Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Sài Gòn của tôi  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra
Sài Gòn của tôi (Read 10224 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #15 - 04. Apr 2007 , 17:40
 
Có ai chỉ dùm Đ Đ đường về Thanh Đa không bà con  Tongue, đi lạc đường hoài nè, vì không đâu giống đâu cả   Sad.
Leo lên xe lam từ rạp Cao đồng Hưng, chạy về hướng Ngã ba Hàng Xanh, đến ngã 3 quẹo tay trái rồi đi....thẳng...thẳng, nhớ ngày xưa phải ôm theo cua tay mặt, đi qua 1 cái chợ chồm hổm nho nhỏ ,rồi qua cầu Thanh Đa. Sao ngày nay hỏng thấy cái gì quen cả, đi một hồi thấy lạ hoắc, lạc luôn tới cầu Bình Triệu  Undecided  Undecided 
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #16 - 04. Apr 2007 , 18:28
 
Quote:
Có ai chỉ dùm Đ Đ đường về Thanh Đa không bà con  Tongue, đi lạc đường hoài nè, vì không đâu giống đâu cả   Sad.
Leo lên xe lam từ rạp Cao đồng Hưng, chạy về hướng Ngã ba Hàng Xanh, đến ngã 3 quẹo tay trái rồi đi....thẳng...thẳng, nhớ ngày xưa phải ôm theo cua tay mặt, đi qua 1 cái chợ chồm hổm nho nhỏ ,rồi qua cầu Thanh Đa. Sao ngày nay hỏng thấy cái gì quen cả, đi một hồi thấy lạ hoắc, lạc luôn tới cầu Bình Triệu  Undecided  Undecided 

Chị xem cái nầy rõ hơn,

http://www.wikimapia.org/#y=10816593&x=106720215&z=16&l=0&m=a
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #17 - 04. Apr 2007 , 18:34
 
Đây , tâm điểm Lăng Ông, kéo lên gặp HNC, kéo xuống thấy LVD

http://www.wikimapia.org/#y=10801101&x=106696944&z=16&l=0&m=a
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #18 - 04. Apr 2007 , 19:08
 
Quote:


Grin Grin Thấy rõ rồi, cám ơn anh Phu De nhé. Tính về Thanh Đa để.... đòi nhà, nhưng coi bộ hỏng... xong  Tongue Tongue. Chắc người ta oánh mình mập mình quá  Tongue Tongue , người ta đã được  làm chủ mấy chục năm rồi  Undecided  Sad
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #19 - 04. Apr 2007 , 19:28
 
Quote:
Đây , tâm điểm Lăng Ông, kéo lên gặp HNC, kéo xuống thấy LVD

http://www.wikimapia.org/#y=10801101&x=106696944&z=16&l=0&m=a


Anh Phú De và chị Đậu Đỏ ơi ,

Cái link này của một người ở khu Bà Chiểu gửi nên tôi thấy có ghi thêm nhiều chi tiết về nhà của bạn bè khu này.  Tôi tìm thấy hẻm và  nhà tụi tôi . Wink
http://www.wikimapia.org/#y=10784871&x=106703596&z=17&l=0&m=a

Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #20 - 04. Apr 2007 , 19:44
 
Quote:
Anh Phú De và chị Đậu Đỏ ơi ,

Cái link này của một người ở khu Bà Chiểu gửi nên tôi thấy có ghi thêm nhiều chi tiết về nhà của bạn bè khu này.  Tôi tìm thấy hẻm và  nhà tụi tôi . Wink
http://www.wikimapia.org/#y=10784871&x=106703596&z=17&l=0&m=a



Hehehe.... Ông Phó Nội à, Ủa sao mà mấy cái bản đồ của WikiMapia nầy cũng giống như là bản đồ của tôi đưa lên wa' dzị ?? Nhưng có ghi tên của những chổ đặc biệt thì cũng tốt lắm đó ... Tôi tính cho mọi người "mò" mà anh Phú De và Ông Nội làm bể mánh hết hà .. Roll Eyes Grin Grin Không thấy anh Lam Sơn mò chưa ra sao ??? hahaha  Wink Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #21 - 04. Apr 2007 , 19:47
 
Quote:
chi thay nươc vn thoi ong than oi, con hinh anh sai gon ba chieu thi khong thay dươc


Hahaha..anh Lam Sơn à !!! Anh phải click vô cái hình tròn tròn màu cam để xem chổ đó, rồi anh click vô chử GO TO THIS PLACE thì anh sẽ thấy bản đồ chi tiết hơn ... rồi từ đó anh đi dạo chơi thôi ... Anh làm lại xem sao??? Nếu xem được thì hình sẽ rõ ràng như là hình của anh Phú De post ở trên đó ... Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #22 - 04. Apr 2007 , 20:06
 
Quote:
Đúng là OTGH, quá hay, cám ơn nhe, tìm ra được nè:

...

...



Anh Phu De à,
Hehehe.... Đúng là sư phụ mà !!! Quên đeo mắt kiếng lão mà cũng biết hết  trơn hết trọi ha .... Wink Grin Grin

TB: Ủa sư phụ đổi tên lại là Phu De hồi nào dzị cà ??  Wink Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 04. Apr 2007 , 20:07 by otgh »  

OTGH
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #23 - 12. Apr 2007 , 23:43
 
Quote:
Hahaha..anh Lam Sơn à !!! Anh phải click vô cái hình tròn tròn màu cam để xem chổ đó, rồi anh click vô chử GO TO THIS PLACE thì anh sẽ thấy bản đồ chi tiết hơn ... rồi từ đó anh đi dạo chơi thôi ... Anh làm lại xem sao??? Nếu xem được thì hình sẽ rõ ràng như là hình của anh Phú De post ở trên đó ... Grin Grin
Cảm ơn anh , tôi sẻ làm như anh chỉ dẩn,
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #24 - 29. Apr 2007 , 22:15
 
Brisbane, ngày 21 tháng 3 năm 2007.

Thưa quí bà con,

Cám ơn quí bà con thương tôi. Chuyện đâu có đáng gì, mà bà con phải buồn, ai cũng đi qua đường nầy, phải chấp nhận vậy, mà không chấp nhận cũng không được. Tính tôi tà tà, để phút chót mới lo, bây giờ hết kịp. Hôm qua vô Bịnh viện vô máu, bác sĩ than phiền đáng lẽ tôi không để tới ngày nay, phải trị từ nhiều tháng trước, họ bắt tôi vô ngay, nhưng lở hứa đi làm, phút chót làm sao họ kiếm người thế, hẹn ngày mai, hôm nay kiếm thêm ít tiền để dành, chết còn có xài. Việc làm suốt tháng tư đã định, bây giờ ủy bỏ, cả ngàn chớ ít sao.

Sáng nay chạy tá hỏa mua áo quần thích hợp mặc trong bịnh viện, mấy năm nay không mua, và một số vật dụng cá nhân, ra ngân hàng trả hết credit card, rủi chết còn nợ, nợ chồng nợ, tính lời năm nầy sang năm khác, kiếp tới trả ná thở, ăn dĩa bánh cuốn lạt nhách. Chưa kịp nằm thở, " nàng dâu Đài Loan" điện thoại nhắc tôi chiều nay có giờ học tiếng Hoa, để dẫn tôi về Đài Loan năm tới. Chết tới rồi còn học, tôi thú thật, nàng dâu cầu chúc mạnh cả buổi, buồn ngủ thấy bà nội. Nàng dâu sau đó điện thoại tổ chức ngay buổi chiều cầu an cho tôi trong chùa Đạo Đài Loan, khó thoái thoát, tôi đành tới, có cả thằng con tôi tới, tới vì " nàng dâu " biểu chớ không phải vì cha nó sắp chết. Họ thành kính dâng lễ cầu cho tôi mau hết bịnh, chết được về Thiên đàng, sau đó họ mời ăn cơm tối.

9 giờ đêm tới nhà, viết cái chúc ngôn để lại. Khi ta chết, không cho ai biết, không tổ chức tang lễ, thiêu ngay lập tức, cách nào rẻ tiền nhứt, không nhận phúng điếu hay hoa. Sắp thật gọn vô túi, áo quần, xà bông, kem...lỉnh kỉnh, sắp mấy cuốn tự điển Hoa, Đức, giết thời giờ. Chuyến đi nầy, hà hà, "Tích thời nhơn dĩ một, Kim nhựt thủy do hàn". Nằm liên tục, nội bất xuất, ngoại bất nhập tối thiểu 7 tuần. Mẹ ơi, nhớ tới màu máu và những cây kim đâm, kim đâm vô thịt thì đau, quên câu sau.

Thằng con hỏi tới hỏi lui, hỏi cũng vô ích, đủ rồi, khỏi cần biết chuyện ta, hồn ai nấy giử, 7 năm nay sống với địa ngục, đừng vô thăm ta, ta không cần, coi như ta thiếu nợ mi, trả nợ xong ta đi, đủ rồi đừng đòi thêm, ta vào nhà thương, đâu còn khả năng đi làm, lấy tiền đâu trả. Nhà cửa xe cộ đó, tiền ta để lại đó, trả hết rồi nghe, ta đi tay trắng, còn lại nắm tro như rác.

Đêm cuối ở nhà, buồn vui , nhớ bà con web Châu Đốc, chưa biết mặt mà có lòng với nhau, biết lấy gì đền đáp. Cám ơn anh Hai Trầu, anh Chung an ủi, anh Vũ Thất tặng cánh rừng thưa và bải cỏ xanh giống cảnh New Zealand, Đông Tưởng điện thoại chia sẻ chuyện đời, cuời ha hả.

Khi nào có cơ hội, tôi viết lên web thăm bà con, vắng tiếng, thì coi như Good Bye.

Nghĩa 



Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #25 - 10. Sep 2007 , 17:50
 

Anh Lam Sơn ơi,

Nọ nay ít thấy anh, anh vẫn khoẻ chứ ạ ?
My mời anh dùng với cả nhà bánh sinh nhật DD/LVD tròn 3 tuổi , và tặng anh bó hoa đẹp để cám ơn anh đã sưu tầm nhiều bài vở bổ ích cho D/D LVD. 
My thân kính chúc anh luôn vui mạnh nhé.

...

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #26 - 30. Dec 2007 , 23:47
 

Chị Mỹ ơi,
  vì quá bận rộn với cuộc sống, nên đã vắng tiếng trong thời gian qua, nay có dịp trở lại; và xin gửi tiếp theo sau đây , bài viết nhặt nhạnh được trên net ,

      MẤT TÊN, SÀI GÒN MẤT CẢ VẺ ĐẸP XƯA
Văn Lang/Người Việt



Sài Gòn lúng túng hướng phát triển đô thị

SÀI GÒN - Người Sài Gòn nói như thế này, "Ðồng đô la lăn tới đâu thì nhà hàng, khách sạn, vũ trường, cũng như... công trường mọc lên tới đó." Bên cạnh sự xuất hiện những cao ốc hiện đại và hào nhoáng, chính những tòa nhà mới này phá vỡ không gian kiến trúc cũ của Sài Gòn. Sài Gòn xây dựng quá nhanh, dẫn đến nhiều bất cập trong kiến trúc đô thị của thành phố 300 năm tuổi.

Gần đây, một tập đoàn của Châu Âu có dự định đầu tư vào khu bến Bạch Ðằng của Sài Gòn với dự án xây một khu thương mại lên tới... $10 tỉ. Nhưng chính quyền thành phố tỏ ra lúng túng trong việc phê duyệt dự án này, vì nhà đầu tư dự định sẽ xây dựng những cao ốc thương mại cao khoảng 80 tầng, trong khi tòa nhà cao nhất thành phố hiện giờ là 30 tầng. Vì chưa có "hướng" quy hoạch tổng thể, chính quyền thành phố không quyết định được việc cho phép tập đoàn kia xây tòa cao ốc cao bao nhiêu tầng thì vừa!

Một chuyên gia nhận xét, để phê duyệt được dự án này, có lẽ chính quyền thành phố phải mở một cuộc thi cho các kiến trúc sư trong và ngoài nước về một đề án tương lai cho cảnh quan đô thị Sài Gòn. Cũng theo chuyên gia này, từ khi phát động cuộc thi cho đến khi "hội đồng thành phố" chọn ra được một đề án kiến trúc khả thi cho Sài Gòn, có lẽ phải mất tới... 1 năm. Dân đầu tư ngoại quốc không chờ được tới một năm.

Thật sự, Sài Gòn lúng túng trong hướng hướng triển, vì không xác định được hướng phát triển chính của Sài Gòn theo một "trục" nhất định nào đó. Một số hướng được đưa ra: hướng phát triển về phía Nam Nhà Bè (kết nối với khu đô thị mới là Phú Mỹ Hưng) hay phát triển về hướng Ðông Bắc với sự ra đời của các khu công nghiệp và khu đô thị mới (hướng phát triển về Hóc Môn-Củ Chi, đất rộng, người thưa, lại nằm trên trục lộ chính của con đường Xuyên Á chạy dài từ BangKok-Thái Lan xuống), hay hướng ra khu công nghiệp Biên Hòa (tạo thành một "tam giác" kinh tế-đô thị là Sài Gòn-Biên Hòa-Vũng Tàu).

Vì lúng túng và bị động trong việc phát triển kinh tế-công nghiệp, Sài Gòn lúng túng trong qui hoạch kiến trúc đô thị. Không xác định được khu trung tâm Sài Gòn sẽ cao bao nhiêu tầng, Sài Gòn sẽ không thể xác định khu ngoại biên-vành đai của thành phố sẽ cao bao nhiêu để tạo một cảnh quan hài hòa. Ngay cả việc giữ nguyên diện mạo cũ của khu trung tâm (với trục chính là đại lộ Nguyễn Huệ) hay cho phép xây mới cũng chưa ngã ngũ.

Về lý thuyết, xây dựng thành phố phải giữ lại những khu phố xưa vì đó là "linh hồn lịch sử". Trên thực tế, cho đến bây giờ mới nêu ra điều này thì đã quá... trễ. Ví dụ, con đường Tự Do (cũ) - có lẽ là con đường đẹp nhất của Sài Gòn với kiến trúc có từ thời thuộc địa (do người Pháp xây dựng), với một đầu là nhà thờ Ðức Bà và một đầu là khách sạn Majestic (hai kiến trúc tiêu biểu của người Pháp ở Sài Gòn, nếu không kể thêm Bưu Ðiện Sài Gòn và nhà hát Tây).

Không những thế, toàn bộ những nhà hàng, khách sạn, biệt thự trên con đường này đều hoàn toàn mang phong cách "kiến trúc thuộc địa", như Givral, Caravelle, Continental... Nhưng có lẽ, do thiếu hiểu biết mà những kiến trúc trên con đường này đều đã được sửa chữa, tân trang nhìn... chẳng giống ai. Chẳng hạn, nhà hát Tây (Hạ Viện cũ của Sài Gòn) đã được "làm mới " lại, mái ngói xưa thì được thay bằng... mái tôn (màu). Và mặt tiền của những tòa nhà, khách sạn trên con đường Tự Do cũng được sơn phết lòe loẹt làm hoàn toàn mất đi vẻ đẹp cổ kính và quý phái của Sài Gòn.

Khi nét đẹp xưa của Sài Gòn không còn nữa thì Sài Gòn chỉ là "thành phố Hồ Chí Minh" - một thành phố mất gốc và quê mùa.

Tôi đã thấy nhiều du khách ngoại quốc (đặc biệt là du khách Hàn Quốc và Nhật Bản ) dừng chân chụp hình kỉ niệm bên nhà thờ Ðức Bà và khách sạn Majestic (chứ không ai dừng chân bên những tòa nhà cao tầng mới như "Diamon Plaza" để chụp hình). Không biết giữ gìn những kiến trúc cổ (và đẹp) có từ thời thuộc địa, Sài Gòn mất đi một ưu thế trong việc thu hút khách du lịch ngoại quốc, đồng thời vì mất đi nét đẹp cổ kính của kiến trúc thuộc địa, Sài Gòn nhìn bỗng trơ tráo và chẳng giống ai.

Trở lại "đề án kiến trúc" của Sài Gòn, ngoài việc không xác định được hướng phát triển của đô thị, còn có "hai phái" chủ trương phát triển đô thị Sài Gòn theo hai kiểu.

Kiểu thứ nhất là kiểu "hình nón" (với việc xây những tòa nhà cao tầng ở khu trung tâm và giảm dần độ cao khi ra ngoại vi thành phố). Còn mô hình thứ hai là kiểu "hình phễu" (giữ nguyên khu trung tâm và phát triển những tòa nhà cao tầng ở khu... ngoại vi).

Về tổng quan thì như thế, nhưng khi đi vào chi tiết của việc xây dựng thì những bất cập càng lộ rõ trong việc chấn chỉnh và quản lý xây dựng đô thị. Một kỹ sư xây dựng kêu trời, về mặt nguyên tắc, khi phê duyệt cho phép xây dựng một tòa cao ốc thì nhất thiết trong bản thiết kế phải có khu tầng hầm (dành để đậu xe). Nhưng hầu hết những tòa cao ốc mới được xây ở Sài Gòn đều không có tầng hầm để đậu xe, lý do: chi phí làm tầng hầm sẽ đẩy giá thành xây dựng tòa nhà lên cao. Kiến trúc sư này nói: "Văn phòng kiến trúc thành phố đã cố tình nhắm mắt làm ngơ trước một nguyên tắc căn bản của xây dựng là cao ốc thì phải có tầng hầm." Nhưng hậu quả thì sau này sẽ trở thành một gánh nặng và là một "gánh nợ" cho thành phố. Vì không có tầng hầm đậu xe, nên xe của các tòa cao ốc trên đại lộ Nguyễn Huệ đều đậu tràn ra đường. Về lâu dài, khi Sài Gòn phát triển, số lượng xe hơi sẽ gia tăng. Lúc đó lấy đường đâu mà đậu xe?

Ngoài nạn kẹt xe và không có chỗ đậu xe (hơi), việc phát triển "hạ tầng cơ sở" giao thông đô thị của Sài Gòn cũng còn rất kém. Ðường sá Sài Gòn nay không còn thơ mộng như xưa. Còn đâu những người em gái nhỏ tóc dài với tà áo dài trắng nên thơ đạp xe trên những con đường vắng với lá me bay bay những chiều tan lớp! Sài Gòn bây giờ đông đúc và chật chội, nắng và bụi khói xe đã làm cho chút thơ mộng, chút nên thơ của những ngày xưa chết theo!

Một trong những yếu kém nữa của kiến trúc đô thị Sài Gòn là thành phố thiếu những không gian rộng lớn, thoáng đãng của những quảng trường. Bên cạnh đó, những kiến trúc về tượng đài của Sài Gòn hầu như không có tác phẩm nào xuất sắc, nổi bật có thể dùng làm biểu tượng cho thành phố (nếu không muốn nói là hầu hết đều nhỏ bé và... xấu xí , trừ tượng của tướng quân Trần Hưng Ðạo bên bờ sông Sài Gòn).

Bên cạnh đó, nạn xâm thực của đời sống vào những kiến trúc văn hóa là điều đáng báo động. Ðiển hình là cảnh quan của nhà thờ Ðức Bà, bị "bao vây" bởi những con đường xe cộ ồn ào và bởi hai "tòa tháp đôi" mới xây dựng sau này.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #27 - 17. Mar 2009 , 16:37
 
Đặng-Mỹ wrote on 10. Sep 2007 , 17:50:
Anh Lam Sơn ơi,

Nọ nay ít thấy anh, anh vẫn khoẻ chứ ạ ?
My mời anh dùng với cả nhà bánh sinh nhật DD/LVD tròn 3 tuổi , và tặng anh bó hoa đẹp để cám ơn anh đã sưu tầm nhiều bài vở bổ ích cho D/D LVD.  
My thân kính chúc anh luôn vui mạnh nhé.

...

  Chi Dang My than,
  Lau lam khong co thoi gian de vao sinh hoat cung voi cac chi o dien dan, nay co chut thoi gian ranh , xin gui den cac chi cau chuyen ngan , rat cam dong ,
HƯƠNG DON
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích



Lời mào đầu:      

Don là món ăn độc đáo của tỉnh Quảng Ngãi. Một món ăn đã nối kết tình yêu trên đất khách, gắn bó tình người với quê cha đất tổ. Người Quảng Ngãi có lưu lạc bất cứ nơi đâu vẫn luôn nhớ về DON

  Don là loại ốc sống ở cuối dòng sông Trà Khúc gần cửa biển, thường được gọi là vùng nước chè hai. Trên toàn cõi Việt Nam chỉ tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều loại ốc nầy.

Don có mùi thơm như hến nhưng dịu hơn, nước ngọt hơn. Don không giống hến, vỏ Don dài như loại “ốc đòn xóc” rất mỏng có sắc nâu hồng. Ruột don dài có những tua hồng bao quanh.

 

* * *

Đến định cư tại miền Bắc California Hoa Kỳ hơn nửa năm, bỗng một hôm, tôi nhận được cú điện thoại của Thung từ Texas gọi qua. Thung là bạn học, cũng là chiến hữu của tôi ngày xưa. Hắn đề nghị gởi vé máy bay mời tôi qua Houston chơi. Nhân tiện thăm viếng khu vực dễ làm ăn và giá nhà cửa cũng dễ thở hơn nhiều so với San Jose. Tôi đồng ý. Một tuần lễ sau, một vé máy bay và một cái check 300 Mỹ kim trong bì thư gởi đến. Đây là một món quà khá  hậu hỉ ở đất lạ quê người. Ba ngày sau, tôi lên máy bay của hãng Continental Airlines đi Texas. Bay suốt bốn tiếng đồng hồ, chiếc Boeing mới hạ cánh xuống phi trường Houston. Thung đón tôi tại lối ra của khu hành khách. Vào năm 1974, chúng tôi cùng thụ huấn khóa 1 Cao cấp Chiến Tranh Chính Trị tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt.  Ngày ấy, trông hắn rắn rỏi, khuôn mặt sạm nắng mà hôm nay, sau mười sáu  năm định cư tại My,õ hắn hoàn toàn lột xác. Nước da trắng hồng đỏ au, cái bụng căng trònï, dáng người bệ vệ “rất ông chủ”. Mà chủ thực. Thung làm chủ cái chợ bán toàn đồ biển. Vợ và con quản lý còn Thung lo chạy vòng ngoài.

 

Ngày hôm sau Thung đưa tôi đến thăm cơ sở làm ăn của gia đình. Nào phòng mạch nha sĩ của đứa con trai đầu lòng, phòng dịch vụ về Bảo lãnh Di trú của đứa con gái. Sau đó Thung mời tôi đi ăn trưa.

 

Nhà hàng đồ biển có tên Cổ Lũy Restaurant tọa lạc tại khu sầm uất nhất của người Việt và Hoa tại thành phố Houston. Vào giờ xế trưa, nhà hàng hơi vắng khách nên chúng tôi chọn chiếc bàn đặt gần quầy thu tiền. Người bồi bàn trao cho chúng tôi bản thực đơn. Cái tên Cổ Lũy nghe quen thân quá. Tôi nghĩ, có lẽ chủ nhà hàng là người Quảng Ngãi. Bởi Cổ Lũy là tên một cửa biển từ hai dòng sông Trà Khúc và Sông Vệ nhập vào. Nơi đây thuyền bè tấp nập ra vào bến tàu Phú Thọ                 .

 

Trong tờ thực đơn có món “Hến xúc bánh tráng”. Nhìn thấy hến mình lại nhớ đến món don. Chẳng cần xem tiếp tờ thực đơn, tôi gọi ngay cho mình một tô don. Cô bồi bàn giọng miền Nam nhìn tôi ngạc nhiên hỏi:

- Don là món gì vậy, nghe lạ quá hỡ ông ? Thực đơn nhà hàng này không có món đó.

- Cái món “Hến xúc bánh tráng” trong thực đơn có ghi, tại sao lại không có món don?

Tôi vừa cự nự (kiểu Quảng Ngãi hay co) vừa chỉ cho cô chạy bàn cái món ruột hến, rồi tiếp:

- Nếu không có don thì cho tôi cái món số 15 này.

 

Cô gái bồi bàn đi vào bếp. Ngay sau đó, một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng từ quầy thu tiền đi thẳng đến bàn chúng tôi. Bà có mái tóc ngắn làm nổi bật khuôn mặt trái soan đầy đặn với làn da mịn màng. Thung khều chân tôi nói nhỏ: “Bà chủ”

 

- Chào hai anh. Người đàn bà nở nụ cười thân thiện.

- Chào bà chủ, Thung đáp lễ.

- Vị nào thích món don ? bà chủ tươi cười hỏi.

-Thưa bà, tôi ạ.                                                                                                                   

- Xin lỗi, anh  người quê Quảng Ngãi ?

- Tại sao bà biết ?

- Tôi chỉ đoán thôi, bởi vì chỉ có dân sống tại Quảng Ngãi mới thấy thích thú món don. Thế bà cũng là người Quảng Ngãi, đúng không?

- Anh nghĩ sao mà đoán ra thế?

- Chỉ nhìn cái tên hiệu Cổ Lũy của nhà hàng là biết ngay.

- Nầy ông anh, trước kia ở Quảng Ngãi, anh sống ở huyện nào vậy?

- Tôi ở thị xã, trên đường Quang Trung.

 

Người đàn bà nhìn tôi một chặp lâu rồi quay vào bên trong nhà hàng. Lát sau, món ăn được bưng ra. Một tô bún chả cá cho Thung và một dĩa ruột hến xúc bánh tráng cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại mùi hến. Hến ở quê nhà ruột nhỏ, dai và thơm. Còn hến đóng hộp nhập cảng con lớn, mềm lại mất hết mùi vị. Ngày xưa, mỗi lần đi Huế, tôi nhất định phải ăn cho được một lần cơm hến. Đi đâu xa trở về Quảng Ngãi, tôi không thể nào quên ăn một bữa don cho đã cơn ghiền.

 

Cô bồi bàn bưng hai ly nước cam vắt đến bàn chúng tôi nói của bà chủ mời, có kèm theo một tấm danh thiếp trao cho tôi. Mặt sau danh thiếp là chữ viết của bà chủ nhà hàng mời riêng tôi đến nhà vào chiều Thứ Bảy. Đặc biệt, bà khoản đãi món don do bà nấu. Phần dưới là số phone và địa chỉ nhà riêng.

 

Trên đường về, tôi hỏi Thung.

 

- Cậu nghĩ sao cái trường hợp lạ lùng này ?

 

- Ở quê người, nhớ cố hương, gặp người Việt đã mừng rồi huống chi lại là đồng hương Quảng Ngãi. Bà ấy mời cậu đến nhà có lẽ để hỏi thăm tin tức bà con ở quê nhà. Cứ nhìn dáng dấp bà ấy với cái cơ ngơi nầy là cậu hiểu ngay bà ta là dân trụ ở đây khá lâu. Biết đâu cơ may đem đến cho cậu công ăn việc làm ở thành phố này. Bạn tôi suy luận như thế. Riêng tôi, vì lạ đất lạ người nên có phần bồn chồn, áy náy. 

 

                                                          * * *

 

             Hương vị của món hến xúc bánh tráng làm tôi nhớ đến kỷ niệm ngày mới lớn nơi quê nhà. Tôi từ trên quê xuống tỉnh học, ở trọ nhà người chị thứ Tư trên đường Quang Trung Thị xã Quảng Ngãi. Anh chị dành cho tôi căn phòng trên căn gác lửng. Có ban-công nhô ra làm mái hiên cho tầng dưới. Thông thường mỗi sáng, tôi thức dậy học bài rất sớm. Đường phố vẫn còn sương mù vướng mắc đó đây. Hàng cây bên đường trĩu nặng những hạt sương khuya, dấu kín bóng đêm trong vòm lá sum sê. Khi chân trời vừa rựng đỏ khuất sau hàng tre hướng Đông, là tiếng rao hàng ăn buổi sáng bắt đầu râm ran trước đường nhựa. Nào xôi, bánh bột lọc, cháo gà, bánh canh, bánh mì... đủ các loại hàng ăn vặt, và cũng đủ các loại âm thanh. Tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng hơi khàn, giọng Huế, giọng Bắc, giọng Nam... Duy có tiếng rao : “Ai ăn don ho..o..o.. ông” là khiến tôi để ý. Tiếng “ho..o..o..ông” sau cùng kéo dài không đủ hơi chứng tỏ người rao hàng không phải giọng của người đứng tuổi. Tiếng rao nghe lánh  lót như chim non mới tập hót, âm điệu ngây thơ rời rạc. Tôi ngồi học mà vẫn để ý đến tiếng rao bán don vang lên trước nhà. Tiếng rao như bị sương lạnh buổi sáng sớm làm quánh lại không thoát ra được, nó nhỏ dần, nhỏ dần rồi hút mất ngoài xa.

 

    Một hôm, tôi đang đứng tập mấy động tác hít thở trên ban-công, chợt tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” quen thuộc vang lên phía dưới đường. Tôi vạch bức mành nhìn xuống thấy một người con gái mặc chiếc áo bà ba trắng thân hình mỏng mảnh với gánh don trên vai.

“Ê don”, tôi gọi cô nàng đứng lại rồi vộïi vàng xuống thang gác.

 

Gánh don đã được đặt trước hiên nhà, nàng đứng đó chờ tôi mở cửa. 

        

- Anh ăn don ?

 

Nàng hỏi khi tôi nhẹ nhàng lách mình qua cánh cửa sắt. Là một cô bé ước chừng mười ba mười bốn. Mái tóc vừa chấm vai che một bên khuôn mặt trái soan còn măng tơ. Tôi nhìn vào ngực cô bé, đôi nhũ hoa hồng hồng như hai núm quả cau nhú bên trong làn vải mỏng không áo lót, khiến cô bé cúi mặt thẹn thùng. Bạn học của tôi, những cô nữ sinh cùng cỡ tuổi đã bắt đầu chưng diện se sua, áo ngoài áo trong, phần trên phần dưới đủ cả, không khác chi người lớn. Còn cô bé, với chiếc quần đen, áo bà ba trắng mộc mạc nổi bật nét đẹp của người con gái chân quê.

 

-  Anh ăn don?               

                                                                                   

Cô bé nhắc lại lần nữa, tôi sực tỉnh trả lời :

 

-  Không ăn don, kêu cô lại làm gì?

 

Cô bé chợt hiểu nở miệng cười chữa thẹn khoe hàm răng trắng đều như những hạt bắp nếp. Nụ cười hồn nhiên khiến người đối diện cũng thấy lòng dạt dào, xao xuyến. Cô bé hai tay thoăn thoắt múc don. Mùi don thơm nồng pha chút hương biển từ ui don bay lên ngào ngạt. Cô bé trao cho tôi tô don còn bốc hơi cùng với chiếc bánh tráng nướng và hai trái ớt xiêm tươi xanh. Ăn don đâu cần phải bàn ghế. Tôi đặt bát don xuống nền xi măng, bẻ bánh tráng bỏ vào tô giằm luôn hai trái ớt. Nước don ngọt và béo. Cái ngọt độc đáo không phải vị ngọt của thịt, cá mà vị ngọt rất đậm đà hương vị quê hương. Lại thêm vị nồng cay của ớt, mùi thơm của bánh tráng nướng nó quyện vào lưỡi, ngấm vào chân răng, kích thích tận cùng tế bào vị giác. Nước don nuốt tới đâu ấm tới đó. Trời lạnh mà ta ăn don vào buổi sáng thì mới thưởng thức được hết cái thú ăn don ở quê nhà. Miếng don cuối cùng để lại trong miệng, trong cổ của ta vị ngọt ngọt, cay cay, nồng nồng, thơm thơm quyến rũ lạ kỳ. Nó khiến người ăn don không muốn dừng ở tô thứ nhất.

 

           Tôi ăn ngon lành. Miệng hít hà vì ớt cay. Cái lưỡi tê tê, mắt mũi xông lên mùi cay nồng của loại ớt xiêm vô cùng hấp dẫn làm cho nước mắt nước mũi tuôn ra.  Nhìn cách ăn rất thật tình của tôi, cô bé cứ che miệng cười. Một tô, hai tô rồi ba tô. Cô bé trợn trừng đôi mắt, đôi mắt bồ câu đen lay láy. Cô kêu lên :

 

- Coi chừng bể bụng đó, anh Hai !

 

Ô, lần đầu tiên tôi được một người con gái gọi bằng anh. Anh Hai. Mười sáu tuổi, học lớp đệ Tứ rồi đấy nhé. Thế mà cha mẹ, anh chị cứ gọi tôi là Út Đẹt. Mẹ tôi thường nhắc chuyện hồi tôi còn nhỏ. Đã bốn, năm tuổi rồi mà vẫn còn bú và ăn cháo. Các bà chị tôi chế nhạo hoài mỗi lần tôi ôm vú mẹ. Chị Hai tôi hay trách mẹ tôi nhiều nhất :

 

- “Mẹ ơi, mẹ cưng chiều nó quá làm sao nó thành người lớn”.

 

Mẹ tôi cười, nhỏ nhẹ bảo :

- “Các chị lớn cả rồi còn em nó út ít mà”. Chị tôi bực mình bảo:

- “Chừng đó tuổi mà chưa chịu dứt sữa. Chẳng lẽ đến khi đi học, mẹ phải mang vú đến trường cho Út  sao ?”

 

Chị Hai nói xong bỏ đi. Mẹ vò đầu tôi, tóc còn ướt nhẹp mồ hôi, âu yếm :

- “ Giàu út ăn, khó út chịu”, “Mẹ có sữa con nhờ”.

 

Cái hòn đá bàn dưới bến sông, nơi để giặt áo quần là chỗ ngủ của tôi trong những buổi trưa hè. Nền nhà lót gạch trước bàn thờ là giường ngủ của tôi trong những đêm nóng bức. Các chị tôi thường hay đùa cợt:

 

- “ Thằng Út cứ ăn chay nằm đất kiểu nầy, lớn lên nó trở thành thầy chùa là cái chắc”.

 

Tôi là đứa con thứ bảy trong gia đình. Những tá điền, người làm cho cha mẹ tôi đều gọi tôi là cậu Bảy Út. Thế mà bác Tám Đang ở xóm dưới dám đặt cho tôi biệt danh “Bảy Thưa” chỉ vì mấy cái răng cửa của tôi mọc hơi sưa một chút. Cái thân hình của tôi hồi đó mỏng như thân con nhái bén. Da dẻ sần sùi khô khốc bởi suốt ngày cứ để lưng trần chạy ngoài nắng. Mỗi lần bạn bè rủ tôi đá banh trên ruộng lúa mới cắt, chúng nó cứ la oang oang cái tên “Bảy Thưa” nghe chẳng đẹp tý nào ấy:                     

- Ê “Bảy Thưa” đưa banh qua cho tao. Nào, “Bảy Thưa” banh đây sút vào...”.ƠNG

Tức lắm, tôi bèn ra một điều kiện:

- “Nếu bọn bay còn gọi cái tên “Bảy Thưa” nữa là tao bỏ chơi. Nhóm thằng Thới xóm Thọ Đông đang chiêu dụ tao đó. Liệu hồn!”...

-  Nầy cô bé, sao không múc tiếp một tô nữa?

- Anh à, em chưa hề thấy người nào ăn đến ba tô don mà còn kêu thêm nữa, ăn no quá mất ngon, thôi để ngày mai nghe anh,

           Tiếng “nghe anh” của cô bé sao mà êm đềm quá, ngọt ngào quá. Bỗng nhiên tim tôi đập rộn ràng. Tôi muốn hỏi tên cô bé nhưng cứ ngại ngùng, đành phải móc tiền ra trả. Cô bé đi rồi, tiếng rao “Ai ăn don ho...o...ông” đã văng vẳng ngoài xa mà tôi vẫn còn đứng nhìn theo thẫn thờ. Sáng hôm sau, cô bé cất tiếng rao hàng rồi đặt gánh don trước hiên nhà chờ đợi. Tôi lại vội vàng mở cửa :

- Nầy, đằng ấy tên gì vậy ?

- Em tên Thuyền, cô bé trả lời, rồi dạn dĩ nhìn tôi hỏi:

-Thế còn tên anh ?”

- Hạo.                           
- Hạo, cái tên lạ quá !                                                                

Cô bé nhắc lại tên tôi rồi cười bẽn lẽn. Đôi tay Thuyền múc don lẹ làng, vén khéo không hề rơi rớt. Tôi để ý lần này, cô bé đem theo một cái tô cỡ lớn hơn, khác hẳn với những cái tô khác chồng trên miệng ui. Cô tự ý bẻ bánh tráng cho vào tô trước khi đổ don vào. Vừa làm cô bé vừa giải thích:          


-  Làm thế nầy don còn giữ được độ nóng, và hương don không bị loãng.    

 

           Cô bé trao tô don cho tôi, vô tình tôi đặt bàn tay chạm phải tay nàng. Bé cúi mặt thẹn thùng khiến hai tai nàng rựng đỏ, Thuyền bảo:

 

- Mỗi sáng anh ăn hai tô nầy là đủ rồi.

 

           Từ đó, sáng nào tôi cũng ăn don của cô bé Thuyền.

 

Thỉnh thoảng chị tôi mua ốc don tươi về nấu. Thông thường chị thêm vào nồi don cả thịt bằm, tóp mỡ, nhưng tôi ăn một cách lơ là chẳng thấy hấp dẫn tý nào.  Chị tôi chế giễu:

 

- “ Thằng Út nó đâu có mê don, chỉ mê con nhỏ bán don”. 


           Có lần tôi cố tình giữ bàn tay Thuyền bên dưới tô don, cô bé cứ để nguyên nhìn tôi với ánh mắt long lanh tình tứ. Chặp lâu sau, nàng rút tay về hối thúc:

 

- Người ta thấy kìa, ăn đi kẻo nguội.

 

           Thế là suốt mùa don, cô bé Thuyền ít có buổi sáng nào vắng mặt. Ăn hoài tôi đâm ghiền. Ngày nào Thuyền không đến là suốt ngày đó tôi thấy trống vắng lạ thường. Tôi nhớ hương vị của don, tôi nhớ khuôn mặt của Thuyền. Suốt ba tháng hè tôi không về quê lấy cớ học bài thi. Có lẽ nhờ ăn don mà thân thể tôi đẫy đà. Da dẻ tôi thêm hồng hào trắng mịn. Bà chị tôi phát giác sự “thay da đổi thịt” của thằng em út.  Chị chế nhạo:

 

- “Nghèo nghèo, nợ nợ kiếm cô vợ bán don. Mai sau có chết cũng còn cặp ui”         

 

           Năm đó tôi đậu bằng Trung Hoc Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi cho tôi theo người anh họ vào Sài Gòn tiếp tục học. Tôi từ biệt Quảng Ngãi mà nghe lòng mình buồn tê tái. Tôi ra đi lúc trời chớm Thu, những cơn mưa đầu mùa đã làm cho nước sông dâng cao. Tôi còn nhớ lời Thuyền dặn: “Khi nào nước sông dâng cao thì don không còn nữa. Chừng ấy em sẽ không còn dịp gặp anh, chỉ còn biết hẹn anh vào mùa don tới đầu tháng Hai âm lịch”.

 

           Biết như thế nhưng sáng nào tôi cũng trông tiếng rao của Thuyền. Tôi mong gặp nàng để nói lời từ biệt. Giờ phút chót ngồi trên xe đò mà tôi vẫn dõi mắt đợi chờ, hy vọng Thuyền xuất hiện. Khi xe chuyển bánh, mẹ và chị tôi mắt rưng rưng lệ nắm tay tôi từ giã. Tôi không cầm được xúc động đã òa khóc. Lần đầu tiên tôi xa cha mẹ, xa gia đình cách gần ngàn cây số. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn như đè nặng lên lồng ngực mình. Tôi thương mẹ, thương chị. Nhưng tình của tôi đối với Thuyền vừa nồng nàn vừa xót xa. Tôi xót thương vì cuộc sốùng của nàng quá lam lũ. Tuổi vừa lên ba, cha Thuyền đã tử nạn theo tàu đánh cá ngoài khơi khi bị cơn bão bất ngờ ập tới. Mồ côi cha, mẹ ở vậy nuôi Thuyền ăn học hết bậc Tiểu học. Mới chừng ấy tuổi mà phải từ giã ghế nhà trường, lăn lộn vào trường đời. Mẹ nấu don, Thuyền gánh bán dạo hàng ngày đi về trên mười cây số. 

 

Những đêm đầu tiên ở Sài Gòn, tôi nhớ day dứt nụ cười rạng rỡ của Thuyền. Nhớ đôi bàn tay nhỏ nhắn của nàng run run trong bàn tay tôi. Nhớ đến hương vị thơm lừng của tô don với chất béo của ruột don trộn mùi cay nồng của ớt, mùi bánh tráng nướng, mùi hành lá tươi. Nó tổng hợp thành hương vị không có món ăn nào so sánh được. Don Quảng Ngãi chiếm lĩnh cương vị độc tôn đối với người dân Quảng Ngãi bởi nó là món ăn quê hương. Và đối với riêng tôi có pha cả mùi hương con gái của Thuyền.

 

Xa nơi chôn nhau cắt rún lần đầu, tôi nhớ nhất là những chuyến đi chơi với bạn bè trên núi Thiên Ấn. Sau một hồi leo giốc mệt bở hơi tai, khát nước khô cả cổ chỉ cần uống mấy ngụm nước giếng của nhà chùa là cơn mệt cùng mồ hôi tan đi hết. Có người bảo đó là nước của Tiên Phật độ trì. Một truyền thuyết kể rằng có một vị sư đến đào giếng này suốt cả năm trời, khi giếâng có nước thì vị sư ấy biến mất. Ngôi chùa Thiên Ấn tọa lạc trên đỉnh núi có mặt bằng vuông vức, cao hơn mặt nước biển trên trăm mét, nhưng nước giếng trong và ngọt cung cấp cho chùa không bao giờ cạn. Quả là điều rất hiếm.  Đây là “Đệ nhất thắng cảnh” của quê nhà có tên là “Thiên Ấn Niêm Hà”do quan Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh đặt tên trong mười bài thơ Đường Luật. Mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi.  Đứng trên đỉnh núi nhìn bao quát ta thấy dòng sông Trà Khúc óng ánh bạc uốn mình theo những lũy tre xanh đến tận cùng cửa Cổ Lũy trước khi nhập vào biển Đông. Nơi đây ta có thể thưởng ngoạn thêm “Đệ nhị Thắng cảnh” của quê hương, đó là “Cổ Lũy Cô Thôn” nằm im lìm nơi cửa biển, nước bủa mênh mông. Nhìn chệch qua bên trái là mũi Ba-Tâng- Gâng phơi mình với sóng bão đại dương. Để hồn trải rộng đến cuối chân trời, ta có cảm tưởng như người được thoát tục về nơi tiên cảnh. Kẻ nào có tham vọng, mang ý đồ đen tối mà đối diện với cảnh sắc nầy, trong thoáng chốc cũng tạm thời quên đi.

 

Vào những ngày sắp nghỉ Hè, tôi nhận được thư của chị tôi:

 

“... Đầu mùa don năm nầy, con bé bán don trở lại. Sáng nào nó cũng đặt gánh don trước cửa nhà chị. Lâu lâu nó rao lên “Ai ăn don hông” rồi đứng đó đợi chờ. Người ta không biết nó đợi chờ ai, nhưng chị, thì chị đoán biết. Thời gian kéo dài cả tháng trời, chị thấy tội nghiệp nên thỉnh thoảng kêu don của nó cho cả nhà ăn buổi sáng. Đôi mắt nó thật buồn, cứ lén nhìn sâu vào trong nhà mà không dám hỏi. Một hôm, cầm lòng không được, chị cho nó biết là em vào Sài Gòn học đã gần một năm. Sau đó chị không còn thấy con bé bán don trên con đường nầy nữa...”

