Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Sài Gòn của tôi  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 
Send Topic In ra
Sài Gòn của tôi (Read 10211 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI
Reply #60 - 16. Nov 2017 , 05:59
 
Sài Gòn  Niềm Nhớ Khôn Nguôi

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ, tên Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận Hai
Những ngày đó cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem

Lắc xí ngầu trúng cà rem
Hôm nào thua hết chết thèm mất ăn
Miếng xoài trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay
Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu
Nếu giờ tính cả lãi đầu
Chắc tôi phải cất nhà lầu trả em

Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiều đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, vui ơi kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiều khi mích lòng
Chúng kêu là “bắc kỳ con”
Rồi đòi bắt “bỏ vô lon” cho đầy
Đánh nhau tại “Cá rô cây”
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đầu đời
Cuốn bằng giấy trắng, vụng ơi vụng là

Bao nhiêu rạp hát gần nhà
Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút có Đại Đồng
Tối ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài
Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn non
Giúi cho một trái cóc dòn, nín ngang

Tuổi thơ là tuổi phá làng
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhiều khi chợt thấy vấn vương
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài

Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Phố của tôi chẳng mấy dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đầu kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiều
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mã tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt tối mù bước chân
Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mới thấy lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây

Cuối tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, xếp hàng mỏi chân
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ trăm hoa nở cành

Đường ra đến chợ Bến Thành
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kìa Ngã Sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Dưới chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mỳ Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở “Tài”

Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài người đông
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương

Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lấu vị hương thơm nồng
Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dầu dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu

Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thấy màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mấy lần
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà

Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn

Xa thành phố đã bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi

Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây.

Tuổi thơ trên thành phố Saigon -

Phạm Doanh
Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2017 , 20:36 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #61 - 16. Nov 2017 , 06:03
 
Sài Gòn Bốn Mươi Năm,
Tác giả: Song Lam
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về Sài gòn mùa Noel vừa qua.
I Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.
Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành, ngay tiệm vàng Nguyễn Thế Bài trước 75, tôi không hiểu mình muốn tìm gì, gặp ai trong lúc này. Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại vì xe bị tuột sên, có ít nhất vài anh con trai tới sửa dùm. Bây giờ, đứng đây cả buổi, nhìn ngó tứ tung, chẳng có ma nào ngó tới tôi. Buồn tình, tôi đi lang thang.
Đi bộ lòng vòng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào. À, nhà sách Khai Trí cũ đây rồi. Vô chút. Hình bóng cũ nào còn đây, sách vở ích gì cho buổi ấy? Tôi mua vài quyển sách dạy nhạc, Tự học Tây Ban Cầm với ước mong dợt lại bài Thu Ca ngày nào, bài dư âm kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, bài Thuyền và Biển mà mấy đứa em già chế lại hát như thế này: "Nếu phải sống xa em, anh chỉ còn bão tố. Nếu phải sống bên em, anh chỉ còn… cái khố."
Bùng binh Sàigon ngày nào có tượng đài Trần Nguyên Hãn oai phong, tượng nữ sinh Quách thị Trang bằng đá trắng… nay đã mất tăm, mất tiêu. Xe cộ thật nhiều, ồ ạt, ào ào khiến tôi chóng mặt.
Sàigòn bây giờ đầy dẫy, ngập tràn nhà cao tầng không khác gì các đô thị văn minh Âu Mỹ. Sàigon có Bicotex Trung tâm tài chính, mà dân Saigon gọi là bà đầm bưng mâm xôi, Saigon có Center Tower 72 lầu, Saigon có đường hầm bắc qua sông Thủ Thiêm. Bến đò Thủ Thiêm bên bến sông Bạch Đằng năm xưa chạy xập xình, ành ạch sóng nước cả ngày cả đêm nay đã không còn. Con đò Thủ Thiêm đã lùi vào dĩ vãng!
Trong trí nhớ người dân Sàigon vẫn còn câu hát: "Bắp non đem nướng lửa lò. Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm". "Con đò" Thủ Thiêm tức là cô lái đò trẻ tuổi xinh đẹp chèo đò đưa khách sang sông. Tôi thích quá chừng chữ "ve" này, mà chữ "cua" hay chữ "dê" không tài nào sánh kịp!
Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.
Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ "cám ơn" hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.
Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?
Saigon có những bộ trang phục đắt tiền, những chiếc xe hơi bạc triệu, những biệt thự sang trọng với phòng master bedroom dát vàng ròng bốn số chín, nhưng Saigon không có được tình yêu thương. Saigon vắng bóng lòng nhân ái và chết tiệt sự bao dung.
Những ngày cận kề Christmas, Saigon treo đèn kết hoa cùng khắp những con đường lớn. Những công trình xây dựng còn dang dở khắp nơi gây ra sự kẹt xe dữ dội vào những giờ cao điểm. Dân Saigon ăn nhậu tối ngày, từ sáng sớm cho tới giữa khuya. Quán nhậu san sát, từ bò dê cao cấp cho đến rắn mối thằn lằn. Hình như mọi người đang lâm vào cảnh mê hồn trận cứ ăn nhậu thả cửa chừng nào chết hẳn hay.
Tôi có những đêm Saigon mất ngủ triền miên vì tiếng xe gắn máy ầm ầm trong từng hang cùng ngõ hẹp. Bốn năm giờ sáng lại nghe rội rã tiếng rao hàng: "Bánh mì nóng đây, bánh mì nóng đây". Saigon lúc nào cũng hực hở lửa nóng, rít rịt tay chân, chỉ nhờ mong ngọn gió mát bất chợt.
Tuổi trẻ Saigon bây giờ cao hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn. Con gái ra đường không ai biết đẹp hay xấu, cao hay thấp, da trắng mịn màng hay đen thui rổ chằng chịt, vì họ trùm kín mít, chỉ chừa hai con mắt vẽ chỉ đen thui, lạnh lùng. Ai cũng chen lấn, vội vã, chụp giựt. Và hoàn toàn không có một nụ cười nào hết. Ở Saigon ba tuần, tôi không biết mình cười được bao nhiêu lần, chỉ thấy lòng trĩu nặng sầu thương.
Đã nhiều lần tôi thấy được những người già như tôi đã về hưu ngồi trong nhà thu lu bất động. Nếu không bận rộn được làm ô-sin không công cho con cháu thì họ cứ ngồi trước bực cửa nhìn ra ngoài đường. Họ ngồi đó, buồn, bất động và héo tàn.
Central Tower lộng lẫy sửa soạn chào mừng năm mới 2015, sẵn sàng giơ cao dao sắc chém ngọt khách hàng. Ly kem bạc hà chỉ có hai viên kem tròn vo lớn hơn cái trứng cút chút xíu, trả 11 dollars cho tui. Trời ơi giá cả hơn cả bên Mỹ. Nhưng lo gì. Đại gia thừa tiền lắm bạc, "bi nhiêu bi!"
Saigon cũng có những buffet đắt tiền dành cho nhà giàu mới mở mắt sau này như ở Hoàng Yến, Newworld, nhất là ở nhà hàng năm sao Newworld này, ăn trưa 26 dollars và ăn tối 42 dollars trong khi người lao động buôn gánh bán bưng chỉ mong kiếm được 2 dollars/ngày (42.000 đồng Việt Nam). Saigon ơi, nhức nhối lòng tôi.
Mở mắt chào đời ở Saigon, sống và thở với Saigon qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, của thời cuộc, tôi vẫn ôm Saigon vào trong lồng ngực tưởng như lúc nào cũng son trẻ của mình. Xa Saigon 40 năm, Saigon đã ngủ vùi 40 năm, Saigon đã mất đi vẻ thơ mộng, lãng mạn, đã mất đi hoàn toàn văn hóa phương Nam, để trở thành thứ lai căng chú kiết, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Saigon bây giờ vẫn đang còn một triệu ba trăm ngàn người nghèo khổ đói khát lầm than.
Có những cái chết vội vàng non yểu, trăm thứ bệnh lạ do thực phẩm độc hại mang đến, Saigon có trăm ngàn chuyện giả từ lông mi giả đến tôm khô, bánh tráng, gạo lúa ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh những building cao vòi vọi, những nhà hàng sang trọng, những resort năm sao, quý bạn đọc sẽ còn thấy được những trường học xuống cấp thê thảm, những bệnh viện ghẻ lở hoang phế hàng trăm năm không sửa sang. Quý bạn đọc hãy ghé mắt vào bệnh viện T.C ở Saigon để thấy bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang cho đến trước cửa nhà vệ sinh, nằm luôn cả dưới gầm giường.
Y tế quả là quá tải và giáo dục đi đoong. Chúng tôi đến thăm đứa cháu họ tại phòng vô trùng của Trung tâm huyết học mà sững sờ: thằng nhỏ chuẩn bị trình luận án tốt nghiệp cao học kinh tế, lại được phát hiện bị ung thư máu. Tôi phát khóc khi nhìn bốn thanh niên trẻ không quá 25, mặt mũi sáng láng khôi ngô với những cái đầu trọc lóc vì vừa trải qua mấy đợt Chemnio.
Những khuôn mặt trắng bệt đang cần vô máu, mà xác suất sống còn chỉ có từ 20-25% đã làm tôi đau lòng, không biết phải nói gì để an ủi các cháu. Không ai trả lời được câu hỏi tại sao trong khi tiền đóng cho bệnh viện cao ngất ngưỡng được tính bằng hàng chục ngàn dollars, cha mẹ các cháu phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn…
Làm sao ngoảnh mặt quay lưng với cảnh đời trái ngược ở Saigon: bên cạnh cuộc sống xa hoa dư thừa phủ phê của kẻ có quyền lực, vẫn còn hằng hà sa số cuộc đời của những con người Việt Nam bần cùng đói khát kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi, còn những mồ hoang mả lạnh, còn bao nhiêu cái chết tức tưởi, âm thầm… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên-Ông Đồ). Người lính cũ VNCH, người thương phế binh của chế độ cũ vẫn còn sống vất vưởng, lê la đầu đường xó chợ mà sự giúp hàng năm của đồng bào hải ngoại vẫn không thấm thía vào đâu!
Chương trình "Cám ơn Anh" hàng năm ở California với số thu lên đến bảy tám trăm ngàn dollars vẫn còn quá ít so với nỗi đau quá lớn, những thương tật trùng điệp của hàng chục ngàn chiến binh sau 75. Chúng ta đời đời chịu ơn họ, cái ơn sâu không bao giờ trả nổi…
Saigon thân yêu của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975, tù dạo người Saigon ken chân vội vã chen lấn xuống tàu bạt mạng thừa sống thiếu chết vượt trùng dương tìm đường trốn chạy, biết bao người đã chìm sâu đáy nước, biết bao nhiêu người lưu lạc phương trời?
Biết nói gì với em hôm nay, Saigon 40? Hôm nay thăm lại Saigon, em chỉ còn trong tôi hình bóng cũ: Con đường Bà Huyện Thanh Quan những chiều tan học mát rượi lối đi, vòng xe quay thanh thản nói cười với bạn, tà áo dài trắng quấn quít mối tình đầu.
"Saigon ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Saigon ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời…" (Saigon ơi vĩnh biệt-Nam Lộc)
Tôi vẫn còn hoài hình ảnh Saigon tráng lệ, tươi đẹp trong trái tim già nua khô héo của mình. Và Saigon ơi, tôi còn mãi Saigon xưa trong trí nhớ.
II.
Tôi trở lại Valley Forge vào những ngày cuối của năm 2014, tôi nghe lòng giá buốt với cái lạnh 6 độ F về đêm và những tai ương nổ ra từ khắp thế giới trong khi năm 2015 từng bước đến gần. Hai cảnh sát viên New York bị kẻ gian sát hại ngày 20/12 là vết thương lớn cho nhân dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng New York.
Sự sát hại đó có lẽ bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc âm ỉ, dai dẳng sau khi người thanh niên Michael Brown ngả xuống từ viên đạn của người cảnh sát da trắng trong tháng 8/2014. Và chỉ một tuần sau 28/12, Air Asia của Malaysia mang biển số 8501 lại bị rớt ở đáy biển Java mang theo 162 hành khách và phi hành đoàn, trong khi vừa cất cánh từ Jakarta (Indonesia) đi Singapore được 45 phút…
Dù vậy, ở Times Square New York, trái cầu mà cả thế giới dõi mắt mong chờ count down như một thông lệ chào mừng năm mới, với hy vọng sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, đã qui tụ hàng trăm ngàn người trẻ tuổi bất chấp cái lạnh giá mùa Đông. Ở quanh vùng chúng tôi cư ngụ, Valley Forge Casino đã chuẩn bị hàng trăm chai Champagne sẳn sàng mở nnắp để đón khách. Liệu 2015 có khá hơn chăng?Ai mà biết được?

Tôi đã não lòng với đồng hương của tôi ở Saigon Việt Nam, tức Saigon lớn. Còn Saigon nhỏ? Khi nghĩ đến Little Saigon là tôi có chút vui. Sao kỳ vậy cà? Saigon nhỏ hình thành khắp nơi trên thế giới, nơi có người Việt Nam sinh sống và thành lập cộng đồng. Phải chăng người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới muốn tìm lại những gì đã mất? Vì Saigon lớn không còn của mình nữa, mà là của họ, của người chủ mới!
Những lần đến Little Saigon ở Cali, tôi tìm lại được hình ảnh quá khứ, rất Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo bà ba, vành nón lá, tà áo dài thanh tú ngày xưa đã không còn thấy ở Saigon lớn, lại vẫn ung dung hãnh diện khoe khoang ở Saigon nhỏ, đặc biệt tôi tìm thấy được con người Saigon xưa với đặc trưng văn hóa Saigon và tôi có được từ họ, những nụ cười thân ái.
Làm sao nói hết được những gian khổ, nhục nhằn của người Việt Nam lưu lạc nơi xứ người từ 40 năm qua? Họ đã từ bỏ hết những gì có được trong tay để làm lại từ đầu bằng bất cứ công việc gì, vị trí nào để mưu sinh nuôi sống gia đình, gầy dựng cuộc sống mới.
Biết bao mồ hôi nước mắt đã tuôn đổ cho 40 năm lưu vong? Hai ba giờ sáng phải trở dậy đáp xe buýt đến chỗ làm với đồng lương rẻ mạt, phải sinh hoạt trong những điều kiện eo hẹp, phải tiết kiệm từng đồng bạc kiếm được, và cũng không thiếu những ê chề, tủi nhục trong quãng đường dài nơi xứ người. Nhưng người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù, chịu đựng gian khổ để gầy dựng tương lai cho thế hệ thứ hai.
Sau 40 năm ròng, lớp người thế hệ thứ nhất đã già rồi, một số người đã ngàn đời yên nghỉ, để lớp trẻ đầy đủ năng lực, trưởng thành vươn lên nơi quê hương thư hai này. Họ có mặt ở các ngành nghề với vai trò lãnh đạo và thật sự bước vào chính trường của Mỹ như Janet, Trí, Andrew… ở Little Saigon Nam Cali, như Nguyễn Xuân Hùng ở Texas hay Tâm Nguyễn ở San Jose…
Công việc của họ hãy còn ở phía trước, trong đó có dự định đề nghị Thượng Viện Mỹ can thiệp cho người lính cũ VNCH, những thương phế binh sống vất vưởng ở quê nhà được định cư sang Mỹ, sang Uc để bù đắp phần nào thiệt thòi của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mộng ước này thành sự thật!
Người Saigon sống dễ dãi, chan hòa tình cảm với mọi người, với bà con hàng xóm láng giềng, với đồng hương đồng khói. Người viết cứ tự hỏi mình hoài: Ở Cali có nhiều hội đoàn, như Hội Nhớ Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bạc Liêu, Gò Công… mà sao không có Hội Saigon? Có thể Saigon là điểm hẹn, điểm đến của các miền đất nước chăng? Ở vùng New Jersey, có Saigon Plaza, có chợ Bến Thành… và cái Logo chợ Bến Thành dùng làm bảng hiệu cho khắp nơi có Saigon nhỏ, tức Little Saigon. Đây là niềm hãnh diện chung cho người Việt Nam, cho Saigon, cho người Saigon, cho nên 40 năm qua, tâm tình ấy vẫn đầy thương, đầy nhớ.
Bây giờ ở Little Saigon Nam Cali chắc đang có những lo toan hạnh phúc? Nào là chuẩn bị Hội Tết hàng năm, cuộc diễn hành ở phố Bolsa, cuộc thi nấu bánh chưng ở Phước Lộc Thọ, thi hoa hậu áo dài truyền thống… để đón mừng năm mới Ất Mùi 2015. Tết Việt Nam vẫn còn mãi trong lòng người Việt Nam, người Saigon!
Những chuẩn bị rậm rịch, rộn ràng của mọi người từ đầu tháng Chạp. Các bà mẹ sẽ lui cui nấu nướng sớm chiều cho ngày 30 Tết cúng rước ông bà, tổ tiên, chào đón Giao thừa. Ngoài chợ lao xao mua sắm đồ ăn thức uống, bánh trái rượu bia và nhất là hoa Tết. Trời ơi làm sao nói hết cái cảm giác vui sướng khi đi dạo chợ hoa tìm mua những cành mai đẹp nhất? Người bán người mua lao xao nói cười, chợ ngày không đủ ngày giờ, còn có chợ đêm nữa chứ! Về đêm Cali mát rượi, đi chợ đêm vừa đi vừa ăn bắp nướng thoa mỡ hành thì hạnh phúc biết bao?
Ngày Tết đến rồi, những chiếc áo dài được phơi phóng, ủi là cho thật phẳng phiu để đem ra chưng diện với mọi người. Áo gấm chữ thọ dành cho các ông, áo gấm đủ màu, đủ các loại hoa Mai lan cúc trúc dành cho các bà và các cô gái trẻ. Ai cũng mặc áo dài, từ trẻ nít cho đến cụ già, thậm chí các dân cử Mỹ lẫn Việt trên truyền hình chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài. Áo dài được mùa. Người viết cảm thấy thật vui, thật gần gũi với họ. Ai cũng trang trọng chúc Tết nhau, nói cười thật vui như… Tết.
Người Việt Nam ở Little Saigon nói cười với nhau trong chợ, trên xe đò, ngoài bãi biển, trên xe buýt, trong buổi coi văn nghệ… dù họ chửa quen nhau, quen nhau đôi lần, gặp nhau đôi bận, họ cũng sẳn sàng chia xẻ tâm tình, mọi hoàn cảnh được phơi bày để hỏi ý kiến, thật hoàn toàn khác với những khuôn mặt "chằm vằm" của người Saigon ở Việt Nam.
Xin lỗi bạn đọc thật nhiều vì tôi cứ nhắc hoài những hình bóng ngày xưa. Quả thật quãng đường 40 năm của người Việt Nam với những kỷ niệm đã cũ, rất cũ, đã là của hôm qua. Và 40 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người, cũng tưởng chừng như mới hôm qua. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Rồi tất cả sẽ qua, sẽ qua, sẽ là của quá khứ rộn ràng trong lòng mỗi người dân Việt.
Dù thế giới hiện giờ chưa được bình an dù chưa hoàn toàn hạnh phúc, nhưng có lẽ nào ta lại hờ hững với mùa xuân đang từng bước đến gần? Ở miền Đông lạnh giá mù sương này, tôi chỉ ao ước có một nhày nào đó được hưởng sự nồng ấm tình người, tình đất ở Cali, để thấy mình trẻ lại trong ngày Tết truyền thống, với văn hóa Saigon qua tiếng pháo mừng Xuân.
Với đồng hương, bằng hữu, gia đình ở Little Saigon Nam Cali, tôi xin gởi đến quý vị những tình cảm tốt đẹp, lời chúc mừng trân trọng nhất trong ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này. Và, với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.

Song Lam

Anh Trinh Nguyen
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi / Sài Gòn Nièm Nhớ Thương
Reply #62 - 24. Nov 2017 , 02:36
 
Mời anh chị em trở lại thăm Sài Gòn Chợ Lớn của một thời...

Sài Gòn  Niềm Nhớ Khôn Nguôi

https://youtu.be/puHKTtVyLbM

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ, tên Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận Hai
Những ngày đó cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem

Lắc xí ngầu trúng cà rem
Hôm nào thua hết chết thèm mất ăn
Miếng xoài trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay
Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu
Nếu giờ tính cả lãi đầu
Chắc tôi phải cất nhà lầu trả em

Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiều đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, vui ơi kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiều khi mích lòng
Chúng kêu là “bắc kỳ con”
Rồi đòi bắt “bỏ vô lon” cho đầy
Đánh nhau tại “Cá rô cây”
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đầu đời
Cuốn bằng giấy trắng, vụng ơi vụng là

Bao nhiêu rạp hát gần nhà
Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút có Đại Đồng
Tối ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài
Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn non
Giúi cho một trái cóc dòn, nín ngang

Tuổi thơ là tuổi phá làng
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhiều khi chợt thấy vấn vương
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài

Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Phố của tôi chẳng mấy dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đầu kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiều
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mã tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt tối mù bước chân
Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mới thấy lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây

Cuối tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, xếp hàng mỏi chân
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ trăm hoa nở cành

Đường ra đến chợ Bến Thành
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kìa Ngã Sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Dưới chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mỳ Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở “Tài”

Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài người đông
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương

Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lấu vị hương thơm nồng
Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dầu dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu

Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thấy màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mấy lần
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà

Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn

Xa thành phố đã bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi

Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây.

Tuổi thơ trên thành phố Saigon -
https://youtu.be/puHKTtVyLbM



Phạm Doanh




Back to top
« Last Edit: 27. Nov 2017 , 14:46 by admin »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI / Sài Gòn Nièm Nhớ Thương
Reply #63 - 25. Nov 2017 , 03:49
 
CHỦ ĐỀ SÀI GÒN NIỀM THƯƠNG NHỚ KHÔN NGUÔI

SÀI GÒN CHỢ LỚN

kHÔNG BIẾT TÊN TÁC GIẢ
Ai đã từng sống ở Sài Gòn thì chắc không có lạ gì với danh từ Chợ Lớn. Sài Gòn được sanh ra và lớn lên nơi đây nên hôm nay mạo phép viết vài hàng sơ lược về nơi mà người dân thường bị và được gọi là Tàu Chợ Lớn. Nhiều chi tiết trong bày này có thể không còn chính xác nữa vì SG rời Sài Gòn vào nam 92, và lúc đó chỉ mới có 16 tuổi. Nếu có gì sơ sót thì xin vui lòng đính chính giùm.
Chợ Lớn, sau năm 1975, thuộc về Quận 6. Chợ nằm trên đại lộ Hậu Giang, cắt ngang góc với đường Phạm Đình Hổ. Phía Nam của Chợ Lớn ráp với một nhánh sông của bến Bình Đông, nay đã bị lấp. Mặt sau của chợ ráp với bến Bình Đông, nơi các thuyền chở hàng từ các tỉnh Miền Tây lên Sài Gòn. Phía Đông của chợ thì ráp với cầu Ba Ly Cao, mà thường được gọi là cầu Ba Cẳng. Mặt tiền chợ hướng về phía Đông Bắc. Sau năm 1975, CSVN đổi tên Chợ Lớn thành Chợ Bình Tây.
Tuy nhiên, phần đông tất cả thương gia, và mọi người đều vẫn gọi là Chợ Lớn. Vào năm 1990 thì Chợ Lớn được tu sửa. Mặt tiền chợ được xây lại nhái theo kiểu của Chợ Bến Thành (Chợ Sài Gòn). Khi nói đến Chợ Lớn thì có lẽ sẽ có bạn thắc mắc chắc là có Chợ Nhỏ. Thật ra mà nói Chợ Lớn là phát xuất từ Chợ Nhỏ. SG không biết Chợ Nhỏ ra đời từ khi nào, nhưng Chợ Nhỏ có từ rất lâu đời, có thể vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, và nay thuộc một phần phía đông của Chợ Lớn. Có lẽ khi khuông viên của Chợ phát triển và mở rông, người dân mới dùng danh từ lớn và nhỏ để phân biêt. Và danh từ Chợ Lớn cũng được dùng để nói đến những vùng phụ cận từ đầu đại lô Hậu Giang cho đến Xa Cảng (Bến Xe Miền Tây).
Về dân số thì phần đông nơi dân sống nơi đây là người Tàu gốc Quảng Đông (Cantonese). Ngoài ra còn có những dân Tàu gốc Triều Châu, Hẹ, Phước Kiến v.v... Đa số người Tàu nơi đây di cư sang Việt Nam vào thời Cách Mạng Văn Hoá (Cultural Revolution) của Mao Trạch Đông. Khi di cư sang Việt Nam, dân Tàu sống theo cộng đồng và tập trung với nhau theo vùng. Hải Phòng, Bình Dương, Chợ Lớn, Biên Hoà, Lái Thiêu, Sóc Trăng, Bạc Liêu v.v.. là những nơi có rất nhiều dân Việt gốc Tàu cư ngụ.
Còn về phần người Việt sống ở Chợ Lớn thi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Sau năm 1975, CS vào đánh tư sản và chiếm rất nhiều nhà cửa của dân sống nơi đây Tàu lẫn Việt. Đến giữa thập niên 80 thì có một đợt sống của cán bộ CS miền Bắc di cư vào Chợ Lớn. Có lẽ đến nay thì tỉ lệ người Việt và Tàu trong Chợ Lớn đã không còn chênh lệch nhiều so với những thập niên trước.
Về sinh hoạt thương mại thì dân Việt gốc Tàu trong Chợ Lớn nắm về phần lớn. Về buôn bán thì Tàu Chợ Lớn thường tập trung vào tạp hoá. Các sạp bán các mặt hàng tiêu dùng như đường, đậu, gạo, các mặt hàng khô khác, và đồ dùng trong nhà đa số là chủ Tàu, và nhất là các sạp lớn chuyên bán sĩ cho những thương gia từ các tỉnh miền Đông và Tây Nam Phần. Người Việt tập trung vào các sạp bán vải, trái cây, thịt cá, rau quả, và thức ăn.
Tuy nhiên, sản xuất và công nghệ của người Việt gốc Tàu mới chiếm phần quang trọng của nền kinh tế Chợ Lớn. Hai ngành công nghệ mạnh nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất là dệt và sắt thép (đinh, ốc, máy móc ...). Phần đông các tiểu tư sản sót lại trong thời cộng sản thường là những chủ của các xưởng dệt, nhà máy sắt thép, và sản xuất máy móc.
Đây là những ông chủ giàu nứt tường, vàng đầy nhà, và đút tiền đầy mồm cho bọn cộng sản để cho mình yên thân. Ngoài ra những ngành khác do đa số người Tàu làm chủ là xây dựng, nhà hàng, nhựa, v.v... Thương mại thì phải có cạnh trạnh Tuy nhiên, sự cạnh tranh của thương gia người Tàu thường rât ít vì sự có mặt của các thương hội. Do đó, sự phá giá ít khi xảy ra và phần đông đều bán buôn rất công bằng. Tuy nhiên, đây chỉ là lối làm ăn của cổ hữu. Khó mà có thể nói đây vẫn là cách buôn bán trong thời điểm đương thời.
Khi vào Chợ Lớn thì không thể nào không ghé thăm một hai hàng quán nổi tiếng ở đây. Tủ lầu nổi tiếng nhất là tủ lầu Á Đông. Trước đến sau năm 1975, tủ lầu Á Đông luôn được có tiếng nấu thức ăn ngon nhất ở Sài Gòn. Tuy nhiên về khung cảnh thì không bằng những nơi khác. Đi sâu vào trong đại lộ Hâu Giang, những hàng quán đầy dẫy ở hai bên đường. Một trong những món và bạn cần phải thưởng thức ở những tiệm ăn này là món hủ tiếu xào, hay mì xào dòn.
Từ ngày SG sang Mỹ đến nay vẫn chưa tìm được một nơi nào có thể làm hai món này tưng xứng với những quán trong Chợ Lớn. Hủ tiếu xào chính gốc phải cháy, nhưng không ươm mùi khói nhiều quá. Sợi hủ tiếu thì rời chứ không được dính lại với nhau, và nước sốt phải vừa ăn và đủ để trộn vào từng sợi. Một trong những món đơn giản khác mà người Tàu rất thích ăn đó là món bột chiên. Các bạn ở Houston có lẽ không lạ gì với món này ỏ nhà hàng Tân Tân hay Sinh Sinh khu Bellaire. Tuy nhiên cách chế biến của các nhà hàng này đã Mỹ hoá và làm mất đi gần 70-80% khẩu vi thực sự của nó. Bột chiên gồm hai loại, bột chiên thường và bột khoai môn. Bột phải mềm, cắt vuông vắt, và đúng kích thước thì nó mới thấm được mùi vị của nước chấm.
Khi chiên xong thì bột vừa vàng đủ, chứ không cháy khét, hành tỏi, củ cải muối thì sắt nhỏ và phải khét một chút, và nước chấm phải đổ đầy súp dĩa thì ăn mới thấy ngọn tuyệt. Bên đây, các nhà hàng chiên bột, vừa sượng, vừa cháy, ăn không ra gì món gì hết. Người Việt Nam của mình thường thích ăn chè, và người Tàu cũng vậy. Mình ăn chè lạnh trong ly, người Tàu họ ăn chè lạnh trong tô.
Bởi vậy, khi vào Chợ Lớn, nhất định phải đi ăn chè tô. Chè tô gần giống như chè Ba Màu, nhưng thêm vào khoảng 1 vài thứ khác như là bơ hột gà, môt hai thứ đậu, và đặc biệt là một cục đá bào thật to nằm trên cùng. Bởi vì thế, người ăn phải dùng tô thì mới có thể đựng hết một phần chè. Nếu bạn nào sống ở Houston mà chưa có dịp thưởng thức món chè tô thì nên ghé qua một nhà nhỏ nằm cạnh Tân Tân mà thử. Không ngon không tín tiền!!!
Ngoài những đặc điểm thú vị, Chợ Lớn cũng là nơi tàn long ngoạ hổ. Nhiều thành phần đầu trâu, mặt ngựa dùng nơi đây để hùng bá một trời. Vào khoảng 10 năm về trước, đa số phần đông giới dân giang hồ này thuộc về những nhóm làm nghề bóc vác và chuyên chở. Ngoài điều khiển và ép tiền các nhân công, các băng đảng đi thu tiền bảo hộ, thuế má ở những bến tàu và các chuyến xe hàng trong khu vực họ nắm quyền. Các băng đảng này cạnh tranh và đánh chém nhau như cơm bữa.
Ngoài ra, đây cũng là nơi ẩn náo của những tên đang bị truy tìm ở những nước khác đặc biệt là Hong Kong, Đài Loan, Mỹ, Pháp. Vào khoảng năm 88-89, SG có một người hàng xóm cho biết là có người em từ Hong Kong qua chơi, nhưng sau nay thì bị bắt mới biết là người đó đã bị truy tìm của cảnh sát quốc tế.
Tuy nhiên phần đông đều là dân lao động, và làm ăn đàng hoàn. SG sống trong môt khu phố mà đa số là người Quảng Động, và người Việt. Tất cả các bạn bè và hàng xóm đều là nói hai thứ tiếng Quảng Đông và Viêt, và lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái không như cuộc sống lạc lẽo ở xứ Cờ Hoa này.
Vui nhất trong những năm tháng ở Chợ Lớn là khi tết đến. Chợ tết Chợ Lớn là chở lớn nhất ở sài Gòn. Vì vậy, mọi người hằng đêm đổ về đi xem chợ Tết đống như kiến. Cỡ như SG thì lên quần lên áo, lau lại chiếc xe đạp cho bóng, rồi thì cứ la cà theo mấy cô thì vui rôi!!! SG thích nhất là đi coi dưa hấu. Dưa hấu ta không như dưa Mỹ dài thượt, nhưng mà tròn quay như trái bóng. Không gì đẹp hơn vào ngày mùng một trên bàn thờ hai bên hai quả dưa thiệt to với hai câu liễng chúa mừng năm mới.
Mỗi khi nghĩ lại khung cảnh đó cũng đủ làm cho lòng mình thoải mái. Tết mà thiếu pháo thì không còn là tết nữa, pháo đốt thì phải nổ lớn, giòn, và dài, có khi một dây pháo dài cả 100m, đốt xong khói mịt mù cả một con đường. Mọi người đi qua lại ngưởi mùi lưu huỳnh của khói pháo cũng làm hứng khởi không khí ngày tết. Người Tàu rất chuộng múa Lân và Sư Tử vì cho là mang phú quý và bình an đến trong năm mới, cho nên luôn có những đoàn lân thiện nghệ nhất Sài Gon đến biểu diễn, coi mà đã mắt (như Hoàng Phi Hùng). Và rồi lì xì nữa, nhất là mấy ông chủ bự. Mình không nhất thiết phải quen biết họ, chỉ cần gặp mặt nói vài câu Cúng Hỉ Pha Xồi thì được tiền lì xì liền. Vài hàng sơ điểm về Chợ Lớn SG




Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2017 , 20:36 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI
Reply #64 - 28. Nov 2017 , 20:32
 
Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ

Không biết tên tác giả
          
TIẾNG VIỆT SÀIGÒN CŨ ...
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm chỉnh. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.
Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá Đệ nhất, Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực.
Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: “đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…” dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 1975 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức (hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng“đăng ký, tham quan”. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc.
Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Những hình ảnh cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như Linh mục, Thượng tọa, Ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở Đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 1975 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước: “Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.
Ngoài nước: “Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện”.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: “phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…”


Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự “giao lưu văn hoá” đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay!
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #65 - 07. Dec 2017 , 12:35
 
Bà con ơi , có ai ở xóm Tân Định , thì mời về thăm xóm củ

Hẻm 60 Yên Đổ - Xóm Cù Lao

Trần Đình Phước

Hẻm nằm trên đường Yên Đổ. Đối diện bên kia đường là đường Huỳnh Tịnh Của. Nếu quẹo trái đi ra đường Hai Bà Trưng, quẹo phải thì ra đường Công Lý.

Từ đầu hẻm đi vào phía bên phải là tiệm tạp hoá Quảng Đức Long của một phụ nữ gốc Hoa goá chồng làm chủ. QĐL tên người chồng quá cố của bà. Con gái bà tên Xây Dùng rất duyên dáng và vui vẻ. Gần ba mươi mà cô vẫn còn ca bài “Lẻ Bóng”, chẳng thấy A Tửng hay A Thoòng đến cầu hôn. Hai người con trai là A Xí và A Ngầu khi đến tuổi nhập ngũ, bà không muốn cho con làm lính kiểng, lính ma, lính tại gia, nên tìm cách cho hai đứa trốn qua Campuchia bằng đường bộ, rồi từ đó làm giấy tờ giả đi sang Hương Cảng.

Tiệm QĐL bán đủ các mặt hàng thiết yếu hàng ngày cho bà con lao động trong vùng. Từ cây kim, sợi chỉ, lọ chao, hũ mắm, cân muối, ký đường, than, củi, gạo và nhiều mặt hàng linh tinh khác. Nếu gia đình nào gặp hoàn cảnh khó khăn, bà đều sẵn sàng bán thiếu. Tới cuối tháng, họ tự động mang tiền đến trả, mà bà không cần phải cho người làm cầm sổ nợ đi đòi.

Trước cửa tiệm để chiếc xe ba bánh chở hàng. Hễ bà chủ và người làm công không để ý là bọn chúng tôi: xóm Cù Lao, xóm Giếng, xóm nhà Đèn nghịch ngợm phá phách như quỷ, thường lén lấy xe ba bánh chạy lòng vòng, rồi đem giấu đi chỗ khác. Mười mấy đứa hò nhau hì hục vừa đạp, vừa đẩy, vừa nhào lên xe.

Sau đó, đem bỏ tận cuối xóm. Bà phải cho người làm công đi tìm lấy lại, đến máng vốn với cha mẹ chúng tôi.Thế là cả đám cùng hè nhau mà bị đòn.Tuy nhiên, chứng nào vẫn tật đó, có cơ hội là chúng tôi tiếp tục “Con Đường Xưa Em Đi.”

Kế bên tiệm là hai căn phố lầu ba tầng của Ông Bà Luật Sư ĐXQ. Ông tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa vào năm 1930, là một trong những Thẩm Phán đầu tiên về ngành Tư Pháp của Việt Nam. Ông cũng đã từng là Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến của nền Đệ Nhị VNCH. Các con ông bà đều học hành thành đạt và có sự nghiệp vững vàng trong xã hội. Phía trước nhà ông có cây me to, trẻ con thường trèo hái, dù trái già hay trái non, bẻ riết ngày này qua tháng nọ khiến trái me mọc ra không kịp.

Tiếp đến là một con hẻm rất ngắn, đi xuyên qua được hẻm 58 xóm Giếng, có nhà ông HĐM. Ông chỉ là thư ký của trường Đại Học Luật Khoa. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, khi đến các kỳ thi Luật, nhiều sinh viên tấp nập đến nhà ông để tặng quà và biếu xén.

Gần đó có hai căn nhà của người gốc Hoa là nhà thím Lầm và Chú Hoà bán hủ tíu mì, hoành thánh, đối diện là nhà của ban Kích Động Nhạc gia đình “Saigon Star”, sau đổi tên thành “The Squids” chuyên trình diễn cho các câu lạc bộ Hoa Kỳ nơi có quân nhân Mỹ trú đóng và các Đại Nhạc Hội vào cuối tuần, gần đó có tiệm tạp hoá nhỏ của ông bà Ba Đồng Hồ vì nhà ông bà có cái đồng hồ to nhất xóm!

Con trai bà tên Đ… thường chiếu phim Charlot 16 ly câm cho con nít xem, với yêu cầu là phải giữ thật trật tự , không được mang dép, guốc vào trong nhà; nếu ồn ào chương trình sẽ chấm dứt ngay lập tức. Sau này, anh Đ… lập gia đình với chị D…là con gái ông LVL, Trường Ty Tiểu học Sài Gòn & Gia Định. Học sinh nào đã từng học Trường Trung Học Công Lập Võ Trường Toản các lớp Đệ Thất, Đệ Lục, chắc chắn không bao giờ quên cô giáo D… dễ thương.

Bây giờ đến quán cà phê pha bằng vợt của ông Tư Ó. Có lẽ gương mặt ông giống như con Ó hay là ông có tướng Ó đâm, nên bà con đặt cho ông biệt danh này? Quán mở từ tờ mờ sáng sớm đến chiều tối, bà con đến ủng hộ đông vì giá rất rẻ, có dịp trút các bầu tâm sự về chuyện gia đình,vợ con, có thể nghe được tuy dô đoán chiêm bao, giải mộng, hay bàn các hiện tượng xảy ra bất thưòng để đánh số đề xổ vào buổi chiều.

Lâu lâu, trùng hợp cũng trúng, rồi sau đó thì thua liên miên chí tử, nợ nần tứ tung phải bỏ xóm nghèo trốn đi nơi khác. Đúng là “Cờ bạc là Bác thằng Bần.” Làm ăn đàng hoàng còn không khá, huống hồ lo chăn nuôi bốn mươi con thú thì làm sao mà khá được!

Cách quán cà phê một căn là tiệm may của anh Tài Lùn, chuyên may quần Tây và áo sơ mi, tính giá rất nhẹ. Mỗi dịp tựu trường và Tết đến cả gia đình anh phải tăng năng suất tối đa mới kịp giao cho khách hàng.

Một con hẻm nhỏ, phía trong chỉ bốn căn nhà, có bà bán bún ở chợ Tân Định. Bà luôn luôn quấn khăn đen trên đầu, che cả hai bên tai. Người ta đồn bà chỉ có một vành tai, nên phải che khăn để giấu. Bà có một con gái tên Tí Gh. , sau này dến tuổi dậy thì đẹp hẳn ra và một con trai mà người ta quen gọi tên là Cu Bún, có lẽ anh là con bà bán bún?

Kế bên là tiệm Bi Da của nhà anh Minh, lúc nào cũng ồn ào vì cá độ, vừa đánh, vừa chọc quê, đôi khi các cơ thủ lấy cây cơ làm vũ khí ẩu đả, một vài trường hợp phải đưa đi bệnh viện để vá các vết thương. Đặc biệt, có một ông thợ hớt tóc lớn tuổi goá vợ, chỉ có một cô con gái duy nhất.

Cha Mẹ cho đi Tây học, hy vọng ông sẽ trở thành Bác Sĩ hay Kỹ Sư để ấm tấm thân sau này, có vợ đẹp, con khôn, nhưng ông đã làm cho song thân thất vọng vì chỉ tốt nghiệp một khoá hớt tóc ngăán hạn ở Paris. Ông ghiền bi da, chơi ngày này qua tháng nọ, thêm phần cá độ thua, đến nỗi phải bán căn nhà nhỏ, sang luôn chỗ hớt tóc kiếm cơm hàng ngày để trả nợ.

Sát bên tiệm Bi Da anh Minh là nhà bà Lý Nh..số 60/40. Trước nhà có xe bánh mì Bình Dân của chị C.., giá rất hợp túi tiền bà con trong xóm. Ngoài thời gian bán bánh mì ra, chị lo chuyện xã hội, giúp đỡ cho bà con trong phường, xóm khi tối lửa tắt đèn, nhất là những người neo đơn, già yếu không con cháu nương tựa.

Tiếp tục đi thêm khoảng hai chục thước là một con hẻm đi ra được đưòng Hai Bà Trưng, Cầu Kiệu và chợ Phú Nhuận. Hẻm có tên là Vựa Gạo có hai anh em Bé Tư và Bé Năm thích tập tạ, nên thân hình họ nở nang rất đẹp như Lực Sĩ Nguyễn Công Án và NguyễnThành Nhơn, nhiều em trong xóm để ý.

Thêm anh Q… chơi cờ tướng thuộc loại kỳ thủ, chuyên phá mọi thế cờ mà dân cờ tướng câu độ, trải bàn cờ tướng dụ khị khách qua đường rất nể sợ. Anh có biệt danh là Đế Thiên-Đế Thích; ngoài ra, anh còn có tài chuyên nghe hột bầu cua, đánh đâu trúng đó và được nhiều người đứng bên ngoài đánh theo, khiến những tay lắc bầu cua vào dịp Tết tặng anh vài gói thuốc 555 năn nỉ xin tha, tôn anh là Sư Phụ để họ còn kiếm ăn lai rai trong dịp năm mới.

Tiếp đến là tiệm bán dụng cụ học sinh của người Hoa có con trai tên A Biếu. Gia đình có thêm một tiệm lớn hơn ở gần nhà may Tụ Bảo, đường Trần Văn Thạch, đối diện đường Lý Trần Quán -Tân Định.
Tiệm lấy tên là Thế Giới, được giao cho cô con gái lớn đứng bán.
Sau đó là đến nhà của ông Hai H…và Bảy T…

Vào thời Bình Xuyên cực thịnh, dân trong xóm đều ngán oai của hai ông. Nhất là đám con nít đang chơi giữa đuờng, bỗng thấy hai ông chạy xe bình bịch hiệu Harley vừa bóp còi, vừa la thì phải lo né từ xa; nếu chậm chân có thể bị hai ông ủi vào người.

Môt lần nọ, có anh bán bánh chưng, bánh giò, bánh cúc đựng trong “cần xé”chở bằng xe đạp,vừa đạp, vừa rao. Khi xuống dốc, thắng bằng gót chân bị trợt, nên cán chết hai chú gà nòi con trong bầy gà quý của ông Hai H... Mặt anh tái mét như tảu lá úa. Anh vừa đứng, vừa run lập cập, vì biết đã rơi đúng vào ổ kiến lửa.

Phen này chắc tiêu tán đường quá! Bỗng dưng, hôm đó ông Hai H..hiền như Ông Bụt, sai người nhà ra lượm xác hai cục cưng bỏ thùng rác và xua tay biều anh đừng lo, cứ tiếp tục đi bán, không một chút giận dữ, hay lớn tiếng như mọi khi. Hú hồn! hú vía! cho anh. Chắc là kiếp trước anh tu kỹ, hay ông Hai H…mắc nợ anh?”

Đi đến cuối hẻm, quẹo phải có hơn hai mươi căn nhà, bên trái là một dãy nhà sàn nằm sát bên sông Cầu Kiệu. Nơi đây có gia đình ông Hai Đ…theo đạo Thiên Chúa gốc, cả nhà thường đọc kinh mỗi đêm trước khi đi ngủ, đi nhà thờ thường xuyên vào buổi sáng, và phụ giúp các công việc cho nhà thờ Tân Định.

Kế nhà có Thầy Ba Chẩn tu tại gia, chuyên môn cạo gió, giác hơi, cắt lễ bằng cây kim vàng. Ai bệnh nặng không đi được. Thầy vui vẻ đến tận nhà. Thầy chữa bệnh rất mát tay, giúp nhiếu người khỏi bệnh. Bà con muốn trả bao nhiêu cũng được. Mục đích là chữa bệnh làm phước, mua ít nhang đèn cúng tổ.Thầy được mọi người trong vùng kính trọng.

Ngoài ra có gia đình ông bà T... có cô con gái là nữ sinh Trường GL, tóc dài chấm vai, có nét từa tựa ca sĩ Thanh Thúy. Hình cô được trưng bày trong tủ kính trước cửa tiệm chụp hình Mỹ Quang, đối diện với rạp hát Kinh Thành ,Tân Định, để làm kiểu cho thiên hạ ngắm. Cô được nhiều chàng theo đuổi: Sĩ Quan Thủ Đức, Không Quân, Hải Quân, Võ Bị Đà Lạt…Bị bám quá, đến nỗi cô không có thì giờ lo chuyện học hành, nên thi rớt Tú Tài Một mấy keo liên tiếp.

Cuối cùng, cô chấm điểm được một Thiếu Úy Bộ Binh là con trai của một chủ tiệm may khá nổi tiếng trên đường Hai Bà Trưng. Chàng dự tính đưa gia đình đến xin cưới cô, nhưng ông bà T..không chịu, vì chàng đang ở đơn vị tác chiến và thân phụ thì có tới hai đời vợ. Lấy lý do này, nên ông bà quyết liệt từ chối.

Buồn đời, thất vọng, cô đi lấy chồng do ba má cô chọn, khi tuổi mới ngoài hai mươi, đành bỏ dở cuộc chơi nửa chừng. Chồng cô tuổi lớn hơn cô một con giáp, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, đang dạy học ở một trường Trung Học Công Lập không xa Sài Gòn, nên được tạm hoãn dịch.

Thế là ông bà T...an tâm, coi như ván đã đóng xuồng, không sợ cô con gái rượu của mình sớm trở thành “Goá Phụ Ngây Thơ.”Trở lại đầu hẻm phía tay trái. Trước khi đi vào chi tiết của đoạn này cũng cần nhắc đến vài căn nhà ở phía ngoài mặt tiền đường Yên Đổ. Đó nhà anh Th.. cho thuê Xích Lô Máy, bỏ đi một căn là nhà của ban kích động nhạc Les Vampires nổi tiếng vào những năm thập niên 60, 70 với Tòng thổi Saxo, Hồng Hải chơi trống.

Tiếp theo là căn nhà số 74 YĐ, một tiệm phở Tái, Nạm, Gầu khá nổi tiếng của chị Sáu N…. Nơi thưòng lui tới của những đấng mày râu quyền thế, lắm tiền của thích thưởng thức phở đặc biệt hơn xơi cơm nguội, cơm khê chán ngấy ở nhà.
Kế đến là nhà nữ tài tử Mai Tr, một trong những vai nữ chính của phim “Chúng Tôi Muốn Sống”. Cô có hai công chúa tên Mai D…và Mai V…cũng xinh đẹp, duyên dáng như mẹ, được nhiều thanh niên trong vùng ngắm nghé, nhưng cuối cùng chẳng anh nào lọt được vào mắt xanh hai nàng.

Phải kể thêm nhà ông thầu khoán có cậu con trai thuộc loại dân chơi tài tử tên Kh.., trường dạy lái xe hơi Yên Đổ, nhà in Ngô Mạnh Hùng. Ông chủ nhà in có hai con gái, một tên Ngô Kim Th. là một thì sĩ học trò, chuyên làm thơ ca tụng màu an pha đỏ Võ Bị Đà Lạt, cô kia tên Ngô Phi N.., nữ sinh Trưng Vương, có dáng xinh xắn như búp bê.

Anh chàng nào láng cháng trêu chọc sỗ sàng thì biết tay nàng ngay, và cuối cùng phòng mạch bác sĩ Trần Đình Ngân tốt nghiệp ở ngoại quốc về. Ông là một Bác Sĩ có lương tâm và đầy lòng nhân từ bác ái, thương người nghèo và tận tụy với mọi bệnh nhân. Rất tiêc số phần ông quá ngắn ngủi. Sau khi ông mất bác sĩ Vũ Ban đến thay ông tiếp tục cho đến 1975.

Bây giờ đến Pharmacy Nguyễn H.. do Dược Sĩ Nguyễn H.. làm chủ. Ông cao lớn, vạm vỡ với hai con mắt thồ lộ. Sau năm 1975 nhà thuốc Nguyễn H.. vẫn còn hoạt động thêm một thời gian. Sau đó ông bà vượt biên, nhưng hoàn toàn không có tin tức.

Bên hông nhà thuốc là môt khoảng đất trống nhỏ. Chỗ này có thể coi như chợ “chồm hổm” của xóm Cù Lao. Bán buôn từ sáng tinh mơ cho đến khuya lắc, khuya lơ. Ban ngày bán đủ các loại rau, hoa, trái, thịt, cá. Về ăn uống có bánh mì thịt, bánh cuốn, bánh bèo, bánh ít trần, xôi bắp, cháo huyết, cháo sườn, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu mì, khoai mì chà bông, sữa đậu nành, nước mía, đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt, sương sa hột lựu, nước trà Huế...

Ban đêm có xe sâm bổ lượng, hột vịt lộn, xe bò viên, cơm bình dân, khô mực với rượu đế, bắp nướng mỡ hành, bánh tráng mè nướng than. Đây cũng là nơi các bác đạp Xích Lô và các tài xế Honda ôm dùng làm bến nghỉ chân, chờ đón khách, bàn chuyện thời sự, chó cán xe, xe cán chó và vật giá lên xuống mỗi ngày.
Tiếp theo là đầu ngõ hẻm 62, đi ra được đường Công Lý, sang chợ Phú Nhuận, còn gọi là xóm Nhà Đèn vì đa số là bà con từ Quảng Bình kéo nhau vô Sàigòn lập nghiệp mà hầu hết làm nghề thợ điện. Trong hẻm này có nhà của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân, tên thật là Phan Công Thiệt với nhạc phẩm "Xỉch Lại Gần Anh Tí Nữa Đi Em” do Ca Sĩ Trúc Mai hát rất thịnh hành một thời, có nhà ông thợ may tên Phôn nổi tiếng về may Veston , đồ Tây mà khách sành điệu và dân chơi thường tìm đến.

Nhiều chủ tiệm may lớn trên đường Lê Thánh Tôn và Tự Do mời ông về cộng tác với lương hậu hĩnh, nhưng ông từ chối. Có thể kể thêm hai thần đồng sân khấu và kịch nghệ là đệ tử ruột của Quái Kiệt Tùng Lâm: Phương Dung và Phương Mai.

Ngay đầu xóm là nhà ông Tư Soan hớt tóc, con cái đùm đề. Ông kiêm thêm nghề kéo đàn ò e đám ma. Khi nào có ai mời chơi nhạc cho đám tang thì ông tạm nghỉ vì kéo đàn được tiền nhiều hơn hớt tóc, được mời ăn uống đầy đủ và còn mang “ chiến lợi phẩm” về nhà cho vợ con ăn tiếp, có các hoa khôi như chị Ng.., chị Jacqueline, chị N., Chị Th.., chị B.. và một số người đẹp khác mà tôi không nhớ tên hết!

Tuy nhiên, cũng phải kể thêm hai chị em ruột Ph., và H….hợp tác cùng chị Hoa L.ở hẻm 58 để trở thành bộ tam sên khét tiếng trong giới “nữ kê tác quái, gà Mái đá gà Cồ”, mà các đấng hào kiệt, mày râu đều kiêng nể. Trong xóm có một cầu tiêu sông công cộng, các gia đình ở gần rất khổ sở, mỗi khi thủy triều xuống.

Ngay đầu ngõ là cà phê bình dân của bà Thân mở cũng đã lâu. Bà nói năng ngọt ngào, giá cả bình dân, nên được cảm tình của dân ghiền cà phê. Con trai út của bà tốt nghiệp Kỹ Sư Điện Trường Đại học Phú Thọ, vang tiếng cả vùng, làm bà hãnh diện với xóm làng. Chẳng uổng công sức bà ngày đêm pha cà phê nuôi con ăn học nên nguời.
Tiếp đến là trụ sở Hội Thuận Bài Tương Tế nơi tập họp các đồng hương Quảng Bình.

Hội mua một miếng đất làm nghĩa trang riêng cho bà con, làng nước. Cách hai căn là nhà có cây mít rất sai trái. Chủ nhà là quản lý nhà hàng nổi tiếng Majestic, Quận một, Sàigòn. Các con ông đều học giỏi, trong đó có con trai tên Hà Cẩm Tuyền. Sát bên là nhà của ca sĩ tài tử Trần Ngọc Ph…, sinh viên Khoá 1 trường Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Anh có tài kể chuyện tiếu lâm và hát rất hay. Đặc biệt, nhạc phẩm Mexico với làn hơi ngân dài và cao vút như danh ca Cao Thái. Anh Ph…có một ông anh tên Trần Ngọc G...

Không hiểu sao cứ khoảng mười giờ tối là lấy kèn Trompette ra thổi bản nhạc Cầu Sông Quay (The Bridge on the River Kwai.) Riết rồi bà con trong vùng không cần xem đồng hồ cũng biết “Bây giờ đã là mười giờ đêm.Xin bà con cô bác vui lòng vặn vừa đủ nghe, để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần yên tĩnh nghỉ ngơi”.

Cạnh nhà anh Ph…là nhà ông bà Phạm T... Ông tốt nghiệp Kỹ Sư Hoá Học ở Pháp về. Tướng bệ vệ, đeo kính trắng dầy. Ông ra ứng cử trong một liên danh vào Thượng Viện, nhưng thất bại. Bà dạy nữ công gia chánh tại trường Nữ Tiểu Học Đồ Chiểu vào buổi chiều.

Bỏ qua một hẻm nhỏ là tiệm giặt ủi không tên của hai ông bà di cư từ miền Bắc vào năm 1954. Ngoài cô con gái. Hai ông bà có năm người con trai. Thật đúng là Ngũ Hổ Tướng, du đãng sừng sỏ cỡ nào cũng không dám đụng vào đám anh em nhà này. Người con trai lớn tên Vũ Đình Kh…tức S.. Đảo vì anh ở tù ngoài Côn Đảo được thả về, có nước da trắng, đẹp trai, tướng oai hùng và giỏi võ, được nhiều cô, nhiều bà mến mộ.

Địa bàn hoạt động chính của anh là khu ngã ba Ông Tạ và ngã tư Bảy Hiền. Anh bị một kẻ lạ mặt bắn tử thương tại góc Nguyễn Du và Lê Văn Duyệt, lúc anh cúi xuống bóp bánh xe mô tô, mà trước đó kẻ nào cố tình xì lốp. Đám tang anh rất lớn, được nhiều giới giang hồ, đàn em khắp nơi về đưa tiễn.

Ngưòi con trai kế tên Vũ Đình T.... là Sĩ Quan thuộc binh chủng Nhảy Dù, hy sinh khoảng cuối năm 1969 trong trận đánh ở đèo Lao Bảo. Tiếp đến là Vũ Đình C... là tay vợt bóng bàn có hạng của đội Quân Vận. Về sau anh C... bị vào Chí Hoà.

Trong lúc tranh giành ảnh hưởng, anh đã bị một đàn em của Đại Ca Thay là L.. chín ngón đâm chết. Sau đó giám thị Chí Hoà phải đổi ngay L.. chin ngón đi nơi khác vì sợ đàn em của anh C... tìm cách trả thù. Kế anh là Vũ Đình H.., và Vũ Đình T…

Ngũ hổ tướng cuối cùng là VĐH vừa mất vào ngày 29 tháng 07, năm 2014. Hai vợ chồng được được con gái bảo lãnh đi định cư ở Hoa Kỳ, nhưng anh chỉ ở được vài tháng thì anh quay lại VN và “Xin nhận nơi này là quê hương, dẫu cho khó thương.” Đám tang anh cũng có nhiều tay chơi một thời trong chốn giang hồ đến tiễn đưa lần cuối.

Theo dư luận, thì kẻ bắn anh S… Đảo là Phạm Bá .. tức ..Thọt. Đương sự đã bị xử tử hình vào năm 1976 tại trường bắn Thủ Đức, vì tham gia trong nhiều vụ cướp có giết người???

Đi thêm khoảng mười mét là võ đường Nhu Đạo của Võ Sư Nguyễn Hữu Khánh. Ông cũng là huấn luyện viên võ thuật cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Nghe đâu ông mất tại Mong Cáy năm 1977? Võ đường hoạt động một thời gian thì đóng cửa. Ông Phạm T.. mua lại võ đường này để thành lập xưởng nhuộm mang tên ông.

Tuy nhiên, xưởng nhuộm chỉ tồn tại được một thời gian ngắn thì dẹp. Cạnh xưởng nhuộm là trường Tiểu Học Hùng Vương. Trường chỉ mở đến lớp ba. Thầy Vũ Hữu Tiềm là giáo viên nổi tiếng chuyên dạy luyện thi Đệ Thất vào các trường công lập đã mượn nơi đây để mở các lớp luyện thi.

Nhiều phụ huynh trong vùng, kể cả các nơi khác cũng gửi con em đến học rất đông. Năm nào sỉ số học sinh của Thầy trúng tuyển cũng nhiều hơn các nơi dạy luyện thi khác.

Tiếp đến, khoảng năm căn nhà nữa là số 60/59 là nhà của cô giáo Phan Thị Mai. Cô là giáo viên trường Tiểu Học Con Trai Tân Định. Cô rất nghiêm khắc, nhưng rất thương yêu và chăm sóc học trò tận tình. Cô Mai và Thầy Hiệu Trưỏng Nguyễn Văn Xuân cùng soạn chung một quyển sách Toán lớp Nhất và luyện thi vào Đệ Thất. Học sinh nào gia cảnh khó khăn, không có điều kiện học thêm.

Nếu chịu khó ôn luyện quyển sách này cũng sẽ hy vọng thi đậu vào đệ thất. Cô giáo Mai là một Phật Tử thuần thành. Cô quy y có pháp danh là Diệu Huỳnh. Ngoài ra, cô còn có thêm tên là Nhất Chi Mai.
Trong hẻm nhà cô Mai có anh Chín Máy chuyên sửa xe hai bánh gắn máy. Anh rất hiền lành, không bao giờ làm họa sĩ vẽ vời khách hàng để lấy thêm tiền. Ngoài ra, có hoạ sĩ nổi tiếng tên Nhan Chí để tóc dài như nghệ sĩ Trần Văn Trạch.

Ông có biệt tài về vẽ chân dung một cách xuất thần. Ông ghiền Bi Da còn hơn ông thợ hớt tóc già đầu ngõ. Mỗi lần ông chơi được nhiều người xem vì đường cơ ông đi rất điêu luyện và đẹp. Không nghe ai nhắc đến vợ ông, chỉ biết ông có hai con: một gái tên Hà và một trai tên Trung.

Anh Trung bị tật gù lưng bẩm sinh từ nhỏ, nên có biệt danh là Trung Gù cũng theo đuổi nghiệp vẽ. Dù không qua các trường Cao Đẳng Mỹ Thuật hay một lớp Hội Hoạ nào, nhưng Hoạ Sĩ Trung Gù vẽ chân dung và hình các tài tử, ca sĩ ngoại quốc : Slyvie Vartan, Dalida, Mary Monroe, Audrey Hepburn, Charles Bronson, Clark Gable, Marlon Brando, Johnny Halliday, Alain Delon, James Dean... giống như thật, hình được trưng bày trước các rạp xi nê ma lớn: Rex, Đại Nam, Casino Sàigòn và Văn Hoa Đa Kao.

Kế bên nhà cô Mai là nhà cô Bảy và Cô Tám là hai chị em ruột. Hai cô bán rau muống, hành ớt, tương chao và các loại dưa muối ở chợ Tân Định. Con của hai cô cũng thành công trên đuờng học vấn. Có con làm Giáo Sư, có con làm Dược Sĩ.

Bây giờ đến nhà ông Sáu Voi. Ông cao, to như con Voi, đúng như người xưa nói” Trông mặt mà đặt hình dong”. Ông Sáu Voi làm tài xế xe chở học sinh. Ngoài ra, ông cũng kèm thêm nghề vác ngà voi, thâu tiền ma chay, thăm viếng người bệnh và tổ chức cho bà con Phật Tử trong vùng đi hành hương các chùa chiền vào những dịp lễ lộc.

Cuối cùng, quẹo phía trái gặp nhà bà Thìn bán tiết canh, lòng heo, cháo huyết. Bà thuê lại một nhỏ chỗ đủ để chiếc xe của tiệm cà phê Hải Nàm, nằm ở đầu đường Yên Đổ &Hai Bà Trưng vào buổi chiều. Sát bên là vựa củi của bà Năm Nghĩa.
Củi được cung cấp bởi những ghe chở từ ngoài Cầu Kiệu và đậu sau nhà sàn của bà, sau đó được chuyển lên để trước sân nhà.
Kế đó là nhà Giáo Sư Pháp Văn Nguyễn Ngân hai mắt bị mù, nhưng dạy các học sinh về Văn Phạm tiếng Pháp rất hay. Nhất là phần phân tích Grammatical và Logique. Thầy lấy học phí rất rẻ. Nếu học sinh là con nhà nghèo thì được học miễn phí. Muốn đi vào nhà bà Năm Nghĩa và Thầy Ngân phải qua một cái cầu ván cũ gập gà, gập ghềnh. Khi nước thủy triều lên, việc đi lại rất khó khăn, vì dễ trơn trợt.

Con hẻm Cù Lao với hầu hết là bà con lao động là thế đó! Bây giờ những người muôn năm cũ không còn bao nhiêu. Một số đã theo Trời theo Phật. Một số vì hoàn cảnh, thời cuộc phải dọn đi nơi khác. Nếu ai có dịp trở lại con hẻm này, chỉ biết ngậm ngùi cho cảnh vật đổi, sao dời. Dù sao, nó cũng là một phần trong ký ức tuổi thơ mà tôi cố ghi lại.
Xin được một lần chào con hẻm 60 Yên Đổ,Tân Định, trước khi con hẻm này không còn nữa ! Nó sẽ biến mất vì sự phát triển đô thị trong vài năm sắp tới.
Trần Đình Phước
(San José , California)


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #66 - 26. Dec 2017 , 03:04
 
Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ

Không biết tên tác giả
          
TIẾNG VIỆT SÀIGÒN CŨ ...
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm chỉnh. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.
Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá Đệ nhất, Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực.
Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: “đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…” dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 1975 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức (hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng“đăng ký, tham quan”. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc.
Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Những hình ảnh cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như Linh mục, Thượng tọa, Ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở Đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 1975 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước: “Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.
Ngoài nước: “Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện”.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: “phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…”


Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự “giao lưu văn hoá” đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay!
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #67 - 22. Nov 2018 , 02:38
 
LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
tức
LĂNG ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
Người dân Đồng Nai
Người dân Miền Nam trong bản chất chất phác cố hữu của họ, họ luôn luôn nhớ ơn những anh hùng, những quan viên, khi sinh tiền đã thương yêu lo lắng bảo vệ cho họ, làm cho đời sống của họ được bình yên no ấm, và khi quy tiên trở nên linh hiển tiếp tục giúp đỡ phù hộ cho họ vượt qua những cơn ngặt nghèo hay gặp được ít nhiều may mắn trong công việc làm ăn của họ. Những vị anh hùng, hay những quan viên đó luôn được họ yêu thương sùng bái lúc sống cũng như khi đã khuất. Họ kính trọng tôn sùng những vị đó hơn cả nhà vua, hơn cả những vị anh hùng dân tộc được người xưa thờ phụng vì những vị này gần gũi với họ hơn. Nơi an nghỉ của những vị này thường được gọi là LĂNG, được người dân đem công sức và tiền của ra tu bổ, làm đền thờ để tháng năm thăm viếng thờ phụng. Nhiều nhà giàu có tiếng tăm khi chết đi cũng được con cháu dùng chữ lăng để gọi miếu mộ họ.
Trong quyển Sài Gòn Năm Xưa, ông Vương Hồng Sển có ghi một số các Lăng Mộ ở vùng Sài Gòn-Gia Định. Đó là Lăng Thượng Công Lê Văn Duyệt ở tại chợ Bà Chiểu, Lăng Phò Mã Hậu Quân Võ Tánh nằm trong vùng đất quân sự, Lăng Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ở trên đường Trương Tấn Bửu, Lăng Bình Giang Bá Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, Lăng Bá Đa Lộc thường gọi là Lăng Cha Cả ở Tân Sơn Nhứt, Lăng Nguyễn Văn Học được người Pháp gọi là „tombeau du Marechal Nguyễn Văn Học“, Lăng Ông Nhiêu Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhứt. Ở các tỉnh có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Lăng Trương Công Định, vv...
Trong số các Lăng ở Miền Nam, Lăng Ông Ở chợ Bà Chiểu là quan trọng nhất, được nhiều người biết đến nhất. Người dân Miền Nam biết Lăng Ông là Mộ phần của Đức Thượng Công hay Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Người dân Miền Nam tin rằng Đức Thượng Công rất linh hiển, luôn luôn phò hộ cho người dân trong vùng Ngài làm Tổng Trấn, giúp dân chúng vượt nhiều cảnh khó khăn khốn cùng khi họ đến cầu xin Ngài. Hằng năm không biết bao nhiêu người đã đến đây xin xăm, hái lộc, van vái cầu xin sự bình an hạnh phúc cho gia đình mình.
LĂNG ÔNG: BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM
Cách đây không lâu, một số cộng đồng người Việt tị nạn tại San Jose đã họp nhau lại dự định cùng chung sức xây dựng một công viên đặc biệt Việt Nam gọi là Công Viên Văn Hóa. Theo dự tính thì trong công viên sẽ có ba di tích lịch sử tượng trưng cho ba miền Nam, Trung, Bắc của dân tộc Việt. Uûy ban đặc trách Công Viên Văn Hóa ở San Jose đã lựa chọn Chùa Một Cột làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Bắc, Chùa Thiên Mụ biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Trungï, và Lăng Ông Bà Chiểu tức Lăng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Nam. Đây là một lựa chọn rất có lý và rất có ý nghĩa.
Lăng Ông Bà Chiểu được xem là biểu tượng của Miền Nam vì nhiều lý do:
Nằm ngay tại Sài Gòn-Gia Định, Thủ Đô của Miền Nam từ lúc Miền này được thành hình, Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng tụng là Phò Mả Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Ông luôn được dân chúng Miền Nam nhắc nhỡ. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm nay dưới danh xưng „Hội Thượng Công Quý Tế“ để lo việc bảo tồn di tích lịch sử cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công.
Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa Lăng Ông làm biểu tượng của Miền này là NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ, CÔNG ƠN của Đức Thượng Công cũng như TẤM LÒNG của Ngài đối với người dân và vùng GIA ĐỊNH xưa tức là cả vùng ĐỒNG NAI-CỬU LONG hay trọn vùng NAM KỲ LỤC TĨNH sau này.
NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Tuy sinh trưởng trong gia đình nông dân ít học và không mấy khá giả, không có cơ hội học hành để có vốn học thức cao thâm, nhưng Đức Thượng Công có tính thông minh Trời cho cùng với cách suy tư và hành động của người quân tử. Không học nhiều nhưng Ngài biết nhiều về truyện Tàu, nhất là có những nhận xét rất sâu sắc về nhân cách và hành vi của những nhân vật đặc biệt trong đó. Ngài học hỏi cách xử sự anh hùng, trung dũng, ngay thẳng của nhân vật này để áp dụng trong cuộc đời làm quan phò vua, giúp nước, trị dân của Ngài. Ngài hết lòng phò vua Gia Long, đánh Nam dẹp Bắc, giúp Gia Long thống nhất giang san lập nên Nhà Nguyễn. Ngài là một trong những „ĐỆ NHẤT CÔNG THẦN“ của Nguyễn triều. Ngài luôn giữ dạ trung thành đối với Nhà Nguyễn dù sau này Ngài không ưa thích kính phục vua Minh Mạng. Ngài giàu lòng từ thiện nhân ái đốivớnhữnkẻ yếu đuối cô thế, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng đem hết tài sức mình ra giúp đỡ bảo vệ họ, chống lại sự chèn ép, hà hiếp, áp bức của những kẻ mạnh, ỷ quyền, cậy thế. Ngài vốn hết sức thanh liêm, đi tới đâu là thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham tàn bốc lột, bức hiếp dân lành tới đó. Ngài rất sáng suốt trong chánh sách trị loạn. Ngài biết rõ sở dĩ dân lành phải nổi loạn vì họ không còn sống nổi dưới ách cai trị áp bức tàn nhẫn của bọn quan lại tham lam ích kỷ cho nên muốn bình định cho hữu hiệu thì phải quét sạch hết đám quan lại tham nhũng. Ngài đến đâu là đem lại sự an bình thịnh vượng cho người dân đến đó. Ngài có cái uy dũng mà người, (nhất là những kẻ bất lương) và vật đều khiếp sợ. Những con voi, cọp dữ dằn đều khuất phục dưới cái uy nghi của Ngài. Người Xiêm (Thái Lan), người Chân Lạp (Khờ Me), người Lào đều sợ oai Đức Thượng Công. Người Âu Tây sang buôn bán có dịp yết kiến Ngài đều rất kính nể Ngài.
CÔNG ƠN CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Từ năm 22 tuổi là năm Ngài bắt đầu theo phò vua Gia Long trên đường phục quốc, cho đến năm 69 tuổi là năm Ngài trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã trải thân phụng sự cho triều đình, cho quốc gia dân tộc, trong suốt hơn 45 năm. Đối với triều Nguyễn Ngài là đệ nhất công thần được miễn lạy khi vào chầu vua, và được đặc quyền „tiền trảm hậu tấu“ ở ngoài triều nội. Công lao của Ngài đối với triều Nguyễn và tổ quốc Việt Nam thật hết sức lớn lao nhưng công lao đó không phải là công ơn để cho dân Miền Nam ghi nhớ và tôn thờ Ngài từ hơn thế kỷ nay. Công lao lớn nhất của Ngài mà người dân Đồng Nai Củu Long đời đời mang ơn tôn kính là công khai phá, mở mang, phát triển vùng đất Gia Định xưa chạy dài từ Bình Thuận đến Cà Mau nơi Ngài đã từng hai lần làm Tổng Trấn. Xin nhắc lại là khi vừa thành hình trong thập niên 1770 và bắt đầu phát triển chưa được bao lâu thì Miền Nam bị quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên đường rượt đuổi Nguyễn Ánh, tàn phá cướp bốc tan tành. Dân chúng vô cùng khốn khổ với những cuộc nội chiến tàn phá này. Sơn Nam trong quyển „Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam“ ghi lại như sau, căn cứ trên Gia Định Thông Chí:
„Trước năm 1776, thương cảng lớn nhứt của Miền Nam là cù lao Phố.
Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố „chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Qui Nhơn.“
Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn, thương gia Hoa Kiều bèn kéo nhau xuống vùng Chợ Lớn ngày nay để lập chợ Sài Gòn, sát với chợ Tân Kiểng thành hình từ trước 1770.
Thương cảng Sài Gòn (nên hiểu là Chợ Lớn ngày nay) thành hình và phát triển nhanh từ năm 1778... Nhưng 4 năm sau, năm 1782, Nguyễn Nhạc tới 18 thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm hại, hộ giá Ngạn của Tây Sơn tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Ánh. “Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy, qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 tiền, còn loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở“.
Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.“ (tr. 41-43).
Ở trấn Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng „đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì.“ „Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm Mậu Thân (1788) trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nữa.“Chánh sách của Tây Sơn ở miền Nam là phá căn cứ địa, chận các đường thủy từ Sài Gòn, Cần Giờ đến vùng vàm sông Củu Long, chận các vị trí chiến lược nối liền Tiền Giang qua Hậu Giang.“ (tr. 45-46) Cuộc nội chiến đã gây bao nhiêu tàn phá đổ vở cho Miền Nam trên đường phát triển, gây trở ngại lớn lao cho dân chúng Miền Nam trên đường gầy dựng sự nghiệp. Đâu đâu dân chúng cũng mong đợi cảnh hòa bình, cuộc trị an, cơ hội thuận lợi để làm ăn xây dựng lại cuộc đời, xây dựng lại nền an ninh thịnh vượng cho xứ sở. Những mong ước chính đáng đó của người dân Đồng Nai Cửu Long đã được đáp ứng đúng sau khi Gia Long thống nhất đất nước và nhất là khi Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt hai lần vào làm Tổng Trấn Gia Định.Ngài đã làm cho người Xiêm La nể sợ không dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài làm cho Cao Miên hết sức cám ơn thần phục, luôn trông cậy vào sự bảo vệ của Ngài. Ngài cho đào kinh, mở đường để sự giao thông được nhiều phần tiện lợi trong vùng Đồng Nai Cửu Long, cũng như giữa Cao Miên và Miền Nam nước Việt để cho việc vận chuyển quân binh cũng như hàng hóa được dễ dàng thuận lợi. Ngài kiểm soát chặt chẽ các quan viên lớn nhỏ trong vùng cai trị của Ngài để không có nạn tham nhũng, chèn ép áp bức dân lành xảy ra, để cho người dân được yên lòng làm ăn. Trong khi triều đình chủ trương bế môn tỏa cảng, xem thường thương mãi (theo đúng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương của nho gia), không giao tiếp với các nước ngoài (ngoại trừ Trung Hoa), triệt để cấm đạo Thiên Chúa, thì ở Gia Định sự giao thương được mở rộng, việc giảng đạo không bị bắt bớ, người dân lương thiện có cơ hội làm ăn, gầy dựng, phát triển sự nghiệp của mình trong không khí an bình thuận lợi. Nhờ chính sách cai trị sáng suốt và nhân đạo đó mà sau bao năm bị tàn phá cướp bốc, Miền Nam lại sống dậy, phát đạt và phồn thịnh chưa từng thấy trong toàn cõi Việt Nam (xin xem thêm bài „Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn Chưởng Tả Quân Quận Công Lê Văn Duyệt“ trong đặc san này). Công ơn lớn lao đó của Ngài Tổng Trấn không bao giờ người dân Đồng Nai Cửu Long có thể lãng quên. Họ đời đời ghi nhớ.
TẤM LÒNG CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Tấm lòng của Ngài đối với vùng đất Gia Định và người dân Đồng Nai Củu Long thật như trời biển. Ngài đúng là bậc cha mẹ dân luôn luôn thương dân như con đẻ. Có thể nói là đối với Ngài „dân vi quí, xã tắc thứ chi“ vậy. Chính vì vậy mà người dân Gia Định mang ơn Ngài, tôn sùng Ngài hơn cả vua chúa, hơn cả những vị anh hùng dân tộc thường được lịch sử ca tụng từ trước đến giờ. Trong quyển tiểu thuyết lịch sử „Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Ông“ của Hoàng Lại Giang có một đoạn văn nói lên tâm trạng buồn lo và tấm lòng của Ngài đối với quê hương xứ sở như sau:„Lâu nay ta vẫn coi chết sống là lẽ thường. Ta chẳng đã từng bao lần đứng trước cái chết, vậy mà ta không chết. Vậy thì chết đâu phải dễ... Dẫu sao ta vẫn là ta, là Lê Văn Duyệt. Mong ước của ta là trừ khử được lũ cường bạo, giúp những người dân lành vô tội, sống đói rách mà quanh năm vẫn phải quần quật...Ta muốn trở về quê ta, trở về Gia Định. Dân Gia Định là dân cùng đường chạy về đây. Chính đám dân này đã khai sáng đất Gia Định này. Họ sống hào hiệp nghĩa khí lắm. Đời ta nghĩ lại, có gì đâu. Không vợ, nhà vua cho cung phi làm vợ. Không con, lấy cháu làm con. Ta không ham hố điều gì. Ta coi thường mọi công danh. Phải, ta sẽ trở về với dân Gia Định thuở hàn vi. Chút tình quê hương, chút nghĩa đồng bào một thuở... , tranh thủ mà ơn đền nghĩa trả. Công lớn lắm. Nghĩa nặng lắm. Dân không bao giờ đòi ta. Bao giờ nhắc tới dân Gia Định ta cũng thấy mình mang nợ.“ (tr. 93) Trên đây là một đoạn văn tiểu thuyết nhưng người viết tiểu thuyết đã phần lớn thấy đúng tâm trạng của Đức Thượng Công. Ngài thương dân Gia Định, Ngài thương đất Gia Định vô cùng. Ngài đã đem tất cả tài sức giúp dân, giúp quê hương xứ sở. Tấm lòng của Ngài đối với dân Đồng Nai Cửu Long và mảnh đất thân yêu này thật là vô bờ bến. Sống đã vậy mà khi mất đi rồi vẫn tiếp tục bảo bọc phù hộ con dân của mình. Thác rồi Ngài trở thành một vị thần hiển linh mà người dân Gia Định hết lòng tín ngưỡng phụng thờ. Lăng Ông Bà Chiểu nổi tiếng từ bấy lâu nay là vậy. Lăng Ông Bà Chiểu rất xứng đáng làm biểu tượng cho cả Miền Nam.
Back to top

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 
Send Topic In ra