Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐẤT NƯỚC TÔI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra
ĐẤT NƯỚC TÔI (Read 13040 times)
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #15 - 14. Jan 2008 , 04:39
 
Chào chị Tuyết Ngô,
  Cám ơn chị đã post bài viết của tác giả Mai Ly đọc cũng khá ngậm ngùi . Tuy nhiên những điều tác giả hoang mang về những cuộc biểu tình là không đúng .

Những cuộc biểu tình không hẳn là sẽ thành công về việc chống ai mà biểu lộ cho những người dân trên thế giới biết về hành động không đúng của Trung Cộng và của CSVS .  Khi thấy những cuộc biểu tình lớn mạnh càng nhiều càng tốt thì ít nhất CSVN và TC cũng sẽ e dè và giảm thiểu các việc xâm lấn hay bán nước tiếp tục . Cũng chưa chắc là TC sẽ không xâm lăng nước VN tuy nhiên các phản ứng của khối người Việt yêu nước tại hải ngoại và trong nước sẽ ít nhiều làm mưu đồ của họ chậm lại trước khi khối đoàn kết của dân tộc tìm cách lật đổ và giải tán chính quyền CSVN .

Viêc kêu gọi lương tâm của những kẻ vô thần CSVN là những việc tầm phào vô ích. Không bao giờ đảng CSVN cầm đầu bời những người phản bội quê hương lại triệu tập trưng cầu dân ý để giải tán đảng CS hay để để dân chủ tự do.  Nếu có lương tâm và nhân đạo họ đã không đấu tố và giết hàng ngàn người dân như những cuộc thảm sát tại Huế v.v.  Nếu có lương tâm và nhân đạo họ đã không nhốt các sĩ quan QLVN CS, viên chức chính quyền VNCH trong các trại tù cải tạo và hàng người đã chết vì sự ám sát, đói khát, lạnh lẽo v.v.v

Nhưng việc kêu gọi những người lính bộ đội từ bỏ hàng ngủ đứng về phía người dân thì rất có thể nhưng làm thế nào những người lính này có thể hiểu được tình hình thế giới hay những việc làm phản bội dân tộc và quê hương của đảng CSVN . Chúng ta hy vọng những người lính bộ đội này có thể hiểu biết nếu gia đình của họ hiểu biết ....

Lịch sử cho ta thấy Chỉ có thể lật đổ bạo quyền CSVN bằng vũ lực hay bằng chính máu đổ của người dân trong nước vùng lên .  Việc dùng vũ lực là chuyện khó có thể xảy ra khi Mỹ đã bỏ cuộc từ năm 1975 . Người dân trong nước thì vẫn có chống đối nhưng khó có thể tạo thành một lực lượng nổi lên cùng một lúc vì chính quyền CS luôn luôn tìm cách tiêu diệt hay chận đứng những tổ chức từ trong trứng nước ...

Chúng ta chỉ còn hy vọng rất mong manh là qua nguồn lớn mạnh từ internet thì tất cả người dân cùng những người lính bộ đội sẽ từ bỏ hàng ngũ và đứng về phía người dân cùng loạt đứng lên như thế tức nước vỡ bờ khi thấy hiểm họa mất nước trước khi quá muộn.  Đây là điều chính quyền CS rất sợ nên họ đang thành lập các cơ quan tìm cách ngăn cản và khóa kín các blogs, website hoặc các diễn đàn không có lợi cho họ ... từ internet VN.

Tất cả những hành động biểu tình, phản đối Trung Cộng và CSVN dù tiêu cực hay tích cực trong giai đoạn này rất cần thiết và có tầm ảnh hưởng rất mạnh . Các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ, Úc, Hòa Lan v.v. làm cho khí thế và tinh thần của chúng ta càng tăng và nuôi dưỡng hào khí và tình thần cho ngày quang phục quê hương .

Xin có một đôi điều nhận xét, phê bình và bổ túc bài tham luận của tác giả Mai Ly .

ĐQ
Back to top
« Last Edit: 14. Jan 2008 , 04:55 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #16 - 20. Jan 2008 , 03:43
 

Quả thực là ngu ngơ, khi nghỉ rằng người Cộng Sãn VN còn có một lương tâm ,
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #17 - 02. May 2008 , 04:23
 
Cheesy Chào hai anh Đỗ Quân & Lam Sơn,

Lời đầu TN thành thật xin 2 anh tha cho tội "trễ nại"  Embarrassed  mãi đến hôm nay TN vào đây định post bài mới thì mới biết 2 anh đã thương tình chỉ bảo, vạch rõ những xảo trá của CSVN để TN mở rộng tầm mắt nữ nhi  Roll Eyes Roll Eyes. Vô cùng cảm kích & cám ơn  2 anh đã bỏ thì giờ chia xẻ vui buồn cùng với chị em trong g/đ LVD  Cheesy Cheesy

TN
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #18 - 02. May 2008 , 04:36
 
Trích từ Việt Vùng Vịnh --Thứ Sáu, ngày 2 tháng 5 năm 2008

Những Trang Chiến Sử Bị Xóa: Việt Nam Quên Lãng Những Người Đã Mất •
Phạm Trần


...

Những Trang Chiến Sử Bị Xóa: Việt Nam Quên Lãng Những Người Đã Mất


• SOURCE: A war story's missing page: Vietnam forgets those who lost The New York Times, by Seth Mydans


THỦ ĐỨC, Việt Nam - Đôi mắt của hạ sĩ Lê Văn Nào bị đục thủng trên bức chân dung bằng sứ trong nghĩa trang quân đội bị bỏ hoang của miền Nam.

Những con bò lang thang gặm cỏ, nơi mà những mẫu đất với những tấm bia nghiêng ngả, nhiều tấm bị vỡ vụn và bị phá nát, nhiều tấm bị bật tung lên nằm bên cạnh những ngôi mộ trống.

Bên kia xa lộ là ngôi mộ được chăm sóc chu đáo của đại úy Nguyễn Xuân Trường, cũng chết vào năm 1969 vào lúc cao điểm của cuộc chiến Việt Nam. Ông là một trong muôn ngàn người lính của phe Cộng Sản chiến thắng được chôn trong chỗ gọi là "nghĩa trang tử sĩ," bia mộ của họ được vây quanh bằng những lối đi lát sỏi và những thảm hoa.

Trong những ngày lễ chính thức, những buổi lễ trang trọng được tổ chức để vinh danh những chiến sĩ Cộng Sản đã ngã xuống. Nhưng chỉ 15 cây số về phía nam, nhiều người ở thành phố Sài Gòn, cũng không hề biết rằng có những ngôi mộ bỏ hoang ngay bên cạnh con lộ.

Nam Việt Nam, kẻ chiến bại, coi như xoá tên khỏi lịch sử. Thực vậy, họ đã bị bỏ quên bởi nhà cầm quyền Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ, đang xích lại gần nhau để hòa giải.

Kẻ chiến thắng miền Bắc đã không có một cố gắng nhỏ nhoi nào để chấp nhận người anh em vốn từng là kẻ thù. Những thế hệ già (của miền Bắc) nhớ lại họ một cách hẹp hòi, khác hẳn với sự hòa thuận với người Mỹ.

"Tôi nghĩ là bọn nó chạy sang Mỹ cả rồi." một cựu bộ đội Cộng Sản nói, phản ánh lại thái độ lạnh lùng của nhiều người miền Bắc. "Ngay cả những người trong trại cải tạo cũng đã đi rồi. Họ đi hết rồi."

Sự cố tình làm ngơ này là một chỉ dấu cho thấy vẫn còn những xung khắc giữa Nam và Bắc Việt Nam mặc dầu nhà cầm quyền cố gắng nhiều để thống nhất kinh tế và chính trị.

Giữa những người miền Bắc, vẫn còn lẩn khuất sự nghi ngờ rằng họ vẫn không chinh phục được trái tim và khối óc của tất cả mọi người ở miền Nam. Giữa những người lớn tuổi ở miền Nam, sự uất ức vẫn còn đọng lại về những cuộc đời đã mất, những ngôi nhà bị tịch thu, nghề nghiệp đổ vỡ và hy vọng tan tành.

Những năm đầu của cái được gọi là sự thống nhất đất nước là những năm cùng cực cho những người sống ở miền Nam thảm bại.

Hơn một triệu người rời bỏ đất nước sau khi cuộc chiến kết thúc. Khoảng 400.000 bị giam cầm trong các trại để "cải tạo" - một số ngắn ngày, nhưng có người đến 17 năm dài. Khoảng 1.5 triệu người bị cưỡng bách đi " kinh tế mới", những vùng đất cằn cỗi, thêm tan nát bởi đói và nghèo.

Vết thương hậu chiến

Một cựu chiến binh của miền Nam, lòng vẫn còn đầy nỗi đắng cay, được hỏi bằng cách nào những người lính già như ông đã chấp nhận sự bất công như vậy.

"Bởi vì chúng tôi đã bại trận." Người cựu chiến binh nói, người không những thua một cuộc chiến mà cả sự nghiệp, địa vị xã hội cũng tan biến theo "Chúng tôi chấp nhận tất cả. Chúng tôi không được quyền nói năng gì. Đã bao năm rồi. Thời gian trôi qua, rồi chúng tôi cũng quên đi."

Tuy nhiên đây chỉ là nỗi uất ức của thế hệ già. Cuộc chiến đối với thế hệ sau 1975, hơn một nửa dân số, không để lại một dấu vết nào trong ký ức.

Đối với thế hệ trẻ, có những đam mê không phân biệt Bắc Nam. Đó là những liên hoan cuồng nhiệt , đôi khi vượt khỏi tầm kiểm soát của công an, mỗi khi đội tuyển quốc gia thắng được một trận với nước ngoài.

Trong mười năm đầu tiên sau ngày thống nhất, theo các học giả, là thời kỳ "Bắc hoá" miền Nam, khi mà tài sản và ruộng đất bị tịch thu bởi nhà nước và các cán bộ miền Bắc nắm giữ hầu hết các chức vụ lãnh đạo.

Sự đổi mới năm 1986, làm cho mọi người bắt đầu gọi thời kỳ này là "Nam hóa" của Việt Nam.

Ngày nay, miền Nam là đầu tàu kinh tế của toàn quốc, sản xuất ra hai phần ba tài sản, và đóng góp cho nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội đến 90% tổng số tiền thuế.

Nhưng năm tháng trôi qua, như người cựu chiến binh miền Nam nói, "Ký ức rồi cũng theo gió bay đi."

Ông có một người con 15 tuổi, thích chơi đá banh và bạn bè hơn là để tâm đến những xung đột của thế hệ của bố mình.

"Tuổi trẻ bây giờ, chúng không biết gì về chúng tôi cả," người cựu binh nói, "Chúng không biết gì về quá khứ của chúng tôi. Chúng tôi cũng không nói chúng tôi là ai. Thà không biết gì thì tốt cho chúng hơn."

Một ngày nào đó, ông nói, may ra ông sẽ kể cho con ông nghe chuyện đời mình, cũng như chuyện của người anh của ông, cũng thích bóng đá và đã hy sinh như một chiến sĩ cho miền Nam năm 1974.

Ở trên đỉnh đồi nhìn xuống nghĩa trang bị bỏ hoang của miền Nam có một đền thờ cỏ dại mọc hoang tàn, những cơn mưa hè và rêu phong gần như bào mòn những chữ khắc oai hùng "Vị quốc vong thân."

Những chân hương cắm ngổn ngang trên mặt đất. Trên một tấm đá khắc kỷ niệm một người nào đó dùng mực xanh ghi lên vài chữ "thành kính."

Trong những trưa hè oi ả, một thanh niên tên là Nguyễn Minh Quang thích ngồi nghỉ dưới bóng mát của ngôi đền. Anh là người lao động cho những xưởng làm gạch nhỏ, họ đào những tảng đất vàng chung quanh các ngôi mộ để nung gạch. Anh Quang chỉ mới 24. Anh nói chẳng bao giờ anh để ý đến chuyện lịch sử của ngôi đền mà anh đang trú nắng hoặc những ngôi mộ chung quanh. Nhưng anh bảo thỉnh thoảng cũng có người đến quỳ trước các tấm bia mộ tỏ lòng thành kính.

Một vài người, có lẽ là những người Việt ở bên kia đại dương trở về thăm viếng, đôi khi trả tiền cho những người thợ làm gạch để gìn giữ những ngôi mộ của một người anh hay một người con. Thực ra, người thanh niên nói, cha anh là một thương binh từng là hạ sĩ trong Lực Lượng Đặc Biệt của miền Nam, mỗi năm cũng ghé vào đền vài lần để cầu nguyện.

"Bố tôi thích lên đây thắp hương. Tôi chẳng biết để làm gì," người thanh niên nói. "Tôi thấy bố tôi đến thắp hương. Ông nói với tôi rằng ông đã từng chiến đấu cùng với người Mỹ. Tôi chẳng bao giờ hỏi bố tôi tại sao."


(SOURCE: A war story's missing page: Vietnam forgets those who lost The New York Times, by Seth Mydans).


Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #19 - 11. May 2008 , 19:52
 
Người Việt Hải Ngoại  

VI ANH .

Việt Báo Thứ Ba, 5/6/2008, 12:02:00 AM

Chắc người Việt ở Bắc, ở Trung, ở hải ngoại ít ai dè ba triệu người Việt tỵ nạn CS làm được một kỳ tích ít ai ngờ. Người Việt Hải Ngoại hầu như đã hình thành được một Việt Nam Hải Ngoại với niềm tin, hy vọng, và lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền sau 33 năm tỵ nạn CS.

Thực vậy, 30-4- 1975 tới 30-4- 2008. 33 năm người Việt với bàn tay trắng ăn nên làm ra, tạo được thế chánh trị ngay trong lòng Tây Phương, ở các nước định cư là những đại siêu cường thế giới. Mạnh và bảnh hơn người Pháp hải ngoại thời Đệ Nhị Thế Chiến nhiều; chỉ chưa có quân đội vì không có chánh phủ lưu vong thôi. Nên 33 năm người Việt tiếp tục cuộc Chiến tranh VN (đấu tranh võ trang  để bảo vệ tư do, dân chủ cho Miền Nam) bằng một cuộc "chiến tranh khác", là đấu tranh chánh trị ở hải ngoại để giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước. Có thể tự hào một cách chánh đáng, cộng đồng Việt hải ngoại là cộng đồng chống Cộng mạnh, bền nhứt nhứt so với cộng đồng Đại hàn, Cuba, Trung Hoa Quốc Gia.

30- 4- 1975 người Việt hải ngoại thua một trận nhưng đang hành động thắng một cuộc chiến tranh. Chế độ tự thực dân của CS Hà nội còn nghiệt ngã, hà khắc hơn 1000 Bắc thuộc và 100 năm Tây thuộc. Một thứ tự thực dân nghiệt ngã nhứt mà Loài Người đã thấy được trong lịch sử Loài Người.Nhưng người Việt hải ngoại biến đau thương thành hành động kiên tâm, quyết chí, cố gắng vươn lên. Từ bàn tay trắng, ăn nên làm ra, học hành tiến phát. Từ tay không, tiếp tục cuộc chiến tranh khác, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Một quốc tế vận lớn mạnh chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt nhưng hữu hiệu vô cùng. Một cuộc chiến tranh bất cân xứng nhưng nhiều triển vọng và thế tất tháng đối với một đối thủ là CS Hà nội với một lực lượng quân sự, an ninh CS thừa sức diệt chủng, có ngân sách trong tay, có lãnh địa để khai thác, có người dân để bóc lột, có bang giao và giao thương với nhiều nước.

Hai mắt giáp công. Chẳng những đấu tranh ở hải ngoại mà người Việt hải ngoại còn vận động, tiếp trợ đồng bào trong nước. Ở hải ngoại dùng lá phiếu, vận động hành lang quyền lực, kiến nghị, biểu tình, và các phương thức sinh hoạt dân chủ khác để quốc tế vận, thúc đẩy các siêu cường áp lực CS Hà nội. Nhập nội chuyển lửa về quê hương, giúp nhân tài vật lực cho phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Cuộc chiến đấu của người dân Việt trong ngoài nước có lúc thịnh suy nhưng kiên trì  với niềm tin  như nhà cách mạng lão thành Phan bội Châu mong mỏi, “đời ta không thành thì có con ta, con ta không thành thì có cháu ta, cháu ta không thành thì có chắt ta."

30- 4- 2008, 33 năm sau, tương quan thế lực thay đổi. Cán cân chánh trị nghiêng về phía nhân dân VN. Biểu tượng tự do, dân chủ, nhân quyền của cuộc đấu tranh của người dân Việt được quốc tế chấp nhận và ủng hộ, được trong nước hưởng ứng mạnh và phát triển từ điểm sang diện, từ phẩm sang lượng. Từ năm 2005, "diễn biến hoà bình" của người Việt hải ngoại đã không còn hoà bình nữa. Chỉ trong  3 tháng mà nhân dân đứng lên chống đối Công An, đốt xe, bao đồn, ném đá trên 80 vụ khiến Bộ Công an CS phải ra lịnh cho Công An của 64 tỉnh thành tăng cường đàn áp, đối phó.  Còn các siêu cường trên thế giới, hết Quốc Hội này đến Quốc Hội khác ở Tây Au, Bắc Mỹ  liên tục phê bình, chỉ trích, áp lực ngấm ngầm và công khai chế độ CS Hà Nội. Thất thế của CS Hà Nội trên mặt trận nhân quyền vô phương cứu gỡ trong đoản kỳ cũng như trong trường kỳ.  

Còn CS Hà nội thì tự thân đã rệu rã. Bên ngoài, mất tính đấu tranh, mất tinh thần sáng tạo, bị động trước các thế lực siêu cường, mất đất, mất biển, mất chủ quyền, đi xin xỏ, chiều lụy Mỹ, Trung Cộng. Bên  trong, các thứ bịnh tham nhũng, kỳ thị địa phương, xung đột lập trương thân Tàu, thân Mỹ, suy bì tị hiềm, kèn cựa chức quyền như bịnh ung thư đang trong thời kỳ di căn. Mổ cắt bỏ cũng chết mà không làm cũng chết. Đảng CS chỉ còn nằm chờ chết, dùng Nhà Nưóc để thu vén cuối đời, được chừng nào hay chừng ấy.

Nói tới thì cũng phải nói lui. Trong hàng ngũ ngưòi Việt hải ngoại cũng có một số người bi quan vì thiếu kiên trì, thấy sao đấu tranh hoài mà không đi đến đâu, CS Hà Nội chưa sụp đổ. Có người ngưng đấu tranh, tìm cách "tránh đâu" đó để hưởng thụ cuối đời, ôm mối căm hơn trong củi sắt, ngặm đắng nuốt cay, lánh mắt đi về nước kiếm cỏ non, bò lạc hay kiếm một chút tiền cò để hưởng thụ cuối đời.

Nhưng đại đa số nắm vững qui luật đấu tranh chánh trị và sự vận hành của lịch sử. Tranh đấu có lúc thịnh suy nhưng khi đối phương không diệt được trong ngắn tầm thì phong trào đấu tranh sẽ trưởng thành và thắng lợi trên tro tàn của chế độ trong dài hạn. Con đường đấu tranh chánh trị ít khi là con đường thẳng. Lắm khi nó đi vòng vèo, khúc khuỷu,  quanh co, lên dốc xuống đèo. 33 năm ngoảnh nhìn lại mời thấy đã đi quá xa, xa hơn ngưòi đã đi dự tưởng. Có lúc nó hẹp lại tưởng đâu bế tắc khi CS cai trị dân bằng bao tử, siết chặt người dân bằng ăn gạo sổ, ở hộ khẩu và khi  tài phiệt đa quốc gia các nước giàu xem Đô la trọng hơn nhân quyền.

Trên đường xa 33 năm đó, một tiến bộ lồng lộng, không thể không thấy được. Dù CS hay Quốc gia, dù lạc quan hay bi quan, dù né tránh hay tham gia chánh trị công dân -  cũng thấy thế lực của CS đã bị xói mòn, xói mòn như con dao bữa cau ăn trầu xài lâu khuyết lưỡi sắp gãy. Con người dân Việt đã vượt khỏi nỗi sợ CS tưởng đâu không rời được. Nhưng dân Việt đã tiến lên từ trạng thái sợ, ríu ríu nghe theo, qua giai đoạn cãi vã, chống đối bằng miệng, chống đối bằng hành động, đấu lý vơi công an, sử gụng gậy hiến pháp hữu danh vô thực của CS làm gậy ông đập lưng ông, bám thắt lưng địch mà đánh - đã và đang vượt xa trạng thái mà những nhà chánh trị học gọi là bất tuân hành dân sự.
Đó là những thắng lợi lớn nhứt và điều kiện cần và đủ phải có trong các cuộc đấu tranh chánh trị thay đỗi vận mạng quốc gia dân tộc. Tất cả cuộc cách mạng bạo động hay bất bạo động đều phải qua giai đoạn này. Quần chúng phải không sợ thì mới dám đứng lên, nổi dậy, đấu tranh, chiến đấu và lật đổ bạo quyền, theo lời kêu gọi của các lãnh tu, đoàn thể, tổ chức có sức lôi cuốn ( charisma)

Nếu so sánh bối cảnh Việt Nam hiện nay với các nước CS Đông Âu, Liên Xô, hay các chế độ độc tài quân phiệt khác trên thế giới đã bị sụp đổ, thì chế độ CS Hà Nội rệu rã hơn nhiều so với các nước ấy vào thời tiền cách mạnh tự do, dân chủ  của nhân dân. Thế lực đấu tranh có mặt và hoạt động nhiều và đều trên phương diện phẩm lượng cũng như diện địa. Chắc chắn khi nhân dân VN nổi lên lật CS Hà Nội, quốc tế không nước nào binh. Và nhân dân trong nước, kể cả một số lớn đảng viên cũng không binh, huống hồ gì người dân bị trị. Nếu Đảng sử dụng Quân Đội, theo kinh nghiệm cách mạng ở các nước CS Đông Âu và Liên xô, Quân Đội luôn luôn tìm cách  né, tỏ ra trung lập, đợi xem phe nào mạnh, sẽ nghiêng về để tự cứu, chớ không dại gì điều binh khiển tướng ra bắn giết dân trong đó có mẹ chị, anh em, con cháu mình.

Đảng, Nhà Nước CSHà nội trên phương diện chánh tri nhân dân đã trở thành ngoài không chằng, trong không néo, chỉ cần một cơn giông là sụp đổ. Nhưng lực lượng Quốc Gia nào sẽ góp gió làm bão đây và chừng nào tung cơn bão đó ra, là cả một tính toán, cả một vận dụng đúng thời cơ, địa lợi, nhân hòa. Nhưng chắc chắn cơn giông bão làm sụp đổ chế độ CS  Hà Nội độc tài toàn trị phải có và phải đến vì mây đã kết, gió đã tụ, áp lực không khí đang xoáy theo vòng quay của Trái Dất rồi. Không ai có thể cản được.

Back to top
« Last Edit: 11. May 2008 , 19:54 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
le_lam_son
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 3
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #20 - 05. Jun 2008 , 14:05
 
Xin Thân chào các bạn trên diển đàn , Sau thời gian dài vắng tiếng , vì đa đoan, nên khi trở lại vô tình bị diển đàn tẩy chay ( trích lời chị Đậu Đỏ ) Xin thông báo cùng các bạn,bút danh LAM SON được thay đổi như trên, Nhân đây củng xin cảm ơn chị Đậu Đỏ đã điều chỉnh giúp mình , Xin gửi đến các bạn bài phân tích về chuyện động đất ở tàu vừa qua,

1- TỨ XUYÊN, TRUNG TÂM CỦA NHỮNG CƠN ÐỊA CHẤN:
Tứ Xuyên (Sichuan) là một tỉnh rộng lớn của nước Tàu, nhất là sau năm 1949 được sáp nhập thêm phần đất rộng của nước Tàu , giáp Thiểm Tây, Cam Túc. Phía tây kế Thanh Hải, Tây Tạng, Phía nam giáp Vân Nam, Quy' Châu và phía đông kế hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc.    Theo thống kê của World Atlas năm 2006 cho biết tỉnh Tứ Xuyên có dân số 99.713.310 người, là nơi sinh sống của hằng ngàn bộ lạc khác nhau, trong số này người Hán, Hồi,Miêu, Mông và Tạng chiếm đa số.
Riêng thủ phủ Thành Ðô (Chengdu) dân số 2.499.000 người nhưng thành phố lớn nhất lại Trùng Khánh (Chongquin) có dân số 2.673.170 người.       Ðối với thế giới bên ngoài, từ lâu các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây và Tứ Xuyên được coi là vùng đất cấm xa lạ và chỉ được mở cửa khi có phong trào du lịch chừng 10 năm trở lại. Ðây là vùng đất cổ kính lâu đời của Hán Tộc, với nhiều di tích lịch sử rất hấp dẫn các nhà khảo cổ khắp nơi trên thế giới. Với người Việt gần như hầu hết các thế hệ sau này đều ưa thích pho truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung, nói về lịch sử của thời Hán mạt và sự tích Ðào Viên kết nghĩa của các nhân vật Lưu, Quan, Trương.. có liên hệ tới đất  Thục.
Tỉnh Tứ Xuyên hay Ðất Thục có Tam Quốc Thánh Ðịa, nằm về phía nam thủ phủ Thành Ðô, được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, do Lý Hùng thuộc nhà Tây Tấn (265-316) thực hiện sau khi Gia Cát Lượng qua đời hơn vài trăm năm, trước khi La Quán Trung viết bộ Tam Quốc Chí. Khu di tích còn tồn tại tới ngày nay có diện tích 37.000 m2, gồm hai khu vực thờ Lưu Bị (Ðền Hán Chiêu Liệt Ðế) phía trước và Ðền Gia Cát Vũ Hầu ở phía sau. Mộ của Lưu Bị chỉ là một mô đất có chu vi 200m đắp cao như một ngọn đồi thấp, nằm giữa khu rừng tùng, bách cao ngất xanh um. Có lẽ nhờ ngôi mộ thật giản dị nên nó đã tồn tại hằng ngàn năm qua một cách bình yên mà không bị bàn tay con người đào xới cướp của như các khu lăng mộ khác của các vua chúa Tàu từ Tần Thủy Hoàng, Hán Cảnh Ðế tới Càn Long, Từ Hy nhà Mãn Thanh. Ðây cũng là cái gương để cho người đời sau noi theo mà sống sao cho đáng kiếp con người ‘Hãy sống lương thiện vì con người và chết giản dị như con người‘.       Tứ Xuyên là nơi có bốn con sông lớn chảy qua. Tất cả đều là phụ lưu của Dương Tử Giang, đó là Minh Giang, Gia Giang, Vũ Giang và Cẩm Giang. Ðây là vùng rừng rậm, núi cao, mưa nhiều nên cây cối tươi tốt quanh năm, có nhiều loại dược thảo quý hiếm được sử dụng trong y học Ðông Phương từ hàng ngàn năm trước. Khí hậu Tứ Xuyên cũng ấm áp hơn các tỉnh lân cận, mùa đông không hề có tuyết như tại Lan Châu, Tây An.       Thành phố Thành Ðô nằm trên một nhánh sông của Trường Giang.     Riêng Hoàng Hà dài 5646 km lớn thứ hai của nước Tàu, phát nguyên từ cao nguyên Thanh Hải, cũng chảy vào khu vực rừng núi phía tây bắc Tứ Xuyên, trước khi đổi hưóng đột ngột vào tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và ra biển tại thủ phủ Tế Nam (Sơn Ðông) trong vịnh Nhiệt Hà. Thành Ðô nằm giữa trung tâm Tứ Xuyên, cách thành phố Trùng Khánh chừng 170 dặm về hướng Tây Nam, đã hiện diện trong lịch sử Trung Hoa qua hằng ngàn năm với biết bao nhiêu thăng trầm.       Thời Ðông Hán (25 trTL ố 220 sauTL) , Thành Ðô là trung tâm sản xuất gấm lụa của nước Tàu, qua danh xưng Gấm Cẩm Giang cũng là tên của con sông chảy qua thành phố này. Thời Tam Quốc (220-265 STL), Thành Ðô là kinh đô của đất Thục (ích Châu) hay Hậu Chu, một trục lộ giao thương quan trong, nối liền con đường tơ lụa phía nam của nước Tàu tới Tây Tạng, Vân Nam, Miến Ðiện. Ðây cũng là quê hương của Võ tắc Thiên hoàng đế (Võ Hậu), của thi hào Ðổ Phủ, Tư Mã Tương Như.. Ngày nay Thành Ðô là một thành phố du lịch thanh nhã, có nhiều di tích lịch sử và các công viên trồng đủ kỳ hoa dị thảo. Lạc Sơn vùng ngoại ô của thành phố, hiện vẫn còn một tượng Phật được đục sâu vào núi đá, nằm cạnh bờ sông Minh Giang. Tượng Phật được khởi công từ năm 713 sau TL cho tới năm 803 mới hoàn thành, cao 71 m.       Nhưng Trùng Khánh lại là thành phố lớn nhất của Tứ Xuyên, nằm trên giao lưu của hai con sông Gia Linh và Trương Giang, về phía đông nam của thủ phủ Thành Ðô. Thời Trung Hoa kháng Nhật, Trùng Khánh là thủ đô của chính phủ Quốc Dân Ðảng (1937-1945 do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Vì được xây dựng trên một triền núi dọc theo hai bờ sông, nên thành phố luôn bị sương mù che phủ nhiều ngày trong năm. Ðây cũng là một trung tâm kỹ nghệ nằm sâu nhất trong nội địa nước Tàu, trên đầu nguồn sông Dương Tử. + ÐẬP THỦY ÐIỆN TAM HỢP TRÊN
Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2008 , 14:07 by le_lam_son »  

Hảy Đến Chia nhau nghèo khó , Quên Lo Tương Lai Mịt Mờ
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #21 - 10. Aug 2008 , 05:15
 
...


Thế Giới Cần Biết Điều Này      
Người viết: Administrator   
09/08/2008
________________________________________________________________________________
______



Thế Giới Cần Biết Điều Này




...
Giới thiệu Hồi ký trong tù “Cuối Tầng Địa Ngục”
Bài của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng Giám Đốc Boat People SOS



Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục. Tôi đón nhận với một chút ngỡ ngàng trộn lẫn cảm giác đồng cảm thật mênh mang.

Ngỡ ngàng vì thực ra tôi chỉ biết tác giả qua một vài bài viết đăng trên Internet, đặc biệt là lời kêu gọi quan tâm đến những cụ tù nhân “cải tạo” vẫn còn kẹt ở Việt Nam. Ngỡ ngàng vì kinh nghiệm mỏng manh của tôi đối với chủ đề của tập sách. Năm 1975, khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, tôi chưa đến tuổi động viên, chưa một ngày cầm súng và dĩ nhiên chưa một ngày đi tù. Thế thì lấy tư cách gì để viết lời tựa cho một quyển sách ăm ắp ký ức của 10 năm đầy đoạ trong các trại tù?

Mặt khác, đây cũng lại chính là một đề tài thu hút tôi từ cả chục năm nay, một đề tài mà nói bao nhiêu cũng không đủ, kể bao nhiêu cũng không hết; một đề tài mà đến nay nhiều người vẫn chưa biết đến hay chưa biết rõ; chưa kể những nỗ lực ở bên này và bên kia địa cầu nhằm tẩy xoá nó khỏi lịch sử của nhân loại, như nguời ta cố tẩy đi vết máu loang lổ trên manh vải trắng. Năm 1985, cũng là năm tác giả ra khỏi tù, hai học giả Hoa Kỳ xoá đi huyền thoại mà giới truyền thông thiên tả vẽ vời về cộng sản Việt Nam. Hai vị học giả này, Jacqueline Desbarats và Karl Jackson của Đại Học Berkeley, phủ nhận lập luận nguỵ biện hay giả trá của một số ký giả rằng bộ đội tiếp thu miền Nam lịch thiệp như du khách và không hề có cuộc tắm máu như người ta lo sợ. Qua hàng trăm cuộc phỏng vấn các thuyền nhân đã định cư ở Hoa Kỳ và Pháp, hai học giả này khám phá ra rằng cuộc tắm máu đã và đang âm thầm diễn ra sau bức màn tre của các trại tù cải tạo. Kết quả của cuộc nghiên cứu tạo xao xuyến lớn trong tôi lúc bấy giờ và âm ỉ mãi đến ngày hôm nay. Tôi luôn cảm thấy nhu cầu thôi thúc phải ghi lại những kinh nghiệm tù cải tạo, một giai đoạn u ám nhất của sử Việt cận đại. Chúng ta, những người đã vượt thoát ra với thế giới tự do có nghĩa vụ vén bức màn tre ấy lên để làm bài học cho nhân loại, cho hậu thế đừng tái diễn. Chính sự thôi thúc ấy đã rung lên nhịp đồng cảm sâu đậm nơi tôi với từng chữ, từng câu trong Cuối Tầng Địa Ngục.

Nhưng những con số thống kê, các bài tính xác suất của cuộc nghiên cứu không thể nào mô tả được chiều sâu thăm thẳm của tâm trạng người tù, cứ sâu hoắm thêm trong chuỗi ngày vô tận. Bằng lời lẽ đơn sơ, không văn hoa bóng bảy, tác giả đã mở hé ra cho người đọc thoáng nhìn vào cái thế giới nội tâm u uất đã một thời vây bủa và có lẽ sẽ mãi mãi ám ảnh người tù.

“Tuần lễ đầu tiên sau Tết Bính Thìn (1976), chúng tôi được gặp gia đình sau bảy tháng xa cách. Buổi thăm gặp được giới hạn trong ba mươi phút. Tôi gặp đủ Mẹ, vợ và các con. Cháu bé nhất sinh vào giữa tháng tư 1975 nay bụ bẫm, hồng hào. Khi tôi đưa tay ra bế cháu, cháu đã chồm về phía tôi như có sự thôi thúc của tình máu mủ. Chúng tôi cầm tay nhau mà nghẹn ngào một hồi; chẳng biết nói điều gì trước, điều gì sau…” (Trang 56).

Giây phút đoàn tụ thật ngắn ngủi chắc hẳn ăm ắp mừng tủi, quyến luyến, nhớ nhung. Mân mê những ngón tay chai của vợ, vuốt mái tóc bạc phơ của mẹ, bồng ẵm đứa con thơ trên tay, những điều mà con người bình thường nhiều khi không còn để tâm đến thì lại là cả một trời hạnh phúc cho người tù cải tạo. Phút chia tay chắc hẳn chan chứa những giọt nước mắt, những gởi gắm, bịn rịn. Và người tù đã vội ghi vào ký ức hình ảnh của người mẹ già, cảm giác da thịt của người vợ yêu, mùi thơm của đứa con thơ để dành làm ngọn gió mát trong cơn nắng cháy của ngày lao động, hay để nuôi mộng tái ngộ khi đêm lạnh về trên núi rừng hoang vu.

Chế độ khắc nghiệt đã giết chết cả những giấc mơ nhỏ bé nhất của người tù. Tết năm sau, Đinh Tỵ (1977), tác giả lại được gia đình thăm nuôi, nhưng với một tin sét đánh.

“Sau vài phút trấn an, vợ tôi đã mếu máo kể cho tôi nghe rằng cháu út bị sốt xuất huyết và không bệnh viện nào nhận cháu vì là con của người đang cải tạo, tiêu chuẩn cao nhất là các trạm y tế phường. Cháu qua đời vì không có thuốc men và chữa trị đúng mức.” (Trang 71).

Còn đau đớn nào hơn. Còn bất hạnh nào hơn.

Nhưng ở cuối tầng địa ngục vẫn có những đoá hoa rực rỡ; giữa bùn đen vẫn có những hạt vàng lóng lánh. Tác giả viết về một Nguyễn Thi Ân luôn chia sớt phần ăn cho bất kỳ ai xin hỏi, một Nguyễn Văn Phước sẵn sàng liều mạng nhảy hàng rào xà lim tiếp tế cho các bạn tù… Tác giả cũng viết về một số cán bộ quản trại lớn lên giữa bày lang sói nhưng không đánh mất lương tâm loài người, như “anh Ngà, anh Hoa chẳng bao giờ để cho chúng tôi làm việc quá sức. Các anh hàng ngày chạy ngược chạy xuôi kiếm cho chúng tôi giỏ khoai lang, nồi rau muống. Họ muốn trò chuyện và học hỏi nơi chúng tôi.”

Trên bức tranh vân cẩu, tác giả không quên điểm tô dăm nét chấm phá khôi hài, như khi kể về tượng bán thân của “Bác Hồ” ngày nào không thuốc rê cắm vào trên miệng thì cũng có cục đàm trét trên má hay sợi lông xoắn phất phơ trên đầu; đến nỗi cán bộ phải mếu máo: “Bác Hồ là người ai cũng yêu quý, kính trọng… Thế mà có anh lại dám bứt lông dái bỏ lên đầu Bác.” (trang 78) Và cũng có những mẩu chuyện cười ra nước mắt, như khi chính tác giả đang lén nấu nước bằng chiếc lon guigoz thì bị cán bộ bất thần khám xét, bèn vội ngồi lên che “lò” giả bộ đang đánh cờ tướng và cứ thấp thỏm sợ cháy quần, cháy cả mông.

Rải rác khắp quyển sách là những cảnh tra tấn, nhốt conex, còng chân, bỏ đói, bỏ khát, đánh đập, cấm thăm nuôi, lao động khổ sai, doạ bắn, hạ nhục… Thực ra tôi đã biết khá rõ về các hình thức tra tấn dùng trong tù cải tạo của cộng sản Việt Nam qua các tài liệu nghiện cứu của Bác Sĩ Richard Mollica và các cộng sự viên ở Đại Học Harvard. Đây là nhóm bác sĩ đầu tiên, và có thể độc nhất trên thế giới, đã để tâm chữa trị những vết thương tâm hồn cho cựu tù cải tạo Việt Nam. Họ tỉ mỉ phân loại 29 hình thức tra tấn cùng với mức độ thông dụng của chúng, và phân tích cũng như đo lường hậu quả lâu dài để lại nơi nạn nhân. Mục đích hiểm độc của các hình thức tra tấn là vừa bầm dập thể xác vừa đục khoét tâm hồn.

Người đọc không khỏi cảm thấy bùi ngùi, xót xa cho những người tù nằm xuống không thân nhân thăm viếng, không kèn trống tiễn đưa, không mộ bia, hương khói; cho những người tù bị cán bộ bóp cổ chết, bị xử bắn trong trại, bị hạ sát trên đường đào thoát, hay chết vì khát, vì kiệt sức. Như hai nhà học giả Desbarats và Jackson từng khẳng định sau nhiều năm nghiên cứu, cuộc tắm máu âm thầm đã xẩy ra. Cộng đồng người Việt ở các vùng trời tự do có nghĩa vụ ghi lại tất cả những cái chết trong trại tù cải tạo, như một sự tưởng nhớ đối với người quá cố và tri ân đến những thân nhân còn sống. Những cái chết oan nghiệt ấy chắc chắn đã để lại những vết hằn không thể nào phai cho người thân còn sống, với rất nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời.

Và người đọc cũng không khỏi phấn chấn trước tinh thần bất khuất của đại đa số tù nhân cải tạo, như Hạ sĩ Đèn dám tuyên bố “ngày nào còn Cộng Sản, tôi còn chống” và phanh ngực ra thách thức cán bộ bắn, như Quách Dược Thanh từ chối không hãm hại đồng đội để đổi lấy mạng sống, như hàng trăm người tù lãng công và tuyệt thực để phản đối cán bộ đánh trọng thương hai người bạn tù. “Họ là những con đại bàng dù sa cơ vẫn không để bị lẫn lộn trong đám gà qué.” Trong quyển sách mới xuất bản, nhan đề Chữa Lành Các Vết Thương Vô Hình (Healing Invisible Wounds), Bác Sĩ Mollica của Đại Học Harvard nhắc nhở rất nhiều đến nghị lực của những tù cải tạo Việt Nam, mà ông xem là những bậc thầy về lòng dũng cảm, về ý chí sống thoát, và về khả năng hồi phục. Theo Ông, có ba yếu tố ảnh hưởng rất lớn: lòng vị tha, lý tưởng, và tinh thần xốc vác. Những mẩu chuyện tự thuật và về các bạn tù xuyên suốt quyển Cuối Tầng Địa Ngục đã minh chứng điều này.

Sau khi đọc xong bản thảo, tôi gọi điện thoại nói chuyện với tác giả--lần đầu tiên nói chuyện với nhau. Tôi kể về sự đồng cảm sâu sắc và nhận xét về văn phong đơn giản, trong sáng, và thăng bằng đến lạ. Không thấy hận thù, nguyền rủa mà chỉ thấy một cố gắng lớn để ghi lại trung thực sự kiện và cảm nghĩ. Tác giả đã bỏ ra 15 năm để viết. Tôi đoán tác giả đã nhiều lần, rất nhiều lần, duyệt đi duyệt lại để gạn lọc những lời lẽ thái quá, hay điều chỉnh những thiên kiến. Kết quả là một cố gắng dựng lại toàn cảnh của xã hội trại tù, với đầy đủ ác và thiện, ti tiện và hướng thượng, hèn yếu và dũng cảm, bóng tối và ánh sáng; đủ các mầu sắc của cầu vồng. Tôi nói với tác giả rằng sự thăng bằng ấy đã nâng tính chất sử liệu của quyển sách. Tôi đề nghị tác giả viết thêm, đào sâu hơn; cả viết hộ cho những người không quen viết, để từ từ xây dựng một tủ sách về các trại tù cải tạo--đúng hơn, một bảo tàng viện về các trại tù cải tạo, như người Do Thái có bảo tàng viện về cuộc thảm sát bởi Đức Quốc Xã (Holocaust Museum). “Chỉ mươi năm nữa chúng ta sẽ cạn kiệt nhân chứng sống”, tôi chia sẻ với tác giả.

Điều tôi không nói ra là nỗi ái ngại cho chính tác giả. Tôi hình dung Cựu Tù Nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, mỗi lần đặt bút là mỗi lần ôn lại những đau đớn, dày vò, mất mát. Không biết mỗi khi đọc lại đoạn viết về người con út chết vì thiếu thuốc men, hay những ngày tháng biệt giam trong conex, hay cảnh bơ vơ của người vợ trẻ, hay những cái chết tức tưởi của bạn bè… tác giả nghĩ sao, cảm giác thế nào? Hãy hình dung một người phải xem đi xem lại cuốn phim không bao giơ dứt về những khổ đau, bất hạnh của đời mình; liệu người ấy sẽ đối phó, ứng xử ra sao khi cơn xúc động dâng trào?  Câu trả lời nằm ngoài sức tưởng tượng của phần lớn chúng ta mà thuộc về thế giới tâm linh ẩn kín và riêng tư của người trong cảnh. Nhưng có một điều tôi biết: khả năng đàn hồi của những cựu tù nhân cải tạo Việt Nam thật phi thường. Một chuyên gia tâm lý người Mỹ dày kinh nghiệm về các trại giam của Đức Quốc Xã và các xứ Nam Mỹ có lần nhận xét với tôi rằng ông ta chưa hề gặp nhóm tù nhân nào lại chịu sự tra tấn liên tục và kéo dài như tù cải tạo Việt Nam; và ông ta rất ngạc nhiên về khả năng chịu đựng, sống thoát và hồi phục của họ.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, tôi tìm đọc quyển Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovitch của văn hào Alexander Solzhenitsyn, để chuẩn bị tinh thần nhỡ phải sống dưới chế độ cộng sản sắp phủ chụp lên miền Nam. Nếu so sánh, thì Gulag của Nga là ngưỡng cửa bước vào địa ngục, còn trại tù cải tạo của cộng sản Việt Nam nằm ở tầng cuối.

“Nếu có một địa ngục như lời các tôn giáo thường răn đe, thì chắc hẳn địa ngục đó cũng không sánh được với cái địa ngục mà Cộng sản đã dành cho người quốc gia và những ai không theo chúng.” (Trang 198)


Thế giới cần biết điều này, cho bây giờ và cho mai sau.


Nguễn Đình Thắng

Virginia, Ngày Mùng Ba Tết Năm Mậu Tý

Michael Do (Do Van Phuc)


webpage: www.michaelpdo.com

  *** Vietnamese Communists must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a political defeat would cost them their livelihood and even their lives.***


Back to top
« Last Edit: 10. Aug 2008 , 06:33 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #22 - 22. Oct 2008 , 05:33
 
DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

trước thái độ ỡm ờ của Mỹ

bài của Lê Việt





Từ 1995 đến nay, Mỹ thiết lập bang giao với CSVN, qua 3 đời Đại Sứ:



1.    Peter Peterson (Dân Chủ) đối tác là Lê Văn Bàng

2.    Mike Marine (Cộng Hòa) đối tác là Lê Tâm Chiến

3.    Mike Michalak (Cộng Hòa) đối tác là Lê Công Phụng.




Với 3 đời Đại Sứ, người ta cứ tưởng Cộng Hòa khác Dân Chủ, nhưng đến nay, sau 13 năm trắc nghiệm, rõ rệt Mỹ chẳng làm cho CS thay đổi một tí nào, ngược lại, CS càng lộng hành độc ác hơn, nhờ thu nhập từ Mỹ nhiều đặc quyền, đặc lợi. Nếu Clinton dám nói trắng ra rằng: “Nhân Quyền không bằng Kinh Tế” thì Bush điềm nhiên thêm sức cho CSVN với những liều thuốc bổ ngoạn mục như dúi cho bằng được CSVN vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và biến cho bằng được CSVN thành Ủy Viên Không Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, rồi dồn mọi nỗ lực luyện cho CSVN thành Chủ Tịch Luân Phiên của Hội Đồng này, mặc dù chính phủ Bush thừa biết CSVN vẫn mọi rợ, hung hãn  vi phạm nhân quyền, trong khi, Tổng Thống Bush vẫn long trọng cam kết: “ Nhân Quyền nước nào bị vi phạm thì nước Mỹ sẽ đứng sau lưng nhân dân nước đó”… nhưng không phải để yểm trợ mà là để đâm sau lưng nước đó.



Ngày gần đây, một biến cố liên quan đến quyền lợi giữa Tàu Cộng, Việt Cộng và Tư Bản Mỹ qua việc công ty dầu lửa Exxon Mobil của Mỹ định xía mũi khoan vào cái túi dầu trên thềm lục địa VN, người ta mới thấy rõ bộ mặt thật của bộ ba Tàu, Việt cộng và Mỹ.



Sự việc xẩy ra giống hệt như năm 2007 Tàu cộng đã đuổi Công Ty BP  (British Petroleum) của Anh Quốc vì đã đơn phương cấu kết với CSVN khai thác dầu ở ngoài khơi VN. Nhưng khác ở chỗ, nếu Công Ty BP phải chào thua bỏ chạy thì khi đụng đầu với Exxon Mobil, Tàu cộng đã gặp phản ứng của Mỹ bằng biện giải đại ý : “Tranh chấp lãnh thổ là quyền của các anh. Còn khai thác đầu tư là quyền của chúng tôi”… có nghĩa là Mỹ không cần biết dầu đó của ai, miễn sao Mỹ được độc quyền khai thác. Cái lối giải thích ỡm ờ này của Mỹ, đã khiến mạng lưới “Sina.com” của Tàu cũng đã ỡm ờ trả lời Mỹ bằng cách tung ra kế hoạch thôn tính VN trong vòng 31 ngày với mục đích mở đường xâm chiếm Đông Nam Á để tiến tới khống chế toàn vùng Biển Đông là khu vực đang xảy ra cuộc tranh chấp dầu khí giữa nhiều quốc gia trong vùng mà VN là cái đinh của vấn đề.



Sau khi nhận được nguồn tin này, Việt cộng đã hốt hoảng đem cái tinh thần hữu nghị môi răng để năn nỉ xin Tàu cộng xóa bỏ cái trò chơi đứng tim đó đối với đàn em từ bao năm qua vẫn cúc cung tận tụy tôn thờ Bắc Triều  để rồi phải lì lợm đón nhận những lời nguyền rủa thậm tệ của nhân dân cả nước. Tất nhiên, Tàu cộng đã gian dối chối bỏ ý đồ xâm lược  đó và hứa sẽ truy tìm xuất xứ của nguồn tin trên. . Nhưng, sự thật ra sao ?  Và đây là câu trả lời :



1963, nghĩa là cách đây trên 40 năm, Mao Trạch Đông đã có ý định xua quân tiến chiếm VN được Mao ví như khúc xương ngăn chặn mưu đồ bá quyền của Tàu cần phải nhổ bỏ. 1997, Đặng Tiểu Bình đã thực sự đem quân tấn công Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh thuộc vùng biên giới. Cuộc chiến tuy ngắn ngủi, nhưng đã đủ sức buộc Việt cộng phải chia đất chia biển cho Tàu bằng các hiệp ước bí mật ký kết vào những năm 1999 và 2000. Chứng nhân bằng xương bằng thịt đã trực tiếp nhúng tay vào tội bán nước này không ai khác là Lê Công Phụng hiện giữ chức Đại Sứ của CSVN tại Thủ Đô Mỹ Quốc.. Tuy nhiên, với đà tiến hóa của thế giới hiện nay, từ 1963 qua 1997 đến 2008, thời cuộc biến chuyển đã đưa Tàu cộng từ một nước kém mở mang đến địa vị của một đại cường mà NHIÊN LIỆU vẫn là vấn đề sinh tử của công cuộc phát triển nước Tàu hiện nay. Và trớ trêu thay, nền thịnh vượng của Tàu lại do chính bàn tay Mỹ tạo dựng.



Cách đây 20 năm, mạch máu giao thông của Hoa Lục chỉ là những con đường nhỏ hẹp. Đến nay Hoa Lục đã xây xong 450 ngàn cây số đường cao tốc cho 300 ngàn xe cộ đủ loại lưu thông mỗi ngày. Mỗi năm, Hoa Lục sản xuất trung bình khoảng 10 triệu xe hơi, đồng thời dự tính xây thêm 97 phi trường trong thập niên này để san sẻ gánh nặng với 147 phi trường hiện có. Chỉ nhìn thoáng qua những con số như vừa ghi nhận - chưa kể những nhu cầu về điện lực, nguyên tử lực và các loại xí nghiệp khác - cũng đủ thấy, mức cầu nhiên liệu của Hoa Lục ngày nay ra sao ! Và đây là lý do khiến Tàu, với bất cứ giá nào,  phải tìm đến các mỏ dầu tại Biển Đông được coi như kho “Vàng Đen” thứ hai sau Vùng Vịnh.



Nói về tiềm lực vàng đen tại Biển Đông, Mỹ là quốc gia biết rõ hơn ai hết. Những ngày gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” để tiến tới bán đứng VN cho cộng sản vào đầu thập niên 1970, Mỹ đã hoàn tất công cuộc khai tìm dầu khí ngoài khơi VN, trong số có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào thời điểm này, tại trụ sở báo chí trên đường Tự Do Saigon,   Trung Tá Lê Trung Hiền, Phát Ngôn Viên Quân Sự VNCH thường nhật cho hay, các hãng dầu Mỹ đã tìm thấy nhiều giếng dầu ở ngoài khơi VN, và sau khi xác định phẩm lượng của mỗi giếng thì Mỹ đã bịt ngay lỗ giếng vừa khoan ấy lại. Dư luận ngày ấy đã hoài nghi hành tung của Mỹ là muốn dành giụm công trình tìm kiếm dầu để chờ ngày khai thác. Và hôm nay, ngày ấy đã đến .



Có dư luận cho rằng, khi tung tin thôn tính VN bằng võ lực, Tàu cộng đã thả lên một trái bóng thăm dò. Tuy nhiên, nếu bảo rằng, Tàu không dám đánh VN vì đã có Mỹ yểm trợ, thì điều này cần xét phải lại. Nhiều chiến lược gia quốc tế nhận định, Mỹ sẽ không dại dột tham chiến giúp VN chống Tàu , không phải vì Mỹ đang mắc kẹt tại Iraq và Afghanistan hay vì Mỹ đang gặp thời suy thoái kinh tế. Chiến lược của Mỹ sau khi kết thân với Tàu là muốn thỏa hiệp để cầu lợi hơn là đổ máu để thu lợi. Chiến lược này đã khởi sự từ 1956, khi Mỹ quyết định trả về Hoa Lục hai nhà bác học vật lý Tàu là Lý Chánh Đạo và Dương Trấn Ninh được đào tạo tại Mỹ để thiết lập kỹ nghệ nguyên tử và các công nghệ cao cấp cho Hoa Lục. Hành động này của Mỹ đã gây niềm tin cho MaoTrạch Đông để rồi 1972, Mỹ chính thức trao đổi mậu dịch với Tàu là thị trường rộng lớn, bổ béo về tài nguyên lao động cũng như phong phú tài nguyên thiên nhiên.. 1974, ngày miền Nam VN chưa mất và Nam vĩ tuyến 17 còn thuộc VNCH , khi chứng kiến quân Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, hạm đội 7 của Mỹ vẫn án binh bất động, để mặc cho hải quân VNCH chống trả lại quân Tàu. Ngay từ lúc này, Mỹ đã tránh né gây sự với Tàu và kết quả cho đến nay, tình hữu nghĩ Mỹ-Tàu vẫn thắm thiết hơn bao giờ hết. Cụ thể là nhân dịp Olympic Bắc Kinh 2008, Mỹ là quốc gia yểm trợ cho Bắc Kinh cả về tinh thần, kỹ thuật lẫn tiền bạc. Cứ nhìn gia đình Tổng Thống Bush hăm hở tham dự Olympic Bắc Kinh và Đài Truyền Hình NBC tận tình quảng cáo cho Olympic Bắc Kinh, trong khi gần như cả thế giới, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức đều chống đối Bắc Kinh đã tàn sát nhân dân Tây Tạng, thì cũng đủ thấy chính sách hiếu hòa của Mỹ đối với Tàu cộng được thể hiện như thế nào!



Sau thế chiến thứ hai, Mỹ đã thành công trong việc phục hồi kinh tế Đức và Nhật, tuy là những kẻ thù cũ, nhưng hai nước này đã trở thành đồng minh thân thiết của Mỹ. Chính sách ấy được Mỹ áp dụng nguyên si đối với Tàu cộng nhất là đối với Việt cộng mà Mỹ không biết rằng, ý thức quốc gia của Đức và Nhật không phải là ý thức cộng sản của Tàu và CSVN. Nếu ông Bush Con cho rằng, 10 năm qua, cộng sản Việt đã cải thiện nhân quyền một cách rất đáng khích lệ thì ông Bush Cha nhận định rằng, kinh tế Tàu cộng là Kinh Tế Khổng Giáo (Confucianist Economy) lấy nhân-nghĩa-lễ-trí-tín để quản lý đất nước. Ca ngợi như thế là hết mức rồi. Chỉ tiếc rằng, các ông đã cố tình  không thấy, Khổng giáo tại Hoa Lục ngày nay chỉ là phương tiện để Tàu cộng xoa dịu những hờn giận của dân đen đối với chế độ, cũng như Việt cộng cho phục hồi tín ngưỡng tại các làng xã kể cả tục lệ mê tín dị đoan như “đồng bóng” đã cho thấy Tàu cộng cũng như Việt cộng dùng tín ngưỡng để mị dân khiến cho dân quên đi những cơ cực hàng ngày mà lo sản xuất làm giàu cho bọn thống trị được sống phè phỡn trên đầu trên cổ họ. Gần nhất và hiện thực nhất trong những ngày này, chẳng lẽ chính quyền Mỹ lại không thấy các vụ tranh chấp đất đai giữa cộng sản với giáo dân Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội đã gây ra những vụ đàn áp đổ máu. Và chính quyền Mỹ chẳng lẽ không tin nhà báo Mỹ Ben Stocking và cũng là công dân Mỹ bị công an Việt cộng đánh lỗ đầu  chỉ vì chụp ảnh và săn tin về vụ tranh chấp này. Vậy thì từ 10 năm nay, Việt cộng được Mỹ ca tụng là đã cải thiện nhân quyền nằm ở chỗ nào khi dân oan khắp nơi kêu gào đòi Việt cộng phải trả lại ruộng vườn, nhà cửa, đất đai của họ đã bị cộng sản ăn cướp.



Với chính sách của Mỹ như vừa trình bày, chắc chắn Mỹ sẽ chọn con đường trung lập tại Biển Đông. Như vậy thì lấy cái gì để bảo đảm rằng, Tàu cộng không dám nhổ khúc xương VN là chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của Tàu xuống Đông Nam Á. Cái nhìn này đã được cố Tổng Thống Mỹ Eishenhower ghi nhận từ 1953 khi ông ví VN như con cờ domino hay văn vẻ hơn là tiền đồn cần được bảo vệ nhằm chống họa cộng sản lan tràn khắp thế giới. Ngày nay dân tộc Việt đã nhận ra cái vị thế “con cờ” của mình khi hết hiệu lực đã  bị Mỹ  bỏ rơi không thương tiếc.



Ngày gần đây, người ta càng thấy rõ hơn ý đồ của Tàu cộng muốn biến VN thành chư hầu, khi thấy xuất hiện trên lá cờ Tàu  ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 được treo tại một số tỉnh thành của Hoa Lục đã được các phóng viên quốc tế ghi nhận nhân dịp Olympic Bắc Kinh 2008. Phải chăng đây là chủ ý của Mao Trạch Đông khi cho phép Hồ Chí Minh đem lá cờ đỏ và ngôi sao vàng về VN để làm cuộc cách mạng cộng sản bên cạnh 4 ngôi sao vàng kia là biểu tượng của 4 quốc gia Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng và Tân Cương Hồi Giáo đã trở thành chư hầu định mệnh của Tàu Đỏ.



Đến nay, cho dù Việt cộng có dùng bạo lực bịt miệng những người tranh đấu trong nước, không cho họ được phép chống Tàu thì bọn cầm quyền Bắc Kinh vẫn đem cái công hàm 14-9-1958 do Phạm Văn Đồng ký nhận và được Hồ Chí Minh cho phép, để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Hoa Lục.   



Kết hợp những diễn biến như vừa trình bày, không thể ngây thơ tự trấn áp cho rằng, Tàu sẽ không đánh VN vì có Mỹ bao che. Xuẩn động hơn nữa, đến giờ phút này, còn có kẻ tin, bức công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là văn bản cho mượn đất trong tình nghĩa anh em. Ngày nào VN cần, người anh em sẽ trả lại nhằm bào chữa cho tội bán nước của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh cũng như đàn hậu duệ đang ngự trị Việt Nam. .



Gorbachew chỉ đốt lên mồi lửa để nhân dân Đông Âu kể cả nhân dân Nga tự cứu mình. Thanh niên và sinh viên của các nước này đã vùng lên để phát động các làn sóng cách mạng. Còn những người cầm súng giữ nước thì yểm trợ cho cách mạng lật đổ bạo quyền CS thành công. Công trạng này của những người cầm súng giữ nước tại Đông Âu và liên bang Nga đã được chứng minh vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhờ  tinh thần yêu nước và uy quyền của mũi súng mà các chế độ cộng sản phải tan rã.




Những ai chủ trương thân Tàu hay thân Mỹ, hãy nhớ rằng, ngàn đời, Tàu vẫn là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam, còn Mỹ chỉ biết phù thịnh, cầu lợi. Ta phải tự cứu ta chứ Tàu hay Mỹ không thể cứu ta. Muốn cứu ta, trước hết phải lật đổ bạo quyền Việt cộng. Chẳng lẽ 84 triệu dân Việt, đa số là giới trẻ đầy nhiệt huyết, trong đó có gần l triệu quân nhân lại chịu ép mình để cho 14 tên cán bộ già nua ẩn mình trong chính trị bộ Việt cộng tự tung tự tác!



Hãy ra tay trước khi Tàu cộng biến ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ của Việt cộng thành ngôi sao vàng thứ 5 trên nền cờ đỏ của Tàu cộng. Hãy đem quốc gia Việt Nam trở về với dân tộc Việt Nam. Công trạng này đang nằm trong tay giới trẻ Việt Nam và quân đội Nhân Dân Việt Nam. Toàn dân Việt Nam đang mong đợi lòng quả cảm và quyết tâm tranh đấu của các bạn. Sứ mạng thành công, mặc nhiên thế giới sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta.(LV)



Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #23 - 26. Oct 2008 , 04:48
 
Sinh viên với sứ mệnh lịch sử




Lý Công Bằng- ĐDCND

Những năm gần đây, khi phong trào đấu tranh cho những quyền lợi cơ bản của con người ở nước ta trên đường phát triển mạnh, thì cũng là lúc các nhà lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện những chiêu thức ngày càng hạ đẳng. Nhìn từ bề ngoài, họ đã dẹp được những phong trào này bằng nhiều cách khác nhau như: đàn áp, bắt bớ, phong tỏa thông tin đa chiều, xuyên tạc và chụp mũ cho những phong trào này là phản động, chia rẽ đoàn kết dân tộc v.v...
Một số người dân vẫn đang nằm mơ rằng: đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là kết tinh trí tuệ của dân tộc, là lực lượng lãnh đạo trung thành và duy nhất cho mọi lợi ích của nhân dân Việt Nam. Những người dân này vẫn thuộc lòng luận điệu của lãnh đạo đảng các cấp rằng: Chỉ có một Đảng (ý nói đảng CSVN đang cầm quyền) lãnh đạo thì đất nước chúng ta mới ổn định chính trị, có ổn định thì mới có phát triển v.v... Chính nguyên tổng bí thư đảng CSVN - Lê Khả Phiêu trong lễ trao giải Hoa Trạng Nguyên ngày 7/9/2008 tại Hà Nội, cũng chia sẻ niềm "tự hào về đất nước ổn định chính trị" với các tân thủ khoa các trường đại học, cao đẳng các tỉnh phía bắc. Ông cũng nói đại ý thêm rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển lên hàng tiên tiến của thế giới trong vòng 10 năm nữa; chúng ta đủ điều kiện làm được, đất nước ta ổn định chính trị, còn các nước bên cạnh ta lật đổ liên tục thì làm sao phát triển lên được (có thể ông ta muốn nói tới Thái Lan thời điểm này).
Vậy, có phải sự ổn định chính trị như Việt Nam hiện nay, là yếu tố cơ bản tiên quyết cho sự phát triển của đất nước hay không? Đảng CSVN đã cố gắng để ổn định chính trị như thế nào? Kết quả của sự ổn định này là gì? Tại sao mỗi sinh viên Hà Nội lại bị đảng CSVN lừa và ăn quỵt mười nghìn đồng vào ngày Chủ nhật 21/9/2008? Anh chị em sinh viên sẽ phải làm những gì để chứng minh lòng yêu nước và xứng đáng với niềm hy vọng của nhân dân về một Việt Nam Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh và Cường Thịnh? Đó cũng chính là lý do mà người viết muốn chia sẻ với bạn đọc và đặc biệt là anh chị em sinh viên - lực lượng trí thức trẻ đầy nhiệt huyết với sự đi lên của dân tộc.
Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong số những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." (trích Tuyên Ngôn Độc Lập- Hồ Chí Minh). Quyền tự do ở đây là quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình trên tinh thần bất bạo động. Những quyền ấy là do đấng tạo hóa ban cho những sinh linh nào được gọi là con người. Bất kỳ ai, bất kỳ đảng phái nào hay chính phủ nào cũng không được phép xâm phạm những nhân quyền ấy. Hiểu rõ điều này thì chúng ta cứ thoải mái trao đổi thông tin, hội họp và bàn định về bất kỳ điều gì cho dù những điều ấy không làm hài lòng các lãnh đạo đảng CSVN.
Có thể nói: Bằng chiêu bài ổn định chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam đã vỗ về, an ủi được không ít người dân ngoan ngoãn trong vòng kiểm soát, không một lời trách móc kêu la, hễ cứ mở miệng ra là ơn Đảng, ơn Bác Hồ... Quả thực, những người dân này đáng thương hơn là đáng trách. Trong tâm trí họ chỉ có hình ảnh của Đảng, của Bác Hồ, và họ cũng chỉ được biết đến những cụm từ này qua những thông tin đã được hư cấu mà các lãnh đạo đảng CSVN dành cho. Họ yên tâm rằng Đảng luôn luôn tận tâm, tận lực cho mình, và những gì được như ngày hôm nay là tốt nhất có thể, không tài nào hơn được nữa. Đúng là đảng CSVN đã làm rất tốt, rất thành công trong việc ru ngủ quần chúng nhân dân. Đảng CSVN đã ngăn chặn bằng mọi cách hòng bịt miệng, bịt tai quần chúng, không cho nhân dân được hưởng quyền tự do thông tin, quyền tự do ngôn luận và những quyền cơ bản khác... làm cho Việt Nam ta không tận dụng được triệt để những thành tựu, những quan điểm tiến bộ ở trong và ngoài nước, cùng như không biết cuộc sống các nơi khác trên hành tinh này ra sao, không được phép nói xấu lãnh đạo đảng CSVN cho dù thế nào đi chăng nữa v.v... Như vậy, chẳng phải họ đã làm ngu dân đó sao? Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do mạng lưới thông tin internet phát triển khó bề kiểm soát, lực lượng trí thức và một số bộ phận quần chúng bắt đầu có những biểu hiện "không ngủ yên rõ nét", thì giới lãnh đạo đảng CSVN đã phải loay hoay tìm cách qui chụp; chính vì điều này đã làm thò cái đuôi cáo ra ngoài, khiến chân tướng của kẻ phản bội, kẻ lừa gạt nhân dân suốt mấy chục năm cầm quyền đã lộ rõ nguyên hình.
Để xác minh sự phản bội của đảng CSVN với lợi ích của tổ quốc và nhân dân Việt Nam bằng chiêu bài "ổn định chính trị" thì chỉ cần nhìn ra Hoàng Sa, Trường Sa, ải Nam Quan, thác Bản Dốc (những nơi mà đảng CSVN tự ý bán cho Trung Quốc để được yên ổn vị trí lãnh đạo nhân dân của mình)...; chỉ cần nhìn vào bảng xếp hạng thứ tự về mọi mặt của nước ta so với cộng đồng thế giới (chính đảng CSVN cũng thừa nhận năm 2007 Việt Nam ta đứng thứ 2 châu Á về viện trợ nhân đạo từ Ngân Hàng Thế Giới, đứng đầu là Pakistan); chỉ cần hỏi thăm những gia đình ngư dân có người bị hải quân Trung Quốc bắn chết khi đang đánh cá trên vùng biển Việt Nam ngàn đời nay; chỉ cần hỏi thăm những nông dân bị cướp ruộng đang sống trong cảnh bần cùng; chỉ cần tự cân đối mức lương của chính mình với mức chi do lạm phát mấy năm nay; chỉ cần để ý đến mức sống, cũng như của chìm, của nổi của các lãnh đạo đảng CSVN; và chỉ cần lắng nghe những tiếng nói từ những luồng thông tin không chịu sự sai khiến của đảng CSVN; hoặc chỉ cần bạn thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở nơi đông người trên dải đất hình chữ S này v.v...
Đã lâu lắm rồi, đảng CSVN đã không làm tròn bổn phận của mình. Từ chuyện to lớn như lãnh hải, lãnh thổ đến chuyện xăng dầu, H5N1, dịch lợn tai xanh,... rồi cả chuyện vặt vãnh như Mắm Tôm cuối năm 2007, cấm bán hàng rong ở Hà Nội giữa 2008... đã chứng tỏ sự thiếu trách nhiệm đến mức không thể chấp nhận được. Đặc biệt là vấn nạn tham nhũng đã và đang không thể kiểm soát. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách của cơ quan công quyền. Điều kỳ lạ ở đây là, tất cả những cơ quan công quyền đều xuất hiện bức tượng chân dung ông Hồ Chí Minh. Phải chăng người ta đưa ông Hồ Chí Minh vào để làm biểu tượng thiêng liêng cho tất cả cán bộ, nhân viên của cả cơ quan học theo phẩm chất, tư cách đạo đức của người khai sinh ra đảng CSVN này? Trớ trêu thay! Cứ nơi nào có tượng ông Hồ Chí Minh thì nơi đó có chuyện tham ô, hối lộ, cửa quyền, hách dịch, đàn áp, thiếu công bằng, mất dân chủ v.v...! Hẳn đây là một chuyện trùng khớp đau buồn đối với những ai coi ông Hồ Chí Minh là thánh thần của dân tộc. Trước kia, những ngôi chùa đều là nơi tu học Phật Pháp của các Tăng Ni và các phật tử, nhưng từ khi tượng ông Hồ Chí Minh được đưa vào thờ trong đó thì nơi ấy có những chuyển biến trái chiều với việc tu học Phật Pháp. Điều này thì có lẽ ai ai cũng biết nhưng hình như chưa ai dám nói ra, vì sợ làm tổn hại đến uy danh Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Hơn thế nữa, người ta còn sợ tổn hại đến cuộc sống bình yên của mình cũng như gia đình do sự trả thù của đảng cầm quyền. Chẳng hiểu tại sao khi đảng CSVN tổ chức cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì chẳng những không đẩy lùi được các vấn nạn xã hội, mà các hiện tượng tham nhũng lại có chiều hướng ra tăng với qui mô và sự tinh tế gấp nhiều lần trước đó. Đây là cuộc vận động tốn kém và lãng phí tiền của nhất trong lịch sử mà chẳng có tác dụng gì, nếu như không muốn nói là phản tác dụng. Hầu hết nhân dân Việt Nam đều biết rằng, khi cuộc vận động ấy triển khai được hơn 1 năm thì ngay tại sân vận động thành phố Vinh - quê hương ông Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ bạo động kinh hoàng (26-5-2008), cho người ta thấy thế nào là tình người, tình đồng bào hay tinh thần đoàn kết dân tộc cũng như sự ảnh hưởng của cuộc vận động ấy.
Đảng CSVN luôn muốn thể hiện sự đổi mới trong việc điều hành đất nước, nhưng tiếc thay, chẳng có mấy cái đổi mới ấy lại hợp với nguyện vọng và quyền lợi của đông đảo nhân dân. Việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội là một sai lầm và tổn thất khủng khiếp đối với nhân dân Hà Tây và đất nước, nhưng lại có lợi ích to lớn với các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN. Chính vì lẽ ấy mà Hà Tây vẫn thành Hà Nội, bất chấp mọi dư luận.
Chuyện ấy đã qua rồi nên không cần nói đến nhiều nữa. Tuy nhiên, sắp tới đây, các lãnh đạo đảng CSVN còn định tăng giá đăng ký xe ôtô, xe gắn máy và thu phí lưu hành, nhằm hạn chế hoặc giảm bớt lượng xe trong thành phố - thật là lố bịch, ngu dốt và tham lam hết chỗ nói. Phương tiện giao thông và việc lưu thông là một nhu cầu tất yếu của con người. Càng ngày người ta càng cố gắng cải thiện, nâng cấp cho vấn đề lưu thông nhằm duy trì hoặc nâng cao mức sống của chính bản thân mình. Dù chính phủ hay đảng CSVN có đánh thuế đến đâu, thì những nhu cầu ấy vẫn không bao giờ mất đi cả. Ấy thế mà đảng CSVN lại tranh thủ cơ hội vơ vét cho thỏa mãn lòng tham nếu như ai đó muốn duy trì, hoặc nâng cao mức sống của gia đình mình.
Sự ổn định chính trị như hiện nay là không cần thiết, nếu không muốn nói là cần phải đổi mới có tính triệt để. Dư luận cho rằng, trong nội bộ đảng CSVN đã xuất hiện phái cấp tiến, phái bảo thủ và hy vọng phái cấp tiến sẽ làm nên một điều kỳ diệu cho Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết anh chị em trí thức trong nước cho rằng: Các lãnh đạo của đảng CSVN đã bị tha hóa quyền lực ngay từ trong trứng nên không thể nào cải cách dựa trên nền tảng cộng sản được nữa; nó như một chứng bệnh nan y mà chỉ có cách thay máu mới có thể cứu vớt được. Sự đấu đá giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến hiện nay trong nội bộ đảng CSVN, vẫn chỉ là tranh dành nhau miếng mồi, chứ hoàn toàn chưa có cơ sở nào đáng để nhân dân mong đợi. Mặc dù đang đấu đá với nhau, nhưng cả hai vẫn chung một mục đích là cố gắng duy trì vai trò lãnh đạo độc tài của đảng CSVN.
Trên tinh thần chung ấy, chúng đã thực hiện những hành vi tiểu nhân, đê tiện khi hành hung, bắt bớ, giam cầm, tù đày các nhà bất đồng chính kiến hoặc bất cứ ai đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình mà ảnh hưởng đến quyền lợi của lãnh đạo đảng CSVN. Thời gian gần đây cho thấy, lãnh đạo đảng CSVN giải quyết vụ Giáo xứ Thái Hà và 42 Nhà Chung bằng việc cho công an đóng giả lưu manh hành hung, quấy rối những người công giáo đang đấu tranh đòi đất bằng hình thức cầu nguyện.
Đảng CSVN đã bắt bớ và chụp mũ cho những người công giáo dám lên tiếng đòi công bằng và lẽ phải là những phần tử phản động; chúng cắt xén câu nói của đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, biến từ câu nói thiết tha với đất nước ấy thành một cái cớ để "đánh đĩ ngòi bút" của mấy tên văn sĩ đảng CSVN. Thời điểm mảnh đất 42 Nhà Chung được các lãnh đạo của đảng CSVN chia chác để làm vũ trường, khách sạn thì cộng đồng giáo dân đã lên tiếng đòi lại đất. Khiếu nại, kiện tụng dai dẳng mãi, cuối cùng lãnh đạo đảng CSVN biết nuốt không trôi nên ngay lập tức biến nó thành vườn hoa Hàng Trống. Đây là việc làm rất gian ngoa, xảo quyệt của các lãnh đạo đảng CSVN. Khi họ đã thực sự đuối lý và không thể có nó cho riêng mình thì biến ngay tức khắc thành tài sản của toàn thể nhân dân. Thế là từ khi khu đất 42 Nhà Chung nằm trong diện qui hoạch vườn hoa thì lãnh đạo đảng CSVN lại về thế thượng phong khi kích động nhân dân, phê phán giáo dân đòi mảnh đất này là hẹp hòi, ích kỷ.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều điều khuất tất nên các lãnh đạo đảng CSVN đã rất lo ngại sự can thiệp và ủng hộ giáo dân của anh chị em sinh viên khu vực Hà Nội. Họ sợ nếu không quản lý chặt anh chị em sinh viên ngày 21-9-2008, thì rất có thể quá trình xây dựng khẩn cấp vườn hoa Hàng Trống (42 Nhà Chung) đã không thành. Chính vì vậy mới có công điện khẩn - Tối mật - Hỏa tốc đề ngày 19 tháng 9 năm 2008. Bằng công điện này, đảng CSVN đã hợp pháp cướp đi quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình... của tất cả anh chị em sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khu vực Hà Nội vào ngày Chủ nhật 21/9/2008 với lý do hết sức đơn giản mà "hiệu quả", xin được trích lại như sau:
"...Để góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo yêu cầu các đồng chí Giám đốc, Hiệu trưởng các trường:
1. Có biện pháp cụ thể, bằng các hình thức phù hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên của nhà trường học tập, sinh hoạt tập thể tại trường trong ngày Chủ nhật 21/9/2008 để quản lý học sinh, sinh viên. Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn TNCS Hồi Chí Minh, Hội Sinh viên để triển khai hoạt động này.
2. Chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
3. Tổ chức tốt việc trực ban lãnh đạo, bố trí cán bộ để sẵn sàng giải quyết các sự việc phát sinh"
Đề nghị các nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung trên. Trong trường hợp có vấn đề phức tạp xảy ra cần có báo cáo ngay về Bộ theo số điện thoại: 04.8694.916 hoặc 0913.319904. Email: nnhuy@moet.gov.vn (hết trích).
Điều đáng nói tiếp theo của công điện trên là phần chữ viết tay ở dưới cùng: "chi 10,000 đ/1h/s tập trung ngày CN. P.TCKH lên danh sách đáp ứng y/c công điện khẩn". Thế nhưng sự thật là: chưa một sinh viên nào tập trung ngày 21/9/2008 nhận được số tiền mười nghìn đồng ấy tính đến thời điểm hôm nay 21/10/2008. Cứ thử ước tính, tổng số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khu vực Hà Nội có lẽ cũng lên đến hàng trăm nghìn người, số tiền sẽ là không nhỏ. Chưa một sinh viên nào nhận được số tiền ấy, vậy tiền đó đi đâu nếu như nó không rơi vào túi các quan chức có thẻ đảng viên đảng CSVN? Chẳng lẽ 145 "đồng chí" trong Ban Chấp Hành TW Đoàn Khóa IX lại bỏ mặc trách nhiệm của mình? Các "đồng chí" Võ Văn Thưởng, Lâm Phương Thanh, Nguyễn Hoàng Hiệp đâu cả rồi? Các "đồng chí" Lê Hoàng Anh, Mai Bích Ngọc, Phạm Phương Chi, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Long Hải, Ngọ Duy Hiểu v.v... cũng chắc chắn không thể không biết đến công điện khẩn số 423/ BGDĐT-CTHSSV này. Tiếc thay, các "đồng chí" đều là đảng viên đảng CSVN và đều nằm trong danh sách thế hệ tiếp theo của các lãnh đạo đảng CSVN đương thời. Vì vậy các "đồng chí" không muốn, hoặc không thể lên tiếng vì có liên quan chút ít thì cũng là điều dễ hiểu.
Chẳng cần thông minh lắm cũng nhận ra được bức tranh toàn cảnh Việt Nam hiện nay, thế nhưng đảng CSVN vẫn tự hào và vỗ về dân chúng rằng: đất nước chúng ta ổn định chính trị. Kỳ thực, sự ổn định như hiện nay là tai họa đối với nhân dân mà kẻ gây tai họa chính là các lãnh đạo đảng CSVN. Nói cách khác, chúng ta đang sống trong một ngôi nhà được xây bằng những phế liệu cũ kỹ, không có tiện nghi phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện tại; nhưng vì ông chủ lười biếng, ngu dốt, ham chơi nên không chịu tháo dỡ, sửa chữa, nâng cấp, khiến những thành viên trong gia đình đều phải sống vất vả trong sự thiếu thốn, dột nát, bẩn thỉu, thối tha...; tất nhiên, câu cửa miệng của ông chủ gia đình vẫn là: chúng ta tự hào được sống trong ngôi nhà ổn định, không như nhà hàng xóm, cứ xây lên một thời gian không ưng ý là lại tháo dỡ thì làm sao mà phát triển lên được...
Hơn lúc nào hết, đảng CSVN lúc này cần những đối tác để chia sẻ gánh nặng trách nhiệm với nhân dân, với đất nước; đồng thời đảng CSVN cần những đối tác để cùng thi thố tài năng, cùng giám sát lẫn nhau và như vậy tham nhũng có cơ hội đẩy lùi cũng không có gì là bất ngờ. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng CSVN vẫn cố tình ngụy biện cho sự tham quyền cố vị bằng chiêu bài "ổn định chính trị". Thực tế cho thấy, từ khi đảng CSVN độc quyền lãnh đạo đất nước cho đến nay chưa hề có cuộc đảo lộn chính trị nào, vậy tại sao chúng ta vẫn là nước nghèo đói, không phát triển?
Nói tới đây một số người bảo thủ lại cho rằng: mấy chục năm trước nhân dân đều sống trong nhà tranh vách đất, nay nhà nào cũng được xây cất kiên cố, có ti vi, có xe cộ v.v... thì tại sao lại bảo là đất nước không phát triển?
Để trả lời câu hỏi này chẳng khó khăn gì, mấy năm trước thôi, đứa trẻ học lớp 1 (nghe, nói, đọc, viết đều chưa thành thạo); nhưng 4 năm sau đứa trẻ ấy lại lên đến lớp 5 (có thể làm bài toán lớp 4 không khó khăn gì) nhưng so với các bạn trong lớp thì nó vẫn là đứa học kém nhất. Đứa trẻ ấy là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, còn những đứa trẻ cùng lớp là hình ảnh thu nhỏ của các quốc gia khác trên trái đất này. Mấy chục năm nay chưa hề có cuộc đảo lộn chính trị nào vậy tại sao con người Việt Nam lại không có những quyền lợi như những con người ở các quốc gia khác?
Thật buồn cho các anh chị em sinh viên và các đoàn viên TNCSHCM! Các bạn đã bị lợi dụng một cách triệt để và bị lừa gạt một cách trắng trợn. Thay vì ngày 21/9/2008 các bạn có thể có cơ hội để biết những thông tin nóng ở Hà Nội, các bạn cũng có thể trở thành một người yêu nước thực sự, một người biết vì công bằng, dân chủ, văn minh và sự tiến bộ của đất nước thì các bạn lại phải đến trường nghe giảng giải thế nào là công dân mẫu mực, thế nào là yêu nước một cách sáo rỗng. Đã đến lúc các bạn nên nhìn nhận lại sự khác biệt to lớn giữa yêu nước và yêu thể chế chính trị của đất nước lúc này (độc tài đảng trị).
Yêu nước trước hết phải là yêu thương đồng bào. Biểu hiện cho tình yêu thương đồng bào sẽ không có gì đúng và cần thiết hơn là đấu tranh cho sự công bằng, dân chủ và nhân quyền. Muốn đồng bào (cả các bạn) được sống trong một đất nước công bằng, dân chủ, tiến bộ và đảm bảo nhân quyền hơn thì không có con đường nào khác là xóa bỏ chế độ độc tài ở nước ta. Cần phải xóa bỏ sự thống trị độc tài của đảng CSVN. Tôi không hề kích động các bạn xóa bỏ đảng CSVN, bởi vì đảng CSVN có quyền được tồn tại mặc dù đảng này chẳng những tự ý bán đất bán biển cho Trung Quốc mà còn gieo rắc biết bao đau thương cho dân tộc Việt Nam suốt mấy chục năm cầm quyền. Hơn nữa, nạn tham nhũng là hệ quả của sự tha hóa quyền lực và đảng CSVN ngày càng chứng tỏ không thể giải quyết được vấn đề này.
Vận mệnh của đất nước, tương lai tươi đẹp hơn của dân tộc đang nằm trong tay của những trí thức trẻ hôm nay. Ngày nào các bạn thực sự cùng nhau đứng lên thì ngày ấy sẽ là thời điểm chấm hết chế độ độc tài.
Tóm lại, hàng nghìn năm nay người Việt ta vẫn coi trọng những con số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9 bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng có một lý do xuyên suốt mà các số chẵn không được sự ưu ái đến vậy là vì các số chẵn tượng trưng cho sự tĩnh, trong khi các số lẻ lại tượng trưng cho sự động, động sẽ sinh ra biến đổi và có biến đổi mới có phát triển. Đảng CSVN chỉ mong cầu sự ổn định chính trị, và sự thật đất nước chúng ta đã ổn định chính trị nhưng song song với nó là sự nghèo nàn tụt hậu và bất công mấy chục năm nay. Đã đến lúc cần phải có biến động lớn, cần phải xây dựng lại một ngôi nhà mới cho mình mà không được phép xây trên cái nền móng cũ. Cái nền móng cũ quá yếu đuối, không thể đáp ứng được ngôi nhà mới, cao, to, và đầy tiện nghi nữa.
Hiện tượng "Bát Đế Vân Du" xuất hiện thường xuyên mấy năm gần đây ở Đền Đô là điềm báo về tuổi thọ 8 thập kỷ của đảng CSVN sắp hết. Hiện tượng rắn trắng quấn lên ngai các Hoàng Đế ở đền Trần (Nam Định) 3 ngày (mồng 7, 8, 9 Tết Mậu Tý) đầu năm nay là điềm báo thời điểm đất nước sang trang mới và sự trừng phạt dành cho những kẻ bán nước, hại dân đang đến gần. Hiện tượng sét đánh sập phần cổ lâu trên cửa An Hòa phía Bắc kinh thành Huế làm bộ rồng phượng tan tành vào 16 giờ ngày 4-6 năm nay (đúng dịp đảng CSVN lần đầu tiên cho tổ chức lễ tế Đàn Nam Giao) cũng là một điềm báo về sự không hài lòng của Đất - Trời dành cho đảng CSVN.
Tin đồn về Sấm Ký không biết tự bao giờ nhưng mới được phát hiện gần đây ở Thăng Long Tứ Trấn (4 ngôi đền linh thiêng trấn 4 phương thành Thăng Long xưa) và đền Đồng Cổ (nơi các triều đại phong kiến thường tổ chức hội thề Trung-Nghĩa tại Thăng Long) bằng chữ Nôm, cũng báo cho chúng ta biết được thời điểm chế độ độc tài sẽ kết thúc vào năm Thăng Long tròn 1,000 tuổi.
Vậy còn chờ đợi gì nữa, hỡi các anh chị em sinh viên! Thánh thần cũng đã phải nổi giận trước sự nhu nhược, yếu kém nhưng lại tham lam của đảng CSVN. Đã đến lúc mỗi một anh chị em sinh viên cho dù là đoàn viên ĐTNCSHCM, hay là đảng viên ĐCSVN đi chăng nữa, cần phải là những lá cờ đầu, là ngọn đuốc rực lửa thắp sáng trang sử mới của dân tộc. Tương lai đất nước đang nằm trong tay thế hệ trẻ hôm nay.
Thời điểm 1,000 năm Thăng Long là thời điểm dân tộc Việt Nam từ bỏ chế độ độc tài bước sang trang sử mới - trang sử của Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ và Cường Thịnh mà công đầu thuộc về các sinh viên Hà Nội. Sinh viên Hà Nội có thể lan tỏa và truyền bầu nhiệt huyết cho các địa phương, các thành phần xã hội cũng như các sinh viên của khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đây là thời cơ mà các lãnh đạo đảng CSVN không thể có lý do gì ngăn chặn anh chị em xuống đường, cùng với những dòng người như nước cuốn từ mọi miền tổ quốc đổ về thủ đô. Với sự xuất hiện của nhiều chính khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cũng như sự quan tâm đặc biệt của các hãng truyền thông uy tín trên thế giới trong dịp này, đảng CSVN sẽ không thể áp dụng những hình thức đàn áp mạnh tay với đông đảo anh chị em sinh viên và quần chúng nhân dân giữa Hà Nội. Đây là cơ hội nghìn năm có một, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và điềm báo của Thánh Thần cùng Trời Đất.
Vẫn còn hơn 700 ngày nữa để chúng ta chuẩn bị cho một cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này. Hãy nhanh nhanh loan báo và xây dựng kế hoạch để cùng nhau đi vào lịch sử.
(Tiếp theo sẽ là bài "Kế Hoạch Xuống Đường Lịch Sử").
Việt Nam, ngày 18 tháng 10 năm 2008

...


...

*Bức công điện của BGĐ&DT


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #24 - 25. Jan 2009 , 06:38
 

"Bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua"


Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức “Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong “lều bạt” mà tự trải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.


...


Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) đang viết chữ tặng miễn phí cho nhưng ai yêu thích nghệ thuật thư pháp.

...


Ông phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.


... ...



Nguồn:
Dòng Chúa Cứu Thế


           
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #25 - 17. Apr 2009 , 05:04
 


Vietland : 17 Apr, 2009 - 11:30 - diet cong
Nhận được bài viết ngắn của một người bạn trong nước, xin gửi đến bạn đọc:


Tôi Có Còn Là Người Việt Nam?




Việt Nam có còn là cái tên của một đất nước với hơn 4.000 năm Văn Hiến dựng nước và giữ nước hay không? Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mồng 10/3 AL đã trôi qua, thế nhưng bất cứ ai còn có một trái tim mang dòng máu Việt dường như vẫn còn ngậm ngùi cho vận số của dân tộc, của đất Việt thân thương. Với những người con xa xứ đó là những nỗi uất nghẹn khôn tả, lòng đau đáu hướng về quê hương xa xăm mà rơi lệ.Với những người con đang sinh sống tại quê cha đất tổ càng đau khổ hơn.Ngày Giỗ Tổ qua đi nhưng vẫn ngồi bần thần tự hỏi : Tôi có còn là người Việt Nam hay không? Tôi có còn sinh sống trên chính mảnh đất oai hùng của Ông Cha hay không? ....

Thật vậy, hơn 30 năm,dưới sự cai trị của nhà cầm quyền cộng sản, hãy thử làm một việc đơn giản mà bất cứ ai cũng đều phải làm hàng ngày : Đi chợ. Từ gánh hàng rong rau cải cho đến quầy hàng trái cây... Bất cứ ở đâu cũng có những lời gọi mời như nhau: "Bắp cải Trung Quốc mới về tươi xanh, chị mua ăn thử đi...Lê Trung Quốc giòn ngọt mới về tới, anh chị mua vài kg mở hàng..." Nhìn quanh khắp chợ đầy dẫy những tim gan gà,vịt...tất cả đều đông lạnh thành từng khối và được chào hàng : " Nhập khẩu từ trung quốc đó cô!" ???.

Những việc trên đây tuy nhỏ nhưng phải chăng lại là những điều bất bình thường?.Người nông dân Việt Nam vẫn dầm mưa, dãi nắng, vẫn cần mẫn cày sâu cuốc bẫm với ruộng vườn, thế nhưng đâu mất rồi ba chữ " Hàng Việt Nam ". Tôi đang sống ở Việt Nam, nhưng sao lại đi chợ bán toàn hàng Trung Quốc???.Tôi là ai? Tôi đang ở đâu???

Nhìn xa hơn một chút, các công ty Việt Nam sản xuất các mặt hàng gia dụng nhưng khâu in ấn lại toàn chữ Trung Quốc. Phải tìm thật kỹ mới thấy được dòng chữ " made in VietNam" bé xíu, nằm khá khiêm tốn ở một góc cuối của sản phẩm. Đặt chân đến một khu phố mua sắm sầm uất của thành thị, một vài câu xã giao với người bán bằng tiếng Tàu là có thể mua được ngay một món hàng với giá rất " hữu nghị" vì là "chỗ quen biết". Tôi là người Việt Nam hay người Trung Quốc???.Chân bước đi mà đầu óc thì cứ ngơ ngác.Tôi là ai?....
Trên đây chỉ là những việc nhỏ, vẫn thường bắt gặp hàng ngày, thế nhưng sức ảnh hưởng của nó thật sự khủng khiếp quá. Người dân Việt Nam đang tự đánh mất mình vì thị hiếu? Vì sự tồn tại của cuộc sống?....Tất cả chỉ là một phần nhỏ? không ai có thể quên dòng máu đang chảy trong người mình là dòng máu Lạc Hồng, được truyền mãi từ đời này sang đời khác sự kiên trung, bất khuất trước bất cứ kẻ ngoại bang xâm lược hùng mạnh nào.

Sự thể ngày hôm nay nguyên nhân chính là do tập đoàn cộng sản gây ra, chính họ là thủ phạm, là những kẻ bán rẻ linh hồn và khối óc cho đàn anh Trung Cộng, tiếp tay với giặc phương bắc thôn tính cả dân tộc. Giặc cộng hôm nay đâu chỉ cắt đất, dâng biển. Rồi sẽ có một ngày không xa, tập đoàn cộng sản đương thời sẽ dâng luôn cả tiếng nói của dân tộc mình cho Trung Cộng
.


Thảm cảnh đó đã và đang diễn ra được khởi đầu bằng việc mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác boxit với hàng ngàn nhân công người Trung Quốc rầm rộ kéo sang Việt Nam. Từ thành thị đến nông thôn và giờ là Tây Nguyên khắp nơi tràn ngập hàng Trung Quốc... Giờ thì là sự đổ bộ của người Trung Quốc....Thật là ngậm ngùi và chua xót! Tôi có còn là người Việt Nam hay không?



Thúy Nga
Việt Nam
Back to top
 
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #26 - 03. May 2009 , 22:19
 
Tại miền Đông Nam phần, có làng Bến Cá là địa danh văn hóa của vùng đất được người Việt định cư khá sớm, nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tên Bến Cá có từ bao giờ thật khó mà khảo chứng, nhưng khi nhắc đến địa danh này, mọi người đều hiểu nó đồng nghĩa với vùng Tân Triều, một nơi nổi tiếng về bưởi Biên Hòa. Báo Đồng Nai ghi nhận  toàn cảnh về  vùng đất này  như sau.
Từ thế kỷ XIX, địa danh Bến Cá là huyện lỵ huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa khi hàng loạt các tên của chợ, phố, cầu gắn liền với nó. Sách "Đại Nam nhất thống chí" cho biết: chợ Bình Thảo, thôn Bình Thảo, huyện Phước Chánh có tên nữa là chợ Ngự Tân - tức Bến Cá, người buôn tấp nập, đường thủy, đường bộ giao thông, hàng ngoài và thổ sản, giang vị sơn hào không thiếu thứ gì, là một chợ lớn ở miền núi. Vùng Tân Bình còn dấu vết của một con rạch mang tên Bến Cá, được sử sách chép rằng: do lụt lội vào năm 1774 làm xói lở, cù lao Ngô và cù lao Tân Triều chia làm hai, ở giữa là con sông nhỏ, nước cạn và hẹp, nước sông nhỏ chảy ngược ra sông lớn không theo tiết. Người dân địa phương có câu ca dao "Nước sông trong sao lại chảy hoài. Thương người đáo xứ lạc loài tới đây..." để  giải  thích hiện tượng này.
Ở Bến Cá đã phát  giác một số di vật cổ bằng đá của người tiền sử nhưng là những phát hiện ngẫu nhiên, lẻ tẻ chưa thể chứng minh đây là vùng đất con người cổ đã sinh sống. Có chăng, ở đây có sự liên hệ với di chỉ thời đại đồ đá ở vùng Đại An cách khoảng mấy cây số về hướng Bắc. Bến Cá xưa, Tân Bình nay là địa phận có nhiều đình chùa. Hầu hết các đình ở đây đều có sắc phong nhưng qua thời gian, một số không còn lưu giữ được. Đình Bình Ý còn giữ được sắc phong thời Tự Đức và một số châu bản liên quan đến việc đo đạc ruộng đất thời Minh Mạng. Lễ hội Kỳ yên là lễ lớn, ở các đình - một nét sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Bến Cá là một trung tâm Phật giáo của Nam bộ với sự hiện diện của chùa Kim Cang và bảo tháp Tổ sư Nguyên Thiều dòng Lâm Tế đời thứ 38. Bên cạnh đạo Phật, đạo Công giáo cũng được truyền bá vào đây khá sớm. Họ đạo Tân Triều là một trong những họ đạo được hình thành sớm ở miền Đông Nam bộ.

Cũng theo báo Đồng Nai, Bến Cá nổi danh về bưởi Tân Triều với nhiều loại như: bưởi đường, bưởi thanh, bưởi cam, bưởi ổi, bưởi long, bưởi xiêm... Đất Tân Triều màu mỡ phù sa, nguồn nước dồi dào nên thích hợp với cây bưởi phát triển nhanh, sản lượng cao, chất lượng tuyệt hảo. Vào mùa thu hoạch, vườn bưởi cây trái xum xuê, trái vàng rực trên cành, oằn nặng dưới tàng cây, sà trên mặt đất, đong đưa trong gió. Nhiều vườn bưởi trở thành địa điểm quen thuộc của du khách đến thăm. Hiện nay, phần lớn diện tích Bến Cá và các vùng phụ cận được quy hoạch phát triển cho giống bưởi.Người dân Bến Cá rất say mê với công việc và có lòng hiếu khách, chân tình. Đến nơi đây, con người như hòa trong hương đồng cỏ nội, chốn quê yên lành, thưởng thức hương bưởi danh tiếng một vùng.

Back to top
 

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
CÔN ÐẢO QUA GIÒNG SỬ VIỆT
Reply #27 - 09. Aug 2009 , 14:55
 
CÔN ÐẢO QUA GIÒNG SỬ VIỆT

MƯỜNG GIANG


   Thái giám Trịnh Hòa sống vào thời nhà Minh, tên thật là Mã Tam Bảo sinh tại thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam. Suốt 30 năm từ 1405-1433, Trịnh Hòa bảy lần chỉ huy đoàn chiến thuyền của Trung Hoa chu du thiên hạ, chủ đích khoa trương với các quốc gia nằm ven biển từ VN tới tận Hồng Hải thuộc Phi Châu. Theo sử liệu còn ghi, thì chuyện làm vô duyên này của người Tàu chỉ để khoe sự giàu có hùng mạnh với thế giới, chứ không hề thu lượm được một kết quả nào về việc mở rộng đất đai lảnh thổ, phát triển thương nghiệp kinh tế..

   Mai mĩa nhất là mỗi lần đội thuyền rời nước ra đi, đều mang theo nhiều vàng bạc châu báu nhưng khi trở về thì thuyền trống không, đã khiến cho quốc khố và tài nguyên cả nước gần như cạn kiệt. Ðó là nguyên cớ khiến cho nhà Minh sau đó bị diệt vong, đất nước và dân tộc Tàu bị người Mãn Thanh đô hộ gần mấy thế kỷ. Rốt cục chỉ có Trịnh Hòa là đạt được danh vọng cá nhân qua tước hiệu ‘ nhà hàng hải ‘ cùng những miếu đền thờ rãi rác khắp nơi có Hoa kiều sinh sống. Tại VN, dấu vết còn lưu lại của Trịnh Hòa là các chùa miếu của Hoa kiều thờ ‘ ông Bổn ‘ và một ngôi mộ hiện còn tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), mà theo truyền thuyết nói là của một binh sĩ nhà Minh dưới trướng của thái giám Trịnh Hòa..

   Ðiều này cho thấy người Tàu không hề dính dấp gì tới những đảo biển của VN như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc, Côn Ðảo.. Tất cả những lảnh thổ của VN bị giặc Tàu tướt đoạt cưởng chiếm từ năm 1949 tới nay. đều do Hồ Chí Minh và Cộng đảng dâng bán.. Sắp tới sẽ là quần đảo Côn Sơn của ta, chắn chắn sẽ được đảng lên tiếng xác nhận : Ðó là của Tàu lâu đời vì có cột mốc do thái giám Trịnh Hòa cắm, như tin tức mới được phổ biến từ trong nước..

   Không giống như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm cheo leo ngoài rìa hải phận quốc tế, hầu hết các đảo đều không có người ở. Trái lại quần đảo Côn Sơn chiếm một tầm quan trọng đối với nước ta về các phương diện lịch sử, địa lý, kinh tế và chính trị lẫn quân sự. Nếu CSVN dám bán vị trí quan trọng số 1 này của dân tộc cho Tàu đỏ, thì quả thật ngày tàn của chúng đã tới !

    Côn Sơn nằm về hướng đông nam nước ta, có tọa độ tứ 106,31 ố 106,45 độ (kinh tuyến đông) và từ 8,34 ố 8,49 độ (vĩ tuyến bắc). Nhìn trên bản đồ VN, ta thấy Côn Ðảo hay Côn Sơn có hình dạng giống như một con gấu lớn đang vùng vẫy trong sóng gió biển Ðông. Ðảo lớn nhất thường được gọi là Côn Lôn, cách Vũng Tàu 97 hải lý (180 km), cách cửa sông Hậu 83 km, gồm 16 đảo với tổng diện tích 77,28 km2. Trên đảo còn lưu lại rất nhiều di tích lịch sử từ thời chúa Nguyễn Ánh tẩu quốc, tới thời các nhà cách mạng VN chống thực dân Pháp trước tháng 7-1954. Từ đất liền đến đảo có thể dùng thuyền bè hay phương tiện hàng không (chừng 1 giờ bay). Dân số tại Côn Sơn hiện nay chừng 2000 người, tất cả đều là cán bộ đảng cùng với thân nhân gia đình làm việc tại đây.

       Theo sử liệu thì quần đảo Côn Sơn được sáp nhập vào lảnh thổ của các chúa Nguyễn Nam Hà rất sớm. Do đó vào năm Bính Dần (1686), chúa Nguyễn đã cho một thương gia người Pháp tên Verret đến mở cửa hàng ở đảo Côn Lôn (Côn Ðảo) ngày nay. Trên các bản đồ hàng hải quốc tế xưa nay, Côn Ðảo được gọi là Paulo Condor.

     Côn Sơn gồm 16 đảo nhỏ lớn, được gọi bằng những tên rất mộc mạc bình dân như Hòn Bà, Hòn Bông Lau, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ (Hòn Thỏ), Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Vung, Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trứng, Hon Cau và Hòn Côn Lôn lớn nhất. Ðây là mồ chôn của không biết bao nhiêu người VN yêu nước đứng lên chống lại giặc Pháp xâm lăng từ năm 1862 ố tháng 7/1954. Ngày 30-5-1979, CSVN lập Ðặc khu Vũng Tàu-Côn Ðảo gồm thành phố Vũng Tàu, xã Sơn Long (đảo Long Sơn tỉnh Phước Tuy) và quần đảo Côn Sơn thành Ðặc khu Vũng Tàu-Côn Ðảo.

     Vì nằm giữa biển nên Côn Ðảo có khí hậu rất dễ chịu với nhiệt độ trung bình 26,9 độ C. Các đảo lớn nhỏ đều rợp bóng dừa và quang cảnh trên mỗi đảo đều có bản sắc riêng như Hòn Trứng có nhiều giống chim quý lạ, còn vịnh Côn Sơn là giang sơn của Ðồi Mồi, Cá Heo và Rùa Biển. Trong khi đó trên các vách núi trên đảo, có rất nhiều Sóc, Kỳ Ðà và chim Hải Yến tới làm tổ trong mùa sinh sản
Back to top
« Last Edit: 09. Aug 2009 , 14:59 by HOA_HUNG »  

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #28 - 09. Aug 2009 , 14:58
 
Ðảo lớn nhất trong nhóm thời VNCH được gọi là Phú Hải (Côn Lôn Lớn), còn Pháp thì kêu là Grande Condore. Ðảo có diện tích 51,52 km2, chiều dài 15km, rộng 9 km, chiếm 2/3 diện tích quần đảo Côn Sơn. Ðây là trung tâm hành chánh quân sự của Ðặc Khu. Hòn Côn Lôn Nhỏ hay là Hòn Bà nằm về hương tây nam của Hòn Lớn, chỉ cách nhau một rặng san hô chừng 20m gọi là Cửa Tử (Họng Ðầm). Hòn Bà có diện tích 5,5450 km2, trên đảo có một đỉnh núi cao 321m từ xa nhìn giống như dáng vóc của một phụ nữ đang nằm nhìn trời nên mới có tên là Ðỉnh Tình Yêu.

     Ngoài hai đảo lớn trên còn có Hòn Bảy Cạnh (Phú Tường), thường được gọi là Bãi Cạn vì vào mùa nước ròng, vùng biển ngăn cách hai hòn Côn lôn và Bảy Cạnh là một bãi cát trắng. Ðảo này án ngữ trước mặt thị trấn Côn Sơn với diện tích 5,500 km2, trên đảo có ngọn Hải đăng được Pháp xây dựng từ năm 1884 với tầm xa tới 70 km, đến nay vẫn còn hoạt động. Về phiá đông cách thị trấn Côn Sơn chừng 12 km có Hòn Cau (Phú Lệ) với diện tích 1,800km2. Ðảo được một phụ nữ tên Võ Thị Thiết khai thác hơn 100 năm trước nên còn được gọi là Xóm Bà Thiết, hiện nay mộ bà vẫn còn. Hòn Cau nổi tiếng có nhiều chim Hải Yến và một giống Cau quí to trái võ hồng, rất được mọi người ưa chuộng...



           Những đảo nhỏ còn lại như Hòn Bông Lan (Phú Phong) hình dáng giống miệng bánh bông lan có diện tích 0,200 km2. Hòn Vung hay Vọng (Phú Vinh) giống cái vung có diện tích 0,150 km2. Hòn Trọc hay Hòn Trai (Phú Nghĩa) có nhiều ngọc trai, diện tích 0,4 km2. Hòn trứng hay Hòn Ðá Bạc ( Phú Thọ, Roche Blanche) có diện tích 0,100 km2 là đảo qui tụ nhiều loại chim biển nhất tại khu vực Côn Ðảo.



           Theo các nhà địa chất học thì quần đảo Côn Sơn trước đây là phần cuối của rặng Trường Sơn nhưng sau một cơn địa chấn dữ dội bị tách ra, nên hầu hết các đảo lớn nhỏ đều được xây dựng trên một nền móng cấu tạo bằng lớp nham thạch rất vững chắc. Núi đá chiếm tới 88,4 % diện tích, phần lớn nằm trên đảo lớn Côn Lôn như núi Thánh Giá (577m), Chúa (515m), Nhà Bàn (356m), Tàu Bể (259m) ..



           Vì nằm giữa đại dương nên Côn Sơn thường hứng chịu nhiều cơn giông bảo tàn phá nhà cửa của đồng bào. Ðảo không có sông lớn mà chỉ có hai con suối nhỏ, một chảy ngang qua chân núi Chúa rồi ra biển tại mũi Lò Vôi. Suối còn lại chảy vào thị trấn trước khi ra cửa An Hội. Ðất thổ cư trồng trọt chỉ có 3,2% , mùa mưa từ tháng 5 ố 11 dương lịch.



           Nhiều chứng tích tìm được tại Côn Ðảo vào ngày 28-4-1944, cho thấy nơi này đã có người sinh sống từ lâu với các vật dụng như lưởi rìu, cuốc, đục làm bằng đá.. đồng niên kỷ với các di chỉ đã tìm được tại Nam Phần. Ngoài ra còn có nhiều đồng tiền vàng khắc hình Hoàng đế Charles V (1521) của Y Pha Nho cũng như các đồ cổ quí và đồ trang sức vàng ngọc chôn theo tại các ngôi mộ cổ. Nhưng quan trọng nhất là sự hiện diện của người Việt đã sinh sống tại đây từ nhiều thế kỷ trước tại các vùng An Hải, An Hội, Cỏ Ống (Côn Lôn) hay Xóm Bà Thiết ở Hòn Cau.



           Quần đảo Côn Sơn cũng được nhắc tới trong ‘ Ðại Nam Nhất Thống Chí ‘ phần viết về tỉnh Vĩnh Long, qua danh xưng ‘ Quan Tấn Côn Lôn Bảo ‘.Sách trên ghi rằng ‘ Thành đất Côn Lôn ở trên Hòn Bảo giữa biển về phía đông nam Vĩnh Long. Thành có chu vi 50 trượng, 8 thước 9 tấc, cao 4 thước 3 tấc. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) xây thành này và đặt tên là Thanh Hải Bảo, trực thuộc tỉnh Gia Ðịnh có 2 cửa, 1 pháo đài, 1 kỳ đài. Ðời Minh Mệnh thứ 21(1840) đảo thuộc Hạt Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) trùng tu lại thành cũ và đặt tên Côn Lôn Bảo.



           Sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí cũng chép ‘ Ðảo nằm giữa Ðông Hải, thuyền khởi hành từ cửa Cần Giờ tới đảo mất 2 ngày đêm. Trên đảo có đất trồng được lúa đậu và các gia súc trâu, ngựa. Trên các ngọn núi cao không có thủ dữ cọp beo.. Có thôn An Hải cũng là Ðội Thanh Hải, ngoài nhiệm vụ giữ thành còn cung ứng cho triều đình các loại cống phẩm tại bản địa như yến sào, ốc tai voi, đồi mồi, rùa biển (ba ba), mây sa đằng. Khắp đảo có nhiều cỏ tốt nên vào năm Canh Tuất (1790) được chọn làm nơi nuôi ngựa chiến cho quân đội của chúa Nguyễn Ánh.



           Xưa nay Côn Ðảo luôn là một vị trí chiến lược quan trọng nhất của VN trên biển Ðông. Tất cả tàu thuyền từ Bắc Á , Bắc Mỷ xuống Ấn Ðộ Dương hay ngược lại đều phải ngang qua điểm hẹn giao thương quốc tế này. Nên những mỹ danh mà thế giới đã tặng cho Côn Ðảo như ‘ Cái rốn của hai châu Á-Úc ‘.Từ đầu thế kỷ XVI các nước Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Pháp, Ðức kể cả Mã Lai .. qua các chuyến hải hành, đều ghé Côn lôn để lấy nước ngọt.. Cái tên Poulo Condore là do người Tây Ban Nha đặt cho Côn Ðảo.



           Côn Ðảo khởi thủy lệ thuộc miền Thủy Chân Lạp của Khờmer về phương diện địa lý. Năm 1686 (thế kỷ XVII), một người Pháp là Veret tới Côn Lôn mở thương hiệu và xúi công ty Ðông Ấn của Pháp chiếm đảo này nhưng lúc đó thực dân Pháp đang bị thực dân chèn ép và chiếm hết quyền lợi tại thuộc địa Ấn Ðộ, nên không để ý tới Côn Ðảo. Năm 1702 thực dân Anh đem chiến thuyền từ Mã Lai tới chiếm đảo này và cho thương gia Doughty làm chúa toàn vùng. Thực dân Anh muốn biến quần đảo Côn Sơn thành một căn cứ chiến lược để khống chế thủy đạo giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương. Bởi vậy đã cho xây một pháo đài rất kiên cố và cột cờ trên núi để xác định chủ quyền cũng như phòng thủ đảo, do 200 lính Mã Lai trấn giữ. Nhưng tướng Trương Phúc Phấn đã dùng mưu trí chiếm lại đảo vào năm 1705.



           Năm 1765 thực dân Pháp lại đánh chiếm Côn Ðảo nhưng tới năm 1769 cũng cuốn gói chạy về nước theo công ty Ðông Ấn đã tan rã. Năm 1783 chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường tâu quốc đã tới Côn Ðảo cùng với đoàn tùy tùng hơn 100 gia đình. Ông đã lập trên đảo các làng An Hải, An Hội và Cỏ Ống để định kế lâu dài cũng là bàn đạp tái chiếm lại Nam Hà đã mất vào nhà Tây Sơn. Nhiều di tích còn lại trên đảo như núi Chúa, các ngôi mộ của Hoàng thân nhà Nguyễn, Am Cậu và Miếu Bà thờ con trai Nguyễn Ánh (hoàng tử Cải) và Vương phi Phi yến(vợ ba của Nguyễn Ánh). Tất cả đều là những chứng nhân xác nhận chủ quyền lâu đời của VN trên quần đảo Côn Sơn.



           Năm 1861 Pháp chiếm ba tỉnh miền Ðông Nam Kỳ, đồng thời cũng cho hải quân ra chiếm Côn Ðảo. Từ năm 1862 ố tháng 7/1954 Côn Ðảo được Pháp xây dựng thành một ngục tù kiên cố để giam giữ tất cả các chiến sĩ VN yêu nước chống lại chúng. Ngày 22-10-1956 Côn Sơn trở về với VNCH và chính thức thành Ðặc Khu Côn Sơn ngày 24-4-1965 do một Ðặc Phái Viên Hành Chánh chỉ huy.



           Ngày nay đọc lại bài thơ kiêu hùng nồng nàn tình yêu nước ‘ Ðập Ðá tại Côn Lôn ‘ của Tây Hồ Phan Chu Trinh (1872-1926)

:

           ‘ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

           Lừng lẫy làm cho lỡ núi non

           Xách búa đánh tan năm bảy đống

           Ra tay đập bể mấy trăm hòn

           Tháng ngày bao quản thân sành sõi

           Mưa nắng chi sờn dạ sắc son

           Những kẻ vá trời khi lở bước

           Gian nan nào sá sự cỏn con ‘



           Ðể lòng thêm đắng cay và tủi hổ cho thân phận nhược tiểu VN, trước sự xâm lăng và họa diệt chủng dân tộc, do CSVN và giặc Tàu đỏ gây ra, trong đó chắc chắn không xa.. Côn Ðảo lại mất như đất đai biên giới, Hoàng Sa Trường Sa, Biển Ðông, Cao nguyên Nam Trung Phần mà ai cũng biết.



Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2009

Mường Giang

Back to top
 

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Hãy trả  lại dấu nặng
Reply #29 - 15. Sep 2009 , 17:02
 
Hãy trả  lại dấu nặng

cho câu tục ngữ ấy

lê  hữu








     - “Có học phải có hạnh” và “Có học phải có hành”, câu nào đúng?

     Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ  ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại:

     - Ở đâu ra câu “Có học phải có hành”?

     - Các tài liệu giáo khoa ở trong nước. Và ở  đây nữa, đôi lúc cũng thấy ghi như vậy.

     Thay vì trả lời câu hỏi, tôi mời thầy giáo trẻ  ấy một tách café và kể câu chuyện nhỏ: Một phụ huynh nói với tôi rằng, muốn biết học sinh học được những gì ở một trường Việt ngữ, hãy đến thăm trường ấy trong giờ ra chơi của các em. Ông phụ huynh ấy đã đến thăm trường này, và chỉ sau năm phút đứng quan sát các em trong giờ chơi, ông đã quyết định ghi tên cho con mình theo học tại trường. Ông đã “thấy” gì? Ông thấy các em nhỏ gặp thầy, cô mình đều lễ phép cúi đầu chào “Con chào Thầy”, “Con chào Cô”. Ông thấy lại hình ảnh quen thuộc của một sân trường, một giờ ra chơi của học sinh người Việt ở quê nhà thuở trước. Ông thấy lại hình ảnh quen thuộc của một cậu học trò nhỏ nhiều năm về trước, khoanh tay cúi đầu chào thầy cô giáo. Cậu học trò nhỏ ngoan ngoãn và lễ phép ấy là ông, và nay ông muốn thấy con mình cũng ngoan ngoãn và lễ phép như thế.

     Ngoan ngoãn và lễ phép, đó là chữ “lễ” ở trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, và là chữ “hạnh” ở trong câu “Có học phải có hạnh”.   

     Từ sau năm 1975, người ta đã lập lờ, đã nhập nhằng một cách cố ý, đánh tráo chữ “hạnh”  bằng chữ “hành” trong câu tục ngữ trên. Rõ ràng là cả “ý đồ” (1) chứ không phải chỉ là chuyện dấu nặng hay dấu huyền. Đánh tráo cái “dấu nặng” ấy là đánh tráo những giá trị tinh thần về luân lý, đạo đức của một nền văn hóa truyền thống. Đánh tráo cái “dấu nặng” ấy là muốn tháo gỡ các khẩu hiệu vẫn treo dán trong các lớp học ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, như “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Có học phải có hạnh”, “Không thầy đố mầy làm nên”. Bôi xóa cái dấu nặng ấy là bôi xóa hình ảnh con người ăn ở có nhân có nghĩa, có thủy có chung, có trước có sau, có trên có dưới, và thay vào đó, con người “mới” với nếp sống “mới” trong một xã hội “mới” “tiên tiến, ưu việt” (1).

     Nhiều người dễ tính có thể nói “‘Có  học phải có hành’ thì cũng đúng thôi”. Vâng, cũng đúng thôi; tuy nhiên, đấy là câu tục ngữ mà ông cha ta đã truyền từ đời con sang đời cháu, sang đời chắt, chút, chít…, và thường thì người ta không việc gì phải đi sửa một câu tục ngữ, nếu câu ấy không có gì sai quấy, và nhất là việc sửa đổi không làm cho câu ấy đúng hơn, hay hơn. Hai câu ấy có hai nghĩa khác nhau, và câu được sửa lại–“Có học phải có hành”–chắc chắn không mang ý nghĩa mà ông cha ta và những thầy cô giáo của những thế hệ trước thiết tha muốn truyền đạt cho những thế hệ tiếp nối.

     [Tương tự, không việc gì phải đổi chữ “công” thành chữ “ơn” trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” mà ai cũng thuộc nằm lòng từng chữ. Tại sao không chịu gọi là “công” cho nó đàng hoàng? “Công” ấy là “công đức sinh thành”, là “công ơn dưỡng dục” (không phải… “cám ơn” một tiếng là xong, như bạn như bè). Muốn thay bằng chữ “ơn” thì ít ra cũng phải đi với chữ “công”, phải là “công ơn”.

     Cũng không việc gì phải đổi “Công cha nghĩa mẹ” thành “Ơn cha nghĩa mẹ”. Không việc gì phải “dị ứng” (1) với chữ “công” ấy. Không thể tùy tiện sửa đổi, thêm bớt, chế biến, hoặc giải thích khác đi ý nghĩa các tục ngữ, ca dao đã trở thành những khuôn thước và “chuẩn mực đạo đức” (1) từ ngàn xưa của ông cha ta.

     Có những “tu chỉnh” thật nhỏ, rất nhỏ, làm như là… quên, là nhầm lẫn, là vô tình, không dễ “phát hiện” (1) vì ít ai để ý; hoặc nếu có, cũng chỉ nói “Thôi thì ‘ơn’ cũng được vậy”. Việc tu chỉnh ấy là một trong những thủ thuật có chủ ý tạo sự quen mắt, quen tai khiến người đọc, người nghe, nhất là các em nhỏ, dần dà dễ tiếp thu (1). Vì thế học sinh bây giờ mới viết là “Ơn cha như núi Thái Sơn…”, hoặc mới có bài hát “Ơn cha” (mà không phải “Công cha”), hát véo von]. 

     Vì sao những người làm công tác giáo dục ở trong nước lại muốn đổi chữ “hạnh” ra chữ “hành”? (Chắc chắn không phải là đổi cho… vui). Có phải vì cho rằng chữ ấy không cần thiết lắm, hoặc là đã… lỗi thời nên người ta “nhất trí” (1) thay chữ “hành” vào câu tục ngữ ấy, và cho chữ “hạnh” đi chỗ khác chơi. Cho chữ “hạnh” đi chỗ khác chơi có nghĩa là cho những bài học “thảo kính cha mẹ, kính thầy yêu bạn, lễ phép với người già, giúp đỡ người tàn tật, đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng” đi chỗ khác chơi. Thành thử, nếu học trò gặp thầy cô giáo, gặp các bác, các cô, các chú… mà cứ trơ mắt ếch ra thì chắc chắn không phải là lỗi của các em, vì… có được “học” đâu mà “hành”.

     Giá dụ học sinh có nêu thắc mắc, “Bố con nói ‘có học phải có hạnh’”, cán bộ giáo dục sẽ nhanh chóng “lên lớp” (1) để đả thông tư tưởng: “Sai. ‘Có hành’, không phải ‘có hạnh’. Viết ‘hạnh’ là… sai chính tả. Không có ‘hạnh họe’ gì hết. ‘Hành’ nghĩa là ‘chấp hành nghiêm chỉnh’, bảo gì làm nấy, nói sao làm vậy. Hiểu chưa?”

     Kể từ khi câu tục ngữ ấy bị đánh tráo bằng hàng giả, “hàng nhái” (1), nếp sống của người Việt trong nước không còn như trước nữa. Những phong tục tập quán, những luân thường đạo lý bị kéo sập. Và tất nhiên, ba cái lẻ tẻ như “Công, dung, ngôn, hạnh” hay “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Trai thời trung hiếu làm đầu / Gái thời tiết hạnh là câu sửa mình” (2)… cũng bị kéo sập theo.

     Không ngạc nhiên chút nào khi mà cái nền tảng luân lý, đạo đức ở trong nước đang ngày càng “xuống cấp” (1) trầm trọng. Không ngạc nhiên chút nào khi mà trên các trang báo, trang web hàng ngày nhan nhản, tràn lan những bài báo, những hình ảnh, những khúc phim “minh họa” các thành tích vẻ vang về “hành xử”, “hành sự” (1) của học sinh trong nước, những thành tích “siêu đẳng” khiến các bậc phụ huynh phải… lạnh người.

     Cái khác nhau giữa “dấu nặng” và “dấu huyền” ấy là cái khác nhau giữa hai nền giáo dục trước và sau năm 1975 ở trong nước.   

     Cái nền văn hóa giáo dục không-có-chữ-hạnh ấy rồi sẽ đi đâu, vể đâu? Dường như không mấy ai thắc mắc về chuyện ấy. Dường như không ai cảm thấy mình có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi ấy. Người ta mải đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi thiết thực hơn, chẳng hạn “Làm cách nào để nhét tiền đầy túi?” Thử bước vào một tiệm sách lớn ở trong nước, một trong những đầu sách bán chạy nhất là những sách thuộc dạng “Làm thế nào để trở thành nhà kinh doanh giỏi?”  Cả nước đua nhau kiếm tiền, đua nhau làm giàu. Khi đã mải mê làm giàu, người ta không còn màng đến chuyện gì khác nữa. Chuyện nếp sống văn minh văn hóa “nâng cấp” (1) hay “xuống cấp” (1) không có ăn nhậu gì tới họ. Làm như đất nước này là đất nước của ai vậy, chứ không phải “cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ra…”

     Trở lại chuyện “học” và “hành”, có hai câu hỏi không thể không đặt ra. Thứ nhất, các em học sinh đã “học” được những gì ở trong trường trong lớp? Nói cách khác, người ta đã dạy các em những gì, để rồi sau đó khuyến khích các em hãy mang ra mà… “hành”? Thứ hai, ngoài việc đánh tráo một cái “dấu nặng”, liệu người ta còn đánh tráo những gì khác nữa trong các tài liệu giảng dạy cho học sinh? Tôi thực tình không muốn đẩy câu chuyện đi xa hơn nữa.

     Chỉ xin quý thầy cô ở trong nước (và  cả ở ngoài nước) một điều: trong kho tàng tục ngữ, ca dao của người Việt không thiếu những câu về “hành”, chẳng hạn “Học đi đôi với hành”, hoặc “Lý thuyết phải đi đôi với thực hành”…, thầy cô cứ việc tùy nghi mang ra mà giảng dạy cho các em, riêng câu tục ngữ “Có học phải có hạnh” vừa thể hiện nét đẹp rất “riêng”, vừa phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc mà chúng ta vẫn tự hào, xin vui lòng cứ để yên đấy, không cần phải bôi xóa cái dấu nặng dưới chữ “a”, và thay đổi “…có hạnh” thành ra “có hành”.

     Thật may một điều, ở quanh đây chúng ta vẫn còn có những trường Việt ngữ. Không chỉ dạy học sinh phép tắc lễ nghĩa của người Việt, những trường mà tôi được biết, trong các buổi lễ mãn khóa, ngoài các phần thưởng dành cho học sinh giỏi, luôn luôn có phần thưởng đặc biệt về hạnh kiểm. Một học sinh nhận được bằng khen “xuất sắc” phải vừa học lực giỏi, vừa hạnh kiểm tốt. Qua việc khen thưởng ấy, các thầy cô muốn các em ghi nhớ: “Có Học phải có Hạnh”.

     Hãy trả lại “dấu nặng” cho câu tục ngữ ấy. Hơn thế nữa, hãy trả lại môn học “Đức Dục” cho các trường học của người Việt.

lê  hữu

(1) Từ ngữ phổ biến ở trong nước

Back to top
 

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra