Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44466 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
05. Mar 2007 , 19:59
 

Kính thưa Cô Thu,

Em mở lại mục này tiếp theo D/D 2005- 2006 như Cô yêu cầu.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #1 - 06. Mar 2007 , 05:22
 

Đây là một bài viết của một cô gái Việt Nam ở Pháp, viết về một người bố.  Tôi thấy hay hay và dễ thương, muốn chia sẻ với các bạn và các em để cùng ôn laị một vài danh từ Hán Việt.


BỐ TÔI.

Khi ông tôi sanh ra bố tôi, ông muốn bố tôi trở thành một người biết thương người, nên ông tôi đặt tên bố tôi là Hà, mà đúng thật, lòng tốt cuả bố tôi mạnh như dòng nước của sông Hồng Hà vậy đó.

Bố tôi như một cây hà (cây sen) mọc ở dưới bùn lầy, thế mà nhờ hà chí (chí hướng rộng) và hà tưởng (tư tưởng cao xa) mà bố tôi đã vươn được lên khỏi mặt bùn đấy.  Hồi chúng tôi còn là những hà tiền (lá sen mơí nở)  của bố chúng tôi, chúng tôi đâu ngờ là bố tôi phải trải qua những giai đoạn khó khăn đến thế đâu, bây giờ chúng tôi trở thành hà diệp (lá sen) chúng tôi càng nể và mến bố tôi hơn.  Chỉ có một cái khác biệt giữa cây hà và bố tôi là hà-hoa sinh nhật thì ngày 24 tháng 6 âmlịch, còn ngày sinh nhật của bố tôi là ngày 18 tháng 3 thôi.

Hồi bố tôi còn nhỏ, bố tôi được đi Hà-Nội một lần và bố tôi nói là Hà-thành đẹp lắm, chỉ tiếc là bây giờ chúng tôi ở hà (xa) Việt Nam quá nên không thể đi thăm được thôi.

Hồi xưa bố tôi khó lắm, nhưng bố tôi không có hà-khốc (tyranical) đâu nhé, chỉ hà-lạm (exaggerated severety) thôi.  Mà bố tôi cũng không phải sư tử  Hà–Đông đâu.  Bố tôi dạy chúng tôi không được nói những lơì hà-hán (nói trống không) với người lớn.

Bố tôi thích ăn những con hà lắm, mà bố tôi thích hà-hà (tôm của sông) hơn hà-hải (tôm của biển), cây nhà lá vườn thì chắc là ngon mà.

Khi đi học tập. bố tôi có được uống hà-thủ-ô nữa, nên tóc bố tôi bây giờ mới đen như vậy đấy.

Đi học tập ra, bố tôi bắt đầu tin hà-lạc-lý-số để xem xem tụi tôi có đi vượt biển được không.  Và một hôm bác Minh Thu cho chúng tôi cái hà-thanh (cơ hôị hiếm có) đó.  Giữa biển cả, cướp Thái Lan liệng bố tôi xuống nước, bố tôi tự hỏi hà-co á(vì lý do gì) gì mình lại bị chết một cách kỳ cục vậy hà.  Và vì thế nên hà-bá (thần sông) là con của hải bá mới cứu bố tôi.

Qua được Pháp. bố tôi mừng quá, cho chúng tôi đi ăn cơm Tâu ở tiệm Hà- Mã (Hippo) có mấy người bồi bàn mặc hà-y (áo đỏ) nữa.

Bố tôi hay đi làm việc chùa lắm, bởi vậy nên có rất nhiều người hà (chịu ơn) bố tôi, tại đi đâu bố tôi cũng để hà (dấu vết của một hòn ngọc) ở lại hết mà.


BẠCH THÁI TRÂM


Hà hà, cô lại vừa mới thực tập post vào mục NGO^N NGữ cho đúng chỗ, và viết thử thấy đánh dấu thoải mái rồi.  Em Mỹ ác lắm, chỉ mở hộ muc mới mà không "dinh" bài vào dùm.  Từ nay trở đi không thèm nhờ các em nữa!!
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #2 - 06. Mar 2007 , 06:08
 
thule wrote on 06. Mar 2007 , 05:22:
Hà hà, cô lại vừa mới thực tập post vào mục NGO^N NGữ cho đúng chỗ, và viết thử thấy đánh dấu thoải mái rồi.  Em Mỹ ác lắm, chỉ mở hộ muc mới mà không "dinh" bài vào dùm.  Từ nay trở đi không thèm nhờ các em nữa!!


Thưa Cô,

Hà hà, xin cô cứ mắng thêm cho em Mỹ này mấy mắng nữa đi cô  8) Wink

Bài chữ Hà này viết hay quá , cám ơn Cô.  Wink Chắc em cũng phải bảo con gái em viết 1 bài chữ  Bình , mở đầu  thế này :  Bố con tên Bình , có bụng bự vỗ vào nghe bình bịch  Grin
Back to top
« Last Edit: 06. Mar 2007 , 17:39 by binh_SV »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #3 - 12. Mar 2007 , 18:13
 
Em Bình ơi,

Ý kiến hay đó.  Con gái em giỏi tiếng Việt lắm phải không? Em nhờ viết một bài đi.  Có thể bắt đầu bằng câu" Ngày ba bữa,vỗ bụng rau Bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no...  " gì đó.
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #4 - 12. Mar 2007 , 18:46
 
thule wrote on 12. Mar 2007 , 18:13:
Em Bình ơi,

Ý kiến hay đó.  Con gái em giỏi tiếng Việt lắm phải không? Em nhờ viết một bài đi.  Có thể bắt đầu bằng câu" Ngày ba bữa,vỗ bụng rau Bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no...  " gì đó.



Thưa Cô ,

Cô viết thế làm em có hiểu gì đâu , phải hỏi vợ  Embarrassed.  Mỹ  bảo trong bài  gì đó My chƯa nghĩ ra, chỉ  nhớ lõm bõm  câu sau  là :
"Đêm nằm an giấc ngáy o o , đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ "  Wink

Em chỉ biết thế nghĩA là cô bảo em không fải quân tử phải không  ạ , vì em ăn không no thì không ngáy o o được   Tongue Grin


Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2007 , 20:39 by binh_SV »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #5 - 13. Mar 2007 , 12:16
 
Tư nhiên cô nghĩ đến 2 câu đó (vì có chữ Bình trong đó,cũng chẳng nhớ là của ai (Ca0 bá Quát, Nguyễn Công Trứ hay Trần Tế  Xương???), chứ chẳng có ý gì đâu em à.  Xin lỡi nhé, làm cho em ...no, phải không?  Thực ra câu thứ hai là"  Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái Bình cửa thường bỏ ngỏ." (cũng lại có chữ Bình nũa), vậy thì em cứ ..bình tâm!)
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #6 - 13. Mar 2007 , 15:59
 
thule wrote on 13. Mar 2007 , 12:16:
Tư nhiên cô nghĩ đến 2 câu đó (vì có chữ Bình trong đó,cũng chẳng nhớ là của ai (Ca0 bá Quát, Nguyễn Công Trứ hay Trần Tế  Xương???), chứ chẳng có ý gì đâu em à.  Xin lỡi nhé, làm cho em ...no, phải không?  Thực ra câu thứ hai là"  Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái Bình cửa thường bỏ ngỏ." (cũng lại có chữ Bình nũa), vậy thì em cứ ..bình tâm!)


Thưa Cô ,

Cô có đùa  em  cũng để mọi người cười vui thôi , sao cô lại phải xin lỗi làm em áy náy không được... bình an.  Wink
Đêm qua lúc Mỹ đọc , em có viết  "năm canh" nhưng Mỹ lại bảo em viết thiếu chữ "an giấc"  , rồi lúc em sỬa lại thì em lại làm mất  chữ  "canh"  Tongue Grin.   Dốt  thơ văn  xưa nay là chuyện... bình thường  với em  thôi    Tongue Grin Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 13. Mar 2007 , 19:03 by binh_SV »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #7 - 17. Mar 2007 , 07:13
 
Hôm nay Đậu Đỏ học chữ Hán để đi...Trung quốc  chơi Tongue  Tongue. Xin mời cả nhà  bổ túc thêm dùm, nếu không là Đ Đ lạc luôn ở bên ấy, hết biết đường về vì nơi Đ Đ đến không dùng tiếng Anh  Tongue  Tongue  Grin



...
...

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #8 - 18. Mar 2007 , 14:48
 
thule wrote on 13. Mar 2007 , 12:16:
Tư nhiên cô nghĩ đến 2 câu đó (vì có chữ Bình trong đó,cũng chẳng nhớ là của ai (Ca0 bá Quát, Nguyễn Công Trứ hay Trần Tế  Xương???), chứ chẳng có ý gì đâu em à.  Xin lỡi nhé, làm cho em ...no, phải không?  Thực ra câu thứ hai là"  Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái Bình cửa thường bỏ ngỏ." (cũng lại có chữ Bình nũa), vậy thì em cứ ..bình tâm!)


Kính thưa Cô Thu,

Anh Phú De vùa tìm ra trong google là 2 câu ấy trong bài Hàn Nho Phong Vị Phú của cụ NguyỄn Công Trứ cô ạ.  Wink
Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2007 , 14:49 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #9 - 18. Mar 2007 , 23:26
 
Quote:
Hôm nay Đậu Đỏ học chữ Hán để đi...Trung quốc  chơi Tongue  Tongue. Xin mời cả nhà  bổ túc thêm dùm, nếu không là Đ Đ lạc luôn ở bên ấy, hết biết đường về vì nơi Đ Đ đến không dùng tiếng Anh  Tongue  Tongue  Grin



...
...


  Đậu Đỏ ơi ,em học chữ Hán kiểu này để mà đi Trung quốc thì còn khuya mới tới nơi em à  Wink Wink Wink Wink Bài học này thực là xức sắc đó.
Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2007 , 23:27 by anh_thu_Tran »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #10 - 24. Mar 2007 , 11:20
 
Úi chao ơi,

Học tiếng Trung Hoa như thế này thì chắc phải nghe băng mới nhớ được.  Sao khong thấy dậy nói câu nào vậy?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #11 - 09. May 2007 , 08:27
 
Cô Mai Trân đi vắng bấy lâu nay, hôm nay mới trở về với chúng ta.  Mời các bạn các em nghe cô kể chuyện và xin mời tất cả góp ý kiến.  Bài này hay một cách ...bất ngờ (!):
Back to top
« Last Edit: 09. May 2007 , 08:31 by thule »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #12 - 09. May 2007 , 08:29
 
Tôi Học lớp 4

Năm 1986 cháu Lan Hương lên lớp Bốn. 

Một buổi chiều đi làm về, tôi vội vã làm cơm và dọn ra cho bà nội và hai cháu ăn.  Cháu Mai Hương khi ấy 5 tuổi mới học mẫu giáo.  Dặn dò Lan Hương làm home work xong, tôi lật đật khoác cái jacket vắt ở lưng ghế bàn ăn trong bếp, tất tả chạy ra xe để đến trường Walnut Ạcres họp PTA.  Nhà tôi chờ tôi ở trong xe.  Mặt anh khó khăn vì chờ lâu, vì mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, lại còn phải họp hành.  Chúng tôi không nói với nhau lời nào.  Con đường từ nhà đến trường khoảng một cây số qua một cái đèn đỏ sao mà dài thế.  Tôi sốt ruột vì giờ họp đã rất gần.

Mới bảy giờ chiều mà trời đã tối.  Cái áo khoác không đủ ngăn cái lạnh cuối thu.  Tôi rùng mình cảm thấy như có con gì bò từ gáy xuống sống lưng khi bước ra khỏi xe.  Tôi nhắm vội hai con mắt cay xè, chỉ sợ cơn gió thốc đột ngột vừa rồi làm bay cái vảy kính sát tròng trong hai con mắt khô cứng.  Như cái máy, tôi thò tay vào ví lần mò tìm cặp kính cận. Tôi bị cận thị nặng từ khi học thi Tú Tài.

Mắt tôi loé lên vì ánh đèn trong phòng họp.  Không còn chỗ cho hai người, nhà tôi chỉ cho tôi một cái ghế phía trên, còn anh ngồi lại cái ghế trống ở hàng dưới. Tôi đặt mình xuống ghế, thở phào nhẽ nhõm và cảm thấy yên tâm trong căn phòng ấm đầy ắp người. 

Tựa vào lưng ghế, người tôi như chìm xuống rồi lại bồng bềnh như chơi vơi trên không.  Đang cố chống lại cơn buồn ngủ, tôi chợt tỉnh, người lạnh toát khi có bàn tay sờ vào tay tôi. Người đàn bà trẻ tuổi ngồi bên cạnh mỉm cười dịu dàng đưa cho tôi một mảnh giấy và cây bút bi.  May quá buổi họp vừa mới bắt đầu.  Thuyết trình viên là một thầy giáo lớp 4 của chương trình GATE – Gifted And Talented Education.  Ông nói sơ qua mục đích buổi họp và trình bày cho phụ huynh một vài thí dụ trong cách giảng dạy các em học chương trình này.  Ông nói:

Đây là một bài toán trong lớp chúng tôi,   “A man bought a horse for 300 dollars,  He sold it for 500 dollars.  What is his financial outcome?”

(Xin tạm dịch:  “Một người mua một con ngựa với giá 300 Mỹ Kim.  Ông ta bán no với giá 500 Mỹ Kim.  Tình trạng tài chính của ông ta là thế nào?”)

Xin quý vị hãy suy nghĩ về bài toán này và tìm câu trả lời.  Tôi không có ý thách đố quý vị.  Chỉ xin quý vị suy nghĩ một chút về một câu hỏi và câu trả lời của quý vị. Trong năm phút nữa, tôi sẽ chia sẻ với quý vị những câu trả lời của các em trong lớp.  Xin quý vị nhớ cho là các em chỉ mới 10 tuổi và các em chính là con em của quý vị.

Tôi đã tỉnh hẳn, cảm thấy đầu óc minh mẫn và thích thú vô cùng vì bài toán lạ lùng này.  Tôi nghĩ bài toán này có cái gì không ổn, nó thiếu một vài yếu tố nào đó và mơ hồ đoán rằng bọn trẻ con sẽ nghĩ như tôi, sẽ không có đáp án nếu thầy không cho thêm cái “missing element” v.v… Tôi nhìn quanh.  Trong phòng im phăng phắc, ai cũng nhìn xuống mảnh giấy cầm tay, có người hí hoáy viết, nhiều người trầm tư.  Tôi ngoái nhìn ra sau tìm nhà tôi nhưng không thấy, không hiểu anh ngồi đâu.  Giá có anh bên cạnh để tôi được thì thầm trao đổi một đôi câu, nhất là cái excitement trong người tôi, như đứa trẻ con háo hức và tò mò trước một cái gì lạ lùng và kỳ ảo.

Năm phút qua.  Mọi người đếu ngẩng lên nhìn thuyết trình viên vừa phá tan bầu không khí yên lặng và trang nghiêm bằng câu chào mở đầu, « Hello … »

Miệng cười tươi, giọng nói như reo vui, ông thong thả kể :

Cho tôi được chia sẻ với quý vị vài câu trả lời, vài đáp án được tuyển chọn vừa ngẫu nhiên, vừa tiêu biểu của các em.  Đây là câu trả lời ngắn gọn và đơn giản của một em:  « Ông ta mua con ngựa 300$, bán 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 500$. » 

Một em khác:  «Ông ta mua con ngựa 300$ rồi dắt ngựa về nhà.  Trên đường về ông gặp một người bạn làm nghề nuôi ngựa.  Người bạn này xin mua lại với giá 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 200$. »

Một em nữa:  « Ông ta mua con ngựa giá 300$.  Mang về nuôi phải mua cỏ cho nó ăn, mất 100$.  Nó bị ốm, đưa đi thú y công với tiền thuốc men mất 100$ nữa.  Bán lại với giá 500$.  Tính trạng tài chính của ông ta là 0$.»

Em thứ tư, em này rất sophisticated, có lẽ bố em là một người của Wall Street (thầy giáo nói đùa.):  Ông ta mua con ngựa 300$.  Tuy nhiên ông không có tiền, phải vay tiền để mua ngựa và phải trả tiền lời 50$.  Ông ta không có chuồng tốt, phải đem gửi ở một nơi mất 50$.  Tiền cỏ cho nó ăn mất 100$. Rồi con ngựa khốn khổ (the poor horse) lại bị ốm.   Tiền thú y và tiền thuốc mất 100$ nữa.  Giá của con ngựa bây giờ thành 600$.  Bán với giá 500$.  Ông ta bị lỗ 100$. »

Ngừng lại một phút để những tiếng ồ thán phục của chúng tôi lắng xuống, thầy tiếp tục nói :

Thưa quý vị, chắc quý vị đã lưu ý từ FINANCIAL OUTCOME.  Đây là một bài toán không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có câu trả lời hợp lý.  Không có đáp án nhất định, mà là đáp án uyển chuyển tuỳ thuộc vào những dữ kiện khác, vào những yếu tố xung quanh do chính các em tưởng tượng và tự đặt ra.  Và một điều quan trọng là tuỳ sự định nghĩa của từ Financial Outcome mà mỗi em hiểu theo ý riêng.  Đầu óc các em trong trắng, óc sáng tạo của các em mạnh mẽ.  Chương trình giáo dục này khuyến khích sự sáng tạo (creativity), làm nảy nở khả năng giải đáp những vấn đề được đặt ra (problem solving.)  Thú vị hơn cả là khi nghe các em giải thích những lý luận để hỗ trợ câu trả lời hay đáp án của các em.

Buổi họp kéo dài hai tiếng đồng hồ với nhiều câu hỏi và gợi ý cùng những đề nghị của các phụ huynh.  Tôi định nấn ná ở lại hỏi chuyện thêm, nhưng nhà tôi đã đến bên cạnh, túm lấy tay tôi lôi ra xe.  Anh hết sức tức giận vì không thể signal cho tôi về sớm vì tôi ngồi tuốt ở hàng ghế trên.

Mai Trân









Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #13 - 10. May 2007 , 10:18
 
Chào chị Mai Trân,

Lâu quá mới lại được gặp chị ở đây.  Đọc bài này của chị thấy thích thú bất ngờ.  Mới đầu chỉ nhìn thấy một bài toán giản dị là làm con tính trừ.  Sau mới nhận ra là giáo dục ở xứ Mỹ này có để một cái open end để mọi người được biểu lộ cái sự sáng tạo của mình (creativity) hoăc là cái sáng kiến (initiative?) của mình, không giống như ngày xưa bọn mình đi học ở VN, chỉ vụ phần từ chương và thuộc lòng, hả?

Từ "financial outcome" mà chi dịch là "tình trạng tài chánh", mình nghĩ là nó bao quát quá chăng?  "kết quả tài chánh" thì có vẻ khuyến khích các em phải nghĩ và trở nên creative trong cách trả lời?  Chị, các bạn, các em nghĩ sao?

Cảm ơn chị và mong chị post thêm bài nhé.  Có cần các em hay cô Thu (!) giúp sức để post bài không?
Back to top
« Last Edit: 10. May 2007 , 10:20 by thule »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #14 - 10. May 2007 , 10:35
 
thule wrote on 09. May 2007 , 08:29:
Tôi Học lớp 4

Năm 1986 cháu Lan Hương lên lớp Bốn.  
....

Thưa cô Mai Trân,
Đậu Đỏ không có chút kinh nghiệm nào về việc họp hành của hội PTA   Tongue nên thật ngạc nhiên thích thú khi đọc bài của cô. Ngày xưa vì công ăn việc làm, và vì ngại ngùng khi phải tiếp xúc với người Mỹ khi mới chân ướt chân ráo đến xứ người, nên em không bao giờ tham gia vào hội này. Cố gắng lắm mới mỗi năm 2 bận đi gặp cô thày của mấy đứa nhỏ.

Back to top
« Last Edit: 10. May 2007 , 12:14 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #15 - 10. May 2007 , 11:31
 
thule wrote on 10. May 2007 , 10:18:
Chào chị Mai Trân,

Lâu quá mới lại được gặp chị ở đây.  Đọc bài này của chị thấy thích thú bất ngờ.  Mới đầu chỉ nhìn thấy một bài toán giản dị là làm con tính trừ.  Sau mới nhận ra là giáo dục ở xứ Mỹ này có để một cái open end để mọi người được biểu lộ cái sự sáng tạo của mình (creativity) hoăc là cái sáng kiến (initiative?) của mình, không giống như ngày xưa bọn mình đi học ở VN, chỉ vụ phần từ chương và thuộc lòng, hả?

Từ "financial outcome" mà chi dịch là "tình trạng tài chánh", mình nghĩ là nó bao quát quá chăng?  "kết quả tài chánh" thì có vẻ khuyến khích các em phải nghĩ và trở nên creative trong cách trả lời?  Chị, các bạn, các em nghĩ sao?

Cảm ơn chị và mong chị post thêm bài nhé.  Có cần các em hay cô Thu (!) giúp sức để post bài không?


Kính thưa Cô Thu,

Hôm qua Cô Mai Trân có email cho chị Đậu Đỏ và em về cách  gia nhập để đăng bài đó Cô ơi. Em và chị Đậu Đỏ đã rất vui mừng tranh nhau ( như tranh bắt được vàng Grin ) trả lời cho cô Mai Trân rồi ạ.    Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #16 - 10. May 2007 , 11:36
 
thule wrote on 09. May 2007 , 08:29:
Tôi Học lớp 4

Năm 1986 cháu Lan Hương lên lớp Bốn.  

Một buổi chiều đi làm về, tôi vội vã làm cơm và dọn ra cho bà nội và hai cháu ăn.  Cháu Mai Hương khi ấy 5 tuổi mới học mẫu giáo.  Dặn dò Lan Hương làm home work xong, tôi lật đật khoác cái jacket vắt ở lưng ghế bàn ăn trong bếp, tất tả chạy ra xe để đến trường Walnut Ạcres họp PTA.  Nhà tôi chờ tôi ở trong xe.  Mặt anh khó khăn vì chờ lâu, vì mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, lại còn phải họp hành.  Chúng tôi không nói với nhau lời nào.  Con đường từ nhà đến trường khoảng một cây số qua một cái đèn đỏ sao mà dài thế.  Tôi sốt ruột vì giờ họp đã rất gần.

Mới bảy giờ chiều mà trời đã tối.  Cái áo khoác không đủ ngăn cái lạnh cuối thu.  Tôi rùng mình cảm thấy như có con gì bò từ gáy xuống sống lưng khi bước ra khỏi xe.  Tôi nhắm vội hai con mắt cay xè, chỉ sợ cơn gió thốc đột ngột vừa rồi làm bay cái vảy kính sát tròng trong hai con mắt khô cứng.  Như cái máy, tôi thò tay vào ví lần mò tìm cặp kính cận. Tôi bị cận thị nặng từ khi học thi Tú Tài.

Mắt tôi loé lên vì ánh đèn trong phòng họp.  Không còn chỗ cho hai người, nhà tôi chỉ cho tôi một cái ghế phía trên, còn anh ngồi lại cái ghế trống ở hàng dưới. Tôi đặt mình xuống ghế, thở phào nhẽ nhõm và cảm thấy yên tâm trong căn phòng ấm đầy ắp người.  

Tựa vào lưng ghế, người tôi như chìm xuống rồi lại bồng bềnh như chơi vơi trên không.  Đang cố chống lại cơn buồn ngủ, tôi chợt tỉnh, người lạnh toát khi có bàn tay sờ vào tay tôi. Người đàn bà trẻ tuổi ngồi bên cạnh mỉm cười dịu dàng đưa cho tôi một mảnh giấy và cây bút bi.  May quá buổi họp vừa mới bắt đầu.  Thuyết trình viên là một thầy giáo lớp 4 của chương trình GATE – Gifted And Talented Education.  Ông nói sơ qua mục đích buổi họp và trình bày cho phụ huynh một vài thí dụ trong cách giảng dạy các em học chương trình này.  Ông nói:

Đây là một bài toán trong lớp chúng tôi,   “A man bought a horse for 300 dollars,  He sold it for 500 dollars.  What is his financial outcome?”

(Xin tạm dịch:  “Một người mua một con ngựa với giá 300 Mỹ Kim.  Ông ta bán no với giá 500 Mỹ Kim.  Tình trạng tài chính của ông ta là thế nào?”)

Xin quý vị hãy suy nghĩ về bài toán này và tìm câu trả lời.  Tôi không có ý thách đố quý vị.  Chỉ xin quý vị suy nghĩ một chút về một câu hỏi và câu trả lời của quý vị. Trong năm phút nữa, tôi sẽ chia sẻ với quý vị những câu trả lời của các em trong lớp.  Xin quý vị nhớ cho là các em chỉ mới 10 tuổi và các em chính là con em của quý vị.

Tôi đã tỉnh hẳn, cảm thấy đầu óc minh mẫn và thích thú vô cùng vì bài toán lạ lùng này.  Tôi nghĩ bài toán này có cái gì không ổn, nó thiếu một vài yếu tố nào đó và mơ hồ đoán rằng bọn trẻ con sẽ nghĩ như tôi, sẽ không có đáp án nếu thầy không cho thêm cái “missing element” v.v… Tôi nhìn quanh.  Trong phòng im phăng phắc, ai cũng nhìn xuống mảnh giấy cầm tay, có người hí hoáy viết, nhiều người trầm tư.  Tôi ngoái nhìn ra sau tìm nhà tôi nhưng không thấy, không hiểu anh ngồi đâu.  Giá có anh bên cạnh để tôi được thì thầm trao đổi một đôi câu, nhất là cái excitement trong người tôi, như đứa trẻ con háo hức và tò mò trước một cái gì lạ lùng và kỳ ảo.

Năm phút qua.  Mọi người đếu ngẩng lên nhìn thuyết trình viên vừa phá tan bầu không khí yên lặng và trang nghiêm bằng câu chào mở đầu, « Hello … »

Miệng cười tươi, giọng nói như reo vui, ông thong thả kể :

Cho tôi được chia sẻ với quý vị vài câu trả lời, vài đáp án được tuyển chọn vừa ngẫu nhiên, vừa tiêu biểu của các em.  Đây là câu trả lời ngắn gọn và đơn giản của một em:  « Ông ta mua con ngựa 300$, bán 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 500$. »  

Một em khác:  «Ông ta mua con ngựa 300$ rồi dắt ngựa về nhà.  Trên đường về ông gặp một người bạn làm nghề nuôi ngựa.  Người bạn này xin mua lại với giá 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 200$. »

Một em nữa:  « Ông ta mua con ngựa giá 300$.  Mang về nuôi phải mua cỏ cho nó ăn, mất 100$.  Nó bị ốm, đưa đi thú y công với tiền thuốc men mất 100$ nữa.  Bán lại với giá 500$.  Tính trạng tài chính của ông ta là 0$.»

Em thứ tư, em này rất sophisticated, có lẽ bố em là một người của Wall Street (thầy giáo nói đùa.):  Ông ta mua con ngựa 300$.  Tuy nhiên ông không có tiền, phải vay tiền để mua ngựa và phải trả tiền lời 50$.  Ông ta không có chuồng tốt, phải đem gửi ở một nơi mất 50$.  Tiền cỏ cho nó ăn mất 100$. Rồi con ngựa khốn khổ (the poor horse) lại bị ốm.   Tiền thú y và tiền thuốc mất 100$ nữa.  Giá của con ngựa bây giờ thành 600$.  Bán với giá 500$.  Ông ta bị lỗ 100$. »

Ngừng lại một phút để những tiếng ồ thán phục của chúng tôi lắng xuống, thầy tiếp tục nói :

Thưa quý vị, chắc quý vị đã lưu ý từ FINANCIAL OUTCOME.  Đây là một bài toán không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có câu trả lời hợp lý.  Không có đáp án nhất định, mà là đáp án uyển chuyển tuỳ thuộc vào những dữ kiện khác, vào những yếu tố xung quanh do chính các em tưởng tượng và tự đặt ra.  Và một điều quan trọng là tuỳ sự định nghĩa của từ Financial Outcome mà mỗi em hiểu theo ý riêng.  Đầu óc các em trong trắng, óc sáng tạo của các em mạnh mẽ.  Chương trình giáo dục này khuyến khích sự sáng tạo (creativity), làm nảy nở khả năng giải đáp những vấn đề được đặt ra (problem solving.)  Thú vị hơn cả là khi nghe các em giải thích những lý luận để hỗ trợ câu trả lời hay đáp án của các em.

Buổi họp kéo dài hai tiếng đồng hồ với nhiều câu hỏi và gợi ý cùng những đề nghị của các phụ huynh.  Tôi định nấn ná ở lại hỏi chuyện thêm, nhưng nhà tôi đã đến bên cạnh, túm lấy tay tôi lôi ra xe.  Anh hết sức tức giận vì không thể signal cho tôi về sớm vì tôi ngồi tuốt ở hàng ghế trên.

Mai Trân



Kính thưa Cô Mai Trân,

Bài của Cô viết chắc ai đọc cũng thấy hay, nhưng em lại có điều tâm đắc riêng  nữa , tưởng đâu Cô viết tả cảnh của em Cô ạ   Tongue Cheesy


Back to top
 
 
IP Logged
 
Mai_Tran
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 5
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #17 - 10. May 2007 , 19:18
 
Đặng-Mỹ wrote on 10. May 2007 , 11:31:
Kính thưa Cô Thu,

Hôm qua Cô Mai Trân có email cho chị Đậu Đỏ và em về cách  gia nhập để đăng bài đó Cô ơi. Em và chị Đậu Đỏ đã rất vui mừng tranh nhau ( như tranh bắt được vàng Grin ) trả lời cho cô Mai Trân rồi ạ.    Wink

Back to top
 
 
IP Logged
 
Mai_Tran
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 5
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #18 - 10. May 2007 , 19:48
 
Mai_Tran wrote on 10. May 2007 , 19:18:


Chị Thu và hai em  Đậu Đỏ va Đang Mỹ thân mến,

Chị Thu có lý, mình nên dịch Financial Outcome là Kết Quả Tài Chánh thì đúng hơn.

Kể lại câu chuyện này, chị nhớ đến thời gian 20 năm trươc.  Đàn bà VN ở Mỹ thât vât vả   Lúc nào cũng vội vàng, tất bật, phải khg hai em? Đời sống bận rộn và mệt nhọc làm bớt  di những sự trao đổi và thông cảm giữa vợ  chồng về con cái.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #19 - 11. May 2007 , 17:10
 
Mai_Tran wrote on 10. May 2007 , 19:48:
Chị Thu và hai em  Đậu Đỏ va Đang Mỹ thân mến,

Chị Thu có lý, mình nên dịch Financial Outcome là Kết Quả Tài Chánh thì đúng hơn.

Kể lại câu chuyện này, chị nhớ đến thời gian 20 năm trươc.  Đàn bà VN ở Mỹ thât vât vả   Lúc nào cũng vội vàng, tất bật, phải khg hai em? Đời sống bận rộn và mệt nhọc làm bớt  di những sự trao đổi và thông cảm giữa vợ  chồng về con cái.


Thưa cô Mai Trân,
Có nghe nhắc đế 20 năm về trước, mới giật mình nhìn lại thì thời gian và tuổi trẻ đã chạy đâu mất tiêu mà chẳng hay  Tongue. Khoảng thời gian đầu qua Mỹ, đúng như cô nói mọi người trong gia đình cứ như là con vụ quay. Mà cũng may cả hai đều còn trẻ và còn sức lực, còn nhiệt tình. Mỗi ngày cả 2 vợ chồng chẳng có mấy lúc đối diện, nói chi mà chuyện trò. Vợ làm ngày, chồng làm đêm để đở tiền gởi trẻ  Tongue Tongue. Em nhớ lại lúc con em đứa lớn 10 tuổi đứa nhỏ 3 tuổi, con gái lớn đi học ra, đi bộ về ngang nhà babysit thì đón em nhỏ 3 tuổi rồi 2 chị em lửng thửng đi về nhà. Thời đó em ở tỉnh nhỏ nên chưa có crime nhiều, tụi nhỏ về nhà trước một mình phải ngó trước nhòm sau rồii mới mở cổng vào cửa sau, và ở rúc trong nhà cho đến khi mẹ về  Tongue  Tongue. Như em đã thưa chuyện với cô Thu, hai đứa con em nói tiê'ng Việt cũng rành nhờ xem phim...chưởng  Tongue  Grin. Nhiều khi tụi nó dịch ra nghe cũng tức cười lắm. Thí dụ như có 1 lần bạn em điện thoại đến nhà, con gái lớn bắt phone và nói " Thưa Bác Khánh ba mẹ con "dắt" cái microwave ra tiệm để sửa rồi"  Grin  Grin  Grin.

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #20 - 12. May 2007 , 09:18
 
Mai_Tran wrote on 10. May 2007 , 19:48:
Chị Thu và hai em  Đậu Đỏ va Đang Mỹ thân mến,

Chị Thu có lý, mình nên dịch Financial Outcome là Kết Quả Tài Chánh thì đúng hơn.

Kể lại câu chuyện này, chị nhớ đến thời gian 20 năm trươc.  Đàn bà VN ở Mỹ thât vât vả   Lúc nào cũng vội vàng, tất bật, phải khg hai em? Đời sống bận rộn và mệt nhọc làm bớt  di những sự trao đổi và thông cảm giữa vợ  chồng về con cái.


Kính thưa cô Mai Trân ,

Em kính chúc Cô một ngày Mẹ thật vui , và dĩ nhiên là thật.... nhàn nhã  Cheesy  Cheesy

...




Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #21 - 15. May 2007 , 04:10
 
Quote:
Thưa cô Mai Trân,
Có nghe nhắc đế 20 năm về trước, mới giật mình nhìn lại thì thời gian và tuổi trẻ đã chạy đâu mất tiêu mà chẳng hay  Tongue. Khoảng thời gian đầu qua Mỹ, đúng như cô nói mọi người trong gia đình cứ như là con vụ quay. Mà cũng may cả hai đều còn trẻ và còn sức lực, còn nhiệt tình. Mỗi ngày cả 2 vợ chồng chẳng có mấy lúc đối diện, nói chi mà chuyện trò. Vợ làm ngày, chồng làm đêm để đở tiền gởi trẻ  Tongue Tongue. Em nhớ lại lúc con em đứa lớn 10 tuổi đứa nhỏ 3 tuổi, con gái lớn đi học ra, đi bộ về ngang nhà babysit thì đón em nhỏ 3 tuổi rồi 2 chị em lửng thửng đi về nhà. Thời đó em ở tỉnh nhỏ nên chưa có crime nhiều, tụi nhỏ về nhà trước một mình phải ngó trước nhòm sau rồii mới mở cổng vào cửa sau, và ở rúc trong nhà cho đến khi mẹ về  Tongue  Tongue. Như em đã thưa chuyện với cô Thu, hai đứa con em nói tiê'ng Việt cũng rành nhờ xem phim...chưởng  Tongue  Grin. Nhiều khi tụi nó dịch ra nghe cũng tức cười lắm. Thí dụ như có 1 lần bạn em điện thoại đến nhà, con gái lớn bắt phone và nói " Thưa Bác Khánh ba mẹ con "dắt" cái microwave ra tiệm để sửa rồi"  Grin  Grin  Grin.




Nhìn lại mấy chục năm qua sống trên đất Mỹ nuôi con nhỏ nghĩ cũng giât mình , em nhỉ.  Cảnh vợ chồng đi làm ngày đêm và con cái trông nom lấy nhau thật là thương.

Nói chuyện tiếng Việt thì cô còn nhơ thằng bé nhà cô nói những câu như thế này:  "Ngày mai bố dậy bé lên nhé"  Ai goi điện thoại thì nói "Cái này là Điền".  Lúc vào đại học thì viết "  Mẹ, con cần tiền để mua sách và ăn chơi với bạn bè.."  thế có giỏi không cơ chứ?

Chi Mai ơi,

Những năm con cái còn nhỏ thì vợ chồng bận bịu ít có thì giờ cho nhau và cái văn hóa Việt của tuổi chúng mình cũng không đạt cái vấn đề đó ra nhiều lắm vì người cha me VN CŨ làm như chỉ chịu đựng nhẫn nhịn mà không đòi hỏi.  Mình thắc mắc không hiểu ở tuổi các con minh hay cac bạn trẻ sống đời bận rộn ở nước Mỹ này, nếu ít thi giờ với nhau không làm cái gì chung thì khi có cái empty nest syndrome (con cái lớn và đi hết rồi,) có thấy vấn đề như nhưng cặp vợ chồng Mỹ hay không?

Em Thu Cali ơi, hình như em có đề cập đến vấn đề (có nên cho các con đi học xa) này với cô một lần, mà mình chưa có dịp nói đến?  Các em có ý kiến gì không?


Back to top
 
 
IP Logged
 
Xuan
Senior Member
****
Offline



Posts: 462
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #22 - 15. May 2007 , 19:32
 
Kính Thưa Cô và các chị,
Em cũng xin chia sẻ nối lo sợ của em, thế hệ của tụi em, biết đi chùa, nói tiếng Việt, thăm hỏi Thầy Cô, nhưng con của em, nó đã không chịu đi theo mình, vì bảo là khi đọc kinh, nó không hiểu gì, nên thích ở nhà hơn theo Má đi chùa. Thế hệ này mà đã không có khả năng truyền lại cho nó phong tục, tập quán, thì đời con của nó, kể như sẽ không có Ðạo và chắc chắn là theo Ðạo Vợ rồi quá.
Còn chuyện đọc tiếng Việt thì lung tung beng lắm, đoán mò không thôi. còn nói tiếng Việt thì trộn với tiếng Tây (mình cũng trộn) nhưng còn đở đở, chứ nó nói : "Maman, viens me "ôm-mer" s'il te plait !"
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mai_Tran
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 5
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #23 - 16. May 2007 , 16:07
 
Đặng-Mỹ wrote on 12. May 2007 , 09:18:
Kính thưa cô Mai Trân ,

Em kính chúc Cô một ngày Mẹ thật vui , và dĩ nhiên là thật.... nhàn nhã  Cheesy  Cheesy

...





Em Dang My oi,

Hoa hong dep qua, cam on em nhieu lạm 
Dung nhu loi em chuc, co dươc mot ngay nhan nha nen di San Jose (nha co o Walnut Creek, di/ve mat 120 mi) tham mot co ban ma chong moi mat vi ung thu phổi  Day la mot ngươi ban hoc cua co tu ngay hoc lop de ngũ ben Cao Mien voi nhau    Chuc em mot tuan le vui ve 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mai_Tran
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 5
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #24 - 16. May 2007 , 16:26
 
thule wrote on 15. May 2007 , 04:10:
Nhìn lại mấy chục năm qua sống trên đất Mỹ nuôi con nhỏ nghĩ cũng giât mình , em nhỉ.  Cảnh vợ chồng đi làm ngày đêm và con cái trông nom lấy nhau thật là thương.

Nói chuyện tiếng Việt thì cô còn nhơ thằng bé nhà cô nói những câu như thế này:  "Ngày mai bố dậy bé lên nhé"  Ai goi điện thoại thì nói "Cái này là Điền".  Lúc vào đại học thì viết "  Mẹ, con cần tiền để mua sách và ăn chơi với bạn bè.."  thế có giỏi không cơ chứ?

Chi Mai ơi,

Những năm con cái còn nhỏ thì vợ chồng bận bịu ít có thì giờ cho nhau và cái văn hóa Việt của tuổi chúng mình cũng không đạt cái vấn đề đó ra nhiều lắm vì người cha me VN CŨ làm như chỉ chịu đựng nhẫn nhịn mà không đòi hỏi.  Mình thắc mắc không hiểu ở tuổi các con minh hay cac bạn trẻ sống đời bận rộn ở nước Mỹ này, nếu ít thi giờ với nhau không làm cái gì chung thì khi có cái empty nest syndrome (con cái lớn và đi hết rồi,) có thấy vấn đề như nhưng cặp vợ chồng Mỹ hay không?

Em Thu Cali ơi, hình như em có đề cập đến vấn đề (có nên cho các con đi học xa) này với cô một lần, mà mình chưa có dịp nói đến?  Các em có ý kiến gì không?



Chi Thu và các em thân mến,

Nghĩ đên mấy mươi năm xưa, lúc nào cũng vội vàng như ma đuổi, Mai vừa buồn cười vừa ngạc nhiên vì cái endurance của bọn tuổi mình và các em.

Chị nói đúng, văn hoá VIỆT NAM  làm cho mình chỉ biết chịu đựng, không đòi hỏi.  Bây giờ con cái đã khôn lớn, vào Đại Học hay có đời sống riêng,  vợ chồng có thời gian cho nhau thì nhiều cặp vì lẽ này hay lẽ khác, chia tay nhau đường ai nấy đi.   Vậy những ai được may mắn còn có nhau, hãy dành thời gian cho nhau, chăm sóc nhau, yêu thương nhau, đi du lịch hưởng tuần trăng mật thứ hai, thứ ba đi.  Đừng chờ đợi, vì “There is no better time than the present time!” 

Mai Trân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mai_Tran
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 5
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #25 - 16. May 2007 , 16:37
 
Văn Hoá Dị Biệt


Tôi được đổi qua ban MIS (Management Information System) sau khi công ty tôi làm việc trải qua một cuộc re-engineering mà tôi nói đùa là một thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ” để các xếp lên chức lên lương cho nhau.  Ngồi chung phòng với tôi là một anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, vui tính và bộc trực.  Sau ba tháng làm việc chung, chúng tôi đã khá thân nhau.  Steve hỏi thăm tôi về các con tôi và khoe với tôi đứa con gái sáu tuổi của anh ta.

Một hôm vào giờ ăn trưa chúng tôi đi ra cafetaria mua lunch rồi mang về phòng làm việc vừa ăn vừa tán gẫu.  Steve hỏi tôi về những chuyện cổ tích dân gian Việt Nam và bảo tôi kể lại một chuyện cho anh ta nghe.  Không hiểu sao tôi lại đem chuyện Lưu Bình-Dương Lễ ra kể, mà kể một cách hăng hái, không dấu được sự hãnh diện về tình bạn cao cả và lòng tốt của Dương Lễ đối với bạn là Lưu Bình, va` còn hết lời khen ngợi nàng Châu Long giỏi dang, đi nuôi bạn chồng, lại vẫn giữ được tiết hạnh, v.v. 

Mặt Steve lộ vẻ bất bình, hai hàng lông mày hắn cau lại.  Tôi ngạc nhiên hỏi :

-      Có chuyện gì vậy ?

-      Tao thật không hiểu!  Mày nói đây là một chuyện được phổ biến trong dân gian?

-      Phải.

-      Và còn được xem là một gương sáng về tình bạn của hai người đàn ông?

-      Đúng vậy !

-      Và lòng trung thành với chồng của người đàn bà ?

Càng nói Steve càng có vẻ giận.  Tôi chột dạ:

-      Steve, mày làm sao vậy?

-      Mày có nhầm không?  Sao người ta lại có thể ca tụng một câu chuyện tồi như vậy.  Một người đàn ông không chút kính trọng vợ, coi vợ mình như người làm thuê.  Bảo vợ đi ở chung nhà với một người đàn ông khác.  Sao hắn không nghĩ hắn đã đưa vợ vào một chỗ dễ bị quyến rũ, dễ bị phạm tội ngoại tình?  Đã không bảo vệ vợ mình mà còn đẩy nàng vào chỗ hiểm nguy.  Đó là một người đàn ông tồi.

Ngừng lại một chút để lấy hơi,  Steve cao giọng tiếp:

-      Còn người đàn bà?  Người đàn bà đó không thành thật; cô ta lừa dối người  bạn mới, hứa hẹn với người này sẽ lấy người ta, trong khi biết chắc rằng mình sẽ không giữ lời hứa đó.  Người bạn đi thi, cô ta bỏ về nhà chồng cũ không một lời từ biệt.  Cô ta không nghĩ đến sự lo lắng, nỗi thất vọng của bạn mình.  Cô ta là một người đàn bà tồi.

Steve hùng hồn lên án Dương Lễ, chê trách Châu Long không hết lời; khen Lưu Bình đã turned around tốt để thi đỗ;  tội nghiệp Lưu Bình bị thất vọng vì tình.  Hai cái người tồi tệ kia về với nhau, having a good time together.  Còn người đàn ông tốt thì cô đơn, buồn khổ một mình, v.v. và v.v. 

Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phản ứng dữ dội của Steve.  Và cũng ngạc nhiên cho chính mình.  Bao nhiêu năm qua, từ khi còn bé được đọc và học về truyện Lưu Bình-Dương Lễ, cho đến khi khôn lớn, tạm có chút hiểu biết để lý luận, sao tôi chưa một lần suy nghĩ và question về những tính cách tốt xấu của câu chuyện dân gian này.   

Có phải vì cách học từ chương, cách giáo dục «gọi dạ bảo vâng», «nói sao nghe vậy» đã khiến ta dễ dàng chấp nhận những gì trong sách vở mà không hề đặt câu hỏi ?

Mai Trân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #26 - 17. May 2007 , 18:47
 
Mai_Tran wrote on 16. May 2007 , 16:37:
Văn Hoá Dị Biệt


Tôi được đổi qua ban MIS (Management Information System) sau khi công ty tôi làm việc trải qua một cuộc re-engineering mà tôi nói đùa là một thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ” để các xếp lên chức lên lương cho nhau.  Ngồi chung phòng với tôi là một anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, vui tính và bộc trực.  Sau ba tháng làm việc chung, chúng tôi đã khá thân nhau.  Steve hỏi thăm tôi về các con tôi và khoe với tôi đứa con gái sáu tuổi của anh ta.

Một hôm vào giờ ăn trưa chúng tôi đi ra cafetaria mua lunch rồi mang về phòng làm việc vừa ăn vừa tán gẫu.  Steve hỏi tôi về những chuyện cổ tích dân gian Việt Nam và bảo tôi kể lại một chuyện cho anh ta nghe.  Không hiểu sao tôi lại đem chuyện Lưu Bình-Dương Lễ ra kể, mà kể một cách hăng hái, không dấu được sự hãnh diện về tình bạn cao cả và lòng tốt của Dương Lễ đối với bạn là Lưu Bình, va` còn hết lời khen ngợi nàng Châu Long giỏi dang, đi nuôi bạn chồng, lại vẫn giữ được tiết hạnh, v.v. 

Mặt Steve lộ vẻ bất bình, hai hàng lông mày hắn cau lại.  Tôi ngạc nhiên hỏi :

-      Có chuyện gì vậy ?

-      Tao thật không hiểu!  Mày nói đây là một chuyện được phổ biến trong dân gian?

-      Phải.

-      Và còn được xem là một gương sáng về tình bạn của hai người đàn ông?

-      Đúng vậy !

-      Và lòng trung thành với chồng của người đàn bà ?

Càng nói Steve càng có vẻ giận.  Tôi chột dạ:

-      Steve, mày làm sao vậy?

-      Mày có nhầm không?  Sao người ta lại có thể ca tụng một câu chuyện tồi như vậy.  Một người đàn ông không chút kính trọng vợ, coi vợ mình như người làm thuê.  Bảo vợ đi ở chung nhà với một người đàn ông khác.  Sao hắn không nghĩ hắn đã đưa vợ vào một chỗ dễ bị quyến rũ, dễ bị phạm tội ngoại tình?  Đã không bảo vệ vợ mình mà còn đẩy nàng vào chỗ hiểm nguy.  Đó là một người đàn ông tồi.

Ngừng lại một chút để lấy hơi,  Steve cao giọng tiếp:

-      Còn người đàn bà?  Người đàn bà đó không thành thật; cô ta lừa dối người  bạn mới, hứa hẹn với người này sẽ lấy người ta, trong khi biết chắc rằng mình sẽ không giữ lời hứa đó.  Người bạn đi thi, cô ta bỏ về nhà chồng cũ không một lời từ biệt.  Cô ta không nghĩ đến sự lo lắng, nỗi thất vọng của bạn mình.  Cô ta là một người đàn bà tồi.

Steve hùng hồn lên án Dương Lễ, chê trách Châu Long không hết lời; khen Lưu Bình đã turned around tốt để thi đỗ;  tội nghiệp Lưu Bình bị thất vọng vì tình.  Hai cái người tồi tệ kia về với nhau, having a good time together.  Còn người đàn ông tốt thì cô đơn, buồn khổ một mình, v.v. và v.v. 

Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phản ứng dữ dội của Steve.  Và cũng ngạc nhiên cho chính mình.  Bao nhiêu năm qua, từ khi còn bé được đọc và học về truyện Lưu Bình-Dương Lễ, cho đến khi khôn lớn, tạm có chút hiểu biết để lý luận, sao tôi chưa một lần suy nghĩ và question về những tính cách tốt xấu của câu chuyện dân gian này.   

Có phải vì cách học từ chương, cách giáo dục «gọi dạ bảo vâng», «nói sao nghe vậy» đã khiến ta dễ dàng chấp nhận những gì trong sách vở mà không hề đặt câu hỏi ?

Mai Trân


Kính thưa cô Mai Trân,
Cô đã đưa ra một vấn đề làm mọi người phải suy nghĩ.  Wink

Thử tưởng tượng nếu bây giờ nhà em bảo em đi làm công việc như Châu Long thì chắc em nghĩ chồng mình đã điên hoặc muốn tống em đi cho khuất mắt Grin.

Đúng là cây chuyện Lưu Bình Dương Lễ không thể chấp nhận được ở  thời đại bây giờ, nhất là ở xã hội Âu Mỹ này. Ngay cả  khi tụi em đọc chuyện này cách đây hơn 40 năm  cũng thấy đó là một chuyện rất khó xảy ra vào thời ấy rồi, nên những nhận xét của một người Mỹ như thế em thấy cũng hợp lý lắm. Bây giờ mà có người đàn ông nào như Dương Lễ thì đúng là coi vợ như con ở.... ,  xô đẩy vợ vào chỗ nguy hiểm , dễ bị quyến rũ....   Có phải vì  xã hội ngày nay nguời ta dễ sa ngã, cho nên Dương Lễ ngày nay bị coi là đàn ông tồi, vì xô vợ vào chốn  hiểm nguy , dễ bị quyến rũ... như thế.
Còn  thời Dương Lễ, với nền giáo dục coi cai tiết hạnh là tiêu chuẩn căn bản cho đanh dự , phẩm giá của 1 người dàn bà con gái (em nhớ có chuyện 1 cô gái chỉ vì cho người ta chén cơm rồi lỡ đụng phải tay mà phải nhảy sông tự tử, em khong còn nhớ rõ tích này  Embarrassed ) thì hành động của Dương Lễ là chuyện có thể hiểu được.

Vả lại người ta truyền tụng câu chuyện là nhắm vào ca tụng tình bạn của Duơng Lễ , và cái nghĩa của Dương Lễ mưốn báo đáp ơn bạn nuôi mình ăn học, chứ cũng chẳng ai ca tụng Dương Lễ là người chồng yêu vợ gì đâu   Grin, chỉ có Châu Long thì mọi ngươi mới xem là biểu tượng rỡ ràng của lòng chung thuỷ , tìng nghĩa vợ chồng.
Bà nào đi gạt ngời ta là mình chưa chồng, thề thốt non biển rồi một sớm một chiều dứt áo bỏ  về với chồng tỉnh bơ như thế thì em cũng dồng ý lđúng là  "liar"  chứ ông bạn cùng sở Cô  đâu có nói quá quắt.  Cheesy  Nhưng sao ông này không nhìn thấy Châu Long phải nói dối vì mục đích tốt, muốn giúp Lưu Bình (chứ đâu phải luờng tình gạt tiền  Grin ). Khi chê trách Châu Long không tiếc lời là bạc tình với Lưu Bình thì ông ấy phải nghĩ Châu Long đã có chồng rồi và không ai có thể chung thuỷ voi 2 ngươi cùng một lúc được, và Châu Long đã chọn chung thủy với chồng, đúng như Dương Lễ đã dốc lòng tin tuởng. (Nói vậy thì nói chứ em cũng thấy ông Dương Lễ này liều và tin người quá cô ạ  Roll Eyes Grin)

Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #27 - 21. May 2007 , 04:35
 
Chị Mai ơi,

Cái văn hoá Việt (xưa) làm như chỉ chú trọng vào nhóm, vào đám đông chứ không vào cá nhâncon người nhất là lại là phụ nữ.  Thành thử những tình cảm cá nhân -là một con người- không được nói tới.  Các câu chuyện kể chỉ nói lên cái cốt truyện, cái message chính về khía cạnh nghĩa lý, luân lý, đạo đức, bổn phận, vv.v mà người ta muốn "đánh bóng", muốn "play up"muốn mọi người phải theo. Vì vậy chuyện kể ra chỉ có "cốt truyện" chứ làm gì có phần miêu tả tình cảm con người gì đâu.  Nhưng như thê đâu có nghĩa là con người không có tình cảm, nàng Châu Long của chúng ta không giận chồng đã đem mình vào thế kẹt, hoặc nàng có tình cảm gì với người bạn của chồng không....(nếu có thì chắc cũng không được viết thành chuyện...để cho mình đọc!).

Cái khung cảnh văn hóa Việt này không còn hợp với hiện tại, nhất là lại áp dụng cho con cháu chúng ta ở hải ngoại! nhưng cái message chính về tình bạn thì vẫn là một mẫu mực để ca tụng chăng?

Em Mỹ yên trí Binhsovo không dám bắt em hy sinh cái gì đâu, ..sợ chết!
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #28 - 21. May 2007 , 04:36
 
Chi Mai ơi,

Chị lại đang ở VN?  Sao đi hoài vậy?  Chụp vài cái hình Baria5/Vũng Tầu cho "Cánh Nhan phiêu lưu" đi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #29 - 21. May 2007 , 16:59
 
thule wrote on 21. May 2007 , 04:35:
Chị Mai ơi,

Cái văn hoá Việt (xưa) làm như chỉ chú trọng vào nhóm, vào đám đông chứ không vào cá nhâncon người nhất là lại là phụ nữ.  Thành thử những tình cảm cá nhân -là một con người- không được nói tới.  Các câu chuyện kể chỉ nói lên cái cốt truyện, cái message chính về khía cạnh nghĩa lý, luân lý, đạo đức, bổn phận, vv.v mà người ta muốn "đánh bóng", muốn "play up"muốn mọi người phải theo. Vì vậy chuyện kể ra chỉ có "cốt truyện" chứ làm gì có phần miêu tả tình cảm con người gì đâu.  Nhưng như thê đâu có nghĩa là con người không có tình cảm, nàng Châu Long của chúng ta không giận chồng đã đem mình vào thế kẹt, hoặc nàng có tình cảm gì với người bạn của chồng không....(nếu có thì chắc cũng không được viết thành chuyện...để cho mình đọc!).

Cái khung cảnh văn hóa Việt này không còn hợp với hiện tại, nhất là lại áp dụng cho con cháu chúng ta ở hải ngoại! nhưng cái message chính về tình bạn thì vẫn là một mẫu mực để ca tụng chăng?

Em Mỹ yên trí Binhsovo không dám bắt em hy sinh cái gì đâu, ..sợ chết!


Kính thưa Cô Thu ,

Anh Bình em nếu có bắt em đi nuôi bạn  Grin  thì chắc cũng phải đợi vài  năm nữa cho con bé Tú vào đại học và đi học xa , chứ bây giờ lấy ai là người tối tối ngồi với con chờ cho nó học xong bài và làm bạn nghe con kể dủ thứ chuyện trên trường.  Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #30 - 21. May 2007 , 17:40
 
Sẵn chúng ta đang bàn luận về văn hóa, lễ giáo và phong tục tập quán xưa cũ ,khi vai trò người phụ nữ lúc nào cũng được xếp vào hàng thứ yếu , em có câu hỏi nho nhỏ thôi  Tongue. Các cô và các bạn ơi, khi đề cập đến các cuộc hôn nhân, tại sao chúng ta  cần phải dùng hai động từ khác nhau khi áp dụng cho người nữ và người nam  ??? Tỉ dụ như " Anh kia cưới vợ" còn " cô nọ lấy chồng"  ??? Hoặc giả " Ông kia tục huyền " và "Bà nọ tái giá". Không biết vì sao mà ông bà ta ngày xưa  lại có sự phân biệt này?
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #31 - 25. May 2007 , 12:09
 
Em Đậu Đỏ ơi,

Chắc lại cũng vì phân biệt nam nữ (chẳng có bình quyền tý nào) chứ gì?  Thữx ra người ta cũng nói "trai lấy vợ gái lấy chồng", nhưng khi người ta nói "ông ấy cưới vợ" thì chắc chắn có khác "cô ấy cưới chồng" nhỉ? Làm như đàn bà xưa ở thế bị động còn đàn ông thì chủ động đấy.  Và một khi đã phân biệt thì phải có một mớ từ để phân biệt "bên trai bên gái, bên vợ bên chồng" chứ nhỉ.
  "Tục huyền " hay "tái giá" chắc cũng phân biệt như chuyện dùng từ "nhạc phụ, nhạc mẫu" với người đàn ông chứ không dùng với  thân phụ của người đàn bà., phải vậy không??
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #32 - 25. May 2007 , 12:25
 
thule wrote on 25. May 2007 , 12:09:
Em Đậu Đỏ ơi,

Chắc lại cũng vì phân biệt nam nữ (chẳng có bình quyền tý nào) chứ gì?  Thữx ra người ta cũng nói "trai lấy vợ gái lấy chồng", nhưng khi người ta nói "ông ấy cưới vợ" thì chắc chắn có khác "cô ấy cưới chồng" nhỉ? Làm như đàn bà xưa ở thế bị động còn đàn ông thì chủ động đấy.  Và một khi đã phân biệt thì phải có một mớ từ để phân biệt "bên trai bên gái, bên vợ bên chồng" chứ nhỉ.
 "Tục huyền " hay "tái giá" chắc cũng phân biệt như chuyện dùng từ "nhạc phụ, nhạc mẫu" với người đàn ông chứ không dùng với  thân phụ của người đàn bà., phải vậy không??  


  Shocked  Shocked May quá, em chưa từng dùng những chữ nhạc phụ, nhạc mẫu cho trường hợp nào cả, không thôi em..hố mà chẳng hay  Tongue  Tongue  Embarrassed , thì ra ông bà già vợ thì không gọi là nhạc phụ nhạc mẫu, thế gọi là gì hở cô?
TB: Chúng em đã có đăng lời chia buồn cùng cô Ngọc Mai trong phần " Tin tức và Sinh hoạt của HAH LVD.

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #33 - 26. May 2007 , 04:58
 
Đậu Đỏ không biết đăng tin này vào đâu, nên xin ké một chổ nhỏ trong mảnh đất của cô Thu và cô Mai. Tin về 1 hoc sinh trúng giải nhờ câu trả lời về 1 địa danh của VN. Xin bấm vào link để đọc. Cũng xin cám ơn anh Nguyễn đức Chi ( con cụ hiệu trưởng HNC) đã chuyển link tới.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60190&z=4


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #34 - 27. May 2007 , 17:41
 
Quote:
 Shocked  Shocked May quá, em chưa từng dùng những chữ nhạc phụ, nhạc mẫu cho trường hợp nào cả, không thôi em..hố mà chẳng hay  Tongue  Tongue  Embarrassed , thì ra ông bà già vợ thì không gọi là nhạc phụ nhạc mẫu, thế gọi là gì hở cô?



Ông già bà già  vợ thì đúng là nhạc phụ và nhạc mẫu cua chàng rồi nhưng nàng thì không được gọi bố mẹ chồng như thế.  Đúng tự điển Trung hoa, theo gs.Đàm Quang Hưng, thì phải gọi là TRượNG PHỤ và TRƯỢNG MẪU nhưng những danh từ này ít người biết mà dùng.  nếu kẹt thì chỉ nên nói gián tiếp..." thân phụ thân mẫu của chị X.-hiền thê của anh Y...".
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #35 - 27. May 2007 , 17:44
 
Cô ơi em có viết cho cô trong mục "Nhắn Tin".
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #36 - 27. May 2007 , 17:49
 
thule wrote on 27. May 2007 , 17:41:
Ông già bà già  vợ thì đúng là nhạc phụ và nhạc mẫu cua chàng rồi nhưng nàng thì không được gọi bố mẹ chồng như thế.  Đúng tự điển Trung hoa, theo gs.Đàm Quang Hưng, thì phải gọi là TRượNG PHỤ và TRƯỢNG MẪU nhưng những danh từ này ít người biết mà dùng.  nếu kẹt thì chỉ nên nói gián tiếp..." thân phụ thân mẫu của chị X.-hiền thê của anh Y...".


Như vậy khi đàm thoại nàng sẽ nói:
Trượng phu của tôi (?) đã đi vấn an Trượng Phụ và Trượng Mẫu của tôi .
Va chàng sẽ nói:
Ngày mai nhạc phụ và nhạc mẫu của ta (?) sẽ đến thăm hiền nội ( Tongue  Roll Eyes ).

Grin  Grin  Grin Em dùng có đúng không cô  Tongue.

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #37 - 27. May 2007 , 20:44
 
Kính thưa cô Thu,
Em chỉ mới vào d d mấy hôm nay thôi, thấy anh chị em chia sẻ những chuyện vui buồn thắc mắc với nhau thật là vui, cho nên cũng bắt chước...thắc mắc

Hồi còn ở VN, em thường về quê Ngoại ở Mỹ Chánh, một làng quê cách Huế khoảng 40 km về phía Bắc

Làng quê nghèo nhưng rất đẹp, nhà ngoại nằm trong một vườn chè sát bên bờ sông Ô Điềm, dòng sông nước trong xanh với hai bên bờ cát trắng như phần lớn các dòng sông ở miền Trung Con đường vào làng hai bên rợp bóng trúc làm em thường nhớ đến trường LVD Nhiều khi em vẫn nghĩ vì đẹp mới nghèo như vậy, nước sông trong vắt thì làm sao có phù sa màu mỡ dể nuôi mùa màng như ở miền Nam dược Như vậy là muốn đẹp thì phải chịu cực thôi

Tuy là em lớn lên ở Sài Gòn, nhưng ở trong nhà nói tiếng Huế "rặt", tụi em không xa lạ gì với những từ địa phương của Huế, đã quen với những câu chọc ghẹo về mô, tê, răng, rứa của dân Sài Gòn thứ thiêt... Vậy mà dến lúc về làng là chịu thua luôn, không nghe dược hết những gì bà Ngoại nói, dầy những từ địa phương trong đó

Nhưng sau một thời gian ở làng quê, em dã khám phá ra một điều thú vị , là có những từ địa phương người ta dùng không phải xa lạ gì, mà chỉ là từ kép của những từ thông thường thôi Như là "trên rừng" thì họ nói là "côi rú" không biết côi từ đâu ra, nhưng rừng-rú thì đi đôi, khi hỏi về đường đi, họ nói còn "ngái" tức là còn xa lắc xa lơ... Em thường nhớ câu: Đường về quê xa ngái...

Còn nhiều nữa mà bây giờ tự nhiên quên hết rồi...Và cũng không biết tại sao người ta lại dùng chữ như vậy...Đến bây giờ vẫn còn thắc mắc?!! 

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #38 - 30. May 2007 , 16:21
 
Quote:
Như vậy khi đàm thoại nàng sẽ nói:
Trượng phu của tôi (?) đã đi vấn an Trượng Phụ và Trượng Mẫu của tôi .
Va chàng sẽ nói:
Ngày mai nhạc phụ và nhạc mẫu của ta (?) sẽ đến thăm hiền nội ( Tongue  Roll Eyes ).

Grin  Grin  Grin Em dùng có đúng không cô  Tongue.




Nghe đúng quá rồi đấy chứ.  Tuy nhiên không biết có ai gọi ông xã mình là "trượng phu" hay không?  Thường thì mình nói VỀ ông xã mình (3rd person) như thế này "anh ta trông tướng có vẻ trượng phu lắm.." Hoặc em nói" Phu quân của tôi đã đi  vấn an..."  có nghe được hơn chăng?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #39 - 30. May 2007 , 16:29
 
Phương Tần wrote on 27. May 2007 , 20:44:
Kính thưa cô Thu,
Em chỉ mới vào d d mấy hôm nay thôi, thấy anh chị em chia sẻ những chuyện vui buồn thắc mắc với nhau thật là vui, cho nên cũng bắt chước...thắc mắc

Hồi còn ở VN, em thường về quê Ngoại ở Mỹ Chánh, một làng quê cách Huế khoảng 40 km về phía Bắc

Làng quê nghèo nhưng rất đẹp, nhà ngoại nằm trong một vườn chè sát bên bờ sông Ô Điềm, dòng sông nước trong xanh với hai bên bờ cát trắng như phần lớn các dòng sông ở miền Trung Con đường vào làng hai bên rợp bóng trúc làm em thường nhớ đến trường LVD Nhiều khi em vẫn nghĩ vì đẹp mới nghèo như vậy, nước sông trong vắt thì làm sao có phù sa màu mỡ dể nuôi mùa màng như ở miền Nam dược Như vậy là muốn đẹp thì phải chịu cực thôi

Tuy là em lớn lên ở Sài Gòn, nhưng ở trong nhà nói tiếng Huế "rặt", tụi em không xa lạ gì với những từ địa phương của Huế, đã quen với những câu chọc ghẹo về mô, tê, răng, rứa của dân Sài Gòn thứ thiêt... Vậy mà dến lúc về làng là chịu thua luôn, không nghe dược hết những gì bà Ngoại nói, dầy những từ địa phương trong đó

Nhưng sau một thời gian ở làng quê, em dã khám phá ra một điều thú vị , là có những từ địa phương người ta dùng không phải xa lạ gì, mà chỉ là từ kép của những từ thông thường thôi Như là "trên rừng" thì họ nói là "côi rú" không biết côi từ đâu ra, nhưng rừng-rú thì đi đôi, khi hỏi về đường đi, họ nói còn "ngái" tức là còn xa lắc xa lơ... Em thường nhớ câu: Đường về quê xa ngái...

Còn nhiều nữa mà bây giờ tự nhiên quên hết rồi...Và cũng không biết tại sao người ta lại dùng chữ như vậy...Đến bây giờ vẫn còn thắc mắc?!!  



Thân chào em Phương (?) /Tần(?),

Mấy tiếng em dùng làm cô cũng ngẩn ngơ luôn, chưa nghe thấy bao giờ cả.  Chắc cô phải hỏi cô Vân xem cô có biết nhiều không nhé.  Em cố nhớ thêm một mớ nữa cho bà con học vơi nhe. 
Còn hỏi tại sao thì xin chịu, ngôn ngữ là như vậy, nói vậy mới được socially accepted chư chẳng có lý do phải trái gì.  Người ta bảo "language is arbitrary" mà!
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #40 - 15. Jul 2007 , 04:32
 
Thu và các em ơi ,
Tôi xin đố các bạn và các em có ai hiểu được những câu nói địa phương này không , đây là tiếng nhà quê miền Quảng Trị :
Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi núc lã đang vừa
Trét cá trả keng bù đã lọt
Ngoài cươi xắc nạng để ngơi trưa
và câu nói sau đây :
Hai eng tam rủ nhau đi xắc , chận chắc , đập chắc dưới rào.
Ai mà đoán được tôi xin bái phục.
Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #41 - 15. Jul 2007 , 05:29
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2007 , 04:32:
Thu và các em ơi ,
Tôi xin đố các bạn và các em có ai hiểu được những câu nói địa phương này không , đây là tiếng nhà quê miền Quảng Trị :
Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi núc lã đang vừa
Trét cá trả keng bù đã lọt
Ngoài cươi xắc nạng để ngơi trưa
và câu nói sau đây :
Hai eng tam rủ nhau đi xắc , chận chắc , đập chắc dưới rào.
Ai mà đoán được tôi xin bái phục.
Vân

Grin Grin Grin
Em chào cô Vân,
Hihihi, em chỉ biết lơ mơ thôi, hồi đó nghe bà Ngoại nói hoài mà không hiểu mấy, nhưng em xin đoán câu nói:
Hai (eng tam) anh em rủ nhau đi (xắc) giặt, (chận chắc) giận nhau, (đập chắc) đánh nhau dưới (rào)bến sông. (gọi là sông hay hói?!!)
Câu thơ thì có nhiều chữ chưa biết, nhưng có chữ ngơi em biết là nghỉ giống như ý em đã từng thắc mắc (nghỉ ngơi)
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #42 - 15. Jul 2007 , 05:57
 
Em Phương Tân thương,
Em quá giỏi , đoán đúng lắm , nhưng còn bài thơ mới là khó đấy. Em cố gắng đoán đi.
Cô có lời khen em.
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #43 - 15. Jul 2007 , 06:10
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2007 , 05:57:
Em Phương Tân thương,
Em quá giỏi , đoán đúng lắm , nhưng còn bài thơ mới là khó đấy. Em cố gắng đoán đi.
Cô có lời khen em.
Cô Vân


Kính thưa Cô Vân,

May quá Cô ơi, Cô đố nhằm lúc có Phương Tần  Cheesy  Cheesy
Em kính chúc Thày Cô một ngày chủ nhật thật vui vẻ  Wink

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #44 - 15. Jul 2007 , 20:15
 

CA DAO VIỆT-NAM


Hoài Bảo Anh Thư


Nói đến ca dao là nói đến niềm tự hào của dân tộc mình.  Ca dao là văn chương dân gian dã dạng trải qua nhiều thế hệ lịch sử,  đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội lúc bấy giờ và lưu truyền cho đến ngày nay.  Ít có người biết đến được chính xác các tác giả, dù vậy ca dao đã là vũ khí chống lại những xăm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại.  Ca dao Việt Nam là thành trì bảo tồn nền văn hóa dân tộc.  Những câu ca dao tục ngữ, lời hò, hát dặm, bài vè thường đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau như xả hội, gia đình, tính ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên .v..v . . .  Ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, làm giàu thêm tiếng Mẹ Đẻ, chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ.

Là một người phụ nữ Việt Nam, tôi luôn cố gắng để làm trọn bốn đức tính ‘Công Dung Ngôn Hạnh’ của một người con gái Việt Nam.  Bởi vậy, tôi đã xem việc nội trợ rất cần thiết, tôi rất ưa thích học hỏi nấu nướng những món ăn, thực đơn lạ.  Ca dao Việt Nam đã chứa đựng rất nhiều thú vị trong việc nội trợ qua các thực đơn mỗi miền.  

...


Bắt đầu từ miền Bắc, tha thiết với món thịt nấu đông cho ba ngày Tết, cũng như những món ăn mà ca dao  diễn tả như sau:
Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương.
Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao!

Và rồi mỗi vùng đều có các món riêng cố hữu:
Chàng đi nhớ cháo làng Ghề.
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
Dưa La, ca Láng, nem Báng, tương Bần.
Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
 
Hỡi cô thắt lưng bao xanh.
Có về An Phú với anh thì về
An Phú có ruộng tứ bề.
Có ao tắm mát, có nghề mạch nha.

Ca dao Việt Nam thường ghép những món ăn nổi tiếng với những người sành ăn, biết thưởng thức để không uổng công người đầu bếp cũng như đem tình người thêm gần nhau:
Bồng bồng mà nấu canh tôm.
Ăn vào mát ruột, đêm hôm lại bồng.
Sáng ngày bồ dục chấm chanh.
Trưa gỏi cá chấy, tối canh cá chầy.
 
Nhất trong là giếng làng Hồi.
Nhất báo, nhì bùi là cá rô râu.
 
Canh cải mà nấu với gừng,
Chẳng ăn thì chớ xin đừng chê bai.
 
Khế xanh nấu với ốc nhồi,
Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon.
 
Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già.


...




Tôi biết chắc rằng kho tàng ca dao Việt Nam rất bao la cũng như các món ăn,  làm sao kể cho hết . . . thôi thì ăn ít  mình sẽ thèm muốn thêm hoài hoài vậy. .

Bước vào miền Trung cổ kính, ca dao Việt Nam sẽ giúp chúng ta thưởng thức những món ăn của xứ  Cố Đô:
Yến sào Vĩnh Sơn.
Cua gạch  Quảng Khê
Sò nghêu Quan Hạ
Rượu dâu Thuần Ly

Những ân tình hình như bị bỏ quên mỗi khi nhắc đến món rượu dâu rừng có vị chua chua, ngọt ngọt của miền Trung.   Biết bao chàng trai đắm say men rượu thay men tình:  
Mang bầu đến quán rượu dâu.
Say sưa quên biết những câu ân tình.

Xứ Huế, đất Đế Đô, đất Thần Kinh không làm sao bỏ quên những câu ca dao bất hủ của các món như:
Ốc  gạo Thanh Ha.
Thơm rượu Hà Trung.
Mắm ruốc Cửa Tùng.
Mắm nêm Chợ Sãi.

Các món ăn theo ca dao cùng nhau vượt núi, vượt đèo Hải Vân:
Nem chả Hòa Vang.
Bánh tổ Hội An.
Khoai lang Trà Kiêu.
Thơm rượu Tam Kỳ.

Với đồi núi cao ngất, biển cả mênh mông, ca dao Việt Nam lại mang những món hải sản để trao đổi với những rau trái:
Ai về nhắn với họ nguồn.
Mít non gởi xuống, cá nguồn gởi lên.
 
Măng giang nấu với ngạch nguồn.
Đến đây nên phải bán buồn cho vui.
 
Cá nục nấu với dưa hường.
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi.
 
Thương em vì cá trích vè.
Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng.

Ca dao ngọt ngào hương vị khi về tới xứ Quảng, Qui Nhơn:
Kẹo gương Thu xa.
Mạch nha Thi Phổ.
 
Muốn ăn bánh ít lá gai.
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.

Ca dao qua các món sơn hào, hải vị khi bước vào Khánh Hòa:
Yến sào Hòn Nôi.
Vịt lội Ninh Hòa.
Tôm hùm Bình Ba.
Sò huyết Cam Ranh.
Nai khô Diên Khánh.

Thêm vào những món ăn của miền Trung qua ca dao Việt Nam còn có các món gỏi:
Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.
Chi vui bằng được tin chồng vinh qui.
 
Trên non túc một hồi còi,
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi.
Không đi thì sợ quan đòi.
Đi ra thì nhớ cá mòi nấu măng.

Đi ‘dzô’ tới miền Nam phì nhiêu, cò bay thẳng cánh, ca dao vẫn phong phú:
Biên Hòa có bưởi Thanh Tra.
Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.
Bánh tráng Mỹ Long, bánh phồng Sơn Đốc.
 
Ba phen quạ nói với diều.
Cù lao Ông chưởng có nhiều cá tôm.
Tháng tư cơm gói ra Hòn.
Muốn ăn trứng Nhạn phải lòn hang Mai.

Ca dao không những qua thực đơn mà còn có những điệu hò ru con của các bà mẹ:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng.
Về sông ăn cá về đồng ăn cua.
 
Ví bằng con cá nấu canh.
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.

Ca dao còn giúp những món rau cải được tăng thêm sư thèm muốn cho người dùng:
Mẹ mong gả thiếp về vườn.
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.
 
Khoan khoan mổ một con gà
Bí đao xắt nhỏ, tiêu cà bỏ vô.

Cũng như các ông thường thèm chút rượu đi đôi với:
Đốt than nướng cá cho vàng.
Đem tiền mua rượu cho chàng uống chơi.


Món cá kho tiêu của miền Nam mà tôi học được, rất bình dân cũng lại là món mà tôi thích nhất.  Cứ mỗi lần nấu món này, tôi vẫn thường sợ hàng xóm ngửi mùi. (cái mùi rất đặc biệt đối với dân Việt mình nhưng không mấy thân thiện cho người Mỹ!!):
Bậu ra bậu lấy ông câu.
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.
Kho tiêu, kho ớt, kho hành.
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn. . .


...


Sự dồi dào, phong phú của ca dao Việt Nam  qua các thực đơn đã giúp cho việc nội trợ của tôi thêm phần thích thú mỗi khi vô bếp.  Hy vọng rằng đã đem lại chút ít hứng thú cho người đọc và mong được bạn đọc chia xẻ những gì thiếu sót, cũng như ca dao Việt Nam qua những khía cạnh khác như đời sống, gia đình, tình yêu, thiên nhiên v... v

Hoài Bảo Anh Thư


Bài này do anh Phu De sưu tầm, hôm nay lục lại tài liệu cũ thấy hay quá nên mang ra đánh bóng lại cho cả nhà đọc  Wink[color=Navy][/color]
Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2007 , 20:18 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #45 - 16. Jul 2007 , 05:38
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2007 , 05:57:
Em Phương Tân thương,
Em quá giỏi , đoán đúng lắm , nhưng còn bài thơ mới là khó đấy. Em cố gắng đoán đi.
Cô có lời khen em.
Cô Vân

Grin Grin Grin
Thưa cô Vân,
Em có hỏi...Má em, nên mới đoán đúng, hihihi...
Bài thơ thì còn vài chữ nghĩ chưa ra...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #46 - 18. Jul 2007 , 03:20
 
Sao bài thơ chưa ai đoán được cả vậy?
Phương Tân đoán được chừng mô rồi nói cho Cô nghe coi chơi .
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #47 - 18. Jul 2007 , 03:52
 
ngo_thi_van wrote on 18. Jul 2007 , 03:20:
Sao bài thơ chưa ai đoán được cả vậy?
Phương Tân đoán được chừng mô rồi nói cho Cô nghe coi chơi .
Cô Vân


Thưa cô Vân,

Em cũng có thể đoán ra được, vì em về em hỏi dì của em.  Grin Grin Grin

Đại Sân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #48 - 18. Jul 2007 , 04:13
 
CoiChay wrote on 18. Jul 2007 , 03:52:
Thưa cô Vân,

Em cũng có thể đoán ra được, vì em về em hỏi dì của em.  Grin Grin Grin

Đại Sân

Hello "đồng hương" Đại San,
Mấy hôm nay đang tính bắt lỗi anh về cái chuyện anh làm lơ câu đố của cô Vân, vì PT biết anh là người Trung, nên mới hỏi thăm cặn kẻ về sinh quán trước khi ra chiêu...Gặp đúng ngay dân Cổ Thành mà núp kĩ quá, bây giờ mời anh giải trước (kính lão đắc thọ  Grin Grin )
vì PT còn kẹt lại mấy chữ...Hay là hai "eng tam" mình hợp tác?!!
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #49 - 20. Jul 2007 , 09:02
 
Đại Sân đoán cũng chẳng ra đâu chỉ sợ rồi lại càng sân si thêm mà thôi
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #50 - 20. Jul 2007 , 14:50
 
ngo_thi_van wrote on 20. Jul 2007 , 09:02:
Đại Sân đoán cũng chẳng ra đâu chỉ sợ rồi lại càng sân si thêm mà thôi
Cô Vân

Grin Grin Grin
Có học trò làm biếng bị cô giáo rầy kìa... Grin Grin Grin

Quote:
Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi núc lã đang vừa
Trét cá trả keng bù đã lọt
Ngoài cươi xắc nạng để ngơi trưa 

Undecided Undecided Undecided
Em chỉ đoán đại thôi, ai cười hở mười cái răng ráng chịu  Wink  Cheesy  Roll Eyes

Khạp nước ngoài sân hứng đã vừa (khạp = lu )
Nồi cơm trên bếp lữa...lưa thưa (cũng...vừa nhưng em đặt cho có vần... Grin Grin Grin )
Son cá, nồi canh, bầu đã luộc ( son = nồi, câu này không chắc lắm )
Ngoài sân rữa nạng để nghỉ trưa (cái nạng dùng để khơi rơm )

Cô Vân chấm điểm cho em, hihihi...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3539
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #51 - 20. Jul 2007 , 15:58
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2007 , 04:32:
Thu và các em ơi ,
Tôi xin đố các bạn và các em có ai hiểu được những câu nói địa phương này không , đây là tiếng nhà quê miền Quảng Trị :
Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi núc lã đang vừa
Trét cá trả keng bù đã lọt
Ngoài cươi xắc nạng để ngơi trưa

Vân


Thưa Cô Vân
Em là người Nam rặc  nên không biết nghĩa cầu đó nhưng tình cờ em vô trang của Viện Việt Học nghe họ đối đáp nên em rinh ra để Cô và các anh chị xem:
Chúc Cô vui khoẻ
Em PD

--------------------------------------
Quote:
Diễn Đàn Viện Việt Học



Nguỵ-yến

*đột=lu [tiếng miền Nam]/chum [tiếng miền Bắc] tuy lu không hẳn là chum vì thành lu thẳng còn miệng chum thì thắt lại; không rõ cái đột theo dạng nào
*nác=nước; biến-âm a=ươ ta còn thấy trong những cặp chữ tràng=trường, đàng=đường
*cươi=sân
*bưa=vừa
*côi=trên
*núc=bếp/lò; nay ta vẫn hay nói "bếp-núc"
*lả=lửa; biến-âm a=ươ; phải chăng tiếng Việt xưa đọc là "lả" nên chữ Nôm "lửa=hoả+lã"
*trả=nồi nhỏ/niêu
*keng=canh
*bù=bầu; biến-âm u=âu ta còn thấy như mặc-dù=mặc-dầu, thu=thâu
*mói=muối
*rào=sông/ngòi
*xắc=giặt
*nạng=quần
*ngỏi=ngủ

-----------------------------

Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi núc lả đun vừa
Trách cá trả keng bù nêm mói
Rào sau xắc nạng đặng ngỏi trưa!

Lời dùng trong bài thơ này thuộc vùng bắc Thừa Thiên từ phá Tam Giang lần ra Quảng Trị - giọng dân quê miền biển. Có thể bài thơ đã bị vô ý sửa đi vài chữ. "núc" có thể là "nắp". Người Huế, nhất là người dân quê không bao giờ dùng chữ "đun" mà dùng chữ "chụm" khi dùng củi, lá, rơm, giấy, nấu cơm. Chữ "đun" dùng mô ngoài bắc. Kẻ Huế "trong dinh" gọi "trách cá", kẻ Huế "ngoài sịa" gọi là "tréc cá", giặt áo quần thì gọi "xát áo, xát quần" như chữ "chà xát". Tôi chưa có dịp nghe ai nói "nạng là cái quần". Chữ "xắc" trong bài thơ có thể là chữ "xéc" có nghĩa là "xách", cùng âm như "cái trách" thì gọi là cái "tréc", nhưng vẫn nói rõ hai tiếng "trách móc, than trách" chứ không phải "tréc móc, than tréc". Chữ "nạng" có thể là chữ "nạnh" trong nghĩa "chống nạnh". "Xéc nạnh" là bưng cái rỗ kẹp vào một bên hông mà đi. Còn nói là "xéc néc" tức là cặp vào nách mà đi.

Có thể ý bài thơ như thế này: "Lấy nước trong bình chứa, vo gạo cho thật sạch để nấu cơm. Cơm cạn, xông lửa thêm trên nắp nồi vừa đủ cho chín đều ngon cơm. Trách cá, nồi canh bầu cần nêm đủ muối. Ăn xong, bưng các thứ ra sau bến mà rửa rồi còn ngủ trưa!"

Nếu đúng như vậy thì bài thơ nên sửa như sau:

Đột nác ngoài cươi hứng đã bưa
Nồi cơm côi nắp lả xôn vừa
Tréc cá trả keng bù nêm mói
Rào sau xéc nạnh đặng ngơi trưa!


Đột: là cái hũ làm bằng đất sét, nung chín, màu đỏ gạch. Thân hình ống tròn, cao khoảng hai gang tay, đường kính hơn một gang tay. Đáy đột có đường kính khoảng gang tay. Miệng đột tròn, đường kính bằng đáy đột. Sản xuất tại làng Đột Đột, bên bờ sông Ô Lâu, vùng Mỹ Chánh, cách thành phố Huế 37km về hướng bắc. Đột thường dùng đựng nước lạnh, nước chè quết. Múc nước trong đột bằng gáo. Không có gáo thì nghiêng đột cho nước chảy vào nồi như khi vo gạo.

Bưa là vừa, là đủ. Bưa chưa? Có nghĩa là đủ chưa? Ăn bắt bưa có nghĩa ăn đến phát ngán!

Xôn là xông, là đốt nắm rơm hơ trên nắp nồi cơm cho chín mướt.

Chuyện nấu xong cơm canh, để đó, xuống sông giặt cái quần xong đi ngủ trưa thấy không ổn!

Tuy nhiên, đây chỉ là một vài ý kiến đơn sơ. Một điều dân Huế không nói nặng như mọi người lầm tưởng. Chỉ có dân từ vùng Sịa trở ra mới có giọng như của bài thơ.
Chợ Sịa cách chợ Đông Ba khoảng 20km về phía bắc. Càng ra xa Huế, giọng nói càng nặng. Xin viết vài câu toàn dấu nặng để quý vị xem qua:

"Một mụ mệ nội, đội một bị gạo, đại bự, thiệt nặng, chộ mụ thiệt tội. Tại chợ Sịa, mụ gặp một tụi vẹm, dọa giựt bị gạo, mụ mệ nội sợ, mụ vội liệng đại bị gạo, mụ chạy. Tụi vẹm lượm bị gạo. Chạy một đoạn, mụ bị bộ đội chận lại, gọi "Mẹ! Mẹ!" Mụ học lại chuyện mụ sợ mụ liệng bị gạo. Bộ đội vội rượt tụi vẹm, dặn mụ đợi gạo. Mụ đợi. Diệu vợi! Bộ đội xạo! Mụ xuội!"

Đồ Gàn

Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #52 - 21. Jul 2007 , 01:33
 
ngo_thi_van wrote on 20. Jul 2007 , 09:02:
Đại Sân đoán cũng chẳng ra đâu chỉ sợ rồi lại càng sân si thêm mà thôi
Cô Vân


Thưa cô Vân,

Em mà sân si ! Sad mấy cô ai cũng nói em hiền, có người còn đổi tên em từ Sân ra San   Cheesy Cheesy Cheesy

ĐS
Back to top
« Last Edit: 21. Jul 2007 , 05:28 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #53 - 21. Jul 2007 , 05:24
 
Phương Tần wrote on 20. Jul 2007 , 14:50:
Grin Grin Grin
Có học trò làm biếng bị cô giáo rầy kìa... Grin Grin Grin
Undecided Undecided Undecided
Em chỉ đoán đại thôi, ai cười hở mười cái răng ráng chịu  Wink  Cheesy  Roll Eyes

Khạp nước ngoài sân hứng đã vừa (khạp = lu )
Nồi cơm trên bếp lữa...lưa thưa (cũng...vừa nhưng em đặt cho có vần... Grin Grin Grin )
Son cá, nồi canh, bầu đã luộc ( son = nồi, câu này không chắc lắm )
Ngoài sân rữa nạng để nghỉ trưa (cái nạng dùng để khơi rơm )
Cô Vân chấm điểm cho em, hihihi...


Hello chị PT

Chị nhanh nhẹn quá hỉ ?
Chưa kịp nhận "eng tam" với chị để trả lời cô Vân thị chị đã đi trước mất tiêu rồi.

Thôi xin đợi dịp khác.
Thân mến,
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #54 - 21. Jul 2007 , 05:43
 
Phương Tân đoán cũng khá khá cho điểm trên trung bình , Đại Sân thì quá sân si rồi , cho dưới trung bình. Còn Phú De đưa ra những chứng cớ quá đích đáng thì đành chấp nhận thôi. Bài Phú De sưu tầm về các câu ca dao về  các món ăn đặc biệt của các miền quá hay và quá quý , cám ơn Phú De nhé và cám ơn Đậu Đỏ đã chuyển lại.
Cám ơn Mỹ đã viết cho Cô.
THăm tất cả.
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #55 - 21. Jul 2007 , 06:01
 
Quote:
Thưa Cô Vân
Em là người Nam rặc  nên không biết nghĩa cầu đó nhưng tình cờ em vô trang của Viện Việt Học nghe họ đối đáp nên em rinh ra để Cô và các anh chị xem:
Chúc Cô vui khoẻ
Em PD

--------------------------------------


Hello anh PA,

Xin cám ơn anh đã ra công kiếm tài liệu để nhắc lại cho mấy anh chị em người trung mấy chữ xa xưa này. Nhờ vậy tôi cũng mới nhớ lại mấy chữ, xin được đóng góp:

Núc : còn được dùng để chỉ sự Nấu, như đi núc cơm đi.
Cái đột : hình như cái đột là cái lu nhỏ ? Có thể vác trên vai hay đội trên đầu.
Xắc : Còn dùng để việc cắt, chẳng hạn như xắc rau chẳng hạn.

Còn có một chữ xin được đưa ra để hỏi mọi người vì đã lâu quá sợ không còn nhớ rõ hoặc nhớ tầm bậy: đó là chữ "khói". Không biết chữ này có dính líu chi với chữ "khe" hay không ? hay la môt khe nhỏ, hay là một khe không có nước, hay là chỉ cái cầu một cây bắc qua cái khe ?
Thân mến,
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #56 - 21. Jul 2007 , 08:22
 
Đại Sân nhớ lầm rồi , người ta nói là cái " hói " chứ không phải là cái " khói " , đừng có làm đày !
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #57 - 21. Jul 2007 , 08:28
 
Nói thêm là " cái hói " người Huế nói là " cái hoái " cũng như chữ " nói chuyện " thì người Huế nói là " noái chuyện " , em Phương Tân có thể về thưa với Má , Co Vân " noái " vậy có đúng không?
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #58 - 21. Jul 2007 , 15:04
 
Ối giời ơi!  Tôi là người bắc đặc, từ hôm " nghe" cô Vân đố, không biếtt  được lấy một chữ, cứ như là vào mê hồn trận không biết đường ra nên cứ..nín khe!

Cảm ơn bà Vân và các em đã giải "tả" vấn đề, nhưng coi bộ khó nhớ quá! Cải tiểng chi mà la`rửa?
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #59 - 21. Jul 2007 , 20:43
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jul 2007 , 08:22:
Đại Sân nhớ lầm rồi , người ta nói là cái " hói " chứ không phải là cái " khói " , đừng có làm đày !
Cô Vân


Đúng rồi, đúng rồi, xin cám ơn cô Vân. Cô nhắc bây giờ em mới nhớ. Ngày xưa mỗi lần có chuyện là em hay chạy ra ngồi trên cái cầu khỉ bắc ngang qua cái "hói" ... 

Tuy nhớ không đúng nhưng em vẫn mừng ơi là mừng. Hơn 40 năm rồi mà cái bộ nhớ của em đã không bớt đi mà lại còn gia tăng: thay vì lâu năm nhớ HÓI bớt đi thành HÓ hay ÓI thì em lại nhớ nhiều hơn thành KHÓI (nhớ dư thêm K)  !  Cheesy Cheesy Cheesy
Thân kính,

ĐS
Back to top
« Last Edit: 21. Jul 2007 , 21:01 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #60 - 22. Jul 2007 , 01:49
 
   Thưa cô Vân , hôm nay nhà em có hai mệ và một mụ Huế sau khi đi thăm anh PD về thì cùng đồng thanh dịch bài thơ của cô như sau ,tuy khong có vần điệu nhưng mòng là hơi đúng Cô nhé
  Lu nước ngaoi` sân hứng đã đầy
  Nồi côm trên bếp nước đong vừa
  Nồi canh bầu cá vừa nêm đủ
  Ngoài sân treo võng để nghỉ trưa
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #61 - 22. Jul 2007 , 01:52
 
  Cô Vân ơi ,sau khi em đánh mấy câu của dân Huế đọc cho em viết thì đọc lại mấy mail trước lại thấy anh PD đã dịch hộ khá nhiều chữ rồi.Em thấy cũng đại khái giống như em đã đánh máy lại.Thôi thì bọn em đành đi sau một bước vậy ha Cô.?????????
 
Back to top
« Last Edit: 22. Jul 2007 , 01:53 by anh_thu_Tran »  
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #62 - 22. Jul 2007 , 02:19
 
CoiChay wrote on 21. Jul 2007 , 20:43:

Tuy nhớ không đúng nhưng em vẫn mừng ơi là mừng. Hơn 40 năm rồi mà cái bộ nhớ của em đã không bớt đi mà lại còn gia tăng: thay vì lâu năm nhớ HÓI bớt đi thành HÓ hay ÓI thì em lại nhớ nhiều hơn thành KHÓI (nhớ dư thêm K)  !  Cheesy Cheesy Cheesy
Thân kính,
ĐS

Grin Grin Grin
anh Đ S là người rộng rãi mà, lúc nào cũng dư dã chứ làm sao mà thiếu được chứ...(người hiền l... )
Quote:
Hello chị PT
Chị nhanh nhẹn quá hỉ ?
Chưa kịp nhận "eng tam" với chị để trả lời cô Vân thị chị đã đi trước mất tiêu rồi.

Wink Tongue Roll Eyes sorry nghe, chờ lâu quá mà thấy anh làm lơ nên nghĩ là anh làm đày... (cũng giống như anh, cô Vân làm PT nhớ lại nhiều chữ nhưng mà chỉ có thể đem ra xài với dân Quảng Trị được thôi ) Grin Grin Grin
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #63 - 22. Jul 2007 , 07:26
 
Phương Tần wrote on 22. Jul 2007 , 02:19:
Grin Grin Grin
anh Đ S là người rộng rãi mà, lúc nào cũng dư dã chứ làm sao mà thiếu được chứ...(người hiền l... )
Wink Tongue Roll Eyes sorry nghe, chờ lâu quá mà thấy anh làm lơ nên nghĩ là anh làm đày... (cũng giống như anh, cô Vân làm PT nhớ lại nhiều chữ nhưng mà chỉ có thể đem ra xài với dân Quảng Trị được thôi ) Grin Grin Grin


Hello chị PT,

Tôi đâu có làm lơ, chỉ vì trong hai ngày thứ năm và thứ sáu vừa qua tôi phải trở về Alger có công chuyện nên không vào Internet được. Khi về đến Bouira thì mọi chuyện đã lỡ làng !

Thôi chắc phải xin hẹn kỳ khác.
Thân mến,
ĐS

PS.
Tôi cũng hơi quên quên chữ làm đày rồi. Có phải làm đày là làm bộ chăng ? Hồi sáng định hỏi cô Vân mà quên mất .
   
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #64 - 22. Jul 2007 , 15:03
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jul 2007 , 08:28:
Nói thêm là " cái hói " người Huế nói là " cái hoái " cũng như chữ " nói chuyện " thì người Huế nói là " noái chuyện " , em Phương Tân có thể về thưa với Má , Co Vân " noái " vậy có đúng không?
Cô Vân  

Cheesy Cheesy Cheesy
Thưa Cô,
Em là dân "Huế mọi", cho nên nói chuyện thì lai lung tung cả. Ở Sài Gòn thường bị người khác giả giọng chọc ghẹo cho nên tụi em thường nói hai thứ tiếng (?!! ) ở trong nhà nói giọng Huế, ra đường đổi qua giọng Nam...Buồn thay, ra Huế noái chuyện cũng trật, người ta biết mình không phải dân Huế chính gốc vì những từ mình dùng, không có giữ được giọng Huế rặt như mấy Mệ... Dzô Nam nói chuyện cũng hổng xong, ai thích thì khen nghe sao giống chim hót, ai ghét thì chê cái giọng khó nghe... Sad Shocked Roll Eyes

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #65 - 22. Jul 2007 , 15:08
 
CoiChay wrote on 22. Jul 2007 , 07:26:
PS.
Tôi cũng hơi quên quên chữ làm đày rồi. Có phải làm đày là làm bộ chăng ? Hồi sáng định hỏi cô Vân mà quên mất .
 

Grin Grin Grin
hình như là làm tàng...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #66 - 23. Jul 2007 , 02:31
 
anh_thu_Tran wrote on 22. Jul 2007 , 01:49:
  Thưa cô Vân , hôm nay nhà em có hai mệ và một mụ Huế sau khi đi thăm anh PD về thì cùng đồng thanh dịch bài thơ của cô như sau ,tuy khong có vần điệu nhưng mòng là hơi đúng Cô nhé
 Lu nước ngaoi` sân hứng đã đầy
 Nồi côm trên bếp nước đong vừa
 Nồi canh bầu cá vừa nêm đủ
 Ngoài sân treo võng để nghỉ trưa
 

Thưa cô Vân,
Vậy là có 3 người dịch bài thơ của cô, đại khái là giống nhau, chỉ khác ở câu cuối chút đỉnh.
Anh Phú De đã đăng bài giảng nghĩa những chữ trong bài thơ rõ ràng lắm, nhưng nhiều khi những nhà Ngữ học chỉ dựa theo lý luận chung và thực tế cũng có khác đi một chút ở mỗi nơi cho nên mới nói là bài thơ có thể đã viết sai vài chữ. Em cũng xin phép trình bày ý kiến của em cho cô Vân và anh Phu_De nghe thử
Em nghĩ đúng là bài thơ đã được đặt ra để đố những người không phải là dân quê Quảng trị cho nên dùng chữ rất chính xác, không có sai đâu. Em hỏi những người ở Mỹ Chánh ( có người sống thời thơ ấu, có người mới về sau này vì thời cuộc ) thì ai cũng hiểu nghĩa và giải thích từng chữ cho biết. Ý nghĩa bài thơ này là báo cho biết cơm canh đã sẳn sàng, người làm việc ngoài sân chuẩn bị nghỉ trưa để vào ăn cơm (?!!)
-câu đầu thì không có gì rắc rối, nhà em hay kêu cái lu nhỏ là cái khạp, em chẳng biết tiếng này từ đâu ra, chỉ nghe trả lời: cái đột là cái khạp, cái lu nhỏ...
-núc = bếp, đúng như cách dùng chữ của dân vùng quê mà em vẫn thắc mắc, cái núc ở làng quê QT là loại bếp có 3 chân thường chụm bằng rơm hoặc củi. Người ta đắp đất lên cao hơn nền nhà để làm bếp, đặt 3 bếp lò (không được hơn vì ông bà Táo sẽ không chịu ) nếu hôm nào giỗ chạp hay nấu ăn vụ mùa, sẽ cơi thêm bếp ở kế bên hoặc ngoài hè. Nấu cơm bằng rơm rất khó, phải luôn tay đụn rơm vào cho đến khi cơm cạn, rồi nhắc nồi cơm xuống vùi vào đống tro nóng ngay bên cạnh(rơm đốt có rất nhiều tro ), tiện tay vùi thêm vài củ (khoai) lang, củ sắn (khoai mì ). Nấu bằng củi thì đỡ hơn, vì củi có than. Sau đó nấu canh kho cá, và cuối cùng thường đun một nồi nước chè...(Em nấu thử vài lần, sau cùng thì chỉ có thể ngồi canh nồi nước chè thôi, vì không thể nào canh được lả, cơm không khét thì sống... Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes, chỉ có em là chín vì nóng quá, làm khói mù mịt cả nhà...)
-cái trét, cái trả là những cái nồi bằng đất để kho cá nấu canh. Người Trung thích ăn bầu luộc chấm nước mắm ( hoặc dùng bầu để ăn độn...)
-Anh Phu_de có nhắc đến cái nạng là cái quần, em cũng không nghe nói. Nhưng ở làng quê miền Trung nhà nào cũng có cái nạng. Cái nạng bằng tre (mun ) và có 2 nhánh, người ta lựa cây tre nào vừa tầm tay mà có 2 nhánh chỉa đều ra thì chặt làm nạng, giống như hình dạng cái ná chim vậy nhưng dài như cái cuốc, dùng để cơi rơm. Ruộng lúa miền Trung đất cày lên sỏi đá , không được màu mỡ như trong Nam , cho nên người ta đập lúa rất kỹ. Sau khi gặt lúa ngoài đồng về trãi trước sân, đập lúa vần công, người ta dùng nạng xóc thêm vài lần để rơm tơi ra và không còn sót lại hột lúa nào cả, rồi mới dùng nạng xóc rơm sắp thành ụ rơm để dành chụm lửa.
Đây là những ý nghĩ của em theo kinh nghiệm (của gia đình) và thực tế em nhìn thấy. Muốn viết mấy hôm nay nhưng...sợ anh Độc Nhãn Long Phu_De (anh Đại San coi vậy mà dễ ăn hiếp hơn  Wink Cheesy Grin )

Em chỉ mới biết làng quê Quảng Trị sau này, vì sau 75 ông bà ngoại trở về quê nên thường ra thăm (thăm nuôi thì đúng hơn ), cái thời 80, 90 mà cứ tưởng như bước vào làng quê năm 45 của chị Dậu vậy...thật là kinh khủng...

Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2007 , 02:36 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #67 - 23. Jul 2007 , 05:29
 
Cùng tất cả các em đã tham gia vào vụ tiê'ng nhà quê Quảng trị này.
Lâu lắm mới thấy Anh Thư , em khoẻ không? Cô gởi lời thăm Ông xã của em nhé.
Bài thơ của em.. gần hoàn  toàn đúng.
Em Phương Tân giải thích hay lắm và ví von cũng vui lắm [ em chín ] nhưng em " noái " xắc nạng mà không phải là : giặt quần thì sai !
Còn tiếng " làm đày " có nhiều nghĩa lắm , phần nhiều để mắng yêu  là đừng làm bộ ta đây ra cái điều biết nhiều ! Cái này thì phải nhờ Đại Sân giải thi'ch hộ. Hai chữ làm đày hay đi theo với hai chữ " làm láo "
Cô cũng xin thu' thật là mặc dầu Cô là người Trung , nhưng đôi khi cũng không hiểu người ta " noái " cái gĩ đâu !
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #68 - 23. Jul 2007 , 11:03
 
Phương Tần wrote on 23. Jul 2007 , 02:31:
Muốn viết mấy hôm nay nhưng...sợ anh Độc Nhãn Long Phu_De (anh Đại San coi vậy mà dễ ăn hiếp hơn  Wink Cheesy Grin )


Trời đất !
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ mà !
ĐS

PS.
Cô PT để ý đọc bài của cô Vân ở trên nghe. ĐS được cô Vân mắng yêu đó nghe. Từ trước lúc nào cũng nghĩ rằng cô Vân bênh học trò mình hơn. Bây giờ khác rồi nhé !
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #69 - 23. Jul 2007 , 11:14
 
Đại Sân lại sân si rồi. Đã nói hai chữ " làm đày " có nhiều nghiã chứ đâu có nói là Cô Vân mắng yêu. Cô Vân mà mắng Đại Sân là sẽ mắng thật chứ không có mắng yêu mắng ghét gì đâu nhé , phải không Mỹ?
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #70 - 23. Jul 2007 , 12:42
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2007 , 05:29:
Cùng tất cả các em đã tham gia vào vụ tiê'ng nhà quê Quảng trị này.
Lâu lắm mới thấy Anh Thư , em khoẻ không? Cô gởi lời thăm Ông xã của em nhé.
Bài thơ của em.. gần hoàn  toàn đúng.
Em Phương Tân giải thích hay lắm và ví von cũng vui lắm [ em chín ] nhưng em " noái " xắc nạng mà không phải là : giặt quần thì sai !
Còn tiếng " làm đày " có nhiều nghĩa lắm , phần nhiều để mắng yêu  là đừng làm bộ ta đây ra cái điều biết nhiều ! Cái này thì phải nhờ Đại Sân giải thi'ch hộ. Hai chữ làm đày hay đi theo với hai chữ " làm láo "
Cô cũng xin thu' thật là mặc dầu Cô là người Trung , nhưng đôi khi cũng không hiểu người ta " noái " cái gĩ đâu !
Cô Vân    

   Thưa Cô Vân ,anh Mỹ em xin cám ơn lời thăm hỏi của Cô.Chúng em vẫn còn có chút hơi sức để kéo cày dài dài Cô ạ.
   Hôm chủ nhật chúng em gồm có hai Mệ Ái -Mỹ và mụ Việt Hương là dân Huế chính cống bà lang trọc đi thăm anh PD và được anh nhắc nhở vào trả lời bài thơ của Cô đi nên em mới viết lại trả lời đến Cô được ,bây giờ nghe Cô khen khá đúng nên ai nấy mừng lắm. Grin Grin Grin
  Ái đi công tác nên VH đi ăn theo do đó mấy hôm nay chúng em tha hồ đi ăn và đi chơi Cô ạ.Chúng em mong là có ngày chúng em cùng rủ nhau đến phá Thày Cô và anh chị Đạt Thu.Cho em kính thăm Thày
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #71 - 23. Jul 2007 , 12:49
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2007 , 11:14:
Đại Sân lại sân si rồi. Đã nói hai chữ " làm đày " có nhiều nghiã chứ đâu có nói là Cô Vân mắng yêu. Cô Vân mà mắng Đại Sân là sẽ mắng thật chứ không có mắng yêu mắng ghét gì đâu nhé , phải không Mỹ?
Cô Vân  

Cry Cry Cry huhuhu...
Cheesy Cheesy Cheesy hihihi...
lại có người tiếp tục bị....la... Grin Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2007 , 12:50 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #72 - 23. Jul 2007 , 12:49
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2007 , 11:14:
Đại Sân lại sân si rồi. Đã nói hai chữ " làm đày " có nhiều nghiã chứ đâu có nói là Cô Vân mắng yêu. Cô Vân mà mắng Đại Sân là sẽ mắng thật chứ không có mắng yêu mắng ghét gì đâu nhé , phải không Mỹ?
Cô Vân  


Kính thưa Cô Vân,

Dạ em nghĩ  Cô còn đánh cho mấy roi nữa ấy chứ   Tongue Cheesy


Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #73 - 23. Jul 2007 , 16:51
 
Mỹ thương ,
Em đoán sao mà đúng vậy !
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #74 - 23. Jul 2007 , 21:20
 
Phương Tần wrote on 23. Jul 2007 , 12:49:
Cry Cry Cry huhuhu...
Cheesy Cheesy Cheesy hihihi...
lại có người tiếp tục bị....la... Grin Grin Grin


hihihi , bị đòn chứ  Grin Grin Grin
Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #75 - 23. Jul 2007 , 21:22
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2007 , 16:51:
Mỹ thương ,
Em đoán sao mà đúng vậy !
Cô Vân  


Kính thưa Cô Vân,

Em cám ơn Cô đã thuơng tụi em hơn..... nhiều lắm  Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy

CoiChay wrote on 23. Jul 2007 , 11:03:
Cô PT để ý đọc bài của cô Vân ở trên nghe. ĐS được cô Vân mắng yêu đó nghe. Từ trước lúc nào cũng nghĩ rằng cô Vân bênh học trò mình hơn. Bây giờ khác rồi nhé !



Tongue Tongue Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2007 , 21:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #76 - 24. Jul 2007 , 08:07
 
Đặng-Mỹ wrote on 23. Jul 2007 , 21:22:
Kính thưa Cô Vân,
Em cám ơn Cô đã thuơng tụi em hơn..... nhiều lắm  Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy
Tongue Tongue Grin Grin


Tôi nghĩ chuyến này tôi bị sa lầy rồi !  Embarrassed Embarrassed Embarrassed
Biết gọi ai đi cứu bồ đây ?
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #77 - 24. Jul 2007 , 11:06
 
CoiChay wrote on 24. Jul 2007 , 08:07:
Tôi nghĩ chuyến này tôi bị sa lầy rồi !  Embarrassed Embarrassed Embarrassed
Biết gọi ai đi cứu bồ đây ?
ĐS

   Anh ráng làm thêm vài bài hát và cầu cứu anh T9 hát dạo hộ Anh thì mấy Ông trong HSV sẽ chạy ra tiếp cú ngay thôi í mà  Wink Wink Wink Grin Grin Grin
  Hổm rày mấy Ông đó trốn kỹ quá ,mấy bài hát của Anh sẽ làm mấy Ổng tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp  Tongue Tongue Tongue Tongue
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #78 - 24. Jul 2007 , 21:09
 
anh_thu_Tran wrote on 24. Jul 2007 , 11:06:
  Anh ráng làm thêm vài bài hát và cầu cứu anh T9 hát dạo hộ Anh thì mấy Ông trong HSV sẽ chạy ra tiếp cú ngay thôi í mà  Wink Wink Wink Grin Grin Grin
 Hổm rày mấy Ông đó trốn kỹ quá ,mấy bài hát của Anh sẽ làm mấy Ổng tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp  Tongue Tongue Tongue Tongue


Hello chị AT,
Nếu làm như chị nói mà giải quyết được cái mà chúng tôi gọi là Nghi Án của thế kỷ, (tất cả thành viên của hội biến mất) tương đương với thảm án Thiên An Môn, thì còn gì hay bằng ! Ngoài ra chị có nhắc là nghe mấy bài hát của tôi mà mấy ông "sẽ tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp ". Cái này thì tôi không đồng ý tí nào ! Nếu để ý chị sẽ thấy ông T9 ông hát thế này "... Mưa ơi có nhớ AI XƯA HIỀN HÒA" và sau đó lại có có câu "Mưa giăng phủ kín TIM AI MÙ LÒA... mưa ơi" ! Grin Grin Grin
Hai câu đó theo tôi là "Tiếng Kêu Trầm Thống của những người đàn ông đang bị dầm vập dày xéo !". Vậy thì làm gì có chuyện ăn hiếp...ai !  Cheesy
Thân mến,
ĐS
Back to top
« Last Edit: 24. Jul 2007 , 21:14 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #79 - 26. Jul 2007 , 02:56
 
Em Phương Huệ thương ,
Mấy lâu nay Cô chỉ lởn vởn bên này mà không qua bên Cánh nhạn phiêu lưu nên không biết có hình va thư em viết.
Cô trả lời cho em bên đó mà không được nên phải trỏ về đây mượn mảnh đất này trả lời cho em vậy.
Mấy tấm hình em gởi đẹp quá , em tập chụp hình từ bao giờ thế , em có gởi hình để dư. thi không?
Cô không viết được nhiều.
Em Thu và các em ơi
Em đã thấy lời Cô nói là đúng chưa? Cô Thu là thi sĩ đấy , còn nhiều " SĨ " nữa mà chưa chiu cho biết đấy thôi.
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #80 - 26. Jul 2007 , 10:54
 
ngo_thi_van wrote on 26. Jul 2007 , 02:56:
Em Phương Huệ thương ,
Mấy lâu nay Cô chỉ lởn vởn bên này mà không qua bên Cánh nhạn phiêu lưu nên không biết có hình va thư em viết.
Cô trả lời cho em bên đó mà không được nên phải trỏ về đây mượn mảnh đất này trả lời cho em vậy.
Mấy tấm hình em gởi đẹp quá , em tập chụp hình từ bao giờ thế , em có gởi hình để dư. thi không?
Cô không viết được nhiều.
Em Thu và các em ơi
Em đã thấy lời Cô nói là đúng chưa? Cô Thu là thi sĩ đấy , còn nhiều " SĨ " nữa mà chưa chiu cho biết đấy thôi.
Cô Vân

Kính thưa cô Vân ,
Em rất mừng vì được cô khen. Mấy tấm hình có cái của em, có cái của mấy đứa nhỏ. Gia đình em ai cũng mê chụp hình ,mà em thấy về VN ở đâu cũng đẹp , cảnh nào cũng cho mình cảm hứng cả.Nếu cô thích coi nữa , em sẽ bỏ thêm vào nghe. Khi nào cô chán nhớ cho em biết  Cheesy Cheesy.  Để đi làm về em bỏ thêm hình lên. Chúc cô 1 ngày vui. Cheesy Cheesy Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #81 - 28. Jul 2007 , 17:55
 
EM Phương Huệ thương,
Cám ơn em đã trả lời , Cô thích nhĩn những hình ảnh đẹp của quê hương lắm , càng nhìn càng nhớ !
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #82 - 20. Oct 2007 , 00:30
 
50 Sau Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư
8/13/2004 - GS Trần Văn Chi

Source: vietbao.com

Bài 4: Phải giữ tấm lòng cho trong sạch

Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) lớp Dự Bị bài số 39 là bài học thuộc lòng Bài ca dao: "Con cò mà đi ăn đêm". Xin trích:

"Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao !
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". (hết trích)

Bài học thuộc lòng, mà "thuở còn thơ" , hai buổi đến trường . . tuổi trẻ của học trò chúng tôi thường ê a, vì đây là bài ca dao, thể lục bát, dễ thuộc, dễ nhớ. Năm mươi năm, nay đọc bài xem như mới ngày nào, đầu còn hớt tóc móng ngựa (1), mang cái cặp đệm (2) tung tăng đến trường làng, xa trên 5 cây số. Tuổi của chúng tôi mà có được "ba chữ" bỏ trong bụng, đọc được truyện Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sach Chém Chằng, hoặc viết được tờ đơn xin phép làng cho đám giỗ (3) là quý hơn vàng. Thuở nhỏ thích lật sách để coi hình, nhiều khi thích hơn là đọc nữa.

Trong bộ QVGHKT, mỗi bài đều có một cái hình minh họa cho nội dung bài học. Hình trong QVGKT vẽ đơn giản, chơn phương, in theo kiểu tranh khắc trên gỗ . (Nay thì kỹ thuật in đã qua thời kỳ Typo, chữ đúc bằng chì, hình làm bằng cliché đến thời in kỹ thuật offset hiện đại bốn màu).
Họa sĩ vẽ hình con cò đậu trên cành tre, cành mềm như sắp gẫy, vẽ ủ rủ như sắp rớt xuống ao, mặt nước ao êm đềm cảnh đêm tối vào mùa thu thảm não. . .

Hình ảnh và sáu câu thơ lục bát nhìn và đọc lại mới thấy thương cho thân phận con cò. Con cò trong mắt của người mình, theo dân giả, hay theo thi nhân . . . là hình ảnh người mẹ Việt Nam . Thân cò lặn lội là hiện thân người mẹ quê tần tảo một nắng hai sương vất vả đêm ngày để nuôi con . . . .

Hình ảnh người mẹ Việt Nam càng tuyệt diệu biết bao khi chúng ta đang sống ở Hải Ngoại, tại đây ta biết được thế nào là người mẹ Hoa Kỳ , người mẹ Mễ Tây Cơ hay người mẹ Tây mẹ Đức ở bên trời Âu.

Quả thật bà mẹ Việt Nam của chúng ta tuyệt vời và nói như thế không có gì là cường điệu cả.

Ta hãy đọc lời của tác giả trong QVGKT phần Đại ý sau đây -- Xin trích : " Bài này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò xa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa co thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm lòng trong sạch, không làm gì ô uế ". Hết trích.

Con cò, người mẹ luôn luôn sống vì đàn con và chết cũng vì đàn con :
"Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con."

Bài luân lý, ẩn du qua hình ảnh con cò, QVGKT dạy cho học trò bài học có giá trị muôn đời. Ở chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí trong xã hội, mỗi người ai cũng có hình ảnh người mẹ mà mình trân quý : Mẹ của Thầy Tử Lộ, mẹ của vua Tự Đức, bà mẹ quê trong tác phẩm của Phạm Duy, bà mẹ của Y Vân trong bài Lòng Mẹ, dù mẹ của bạn hay mẹ của tôi tất cả như nhau nào có phân biệt mẹ của vua, mẹ của quan, mẹ giàu mẹï nghèo...

Thuở nhỏ, cuối tháng, cuối tam cá nguyệt hay cuối năm tôi đem sổ học bạ hay sổ điểm, sổ danh dự về cho mẹ tôi ký, mẹ tôi ký quằn quèo có lúc ký chữ thập... Mẹ tôi là như thế nhưng thương con vô bến bờ lo cho con đến khi chết. Nhớ lại, sau này tôi đã thành danh, đi xe hơi có người lái, nhà ở có người hầu nhưng tôi vẫn thích được mẹ tôi nấu cho tôi ăn, thích ngủ với mẹ mỗi khi về quê ! ! !

Người mẹ Việt Nam chúng ta ai ai và lúc nào cũng muốn "giữ tấm lòng trong sạch " và đó là bài học sống mà tôi ấp ủ, mang theo trên bước đường lưu lạc.

Nay thì mẹ đã qua đời, ở tuổi 92, tuổi thượng thọ. Ngày lễ tang mẹ trên bàn thờ tôi chưng cặp đèn cầy nhỏ để mừng cho mẹ đã thượng thọ. Tôi nói lời "mừng vĩnh biệt" trước lúc di quan, trước hằng trăm thân quyến bạn bè và gia đình mà nước mắt ràng rụa, nghẹn ngào . . .

Đọc lại bài con cò mà đi ăn đêm với ý nghĩ luân lý, lời dạy của mẹ phải giữ lấy tấm lòng cho trong sạch như tưởng nhớ đến mẹ tôi và mẹ của những người không may không còn mẹ.

Nhân mùa Vu Lan đọc lại QVGKT, hình ảnh con cò gợi tôi nhớ mẹ biết dường nào.

Mừng cho ai còn mẹ
Và xin chia xẻ nỗi đau những ai mất mẹ.

Hãy vì mẹ mà mỗi người chúng ta phải giữ tấm lòng cho trong sạch.
Mùa Vu Lan nơi xứ người

Ghi chú:
(1) Hớt tóc ngắn, gần như cạo trọc phía trước cao hơn phía sau giống như hình cái móng ngựa.
(2) Cặp học trò xưa dùng đựng sách vở để ôm đi học, giống như cặp da ngày nay nhưng làm bằng cỏ đệm chỉ có ở miền Nam, loại đệm dùng để đan nớp.
(3) Thời xưa ơ û trong làng muốn làm đám giỗ phải làm đơn xin phép.
Bài 9 : Đi học để làm gì ?

Trước khi người Pháp chiếm lấy nước ta, người mình học chữ Hán. Chữ Hán là chữ của Tàu, được truyền bá sang ta từ thời nước ta bị lệ thuộc họ. Mãi sau khi độc lập dân mình vẫn dùng chữ Hán và vẫn có hệ thống thi cử để chọn nhơn tài. Chữ Hán sử dụng nước ở nước ta không khác chữ Hán ở Tàu nhưng cách phát âm lại khác. Nước ta xưa có hệ thống giáo dục lâu đời, tổ chức thi cử công minh, học trò không phân biệt giai cấp, mặc dù nhà vua có tổ chức trường Quốc Tử Giám, dạy riêng cho con cháu nhà vua và quan lại của triều đình.

Khi Tây chiếm nước ta, đầu tiên biến Nam Kỳ thành thuộc địa, và Pháp dùng chữ quốc ngữ thay chữ Hán, xây dựng hệ thống giáo dục mới 3 cấp : làng, xã, tỉnh.

Bài " Đi học để làm gì ?" Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) dành cho lớp Dự Bị (Cours Préparatoire, lecture) nói về học chữ quốc ngữ trong thời Tây cai trị nước ta.

Thuở đầu, khi chữ quốc ngữ mới hình thành ở Nam Kỳ, Bài "Đi học để làm gì ?" cho thấy rõ mục đích của dạy và học chữ quốc ngữ : Đi học trước hết là để biết đọc và viết thơ ; vì thuở đó cả làng không có người biết đọc quốc ngữ, thơ từ giấy tờ do làng đưa xuống không ai biết để thi hành. Đi học cũng nhằm biết đọc báo và bắt chước làm theo báo. Xứ Nam Kỳ bấy giờ có tờ Gia Định Báo (1) là tờ báo quốc ngữ đầu tiên nhằm truyền báo chánh sách thực dân Pháp, tháng 8 năm 1868 Pháp giao cho ông Trương Vĩnh Ký (2) coi bài vở (chủ bút) cùng các ông Tôn Thọ Tường, Huỳnh Tịnh Của và Trương Minh Ký.

Báo đầu tiên ở xứ ta là báo quốc doanh, người viết (nhà báo) làm thuê ăn lương cho nhà nước Pháp.

Đi học cũng để biết toán (tính toán), biết mọi sự vật (cách trí) và biết vệ sinh thường thức nữa. Đúng là các môn khoa học mà hệ thống giáo dục xưa của ta không có. Từ khi Pháp vào, họ đem kiến thức khoa học phổ biến cho dân mình qua hệ thống giáo dục.

Cuối cùng theo QVGKT đi học để biết luân lý, hiếu thảo và thành người công dân tôn trọng luật nhà nước Pháp mà tác giả gọi là người dân lương thiện.

Đúng là chế độ chánh trị đẻ ra chánh sách giáo dục, nhằm đào tạo con người phục vụ chế độ đó, hay ít ra cũng không chống lại nhà nước đó!
Ngày xưa, thời phong kiến, nền giáo dục ta chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Quốc, nó nhằm đào tạo con người quân tử, trên nền tảng Tứ Tư, Ngũ Kinh, nhằm bảo vệ một hệ thống xã hội, thứ bậc vua -quân- dân, ràng buộc theo quan niệm chính danh (ngày nay Trung Quốc phục hồi Khổng Tử)

Người Pháp vào đánh đổ hệ thống giá trị cũ, phế bỏ quyền lực tuyệt đối nhà vua, loại trừ giai cấp quan lại trung gian sĩ phu và thay thế vào đó bằng hệ thống gia trị mới, hệ thống giáo dục mới, thông qua chữ quốc ngữ. QVGKT góp phần xây dựng hệ thống giá trị đó. Giáo dục Pháp không dạy học trò thành người công dân yêu nước, mà nhằm tạo nên lớp người thừa hành, trung gian để cai trị lại dân mình, và trong chừng mực nào đó, lớp trung gian này, lớp tân trào, tây học cũng hãnh diện đối với đa số đồng bào nghèo khổ, thất học của mình nữa !

Lịch sử Việt Nam gồm lịch sử chế độ thực dân đối với Việt Nam , Cuộc Chiến Tranh Việt Pháp, sự xuất hiện của người Mỹ ở Miền Nam cũng như sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, v.v . . . tất cả quan hệ hữu cơ với nhau, tác động nhau như là nhân quả.

Nhân đọc lại bài " Đi học để làm gì ?" ta hiểu được âm mưu Pháp muốn loại bỏ chữ Hán, dùng chữ quốc ngũ trong giáo dục nhằm tạo ra lớp tân học theo Tây, nên các sĩ phu yêu nước tẩy chay chữ quốc ngữ như cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, vv...

Tác giả QVGKT nói về mục đích của việc học như sau :
"Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe. Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gởi cho tôi và viết những thư từ tôi gởi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước. Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ gìn thân thể cho khỏe mạnh.

Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, để hiểu cách ăn ở thành người con hiếu thảo và người dân lương thiện. Bài đi học để làm gì làm tôi nhớ lại lúc nhỏ không ai nói cho tôi biết đi học để làm gì. Sau này khi đưa con vào trường ngày đầu, tôi cũng không dạy cho con tôi là tại sao phải đi học! Người ta chỉ nói học làm sao cho giỏi Toán, giỏi Văn, giỏi Sinh Ngữ, làm sao vào được đại học. . . Vậy mà từ thế kỷ trước mấy ông QVGKT đã biết đưa vào lớp Sơ Đẳng dạy cho học trò biết mình đi học để làm gì . Chắc ít ai trong số học trò QVGKT còn nhớ bài tập đọc "Đi học để làm gì ?" , nên không ai biết mình đi học để làm gì! ! !

Nay 50 năm sau, đọc lai, ta thấy tác giả đã mô tả ích lợi của việc đi học ngày xưa lòng cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại một chuỗi dài thời niên thiếu, nhớ về kỷ niệm thời học QVGKT, nhớ kỷ niệm những lúc thi nhau lật sách QVGKT xem ai có được nhiều hình nhất . . .
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #83 - 20. Oct 2007 , 00:31
 
Toát yếu của bài "Đi học để làm gì "? QVGKT đã nêu lên câu :
Người không học, không biết lý lẽ. (Nhân bất học, bất tri lý.)
Thật chí lý. Muôn đời người bất học luôn bất tri lý. Chữ Học và chữ Lý ở đây thật cao siêu, vượt ra ngoài cái Học và cái Lý bình thường ở nhà trường.

Viết tặng các bậc phụ huynh nhân mùa khai trường...

Chú thích :
(1) Tờ Gia Định Báo xuất bản ở Saigon năm 1865 do Pháp chủ trương, ở Bắc Kỳ có Đại Nam Đồng Văn Nhựt báo viết bằng chữ Nho (Hán) ra đời 1892 mãi đến năm 1907 mới có thêm phần quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, Phan Kế Bính làm thư ký.

(2) Trương Vĩnh Ký (1837-1898) quê Cái Mơn, Vĩnh Long (Nam Kỳ) lúc 4 tuổi được giáo sĩ Pháp cho xuất ngoại học, năm 1863 được Pháp cử làm thông ngôn cho sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Năm 1869 được Pháp giao coi bài vở( Chủ Bút) tờ Gia Định Báo. Năm 1886 Paul Bert, tổng trú sự Pháp, cử ra Huế sung vào Cơ Mật Viện để giúp giao thiệp Pháp Việt. Ông mất ngày 1-9-1898 thọ 61 tuổi.

* Thông báo : Những bài biện khảo của tác giả về cải lương, các món ngon và văn hóa Lục Tỉnh đã đăng báo trước đây sẽ được in thành sách. Mời đọc giả đón đọc. Mọi liên lạc góp ý xin gởi cho tác giả : tranvanchi@earthlink.net . Cám ơn.

Bài số 10 : Học trò biết ơn thầy (1)

Bài này kể chuyện ông quan Tây tên là Carnot xưa của nước Pháp, nhơn lúc rảnh về quê chơi. Khi ông đi ngang qua tràng học (2) ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc nhỏ, bây giờ tóc đã bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông bèn ghé vào thăm. . .

Nhớ lại hồi nhỏ, tụi học trò tuổi chúng tôi hay nói chuyện về ông Carnot, nó thành phổ thông, đứa nào cũng biết. Nay nhắc lại ai ở tuổi chúng tôi cũng biết và nhớ in cái hình ông Caornot vẽ trong Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT). Hình ảnh ông quan Tây ăn mặc oai vệ, mang giầy ống cao, cuối mợp chào thầy... đã một thời thôi thúc lòng tự hào của mình, sẽ làm ông Carnot. Tâm lý tuổi thơ lúc nhỏ pha trộn giữa ý thức muốn làm quan và tinh thần đạo lý Đông phương, tôn trọng thầy. Tinh thần quý trọng thầy ở đâu cũng có. Tuy có lẽ ở Đông Phương, tinh thần ấy sâu đậm hơn, nói lên cái Đạo Lý Đông Phương.

Trong kho tàng văn học và dân gian Việt Nam cũng như Tàu có nhiều gương học trò biết ơn thầy, có nhiều mẫu chuyện đẹp, cao quý hơn ông Carnot nhiều. Mấy ông QVGKT đưa chuyện ông Carnot phải chăng nhằm ca ngợi "đại Pháp", trong khi vua quan ta thì xem họ là "Bạch Quỷ"!
Ở xứ mình xưa nay, đối với thầy, ta không chỉ biết ơn mà còn Kính nữa (chuyện này ở Tây Phương, Hoa Kỳ chỉ biết ơn là quá rồi). Gia đình, xã hội đều biết ơn và kính trọng ông thầy. Trong thứ bậc: Quân - Sư - Phụ, ông thầy chỉ xếp sau vua mà thôi. Mà ngay cả vua, nhiều ông cũng kính và biết ơn thầy nữa. Xin hãy nghe trong dân gian nói về thầy :

- Mồng một nhà cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà Thầy.

Trong ba ngày trọng đại đầu năm, Tết, học trò dành ngày mùng Ba để viếng thầy. Nhớ thuở nhỏ, lúc tôi học lớp ba trường làng, ngày Tết mẹ tôi chuẩn bị cho tôi một chục hột gà so (3) gói trà và 2 đòn bánh Tết để biếu thầy.( Cuối năm lớp ba tôi thi vào Cours Moyen (4) ở tỉnh Gò Công và đậu hạng tư nên có học bổng và nhờ vậy mà có điều kiện học tiếp).

Nhớ câu : Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu quý thầy.
Hoặc câu nói : "Trong bách nghệ, nghề thầy quý hơn cả."

Tất cả đều nói lên tấm lòng quý mến thầy của người Việt mình. Ở xứ Nam Kỳ thời Nguyễn Sơ, thể kỷ thứ 17, có ông Võ Trường Toản là ẩn sĩ, một bậc thầy đào tạo cho Gia Long nhiều danh thần như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh . . . ông mất năm 1792 được môn đệ chôn cất ở Hòa Hưng, Gia Định. Sau Pháp chiếm miền Đông ( Biên Hòa, Gia Định, Định Tường). Tự Đức cho lịnh cải táng ông đem ông về chôn ở làng Bảo Thạnh, Ba Tri ( Bến Tre) năm 1865. Như vậy rõ ràng vua Tự Đức cũng biết ơn và kính trọng thầy không thua ông Tử Cống bên Tàu. Ta nghe ông Carnot nói với học trò sau khi vào lớp chào thầy : "Ta bình sinh, nhất là ơn cha mẹ, sau ơn thầy ta đây, và nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay."

Ông thầy của nước ta không chỉ dạy chữ mà còn dạy đạo lý, đức dục để cho học trò thành người lương thiện.

Trong Văn và Lễ, trường học ngày xưa Lễ vẫn nêu lên hàng đầu :
"Tiên học lễ, hậu học văn."

Đó là triết lý của nền giáo dục ta xưa và con lưu mãi đến trước 30-4-1975. Khi tôi vào trường Đại Học Sư Phạm thập niên 1960's, cái tinh thần " Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" vẫn bàn bạc trong chúng tôi. Tuy cung cách và sự kính trọng thể hiện khác ngày xưa, nhưng học trò ở thế hệ thầy như tôi vẫn một mực quý các ông thầy trẻ như chúng tôi. Ngày Tết, nhà tôi đông chật học học trò, tôi phải ở nhà suốt mồng ba để đón xuân với các em. Ôi sao mà cao quí quá.

"Không thầy đố mày làm nên."

Câu cách ngôn nói lên hết cái vai trò của ông thầy nước mình.
Trở lại chuyện ông Carnot trong QVGKT , chỉ nêu lên một mặt là biết ơn Thầy. Đó là quan niệm của Tây. Ở Mỹ ngay sự biết ơn thôi cũng phai nhợt trong cái nhìn của học trò, gia đình và xã hội Mỹ đối với ông Thầy. Quan niệm đó thể hiện trên cái tên như :

- Ty Học Chánh
- Sở Học Chánh

Thay vì như ta thì
- Ty giáo dục
- Sở giáo dục

Nhơn chuyện ông Carnot kể trong QVGKT, đọc lại vẫn như mới hôm nào! Thắm thoát đã nửa thế kỷ.

Những người học trò thế hệ QVGKT của chúng tôi lưu lạc ở đây không biết còn đủ tâm trí để nhớ về chuyện ngày xưa, tích cũ không? Dầu sao nhân ngày khai trường, nhắc lại chuyện ông Carnot, chuyện " tiên học lễ hậu học văn "cũng không phải thừa . . . . .

Viết nhơn ngày khai trường 2004

Ghi Chú :
(1) QVGKT lớp Dự Bị , Việt Nam Tùng Thư xuất bản năm 1948, nhà xuất bản trẻ TPHCM tái bản 1996
(2) Trường học, xưa đọc là tràng học
(3) Hột gà so : là hột do con gà mái đẻ lứa đầu tiên, dân gian cho hột gà so bổ hơn hột thường. Hột gà so rất hiếm.
(4) Năm 1912 ông Phạm Quỳnh đề nghị dạy chương trình quốc ngữ cho bậc Sơ Cấp (lớp năm, bốn, ba) tiểu học. Sau khi học xong thi đậu Sơ Học yếu lược, lên lớp nhì phải học 2 năm. Lớp nhì I và lớp nhì II mới đủ trình độ Pháp văn để thi tiểu học. QVGKT ra đời trong bối cảnh đó.

* Thông báo : Những bài biện khảo của tác giả về cải lương, các món ngon và văn hóa Lục Tỉnh đã đăng báo trước đây sẽ được in thành sách. Mời đọc giả đón đọc. Mọi liên lạc góp ý xin gởi cho tác giả : tranvanchi@earthlink.net . Cám ơn.

(4) Năm 1912 ông Phạm Quỳnh đề nghị dạy chương trình quốc ngữ cho bậc Sơ Cấp (lớp năm, bốn, ba) tiểu học. Sau khi học xong thi đậu Sơ Học yếu lược, lên lớp nhì phải học 2 năm. Lớp nhì I và lớp nhì II mới đủ trình độ Pháp văn để thi tiểu học. QVGKT ra đời trong bối cảnh đó.

Ở miền Nam
Bậc tiểu học = phổ thông cấp I ngày nay, gồm:
- Lớp năm = lớp một ngày nay.
- Lớp tư = lớp hai.
- Lớp ba = lớp ba.
- Lớp nhì = lớp bốn
- Lớp nhứt = lớp năm.
Bậc trung học đệ nhất cấp = phổ thông cấp II ngày nay, gồm:
- Đệ thất = lớp sáu
- Đệ lục = lớp bảy
- Đệ ngũ = lớp tám
- Đệ tứ = lớp chín
Bậc trung học đệ nhị cấp = phổ thông cấp III ngày nay, gồm:
- Đệ tam (phải chọn môn chuyên môn) = lớp mười.
- Đệ nhị (cuối niên học thi tú tài I) = lớp mười một.
- Đệ nhứt (phải đau65 tú tài I, cuối niên học thi tú tài II) = lớp mười hai.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #84 - 30. Oct 2007 , 08:43
 
CHỮ VỚI NGHĨA




30 tháng 4 rục rịch đến thêm lần thứ 32 với người Việt hải ngọai.  Ba mươi hai năm khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.  Ba mươi hai năm của ly tán bên này bên kia đại dương.  Ba mươi hai năm của tiếng Việt biến thiên nhọc nhằn.  Ba mươi hai năm tôi góp ít dòng về tiếng Việt bên ni, bên nớ.




Giải phóng mặt bằng: cái này tôi chỉ mường tượng được ý nghĩa thôi, không chắc là đúng.  Có thể là san bằng chăng?  Mặt bằng là thế nào, mà mặt không bằng nó ra làm sao ?  Trong tóan học ta có mặt phẳng.  Thế thì mặt bằng có khác với mặt phẳng không.  Mà nhóm chữ “giải phóng mặt bằng” thường hay xuất hiện trên báo chí bên VN liên quan đến đất đai, nhà cửa.  Cho nên tôi đóan chừng là họ nói về căn nhà, một đơn vị diện tích nào đó.  Sở dĩ đóan như thế vì cũng có nhóm chữ “thuê mặt bằng” trên báo chí bên ấy. 

Nhưng sao lại phải “giải phóng” nhỉ ?  Hóa ra là cái nhà, cái lô đất ấy nó bị áp bức, bị đô hộ à ?  Mà ai bóc lột nó, ai bóp hầu bóp cổ nó cơ chứ ?  Rồi nó có kêu cứu, có làm đơn thưa kiện gì không để được “giải phóng” ?  Một mớ câu hỏi như thế chẳng tìm ra câu trả lời thỏa đáng nào cả.
Nếu phải nói theo cái lối tiếng Việt miền Nam trước 1975 thì phải nói thế nào ?  San bằng khu nhà, lô đất thay cho “giải phóng mặt bằng” được không thưa quý cụ ? 
Nếu “giải phóng mặt bằng” mà dịch sang tiếng Anh theo cái kiểu word by word thì nó thành ra “liberation of platform” hay “platform liberation”.  Dịch lối nào nó cũng ngô nghê.  Có lẽ tôi dốt thật quý cụ ạ.  “Demolish the property” có cụ bảo là cũng tàm tạm.  Chả biết nghe ai bây giờ. 

Phi vụ: báo chí bên ấy bây giờ tường thuật những vụ làm ăn phi pháp thường dùng chữ 2 chữ “phi vụ”.  Chữ “phi” trong trường hợp này không thể bảo rằng là dùng thay cho “phi pháp” được.  Nhảm lắm !  “Phi” là “không có” (như “phi thương bất phú” – không buôn bán không giàu được”) hoặc là “bay” (như phi cơ – máy bay).  Ngày xưa trước 75, ta dùng “phi vụ” để chỉ chuyến bay như thường thấy trong các bản tin chiến sự.  Người Việt hải ngọai vẫn dùng như vậy.  Nhưng đã có một số nhỏ báo chí bên này thỉnh thỏang cũng dùng “phi vụ” theo nghĩa là ăn phi pháp như báo chí bên nhà.  Một vài con sâu đã và đang bò vào tô canh hải ngọai rồi đấy.

Sự cố kỹ thuật: cái này ngày xưa đài truyền hình VN gọi là “trục trặc kỹ thuật” mỗi khi đang “anh tiền tuyến, em hậu phương” tự dưng lại xuất hiện một cái hình cánh quạt với đầu ông mọi da đỏ.  Và cái tiếng è è cà chớn.  “Trục trặc” nghe nó có phải VN không.  “Sự cố” nghe nó ra “nàm thao” ấy !  Tôi đóan nó là tiếng Tàu.  Nhưng lại dốt tiếng Tàu nên không hiểu rõ. 
Ở Mẽo này nó gọi là “tếch ních cồ đíb phi quyn ti”.  Phải không thưa quý cụ ?

Xịn:  ngày xưa phe ta gọi là “số dzách”, “thượng hạng”.  Nguyên ngữ chợ trời Hùynh Thúc Kháng nó là “ô ri din”. 
    Mẽo trắng, mẽo đen, mẽo vàng, mẽo nâu có một lô tiếng.  Nào là “hot”, “top of the line”, “the best”.  Gì nữa nhỉ ?

Chảnh: Cái này thường xuyên xuất hiện trên các blog của đám choi choi.  Bà bán tạp hóa, anh đạp xích-lô trong ngõ trước 75 vẫn phang khách hàng khó tính bằng câu: “Xí, nghèo mà làm phách, làm tàng !”  Thú thật, chữ “Chảnh” này tôi không biết đã từ đâu ra nhưng coi mòi cũng đã bắt đầu len lỏi vào cái cộng đồng VN ta bên này rồi.

Con dế, con Dylan:  Hỏi ra mới biết các ông thợ viết VN bên nhà đang nói tới cái điện thọai di động và cái xe gắn máy Dylan.  Có tay còn gọi cell phone là “con a-lô” nữa mới là tức cừơi.  Nếu cứ cái kiểu này thì một ngày u ám nào đó ta sẽ có hàng lọat “con nhà”, “con xe”, “con gọi là …”, vân vân và vân vân

Máy vi tính:  phe ta ngày xưa gọi là “điện tóan”.  Cái này nằm vào trong mục thuật ngữ khoa học nên khó phán xét.  Trước năm 75, chỉ có hai chữ tương đối thông dụng cho dân trong ngành ở VN là “computer” hoặc “computing”.  Ta quen gọi “computer” là máy điện tóan.  Ngày nay hai chữ “micro computer” dù đã xuất hiện từ cả hơn 20 năm rồi nhưng người Mỹ chỉ gọi tắt là “computer”.  Nếu là máy cá nhân thì gọi là “PC”, “desktop”, “laptop”.

Phần mềm:  thằng bạn thân VN ra trường giữa thập niên 80 bên California đã tự diễu mình bắng cách tự gọi là “kỹ sư phần mềm”.  Đầu óc đương nhiên là méo mó rồi.  “Software” bên này ta gọi là “nhu liệu điện tóan”.  Các ông bên VN nghĩ rằng phải có mùi nước mắm cho nó “độc lập” nên gọi là “phần mềm”.  Vậy thì hardware các ông bên ấy gọi rằng chi ?  “Phần cứng” chăng ?  Điệu này thằng bạn Cali chắc phải vào trường học tiếp rối.  “Liền ông” đi với “kỹ sư phần cứng” nó mới hách xì xằng chứ phải không các cụ ?  “Kỹ sư phần mềm” nghe chán mớ đời.

Triển khai và Giản đơn: chỉ ngược lại với cách dung chữ của miền Nam trước 75.  Ấy, cái gì các ông ấy không đẻ ra được thì các ông ấy cho lộn đầu chơi hay trộn thập cẩm cho nó khác người.  Nhất định là không thể giống cái “bọn Ngụy”.  Nhờ thế mới có các thứ như “lính thủy đánh bộ”, “tên lửa”, “máy bay lên thẳng”, “nhà đẻ Từ Dũ”.

Nhưng ngọan mục nhất vẫn là 4 chữ “Học Tập Cải Tạo”.  Nghe hiền khô à.  Bởi vậy hệ thống giáo dục này đã đào tạo ra không biết bao nhiêu cao học và tiến sĩ.  7 năm đến 18 năm thì không cao học mí lị tiến sĩ thì là cái gì ?  Dốt lắm thì cái anh thiếu úy rằn ri nhà ta cũng chớp được cái cán sự của trường đại học Suối Máu, Hà Nam Ninh, Bù Gia Mập, Chí Hòa…  Ông Phan Nhật Nam phe ta chắc phải có đến 2, 3 cái “Ph.D”.  Ông ấy mới có đại úy thôi nghe quý cụ !  Mà ông ấy cặm cụi đèn sách dưới mái trường cải tạo những 14 năm, trong đó có ít năm kiên giam vì cái tội bướng.  Có một điều ngộ nghĩnh là chẳng có ông nào tốt nghiệp từ các trường cải tạo mà đầu óc lại bị gột rửa được.  Trái lại nhiều ông còn trở nên khéo tay hơn lúc còn làm quan to súng ngắn ngày trước.  Các ông mang về cho mẹ, cho vợ, cho con nào lược chải đầu, kẹp tóc, trâm cài đầu, chuỗi tràng hạt bằng các thứ vật liệu quẩn quanh trong tù.  Và y như rằng 10 ông thì 9 ông lo dọt ngay hoặc ra đi trong các chương trình HO.  Chả thèm nhớ đến nền giáo dục XHCN cùng sự khoan hồng của “Bác” mí lỵ “Đảng”.  Uổng công “Bác” thiệt !

Chữ với Nghĩa.  Chán thật
 


Trích từ Tin Paris. 

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #85 - 05. Nov 2007 , 07:56
 
Nỗi buồn tiếng Việt
> Chu Đậu, Diễn Đàn, 11/2007
> Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo  sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không  còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên  sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng
> từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tưnăm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ
> miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành
> một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân
> tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm. Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ?  Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua> vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay :
1. Chất lượng :  Ðây là chữ đang được dùng để  chỉ tính chất của một sản phẩm, một  dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi ! Lượng không phải là phẩm tính,
không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự  Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là : đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc  dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở
> một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này  trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt  chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
2. Liên hệ :  Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên
> hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to …’, chứ không phải là ‘to communicate to …’
>  3. Ðăng ký :  Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người
> Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để  chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ
> đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ > tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu ? !
>  4. Xuất khẩu, Cửa khẩu :
>  Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng,
> nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn
> Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Sài Gòn trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong ?
>
5. Khả năng :  Chữ này tương đương với chữ ability  trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho  người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy  nhiên hiện nay ở Việt Nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp  nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có  thể mưa’, thì người ta lại nói : ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vừa nạng nề, vừa sai.
6. Tranh thủ :
>  Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái  tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ‘tranh thủ’. Thay vì nói : ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói : ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’.

7. Khẩn trương :  Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ
> này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’.  Ðáng lẽ phải nói là : ‘Làm nhanh lên> thì người ta nói là : ‘làm khẩn trương  lên’.
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật :  Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở
> ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’ ? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản
> dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)
9. Tham quan :  Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái
> chữ này của người Tầu ? ! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
10. Nghệ nhân :
Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán  Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #86 - 26. Feb 2008 , 04:53
 
Những sự khác biệt giữa Sài Gòn - Hà Nội



Cơn mưa

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên.
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng.

Ăn mặc

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Restaurant.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy bác xe ôm mặc đồ Vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.

Giao thông

Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Con đường

Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm

Giầy vớ

Đàn ông Hà Nội đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn đi vớ mà không cần mang giày

Cà phê

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá +đá + đá = 1 ly phê sữa đá, xong có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe
uống, hết lại có thêm (kô cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá =cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Trà đá

Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại
miễn phí

Ăn sáng

Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn:
"Đi ăn sáng với tớ nhé?"
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả
cần xu keng nào !
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10  ngàn trong túi!

Cảm ơn

Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô Receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Dạ vâng

Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
Ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

Chào hỏi

Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
Ở Sài Gòn: "Con dzìa dì ơi !"

Tỏ tình

Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"

Yêu

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giàu có

Bạn được coi là giàu có khi ...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán

Hà nội: Trông hộ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

Phở

Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đen

Nhà sách

Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền

Hà Nội: Bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái
ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Chè

Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

Cắt chanh

Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Nước canh rau muống

Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

SG: Chả giò
HN: Nem rán

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Về đồ ăn

Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn ngọt

Hà-nội: Vào quán, ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi !
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Khen đồ ăn ngon

HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bò chét (khiếp thật)

Tán gái

Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Người yêu

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Chất chơi và chất chiến

Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì never có
Sài gòn: Chạy xe 67 cũ mèm, áo phông quần sóc, nhưng hỏi tiền thì : Chú cần bao nhiêu anh đưa ???

Xe khách

Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng  hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài

Người Hà-nội: nói dài dòng và khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet

Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa

Hà-nội: rộng và sâu
Sài-gòn: nhỏ và ngắn

Chào hỏi

Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Giục người bán hàng gói nhanh lên

SG: Dạ có liền
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Biển quảng cáo

Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

Phát triển dự án

SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

Khi khách đến nhà

HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

Bạn bè nói chuyện

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh, tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì

HN: Vâng, quí hóa quá !
SG: Trời ơi, dữ hông, bày đặt màu mè quá !

Khen vật gì to

Hà Nội: To vật vã
Sài Gòn: Bự bành ki

Từ ngữ

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: đồ quỷ sứ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em nghe

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Con gái

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Về hoa quả

Hà nội gọi quả táo là quả táo,
Sài gòn gọi quả táo là trái bom

Hà nội gọi quả dứa là quả dứa
Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm

Uống bia

Hà nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Khách sạn

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Sinh viên và cave

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là ... cứ ăn

Uống Cafe

Ở Sài gòn: uống cafê nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: uống cafe khi đi chơi buổi tối trước khi ...đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu
Ở Sài gòn: bạn sẽ được mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa


Copy trên net.
Back to top
« Last Edit: 26. Feb 2008 , 04:54 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #87 - 26. Feb 2008 , 05:07
 
chi đ đ thương men,
sang hom nay lang thang vao d đ, thay chi noi ve sg va hn vui qua, that dung va nho ngay xua con be, co di hanoi choi, dep va de thương, nhat la..cac co bac ky nho nho noi chuyen,,,thi em la gai, cung me tit tho lo..chu dung noi toi phai nam gioi..ha.ha.
  BAY GIO CO VAN VA EM, 2 NGƯƠI CUNG TEN VA CUNG 1 CAI TOI LA " LI LOM " nhu loi co VAN noi , trong muc chi t4.... viet chu o bo dau.vi qua ban , ma lai ham vui..mong qui vi tha toi va bo qua nhẹ
  Thoi de chau ngoai Alex thom hom tat ca, va tang hoa thuy tien ( hai trom hoa cua co THU ) tang tat ca sươt 365 ngay nhe. ai chiu do tay len, cam ọn.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #88 - 05. Mar 2008 , 11:55
 
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải "
cụ tỉ
" và "
cô súc
"!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé "
cụ tỉ
" là nói tắt của hai cụm từ
cụ thể và tỉ mỉ
, "
cô súc
" có nghĩa là
cô đọng và súc tích
, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc
dĩ vãng quá khứ
thì phải gọi là
dĩ khứ
.
Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

Các cô cậu đi "
giao hợp
" với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải
điều kinh
cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là "
giao hợp
" là
giao lưu và hợp tác
, nó cũng tương tự như "
giao phối
" thôi, còn "
điều kinh
" là
điều tra kinh nghiệm
làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng "
phát tài để đầu lâu
", cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng
phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài
.
Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã "
động phòng
" rất tốt. Đã nhiều lần "
đúc kinh
" (
đúc kết kinh nghiệm
), chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết "
chủ động phòng tránh
" dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút "sáng tạo ngôn ngữ" khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng "
ngoan cố
". Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì
ngoan ngoãn và cố gắng
!


HK





Back to top
« Last Edit: 05. Mar 2008 , 11:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #89 - 05. Mar 2008 , 14:35
 
Quote:
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...



ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.

Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #90 - 05. Mar 2008 , 14:44
 
Thuc-Khanh wrote on 05. Mar 2008 , 14:35:
ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.


Quảng Bình chứ không phải Bình Hòa...

Bình Hòa nhập với Thạnh Mỹ Tây là Bình Thạnh bây giờ đó...

Quote:
Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin


Roll Eyes Shocked Huh
Có ai nói Thục Khanh hiền không dzị?!!

PS: Chắc là hồi đó TK ăn hiếp SM dữ lắm hả?!!
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #91 - 05. Mar 2008 , 15:49
 
Phương Tần wrote on 05. Mar 2008 , 14:44:
Quảng Bình chứ không phải Bình Hòa...

Bình Hòa nhập với Thạnh Mỹ Tây là Bình Thạnh bây giờ đó...


Roll Eyes Shocked Huh
Có ai nói Thục Khanh hiền không dzị?!!

PS: Chắc là hồi đó TK ăn hiếp SM dữ lắm hả?!!

hí hí hí Chị PT ơi,

Hồi đó em đâu có học chung với SM đâu. Chứ nếu có học chung thì chắc chắn là.... Grin  Grin
Tức cười thiệt , ngày hôm nay chị là người thứ 3 kêu em hổng "HIỀN" rồi đó nghe  Cheesy Bạn em nói là em hồi đó chỉ "giả nai" thôi chứ đâu có Hiền đâu....??  Tongue Em nói là ừ giả nai mà cũng có người bị...lừa  hí hí
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #92 - 05. Mar 2008 , 20:39
 
Thuc-Khanh wrote on 05. Mar 2008 , 14:35:
ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.

Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin


Tôi phục cô TK !  Grin

CC
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #93 - 07. Mar 2008 , 04:51
 
CoiChay wrote on 05. Mar 2008 , 20:39:
Tôi phục cô TK !  Grin

CC

Dạ thưa thầy,

Cám ơn sự nể phục của thầy nhưng mà trò đã noái là câu chuyện này do 1 người bạn đi VN về kể lại thôi mà.
Đáng lẽ là ko nên viết ra rõ ràng như vậy.....nhưng mà sợ có người ko hiểu thì phải mất công giải thích vòng vo.. Grin
TK
Back to top
« Last Edit: 07. Mar 2008 , 04:51 by Thuc-Khanh »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #94 - 13. Mar 2008 , 17:06
 
Quote:
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải "
cụ tỉ
" và "
cô súc
"!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé "
cụ tỉ
" là nói tắt của hai cụm từ
cụ thể và tỉ mỉ
, "
cô súc
" có nghĩa là
cô đọng và súc tích
, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc
dĩ vãng quá khứ
thì phải gọi là
dĩ khứ
.
Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

Các cô cậu đi "
giao hợp
" với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải
điều kinh
cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là "
giao hợp
" là
giao lưu và hợp tác
, nó cũng tương tự như "
giao phối
" thôi, còn "
điều kinh
" là
điều tra kinh nghiệm
làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng "
phát tài để đầu lâu
", cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng
phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài
.
Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã "
động phòng
" rất tốt. Đã nhiều lần "
đúc kinh
" (
đúc kết kinh nghiệm
), chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết "
chủ động phòng tránh
" dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút "sáng tạo ngôn ngữ" khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng "
ngoan cố
". Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì
ngoan ngoãn và cố gắng
!


HK








Hai em Đậu Đỏ và Mỹ ơi,

Bây giờ nó mới cho cô vào (cũng vẫn dùng password  đó đấy).  Chẳng bao giờ cô nhớ nổi cái mật khẩu kỳ cục thế, lần nào cũng phải mở sách!

Cái bài này của PHạm Mai gửi mà em post lêm đây cô d9a6u có đọc cho đến khi Mai gưi qua LVDgroups.  Post 73 đây là đúng quá rồi còn gì!   chỉ đừng có dạy trong lớp thôi.  Bây giờ văn chương hạ giới rẻ như bèo....

Cảm ơn các em đã giúp trả lời ngay cò lẽ vì thế mà nó cho cô vào đậy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #95 - 15. Mar 2008 , 20:09
 
thule wrote on 13. Mar 2008 , 17:06:
Hai em Đậu Đỏ và Mỹ ơi,

Bây giờ nó mới cho cô vào (cũng vẫn dùng password  đó đấy).  Chẳng bao giờ cô nhớ nổi cái mật khẩu kỳ cục thế, lần nào cũng phải mở sách!

Cái bài này của PHạm Mai gửi mà em post lêm đây cô d9a6u có đọc cho đến khi Mai gưi qua LVDgroups.  Post 73 đây là đúng quá rồi còn gì!   chỉ đừng có dạy trong lớp thôi.  Bây giờ văn chương hạ giới rẻ như bèo....

Cảm ơn các em đã giúp trả lời ngay cò lẽ vì thế mà nó cho cô vào đậy


Kính thưa Cô Thu,

Password do máy tự động cho thì bao giờ cũng kỳ quặc dài dòng, Cô click vào "lý lịch"  để đổi password nào dễ nhớ đi ạ.  Wink
Như tính em hay quên thì khi bấm  "gia nhập", em  click chọn " luôn luôn gia nhập"  thì cứ mỗi lần vào là nó tự động đã log in thôi, không bao giờ nó hỏi password lại Cô ạ.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #96 - 29. Mar 2008 , 12:58
 
"Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân".


Kính xin quí Cô và quí Thầy và những Nhà Ngôn Ngữ Học ACE TTHLVD giảng nghĩa dùm.
Xin đa tạ
Kính
7_VDN
Back to top
« Last Edit: 01. Apr 2008 , 15:12 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #97 - 01. Apr 2008 , 06:47
 
Thân chào bạn /anh /chị hay là em:

Các nhà ngôn ngữ học ACE là gì vậy?

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học chi hết, nhưng nhớ 2 câu như thế này, có một vài chữ khác:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân



Đại khái tôi hiểu là:  Mưa không có sức mạnh kiềm chế (kiềm toả) cái gì nhưng có thể giữ (luu)người khách ở lại (đến chơi nhà người ta mà gặp trời mưa thì vội về sao được!).

Sắc đẹp người con gái ví như vực sâu không thấy sóng nổi ở trên ( bất ba đào) mà người ta có thể chết đuối vì nó.  (sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành còn được cơ mà)

Chẳng hiểu giải thích thế có đúng không  Tôi không biết chũ Hán nhiều lắm.
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #98 - 01. Apr 2008 , 15:18
 
thule wrote on 01. Apr 2008 , 06:47:
Thân chào bạn /anh /chị hay là em:

Các nhà ngôn ngữ học ACE là gì vậy?

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học chi hết, nhưng nhớ 2 câu như thế này, có một vài chữ khác:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân



Đại khái tôi hiểu là:  Mưa không có sức mạnh kiềm chế (kiềm toả) cái gì nhưng có thể giữ (luu)người khách ở lại (đến chơi nhà người ta mà gặp trời mưa thì vội về sao được!).

Sắc đẹp người con gái ví như vực sâu không thấy sóng nổi ở trên ( bất ba đào) mà người ta có thể chết đuối vì nó.  (sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành còn được cơ mà)

Chẳng hiểu giải thích thế có đúng không  Tôi không biết chữ Hán nhiều lắm.

Vdn thành thật cảm ơn ThuLe đã trả lời - Ở đây có người hỏi và cũng được trả lời theo trong web >>
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Gi%E1%BA%A3n_Thanh

Mến chúc TL an vui
Vdn

________________________________________
 
"
Lúc Nguyễn Giản Thanh còn đi học, thầy học là Đàm Thuận Huy, thấy học trò sắp ra về thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế đối để thử tài học trò:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客 - Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách).
Nguyễn Giản Thanh liền đối lại là:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 - Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).
Thầy Đàm Thuận Huy nói:

Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
........................."

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #99 - 25. Apr 2008 , 07:52
 

Không biết cái này có được xếp vào "ngôn ngữ VN " không, nhưng đọc rất là buồn cươi và cũng rất chính xác  Wink  Wink


Tiếng Việt thật quá Tuyệt Vời
Đây chỉ là anh Nam và anh Bắc thôi, cho thêm vào anh Trung nữa thì càn phiền hơn nữa. 
 
Xin mời các bạn đọc cho vui.
Một ví dụ: Lẩm Cẩm chẳng biết có thứ tiếng nào trên thế giới mà người nói có thể sử dụng những từ khác nhau để diễn tả những cái y chang như nhau nhiều như tiếng Việt ở hai miền Nam Bắc không?

Bắc bảo kỳ, Nam kêu cọ (gọi là kỳ cọ)
Bắc than gầy thì Nam bảo ốm
Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh hay đau
Bắc cuốc nhanh, Nam đi bộ mau mau
Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ
Nam mần sơ sơ, Bắc làm lấy lệ
Bắc nói úi chà, Nam kêu ui da
Bắc bước vào trong, Nam đi vô trỏng
Nam biểu vui ghê, Bắc nói buồn cười
Bắc chỉ thế thôi, Nam là vậy đó
Nam làm giỏ tre, Bắc đan cái rọ
Nam kêu là muỗng, Bắc gọi cái thià
Bắc gọi cái rèm, Nam kêu cái màn
Bắc gọi cái màn, Nam kêu cái mùng
Bắc gọi cái môi, Nam kêu cái
Bắc gọi là ruốc Nam kêu thịt chà bông
Bắc gọi con lợn, Nam kêu con heo
Nam kêu vạc tre, Bắc là cái chõng
Nam kêu xe hơi, Bắc gọi ô tô
Nam mà xài , thì Bắc lại dùng ô
Bắc gọi là ninh Nam kêu là hầm
Bắc bảo đắp chăn, Nam biểu đắp mền
Nam biểu nói dai, Bắc cho là lải nhải
Nam nói đi trốn, Bắc nói lánh mặt
Nam la hơi mắc, Bắc là khá đắt
Nam nói mần ăn, thì Bắc buôn bán
Nam chối lòng vòng, Bắc bảo dối quanh
Nam biểu từ từ, Bắc khuyên gượm lại
Nam nói ngu ghê, Bắc là quá dại
Nam nói sợ ghê, Bắc thì hãi quá
Nam hỏi nói gì? Bắc hỏi dạ bảo chi?
Nam kêu trúng lắm, Bắc phán chí phải
Nam thì dạ, Bắc thưa vâng ạ
Nam kêu biểu, Bắc nói bảo
Nam xài tui, Bắc xưng tôi
Nam thấy hên, Bắc thời may quá
Nam mắc cười, Bắc buồn cười
Nam chê mắc, Bắc bảo đắt
Nam nói ưng ghê, Bắc nói hài lòng
Nam thây kệ, Bắc mặc kệ
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Bắc nói thích ghê, Nam kêu là khoái
Nam kêu hái bắp, Bắc bảo vặt ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc rên: cút, xéo.
Bắc bảo: cứ véo, Nam: ngắt nó đi.
Bắc gọi phong bì, bao thơ Nam nói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc nói cái đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke
Bắc dùng chữ mắng, Nam kêu là chửi
Bắc nấu thịt cầy, Nam chê thịt chó.
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc gọi, anh Hai Nam kêu
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc nói tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc bảo cao to, Nam cho là lớn
Ðùa mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu là xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê
Bắc bảo sướng rên, Nam rên đã quá!
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu la-de
Bắc bùi lạc rang, Nam thơm đậu phụng
Nam tròm trèm ăn lén, Bắc len lén ăn vèn
Nam hổng chịu đèn, Bắc vặn mình em chả
Bắc giấm chua cái ả, Nam bặm trợn con kia
Nam chửi tên cà chua, Bắc rủa đồ phải gió
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt

Nhu-Huynh Nguyen




Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #100 - 18. May 2008 , 20:40
 
Nỗi buồn tiếng Việt


Chu Đậu

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày.

Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại.

Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?

Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:

1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.

Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Bây giờ chữ liên hệ dùng để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'

3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến bây giờ chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) sang chữ (tốt) , mà lại cứ copy y boong?

5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nặng nề, vừa sai.

6. Tranh thủ:
Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.

7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')

9. Tham quan:
Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.

10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ những người dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v..
(Chuyển ngữ chỉ lấy đại ý, không cần dịch sát từng chữ ) .

12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật.

Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.

Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa.

Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.

e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.

i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuốn vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì có sự độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

Chu Đậu
Back to top
« Last Edit: 18. May 2008 , 21:08 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #101 - 19. May 2008 , 02:24
 
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #102 - 19. May 2008 , 08:46
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...

Chị P Huệ ui,

Em đâu có thấy chi lạ trong tấm hình ni mô nờ??
Chỉ có chữ "Siêu hấp dẫn" là hơi kỳ kỳ thôi nhưng cũng còn hiểu được mờ ! Ở VN bây giờ chắc cái gì cũng..."siêu" hết hả??
Người Huế mình thì chữ "siêu" dùng để chỉ đồ ăn...thiu  Grin
Tiền lời để tiết kiệm cao dễ sợ luôn há! Nếu ai cần làm ăn mà mượn tiền nhà băng thì bị trả tiền lời cắt cổ luôn !! Undecided
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #103 - 19. May 2008 , 09:20
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...


Chị PH ơi, lần đầu tiên em thấy chữ Siêu Hấp Dẫn này. Đọc lên nghe có gì lấn cấn trong lời nói. Em có cảm tưởng như chữ nghĩa về sau này kém cỏi, vừa tội vừa thương; tội vì nó phản ảnh xã hội qua đời sống hiện tại của người, còn thương vì không biết đến bao giờ... mới khá hơn. Huh
Tiền lãi thế thì cao quá hở chị? Bỏ tiền vào để tiết kiệm cho ai ạ? Không thấy bảng hiệu nói đến.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #104 - 19. May 2008 , 13:33
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...



Hello  PH  , nếu  ở VN  nên  sưu  tầm  thêm  các hình ảnh cac   Nhà Hàng  hay  Cửa  hiệu bán   Quần Ao    có tên  sau  đây  :

Nước Mía  Siêu Sạch ,   Cửa hàng  Cao cấp  ,  Nhà hàng  Đa  Quốc  gia (có  nhiều món  các  nước ), Cửa hàng  Tươi  Sống  ,   v..v...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #105 - 19. May 2008 , 16:47
 
nguyen_toan wrote on 19. May 2008 , 13:33:
Hello  PH  , nếu  ở VN  nên  sưu  tầm  thêm  các hình ảnh cac   Nhà Hàng  hay  Cửa  hiệu bán   Quần Ao    có tên  sau  đây  :

Nước Mía  Siêu Sạch ,   Cửa hàng  Cao cấp  ,  Nhà hàng  Đa  Quốc  gia (có  nhiều món  các  nước ), Cửa hàng  Tươi  Sống  ,   v..v...

Cả nhà ui
Sao mà thấy buồn quá. Bây giờ đến , ngôn ngữ văn chương mà cũng bi thoái lụi  Sắp nữa thì đến gì đây. Hôm qua TL lang thang  trong D/ Đ có được đọc bài  "Chinh Phu Ngâm  Khúc"  Giờ đọc những giòng quảng cáo cũng như bài "nỗi buồn Tiếng VIệt " Sao mà thấy chưng hững.  Quả thật là....
TL.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #106 - 26. May 2008 , 06:27
 
Tiếng Việt, hồn dân tộc Việt Nam


Bác sĩ Thái Minh Trung

Bác sĩ Thái Minh Trung tốt nghiệp University of Illinois Chicago (1994), hiện là Associate Clinical Professor tại UCI Medical School, Medical Director của Brookside Institute, California, Hoa Kỳ.

Thấm thoát đã 33 năm người Việt chúng ta phải xa lìa quê hương để sống tha phương khắp mọi nơi. Chúng ta như đàn chim vì tìm tự do phải rời tổ ấm bay phân tán đi khắp thế giới. Chúng ta chọn xứ lạ làm quê hương thứ nhì. Chúng ta sinh sống trên đất người nhưng lúc nào lòng cũng hướng về nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng ta học được nhiều ngôn ngữ mới, biết được nhiều tập quán lạ để gia nhập vào cuộc sống mới. Nhưng rồi những buổi chiều sau giờ làm việc mệt nhọc, ta cảm thấy cần nghe và nói tiếng Việt. Chỉ có tiếng Việt mới có thể đưa ta trở về con người sâu sắc của chính mình. Tiếng Việt đưa ta về cội nguồn của tâm hồn ta và nó có thể làm vơi đi những căng thẳng trong ngày. Tiếng Việt đem ta trở về một thế giới quen thuộc êm đềm và ru ta vào giấc ngủ say sưa.

Trong giấc ngủ ta trở thành bé thơ nằm gọn trong lòng mẹ và nghe mẹ ru ta ngủ bằng giai điệu ngọt ngào của tiếng Việt. Chính vì thế mà tiếng mẹ đẻ đã thấm nhuần vào từng thớ tâm hồn ta như dòng sữa ngọt đưa ta vào đời. Thân thể ta cần sữa thì tâm hồn ta cần nghe mẹ ru ta. Ta nhắm mắt lại và chìm đắm trong một thế giới êm đềm. Tiếng mẹ ru như những câu thần chú đánh đuổi những sợ hãi của đêm tối. Ta nở một nụ cười hạnh phúc trên môi và trôi dần vào giấc ngủ say sưa.

Ta thức dậy. Thời gian trôi qua nhanh quá. Mới đây tóc xanh giờ đã hoa tiêu. Những con sóng của cuộc đời nhồi lên nhồi xuống con thuyền không bến. Tuy ta mất quê hương nhưng khi ta duy trì được tiếng mẹ đẻ thì ngôn ngữ đó trở thành một mảnh đất quê hương mà ta mãi mang theo trong tâm hồn của người tha hương. Khi những người đồng hương ở xứ người gặp nhau trò chuyện bằng tiếng Việt, giai điệu âm thanh đó ngọt ngào làm sao. Khi di tản, ta không mang theo mảnh đất quê hương yêu dấu được những khi hỏi thăm trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt thì quê hương ta hiện ra đâu đó.

Khi nói đến ngôn ngữ thì phải nói đến văn hóa. Ngôn ngữ và văn hóa như sữa và nước thật khó tách rời. Vị sữa làm cho nước ngọt và chất nước làm cho sữa dễ tiêu hóa. Văn hóa ta tôn trọng quan hệ gia đình và xã hội chớ không đề cao chủ nghĩa cá nhân đè đầu người khác để làm mình trội hơn. Cá nhân được thương mến khi cá nhân đó tôn trọng quan hệ giữa người và người. Vì thế người Việt chúng ta rất tình cảm. Quan hệ tình người được bảo vệ và tăng trưởng nhờ ngôn ngữ. Thí dụ ta dùng từ "anh chị" để gọi nhau, để tự nhắc nhở cho nhau chúng ta cùng một đại gia đình Việt Nam. Chúng ta dùng từ "chú, bác, dì, thím" để gọi những người lớn tuổi hơn ta. Qua ngôn ngữ ta cho họ biết là ta tôn trọng họ như những người lớn tuổi trong gia đình ta.

Ngôn ngữ Việt Nam, ngoài vai trò thông tin còn có vai trò củng cố quan hệ tình cảm nữa. Ðó là cái tính chất văn hóa lồng trong ngôn ngữ. Thí dụ như vợ chồng Mỹ gọi nhau bằng "I" và "you". Khi phân tích ngôn ngữ học thì "I" hoàn toàn cách biệt với "you", "I" và "you" là hai cá thể hoàn toàn độc lập và khác biệt. Tiếng Việt ta dùng từ "anh, em" hay "mình", cho ta thấy rõ cái quan hệ tình cảm của cặp vợ chồng. Tuy vợ chồng không có máu mủ với nhau, nhưng khi gọi nhau bằng "anh, em" thì diễn tả được mối tình thân thiết. Còn từ "mình" có vẻ thân thiết hơn, ta coi người phối ngẫu như một phần của chính ta, ta không thể sống thiếu người đó được.

Ngôn ngữ nào cũng có giai điệu của nó. Khi đứa bé mới học nói, nó không hiểu hết ý nghĩa của danh từ. Ðầu óc nó học qua giai điệu (melody) của âm thanh qua tiếng nói người mẹ. Nó vui buồn theo cái giai điệu biểu hiện tình cảm do người mẹ phát ra. Vì thế giai điệu ngôn ngữ gắn liền với rất nhiều tình cảm dồi dào trong lòng người. Giai điệu đó phản ảnh tình mẫu tử bao la và đồng thời phản ảnh non nước quê hương bao quanh ta. Các giai điệu và cách cấu trúc câu văn (cú pháp) đặc trưng ở từng ngôn ngữ. Có thể nói giai điệu và cú pháp rung động cùng nhịp với môi trường sống tại một thời điểm nào đó. Thí dụ ta khó dịch câu thơ Việt Nam tả cảnh sống êm đềm ở nông thôn ra ngôn ngữ ngoại quốc mà vẫn giữ được hồn thơ. Có lẽ ngôn ngữ của thành thị không có khả năng diễn tả những rung động đặc trưng của nông thôn. Những câu ca dao tục ngữ, những bài ca, điệu hò mang đặc trưng cái hồn dân tộc Việt Nam và chỉ có tiếng Việt mới diễn tả được. Vì thế khi tuổi trẻ sanh trưởng tại hải ngoại không học nói tiếng Việt từ nhỏ, sẽ mất đi cái chìa khóa quý giá giúp họ đi vào hồn dân tộc khám phá nhiều kho tàng văn chương và tình cảm vô giá.

Duy trì ngôn ngữ Việt Nam ở tuổi trẻ hải ngoại là một điều rất cần thiết. Trao đổi bằng tiếng Việt làm cuộc sống tình cảm dồi dào hơn, nhứt là khi ta so sánh với tiếng ngoại quốc và ý thức được nét đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa ta đề cao quan hệ tình người. Cũng thời hai thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài, cô thiếu nữ nói được tiếng Việt và hiểu được văn hóa Việt Nam lúc nào cũng có vẻ dịu dàng và dễ mến hơn. Cô ta diễn tả được hồn Việt trong chiếc áo dài đó! Khi hiểu được tiếng Việt thì tuổi trẻ sanh ra tại hải ngoại sẽ yêu và thông cảm cha mẹ mình hơn. Khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ rút ngắn lại và những mâu thuẫn sẽ ít đi. Rồi trong tình yêu tiếng Việt đó họ sẽ gặp gỡ được hồn dân tộc và cảm thấy gần gũi với quê hương Việt Nam hơn. Duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam sẽ làm tuổi trẻ Việt Nam nổi bật vì họ có thêm cái đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà các nước khác không có.

Ta sẽ mất quê hương lần thứ nhì khi ta để con cái ta dần dần quên tiếng Việt. Chính vì thế, chúng tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh tụ chính trị và tôn giáo ở hải ngoại nên thành lập một ngày tưởng nhớ đặc biệt sau ngày 30 tháng 4 gọi là ngày "Tiếng Việt, hồn dân tộc". Ðó sẽ là ngày mà tất cả dân Việt Nam rải rác trên thế giới tổ chức nhiều cuộc họp mặt thảo luận qua truyền thông báo chí về những nét hay và đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Nơi nào có đông dân Việt Nam, chúng ta nên vận động chính quyền bản xứ đem tiếng Việt vào trường học, với những lớp căn bản học nói và viết tiếng Việt đến những lớp cao hơn nghiên cứu về ngôn ngữ học (linguistic) Việt Nam, văn hóa, văn chương Việt Nam trong nước và hải ngoại. Có nghiên cứu, có hiểu được về tiếng Việt, con cháu ta mới tự hào về nguồn gốc mình và cảm thấy gắn bó yêu thương dân tộc mình hơn. Bằng không thế hệ trẻ sau này chỉ là những người mang dòng máu Việt Nam nhưng với tâm hồn của người ngoại quốc.

Qua tiếng Việt, chúng tôi muốn thế hệ sau này hiểu dòng máu mà mình mang trong người là dòng máu của một thế hệ trước đấu tranh với những thảm cảnh của ngục tù cải tạo và những chuyến vượt biên tràn đầy hiểm nguy. Thế hệ đó đã cắn răng sống trong bao nỗi nhục nhằn để thế hệ sau này được vẻ vang trên đất người. Chúng ta không nên nhắc lại những chuyện đau lòng đó để gợi lên lòng hận thù, đó là cái nhìn về quá khứ. Chúng ta nên nhìn về tương lai và nhắc lại những chuyện đó như một tình thương hy sinh cao cả của thế hệ trước. Cái chất keo hàn gắn sự khác biệt giữa hai thế hệ tạo sự thông cảm chính là ngôn ngữ Việt Nam! Ta có thể hình dung rằng khi mất tiếng Việt Nam, ta sẽ vẫn có nhiều cô gái Việt trên thế giới mặc áo dài, mới nhìn trông thật đẹp nhưng khi lại gần trò chuyện thì mới biết họ là những người ngoại quốc trong chiếc quốc phục dịu dàng. Lúc đó ta chợt hiểu rằng khi ta mất tiếng Việt thì hồn dân tộc bị chết theo!

TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Cách gạch nối trong tiếng Việt
Reply #107 - 13. Jun 2008 , 20:15
 

Cách gạch nối trong chữ Việt

 
 


1. Gạch nối

Trong chữ Việt, gạch nối dùng để kết hợp những thành tố viết rời của một từ gồm nhiều âm tiết. Nếu viết riêng rẽ thì những âm tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm tiết. Sau đây là một vài thí dụ:

- Ðộc có nghĩa là một, có số lượng chỉ một mà thôi. Lập có nghĩa là đứng thẳng. Ghép lại, độc-lập có nghĩa: 1. Tự mình sống, không dựa vào người khác. Sống độc-lập. 2. (Nước hoặc dân tộc) có chủ quyền. Nền độc-lập dân tộc.

- Bà là người đàn bà thuộc thế hệ sanh ra cha hoặc mẹ ta. Con là người thuộc thế hệ mà ta sanh ra. Ghép lại, bà-con có nghĩa là thân quyến, người có quan hệ họ hàng. Một người bà con xa.

- Cay là có vị như khi ăn ớt, ăn tiêu, ăn gừng hoặc khi uống rượu. Ðắng là có vị như khi ăn trái khổ qua, trái bồ hòn, mật cá hoặc uống thuốc bắc. Ghép lại cay-đắng (hay đắng-cay) có nghĩa là đau khổ, xót xa. Thất bại cay-đắng.

Như vậy, ta thấy gạch nối có một vai trò rất quan trọng. Nó dùng để phân biệt từ đơn với từ ghép. Từ cuối thế kỷ 19 và trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 này, theo ngữ pháp, ta dùng gạch nối đối với những từ ghép, mục đích là để câu văn được rõ nghĩa. Trong học đường, thời bấy giờ, đối với những từ ghép, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác: c với t (các/cát), ch với tr (chương/trương), d với gi (dang/giang), dấu hỏi với dấu ngã...

2. Ngữ pháp cú

Qui tắc về việc sử dụng gạch nối trong tiếng Việt đã có từ cuối thế kỷ 19, thời chữ quốc ngữ mới được hình thành. Nhà bác học, cũng là nhà ngữ học Trương Vĩnh Ký (1839 - 1898) đã viết: "Ðể tránh lẫnlộn từ đơn và từ đôi, từ kép, chúng tôi đã chấp nhận, trong các từ điển, văn phạm và các ấn bản khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm làm cho âm cuối dễ nghe như líu-lo, dăng-dẳng." Gần đây, dựa theo các sách đã xuất bản, chúng tôi ghi nhận, trên những sách in trước năm 1975, các tác giả vẫn còn dùng cái gạch nối đối với những từ ghép. Sự kiện này cho biết, vào cuối thế kỷ 19 và hơn nửa đầu thế kỷ 20 này, những người làm giáo dục và văn học đã sử dụng cái gạch nối trong những trường hợp sau đây:


2.1 Từ ghép Hán-Việt:

tự-do, độc-lập, ngôn-ngữ-học, thuận-thinh-âm, hồng-thập-tự, tiềm-thủy-đỉnh, hàng-không-mãu-hạm, thủy-quân-lục-chiến.


2.2 Từ ghép thuần Việt:

- Từ kép, cũng gọi là từ láy, gồm một âm có nghĩa với một âm không nghĩa để cho xuôi tai: bạc-bẽo, dễ-dàng, đầy-đặn, khỏe-khoắn, líu-lo, mặn-mà, nhỏ-nhắn, nở-nang, sắc-sảo, vững-vàng, xót-xa.

- Từ kép gồm hai âm không có nghĩa riêng, nhưng khi ghép lại, hai âm tạo thành một từ có nghĩa chung: bâng-khuâng, hững-hờ, lai-láng, mênh-mông, mơn-mởn, ngậm-ngùi, thênh-thang.

- Từ kép gồm hai câu có nghĩa riêng: biển-dâu, bướm-ong, cay-đắng, đầy-đủ, mắm-muối, mệt-mỏi, phẳng-lặng, vàng-thau.

- Từ kép gồm hai âm đồng nghĩa: chợ-búa, dơ-bẩn, dư-thừa, đau-ốm, gầy-ốm, hình-ảnh, lãn-lộn, lựa-chọn, mập-béo, nhỏ-bé, nông-cạn, ô-dù, sắc-bén, thổi-nấu, thương-yêu, to-lớn, rơi-rớt.

- Từ kép gồm hai từ đồng âm: chậm-chậm, đời-đời, hàng-hàng, hay-hay, hiu-hiu, lớp-lớp, mãi-mãi, ngày-ngày, rầu-rầu, xa-xa...


2.3 Nhân danh (tên tục, tên hiệu):

Nguyễn-Du, Tố-Như, Trương-Vĩnh-Ký, Ðào-Duy-Anh, Dương-Quảng-Hàm, Trần-Trọng-Kim, Nguyễn-Hiến-Lê, Vương-Hồng-Sển.


2.4 Ðịa danh:

Việt-nam, Hoa-kỳ.


2.5 Danh từ riêng phiên âm:

Hoa-Thịnh-Ðốn, Mạc-Tư-Khoa.


2.6 Từ có quan hệ qua lại với nhau:

từ điển Hán-Việt, bang giao Mỹ-Việt, luật hỏi-ngã, thi văn cổ-kim, văn hóa Ðông-Tây, phát triển khoa-học-kỹ-thuật.


2.7 Danh từ chung phiên âm:


cát-xết, vi-đê-o.

Ðối với một số tên chung phiên âm đã hoàn toàn Việt hóa, ta bỏ luôn cái gạch nối: cà phê, cà vạt, câu lạc bộ, đô la, ga ra, nóc ao, ra đa, ra gu, ti vi, xích lô.


2.8 Một số từ ngữ mà các âm tiết không thể tách rời:

chợ-nhà-lồng, khô-cá-chỉ-vàng, tại-vị-bởi.


2.9 Giữa các con số chỉ ngày tháng năm:

ngày 1-1-1998


2.10 Giữa hai nhóm số chỉ năm để nói lên khoảng cách thời gian:

1975 - 1998.


Trên đây là những qui tắc trong việc sử dụng cái gạch nối khoảng trước năm 1975. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận là việc dùng cái gạch nối này của những người làm văn hóa chưa thống nhất. Có tác giả áp dụng triệt để các nguyên tắc, nhưng cũng có tác giả chỉ áp dụng một cách đại khái hay tương đối, tùy theo quan niệm của mỗi cá nhân. Thậm chí, có trường hợp cùng một tác giả mà trong một bài viết, đối với các từ ghép (cả Hán-Việt lẫn thuần Việt) có lúc dùng cái gạch nối, có lúc không.

Xin trích dẫn một đoạn trong lời tựa "Vì sao có sách này?" của cuốn "Giản-yếu Hán-Việt Từ-điển" của nhà học giả tiền bối Ðào-Duy-Anh, viết ngày 1-3-1931, Nxb Minh Tân, Paris, in lại năm 1949:

Vô luận nước nào, văn-tự đã phát đạt đến một trình độ khá khá đều phải có những sách Tự-điển hoặc Từ-điển để làm tiêu-chuẩn và căn-cứ cho người học. Quốc-văn của ta ngày nay đã có chiều phát đạt, thế mà ta chưa thấy có một bộ sách Tự-điển hoặc Từ-điển nào, đó thực là một điều khuyết-điểm lớn mà ai cũng phải công-nhận.

Trong đoạn văn trên đây, theo nguyên tắc, những từ in nghiêng phải có cái gạch nối, vì đó là những từ Hán-Việt và từ ghép thuần Việt. Nhưng vì sao tác giả không dùng gạch nối? Sự kiện này cho thấy, việc sử dụng cái gạch nối khó đạt đến sự thống nhất như trên lý thuyết.


3. Ngữ pháp mới

Khoảng từ năm 1975 cho đến nay:

3.1 Trong năm trường hợp ghi từ mục1 đến 5 trên đây, tuyệt đại số những sách báo xuất bản trong nước và tại hải ngoại, ta đã xóa bỏ hẳn cái gạch nối. Sự "cải cách" này đã diễn ra âm thầm. Có phải chăng nó đã xuất phát từ một "ngữ pháp bất thành văn." Các tác giả tiền bối lần hồi bỏ cái gạch nối. Thế là các tác giả hậu bối cũng theo gương.

3.2 Trong năm trường hợp kế tiếp, từ mục 2.6 đến 2.10, ta vẫn duy trì gạch nối.


3.3 Từ ngày trong nước và ở hải ngoại hai phương tiện điện thoại và điện thư (fax) được phổ biến, ta đã dùng cái gạch nối để phân cách các nhóm số của hai hệ thống này. Ðiện thoại: 714 - 500-4000, Ðiện thư: 714 - 800-7000.


3.4 Chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho, sau năm 1975, cái gạch nối đã được xóa đi trong năm trường hợp từ 2.1 đến 2.5.

Thực tế cho thấy, việc dùng gạch nối ở năm trường hợp nói trên đã gây một số bất tiện và phiền phức.

- Người viết phải bận tâm đến cái gạch nối, mất thời giờ suy nghĩ, thời giờ viết lên giấy và thời giờ dò lại bài xem có sai sót không?

- Trong ngành ấn loát, người đánh máy và người sắp chữ phải nhọc công và khổ sở vị cái gạch nối. Trước kia, trong thời kỳ ngành ấn loát nước ta còn lạc hậu, việc sắp chữ để làm bản in "typo " được thực hiện theo lối thủ công. Trong công việc sắp chữ, thêm một cái gạch nối kể như thêm một con chữ.

Việc xóa bỏ gạch nối không ảnh hưởng trầm trọng đến câu văn về mặt ngữ nghĩa. Người đọc bình thường dễ dàng phân biệt từ đơn và từ ghép. Cả người viết và người đọc đã mặc nhiên hiểu ngầm là các từ ghép Hán-Việt và thuần Việt luôn luôn được nối với nhau bằng cái "gạch nối vô hình." Ta đã "hi sinh" cái hợp lý để đổi lấy cái thực dụng, cái giản tiện. Ngày trước, có cái gạch nối là hợp lý. Ngày nay không có cái gạch nối cũng hợp lý. Ngữ pháp chung qui chỉ là một qui ước, một sự giao ước giữa người viết và người đọc.



http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/cachgachnoitrongchuviet.htm
 
Cô Thu gởi đến cho cả nhà đọc  Wink
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #108 - 15. Jun 2008 , 17:40
 
Xin gơỉ đến cả nhà một bài viết về - Vui buồn với Tiếng Việt " cả nhà nhé. 

Vui buồn với tiếng Việt.


Kính thưa các quý vị,chúng ta vẫn thường nghe nói: "tiếng Việt còn, nước Việt còn". Cũng bởi vì tiếng Việt rất quan trọng cho những bạn trẻ được sinh ra và lớn lên ở hải ngọai, nên chúng tôi đã cương quyết dành nhiều thời gian để mở những lớp học tiếng Việt cho các con em của các quý vị. Sau những ngày tháng học tập, hôm nay chúng tôi hân hạnh làm lễ mãn khóa cho tất cả những em đã theo học lớp tiếng Việt ở đây. Nhân dịp này, tôi xin hân hạnh giới thiệu đến các quý vị một em thật xuất sắc đã đạt thành tích thật cao trong cách hành văn và phát âm tiếng Việt. Em sẽ cho chúng ta biết những cái vui, nỗi buồn trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ được xem là tiếng mẹ đẻ của em.

Thế là hơn hai trăm con người với tiếng vỗ tay thật lớn và cùng đứng lên đón chào người vừa được giới thiệu là xuất sắc.
Bước lên sân khấu là một chàng trai trẻ, cao lớn ăn mặc rất đúng mốt. Bước đến giữa sân khấu chàng trai cúi mình xuống chào mọi người và nói:
-Thanh Hùng xin kính chào tất cả các quý vị.
Lại một tràng vỗ tay thật to nữa vang lên.
Thanh Hùng bước đến đứng cạnh người điều khiển chương trình và người này nói:
- Kính thưa các quý vị, em Thanh Hùng, ngoài khiếu vẽ ra em còn có khiếu về ngôn ngữ. Em Thanh Hùng tuy là người Việt Nam nhưng từ nhỏ em sống với gia đình người Hoà Lan nên em không biết một chữ nào tiếng Việt. Gần đây khi biết mình là người Việt Nam, em đã theo học lớp tiếng Việt tại đây. Em chỉ học có hai tháng tiếng Việt mà khi tiếp xúc với em, chúng ta khó nhận ra đó là một người chỉ có hai tháng học tập mà nói được lưu loát như vậy. Xin em hãy kể cho mọi người cùng nghe là nguyên nhân nào đã làm em quyết định đi tới học tiếng Việt tại đây.

-Kính thưa các quý vị, thưa anh, vài năm trước đây, trong giờ ra chơi nghỉ giải lao, một người bạn cùng trường đã chạy đến bên em và lấy hai ngón tay trỏ để vào đuôi mắt rồi kéo ra thật dài để con mắt hí lại rồi nhìn em cười. Đây là một hành động biểu thị em là người Tàu. Tuy như các quý vị và anh đây thấy thì mắt em rất to chứ không hí như người bạn đó diễn tả. Em buồn lắm! không phải em buồn vì bị kỳ thị mà buồn vì chợt phát giác ra là ba má em đâu phải là người nuôi em bây giờ. Trong một lần cùng ba mẹ ngồi xem phim, trong phim có chiếu một cảnh người mẹ Việt Nam ẵm một đứa con khoảng đôi ba tuổi và vừa hôn nó vừa đùa giỡn với nó rất là vui. Nhìn cảnh đó thì em buồn và bỏ đi vào phòng riêng của em. Em chợt thấy ba mẹ em nhìn theo em mà không nói gì. Hai ngày sau, sau khi ăn cơm xong thì ba em nói: - Hôm nay chúng ta uống cafe ở phòng khách, ba mẹ có chuyện muốn nói với con. Tại phòng khách, ba em mở lời trước. Người nói: - Hai ngày nay con có thái độ không được vui, ba mẹ hiểu điều đó lắm. Ba mẹ nghĩ rằng thái độ đó của con phải xảy ra sớm hơn chứ không phải đợi đến ngày hôm nay. Bây giờ cũng là lúc con phải biết mọi sự thật thôi. Ngừng một lúc để nhắp một hớp cafe rồi ba em nói tiếp: - Như con đã biết nghề của ba là thuyền trưởng tàu vận chuyển hàng hóa đi đến khắp nơi trên thế giới. Chỉ khoảng hai năm nay ba mới xin đổi làm việc ở văn phòng để được gần con và mẹ con. Mười sáu năm trước đây, trong một chuyến chở hàng đến Singapore, vào một đêm kia khi ba đang ngủ thì người thuyền viên đánh thức ba dậy và cho biết là trên màn hình hải hành có xuất hiện một chiếc tàu nhỏ. Chiếc tàu này cứ chạy lòng vòng quanh vùng đầy cá mập, nếu ba không cứu kịp thì không bao lâu chiếc tàu nhỏ đó sẽ bị chìm và những người trên tàu đó sẽ làm mồi cho cá mập. Ba thức dậy và đến nhìn vào màn hình hải hành thì thấy chiếc tàu nhỏ đó cách xa chiếc tàu của ba chỉ mười hải lý và nằm về hướng Tây Bắc. Lập tức ba ra lệnh cho tàu chạy hết tốc lực đến cứu con tàu nhỏ kia. Khi đến gần, ba đã cho chiếu đèn làm hiệu để cứu nhưng chiếc tàu nhỏ đó đã bỏ chạy. Chỉ một vòng lượn kỹ thuật là chiếc tàu của ba đã cập sát với chiếc tàu nhỏ đó. Không, phải gọi nó là chiếc ghe thì đúng hơn. Chiếc ghe bằng cây chỉ dài độ mười thước. Với cơn bão sắp tới thì chiếc ghe này chắc chắn phải chìm. Trên ghe có hai người thanh niên rất ốm yếu. Hai người này cố lấy sức để trèo lên tàu của ba với sự giúp đỡ của các thuyền viên của ba. Hai người thanh niên này nói tiếng Anh rất khá và họ tự giới thiệu một người là lái ghe và một người là thợ máy. Hai người này cho biết ở trong lòng ghe có chứa khoảng chín mươi người, và vì hai mươi hai ngày qua không có thức ăn và nước uống nên có rất nhiều người chết và kiệt sức. Ba hỏi hai người đó là tại sao thấy tàu của ba đến cứu mà lại bỏ chạy. Người lái ghe trả lời là vì tưởng tàu cướp.

Lập tức ba cho các thuyền viên qua ghe để đem mọi người lên. Một lúc sau, một thuyền viên đến cho ba biết là dưới ghe quá hôi hám và hình như tất cả đều đã chết hết. Nghe vậy nên ba đã qua chiếc ghe đó để được nhìn rõ ràng hơn. Quả thật đây là lần đầu tiên trong cuộc đời ba đã được chứng kiến một cảnh tượng quá hãi hùng. Tất cả mọi người không một ai nhúc nhích khi các thuyền viên đến lay gọi. Trong lòng ghe mùi xú uế nồng nặc. Ba cố bước đi trong lòng ghe để hy vọng còn một ai đó chỉ bị kiệt sức chứ chưa chết. Đến gần mũi ghe, ba chứng kiến một cảnh tượng thật thương tâm. Người đàn ông đã chết và có lẽ là người chồng, trong tư thế giang cánh tay ra cho người đàn bà nằm lên. Bà này cũng đã chết. Bà ta cũng trong tư thế giang cánh tay ra cho một đứa bé khoảng mười tháng tuổi gối đầu lên. Đứa bé này đang ngậm vào nấm vú của người mẹ chỉ còn là một miếng da, nhưng đứa bé này còn sống. Ba ẵm đứa bé này và giao cho các thuyền viên chăm lo cứu chữa. Kết cuộc chỉ có bốn người lớn là còn thoi thóp và đã được cấp cứu.

Qua cơn bão thì trời cũng vừa sáng. Sau khi kiểm lại và biết chắc chắn là những người trên ghe đã thật sự chết, ba đã cho thủy táng chiếc ghe và số người trong đó.

Hai ngày sau tàu của ba ghé cảng Singapore. Sau khi giao hàng hoá và sáu người, ba trở về lại Hòa Lan và có đem theo đứa bé. Ba đã làm thủ tục để nhận nuôi đứa bé đó vì ba và mẹ không có con. Đứa bé đó chắc con cũng biết nó là ai rồi. Trong đời ba có lẽ một lỗi lầm lớn nhất mà ba ân hận mãi cho đến bây giờ, đó là ba đã không lục soát trong người ba mẹ của đứa bé để tìm hình ảnh và để biết tên tuổi."
Kính thưa các quý vị, ba em còn nói nhiều lắm nhưng nào em có còn nghe được gì nữa đâu. Lúc đó em chỉ biết gục đầu vào lòng người cha thân yêu của em mà khóc.

Khi biết rõ lai lịch của mình rồi, em đã quyết tâm phải làm một cái gì đó. Trong sự buồn bực vì bị chế giễu em đã nghĩ quẫn là nếu em trở thành một tên cướp, em sẽ đi cướp một nhà băng nào đó kiên cố nhất thế giới mà từ xưa đến nay chưa có một ai dám cướp. Nếu em trở thành một tên sát nhân thì em sẽ giết một nhân vật nào nổi danh nhất thế giới nhưng cuối cùng thì em nghĩ là chỉ có con đường học vấn thành công thì em mới làm vui lòng ba mẹ em và có thể giúp cho quê hương mình sau này.

Người điều khiển chương trình nói:
- "Trong rất nhiều câu chuyện về những thảm cảnh mà chúng ta đã phải bỏ nước ra đi, có thể nói câu chuyện của em là đáng thương tâm và cảm động hơn tất cả, cứ như là trong truyện tiểu thuyết vậy. Em có thể kể thêm cho mọi người cùng nghe những vui buồn của việc học tiếng Việt được không?"
- "Kính thưa các quý vị và thưa anh, việc học tiếng Việt Nam của em phải nói là cười ra nước mắt và dở khóc dở cười. Cười ra nước mắt là, cũng vì tiếng Việt mà em bị mất cơ hội cưới một người con gái đẹp. Còn dở khóc dở cười là em phải khốn đốn mỗi khi gọi đến tên nó.
Trong một lần qua Paris thực tập, nhóm của em có năm người, mỗi người mang một quốc tịch khác nhau, trong đó có một anh mang quốc tịch Việt Nam tên là Thanh Tâm. Trong một lần em đến một vũ trường, em thấy có một cô gái Việt Nam làm trong quầy rượu. Phải nói là cô này đẹp tuyệt trần. Đẹp không thể nào có chỗ để mà chê được. Em muốn làm quen mà không biết phải nói năng ra làm sao. Một hôm em hỏi anh Thanh Tâm - dĩ nhiên là nói bằng tiếng Anh -Anh chỉ cho em lời nói và cách mời một người đàn bà Việt Nam nhảy đầm. Anh Thanh Tâm đứng lên, anh bỏ tay trái ra sau lưng khoảng ngang lưng quần. Tay phải anh để vào trước ngực bên chỗ trái tim, người anh hơi cúi về phía trước một chút và vừa nở nụ cười vừa nói: Thưa bà, tôi rất hân hạnh được mời bà nhảy bản này. Cùng lúc đó bàn tay phải anh đưa ra phía trước như là mời chào.

Em đã tập động tác đó và tập nói câu tiếng Việt đó rất nhiều lần. Anh Thanh Tâm xác nhận là đã đạt đến 100%.
Một hôm, em mời cả nhóm năm người đi vũ trường nơi có cô gái đẹp người Việt Nam làm việc. Ngồi một lúc, em lấy hết can đảm đến trước mặt cô gái đó và làm động tác mà em đã thuộc lòng. Sau khi nói dứt câu: Thưa bà, tôi rất hân hạnh mời bà nhảy với tôi bản này và em chưa kịp đưa tay ra phía trước như mời, thì cô gái đó nhíu mày lại và nhìn em một cách rất ngạc nhiên và hỏi: Anh nói cái gì? Lúc đó em không hiểu cô ta nói gì, nhưng nhìn nét mặt của cô ta thì em nghĩ là em đã nói sai, vì vậy em lập lại một lần nữa câu nói đó. Vừa nói dứt câu thì cô ta trừng mắt nhìn em và nói: Đồ dzô dziên! rồi bỏ đi nơi khác.

Vừa ngượng vừa tức vì nghĩ anh Thanh Tâm đã chỉ em một câu nói không hay. Trở về bàn, em cố gắng viết cái câu nói cuối cùng của cô gái Việt Nam vào cuốn sổ tay để sau này có dịp sẽ tìm hiểu xem câu đó có nghĩa gì.

Nhìn anh Thanh Tâm cười nói rất hồn nhiên với các bạn cùng nhóm mà em thấy giận anh Thanh Tâm rất nhiều. Một khoảng thời gian thật ngắn sau đó, bất chợt anh Thanh Tâm nhìn thấy cô gái Việt Nam từ xa và anh đứng dậy để đến bên cô gái đó. Nhân lúc anh Thanh Tâm đứng lên, em đã gọi tính tiền và bỏ đi về trước sự ngạc nhiên của các bạn cùng nhóm.

Hai năm sau, tức là khoảng vài tháng trước đây. Bây giờ thì em đã rành tiếng Việt rồi, em nhận được một thiệp hồng mời dự đám cưới của anh Thanh Tâm và cô dâu Tố Quyên. Lúc đầu em dự định không đi, nhưng suy nghĩ lại thì thấy chuyện cũng đã cũ và có thể nhân dịp này để trả thù anh Thanh Tâm.

Đến ngày dự cưới. Khi đến phiên em bước tới chúc mừng thì ô kìa! sao cô dâu này em thấy quen quá mà không nhớ đã gặp ở đâu. Cô dâu Tố Quyên thì nhìn em cười rất là thân thiện như là bạn cố tri của em. Anh Thanh Tâm thì chỉ nhìn em cười một cách bí ẩn mà không nói gì.
Còn đang vận động trí nhớ thì Tố Quyên đã bỏ bó hoa cầm trên tay xuống bàn. Tay trái của Tố Quyên để ra sau lưng, tay mặt để trước ngực và hơi cúi mình về phía trước và nói với em: "Thưa ông, tôi rất hân hạnh mời ông cùng vợ chồng chúng tôi nhảy đầm."
A, bây giờ thì em nhớ ra rồi, Tố Quyên chính là cô gái phụ giúp trong vũ trường năm xưa. Tố Quyên nắm tay em và nói: Em xin lỗi anh về vụ của năm xưa nghe. Hồi đó em đâu có biết là anh không biết tiếng Việt Nam. Thấy anh nói đúng giọng quá mà lại gọi em là bà trong khi em mới mười bảy tuổi nên nghĩ là anh cố tình chọc em nên em giận và nói nặng lời với anh.

Anh Thanh Tâm thêm vào: Khi anh đến mời Tố Quyên nhảy, và khi hai đứa trở về bàn thì mấy người bạn nói em đã bỏ về trước. Khi tụi này quyết định làm lễ cưới mới đem hình bạn bè ra để ghi thiệp mời thì lúc đó Tố Quyên mới chỉ vào hình em rồi hỏi đó là bạn anh đó hả. Sau đó Tố Quyên mới kể cho anh nghe chuyện em mời Tố Quyên nhảy và anh cũng kể cho Tố Quyên nghe em học cách mời người đàn bà nhảy đầm. Tại em nói là đàn bà nên anh tưởng phải là người lớn chứ có dè đâu. Thôi bây giờ đã hiểu nhau rồi thì ba đứa mình coi như anh em, anh đặt tên em là Thanh Hùng với đầy đủ ý nghĩa của tên. Thế rồi ba đứa em ôm nhau cười hô hố trước sự ngạc nhiên của nhiều người đang đứng chờ tới phiên đến chúc mừng.

Sau khi rời khỏi nhóm bạn ở Paris năm đó, em đến thực tập ở Tiệp Khắc. Trong một dịp cuối tuần em đang lang thang một mình trong vườn thú thì có tiếng hỏi: Anh có phải là người Việt Nam không? Lúc đó em chưa hiểu câu hỏi đó, nhưng nghe hai chữ Việt Nam thì em loáng thoáng hiểu và vì vậy nên gật đầu và trả lời bằng tiếng Anh: Tôi là người Việt Nam nhưng tôi không biết nói tiếng Việt Nam.
Vợ chồng trẻ người Việt vừa hỏi em câu đó lấy làm ngạc nhiên lắm nên làm quen với em. Sau khi hiểu rõ về em thì vợ chồng trẻ đó mời em về nhà ăn cơm. Trong bữa ăn có một món mà em thấy ngon lạ lùng nên em hỏi tên món đó. Người vợ trẻ trả lời em đó là món LEM. Kính thưa các quý vị, em xin lập lại là người vợ trẻ đó phát âm là LEM với chữ L rõ ràng. Em đã kín đáo lấy viết ghi vào sổ chữ đó để có dịp thì sử dụng đến. Một tháng sau, em có dịp đến miền Nam của nước Tiệp Khắc. Trên đường đi em gặp một restaurant Việt Nam. Vào nhà hàng, em được một cô gái khá đẹp ra tiếp. Cô ấy hỏi em ăn gì thì em nói là em muốn ăn bún với LEM. Dĩ nhiên em chỉ phát âm mỗi chữ bún Lem bằng tiếng Việt thôi. Nghe em nói chữ đó thì cô ta ôm bụng cười rồi nói: Tiếng Việt Nam phải nói là NEM với chữ N chứ trong món ăn thì tiếng Việt không có món LEM.

Thôi cũng được! và cho tôi một chai bia luôn.
Một lúc sau, cô ta bưng ra cho em một tô bún. Nhìn tô bún thì bây giờ đến phiên em ôm bụng cười. -Tôi đã nói với cô là tôi đã có ăn món bún LEM rồi mà. Không phải thứ này đâu. Thôi được, cô cứ để đó tôi thử xem sao. Khi gắp miếng thịt ăn, em đã tưởng nhà hàng cho em ăn thịt sống để hư và bây giờ đã lên men và bị chua. Em len lén lấy một tờ giấy gói lại mớ thịt đó và cất vào trong cặp chờ lát nữa sẽ ra bỏ ngoài đường. Ăn hết tô bún không, đang buồn vì ăn không đúng như ý thì cô gái đó bưng một mâm món LEM đến bàn gần đó. Mừng quá nên em nói lớn với cô ta: Đó! đó là món LEM đó! Cô ta quay nhìn em rồi nói sẽ đến bàn em n_.

Khi cô ta đến, em cho biết đó là món LEM mà em muốn. Cô ta nói: Trời ơi là trời! Đó là CHẢ GIÒ đó anh ơi chứ không phải là LEM đâu. Còn món vừa rồi anh ăn thấy có ngon không?- Cô ơi! tôi nghĩ là nhà hàng làm lộn rồi. Thịt còn sống đã bị hư và bị chua rồi, tôi không dám ăn và gói vào đây để dành lát nữa đem bỏ. Đâu đưa tôi coi! Khi em đem ra thì cô ta lấy một miếng bỏ vào miệng vừa nhai vừa nói: Anh ăn đi có bị chết thì tôi chịu trách nhiệm cho. Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam đó. Nghe nói vậy và cũng thấy cô ta ăn một cách rất ngon lành nên em cũng ăn. Phải công nhận là ăn món đó và uống với bia thì tuyệt cú mèo!

Sau khi thưởng thức xong món chả giò, em lấy viết và ghi tên món đó vào sổ.
Một tháng sau em trở về miền Nam nước Đức. Vào một Vietnammese Restaurant, vì là buổi trưa nên ra tiếp em là một em bé khoảng tám hay chín tuổi gì đó. Em nói em muốn ăn món LEM hay CHẢ GIÒ. Có lẽ cô bé cũng không rành tiếng Việt Nam nên cô bé trả lời là không có hai món đó. Em cố gắng tả hình dáng món đó cho cô bé hiểu vì em biết nhà hàng Việt Nam nào cũng có bán món đó. Sau một lúc thì cô bé hiểu và nói tên món đó người ta gọi là CHẢ RÁN. Khi cô bé bưng ra cho em món chả rán, em thắc mắc là nên gọi tên nào thì đúng. Vì chỉ có một món ăn rất ngon mà em phải phát điên lên mỗi khi muốn order. Nghe thấy thắc mắc của em thì từ trong quầy, một người đàn ông đang nghỉ trưa và khá lớn tuổi bước ra. Ông ta khuyên em là nên học tiếng Việt cho rành vì dù sao em cũng là người Việt Nam. Ông tặng em một cuốn tự điển Việt Anh và một cuốn tự điển Anh Việt.

Bây giờ thì em đã hiểu là ở miền Bắc nước Việt Nam thì tên nó là NEM hoặc là CHẢ RÁN chứ không phải là LEM. Đây là một phát âm không đúng của một số người Bắc ở miền quê. Ở miền Nam nước Việt thì nó là CHẢ GIÒ. Còn món nhậu lai rai rất nổi tiếng của miền Nam nước Việt là món NEM CHUA./."

Phạm Văn Thuận
Nguồn : http://www.cadaotucngu.com/Phorum/topic.asp?TOPIC_ID=575
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #109 - 17. Jun 2008 , 16:49
 
Ngôn sử


Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

- Lịch sự ?

- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

- Tiền lùi ?

- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.

Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :

- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:

- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?

Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :

- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".


Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :

- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.

Vô Danh

TL(Sưu Tầm)

Nguồn":không nhớ rõ
Back to top
« Last Edit: 17. Jun 2008 , 16:58 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #110 - 18. Sep 2008 , 05:25
 

Theo dấu thời gian: Sài Gòn lóng


Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố “Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.

Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây - Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.

Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.

Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là “đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là “đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn", gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là “đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.

Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi” tức uống café thiếu ghi sổ...

Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ”, "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...

Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám”. Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà”, "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...

Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo cách American style - tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "không - ai - mời - ai".

Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói "lemon question" tức chanh hỏi - chảnh.

LÊ VĂN SÂM
Back to top
« Last Edit: 18. Sep 2008 , 05:28 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #111 - 18. Sep 2008 , 16:22
 

Nỗi buồn tiếng Việt

Chu Đậu



Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.  

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
 
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:  

1. Chất lượng:

Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.  

2. Liên hệ:  

Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'  

3. Ðăng ký:  

Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!  

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:  

Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?  

5. Khả năng:  

Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nạng nề , vừa sai.  

6. Tranh thủ:

Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.  

7. Khẩn trương:  

Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.  

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:  

Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')  

9. Tham quan:  

đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.  

10. Nghệ nhân:

Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.  

11. Chuyển ngữ:  

Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ 'chuyển ngữ' cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.  

12. Tư liệu:

Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.  

13. Những danh từ kỹ thuật mới:

Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:  

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!  

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.  

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.  

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.  

e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?  

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.

i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?  

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.  

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!  

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?  

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!  

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc.

Than ôi!  

Trích từ Tin Paris    

Back to top
« Last Edit: 18. Sep 2008 , 16:26 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #112 - 19. Sep 2008 , 20:58
 
TB mời cả nhà vào link dưới đây để xem đất nước ta
http://www.vlink.com/video/datnuoctoi.html
Back to top
« Last Edit: 19. Sep 2008 , 21:02 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #113 - 21. Nov 2008 , 16:17
 

Đ Đ xin trích từ email của Vân Bùi một vài đoạn văn do học trò VN trong nước viết, xin mời mọi người thưởng thức:


“Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

“Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Vn đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa.”


Em hãy tả con lợn nhà em:

“con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!”

+ Lời Bình : thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.



Em hãy tả đêm giao thừa

“em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…”

+ Lời Bình : bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.


Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

“Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ‘Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!’”
+ Lời Bình : Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.


Giải thích câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

“Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá”




Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #114 - 07. Dec 2008 , 15:45
 
Em Đậu Đỏ ơi,

Thấy văn chương hạ giới rẻ quá mà lo cho con em Vn, lại thương nhưng người ở hải ngoại (như cô) chữ Việt thì rơi rớt gần hết vì pha trộn tiếng Mỹ vào.  Đây là một bài mà người bạn gửi cho cô....để mắng cô đấy:

Ai can iu,
Ai van iu,
Ai xin iu,
Iu tha mi.
     
     bởi Phạm Huu Bính

     Trong bài này, những chữ viết thẳng là tiếngViệt, chữ viết nghiêng là tiếng Anh; và những chữ viết nghiêng đậm là tiếng lai căng, tức là tiếng vừa Việt, vừa Anh. Như trong tựa đề trên, các chữ đều viết nghiêng đăm, nên khi đọc lên, nghe rất là Anh; mà lại như tiếng Việt, vì mấy chữ đó có nghĩa như thế này:
                                   TÔI CAN QUÍ VI 
                                   TÔI VAN QUÍ VI
                                   TÔI XIN QUÍ VI
                                   QUI VI THA CHO TÔI

     Sau hơn 30 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, uốn lưỡi nói tiếng Anh mãi, nhiều người trong chúng ta bắt đàu thấm mệt, nên đã phát minh ra mt thứ ngôn ngữ mới, nửa Việt, nửa Anh, nghe hay đáo để, mà lại dễ học, dễ nói. Chẳng hạn như ngườì ta nói thế này:
           Hôm qua tôi bị một con bee nó sting.
           Nhà mới của tôi có bốn bedroom và hai bathroom.

     Trong một buổi hop bạn các cựu học sinh một trường trung học kia, ông chủ tịch đã nói như thế này: "Hôm nay chúng ta có cơ hội gặp lại nhau để share những kinh nghiệm happy cũng như unhappy."

Ấy đại khái cái ngôn ngữ mới này nó uyển chuyển, linh động và thịnh hành như thế đó. Đi đâu người ta cũng nghe thấy. Đây là thứ ngôn ngữ người ta dùng để nói chuyện giữa người Việt và người Việt với nhau, chứ không phải để nói với người Mỹ da trắng hay da đen đâu. Người ta dùng thứ ngôn ngữ này khi nói chuyện với nhau hàng ngày cũng như trong những buổi lễ trịnh trọng. Trong một đám cưới, ông chủ hôn, đứng trước bàn thờ tổ tiên đã đọc diễn văn như thế này: "Hôm nay được ngày lành tháng tốt, chúng tôi xin phép hai họ cho hai cháu Phượng và Hoàng được unite với nhau. Tôi xin tuyên bố, từ giờ này trở đi hai cháu là wife và husband."

     Điều cần ghi nhận là những ngươì nói cái ngôn ngữ mới này không phải là những người Việt sinh ở Hoa Kỳ, đi học mẫu giáo, tiểu học, trung học ở trường Mỹ, nói tiếng Việt ấp a, ấp úng đâu. Đây là những người vốn sinh trưởng ở Việt-Nam, học nhiều năm trong các trường Việt, và đến ngày nay đã sáu bảy mươi tuổi. Đây là những người thích hát và thích nghe hát bài "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ thuở sinh ra đời.". Đây cũng là những vị cao niên, đang đóng vai ông bà, thường hay than phiền về cái "Mất Gốc"của con, cháu. Đại khái quí vị ấy hay than phiền như thế này: "Khổ lắm chị ơi! Con cháu bây giờ chúng nó mất gốc cả rồi. Tôi hỏi chúng nó câu nào bằng tiếng Việt, chúng nó cũng trả lời bằng tiếng Anh. Thế thì có sad không hở chị?"

     Phải chăng vì sống ở đất khách, quê người, đã hơn ba mươi năm, người ta đã quên mất nhiều từ ngữ Việt và phải vay mượn từ ngữ tiếng Anh để thay thế vào? Nhưng lý do đó coi bộ không đứng vững vì làm sao người ta có thể quên được những từ ngữ quá thông thường như con ong ( bee), sung sướng (happy), đau buồn (unhappy), vợ chồng (husband and wife)?

Đành rằng ngôn ngữ nào cũng có sự vay mượn ít nhiều từ nhũng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, có những từ ngữ vay mượn từ tiếng Ý như Pizza, Fresco, Linguini, v.v, từ tiếng Pháp như Garage, Cul-de-sac, Première, Entrepreneur v.v.Nhưng đó là những từ ngữ không có tiếng tương đương sẵn ở trong tiếng Anh. Tiếng Việt cũng vay mượn nhiều từ ngữ từ tiếng Trung Hoa như Học-sinh, Giáo-sư, Kiến-trúc, Tân-hôn; từ tiếng Pháp như sà-bông, sa-lông, v..v. Nhiều từ ngữ trong tiếng Anh cũng không có tiếng tương đương trong tiếng Việt như Football, Baseball, Shopping Mall, Rap (một loại âm nhạc) Opera, v..v và khi cần dùng đến những từ ngữ này thì chúng ta đành vay mượn nguyên thể. Cách vay mượn này có thể chấp nhận được và thường làm cho ngôn ngữ của chúng ta phong phú hơn.

Nhưng khi trong tiếng Việt đã có sẵn những từ ngữ thông thường để dùng rồi mà lại đi vay mượn thì thật là...kỳ quá. Một câu tiếng Việt mà lại chen vào hai ba tiếng Anh thì nghe no.. kệch cỡm làm sao. Phải chăng những người dùng thứ ngôn ngữ mới này muốn chứng tỏ cho bà con biết là họ thông thạo cả hai ngôn ngữ? Thế thì sao không nói luôn cả câu hay cả đoạn bằng tiếng Anh, rồi đến câu sau hay đoạn sau hãy nói bằng tiếng Việt? Pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt trong một câu sẽ gây ra nhiều trở ngại vì ngôn ngữ không phải chỉ được cấu tạo bằng từ ngữ mà thôi, mà các từ ngữ này phải được sắp đặt theo lề luật của riêng mỗi ngôn ngữ. Lề luật này chúng ta gọi nôm na ra là văn phạm. Tiếng Anh phải theo văn phạm Anh; tiếng Việt phải theo văn phạm Việt. Chẳng hạn như trong câu "Hôm qua tôi bị một con bi (bee) nó sting", người nghe không biết con bi là con gì vì cách kết cấu là cách kết cấu Việt (con chó, con mèo, con ong, con kiến, v.v). Người ta chỉ đoán ra được khi nghe đến động từ sting. Nhưng lại gặp một trở ngại khác: Nếu theo văn phạm Anh thì phải dùng thời quá khứ cuả động từ sting là stung. Cũng vậy, khi nói "nhà tôi có bốn bedroom thì người ta đã bất chấp cả văn phạm Anh và văn phạm Việt. Nếu theo văn phạm Anh thì khi nói đến số nhiều, phải thêm âm "S" ở cuối bedrooms; mà thêm âm "S" vào nó không còn phải là câu tiếng Việt nữa. Trong tiếng Việt, người ta nói "vợ chồng"nhưng trong tiếng Anh lại nói husband and wife chứ người ta không nói wife and husband.

Có một số người khác lại dùng từ ngữ Việt và đặt câu theo.. văn phạm Anh. Chẳng hạn như họ nói (và viết) như thế này: "Buổi dạ tiệc này được tổ chức bởi hội đoàn XYZ" (This banquet was organized by XYZ Association).  Trong khi, nếu nói đúng theo văn phạm Việt, người ta phải nói " Buổi dạ tiệc này do hội đoàn XYZ tổ chức". Nếu tôi không nhầm thì cũng đã có những người viết : "Truyện Kiều bởi  Nguyễn Du" theo lối viết tiếng Anh "Hamlet by Shakespeare". Ấy chết, hình như ngay trên đầu bài này đã có người viết như vậy.

Như một số những nhà ngữ học, trong đó có cố giáo sư Nguyễn Đình Hòa, đã nhận xét rằng tiếng Việt và tiếng Anh đều dùng cả hai thể chủ động (active voice) và bị động (passive voice); tuy nhiên, tiếng Việt dùng thể chủ động nhiều hơn thể bị động . Ngoài ra, khi dùng đến thể bị động, người ta phải dùng đến trợ từ Được hay Bị với hàm ý May Mắn hay Xui Xẻo. Chẳng hạn như người ta nói: "Cô ấy được thăng chức; Ông âý bị cách chức."Cái hàm ý May Mắn hay Xui Xẻo đó không có ở trong thể bị động của tiếng Anh. Do đó, khi trong tiếng Anh noí He’s been seen here many times thì trong tiếng Việt không thể nói "Anh ta đã bị nhìn thấy ở đây nhiều lần" mà phải nói "Có người đã thấy anh ta ở đây nhiều lần".

Trước sự xuất hiện của thứ ngôn ngữ mới này, nhiều người đành thở dài và dơ tay đầu hàng, không còn biết làm sao mà bảo tồn được tiếng mẹ đẻ nữa. Chỉ còn một chút an ủi là tiếng Việt yêu qúi của chúng ta không phải là ngôn ngữ đầu tiên đã bị pha trộn, sào sáo như thế. Tiếng Pháp cũng bị (hay được?) nhiều người Pháp đem pha trộn vào nhiều tiếng Anh làm cho Tổng Thống Charles De Gaulle đã nổi giận và ra lệnh cấm nhân viên chính phủ không được dùng  cái ngôn ngữ mà ông gọi là Franglaise (Francaise + Anglaise) này. Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên yêu cầu Tổng Thống Bush ra lệnh cấm mọi người không được dùng cái ngôn ngữ mới này mà tôi xin mạn phép gọi là Việtglish (Vietnamese + English)?

Bài này được written ra đây là để entertain quí vị readers thôi; chứ không có ý criticize ai cả. Xin quí vị độc giả understand cho và lượng tình forgive cho.
Ai can iu,
Ai van iu,
Ai xin iu
Iu tha mi.



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #115 - 07. Dec 2008 , 17:37
 
Thu oi ,
Cai vu cu noi chem tieng My vo , minh cung doi luc bi' lam nghi chua ra chu , cung hay dung pha tieng , nhung khong den noi nhu con bee no stings , hoa hoan lam moi phai dung thoi .
Bay gio thay tri oc minh bat dau mu mam roi , tieng Anh , tieng Phap quen da danh tieng Viet nhieu luc nghi mai cung khong ra. Co lan chu " patience " ma suot mot luc lau moi nghi ra dươc , tuc muon chet !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #116 - 08. Dec 2008 , 02:49
 
Bà ngoại Vân ơi,

Cũng phải thông cảm cho tôi nhé, tiếng Việt của tôi quả thực có lúc tìm không ra chữ.  Có lúc thấy mình diễn tả bằng tiếng Anh dễ dàng hơn tiếng Viêt.  Chỉ có khi nào phải... cãi nhau với ai thì mới cảm thấy dùng tiếng Viêt...nó "thấm" hơn thôi, có phải không?

Bàn về cái thể "bị động" hay "chủ động" thì ngôn ngữ Việt (ở Hà nội bây giờ ) đâu còn phân biệt gì >  Họ nói thế này "Cái anh ấy mới bị giầu vài năm nay."  (Không biết là có ý chê không?)
Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2008 , 02:53 by thule »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #117 - 08. Dec 2008 , 02:52
 
Thưa Cô Thu ,
Cái tật nói tiếng mọi ( Smiley hay là Vietglish ) em nghỉ thường không phải là do mọi người cố tình quên mà chỉ là vì thói quen. Lúc đầu em hay chêm vô để chọc mấy đứa nhỏ , sau đó xài luôn lúc nào không hay. Vì xài 2 ngôn ngữ song song nên nhiều khi em hay bị lẫn lộn mà mình cũng không để ý. Nhiều khi đi làm lúc hết ca bàn giao bệnh nhân em cứ chêm mấy tiếng Việt vào mà không để ý làm mấy đứa bạn cứ ngớ ra  Tongue Càng già thì em lại càng thêm tiếng Việt vô nhiều hơn , chắc mai mốt em phải bắt mấy đứa làm chung đi học tiếng Việt quá  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #118 - 08. Dec 2008 , 02:56
 
thule wrote on 08. Dec 2008 , 02:49:
Bà ngoại Vân ơi,

Cũng phải thông cảm cho tôi nhé, tiếng Việt của tôi quả thực có lúc tìm không ra chữ.  Có lúc thấy mình diễn tả bằng tiếng Anh dễ dàng hơn tiếng Viêt.  Chỉ có khi nào phải... cãi nhau với ai thì mới cảm thấy dùng tiếng Viêt...nó "thấm" hơn thôi, có phải không?

Thưa cô chỉ sợ không dùng thường thì nó cũng "lụt" đi, lúc cần cãi nhau thì lại phải bảo đối phương"...hãy chờ đó, bao giờ ta nhớ được...đúng chữ  (cho thấm) thì sẽ cãi tiếp...".
Riêng em thì hơi dị ứng 1 chút khi nghe những phiên âm, nếu đã mượn chữ thì em thà dùng chữ gốc  Tongue  Tongue

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #119 - 11. Feb 2009 , 18:22
 
Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?
        
11/02/2009




  Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế,  “đội ngũ cán bộ văn hóa”thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC -  mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng.

Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng tòan cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)

Ở duới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngọai tại các tòa đại sứ.

Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức/tin = news.

Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. ( Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hòan tòan khác nhau)

Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn

Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.

Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.

Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước

Tin nước ngòai, tin ngọai quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc

Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.

Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân

Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí  thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.

Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình

Tin mừng chứ không phải thông tin mừng

Tin vui ( như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.

Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn

Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.

Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu

Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi  săn tin ở ngòai hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hòan toan khác nhau.

Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.

Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.

Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói “ Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:

1)    Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?

2)    Hoặc thằng cha này chắc ở ngòai Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC!

♦ ♦ ♦

Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:

-Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.

-Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin.

-Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.

-Khẩn trương để thay cho nhanh lên

-Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh

-Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.

-Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh

-Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.

-Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng

-Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc

-Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên

-Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em , muốn kết bạn với em.

-Căn hộ thay cho căn nhà.

-Tư liệu thay cho tài liệu

-Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.

- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.

-Kênh phát sóng thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…

- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất ( Khẩu là cửa để ra  sông chínhvào, không thể dùng cho một  phi trường được)

-Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì “hôm nay trời có thể mưa”

-Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa - thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”

-Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)

-Lính gái thay cho nữ quân nhân

-Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax)

-Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!

-Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.

-Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ

-Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.

-Các anh đã quán triệt chưa? Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?      

-Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong!Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!”  Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

-Doanh nghiệp để thay cho công ty. (Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”

-Tiêu dùng thay vì tiêu thụ

-Cây xanh thay vì cây ( Cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngọai đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh.)

-Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đòan thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”

-Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v.. Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!

- Bài nói thay vì bài diễn văn.

-Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.

-Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.

-Cú shock thay vì bàng hòang, kinh hoàng.

-Tinh hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)

-Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Canes.

-Ô tô con để thay cho xe du lịch.

-Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.

-Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.

-Đề xuất để thay cho đề nghị.

-Nghệ sĩ nhân dân ? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

♦ ♦ ♦

Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.

Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hòang của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn  Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đòan Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đòan. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hòang Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về  ngôn ngữ triết học lại có các học giả như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đòan Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v…Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại. Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế,  “đội ngũ cán bộ văn hóa”thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC -  mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Đào Văn Bình
(Tháng 2, 2009)

Ghi chú:

Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với:

- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”

- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”

- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #120 - 17. Feb 2009 , 16:46
 
Em ơi,

Bây giờ mà phải đọc những báo chí sách vở VN thì thấy nhiều tin..tức mình quá !!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #121 - 25. Feb 2009 , 08:30
 
NGÔN NGỮ HUẾ và DANH XƯNG

TRONG DÒNG HỌ QÚY TỘC


Nguyễn Quý Đại

Người Huế ảnh hưởng đời sống qua chín đời Chúa, muời ba đời Vua . Trước năm 1975 người miền Nam gọi Huế là  cái rốn Văn hoá, Tuy nhiên người Huế dùng nhiều thổ ngữ và phát âm nghe khó hiểu. Thí dụ như ông :ôn ; mẹ : mạ ; cô Shocked , mụ ; bựa qua : hôm qua; bể mõ : vỡ mồm; chộ :nhìn ; chi rứa , làm răng… nhiều từ nghe thật xa lạ. Câu chuyện thật chàng sinh viên xứ Quảng ra Huế học, đến thăm gia đình người bạn, tới cổng nhà con chó chạy ra sủa, nhe hai hàm răng nhọn muốn cắn, nhưng bà mẹ người bạn, lên tiếng „con chó không răng mô, vô đi „ hai hàm răng như vậy mà nói không có răng, ai hiểu nỗi ?

Thời gian vừa qua, cựu giáo sư Võ Văn Dật bút hiệu Võ Hương An, có gởi cho trang khoahọc.net bài Tiếng Huế Một Ngọai Ngữ ? Giáo sư Võ Văn Dật người Huế, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm và cao học về ngành Sử. Những bài viết của tác giả xuất hiện trên nhiều báo và Đặc san ở hải ngoại. Mới đây, trong Kỷ Yếu Hội Ngộ Phan Châu Trinh và Hồng Đức 30 Năm Xa Xứ có đăng bài Hai Thành Phố và Con Sông Xưa, viết về mối tương quan giữa Hội An và Đà Nẵng qua một con sông đã bị vùi lấp, là sông Cổ Cò. Để chúng ta hiểu về những danh từ nói trại đi hay thổ ngữ, thổ âm của người Huế, từ giới quý tộc cho tới giới bình dân, và cách đặt tên lót của dòng họ Nguyễn. chúng tôi mở cuộc phỏng vấn ngắn với cựu giáo sư Võ Văn Dật, hy vọng có thể giúp tôi cũng như nhiều độc giả hiểu thêm về ngôn từ xứ Huế :

NQĐ:  Kính chào Giáo sư Võ Văn Dật

Thưa Gs. Ngôn ngữ Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, rất phong phú, tuy nhiên có một số thổ ngữ khó hiểu nhưng các từ điển tiếng Việt không giảng giải rõ ? xin Giáo sư vui lòng cho độc giả biết thêm một số thổ ngữ, thổ âm ở Huế ?

VVD : Xin chào anh Nguyễn Quí Đại.

Tôi không dám nhận là biết nhiều để giảng giải như anh nói đâu. Chỉ biết chút chút thôi, biết tới mô, nói tới đó.  Phải công nhận Huế có nhiều thổ âm, thổ ngữ rất đặc thù.  Điều này cọng thêm với giọng Huế thuộc về một âm vực trọ trẹ khó nghe đối với các miền khác của đất nước, đã dẫn đến hậu quả -- như người ta thường nói, là tiếng Huế khó nghe khó hiểu.

Xin báo tin vui đến quí vị và anh Đại rằng từ năm 2001, tại Nam California, Bs Bùi Minh Đức đã cống hiến cho học giới cuốn Từ điển Tiếng Huế, dày 531 trang khổ lớn, biên sọan công phu, do nhà Tâm An xuất bản.  Như thế, từ nay có thắc mắc chi về tiếng Huế, đã có tác phẩm của Bs Bùi Minh Đức sẵn sàng giải đáp.

Cuốn từ điển dày hơn 500 trang, nhưng cũng chưa hẳn là đủ.  Điều đó cũng nói lên tính phong phú trong ngôn ngữ của miền đất quê hương em nghèo lắm ai ơi  (Phạm Duy) này.  Nhân anh yêu cầu tôi cho biết thêm một số thổ ngữ Huế, tôi xin kể một vài chuyện cười về tiếng Huế, do chính tôi kinh nghiệm. Người Huế thường biến âm từ ô sang u, từ ôi sang ui.  Tôi có 7 năm sống chung với anh em Quảng Nam Đà Nẵng trên núi; vì vậy, Huế và Quảng đôi lúc không gặp nhau trên ngôn ngữ nếu không rời cái vỏ địa phương của mình.  Ngày 30 Tết, được lệnh phải vệ sinh lán trại sạch sẽ để ăn Tết.  Sau  khi quét gom lá rụng thành một đống cao, tôi chỉ đống lá và nói với anh bạn cùng tóan," Sẵn sàng rồi đó, anh đút nó đi.". Ý tôi nói anh ta đốt đống rác đi, vì tôi biết anh có hộp quẹt.  Anh ta trợn mắt," Đút cái chi?  Anh biểu tôi đút cái đầu tôi vô đó hả?" Một lần khác, nhân giải thích một điều gì đó mà anh bạn vẫn không chịu thông cảm, tôi tức quá, la lên, „Nói chuyện với anh chán quá, thà nói chuyện với đầu gúi của tui còn hơn."  Anh ta hỏi, „Đầu gúi là cái chi?".  Tôi đưa chân ra, chỉ cái đầu gối -- mà có nơi ở Huế gọi là trốt cúi -- thì anh ta cười ngặt nghẽo, „Cái đó mà gọi là đầu gúi thì mụ nội ai mà hiểu được."  May mà tôi không dùng hai chữ trốt cúi.  Lại một lần thấy con rắn lãi mập và dài bò ngang trước mặt, tôi la lên „ Đưa cái đùi, đưa cái đùi cho tui!"  Ý tôi muốn nói anh bạn đưa giúp khúc cây để tôi đập con rắn, một nguồn thịt bỗ dưỡng lúc đó.  Nhưng dễ giận chưa, anh ta cười ha hả, nói „ Anh cũng có hai cái đùi như tôi, sao không dùng mà mượn đùi tôi làm chi?"  Tôi đớ người ra, chợt thấy cái hố của mình trong ngôn ngữ.

           Theo tôi nghĩ, đó mới chỉ là khó hiểu vì lạ tai.  Có khi là những từ quen tai với miền khác, nhưng người Huế dùng theo kiểu bóng gió thì hiểu cũng mệt.  Người Huế, cũng như một số vùng khác, gọi hạt là hột, ví dụ  hột lúa, hột mè, hột đậu, hột trai.  Hai bà già cùng xóm nói chuyện với nhau như thế này:

-         Nghe nói con Chanh có người đi ngó rồi mà còn chưa ưng.

-         Xì, bày đặt, có hột có hạt rồi mà còn làm bộ.  Không ưng chừ thì mai mốt đem lên tra mà cất.

Đi ngó hay đi dòm, trong ngữ cảnh (context) này nên hiểu là đánh tiếng, ngỏ ý.  Tra là chỗ cao và kín trong ngôi nhà rường nhà dùng để cất lúa, các vật quí, các vật ít dùng hay không dùng nhưng vất đi thì tiếc. Trong mẫu đối thọai ngắn đó, một bà nói rằng cô Chanh trong xóm có người ngõ ý muốn cưới nhưng cô ta chưa bằng lòng.  Bà kia đáp lại rằng cô Chanh đó đã quá lứa, quá tuổi xuân thì rồi, không bằng lòng bây giờ, mai kia trở thành gái già thì chỉ có nước xếp xó mà thôi.  Chỉ có trái đã già thì mới có hột.  Bà già kia dùng chữ hột theo lối ẩn dụ, bóng bẩy.

NQĐ : Thưa Giáo sư câu chuyện trên thật hấp dẫn, Quảng Nam và Huế  cách nhau đèo Hải Vân mà chúng ta chưa hiểu nhau hết, huống gì ở xa. Từ năm 1970 tôi ra Huế học và dạy cho các con ông Vĩnh Quan nhà ở gần hồ Tịnh Tâm, thời gian đầu nghe các từ Mệ , Mụ và thổ âm khác không hiểu mô tê chi hết, nhiều năm sau mới có thể hiểu được. Thưa Giáo sư phát âm có ảnh hưởng theo nước uống, và món ăn? các vùng Truồi, Sịa, nói chung vùng ngoại ô Huế nghe giọng nói nặng hơn?  phần lớn người Huế thích ăn cay xé miệng như bún bò, cơm hến ?

VVD:  Thưa anh Đại, tôi không nghĩ như thế. Các con tôi nói Huế rặt nhưng lại không thích ăn cay.  Một cô con dâu của tôi không phải Huế mà ăn cay còn hơn tôi nữa.  Người ta thường cho rằng giọng nói mỗi miền khác nhau là do phong thổ , do nguồn  nước mỗi miền khác nhau.  Quê tôi là thôn An Ninh, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nơi có chùa Thiên Mụ và dòng sông Bạch Yến chảy qua.  Trong thôn có hai cái xóm nhỏ là Xóm Bàu và Xóm guốc nói với giọng khác các xóm khác.  Cho đến nay, tôi thấy chưa có một giải thích hợp lý nào về nguyên nhân ảnh hưởng đến sự khác nhau về giọng nói của các miền cả.

NQĐ: Thưa giáo sư  Nguyễn Hoàng  là người khai sáng sự nghiệp chín đời Chúa ở xứ Đàng trong, nhưng gia đình chúa Tiên phải chịu cảnh phân ly con cháu mang chữ lót khác nhau như Nguyễn Thuận… Nguyễn Hựu.. và phần lớn là Nguyễn Phước…..

Đến đời vua Minh Mạng làm một bài Đế hệ thi 20 chữ dành cho 20 đời

Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh

Bảo Qui ĐịnhLong Tường

Hiền Năng Kham Kế Thuật

Thế Thụy Quốc Công Gia Xương

Và thêm 10 bài Phiên hệ thi

Bài thi dưới dành cho con cháu Hoàng tữ Cảnh anh cả của Minh Mạng

Mỹ Duệ Anh Cường Tráng

Liên Huy Phát Bội Hương

Lệnh Nghi TàmTốn Thuận

Vị Vọng Biểu Khôn Quang

Còn thêm 9 bài nữa dành cho dòng họ quý tộc. Thưa Giáo sư có quốc gia nào vua chúa Tây Phương có những dòng họ "văn chương" như Vua Chúa Việt Nam mình không ?

VVD: Thưa anh Đại, rất tiếc là tôi không biết có dòng họ vua chúa nào ở Tây phương mà cũng sính „văn chương" như trường hợp Nhà Nguyễn mình không.  Nếu anh đặt câu hỏi này với nhà bút khảo đàn anh Lê Văn Lân, tôi tin rằng chúng ta sẽ có câu trả lời lý thú.  Theo tôi nghĩ, chắc chắn là có.   Dòng họ nào, nhất là những dòng họ quí tộc, bao giờ cũng muốn tạo cho dòng dõi mình một nét đặc sắc nào đó để phân biệt với các dòng họ khác.  Theo sự hiểu biết lơ mơ của tôi, thì ông Tây nào mà trong cái tên có mang thêm chữ de, ví dụ Charles de Gaulle, cựu Tổng thống Pháp, hay Jean le Lattre de Tassigny, một tướng lãnh Pháp từng tham chiến ở Việt Nam trước 1954, đều có nguồn gốc quí tộc cả.

NQĐ : Thưa Gs nhà bút khảo, bác sĩ Lê Văn Lân gốc Hà Nội, trưởng thành ở Huế học ĐH Y khoa Sài Gòn, hiện nay ở Austin Texas, nếu có dịp tôi sẽ mời Bs Lân lên diễn đàn. Thời gian qua tôi thường hỏi Bs Lân về các từ Y khoa và Hán Văn. Thưa Gs. về dòng họ Tôn Thất có phải phát xuất  từ nguồn gốc hậu duệ của 9 đời Chúa cùng họ Nguyễn Phúc (Phước) với vua Minh mạng được nhà vua đặt là Tôn Thất . Con gái của Tôn Thất là Tôn Nữ ? 

VVD:  Vâng, quả đúng như vậy. Tôn Thất cũng thuộc về Hòang tộc, là hậu duệ của các chúa Nguyễn.  Mỗi vị chúa lập ra một chi nhánh gọi là Hệ.

Cái gì cũng vậy, ở mức độ nhỏ thì đơn giản, nhưng khi đã phát triển thành qui  mô lớn thì phức tạp.  Lúc đó, cần có sự tổ chưc hợp lý thì mới nắm vững tòan bộ cơ cấu.  Họ Nguyễn cũng thế.  Vua Minh Mạng là người nhận thức được điều đó nên năm 1823 đã ban hành những qui định nhằm hệ thống hóa lại giòng họ để thứ tự, kỷ cương đâu ra đấy. Theo đó, không những vua đã đặt ra Ngự chế Mạng danh Kim sách để đặt tên cho các ông vua tương lai của Nhà Nguyễn, Ngự chế Mạng danh thi  để đặt tên cho dòng họ, Đế hệ thi và Phiên hệ thi để đặt chữ lót làm dấu hiệu nhận ra thế thứ anh em, trên dưới -- như anh đã trình bày qua hai bài thơ điển hình vừa nói -- mà còn đưa ra qui định cơ bản để phân biệt sự thân sơ, gần xa trong dòng họ.

Như ta đã biết, năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hòang mang bầu đòan thê tử, bà con dòng họ và tướng tá quân lính trung thành lên đường vào Nam lập nghiệp mới.  Như vậy, cùng một gốc từ làng Gia Miêu ngọai trang -- tức Quí hương -- huyện Tống Sơn -- tức quí huyện -- ở Thanh Hóa, có hai nhánh của dòng Nguyễn phân ra từ đấy. Vua Minh Mạng cho những người còn ở lại quê nhà mang công tánh Nguyễn Hựu  và những người ra đi vào Nam mang quốc tánh Tôn Thất Nguyễn Phước.  Về sau, để gọn nhẹ, người ta chỉ còn dùng Nguyễn Hựu và Tôn Thất để gọi mà thôi. Ở đây, cho tôi mở một dấu ngoặc nhỏ:  họ Nguyễn nguyên là Nguyễn Văn, đến Nguyễn Kim mới bỏ chữ Văn.  Sau khi bà vợ chúa Tiên Nguyễn Hòang trong khi có thai chúa Sãi nằm mộng thấy thần ban cho chữ Phúc, thì họ Nguyễn mới lấy chữ đó làm chữ lót kể từ đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) trở đi.

Giữa những người mang họ Nguyễn Phước lại có một sự phân biệt nữa: Hậu duệ của các chúa Nguyễn thuộc các Hệ Chánh Tiền biên, đồng lọat mang họ Tôn Thất Nguyễn Phước, nhưng lâu ngày người ta lược đi hai chữ Nguyễn Phước nên chỉ còn Tôn Thất mà thôi. Hậu duệ của vua Gia Long thuộc Hệ Chánh Chánh biên, nếu thuộc dòng vua Minh Mạng thì mang chữ lót theo thứ tự trong Đế hệ thi (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh. . . ), còn nếu thuộc dòng các anh em ruột của vua thì mang chữ lót trong Phiên hệ thi.

Về câu hỏi con gái của Tôn Thất có phải là Tôn Nữ không, thì xin thưa: đúng như thế. Thực ra, theo qui định chính thức thì phải gọi là Công Tôn nữ thị, nhưng lâu ngày, người ta thấy dài dòng quá, lại khác họ của cha – Tôn thất – nên thu gọn lại thành Tôn Nữ cho sát thực tế hơn.

NQĐ : thưa Giáo sư con gái vua gọi Công chúa (như Công chúa Huyền Trân) nếu trở thành cô thì được gọi là  „Thái trưởng Công chúa", con gái của công tử là „ Công Tôn nữ" con cháu kế tiếp là „ Công tằng tôn nữ „ xuống một bậc nữa là „ Công huyền tôn nữ „ ; „Lai tôn"  ngày nay chỉ còn họ cuối cùng là Tôn Nữ với nghiã là cháu gái ?

VVD: Thưa anh, vâng.  Con gái của vua gọi là Công chúa.  Không cần mang họ,  chỉ gọi, ví dụ, Công chúa Ngọc Tú, Công chúa Ngọc Anh, v.v. là đủ.  Con gái của Hòang tử, đời thứ nhất (con) gọi là Công Nữ thị, đời thứ hai (cháu) là Công Tôn Nữ thị, đời thứ ba (chắt) là Công Huyền Tôn Nữ thị, đời thứ tư (chút,chiu) là Công TằngTôn Nữ thị.  Tới ngang đây thì chế độ quân chủ sụp đổ, kiểu cách như thế này không ai hiểu mà theo nữa, việc lập hộ tịch khó khăn v.v.nên người ta  không hẹn mà rút gọn lại thành Tôn Nữ  thôi.  Vâng, Tôn  Nữ nghĩa đen là cháu gái.

   NQĐ: thưa Giáo sư như vậy quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ thứ mấy ? và có nhiều người cho biết dòng họ Tôn Thất có từ đời nhà Mạc ? như vậy có đúng không ?

VVD: Mỗi người trong Hòang tộc phải biết mình thuộc Hệ nào Phòng nào, người ngòai khó biết. Theo một tài liệu tôi đọc được thì quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ 5 Tiền biên, là hệ do chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) khai sáng.  Chúa Hiền là người lúc đang còn Thế tử, đã là một vị tướng tài, chiến thắng hải quân Hòa Lan năm 1643, trong một trận thủy chiến ngòai khơi Quảng Nam.  Có lẽ do thừa hưởng cái dũng lược này mà ông Thuyết cũng là một dũng tướng.

Tôn Thất chỉ có nghĩa là người thuộc về Hòang tộc, thuộc về dòng họ đang trị vì. Sự thật, khi một người Việt Nam mang họ Tôn Thất, có nghĩa rằng người đó có họ là Nguyễn Phước, nhưng thuộc dòng các chúa Nguyễn đời trước chứ không thuộc dòng của vua Gia Long sáng lập Nhà Nguyễn sau này. Chẳng qua lâu ngày người ta quên mất nguyên ủy của sự việc nên mới xem Tôn Thất là một họ, như các họ khác.  Nếu đọc trong sử Việt Nam, thỉnh thỏang ta sẽ bắt gặp những cụm từ như Tôn thất nhà Lý, Tôn thất nhà Trần, Tôn thất nhà Mạc, v.v. thì điều đó có nghĩa là  những người thuộc Hòang tộc Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Mạc chứ không gì khác.  Bởi các lẽ đó nên tôi không tin rằng dòng họ Tôn Thất có từ đời Nhà Mạc như anh đã hỏi.  Có lẽ đây chỉ là sự hiểu lầm về chữ nghĩa của người ta mà thôi.

NQĐ: Thưa giáo sư danh từ gọi là „Mệ" có phải dành riêng cho Hoàng tộc thí dụ như gọi ông hoàng  Bửu Đảo là Mệ lúc chưa lên ngôi ? tôi có thể gọi một người Tôn Thất là Mệ không ?

VVD: Thưa anh, danh xưng Mệ có từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) vì Võ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỉ khỏi làm hại.  Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp thì dễ làm cho ma quỉ chú ý , ham thích, mà bắt đi. Vì vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, còn tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái gì cũng gọi là Mệ hết.  Ban đầu thì người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau thì dễ dãi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả.

           Các ông Hòang khi còn bé thì người ta gọi bằng Mệ, ví dụ vua Bảo Đại là Mệ Vững.  Nhưng một khi đã lớn, họăc đã được phong tước thì phải gọi bằng tước hiệu.  Do đó, tôi nghĩ, khi Hòang tử Bửu Đảo, dù chưa làm vua, nhưng đã mang tước Phụng Hóa Công ở phủ Phụng Hóa, tức cung An Định sau này, thì anh không thể gọi là Mệ Đảo được.

Theo kinh nghiệm của tôi thì người ta chỉ dùng Mệ hay Mụ để gọi những người thuộc đế hệ.  Không ai dùng hai từ đó để gọi những người thuộc phiên hệ (anh em vua Minh Mạng) hay bàng hệ (các Tôn Thất). Tuy nhiên, điều này không cấm chúng ta gọi đùa một cách thân mật bạn bè Tôn Thất của chúng ta vì chẳng có luật lệ nào cấm đóan cả.

NQĐ: Câu hỏi chót, dù Giáo sư muốn mai danh ẩn tích khi định cư ở California, nhưng xin hỏi thêm, Gs. từng là Giám học, và Quyền Hiệu trưởng trường trung học Hàm Nghi Huế, sau đó lại chuyển ngành làm Thanh tra Giám Sát Viện Vùng I  ở Đà Nẵng.  Trong thời gian đó Gs. đã sinh hoạt trong Hội Khuyến Học Đà Nẵng với ông Trần Gia Thoại, thân phụ nhà văn Trần Gia Phụng, và các nhà văn: Duy Lam, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du v.v. Sau ngày 30.4.1975 Giáo sư bị tập trung cải tạo ở trại Tiên lãnh (Tiên phước, tỉnh Quảng Nam)  Giáo sư định cư tại Hoa kỳ có phải theo diện H.O ? Trong tương lai Giáo sư có dự định xuất bản tác phẩm nào để gíup thế hệ  con cháu mai sau, có cái nhìn thật tế về lịch sử Việt Nam ?

VVD:  Thưa anh Đại, vâng, HO là cái cầu đưa gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991.  Tôi thích viết về những đề tài thuộc lịch sử và dân tộc học.  Hiện có một vài tập đã biên sọan xong, chẳng hạn Lịch sử Đà Nẵng; Huế của một thời; Vua Khải Định, sự kiện và hình ảnh, hy vọng sẽ xuất bản một ngày gần đây, gọi là đóng góp một chút gì đó trong sinh họat văn hóa hải ngọai và giúp ích phần nào cho thế hê sau.

NQĐ: chân thành cảm ơn Giáo sư Võ  Văn Dật đã dành thì giờ trả lời, giúp cho riêng tôi học hỏi thêm, và độc giả biết về Ngôn ngữ sử dụng ở Huế, cũng như danh xưng trong dòng họ quý tộc Huế. Kính chúc gia đình Giáo sư luôn bình anh và khoẻ mạnh

Nguyễn Quý Đại
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #122 - 27. Feb 2009 , 05:49
 
Lethikinhhoang wrote on 25. Feb 2009 , 08:30:
NGÔN NGỮ HUẾ và DANH XƯNG

TRONG DÒNG HỌ QÚY TỘC


Nguyễn Quý Đại


Chào chị Kahat,  violetflower
Đậu Trắng đã khép cửa đi ra, thấy có chị nên trở lại hỏi thăm chị câu này. Đọc bài viết về ngôn ngữ và dòng họ quý tộc ở Huế thật hay quá. Đúng là được mở mắt.  thanks.gif Không biết chị có tài liệu gì kể chuyện người dân Lạng Sơn không ạ? Bao giờ có thì xin chị đừng quên dán lên cho đậu trắng đọc với nhé. Xin cảm ơn chị trước bằng hoa bên vườn Phú De  violet1 violet2 maivang2 primrose1 thanh_mai
Thân ái,
Đậu Trắng
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #123 - 27. Feb 2009 , 07:14
 
Cảm ơn KH đã cho info quí.  Từ trước tôi cứ tưởng "công tằng , công huyền " là cao hơn "Tôn nữ", hóa ra là ngược lại.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #124 - 10. May 2009 , 11:23
 
2009:  Các con em Việt Nam viết về Cha mẹ


                                                                                         


Năm nay Trung Tâm VH & VN Văn Lang lại tổ chức cho các em thiếu niên VN  thi viết bằng tiếng Việt nhân ngày lể Mẹ.  Khác vơi mọi năm các em chỉ viết về mẹ, năm nay trường tổ chức cả ngày lễ Mẹ và Cha vào một ngày và các em được viết cả về cha mẹ hoặc ông bà vì lý do rất dễ hiểu là “có ông bà mới có cha mẹ” và “ông bà thương và chăm lo cha mẹ cũng như cha mẹ thương yêu các con”. 

Tôi thấy thật vui khi nhà trường tổ chức mừng ngày lễ Phụ Mâũ cho con em và thấy thật vui khi nhìn thấy các phụ huynh  để thì giờ đến tham dự  đông đảo.   Đến để có cơ hội nhìn thấy, nghe thấy các con em mình “nhìn” mình như thế nào, biết đến mình như thế nào và đã diễn tả cảm nghĩ cuả các em trên tờ giâý trắng mục đen và nhất là viết bằng tiếng Việt những cảm nghĩ thân thương đó, một điều mà trong văn hoá Việt nam của chúng ta, chúng ta ít bộc lộ bằng lời nói hay ngay cả cử chỉ.  Rôì có nhiều khi chúng ta tưởng rằng các con chẳng nghĩ gì cả, hay chẳng để ý gì hết.  Chúng ta không biết rằng những điều các cha mẹ làm hàng ngày cho các con, vơí các con, đã ghi vaò tâm trí cuả các con.

Khi các PHHS đưa các con em đi học Việt Ngữ , các vị đã nhìn thấy sự cần thiết  cho con em mình một môi trường tốt để các con em có dịp lãnh hội  một chút gì của văn hoá Việt trong khi đang sống và lớn lên ở đất Mỹ, được dạy về đời sống luân lý đạo đức, bổn phận với gia đình,  cùng lịch sử địa lý VN v.v.... Tôi để ý thấy ởÛ trường Mỹ mà các em đang theo học không hề có môn Công dân giáo dục hay Luân lý Đạo đức .  Ở trường Mỹ các em cũng không có những sinh hoạt chung ca hát  v..v.ngoại trừ các em hoc orchestra.

Rie^ng tôi, khi dạy thêm cháu ngoại ở nhà một bài đọc cháu  mang về từ lớp tiếng Việt ngày chủ nhật, khi tôi đọc chính tả cho cháu , đọc to lên những câu như “ Cha mẹ  nuôi nấng con biết bao công sức.. Bổn phậnlàm con là phải yêu mến cha mẹ, cố gắng học hành cho cha mẹ vui lòng ..” hoặc bắt cháu học thuộc lòng câu “Anh em như thể tay chân”.. hoặc đọc về sự tích Trầu Cau v.v.  mặc dù nghe những câu  rất cũ, rất “cổ hủ”, rất  thường nhưng lòng tôi tràn ngập niềm vui và nghĩ thầm, “ Nếu cháu mình không đi học lớp tiếng Việt thì làm sao lại có cơ hội để học câu này, và lại còn viết được câu này ...” và biếr rằng mặc dù môĩ tuần con em chúng ta có lẽ chỉ mở sách tiếng Việt học bài một lần trước ngày chủ nhật, nhưng cứ mỗi lần học được một hai câu như thế này, các con em cũng đang thấm từ từ, như nước róc rách chạy luồn qua khe đá ...Các con em đang la` biêủ hiện cuả 2 dòng văn hoá, vẫn hội nhập với văn hoá mới và vẫn không mất nguồn gốc VN...

Tôi có nghe một vài câu phê bình nông nổi cuả một vài phụ huynh: “ Mỗi tuần cho học được có vài chữ trong sách mà goị là “Trung tâm Văn Hóa Việt Ngữ...” cho rằng tên trường là quá đáng, là lộng ngôn.  Không phải vâỵ đâu quí vị ạ, các  con em cuả chúng ta được tụ tập với nhau, đọc những bài về đời sống Việt, chơi trò chơi Việt, và nhất là trong khi ca hát tiếng Việt trong cfác buổi sinh hoạt, trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, tết Trung thu, ngày Cha ngày Mẹ, các em đã làm như thấm nhuần các nét văn hoá Việt, “cảm” nhận nhiều hơn và thấm thía hơn.  Đó chính là văn hoá mà các bậc cha mẹ, những người đã kiên nhẫn đưa con tới trường mỗi chủ nhật, năm này qua năm khác cho đến khi các con học hết trung học, đi vào đại học hay bắt đầu xa nhà... phải hài lòng là đã cho các con đầy đủ một hành trang văn hoá Việt, các con em đã biết đọc biết viết tạm gọi là đủ, phần tiếp tục là ở các con em, lúc đó đã đến tuổi trưởng thành mà người ta bảo là ở tuổi này thường có khuynh hướng về nguồn, nhận rõ chính mình, caí gốc gác (identity) cuả mình trong môi trươ`ng xã hội.

Bây giờ xin mơì quí vị “nghe” các em nhỏ viết về cha me trong ngày lể Phụ Mẫu, với những điều thật ngây thơ, lời nói chưa “chuẩn” nhưng rất thực, và cũng có nhiều ý tưởng thật là chín chắn, già dặn sau đây:

Lớp 1 Việt  Ngữ:

_Cha mẹ là người tốt nhất trên thế giới.
_Con thương họ nhiều.  Họ là những cha mẹ tốt.
_Không co’ ai thương mình thì mình không sống được.
_Ông bà cũng là người con thương yêu nhất bởi vì ông bà sinh ra cha mẹ con.

Lớp 2:

_Con thương mẹ và ba thắm thiết..
_Ba tôi trả tiền cho các thày dạy kèm tôi để tôi có thể cải thiện trong tất cả các môn học tại trường.  Cuối tuần ba nấu ăn ngon cho chúng con ăn.

_Mẹ không thích cho con đi chơi nhiều tại vì mẹ rất lo lắng cho con.  Con nghĩ mẹ lo lắng quá mà mẹ không nghe con....

Lớp 3:

_ Bây giờ cha  mẹ là 2 người em thương nhiều nhất ở trong cả thế giới.
_ Ba mẹ cho con ăn đồ thơm ngon, và cho con ăn trước, ba mẹ ăn sau.
_ Con không muốn cho ba mẹ cho ai hết.

_ Không có cha mẹ là không có con.
_ Khi cha mẹ còn sống con phải quý những điều cha mẹ làm cho con.  Con sẽ cố gắng học hành để khi con trưởng thành thì con sẽ trở thành bác sĩ để chăm sóc cho cha mẹ.
_ Con thương cha mẹ lắm và con muốn bố mẹ sống lâu.
_ Con thương cha mẹ tại vì cha mẹ sinh ra con , nuôi nấng con khôn lớn.
_Cha mẹ là anh hùng cuả con.  Không ai bằng cha me.

Lớp 4:
_Cha mẹ là dù che cho suốt đời con.
_ Nếu con thấy giúp cha mẹ được thì con làm liền.  Con làm mấy điều naỳ con mới là ngoan chứ không phải tự nhiên ngày lễ cuả cha mẹ là con ngoan.
_ Điều mình làm là hay hơn điều mình nói.
_ Cha mẹ là quê hương..
\
Lớp 5:

_Con thương mẹ con nhiều lắm.  Có nhiều lý do mà con không viết được.  Con viết hết thì con cần 1 ngàn tờ giâý.

Lớp 6:

_Con chắc cha mẹ cũng làm cái gì cho ông bà, nên con viết về cha mẹ.  Con không biết tại sao nhưng con nghĩ cha mẹ quan trọng hơn.
_Con thương cha mẹ  và ông bà nhưng con thích cha mẹ hơn vì lúc nào con cần giúp cha mẹ con có ở bên cạnh con.

_Mẹ rất thương yêu con
Như 1 tiên nữ ở trên thiên đàn.

_Mẹ em là người hiền lành.
Mẹ dạy bảo cho em những điều hay và nói em làm những điều lành, không có làm điều ác.

_Trong đời em, em sẽ không bao giờ có bố mẹ nào hay hơn bố mẹ em.
_Trong tiếng Mỹ, em tả bố mẹ em với chữ “undefineable” mà trong tiếng Việt, không có đủ chữ để tả bố mẹ em.


THU LÊ    ( 5-10-09)



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #125 - 10. May 2009 , 13:18
 
thule wrote on 10. May 2009 , 11:23:
2009:  Các con em Việt Nam viết về Cha mẹ


                                                                                         


Năm nay Trung Tâm VH & VN Văn Lang lại tổ chức cho các em thiếu niên VN  thi viết bằng tiếng Việt nhân ngày lể Mẹ.  Khác vơi mọi năm các em chỉ viết về mẹ, năm nay trường tổ chức cả ngày lễ Mẹ và Cha vào một ngày và các em được viết cả về cha mẹ hoặc ông bà vì lý do rất dễ hiểu là “có ông bà mới có cha mẹ” và “ông bà thương và chăm lo cha mẹ cũng như cha mẹ thương yêu các con”.  

Tôi thấy thật vui khi nhà trường tổ chức mừng ngày lễ Phụ Mâũ cho con em và thấy thật vui khi nhìn thấy các phụ huynh  để thì giờ đến tham dự  đông đảo.   Đến để có cơ hội nhìn thấy, nghe thấy các con em mình “nhìn” mình như thế nào, biết đến mình như thế nào và đã diễn tả cảm nghĩ cuả các em trên tờ giâý trắng mục đen và nhất là viết bằng tiếng Việt những cảm nghĩ thân thương đó, một điều mà trong văn hoá Việt nam của chúng ta, chúng ta ít bộc lộ bằng lời nói hay ngay cả cử chỉ.  Rôì có nhiều khi chúng ta tưởng rằng các con chẳng nghĩ gì cả, hay chẳng để ý gì hết.  Chúng ta không biết rằng những điều các cha mẹ làm hàng ngày cho các con, vơí các con, đã ghi vaò tâm trí cuả các con.

Khi các PHHS đưa các con em đi học Việt Ngữ , các vị đã nhìn thấy sự cần thiết  cho con em mình một môi trường tốt để các con em có dịp lãnh hội  một chút gì của văn hoá Việt trong khi đang sống và lớn lên ở đất Mỹ, được dạy về đời sống luân lý đạo đức, bổn phận với gia đình,  cùng lịch sử địa lý VN v.v.... Tôi để ý thấy ởÛ trường Mỹ mà các em đang theo học không hề có môn Công dân giáo dục hay Luân lý Đạo đức .  Ở trường Mỹ các em cũng không có những sinh hoạt chung ca hát  v..v.ngoại trừ các em hoc orchestra.

Rie^ng tôi, khi dạy thêm cháu ngoại ở nhà một bài đọc cháu  mang về từ lớp tiếng Việt ngày chủ nhật, khi tôi đọc chính tả cho cháu , đọc to lên những câu như “ Cha mẹ  nuôi nấng con biết bao công sức.. Bổn phậnlàm con là phải yêu mến cha mẹ, cố gắng học hành cho cha mẹ vui lòng ..” hoặc bắt cháu học thuộc lòng câu “Anh em như thể tay chân”.. hoặc đọc về sự tích Trầu Cau v.v.  mặc dù nghe những câu  rất cũ, rất “cổ hủ”, rất  thường nhưng lòng tôi tràn ngập niềm vui và nghĩ thầm, “ Nếu cháu mình không đi học lớp tiếng Việt thì làm sao lại có cơ hội để học câu này, và lại còn viết được câu này ...” và biếr rằng mặc dù môĩ tuần con em chúng ta có lẽ chỉ mở sách tiếng Việt học bài một lần trước ngày chủ nhật, nhưng cứ mỗi lần học được một hai câu như thế này, các con em cũng đang thấm từ từ, như nước róc rách chạy luồn qua khe đá ...Các con em đang la` biêủ hiện cuả 2 dòng văn hoá, vẫn hội nhập với văn hoá mới và vẫn không mất nguồn gốc VN...

Tôi có nghe một vài câu phê bình nông nổi cuả một vài phụ huynh: “ Mỗi tuần cho học được có vài chữ trong sách mà goị là “Trung tâm Văn Hóa Việt Ngữ...” cho rằng tên trường là quá đáng, là lộng ngôn.  Không phải vâỵ đâu quí vị ạ, các  con em cuả chúng ta được tụ tập với nhau, đọc những bài về đời sống Việt, chơi trò chơi Việt, và nhất là trong khi ca hát tiếng Việt trong cfác buổi sinh hoạt, trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, tết Trung thu, ngày Cha ngày Mẹ, các em đã làm như thấm nhuần các nét văn hoá Việt, “cảm” nhận nhiều hơn và thấm thía hơn.  Đó chính là văn hoá mà các bậc cha mẹ, những người đã kiên nhẫn đưa con tới trường mỗi chủ nhật, năm này qua năm khác cho đến khi các con học hết trung học, đi vào đại học hay bắt đầu xa nhà... phải hài lòng là đã cho các con đầy đủ một hành trang văn hoá Việt, các con em đã biết đọc biết viết tạm gọi là đủ, phần tiếp tục là ở các con em, lúc đó đã đến tuổi trưởng thành mà người ta bảo là ở tuổi này thường có khuynh hướng về nguồn, nhận rõ chính mình, caí gốc gác (identity) cuả mình trong môi trươ`ng xã hội.

Bây giờ xin mơì quí vị “nghe” các em nhỏ viết về cha me trong ngày lể Phụ Mẫu, với những điều thật ngây thơ, lời nói chưa “chuẩn” nhưng rất thực, và cũng có nhiều ý tưởng thật là chín chắn, già dặn sau đây:

Lớp 1 Việt  Ngữ:

_Cha mẹ là người tốt nhất trên thế giới.
_Con thương họ nhiều.  Họ là những cha mẹ tốt.
_Không co’ ai thương mình thì mình không sống được.
_Ông bà cũng là người con thương yêu nhất bởi vì ông bà sinh ra cha mẹ con.

Lớp 2:

_Con thương mẹ và ba thắm thiết..
_Ba tôi trả tiền cho các thày dạy kèm tôi để tôi có thể cải thiện trong tất cả các môn học tại trường.  Cuối tuần ba nấu ăn ngon cho chúng con ăn.

_Mẹ không thích cho con đi chơi nhiều tại vì mẹ rất lo lắng cho con.  Con nghĩ mẹ lo lắng quá mà mẹ không nghe con....

Lớp 3:

_ Bây giờ cha  mẹ là 2 người em thương nhiều nhất ở trong cả thế giới.
_ Ba mẹ cho con ăn đồ thơm ngon, và cho con ăn trước, ba mẹ ăn sau.
_ Con không muốn cho ba mẹ cho ai hết.

_ Không có cha mẹ là không có con.
_ Khi cha mẹ còn sống con phải quý những điều cha mẹ làm cho con.  Con sẽ cố gắng học hành để khi con trưởng thành thì con sẽ trở thành bác sĩ để chăm sóc cho cha mẹ.
_ Con thương cha mẹ lắm và con muốn bố mẹ sống lâu.
_ Con thương cha mẹ tại vì cha mẹ sinh ra con , nuôi nấng con khôn lớn.
_Cha mẹ là anh hùng cuả con.  Không ai bằng cha me.

Lớp 4:
_Cha mẹ là dù che cho suốt đời con.
_ Nếu con thấy giúp cha mẹ được thì con làm liền.  Con làm mấy điều naỳ con mới là ngoan chứ không phải tự nhiên ngày lễ cuả cha mẹ là con ngoan.
_ Điều mình làm là hay hơn điều mình nói.
_ Cha mẹ là quê hương..
\
Lớp 5:

_Con thương mẹ con nhiều lắm.  Có nhiều lý do mà con không viết được.  Con viết hết thì con cần 1 ngàn tờ giâý.

Lớp 6:

_Con chắc cha mẹ cũng làm cái gì cho ông bà, nên con viết về cha mẹ.  Con không biết tại sao nhưng con nghĩ cha mẹ quan trọng hơn.
_Con thương cha mẹ  và ông bà nhưng con thích cha mẹ hơn vì lúc nào con cần giúp cha mẹ con có ở bên cạnh con.

_Mẹ rất thương yêu con
Như 1 tiên nữ ở trên thiên đàn.

_Mẹ em là người hiền lành.
Mẹ dạy bảo cho em những điều hay và nói em làm những điều lành, không có làm điều ác.

_Trong đời em, em sẽ không bao giờ có bố mẹ nào hay hơn bố mẹ em.
_Trong tiếng Mỹ, em tả bố mẹ em với chữ “undefineable” mà trong tiếng Việt, không có đủ chữ để tả bố mẹ em.


THU LÊ    ( 5-10-09)






  votay  votay  votay  votay  votay  votay  votay

HOAN HÔ CÔ THU ĐÃ CHO CẢ NHÀ 1 KINH NGHIỆM DẠY DỔ CÁC CON CHÁU LVD HỌC TIẾNG VIỆT VÀ HẢNH DIỆN LÀ NGƯỜI VIỆT TẠI QUÊ HƯƠNG THỨ 2 NẦY Ạ.

HY VỌNG NAY MAI ALEX CŨNG GIỎI NHƯ CHỊ QUYÊN...HI.HI.

KÍNH TẶNG HOA ĐẸP CHO BÀ THU VÀ MI MI CÁM ƠN BÀ NHIỀU.  tulipvang  tulipdo  violet1  violet2  maivang2  huehong
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #126 - 18. May 2009 , 03:53
 
Cảm ơn TV và Alex đã cho cô mấy bông hoa. Kỳ này lớn Quyên được phần thưởng hạng nhì trong ngay lễ PHỤ Mẫu đấy.  Chị ta viết không dài lắm, chắc tại cũng viết nhỏ, nhưng viet rất dúng chính tả và văn phạm.  Để hôm nào cô thử sacn bài viết vào đây cho em xem có được không nha.  Hồi này sao bận quá, không vào vườn thăm các em được.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #127 - 18. May 2009 , 05:22
 
thule wrote on 18. May 2009 , 03:53:
Cảm ơn TV và Alex đã cho cô mấy bông hoa. Kỳ này lớn Quyên được phần thưởng hạng nhì trong ngay lễ PHỤ Mẫu đấy.  Chị ta viết không dài lắm, chắc tại cũng viết nhỏ, nhưng viet rất dúng chính tả và văn phạm.  Để hôm nào cô thử sacn bài viết vào đây cho em xem có được không nha.  Hồi này sao bận quá, không vào vườn thăm các em được.


  votay  tulipvang  tulipdo  votay
hoan hô lớn QUYÊN đã được giải thưởng hạng nhì , làm cho bà ngoại THu và mẹ cháu nở mày nở mặt , luôn cả 2 bc ALEX nữa đây....hi.hi.
Thấy cô vào đây thăm cả nhà , là em vui mừng rồi  partyfrog  làm 2 bc ALEX lnhay? tung tăng và hy vọng nay mai ALEX lớn lên, giỏi bằng 1 gốc của chị lớn QUYÊN , là bn tv nầy lổ mủi to hơn quả cà chua đấy ạ .  rollingonthefloor

Kính chúc bà THU 1 tuần lể mới đầy an vui và chờ xem bài văn của lớn QUYÊN , khi bà THU rảnh nhé.  thanks.gif
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #128 - 13. Nov 2009 , 15:31
 
Cô chép lại một bài của D/D cũ ra đây để cả nhà đọc lại rôì cô bàn chuyện tiếp ở dưới:

   

  Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
« Trả lời #74 on: tháng Mười-hai 16th, 2005, 9:42am » 

--------------------------------------------------------------------------------

Nhân nói về Ngôn Ngữ Việt,  Xin trích một bài ở báo NGÀY NAY (MINNESOTA):


Ít lâu nay tôi thấy báo chí trong mục Phân Ưu, các vị "sính nho" cho đăng như sau:

"Rất xúc động được tin buồn thân phụ của anh Lê văn X. và nhạc phụ của chị Trần thị Y. là cụ Lê văn Z. đã tạ thế ngày..".

Xưa nay , danh từ Nhạc Gia chỉ dùng cho người con rể, khi nói về nhà vợ.  Trong từ điển Hán Việt-Đào Duy Anh và Việt Pháp -Đào Đăng Vỹ cùng giảng:
-  Nhạc phụ: pe`re de la femme (beau pe`re)
-  Nhạc mẫu: me`re de la femme (belle me`re)

Tuyệt nhiên Nhạc Phụ, Nhạc mẫu không dùng để chỉ Bố Mẹ chồng.  Phải chăng xã hội Á Đông xưa quan niệm người con gái khi xuất giá thuộc hẳn về gia đình nhà chồng, như tục ngữ "dâu là con rể là khách", nên không có sự phân biệt như với người con rể.

Tôi đem vấn đề nàyhoi mấy vị có nho học, nhưng chưa được giải đáp.  May mắn gần đây giáo sư Đàm quang Hưng -dịch giả năm bộ Liễu Trai Chí Dị - có giảng cho chúng tôi như sau:

Theo tự điển Trung Hoa ở Beijing thì:

Bố chồng là Trượng Phụ (không phải Nhạc phụ ).
Mẹ chồng là Trượng Mẫu (chứ không phải Nhạc mẫu).

Xin rất cảm ơn giáo sư Đàm. Và hy vọng từ nay sẽ bớt sử dụngsai lầm danh từ Nhạc Phụ và Nhạc Mẫu.

Mong lắm thay!

(Nguyễn C. An Đệ
McLean, Virginia)
      ----------------------
THU LÊ:

Đọc được bài này tôi mừng quá vì đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của tôi bấy lâu nay.  Biết rằng "Nhạc phụ nhạc mẫu 'dùng cho người dàn bà để gọi bố mẹ chồng là không đúng, nhưng tôi không hề thấy ai sử dụng chữ gì khác.  Cái vốn liếng chữ nho của tôi chỉ vẻn vẹn có 2 năm đệ thất đệ lục trung học, mỗi tuần 1 giờ Hán văn của cụ Thẩm Quỳnh. nên không biết gì và cũng không có cuốn từ điển Hán Việt đầy đủ để tìm.  Chỉ nhớ một vài chữ thông thường nhờ đọc các truyện kiếm hiệp ngày trước và lời thầy Thẩm Quỳnh và nhận thấy thế hệ chúng ta dùng sai chữ Hán Việt đầy rẫy.

Chẳng hạn như khi giới thiệu người chồng hay vợ chưa cưới của mỉnh, có người nghĩ là mình nên khiêm nhường và chỉ nói:"  Đây là hôn thê/hôn phu của tôi." thay vì  "vị hôn thê/ vị hôn phu".  Có lẽ tưởng chữ "VỊ" này nghe trịnh trọng quá như trong "quí vị, liệt vị" trong khi chữ VỊ này chỉ có nghĩa là "chưa" mà thôi. 

Vị hôn thê = người vợ chưa cưới
Vị hôn phu  = người chồng chưa cưới
Vị tự =cô gái chưa chồng  (tôi nhớ lời giảng của thầy Quỳnh)

Gần đây cũng thỉnh thoảng thấy trong thiệp cưới có:

Nguyễn van X.  -Trưởng nam

Nguyễ thị. Y  - Ái nữ

Tôi cũng có cảm tưởng chữ "Ái nữ" này dùng không được đúng.  Mình có thể có "Trưởng nữ, thứ nữ" nhưng "ái nữ' hay "lệnh nữ" là tiếng của người khác gọi con gái mình, có tính cách xưng tụng cũng như lệnh huynh, lệnh muội...mà thôi.   Hay là bây giờ mình theo lối Mỹ, không khiêm nhường nữa  và rất hân hoan cảm ơn vợ chồng con cái trước đám đông bằng những "my beloved wife and  children.." ( Thưc tình tôi thích văn hóa này lắm, tại sao lai không khen những người thân thương của mình được, nhất là để cho người ta nghe thấy còn hơn là chờ đến lúc "đi" rồi mới làm văn ..tế).  Và đã có "hiền thê" thì tại sao lại không có "ái nữ"? 

Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi.


Sau khi bài này được post thì các em đã bàn cãi sôi nôỉ lắm về chữ VỊ, thật là vui.  Mới đây nhân dịp cô đi Texas, lại được diện kiến giáo sư Đàm Quang Hưng, một giáo sư Toán nhưng lại thông hiểu chữ nho và hán nôm.  Ông đã phiên dịch hết bộ truyện 8 cuốn Liêu Trai Chí Dị cuả Bồ tùng Linh ra tiếng Viêt.  Chuyến gặp gỡ này gs. cho cô cả 8 cuốn phiên dich. và cô được biết một chi tiết muốn chia sẻ với cả nhà:

Trong hệ thống tôn ti trật tự cuả gia đình, chúng ta có những chữ :  Bố MẸ, CHA, ÔNG, rôì đến KỤ (CỤ), cao hơn là KỴ, và cao nhất là KỆ (chăc la cụ tổ trên nhất).  Thành thử khi mình mắng người ta , mình hay nói...thí dụ:  mặc bố mày, mặc cha nó, và cứ thế mắng tiếp lên đến KỆ. 
Mình cứ hay nghe mạ Vân nhà ta hơi một tý là nói đến chủ thuyết MACKENO (mặc kệ nó) tưởng là mạ Vân nhà ta suề xoà chín bỏ làm mười, hoá ra bị bà Vân mắng cho tới...ông tổ đâý.  Ai bảo mạ Vân hiền?



Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #129 - 13. Nov 2009 , 18:43
 
thule wrote on 13. Nov 2009 , 15:31:
Cô chép lại một bài của D/D cũ ra đây để cả nhà đọc lại rôì cô bàn chuyện tiếp ở dưới:

   

  Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
« Trả lời #74 on: tháng Mười-hai 16th, 2005, 9:42am » 
....

Chẳng hạn như khi giới thiệu người chồng hay vợ chưa cưới của mỉnh, có người nghĩ là mình nên khiêm nhường và chỉ nói:"  Đây là hôn thê/hôn phu của tôi." thay vì  "vị hôn thê/ vị hôn phu".  Có lẽ tưởng chữ "VỊ" này nghe trịnh trọng quá như trong "quí vị, liệt vị" trong khi chữ VỊ này chỉ có nghĩa là "chưa" mà thôi. 

Vị hôn thê = người vợ chưa cưới
Vị hôn phu  = người chồng chưa cưới
Vị tự =cô gái chưa chồng  (tôi nhớ lời giảng của thầy Quỳnh)

Gần đây cũng thỉnh thoảng thấy trong thiệp cưới có:

Nguyễn van X.  -Trưởng nam

Nguyễ thị. Y  - Ái nữ

Tôi cũng có cảm tưởng chữ "Ái nữ" này dùng không được đúng.  Mình có thể có "Trưởng nữ, thứ nữ" nhưng "ái nữ' hay "lệnh nữ" là tiếng của người khác gọi con gái mình, có tính cách xưng tụng cũng như lệnh huynh, lệnh muội...mà thôi.   Hay là bây giờ mình theo lối Mỹ, không khiêm nhường nữa  và rất hân hoan cảm ơn vợ chồng con cái trước đám đông bằng những "my beloved wife and  children.." ( Thưc tình tôi thích văn hóa này lắm, tại sao lai không khen những người thân thương của mình được, nhất là để cho người ta nghe thấy còn hơn là chờ đến lúc "đi" rồi mới làm văn ..tế).  Và đã có "hiền thê" thì tại sao lại không có "ái nữ"? 

Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi.


Sau khi bài này được post thì các em đã bàn cãi sôi nôỉ lắm về chữ VỊ, thật là vui.  Mới đây nhân dịp cô đi Texas, lại được diện kiến giáo sư Đàm Quang Hưng, một giáo sư Toán nhưng lại thông hiểu chữ nho và hán nôm.  Ông đã phiên dịch hết bộ truyện 8 cuốn Liêu Trai Chí Dị cuả Bồ tùng Linh ra tiếng Viêt.  Chuyến gặp gỡ này gs. cho cô cả 8 cuốn phiên dich. và cô được biết một chi tiết muốn chia sẻ với cả nhà:

Trong hệ thống tôn ti trật tự cuả gia đình, chúng ta có những chữ :  Bố MẸ, CHA, ÔNG, rôì đến KỤ (CỤ), cao hơn là KỴ, và cao nhất là KỆ (chăc la cụ tổ trên nhất).  Thành thử khi mình mắng người ta , mình hay nói...thí dụ:  mặc bố mày, mặc cha nó, và cứ thế mắng tiếp lên đến KỆ. 
Mình cứ hay nghe mạ Vân nhà ta hơi một tý là nói đến chủ thuyết MACKENO (mặc kệ nó) tưởng là mạ Vân nhà ta suề xoà chín bỏ làm mười, hoá ra bị bà Vân mắng cho tới...ông tổ đâý.  Ai bảo mạ Vân hiền?




Thì ra chữ VỊ trong tiếng Hán có nhiều nghĩa khác nhau cô nhỉ ( chăc là cách viêt cũng khác nhau), thí dụ như quí vị và vị hôn phu.
Thế thì vị tha còn có nghĩa là...chưa có tha hả cô   Shocked  Shocked  Grin. Vậy mà hồi nào giờ vẫn khen mấy người có tính vị tha hahaha.
Cô nhắc đến cô Vân và chủ nghĩa...mắng  ông tổ người ta MACKENO làm em cười muốn bể bụng luôn rollingonthefloor
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #130 - 13. Nov 2009 , 23:06
 
Dau Do wrote on 13. Nov 2009 , 18:43:
Thế thì vị tha còn có nghĩa là...chưa có tha hả cô   Shocked  Shocked  Grin. Vậy mà hồi nào giờ vẫn khen mấy người có tính vị tha hahaha.


dance3 hóm hỉnh thật! học trò của cô Thu có khác dance3

"vì người khác" nhưng.... vẫn chưa tha được   Grin


Quote:
Cô nhắc đến cô Vân và chủ nghĩa...mắng  ông tổ người ta MACKENO làm em cười muốn bể bụng luôn rollingonthefloor


haha, votay thumbup dance3


Back to top
« Last Edit: 13. Nov 2009 , 23:52 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #131 - 13. Nov 2009 , 23:14
 
thule wrote on 13. Nov 2009 , 15:31:
.....
Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi. 
.......


Kính thưa Cô Thu,

Em chỉ biết dựa cột nghe thôi ạ.
Cô để em mời anh Lương vào bàn  ạ  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #132 - 21. Nov 2009 , 20:55
 
Đặng-Mỹ wrote on 13. Nov 2009 , 23:06:
dance3 hóm hỉnh thật! học trò của cô Thu có khác dance3

"vì người khác" nhưng.... vẫn chưa tha được   Grin



haha, votay thumbup dance3




nêú 'vị tha" cuả Đâụ Đỏ nghĩa là "chưa tha" thì chắc "thú vị" nghĩa là...chưa có thích thú lắm, he?

Đ Mỹ ơi, anh Lương giỏi chữ Hán lắm hả?
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #133 - 23. Nov 2009 , 06:34
 
Thưa cô,
Đọc bài viết của cô và thư của chị Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, em rất "thú vị". Tiếng Việt của mình có nhiều điểm đặc sắc mãi cho đến sáng nay dậy sớm em mới "ngộ" ra. Xin chia xẻ vài điều với cả nhà.
- Tiếng Việt mình có rất nhiều từ bắt đầu bằng từ ĂN: ăn uống, ăn nói, ăn học, ăn nằm.. cho đến ăn năn, ăn gian... thậm chí là ăn trộm, ăn cướp! Cô ơi, có phải người Việt của chúng ta thích ăn lắm không?
- Trong tiếng Việt có nhiều từ rất tượng thanh và tượng hình, lột tả hết ý luôn, như: đánh đập (vừa đánh vừa đập thì còn gì là thân xác!), đánh phá, chà đạp, vơ vét, tháo vác, bóc lột (vừa bị bóc, vừa bị lột thì thành vô sản thứ thiệt!), la hét, gầm rú (ghê quá!), thương nhớ, ghét bỏ, hận thù...
- Có một tĩnh từ này em đang thắc mắc: oanh liệt, có nghĩa là lừng lẫy, vẻ vang. Như vậy chữ "liệt" ở đây có nghĩa gì? Chắc chắn phải khác với chữ liệt trong "liệt sĩ"? Cô Ngọc Mai ơi, xin giải đáp dùm em. Cám ơn cô.
-  Em rất thích tĩnh từ LỢI HẠI. Hai tiếng phản nghĩa đi với nhau và có nghĩa là đáng sợ, dữ tợn. Như vậy làm bà chằng đôi khi cũng có lợi?
Ngôn ngữ Việt nam quả là "lợi hại"!
Xin chúc cả nhà một ngày làm việc đầu tuần nhiêu vui tươi, hăng hái.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #134 - 23. Nov 2009 , 07:08
 
NgocDoa wrote on 23. Nov 2009 , 06:34:
Thưa cô,
....
-  Em rất thích tĩnh từ LỢI HẠI. Hai tiếng phản nghĩa đi với nhau và có nghĩa là đáng sợ, dữ tợn. Như vậy làm bà chằng đôi khi cũng có lợi?
Ngôn ngữ Việt nam quả là "lợi hại"!


Chu choa ui, cô Ngọc Đóa ni quả thiệt là....lợi hại  Smiley


pansytim
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #135 - 23. Nov 2009 , 21:53
 
thule wrote on 21. Nov 2009 , 20:55:
nêú 'vị tha" cuả Đâụ Đỏ nghĩa là "chưa tha" thì chắc "thú vị" nghĩa là...chưa có thích thú lắm, he?

Đ Mỹ ơi, anh Lương giỏi chữ Hán lắm hả?


Kính thưa Cô Thu,

Anh Lương là cụ đồ có cầu chứng đàng hoàng ạ.
Nhưng anh xưng anh là cóc, chắc đợi trời gầm lên mới chịu mở miệng ạ  Undecided
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #136 - 27. Nov 2009 , 20:23
 
NgocDoa wrote on 23. Nov 2009 , 06:34:
Thưa cô,
Đọc bài viết của cô và thư của chị Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, em rất "thú vị". Tiếng Việt của mình có nhiều điểm đặc sắc mãi cho đến sáng nay dậy sớm em mới "ngộ" ra. Xin chia xẻ vài điều với cả nhà.
- Tiếng Việt mình có rất nhiều từ bắt đầu bằng từ ĂN: ăn uống, ăn nói, ăn học, ăn nằm.. cho đến ăn năn, ăn gian... thậm chí là ăn trộm, ăn cướp! Cô ơi, có phải người Việt của chúng ta thích ăn lắm không?
- Trong tiếng Việt có nhiều từ rất tượng thanh và tượng hình, lột tả hết ý luôn, như: đánh đập (vừa đánh vừa đập thì còn gì là thân xác!), đánh phá, chà đạp, vơ vét, tháo vác, bóc lột (vừa bị bóc, vừa bị lột thì thành vô sản thứ thiệt!), la hét, gầm rú (ghê quá!), thương nhớ, ghét bỏ, hận thù...
- Có một tĩnh từ này em đang thắc mắc: oanh liệt, có nghĩa là lừng lẫy, vẻ vang. Như vậy chữ "liệt" ở đây có nghĩa gì? Chắc chắn phải khác với chữ liệt trong "liệt sĩ"? Cô Ngọc Mai ơi, xin giải đáp dùm em. Cám ơn cô.
-  Em rất thích tĩnh từ LỢI HẠI. Hai tiếng phản nghĩa đi với nhau và có nghĩa là đáng sợ, dữ tợn. Như vậy làm bà chằng đôi khi cũng có lợi?
Ngôn ngữ Việt nam quả là "lợi hại"!
Xin chúc cả nhà một ngày làm việc đầu tuần nhiêu vui tươi, hăng hái.



Em Ngọc Đoá ơi,

Rất vui thâý em vào thăm vườn nhà,lại còn thú vị cái tiếng Việt rắc rôí cuả ta.  Em ơi, cô nghĩ rằng trong ngôn ngữ cuả mình có không biết bao nhiêu ngữ vụng có chữ ĂN ở trong, có lẽ là biêủ hiện văn hoá Việt, quả có chú trọng vào chuyện ăn uống nhiều lăm.  Chắc Văn hoả đẻ ra ngôn ngữ đâý nhỉ.

Mình cùngcó cảm tưởng như phải dùng những chữ "kép" , đi theo sau chữ chính mà nhiều khi chẳng hiêủ có nghĩa gì, hay vô nghiã.  Thí dụ: xe cộ, chợ buá, báng bổ, nói năng, làm lụng....Thiệt khổ, cô dâỵ mâý người Mỹ, chẳng biết giảng thế nào cho ổn, vì cứ thâý nói cách gì cũng đươc.  Thí dụ:  Nó không chịu đi làm , Nó không chịu đi làm lụng gì cả.  v.v.

Cái chữ " oanh liệt" cuả em thì chắc cũng giống như  trong "ác liệt" hay " liệt sĩ" nhưng chắc không giống " liệt giường liệt chiếu" rôì đa.

Chúc em vui vơí kho tàng ngôn ngữ Việt  nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #137 - 04. Dec 2009 , 20:52
 
Em Ngọc Đóa thương,
Hôm nay vào khu văn hoá của cô Thu mới biết có Ngọc Đóa với những nhận xét rất dí dỏm.  Chữ liệt mà em thắc mắc trong oanh liệt có nghĩa là mạnh, giỏi (mãnh liệt, oanh liệt); hiển hách, ngay thẳng (trung liệt, trinh liệt). 
Trong tiếng Hán, có khi cùng một chữ nhưng ý nghĩa lại khác nhau khi nét chữ viết khác đi em ạ.  Tuy nhiên cách cắt nghĩa của em cũng đúng đó chứ.
Cô rất mừng khi thấy mấy lúc sau này em hay vào DĐ hơn.  Cô đoán và mong rằng sức khỏe của Ông xã em đã khá hơn trước.
Câu hỏi của em về kỹ thuật cũng là thắc mắc của cô đó, có điều sao cô lười học quá nên có việc gì cũng cứ níu áo Đặng Mỹ và Đậu Đỏ mà cầu cứu thôi.
Cô chúc hai em luôn an vui và mạnh giỏi.
Thân,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #138 - 05. Dec 2009 , 06:21
 
Thưa cô Mai và cô Thu
Đọc thư trả lời của hai cô, em rất vui. Em có cảm tưởng như đang trong giờ học Việt văn ngày nào, và thấy thương quý tiếng Việt của mình hơn. Em xin cám ơn các cô.
Thưa cô, lúc còn đi học, em tốn rất nhiều thì giờ cho môn học của cô Mai. Mỗi lần làm giảng văn phải mất cả một, hai tiếng; đổ cả mồ hôi hột vì không hiểu và không biết cách diễn tả. Nhưng em rất thích môn Việt văn, nhất là khi học Truyện Kiều, thơ mới và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Em tha hồ mơ mộng theo các nhân vật trong tiểu thuyết và hồn "để ngoài cửa lớp" vì các câu thơ ngọt ngào, trữ tình của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu trọng Lư... Bây giờ hồi tưởng lại, em "nhìn" ra được bóng dáng và "nghe" được giọng nói của cô.
Cô ơi, em vẫn như hồi nào, thắc mắc là giơ tay hỏi cô liền. Trước đây em có post được hình, nhưng sao bây giờ em không làm đươc. Đành phải kêu cứu thôi.
Thưa cô, hồi đi học em chưa bị cô la dữ dội lần nào, nhưng em rất sợ cô. Ngay bây giờ cũng vậy, không sợ nhưng vẫn luôn giữ một khoảng cách cần thiết với cô vì em quan niệm, cô vẫn là vị giáo sư đáng kính và em mãi là học trò của cô. Nhưng cô ơi, em hơi buồn và ganh tị vì thấy các bạn và các chị có những tấm hình rất đẹp và rất vui với các cô, còn em hầu như không có tấm nào!
Cô ơi! em lạc đề rồi, phải không?
Một lần nữa em xin cám ơn cô đã giải đáp thắc mắc của em và hỏi thăm sức khoẻ của ông xã em. Bệnh của anh ấy không thể chữa được, nhưng may mắn là không nặng thêm. Xin cô yên tâm, em vẫn "vô tư" nên Đá Mập vẫn mập như xưa!
Kính chúc các "cô giáo Việt" những ngày cuối tuần được nghỉ ngơi đầy đủ và thật vui vẻ.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #139 - 05. Dec 2009 , 10:03
 
NgocDoa wrote on 05. Dec 2009 , 06:21:
...
Ngay bây giờ cũng vậy, không sợ nhưng vẫn luôn giữ một khoảng cách cần thiết với cô vì em quan niệm, cô vẫn là vị giáo sư đáng kính và em mãi là học trò của cô. Nhưng cô ơi, em hơi buồn và ganh tị vì thấy các bạn và các chị có những tấm hình rất đẹp và rất vui với các cô, còn em hầu như không có tấm nào!
...


Chị Ngọc Đóa ui!
Hồi xưa em cũng sợ Thầy Cô...kêu lên bảng  Tongue
Bây giờ cũng...sợ... nhưng khi có dịp gặp gỡ và gần gủi với các Cô thì thấy các Cô rất là vui vẻ, và cũng rất thích chụp hình như học trò...  Roll Eyes
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #140 - 05. Dec 2009 , 12:07
 
NgocDoa wrote on 05. Dec 2009 , 06:21:
Thưa cô Mai và cô Thu
Đọc thư trả lời của hai cô, em rất vui. Em có cảm tưởng như đang trong giờ học Việt văn ngày nào, và thấy thương quý tiếng Việt của mình hơn. Em xin cám ơn các cô.
Thưa cô, lúc còn đi học, em tốn rất nhiều thì giờ cho môn học của cô Mai. Mỗi lần làm giảng văn phải mất cả một, hai tiếng; đổ cả mồ hôi hột vì không hiểu và không biết cách diễn tả. Nhưng em rất thích môn Việt văn, nhất là khi học Truyện Kiều, thơ mới và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Em tha hồ mơ mộng theo các nhân vật trong tiểu thuyết và hồn "để ngoài cửa lớp" vì các câu thơ ngọt ngào, trữ tình của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu trọng Lư... Bây giờ hồi tưởng lại, em "nhìn" ra được bóng dáng và "nghe" được giọng nói của cô.
Cô ơi, em vẫn như hồi nào, thắc mắc là giơ tay hỏi cô liền. Trước đây em có post được hình, nhưng sao bây giờ em không làm đươc. Đành phải kêu cứu thôi.
Thưa cô, hồi đi học em chưa bị cô la dữ dội lần nào, nhưng em rất sợ cô. Ngay bây giờ cũng vậy, không sợ nhưng vẫn luôn giữ một khoảng cách cần thiết với cô vì em quan niệm, cô vẫn là vị giáo sư đáng kính và em mãi là học trò của cô. Nhưng cô ơi, em hơi buồn và ganh tị vì thấy các bạn và các chị có những tấm hình rất đẹp và rất vui với các cô, còn em hầu như không có tấm nào!
Cô ơi! em lạc đề rồi, phải không?
Một lần nữa em xin cám ơn cô đã giải đáp thắc mắc của em và hỏi thăm sức khoẻ của ông xã em. Bệnh của anh ấy không thể chữa được, nhưng may mắn là không nặng thêm. Xin cô yên tâm, em vẫn "vô tư" nên Đá Mập vẫn mập như xưa!
Kính chúc các "cô giáo Việt" những ngày cuối tuần được nghỉ ngơi đầy đủ và thật vui vẻ.


Hello mợ Đá,

Lâu quá Oai không vào trong CCH... Grin, hôm nay dạo phố tình cờ gặp mợ trong cái quán này , mừng quá xá đi , vội vàng níu áo mợ đây.

Trước hết cho gởi lời thăm hỏi mợ và gia đình của mợ..
...và sau đó ( lợi dụng nghe) xin mời mợ gia nhập vào Gánh Hàng Hoa và ráng kéo các mợ vào giùm, chủ GHH (làm bộ cho mình lên chức) đang 1 mình cô đơn lạnh lẻo, không biết quán GHH có qua nổi cái mùa đông lạnh cống ( ca bài ca con cá ) này không  Cry  Cry  Cry  SOS _SOS _SOS.

Hy vọng mợ thương tình ( lấy lại chức trưởng lớp ngày xưa) ra oai với các mợ nhe  Tongue.

Bây giờ em phải đi và hẹn gặp mợ ở quán GHH để chit chat. Tặng mợ lọ hồng  roses45
Back to top
« Last Edit: 05. Dec 2009 , 12:08 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #141 - 05. Dec 2009 , 15:32
 
Phương Tần ới ời! Chị thấy hình em post rồi, đẹp lắm! Em làm ơn truyền cho chị ít chiêu nhé!
Quân sư chỉ chị vào động Cóc hay hang Cóc gì đó, bí hiểm quá! Chị đi lạc trong đó từ sáng đến giờ mới lò mò leo ra khỏi hang đây, gặp được em mừng quá! PT giúp chị nhen ! Cám ơn cô em giỏi giang nhiều.
Em nói đúng đó, các cô giáo của mình hiền hơn hồi xưa nhiều. Mà PT ơi, có lẽ lúc nào cô cũng hiền nhưng phải làm bộ nghiêm trang, quát mắng, rầy la để tụi mình sợ mà lo hoc. Thôi lần tới nếu có dịp, chị sẽ mon men tới để xin chụp với các cô một tấm hình để thoả lòng mong ước mới đươc.
Emwhy ứa ừa! GHH là tiệm gì vậy? Ở đâu? Dẫn Đá đi, Đá sợ bị lạc như rớt xuống hang cóc sáng nay. Cám ơn Mợ đã hỏi thăm. Đá vẫn OK mợ à!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #142 - 05. Dec 2009 , 19:09
 
NgocDoa wrote on 05. Dec 2009 , 15:32:
Emwhy ứa ừa! GHH là tiệm gì vậy? Ở đâu? Dẫn Đá đi, Đá sợ bị lạc như rớt xuống hang cóc sáng nay. Cám ơn Mợ đã hỏi thăm. Đá vẫn OK mợ à!


nè mợ click Smiley nó sẽ đưa mợ đến chổ hẹn.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #143 - 08. Dec 2009 , 13:13
 
NgocDoa wrote on 05. Dec 2009 , 15:32:
Phương Tần ới ời! Chị thấy hình em post rồi, đẹp lắm! Em làm ơn truyền cho chị ít chiêu nhé!
Quân sư chỉ chị vào động Cóc hay hang Cóc gì đó, bí hiểm quá! Chị đi lạc trong đó từ sáng đến giờ mới lò mò leo ra khỏi hang đây, gặp được em mừng quá! PT giúp chị nhen ! Cám ơn cô em giỏi giang nhiều.
Em nói đúng đó, các cô giáo của mình hiền hơn hồi xưa nhiều. Mà PT ơi, có lẽ lúc nào cô cũng hiền nhưng phải làm bộ nghiêm trang, quát mắng, rầy la để tụi mình sợ mà lo hoc. Thôi lần tới nếu có dịp, chị sẽ mon men tới để xin chụp với các cô một tấm hình để thoả lòng mong ước mới đươc....


Chị Đóa ơi! Hôm nay em mới có thì giờ lò mò vô đây thì thấy chị đã mở cửa tiệm kim hoàn rồi  thumbup  Smiley  votay
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #144 - 08. Dec 2009 , 16:46
 
PTần ui! may mắn quá, chị đã post được hình rồi, còn nhạc thì chưa thử.
Chị rất thích nghe nhạc, nhất là nhạc trên d/đ, và vô cùng cám ơn các anh chị và PT đã đem các bản nhạc rất hay vào đây để cho chị thưởng thức và nghêu ngao hát theo.
Xin tặng PT một bình hoa chị vừa mới cắm sáng nay!

...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #145 - 09. Dec 2009 , 11:56
 
Ngọc Đóa và Phương Tần thương,
PT đã bật mí là "các cô cũng thích chụp hình lắm" rồi, vậy lần sau khi gặp lại, ND nhớ lại chụp hình riêng với cô nhé.
Đúng như các em nhận xét, thời trước đi dạy thì cứ phải làm nghiêm để các em học cho giỏi, đó chính là vì thương các em đó, mà trong lòng các cô thì lúc nào cũng hiền khô thôi.  Nhưng dĩ nhiên bây giờ già rồi thì phải "hiền" hơn nữa kẻo mấy em chạy xa hết thì  nguy to.
Chính bản thân cô cũng được mấy cô giáo trẻ thương lắm, và sau khi cô trở thành cô giáo thì các giáo sư của cô đã cho phép cô gọi bằng "chị,"coi như đồng nghiệp, nhưng cô không bao giờ dám vâng lời các em ạ.  Lý do vì cô vẫn kính trọng họ như thủa mình còn đi học vậy.  Khi đi chấm thi gặp lại cô giáo, dù cô mang bầu đã khá lớn mà vẫn còn khép nép đứng thủ lễ một bên cho đến khi cô giáo cho phép mới dám ngồi cạnh. 
Cô kể lại chuyện này để Ngọc Đóa thấy rằng ngày xưa cô đã gieo nhân tốt thế nào nên nay mới được cựu học sinh thương kính như em nói trong thư đó. 
Ai muốn nói gì mặc họ, cô chỉ nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của tình thầy trò mà đến với Hội và các em thôi.  Và cứ thế, cô đã có một gia đình thứ hai mà chúng ta mệnh danh là "cà nhà"đó. 
Cô mong sớm gặp lại hai em để tha hồ mà...chụp hình, hì hì hì...
Thương,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #146 - 09. Dec 2009 , 13:48
 
Cô Mai ơi!
Cô vừa viết một đoạn văn rất hay và rất đẹp về tình nghĩa thầy trò.
Dạ thưa cô, em xin nhớ và làm theo lời cô dặn.
Kính chúc cô nhiều sức khoẻ và mong sớm ngày gặp lại cô để được chụp hình với cô và cả nhà.  Smiley  Smiley  Smiley
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #147 - 09. Dec 2009 , 16:46
 
Vu Ngoc Mai wrote on 09. Dec 2009 , 11:56:
Ngọc Đóa và Phương Tần thương,
PT đã bật mí là "các cô cũng thích chụp hình lắm" rồi, vậy lần sau khi gặp lại, ND nhớ lại chụp hình riêng với cô nhé.
Đúng như các em nhận xét, thời trước đi dạy thì cứ phải làm nghiêm để các em học cho giỏi, đó chính là vì thương các em đó, mà trong lòng các cô thì lúc nào cũng hiền khô thôi.  Nhưng dĩ nhiên bây giờ già rồi thì phải "hiền" hơn nữa kẻo mấy em chạy xa hết thì  nguy to.
Chính bản thân cô cũng được mấy cô giáo trẻ thương lắm, và sau khi cô trở thành cô giáo thì các giáo sư của cô đã cho phép cô gọi bằng "chị,"coi như đồng nghiệp, nhưng cô không bao giờ dám vâng lời các em ạ.  Lý do vì cô vẫn kính trọng họ như thủa mình còn đi học vậy.  Khi đi chấm thi gặp lại cô giáo, dù cô mang bầu đã khá lớn mà vẫn còn khép nép đứng thủ lễ một bên cho đến khi cô giáo cho phép mới dám ngồi cạnh. 
Cô kể lại chuyện này để Ngọc Đóa thấy rằng ngày xưa cô đã gieo nhân tốt thế nào nên nay mới được cựu học sinh thương kính như em nói trong thư đó. 
Ai muốn nói gì mặc họ, cô chỉ nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của tình thầy trò mà đến với Hội và các em thôi.  Và cứ thế, cô đã có một gia đình thứ hai mà chúng ta mệnh danh là "cà nhà"đó. 
Cô mong sớm gặp lại hai em để tha hồ mà...chụp hình, hì hì hì...
Thương,
Cô Ngọc Mai


Thưa cô Mai!
Em may mắn đã có dịp đi chơi xa với các Cô, có những kỷ niệm rất đẹp rất vui không bao giờ quên được. Em vẫn nhớ nhiều cái không khí yên bình hôm đi Grotto với hai Cô và Bích Định, những lúc không được vui hay trong lòng không an ổn, em lại nhớ đến khung cảnh hôm ấy để cho lòng mình lắng xuống...
Mong là Thầy trò LVD sớm có lại những cơ hội chung vui như vậy  Smiley

...

...


Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #148 - 09. Dec 2009 , 17:15
 
NgocDoa wrote on 08. Dec 2009 , 16:46:
PTần ui! may mắn quá, chị đã post được hình rồi, còn nhạc thì chưa thử.
Chị rất thích nghe nhạc, nhất là nhạc trên d/đ, và vô cùng cám ơn các anh chị và PT đã đem các bản nhạc rất hay vào đây để cho chị thưởng thức và nghêu ngao hát theo.
Xin tặng PT một bình hoa chị vừa mới cắm sáng nay!

...


Cám ơn hoa đẹp của chị nghen  Grin
Post nhạc không phải là khó, nhưng vì mình phải có 1 cái Web nào đó cho mình load nhạc vào mới post lên D Đ được. Em có "nhờ cậy" được 1 cái Web private để load nhạc vào nên mới post lên D Đ được những bài nhạc dạng .mp3 hay .wna mà mọi người có thể save lại vào computer để dành. Em cũng thích sưu tầm nhạc để dành làm của   singer Và cũng thích khoe của  banana042 để mọi người cùng thưởng thức... band4
Còn load vào Nhạc của tui thì phải hỏi sư phụ là chị Emwhy...  Wink Hoặc tiện lợi nhất là gởi bài nhạc cho sư mẫu Đặng Mỹ  fighting0088

Nói về chuyện chụp hình, coi vậy chứ lúc đầu em cũng nhát lắm, về sau vì có dịp đi chung với các Cô nên mới có cơ hội thôi. Em vẫn còn đang tiếc vì không dám hỏi cô Phượng Oanh để chụp 1 tấm làm kỉ niệm  Undecided
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #149 - 11. Dec 2009 , 03:32
 
Vu Ngoc Mai wrote on 09. Dec 2009 , 11:56:
Ngọc Đóa và Phương Tần thương,
PT đã bật mí là "các cô cũng thích chụp hình lắm" rồi, vậy lần sau khi gặp lại, ND nhớ lại chụp hình riêng với cô nhé.
Đúng như các em nhận xét, thời trước đi dạy thì cứ phải làm nghiêm để các em học cho giỏi, đó chính là vì thương các em đó, mà trong lòng các cô thì lúc nào cũng hiền khô thôi.  Nhưng dĩ nhiên bây giờ già rồi thì phải "hiền" hơn nữa kẻo mấy em chạy xa hết thì  nguy to.
Chính bản thân cô cũng được mấy cô giáo trẻ thương lắm, và sau khi cô trở thành cô giáo thì các giáo sư của cô đã cho phép cô gọi bằng "chị,"coi như đồng nghiệp, nhưng cô không bao giờ dám vâng lời các em ạ.  Lý do vì cô vẫn kính trọng họ như thủa mình còn đi học vậy.  Khi đi chấm thi gặp lại cô giáo, dù cô mang bầu đã khá lớn mà vẫn còn khép nép đứng thủ lễ một bên cho đến khi cô giáo cho phép mới dám ngồi cạnh. 
Cô kể lại chuyện này để Ngọc Đóa thấy rằng ngày xưa cô đã gieo nhân tốt thế nào nên nay mới được cựu học sinh thương kính như em nói trong thư đó. 
Ai muốn nói gì mặc họ, cô chỉ nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của tình thầy trò mà đến với Hội và các em thôi.  Và cứ thế, cô đã có một gia đình thứ hai mà chúng ta mệnh danh là "cà nhà"đó. 
Cô mong sớm gặp lại hai em để tha hồ mà...chụp hình, hì hì hì...
Thương,
Cô Ngọc Mai


Kính Thưa Cô Ngọc Mai ,

Em là Phượng Trần , em đọc và thương bài viết này của Cô quá...

Em cám ơn Cô rất nhiều vì Cô viết ra đúng tình cảm Thày Trò mà tụi em đây vẫn còn giữ đúng sự tôn trọng với Thày Cô của mình giống như Cô đối với Cô Giáo của Cô vậy... mà tụi em đôi khi chẳng nói ra được đúng và hết ý của mình

PTr


Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #150 - 12. Dec 2009 , 20:19
 
Hi hi Phương Tần ơi,

Lâu lâu lại mí ra một cái hình, thâý thương quá ! Cái hình cô đang chụp cô Mai trông cũng giống như cái hình cô Mai đang chụp cái nhà chọc trời ở New York vâỵ>  Sao mà uốn éo dẻo thế !!!

Cô cũng thích cả cái hình chụp với em ở ĐH, có cái lạ cô không bao giờ nhớ chụp với ai, vào lúc nào và ở chỗ nào....thế mơí kỳ  chứ .. cho đến lúc nhòm thâý hinh..
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #151 - 12. Dec 2009 , 20:59
 
thule wrote on 12. Dec 2009 , 20:19:
Hi hi Phương Tần ơi,

Lâu lâu lại mí ra một cái hình, thâý thương quá ! Cái hình cô đang chụp cô Mai trông cũng giống như cái hình cô Mai đang chụp cái nhà chọc trời ở New York vâỵ>  Sao mà uốn éo dẻo thế !!!

Cô cũng thích cả cái hình chụp với em ở ĐH, có cái lạ cô không bao giờ nhớ chụp với ai, vào lúc nào và ở chỗ nào....thế mơí kỳ  chứ .. cho đến lúc nhòm thâý hinh..


Kính thưa Cô Thu,

Hình này chụp với Tần cũng đẹp ạ. Tối hôm đó, hình nào trông Cô cũng như nữ sinh thội, nhất là tấm hình Cô đang đi lên sân khấu   thumbup
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #152 - 15. Dec 2009 , 07:30
 
Cần giáo dục về  sự xấu hổ
Nguyễn Hưng Quốc

Từ năm 1945, đặc biệt từ  năm 1954, người Việt Nam, nhất là ở miền Bắc và sau đó, từ năm 1975, trong cả nước, không ngớt được/bị giáo dục về lòng tự  hào.. Tự hào về bốn hay năm ngàn năm văn hiến. Tự hào về tài đánh giặc, hết giặc Tống đến giặc Minh, giặc Thanh, giặc Chiêm, rồi cuối cùng, giặc Pháp và giặc Mỹ. 

   Ngoài ra, người Việt Nam còn tự hào về tài trí của mình, bao gồm cả tài văn chương, với những tên tuổi có thể làm lu mờ truyền thống lừng lẫy của thời Tiền Hán và Thịnh Đường bên Trung Quốc.

   Tự hào. Lúc nào cũng tự hào. Sách viết về đất nước và con người Việt Nam lúc nào cũng ánh lên vẻ sự tự hào. Có những điều tự hào có thực và cũng có không ít những điều chỉ do tưởng tượng. 

Câu nói “ra ngõ gặp anh hùng” hay “nhiều người ngoại quốc mơ ước sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam” được lặp lại lặp lại từ học đường đến các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, theo tôi, đã đến lúc nên có chính sách giáo dục người Việt Nam về lòng xấu hổ. 

Thật ra, nói “theo tôi” là một cách nói hơi cường điệu. Rõ ràng, tôi không phải là người đầu tiên và càng không phải là người duy nhất nói lên điều đó. 

   Trước, từ giữa thập niên 1980, đạo diễn Trần Văn Thủy đã nhấn mạnh vào nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ. Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế nổi tiếng, Trần Văn Thủy đã so sánh việc giáo dục tại Nhật và tại Việt Nam:
“Trong khi ở Nhật, một quốc gia tiến bộ và giàu mạnh nhất châu Á, trẻ em luôn được giáo dục là đất nước của họ rất nghèo tài nguyên và bị thua trận một cách nhục nhã, thì tại Việt Nam, một quốc gia thuộc loại lạc hậu và nghèo đói nhất trên thế giới, trẻ em lại luôn được giáo dục một cách đầy tự hào: tài nguyên thì giàu có, lịch sử thì trực rỡ, con người thì anh hùng, tài trí thì vô song, v.v…

Cũng trong thập niên 1980, sau Chuyện tử tế một tí, trong bài “Nhìn từ xa… Tổ quốc”, nhà thơ Nguyễn Duy cũng nói đến hiện tượng “bội thực tự hào”, hơn nữa, “ngộ độc tự hào” của người Việt Nam. 

Ông chỉ ra những điều nghịch lý:
“xứ sở thông minh / sao thật lắm trẻ con thất học”, “xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm”, “xứ sở cần cù / sao thật lắm Lãn Ông(lười biếng)”, “xứ sở bao dung / sao thật lắm thần dân lìa xứ”, “xứ sở kỷ cương / sao thật lắm vua / vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa / vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ”. 
Nhưng trên tất cả là  nghịch lý trong tuyên truyền, lúc nào cũng “hát đồng ca”: “Ta là ta mà ta vẫn mê ta”, trong khi đó, trên thực tế, ai cũng biết: 
Thần  tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ?Ợ lên thum thủm cả tim gan”.

Tuy nhiên, xin lưu ý: Trần Văn Thuỷ và Nguyễn Duy không phải là những người đầu tiên phê phán bệnh tự hào và đặt vấn đề về nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ. 

Ngay từ đầu thế kỷ 20, các nhà nho cấp tiến đã nhận ra được điều đó. Trong các tác phẩm của mình, cả Phan Chu Trinh lẫn Phan Bội Châu đều nhiều lần nhấn mạnh đến cái ngu và cái hèn của người Việt Nam. Hãy thử đọc lại đoạn văn này của Phan Chu Trinh:
“Nhân dân nước Nam bây giờ, ngu xuẩn như trâu như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở.” (Trích theo Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, nxb Văn Học, Hà Nội, 1974, tr. 85).

Việt Nam hiện nay là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, trên rất nhiều phương diện, so với mặt bằng chung của thế giới cũng như so với chính tiềm năng và tiềm lực mà chúng ta có, có rất nhiều điều khiến chúng ta phải xấu hổ.

Cần xấu hổ về trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay vốn rất thấp không những so với thế giới mà còn so với cả các quốc gia láng giềng của chúng ta ở châu Á. 

Cần xấu hổ về khoảng cách giàu nghèo phi lý và bất nhẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa cán bộ và người lao động bình thường không có quyền thế và thân thế. 

Cần xấu hổ về tinh thần vô kỷ luật, thậm chí, rất kém văn hoá nhan nhản khắp nơi, từ công tư sở đến ngoài đường phố, từ cách làm việc đến cách đi lại. 

Cần xấu hổ về sự hoành hành của nạn tham nhũng ở mọi cấp.. 

Cần xấu hổ về những cách hành xử của nhà cầm quyền: nhu nhược đối với nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc, nhưng lại độc tài và tàn bạo ngay với những người tha thiết nhất đối với chủ quyền và sự toàn vẹn của Việt Nam.

Theo tôi, không chừng xấu hổ nên được xem là một đức hạnh cần thiết nhất hiện nay. 

Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ.

Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #153 - 16. Dec 2009 , 06:40
 
Cám ơn anh Lam Sơn đã post một bài  rất hay, rất đúng về đất nước và con người Việt nam.
Đọc xong, không những thấy xấu hổ mà còn tủi nhục nữa; và uất hận trào dâng khi CS, những con người vô liêm sỉ, còn cai trị đất nước mình.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #154 - 16. Dec 2009 , 16:51
 
Một bài thật hay làm mình phải suy nghĩ vể con ngươì và đất nước VN, làm tôi nhớ đến một nhận xét tương tự khi nói về su học cuả các hoc trò Mỹ, so sánh với học trò cá nước khác nhất là các nước Á Châu:  Học trò Mỹ nói chung thì " doing badly but always feeling good", lúc nào cũng "it's great, it's wonderful", chẳng chê ai cả, chẳng muốn làm hại cái self-image cuả ai, cái gì làm cũng nhất, và vì vâỵ cái mục thước để đo phải trái đúng sai cũng rất lơ mơ.  Rất nhiều khi cái sai lại có lợi hơn vì được nhiêù sự chú ý và tán thưởng.

Cảm ơn Lam Sơn đã chia sẻ bài đọc.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #155 - 19. Dec 2009 , 19:28
 
Trên dưới, ngắn dài ra sao? ___________
Nguyễn Dư
(chuyện vui về những lỗi chính tả. Tuyệt vời )
http://chimviet.free.fr/37/nddg102.htm


Bạn bè của tôi ơi ! Các bạn có còn nhớ mấy kỉ niệm " chữ nghĩa " năm xưa không ? Ôi ! Cái thời lạy cô đi qua, lạy thầy đi lại. Có đứa độc miệng khấn thêm Đi mau mau cho bọn con nhờ. Quên làm sao được cái thời ấy nhỉ ?
Năm chúng tôi... Thôi, không dám chơi trèo, thấy người sang bắt quàng làm họ, người ta chửi cho thì khốn. Mình làm, mình chịu, đừng vơ thêm, lôi thêm người khác vào. Vậy, xin khiêm tốn sửa lại rằng... Năm tôi học lớp ba trường tiểu học Quang Trung (Hà Nội, 1952), có một lần cả lớp viết sai chính tả từ giặt gỵa. Sai đủ kiểu. Nhiều đứa viết là giặt dịa. Có đứa viết giặt gịa. Hai ba đứa viết giặt giạ. Thầy bảo phải viết là giặt gỵa. Cả lớp chả hiểu tại sao lại viết như vậy. Ngày sau sẽ hiểu. Hôm nay thầy dạy như vậy thì cứ biết như vậy.

Mãi sau này mới được thấy từ giặt gyạ (Laver ses habits, giặt quần áo) trong tự điển của Génibrel (1898). Thấy cả vua Gyalong (Gia Long) trong báo L'Illustration (1857). Lật Từ điển tiếng Việt (1988) của Hoàng Phê ra xem thì thấy viết là giặt gịa.
Từ đơn gịa không có trong từ điển của Hoàng Phê. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) định nghĩa gịa là đồ đong lúa, tức là từ giạ của Hoàng Phê.
Hôm ấy có đứa hỏi vặn thầy tại sao không viết là giặt dịa? Thầy bảo không được vì giặt gỵa là từ kép, dê dưới (g) phải đi với dê dưới. May cho thầy. Cả lớp không có đứa nào biết trường hợp dê dưới đi với dê trên (d) của giản dị để đưa ra " ăn thua " với thầy.
Muốn cho gyạ giống gịa thì chỉ việc thay một chữ, đặt cái dấu vào đúng vị trí. Có vậy thôi mà cũng không biết ! Không biết thì cứ giặt giũ cũng được. Dù sao thì giặt gyạ (Génibrel) hay giặt gịa (Hoàng Phê) cũng là một trường hợp... hơi phức tạp. Còn nhiều trường hợp khác giản dị hơn nhiều nhưng cũng đủ để làm cho trẻ con... bực mình !

Năm tôi học lớp nhất trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây (Thị Nghè, 1954) gặp mấy chuyện nửa cười nửa mếu. Người lớn gọi là chuyện... ngôn ngữ bất đồng. Này, này, coi chừng vạ miệng bây giờ! Tiếng Việt thuần nhất. Không có chuyện ngôn ngữ bất đồng giữa người Việt với người Việt. Những kẻ có ý xấu muốn kì thị, chia rẽ thì... Chết ! Chết ! Cái sảy nảy cái ung thì... bỏ mẹ cả đám. Xin sửa lại. Đây chỉ là chuyện... phát âm không giống nhau thôi. Nói như thế được chưa ạ? Được, chúng ta không nên chuyện gì cũng... bé xé ra to !

Xin phép được lau mồ hôi hột. Và xin bắt đầu lại câu chuyện. Năm tôi học lớp nhất trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây (Thị Nghè), mỗi tuần phải viết một bài chánh tả. Viết xong, cả lớp đổi tập cho nhau. Cô giáo đọc lại, giảng nghĩa, chỉ cách viết các chữ khó. Cả lớp dò theo, sửa lỗi cho nhau. Bạn bè đứa nào cũng khoái bắt lỗi thằng ngồi bên cạnh. Đứa nào cũng chăm chú sửa cho bạn, không bỏ sót một cái dấu phết. Sửa bài như vậy vừa nhanh, vừa kĩ, lại vừa đỡ mệt cho cô. Có lần tôi bị một lỗi vì... một cái lá. Phải nói ngay là không phải cái lá nho úp úp mở mở hay cái lá đa lấp ló lem nhem, mà đây chỉ là cái lá chuối... " nỏn ". Cô giáo nhấn mạnh chữ " nỏn " dấu hỏi. Tôi giơ tay xin nói. Cô hất hàm cho phép. " Thưa cô, nõn dấu ngã chớ không phải dấu hỏi ". Cô giáo lắc đầu : " Dấu hỏi chớ không phải... dấu ngả ". " Dạ, nõn dấu ngã ". " Cãi bậy ". Cô đập thước kẻ xuống bàn : " Lên đây coi ". Tôi bất đắc dĩ phải lên chỗ cô đứng. Cô cầm thước chỉ vào trang sách. " Sách viết dấu hỏi nè, thấy chưa ? ". Tôi bắt đầu run. " Dạ thấy ". Trong bụng muốn nói thêm " Thấy cả mẹ em rồi, cô ơi ". Nói có sách, mách có chứng đàng hoàng, đâu phải chuyện giỡn. Cô có lí trăm phần trăm. Cãi nữa thì ăn đòn. Em chịu thua cô.
Mấy năm sau mới được học câu Tận tín thư bất như vô thư (Đọc sách mà quá tin sách chẳng bằng không đọc sách). Thấm thía nhưng hơi muộn. Chỉ tiếc cho cái lá chuối " nỏn ", già héo mất rồi.

Hôm ấy, tôi sốt ruột chờ giờ tan học. Thơ thẩn dạo một vòng sở thú, rồi mới về nhà. Dọc đường, khám phá ra một điều thú vị. Lang thang sở thú sướng hơn ngồi trong lớp học. Đến tối vẫn còn ấm ức. Tức hộc máu vì cái lá chuối " nỏn "... May mà chưa bị hộc máu thật. Thôi mà. Bỗng sực nhớ hình như có lần mẹ khuyên Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Còn đi học thì phải mặc áo gì đây, mẹ ? Mặc sơ mi trắng mau bẩn lắm. Chẳng lẽ ngồi yên chịu trận sao? Ngu vừa vừa thôi chớ ! Thua quỷ thua ma chứ ai lại thua cả cái " vớ vẩn " kia ? Đã vậy thì... Đi với chánh tả của cô thì mày phải mặc áo... bi- da-ma giáo. A ha ! Cái gì mới khó chứ ma giáo thì... dễ ợt cô à. Qua mặt cô cái vèo, khỏi cần bấm còi. Sách không phân biệt hỏi ngã thì mình phải làm cho hỏi ngã... giống nhau. Chu choa, xin lãnh hội những lời vàng ngọc của quới nhơn. Hỏi chỉ khác ngã cái đuôi vểnh cong. Dạ, đúng vậy. Vậy ta chỉ việc phe phẩy thêm một cái đuôi be bé xinh xinh vào dấu hỏi là xong. Hình dạng hỏi hay ngã sẽ giống nhau như... chị em con Ngọc sinh đôi ở cuối xóm. Xin bái lạy quới nhơn. Nhưng chưa xong ! Thông thường thì dấu hỏi phải viết thẳng đứng, dấu ngã viết nằm ngang. Đó là cách viết chân phương. Nôm na gọi là viết rõ ràng. Lối viết của những kẻ không theo tôn chỉ của ma giáo. Muốn theo ta thì từ nay phải viết... mập mờ. Không thẳng, không ngang, mà phải... lửng lơ con cá lóc. Chênh chếch như ánh trăng... một đêm trong rừng vắng ! (Ta lạc đề. Thèm sơn nữ quá). Viết nghiêng chênh chếch thế nào để kết quả chắc ăn một trăm phần trăm? Nhà địa lí gọi là nghiêng theo hướng tây bắc, đông nam. Nhà toán học gọi là nghiêng 45 độ âm. Nhà quê gọi là nghiêng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Đố cô giáo của con hay bất cứ ai phân biệt được hai cái dấu. Lá nõn hay lá nỏn ai muốn đọc thế nào cũng được. Xin đa tạ quới nhơn. Xin khất quới nhơn một li nước đá nhận. Ta thấy con bị nạn thì giúp, ta không nhận thù lao. Chết cha ! Chó chê chè ! Ngài không thèm ăn thật hay ngài chê chẳng bõ dính răng ? Quới nhơn hay là quái nhơn đây ?
Cho đến hết năm học tôi không còn bị hai cái dấu hỏi, dấu ngã ám ảnh.

Nhưng cái số con rệp vẫn còn bị sao quả tạ chiếu. Một hôm cô bắt viết bài tả một đám đánh nhau đến... mẻ đầu " sức " trán. Trúng tủ ! Biết rồi, khổ lắm, viết mãi. Mẻ sứt này thì cũng như Chớ cười những người đui què mẻ sứt của thời mặc quần... soọc. Tôi tự tin viết " sứt " trán. Một lỗi ! Lại gân cổ lên cãi. " Thưa cô, sứt mẻ là chữ t. Sức mạnh mới là chữ c ". Cô giáo liền giở bửu bối Nói có sách, mách có chứng để bịt họng đứa con nít. Một lần nữa tôi bị mắng là vừa bướng vừa không chịu nghe lời cô giáo trong lớp. Mấy thằng trời đánh thánh vật lại được một phen cười hô hố. Khoe đủ mấy cái răng... sứt ! Một lỗi là một lỗi, không tha thứ được. Tình thầy trò bắt đầu sứt mẻ. Sức mấy mà hàn gắn lại được.
Lần này quới nhơn của tôi cũng khoanh tay chịu thua. Cô mày võ nghệ cao quá. Ta không địch lại được. Hoàn toàn bế tắc. Không có mẹo nào để làm cho c cũng như t được.
Cũng may. Những ngày nửa cười nửa mếu rồi cũng qua mau. Đến kì thi tiểu học tôi tự nguyện " hoàn lương ". Ngậm ngùi từ giã ma giáo. Vì tin rằng người chấm bài sẽ không dựa vào mấy trang sách " mắc dịch " để hại đám tuổi trẻ mà tài cãi lí lại chưa cao. Tôi nhẹ nhõm trở về với dấu hỏi thẳng đứng, dấu ngã nằm ngang.

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thừa nhận rằng phát âm của người miền Bắc phân biệt hỏi ngã, chữ cuối là c hay t, có g hay không có g, nhưng lại mắc phải mấy khuyết tật khác. Người miền Bắc uốn lưỡi không khéo như người miền Nam. Không phân biệt s với x, ch với tr, d với r... Thầy nào dùng sách do dáo (giáo) học Ngô Đê Mân chích (trích) lục, cho học trò viết chính tả bài Xự (sự) tích hai chị em, bà Chưng Chắc (Trưng Trắc), bà Chưng Nhị (Trưng Nhị) (Edmond Nordemann, Quảng tập viêm văn (Chrestomathie Annamite, 1898), Hội Nhà Văn, 2006, tr 50-52) thì chắc chắn chẳng có trò nào thoát được con số không to tướng.

Đặc điểm của tiếng Việt là có năm cái dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Muốn doạ người nước ngoài chỉ cần đưa ra mấy câu thần chú : ma, má, mà, mả, mã, mạ. Ba, bá, bà, bả, bã, bạ. Mỗi chữ một nghĩa khác nhau. Cao siêu hơn thì đưa ra hình ảnh :
Dưới hiên hiển hiện người hiền
Sắc, không, ngã, nghiệp, pháp huyền hỏi ai ?
Năm cái dấu sắc sảo, nặng nề, huyền bí... Con trẻ học hỏi vất vả, dễ ngã lòng. Đôi khi người lớn cũng bối rối cười trừ.

Một vài hội đoàn Việt kiều bên Pháp, bên Mĩ kêu gọi bà con đóng tiền cho... thủ quỷ. Cho quỷ giữ quỹ, vì thế mà nhiều người e ngại đóng góp. Bộ sử nổi tiếng của Trần Trọng Kim được in lại bên Mĩ với tựa đề mới Việt Nam sữ lược (Miền Nam). Dường như từ sữ chưa có trong các từ điển tiếng Việt. Trong nước xuất bản Quốc triều chỉnh biên toát yếu (Thuận Hoá, 1998). Kẻ nào to gan muốn chỉnh cả chính sử của nhà Nguyễn?
Chưa hết. Đôi lúc còn phải chọn chữ i ngắn (i) hay i dài (y). Ngày xưa, Huình - Tịnh Paulus Của viết : Nguít (ngó có nửa con mắt, không muốn ngó). Huinh đệ. Huiên đường. Ngày nay mấy từ này được viết là nguýt, huynh, huyên. I được thay bằng y. Ngược lại, ym (mát mẻ, tư nhuận) được viết là im. Y nhường chỗ cho i. Mọi người vui vẻ chấp nhận mấy thay đổi này.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp khó thay đổi. Người này khư khư giữ chữ i. Thưa quí vị, ngân quĩ cúng ma quỉ còn tiền, khỏi phải quịt bọn hàng mã... Người khác lại khăng khăng đòi chữ y. Dài mới đẹp. Bồng bềnh, uyển chuyển, thướt tha. (Lại lạc đề). Thế là khắp nơi nổi lên một loạt nào là ca sỹ, văn sỹ, bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, sỹ quan... Ngày xưa dân ta chỉ biết Nhất sĩ nhì nông. Ngày nay sỹ bỵ bán sỷ. Mặt mày bý xỵ.

Cứ theo trường phái ba phải là chắc ăn nhất. Có nhà báo đưa tin :  Thượng nghị sĩ McCain thăm viếng Việt Nam... Các quan chức của ta đánh giá cao cuộc thăm viếng của thượng nghị sỹ McCain. Trường kĩ thuật " chất lượng cao " kia tự hào đào tạo được nhiều kỹ sư xuất sắc.
Bên cạnh chuyện i ngắn i dài, lại còn chuyện phải đánh dấu cho đúng chỗ. Cần gì đúng ! Miễn sao trông cho cân đối là được. Cứ đánh vào giữa là xong. (Đóa hoa, lõa lồ...).
Dài ngắn, trước sau, loạn xà ngầu. Mặc kệ quy định và quyết định của bộ Giáo Dục. Bất chấp Từ điển chính tả tiếng Việt (Hoàng Phê, Giáo Dục, 1985), Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Khoa Học Xã Hội, 1988).
Trong chuyến du lịch Tam Đảo tôi nghe lỏm được tại một khách sạn.
- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh " nà " gì nào ?
- Lê Đức Linh
- Nê Đức Ninh.
- Anh tên là Linh. Không phải Ninh.
- Ninh... Ninh... Thế tên anh viết bằng " nờ " dài hay " nờ " ngắn ạ ?
- Cái nhà cô này thật là ỡm ờ. " Nờ " của anh dài. Vừa ý chưa ?
Cô gái cười giòn tan :
- " Nờ " dài. Tí nữa thì em cắt cụt.
- Tưởng là chỉ có dê trên (d), dê dưới (g), i dài (y), i ngắn (i), bây giờ lại có cả " nờ " dài (l), nờ ngắn (n). Còn em, tên là gì ? Có trên dưới, ngắn dài gì không ?
- Dạ, em " nà " Xuân.
- Tên hay nhỉ, nhưng phải sờ mạnh (s) hay sờ nhẹ (x)  Xuân mới chịu ?
Cô Xuân đỏ mặt, cười duyên :
- Nhè nhẹ thôi anh.
Nguyễn Dư
(Lyon, 11/2009)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #156 - 09. Jan 2010 , 15:50
 


Giọng nói người Sài Gòn


Hôm nọ, nghe bạn Nguyễn Đình Bổn nói mấy cái truyện mình viết gửi qua Nhà xuất bản Thanh Hoá, mấy cô biên tập (người miền Bắc) đọc mấy chữ như "không cần nói ong-đơ gì nữa hết", đã không hiểu ý nghĩa câu ấy là gì (?). Họ không hiểu âu là cũng…phải rồi! Vì họ có phải NGƯỜI SÀI GÒN đâu! Vì chỉ có NGƯỜI SÀI GÒN người ta mới nói như thế!
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ 'thở đều' trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he đi... xuống dưới ấy! Nhưng nếu gọi là yêu Sài Gòn thì xem ra cũng có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, bởi thực chất nó chưa thể đạt đến mức ấy. Đây chỉ là cái tình của một người mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều chuyện để nhớ, để nói mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh hôm nay!

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

*

Laliberte (st từ VNNTU)


Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau này khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền Tây Nam Bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng 'thành thị' đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ 'nghen, hen, hén' cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ 'nghen, hen' này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu "Thôi, tôi dìa nghen!" - Chủ nhà cũng cười "Ừ, dzậy anh dìa hen!".

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói "Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!", 'thôi' ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên "Hay hén mậy?" bằng giọng điệu thoải mái…


...


Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó "Dzui dzữ hen!". Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ "Dzui dzữ hen!"… Người Sài Gòn có thói quen hay 'đãi' giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như "Hay dzữuuu!", "Giỏi dzữưưu…!" Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp "Thôi à nghen", "Thôi à!" khá nhiều, như một thói quen và cái 'duyên' trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm 'd,v,gi' cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu 'r' vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói. Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều 'hình ảnh' và 'màu sắc' hơn. Những từ như 'lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…' là mượn của người Hoa, những từ như 'xà quầng, mình ên'… là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.


...



Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là 'tiếng địa phương'. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như 'o, mô, ni, chừ, răng…' trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói 'Từ bữa đó đến bữa nay', còn người Sài Gòn thì nói 'Hổm nay', 'dạo này' người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ 'ghê' phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng 'ghê' đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là 'nhiều', là 'lắm'. Nói "Nhỏ đó xinh ghê!" nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ 'hổm nay' với 'hổm rày' hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ 'hổm rày, miết…' là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương, bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ, cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi "Ê, nhóc lại nói nghe!" hay gọi người bán hàng rong "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… 'Ê' là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường 'quên' mất từ 'bán', chỉ nói là "cho chén chè, cho tô phở"… 'cho' ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này "Lấy cái tay ra coi!", "Ngon làm thử coi!", "Cho miếng coi!", "Nói nghe coi!"… 'Làm thử' thì còn 'coi' được, chứ 'nói' thì làm sao mà 'coi' cho được nè?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ 'coi' cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi "mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?" – Mà 'dzậy ta' cũng là một thứ 'tiếng địa phương' của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói "Sao kỳ dzậy ta?", "Sao rồi ta?", "Được hông ta?"… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ 'lóng' (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những từ lóng này đều do…bọn trẻ chúng nó chế ra.

Có một dạo, dân Hà Nội mình hay nói 'hâm' rồi 'ẩm IC'… có nghĩa là 'man man, tửng tửng, khùng khùng' đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo "Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là… khìn á!". Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét "Mi khìn hả ku?"… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ 'khìn' này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói "Đồ ông/bà tám!" là biết rồi đó… 100% là bị 'chửi': nhiều 'chiện' rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ 'tám'. Hỏi "Đang làm gì đó?" – Trả lời "Tám dí nhỏ bạn!"…'Tám' giờ thành… động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với 'cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…', nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành 'slang word'…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như 'từ nhà ra chợ', 'chuyện thường ngày ở huyện' vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ 'cùi bắp' ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, 'bo xì' là không chơi nữa hay một câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được "bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".

Nhưng gì tôi viết ở trên một phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ một số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu tiền...

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao! Vào đây tôi cũng học được một thói quen là share tiền, đi ăn, đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là một nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu.

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...

*


Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ 'dạ' khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ 'vâng'. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ 'vâng'. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói 'Vâng!' là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ 'dạ' vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con? - Dạ, chưa!", "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng 'dạ' đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó 'thương' lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng 'dạ' là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...

Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang 'màu sắc' riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi 'Mày' xưng 'Tao' rất ngọt. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như 'cậu cậu - tớ tớ' hoặc 'bác bác – cháu cháu' của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng 'mày mày tao tao' thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy 'tụi nhỏ' sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng 'con' ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn 'ưa' tiếng 'chú, thím, dì, cô' hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng 'mợ, thím, cậu',... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng 'con' chứ không phải 'cháu cháu' như một số vùng khác. Cái tiếng 'con' cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Dì đó = dỉ
Cậu đó = cẩu
Cô đó = cổ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng 'anh-chị-em' đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, nó không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái 'chất Sài Gòn' chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng 'Dạ!' cùng những tiếng 'hen, nghen' lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…


(Nguồn: Nguyễn Sinh + xcafe)

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #157 - 10. Jan 2010 , 14:53
 
Cảm ơn em Đậu Đỏ đã post bài hạy  Cô thích giong nói âm điệu cuả người Sàigòn trầm trầm và có nhiều âm hưởng.. Nhưng giọng Sài gòn trong các kịch hài với các bà có những cái tên Bà năm...Sađéc gì  đó thì sao nói nhanh nói dài và mạnh quá, cũng như giọng Bắc kỳ trong các kịch cãi nhau cũng.. hết chỗ chê, cứ the thé ra nghe mà mệt đó em, em có đồng ý không?

Cô cô tập phát âm chữ "dzià" mà sao khó.  Theo âm học thì trước khi để lưỡi vào chỗ để phát âm /d/ phải ngậmmiệng và lo phát âm/b/ đã , thi nghe nó mới "có chiêù" sâu cuả chữ "dzìa"... đó hen!
Back to top
 
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #158 - 10. Jan 2010 , 18:55
 
Chi Thu ơi,
Tiếng Việt của mình phong phú quá chi nhỉ ,thế mà ngươi Mỹ hoc nói tiếng Viêt đươc thì that là gioỉ.
  Em mời chi ghé trang THƠ để xem thơ của Lan Đàm nhé.Trang náy đả được các em DM,DĐ,PT design,đẹp lắm chi ạ
em Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #159 - 10. Jan 2010 , 22:03
 
Chào Thuý Lan,

Trang thơ Lan Đàm ở chỗ nào vậy? Chị có một cuốn cuả ẹm  Có xuất bản thêm cuốn thơ nào gần đây không? Thơ Lan Đàm trang trọng kiêu sa như nàng công chúa ngủ trong rừng âý.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #160 - 11. Jan 2010 , 12:01
 
thule wrote on 10. Jan 2010 , 14:53:
Cô cô tập phát âm chữ "dzià" mà sao khó.  Theo âm học thì trước khi để lưỡi vào chỗ để phát âm /d/ phải ngậmmiệng và lo phát âm/b/ đã , thi nghe nó mới "có chiêù" sâu cuả chữ "dzìa"... đó hen!

Cô kính,
Nếu mà em làm theo cách phát âm như cô bảo thì em lại... không nói được chữ "dìa", như thế nà thế lào ạ  Tongue, hay là em nói "đi dìa" thiếu chiều sâu rồi  Undecided

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #161 - 11. Jan 2010 , 12:03
 

Tiếng Việt, Học Trò & Cô Giáo

Như Ly

Tiếng việt của tôi không giỏi gì cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận lời làm cô giáo cho 1 cô học trò nhỏ.
Cô bé sinh ra và lớn lên ở xứ người, chỗ chúng tôi định cư không có người Việt Nam nhiều, bởi thế bạn bè cô bé đều là người bản xứ.

Cha Mẹ sợ cô bé mất gốc cho nên ở nhà bắt phải nói tiếng Việt và ăn đồ Việt thuần túy như nước mắm, mắm tôm, tất cả các món ăn cô bé đều rất thích, rành ăn và nhớ tên từng món, chỉ ngoại trừ thịt chó là không dám ăn

Vì là cô giáo tình nguyện cho nên chỉ khi nào rảnh tôi mới dậy cho cô học trò nhỏ của tôi (tên cô bé là Ty). Chúng tôi ở 1 làng nhỏ thư viện không có sách & báo VN, tôi phải tự soạn tất cả những gì mình nhớ được khi còn nhỏ học vỡ lòng, cứ như thế chúng tôi cũng là một lớp học, tuy chỉ có 2 người nhưng ồn ào không kém một lớp học đông, vì chữ & tiếng Việt phong phú và bao la quá, Ty lại thông minh cho nên hỏi rất nhiều và tôi thì giải thích cặn kẽ nhiều khi khô cả cổ mà Ty vẫn bảo : Hiểu chút chút, thế có khổ không cơ chứ.

Chúng tôi bắt đầu tập đọc, tiếng bản xứ có 26 chữ cái, cách phát âm có vài chữ giống tiêng Việt cũng đỡ 1 phần nào, nhưng ..... khổ nhất là cách bỏ dấu. Cô thì cố gắng & nhẫn nại, còn trò thì nhất định không chịu thua, Ty đã viết và đọc hay ra phết, 2 Thầy trò tôi rất lấy làm đắc chí.

Mỗi khi viết chính tả và đọc bài tôi phải chăm chú, để ý câu nào sai thì sửa ngay và tôi áp dụng những chữ giống vần như thế để Ty dễ nhớ.

Cuối tuần Cha Me. Ty mời tôi đến nhà chơi, sau khi ăn uống xong chúng tôi ngồi uống cà phê, tán dóc chuyện trên trời dưới đất, tình cờ Ba của Ty cầm tờ báo Thông Tin Công Giáo mới nhận được có mục cáo phó, ông gọi Ty lại bảo : Con đọc cho cả nhà cùng nghe nhé, Ty nở mũi, tia mắt sáng long lanh cầm tờ báo đọc to không e dè hay mắc cở gì hết, Ty cất cao giọng : Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cho ông bà & anh chị em : Bà Maria Lê thị Sao Băng đã tử trận ngàỵ.. tháng... năm

Chúng tôi ai cũng thầm khen con bé, phát âm chuẩn và lưu loát (nhất là cô giáo ngồi nở mũi) đang lắng nghe chúng tôi phải bảo Ty dừng lại vì có điều không ổn, cả 3 chúng tôi nhìn nhau nghi ngờ, tôi bảo Ty đưa tờ báo lại cho tôi đọc nguyên văn như sau : Bà Maria Lê thị Sao băng đã từ trần....ngày ...tháng...năm

Chúa ơi! Tiếng Việt mà đọc sai dấu, nhất là lại để cho bọn trẻ sinh bên này đọc thì tai hại vô cùng, chúng tôi oà ra cười chảy cả nước mắt, trước sự ngạc nghiên của Ty, tôi lại phải một phen điêu đứng giải thích và thí dụ cho Ty hiểu. Ty lắc đầu phụng phịu thở dài não nuột than: Trời ơi sao tiếng Việt lại rắc rối thế hở Cô? từ trần & tử trận cũng là 1 nghiã chết thôi mà tại sao lại làm khổ nhau? tôi cắt nghiã tiếng Việt có 5 dấu chỉ cần bỏ dấu sai hay đọc lộn 1 tí cũng thành nghiã khác.

Cô giáo gà mờ tôi đây thấy cam go và gai góc lắm chứ chẳng phải chơi, nhưng chúng tôi bắt tay nhau hứa sẽ cố gắng hơn nữa không được nản chí , để Ty không quên tiếng Việt và sẽ giỏi như tiếng bản xứ, vì cả hai đều quan trọng như nhau cho tương lai của Ty nói riêng và cho cả giới trẻ Việt Nam đang có mặt trên khắp thế giới nói chung.

Như Ly
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Trang Thơ Lan Đàm
Reply #162 - 11. Jan 2010 , 13:36
 
Chi Thu ơi,
Chi vào "Thơ" sẽ thấy Thơ Lan Đàm.
Đâu Đỏ ơi , chỉ cho cô Thu đi em.
Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #163 - 11. Jan 2010 , 14:53
 
Chị Thúy Lan mến, chị vẽ đường đi đúng rồi mà, đâu có cần em chỉ đâu  Smiley.

Cô Thu cứ theo lời chị TL bấm vào mục Thơ >> Thơ Lan Đàm là....tới bến ( ô hay em đang... lậm ngôn ngữ nào đây hong biết nữa  Kiss )

Hoặc cô click vào
ĐÂY
 
ạ.



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #164 - 12. Jan 2010 , 05:17
 
Dau Do wrote on 11. Jan 2010 , 12:01:
Cô kính,
Nếu mà em làm theo cách phát âm như cô bảo thì em lại... không nói được chữ "dìa", như thế nà thế lào ạ  Tongue, hay là em nói "đi dìa" thiếu chiều sâu rồi  Undecided




Em Đ Đỏ ơi,

Em lâý cái gương soi rôì nói chữ "dzìa" thì sẽ thâý môi em phải đi về phiá vị trí cuả âm /b/ trước, làm như định ngậm miệng lai rất nhanh, rôì lưỡi mới để vào vị trí của /d/ (đàng sau răng cửa hàm trên??).  Cô được giải thích như thế khi học về "Âm vị tiếng Sè goòng"đâý.  Nhưng cô vẫn nói không đươc, nó cứ thành "zià" nhẹ tênh.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #165 - 12. Jan 2010 , 05:20
 
Dau Do wrote on 11. Jan 2010 , 14:53:
Chị Thúy Lan mến, chị vẽ đường đi đúng rồi mà, đâu có cần em chỉ đâu  Smiley.

Cô Thu cứ theo lời chị TL bấm vào mục Thơ >> Thơ Lan Đàm là....tới bến ( ô hay em đang... lậm ngôn ngữ nào đây hong biết nữa  Kiss )

Hoặc cô click vào
ĐÂY
 
ạ.





Cảm ơn em đã đưa đường dẫn lối lâng lâng vào thiên thai!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #166 - 12. Jan 2010 , 18:35
 


Tiếng Việt thời @




Dưới đây là bài “Tiếng Việt thời @” của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.

Lời chú thík: độc giả phải bình tâm, bình tỉnh và thở ra hít vào đều đặn, gom hết kiên nhẫn và trí sáng suốt mới theo dõi và hiểu hít đoạn văn sau , nếu không có thể sẽ bị những hiện tượng sau xảy ra: Nặng thì sẽ cảm thấy như đầu chóng váng, lên máu, còn nhẹ thì cứ ngồi cừ woài...cừ ra...nước mắt  Smiley


“Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.

Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!                                                                                 
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt!  hihi! Sao?  Bạn hôg tin hà?  Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả?  Bùn kừi wá nhỉ!  Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ!  gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!


bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ!
cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu
(hihi!!!)
vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!!
Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!!
ĐẹP dzà mAn LuN!



XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!


Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”



(Bài “Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle)


Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2010 , 05:06 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #167 - 16. Jan 2010 , 14:40
 
Ôí trời ôi, mới nhìn cô lại tưởng là phải highlight cái bài này để chuyển sang Viêt Uni mà Đ Đ cho cô từ hôì nào, nhìn kỹ lại mới thâý kỳ , phần trên không thâý sao, phần dưới cố tình dị dạng.  Sợ quá !
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #168 - 10. Feb 2010 , 21:27
 
Thưa Cô ạ, tulip_tim

Em ghé vào thăm Cô và chúc Cô một tuần lễ vui.

Thương kính,
BíchĐịnh

Cô còn nhớ cây này không ạ?

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #169 - 13. Feb 2010 , 11:31
 
B Định ơi,

Miền đông tuyết phủ ngợp trời, có nghĩ đến em, đến PH, đến các bà con bên âý, ghê quá hả.  Nhưng cả nhà cứ ngôì với nhau, khỏi đi làm vài bữa thì cũng vui hả em?

Cây này có phải ở đàng sau nhà em không?  hay là đằng trược  Cô nhớ con đường ở đàng trước, nhưng không nhớ một căn nhà cô đơn thế này.

Thăm em và chúc các em vui một mùa Xuân trắng.
Back to top
« Last Edit: 13. Feb 2010 , 11:52 by thule »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #170 - 13. Feb 2010 , 22:30
 
BichDinh wrote on 10. Feb 2010 , 21:27:
Thưa Cô ạ, tulip_tim

Em ghé vào thăm Cô và chúc Cô một tuần lễ vui.

Thương kính,
BíchĐịnh

Cô còn nhớ cây này không ạ?

...


Hi Bích Định , cái cây này nhìn lạnh dễ sợ , bứng cây này gửi cho TB đi , TB chưa bao giờ thấy tuyết thật, toàn là thấy qua hình hay qua lời kể. quê dzễ sợ hén. Dzui với TB và anh Bụt chút xíu nhen , anh B có việc làm lại dzồi  Smiley  Smiley. Cừ miếng bự đi , chúc B Đ và Trụ Cột năm mới mọi sự như ý mới.
Back to top
« Last Edit: 13. Feb 2010 , 22:32 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #171 - 28. Feb 2010 , 19:31
 
Dau Do wrote on 12. Jan 2010 , 18:35:


Tiếng Việt thời @




Dưới đây là bài “Tiếng Việt thời @” của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.

Lời chú thík: độc giả phải bình tâm, bình tỉnh và thở ra hít vào đều đặn, gom hết kiên nhẫn và trí sáng suốt mới theo dõi và hiểu hít đoạn văn sau , nếu không có thể sẽ bị những hiện tượng sau xảy ra: Nặng thì sẽ cảm thấy như đầu chóng váng, lên máu, còn nhẹ thì cứ ngồi cừ woài...cừ ra...nước mắt  Smiley


“Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.

Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!                                                                                 
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt!  hihi! Sao?  Bạn hôg tin hà?  Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả?  Bùn kừi wá nhỉ!  Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ!  gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!


bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ!
cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu
(hihi!!!)
vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!!
Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!!
ĐẹP dzà mAn LuN!



XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!


Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”



(Bài “Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle)



Chu cha ui,
Doc xog bài nì tui mún din lun đó các bạn vàg lún nhỏ a.
Ngục Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #172 - 28. Feb 2010 , 19:49
 
Vu Ngoc Mai wrote on 28. Feb 2010 , 19:31:
Chu cha ui,
Doc xog bài nì tui mún din lun đó các bạn vàg lún nhỏ a.
Ngục Mai

Cô Ngọc Mai làm em cừ mún bể bụg lun á ! Em phục cô có can đảm đọc hít nguyên bài, còn cô Thu thì... chiu thua rùi   Smiley  Smiley

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #173 - 01. Mar 2010 , 19:07
 
Dau Do wrote on 28. Feb 2010 , 19:49:
Cô Ngọc Mai làm em cừ mún bể bụg lun á ! Em phục cô có can đảm đọc hít nguyên bài, còn cô Thu thì... chiu thua rùi   Smiley  Smiley


Đậu Đỏ ui,
Vì iu văn há wa' trùi nin cô mí cố gắg nút hít bài đọc wa' lạ đùi trog cục đùi vít láh của co.   
Đừg đọc wa la, vì phỉ nghìn ngỗm kỹ mí thếy hít cái hy củ sự đủi múi.
Thun mín,
Cô (không dám đổi chữ ô vì sợ kì khi lém) Ngục Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #174 - 01. Mar 2010 , 20:36
 
Vu Ngoc Mai wrote on 01. Mar 2010 , 19:07:
Đậu Đỏ ui,
Vì iu văn há wa' trùi nin cô mí cố gắg nút hít bài đọc wa' lạ đùi trog cục đùi vít láh của co.   
Đừg đọc wa la, vì phỉ nghìn ngỗm kỹ mí thếy hít cái hy củ sự đủi múi.
Thun mín,
Cô (không dám đổi chữ ô vì sợ kì khi lém) Ngục Mai


Cô Mai thương ,

Thiệt cái tình là cô vui vẻ và trẻ trung chịu khó quá , em đọc có mấy dòng này thôi là muốn nhức cái đầu....nhưng đọc xong....hiểu rồi thì thấy cũng vui thiệt. Cô đọc hết topic trên quả là cô siêu siêng....Bái phục bái phục cô sát đất  Smiley Smiley

Thương cô nhiều ,

Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #175 - 01. Mar 2010 , 21:32
 
ChíchChoè wrote on 01. Mar 2010 , 20:36:
Cô Mai thương ,

Thiệt cái tình là cô vui vẻ và trẻ trung chịu khó quá , em đọc có mấy dòng này thôi là muốn nhức cái đầu....nhưng đọc xong....hiểu rồi thì thấy cũng vui thiệt. Cô đọc hết topic trên quả là cô siêu siêng....Bái phục bái phục cô sát đất  Smiley Smiley

Thương cô nhiều ,

Choè


Chè thug cù cô ui,
Hai hôm nay cô đùa vui với các em nhờ cái ai anh chàng óai oăm đòi đổi các mẫu tự của mình kia.  Thôi cô không giỡn nữa kẻo mai mốt không viết được đúng nữa thì chết.
Choè vẫn chăm viết đều nhỉ, cứ tiếp tục em nhé.
Thương,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #176 - 01. Mar 2010 , 21:46
 
Vu Ngoc Mai wrote on 01. Mar 2010 , 19:07:
Đậu Đỏ ui,
Vì iu văn há wa' trùi nin cô mí cố gắg nút hít bài đọc wa' lạ đùi trog cục đùi vít láh của co.   
Đừg đọc wa la, vì phỉ nghìn ngỗm kỹ mí thếy hít cái hy củ sự đủi múi.
Thun mín,
Cô (không dám đổi chữ ô vì sợ kì khi lém) Ngục Mai


Kín thua Cô Ngục Mai,

Cô tíu lâm wá, wa nay em cừi mún chít Cô ui. Cô ság lág wá,  nhớ và vít được chứ em khg nhớ hít được  Grin



Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #177 - 03. Mar 2010 , 21:35
 
Cha ui, wí jị làm tui iu tíg Vịt nứk tui wá !
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #178 - 05. Mar 2010 , 00:07
 
thule wrote on 03. Mar 2010 , 21:35:
Cha ui, wí jị làm tui iu tíg Vịt nứk tui wá !

Cô Thu ui,
Tui cũg iu tiếg Vịt wa' xá, nhug tui thih chui đù củ hun, nin chúg mìh phỉ cú gắg đừg chỉh mảg giữ gìn ven hó Vịt, khôg thui con chú mìh theo mý chàg Ba tù hít thì khủ cho tưng lai nức mìh wa' bạn vàg ui!
Chú ngủ ngon,
Ngục Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #179 - 10. Mar 2010 , 05:11
 

Cũng một chữ DƯƠNG


Chuyện Dê

...

Dê gọi là Dương

Dê to lớn có quốc tịch Pháp gọi là Đại tây dương
Dê không thích đánh nhau gọi là Thái bình dương
Dê số nghèo không may mắn gọi là Dương cực
Lịch khoả thân gọi là Dương lịch
Hai con dê cao hứng gọi là Dương Dương tự đắc
Oai phong của dê gọi là Dương oai
Dê đi nước ngoài gọi là Xuất Dương
Cuộc đời của dê gọi là Dương thế
Dê không mặc áo gọi là Dương trần
Bạn của dê đực gọi là Dê cái
Dê cao niên gọi là Dê già
Dê già thích gái trẻ gọi là Già Dê
Đàn dê gọi là Dương cầm
Tiếng của dê gọi là Âm dương
Dê không ngay thẳng gọi là Dương gian
Dê hay nghĩ ngơi gọi là Dương suy
Dê không đàng hoàng gọi là Dê bậy
Dê nói năng tùm lum gọi là Dương sảng
Dê manh khoẻ gọi là Cường dương
Dê ngồi xe lăn gọi là Liệt dương
Dê biển gọi là Hải dương
Dê núi gọi là Sơn dương
Dê ở đồng bằng gọi là Bình dương
Dê rừng gọi là Dương lâm
Dê kéo xe gọi là Dương vân hạm
Dê chạy dzòng quanh mấy nàng dê cái gọi là Tuần dương hạm
Ăn thịt dê gọi là Hưởng dương
Dê đực là Nam dương
Dê mắc bịnh giang mai gọi là Dương liểu
Dê ..vất vả là Dương cực
Cơm của dê gọi là Dương châu
Đồ ...chơi của dê gọi là Dương vật ... (cấm cười bậy)
Dê có cha làm lớn gọi là Dương gia tướng
Dê có mắt nhỏ híu gọi là Dương hí
Dê có mắt to như mắt bò gọi là Dương mắt ếch
Dê hay đi chơi xa gọi là Du Dương
Dê chỉ có một móng ở chân gọi là Nhất Dương chỉ
Dê thái giám gọi là Thái Dương
Phở mà nấu thịt dê gọi là phở tái dê (xin đừng nói lái...)
Back to top
« Last Edit: 10. Mar 2010 , 05:17 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #180 - 10. Mar 2010 , 14:29
 
Dê không nói lái thì ăn cà...d...dê (ý chết ,  không dược nói bậy, phải làm gương..)!
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #181 - 18. Mar 2010 , 18:48
 
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       



VIỆT NAM - Sự quan trọng của việc học ngoại ngữ thì đã rõ, nếu không biết ngoại ngữ thì không thể mở cửa giao tiếp ra thế giới bên ngoài. Vì thế ở Saigon, các lớp ngoại ngữ mở ra rất nhiều. Tiếng Nhật, tiếng Hoa là các ngoại ngữ thời thượng, tiếng Pháp do sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Chirac cách đây sáu năm đưa tới nhiều học bổng đi Pháp nên cũng nhiều người theo đuổi,
Hình chụp cái bảng thực đơn bên dưới hầu hết các bạn đã thấy nhiều lần rồi, bây giờ chỉ nhắc nhở nếu bạn nào về Sàigòn và đến tiệm này ăn món MỰC (được dịch là INK) thì nhớ đem theo corrector hay clorox để tầy chữa môi, lưỡi...

...
 
    Thực đơn ngày nay ở Sài Gòn.
       (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

tiếng Ðức ít người theo vì quá khó, phải chia động từ như Pháp văn chứ không dễ như Anh văn. Tiếng Nga hết thời nên chương trình tiếng Nga ở đại học đều phải kèm Anh văn thì mới thu hút được học viên. Ðể theo đuổi khoa Ðông Nam Á, sinh viên phải học bốn ngoại ngữ Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Khmer.

...
    Quảng cáo tiếng Anh mới có người mua?
          (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Tuy nhiên, phổ biến nhất, hầu như tất cả mọi người đều phải theo học là Anh văn. Hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ buổi tối và ban ngày, lớp công và lớp tư mở ra khắp nơi. Tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu của đời sống. Ði xin việc làm bao giờ cũng đụng điều kiện đầu tiên, chưa phải văn bằng chuyên môn, mà là “ngoại hình, Anh văn giao tiếp...” Biết rành rẽ tiếng Anh được cộng điểm khá cao, cho nên bằng Anh văn căn bản chia theo cấp độ A, B, C từ thấp lên cao tương đương với bộ sách Streamline trở thành văn bằng thông dụng. Muốn tốt nghiệp đại học, cần phải có bằng B kèm theo, xin làm bảo vệ nên có bằng A... Vì thế trong một thời gian dài, việc mua bán những chứng chỉ ngoại ngữ sơ cấp này trở nên phổ biến. Người ta cứ kèm các chúng vào các hồ sơ xin việc, lớp tại chức... như một thủ tục mà không quan tâm đến khả năng thực sự ra sao.
Ðúng là các lớp Anh văn thường nghiêng về lý thuyết hơn thực hành, học mãi mà khả năng nghe, nói, đọc, viết vẫn mù mờ nên số người thông thạo vẫn không nhiều và ai tiếng Anh lưu loát luôn được vị nể.
Ngoài ra, phải kể một số người dân có tinh thần vọng ngoại. Hễ ai nói tiếng Anh thường được nghĩ là người ngoại quốc hay Việt kiều nên được đối xử niềm nở hơn. Ði vào khách sạn sổ tiếng Anh là được nụ cười tươi đáp ứng ngay yêu cầu, nói tiếng Việt thì gặp thái độ lơ là. Vào nhà hàng nhằm bữa đông khách cũng vậy. Khách Tây đến sau nhưng được phục vụ trước khách ta, đến quán cà phê, Tây giơ máy ảnh chụp không sao nhưng VN mang máy ra liền bị bảo vệ ngăn cản...
 
 ...   
Phở 2000 từng đón tổng thống Hoa Kỳ. Vậy nếu không phải
“Phở For the President” thì... “for” ai? (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Bà Loan ra phi trường đón bạn, tình cờ gặp một tên Tây ba lô đứng lóng ngóng chưa biết đi đâu về đâu. Nhờ người bạn thông dịch bà mời tên Tây về nhà ở. Sẵn nhà rộng, cho thằng con trai thực tập tiếng Anh luôn. Bà tém cả nhà lên lầu để dành nguyên tầng trệt cho Tây ở. Một ngày dọn cả ba bữa ăn, bà chỉ nhận của chàng Tây mười đô. Do tính hiếu kỳ của người mình nên ngắm Tây là một thú vui rất lạ, rất thích. Tới bữa ăn, cả nhà ngồi tò hỏ nhìn Tây lóng ngóng cầm đũa, nhìn Tây đi qua, đi lại, đứng lên ngồi xuống rất thích mắt. Ông hàng xóm kế bên cũng thập thò bên cửa sổ nhìn Tây mê mải rồi ngoắc bà lại nói nhỏ, “Nhà tôi rộng hơn nhà bà, hay bà kêu thằng Tây qua nhà tôi ở không lấy tiền.”
Trẻ con hàng xóm bu tới Hế lô luôn miệng. Chương trình Anh văn trong trường học rất nặng, văn phạm đủ các thì, ngữ vựng đủ các từ trên đời nhưng khi gặp người ngoại quốc, lũ trẻ không biết nói gì ngoài hế lô và gút bai. Không biết nói gì nhưng lại rất thích tiếp xúc với người ngoại quốc. Thế là cứ hế lô và giương mắt nhìn.
Học không khá nhưng lũ học sinh lại rất sính nói tiếng Anh, nhất là học sinh cấp II. Chúng không xưng hô với nhau mày tao mà thường I và you hoặc you và me. Một câu chuyện giữa anh nhỏ lớp 7 nói với chị nhỏ cùng lớp như sau:
- Me muốn nói chuyện này với you.
Chị trả lời:
- Too sleep (Buồn ngủ quá). You nói lẹ đi, me còn phải làm bài.
- Chiều nay no parents ở nhà, mình go siêu thị chơi.
- OK, Like is afternoon (thích thì chiều) - chị than thở - bài toán này love toilet (yêu cầu) khó quá, you know không?
Anh lắc đầu:
- No table (miễn bàn), know die now (biết chết liền)...
Ngoại ngữ kiểu đó rất phổ biến trong trường cấp II.
Ðó chỉ những học sinh học chương trình Việt chứ học sinh học trường quốc tế thì quen dùng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày tới mức nói tiếng Anh thông thạo hơn tiếng Việt và khi cần nói tiếng Việt thì giọng lơ lớ và không có đủ từ ngữ Việt để diễn đạt ý tưởng. Phụ huynh của những học sinh này biện hộ: Tiếng Anh khó học nên cứ để chúng nói cho quen chứ còn tiếng Việt thì muốn học lúc nào mà chẳng được. Nhưng thực ra dù sống ngay trên đất nước VN, cùng với việc khiếm khuyết ngôn ngữ thì tính cách Việt cũng mờ nhạt trong tâm hồn những đứa trẻ đó.
Dù sao Saigon là thành phố lớn nên đông đảo người ngoại quốc dần dần thành quen mắt chứ không như trước kia, thấy người lạ, dân thành phố cứ trố mắt lên nhìn.
Phong trào tiếng Anh lan rộng. Ngày xưa, khi Mỹ vào VN đông, ca sĩ đi hát phòng trà lấy tên Tây như Elvis Phương, Jo Marcel, Carol Kim... sau đó chính quyền bắt phải đổi sang tên Việt như Ngọc Phương, Ngọc Minh, Vân Kim...
Cách đây mấy năm, ca sĩ thành phố lấy nghệ danh từa tựa tên Tàu với những họ Chấn, Ðàm, Thiên... Nhật Tinh Anh, Châu Gia Kiệt, Lâm Chấn Huy, Ưng Hoàng Phúc...
Mốt đó xưa rồi, bây giờ rộ lên ca sĩ trẻ lấy tên Tây: Maya, Midu... hay nửa tây nửa Việt: Nào là Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh, Jenny Hải Yến, Kiwi Ngô Mai Trang, Bambi Trịnh... Chỉ trừ ca sĩ Nenita L. Feria là trường hợp đặc biệt, hai anh em Akira Phan và Jolly Nguyễn... mới nghe tưởng chừng ca sĩ có nguồn gốc con lai hoặc Việt kiều từ Nhật Bản, Anh Quốc hay xứ nào đó về VN ca hát... Mickey Từ Minh Hy vừa Tây vừa Tàu, hay là bà con với Từ Hi thái hậu! Người mẫu Trương Tri Trúc Diễm bước sang ca hát đổi ngay tên thành Baby J. Từ từ tên ngoại quốc bành trướng và tên Việt mất tiêu: Brother A, Tim, Titikid, Baby J, M4U, Mr Dee, Vboys... (!?). Dù sao những nghệ danh này được đặt ra chủ yếu lạ và mục đích hướng tới các khán thính giả trẻ tuổi. Vì thế có người thắc mắc vài năm nữa qua giai đoạn nhí nhảnh thì chẳng lẽ các ca sĩ cứ giữ mãi những cái tên “nghé ọ” ấy hay là phải đổi tên lần nữa cho phù hợp với tuổi tác và cả các bài hát già dặn hơn.
Lại còn nhạc sĩ Hamlet Trương hay tên album nhạc: Hãy cùng dance, Miss you, Bằng Cường với album Wow, Em Ðã Về... Tên bài hát tuyền Anh: I do, My apology, Girl's night... có lẽ chỉ phổ biến ở thành phố chăng, chứ về miền quê ai mà hiểu.
Ca sĩ VN không hát nguyên bài hát bằng lời ngoại quốc dịch từ nhạc Việt hay lời Việt dịch từ nhạc quốc mà bây giờ lời hát pha trộn nửa Việt nửa Tây đã trở thành phong trào lan rộng. Hầu hết những bài này dành cho tuổi mới lớn:
Oh first kiss! You make me happy! Chẳng nói lên được tiếng chi. Giờ chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss! You make me crazy! Chẳng muốn ta rời bước đi. Chỉ muốn tan vào với nhau. Oh! oh! oh!
hay:
My Darling I love you so much. Nguyện thề đôi ta mãi hạnh phúc bên nhau. Những đứa bé xinh đẹp là giấc mơ của chúng mình. Tình yêu ta sẽ thăng hoa tận mai sau.
và Thiên thần trong truyện tranh:
Vì em đã có anh. I want you by my side. I want you by my side. I want you by myside. Em giờ đã iu anh...
Ca sĩ Noo Phước Thịnh là người mẫu đã trở thành ca sĩ nổi tiếng qua bài Mất em because I'm stupid với lời ca Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em, thì hôm nay I want crying for you. Sau đó đến bài Gần Bên Anh, cover từ Stand By Me của ca sĩ Hàn quốc SHINee: Together make it love, Forever make it your smile. Nụ cười ấy trong lòng anh mãi không phai. Together make it love, Forever make it your smile. Một ngày ước mơ được có em được bên em”. Ðông Nhi hát Bối Rối với câu Baby, please don't leave me alone lập lại nhiều lần. Nhiều khi rapper chen vô vài câu tiếng Anh “xì xì” chả hiểu gì cả, mà hiểu thì thấy nó cũng chẳng ăn nhập gì vào bài hát.
Sau một thời gian trộn lẫn Tây Ta như vậy thì các ca sĩ đang dần dần bước hẳn sang việc hát tiếng Anh, mặc dù rõ ràng rất hiếm người hiểu được họ hát gì, người hiểu được thì đương nhiên thích nghe chính ca sĩ ngoại quốc hát hơn là ca sĩ VN. Thính giả trong nước còn vậy nói gì đến việc phát triển ca khúc sang các nước lân cận. Mỹ Tâm hát Hurt so much, Phương Vy ca Leave me alone, Thu Minh với Last kiss goodbye... Trong một album, bài hát tiếng Anh và tiếng Việt xen lẫn nhau, rồi số lượng bài hát tiếng Anh dần dần tăng lên cho đến Ðoan Trang, Ðức Tuấn thì album chỉ toàn tiếng Anh. Bìa album cũng trình bày sao cho thật Tây thì mới có vẻ... sang! Ðiều đó do ca sĩ và khán thính giả chịu ảnh hưởng âm nhạc nước ngoài.
Giống như tiếng Hán và tiếng Pháp xưa kia, rất nhiều từ ngữ tiếng Anh hiện đã du nhập vào làm phong phú thêm tiếng Việt, lan rộng mạnh mẽ nhất qua ngả Internet. Nhiều chữ bị Việt hóa, không cần dịch đến chữ Việt tương đương như: tuổi teen, diễn viên hot nhất của showbiz, tổ chức event, làm liveshow, điện thoại có nhiều line, xa lộ có 10 lane, du học Australia, rating bạn xem đài, fan hâm mộ, bà ngoại died rồi, ăn uống diet, stylist, make-up, casting, game, container, computer, search trên net, marketing, headphone, card name, design, top ten, enjoy, single mom, level, pro, nickname, apply, banner, poster...
Nhiều người giải thích thời buổi hội nhập nên hàng hóa, thương hiệu, sự kiện văn hóa cũng phải lấy tên Tây hoặc na ná Tây mới dễ tiêu thụ, dễ nhớ, dễ giao dịch, dễ bảo trợ... như giải HTV Awards, ổn áp Sutudo (viết tắt của Sư tử đỏ), nhà hàng Blue Ginger, Crown, Mandarin, Nineteen, Red Strawberry.. .
Tiếng Anh lan rộng. Ủy ban nhân dân phường cũng chêm tiếng Anh: People's committee of Cô Giang ward. Nhiều biểu ngữ, quảng cáo, tên cửa hiệu chỉ dùng thuần tiếng Anh. Khách sạn tên Tây quá nhiều: Từ khách sạn sang trọng như Park Hyatt, Sheraton, Windsor... đến bình dân hơn có Pastel innn, Norfolk, Lotus... tòa nhà Manor, khu du lịch Furama (Ðà Nẵng), căn hộ Prince, Princess (Thảo Ðiền, Q. 2), căn hộ International Plaza (Phạm Ngũ Lão, Q.1), Indochina Park Tower (Nguyễn Ðình Chiểu, Q.1), Sunrise City (Q. 7), khu đô thị Ecolakes ở Mỹ Phước (Bình Dương)... Tỉnh Ðồng Nai xóa sổ xã Long Hưng, khu D và E để xây khu đô thị Aqua City, còn khu B và C trở thành thành phố Waterfront.
Mà đó là những khu dân cư dành cho người Việt chứ không phải người ngoại quốc. Cho nên không những chỉ người già mà lắm người cũng trẹo miệng chẳng biết phát âm ra sao.

Saigon Echo sưu tầm

Do bạn Hùng Nguyễn chuyển


Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2010 , 21:55 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Reply #182 - 29. Mar 2010 , 22:49
 
Người Việt trên đất Mỹ


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng. (tmt)

Nguyễn Mộng Tú
Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 10:17 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
TIẾNG VIỆT ĐỌC CHẾT LIẾN
Reply #183 - 30. Mar 2010 , 08:51
 
NTTNEW: Lên mạng đọc linh tinh, bỗng đọc được bài văn của một học trò không rõ lớp mấy, lại thấy có người phê: “Tiếng Việt đọc chết liền”. Tôi đọc xong thấy mình vẫn sống, nhưng khuya rồi mà không ngủ được. Vậy đưa lên đây để bạn kiểm nghiệm xem nhé.

Chú cán bộ công an A giải phóng thím phó giáo sư tiến sĩ Z trong một sự cố giao thông ở vùng sâu vùng xa, hùng hiểm ngoài Bắc, chú phát hiện thím đẹp cực kỳ. Sau cuộc gặp ấn tượng đó, thím là đối tượng của chú. Chú thím thành sơ hữu, âm thầm chú tích cực truy kích tư liệu, làm rõ lý lịch trích ngang của thím, của cả các thành viên trong gia tộc thím. Té ra, thím là chị ruột của một nghệ nhân nghiệp dư trong làng Quan Họ và một siêu sao trong làng VPop. Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rảnh công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà  nội. Qua trao đổi, lần hồi chú trọng thị thím, thống nhất thím, và nhất trí đăng ký, tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà nào thực đơn cao cấp, lễ tân chiêu đãi chất lượng cao vì khách chủ yếu gồm đủ mặt quan chức các bí ban, các nghệ sĩ ưu tú, các nghệ sĩ nhân dân quanh thủ đô ngàn năm văn vật cách mạng anh hùng cho tương thích với vị trí của chú.[/i]
Cưới được vợ đẹp xong, chú phấn khởi quản lý đời thím và hồ hởi đăng ký làm chiêu sinh ngành hải quan.
Nhờ ơn đảng và nhà nước chú lại trúng thưởng xổ số quốc gia được 500 triệu. Chú khẳng định cải tạo mặt bằng căn hộ của chú, nâng cấp thành tổ ấm đúng tiêu chuẩn EU. Mua một cái đài, một đầu máy; đặc biệt một dàn vi tính HP với bộ vi xử lý P4 đương đại, truy cập nhanh, điều phối LCD, ổ cứng trên 60 tỉ bai, đầy đủ phần mềm như cơ sở dữ kiện, bộ gõ TCVN, truyền dữ liệu, ác liệu, phần mềm gián điệp, mạng mạch, nạp luôn chỉ trình 3Ð… cộng thêm máy quét, máy in lê-dờ, máy ảnh kỹ thuật số. Chú còn mua một chiếc xe con để thiếm đi làm ở cơ quan chủ quản. Riêng chú vì quá bận với nhiều quy trình tắc tị, nên chú chỉ khẩn trương về nhà thao tác máy vi tính độ nửa giờ buổi đêm nên có khả năng không đạt yêu cầu để trúng tuyển cấp thủ trưởng ở cơ quan hải quan nhập khẩu tại cửa khẩu Việt-Kampuchia, chú quá bức xúc nên tâm tánh chú chao đảo rồi bị cao huyết áp.

Một hôm chú đưa thím về thăm quê cũ, chú tham quan đa phần chợ trời miệt cửa khẩu Hoa-Việt, chú truy tầm và mua được một đùi cầy tơ về nhắm với rượu đặc sản, say sưa rồi chú tinh tướng gây thím. Thím nhiếc chú là đồ nhậu nhẹt biến chất, và hăm he đi đề nghị với bí ban. Chú quát:
- Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mầy, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên quyết gì hết. Muốn đề nghị để ông đi đề nghị cho một thể, ông trường kỳ với mầy mà…
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #184 - 30. Mar 2010 , 21:48
 
thubeo wrote on 18. Mar 2010 , 18:48:
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       



VIỆT NAM - Sự quan trọng của việc học ngoại ngữ thì đã rõ, nếu không biết ngoại ngữ thì không thể mở cửa giao tiếp ra thế giới bên ngoài. Vì thế ở Saigon, các lớp ngoại ngữ mở ra rất nhiều. Tiếng Nhật, tiếng Hoa là các ngoại ngữ thời thượng, tiếng Pháp do sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Chirac cách đây sáu năm đưa tới nhiều học bổng đi Pháp nên cũng nhiều người theo đuổi,
Hình chụp cái bảng thực đơn bên dưới hầu hết các bạn đã thấy nhiều lần rồi, bây giờ chỉ nhắc nhở nếu bạn nào về Sàigòn và đến tiệm này ăn món MỰC (được dịch là INK) thì nhớ đem theo corrector hay clorox để tầy chữa môi, lưỡi...

...
 
    Thực đơn ngày nay ở Sài Gòn.
       (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

tiếng Ðức ít người theo vì quá khó, phải chia động từ như Pháp văn chứ không dễ như Anh văn. Tiếng Nga hết thời nên chương trình tiếng Nga ở đại học đều phải kèm Anh văn thì mới thu hút được học viên. Ðể theo đuổi khoa Ðông Nam Á, sinh viên phải học bốn ngoại ngữ Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Khmer.

...
    Quảng cáo tiếng Anh mới có người mua?
          (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Tuy nhiên, phổ biến nhất, hầu như tất cả mọi người đều phải theo học là Anh văn. Hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ buổi tối và ban ngày, lớp công và lớp tư mở ra khắp nơi. Tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu của đời sống. Ði xin việc làm bao giờ cũng đụng điều kiện đầu tiên, chưa phải văn bằng chuyên môn, mà là “ngoại hình, Anh văn giao tiếp...” Biết rành rẽ tiếng Anh được cộng điểm khá cao, cho nên bằng Anh văn căn bản chia theo cấp độ A, B, C từ thấp lên cao tương đương với bộ sách Streamline trở thành văn bằng thông dụng. Muốn tốt nghiệp đại học, cần phải có bằng B kèm theo, xin làm bảo vệ nên có bằng A... Vì thế trong một thời gian dài, việc mua bán những chứng chỉ ngoại ngữ sơ cấp này trở nên phổ biến. Người ta cứ kèm các chúng vào các hồ sơ xin việc, lớp tại chức... như một thủ tục mà không quan tâm đến khả năng thực sự ra sao.
Ðúng là các lớp Anh văn thường nghiêng về lý thuyết hơn thực hành, học mãi mà khả năng nghe, nói, đọc, viết vẫn mù mờ nên số người thông thạo vẫn không nhiều và ai tiếng Anh lưu loát luôn được vị nể.
Ngoài ra, phải kể một số người dân có tinh thần vọng ngoại. Hễ ai nói tiếng Anh thường được nghĩ là người ngoại quốc hay Việt kiều nên được đối xử niềm nở hơn. Ði vào khách sạn sổ tiếng Anh là được nụ cười tươi đáp ứng ngay yêu cầu, nói tiếng Việt thì gặp thái độ lơ là. Vào nhà hàng nhằm bữa đông khách cũng vậy. Khách Tây đến sau nhưng được phục vụ trước khách ta, đến quán cà phê, Tây giơ máy ảnh chụp không sao nhưng VN mang máy ra liền bị bảo vệ ngăn cản...
 
 ...   
Phở 2000 từng đón tổng thống Hoa Kỳ. Vậy nếu không phải
“Phở For the President” thì... “for” ai? (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Bà Loan ra phi trường đón bạn, tình cờ gặp một tên Tây ba lô đứng lóng ngóng chưa biết đi đâu về đâu. Nhờ người bạn thông dịch bà mời tên Tây về nhà ở. Sẵn nhà rộng, cho thằng con trai thực tập tiếng Anh luôn. Bà tém cả nhà lên lầu để dành nguyên tầng trệt cho Tây ở. Một ngày dọn cả ba bữa ăn, bà chỉ nhận của chàng Tây mười đô. Do tính hiếu kỳ của người mình nên ngắm Tây là một thú vui rất lạ, rất thích. Tới bữa ăn, cả nhà ngồi tò hỏ nhìn Tây lóng ngóng cầm đũa, nhìn Tây đi qua, đi lại, đứng lên ngồi xuống rất thích mắt. Ông hàng xóm kế bên cũng thập thò bên cửa sổ nhìn Tây mê mải rồi ngoắc bà lại nói nhỏ, “Nhà tôi rộng hơn nhà bà, hay bà kêu thằng Tây qua nhà tôi ở không lấy tiền.”
Trẻ con hàng xóm bu tới Hế lô luôn miệng. Chương trình Anh văn trong trường học rất nặng, văn phạm đủ các thì, ngữ vựng đủ các từ trên đời nhưng khi gặp người ngoại quốc, lũ trẻ không biết nói gì ngoài hế lô và gút bai. Không biết nói gì nhưng lại rất thích tiếp xúc với người ngoại quốc. Thế là cứ hế lô và giương mắt nhìn.
Học không khá nhưng lũ học sinh lại rất sính nói tiếng Anh, nhất là học sinh cấp II. Chúng không xưng hô với nhau mày tao mà thường I và you hoặc you và me. Một câu chuyện giữa anh nhỏ lớp 7 nói với chị nhỏ cùng lớp như sau:
- Me muốn nói chuyện này với you.
Chị trả lời:
- Too sleep (Buồn ngủ quá). You nói lẹ đi, me còn phải làm bài.
- Chiều nay no parents ở nhà, mình go siêu thị chơi.
- OK, Like is afternoon (thích thì chiều) - chị than thở - bài toán này love toilet (yêu cầu) khó quá, you know không?
Anh lắc đầu:
- No table (miễn bàn), know die now (biết chết liền)...
Ngoại ngữ kiểu đó rất phổ biến trong trường cấp II.
Ðó chỉ những học sinh học chương trình Việt chứ học sinh học trường quốc tế thì quen dùng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày tới mức nói tiếng Anh thông thạo hơn tiếng Việt và khi cần nói tiếng Việt thì giọng lơ lớ và không có đủ từ ngữ Việt để diễn đạt ý tưởng. Phụ huynh của những học sinh này biện hộ: Tiếng Anh khó học nên cứ để chúng nói cho quen chứ còn tiếng Việt thì muốn học lúc nào mà chẳng được. Nhưng thực ra dù sống ngay trên đất nước VN, cùng với việc khiếm khuyết ngôn ngữ thì tính cách Việt cũng mờ nhạt trong tâm hồn những đứa trẻ đó.
Dù sao Saigon là thành phố lớn nên đông đảo người ngoại quốc dần dần thành quen mắt chứ không như trước kia, thấy người lạ, dân thành phố cứ trố mắt lên nhìn.
Phong trào tiếng Anh lan rộng. Ngày xưa, khi Mỹ vào VN đông, ca sĩ đi hát phòng trà lấy tên Tây như Elvis Phương, Jo Marcel, Carol Kim... sau đó chính quyền bắt phải đổi sang tên Việt như Ngọc Phương, Ngọc Minh, Vân Kim...
Cách đây mấy năm, ca sĩ thành phố lấy nghệ danh từa tựa tên Tàu với những họ Chấn, Ðàm, Thiên... Nhật Tinh Anh, Châu Gia Kiệt, Lâm Chấn Huy, Ưng Hoàng Phúc...
Mốt đó xưa rồi, bây giờ rộ lên ca sĩ trẻ lấy tên Tây: Maya, Midu... hay nửa tây nửa Việt: Nào là Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh, Jenny Hải Yến, Kiwi Ngô Mai Trang, Bambi Trịnh... Chỉ trừ ca sĩ Nenita L. Feria là trường hợp đặc biệt, hai anh em Akira Phan và Jolly Nguyễn... mới nghe tưởng chừng ca sĩ có nguồn gốc con lai hoặc Việt kiều từ Nhật Bản, Anh Quốc hay xứ nào đó về VN ca hát... Mickey Từ Minh Hy vừa Tây vừa Tàu, hay là bà con với Từ Hi thái hậu! Người mẫu Trương Tri Trúc Diễm bước sang ca hát đổi ngay tên thành Baby J. Từ từ tên ngoại quốc bành trướng và tên Việt mất tiêu: Brother A, Tim, Titikid, Baby J, M4U, Mr Dee, Vboys... (!?). Dù sao những nghệ danh này được đặt ra chủ yếu lạ và mục đích hướng tới các khán thính giả trẻ tuổi. Vì thế có người thắc mắc vài năm nữa qua giai đoạn nhí nhảnh thì chẳng lẽ các ca sĩ cứ giữ mãi những cái tên “nghé ọ” ấy hay là phải đổi tên lần nữa cho phù hợp với tuổi tác và cả các bài hát già dặn hơn.
Lại còn nhạc sĩ Hamlet Trương hay tên album nhạc: Hãy cùng dance, Miss you, Bằng Cường với album Wow, Em Ðã Về... Tên bài hát tuyền Anh: I do, My apology, Girl's night... có lẽ chỉ phổ biến ở thành phố chăng, chứ về miền quê ai mà hiểu.
Ca sĩ VN không hát nguyên bài hát bằng lời ngoại quốc dịch từ nhạc Việt hay lời Việt dịch từ nhạc quốc mà bây giờ lời hát pha trộn nửa Việt nửa Tây đã trở thành phong trào lan rộng. Hầu hết những bài này dành cho tuổi mới lớn:
Oh first kiss! You make me happy! Chẳng nói lên được tiếng chi. Giờ chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss! You make me crazy! Chẳng muốn ta rời bước đi. Chỉ muốn tan vào với nhau. Oh! oh! oh!
hay:
My Darling I love you so much. Nguyện thề đôi ta mãi hạnh phúc bên nhau. Những đứa bé xinh đẹp là giấc mơ của chúng mình. Tình yêu ta sẽ thăng hoa tận mai sau.
và Thiên thần trong truyện tranh:
Vì em đã có anh. I want you by my side. I want you by my side. I want you by myside. Em giờ đã iu anh...
Ca sĩ Noo Phước Thịnh là người mẫu đã trở thành ca sĩ nổi tiếng qua bài Mất em because I'm stupid với lời ca Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em, thì hôm nay I want crying for you. Sau đó đến bài Gần Bên Anh, cover từ Stand By Me của ca sĩ Hàn quốc SHINee: Together make it love, Forever make it your smile. Nụ cười ấy trong lòng anh mãi không phai. Together make it love, Forever make it your smile. Một ngày ước mơ được có em được bên em”. Ðông Nhi hát Bối Rối với câu Baby, please don't leave me alone lập lại nhiều lần. Nhiều khi rapper chen vô vài câu tiếng Anh “xì xì” chả hiểu gì cả, mà hiểu thì thấy nó cũng chẳng ăn nhập gì vào bài hát.
Sau một thời gian trộn lẫn Tây Ta như vậy thì các ca sĩ đang dần dần bước hẳn sang việc hát tiếng Anh, mặc dù rõ ràng rất hiếm người hiểu được họ hát gì, người hiểu được thì đương nhiên thích nghe chính ca sĩ ngoại quốc hát hơn là ca sĩ VN. Thính giả trong nước còn vậy nói gì đến việc phát triển ca khúc sang các nước lân cận. Mỹ Tâm hát Hurt so much, Phương Vy ca Leave me alone, Thu Minh với Last kiss goodbye... Trong một album, bài hát tiếng Anh và tiếng Việt xen lẫn nhau, rồi số lượng bài hát tiếng Anh dần dần tăng lên cho đến Ðoan Trang, Ðức Tuấn thì album chỉ toàn tiếng Anh. Bìa album cũng trình bày sao cho thật Tây thì mới có vẻ... sang! Ðiều đó do ca sĩ và khán thính giả chịu ảnh hưởng âm nhạc nước ngoài.
Giống như tiếng Hán và tiếng Pháp xưa kia, rất nhiều từ ngữ tiếng Anh hiện đã du nhập vào làm phong phú thêm tiếng Việt, lan rộng mạnh mẽ nhất qua ngả Internet. Nhiều chữ bị Việt hóa, không cần dịch đến chữ Việt tương đương như: tuổi teen, diễn viên hot nhất của showbiz, tổ chức event, làm liveshow, điện thoại có nhiều line, xa lộ có 10 lane, du học Australia, rating bạn xem đài, fan hâm mộ, bà ngoại died rồi, ăn uống diet, stylist, make-up, casting, game, container, computer, search trên net, marketing, headphone, card name, design, top ten, enjoy, single mom, level, pro, nickname, apply, banner, poster...
Nhiều người giải thích thời buổi hội nhập nên hàng hóa, thương hiệu, sự kiện văn hóa cũng phải lấy tên Tây hoặc na ná Tây mới dễ tiêu thụ, dễ nhớ, dễ giao dịch, dễ bảo trợ... như giải HTV Awards, ổn áp Sutudo (viết tắt của Sư tử đỏ), nhà hàng Blue Ginger, Crown, Mandarin, Nineteen, Red Strawberry.. .
Tiếng Anh lan rộng. Ủy ban nhân dân phường cũng chêm tiếng Anh: People's committee of Cô Giang ward. Nhiều biểu ngữ, quảng cáo, tên cửa hiệu chỉ dùng thuần tiếng Anh. Khách sạn tên Tây quá nhiều: Từ khách sạn sang trọng như Park Hyatt, Sheraton, Windsor... đến bình dân hơn có Pastel innn, Norfolk, Lotus... tòa nhà Manor, khu du lịch Furama (Ðà Nẵng), căn hộ Prince, Princess (Thảo Ðiền, Q. 2), căn hộ International Plaza (Phạm Ngũ Lão, Q.1), Indochina Park Tower (Nguyễn Ðình Chiểu, Q.1), Sunrise City (Q. 7), khu đô thị Ecolakes ở Mỹ Phước (Bình Dương)... Tỉnh Ðồng Nai xóa sổ xã Long Hưng, khu D và E để xây khu đô thị Aqua City, còn khu B và C trở thành thành phố Waterfront.
Mà đó là những khu dân cư dành cho người Việt chứ không phải người ngoại quốc. Cho nên không những chỉ người già mà lắm người cũng trẹo miệng chẳng biết phát âm ra sao.

Saigon Echo sưu tầm

Do bạn Hùng Nguyễn chuyển



Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Reply #185 - 30. Mar 2010 , 21:56
 
NgocDoa wrote on 29. Mar 2010 , 22:49:
Người Việt trên đất Mỹ


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng. (tmt)

Kim Thu tùy bút

Mợ Đà ui
Đọc xong bài này ...lòng chợt dấy lên 1 nỗi buồn...không tên...
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #186 - 01. Apr 2010 , 07:08
 
Lan ơi, Đoá cũng buồn lắm. Ở Mỹ, là công dân Mỹ, nhưng mình vẫn là Việt nam 100%. Khi về VN thì cảm giác xa lạ, lạc loài ngay trên quê hương mình làm mình buồn quá đỗi.
Như vậy mình là ai? BUỒN!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #187 - 01. Apr 2010 , 08:10
 
NgocDoa wrote on 01. Apr 2010 , 07:08:
Lan ơi, Đoá cũng buồn lắm. Ở Mỹ, là công dân Mỹ, nhưng mình vẫn là Việt nam 100%. Khi về VN thì cảm giác xa lạ, lạc loài ngay trên quê hương mình làm mình buồn quá đỗi.
Như vậy mình là ai? BUỒN!

Chưa chá đó Đoá ạ. Ở Mỹ chưa chắc mình đã được treat như ngươì dân bàn xứ - hay ngay chính mình , mình vẫn thấy lạc loài nơi xứ người - cho dẫu mình nói tiếng ngươì đôi khi như dân bản xứ  - có nhiều điều để nói nhưng...biết nói gì đây .....
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #188 - 13. Apr 2010 , 15:44
 
thule wrote on 10. Mar 2010 , 14:29:
Dê không nói lái thì ăn cà...d...dê (ý chết ,  không dược nói bậy, phải làm gương..)!


KINH THUA CO THU,
Chao mung thay co di choi ve nha binh an.
Hy vong sau vai ngay ngh ngoi...nho ke chuyen va cho ca nha xem hinh...do ghien nha co.
Em co nguoi an nhan ben phap, va con gai lap gd ben Madrid...thay hinh va canh dep lam .
Em cam on co truoc, kinh tang thay co nhung hoa dep cua mua xuan va xep hang cho....tin tuc ..hi..hi..
Than kinh,
em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #189 - 16. Apr 2010 , 19:24
 
Hihihi, mâý tuần lễ không vaò vườn nhà, bây giờ được đọc một hơi bài cuả Thu Béo và Ngọc Doá post lên.  Cả hai bài đêù làm mình buồn mênh mang, suy nghĩ về bản chất người Việt chúng ta, dở khóc dở cười đâý em nhỉ.  Người ở Vn thì xưa nay vẫn sính ngoại, hướng ngoại.  Tuy nhiên ngày trước thì sao mình không thâý họ...dở tiếng Việt.  Bây giờ thì tệ quá, thế mới đáng trách.

Ngọc Doá ơi ,

Cái bài viết em post lên là cuả nhà văn Trần Mộng Tú đâý, chứ chẳng phải cuả Kim Thu nào đâu.  Nó hay quá, và đúng quá nhỉ.  Nhiều lúc mình chẳng biết mình là gì trong cái châụ sà lách này đó.  Nhưng  cô nghĩ thế hệ sau ở Mỹ sẽ không có nhiều suy nghĩ phức tạp như mình đâu.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #190 - 16. Apr 2010 , 21:33
 
thubeo wrote on 18. Mar 2010 , 18:48:
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       




Đây là một thí dụ Yêu tiếng Anhhơn tiếng Việt, nên cho dù có không biết viết  cũng cứ viết và giăng biểu ngữ đầy đường.


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #191 - 17. Apr 2010 , 10:16
 
Quote:
Ngọc Doá ơi ,

Cái bài viết em post lên là cuả nhà văn Trần Mộng Tú đâý, chứ chẳng phải cuả Kim Thu nào đâu.  Nó hay quá, và đúng quá nhỉ.  Nhiều lúc mình chẳng biết mình là gì trong cái châụ sà lách này đó.  Nhưng  cô nghĩ thế hệ sau ở Mỹ sẽ không có nhiều suy nghĩ phức tạp như mình đâu.


Cô về, sân trường rộn rã trở lại. Smiley  Smiley  Smiley
Cám ơn cô đã cho biết tên tác giả. Em sẽ sửa lại cho đúng.
Dạ, em cũng mong cho các thế hệ sau không sống trong những băn khoăn, khoắc khoải như thế hệ của cha ông..."tôi là ai giữa mùa thay đổi ấy..."
Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2010 , 08:51 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #192 - 18. Apr 2010 , 13:05
 
Có phải Cộng sản VN đang tiếp tay với Trung cộng trong âm mưu đồng hoá dân Việt? Biến các nữ sinh Việt nam thành các học sinh cao trung của Tàu?
Mời cả nhà đọc phóng sự ngắn dưới đây để ngậm ngùi thương tiếc chiếc áo dài trắng học trò mà chúng ta được mặc suốt 7 năm trung học dưới mái trường LVD mến yêu.


Áo dài Việt nam trên đường tuyệt chủng


Trần Tiến Dũng/Người Việt

...

Nữ sinh trung học với đồng phục áo dài trắng truyền thống. (Hình: nusninh.vn)


Chúng tôi di chuyển giữa một Sài gòn đầy lô-cốt và vấn nạn kẹt xe, đi từ quận 1, quận 3 tới quận 5, quận 6, Tân Bình... chúng tôi tìm tới các trường trung học nổi tiếng như Gia Long (Nguyễn Thị Minh Khai), Trưng Vương, Marie-Curie, Lê Quí Ðôn, Hùng Vương, Mạc Ðỉnh Chi, Nguyễn Thượng Hiền... Trong ánh nắng cháy da và khói bụi đến ngộp thở của cái nắng Sài Gòn, tất cả những trường trung học mà chúng tôi đi qua tuyệt nhiên không còn một bóng áo dài trắng nữ sinh nào. Nữ sinh Sài Gòn hôm nay chỉ mặc đồng phục váy màu, váy sọc, váy ngắn, váy dài. Áo dài nữ sinh, vẻ đẹp tinh khiết, biểu tượng phẩm hạnh của tâm hồn thiếu nữ Việt Nam đã mất thật rồi!

Vứt bỏ áo dài nữ sinh

Trong một lần họp phụ huynh cho đứa con trai học lớp 12, trường Hùng Vương, tôi được nghe lời đề nghị của nhiều phụ huynh có con là nữ sinh trong lớp về việc bỏ cái áo dài. Một bà ở cùng xóm tôi nói: “Cảnh con tôi mặt cái áo dài trắng đi học giữ trùng vây của xe cộ khói bụi mù trời trông tội nghiệp quá đi. Nhất là những hôm trời mưa ngập đường hoặc triều cường nước cống lên đen thui, tôi chưa từng thấy cảnh nào thảm thương bằng cảnh cái áo dài trắng, cái quần trắng của con tui, thiệt là y như một mớ giẻ rách. Tội con tui, tội cái áo dài quá đi các ông ơi.” Một ông khác, vốn là cán bộ cấp quận nói: “Tôi đưa đón con, ngày ngày luồn lách giữa một rừng xe. Con tôi là con gái, gặp bữa trời nắng còn đỡ chớ trúng cơn mưa, cha con che chung cái áo mưa nên khó tránh chuyện ướt, vậy là áo với quần của nó chèm nhẹp, thịt da con tôi cứ lộ ra hết, nói thiệt chứ thấy mặt mấy thằng mất dạy dòm lom lom tôi vừa tức vừa xấu hổ muốn chết.” Sau khi gom đủ ý kiến của phụ huynh, kiến nghị bỏ áo dài trắng ra khỏi đời nữ sinh Hùng Vương được chuyển lên ban giám hiệu nhà trường, thế là sau đó toàn bộ nữ sinh của trường này được mặc áo kiểu thủy thủ và quần tây dài.

Ðây là trường trung học Nguyễn Thị Minh Khai tức trường nữ trung học Gia Long cũ. Ngày nay, các nữ sinh của trường trở thành các cô đầm mặc váy tím, không còn mặc áo dài tím (trước thời VNCH) hoặc màu xanh nhạt, màu trắng như trước đây.(Hình: TTD)

...


Ở Sài Gòn hiện nay, người ta có thể nói và bàn về hình mẫu mặc đồng phục váy của các trường nổi tiếng, như trường Gia Long cũ nữ sinh mặt đầm tím, áo trắng, Trường Trưng Vương váy sọc ca rô... Sài Gòn ngày xưa chỉ có nữ sinh các trường Tây và trường Tàu là mặc đầm. Còn ngày nay, cứ theo đà này, thì tất cả các nữ sinh Việt Nam đều có nguy cơ mặc đồng phục sao cho giống Tây giống Tàu hết ráo. Một tay doanh nhân đỏ chuyên chạy hợp đồng may đồng phục cho các trường vui mừng nói: “Ông biết thị phần này lớn cỡ nào, nhưng ông đâu có biết phải chi để bôi trơn bao nhiêu. Ông đừng kết án là tụi này giết áo dài. Tình trạng xuống cấp của văn hóa xã hội mới là thủ phạm.”

Chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn kiểu bỏ túi với một phụ huynh, bà mẹ này chống lại việc bỏ cái áo dài ra khỏi đời các nữ sinh. Bà nói “Có một số người, sau này đi làm công sở cũng mặc áo dài, nhưng đa phần con gái Việt Nam chỉ có khoảng học trung học là được mặc áo dài thường xuyên và cũng là thời kỳ ai cũng thấy mình đẹp nhất với chiếc áo dài. Tôi nói đại như vầy mà đúng lắm nghe. Nếu họ bỏ áo dài cũng có nghĩa là cướp đi vẻ đẹp nhất của đời con gái Việt Nam.”
Chúng tôi được biết thêm là người mẹ này chỉ có một cậu con trai học lớp 12, và có lẽ chuyện bà quan tâm đến áo dài nữ sinh cũng chỉ là “tiếng khóc” cuối mùa tiếc nuối thời áo dài con gái của bà.

...


Tâm tình của nữ sinh

Chúng tôi lân la hỏi chuyện với một nữ sinh từng rất thích diện áo dài trắng. Cô nữ sinh này nói. “Họ muốn mình mặc gì thì mình theo cho rồi, mặc đồ ngắn phóng Honda vui hơn.”

Ở Việt Nam những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đều cư xử với học sinh như một bầy cừu. Không ai hỏi ý kiến, không cơ quan truyền thông nào thử thăm dò dư luận học trò. Thật là một lối giáo dục phong kiến-độc tài toàn diện, bắt mặc đồng phục gì, học sách giáo khoa gì... học trò cứ thế cúi đầu tuân theo luật rừng.

Chúng tôi hỏi chuyện một cô gái tên L., trước đây học trường Nguyễn Thái Bình trên đường Lý Thường Kiệt: “Lúc cháu học, trường cháu vẫn mặc áo dài, cháu tự hào lắm!” Mẹ L. là hàng xóm với chúng tôi, bà chỉ là một nhân viên nấu ăn cho một trường tiểu học bán trú. Bà nói: “Ai có con gái mới biết chuyện muốn trào nước mắt khi nhìn thấy con mình lần đầu mặc chiếc áo dài đi học. Họ miệng thì nói bỏ áo dài để tụi nhỏ ăn mặc gọn hơn, nhưng nói vậy thôi chớ ai chẳng biết áo dài đâu may hàng loạt được như mấy loại váy đồng phục. Bây giờ nhà trường bán váy đồng phục bắt học sinh mua, nói giá nào phải mua giá đó. Họ làm cái gì cũng để tư lợi hết.”

...


Áo dài với một gia đình Việt kiều

Chúng tôi tiếp xúc với một người phụ nữ đang tìm mua áo dài ở chợ Tân Bình. Chị cho biết chị là một Việt kiều về từ Canada. Chị đang tìm mua loại áo dài may sẵn, chị nói: “Một người bạn tôi cũng là xếp của tôi, cô này người Nhật, cô thích áo dài lắm, cô gởi cho tôi số đo với hy vọng là sẽ được mặc áo dài. Tôi về lu bu đủ thứ chuyện nên quên, tới chừng gần ngày về mới nhớ nên không đặt may kịp. Thấy có lỗi quá.”
Người Việt kiều này chỉ tìm mua được ở chợ Tân Bình mấy cái áo dài gấm trẻ con, nhưng chị vui lắm, chị nói: “Mỗi năm tụi nhỏ bên đó chỉ được mặc áo dài ngày mùng một Tết, nhưng đứa nào cũng mừng. Tôi về Việt Nam ăn hết cái Tết, đi chúc Tết khắp nơi nhưng không thấy đứa trẻ nào mặc áo dài. Buồn lắm anh.”

...


Những gì mà người phụ nữ Việt kiều này tâm sự cũng là nỗi niềm của một nhà thơ đang sống lưu vong ở Mỹ, chúng tôi nhớ anh đã nói: “Rồi đây, chiếc áo dài Việt Nam sẽ chỉ tìm thấy đất sống trong tình cảm tha thiết ở cộng đồng người Việt hải ngoại, trớ trêu vậy đó!”

Việc trẻ con sống trong nước không mặc chiếc áo dài trong những dịp lễ lạt trọng đại của văn hóa Việt Nam vốn đã là chuyện ai cũng biết. Nhiều người chỉ tự an ủi nhau rằng, may là ngày nay vẫn còn đó những người phụ nữ lớn tuổi cảm thấy mắc cỡ trước tổ tiên, họ hàng nếu không mặc cái áo dài trong những ngày trọng đại của gia đình và của dân tộc.

Khi chuyện về cái chết của áo dài nữ sinh Sài Gòn được bàn thảo trên bàn cà phê của một nhóm văn nghệ sĩ, một họa sĩ nói: “Trong đám thủ phạm giết chết áo dài nữ sinh, theo tôi phải kể tới đám thiết kế thời trang, đám này càng nổi tiếng lại càng ăn bám vào cái áo dài, họ đưa áo dài xuất hiện như ruồi trên truyền hình, trên các sân khấu thời trang rồi biến vẻ đẹp của áo dài thành thứ trang phục ẻo lả nhảm nhí.” Khi áo dài không còn là thứ đồng phục của nữ sinh Việt Nam, không còn là thứ y phục được sử dụng hằng ngày trong đời sống phụ nữ thì tất cả những màn trình diễn áo dài diễn trên truyền hình, sân khấu chỉ là chuyện tuyên truyền “bản sắc dân tộc” trơ trẽn.

Với chiếc áo dài nữ sinh Việt Nam , một lần nữa người ta vẫn có thể khẳng định, không một thứ thời trang áo dài nào có thể sánh nổi vẻ đẹp thiên thần của nữ sinh trong cái áo dài trắng. Và cái chết của áo dài nữ sinh ở Sài Gòn hôm nay cùng kéo theo sự còi cọc của cái đẹp tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam .
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #193 - 18. Apr 2010 , 21:41
 

Để nhớ, để thương những năm tháng đẹp nhất đời người, mời cả nhà xem lại hình ảnh áo dài trắng, chiếc xe đạp đã được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào các ca khúc viết cho lứa tuổi ô mai vào đầu thập niên 70.
Xin mời thưởng thức bài "Tuổi ngọc" qua giọng hát hồn nhiên, trong sáng của Thái Hiền.




Những hình ảnh xinh đẹp dễ thương như thế này mà sao Cộng sản VN đan tâm vứt bỏ? vì lý do gì mà họ ra tay huỷ diệt một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt nam?
Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2010 , 21:47 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #194 - 20. Apr 2010 , 15:09
 
LỖI CHÍNH TẢ TẠI LỄ HỘI ĐỀN HÙNG



...


Đây là những dòng chữ được in trên băng rôn phía sau sân khấu được dựng lên tại cuộc thi truyền thống hàng năm nằm trong khuôn khổ lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Trí Khang.


Khai mạc từ ngày 14/4, lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức với quy mô cấp quốc gia (vì là năm chẵn). Trong 10 ngày lễ hội có rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như: bắn pháo hoa tầm cao, thả hoa đăng trên hồ Khuôn Muồi và ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì); thi bơi chải trên sông Lô, thi gói bánh chưng, giã bánh giầy...

Trong hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, Ban tổ chức đã treo tấm băng rôn bị sai chính tả. Thay vì viết là "chưng" và "giầy", tấm băng rôn lại treo chữ "trưng" và "giày". Nhiều độc giả của VnExpress.net đã lên tiếng về việc này.

Trước đó, biển hiệu chào mừng Hội nghị ASEAN Việt Nam 2010 bằng tiếng Anh rộng hàng chục m2 đặt trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước cửa Metro) mắc lỗi sơ đẳng. Thay vì viết là "Welcome to...", tấm pano khổ lớn lại ghi thành "Well come to...".

Hồng Khánh
Back to top
« Last Edit: 20. Apr 2010 , 16:17 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #195 - 02. May 2010 , 22:23
 
TB chào Cô Thu và cả nhà , TB dzinh tiếp bài này dzìa cho Cô giáo chấm điểm xem đảng VC nhà ta có xứng đáng tốt nghiệp lớp ba trường làng không?

     
Với áo veston, váy đầm và màu cờ đỏ rực, Việt nhà quê vẫn mãi nhà quê!      

Cứ nhìn tấm pano kỷ niệm ngày Đại lễ giữa lòng thủ đô Hà Nội của nước CHXHCN Việt Nam là thấy ngay cái chất nhà quê, ngớ ngẩn. Dù có phủ lên bao nhiêu màu sắc sặc sỡ cũng không che giấu được sự ngu dốt. Phạm đôi ba lỗi chính tả trong một bài viết âu cũng là chuyện thường tình. Nhưng đằng này chỉ có mấy chữ to tổ bố trên tấm pano đàng hoàng, “mừng ngày đại thắng của dân tộc” thế kia mà cũng viết tầm bậy. “Đất nước” thành “đất nớc“!

Không hiểu thế nào mà ở Việt Nam với 4000 năm văn hiến, chưa hề có một sáng chế khoa học công nghệ nào gọi là góp phần cho sự phát triển của nhân loại, nhưng ra đường là đụng giáo sư, tiến sĩ như ruồi, muỗi.

Những năm 70, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (giáo sư thứ thiệt do Viện Hàn lâm Khoa học Nga phong), cựu Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam có nói một câu bất hủ: “Cứ dắt một con bò sang Nga, trở về có một phó tiến sĩ”. Bây giờ đồng loạt hết, nhà nước bỏ đi chữ P, chỉ còn lại toàn tiến sĩ mà thôi.

Sang những năm 80, tôi biết rất nhiều nghiên cứu sinh (đi nghiên cứu làm bằng phó tiến sĩ)  ở các nước cộng sản, kiếm một suất phải chạy chọt rất khó khăn, sang đến nơi thì dẹp bỏ bút nghiên, đi buôn là chính. Đến kỳ bảo vệ bằng xin hoãn đi hoãn lại, luận án nhiều khi phải thuê sinh viên những năm cuối làm giúp, hướng dẫn giúp,  lúc bảo vệ sử dụng tiếng ngoại ngữ bằng cả tay, toát mồ hôi trước Hội đồng giáo sư, cuối cùng thì cũng được thương hại, vớt vát với điểm trung bình.

Đến giai đoạn thời vươn ra biển lớn, chẳng cần ai cấp bằng cho mất công, tốn của, Việt Nam tự cấp. Sợ gì ai! Thế là đi đâu cũng thấy, ở đâu cũng xủng xoảng giáo sư, tiến sĩ. Nhất là các bố lãnh đạo, cứ đọc báo trong nước, tiến sĩ đâu mà lắm thế, đôi khi hoa cả mắt. Không biết các bố già này học ở đâu, bao giờ, thoắt một cái đã là tiến sĩ!

Thằng nghèo và dốt thường hay mặc cảm tự ti, sợ người khác khinh, cho nên dù là học hàm rởm, tiến sĩ giấy cũng cứ gắn bừa cho đỡ tủi. Họ chẳng biết nhục rằng, ba cái thứ lăng nhăng đó ra nước ngoài, không một trường đại học, viện khoa học tử tế nào công nhận.

Ở các nước văn minh, trên báo chí rất ít khi người ta gắn học hàm trước tên họ tác giả bài viết mà thường được giới thiệu vài câu ngắn ở phần cuối bài. Ngay cả các vị lãnh đạo nhà nước cũng thế. Ví dụ, tôi chưa thấy báo nào viết Thủ tướng Đức, Tiến sĩ Angela Merkel, thường chỉ viết Thủ tướng Angela Merkel hoặc đơn giản, cộc lốc: Angela Merkel, mặc dù bà là tiến sĩ vật lý. Tương tự như  vậy với Thủ tướng Anh Gordon Brown, ông là tiến sĩ xã hội-chính trị học. Còn ở Ba Lan, hầu như người Việt ít ai biết cố Tổng thống Ba Lan vừa tử nạn là giáo sư, tiến sĩ luật, người ta chỉ nói ngắn gọn: Lech Kaczynski hay Tổng thống Lech Kaczynski.

Chính vì thế, mấy ông bà Việt ăn bận com-lê, cà-vạt, cổ cồn, váy đầm, giày tây, bên màu cờ máu đỏ rực, hệt như lên đồng tập thể, vẫn lòi cái đuôi của anh nhà quê  chân đất, nói ngọng.

Cái hình dưới đây minh chứng rất chi là rõ. Lễ hội trang trọng, hầm hố cỡ như vầy mà cũng viết sai chính tả:

...

Thay vì`”Bánh chưng” viết thành “Bánh trưng“; còn “Bánh dày” viết thành “Bánh giày“.

“Lề bên trái” bèn nhanh chóng ghi thêm định nghĩa vào từ điển Việt-Việt như sau:

* Bánh Trưng = Bánh của Trưng Trắc, Trưng Nhị gửi cúng vua Hùng
* Bánh Giày = Bánh có hình chiếc giày đá bóng ở Word Cup Nam Phi 2010.

Thật đúng là những con rối, làm trò cười cho bàn dân thiên hạ.

Ledienduc Blog
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #196 - 03. May 2010 , 23:39
 

   NGƯỜI VIỆT GỐC MỸ


      Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon.
Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá.
(Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện về một người bạn cựu chiến binh Mỹ tự xưng là “người Việt gốc Mỹ”.

                                                                                  
                                                                                          oooo000oooo

Tôi biết Mike khoảng hai năm sau ngày đặt chân lên đất Hoa Kỳ. Dù hành trang sẵn có chút ít tiếng Anh từ trước 1975, tôi vẫn phải vất vả hội nhập vào xã hội mới bằng những bước chân chập chững, e dè trong độ tuổi "bất hoặc".

Thật may mắn, tôi tình cờ được gặp và quen biết Mike. Anh đã cho tôi một cái nhìn khá bao quát nước Mỹ từ phong tục tập quán đến văn hóa xã hội lẫn chính trị. Mike đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả vật chất tinh thần để tôi có được một nghị lực, niềm tự tin, sự phấn khởi tràn trề khi bắt đầu nửa cuộc đời còn lại nơi tha phương, đất khách.

Trong buổi họp mặt cựu Chiến Binh nhân dịp Memorial Day của State Guards Association of U.S (SGAUS), bàn của tụi tôi rất ồn ào với đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất, vui nhất là những chuyện tiếu lâm xoay quanh đời sống thường nhật của người Mỹ, đặc biệt lớp tuổi về hưu phải đương đầu với nhà dưỡng lão, bệnh tật, nhất là bệnh lãng trí Alzheimer... .

Hôm ấy, tôi kể chuyện một đôi vợ chồng già, Bác Sĩ nói với người vợ: tôi thấy sức khỏe ông nhà ngày càng khá hơn khi ông tìm được niềm vui nơi Thượng Đế, tin tưởng nhiều hơn vào Chúa Quan Phòng, đến nỗi, ông nghĩ Chúa đang theo giúp đỡ ông trong mọi việc, trong từng bước chân đi. Ông nói với tôi, đêm qua, khi ông vừa mở cửa nhà vệ sinh để đi tiểu thì Chúa bật đèn lên cho ông liền....
Bà vợ la lên, ngắt lời Bác Sĩ:
- Ôi lạy Chúa tôi, ổng lại đái vào tủ lạnh của tôi rồi!!!

Cả bọn cười bò lê bò càng. Cười lớn nhất là một chàng cao lớn, tóc vàng tên là Mike.
Anh vỗ vai tôi:
- Ê, bạn người gốc nước nào?
- Việt Nam.
Mike bật đứng dậy, bàn tay như hộ pháp chụp lên đầu tôi, nói thật lớn, nguyên văn bằng tiếng Việt đặc sệt giọng miền nam:
- Đ.M. nãy giờ sao hổng nói?
- Ủa, anh biết tiếng Việt hả?
Mike vênh mặt lên, tay phải vỗ bồm bộp vào cái ngực đang ưỡn, vẫn dùng tiếng Việt:
- Hai lần công tác Việt Nam, đem về Mỹ một cô giáo dạy tiếng Việt tại gia từ 1972, học và nói tiếng Việt từ hồi đó đến giờ, bộ ngu lắm sao mà không biết, biết rành quá đi chứ!!
Không ngờ trong bàn lại có một số cựu chiến binh Việt Nam khác, đua nhau xổ ra những câu tiếng Việt họ còn nhớ lõm bõm:
- Chòi đắt ui (trời đất ơi)
- chào cắc Ong, mành giỏi? (chào các Ông, mạnh giỏi)
- Con gái Viết Nàmdde.p lám (con gái VN đẹp lắm)
- Ngùi Viết Nàmtót lám, đi đi mao, đin - kí đàu (người VN tốt lắm, đi đi mau, điên cái đầu !)....

Riêng Mike nói tiếng Việt rất lưu loát, không hề sai một âm nào (giống như ca sĩ Delena hát tiếng Việt vậy), kể cả cách dùng chữ rất trí thức, đôi khi dí dỏm, có lúc thật tiếu lâm.

Tôi đã gặp một nhân viên Bộ Ngoại Giao rành tiếng Việt đến nỗi khi tôi đùa hỏi "Anh người gì mà nói tiếng Việt ngon lành vậy" Anh trả lời tỉnh bơ "Tôi người Bắc !".

Tôi cũng đã gặp một số người Mỹ chính gốc, thuộc giáo phái Mormon, họ thảo luận Kinh Thánh, đi truyền đạo Tin Lành bằng tiếng Việt thật trôi chảy, nhưng đó là nghề của họ.

Còn Mike, anh nói tiếng Việt bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Micheal, tên Việt của tôi là Mai, theo giọng Việt Nam có nghĩa là hên, là may mắn, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung (?) có nghĩa là hoa mai, một loài hoa rực rỡ mùa xuân !
Vợ tôi vẫn thích kêu tôi là Mai Cồ, hay Anh Cồ, hoặc Cồ ơi chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước Đại Cồ Việt mà! Một ông thày bói VN nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì cả đời tôi không thích mặc áo..vv và vv ... tôi há hốc miệng ngồi nghe một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính ngôn ngữ của tôi !!!

Một đêm hội ngộ tuyệt vời, vui như chưa từng thấy từ ngày sống kiếp lưu vong.

Một tuần sau, Mike điện thoại mời tôi đến nhà.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: gia đình Mike gồm vợ chồng và 2 con hoàn toàn sinh hoạt theo truyền thống Việt Nam và tự nhận là người VN. Mike nói: đúng ra tôi là người Việt gốc Mỹ! Người bản xứ khi nghe tôi giới thiệu là người VN, nói tiếng VN thì họ vui lắm, vài người lúc đầu cứ tưởng nước VN ở đâu đó bên Đông Âu nên mới tóc vàng, mắt xanh!
Người gốc VN lại tưởng tôi là Mỹ lai, càng vui hơn, gần gũi hơn vì có 50% máu Việt Nam trong người mà, ai cũng vui. Mike dùng chữ "vui cả làng"!

Cả gia đình dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính.

Sống trên đất Mỹ, Mike tâm sự, nói tiếng Anh là việc đương nhiên, thế mà nhiều gia đình VN từ vợ chồng con cái đều ra vẻ hãnh diện với mớ tiếng Mỹ đôi khi trật giọng, sai văn phạm....hoặc nói đệm, câu nào cũng chêm thêm chữ Mỹ vào, trong khi cố tình lơ lớ tiếng mẹ đẻ của mình, dễ mất gốc quá, tủi hổ ông bà tổ tiên quá, uổng phí quá.

Lại có cả vài người viết văn, nhiều chữ thông thường không biết, hay giả vờ không biết, lại phải dùng tiếng Anh mới thấy dổm làm sao.

Tôi rất khâm phục những gia đình còn giữ vững truyền thống tốt đẹp VN. Tôi thấy những em bé VN thật dễ thương với tiếng Việt líu lo như chim hót nhưng tôi nhìn các em với cặp mắt bình thường nếu các em nói tiếng Anh, thật bình thường vì đây là nước Mỹ, sau này khi lớn lên phải học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, họ sẽ hối hận. Tiếc quá, Mike chặt lưỡi, lập đi lập lại, tiếc quá !!

Anh có biết "bà lang kẹt" là ai không? Thế mà một ông VN đã tuyên bố tự nhiên như người Sàigòn, vào mỗi mùa Đông, trên giường của ông phải có ít nhất hai bà lang kẹt ngủ mới đã, mới đủ ấm !?!?
Mai Liên, vợ anh, một sinh viên Đại Học Cần Thơ sinh quán Sóc Trăng.

Hai người quen nhau khi Mai Liên đi học thêm Anh ngữ trong một lớp do chính Mike phụ trách phần đàm thoại và luyện giọng. Thế rồi hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân vì gia đình hai bên đều không tán thành.

Mike phải xin trở lại Việt Nam lần thứ hai, kiên trì thuyết phục cha mẹ Mai Liên bằng chính tiếng Việt anh đã học được từ người tình. Cuối cùng không những cha mẹ, anh chị em của Mai Liên mà cả bà con xóm giềng cũng hài lòng với "thằng Cồ" vui tánh dễ thương lúc nào, nơi nào cũng pha trò được.

Riêng gia đình Mike lúc đầu vẫn chưa mấy thiện cảm với người dâu dị tộc. Hai vợ chồng son cố gắng sống hòa hợp với mọi người, không tỏ ra khó chịu mà còn thấy vui vui với cái tên Liên vài người cố tình đọc trại thành Alien (=người lạ).

Chẳng bao lâu sau tình thế hoàn toàn đảo ngược. Khi cha mẹ Mike dọn vô nhà dưỡng lão chỉ có vợ chồng Mike thăm viếng thường xuyên.
Ông bà rất cảm động, thỉnh thoảng lại công khai ngỏ lời xin lỗi Mai Liên và giới thiệu với mọi người Liên là đứa con gái yêu quý nhất.

Bốn gia đình anh chị của Mike tan vỡ hết ba, sự kiện phổ thông với trên 60% gia đình Mỹ bị rắc rối trong hôn nhân. Cứ một lần li dị lại một lần chia gia tài, riết giống như chuyện thường tình. Tuy nhiên, có điều lạ là sau khi chia tay, họ vẫn liên lạc qua lại với nhau, coi nhau như bạn, không ai ghen tuông gì hết.

“Tạ ơn trời đất (Mike không dùng chữ Chúa) tôi có được một bà vợ tuyệt vời. Liên lo lắng chăm sóc tôi kỹ lắm từ mọi sinh hoạt đến từng miếng ăn hàng ngày. Tôi đã quen và rất thích thức ăn Việt Nam. Rất hợp lý nếu ta không biết kiêng cữ, cứ ăn tầm bậy là đưa đủ thứ bệnh tật vào thân thể mình thôi. Anh ăn cái gì anh sẽ như thứ ấy (1).
Ăn nhiều rau, đậu, trái cây tươi, da thịt anh sẽ tươi. Anh ăn mỡ, cơ thể anh sẽ phải đeo mỡ (2).
Tốt nhứt nên ăn chay. Gia đình tôi ăn chay mỗi tuần một lần, nhiều nhất là các loại rau. Đồ chay Liên làm ngon lắm. Món nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe vì Liên chỉ dùng dầu olive thay cho mỡ động vật, không mặn lắm, không ngọt quá như đồ ăn Mỹ, nhất là hoàn toàn không dùng bột ngọt. Đặc biệt nước mắm ăn riết rồi mê luôn nhưng điều cần thiết nước mắm mua ở chợ về phải đem nấu cho sôi lên rồi đổ lại vô chai xài vì trong nước mắm có thể có nhiều siêu vi trùng, nhất là siêu vi bệnh gan, các loại mắm cũng vậy.
Chế độ ăn uống như thế làm sao bị phát phì như ba phần tư dân Mỹ hiện nay. Đến như con nít trên 6 tuổi thì phân nửa đã vượt quá trọng lượng được coi là mập rồi. Còn về thẩm mỹ, Anh thấy không, thông thường da người Mỹ trắng lại quá trắng, trắng nhễ nhại (?!)trắng như Bạch Tuyết nên trông có vẻ yếu đuối, bệnh tật, vì vậy họ phải đi phơi nắng ngoài biển hay vô các phòng nhuộm da trong các tanning clubs để cho da họ có màu đồng nâu hay màu bánh mật, nhìn rất khỏe mạnh, thể thao hơn, mốt thời thượng mà! Bà xã tôi được Trời Đất thương cho cái màu tự nhiên đó từ bé nên Ông Bà Ngoại sắp nhỏ mới đặt cho cái tên Mai Liên, anh đọc lái lại coi?!”

Nghe đến đây chính tôi đã phải kêu lên: chu choa mệ tổ ơi, mần răng mà cái chi mô anh cũng biết hết rứa chừ hết biết luôn.
Mike hiện nguyên hình một "chú Sam" há hốc miệng "Wh...what? What d'you say?"

Ngay sau khi dành thắng lợi đem được Mai Liên về Mỹ, Mike giải ngũ. Liên đi làm 2 nghề khác nhau cho phép Mike trở lại Đại Học lấy xong bằng Kỹ Sư Điện Tử.
Mike rất vui mỗi lần nhắc lại giai đoạn này:
tôi sướng như Ông Trời con, ngày ngày đi học, còn Liên cực lắm, hy sinh vừa đi làm vừa lo cho tôi còn hơn Ba Má tôi ngày xưa, dĩ nhiên tôi yên tâm học xong rất nhanh.
Bên Mỹ này anh muốn học là phải được, muốn học gì cũng được, muốn lấy bằng gì cũng có, chỉ cần anh có ý thích và có ý chí. Anh có thể học toàn thời gian, bán thời gian, học hàm thụ hay học ngay cả trên online. Không có tiền thì Chánh Phủ hoặc một cơ sở, một công ty hay một tổ chức nào đó ứng tiền cho mượn nếu đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi nộp đơn xin việc làm, người chủ chỉ căn cứ một phần trên bằng cấp, còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm việc làm đã qua và sự giới thiệu, phê bình của các chủ cũ.
Tôi là cựu chiến binh, gần lấy xong bằng Kỹ Sư thì hãng Điện Tử Intel đã nhận trước rồi.
Năm đầu tiên tôi đi làm Liên chỉ còn làm một nghề, đến năm thứ hai Liên nghỉ việc hoàn toàn để đi học ngành Y tá. Đó là lý do chúng tôi chậm có con và chỉ có hai đứa.
Bên Mỹ này nghe nhà nào có 3,4 con là thiên hạ lắc đầu, le lưỡi liền. Có bầu, sanh con thật dễ dàng nhưng khó nhất, đau đầu nhất là vấn đề giáo dục, không dạy dỗ con được thì lại đổ thừa "cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh", chưa chắc vậy đâu !
Có rất nhiều gia đình nuôi con đến 18 tuổi là bắt nó phải tự lập, nghĩa là đẩy nó ra ngoài xã hội, xét cho cùng điều này cũng có phần tốt.
Vì vậy, cũng rất công bằng khi bố mẹ già yếu, đến phiên chúng nó sẽ đẩy bố mẹ vô nhà hưu dưỡng thôi!

- Mai Lan ơi, ra chào chú đi con, Mike gọi.
Một cô gái Mỹ đẹp như tài tử điện ảnh Hollywood tươi cười bước ra, hai tay khoanh trước ngực, đầu cúi xuống, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn:
- Cháu tên Mai Lan, cháu chào chú.
Tôi đứng dậy, Mai Lan bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay:
- Chú tên là Long, Chú rất hân hạnh được biết cháu, được quen biết gia đình cháu, một gia đình tuyệt vời, cháu là một cô gái tuyệt vời. Cháu có về VN lần nào chưa?
- Dạ, cám ơn lời khen của Chú. Cháu đã về VN hai lần. Năm rồi cháu đi VN miễn phí.
- Sao vậy?
- Cháu có hai người bạn, hai chị em, bố mẹ họ là người Việt, hai bạn cháu không rành tiếng Việt nên bao cháu đi chung về VN để làm thông ngôn. Vui quá chừng. Bà con chòm xóm dưới quê cứ nhìn cháu chằm chằm: sao kỳ quá hè, Mỹ nói tiếng Việt còn Việt đặc thì bù trất, kỳ hén !
Lại nữa, Mỹ thì tên Việt còn Việt lại lấy tên Mỹ, ngộ ghê!!
Cháu dịch lại cho hai đứa bạn nghe, tụi nó mắc cỡ quá, về đến Mỹ bắt đầu học tiếng Việt ngay.
Ba má tụi nó kèm riết, cháu cũng dạy thêm, bây giờ nói được hơi nhiều rồi. Hè năm nay tụi cháu lại về VN nhưng lần này cháu phải trả tiền vé máy bay vì bạn cháu không cần thông ngôn nữa, thông ngôn thất nghiệp rồi !!
Ông bà ngoại cùng gia đình mấy Cậu, mấy Dì thương cháu lắm. Cũng có thể sẽ có anh Liêm đi cùng.
- Liêm là ai?
- Anh Hai cháu. Ảnh tên là Uy Liêm.
- Có phải đó là phiên âm tiếng Việt của chữ William không?
- Dạ đúng
- Thế anh cháu thích tên nào?
- Cả nhà cháu thích tên Uy Liêm hơn vì đa số tên riêng của Mỹ không có ý nghĩa gì hết, thường được bắt chước từ trong Kinh Thánh. Còn tên VN có lồng nghĩa trong đó, có khi mang cả ước vọng của cha mẹ đặt ở người con.
- Vậy Uy Liêm nghĩa là sao? Tôi giả vờ hỏi.
- Uy là uy phong, uy nghi, uy quyền, uy lực... còn Liêm là liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm.
Người có quyền uy thì phải liêm chính. Người ta khi có chút quyền chức thường hay sanh tật xấu, rồi tham nhũng, rồi phách lối.
Ba má cháu muốn anh Hai khi nào có địa vị lớn thì phải sống thanh liêm.
- Anh hai cháu đã có địa vị lớn chưa?
- Dạ ảnh chỉ mới là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Iraq. Còn 4 tháng nữa ảnh sẽ xong nghĩa vụ, khi trở lại Mỹ, được nghỉ phép, anh Hai sẽ theo tụi cháu về thăm Ngoại.
- Anh Hai có biết tiếng Việt không?
- Hết sẩy Chú ơi, dù dở nhứt nhà nhưng cũng gần ngang tầm với Ba cháu ...

Mike ngồi nghe tôi khảo hạch cô con gái, miệng cứ tủm tỉm cười.

Tôi thật sự cảm động, nếu không nói là choáng váng, cứ ngây người ra. Giả sử có ai đó kể tôi nghe về một gia đình như thế này, về một cô gái Mỹ thế này, về một Đại Úy Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ như vậy... chắc chắn tôi không thể tin vì tôi đã phải chứng kiến nhiều hoàn cảnh trái ngược.

Có lần, vừa bước vô nhà một người bạn VN, ngay tại phòng khách treo một tấm bảng bằng carton với chữ: "No Vietnamese!" tôi ngập ngừng, hơi tái mặt, rồi lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng bước ra ngoài. Chủ nhà chạy theo đon đả.
Tôi nuốt nước miếng cho dằn cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng rồi chậm rãi: có phải ông không muốn tiếp khách người VN hay ông không cho phép ai ngồi trong phòng đó nói tiếng Việt ?
Anh ta phân bua: tôi chỉ muốn bà Xã và các cháu luyện tiếng Anh cho thật nhuyễn để mau thành dân Mỹ thôi !?!?
Vậy nếu ông vào một nhà hàng, một công viên, lên máy bay, xe lửa, xe buýt hay vô nhà một người Mỹ nào đó, ông thấy hàng chữ này, ông hiểu nó thế nào?!?!
Cách đây vài chục năm, khi tình trạng kỳ thị chủng tộc còn tồn tại trên đất nước Mỹ, người ta thường thấy trên xe buýt hay công viên có đeo bảng: No dogs and negroes (cấm chó và người da đen). Đến thập niên 60 mới chấm dứt. Bây giờ ông treo "No Vietnamese" trong phòng khách nghĩa là làm sao?!?!
Ông ta gỡ bảng xuống liền.
Ông bà này nghe nói qua Mỹ có mấy năm đã về VN xum xue, bà con bên nhà ngạc nhiên thấy ông và gia đình lột xác nhanh quá, sức mạnh một đại cường quốc có khác.
Bên này cả hai ông bà đi làm vệ sinh, quét dọn trường học, về VN khoe làm trong ngành giáo dục nên rất ít nói tiếng Việt.
Riêng dân Mỹ hay người VN tại Mỹ chỉ nghe âm Mít đặc, không cần nhìn, đều biết ngay ông chánh gốc là "dân địa phương" Alaska vì, mười câu hết chín, ông đều nhắc đến tên một thành phố lớn của Tiểu Bang này: Du nô (3).
Nhưng thôi, đây là đất nước tự do mà! Tự do dân chủ với lưỡng đảng đàng hoàng.

Mike thường nói đùa với tôi "coi dzậy chứ hổng phải dzậy mà còn quá cha dzậy nữa" khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ hiện nay.
Cứ nhìn vô gia đình Thống Đốc Tiểu Bang California: Ông chồng Schwarzenegger thuộc đảng Cộng Hòa trong khi bà vợ lại theo Dân Chủ. Khi làm việc, hai đảng kiểm soát lẫn nhau như vợ theo dõi chồng, như chồng để ý coi chừng bà vợ.
Nhưng khi có những sự kiện trọng đại liên quan đến an ninh đất nước, đến sự tồn vong của quốc gia, đến sự sống còn của dân tộc Hoa Kỳ thì hai đảng chỉ là một như sau vụ 9/11 mấy năm trước đây. Hình như có một thứ siêu chính quyền đâu đó quyết định tất cả, tương tự ảnh hưởng nội ngoại trên hai vợ chồng giữ cho hạnh phúc lứa đôi bền vững, từ đó nuôi dạy con cái thành công, kinh tế gia đình thịnh vượng, cho nước Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc đã tiến lên bá chủ hoàn cầu. Nước Mỹ đang đứng nhất trên toàn thế giới về mọi phương diện nhưng rất tiếc, nhất luôn về vô luân thường, vô đạo lý và nhất luôn về cả lãnh vực tội phạm!

Đấy, Mike hướng dẫn cho tôi nhiều, rất nhiều điều, nhiều chuyện.
Chúng tôi ngày càng thân hơn khi biết tôi ngày xưa cũng có một thời gian đi dạy học. Vợ chồng Mike và cháu Lan lại thích tìm hiểu sâu xa tiếng Việt hơn qua những từ ngữ Hán Nôm mà tôi đã được Ông Ngoại, một Cử Nhân Hán Văn, khoa thi cuối cùng, dạy dỗ.
Nhờ vợ chồng Mike, tôi thực sự hội nhập vào xã hội Mỹ lúc nào không hay. Từ sự nhiệt tình giới thiệu của Mike, tôi được một chân Technician trong hãng Merix ở Forest Grove. Một năm sau, Mike khuyến khích và hướng dẫn vợ chồng tôi mua một cơ sở kinh doanh riêng ngay trung tâm thành phố Tigard đến nay đã tròn 12 năm.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh như những áng mây ngoài khung trời rộng. Thênh thang như giấc mơ Hoa Kỳ của gia đình tôi liên tiếp nở hoa.

Cho đến một ngày... Tin như sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng Mike vừa qua đời trong một tai nạn xe! Cháu Lan gọi báo cho tôi bằng tiếng được tiếng mất, tức tưởi, nghẹn ngào.
Một anh Mễ nhập cư bất hợp pháp say rượu lái xe vào đường cấm ngược chiều. Xe Toyota Camry của vợ chồng Mike nằm bẹp dí dưới gầm chiếc xe tải F350 chở đầy đồ nghề làm vườn cắt cỏ.
Toán cấp cứu phải cưa xe mới đem được hai người ra nhưng cả hai đều đã tắt thở vì sức va chạm quá mạnh và vì vết thương quá nặng....

Lại thêm một nhức nhối của người Mỹ trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp... lại thêm một vết đen tệ nạn say rượu, say xì ke lái xe DUII (4) ngày càng nhiều....
Tang lễ thật đơn giản gồm đa số người quen gia đình, bạn bè làm chung Intel với Mike và đồng nghiệp trong bệnh viện của Mai Liên.
Cháu Uy Liêm được thông báo từ Iraq về để vừa kịp nhìn cha mẹ lần cuối trước khi đóng nắp quan tài.
Trời Oregon chiều nay mưa buồn day dứt. Nghĩa trang Finley Sunset Hills với những dốc thoai thoải quay về hướng Tây, về hướng Thái Bình Dương mà tận cùng bên kia bờ có một vùng đất mang tên VN, quê hương yêu dấu của Mike và Mai Liên suốt cả đời người. Gió buốt miên man như xoáy sâu vào tận xương tủy. Như chưa bao giờ.
Vài tia sáng yếu ớt long lanh trên những ngọn cỏ đầm đìa. Mắt tôi nhạt nhòa trong cái lạnh tái tê. Cũng xong một kiếp trong vô lượng luân hồi. Một chút gì đó có lẽ hai người đang hài lòng là vẫn còn được đi chung với nhau, vẫn còn được tay trong tay, cùng qua một thế giới khác, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.
Ít nhất về vật chất bây giờ xác hai người vẫn còn được nằm bên nhau, hai ngôi mộ song song, cùng nhìn về quê hương VN tít mù xa thẳm cuối chân trời.
Riêng tôi lòng trĩu nặng mối ân tình chưa thanh thỏa.
Trong suốt cuộc đời còn lại, dù còn sống trên đất Mỹ này, hay giang hồ đó đây, hình ảnh tươi vui khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, gương mặt dễ thương, cử chỉ ân cần, lời nói nhã nhặn nhiệt tình và đặc biệt ân nghĩa của vợ chồng Mike đã dành cho gia đình tôi chắc chắn sẽ khó phai mờ.

Cám ơn Michael Erickson. Cám ơn Mai Liên Trần
Xin tạm biệt.

NGUYỄN THẾ THĂNG
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #197 - 04. May 2010 , 07:57
 
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #198 - 04. May 2010 , 21:36
 
NgocDoa wrote on 04. May 2010 , 07:57:
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.


Cám ơn Đoá. Đoá nhờ anh Khương nhắn với tác giả: nếu ông người Việt gốc Mỹ ấy còn sống thì sẽ "sửa lưng" rằng: tiếng Việt viết tên Trần Mai Liên, hông phải Mai Liên Trần Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #199 - 05. May 2010 , 11:24
 
Thiên-Nga wrote on 04. May 2010 , 21:36:
Cám ơn Đoá. Đoá nhờ anh Khương nhắn với tác giả: nếu ông người Việt gốc Mỹ ấy còn sống thì sẽ "sửa lưng" rằng: tiếng Việt viết tên Trần Mai Liên, hông phải Mai Liên Trần Grin

Mỹ ơi, tiếng Việt trên đất Mỹ nên mới có kiểu viết tên Việt như thế chăng?
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #200 - 09. May 2010 , 17:50
 
NgocDoa wrote on 04. May 2010 , 07:57:
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.


Cô đã đọc chuyện này ở đâu.  Đọc lại vẫn thâý hay và cảm động.  Em Doá ơi, em email riêng cho cô điạ chỉ cuả em nhé?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #201 - 09. May 2010 , 21:48
 
thule wrote on 09. May 2010 , 17:50:
Cô đã đọc chuyện này ở đâu.  Đọc lại vẫn thâý hay và cảm động.  Em Doá ơi, em email riêng cho cô điạ chỉ cuả em nhé?


Kính thưa Cô Thu,

Á à, em biết có chuyện khg công bằng rồi , em không chịu  Sad

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #202 - 12. May 2010 , 07:33
 
Quote:
Á à, em biết có chuyện khg công bằng rồi , em không chịu  Sad 

Suỵt, đừng la lớn! vui buồn, thưởng phạt gì Đá cũng chia cho Mợ mà, nhưng tỉ lệ thay đổi  Roll Eyes
Sắp sửa được hug cô mà còn ganh tị, thấy ghét  Huh
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #203 - 25. May 2010 , 17:10
 
Lại đọc chuyện này lần nữa và cứ thấy tiếc cho một gia đình đặc biệt (hy vọng đó là chuyện thật, phảikhông?).Tiếc không được gặp con người đặc biệt này.

Bây giờ mơí biết ĐMỹ đòi chia chác với Đá cái gì đây , hihi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #204 - 25. May 2010 , 17:20
 
Trên đường đi vườn Monet, ghé 1 chỗ để ăn trưa, trông thâý cảnh này , nhớ đến Thiên Nga mà chụp đó:

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #205 - 04. Jun 2010 , 19:55
 
thule wrote on 25. May 2010 , 17:20:
...

Trên đường đi vườn Monet, ghé 1 chỗ để ăn trưa, trông thâý cảnh này , nhớ đến Thiên Nga mà chụp đó:


Kính thưa Cô Thu,

Em  thật vui quá khi Cô đi chơi mà vẫn nghĩ đến con thiên nga khg biết bơi ạ  Tongue
Xin cám ơn Cô thật nhiều hoahong.gif
Từ khi em sực nhớ ra mình khg biết bơi thì em thấy quê quá Cô ơi, may là thiên nga nó khg biết để phản đối   Embarrassed
Xin Cô cho xem thêm hình Cô đi chơi ạ.

Smiley
Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 11:30 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #206 - 04. Jun 2010 , 19:58
 
Tiếng Việt: Cái và Con




Đọc bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”, tôi cứ hay bị khựng lại ở chữ “con” trong “con cò”. Ừ, thì con cò. Cũng giống như con bò, con trâu, con mèo, con chó. Ngỡ như không có gì đặc biệt. Thế nhưng tôi lại không thể không nhớ đến những bài ca dao khác trong đó, cò lại được gọi là “cái”, “cái cò”. Tại sao lúc thì “con”, lúc thì “cái”? Mà số lượng “cái cò” không phải ít. Có người còn làm thống kê được, trong kho tàng ca dao còn lại đến nay, có đến 19 bài bắt đầu bằng “cái cò” trong khi chỉ có 14 bài bắt đầu bằng “con cò”. Tần số xuất hiện của từ “cái cò” cao hơn hẳn (1). Tại sao?
Hiện nay, hầu như tất cả các nhà ngữ pháp đều cho “con” và “cái” là danh từ chỉ loại, do đó, thỉnh thoảng còn được gọi là loại từ (classifier), với hai chức năng chính là nhằm chỉ đơn vị tự nhiên của sự vật và nhằm cá thể hoá sự vật ấy. Với chức năng thứ nhất, “cái” đứng trước những danh từ chỉ vật vô sinh như cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái xe, v.v...; trong khi chữ “con” lại đứng trước những danh từ chỉ vật hữu sinh như con mèo, con chó, con gà, con vịt, v.v... Với chức năng thứ hai, “cái” hay “con” có tác dụng làm cho ý nghĩa của sự vật phía sau trở thành cụ thể (2).
Ở chức năng thứ nhất, có hai ngoại lệ: một, thỉnh thoảng trước một số danh từ chỉ vật vô sinh nhưng chứa đựng ý niệm vận động, người ta cũng dùng chữ “con” như con mắt, con tim, con đường, con sông, con dao, v.v...; hai, thỉnh thoảng trước một số động vật như cò, vạc, nông, bống, tôm, trai và kiến, người ta cũng có thể dùng chữ “cái”, như trong các câu ca dao:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày ăn lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi!
hay:
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành đi sau.
Có thể nói ngoại lệ thứ nhất, từ vô sinh biến thành hữu sinh, là những trường hợp thăng cấp; ngược lại, ngoại lệ thứ hai, từ hữu sinh mà biến thành vô sinh, rõ ràng là một sự giáng cấp. Thế nhưng tại sao lại có sự giáng cấp như thế? Tại sao chỉ có một số loài vật bị giáng cấp, còn những loài vật khác thì không? Con cò, con vạc, con nông, con bống, con tôm, con trai, con ve và con kiến... có tội tình mà bị truất phế ra khỏi thế giới hữu sinh? (3)
Theo tôi, những giống vật ấy là những nạn nhân ngẫu nhiên của một cuộc đảo chánh âm thầm trong lãnh vực ngôn ngữ.
Hình như chưa ai nói đến một cuộc đảo chánh như thế thì phải.
*
Trước hết là “đảo chánh” về từ loại. Nên nhớ là chữ “cái” và “con” với tư cách là một loại từ chỉ là một hiện tượng khá mới mẻ trong lịch sử tiếng Việt. Ngay trong Truyện Kiều, được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỷ 19, tần số xuất hiện của chữ “con” với tư cách là loại từ rất hiếm, chỉ có khoảng hơn 20 lần trong tổng số 3254 câu thơ. Chữ “cái” lại càng hiếm, chỉ có mỗi một lần trong câu “Con ong cái kiến kêu gì được oan” (4).

Nếu đi ngược thời gian, đọc lại thơ Nôm của Nguyễn Trãi vào đầu thế kỷ 15, chúng ta sẽ thấy cách dùng chữ “cái” và chữ “con” còn rất lộn xộn và tuỳ tiện. Nhà thơ Xuân Diệu có lần khen ngợi nức nở cách dùng chữ “cái” trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc
Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.

Theo ông, cách nói “cái râu bạc” của Nguyễn Trãi rất lạ. Nó thể hiện hết cái tinh thần cứng cỏi, ngang ngạnh, uy vũ bất năng khuất của Nguyễn Trãi (5). Tuy nhiên, theo tôi, hình như Xuân Diệu tán hơi quá. Sự thực, vào thế kỷ 15, Nguyễn Trãi chưa hề có sự phân biệt rõ ràng giữa “con” và “cái” như chúng ta hiện nay. Lúc ấy, ông gọi đứa đầy tớ là “con đòi”, nhưng lại gọi con ngựa là “bà ngựa” như trong câu:
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
(“Thủ vĩ ngâm”)
Bây giờ chúng ta gọi là “cái lều”, thời ấy Nguyễn Trãi gọi là “con lều”:
Con lều mòn mọn cách hồng trần
Vướng vất tư mùa những bạn thân.
(“Mạn thuật 2”)
Ông gọi cái am để ở là “con am”:
Bẻ cái trúc, hòng phân suối
Quét con am để chứa mây.
(“Mạn thuật 6”)
hay:
Thiêu hương, đọc sách, quét con am
Chẳng bụt, chẳng tiên, ắt chẳng phàm.
(“Tự thán, 27”)
Trong khi đó, con chim đỗ quyên thì lại được gọi là “cái đỗ quyên”:
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.
(“Cảnh hè”)
Thành ra, chữ “cái” và “con” với tư cách loại từ chỉ là một sản phẩm khá mới mẻ.

Nguyên thuỷ, ngày xưa, “cái” và “con” vốn là danh từ. Ý nghĩa cổ nhất của “cái” có lẽ là mẹ. Vào thế kỷ thứ 9, khi nhà anh hùng Phùng Hưng qua đời, dân chúng suy tôn ông là “Bố Cái đại vương”. Chữ “cái” ấy có nghĩa là mẹ. “Cái” với nghĩa là mẹ còn xuất hiện trong câu tục ngữ “con dại cái mang” và có lẽ, cả trong câu ca dao “Nàng về nuôi cái cùng con / Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.”
“Cái” là mẹ. Mà mẹ, ở Việt Nam, vốn là nơi dấu vết mẫu hệ còn khá đậm, rất được kính trọng. Chính vì thế, từ “cái” có thêm một số nghĩa phái sinh khác, chỉ những gì lớn lao, to tát và chính yếu, như trong các từ: sông cái, đường cái, cột cái, ngón tay cái, đũa cái, rễ cái, sổ cái, v.v... Từ đó, nó lại nảy sinh ý nghĩa là làm chủ, người quán xuyến, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý, như trong chữ “cầm cái”, “nhà cái”, “bắt cái” hay “hốt cái” mà những người đánh bạc và đánh bài thường dùng. Rồi nó lại chuyển nghĩa sang phần chính, phần đặc, phần ngon nhất trong thức ăn, như tục ngữ có câu “khôn ăn cái, dại ăn nước”.

Tất cả những sự chuyển nghĩa trên đều là những sự chuyển nghĩa theo hướng tích cực, dưới ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ. Nhưng bên cạnh đó, trong chữ “cái” còn có một hướng chuyển nghĩa khác tiêu cực hơn và cũng triệt để hơn mà tôi muốn xem như một cuộc “đảo chánh” trong lãnh vực ngôn ngữ. Cuộc “đảo chánh” này, tôi đoán, có lẽ diễn ra cùng lúc với việc bành trướng của Nho giáo, trong đó có cả tư tưởng trọng nam khinh nữ với những câu nói tiêu biểu như “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, hay “một trăm đứa con gái không bằng hòn dái đứa con trai”. Trong tinh thần như vậy, người ta không còn nhìn chữ “cái” như một cái gì lớn lao nữa mà chỉ còn như một phái tính. “Cái” khác với “đực”. Thế thôi.
Trong ý nghĩa chỉ giống (sex), “cái” chỉ có ý nghĩa thuần sinh học, do đó, không còn xứng hợp với con người vốn không phải chỉ là một sinh vật mà còn là một sinh vật có văn hoá. Vì thế, người ta chỉ dùng chữ “cái” để chỉ một phái tính chung chung. Còn với người, người ta gọi lệch chữ “cái” đi một chút thành chữ “gái”; với loài chim, loài cá, hay gia cầm, chữ “cái” lại được gọi lệch là “mái”; với heo, một loại gia súc phổ biến và là nguồn lợi nhuận chính của các gia đình Việt Nam thì “cái” lại thành ra “nái”. Còn lại, tất cả các giống vật khác, ít thân thuộc hơn, thì vẫn được giữ nguyên là “cái”. Như vậy, giữa chữ “cái” và những biến âm của nó, như “nái”, “mái” hay “gái” đã có sự phân biệt. Tuy đồng nghĩa, nhưng chúng không hoàn toàn bình đẳng với nhau.

Hơn nữa, trong tương quan với giống đực, “cái” là giống yếu. Do đó, dần dần có một sự giáng cấp trong ý nghĩa của chữ “cái”. Xưa, “cái” là mẹ; sau, “cái” là con (trong “con cái”); sau nữa, là con gái (con Hoa, con Lựu... còn được gọi là cái Hoa, cái Lựu...). Xưa, “cái” là lớn, là chính; sau, “cái” là nhỏ, là phụ. Xưa, sông cái là sông chính, sông lớn; sau, vào chinh phục miền Nam, người ta lại gọi những con rạch hoặc những nhánh sông nhỏ là “cái”: Cái Bè, Cái Mơn, Cái Thia, Cái Sắn, Cái Trôm, Cái Tre, Cái Cùng, Cái Cạn, v.v... (6)
*
Một hậu quả khác của cuộc đảo chính trong ý nghĩa của từ “cái” là sự xuất hiện của từ “cái” như một từ chỉ xuất với ý nghĩa cảm thán hay chê trách, xỉa xói, bới móc, kiểu “cái thằng cha nọ” hay “cái con mẹ kia”. Có thể nói, từ tư cách danh từ chuyển qua tư cách loại từ, “cái” là một kẻ bị truất phế; từ tư cách loại từ chuyển qua tư cách một từ chỉ xuất, “cái” trở thành một thứ vũ khí để truất phế một người hay một sự vật nào đó. Nói “Nhà thơ mà anh gặp sáng nay...” khác hẳn với cách nói “Cái ông nhà thơ mà anh gặp sáng nay...” Khác, chủ yếu ở tình cảm của người nói: ở cách trước, có chút gì như tôn kính; ở cách sau, có chút gì như rẻ rúng. Các nhà thơ đã sớm biết tận dụng giá trị biểu cảm mới mẻ này. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng đến bảy lần chữ “cái” với ý nghĩa than oán, chẳng hạn trong câu:
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
hay:
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi.
Để ý đến tính chất cảm thán ấy của chữ “cái”, chúng ta dễ nắm bắt tâm trạng uất hận, đau đớn, day dứt, dằn vặt của Hồ Xuân Hương trong hai câu thơ nổi tiếng này:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
“Hồng nhan” là một từ đẹp, nhưng khi đi liền sau chữ “cái”, nó lại biến thành một sự bẽ bàng. Nhất là khi “cái hồng nhan” ấy lại cứ trơ ra giữa trời đất.
May mắn là chữ “cái” không bị đẩy đến tận cùng sự trầm luân. Có lẽ, vào khoảng cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, khi tiếp xúc nhiều với văn hoá Tây phương, một phần do nhu cầu dịch thuật, một phần do nhu cầu tự diễn đạt, người Việt Nam đã phải tìm cách tạo ra những từ mới để chỉ những khái niệm trừu tượng. Biện pháp tạo từ chủ yếu là dùng từ tố “cái” cộng với một tính từ hay danh từ nào đó, ví dụ: cái tài, cái tình, cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, v.v... Nhưng tại sao người ta lại nghĩ đến việc dùng chữ “cái”? Trước, đành là chữ “cái” đã được dùng rồi, kiểu “Chém cha cái khó / Chém cha cái khó” trong “Hàn nho phong vị phú” của Nguyễn Công Trứ, tuy nhiên, phổ biến hơn vẫn là chữ “chữ”, kiểu như Nguyễn Du viết, trong Truyện Kiều: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”, hay Nguyễn Công Trứ viết, trong một bài hát nói, “Chữ tình là chữ chi chi”. Khi quyết định dành ưu tiên hẳn cho chữ “cái”, hình như người ta chỉ giữ lại mấy từ cũ, chủ yếu là những từ liên quan đến các phạm trù đạo đức ngày xưa: “chữ trinh”, chữ “trung”, “chữ hiếu” và thỉnh thoảng, “chữ hoà”.
Khó, nếu không muốn nói là không thể biết được tại sao người ta quyết định bỏ chữ “chữ” đã khá quen thuộc thời bấy giờ để thế vào đó bằng chữ “cái” và ai là người đầu tiên đi đến quyết định ấy. Dù vậy, bất kể vì lý do gì, sáng kiến dùng chữ “cái” thay cho chữ “chữ” trong những kiểu tạo từ vừa nêu trên cũng đã cứu vớt được chữ “cái”. Trong kết hợp mới mẻ để biểu đạt những khái niệm trừu tượng, chữ “cái” xem chừng có vẻ sang trọng hẳn, chứ không còn cái vẻ yếu ớt, lam lũ, nhếch nhác và buồn thảm như trước.
*
Như vậy, đứng trước một chữ đơn giản như chữ “cái”, cách cảm thụ của người Việt Nam thuộc những thời đại khác nhau sẽ khác hẳn nhau. Ở trên, tôi có viết là Xuân Diệu tán hơi quá khi bình chữ “cái” trong câu thơ “Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc” của Nguyễn Trãi. Viết thế, tôi không hề có ý chê trách Xuân Diệu. Lỗi đâu phải ở ông. Nếu ông sinh sớm hơn, khi chữ “cái” chưa có cái vẻ ít nhiều sang trọng như hiện nay, nếu ông sinh vào cái thời người Việt Nam ưa dùng chữ “cái” để cực tả những gì nhỏ nhoi và tội nghiệp như lúc cha ông chúng ta dùng chữ “cái” để chỉ con cò, con bống, con tôm, con kiến... biết đâu ông lại thấy trong câu thơ của Nguyễn Trãi có cái gì ngùi ngùi, xót xa, thương cho thân phận già nua và cô thế của mình.
Biết đâu được.

Nguyễn Hưng Quốc
__._,_.___


Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 11:05 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #207 - 06. Oct 2010 , 15:03
 
Dịch 'nôm na' các bài hát về HN


Truyền thông Việt Nam giới thiệu loạt bài hát về Hà Nội và Sài Gòn với tựa đề được dịch sang một thứ tiếng Anh ngô nghê, khó hiểu cho người nước ngoài.

Báo Người Lao Động đăng bài giới thiệu các ca khúc dịch sang tiếng Anh tưởng như dịch đùa.

Bài này cũng được đăng lại trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Việt Nam.

Các 10 ca khúc được BSP, một nhóm tình nguyện dịch sang tiếng Anh nhưng một số biên tập viên tiếng chương trình Anh của BBC ở London nói họ đọc mà không thể hiểu gì.

Ví dụ lời bài hát 'Hà Nội mùa vắng những cơn mưa' (thơ của Bùi Thanh Tuấn, nhạc của Trương Quý Hải) được dịch thành "Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return…”.

Album Tình ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng gồm các bài 'Hà Nội niềm tin và hy vọng' (Hanoi is the faith and hope), 'Hà Nội mùa thu' (Ha Noi’s autumn), 'Một đời người một rừng cây' (A human life a forest of trees), 'Có phải em mùa thu Hà Nội' (Are you the autumn in Hanoi), 'Bất chợt Sài Gòn nhớ Hà Nội' (Suddenly Saigon miss Hanoi), 'Sài Gòn đẹp lắm!' (Saigon’s so nice!), 'Dư âm' (Echo of love)...

Bài báo cũng trích lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch hội Âm nhạc TPHCM, cho rằng: “Đây là việc làm đáng khuyến khích trong ý tưởng toàn cầu hóa âm nhạc VN thời kỳ hội nhập”.

Đến nay, BSP đã dịch được hơn 100 ca khúc theo dạng này và hy vọng có cơ hội cùng phương tiện để quảng bá chúng ra bên ngoài.

Bài báo đánh giá đây là cách chuyển ngữ 'cây nhà lá vườn' do nhóm BSP tự làm là chính.

Nhiều công dân mạng đã phản ứng khá gay gắt trước lời dịch của các ca khúc này.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #208 - 19. Nov 2010 , 00:07
 

Hoa hậu "Aozai"...!




- Sau một vài "tai nạn ngôn ngữ" với tiếng Anh do người Việt gây nên, tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất đang diễn ra tại Nha Trang, chuyện nực cười trong sử dụng tiếng Việt lại tái diễn trước đông đảo công chúng.

Trong đêm thi trang phục dạ hội - áo dài, với giải thưởng Người mặc áo dài đẹp nhất (mà tên danh hiệu được ghi trên băng đeo là "Best in Aodai"), Hoa hậu Serbia đã được nhận một hộp quà có ghi dòng chữ gây xốn con mắt: Miss Aozai!


...


Cảnh trao danh hiệu Miss Aodai tại Hoa hậu Trái đất 2010



Khán giả có mặt đã không khỏi bực mình, khó chịu vì cảnh viết sai chính tả giữa công chúng đông đảo, trong một chương trình lớn mang tính quốc tế như thế.

Người bước lên sân khấu trao phần thưởng có ghi "Miss Aozai" này là ông Đinh Văn Thơ (thuộc thương hiệu áo dài ABC, nhà tài trợ trang phục áo dài cho các thí sinh Hoa hậu Trái đất).

Là nhà thiết kế áo dài lâu năm thì chắc chắn phải thương áo dài, ông Thơ sẽ không nỡ lòng nào yêu cầu gây ấn tượng với chữ "áo dài" như thế. Nhưng ai viết cho ông dòng chữ vào cái hộp đó, rồi ông vẫn hớn hở bước lên trình diện trước hàng ngàn khán giả chiêm ngưỡng thì phải chăng ông không biết đọc, hay do ông... bị động, người ta vội vàng dúi vào tay ông cái gì thì ông mang ra cái đó?

Có thể gọi cách mà cuộc thi Hoa hậu Trái đất gọi "Áo dài", hay "Ao dai" thành "Aozai" là một việc làm tắc trách, nhất là khi ông Thơ chính là một trong những thành viên của hội đồng giám khảo của đêm thi, cùng với trưởng ban tổ chức Nguyễn Công Khế, Hoa hậu trái đất 2010 Larissa Ramos, nhà thiết kế Hoàng Ngân,...

Cũng như các vụ viết sai kiểu "Welcome to Vietnam" viết thành "Wellcome Vietnam" hay "Miss Vietnam World" (Hoa hậu Thế giới người Việt) được cô gái đăng quang cuộc thi này, đang là đại diện của Việt Nam tham dự Hoa hậu Trái đất Lưu Thị Diễm Hương viết thành "Miss World Vietnamese"..., thì chuyện "Aodai" thành "Aozai" này là một sự "thẹn thùng" với quan khách trong và ngoài nước. Dẫu gì, hai tiếng áo dài từ lâu đã trở nên quá thân thuộc, được coi là quốc hồn quốc túy, thể hiện một nét văn hóa của nước Nam.

...


Muốn gây ấn tượng bằng ngôn ngữ, không thể bằng cách "dịch" tên giải thưởng thế này


Dư luận đã từng ồn ào với chuyện MC Lại Văn Sâm mắc sai sót khi dịch tiếng Anh ra tiếng Việt trong đêm bế mạc LHP Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất thì ở đây, người ta dịch tiếng Việt ra tiếng Việt cũng còn sai. Còn nhớ, trước đó, tại Lễ hội Đền Hùng, tấm băng rôn viết sai "bánh chưng, bánh giầy" thành "bánh trưng, bánh giày" đã buộc phải dỡ bỏ.

Ở đây, giá mà có viết "Áo dài" thành "Long Dress" hay một từ tiếng Anh mô tả nào khác cho dễ hiểu chẳng hạn thì cũng còn đỡ xấu hổ hơn là cố tình viết... "Aozai". Chuyện sẽ chẳng có gì xôn xao nếu đây không tiếp tục là sự sai sót nữa trong một cuộc thi mang tính quốc tế, do Việt Nam là chủ nhà: Cuộc thi Hoa hậu Trái đất - Miss Earth 2010.

Thưa rằng, liệu có đến lúc, món phở Việt Nam người ta viết thành "fo" cho nhanh gọn; hay thậm chí, công cuộc Đổi Mới từng rất ấn tượng của Việt Nam bị viết một cách ẩu tả vô tư sang ngôn ngữ khác, thành một cái gì đó... trên trời?!


Nam Du
Back to top
« Last Edit: 19. Nov 2010 , 00:08 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #209 - 14. Dec 2010 , 23:31
 
Tiếng Việt và Chữ Vẹm hay là Chữ Nghĩa Việt Cộng
     

...


Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt (1) thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt (2) chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible".

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì qủa thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm (3). Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt.

Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, li do hay lý do, qúy vị hay qúi vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều.

Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổ từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm,. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ VNCH phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.


Thế nào là Tiếng VẸM ? Thế nào là chữ VẸM ?

Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam . Thí dụ, ta hỏi: Đi mô ? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tiá” là chữ miền Nam . Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam .

Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu qủa thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao gìơ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đòan Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt qúa mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v…, và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”.

Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau:

1/ Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”

Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v.v…Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.

2/ Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”.

Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hoá tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động.

Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chử đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”

Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”

Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”

Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”

Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.

Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

v.v…

Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.

Thí dụ 1:

Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”.

Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ yếu điểm là chữ Hán hoặc tối ưu chẳng lẽ đổi thành ưu tối ? nên chúng thêm chữ nhất thành tối ưu nhất. Thật lạ lùng! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì ?

Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì ? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm là điểm yếu và dậy học trò như vậy.

Thí dụ 2:

Chúng ta nói: “Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi” thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”. Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.

Thí dụ 3:

Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự: “Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Công, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự: “Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này” Trời đất!, Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gướm gì mà hỏi cảm giác?

Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả như hùng vĩ và hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm, tương đương và thích hợp ghép thành tương thích, sinh viên du học ghép thành du sinh, quyết định sách lược thành quyết sách.

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang hoạ vào thân. Bởi vì:

"AK mã tấu kẻ kè,
Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm".

3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người của bọn chúng có tội.

Thí dụ người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cực để dễ giảm hoặc tha tội.

Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổ cả NGHĨA. Thí dụ: Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất. Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản maị bản. Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp. Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), chúng gọi là cải tạo. Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động (4). Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặc là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’. Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời.

Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc. Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.

________________________________________________

Chú thích:

(1) Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất.

(2) Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt.

Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt :

Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vỹ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy.

Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau:

Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Nhớ nhau mà chẳng thấy,
Cùng uống nước sông Tương.

(3) Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán.

Thí dụ chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM, chữ Nôm thêm phần chữ 巴.viết thành và đọc là BA.

Chữ THIÊN, chữ Hán viết như sau: 天, chữ Nôm có thêm chữ 上 ở dưới chữ THIÊN, viết như sau và đọc là TRỜI.

(4) Xin xem bài “Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động” của Nguyễn Tiến Nam , một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241.

Để tưởng niệm ngày 30/4/75

Source: Phố Núi Pleiku
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #210 - 19. Jul 2011 , 11:04
 


Tiếng Việt - Tiếng Mỹ Rắc Rối Quá


...



Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...
Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but " "từ tục"".  "từ tục" is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành " "từ tục"".  "từ tục" là con gà trống,,nó mổ người .,nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson "gỡ gạt":
- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Đây là chỗ đi toilet của nhà tôi .?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là... hố to rồi. Ha ha... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua"

thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #211 - 26. Jul 2011 , 14:52
 
Bài này cô đã đọc ở đâu rôì mà đọc lại vẫn thâý vui quá.  Ước gì mình có vài người bạn Mỹ thế này em nhi?
Càng nghĩ càng thâý tiêng Việt mình rắc rôì quá mà ai thông thạo được thì thật là giỏi.

Hôì này em có gì lạ không? Gặp lại các em ở tháng 8 chứ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #212 - 01. Aug 2011 , 16:45
 
thule wrote on 26. Jul 2011 , 14:52:
Bài này cô đã đọc ở đâu rôì mà đọc lại vẫn thâý vui quá.  Ước gì mình có vài người bạn Mỹ thế này em nhi?
Càng nghĩ càng thâý tiêng Việt mình rắc rôì quá mà ai thông thạo được thì thật là giỏi.

Hôì này em có gì lạ không? Gặp lại các em ở tháng 8 chứ?


Em thì khoẻ và bận rộn mọi việc cho gia đình. Em không có tham gia Đại Hội kỳ này. Chúc Cô vui mạnh

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #213 - 02. Aug 2011 , 22:10
 
Mytat wrote on 01. Aug 2011 , 16:45:
Em thì khoẻ và bận rộn mọi việc cho gia đình. Em không có tham gia Đại Hội kỳ này. Chúc Cô vui mạnh



Trời ơi,

EM ở đâu có xa gì lắm mà sao lại không đi?  Cô tiếc lắm đa, đang nghĩ là lại sẽ gặp cả em và ông xã như lần trước ở Vancouver?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #214 - 05. Aug 2011 , 16:03
 
thule wrote on 02. Aug 2011 , 22:10:
Trời ơi,

EM ở đâu có xa gì lắm mà sao lại không đi?  Cô tiếc lắm đa, đang nghĩ là lại sẽ gặp cả em và ông xã như lần trước ở Vancouver?


Vâng, không gặp các Cô Thày , các chị và các bạn kỳ này , em cũng tiếc lắm , em phải babysitting các cháu đó Cô. Smiley

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #215 - 29. Aug 2011 , 16:25
 


Đố Vui Việt Sử 



“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.
 
Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.
 
Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ


******************************************************




 
Câu hỏi của Đào Hữu Dương
 
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinhthanks.gifhụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?


Giải đáp của Nguyễn Xuân Vinh

Trước đèn đọc sách Đào quân:
“Đố Vui Việt Sử”, gieo vần họa thơ.
Duyên văn tao ngộ từ xưa,
Nặng lòng đất nước, bây giờ luyện thi.

1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường.
2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi.
3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng.
4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều.
5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang.
6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên.
7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
Vua Lê trả lại rùa thiêng trên hồ.
8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan.
9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao.
10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
Nữ nhi sánh với anh hào kém chi
11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây!
12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về.
13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương.
14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng.
15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam.
16. Họ Phan có cụ  Sào-Nam,
Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du.
17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công.
18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh.
19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ.
20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau.
21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần.
22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu.
23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người.
24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
Vua Lê khởi nghĩa, muôn đời ghi công.
25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân.
26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang.
27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền.
28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
Văn tài  Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau.
29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân.
30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên.
31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng.
32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài.
33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân.
34. Cần-Vương vì nước gian truân,
Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy.
35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca.
36. Đoàn thư, Chinhthanks.gifhụ dịch ra,
Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi.
37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
Công thần giết hại, nhiều người thác oan.
38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
Chữ Hoàng-Ngọcthanks.gifhách, lời than tự tình.
39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia.
40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời.
41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua.
42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
Ghi công Vănthanks.gifhức, vốn thừa Lý gia.
43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên.
44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau.
45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai.
46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa.
47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi.
48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan.
49. Bà Trưng khôi phục giang san,
Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù.
50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan.
51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng.
52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành.
53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng.
54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương.
55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan.
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn !
57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am.
58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
Trithanks.gifhương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành.
59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
Triệu-Vương, Quangthanks.gifhục hiển vinh một thời.
60. Chu hiền xin chém bẩy người,
Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan.
61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di.
62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh.
63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua.
64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người.
65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba,
66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang.
67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao.
68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
Núi sông hai chữ ghép vào thành tên.
69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta.
70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan.
71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu.
72. Đời Lê bình trị thiên thu,
Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn.
73. Thăng-Long giữ vững giang san,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh.
74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê.
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
Thánh Trần không thắng không về tới sông.
76. Mười năm kháng chiến thành công,
Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi.
77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao.
78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư.
79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình.
80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen.
81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù.
82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình.
83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn.
84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,
Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô.
85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay.
86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa.
87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài.
88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
Học nghề in sách miệt mài dạy dân.
89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng.
90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên.
91. Văn tài  Bá-Quát vô tiền,
Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình.
92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn.
93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong.
94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư.
95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền.
96. Trận này không phá giặc Nguyên,
Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương.
97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư.
98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình.
99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long.
100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.





----
Back to top
« Last Edit: 29. Aug 2011 , 16:28 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #216 - 18. Sep 2011 , 22:03
 
Hom nay em vao day tham co, va san dip chia se voi co nhung cai hay cua thuc pham vietnam co a. Nhieu khi minh cung khong hieu tai sao cac loai banh lai dươc goi ten nhu the co nhỉ. Em xin chuc thay co mot cuôi tuan vui ve, em co goi dien cho co hom qua, nhung co khong co o nha.

1. Bánh gì ăn ít mà nhiều?
    Bánh đa
2. Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa?
    Bánh ít
3. Bánh gì nhọn tựa răng cưa?
    Bánh gai
4. Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?
    Bánh phu thê (còn gọi là bánh xu xuê) hoặc bánh cưới
5. Bánh gì cộm cộm trắng bông?
    Bánh bông lan
6. Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?
    Bánh chưng  (?)
7. Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?
     Bánh ú
8. Bánh gì sống ở ao cùng rong rêu?
    Bánh bèo
9. Bánh gì tra vấn đủ điều?
    Bánh hỏi
10. Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm?
       Bánh men
11. Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
      Bánh bò
12. Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?
      Bánh bao
13. Bánh gì bị bẹp rõ hoài?
       Bánh kẹp
14. Ấn cong sắp chữ, đố ai bánh gì?
       Bánh in

Sưu tầm cuả Hoa Hạ
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #217 - 27. Dec 2012 , 23:08
 
Trich: "Văn Hoá Dị Biệt


Tôi được đổi qua ban MIS (Management Information System) sau khi công ty tôi làm việc trải qua một cuộc re-engineering mà tôi nói đùa là một thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ” để các xếp lên chức lên lương cho nhau.  Ngồi chung phòng với tôi là một anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, vui tính và bộc trực.  Sau ba tháng làm việc chung, chúng tôi đã khá thân nhau.  Steve hỏi thăm tôi về các con tôi và khoe với tôi đứa con gái sáu tuổi của anh ta.

Một hôm vào giờ ăn trưa chúng tôi đi ra cafetaria mua lunch rồi mang về phòng làm việc vừa ăn vừa tán gẫu.  Steve hỏi tôi về những chuyện cổ tích dân gian Việt Nam và bảo tôi kể lại một chuyện cho anh ta nghe.  Không hiểu sao tôi lại đem chuyện Lưu Bình-Dương Lễ ra kể, mà kể một cách hăng hái, không dấu được sự hãnh diện về tình bạn cao cả và lòng tốt của Dương Lễ đối với bạn là Lưu Bình, va` còn hết lời khen ngợi nàng Châu Long giỏi dang, đi nuôi bạn chồng, lại vẫn giữ được tiết hạnh, v.v. 

Mặt Steve lộ vẻ bất bình, hai hàng lông mày hắn cau lại.  Tôi ngạc nhiên hỏi :

-      Có chuyện gì vậy ?

-      Tao thật không hiểu!  Mày nói đây là một chuyện được phổ biến trong dân gian?

-      Phải.

-      Và còn được xem là một gương sáng về tình bạn của hai người đàn ông?

-      Đúng vậy !

-      Và lòng trung thành với chồng của người đàn bà ?

Càng nói Steve càng có vẻ giận.  Tôi chột dạ:

-      Steve, mày làm sao vậy?

-      Mày có nhầm không?  Sao người ta lại có thể ca tụng một câu chuyện tồi như vậy.  Một người đàn ông không chút kính trọng vợ, coi vợ mình như người làm thuê.  Bảo vợ đi ở chung nhà với một người đàn ông khác.  Sao hắn không nghĩ hắn đã đưa vợ vào một chỗ dễ bị quyến rũ, dễ bị phạm tội ngoại tình?  Đã không bảo vệ vợ mình mà còn đẩy nàng vào chỗ hiểm nguy.  Đó là một người đàn ông tồi.

Ngừng lại một chút để lấy hơi,  Steve cao giọng tiếp:

-      Còn người đàn bà?  Người đàn bà đó không thành thật; cô ta lừa dối người  bạn mới, hứa hẹn với người này sẽ lấy người ta, trong khi biết chắc rằng mình sẽ không giữ lời hứa đó.  Người bạn đi thi, cô ta bỏ về nhà chồng cũ không một lời từ biệt.  Cô ta không nghĩ đến sự lo lắng, nỗi thất vọng của bạn mình.  Cô ta là một người đàn bà tồi.

Steve hùng hồn lên án Dương Lễ, chê trách Châu Long không hết lời; khen Lưu Bình đã turned around tốt để thi đỗ;  tội nghiệp Lưu Bình bị thất vọng vì tình.  Hai cái người tồi tệ kia về với nhau, having a good time together.  Còn người đàn ông tốt thì cô đơn, buồn khổ một mình, v.v. và v.v. 

Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phản ứng dữ dội của Steve.  Và cũng ngạc nhiên cho chính mình.  Bao nhiêu năm qua, từ khi còn bé được đọc và học về truyện Lưu Bình-Dương Lễ, cho đến khi khôn lớn, tạm có chút hiểu biết để lý luận, sao tôi chưa một lần suy nghĩ và question về những tính cách tốt xấu của câu chuyện dân gian này.   

Có phải vì cách học từ chương, cách giáo dục «gọi dạ bảo vâng», «nói sao nghe vậy» đã khiến ta dễ dàng chấp nhận những gì trong sách vở mà không hề đặt câu hỏi ?

Mai Trân"  het trich

***

Ghi chú: Dưới đây là những cảm nghĩ của hoangkybactien nhân đọc câu chuyện "Văn hóa dị biệt" của Gs Mai Trân. Với kinh nghiệm bản thân hkbt nhận thấy:

1. Không nói đến giai đoạn VN bị CS từ 1975 đến nay.  Cái nét văn hóa của VN biểu lộ qua thơ văn, sách vở, thư từ, ngôn ngữ nói chuyện hàng ngày chỉ chú trọng đến ý, chứ không chú trọng đến chữ. Khi nghe ai nói thì chú tâm để hiểu cái ý của người nói muốn nói điều gì, chứ không chú ý đến con chữ mà người đang nói dùng để diễn đạt. Vì ai cũng biết rằng đâu có ai có nhiều thì giờ mà ngồi không cả ngày để mà trau chuốt từng con chữ khi nói.  Cho nên, khi có ai ăn nói vụng về, lỡ lời thì cũng không ai chấp nhứt hết. Văn hóa Việt Nam là văn hóa hướng về sự duy trì thuần phong mỹ tục, đào tạo thánh hiền để dẫn dắt người dân sống cho phải đạo con người.  Một nền văn hóa chủ trương "nói ít làm nhiều." Văn hóa Việt Nam không đào tạo triết gia. Và Việt Nam không phải là xứ của triết gia theo lối của Âu Mỹ.

Trong khi đó người Âu Mỹ thì hoàn toàn ngược lại.  Họ chú ý từng chữ từng dấu một, rồi dùng đó để bắt bẽ, tấn công.  Mọi sự suy nghĩ chỉ để phục vụ cho cái tôi đầy kiêu ngạo của họ.  Đối với âu Mỹ mà nói là "tôi đi học để cho cha mẹ tôi vui lòng" hay "tôi đi học để mai sau có thể phục vụ cho đất nước tôi" sẽ làm họ cười chế nhạo.  Vì với họ (Âu Mỹ) học là học cho tôi, làm là làm cho tôi.  Nếu sống và làm việc ở Mỹ một thời gian chúng ta sẽ thấy văn hóa ở đây là văn hóa "nói nhiều làm ít!"  Lưỡi người nào dẻo sẽ mau lên lương lên chức, chứ không nhứt thiết là làm giỏi.

2. Như đã giải thích ở trên, câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ chỉ nhằm nhấn mạnh một điều là tình bằng hữu và tình vợ chồng mà xã hội VN thời đó bằng lòng như vậy.  Con người VN thời đó đơn giản không có đa trá như  người Âu Mỹ hôm nay. Cho nên toàn bộ câu chuyện không có chi tiết chi ly tỉ mỉ, phần này phải lô ríc với phần kia, mà chỉ là một nét tóm tắt chính thôi.

3. Điều quan trọng nhất của câu chuyện cổ tích VN "Lưu Bình và Dương Lễ" là nó đã rất thành công trong sứ mạng của nó: Trãi qua hàng mấy trăm năm, hàng trăm thế hệ dân Việt đã yêu thích nó. Thấm nhuần tư tưởng của nó.  Từ vua quan cho tới thứ dân, ai nghe cũng yêu thích.  Cái tinh thần nhân bản mà xã hội VNCH thừa hưởng từ tiền nhân để lại là do những câu chuyện cổ tích như thế này mà ra.

Người mà không có nhân nghĩa thì khó lòng mà còn có nhân tính. Và khi không có nhân tính thì những vụ như ở Colorado và ở Connecticut sẽ vẫn còn tiếp tục  xảy ra dài dài.

(còn tiếp...)

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #218 - 28. Dec 2012 , 22:15
 
Ghi chú: Dưới đây là những dòng tiếp theo của hoangkybactien:

(...tiếp theo)

Nói theo kiểu của người đồng nghiệp Mỹ  trong câu chuyện trên thì thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn ở thành Ca Tỳ La Vệ là một người cha/ một người chồng thiếu trách nhiệm phải không!?  Giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy ông ta (Tất Đạt Đa) sống nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người phải không? Không phải chỉ mỗi mình ông ta thôi mà các đệ tử của ông ta cũng vậy nữa!?

Hay như câu chuyện "cây khế: ăn một quả, trả ngàn vàng". Nói theo kiểu anh Mỹ trẻ kia thì đừng nói là chỉ ăn có vài trái khế, mà dù có ăn vài trăm trái khế thì cũng chỉ phải trả vài nén vàng là quá nhiều rồi. Làm gì mà phải chở người ban ơn đến tận kho vàng để mà hốt.  Túi ba gang bự như bao xi măng 80lbs ở ngoài Home Depot đâu phải nhỏ.  Làm như vậy là dại quá, nếu không muốn nói là ngu nữa, phải không?

Hay như là chuyện của Đức Hưng Đạo Vương, đang nắm toàn bộ quân lực trong tay, có nhiều gia nhân là tướng tài,  Ông có thể mưu sát vua Trần, vừa để trả thù nhà và vừa cướp được ngôi vua. Vậy mà ông không chịu làm. Có phải Đức Hưng Đạo Vương của chúng ta dại quá phải không? Và nếu anh Mỹ trẻ kia ở trong trường hợp đó thì chắc đã hành động khác rồi !

Tiền nhân Việt Nam ý thức được điều nhân nghĩa là hệ trọng trong đời người, nên ra sức giáo dục con cháu theo tinh thần đó. Còn anh Mỹ (uncle Sam) thì xưa nay chỉ tôn thờ một điều này thôi:

In dollars I trust !

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #219 - 01. Feb 2013 , 15:59
 
Tiếng Việt Trong Sáng _Đào Văn Bình


Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”

-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”
Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 22/1/2013: “Mỹ Tâm thua thuyết phục Hà Hồ”. Tại sao có chuyện “thua thuyết phục” và “thắng thuyết phục”? Mà thuyết phục ai ở đây? Tiếng Việt có nhiều cách nói giản dị, dễ hiểu hơn sao không dùng? Chẳng hạn như” “Mỹ Tâm thua Hà Hồ rõ ràng”, hoặc “Hà Hồ thắng Mỹ Tâm rõ ràng”, hoặc “Không thể chối cãi/biện minh là Mỹ Tâm đã thua Hà Hồ”.

Câu văn chen tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”

-BBC tiếng Việt ngày 13/11/2012: “Vì sao sếp Window 8 ra đi?”. Để bảo vệ tiếng Việt trong sáng nên viết “Vì sao người đứng đầu Window 8 ra đi?”

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 16/1/2013: “Bí mật tú bà ‘điều hàng’ bằng nickname ‘tiền ơi về đây rồi’”. Thực ra tác giả tiêu đề này muốn viết: Tú bà dùng mật khẩu ‘tiền về đây rồi” để cho các em nhận ra khách thật, nhưng lại viết chen tiếng Mỹ ” ba rọi” là nickname.

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 08/1/2013: “Top 10 đại học ít tốn kém nhất Vương quốc Anh.” Là cơ quan giáo dục dạy học trò về Việt Ngữ lại không biết dịch Top 10= Mười đại học đứng đầu. Thật đáng buồn!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 11/1/2013: “Chắn pô làm đẹp xe nhưng lại cắt chân người.” Pô ở đây là “ống khói”. Tại sao không dùng tiếng Việt cho trong sáng?

-Báo NgoiSao.vn ngày 18/1/2013: “Ngắm sao nữ mặc bikini khoe body đẹp hoàn hảo giữa tuyết lạnh.” Thật lai căng hết chỗ nói! Giống hệt như con nít nói tiếng Việt ở Mỹ.

-Báo 6ix.vn ngày 18/1/2013: “Giảm sốc 70% tất cả các sản phẩm. Đừng bỏ lỡ.” Bây giờ các từ “giảm giá kinh hoàng”, “giảm giá không tưởng tượng nổi”, “giá rẻ mạt” được dịch từ “ Shock Sale” thành “Giảm Sốc”. Thật là một loại “tiếng Việt kinh hoàng”.

-Báo Thanh Niên Online ngày 19/1/2013: “Ngắm "phiên bản" cực dễ thương của sao Hollywood”. Mở bất cứ cuốn từ điển English-Chinese nào ra chúng ta sẽ thấy chữ “copy” được người Tàu dịch là ”phiên bản”. Trong khi đó từ điển English-Vietnamese chữ “copy” được dịch là “bản sao, bản chép lại, bản chụp”. Học tiếng Anh tại sao chúng ta không dùng từ điển Anh-Việt mà lại dùng từ điển Anh-Hoa? Đây là lối tự ti mặc cảm, bắt chước Tàu. Cái gì Tàu hay ta bắt chước cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ hại của Tàu sao ta rước về?

Câu văn thô tục:

Trên các diễn đàn của người Việt hải ngoại ngày hôm nay xuất hiện quá nhiều những tiếng chửi thề và ngôn ngữ thô tục. Đây là hiện tượng bất thường không thấy cách đây khoảng 15 năm. Thói quen dùng lời lẽ thô bỉ phản ảnh sự tức giận và hận thù quá độ. Dĩ nhiên sự thô bỉ không làm người ta chết, nó không gây bạo lọan, không giết người như bệnh AIDS, Cúm Gà, Cúm Heo, Sóng Thần, Cuồng Phong… nhưng nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần và từ từ giết đi tình đồng lọai cao quý. Tại các quốc gia cực đoan Hồi Giáo người ta đang giết nhau bằng bom tự sát. Tại hải ngoại, một số người đang “hạ” nhau bằng những ngôn từ thô bỉ nhất. Chưa biết cái nào di hại hơn cái nào. Bom nổ chết, chôn rồi qua đi. Bài viết muôn đời còn nằm đó trong bộ nhớ của Google!

Đào Văn Bình
(California ngày 22/1/2013)

Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/2734-2734


Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #220 - 09. Feb 2013 , 19:13
 
"Thế nào là tiếng Việt trong sáng?" (2) _Đào Văn Bình


Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương
cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”


-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”

Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.


FRIDAY, FEBRUARY 1, 2013

"Thế nào là tiếng Việt trong sáng?" (2) _Đào Văn Bình

Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”, sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại “tiếng Việt lạ lùng”,” tiếng Việt kinh hoàng” này sẽ lần hồi trở thành “tiếng Việt chính thống” và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương
cứu chữa. Do đó sau bài viết “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam.

Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là “văn hay chữ tốt”, lời văn như “nhả ngọc phun châu”. Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn “Tiếng Việt Trong Sáng”?

Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại “tiếng Việt lạ lùng” này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói “Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến” có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

Rất may, bên cạnh dòng thác lũ “tiếng Việt lạ lùng” đó, đọc những bài viết, biên khảo, những bản dịch của những học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số trang điện tử đứng đắn như Nghiên Cứu Biển Đông, chúng ta thấy ấm lòng rằng tiếng Việt mẫu mực vẫn còn đó nhưng khốn thay, nó lại rất cô đơn và đang bị xâm hại, sói mòn bởi dòng thác lũ tiếng Việt lai căng, hổ lốn.

Nghị luận về “Tiếng Việt Trong Sáng” không phải là chuyện mỉa mai công kích. Mỉa mai, công kích nhau để làm gì? Cái nguy hiểm của bất kỳ xã hội nào là thấy điều sai mà không nói ra. Do đó đây chỉ là cách “chẩn bệnh” và bảo nhau tìm phương chữa trị. Nếu đã gọi là “chẩn bệnh” thì phải làm tới nơi tới chốn. Bệnh trầm kha mà nói cảm cúm sơ sài là giết người ta. Nếu chúng ta viết thư cho bạn bè, người yêu rồi gửi qua đường bưu điện chỉ có bạn hoặc người yêu của ta đọc thì…viết sao cũng được. Nhưng nếu bài viết được đưa lên một trang thông tin điện tử thì có thể có cả triệu người đọc. Nếu nó lại là loại “tiếng Việt ba trợn” thì nguy hại vô cùng. Thế hệ trẻ không rành tiếng Việt tưởng đó là tiếng Việt mẫu mực cứ thế bắt chước thì tiếng Việt không còn ra thể thống gì nữa.

Hiện nay loại loại “tiếng Việt lạ lùng”, “tiếng Việt kinh hoàng” xuất phát nhiều nhất từ các báo điện tử. Nội dung của các trang tin này bao gồm: quảng cáo thương mại, các vụ tai tiếng, các buổi trình diễn ca nhạc, ca sĩ, tài tử, người mẫu, chuyện phòng the pha chút dâm ô, ghen tuông, ly dị, ngực to, chân dài, son phấn v.v… Còn tin tức trong nước thì do các thông tín viên gửi về, có khi cũng “cóp” (chép lại) từ bản tin địa phương. Tin thế giới thì dịch vội từ các bản tin của AFP, UPI, AP, Reuters hoặc trên Yahoo. Ngoại trừ các trang nghiên cứu quốc phòng và Biển Đông, hầu hết các báo điện tử ở trong nước đều đưa tin về bóng đá khắp thế giới như thể bóng đá là món ăn không thể thiếu của 89 triệu dân Việt Nam.

Tôi thông cảm với nghề làm báo phải chạy đua với thời gian, phải cạnh tranh với đồng nghiệp trong việc loan tin sớm sủa, hấp dẫn, do đó sản phẩm đều thuộc loại “mì ăn liền”. Khi đã là sản phẩm “mì ăn liền” thì thường hối hả và không được kiểm soát chặt chẽ do đó có nhiều sơ hở, khuyết điểm. Tuy nhiên báo chí là một bộ phận của văn chương, nếu cẩu thả sẽ gây nguy hại cho ngôn ngữ của dân tộc. Trên tinh thần đó tôi mong quý vị chủ biên, chủ nhiệm, chủ bút các báo điện tử hãy coi lại. Hãy thảo luận và kiểm soát thật kỹ trước khi một bài viết, một bản tin được đưa lên. Ai cũng phải học hỏi thêm, ai cũng phải thận trọng, đó là quy cách làm việc đúng đắn ngàn đời. Nếu mình chưa “chắc ăn” về trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học một lớp Văn Chương Việt Nam ở các đại học. Ỡ Mỹ này, tu nghiệp, học thêm là điều rất tốt để mở mang kiến thức. Vả lại “Học vô tiên hậu, đạt giả vi sư”, tức là chuyện học không cần biết trước-sau. Ai thành đạt đều kể là bậc thầy và có thể dạy kẻ khác- kể cả người học trước mình.

Trong bài viết phổ biến ngày 02/1/2013 tôi đã gợi ý muốn có một câu văn trong sáng thì chúng ta cần tránh một câu văn tối nghĩa, một câu văn què, một câu văn gây hiểu lầm, một câu văn thừa, một câu văn không chỉnh, một câu văn thô tục và một câu văn lai căng. Dưới đây là một số ví dụ.

Câu văn tối nghĩa:

Câu văn tối nghĩa làm người đọc nhức đầu vì không hiểu người viết nói gì, chẳng hạn như:

-Báo Lao Động ngày 17/1/2013: “Trung Quốc tức giận vì Myanmar lại lạc đạn.” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc chẳng ra làm sao cả. Câu văn rõ nghĩa là “Trung Quốc tức giận vì Myanmar bắn lạc đạn qua họ.”

-BBC tiếng Việt ngày 06/12/2012: “Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore.” Thú thực đọc tiêu đề trên tôi muốn nhức đầu và không hiểu tác giả muốn nói gì. Sau khi đọc nội dung tôi mới rõ nghĩa. Thì ra ông ký giả muốn đưa tin một nhóm nhân quyền ở Singapore kêu gọi hủy bỏ cáo buộc (của chính phủ) đối với một số công nhân Trung Quốc đình công trái phép. Do đó câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc tài xế TQ ở Singapore.”

-Báo VnExpress (Tin nhanh Viêt Nam) ngày 17/1/2013: “Sát thủ cuồng bạo tiếp tục bị phạt tử hình.” Đây là câu văn hết sức tối nghĩa. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi mới hiểu ra Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã y án tử hình mà tòa dưới đã tuyên đối với một sát thủ hiếp dâm em bé 8 tuổi và cầm dao chém chết em bé 4 tuổi đang khóc. Như vậy thì tiêu đề trong sáng, rõ nghĩa hơn phải là “Sát thủ cuồng bạo bị y án tử hình”.

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 29/12/2012: “Bay TPHCM-Bangkok với giá không đồng.” Đây là câu văn nghĩa tối mò. Dù đã đọc phần giải thích dài dòng ở dưới tôi vẫn không hiểu tác giả nói gì. “Đường bay TPh. HCM- Bangkok giá đặc biệt”? (trong khoảng thời gian nào đó). Hoặc giá cả khác nhau? Hoặc có giá khác (trong khoảng thời gian quảng cáo)? Không ai hiểu ra làm sao!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Bất thường về chất lượng đàn ông, quảng cáo cường dương thịnh”. Chỉ đọc tiêu đề này thôi và không đọc phần nội dung, tôi dám cam đoan không ai hiểu tiêu đề nói gì. Sau khi đọc kỹ phần nội dung tôi mới hiểu, à thì ra: Do khả năng sinh con không bình thường (khá nhiều nơi quý ông) cho nên nở rộ chuyện quảng cáo bán thuốc cường dương (để hốt bạc). Thế nhưng tác giả đã viết một bản tin thật “kinh hoàng”. Câu “quảng cáo cường dương thịnh” hoàn toàn là tiếng Tàu 100%.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 19/1/2013: “Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ”. Thật kinh hoàng! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa nghe người ta nói “con chữ” bao giờ mà chỉ nghe người ta nói con chó, con mèo, con tôm, con cua v.v..Thế mà ngày nay lại có ông “nhà văn” gọi chữ là “con chữ”! Thực ra ông “nhà văn” này muốn nói nhà văn bắt đầu từ “chữ nghĩa”, nhưng vì thiếu ngữ vựng cho nên ông mới phang bừa là “con chữ”. Thật là một câu văn để đời!

-BBC Tiếng Việt ngày 21/1/2013: “Bộ trưởng Kinh tế người Đức gốc Việt sắp thôi dẫn dắt đảng Tự do Dân chủ vì thiếu ủng hộ trong đảng.” Đây là đề tài chính trị lớn mà chữ dùng lại “bình dân” quá. Ngoài ra hai chữ “sắp thôi” không tìm thấy trong Từ Điển Việt Nam và nó cũng không phải tiếng Việt. “Sắp thôi” nghĩa là “sẽ không còn”. Nếu đúng vậy thì câu văn sẽ gọn nhẹ như sau, “Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt sẽ không còn lãnh đạo Đảng Tự Do Dân Chủ vì thiếu sự ủng hộ trong đảng.”

Câu văn què

Câu què là câu văn chưa đủ nghĩa, chẳng hạn như:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Thủ tướng VN cứu trung tâm gấu”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, “trung tâm gấu” là trung tâm gì? Nếu có “trung tâm gấu” thì sẽ có “trung tâm chó, trung tâm mèo, trung tâm voi” v.v.. Đây là câu văn què vì nó chưa đủ nghĩa. Câu văn đủ nghĩa là “Thủ tướng VN cứu trung tâm bảo vệ gấu”.
Câu văn gây hiểu lầm hoặc có thể hiểu theo hai nghĩa:

-Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17/1/2013: “CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là CSGT có đeo thẻ xanh mới được ngừng xe ở một chỗ cấm ngừng xe nào đó. Câu văn rõ nghĩa hơn phải là, “CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền chặn xe.” Viết một câu văn gây hiểu lầm hết sức tai hại trong các lãnh vực như: luật pháp, hiến pháp, khế ước, cam kết, các hiệp ước, công ước, các tuyên bố chung v.v…

Câu văn thừa:

-VOA tiếng Việt ngày 17/1/2013: “Tài xế xe buýt chở học sinh ở New York đình công...”. Chữ “buýt” ở đây thừa vì ở Mỹ xe chở học sinh chính là xe “ bus”. Do đó câu văn không thừa là “Tài xế xe chở học sinh ở New York đình công...”

-Báo VOV Online ngày 18/1/2013: “Tân thủ tướng Nhật thăm chính thức Thái Lan.” Tôi không rõ thế nào là “thăm chính thức” và thế nào là “thăm không chính thức”? Theo tôi, khi vị thủ tướng vừa lên máy bay thăm viếng nước A chẳng hạn thì báo chí có thể loan tin “Thủ tướng đã chính thức lên đường thăm…” Thế nhưng khi vị thủ tướng đã đến rồi và báo chí có bài tường thuật cùng hình ảnh thì không cần hai chữ “chính thức”nữa (vì đã chính thức quá rồi). Dùng thêm hai chữ “chính thức” là thừa. Khi đó tiêu đề sẽ là, “Tân thủ tướng Nhật công du/thăm Thái Lan.”

-Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 18/1/2013: “Việt Nam sẽ phải nhập tôm nguyên liệu nhiều hơn.” Thú thực khi đọc xong tiêu đề này tôi không hiểu “tôm nguyên liệu” là tôm gì. Sau khi đọc phần chi tiết tôi mới vỡ lẽ ra đây là tôm mua về không phải để ăn mà để chế biến sản phẩm như bánh phồng tôm, mắm tôm v.v…Nếu đúng như vậy thì hai chữ “nguyên liệu” là thừa. Câu văn gẫy gọn hơn sẽ là, “Việt Nam sẽ phải nhập cảng nhiều tôm để chế biến sản phẩm.”

BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria”. Câu văn này thừa bởi vì “thảm sát” đã là kinh hoàng, máu đổ thịt rơi rồi mà còn thêm “đẫm máu” nữa là thừa. Nói “thảm sát đẫm máu” cũng giống như nói “Một cuộc biểu tình vĩ đại thật đông người.”

Câu văn làm dáng:

-Báo VnExpress.net ngày 1/10/2012: “Đường phố ngập nặng vì triều cường.” Câu văn quý ở chỗ giản dị, trong sáng và không nên dùng chữ “đao to búa lớn”. Câu văn giản dị là, “ Đường phố ngập nặng vì nước dâng cao.”

-Báo Vietnam.net ngày 24/4/2012: “Xe siêu trường siêu trọng chất đầy gỗ cao vút…” Nên giản dị hóa bằng câu “Xe quá nặng quá dài chất đầy gỗ cao vút…”

-BBC tiếng Việt ngày 19/1/2013: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc đã ngày càng tăng tần suất xuất hiện tại khu vực quần đảo này.” Các chữ “tần suất xuất hiện” có vẻ như để làm dáng và lủng củng, nên thay bằng những chữ giản dị hơn, chẳng hạn như “số lần xuất hiện”. Nếu thế, câu văn sẽ gọn lại như sau: ”Số lần xuất hiện của các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quôc ngày càng gia tăng tại khu vực quần đảo này.” Hoặc giản dị hơn nữa, chúng ta có thể viết: “Các tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại khu vực quần đảo này.”

-Báo VnExpress.net ngày 20/1/2013 “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch”. Các chữ “lên kế hoạch” nên dùng trong các lãnh vực thuộc nhà nước, chính phủ, công ty to lớn v.v…Còn đối với, cá nhân, gia đình thì chỉ cần nói, “Nghỉ Tết dài ngày, nhiều gia đình tính chuyện du lịch.”
Câu văn dùng chữ không chỉnh:

-BBC tiếng Việt ngày 16/1/2013: “Sinh viên VN ở Singapore bị tội sàm sỡ.” Không ai nói “bị tội” cả, mà là “phạm tội” chẳng hạn như: phạm tội biển thủ, phạm tội hiếp dâm, phạm tội lường gạt. Nhưng người ta lại nói, “bị phạt, bị kết tội..” Cho nên câu văn chỉnh phải là: “Sinh viên VN ở Singapore phạm tội sàm sỡ.”

-Báo RIF (Radio France International) ngày 18/1/2013: “Về phần Liên Hiệp Châu Âu, Ngoại trưởng 27 thành viên đã nhất trí gửi gần 500 giảng viên quân sự qua Mali.” Từ “giảng viên quân sự “ không đúng mà phải nói là “huấn luyện viên”. Nếu là sĩ quan thì gọi là “sĩ quan huấn luyện”. Nếu hạ sĩ quan thì gọi là “hạ sĩ quan huấn luyện”.

-BBC tiếng Việt ngày 18/1/2013: Tour de France đã được Ban Việt Ngữ BBC dịch là “Vòng đua nước Pháp”. Tour de France có từ 1903 và đã được Miền Nam phiên dịch ra từ hơn 60 năm nay là “Vòng Pháp Quốc”. Có thể Ban Việt Ngữ BBC gồm những bạn trẻ cho nên ít hiểu biết về những gì xảy ra cách đây khoảng nửa thế kỷ.

-Báo Phụ Nữ Today ngày 22/1/2013: “Mỹ Tâm thua thuyết phục Hà Hồ”. Tại sao có chuyện “thua thuyết phục” và “thắng thuyết phục”? Mà thuyết phục ai ở đây? Tiếng Việt có nhiều cách nói giản dị, dễ hiểu hơn sao không dùng? Chẳng hạn như” “Mỹ Tâm thua Hà Hồ rõ ràng”, hoặc “Hà Hồ thắng Mỹ Tâm rõ ràng”, hoặc “Không thể chối cãi/biện minh là Mỹ Tâm đã thua Hà Hồ”.

Câu văn chen tiếng Tây tiếng Mỹ “ba rọi”

-BBC tiếng Việt ngày 13/11/2012: “Vì sao sếp Window 8 ra đi?”. Để bảo vệ tiếng Việt trong sáng nên viết “Vì sao người đứng đầu Window 8 ra đi?”

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 16/1/2013: “Bí mật tú bà ‘điều hàng’ bằng nickname ‘tiền ơi về đây rồi’”. Thực ra tác giả tiêu đề này muốn viết: Tú bà dùng mật khẩu ‘tiền về đây rồi” để cho các em nhận ra khách thật, nhưng lại viết chen tiếng Mỹ ” ba rọi” là nickname.

-Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 08/1/2013: “Top 10 đại học ít tốn kém nhất Vương quốc Anh.” Là cơ quan giáo dục dạy học trò về Việt Ngữ lại không biết dịch Top 10= Mười đại học đứng đầu. Thật đáng buồn!

-Báo Phụ Nữ Today ngày 11/1/2013: “Chắn pô làm đẹp xe nhưng lại cắt chân người.” Pô ở đây là “ống khói”. Tại sao không dùng tiếng Việt cho trong sáng?

-Báo NgoiSao.vn ngày 18/1/2013: “Ngắm sao nữ mặc bikini khoe body đẹp hoàn hảo giữa tuyết lạnh.” Thật lai căng hết chỗ nói! Giống hệt như con nít nói tiếng Việt ở Mỹ.

-Báo 6ix.vn ngày 18/1/2013: “Giảm sốc 70% tất cả các sản phẩm. Đừng bỏ lỡ.” Bây giờ các từ “giảm giá kinh hoàng”, “giảm giá không tưởng tượng nổi”, “giá rẻ mạt” được dịch từ “ Shock Sale” thành “Giảm Sốc”. Thật là một loại “tiếng Việt kinh hoàng”.

-Báo Thanh Niên Online ngày 19/1/2013: “Ngắm "phiên bản" cực dễ thương của sao Hollywood”. Mở bất cứ cuốn từ điển English-Chinese nào ra chúng ta sẽ thấy chữ “copy” được người Tàu dịch là ”phiên bản”. Trong khi đó từ điển English-Vietnamese chữ “copy” được dịch là “bản sao, bản chép lại, bản chụp”. Học tiếng Anh tại sao chúng ta không dùng từ điển Anh-Việt mà lại dùng từ điển Anh-Hoa? Đây là lối tự ti mặc cảm, bắt chước Tàu. Cái gì Tàu hay ta bắt chước cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ hại của Tàu sao ta rước về?

Câu văn thô tục:

Trên các diễn đàn của người Việt hải ngoại ngày hôm nay xuất hiện quá nhiều những tiếng chửi thề và ngôn ngữ thô tục. Đây là hiện tượng bất thường không thấy cách đây khoảng 15 năm. Thói quen dùng lời lẽ thô bỉ phản ảnh sự tức giận và hận thù quá độ. Dĩ nhiên sự thô bỉ không làm người ta chết, nó không gây bạo lọan, không giết người như bệnh AIDS, Cúm Gà, Cúm Heo, Sóng Thần, Cuồng Phong… nhưng nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần và từ từ giết đi tình đồng lọai cao quý. Tại các quốc gia cực đoan Hồi Giáo người ta đang giết nhau bằng bom tự sát. Tại hải ngoại, một số người đang “hạ” nhau bằng những ngôn từ thô bỉ nhất. Chưa biết cái nào di hại hơn cái nào. Bom nổ chết, chôn rồi qua đi. Bài viết muôn đời còn nằm đó trong bộ nhớ của Google!

Đào Văn Bình
(California ngày 22/1/2013)
www.lyhuong.net/

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #221 - 01. Apr 2013 , 08:13
 

Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt

...


Đào Văn Bình


    Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước.  Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời.

     Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch  theo kiểu “mot à mot”. (*). Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương.  Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế.

      Thật chua xót! Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA -  hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.

       Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì  thì ôi thôi…4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!   
         Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào: 

1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”

2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”

3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”

4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”.

5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.

6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”

7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ “dữ dội”, “ác liệt” v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”

8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.

9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “ Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”

10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.

11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.

12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “ giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ”“ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.

13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”.

14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.

15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “ sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1

16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.

17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như  của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!

18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” ]Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp.

19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”

20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”

            Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy? Nếu ngày xưa chúng tôi ở Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn. Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc, Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như  Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v… Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá” cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh…nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh - cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ hiểu không? Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của  Pháp mỗi khi viết xong một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức mình đã viết một câu văn tối nghĩa.  Khi người đọc nhăn mặt tức mình viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.

      Là  người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2013)

(*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn.  Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.
Back to top
« Last Edit: 01. Apr 2013 , 14:21 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #222 - 11. Apr 2013 , 18:19
 
*
Ghi chú: Những dòng này chỉ bàn về việc dùng chữ Việt cho đúng chứ không dám luận bàn về văn chương Việt Nam. 

*

Trước năm 2000, khi mà Việt cộng chưa cho người lan tràn ra hải ngoại, thì tiếng Việt ở hải ngoại này vẫn còn thuần như thời trước 1975. Nhưng từ sau năm 2000 trở đi, bắt đầu có sự tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt cộng. Những từ ngữ này rất tối nghĩa, vậy mà nhiều người vẫn cứ nhắm mắt xài mà không suy nghĩ. Cho ví dụ, dân VNCH chúng ta hay xài:

1. Ra trường: để chỉ việc học hành xong của một học sinh, thì ngày nay nhiều người XHCN dùng hai chữ "tốt nghiệp".  Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Nghiệp ở đây có nghĩa là nghề nghiệp hay nghiệp quả của người đó. Người xưa có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" để ám chỉ là nhờ hồng phúc nhờ may mắn mà học hành thành đạt. Và người ta chỉ dùng nó cho những trường hợp đặc biệt như trạng nguyên, bãng nhãn, thám hoa thôi, chứ thi đậu thường hay thứ hạng thì có gì đâu mà "tốt nghiệp" với "xấu nghiệp".  Đó là chưa nói đến cái sự kỳ cục như khi ta nghe câu nói như sau "nhỏ A tốt nghiệp thủ khoa còn nhỏ B tốt nghiệp vừa đủ điểm hay đậu vớt".  Đậu thứ hạng hay đậu vớt thì cũng ra trường, nhưng đâu có gì là "tốt nghiệp" đâu chứ.  Do đó, nên dùng hai chữ "ra trường" thay cho hai chữ "tốt nghiệp" khi ý muốn nói về việc học hành xong của một người.

2. Người dân trong nước bây giờ cũng có mắt như chúng ta, nhưng không để dùng như chúng ta là "nhìn, thấy, hay nhìn thấy", mà là để "phát hiện"! Từ chuyện một con bò đứng ỉa một đống phân to tổ bố mà ai cũng có thể nhìn thấy từ xa, cho đến mấy tờ tiền típ ở trên bàn sau khi ăn xong, toàn là "phát hiện" hết. "Trên đường vào làng, anh T phát hiện một con bò đang...ị một bãi!", hay "trong khi thu dọn bàn, nhỏ C phát hiện $10 đô la tiềp típ ở trên bàn!"  Hình như người dân trong nước không còn biết sự khác biệt giữa chữ "thấy" và "phát hiện" nữa. Có lẽ, với họ "phát hiện" có nghĩa là "nhìn thấy". Nếu vậy quả thật là đáng tiếc.

Muốn "phát hiện" một điều gì đâu phải chỉ có nhìn thấy không đâu, mà nó còn đòi hỏi những kiến thức đặc biệt hay chuyên môn hay kinh nghiệm hay những công cụ khác phụ giúp mới nhận rõ được thực tướng của sự vật đang thấy đó. Chứ đâu phải chỉ nhìn khơi khơi là biết được đâu. Cho ví dụ, "nhờ đeo kiếng hồng ngoại tuyến, mà trong bóng đêm, người lính Mỹ đã phát hiện được toán quân Taliban đang ẩn trong một hang núi bên kia đường". Cho nên, để đơn giản và rõ nghĩa, dùng hai chữ "nhìn thấy" thay vì "phát hiện" khi không cần thiết.

3. Tuổi, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây là những đơn vị thời gian để đo tuổi tác cho người và gia súc. Một tuổi có nghĩa là một năm. Hai tuổi có nghĩa là hai năm. Nửa tuổi có nghĩa là 6 tháng. Và một phần tư tuổi có nghĩa là 3 tháng hay 12 tuần. Như vậy, một em bé mới sinh thì chưa có tuổi nào hết! Mà chỉ có ngày, tuần, hay tháng thôi. VNCH chúng ta thường dùng "em bé được bao lâu rồi?", "Dạ, em bé được 5 ngày rồi, hay 3 tuần rồi, hay 2 tháng rồi." Nói như vậy là ai cũng hiểu hết. Nhưng dân XHCN hôm nay không biết nói như vậy nữa. Họ bị nhiễm tụi Việt cộng. Đây là kiểu nói của họ đây, cho ví dụ, một em bé mới sanh được 5 ngày thì họ nói là "em được 5 ngày tuổi, hay 3 tuần tuổi, hay 2 tháng tuổi." Dùng hai đơn vị thời gian trước một con số nghe rất là kỳ cục.

Nói tóm lại, ăn mặc đẹp không đủ để che phủ hết cái ngố ngáo một khi mà ta nói hay viết ra...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #223 - 16. Apr 2013 , 06:42
 
hoangkybactien wrote on 11. Apr 2013 , 18:19:
*
Ghi chú: Những dòng này chỉ bàn về việc dùng chữ Việt cho đúng chứ không dám luận bàn về văn chương Việt Nam. 

*

Trước năm 2000, khi mà Việt cộng chưa cho người lan tràn ra hải ngoại, thì tiếng Việt ở hải ngoại này vẫn còn thuần như thời trước 1975. Nhưng từ sau năm 2000 trở đi, bắt đầu có sự tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt cộng. Những từ ngữ này rất tối nghĩa, vậy mà nhiều người vẫn cứ nhắm mắt xài mà không suy nghĩ. Cho ví dụ, dân VNCH chúng ta hay xài:

1. Ra trường: để chỉ việc học hành xong của một học sinh, thì ngày nay nhiều người XHCN dùng hai chữ "tốt nghiệp".  Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Nghiệp ở đây có nghĩa là nghề nghiệp hay nghiệp quả của người đó. Người xưa có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" để ám chỉ là nhờ hồng phúc nhờ may mắn mà học hành thành đạt. Và người ta chỉ dùng nó cho những trường hợp đặc biệt như trạng nguyên, bãng nhãn, thám hoa thôi, chứ thi đậu thường hay thứ hạng thì có gì đâu mà "tốt nghiệp" với "xấu nghiệp".  Đó là chưa nói đến cái sự kỳ cục như khi ta nghe câu nói như sau "nhỏ A tốt nghiệp thủ khoa còn nhỏ B tốt nghiệp vừa đủ điểm hay đậu vớt".  Đậu thứ hạng hay đậu vớt thì cũng ra trường, nhưng đâu có gì là "tốt nghiệp" đâu chứ.  Do đó, nên dùng hai chữ "ra trường" thay cho hai chữ "tốt nghiệp" khi ý muốn nói về việc học hành xong của một người.

2. Người dân trong nước bây giờ cũng có mắt như chúng ta, nhưng không để dùng như chúng ta là "nhìn, thấy, hay nhìn thấy", mà là để "phát hiện"! Từ chuyện một con bò đứng ỉa một đống phân to tổ bố mà ai cũng có thể nhìn thấy từ xa, cho đến mấy tờ tiền típ ở trên bàn sau khi ăn xong, toàn là "phát hiện" hết. "Trên đường vào làng, anh T phát hiện một con bò đang...ị một bãi!", hay "trong khi thu dọn bàn, nhỏ C phát hiện $10 đô la tiềp típ ở trên bàn!"  Hình như người dân trong nước không còn biết sự khác biệt giữa chữ "thấy" và "phát hiện" nữa. Có lẽ, với họ "phát hiện" có nghĩa là "nhìn thấy". Nếu vậy quả thật là đáng tiếc.

Muốn "phát hiện" một điều gì đâu phải chỉ có nhìn thấy không đâu, mà nó còn đòi hỏi những kiến thức đặc biệt hay chuyên môn hay kinh nghiệm hay những công cụ khác phụ giúp mới nhận rõ được thực tướng của sự vật đang thấy đó. Chứ đâu phải chỉ nhìn khơi khơi là biết được đâu. Cho ví dụ, "nhờ đeo kiếng hồng ngoại tuyến, mà trong bóng đêm, người lính Mỹ đã phát hiện được toán quân Taliban đang ẩn trong một hang núi bên kia đường". Cho nên, để đơn giản và rõ nghĩa, dùng hai chữ "nhìn thấy" thay vì "phát hiện" khi không cần thiết.

3. Tuổi, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây là những đơn vị thời gian để đo tuổi tác cho người và gia súc. Một tuổi có nghĩa là một năm. Hai tuổi có nghĩa là hai năm. Nửa tuổi có nghĩa là 6 tháng. Và một phần tư tuổi có nghĩa là 3 tháng hay 12 tuần. Như vậy, một em bé mới sinh thì chưa có tuổi nào hết! Mà chỉ có ngày, tuần, hay tháng thôi. VNCH chúng ta thường dùng "em bé được bao lâu rồi?", "Dạ, em bé được 5 ngày rồi, hay 3 tuần rồi, hay 2 tháng rồi." Nói như vậy là ai cũng hiểu hết. Nhưng dân XHCN hôm nay không biết nói như vậy nữa. Họ bị nhiễm tụi Việt cộng. Đây là kiểu nói của họ đây, cho ví dụ, một em bé mới sanh được 5 ngày thì họ nói là "em được 5 ngày tuổi, hay 3 tuần tuổi, hay 2 tháng tuổi." Dùng hai đơn vị thời gian trước một con số nghe rất là kỳ cục.

Nói tóm lại, ăn mặc đẹp không đủ để che phủ hết cái ngố ngáo một khi mà ta nói hay viết ra...



1.  Tôi có tý thắc mắc về cách dùng của hai chữ "tốt nghiệp". Từ bao lâu nay giờ tôi vẫn dùng và vẫn nghe thấy chữ "tốt nghiệp"(để chỉ "học xong" )chứ không phải là chữ sau này của XHCN?).  Vậy là tôi nói sai mà không biết??

Người ta nói "Cậu ấy tốt nghiệp cử nhân Toán, tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi"  v.v.  Ngày xưa thời tây còn ít người đi học thì "tốt nghiệp bằng sơ học yếu lược" hay certificat gì đó đã là khá lăm.  Dùng chữ tốt nghiệp để chỉ "học xong, học hết" (và coi đó là một thành công rồi không cần thêm thứ hang cao thấp ).  Nhưng không ai nói "tốt nghiệp tiểu học hay mẫu giáo" mặc dù là vẫn chỉ là "graduated", là học xong học hết....có lẽ là vì cấp bậc này còn quá nhỏ, chưa gọi là thành công chăng?  Mấy cái bằng cũng nho nhỏ nhưng của Tây thì được trọng hon một tý( vì mình hay hướng ngoại) nên dùng chữ "đao to búa lớn" (bao hàm một thái độ hay một cách nhìn của người ta đối với những mẫu mực làm thước đo cho giá trị xã hội của một thời điểm..)

2.  Cái chữ 'phát hiện ' này thì đúng là chữ mới sau này.  Mình hiểu là "không định tìm, định xem mà nhìn thấy (happen to see? ) mà mình nói là 'chợt thấy, bỗng thấy ' hay chỉ bình thường 'nhìn thấy, thấy ' mà thôi.  Cái dở của một "living language" là nói thay đổi theo thời, chẳng may nó được dùng sai ngay từ đầu nhưng mọi người lại thấy nó...dễ thương (có thể bởi vì nó được dùng bời một idol mà ta yêu mến) thế là mọi người cứ theo thời mà dùng nó, để cũng thấy mình...theo kịp trào lưu tiến hoá "!

Người ta bảo 'ngôn ngữ là phải thay đổi, là sinh ngữ, là living language (nếu nó không đổi thì nó thành "tử ngữ").  Có điều là mình không 'thấm' được những mẫu mực đó bởi vì nó không thuộc thế hệ của tội  Tôi chẳng thích nổi,chẳng theo nhưng tôi cũng nghĩ "language i
s arbitrary", chẳng có gì phải hay trái mặc dù nghe nó trối tai lắm,nhưng nó đã được socially accepted).  Cũng như bây giờ tôi chỉ thích nghe và thấm những bài hát xưa  trong khi những bài hát trẻ bây giờ thôi nghe trước quên sau và thường là không hiểu họ hát cái gì....hihihi.

Con cháu mình bây giờ lớn lên ở ngoại quốc, nói tiếng Anh tiếng Mỹ tiếng Tây rành hơn tiếng Việt nên bao nhiêu câu văn dịch của mà tác giả ĐV Bình nêu ra  (mà HKBT và NĐ đưa vào đây) làm cho mình cũng phải buồn lòng, nhưng làm gì đây khi thế hệ của  Dương Quảng Hàm dần dần đi hết? Chúng ta có quay ngược lại thời gian?

3.  Cái cách nói "3 tháng tuổi" này đúng là biến chế từ "3 years old, 3 months old " mà ra.  Các cụ cứ việc dơ tay than trời.  Bây giờ chắc chẳng còn ai hiểu:  "Cháu được mấy tuổi rồi?"  "Dạ thưa, cháu mới đầy tuổi tôi." ????


Tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt và mình có khuynh hướng dùng Hán Việt trọng những trường hợp trịnh trọng (formal). Nhưng thực ra ngay cả những lúc nói thướng, nôm na, ngữ vựng Việt cũng đầy rẫy những chữ Hán Việt .  Rồi XHCN cũng đã từng đả đảo chữ HV mà cứ nôm na "máy bay lên thẳng, nhà đẻ...vv." trong khi lại lam dụng những "đột xuất, cách ly," hay những chữ đao to búa lớn mà ĐVB  đã lấy ra từ báo chí hiện nay . 
    
Lại còn cách dùng của chũ "bị" và "được" nữa chứ .  MÌnh nói "bị thương, bị bắt' bị mất cắp ' và " được thưởng, được quà, được tiền...hay "Hôm nay được ăn phở" với "Hôm nay , lại bị ăn phở " thì đã nói lên được cái thái độ của người nói 2 câu trên .  Vậy thì làm sao quí vị giải thích câu này :"  Anh chàng đó bị giàu đấy."  Qúi vị nào biết làm ơn giải thích dùm.
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2013 , 06:45 by thule »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #224 - 16. Apr 2013 , 09:53
 
.
Thưa Cô:

Theo em nghĩ, chữ "tốt" trong hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng Việt thuần túy. Còn chữ "tốt" trong tiếng Hán là chữ "hảo". Còn chữ "nghiệp" đứng sau chữ "tốt" hàm ý là nghiệp lực, nghiệp quả nhiều hơn là nghề nghiệp vì nước ta ngày xưa đàn ông chủ yếu là làm ruộng thôi chứ đâu có nhiều nghề kỷ thuật như bây giờ. Hai nữa là ông bà ta hay nói "học tài, thi phận" để chỉ có nhiều người học giỏi mà thi hoài vẫn không đậu (đỗ đạt).  Cho nên, hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng khen của các cụ dành cho những ai may mắn, nhờ hồng phúc và nghiệp quả tốt của cá nhân và gia đình, mà thi đỗ đạt. Chứ còn tự hai chữ "tốt nghiệp" không có nghĩa là ra trường.  Nhưng từ ngày xưa, nước ta coi việc học hành khoa cử là quan trọng nhất trong đời người (đàn ông), cho nên lời khen "tốt nghiệp" (nghiệp tốt) mới dính vô việc học hành. Và một khi thi đỗ đạt thì có nghĩa là việc học hành cũng đã xong.   Từ đó, nó làm cho người ta mỗi khi nghe hai chữ "tốt nghiệp" là tự động nghĩ ngay đến việc học hành xong, tức là Ra Trường. Chúng ta cũng có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" hoặc "nghiệp tốt" để khen những sự thành đạt khác như thăng quan tiến tức, hay làm ăn phát đạt nữa. Dân gian cũng thường hay nói là "hay không bằng hên (may mắn) mà". Căn cứ theo sách sử, thì từ xưa ông bà ta đã dùng hai chữ "thi đỗ" để chỉ việc học xong" hay ra trường của một người, chứ đâu có dùng hai chữ "tốt nghiệp" đâu.

Cũng giống như "cái thìa" là tiếng địa phương của miền Bắc để chỉ cái muỗng (ăn canh), thì hai chữ "tốt nghiệp" có lẽ cũng là tiếng địa phương ở miền Bắc cho nên Cô nghe và quen dùng từ nhỏ, chứ ở Trung và Nam phần thì vẫn dùng hai chữ ra trường. Em thấy các anh lính VNCH cùng thời với Cô như tác giả Phạm Tín An Ninh là một ví dụ. Anh ấy dùng hai chữ ra trường trong mấy bài đoản truyện của anh.

Kết luận: Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Tự nó không có nghĩa là "ra trường" hay "học xong". Nhưng vì nó được dùng để chỉ những sự may mắn khi thi đỗ đạt, cho nên từ đó nó có tính cách ám chỉ sự học xong hay ra trường (thành đạt) của một người. Lâu ngày, nó được dùng như chữ "ra trường".  Tuy nhiên, sau khi hiểu như vậy rồi thì chúng ta nên dùng hai chữ "Ra Trường" cho việc "học xong" của một người vì nó có nghĩa trực tiếp hơn. Có thi "vô trường" thì phải có thi "ra trường". Vì nói đến trường (lớp) là nói đến việc học hành. Còn "nghiệp tốt hay xấu" là tín ngưỡng của mỗi cá nhân, vì học chăm thì chưa chắc đã là học giỏi ! Và do đó, vẫn có thể thi rớt như thường. Tóm lại:

Dùng "ra trường" khi muốn nói "graduation"hoado

Không dùng "tốt nghiệp" cho "graduation" bởi vì:

"Tốt nghiệp" = Good Karma (has nothing to do with graduation!)
Hai chữ "tốt nghiệp" đến đây là tạm đủ. (Còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #225 - 16. Apr 2013 , 20:34
 
.
Thưa Cô:

Bây giờ nói về hai chữ "phát hiện",  thì theo em thấy trong tiếng Việt có vài ba chữ nữa nằm cùng trong nhóm chữ này là "phát giác", "khám phá", "sáng kiến" và "phát minh". Tất cả những chữ này đều có nghĩa là "thấy" hay "nhìn thấy" một vật, một sự việc, hay một định luật gì
đó qua một nổ lực như đang tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu. Chứ không thể nào chỉ mới nhìn qua mà "nhận ra" hay "thấy" liền. Ví dụ:

- Nhờ có quang tuyến X mà con người có thể phát hiện kịp thời những chứng bệnh lao khó trị.

- Nhờ học qua một khóa tình báo, mà người cảnh sát đã phát hiện (phát giác) ra nhiều gói thuốc phiện dấu trong mấy thùng trái cây.

- Nhờ nghiên cứu thiên văn học nhiều năm mà Galileo đã phát hiện (khám phá) ra trái đất có hình cầu tròn chứ không bằng phẳng như mọi người thời đó nghĩ.

Mục đích chính của hai chữ "phát hiện" và các chữ cùng nhóm là nó chứa đựng yếu tố "ngạc nhiên", "bất ngờ" và "hiếm hoi" mà người nói muốn đem đến cho người nghe. Ví dụ:

- Người nông dân ở ngoại thành Trường An, trong khi đào giếng để lấy nước, đã phát hiện (nhìn thấy) cổ mộ của Tần Thủy Hoàng.

- Nhờ nghiên cứu về lúa nước, mà các nhà khoa học phát hiện ra lúa nước có nguồn gốc từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

Tóm lại, hai chữ "phát hiện" chỉ nên dùng khi cái sự "nhìn thấy" đó nó có tính cách đặc biệt, khác thường, nhiều ngạc nhiên, kinh ngạc, ly kỳ, thích thú, hiếm hoi, hay quan trọng mà nó không xảy ra hàng ngày. Còn nếu không có gì đặc biệt thì dùng "nhìn thấy" là đủ rồi.

Cô có đưa ra vấn đề ARBITRARY/ARBITRATION (không có (chữ) "đúng" hay "sai", mọi sự do con người tự đặt ra mà thôi.)

Đối với vấn đề này thì em đồng ý với Cô là mọi sự như ngôn ngữ, chữ viết, luật lệ, nhà cửa, xe cộ, v.v..., điều do con người đặc ra, chứ thiên nhiên không có tạo.

Nhưng nếu không đặc ra thì làm sao để hiểu với nhau, để nói chuyện với nhau, để truyền bá để mà mọi người trong xã hội đó sinh hoạt nhịp nhàng, bớt mâu thuẩn và xung đột? Tuy chỉ là nhân tạo, do con người bày vẽ ra (arbitrary and socially accepted) nhưng nó phải có cái hay của nó mới làm cho người ta tiếp tục dùng đến, nếu không thì nó đâu thể tiếp tục tồn tại được. Cho ví dụ, chữ "thủy" có nghĩa là nước. Nhưng không ai dùng chữ "nước" để đặc tên cho con người, nhất là người con gái. Chúng ta dùng chữ "thủy" làm tên. Có lẽ, vì âm thanh của chữ "thủy" nghe lạ tai hơn và nghe hay hơn âm thanh của chữ "nước".Hay như việc trộm cắp, ăn hối lộ, nếu xã hội không cho là sai trái, thì xã hội đó sẽ hỗn loạn, và đi đến chỗ tàn sát lẫn nhau, chứ không thể tồn tài được. Cho nên, tuy là mọi thứ do con người tự đặc ra, nhưng nó được đặc ra trong những sự suy nghĩ chín chắn, dựa trên những nền tảng, hay giá trị lâu dài nào đó, chứ không có tính cách nhất thời hay tùy tiện.

Chính vì vậy mà một sinh ngữ sống là một sinh ngữ không nên có nhiều sự thay đổi. Do xã hội phát triển, có thêm nhu cầu, cho nên có thêm từ ngữ mới để cung cấp cho các nhu cầu mới đó. Chứ không phải xóa bỏ chữ cũ đi và thay một chữ mới vào đó. Vì làm như vậy thì sinh ngữ đó chỉ có mau chết mà thôi. Cho ví dụ, nếu hai ngàn năm trước tổ tiên ta dùng hai chữ "đói bụng" (hungry), thì ngày hôm nay chúng ta cũng nên dùng hai chữ "đói bụng" (hungry) chứ không nên dùng chữ khác để thay thế.
Có như vậy, thì nó mới tiện lợi và dễ dàng cho việc viết và duy trì lịch sử của dân tộc.

Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Điều thứ hai nữa là chúng ta không phải là thế hệ loài người đầu tiên có mặt trên trái đất này để đặc ra những chữ viết hay ngôn ngữ đang dùng. Bởi vậy, ông bà ta mới có câu "xưa truyền nay làm". Những gì hay chúng ta nên giữ gìn và vun xới nó, thay vì hời hợt và bỏ mặc.  Hướng ngoại mà hướng theo cái tốt thì cũng nên theo. Cho ví dụ, nước Tàu có hơn một tỉ người, và đại đa số dân Tàu theo Phật giáo là một tôn giáo xuất xứ từ Ấn Độ. Cả Âu Châu và Mỹ Châu đa phần theo thiên Chúa giáo hay tin lành, có gốc tích từ Jerusalem ở vùng trung đông.  Và cả loài người ngày nay đều mặc áo vét, mang giày tây, đi xe hơi của người Âu Mỹ. Về mặt hình thức, cả loài người hôm nay đã bị/được Âu Mỹ hóa bởi nền văn minh hiện đại của họ.

Cô có nói đến là Cô thích nghe những bài nhạc xưa, không thấy thích hợp với nhạc bây giờ.  Em nghĩ, không phải chỉ một mình cô, mà cả thế hệ của cô, đa phần, đều nghĩ như vậy. Đều này tương đối dễ hiểu và dễ thông cảm. Vì xã hội loài người có khuynh hướng xuống dốc (decaying, decadent age). Xã hội ngày càng lạnh lùng hơn, tàn nhẫn hơn. Cô nhìn qua bên Mễ, bên Tàu, bên Hy Lạp, hay Việt Nam CS là Cô thấy liền thôi.

Thưa Cô, ngày hôm nay chúng ta chắc là không còn Dương Quãng Hàm nữa, nhưng trong phạm vi trong gia đình của mình thì mình cứ ráng được tới đâu hay tới đó thôi Cô.  Nước VN mình trước thời chúa Nguyễn chỉ có miền Bắc thôi, và chỉ có mấy triệu dân, trong khi cả nước Tàu có gần một trăm triệu dân mà không đồng hóa nổi VN, thì bây giờ với mạng lưới toàn cầu và mấy triệu dân Việt ở hải ngoại thì công việc duy trì tiếng Việt trong sáng, em nghĩ, không đến nỗi bi quan lắm đâu. Thế hệ trẻ sanh ra ở đây có  nhiều em giỏi. Chúng ta có thể kỳ vọng ở các em.
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2013 , 20:40 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #226 - 18. Apr 2013 , 15:35
 
hoangkybactien wrote on 16. Apr 2013 , 09:53:
.
Thưa Cô:

Theo em nghĩ, chữ "tốt" trong hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng Việt thuần túy. Còn chữ "tốt" trong tiếng Hán là chữ "hảo". Còn chữ "nghiệp" đứng sau chữ "tốt" hàm ý là nghiệp lực, nghiệp quả nhiều hơn là nghề nghiệp vì nước ta ngày xưa đàn ông chủ yếu là làm ruộng thôi chứ đâu có nhiều nghề kỷ thuật như bây giờ. Hai nữa là ông bà ta hay nói "học tài, thi phận" để chỉ có nhiều người học giỏi mà thi hoài vẫn không đậu (đỗ đạt).  Cho nên, hai chữ "tốt nghiệp" là tiếng khen của các cụ dành cho những ai may mắn, nhờ hồng phúc và nghiệp quả tốt của cá nhân và gia đình, mà thi đỗ đạt. Chứ còn tự hai chữ "tốt nghiệp" không có nghĩa là ra trường.  Nhưng từ ngày xưa, nước ta coi việc học hành khoa cử là quan trọng nhất trong đời người (đàn ông), cho nên lời khen "tốt nghiệp" (nghiệp tốt) mới dính vô việc học hành. Và một khi thi đỗ đạt thì có nghĩa là việc học hành cũng đã xong.   Từ đó, nó làm cho người ta mỗi khi nghe hai chữ "tốt nghiệp" là tự động nghĩ ngay đến việc học hành xong, tức là Ra Trường. Chúng ta cũng có thể dùng hai chữ "tốt nghiệp" hoặc "nghiệp tốt" để khen những sự thành đạt khác như thăng quan tiến tức, hay làm ăn phát đạt nữa. Dân gian cũng thường hay nói là "hay không bằng hên (may mắn) mà". Căn cứ theo sách sử, thì từ xưa ông bà ta đã dùng hai chữ "thi đỗ" để chỉ việc học xong" hay ra trường của một người, chứ đâu có dùng hai chữ "tốt nghiệp" đâu.

Cũng giống như "cái thìa" là tiếng địa phương của miền Bắc để chỉ cái muỗng (ăn canh), thì hai chữ "tốt nghiệp" có lẽ cũng là tiếng địa phương ở miền Bắc cho nên Cô nghe và quen dùng từ nhỏ, chứ ở Trung và Nam phần thì vẫn dùng hai chữ ra trường. Em thấy các anh lính VNCH cùng thời với Cô như tác giả Phạm Tín An Ninh là một ví dụ. Anh ấy dùng hai chữ ra trường trong mấy bài đoản truyện của anh.

Kết luận: Hai chữ "tốt nghiệp" chỉ có nghĩa là nghiệp tốt mà thôi. Tự nó không có nghĩa là "ra trường" hay "học xong". Nhưng vì nó được dùng để chỉ những sự may mắn khi thi đỗ đạt, cho nên từ đó nó có tính cách ám chỉ sự học xong hay ra trường (thành đạt) của một người. Lâu ngày, nó được dùng như chữ "ra trường".  Tuy nhiên, sau khi hiểu như vậy rồi thì chúng ta nên dùng hai chữ "Ra Trường" cho việc "học xong" của một người vì nó có nghĩa trực tiếp hơn. Có thi "vô trường" thì phải có thi "ra trường". Vì nói đến trường (lớp) là nói đến việc học hành. Còn "nghiệp tốt hay xấu" là tín ngưỡng của mỗi cá nhân, vì học chăm thì chưa chắc đã là học giỏi ! Và do đó, vẫn có thể thi rớt như thường. Tóm lại:

Dùng "ra trường" khi muốn nói "graduation"hoado

Không dùng "tốt nghiệp" cho "graduation" bởi vì:

"Tốt nghiệp" = Good Karma (has nothing to do with graduation!)

Hai chữ "tốt nghiệp" đến đây là tạm đủ. (Còn tiếp)



Chào HKBT,

Tôi chắc KHBT phải chịu khó nghiên cứu sách vở lắm, và cũng viết giỏi viết , viết hay viết dài hay và cho nhiều ý kiến đó.  Tôi thì đánh máy "mổ cò" chậm và sai nhiều nên chịu không viết được dài, cũng chẳng có nghiên cừu sách vở gì cả, có cho ý kiến là từ cái hiểu biết đại khái của tôi thội.  Có nhiều cái mà HKBT viết tôi không đồng ý lắm và ước gì mình nói "chuyện đi chuyện lại" thì vui hơn và đỡ mất thì giờ hơn nhỉ.  Nhưng thôi mình chỉ làm được những gì DĐ này cho phép thì cũng ok rồi , phải không?

Tôi chỉ muốn nói nói là một ngôn ngữ nó "living" vì nó biến chuyển, từ gốc gác của một chữ, phát sinh từ đâu , bởi ai, được dùng với ý nghĩa gì, rồi sau biến đổi theo thời gian, theo giai đoạn, theo địa phương và được dùng với một nghĩa khác và mọi người đều "hồ hởi" dùng nó (socially accepted) mà không thắc mắc sai hay đúng. Muốn biết lich sử các từ được dùng qua thời gian, thì chắc mình phải qua  địa phận khác rồi (từ nguyên học -etymology).

Tôi chỉ biết bây giờ và trước đây người ta vẫn dùng "tốt nghiệp" để chỉ học xong, thi xong. và tôi không liên hệ cái (theo KHBT) "nghiệp" này với "nghiệp quả "được.  Nếu là tiếng Việt 100% thì "nghiệp tốt"là một cụm từ với tình từ tốt đi sau (cũng như "nhà đẹp" chứ không "đẹp nhà",phải không?)

Còn nếu hiểu đây là cách dùng Hán Việt thì "tốt" trong "tốt nghiệp" lại nôm na quá, phải là cái gì như "hảo nghiệp " chứ?( chữ Hán của tôi cũng...ăn đong " lắm đấy) và như vậy nó là 1 cụm từ (phrase) nữa trong khi chữ "tốt nghiệp" của một câu như :  Cậu ấy tốt nghiệp cử nhân với hang cao.." thì nó là một động từ, có nghĩa là graduated, là finished, là fin d'etudes theo tiếng tây.  Người ta còn dùng :  "các SV đã tốt nghiệp khoá huấn luyện 8 tuần ở....".  Chỉ có nghĩa là học xong, chẳng biết có thi cử,thi đỗ gì không? 
Thôi giản đi vấn đề, bàn chơi cho vui thôi. 


Viết một tý thế này là lại phải rời máy rồi.  Để lúc  khác bàn tiếp nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #227 - 18. Apr 2013 , 21:40
 
.
Quote:
Tôi chỉ muốn nói là một ngôn ngữ nó "living" vì nó biến chuyển, từ gốc gác của một chữ, phát sinh từ đâu , bởi ai, được dùng với ý nghĩa gì, rồi sau biến đổi theo thời gian, theo giai đoạn, theo địa phương và được dùng với một nghĩa khác và mọi người đều "hồ hởi" dùng nó (socially accepted) mà không thắc mắc sai hay đúng.


>> Thưa Cô:

Cô nói đúng. Nhưng đó là trong một xã hội phát triển liên lục như ở miền nam Việt Nam từ 1975 hay ở miền Bắc từ 1954 trở về trước.

Vấn đề chúng ta đang nói ở đây là từ khi CS chiếm miền Nam xong, họ cố tình tạo ra những từ ngữ quái đản rồi ép buộc mọi người dùng nó. Ví dụ như, "xưởng đẻ" thay cho bệnh viện, "hộ khẩu" thay cho sổ gia đình, "đăng ký" thay cho ghi tên hay ghi danh, "phản hồi" thay cho hồi âm hay hồi đáp, "du sinh" thay cho du học sinh, v.v....

Với em thì hai chữ "tốt nghiệp" mà Cô quen dùng từ nhỏ đến giờ là một hình thức tiếng địa phương, một cách nói của người Bắc, giống như chữ "thầy u" thay cho cha mẹ vậy thôi. Chứ chung quanh, đa số dân miền Nam thời VNCH vẫn dùng hai chữ "ra trường". Điều em muốn nói ở đây là, bây giờ hình như cả dân miền Nam trong nước cũng bị nhiễm hai chữ "tốt nghiệp", mà không còn dùng hai chữ "ra trường" nữa. Có một số chữ khác cũng bị biến mất và bị thay bằng những chữ tối nghĩa hơn, ví dụ:

- "Liên hệ", đúng ra phải là liên lạc.
- "Đăng ký ", đúng ra phảI ghi tên, hay ghi danh.
- "Vô cảm", đúng ra phải là thờ ơ, hời hợt, làm ngơ, phó mặt.
...và còn nhiều nữa.

Sau cùng, nếu hai chữ "tốt nghiệp" và "nghiệp tốt" mà Cô thấy nó khác nhau, thì Cô nghĩ sao về hai chữ sau đây.

Bảo đảm (VNCH dùng) >< Đảm bảo (VNCS dùng)

Chứng minh (VNCH dùng) >< Minh chứng (VNCS dùng)

Ghi chú: Em viết ra những gì em nghĩ để góp vui thôi, chứ không có ý hơn thua đâu. Nếu Cô rãnh thì thảo luận cho vui, còn không thì thôi, chứ không có gì đâu. Chatting for fun thôi mà.
.
Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #228 - 19. Apr 2013 , 06:26
 
Hihihi, "trà dư tửu hậu" một tý, HKBT đừng có "no"ai phiền.

Chứng minh hay mình chứng, tốt nghiệp hay nghiệp tốt có khác hay không là tùy theo cách dùng nó hay vị trí  trong câu thôi.  Và xử dụng ngữ vựng mới thì ai dùng thì dùng chứ tôi không thuộc thế hệ này thì tôi vẫn không dùng , nhưng thông cảm những người ở trong môi trường đó, không "chèo thuyền nước ngược" được cũng là tự nhiên thôi. Mình không thích, không thông cảm được thì chỉ biết thở dài thương cho cái chữ nghĩa biến đổi, văn hoá suy đồi, xuống dốc (theo mình nhìn..)

Hôm nay nói cái chữ "phát hiện" của XHCN thì cũng giống như chữ "thoải mái" "bố trí" đột xuất" vậy, được dùng khắp nơi khắp chốn, thăng hoa quá tể, muôn hình vạn trạng đậy  Thôi dẹp nó đi nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #229 - 19. Apr 2013 , 07:01
 


Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi.  Thí dụ: thiếng mỸ thơi  60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...).   Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không?  KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #230 - 19. Apr 2013 , 12:22
 
thule wrote on 19. Apr 2013 , 07:01:
Như Cô sống ở Mỹ từ 1975 tới nay, Cô có thấy sự thay đổi nào trong tiếng Mỹ không? Riêng em thì em không thấy có sự thay đổi nào hết, ngoài những món đồ mới chế tại ra sau này như ipad, iphone thì người ta đặc thêm tên ra để gọi cho thuận tiện vậy thôi, chứ không có gì thay đổi hết. Mệt mỏi thì cứ nghĩ ngơi (relax) . Trước 75 vẫn là relax và bây giờ vẫn là relax nghĩa là nghĩ ngơi hay nghĩ giải lao. Trong khi đó, người dân sống với Việt cộng bây giờ thì không nói nghĩ ngơi nữa mà là "thư giãn!", hai chữ này rất là tối nghĩa. Vì theo em, "thư giãn" nghĩa là "xé sách !"

Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi.  Thí dụ: thiếng mỸ thơi  60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...).   Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không?  KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?



Dzịt thì hông có thông thạo về văn chương , do đó phải qua ban B học.

Trong facebook bây giờ , tiếng Anh có nhiều chữ mới lạ lắm... Cheesy Cheesy

À Cô ơi HKBT chứ hông phải là KHBT đâu...chắc Cô tưởng là Cô nói chuyện với chị Kahat sao hà    Grin Grin, à mà cho Dzịt hỏi HKBT là Hoàng Kỳ Bắc Tiến  phải không? chứ hông phải bạc tiền.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #231 - 19. Apr 2013 , 17:14
 
.
Quote:
Tôi thì nghĩ là nó thay đổi nhiều lắm, thay đổi không ở những chữ căn bản như relax(kickback là slang), mà là có nhiều chữ khác để chỉ cùng nghĩa đó tùy theo thời diểm nào thôi. Thí dụ: thiếng mỸ thơi 60's có chữ: chick (young woman), feeling groovy (wonderful-hình như có bài hát nào tên này)). 70's : dude (guy), foxy (attractive),.... 80's: funky (strange), I don 't have a clue (don't understand...). Thời đại internet còn cho mình vô số chữ mới mà tôi không biết vì mình không biết dùng máy vi tính nhiều.

Tại sao "thư giãn" lại là "xé sách"? có tý Hán Việt nào ở đây không? KHBT có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh đấy nhỉ?


Thưa Cô:

"Sự thay đổi" mà Cô nói, theo ý em, là sự tăng thêm, có thêm những chữ mới (có cùng nghĩa hay có nghĩa gần giống như vậy) bên cạnh những chữ chính thức đang hiện hành. Như chữ "clue" trong ví dụ mà Cô đưa ra chẳng hạn. "I don't have a clue" (I don't understand).

Thưa Cô, qua ví dụ đó, ta thấy, đây không phải là một sự thay đổi, mà là một sự làm giàu thêm cho ngôn ngữ. Người ta có thêm một chữ nữa (clue) để dùng bên cạnh chữ chính thức là understand, chứ người ta đâu có bỏ (vứt đi) chữ understand đâu. Chữ dude (guy, you , you guys) cũng vậy, người ta đâu có dùng chữ "dude" làm chữ chính và bỏ đi chữ căn bãn chính thức là "you", "guy", hay "you guy" đâu Cô?

Sở dĩ những điều này xảy ra (một cách tự nhiên) là vì để tránh nhàm chán do sự lập đi lập lại một từ nhiều lần.  Ngôn ngữ phong phú là nhờ ở những điểm này. Tiếng Việt thời trước 75 ở miền Nam và thời trước 1954 ở miền Bắc cũng vậy thôi, rất là thống nhất và phong phú. (Sách vở và báo chí xuất bản ở nước ta trước 1954, và 21 năm ở miền Nam chứng minh điều này.)

Trước 1975, chúng ta có một đống chữ để diễn tả nỗi lòng của mình như: bực bội, ray rức, khó chịu, bất mãn, không vừa lòng, uất ức, bực tức, phẫn uất,...v.v..., ôi nhiều lắm. Nhưng từ ngày CS chiếm cả VN cho đến nay, người dân hầu như không còn biết diễn đạt như vậy nữa. Họ đã bị CS biến thành người máy hết rồi. Hễ có điều gì không vừa ý là cứ "bức xúc".

Hơi bất mãn không vừa ý chút xíu cũng "bức xúc", mà bị oan ức phẫn uất đến chết được cũng cứ "bức xúc".  Cô thấy không, có rất nhiều chữ để xài mà không xài. Cứ nhắm mắt lại mà "bức" với "xúc" mà không chịu suy nghĩ là mình đang nói thứ tiếng gì vậy. Ban đầu khi mới nghe qua, em tưởng là người nói đang làm vườn hay đang dọn vườn tược mới vừa bức dây bức lá và vừa xúc đất chớ!

Nói tóm lại là, có thêm chữ mới bên cạnh những chữ chính thức và căn bản đang hiện hành là điều tốt vì nó làm cho ngôn ngữ phong phú thêm. Còn ngược lại, chế biến chữ mới tối nghĩa hơn, và lại bỏ đi những chữ chính thức đã có từ trước thì chỉ tổ làm nghèo nàn, và giết dần giết mòn tiếng mẹ đẻ của mình.  Ý của em và tác giả Đào Văn Bình là như vậy đó.

Thưa Cô:

Trở lại hai chữ "thư giãn", "thư" có nghĩa là sách vở. Còn "giãn" có nghĩa là kéo ra. Như vậy, cầm cuốn sách mà kéo ra thì chỉ có nước là rách sách thôi. Cho nên em mới nói nó có nghĩa là "xé sách"! 

Thiệt ra, theo em đoán mấy người CS ghép hai chữ "thư giãn" từ những chữ "thư thả" (thong thả, nghĩa là rãnh rỗi, không bận bịu) và "co vô giãn ra" (để bớt tê, bớt mõi sau khi ngồi hay nằm lâu một chỗ) mà thành. Nhưng ghép như vậy vẫn tối nghĩa so với hai chữ "nghỉ ngơi" hay "nghỉ giải lao".   Hai chữ "Nghỉ ngơi" sát nghĩa và hay hơn hai chữ "thư giãn" rất nhiều.


***

Quote:
Quote: Dzịt thì hông có thông thạo về văn chương , do đó phải qua ban B học.

Trong facebook bây giờ , tiếng Anh có nhiều chữ mới lạ lắm...

À Cô ơi HKBT chứ hông phải là KHBT đâu...chắc Cô tưởng là Cô nói chuyện với chị Kahat sao hà , à mà cho Dzịt hỏi HKBT là Hoàng Kỳ Bắc Tiến phải không? chứ hông phải bạc tiền. /quote



HKBT xin chào chị Dzịt:

Thưa, chị đoán đúng rồi hkbt là Hoàng Kỳ Bắc Tiến chứ không phải bạc tiền gì đâu. Smiley

Đó chỉ là ước mơ cá nhân thôi chứ không có gì đâu chị.

Chị Dzịt học ban B (toán, lý) thì chắc là vào năm  1975 thì cũng phải là lớp 10 (đệ tam) rồi, phải không. Vì hình như sau 1975 hay 76 gì đó thì không còn ban nữa. HKBT lúc đó vẫn còn ở đệ nhất cấp thôi, chứ chưa có vô đệ nhị cấp, cho nên chưa có chọn ban biết gì hết. Trường Lê Văn Duyệt trước 1975 có mấy thầy cô viết sách toán (đại số và hình học) hay. Nhưng lâu quá hkbt quên tên hết rồi.

Thưa chị, vấn đề đang thảo luận là: Có thêm chữ mới bên cạnh những chữ đang hiện hành thì tốt thôi. Còn ghép chữ mới rồi bỏ chữ đã và đang dùng thì không nên. Đó là chưa nói đến việc tự ý ghép chữ rồi áp đặt lên người khác, buộc phải học theo là điều không nên.

Như chị thấy đó, mấy tháng nay chỉ có cái vụ hành tinh Pluto là "planet" hay "star" mà các trường học trên cả nước Mỹ tranh luận triền miên chưa ngã ngũ.  Không một ai dám áp đặt là phải gọi nó thế này hay thế khác hết. Mọi người cứ để nó phát triển tự nhiên, nghĩa là dần dà xã hội sẽ chọn một trong hai tên. HKBT đoán là xã hội sẽ gọi hành tinh Pluto là "planet" dựa trên định nghĩa của chữ planet (a solid mass).

HKBT cũng rất dỡ về văn. Cho nên không dám nói gì về văn hết, chỉ nói về chữ cái và nghĩa của nó thôi. Smiley
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2013 , 00:33 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #232 - 21. Apr 2013 , 16:18
 
.
Khoảng đôi ba tuần nay các blogger trong nước có đưa ra một cái "banner" viết là "Chúng ta là Tự Do". Nhiều người tỏ ra thích thú với câu nói này, và hình như họ còn cảm thấy đó là một câu rất bình thường nữa chứ. 

Theo hkbt biết thì thời VNCH không ai nói như vậy hết, mà người ta chỉ nói, "Chúng ta cần/muốn (hay không cần/không muốn) có tự do.  Chứ KHÔNG ai nói "chúng ta là tự do", hay "chúng ta là dân chủ", hay "chúng ta là nhân quyền" cả, nghe nó kỳ cục làm sao.

Hai chữ "chúng ta" đã chỉ rõ là con người, thì sau chữ "LÀ" thường cũng phải LÀ những chữ chỉ người như: Học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo, công nhân, công dân, phu hầm mỏ, thợ máy, y tá, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên, cu li, nô lệ, quân nhân, thủy thủ, phi công, chiêu đãi viên, bồi bàn, v.v...

Còn những chữ như "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", "độc lập",..., là những chữ dùng để chỉ hay diễn đạt những khái niệm, những nhu cầu của môi trường sống mà con người cần (hay muốn) hoặc không cần (hay không muốn). Cho nên "chúng ta" luôn luôn LÀ ___(bất cứ danh từ nào chỉ người như đã nói ở trên) chứ không thể nào là một cái khái niệm, hay một cái nhu cầu được. Ngay như trong tiếng Mỹ, người ta cũng nói "we want freedom" chứ đâu có nói là "we are freedom" đâu?

Tóm lại, câu nói "chúng ta là Tự Do" là câu nói sai và tối nghĩa.  Câu nói đúng hơn nên là:

- Chúng ta cần Tự Do. Hay,
- Tự Do ở trong tay của chúng ta.

***

Trong mục Thơ hôm nay, có một cái tựa là "Chặng dài Việt Nam...."
nghe kỳ kỳ làm sao. Có lẻ ý t/g muốn nói là "chặng đường dài Việt Nam.." nhưng sợ cái tựa dài cho nên mới bỏ bớt ra (?).

Chặng, quãng, đoạn, khoảng, hay khúc là những chữ dùng như những đơn vị đo lường cho chiều dài về địa lý như đường xá, và chiều dài về thời gian.

Thời VNCH, chúng ta thường nói hay viết là:

- (Một hay hai) Chặng/quãng/đoạn/khoảng/khúc đường dài, hay (một hay hai) chặng/quãng/đoạn/khoảng/khúc thời gian dài.

Chứ đâu có ai nói như là "chặng dài Việt Nam", nghe kỳ quá. "Việt Nam" là tên riêng, đâu có dài hay ngắn, xanh hay đỏ được. 

***

Một lần khác, trên một trang tạp chí (magazine) tiếng Việt ở trong nước, có một hàng tít thật lớn "Khoảng lặng thời gian" bên trên một tấm ảnh của một "young lady" có vẽ giàu có và sang trọng.  Đọc cái tựa(vừa kỳ cục và vừa buồn cười!) và nhìn tấm hình, nó cho người đọc cái cảm giác là người thiếu nữ trong hình chắc có chuyện gì không vui trong lòng và cần một khoảng thời gian yên lặng (yên tĩnh) để suy tư hay nghỉ ngơi gì đó.  Đúng ra cái tựa nên viết như sau thì rõ nghĩa hơn:

- Khoảng thời gian tĩnh lặng.Hay,
- (Cần) một sự tĩnh lặng.

Đại khái là như vậy.

Nhìn bài báo mà hkbt cảm thấy chua xót. Chu xót vì tấm hình và cái tựa bài viết là hai thái cực quá chênh lệch. Một đàng là tấm hình là một căn phòng thật sang trọng không thua kém gì ở Âu Mỹ. Còn một đàng là một cái tựa bài ghép chữ thật vụng về và tối nghĩa, giống như là người bị mù chữ mới đang tập viết tiếng Việt.  Với phương tiện internet ngày nay người ta biết bắt chước Âu Mỹ trang trí nhà cửa cho thật đẹp mà sao không biết mình đang viết thứ tiếng Việt gì vậy?

Tại liệu, sách vở của VNCH trên mạng nhiều lắm mà, sao không tìm học?
.
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2013 , 00:17 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #233 - 25. Apr 2013 , 17:46
 
*
"Gởi" vs. "Gửi" - "Diễn hành" vs. "Diễu hành" -  "Áp đặt" (t or c)?

*
Kính thưa quí thầy cô, quí anh chị và các bạn:

Hôm nay hkbt đưa ra ba (3) chữ mà chúng ta thường thấy trên các trang mạng tiếng Việt ở trong và ngoài nước, cùng với những nhận xét và câu hỏi của cá nhân mình, dựa trên những gì mình đã học được dưới mái trường VNCH hồi nhỏ.  Nếu có gì sai, mong quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn đọc chỉ ra cho để hkbt (và mọi người cùng) được học hỏi với.

1. Chữ thứ nhất là "Gởi"  mà hầu hết dân trong nước ngày nay và một số ở hải ngoại đều viết là "gửi" mà hkbt nghĩ là sai chứ không đúng.

Tại sao hkbt nghĩ như vậy?

Trong tiếng Việt chúng ta hay nói:

- Con ơi!
- Trời ơi!
- Ma trơi!
- Nó tới chưa!
- Hàng mới mà !
- Nhìn hình này gợi cho tôi kỷ niệm thời thơ ấu.
- Nghe hung tin tôi chới với luôn !
- v.v...

Những chữ trên (ơi, tới, mới, gợi, chới với...) có cùng đuôi là âm "ƠI".
Cho nên, chữ "gởi thư/đơn" phải được viết là "GỞI" mới nghe xuôi tai, và thấy hợp lý hơn. 

Trong khi đó, chữ "gửi", nếu bỏ mẫu tự "g" ra thì cái đuôi "ưi" phát âm (đọc) làm sao? hkbt hoàn toàn không biết đánh vần cái đuôi này hay nguyên chữ "gửi" này.  Theo trí nhớ (hy vọng còn tốt !) thì hồi nhỏ hkbt thấy không có học chữ "gửi" kiểu này, mà là học chữ "gởi" này đây.  Âm "ơ" chứ không phải "ư".  Do đó, theo ý cá nhân của hkbt thì nên dùng chữ "gởi , và bỏ chữ "gửi" đi !

Nếu quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được sự khác biệt hay giống nhau của hai chữ đó  thì xin chỉ giáo cho.  hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
2. Chữ thứ hai là "diễn hành" (VNCH) và "diễu hành" (VNCS):

Dân VNCH chúng ta hiểu rất rõ, từ thời tiểu học, về hai chữ "diễn" và "diễu".  Chữ "diễn" có nghĩa là biểu diễn, hay trình diễn, hay diễn xuất, nghĩa là dùng những cử chỉ, hành động, động tác để diễn đạt cho người khác coi, nhưng không có chứa đựng sự diễu cợt hay đùa giỡn trong đó. Ví dụ, như mùa Phật Đản có diễn hành rước hoa. Hay trong ngày Quân Lực có những cuộc diễn hành của quân đội thật long trọng và trang nghiêm, v.v...

Trong khi đó, chữ "diễu" có nghĩa là đùa, là giỡn cợt, là làm trò hề, còn có nghĩa là chế diễu (make fun of) (XHCN ngày nay còn dùng chữ "hài" nữa, nghe kỳ kỳ làm sao), không có gì trang nghiêm hết.

Thời VNCH, chúng ta nói "diễn hành" chứ không ai nói "diễu hành" hết.  Nhưng ngày hôm nay, sau 38 năm dưới ách cộng nô, quí vị "tiến sĩ, nhân sĩ" XHCN cứ hễ một chút là "diễu hành".  Đi biểu tình chống Tàu cộng, đi biểu tình chống cướp đất, chống công an côn đồ đánh đập dân mà họ cũng cứ gọi là "diễu hành"! Vừa nghe chướng tai và vừa thấy ngây ngô hết sức. Cry

*
3. Còn chữ này thì trong và ngoài nước đều cùng viết như nhau là "áp đặt". Điều khbt thắc mắc là trong chữ "áp đặt" thì tại sao chữ "đặt" dùng "t" thay vì "c"? Vì hkbt thấy, trong tiếng Việt chúng ta có những chữ như sau:

- "đạo tặc" (bọn ăn trộm, ăn cướp đường),
- "không tặc" (bọn cướp máy bay),
- "hải tặc" (bọn cướp biển),
- và trong thời đại internet ngày nay thì dân trong nước dùng chữ "tin tặc" (hackers).

Tất cả những chữ trên đều có tận cùng là "c" trong chữ "tặc". Như vậy, đáng lẽ ra chữ "áp đặt" cũng phải có tận cùng là "c" như các chữ đó chứ sao lại là "t"?

Một điều nữa là hkbt không biết hai chữ "đặc" và "đặt" phát âm có giống nhau hay không?

Nếu có, thì có lẽ là lỗ tai của hkbt có vấn đề, không phân biệt được sự khác biệt trong cách phát âm hai chữ này. Còn như ngược lại, nếu hai chữ này mà phát âm giống nhau thì chúng ta nên viết là "đặc", tận cùng bằng "c" để cho thống nhất với những chữ bên trên.  Quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được thì xin chỉ giáo cho, hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #234 - 26. Apr 2013 , 10:26
 
hoangkybactien wrote on 25. Apr 2013 , 17:46:
*
"Gởi" vs. "Gửi" - "Diễn hành" vs. "Diễu hành" -  "Áp đặt" (t or c)?

*
Kính thưa quí thầy cô, quí anh chị và các bạn:

Hôm nay hkbt đưa ra ba (3) chữ mà chúng ta thường thấy trên các trang mạng tiếng Việt ở trong và ngoài nước, cùng với những nhận xét và câu hỏi của cá nhân mình, dựa trên những gì mình đã học được dưới mái trường VNCH hồi nhỏ.  Nếu có gì sai, mong quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn đọc chỉ ra cho để hkbt (và mọi người cùng) được học hỏi với.

1. Chữ thứ nhất là "Gởi"  mà hầu hết dân trong nước ngày nay và một số ở hải ngoại đều viết là "gửi" mà hkbt nghĩ là sai chứ không đúng.

Tại sao hkbt nghĩ như vậy?

Trong tiếng Việt chúng ta hay nói:

- Con ơi!
- Trời ơi!
- Ma trơi!
- Nó tới chưa!
- Hàng mới mà !
- Nhìn hình này gợi cho tôi kỷ niệm thời thơ ấu.
- Nghe hung tin tôi chới với luôn !
- v.v...

Những chữ trên (ơi, tới, mới, gợi, chới với...) có cùng đuôi là âm "ƠI".
Cho nên, chữ "gởi thư/đơn" phải được viết là "GỞI" mới nghe xuôi tai, và thấy hợp lý hơn. 

Trong khi đó, chữ "gửi", nếu bỏ mẫu tự "g" ra thì cái đuôi "ưi" phát âm (đọc) làm sao? hkbt hoàn toàn không biết đánh vần cái đuôi này hay nguyên chữ "gửi" này.  Theo trí nhớ (hy vọng còn tốt !) thì hồi nhỏ hkbt thấy không có học chữ "gửi" kiểu này, mà là học chữ "gởi" này đây.  Âm "ơ" chứ không phải "ư".  Do đó, theo ý cá nhân của hkbt thì nên dùng chữ "gởi , và bỏ chữ "gửi" đi !

Nếu quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được sự khác biệt hay giống nhau của hai chữ đó  thì xin chỉ giáo cho.  hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*
2. Chữ thứ hai là "diễn hành" (VNCH) và "diễu hành" (VNCS):

Dân VNCH chúng ta hiểu rất rõ, từ thời tiểu học, về hai chữ "diễn" và "diễu".  Chữ "diễn" có nghĩa là biểu diễn, hay trình diễn, hay diễn xuất, nghĩa là dùng những cử chỉ, hành động, động tác để diễn đạt cho người khác coi, nhưng không có chứa đựng sự diễu cợt hay đùa giỡn trong đó. Ví dụ, như mùa Phật Đản có diễn hành rước hoa. Hay trong ngày Quân Lực có những cuộc diễn hành của quân đội thật long trọng và trang nghiêm, v.v...

Trong khi đó, chữ "diễu" có nghĩa là đùa, là giỡn cợt, là làm trò hề, còn có nghĩa là chế diễu (make fun of) (XHCN ngày nay còn dùng chữ "hài" nữa, nghe kỳ kỳ làm sao), không có gì trang nghiêm hết.

Thời VNCH, chúng ta nói "diễn hành" chứ không ai nói "diễu hành" hết.  Nhưng ngày hôm nay, sau 38 năm dưới ách cộng nô, quí vị "tiến sĩ, nhân sĩ" XHCN cứ hễ một chút là "diễu hành".  Đi biểu tình chống Tàu cộng, đi biểu tình chống cướp đất, chống công an côn đồ đánh đập dân mà họ cũng cứ gọi là "diễu hành"! Vừa nghe chướng tai và vừa thấy ngây ngô hết sức. Cry

*
3. Còn chữ này thì trong và ngoài nước đều cùng viết như nhau là "áp đặt". Điều khbt thắc mắc là trong chữ "áp đặt" thì tại sao chữ "đặt" dùng "t" thay vì "c"? Vì hkbt thấy, trong tiếng Việt chúng ta có những chữ như sau:

- "đạo tặc" (bọn ăn trộm, ăn cướp đường),
- "không tặc" (bọn cướp máy bay),
- "hải tặc" (bọn cướp biển),
- và trong thời đại internet ngày nay thì dân trong nước dùng chữ "tin tặc" (hackers).

Tất cả những chữ trên đều có tận cùng là "c" trong chữ "tặc". Như vậy, đáng lẽ ra chữ "áp đặt" cũng phải có tận cùng là "c" như các chữ đó chứ sao lại là "t"?

Một điều nữa là hkbt không biết hai chữ "đặc" và "đặt" phát âm có giống nhau hay không?

Nếu có, thì có lẽ là lỗ tai của hkbt có vấn đề, không phân biệt được sự khác biệt trong cách phát âm hai chữ này. Còn như ngược lại, nếu hai chữ này mà phát âm giống nhau thì chúng ta nên viết là "đặc", tận cùng bằng "c" để cho thống nhất với những chữ bên trên.  Quí thầy cô, quí anh chị, và quí bạn nào biết được thì xin chỉ giáo cho, hkbt xin đa tạ trước. Smiley

*



Nhận xét của tôi:  HKBT có khuynh hướng lấy ra một thí dụ nào đó rồi coi đó là một luật của ngôn ngữ Việt rồi "áp đặt" (không phải "đặc")  những chữ khác vào, muốn nó phải giống thế thì mới đúng, mới hợp lý, mới thuận tai (với cá nhân HKBT).  Trong khi làm như vậy, vô hình chung, HKBT đã phản lại cái ý mà tôi đưa ra từ trước (mà HKBT đã đồng ý):  Ngôn ngữ là arbitrary, là không có vấn đề đúng sai, là thay đổi theo thời gian-không có nghĩa là chết, là bỏ, _mà chỉ có chữ dùng nhiều hay ít tùy thời điểm và không gian...Một chữ đúng với mình, thì không đúng với người khác, dùng hay không nhân tâm tùy thích và cũng tùy cái bakground, lích sử, căn bản cá nhân của người sử dụng. 

Nếu cứ theo cách của HKBT thì e rằng sẽ có vấn đề khi thưởng thức thơ của thiên hạ đấy.  Mình chỉ cảm nhận và cố hiểu xem nhà thơ muốn nói gì (căn cứ trên cách dùng chữ hay diễn tả của nhà thơ, mà phần lớn chính cách cùng chữ đãc biệt của họ khiến họ trở thành đôc đáo).


Xin góp ý:

1. "Gửi" thì người miền Bắc hay dùng và "gởi" là của miền Nam.  Cũng như "thư" và "thơ", chả dính dáng gì đến cái âm ƠI trong các thí dụ của em.

2.  Biến thể của "diễn hành" bây giờ là "diễu hành" (right wrong, like it or not, take it or leave it, it 's up to you  !) không nhất thiết chữ "diễu" trong "diễu hành" phải cùng nghĩa với 'diễu" trong  "diễu cợt" bởi vì chính thực chữ này viết là "giễu cợt" _chữ g- chứ không phải d-

3.  người Nam hay phát âm _t và -c (ending) giống nhau, cũng như người bắc hay đọc d- và gi- giống nhu, x-  và s- cũng không khác.  Vì vậy lúc viết thì  hay viết sai chứ chẳng phải vì có "đạo tặc, không tặc, tin tặc...." thì phải nên có "áp đặc"?  "Tin tặc" nghe cũng hiểu được vì đều là "tặc" cả (giặc trong ngành tin học) chứ "áp đặc" thì không còn là "tặc " nữa rồi, thì mắc mớ gì lại phải theo vần "ăc".  Lỗi nói trên chỉ là lỗi phát âm của người nam -t và -c, an và -ang và đã ảnh hưởng vào chữ viết (graphic) (thí dụ: mất mát thì viết là mấc mác, hay mất mac.. và "man mác" thì có thể biến thành "mang mát" không chừng, hihihi..."nhân vô thập toàn ' mà )


Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #235 - 26. Apr 2013 , 13:01
 
Anh HKBT ui,
Đ thấy Tiếng Việt mình muốn viết cho đúng, sử dụng cho đúng, khó lắm, rắc rối lắm!
Thường thì viết email dài như cái này, Đ phải dùng Word để viết, check lỗi chính tả dễ hơn và nhanh hơn, sau đó mới copy vào đây; nghi ngờ chữ nào, lập tức dùng Tự điển online Cheesy
Tiếp theo bài viết của cô Thu, Đoá xin trích trong "Tự điển Tiếng Việt online" về các chữ mà anh HKBT đưa ra.
Mời anh vào link sau đây để tham khảo thêm nhé!

http://vietnamese-learning.com/

Ngoài ra, cũng còn nhiều website về Tiếng Việt khác hay lắm, từ từ Đ sẽ đưa vào đây.
Mong là chúng ta cùng nhau ôn và học hỏi thêm về Tiếng Mẹ Đẻ Roll Eyes

GỬI or GỞI

GỬI:
•      1. Chuyển đến người khác nhờ vào khâu trung gian: gửi thư, gửi bưu phẩm.
•      2. Giao cho người khác đảm nhận: gửi trẻ gửi con ra tỉnh học.
•      3. Trả lại, xin lại (cách nói lịch sự): Anh gửi lại tôi số tiền hôm trước, gửi lại anh mấy cuốn sách dạo nọ.
•      4. (Sống) tạm nhờ vào người khác: ăn gửi nằm nhờ.
     Words contain "gửi":  gửi gắm, gửi rể, tầm gửi, thưa gửi…

Vần ƯI cũng có những từ khác như: Ngửi, chửi, khung cửi..
GỬI hay GỞI đều đúng và đều được sử dụng. Đ đồng ý với cô Thu là người Bắc hay nói gửi, người nam nói gởi, đó chỉ là sự khác biệt giữa các địa phương, các miền.

ĐẶC V/S ĐẶT

ĐẶC:
•      tt. trgt. 1. Nói các phân tử hỗn hợp với nhau tới độ rất cao; trái với lỏng: Đá, sắt, đồng là những chất đặc
•      2. Nói một chất lỏng có những phân tử kết với nhau đến mức khó chảy, khó rớt, khó đổ: Sữa đặc; Cháo đặc; Ăn lấy đặc mặc lấy dày (tng)
•      3. Đông và chật: Gian phòng đặc những người; Lợn không nuôi, đặc ao bèo (NgBính)
•      4. Đầy, không còn chỗ hở: Trang giấy đặc những chữ; Mây kéo đặc bầu trời
•      5. Không rỗng ruột: Quả bí đặc; Lớp xe đặc
•      6. Rất; Hết sức: Dốt đặc; Giọng khản đặc; Hai tai ông cụ điếc đặc.
•      7. Thuần tuý; Hoàn toàn: Ông ta nói tiếng Pháp còn đặc giọng xứ Prô-văng-xơ.

ĐẶT
•      đgt. 1. Để một người, một vật vào một chỗ: Đặt em bé vào nôi, ông đặt cái bị cói cạnh người (NgĐThi)
•      2. Đưa vào một cương vị: Anh ấy được đặt vào chức hội trưởng hội từ thiện.
•      3. Để vào một vị trí thích hợp: Đặt mìn; Đặt lợi ích chung lên trên hết; Đặt hi vọng vào thế hệ mới.
•      4. Lập nên: Đặt nền móng cho sự bang giao, đặt kế hoạch để thi hành.
•      5. Nêu ra một yêu cầu: Đặt câu hỏi; Đặt vấn đề
•      6. Bịa ra: Bướm ong lại đặt những lời nọ kia (K)
•      7. Tổ chức: Đặt giải thưởng văn học
•      8. Đưa tiền trước để được phục vụ: Đặt tiệc; Đặt báo; Đặt hàng.
•      Words contain "đặt":
áp đặt, đặt tên, bày đặt, cắt đặt, sắp đặt, xếp đặt...

THƯ DÃN or THƯ GIÃN

Thư giãn (relax): make the head or muscle be absolutely loosen or unoccupied to give the comfortable and relaxed feeling for the body. The two words are all correct, depends on the use of each region.  However, thư dãn is used much more than thư giãn can be found in most dictionaries.
Eg.
Chúng tôi thư dãn sau một ngày làm việc vất vả.
(We relax after a day working hard.)
Họ thư giãn ở một con sông ven thành phố.
(They relaxed at a river near the city.)

DIỄN
•      1 dt. Cây thuộc họ tre nứa, mọc thành bụi, thành khóm, thân thẳng, mình dày, thường dùng làm vật liệu xây dựng.
•      2 đgt. 1. Xảy ra và tiến triển: trận bóng đá diễn ra sôi nổi, hào hứng. 2. Trình bày, bày tỏ được nội dung: diễn kịch diễn lại các sự việc đã xảy ra.
     
•      Words contain "diễn":
biểu diễn, diễn đàn, diễn đạt, diễn dịch, diễn giả, diễn giải, diễn tả, diễn thuyết...

GIỄU V/S DIỄU

GIỄU
•      Giễu means mentioning or talk about someone or somebody with ridiculous attitude. With this understanding, giễu cợt (ridicule, fool) is a correct combination. It indicates the action of joking, criticizing and mocking at somebody (in general). It has similar meaning with these words like chế giễu, chế nhạo ….Diễu as in diễu hành means going in front of everybody to make it easy to observe. With this meaning, diễu can not combined with cợt to express the criticism.
     Eg.
•      Mọi người đều giễu cợt sự ngu ngốc của ông ta.
     (Everybody ridiculed at his foolish.)
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2013 , 13:28 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #236 - 26. Apr 2013 , 19:10
 
*
Chào Cô Thu, chị Ngọc Đóa và tất cả:

Trước hết là em cảm ơn Cô và chị NĐ đã tận tình giải thích những thắc mắc của em.

Có đôi điều em chưa rõ lắm, chắc là do chưa hiểu hết ý của Cô trong câu Cô nói, "Ngôn ngữ là arbitrary".  Để em đưa ví dụ cho dễ nói chuyện. Trời đất sinh ra con người có hai cái tay. Nhưng trời đất không có nói hay qui định tay nào phải là "tay trái" hay tay nào phải là "tay phải" hết.  "Tay trái" hay "tay phải" là do con người tự ý (arbitrary) đặt ra.  Theo em, thì em hiểu cái ý của Cô trong câu nói trên là như vậy. Nếu đúng như vậy thì em hoàn toàn đồng ý với Cô ở điểm này. 

Điều em muốn nói là, một khi chúng ta đã chọn hay qui định tay này là "tay trái" và tay kia là "tay phải" thì chúng ta và tất cả mọi người -ở thế hệ hiện tại và cả những thế hệ trong tương lai - phải theo luôn như vậy.  Vì nếu không làm như vậy, thì đời sau khi đọc sách vở của đời trước để lại sẽ dễ bị lầm lẫn hay không hiểu, hay hiểu sai đi.  Đó là ý của em khi em nói "tuy ngôn ngữ là arbitrary, nhưng nó cũng cần có  những qui ước hay nguyên tắc nào đó . Dĩ nhiên, những qui ước hay nguyên tắc này đều do con người soạn ra (arbitrary) chứ không phải do trời đất làm ra. (Yes, it is quite arbitrary in creation. But once it has become established,  it should/must be in consistency and should not be arbitrarily changed/altered at will.)

Bây giờ sau khi qui ước tay nào là "tay trái" và tay nào là "tay phải" rồi, thì nếu chúng ta cảm thấy chưa đủ, muốn có thêm những chữ khác nữa cho phong phú thì chúng ta có thể đặt ra thêm. Ví dụ như chúng ta có thể dùng chữ "tay tả" để chỉ "tay trái", và "tay hữu" để chỉ "tay phải".  Trong ví dụ này, bây giờ mỗi cánh tay chúng ta có hai chữ để dùng chứ không phải một nữa. Cứ như vậy mà sáng tạo thêm lên. Ý của em là như vậy. Chứ không phải sáng tạo ra chữ "tay tả" rồi bỏ không dùng chữ "tay trái nữa". 

*

Bây giờ trở lại chữ "diễu" và  chữ "giễu".

Cả hai Cô và chị NĐ đều đúng là chỉ có chữ "giễu" mới có nghĩa là giỡn cợt hay đùa giỡn mà thôi.  Còn chữ "diễu" thì không có giỡn cợt như chị NĐ chỉ ra. Ngày hôm nay, em có tìm trong tự điển Việt-Anh của G/s Nguyễn Văn Khôn, do Khai Trí xuất bản năm 1966 ở Sài Gòn, thì thấy chữ "diễn" có rất nhiều entries và được giải thích cặn kẻ. Trong khi đó, khi em tìm đến chữ "diễu" thì chỉ có duy nhứt một entry là chữ "diễu binh" (đúng như sự giải thích của chị NĐ).

Cái ý chính (issue) của em muốn nói ở đây là: Cái "nghĩa" (the meaning of) mà cái "chữ" (word) muốn chuyển tải thì quan trọng hơn là cái chữ (Traditionally, the meaning of the word is more important than how the word is spelled, isn't it?).  Nghĩa là khi mình nói chữ "diễu" như trong chữ "diễu hành" hay "diễu binh", thì cái CONNOTATION từ cái âm của chữ "diễu" sẽ/dễ làm người nghe nghĩ ngay đến chữ "giễu" và cho là người nói đang nói một cách kỳ cục.  Vì lẽ đó, mà em mới nói không nên dùng chữ "diễu" vì âm điệu của nó nghe hơi giống chữ "giễu" dễ tạo hiểu lầm, trong khi mình có thể chọn chữ khác để dùng mà lại tránh được hiểu lầm nữa, như chữ "diễn hành" chẳng hạn. Ý của em là vậy đó, "Xưa truyền nay làm", "Xưa sao nay vậy" sẽ tránh được cảnh "tiền hậu bất nhất."

*
Dưới đây là một bài viết cho thấy tiếng Việt của chúng ta - kể từ 1931 trở về trước - đã phong phú rồi. Rồi sau đó, kể từ năm 1977 đến nay, bị làm nghèo nàn đi.  Em mời Cô và mọi người cùng đọc để biết. Smiley

***
Một bài viết khá hay của tác giả Trần Văn Tích,

Vì tôi đầu têu ra chuyện nên dùng nhóm chữ “cộng đồng lưu vong” để chỉ một bộ phận tập thể đồng bào Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thay vì gọi chung là “cộng đồng hải ngoại” nên đã có một số phản hồi thoạt đầu liên quan đến chữ “lưu vong” rồi chuyển qua “lưu lạc” để rồi đến cặp chữ “dạt/giạt”.

Theo một số quý vị “phản hồi gia” như Nguyễn Đình Đăng, Hoàng Ngọc-Tuấn thì viết dạt hay giạt cũng đều đúng. Ông Hoàng Ngọc-Tuấn còn trích dẫn tự điển của Viện Ngôn ngữ học. Phần tôi thì lại thấy dường như vấn đề chưa thể giải quyết gọn, nhẹ như vậy.

Giống như ông Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi hiện có mấy cuốn tự vị, tự điển, từ điển đơn ngữ Việt-Việt. Vậy để bắt đầu, tôi xin dẫn các tự vị, tự điển, từ điển liên hệ.

Cuối thế kỷ XIX, năm 1895, Dictionnaire annamite-大南國音字彙 – Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, Tome I, A-L, ghi cả hai chữ dạt và giạt:

- “Dạt. n. Dan ra, để nới ra, không cho chụm lại. – ra. Bỏ ra, để nới ra. – củi. Kéo củi ra để cho xa nhau; bớt củi bớt lửa. Bỏ –. Bỏ ra không dùng.“ (n = chữ nôm).

- Giạt. n. Bị sóng gió đưa ra, hoặc tấp vào. – vào bờ. Tấp vào bờ. – ra. Đưa ra, bỏ ra, để riêng ra. Bạt –. Trôi tấp, hoặc đưa vào chỗ nào. Giợt –. Nước da không sậm, nhứt là bị nước làm cho lợt màu.”

Từ năm 1931, Việt Nam Tự điển do Hội Khai trí Tiến đức khởi thảo đã gán cho hai chữ dạt/giạt hai nghĩa khác nhau: “Dạt: Thưa, giãn:Vải dạt, sợi dạt” và “Giạt: Bị sóng gió xô đẩy đi: Trời mưa giạt cả ao bèo. Thuyền bị sóng đánh giạt vào bờ. VĂN-LIỆU.- Hoa trôi, bèo giạt đã đành (K).” [(K) = Truyện Kiều].

Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, ấn bản 1977, không ghi chữ dạt, chỉ ghi chữ giạt: “GIẠT. – t. Bị xô vào một bên: Vải giạt; Bèogiạt.” (t. = tính từ).

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, ấn bản 1994, ghi “dạt1 cv. giạt. đg. Bị xô đẩy đi nơi khác một cách tự nhiên do một tác động nào đó. Thuyền bị sóng đánh dạt vào bờ. Chạy dạt về một phía. Đám đông dạt ra nhường lối cho xe đi.” và “dạt2 đg. Dãn thưa ra (thường nói về sợi của hàng dệt). Vải mới giặt vài lần đã dạt.” (cv. = cũng viết, đg. = động từ). Đối với chữ giạt, Từ điển Hoàng Phê ghi: “giạt1 x. dạt1“ và “giạt2 x. dạt2“. (x. = xem).

Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt của Nguyễn Văn Đạm, ấn bản 1999, ghi “dạt đgt. Bị xô đẩy đi nơi khác một cách tự nhiên.Thuyền bị sóng dạt vào bờ.” (đgt = động từ) và “giạt tt. Xô vào một bên. Vải giạt sợi. Bèo giạt.” (tt. = tính từ).

Như vậy: 1) Các từ điển phát hành thời Pháp thuộc phân biệt dạt và giạt. 2) Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm hiểu chữ giạt giống nhau1; 3) Văn Tân không biết đến chữ dạt; 4) Hoàng Phê không phân biệt dạt/giạt, hai chữ viết cách nào cũng được.

Cả ba bộ từ điển vừa liệt kê đều do người miền Bắc biên soạn.

Tại miền Nam và trước năm 1975 có Việt-Nam Tự-điển do Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu biên soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính. Quyển Thượng A-L, ấn bản 1970, ghi “DẠT đt. Tải ra, banh rời ra, không để chồng-đống: Dạt củi, dạt đống cát // (R) tt. Thưa, lơi, không dày, không săn: Vải dạt, sợi dạt.” và “GIẠT tt. Tạt, lạc, trôi vất-vưởng, không phương-hướng: Thuyền giạt, bèo giạt hoa trôi.“

Như vậy hai soạn giả miền Nam phân biệt rạch ròi giữa dạt và giạt: 1) về từ loại, dạt có thể là động từ mà cũng có thể là tính từ (đt, tt) còn giạt thì chỉ là tính từ mà thôi; 2) về ngữ nghĩa, dạt là tách rời ra còn giạt là trôi nổi. [(R) = nghĩa rộng].

Việt-ngữ Chánh-tả Tự-vị của Lê Ngọc Trụ ghi “Dạt (n) 1. nới ra; thưa mình : sợi –; vải –; 2. tãi ra, không cho chụm lại: – củi; 3. (tđ) dào-dạt; bạt” [(n) = tiếng nôm, tđ = tiếng đôi hoặc tiếng đệm] và “Giạt (n) 1. tạt, bị sóng gió đưa tạt đi : bạt giạt; trôi giạt. 2. con giạt sành cũng nói con “giọt sành”, con “sạt sành”. 3. (tđ) giợt-giạt.”

Như vậy Lê Ngọc Trụ chú giải thêm chi tiết theo đó cả hai chữ dạt/giạt đều là chữ Nôm nhưng về nội hàm ngữ nghĩa của hai chữ thì vẫn giống Lê Văn Đức.

Tóm lại: đã không có sự thống nhất giữa miền Bắc “xã hội chủ nghĩa“ và miền Nam “tiền đồn tự do” khi thích nghĩa hai chữ dạt/giạt.

Tác giả Otto Karow trong Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch không ghi chữ dạt, chỉ ghi chữ giạt đồng thời dẫn thành ngữ hoa trôi bèo giạt để chuyển dịch sang Đức ngữ.

Chữ Nôm viết hai chữ dạt và giạt khác nhau. Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, tlđd, viết chữ dạt với sáu nét do ghép bộ thủ bên trái vào chữ dặc bên phải; trong khi chữ giạt, tám nét, được viết với bộ thủy bên trái và chữ thất bên phải.

Kết luận tạm thời 1: nếu căn cứ vào chữ Nôm gốc gác thì nên hiểu dạt không phải là giạt. Dạt xem như có phần thông dụng trong kỹ thuật chế tạo vải vóc, giạt xem như có phần thông dụng khi nói về tình trạng trôi nổi bồng bềnh.

Bây giờ xin chuyển qua dòng/giòng. Không có tự vị, từ điển, tự điển đơn ngữ Việt-Việt nào ghi chữ giòng mà tất cả đều thống nhất cùng ghi một chữ dòng mà thôi. Chỉ riêng Otto Karow ghi chữ giòng và chú là xem chữ dòng, nghĩa I và IV.

Trong thực tế, chúng ta có Thạch Lam với Theo giòng, Tú Mỡ với Giòng nước ngược, Nhất Linh với Giòng sông Thanh Thủy, Cao Văn Luận với Bên giòng lịch sử. Phải chăng chư vị đã viết sai chính tả tiếng Việt?

Thơ trào phúng của Tú Mỡ cũng dùng chữ giòng:

Ngày đêm cặm cụi ra công,

Giúp ông chúa động khơi giòng sông ngân.

Sự kiện dòng/giòng này đưa đến tình huống tựa đề bộ hồi ký của vị Linh mục cố Viện trưởng Viện Đại học Huế được “xử lý“ khá phức tạp:

-  Trần Trọng Đăng Đàn trong Văn hoá văn nghệ Nam Việt Nam 1954-1975 chủ động đổi thành Bên dòng lịch sử;

-  Võ Phiến trong Văn học miền Nam Tổng quan khi thì viết Bên giòng lịch sử [trang 155 (2 lần), các trang 244, 313, 335] khi thì viết Bên dòng lịch sử (trang 161)2.

Tập bình luận văn học của Thạch Lam cũng chịu chung số phận:

-  Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Từ điển Văn học, Tập II, N-Y, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội đều ghi là Theo giòng;

-  trong khi Từ điển Văn hoá Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh chủ biên, lại ghi là Theo dòng.

Kết luận tạm thời 2: có vẻ nên viết dòng, không nên viết giòng với lý do là hầu hết các tài liệu tham khảo (đôi khi ít nhiều mang tính quan phương) đều chỉ có chữ dòng mà không có chữ giòng.

21.03.2010

Source: https://sites.google.com/site/vicheckspelling/nen-dung-dat-hay-giat-dong-hay-gio
ng
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #237 - 21. May 2013 , 21:01
 


Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam


Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau :
Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính tri... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn.
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung).May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.
Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. CHỮ HÁN VIỆT

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Thôi thế cũng được.Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa.Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi.Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,...
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình.Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.
Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam.Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
CAO CHÁNH CƯƠNG
Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991 Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam Cali


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #238 - 25. May 2013 , 18:32
 
*
...

"Nghe lời thầy, con không nên dùng ngôn ngữ của Việt cộng nghe hôn!" Smiley


Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi:
"i" Ngắn Hay "y" Dài?

Chân Phương

Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy tắc chính tả và áp đặt cả nước Việt Nam phải dùng chữ “I” ngắn thay cho “Y” dài… Thí dụ, “nước Mĩ” thay cho “nước Mỹ”, “Qui i” thay cho “Quy y”…

Sự áp đặt của bạo quyền đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng… miệng do các đồng chí lãnh đạo bên trên! (“Long March”, chữ của Tố Hữu khi nói sau lưng Trường Chinh.)

Sự kệch cỡm đó đã trở thành chính thức, khi các “đỉnh cao của trí t(u)ệ loài ngợm” ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục để tiết kiệm một tí ti… mực viết và in chữ Quốc Ngữ.

Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà “đỉnh cao của trí tệ loài ngợm” thực hiện nơi quê nhà điêu linh.

Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số “trí thức xhcn” đã phần nào thức tỉnh và rụt rè lên tiếng đòi sửa lại những cái sai của lũ mán rừng.

Bài viết sau này của GSTS về ngôn ngữ học, một “trí thức ưu tú xhcn”, ông Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những cái sự thiếu sót và ngớ ngẩn trong quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục nơi thiên đường của bác và đảng:

Nên viết i hay viết y?

Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

Những điều còn bỏ qua

Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

Những điều chưa chuẩn

Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí… Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế…” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

GS.TS Nguyễn Đức Dân
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị

Đó là một bài viết ngắn, cô đọng và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950′s); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi dè dặt chỉ ra những cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980), thì bản thân ông cũng vì thiếu hiểu biết căn bản về chuyên môn nên đã mắc phải những sai lầm mới tai hại không kém.

Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, chúng tôi không hề phủ định những phần chính xác khác còn lại trong bài viết đó. Mục đích của chúng tôi trong bài phản biện này là ngăn chặn việc lan truyền thêm những cái sai sót mới đang đem đến kiến thức tai hại cho độc giả không chỉ trong nước. Ngay cả đối với người Việt tại hải ngoại khi đọc bài viết đó của ông GS TS mà thiếu sót kiến thức căn bản Việt ngữ cũng như thói quen suy nghĩ độc lâp, cũng dễ dàng bị “lạc đạn” vì tin vào những điều nhảm nhí này trong việc rà soát lỗi chính tả liên quan đến các mẫu tự “I ngắn” và “Y dài” của mình.

Vì, với cái mác “GS TS ngôn ngữ học” được dùng làm “nhãn hiệu cầu chứng tại tòa”, sẽ có rất ít người dám nghi ngờ đến tính cách khả tín từ những bài viết tương tự như bài này của ông Dân cũng như của các “GS TS ngôn ngữ học” được đào tạo tại VN ngày nay.

1. Ông GSTS viết, “Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

Phần tô đậm màu xanh tươi rói đó, nếu cẩn thận hơn một chút thôi, ông GS TS đã nhìn ra được rằng nó chỉ là một trường hợp riêng biệt trong một nhóm trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là, khi các nguyên âm kép này đi sau những phụ âm đơn (hoặc kép) khác nhau đồng thời có được nguyên âm “u” đi kèm ngay sau chúng.

Rõ ràng hơn, chúng là các sự kết hợp như chu-yên, chu-yện, chu-yền, hu-yên, hu-yền, hu-yện, lu-yến, lu-yện, qu-yên, qu-yến, qu-yện, thu-yên, tru-yện, tru-yền, tu-yên, tu-yến,… Âm đệm /W/ (ký phiên âm của phụ âm kép “kh”) như ông đã ghi, cần được xếp trong nhóm kết hợp từ vựng vừa kể. Nó không phải là trường hợp riêng biệt như cách liệt kê của ông GS TS.

Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông đã không nhìn ra được rằng chữ “Nguyễn” trong “Nguyễn Khuyến” cũng đã can dự vào trường hợp tổng quát nói trên mà chúng tôi đang đề cập.

Thiếu sót vì sự bất cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS khi quan sát các cấu trúc về chính tả, là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nó có thể được xem là không quá nặng nề như điều chúng tôi sẽ nêu ra sau đây.

Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết, xoay quanh việc ông GS TS đã to gan, bạo phổi, và nhắm mắt đưa ra một “quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ”

2. Thật vậy, ông GS TS về ngôn ngữ học cho rằng, “Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ.”

Để có được cái [quy tắc bất hành văn “trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới.”, ông GS TS Nguyễn Đức Dân phải dày công nghiên cứu, kể cả việc đem thước li ra, đo dọc đếm ngang tỉ mỉ từng nét dài ngắn của mỗi con chữ cái. Thương hại cho ông GS TS đã hao tâm tổn sức hít bụi thời gian để săm soi kính lúp vào từng số “Gia Định Báo” và “Nông Cổ Mín Đàm” đã ngả màu theo tháng năm. Ấn bản của chúng, đã từ hơn trăm năm trước.

Cuối cùng, cái điều mà ông GS TS khám phá được như một thứ “mặt trời chân lý chói qua tim” đó, khốn khổ thay đã trở thành trò cười nhảm nhí đầy lố bịch của học trò quỷ quái khi bọn chúng tôi còn đang lê la ở các lớp Hai và lớp Ba trong những trường tiểu học tại Saigon:

Chúng tôi không biết bản thân ông GSTS đã được học Quốc ngữ như thế nào? Rồi sau đó ông đã nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ trong thiên đường xhcn của các ông(?)

Lẽ nào, trong những năm đầu tiên của bậc tiểu học, ông GS TS đã không được dạy dỗ vài nguyên tắc vô cùng căn bản, khi viết chính tả liên quan đến các nguyên âm “I” và “Y”?

Các nguyên tắc căn bản đó bao gồm ít nhất những điểm sau đây:

a) Trực tiếp sau các phụ âm kép, chúng ta chỉ được phép viết “I ngắn” mà không được viết “Y dài”. Thí dụ: viết là “chi, chí, chỉ, chị, chì, ghi, ghị, ghì, nghi, nghỉ, nghĩ, nghì, khi, khí, khỉ, khị, khì… tri, trí, trĩ, trị, trì” mà không viết là “chy, chý, chỷ, chỵ, chỳ,…”

b) Trực tiếp sau các phụ âm “b, d, đ, g”; tuyệt đối không được viết “Y”, mà chỉ được dùng “I”. Thí dụ, “bi, bí, bỉ, bĩ, bị, bì…”

Ngoài ra, còn có vài nguyên tắc khác và những ngoại lệ cho các phụ âm đi kèm, cũng như một số các trường hợp khác nào đó cho phép viết bằng cả hai nguyên âm “I” và “Y” mà đều được công nhận là đúng trong một số tù điển Việt ngữ được biên soạn đứng đắn.

Nếu thời thơ ấu của ông GS TS được dạy dỗ cẩn thận hơn và ông cũng chịu khó học thuộc bài, thì hai nguyên tắc a) và b) nói trên đã tiết kiệm cho ông thật nhiều công sức “nghiên cứu” vất vả mà rốt cuộc chẳng đem lại chút giá trị nào cả(!) Nguy hiểm hơn, “chân lý” ngây dại, hâm hấp… mà ông GS TS phát kiến ra đó, hiện đang được phổ biến tràn lan trên thế giới mạng lưới toàn cầu bởi những suy nghĩ thiểu năng. Nó góp phần vào việc khiến cho con thuyền Quốc ngữ của nước ta mãi mang phận lênh đênh bọt bèo!

3. Bản thân việc “quản lý hành chánh về ngôn ngữ” đã sai trong chế độc tài cộng sản. Bởi vì hiểu theo nghĩa đen hay bóng cho quyền tự do ngôn luận, thì đó cũng là sự chà đạp nhân quyền. Trên thực tế, Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 của bộ Giáo Dục là một trong hằng trăm việc làm tàn phá vào sự minh bạch và trong sáng của tiếng Việt.

Thương thay cho ông GS TS “ngôn ngữ học” đã hiểu ra được cái sai cần phải được sửa đổi. Thế là, ông đã phải thập thò lên tiếng một cách không chính thức với dư luận, dựa trên “công trình nghiên cứu vĩ đại” của mình. Nhưng “lực bất tùng tâm”. Hoài bão tìm cách sửa lại cái sai do hậu quả của Quy Định cuồng điên kia của ông thì to, tâm ông dạt dào. Khốn nỗi ảnh hưởng của sự phá hoại đã quá nặng nề. Nặng nề đến đỗi, là một nhà “ngôn ngữ học” với học hàm học vị GSTS đeo nặng trên vai đã không giúp ông tìm ra được manh mối của cái sai, cái dở. Hơn ai hết, ông GS TS chính là nạn nhân của Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 do bộ Giáo Dục ban hành. Và, bản thân ông cũng có phần trách nhiệm với kiến thức của chính mình khi khả năng nhận xét vẫn còn vô cùng kém cỏi so với cái “mác” GS TS gắn trước tên tuổi của ông dưới mỗi “công trình nghiên cứu”.

Giá như ông GS TS Nguyễn Đức Dân đã được học hành một cách có quy củ ngay từ tấm bé như chúng tôi đã từng được thừa hưởng tại Saigon trong thời loạn ly, thì kiến thức căn bản về Quốc Ngữ ngày nay của ông đã rất vững vàng mà chẳng cần phải giành giựt cho được mảnh bằng TS. Ông cũng không cần phải chen lấn, xô đẩy cùng những đồng nghiệp của mình để đọ xem ai là kẻ có được lý lịch ba đời trong sạch hơn để được phong hàm GS. Tước-vị GS TS đã không giúp được cho những người “trí thức xhcn” như ông Nguyễn Đức Dân tránh được trở thành trò cười của chúng tôi khi còn là học sinh những năm đầu tiểu học…

Trí thức của xã hội đã như vậy. Thế còn đồng bào của chúng tôi hiện nay đang ở mức độ hiểu biết ra sao về tiếng Mẹ đẻ của chúng ta? Đoạn văn bên trên, tôi đã viết rằng đem những ông GS TS ra làm trò cười khi mình còn bé. Mỉa mai thay, vì thực tế khi những dòng chữ đang tuôn ra giữa đêm khuya, cũng là lúc chúng tôi phải cúi xuống lau vội bàn phím. Vì chợt nhận ra vị mặn của những giọt nước mắt đang thấm trên môi cười ngạo nghễ…

Nhìn thấy những sai lầm trầm trọng của “GSTS về ngôn ngữ học” Nguyễn Đức Dân trong lĩnh vực chuyên môn của ông, chúng tôi trách bản thân ông ta thì ít. Mà thương hại cho những người như ông Dân cũng như nghĩ đến đồng bào của mình hiện đang sống trong nước, càng nhiều hơn…

Nguyên nhân đáng trách vẫn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng mán rừng để quản lý hệ thống văn hóa và giáo dục. Thời gian trôi ở trong nước, hàng vốc những GSTS được đào tạo với khả năng chuyên môn như ông Dân. Với mớ kiến thức giả tạo, sai lạc, dật dờ, khật khùng, và ngớ ngẩn… như thế; tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa xảy ra trong khả năng nhận xét, vừa đến từ lỗ hổng của kiến thức góp nhặt bởi những thiếu sót hạn hẹp? Rồi từ đó, thế hệ của các “thiên tai của ngôn ngữ” như ông Dân lại tiếp tục đào tạo ra thành những thế hệ “tai ương trong Quốc ngữ” theo sau…

Đời còn có gì buồn hơn?

Nếu lề lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt. Thì nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng viết chính tả còn đúng hơn cả ông GSTS trong “thiên đường xhcn”.

Điều này không chỉ là tai họa cho đồng bào Việt Nam hiện ở trong nước. Nó còn là những nọc độc tiêm nhiễm vào cả giới trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Nó cũng len lỏi vào một số (ít-nhiều, xin tùy độc giả đánh giá!) những người đang tự nhận là trí thức và giới cầm bút người Việt mang kiếp tha hương. Họ đã từng gạt lệ ly hương để đi tìm tự do. Nhưng một số nào đó, vẫn cam chịu nô lệ về mặt tư tưởng vì chưa biết được thế nào là việc sử dụng suy nghĩ của mình một cách độc lập!

Ôi, bước thăng trầm trong chữ nghĩa của tiếng Việt ngày nay. Chẳng phải là “Đoạn trường thương tâm” hay chăng???…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/12/12

(Bài này đã được biên tập và CP mới đăng lại tại http://www.vietthuc.org). Link:
http://www.vietthuc.org/2012/12/20/khoc ... hay-y-dai/

Source: http://vietjoy.com/viewtopic.php?f=54&p=32417
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #239 - 25. May 2013 , 18:40
 
*
...
"Nghe lời thầy, không nên dùng ngôn ngữ của Việt cộng nghe con!" Smiley

Khóc Cười theo Mệnh Nước Nổi trôi, Nước ơi:
"i" ngắn hay "y" dài? (hồi thứ hai)


Chân Phương
December 24, 2012

Trong bài trước, chúng tôi đã từng nhắc lướt qua sự tàn phá chữ Quốc ngữ do việc sử dụng một cách hợp nhất hai mẫu tự “I” và “Y” trong chính tả Việt ngữ. Song song với bài viết trình bày đó, Việt Thức cũng đã cho đăng bài “vẫn chuyện I ngắn và Y dài”, kết hợp bởi ý kiến của cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa – cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Saigon; và cũng là sáng lập viên Viện Việt Học tại miền Nam tiểu bang California – cùng bài “BÀN TIẾP VỀ CHUYỆN I NGẮN Y DÀI “ do tác giả Đào Tiến Thi viết vào mùa Thu 2010.

Chúng tôi xin cảm ơn nhã ý của Việt Thức đã đăng bài viết kết hợp nói trên đi kèm cùng bài trình bày “I ngắn hay Y dài?” (Chân Phương). Nó là dịp để độc giả có sự so sánh, đối chiếu, và chọn lựa về các ý kiến khác nhau trên cùng một vấn đề.

Điều đó cũng giúp cho chúng tôi không phải đem dán toàn bài kết hợp của TS Nguyễn Đình Hòa và Thạc Sĩ Đào Tiến Thi vào (hồi thứ hai) của “I ngắn hay Y dài?” của ngày hôm nay, nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thêm quan điểm của riêng mình.

Qua bài viết kết hợp nói trên, chúng ta đọc được những ý kiến của giới chuyên môn về ngôn ngữ tiếng Việt chung quanh chính tả của hai con chữ I và Y. Trong số đó, nặng ký nhất phải kể là những ý kiến của các Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa và GS Cao Xuân Hạo là những tên tuổi hàng đầu của giới “hàn lâm” về Việt ngữ của cả hai miền Nam-Bắc VN trước 1975.

Tựu chung, với cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Nguyễn Đình Hòa – tác giả của nhiều cuốn từ điển Anh-Việt Việt-Anh được xuất và tái bản nhiều lần trong các thập niên 5, 6, và 70… cho đến sau này; ông ghi nhận rằng Quốc ngữ đã từng có thời gian phân biệt được rạch ròi I và Y trong chính tả mà ông cho rằng có lẽ đó chỉ là do thói quen. Để từ đó ông đã bỏ cuộc và mong rằng, những thay đổi sau này (nếu có) sẽ làm cho Việt ngữ tốt hơn(!)

Giáo Sư Cao Xuân Hạo, người được xem là học giả về Việt ngữ tại miền Bắc VN là người “đơn thương độc mã chống lại chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài”, cuối cùng cũng bị “bắt bí” mà không đưa được lời giải thích mạch lạc cho lập trường của mình. Cô đơn và bất lực trong việc đi tìm manh mối cho hai mẫu tự bé tẻo I và Y giữa những ý kiến đối nghịch với mình, Giáo Sư Hạo đành yếu ớt lên tiếng:

“Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”

Tất nhiên, phát biểu của GS Hạo bên trên chứa đựng nhiều bất hợp lý hoặc không được chặt chẽ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ nói đến hai điểm chính là các sai sót khi GS cho rằng chính tả Quốc ngữ đã không làm tròn nhiệm vụ ghi âm (ký phiên âm) và các trường hợp mà ông đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi!

Điều này dẫn đến việc nhiều người đi sau đã, đang, và sẽ kế tục những sai sót này của GS Hạo để xây dựng và hình thành những sai sót mới sau này!

Người viết xin được nhắc lại một ý kiến đã nêu trong bài viết trước đây của mình:

Tác hại của Quy Định hành chánh về chính tả I và Y của bộ Giáo Dục vc ban hành ngày 30/11/1984 đã đem đến hậu quả khôn lường. Đó là, ngay cả các học giả tên tuổi của cả hai miền Nam-Bắc VN, của người NV tại trong nước và hải ngoại đến nay cũng hoàn toàn mù mịt mà không tìm được ra manh mối để trở lại với trật tự, với quy củ của nó (lỗi chính tả I và Y) như thuở ban đầu (1945 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam).

Tại sao chúng tôi lại lấy mốc đầu tiên là 1945 tại miền Bắc, khi Quy Định không số của bộ Giáo Dục đến ngày 30 tháng 11 năm 1984 mới được ban hành?

Sau năm 1945, cs VN tại miền Bắc đã bắt đầu phổ biến các tài liệu nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ hcm dưới tên nguyễn ái quốc và nhiều bí danh khác nữa. Trong khi sao chụp lại hình ảnh có thủ bút của hcm và phổ biến, chúng ta cũng nhìn thấy được các lỗi chính tả ký âm một cách cẩu thả và nham nhở mà hcm mắc phải. Thí dụ, “cách mạng” được ghi là “kách mệnh”, “Bắc Cạn” được ghi là “Bắc Kạn”, “quý báu” được ghi là “quí báu”… Điển hình nhất là các bản thảo của chúc thư cũng như bản thảo lời kêu gọi “Giải Phóng miền Nam”. Trong đó, hcm đã viết “không có gì QUÍ hơn độc lập tự do!” thay vì phải viết “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do” .

Mùa Hè 1976 khi ra Sơn Tây – miền Bắc – để thuốc thang cho Bà Nội trong những ngày hấp hối của Bà, chúng tôi ngày đó còn là đứa trẻ mười lăm tuổi đã nhìn thấy câu văn “Không có gì QUÍ hơn độc lập tự do” được đúc bằng vàng treo nơi vách tường bên trong lăng kẻ tội đồ của dân tộc. Ngày nay, có lẽ để che dấu cái dốt tiếng Việt của tên gian ác, các tài liệu trong nước và trên internet đã sửa lại cái sai quá lộ liễu kia trở lại thành “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do”.

Bồi bút thời nào cũng có, dưới thời cs lại càng nhung nhúc kém chi sâu bọ? Do đó, ngày ấy với chủ trương “nấu phân chủ tịch nước cho thành nước hoa để rải đều khắp nhân gian”, không ít kẻ “trí thức văn hóa” đã uốn lưng và bẻ cong ngòi bút của mình để đổi lấy miếng đỉnh chung. “Cải cách chính tả Quốc ngữ” trong từng giai đoạn với những điều ngu xuẩn của cán bộ văn hóa của csVN chỉ là các thủ đoạn vừa để nịnh bợ lấy điểm vừa nhằm che lấp cái “dốt đặc cán thuổng” về tiếng Việt của lãnh đạo tối cao csVN mà bọn bồi bút đã bày vẽ ra… Ngay cả khi cái thây ma không hồn giữa quảng trường Ba Đình có thối rữa theo thời gian, đám bồi bút kia cũng vẫn còn lợi dụng “tư tưởng hcm” để bòn vét tài nguyên đất nước, bán rẻ tổ quốc cho ngoại bang và tiếp tục kềm kẹp đồng bào để vinh thân phù gia.

Xin điểm lại lịch sử của Quốc Ngữ mà chúng ta đang dùng. Tiếng Việt đã được các linh mục Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antoine Barbore phiên âm thành mẫu tự Latin từ khoảng 1650 với hai công trình “Từ Vị Annam – Bồ Đào Nha” và “Từ Vị Bồ Đào Nha – Annam”. Sau đó vì các yếu tố lịch sử mà người Bồ Đào Nha đã bỏ dở dang công việc truyền giáo của họ. Người Pháp đã kế tục công cuộc “khai hóa niềm tin và tín ngưỡng” tại đất nước Đàng Ngoài và Alexander De Rhode hoàn thiện công trình của các linh mục người Bồ Đào Nha. Trong quá trình hình thành chữ cho đến đầu thế kỷ 20 và với mục đích truyền đạo, chữ Quốc Ngữ vẫn còn phôi thai và ít được chú ý đến. Vì thế, văn phong của các tác phẩm được viết bằng Quốc ngữ của thời kỳ 1920’s trở về trước nay đọc lại cũng thấy nhiều điều ngây ngô, trúc trắc…

Tuy nhiên, kể từ khi Hán văn đã không còn là ngôn ngữ được dùng trong các trường thi và chữ Quốc Ngữ đã bắt đầu hiện diện trong học đường, thì phong trào vận động và phát triển chữ Quốc Ngữ đã được rầm rộ hưởng ứng sang các lãnh vực văn học, báo chí, cũng như ngoài xã hội. Sau Phong Hóa – Ngày Nay là Tự Lực Văn Đoàn, Tân Văn, Phụ Nữ, Phụ Nữ Tân Văn, phong trào Thơ Mới, phong trào văn chương lãng mạn, tiền chiến… rồi ngay cả Nhân Văn và Giai Phẩm ngoài Bắc sau năm 54 cũng như xã hội, học đường, văn chương của miền Nam cho đến ngày mất nước tháng Tư 1975. Có thể nói, thời kỳ rực rỡ nhất của chữ Quốc Ngữ chính là giai đoạn của Tự Lực Văn Đoàn (1930’s) cho đến 1975 tại Saigon.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đến năm mươi năm đó, Ông Cha chúng ta đã bỏ ra rất nhiều công sức tạo nên sức sống phong phú và linh động của một ngôn ngữ mới làm thành di sản để lại. Trong các công sức mà Ông Cha chúng ta vun đắp đó, phải kể đến cách ghi âm một cách khoa học mà không phải ai cũng nắm vững cho được.

Rõ ràng, ngay cả các học giả nổi tiếng của cả nước và được nhiều thế hệ người Việt biết đến với những trước tác đầy giá trị như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo, và Nguyễn Đình Hòa… cũng có phần nhầm lẫn trong các phương pháp ký âm tiếng Việt mà chúng ta được thừa hưởng khi dùng chữ Quốc Ngữ. Các Giáo Sư Lê Ngọc Trụ (người miền Nam) và Cao Xuân Hạo (người miền Trung – Nghệ An – sinh trưởng tại Huế) bị các giới hạn khi phân tích ngữ âm chính tả đã đành. Riêng đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, là người Hanoi, xuất thân từ trường Bưởi; mà cũng “bị kẹt” và chịu thua trước hai mẫu tự I và Y trong chính tả Quốc ngữ sau một thời gian dài tiếp xúc với chữ nghĩa tiếng Việt đang được dùng trong nước, thì đó cũng là điều đáng buồn thay cho tiếng Việt của chúng ta…

Điều này cũng cho thấy di hại của Quy Định quái gở ngày 30/11/1984 đã ảnh hưởng sâu và rộng đến đâu!

Chúng tôi xin được trở lại với các phương pháp và nguyên tắc ký âm trong tiếng Việt:

1/ Đầu tiên, Giáo Sư Cao Xuân Hạo đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi. Theo ông, các chữ da và gia, lý và lí là những chữ đồng âm!

Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Chúng là các chữ được phát âm khác nhau trong tiếng Việt. Do đó, Ông Cha chúng ta đã ghi lại chúng bằng các mặt chữ khác nhau.

2/ Từ nhầm lẫn này của GS Hạo, ông Thạc Sĩ Đào Tiến Thi còn đi xa hơn khi cho rằng các phụ âm d/gi, c/k/q, g/gh, ng/ngh đều là tương đương như nhau. Trước ông Thi, tại Saigon những năm 50 và 60 của thế kỷ trước nhà văn Nguiễn Ngu Í cũng đã từng đưa ra ý kiến cải cách chính tả tiếng Việt và nhất định không viết bút hiệu của mình một cách bình thường là Nguyễn Ngu Ý.

Nói chung, sự nhầm lẫn của các ông GS Hạo, ông Thi, ông Í, và nhiều người khác nữa… có nguyên nhân do không quan tâm đến các điều kiện phát âm và ghi âm tiếng Việt khi hình thành chữ Quốc Ngữ.

Khi hình thành chữ Quốc ngữ, các linh mục Bồ Đào Nha và Pháp cũng như Ông Cha chúng ta đã dựa trên giọng nói, giọng phát âm của người Hanoi để ghi lại. Giọng của người Hanoi trước 1954 và sau này một số đã di cư vào miền Nam là giọng nói trời phú cho không bị một lỗi chính tả nào như vài địa phương khác tại miền Bắc nói riêng và tại cả ba miền Nam, Trung, Bắc của nước ta nói chung.

Trong bài viết nguyên thủy rất dài của ThS. Đào Tiến Thi có đoạn ông viết như sau:

“3.4.1. Chữ QN tuy là chữ ghi âm nhưng khác rất xa các chữ Ấn Âu. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, gần như phải phát âm đầy đủ từng âm vị, thì tiếng Việt phát âm thành từng âm tiết (tiếng), dù âm tiết đó gồm bao nhiêu âm vị thì cũng chỉ phát âm một lần, tiếng có nhiều âm vị cũng có độ dài như tiếng chỉ có một âm vị. Mỗi âm tiết là một khối “tròn vành rõ chữ”, không nối sang nhau (kiểu như Thank you cuả tiếng Anh). Cho nên trong khi các chữ viết Ấn Âu phải ghi từng âm vị thì chữ QN ghi lại âm tiết (tiếng).

Nhận xét được in đậm đó, tưởng như là rất đúng theo sự hiểu biết của ông Thi cũng như đối với những người Nam và người Trung khác của nước ta. Tuy nhiên, nó không đúng trong các phương pháp ký âm trong việc hình thành chữ Quốc ngữ. Những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ từ hàng trăm năm trước đã nghe và quan sát rất kỹ cách phát âm của người Việt Nam nói chung và giọng Hanoi nói riêng. Từ đó, họ đã ghi lại chính xác hoàn toàn chính tả mà chúng ta từng được thừa hưởng.

Trong đó, các phụ âm đầu [d]/d/ và âm [gi]/gi/ đã được phát âm với độ dài ngắn khác nhau. Âm [gi] dài và được nhấn mạnh hơn âm [d]. Do đó nếu chú ý và đã nghe quen rồi, người miền Nam và miền Trung sẽ nhận ra âm vực và thời lượng khác nhau khi người Bắc nói những câu sau đây:

Trưa nay, con muốn ăn gì?
Cô ấy là chị em con dì với tôi!

Tương tự, các phụ âm đầu [c], [k], và [q] cũng được phát âm khác nhau. (Chính xác hơn, phải viết là [qu] vì trong tiếng Việt không hề có phụ âm [q] độc lập. Điều này tương tự xảy ra đối với phụ âm [p] không được xem là phụ âm độc lập).

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” (BHTQ) và “Quốc gia – Dân tộc”
Trong hai câu và nhóm chữ trên, thì “cuốc” được phát âm ngắn và nhẹ hơn “Quốc”. Chính vì sự nhấn mạnh của nguyên âm kép trong chữ “Quốc” đã khiến cho chúng ta có tựa của cuốn “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” nổi tiếng từ đầu thế kỷ hai mươi.

Phân biệt các âm [c] và [qu] như trên quả là khó đối với người miền Trung và miền Nam. Nó vẫn chưa khó khi ngày còn bé chúng tôi phải tập phát âm cho rõ các âm cuối [c] và [ch] giữa các chữ “tíc tắc” và “Tích giang” (tên một con sông chảy qua tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Độ mạnh của hơi đẩy ra hoặc giữ lại nơi đầu lưỡi hoặc thời lượng giữa việc phát âm hai chữ “tíc” và “tích” này cũng đã có sự khác nhau để người nghe không bị nhầm lẫn.

Các âm [c] và [k] thì sao? Chúng ta hãy xem khi đứa trẻ con em người Bắc di cư 1954 hoặc hiện đang ở trong nước phát âm chữ “con”. Đó là một âm /con/ trọn vẹn trong ký âm Quốc ngữ. Trẻ em miền Nam phát âm thành /koong/ vì âm [k] ngắn hơn âm [c] và [oo] dùng để diễn tả nguyên âm dài hơn của [o]. Tuy nhiên, trẻ em người miền Nam và miền Trung đã không hề viết sai chữ [con] này!

Tóm lại, nếu tìm tòi và hiểu rõ được một cách mạch lạc về các phương ký âm hợp lý trong Quốc ngữ, thì lỗi chính tả sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hơn nữa, kiến thức về ký âm được nâng cao cũng giúp phần ngăn chặn các đòi hỏi “cải cách tiếng Việt” một cách ngông cuồng và ngu xuẩn!

Hiểu được phương pháp ký âm, chúng ta sẽ trân trọng hơn đối với di sản kho tàng Quốc ngữ mà chúng ta đang được thừa hưởng mà không tự biến mình thành những kẻ vong ân đối với công sức của tiền nhân.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày nguyên nhân chính đưa đến các nhầm lẫn về quan niệm chính tả của các học giả đáng kính như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo,… Nguyên nhân này xảy ra do tiếng nói địa phương của nơi sinh trưởng của các GS Trụ và Hạo (miền Trung và miền Nam) đã là một rào cản cho việc thẩm thấu cần thiết để có thể ghi âm chính xác theo Quốc ngữ.

Điều đáng tiếc hơn nữa là đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, cựu Khoa Trưởng trường Đại Học Văn Khoa Saigon là người sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Trong bài phân tích của GS Hòa, ông đã có thái độ buông xuôi với vấn nạn I ngắn và Y dài vì cũng cho rằng mục đích phân biệt chỉ dùng để cho chữ nghĩa thêm đẹp… Điều này có lẽ phần lớn vì GS Hòa đã cho rằng chữ Quốc ngữ chỉ là vay mượn từ người ngoại quốc (Bồ Đào Nha – Pháp) mà không phải do công sức của Ông Cha của chúng ta bỏ công vun bồi?

Giá như ngày còn sống, GS Hòa đã dùng vốn kiến thức cùng kinh nghiệm hiểu biết của mình về ngữ văn và ưu thế giọng nói Hanoi của mình để phân tích và giảng giải như cố gắng nông cạn của chúng tôi đang làm; thì với uy tín sẵn có của GS, chắc chắn tình hình cũng khả quan hơn thật nhiều. Riêng đối với GS Hạo là người đã sinh sống trong nước và có nhiều thời gian ngay tại Hanoi, việc ông không nhận ra những điểm căn bản trong phát âm và ký âm của người Bắc cũng là điều đáng buồn!

Phải chăng, các nhà ngôn ngữ học chỉ biết đến văn chương bác học để “sáng tác” ra những lý thuyết cao xa không tưởng, thiếu thực tế mà bỏ quên mất căn bản cội nguồn của ngôn ngữ, thông qua sự quan sát bằng thực tế được thể hiện hằng ngày trong tiếng nói của đồng bào sống chung quanh mình?

Nay chúng tôi xin trở lại cùng các nguyên tắc chính tả của I và Y trong Quốc ngữ của chúng ta:

1/ Nguyên tắc đầu tiên, như đã viết trong bài trước, đứng liền sau các phụ âm kép luôn luôn là “I” mà không phải là “Y”.

2/ Nguyên tắc thứ hai, sau tất cả các phụ âm b, d, đ, g, n, s, x; chúng ta chỉ được viết “I” mà không viết Y, ngoại trừ một vài biệt lệ cho mẫu tự “n” khi đó là danh từ riêng mà thôi. Các biệt lệ này không hề nói đến chữ phiên âm các từ các ngôn ngữ ngoại quốc khác, ny-lông là một ví dụ!

3/ Sau phụ âm [qu] luôn luôn phải là “Y” mà không bao giờ được là “I”.

Viết [quy, quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ, quấn quýt, ăn quỵt… ] (1) là đúng.
Viết [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt … ] (2) là hoàn toàn sai.

Không ít người sẽ hỏi tại sao chúng ta có nguyên tắc này. Xin thưa:

Hãy so sánh với hai phụ âm gần gũi [c] và [h] của [qu] cũng như các phụ âm Thông thường khác khi chúng ta phát âm các chữ viết sau đây sẽ rõ:

[huy, hùy, hủy, huýt, tuy, tùy, tủy, tuýt… ] (3)
Các phần nguyên âm của các nhóm (1) và (3) phù hợp với nhau. Ngược lại, với cấu trúc của nhóm (2), chúng ta sẽ có:
[hui, húi, hủi, tủi, túi, tùi… ] (4) Nhóm (4) này là băng chứng cho thấy nhóm (2) [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt …] bao gồm những từ vựng hoàn toàn vô nghĩa trong cách ký âm Quốc ngữ.

4/ Qua ba nguyên tắc căn bản và giản dị vừa nêu, chúng ta đã giải quyết gần hết các kết hợp trong phương pháp ký âm giữa các phụ âm Việt ngữ cùng hai nguyên âm I và Y. Chỉ còn lại năm phụ âm h, k, l, m, và t là những phụ âm có nhiều lẫn lộn và khó nhớ nếu không tìm ra biện pháp thích hợp để hiểu và nhớ.

Tuy nhiên, chúng tôi xin được trở lại cùng bài viết của ông Đào Tiến Thi khi ông dùng Y trong kết hợp với phụ âm [s]. Việc kết hợp này trong ký âm Quốc ngữ (chính tả) là hoàn toàn sai trái. Chúng tôi nghi ngờ rằng trước khi làm điều này, không biết ông Thi đã bỏ chút thời gian quý báu của mình để tra tự điển Việt Ngữ mà ông đang có?

Chúng tôi tự hỏi khi viết ra những chữ [ngu sy, sy tình, sỷ nhụcsỹ tử, sỹ phu, sỹ diện], ông Thạc Sĩ của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã có được một chút ý thức nào về việc mình đang làm: ông đang tiếp tay phá hoại cho sự rối rắm và tối tăm của hai nguyên âm I và Y trong Việt ngữ ngày nay.

“Chân lý mới” mà ông Thạc Sĩ vừa phát kiến cho rằng các chữ Hán Việt thì được viết bằng Y như [tu my, tự ty … ] hoàn toàn khiến chúng tôi chưng hửng trước lập luận của ông. Lập luận này là lời nhắc nhở đối với câu nói của người xưa “biết thì thưa thốt… ”

Giá như các nhà “ngôn ngữ học” Việt Nam như các ông Dân, ông Dõi, ông Thi bớt đi phần nào sự ngạo mạn của họ và biết đặt lương tâm của người cầm bút lên trên những điều viết ra… các con chữ nguyên âm I và Y đã sớm thoát khỏi phận bèo dạt, mây trôi, lênh đênh không bến đỗ như ngày nay…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/21/12

Đây là bài thứ hai liên quan đến hai chữ cái I và Y mà CP đã biên tập và được đăng trong vietthuc.org, link: http://www.vietthuc.org/2012/12/24/khoc ... i-thu-hai/

Source: http://vietjoy.com/viewtopic.php?f=54&p=32417

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #240 - 25. May 2013 , 18:50
 
*
Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi:
Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung?


Chân Phương
January 15, 20130 Bình Luận

Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung?
Đổi Viên Ngọc Quý Để Lấy Hạt Sỏi Thô!

Lang thang trên mạng toàn cầu hơn một năm trước đây, chúng tôi đọc được đoạn văn do bí danh anhcasg (Anh Cả Saigon?) viết như sau:

[Vô hình trung: Đây là một từ mới, không biết được đưa vào sử dụng từ bao giờ, nhưng những tự điển chữ Hán, chữ Việt xuất bản trước chiến tranh, không ghi.

Về chính tả, còn có người viết "vô hình chung". Về nghĩa, mỗi người hiểu một cách. Tựu trung, có hai cách hiểu chính: 1-Theo nghĩa "không cố ý"hoado 2-Theo nghĩa của từ cũ "chung qui".

Tôi thử tra tự điển, thì thấy:

-Tự điển Hán-Anh Mathews (1966) không ghi "vô hình trung", nhưng có ghi "vô ý trung", và định nghĩa là "thoughtlessly, inadvertently" (không dụng tâm);

-Tự điển Hán-Anh Viễn-Đông (1993) có ghi "vô hình trung", và định nghĩa cũng gần giống cuốn vừa dẫn;

-Từ điển Việt-Hán của Hà-Nội (1990) chú nghĩa "vô hình trung" là "vô ý trung"hoado

-Tự điển Tiếng Việt Hoàng Phê (1988) định nghĩa "vô hình trung": Tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên là. Và cho thí dụ: -Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó.

-Tự điển Lê Văn Đức (1970) có ghi "vô hình trung", nhưng giảng rất lúng túng: "Tóm lại, rút ra những phần cốt yếu mà khó thấy. Thí dụ: Làm chính trị phải có nhiều thủ đoạn để giải quyết trăm ngàn việc khó khăn phức tạp; nhưng vô hình trung, là làm cho nước mạnh dân giàu, an cư lạc nghiệp".

Bốn cuốn trước hiểu "vô hình trung" theo nghĩa "không cố ý". Riêng cuốn sau cùng hình như hiểu theo nghĩa "chung qui", "rốt cuộc".]

(http://vn.answers.yahoo.com/question/in ... 637AAkIGiH)

Theo Tiến Sĩ Sử Gia Nguyễn Duy Chính (Việt Thức) cho hay:

[Để biết thêm rằng mình sai lầm tôi có tìm một vài cuốn từ điển tiếng Việt trong nhà thấy Đại Từ Điển Tiếng Việt [Nguyễn Như Ý chủ biên] (Hà Nội:VH-TT, 1999) tr. 1826:

vô hình trung: Không cố ý, không chủ tâm, tự nhiên mà có với thí dụ: Như thế vô hình trung anh lại không ủng hộ nó.

Tôi cũng tra Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị [tác giả Lê Ngọc Trụ (bản in trong nước trước 1975, Đại Nam tái bản hải ngoại không đề năm), tr. 117 cũng thấy viết vô hình trung trong mục chữ TRUNG [中]. Cụ Lê Ngọc Trụ là một học giả nổi tiếng nên chúng ta có thể theo mà không sợ nhầm lẫn…

Hán Ngữ đại từ điển (Thượng Hải từ thư, 1986) viết như sau:

無形中:亦作“無形之中”。

||不知不覺之間;不具備名義而有其實質之情況下。

瞿秋白《論大眾文藝‧大眾文藝的問題》:“無形之中對於
命的階級意識的生長,發生極頑固的抵抗力。”

峻青《秋色賦‧女英雄孫玉敏》:“她一氣教會了四十多個
妹,能夠很熟練地埋雷,她無形中成了整訓中的婦女核心。
]

Từ các sự kiện trên đã cho chúng tôi ngạc nhiên lớn và không khỏi xót xa cho kho tàng ngữ vựng mà Ông Cha chúng ta để lại. Chúng ta đang vô tình đánh mất một viên ngọc quý để đổi lấy hạt sỏi thô thay vào trong các từ ngữ Hán Việt đã từng được dùng rất trong sáng và rõ ràng trong công trình vun đắp của tiền nhân.

Người viết bài (Chân Phương) xin tạm phiên âm đoạn Hán văn của Hán Ngữ đại từ điển mà sử gia Nguyễn Duy Chính đã đem về bên trên như sau:

Phiên âm: [Vô hình trung: diệc tác “vô hình chi trung”.

|| Bất tri bất giác chi gian; bất cụ bị danh nghĩa nhi hữu kỳ thực chất chi tình huống hạ.

Cù Thu Bạch; Luận đại chúng văn nghệ, đại chúng văn nghệ đích vấn đề: “Vô hình chi trung đối ư cách mệnh đích giai cấp ý thức đích sinh trưởng, phát sinh cực ngoan cố đích để kháng lực.”

Tuấn Thanh; Thu Sắc Phú, Nữ anh hùng Tôn Ngọc Mẫn: “Tha nhất khí giáo hội liễu tứ thập đa cá muội muội, năng cú ngận thục luyện địa mai lôi, tha vô hình trung thành liễu chỉnh huấn trung đích phụ nữ hạch tâm.”]

Xin dịch sang tiếng Việt như sau:

[Vô hình trung (hầu như, dường như): cũng được hiểu là “vô hình”

|| Sự vô tình; không có tên gọi đầy đủ để nói lên thực chất của sự việc.

Theo Cù Thu Bạch, trong “Luận đề về văn nghệ quần chúng”; thì:

“DƯỜNG NHƯ, trong sự phát triển về ý thức cách mạng giai cấp đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt.”

Tuấn Thanh, trong “Thu Sắc Phú, Nữ anh hùng Tôn Ngọc Mẫn”:

“Cô ấy liên tục dạy hơn bốn mươi chị em, huấn luyện bản lãnh đủ thành thạo việc chôn dấu địa lôi, cô ta HẦU NHƯ trở thành hạt nhân trong vấn đề rèn luyện và củng cố (lực lượng) phụ nữ.] (Chân Phương dịch)

Trong một câu văn khác, người Trung hoa đã dùng như sau:

[她无形中成了我们的顾问 – Tha vô hình trung thành liễu ngã môn đích cố vấn.

Cô ta HẦU NHƯ trở thành cố vấn của chúng tôi.]

Như thế, rõ ràng chữ “vô hình trung” không có nghĩa gì khác hơn là “hầu như, dường như” và là một trạng từ bình thường theo nghĩa tiếng Anh là “virtually”. Nghĩa này hoàn toàn khác với “vô hình chung” mà trước nay chúng tôi biết rằng chỉ mới được dùng từ thời Phong Hóa – Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn (1930’s).

Quả thật, chúng tôi đồng ý với nhận định của bí danh “anhcasg” rằng đây là một chữ “Hán Việt” mới được mượn và dùng trong giai đoạn chữ Quốc ngữ đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì sự xuất hiện của nó trong dân gian và trong làng văn bút Việt Namchưa quá lâu, nên các từ điển Việt ngữ hầu như không kịp cập nhật ngoại trừ cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị do học giả Lê Ngọc Trụ viết (1959) như Sử Gia NDC đã dẫn. Cụ Lê Ngọc Trụ là một học giả khả kính về Việt ngữ và cũng là người hiệu đính bộ Việt Nam Tự Điển do Lê văn Đức chủ biên (Khai Trí, 1970). Vì thế, trong cuốn Việt Nam Từ Điển này cũng có chữ “Vô hình trung” và được giải nghĩa là: ”Tóm lại, rút ra những phần cốt yếu mà khó thấy. Thí dụ: Làm chính trị phải có nhiều thủ đoạn để giải quyết trăm ngàn việc khó khăn phức tạp; nhưng vô hình trung, là làm cho nước mạnh dân giàu, an cư lạc nghiệp”.

Từ đây, chúng tôi nghĩ rằng, cái sai vô tình và ngoài ý muốn của cụ Lê Ngọc Trụ đã bị hậu sinh nhắm mắt noi theo một cách mù quáng mà không hề có sự tìm hiểu một cách độc lập… Trong đó, lần lượt có các cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), Từ Điển Việt Hán của Hà-nội (1990), rồi Đại Từ Điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1999)…

Học sinh chép bài của nhau để nộp cho Thầy Cô giáo đã là điều xấu và đáng chê trách. Người nghiên cứu soạn sách, nhất là khi soạn tự điển cho quần chúng noi theo cũng “cọp dê” mà thiếu suy nghĩ kiểm chứng, thì hậu quả đến thật khôn lường! Nếu chỉ “sao y bản chính” từ người khác, thì soạn từ điển để làm gì, ngoài việc ham danh ham lợi?

Quả thật, như chúng tôi đã dẫn, “vô hình trung” (無形中, 无形中 – Viết theo lối giản thể) chỉ là một trạng từ có nghĩa “hầu như”, “dường như” và không giống như giải thích của các cuốn từ điển kể trên.

Sau đây, chúng tôi xin ghi nhận các trường hợp mà chữ “vô hình chung” (无形终) được dùng bởi các văn thi sĩ người miền Trung và miền Bắc là những người có được ảnh hưởng ít nhiều từ Phong hóa – Ngày nay, Tự Lực Văn Đoàn:

“Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã VÔ HÌNH CHUNG cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp. Tôi đã phải sống xa quê hương quá lâu nhưng thực ra trong tôi, tôi luôn luôn có quê hương, có tình đồng hương và có tình Thầy Trò của riêng tôi.”

Ðàm Trung Phán – TÌNH THẦY TRÒ VÀ KIẾP THA HƯƠNG

Mùa Tuyết Rơi tạiCanada

Tháng 12, 1991″

“Lam Nguyên trong bài “Biểu Cảm Cách Tân”, (TG&TP, II, trang 223,) đã cho thấy VÔ HÌNH CHUNG Du Tử Lê đã là biểu tượng của “Tân kỳ biệt chí / mới mẻ độc đáo,” lời của tác gia Trung Hoa Tiết Bảo Thoa, khi bàn về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.”

(Lê Vương Ngọc – anh ruột nhà thơ Du Tử Lê, trong Tuyển Tập Du Tử Lê 50 năm).

Đặc biệt người em út trong gia đình Nhất Linh của Tự Lực Văn Đoàn là Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc. VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó. Mỗi ngày, bài vở thư từ chồng chất trên các bàn giấy. Hai anh Khái Hưng và Thạch Lam có nhiệm vụ giải quyết, một công việc phiền phúc và khô khan. Sau này, khi rỗi, tôi cũng có khi đến giúp vào nhiệm vụ này. “ (Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách – trong Tưởng Nhớ Khái Hưng)

Cả ba thí dụ trên cho chúng ta thấy rằng, “vô hình chung” đã xuất hiện ít nhất trong khoảng thời gian phát triển mạnh nhất của tiếng Quốc Ngữ và đã được dùng với ý nghĩa của chữ “chung – 终” là “cuối cùng”, phù hợp với giải thích của Lê văn Đức trong mục chữ “vô hình trung” (do sự nhầm lẫn đáng tiếc của cụ Lê Ngọc Trụ gây ra).

Trên tất cả các lý lẽ vừa kể ra, chúng ta hãy tìm hiểu thẳng vào Hán văn để xem người Trung Hoa dùng chữ “vô hình chung – 无形终“ này ra sao:

1/ Thời Chiến Quốc, khi được Tề Hoàn Công hỏi về phép trị nước sao cho ngôi vua được vững bền; Quản Trọng nói:

柔为无形终不断! Nhu vi VÔ HÌNH CHUNG bất đoạn!

An dân (trị dân một cách mềm mỏng) TẤT không mất nước!

2/ 大道无形终有义
Đại đạo VÔ HÌNH CHUNG hữu nghĩa (phiên âm Hán-Việt)
Đạo lớn ĐƯA ĐẾN phép tắc. (Phùng Khánh dịch)

3/ 烟尘无形终被风所散
Yên trần VÔ HÌNH CHUNG bị phong sở tán
Khói bụi CUỐI CÙNG CŨNG theo gió tản tự tan.

4/ 魂去无形终虚 幻. 谁云作者太疯癫 只是少人?

Hồn khứ VÔ HÌNH CHUNG hư ảo. Thùy vân tác giả thái phong điên chỉ thị thiếu nhân?

Lạc hồn ĐẾN MỨC hoảng loạn. Ai hay chăng, ta đã cuồng điên vì nhớ người?

Trong bốn thí dụ vừa kể, ngoài câu số 2 do Ni Sư Trí Hải dịch, tất cả ba câu còn lại đều do người viết (Chân Phương) dịch lại theo hiểu biết mông muội của mình.

Với các thí dụ kể trên, chúng ta thấy rõ nghĩa của chữ “vô hình chung” trong bất kỳ trường hợp nào, Hán văn hay Hán Việt, đều có điểm chung với nhau là luôn luôn nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ “chung – 终” là “cuối cùng”.

Từ một nhầm lẫn vô tình của học giả Lê Ngọc Trụ và việc “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” tiếp theo sau đó của Lê văn Đức trong Việt Nam Tự Điển, các nhà soạn tự điển sau này của Hanoi đã “cọp dê” nguyên xi cái sai của người khác vào làm của mình. Nếu còn cắp sách đến trường, tác giả của những cuốn tự điển tiếng Việt sau này đã được hưởng hai trái trứng vịt to tướng chứ chẳng chơi!

Nói thế là còn nhẹ vì khi sinh tiền, Ông Cụ thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Làm bác sĩ chữa bệnh mà sai, giết một mạng người!

Làm tướng cầm quân mà sai, giết cả một đạo quân dưới trướng!

Viết sách sai, giết bao thế hệ theo sau mình!”

Lại còn có tác giả làm ra vẻ hiểu biết, tách từng chữ để dịch ra mỗi chữ một của hai chữ “vô hình chung” và “vô hình trung” và kết luận “vô hình trung” đúng hơn vì có chữ “trung” nghĩa là bên trong(?). Họ có biết làm thế khác nào dịch từng chữ “horse-fly” là “chuyến bay do ngựa kéo” không hả trời(!)

Chúng tôi gọi chữ “vô hình chung” là viên ngọc quý khi so với “vô hình trung” chỉ là hạt sỏi thô, không phải là điều quá đáng. Đơn giản, khi hiểu được ý nghĩa của nó, người ta sẽ dùng nó một cách hạn chế và đúng nơi đúng chỗ mà không bừa bãi như thói quen khoe chữ thời nào cũng gặp được:

1/ Ông Cha chúng ta đã có nhiều chữ khác trong Việt ngữ đủ để thay thế cho chữ “vô hình chung” này. Thế nhưng, sao các Cụ lại mượn thêm chữ mới từ Hán văn để làm tốn giấy bút của con cháu ngày sau? Xin thưa: Trong mọi trường hợp khi dùng chữ “vô hình chung” trong câu văn Việt ngữ, chúng ta đều có thể tìm ra được ngữ vựng tương đương để diễn tả điều cần viết hoặc nói ra. Điều đó có thể chứng thực khi chúng ta dịch từ Hán văn sang Việt ngữ trong bốn câu 1/, 2/, 3/, và 4/. Tuy nhiên mượn một tiếng Hán văn để Việt hóa và dùng trong trường hợp này (chữ “vô hình chung”), ý của Ông Cha chúng ta muốn nhấn mạnh một yếu tố quan trọng trong câu văn đó. Ý muốn nhấn mạnh, xin được giải thích rõ hơn trong phần kế tiếp sau đây.

2/ Như đã có lần đề cập trong bài viết của Sử Gia Nguyễn Duy Chính, chúng tôi được dạy rằng, “vô hình chung” là một trạng từ khá đặc biệt dùng để tạo thành mệnh đề hậu quả trong câu “điều kiện cách”. Thật vậy, trong mọi hình thức của câu văn nói hay viết, nó luôn luôn được dùng làm liên từ (từ nối) giữa hai mệnh đề giả thiết và mệnh đề hậu quả theo sau. Bốn câu Hán văn đã là bằng chứng nguyên thủy cho luận đề này. Chúng tôi xin được kể lại các trường hợp khác trong Việt ngữ khi dùng chữ “vô hình chung”. Bắt đầu với câu của GS Đàm Trung Phán:

“Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã VÔ HÌNH CHUNG cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp.”

Kế tiếp là lời của bào huynh của thi sĩ Du Tử Lê khi viết về em mình:

“Lam Nguyên trong bài “Biểu Cảm Cách Tân”, (TG&TP, II, trang 223,) đã cho thấy VÔ HÌNH CHUNG Du Tử Lê đã là biểu tượng của “Tân kỳ biệt chí / mới mẻ độc đáo,” lời của tác gia Trung Hoa Tiết Bảo Thoa, khi bàn về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.“

Với hai ví dụ kể trên, vai trò liên từ và trạng từ dùng để thiết lập mệnh đề hậu quả đã rõ ràng. Và, ý của tiền nhân khi mượn chữ “vô hình chung” vào trong câu văn là nhấn mạnh đến tương quan nhân-quả của hai mệnh đề (các sự việc) trong câu đang nói hay viết ra. Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy chữ “vô hình chung” được nằm ở đầu câu thì sao? Xin được chuyển sang đề mục tiếp theo.

3/ Có những trường hợp trong câu văn viết hoặc văn nói, chúng ta bắt gặp chữ “vô hình chung” nằm ở đầu câu thay vì ở giữa hai mệnh đề như một cấu trúc bình thường. Bào đệ của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, và Thạch Lam là BS Nguyễn Tường Bách viết:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc. VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó.”

Trong đoạn hai câu văn phía trên, BS Nguyễn Tường Bách đã lúng túng trong diễn đạt của mình. Để đúng văn phạm, ông không thể ngắt chúng thành hai câu độc lập vì câu thứ hai hoàn toàn không có nghĩa nếu không có câu đầu tiên. Vì thế, BS đã có thể viết câu đó như sau:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc; VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó.”

Trong câu văn đã được nối lại sau này bằng dấu chấm phẩy (Wink thay cho dấu chấm của BS Bách, hai mệnh đề độc lập đã được nối với nhau để được đủ nghĩa và đúng với mục đích nhấn mạnh vào tính cách nhân-quả trong câu điều kiện cách này!

4/ Sự lúng túng và nhầm lẫn của BS Nguyễn Tường Bách xảy ra, chứng tỏ ông đã từng biết cách dùng chữ “vô hình chung” khi đặt ở đầu câu. Chúng tôi ngờ rằng do lâu ngày không dùng khiến ông quên mất. Nhưng chúng tôi tin chắc căn bản vẫn bám cứng trong những con người đong đầy chữ nghĩa như gia đình các ông.

5/ Vậy, khi nào người Việt, nhất là người Bắc đặt chữ “vô hình chung” này lên đầu trong một câu văn điều kiện cách mang tính nhân-quả? Hãy nghe mẹ chồng an ủi con dâu bằng câu nói sau đây:

“Vô hình chung, anh ấy là người bạc nghĩa, con à!” (2)

Vâng, đó là một câu nói đầy đủ ý và nghĩa trong văn phạm Việt ngữ cho dù chúng ta chỉ nhìn hoặc nghe thấy có một mệnh đề mà thôi!

Tuy chỉ nhìn hoặc nghe thấy một mệnh đề sau chữ “vô hình chung”, nhưng thật ra, trong câu đó người nói đã che giấu mệnh đề đầu tiên. Với một câu rõ ràng hơn, người mẹ chồng đã nói rằng:

“Mẹ tưởng anh ấy tử tế nhưng cuối cùng, anh ấy là người bạc nghĩa, con à!” (1)

Câu số (1) đã được thay thế bằng câu (2) vừa có ý che giấu sự thất vọng của người mẹ chồng đối với con trai mình, vừa muốn nhấn mạnh ý nghĩa chia sẻ và an ủi đối với nàng dâu bất hạnh!

Có lẽ, chỉ có các bà mẹ chồng người Bắc mới tìm được lối diễn đạt ý nghĩ một cách kín đáo và phức tạp đến như thế mà thôi!

Nói chung, người ta dùng “vô hình chung” đứng ở đầu câu khi cố tình giấu đi mệnh đề giả thiết và mong đợi rằng người nghe hoặc người đọc đủ khả năng hiểu ngầm mệnh đề đã không được nói hoặc viết rõ ra đó!

6/ Cuối cùng, vì các lẽ kể trên mà chúng ta thấy trước kia “vô hình chung” đã ít được dùng bừa bãi trong Việt ngữ. Và đó cũng là lý do khiến các nhà soạn từ điển Việt ngữ không kịp cập nhật cho đến năm 1959 khi cụ Lê Ngọc Trụ ghi lại một cách nhầm lẫn trong Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị. Rồi sau đó, sự nhầm lẫn này bị “cọp dê” mà không được nghiên cứu, kiểm chứng một cách kỹ lưỡng. Ngày nay, khi những người thiếu hiểu biết nhưng lại “sính chữ” vớ được một chữ Hán Việt “vô hình trung” được ghi, không chỉ trong tự điển mà còn là “Đại Tự Điển”, thì còn gì bằng mà không vung vít xài cho có vẻ “trí thức” với đời?

Người ta đang ném đi viên ngọc quý “vô hình chung” trong kho tàng ngữ vựng Việt ngữ (Hán-Việt) một cách không thương tiếc để nhặt hạt sỏi to tướng “vô hình trung” với nghĩa què quặt và đem lên sùng bái như món trang sức thời thượng… Có còn gì mỉa mai hơn cho tiền nhân ra sức vun bồi Quốc ngữ cho chúng ta đang dùng và… phá hủy?

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi, tiếng ru muôn đời!

Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui!
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi, tiếng Mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!…
(Tình Ca – Phạm Duy)

Falls Church, VẠ
1/12/13

Chân Phương

http://www.vietthuc.orgChân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

Source: http://vietjoy.com/viewtopic.php?f=54&p=32417
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #241 - 23. Jun 2013 , 13:23
 

"Công Cha, Nghĩa Mẹ, Chữ Thầy"


Tưởng nhớ & tri ơn các bậc học giả đời trước đã sáng suốt nhận ra những ích lợi của chữ Quốc Ngữ và đã dốc lòng quảng bá cho nhân dân Việt Nam.


***

Từ chữ Nôm tới chữ Quốc ngữ


Hàng ngàn năm chúng ta phải dùng Hán tự coi như văn tự nước nhà. Từ ấu thơ người xưa đã phải học Tam thiên tự, Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi… và ở tuổi trưởng thành thì phải “Tứ thư thục, Ngũ kinh thông” (thuộc Tứ thư và thông Ngũ kinh). Không nên quên Tứ thư gồm Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung và Ngũ kinh gồm Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân thu, là sách gối đầu giường của kẻ sĩ muốn thực hiện giấc mơ công hầu khanh tướng. Vì thế, chữ Hán và văn hóa nòi Hán có giai đoạn đã xâm nhập khá sâu vào sinh hoạt của kẻ sĩ bị trị.

Thời kỳ độc lập mở ra một hy vọng mới, một chân trời mới, từ thế kỷ XIII tổ tiên chúng ta đã điển chế ra Chữ Nôm, và nền Văn học Chữ Nôm của chúng ta phát triển dần từ Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố đời Trần tới đỉnh cao là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du đời Lê mạt-Nguyễn sơ.

Tuy nhiên, Chữ Nôm vẫn không có cơ hội chính thức thay chữ Hán vì phần lớn các triều đại còn quá bảo thủ, mang nặng ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, đã coi chữ Hán như phương tiện chính thống để truyền thông từ việc cai trị tới việc ghi chép lịch sử, địa dư… và ngâm vịnh. Kẻ sĩ ngày xưa quen với chương trình học hành thi cử “thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi”, nghĩa là “học cho thuộc một ngàn bài thơ, một trăm bài phú Hán và trăm bài văn sách mẫu” và tụng cho kỹ Bắc sử, là có thể lều chõng tới trường thi nên văn chương họ sáng tác phần nhiều là khuôn sáo, thù ứng từ nghệ thuật tới ý tứ.

Thời kỳ duy tân, văn minh Âu Tây tràn vào Đông Á, kẻ sĩ có cơ hội giũ bỏ xiềng xích cũ.
Tầng lớp trí thức tiến bộ ở Trung hoa như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Nghiêm Phục… hô hào duy tân chế độ chính trị, tiếp đó là Hồ Thích, Trần Độc Tú…, song song với phong trào Ngũ tứ vận động (04-05-1917), trong những tờ báo tiến bộ như Tân thanh niên, phản đối chính quyền hủ bại, đề xướng cải cách văn học, bãi bỏ cổ văn, nâng cao thể bạch thoại.

Riêng đất nước ta, trào lưu duy tân tới rất sớm, cực kỳ sôi động và lần đầu tiên đã có nho sĩ như Phan Chu Trinh mạnh dạn đả kích ý thức hệ phong kiến và mang tư tưởng dân chủ gieo rắc nơi đồng bào cả nước.

Tuy nhiên, kẻ sĩ cuối thế kỷ XIX ở ta chợt nhận ra thiếu phương tiện truyền thông và truyền cảm và phổ biến tư tưởng mới nghĩa là thiếu một hệ thống văn tự hữu hiệu.
Dùng chữ Hán, thứ chữ vay mượn, để ghi chép và sáng tác khó lòng diễn đạt được tình ý của mình. Sự truyền thông đã khó và cũng khó tạo ra những tác phẩm siêu việt. Đây là một sự thực mà chúng ta không cần tìm lời bào chữa.

Cứ nhìn thực tế, những tác phẩm sáng tác bằng chữ Hán của Nho gia lịch triều Lý, Trần, Lê có tới hàng chục ngàn bài thơ nhưng chỉ có vài trăm bài được lưu truyền ghi lại trong Hoàng việt thi tuyển. Nhắc tới thi ca sáng tác bằng chữ Hán có giá trị của người Việt, ngoài Nguyễn Trãi đời Lê, Đặng Trần Côn thời Lê mạt… chỉ còn có thơ của Nguyễn Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến… đời Nguyễn là được đời truyền tụng. Phần còn lại vì sao mai một hoặc nằm mãi trong thư viện khảo cổ?

Phan Khôi (1887-1959), một cây viết gốc Nho nhưng thuộc tầng lớp kẻ sĩ tiến bộ đầu thế kỷ XX đã tiết lộ lời chỉ trích của một tác giả Trung hoa về phong cách ưa múa bút đề thơ bằng chữ Hán của đa số Nho gia ta đời trước. Cho dù lời chỉ trích có vẻ kênh kiệu và nhìn chung là sai lầm nhưng cũng đủ để ta suy nghĩ khi chúng ta thiếu một văn tự dành cho nòi giống Tiên Rồng nên phải học nhờ, viết mướn ngôn ngữ nước người.

Phan Khôi kể lại, sách Dinh hoàn chí lược của Tàu trong chỗ nói về sĩ phu Việt Nam thời xưa ưa làm thơ chữ Hán đã nhận xét rằng: “Sĩ phu họ tính ưa làm thơ nhưng có kẻ làm không nên câu mà cũng thích làm”.

Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, ở ta giỏi chữ Hán mấy ai bằng chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940). Cụ Phan không những từng là thủ khoa kỳ thi hương (1901) mà còn là một nhà văn lớn của dân tộc. Thế mà Phan Bội Châu khi ở Nhật viết Việt Nam vong quốc sử có nhờ Lương Khải Siêu (1873-1929) viết lời giới thiệu thì họ Lương tuy ngợi khen tấm lòng của cụ Phan với dân, với nước nhưng có nói một câu tựa hồ phân bua với độc giả Tàu rằng, “trong sách nếu có chỗ không được nhã thuần, ấy là vì muốn để y cho còn cái chân tích của tác giả nên không hề sửa chữa một chữ nào”.

Lương Khải Siêu chê Phan Bội Châu viết văn chữ Hán chưa chuẩn (kém nhã thuẩn). Điều này chẳng có gì làm giảm giá trị của Việt Nam vong quốc sử và ngòi bút của tác giả vì cụ Phan là người Việt dĩ nhiên viết văn Tàu khó có thể đạt tới tiêu chuẩn chân-thiện-mỹ như thầy trò Khang Lương (Lương là học trò của Khang Hữu Vy).

Phan Khôi giải thích: “Tội không tại người mà cũng không tại chữ. Tội tại người nước này mà dùng chữ nước kia”. Từ thực tế này Phan Khôi cho rằng: “Một thứ chữ ngoại quốc nào cũng chỉ hành dụng bởi nhu cầu của thời đại mà thôi, còn muốn lập nên văn học thì ắt phải là văn tự bản quốc mới được. Vậy chúng ta nên đồng thanh kêu: hỡi người Việt Nam trở về với quốc văn!”

Làm sao trở về với quốc văn?

Trước đây, kẻ sĩ ưu thời mẫn thế nhận rõ Chữ Nôm rất khẩn thiết đối với vận mệnh dân tộc nhưng thứ văn tự này chưa đủ làm võ khí sắc bén về văn hóa cho một nòi giống hùng cường và quật cường dưới trời Đông Á như chúng ta.

Thực vậy, Chữ Nôm cho dù là tài sản, một công trình tim óc của tiền nhân để lại, nhưng nó lại là một thứ chữ khó học, khó viết nên khó có thể đại-chúng-hóa. Trong thực tế kẻ giỏi chữ Hán mới dùng được chữ Nôm.

Chúng ta thử lấy câu đầu trong Truyện Kiều ghi bằng chữ nôm để xem cách cấu tạo của thứ chữ Việt ngày xưa tiền nhân ta đã dùng: “Trăm năm trong cõi người ta.”

Khi chưa có chữ Quốc ngữ như ngày nay, muốn ghi chữ “trăm”, Nguyễn Du đã ghép hai chữ Hán là chữ “bách” (chỉ nghĩa: một trăm) và chữ “lâm” (nghĩa là rừng, nhưng ở đây dùng chỉ cách đọc vì “lâm” có âm tương tự như “ăm”). Kế đền chữ “năm” thì ghi làm sao? Cần hiểu rõ “năm” muốn chỉ số hạng hay năm muốn chỉ “mười hai tháng”. Nếu “năm” chỉ số hạng thì ghép hai chữ, chữ “ngũ” chỉ nghĩa, chữ “nam” chỉ âm. Còn “năm” chỉ thời gian thì ghép hai chữ Hán, chữ “niên” (chỉ năm tháng) và chữ “nam” (chỉ âm). Tương tự chữ “trong” thì ghép hai chữ Hán (long chỉ âm) và trung (chỉ nghĩa); chữ “cõi” (ghép chữ “thổ” chỉ nghĩa với chữ “quý” ghi âm ); và chữ “người” thì dùng chữ “ngại” ghi âm ghép với chữ “nhân” ghi nghĩa. Còn riêng chữ “ta” thì dùng ngay chữ Hán để ghi vì đọc cùng âm với “ta” của Việt. Cách cấu tạo xem ra phức tạp và chưa theo quy tắc nhất định (vì chưa được phổ biến và cải thiện) nên đọc văn bản Nôm nhiều khi phải đoán xem cổ nhân đã muốn ghi âm gì trong tiếng Việt.

Đang lúc cần canh tân gấp, lại gặp bế tắc về văn tự là nỗi đau đầu của kẻ sĩ tâm huyết cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở nước ta.

Cơ hội đã tới. Tiếp xúc với Tây phương chúng ta đã có một thứ văn tự mới và các nhà văn hóa sáng suốt của ta đã vội vàng mượn lấy nó để làm thứ chữ của cả nước và đặt tên nó là Chữ Quốc ngữ.

Tại sao lại gọi là Chữ Quốc ngữ?

Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898-1946) giảng rằng:

“Chữ quốc ngữ là một thứ chữ dùng tự mẫu (chữ cái) La mã để phiên âm tiếng ta. Quốc ngữ nghĩa đen là tiếng nói của nước: vậy cái từ ngữ ấy dùng để gọi thứ chữ mới đặt ra đây, kể thì không đúng, vì đó là một thứ chữ chứ không phải là một tiếng; nhưng từ ngữ ấy đã dùng quen rồi không thể đổi được nữa.”
Chữ Quốc ngữ hình thành từ bao giờ?

Học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) trong loạt bài khảo về chữ Quốc ngữ đăng trên Nam Phong tạp chí đã viết:

“Chữ quốc ngữ là do các cố đạo Tây sang giảng đạo bên nước Nam đặt ra vào đầu thế kỷ thứ 17, các cố đó, người Bồ đào nha có, người Ý đại lợi có, người Pháp có, chắc là cùng nhau nghĩ đặt, châm chước sửa sang trong lâu năm, chứ không phải do một người nào làm ra một mình vậy, duy đến khi in ra thành sách thì một ông cố người Pháp là Alexandre de Rhodes, in một bộ tự điển và một bộ sách giảng đạo bằng chữ quốc ngữ trước nhất. Vậy thời hai bộ sách đó là hai quyển sách quốc ngữ cổ nhất còn lưu truyền tới nay.”

Bộ tự điển mà Phạm Quỳnh đã đề cập là cuốn tự điển của cố Alexandre de Rhodes có tên là Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum in ở Rome năm 1651). Còn “sách giảng đạo” mà ông chủ Nam Phong đề cập là “Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo Thánh đức Chúa Trời”.

Tác phẩm của cố de Rhodes, theo lời tác giả, đã dựa vào hai cuốn từ vựng trước nó liên quan đến tiếng Việt giảng sang tiếng Bồ của Gaspard de Amaral và Antoine de Barbosa.

Ban đầu chữ Quốc ngữ chỉ là phương tiện truyền giáo ở Việt Nam của các giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch Tây phương. Nhưng khi Pháp đặt chế độ thuộc địa lên đất nước ta, sau khi chiếm Lục tỉnh Nam kỳ (từ 1862 tới 1867) thì thực dân lại mượn nó làm phương tiện thông tri chính sách cai trị cho dân bị trị không biết chữ Pháp hay chữ Hán. Tờ Gia định báo là tờ báo có một phần chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở miền Nam vào ngày 15 tháng Tư 1865 với mục đích cai trị trên.

Giới kẻ sĩ Việt Nam tha thiết với tiền đồ dân tộc và bén nhạy với sự đổi mới đã nhanh chóng mượn thứ văn tự này làm văn tự nước nhà. Chữ Quốc ngữ đã trở thành phương tiện hữu hiệu giúp nòi Việt trở mình, thoát khỏi ảnh hưởng phương Bắc và gây dựng được lâu đài văn học tự chủ của một quốc gia độc lập như học giả Nguyễn văn Vĩnh (1882-1936) trong bài tựa bản dịch Tam quốc chí của Phan Kế Bính (1875-1921) xuất hiện vào năm 1909 đã dự liệu “Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

Chữ Quốc ngữ thuở ban đầu tới nay đã có những sự cải cách tinh vi và phong phú hơn gấp bội, nên ghi rất chuẩn cách phát âm của ba miền đất nước Việt Nam, lại có khả năng truyền đạt nhiều mặt kể cả khoa học và kỹ thuật, và đã thực sự biến thành một thứ văn tự được ngót trăm triệu giống Lạc Hồng trân trọng bảo tồn và phát huy. Nhờ đâu? Giải thích điểm này, chúng ta không thể không mượn ý kiến của tác giả Việt Nam Văn Học Sử Yếu:

“Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ để viết tiếng ta cho tiện và dùng trong việc truyền giáo cho dễ. Không ngờ rằng, vì tình thế lịch sử xui nên, thứ chữ ấy nay trở thành thứ văn tự phổ thông của cả dân tộc Việt Nam ta. Đành rằng cũng như các công trình do người ta sáng tác, thứ chữ ấy cũng còn có một vài khuyết điểm, nhưng ta nên nhận rằng ở trên hoàn cầu này, không có thứ chữ nào tiện lợi và dễ học dễ biết bằng thứ chữ ấy.”

Có công lớn cho việc trau dồi chữ Quốc ngữ trở thành một công cụ xứng đáng của một quốc gia độc lập phải kể Huỳnh Tịnh Của (1834-1907). Học giả Paulus Của là người có công soạn bộ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị, một bộ tự vị soạn thảo công phu và giá trị nhất làm nền tảng cho chữ Quốc ngữ.

Bên cạnh học giả họ Huỳnh không thể quên công trình bác học phổ biến tiếng Việt của học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Petrus Ký và Paulus Của cũng là những văn gia đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ để trước thuật các loại đoản thiên như Chuyện giải buồn, Chuyện đời xưa và Chuyện khôi hài.

Đầu thế kỷ XX phải kể công của nhóm Đông dương tạp chí (1913-1917) với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục và nhóm Nam phong (1917-1934) với Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục… góp phần vào việc phổ biến chữ Quốc ngữ và luyện câu văn chữ Quốc ngữ cho tinh tường hơn. Sau đó cũng không quên công của Phan Khôi trên Phụ nữ tân văn. Nhà báo nàyđã đề nghị xây dựng mẹo luật cho chữ Quốc ngữ.

Hoàng Yên Lưu
*

Lưu ý: Đồng chí = Việt cộng. (Kể từ năm 1930 đế nay.)
           Đồng hành = Đồng chí.
=>      Đồng hành = Việt cộng!

VNCH không nghèo nàn chữ nghĩa đâu mà phải bắt chước VC.


*
Back to top
« Last Edit: 29. Jun 2013 , 04:54 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #242 - 23. Jun 2013 , 16:12
 

Chút ý kiến về hai chữ "Hàng đầu"

Ngày nay ở hải ngoại đã có một số người  bị nhiễm theo lối dùng chữ của những nhà báo Việt cộng ở trong nước. Một ví dụ thường thấy (không cần phải "điển hình" gì hết!) là hai chữ "hàng đầu".  Hể cái gì hay, đặc biệt, hạng nhất, "có một không hai" là dân xã nghĩa dùng ngay chữ "hàng đầu" để nói lên cái điểm "số dzách" (dzách là tiếng Quảng Đông, có nghĩa là 'nhất = một') của nó. Nếu không phải là "hàng đầu" thì có thể hiểu là còn chưa ngon, chưa bảnh, chưa hay!

Có thể do chưa từng sống qua thời VNCH cho nên họ không biết rằng là "hàng đầu" còn có nghĩa là hạng chót, hay hạng bét nữa, chứ không phải lúc nào cũng là hạng nhất hết đâu!

Thử nghĩ lại coi! Thời VNCH, nếu đi coi xi nê mà mua vé hàng đầu tức là vé ngồi ngay trước màn bạc sân khấu là vé rẻ nhứt! Còn vé mắc nhứt là vé ngồi tít phía sau gần cửa ra vào, hay trên lầu nếu là rạp chiếu bóng có lầu. Vì màn bạc quá lớn, muốn coi rõ toàn cảnh phải ngồi thật xa màn bạc, và không bị mỏi cổ vì cứ phải ngước mặt lên hoài.  "Hàng đầu" chỉ thật sự là hàng đầu (hạng nhất) là khi coi cải lương hay kịch sống, nhạc sống mà thôi, vì ngồi sát sân khấu cho nên nhìn mặt nghệ sĩ rõ hơn người ngồi ở xa vậy thôi.

VNCH thường dùng "thượng hạng", "thượng hảo hạng", "hạng nhất", hay "số một" để chỉ cái "hay", cái "nhất" của một vật hay việc gì đó, chứ ít thấy ai dùng "hàng đầu".


*
Back to top
« Last Edit: 29. Jun 2013 , 04:54 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #243 - 29. Jun 2013 , 04:53
 
*
...



Người giữ mầm cho Văn chương miền Nam _T/g Hồ Phú Bông


Khoảng một, hay hai tuần, sau 30/4/1975, tôi và thằng bạn ngồi tại góc ngã tư đường Trương Minh Giảng – Trần Quang Diệu, là trạm xăng Shell cũ. Lúc đó không phải bán xăng mà người ta bày bán đủ thứ linh tinh, thượng vàng hạ cám. Một góc là quán nhậu dã chiến. Thằng bạn, lục trong tủ nhà của cô em, đem theo một chai Martel, Hennessy, Courvoisier hay Whisky chi đó còn sót lại. Hai đứa, dù chẳng phải là bợm nhậu, cũng cưa đứt. Ngồi nhìn Sài Gòn đang ngơ ngác. Ngồi nhìn Sài Gòn đang hoảng loạn. Ngồi nhìn Sài Gòn đang nhếch nhác. Chúng tôi cũng hoảng loạn, cũng ngơ ngác, cũng nhếch nhác. Cái gì sẽ đến cho bản thân và gia đình? Cái gì sẽ đến cho thành phố, cho xã hội miền Nam? Tự chọn ở lại quê hương là khôn hay dại? Phải chăng mức độ căng thẳng như thế, lớn hơn, mạnh hơn nồng độ cồn nên cả hai đứa vẫn tỉnh bơ, không xỉn?

Hai đứa tôi đã bỏ chạy khỏi Đà Lạt gần hai tháng trước theo hai ngã khác nhau. Hắn làm việc tại Ủy ban Điều hợp Quân sự bốn bên, theo Hiệp định Ba Lê về Việt Nam, ngay tại thành phố Đà Lạt.

Hắn kể, trước khi bỏ chạy đã kịp khuân ra sân đốt sạch tất cả sách vở giấy tờ trên kệ sách trong phòng khách của chúng tôi. Phần lớn sách trên kệ là tài liệu, về triết, về chính trị, đặc biệt là sách phân tích về chủ nghĩa cộng sản. Số còn lại là văn chương. Trong số sách đó tôi quý nhất là cả chục cuốn dày cộm có chữ ký của vị chỉ huy trưởng một quân trường, nơi tôi đã theo học. Đó là phần thưởng của hai giải diễn thuyết và biện luận.
Còn tại Sài Gòn thì thằng em tôi phải đem tất cả sách giao nộp cho công an để họ hỏa táng “văn hoá đồi trụy, tàn dư Mỹ-Ngụy”!

Tần Thủy Hoàng xưa, đốt sách! CSVN vào cuối thế kỷ 20 nay, cũng đốt sách của miền Nam! Mao đốt sách trắng thay bằng sách hồng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, kèm theo sinh mạng 35 triệu dân Trung Quốc do bọn Hồng Vệ binh thi hành. Thì, CSVN cũng đốt sách của nền văn minh tự do miền Nam, đày ải hàng trăm ngàn quân cán chính vào các trại tập trung cải tạo. Chết bờ chết bụi, chết trong lao tù ở rừng sâu núi thẳm từ Nam ra Bắc do bộ đội và công an thực hiện!

Đốt sách là chối bỏ văn minh xã hội. Nhưng khi nền văn minh đã thấm đẫm vào từng tâm hồn, từng thớ đất của người miền Nam thì về mặt nổi, dù có biến thành tro bụi, nhưng phần chìm, phần nền tảng, vẫn còn nguyên. Và những tro bụi đó đã tự bay theo gió từ Nam ra Bắc trong thời điểm sớm nhất, ngay sau 30 tháng Tư. Là thời điểm hàng hàng lớp lớp, đủ loại xe bị trưng dụng, nối đuôi nhau chở tài sản cướp được về Bắc. Họ mang theo cả văn hóa, văn chương “ngụy” miền Nam, một loại rất quý hiếm lúc bấy giờ!
Còn Hà Nội thì ra sức trấn an phe “ta” trước sự choáng ngợp về tính tráng lệ, giàu có và văn minh tại miền Nam.

Họ ra rả lên án “nhạc vàng”, “văn hóa đồi trụy Mỹ-Ngụy”, kinh tế “phồn vinh giả tạo” của miền Nam!

Để đến bây giờ, tháng Năm năm 2013, nhiều nhà phân tích công nhận: Chính văn minh và kinh tế miền Nam đã giải phóng miền Bắc!

Miền Bắc chiếm được miền Nam bằng quân sự nhưng miền Nam giải phóng miền Bắc bằng tự do dân chủ và văn minh.

Giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày đó cũng theo vận nước, tứ tán như bầy ong vỡ tổ. Cho dù chỉ 20 năm ngắn ngủi (1954-1975) được tự do, được tích lũy góp mật thu từ những tinh hoa của thế giới văn minh đem về, nhưng như thế cũng đã thừa đủ độ ngọt để làm ngọng những cái lưỡi gỗ tuyên truyền!

Trong số tứ tán đó thì nhóm Trần Hoài Thư lại lặng lẽ gom tụ tại nơi ở mới dù thời gian đã cướp gần cạn sinh lực đời người. Không còn khả năng, sức khỏe và sự nóng cháy của tuổi thanh niên. Không còn thời gian để khám phá chân trời mới của văn học nên nhóm quay về chủ trương khác. Chủ trương đi tìm lại những giọt mật bị tản lạc, rơi rớt mà cuộc tản hàng bất ngờ không thể mang theo. Những bản thảo chưa kịp xuất bản tại miền Nam, đã xuất bản nhưng chưa kịp phát hành, hay phát hành nhưng bị mai một vì tai ương của lịch sử nên bị rơi vào quên lãng… Cả nhóm từ từ tìm lại. Gom góp lại. Dù có lớp bụi thời gian che phủ nhưng cũng giống như bụi phủ trên gương soi. Thổi đám bụi bay đi, tấm kiếng sẽ sáng lại. Sẽ soi lại nhân dáng của một thời đã mất. Nhân dáng đó, dung nhan đó đang là chứng nhân cho lịch sử. Chẳng những lịch sử về chiến trận mà cả lịch sử về nhân văn miền Nam.

Cho đến bây giờ, thực tình tôi không biết nhóm Trần Hoài Thư đã gom góp được bao nhiêu tác phẩm. Đã đánh máy lại bao nhiêu bản thảo cũ nát, sao lục lại từ bao nhiêu thư viện, tái tạo được bao nhiêu sách. Chỉ biết là thỉnh thoảng thấy một tác phẩm tái sinh hay ra đời, kèm theo một tạp chí mang tên Thư Quán Bản Thảo, lâu lâu lại xuất hiện. Xuất hiện không theo định kỳ mà sách lại có giá trị, đạt tiêu chuẩn về phẩm và mỹ thuật!
Và lạ nhất, sách không bao giờ bán! Chỉ tặng. Gửi tặng qua bưu điện không đòi một xu tiền tem!

Tại hải ngoại đã có vô số những tạp chí, ấn phẩm có giá trị, xuất bản định kỳ để bán, sống dai dẳng được như Thế Kỷ 21, Văn Học, Văn Nghệ Tiền Phong… là rất hiếm. Nhưng cuối cùng cũng chết! Ấy thế mà sách của nhóm Trần Hoài Thư, với Thư Ấn Quán xuất bản thì còn đó. Xuất bản lặng lẽ, sống lặng lẽ, dù không đều mà không phải để bán.
Sách in ra, tạp chí in ra chỉ để tặng! Dứt khoát không bán! Mỗi ấn phẩm đều là công khó của nhóm chủ trương. Là tác phẩm của nghệ thuật. Như đứa con cầu tự của vợ chồng già!

Vì, nó là hạt giống văn chương miền Nam ươm mầm cho tương lai.

Trong nước thì chế độ cộng sản lo thủ tiêu. Ngoài nước thì nhóm Trần Hoài Thư lo gây mầm! So sánh lực lượng, một bên là chủ trương của nhà nước, một bên chỉ năm bảy người tự xoay xở kiếm sống và tằn tiện từng đồng, tự tay làm tất cả mọi việc in ấn để xuất bản. Một gã khổng lồ Goliath CSVN tỉ đấu với anh chàng tí hon David.
Nhưng lịch sử cho biết, David thắng!

Và hôm nay, cũng thế. Văn chương miền Nam ngày một được phục hồi. Miền Nam mất nhưng văn chương miền Nam không mất!

Sự thật, văn chương miền Nam vẫn sống như hơi thở của người miền Nam. Hơi thở của cuộc sống. Hơi thở đó là hơi thở của văn minh nhân loại, nên tự nó tồn tại.
Và con số hiếm hoi của những nhóm cố gắng giữ mầm văn chương trước bể dâu thời cuộc đó, phải kể đến nhóm Trần Hoài Thư.

Tôi tin văn chương miền Nam từ sau 30/4/1975 đến nay chỉ đang bị khô hạn nên không thể phát triển trong nước. Nhưng có được những tấm lòng như nhóm Trần Hoài Thư, như những bác nông dân cứ cố giữ tốt hạt giống cho vụ mùa, bất chấp nắng cháy, bất chấp khô hạn để chờ một ngày có cơn mưa lớn.

Cơn mưa làm hồi sinh!

Như mầm sống của cỏ cây, hoa lá chịu ẩn mình dưới băng tuyết với không gian tê cóng, rặt một màu xám xịt. Nhưng khi mùa Xuân đến, lại nhú mầm. Lại bùng lên nhiều loại hoa tuyệt đẹp giữa lớp băng tan. Chính những giọt thủy tinh lóng lánh còn vươn trên những cánh hoa đó lại có tác dụng làm hoa thêm đẹp, thêm tinh khiết.

Trong số sách nhóm Trần Hoài Thư tìm tòi, tái bản để giữ mầm đó tôi may mắn có được cuốn Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm.

Vì thế, mùa Xuân của văn chương miền Nam phải trở lại. Phải hồi sinh ngay tại Việt Nam như đã và đang bùng phát qua in chui, nhà xuất bản chui, phát hành chui.

Và, có lẽ, chỉ một Việt Nam XHCN mới có loại văn hóa phẩm mà phải chui!
Chúng ta có thể thờ ơ với nhiều thứ nhưng khó thể thờ ơ với văn chương. Vì, văn chương sẽ luân hồi. Chết đi và sống lại. Như văn chương miền Nam hôm nay.

© Hồ Phú Bông
© Đàn Chim Việt


*
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #244 - 27. Dec 2013 , 07:46
 
Lâu nay mục Ngôn ngữ Việt ngủ hơi say, xin đem bài này vào đây đánh thức quí vị nhẹ  Bài vui vui, có nhiều điều mình không biệt! 




Xem một vài hiện tượng
thú vị trong tiếng Việt.




Trong tiếng Việt, có những từ ngữ hoặc địa danh sử dụng hằng ngày mà nếu có người hỏi tại sao nói thế và nguồn gốc của những từ ngữ ấy từ đâu thì chúng ta đành bó tay; chẳng hạn câu hỏi trên trong một bài ca dao:

Nước không chưn sao kêu nước đứng?
Cá không giò sao gọi cá leo?
Ghe không tay sao kêu ghe vạch?
Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?...


1. Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ.




Chúng ta chỉ có thể giải đáp câu trên dựa vào cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Về sau rút gọn thành bánh bò. Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ.

Các từ sau đây cũng bị hiện tượng tỉnh lược chi phối: dầu con rái => dầu rái, nấm tai mèo => nấm mèo...

Ở miền Bắc có một loài cá giống và to bằng cá chép, nhưng có đặc điểm là tươi rất lâu tên là cá rói. Dù bị bắt ra khỏi nước từ sáng đến trưa cá vẫn còn tươi nên có thành ngữ tươi như cá rói, về sau tỉnh lược thành tươi rói.
Một thành ngữ tương tự: ngay như cây chò (một loại cây rừng thân rất thẳng) => ngay chò (ở Nam bộ biến âm thành ngay chừ).

Cầu Kiệu ở TP.HCM được Trương Vĩnh Ký ghi là cầu Xóm Kiệu (tức là xóm chuyên trồng kiệu), như vậy chữ Xóm ban đầu đã bị giản lược.
   2. Hiện tượng mượn âm.

Một từ khá phổ biến ở Nam bộ dùng để chỉ người phụ giúp tài xế lái xe đò trong công việc bán vé, thu tiền, khiêng xách hành lý là lơ xe. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp contrôleur, nghĩa là “người kiểm soát (vé)”. Như vậy, từ một âm tiết vô nghĩa - leur, người Việt biến thành một từ có nghĩa.

Ở miền Bắc, người ta thường dùng từ ngữ săm lốp để chỉ vỏ ruột xe đạp và xe gắn máy. Lốp thì người miền Nam cũng dùng và những người biết tiếng Pháp đều biết nó bắt nguồn từ enveloppe, nghĩa là “vỏ xe”. Còn săm ban đầu người miền Nam và nhất là những người không học tiếng Pháp không hiểu nghĩa. Từ săm bắt nguồn từ ngữ chambre à air “ruột xe”.

Tại sao có từ bồ bịch, nghĩa là nhân tình? Nguyên trước đây có một từ ghép bồ bịch, chỉ hai nông cụ. Bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; còn bịch cũng là nông cụ đựng lúa nhưng là tấm ví khoanh tròn, không đáy vì lấy nền nhà làm đáy.



Do đó, ca dao VN có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài.



Trong tiếng Việt trước đây có từ bầu (bạn), có biến âm là bồ tương tự như đậu xanh - đỗ xanh, thi đậu - thi đỗ... Vì từ bồ (bạn) đồng âm với từ bồ (cái bồ) nên từ bồ bịch thứ hai (người yêu) ra đời. Chúng tôi gọi đây là hiện tượng     mượn âm.

Một số trường hợp tương tự. Trái sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia là đu-riêng. Ban đầu (giữa thế kỷ 19) người Việt dùng cả hai từ, sau loại hẳn từ đu-riêng.

Huyện Kế Sách ở tỉnh Sóc Trăng gốc Khmer là Ksach, nghĩa là “cát”. Vì gần âm với từ kế sách (phương kế, sách lược) nên Kế Sách đã thay thế Ksach.
Nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine của Pháp đã được các trí thức VN khoác cho chiếc áo của Lữ Bố: Lã Phụng Tiên (họ Lữ cũng đọc Lã, Phụng Tiên là tự của Lữ Bố).

Ðèo ở phía bắc thành phố Nha Trang do kỹ sư người Pháp Rury điều khiển sửa sang nên Pháp dùng tên người này đặt cho đèo. Người Việt đã gọi là đèo Rù Rì.

3. Hiện tượng biến âm.

Người Nam bộ thường bảo trẻ con đi chỗ khác chơi, không được láng cháng trước mặt. Nhưng trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của đã nói ở trên ghi loán choán. Như vậy từ gốc là choán, yếu tố láy là loán và nghĩa gốc của láng cháng là “choán chỗ”. Ðây là hiện tượng biến âm.

Ở các đô thị Nam bộ có loại xe chuyên chở đồ đạc phục vụ xã hội mang tên ba gác. Nhiều người biết tiếng Pháp cũng ngỡ ngàng khi biết nguồn gốc Pháp của từ này là bagage, nghĩa là “hành lý”.

4. Hiện tượng láy nghĩa.

Bỏng trong từ bé bỏng có nghĩa là “nhỏ”. Trong tập thơ cổ Thiên Nam ngữ lục có câu thơ sử dụng từ bỏng với nghĩa này:

Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan

Hai từ bé và bỏng đồng nghĩa hay gần nghĩa kết hợp với nhau. Ðó là hiện tượng láy nghĩa.

Nhiều từ trong tiếng Việt bị chi phối bởi hiện tượng này: Việt + Việt: tìm kiếm, chờ đợi, yêu thương; Việt + Pháp:canh gác

Biết được nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều từ tiếng Việt, ngoài cảm giác thú vị, ta còn yêu thích tiếng mẹ đẻ hơn.

LÊ TRUNG HOA
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #245 - 27. Jul 2014 , 20:11
 
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội


Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội



Từ nhiều năm qua báo chí thường xuyên nhắc nhở tới cách ứng xử của người dân qua những hành xử thông thường nơi công cộng hoặc các hành động mang tính văn hóa giữa cộng đồng.
Những bài viết này luôn nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhất là nơi bị chỉ trích tuy nhiên sau khi tờ báo được cất hay cũ đi, tất cả mọi thứ trở về với trạng thái cũ, tức là cảnh gấu ó ngoài đường, tranh giành nhau một chỗ đứng, sẵn sàng buông ra lời tục tĩu nếu một người nào đó vô ý đụng chạm tới thân thể hay tài sản của mình. Tất cả những thứ ấy được gói gọn vào bốn chữ văn hóa ứng xử, cụm từ mà trước đây vài chục năm không ai cảm thấy cần phải bàn tới.
Your browser does not support the audio element.
Một nếp gấp lớn

Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau:
“Tôi thấy những nhận xét ấy không sai đâu. Chính bản thân tôi khi về Việt Nam thì tôi cũng có lớp đào tạo tại Hà Nội cũng như trung tâm đào tạo tại Sài Gòn. Hai mươi năm gần đây thường thường mỗi năm tôi về Việt Nam ở Hà Nội thì hai lần mỗi lần ba tuần. Ở Sài Gòn tôi cũng về hai lần mỗi lần một tháng. Quê tôi ở miền Trung nên toàn bộ nước Việt Nam tôi đều không những bước chân tới mà còn hào mình với nhân dân các vùng.
Phải nói rằng cái văn hóa thanh lịch của Tràng An phải thừa nhận rằng tại Hà Nội chính bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên vì không như mình đã tưởng tượng mà nó đã mất đi cái sắc thái chốn kinh kỳ, văn hóa Tràng An của dân tộc Việt nó mất đi bản sắc rất nhiều.”
Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. -GS Nguyễn Đăng Hưng
Tại miền Nam, nền văn hóa phương Tây đã vào theo cùng với bước chân thực dân Pháp. Cung cách đi đứng, ăn nói cũng như đối xử với người khác dần dần ăn sâu vào tính cách người Việt qua sự chung đụng với nhau trong xã hội. Trẻ em tới trường được thầy cô giáo dạy dỗ trước tiên là sự kính trên nhường dưới rồi sau đó mới tới việc tiếp thu các bài học vỡ lòng. Học sinh được cấy vào tâm hồn trong trắng thứ giáo dục nhân bản và sau nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, cách ứng xử phải phép đã hình thành một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày và cả xã hội làm theo một cách vô thức. Người miền Nam có cái may mắn ấy và Sài Gòn là nơi bộc lộ tính cách văn minh rõ rệt nhất.
Trong khi đó miền Bắc lại không may mắn như thế. Suốt nhiều năm sống trong chiến tranh, mọi tinh hoa từ thời Pháp để lại đều bị triệt hạ. Mọi cung cách trang nhã đều bị lên án, mọi cử chỉ trịnh trọng được xem là bắt chước bọn sen đầm. Cả xã hội quay cuồng với chủ nghĩa cộng sản vốn thù hằn gay gắt trí thức tiểu tư sản. Giai cấp tiều tư sản chính là thành phần thu nhận văn hóa tây phương một cách triệt để và ảnh hưởng của nền văn hóa ấy đã tạo nên một tầng lớp tinh hoa hay ít nhất cũng đáng được gọi là có văn hóa theo nghĩa rộng nhất.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét về điều mà ông gọi là nền văn hóa bị thế chấp:
“Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. Thời kỳ văn hóa du nhập từ Tây phương cho nên họ bài bác và họ lại đem những văn hóa khác để thế chấp. Những văn hóa này hơi thô kệch, giản dị vê những quan niệm ứng xử nó phát xuất từ Trung Quốc và có thề phần nào ở Liên Xô thời trước.”

Nếu các nước trong khu vực tỏ ra ngày một gần hơn với văn hóa ứng xử Tây phương thì Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử lại chọn Trung Quốc và Liên xô cũ để làm điểm tựa. Nếu nhiều ngàn năm sống trong không khí Khổng Mạnh người Việt không hề bị đồng hóa thì chỉ chưa đầy 80 năm sống gần với văn hóa “lợi ích cốt lõi” của người Tàu, không ít người Việt tại miền Bắc đã bị biến dạng. Họ không nói hay viết tiếng Tàu nhưng cách đi lại nói năng hầu như không khác mấy với phim Tàu chiếu thường trực trên các kênh truyền hình lớn nhỏ của miền Bắc.

Cung cách lễ lạc tại miền Bắc bị ảnh hưởng rõ rệt văn hóa mê tín dị đoan du nhập từ Trung Quốc. Những hình thức cúng tế xin xỏ điều lợi lộc được nhà nước công khai cổ vũ, thúc đẩy và tạo cơ hội cho dân chúng tiếp cận mà khai ấn đền Trần hàng năm là một ví dụ.

Phim Tàu, mê tín cũng tràn ngập miền Nam nhưng có lẽ nhờ chút miễn nhiễm từ một nền văn hóa do Pháp để lại, cộng với khí chất sông nước phương Nam đã khiến cho số lớn người dân miễn nhiễm với nền văn hóa ô hợp phương Bắc.
phohoa_020109sapo-305.jpg
Phố hoa Hà Nội Tết 2009 bầm dập vì người dân chen nhau chụp ảnh, bẻ trộm hoa.


Vào Sài Gòn người ta khó gặp cảnh người ăn xin bị xua đuổi một cách tệ hại như tại Hà Nội. Tại Hà Nội người ta có thể kéo áo nhau giữa đường để đòi nợ nhưng ở Sài Gòn thì con nợ chủ động than thở với chủ nợ và chờ đợi sự cảm thông.
Một gánh rau bán ế có thể được người mua thông cảm tại Sài Gòn nhưng khó mà tìm một cái chắt lưỡi của người Hà Nội. Tất cả những khác biệt khó nhận ra ấy đã hình thành hai nền văn hóa ứng xử trái ngược. Không phải giai cấp xã hội hình thành cách ứng xử ấy mà chính là nền văn hóa ngoại nhập đã xô đẩy người dân vào quỹ đạo của những tật nguyền văn hóa.
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, một Việt kiều sống và làm việc nhiều năm tại Hà Nộ có cơ hội quan sát và sống cùng với người dân thủ đô đưa ra nhận xét của một người gốc gác miền Nam như sau:
“Trong Nam thì đất rộng người thưa, bao nhiêu năm nay cuộc sống rất là thoải mái khác với miền Bắc đất hẹp người đông cho nên việc tranh giành nhau nó có lẽ khác biệt hơn trong Nam.
Ở ngoài Hà Nội thì một cái nhà ngang 3-4 mét bề sâu thì 5-10 mét đó là nhà phố cổ như vậy từ bao nhiêu lâu nay rồi. Trong Nam thì đất rộng hơn nhà thì 5-7 mét chiều ngang, hai ba chục mét chiều sâu… vì vậy cho nên cái không gian trời đất cho mình nó ảnh hưởng không gian trong đầu óc của mình nên nó thoáng hơn.”
Trừng phạt người vi phạm?

Không riêng chốn công cộng mới có chuyện gây gỗ, thóa mạ hay tấn công lẫn nhau mà nơi công sở cũng đầy dẫy hiện trạng bê bối của cách hành xử. Có lẽ do cảm nhận được sự nguy hiểm khi danh tiếng Tràng An bị đánh mất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã soạn thảo một thông tư có nội dung “khung hệ thống các quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, nơi công cộng”
Theo báo Lao Động thì quy tắc này đặt ra các biện pháp trừng phạt người vi phạm nhằm thiết lập dần lối sống chuẩn mực của một xã hội văn minh lịch sự.
Nếu hình thức chỉ xử phạt để dẫn dắt người dân trở về con đường văn minh lịch sự như tờ báo mô tả thì chắc chắn sẽ không tiến tới một kết quả nào dù nhỏ nhất, mà trái lại có thể gây thêm hố chia rẽ giữa người có và người không có văn hóa ứng xử.
Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công.
-Đỗ Trung Quân
Làm sao có thể viết giấy phạt khi một người không biết nói cám ơn? Mặc dù ai cũng biết hai tiếng cám ơn và xin lỗi là căn bản nhất cho bất cứ nền văn hóa nào trong cung cách ứng xử, thế nhưng muốn cả xã hội ý thức được điều ấy thì không một sự trừng phạt nào có thể được chấp nhận ngoại trừ giáo dục người dân ý thức và thực hành nó trong trạng thái phản xạ bình thường.
Xử phạt người không nói cảm ơn là vi phạm hiến pháp bởi không một luật lệ nào dù của một bộ lạc sơ khai lại mang một người không hề vi phạm pháp luật ra để mà xử phạt. Cám ơn hay không cám ơn không hình thành bộ mặt văn hóa, nó chỉ là một góc của toàn cảnh và thiếu nó trong một bối cảnh nào đó người ta chỉ có thể cảm thấy bị xúc phạm một cách lặng lẽ chứ không bao giờ gây ra hậu quả nào có hại cho cộng đồng.
Cũng giống như câu chuyện bún mắng cháo chửi chỉ xảy ra tại Hà Nội. Người mua hàng không cần biết tự trọng khi chấp nhận thái độ khinh người của chủ quán để ăn một bát bún có thể ngon hơn nơi khác nhưng sự mất mát sau bát bún ấy không ai có thể tính toán một cách chính xác nó như thế nào.
Những ngôn từ thô lỗ có làm cho khách cảm thấy bị sỉ nhục hay không chính là thước đo lòng tự trọng của họ. Khi lòng tự trọng bị đánh đổi chỉ với một bát bún thì nhân phẩm của người ngồi nghe chửi để được ăn ấy chắc không hơn giá trị một bát bún 20 ngàn tiền Việt Nam.
Văn hóa ứng xử đến từ nhân cách của mỗi con người trong tập thể xã hội. Nỗ lực cải cách nhân cách bằng hình thức xử phạt chỉ nói lên sự bất lực lớn lao của nền giáo dục và chính sách gìn giữ bảo tồn văn hóa của nhà nước. Nếu xét kỹ từng sự kiện rời rạc thì sẽ không khó để nhận ra rằng chính những cán bộ trong hệ thống cầm quyền lại là những cá nhân cần điều chỉnh lại nhân cách nhất.
Những yếu tố khiến dân chúng vô tình bị ảnh hưởng đó là cung cách sống, phát ngôn, hành xử và ban bố luật pháp tùy tiện của cán bộ cao cấp của hai thành phố.

Nếu Sài Gòn ít bị than phiền về thói xấu có tính hệ thống ấy thì Hà Nội lại dày đặc các mẩu tin về phát ngôn trái khoáy khiến dân chúng lâu dần không cảm thấy lạ lùng nữa. Đã không lạ lùng mà còn được xem là bình thường và từ đó ăn sâu vào tiềm thức hình thành nên thói quen xem thường người khác như quan cán bộ xem thường dân chúng.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tầng lớp di dân vào thành phố đã biến dạng văn hóa ứng xử của người dân thủ đô. Thật ra di dân các tỉnh kéo về Sài Gòn đông hơn Hà Nội vậy mà nó vẫn dung chứa và sống cùng với những con người khốn khổ ấy gây mối tương quan xã hội trên cách hành xử đậm tình người hơn cách mà người dân Hà Nội đã làm.
Người ta còn nhớ câu chuyện cướp hoa của người dân Hà Nội chung quanh Hồ Gươm vào đầu năm nay. Trong khi người dân Sài Gòn hằng năm vẫn tổ chức những chợ hoa khổng lồ mà không hề xảy ra sự đáng tiếc nào thì tại Hà Nội người dân hành xử hoàn toàn khác hẳn. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ điều mà theo ông cốt lõi vấn đề bắt đầu từ sự kiện cải cách ruộng đất:
“Ngay cả ông Tô Hoài cũng đã viết rất nhiều sách về cái cảnh con tố cha vợ tố chồng thời kỳ cải cách ruộng đất. Đây là điều làm suy sụp văn hóa truyền thống. Cái văn hóa dở hơi này nó xuất hiện rất sớm ở miền Bắc và ở miền Nam sau năm 75 cho nên cái bề dày ảnh hưởng văn hóa ở miền Bắc nó nặng nề hơn miền Bắc tệ hơn miền Nam về vấn đề thanh lịch, lễ phép và lịch sự. Bằng chứng là ở Sài Gòn này chợ hoa Nguyễn Huệ đã có từ trước năm 75 rồi sau này sau năm 75 mỗi năm đều có chợ hoa. Chợ hoa được dân chúng thưởng lãm trân trọng tron ba ngày tết không có vấn đề gì. Trong khi đó ở Hà Nội có một lần tổ chức chợ hoa, nhập vê một số hoa anh đào của Nhật thì bị người dân Hà thành tới khuân về, chỉ một đêm là không còn cái hoa nào cả.
Đó mới thấy sự tôn trọng thẩm mỹ, tôn trọng thủ công tôn trọng nền văn hóa không được thấm nhuần nữa. Người ta muốn chiếm đoạt, người ta muốn đem về cho mình. Cái văn hóa kiểu ấy nó đã xuất hiện rất lâu tại miền Bắc và còn tác hại cho tới bây giờ.”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đưa ra một ý tưởng lý thú mà ông cho rằng gói gọn trong một câu chuyện có vẻ tiếu lâm nhưng hoàn toàn có thể áp dụng cho xã hội ngày nay khi mà nhà nước muốn đào tạo những tầng lớp thanh niên hoàn toàn tránh xa chuẩn mực của văn hóa ứng xử:
“Tôi chỉ xin tổng kết bằng một câu, có thể rất hài hước nhưng hoàn toàn chính xác. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công. Một câu nói hài hước có vẻ chỉ là đùa chơi thôi nhưng nó cho thấy toàn bộ câu hỏi của anh, và đó cũng là câu trả lời của tôi thưa anh.”
Dĩ nhiên không phải ai sống tại Hà Nội cũng đều thiếu văn hóa ứng xử hay tại Sài Gòn thì sẽ thành hòn ngọc Viễn Đông nhưng câu nói “con sâu làm rầu nồi canh” vẫn làm cho cả nước xót xa cho một nền văn hóa không đáng bị xem thường như thế.
Nền văn hóa ứng xử thiếu xương sống ấy vẫn đang lan rộng trong từng giai tầng Việt Nam. Nó như căn bệnh hoại thư, không thể chữa lành nếu người bệnh không cảm giác bị đau đớn nơi vết thương trên cơ thể của họ.
Cắt bỏ một ung nhọt là việc làm quá dễ trong khi không cho ung nhọt xuất hiện cần một nỗ lực hàng trăm năm, nhất là ung nhọt của một nền văn hóa còi cọc và chấp vá bởi nhiều nền văn hóa khác.
Back to top
« Last Edit: 27. Jul 2014 , 20:13 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra