Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44495 times)
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #210 - 19. Jul 2011 , 11:04
 


Tiếng Việt - Tiếng Mỹ Rắc Rối Quá


...



Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...
Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but " "từ tục"".  "từ tục" is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành " "từ tục"".  "từ tục" là con gà trống,,nó mổ người .,nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson "gỡ gạt":
- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Đây là chỗ đi toilet của nhà tôi .?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là... hố to rồi. Ha ha... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua"

thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #211 - 26. Jul 2011 , 14:52
 
Bài này cô đã đọc ở đâu rôì mà đọc lại vẫn thâý vui quá.  Ước gì mình có vài người bạn Mỹ thế này em nhi?
Càng nghĩ càng thâý tiêng Việt mình rắc rôì quá mà ai thông thạo được thì thật là giỏi.

Hôì này em có gì lạ không? Gặp lại các em ở tháng 8 chứ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #212 - 01. Aug 2011 , 16:45
 
thule wrote on 26. Jul 2011 , 14:52:
Bài này cô đã đọc ở đâu rôì mà đọc lại vẫn thâý vui quá.  Ước gì mình có vài người bạn Mỹ thế này em nhi?
Càng nghĩ càng thâý tiêng Việt mình rắc rôì quá mà ai thông thạo được thì thật là giỏi.

Hôì này em có gì lạ không? Gặp lại các em ở tháng 8 chứ?


Em thì khoẻ và bận rộn mọi việc cho gia đình. Em không có tham gia Đại Hội kỳ này. Chúc Cô vui mạnh

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #213 - 02. Aug 2011 , 22:10
 
Mytat wrote on 01. Aug 2011 , 16:45:
Em thì khoẻ và bận rộn mọi việc cho gia đình. Em không có tham gia Đại Hội kỳ này. Chúc Cô vui mạnh



Trời ơi,

EM ở đâu có xa gì lắm mà sao lại không đi?  Cô tiếc lắm đa, đang nghĩ là lại sẽ gặp cả em và ông xã như lần trước ở Vancouver?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #214 - 05. Aug 2011 , 16:03
 
thule wrote on 02. Aug 2011 , 22:10:
Trời ơi,

EM ở đâu có xa gì lắm mà sao lại không đi?  Cô tiếc lắm đa, đang nghĩ là lại sẽ gặp cả em và ông xã như lần trước ở Vancouver?


Vâng, không gặp các Cô Thày , các chị và các bạn kỳ này , em cũng tiếc lắm , em phải babysitting các cháu đó Cô. Smiley

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #215 - 29. Aug 2011 , 16:25
 


Đố Vui Việt Sử 



“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.
 
Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.
 
Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ


******************************************************




 
Câu hỏi của Đào Hữu Dương
 
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinhthanks.gifhụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?


Giải đáp của Nguyễn Xuân Vinh

Trước đèn đọc sách Đào quân:
“Đố Vui Việt Sử”, gieo vần họa thơ.
Duyên văn tao ngộ từ xưa,
Nặng lòng đất nước, bây giờ luyện thi.

1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường.
2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi.
3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng.
4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều.
5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang.
6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên.
7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
Vua Lê trả lại rùa thiêng trên hồ.
8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan.
9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao.
10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
Nữ nhi sánh với anh hào kém chi
11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây!
12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về.
13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương.
14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng.
15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam.
16. Họ Phan có cụ  Sào-Nam,
Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du.
17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công.
18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh.
19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ.
20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau.
21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần.
22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu.
23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người.
24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
Vua Lê khởi nghĩa, muôn đời ghi công.
25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân.
26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang.
27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền.
28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
Văn tài  Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau.
29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân.
30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên.
31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng.
32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài.
33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân.
34. Cần-Vương vì nước gian truân,
Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy.
35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca.
36. Đoàn thư, Chinhthanks.gifhụ dịch ra,
Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi.
37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
Công thần giết hại, nhiều người thác oan.
38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
Chữ Hoàng-Ngọcthanks.gifhách, lời than tự tình.
39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia.
40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời.
41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua.
42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
Ghi công Vănthanks.gifhức, vốn thừa Lý gia.
43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên.
44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau.
45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai.
46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa.
47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi.
48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan.
49. Bà Trưng khôi phục giang san,
Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù.
50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan.
51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng.
52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành.
53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng.
54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương.
55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan.
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn !
57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am.
58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
Trithanks.gifhương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành.
59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
Triệu-Vương, Quangthanks.gifhục hiển vinh một thời.
60. Chu hiền xin chém bẩy người,
Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan.
61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di.
62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh.
63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua.
64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người.
65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba,
66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang.
67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao.
68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
Núi sông hai chữ ghép vào thành tên.
69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta.
70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan.
71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu.
72. Đời Lê bình trị thiên thu,
Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn.
73. Thăng-Long giữ vững giang san,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh.
74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê.
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
Thánh Trần không thắng không về tới sông.
76. Mười năm kháng chiến thành công,
Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi.
77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao.
78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư.
79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình.
80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen.
81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù.
82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình.
83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn.
84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,
Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô.
85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay.
86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa.
87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài.
88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
Học nghề in sách miệt mài dạy dân.
89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng.
90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên.
91. Văn tài  Bá-Quát vô tiền,
Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình.
92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn.
93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong.
94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư.
95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền.
96. Trận này không phá giặc Nguyên,
Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương.
97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư.
98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình.
99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long.
100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.





----
Back to top
« Last Edit: 29. Aug 2011 , 16:28 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #216 - 18. Sep 2011 , 22:03
 
Hom nay em vao day tham co, va san dip chia se voi co nhung cai hay cua thuc pham vietnam co a. Nhieu khi minh cung khong hieu tai sao cac loai banh lai dươc goi ten nhu the co nhỉ. Em xin chuc thay co mot cuôi tuan vui ve, em co goi dien cho co hom qua, nhung co khong co o nha.

1. Bánh gì ăn ít mà nhiều?
    Bánh đa
2. Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa?
    Bánh ít
3. Bánh gì nhọn tựa răng cưa?
    Bánh gai
4. Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?
    Bánh phu thê (còn gọi là bánh xu xuê) hoặc bánh cưới
5. Bánh gì cộm cộm trắng bông?
    Bánh bông lan
6. Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?
    Bánh chưng  (?)
7. Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?
     Bánh ú
8. Bánh gì sống ở ao cùng rong rêu?
    Bánh bèo
9. Bánh gì tra vấn đủ điều?
    Bánh hỏi
10. Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm?
       Bánh men
11. Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
      Bánh bò
12. Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?
      Bánh bao
13. Bánh gì bị bẹp rõ hoài?
       Bánh kẹp
14. Ấn cong sắp chữ, đố ai bánh gì?
       Bánh in

Sưu tầm cuả Hoa Hạ
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #217 - 27. Dec 2012 , 23:08
 
Trich: "Văn Hoá Dị Biệt


Tôi được đổi qua ban MIS (Management Information System) sau khi công ty tôi làm việc trải qua một cuộc re-engineering mà tôi nói đùa là một thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ” để các xếp lên chức lên lương cho nhau.  Ngồi chung phòng với tôi là một anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, vui tính và bộc trực.  Sau ba tháng làm việc chung, chúng tôi đã khá thân nhau.  Steve hỏi thăm tôi về các con tôi và khoe với tôi đứa con gái sáu tuổi của anh ta.

Một hôm vào giờ ăn trưa chúng tôi đi ra cafetaria mua lunch rồi mang về phòng làm việc vừa ăn vừa tán gẫu.  Steve hỏi tôi về những chuyện cổ tích dân gian Việt Nam và bảo tôi kể lại một chuyện cho anh ta nghe.  Không hiểu sao tôi lại đem chuyện Lưu Bình-Dương Lễ ra kể, mà kể một cách hăng hái, không dấu được sự hãnh diện về tình bạn cao cả và lòng tốt của Dương Lễ đối với bạn là Lưu Bình, va` còn hết lời khen ngợi nàng Châu Long giỏi dang, đi nuôi bạn chồng, lại vẫn giữ được tiết hạnh, v.v. 

Mặt Steve lộ vẻ bất bình, hai hàng lông mày hắn cau lại.  Tôi ngạc nhiên hỏi :

-      Có chuyện gì vậy ?

-      Tao thật không hiểu!  Mày nói đây là một chuyện được phổ biến trong dân gian?

-      Phải.

-      Và còn được xem là một gương sáng về tình bạn của hai người đàn ông?

-      Đúng vậy !

-      Và lòng trung thành với chồng của người đàn bà ?

Càng nói Steve càng có vẻ giận.  Tôi chột dạ:

-      Steve, mày làm sao vậy?

-      Mày có nhầm không?  Sao người ta lại có thể ca tụng một câu chuyện tồi như vậy.  Một người đàn ông không chút kính trọng vợ, coi vợ mình như người làm thuê.  Bảo vợ đi ở chung nhà với một người đàn ông khác.  Sao hắn không nghĩ hắn đã đưa vợ vào một chỗ dễ bị quyến rũ, dễ bị phạm tội ngoại tình?  Đã không bảo vệ vợ mình mà còn đẩy nàng vào chỗ hiểm nguy.  Đó là một người đàn ông tồi.

Ngừng lại một chút để lấy hơi,  Steve cao giọng tiếp:

-      Còn người đàn bà?  Người đàn bà đó không thành thật; cô ta lừa dối người  bạn mới, hứa hẹn với người này sẽ lấy người ta, trong khi biết chắc rằng mình sẽ không giữ lời hứa đó.  Người bạn đi thi, cô ta bỏ về nhà chồng cũ không một lời từ biệt.  Cô ta không nghĩ đến sự lo lắng, nỗi thất vọng của bạn mình.  Cô ta là một người đàn bà tồi.

Steve hùng hồn lên án Dương Lễ, chê trách Châu Long không hết lời; khen Lưu Bình đã turned around tốt để thi đỗ;  tội nghiệp Lưu Bình bị thất vọng vì tình.  Hai cái người tồi tệ kia về với nhau, having a good time together.  Còn người đàn ông tốt thì cô đơn, buồn khổ một mình, v.v. và v.v. 

Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phản ứng dữ dội của Steve.  Và cũng ngạc nhiên cho chính mình.  Bao nhiêu năm qua, từ khi còn bé được đọc và học về truyện Lưu Bình-Dương Lễ, cho đến khi khôn lớn, tạm có chút hiểu biết để lý luận, sao tôi chưa một lần suy nghĩ và question về những tính cách tốt xấu của câu chuyện dân gian này.   

Có phải vì cách học từ chương, cách giáo dục «gọi dạ bảo vâng», «nói sao nghe vậy» đã khiến ta dễ dàng chấp nhận những gì trong sách vở mà không hề đặt câu hỏi ?