 

Đêm đó tôi nằm mơ nghe thấy tiếng rao: “Ai ăn don ho...o...ông” như tiếng chim cuốc lẻ đôi khắc khoải gào khan suốt mùa Hè thương nhớ rồi cuối cùng chết khô theo con trống, chung tình. Thuyền ơi, hãy tha thứ cho tôi. Những rạo rực tình yêu đầu đời đã làm cho con tim em phải se thắt vì phân ly.

 

Rồi thời gian trôi qua, ba năm miệt mài đèn sách đã giúp tôi quên hình ảnh cô gái bán don ngày nào. Sau khi lấy xong bằng Tú Tài toàn phần, tôi về thăm Quảng Ngãi. Vào buổị sáng, tôi dậy sớm cùng chị tôi chuẩn bị về quê thăm cha mẹ. Đang xếp áo quần vào va-li chợt tôi nghe tiếng rao “Ai ăn don ho...o...ông”. Tôi vội vàng chạy ra ban-công gọi:

 

- Ê ! Cô bán don.

 

Tôi nhanh chân xuống thang gác mở cửa. Cô bán don đứng đợi dưới mái hiên nhà. Thoáng nhìn, tôi tưởng một thiếu phụ nào khác không phải Thuyền. Nhưng không, làm sao tôi nhầm lẫn được. Âm thanh tiếng rao của Thuyền như mọc rễ trong ký ức của tôi. Cũng thân hình mảnh khảnh đó nhưng cao hơn và già dặn hơn. Chính là Thuyền của ba năm về trước. Tôi hỏi:                                  

- Thuyền phải không? Nàng nhìn tôi đăm đăm, rồi những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Tôi thấy loáng thoáng trên ngực áo nàng vết ố của những giọt sữa đã khô. Đứng sát vào Thuyền, tôi đặt tay lên vai nàng bảo:

 

- Em để gánh xuống đây, múc don cho anh ăn nhé.

 

- Không. Don em đã cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu.

 

Nói xong, nàng  đưa tay áo quệt nước mắt, trở gánh quay lại con đường cũ. Tôi đứng nhìn theo nàng mà nghe hồn trĩu nặng. Tôi cố lắng nghe tiếng rao “ai ăn don ho...o...ông” lần cuối cùng của Thuyền lẫn lộn với tiếng rao hàng khác nhưng tuyệt nhiên im lặng, chỉ còn sót lại hương don thoảng bay trong gió.

 

*        *     *

 

Chiều Thứ Bảy, Thung bỏ tôi trước căn nhà số 28... trên đường White Forge thành phố Sugarland. Căn nhà lầu ở khu mới xây khá đồ sộ. Vách tường áp gạch màu nâu đỏ trông thật mát mắt. Tôi đứng tần ngần một hồi lâu mới bấm chuông. Người phụ nữ ở quán Cổ Lũy hôm trước mở cửa, gục đầu chào rồi mời tôi vào khu phòng khách trang hoàng lộng lẫy. Bộ sô-pha da màu vàng nhạt choán cả một góc phòng. Chiếc TV cỡ lớn cùng dàn karaoke với hệ thống âm thanh chiếm trọn góc phòng đối diện. Bà chủ rót trà :

 

-  Mời anh dùng nước,  nàng trao tôi tách nước rồi tự giới thiệu:

- Tôi tên là Mary, chồng tôi là người Mỹ đưa tôi sang đây từ năm 1972. Xa quê mình lâu quá, nay gặp người đồng hương tôi mừng lắm. Và đặc biệt là dân ở Quảng Ngãi mà lại thích ăn don như anh.

- Bà ở huyện nào ? tôi tò mò hỏi:

- Huyện Tư Nghĩa xã Tư Nguyên.                                                

Bà Mary nhìn tôi định hỏi tiếp điều gì, nhưng bà lại đổi thế ngồi, xoay người sang hướng khác bưng bình trà rót thêm nước vào tách cho tôi. Bà nói:

- Thôi, để lát sau mình nói chuyện tiếp, giờ mời anh dùng món ăn quê nhà kẻo nguội mất.

Tôi theo nàng đến phòng ăn. Mùi don từ trên bếp bốc hơi thơm lừng. Bà chủ nhà bưng hai tô don hơi lên nghi ngút đặt trên bàn có cả bánh tráng nướng, đĩa ớt xiêm và lá hành tươi. Tôi ăn ngon lành, ăn thật tình. Ớt cay, don nóng, tôi hít hà, nước mắt nước mũi chảy ra. Bà chủ nhà đưa tissues  cho tôi với ánh mắt đầy xúc động. Một tô rồi hai tô, bà ngồi nhìn tôi ăn và khuyến khích thêm tô nữa nhưng tôi vỗ bụng lắc đầu từ chối. Nàng bảo:

 

- Anh sợ vỡ bụng đấy à?

 

          Câu nói của bà chủ khiến tôi sực nhớ đến Thuyền, cô gái bán don thời tôi còn trung học ở Quảng Ngãi. Cô bé đã từ chối bán cho tôi tô thứ tư với câu : “Coi chừng bể bụng”. Tôi ngước nhìn bà Mary, tâm sư:

 

         - Ăn don hôm nay khiến tôi nhớ đến kỷ niệm thời niên thiếu ơ quê nhà. Tôi là khách ăn thường xuyên của cô gái bán don tên Thuyền. Tôi thương nàng và tội nghiệp hoàn cảnh cô ấy. Mới mười mấy tuổi đầu đã phải bỏ học thay Mẹ đi bán don dạo. Buổi sáng nào Thuyền cũng gánh don đến trước nhà tôi trọ học và chăm sóc tô don cho tôi như người chị lo cho em.  Sau nầy tôi vào Sài Gòn học đã quên bẵng cô bé bán don. Ba năm sau trở về Quảng Ngãi, tôi tình cờ gặp lại nàng cũng với gánh don trên vai, nhưng cô bé đã trở thành thiếu phụ. Thuyền đã từ chối không bán don cho tôi còn bảo...      

      

Vừa nói đến đây, chợt bà Mary cướp lời tôi, lên tiếng:

 

- “ Em không bán cho anh đâu, don em cuối mùa lại gặp luồng nước bạc !”. 

 

Bà chủ nhà đã nói lên nguyên văn câu nói của Thuyền ngày xưa, ẩn chứa sự trách móc giận hờn, khiến tôi giật mình sửng sốt. Tôi nhìn vào mắt bà Mary, hình như long lanh ánh nước. Tôi kêu lên:

 

- Thuyền phải không? 

 

Thuyền ngày xưa không trả lời câu hỏi của tôi chỉ đưa tay áo lau dòng lệ. Mary bây giờ với giọng ngậm ngùi:

 

- Vâng, em là Thuyền của 37 năm về trước. Em đã nhận ra anh ngay khi anh cho biết chỗ ở trước kia là đường Quang Trung. Đó là con đường dạt dào hạnh phúc trên mỗi bước đi của em hồi đó, mà cũng là con đường mang đầy xót xa thương nhớ ngày anh rời xa. Thuyền đứng dậy đến ôm vai tôi :

 

- Cảm ơn anh đã cho em một tình cảm trân quý, dù là đối với một cô gái bán don nghèo hèn. Suốt quảng đời đen tối về sau này, tình anh là ngọn đèn thắp sáng cho em trong những đêm mịt mù sương tuyết. Hạo ơi - cái tên nghe lạ quá - ngày đó em đã nói với anh như thế. Nhưng sau nầy mỗi khi gặp những đau khổ chất chồng, chính cái tên Hạo trở nên thân thương sưởi ấm lòng em.

 

Tôi nắm lấy tay nàng, nói như một triết gia:

 

- Đời như một dòng sông, chuyển đổi không ngừng. Xưa kia Thuyền là cô gái bán don, ngày nay Mary là chủ một nhà hàng lớn nhất nhì ở đây. Chúc mừng em. Chúc mừng người đồng hương Quảng Ngãi đã nắm bắt được cơ hội vươn lên trên xứ người.

 

Sau buổi hàn huyên, Thuyền đưa tôi ra tận xe khi bạn tôi đến đón. Lên xe rồi, tôi thấy nàng còn quyến luyến nhìn theo, đưa mấy đầu ngón tay áp vào môi hôn. Tôi hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, chợt nghe hương don còn nồng trong hơi thở ./

 

 


                                                                                      



Back to top
 

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #28 - 20. Mar 2009 , 17:04
 
Tản Mạn Sài Gòn
NQH


Sài Gòn đối với đa số dân Sài Gòn chính hiệu không phải là "thành phố 10 mùa hoa," "thành phố mang tên ‘Bác,’ " hay thành phố "tôi mất người như người đã mất tên…"

Sài Gòn hiền lành hơn thế nhiều, và dân Sài Gòn vốn vẫn thờ ơ với chính trị, nhất là thứ chính trị “salon” vô bổ nhiều lời lẽ thiếu tính thực tế.

Dân Sài Gòn chính hiệu "con nai vàng" chẳng bao giờ gọi Sài Gòn là thành phố ****. Không nhất thiết là vì lý do chính trị. Thằng Tí thằng Tèo trong mắt bà ngoại trăm năm vẫn là thằng Tí thằng Tèo, bất kể địa vị xã hội của nó là gì. Tôi có nói chuyện với vài bạn trẻ ở miền Bắc mới sang Mỹ, nghe họ dùng "thành phố ****" để nói đến Sài Gòn, thấy ngưa ngứa thế nào ấy, dù tôi chẳng có lý do gì chính đáng.

Sài Gòn, dù trong thời buổi khó khăn nhất, vẫn như một cô tiểu thư đài các, đỏng đảnh đôi chút mà dễ thương thiệt nhiều.

Nhắc đến Sài Gòn người ta hay nhắc đến mưa, nhưng tôi lại nhớ dai dẳng cái nắng gay gắt của Sài Gòn.

Nhà tôi ở một con đường nhỏ, trưa hè đặt cái "lưng dài vai rộng" xuống nền gạch bông mát lịm ngắm bầu trời xanh ngắt, gió nhẹ hiu hiu, thì không có nơi nào trên quả đất này cho cảm giác thanh bình hơn.

"Một ngõ vắng xôn xao
Nằm trong lòng phố lớn..."

Khác với Hà Nội, không gian Sài Gòn rất thoáng, chí ít là cách đây hơn 15 năm. Không gian của một buổi trưa hè hiu gió còn thoáng hơn vạn lần. Tôi luôn có cảm giác mình có thể bay bổng lên, thò tay với cụm mây bồng bềnh trêu ngươi.

Tuy thế, cái không gian ấy không bao giờ làm ta cảm thấy lạc lõng. Thỉnh thoảng những tiếng rao của người bán dạo nghe nao nao, cuộn cả buổi trưa hè thành một miếng bột bánh bèo trắng phau với ít đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm.

Từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ đều có nguời mang đến tận cửa. Có rất nhiều tiếng rao mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.

Người Sài Gòn cũng thoáng như không gian Sài Gòn vậy... Không đâu có thể dễ có nhiều bạn, và bạn không tồi, như ở Sài Gòn. Không chỗ nào trên đất Việt Nam người ta sống năng động và khoáng đạt hơn ở Sài Gòn.


Trước khi bàn chuyện "người lớn" này, xin mạn phép quay lại chuyện thằng Tí thằng Tèo.

Đối với một thằng Tèo Sài Gòn chính gốc con nhà nòi thì Sài Gòn dĩ nhiên là "bự" hơn một buổi trưa hè.

Sài Gòn là những chiều tụ tập bấm chuông nhà người ta, cho đến khi nghe chửi "ĐM. tụi bai con cái nhà ai mất dại bấm chuông wài dzậy" thì mới chịu vắt giò lên cổ chạy.

Sài Gòn là các hồ bơi Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, là mấy củ khoai mì nóng hổi với dừa nạo, là nước mía lạnh, là ốc dích ốc táng, là bắn bi ca-de với những câu đồng dao khó hiểu như thần chú: "lang cang báng dội ăn tiền". Nói sai hay nói thiếu một chữ là đánh nhau chí tử để rồi ngày mai lại càu nhàu chơi tiếp.

Sài Gòn là những buổi tối cúp điện, tụ họp ca hát hay vừa hồi hộp vừa thích thú nghe và kể chuyện ma như chính mắt mình thấy hôm qua.

Sài Gòn là những con diều làm đi làm lại, treo thêm cả cái móc câu để cắt dây diều khác; là dế hộp quẹt thổi phù phù "đá bắt xác;" là chùm ruột chua ngọt, những cùi thơm, cóc ổi ngâm cắm que cà rem "đa năng" không biết đã được dùng lại bao nhiêu lần.

Lớn lên một tí, Sài Gòn là cô bé hồi hộp chờ thằng Tèo hái cho cả cành phượng về ép làm bướm; là hàng điệp trải thảm vàng rực trên cao và dưới đất ở trường phổ thông; là quán cà phê từng buổi đón em về.

Xin trích đoạn một bài hát tôi viết đã lâu, đặt tên (rất tự nhiên) là "Lâu Lâu"

"Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Buổi trưa thường hái trộm me
Thằng leo, thằng đứng làm thang...

Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Phượng cao mấy cũng trèo lên
Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe... mắt tròn xoe"

Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ "màu mè ba lá hẹ", không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.

Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ

Sài Gòn còn là thành phố của sự đối lập: giữa những biệt thự kín cổng cao tường và đám nhà ổ chuột trên kênh hôi hám; giữa văn minh đô thị và những tiếng chửi thề; giữa sự ồn ào bụi bặm và không gian im lắng thanh taọ Nổi bật hơn tất cả là sự đa dạng vô cùng của con người Sài Gòn. Đặc biệt là họ không sống "như đã từng được sống," mà luôn "sống như chưa được sống bao giờ".

Ẩn mình sau các hàng bông giấy, dây thủy tiên chói đỏ, là những ngôi biệt thự lúc nào cũng kín cổng. Không ai biết những người sống trong đó làm gì, là ai, và cũng chẳng ai thật sự quan tâm... ngoại trừ bọn thằng Tí thằng Tèo.

Bọn nhóc chúng tôi thường có rất nhiều các truyền thuyết về những người sống trong mấy ngôi nhà ấy.

Ở đầu ngõ nhà tôi cách đây khoảng 20 năm có một ngôi nhà như thế, chỉ hơi khác là hai cánh cửa sắt to đùng lại thấp lè tè. Mỗi chiều có một anh chàng vác ghế đẩu cao ngồi tì tay lên cửa trông ra đường. Gã chẳng bao giờ cạo râu cắt tóc. Mặc dù nắng chiều rạng rỡ xóa bớt phần nào sự ma quái, bọn tôi vẫn chẳng dám đến gần gã. Người ta có rất nhiều "lý thuyết" khác nhau về gã: nào là người yêu bỏ đi Mỹ, bị công an lấy mất gia tài, vân vân và vân vân. Cuối cùng hình như hắn chỉ giả điên để trốn nghĩa vụ quân sự, đến khi hết tuổi người ta thấy hắn cạo râu, cắt tóc ngắn chờ ngày xuất cảnh.

Dù gì thì gì, những ngôi biệt thự vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho hàng tỉ câu chuyện mê li rùng rợn bọn tôi truyền miệng mỗi tối cúp điện.

Chỉ cách những tòa lâu đài ấy vài trăm mét là một xóm lao động nghèo với những "truyền thuyết" kiểu khác hẳn: truyền thuyết về các "anh hùng" du đãng như trong tiểu thuyết Duyên Anh. Có lần một trong những anh hùng nổi tiếng nhất "xóm Chùa" mang dao đứng giữa ngã Năm thách đấu công an phường. Cuối cùng một anh công an nhảy vào đánh tay đôi với hắn và buộc phải dùng súng hạ hắn.

Đi thêm khoảng trăm mét nữa là đến con rạch thúi hơn cầu tiêu công cộng ở Đại Học Bách Khoa tỉ lần. Vậy mà tôi vẫn từng đi câu cá bống, vớt trùng chỉ với lũ bạn. Câu cả ngày được 2 con cá nhỏ hơn ngón tay út. Chỉ có trùng chỉ là lần nào cũng vớt được rất nhiều, làm mấy con cá Tàu nhà tôi ăn sình bụng bơi lặc lè kéo theo dây phân dài cả thước.

"Xóm" tôi có khá nhiều nhà có “piano.” Chiều chiều nghe lũ nhỏ tập từ “Methode Rose,” “Hannon” đến “Classic 3,” từ “sòn đô sòn” đến “Tempest.” Lẫn vào trong đó luôn là tiếng chửi thề của bà Tư nhà bên cạnh. Có lẽ chẳng có món "xí quách" nào... xí quách hơn sự pha tạp của hai loại âm thanh ấy.

Buổi chiều ở Sài Gòn đối lập hẳn với buổi trưa yên tĩnh. Dường như cái dìu dịu của nắng ấm làm người ta có nhiều năng lượng hơn. Chí ít là bà Tư lúc nào cũng có thừa năng lượng vào buổi chiều. Bà chửi từ ông Tư tới thằng con mất dạy. Ông Tư thì chẳng nói lại nhiều lời trừ khi mới nhậu xong. Chai rượu đế gò đen (chứ hổng phải ổng) vác dao bửa củi dí vào cổ bà vợ to béo, gã con trai thì vừa can vừa... đục luôn ông già, trong lúc đó tiếng “Tempest” vẫn vang vang ngắt quãng.

Điểm lạ (!?) nhất là tiếng “Tempest” vài năm sau biến mất, còn vợ chồng ông bà Tư vẫn sống "vui vẻ" với nhau như thế...

Tính đối lập của Sài Gòn rõ nét nhất là vào buổi tối. Người ta đã viết rất nhiều về "Hòn Ngọc Viễn Đông" và tính phân chia giai cấp khắc nghiệt của nó. Đó là trước 75. Sau ngày 30 tháng 4, cái danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông” bị Bangkok cướp mất, nhưng tính đối lập của Sài Gòn chẳng ai cướp nổi.

Sài Gòn không bao giờ ngủ. Khoảng 9, 10 giờ đêm là các vũ trường bắt đầu hoạt động. Bọn con nhà giàu tí tởn hẹn hò Dream, LA, SU 100, quần xẻ, váy cao, phóng vù vù qua các đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghi… sau đó vọt đi mấy cái Discoteques vang bóng một thời như Thái Sơn, Cadillac, Queen Bees... (nay thì Thái Sơn không còn nữa).

Phong trào đua xe thì Sài Gòn luôn đi đầu. Thủa chưa có nhiều xe gắn máy thì bọn choai choai đã biểu diễn đi xe đạp một bánh xoay mòng mòng hàng đêm trước nhà hát lớn. Đến khi có xe gắn máy nhiều rồi thì cả đội "Bồ Câu Trắng" cũng chẳng bị ai ngán. Hơn nữa bị giam xe thì một bữa chân gà rút xương ở Hàm Nghi là lấy xe ra cái rụp.

Khuya hơn nữa thì gái "Ca Ve" tràn về các quán cơm tấm, mì xe để "đá đèn" (ăn đêm). Bọn "dân quậy" bao gồm lũ nhóc mới lớn lẫn dân giang hồ thứ thiệt cũng tham gia đá đèn la hét đến 3, 4 giờ sáng.

Cùng khi đó các em nhỏ bán vé số cũng hoạt động cật lực. May mà vớ phải dân chơi trúng quả nó mua cả cọc thì ngày mai không phải lo tiền ăn. Cựu chiến binh, thương phế binh thì vác đàn hát "Phố Đêm," cay đắng xin từng đồng của lũ nhỏ mặt búng ra sữa chưa bao giờ hiểu hai chữ "mất mát" nghĩa là gì.

Đến 3, 4 giờ sáng, khi lũ dân chơi đã hoàn toàn mệt lử lũ lượt ra về, thì dân lao động bắt đầu một ngày mới. Xích lô, ba gác chở rau thịt ra chợ bán. Các lò bánh mì mắt đầu xay bột trét bơ nướng bánh thơm lừng. Mấy chị bán cà phê vỉa hè cũng bắt đầu đun nước, pha cà phê vợt cho gã xích lô mới tỉnh ngủ mắt vừa nhắm vừa mở vừa tán tỉnh.

Mùi mồ hôi lẫn với mùi bơ, mùi men, mùi khói SU 100 dần biến, lẫn với mùi không khí ẩm mát tinh sương tạo ra "mùi Sài Gòn" buổi sáng ở các khu phố chợ rất đặc trưng.

Dân Sài Gòn "quái chiêu" lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền. Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài "xả láng sáng dậy sớm," dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ. Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền.

Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn. Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn ganh nhau từng cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường "tiêu chuẩn," thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo giả, bán thuốc Tây "bột năng" đầy ngoài chợ... hiển nhiên một phần là do ưu thế xa "trung ương," nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất "năng động".

Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tây. Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần “zin” áo “pun,” đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp... Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Đừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là "rành" nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Đó là chưa nói đến giá cả trời ơi. Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà mua? Tiền đâu ra mà mua? Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Đúng là Sài Gòn!

Nếu không thích cảnh chợ búa "gần mực" thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhà. Chuồng heo phải lau rửa ít nhất một ngày hai lần, sợ hôi thì ít, mà sợ công an phát hiện thì nhiều. Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chở. Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên nuôi heo ở Cầu Tre sau này. Chích điện con heo chỉ kêu cái "éc" là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ

Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đá. "Cho con 2 cục đi dì ơi!" là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏi.

Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như pho mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn...

Đến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bội. Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Đông Âu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn "ghệ" đi chơi dễ như bỡn. Bọn Tèo kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiếm tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tây. Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai!

Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứa. Các thầy nổi tiếng rất biết “marketing,” dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ.

Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Đồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình.

Đừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước 75, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo khiêu dâm của Mỹ, HongKong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant đều có cả.

Nhân chuyện buôn thuốc, tôi có thằng bạn đi Tây Ninh buôn 2 cây thuốc Zet bị bắt tịch thu luôn cả cái xe Dream. Rõ là ngu! Thằng cu phá phách kinh khủng, nhưng cũng vui tính ra phết. Có lần ngồi uống cà phê hắn bảo cô bán hàng: "Liên ơi cho anh mượn sợi dây thun." - "Chi dzậy anh?" Liên hỏi. Nó bảo: "để anh thắt ống dẫn tinh." Cô bé mặt đỏ lừ không biết có bỏ cái gì vào ly cà phê của nó không.

Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng!

Dù phần nào bị cuộc sống sôi nổi cuốn trôi, Sài Gòn vẫn có nhiều thằng Tèo mộng mơ làm thơ viết truyện dễ thương khôn tả: làm ăn tay phải, văn nghệ tay trái. Hình ảnh con Thơm cái Thắm hàng me gốc điệp không bao giờ phai nhạt trong mắt bọn Tèo Sài Gòn.

Tôi vẫn còn nhớ Tèo Nguyễn Nhật Ánh với "cô gái đến từ hôm qua", "còn chút gì để nhớ," "truyện cổ tích dành cho người lớn"...

"Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu..."

Hay Tèo Bùi Chí Vinh:

"Cô gái ơi anh nhớ em,
Như con nít nhớ cà rem vậy mà
Như con dế trống đi xa,
Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi
Con dế thường gáy một hơi,
Còn anh gáy hết... một thời con trai,.."

Đến đây tôi chợt nhận ra rằng viết về "một thời để nhớ," về những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ thì rất dễ, dễ đến mức cái thằng văn dốt chữ nát như tôi cũng "xổ nho" được vài dòng.

Khi viết cái gì ít vô thưởng vô phạt hơn một chút thì phải bắt đầu nhìn trước ngó sau, câu chữ trúc trắc, ý vẫn tràn nhưng sợ hiểu sai hiểu lệch, lại phải tránh chính trị chính em...

Tôi đã định dừng ở đây vì câu chuyện đã nhạt dần đi, cái hào hứng ban đầu của bạn đọc chắc cũng không còn nồng nhiệt nữa. Thế nhưng chẳng thể để lại trong lòng bạn đọc “ấn tượng” về một Sài Gòn với 2 cây thuốc Zet, tôi lại phải tìm cách khác để kết thúc. Chỉ sợ rằng cũng chẳng khá hơn 2 cây thuốc Zet là mấỵ

Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi Sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn dễ thương lắm! Họ có cái nhìn trong trẻo về cuộc sống, lại chẳng giận dai vùng vằng vô lý bao giờ. Đi đón trễ thì: "anh để em chờ nãy giờ đó coi có được hông? Ghét dễ sợ luôn hà!" Cộng với một cái lườm, hai cái nguýt thì bọn Tèo Sài Gòn hối hận quá cả 2 tháng sau mới... trễ lần nữa.

Con gái Sài Gòn còn biết ăn mặc, đi đứng, nhất nước. Tiền có thể thiếu chứ phong cách tiểu thư thì chẳng thiếu bao giờ. Tiểu thư Sài Gòn không ưỡn ẹo mè nheo, mà phóng xe vèo vèo đứng tim Tèo.

Giọng gái Sài Gòn thì ngọt hơn mía lùi. Cái câu "hổng chịu đâu" mà nghe dân xứ khác nói thì ngứa lỗ nhĩ, nghe con gái Sài Gòn nói thì bọn Tèo Sài Gòn như bong bóng xì hơi, biểu cái gì cũng nghe ráo trọi. Con gái Sài Gòn lãng mạn chẳng kém ai, nhưng cũng rất thực tế. "Được thì được hổng được thì thôi, làm chi mà dzữ dzậy!"

Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của Tèo tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế.

Còn ti tỉ nhiều đề tài thú vị về Sài Gòn mà tôi không muốn đề cập vì lười là chính: cuộc sống sinh viên học sinh Sài Gòn, các trò ma mãnh "cua ghệ" của bọn Tèo Sài Gòn, con trai Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn...

Tôi đã nghe rất nhiều những lời nhận xét kiểu vơ đũa cả nắm: con trai Sài Gòn thế này, con gái Sài Gòn thế kia, dân Sài Gòn thế nọ... Càng nghe càng thấy buồn cười vì đa số những người nói mấy câu đó chưa bao giờ thật sự sống ở Sài Gòn.

Không hiểu có ai đó đọc bài này xong thì có thay đổi cái nọ cái kia trong nhận thức của họ không? Hy vọng nhỏ nhoi của tôi là những thay đổi, nếu có, là theo hướng tốt hơn.

Riêng tôi thì tôi vẫn nhớ day dứt cái ngõ nhỏ xôn xao ấy...

NQH

     
Back to top
« Last Edit: 20. Mar 2009 , 17:06 by HOA_HUNG »  

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #29 - 20. Mar 2009 , 21:24
 
Cám ơn anh Lam Sơn. Lâu lắm mới thấy anh cõng bài về trường. Mong anh luôn vui và khoẻ ạ  flower40
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra