Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐẤT NƯỚC TÔI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra
ĐẤT NƯỚC TÔI (Read 13030 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI DI AN CUOI
Reply #30 - 22. Oct 2009 , 06:52
 
ĐI ĂN ĐÁM CƯỚI

  LTS. Mùa cưới VN sắp bắt đầu với rất nhiều hủ tục và bắt chước y Tàu. Đồng bào mình không có can đảm sửa đổi, bỏ xấu, giữ tốt, bỏ rườm rà, giữ sự trang nghiêm và giản dị, đám cưới nhiều khi thành ra một thứ khổ sai cho cô dâu chú rể. Mời quí bạn đọc bài sau đây do cây viết quen thuộc: Bút Xuân Trần Đình Ngọc.

  Liếc nhìn đồng hồ, tôi thấy đã bảy rưỡi. Mấy người đàn ông ngồi chung bàn với tôi thỉnh thoảng cũng ngó đồng hồ. Các bà vợ những ông này đang nói chuyện về thẩm mĩ. Câu chuyện hút mỡ đùi, mỡ mông, mỡ mí mắt, mỡ bắp tay khá hấp dẫn làm các bà - và cả chúng tôi - quên được cái thời gian chờ đợi vô vị này. Chúng tôi đã được mời vào bàn này ngồi từ 6giờ 45 sau khi chụp hình với cô dâu chú rể.

  Trên thiệp mời, đám cưới mời sáu giờ ba mươi, khoảng bảy giờ người đến đã đông mà bây giờ đã hơn bảy rưỡi vẫn chưa thấy nhúc nhích. Nhạc “chết” vẫn rỉ rả chơi, người vẫn đi đi lại lại, bố mẹ chú rể vẫn đứng ở cửa vào đón khách, cô dâu chú rể vẫn chụp hình chung với từng cặp và từng vị khách, cuốn sổ lưu niệm vẫn có người kí...Thế thì bao giờ mới nhúc nhích đây?

  Rất may vừa đúng tám giờ thì cô MC lên micro thông báo sẽ sắp bắt đầu. Sẽ thôi chứ cũng vẫn chưa. Cô cũng nhã nhặn xin lỗi bằng tiếng Việt và tiếng Anh - vì có dăm, bảy người Mỹ - rằng đã bắt đầu hơi trễ. Dầu sao, đa số thực khách cũng thở phào ...nhẹ nhõm vì giờ mong đợi sắp tới.

  Phải mười lăm phút sau, lễ “nghênh rước” cô dâu, chú rể mới bắt đầu. Ði đầu là sáu chú phù rể và sáu cô phù dâu, đôi nào đôi ấy cặp tay từ ngoài cửa thong thả tiến vào sân khấu. Rồi đến bốn cháu trai, bốn cháu gái tuổi từ bảy tám đến mười, mười hai. Các cháu gái thỉnh thoảng lại vãi “confetti” hoặc các cánh hoa rời trông rất vui mắt. Sau cùng là chú rể, cô dâu.

  Sau khi đám “rước” này lên sân khấu, cô MC liền mời cha mẹ đôi bên, cả những người quan trọng như chú bác, cô dì, đã được để sẵn trong danh sách. Những vai vế kém vào hàng cháu, bạn v.v... thì chỉ đứng lên ngay tại bàn khi đuợc giới thiệu. Tiếp là bài “diễn văn” của ông P., cha chú rể, người chủ hôn. Ông cám ơn đi cám ơn lại những anh em đồng ngũ với ông khi xưa đã “vị tình chứ không vị thực” mà đến với ông. Tình huynh đệ chi binh xưa kia vẫn khắng khít keo sơn cho đến nay ở nơi đất khách quê người này thật là đáng quí xiết bao!

  Thực khách bên dưới có người ngồi nghe, thỉnh thoảng nhón một hột lạc; có người bần thần nét mặt vì thấy ông quảng diễn quá, e còn lâu mới bắt đầu được.

  Cũng may ông chủ hôn chỉ nói chừng hơn mười phút vì bà vợ đứng cạnh có lẽ đã nhột vì khai diễn quá trễ, hai lần bà thầm thì vào tai ông cái gì đó.

  Lúc ông chấm dứt, một tràng vỗ tay thật to, tôi nghe có mấy tiếng thở phào ...nhẹ nhõm ngay tại bàn tôi và có lẽ cũng cả của tôi. Dăm vị khách giơ chiếc li chỉ mới có đá cục lên mời nhau, như cái kiểu ta bắt đầu được rồi đó.

  Nhưng chưa mừng đưọc mấy giây thì cô MC lại giới thiệu “đáp từ” của ông sui gia nhà gái, ông bố cô dâu. Ông này không mặc com-plê mà mặc quốc phục, khăn đống áo gấm xanh chữ thọ coi xa như ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, vua Bảo Ðại. Ông thò tay vào túi cầm ra một xấp giấy như kiểu đọc sớ Táo quân. Hắng giọng hai, ba lần cho trong trẻo, ông mới bắt đầu:

  Kính thưa quí cụ trưởng thượng

Kính thưa....

Tôi thực không còn nhớ ông đã dùng từ “Kính thưa...” bao nhiêu lần. Có thể là tôi vốn có tật háu đói, thường ở nhà sáu giờ đã ăn cơm tối, con tì con vị phèo phổi dạ dày lá lách nó đã quen, nay tám rưỡi rồi mà còn ngâm tôm chúng nên chúng hành lại là mắt không hoa lắm nhưng tai nghe lùng bùng không rõ, nhất là thực khách đã ào ào nói chuyện, mạnh ai nấy nói, chảng kể gì ông bố cô dâu đang đọc từng hàng chữ viết rất trịnh trọng từ nhà.

Sau khi ông bố cô dâu cúi đầu chào, MC lại giới thiệu chú rể, rồi cô dâu có đôi lời với cha mẹ. Ðại để “Ba má đã sinh ra, nuôi dạy chúng con để chúng con có ngày nay. Chúng con có lầm lỗi gì xin ba má tha thứ vv và v.v...”

  Cô dâu nói đến đây mủi lòng rơi lệ.

  Phần trình diện trên sân khấu đã xong, đoàn người theo nhau xuống chỗ ngồi. Ðây mới là lúc đáng liên hoan: tôi liếc nhìn đồng hồ: 8giờ 30 (tức sau giờ ấn định là 2 tiếng).

  Dĩ nhiên các món ăn bắt đầu được bưng ra. Thực khách mời chào nhau ăn vì ai cũng thấy đã quá trễ. Ban nhạc bắt đầu chơi, có lẽ các nhạc công nghĩ đa số thực khách tai nghễnh ngãng nên mở “volume” tối đa. Ðã có kinh nghiệm nên hễ được sắp xa sân khấu - tức xa ban nhạc - tôi và bà xã mừng vô cùng. Bởi nếu ngồi gần, đôi tai sẽ chịu trận ba tiếng đồng hồ, đinh tai nhức óc, tới lúc về nhà vẫn còn cảm giác khó chịu.

  Cũng không phải chỉ chúng tôi mà thấy ai cũng kêu nhạc mở lớn quá.

  Ca sĩ hát - hay hét - trên sân khấu cùng với những tiếng nhạc dập dình thật lớn, nhưng quả tình 90% thực khách không “chịu” thưởng thức âm nhạc. Họ còn đang bận ăn. Hai mẹ con một bà “mệnh phụ” quần áo quá sang nên không dám đụng tay vào món tôm hùm. Tôm hùm mà không dùng tay thì ăn không xong. Ðôi đũa gắp lên nó chỉ trượt đi, mút mát lấy lệ rồi bỏ xuống. Có khi cả dĩa tôm hùm còn nguyên vì thực khách sợ lem tay, lem miệng bởi món sốt, người nhìn thiếu thẩm mĩ. Nhưng nếu thiếu món đó thì lại bị chê là “cheap”, thức ăn không ra gì. Rốt cuộc chỉ nhà hàng có lợi.

Sau đó, hễ đã đi qua món khác, bồi bàn không cần biết tình trạng đĩa tôm mấy chục đô-la này ra sao, còn y nguyên chưa ăn miếng nào cũng kệ, cứ trút thẳng vào thùng rác cho được việc trong khi có mấy người homeless đang ngồi xó xỉnh ngoài kia, cả ngày chưa có miếng bánh mì bỏ bụng.

  Hình như có một số phụ nữ, tuổi sồn sồn và tuổi trẻ, đi dự đám cưới là chỉ cốt đi khoe thân người và áo quần, kim cương. Tôi và nhà tôi đã từng ngồi với những người đàn bà, cả bữa tiệc chỉ ăn uống chút chút, lát lại lấy gương ra soi xem mầu môi có lợt, mầu phấn có phai và lại vội vàng thoa lên một lớp son lớp phấn mới. Câu chuyện có khi đi đến chỗ ồn ào vì những chiếc nhẫn kim cương, bà này khoe sáu li, bà kia không kém, sáu li rưỡi, nước D, nước G, nước H đủ thứ danh từ chuyên nghiệp của thợ kim hoàn.

  Vừa ăn được vài món thì cả bàn phải sửa soạn để đón tiếp cô dâu, chú rể, cha mẹ cô dâu, cha mẹ chú rể và vài cô phù dâu, vài chú phù rể đến chào bàn.

  “Gia đình chúng tôi muốn đến từng bàn để cám ơn quí vị đã đường xa dặm thẳng đến đây với gia đình chúng tôi và các cháu trong bữa tiệc cưới hôm nay.” Bố chú rể đi bàn nào cũng một ca khúc đó - thực ra chẳng có gì khác để nói - mà nào có ít, có đám cưới mời đến 50 bàn tức 500 người, xoàng xoàng cũng 30 bàn, tức 300 người. Có những người chủ trương mời thật đông cho thêm long trọng. Với họ, đám cưới chỉ lèo tèo một, hai trăm người thì kém vui và kém bề thế. Các cô dâu thời nay chính là những người thích mời cho đông. Có những người, chỉ biết nhau chứ không hề qua lại, chơi với nhau, cả năm không gọi nhau một cú điện thoại, nay bỗng nhiên tấm thiệp cưới thật đẹp và thật trịnh trọng được gửi tới nhà. Có người nghĩ, thôi họ đã nghĩ tới mình, phải sửa soạn đến mừng để tỏ ra lịch thiệp. Thêm một người bạn cũng quí. Nhưng những vị cao niên ăn tiền già ba cọc ba đồng, cái kiểu không quen lắm cũng đi, tháng vài ba đám cưới thì cũng kẹt. Ấy là chưa kể phải nhờ vả phương tiện xe cộ người khác vì ban đêm đâu còn xe bus. Mặt khác, những thức ăn của nhà hàng phần nhiều là thích hợp cho các người trẻ, khoẻ không có những chứng bệnh cao máu, cao mỡ, tiểu đường v.v... Một ông bạn già của tôi đi ăn một đám cưới về, đêm đó phải vào nhà thương bằng xe “Ambulance” với tình trạng “Emergency”. Ông vốn có bệnh tiểu đường, thấy thức ăn ngon, lại đói vì nhịn từ chiều, vui với bạn quá, ăn vào, uống vào, đường lên quá cao, xỉu. Một bà vợ của người bạn khác thì không phải dùng “Ambulance” nhưng đêm đó không ngủ được vì bụng cứ “lẩm rẩm” đau cho tới ngày hôm sau.

  Trở lại vụ chào bàn, người viết bài này cũng đã đề nghị nên có đám cưới để một cái thùng ngay cửa vào như hòm tiền nhà thờ hoặc nhà chùa, dán hàng chữ:”Quí vị muốn mừng cho cô dâu, chú rể xin bỏ bao thư vào thùng này. Các gói quà để cạnh.” Nhưng đến giữa bữa tiệc, người nhà kiểm soát thấy không có bao nhiêu bao thư, hoảng hồn giục cô dâu chú rể đi chào bàn gấp.

  Có những đám cưới, đi theo cô dâu chú rể là mẹ chú rể hoặc mẹ cô dâu, xách theo một cái túi lớn. Khi người đại diện bàn vừa trao các bao thư cho cô dâu hoặc chú rể thì bà này đỡ ngay lấy bỏ vào trong bị cho chắc ăn. Ðám cưới thành ra một vụ thu thuế thân để trả cho những gì thực khách đã, đang và sẽ ăn. Nhìn hình thức bề ngoài, nó có vẻ hơi “trắng trợn” không được đẹp mắt.

  Có những đám cưới quá đông bàn, thí dụ 50 bàn, vừa phần vì lối đi quá chật, vừa phần “phái đoàn “đi chào bàn quá đông, ít nhất cũng 8 người, đi mỗi nơi lại còn mời mọc nhau “zô, zô” chú rể say túy lúy, rồi còn giới thiệu, đáp từ, chụp hình và sau khi đi hết mọi bàn thì cũng mất khá thời gian. Ðám cưới vì vậy quá kéo dài.

  Sau khi chào bàn rồi, tức là thực khách đã làm xong nhiệm vụ quan trọng, có nhiều thực khách rải rác bỏ ra về vì đã đến từ đầu giờ mời, mất cả bốn tiếng đồng hồ rồi. Nên lúc cắt bánh, nhiều đám chỉ còn lèo tèo người nhà mặc dù cô MC nói luôn miệng trên micro xin quí vị ở đến phút chót.

  Bỗng nghe tiếng la (đây là chuyện có thực, người viết bài này chứng kiến):

  “Thằng B thằng C đâu? Chúng mày không đến đây mà coi người ta đánh chết bố mày đây này!”

  Cùng với tiếng la của bà P - mẹ chú rể - là tiếng hai người đàn ông đang đấu khẩu dữ dội:

  “Mày ăn ở như thế thì chó nó chơi với mày à, hả P? Tao nghĩ tình anh em cùng trong quân ngũ ngày xưa, lái xe một ngày mới tới để ăn cưới con mày. Tao vừa bảo với mày hai tháng nữa, tao cũng cưới con, mời vợ chồng con cái mày đến, mày lại bảo không biết lúc đó mày có ở nhà không hay đi chơi xa. Mày ăn ở như thế thì chó nó chơi với mày à?”

  Người đàn ông tên T. cứ thế mà chửi, mà rủa thậm tệ sau khi đã đấm vào mặt ông P. mấy cái sưng cả mồm. Ông ta cũng bị ông P. thoi vào mạng mỡ hai cái ê ẩm.

  Khi B. và C. con ông P. tới để hỗ trợ bố thì phía ông T. hai, ba anh con trai cũng đứng ngay kế nghinh chiến. Hai bên gầm gừ tính đánh nhau.

  “Nó đến ăn cưới con người ta mà nó lại gây sự, chửi rủa như hàng tôm hàng cá. Có đời thuở nào bạn bè như thế không?” Một người đàn ông hùng hổ nói.

  “À, mày lại bênh thằng anh mày hả? Sao mày không bảo thằng anh mày, có đi có lại mới toại lòng nhau. Tao ăn ở với vợ chồng nó như bát nước đầy, bố con vợ chồng tao cất công đến đây, vì tình chứ không vì thực, lại mừng rỡ tử tế mà tao vừa bảo hai tháng nữa tao mời vợ chồng nó đến ăn cưới con tao thì nó đã chối đây đẩy là bận, không biết đi chơi xa, có nhà không. Ăn ở như thế thì chó nó chơi với à?”

  Một người nào đó trong bàn tiệc sợ có đổ máu bèn gọi cho Cảnh sát nhưng khi Cảnh sát đến thì vợ chồng ông T. và con cái “giông” mất dạng rồi.

  Rút tỉa những kinh nghiệm về đám cưới ở Hoa kỳ, người viết xin đề nghị thế này:

  - Giản dị hóa đám cưới, nhất là dùng vừa phải thời giờ của khách được mời.

  - Người Âu - Mỹ thường tổ chức đám cưới trong vòng thân mật, họ chỉ mời thân thuộc trong gia đình và những bạn hữu thật thân thiết. Tránh mời những người chỉ quen biết mà không có giao hảo, qua lại hàng ngày, cả tháng không một cú điện thoại thăm hỏi.

  - Ðám cưới năm, bảy chục, một trăm  người mà thân tình, có lồng cái tinh thần trong đó thì vẫn hơn đám cưới năm, ba trăm người nhưng chỉ là để trình diễn và tệ hơn, thu tiền.

  - Thời nay, ở đâu thời giờ cũng quí vì thời giờ đồng nghĩa với tiền bạc và sức khoẻ. Mời sáu giờ thì tối đa sáu rưỡi khai mạc, chỉ nửa tiếng du di. Không thể để cả trăm người chờ đợi một vài người dù người đó có quan trọng đến đâu cho bữa tiệc. Cô dâu chú rể là hai người quan trọng nhất đã có mặt rồi là cứ theo giờ khắc đã định mà thi hành. Có thể có những người, vì lí do gì đó đi trễ như kẹt xe, xe hư trên freeway chẳng hạn, dù cách nào cũng là lỗi đi trễ, nên lẳng lặng ngồi vào bàn. Không nên làm mất thêm thì giờ của những người khác nhất là của gia chủ.

  Bút Xuân Trần Đình Ngọc

 


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #31 - 30. May 2010 , 23:51
 
NỖI BUỒN TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI DÂN TRONG NƯỚC
Biên khảo của Chu Dau

Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa .

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội . Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày . Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi . Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.

Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại . Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay . Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi . Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy . Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.

Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận: 1. "Buổi đêm". 'Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giợ Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy mất cả buổị Buổi ở đây là khoảng ba giợ Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi càỵ Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.

2. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính tri Nói : 'Phải dùng cát để cải tạo đất', khác với 'Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạọ Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!

3. "Cảm giác". 'Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi . Ưó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.

4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới . Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa . Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào . Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.

5. "Chất lượng": Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality . Lượng là số nhiều ít, là quantity . Theo Hán Việt Tự Ưiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng ca? Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thệ Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi . Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality . Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta .

6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa . Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference) . Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...

7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cướí, 'chúng tôi cướí đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai tự To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhaụ Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa . Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" ca? Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái . Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rê?

8. " Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!

9. " Đăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: 'Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...'. Tại sao không dùng "ghi danh", "ghi tên"?

" Đăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa . Người Tầu dùng chữ "đăng ký" để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa . Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầủ!

10. " Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đọ Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gỉ" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".

11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do . Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa . Thí dụ: ' Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy/ Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ ../ Em X giải phóng (thả) con chó !! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: 'phong trào giải phóng phụ nữ ../ Công cuộc giải phóng nô lệ ..'

12. "Hiển thị" 'Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...' (appear on screen) Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".

13. "Hùng hiểm" ' Địa thế nổi đó rất hùng hiểm...' hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).

14. "Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ỵ Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưá, thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưá, nghe vùa nạng nề , vừa sai . "Có khả năng": Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: 'Hôm nay thời tiết có khả năng mưá chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?). Thí dụ này khó chấp nhận: 'Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp'. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: 'Bệnh nhân có khả năng bị hôn mệ ' Địch có khả năng bị tiêu diệt..' v.v...

15. "Khả thi" =  fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. "Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được"/ "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi được".

16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Đáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.

17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: 'Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc' Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y . Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề

18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên. Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi la Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?

19. "Làm rõ" 'Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc nàý Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate . Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v...

20. "Liên hệ": Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại . Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại . Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản di Chữ liên "hệ dịch" sang tiếng Anh là 'to relate to", chứ không phải là 'to communicate to"

21. "Ngài": 'Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Franciscó Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đọ Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chụ Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai . Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam, không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa . Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:

The Honorable ...W. Brown

Mayor of San Francisco

Hình thức chào hỏi:

Sir:

Dear Mayor Brown

Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai .

Qua sách báo từ sau 1954, miền bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài .

Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...

22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sị Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ 'nghệ nhân' cao hơn chữ 'nghệ sí, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ 'nghệ nhân' là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa .

23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: 'Anh X quản lý một xí nghiệp' thì được, nhưng câu sau 'nhái lạí khôi hài 'Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...'.

"Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.

24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Viê.t-Mỹ chỉ là sơ hữú Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Viê.t-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?

25. "Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngạí hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cô).

26. "Tai tệ nạn". 'Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường nàý tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ .

27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức , hội đoàn, nhóm nào đọ Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: 'Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....' Tại sao không nói: 'Trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...'. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: 'Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ...'

28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầủ! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơí, 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.

29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa . Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam. Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng cụ Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:

"Tháng chạp là tiết trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"

Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bọ Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đệ Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?

30. "Thống nhất". 'Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X ..' Câu này mắc hai lỗi . Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gị Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với .

31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhị Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai . Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday . Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai lạ Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?

32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...' tương đương = thích hợp (equal = appropriated) . Cách ghép nối gượng gao .

33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thụ Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi vế, thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về

34. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại . Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác 'ông đưa cái giò, bà thò chai rượụ Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người . Thí dụ: 'Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch'. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau . Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại . Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: 'Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam...' Trao đổi gỉ Quà tặng gỉ Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk tọ, chỉ là exchange thôi .

35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại . Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói: 'Chúng ta phải coi trọng yếu tố đo là đủ và giản dị rồi .

36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao ... Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : 'Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu . ' Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)

37. "Trúng tuyển" ( nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài . Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).

38. "Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệú trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệú mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta .

39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vu Nhưng họ dùng "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: 'Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng'. Nên nói: 'Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng' mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: 'Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồị

40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tê Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa . Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy . Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với 'lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa" đã quen dùng trước đây .

41. "Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói "xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?

42. Còn hai từ nữa bị người dân miền bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi , sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổí Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại". Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào . Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó

Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán- Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation) ; siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai . Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau . Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.

43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới . Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày . Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu . Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi . Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa . Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mạ Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'?

Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:

a . Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâủ! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệụ
c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật sộ
d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệụ Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệú là gì luôn.
e . Software dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bạ Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)ẨChữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?
f. Network dịch là 'mạng mạch'.
g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.
h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phốị
i . VCR dịch là 'đầu máý (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gỉ
j. Radio dịch là 'cái đàị Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành rađdi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đàí vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một .... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa . Tại sao ?

Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #32 - 17. Aug 2010 , 10:44
 
Đọc đi các bạn, để thấy ..mình thật là may mắn.  Xin mời

THÈM
          Tiểu Tử

          Tụi bây biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975,  trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu...
          Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó
tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà... khó tin đó.
          Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc... Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải... dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách... khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không  nói nhứt nữa, mà nói  nhất. Nghe... cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì... kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó... lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó... lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác... vân vân và vân vân... Kể không hết !
          Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được... giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin

keo !
          Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một nghành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ... Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng... không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.
          Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó... lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.
          Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn - những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv - bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe
đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….
          Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay... bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải... vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải... bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?
          Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn... tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn - nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! - đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay

_(của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe... cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá... tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !
          Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ... đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.
          Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù  buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, 
trong sở ( Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ... tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.
          Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn... đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì... làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng...
   Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má...
( Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ nên tôi xin… )
                                                                                 Tiểu  Tử _,_.___
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI ( CÁI GỌI LÀ TÌNH ĐỒNG HƯƠNG )
Reply #33 - 17. Oct 2010 , 02:53
 
Sau những sự việc tai nghe mắt thấy ở ngay trên quê hương , bây giờ xin thân mời quý vị thử ghé mắt một chút nơi đất lạ quê người.
Nỗi đau đồng hương
Huy Phương
Tôi, người Thừa Thiên và bạn quê ở Khánh Hòa, dù “cùng lận đận bên trời một lứa”, từ Việt Nam chạy sang đây không thể xem nhau là đồng hương, vì tôi với bạn không phải là người cùng làng (hương đản).
Theo tục người Tàu, thì người cùng một tỉnh cũng gọi là đồng hương vì cùng đi thi hương ở một tỉnh, do đó ở hải ngoại chúng ta có nhiều hội đồng hương như Hội Đồng Hương Bắc Ninh hay Quảng Nam-Đà Nẵng, đặt tên như vậy là đúng. Trái lại, tôi và người bạn quê Khánh Hòa nói ở trên không thể ở chung trong một hội đồng hương được, nói theo cách nói sai bây giờ, tất cả người Việt gọi nhau là đồng hương, không lẽ có một hội đồng hương mang tên “Hội Đồng Hương Việt Nam”. Cũng như tôi và ông bạn nói trên có thể “liên lạc” với nhau, nhưng không thể nào “liên hệ” với nhau vì không phải là bà con, máu mủ, theo lối nói trong nước mà rất nhiều người bắt chước hiện nay. Nếu có một tiếng lâu nay chúng ta dùng sai, mà chúng ta biết là sai thì liệu chúng ta có sửa lại cho đúng không?


 Chúng ta là người Việt ở trên đất Mỹ này chỉ có thể xem nhau là đồng bào, một danh từ mà trước đây người ta hay dùng theo nghĩa bóng là con dân chung một tổ quốc, như anh em cùng một bào thai sinh ra. Nhiều người ngại không dùng tiếng “đồng bào” vì sợ xem thường người khác, vì ngày xưa các nhân vật lãnh đạo quốc gia hay mở đầu diễn văn bằng những tiếng “quốc dân”, “đồng bào”. Nhưng không lẽ chúng ta gọi những người Việt trong nước là “đồng bào” và những người Việt cùng chúng ta tỵ nạn sang đây là “đồng hương”? Trên báo chí vẫn thường thấy những tin “cứu trợ đồng bào bão lụt tại miền Trung” nhưng lại viết “đồng hương tham gia biểu tình đông đảo”!

Điều đáng nói là hai tiếng “đồng hương” đã được lợi dụng triệt để để ca tụng tình thân ái, yêu thương, đùm bọc như “tình đồng hương”, “giá đồng hương”, giảm giá cho đồng hương, “đặc biệt cho đồng hương” nhưng nghĩa của nó là “lường gạt”, “xem thường”, “khinh bỉ”. Tôi không nói ngoa. Bạn thử vào một ngôi chợ Mỹ, rồi vào một ngôi chợ Việt để xem các cô bán hàng ở hai ngôi chợ này đối với khách khác biệt nhau ra sao? Bạn thử mua một món hàng ở tiệm đồng hương về nhà, không vừa ý, đem đổi lại, thái độ của ông chủ tiệm sẽ ra sao? Bạn thử vào một bãi đậu xe khu phố Việt để thấy lối hành xử của đồng hương chen lấn, vứt xe đi chợ giữa đường hay để sau đít xe người khác ra sao? Bạn thử vào một tiệm ăn đồng hương có nhiều người ngoại quốc đến ăn để xem người ta tiếp đãi khách da vàng, da trắng khác nhau ra sao?


 Những chuyện giao tiếp giữa đồng hương với nhau, trên các tờ báo địa phương, người ta đã nói đi nói lại nhiều lần, nhưng chúng ta vẫn gặp những chuyện bực mình nghìn lần như một. Hôm qua chúng tôi từ một nhà hàng ăn trên đường Bolsa, lái xe ra trước một dòng xe nối đuôi nhau chạy liên tục. Biết thân, tôi đã chờ đợi khoảng thời gian khá lâu, những người đi qua toàn là đồng hương thân yêu, nhưng chẳng có ai đưa ra một dấu chỉ thân thiện. May quá, cuối cùng có một người ra dấu nhường xe cho tôi ra, vẫy tay chào lại thay một tiếng cám ơn, tôi thất vọng vì nhận ra người lái xe kia là một người Mỹ tốt bụng chứ không phải chủng loại da vàng mũi tẹt như tôi...


 Sống trên mảnh đất có nhiều “đồng hương” nhất ở nước Mỹ này gần hai mươi năm, đã nhường lối xe ra hằng trăm lần cho tất cả mọi người lái xe, không phân biệt vàng, đen, trắng, đỏ, tôi ít khi thấy “đồng hương” mình vẫy một bàn tay để tỏ một cử chỉ thân thiện, mà chỉ thấy những khuôn mặt khó đăm đăm, ra chiều quan trọng, phớt lờ, trái ngược với nụ cười, lối xã giao của những người dân địa phương ở đây. Một lần khác trên con đường ra từ một khu chợ, một đồng hương còn trẻ, trong khi chờ xe đậu lấn qua phần đường ra, khiến chiếc xe của tôi phải mắc cạn không tiến được. Tôi xuống cửa xe nói với đồng hương xin nhích lên một tí, cho tôi đi lên, kẻo sau tôi còn nhiều xe đợi. Y có vẻ phật ý, lắc đầu. Tôi biết y coi thường người đồng hương, cũng như cái xe đời cũ của tôi. Nếu gặp một người Mỹ trắng sang trọng với cái xe đời mới, chắc y đã vui vẻ nhường đường. Cái này, ông cha ta thời xưa nói là kiểu “khôn nhà dại chợ”, đối với người nhà thì khinh bạc, lấn áp, nhưng đối với người ngoài thì sợ hãi kiêng nể.

Tôi cũng đã từng đỡ cửa cho hằng trăm “đồng hương” ở các cửa hàng trong khu người Việt, điển hình là tại thương xá Phước Lộc Thọ, người ta nghĩ tôi là một ông già điếc đặc nên đã không hề mở miệng cám ơn, đôi khi lại không buồn đưa bàn tay ra đỡ giùm cánh cửa, khiến tôi phải khép nép đứng lại một bên, ôm cánh cửa chờ đồng hương bước qua, sợ buông tay, lỡ cánh cửa đập vào mặt người ta. Chẳng phải mới chút đỉnh “thi ân” đã đòi “cầu báo”, mà sợ dân địa phương cho mình là người kém văn minh. Nhưng sự thực tôi đã lầm, vì nếu gặp một ông tây, bà đầm đỡ giúp cánh cửa thì “đồng hương” đã nở một nụ cười rất khả ái và không quên lịch sự cám ơn rối rít. Vậy câu nói “đồng hương khinh bỉ đồng hương” hẳn không sai.
Câu chuyện này đã được ông Bá Dương bên Tàu và nhiều trang báo bên Mỹ nói chuyện nhiều lần, nhưng chẳng ăn thua gì, chỉ sợ người ta lại nhớ đến câu: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”


 Bạn bè cứ cho tôi là hận đồng hương nên mới “Khổ lắm! Nói mãi!” Quả thật là tôi có bị một anh “nhóc con đồng hương” lừa trong bệnh viện, rồi lại bị một “từ mẫu đồng hương” gửi cho cái bill $3,500 về một dịch vụ “ảo” không hề có thực khiến cơ quan medi-care phải è lưng ra trả. Tôi cũng biết tôi có khuyết điểm là nhớ dai và chưa xóa bỏ được hận thù. Tôi biết nhiều người, nhất là giới cao niên, vì ngôn ngữ hạn chế nên phải bám riết vào đồng hương, không bị lường gạt kiểu này, cũng bị lường gạt kiểu khác, nhưng nghĩ “tình đồng hương”, “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”, nên bị chúng coi thường, lại càng làm tới. Nhiều người than phiền bị những “công ty đồng hương” nhận tiền cọc, tiền mua vật dụng cho những dịch vụ sửa nhà, ghép phòng, xong rồi cao bay xa chạy. Rất nhiều gia đình khá giả đã bị “đồng hương” đem xe truck đến dọn sạch nhà. Ai hiểu rõ “đường đi nước bước” và chuyện tiền bạc của đồng hương hơn đồng hương, và dọn nhà đồng hương cũng dễ hơn vào dọn nhà Mỹ. Quả thật đồng hương là một tập thể rất dễ tin nên dễ bị lừa, từ chuyện chính trị cho đến chuyện nhỏ nhặt như viên thuốc, gói trà.


 Một nữ độc giả báo Viễn Đông vừa than phiền chuyện đi mua “cơm chỉ’ của đồng hương, về nhà thấy một con gián trong miếng canh mướp đắng, đem lại tiệm khiếu nại thì bị nhân viên không cho gặp chủ, lại còn bị mắng mỏ: “Mướp có gián thì ra chợ mà khiếu nại!” Một người khách khác than phiền mua phải chè thiu, bản thân người viết bài này cũng đã có dịp mua về nhà món tôm càng kho đã bị chua, đành phải mang ra gửi lại cho chủ tiệm thức ăn “to go”, được trả tiền lại, không bị sừng sộ, là may mắn, đằm thắm tình nghĩa đồng hương lắm rồi. Trong khi thức ăn “to go” của các nhà hàng Mỹ, trong ngày nếu bán không hết phải đổ thùng rác, không để qua đêm vì vấn đề vệ sinh và điều quan trọng là biết tôn trọng khách hàng, tiệm “to go” bán thức ăn ở Little Saigon này để nhiều ngày, siu thối, nếu không gọi “xem thường, khinh bỉ đồng hương” thì chúng ta gọi bằng chữ gì? Phải chăng đó là ý nghĩa của khẩu hiệu đẹp đẽ “đồng hương phục vụ đồng hương”!

Trước con mắt quan sát của thiên hạ đối với đồng hương chúng ta, nếu có ai đó có nhã ý giới thiệu nét văn hóa của đồng hương thì nên tránh xa các khu chợ đầy rác, tàn thuốc lá và cũng đừng nên giới thiệu nét “khả ái” của những cô cashier đồng hương, nó cũng không khác gì mấy các cô “Duyên Dáng Việt Nam Airlines” đâu!

Người ta nói ở nước Úc, Pháp, Canada hay ở các tiểu bang miền Đông nước Mỹ, đồng hương đối với nhau tử tế hơn nhiều. Cũng dễ hiểu thôi, cái gì ít mới quý. Một người Việt ở trong cộng đồng sắc dân khác rất dễ thương, nhưng cũng người này về với đám đông đồng hương thì sinh dễ ghét.


 Tôi biết nhiều ông bà ở tận miền Đông buốt giá, ít người Việt, trong hoàn cảnh chưa gần đồng bào được, nên rất muốn về gần đồng hương. Gần đồng hương rồi mới gặp trăm thứ bực mình, nhưng chẳng thà bực mình với đồng hương còn hơn khốn khổ với trăm thứ “đồng bào” giai cấp mới hiện nay ở bên nhà.


Tôi cũng vậy. Nhưng khổ tâm lắm mới phải nói ra!

Nói mãi! Biết rồi! Khổ lắm!

Huy Phương

Back to top
« Last Edit: 17. Oct 2010 , 02:55 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI : NGƯỜI TÙ
Reply #34 - 19. Nov 2010 , 16:53
 
Người Buôn Gió

Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về, tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chính Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.

Từ nhỏ mình đã bị ấn tượng về những người bị bắt tù, mình luôn say sưa đọc về những chiến sĩ cách mạng bị giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vị anh hùng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú… đến Hồ Chí Minh. Thật ra hồi mình bé thời bao cấp chỉ có sách về các nhân vật này thôi. Lớn chút mới đọc được Pa Pi Lon, thiên hạ say mê anh chàng Bướm lắm, nhưng mình cũng chả thấy có gì hâm mộ anh chàng này, bá tước Monte của Dumas cũng không ấn tượng lắm vì có lẽ thời kỳ của các nhân vật này khá xa lạ với Việt Nam, sau này có điều kiện mới lùng được sách của Solzenitsyn như cuốn Tầng Đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời của I Van, hay cuốn Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Eriche Maria Remarque, cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Mỗi nhân vật đều để lại cho mình những ám ảnh, những ấn tượng. Nhưng có lẽ đoạn văn của Phùng Quán viết lại theo lời kể của Tuân Nguyễn khi Nguyễn ở trong tù là ám ảnh hơn cả.

Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…



“… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi “thằng khùng” (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?

Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc…

Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu chày, đít thớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa.
Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây anh thèm cái gì nhất?

- Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.

- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.

- Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và trừng phạt”. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?

Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.

Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.

- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?

Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”.

- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.

Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?

Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.

Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…

Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.

Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… – những người tù nói, giọng buồn.

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.

Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?

Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè lưỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẩm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.

Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra.

Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.

Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

***

Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông. Người ta ấn tượng cách ông già của Solzenitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mỳ bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù… mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.

Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.

Back to top
« Last Edit: 19. Nov 2010 , 16:56 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI : LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU
Reply #35 - 20. Nov 2010 , 01:43
 
THẰNG CHỒNG  VIỆT KIỀU CỦA TÔI
Những ai phải trải qua cay đắng mới biết giá trị đích thực của cuộc sống. Tôi cũng vậy. Hạnh phúc, tiền bạc, danh vọng, và bộ mặt đã làm tôi như quay cuồng.
Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây.
Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều.
Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm nghành Anh Văn và học xong. Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam lũ. Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chãi kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí.
Ở xóm, có nhiều người lấy chồng Việt Kiều và có tiền xây nhà cao ráo. Ai cũng nói tôi có học và có sắc tại sao không kiếm được chồng Việt Kiều cho gia đình đỡ khổ. Cuộc sống khốn khổ như vậy khiến cho tôi nghĩ đến chuyện “lấy chồng Việt Kiều” để cưu mang gia đình. Tôi nghĩ đơn giản như vậy, chính vì đơn giản đó đã làm hại một người, đó là thằng chồng Việt Kiều của tôi.
Với ý nghĩ đơn giản, tưởng rằng ở nước ngoài ai cũng ăn sung mặc sướng dễ kiếm ra tiền. Tôi có đọc sách báo thì thu nhập trung bình hàng năm của người Mỹ là 24 ngàn đô-la. Nếu thằng chồng làm 24 ngàn đô-la thì mình xin 6-7 ngàn có sao đâu.
Nhưng thánh thần ơi, đó là thu nhập, chưa tính thuế, tiền xăng, ăn uống, chi tiêu, nhà cửa, điện nước,…
Cái ý nghĩ ngu xuẩn chỉ cần 6-7 ngàn mỗi năm đó lan truyền vào gia đình tôi và gia đình tôi tưởng bở và thật. Cũng chính vì tôi có sắc và có thân hình đẹp nên tôi kiếm được một thằng Việt Kiều hiền lành nhưng có chút khờ trong những Việt Kiều về thăm.
Hắn hồi ở Việt Nam chỉ học tới lớp 9, sau đi làm phụ hồ, và theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Qua đó hắn chỉ biết đi làm. So về trình độ học vấn thì chênh lệch với tôi do đó khó nói chuyện. Tôi biết không hạp lắm nhưng giả nai để được đi Mỹ. Tôi nhanh chóng trao sự trinh tiết cho hắn và bắt hắn phải chịu trách nhiệm và cưới. Hắn hứa cưới. Tôi ra giá là trước khi tôi qua Mỹ thì gia đình tôi cần 20 ngàn đô để xây nhà mua xe (vì nhà tôi ọp ẹp và không có xe gắn máy).
Hắn trở lại Mỹ, và gởi tiền đều đều, hắn làm gì tôi không quan tâm vì tôi chẳng yêu, thấy tiền là tôi thích. Tôi cố gắng học cho xong 4 năm đại học để phòng khi không qua được Mỹ thì tôi có bằng cấp và dạy học Anh Văn cũng có tiền.
Khi nhà cửa tôi xây xong, xe có 2 chiếc thì hắn về. Trông hắn tiều tụy và ốm sau 2 năm và tôi cũng vừa tốt nghiệp Đại Học. Đám cưới tổ chức linh đình. Gia đình tôi nở mặt nở mày với hàng xóm. Trong khi chờ đợi qua Mỹ, tôi học thêm đủ thứ nghề từ thêu may đến vi tính, uống tóc đến móng tay,… Hắn chu cấp vài trăm đô mỗi tháng.
Khi đến Mỹ tôi thật sự thất vọng. Thằng chồng tôi ốm yếu và bịnh hoạn. Tôi biết sự thật là sau khi gặp tôi, hắn làm 2 việc để có tiền gởi theo yêu cầu tôi. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ được 4 giờ. Cuối tuần làm thêm. Nhà thì ở nhà mướn chứ không như tôi nghĩ là nhà riêng có bãi cỏ đẹp. Xe hơi thì xe cà tàng cũ xì chứ không bóng lộn như tôi thấy ở tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
Tôi lúc đầu nghĩ rằng hắn lừa dối tôi để được tôi nên tôi giận quá bỏ hắn qua người dì. Hắn sụp đổ tinh thần và vào bịnh viện tôi chẳng cần quan tâm. Tôi luôn nghĩ cuộc sống của hắn ở Mỹ phải tốt, phải như thiên đường….. Nào ngờ chỉ là dân lao động nghèo nàn không biết Anh Văn. Dì tôi nói là nếu không trở lại sống với hắn thì về Việt Nam, vì nếu tôi bỏ hắn thì tôi bị trục xuất. Dì tôi không dám chứa chấp tôi sợ liên lụy. Dì tôi cho tôi 10 ngày suy nghĩ.
10 ngày đó tôi tìm hiểu cuộc sống ở Mỹ. Tôi thấy ai cũng cố gắng đi làm để có tiền chứ không dễ hái ra tiền. Khác với ở Việt Nam là làm việc ở đây dù tiền ít vẫn không bị đói. Môi trường sống tốt hơn, học hành miễn phí, có biết tiếng Anh xin làm dễ hơn,…. Tôi nghĩ về thằng chồng tôi không yêu nhưng lấy chồng vì tiền. Tôi dần dần thấy tội nghiệp hắn. Vì mê sắc đẹp tôi mà hắn phải hao tổn sinh lực làm 2 việc để có hơn 24 ngàn đô-la gởi về cho tôi trong lúc bản thân hắn chẳng có gì.
Tôi dần dần động lòng trắc ẩn thằng chồng không yêu. Tôi thấy tội nghiệp quá. Đã tốn sinh lực kiếm tiền cho tôi và sau đó bị tôi bỏ đi. Tôi ứa nước mắt ân hận.
Sau một tuần tôi trở lại và xin lỗi. Những giọt nước mắt hạnh phúc trong thân hình tiều tuỵ của hắn làm tôi thêm đau lòng. Tôi thề với Trời Phật tôi không bỏ hắn và sẽ lo cho hắn.
Tôi dễ dàng kiếm việc và hắn nghỉ 3 tuần dưỡng sức vì mới ra viện. Tôi ráng bươn chãi thêm việc cuối tuần để hòng giúp hắn có tiền mua xe khác và cho tôi một chiếc xe cũ nào đó, vì sống ở Mỹ thiếu xe không thể xin việc làm tốt hơn.
Tôi giải thích cho gia đình tôi hiểu và tôi chỉ sẽ chu cấp 100 đô mỗi tháng mà thôi. Gia đình tôi dĩ nhiên không hiểu và giận tôi và nói rằng tôi đi Mỹ bị Mỹ hoá không biết lo cho gia đình. Tôi thấy 100 đô đủ rồi, gia đình tôi kiếm thêm chứ làm sao tôi phải nuôi chồng và nuôi 6 người bên Việt Nam.
Hắn từ từ hồi phục nhưng do lao lực quá nên lúc nào cũng ốm ốm và không sung sức. Cuộc sống tình dục vợ chồng rất thưa thớt vì hắn yếu sức. Tôi muốn có con với hắn để hắn yên lòng vì thế tôi và hắn phải nhịn 6 tháng để hòng hắn có đủ sức lực theo lời bác sĩ.
Trời Phật thương tôi và tôi có thai. Hắn hạnh phúc và sức khoẻ dần dần tốt hơn. Do có vốn tiếng Anh, tôi có việc trong ngân hàng và lương khác. Hắn chỉ đi làm việc nhẹ và tôi gánh vác mọi thứ. Tôi chỉ mong hắn khoẻ mạnh trở lại chứ trong gia đình ai đi làm chính cũng vậy thôi.
Con tôi ra đời khoẻ mạnh, tôi mừng khôn xiết, người mừng vui hơn tôi là hắn. Giờ gia đình tôi ổn định. Tôi làm việc có lương gấp 3 lần chồng vì chồng chỉ lao động bình thường và khó lòng vươn lên vì trình độ bị giới hạn. Tôi dần dần có được hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, cũng như được thoả mãn tình dục do chồng tôi hồi phục được sức khoẻ.
Tôi đã sai và sửa sai.
Hy vọng các chị muốn lấy chồng Việt Kiều hiểu rõ hoàn cảnh của ông chồng tương lai để tránh nhiều chuyện đau lòng nơi xứ người.
Yên Huỳnh post
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #36 - 17. Apr 2011 , 04:37
 
Điều hành quốc gia theo kiểu dân chợ búa
Nguyễn Dư
Lời người xưa:
Lấy nhân nghĩa chinh phục nhân tâm là kẻ trí
Lấy sức mạnh cự lại sức mạnh là kẻ dũng
Mỗi cái điều dùng sức mạnh là kẻ bất tài

Cách nay ngót nghét chắc cũng hai mươi năm, nhà văn Nhật Tiến -được biết đến với cuốn Thềm Hoang, đoạt giải văn học hồi thập niên sáu mươi của thế kỷ trước- về Vn “thăm dân”, rồi trở qua Mỹ mới “cho biết sự tình”. Ông tuyên bố rằng: tình trạng Vn như nồi cám heo. Đến hôm nay, hai mươi năm sau, “nồi cám heo” đã “bốc mùi”, còn tệ hại hơn nồi cám heo của ông Nhật Tiến thời đó.
Bây giờ cánh cửa căn nhà Vn đã he hé, Internet có sẵn, chỉ cần ngồi một chỗ, người ta dầu ở bất kỳ nơi đâu trên quả địa cầu này cũng đều biết mọi việc từ Bắc chí Nam.
Cũng chính vì mở cửa nên dân nghèo đói vùng nông thôn phân tán, lưu lạc khắp mọi nơi, nạnh ai nấy kéo về nơi có “ánh sáng” của thành phố; đi Tây, đi Mỹ, đi Tàu… , bằng đủ mọi ngành nghề, bằng đủ mọi kiểu cách tìm việc, tìm chỗ nương thân để kiếm sống. Cái gì chứ khi mà con người tập trung nơi phố thị đông đúc thì đương nhiên sinh ra lắm “tật” và cũng nhiều “tài”. Người nghèo đói nhìn kẻ có tiền, nhìn hào nhoáng vật chất nẩy sinh lòng tham, là một trong hàng trăm ngàn nguyên nhân để họ sinh tật. Đó là một trong nhiều trường hợp chính quyền không có khả năng điều hành trong quản lý quốc gia, phân bổ dân số, dẫn đến tệ nạn.
Nói về quản lý đất nước thì phải nhìn nhận rằng chính quyền Vn không có một chút xíu gì khả năng cả. Chính vì không có khả năng nên mới có chuyện: cái gì không ổn thì cấm. Cấm không xong thì tịch thu, bắt nhốt gọi là cải tạo, giáo dục, học tập. Cải tạo xong, thả ra thì cũng vẫn chứng nào, tật nấy. Là một kinh nghiệm sống, nên họ có lắm mưu nhiều kế đối với chính quyền còn tinh vi hơn xưa. Rồi chính quyền cũng lập mưu chống trả. Sự tha hóa cứ thế mà leo thang.
Cái tư tưởng, lòng dạ của con người không thể ép, cấm. Muốn giáo dục con người là giáo dục bắt đấu từ cái tâm. Cái tâm bộc lộ ra bằng lời, tâm địa xấu thì sẽ dẫn đến hành động không tốt. Trước tiên phải trị cái tâm bằng ngôn luận, không ai đi trị bằng roi, bằng đòn thù. Tranh luận để đi tìm mục đích chung nằm giữa cái đúng và cái sai.
Xã hội sa đọa là thuộc về căn bệnh đạo đức nhiều năm biến thái tinh vi, bám trong cơ thể quốc gia ăn lan ra ngoài xã hội. Mà là căn bệnh quái ác của xã hội thì không thể điều trị bằng cách cắt khối u, giải phẫu là xong. Chữa bằng cách cấm, nhốt, đó chưa phải là biện pháp hữu hiệu và là nền tảng ổn định về lâu về dài. Như thế là đường lối, chủ trương quản lý quốc gia đó sao?! Rồi cưỡng chế. Mà hễ nghe đến hai chữ cưỡng chế (có người còn gọi là ép buộc) thì dầu đúng hay sai người ta cũng coi đó là hành động của những kẻ côn đồ, dân chợ búa. Không thể biện minh cho hành động này.
Đã không có khả năng điều hành quốc gia mà lại còn cấm kiến nghị tập thể thì chắc ai cũng nhận ra là kẻ ngu dốt đang ngồi trên đầu dân tộc. Đồng thời, nếu người ta góp ý thì bảo thiếu tinh thần xây dựng. Người lãnh đạo mà đã ăn nói theo kiểu này thì ai cũng biết ngay trình độ nhận thức của họ, là người ngu hay khôn? Thử hỏi: nếu lãnh đạo để thất để thoát hơn bốn tỷ Mỹ kim của dân, dầu người dân có hạch sách, chửi cha lãnh đạo đi nữa thì đó cũng là tinh thần xây dựng quốc gia đấy. Mà như thế nào mới gọi là xây dựng nhỉ!? Cái thằng ăn bẩn, phá của quốc gia trực tiếp với một số tiền khổng lồ như thế, nếu tìm ra được bằng chứng tham ô, đương nhiên theo luật Vn là phải đem nó tử hình; còn cái thằng chi tiền cho cái đám tham ô thì kiểm điểm, phê bình, xây dựng, nhận trách nhiệm rồi huề tiền thôi sao!? Ai tin là thằng chi tiền trong sạch? Bây giờ còn giao cho thanh tra -mấy con gà nhà- “làm rõ”, chỉ để làm kiểng. Quốc hội tới mấy trăm thằng, biết thằng nào ngoan, thằng nào chứng mà giao! Điều hành đất nước như thế, một đứa con nít ma lanh cũng làm được. Một thằng tự kiểm; Một thằng bị khóa sổ, giơ cao đánh khẽ rồi mọi chuyện sẽ êm ru thôi! Khỏi cần truy cứu trách nhiệm thêm chi nữa. Làm chi cho lớn chuyện, sợ cái bọn lợi dụng quyền tự do dân chủ sẽ bới móc, đánh phá lòi ra tùm lum thì không đẹp mặt chút nào. Đó cũng là một nguyên nhân bao che mờ ám làm cho xã hội đi đến tha hoá.
Cái dân anh chị trùm đứng đường, bao bến bãi cũng có luật, cũng có “điều 4 hiến pháp”. Đôi khi chúng cũng áp dụng luật bất thành văn. Hễ không đồng ý, chúng dùng đàn em gọi là nhân dân tự phát để “nói chuyện phải quấy” với đối phương; nếu không xong thì ép cho té xe gây tai nạn rồi bỏ chạy. Chúng cũng chơi luật theo cảm tính, lôi bè kết cánh, mạnh thắng, yếu thua; tạo sự đồng thuận để đàn em xum xuê, tâng bốc, cùng ngồi chung bàn dễ chấm mút, có chuyện thì bao che, bênh vực nhau; thích thì để yên, ai đầu phục chúng thì xong chuyên; ngược lại thì trấn áp, cưỡng chế, đánh cho… bỏ mẹ đứa nào mà dám xía vào chuyện nội bộ của chúng.
Vì trong khuôn khổ bài viết, đáng lý ra còn quá nhiều chuyện liên quan đến pháp lý, dài dòng, báo chí lề trái cũng đã đề cập không thiếu. Càng nhắc tới, thì càng làm nóng mặt thêm! Tôi chỉ muốn viết, đem so sánh hai trường hợp, giữa lãnh đạo quốc gia Vn với dân chợ búa, có tương đương nhau không?
Nguyễn Dư
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Reply #37 - 20. Apr 2011 , 12:38
 
Hôm nay trước khi gởi lên đây bài viết mình vưà nhặt được trên net , xin phép chư vị , được phép thêm một chút tên cuả bài viết ; vì trên đất nước .  sẻ có con người , đồng chũng đồng hương , đồng bào và đồng loại cùng sinh sống trên dãy đất dài khoảng 3200 km từ muỉ cá Mau đến Ãi Nam Quan ( xin lổi , ý quên , Ãi Nam Quan , Ãi Nam  quan đã bị quân mất dạy dâng cho bọn Tàu Phù rồi ) Tất nhiên , có người tốt củng có kẻ xấu ,
Sau đây xin được gởi lên bài viết theo lời kể chuyện giưả hai quân nhân thuộc Binh Chũng Thuỹ Quân Lục Chiến năm xưa. Để chúng ta có thể thấy được ngoải những thứ chủ nghiã độc hại rác rưỡi , thì chúng ta còn lại con người với nhân bản : vì nhân chi sơ , tính bổn thiện ( chớ không phải là : nhân chi sơ sờ vú mẹ ) Tính bổ thiện ( nên cái miệng hay ăn , nhièu khi ăn hối lộ , ăn quà vặt , ăn trộm , ăn vụng , hay ăn trên ngồi trước , ăn mà để lại tiếng thơm , ấy là ăn lương ba đồng ba cọc , ăn mà ăn bẩn , để lại xú danh thì gọi là gì , ăn uống hỗn tạp như heo ăn )
Sau đây là bài viết có phần cãm động khi xem qua. đó là chút tình người. Súng đạn vô tình , nhưng lòng người thì độ lượng :
Bài viết mang tựa đề : ĐÔI BỜ CHUYẾN TUYẾN


ĐÔI BỜ CHUYẾN TUYẾN

Tác giả là sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20. Bài viết của ông được một cựu đồng ngũ chuyển tới, với ghi chú đây là câu chuyện thật. Thật nhưng khó tin: một cựu nữ chiến binh Việt Cộng, nhiều năm sau chiến tranh, đi vào tận trại tù tìm thăm người sĩ quan VNCH cô từng gặp trên chiến trường, và rồi ...

* * * * *

Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của địch thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xoá sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá cao. Trung Đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của địch. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đâỵ Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:
- Ông thầy ! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kia.
- Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.

Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông.Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.
- Một đồng chí nữ nhà ta đấy. Kính reo nho nhỏ.
Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc giả vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hại. Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba lô mầu "cứt ngựa", vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẫn không ngớt rên rỉ:
- "Nước ... Nước..cho tôi miếng nước".
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của "cô" địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:
- Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ tay.
- Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đời.
Kính vừa băng vừa cằn nhằn.

Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không ?
- Nước ... Cho tôi xin miếng ... nước.
- ĐM ... Câm miệng mày lại.
Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.
- Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữa. Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đi.

Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ bình tông lau nhẹ trên mặt cô gái. Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình tông nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:
- Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một

Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé. "Cám ơn ông nhìều". Giọng nói yếu ớt và mệt mỏi.
- Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghe.
- Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơi.
- Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.
- Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữa.
- Tại vì ... Tại vì ... Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậy.
Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:
- Bây giờ ông sẽ làm gì với tôi ? Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều tra.

Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:
- Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đây. Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.
- Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậy.

Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nào. Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:
- Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như ...
- Sao không đau, ông ăn nói ... như khỉ chứ gì ?
Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn ... rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:
- Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.

Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lại.
- Này ... Ông tên là gì vậy ?
- Có quan trọng lắm không ?
- Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.
- Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh này.
Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:
- Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi.

Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó.
Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất cao. Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứa.
Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hoà bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại "cải tạo", một danh từ mỹ miều nhưng thực chất là đầy đoạ, là giết lần mòn chúng tôị Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đoạ, khủng bố, đánh đập !

Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất "Trả nợ oan gia binh nghiệp". Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.
Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang "lao động là vinh quang" có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.
- Trần Hoài Lam có thư.

Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng "mồ côi", là "con bà Phước", danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.
- Trần Hoài Lam có thư.
Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịu.
Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.
- Có thật là của tôi không anh Đan ?
- Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi còn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.

Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:
- Anh Lam !
Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai: "Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như ...".

Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ' lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện ra.

Cô viết tiếp:
- Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để hoạt động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữa. Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn ra.

Hoà Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp lãnh đạo đề ra. Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam ! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ giã ra đi không?
"Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi".
Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứa. Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tới. Mong được găp lại anh. Hy vọng đừng làm mặt lạ với Quyên.
...

Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theo. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là ...
*
Trên đất tị nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân ái. Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:
- Quyên à, em thương anh từ lúc nào.
- "Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à". Em mắc cở phụng phịu.
- Vậy thì thôi anh không hỏi nữa. Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:
- Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nha.

Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:
- Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.

Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậỵ
- Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêu. Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lại. Nó nói cái khăn này bay tới tận khu uỷ, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra sao? Có lẽ chết không chừng.

Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm ái. Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậỵ Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:
- "Duyên nợ trời định em ạ".
Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần./.

Mũ Xanh Hắc Long Lê Văn Nguyên






Back to top
« Last Edit: 20. Apr 2011 , 12:40 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #38 - 27. Apr 2011 , 02:03
 

Đại Vệ Chí Dị
Blog Nguoibuon gio
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66. Đầu mùa hạ khí trời mát mẻ lạ thường.
Năm ấy vật giá leo thang vùn vụt, người dân chưa hết ngỡ ngàng vì thứ này lên giá đã phải giật mình với thứ khác. Ở hồ Lục giữa kinh kỳ, có một con rùa sống mấy trăm năm, bỗng nhiên nổi lên liên tiếp, toàn thân tróc lở, nhất là phần mai loét hết. Có kẻ rành thuật bói toán nhìn mai rùa phán rằng.
- Mai là nơi cốt tử của rùa, còn là cái nóc cao nhất như mái nhà. Vât thiêng mấy trăm năm ấy nổi lên , mai loét cả thế kia, ấy là điềm nhà dột từ nóc,bệnh này không chữa nổi.
Triều đình nghe thấy, vội vã cho người quây bắt lấy rùa mà chăm sóc. Rùa lành rất nhanh như có phép màu, có kẻ nói rằng có khi đó là con rùa khác thay thế mới nhanh được như vậy.Bấy giờ thiên hạ lắm sự đảo điên, bỗng dưng nhiều kẻ tuổi đã thất thập cổ lai hy lại sính ra bệnh thích quan hệ loan phượng với trẻ con. Vùng nào cũng có, từ quan chức đầu tỉnh, đầu ngành đến các cụ phụ lão về hưu cũng đua nhau săn tìm trẻ con để giao cấu.
Các quan công sai triều đình tự nhiên trở chứng đồng loạt mắc bệnh thích đánh chết người, cứ gặp việc là tay dao, tay thước, cung nỏ thẳng thừng xuống đầu dân đen. Đến nỗi việc dân đến huyện đường bị đánh chết, hay trẻ em bị bắt cưỡng dâm nhiều đến nỗi thiên hạ nghe thấy mà dửng dưng. Triều đình thấy sự thế nhiễu loạn, mới quyết sách đem tiên đế ra làm tấm gương cho thiên hạ học tập. Ngõ hầu nhờ đó mà thiên hạ bớt tính hoang dâm, tàn bạo. Nhiều tiền của bỏ ra để phát động phong trào học tập tấm gương tiên đế. Thế nhưng đằng đẵng mấy năm, tình hình xã hội chả khá lên tí nào, thậm chí lại còn đổ đốn hơn cả trước. Quan lại triều đình vò đầu, bứt tai không hiểu tại sao.Có quan luận rằng.
- Có lẽ tại cuộc học tập này chưa gắn với liền với thiết thực cho lên bà con nhân dân mới không gắng học theo, chứ tiên đế ta anh minh, đạo đức ngời ngời, lẽ nào mười phần dân chúng không thấm nhuần được  một , hai phần. Được thế là may lắm rồi.
Các quan bí quá, thấy có lời nói vậy như chết đuối vớ phải cọc, ai cũng nhao nhao cho rằng thiên hạ chưa thấy cái thiết thực do học tập tấm gương tiên đế mới vậy mà thôi.
Triều đình lại lập cho một ban, chuyên trách tìm việc gì thiết thực để gắn cho cuộc học tập tấm gương tiên đế.
Lúc ấy một số quan lại địa phương hùa với bọn nhà giàu, làm kế sách chiếm đất của dân. Nhân dân uất lắm mới kéo nhau lên kinh kỳ để kiện, khi đi họ mang theo di ảnh tiên đế, lập bàn thờ, có nơi công
kênh kiệu cả di ảnh tiên đế đi hàng đoàn. Đơn kiện tới tập gửi lên triều đình. Quan trên đang thẩm đơn, đòi kẻ thuộc cấp lên để thẩm vấn. Kẻ ấy mang vàng đút lót cho thư lại xin giúp. Thư lại nói rằng
- Giờ chỉ có cách này mới cứu được ông, muốn xuôi xin thêm vài trăm lượng nữa, kế ấy thế này, thế này....
Kẻ kia nghe xong vỗ đùi
- Thật là cao kiến, mỗ xin vâng lời quan anh.
Mấy hôm sau thiết triều, đến chuyện đất đai dân khiếu kiện bị lôi ra bàn. Quan trên mới nói.
Chuyện đất đai của nhân dân là chuyện nhỏ, quan huyện xứ Đoài tuy phạm tội nhỏ nhưng lại có công lớn mà chúng ta phải sáng suốt nhìn nhận khách quan nhiều chiều mới thấy rõ, là công trạng của quan huyện X rất có giá trị trong thời buổi này, thời mà đạo đức khắp nơi xuống cấp trầm trọng như hiện nay.
Các quan trong triều mới lao xao hỏi công trạng gì vậy.
Quan kia e hèm rồi nói.
- Đó là quan huyện xứ Đoài đã vận động được dân chúng hăng hái tự giác tôn kính tiên đế, chả phải là dân
xứ ấy lập ban thờ tiên đế, người người mang di ảnh của người một cách thành kính hay sao. Họ đòi đất là chuyện nhỏ, cái lớn là dân xứ ấy muốn nêu cao tấm gương tôn kính tiên đế cho thiên hạ noi theo là chính...Triều đình nghe thấy ai cũng hài lòng.
Quan huyện xứ Đoài vì thế bỗng nhiên lại được cất nhắc lên trên tỉnh vì có công lớn trong cuộc vận động hình ảnh tiên đế trong nhân dân. Mặc kệ đơn kiện thưa tới tấp,quan  lên trên rồi, dân cũng chả còn biết kiện ai, ai nấy đều lặng lẽ về nhà lo kiếm miếng cơm. Di ảnh tiên đế mang về nhà không biết làm gì, đành treo lên trên tường đợi khi nào có dịp tốt lại mang đi kiện.
Thế là tự dưng xứ Đoài lại là điểm nổi bật trong cuộc học tập tấm gương tiên đế, các quan lại xứ khác cử người về học hỏi mô hình kinh nghiệm để phát động rộng rãi khắp nơi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #39 - 30. Apr 2011 , 00:31
 


...


Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật


.
    
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 17:01 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI : VĂN MINH HAY VĂN HOÁ CUẢ MỘT QUỐC GIA
Reply #40 - 14. May 2011 , 05:15
 
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trần Văn Giang


KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN.
   
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở VN KHÔNG PHẢI LÀ BỆNG CHỨNG NGUY HIỂM - NHƯ NAN Y- NHƯNG LÀ CĂN BỆNH TUYỆT CHỨNG- NGƯỜI BÌNH DÂN GỌI  GỌI HẾT THUỐC CHỮA- KHÔNG CHẾT AI  NHƯNG NGƯỜI NGOÀI THẤY KHÓ CHỊU-
KÍNH THƯA CÓ VÀI HÌNH ẢNH- KHÔNG ĐƯỢC HAY- NHƯNG CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG PHẢI POST LÊN ĐÂY- XIN VUI LÒNG BỎ QUA

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG




Vấn đề đái đường, tường, gốc cây, góc phố, góc kẹt… phải cần xét lại. Ngòai lý do dơ bẩn, nguồn gốc của nhiều bệnh tật… nó, một mặt, tè lên danh dự của dân tộc khi du khách ngọai quốc nhìn thấy… mặt khác nó cũng là dấu hiệu gián tiếp bảo họ (du khách) “đừng nên trở lại đây nữa nhé!” Buồn chưa?


Trước hết hãy nói về người đái bậy. Đã có người tranh luận là “À! Nếu mót quá mà không có nhà vệ sinh công cộng nào ở gần thì làm sao bây giờ?” Nhưng phải thành thực công nhận là trong số người hay đái bậy, đại đa số là đàn ông! Tại sao vậy? Có phải là các bà nín giỏi hơn các ông? Các “chuyên gia” về “đái đường” không đồng ý như vậy. Họ nói là các bà không “cẩu thả,” “lười biếng” và “vô trách nhiệm” như các ông(?) Các bà không hay uống rượu (bia), cà phê, trà… đại lọai những thứ làm cho bàng quang đầy tràn bình mau hơn.
    Ngòai ra, vì lẽ việc thải nước thừa trong người ra ngòai, các bà thường phải cần có nhiều thời giờ hơn, phải cần chỗ kín đáo hơn. Họ không thể đứng tô hô giữa thiên thanh bạch nhật rồi “hit and run” như đàn ông cho nên họ phải cẩn thận!

hơn. Các bà chỉ đi chợ, shopping… những nơi mà họ biết có nhà vệ sinh công cộng có thể dùng được… trong khi các ông lại ít quan tâm đến các yếu tố lặt vặt mà rất cần thiết này. Vậy đề nghị các bác trai nên bỏ bớt chút ít thời giờ nhậu nhẹc để học cái “bí quyết thần kỳ” này của các bác gái xem sao
Bây giờ nói rộng hơn về vai trò “dân trí” và “văn minh” của dân tộc (dĩ nhiên là cũng trong vấn đề đái bậy!) Có rất nhiều người, trong đó có cả nguyên thủ của các quốc gia như Nam Dương, Đài Loan, Đại Hàn… đã từng tuyên bố nhiều lần đại khái là:
“Nếu muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc xem nó đến mức độ nào thì chỉ việc nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ!”
(The public toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life).
Ngạn ngữ Nhật bản có câu:
“Nhà vệ sinh (buồng tắm) là một phần của đời sống. Chỉ nhìn vào buồng tắm của một gia đình là biết rõ gia đình đó như thế nào?”

Họ có sống ngăn nắp không? có chăm sóc nhà cửa con cái của họ thích đáng không?)
Nếu có lời nói nào đơn giản và dễ hiểu hơn về vấn đề văn minh của dân tộc thì xin các bác làm ơn mách dùm cho cháu biết với? Người Nhật quan niệm đúng theo cái nghĩa “tề gia trị quốc” của dân Á châu chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh. Đúng vậy! Nhà ở mà giống như đống rác thì ra ngòai đái đường có gì mà phải ngạc nhiên?
Vì vấn đề cắt giảm ngân sách, giảm chi phí cho tiện nghi công cộng, nhiều thành phố hoa lệ nổi tiếng trước kia như Paris, New York…, nay rất nhiều du khách đã phải lớn tiếng than vãn về “mùi nước đái” (New York’s subway systems và các đường hẻm - alleys…) và “phân chó.” (Paris ngòai vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng còn bị 200 ngàn con chó tự do sản xuất 160 tấn phân mỗi ngày trên đường đi mà chính quyền thành phố không đủ nhân lực, phương tiện để dọn dẹp!).

Dầu có che mắt hay bịt mũi, cũng phải công nhận rằng: Có sẵn phương tiện và khả năng xây dựng lên các nhà vệ sinh

công cộng đã là một chuyện đại sự rồi; phải giữ gìn bảo trì chúng cho sạch sẽ ở mức độ chấp nhận được đòi hỏi ngân sách to lớn và sự ý thức, sự tham gia, sự giáo dục, sự thành tâm hợp tác giữa chính phủ và quần chúng… Kích thước của vấn đề này chỉ nghĩ đến thôi cũng có thể bí đái rồi… nói chi đến chuyện thi hành…
Bây giờ nói về đất nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc của mình. Nhà cháu xin nói rõ đây không phải là vấn đề vạch áo cho người xem lưng, hay bôi xấu dân tộc mà là bảo nhỏ với nhau bằng tiếng Việt đàng hòang! Đã có nhiều bác quá khích hấp tấp (nếu chưa nói là vô phép) văng tục một cách vô trật tự là “Việt Nam với 4000 văn hiến đâu chẳng thấy mà chỉ thấy 4000 năm đái đường!”

Nhà cháu xin nhờ các bác nóng tính này một tí! Nhìn qua các chương trình đã và đang thực hiện trong thời buổi “đổi mới,” chúng ta thấy các khách sạn 5 sao, dinh thự “hòanh tráng” của các tay nhà giầu mới (mặc dù lương căn bản mỗi tháng của nhiều người chủ của cơ sở này không quá 200 đô la?), tượng đài hùng vĩ (kể cà công trình xây “lăng tẩm” cho người chết ở thế kỷ 21!) mọc lên như nấm… nhưng lại thấy thiếu bóng các xây dựng khiêm nhường, nhỏ bé nhưng cần thiết hơn nhiều. Đó là: “nhà xí công cộng.” Cứ tưởng tượng quang cảnh tương tự như là trong việc thi hành đường lối “đổi mới,” Việt Nam đã xây dựng rất nhiều ngôi nhà (bằng tiền thiếu vệ sinh!?) to lớn nhưng không hiểu đầu óc của giới lãnh đạo “định hướng” thế nào mà quên không cho vào “bàn cầu” một cái lỗ!!! Thiệt là chuyện “văng vãi tùm lum!” Việt Nam đã có cách mạng (có nghĩa là thay đổi tất cả những cái cũ) vô sản vinh quang “thành công” rồi; nay lại muốn thay đổi tòan diện (“đổi mới”) thì chỉ có cách “đổi thành cũ” mới đúng chứ! Chữ với nghĩa rõ chán! “Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay!” “Nói đi cũng phải, nói lại cũng dễ nghe!”

Tại các thành phố lớn, số bảng “Cấm Đái,” nếu các bác rảnh hơi chịu khó đếm ra cho có con số chính xác, còn thấy nhiều hơn cả các bảng, băng “rôn” (biểu ngữ) ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng. Các bảng lọai này nhiều đến mức độ làm cho du khách ngọai quốc phải hiểu lầm như trong trường hợp có thật đã xẩy ra cười ra nước mắt như sau:
Một du khách tây phương hỏi anh hướng dẫn viên du lịch

(tour guide) ở Việt Nam:
- “Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Ở Việt Nam có hai vịnh (“bay”) rất nổi tiếng mà tôi đã đi thăm. Đó là: "Ha Long Bay" và "Cam Ranh Bay." Nhưng còn một vịnh tôi thấy quảng cáo rất nhiều, ở trên tường, cây đại thụ bên đường, trong hẻm. Mà nó nằm ở đâu vậy? Anh có thể dẫn chúng tôi đi thăm được không?”
Anh hướng dẫn viên vội hỏi:
- “Xin ông cho biết tên của cái vịnh đó là gì?”
Ông khách chỉ lên bức tường bên đường rồi bập bẹ đánh vần:
- “CAM DAI BAY!”

Chỉ đọc cho qua nội dung của các bảng “cấm đái” đã đủ hiểu sự phong phú của tiếng Việt mình đến mức nào. Các bảng “cấm đái” có nhiều lời lẽ dài ngắn với cường độ khác nhau: từ lịch sự năn nỉ sự thông cảm như “Xin đừng đái nơi đây;” cho đến các lời cấm khô khan “Cấm Đái;” “Cấm không được đái;” cho đến lời đe dọa nặng nề có kèm theo cả các biện pháp chế tài (tưởng tượng) như “Cấm tuyệt đối không được đái. Vi phạm sẽ bi phạt nặng.” Dưới hàng chữ hăm dọa “phạt nặng” này lại ghi rõ tên các cơ sở có đầy đủ thẩm quyển như “Công an Phường…”

Lời hăm dọa chế tài đôi khi còn được cho thêm “ấn tượng” với hình vẽ một con dao mà phần cạnh bén được sơn màu đỏ, có các giọt sơn đỏ (xem như) còn ướt nhỏ xuống giống như dao vừa mới được “làm việc” xong! Thực tế rất phũ phàng các bác ạ. Tất cả các bảng “cấm đái” đều hòan tòan vô dụng bởi vì không hề thấy có bóng dáng công an cảnh sát nào ở gần đó để các làm các bác muốn đái bậy phải sợ. Công an còn đang bận “làm việc” gì đó mà họ xem là quan trọng hơn chuyện đái bậy. Phải lấy làm lạ là ở Việt Nam công an có thừa thời giờ “bịt mồm” dân mà lại không có thời giờ “bịt chim” của dân cho bỏ cái tật đái bậy!? Đây là chưa kể chính ngay công an cũng thường ra đái ở đây mới chết chứ!!! Óai oăm ở chỗ là các lọai bảng “cấm” này hình như có ảnh hưởng ngược lại (“reverse effect!”). Nó có sức lôi cuốn và nhắc nhở mọi người rằng ở đây “đái đươc không cấm” (các bác thử đọc ngược từng chữ một của câu “cấm không được đái” từ phải qua trái xem sao?!)
Quang cảnh “đái đường” mới thật là một bản bi hài kịch dài không bao giờ hạ màn. Lần về thăm lại Sài gòn gần đây, nhà cháu chứng kiến cảnh một thanh niên ăn mặc khá bảnh bao, áo bỏ trong quần hẳn hoi, cầm tay đào đi dung dăng dung dẻ trên hè phố rất mùi mẫn. Bổng nhiên anh ta quay qua nói với cô bồ câu gì đó (nhà cháu đóan non đoán già là “Anh mắc… quá! Chờ chút xíu để anh…”). Thế là anh ta để cô đào đứng tuỗn ra ở bên lề đường; anh ta quay buớc vào bức tường gần đó rồi thong thả xả bình tự nhiên như con “kiki” của nhà cháu lúc nó buồn tình đi vòng vòng “marking territory” chơi chung

quanh xóm vậy. Sau khi đóng nút quần xong xuôi, anh chàng ta đi trở ra cầm tay đào (yuck!) và dung dăng dung dẻ tiếp như không có chuyện gì xẩy ra! Hãi thật! Sao có thể như vậy được! Phải có người nào ở chung quanh đó nói lên một tiếng chứ! Hay ít nhất cô đào thơ mộng của anh ta dù không tiện nói cái gì nhưng cũng nên tạm thời không cho anh kép đẹp giai này cầm tay chứ! Trong một dịp khác được bạn bè chở ra Bình Triệu (ở ngọai ô Sàigòn) để ăn nhậu, nhà cháu thấy có một ông vào tuổi sồn sồn có vẻ bệ vệ của một đại gia (?) mặc “vét tông” lái xe ô tô rất “xịn,” đột ngột dừng xe lại bên lề đường, một tay vạch quần đái vào tường tỉnh bơ con sáo sậu; trong khi tay kia vẫn đang cầm điện thọai di động và miệng thì vẫn đang bi bô ra chỉ thị (qua điện thọai) cứ như đang “làm việc” ở văn phòng riêng!!! Việt Nam vào thời kỳ “đổi mới” có khác! Cũng còn may là các thành phố ở Việt Nam không có mùi phân chó; bởi vì chó không đủ cung cấp cho các tiệm nhậu. Dân nhậu nhìn thấy chó còn sống đi ngang qua mặt là đã thấy chẩy nước miếng rồi. Lấy đâu ra chó sút chuồng đi rong đái bậy, “marking territories?” Nếu có đi nữa thì đây là lọai chó chán sống; chỉ tổ bị hàng xóm lén đập đầu bắt cóc nấu rượu mận “chui” ngay tức thì! Thiệt tình, vào thời buổi “đổi mới,” “kinh tế thị trường,” “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ thấy có cán bộ và đảng viên CS là sống phè phỡn. Còn lại, đến chó cũng phải hồi hộp khó sống, nói chi đến thường dân khố rách áo ôm!

Dân số Việt Nam càng lúc càng tăng nhanh, vấn đề đái bậy mỗi ngày sẽ càng trầm trọng hơn. Xin các bác các thím có thẩm quyền, có quyền cao chức rộng ở Việt Nam hãy ra lệnh cho tạm giảm bớt các chương trình hoa mỹ tuyển lựa “ca sĩ,” “hoa hậu…,” “kỷ niệm chiến thắng…” giảm xây cất (hay đập bỏ bớt đi!) các tượng đài kỷ niệm vô tích sự hao tổn công qũy và bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề thực tế sát với đời sống hàng ngày của dân ngu khu đen như đái đường, xả rác, cống rãnh, giao thông “ùn tắc…” Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì đợi đến lúc nào? Không lẽ các bác lãnh đạo đợi dịp để bán cái cho Việt kiều yêu nước hay con cháu của các bác học tốt nghiệp xong từ các đại học ở Mỹ, Úc, Pháp…

Tóm lại, “nhà xí công cộng” thực sự là cái thuớc để đo sự trưởng thành của một dân tộc. Dân chúng không cần các  tượng đài hùng vĩ mà cần các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ chẳng riêng cho người bình thường mà cả trẻ em, người già và ngưới tàn tật cũng có thể xử dụng được.
   Ở đó nhân viên của nhà vệ sinh được dùng không phải là để ngồi trước cửa thâu tiền; mà lo dọn dẹp cho sạch sẽ bên trong. Hay là nhà cháu mạo muội đề nghị là nhà nước ta nên xúc tiến ngay một chương trình xây cất hàng lọat các nhà xí công cộng miển phí trong nước đồng thời người dân nào đến sử dụng (thay vì phải đi đái đường) còn được phát một món quà nhỏ tượng trưng - chẳng hạn như được tặng miễn phí một ổ bánh mì thịt sau mỗi lần thăm viếng! Nếu đất nước đạt được cái “chỉ tiêu” đó thì thiên đường chắc cũng chỉ đến thế thôi!

Trần Văn Giang



Back to top
« Last Edit: 14. May 2011 , 05:16 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #41 - 19. May 2011 , 02:45
 
CON ĐƯỜNG ĐÌ ĐẾN MỘT NỀN DÂN CHŨ PHÁP TRỊ
Người Việt Thầm Lặng .

Non nước đang hồi vận bĩ cùng cực , nạn phong kiến quân chủ mới thực sự chấm dứt , thì nạn độc tài quân phiệt xảy đến , ngay từ miền bắc , ngay từ miền nam Việt Nam , dù có được mệnh danh là gì , thì đó củng chỉ là danh nghiả , hay chiêu bài , nếu không muốn nói là cái vỏ bọc bên ngoài , ở miền nam dưới thời đệ nhất Cộng Hoà, và kế tiếp theo là Đệ nhị Cộng Hoà, chính quyền vưà tham nhũng vưà tối nát , được lực lượng cảnh sát , và quân đội bão vệ , chỉ là chế độ quân phiệt với sự đồng loã và tiếp sức cuả giới Tài phiệt quốc tế . Miền  Bắc Việt Nam do đãng cộng sãn lãnh đạo kềm kẹp nhân dân , dưới chiêu bài giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước VN , nhưng kỳ thực đó là chế độc quân phiệt toàn trị , Cả hai miền đều giống nhau về bản chất , Điều nầy có lẻ là điều khó hiểu đói với người dân Việt Nam , nhưng theo thiển ý cuả người viết , không có gì gọi là khó hiểu , chẳng qua đây chính là buổi giao thời mà thôi , giao thời không phải là thay đổi từ chế độ nầy sang chế độ khác , thay đổi từ quân chủ chuyên chế  biến đổi qua độc tài quân phiệt , mà thực ra đó là sự chuyển tiếp thay đổi từ cục diện naỳ qua cục diện khác . Như năm xưa vào năm Giáp Tý 1864 , khi Hãi quân Pháp Tấn công Cưả biển Vũng Tàu . Đó là thời kỳ Nền văn minh Âu Châu tiếp cận với nền văn minh cuả Á châu . Người Viết gọi đây là Cơ Trời Và Vận Mệnh Cuả Dân Tộc Việt Nam . Sau cuộc chiến Việt Pháp , từ năm 1864 kéo dài đến ngày ký kết Hiệp Định ngừng bắn tại Genève  Ngày 20 / 07 / 1954 , đến đó mới chỉ là chấm dứt một giai đoạn , sau đó là thế lực cuả Hoa kỳ , từ sau 1954 , cho đến năm 1965 khi mà 500000 quân nhân Mỹ đỗ bộ lên  bờ biển Đà Nẵng , để rồi cuộc chiến phải chấm dứt vào năm 1973 . Nhưng chỉ giưả Mỹ ( rút quân trong danh dự ) và Hà Nội , Trở lại miền nam từ sau ngày Đức Quốc Trưỡng Bão Đại bị truất phế ngang nhiên , thể chế Cộng Hoà được thành lập , Đó là thể chế hoàn toàn mới mẽ và xa lạ đối với người dân miền Nam Việt Nam . Khi cơ trời đã chuyển xoay , thì dù có muốn hay không muốn , thì người dân vẩn phải chấp nhận , mà không sao làm ngược lại được . Từ ngày tiến về phương Nam để mở mang bờ cổi , Người dân Miền Nam Việt nam đâu có hèn nhát , đâu có lười biếng , họ thưà thông minh tự sắp đặt thể chế hành chánh khác hơn thể chế quân chủ ở miền Trung dưới thời kỳ Nhà Nguyễn . Miền Nam Việt Nam do Phong Thỗ và môi trường đặc biệt , điều kiện sống có phần được thiên nhiên ưu đãi , nên  phong tục tập quán cuà người dân miến Nam Bộ có phần khác biệt và cỡi mở hơn đời sống cuả người dân miên Trung và người dân miền Bắc Việt Nam . Người viết bài nầy , không cố tình kỳ thị hay gieo tư tưởng phân biệt hai miền Nam Và Bắc Việt Nam .
Khi mà chúng ta đặt ra vấn nạn về đất nước , thì chúng ta mới có thể cùng nhau thão luận về hiện tình cuả đất nước , chỉ có dân tình hai miền Nam và Bắc , là nạn nhân một cổ hai tròng . Bây giờ hảy can đảm tách rời những thành phần cặn bã cuả hai chế độ ( tức là nhửng con người quen  nhận bỗng lộc cuả hai chế độ , không bênh vực bên nầy thì củng bênh vực bên kia , với luận điệu cực đoan cuồng tín như nhau , về bản chất , Như ngày hôm nay , tại Mỹ có người còn manh tâm lập nên đài kỹ niệm  một cá nhân từng bị kết án là độc tài , khi mà chế độ nuôi dưởng đám chó săn mật vụ , giết người , lập ra những trại giam như P 42 ; có người là cộng sãn , còn lại có người bị giam cầm vì từ chối đóng tiền cho chế độ , những thành phần mật vụ đã giết oan uổng bao nhiêu người , con số đó không ai thống kê được ???? Người dân miền nam chỉ biết giử im lặng , họ là đám đông thầm lặng . Người dân Việt Nam vưà thoát khỏi cái nạn nầy , lại vương vào cái nạn khác , có bao giờ người dân hai miền nam bắc được tự do chọn lưạ cuộc sống , được tự do chọn lưạ thể chế theo ý của họ ? Họ đâu có cần bất kỳ một thứ chủ thuyết lai căng nào . Các Chính Đảng quốc gia một thời lại mượn hình thức đảng kỳ cuả Quốc Dân Đảng Tàu làm đãng kỳ ????? Tại sao , do đâu , chúng ta người Việt nam mở nước dựng nước , đến ngày quốc phá gia vong lại nghèo nàn không còn sáng kiến gì nưả ???
Ngay cả đảng cộng sãn Việt Nam lại mượn đảng kỳ cuả Tàu , cái màu cờ đõ sao vàng đâu phải cờ cuả nước Việt Nam , Khi mà sáng kiến không còn , khi mà người lãnh tụ đãng chỉ vay mượn ý tưởng cuà người , thì làm sao lãnh đạo được dân chúng . Hiện thời các chính đãng có tiếng tăm năm xưa , nếu có tồn tại , thì không thể lãnh đạo được dân chúng dể dàng , Hết rồi cái thời ăn hại đái nát mà đói ngồi trên đâu trên cổ dân chúng , khi mà chế độ cộng sãn sụp đổ , thề chế mới ở Vn sẻ là đa nguyên  đa đãng , mọi đảng chính trị đều bình đãng như nhau trước pháp luật . Thời nay , muốn lãnh đạo được người khác ; mình cần phải chứng tỏ là mình có khả năng có tài năng hơn người . Dân Việt Nam hết rồi thời  dốt nát cắm đầu cắm cổ nhắm mắt đi theo nhà lảnh tụ ngu si , cực đoan cuồng tín ;
Thời kỳ sắp đên sè là thời kỳ đất nước mở ra kỷ nguyên  mới  . Ước nguyên  và tiếng nói cuả dân chúng  có giá trị  , nhân phẩm con người phải được tôn trọng . Chúng ta có cho phép những ai manh tâm cỡi đầu cởi cổ nưả hay không ??? Một thể chế DÂN CHŨ XẢ HỘI toàn diện và triệt để , tất cả mọi công dân đều phải được đối xử bình đẵng trước pháp luật .
Một Ngày Muà hạ Năm 2011

Người Việt Trầm Lặng . 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #42 - 04. Jul 2011 , 22:20
 


Cho người này gợi nhớ thương người kia


...


Lâu rồi cứ mải miết chuyện Hoàng Sa- Trường Sa, chẳng ghé được qua nhà chị Dương Hà. Hôm nay rảnh mò tới nhà chị, nghe kể chuyện anh Vũ bị giam chung với hai tên tù hình sự, tình trạng anh Vũ yếu, thể chất suy do bị  bệnh tim. Nhưng tinh thần anh mạnh mẽ, vẫn tin tưởng rằng những việc làm của mình là vì đất nước, hoàn toàn có công chứ không có tội. Trước sau những việc làm của anh sẽ được sáng tỏ rõ ràng.

Anh Vũ trong tù luôn tin như vậy, thế nhưng bên ngoài '' người lạ'' lại đi lọ mọ đi phao tin anh về những chuyện cá nhân , xử sự thế này, thế kia với người này, người nọ. Toàn chuyện không hề có thật, nhưng chán cái kiểu cần mẫn đi từng nhà để rủ rỉ như vậy đúng là làm ăn theo kiểu '' trăm bó đuốc vớ được con ếch''. Đánh đằng báo chí như Quý Thanh không ăn thua, giờ chơi trò thủ công đánh tỉa vậy. Làm ăn kiểu đó thì bảo sao giáo sư Châu không chế là '' làm xấu hổ thể diện...'' được.

Ngồi uống trà nói chuyện, bỗng nhà hàng xóm mở nhạc không lời, loại nhạc tiền chiến bài Thu Quyến Rũ. Chị Hà ngưng lời dỏng tai nghe, lát sau rớm nước mắt nói.

- Cứ nghe nhạc này lại nhớ anh Vũ, ở nhà anh hay nghe nhạc loại này lắm.

Rồi loanh quanh, chị nhắc đến bài viết của mình về ông Lộc Vàng. Chị bảo

- Hay là rảnh, chị và em đến ông đó đi, chị nghe về ông ý cũng thương tâm quá.

Hai chị em cơm bụi xong, đến quán Lộc Vàng. Quán vắng teo, sơ sài mái lá, bàn ghế tre, ông chủ quán đang ngồi ngả người trên ghế vẻ ưu tư, mệt mỏi. Trước mặt là bao thuốc với ấm trà. Hình như ông đang suy tư chuyện gì đó không vui lắm.

Ông Lộc Vàng khách sáo mãi , dường như cảnh giác là thói quen của những người từng là nạn nhân trong nhà tù chế độ ưu việt của ta. Nhưng biết chị Hà là vợ anh Vũ, ông ồ lên rồi nói chuyện khác hẳn. Ông kể về nỗi oan khuất mà ông đã phải chịu đến chục năm tù, chỉ vì những bài hát vô hại, người ta quy ông là  hát nhạc của bọn đế quốc, thực dân. Ông vào trại tù họ lập đội văn nghệ của trại, bảo ông tham gia, ông nhất định không tham gia. Cho dù ở đội văn nghệ nhàn nhã, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Chỉ hát hò, tập dượt rồi đến ngày lễ lạt, chào mừng, tuyên dương này nọ hát dăm bài, thế nhưng ông Lộc Vàng đi vác gạch chứ không vào đội ấy.

Sao mà lại tù chứ ? ông Lộc Vàng hỏi đầy u uất. Giờ người ta hát nhạc đó đầy, ti vi phát đầy, cả nước hát đầy. Sao lại bắt tù cơ chứ.? Rõ là tôi bị oan.


...


Ông nghẹn giọng, rồi ông òa khóc. Ông kể về vợ ông lúc ông bị bắt đi tù, vợ ông làm ở đoàn nghệ thuật. Trưởng đoàn nói xấu về ông, vợ ông mắng lại, rồi bỏ làm ngay tức khắc. Về nhà đi ra đường bán hàng rong, một gánh bún đậu, nón lá như bao người bán hàng rong lam lũ khác, rảo đôi quang gánh trên các phố phường. Chắt bóp nuôi con, nuôi chồng đằng đẵng cả chục năm. Ai biết được người phụ nữ trẻ bán bún đậu rong ấy mới hôm nào đó là ca sĩ của một đoàn nghệ thuật, có tem phiếu, chế độ, đãi ngộ mà khối người mơ ước.


...


Câu chuyện của người đàn ông bị đi tù oan khuất kể trong tiếng nấc nghẹn ngào nước mắt. Tôi chưa bao giờ chứng kiến được người đàn ông nào rơi lệ khi nhắc đến vợ mình với vẻ đầy biết ơn, đầy yêu thương như vậy. Những lời kể về năm tháng đọa đầy trong tù ngục mà ông đã chịu chỉ để minh họa cho nỗi khổ đau, vất vả mà người phụ nữ chung thủy giơ đôi vai gầy yếu san sẻ cùng ông.

Tôi cúi xuống xoa mặt mình, tôi nhớ đến mẹ tôi và gánh hàng rong của mẹ trong những năm bố tôi ở tù. Lúc tôi ngẩng lên thấy chị Hà đang dàn dụa nước mắt, chị sụt sịt lấy túi giấy lau dòng lệ.

Thật không biết nói thế nào, ông trời thật trớ trêu. Người phụ nữ đang có chồng oan khuất trong tù, hàng ngày lo lắng, nhớ thương cho chồng quên cả bản thân mình, bỗng lại được nghe một người đàn ông khác cũng từng bị oan khuất trong tù kể về nỗi niềm thương xót người vợ của mình ở nhà tần tảo, lo toan. Cảm xúc dồn nén bật ra trong tiếng nức nở và nước mắt.

Chia tay ông chủ quán Lộc Vàng, trong đầu tôi vang vẳng lời trong nhạc phẩm Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người nhạc sĩ cũng từng đi tù cải tạo 10 năm.

-...cho người này gợi nhớ thương người kia...

Sao mà đắng cay quá bác Nguyễn Văn Đông ơi, ông Lộc Vàng gợi niềm đau xót cho chị Dương Hà, hay chị Dương Hà gợi niềm đau xót dĩ vãng trở lại trong ông?


Người Buôn Gió



Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI : HẬU QUẢ SAU NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
Reply #43 - 27. Nov 2011 , 01:44
 
    HẬU QUẢ  SAU NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC .

Hiện nay trên khắp thế giới , nhất là tại một số quốc gia , nơi mà người dân đã từng bị cai trị một cách độc tài , độc đoán như Trung Đông . Sau khi chính quyến độc tài bị lật đổ . Những hệ luỵ vẫn còn tồn tại , Thứ nhất tại các xứ sở đó , người dân quen sống theo mệnh lệnh xuất phát từ tôn giáo và tín ngưỡng . Trí óc người dân đã bị tê liệt , không còn sáng kiến nữa , Khi con người bị quen lệ thuộc vào tín ngưỡng , nhất là Hồi Giáo cực đoan cuồng tín , bản chất của Hồi giáo cực đoan cuồng tín , chính là hình thức của phong kiến quân phiệt  vấn đề còn tồn tại thể hiện qua sự tự do chọn lựa thái độ và hành động ,  tham gia công khai vào hoạt động chính trị của xứ sở . Người dân thành thị tương đối hấp thụ nhanh hơn người dân ở miền quê, người trí thức và có kiến thức rộng rãi lại hiểu biết và chấp nhận mau hơn .

Do đó chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ sau thời kỳ những quốc gia Đông Âu theo cộng sản sụp đổ  , và hiện thời xảy ra ở Trung đông . Hiện tại đã có dấu hiệu cho thấy đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải sụp đổ , trong một thời gian rất gần . Sự phân hóa trong nội bộ đảng cộng sản VN , các phong trào chống đối lan dần trong dân chúng , diễn ra khằp ba miền đất nước .

Bởi thế nên chúng ta có thể dự liệu về ba thời kỳ . Trước khi VN xảy ra biến loạn , trong lúc biến loạn , và sau đó thể chế chính trị thay đổi sau khi đảng cộng sản tan rã , và chính quyền
sụp đổ , Vấn đề còn lại sau đó sẻ như thế nào , một viễn  ảnh không sáng sủa hơn , khi Tập thể Người Việt Quốc Gia ở ngoại quốc chưa chuẩn  bị , vì đã quen với nếp suy nghĩ phòng thủ thụ động từ bao đời , Khi đã đặt  câu hỏi , tức thị đã có lời giãi đáp . Trước khi đi vào
hoạt động , hành động , ta phải đặt vấn đề từ trong tư tưởng  , ngày xưa gọi là đả thông tư tưởng , chính tư tưởng mới là yếu tố thúc đẩy  hành động Ngay từ lần vừa qua ,sự kiện chợ Géant khu quận 13 thủ đô Paris , khi đối phương treo cờ đỏ sao vàng lên , phe ta mới biết , và
phản ứng cấp thời ;  rõ  ràng là ta thiếu tổ chức tình báo chiến thuật . trong chiến tranh , ta cần nên có tình báo , thiếu tình báo thì không thể chiến thắng được .

Hai sự chuyển  biến quan trong vào thời kỳ 1990 ở đông Âu , và năm 2011 ở Trung đông , đã cho chúng ta kinh nghiệm . vậy thì ngay từ bây giờ tập thể  người Việt Quốc Gia tại ngoại quốc nghĩ gì? làm gì ? Xin dành phần giải đáp cho những bậc cao kiến hơn .

Paris Tiết đông năm 2011 .

Lam Sơn họ lê

http// :mattraquocgia.wordpress.com/ mattranquocgia2011@gmail.com

Bài tiếp theo "


HẬU QUẢ  SAU NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC

Tiếp theo sau bài viết nói trên , Người viết chân thành đón nhận tất cả ý kiến , dù tốt hay xấu , chấp thuận hay phản đối ; người viết sẳn sàng chấp nhận .Người viết xin trình bày thêm , rằng bài viết chĩ là một viển kiến , là giã thuyết , nhưng dù sao đi nửa , vấn đề đảng cộng sản và chính quyền cộng sản sẻ sụp đổ là điều phải xãy ra , không thể có một thứ chính quyền nào có thể dùng quyền lực để đày đọa dân tộc mãi mãi

Bài viết trên đây không phải là được viết từ thiên kiến chủ quan ,mà chính bản thân người viết đã suy nghỉ chín chắn , theo cái lý lẽ bình thường . Bỡi lẽ , đảng cộng sản và chế độ đương quyền , cai trị theo thiên kiến chủ quan , khi nghỉ rằng toàn dân ưa thích chủ nghĩa cộng sản và yêu thích thần tượng Hồ chí Minh , người viết thách thức đảng cộng sản VN dám cả gan tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý , về ý kiến của dân chúng nghỉ và chấp nhận hay bất tín nhiệm " mà không bỏ tù bất cứ ai dám lên tiếng , nói ra sự thật theo ý riêng của mình hay không ?? ai yêu  thích chủ nghĩa cộng sản và yêu thích thần tượng Hồ chí Minh ????? khi mình nói ra điều gì mà người nghe bị bắt buộc phải nghe , khi người nghe im lặng , thì đừng có tưởng rằng người ta im lặng tức là đồng tình đồng ý với mình . Sự im lặng vì sợ hãi , vì muốn khỏi bị bắt bỏ tù " vì tội danh phát ngôn bừa bãi ; Hiện tại người dân VN giử im lặng không có ý kiến , và tìm cách xoay sở để sinh sống , để tồn tại , miễn là mình không bị bắt bỏ tù mà thôi . Vì suy tư theo lý tự nhiên " đương nhiên " cho nên người viết đưa ra ba thời kỳ , hay ba giai đoạn :
Giai đoạn 1/ trước khi đảng cộng sản rối loạn " khi cuộc tổng biễu tình , toàn dân xuống đường " Giai đoạn 2/ trong khi cuộc biến loạn xãy đến " vì bất cứ lý do " có thế do đão chính " , tình hình đất nước vô chủ , đảng cộng sản tan rã , chính thể sụp đỗ .Giai đoạn 3/ giai đoạn sau khi chính quyền cộng sản sụp đổ ? tình trạng hổn loạn vô chính phủ , trộm cắp cướp của , giết người do oán thù cá nhân , lợi dụng cơ hội hỗn loạn để gây ra tội ác . Giai đoạn 4/ Chính phủ  lâm thời chấp chính ban hánh quân luật tái lập trật tự an ninh .

Giai đoạn 1/ là giai đoạn ít nguy hiểm nhất , là vì chính quyền còn tồn tại , còn có lực lượng giử an ninh . Giai đoạn 3 là giai đoạn ngắn , nhưng đó là giai đoạn gian nan nhất . Khi người viết đưa bài viết " HẬU QUẢ  SAU NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC " , đó là có ý muốn đưa ra viển kiến về các sự kiện có khả năng xảy ra trên đất nước VN . người viết mong người trong cuộc và tất cả dân chúng ( bài viết nầy có thể đã được đồng bào ở quốc nội xem qua ) ; mong rằng mọi tầng lớp đồng bào quan tâm đến , chớ đừng nên thờ ơ , lãnh đạm , cứ nghỉ rằng mặc ai làm gì thì làm , miễn là mình bình an vô sự thì thôi , Đừng tránh né sự thật hiên nhiên , chẳng những chúng ta nghỉ và bàn , mà còn phải xoắn tay áo tham gia vào việc giử gìn trật tự an ninh , trong thời kỳ hỗn loạn , và sau đó đóng góp vào công cuộc tái tạo lại cuộc sống yên vui cho mình , cho gia đình , cho  quốc dân đồng bào , Làm được điều khó trong thời khó , tức thị chúng ta đã tự thể hiện về tinh thần làm chủ đất nước .

Chúng ta cần nên biết , việc gì làm trước ta làm trước , việc gì làm về sau thi về sau hẵn làm , Người có đầu óc và có chí hướng làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ , thì cần nên có khã năng tiên liệu nhìn sâu , thấy xa , Tai nghe thật thính , nghe được sự xãy ra ngoài ngàn dậm , mắt nhìn thấy sự kiện từ thật xa , Gọi là mắt sáng , tai thính gọi là nghe suốt  , Tai thính để nghe được tiếng nhân dân oán than , mắt sáng để nhìn thấy sự đau khổ của đồng bào .

Trong khi đang biến loạn ta chưa bàn chuyện trị loạn , mà lại bàn chuyện viễn vong như lập chính phủ , lập quốc hội , đây là công việc trong thời bình , khi tình hình đã vãn hồi an ninh trật tự . Đừng có đặt cái cày đứng trước con trâu .

  Chúng ta không nên mất thời gian để tranh cãi về việc chính quyền cộng sản có sụp đổ hay không ( có thể có ý kiến của những người cán bộ đảng viên đảng cộng sản cố biện luận)  " lập luận của họ nnhư con vẹt , hay cái máy nói " mà thôi . Bài học ngày 30/4/1975 còn đó , ngày đó những thành phần chóp bu của chính quyền nam Việt nam đều biết rỏ thế mất nước đã quá rõ . chỉ có điều thiên hạ dối trên lừa dưới . Nếu bậc chính nhân quân tử trị quốc , thị họ đã nói thật với quốc dân đồng bào , để cả nước với Lòng yêu Nước và Tinh Thần Quốc Gia sẵn có , sẽ đứng lên kháng cự lại giặc cộng sản phương bắc Toàn thể quân dân miền nam không bị hy sinh oan uỗng . Thay vì đã có thể đánh giặc không cần súng Tây , đạn Mỹ . Bỡi thế nên ta thấy khi người cai trị đất nước với tâm địa bất chính , thì đất nước và dân tộc sẻ lâm vào cãnh lầm than cơ cực .

Hạ tầng cơ sỡ cần được vững vàng rồi sau mới đến thượng tầng cấu trúc chính trị . Lời xưa nói " Dân Vi Quý , Quân Vi Khinh ..Thứ chi xã tắc . Vì tính cách cấp thời , nên bài viết nầy được đưa lên trước bài : XEM BINH THƯ , BÀN VIỄC NƯỚC .

Paris , Một ngày mùa đông năm 2011
Lam Sơn họ Lê
Back to top
« Last Edit: 17. Feb 2017 , 17:13 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI NHỮNG MẪU CHUYỆN NGẮN
Reply #44 - 15. Jun 2012 , 14:04
 
NHỮNG NỖI BUỒN

Khuyết Danh

1.      NHỮNG MẪU CHUYỆN NGẮN
2.      
3.      1- Nồi cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù . Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần .Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào ,trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được thả, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.

 
2- Tình đầu
Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình. Nàng chu mỏ: học trò ,nhỏ xíu, bày đặt.
Hai mươi hai ,Thiếu úy Sư Đoàn 18 ,về phép đến thăm ,nàng lạnh lùng: Sợ làm góa phụ lắm.
Hai mươi sáu, Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn, xin bỏ trầu cau Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau. Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau , lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình. Nàng thẳng thừng: Già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.
 

3- Hai chị em
Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quýt Hân, chị nhường. Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới. Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn. Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên .Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…
 

4- Trả hiếu
Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì .Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột. Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan ,Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…

 
5- Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh ,học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm. Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi. Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm. Duy chống nạng ra ngồi trước hiên ,châm điếu thuốc. Thẩm quyền ! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…
 

6- Chồng xa
Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu .Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia đình để chị lo. Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn. Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha. Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc.Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò . Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến
nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử… Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi …
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra