Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 14 15 16 17 
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44468 times)
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #225 - 16. Apr 2013 , 20:34
 
.
Thưa Cô:

Bây giờ nói về hai chữ "phát hiện",  thì theo em thấy trong tiếng Việt có vài ba chữ nữa nằm cùng trong nhóm chữ này là "phát giác", "khám phá", "sáng kiến" và "phát minh". Tất cả những chữ này đều có nghĩa là "thấy" hay "nhìn thấy" một vật, một sự việc, hay một định luật gì
đó qua một nổ lực như đang tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu. Chứ không thể nào chỉ mới nhìn qua mà "nhận ra" hay "thấy" liền. Ví dụ:

- Nhờ có quang tuyến X mà con người có thể phát hiện kịp thời những chứng bệnh lao khó trị.

- Nhờ học qua một khóa tình báo, mà người cảnh sát đã phát hiện (phát giác) ra nhiều gói thuốc phiện dấu trong mấy thùng trái cây.

- Nhờ nghiên cứu thiên văn học nhiều năm mà Galileo đã phát hiện (khám phá) ra trái đất có hình cầu tròn chứ không bằng phẳng như mọi người thời đó nghĩ.

Mục đích chính của hai chữ "phát hiện" và các chữ cùng nhóm là nó chứa đựng yếu tố "ngạc nhiên", "bất ngờ" và "hiếm hoi" mà người nói muốn đem đến cho người nghe. Ví dụ:

- Người nông dân ở ngoại thành Trường An, trong khi đào giếng để lấy nước, đã phát hiện (nhìn thấy) cổ mộ của Tần Thủy Hoàng.

- Nhờ nghiên cứu về lúa nước, mà các nhà khoa học phát hiện ra lúa nước có nguồn gốc từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

Tóm lại, hai chữ "phát hiện" chỉ nên dùng khi cái sự "nhìn thấy" đó nó có tính cách đặc biệt, khác thường, nhiều ngạc nhiên, kinh ngạc, ly kỳ, thích thú, hiếm hoi, hay quan trọng mà nó không xảy ra hàng ngày. Còn nếu không có gì đặc biệt thì dùng "nhìn thấy" là đủ rồi.

Cô có đưa ra vấn đề ARBITRARY/ARBITRATION (không có (chữ) "đúng" hay "sai", mọi sự do con người tự đặt ra mà thôi.)

Đối với vấn đề này thì em đồng ý với Cô là mọi sự như ngôn ngữ, chữ viết, luật lệ, nhà cửa, xe cộ, v.v..., điều do con người đặc ra, chứ thiên nhiên không có tạo.

Nhưng nếu không đặc ra thì làm sao để hiểu với nhau, để nói chuyện với nhau, để truyền bá để mà mọi người trong xã hội đó sinh hoạt nhịp nhàng, bớt mâu thuẩn và xung đột? Tuy chỉ là nhân tạo, do con người bày vẽ ra (arbitrary and socially accepted) nhưng nó phải có cái hay của nó mới làm cho người ta tiếp tục dùng đến, nếu không thì nó đâu thể tiếp tục tồn tại được. Cho ví dụ, chữ "thủy" có nghĩa là nước. Nhưng không ai dùng chữ "nước" để đặc tên cho con người, nhất là người con gái. Chúng ta dùng chữ "thủy" làm tên. Có lẽ, vì âm thanh của chữ "thủy" nghe lạ tai hơn và nghe hay hơn âm thanh của chữ "nước".Hay như việc trộm cắp, ăn hối lộ, nếu xã hội không cho là sai trái, thì xã hội đó sẽ hỗn loạn, và đi đến chỗ tàn sát lẫn nhau, chứ không thể tồn tài được. Cho nên, tuy là mọi thứ do con người tự đặc ra, nhưng nó được đặc ra trong những sự suy nghĩ chín chắn, dựa trên những nền tảng, hay giá trị lâu dài nào đó, chứ không có tính cách nhất thời hay tùy tiện.

Chính vì vậy mà một sinh ngữ sống là một sinh ngữ không nên có nhiều sự thay đổi. Do xã hội phát triển, có thêm nhu cầu, cho nên có thêm từ ngữ mới để cung cấp cho các nhu cầu mới đó. Chứ không phải xóa bỏ chữ cũ đi và thay một chữ mới vào đó. Vì làm như vậy thì sinh ngữ đó chỉ có mau chết mà thôi. Cho ví dụ, nếu hai ngàn năm trước tổ tiên ta dùng hai chữ "đói bụng" (hungry), thì ngày hôm nay chúng ta cũng nên dùng hai chữ "đói bụng" (hungry) chứ không nên dùng chữ khác để thay thế.
Có như vậy, thì nó mới tiện lợi và dễ dàng cho việc viết và duy trì lịch sử của dân tộc.

Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Điều thứ hai nữa là chúng ta không phải là thế hệ loài người đầu tiên có mặt trên trái đất này để đặc ra những chữ viết hay ngôn ngữ đang dùng. Bởi vậy, ông bà ta mới có câu "xưa truyền nay làm". Những gì hay chúng ta nên giữ gìn và vun xới nó, thay vì hời hợt và bỏ mặc.  Hướng ngoại mà hướng theo cái tốt thì cũng nên theo. Cho ví dụ, nước Tàu có hơn một tỉ người, và đại đa số dân Tàu theo Phật giáo là một tôn giáo xuất xứ từ Ấn Độ. Cả Âu Châu và Mỹ Châu đa phần theo thiên Chúa giáo hay tin lành, có gốc tích từ Jerusalem ở vùng trung đông.  Và cả loài người ngày nay đều mặc áo vét, mang giày tây, đi xe hơi của người Âu Mỹ. Về mặt hình thức, cả loài người hôm nay đã bị/được Âu Mỹ hóa bởi nền văn minh hiện đại của họ.

Cô có nói đến là Cô thích nghe những bài nhạc xưa, không thấy thích hợp với nhạc bây giờ.  Em nghĩ, không phải chỉ một mình cô, mà cả thế hệ của cô, đa phần, đều nghĩ như vậy. Đều này tương đối dễ hiểu và dễ thông cảm. Vì xã hội loài người có khuynh hướng xuống dốc (decaying, decadent age). Xã hội ngày càng lạnh lùng hơn, tàn nhẫn hơn. Cô nhìn qua bên Mễ, bên Tàu, bên Hy Lạp, hay Việt Nam CS là Cô thấy liền thôi.

Thưa Cô, ngày hôm nay chúng ta chắc là không còn Dương Quãng Hàm nữa, nhưng trong phạm vi trong gia đình của mình thì mình cứ ráng được tới đâu hay tới đó thôi Cô.  Nước VN mình trước thời chúa Nguyễn chỉ có miền Bắc thôi, và chỉ có mấy triệu dân, trong khi cả nước Tàu có gần một trăm triệu dân mà không đồng hóa nổi VN, thì bây giờ với mạng lưới toàn cầu và mấy triệu dân Việt ở hải ngoại thì công việc duy trì tiếng Việt trong sáng, em nghĩ, không đến nỗi bi quan lắm đâu. Thế hệ trẻ sanh ra ở đây có  nhiều em giỏi. Chúng ta có thể kỳ vọng ở các em.
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2013 , 20:40 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #226 - 18. Apr 2013 , 15:35
 
hoangkybactien wrote on 16. Apr 2013 , 09:53:
.
Thưa Cô:

Theo em nghĩ, chữ "tốt" trong hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng Việt thuần túy. Còn chữ "tốt" trong tiếng Hán là chữ "hảo". Còn chữ "nghiệp" đứng sau chữ "tốt" hàm ý là nghiệp lực, nghiệp quả nhiều hơn là nghề nghiệp vì nước ta ngày xưa đàn ông chủ yếu là làm ruộng thôi chứ đâu có nhiều nghề kỷ thuật như bây giờ. Hai nữa là ông bà ta hay nói "học tài, thi phận" để chỉ có nhiều người học giỏi mà thi hoài vẫn không đậu (đỗ đạt).  Cho nên, hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng khen của các cụ dành cho những ai may mắn, nhờ hồng phúc và nghiệp quả tốt của cá nhân và gia đình, mà thi đỗ đạt. Chứ còn tự hai chữ "tốt nghiệp" không có nghĩa là ra trường.  Nhưng từ ngày xưa, nước ta coi việc học hành khoa cử là quan trọng nhất trong đời người (đàn ông), cho nên lời khen "tốt nghiệp" (nghiệp tốt) mới dính vô việc học hành. Và một khi thi đỗ đạt thì có nghĩa là việc học hành cũng đã xong.   Từ đó, nó làm cho người ta mỗi khi nghe hai chữ "tốt nghiệp" là tự động nghĩ ngay đến việc học hành xong, tức là Ra Trường. Chúng ta cũng có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" hoặc "nghiệp tốt" để khen những sự thành đạt khác như thăng quan tiến tức, hay làm ăn phát đạt nữa. Dân gian cũng thường hay nói là "hay không bằng hên (may mắn) mà". Căn cứ theo sách sử, thì từ xưa ông bà ta đã dùng hai chữ "thi đỗ" để chỉ việc học xong" hay ra trường của một người, chứ đâu có dùng hai chữ "tốt nghiệp" đâu.

Cũng giống như "cái thìa" là tiếng địa phương của miền Bắc để chỉ cái muỗng (ăn canh), thì hai chữ "tốt nghiệp" có lẽ cũng là tiếng địa phương ở miền Bắc cho nên Cô nghe và quen dùng từ nhỏ, chứ ở Trung và Nam phần thì vẫn dùng hai chữ ra trường. Em thấy các anh lính VNCH cùng thời với Cô như tác giả Phạm Tín An Ninh là một ví dụ. Anh ấy dùng hai chữ ra trường trong mấy bài đoản truyện của anh.

Kết luận: Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Tự nó không có nghĩa là "ra trường" hay "học xong". Nhưng vì nó được dùng để chỉ những sự may mắn khi thi đỗ đạt, cho nên từ đó nó có tính cách ám chỉ sự học xong hay ra trường (thành đạt) của một người. Lâu ngày, nó được dùng như chữ "ra trường".  Tuy nhiên, sau khi hiểu như vậy rồi thì chúng ta nên dùng hai chữ "Ra Trường" cho việc "học xong" của một người vì nó có nghĩa trực tiếp hơn. Có thi "vô trường" thì phải có thi "ra trường". Vì nói đến trường (lớp) là nói đến việc học hành. Còn "nghiệp tốt hay xấu" là tín ngưỡng của mỗi cá nhân, vì học chăm thì chưa chắc đã là học giỏi ! Và do đó, vẫn có thể thi rớt như thường. Tóm lại:

Dùng "ra trường" khi muốn nói "graduation"hoado

Không dùng "tốt nghiệp" cho "graduation" bởi vì:

"Tốt nghiệp" = Good Karma (has nothing to do with graduation!)

Hai chữ "tốt nghiệp" đến đây là tạm đủ. (Còn tiếp)



Chào HKBT,

Tôi chắc KHBT phải chịu khó nghiên cứu sách vở lắm, và cũng viết giỏi viết , viết hay viết dài hay và cho nhiều ý kiến đó.  Tôi thì đánh máy "mổ cò" chậm và sai nhiều nên chịu không viết được dài, cũng chẳng có nghiên cừu sách vở gì cả, có cho ý kiến là từ cái hiểu biết đại khái của tôi thội.  Có nhiều cái mà HKBT viết tôi không đồng ý lắm và ước gì mình nói "chuyện đi chuyện lại" thì vui hơn và đỡ mất thì giờ hơn nhỉ.  Nhưng thôi mình chỉ làm được những gì DĐ này cho phép thì cũng ok rồi , phải không?

Tôi chỉ muốn nói nói là một ngôn ngữ nó "living" vì nó biến chuyển, từ gốc gác của một chữ, phát sinh từ đâu , bởi ai, được dùng với ý nghĩa gì, rồi sau biến đổi theo thời gian, theo giai đoạn, theo địa phương và được dùng với một nghĩa khác và mọi người đều "hồ hởi" dùng nó (socially accepted) mà không thắc mắc sai hay đúng. Muốn biết lich sử các từ được dùng qua thời gian, thì chắc mình phải qua  địa phận khác rồi (từ nguyên học -etymology).