Mai Trân"  het trich

***

Ghi chú: Dưới đây là những cảm nghĩ của hoangkybactien nhân đọc câu chuyện "Văn hóa dị biệt" của Gs Mai Trân. Với kinh nghiệm bản thân hkbt nhận thấy:

1. Không nói đến giai đoạn VN bị CS từ 1975 đến nay.  Cái nét văn hóa của VN biểu lộ qua thơ văn, sách vở, thư từ, ngôn ngữ nói chuyện hàng ngày chỉ chú trọng đến ý, chứ không chú trọng đến chữ. Khi nghe ai nói thì chú tâm để hiểu cái ý của người nói muốn nói điều gì, chứ không chú ý đến con chữ mà người đang nói dùng để diễn đạt. Vì ai cũng biết rằng đâu có ai có nhiều thì giờ mà ngồi không cả ngày để mà trau chuốt từng con chữ khi nói.  Cho nên, khi có ai ăn nói vụng về, lỡ lời thì cũng không ai chấp nhứt hết. Văn hóa Việt Nam là văn hóa hướng về sự duy trì thuần phong mỹ tục, đào tạo thánh hiền để dẫn dắt người dân sống cho phải đạo con người.  Một nền văn hóa chủ trương "nói ít làm nhiều." Văn hóa Việt Nam không đào tạo triết gia. Và Việt Nam không phải là xứ của triết gia theo lối của Âu Mỹ.

Trong khi đó người Âu Mỹ thì hoàn toàn ngược lại.  Họ chú ý từng chữ từng dấu một, rồi dùng đó để bắt bẽ, tấn công.  Mọi sự suy nghĩ chỉ để phục vụ cho cái tôi đầy kiêu ngạo của họ.  Đối với âu Mỹ mà nói là "tôi đi học để cho cha mẹ tôi vui lòng" hay "tôi đi học để mai sau có thể phục vụ cho đất nước tôi" sẽ làm họ cười chế nhạo.  Vì với họ (Âu Mỹ) học là học cho tôi, làm là làm cho tôi.  Nếu sống và làm việc ở Mỹ một thời gian chúng ta sẽ thấy văn hóa ở đây là văn hóa "nói nhiều làm ít!"  Lưỡi người nào dẻo sẽ mau lên lương lên chức, chứ không nhứt thiết là làm giỏi.

2. Như đã giải thích ở trên, câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ chỉ nhằm nhấn mạnh một điều là tình bằng hữu và tình vợ chồng mà xã hội VN thời đó bằng lòng như vậy.  Con người VN thời đó đơn giản không có đa trá như  người Âu Mỹ hôm nay. Cho nên toàn bộ câu chuyện không có chi tiết chi ly tỉ mỉ, phần này phải lô ríc với phần kia, mà chỉ là một nét tóm tắt chính thôi.

3. Điều quan trọng nhất của câu chuyện cổ tích VN "Lưu Bình và Dương Lễ" là nó đã rất thành công trong sứ mạng của nó: Trãi qua hàng mấy trăm năm, hàng trăm thế hệ dân Việt đã yêu thích nó. Thấm nhuần tư tưởng của nó.  Từ vua quan cho tới thứ dân, ai nghe cũng yêu thích.  Cái tinh thần nhân bản mà xã hội VNCH thừa hưởng từ tiền nhân để lại là do những câu chuyện cổ tích như thế này mà ra.

Người mà không có nhân nghĩa thì khó lòng mà còn có nhân tính. Và khi không có nhân tính thì những vụ như ở Colorado và ở Connecticut sẽ vẫn còn tiếp tục  xảy ra dài dài.

(còn tiếp...)

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #218 - 28. Dec 2012 , 22:15
 
Ghi chú: Dưới đây là những dòng tiếp theo của hoangkybactien:

(...tiếp theo)

Nói theo kiểu của người đồng nghiệp Mỹ  trong câu chuyện trên thì thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn ở thành Ca Tỳ La Vệ là một người cha/ một người chồng thiếu trách nhiệm phải không!?  Giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy ông ta (Tất Đạt Đa) sống nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người phải không? Không phải chỉ mỗi mình ông ta thôi mà các đệ tử của ông ta cũng vậy nữa!?

Hay như câu chuyện "cây khế: ăn một quả, trả ngàn vàng". Nói theo kiểu anh Mỹ trẻ kia thì đừng nói là chỉ ăn có vài trái khế, mà dù có ăn vài trăm trái khế thì cũng chỉ phải trả vài nén vàng là quá nhiều rồi. Làm gì mà phải chở người ban ơn đến tận kho vàng để mà hốt.  Túi ba gang bự như bao xi măng 80lbs ở ngoài Home Depot đâu phải nhỏ.  Làm như vậy là dại quá, nếu không muốn nói là ngu nữa, phải không?

Hay như là chuyện của Đức Hưng Đạo Vương, đang nắm toàn bộ quân lực trong tay, có nhiều gia nhân là tướng tài,  Ông có thể mưu sát vua Trần, vừa để trả thù nhà và vừa cướp được ngôi vua. Vậy mà ông không chịu làm. Có phải Đức Hưng Đạo Vương của chúng ta dại quá phải không? Và nếu anh Mỹ trẻ kia ở trong trường hợp đó thì chắc đã hành động khác rồi !

Tiền nhân Việt Nam ý thức được điều nhân nghĩa là hệ trọng trong đời người, nên ra sức giáo dục con cháu theo tinh thần đó. Còn anh Mỹ (uncle Sam) thì xưa nay chỉ tôn thờ một điều này thôi:

In dollars I trust !

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #219 - 01. Feb 2013 , 15:59
 
Tiếng Việt Trong Sáng _Đào Văn Bình


Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”

-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”
Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 22/1/2013: “Mỹ Tâm thua thuyết phục Hà Hồ”. Tại sao có chuyện “thua thuyết phục” và “thắng thuyết phục”? Mà thuyết phục ai ở đây? Tiếng Việt có nhiều cách nói giản dị, dễ hiểu hơn sao không dùng? Chẳng hạn như” “Mỹ Tâm thua Hà Hồ rõ ràng”, hoặc “Hà Hồ thắng Mỹ Tâm rõ ràng”, hoặc “Không thể chối cãi/biện minh là Mỹ Tâm đã thua Hà Hồ”.

Câu văn chen tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”

-BBC tiếng Việt ngày 13/11/2012: “Vì sao sếp Window 8 ra đi?”. Để bảo vệ tiếng Việt trong sáng nên viết “Vì sao người đứng đầu Window 8 ra đi?”

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 16/1/2013: “Bí mật tú bà ‘điều hàng’ bằng nickname ‘tiền ơi về đây rồi’”. Thực ra tác giả tiêu đề này muốn viết: Tú bà dùng mật khẩu ‘tiền về đây rồi” để cho các em nhận ra khách thật, nhưng lại viết chen tiếng Mỹ ” ba rọi” là nickname.

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 08/1/2013: “Top 10 đại học ít tốn kém nhất Vương quốc Anh.” Là cơ quan giáo dục dạy học trò về Việt Ngữ lại không biết dịch Top 10= Mười đại học đứng đầu. Thật đáng buồn!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 11/1/2013: “Chắn pô làm đẹp xe nhưng lại cắt chân người.” Pô ở đây là “ống khói”. Tại sao không dùng tiếng Việt cho trong sáng?

-Báo NgoiSao.vn ngày 18/1/2013: “Ngắm sao nữ mặc bikini khoe body đẹp hoàn hảo giữa tuyết lạnh.” Thật lai căng hết chỗ nói! Giống hệt như con nít nói tiếng Việt ở Mỹ.

-Báo 6ix.vn ngày 18/1/2013: “Giảm sốc 70% tất cả các sản phẩm. Đừng bỏ lỡ.” Bây giờ các từ “giảm giá kinh hoàng”, “giảm giá không tưởng tượng nổi”, “giá rẻ mạt” được dịch từ “ Shock Sale” thành “Giảm Sốc”. Thật là một loại “tiếng Việt kinh hoàng”.

-Báo Thanh Niên Online ngày 19/1/2013: “Ngắm "phiên bản" cực dễ thương của sao Hollywood”. Mở bất cứ cuốn từ điển English-Chinese nào ra chúng ta sẽ thấy chữ “copy” được người Tàu dịch là ”phiên bản”. Trong khi đó từ điển English-Vietnamese chữ “copy” được dịch là “bản sao, bản chép lại, bản chụp”. Học tiếng Anh tại sao chúng ta không dùng từ điển Anh-Việt mà lại dùng từ điển Anh-Hoa? Đây là lối tự ti mặc cảm, bắt chước Tàu. Cái gì Tàu hay ta bắt chước cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ hại của Tàu sao ta rước về?

Câu văn thô tục:

Trên các diễn đàn của người Việt hải ngoại ngày hôm nay xuất hiện quá nhiều những tiếng chửi thề và ngôn ngữ thô tục. Đây là hiện tượng bất thường không thấy cách đây khoảng 15 năm. Thói quen dùng lời lẽ thô bỉ phản ảnh sự tức giận và hận thù quá độ. Dĩ nhiên sự thô bỉ không làm người ta chết, nó không gây bạo lọan, không giết người như bệnh AIDS, Cúm Gà, Cúm Heo, Sóng Thần, Cuồng Phong… nhưng nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần và từ từ giết đi tình đồng lọai cao quý. Tại các quốc gia cực đoan Hồi Giáo người ta đang giết nhau bằng bom tự sát. Tại hải ngoại, một số người đang “hạ” nhau bằng những ngôn từ thô bỉ nhất. Chưa biết cái nào di hại hơn cái nào. Bom nổ chết, chôn rồi qua đi. Bài viết muôn đời còn nằm đó trong bộ nhớ của Google!

Đào Văn Bình
(California ngày 22/1/2013)

Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/2734-2734


Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #220 - 09. Feb 2013 , 19:13
 
"Thế nào là tiếng Việt trong sáng?" (2) _Đào Văn Bình


Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương
cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”


-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”

Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.


FRIDAY, FEBRUARY 1, 2013

"Thế nào là tiếng Việt trong sáng?" (2) _Đào Văn Bình

Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương
cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”

-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”
Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 22/1/2013: “Mỹ Tâm thua thuyết phục Hà Hồ”. Tại sao có chuyện “thua thuyết phục” và “thắng thuyết phục”? Mà thuyết phục ai ở đây? Tiếng Việt có nhiều cách nói giản dị, dễ hiểu hơn sao không dùng? Chẳng hạn như” “Mỹ Tâm thua Hà Hồ rõ ràng”, hoặc “Hà Hồ thắng Mỹ Tâm rõ ràng”, hoặc “Không thể chối cãi/biện minh là Mỹ Tâm đã thua Hà Hồ”.

Câu văn chen tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”

-BBC tiếng Việt ngày 13/11/2012: “Vì sao sếp Window 8 ra đi?”. Để bảo vệ tiếng Việt trong sáng nên viết “Vì sao người đứng đầu Window 8 ra đi?”

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 16/1/2013: “Bí mật tú bà ‘điều hàng’ bằng nickname ‘tiền ơi về đây rồi’”. Thực ra tác giả tiêu đề này muốn viết: Tú bà dùng mật khẩu ‘tiền về đây rồi” để cho các em nhận ra khách thật, nhưng lại viết chen tiếng Mỹ ” ba rọi” là nickname.

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 08/1/2013: “Top 10 đại học ít tốn kém nhất Vương quốc Anh.” Là cơ quan giáo dục dạy học trò về Việt Ngữ lại không biết dịch Top 10= Mười đại học đứng đầu. Thật đáng buồn!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 11/1/2013: “Chắn pô làm đẹp xe nhưng lại cắt chân người.” Pô ở đây là “ống khói”. Tại sao không dùng tiếng Việt cho trong sáng?

-Báo NgoiSao.vn ngày 18/1/2013: “Ngắm sao nữ mặc bikini khoe body đẹp hoàn hảo giữa tuyết lạnh.” Thật lai căng hết chỗ nói! Giống hệt như con nít nói tiếng Việt ở Mỹ.

-Báo 6ix.vn ngày 18/1/2013: “Giảm sốc 70% tất cả các sản phẩm. Đừng bỏ lỡ.” Bây giờ các từ “giảm giá kinh hoàng”, “giảm giá không tưởng tượng nổi”, “giá rẻ mạt” được dịch từ “ Shock Sale” thành “Giảm Sốc”. Thật là một loại “tiếng Việt kinh hoàng”.

-Báo Thanh Niên Online ngày 19/1/2013: “Ngắm "phiên bản" cực dễ thương của sao Hollywood”. Mở bất cứ cuốn từ điển English-Chinese nào ra chúng ta sẽ thấy chữ “copy” được người Tàu dịch là ”phiên bản”. Trong khi đó từ điển English-Vietnamese chữ “copy” được dịch là “bản sao, bản chép lại, bản chụp”. Học tiếng Anh tại sao chúng ta không dùng từ điển Anh-Việt mà lại dùng từ điển Anh-Hoa? Đây là lối tự ti mặc cảm, bắt chước Tàu. Cái gì Tàu hay ta bắt chước cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ hại của Tàu sao ta rước về?

Câu văn thô tục:

Trên các diễn đàn của người Việt hải ngoại ngày hôm nay xuất hiện quá nhiều những tiếng chửi thề và ngôn ngữ thô tục. Đây là hiện tượng bất thường không thấy cách đây khoảng 15 năm. Thói quen dùng lời lẽ thô bỉ phản ảnh sự tức giận và hận thù quá độ. Dĩ nhiên sự thô bỉ không làm người ta chết, nó không gây bạo lọan, không giết người như bệnh AIDS, Cúm Gà, Cúm Heo, Sóng Thần, Cuồng Phong… nhưng nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần và từ từ giết đi tình đồng lọai cao quý. Tại các quốc gia cực đoan Hồi Giáo người ta đang giết nhau bằng bom tự sát. Tại hải ngoại, một số người đang “hạ” nhau bằng những ngôn từ thô bỉ nhất. Chưa biết cái nào di hại hơn cái nào. Bom nổ chết, chôn rồi qua đi. Bài viết muôn đời còn nằm đó trong bộ nhớ của Google!

Đào Văn Bình
(California ngày 22/1/2013)
www.lyhuong.net/

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #221 - 01. Apr 2013 , 08:13
 

Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt

...


Đào Văn Bình


    Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước.  Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời.

     Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch  theo kiểu “mot à mot”. (*). Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương.  Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế.

      Thật chua xót! Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA -  hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.

       Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì  thì ôi thôi…4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!   
         Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào: 

1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”

2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”

3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”

4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”.

5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.

6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”

7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ “dữ dội”, “ác liệt” v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”

8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.

9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “ Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”

10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.

11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.

12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “ giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ”“ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.

13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”.

14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.

15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “ sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1

16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.

17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như  của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!

18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” ]Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp.

19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”

20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”

            Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy? Nếu ngày xưa chúng tôi ở Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn. Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc, Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như  Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v… Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá” cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh…nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh - cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ hiểu không? Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của  Pháp mỗi khi viết xong một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức mình đã viết một câu văn tối nghĩa.  Khi người đọc nhăn mặt tức mình viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.

      Là  người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2013)

(*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn.  Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.
Back to top
« Last Edit: 01. Apr 2013 , 14:21 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #222 - 11. Apr 2013 , 18:19
 
*
Ghi chú: Những dòng này chỉ bàn về việc dùng chữ Việt cho đúng chứ không dám luận bàn về văn chương Việt Nam. 

*

Trước năm 2000, khi mà Việt cộng chưa cho người lan tràn ra hải ngoại, thì tiếng Việt ở hải ngoại này vẫn còn thuần như thời trước 1975. Nhưng từ sau năm 2000 trở đi, bắt đầu có sự tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt cộng. Những từ ngữ này rất tối nghĩa, vậy mà nhiều người vẫn cứ nhắm mắt xài mà không suy nghĩ. Cho ví dụ, dân VNCH chúng ta hay xài:

1. Ra trường: để chỉ việc học hành xong của một học sinh, thì ngày nay nhiều người XHCN dùng hai chữ "tốt nghiệp".  Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Nghiệp ở đây có nghĩa là nghề nghiệp hay nghiệp quả của người đó. Người xưa có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" để ám chỉ là nhờ hồng phúc nhờ may mắn mà học hành thành đạt. Và người ta chỉ dùng nó cho những trường hợp đặc biệt như trạng nguyên, bãng nhãn, thám hoa thôi, chứ thi đậu thường hay thứ hạng thì có gì đâu mà "tốt nghiệp" với "xấu nghiệp".  Đó là chưa nói đến cái sự kỳ cục như khi ta nghe câu nói như sau "nhỏ A tốt nghiệp thủ khoa còn nhỏ B tốt nghiệp vừa đủ điểm hay đậu vớt".  Đậu thứ hạng hay đậu vớt thì cũng ra trường, nhưng đâu có gì là "tốt nghiệp" đâu chứ.  Do đó, nên dùng hai chữ "ra trường" thay cho hai chữ "tốt nghiệp" khi ý muốn nói về việc học hành xong của một người.

2. Người dân trong nước bây giờ cũng có mắt như chúng ta, nhưng không để dùng như chúng ta là "nhìn, thấy, hay nhìn thấy", mà là để "phát hiện"! Từ chuyện một con bò đứng ỉa một đống phân to tổ bố mà ai cũng có thể nhìn thấy từ xa, cho đến mấy tờ tiền típ ở trên bàn sau khi ăn xong, toàn là "phát hiện" hết. "Trên đường vào làng, anh T phát hiện một con bò đang...ị một bãi!", hay "trong khi thu dọn bàn, nhỏ C phát hiện $10 đô la tiềp típ ở trên bàn!"  Hình như người dân trong nước không còn biết sự khác biệt giữa chữ "thấy" và "phát hiện" nữa. Có lẽ, với họ "phát hiện" có nghĩa là "nhìn thấy". Nếu vậy quả thật là đáng tiếc.

Muốn "phát hiện" một điều gì đâu phải chỉ có nhìn thấy không đâu, mà nó còn đòi hỏi những kiến thức đặc biệt hay chuyên môn hay kinh nghiệm hay những công cụ khác phụ giúp mới nhận rõ được thực tướng của sự vật đang thấy đó. Chứ đâu phải chỉ nhìn khơi khơi là biết được đâu. Cho ví dụ, "nhờ đeo kiếng hồng ngoại tuyến, mà trong bóng đêm, người lính Mỹ đã phát hiện được toán quân Taliban đang ẩn trong một hang núi bên kia đường". Cho nên, để đơn giản và rõ nghĩa, dùng hai chữ "nhìn thấy" thay vì "phát hiện" khi không cần thiết.

3. Tuổi, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây là những đơn vị thời gian để đo tuổi tác cho người và gia súc. Một tuổi có nghĩa là một năm. Hai tuổi có nghĩa là hai năm. Nửa tuổi có nghĩa là 6 tháng. Và một phần tư tuổi có nghĩa là 3 tháng hay 12 tuần. Như vậy, một em bé mới sinh thì chưa có tuổi nào hết! Mà chỉ có ngày, tuần, hay tháng thôi. VNCH chúng ta thường dùng "em bé được bao lâu rồi?", "Dạ, em bé được 5 ngày rồi, hay 3 tuần rồi, hay 2 tháng rồi." Nói như vậy là ai cũng hiểu hết. Nhưng dân XHCN hôm nay không biết nói như vậy nữa. Họ bị nhiễm tụi Việt cộng. Đây là kiểu nói của họ đây, cho ví dụ, một em bé mới sanh được 5 ngày thì họ nói là "em được 5 ngày tuổi, hay 3 tuần tuổi, hay 2 tháng tuổi." Dùng hai đơn vị thời gian trước một con số nghe rất là kỳ cục.

Nói tóm lại, ăn mặc đẹp không đủ để che phủ hết cái ngố ngáo một khi mà ta nói hay viết ra...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #223 - 16. Apr 2013 , 06:42
 
hoangkybactien wrote on 11. Apr 2013 , 18:19:
*
Ghi chú: Những dòng này chỉ bàn về việc dùng chữ Việt cho đúng chứ không dám luận bàn về văn chương Việt Nam. 

*

Trước năm 2000, khi mà Việt cộng chưa cho người lan tràn ra hải ngoại, thì tiếng Việt ở hải ngoại này vẫn còn thuần như thời trước 1975. Nhưng từ sau năm 2000 trở đi, bắt đầu có sự tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt cộng. Những từ ngữ này rất tối nghĩa, vậy mà nhiều người vẫn cứ nhắm mắt xài mà không suy nghĩ. Cho ví dụ, dân VNCH chúng ta hay xài:

1. Ra trường: để chỉ việc học hành xong của một học sinh, thì ngày nay nhiều người XHCN dùng hai chữ "tốt nghiệp".  Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Nghiệp ở đây có nghĩa là nghề nghiệp hay nghiệp quả của người đó. Người xưa có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" để ám chỉ là nhờ hồng phúc nhờ may mắn mà học hành thành đạt. Và người ta chỉ dùng nó cho những trường hợp đặc biệt như trạng nguyên, bãng nhãn, thám hoa thôi, chứ thi đậu thường hay thứ hạng thì có gì đâu mà "tốt nghiệp" với "xấu nghiệp".  Đó là chưa nói đến cái sự kỳ cục như khi ta nghe câu nói như sau "nhỏ A tốt nghiệp thủ khoa còn nhỏ B tốt nghiệp vừa đủ điểm hay đậu vớt".  Đậu thứ hạng hay đậu vớt thì cũng ra trường, nhưng đâu có gì là "tốt nghiệp" đâu chứ.  Do đó, nên dùng hai chữ "ra trường" thay cho hai chữ "tốt nghiệp" khi ý muốn nói về việc học hành xong của một người.

2. Người dân trong nước bây giờ cũng có mắt như chúng ta, nhưng không để dùng như chúng ta là "nhìn, thấy, hay nhìn thấy", mà là để "phát hiện"! Từ chuyện một con bò đứng ỉa một đống phân to tổ bố mà ai cũng có thể nhìn thấy từ xa, cho đến mấy tờ tiền típ ở trên bàn sau khi ăn xong, toàn là "phát hiện" hết. "Trên đường vào làng, anh T phát hiện một con bò đang...ị một bãi!", hay "trong khi thu dọn bàn, nhỏ C phát hiện $10 đô la tiềp típ ở trên bàn!"  Hình như người dân trong nước không còn biết sự khác biệt giữa chữ "thấy" và "phát hiện" nữa. Có lẽ, với họ "phát hiện" có nghĩa là "nhìn thấy". Nếu vậy quả thật là đáng tiếc.

Muốn "phát hiện" một điều gì đâu phải chỉ có nhìn thấy không đâu, mà nó còn đòi hỏi những kiến thức đặc biệt hay chuyên môn hay kinh nghiệm hay những công cụ khác phụ giúp mới nhận rõ được thực tướng của sự vật đang thấy đó. Chứ đâu phải chỉ nhìn khơi khơi là biết được đâu. Cho ví dụ, "nhờ đeo kiếng hồng ngoại tuyến, mà trong bóng đêm, người lính Mỹ đã phát hiện được toán quân Taliban đang ẩn trong một hang núi bên kia đường". Cho nên, để đơn giản và rõ nghĩa, dùng hai chữ "nhìn thấy" thay vì "phát hiện" khi không cần thiết.

3. Tuổi, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây là những đơn vị thời gian để đo tuổi tác cho người và gia súc. Một tuổi có nghĩa là một năm. Hai tuổi có nghĩa là hai năm. Nửa tuổi có nghĩa là 6 tháng. Và một phần tư tuổi có nghĩa là 3 tháng hay 12 tuần. Như vậy, một em bé mới sinh thì chưa có tuổi nào hết! Mà chỉ có ngày, tuần, hay tháng thôi. VNCH chúng ta thường dùng "em bé được bao lâu rồi?", "Dạ, em bé được 5 ngày rồi, hay 3 tuần rồi, hay 2 tháng rồi." Nói như vậy là ai cũng hiểu hết. Nhưng dân XHCN hôm nay không biết nói như vậy nữa. Họ bị nhiễm tụi Việt cộng. Đây là kiểu nói của họ đây, cho ví dụ, một em bé mới sanh được 5 ngày thì họ nói là "em được 5 ngày tuổi, hay 3 tuần tuổi, hay 2 tháng tuổi." Dùng hai đơn vị thời gian trước một con số nghe rất là kỳ cục.

Nói tóm lại, ăn mặc đẹp không đủ để che phủ hết cái ngố ngáo một khi mà ta nói hay viết ra...



1.  Tôi có tý thắc mắc về cách dùng của hai chữ "tốt nghiệp". Từ bao lâu nay giờ tôi vẫn dùng và vẫn nghe thấy chữ "tốt nghiệp"(để chỉ "học xong" )chứ không phải là chữ sau này của XHCN?).  Vậy là tôi nói sai mà không biết??

Người ta nói "Cậu ấy tốt nghiệp cử nhân Toán, tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi"  v.v.  Ngày xưa thời tây còn ít người đi học thì "tốt nghiệp bằng sơ học yếu lược" hay certificat gì đó đã là khá lăm.  Dùng chữ tốt nghiệp để chỉ "học xong, học hết" (và coi đó là một thành công rồi không cần thêm thứ hang cao thấp ).  Nhưng không ai nói "tốt nghiệp tiểu học hay mẫu giáo" mặc dù là vẫn chỉ là "graduated", là học xong học hết....có lẽ là vì cấp bậc này còn quá nhỏ, chưa gọi là thành công chăng?  Mấy cái bằng cũng nho nhỏ nhưng của Tây thì được trọng hon một tý( vì mình hay hướng ngoại) nên dùng chữ "đao to búa lớn" (bao hàm một thái độ hay một cách nhìn của người ta đối với những mẫu mực làm thước đo cho giá trị xã hội của một thời điểm..)

2.  Cái chữ 'phát hiện ' này thì đúng là chữ mới sau này.  Mình hiểu là "không định tìm, định xem mà nhìn thấy (happen to see? ) mà mình nói là 'chợt thấy, bỗng thấy ' hay chỉ bình thường 'nhìn thấy, thấy ' mà thôi.  Cái dở của một "living language" là nói thay đổi theo thời, chẳng may nó được dùng sai ngay từ đầu nhưng mọi người lại thấy nó...dễ thương (có thể bởi vì nó được dùng bời một idol mà ta yêu mến) thế là mọi người cứ theo thời mà dùng nó, để cũng thấy mình...theo kịp trào lưu tiến hoá "!

Người ta bảo 'ngôn ngữ là phải thay đổi, là sinh ngữ, là living language (nếu nó không đổi thì nó thành "tử ngữ").  Có điều là mình không 'thấm' được những mẫu mực đó bởi vì nó không thuộc thế hệ của tội  Tôi chẳng thích nổi,chẳng theo nhưng tôi cũng nghĩ "language i
s arbitrary", chẳng có gì phải hay trái mặc dù nghe nó trối tai lắm,nhưng nó đã được socially accepted).  Cũng như bây giờ tôi chỉ thích nghe và thấm những bài hát xưa  trong khi những bài hát trẻ bây giờ thôi nghe trước quên sau và thường là không hiểu họ hát cái gì....hihihi.

Con cháu mình bây giờ lớn lên ở ngoại quốc, nói tiếng Anh tiếng Mỹ tiếng Tây rành hơn tiếng Việt nên bao nhiêu câu văn dịch của mà tác giả ĐV Bình nêu ra  (mà HKBT và NĐ đưa vào đây) làm cho mình cũng phải buồn lòng, nhưng làm gì đây khi thế hệ của  Dương Quảng Hàm dần dần đi hết? Chúng ta có quay ngược lại thời gian?

3.  Cái cách nói "3 tháng tuổi" này đúng là biến chế từ "3 years old, 3 months old " mà ra.  Các cụ cứ việc dơ tay than trời.  Bây giờ chắc chẳng còn ai hiểu:  "Cháu được mấy tuổi rồi?"  "Dạ thưa, cháu mới đầy tuổi tôi." ????


Tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt và mình có khuynh hướng dùng Hán Việt trọng những trường hợp trịnh trọng (formal). Nhưng thực ra ngay cả những lúc nói thướng, nôm na, ngữ vựng Việt cũng đầy rẫy những chữ Hán Việt .  Rồi XHCN cũng đã từng đả đảo chữ HV mà cứ nôm na "máy bay lên thẳng, nhà đẻ...vv." trong khi lại lam dụng những "đột xuất, cách ly," hay những chữ đao to búa lớn mà ĐVB  đã lấy ra từ báo chí hiện nay . 
    
Lại còn cách dùng của chũ "bị" và "được" nữa chứ .  MÌnh nói "bị thương, bị bắt' bị mất cắp ' và " được thưởng, được quà, được tiền...hay "Hôm nay được ăn phở" với "Hôm nay , lại bị ăn phở " thì đã nói lên được cái thái độ của người nói 2 câu trên .  Vậy thì làm sao quí vị giải thích câu này :"  Anh chàng đó bị giàu đấy."  Qúi vị nào biết làm ơn giải thích dùm.
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2013 , 06:45 by thule »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #224 - 16. Apr 2013 , 09:53
 
.
Thưa Cô:

Theo em nghĩ, chữ "tốt" trong hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng Việt thuần túy. Còn chữ "tốt" trong tiếng Hán là chữ "hảo". Còn chữ "nghiệp" đứng sau chữ "tốt" hàm ý là nghiệp lực, nghiệp quả nhiều hơn là nghề nghiệp vì nước ta ngày xưa đàn ông chủ yếu là làm ruộng thôi chứ đâu có nhiều nghề kỷ thuật như bây giờ. Hai nữa là ông bà ta hay nói "học tài, thi phận" để chỉ có nhiều người học giỏi mà thi hoài vẫn không đậu (đỗ đạt).  Cho nên, hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng khen của các cụ dành cho những ai may mắn, nhờ hồng phúc và nghiệp quả tốt của cá nhân và gia đình, mà thi đỗ đạt. Chứ còn tự hai chữ "tốt nghiệp" không có nghĩa là ra trường.  Nhưng từ ngày xưa, nước ta coi việc học hành khoa cử là quan trọng nhất trong đời người (đàn ông), cho nên lời khen "tốt nghiệp" (nghiệp tốt) mới dính vô việc học hành. Và một khi thi đỗ đạt thì có nghĩa là việc học hành cũng đã xong.   Từ đó, nó làm cho người ta mỗi khi nghe hai chữ "tốt nghiệp" là tự động nghĩ ngay đến việc học hành xong, tức là Ra Trường. Chúng ta cũng có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" hoặc "nghiệp tốt" để khen những sự thành đạt khác như thăng quan tiến tức, hay làm ăn phát đạt nữa. Dân gian cũng thường hay nói là "hay không bằng hên (may mắn) mà". Căn cứ theo sách sử, thì từ xưa ông bà ta đã dùng hai chữ "thi đỗ" để chỉ việc học xong" hay ra trường của một người, chứ đâu có dùng hai chữ "tốt nghiệp" đâu.

Cũng giống như "cái thìa" là tiếng địa phương của miền Bắc để chỉ cái muỗng (ăn canh), thì hai chữ "tốt nghiệp" có lẽ cũng là tiếng địa phương ở miền Bắc cho nên Cô nghe và quen dùng từ nhỏ, chứ ở Trung và Nam phần thì vẫn dùng hai chữ ra trường. Em thấy các anh lính VNCH cùng thời với Cô như tác giả Phạm Tín An Ninh là một ví dụ. Anh ấy dùng hai chữ ra trường trong mấy bài đoản truyện của anh.

Kết luận: Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Tự nó không có nghĩa là "ra trường" hay "học xong". Nhưng vì nó được dùng để chỉ những sự may mắn khi thi đỗ đạt, cho nên từ đó nó có tính cách ám chỉ sự học xong hay ra trường (thành đạt) của một người. Lâu ngày, nó được dùng như chữ "ra trường".  Tuy nhiên, sau khi hiểu như vậy rồi thì chúng ta nên dùng hai chữ "Ra Trường" cho việc "học xong" của một người vì nó có nghĩa trực tiếp hơn. Có thi "vô trường" thì phải có thi "ra trường". Vì nói đến trường (lớp) là nói đến việc học hành. Còn "nghiệp tốt hay xấu" là tín ngưỡng của mỗi cá nhân, vì học chăm thì chưa chắc đã là học giỏi ! Và do đó, vẫn có thể thi rớt như thường. Tóm lại:

Dùng "ra trường" khi muốn nói "graduation"hoado

Không dùng "tốt nghiệp" cho "graduation" bởi vì:

"Tốt nghiệp" = Good Karma (has nothing to do with graduation!)
Hai chữ "tốt nghiệp" đến đây là tạm đủ. (Còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 
Send Topic In ra