Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tin Tức Thế Giới  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 
Send Topic In ra
Tin Tức Thế Giới (Read 29273 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #195 - 12. Oct 2011 , 20:05
 



MIẾN ĐIỆN ÂN XÁ TÙ



Hôm Thứ Ba 11/10/2011, chính quyền Miến Điện chính thức thông báo ân xá hơn 6.300 tù nhân, làm tăng hy vọng là các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do, theo bản tin RFI. Bản tin nói, nếu việc này xẩy ra, thì đây sẽ là một cử chỉ mang tính biểu tượng rất cao của chính quyền Naypyidaw hướng tới các nước phương Tây.
Theo đài truyền hình Nhà nước Miến Điện MRTV, Tổng thống Thein Sein đã quyết định, vì «lý do nhân đạo», sẽ ân xá các tù nhân, để họ có thể «hỗ trợ công cuộc xây dựng đất nước». Việc thả tù nhân được bắt đầu từ ngày mai Thứ Tư.
RFI nói rằng, từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và phe đối lập Miến Điện đã đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho khoảng 2.000 tù chính trị bao gồm các nhà tranh đấu chính trị, luật sư, nghệ sĩ, nhà báo, và coi đây là bằng chứng thực tâm của chính quyền muốn tiến hành các cải cách chính trị và dân chủ hóa.
Sau khi lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, được trả tự do, việc thả các tù chính trị được coi là điều kiện tiên quyết để phương Tây tính đến khả năng bãi bỏ lệnh cấm vận được áp dụng từ cuối những năm 1990 đối với Miến Điện.
RFI cũng nói, rằng vào hôm Thứ Hai, một số quan chức của chính phủ Miến Điện nói với AFP là sắp có lệnh ân xá, trong số này có tù chính trị.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #196 - 12. Oct 2011 , 23:49
 

Việt Nam: có thể hay... không thể?


...



Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - Không thể lớn lên cùng thiên hạ, sẽ mãi đọa đày nhau... chứ không thì sao ? giết hại hàng triệu anh em bà con dân tộc chính mình rồi liên hoan mừng chiến thắng?... lời nói thẳng nói thật có mất lòng nhưng sẽ làm mình tốt hơn để phục vụ nhân dân sao lại bắt bớ giam cầm trong ngục tù hàng loạt con em,nhân dân mình sao không thể như người ta ? Chín bỏ làm mười! Có thể không?...

*

Truyền hình nhà nước Myanmar ngày 11-10 thông báo việc chính phủ sẽ trả tự do cho hơn 6.300 tù nhân chính trị trong lần đặc xá ngày 12-10- 2011.

Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar, được thành lập vào tháng trước, tuyên bố trên một nhật báo của Myanmar là việc trả tự do cho “những người bất đồng chính kiến” nhằm đáp ứng các lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế. Trong một thư ngỏ gửi Tổng thống Thein Sein ngày 11-10, Ủy ban Nhân quyền quốc gia đã kêu gọi chính quyền trả tự do cho các tù nhân chính trị, thư có đoạn viết: “Các tù nhân không đe dọa đến sự ổn định của đất nước và sự bình yên của xã hội nên phải được trả tự do”. Ngày 11-10, nhiều quan chức chính phủ cho AFP biết sẽ có một đợt đặc xá bao gồm các tù nhân chính trị trong những ngày tới. (tuổi trẻ online ).
...

Cánh cửa ngục tù không thể giam giữ những tiếng nói Tự Do

Như mùa xuân – phải qua những chặn đường của mùa hạ, thu, đông, nhưng chuyên chở tín hiệu mùa xuân ấy đến với nhân dân quốc gia Myanmar hôm nay gần như chỉ duy nhất mỗi một cánh én mong manh: Aung San Suu Kyi, với hai mươi mốt năm, trong đó mười lăm năm cô đơn ( biệt giam quản thúc tại gia ) đương đầu cùng giông bão. Cuối cùng thì cánh én Nobel hòa bình 1991 – Từng đối diện trước nòng súng của độc tài quân đội, cũng đẩy lui được cái “giá lạnh” mùa đông chính trị trên quê hương Myanmar của mình.
...

Người dân Myanmar chào đón sự trở lại của bà Aung San Suu Kyi. Người phụ nử Châu Á đấu tranh cho Nhân Quyền nổi tiếng nhất thế gới hiện nay ). (ABC)

Trước đó, Ông Thein Sein tổng thống dân sự đầu tiên, cựu tư lệnh quân đội trong chính quyền quân sự của Myanmar trước đây, thay vì “bàn tay thép” như quá khứ thì ông đã chìa bàn tay bọc nhung, thông qua chính phủ mời bà Aung San Suu Kyi tới thủ đô Naypyidaw gặp mặt đối thoại cùng Tổng Thống, đây là một động thái chưa từng có của giới quân sự cứng rắn cầm quyền trước đây.
...

Tướng Tư Lệnh Quân Đội Myanmar: Thein Sein.


Tất cả khởi đi từ lòng dân, chính xác như thế, dù hệ quả độc tài quân sự từ lâu đã âm ỉ chia rẽ xã hội, nhưng cao điểm bắt nguồn từ 27 tháng 5/1990: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương đấu tranh bất bạo động cho tự do, nhân quyền, dân chủ thắng cử vang dội (82% phiếu) mặc dù lúc ấy bà Suu Kyi đang bị quân đội giam lỏng. Chính phủ quân sự độc tài Myanmar (SLORC) không chấp nhận kết quả bầu cử này ? khiến cho Myanmar trong một thời gian dài bị thế giới cô lập chính trị, LHQ lên án và Mỹ cấm vận. Trong ASEAN và Châu Á lúc ấy, Việt Nam cùng Myanmar luôn nằm trong tốp dẫn đầu các quốc gia vi phạm tự do nhân quyền trầm trọng nhất. Việc bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel hòa bình khi đang là tù nhân càng làm cho chính quyền quân sự bị nhiều sức ép hơn về kinh tế và ngoại giao cho đến đầu năm 2011 chính quyền quân sự sau 50 năm độc tài quyền lực buộc phải “ thay áo” trong một cuôc “bầu cử” để có kết quả là ngày 30-3, Tổng thống đắc cử tướng Thein Sein khoác bộ veston thay cho quân phục trong lễ nhậm chức và dưới áp lực nhân dân kể từ thời điểm nội các mới nhậm chức, (SLORC) chính quyền quân sự chính thức bị giải thể”. Trước đó không lâu ngoại trưởng Mỹ Bà Clinton phát biểu: "Chúng ta muốn thấy có sự cải cách về dân chủ; một chính quyền biết đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Miến; thả lập tức và không điều kiện những tù nhân chính trị, kể cả bà Aung San Suu Kyi; đối thoại nghiêm túc với phe chống đối và các nhóm thuộc sắc tộc thiểu số."

Và rồi qua đường ngoại giao tích cực như “con thoi” cuối cùng thì chiều ngày 13 tháng 11 năm 2010, theo chiếu lệ của tòa án Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc khắc nghiệt tại gia 15 năm trong 21 năm qua.

Không chỉ là gặp gỡ của một lãnh tụ đối lập giữa bà Aung San Suu Kyi với tân Tổng Thống Thein Sein mà còn là lần đầu tiên chính phủ mời bà tham dự một diễn đàn kinh tế chính thức với sự có mặt của nhiều nhân vật quan trọng của các doanh nghiệp Myanmar và đại diện của tất cả 37 đảng phái chính trị được công nhận, với một Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar thành lập trước đó. Cuộc gặp này biểu hiện cho sự hoà giải mà chính phủ dân sự được bầu mới lên nắm quyền từ tháng 4 vừa qua của Myanmar đề xuất.
...

Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Thống Thein Sein


Người ta chưa biết chắc đó có phải là tín hiệu cho một mùa xuân mới thực sự đến với nhân dân Myanmar chưa? Nhưng ngần đó dữ kiện cũng khiến cánh én Nobel hòa bình Châu Á Aung San Suu Kyi trút bớt gánh nặng để nở một nụ cười khi biết rằng tất cả đồng sự và những người sát cánh cùng bà đấu tranh cho tự do dân chủ trước đây… sẽ bước ra khỏi cổng ngục tù …
...

Cánh én không biết mõi và nụ cười: Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi)


Tôi gõ đến những giòng chữ này không rõ buồn, giận hay xót xa mà ngón tay run run, dẫn chuyện xứ người mà tôi mơ đến quê nhà, nhiều “cánh én” lắm, cũng chở nặng những tín hiệu báo “xuân” cho tự do nhân quyền của dân tộc, nhưng đang xơ xác trong ngục tù, dương đôi mắt như ứa máu, thần thờ nhìn ra bầu trời cao …chắc cõi lòng quặn thắt lắm …Tôi cứ lan man trong cõi duy tâm…không biết lịch sử theo dòng, có phải ông cha ta trên đường Nam tiến đã vô tình khỏa lấp dưới lớp đất bụi thời gian hai ba dân tộc: Chiêm Thành,Óc Eo hay Chân Lạp nên cứ vướng mãi lời nguyền: Không thể lớn lên cùng thiên hạ, sẽ mãi đọa đày nhau... chứ không thì sao ? giết hại hàng triệu anh em bà con dân tộc chính mình rồi liên hoan mừng chiến thắng?... lời nói thẳng nói thật có mất lòng nhưng sẽ làm mình tốt hơn để phục vụ nhân dân sao lại bắt bớ giam cầm trong ngục tù hàng loạt con em,nhân dân mình sao không thể như người ta ? Chín bỏ làm mười! Có thể không?
.

Hoàng Thanh Trúc (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #197 - 20. Oct 2011 , 22:39
 

Số phận của nhà độc tài


...




Cập nhật - Video clip từ truyền hình Aljazeera.

Người đã từng tự xưng là anh hùng dân tộc, nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh đạo anh minh không thể và không bao giờ thay đổi được của Lybia đã trốn chui trốn nhủi dưới những ống cống, chạy trốn chính tội ác của mình. Ông ta đã bị bắt và bắn chết sau khi được lôi ra khỏi cống rãnh tại thành phố Sirte. Đây, số phận của một kẻ độc tài:



...
...
...



Nguồn ảnh: AFP

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #198 - 01. Nov 2011 , 07:32
 

T I N   T H Ế - G I Ớ I   ngày 31.10.2011


   
Palestine được bầu vào UNESCO


Vào ngày hôm nay,thứ hai 31.10,Palestine đã được bầu vào UNESCO,nhân cuộc biểu quyết của 193 thành viên của tổ chức này họp tại Paris.
UNESCO là tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của LHQ, đã "quyết định nhận Palestine như là thành viên của tổ chức" với kết quả cuộc bầu của  hội nghị khoáng đại lần thứ 36 như sau: 107 phiếu thuận,14 phiếu chống và 52 không biểu quyết.

...

Ryiad-al-Malki


Đây là một thắng lợi lớn về chánh-trị của Palestine vì cho tới nay,Palestine chỉ được hưởng qui chế quan-sát-viên. Ryiad al-Malki,ngoại trưởng của Thẩm Quyền Palestine nói rằng 'cuộc bầu này đã cho phép xoá đi một phần thật nhỏ những bất công đối với nhân dân Palestine"  "Chiến thắng ngày hôm nay ở UNESCO là khởi điểm cho một lộ trình khó khăn nhưng sẽ dẫn đến sự tự do của đất nước và của dân tộc chúng  tôi".

Được biết trong cuộc bầu của khoáng đại hội nghị UNESCO,nước Pháp đã bỏ phiếu thuận, trong khi đó,Ý và Anh không bỏ phiếu còn Do Thái,Gia Nã  Đại,Đức và Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Phát ngôn nhân của tổng thống Mỹ, ông Jay Carney cho rằng việc biểu quyết chấp nhận Palestine như hội viên toàn phần của tổ chức UNESCO là quá sớm và không có lợi đối với mục tiêu của cộng đồng quốc tế là đạt tới một nền hoà bình hoàn toàn,công chính và lâu bền ở Cận Đông.
Hoa Kỳ cũng loan báo trong ngày thứ hai việc họ ngừng đóng góp tài chánh cho UNESCO.Lẽ ra Hoa Kỳ sẽ phải đóng góp 60 triệu vào tháng mười một cho UNESCO nhưng họ sẽ không đóng, theo tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Victoria Nuland.

Được biết hai đạo luật của Hoa Kỳ được biểu quyết từ 1990 cấm chỉ mọi việc tài trợ cho một cơ quan đặc biệt của LHQ chấp nhận Palestine như thành viên toàn phần!
Đại sứ của Do Thái Nimrod Barkan cũng có tuyên bố tương tự, cho rằng việc chấp nhận Palestine như hội viên toàn phần của UNESCO không biến thẩm quyền Palestine thành một nhà nước thực sự nhưng chỉ tạo ra những trở ngại vô ích cho việc lập lại các cuộc thương thuyết.

Nhắc lại Palestine đã đệ đơn gia nhậm LHQ và đơn sẽ được Hội Đồng Bảo AN cứu xét vào ngày 11.11 tới.

...

Elias Sanbar


Đại sứ Palestine ở UNESCO, Elias Sanbar, đã hoan nghênh quyết định của UNESCO chấp nhận Palestine như thành viên toàn phần: "Đây đã là một ngày hết sức quan trọng đối với chúng tôi. Điều này đánh dấu sự chấm dứt một vài điều gì đó và khởi sự một giai đoạn mới.Điều căn bản quan trọng hơn hết,không phải là việc chúng tôi gia nhập UNESCO,nhưng mà là một tổ chức của LHQ".  Nhưng ông cũng cho biết thêm điều này không có nghĩa là Palestine sẽ được đương nhiên chấp nhận vào LHQ.
Về việc Hoa Kỳ ngưng đóng góp cho UNESCO, Elias Sanbar nói nhiều nước có cảm giác bị lăng mạ khi một nước dù lớn thế nào chăng nữa đã nói với họ 'hãy biểu quyết như tôi muốn hay là tôi sẽ trừng phạt cơ quan'.

Trong khi đó,Do Thái đe dọa những nước nào đã bỏ phiếu thuận cho Palestine gia nhập UNESCO sẽ thấy ảnh hưởng của họ suy giảm ở DO THÁI.

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/31.10.2011

Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2011 , 07:34 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #199 - 06. Nov 2011 , 08:59
 

Ðại sứ Trung Quốc nổi giận, nói phóng viên 'câm miệng'


Friday, November 04, 2011 7:49:10 PM
NEW DELHI, Ấn Ðộ (AFP) -Ðại sứ Trung Quốc ở Ấn Ðộ mới đây đã quát một nhà báo tại New Delhi phải “câm miệng” trong cuộc trao đổi đầy nóng giận về việc một bản đồ cho thấy các phần lãnh thổ Ấn Ðộ lại nằm trong Trung Quốc, theo tin từ các tờ báo Ấn Ðộ cho hay hôm Thứ Sáu.

...

Tu viện Chimmey tại tiểu bang Arunachal Pradesh, Ấn Ðộ, nơi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma từng thăm viếng. Khu vực này đang là nơi tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc. (Hình: Diptendu Dutta/AFP/Getty Images)


Các ký giả tới tấp vặn hỏi sau khi thấy một bản đồ trong hồ sơ đầu tư tại Ấn Ðộ cho thấy tiểu bang vùng biên giới Arunachal Pradesh của quốc gia này lại được vẽ là nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, cũng như khu vực đồi núi Kashmir.

“Sau khi bị hỏi dồn về bản đồ cho thấy Arunachal Pradesh và Ladakh nằm trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như vùng Kashmir do Pakistan chiếm đóng ở Pakistan, Ðại Sứ Zhang Yan quát với nhà báo là 'câm miệng,'” theo tờ Hindustan Times.

Ðại Sứ Zhang sau đó cho hay một nhà báo cứ tiếp tục hỏi vặn dù rằng ông đã nói đây chỉ là “một vấn đề kỹ thuật” và sẽ được điều chỉnh.

“Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện hơn với Ấn Ðộ. Ðiều này sẽ không giúp ích gì,” ông Zhang nói sau khi cho thấy sự nóng giận của ông trong cuộc họp báo tổ chức tại một khách sạn sang trọng.

Cuộc tranh chấp biên giới giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc đang là đề tài thảo luận từ năm 1962, khi hai bên có cuộc chiến biên giới đẫm máu, nhưng đến nay vẫn không có kết quả gì.

Vấn đề này vẫn tiếp tục là đề tài nhạy cảm và Trung Quốc, vốn coi toàn vùng Arunachal Pradesh là lãnh thổ của mình, phản đối chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Ấn Ðộ Manmohan Singh trong mùa tranh cử năm 2009.

Phía Ấn Ðộ tìm cách làm nhẹ vấn đề xảy ra hôm Thứ Năm, nói rằng bản đồ không do nhà nước Trung Quốc ấn hành. (V.Giang)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #200 - 09. Nov 2011 , 08:30
 

Trung Quốc đòi Nhật mau giải quyết vụ bắt thuyền trưởng tàu cá



Tuesday, November 08, 2011 3:39:18 PM
BẮC KINH (Reuters) -Bắc Kinh hôm Thứ Ba đòi Tokyo phải nhanh chóng giải quyết hợp lý vụ bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đã không chịu ngừng lại để bị khám xét vì đánh cá bất hợp pháp trong hải phận Nhật.


...
Tàu đánh cá Trung Quốc tại Dalian.
Nhật cho biết vừa bắt một tàu đánh cá Trung Quốc gần đảo Goto, ngoài khơi Nagasaki.
(Hình: Boris Cambreleng/AFP/Getty Images)


Chiếc tàu cá này bị tuần duyên Nhật phát giác gần đảo Goto ngoài khơi Nagasaki ở vùng Tây Nam Nhật và được yêu cầu ngừng lại bằng dấu hiệu và lời nói bằng tiếng Hoa, nhưng chiếc tàu cá bất chấp những lệnh này, theo Văn Phòng Tuần Duyên Nhật tại Nagasaki.

“Trung Quốc nhận được các báo cáo liên quan và hiện đang điều tra và xác định tình hình,” theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hong Lei cho hay trong một cuộc họp báo.

“Ðây chỉ là một vấn đề bình thường. Trung Quốc muốn Nhật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thuyền viên Trung Quốc và giải quyết hợp lý vấn đề càng sớm càng tốt.”

Vụ bắt giữ này xảy ra chỉ hơn một năm sau khi có tình trạng căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc tiếp theo vụ bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá khác của Trung Quốc vì ủi vào tàu tuần duyên Nhật gần một quần đảo có tranh chấp giữa hai quốc gia.

Vụ bắt giữ lần trước đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần quốc gia ở cả Nhật và Trung Quốc, gây ảnh hưởng trầm trọng đến mối quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên, lần này tàu Trung Quốc bị bắt giữ ở khu vực không có tranh chấp lãnh thổ, theo tuần duyên Nhật, và chính phủ lẫn giới truyền thông hai nước đều tỏ ra có thái độ tự chế.

Tuần Duyên Nhật tại Nagasaki cho hay thủy thủ đoàn gồm 10 người và chiếc tàu đánh cá được đưa về cảng Nagasaki vào trưa ngày Thứ Hai. (V.Giang)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #201 - 10. Nov 2011 , 22:25
 

Liên Hiệp Quốc bị kiện vì gây ra dịch tả ở Haiti


PORT AU PRINCE, Haiti (AP) - Một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền hôm Thứ Ba cho hay đã đưa đơn đòi Liên Hiệp Quốc phải bồi thường cho hơn 5,000 nạn nhân dịch tả và gia đình họ vì cho rằng đạo quân bảo vệ hòa bình của tổ chức quốc tế này đưa bệnh đến đây.


...

Dân Haiti biểu tình chống Liên Hiệp Quốc vì cho rằng binh lính tổ chức này đem bệnh dịch tả đến đảo quốc này. (Hình: Thony Belizaire/AFP/Getty Images)


Tổ chức Institute for Justice and Democracy in Haiti, trụ sở đặt tại Boston, nói rằng Liên Hiệp Quốc và lực lượng bảo vệ hòa bình gửi đến Haiti có trách nhiệm phải bồi thường hàng trăm triệu đô la vì không khám kỹ các binh sĩ đến phục vụ tại Haiti.

Tổ chức này nêu ra một loạt các nghiên cứu cho thấy các binh sĩ mắc bệnh đã gây ra trận dịch khi nước thải từ căn cứ Liên Hiệp Quốc đổ thẳng xuống một nhánh sông chảy vào một con sông quan trọng ở Haiti.

“Tình trạng bệnh tật, thiệt mạng và những thiệt hại vẫn còn kéo dài từ dịch tả mà người dân Haiti phải gánh chịu là hậu quả của nhiều sai lầm từ phía Liên Hiệp Quốc,” theo đơn kiện. “Ðây là sự cẩu thả, vô trách nhiệm và không kể đến sinh mạng của người dân Haiti.”

Dịch tả làm ốm đau khoảng gần 500,000 người dân và làm thiệt mạng khoảng hơn 6,500 người Haiti kể từ khi bùng phát vào Tháng Mười, 2010, theo Bộ Y Tế Haiti. Các bằng chứng thu thập được cho thấy căn bệnh này được đưa vào Haiti cùng với một tiểu đoàn lính Nepal, nơi dịch tả thường xuyên xuất hiện. Một nhà thầu địa phương đã không làm sạch các chất thải ở căn cứ Liên Hiệp Quốc tại Haiti và vi khuẩn dịch đã đổ xuống một trong những nhánh sông lớn nhất tại Haiti, theo cuộc nghiên cứu do một ủy ban Liên Hiệp Quốc thực hiện.

Tổ chức nói trên đòi Liên Hiệp Quốc phải bồi thường ít nhất $100,000 cho gia đình mỗi người thiệt mạng và $50,000 cho mỗi nạn nhân sống sót. (V.Giang)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #202 - 18. Nov 2011 , 04:13
 

Cộng Đồng Âu Châu bác bỏ điều kiện cứu nợ của Bắc Kinh


Theo hãng tin Reuters Cộng Đồng Âu Châu đã bác bỏ ba điều kiện Bắc Kinh đã đưa ra để cho vay tiền cứu nợ. Ba điều kiện đó là:

1. Giúp Hoa Lục gia tăng ảnh hưởng tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
2. Chấp nhận vị thế thị trường Hoa Lục trong Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
3. Bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hoa Lục.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #203 - 27. Nov 2011 , 15:52
 

Trung Quốc tuyên án tử hình 1, phạt 17 cán bộ dính dáng thịt heo độc


Saturday, November 26, 2011 3:25:03 PM

Tổng cộng 113 người bị phạt


BẮC KINH (AFP) -
Chính quyền Trung Quốc vừa có biện pháp trừng phạt 113 người, kể cả 17 viên chức nhà nước, vì dính líu đến một vụ tai tiếng liên quan đến thịt heo nhiễm độc chất, theo nguồn tin từ giới truyền thông nhà nước hôm Thứ Bảy.

...

Một sạp thịt heo ở tỉnh Anhui (An Huy), Trung Quốc.
(Hình: STR/AFP/Getty Images)


Trong vụ tai tiếng thịt heo nhiễm độc, Trung Quốc tuyên án 113 người, trong đó người bị xem là chủ mưu bị tử hình với 2 năm hoãn thi hành án.

Kẻ được cho hay là nghi phạm chính trong vụ này, Liu Xiang, bị án tử hình với hai năm tạm hoãn thi hành án về tội gây nguy hại cho an toàn công chúng, theo nhật báo Daily China.

Cơ xưởng chế biến lậu của Liu chuyên sản xuất chất clenbuterol, có khả năng gây bệnh tim và ảnh hưởng thần kinh, để trộn chung với thực phẩm cho heo nhằm tạo ra thịt heo nạc, bị công an khám phá ở thành phố Xiangyang, tỉnh Henan hồi Tháng Ba năm nay.

Clenbuterol là chất hóa học nằm trong danh sách bị cấm đưa vào thực phẩm, có triệu chứng gây nôn mửa, choáng váng, nhức đầu và tim đập mạnh nơi người tiêu thụ.

Các giới chức chính quyền, kể cả giới thanh tra an toàn thực phẩm, bị án tù từ 3 đến 9 năm.

Khoảng 36 nông dân nuôi heo khác bị án nhẹ hơn, từ án treo cho đến án tù dưới một năm.

Hồi Tháng Ba, đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) tường thuật rằng clenbuterol đã được tìm thấy trong các con heo do một công ty trực thuộc tổng công ty Shuanghui Group, công ty súc sản lớn nhất Trung Quốc mua trước đó.

Cuộc điều tra mở ra sau đó cho thấy từ năm 2007 đến Tháng Ba năm 2011, khoảng 2,700 kg clenbuterol đã được bán cho các nông gia nuôi heo ở tám tỉnh tại Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước.

Các vụ tai tiếng thực phẩm là điều thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, với các vụ mới nhất gồm việc chế biến dầu ăn từ chất thải ở ống cống, trứng nhiễm độc và nấm độc.

Ðể trấn an dân chúng, nhà chức trách Trung Quốc năm ngoái ra lệnh phải có bản án tử hình trong các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trầm trọng nhất. (V.Giang)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #204 - 29. Nov 2011 , 05:29
 

Iceland từ chối bán đất cho đại gia Trung Quốc




REYKJAVIK, Iceland
- Ðảo quốc Iceland hôm Thứ Sáu chính thức bác đơn mua đất để làm khu du lịch của một đại gia Trung Quốc, biện luận rằng từ trước đến giờ chưa hề có một người ngoại quốc nào muốn mua một miếng đất lớn như thế, theo tin của Washington Post.


...

Vùng đất hoang vu ở miền Ðông Bắc Iceland, nơi một đại gia Trung Quốc muốn mua để biến thành khu du lịch. (Hình: AP/Paisley Dodds)


Nhà trùm doanh nghiệp Trung Quốc, Huang Nubo, được tạp chí Forbes xếp hạng người giàu thứ 161 hồi năm ngoái, với tài sản trị giá $890 triệu.

Ông Huang, 55 tuổi, thành lập công ty Zhongkun Group năm 1995, sau một thời gian làm việc cho bộ tuyên truyền và bộ xây dựng của nhà nước Trung Quốc.

Lý lịch đối với đảng cộng sản TQ của ông, gây nên nhiều suy đoán rằng vụ mua đất không chỉ đơn thuần vì mục đích phục vụ du lịch và từ lòng yêu thiên nhiên.

Miếng đất ông Huang muốn mua là vùng đất hoang vu, lác đác đó đây những khe nứt, những vũng bùn sôi sục với hơi nóng bốc lên, và cả những cánh đồng nham thạch hỏa sơn. Như vậy chính quyền Iceland hoài nghi, không có lý do gì đại gia này lại muốn mua để làm nơi du lịch.

Ông Huang trầm trồ: “Thiên nhiên nơi đây đẹp lắm,” nói vậy để phản bác lời cáo buộc Trung Quốc muốn đặt một đầu cầu chiến lược trên vùng Ðịa Cực, nơi một ngày nào đó nhờ băng giá tan chảy, sẽ mở ra nhiều hải lộ khiến việc vận chuyển hàng hóa qua đây giúp tiết kiệm được rất nhiều.

Ông Huang thêm, ông sẽ biến miếng đất nằm ở phía Ðông Bắc Iceland thành một khu du lịch thượng hạng, và rằng ông sẽ bảo vệ môi sinh. Ông dự trù mỗi năm sẽ thu hút được 10,000 du khách, chỉ bay 45 phút từ thủ đô Jeykjavik. Theo ông, giai đoạn đầu của dự án sẽ hoàn tất vào năm 2015.

Dĩ nhiên là Iceland đang rất cần tiền, kể từ khi các ngân hàng lớn tại đây lần lượt sụp đổ cách nhau mỗi tuần hồi tháng 10, 2008, khiến kinh tế bị teo lại và đồng tiền bị mất giá. Tuy nhiên tinh thần kiêu hãnh và độc lập cao độ của người dân ở đây, vẫn nhất định từ chối không để người ngoại quốc đánh cược vào tương lai hay tài nguyên của họ.

Thủ tướng Iceland, Johanna Sigurdardottir, có nói bà hoan nghênh việc đầu tư của ông Huang, cũng như công việc làm mà việc này mang lại.

Tuy nhiên Bộ Trưởng Nội Vụ Ogmundur Jonasson lại bảo chính quyền hạn chế quyền sở hữu đất của người ngoại quốc, và đang cứu xét về vấn đề môi trường cũng như những khía cạnh khác trước khi quyết định.

Cuối cùng ông Jonasson từ chối đề nghị của ông Huang, qua lá thư hỏi ông Huang vì sao lại muốn mua nhiều đất như vậy, một dải đất rộng gần 76,000 mẫu với giá $8.8 triệu, tức bằng 0.3% diện tích của đảo quốc.

Luật pháp Iceland giới hạn việc bán đất cho người nước ngoài để “bảo vệ sự độc lập và chủ quyền của Iceland, đồng thời giữ cho người dân ở đảo quốc này cơ hội để được hưởng tài nguyên của đất nước”. (T.P.)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #205 - 04. Dec 2011 , 14:12
 

Động lực thay đổi tại Miến Điện : chống Trung Quốc . Và tổng thống Miến Điện chính thức ban hành Luật biểu tình.      


Tổng thống Miến Điện chính thức ban hành Luật biểu tình . Luật này quy định người dân muốn biểu tình phải thông báo cho chính quyền trước 5 ngày về thời gian, địa điểm và lý do. Người biểu tình cũng phải báo trước là sẽ hô hào, ca hát những gì trong lúc xuống đường, cũng như lộ trình sẽ đi qua. Luật biểu tình cấm làm tắc nghẽn giao thông hay gây rối trong cuộc tập họp. Những người nào biểu tình không xin phép có thể bị phạt đến một năm tù. Còn những ai quấy nhiễu những cuộc biểu tình hợp pháp có nguy cơ lãnh bản án hai năm tù giam.

+++++

Tinh thần dân tộc chống Trung Quốc : Động lực thay đổi tại Miến Điện
. Chính những người quân nhân ở Miến Điện, lòng ái quốc của họ đã nổi lên, và họ nhìn thấy rằng phải thay đổi để thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Ngoài ra, còn có việc các nước Tây Phương vẫn đòi hỏi Miến Điện là chỉ giao thiệp với họ nếu có dân chủ hóa, và điều kiện đó đã giúp chính quyền Miến Điện mạnh dạn bước vào con đường trả lại tự do cho dân chúng.
Tinh thần dân tộc chống Trung Quốc : Động lực thay đổi tại Miến Điện

Chính những người quân nhân ở Miến Điện, lòng ái quốc của họ đã nổi lên, và họ nhìn thấy rằng phải thay đổi để thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Ngoài ra, còn có việc các nước Tây Phương vẫn đòi hỏi Miến Điện là chỉ giao thiệp với họ nếu có dân chủ hóa, và điều kiện đó đã giúp chính quyền Miến Điện mạnh dạn bước vào con đường trả lại tự do cho dân chúng.

...

Tổng thống Miến Điện Thein Sein tiếp Ngoại trưởng Mỹ Clinton (Reuters)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #206 - 13. Jan 2012 , 23:22
 

Nhiều tù nhân chính trị quan trọng được thả tự do ở Miến Điện



    http://www.lemonde.fr/asie-pacifique...9203_3216.html

    Libération de prisonniers politiques de premier plan en Birmanie


...



    Miến Điện thả những tù chính trị quan trọng


    Sự kiện nổi bật hôm nay, thứ sáu ngày 13/01, là Miến Điện trả tự do cho một số tù nhân chính trị quan trọng. Phương Tây đã không ngừng kêu gọi cuộc "ân xá" này. Nó cũng là bằng chứng để chế độ cho thấy sự chân thành trong các công cuộc cải cách. Ngay lập tức, nó đã được hoan nghênh bởi phe đối lập. Một số lãnh đạo cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988, mà sự đàn áp đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, đã được thả ra lần này. Các lần thả trước đây đã làm mọi người thất vọng vì không có ai trong họ có mặt.

    Min Ko Naing, người đã trải qua phần lớn thời gian trong tù từ năm 1988, bị tuyên án tù 65 năm do tham gia vào cuộc "bạo loạn" ở Saffron năm 2007, cũng được thả sáng nay, theo một người chị gái của anh ta cho biết. Htay Kywe, một lãnh đạo khác của "thế hệ 88", cũng bị kết án 65 năm tù vào năm 2007, được thả ra lần này, người nhà anh ta cho biết.

    Nhân vật quan trọng nhất được thả lần này là cựu Thủ tướng Khin Nyunt, theo một viên chức cao cấp. Khin Nyunt bị truất quyền vào năm 2004. Năm sau đó, ông bị bắt và bị kết án 44 năm quản thúc tại gia vì tội tham nhũng. Cùng với Khin Nyunt, cơ quan phản gián quân đội bị giải tán.

    "Một dấu hiệu tích cực"

    Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi ngay lập tức hoan nghênh sự kiện, đây là lần ân xá thứ ba kể từ tháng 10 năm ngoái. Nó được công bố đêm thứ năm, hôm qua, trên các phương tiện truyền thông chính thức. "Đó là một dấu hiệu tích cực cho tất cả mọi người. Chúng tôi hoan nghênh những cuộc phóng thích như thế này", theo ông Nyan Win phát ngôn viên của Liên minh. Cũng theo ông, một số nhà bất đồng chính kiến "đang trên đường trở về nhà." Theo báo xuất bản bằng tiếng Anh, New Light of Myanmar, ân xá có tổng cộng 650 người và nhằm mục đích "hòa giải dân tộc và mong sự tham gia của họ trong tiến trình chính trị."

    Chính quyền quân phiệt nắm quyền gần nửa thế kỷ đã "giải tán" tháng ba năm ngoái và chuyển quyền lực cho một chính quyền gọi là "dân sự" nhưng vẫn nằm dưới sự kiếm soát của quân đội. Chính phủ mới đã gia tăng các cải cách chính trị sâu sắc, tương phản với sự độc quyền trước đây của chế độ của tướng Than Shwe. Nó cũng làm giảm bớt không khi khủng bố của chính phủ cũ. Nó đã cho phép bà Aung San Suu Kyi quay trở chiến trường chính trị. Bà có thể ứng cử vào tháng tư tới trong một cuộc bầu cử thêm vào Quốc hội. Bà mới chỉ được tự do vào tháng 11 năm 2010 sau thời gian bị quản thúc.

    Chính quyền cũng đã ban hành pháp luật cho phép các cuộc biểu tình và đình công và đình chỉ việc xây dựng một con đập gây tranh cãi được tài trợ bởi người đồng minh quan trọng, người hàng xóm Trung Quốc. Họ cũng bắt đầu đối thoại với các nhóm chống đổi của người thiểu số, những người chưa bao giờ có quan hệ với chính quyền trung ương kể từ khi đất nước độc lập và o năm 1948. Thậm chí họ còn ký kết thỏa thuận ngừng bắn với một số lực lượng chống đối. Trong đó, với lực lượng nổi loạn chính ở Karen, mới ngày hôm qua.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #207 - 24. Mar 2012 , 22:27
 

Ðức Giáo Hoàng: Chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp



Chuẩn bị viếng thăm Cuba


LEON, Mexico (AFP) - Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI hôm Thứ Sáu phát biểu, chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp với Cuba nữa, và rằng Giáo Hội La Mã sẵn sàng giúp đỡ đảo quốc này tìm một cách mới để tiến tới mà không “thương tổn.”

...

Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI vẫy tay tại phi trường ở Rome, hôm 23 Tháng Ba, 2012, khi đang bước lên máy bay trong chuyến du hành đến Mexico và Cuba. (Hình: AP/Andrew Medichini)

Phát biểu trên máy bay, trong chuyến du hành từ Rome sang Mexico và Cuba, Ðức Giáo Hoàng nói rằng chứng cớ ngày nay cho thấy quan điểm ý thức hệ Marxist không còn phù hợp với thực tại. Ngài nói, Giáo Hội sẵn sàng giúp đỡ Cuba chuyển tiếp một cách ôn hòa, và rằng tiến trình này đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn nhưng cũng “cần có nhiều quyết tâm.”
Ðức Giáo Hoàng thêm rằng, cộng đồng Công Giáo Cuba, vốn chiếm 10% dân số, sẵn sàng giúp tạo một cuộc hội thoại xây dựng, để tránh thương tổn, đồng thời giúp tiến tới một xã hội thân ái và công chính. Ðây cũng là điều Giáo Hội ao ước đến với cả thế giới.
Cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng đúng vào kỷ niệm năm thứ 400 Ðức Mẹ Thương Xót (Our Lady of Charity), ngày mà tượng Ðức Mẹ được tìm thấy dưới biển và được tôn kính vì mang đến nhiều phép lạ. (TP)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #208 - 26. Mar 2012 , 23:38
 

BIỂU TÌNH CHỐNG HỒ CẨM ĐÀO ĐẾN ẤN ĐỘ



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #209 - 26. Mar 2012 , 23:39
 
VIDEO 2

Back to top
« Last Edit: 26. Mar 2012 , 23:41 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 
Send Topic In ra