Tôi chỉ biết bây giờ và trước đây người ta vẫn dùng "tốt nghiệp" để chỉ học xong, thi xong. và tôi không liên hệ cái (theo KHBT) "nghiệp" này với "nghiệp quả "được.  Nếu là tiếng Việt 100% thì "nghiệp tốt"là một cụm từ với tình từ tốt đi sau (cũng như "nhà đẹp" chứ không "đẹp nhà",phải không?)

Còn nếu hiểu đây là cách dùng Hán Việt thì "tốt" trong "tốt nghiệp" lại nôm na quá, phải là cái gì như "hảo nghiệp " chứ?( chữ Hán của tôi cũng...ăn đong " lắm đấy) và như vậy nó là 1 cụm từ (phrase) nữa trong khi chữ "tốt nghiệp" của một câu như :  Cậu ấy tốt nghiệp cử nhân với hang cao.." thì nó là một động từ, có nghĩa là graduated, là finished, là fin d'etudes theo tiếng tây.  Người ta còn dùng :  "các SV đã tốt nghiệp khoá huấn luyện 8 tuần ở....".  Chỉ có nghĩa là học xong, chẳng biết có thi cử,thi đỗ gì không? 
Thôi giản đi vấn đề, bàn chơi cho vui thôi. 


Viết một tý thế này là lại phải rời máy rồi.  Để lúc  khác bàn tiếp nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #227 - 18. Apr 2013 , 21:40
 
.
Quote:
Tôi chỉ muốn nói là một ngôn ngữ nó "living" vì nó biến chuyển, từ gốc gác của một chữ, phát sinh từ đâu , bởi ai, được dùng với ý nghĩa gì, rồi sau biến đổi theo thời gian, theo giai đoạn, theo địa phương và được dùng với một nghĩa khác và mọi người đều "hồ hởi" dùng nó (socially accepted) mà không thắc mắc sai hay đúng.


>> Thưa Cô:

Cô nói đúng. Nhưng đó là trong một xã hội phát triển liên lục như ở miền nam Việt Nam từ 1975 hay ở miền Bắc từ 1954 trở về trước.

Vấn đề chúng ta đang nói ở đây là từ khi CS chiếm miền Nam xong, họ cố tình tạo ra những từ ngữ quái đản rồi ép buộc mọi người dùng nó. Ví dụ như, "xưởng đẻ" thay cho bệnh viện, "hộ khẩu" thay cho sổ gia đình, "đăng ký" thay cho ghi tên hay ghi danh, "phản hồi" thay cho hồi âm hay hồi đáp, "du sinh" thay cho du học sinh, v.v....

Với em thì hai chữ "tốt nghiệp" mà Cô quen dùng từ nhỏ đến giờ là một hình thức tiếng địa phương, một cách nói của người Bắc, giống như chữ "thầy u" thay cho cha mẹ vậy thôi. Chứ chung quanh, đa số dân miền Nam thời VNCH vẫn dùng hai chữ "ra trường". Điều em muốn nói ở đây là, bây giờ hình như cả dân miền Nam trong nước cũng bị nhiễm hai chữ "tốt nghiệp", mà không còn dùng hai chữ "ra trường" nữa. Có một số chữ khác cũng bị biến mất và bị thay bằng những chữ tối nghĩa hơn, ví dụ:

- "Liên hệ", đúng ra phải là liên lạc.
- "Đăng ký ", đúng ra phảI ghi tên, hay ghi danh.
- "Vô cảm", đúng ra phải là thờ ơ, hời hợt, làm ngơ, phó mặt.
...và còn nhiều nữa.

Sau cùng, nếu hai chữ "tốt nghiệp" và "nghiệp tốt" mà Cô thấy nó khác nhau, thì Cô nghĩ sao về hai chữ sau đây.

Bảo đảm (VNCH dùng) >< Đảm bảo (VNCS dùng)

Chứng minh (VNCH dùng) >< Minh chứng (VNCS dùng)

Ghi chú: Em viết ra những gì em nghĩ để góp vui thôi, chứ không có ý hơn thua đâu. Nếu Cô rãnh thì thảo luận cho vui, còn không thì thôi, chứ không có gì đâu. Chatting for fun thôi mà.
.
Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #228 - 19. Apr 2013 , 06:26
 
Hihihi, "trà dư tửu hậu" một tý, HKBT đừng có "no"ai phiền.

Chứng minh hay mình chứng, tốt nghiệp hay nghiệp tốt có khác hay không là tùy theo cách dùng nó hay vị trí  trong câu thôi.  Và xử dụng ngữ vựng mới thì ai dùng thì dùng chứ tôi không thuộc thế hệ này thì tôi vẫn không dùng , nhưng thông cảm những người ở trong môi trường đó, không "chèo thuyền nước ngược" được cũng là tự nhiên thôi. Mình không thích, không thông cảm được thì chỉ biết thở dài thương cho cái chữ nghĩa biến đổi, văn hoá suy đồi, xuống dốc (theo mình nhìn..)

Hôm nay nói cái chữ "phát hiện" của XHCN thì cũng giống như chữ "thoải mái" "bố trí" đột xuất" vậy, được dùng khắp nơi khắp chốn, thăng hoa quá tể, muôn hình vạn trạng đậy  Thôi dẹp nó đi nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #229 - 19. Apr 2013 , 07:01
 


Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi.  Thí dụ: thiếng mỸ thơi  60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...).   Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không?  KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #230 - 19. Apr 2013 , 12:22
 
thule wrote on 19. Apr 2013 , 07:01:
Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi.  Thí dụ: thiếng mỸ thơi  60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...).   Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không?  KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?



Dzịt thì hông có thông thạo về văn chương , do đó phải qua ban B học.

Trong facebook bây giờ , tiếng Anh có nhiều chữ mới lạ lắm... Cheesy Cheesy

À Cô ơi HKBT chứ hông phải là KHBT đâu...chắc Cô tưởng là Cô nói chuyện với chị Kahat sao hà    Grin Grin, à mà cho Dzịt hỏi HKBT là Hoàng Kỳ Bắc Tiến  phải không? chứ hông phải bạc tiền.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #231 - 19. Apr 2013 , 17:14
 
.
Quote:
Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi. Thí dụ: thiếng mỸ thơi 60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...). Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không? KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?


Thưa Cô:

"Sự thay đổi" mà Cô nói, theo ý em, là sự tăng thêm, có thêm những chữ mới (có cùng nghĩa hay có nghĩa gần giống như vậy) bên cạnh những chữ chính thức đang hiện hành. Như chữ "clue" trong ví dụ mà Cô đưa ra chẳng hạn. "I don't have a clue" (I don't understand).

Thưa Cô, qua ví dụ đó, ta thấy, đây không phải là một sự thay đổi, mà là một sự làm giàu thêm cho ngôn ngữ. Người ta có thêm một chữ nữa (clue) để dùng bên cạnh chữ chính thức là understand, chứ người ta đâu có bỏ (vứt đi) chữ understand đâu. Chữ dude (guy, you , you guys) cũng vậy, người ta đâu có dùng chữ "dude" làm chữ chính và bỏ đi chữ căn bãn chính thức là "you", "guy", hay "you guy" đâu Cô?

Sở dĩ những điều này xảy ra (một cách tự nhiên) là vì để tránh nhàm chán do sự lập đi lập lại một từ nhiều lần.  Ngôn ngữ phong phú là nhờ ở những điểm này. Tiếng Việt thời trước 75 ở miền Nam và thời trước 1954 ở miền Bắc cũng vậy thôi, rất là thống nhất và phong phú. (Sách vở và báo chí xuất bản ở nước ta trước 1954, và 21 năm ở miền Nam chứng minh điều này.)

Trước 1975, chúng ta có một đống chữ để diễn tả nỗi lòng của mình như: bực bội, ray rức, khó chịu, bất mãn, không vừa lòng, uất ức, bực tức, phẫn uất,...v.v..., ôi nhiều lắm. Nhưng từ ngày CS chiếm cả VN cho đến nay, người dân hầu như không còn biết diễn đạt như vậy nữa. Họ đã bị CS biến thành người máy hết rồi. Hễ có điều gì không vừa ý là cứ "bức xúc".

Hơi bất mãn không vừa ý chút xíu cũng "bức xúc", mà bị oan ức phẫn uất đến chết được cũng cứ "bức xúc".  Cô thấy không, có rất nhiều chữ để xài mà không xài. Cứ nhắm mắt lại mà "bức" với "xúc" mà không chịu suy nghĩ là mình đang nói thứ tiếng gì vậy. Ban đầu khi mới nghe qua, em tưởng là người nói đang làm vườn hay đang dọn vườn tược mới vừa bức dây bức lá và vừa xúc đất chớ!

Nói tóm lại là, có thêm chữ mới bên cạnh những chữ chính thức và căn bản đang hiện hành là điều tốt vì nó làm cho ngôn ngữ phong phú thêm. Còn ngược lại, chế biến chữ mới tối nghĩa hơn, và lại bỏ đi những chữ chính thức đã có từ trước thì chỉ tổ làm nghèo nàn, và giết dần giết mòn tiếng mẹ đẻ của mình.  Ý của em và tác giả Đào Văn Bình là như vậy đó.

Thưa Cô:

Trở lại hai chữ "thư giãn", "thư" có nghĩa là sách vở. Còn "giãn" có nghĩa là kéo ra. Như vậy, cầm cuốn sách mà kéo ra thì chỉ có nước là rách sách thôi. Cho nên em mới nói nó có nghĩa là "xé sách"! 

Thiệt ra, theo em đoán mấy người CS ghép hai chữ "thư giãn" từ những chữ "thư thả" (thong thả, nghĩa là rãnh rỗi, không bận bịu) và "co vô giãn ra" (để bớt tê, bớt mõi sau khi ngồi hay nằm lâu một chỗ) mà thành. Nhưng ghép như vậy vẫn tối nghĩa so với hai chữ "nghỉ ngơi" hay "nghỉ giải lao".   Hai chữ "Nghỉ ngơi" sát nghĩa và hay hơn hai chữ "thư giãn" rất nhiều.


***

Quote:
Quote: Dzịt thì hông có thông thạo về văn chương , do đó phải qua ban B học.

Trong facebook bây giờ , tiếng Anh có nhiều chữ mới lạ lắm...

À Cô ơi HKBT chứ hông phải là KHBT đâu...chắc Cô tưởng là Cô nói chuyện với chị Kahat sao hà , à mà cho Dzịt hỏi HKBT là Hoàng Kỳ Bắc Tiến phải không? chứ hông phải bạc tiền. /quote



HKBT xin chào chị Dzịt:

Thưa, chị đoán đúng rồi hkbt là Hoàng Kỳ Bắc Tiến chứ không phải bạc tiền gì đâu. Smiley

Đó chỉ là ước mơ cá nhân thôi chứ không có gì đâu chị.

Chị Dzịt học ban B (toán, lý) thì chắc là vào năm  1975 thì cũng phải là lớp 10 (đệ tam) rồi, phải không. Vì hình như sau 1975 hay 76 gì đó thì không còn ban nữa. HKBT lúc đó vẫn còn ở đệ nhất cấp thôi, chứ chưa có vô đệ nhị cấp, cho nên chưa có chọn ban biết gì hết. Trường Lê Văn Duyệt trước 1975 có mấy thầy cô viết sách toán (đại số và hình học) hay. Nhưng lâu quá hkbt quên tên hết rồi.

Thưa chị, vấn đề đang thảo luận là: Có thêm chữ mới bên cạnh những chữ đang hiện hành thì tốt thôi. Còn ghép chữ mới rồi bỏ chữ đã và đang dùng thì không nên. Đó là chưa nói đến việc tự ý ghép chữ rồi áp đặt lên người khác, buộc phải học theo là điều không nên.

Như chị thấy đó, mấy tháng nay chỉ có cái vụ hành tinh Pluto là "planet" hay "star" mà các trường học trên cả nước Mỹ tranh luận triền miên chưa ngã ngũ.  Không một ai dám áp đặt là phải gọi nó thế này hay thế khác hết. Mọi người cứ để nó phát triển tự nhiên, nghĩa là dần dà xã hội sẽ chọn một trong hai tên. HKBT đoán là xã hội sẽ gọi hành tinh Pluto là "planet" dựa trên định nghĩa của chữ planet (a solid mass).

HKBT cũng rất dỡ về văn. Cho nên không dám nói gì về văn hết, chỉ nói về chữ cái và nghĩa của nó thôi. Smiley
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2013 , 00:33 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #232 - 21. Apr 2013 , 16:18
 
.
Khoảng đôi ba tuần nay các blogger trong nước có đưa ra một cái "banner" viết là "Chúng ta là Tự Do". Nhiều người tỏ ra thích thú với câu nói này, và hình như họ còn cảm thấy đó là một câu rất bình thường nữa chứ. 

Theo hkbt biết thì thời VNCH không ai nói như vậy hết, mà người ta chỉ nói, "Chúng ta cần/muốn (hay không cần/không muốn) có tự do.  Chứ KHÔNG ai nói "chúng ta là tự do", hay "chúng ta là dân chủ", hay "chúng ta là nhân quyền" cả, nghe nó kỳ cục làm sao.

Hai chữ "chúng ta" đã chỉ rõ là con người, thì sau chữ "LÀ" thường cũng phải LÀ những chữ chỉ người như: Học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo, công nhân, công dân, phu hầm mỏ, thợ máy, y tá, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên, cu li, nô lệ, quân nhân, thủy thủ, phi công, chiêu đãi viên, bồi bàn, v.v...

Còn những chữ như "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", "độc lập",..., là những chữ dùng để chỉ hay diễn đạt những khái niệm, những nhu cầu của môi trường sống mà con người cần (hay muốn) hoặc không cần (hay không muốn). Cho nên "chúng ta" luôn luôn LÀ ___(bất cứ danh từ nào chỉ người như đã nói ở trên) chứ không thể nào là một cái khái niệm, hay một cái nhu cầu được. Ngay như trong tiếng Mỹ, người ta cũng nói "we want freedom" chứ đâu có nói là "we are freedom" đâu?

Tóm lại, câu nói "chúng ta là Tự Do" là câu nói sai và tối nghĩa.  Câu nói đúng hơn nên là:

- Chúng ta cần Tự Do. Hay,
- Tự Do ở trong tay của chúng ta.

***

Trong mục Thơ hôm nay, có một cái tựa là "Chặng dài Việt Nam...."
nghe kỳ kỳ làm sao. Có lẻ ý t/g muốn nói là "chặng đường dài Việt Nam.." nhưng sợ cái tựa dài cho nên mới bỏ bớt ra (?).

Chặng, quãng, đoạn, khoảng, hay khúc là những chữ dùng như những đơn vị đo lường cho chiều dài về địa lý như đường xá, và chiều dài về thời gian.

Thời VNCH, chúng ta thường nói hay viết là:

- (Một hay hai) Chặng/quãng/đoạn/khoảng/khúc đường dài, hay (một hay hai) chặng/quãng/đoạn/khoảng/khúc thời gian dài.

Chứ đâu có ai nói như là "chặng dài Việt Nam", nghe kỳ quá. "Việt Nam" là tên riêng, đâu có dài hay ngắn, xanh hay đỏ được. 

***

Một lần khác, trên một trang tạp chí (magazine) tiếng Việt ở trong nước, có một hàng tít thật lớn "Khoảng lặng thời gian" bên trên một tấm ảnh của một "young lady" có vẽ giàu có và sang trọng.  Đọc cái tựa(vừa kỳ cục và vừa buồn cười!) và nhìn tấm hình, nó cho người đọc cái cảm giác là người thiếu nữ trong hình chắc có chuyện gì không vui trong lòng và cần một khoảng thời gian yên lặng (yên tĩnh) để suy tư hay nghỉ ngơi gì đó.  Đúng ra cái tựa nên viết như sau thì rõ nghĩa hơn:

- Khoảng thời gian tĩnh lặng.Hay,
- (Cần) một sự tĩnh lặng.

Đại khái là như vậy.

Nhìn bài báo mà hkbt cảm thấy chua xót. Chu xót vì tấm hình và cái tựa bài viết là hai thái cực quá chênh lệch. Một đàng là tấm hình là một căn phòng thật sang trọng không thua kém gì ở Âu Mỹ. Còn một đàng là một cái tựa bài ghép chữ thật vụng về và tối nghĩa, giống như là người bị mù chữ mới đang tập viết tiếng Việt.  Với phương tiện internet ngày nay người ta biết bắt chước Âu Mỹ trang trí nhà cửa cho thật đẹp mà sao không biết mình đang viết thứ tiếng Việt gì vậy?

Tại liệu, sách vở của VNCH trên mạng nhiều lắm mà, sao không tìm học?
.
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2013 , 00:17 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #233 - 25. Apr 2013 , 17:46
 
*
"Gởi" vs. "Gửi" - "Diễn hành" vs. "Diễu hành" -  "Áp đặt" (t or c)?

*
Kính thưa quí thầy cô, quí anh chị và các bạn:

Hôm nay hkbt đưa ra ba (3) chữ mà chúng ta thường thấy trên các trang mạng tiếng Việt ở trong và ngoài nước, cùng với những nhận xét và câu hỏi của cá nhân mình, dựa trên những gì mình đã học được dưới mái trường VNCH hồi nhỏ.  Nếu có gì sai, mong quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn đọc chỉ ra cho để hkbt (và mọi người cùng) được học hỏi với.

1. Chữ thứ nhất là "Gởi"  mà hầu hết dân trong nước ngày nay và một số ở hải ngoại đều viết là "gửi" mà hkbt nghĩ là sai chứ không đúng.

Tại sao hkbt nghĩ như vậy?

Trong tiếng Việt chúng ta hay nói:

- Con ơi!
- Trời ơi!
- Ma trơi!
- Nó tới chưa!
- Hàng mới mà !
- Nhìn hình này gợi cho tôi kỷ niệm thời thơ ấu.
- Nghe hung tin tôi chới với luôn !
- v.v...

Những chữ trên (ơi, tới, mới, gợi, chới với...) có cùng đuôi là âm "ƠI".
Cho nên, chữ "gởi thư/đơn" phải được viết là "GỞI" mới nghe xuôi tai, và thấy hợp lý hơn. 

Trong khi đó, chữ "gửi", nếu bỏ mẫu tự "g" ra thì cái đuôi "ưi" phát âm (đọc) làm sao? hkbt hoàn toàn không biết đánh vần cái đuôi này hay nguyên chữ "gửi" này.  Theo trí nhớ (hy vọng còn tốt !) thì hồi nhỏ hkbt thấy không có học chữ "gửi" kiểu này, mà là học chữ "gởi" này đây.  Âm "ơ" chứ không phải "ư".  Do đó, theo ý cá nhân của hkbt thì nên dùng chữ "gởi , và bỏ chữ "gửi" đi !

Nếu quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được sự khác biệt hay giống nhau của hai chữ đó  thì xin chỉ giáo cho.  hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
2. Chữ thứ hai là "diễn hành" (VNCH) và "diễu hành" (VNCS):

Dân VNCH chúng ta hiểu rất rõ, từ thời tiểu học, về hai chữ "diễn" và "diễu".  Chữ "diễn" có nghĩa là biểu diễn, hay trình diễn, hay diễn xuất, nghĩa là dùng những cử chỉ, hành động, động tác để diễn đạt cho người khác coi, nhưng không có chứa đựng sự diễu cợt hay đùa giỡn trong đó. Ví dụ, như mùa Phật Đản có diễn hành rước hoa. Hay trong ngày Quân Lực có những cuộc diễn hành của quân đội thật long trọng và trang nghiêm, v.v...

Trong khi đó, chữ "diễu" có nghĩa là đùa, là giỡn cợt, là làm trò hề, còn có nghĩa là chế diễu (make fun of) (XHCN ngày nay còn dùng chữ "hài" nữa, nghe kỳ kỳ làm sao), không có gì trang nghiêm hết.

Thời VNCH, chúng ta nói "diễn hành" chứ không ai nói "diễu hành" hết.  Nhưng ngày hôm nay, sau 38 năm dưới ách cộng nô, quí vị "tiến sĩ, nhân sĩ" XHCN cứ hễ một chút là "diễu hành".  Đi biểu tình chống Tàu cộng, đi biểu tình chống cướp đất, chống công an côn đồ đánh đập dân mà họ cũng cứ gọi là "diễu hành"! Vừa nghe chướng tai và vừa thấy ngây ngô hết sức. Cry

*
3. Còn chữ này thì trong và ngoài nước đều cùng viết như nhau là "áp đặt". Điều khbt thắc mắc là trong chữ "áp đặt" thì tại sao chữ "đặt" dùng "t" thay vì "c"? Vì hkbt thấy, trong tiếng Việt chúng ta có những chữ như sau:

- "đạo tặc" (bọn ăn trộm, ăn cướp đường),
- "không tặc" (bọn cướp máy bay),
- "hải tặc" (bọn cướp biển),
- và trong thời đại internet ngày nay thì dân trong nước dùng chữ "tin tặc" (hackers).

Tất cả những chữ trên đều có tận cùng là "c" trong chữ "tặc". Như vậy, đáng lẽ ra chữ "áp đặt" cũng phải có tận cùng là "c" như các chữ đó chứ sao lại là "t"?

Một điều nữa là hkbt không biết hai chữ "đặc" và "đặt" phát âm có giống nhau hay không?

Nếu có, thì có lẽ là lỗ tai của hkbt có vấn đề, không phân biệt được sự khác biệt trong cách phát âm hai chữ này. Còn như ngược lại, nếu hai chữ này mà phát âm giống nhau thì chúng ta nên viết là "đặc", tận cùng bằng "c" để cho thống nhất với những chữ bên trên.  Quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được thì xin chỉ giáo cho, hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #234 - 26. Apr 2013 , 10:26
 
hoangkybactien wrote on 25. Apr 2013 , 17:46:
*
"Gởi" vs. "Gửi" - "Diễn hành" vs. "Diễu hành" -  "Áp đặt" (t or c)?

*
Kính thưa quí thầy cô, quí anh chị và các bạn:

Hôm nay hkbt đưa ra ba (3) chữ mà chúng ta thường thấy trên các trang mạng tiếng Việt ở trong và ngoài nước, cùng với những nhận xét và câu hỏi của cá nhân mình, dựa trên những gì mình đã học được dưới mái trường VNCH hồi nhỏ.  Nếu có gì sai, mong quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn đọc chỉ ra cho để hkbt (và mọi người cùng) được học hỏi với.

1. Chữ thứ nhất là "Gởi"  mà hầu hết dân trong nước ngày nay và một số ở hải ngoại đều viết là "gửi" mà hkbt nghĩ là sai chứ không đúng.

Tại sao hkbt nghĩ như vậy?

Trong tiếng Việt chúng ta hay nói:

- Con ơi!
- Trời ơi!
- Ma trơi!
- Nó tới chưa!
- Hàng mới mà !
- Nhìn hình này gợi cho tôi kỷ niệm thời thơ ấu.
- Nghe hung tin tôi chới với luôn !
- v.v...

Những chữ trên (ơi, tới, mới, gợi, chới với...) có cùng đuôi là âm "ƠI".
Cho nên, chữ "gởi thư/đơn" phải được viết là "GỞI" mới nghe xuôi tai, và thấy hợp lý hơn. 

Trong khi đó, chữ "gửi", nếu bỏ mẫu tự "g" ra thì cái đuôi "ưi" phát âm (đọc) làm sao? hkbt hoàn toàn không biết đánh vần cái đuôi này hay nguyên chữ "gửi" này.  Theo trí nhớ (hy vọng còn tốt !) thì hồi nhỏ hkbt thấy không có học chữ "gửi" kiểu này, mà là học chữ "gởi" này đây.  Âm "ơ" chứ không phải "ư".  Do đó, theo ý cá nhân của hkbt thì nên dùng chữ "gởi , và bỏ chữ "gửi" đi !

Nếu quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được sự khác biệt hay giống nhau của hai chữ đó  thì xin chỉ giáo cho.  hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
2. Chữ thứ hai là "diễn hành" (VNCH) và "diễu hành" (VNCS):

Dân VNCH chúng ta hiểu rất rõ, từ thời tiểu học, về hai chữ "diễn" và "diễu".  Chữ "diễn" có nghĩa là biểu diễn, hay trình diễn, hay diễn xuất, nghĩa là dùng những cử chỉ, hành động, động tác để diễn đạt cho người khác coi, nhưng không có chứa đựng sự diễu cợt hay đùa giỡn trong đó. Ví dụ, như mùa Phật Đản có diễn hành rước hoa. Hay trong ngày Quân Lực có những cuộc diễn hành của quân đội thật long trọng và trang nghiêm, v.v...

Trong khi đó, chữ "diễu" có nghĩa là đùa, là giỡn cợt, là làm trò hề, còn có nghĩa là chế diễu (make fun of) (XHCN ngày nay còn dùng chữ "hài" nữa, nghe kỳ kỳ làm sao), không có gì trang nghiêm hết.

Thời VNCH, chúng ta nói "diễn hành" chứ không ai nói "diễu hành" hết.  Nhưng ngày hôm nay, sau 38 năm dưới ách cộng nô, quí vị "tiến sĩ, nhân sĩ" XHCN cứ hễ một chút là "diễu hành".  Đi biểu tình chống Tàu cộng, đi biểu tình chống cướp đất, chống công an côn đồ đánh đập dân mà họ cũng cứ gọi là "diễu hành"! Vừa nghe chướng tai và vừa thấy ngây ngô hết sức. Cry

*
3. Còn chữ này thì trong và ngoài nước đều cùng viết như nhau là "áp đặt". Điều khbt thắc mắc là trong chữ "áp đặt" thì tại sao chữ "đặt" dùng "t" thay vì "c"? Vì hkbt thấy, trong tiếng Việt chúng ta có những chữ như sau:

- "đạo tặc" (bọn ăn trộm, ăn cướp đường),
- "không tặc" (bọn cướp máy bay),
- "hải tặc" (bọn cướp biển),
- và trong thời đại internet ngày nay thì dân trong nước dùng chữ "tin tặc" (hackers).

Tất cả những chữ trên đều có tận cùng là "c" trong chữ "tặc". Như vậy, đáng lẽ ra chữ "áp đặt" cũng phải có tận cùng là "c" như các chữ đó chứ sao lại là "t"?

Một điều nữa là hkbt không biết hai chữ "đặc" và "đặt" phát âm có giống nhau hay không?

Nếu có, thì có lẽ là lỗ tai của hkbt có vấn đề, không phân biệt được sự khác biệt trong cách phát âm hai chữ này. Còn như ngược lại, nếu hai chữ này mà phát âm giống nhau thì chúng ta nên viết là "đặc", tận cùng bằng "c" để cho thống nhất với những chữ bên trên.  Quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được thì xin chỉ giáo cho, hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*



Nhận xét của tôi:  HKBT có khuynh hướng lấy ra một thí dụ nào đó rồi coi đó là một luật của ngôn ngữ Việt rồi "áp đặt" (không phải "đặc")  những chữ khác vào, muốn nó phải giống thế thì mới đúng, mới hợp lý, mới thuận tai (với cá nhân HKBT).  Trong khi làm như vậy, vô hình chung, HKBT đã phản lại cái ý mà tôi đưa ra từ trước (mà HKBT đã đồng ý):  Ngôn ngữ là arbitrary, là không có vấn đề đúng sai, là thay đổi theo thời gian-không có nghĩa là chết, là bỏ, _mà chỉ có chữ dùng nhiều hay ít tùy thời điểm và không gian...Một chữ đúng với mình, thì không đúng với người khác, dùng hay không nhân tâm tùy thích và cũng tùy cái bakground, lích sử, căn bản cá nhân của người sử dụng. 

Nếu cứ theo cách của HKBT thì e rằng sẽ có vấn đề khi thưởng thức thơ của thiên hạ đấy.  Mình chỉ cảm nhận và cố hiểu xem nhà thơ muốn nói gì (căn cứ trên cách dùng chữ hay diễn tả của nhà thơ, mà phần lớn chính cách cùng chữ đãc biệt của họ khiến họ trở thành đôc đáo).


Xin góp ý:

1. "Gửi" thì người miền Bắc hay dùng và "gởi" là của miền Nam.  Cũng như "thư" và "thơ", chả dính dáng gì đến cái âm ƠI trong các thí dụ của em.

2.  Biến thể của "diễn hành" bây giờ là "diễu hành" (right wrong, like it or not, take it or leave it, it 's up to you  !) không nhất thiết chữ "diễu" trong "diễu hành" phải cùng nghĩa với 'diễu" trong  "diễu cợt" bởi vì chính thực chữ này viết là "giễu cợt" _chữ g- chứ không phải d-

3.  người Nam hay phát âm _t và -c (ending) giống nhau, cũng như người bắc hay đọc d- và gi- giống nhu, x-  và s- cũng không khác.  Vì vậy lúc viết thì  hay viết sai chứ chẳng phải vì có "đạo tặc, không tặc, tin tặc...." thì phải nên có "áp đặc"?  "Tin tặc" nghe cũng hiểu được vì đều là "tặc" cả (giặc trong ngành tin học) chứ "áp đặc" thì không còn là "tặc " nữa rồi, thì mắc mớ gì lại phải theo vần "ăc".  Lỗi nói trên chỉ là lỗi phát âm của người nam -t và -c, an và -ang và đã ảnh hưởng vào chữ viết (graphic) (thí dụ: mất mát thì viết là mấc mác, hay mất mac.. và "man mác" thì có thể biến thành "mang mát" không chừng, hihihi..."nhân vô thập toàn ' mà )


Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #235 - 26. Apr 2013 , 13:01
 
Anh HKBT ui,
Đ thấy Tiếng Việt mình muốn viết cho đúng, sử dụng cho đúng, khó lắm, rắc rối lắm!
Thường thì viết email dài như cái này, Đ phải dùng Word để viết, check lỗi chính tả dễ hơn và nhanh hơn, sau đó mới copy vào đây; nghi ngờ chữ nào, lập tức dùng Tự điển online Cheesy
Tiếp theo bài viết của cô Thu, Đoá xin trích trong "Tự điển Tiếng Việt online" về các chữ mà anh HKBT đưa ra.
Mời anh vào link sau đây để tham khảo thêm nhé!

http://vietnamese-learning.com/

Ngoài ra, cũng còn nhiều website về Tiếng Việt khác hay lắm, từ từ Đ sẽ đưa vào đây.
Mong là chúng ta cùng nhau ôn và học hỏi thêm về Tiếng Mẹ Đẻ Roll Eyes

GỬI or GỞI

GỬI:
•      1. Chuyển đến người khác nhờ vào khâu trung gian: gửi thư, gửi bưu phẩm.
•      2. Giao cho người khác đảm nhận: gửi trẻ gửi con ra tỉnh học.
•      3. Trả lại, xin lại (cách nói lịch sự): Anh gửi lại tôi số tiền hôm trước, gửi lại anh mấy cuốn sách dạo nọ.
•      4. (Sống) tạm nhờ vào người khác: ăn gửi nằm nhờ.
     Words contain "gửi":  gửi gắm, gửi rể, tầm gửi, thưa gửi…

Vần ƯI cũng có những từ khác như: Ngửi, chửi, khung cửi..
GỬI hay GỞI đều đúng và đều được sử dụng. Đ đồng ý với cô Thu là người Bắc hay nói gửi, người nam nói gởi, đó chỉ là sự khác biệt giữa các địa phương, các miền.

ĐẶC V/S ĐẶT

ĐẶC:
•      tt. trgt. 1. Nói các phân tử hỗn hợp với nhau tới độ rất cao; trái với lỏng: Đá, sắt, đồng là những chất đặc
•      2. Nói một chất lỏng có những phân tử kết với nhau đến mức khó chảy, khó rớt, khó đổ: Sữa đặc; Cháo đặc; Ăn lấy đặc mặc lấy dày (tng)
•      3. Đông và chật: Gian phòng đặc những người; Lợn không nuôi, đặc ao bèo (NgBính)
•      4. Đầy, không còn chỗ hở: Trang giấy đặc những chữ; Mây kéo đặc bầu trời
•      5. Không rỗng ruột: Quả bí đặc; Lớp xe đặc
•      6. Rất; Hết sức: Dốt đặc; Giọng khản đặc; Hai tai ông cụ điếc đặc.
•      7. Thuần tuý; Hoàn toàn: Ông ta nói tiếng Pháp còn đặc giọng xứ Prô-văng-xơ.

ĐẶT
•      đgt. 1. Để một người, một vật vào một chỗ: Đặt em bé vào nôi, ông đặt cái bị cói cạnh người (NgĐThi)
•      2. Đưa vào một cương vị: Anh ấy được đặt vào chức hội trưởng hội từ thiện.
•      3. Để vào một vị trí thích hợp: Đặt mìn; Đặt lợi ích chung lên trên hết; Đặt hi vọng vào thế hệ mới.
•      4. Lập nên: Đặt nền móng cho sự bang giao, đặt kế hoạch để thi hành.
•      5. Nêu ra một yêu cầu: Đặt câu hỏi; Đặt vấn đề
•      6. Bịa ra: Bướm ong lại đặt những lời nọ kia (K)
•      7. Tổ chức: Đặt giải thưởng văn học
•      8. Đưa tiền trước để được phục vụ: Đặt tiệc; Đặt báo; Đặt hàng.
•      Words contain "đặt":
áp đặt, đặt tên, bày đặt, cắt đặt, sắp đặt, xếp đặt...

THƯ DÃN or THƯ GIÃN

Thư giãn (relax): make the head or muscle be absolutely loosen or unoccupied to give the comfortable and relaxed feeling for the body. The two words are all correct, depends on the use of each region.  However, thư dãn is used much more than thư giãn can be found in most dictionaries.
Eg.
Chúng tôi thư dãn sau một ngày làm việc vất vả.
(We relax after a day working hard.)
Họ thư giãn ở một con sông ven thành phố.
(They relaxed at a river near the city.)

DIỄN
•      1 dt. Cây thuộc họ tre nứa, mọc thành bụi, thành khóm, thân thẳng, mình dày, thường dùng làm vật liệu xây dựng.
•      2 đgt. 1. Xảy ra và tiến triển: trận bóng đá diễn ra sôi nổi, hào hứng. 2. Trình bày, bày tỏ được nội dung: diễn kịch diễn lại các sự việc đã xảy ra.
     
•      Words contain "diễn":
biểu diễn, diễn đàn, diễn đạt, diễn dịch, diễn giả, diễn giải, diễn tả, diễn thuyết...

GIỄU V/S DIỄU

GIỄU
•      Giễu means mentioning or talk about someone or somebody with ridiculous attitude. With this understanding, giễu cợt (ridicule, fool) is a correct combination. It indicates the action of joking, criticizing and mocking at somebody (in general). It has similar meaning with these words like chế giễu, chế nhạo ….Diễu as in diễu hành means going in front of everybody to make it easy to observe. With this meaning, diễu can not combined with cợt to express the criticism.
     Eg.
•      Mọi người đều giễu cợt sự ngu ngốc của ông ta.
     (Everybody ridiculed at his foolish.)
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2013 , 13:28 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #236 - 26. Apr 2013 , 19:10
 
*
Chào Cô Thu, chị Ngọc Đóa và tất cả:

Trước hết là em cảm ơn Cô và chị NĐ đã tận tình giải thích những thắc mắc của em.

Có đôi điều em chưa rõ lắm, chắc là do chưa hiểu hết ý của Cô trong câu Cô nói, "Ngôn ngữ là arbitrary".  Để em đưa ví dụ cho dễ nói chuyện. Trời đất sinh ra con người có hai cái tay. Nhưng trời đất không có nói hay qui định tay nào phải là "tay trái" hay tay nào phải là "tay phải" hết.  "Tay trái" hay "tay phải" là do con người tự ý (arbitrary) đặt ra.  Theo em, thì em hiểu cái ý của Cô trong câu nói trên là như vậy. Nếu đúng như vậy thì em hoàn toàn đồng ý với Cô ở điểm này. 

Điều em muốn nói là, một khi chúng ta đã chọn hay qui định tay này là "tay trái" và tay kia là "tay phải" thì chúng ta và tất cả mọi người -ở thế hệ hiện tại và cả những thế hệ trong tương lai - phải theo luôn như vậy.  Vì nếu không làm như vậy, thì đời sau khi đọc sách vở của đời trước để lại sẽ dễ bị lầm lẫn hay không hiểu, hay hiểu sai đi.  Đó là ý của em khi em nói "tuy ngôn ngữ là arbitrary, nhưng nó cũng cần có  những qui ước hay nguyên tắc nào đó . Dĩ nhiên, những qui ước hay nguyên tắc này đều do con người soạn ra (arbitrary) chứ không phải do trời đất làm ra. (Yes, it is quite arbitrary in creation. But once it has become established,  it should/must be in consistency and should not be arbitrarily changed/altered at will.)

Bây giờ sau khi qui ước tay nào là "tay trái" và tay nào là "tay phải" rồi, thì nếu chúng ta cảm thấy chưa đủ, muốn có thêm những chữ khác nữa cho phong phú thì chúng ta có thể đặt ra thêm. Ví dụ như chúng ta có thể dùng chữ "tay tả" để chỉ "tay trái", và "tay hữu" để chỉ "tay phải".  Trong ví dụ này, bây giờ mỗi cánh tay chúng ta có hai chữ để dùng chứ không phải một nữa. Cứ như vậy mà sáng tạo thêm lên. Ý của em là như vậy. Chứ không phải sáng tạo ra chữ "tay tả" rồi bỏ không dùng chữ "tay trái nữa". 

*

Bây giờ trở lại chữ "diễu" và  chữ "giễu".

Cả hai Cô và chị NĐ đều đúng là chỉ có chữ "giễu" mới có nghĩa là giỡn cợt hay đùa giỡn mà thôi.  Còn chữ "diễu" thì không có giỡn cợt như chị NĐ chỉ ra. Ngày hôm nay, em có tìm trong tự điển Việt-Anh của G/s Nguyễn Văn Khôn, do Khai Trí xuất bản năm 1966 ở Sài Gòn, thì thấy chữ "diễn" có rất nhiều entries và được giải thích cặn kẻ. Trong khi đó, khi em tìm đến chữ "diễu" thì chỉ có duy nhứt một entry là chữ "diễu binh" (đúng như sự giải thích của chị NĐ).

Cái ý chính (issue) của em muốn nói ở đây là: Cái "nghĩa" (the meaning of) mà cái "chữ" (word) muốn chuyển tải thì quan trọng hơn là cái chữ (Traditionally, the meaning of the word is more important than how the word is spelled, isn't it?).  Nghĩa là khi mình nói chữ "diễu" như trong chữ "diễu hành" hay "diễu binh", thì cái CONNOTATION từ cái âm của chữ "diễu" sẽ/dễ làm người nghe nghĩ ngay đến chữ "giễu" và cho là người nói đang nói một cách kỳ cục.  Vì lẽ đó, mà em mới nói không nên dùng chữ "diễu" vì âm điệu của nó nghe hơi giống chữ "giễu" dễ tạo hiểu lầm, trong khi mình có thể chọn chữ khác để dùng mà lại tránh được hiểu lầm nữa, như chữ "diễn hành" chẳng hạn. Ý của em là vậy đó, "Xưa truyền nay làm", "Xưa sao nay vậy" sẽ tránh được cảnh "tiền hậu bất nhất."

*
Dưới đây là một bài viết cho thấy tiếng Việt của chúng ta - kể từ 1931 trở về trước - đã phong phú rồi. Rồi sau đó, kể từ năm 1977 đến nay, bị làm nghèo nàn đi.  Em mời Cô và mọi người cùng đọc để biết. Smiley

***
Một bài viết khá hay của tác giả Trần Văn Tích,

Vì tôi đầu têu ra chuyện nên dùng nhóm chữ “cộng đồng lưu vong” để chỉ một bộ phận tập thể đồng bào Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thay vì gọi chung là “cộng đồng hải ngoại” nên đã có một số phản hồi thoạt đầu liên quan đến chữ “lưu vong” rồi chuyển qua “lưu lạc” để rồi đến cặp chữ “dạt/giạt”.

Theo một số quý vị “phản hồi gia” như Nguyễn Đình Đăng, Hoàng Ngọc-Tuấn thì viết dạt hay giạt cũng đều đúng. Ông Hoàng Ngọc-Tuấn còn trích dẫn tự điển của Viện Ngôn ngữ học. Phần tôi thì lại thấy dường như vấn đề chưa thể giải quyết gọn, nhẹ như vậy.

Giống như ông Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi hiện có mấy cuốn tự vị, tự điển, từ điển đơn ngữ Việt-Việt. Vậy để bắt đầu, tôi xin dẫn các tự vị, tự điển, từ điển liên hệ.

Cuối thế kỷ XIX, năm 1895, Dictionnaire annamite-大南國音字彙 – Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, Tome I, A-L, ghi cả hai chữ dạt và giạt:

- “Dạt. n. Dan ra, để nới ra, không cho chụm lại. – ra. Bỏ ra, để nới ra. – củi. Kéo củi ra để cho xa nhau; bớt củi bớt lửa. Bỏ –. Bỏ ra không dùng.“ (n = chữ nôm).

- Giạt. n. Bị sóng gió đưa ra, hoặc tấp vào. – vào bờ. Tấp vào bờ. – ra. Đưa ra, bỏ ra, để riêng ra. Bạt –. Trôi tấp, hoặc đưa vào chỗ nào. Giợt –. Nước da không sậm, nhứt là bị nước làm cho lợt màu.”

Từ năm 1931, Việt Nam Tự điển do Hội Khai trí Tiến đức khởi thảo đã gán cho hai chữ dạt/giạt hai nghĩa khác nhau: “Dạt: Thưa, giãn:Vải dạt, sợi dạt” và “Giạt: Bị sóng gió xô đẩy đi: Trời mưa giạt cả ao bèo. Thuyền bị sóng đánh giạt vào bờ. VĂN-LIỆU.- Hoa trôi, bèo giạt đã đành (K).” [(K) = Truyện Kiều].

Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, ấn bản 1977, không ghi chữ dạt, chỉ ghi chữ giạt: “GIẠT. – t. Bị xô vào một bên: Vải giạt; Bèogiạt.” (t. = tính từ).

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, ấn bản 1994, ghi “dạt1 cv. giạt. đg. Bị xô đẩy đi nơi khác một cách tự nhiên do một tác động nào đó. Thuyền bị sóng đánh dạt vào bờ. Chạy dạt về một phía. Đám đông dạt ra nhường lối cho xe đi.” và “dạt2 đg. Dãn thưa ra (thường nói về sợi của hàng dệt). Vải mới giặt vài lần đã dạt.” (cv. = cũng viết, đg. = động từ). Đối với chữ giạt, Từ điển Hoàng Phê ghi: “giạt1 x. dạt1“ và “giạt2 x. dạt2“. (x. = xem).

Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt của Nguyễn Văn Đạm, ấn bản 1999, ghi “dạt đgt. Bị xô đẩy đi nơi khác một cách tự nhiên.Thuyền bị sóng dạt vào bờ.” (đgt = động từ) và “giạt tt. Xô vào một bên. Vải giạt sợi. Bèo giạt.” (tt. = tính từ).

Như vậy: 1) Các từ điển phát hành thời Pháp thuộc phân biệt dạt và giạt. 2) Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm hiểu chữ giạt giống nhau1; 3) Văn Tân không biết đến chữ dạt; 4) Hoàng Phê không phân biệt dạt/giạt, hai chữ viết cách nào cũng được.

Cả ba bộ từ điển vừa liệt kê đều do người miền Bắc biên soạn.

Tại miền Nam và trước năm 1975 có Việt-Nam Tự-điển do Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu biên soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính. Quyển Thượng A-L, ấn bản 1970, ghi “DẠT đt. Tải ra, banh rời ra, không để chồng-đống: Dạt củi, dạt đống cát // (R) tt. Thưa, lơi, không dày, không săn: Vải dạt, sợi dạt.” và “GIẠT tt. Tạt, lạc, trôi vất-vưởng, không phương-hướng: Thuyền giạt, bèo giạt hoa trôi.“

Như vậy hai soạn giả miền Nam phân biệt rạch ròi giữa dạt và giạt: 1) về từ loại, dạt có thể là động từ mà cũng có thể là tính từ (đt, tt) còn giạt thì chỉ là tính từ mà thôi; 2) về ngữ nghĩa, dạt là tách rời ra còn giạt là trôi nổi. [(R) = nghĩa rộng].

Việt-ngữ Chánh-tả Tự-vị của Lê Ngọc Trụ ghi “Dạt (n) 1. nới ra; thưa mình : sợi –; vải –; 2. tãi ra, không cho chụm lại: – củi; 3. (tđ) dào-dạt; bạt” [(n) = tiếng nôm, tđ = tiếng đôi hoặc tiếng đệm] và “Giạt (n) 1. tạt, bị sóng gió đưa tạt đi : bạt giạt; trôi giạt. 2. con giạt sành cũng nói con “giọt sành”, con “sạt sành”. 3. (tđ) giợt-giạt.”

Như vậy Lê Ngọc Trụ chú giải thêm chi tiết theo đó cả hai chữ dạt/giạt đều là chữ Nôm nhưng về nội hàm ngữ nghĩa của hai chữ thì vẫn giống Lê Văn Đức.

Tóm lại: đã không có sự thống nhất giữa miền Bắc “xã hội chủ nghĩa“ và miền Nam “tiền đồn tự do” khi thích nghĩa hai chữ dạt/giạt.

Tác giả Otto Karow trong Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch không ghi chữ dạt, chỉ ghi chữ giạt đồng thời dẫn thành ngữ hoa trôi bèo giạt để chuyển dịch sang Đức ngữ.

Chữ Nôm viết hai chữ dạt và giạt khác nhau. Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, tlđd, viết chữ dạt với sáu nét do ghép bộ thủ bên trái vào chữ dặc bên phải; trong khi chữ giạt, tám nét, được viết với bộ thủy bên trái và chữ thất bên phải.

Kết luận tạm thời 1: nếu căn cứ vào chữ Nôm gốc gác thì nên hiểu dạt không phải là giạt. Dạt xem như có phần thông dụng trong kỹ thuật chế tạo vải vóc, giạt xem như có phần thông dụng khi nói về tình trạng trôi nổi bồng bềnh.

Bây giờ xin chuyển qua dòng/giòng. Không có tự vị, từ điển, tự điển đơn ngữ Việt-Việt nào ghi chữ giòng mà tất cả đều thống nhất cùng ghi một chữ dòng mà thôi. Chỉ riêng Otto Karow ghi chữ giòng và chú là xem chữ dòng, nghĩa I và IV.

Trong thực tế, chúng ta có Thạch Lam với Theo giòng, Tú Mỡ với Giòng nước ngược, Nhất Linh với Giòng sông Thanh Thủy, Cao Văn Luận với Bên giòng lịch sử. Phải chăng chư vị đã viết sai chính tả tiếng Việt?

Thơ trào phúng của Tú Mỡ cũng dùng chữ giòng:

Ngày đêm cặm cụi ra công,

Giúp ông chúa động khơi giòng sông ngân.

Sự kiện dòng/giòng này đưa đến tình huống tựa đề bộ hồi ký của vị Linh mục cố Viện trưởng Viện Đại học Huế được “xử lý“ khá phức tạp:

-  Trần Trọng Đăng Đàn trong Văn hoá văn nghệ Nam Việt Nam 1954-1975 chủ động đổi thành Bên dòng lịch sử;

-  Võ Phiến trong Văn học miền Nam Tổng quan khi thì viết Bên giòng lịch sử [trang 155 (2 lần), các trang 244, 313, 335] khi thì viết Bên dòng lịch sử (trang 161)2.

Tập bình luận văn học của Thạch Lam cũng chịu chung số phận:

-  Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Từ điển Văn học, Tập II, N-Y, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội đều ghi là Theo giòng;

-  trong khi Từ điển Văn hoá Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh chủ biên, lại ghi là Theo dòng.

Kết luận tạm thời 2: có vẻ nên viết dòng, không nên viết giòng với lý do là hầu hết các tài liệu tham khảo (đôi khi ít nhiều mang tính quan phương) đều chỉ có chữ dòng mà không có chữ giòng.

21.03.2010

Source: https://sites.google.com/site/vicheckspelling/nen-dung-dat-hay-giat-dong-hay-gio
ng
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #237 - 21. May 2013 , 21:01
 


Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam


Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau :
Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính tri... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn.
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung).May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.
Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. CHỮ HÁN VIỆT

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Thôi thế cũng được.Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa.Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi.Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,...
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình.Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.
Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam.Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
CAO CHÁNH CƯƠNG
Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991 Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam Cali


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #238 - 25. May 2013 , 18:32
 
*
...

"Nghe lời thầy, con không nên dùng ngôn ngữ của Việt cộng nghe hôn!" Smiley


Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi:
"i" Ngắn Hay "y" Dài?

Chân Phương

Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy tắc chính tả và áp đặt cả nước Việt Nam phải dùng chữ “I” ngắn thay cho “Y” dài… Thí dụ, “nước Mĩ” thay cho “nước Mỹ”, “Qui i” thay cho “Quy y”…

Sự áp đặt của bạo quyền đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng… miệng do các đồng chí lãnh đạo bên trên! (“Long March”, chữ của Tố Hữu khi nói sau lưng Trường Chinh.)

Sự kệch cỡm đó đã trở thành chính thức, khi các “đỉnh cao của trí t(u)ệ loài ngợm” ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục để tiết kiệm một tí ti… mực viết và in chữ Quốc Ngữ.

Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà “đỉnh cao của trí tệ loài ngợm” thực hiện nơi quê nhà điêu linh.

Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số “trí thức xhcn” đã phần nào thức tỉnh và rụt rè lên tiếng đòi sửa lại những cái sai của lũ mán rừng.

Bài viết sau này của GSTS về ngôn ngữ học, một “trí thức ưu tú xhcn”, ông Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những cái sự thiếu sót và ngớ ngẩn trong quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục nơi thiên đường của bác và đảng:

Nên viết i hay viết y?

Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

Những điều còn bỏ qua

Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

Những điều chưa chuẩn

Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí… Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế…” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

GS.TS Nguyễn Đức Dân
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị

Đó là một bài viết ngắn, cô đọng và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950′s); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi dè dặt chỉ ra những cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980), thì bản thân ông cũng vì thiếu hiểu biết căn bản về chuyên môn nên đã mắc phải những sai lầm mới tai hại không kém.

Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, chúng tôi không hề phủ định những phần chính xác khác còn lại trong bài viết đó. Mục đích của chúng tôi trong bài phản biện này là ngăn chặn việc lan truyền thêm những cái sai sót mới đang đem đến kiến thức tai hại cho độc giả không chỉ trong nước. Ngay cả đối với người Việt tại hải ngoại khi đọc bài viết đó của ông GS TS mà thiếu sót kiến thức căn bản Việt ngữ cũng như thói quen suy nghĩ độc lâp, cũng dễ dàng bị “lạc đạn” vì tin vào những điều nhảm nhí này trong việc rà soát lỗi chính tả liên quan đến các mẫu tự “I ngắn” và “Y dài” của mình.

Vì, với cái mác “GS TS ngôn ngữ học” được dùng làm “nhãn hiệu cầu chứng tại tòa”, sẽ có rất ít người dám nghi ngờ đến tính cách khả tín từ những bài viết tương tự như bài này của ông Dân cũng như của các “GS TS ngôn ngữ học” được đào tạo tại VN ngày nay.

1. Ông GSTS viết, “Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

Phần tô đậm màu xanh tươi rói đó, nếu cẩn thận hơn một chút thôi, ông GS TS đã nhìn ra được rằng nó chỉ là một trường hợp riêng biệt trong một nhóm trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là, khi các nguyên âm kép này đi sau những phụ âm đơn (hoặc kép) khác nhau đồng thời có được nguyên âm “u” đi kèm ngay sau chúng.

Rõ ràng hơn, chúng là các sự kết hợp như chu-yên, chu-yện, chu-yền, hu-yên, hu-yền, hu-yện, lu-yến, lu-yện, qu-yên, qu-yến, qu-yện, thu-yên, tru-yện, tru-yền, tu-yên, tu-yến,… Âm đệm /W/ (ký phiên âm của phụ âm kép “kh”) như ông đã ghi, cần được xếp trong nhóm kết hợp từ vựng vừa kể. Nó không phải là trường hợp riêng biệt như cách liệt kê của ông GS TS.

Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông đã không nhìn ra được rằng chữ “Nguyễn” trong “Nguyễn Khuyến” cũng đã can dự vào trường hợp tổng quát nói trên mà chúng tôi đang đề cập.

Thiếu sót vì sự bất cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS khi quan sát các cấu trúc về chính tả, là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nó có thể được xem là không quá nặng nề như điều chúng tôi sẽ nêu ra sau đây.

Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết, xoay quanh việc ông GS TS đã to gan, bạo phổi, và nhắm mắt đưa ra một “quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ”

2. Thật vậy, ông GS TS về ngôn ngữ học cho rằng, “Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ.”

Để có được cái [quy tắc bất hành văn “trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới.”, ông GS TS Nguyễn Đức Dân phải dày công nghiên cứu, kể cả việc đem thước li ra, đo dọc đếm ngang tỉ mỉ từng nét dài ngắn của mỗi con chữ cái. Thương hại cho ông GS TS đã hao tâm tổn sức hít bụi thời gian để săm soi kính lúp vào từng số “Gia Định Báo” và “Nông Cổ Mín Đàm” đã ngả màu theo tháng năm. Ấn bản của chúng, đã từ hơn trăm năm trước.

Cuối cùng, cái điều mà ông GS TS khám phá được như một thứ “mặt trời chân lý chói qua tim” đó, khốn khổ thay đã trở thành trò cười nhảm nhí đầy lố bịch của học trò quỷ quái khi bọn chúng tôi còn đang lê la ở các lớp Hai và lớp Ba trong những trường tiểu học tại Saigon:

Chúng tôi không biết bản thân ông GSTS đã được học Quốc ngữ như thế nào? Rồi sau đó ông đã nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ trong thiên đường xhcn của các ông(?)

Lẽ nào, trong những năm đầu tiên của bậc tiểu học, ông GS TS đã không được dạy dỗ vài nguyên tắc vô cùng căn bản, khi viết chính tả liên quan đến các nguyên âm “I” và “Y”?

Các nguyên tắc căn bản đó bao gồm ít nhất những điểm sau đây:

a) Trực tiếp sau các phụ âm kép, chúng ta chỉ được phép viết “I ngắn” mà không được viết “Y dài”. Thí dụ: viết là “chi, chí, chỉ, chị, chì, ghi, ghị, ghì, nghi, nghỉ, nghĩ, nghì, khi, khí, khỉ, khị, khì… tri, trí, trĩ, trị, trì” mà không viết là “chy, chý, chỷ, chỵ, chỳ,…”

b) Trực tiếp sau các phụ âm “b, d, đ, g”; tuyệt đối không được viết “Y”, mà chỉ được dùng “I”. Thí dụ, “bi, bí, bỉ, bĩ, bị, bì…”

Ngoài ra, còn có vài nguyên tắc khác và những ngoại lệ cho các phụ âm đi kèm, cũng như một số các trường hợp khác nào đó cho phép viết bằng cả hai nguyên âm “I” và “Y” mà đều được công nhận là đúng trong một số tù điển Việt ngữ được biên soạn đứng đắn.

Nếu thời thơ ấu của ông GS TS được dạy dỗ cẩn thận hơn và ông cũng chịu khó học thuộc bài, thì hai nguyên tắc a) và b) nói trên đã tiết kiệm cho ông thật nhiều công sức “nghiên cứu” vất vả mà rốt cuộc chẳng đem lại chút giá trị nào cả(!) Nguy hiểm hơn, “chân lý” ngây dại, hâm hấp… mà ông GS TS phát kiến ra đó, hiện đang được phổ biến tràn lan trên thế giới mạng lưới toàn cầu bởi những suy nghĩ thiểu năng. Nó góp phần vào việc khiến cho con thuyền Quốc ngữ của nước ta mãi mang phận lênh đênh bọt bèo!

3. Bản thân việc “quản lý hành chánh về ngôn ngữ” đã sai trong chế độc tài cộng sản. Bởi vì hiểu theo nghĩa đen hay bóng cho quyền tự do ngôn luận, thì đó cũng là sự chà đạp nhân quyền. Trên thực tế, Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 của bộ Giáo Dục là một trong hằng trăm việc làm tàn phá vào sự minh bạch và trong sáng của tiếng Việt.

Thương thay cho ông GS TS “ngôn ngữ học” đã hiểu ra được cái sai cần phải được sửa đổi. Thế là, ông đã phải thập thò lên tiếng một cách không chính thức với dư luận, dựa trên “công trình nghiên cứu vĩ đại” của mình. Nhưng “lực bất tùng tâm”. Hoài bão tìm cách sửa lại cái sai do hậu quả của Quy Định cuồng điên kia của ông thì to, tâm ông dạt dào. Khốn nỗi ảnh hưởng của sự phá hoại đã quá nặng nề. Nặng nề đến đỗi, là một nhà “ngôn ngữ học” với học hàm học vị GSTS đeo nặng trên vai đã không giúp ông tìm ra được manh mối của cái sai, cái dở. Hơn ai hết, ông GS TS chính là nạn nhân của Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 do bộ Giáo Dục ban hành. Và, bản thân ông cũng có phần trách nhiệm với kiến thức của chính mình khi khả năng nhận xét vẫn còn vô cùng kém cỏi so với cái “mác” GS TS gắn trước tên tuổi của ông dưới mỗi “công trình nghiên cứu”.

Giá như ông GS TS Nguyễn Đức Dân đã được học hành một cách có quy củ ngay từ tấm bé như chúng tôi đã từng được thừa hưởng tại Saigon trong thời loạn ly, thì kiến thức căn bản về Quốc Ngữ ngày nay của ông đã rất vững vàng mà chẳng cần phải giành giựt cho được mảnh bằng TS. Ông cũng không cần phải chen lấn, xô đẩy cùng những đồng nghiệp của mình để đọ xem ai là kẻ có được lý lịch ba đời trong sạch hơn để được phong hàm GS. Tước-vị GS TS đã không giúp được cho những người “trí thức xhcn” như ông Nguyễn Đức Dân tránh được trở thành trò cười của chúng tôi khi còn là học sinh những năm đầu tiểu học…

Trí thức của xã hội đã như vậy. Thế còn đồng bào của chúng tôi hiện nay đang ở mức độ hiểu biết ra sao về tiếng Mẹ đẻ của chúng ta? Đoạn văn bên trên, tôi đã viết rằng đem những ông GS TS ra làm trò cười khi mình còn bé. Mỉa mai thay, vì thực tế khi những dòng chữ đang tuôn ra giữa đêm khuya, cũng là lúc chúng tôi phải cúi xuống lau vội bàn phím. Vì chợt nhận ra vị mặn của những giọt nước mắt đang thấm trên môi cười ngạo nghễ…

Nhìn thấy những sai lầm trầm trọng của “GSTS về ngôn ngữ học” Nguyễn Đức Dân trong lĩnh vực chuyên môn của ông, chúng tôi trách bản thân ông ta thì ít. Mà thương hại cho những người như ông Dân cũng như nghĩ đến đồng bào của mình hiện đang sống trong nước, càng nhiều hơn…

Nguyên nhân đáng trách vẫn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng mán rừng để quản lý hệ thống văn hóa và giáo dục. Thời gian trôi ở trong nước, hàng vốc những GSTS được đào tạo với khả năng chuyên môn như ông Dân. Với mớ kiến thức giả tạo, sai lạc, dật dờ, khật khùng, và ngớ ngẩn… như thế; tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa xảy ra trong khả năng nhận xét, vừa đến từ lỗ hổng của kiến thức góp nhặt bởi những thiếu sót hạn hẹp? Rồi từ đó, thế hệ của các “thiên tai của ngôn ngữ” như ông Dân lại tiếp tục đào tạo ra thành những thế hệ “tai ương trong Quốc ngữ” theo sau…

Đời còn có gì buồn hơn?

Nếu lề lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt. Thì nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng viết chính tả còn đúng hơn cả ông GSTS trong “thiên đường xhcn”.

Điều này không chỉ là tai họa cho đồng bào Việt Nam hiện ở trong nước. Nó còn là những nọc độc tiêm nhiễm vào cả giới trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Nó cũng len lỏi vào một số (ít-nhiều, xin tùy độc giả đánh giá!) những người đang tự nhận là trí thức và giới cầm bút người Việt mang kiếp tha hương. Họ đã từng gạt lệ ly hương để đi tìm tự do. Nhưng một số nào đó, vẫn cam chịu nô lệ về mặt tư tưởng vì chưa biết được thế nào là việc sử dụng suy nghĩ của mình một cách độc lập!

Ôi, bước thăng trầm trong chữ nghĩa của tiếng Việt ngày nay. Chẳng phải là “Đoạn trường thương tâm” hay chăng???…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/12/12

(Bài này đã được biên tập và CP mới đăng lại tại http://www.vietthuc.org). Link:
http://www.vietthuc.org/2012/12/20/khoc ... hay-y-dai/

Source: http://vietjoy.com/viewtopic.php?f=54&p=32417
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #239 - 25. May 2013 , 18:40
 
*
...
"Nghe lời thầy, không nên dùng ngôn ngữ của Việt cộng nghe con!" Smiley

Khóc Cười theo Mệnh Nước Nổi trôi, Nước ơi:
"i" ngắn hay "y" dài? (hồi thứ hai)


Chân Phương
December 24, 2012

Trong bài trước, chúng tôi đã từng nhắc lướt qua sự tàn phá chữ Quốc ngữ do việc sử dụng một cách hợp nhất hai mẫu tự “I” và “Y” trong chính tả Việt ngữ. Song song với bài viết trình bày đó, Việt Thức cũng đã cho đăng bài “vẫn chuyện I ngắn và Y dài”, kết hợp bởi ý kiến của cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa – cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Saigon; và cũng là sáng lập viên Viện Việt Học tại miền Nam tiểu bang California – cùng bài “BÀN TIẾP VỀ CHUYỆN I NGẮN Y DÀI “ do tác giả Đào Tiến Thi viết vào mùa Thu 2010.

Chúng tôi xin cảm ơn nhã ý của Việt Thức đã đăng bài viết kết hợp nói trên đi kèm cùng bài trình bày “I ngắn hay Y dài?” (Chân Phương). Nó là dịp để độc giả có sự so sánh, đối chiếu, và chọn lựa về các ý kiến khác nhau trên cùng một vấn đề.

Điều đó cũng giúp cho chúng tôi không phải đem dán toàn bài kết hợp của TS Nguyễn Đình Hòa và Thạc Sĩ Đào Tiến Thi vào (hồi thứ hai) của “I ngắn hay Y dài?” của ngày hôm nay, nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thêm quan điểm của riêng mình.

Qua bài viết kết hợp nói trên, chúng ta đọc được những ý kiến của giới chuyên môn về ngôn ngữ tiếng Việt chung quanh chính tả của hai con chữ I và Y. Trong số đó, nặng ký nhất phải kể là những ý kiến của các Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa và GS Cao Xuân Hạo là những tên tuổi hàng đầu của giới “hàn lâm” về Việt ngữ của cả hai miền Nam-Bắc VN trước 1975.

Tựu chung, với cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Nguyễn Đình Hòa – tác giả của nhiều cuốn từ điển Anh-Việt Việt-Anh được xuất và tái bản nhiều lần trong các thập niên 5, 6, và 70… cho đến sau này; ông ghi nhận rằng Quốc ngữ đã từng có thời gian phân biệt được rạch ròi I và Y trong chính tả mà ông cho rằng có lẽ đó chỉ là do thói quen. Để từ đó ông đã bỏ cuộc và mong rằng, những thay đổi sau này (nếu có) sẽ làm cho Việt ngữ tốt hơn(!)

Giáo Sư Cao Xuân Hạo, người được xem là học giả về Việt ngữ tại miền Bắc VN là người “đơn thương độc mã chống lại chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài”, cuối cùng cũng bị “bắt bí” mà không đưa được lời giải thích mạch lạc cho lập trường của mình. Cô đơn và bất lực trong việc đi tìm manh mối cho hai mẫu tự bé tẻo I và Y giữa những ý kiến đối nghịch với mình, Giáo Sư Hạo đành yếu ớt lên tiếng:

“Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”

Tất nhiên, phát biểu của GS Hạo bên trên chứa đựng nhiều bất hợp lý hoặc không được chặt chẽ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ nói đến hai điểm chính là các sai sót khi GS cho rằng chính tả Quốc ngữ đã không làm tròn nhiệm vụ ghi âm (ký phiên âm) và các trường hợp mà ông đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi!

Điều này dẫn đến việc nhiều người đi sau đã, đang, và sẽ kế tục những sai sót này của GS Hạo để xây dựng và hình thành những sai sót mới sau này!

Người viết xin được nhắc lại một ý kiến đã nêu trong bài viết trước đây của mình:

Tác hại của Quy Định hành chánh về chính tả I và Y của bộ Giáo Dục vc ban hành ngày 30/11/1984 đã đem đến hậu quả khôn lường. Đó là, ngay cả các học giả tên tuổi của cả hai miền Nam-Bắc VN, của người NV tại trong nước và hải ngoại đến nay cũng hoàn toàn mù mịt mà không tìm được ra manh mối để trở lại với trật tự, với quy củ của nó (lỗi chính tả I và Y) như thuở ban đầu (1945 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam).

Tại sao chúng tôi lại lấy mốc đầu tiên là 1945 tại miền Bắc, khi Quy Định không số của bộ Giáo Dục đến ngày 30 tháng 11 năm 1984 mới được ban hành?

Sau năm 1945, cs VN tại miền Bắc đã bắt đầu phổ biến các tài liệu nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ hcm dưới tên nguyễn ái quốc và nhiều bí danh khác nữa. Trong khi sao chụp lại hình ảnh có thủ bút của hcm và phổ biến, chúng ta cũng nhìn thấy được các lỗi chính tả ký âm một cách cẩu thả và nham nhở mà hcm mắc phải. Thí dụ, “cách mạng” được ghi là “kách mệnh”, “Bắc Cạn” được ghi là “Bắc Kạn”, “quý báu” được ghi là “quí báu”… Điển hình nhất là các bản thảo của chúc thư cũng như bản thảo lời kêu gọi “Giải Phóng miền Nam”. Trong đó, hcm đã viết “không có gì QUÍ hơn độc lập tự do!” thay vì phải viết “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do” .

Mùa Hè 1976 khi ra Sơn Tây – miền Bắc – để thuốc thang cho Bà Nội trong những ngày hấp hối của Bà, chúng tôi ngày đó còn là đứa trẻ mười lăm tuổi đã nhìn thấy câu văn “Không có gì QUÍ hơn độc lập tự do” được đúc bằng vàng treo nơi vách tường bên trong lăng kẻ tội đồ của dân tộc. Ngày nay, có lẽ để che dấu cái dốt tiếng Việt của tên gian ác, các tài liệu trong nước và trên internet đã sửa lại cái sai quá lộ liễu kia trở lại thành “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do”.

Bồi bút thời nào cũng có, dưới thời cs lại càng nhung nhúc kém chi sâu bọ? Do đó, ngày ấy với chủ trương “nấu phân chủ tịch nước cho thành nước hoa để rải đều khắp nhân gian”, không ít kẻ “trí thức văn hóa” đã uốn lưng và bẻ cong ngòi bút của mình để đổi lấy miếng đỉnh chung. “Cải cách chính tả Quốc ngữ” trong từng giai đoạn với những điều ngu xuẩn của cán bộ văn hóa của csVN chỉ là các thủ đoạn vừa để nịnh bợ lấy điểm vừa nhằm che lấp cái “dốt đặc cán thuổng” về tiếng Việt của lãnh đạo tối cao csVN mà bọn bồi bút đã bày vẽ ra… Ngay cả khi cái thây ma không hồn giữa quảng trường Ba Đình có thối rữa theo thời gian, đám bồi bút kia cũng vẫn còn lợi dụng “tư tưởng hcm” để bòn vét tài nguyên đất nước, bán rẻ tổ quốc cho ngoại bang và tiếp tục kềm kẹp đồng bào để vinh thân phù gia.

Xin điểm lại lịch sử của Quốc Ngữ mà chúng ta đang dùng. Tiếng Việt đã được các linh mục Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antoine Barbore phiên âm thành mẫu tự Latin từ khoảng 1650 với hai công trình “Từ Vị Annam – Bồ Đào Nha” và “Từ Vị Bồ Đào Nha – Annam”. Sau đó vì các yếu tố lịch sử mà người Bồ Đào Nha đã bỏ dở dang công việc truyền giáo của họ. Người Pháp đã kế tục công cuộc “khai hóa niềm tin và tín ngưỡng” tại đất nước Đàng Ngoài và Alexander De Rhode hoàn thiện công trình của các linh mục người Bồ Đào Nha. Trong quá trình hình thành chữ cho đến đầu thế kỷ 20 và với mục đích truyền đạo, chữ Quốc Ngữ vẫn còn phôi thai và ít được chú ý đến. Vì thế, văn phong của các tác phẩm được viết bằng Quốc ngữ của thời kỳ 1920’s trở về trước nay đọc lại cũng thấy nhiều điều ngây ngô, trúc trắc…

Tuy nhiên, kể từ khi Hán văn đã không còn là ngôn ngữ được dùng trong các trường thi và chữ Quốc Ngữ đã bắt đầu hiện diện trong học đường, thì phong trào vận động và phát triển chữ Quốc Ngữ đã được rầm rộ hưởng ứng sang các lãnh vực văn học, báo chí, cũng như ngoài xã hội. Sau Phong Hóa – Ngày Nay là Tự Lực Văn Đoàn, Tân Văn, Phụ Nữ, Phụ Nữ Tân Văn, phong trào Thơ Mới, phong trào văn chương lãng mạn, tiền chiến… rồi ngay cả Nhân Văn và Giai Phẩm ngoài Bắc sau năm 54 cũng như xã hội, học đường, văn chương của miền Nam cho đến ngày mất nước tháng Tư 1975. Có thể nói, thời kỳ rực rỡ nhất của chữ Quốc Ngữ chính là giai đoạn của Tự Lực Văn Đoàn (1930’s) cho đến 1975 tại Saigon.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đến năm mươi năm đó, Ông Cha chúng ta đã bỏ ra rất nhiều công sức tạo nên sức sống phong phú và linh động của một ngôn ngữ mới làm thành di sản để lại. Trong các công sức mà Ông Cha chúng ta vun đắp đó, phải kể đến cách ghi âm một cách khoa học mà không phải ai cũng nắm vững cho được.

Rõ ràng, ngay cả các học giả nổi tiếng của cả nước và được nhiều thế hệ người Việt biết đến với những trước tác đầy giá trị như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo, và Nguyễn Đình Hòa… cũng có phần nhầm lẫn trong các phương pháp ký âm tiếng Việt mà chúng ta được thừa hưởng khi dùng chữ Quốc Ngữ. Các Giáo Sư Lê Ngọc Trụ (người miền Nam) và Cao Xuân Hạo (người miền Trung – Nghệ An – sinh trưởng tại Huế) bị các giới hạn khi phân tích ngữ âm chính tả đã đành. Riêng đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, là người Hanoi, xuất thân từ trường Bưởi; mà cũng “bị kẹt” và chịu thua trước hai mẫu tự I và Y trong chính tả Quốc ngữ sau một thời gian dài tiếp xúc với chữ nghĩa tiếng Việt đang được dùng trong nước, thì đó cũng là điều đáng buồn thay cho tiếng Việt của chúng ta…

Điều này cũng cho thấy di hại của Quy Định quái gở ngày 30/11/1984 đã ảnh hưởng sâu và rộng đến đâu!

Chúng tôi xin được trở lại với các phương pháp và nguyên tắc ký âm trong tiếng Việt:

1/ Đầu tiên, Giáo Sư Cao Xuân Hạo đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi. Theo ông, các chữ da và gia, lý và lí là những chữ đồng âm!

Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Chúng là các chữ được phát âm khác nhau trong tiếng Việt. Do đó, Ông Cha chúng ta đã ghi lại chúng bằng các mặt chữ khác nhau.

2/ Từ nhầm lẫn này của GS Hạo, ông Thạc Sĩ Đào Tiến Thi còn đi xa hơn khi cho rằng các phụ âm d/gi, c/k/q, g/gh, ng/ngh đều là tương đương như nhau. Trước ông Thi, tại Saigon những năm 50 và 60 của thế kỷ trước nhà văn Nguiễn Ngu Í cũng đã từng đưa ra ý kiến cải cách chính tả tiếng Việt và nhất định không viết bút hiệu của mình một cách bình thường là Nguyễn Ngu Ý.

Nói chung, sự nhầm lẫn của các ông GS Hạo, ông Thi, ông Í, và nhiều người khác nữa… có nguyên nhân do không quan tâm đến các điều kiện phát âm và ghi âm tiếng Việt khi hình thành chữ Quốc Ngữ.

Khi hình thành chữ Quốc ngữ, các linh mục Bồ Đào Nha và Pháp cũng như Ông Cha chúng ta đã dựa trên giọng nói, giọng phát âm của người Hanoi để ghi lại. Giọng của người Hanoi trước 1954 và sau này một số đã di cư vào miền Nam là giọng nói trời phú cho không bị một lỗi chính tả nào như vài địa phương khác tại miền Bắc nói riêng và tại cả ba miền Nam, Trung, Bắc của nước ta nói chung.

Trong bài viết nguyên thủy rất dài của ThS. Đào Tiến Thi có đoạn ông viết như sau:

“3.4.1. Chữ QN tuy là chữ ghi âm nhưng khác rất xa các chữ Ấn Âu. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, gần như phải phát âm đầy đủ từng âm vị, thì tiếng Việt phát âm thành từng âm tiết (tiếng), dù âm tiết đó gồm bao nhiêu âm vị thì cũng chỉ phát âm một lần, tiếng có nhiều âm vị cũng có độ dài như tiếng chỉ có một âm vị. Mỗi âm tiết là một khối “tròn vành rõ chữ”, không nối sang nhau (kiểu như Thank you cuả tiếng Anh). Cho nên trong khi các chữ viết Ấn Âu phải ghi từng âm vị thì chữ QN ghi lại âm tiết (tiếng).

Nhận xét được in đậm đó, tưởng như là rất đúng theo sự hiểu biết của ông Thi cũng như đối với những người Nam và người Trung khác của nước ta. Tuy nhiên, nó không đúng trong các phương pháp ký âm trong việc hình thành chữ Quốc ngữ. Những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ từ hàng trăm năm trước đã nghe và quan sát rất kỹ cách phát âm của người Việt Nam nói chung và giọng Hanoi nói riêng. Từ đó, họ đã ghi lại chính xác hoàn toàn chính tả mà chúng ta từng được thừa hưởng.

Trong đó, các phụ âm đầu [d]/d/ và âm [gi]/gi/ đã được phát âm với độ dài ngắn khác nhau. Âm [gi] dài và được nhấn mạnh hơn âm [d]. Do đó nếu chú ý và đã nghe quen rồi, người miền Nam và miền Trung sẽ nhận ra âm vực và thời lượng khác nhau khi người Bắc nói những câu sau đây:

Trưa nay, con muốn ăn gì?
Cô ấy là chị em con dì với tôi!

Tương tự, các phụ âm đầu [c], [k], và [q] cũng được phát âm khác nhau. (Chính xác hơn, phải viết là [qu] vì trong tiếng Việt không hề có phụ âm [q] độc lập. Điều này tương tự xảy ra đối với phụ âm [p] không được xem là phụ âm độc lập).

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” (BHTQ) và “Quốc gia – Dân tộc”
Trong hai câu và nhóm chữ trên, thì “cuốc” được phát âm ngắn và nhẹ hơn “Quốc”. Chính vì sự nhấn mạnh của nguyên âm kép trong chữ “Quốc” đã khiến cho chúng ta có tựa của cuốn “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” nổi tiếng từ đầu thế kỷ hai mươi.

Phân biệt các âm [c] và [qu] như trên quả là khó đối với người miền Trung và miền Nam. Nó vẫn chưa khó khi ngày còn bé chúng tôi phải tập phát âm cho rõ các âm cuối [c] và [ch] giữa các chữ “tíc tắc” và “Tích giang” (tên một con sông chảy qua tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Độ mạnh của hơi đẩy ra hoặc giữ lại nơi đầu lưỡi hoặc thời lượng giữa việc phát âm hai chữ “tíc” và “tích” này cũng đã có sự khác nhau để người nghe không bị nhầm lẫn.

Các âm [c] và [k] thì sao? Chúng ta hãy xem khi đứa trẻ con em người Bắc di cư 1954 hoặc hiện đang ở trong nước phát âm chữ “con”. Đó là một âm /con/ trọn vẹn trong ký âm Quốc ngữ. Trẻ em miền Nam phát âm thành /koong/ vì âm [k] ngắn hơn âm [c] và [oo] dùng để diễn tả nguyên âm dài hơn của [o]. Tuy nhiên, trẻ em người miền Nam và miền Trung đã không hề viết sai chữ [con] này!

Tóm lại, nếu tìm tòi và hiểu rõ được một cách mạch lạc về các phương ký âm hợp lý trong Quốc ngữ, thì lỗi chính tả sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hơn nữa, kiến thức về ký âm được nâng cao cũng giúp phần ngăn chặn các đòi hỏi “cải cách tiếng Việt” một cách ngông cuồng và ngu xuẩn!

Hiểu được phương pháp ký âm, chúng ta sẽ trân trọng hơn đối với di sản kho tàng Quốc ngữ mà chúng ta đang được thừa hưởng mà không tự biến mình thành những kẻ vong ân đối với công sức của tiền nhân.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày nguyên nhân chính đưa đến các nhầm lẫn về quan niệm chính tả của các học giả đáng kính như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo,… Nguyên nhân này xảy ra do tiếng nói địa phương của nơi sinh trưởng của các GS Trụ và Hạo (miền Trung và miền Nam) đã là một rào cản cho việc thẩm thấu cần thiết để có thể ghi âm chính xác theo Quốc ngữ.

Điều đáng tiếc hơn nữa là đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, cựu Khoa Trưởng trường Đại Học Văn Khoa Saigon là người sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Trong bài phân tích của GS Hòa, ông đã có thái độ buông xuôi với vấn nạn I ngắn và Y dài vì cũng cho rằng mục đích phân biệt chỉ dùng để cho chữ nghĩa thêm đẹp… Điều này có lẽ phần lớn vì GS Hòa đã cho rằng chữ Quốc ngữ chỉ là vay mượn từ người ngoại quốc (Bồ Đào Nha – Pháp) mà không phải do công sức của Ông Cha của chúng ta bỏ công vun bồi?

Giá như ngày còn sống, GS Hòa đã dùng vốn kiến thức cùng kinh nghiệm hiểu biết của mình về ngữ văn và ưu thế giọng nói Hanoi của mình để phân tích và giảng giải như cố gắng nông cạn của chúng tôi đang làm; thì với uy tín sẵn có của GS, chắc chắn tình hình cũng khả quan hơn thật nhiều. Riêng đối với GS Hạo là người đã sinh sống trong nước và có nhiều thời gian ngay tại Hanoi, việc ông không nhận ra những điểm căn bản trong phát âm và ký âm của người Bắc cũng là điều đáng buồn!

Phải chăng, các nhà ngôn ngữ học chỉ biết đến văn chương bác học để “sáng tác” ra những lý thuyết cao xa không tưởng, thiếu thực tế mà bỏ quên mất căn bản cội nguồn của ngôn ngữ, thông qua sự quan sát bằng thực tế được thể hiện hằng ngày trong tiếng nói của đồng bào sống chung quanh mình?

Nay chúng tôi xin trở lại cùng các nguyên tắc chính tả của I và Y trong Quốc ngữ của chúng ta:

1/ Nguyên tắc đầu tiên, như đã viết trong bài trước, đứng liền sau các phụ âm kép luôn luôn là “I” mà không phải là “Y”.

2/ Nguyên tắc thứ hai, sau tất cả các phụ âm b, d, đ, g, n, s, x; chúng ta chỉ được viết “I” mà không viết Y, ngoại trừ một vài biệt lệ cho mẫu tự “n” khi đó là danh từ riêng mà thôi. Các biệt lệ này không hề nói đến chữ phiên âm các từ các ngôn ngữ ngoại quốc khác, ny-lông là một ví dụ!

3/ Sau phụ âm [qu] luôn luôn phải là “Y” mà không bao giờ được là “I”.

Viết [quy, quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ, quấn quýt, ăn quỵt… ] (1) là đúng.
Viết [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt … ] (2) là hoàn toàn sai.

Không ít người sẽ hỏi tại sao chúng ta có nguyên tắc này. Xin thưa:

Hãy so sánh với hai phụ âm gần gũi [c] và [h] của [qu] cũng như các phụ âm Thông thường khác khi chúng ta phát âm các chữ viết sau đây sẽ rõ:

[huy, hùy, hủy, huýt, tuy, tùy, tủy, tuýt… ] (3)
Các phần nguyên âm của các nhóm (1) và (3) phù hợp với nhau. Ngược lại, với cấu trúc của nhóm (2), chúng ta sẽ có:
[hui, húi, hủi, tủi, túi, tùi… ] (4) Nhóm (4) này là băng chứng cho thấy nhóm (2) [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt …] bao gồm những từ vựng hoàn toàn vô nghĩa trong cách ký âm Quốc ngữ.

4/ Qua ba nguyên tắc căn bản và giản dị vừa nêu, chúng ta đã giải quyết gần hết các kết hợp trong phương pháp ký âm giữa các phụ âm Việt ngữ cùng hai nguyên âm I và Y. Chỉ còn lại năm phụ âm h, k, l, m, và t là những phụ âm có nhiều lẫn lộn và khó nhớ nếu không tìm ra biện pháp thích hợp để hiểu và nhớ.

Tuy nhiên, chúng tôi xin được trở lại cùng bài viết của ông Đào Tiến Thi khi ông dùng Y trong kết hợp với phụ âm [s]. Việc kết hợp này trong ký âm Quốc ngữ (chính tả) là hoàn toàn sai trái. Chúng tôi nghi ngờ rằng trước khi làm điều này, không biết ông Thi đã bỏ chút thời gian quý báu của mình để tra tự điển Việt Ngữ mà ông đang có?

Chúng tôi tự hỏi khi viết ra những chữ [ngu sy, sy tình, sỷ nhụcsỹ tử, sỹ phu, sỹ diện], ông Thạc Sĩ của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã có được một chút ý thức nào về việc mình đang làm: ông đang tiếp tay phá hoại cho sự rối rắm và tối tăm của hai nguyên âm I và Y trong Việt ngữ ngày nay.

“Chân lý mới” mà ông Thạc Sĩ vừa phát kiến cho rằng các chữ Hán Việt thì được viết bằng Y như [tu my, tự ty … ] hoàn toàn khiến chúng tôi chưng hửng trước lập luận của ông. Lập luận này là lời nhắc nhở đối với câu nói của người xưa “biết thì thưa thốt… ”

Giá như các nhà “ngôn ngữ học” Việt Nam như các ông Dân, ông Dõi, ông Thi bớt đi phần nào sự ngạo mạn của họ và biết đặt lương tâm của người cầm bút lên trên những điều viết ra… các con chữ nguyên âm I và Y đã sớm thoát khỏi phận bèo dạt, mây trôi, lênh đênh không bến đỗ như ngày nay…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/21/12

Đây là bài thứ hai liên quan đến hai chữ cái I và Y mà CP đã biên tập và được đăng trong vietthuc.org, link: http://www.vietthuc.org/2012/12/24/khoc ... i-thu-hai/

Source: http://vietjoy.com/viewtopic.php?f=54&p=32417

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 14 15 16 17 
Send Topic In ra