Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Phong tục tập quán  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Phong tục tập quán (Read 374 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Phong tục tập quán
04. Jan 2007 , 05:27
 
03 Tháng 1 2007 - Cập nhật 18h19 GMT

Lịch sự như người Pháp

 
Caroline Wyatt
BBC News, Paris

... 
Paris lãng mạn, nhưng đừng quên hiện thực

Người Anh vốn coi người Pháp là thô lỗ với dân ngoại quốc, bởi vậy khi thấy tựa đề một cuốn sách là "Nguồn gốc sự nhã nhặn Pháp quốc" thì có thể có người cho rằng cuốn sách này chắc chẳng mấy trang.
Thực tế, tuyển tập nghiên cứu của Frederic Rouvillois về phong cách lịch sự của người Pháp qua nhiều thời kỳ dài tới 550 trang lận.

Trước đó, cũng có một cuốn sách bán chạy như tôm tươi của tác giả Nadine de Rothschild với các lời khuyên về cách đối nhân xử thế trong "xã hội lịch sự của Pháp".

Toàn là các tác phẩm cần thiết cho những người nào không biết cách sống kiểu Pháp mà phải tham dự tiệc tùng ở trời Tây này.

Than ôi, tôi chưa từng được nghe tới chúng trước khi tôi được mời dự bữa ăn tối kiểu Paris đầu tiên của đời mình.

Tôi đến căn hộ sang trọng tại khu Tả Ngạn sông Seine đúng tám giờ tối như trên giấy mời, tay ôm hoa để tặng bà chủ nhà.

Tôi hơi ngạc nhiên thấy bà có vẻ không hài lòng lắm. Sau đó, tôi vỡ lẽ rằng các vị khách mời khác, toàn là chính trị gia, với một ông triết học gia, một vài vị trong ngành ngân hàng và các phu nhân; một giờ sau mới tới.

Họ nói chuyện bằng thứ tiếng Pháp liên thanh, không thương xót gì kẻ ngoại quốc duy nhất trong phòng là tôi.

Thế là để thoải mái hơn một chút, tôi với lấy chai rượu và rót cho mình ly thứ hai.

Cả bàn ăn đột nhiên chết lặng trong khi dòng rượu vang chảy như trong phim quay chậm vào chiếc ly của tôi.

Không khí lặng tờ và mười cặp mắt Paris xoáy nhìn. Tôi chỉ biết cười gượng gạo và im như hến suốt buổi tối rồi ra về lúc sớm nhất có thể được.

Chắc chắn là tôi đã phạm lỗi lầm gì đó nghiêm trọng lắm, nhưng tôi không rõ là lỗi gì.

Trọng tội

Mãi tới tuần này tôi mới phát hiện ra theo các quy tắc hành xử nghiêm khắc của Pháp tôi đã mắc bao nhiêu lỗi khủng khiếp.

Tôi được bà Constance Reitzler, giám đốc trường La Belle Ecole - gọi nôm na là Trường Đẹp - chuyên dạy cách đối nhân xử thế nhã nhặn cho người Paris và ngoại quốc, dành cho một buổi học.

Trường của bà dạy "arts de vivre", tức nghệ thuật sống kiểu Pháp, từ cách thưởng thức rượu và đồ ăn, tới liệu ăn kem phải dùng thìa hay nĩa.

Nếu quý vị muốn biết, thì tôi có thể trả lời: ăn kem phải dùng nĩa. Và đừng có bao giờ trét gan ngỗng lên bánh mỳ nhé. Cần ăn gan ngỗng bằng nĩa, và ăn bánh mỳ riêng.

Bà Constance giải thích một cách kiên nhẫn rằng một quý bà thực sự không bao giờ vồ lấy chai rượu để mà tự rót lấy một ly cả.

Theo đúng nguyên tắc, phải chờ chủ nhà hoặc một người đàn ông rót rượu cho mình. Mà nói chung, uống nhiều hơn một cốc rượu khai vị trước khi ăn tối thì rõ là một kẻ nát rượu, hoặc là người Anh.

Dân Pháp gọi dân Anh là 'lơ-nát-rượu' mà.

Tôi còn phạm tiếp lỗi nữa khi to tiếng chúc các thực khách ăn ngon rồi khen ngợi đồ ăn rối rít.

Cả hai việc đó đều là trọng tội theo luật ứng xử Pháp.

Bà Constance giải thích: "Chúc ăn ngon là bỗ bã quá khi gặp giới lịch sự". Tôi nghe mà hãi hùng vì bữa ăn nào tôi cũng chúc hết lượt mọi người.

'Hội chứng Paris'

Đáng ra BBC phải cho tôi đi học một khóa trước khi cử tôi sang Paris.

Đúng kiểu Pháp anh phải đặt cùi trỏ lên bàn khi ngồi và cho mọi người nhìn thấy tay anh.

Quy tắc này bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước, khi giới quý tộc làm đủ mọi cách để khoe các loại nhẫn lóng lánh họ đeo trên tay nhằm chứng tỏ vị trí xã hội.

Tôi thì ngược lại, luôn giấu tay và cùi trỏ khi ngồi cạnh bàn.

Thế nhưng tôi không hiểu ai lỗ mãng hơn: tôi, người không biết quy tắc địa phương; hay chủ nhà, vì khiến khách cảm thấy lúng túng.

...
Mua quần áo ở Paris cũng khó

Người Pháp không phải là dân tộc thô lỗ, nhưng nhiều người Paris có thể lỗ mãng lắm.

Một chuyên gia tâm lý đã nghĩ ra tên cho chứng bệnh mà du khách Nhật khi tới đây hay mắc phải là "Hội chứng Paris".

Năm nào cũng có vài người Nhật bị sốc phải hồi hương sau khi tiếp xúc với các vị chủ nhà Paris.

Nào là hầu bàn giả vờ không hiểu khách gọi gì, rồi lái xe taxi chở khách tới sai địa điểm để thu tiền gấp đôi.

Đối với nhiều người thì họ không chịu đựng nổi, khi mà kinh đô ánh sáng trong mơ của họ biến thành cơn ác mộng.

'Bon Appetit'

Tôi biết rõ họ cảm thấy như thế nào vì bản thân cũng có kinh nghiệm từ chuyến thăm một cửa hàng quần áo hồi tuần trước.

Tôi lấy một chiếc váy định thử mặc, nhưng khi trên đường vào phòng thử đồ thì người bán hàng kêu lớn: "Nếu tôi là bà thì tôi khỏi thử cái đó, nó không vừa đâu!"

Câu "Khách hàng là Vua" chẳng có chỗ đứng ở Pháp; hay là người Pháp nghĩ sau cách mạng họ chẳng còn vua nữa?

Khi tôi đứng dậy rời Belle Ecole, bà Constance tặng tôi một bản quy tắc hành xử vắn tắt dài hai trang với vẻ mặt thông cảm.

Đọc y như là viết riêng cho tôi vậy.

"Đừng bao giờ uống một hơi cạn cốc". Rồi "Ne jamais ecraser le buste vers l'assiette", tức "Đừng tỳ ngực vào đĩa ăn" hay "Đừng bao giờ xuýt xoa tỏ vẻ thỏa mãn tại bàn ăn".

Điểm nữa là không bao giờ được nói : Bon Appetit.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra