi mới, Đông Âu sụp đổ, Thiên niên kỷ mới ...
Mỗi dấu ấn lịch sử của thời đại trôi qua và những con người lý tưởng, kẻ đã già, người còn trẻ vẫn âm thầm trong cô đơn và trong muôn ngàn nghịch cảnh, trường kỳ nuôi dưỡng ý chí và lý tưởng phục hưng. Ngày hôm nay, nỗi cô đang từ từ lùi bước. Đã có nhiều người bạn đồng hành, dù chính thức hay chưa chính thức nhận mặt nhau. Đã có những anh hùng đang vươn mình bước ra ánh sáng để công khai truyền bá lý tưởng, sứ mệnh và hoài bảo cho dân tộc. Ngày hôm nay, đã tới giai đoạn "tôi không còn cô độc ngay trên tổ quốc của mình" của những con người mang lý tưởng Tự Do và Dân Chủ.
Trời đã sắp vào thu. Hình ảnh những con đường lá vàng rơi rụng lại sắp sửa trở về. Hình ảnh một người đang lầm lũi quét lá nâu khô lại sẽ đến. Chung quanh lá sẽ vẫn rơi rụng. Người đàn ông sẽ vẫn cặm cụi quét, trong yên lặng, kiên nhẫn, chịu đựng. Ở bên kia con đường sẽ có những người đang ngồi bên trong khung cửa ấm nhìn ra. Trong bầu trời vào thu ảm đạm, sẽ không chắc nhiều người thấy trước mắt mình đang hé mở một mùa xuân quang đãng, không còn lá vàng và chỉ có cây xanh. Nhưng ai cũng sẽ biết, dù đó là người phu quét đường, dù đó là người bình thản trong nhà nhìn ra, đều biết là lá sẽ thôi rơi, sẽ được quét sạch, mùa thu vàng úa sẽ nhường chỗ cho trời xuân tươi sáng.
Không thấy đích đến nhưng biết chắc là đích đến hiện hữu, nhưng biết chắc sẽ có người đến đích. Chỉ thấy những con ve sầu thôi cất giọng buồn thảm sẽ biết chắc thu phong lại đến. Chỉ thấy lá rơi, chỉ thấy mùa thu hiện tại vàng úa chung quanh, nhưng biết chắc sẽ có ngày mãnh vườn sẽ sạch, mùa xuân sẽ tới. Đó chính là Niềm Tin và Hy Vọng.
Trong niềm tin và hy vọng đó, dù biết rằng có thể chúng ta không làm được việc lớn để thay đổi thế gian, nhưng chắc chắn mỗi người chúng ta có thể làm được việc nhỏ. Từ việc nhỏ sẽ có khả năng tác động việc lớn. Mỗi người chúng ta không đủ sức làm một cơn sóng lớn chấn động mặt hồ, nhưng với một giọt nước nhỏ kết hợp với nghìn nghìn giọt nước nhỏ khác, cùng nhau ta vẫn có thể làm mặt hồ chuyển động. Đó chính là Nhận Thức và Dấn Thân.
Hãy tin và hy vọng. Vì đất nước đang trỗi mình. Vì dân tộc đang hồi sinh. Vì chúng ta không còn đơn độc. Tương lai sẽ phải tươi sáng như đêm phải nhường chỗ cho ngày.
Hãy nhận thức và dấn thân.
Vì thiện phải thắng ác.
Bất kỳ một chế độ nào không đáp ứng nguyện vọng của người dân, chế độ đó phải xụp đổ. Một họng súng có thể làm chùn bước một người nhưng ngàn họng súng, ngàn xe tăng sẽ phải chùn bước trước vạn người tay yếu chân mềm nhưng ý chí vững như tường đồng chắc như vách sắt. Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu và chấm dứt ở những đôi chân cùng nhịp bước của nhân dân. Một người bước nhiều người sẽ bước theo. Và ngày hôm nay, đã có nhiều bước chân đang tiên phong tiến bước.

Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2006 , 22:35 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6-7
Reply #43 - 13. Oct 2006 , 23:20
 
Chào anh LamSon,

Lá mùa thu rơi rơi, lời văn nhẹ nhàng trôi mà ý mạnh hơn "ngàn viên đạn". Cám ơn anh đã mời Hàn tui, sáng thứ bảy này, một cốc cà-phê đặc quánh, nhiều hương vi.

Tình thân, HLN.
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tản mạn qua đêm 1-2-3-4-5-6-7
Reply #44 - 16. Oct 2006 , 17:59
 
Quote:
Đã một thời, người ta thường nói nhân tài như lá mùa thu khi nhìn vào thực trạng đen tối của đất nước. Đã nhiều năm, những con người lý tưởng Việt Nam dám công khai đứng lên chống lại bạo quyền được đếm bằng những ngón tay. Đã quá lâu chúng ta nhìn nhau và thấy rõ được nét sợ hãi của nhau đối với bóng ma chủ nghĩa. Cả một đất nước sống mà như chết. Một giải giang sơn phơi mình cam chịu như cánh đồng khô cằn, hốc hác dưới con nắng đỏ khởi đi từ dạo tháng 8 mùa thu.
Vậy mà những tháng qua, như sau một cơn mưa rào thấm đất, những hạt mầm ấp ủ từ thuở nào đã lũ lượt đâm chồi nảy lộc. Những con người mới, từ lâu không ai biết, đã xuất hiện. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng lại trỗi lên những tên gọi mới, những nhà dân chủ mới. .....

.......

Và ngày hôm nay, đã có nhiều bước chân đang tiên phong tiến bước.



Vâng , thưa anh Hàn và anh Lam Sơn  , lại vừa có 1 tin vui  đăng trong phần tin tức  Wink
Back to top
« Last Edit: 16. Oct 2006 , 18:00 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra