Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC (Read 8497 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
10. Feb 2007 , 09:53
 
KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH
Tuệ sỹ

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái. Nếu vậy, khi đã qui chiếu được vạn hữu vào căn bản đồng nhất, người ta có thể phân phối cái động thiên sai vạn biệt trong thiên hạ thành trật tự có qui củ. Ý tưởng then chốt ở đây là : tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Tượng, có thể được hiểu như là những nguyên tắc tiên thiên. Khi những nguyên tắc này được ứng dụng vào các lãnh vực cụ thể, chúng sẽ là những sự thực hữu hình trong một trật tự cân xứng. Trong toán học, đó là trật tự tỉ đối. Chúng ta khởi đầu từ khái niệm với một trật tự cân xứng này để đi đến sự ứng dụng về Số của kinh Dịch trong lãnh vực lý luận.
Một trật tự cân xứng là một thế giới trong đó các sự vật được phân phối đồng đều ở các vị trí tương đối. Sau đây là những nguyên tắc chỉ đạo cho sự ứng dụng Dịch vào các lãnh vực lý luận và thực tế: THỜI, VỊ, TRUNG, CHÍNH. Nói về những trường hợp ứng dụng có kết quả, kinh Dịch thường diễn tả: đắc thời, đắc vị, đắc trung"hoado "lục vị thời thành" "các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa"hoado vân vân. Đây là do bản tính tồn tại của sự thực hữu hình, không phải là những ứng dụng tùy tiện. Kinh nói: phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân. Sự cân xứng trong thế giới hữu hình được kể theo loại và nhóm. Như vậy, khi đối chiếu với các biểu tượng tiên nhiên, hay bát quái, thì mỗi biểu tượng trong thế giới hữu hình đều trấn giữ tại một phương hướng: khảm, chính Bắc, cấn, Đông Bắc, đoài, chính Tây; vân vân.
Khái niệm về một trật tự cân xứng như vậy có hiệu lực như thế nào khi được ứng dụng vào đường lối suy luận?
Ơû trình độ gần như tổng quát của mọi đường lối suy luận, ta có thể lấy thí dụ từ Thiên Thai Tông (một trong các tông phái của Đại thừa Phật giáo Trung Hoa). Cái đặc sắc là người ta căn cứ trên đường lối theo sự hướng dẫn của Dịch để thấu triệt những khái niệm rất trừu tượng và rất xa lạ đối với truyền thống tư tưởng Trung Hoa. Tông này lấy số Ba làm số trật tự cân xứng của luận lý, hay một tập hợp luận lý nói theo danh từ luận lý học Tây phương (combinaison logique), và họ gọi là TAM VIÊN DUNG. Đại cương, khi vận dụng, tông này sử dụng những cặp tương phản trong một tập hợp luận lý, gọi là cặp song phi và song chiếu. Một tập hợp luận lý của họ gồm có ba thành tố căn bản: KHÔNG, GIẢ, TRUNG. Mỗi thành tố sẽ được thiết lập bằng những biến thiên như hủy diệt và tồn tại, rồi khi vượt qua cả hai tuờng hợp đó, người ta có một sự thực bên trên tất cả khái niệm. Nghĩa là vượt qua tính cách đối đãi hay phản danh của một khái niệm bằng song phi và song chiếu: khái niệm trừu tượng được đưa vào thực tại cụ thể.
Lối suy luận trên đây, có thể coi như một đường lối căn bản mà ta có thể tìm thấy thường xuyên nơi Dịch.
Ngày nay, người Tây phương gọi con số ba của kinh Dịch, là một tập hợp luận lý, là con số thần bí của tính phân phối và tập hợp (permutation et combinaison). Chúng ta đừng nghĩ con số ba ở đây là con số của một quá trình biện chứng. Nơi kinh Dịch, ta biết mỗi một quẻ của Bát quái đều gồm có ba hào. Xưa kia, người ta thường giải thích vì có ba lãnh vực hay ba cấp bậc của trật tự: trật tự của thiên giới, trật tự của nhân giới và trật tự của vạn vật (không phải vạn hữu). Nghĩa là TAM TÀI. Vì vậy, một quẻ có ba hào. Chúng ta cũng có thể hiểu điều này theo một chiều hướng khác. Trước hết, có thể coi số ba như là biểu tượng của sự ổn định và cân xứng, nghĩa là hợp lý. Khi nói đến hợp lý của tương quan nhân quả, một tương quan đồng thời, cái này gá vào cái kia và ngược lại mỗi cái vừa nhân vừa quả; để diễn tả sự hợp lý này, người ta lấy thí dụ về hình ảnh kim tự tháp của những cây gậy tựa vào nhau. Vả lại, torng các nền luận lý học cổ điển, với tam đoạn luận của Aristole, hay với nhân minh học của Digna Aán độ, người ta thấy một lập luận vững chãi được phân phối theo con số ba, với ba mệnh đề. Một tập hợp luận lý, như vậy, tự căn bản là mộ ttập hợp của số ba. Theo đó mà nói, con số ba tượng trưng cho ý niệm về một sự hợp lý vững chắc của các tương quan nhân quả. Đây chỉ là những trường hợp gợi ý. Dù vậy, tất cả, có thể nói là tất cả, mọi trật tự cân xứng của hữu hình được phản chiếu trên con số ba. Hay nói chính xác hơn: con số ba là hình ảnh phản chiếu của trật tự hữu hình và cân xứng. Từ mộ tthành số tượng trưng cho trật tự toàn diện của thế giới là số mười, nếu ta qui chiếu về trên căn bản đồng nhất, tức số một, ta c hiện sự tiết giảm theo tính cách cân xứng và tương đối: năm – ba – một, cuối cùng sẽ có một hình tam giác, nếu mỗi một số được ghi thành một điểm.
Chúng ta đã nói, số ba không phải là một quá trình biện chứng, mà là con số của một tập hợp luận lý. Trong mỗi tập hợp này, người ta phân phối bằng tính cách có lặp lại (permutation avec répétition), hai thế lực tương phản âm và dương. Kết quả đạt được là có tám tập hợp, tức Bát Quái, chúng tương ứng với tâm phương vị của trời đất. Từ khái niệm trừu tượng mà đạt đến trật tự cân xứng của thế giới hữu hình, đó là sự thành tựu cao nhất của lý luận. Câu nói của kinh Dịch: Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình", có thể được hiểu theo chiều hướng vừa kể.
Khuynh hướng của Dịch là từ những phúc tạp mà tiến tới chỗ THUẦN NHẤT: Dịch giả, dị dã. Ba đặc tính của một nguyên tắc tiên thiên khiến cho nó khả dĩ ứng dụng được trong thế giới hữu hình, kinh Dịch gọi là Thuần, Túy, Tinh. Đây là một chiều hướng lý luận không bị giới hạn trong những nguyên tắc phân tích và tổng hợp. Nói cách khác, người ta không khảo sát giá trị của một mệnh đề luận lý qua phân tích hay tổng hợp. Trong chiều hướng của phân tích hay tổng hợp, người ta cần phải lưu ý các trường hợp đơn hay phức. Nhưng ở đây khỏi cần lưu ý như vậy. Thí dụ về luận lý tứ cú (logic of four alternatives hay tetralemma), ta có:
(A)   I. Có………………………..(khẳng định đơn)
II.Không………………..(phủ định đơn)
                    III.V ừ a có vừa không (khẳng định phức)
                    IV.Kh ông phải có không phải Không (phủ định phức)

Xét theo các trường hợp đơn cú, bốn mệnh đề trên rút lại chỉ co hai, vì III và IV là trường hợp phức số của I và II.
Cũng trong luận lý tứ cú, ta thử lấy một lối lập luận của Đỗ Thuận, người khai sáng Hoa Nghiêm Tông:
(B)    I. Phi dị biệt
II.Phi đồng nhất
                    III.P hi đồng nhất tức phi dị biệt
                     IV.P hi dị biệt tức phi đồng nhất.

Ơû đây, mỗi mệnh đề phải có một giá trị biệt lập, trong nhất tính độc hữu của nó; biệt lập nhưng chúng phản chiếu lẫn nhau như các đỉnh của một tứ giác. Yù nghĩa của mou cánh được thành tựu ở tâm điểm của những phản chiếu này.
Chúng ta ghi nhận một điểm khác nhau rất nhỏ giữa III và IV của (A) là "Vừa Có vừa Không"…và III và IV của (B): "Tức". Một đằng diễn tả thể cách của Có và Không, do đó, đáng gọi là khẳng định đơn cú. Trường hợp (B), ý niệm về tức ở đây là tương tức, chỉ cho thể tính vô phân biệt giữa các sự hữu; nó không hàm chứa một ý tưởng về thể cách tổng hợp.
Với lối lý luận bằng tứ cú trên đây, trường hợp (B), người ta rút ra một hình ảnh của thế giới như sau:
I. Một trong tất cả
II.Tất cả trong Một
III.Tất cả torng Tất cả
IV.Một trong Một

Nói tóm lại, hậu quả của một chiều hướng lý luận "TRINH PHÙ NHẤT" sẽ dẫn đến một thế giới quan như vừa kể.
Một trường hợp điển hình khác có thể xảy ra ở đây, để xác định lối luận TIRNH PHÙ NHẤT của kinh Dịch ấy.
Đây là trường hợp của Trí Nghiễm, tác giả của Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn, vị tổ thứ hai của Hoa nghiêm tông. Oâng lý luận về sự tăng và giảm của một và mười, theo hai chiều hưng hạ, để giải thích thế giới quan vô tận; và con số mười được gọi là Thập vô tận.
Trước hết, ông chia hai trường hợp tương quan giữa một và mười: dị thể và đồng thể. Trong mỗi tương quan đều có tăng và giảm. Dĩ nhiên muốn tính sự tăng giảm này, người ta phải lấy số một và số mười làm chuẩn đích. Một chỉ cho sai biệt và mười chỉ cho toàn thể. Rồi ở dị thể và đồng thể, mỗi trường hợp lại được chia thành hai:
I. Một trong Nhiều, Nhiều trong Một
II.Một tức Nhiều, Nhiều tức Một.

Bằng đường lối quanh co và chậm chạp như vậy, ông đi từng bước một: từ một lên mười, rồi từ mười tiết giảm đến một, thực hiện cho đến kỳ cùng – ở đây xin phép không bàn rộng – người ta đạt đến điều này: thế giới như một màn lưới được kết dệt vô số hạt ngọc. Mỗi mắt lưới là một hạt ngọc, ch1ung phản chiếu lẫn nhau – phản chiếu giữa cái Một và Tất cả – thành một thế giới trùng trùng vô tận. Nếu trở lại từ đầu khái niệm về trật tự cân xứng, chúng ta cũng bắt gặp cái thế giới quan vừa kể.
Trật tự cân xứng là trật tự của những đối xứng tương quan và tương giao. Từ điểm này các nhà Hoa Nghiêm tông giải thích tương quan hiện hữu, hay lý Duyên Khởi, là lý thuyết căn bản của Phật giáo, thành tương do. Bằng tính cách tương do này, sự đôí xứng của hai sự thể được quan niệm rằng phải có một hữu lực và một vô lực, một thực thể và một vô thể. Cái vô lực thì tựa vào cái hữu lực; cái vô thể thì lẫn vào cái hữu thể. Như vậy, tương do chính là tương tức. Đó là lý luận căn bản của một thế giới quan vô tận.
Tất cả những thí dụ điển hình đã nêu lên ở trên tạm thời cho chúng ta một nhãn quan bao quát về đường lối vận dụng trong phạm vi luận lý, gợi hứng từ khái niệm về SỐ của kinh Dịch. Vì không thể đi sâu vào chi tiết như một thiên khảo cứu chuyên môn, chúng ta hãy dừng lại trong giới hạn vừa phải này.



KINH DỊCH VÀ PHẬT HỌC TRUNG HOA

Tuệ Sỹ

1. DỊCH

Hình như vạn hữu bắt đầu tự hư vô. Bởi vì hư vô là biên tế cùng cực vừa hữu lý vừa vô lý của lý niệm. Nó là biên tế hữu lý của lý niệm vì ba lý do:
(a)    Tác nhân của hiện hữu chỉ đồng tính mà không đồng cách với hiện hữu ấy. Đồng tính nhưng không đồng cách, vì là tương quan nhân quả.
(b)   Tác nhân của hiện hữu đồng tính nhưng không đồng thời với chính hiện hữu ấy, vì là sự vận chuyển của sinh thành và hủy diệt.
(c)    Hư vô và hiện hữu được truy nhận trong tương quan đối đãi.

Nhưng hư vô còn là biên tế vô lý của lý niệm. Nếu hư vô và hiện hữu được truy nhận bằng tương quan đối đãi thì cả hai chỉ là giả thiết tạm ước của một căn bản đồng nhất. Chúng lại chỉ đồng tính mà không đồng thời và 9dồng cách, như vậy chỉ sai biệt vì tương quan tiếp nối của vận chuyển. Theo lối suy luận nghịch đảo này thì hư vô không còn là biên tế hữu lý của lý niệm nữa. Cuối cùng phải thừa nhận một lập trường triệt để phủ định. Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Hoa, đây là một trong những lập trường luận thuyết đầu tiên về Phật học của xứ này, được mệnh danh là thuyết BẢN VÔ1. Trước khi kumàrajìva2 phiên dịch các tác phẩm Bát nhã và Trung quán, thuyết này là một điển hình về giải thích của tánh Không, vận dụng những khái niệm cố hữu của truyền thống tư tưởng Trung hoa. Nhờ những dịch phẩm của Kumàrajìva, Tăng Triệu3 đã thực hiện bước đầu, cố gắng thoát khỏi sự khống chế của hai thái cực phủ định và khẳng định. Trong ngôn ngữ Trung hoa, tất cả phủ định chỉ là mặt trái của khẳng định. Những phủ định từ như phi, bất hay vô có thể được dùng như những danh từ, tức là chúng vẫn có thể biểu thị các sự thể bất biến hay tư hữu. Như vậy, khi những phủ định từ này được đặt trước một mệnh đề, chúng không phương hại đến hiệu lực khẳng định của mệnh đề ấy. Trong ngôn ngữ Sanskrit, ngược lại, tất cả khẳng định chỉ là mặt trái của phủ định. Những biến thể của các danh từ tùy nhiệm vụ và hoàn cảnh những biến hóa của các động từ tùy tác dụng trong thời gian và thể cách; các qui tắc văn pháp tổng quát này ẩn dấu tính cách vô căn của mọi diễn tả hữu lý. Qua lối viết của văn tự Trung hoa, người ta khám phá ra rằng trật tự của thế giới chính là sự thành tựu toàn vẹn từ nội tại của mỗi cá thể. Nhưng qua lối viết Devanagari của ngôn ngữ Sanskrit thì thế giới hiện hữu quả tình là một thế giới hỗn độn; trật tự của toàn thể chỉ là một đường thẳng vạch đôi giới hạn của hiện hữu và hư vô. Người ta sẽ thấy các nhà Phật học Trung hoa sau này, rõ rệt nhất là từ các triều đại Tùy và Đường trở đi, ở Hoa nghiêm tông, tánh Không đã được lật ngược thành tánh Khởi; ở Thiên thai tông, tánh Không thành tánh Cụ; độc đáo nhất là ở Thiền tông, vô ngôn của tánh Không được diễnt ả bằng tác động rất hiện thực và rất sôi nổi là đánh và hét.
Giữa Hán tự và Sanskrit có một giới hạn nghiêm khốc, giống như giới hạn giữa hữu ngôn và vô ngôn. Lấy hai cái không đồng tính, không đồng cách và cũng không cùng một trật tự mà thay thế lẫn nhau, đấy tức là một sự lật ngược từ vô thành hữu. Trong một tình trạng như vậy, ngươì ta có thể trực nhận được tính cách phiêu đốt bất định của ngôn ngữ; vì ở đây, ngôn ngữ thực sự chỉ là một phương tiện cho mọi nghịch đảo, như sự nghịch đảo của đi và đến. Ý nghĩa của nghịch đảo này cũng là ý nghĩa của chũ dịch trong kinh Dịch. Dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch và giản dị1. Vì biến dịch, cho nên có sự sống; vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống; và vì giản dị, nên loài người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt vào một để tổ chức đời sống: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch hệ từ hạ truyện).
Theo truyền thuyết, Kinh Dịch đầu tiên của người Trung hoa được gọi là Liên Sơn Dịch2 lấy quẻ Thuần Cấn làm đầu3. Trong quẻ này, nội quái là cấn, tượng là núi, ngoại quái cũng là cấn. Như vậy, tượng của nó là hai hòn núi liên tiếp nhau, do đó gọi là Liên Sơn. Thuyết quái truyện của Chu Dịch có nói: Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, trí dịch hồ khôn, duyệt ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn. (Đấng chủ tế ra ở phương chấn (phương đông), muôn vật đều thanh khiết ở phương tốn (đông nam), cùng thấy nhau ở phương ly (nam), làm việc ở phương khôn (tây nam), vui nói ở phương đoài (tây), đánh nhau ở phương kiền (tây bắc), khó nhọc ở phương khảm (bắc), làm xong là nói ở phương cấn (đông bắc). Bản Việt văn của Nguyễn Duy Tinh, Chu Dịch Bản Nghĩa II, tr, 362). Đấy là Liên Sơn Dịch, theo ý kiến của Can Bửu4. Từ ba vạch âm của khôn, -- nếu đặt một vạch dương của càn tiềm phục ở dưới     , tức là chấn. Sự sống bắt đầu từ khi dương khởi sự lẫn vào âm vậy: vạn vật xuất hồ chấn. Nếu một hào dương của càn này đi lần lên, lẫn vào chính giữa không     , tức khảm. Cái mềm (âm), bao trùm cái cứng (dương), tượng trưng cho sự nghỉ ngơi sau những công việc nhọc nhằn. Vạch dương của càn đi lần lên nữa, thành quẻ cấn , tượng trưng cho sự thành tựu. Trong thân thể người ta, cấn tượng trưng cho phần lưng, lấy ý một vạch dương tựa trên hai vạch âm. Ngoài công việc nghỉ ngơi, lưng không có nhiệm vụ nào khác, như các bộ phận tay chân. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các bộ phận trong thân thể người ta phải lấy lưng làm tựa. Như vậy, cấn tượng trưng cho thời gian mà mọi vật trong trời đất đã được phối trí thành trật tự xong rồi. Nhưng, với biểu tượng hai ngọn núi liên tiếp nhau của quẻ thuần cấn, lại là hình ảnh của sự bất động trong biến động. Loài người xuất hiện, đối đầu ngay với sự nghịch đảo giữa biến động và bất động ấy. Mọi biến động diễn ra trong trật tự của lý tính, như những khoảng lên và xuống của các đỉnh núi liên tiếp nhau. Ý thức được biến dịch trong bất dịch như vậy để tổ chức thành một xã hội có qui củ và trật tự, đấy là ý nghĩa của Dịch lý. Lời tượng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong Chu Dịch cũng đã nói: ơn thượng hữu hỏa, quân tử dĩ minh, thận, dụng hình luật nhi bất lưu ngục. (Trên núi có lửa tượng trưng cho sự đi xa quê nhà, người quân tử coi đó lấy điều sáng suốt cẩn thận để áp dụng vào hình luật mà chẳng cấm giữ1 lại việc ngục tụng. Ng. Duy Tinh, SĐD. II, Tr. 191). Lửa bốc cháy trên đỉnh núi là biểu tượng của một cuộc hành trình phiêu lưu, như sự vận chuyển từ sống và chết, từ sinh thành đến hủy diệt. Khi thấy lửa bốc cháy trên đỉnh núi, là trực nhận rằng mọi biến động đều diễn ra trong trật tự bất biến; căn cứ theo đó thiết lập qui củ cho trật tự của xã hội. Cổ nhân Trung Hoa nói: Không học Kinh Dịch thì không thể làm Tể tướng. Bởi vì người thiết lập và duy trì trật tự của xã hội phải thấu triệt những ý nghĩa: biến dịch, bất dịch và giản dị hóa của DỊCH. Thấu triệt được biến dịch và bất dịch, mới thấu triệt được vận hành của trời đất; biết giản dị hóa mới có thể giáo dục nhân quần để thiết lập và duy trì một trật tự phù hợp với vận hành ấy: dịch dữ thiên địa chuẩn; cố năng di luân thiện địa chi đạo. (Đạo dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, cho nên hay sửa sang được cái đạo của trời đất. Nguyễn Duy Tinh, SĐD. II, tr 271).
Nhưng, DỊCH là gì? Kinh Dịch (hệ từ thượng truyện) nói:Dịch giả, tượng dã. DỊCH tức là TƯỢNG. Lại nữa, TƯỢNG là gì? Chu Dịch lượ clệ của Vương Bật2 viết: "Phù tượng giả xuất ý giả dã; ngôn giả dã, minh tượng giả dã. Tận ý mạc nhược tượng, tận tượng mạc nhược ngôn…. Cố ngôn giả sở dĩ minh tượng, đắc tượng nhi vong ngôn. Tượng giả sở dĩ tồn ý, đắc ý nhi vong tượng. Do…….thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên. TƯỢNG là để tỏ bày Ý; LỜI là để tỏ bày TƯỢNG. Mô tả hết Ý không gì bằng TƯƠNG; mô tả hết TƯỢNG không gì bằng LỜI… cho nên, sở dĩ có LỜI là vì để tỏ bày TƯỢNG; đã nắm được TƯỢNG thì hãy quên LỜI. TƯỢNG là để giữ Ý, nắm được Ý thì hãy quên TƯỢNG. Cũng như…..cái rọ là để bắt cá; bắt được cá thì bỏ cái rọ đi.) Giải thích theo cung cách này là điều rất thường thấy trong các tác phẩm Phật học. Thí dụ, kinh Kim Cang: Phật pháp chỉ như một chiếc thuyền để qua sông. Qua được bên kia sông rồi thì hãy bỏ thuyền mà lên bờ.
Nói tổng quát, DỊCH là lý tính
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #1 - 10. Feb 2007 , 09:55
 
Theo Viên Quang đại sư thì việc chuẩn bị khi xem Dịch KHÔNG THỂ đơn giản hoá. Sử dụng nhiều thao tác ban đầu là rất quan trọng, điều này giúp cho các trường năng lượng “nhạy cảm và bí ẩn” có mang theo hình ảnh, diễn biến của quá khứ và vị lai có cơ hội xâm nhập và biểu hiện trên quẻ Dịch.
Các bậc tiền nhân đã xác nhận rằng: “Chỉ cần vẽ một quẻ Dịch đơn giản có đủ 6 hào trên một tờ giấy là đã bắc được cầu nối quan hệ giữa Người và Các Cõi Tương Ứng, và đã có lời kêu gọi đến Sức Mạnh Tiềm Ẩn trong quẻ.
Việc không chú ý đến các Cõi Vô Hình bao quanh, xen kẽ là CỰC KỲ nguy hại.Vậy nên để đảm bảo an toàn chỉ nên tiến hành bói Dịch khi đã tạo lập được sự thanh khiết nhờ xông hương (thắp hương) và hàng rào bảo vệ nhờ các ấn quyết.
Trong một bài viết trên diễn đàn TVLS tôi có nhắc đến các ấn quyết này nhưng gặp rất nhiều ý kiến phản bác. Nhiều người coi bói Dịch là một cách tính theo khoa học. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn có thể giải thích chỉ theo một chiều như vậy. Khổng tử trước lúc nhắm mắt còn than rằng: “Giá như ta có thể sống thêm vài năm nữa may ra có thể hiểu được thêm được lẽ huyền vi của Dịch chăng”.
Thánh nhân còn vậy, tính chi đến lũ hậu học dốt nát như chúng ta! Chính vì thế người dốt cần phải Trung thành với những nguyên tắc mà người đi trước đã truyền lại.
Ngày xưa, việc xông hương được coi là một trong những diều bắt buộc phải có khi coi Dịch. Người ta rắc lên than củi đang cháy các loại bột nhựa thơm, gỗ thơm như Trầm, Nhũ hương, An tức hương, Phong tử hương và gỗ Lô hội. Ngày nay có thể dùng hương thắp loại tốt. Tránh dùng các loại hương tổng hợp từ các chất hoá học.
Đạo sư Viên quang đã phổ biến một số Ấn quyết tuy đơn giản nhưng rất có hiệu lực.Việc thực hành Ấn quyết cần phải làm khi BẮT ĐẦU và KẾT THÚC việc bói.
Theo truyền dạy lại thì việc thực hiên các Ấn quyết là một trong các nghi thức bí truyền của Đạo giáo. Ấn quyết thường đi kèm cùng các Chân ngôn hay Thần chú. nhưng cũng có khi không cần bởi các Ấn quyết thường đã có “Giá Trị Tự Thân”. Có khi dùng một, có khi dùng hai bàn tay. Sau mỗi Ấn quyết phải xoè bàn tay cho phẳng, đặt bàn tay nọ lên bàn tay kia và hướng lòng bàn tay lên trời. Người bắt ấn phải ĐỨNG, mặt quay về phía Ban thờ Tổ, sau khi thành tâm dâng hương.

1-Bắt đầu bằng Ấn đuổi tà: bắt Ấn bằng tay trái, người bắt khua tay trước mặt mình sang phải rồi sang trái.
Ấn tượng trưng cho “ Luồng sét thanh lọc”

2-Tiếp tục bằng Ấn “Đẩy lui các Hồn bảo vệ Trung giới”, Ấn có tác dụng tạo khoảng trống Không - Thời gian để các trường năng lượng mang thông tin Quá khứ, Vị lai có thể tiếp cận và xâm nhập vào quẻ bói. Đưa từ phải sang trái trước mặt.

3-Tiếp tục bằng Ấn “Thanh lọc Thân - Khẩu - Ý”, Ấn này giúp người sử
dụng xoá bỏ tạp niệm, dục vọng, hoà nhập bản thể với năng lượng Dịch. Ấn này còn có tên gọi là “Nụ hoa Sen”

4-Bắt Ấn “Đánh thức” mục đích kêu gọi sức mạnh của Dịch thức tỉnh. Đưa Ấn từ bên trái qua bên phải.

5-Bắt Ấn “Bảo vệ”. Ấn sẽ tạo ra một ngọn lửa thiêng, tạo trường bảo vệ cho người bói Dịch. Kết Ấn rồi quay từ từ cả thân mình từ trái qua phải đủ một vòng.

Sau khi bắt đủ 5 Ấn thì lấy tiền hoặc cỏ Thi ra, hơ trên khói hương (hoặc đốt hương để lên đĩa dùng gieo tiền) và khấn. Có nhiều mẫu bài khấn nhưng xin chỉ đưa mẫu bài khấn phổ biến và dễ nhớ nhất:

Giả nhĩ thái phệ hưu thường. Giả nhĩ thái phệ hưu thường. Nam mô tam khấu linh quy. Hoàng Thiên vô tư. Linh quái hữu cảm. Nghinh thỉnh đức Phục hy, Văn vương, Chu công, Khổng tử,Thất thập nhị hiền,Bát bộ thần tiên, Viên thư Thành tiên sinh, Quỷ cốc tiên sinh, Tôn Tẫn, Kính Phòng, Lưu bá Ôn, Dã Hạc, Thiệu khang Tiết tiên sinh đồng lai chứng chiếu.
Nay là Năm....Tháng....Ngày....Giờ....
Tín chủ là......tuổi.....ngụ tại......
Mưu vọng cầu.......
Kính xin chư vị Tiên Thánh, Tiên Hiền giáng lâm quẻ bói, chỉ bảo cho đệ tử biết điều hay dở, diễn biến và kết quả dữ lành.
Xin đội ơn quý vị.
Kính thỉnh.

Sau đó lấy hương cắm vào chỗ khác rồi gieo quẻ.

Lưu ý là khi khấn phải thành tâm thành ý hoàn toàn.
Bài khấn này không dùng để khấn xin gieo quẻ hộ người khác.

Khi đã coi xong, không nên đột ngột cắt đứt giao cảm với các nguồn “Năng lượng Linh thiêng” đã giúp mình. Muốn thoát ra phải bắt thêm hai ấn nữa.

6-Bắt Ấn “Xoá bỏ”: Mục đích làm dịu đi và xoá bỏ trường bảo vệ do Ấn số 5 tạo ra. Giữ Ấn trước ngực và xoay người từ phải qua trái.

7-Bắt Ấn “Phụng tống” để tiễn các sức mạnh đã được kêu gọi hội tụ đến lúc tiến hành bói.

Bấy giờ mới hoàn thành thủ tục cho một lần bói Dịch.

.....
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #2 - 10. Feb 2007 , 09:56
 
Người xem mà Tâm không Thành thì chẳng Ứng, người đoán nói ẩu thì chẳng Linh. Người đời khi gặp việc thì hay bói nhưng một chữ Thành cũng chẳng hiểu, có kẻ rượu chè be bét, có kẻ tà dâm không thanh khiết, đến lúc cần cảm ứng với Thần minh thì sao cảm được!
Lại có kẻ cậy giàu có, quyền thế xem nhẹ chuyện bói nhờ bạn bè, nô bộc đi xem mà người xem hộ lại chẳng thực lòng nên bói chẳng ứng, chiêm nghiệm không linh liền dài mồm chê thầy mà không biết do lòng mình chẳng thành.
Lại cũng có loại thầy ham lợi, dùng việc bói để lừa người, như có người đến coi việc bệnh, bói thấy bệnh không nặng nhưng do câu kết với lang y, thuật sĩ mà định lễ vật kêu cầu, cúng tế rất phiền toái. Rồi khi bệnh lành thì nói thầy hay, lễ đủ, bệnh nhân ngủ cùng giun thì đổ tại lễ bạc chẳng thành tâm!
Người xưa có câu:
-Không có việc không xem quẻ,
-Không bị ảnh hưởng không xem quẻ.
-Không động không xem quẻ.
-Không khác thường không xem quẻ.
Có việc gì vương vấn hãy hỏi ngay, đừng để nhiều việc chất chồng mà Tâm rôí loạn.
Hỏi tập trung vào một việc thì Dịch giải đáp cũng tập trung, còn có ứng thêm việc khác hay không là tuỳ quẻ. Muốn hỏi nhiều hơn một việc phải thành khẩn lắm mới được.

Những việc coi không nghiệm:
-Việc gian đạo, coi không nghiệm.
-Việc tà dâm coi không nghiệm.
-Việc nhân tiện coi thêm cũng không nghiệm.
-Việc đã chỉ một lần cứ muốn bói thêm cũng chẳng nghiệm(Trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ giải thích sau )
Có một số trường hợp mà khi xem Dịch các bạn không để ý nên cứ nghĩ rằng sai nhưng không phải thế. Đó là:
-Trường hợp khi chiêm xa lại ứng gần:
Lý sinh lúc động, có cơ thì mới có động. Phàm khi bói việc trước mắt lúc gieo quẻ tinh thần tụ lại nên lành dữ thấy ngay. Còn xem việc ở xa, hậu vận, hoặc không thật cần thiết thì rõ ràng Tâm đã không định chắc, quẻ cũng ứng lờ mờ khó hiểu, hoặc lấy việc xa mà nói gần, hoặc lấy việc gần mà nói xa.
-Trường hợp chiêm việc này lại ứng việc khác:
Thần hay bỏ việc nhỏ mà mách việc lớn, hay bỏ tiểu cát mà mách đại hung, khi bỏ việc này mà mách việc kia, khi chiêm người lại ứng mình...
Để quẻ được linh nghiệm thì ĐỪNG BÓI HỘ. Việc của ai người đó xem. Vì ta có một niệm tưởng, họ có một niệm tưởng, vậy là có hai niệm tưởng làm loạn trường tâm linh.

Giờ mới nói về việc coi nhiều quẻ cho một việc.
Nếu gặp quẻ bất định khó đoán rõ tốt nhất là sáng sớm ngày hôm sau phải thành kính mà bói lại. Có thể làm ba lần như thế sẽ linh ứng.
Trong trường hợp khẩn cấp có thể dâng hương rồi coi hai, ba lần nhưng chỉ tập trung vào một việc, không hỏi việc khác.
Xin hãy nhớ cho rằng khi trong quẻ đã chỉ rõ cho vấn đề cần hỏi thì đừng ham tìm thêm, không bao giờ được đâu!
Có người đã hỏi rằng:
- Tại sao bói đến hai, ba lần đã nhàm rồi, cớ sao còn bói tới hai, ba ngày?
Dã Hạc lão nhân ngày trước đã có câu trả lời rằng:
-Ấy cũng vì câu đó mà làm cho mọi người đều nhầm cả. Cái lẽ nằm ở chỗ nếu một việc hỏi ba ông thầy thì nghe lời hai ông. Một việc xem đến ba nơi còn được, bói lại hai lần có hại chi đâu! Cầu công danh được Tử tôn trì Thế chưa vừa lòng, cứ muốn được Quan quỷ trì Thế thì mới là nhàm!
Người bói nhàm thì có chứ Quỷ Thần không ứng thì chưa thấy bao giờ! Nhưng cũng có khi hỏi mãi làm Quỷ Thần phát chán. Giả như cầu Tài mà quẻ đã ứng rõ là có Tài rồi, lòng cũng biết rồi, thế mà còn hỏi lại thì Thần nào còn bảo nữa!?
Tuy nhiên cũng có khiThần không báo việc ta hỏi mà nói việc ta không biết. Ví như: Cầu Tài đã biết ngày Thìn đắc Tài, hôm sau xem nữa quẻ lại ứng Thân Kim hào Huynh động vậy là sao?
Nghiệm đến ngày Thìn quả đắc Tài nhưng đến ngày Thân vì việc khác lại phá Tài.
Thế nên cũng cần biết rằng hỏi đến hai, ba lần Thần cũng chẳng trách, có khi còn mách thêm việc khác.
Nếu là một việc liên quan đến nhiều người thì mỗi người bói một quẻ. Chỉ cần có một quẻ tốt là có thể nương theo được rồi, ví như:
Xuất hành giữa đường gặp nạn, mọi người đều bói, chỉ cần một người gặp quẻ Tử tôn trì Thế thì mọi người đều vô sự. Xem bệnh mà bệnh nhân không thấy quẻ Lục xung thì cả nhà cùng hỏi, chỉ cần một người được quẻ Lục xung thì căn cứ theo đó, bệnh mới hay cũ, lành hay dữ đã rõ ràng...
Nếu Dụng thần bị Suy, Tuyệt, Không, Phá, hoặc không hiện (nếu phục cũng không dùng) thời hãy chiêm thêm quẻ nữa rồi hợp cả hai quẻ lại mà đoán....

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Danh nhân văn hoá thế giơí Nguyễn Trãi v
Reply #3 - 18. Oct 2007 , 08:21
 
Danh nhân văn hoá thế giơí Nguyễn Trãi với Kinh dịch
                                                                         Hoa thám 
                                                                                ( Phần I)
Nguyễn Trãi là khai quốc công thần dưới triều Lê sơ. Người đã thảo “ Bình ngô đại cáo”, một thiên cổ hùng văn bất hủ của dân tộc ta. Là một danh nhân văn hoá thế giới, năm 1980 thế giới đã tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông.
Trong “ Nhị Khê Nguyễn tộc thế phả” viết: Tổ tiên Nguyễn Trãi ở xã Chi Ngạn, huyện Phượng Sơn (tức Phượng Nhãn, thuộc trấn Kinh Bắc) nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vào thế kỷ XIV, triều vua
Trần Phế Đế (Hiện), gia đình ông dời đến cư trú ở làng Nhị Khê, tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng, (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm Canh Thân (1380), cha là Nguyễn Ứng Long (tức Phi Khanh). Mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán (cháu bốn đời của Thái sư Trần Quang Khải).
Ngày 28 tháng 2 năm Canh thìn (1400), Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần Thiếu Đế (Án), nhà Minh lấy cớ đó đưa quân sang xâm lược nước ta. Tướng quân Minh là Trương Phụ bắt cha con Hồ Quý Ly giải về Trung Quốc, chúng bắt theo cả Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Phi Hùng đến ải Nam Quan để tiễn biệt cha. Cha khuyên ông nên trở về  “báo quốc, trả thù nhà!”. Theo lời cha, trên đường trở về thì ông bị quân Minh bắt giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội), tướng giặc Minh là Hoàng Phúc nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ ông ra làm quan phục vụ mưu đồ đô hộ của giặc ngoại xâm. Với lòng yêu nước, thương dân thiết tha ông không phản bội lại tổ quốc, thà chịu cảnh sống nghèo khổ bằng nghề dạy học để chờ thời cơ:
                         “ Góc thành Nam lều một gian,
                           No nước uống, thiếu cơm ăn.
                           Con đòi trốn, dường ai quyến,
                           Bầy ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
                          Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
                           Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn.
                          Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải.
                          Góc thành Nam, lều một gian”.
                     ( Nguyễn Trãi toàn tập, Quốc am thi tập, Thủ vĩ ngâm)
Sau Nguyễn Trãi đã cùng Trần Nguyên Hãn trốn thoát khỏi thành Đông Quan vào theo nghĩa quân Lam Sơn. Ông đem Bình ngô sách dâng lên cho Lê Lợi. Nội dung của Bình Ngô sách không bàn đến cách đánh thành mà chỉ chú ý vào việc thu phục lòng người. Lê Lợi coi Bình ngô sách là kim chỉ nam trong việc hoạch định sách lược, chiến lược chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh. Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (ngày 7 tháng 2 năm 1418). Lê Lợi xưng là Bình Định Vương phất cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài suốt 10 năm gian khổ, nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, quân sư Nguyễn Trãi luôn ở bên cạnh Lê Lợi bàn mưu định kế đánh quân Minh xâm lược. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ đó, nghĩa quân dùng lối đánh du kích tiêu hao sinh lực địch, “Vây thành diệt viện” đã làm cho quân Minh khốn đốn ở thành Đông Quan phải cầu thêm quân cứu viện. Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân và Kiềm Quốc Công Mộc Thạch dẫn 5 vạn quân theo hai đường sang cứu viện. Trước thế giặc to lớn Nguyễn Trãi bàn với Lê Lợi cử Đại Tư Đồ Trần Nguyên Hãn hạ thành Xương Giang trước khi viện binh của Liễu Thăng đến. Sau đó, đưa quân mai phục ở Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), nghĩa quân đã chém đầu Liễu Thăng ở núi Mã Yên, làm nên chiến thắng Chi Lăng đánh bại 10 vạn viện binh của nhà Minh, đạo quân của Mộc Thạnh nghe tin 10 vạn quân bộ bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại, Liễu Thăng bị chém mất đầu nên quân của Mộc Thạch không đánh tự tan. Vương Thông bị bao vây trong thành Đông Quang, cùng kế phải xin hoà.
Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên làm vua lấy niên hiệu Thuận Thiên, Quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Kinh - Thăng Long ( Hà Nội). Nguyễn trãi được Vua Lê Thái Tổ uỷ thác đã thảo chiếu “Bình ngô đại cáo” (đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Việt Nam trong lịch sử chống giặc ngoại xâm).
10 năm cùng vua Lê Thái Tổ lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh, ngoài việc vạch sách lược, chiến lược, Nguyễn Trãi còn là một nhà ngoại giao tài tình, giao thiệp với quan quân nhà Minh xâm lược. Nội dung các thư tịch của Nguyễn Trãi còn lưu lại cho ta thấy nhiều lần ông vận dụng học thuyết Chu Dịch, âm dương ngũ hành để thực hiện kế sách đối ngoại giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn trước một kẻ thù lớn mạnh rất mưu mô và xảo quyệt. Trong bài “Đầu mục nước An Nam kính gửi các tù tướng của thiên triều” (triều Minh), Nguyễn Trãi viết: “ Kinh Dịch có câu rằng: “Quân đi phải có kỉ luật, nếu không có kỷ luật thì dẫu phải cũng gặp sự không hay”. Ý là Nguyễn Trãi nhắc đến quẻ Sư là một trong 64 quẻ Kinh Dịch do hạ Khảm  thượng Khôn   hợp thành, hình quẻ là          , tên là quẻ Sư, tượng trưng cho “binh chúng” (quân đội). ý nghĩa của quẻ Sư là ở chỗ nêu ra quy luật “dụng binh”. Lời quẻ nhấn mạnh hai nguyên tắc:
Một là: Tiền đề của việc dụng binh là “chính” (Chính nghĩa), tức là cho rằng “nhân nghĩa chi sư” (quân đội nghân nghĩa) “năng dĩ chúng chính” (có khả nắngử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ chính nghĩa) thì có thể “độc thiên hạ nhi dân tòng chi” (dù khiến thiên hạ phải khổ mà dân vẫn theo) (lời Thoán truyện).
Hai là: Ra quân thắng hay bại mấu chốt là ở chỗ chọn tướng có xứng đáng hay không. Cho nên ắt phải dùng bậc “trượng nhân” hiền minh thì mới có thể được cát lợi. Sáu hào trong quẻ lần lượt nêu ra các yếu lĩnh về các mặt trong việc dụng binh. Hào Sơ lục nói về sự cần thiết về kỷ luật quân đội phải rất nghiêm minh. Hào Cửu nhị vạch rõ điều kiện để chủ soái thành công. Hào Lục tam trình bầy về bài học thất bại. Hào Lục tứ chỉ rõ tình trạng triệt quân rút lui. Hào Lục ngũ nói về tiêu chuẩn chọn tướng của “quân chủ”. Hào Thượng lục thể hiện pháp tắc xét công ban thưởng. Từ yếu lĩnh dụng binh mà quẻ Sư  vạch ra, quẻ Sư thật đáng gọi là một bộ cương lĩnh chung về binh pháp cổ đại. Nếu từ nguyên tắc dụng binh là phải có tính chính nghĩa mà xét, thì lại có thể coi đó đều tóm tắt quan trọng nhất trong tư tưởng chiến tranh của Chu Dịch. Tuân Tử - Nghị binh nói: “Việc binh ấy là để ngăn bạo trừ hại. Chứ chẳng phải là tranh đoạt”. Trong Hào Sư lục quẻ Sư, là hào âm ở ngôi đầu tiên dưới quẻ, lời hào nói: “Sư xuất dĩ luật, phủ tang, hung”. Có nghĩa là: Ra quân phải dùng pháp luật hiệu lệnh để ước thúc, kỷ luật quân đội không tốt ắt có sự hung hiểm (nguy hiểm chẳng lành). “Phủ tang” nghĩa như “bất thiện”, có nghĩa là không tốt. “Phủ” đây nghĩa như “bất” (chẳng). “Tang” như “thiện”, có nghĩa là tốt. Đây là thuyết minh về hào Sơ lục ở chỗ bắt đầu của quẻ Sư, tượng trưng cho quân đội mới bắt đầu xuất phát, nên nhắc nhở là phải nghiêm minh quân pháp. Nếu không ắt sẽ “hung” (chẳng lành). Sư là quẻ bàn về cách dùng binh. Đánh trận không phải trò đùa vui, mạnh ai nấy làm, mà phải có quân kỷ. ( Còn nữa )

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #4 - 18. Oct 2007 , 09:01
 
THÂN DẬU NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH
Xuân Đấu     8/17/2006
"Thân Dậu niên lai kiến thái bình". Câu sấm nổi tiếng của cụ Trạng Trình gây niềm hy vọng lớn lao trong lòng người Việt mỗi độ xuân về. Con Khỉ đã chuyền cành đi mất, nhường chỗ cho Gà lại. Một năm Thân vừa qua với cuộc chiến tranh do Mỹ chủ động nhằm lật đổ bạo quyền Sadam Husseine, tuy chưa giúp mang lại hòa bình cho Iraq, nhưng người dân xứ sa mạc đầy dầu hỏa này tương đối dễ thở hơn. Dù dưới áp lực nặng nề của phiến quân, Iraq vẫn kiên quyết tiến tới một cuộc bầu cử mang tính chất dân chủ hầu tạo dựng hòa bình cho xứ sở của họ. Cuộc chiến diệt trừ phiến quân vẫn còn tiếp tục. Những cảnh giết người man rợ qua hình thức chặt đầu con tin và bom tự sát (suicide bombers) của bọn phiến quân khủng bố vẫn còn tiếp diễn, nhờ vậy ứng thêm với câu sấm của ngài Trình Quốc công là Thân phải thêm Dậu nữa mới kiến thái bình, nếu câu sấm này có tính cách toàn cầu. Một năm Thân chưa đủ, phải thêm năm Dậu mới hoàn hảo, mới hy vọng hết đi nạn khủng bố. Cuối năm Thân mà Mỹ tiếp tục đổ thêm quân vào Iraq, cho thấy quyết tâm của họ trong việc dứt điểm phiến quân và xây đắp hòa bình cho Iraq. Afghanistan (Athanks.gifhú Hản) có vẽ đở hơn, cũng đang trên đường tiến tới Hòa Bình sau khi chính quyền Taliban của xứ này bị lật đổ. Arafat của Palestine qua đời, tân tổng thống Mahmoud Abbas thay thế, được thủ tướng Do Thái gọi điện thoại chúc mừng và hứa sẽ hội kiến với điều kiện Palestine chấm dứt khủng bố. Tình hình Trung Đông nhờ đó có thể lắng dịu phần nào. Việt Nam tuy vẫn còn bị đặt dưới sự cai trị độc tài của Cộng sản và vẫn bị Hoa Kỳ xem là một trong những quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì sự đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền của đảng qua guồng máy cai trị hiện nay; nhưng có vài triệu chứng cho thấy bạo quyền này đang nới lỏng tay dần. Mặc dù mục đích của sự nới lỏng là nhằm thu hút việc đầu tư của một số quốc gia trên thế giới hầu giới chức lãnh đạo Cộng sản tiếp tục tham nhũng; nhưng nhờ vậy, người dân trong nước dể thở hơn. Hành động chen chân vào cho bằng được tổ chức ASEAN năm 1995 là một bằng chứng cụ thể. Nên biết khối ASEAN được thành lập là nhằm chống lại sự bành trướng của Cộng sản; thế mà Việt Cộng vẫn xin vào, đủ cho thấy sự biến thể của chế độ đã cận kề. Việc mua phản lực cơ của Hoa Kỳ và cho phép United Airline đáp xuống phi trường Tân sơn Nhất là những dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ dần dần nền kinh tế hoạch định, khép kín của Cộng sản. Ngày tàn của chế độ có thể không phải là một cuộc lật đổ chính quyền mà là sự mất dần ảnh hưởng của chủ thuyết cộng sản lỗi thời, của xã hội chủ nghĩa cổ hủ để nhường bước cho nền kinh tế thị trường tự do mang đầy tinh thần dân chủ. Ngày xưa, trước 1975, tôi thường thăm viếng hội Hồng Môn và thường được quý tu sĩ ở đây nhắc câu sấm của Trạng Trình: "Bất chiến tự nhiên thành" như là điều tiên đoán của họ về tình trạng đất nước sau này. Biết đâu câu sấm đó đang ứng nghiệm. Sự trở lại thân thiện với Hoa Kỳ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cho phép tôi chủ quan thêm. Sau khi bị Mỹ cấm vận hơn hai thập niên và sau khi Cộng sản Nga tan rã, Cộng sản Việt Nam ý thức rằng nếu tiếp tục kế hoạch kinh tế nghèo đói của họ, thế nào dân cũng loạn, cho nên họ phải van xin Hoa Kỳ. Biết đã đến lúc chín mùi, Hoa Kỳ cho bải bỏ cấm vận và tái thiết lập bang giao để đưa hai thứ vũ khí: thị trường kinh tế tự do cùng tình thần dân chủ của họ vào lại Việt Nam. Một khi dân hai miền, kể cả cán bộ nghèo đói của Cộng sản, nếm được mùi vị béo bở thơm ngon của các sản phẩm Hoa Kỳ và của các nước tự do khác trên thế giới thì thế nào cũng dần dần quên lãng những lời hứa cuội của Mác Lê nin, hay nói đúng hơn, quên đi cái gọi là thiên đường cộng sản họ được hứa khả. "Chủ nghĩa cộng sản tiêu diệt tư bản như chuyện tất nhiên" theo giọng điệu Karl Marx ở đâu không thấy, chỉ thấy các quốc gia tư bản ngày càng giàu, còn quốc gia cộng sản gần nửa thế kỷ nay vẫn nghèo đói, không đủ ăn, đến độ phải ngửa tay nhận viện trợ nhân đạo từ các quốc gia kia. Nhìn vào sự tan rã của khối Cộng sản Nga, ít nhiều gì chúng ta cũng rút tỉa được một vài bài học. Sự đột biến không phải tự dưng mà có. Nó đã âm ỉ từ lâu, từ cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh của công nhân thợ thuyền Ba Lan (1955), từ cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hung Gia Lợi (1956), từ phong trào dân chủ của hiến chương Praha (1977), và phong trào Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan vào đầu thập niên 80 (1981-1982). Dù các phong trào này bị đàn áp, nhưng ý thức dân chủ trong lòng người dân càng ngày càng bùng lên và lớn mạnh, để đến năm 1992, thì biến cố xảy ra với kết quả: liên bang Xô Viết hoàn toàn tan rã. Trung Hoa cũng vậy. Vụ Thiên An Môn với cuộc đàn áp dã man của chính quyền không làm nao núng tinh thần sinh viên và dân chúng. Ngược lại, ý thức tự do, dân chủ càng ngày càng lớn mạnh trong lòng người dân mà một cuộc nổi dậy lật đổ bạo quyền, hoặc một cuộc cải cách thay đổi ý thức hệ cùng guồng máy cai trị chỉ là kết quả tất nhiên trong tương quan nhân quả: "nước chảy đá mòn" mà thôi. Tây Tạng bị Trung Hoa thống trị trong mấy thập niên qua với mưu đồ tiêu diệt Phật giáo; nhưng chưa bao giờ người ta thấy Phật giáo Tây Tạng hưng thịnh trên thế giới như vậy. Đại Hàn, một nước bị hiểm họa Cộng sản và bị chia cắt như đất nước chúng ta trước 1975; nhưng với quyết tâm chống cộng và đấu tranh chống tập đoàn quân phiệt, Nam Hàn đã thành công trong việc dân chủ hóa đất nước. Nhà độc tài Suharto tháng 5 năm 1998 cũng đã bị dân chúng Indonesia lật đổ. Sadam Husseine, như đã nhắc đến ở trên, cũng bị Hoa Kỳ bắt tại Iraq và sắp ra tòa đền tội. Tình hình thế giới trong cái nhìn thoáng qua vừa rồi, đều mang một tính cách chung là: Cộng sản và độc tài, quân phiệt sớm muộn gì rồi cũng cáo chung. Ngược lại, tinh thần dân chủ, dù bị đàn áp, vẫn tiếp tục lớn mạnh. Tuy lớn chậm, nhưng chắc chắn. Đối với Việt Nam, sự thức tỉnh của một số cán bộ Cộng sản cùng sự tranh đấu của các nhà lãnh đạo Tôn giáo và các nhà trí thức trong việc bảo vệ nhân quyền, chống độc tài, độc đảng đã làm nẩy sinh tinh thần dân chủ trong lòng mọi người. Nền kinh tế của xã hội chủ nghĩa với các hình thức hợp tác xã lỗi thời, cùng sự kiện nhà nước quản lý doanh nghiệp đang dần dà chuyển mình sang kinh tế thị trường, cho thấy dấu hiệu của một sự thay đổi đang từ từ xảy ra. Cộng sản với thiên đường mù của thế giới đại đồng vì thế sẽ không còn tồn tại nữa. Làm sao tồn tại nỗi, khi mà nền kinh tế, cùng ý thức hệ của họ đang sáp lại gần với thế giới tự do và tư bản. Sự kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc mới đây của nhà cầm quyền Cộng sản, tuy nghịch lý và thiếu thành thật, nhưng cũng hé lộ dấu hiệu của ba chữ "kiến thái bình". Nghịch lý ở điểm thay vì họ là người phải hòa giải với chúng ta mới đúng; nhưng họ lại kêu gọi ngược lại, chúng ta phải hòa giải với họ, kèm theo mấy lời hăm he trừng phạt những Việt kiều phản động qua nghị quyết 36 vừa mới ban hành. Sự kêu gọi hòa hợp hòa giải này chỉ mang một chủ đích duy nhất là muốn chúng ta đừng chống họ nữa, để yên cho họ tiếp tục bóc lột và đày đọa dân lành còn kẹt lại trong nước. Rất tiếc, việc làm này, họ tưởng là khôn khéo, lại tạo nên dấu hiệu: "kiến thái bình". Tại sao như vậy? Cũng dể hiểu thôi! Mưu sâu thì họa thâm. Chính sự kêu gọi của họ, tuy không thực tâm, và chỉ muốn bày tỏ với thế giới thái độ yêu chuộng hòa bình giả tạo hầu thu hút đầu tư, vô tình tạo nên trong đầu óc dân chúng cùng cán bộ cộng sản một ước vọng sống chung hòa bình. Chính cái đòn hiểm độc này của họ trở lại hại họ một ngày không xa.

     Một năm Thân vừa qua mới manh nha lập thuyết: "bất chiến tự nhiên thành", phải chờ thêm năm Dậu nữa, để gà cất tiếng gáy ó o đánh thức toàn dân Việt Nam ở trong nước cũng như hải ngoại, thì ánh nắng hòa bình mới ló dạng. Kiến là thấy, nên thấy được những tia nắng hòa bình cũng đủ đảm bảo cho một ngày mai tươi sáng đích thực. Có lẽ phải thêm hai năm kế tiếp nữa là năm Tuất và Hợi đất nước mới hoàn toàn âu ca, thịnh vượng như hai câu sấm khác của Trạng Trình:

"Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày"

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
, SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #5 - 18. Oct 2007 , 09:01
 
     Cái khó khăn của sấm Trạng Trình hay các sấm ký, giáng bút khác mà tôi sắp trình bày là sự xác định thời gian. Ngài chỉ nói: "Thân, Dậu niên lai kiến thái bình", nhưng không nói rõ Thân Dậu nào. Nếu Ngài cộng thêm thiên Can vào, chẳng hạn như Thân, Dậu phải là Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Thân, Quý Dậu, hay Mậu Thân, Kỷ Dậu, v.v... thì dễ cho chúng ta xác định thời gian biết bao. Song làm như vậy ngoài việc lậu thiên cơ, còn dễ đánh tan niềm hy vọng của mọi người, vì nếu không ứng hợp cho cặp Thân, Dậu lần này, người ta làm sao còn tuổi sống để chờ tới 60 năm sau (Lục thập hoa giáp) chứ! Như năm nay là năm Ất Dậu, muốn có một năm Ất Dậu kế tiếp, chúng ta phải đợi tới 60 năm nữa, chứ 12 năm sau, Ất Dậu chỉ thành Đinh Dậu. Thiên Can thì có mười: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; còn Địa chi có tới 12: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cho nên thà không thêm thiên Can vào với địa chi vẫn hay hơn, vì nếu không ứng hợp với cặp Thân, Dậu kỳ này, chúng ta chỉ cần chờ 12 năm sau để suy nghiệm lại. Có lẽ vì biết cuộc sống ngắn ngủi rất hạn định của con người, cụ Trạng thường làm một lèo tới bảy năm như mấy câu sấm:

     "Long Hổ Xà đầu khởi chiến tranh
     Can qua tứ xứ khởi đao binh
     "Mã đề Dương cước anh hùng tận
     Thân Dậu niên lai kiến thái bình"

     hoặc 8 năm như bài sấm "Rồng nằm bể cạn" cũng của cụ:

     "Rồng nằm bể cạn dễ ai hay
     Rắn mới hai đầu khó chịu thay
     Ngựa đã gác yên không người cuỡi
     Dê không ăn lộc ngảnh về tây
     Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
     Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
     Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
     Ăn no ủn ỉn, lợn kêu ngày"

     Cụ làm vậy đặng chúng ta có hụt một chu kỳ thì chỉ bốn, năm năm sau là bắt đầu suy nghiệm trở lại, đặng hy vọng trở lại. Vì lý do khó xác định thời gian nên thường thường sự kiện xảy ra rồi, người ta mới nhận rõ. Cũng có khi câu sấm lại trùng với hai biến cố cách nhau 60 năm vì tính chất thường lập lại của chúng. Chẳng hạn như biến cố dùng máy bay giật sập hai tòa nhà chọc trời tại Nữu Ước ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra mới đây làm chấn động thế giới thì năm 1941, cách đây 60 năm, Mỹ cũng bị một trận tấn công khác bằng máy bay vào Trân Châu cảng do phi đội Thần Phong của Nhật thực hiện. Điểm giống nhau của hai biến cố này là:

     - Cuộc tấn công bằng máy bay
     - Các phi công đều quyết tử

     Một điều lạ lùng nữa là trận tấn công Trân châu cảng năm 1941 này có tên là Tora Tora và trận đánh cuối cùng coi như dữ dội nhất của Mỹ tại Afghanistan năm 2001 cũng có tên gần giống như vậy: Tora Bora, khác nhau chỉ có một chữ "B". Thiên tai, kinh tế cũng có khuynh hướng lập lại sau 60 năm. Chẳng hạn như nền kinh tế của Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới trong tăm 1930 và 1990 có chung một đặc tính là suy thoái. Hoặc động đất lớn xảy ra tại Tân Cương năm 1906 thì năm 1966 lại xảy ra tại Hà Bắc. Tuy vậy, có khi biến cố lập lại, nhưng ý nghĩa hoặc đặc tính của biến cố lại khác nhau, chẳng hạn như Nga Sô, 60 năm trước, khi Cộng sản nắm chính quyền, sức mạnh của họ thật to lớn, đe dọa cả thế giới; nhưng 60 năm sau, Cộng sản Nga sô lại suy tàn. Hai biến cố này, nhìn vào đặc tính thì trái ngược nhau, nhưng nhìn vào tính chất biến đổi như sự biến đổi của Âm Dương trong kinh Dịch, thì giống nhau. Xem như vậy, lục thập hoa giáp (60 năm) mang một ý nghĩa thật đặc biệt trong sự lập lại của các biến cố. Từ đó suy ra mỗi 12 năm, hay một phần năm của lục thập hoa giáp cũng có nhiều biến đổi và trùng hợp hết sức quan trọng. Sự biến đổi và trùng hợp này thường ứng hợp với các câu sấm lưu truyền.

     Sấm ký thật linh thiêng, nhưng sở dĩ người ta chưa suy đoán kịp những diễn biến sắp xảy ra một cách chính xác, phần là vì chúng ta chưa có một cơ sở suy luận vững chắc nào được thiết lập, phần là vì ý nghĩa khá ẩn tàng, bí mật, đôi khi còn mang nhiều cách lý giải đối nghịch nhau. Chẳng hạn như câu: "Bát Kê thử ư tử địa" với hình cây kiếm chém đứt đầu tám con gà do cụ Trạng Trình ghi trên mộ bia dựng tại vùng Cổ Am gần từ đường họ Trần ở trang ấp vua phong cho Hưng Nhược Vương Trần Quốc Tảng. Nhân đi ngang vùng này và sau khi làm lễ trong nhà từ đường họ Trần, Trình quốc công đã dựng mộ bia và lưu lại câu sấm khó hiểu kia. "Bát Kê thử ư tử địa" có nghĩa là tám con gà chết tại chỗ này, cùng hình ảnh thanh kiếm chém đứt đầu tám con gà là một bí ẩn lớn cho mọi người trong làng. Không ai hiểu nỗi ý Ngài muốn nói gì. Mấy trăm năm sau, có một chuyện xảy ra, người ta mới suy nghiệm được ý của Ngài. Số là quan toàn quyền Pasquier, người Pháp, sang cai trị Đông dương, lúc ra về, máy bay chở ông bay ngang làng Cổ Am thì bị nạn. Dân làng chạy đến chỗ xảy ra tai nạn, lôi được quan toàn quyền Pasquier ra, đặt nằm trên ngôi mộ do ngài Trình Quốc Công dựng nên vì ngôi mộ ở sát ngay chỗ phi cơ rớt. Dân làng sở dĩ đặt quan toàn quyền trên ngôi mộ là vì chỉ nơi đó, đất khô ráo và bằng phẳng. Thoạt tiên, không ai biết người rớt máy bay là quan toàn quyền. Đến khi chính quyền địa phương tới nơi, cho biết, dân chúng mới vỡ lẽ, hiểu được cách chơi chữ của Trình Quốc công trong câu sấm của Ngài. Chữ Pasquier đọc âm theo tiếng Việt là Bát Kê. Dân Việt Nam thường gọi Pasquier là Bát Kê, nên câu sấm: "Bát Kê thử ư địa" không còn nghĩa: "tám con gà chết tại chỗ này" nữa, mà trở thành: "Bát Kê chết tại chỗ này", hay "Pasquier chết tại chỗ này". Thật là ảo diệu! Còn có hai câu sấm khác cũng của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xác định thêm biến cố này. Đó là:

     "Giữa năm hai bảy mười ba
     Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây"

     Năm hai bảy mười ba là năm âm lịch nhuần hai tháng Bảy thành 13 tháng. Năm đó đúng là năm Pasquier bị chết. Còn câu thứ hai mô tả chính xác chuyện máy bay chở Pasquier, tức Bát-Kê, tức tám gà, bị bốc lửa lúc còn bay trên mây.

     Cái chết của Pasquier được Trình Quốc công tiên tri mấy trăm năm về trước đã là điều lạ lùng, mà nguyên nhân đưa đến cái chết của ông lại là điều khiến người ta vô cùng kinh dị. Trước khi bay về Pháp và bị tử nạn, toàn quyền Pasquier có ghé lại đền thờ Trấn Bắc đại tướng quân Hoài văn hầu Trần Quốc-Toản ở Cửa-ông, lấy trộm thanh gươm ở đó mang về. Thanh gươm này có tên là Dương-kiếm, cùng với Âm-kiếm thành một cặp tên là Âm-Dương song kiếm, do đức thánh Trần Hưng Đạo dùng quý kim đúc lúc chống giặc Mông-cổ. Tương truyền Âm-kiếm bị thượng tướng Trần Nguyên-Hãn đem trấn yểm long mạch của tổ tiên vua Lê, nên kiếm mất tích từ đó. Còn lại Dương-kiếm, Hưng Đạo Vương trao cho Hoài-văn hầu Trần Quốc-Toản và Hoài-văn hầu đã dùng kiếm đó giết chết thế tử Toa Đô trong trận Hàm-tử. Sau khi Hoài-văn hầu qui tiên, Dương-kiếm được đặt trên bàn thờ ngài tại Cửa-ông. Tương truyền Dương-kiếm rất linh thiêng, các danh tướng làm lễ mượn kiếm chống giặc đều thành công. Chẳng hạn như thượng tướng Trần Nguyên-Hãn đã mượn Dương-kiếm cắt đầu Liễu-Thăng trong trận Chi Lăng. Vua Quang Trung cũng dùng Dương-kiếm giết chết Sầm Nghi Đống và Hứa Thế-Hanh. Tướng Cờ đen Lưu-vĩnhthanks.gifhúc cũng mượn kiếm và nhờ đó lấy đầu đại úy Francis Garnier cùng đại tá Henri Rivière tại Cầu-giấy. Sau khi thành công, các danh tướng đều làm lễ trả kiếm lại đền thờ đàng hoàng nên không hề hấn gì. Quan toàn quyền, ỷ mình quyền thế nhất nước, đã ngang nhiên vào đền thờ chiếm đoạt thanh kiếm làm của riêng, khiến Hoài-văn Hầu hoặc quỷ thần bảo hộ kiếm giết chết. Dân Việt chúng ta, ở thời đó, ai cũng nghĩ vậy, nên càng kính sợ sự linh thiêng của Hoài văn-Hầu hơn. Từ đó người ta kéo về chiêm bái lễ lạy ngài rất đông. Theo Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ cho biết, sau khi toàn quyền Pasquier chết, kiếm báu vẫn được đưa về Pháp và lần lượt qua tay hơn chục người; nhưng người nào giữ kiếm cũng bị chết rất thảm khốc. Trần Đại Sỹ nghĩ rằng những người giử kiếm bị thảm tử như vậy có lẽ vì lời nguyền của Hoài văn-hầu Trần Quốc-Tuấn: "Kiếm này của giòng họ Đông-A, dùng để trấn quốc. Chỉ con cháu ta mới được giữ. Kẻ nào không phải con cháu ta, không dùng để tru diệt quốc tặc mà lưu giữ, thì sẽ tản hồn, hủy phách mà chết". Trần Đại Sỹ còn kể thêm một chuyện xảy ra dưới thời Đệ nhị Cộng hòa (1964-1973). Viên phi công Hoa-Kỳ bị bắn hạ sau khi oanh tạc Cửa-ông, gây hư hại đến 70%. Viên phi công này bị bắt vào tù và ở trong tù ông hóa điên, rồi chết. Sau 75, Cộng sản có đến phá khuấy đền, nhưng bị quỷ thần trừng phạt, đâm ra sợ, không dám đụng tới nữa. Sự linh thiêng của Dương-kiếm và đền thờ Cửa-ông cùng sự mầu nhiệm của câu sấm Trình Quốc-công để lại đã ghi chặt trong tâm tưởng những người con dân Việt yêu nước một niềm hãnh diện về tiền nhân, và một niềm tin vững chắc vào sự phò trợ của các ngài. Đất nước chúng ta tuy bị nhiểu nhương, khổ ách bởi thực dân Pháp và Cộng sản hơn hai thế kỷ nay vì ảnh hưởng của luật nhân quả trong việc cha ông chúng ta tiêu diệt Chiêm thành cùng Thủy Chân Lạp; song chúng ta vẫn tin chắc rằng một ngày rất gần đây, khi nhân quả đã trọn, đất nước sẽ hòa bình âu ca thực sự. Các sấm ký của Trình quốc công, của Nostradamus, và các bài giáng bút của Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ cùng công chúa Liễu Hạnh đều xác nhận điều này. Chỉ còn thời điểm là tùy thuộc vào sự suy luận thật sáng suốt của chúng ta vì dẫu sao thiên cơ cũng bất khả lậu và sấm ký chỉ nhằm trao cho người hữu duyên.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #6 - 18. Oct 2007 , 09:03
 
Sấm ký có rất nhiều, không phải chỉ có từ thời Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) mà trước đó đã thấy xuất hiện. Chẳng hạn như trong tác phẩm Anh-hùng Tiêu Sơn, Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ có nhắc tới bài sấm-ký Cổ-pháp, dài mười câu, mỗi câu bốn chữ, được truyền tụng từ thời vua Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh) như sau:

     "Mộc căn diểu diểu,
     Mộc biểu thanh thanh.
     Hòa đao mộc lạc,
     Thập bát tử thành.
     Đông -a nhập địa,
     Dị mộc tái sinh.
     Chấn cung xuất nhật,
     Đoài cung ẩn tinh.
     Lục thất niên gian,
     Thiên hạ thái bình."

     Dịch nghĩa là:

     "Gốc cây kia đã cỗi
     Cành cây xanh xanh
     Cái đao bằng gỗ hòa rơi xuống
     Mười tám người thành công
     Đông-A vào đất
     Cây kỳ lạ sống lại
     Mặt Trời xuất từ phương Đông
     Phương Tây có ngôi sao ẩn
     Thời gian sáu bảy
     Toàn dân thái bình"

     Bài sấm-ký chỉ vỏn vẹn có bốn mươi chữ mà tiên đoán vận mệnh nước Việt Nam trong khoảng gần một ngàn năm. Tương truyền bài sấm-ký này được phát hiện trên một mảnh cây gạo ở châu Cổ-pháp khi cây này bị sét đánh nứt làm đôi. Bài sấm đã được các thiền sư Vạn Hạnh, Bố Đại, Sùng Phạm, và một thầy địa lý giải đoán rất chính xác về tình hình các triều đại Lê, Lý Trần. Các ngài chỉ kiến giải tới đó thôi, rồi dừng, cư sĩ Trần Đại Sỹ đã luận tiếp cho đến triều đại nhà Nguyễn mới hết bài sấm. Như vậy thời gian cả bài sấm là từ năm vua Lý Thái Tổ lên ngôi (1010)cho đến năm 1802, năm chúa Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, lập quốc, lấy vương hiệu là Gia Long. Bài sấm được các thiền sư, thày địa lý và Trần Đại Sỹ luận đoán như vầy:

     - Câu 1: " Mộc căn diểu diểu" (Gốc cây kia đã cỗi)

     Lê là họ Lê mà cũng là cây Lê; nên cây ở đây ám chỉ cây Lê, tức họ Lê. Đã cỗi tức là đã già, sắp chết; nên câu này có nghĩa là nhà Lê sắp hết vận.

     - Câu 2: "Mộc biểu thanh thanh" (Cành cây xanh xanh)

     Gốc cây chỉ vua, nên cành cây chỉ bầy tôi. Cành cây xanh xanh có nghĩa là bầy tôi được vượng; nên khi nhà Lê hết vận, chiếc ngai vàng sẽ lọt vào bầy tôi.

     - Câu 3: "Hòa đao mộc lạc" (Cái đao bằng gỗ hòa rơi xuống)

     Câu này được giải nghĩa bằng cách chiết tự. Chữ "hòa", chữ "đao" và chữ "mộc" kết thành chữ "Lê"hoado nên nguyên câu ý nói nhà Lê đã đến hồi hết số.

     - Câu 4: "Thập bát tử thành" (Mười tám người thành công)

     Câu này cũng dùng chiết tự để hiểu. Chữ: "thập", chữ: "bát" và chữ: "tử" hợp lại thành chữ: "Lý ". Lý thành công có nghĩa là nhà Lê sụp thì nhà Lý lên thay. Rõ ràng theo lịch sử thì khi Lê Long Đỉnh băng hà, Lý Công-Uẩn, lúc đó đang giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ (một bầy tôi của nhà Lê) lên thay.

     - Câu 5: " Đông -a nhập địa" (Đông-A vào đất, Đông-A đạt được nguyên vị)

     Vẫn theo cách chiết tự, chữ Đông và chữ A hợp lại thành chữ "Trần". Câu này có nghĩa là khi hết nhà Lý, nhà Trần sẽ lên thay.

     - Câu 6: "Dị mộc tái sinh" (Cây kỳ lạ sống lại)

     Như bình giải ở câu đầu, "cây" ám chỉ nhà Lê, nên cây kỳ lạ sống lại có nghĩa là nhà hậu Lê sẽ thay nhà Trần

     - Câu 7: "Chấn cung xuất nhật" (Mặt Trời xuất từ phương Đông)

     Theo Tiên thiên Bát quái do Phục Hy đề ra thì "Ly" ở phương Đông, nhưng ở Hậu thiên Bát quái do Văn Vương sắp lại thì "Chấn" nằm vào chính Đông. Do đó câu này có nghĩa là nhà Mạc sẽ lên thay nhà hậu Lê.

     - Câu 8: "Đoài cung ẩn tinh" (Phương Tây có ngôi sao ẩn)

     Cũng Theo Tiên thiên Bát quái thì "Khảm" ở phương Tây, nhưng ở Hậu thiên Bát quái thì "Đoài" nằm vào chính Tây. Ý nói nhà Tây-sơn lại lên.

     - Câu 9: "Lục thất niên gian" (Thời gian sáu bảy)

     Sáu cọng với Bảy thành mười ba. Tính theo thời gian Nguyễn Ánh xuất quân vào năm 1789 cho tới năm Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây-sơn, lên ngôi vua (1802) là đúng 13 năm. Câu này ý nói sau 13 năm chiến đấu gian khổ, Nguyễn Ánh đã giành được giang sơn.

     - Câu 10: "Thiên hạ thái bình" (Toàn dân thái bình)

     Nguyễn Ánh lên ngôi vua rồi thì thiên hạ thái bình.

     Như đã nói ở trên, ba vị thiền sư: Vạn Hạnh, Bố Đại, Sùng Phạm chỉ đoán tới lúc nhà Lê tàn, nhà Lý lên thay, và thay bởi bầy tôi, tức bốn câu đầu. Sau đó cuối đời nhà Lý có thêm một thầy địa lý đoán được nhà Lý suy vong và nhà Trần lấy thiên hạ, tức câu sấm thứ 5. Năm câu còn lại, có lẽ do chính Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ lý giải. Mặc dầu sự lý giải của cư sĩ Trần Đại Sỹ, người học rộng hiểu nhiều, rất nổi tiếng về phương diện này, rất hợp với các thời đại xảy ra trong lịch sử, song tôi cũng có một vài chỗ chưa rõ, muốn góp ý thêm hầu được sự chỉ dạy của các bậc cao nhân. Câu 6: "Dị mộc tái sinh" (Cây kỳ lạ sống lại) được cư sĩ dựa theo chữ: " Cây" ám chỉ nhà Lê và nghĩa của sự tái sinh mà đoán là nhà Trần suy vi, được thay thế bởi nhà hậu Lê. Theo lịch sử thì Hồ Quý Ly giết vua Thuận Tông rồi xưng vương năm 1400. Cuối năm, Hồ Quý Ly truyền ngôi lại cho con là Hồ Hán Thương rồi cả hai cha con chống giặc Minh cho đến năm 1407 thì bị bắt đưa về Tàu sống cuộc đời lưu đày khổ nhục bên đó. Nhà Minh đặt ách thống trị lên nước ta chưa được bao lâu thì bị hậu duệ nhà Trần khởi binh đánh lại. Vì thế yếu và thiếu tinh thần đoàn kết, công cuộc khởi nghĩa sau đó bị dẹp tan vào năm 1413. Nước ta bị Tàu tiếp tục đô hộ cho đến năm 1418, Lê Lợi, một thường dân, với sự trợ giúp của Nguyễn Trãi phất cờ khởi nghĩa và mãi đến 10 năm sau Lê Lợi mới đuổi được giặc Minh về Tàu, lên ngôi vua năm 1428, lấy vương hiệu là Bắc Bình Vương và đặt quốc hiệu là Đại Việt. Như vậy, theo sự giải đoán của Trần Đại Sỹ thì sấm ký bỏ qua giai đoạn nhà Trần bị Hồ Quý Ly tiếm ngôi và sự tan rả của nhà hậu Trần trong công cuộc khởi nghĩa chống quân Minh sau đó, để chỉ thẳng nhà hậu Lê. Điều này nghe cũng tương đối hợp lý vì sấm ký chỉ có bốn chữ, không thể mô tả hết được. Tuy nhiên với câu 7: "Chấn cung xuất nhật" (Mặt Trời xuất từ phương Đông) mà suy giải là nhà Mạc lên thay nhà Lê, thì tôi không dám nghi vấn, nhưng còn chưa rõ. "Chấn" là một quẻ trong tám quẻ (bát quái) mà theo Hậu thiên bát quái, trấn hưóng Đông. Chấn chủ động, có nghĩa là sấm sét, còn "nhật" là mặt trời, có thể tạm hiểu như Trời, như quẻ "Càn", mà sự kết hợp của "Càn" và "Chấn" theo kinh Dịch, tạo nên quẻ "Thiên Lôi Vô Vọng". Theo quẻ này, thì nội quái là Chấn, nghĩa là hành động, còn ngoại quái là Càn (trời), nghĩa là hành động mà hợp với lẽ Trời thì không càn bậy, và không càn bậy thì hanh thông, có lợi. Còn hành động mà không hợp với chính đạo thì có hại. Nếu xem Mạc Đăng Dung là người cướp ngôi nhà Lê, dâng đất cho địch, và cởi trần tự trói đầu hàng địch theo cách nhìn của sử gia Trần Trọng Kim, thì có thể coi như nghịch với chính đạo. Nếu nhân cách của Mạc Đăng Dung đúng như vậy thì rất hợp với quẻ "Thiên Lôi Vô Vọng"hoado song các nhà khảo cứu như Lê Văn Hòe, và sử gia hiện đại như Phạm Văn Sơn, tác giả Việt sử Toàn thư, đã chứng minh ngược lại, xem Mạc Đăng Dung như một vị anh hùng, không có hành động đê hèn như cụ Trần Trọng Kim mô tả trong bộ sử: "Việt Nam Sử lược" của cụ. Nếu thế thì nhà Mạc phải lẫy lừng chứ có lý đâu lại đầu hàng nhà Minh như vậy. Tóm lại, theo tôi, câu 7 với ý nghĩa: "Mặt trời xuất từ phương Đông" cũng vẫn chưa đủ yếu tố kết luận đó là nhà Mạc, dù sự kết luận này không sai với biến cố lịch sử đã qua. Câu 8: "Đoài cung ẩn tinh" (Phương Tây có ngôi sao ẩn) cũng vậy. Chỉ với ý nghĩa của quẻ "Đoài" trấn phương Tây, chủ tịnh, mà lý giải là nhà Tây sơn dấy lên, quả thật cũng chưa thuyết phục được tôi về ý nghĩa của câu sấm đó. Lý do tôi chưa hoàn toàn hiểu thấu cách lý giải của Trần Đại Sỹ trong hai câu 7 và 8 nêu trên là vì sự kiện này. Có một số nhà sưu tầm sấm ký liệt hai câu:

     "Chấn cung xuất Nhật
     Đoài cung vẫn tinh"

     Chứ không phải: "Đoài cung ẩn tinh" là của cụ Trạng Trình. "Vẫn" có nghĩa là sa xuống, còn "Ẩn" có nghĩa là dấu kín, không xuất hiện. Người ta luận giải hai câu này dựa theo ý nghĩa của cung Chấn trong kinh Dịch chỉ về người trên, để nói Nguyễn Nhạc, anh Nguyễn Huệ dấy nghiệp. Còn câu kế: "Đoài cung vẫn tinh" ám chỉ nhà Tây sơn xuất hiện như cách lý giải của Trần Đại Sỹ. Cách giải này nghe hợp lý hơn. Cả hai câu chỉ nhằm nói về nhà Tây Sơn, chứ không chen nhà Mạc trong đó. Ngoài ra, sấm Trạng Trình ở đoạn khác cũng có mấy câu như sau:

     "Bao giờ Trúc mọc qua sông
     Mặt Trời sẽ lại đỏ hồng non Tây
     Đoài cung một sớm đổi thay
     Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn
     Đầu cha lộn xuống thân con
     Mười bốn năm tròn hết số thì thôi"

     Mấy câu này có nhắc tới Đoài cung, Chấn cung và Mặt Trời đỏ hồng non Tây, dược lý giải đại khái như vầy: Câu đầu ứng với việc Tôn sĩ Nghị khi đến Thăng Long đã cho quân sĩ lập một chiếc cầu nối bằng tre ngang sông Hồng. Câu 2 ứng với việc Tây Sơn Nguyễn Huệ lên làm vua sau khi dẹp được quân Thanh. Câu 3 ứng với việc vua Quang Trung mất sớm, sau hai năm làm vua. Câu 4 ứng với việc Nguyễn Nhạc thổ huyết mà thác\ Cung Đoài theo kinh Dịch chỉ kẻ dưới, nên ứng cho Nguyễn Huệ, vai em; còn cung Chấn chỉ kẻ trên, ứng cho Nguyễn nhạc, vai anh, thật hợp với Chấn cung và Đoài cung của hai câu sấm Cổ Pháp. Câu thứ 5 chỉ tên vua Quang Trung và Cảnh Thịnh. Chiết tự chữ "Quang" có chữ "Tiều" ở trên và chữ "Cảnh" có chữ Tiều" ở dưới, nên sấm mới nói: đầu cha lộn xuống chân con. Còn câu 6 ứng với cơ đồ nhà Tây Sơn chỉ kéo dài được 14 năm. Tóm lại, hai câu 7 và 8 của bài sấm Cổ Pháp, hoặc bài sấm của cụ Trạng Trình với chữ "vẫn" thay cho chữ "ẩn", ám chỉ Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, nghe hợp lý với tôi hơn là nhà Mạc và nhà Tây Sơn theo như cách lý giải của Trần Đại Sỹ.

     Còn câu 9: "Lục thất niên gian" (Thời gian sáu bảy), dùng cách cọng 6 với 7 lại thành 13 mà suy luận rằng Nguyễn Ánh sau 13 năm khởi binh đánh Tây sơn thành công và mang lại thái bình cho Việt Nam như ý nghĩa của câu 10: "Thiên hạ thái bình" (Toàn dân thái bình) cũng chưa rõ ràng lắm. Tuy Nguyễn Ánh cất quân đánh nhà Tây Sơn từ năm 1789 cho mãi đến năm 1802 mới hoàn toàn chiến thắng, vị chi là 13 năm; song nếu tính lúc Nguyễn Ánh từ Xiêm La về nước để khởi sự đánh Tây Sơn, thì thời gian lui lại một năm, tức năm 1788, nên con số 13 trở thành 14, không còn ứng với: "Lục thất niên gian" nữa. Theo lịch sử, quả đúng là sau nhà Lê, Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, đưa đến trình trạng Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo theo sự xuất hiện của nhà Tây sơn và cuối cùng là Nguyễn Ánh sau 13, 14 năm chiến đấu diệt được Tây sơn để lấy lại thiên hạ. Cách lý giải của Trần Đại Sỹ về câu 9 dựa theo lịch sử có thể chấp nhận được, song còn việc "Thiên hạ thái bình" sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi và suốt thời kỳ trị vì của ông, e rằng không xác đáng. Nguyễn Ánh nhờ Pháp giúp, nhưng dân chúng lại bị khổ vì bọn thực dân này tới mấy trăm năm, tiếp theo là ma Cộng sản, chứ có thấy thái bình chi đâu. Cho nên, theo cách nghĩ thô thiễn của tôi, hai câu sấm này phải ứng vào một sự việc nào khác, hay nói chung 2 câu sấm, từ câu 9 tới câu 10 ám chỉ những biến cố nào đó mà chúng ta chưa lý giải được, nên chi ba vị thiền sư cùng nhà địa lý chỉ giải tới câu 5 mà thôi. Còn câu 7 và 8 đã có cụ Trạng Trình nhuận bút lại trong sấm truyền của cụ.

     Trở lại hai câu sấm Trạng Trình:

     "Mã đề Dương cước anh hùng tận
     Thân Dận niên lai kiến thái bình"

     Chúng ta thử diễn giải xem năm Dậu này có đúng là năm Ất Dậu (2005 Dương lịch) hay không? Chữ "niên lai", theo cách suy luận của tác giả Xuân Phượng trong bài viết dự thi: "Nước Mỹ và sấm Trạng Trình", còn có nghĩa là "thiên niên kỷ", cho nên năm Thân và năm Dậu trong câu sấm này được xác định là năm Giáp Thân (đã qua) và Ất Dậu (2005 Dương lịch) là hai năm của đầu niên kỷ. Để củng cố thêm cho sự suy đoán của mình, Xuân Phượng còn áp dụng lối chơi chử của cụ Trạng Trình trong chuyện quan toàn quyền Pasquier tử nạn máy bay vào câu "Mã đề Dương cước anh hùng tận" nữa. Theo tác giả, ngoài ý nghĩa bắt đầu năm Ngọ cho tới cuối năm Mùi, chữ "Anh hùng tận" còn đọc âm nghe như "Afghanistan". Còn chữ "niên lai" và "Mã đề" đọc nghe như "Millenium". Điều này cho phép tác giả kết luận các biến cố xảy ra ở hai câu sấm nói trên rơi vào thời điểm bắt đầu thiên niên kỷ, nên Thân Dậu nhất định là hai năm Giáp Thân (2004 Dương lịch) và Ất Dậu (2005 Dương lịch). Theo cái nhìn của cá nhân tôi qua sự nhận định về tình hình thế giới và Việt Nam như đã trình bày, hai năm Thân Dậu có thể đúng như sự xác nhận của tác giả. Thái bình ở đây vừa có thể là thái bình thế giới, mà cũng vừa ám chỉ hòa bình tại Việt Nam. Thái bình ở thế giới chỉ có thể ló dạng, khi nạn khủng bố và hiểm họa chiến tranh với khối Hồi giáo không còn nữa. Hòa bình Việt Nam chỉ có thể manh nha khi Cộng sản Việt Nam biến thể hoàn toàn. Muốn hoàn toàn thái bình có lẽ hết năm Dậu, chúng ta còn phải đợi thêm hai năm nữa là năm Bính Tuất (2006 Dương lịch) và Đinh Hợi (2007 Dương lịch) như hai câu sấm cũ cụ Trạng Trình đã dẫn ở trên:

     "Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
     Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày"

     Hai câu này đi sau hai câu:

     "Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
     Gà kia vỗ cánh chập chùng bay"

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #7 - 18. Oct 2007 , 09:09
 
mà một số các nhà giải đoán sấm cho là năm Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969). Nếu đúng như vậy thì năm Canh Tuất (1970) phải có thánh chúa xuất hiện; nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam đã qua, nước ta chưa có thánh chúa nào trong năm này, hoặc có, nhưng chỉ mới chào đời. Vì sấm là thiên cơ (hay nói đúng hơn là nói về thiên cơ), không có một qui lệ nhất định, thành ý và từ cho một biến cố nào đó có thể lập lại như những bài học lịch sử.   Thành thử bốn câu:

     "Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
     Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
     Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
     Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày"

     của bài sấm "Rồng nằm bể cạn" biết đâu lại ám chỉ cho bốn năm Thân, Dậu, Tuất, Hợi của thiên niên kỷ này không chừng. Nếu đúng thế thì "Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu" có thể ứng hợp với chiến tranh Iraq và tai nạn sóng thần (Tsunami) vừa mới xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004.

     Trước khi chấm dứt bài khảo luận này, tôi muốn nhắc tới bài "Giáng bút Kim Ô" của Bồ Tác Tuệ Trung vào năm 1944 vì có một số tiên tri liên quan đến thời điểm bây giờ. Bài giáng bút này như vầy:

     "Như thị ngã văn:
     Kim ô lạc địa
     Tinh đáo thanh thanh
     Xích xích kim tinh
     Đế hệ ngũ thế
     Nhị quỉ tranh phong
     Mộc mã thung dung
     Hoàng long dĩ trảm
     Hầu ngộ thanh dương
     Hắc hắc thiết vi
     Bách tính nam qui
     La sát nhập địa
     Lục trúc cao phi
     Thạc thử ký tận
     Chúng sinh đa nạn
     Nhị thập nhật minh
     Thố ngộ thanh long
     Kê Khuyển ngộ xà
     Địa Tạng tru ma
     Bách tính tôn phục
     Tứ phương qui gia

     Dịch:

     (Như ta nghe rằng
     Quạ vàng rơi xuống
     Sao đến xanh xanh
     Đỏ đỏ sao vàng
     Đế hệ năm đời
     Hai quỉ giành thắng
     Ngựa gỗ thong dong
     Rồng vàng bị chém
     Khỉ gặp dê xanh
     Đen đen sắt vây
     Trăm họ về nam
     La sát vô nước
     Trúc xanh bay cao
     Chuột lớn tạm hết
     Vạn vật nhiều nạn
     Ngày thứ hai mươi
     Thỏ gặp rồng xanh
     Gà chó gặp Rắn
     Địa Tạng diệt ma
     Trăm họ quí phục
     Bốn phương về nhà

     Theo sự diễn đoán của một số đông nhân sĩ, ý nghĩa và sự ứng hợp được ghi nhận như sau:

     - Quạ vàng rơi xuống: Ý nói quân Nhật bại trận và rút khỏi Việt Nam
     - Sao đến xanh xanh: Ý nói Mỹ đến với cờ sao màu xanh.
     - Đỏ đỏ sao vàng: Ý nói sự thắng thế của cờ đỏ sao vàng, tức Cộng sản
     - Đế hệ năm đời: Ý nói triều Nguyễn chấm dứt ở đời thứ năm là Bảo Đại, tức Vĩnh Thụy.
     - Hai quỉ giành thắng: Ý nói Cộng sản và Pháp tranh giành Việt Nam
     - Ngựa gỗ thong dong: Ý nói chỉ năm Giáp Ngọ: 1954
     - Rồng vàng bị chém: Ý nói nước Việt Nam bị chia đôi bởi hiệp định Geneva
     - Khỉ gặp dê xanh: Ý nói ngày 20 tháng 7 năm 1954: Hiệp định Geneva được ký.
     - Đen đen sắt vây: Ý nói Cộng sản cai trị bạo tàn
     - Trăm họ về nam: Ý nói Di cư vào Nam
     - La sát vô nước: Ý nói Liên sô vào miền Bắc
     - Trúc xanh bay cao: Ý nói ông Ngô Đình Diệm chấp chánh, vì Trúc là dấu hiệu của ông.
     - Chuột lớn tạm hết: Ý nói tham nhủng chấm dứt
     - Vạn vật nhiều nạn: Ý nói vạn vật lầm than
     - Ngày thứ hai mươi: Ý nói ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta mất nưóc
     - Thỏ gặp rồng xanh: Ý nói ngày 30 tháng 4 tức 20 tháng 3 Âm lịch năm Ất mão. Tháng 3 là rồng, còn năm Mão là Thỏ.
     - Gà chó gặp Rắn: Ý nói năm 2001, 2005, 2006
     - Địa Tạng diệt ma: Ý nói Địa Tạng Bồ Tát diệt ma cộng sản
     - Trăm họ quí phục: Ý nói bá tánh tuân phục
     - Bốn phương về nhà: Ý nói người Việt hồi hương

     Qua bài Giáng Bút này, tôi đặc biệt để ý đến bốn câu cuối cùng. Trong bốn câu này, thì câu thứ nhất xác định thời điểm của biến cố, câu thứ hai chỉ nhân vật chánh của biến cố, và hai câu cuối cùng nói lên kết quả của biến cố. Cũng như cụ Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, thời điểm Bồ Tát Tuệ Trung nhắc tới cũng không có thiên can đi cùng. Thời điểm này theo tác giả Nam Thiên trong tác phẩm: "Sấm ký và Giáng Bút với Việt Nam 1925-2025", là năm 2001 (Tân Tỵ), 2005 (Ất Dậu), 2006 (Bính Tuất). Rồi ông dựa thêm vào ba câu cuối của bài sấm Non Đoài:

     "Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
     Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
     Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu"

     trong đó năm Nhâm Ngọ (2002), đoán là năm việt kiều thong thả thoải mái trở về lại Việt Nam, để xác định năm 2001 (Tân Tỵ) là năm Địa Tạng tru ma. Khi đã xác định Rắn là năm Tân Tỵ, tác giả Nam Thiên liền dùng "Gà" và "Chó" trong câu sấm để suy diễn ra ngày tháng của năm Tân Tỵ. Nếu Kê chỉ tháng thì là tháng 8 âm lịch, còn Khuyển chỉ tháng thì là tháng 9 âm lịch. Trong tháng Kê ta có hai ngày Khuyển là ngày 11 và 23; còn trong tháng Khuyển, ta có hai ngày Kê là ngày 10 và 22. Nhìn lại biến cố đã qua trong năm 2001 và 2002, chúng ta thấy sau vụ hai tòa nhà chọc trời ở Nữu ước bị máy bay khủng bố làm sập ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ đã mở rộng chiến tranh chống khủng bố trên khắp thế giới mà quốc gia đầu tiên là Afghanistan. Việt Nam vào thời điểm đó chỉ có sự kiện nhà cầm quyền tiếp tục chính sách đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền, chứ chẳng có biến cố quan trọng nào khác, khả dĩ ứng nghiệm với câu sấm: "Địa Tạng tru ma". Nếu ma đây là bọn khủng bố, thì người tru diệt họ là Hoa Kỳ, là Tổng thống Bush, không phải là ngài Địa Tạng. Cho nên, câu: "Gà chó gặp Rắn", theo tôi, có thể có nghĩa là sau hai năm Gà (Dậu, 2005 Dương lịch), Chó (Tuất 2006 Dương lịch), Việt Nam sẽ hết nạn Cộng sản.    Công cuộc kiến thiết đất nước từ đó bắt đầu và kéo dài cho đến năm Rắn (Tỵ 2013 Dương lịch) thì hoàn mãn. Lúc đó Việt Nam vang danh bốn bể và nhân tài khắp nơi lủ lượt kéo về, ứng với hai câu:

     "Trăm họ quí phục
     Bốn phương về nhà"

     Cách suy diễn này của tôi có lẽ hợp với lối suy diễn khác của tác giả Nam Thiên trong bài Sấm Non Đoài của cụ Trạng Trình:

     "Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
     Có một đoàn xà đánh lộn nhau.
     Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng,
     Lợn kia làm quái phải sai đầu.
     Chuột nọ lăm le mong cắn tổ,
     Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu.
     Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
     Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu"

     Theo lối giải đoán bài sấm này thì tác giả Nam Thiên cho rằng câu: "Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu" ứng hợp với năm 2002, và vào thời điểm này dân Việt tị nạn cộng sản sẽ thong thả thoải mái trở lại quê hương. Còn "Hùm" trong câu: "Hùm ở trên rừng gầm mới dậy", tác giả Nam Thiên suy đoán là năm Canh Dần 2010, còn "ngựa" trong câu: "Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu" là năm Giáp Ngọ 2014. Chữ "tàu" ở trong câu: "Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu" là tàu ngựa, chuồng ngựa; còn "tàu" trong câu: " Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu" là Trung cộng. Vào thời điểm đó, tức khoảng năm 2014, chẳng những Việt Nam vang danh bốn biển mà người Việt khắp nơi còn trở về định cư, và bắt Trung cộng phải trả lại những phần đất và lãnh hải Cộng sản Bắc việt đã khiếp nhược dâng cho chúng. Đó là ý nghĩa của câu "bắt ngựa tàu". Bọn Trung cộng tuy đã được nhà nước Cộng sản Việt Nam ký hiệp định: Vịnh Bắc Bộ dâng lãnh hải cho họ với chiêu bài hợp tác đánh cá để che mắt nhân dân, vẫn chưa vừa lòng tham và ác tâm. Ngày 8 tháng 1 năm 2005 vừa qua, tàu Trung cộng đã xả súng bắn chết 9 ngư dân, làm bị thương 7, và bắt giữ 8 người, khi các ngư dân đang đánh cá trong lãnh hải của mình. Đã thế Trung cộng còn coi thường quốc tế công pháp, lật lọng vu cáo các ngư dân Việt Nam là cướp biển nữa. Sự kiện nói trên đã hun đúc trong lòng người dân Việt Nam một mối hận to lớn, và khi có cơ hội, họ sẽ đoàn kết bắt ngựa Tàu. Biến cố này chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2014, nếu Ngựa đây ám chỉ đúng năm Giáp Ngọ, 2014 Dương lịch.

     Như vậy, theo cách suy diễn của tôi dựa theo bài Giáng bút Kim Ô của Tuệ Trung Thượng Sỹ thì năm Quý Tỵ 2013 Việt Nam sẽ vang danh bốn bể, còn theo lối suy diễn của tác giả Nam Thiên trong bài sấm Non Đoài của cụ Trạng Trình thì năm đó là năm Giáp Ngọ 2014, khác nhau một năm. Tuy nhiên, như chúng ta biết, ở các câu sấm và giáng bút, các Ngài thường cho hai năm đi chung với nhau, chẳng hạn như: "Mã đề, Dương cước anh hùng tận", "Thân Dậu niên lai kiến Thái bình", "Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa, ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày", v.v.. Như vậy, thời gian anh hùng tận phải kéo dài hai năm (Ngọ Mùi), thời gian kiến thái bình cũng kéo dài hai năm (Thân. Dậu), và thời gian hòa bình thịnh vượng cũng xảy ra trong hai năm (Tuất, Hợi). Cho nên thời gian Việt Nam hoàn tất công cuộc kiến tạo đất nước và vang danh bốn bể cũng sẽ xảy ra trong hai năm (Tỵ, Ngọ). Tuy nói kéo dài trong hai năm, nhưng biết đâu nó cũng mang ý nghĩa là biến cố sẽ xảy ra trong một hoặc hai năm. Thành thử 2013 hay 2014 đều đúng cả. Tùy duyên, thời điểm có thể thay đổi đôi chút, và điều này không sai với thuyết: Nghiệp quả (Karma) của đạo Phật. Mỗi chúng sinh đều mang nghiệp, nên một quốc gia, hay một thế giới đều có nghiệp riêng. Sấm là cái nhìn thấu đáo được nghiệp, và vì nghiệp thường chịu ảnh hưởng bởi duyên, nên thời gian hoặc chi tiết của sự việc có thể sai lệch đi một chút, là chuyện bình thường. Chỉ có điều tôi còn phâ n vân chưa đoán đích xác được tại sao Bồ Tát Tuệ Trung lại gọi đích danh Bồ Tát Địa Tạng làm cái công việc diệt trừ ma Cộng sản qua câu: "Địa Tạng tru ma". Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là vào tận địa ngục để cứu hết tất cả chúng sanh. Nếu còn một chúng sanh nào bị đau khổ trong địa ngục, Ngài nhất định sẽ không thành Phật. Như vậy bảo Ngài diệt ma thì thật không phù hợp với lòng từ bi rộng lớn của Ngài, ngoại trừ ma đây là ma chướng, là vô minh. Muốn hết khổ đau người ta phải chấm dứt vô minh, nên ý nghĩa "diệt ma" ở đây là chuyển hóa người Cộng sản, đưa họ ra khỏi địa ngục trần gian mà họ đang bơi trong đó, hơn là tiêu diệt ho. Tiêu diệt chủ thuyết họ đang tôn thờ thì đúng hơn. Các vị tu sĩ Phật giáo đang còn ở lại trong nước tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo cũng giống như Địa Tạng vương Bồ Tát vào địa ngục cứu vớt chúng sanh. Việt Nam dưới ách thống trị của Cộng sản là một thứ địa ngục, nên việc ở lại Việt Nam để đấu tranh tức là vào địa ngục. Theo tôi nghĩ, đó là lý do tại sao Bồ Tát Tuệ Trung ví các ngài tu sĩ Phật giáo như Địa Tạng vương Bồ Tát. Nhìn vào công cuộc tranh đấu chống bạo quyền Cộng sản hiên nay của quý Tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tiêu biểu là Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Quảng Độ, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Tuệ Sĩ, v.v..., chúng ta không thể nào phủ nhận câu: "Địa Tạng tru ma" ám chỉ các Ngài. Nếu đúng như thế, chủ nghĩa Cộng sản sẽ tàn rụi không lâu và năm Ất Dậu này sẽ chớm thêm dấu hiệu: "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #8 - 23. Dec 2009 , 07:23
 
Kính thưa qúy Thầy Cô , Qúy Anh Chị  , trên diễn đàn cuả trường Trung học Lê Văn Duyệt ,  , Sở dĩ từ bấy lâu nay loạt bài viết về đề tài Sấm ký, Phong thuỷ , Kinh Dịch và vận mệnh đạt nước Việt nam bị gián đoạn là vì người viết bị bận rộn đa đoan với việc nhà việc nước , chuyện sinh hoạt cùng với cộng đồng , nên tạm đành gát lại một thời gian ,  mà không có lời cáo lổi  , Nay thì công việc đã tương đối tạm ổn , bản thân có phần thảnh thơi , nên xin đước tiếp tục ; đưa bài viết lên diễn đàn , những câu sấm mà chúng ta đồn đải trong thời gian gần đây , như câu : chừng nào đá nổi lông chìm , đồn khô hồ cạn buá liềm ra tro , Có nhiều người đã diễn dịch bậy bạ cốt để cho vui , thực là việc không nên  làm , phần nhiều những lời luận giãi sấm ký không đúng , vì thiếu chính xác, Như Lý thuyết kinh dịch luôn luôn coi trong sự chính xác , vì ngày xưa , tiền nhân cuả chúng ta đã biết áp dụng lý thuyết kinh dịch vào việc trị quốc , Sấm ký củng thế, không thể nói chung chung , rồi đúng hay sai thì củng không sao , nói như thế quả là xem thường người khác , Có điều phần nhiều trong chúng ta đều thiếu kiến thức căn bản về lý thuyết Kinh Dịch , nên chúng ta không thể hiểu được Dịch , mà không hiểu được Dịch thì không thể hiểu được Sấm Ký ,  , nen chung ta khong hieu dich , Dịch ở đạy chính là lý thuyết Kinh Dịch , khi giải nghiả câu thơ trên , chúng ta thấy  , câu đầu : Chừng nào , có nghiả là chỉ về thời gian , giai đoạn  đá nổi , lông chìm ; đá là vật có tỷ trọng nặng hơn nước , vậy làm thế nào đá lại nổi , lông là vật nhẹ tại sao lại chìm ? chúng ta nên hiểu như thế nầy , khi nào nước sông cạn sẻ lòi ra sỏi đá ở đáy sông , ( dưới lòng sông thường có sẳn sỏi đá, )  khi mà gìong sông khô kiêt , thì sẻ lòi ra sỏi đá, , Lông chìm , thì củng nên hiểu như thế, , Gìong sông thương có nước , dù thuỷ triều lên xuống ,  , thi luc nao con song cung phai , vậy mà giòng sông kho cạn như con sông Hồng ở bắc phần Việt Nam , Sau khi trung hoa làm các thuỷ đập trên thượng nguồn sông Mékong ( Cưũ Long )  đương nhiên hạ nguồn sông sẻ bị thiếu nước ,  Sông Cưũ Long và hệ thốn sông ngòi ở Việt Nam bị ảnh hửong nặng nề , Sông Hồn có ảnh hường to lớn đói với Long mạch cuả thủ đô Hà Nội, Các long mạc như các đường động mạch dẩn máu lưu thông  trong cơ thể , hay đất nước , nay gìòng nước , nay gìong ước khô cạn , mạch máu không còn dẩn máu nưả , thì cơ thể khô kiệt , cái chết sẻ đến trong ngày giờ mà thôi , Cái chết đây chính là cái chết cuả thể chế chính trị  ,cộng sãn , Phần nầy xin dành cho quý vị bàn luận cho vui . 
Lam Sơn họ lê
Back to top
« Last Edit: 01. Sep 2010 , 07:32 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #9 - 13. Aug 2010 , 11:05
 
                                                         SẤM TRẠNG TRÌNH
. LỜI NÓI ĐẦU
-- -- -- ----

Vì sao có quyển sấm nầy ra đời ? - Không dám vọng ngữ , quyển sấm nầy cần phải ra đời vì nó quý báu bằng tất cả kho tàng của một nước Đại Việt và hơn nữa, đã đến giai đoạn cần thiết của thời cuộc hiện tại mà lời sấm đã ghi đúng đắn từng li từng tí mỗi một cuộc biến cố xảy ra trong nước.

Bắt đầu từ Cổ Am bị tàn phá cho đến ngày lịch sử cách mạng tháng 8, kế đến giai đoạn Hoàng Đế Bảo Đại về nước, mỗi mỗi đều nhốt tất cả trong 487 câu thơ mà Đức Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một bầu tâm sự đầy nhiệt huyết nhả ngọc phun châu cho vạn cổ anh hùng suy nghiệm.

Hởi các chí sĩ anh hùng trong thiên hạ ! Chớ nên quá ư căn cứ vào khoa học mà chê những truyện sấm giảng là hoang đường, vì có những sấm giảng và sấm giảng.Hoang đường là lời nói vu vơ, ảo mộng không biết bao giờ xuất hiện như lời đã nói. Còn quyển sấm nầy viết từ 400 năm nay mà mỗi mỗi đều ứng nghiệm ngoài đời thực tế cho đến những cái tên riêng của những người chủ trương trong mấy phong trào quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều ứng nghiệm ghi rõ .

Nó là môn khoa học huyền bí vì Trạng chuyên môn lý số nhờ ở bộ " Thái Ất Thần Kinh " mà ghi chép ra chứ nó đâu phải ngất ngưởng như bóng với đồng. Nếu không phải khoa học, sao cụ lại được tặng câu " Annam lý học hữu học Trình truyền " của Tàu là một nước bao giờ cũng tự hào rằng mình cao hơn hết về khoa lý số.

TỰU TRUNG :
Cũng vì lòng từ bi, bác ái mà đức Trạng có quyển sấm nầy ra cốt để cho các vị trượng phu anh hùng xem lấy mà tránh cái nạn cốt nhục tương tàn.

Cũng vì lòng yêu nước thiết tha mà Đức Trạng có quyển sấm nầy ra là cốt để cho trong tôn giáo, ngoài xã hội xem lấy biết nẻo tôn phò " lòng trung nghì ai nhớ cho tinh " và cũng vì lòng hiếu kỳ mà soạn giả khởi đọc quyển sấm nầy hồi 1930 sau cuộc biến động Cổ Am do Quốc Học Tùng San xuất bản. Soạn giả cũng không nệ hà tài hèn hiến cho bạn đọc những đoạn dịch chánh bản và phụ trương mong rằng thích đúng trong muôn một.

Viết ở Sài-Thành mùa đông năm Mậu Tí 1948.
Cư Sĩ MINH ĐIỀN

SẤM TRẠNG TRÌNH
Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao

Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật phù lên
Việt Nam khởi tổ xây nên
Lạc Long ra trị đương quyền một phương
Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương nên lề

Ðến Ðinh Hoàng nối ngôi cửu ngủ
Mở bản đồ rủ áo chấp tay
Ngự đao phút chốc đổi thay
Thập bát tử rày quyền đã nổi lên
Ðông a âm vị nhi thuyền
Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh

Chấn cung hiện nhật quang minh
Sóng lay khôn chống trường thành bền cho
Ðoài cung vẻ rạng trăng thu
Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn

Sang cửu thiên ám vầng hồng nhật
Dưới lẫn trên năng vẫn uống quen
Sửa sang muôn việc cầm quyền
Ngồi không ai dể khẳng nhìn giúp cho

Kìa liệt vương khí hư đồ ủng
Mặc cường hầu ong ỏng tranh khôn
Trời sinh ra những kẻ gian
Mặt khôn đổi phép, mặc ngoan tham tài

Áo vàng ấm áp đà hay
Khi sui đấp núi khi say xây thành
Lấy đạt điền làm công thiên hạ
Ðược mấy năm đất lở giếng mòn

Con yết ạch ạch tranh khôn
Vô già mở hội mộng tôn làm chùa
Cơ trời xem đã mê đồ
Ðã đô lại muốn mở đô cho người

Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn
Suốt vạn dân cừu giận oán than
Dưới trên dốc chí lo toan
Những đua bán nước bán quan làm giàu

Thống rủ nhau làm mồi phú quí
Mấy trung thần có chí an dân
Ðua nhau làm sự bất nhân
Ðã tuần bốn bể lại tuần đầu non

Dư đồ chia xẻ càn khôn
Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau
Vội sang giàu giết người lấy của
Sự có chăng mặc nọ ai đôi

Việc làm thất chính tơi bời
Minh ra bổng lại thất thôi bấy giờ
Xem tượng trời đã giơ ra trước
Còn hung hăng bạc ngược quá xưa

Cuồn phong cả sớm liền trưa
Ðã đờn cửu khúc còn thơ thi đề
Ấy Tần Vương ngu mê chẳng biết
Ðể vạn dân dê lại giết dê
Luôn năm chật vật đi về
Âm binh ở giữa nào hề biết đâu

Thấy nội thành tiếng kêu ong ỏng
Cũng một lòng trời chống khác nào
Xem người dường vững chiêm bao
Nào đâu còn muốn ước ao thái bình

Một góc thành làm tâm chứng quỷ
Ðua một lòng ích kỷ hại nhân
Bốn phương rời rỡ hồng trần
Làng khua mỏ cá lãng phân điếm tuần

Tiếc là những xuất dân làm bạo
Khua dục loài thỏ cáo tranh nhau
Nhân danh trọn hết đâu đâu
Bấy giờ thiên hạ âu sầu càng ghê

Hùm già lạc dấu khôn về
Mèo non chi chí tìm về cố hương
Chân dê móng khởi tiêu tường
Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình

Nội thành ong ỏng hư kinh
Ðầu khỉ tin sứ chèo thành lại sang
Bở mồ hôi Bắc giang tái mã
Giửa hai xuân bỗng phá tổ long
Quốc trung kinh dụng cáo không
Giữa năm giả lai kiểm hung mùa màng

Gà đâu sớm gáy bên tường
Chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng không
Thủy binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
Ðứng hiên ngang đố ai biết trước
Ấy Bắc binh sang việc gì chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
Chưa từng thấy đời này sự lạ
Bổng khiến người giá họa cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao chẳng dục dân ruộng cày

Ðã nên si Hoàn Linh đời Hán
Ðúc tiền ra bán tước cho dân
Xun xoe những rắp cậy quân
Chẳng ngờ thiên đạo xây dần đã công

Máy hoá công nắm tay dễ ngỏ
Lòng báo thù ai dễ đã nguôi
Thung thăng tưởng thấy đạo trời
Phù Lê diệt Mạc nghỉ dời quân ra
Cát lầm bốn bể can qua
Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về
Quân hùng binh nhuệ đầy khe
Kẻ xưng cứu nước kẻ khoe trị đời

Bấy giờ càng khốn than ôi
Quỉ ma trật vật biết trời là đâu ?
Thương những kẻ ăn rau ăn giới
Gặp nước bung con cái ẩn đâu

Báo thù ấy chẳng sai đâu
Tìm non có rẩy chừng sau mới toàn
Xin những kẻ hai lòng sự chúa
Thấy đâu hơn thì phụ thửa ân
Cho nên phải báo trầm luân
Ai khôn mới được bảo thân đời này

Nói cho hay khảm cung rồng dấy
Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
Chử Rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài

Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì phụ nguyên mới chổ binh ra
Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn

Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Hoàng phúc xưa đã định tây phong
Làu làu thế giới sáng trong
Lồ lộ mặt rồng đầu có chử vương
Rỏ sinh tài lạ khác thường
Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài

Xem ý trời có lòng đãi thánh
Dốc sinh hiền điều đỉnh nội mai
Chọn đầu thai những vì sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch sĩ điều hoà hôm mai
Song thiên nhật rạng sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường

Ðời này thánh kế vị vương
Ðủ no đạo đức văn chương trong mình
Uy nghi trạng mạo khác hình
Thác cư một gốc kim tinh phương đoài
Cùng nhau khuya sớm dưỡng nuôi
Chờ cơ sẽ mới ra tài cứu dân
Binh thơ mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý nhân luân càng mầu

Ở đâu đó anh hùng hẳn biết
Xem sắc mây đã biết thành long
Thánh nhân cư có thụy cung
Quân thần đã định gìn lòng chớ tham

Lại dặn đấng tú nam chí cả
Chớ vội vàng tất tả chạy rong
Học cho biết lý kiết hung
Biết phương hướng bội chớ dùng làm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ chi ngộ màng gì tưởng trông

Kìa những kẻ vội lòng phú quí
Xem trong mình một thí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới chài đâu sẵn nên công mà hòng

Xin khuyên đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi ai nhớ cho tinh
Âm dương cơ ngẩu ngô sinh
Thái nhâm thái ất trong mình cho hay

Văn thì luyện nguyên bài quyết thắng
Khen Tử Phòng cũng đấng Khổng Minh
Võ thông yên thủy thần kinh
Ðược vào trận chiến mới càng biến cơ
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Biết ray tay miệng biếng nói không
Ngỏ hay gặp hội mây rồng
Công danh sáng chói chép trong vân đài
Bấy giờ phỉ sức chí trai
Lọ là cho phải ngược xuôi nhọc mình

Nặng lòng thật có vĩ kinh
Cao tay mới gẩm biết tình năm nao
Trên trời có mấy vì sao
Ðủ nho biền tướng anh hào đôi nơi
Nước Nam thường có thánh tài
Ai khôn xem lấy hôm mai mới tường

So mấy lời để tàng kim quỉ
Chờ hậu mai có chí sẽ cho
Trước là biết nẽo tôn phò
Sau là cao chí biết lo mặc lòng
Xem đoài cung đến thời bất tạo
Thấy vĩ tinh liệu rạo cho mau
Nguôi lòng tham tước tham giàu
Tìm nơi tam hiểm mới hầu bảo thân
Trẻ con mang mệnh tướng quân
Ngỡ oai đã dấy ngỡ nhân đã nhường

Ai lấy gương vua U thủa trước
Loạn ru vì tham ngược bất nhân
Ðoài phương ong khởi lần lần
Muôn sinh ba cốc cầm binh dấy loàn

Man mác một đỉnh Hoành Sơn
Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là những binh thù Thái Thái
Lòng trời xui ai nấy biết ru ?
Phá điền dầu khỉ cuối thu
Tái binh mới động thập thò liền sang
Lọ chẳng thường trong năm khôn xiết
Vẽ lại thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh hiện trước đôi thu
Bấy giờ thiên hạ mây mù đủ năm

Xem thấy nhũng sương săm tuyết lạnh
Loài bất bình tranh mạnh hung hăng
Thành câu cá, lửa tưng bừng
Kẻ ngàn Ðông Hải người rừng Bắc Lâm

Chiến trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông
Sang thu chín huyết hồng tứ giả
Noi đàng dê tranh phá đôi nơi
Ðua nhau đồ thán quần lê
Bấy giờ thiên hạ không bề tựa nương

Kẻ thì phải thủa hung hoang
Kẻ thì binh hỏa chiến trường chết oan
Kẻ thì mắc thủa hung tàn
Kẻ thì bận của bổng toan khốn mình

Muông vương dựng ổ cắn tranh
Ðiều thì làm chước xuất binh thủ thành
Bời bời đua mạnh tranh giành
Ra đâu đánh đấy dem binh sớm ngày

Bể thanh cá phải ẩn cây
Ðất bằng nổi sấm cát bay mịt mù
Nào ai đã dễ nhìn U
Thủy chiến bộ chiến mặc dù đòi cơn

Cây bay lá lửa đôi ngàn
Một làng còn mấy chim đàn bay ra
Bốn phương cùng có can qua
Làm sao cho biết nơi hào bảo thân

Ðoài phương thực có chân nhân
Quần tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người
Tìm cho được chốn được nơi
Thái nguyên một giãi lần chơi trú đình

Bốn bề núi đá riểu quanh
Một đường tiểu mạch nương mình dấy an
Hễ Ðông Nam nhiều phen tàn tạc
Tránh cho xa kẻo mắc đao binh

Bắc kinh mới thật đế kinh
Dấu thân chưa dễ dấu danh được nào
Chim hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào thần kinh

Ai dễ cứu con thơ sa giếng
Ðưa một lòng tranh tiếng dục nhau
Vạn dân chịu thủa u sầu
Kể dư đôi ngủ mới hầu khoan cho
Cấy cày thu đãi thời mùa
Bấy giờ phá ruộng lọ chờ mượn ai
Nhân ra cận duyệt viễn lai
Chẳng phiền binh nhọc chẳng nài lương thêm

Xem tượng trời biết đường đời trị
Gẩm về sau họ Lý xưa nên
Giòng nhà để lấy dấu truyền
Gẩm xem bốn báu còn in đời đời
Thần qui cơ nổ ở trời
Ðể làm thần khí thủa nơi trị trường
Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày dài
Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê
Có thầy nhân thập đi về
Tả phụ hửu trì cây cỏ làm binh
Giốc hết sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn dân cho đẹp lòng trời
Ra tay điều chỉnh hộ may
Bấy giờ mới biết rằng tài yên dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về

Năm giáp tý vẽ khuê đã rạng
Lộ Ngũ tinh trinh tượng thái hanh
Ân trên vũ khí vân hành
Kẻ thơ ký tuý kẻ canh xuân đài
Bản đồ chảng sót cho ai
Nghìn năm lại lấy hội nơi vẹn toàn
Vững nền vương cha truyền con nối
Dõi muôn đời một mối xa thư
Bể kình tâm lặng bằng tờ
Trăng thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng khỏe đặt vững chân
Càng bền thế nước vạn xuân lâu dài

Vừa năm nhâm tý xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời

Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
Một thời có một tôi ngoan
Giúp trong việc nước gặp an thái bình

Luận chung một tập kim thời
Tướng quyền tử sĩ nam nhi học đòi
Trượng phu có chí thời coi
Những câu nhiệm nhặt đáng đôi nhành vàng

Tài nầy nên đấng vẻ vang
Biết chừng đời trị biết đường đời suy
Kể từ nhân đoản mà đi
Số chưa gặp thì biết hoà chép ra

Tiếc thay hiền sĩ bao già
Ước bằng Bành Tổ ắt là Thái Công
Thử cho tay giúp ra dùng
Tài này so cùng tài trước xem sao

Trên trời kể chín tầng cao
Tay nghe bằng một ti hào biết hay
Hiềm vì sinh phải thời này
Rấp thù mở nước tiếc thay chưng đời

Hợp đà thay thánh nghìn tài
Giáng sinh rủi kiếp quỉ ma nhà trời
Nói ra thì lậu sự đời
Trái tai phải lụy tài trai khôn luần

Nói ra am chúa bội quân
Ðương thời đời trị xoay vần được đâu
Chờ cho nhân đoản hết sau
Ðến chừng đời ấy thấy âu nhiễu nàn

Trời xui những kẻ ắt gian
Kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay
Vua nào tôi ấy đã bày
Trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn
Ðua nhau bội bạn nghịch vi
Ích gia phi kỷ dân thì khốn thay

Tiếc tài gẩm được thời hay
Ðã sao như vậy ra tay sẽ dùng
Tài trai có chí anh hùng
Muốn làm tướng súy lập công xưng đời

Khá xem nhiệm nhặt tội trời
Cơ mưu nhiệm nhặt mấy trai anh hùng
Ði tìm cho đến đế cung
Rấp phù xuất lực đế cung được toàn
Bảo nhau cương kỷ cho tường
Bốn phương cũng được cho yên trong ngoài
Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ thánh sẽ nên tay anh hùng
Còn bên thì náu chưa xong
Nhân lực cướp lấy thiên công những là
Ðời ấy những quỉ cùng ma
Chảng còn ở thật người ta đâu là
Trời cao đất rộng bao xa
Làm sao cho biết cửa nhà đế vương
Dù trai ai chửa biết tường
Nhất thổ thời sĩ Khảm Phương thuở này

Ý ra lục thất gian nay
Thời vận đã định thời nầy hưng vương
Trí xem nhiệm nhặt cho tường
Bảo Giang thánh xuất trung ương thuở nầy
Vua ngự thạch bàn xa thay
Ðại ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng

Gà kêu vượn hót vang lừng
Ðường đi thỏ thẻ dặm chưn khôn dò
Nhân dân vắng mạt bằng tờ
Sơn lâm vào ở đổ nhờ khôn thay

Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận thú rày an dân
Phong đăng hoà cốc chứa chang
Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mây
Chính cung phương khảm vần mây
Thực thay thiên tử là nay trị đời

Anh hùng trí lượng thời coi
Công danh chẳng ngại tìm đòi ra đi
Tìm lên đến thạch bàn khê
Có đất sinh thánh bên kia cuối làng
Nhìn đi nhìn lại cho tường
Dường như chửa có sinh vương đâu là
Chảng tìm thì đến bình gia
Thánh chưa sinh thánh báo ca địa bình
Nhìn xem phong cảnh cũng xinh
Tả long triều lại có thành đợt vây
Hửu hổ uấn khúc giang này
Minh Ðường thất diệu trước bày mặt tai
Ở xa thấy một con voi
Cúi đầu quen bụi trông vời hồ sâu
Ấy điềm thiên tử về chầu
Tượng trưng đế thánh tô lâu trị đời

Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Sinh đặng chúa ấy là ngôi chẳng cầu
Ðến đời thịnh vượng còn lâu
Ðành đến tam hợp chia nhau sẽ làm
Khuyên cho Ðông Bắc Tây Nam
Muốn làm tướng súy thì xem trông này


Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn
Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn

Kìa cơn gió thổi lá rung cây
Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy
Một gió một yên ai sùng bái
Cha con người Vĩnh Bảo cho hay
Con mùng búng tít con quay
Vù vù chong chóng gió bay trên đài
Nhà cha cửa đóng then cài
Ầm ầm sấm động hỏi người đông lân
Tiếc tám lạng thương nửa cân
Biết rằng ai có du phần như ai
Bắt tay nằm nghỉ dông dài
Thương người có một lo hai phận mình

Canh niên tân phá
Tuất hợi phục sinh
Nhị Ngũ dư bình
Long hổ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình

Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một đàn xà đánh lộn nhau
Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
Lợn kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ lăm le mong cản tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê củ bắt ngựa tàu

Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an

Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Lê dân bảo bảo noản
Tứ hải lạc âu ca
Dục đức thánh nhân hương
Qua kiều cư Bắc phương

Danh vi Nguyễn gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang
Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn
Thất thập cổ lai xuân
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Anh hùng vương kiếm kích
Manh cổ đổ thái bình

Nam Việt hửu Ngưu tinh
Quá thất thân thủy sinh
Ðiạ giới sĩ vị bạch
Thủy trầm nhi bắc kinh
Kỷ mã xu dương tẩu
Phù kê thăng đại minh
Trư thử giai phong khởi
Thìn mão xuất thái bình
Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lương
Danh vi Nguyễn gia tử
Tinh bản tại ngưu lang
Mại dử lê viện dưỡng
Khởi nguyệt bộ đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ kim lăng cương
Thiên dử thần thực thụy
Thụy trình ngũ sắc quang
Kim kê khai lựu điệp
Hoàng cái xuất quí phương
Nhân nghĩa thùy vi địch
Ðạo đức thực dữ đương
Tộ truyền nhị thập ngủ
Vận khải ngủ viên trường
Vận đáo dương hầu ách
Chấn đoài cương bất trường
Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương
Can qua tranh đấu khởi
Phạm địch tánh hung hoang
Ma vương sát đại quỉ
Hoàng thiên tru ma vương
Kiền khôn phú tai vô lương
Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngủ thư hùng vị quyết
Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành

Ðoài phương phước điạ giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngủ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hai mưu thần như lâm
Trần công nai thị phúc tâm
Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ kỵ phục kiến Ðường ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia .
Dục thức thánh nhân xứ
Đa xuất ứng Bảo giang
Dục thức thánh nhân hương
Thủy lam bảo trung tàng
Dục thức thánh nhân tính
Mộc hạ liên đinh khẩu
Dục thức thánh nhân diện
Tu tẩm trương cú kiến
Giang nam nhị thủy huyện
Tại sơn vô hổ lang
Thất thập nhị hiền tướng
Phụ tá thánh quân vương
Phá điền thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành.


Tư tâm dục thức thánh nhân diện
Lưởng biên bàn ngạt tùy nhất khối
Thủ túc chánh vương tam lương tự.

PHẦN THỨ HAI

Cuộc đời ai dễ biết đâu
Yêu tinh gian trá bóp hầu thần tiên
Quan làng ỷ thế ỷ quyền
Dân khôn giả dại mới yên phận mình
Mặc ai chia rẽ thị khinh
Việc làng việc nước làm thinh chớ bàn
Ta tin ta mới đặng an
Luận bàn bè bạn chỉ đàng cho nhau
Việc người thì mặc người âu
Nghiêng tai giả điếc lắc đầu làm ngơ
Muốn yên mồn lặng như tờ
Luận bàn việc nước thì khô xác hình
Bởi đời quốc thể bù nhìn
Quan làng tàn bạo sanh linh tơi bời
Lương dân than khổ đòi nơi
Quốc hồn mờ ám hởi ôi thế quyền
Nước nhà nghiêng ngửa ngửa nghiêng
Tham quan hại nước lợi riêng cho mình
Biết chi là ám với minh
Sớm ưa trưa ghét dân tình đời ni
Kim tiền quyền thế tương tri
Không quyền không thế người khi ngu đần
Chớ hà hiếp nhớ siêng cần
Đến nơi Tiên Phật Thánh Thần mới an
Nghèo nàn bổng chốc giàu sang
Đứa ngu đội bạc ra đường dại khôn
Bởi đời toàn lũ vô hồn
Khinh khi nhân nghĩa trọng tôn bạc tiền
Dốt ngu đội lốt Thánh Hiền
Mở miệng thì rặc đồ điên một dòng
Chừng nào cây sắt trổ bông
Đường đen như mực Lạc Hồng tai phi
Trung thần ái quốc dễ khi
Phản thần mãi quốc nên ghi để đời
Thức thời quốc sử bỏ rơi
Ngay không nhầm lúc dĩ hơi hại mình
Vô quân vô tướng vô binh
Trung không cùng chúa cúng kinh ích gì
Chừng nào lú mọc trên chì
Voi đi trên giấy đến kỳ Đông Chu
Trí thời giả điếc giả ngu
Khôn thời giả dại mà tu lấy mình
Cầm quyền toàn lủ yêu tinh
Quan nhiều Mảng Tháo cùng sinh hại đời
Mua quan bán tước lấy lời
Hại dân hại nước coi trời như không
Bì trung cốt nịnh rặc ròng
Kết phe kết đảng giết giòng phải nguy
Nồi da xáo thịt ngộ thay
Miễn mình béo bở mặc ai ốm gầy
Cáo kia mượn thế hại cầy
Mẹ cha ưa nịnh ghét bầy con ngu
Động tâm Thượng Đế dạy ru
Xuống nhiều tai họa xuân thu sửa lần
Gió sầu mưa thảm cõi trần
Thiên luân địa chấn quân thần nó xem
Canh tân sực nức mùi hèm
Mhâm quý bằng lặng ngoại binh đem vào
Giáp thời thấy rõ binh đao
Ất niên chiến họa xâm vào tràn lan
Thiên tai chiến sự đa đoan
Quốc gia nghiêng ngửa tham quan hại đời
Phản thần bán nước khi trời
Gọi rằng trung trực hởi ôi thế quyền
*
* *
Nhứt hữu liên sơn nhứt hữu bình
Tam giang khí địa nhụ giang kinh
Tu châu tai lạc thế châu khổ
Ngu lại hườn chung khổ hại mình

***
Xác dân xung tận cung đình
Thiên oai chấn nổ luật hình ban ra
Mười phần mất bảy còn ba
Mất hai còn một mới ra thái bình
Trục kia chọi với đồng minh
Hai sông khô cạn nhựt tinh tỏ ngời
Ra oai đánh dẹp mọi nơi
Năm châu bốn bể thây phơi chập chùng
Mùa xuân gió bấc lạnh lùng
Cua kình trở gọng về cùng lũ dê
Cuộc đời như thể trò hề
Nực cười lũ chó còn mê lợi quyền
Sình ương khó nướng xào chiên
Quốc gia nghiêng ngửa đảo điên bốn bề
Ra đi thì khó nỗi về
Xe kia hết bánh thả rề sông trôi
Chừng nào Chợ Lớn hết vôi
Bề Đông cá đặt cuộc đời lao đao
Lò rèn thiếu thép rèn dao
Hết đồng đúc đỉnh hết thau bán nồi
Chợ đen vốn một lời mười
Gạo châu củi quế lời người than van
Vải bô giá sánh bằng vàng
Kẻ đói người rách lan tràn chợ quê
...


Tiết trời đánh đổ bông huê
Nhân dân phải chịu thảm thê họa sầu
Theo Âu nên phải lo âu
Mấy ai hiểu nghĩa Bá Di-Thúc Tề
Khỉ đàn vừa gặp lũ dê
Bắc trung phải chịu thảm thê họa đầu
Đại bàng xung phá đài lầu
Ngạc ngư phóng toát thuyền cầu tan hoang
Rồi Nam cũng chịu lầm than
Phương đông ba tỉnh phải mang họa sầu
Trớ trêu cảnh sắp nhiệm mầu
Phồn hoa đô hội thảm sầu đớn đau
Cuộc đời gẫm thiệt cơ cầu
Trung thua quyền nịnh tiên hầu quỉ ma
Khỉ đàn gặp cặp mảng xà
Trăng tròn thiếu một thì ta xuống hầm
Yêu đương cũng phải lạc lầm
Sáu nơi khói lữa sấm gầm Sài môn
Nghèo nàn không có quách chôn
Gian tham quyền thế biết khôn lánh rồi
Nhưng mà họa có đâu thôi
Bồng con bế cái nổi trôi đầy đàng
Đến hồi quốc vận lâm nàn
Chi tiêu ăn mặc cường quan độc quyền
Càng ngày càng đảo càng điên
Dân ta như thể đàn chiên đánh vồn
Ô hô giống khéo giống khôn
Vay thời phải trả xác hồn lìa xa
Thịt rơi xương nát máu sa
Thầy tăng chẳng chịu ở nhà phù tang


Sưu cao thuế nặng ta mang
Đàng xa mới biết xa đàng nặng cân
Thân dậu lánh việc nương thân
Miên thành Sài trấn đến gần bỏ thây
Khỉ bầy bị một gà khi
Cuộc đời như vậy tham chi mà bòn
Gà mừng gặp lúa túc con
Miễn con no dạ mất còn kể chi
Cái năm chiến họa loạn ly
Mưa to gió họa hại gì tham quan
Nhơn dân khốn khổ đa đoan
Mọi điều khốn khổ lại càng bằng hai
Tu hành hiền hậu chết hoài
Sai ngoa gian trá sống dai chật đàng
Cơ trời định vậy chớ than
Tương vong yêu nghiệt hành tàng đấy ư !
Đầu xuân gà gáy hăm tư
Thầy tăng đến hạn họa trư tuyệt kỳ


Thiên cơ máy tạo huyền vi
Tuần hườn máy tạo ai thì có hay
Nực cười cho lủ vô tài
Tôi tôi chúa chúa hôm mai Sở Tần
Xuân phân cho đến thu phân
Quốc gia điên đảo thần dân rối nuồi
Buồn buồn tủi tủi vui vui
Tiếng thì để tiếng muốn lui lắm lần
Rồi đây bày tỏ trung cang
Trời cho Tiên Phật xuống trần trị yêu
Văn minh cơ khí đủ điều
Cọp đồng gấu sắt phi phiêu thủy hành
Phong luân họa giáng lôi oanh
Kết phe lập đảng tranh giành thế ni
Năm châu nổi sóng một khi
Chuồn bay khói tỏa tử thi như bèo
Mưa dầu nắng lửa sấm reo
Hai loài xâu xé họa gieo dân lành
Đảng dân đại bại tan tành
Cầu cùng đảng Cộng ra tranh chiến cùng
Tu binh mãi mã chiêu hùng
Núp lưng đảng cộng trung hưng nước nhà
Rồi sau sanh sự bất hòa
Lại cùng đảng cộng can qua chiến trường
Non cao bể cả đôi đường
Phân ranh biên giới tỏ tường mới an

Vầng hồng rọi khắp bốn phang
Tây phang cuốn gió tìm đàng đào vong
Bập bồng Tần quốc bập bồng
Là nơi chiến địa huyết hồng tràn lan
Hải hồ rửa máu nghỉ an
Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định thu
Thân gà dạ khỉ đấy chừ
Thì là ngọn lửa mới thu dịu lần
Kỳ phang thay đổi cuộc trần
Chó kia gặp chủ nó cần sủa tru
Quân minh dân sự ôn nhu
Heo kia thong thả ngao du đầy đàng
Chuột mừng gặp cảnh bình an
Trâu kia thong thà nghêng ngang đồn điền
Cọp rày làm chúa lâm điền


CHÓ kia GẶP CHỦ nó cần sủa tru
QUÂN MINH dân sự ôn nhu
HEO kia THONG THẢ ngao du đầy đàng
CHUỘT mừng gặp cảnh BÌNH AN
TRÂU kia THONG THẢ nghênh ngang đồn điền
CỌP rày LÀM CHÚA lâm điền
QUÂN THẦN CỘNG LẠC MIÊN MIÊN CỬU TRƯỜNG.

TRẦN CÔNG nãi thị phúc tâm
GIANG HỒ SỬ SĨ đào tiềm XUẤT DU
Tướng thần hệ xuất Y CHU
Thứ ky PHỤC KIẾN ĐƯỜNG NGU thi thành
Hiệu xưng THIÊN HẠ THÁI BÌNH
ĐÔNG TÂY VÔ SỰ NAM THÀNH QUỐC GIA.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #10 - 13. Aug 2010 , 11:08
 
          SẤM TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Vấn đề luận giải các điều ẩn chứa trong  Trạng Trình Sấm ký , vốn đã được nhiều học giả diển dịch rất nhiều . Qua những giai đoạn thăng trầm nhiểu nhương trong lịch sữ cuả dân tộc Việt Nam , Thiết tưởng không cần phải lập lại ? nay bản thân người viết học đòi theo người đời xưa , xin tạm diển dịch một vài sự kiện có liên quan đến thời sự gần đây , Vào những năm tháng gần nhất , Bởi vì thời gian là 1 chuổi dài liên tục, xoay chuyển miên viển , Dân tộc Việt Nam đã gánh chịu quá nhiều nổi thống khổ vì thiên tai dịch họa , quốc nạn ngoại bang xâm lấn , Quốc phá gia vong , Gia đình ly tán . Lòng người dân Việt Nam dù có trôi nổi nơi chân trời góc bể , Vẩn hằng mong ngóng về quê cha đất tổ , Trông chờ đấng cứu tinh cuả dân tộc , cứu nước nhà qua khỏi cảnh suy vong , nhân dân qua được cảnh sống khốn cùng , để lảnh đạo toàn dân , tái lập lại trật tự , thái hoà và thịnh vượng , cho đât nước , cho dân tộc . Vời tấm lòng hướng về đất nước , hướng về dân tộc ; người viết xin mạn phép được diễn dịch vài trang sấm ký có liên quan đến thời sự chính trị trên đất nước Việt Nam .
Ta thường nghe nói tới cơ trời  , gọi là thiên cơ , tại sao gọi là thiên cơ ? Đó là sự vận hành cuả các tinh thể , luân chuyển chung quanh trái đất , hàng nghìn , hàng vạn năm , sự vận hành nầy luôn luôn điều hoà , hầu như không thay đổi , Thành thử Thiên cơ là ám chỉ sự vận chuyển cuả tinh tú ảnh hưởng và tác động đến đời sống  vạn vật trên trái đất ,
Sự vận hành cuả các tinh tú theo một quỷ đạo đặc biệt , gọi là quỹ đạo lạc thư , trên bảng cưũ cung lạc thư , ( gồm có 9 cung ) hay là 9 vị trí , trên mổi vị trí có ghi một con số , người Pháp gọi đây là carrée magique , nghiả là trên hình vuông có 9 con số, và 9 con số nầy lại di chuyển , Khởi điểm cuả sự vận hành bắt đầu từ trung tâm , gọi là trung cung  ( trung cung hay la trung ương , hay là vị trí trung tâm , ) sẻ gồm có hai hứong đi thuận và nghịch chiều , nếu đi thuận thì bắt đầu từ trung tâm đi về Tây Bắc , qua Tây , về Đông bắc ; từ đó di chuyển vể nam , và qua bắc , rồi về Tây Nam ; qua Đông và về đông nam rồi nhập vào trung cung , 9 con số đó , thực ra là 9 nhóm sao mang tên là Thái Ất , mổi cung chưá đựng một nhóm sao , ví vụ nhóm sao đóng tại phương bắc có 1  thì chì cỏ một ngôi sao , còn ví trí tây nam có hai ngôi , nên người trước ghi số Hai , Số 3 là 3 ngôi v ,v,,,,,
khoảng cách trên không gian giưả vị trí nầy sang vị trí khác là 10 năm ; đi giáp một vòng là 90 năm . còn được gọi là Bước Lường thiên xích . như lời sấm có nói đến trong câu Cửu Cưủ Càn Khôn Dĩ Định Tức là sự chuyễn động trên vũ trụ , củng như trên mặt đất , đều chịu ảnh hưởng tác động cuả các tinh tú, Ngoài ra muốn hiểu biết vể Sấm ký , chúng ta cần tham khão thêm nơi Lý Thuyết kinh dịch , Kinh Dịch thuyết giảng vể 64 quẻ Dịch , khởi đầu chỉ có 8 quẻ Căn Bản , gọi là Bát Quái , Thêm vào khiến thức nơi khoa Kỳ Môn Độn Giáp , ( vốn được các chuyên viên quân sự đời xưa áp dụng vào nghệ thuật điều khiển Quân Sự ) Quả nhiên đây là sự phối hợp đầy rắc rối phức tạp , mâu thuẩn , . Nhưng nếu chúng ta chịu khó học hõi nơi tiền nhân , Như Dịch đã dạy rằng : khi giải quyết một công việc , chúng ta chỉ nên bắt đầu từ sự dể làm nhất , đơn giản nhất .
Vậy thì , bây giờ chúng ta hảy đi vào Sấm ký Trạng Trình với những sự kiện lịch sữ gần nhất , từ ngày Pháp đổ bộ lên Vủng Tàu vào Năm  Giáp Tý 1864
, SỰ PHÂN CHIA TỜI GIAN CUẢ VẬN HÀNH CỮU TINH .


Cưủ cung phi tinh di chuyển trên bảng Lạc Thư , cộng thêm với yếu tố thời gian sẻ có giá trị, như một phương trình  toán học không gian ; Nhân tố thời gian được gọi mệnh danh là
   Tam nguyên Cưũ Vận, ( ba nguyên , chín vận ) Tương truyền hoàng đế Đại Sào , dùng Can chi đánh dấu  từng năm, Năm là đơn vị lớn hơn Tháng, củng như Tháng là đơn vị lớn hơn ngày , và giờ, theo lịch sử gọi là Nguyên Niên Hoàng Đế, Bắt đầu là năm Giáp Tý, lấy 60 năm , làm một vòng, vận hành, gọi là Một Hoa Giáp , Mổi một Hoa Giáp là một Nguyên, 3 Hoa Giáp là Tam Nguyên ,  Tam nguyên gồm : Thượng nguyên ( nguyên đầu tiên, ) trung nguyên , ( nguyên ở giưả , ) hạ nguyên ( nguyên cuối cùng ) Mội một chính nguyên , gồm có Tam Nguyên và Cưũ Vận , Mổi vận có 20 năm, tính theo sự vận hành cuả nhóm Cưũ tinh Thái Ất , mổi vận 20 năm X cho 9 vận thành  = 180 năm ; Từ thời kỳ Hoàng Đế Nguyên Niên
Tính cho đến năm Quý Hợi , 1984 có tất cả được 78 hoa giáp , mổi hoa giáp là 60 năm X cho 78  = 4680 năm ;
         Gọi là Đại vận tức Cữu tinh cứ 60 năm bay ngược được một bước ;  Kể tư năm Giáp Tý 1984 , Cửu tinh vận hành bước thứ 79 , Trong Đại vận nầy, Sao Tam Bích chủ tể vận khí trong 60 năm ;  Các vận cuả Tam Nguyên Cưũ Vận :
                            
                                     Vận 1    1864 ---  1883
    Thượng nguyên          Vận 2    1884 ---  1903
                                      Vận 3    1904 --- 1923
                                  
                                      Vận 4    1924 ---  1943
     Trung Nguyên             Vận 5    1944 --- 1963
                                      Vận 6    1964 --- 1983
                                  
                                      Vận 7   1984 ---  2003
      Hạ Nguyên                Vận 8    2004 --- 2023
                                      Vận 9   2024 ---  2043
Muốn  hiểu  rõ  Sấm  Truyền , chúng  ta  cần  phải  tham  khảo  các  tài  liệu  liên  quan  đến  các dữ  kiện  lịch  sử  cận  đại  cổ  kim  , hơn  thế  nữa  là  vì  một  phần  lớn  các  câu  Sấm  lại  được  viết theo  văn  hoá  Nôm  ( Hán Việt ) ,  và  một  điều  rất  quan  trọng  , đó   là  các  điều  trình  bày  được  thiết  lập  trên  nền  tảng  Thái  Ất  Thần  Kinh
Thái  ất  là tên  của  nhóm  sao  Bắc  đẩu  . Đó là  một  nhóm  sao  vận  hành  trên  bầu  trời  chung  quanh  quả  địa  cầu  của  chúng  ta  .   D ây  là  một  bộ  môn  < khoa  học  cổ > hay  còn  được  mệnh  danh  là  thiên  cơ . Ngày  nay  chúng  ta  có  thể  gọi  là Thiên  văn  cổ  học Tìm hiểu  khoa  này  , chúng ta cần  phải  có  sự hiểu  biết  căn  bản  , về  kinh  dịch  với  hình  vuông  và  5  con  số .  Từ  1  đến  9  .  Các  con  số  này  tượng  trưng cho  9  nhóm  sao  , gồm  có 7  sao  chính :  Kim  , Mộc , Thủy ,  Hỏa , Thổ , cộng  thêm Nhật  Nguyệt  gọi  là  Thất  Diệu  .  Các  sao trên có  số   ký  hiệu  và  tên  gọi  như   sau :
1-  Tham  Lang 
2 - Cự  Môn 
3-  Lộc Tồn
4-  Văn  Khúc
5-   Liêm  Trinh
6 -  Vũ  khúc   
7 -  Thất  xích hay  Phá  Quân
8-  Tả  Phù  ( hay là Tã Phụ )
9 -  Hữu  Bật
                      PHÁ  ĐIỀN  THIÊN  TỬ  XUẤT
                     BẤT  CHIẾN  TỰ NHIÊN  THÀNH

Số  1 :  Tham  lang  . Văn học . Thái  Âm  .  Bắc  Đẩu ;  Áng  về  Phương Bắc
      2 : Cự  Môn  . Tượng  bệnh  phù . Phương Quỷ  môn ; Áng về phương Tây nam
      3 : Lộc  Tồn .  Tượng  vận  động  sấm  sét ; Áng về Phương Đông
      4 : Văn  khúc  .  Tượng  gió   văn  học  nghệ  thuật ; Áng về phương Đông Nam
      5 : Liêm   trinh . Ngũ  hoàng đại  sát tinh .  Chủ  sát  phạt chém  giết dịch  tể  Áng tại Trung cung
      6 : Vũ  khúc  . Đao  kiếm  Pháp  luật ; Áng về phương Tây Bắc 
      7 :  Phá  Quân . Hàm  trì  sắc  đẹp  , Áng về phương  Tây
8      : Tả  Phù  .  Quý  nhân ; Áng về phương Đông Bắc
9      : Hữu  Bật :  Lửa Điện , Áng về phương Nam
                 SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH TIẾP THEO


Đúng theo sấm  ký  Âu  Châu  Nostradamus,  từ sau  thời  kỳ   Song   Ngư  2000  năm   .  Tiến  sang  thời  kỳ  Bão  Bình  ,  là   thời kỳ  tái  lập  trật  tự  ,  thời  kỳ  thái  bình . Muốn  có  hòa  bình  , nhân  loại  cần  nổ  lực  lớn  ,  nhiều  tranh  đấu  về  việc  từ  bỏ  tham  vọng  củng  cố  tự  ngả  ,  cá  nhân  .  Đối  đãi  với   nhau  qua  tình  người  ,  trên  căn  bản  dân  chủ,  hiểu  biết  và   tôn   trọng  lẫn  nhau  .    Cũng  như  Sấm  ký xưa  do  Gia  Cát  Võ  Hầu  thời  Hán  đã  viết  và  tiên  liệu  về  sau  này  ,  nước  Trung  Hoa  sẽ   không  còn  có  giai  cấp  cai  trị   độc  tài  .  Tiếp  theo  sau   đời  Minh ,  cố  vấn  Quân  Sự  Lưu  Bá  Ôn  đã  làm  ra   bài  Sấm  ký  có  tên <  Chiếc  bánh  nướng  >  rất  nổi  tiếng  .  Tiên  liệu  và  báo  trước  về  tình  trạng  đất  nước  Trung  Hoa  bị  chia  năm  xẻ  bảy ,  để  giải  thể  Đảng  Cộng  Sản  Trung  Quốc  ,  về  phần  nước  Việt  Nam  ,  chế  độ  Cộng  Sản  sẽ  bị  giải  thể  toàn  diện    qua Sấm  ký của  Trạng  Trình  Nguyễn  Bỉnh  Khiêm 
Phần  lớn  sấm ký  của  Đức  Trạng  Trình  được  lập  trên  nền  tảng  của  khoa Thiên  Văn  Thái  Ất  .  Khoa Thiên  văn  cổ  của  Á  Châu  vốn  phát  xuất  từ  các  nhà  bác  học  của  Dân  tộc  Bách  Việt  tìm  ra ,  cái  gọi  là  Tiên  Thiên  Hà  Đồ  chính  là  bản  đồ  trình  bày  các  định vị  của  các  thiên  thể  trong  hệ  thống  Ngân  Hà  (  Galaxi )  và  Lạc  Thư  .  Chính  là  tài  liệu  của dân  Lạc  Việt .  Hà  Đồ  trình  bày về  Âm  Dương  thuân  nghịch  .  Lạc  Thư  trình  diễn  về  Ngũ  Hành  sinh  khắc  và  sự  vận  hành của  thiên  thể  trong  Thái  Dương   Hệ  ,  vận  chuyển  theo  quỷ  đạo  Lạc  Thư  cửu cung  .  Do  âm  mưu của  Ngoại  bang  đã  tạo  ra   tình  trạng  phân  hóa  nhân  tâm  dân  Việt  , làm  tan  rã  sự  Doàn  Kết  dân  tộc .  Vì  thế  nên  hơn  1000 năm  quadân  tộc  Việt  đã  khốn  đốn  lâu  dài  .
Trở  lại  phần  sấm  vỉ  :  Sấm  là  lời  nói  bí  mật  vì  có  liên  quan  đến  cơ   trời  ( guồng máy  , đời xưa  xem sự  vận hành cuả thế giới tự nhiên  phát nguồn từ trời ; và Trời như một guồng máy khổng lồ , Người đời xưa xem sự vận hành đó mà đưa ra những dự  đoán  việc  lành  dữ   xảy ra trong đất nước , đôi khi xem hoạ phúc cuả cá nhân , .  Vỉ  là  lời  diễn  nghĩa  về  lời  Sấm :
                                              __________________________
                      BẢNG CƯŨ CUNG LẠC THƯ

     TÂY BẮC            BẮC                   ĐÔNG BẮC
     Càn  6             KHÃM  1                CẤN   8

      TÂY              TRUNG CUNG          ĐÔNG   
      ĐOÀI   7             5                      CHẤN   3

     TÂY NAM            NAM                 ĐÔNG NAM
      KHÔN   2          LY  9                  TỐN    4      


Tình  thế củaTuế Vận Giáp  Thân  2004 , án tại Trung  Cung  ,  và  8 cung còn lại  sẽ có sự trở  lại . Nguyên  vị  trí của 8 nhóm tinh thể  ( sao  Thái  Ất  )  .  Khi các  tinh  thể  lâm  vào tình trạng phục vị  (trở  về  nguyên  vị  trí  ban  đầu  ) ( còn  đựơc gọi  là  phục  ngân )  đó  là  tình  thế  u  - uất , thứ  đến  tiến  tới cân  bằng và  điều  hòa sự  vận  hành này .  Lão  Tử  đã  nói  đến : < Thiên  địa  vô  nhân  -  Thánh  Nhân  bất nhân  > nghiả là trời đất và bậc thánh trí hành động theo thiên lý ( lý lẻ tự nhiên )
Nếu  ta  vẽ  một  Đường  thẳng  ( tưởng  tượng  )  từ  Bắc  cực  xuống  Nam  cực  đó  là  đường  kinh  tuyến và  hợp  với  tình  thế  chính  trị  ( tượng  trưng  văn  minh  phương  tây  )  Tây  phương phối  hợp  với  văn  minh  phương Đông  như hiện  tình  Liên  Quân  Anh  Mỹ  chiếm  đóng Ba  Tư Batda  lật  đổ  chính  quyền Sadam .  Khi hai vật  thể  phối  với  nhau sẽ  tạo  ra biến  động   lớn  .   Ta sẽ  thấy  Liên  Quân  sẽ  rút  về  1  phần  lớn  .  Khi  đã  thành  hình  trên   Bảng  Cửu  Cung  Lạc  Thư 1  tọa  độ  được   tác  hợp giữa  kinh  tuyến và vĩ  tuyến  .  Bắc   Nam  ( Tý  Ngọ  -  Khảm  ly Thủy  Hỏa )  Đông  Tây  Mộc  Kim  . Ta sẽ  thấy  xuất  hiện  hình  thể  của  chữ  Vạn ; như bảng vẻ ở bên trên :

                                     





Back to top
« Last Edit: 04. Dec 2017 , 01:57 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #11 - 14. Aug 2010 , 08:15
 
                    SẤM  KÝ  TRẠNG  TRÌNH  (  TIẾP  THEO  ) 


                                           Long  vỉ   xà  đầu  khởi  chiến  tranh 
                                           Can  qua  xứ  xứ  khổ   đao  binh 
                                            Mã  đề  Dương  cước  anh  hùng  tận
                                            Thân  Dậu  niên  lai  kiến  thái  bình 
-      Nếu  muốn  giải  các  câu  Sấm  truyền :
-       Ta phải  xử  dụng đến các  phương  thức  của môn Toán học Không gian , gọi là Thiên  văn  Thái  Ất phối hợp các số ký hiệu tiêu biểu cho Nhóm sao Thái ất vận hành  trong  90 năm ,qua cửu cung của Lạc Thư < tài liệu nghiên cứu cổ  do các nhà bác học Bách Việt soạn ra >  .  Trước thời kỳ dân tộc và lãnh thổ Lạc Việt bị giặc phương Bắc xâm lấn và thống trị . Căn cứ nơi các câu thơ  cổ , ta cóThất xích hạ  Nguyên Đoài vị Tầm ( tìm Giáp Tý )
-      Có nghĩa là muốn tìm vị trí của Thái Tuế đóng tại nơi nào , ta phải tìm theo phương pháp của khoa thiên văn cổ . Ví dụ năm 2003 ứng với năm Quý Mùi (Âm lịch ) . Ta khơi Giáp Tý tại cung số 7  (Đoài  cung )  . Năm  Giáp Tý 1984 thuộc hạ Nguyên , an vị tại  Đoài số 7 . 1984  Giáp Tý tại Đoài .  Ất  Sửu  1985 tại Càn  6  Bính Dần  1986 Trung cung 5  .  Đinh Mão 1987  Tốn . Mậu Thìn 1988 chấn 3 . Kỷ Tỵ khôn 2  (1989) Canh Ngọ 1990 Khảm 1 . Tân Mùi 1991Ly 3 , Nhâm Thân 1992 Cấn 8 Quý Dậu Đoài 7 ( 1993 ) . Tiếp theo : năm Giáp Tuất 1994 Càn 6 Ất Hợi 1995 nhập Trung Cung 5 . Bính Tý 1996 cung Tốn  Đinh Sửu 1997 chấn 3 . Mậu Dần 1998Khôn 2. Kỷ Mẹo 1999Khảm 1 . Canh Thìn 2000  ly 9 . Tân Tỵ 2001  cấn 8  . Nhâm  Ngọ  2002  Đoài 7 . Quý Mùi  2003 càn  6

-      Tình hình thời sự thế giới chuyển biến ráo riết vào năm Canh Thìn 2000 Bắt đầu từ 2000 đã thấy tình hình rối rắm ở Trung Đông . Liên quan đến vấn đề không tặc và khủng bố . Thế giới tấn công vào các nước tư bản  .Tình hình nóng bỏng vào năm Tân Tỵ 2001. xày ra vào mùa  Thu ở Nữu Ước . Nước Mỹ tại cung Càn 6 Tây Bắc . Nếu đem vị trí nước Mỹ  đặt vào bảng  Lạc Thư Cửu Cung . Ta  thấy phương  Đông Bắc bị thảm nạn

-      Thái Tuế Tân Tỵ lưu niên Phi tinh tại cung Cấn . Số 8 nhập Trung cung

-      Sau khi 2 tòa cao ốc của Nữu  Ước bị tàn phá . Năm Nhâm Ngọ Thái Tuế  tọa  lạc  vào cung Đoài 7 . Thế lực chính trị ( cung đoài thuộc phương Tây tư bản ) . Quẻ Đoài tượng trưng cho khẩu thuyết , mồm mép , chỉa mũi dùi vào phương Đông . Ảnh hưởng và tác động của quẻ Đoài theo học thuyết quân sự : Tiên Dụng Lễ hậu Động Binh

-                                         Rồng nằm bể cạn dễ ai hay

-                                        Rồng là hình tượng quẻ Càn

-                                        Rồng nằm : tức là quẻ Càn Nội (ở bên dưới )

-                                        Hào sơ cứu quẻ Càn có tượng Tiềm Long

-                                        Nạp giáp cho quẻ Càn Nội : Thiên Can và địa chi Giáp Tý

-                                        Từ năm Giáp Tý đến Quý Dậu là một đại vận 10 năm

-      Trở lại toàn 8 câu Sấm

-      1- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay

-      2- Rắn mới hai đầu khó chiụ thay

-      3- Ngựa đã gác yên không người cỡi

-      4-Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây

-      5 Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu

-      6- Gà kia vỗ cánh chập chùng bay

-      7- Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa

-      8- Ăn no ủn ỉn Lợn kêu ngày


2-      Rắn mới hai đầu :Rắn là năm Tỵ . Mới là Tân .  Năm Tân Tỵ
3-      Ngựa đã gác yên không người cỡi : Ngựa là năm Ngọ , gác yên tức là Ngựa mặc giáp . tức là giáp mã không người cữi : tức là hưu chiến hoặc đình chiến
4-      Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây Cheesyê là năm Mùi  có nghĩa là Tây Dương tức là người Pháp rút khỏi Đông dương
Bây giờ muốn xác định rõ ràng thời điểm nào , chúng ta phải xử dụng Lạc Thư cửu cung và phối hợp Lưu Niên Thái Tuế của Lục Thập Hoa Giáp
Lục Thập Hoa Giáp : 60 năm gồm có 6 Can giáp . Mỗi tuần giáp có 10 Can .  6 tuần giáp có 60 năm . Mỗi một nguyên = 60 năm . Ba nguyên x60 năm = 180 năm
Mỗi một nguyên sẽ là một vận . Thời kỳ hiện tại thuộc Chính nguyên 12
Khởi từ vận 1 :  1864 – 1883 , kết thúc ở vận 9  : 2024 – 2043
Nói tóm lại muốn xác định Lưu Niên Thái Tuế , chúng ta phải xủ dụng bảng Lục Thập hoa giáp phối hợp Tam Nguyên cửu vận
Chúng ta lại cần có  thêm một yếu tố nữa , đó là phối trí Lục Thập Hoa Giáp vào các phương trình Độn giáp
Xin nhắc lại các nguyên lý dịch - gồm có hai phần : Tịnh và động . Như  Âm và Dương
-Con người và sự việc gồm có hai phần chính: Bản thể vốn tĩnh lặng . Công năng vốn động . Binh pháp thời xưa đã viết : Tịnh Vi Dân , Động Vi Binh –
Phần  Lưu Niên Thái Tuế cũng thế Theo như khoa tử vi sinh năm nào ta an Thái tuế theo địa chi  của năm sinh . An vào cungcó cùng tênvới chi của năm sinh . Thái Tuếlà một chuổi thiên thể  gồm  12 ngôi. Có  ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của từng sinh vật trên  quả địa cầu . Khi an trí Thái Tuế như thế,là về phần bản thể phần hoạt dụng ( mobile) Chúng ta có cách tính thứ nhì theo phương thức của khoa Thiên văn Thái Ất . Đó là sự phối hợp của Phi tinh theo quỹ đạo Lạc Thư qua Cửu Cung .  Đây là phần quan trọng và chính yếu  . Dịch viết : Không động , không bói , không bàn tốt xấu , lợi hại , hối tiếc và lầm lẫn
Trước hết ta thiết lập Bảng Lục Nghi, tam kỳ. Thứ đến thiết trí bảng Lạc Thư . Ví dụ : căn cú theo lời Sấm : Hạ Nguyên Giáp Tý Canh Dần
                                   Thanh bình nằm tại hương câu hưởng nhàn
-Sau đây là Bảng Lục Nghi , Tam kỳ của phương trình Độn Giáp . Giáp Tý Thượng  Nguyên vận
1-   Từ 1864  - 1883
2-   Từ 1884-   1903
3 -   Từ 1904 -  1923
TÍnh năm Gíap Tý của thời Trung Nguyên 
Từ vận 4 – 1924  -- 1943  . Từ Giáp Tý đến Quý Mùi
Từ vận 5  -  1944 –1963 -    Từ Giáp Thân đến Quý Mão
Từ vận 6  -  1964 – 1983     Từ  Giáp Thìn đếnQuý Hợi
60      năm 
      Năm Giáp Tý của thời Hạ Nguyên
       Từ vận 7   -   1984  -  2003        Giáp Tý     -__        Quý Mùi 
        Từ vận 8  -   2004  -  2023        Giáp Thân   __        Quý Mão
        Từ vận 9  -   2024  - 2043         Giáp Thìn    __        Quý Hợi
                 60  năm
       Tính từ Giáp Tý thời Trung Nguyên
       G Tý      Mậu         4                Giáp Ngọ   1             Ất            5
       G Tuất    Kỷ           3               Giáp Thìn   9             Bính        6
       G  Thân  Canh        2               Giáp Dần   8             Đinh        7

  Chúng ta áp dụng theo nguyên tắc : Giáp tý trung nguyên tứ lục khởi ; tức là đem năm Giáp Tý 1924 vào cung tốn số 4 ; từ đó tính ngược , Giáp tý 1924 tại cung tốn 4 , Ất Sửu 1925 cung chấn 3 , Bính Dần 1926 cung Khôn 2 , Đinh mảo 1926 cung khãm 1 , Mậu thin 1927 cung Ly 9 ; Kỹ tỵ 1928 Cung Cấn 8 ; Canh ngọ 1929 cung Đoài 7 , Tân Mùi 1930 cung Càn 6 ; Nhâm thân 1931 trung cung số 5 , Quý Dậu cung tốn 4 ;


                                 CÀN 6                KHÃM  1                     CẤN  8

                    Tân mùi    1931             Đinh Mảo 1927              Kỹ tỵ 1929
                                                
                                ĐOÀI               TRUNG CUNG              CHẤN 3

                          Canh ngọ   1930    Nhâm thân  1932            Ất Sữu 1925



                                 KHÔN                      LY                            TỐN

                         Bính dần 1926           Mậu thin  1928            Giáp Tý  1924
                                                                                                 Quý Dậu  1933

Muốn tính ra phương vị của Thái Tuế Lưu Niên thì ta phải xử dụng phương trình độn giáp
Theo câu Sấm Rồng nằm bể cạn . Rồng năm Thìn 1940
                        Rắn mới hai đầu     Tân Tỵ               1941
Theo Lưu Niên Phi Tinh năm Canh Thìn Thái đến an vị tại cung Càn mang số 6 . Ảnh hưởng của sao Vũ Khúc quẻ Càn . Tượng trưng cho Pháp luật .
     Rồng nằm bể cạn -  Căn cứ theo Thoán Từ và Hào Từ của quẻ thuần Càn : Sơ Hào là thời kỳ Tiềm Long ẩn Phục . Nên gọi là Rồng nằm Năm Canh Thìn sao Tuần Thủ Chấn 3 . Sao Lộc Tồn gặp năm Canh tại cung 2   Thương môn đến năm Thìn di chuyển đến cung Càn  Theo Bát Trạch và Phong Thủy gọi là Thiên lôi vô vọng
-Thế lực Phương Đông chế ngự phương Tây . Khối trục : Nhật - Đức - Ý tấn công vào phương Tây
thanks.gifhù hiệu của đảng Quốc Xã  mang hình chữ Vạn ngược Chữ Vạn  đặt thuận chiều thì tượng trưng cho Thái Bình Chữ Vạn dặt ngược chiều thành tượng binh đao . vì đi ngược Thiên lý
Từ năm Giáp Tý độn tại Kỷ 3 có sao Tuần Thủ Lộc Tồn . Tượng Chấn động ;
Bắt đầu Giáp tuất Sao Lộc Tồn ( cung chấn 3 có nghiả là Chấn động ) hay là sấm sét nổi lên ở phương đông , Tức nước Nhật , Ất hợi 1935 cung khôn ở Tây nam , Năm Bính tý 1936 cung Khảm ở Bắc , năm Đinh Sưủ 1937 ở Nam , Năm Mậu Dần 1938 ở cung Cấn đông bắc , Năm kỹ mảo 1939 ở Đoài , năm Canh thin 1940 ở Tây bắc , Năm tân tỵ 1941 ở trung cung , năm Nhâm ngọ 1942 ở cung tốn , năm quý Mùi 1943 ở cung Chấn ,
Lam Sơn họ Lê
-                                          

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #12 - 14. Aug 2010 , 08:17
 
                                          SÂM KÝ TIẾP THEO PHÂN I I I


Từ một dạo gần đây , Các câu sấm lại được loan truyền qua nhiều hình thức , được phổ biến trên báo chí Việt ngữ , Nhất là các câu :
         
           Phá Điền Thiên Tử Xuất ,
           Bất Chiến Tự Nhiên Thành .

                        *******

           Long Vỉ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh ,
           Can Qua Xứ Xứ khổ Đau Binh .
           Mã Đề Dương Cước Anh Hùng Tận ,
           Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình .

Qua các câu trên chúng ta nên hiểu như thế nào , Nhất là nguyên văn lại được viết theo thể văn Hán Việt ( Hán Nôm ) Người Việt Nam thời xưa , thường viết theo văn Hán Nôm; nhưng cách viết lại không giống như người Trung hoa thường viết , đó là sự khác nhau giưả người Tàu và người Việt ,

Các từ Canh Tân , là các Thiên Can ( theo lý thuyết kinh Dịch ) dùng để chỉ tên cuả năm tháng , ngày , giờ. Ví dụ như năm 2010 mang tên Canh Dần , Danh từ chuyên môn gọi là tứ trụ . Tức là 4 yếu tố dùng  trong Âm Lịch ( nông lịch ) . Nhưng nói năm canh thì phải là năm Canh nào , vì trong một lục thập hoa giáp , gồm có 60 năm , mổi thập can ( 10 năm ) chỉ có một năm mang chử Canh , như Canh tý , Canh dần , Canh thìn , Canh ngọ , Canh thân , Canh Tuất . Nguyên tắc cuả Lý thuyết Kinh Dịch là sự chính xác , nhưng vấn đề ở đây , các câu Sấm được viết ra , hàu như là các đầu đề toán thật khó giải , như là các câu đố ,
Các năm Canh thường có những tai hoạ về chiến tranh , và do đó nhiều quốc gia sẻ lâm vào cảnh chiến tranh chết chóc .

Ta thử ráp chử Canh và chử Long ( long là con Rồng , ) trong 12 cung Tữ vi : cung thìn là cung thứ 5 trong 12 cung vị , như thế ta có Canh thìn , ráp chử Tân và chử Xà, ( xà nghiả là Tỵ , con rắn ) tức là năm Tân Tỵ , Các câu Sấm đều có sự liền lạc, từ chử Phá Điền Thiên Tữ Xuất , khi giải được chữ Phá Điền , ta sẻ biết đó là năm Canh Thìn nào . Tính theo niên đại từ ngày nước Việt Nam lập quốc đến nay , chúng ta đã có 11 chính nguyên , Mổi chính nguyên ta có 180 năm , chia làm Tam nguyên ( Ba nguyên ) và Cưũ vận ( 9 vận ) Lấy mốc từ năm Giáp Tý 1864 , Hải Quân Pháp tấn công vào cưả biển Vũng Tàu , đến năm 1954 Pháp thua trận Điện Biên Phũ , chính nguyên 11 khởi đầu từ năm giáp tý 1864 đến Năm Quý Hợi 2043 tất cả là 180 năm.

Hiện tại chúng ta đang đi vào chính nguyên 11 , thời Kỳ Hạ nguyên vận 8 , Thời kỳ trung nguyên từ vận 5 và vận 6 tức năm 1954 và 1964 chiến tranh gia tăng ở Việt Nam , khi Pháp thua trận Điện Biên Phũ , rút khỏi Đông Dương , Và Mỹ thay chân , khi Mỹ đến Đông Dương vào vận 6 ; từ năm giáp thin 1964 đến năm qúy hợi 1983 , Năm Canh Thìn 2000 Tân Tỵ 2001 xảy ra biến cố Nưũ Ước , năm quý mùi 2003 khi liên quân Anh Mỹ tấn công vào Iraq , hạ bệ Saddam Hussein , Như thế chién tranh trên thế giới bộc phát tuy ở mức độ nhỏ , nhưng lưả chiến tranh vẩn cháy , hằng ngày , vì mổi ngày đều có những vụ phá hoại bằng bom , cuả các tổ chức khủng bố quốc tế.

Phần 2: 
Các nước Cộng Sản : Tàu - Bắc Hàn - Việt Nam phải thay đổi ( tự bắt buộc ) giải thể   chế độ chính trị , độc tài , ác độc , tham tàn . Để thay thế với thể chế Dân chủ , xã hội , tự do . Đến đây chúng ta hiểu được 4 câu Canh niên Tân phá
           Thân Dậu niên lai
Niên lai nghĩa là từ sau năm Giáp Thân , Ất Dậu . Vậy thì chờ xem chẳng còn bao lâu nữa . Năm Đinh Hợi 1947 , Hoàng Đế Bảo Đại về nước . Nay Sau 60 năm lịch sử cũng tái diễn . Tuy không còn danh nghĩa Quân chủ như xưa , nay là Dân chủ . Tức là đảo ngược . Trở lại theo ( mệnh trời ) thiên lý . Chúng ta con Hồng cháu Lạc không cần một thứ chủ thuyết lai căng mất gốc , lại càng không cần thứ < Tự Do bánh vẽ > và Dân Chủ giả hiệu theo Tây âu . Phải làm một cuộc cách mệnh Dân tộc – Dân chủ - thực sự . Nếu muốn sống sót và Tồn tại . Chính nơi từ ngữ Cách mệnh ,mà chúng ta thường nghe nói đến và đôi khi dường như không hiểu ý nghĩa của từ này
Cách mệnh hay là Cách mạng có nghĩa là :
    Cách : thay cũ đổi mới , thay đổi cái xưa củ đã bị hư hỏng , bằng cái mới mẻ tốt đẹp hơn ,
    Mệnh : bản mệnh
Hiểu một cách đơn giản thì cách mệnh là tự mình thay đổi chính nơi mình . Bởi vì khi bản  thân tự thay đổi thì sẽ tác động và ảnh hưởng đến ngoại giới . (  xã hội chung quanh mình )
Bây giờ xin trở lại câu : Long vĩ Xà đầu
       Từ Long vĩ còn có một nghĩa thứ hai . Chữ Long có nghĩa là chòm sao 7 ngôi . mệnh danh là Thanh Long . Nhóm sao này xoay quanh địa cầu và gồm có 4 nhóm x 7 ngôi =28 vị sao gọi là  Nhị Thập Bát Tú .
7 ngôi:  Áng về phía Đông gọi là Thanh Long
7 ngôi : áng về phía Tây gọi là Bạch Hổ
7 ngôi áng về phía Nam  gọi làChu Tước
7 ngôi áng về phía  Bắc gọi là Huyền Vũ
Theo Bảng Lạc Thư 9 Cung . Chúng ta sẽ thấy rất rõ và hiểu tại sao Khoa Phong Thuỷ mệnh danh là Tiền Chu Tước - hậu Huyền vũ .

Phần 2 :   Nếu tính theo tháng , chúng ta sẽ có sự trùng hợp rất đáng chú ý
Tháng giêng âm lịch năm Giáp Thân 2004 chịu ảnh hưởng của sao Giác thuộc nhóm Thanh long
Tháng 2- Cang 3: Đê 4:Phòng 5 Tâm Vĩ 6 Cơ 7 : sao Thanh Long
Tháng 8 Đẩu 9  Ngưu10 Nữ 11 Hư12 Nguy Thất 2 ( Năm Ất Dậu ) Bích - Huyền Vũ
Tháng 3 Khuê -4Lâu 5 vị 6 Mão 7 Tất 8 Chủy 9 Sâm 10 Bạch Hổ
Tháng 10 Tĩnh -11Quỹ 12 Liểu – 1Tinh 2 Thương 3 Dực 4 Chản – Chu Tước
Sự việc sẽ diễn biến từ mùa thu tháng 6 sao Vĩ Tháng 7 sao Cơ . Từ mùa Thu năm Giáp Thân đến mùa thu năm  Ất Dậu
Viết đến đây chúng ta hiểu phần nào về điều mà người  xưa gọi là Thiên Cơ . Phần trùng hợp ở  câu Sấm khác :
                         1 Kê Minh Ngọc Thố Thiên khuynh Bắc
                         2 Ngưu xuất lam điền Nhựt chính Đông
                         3 Nhược Dã ưng  lai Sư tử Thượng
                         4 Tứ phương thiên hạ Thái Bình phong
Câu 3 có thể hiểu : Nếu như mà : Ưng lai: sao Chu Tước
           Sư Tử Thượng : Sao Bạch Hổ
+ Sự gối đầu giữa Bạch Hổ và Chu Tước : Điều đó cho thấy vào mùa thu năm Ất Dậu  1945 đến mùa thu  Ất Dậu 2005 , có gì trùng hợp . Sau 60 năm ??? và Sấm ký Bạch Vân Thi Tập có liên quan gì đến vận mệnh đất nước . Vậy thì câu Sấm Cửu cửu Càn khôn Dĩ định .
Cửu cửu tức là 9 lần 9 bước . Gọi là Bước lường thiên xích ( theo Khoa Huyền Không Thiên Văn  ) theo Quỹ Đạo Lạc Thư :mỗi một nhóm sao di chuyển , từ cung này đến cung khác là 10 năm . Giống như Đại vận của khoa tử vi . Nếu đi giáp vòng 9 cung x 10 năm =  90 Năm . Từ đó ta hiểu chiếm đóng bằng võ lực của nước Pháp tại Đông Dương , Từ 1864 đó là năm Giáp Tý , Chính Nguyên 11 .
Và có một điều trùng hợp về vị trí của  3  nước Việt , Miên Lào < Đông Dương > có liên quan gì đối với Trung Cung của Thiên Bàn Lạc Thư . Trên quả địa cầu , theo các nước có nguồn văn minh cổ nhất Ấn Độ Trung Hoa - Việt Nam - đều có  những nghiên cứu và có sự lãnh hội nơi kinh dịch . 3 quốc gia này là một  Tam Giác  Tuyến . Điều đó có ý nghĩa gì ? Tại sao các cường quốc khi dùng võ lực để chiếm đóng Đông Dương đều bị sa lầy . Cường quốc thứ nhất đó là  Mông Cổ . Kế đến là Mán Thanh . Sau nữa là Pháp . Rồi Nhật Bản . Sau là Mỹ và Nga Sô . và hiện tại là Cộng Sản VN
Cộng Sản VN là nước Việt ở phương Bắc đã chiếm đóng và tiêu diệt thể chế chính trị cuả Nước Việt ở phương Nam . Và chính vì thế mà họ đã sa lầy và sẽ rơi vào vùng sình mặt võng <Sable mouvant> ; nhân tài của nước Việt ở   phương Nam đã đi lánh nạn một phần lớn qua lời Thoán của Quẻ Bĩ Nơi Kinh Dịch dạy : ( sau ngày 30 – 4 – 75 )
            Thiên Địa Bế Tắc Hiền Nhân Ẩn
1-       Hiên tại vấn đề Đông Dương vẫn còn nhiều ẩn số . Tại sao hầu hết các cường quốc đều rước lấy mối nhục ngàn đời tại Đông Dương ???
2-      Tại sao người Mỹ chú ý gì ( thực sự ) về Đông Dương . Ngoài lý do họ đưa ra là : Ngăn sức bành trướng của đế quốc Trung Hoa Đỏ ! Đó chỉ là diện bề mặt !  Bên trong còn ẩn chứa điều gì ?
3-      Tại sao Cam Ranh lại trở thành điểm chiến lược ? Vấn đề đó là gì ? Ngoài các lý do mà Mỹ đưa ra ?
4-      Tại sao dân tộc Việt  Nam vốn yếu đuối , nhưng lại tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ chinh chiến ? Phải chăng có một lý lẽ nào đó về Nguồn Văn Minh Tinh Thần ???
5-      Tại sao chúng ta có thể dùng 5 lóng của 3 ngón tay, trên bàn tay trái để áp dụng các quy tắc toán học không gian một cách đơn giản ???
6-      Tại sao tiền nhân của dân tộc Bách Việt biết xử dụng các yếu quyết trong <Lạc thư Toán pháp >và vận dụng vào chính trị - hành chánh . quân sự để chống xâm lược ???
7-      Hiện tại có bao nhiêu cường quốc đang chú ý , đang có bộ phận nghiên cứu , áp dụng xử dụng các lý thuyết , các quy tắc nơi Kinh Dịch . Họ áp dụng rộng rãi vào chính trị - kinh tế - quân sự - thương mại …….Họ đã thành công trên nhiều lãnh vực với tinh thần hiểu biết - cầu tiến – không có chấp - bảo thủ như cổ nhân
8-      Có phải chăng sau khi vấn đề Đông Dương trở thành vấn đề sau chót được giải quyết xong . Thì Thế giới trở nên hợp nhất trong chương trình <Liên Lục Địa > ???
Người viết bài này chỉ là thường dân ,   không có kiến thức của nhà Bác Học , không có tham vọng về chính trị , không thích dùng bạo lực để khống chế kẻ khác , không hề chú ý gì đến vinh hoa phú quý . Bằng cấp chỉ có bằng Tiểu học , va sở dĩ viết loạt bài này là vì nhớ đến câu : Một con Ngựa đau  , cả tầu không ăn cỏ
Và lại nhớ câu : <Quốc gia hưng vong Thất phu hữu trách >
Hơn thế nữa , bản thân người viết không có ý dạy bảo người khác , cho nên có thể có thiếu sót trong câu văn , hoặc có thể luộm thuộm qua cách trình bày
Nói tóm lại gần 30 năm đi sâu vào không gian <kinh dịch > người viết cũng học hỏi được đôi điều nơi cổ nhân qua kinh Chu dịch . Đôi khi cuộc sống cũng có phần cơ cực , do hoàn cảnh , nhưng thân tuy nghèo , mà tâm vẫn hạnh thông . Dù thắng không kiêu , bại không nản . Đến nay trải qua 29 năm , đối với đời người , quả là một quảng thời gian dài . Sau đây , thời gian vừa qua , do một sự thúc đẩy của siêu nhiên ( năng lực vô danh ) , nên viết các loạt bài có liên quan đến Sấm ký <Bạch Vân Thi Tập >
<  Khi thời chưa đến thì đó là Thiên Cơ Bất Khả Lậu >. Nay đã đến kỳ thì tạm lộ đôi điều . Nhưng dù sao nơi Sấm ký vẫn còn có nhiều điều ,mà dù có hiểu cũng không được phép tiết lộ . Mình chỉ trình bày những gì được phép . Đó là kỷ luật ,là luật của cõi âm . Nếu phạm phải thì sẽ chuốc lấy tai họa thảm khốc . Đó là do kinh nghiệm trực tiếp của kẻ hàn sĩ . Nếu trót phạm vào ngôi vị của Quý Nhân mà mình không có phúc phận , thì thật là đại họa . Dù có làm bất cứ điều gì ? Nói gì ? cũng không để thái quạ quá thời ) bất cập (thời chưa đến )
Loạt bài này còn dài . Nay tạm ngừng nơi đây
                                                    
                                                                        Phương Đoài tiết trong xuân Giáp Thân 2004
                                                                                          Lam  Sơn họ Lê
Back to top
« Last Edit: 14. Aug 2010 , 08:25 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #13 - 17. Aug 2010 , 11:00
 
                                  
                                 
       Tây bắc Càn       Bắc khãm       Đông bắc Cấn
              7                     2                      9

        Tây  Đoài          Trung cung      Đông Chấn      
             8                       6                     4

      Tây nam Khôn     Nam Ly         Đông Nam Tốn
            3                       1                      5 
                        
Có  một  điểm  trùng  hợp  khi  Liên  quân  Mỹ  ở  Tây  Bắc  ( 6 )  Anh (  7  )  thuộc  Âu  Châu  tấn  công  Irak  thì  Trung  Hoa  bùng  lên  khói  mây  dịch  bệnh 

Đây  không  phải  là  bệnh  dịch  bình  thường  .  Mà  chính  là   chiến  tranh  vi  trùng  . Sao  Liêm  Trinh  mầu  vàng  số  5  , chòm  sao  5  ngôi  ,  tượng  trưng  cho  dịch  tế  và   tai  họa  .  Sau  trận  dịch  tể  kinh  khiếp  này  nước  Tàu  đỏ  sẽ  tự  chia  năm  xẻ  bảy  .  Điều  đó  ta  sẽ  bàn  ở  các  chương sau .
  Điều  hợp  lý   là  nước  Việt  nam  Cộng  Sản  bị  tàu  khống  chế  từ  lâu  ,  nay  thì  đã  hết  vì  cơ  trời  vận   chuyển  . Dân chúng Việt Nam tự  đứng lên đập bỏ hình tượng độc tài là đảng và nhà nước cộng sản tại Việt Nam  
Sao  Ngũ  Hoàng  Liêm  Trinh mầu  vàng  thuộc  Thổ .  Tượng  trưng  Đại  sát  tinh  là  thiên  tai  ,  là  dịch  họa  .  Cho  nên  Trung  Quốc  Cộng  Sản  xảy  ra  một  loạt  bịnh  dịch  truyền  nhiễm  .  Số  tử  vong  lên  đến  hàng  ngàn  nhân  mạng  .  Sự  kiện  này  xảy  đến  vào  mùa  xuân  năm  Quý  Mùi  2003  Trùng  hợp  về  việc  liên  quân  Anh  Mỹ  tấn  công  IRAK .
Và  còn  hơn  thế  nữa  nếu  ta  xem  lại  bài  Sấm  ký  của  Quân  Sư  Lưu  Bá  Ôn  triều  đại  Minh  (  Trung  Quốc  )  về  bài  ca  Chiếc  Bánh  Nướng  rất  nổi  tiếng  .  Tiên  đoán  trước  nước  Cộng  Sản  Trung  Hoa  sẽ  đổi  thể  chế  chính  trị  ,  Và  đảng Cộng  Sản  Tàu   biến  mất  .  Cùng  lúc  với  sự  chia  năm  xẻ  bảy  của  Tàu  .  Khi  nước  Tàu   bị  chia  xẽ  bởi  chính  người  dân  , thì  sự  rã  tan  băng  hoại  của  Đảng  và  chính  quyền  Cộng  Sản  Việt  Nam  cũng  có  thể  xảy  đến  trong  ngày  giờ  . 
Chính  quyền  và  Đảng  Cộng  Sản  Việt  Nam  rất  gian  manh  và  tổ  sư  nói  dóc  ,  là  vua  ăn  cắp  ,  ký  cóp  ,  đạo  văn  .  Nhất  là  khi  bắt  chước  theo  câu  nói  nổi  tiếng  của   Quản  Trọng  , đáp  lại  câu  hỏi  của  vua  Tề  Hoàn  Công : khi  vua  Tề  hỏi  Quản  Trọng  về  sách  lược  cai  trị  trong  lúc  cấp  thiết  .  Quản  Trọng  thưa :  muốn  cho  dân  và  binh  lính  có  lương  thực  thì  trồng lúa ,  vì  lợi  ích  10 năm  ta  trồng  cây  ăn  trái  , vì  lợi  ích  trăm  năm  ta  cần  phải  đào  tạo  nhân  tài  ,  gọi  là  trồng  người ;  Hồ  Chí  Minh  chỉ  là  Tổ  sư Ăn  Cắp  .  Văn  tự  của  đời  xưa  ,  và  khi  làm  thì  tiêu  diệt  dần  mòn  nhân  tài  trí  thức  trong  các  nhà  tù  lao  động  khổ  sai  .  Chế  độ  độc  tài  tiêu  diệt  sĩ  phu  thì  chính là  tự  diệt  .  Khi  đảng  Cộng  Sản  Tàu  ăn  cắp  ,  ăn  cướp  công  khai  thì  Đảng  Cộng  Sản  Việt  Nam  rập  khuôn  , nhưng  văn  vẻ  hơn  .  Ăn  cắp  ,  ăn  cướp  có  bài  bản  , có  môn  bài  . 
Những  loại  chính  thể  nào  , chính  quyền  nào  cai  trị  dân  bằng  Bạo  lực ,  bằng  dối  trá  ban  hành  chính  sách  Ngu  Dân , Lừa  dối và  đàn  áp  dân  thì  nhất  định  sẽ  đi  vào  con  đường  Tự  Sát .  Họ  không  quên  rằng  không  có  thể  nào  che  dấu  những  điều  dối  trá  mãi  mãi  .  Và  nhất  là  Dân  Chúng  là  một  sức  mạnh  khủng  khiếp  .  Chính  họ  đã  từng  lếu  láo  khi  khẳng  định :  Nơi  nào  có  đàn  áp  thì  nơi  đó  có  đấu  tranh  .  Rõ  ràng  là  gậy  ông  đập  lưng  ông  .   Các  loạt  bài  sẽ  còn  nối  tiếp 
   Phương  Đoài   Tiết  Hạ  Chí  Paris  mùa  hạ 
                                                                                 LAM  SƠN  HỌ  LÊ 
  Ai có nhu cầu   trao  đổi  xin  liên  lạc 
  lamsonparis2016@gmail.com








Back to top
« Last Edit: 04. Dec 2017 , 02:11 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: PHONG THUỶ , SẤM KÝ VÀ MỆNH NƯỚC
Reply #14 - 15. Oct 2010 , 01:42
 
                    SẤM  KÝ  TRẠNG  TRÌNH  (  TIẾP  THEO  ) 


                                           Long  vỉ   xà  đầu  khởi  chiến  tranh 
                                           Can  qua  xứ  xứ  khổ   đao  binh 
                                            Mã  đề  Dương  cước  anh  hùng  tận
                                            Thân  Dậu  niên  lai  kiến  thái  bình 
-      Nếu  muốn  giải  các  câu  Sấm  truyền :
-       Ta phải  xử  dụng đến các  phương  thức  của môn Toán học Không gian , gọi là Thiên  văn  Thái  Ất phối hợp các số ký hiệu tiêu biểu cho Nhóm sao Thái ất vận hành  trong  90 năm ,qua cửu cung của Lạc Thư < tài liệu nghiên cứu cổ  do các nhà bác học Bách Việt soạn ra >  .  Trước thời kỳ dân tộc và lãnh thổ Lạc Việt bị giặc phương Bắc xâm lấn và thống trị . Căn cứ nơi các câu thơ  cổ , ta cóThất xích hạ  nguyên Đoài vị Tầm (đặt Giáp tý vào cung đoài số 7 )
-      Có nghĩa là muốn tìm vị trí của Thái Tuế đóng tại nơi nào , ta phải tìm theo phương pháp của khoa thiên văn cổ . Ví dụ năm 2003 ứng với năm Quý Mùi (Âm lịch ) . Ta khơi Giáp Tý tại cung số 7  (Đoài  cung )  . Năm  Giáp Tý 1984 thuộc hạ Nguyên , an vị tại  Đoài số 7 . 1984  Giáp Tý tại Đoài .  Ất  Sửu  1985 tại Càn  6  Bính Dần  1986 Trung cung 5  .  Đinh Mão 1987  Tốn . Mậu Thìn 1988 chấn 3 . Kỷ Tỵ khôn 2  (1989) Canh Ngọ 1990 Khảm 1 . Tân Mùi 1991 Ly 3 , Nhâm Thân 1992 Cấn 8 Quý Dậu Đoài 7 ( 1993 ) . Tiếp theo : năm Giáp Tuất 1994 Càn 6 Ất Hợi 1995 nhập Trung Cung 5 . Bính Tý 1996 cung Tốn  Đinh Sửu 1997 chấn 3 . Mậu Dần 1998 Khôn 2. Kỷ Mẹo 1999 Khảm 1 . Canh Thìn 2000  ly 9 . Tân Tỵ 2001  cấn 8  . Nhâm  Ngọ  2002  Đoài 7 . Quý Mùi  2003 càn  6

-      Tình hình thời sự thế giới chuyển biến dồn dập vào năm Canh Thìn 2000 Bắt đầu từ 2000 đã thấy tình hình rối rắm ở Trung Đông . Liên quan đến vấn đề không tặc và khủng bố quốc tế tấn công vào các nước tư bản  .Tình hình nóng bỏng vào năm Tân Tỵ 2001. xày ra vào mùa  Thu ở Nữu Ước . Khi hai toà cao ốc bị phi cơ đâm vào Nước Mỹ tại cung Càn 6 Tây Bắc . Nếu đem vị trí nước Mỹ  đặt vào bảng  Lạc Thư Cửu Cung . Ta  thấy phương  Đông Bắc bị thảm nạn

-      Thái Tuế Tân Tỵ lưu niên Phi tinh tại cung Cấn . Số 8 nhập Trung cung

-      Sau khi 2 tòa cao ốc của Nữu  Ước bị tàn phá . Năm Nhâm Ngọ Thái Tuế  tọa  lạc  vào cung Đoài 7 . Thế lực chính trị ( cung đoài thuộc phương Tây tư bản ) . Quẻ Đoài tượng trưng cho khẩu thuyết , mồm mép , chỉa mũi dùi vào phương Đông . Ảnh hưởng và tác động của quẻ Đoài theo học thuyết quân sự : Tiên Dụng Lễ hậu Động Binh

-                                         Rồng nằm bể cạn dễ ai hay

-                                        Rồng là hình tượng quẻ Càn

-                                        Rồng nằm : tức là quẻ Càn Nội (ở bên dưới )

-                                        Hào sơ cứu quẻ Càn có tượng Tiềm Long

-                                        Nạp giáp cho quẻ Càn Nội : Thiên Can và địa chi Giáp Tý

-                                        Từ năm Giáp Tý đến Quý Dậu là một đại vận 10 năm

-      Trở lại toàn 8 câu Sấm

-      1- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay

-      2- Rắn mới hai đầu khó chiụ thay

-      3- Ngựa đã gác yên không người cỡi

-      4-Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây

-      5 Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu

-      6- Gà kia vỗ cánh chập chùng bay

-      7- Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa

-      8- Ăn no ủn ỉn Lợn kêu ngày


2-      Rắn mới hai đầu :Rắn là năm Tỵ . Mới là Tân .  Năm Tân Tỵ
3-      Ngựa đã gác yên không người cỡi : Ngựa là năm Ngọ , gác yên tức là Ngựa mặc giáp . tức là giáp mã không người cữi : tức là hưu chiến hoặc đình chiến
4-      Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây Cheesyê là năm Mùi  có nghĩa là Tây Dương tức là người Pháp rút khỏi Đông dương
Bây giờ muốn xác định rõ ràng thời điểm nào , chúng ta phải xử dụng Lạc Thư cửu cung và phối hợp Lưu Niên Thái Tuế của Lục Thập Hoa Giáp
Lục Thập Hoa Giáp : 60 năm gồm có 6 Can giáp . Mỗi tuần giáp có 10 Can .  6 tuần giáp có 60 năm . Mỗi một nguyên = 60 năm . Ba nguyên x60 năm = 180 năm
Mỗi một nguyên sẽ là một vận . Thời kỳ hiện tại thuộc Chính nguyên 12
Khởi từ vận 1 :  1864 – 1883 , kết thúc ở vận 9  : 2024 – 2043
Nói tóm lại muốn xác định Lưu Niên Thái Tuế , chúng ta phải xử dụng bảng Lục Thập hoa giáp phối hợp Tam Nguyên cửu vận
Chúng ta lại cần có  thêm một yếu tố nữa , đó là phối trí Lục Thập Hoa Giáp vào các phương trình Độn giáp
Xin nhắc lại các nguyên lý dịch - gồm có hai phần : Tịnh và động . Như  Âm và Dương
-Con người và sự việc gồm có hai phần chính: Bản thể vốn tĩnh lặng . Công năng vốn động . Binh pháp thời xưa đã viết : Tịnh Vi Dân , Động Vi Binh –
Phần  Lưu Niên Thái Tuế cũng thế Theo như khoa tử vi sinh năm nào ta an Thái tuế theo địa chi  của năm sinh . An vào cungcó cùng tênvới chi của năm sinh . Thái Tuế là một chuổi thiên thể  gồm  12 ngôi. Có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của từng sinh vật trên  quả địa cầu . Khi an vị Thái Tuế như thế,là về phần bản thể phần hoạt động ( mouvement) Chúng ta có cách tính thứ nhì theo phương thức của khoa Thiên văn Thái Ất . Đó là sự phối hợp của Phi tinh theo quỹ đạo Lạc Thư qua Cửu Cung .  Đây là phần quan trọng và chính yếu  . Dịch viết : Không động , không bói , không bàn tốt xấu , lợi hại , hối tiếc và lầm lẫn
Trước hết ta thiết lập Bảng Lục Nghi, tam kỳ. Thứ đến thiết trí bảng Lạc Thư . Ví dụ : căn cứ theo lời Sấm :
     Hạ Nguyên Giáp Tý Canh đầu
     Thanh bình nằm tại hương câu hưởng nhàn
-Sau đây là Bảng Lục Nghi , Tam kỳ của phương trình Độn Giáp .
Giáp Tý Thượng  Nguyên vận
  vận           1-   Từ 1864  - 1883
                   2-   Từ 1884-   1903
                   3 -   Từ 1904 -  1923

TÍnh năm Gíap Tý của thời Trung Nguyên 
Từ vận 4 – 1924  -- 1943  .  Từ Giáp Tý      __    Quý  Mùi
Từ vận 5  - 1944  – 1963 -    Từ Giáp Thân  __   Quý  Mão
Từ vận 6  - 1964  – 1983     Từ  Giáp Thìn   __    Quý Hợi
60      năm 
   
     Năm Giáp Tý của thời Hạ Nguyên
      Từ vận 7   -   1984  -  2003         Giáp Tý      __   Quý Mùi 
      Từ vận 8  -   2004  -  2023          Giáp Thân   __   Quý Mão
      Từ vận 9  -   2024  - 2043           Giáp Thìn    __   Quý Hợi
                 60  năm
      
      Năm Giáp Tý thời Trung Nguyên
       G Tý      Mậu         4                Giáp Ngọ   1             Ất            5
       G Tuất    Kỷ           3               Giáp Thìn   9             Bính        6
       G  Thân  Canh        2               Giáp Dần   8             Đinh        7

  Chúng ta áp dụng theo nguyên tắc : Giáp tý trung nguyên tứ lục khởi ; tức là đem năm Giáp Tý 1924 vào cung tốn số 4 ; từ đó tính ngược , Giáp tý 1924 tại cung tốn 4 , Ất Sửu 1925 cung chấn 3 , Bính Dần 1926 cung Khôn 2 , Đinh mảo 1926 cung khãm 1 , Mậu thin 1927 cung Ly 9 ; Kỹ tỵ 1928 Cung Cấn 8 ; Canh ngọ 1929 cung Đoài 7 , Tân Mùi 1930 cung Càn 6 ; Nhâm thân 1931 trung cung số 5 , Quý Dậu cung tốn 4 ;


                                 CÀN 6                KHÃM  1                     CẤN  8

                    Tân mùi    1931             Đinh Mảo 1927              Kỹ tỵ 1929
                                                
                                ĐOÀI               TRUNG CUNG              CHẤN 3

                          Canh ngọ   1930    Nhâm thân  1932            Ất Sữu 1925



                                 KHÔN                      LY                            TỐN

                         Bính dần 1926           Mậu thin  1928            Giáp Tý  1924
                                                                                                 Quý Dậu  1933

Muốn tính ra phương vị của Thái Tuế Lưu Niên thì ta phải xử dụng phương trình độn giáp
Theo câu Sấm Rồng nằm bể cạn . Rồng năm Thìn 1940
                        Rắn mới hai đầu     Tân Tỵ               1941
Theo Lưu Niên Phi Tinh năm Canh Thìn Thái đến an vị tại cung Càn mang số 6 . Ảnh hưởng của sao Vũ Khúc quẻ Càn . Tượng trưng cho Pháp luật .
     Rồng nằm bể cạn -  Căn cứ theo Thoán Từ và Hào Từ của quẻ thuần Càn : Sơ Hào là thời kỳ Tiềm Long ẩn Phục . Nên gọi là Rồng nằm Năm Canh Thìn sao Tuần Thủ Chấn 3 . Sao Lộc Tồn gặp năm Canh tại cung 2   Thương môn đến năm Thìn di chuyển đến cung Càn  Theo Bát Trạch và Phong Thủy gọi là Thiên lôi vô vọng
-Thế lực Phương Đông chế ngự phương Tây . Khối trục : Nhật - Đức - Ý tấn công vào phương Tây
thanks.gifhù hiệu của đảng Quốc Xã  mang hình chữ Vạn ngược Chữ Vạn  đặt thuận chiều thì tượng trưng cho Thái Bình Chữ Vạn dặt ngược chiều thành tượng binh đao . vì đi ngược Thiên lý
Từ năm Giáp Tý độn tại Kỷ 3 có sao Tuần Thủ Lộc Tồn . Tượng Chấn động ;
Bắt đầu Giáp tuất Sao Lộc Tồn ( cung chấn 3 có nghiả là Chấn động ) hay là sấm sét nổi lên ở phương đông , Tức nước Nhật , Ất hợi 1935 cung khôn ở Tây nam , Năm Bính tý 1936 cung Khảm ở Bắc , năm Đinh Sưủ 1937 ở Nam , Năm Mậu Dần 1938 ở cung Cấn đông bắc , Năm kỹ mảo 1939 ở Đoài , năm Canh thin 1940 ở Tây bắc , Năm tân tỵ 1941 ở trung cung , năm Nhâm ngọ 1942 ở cung tốn , năm quý Mùi 1943 ở cung Chấn ,
-                                          
Loạt bài về Sấm Ký còn tiếp ,
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra