Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐẤT NƯỚC TÔI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra
ĐẤT NƯỚC TÔI (Read 13041 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #45 - 02. Jul 2012 , 21:47
 
HÃY NỔI GIẬN !
’ ‘Indignez-vous!’ hay hiện tượng Hessel ở Pháp.
Tại sao vẫn chưa có « Cách Mạng Mùa Xuân » ở VN ?


Từ Thức

Một hiện tượng bất ngờ trong sinh hoạt văn hoá ở nước Pháp : một cuốn sách mỏng của của Stéphane HESSEL, ‘Indignez-vous!’(Hãy phẫn nộ!) dự tính bán vài trăm bản, đã phá kỷlục ấn hành : trên bốn triệu cuốn và tiếp tục gây tranh luận sôi nổi. Tác giả, một ông già 93 tuổi, hô hào mọi người hãy nổi giận, hãy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những lộng hành của giới thống trị, tài chính hay chính trị đang đè nặng lênđầu mỗi người.


Nổi giận, theo Hessel, là điều kiện tối cần để con người còn là con người, để xã hội khỏi phá sản. Hãy dẹp thói an phận thủ thường, thụ động, hãy đứng dậy cầm vận mệnh mình trong tay ! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi vì anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trởthành, hay tiếp tục, là người có nhân phẩm và một quốc gia không trở thành một quốc gia chết.

Người Việt có , -hay còn - khảnăng phẫn nộ hay không là câu hỏi và vài suy nghĩ vụn vặt trong bài này. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân Việt không đủ mạnh là một trong những lý do tại sao Việt Nam vẫn chưa có biến chuyển lớn như ở TrungĐông hay Bắc Phi ?

NHU CẦU PHẪN NỘ

Cuốn sách mỏng của S.Hessel, do một nhà xuất bản bỏ túi, Indigènes, ở Montpellier, miền Nam nước Pháp (trong khi sinh hoạt văn hóa tập trung ởParis), không một dòng quảng cáo, mới đầu bán ở những tiệm sách tỉnh lẻ, dần dần nhờ truyền miệng, trởthành một hiện tượng văn hoá xã hội, được dịch trên 30 thứ tiếng.
Hessel từ chối nhận bản quyền, và nhà xuất bản hứa sẽ dùng số tiền bán sách đểin những tác phẩm có thể giúp cải thiện xã hội.

Những tay nhà nghề trong giới ấn loát lắc đầu chịu thua : cuốn sách đứng đầu các danh sách best sellers từ gần một năm nay không phải là tác phẩm của những nhà văn ăn khách như Houellebecq, Jardin, Delerm, không phải là tiểu sử tài tử show biz, không phải sách dạy cách ăn uống cho khỏi mập, không phải là một chuyện tình ướt át, hay một tiết lộ động trời, thật hay bịa, không nói về cuộc đời tình ái náo nhiệt của DSK. Đó là cuốn sách rất khô khan của một ông già gần trăm tuổi hô hào dân chúng nổi giận, hô hào thanh niên đừng thụ động như những ông cụnon.

Hessel không phải là triết gia, không phải là nhà văn, cuốn sách rất mỏng của ông không phải là một tác phẩm lớn, nhưng cuốn“Indignez-vous” bán chạy như bánh mì, vì nó đáp ứng một nhu cầu người ta tưởng là thứ yếu : nhu cầu phẫn nộ .

Người ta mua tặng quà cho nhau nhân ngày Giáng sinh, ngày sinh nhật, trong đó nhiều người chưa hề mua, chưa từng mở một cuốn sách. Những phong trào phẫn nộ (les indignés) đã lan sang nhiều nước Âu Châu, như Hy Lạp, Tây Ban Nha (les indignalos) , hay phong trào Occupy Wall Street ở New-York, trước cửa những ngân hàng thủ phạm của cuộc khủng hoảng kinh tế làm thế giớiđiêu đứng.

Hessel là người suốt đời nổi giận. Sinh năm 1917 ở Đức, gốc Do Thái, quốc tịch Pháp đã tham gia kháng chiến chống phát xítĐức. Bị bắt giam ở nhà tù phát xít nổi tiếng Buchwall, bị kết án tử hình, ông tráo căn cước của một người tù vừa chết bị án nhẹ hơn và vượt ngục. Sau chiến tranh, ông trở thành đại sứcủa Pháp ở Liên Hiệp Quốc và tham dự việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Về hưu, ông già Hessel là một khuôn mặt quen thuộc trong những cuộc biểu tình cho nhân quyền, biểu tình bênh vực người di dân, bênh vực Palestine mặc dầu ông gốc Do Thái. Ở đâu có phẫn nộ,có bất công, ở đó có ông già Hessel.

Sau khi cuốnIndignez-vous !trở thành một hiện tương xã hội, người ta trách tác giả chỉ xúi thiên hạ nổi giận mà không có đề nghịgì cụ thể, Hessel viết một cuốn sách mỏng khác : Engagez-vous (2) (Hãy tham gia hànhđộng!), trong đó ông đề nghị tranh đấu đòi thành lập Tổ chức Thế giới về môi sinh, và một Chính phủ toàn cầu (gouvernement mondial). Một mơ ước hão huyền ( utopie )? Tất cả những thay đổi lớn trong lịch sử, theo Hessel, đều là những utopiekhi khởi sự.

Cuốn thứ ba, le Chemin de l’Espérence(Con đường của hy vọng) (3), viết chung với nhà xã hội học hàng đầu của Pháp, Edgar Morin, trong đó hai ông già, tổng cộng 184 tuổi vạch ra con đường hy vọng để điđến một tương lai tốt đẹp hơn.

IL FAUT VIVRE INDIGNE

Hessel nối tiếp truyền thống của trí thức Zola, Camus. Emile Zola viết : Il faut vivreindigné !(phải sống phẫn nộ). Từ Zola, trí thức đích thưc là trí thức tham dự sinh hoạt xã hội, chính trị để cải thiện xã hội, không phải chỉ là những người có kiến thức. Ở Việt Nam, ngay cả kiến thức cũng không cần thiết. Trí thức chỉ cần có bằng cấp. Học gạo, học tủ, chong đèn học thuộc lòng, có xong cái bằng là trởthành trí thức, là khuôn vàng thước ngọc. Có bằng vừa vừa là trí thức vừa vừa, có bằng to hơn là đại trí thức… Trí thức vừa vừa được kính trọng vừa vừa, đại trí thức được kính cẩn tối đa.

Albert Camus nói trí thức cũng như mọi người, hơn mọi người chính bởi vì anh là trí thức, phải ghé vai gánh vác như mọi người, phải đổ mồ hôi chèo thuyền như mọi người. Khác hẳn hình ảnh trí thức ‘võng anh đi trước, võng nàng theo sau’ của người VN, có cái bằng bỏ túi là vinh hiển suốt đời, phó mặc chuyện đời cho thiên hạ.

Cuốn sách của Hessel ra đời trước khi cách mạng hoa lài bùng nổ ở Tunisie, mở đầu cho ‘mùa Xuân Ả Rập’ đang quét sạch những chế độ độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông. Cùng một lúc, từ Đông sang Tây, thế giới đang chuyển mình, đang tìm một hướng đi mới. Đã tìm ra lối ra chưa, đã thoát khỏiđường hầm chưa là chuyện khác. Bước đầu là ý thức mình có quyền phẫn nộ, có bổn phận phẫn nộ, và sựphẫn nộ có thể thay đổi thời cuộc, có thể và đã lật đổ những chế độ độc tài đã ngự trị từ lâu và tưởng sẽ ngự trị mãi mãi, như ở Ai Cập, Tunisie, Lybie.

Trước đó vài tuần, ai dám tưởng tương Moubarak sẽ bị kết án khổ sai chung thân, ông Ali phải cuốn gói bỏ của chạy lấy người, Khadafi bị bắn chết . Trước đó vài tuần, họ nắm toàn quyền sinh sát, nắm quân đội, cảnh sát, hành pháp, lập pháp, tư pháp, nắm trọn kinh tế, tài chánh trong tay. Cái gì đã quét sạch tất cả: sự phẫn nộ của quần chúng, của những người hàng ngày chỉ biết an phận, cúi đầu .

Các chế độ độc tài không mạnh như người ta tưởng. Chỉ cần sự phẫn nộ của người dân, các lãnh tụ độc tài Trung Đông, Bắc Phi, một sớm một chiều, đã trở thành những con hổ giấy.

TỪ MIẾN ĐIỆN TỚI VN

Tại sao có cách mạng ở TrungĐông, ở Miến Điện mà ở VN chưa có “cách mạng muà Xuân”, mặc dù đã hội tụ đủ mọi điều kiện : bếtắc chính trị, khủng hoảng kinh tế, sa đọa xã hội, và ghê gớm, khẩn cấp hơn nữa, hiểm họa mất nước?

Lấy thí dụ Miến Điện. Tại sao có thay đổi ở Miến Điện? Những yếu tố hiển nhiên: Miến Điện sẽ làm chủ tịch ASEAN 2014, tinh thần quốc gia gần như cực đoan của giới quân phiệt cầm quyền (độc tài, tham nhũng không thua ai, nhưng vẫn yêu nước) thấy hiểm họa Trung Cộng trước mắt. Giới quân phiệt muốn nhích lại với Tây phương, không thểkhông nhượng bộ, không thể tiếp tục giam tại gia bà Aung Suu Kyi, khuôn mặt khả ái, khả kính của nhân quyềnở Miến.

Rất nhiều người VN lên đường chống thực dân vì lòng ái quốc, nhưng đảng Cộng sảnđã đưa VN vào quỹ đạo Nga, Hoa, nhất là Hoa, ngày nay tập đoàn lãnh đạo bắt buộc phải bám vào Trung Cộngđể sống còn, để bảo vệ quyền lợi. Bi đát hơn nữa : có muốn ra khỏi quỹ đạo cũng quá trễ. Cái thòng lọng Tầu đã xiết chặt cổ.

Đó là những yếu tố chính trị.Yếu tố văn hoá : người VN không có truyền thống phản kháng. Văn hóa VN không phải là văn hóa phẫn nộ của Stéphane Hessel. Văn hoá VN là văn hóa “một sự nhịn, chín sự lành”. Cái văn hóa “tránh voi chẳng hổ mặt nào ” giúp con voi càng ngày càng thô bạo.

Cái thói quen chịu đựng, cộng thêm với văn hoá Khổng giáo, đúng hơn là Tống nho, coi vua là con trời, hơn cả cha mẹ, và “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, đã biến chúng ta thành những người thụ động.

Câu hỏi đặt ra : tại sao cách mạng ở Tunisie và Ai Cập mà vẫn không có biến chuyểnở VN. Hai dân tộc Tunisie và Ai Cập được coi là hai dân tộc thụ động nhất ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớmột buổi trò truyện với một số người Tunisiens sốngở Paris. Tất cả đều có bằng cấp cao, theo con mắt VN,đó là những nhà trí thức. Khi tôi hỏi về tình hình chính trị ở Tunisie, không ai trả lời, lảng sang truyện khác. Sau bữa ăn, khi mọi người ra về, còn lại một người, Ahmed , ông ta cho hay là chính trị xứ ông ta nát bét, dân chủ chỉ là trò bịp, tham nhũng khủng khiếp. Tại sao vừa rồi ông ta không nói gì? Ahmed cười, hơi ngượng, nếu anh nào phát biểu bừa bãi, sẽ có đứa báo cáo tòa đại sứ và hết về nước nghỉ hè. Hai tuần sau, Bouazizi tự thiêu, ngọn lửa phẫn nộ bùng lên, gia đình tổng thống Ali bỏ của chạy lấy người. Ngọn lửa phẫn nộ vượt biên giới, tràn sang Ai Cập và Lybie.

Tại sao những dân tộc được coi là thụ động có cái khả năng phẫn nộ dữ dội nhưvậy, mà ở VN chưa có? Có một hiện tượng tạm gọi là hội chứng (syndrôme) Algérie. Lửa cháy chung quanh, nhưng Algérie chưa động tĩnh gì, vì dân Algérien đã mệt nhoài, cả về thể xác lẫn tinh thần, chỉ muốn được yên thân. Sau khi dành độc lập khỏi tay thực dân Pháp,đất nước rơi vào tay độc tài , tập đoàn của những lãnh tụ kháng chiến cũ, những người kháng chiến vì lý tưởng độc lập, tự do,công bình, nhân ái, khi nắm quyền làm ngược lại, chứng minh công thức “quyền lựcđưa tới tham nhũng. Quyền lực tối đa, tham nhũng tốiđa”. Algérie giống VN một điểm nưã: lực lượng công an cảnh sát hữu hiệu. Ở Alger, sau biến cố Tunisie, nhà nước huy động 35.000 cảnh sát bao vây, giải tán 500 người biểu tình. Một ông phẫn nộ, 70 ông cớm!

Algérie có thêm một đại họa : khủng bố Hồi giáo đã gây kinh hoàng và làm tê liệtđất nước. VN (lạy Chúa, lạy Phật) không có khủng bốHồi giáo, nhưng có đại họa khác làm tiêu tan khả năng phẫn nộ: văn hoá chu di tam tộc. Người Cộng Sản đã khôi phục cái văn hóa của thời man rợ. Anh có tội - sợmất nước là một cái tội, khóc với dân là một cái tội, nghĩ và đòi quyền sống là một cái tội - không phải chỉ có anh lãnh hậu quả, mà cả gia đình vợ con, cha mẹ, gia đình anh bị liên lụy. Anh có can đảm cùng mình, có coi nhẹ tù đầy và cái quý nhất của con người là mạng sống, anh cũng bó thay khi nghĩ tới cái vạ sẽ đổ xuống đầu những người thân. Cái văn hóa chu di tam tộc nó man rợ nhưng hiệu quả. Hiệu quả bởi vì man rợ. Ai có thể tưởng tượng điều đó ở thế kỷ21?

Những kỹ thuật đàn áp ghê rợn, điển hình là cuộc Cải Cách Điền Địa đẫm máu, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, những Toà án Nhân dân (!) , những trại cải tạo sau 75, đã tiêu diệt tinh thần phẫn nộ của người Việt.

SỰ MÒN MỎI CỦA LÒNG TRẮC ẨN

Bà Aung San Suu Kyi, trong bài diễn văn cách đây ít ngày ở Oslo than phiền những đóng góp cho các chương trình nhân đạo càng ngày càng giảm bớt. Bà Kyi nói: sự giảm sút đóng góp là kết quả cuả “sựmòn mỏi cuả lòng trắc ẩn ”. Thế giới sẽ đi về đâu, xã hội sẽ đi về đâu nếu không còn lòng trắcẩn?

Người ta ngỡ ngàng trước cảnh một em bé bị xe nghiến trước sự dửng dưng của mọi người ở bên Tầu. Còn VN? Những chuyện tương tự xẩy ra hang ngày. Một thí dụ, trong những thí dụ : Một bà già bị xe cán, nằm ôm cái chân gẫy, rên rỉ. Nhiều người muốn can thiệp. Người lái xe xuống xe, quát: “Đ.M. Có biết ông là ai không?” Mọi người nín khe, bỏmặc bà già nằm rên rỉ. Người kểchuyện kết luận : chưa chắc gã lái xe là ông lớn hay con cháu ông lớn.

Cònđâu là lòng trắc ẩn? Không còn trắc ẩn, làm sao có phẫn nộ?
Đó chắc chắn là cái di sản ghê rợn nhất của những năm Cộng sản. Biến con người thành thành vô tâm, vô cảm. Bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để sống, thờ ơ trước bất công, lãnh đạm trước cái đau khổ của người khác.Những đổ vỡ về chính trị, về kinh tế có thểhàn gắn trong vài chục năm. Sự sa đoạ về con người, băng hoại văn hoá phải nhiều thế hệ mới hy vọng cứu vãn được. Nếu bắt tay cứu vãn trước khi quá trễ.Trước khi bị diệt vong.

THÁI ĐỘ XẤU NHẤT LÀ SỰ THỜ Ơ

Trong bối cảnhđó, phải khâm phục những người dám bày tỏ sự phẫn nộ cuả mình ở trong nước. Những người đấu tranh cho dân chủ, cho nhân quyền, những Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, những Hà sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế và rất nhiều người khác.

Phải khâm phục những người nông dân mất đất đã tay không đứng dậy. Phải khâm phục những giáo dân, Phật tử đã xả thân đòi tự do tín ngưỡng. Phải khâm phục những bloggers, những nhà báo, những nghệ sĩ đã có can đảm nói lên sự thực. Phải khâm phục những người đã tranh đấu cho công nhân, ở trong nước hay bị bán ra ngoại quốc.

Cái trở ngại cho họ không chắcđã là chính sách đàn áp của người cầm quyền. Cái trở ngại cho họ là sự thờ ơ, thụ động của người chung quanh. Nhiều người tiếc VN không có một người như Aung Suu Kyi. Nhưng nếu bà Kyi là người VN, có bao nhiêu người đứng sau lưng bà như dân Miến. Những Lê thị Công Nhân tranh đấu trong sự cô độc. Cái bản tính thờ ơ, cố chấp, nghi kỵ, ganh ghét của người Việt, ngay cả giữa những người hoạt động cho dân quyền ở VN, đã khiến chúng ta chưa có Aung San Suu Kyi hay Nelson Mandela.

Hessel viết “thái độ xấu nhất là sự thờ ơ” (la plus mauvaise attitude est l’indifférence) và nhắc câu nói của Jean Paul Sartre : mỗi người, với tư cách cá nhân, có trách nhiệm với xã hội ( vous êtes responsables en tant qu’individus).

Sự thờ ơ, với rất nhiều người Việt Nam, đã trở thành một đức tính, một tháiđộ khôn ngoan của những người từng trải. Người ta hãnh diện, khoe khoang cái túi khôn của mình và dè bỉu cái dại dột của người khác. Ở những nước tân tiến, những người dại dột, những người ăn cơm nhà vác ngà voi, là những tác nhân làm cho xã hội tốt đẹp hơn, công bình hơn, làm cho con người đối với nhau còn là con người.

Sống trong sự hoài nghi thường trực, với sự thờ ơ như một nhân sinh quan khả kính, với tính thụ động như một mục tiêu, lòng trắc ẩn mòn mỏi, với sự vắng bóng của phẫn nộ, bao giờ VN có cách mạng muà Xuân như ở Bắc Phi, Trung Đông, thayđổi chính trị như ở Miến Điện?

Stéphane Hessel nói nếu anh sống dửng dưng, hãy tìm một lý do để nổi giận. Lý do để nổi giận không hiếm: sự lộng hành của tài phiệt đã đưa tới khủng hoảng kinh tế, sựbất công xã hội càng ngày càng ghê rợn, môi trường bịphá hoại… Với người VN, khỏi cần tìm kiếm, những lý do để nổi dậy đếm không nổi : độc tài, nhân quyền, tự do bị chà đạp, nhân công bị bán ra nước ngoài,sống như nô lệ, phụ nữ bị gởi đi bán dâm kiếmăn, nông dân bị cướp đất, và hiểm hoạ đất nước sừng sững trước mắt.

VụHoàng Sa, Trường Sa đã gây phẫn uất trong mọi giới. Một cơn gió mới. Hy vọng sự phẫn nộ đó sẽ là động lực đưa đến thay đổi ở VN. Thay đổi hay mất nước. Thay đổi hay là chết.

TỪ THỨC
(Paris, Juin 2012)


( 1 ) INDIGNEZ VOUS. Stéphane Hessel. Ed Les Indigènes, Montpelliers, France. 2010. Phát hành: Harmonia Mundi. Bản tiếng Anh: Time For Outrage. Hardoven Editions.
( 2 ) Engagez-vous. Stéphane Hessel. Editions de l’Aube. France. 2011.
( 3 ) Le Chemin de l’Espérence. S.Hessel § Edgar Morin. Ed Fayard. Paris. France. 2011.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #46 - 05. Jul 2012 , 09:39
 
Mặc cho sống dưới 1 chế độ bạo tàn, vô nhân, bị nhồi sọ hơn 30 năm, dân Việt vẫn còn có những thiếu nữ vô cùng can đảm như thế nầy.
Hy vọng một ngày không xa nữa, mỗi ngày một đông hơn, dân Việt sẽ dành lại được quyền làm người để được sống thật sự như một con người:


Viết cho tháng Tư

Huỳnh Thục Vy

...
Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.

Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi  được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm….Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự….”

Dù chúng ta là ai,  đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự “nguy hiểm” của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện”, nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan… Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ “formidable” mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa “arousing fear”(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với “terrorise” (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là “khủng bố”. Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một “đối thủ ghê gớm” như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân,  và các “trận đánh” của đội Biệt động Sài Gòn như: “trận đánh” tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, “trận đánh” cư xá  Brinks…; và chưa kể đến  những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những “trận đánh” như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống….Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là “quân giải phóng”.

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người “nằm vùng” gọi là “trận đánh” gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu  trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ…. Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy “Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks”. Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là “trận đánh” sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những  kẻ “nguy hiểm”, “ghê gớm” .

Ngoài cái cách thể hiện “formidable” như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại !

Để rồi sau cái ngày “thống nhất” ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi;  là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về “công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng” vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người “có học” ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù…phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị…chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào “mục đích biện minh cho phương tiện”. Chúng ta biết rằng, tính chính đáng của phương tiện phụ thuộc vào sự thích nghi và mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, “sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng”  hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao!  Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc.  Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với  một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc  có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e…. Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là “chủ trương nhất quán”, là “ưu tiên hàng đầu” như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #47 - 06. Jul 2012 , 14:22
 
dacung wrote on 05. Jul 2012 , 09:39:
Mặc cho sống dưới 1 chế độ bạo tàn, vô nhân, bị nhồi sọ hơn 30 năm, dân Việt vẫn còn có những thiếu nữ vô cùng can đảm như thế nầy.
Hy vọng một ngày không xa nữa, mỗi ngày một đông hơn, dân Việt sẽ dành lại được quyền làm người để được sống thật sự như một con người:


Viết cho tháng Tư

Huỳnh Thục Vy

...
Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.



Cám ơn anh dacung đã đem bài viết của HTV về cho cả nhà đọc. PH rất khâm phục cả gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và 3 con.. Đã bao nhiêu lần bị bắt bớ khủng bố mà cả nhà vẫn không sợ hãi hay bỏ cuộc. Những lời lẽ của Thục Vy thật là sâu xa và đanh thép , khó mà tưởng tượng được sự cứng rắn của 1 cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp như vậy.. " Thời Thế tạo anh hùng " , tuổi trẻ VN bây giờ đã và đang chứng tỏ cho mọi người thấy khi đã có lý tưởng và chính nghĩa thì không có gì cản trở được sự đấu tranh đòi hỏi tự do và công bằng cho người dân VN.
Cầu mong mọi sự tốt lành đến với gia đình Huỳnh Thục Vy  hong1222 hong1222
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #48 - 14. Feb 2017 , 09:43
 
              VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CUẢ NGƯỜI PHỤ NỬ
                       TRONG TRIẾT LÝ KINH DỊCH


Dịch là những ý niệm triết lý lâu đời nhất của nhân loại, được hệ thống lại từ khi nhân loại chưa có chữ viết. Dịch xây dựng trên ý niệm Âm-Dương. Âm biểu tượng bằng một vạch đứt đoạn (--), và Dương biểu tượng bằng một vạch liên tục (-). Định lý căn bản của dịch là: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”, một âm phối hợp với một dương đó là đạo lớn. Hệ luận của “độc dương bất sinh, cô âm bất trưởng”, riêng một mình yếu tố dương thì không thể sinh trưởng được, riêng một mình yết tố âm thì cũng không thể nào lớn lên được.
Và “âm trung chi dương, dương trung cho âm”, trong âm có dương, trong dương có âm.Biểu tượng của dịch được vẽ bằng một vòng tròn tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy của lý tưởng, sự duy nhất chỉ có một chân lý mang tính phổ quát bao trùm cả mọi nơi chốn, ảnh hưởng suốt khắp mọi thời.
Bên trong vòng tròn là hai yếu tố Âm Dương được phân biệt bằng một mầu trắng âm và mầu đen dương, với một chữ S cân xứng làm bằng hai nửa vòng tròn nối tiếp nhau, diễn tả ý “âm dương tương thôi” yếu tố âm và yếu tố dương đun đẩy và bù đắp lẫn cho nhau, tạo nên một thế Thăng Bằng Động của một sự Bình Đẳng Tuyệt Đối trên giá trị bản chất, nhưng khác biệt nhau vì hoàn cảnh: Vị trí và nhiệm vụ.
Sự khác biệt vị trí và nhiệm vụ nói lên tính hợp lý trong việc phân công. Yếu tố dương có một đầu to và một đầu nhỏ, yếu tố âm cũng có một đầu nhỏ và một đầu to. Nếu đầu to tượng trưng cho ưu điểm và đầu nhỏ tượng trưng cho nhược điểm thì với sự phối trí của biểu tượng dịch lý, yếu tố âm và yếu tố dương đã hoàn toàn bổ túc, bù đắp cho nhau để tạo thành một toàn thể có đủ những tính chất: hợp lý, cân xứng, hài hòa.
Còn hai điểm nhỏ, điểm đen nằm ở đầu to yếu tố âm trắng và điểm trắng nằm ở yếu tố dương đen, tượng trưng cho mầm nhân của khả năng biến đổi tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh, phù hợp với nhiệm vụ mới, diễn tả hệ luận biến dịch “Âm trung tri Dương, Dương trung tri Âm”, căn bản của quy luật chân lý tương đối trong môi trường động.

Đặt nền trên những căn bản triết lý trên, người phụ nữ đã có một địa vị xứng đáng và cao trọng trong xã hội Việt Nam đặc biệt là trên tương quan vợ chồng. Vợ chồng là đạo lớn “phu thê chi đại đạo” hay của người quân tử bắt đầu từ mối liên hệ vợ chồng “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”, chỉ là những diễn dịch từ định đề căn bản của dịch “nhất âm nhất dương chi vị đạo” là mối cương thường đứng hàng đầu trước mối liên hệ cha mẹ-con cái và vua tôi, tạo nên ba giềng mối lớn gọi là Tam Cương.
Lấy vợ, sinh con nối dõi vừa là một nhu cầu thuộc bản năng, vừa là một nhiệm vụ trong việc làm người để thành người. Do đó, đời một người được chia làm ba thời kỳ với ba mục tiêu rõ rệt. Tuổi vị thành niên thì lo học hành “Định Học”. Tuổi trưởng thành thì lo lập gia đình “Định Tình”. Sau khi đã yên bề gia thất, vợ con mới lo công danh sự nghiệp “Định Nghiệp”.
Việc lấy vợ còn quan trọng hơn việc thi đỗ. Vì vậy, thi đỗ được coi là tiểu đăng khoa, còn lấy vợ là đại đăng khoa.Khi vợ chồng ăn ở với nhau đã có con cái, người vợ nay thêm bổn phận làm mẹ lại càng được tôn kính nhiều hơn. Chỉ nhìn qua lễ nghi, tang ma thì đủ rõ mục đích biểu lộ lòng nhớ ơn sâu xa của người con đối với công lao sinh dưỡng của người mẹ.
Nào mũ mấn đội đầu tượng trưng cho cái “nhau” lúc ra đời, nào áo sô trắng tượng trưng cho lúc còn nằm trong bụng mẹ. Nào để tang ba năm, khoảng thời gian tối thiểu để đứa bé có thể sống xa mẹ ...
Kể ra khi nhìn vào thực tế xã hội tất cũng nhìn thấy nhiều sự sai lạc và biến đổi không thập phần hoàn hảo như những ước tính hoạch định trên lý thuyết.
Tuy nhiên, đó chỉ là những khuyết điểm về phần nhân sự thực hành mà những người có trách nhiệm cải tạo xã hội phải sửa sai. giáo dục chứ không đập bỏ, phá vỡ một cách vô trách nhiệm. Thái độ phê bình “vơ đũa cả nắm” chỉ chứng tỏ một trình độ hiểu biết nông cạn và phiến diện về đối tượng được phê bình, nếu không muốn nói đó là thái độ thù nghịch.
Không thể lấy con đường 14th ở Washington D.C. để đại diện cho cả thủ đô Hoa Kỳ hay nguy hại hơn nửa cho cả nước Hoa Kỳ rộng lớn. Cũng không thể đọc vài tờ báo như: Penthouse, Playboy, Sirs ... để định mức tình trạng trí thức Hoa Kỳ !

Nếu tin vào sự chính xác của quy luật “tư tưởng hướng dẫn hành động”, thì chỉ ý niệm Âm Dương trong vòng Thái Dịch cũng đủ minh chứng sự “Bình Đẳng Tuyệt Đối” của vợ với chồng trên giá trị bản chất người, Nhân Bản. Và để kết luận, người phụ nữ có một địa vị cao trọng được tôn kính đúng mức ở xã hội Việt Nam, với những chứng tích không thể chối bỏ được trong lịch sử dân tộc.

Vị Trí Người Phụ Nữ Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc

Lịch sử Việt là cuốn gia phả của dân tộc Việt cũng đã truy nhận nguồn gốc của nòi giống và xưng tôn mẹ Âu Cơ như Tổ Mẫu. Mở đầu cuốn gia phả là một truyện tích chép rằng: “...Kinh Dương Vương làm vua nước Xích quỷ vào năm 2879 trước Tây Lịch , lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ đẻ ra trăm người con, gốc của trăm giòng Việt.
Sau Âu Cơ mang năm mươi con lên núi, Long Quân mang năm mươi con xuống bể ...” Núi và Biển là những vùng đất và vùng biển được Âu Cơ và Long Quân chiếm lĩnh trong việc mở mang bờ cõi coi như không gian sinh tồn của một dân tộc, được gói gọn ý nghĩa trong chữ kép: Giang Sơn, Non Sông, Đất Nước. Âu Cơ cũng đã hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp so với chồng trong việc mang năm mươi con đi mở mang bờ cõi, dựng nước, giữ nòi. Đó không phải là một sự bình đẳng trước nghĩa vụ hay sao ?!

Gia phả lại chép “... Năm Giáp Ngọ (34 tây lịch), tức năm Kiến Võ thứ mười, vua Quang Võ nhà Hán sai Tô Định làm Thái Thú Quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược làm lắm điều tàn ác, khiến lòng dân oán giận. Năm Canh Tí (40 tây lịch), Tô Định giết Thi Sách. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định. Tô Định phải trốn về Nam Hải. Hai Bà hạ được 65 thành trì, giành lại độc lập rồi tự xưng là vua, đóng đô ở Mê Linh”.
Đọc sử tất phải xét sử để phân định đúng sai, biện biệt lẽ nên, không. Vì chồng mà trả thù không phải là tình hay sao ? Vì muôn dân mà diệt bạo không phải là đại nghĩa hay sao ? Nhưng tình nghĩa đều là những điều căn bản của bổn phận làm người được quy định bởi Duy Nhân Cương Thường, mà không hoàn tất , tất không thể thành người. Đó cũng không phải là sự bình đẳng không phân biệt trai gái trước nghĩa vụ hay sao ?!

Sử gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần khi viết về sự nghiệp của hai Bà có bình luận như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà nổi lên đánh đuổi Tô Định lấy lại được 65 thành trì, lập quốc xưng vương dễ như trở bàn tay.
Thế mà từ cuối đời nhà Triệu cho đến đời nhà Ngô hơn một nghìn năm, người mình cứ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người Tàu mà không biết xấu hổ với hai người đàn bà họ Trưng?” câu văn kể trên không hề mang ý nghĩa kỳ thị coi rẽ, coi khinh đàn bà như nhiều người ngộ nhận, mà ngược lại là một câu văn khích động, mang tính chất “văn dĩ tải đạo”, văn chương được dùng để truyền bá đạo lý.
Do đó, xấu hổ không vì “người mình” gồm toàn đàn ông sức dài vai rộng, mà vì, “người mình” đã không hoàn tất bổn phận làm con dân đúng nghĩa đối với nước nhà khi bị ngoại bang đô hộ, vì “kiến nghĩa bất vi vô dõng giã”, nghĩa là thấy việc đại nghĩa mà không dám làm là bọn hèn mọn vậy!
Phương ngôn ta có câu: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để minh chứng quan niệm bình đẳng trong nghĩa vụ sống làm người để thành người trong cương vị làm con, làm dân đối với nước, với nhà. Ơn tổ quốc, ơn cha mẹ là những nghĩa vụ mà đã sống làm người, không phân biệt trai gái, già trẻ không ai mà không phải hoàn tất một cách thành tâm kính cẩn.

Gia phả lại chép: “…Năm Mậu Thìn (248 tây lịch) năm Xích Ô thứ 11 của nhà Đông Ngô, Ngô Chủ sai Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu. Năm ấy ở quận Cửu Chân có người đàn bà tên Triệu Thị Trinh khởi binh giúp anh là Triệu Quốc Đạt đánh nhà Ngô. Quân lính của người anh thấy Bà làm tướng có đủ mọi điều kiện hơn người như: chí khí, sức mạnh và mưu lược bèn tôn bà lên làm minh chủ.
Khi Bà ra trận thường cỡi voi mặc áo giáp vàng xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân. Lục Dận đem quân đánh dẹp, Bà chống cự được năm sáu tháng. Sau vì quân ít thế cô nên bị thua, Bà chạy đến xã Bồ Điền thì tự tử. Bấy giờ Bà mới có 23 tuổi”.Vua Lý Nam Đế (nhà tiền Lý) khen là người trung dũng cho lập miếu thờ, phong Bà là “Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân”.
Hậu thế khi đọc lại tiểu sử của Bà không khỏi thầm cảm phục chí khí cang cường của một người quyết tâm chọn con đường cách mạng giải phóng đất nước. Câu nói bất hủ của Bà :“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh giải đạp đầu sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở bể Đông, quét sạch quân Ngô ra khỏi bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, lầm than, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta”.

Nhân tính vẫn thường yêu sống ghét chết, thích an ổn nhàn rỗi, sợ khó khăn gian khổ, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không thấy cái hại lớn sau lưng. Vì vậy, mà trong nội tâm con người luôn luôn có một sự dằn co giữa tình và nghĩa, giữa nước và nhà, giữa cái riêng và cái chung. Vợ đẹp, con khôn, nhà cao cửa rộng dễ gì ai dám bỏ !

* - Chàng từ biệt vợ con thơ dại
* - Lên đường ra quan ải xa xăm
* - Bước đi quay ngắm lại nhà
* - Bên tình bên nghĩa đâu là nặng hơn ?!
Do đó, sống làm người để thành người là chuyện khó. trốn tránh nghĩa vụ là điều thường thấy trong xã hội.
Có vậy mới càng khâm phục chí lớn gan liền của Nhụy Kiều Tướng Quân trong sự lựa chọn lấy nước làm nhà, trong thái độ quyết tâm và dám chết vì đại nghĩa. Chết không phải là hết! Voi chết để Ngà, Hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Sát thân thành nhân, còn Bà chết thì thành Thần được tổ quốc ghi công, dân tộc muôn đời chiêm ngưỡng và hậu thế muôn đời tưởng nhớ với khói hương thành kính.
Mười chữ vua Lý Nam Đế sắc phong cho Bà: “Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân” đã biểu lộ sự kính phục vô cùng của một tâm hồn đồng điệu, cùng chung chí hướng. Tất cả có thể tóm lược lại là: “Phu nhân là người quyết tâm nêu cao chính nghĩa, dám làm hơn người và dám chết hơn người”, khen một người sống cho sự trường tồn của Dân Tộc và chết cho sự vinh quang của tổ quốc đến thế là hết chữ.
Người đời theo lẽ nhi nữ thì chỉ cần theo chồng cũng đủ khen là tiết liệt, còn Bà theo nước, yêu nước như yêu chồng. Hai chữ Trinh Nhất đó dành cho Bà thật xứng đáng lắm thay.Yêu nước là một tiến trình từ tiềm thức lên ý thức, từ trừu tượng sang cụ thể, từ tư tưởng bước sang hành động.
Do đó, yêu nước không thể chỉ để ngấm ngầm trong lòng, cũng không chỉ phô bày bằng miệng lưỡi. Yêu nước phải được thể hiện bằng hành động cụ thể bởi vì, chỉ có lửa mới thử được vàng, lấy gian nan mới thử được sức người và hành động mới tỏ lộ được mức độ tinh thần. Bản chất của tình yêu là quên mình và tận hiến, là phục vụ và hy sinh.
Do đó, là phải dám hy sinh cho nước. Hy sinh không phải vì xung động nhất thời như lửa với rơm bung lên rồi tắt ngúm, trái lại phải hy sinh với một ý thức cao độ của một kẻ tu đạo tận hiến cuộc đời cho lý tưởng, để nghĩa vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Nói đến kẻ thù, thì có kẻ thù nào đáng sợ và nguy hiểm hơn chính cái Ta. Cái Ta của sự ươn hèn, ỷ lại, của sự cầu an hưởng thụ, của sự phản bội ích kỷ. Từ xưa đến nay tự thắng mình không phải là chuyện dễ làm và mới thấy cái khó khăn của sự tự thắng, khi phải cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người mới thấy được cái giá trị của sự hy sinh: hy sinh hạnh phúc của đời mình, Nhưng phải chết đi để không ngừng sống lại với sự vinh quang của tổ quốc.Gia phả của dân tộc chép: “Vua Nhân Tông truyền ngôi cho con là Anh Tông còn mình lên làm Thái Thượng Hoàng, sau lại bỏ đi tu.
Năm Tân Sửu (1301) Thượng Hoàng sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu, Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không thuận. Chế Mân lại xin dâng hai châu Ô và châu Rí để làm sính lễ, bấy giờ Anh Tông mới quyết định thuận gả.
Đến tháng sáu năm Bính Ngọ (1306) vua cho công chúa về Chiêm Thành. Năm sau (1307), vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô và châu Rí, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, rồi sai Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan giám sát”.Người đời chỉ xét trên khía cạnh cá nhân để oán hận triều đình và cảm thương cho công chúa Huyền Trân, nên cao dao đã có câu:

* - Tiếc thay thân quế giữa rừng
* - Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Mà lại không thấy đó là một cuộc hôn nhân có tính cách chính trị, tạo thế ỷ dốc, lập một liên minh quân sự để giữ an bờ cõi bằng liên hệ tình cảm giữa hai họ xui gia.
Nếu người đời nghĩ rằng trong chiến công vĩ đại hiển hách của dân binh nhà Trần đã đánh thắng quân Nguyên và sự chiến thắng của toàn dân ta có sự đóng góp của dân tộc Chiêm Thành (Chiêm Thành không cho quân Nguyên mượn đất, mượn đường để đánh tập hậu vào sau lưng ta), thì tất cả đã không trách cứ với câu ca dao trên. Vua Trần Nhân Tông đã quyết định đúng, phù hợp với tình nghĩa đồng minh.
Gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân không chỉ là hành động đãi ngộ đề bù mà còn là thái độ ngoại giao khôn khéo, tạo thêm tình thắt chặt giữa hai dân tộc Việt-Chiêm Riêng với Huyền Trân Công Chúa, chỉ kể về giá trị của đồ sính lễ gồm hai châu Ô và châu Rí cũng đủ nói lên công lao đóng góp, mở nước, xây dựng tổ quốc của bà, Huyền Trân không đóng góp bằng xương máu chiến sĩ, nhưng Bà đã cống hiến đời mình bằng những giọt nước mắt tài hoa của một vị công chúa, Bà đã hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Trên cương vị lãnh đạo, Nhân Tông đã vì nước mà hy sinh con mình. Trên cương vị là con dân Việt, Huyền Trân đã vì nước quên mình.
Vâng ! Đó là những mệnh lệnh của trách nhiệm và bổn phận, đã là trách nhiệm và bổn phận thì không một ai được chối từ.Ngoài những đóng góp vĩ đại cho tổ quốc như Tổ Mẫu Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Huyền Trân Công Chúa ...
Lịch sử còn biết bao gương hy sinh cho tổ quốc cần phải nói đến, hay đúng ra là hiện tại trong chúng ta những kẻ hậu sinh, phải nhớ đến những công lao khó nhọc của tiền nhân và đã có biết bao sự hy sinh đóng góp một cách tân tụy và âm thầm của biết bao thế hệ phụ nữ Việt cho nhà, cho nước.
Không ai có thể phủ nhận công ơn của người phụ nữ Việt trong lãnh vực gia đình cũng như ngoài xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội, là thành phần làm nên đoàn thể. Nếu gia đình êm ấm thì xã hội sẽ an định, nếu gia đình tan nát thì xã hội sẽ biến loạn. Sự liên hệ song phương có tính quy luật đó đã được bao hàm trong hai chữ: Quốc Gia hay Nước Nhà.
Trong gia đình, với cương vị làm con, con gái cũng đã làm tròn bổn phận hiếu thảo như con trai và còn hơn con trai nửa ! Có nhiều người đã dựa vào câu Hán Nho: “Nhất Nam viết hữu, thập nữ viết vô” để đã phá nền mống gia đình Việt Nam là kỳ thị phụ nữ. Đó là sự phê phán vội vàng đáng trách, vì trong ngôn ngữ của Việt Nam ta không thiếu gì những câu đề cao vai trò người phụ nữ.
Chẳng hạn: “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” để tỏ hiệu năng giúp đỡ cha mẹ của người con gái. Tuy nhiên, đối với kinh nghiệm của các bậc mẹ cha thì con nào cũng là con, không phân biệt trai gái mà chỉ phân biệt ngoan, hư, như trong một câu ca dao:

* - Trai mà chi, gái mà chi
* - Con nào có hiếu có nghì thì hơn.
Có hiếu, có nghĩa bao gồm cả những việc làm cho cha mẹ vui lòng. Ở địa vị cha mẹ, chúng ta sẽ nghĩ sao khi đang nóng giận với con gái mà được nghe lời khôn ngoan dịu dàng này:

* - ... Má ơi đừng đánh con đau
* - Để con đi chợ mua cau ăn trầu ...
* - ... Má ơi đừng mắng con hoài
* - Để con đi chợ mua xoài má ăn ...
Ngay từ những ngày còn lên chín lên mười, người con gái đã lớn không hơn con trai và biết giúp đỡ mẹ cha với những công việc trong nhà, kể cả việc săn sóc các em như một người mẹ nhỏ.
Cảnh tượng “Con chị bồng con em” ru cho em ngủ trong một buổi sáng muộn của một ngày mùa, là một cảnh điển hình của làng quê Việt Nam vào những ngày đất nước thanh bình. Trong những gia đình chẳng may người mẹ đau ốm hay chết sớm thì trăm sự chỉ trông vào người con gái để “tay hòm tay khóa” quán xuyến gia đình ...
Có biết bao nhiêu người con gái đã quyết định không đi lấy chồng để ở nhà nuôi cha mẹ già, em thơ dại cho tròn đạo hiếu. “Trẻ nhờ cha, già cậy con” là một thực tế xã hội không thể chối bỏ trên cả hai phương diện tình cảm và vật chất.
Với quan niệm khoa học hiện nay coi sinh lý như một nhu cầu căn bản của một cơ thể ở mức độ trưởng thành cần phải thỏa mãn, thì sự quyết định không đi lấy chồng để ở nhà nuôi cha mẹ và các em là một sự hy sinh tuyệt vời. Sức mạnh nào đã giúp họ chiến thắng những đòi hỏi ghê gớm của một cơ thể mạnh khỏe, nếu không là tình yêu cha mẹ, anh em, giòng tộc ... trong ý nghĩa yêu là hy sinh, quên mình, sống cho, sống vì kẻ khác !

* - Chắp tay van vái Phật trời
* - Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, ý niệm người tình gắn liền với ý niệm người vợ. Tình yêu phải tiến tới hôn nhân và yêu nhau với ước mơ được sống trọn kiếp bên nhau trong tình nghĩa vợ chồng. Và vì chuyện vợ chồng là chuyện quan trọng trong đời người, không thể nay lấy mai bỏ như thay một chiếc áo, nên việc kén chọn tất phải cẩn thận qua nhiều mai mối lễ nghi, như ca dao có câu:
* - Chim khôn đậu nóc nhà quan
* - Trai khôn tìm vợ, gái ngoan chọn chồng.

Chuyện tích Sơn Tinh, Thủy Tinh là một điển hình của việc chọn dâu kén rể. Một phong tục tốt đẹp của Việt Nam có từ thời Hùng Vương thứ 18. Đã nói đến kén chọn tất là phải dựa vào một tiêu chuẩn để luận xét, cân nhắc nặng nhẹ, tốt xấu.
Trong chuyện tích, Sơn Tinh cưới được Mỵ Nương vì đến sớm đúng hẹn, còn Thủy Tinh đến chậm, lỡ hẹn nên mất vợ. Xét cho kỹ, câu chuyện có bao hàm một triết lý sâu xa: Thứ nhất, việc đúng hẹn là giữ tròn chữ Tín với một tấm lòng thành. Sơn Tinh đã coi việc lấy vợ là quan trọng nên chuẩn bị chu đáo và quyết tâm làm đúng. Với tấc lòng thành tất cảm được người, với đức Tín tất được người Tin.
Tương quan vợ chồng là một tương quan bình đẳng, đặt nền trên sự thành tín, nghĩa là thành thật với nhau và tin nhau. Thứ hai, Sơn Tinh là thần núi non, núi tượng trưng cho đức Nhân. Thủy Tinh là thần sông biển, tượng trưng cho đức Trí. Chữ có câu: “Trí giả nhạo thủy, Nhân giả nhạo sơn, Trí giả động, Nhân giả tĩnh”, nghĩa là người Trí thích nước, người Nhân thích núi, người Trí thích tính hiếu động, người Nhân thì ưa tĩnh.
So nặng nhẹ thì Nhân là đầu mối sinh ra các đức tính khác, có nhân mới có ái, có lòng đôn hậu bao dung được người. Còn Trí thì dũng lược có thừa, nhưng hiếu động ưa ganh đua, tất phải có điều tàn nhẫn với người. Vua Hùng Vương gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh, người có đức Nhân mà không gả cho Thủy Tinh là người có đức Trí là lý do trên vậy.

Nếu trong thời gian dạm hỏi, xêu tết trước khi cưới xin, được coi như giai đoạn làm người tình (ý trung nhân) thì người con gái cũng đã tỏ ra xứng đáng, trong việc khuyến khích hôn phu tu tỉnh học tập để lo danh phận và tương lai đôi lứa:

* - Anh về học lấy chữ nhu
* - Ba năm em đợi, chín thu em chờ.

Huống hồ trong cương vị một người vợ đưa lưng gánh vác giang sơn nhà chồng thì việc an ủi chồng, khuyến khích chồng và giúp đỡ chồng, chỉ là một sự đương nhiên như một bổn phận không thể thoái thác. Đã có biết bao nhiêu thế hệ, người vợ tảo tần khuya sớm nuôi chồng ăn học để thành danh phận, làm rạng rỡ tông môn và góp công xây dựng tổ quốc ?

* - Canh một dọn cửa dọn nhà
* - Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm
* - Canh tư bước sang canh năm
* - Trình anh dậy học chớ nằm làm chi
* - Một mai Chúa mở khoa thi
* - Bảng vàng chói lọi, kia đề tên anh
* - Bỏ công cha mẹ sinh thành
* - Công em tần tảo nuôi anh học hành.

Nhìn những hàng bia đá ghi danh các vị đại khoa tiến sĩ, tất không thể vô ơn làm lãng quên được những người vợ đáng kính đã tận tụy hy sinh, góp bao công sức để chồng thành công, thành danh và thành người.
Ước mơ “như chim liền cánh, như cây liền cành” là ước mơ chung của tất cả những cặp vợ chồng. Chia ly là một sự đau khổ vô cùng mà Chinh Phụ Ngâm đã phản ảnh trọn vẹn ý tình của người vợ trẻ gánh vác việc nhà khi chồng đi làm nghĩa vụ chinh nhân như:

* - Anh đi em ở lại nhà
* - Chăn tằm dệt lụa, mẹ già em lo.
Nếu hiểu rằng đàn bà là cái “thiên cổ chi mê”, tức nỗi say mê truyền kiếp của đàn ông, và anh hùng dù là mặt sắt cũng ngay vì tình, thì tất hiểu lý do của sự suy sụp của bao triều đại, lý do thân bại danh liệt của những kẻ làm lớn, cũng như làm láo, trốn tránh nhiệm vụ làm người và để từ đó, càng cảm phục thêm tấm lòng cao đẹp của những người chinh phụ đóng của phòng khuê, chờ chồng đi làm nghĩa vụ với non sông, còn mình ở nhà thay chồng làm bổn phận với cha mẹ và con cái. Họ đã ý thức được tương quan nhân quả qua câu quốc phá gia vong, để chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân cho tập thể nước nòi (phép công là trọng, niềm tây xá nào) và âm thầm sống làm tròn nhiệm vụ:

* - Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
* - Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
* - Nay một thân nuôi già dạy trẻ
* - Mối quan hoài mang mể biết bao

Có một điều hình như đã thành quy luật là: “Chồng có chung thì vợ mới trinh” tình yêu bao giờ cũng đi đôi với sự kính trọng đặt nền trên tương quan bình đẳng. Chẳng trách nào người xưa thường nói “yêu nhau vì nết, trọng nhau vì tài”. Nết là cái nhân cách, mà nhân cách được thể hiện trong việc chu toàn bổn phận làm người.
Trốn tránh trách nhiệm là hèn nhát, mà đã hèn nhát thì không còn gì để nói nửa ! Đó cũng là lý do để giải thích thái độ quyết liệt của những tiết phụ, liệt nữ, quyết sống xứng đáng với chồng “chàng đi theo nước, thiếp theo chàng” mà lịch sử cận đại có thể nêu danh như cụ bà Phan Bội Châu, nhũ danh Thái Huyên.
Khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt Nam do sự chỉ điểm của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này. Khi đến thăm cụ Phan, Bà cụ chỉ vắn tắt vài lời: “vợ chồng ly biệt hơn hai mươi năm nay được một lần giáp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây trở về sau, chỉ mong cho thầy giữ được lòng xưa. Thầy làm những việc gì mặc thầy, thầy chớ nghĩ đến vợ con”.

Như Cô Giang, người tình và là đồng chí của Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng khi tổ chức vỡ, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Pháp xử chém, cô Giang đã trở về làng của Nguyễn Thái Học và tự sát bằng súng lục trong ý muốn được nhìn nhận và được chôn cất như con dâu họ NguyễnVà còn biết bao nhiêu tiết phụ, liệt nữ khác đã sống và đang sống ở khắp nơi trên quê hương Việt Nam yêu dấu.
Mẹ, vợ, người tình của những chiến sĩ cách mạng đang chiến đấu trên khắp nẽo đường đất nước để tiêu diệt chế độ Công sản tàn bạo. Họ là những vọng phu với niềm tin vô biên vào sức sống của chính mình những ngày tháng trầm luân trong cuộc đời trôi nổi theo vận nước, cả trái tim và tấm lòng, tâm trí hòa vào hồn nước đi theo cùng chồng, những người mẹ, người vợ họ chấp nhận những thua thiệt để chỉ lo cho chồng, cho con và cho gia đình, để mong được chia xẻ ngọt bùi chứa chan tình nghĩa.

Họ là những vọng phụ của thời đại, những người mẹ hiền đáng kính, những người vợ đáng thương, những người tình đáng yêu, họ không quên lời thề hứa, gian khổ cùng chịu, hạnh phúc cùng chia, để cùng nhau sánh bước đi xa hơn cả cuộc đời.

Làm mẹ, làm con, làm vợ, làm người tình, những giai đoạn được khoa học phân ra theo diễn biến tâm lý cơ thể học, thì lại được người Việt Nam nhìn như những bổn phận phải chu toàn trong tiến trình sống Làm Người để Thành Người. Vì được coi là một tiến trình nên bổn phận đã không xung đột nhau mà là kế tiếp, bổ túc cho nhau nối kết thành một xâu chuỗi, một toàn thể.
Sự xung đột quyền lợi giữa cá nhân và gia đình, giữa nhà và nước như nhiều người đã cố chứng minh từ lâu nay, chỉ là biểu lộ một nhân cách không toàn vẹn, một lập trường chao đảo vì thiếu căn bản, thiếu nền móng.
Trái lại với cái nhìn của Đạo Hiếu Duy Nhân Cương Thường thì đó chỉ là những nhiệm vụ xếp theo cấp bậc có tính biện chứng, đi từ thấp lên cao trong một tiến trình hướng thượng, trong cái tinh thần ở địa vị nào phải hoàn tất nhiệm vụ đó như “quân quân, thần thần, tử tử” vậy !
Thấm nhuần truyền thống Đạo Hiếu của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã làm tròn mọi nghĩa vụ đối với đất nước, đối với nhà một cách trọn vẹn và tuyệt đẹp, cuộc sống đối với người phụ nữ Việt ngoài những trách nhiệm nêu trên còn là cuộc hành trình hoàn mãn của sự chết, chết trong yêu thương, chết nhưng để lại danh thơm cho đời sau.
Họ đã đứng thật thẳng, sống khiêm tốn trong sự giản dị đến khó nghèo, làm biểu tượng cho sự hy sinh cao đẹp của muôn đời, sự hy sinh cao đẹp của một nòi tình đặt lý tưởng Tổ Quốc lên trên hết .
Như đã trình bày ở trên, dân tộc Việt Nam là một nòi tình, quê hương Việt Nam là một quê hương ân sâu nghĩa nặng, đúng hơn là một dân tộc biết yêu, biết ghét. Ý thức được sự yêu, sự ghét với những đối tượng rõ rệt, có lý do biện chứng rõ ràng.
Yêu cái nên yêu và ghét cái đáng ghét làm hai nhân tính, một dân tộc biểu lộ tình cảm của mình qua những khuôn phép của lễ nghĩa được kết tinh trong Đạo Hiếu.Và cũng như đã trình bày ở trên, Đạo Hiếu là một triết lý sống, một phương cách tu thân xử thế, sống Làm Người để Thành Người mà Nhân Chủ là lý tưởng phải đạt tới, như di huấn của tiền nhân đã để lại, truyền đời là bí quyết để giữ nước nòi qua biểu tượng Tiên Rồng.

Định đề căn bản của Đạo Hiếu là Nhân Bản Hồ Tổ, người gốc từ tổ tiên, tức là truy nhận nguồn gốc Người của mình (khác với Bọn người cho rằng người từ khỉ).
Từ định đề căn bản này với việc truy nhận tổ tiên từ xa xưa đã đưa đến hệ luận: Giòng tộc, nước nòi là một thực thể, sống động bất khả phân ly, ở đó quá khứ với những thế hệ đã qua, hiện tại với những thế hệ đang sống còn và tương lai với những thế hệ sẽ nối tiếp để Tiến-Hóa chỉ là Một, một giòng sinh mệnh như ngàn vạn con suối nhỏ đi ra sông và từ ngàn vạn con sông kia lại cuồn cuộn cuốn trôi về biển Đông.
Trong giòng sinh mệnh dân tộc ấy người phụ nữ Việt Nam, như những thành phần làm nên toàn thể, trong cương vị làm con, làm người tình, làm vợ, làm mẹ trong gia đình và cương vị làm dân trong phạm vi đất nước, cũng đã hoàn tất những bổn phận được giao phó một cách thập phần hoàn hảo, để làm cho dân tộc được trường tồn và tổ quốc thêm vinh quang ./.

Trần Chính Trung
     

Back to top
« Last Edit: 17. Feb 2017 , 17:15 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #49 - 16. Feb 2017 , 09:32
 
...

  Em vui và cám ơn , khi thấy anh Lam Sơn trở lại sân trường nầy , và chia xẽ những tài liệu trân quý.

  Em không biết làm thơ , xin phép post vào đây những câu thơ , của thi sỉ Đổ Công Luận trong nhóm PV , thay lời chúc Tết 2017 đến anh và cả nhà.

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #50 - 16. Feb 2017 , 11:36
 
Cảm ơn Tuý Vân về những dòng thơ ( tuy không phải Tuý Vân là tác giả ). Từ thời còn đi học , mình vốn không có khiếu làm thơ , hay là có sẵn , nhưng không phát triển được.
Cảm ơn nhiều lắm.. còn đang soạn thêm , cái gì để poste lên ( hình như anh bạn Đổ Công Luận là người Biên Hoà , hình như em trai của anh bạn già Đổ Công Trường )

Có bài mới đây Tuy Vân ,

Đổi cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười

Mẹ và Quê Hương
Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ.
Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ  những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ.
Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để  nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ  để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.

Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về.  Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý.
Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự  thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gũi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự  thật và lòng vị tha sâu thẳm. Hơn mười năm trước, tôi có viết một bài thơ về mẹ, trong đó có hai câu đã trở thành quen thuộc:
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để  tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Bài thơ đơn giản và dễ hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để  nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài sáu mươi tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng, Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống tám năm.
Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn.  Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội.

Nếu có một quốc gia mà những người dân của quốc gia đó đã phải từ chối chính đất nước mình, từ chối nơi đã chôn nhau cắt rốn của mình, tôi nghĩ, đất nước đó không còn bao nhiêu hy vọng. Việt Nam sau 1975 là một đất nước sống trong tuyệt vọng. Dân tộc Việt Nam những năm sau 1975 là một dân tộc sống trong tâm trạng những kẻ sắp ra đi. Sài Gòn giống như một sân ga.
Chào nhau như chào nhau lần cuối và mỗi ngày là một cuộc chia ly. Bắt tay một người quen, ai cũng muốn giữ lâu hơn một chút vì biết có còn dịp bắt tay nhau lần nữa hay không.  Gặp người thân nào cũng chỉ để hỏi “Bao giờ anh đi, bao giờ chị đi”, và lời chúc nhau quen thuộc nhất mà chúng thường nghe trong những ngày đó vẫn là “Lên đường bình an nhé.”

Đất nước tuy hòa bình, quê hương không còn tiếng súng nhưng lòng người còn ly tán hơn cả  trong thời chiến tranh. Đêm cuối ở  Sài Gòn lòng tôi ngổn ngang khi nghĩ đến ngày mai. Ngày mai sẽ ra sao? Nếu bị  bắt tôi sẽ ở tù như lần trước nhưng nếu đi được thì sẽ trôi dạt về đâu?

Suốt sáu năm ở lại Sài Gòn, tôi chỉ nghĩ đến việc duy nhất là ra đi. Khi chiếc ghe nhỏ bị mắc cạn trong một con lạch ở  Hải Sơn buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1981, trời đã sáng, nhiều người, kể cả một trong hai người chủ ghe, cũng bỏ ra về, nhưng tôi thì không. Tôi phải đi dù đi giữa ban ngày. Tôi phải tìm cho được tự do dù phải bị bắt và ngay cả phải trả giá bằng cái chết.
Tự do đầu tiên, biết đâu cũng sẽ là cuối cùng và vĩnh viễn.  Nhưng hai ngày sau, khi đứng trên boong tàu Mỹ, tôi biết mình vừa mất một cái gì còn lớn hơn ngay cả mạng sống của mình.  Đó là đất nước, quê hương, bè bạn, con đường, tà áo, cơn mưa chiều, cơn nắng sớm, và trên tất cả, hình ảnh mẹ. Không phải những người ra đi là những người quên đất nước hay người ở lại bám lấy quê hương mới chính là người yêu nước. Không. Càng đi xa, càng nhớ thương đất nước, càng thấm thía được ý nghĩa của hai chữ quê hương. Không ai hiểu được tâm trạng người ra đi nếu không chính mình là kẻ ra đi.

Nói như thế không có nghĩa là tôi hối hận cho việc ra đi. Không, tôi phải đi. Nhưng chọn lựa nào mà chẳng kèm theo những hy sinh đau đớn. Bài hát Sài Gòn vĩnh biệt, tôi thỉnh thoảng nghe trên đài VOA khi còn ở  Việt Nam như những mũi kim đâm sâu vào tâm thức. Bao nhiêu điều hai ngày trước tôi không hề nghĩ đến đã bừng bừng sống dậy.
Bao nhiêu kỷ niệm tưởng đã chìm sâu trong ký ức đã lần lượt trở về. Tự  do, vâng, tôi cuối cùng đã tìm được tự do nhưng đó chỉ  là tự  do cho chính bản thân mình. Những gì tôi đánh mất còn lớn hơn thế nữa.
Nhớ lại đêm thứ hai trên biển, khi biết chiếc ghe chiều dài vỏn vẹn mười mét rưỡi nhưng chứa đến 82 người của chúng tôi vừa cặp vào thành tàu chiến của Mỹ thay vì Ba Lan hay Liên Xô như mọi người trên ghe lo sợ, ai cũng hân hoan mừng rỡ.
Đám bạn tôi, có đứa thậm chí còn hô lớn “USA, USA” và ôm chầm lấy những người lính hải quân Mỹ đang dang tay đỡ từng người bước lên khỏi chiếc cầu dây đang đong đưa trên sóng.  Tôi cũng vui mừng, biết ơn và cảm động nhưng không ôm chầm hay hô lớn. Lòng tôi, trái lại, chợt dâng lên niềm tủi thẹn của một người tỵ nạn.
Chiếc cầu dây mong manh tôi bám để leo lên chiến hạm, trở thành chiếc cầu biên giới, không chỉ cách ngăn giữa độc tài và tự do, của quá khứ và tương lai, mà còn giữa có quê hương và thiếu quê hương. Tôi nghĩ thầm, cuối cùng, tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, lần lượt bỏ đất nước ra đi mà thôi. Dù biện minh bằng bất cứ lý do gì, tôi cũng là người có lỗi với quê hương.

Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.

Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng hai mươi cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau dọc theo cánh rừng hoang.

Tôi kính yêu me. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.

Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị  em.

Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở  làng Mã Châu, quận Duy Xuyên.  Đêm đêm nằm nghe cha kể  chuyện thời trai trẻ  buồn nhiều hơn vui của đời ông.  Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối  chua chua  thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm.

Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt  một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu Bồn, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.

Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi.  Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi.  Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để  làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi.
Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220  Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm.

Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ  có một mình?
Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi?  Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai?  Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai?  Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để  lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi còn rất nhỏ tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố.
Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi.  Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.

Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả  một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể  tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống.

Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối.  Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.

Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình.
Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra.

Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.
Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.

Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình.

Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam khác hơn nhiều.

Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển.
Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ.
Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.

Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc.

“Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình.  Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam.
Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.
Đời tôi là những cơn mưa dài.
Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi.  Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình.

Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi  biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở tôi và cũng cám ơn cả  những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách.
Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng.
Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại.
© Trần Trung Đạo
https://youtu.be/G2dbMya9OJw

Back to top
« Last Edit: 01. Dec 2017 , 10:08 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #51 - 07. Dec 2017 , 12:44
 
Hoài niệm xe đò

Nguồn: AnhxuaVN

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong chiếc áo sơ mi cụt tay, khuôn mặt ốm nhăn nheo màu bánh ít, mắt đăm chiêu sau cặp kiếng dày, ông thủng thỉnh trả lời theo kiến giải của mình. Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.
Nghe vậy thôi, sau này tôi tìm hiểu thêm chút ít, biết rằng người Bắc gọi xe đò là xe khách hoặc xe ca, còn người Trung lại gọi xe đò giống như người Nam. Một số người giải thích vì hầu hết các chủ nhà xe đi miền Trung là người Sài Gòn nên “xe đò” trở thành phương ngữ chung cho tiện. Và rồi câu chuyện sôi nổi hơn khi nhà văn nhắc tới kỷ niệm thời học sinh trung học từng đi xe đò từ Rạch Giá về Cần Thơ mà ông có nhắc lại trong tập “Hồi ký Sơn Nam”: “…Tiền xe từ Rạch Giá đến Cần Thơ là một đồng hai (120km) nhưng nhỏ tuổi như tôi chỉ tốn có 6 cắc. Tôi lên xe ngồi để người phụ xế sắp đặt chỗ ngồi cho gọn, khép nép, chung quanh xe là nhiều người rao hàng để hành khách ăn buổi sáng vì buổi trưa mới đến bến Cần Thơ. Tôi còn nhỏ, ba tôi cho riêng tôi 2 cắc, rất tủi thân vì trong khi ấy gia đình khá giả dám trả 1 đồng hai (hai chỗ dành cho trẻ con rộng rãi hơn) lại dành cho con một cái bánh bao to để ăn dọc đường. Xe khách bóp kèn inh ỏi, chạy vòng quanh để tìm kiếm khách…”.

Nhưng điều thú vị nhất là ông kể hồi thời kỳ đầu xe đò do người Pháp làm chủ toàn là loại xe nhỏ chở khách chừng hơn hai mươi người. Nhưng chỉ một thập niên sau, người Việt mình giàu có tham gia mở công ty lập hãng, nhập cảng máy, khung gầm từ châu Âu châu Mỹ, đóng thùng thành xe đò loại lớn chở hơn năm chục hành khách, cạnh tranh ác liệt trong giai đoạn đường bộ được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Tây và Ðông Nam Bộ. Giao thông kết nối khắp nơi, nhu cầu đi lại của người dân càng nhiều, tạo thành thời vàng son của xe đò. Chiến tranh Ðông Dương nổ ra, Nhật vào chiếm miền Nam, xăng dầu khan hiếm, bị giám sát chặt chẽ, ngành xe đò suy giảm, một số hãng xe hoạt động cầm chừng và phải thay đổi nhiên liệu cho xe hoạt động. Sơn Nam kể: “Xe ô tô chở khách phải dùng “ga”, hiểu là than củi tràm, bỏ vào cái thùng tròn đặt bên hông xe phía sau. Trước khi cho xe nổ máy thì quạt cho than tràm cháy, hơi ga ấy bị đốt, gây sức ép cho máy xe chạy, gọi “Autogène”, theo mô hình của Kỹ sư Thịnh Hưng Ngẫu chế tạo ở Sài Gòn”.

Hình ảnh chiếc xe đò nhỏ chạy bằng than đốt trong cái thùng phía sau xe được lặp lại từ năm 1975 đến 1985, chắc người Sài Gòn tuổi trung niên trở lên đều biết rõ. Tôi từng đi loại xe sử dụng nhiên liệu này, mỗi lần chui vào cửa xe phía sau là đều phải cẩn thận với cái thùng than cháy nóng được treo dính ở đuôi xe. Thường thì người ta chỉ cải tiến xe đò lỡ – tức là loại xe Renault cũ xì từ giữa thập niên 50. Tuy giới lái xe gọi đó là xe đò hỏa tiễn nhưng nó chạy chậm hơn xe chạy xăng hoặc dầu. Có lúc xe chạy ì à ì ạch khi than cháy không hết, lơ xe phải dùng thanh sắt mở lò đốt cời than. Hoặc thỉnh thoảng gặp đường vồng xóc, than văng ra khỏi cửa thông không khí, rớt xuống đường cháy đỏ rực. Vô phúc cho chiếc xe đạp nào chạy phía sau tránh không kịp, cán phải cháy lốp xe. Xe đò hỏa tiễn chạy những đường ngắn như Sài Gòn – Long Khánh, Chợ Lớn – Cần Giuộc – Gò Công, Sài Gòn – Long An, còn xe đò dài vẫn chạy bằng xăng dầu, nhưng không còn nhiều như trước. Trên mui phía đầu xe thường có thùng phuy nước dùng để làm nguội máy, kế tiếp là nơi chở hàng hóa, xe gắn máy, xe đạp cho khách buôn chuyến và khách đi tỉnh xa.
Tôi còn nhớ mãi lần đầu được đi xe lô về quê bên ngoại ở Càn Long, Trà Vinh. Năm đó tôi chín tuổi, đi cùng với người anh bà con. Xe lô có bãi xe ở Bến Bạch Ðằng và Bến Chương Dương. Bãi xe lô hay nhiều bãi bến xe đò khác khắp nơi trong thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn đều nằm hai dãy dọc theo đường phố. Phòng vé là một cái quầy hay cái bàn gắn tấm biển to đề tên từng hãng xe, chạy lộ trình nào. Riêng xe lô không cần bán vé, khách đến bãi xe còn chỗ trống cứ lên, đủ người thì bác tài chạy. Loại xe này gọi đúng tên là “Location”, sơn màu đen, kiểu xe ô tô chở chừng bảy tám người nhưng bác tài cố nhét thêm hành khách. Xe lô chạy nhanh hơn xe đò vì không bắt khách dọc đường, không lên xuống hàng hóa cồng kềnh, lại có khi qua cầu tạm không cần bắt hành khách xuống cuốc bộ. Ðể gió lùa vào cho hỉ hả đám hành khách ngồi chật cứng như nêm, lại thêm giỏ xách túi bị, va li lỉnh kỉnh, bác tài mở cửa sau bung lên cột chặt lại, người ngồi phía sau ngó ra phố phường. Xe chạy ra khỏi Phú Lâm, nhìn cảnh đồng lúa xanh tươi hai bên đường, lòng cảm thấy phơi phới mặc dầu lâu lâu tôi phải nhấc mông trở cẳng vì bị ngồi bó gối.
Nói là đi xe lô thì hành khách không cần xuống bộ qua cầu tạm, chứ lần đó tôi vẫn phải xuống cuốc bộ như bao chuyến xe đò khác. Tôi mới ca cẩm, xe lô cái nỗi gì, có mà “lô ca chân” theo lời hát của một tuồng cải lương trên truyền hình. Sau năm 1968, cuộc chiến ngày càng ác liệt, cầu đường nhiều nơi bị “mấy ổng” gài mìn phá hủy, có nơi phải dựng cầu tạm, đầu cầu có đặt trạm kiểm soát của quân cảnh hay cảnh sát. Ðường về Trà Vinh chỉ hơn 160 cây số mà qua mấy chục cây cầu, lại phải chờ phà Mỹ Thuận. Ði xe lô cho được nhanh mà về đến nơi phải mất năm sáu tiếng đồng hồ, huống hồ chi hành khách đi miệt Hậu Giang, Cà Mau xuống ở bến xe còn phải đón đò về nhà ở vùng U Minh, Miệt Thứ mất cả ngày đường. Chỉ có xe thư tức là xe đò làm nhiệm vụ giao nhận thư từ bưu phẩm chuyển cho bưu điện tỉnh mới được ưu tiên, không phải lụy phà hay bị cảnh sát xét hỏi. Bây giờ xe đò tiến bộ hơn nhiều, xe có máy lạnh, ghế nằm thoải mái cho khách đường xa, duy chỉ không có phòng vệ sinh trong xe, lại còn tặng thêm nước uống, khăn ướt lau mặt. Xe chạy nhanh nhờ có cầu qua hai con sông Tiền và sông Hậu, tôi ngồi xe Mai Linh chạy một lèo về tới chợ Cà Mau chỉ mất sáu tiếng đồng hồ. Nếu không kể đến loại xe dù bắt khách dọc đường, thì xe đò là phương tiện đi đường xa tương đối rẻ tiền.

Bến xe đò Petrus Ký năm 1950 – Nguồn: AnhxuaVN
Trước năm 1975, Xa cảng miền Tây là bến tập trung các xe đò về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó lại có bến xe Chợ Lớn đi về Cần Giuộc, Gò Công, Lý Nhơn, về sau bến xe này gộp lại với Xa cảng miền Tây mở rộng thành Bến xe miền Tây nằm trên đường Kinh Dương Vương quận Bình Tân. Còn bến Miền Ðông dành cho xe đi các tỉnh miền Trung và phía Bắc trên đường Petrus Ký trước kia thì gộp lại với hai bến xe nhỏ là Nguyễn Cư Trinh đi lộ trình cao nguyên và Nguyễn Thái Học đi Long Hải – Vũng Tàu – Phan Thiết, rồi sau đó vài năm chuyển về bến xe Văn Thánh, và cuối cùng yên vị tại Bến xe miền Ðông trên đường Ðinh Bộ Lĩnh hiện nay. Nhưng nghe đâu hai bến xe này sẽ phải dời ra xã Tân Túc huyện Bình Chánh và Suối Tiên Q. 9 để có diện tích rộng hơn, đáp ứng được cho nhu cầu ngày càng tăng. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến Bến xe An Sương, bến này đúng ra có xe đi Tây Ninh – Bình Phước – Bù Ðăng, Bù Ðốp vùng Tây Trường Sơn, nhưng cũng có xe đi vài tỉnh thành của cả ba miền, do hai bến xe miền Ðông và miền Tây nhỏ hẹp.
Bến xe đò trên đường Nguyễn Cư Trinh trước 1975- Nguồn: Anhxuavn
Ai cũng có kỷ niệm lần đầu đi xe đò. Mỗi chuyến xe chuyên chở nỗi niềm hoài niệm. Có người nhớ chuyện tiền vé như nhà văn Sơn Nam. Có người lòng phơi phới nhìn thấy phong cảnh đồng lúa xanh tươi chạy dài bên quốc lộ như tôi. Cũng có người nhớ mùi mồ hôi, mùi xăng dầu giữa nắng gió miền Trung. Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơ.
ST

Back to top
« Last Edit: 07. Dec 2017 , 12:45 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #52 - 10. Dec 2017 , 00:26
 
Hành phương nam

Không biết tên tác giả

Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giầy cỏ, gươm cùn ta đi đây

Câu thơ trên tôi bắt gặp ở nhà anh bạn không thân quen cho mấy trước 75.
        Ừ thì hãy đảo qua anh bạn quen nhưng không thân này một chút, số là gặp anh ở quán xá và chỉ biết anh học Sư phạm ban Sử địa. Anh người Nam giuộc, tôi Bắc kỳ đặc, gần nhau qua nhang đèn khói thuốc vậy thôi. Vậy mà gặp buổi mây chiều gió sớm, một ngày cận Tết, ghé nhà anh cuối con ngõ cụt để nói chuyện gì đó, Vừa ngồi xuống, từ bàn học nhìn ra sân có mấy chậu mai vàng đang nở rộ, vướng víu vào mắt là một xấp giấy và hai câu thơ ngay trang đầu. Chưa kịp vén miệng búi bấn, anh giấu biến xấp bản thảo vào ngăn kéo rồi giục giặc là đang xuôi dòng sử Việt với những cuộc di dân vào miền Nam. Sau đấy không biết nói chuyện gì ngoài chuyện giầy cỏ, gươm cùn ta đi đây là rủ anh ra quán. 

       ***
       Một chút ngày cũ, một thoáng cảnh xưa, ấy vậy mà đã 30 năm có hơn. Một chiều cuối năm, nghe người bạn sử qua đây làm một chuyến dối già. Tôi đến đón anh. Cớ sự gì đến đón anh ư? Ừ thì hãy lực đực qua…”cái tôi” một tí. Chuyện là những năm tháng ở bậc trung học, tôi lậm với hai bộ môn sử ký, địa dư. Nay đất khách quê người cùng bóng ngả đường chiều, thiên cổ chi mê tôi lại ngụp lặn trong một cõi u u minh minh của nghìn năm mây bay với Lý, Trần, Lê, Nguyễn, cùng những nơi chốn khuất nẻo…
     Nhớ lại câu thơ ngày nào năm ấy mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự với mắc chứng gì “ông” ở lại? Tôi lái xe và hỏi. Vừa rồi tôi đổi danh xưng, vì anh có mái tóc đã hoa râm hay hơn tôi ba, bốn tuổi chả biết nữa nên tôi buộc chỉ chân voi gọi là…ông chăng. Mái tóc thưa dài của ông quay sang tôi và lặng lờ:
       - Tôi ở lại để làm nhân chứng cho một khúc quanh lịch sử.
       Mệt ông này quá, tôi nhủ thầm vậy. Qua khuôn mặt phẳng lặng, hẻo mọn và ông lọ mọ tiếp…Ông lại có lối nói chuyện có hơi rối, hơi ngúc ngắc:
       - Sông có bến đục bến trong, bên bồi bên lở. Dòng sông cứ miệt mài lở bên này bồi bên kia. Muốn đổi dòng phải đợi ba trăm năm. Dòng sông Gianh vơi chiều dài của lịch sử cũng bằng những năm tháng ấy. Sông miệt mài chẩy từ thuở khai thiên lập địa, đã chứng kiến, đã chuyên chở bao số phận của con người, của đất trời.
       Yên ba giang thượng sử nhân sầu xong, ông châm thuốc lá. Khi rày người tôi cứ thủng ra về chuyện một dòng sông. Chuyện khỉ ho cò gáy gì đâu chả biết nữa, khi không tôi lưỡi đá miệng một đoạn văn sử mà tôi hong hanh nhớ được với nhà Nguyễn qua một địa danh khuất nẻo. Chả là theo ai đấy nơi chốn phân chia đất của Trịnh-Nguyễn là thung lũng sông Gianh (1) chứ không phải sông Gianh. Vì ranh giới từ sông Gianh trở ra đèo Ngang thuộc Đàng Ngoài. Khi Nguyễn Hoàng gần đất xa trời đã dặn dò con: “Phía bắc có sông Linh Giang (sông Gianh) nhỏ hẹp, nếu thế lực không địch được thì cố thủ để giữ đất đai”. Nên sau các nhà chúa đã cố giữ vùng đất từ sông Gianh trở vào tới sông Nhật Lệ thuộc Đàng Trong. Đào Duy Từ xin chúa Tiên đánh Đồng Hới để lấy Đèo Ngang làm ranh giớimới. Vì thế mới có Lũy Đồng Hới, dân tình gọi là “Lũy Thầy” vì xem ông như bậc thầy.
       Chuyện đâu vẫn còn đó vì có “ông thầy” đang ngồi cạnh ngay đây, lát nữa tính sau. Bỗng ông hỏi tôi hút thuốc không, tôi trả lời tôi mua chiếc xe thổ tả này để…hun khói. Ông cười dín. Sợi râu miệng ông rung rinh, tan loãng theo khói thuốc nổi trôi với chiều thứ sáu vừa tan sở làm về, cái đầu chầy giành tôi bơ bả đến một cái quán nào đó.

       Trở lại chuyện ông chọn ở lại để làm nhân chứng cho một khúc quanh lịch sử mà bây giờ có mặt ở nơi chốn này, và đang đứng bên lề lịch sử. Mà cứ theo sử gia Fustel de Coulanges với “Lịch sử là gì?”. Câu trả lời ngắn gọn: “Lịch sử là chuyện kể của kẻ chiến thắng!”. Lại nữa, nghe hơi nồi chõ ông ra Hà Nội “làm việc” một thời gian với sử gia, nhà khảo cổ Trần Quốc Vượng nên tôi mượn dịp hỏi ông chuyện khảo sử này kia kia nọ…
      Khói…Khuôn mặt ông hững hờ xa xôi hẳn. Qua khuôn mặt ngập khói của môi trường điền dã, bia đá, gạch ngói, một thế giới ngựa xe, lời thơ, giá sách. Tôi quay cửa kính xuống một khe nhỏ. Ánh mắt ông cắt ngang vùng đất “Hòa Bình, Đông Sơn”. Ông chép miệng tách một cái thật nhỏ: “Khó nói lắm, thưa anh”. Đang nhìn đường lái xe, nhưng mắt tôi vẫn bạ vào ông. Khóe mắt ấy cho tôi biết môi ông còn lay động sau câu nói. Tôi nói với ông đi tìm một quán rượu hay một tiệm ăn cho dễ nói chuyện. “Tiệm ăn đi”. Ông cười, mắt cười theo. Cung cách ấy như thân quen từ lâu, mà thật ra chỉ mới gần nửa giờ. Tôi chọn bàn hai người gần lò sưởi để đốt lò hương cũ những chuyện vừa rồi. Nhìn cái lò sưởi, ông bậm bạm ắt hẳn là “cái bếp tủ” để nướng…”bò lụi”, Hiểu ý ông nhưng tôi cũng lậu bậu: “Lửa và củi đều giả cả đấy, thưa ông”. Dường như ông tảng lờ, người bạn sử miền Nam thân già vác dùi nặng với…khúc củi giả tới…bốn ngàn năm có hơn:
      - Với sử gia ta thi Tàu là gương mẫu, vì họ cố công đào bới đẩy lùi lịch sử từ nhà Thương, nhà Ân ngược lên vài thế kỷ nữa. Sau Genève, các sử gia và nhà khảo cổ miền Bắc được đào tạo từ Liên Xô, và Tàu, với các chuyên viên đàn anh viện trợ, họ lục lọi trong các tầng đất để lập ra một chuỗi tiền sử có tên là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun cho phù hợp với 4000 năm văn hiến. Và nhiều khi còn hơn nữa…tới 5000 năm, thưa anh.

      Vừa lúc người nữ tiếp viên mắt xanh tóc vàng mang ra chai Beaujolais và nghiêng chai rượu để ông thẩm định, ông nói câu gì đó rồi gật đầu, rượu mở, nâng ly. Người bạn sử miền Nam, mắt ông vẫn cắt ngang ở lằn ngang không gian “Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun” nhưng vẫn gật gù: “Hết ý” rồi dàng dênh:
      - Khoa khảo cổ học và sử học đã biến thành công cụ tuyên truyền để gây lòng tự tín dân tộc. Họ chỉ làm theo định hướng, nghĩa là thời Hùng vương phải rực rỡ, trong chuỗi tiến trình tiến hóa lịch sử qua những khám phá đào sới.
      Cầm ly vang lắc lắc cho nó…thở, ông thở ra, và nhấp một ngụm. Đụn lại trong tôi những địa danh hoang sơ, hoang địa mãi tận miền Bắc xa xôi…Nhìn bình hoa giữa bàn mầu vàng như muốn giãy nảy lên vì hơi rượu, khói thuốc. Tôi trang trải với ông bôn ba sang đây nhiều năm, mỗi lần thấy hoa đào nở trên báo Tết, tôi lại nhớ cánh mai vàng của miền Nam hai mùa nắng mưa rộ cả một góc sân nhà ông năm nào. Người bạn sử miền Nam hết nhìn tôi, nhìn hoa và ông cười, mắt cũng cười theo.
      Như miền Nam mưa đấy cũng nắng ngay đấy, ông nắng với mưa:
      - Vâng. Nhưng không phải tôi hay ai. Chuyện là chuyện của lịch sử và đất nước. Về sử học, mình phải nghiêm chỉnh hơn. Trước sau gì cũng phải có một “dự kiến lịch sử”.
      Tôi chưa kịp hiểu ông định nói gì. Nhấp thêm ngụm vang, ông…dự kiến thế này đây:
      - Để tồn tại, người Việt phải mở đường Nam tiến xuống phía nam theo bờ biển qua dãy Hoành Sơn. Đó là điều kiện sống còn của dân tộc, và đó cũng là vận mệnh lịch sử từ thế kỷ thứ X cho đến nay trải qua triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
       Ở miền Trung nước ta ngày nay, Chiêm tộc xây dựng đất nước, khởi thủy quốc hiệu là Lâm Ấp. Vì đất nước một bên núi, một bên biển, thiếu đất cày cấy, cho nên họ ngó lên các châu phương Bắc như Giao Châu, Nhật Nam, không ngớt đem quân lên xâm lấn và họ đã chiếm huyện Thọ Linh nay là Thừa Thiên. Sau bị nhà Đường đem quân xuống tấn công, người Chiêm lui vào Quảng Nam bây giờ, đổi quốc hiệu là Chiêm Thành từ đấy.
      Người bạn sử miền Nam lụi đụi ngược dòng lịch sử…
      Nhà Tiền Lê với Lê Đại Hành lên ngôi sai sứ sang giao hảo bị vua Chiêm bắt giam sứ nên manh quân đánh báo thù. Dọc theo dẫy Hoành Sơn, Lê Đại Hành chiếm được Quảng Bình đến Đèo Ngang, rồi rút quân về. Nhà Lý, Chiêm Thành sang quấy rối ven bể, Lý Thường Kiệt mang quân vào sâu đất Chiêm Thành, tới tận Quảng Trị và ngừng chân ở đây. Và cũng như nhà Tiền Lê, nhà Lý cũng không nghĩ đến việc mở mang bờ cõi.
      Nhà Trần, Chiêm Thành đem chiến thuyền xâm nhập vào vùng biển. Trần Thái Tông thân chinh đi đánh, chiếm đất Thừa Thiên đến đèo Hải Vân. Sau vua Trần gã công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để kết thân, Chế Mân dâng sính lễ là hai châu Ô, châu Rí (3).
     Người bạn sử miền Nam đào xới đất đai để vật lên phong thổ chí…                                                      
     Nhà Hồ đem quân đánh Chiêm Thành, vua Chiêm phải dâng đất Quảng Nam (4) để bãi binh. Như vậy theo dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang) vào đến Quảng Nam, người Việt đã mở rộng lãnh thổ của mình xuống 3/5 lãnh thổ Chiêm Thành. Chính sách di dân của người Việt ta chỉ thật sự bắt đầu với họ Hồ. Hồ Hán Thương cho làm con đường thiên lý từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa, như thế đủ thấy về sự khai khẩn quốc thổ của nhà Hồ.
     Nhà Hậu Lê, Chiêm Thành lợi dụng nước ta trải qua chiến trận với nhà Minh nên đem quân đánh phá. Lê Thánh Tông sắp đặt một trận đại quy mô để Chiêm Thành kiệt quệ. Thắng trận Đồ Bàn (Bình Định) (5) kinh đô của Chiêm Thành, và chiếm Quy Nhơn



Quảng Bình….Hoành Sơn….Phan Rang

Công cuộc Nam tiến được tiếp nối với nhà Nguyễn, từ nhà Lê, người Việt đã chiếm được 4/5 đất đai. Nhà Nguyễn chỉ dành chiếm phần còn lại của họ từ Tuy Hòa đến Phan Rang, mảnh đất cuối cùng của Chiêm Thành thuộc Bình Thuận ngày nay, thưa anh.

      ***
      Đợi tôi rót thêm ly vang. Mặt ông đỏ cay đỏ cợt. Mắt vắt qua khung cửa sổ ngoài kia, bóng tối và trời đất đang lùng nhùng. Ông cười hậc một cái và ngầy ngà:
      - Gần đây trong sách vở họ hay dùng thuật ngữ ‘’sử gia duy vật biện chứng tiến bộ Mác Lê’’ và ‘’sử gia phong kiến’’ (Việt Nam). Họ dùng duy vật biện chứng để dựng sử Việt, nhưng họ không biết Phong kiến gồm hai chữ "phong tước" tức ban quan tước và "kiến địa" tức ban đất đai. Phong kiến chỉ chế độ vua phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất để lập lãnh địa, với quân lính, luật lệ và thuế má riêng. Thể chế này có thời nhà Chu bên Tàu, ở Việt ta không có chế độ phong kiến mà chỉ có chế độ quân chủ.
     Địa là đất, tôi đang to hó với lãnh địa, kiến địa thì đổng đểnh thế nào chả biết nữa mắt ông vắt qua…hòn giả sơn mãi tận ở Hải Dương, đất khởi nghiệp của nhà Mạc:
      - Như anh biết đấy, bằng vào giai thoại cụ “An Nam lý học hữu Trình truyền” giữa họ Mạc đối đầu với họ Trịnh. Mạc Mậu đến hỏi cụ ở khoảnh sân có hòn non bộ, cụ nói "Cao Bằng tuy thiểu, khả năng sổ thế", ý là Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dung thân được mấy đờị.
      Cóc lại đòi đi guốc, tôi nhai văn nhá chữ với ông ít lâu sau, cụ Trạng cũng chống gậy ra khoảnh sân ấy, cũng ngắm hòn giả sơn đó, nhìn đàn kiến đang "leo núi" có cây tùng, cây bách bé con con và bầy kế cho Nguyễn Hoàng: Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân(2). Nhà chúa hiểu ý bèn xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ Thuận Hóa bắt đầu cuộc hành trình về phương Nam xa vạn thẳm. Trong cơn đồng thiếp với chữ nghĩa, tôi vấy vá với ông là thay vì Mạc Mậu, cụ Trạng…lỡ dại xúi Nguyễn Hoàng ngược lên Cao Bằng thì lịch sử đã rẽ qua một khúc quanh khác, thì ông và tôi đã không lêu bêu ở miền Nam sáng nắng chiều mưa…
      Làm như không nghe tôi đang theo bước chân phù lãng nhân trong cõi ngu lạc trường, ngón tay khẽ gõ lên mặt bàn, đầu ông gật gù…
      - Vâng, theo tôi Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nghi vấn của lịch sử. Vì sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, Nguyễn Kim đi tìm con út vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, tức chúa Chổm, tôn làm vua. Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim thu nạp Trịnh Kiểm. Khi ấy nước nhà chia làm hai: từ Nam Định trở ra của nhà Mạc, tức Bắc triều. Từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê, tức Nam triều. Theo sử cũ sau khi Nguyễn Kim mất, để lại hai người con là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Trịnh Kiểm sợ cả hai sau này có thể tranh dành địa vị với mình, vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ bị Trịnh Kiểm giết. Nguyễn Hoàng sợ đến lượt mình, nhờ người tới hỏi trạng Trình như các sử gia vừa…“diễn sử” ở trên.
      Vẫn chưa hết chuyện trạng Trình, trạng Bùng Phùng Khắc Khoan không biết nên theo Nam triều, hay ở lại với Bắc triều. Họ Phùng tìm Nguyễn Bỉnh Khiêm hỏi han sự thể thế sự thăng trầm quân mạc vấn này nọ, Nguyễn Bỉnh Khiêm dậy: "Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong". Trạng Bùng ngầm hiểu ý tôn sư đã đến lúc phải vào xứ Thanh với nhà Lê. Người sau chê trách trạng Trình bấm độn biết nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, lại không tồn tại mà vẫn làm quan với nhà Mạc. Sau đấy lại đẩy đưa học trò thay mình phò Lê.
      Nghe thủng xong, tôi ngẫm ngợi há lại có cái lý ấy sao? Mà hỏi làm gì cho rách cuyện! Vì từ Thăng Long mò xuống Hải Duơng đi bộ, cáng võng cũng nhiêu khê lắm chứ bộ. Lại nữa, chắc gì thơi cụ Trạng đã có…hòn non bộ với ngư tiều canh độc. Bèn nói dám với ông:
      - Vậy thì những giai thoại của cụ Trạng…
      Ông lại gục gặc đầu, mắt ngầy ngật như mắt thầy bói, ngón tay lại gõ lên bàn…
      - Thì anh cứ cho là như…“Sấm Trạng Trình” vậy, thưa anh.
      Đang rối loạn tiền đình với giai thoại Nợ như chúa Chổm để Thăng Long có ngõ Cấm Chỉ gần sịt ngõ Trạng Trình, làm như ăn mày cầm tinh bị gậy ông dẫn dắt tôi…lạc đường vào lịch sử. Người bạn sử miền Nam rẽ ràng…
     Sử kiện Trịnh Kiểm ám hại Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa theo tôi cũng là nghi án của lịch sử. Bởi lẽ không như các sử gia viết sử…”liệt truyện”.
      Sử nhà Nguyễn không nói chi tiết việc tranh chấp quyền hành và cho là: Trịnh Kiểm tranh đoạt quyền hành nên ám hại ông. Viết như thế chẳng hợp lý chút nào! Vì khi ấy, Nguyễn Uông mới chỉ hai mươi, nào có quyền hành gì để Trịnh Kiểm tranh chấp? Tại sao Nguyễn Uông bị giết quan trọng như thế lại được chính sử nhà Nguyễn ghi là “khuyết sử”? Vì vậy, ta chỉ có thể kết luận cái chết của Nguyễn Uông không rõ ràng, thiếu chứng cớ mà nhẽ ra phải có. Vì vậy ta nên xem sự kiện ấy là một nghi án lịch sử mà thôi.
      Người bạn sử miền Nam chung chiêng chống chếnh…
      Còn tại sao Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa? Câu hỏi này không khó trả lời: Vì sau cái chết của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng cầm quân chống nhà Mạc, lập được chiến công, được thăng Đoan Quận công. Sau khi Nguyễn Uông chết, ta không có chứng từ gì việc Nguyễn Hoàng ở vào tình thế khó khăn để phải "tìm chỗ dung thân". Chuyến đi của Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa không phải là chuyến đi lánh nạn của một người cùng đường. Vì Trịnh Kiểm tỏ ra không phải là người nhỏ nhen, nên đã cho phép thân bằng quyến thuộc theo vị tân trấn thủ vào Nam. Ấy là chưa kể đồng tình cho hai quan trấn thủ hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An mang quân lính theo vào Thuận Hóa tới hơn một ngàn người. Việc sau này Nguyễn Hoàng trở ra Đông Đô gả con gái út Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, cháu nội của Trịnh Kiểm. Tiếp đến việc con thứ Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên được vào trấn thủ Quảng Nam thì mới có…miền Nam như anh vừa…“dự kiến lịch sử”, thưa anh.
Rút điếu Craven “A” mang từ bên nhà qua để đó, mắt ông vắt ngang cái đàn dương cầm, một nhạc công ngồi đấy đang chơi nhạc. Ông nói nhạc Jazz của người da đen nghe ai oán Nam Ai, Nam Bình như dân Chàm mất nước, theo Vương Hồng Sển nào khác gì vọng cổ với Dạ cổ hoài lang. Ấy vậy mà phán quan Tố Hữu đã xuống câu sề “tắt đèn” cải lương, hát bội của những người miền Nam. Thế là tỏi rồi! Tôi thầm nghĩ vậy và bẻm mép hỏi khi ra Hà Nội…“hành sử” ông có dậy cóc đi guốc, dậy khỉ leo cây chăng. Người bạn sử miền Nam lừ đừ như ông từ vào đền, với năm tàn tháng lụn, ông dắt trâu chui qua hàng rào:
     - Họ đặt cái cầy trước mũi con trâu, các nhà khảo cổ đã lập ra chuỗi tiền sử Phùng Nguyên, Đồng Đậu phù hợp với một thời Hùng Vương rực rỡ rồi. Nay đến phiên sử gia dựa vào “trường phái Marxist”, sử gia miền Bắc theo trường phái này chủ đích là: Biện chứng sự hình thành xã hội, phân tích vai trò của giai cấp để tạo nên lịch sử.
      Tôi im thin thít như thịt nấu đông bởi những nhà biên khảo, sử học trong nước hiện nay đang vặc nhau như mổ bỏ vì văn hóa Phùng Nguyên chưa được giải quyết thoả đáng, vì họ chỉ nhắc đến nó như một giả thuyết đã từng có và của ai đó. Họ dựa vào học giả Nhật Nitta Ejji, nhà khảo cổ học Ý Rispoli dẫn chứng: Những di chỉ ở Vân Nam cùng có hoa văn “chấm-vạch dài” và gợi ý văn hóa Phùng Nguyên có thể có nguồn gốc từ bên…Tàu.
      Như không hay biết những gì tôi đang bối rối như sư đẻ, lấy hộp quẹt diêm cầm tay...
       - Với giai cấp để tạo nên lịch sử như Lê Lợi với giai cấp nông dân, họ đề cao Nguyễn Huệ gốc anh hùng áo vải nên được coi như là quốc sách. Bởi thế có đến 1620 công trình viết về nhà Tây Sơn. Vì họ đánh lận con đen ông Hồ cùng gốc gác với Hồ Quý Ly. Với họ thì: ”Việc Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, việc giành lấy ngôi vua một triều đại phong kiến đã suy tàn là hợp quy luật”.
Làm một hơi xong, ông hững hờ nhìn ra ngoài cửa sổ và thở ra khói...
       - Không những thế, những nhà dựng sử miền Bắc không tiếc lời chê trách nhà Nguyễn là tay sai cho thực dân Pháp nên họ cấm viết về sử nhà Nguyễn từ năm 1956 đến 1958. Đến Phan Thanh Giản và sử gia miền Nam còn bị vạ lây, Viện trưởng Viện Sử học là Trần Huy Liệu đã bôi nhọ trí thức nói chung và sử gia miền Nam nói riêng: Tất nhiên khi chép về sử kiện Phan Thanh Giản cắt đất dâng cho xâm lược Pháp thì trí thức và sử gia miền Nam đã vô liêm sỉ coi đó không phải là chuyện phản quốc.

Học thói sử gia Fustel de Coulanges: “Sự thật của lịch sử là gì? Sự thật của lịch sử là quả cầu tròn, mỗi người chỉ nhìn được một phía”. Nói dại chứ! Chứ thiên cổ chi mê tôi chả dại đứng về một phía sử gia Mác-Lê hợm chữ chửi người vắng mặt như mắng người chết như vậy. Thảng như lời lẽ nặng nề, mạt sát, thiếu hẳn phong cách của người viết sử, thảng như: “Tối tăm, cực kỳ phản động, hủ lậu, mục nát, mù quáng, cực kỳ ngu xuẩn, v…v...”.
  Tôi đang động tình đến đây, ông động não tiếp…
     Người muốn tìm hiểu sử học nghiêm túc, khi viết một điều gì không phải chỉ cho người cầm bút mà còn phải viết cho người đọc. Viết sử không chỉ là việc sắp xếp các sự kiện lịch sử suốt cả ngàn năm như sử biên niên mà phải đưa ra những sai trái của tiền nhân, ngay cả với các sử quan. Nếu không, người đọc sử riết rồi bị uốn nắn, thuần hóa vào quan điểm của sử quan. Vì sử quan, sử gia trở thành người viết sử cung đình bóp méo lịch sử tạo nên chính sử, hay viết sử để xây dựng thể chế, chế độ. Nay cũng thế, như trong lần phát biểu tại Paris năm 1988, Nguyễn Văn Tạo, Viện trưởng Viện Sử học tuyên bố: Chúng tôi không viết sử để làm công trình sử học mà là để góp phần xây dựng chế độ mới. Vì vậy, sử trở thành sử phong thần, vì với nhà Nguyễn với chính sử, hay miền Bắc với sử phong thần chỉ có hai loại người là minh quân, ’’bác Hồ vĩ đại’’ và đối nghịc là ngụy quân, ngụy quyên.
      Người bạn sử miền Nam cười. Ông cười bằng mắt…
      Ấy vậy mà để xây dựng chế độ họ ’’bài bản’’ theo triều đại phong kiến nhà Nguyễn cũng đốt sách tàn dư của ngụy quyền. Theo một nhà biên khảo nào đó thì: ’’Nào có khác gì nguyên mẫu của bản sao Gia Long vì nhà Nguyễn có tha gì mà không đốt sạch dấu vết nhà Tây Sơn còn sót lại được gọi là Nguỵ tây”. Ngoài ra theo Đại Nam chính biên liệt truyện, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát dành vùng Thủy Xá và Hỏa Xá để ‘’cải cách’’ và ‘’tạo dựng’’ nơi ăn chố cho người Chiêm Thành mất đất. Vì vậy ngay cả hai chữ...cải tạo họ cũng vay mựợn từ thời…’’phong kiến’’. Nhưng lịch sử là một chuỗi móc xích tiếp nối, để không khỏi không nhắc đến sử kiện Minh Mạng sai Trương Minh Giảng đánh Cao Miên. Nhà Nguyễn bắt nữ vương Ang Mey đưa về Gia Định quản thúc, sau đó bầu đoàn thê tử cận thần quan lại của Cao Miên bị đưa ra Bắc tập trung cho tuyệt hậu hoạn, thưa anh.
Lúc này tôi cứ u mê ám chướng những gì vừa rồi ông sắm nắm: ’’người viết sử không phải chỉ cho người cầm bút mà còn cho người đọc’’. Chả là chăn trâu nhân thể dắt nghé, tôi lây lất qua một nhà sử học miền Nam nặng lòng với sử Việt có câu Cô vọng ngôn chi mà tác giả diễn giải là: Hình như lời người viết sử nói chuyện với…ma. Tác giả tiếp: Hóa ra khi đọc sách, người ta chỉ đọc những gì muốn thấy. Khoan nói tới nhưng gì phía sau các dòng chữ ấy. Vừa lúc nghe câu ’’Nhà Nguyễn bắt nữ vương Ang Mey quản thúc’’. Là người đọc, thiên cổ chi mê tôi cũng muốn đẽo chữ chặt câu…nhưng gì muốn thấy phía sau các dòng chữ ấy. Vì vậy kịp khi ông thông sử như thông khói xong, tôi cô vọng ngôn chi với ông…
      Ừ thì với lịch sử là một cuộc tái diễn không ngừng với 140 năm sau, đoàn người thất trận từ phương Nam ngược về phương Bắc, nơi sơn lam chướng khí bên dẫy núi Hoàng Liên Sơn để bị quản thúc. Nơi mà thân bằng quyến thuộc của Nặc Ông anh, Nặc Ông em đã bị tập trung ở đấy từ bao thế kỷ trước. Để rồi lịch sử sang trang với cuộc chiến Nam Bắc, cũng ở nơi đây với tù binh là ngụy quân, ngụy quyền bỏ xác bên sườn núi đìu hiu hoang vắng. Được thể tôi lùi nhùi qua cuộc nội chiến Nam Bắc của người Hoa Kỳ, tại làng Appomattox, tướng Robert E, Lee tới để bàn thảo việc đầu hàng, tướng Ulysses S, Grant đưa ra bản thảo ngắn gọn như hàng binh không bị bắt làm tù binh. Sau đó điền trang của tướng Lee trở thành nghĩa trang Arlington, nơi chôn cất chung của tử sĩ hai miền Bắc Nam.
      Mưa không ướt đất nắng không ấm đầu, khi không tôi chầu văn hầu bóng với người thơ Lá hoa cồn hay “Trung niên thi sĩ” họ Bùi:
      Sử lịch sai trang
      Chạy quàng
      Là lịch sử…
Đợi tôi ngập ngụa trong cõi mụ mị đâu vào đấy rồi, ông…như thị ngã văn:
     - Vâng, lịch sử đã sai trang, với những gì vừa rồi mà tôi vừa bương bả được phần nào hay phần ấy, chỉ là tương đối thôi, thưa anh.
      Lại vẫn khuôn mặt phẳng lặng, hẻo mọn, ngập khói môi trường điền dã, bia đá, gạch ngói, dường như ông đang quay quả trở về một thế giới ngựa xe, lời thơ, giá sách. Chợt ánh mắt ông cắt ngang không gian “dẫy núi Hoàng Liên Sơn tới Thuận Hóa”…
      Nguyễn Hoàng đặt chân tới vùng đất Thuận Hóa có thế đất "Nhất hổ trục quần dương - Tiên vi tướng, hậu vi vương" hy vọng mạng đế vương muốn được truyền tử lưu tôn đời đời kế thế. Vì thế nhà chúa lấy một phần đất Chiêm Thành lập ra tỉnh Tuy Hòa (phủ Phú Yên). Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát chiếm thêm đất Phan Rang (phủ Bình Thuận). Từ đấy nước Chiêm Thành mất hẳn. Nhưng công việc Nam tiến của nhà Nguyễn vẫn chưa xong, vì thế chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã kết thân với vua Chân Lạp bằng cách gả công chúa Ngọc Vạn (6) cho Chey Chetta II. Chúa Nguyễn xin cho dân Việt được làm ruộng và buôn bán trên vùng đất mà ngày nay là Sài Gòn.
      Và ông cổ lỗ rị mọ:
      - Bây giờ tên Sài Gòn đã đi vào …cổ sử rồi, cũng…lịch sử lắm chứ nhỉ, thưa anh.
Người bạn sử miền Nam vừa nói, ánh mắt vừa như cắt ngang những đường phố Sài Gòn của một thời một thưở, ở một nơi chốn nào đó có con đường Nguyễn Hoàng khuất vắng, hẻo lánh và dường như ông đang hòa nhập về một vùng hoang vu thái cổ…

                                     ***      
      Dụi điếu thuốc, người bạn sử miền Nam thấm giọng chút rượu, ông ve vé mắt quanh chỗ ngồi. Lúc này tôi mới buông tuồng ngoài cái công khai phá, khẩn hoang ra tiệm ăn được…“hút thuốc lá” này. Ông gà gưỡng: “Hết ý” và cười cười.
      Nhưng sau cặp kính, mắt ông không cười. Sợi râu bạc rung rung...
      - Nghĩ đến hành trạng dựng nghiệp và dấu tích của Nguyễn Hoàng (7) đến cửa Việt, Quảng Trị, Ái Tử đúng năm 34 tuổi. Chúa Tiên ở đất này 59 năm, dân cảm ân mến đức vì chợ không hai giá, không có ăn trộm, cửa không phải đóng. Thuyền buôn ngoại quốc đều đến buông bán, quân lệnh nghiêm túc, vì vậy dân trong xứ đều được an cư lạc nghiệp.
     Trong khi tôi đang ngồi hổng người ra vì bây giờ tên Sài Gòn đã đi vào quá vãng, từ nghĩa trang Arlington tôi định vất vưởng qua nghĩa trang Biên Hoà đang hoang phế với cỏ cây. Làm như có đồng cảm, nhìn cái lò sưởi đốt củi “gas” đang chập chờn những tia lửa xanh, vàng như nhìn miếu đền xưa cũ. Trong một thoáng giây, ông dáng người thiên cổ thế đấy, nhưng lúc này thần thái gồ ghề như biến đi đầu mất cả, ông tha ma mộ địa…
      Với dấu tích trên đất Quảng Trị không thể không nhắc đến ngôi miếu do cư dân ghi ơn lập nên ở xã Gio An, huyện Gio Linh (7), sau khi nhà chúa qua đời. Thành thử, khi đi điền dã, cụ Trần Quốc Vượng quàng vai cái máy xén cỏ để chuẩn bị phát cây, dọn dẹp lối vào. Đi tìm dấu tích xưa với tâm thức của những người về nguồn, như vào đất Thục.
     Đường vào đất thờ chúa Tiên chạy xuyên qua vỉa tầng văn hóa trầm tích. Tôi liên tưởng đến những công quả của chúa Tiên dành cho Gio Linh. Trước khi đi vào Thục địa ở đây, tôi có linh cảm mách bảo rằng nơi này dù hoang phế nhưng vẫn còn những di tích hiếm hoi còn lưu lại, chẳng hạn như những gạch cũ. Quả vậy, với cầi máy xén cỏ của cụ Vượng rà rà hiện ra một trụ đá ăn sâu vào nền đất, mặt trụ hình tròn.
Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2017 , 00:27 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI / TÀI LIỆU XÂM LĂNG VĂN HOÁ
Reply #53 - 16. Dec 2017 , 09:24
 

Tài Liệu liên quan đến chiến lược xâm lăng văn hóa

"Mất đất có thể lấy lại được nhưng mất văn hóa là mất tất cả" Lời Cổ Nhân.
Bài đọc suy gẫm: Bá quyền Văn Hóa kiểu Trung Quốc, tác gỉa Đoan Trang, Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa. Hình dưới: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, một trong 4 tiểu thuyết nổi tiếng của người Trung Hoa được dựng thành phim với những tài tử thượng thặng như Lưu Đức Hòa của Hồng Kông...đặc biệt, trong phim có sự hợp tác của Lý Mỹ Kỳ, cô đào đang ăn khách, nổi tiếng của Holywood có mẹ ruột là người Việt Nam.
Nhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.
* "Giai điệu chủ"
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1987...
Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu hướng "giải trí hóa" phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim "giai điệu chủ" nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.
Chính sách này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính, nằm trong một khái niệm chung mà Chủ tịch Giang Trạch Dân gọi là "giai điệu chủ":
• Dòng phim về những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt - gọi chung là phim "thần tượng tuổi trẻ"hoado
• Dòng phim cổ trang, gồm phim lịch sử ("Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Vương triều Ung Chính", "Khang Hy", "Thái Bình Thiên Quốc"…), dã sử ("Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách"...)
• Dòng phim gia tộc luân lý ("Mùa quít chín", "Gia tộc Kim Phần"…)
• Dòng phim cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa ("Khát vọng", "Câu chuyện Thượng Hải"…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)
• Dòng phim hình sự, chống tham nhũng ("Xứng danh anh hùng", "Khống chế tuyệt đối"…)
Những phim này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa phương lớn vào giờ vàng.
Đặc biệt, chúng nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước: Tất cả các phim, chỉ trừ dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất là phổ biến "giá trị Trung Hoa" tới các quốc gia trong khu vực.
Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi "đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn
Độ", như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn "Phim truyền hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình" (NXB Điện ảnh Trung Quốc, 2008).
Phần lớn các phim "giai điệu chủ" đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta chẳng xa lạ gì với chúng. Các phim đều được xuất khấu với giá hết sức ưu đãi sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (như "Khát vọng", "Tây du ký", "Vương triều Ung Chính") theo thỏa thuận hợp tác giữa các đài truyền hình hai nước.
* Ồ ạt "xâm lăng văn hóa"
Song song với việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, nhất là phim truyền hình, sang các nước trong khu vực mà đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành "Trung Hoa hóa" các sản phẩm của những nước này.
Bất chấp việc giới truyền thông Việt Nam đưa tin đậm về những phim hợp tác giữa hai nước như "Hà Nội Hà Nội" hay "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong", các bộ phim này chưa bao giờ được ưu tiên chiếu giờ vàng trên sóng truyền hình của bất cứ đài nào ở Trung Quốc. Ví dụ, "Hà Nội Hà Nội" chỉ được phát trên đài tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh vào lúc… đêm khuya thanh vắng. Với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng đến từ các nước khác, Trung Quốc thực hiện làm mờ tính nước ngoài của chúng. "Vua Kungfu" (Forbidden Kingdom) dù là phim của Mỹ và từ đạo diễn đến quay phim, phục trang đều là người Mỹ, nhưng khi đến đại lục, phim mặc nhiên được giới truyền thông nhào nặn thành sản phẩm Trung Hoa.
Các ngôi sao châu Á của Hollywood cũng bị "Trung Hoa hóa" tương tự. Khán giả Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung dễ lầm tưởng rằng Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh, sinh tại Malaysia, học ở Anh, thành danh trên đất Hong Kong, Maggie Q. (Lý Mỹ Kỳ - mẹ là người Việt Nam) là người đại lục.
Trung Quốc cũng khéo léo lờ đi chuyện quốc tịch của nhiều diễn viên nổi tiếng trong nước họ: Hầu như rất ít người biết rằng ngôi sao Trương Thiết Lâm mang quốc tịch Anh, Tư Cầm Cao Oa là người Thụy Sĩ, Ninh Tĩnh là người Pháp, còn mỹ nhân Chương Tử Di gốc gác Hong Kong.
(Ngoài lề: Một vụ việc đặc biệt có liên quan đến Việt Nam, nhưng không thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, là cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" của Giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, phát hành tháng 11-2008. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính danh là Hồ Tập Chương, nguyên là một người Khách Gia [Hakka, tiếng Việt gọi là người Hẹ], tức thuộc Hán tộc.)
* Điều gì nằm sau chiến lược xuất khẩu văn hóa của Trung Quốc?
Một nước lớn với dân số hùng hậu như Trung Quốc khó mà chấp nhận tầm ảnh hưởng ít ỏi ở thế giới. Và trên con đường "trỗi dậy hòa bình" để trở thành bá quyền ít nhất là trong khu vực, Trung Quốc mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn hóa - thứ "quyền lực mềm" đầy quyến rũ.
Chẳng riêng Trung Quốc biết điều đó. Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-
19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi.
Bên cạnh kinh tế và quân sự, các quốc gia sẽ thực hiện cả tham vọng gây ảnh hưởng và lấn át các nước khác trên bình diện văn hóa, tư tưởng. Sau Chiến tranh Lạnh, ở châu Âu, bên cạnh ngoại giao về chính trị và kinh tế, thì ngoại giao văn hóa ngày càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.
Pháp và Đức là hai quốc gia rất chú trọng tới vấn đề "bá quyền văn hóa" này. Các hoạt động “xuất khẩu văn hóa” của họ được tiến hành mạnh mẽ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó ngay tại Việt Nam: Chương trình hoạt động thường niên của Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện Goethe sôi nổi hơn hẳn so với Hội đồng Anh (British Council) hay Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Và đến đây thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những hình thức ngoại giao văn hóa mà Trung Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam, trong nhiều ví dụ thực tế. Phim truyền hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa phương. Khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về trang phục của đời Thanh và chắc chắn là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.
Ngay trong giới trí thức, tâm lý sùng bái văn hóa Trung Hoa đã rất nặng. Một số đông trí thức Việt Nam có thể dễ dàng trích dẫn các điển tích, điển cố của Trung Hoa thay vì của phương Tây hay thậm chí của chính nước mình. Nói tới văn hóa Trung Hoa là nói tới một nền văn học với những tác phẩm vĩ đại, tới triết học thâm sâu, tới sân khấu kinh kịch có sức sống trường tồn, tới điện ảnh với những nhân tài mà ngay cả Hollywood cũng phải kiêng nể.
Điều này không sai, tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là nhiều trí thức Việt Nam luôn vị nể quá mức thay vì đặt văn hóa Trung Hoa vào tương quan đúng mực với các nền văn hóa khác trên thế giới - cũng rực rỡ và vĩ đại như thế.
Khái niệm bá quyền văn hóa - tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời (1). Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa - tư tưởng với láng giềng Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, dường như cuộc "xâm lăng văn hóa" này diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết.
* Vấn đề đến từ phía những kẻ "bị xâm lăng"
Bá quyền không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần của những kẻ bị bá quyền.
Riêng trên địa hạt văn hóa - tư tưởng, các học giả nghiên cứu về bá quyền văn hóa đều cho rằng bá quyền văn hóa, nếu được thực hiện, không thể thiếu sự đồng thuận một phần hoặc toàn thể của kẻ bị bá quyền.
Như thế, việc Trung Quốc tiến hành bá quyền văn hóa thành công còn phụ thuộc cả vào cách cư xử của nước bị bá quyền, ở đây là Việt Nam.
Điều đó nghĩa là Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Chẳng hạn, nên có sự trao đổi văn hóa song phương với Trung Quốc một cách tương xứng.
Việt Nam có thể thỏa thuận các chương trình trao đổi văn hóa với Trung Quốc, theo đó, đồng thời với việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của nước láng giềng, Việt Nam sẽ xuất khẩu văn hóa theo hướng ngược lại, xuất bản sách, tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam... tại Trung Quốc.
Theo một thống kê (3) được công bố trên tờ "China Daily", năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu 4.000 đầu sách từ Mỹ, nhưng chỉ xuất khẩu 14 đầu sách sang nước này; nhập 2.000 đầu sách từ Anh, nhưng chỉ xuất sang đây 16 đầu sách. Từ năm 1999 đến năm 2002, hơn 280 đoàn nghệ thuật Nga biểu diễn ở Trung Quốc, trong khi chỉ có 30 đoàn nghệ thuật Trung Quốc sang biểu diễn tại Nga. Giai đoạn 2000-2004, Trung Quốc nhập khẩu trên 4.000 phim và chương trình truyền hình, nhưng xuất khẩu không đáng kể. Dòng phim "giai điệu chủ" hầu hết chỉ tiêu thụ được ở khu vực Đông Nam Á mà trong đó Việt Nam là "tiền đồn".
Đã đành Nga, Mỹ và Anh là ba nước lớn nên Trung Quốc không dễ tiến hành bá quyền văn hóa như với Việt Nam. Nhưng ngay cả một quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu là Hungary - diện tích chỉ bằng một phần ba Việt Nam, dân số 10 triệu - thì cũng từng tổ chức Năm Văn hóa Hungary tại Trung Quốc (2007-2008), và dựng tượng đại thi hào dân tộc Petőfi Sándor ở Thượng Hải.
Những thông tin này có gợi cho chúng ta một suy nghĩ gì chăng?
Đoan Trang
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #54 - 16. Dec 2017 , 09:26
 
HÁN HÓA

Từ Thức
16 / 12 /2017

Đang viết một bài về hiện tượng Hán hoá ở VN. Nhưng bối rối : nhiều dữ kiện quá, nhiều chuyện quá, không biết lựa dữ kiện gì.
VN đang trở thành Tàu, người Việt đang dần dần biến thành người Tàu mà không hay. Hoặc, tệ hơn nữa, hay nhưng nhắm mắt, chép miệng nhìn nơi khác.
Trung Quốc đang Hán hoá VN trên mọi mặt. Với sự đồng lõa của nhà nước. Trước sư thờ ơ của chúng ta.
Văn hóa, với những Hội Khổng Học, những hội hữu nghị văn hoá, với sách báo , phim ảnh.
Kinh tế, với hàng hoá tràn lan, những hợp đồng dành độc quyền cho Tàu. Một ‘’ coup de grâce ‘’( đòn kết liễu ): Jack Ma sẽ tiêu diệt những gì còn lại là thương mại thảm thương của VN .
Lãnh thổ, với những vùng, những tỉnh, những khu đã trở thành Tàu. Biên giới, càng ngày càng co lại, với những đoàn người, hàng hoá Tàu tự do ra vào như chỗ không người. Nhiều nơi, người Việt nói tiếng Tàu, dùng tiền Tàu để buôn bán, để sống còn.
Hành chánh. Chính quyền đã ký những hiệp ước đào tạo cán bộ lãnh đạo song phương. Nghiã là Trung Quốc sẽ lựa chọn, sẽ huấn luyện những quan thái thú cai trị VN. Bởi vì chuyện VN huấn luyện cán bộ lãnh đạo nước Tàu là chuyện khôi hài, không biết nên cười hay khóc.
VN đã tự Hán hóa trước khi bị xâm chiếm.
Trước khi viết bài, muốn hỏi đó có phải là cảm tưởng của các bạn, hay chỉ có trong trí tưởng tượng của tôi ? Nhất là các bạn sống trong nước : bạn có cảm tưởng mình, nước mình , đang dần dần tự biến thành Tàu ?
Chờ ý kiến, nhất là những điều mắt thấy tai nghe của bạn
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2017 , 09:27 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #55 - 16. Dec 2017 , 09:28
 
KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN ĐÙA
Việt Nhân
Phạm Ngọc Thanh lấy cớ nơi y đang làm phó sở giáo dục là thành phố phát triển với số lượng người nước ngoài, cư trú làm việc và học tập nhiều nhất so cả nước, rất nhiều người trong số đó mong muốn được học tiếng Việt, để sinh sống và làm việc được thuận tiện, nên thành Hồ của y sẵn sàng là thí điểm giảng dạy Tiếq Viêt. Nói là để cho người nước ngoài dễ học mà thay đổi, chắc chắn không ai tin mồm mép thằng vịt cộng này!

Còn Bùi Hiền, không là thần kinh, không là dốt, mà đây là làm theo chỉ thị xóa sổ Quốc ngữ của đảng An Nam cộng, trong chủ trương cướp nước và Hán hóa dân tộc Việt. Thời điểm bắt tay vào nghiên cứu là từ ba mươi năm trước, đó cũng là lúc mật ước Thành Đô (1990) được ký kết. Lại thêm cái ồn ào bênh vực cho thấy chúng là số đông (PGS.TS Lê Đức Luận, TS Nghiêm Thúy Hằng, TSKH Đoàn Hương), chúng dựng Bùi Hiền như là ông thánh đáng tôn trọng!

Chúng chửi những ai ném đá việc ‘cải tiến’, Đoàn Hương nói: Không thể đem việc ấy ra hỏi ‘cái đám quần chúng thiếu hiểu biết ấy được’ (VTV3 28/11/2017). Cho thấy rồi đây chúng sẽ làm! Đảng Ba Đình vẫn thế, năm 2011 dân phản đối chuyện đem chữ Tầu vào dạy học sinh bốn tiết một tuần, và hôm nay chúng đã làm xong, trẻ nhỏ đang bị ép học tiếng Tầu… Lũ Ba Đình khi tung ra một vấn đề gì đó, không là để đón nhận ý kiến, mà là chúng tập cho dư luận quen với vấn đề, còn chúng vẫn cứ việc đã định mà làm, thừa biết dư luận sẽ mệt mỏi rồi buông tay.

Chữ viết của dân Việt đã một lần thay đổi, từ ban đầu những sách vở tài liệu Văn học sử được viết bằng chữ Hán hay Nôm đã được chuyển qua chữ Quốc ngữ của hơn ba trăm năm trước khi các Giáo sĩ Công giáo đến nước ta. Công việc phiên âm tiếng Nôm bằng các âm thể của mẫu tự Latinh, trong đó Alexandre De Rhodes là công đầu trong việc tạo dựng chữ Quốc Ngữ mà hôm nay chúng ta đang dùng, kết quả lần đầu tiên là cuốn Tự Điển Việt-Bồ Đào-Latinh, được Giáo sĩ Alexandre De Rhodes biên soạn, và cho xuất bản vào năm 1651.

Tiếp theo sau đó, cách viết Quốc ngữ vẫn được tiếp tục hoàn chỉnh, cùng với những cải cách của Pineau de Behaine mà cuốn Từ điển Việt-Bồ-La được xuất bản năm 1772, cứ thế Quốc ngữ tiếp tục hoàn chỉnh, sự trong sáng đã theo thời gian ngày càng hơn cho tới hôm nay. Vào thời điểm sự ra đời của chữ Quốc ngữ, cái may mắn của dân Việt là song hành trong việc hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ, các học giả người Việt chúng ta nối tiếp nhau đã làm tốt công việc chuyển đổi, khá nhiều những tài liệu Văn hóa Lịch sử dân tộc, cả từ chữ Hán lẫn Nôm sang Quốc ngữ.

Sau khi Quốc ngữ được phổ biến, Chinh Phụ Ngâm Khúc (征婦吟曲) tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn ra đời trong khoảng năm 1741 (thời Cảnh Hưng), đã được dịch ra thơ Nôm, và bản chúng ta đọc hôm nay, là nó đã được một lần nữa chuyển sang Quốc ngữ. Cũng tương tự một cách ấy là Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), tức Đoạn Trường Tân Thanh, truyện thơ thể lục bát của Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du (1766-1820), đã được Pétrus Trương Vĩnh Ký năm 1875 in bằng Quốc ngữ, để rồi sau đó được địch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài khác.

Và còn nhiều nữa… Tuy vậy không là dễ để chuyển hết, có rất nhiều di cảo hàng ngàn năm, viết bằng Hán lẫn Nôm của cha ông, phải đành mai một đó là điều không thể tránh khỏi sau một sự đổi thay lớn, cũng như người đọc được chữ Nôm nay đã vắng dần. Lần đầu chuyển từ Hán Nôm sang Quốc ngữ, với tâm huyết gìn giữ gia sản văn hóa ông cha, mà cũng bị mất mát, thì lần này nếu thay đổi xảy ra, chắc chắn Văn hóa Việt sẽ không còn nữa. Nguyên do lũ An Nam cộng sẽ cấm không cho chuyển dịch, đơn giản là chúng muốn xóa sổ Văn hóa Việt!

Người Việt sẽ học cách viết mới, đương nhiên chỉ để đọc những gì đảng cho lưu hành, phương tiện in ấn trong tay đảng, chỉ cho phép xuất bản những gì là của đảng, mọi tài liệu văn hóa lịch sử cũ tự nhiên rụi tàn, đó là điều chắc chắn. Chuyện đã xảy ra, rập khuôn như miền Bắc chỉ được phép lưu hành những gì là của đảng, mà tất cả sách vở giáo dục, tài liệu văn hóa bao đời của ông cha, được trân quý giữ gìn bởi người miền Nam, đã bị đem đốt ngay sau Tháng Tư Đen, chỉ vì nó không là của đảng mà mang tội văn hóa đồi trụy, nhiều sách quý nay đã không còn vết.

Thay đổi cách viết lần này không như lần trước từ Hán Nôm, vì sẽ không có chuyện chuyển dịch bất cứ một tài liệu văn hóa nào, xét thấy không có lợi cho đảng, kể cả những gì lịch sử dù là thật nhưng nhạy cảm, những trang chính sử ghi lại các cuộc chống quân xâm lược truyền kiếp phương Bắc, cần phải xóa để cho hai nước sáp nhập vào làm một. Đã có rồi vì sợ phiền lòng quan thầy phương Bắc, mà bia ghi công Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết (Nghệ Tĩnh), hay những bia ghi lại chứng tích các trận chiến 1979 nơi sáu tỉnh biên giới đã bị đảng đục bỏ.

Cái gọi là ‘cải tiến’ cách viết, cho thấy đây là đốt sách không cần lửa, những sách mà đảng gọi là phản động theo thời gian sẽ rụi tàn, không khác gì trường hợp những tài liệu ghi bằng chữ Nôm, và người đọc được những sách đó đã không còn mấy. Rồi đây dân xã nghĩa được học Tiêq Việt, và chỉ đọc được những gì đảng phổ biến vì nó in theo lối mới, để mà biết Hai Bà Trưng đã dâng kiếm chuộc lỗi trước đền Mã Viện, và gọi Lý Thường Kiệt đánh Tống là hỗn. Dân Việt được dạy Hồ là cha già dân tộc, cội nguồn Việt từ giống Hán mà ra!

Không đọc được Chính Sử dân Việt (chống Tầu), chỉ đọc mỗi sử xã nghĩa! Những tài liệu tố cáo tên tội đồ bịp bợm Hồ chí Minh, hay cái đảng bán nước An Nam cộng, lúc đó vô dụng không đọc được thì không biết thế thôi… Không đọc được ‘Một cơn gió bụi’ thì sao biết được Hồ có một đứa con gái với Đỗ Thị Lạc, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, không cần tịch thu, không cần cấm, không cần đốt, có ai biết đọc đâu mà lo, còn có đem đến cho, thì họ cũng đem bán ve chai để gói xôi, không biết đọc thì đâu biết giá trị, chuyện trân quý là cái không có.

Xin đừng coi chuyện đảng Ba Đình, đang thực hiện ‘cải tiến’ cách viết tiếng Việt là chuyện nhỏ, nó không hề nhỏ, đừng thấy cái ngố của Bùi Hiền mà cười, không cười được đâu, đây là chúng muốn xóa sổ cả một nền Văn hóa dân tộc, lý do chúng đưa ra rất ngô nghê, việc làm của chúng vụng về của loài ngu dốt, nhưng lại rất tai hại, cái mới được đưa ra, cái cũ lui vào bóng tối, thì chuyện tự rụi tàn của cái cũ xảy ra là lẽ tự nhiên thôi.

Xin mọi người hãy nhìn rõ đây là âm mưu cướp nước Việt, Hán hóa dân Việt của lũ giặc phương Bắc, với sự tiếp tay của đảng An Nam cộng, dùng cái gọi là cải tiến cách viết tiếng Việt để che dấu ý đồ xóa chữ Việt, hầu xóa luôn lịch sử lẫn nền văn học sử đất nước. Đến nước này không còn chần chờ được nữa, chần chờ là chết!

Xin nhớ cho họa diệt vong của dân tộc gần kề, mà đảng và nhà nước Ba Đình chính là kẻ nội thù, đang cố đẩy đất nước và dân tộc Việt đi đến chỗ diệt vong, phải chung tay đập tan đảng Ba Đình bán nước!

VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #56 - 14. Jan 2018 , 08:04
 
NGƯỜI VIỆT ĐÁNG YÊU
Từ Thức
T.
T là người khó tính. Kêu một tô phở ở tiệm ăn, đòi ớt hiểm, giá sống, hành trần, đòi thêm nước phở thật nóng, thật béo. Chê bánh phở vữa quá, hay dai quá, thịt bò không đủ tái hay không đủ chín, rau thơm không thơm, chanh không chua.

Cô hầu bàn không tươi cười ( mình có ra hầu toà đâu ? ), hay quá thân mật ( mình có phải là bạn của họ đâu ? ) . Ăn xong, không để một xu tiền ‘’ tip ‘’, phủi đít đi, hiên ngang.
Vào một tiệm ăn Mỹ, T nín khe. Kêu thịt bò tái, nó nghe loạng quạng, mang thịt chín, cháy đen. Chép miệng : ‘’ thôi, không sao’’.

Vui vẻ ăn, khen ngon. Muốn hạt tiêu, lọ muối, ngần ngừ, không dám kêu, sợ làm phiền. Không sao, tiêu, muối báu gì, chỉ hại sức khỏe, tăng áp huyết.. Ăn xong, để lại tiền tip, sộp hơn 15 % như thông lệ ở Mỹ . Cho nó nể mình.
H.

Hẹn với H . H viết một bài báo rất hay về thói hay đi trễ, tới trễ của người Việt. Dưới mọi góc cạnh văn hoá, xã hội, kinh tế..Và kết luận : nếu người Việt giữ thói đó, sẽ không khá được, vì làm ăn ở xã hội văn minh không thể lè phè như xã hội đồng ruộng.

Hẹn 9 giờ. Mười giờ rưỡi, H tới. Tươi cười, ung dung, không xin lỗi, không giải thích. Hỏi, ân cần : khoẻ không ?

A,B,C

Đưa một số thân hữu của những người bị nhà nước VN làm khó dễ lên gặp các tổ chức nhân quyền của Pháp : Reporters Sans Frontières, Amnesty International, Human Rights Watch vv..Họ tận tình giúp, hết lòng, hết sức.

Dặn đi dăn lại, khi về, việc đầu tiên là viết vài chữ cám ơn họ. Nếu không quen viết tiếng Pháp, tiếng Anh, cứ viết tiếng Việt, sẽ có người dịch.
Viết cám ơn, vì đó là một sự lễ phép tối thiểu. Và họ rất cần những thư cám ơn, để chứng minh hoạt động của họ.
Ai cũng hứa. Chưa thấy mặt mũi một nửa chữ cám ơn. Các hội đoàn nhận được thư cám ơn từ khắp nơi, nhưng từ VN, rất hiếm. Nghĩa là không hề có.
N
Ngồi lai rai với N. Chợt N. giật nẩy, hốt hoảng : chết mẹ, quên vụ ra mắt sách của thằng L. Nói quên thì đã sao, cả nước in sách, ngày nào không có chuyện ra mắt sách. N trả lời : khổ một cái tui là vedette américaine ( tài tử chính ), người giới thiệu sách.

Hối hả trèo lên xe. Tới nơi, hỏi : ông đã soạn bài giới thiệu chưa ? N nói : bận tâm làm gì cái vặt ấy, sẽ ứng khẩu. Hỏi : sách nó nói về cái gì ? Đáp : bố ai biết, nó cho một cuốn, đã mở ra đâu. Thì giờ đâu đọc ba cái đồ quỷ đó

Ban tổ chức thấy N, mừng quá : chỉ chờ ông thôi.
N trịnh trọng lên diễn đàn, ca ngợi cuốn sách. Viết rất công phu, văn phong rất độc đáo, đóng góp lớn cho văn hoá hải ngoại nói riêng, văn hoá VN nói chung.     ( quên mất văn hóa thế giới ).

Tác giả thỏa mãn, xúc động ra mặt. Tự hứa sẽ về viết vài cuốn nữa. Cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt, vì bài nói chuyện rất kêu, bay bướm. Với những chữ, những câu rất văn hoa. Có thể dùng cho bất cứ một buổi ra mắt nào, bất cứ cuốn sách nào. Hôm sau, báo địa phương khen : buổi ra mắt sách thành công mỹ mãn

( trích bài CHÂN DUNG NGƯỜI VIỆT, đang viết dở )

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #57 - 14. Jan 2018 , 08:09
 
Chuyện thật ở thủ đô Hà Nội 

Vũ Xuân Tráng

Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé. 

* Niềm tin & quốc tịch
  Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.

Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”

Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”

Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì... thì... bay hơn 1 tiếng đã đến Singapore.”

Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?

Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?”

Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ. Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.”

Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải.Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.

* Cái gì cũng “đéo”

Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!

* Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!

Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”.. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.

* “Sĩ”

Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt.
Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và“lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước

Vũ Xuân Tráng
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #58 - 04. Jun 2018 , 02:34
 
ĐẺ BỌC ĐIỀU

Coi xong truyện này, ngẫm nghĩ lại, quả là chúng ta đẻ bọc điều thật, không kể gì giàu nghèo, cứ không "bị" sống dưới chế độ Cộng Sản là đẻ bọc điều rồi.

Bạn thân mến,

Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài... đen trong xã hội... đỏ, nghe buồn cười như chuyện... tếu! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn... truyện cười ra nước mắt!

Hôm đó, anh đang bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland. Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhất 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.” Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”

Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ... xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần... chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”. Không ngờ sáng kiến này lại trở thành... ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim. Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!

Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c... vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là... dại dột hết sức!”

Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ bọc điều. Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.”

Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì - theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 84 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.

Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!

Thân mến chào Bạn,
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: ĐẤT NƯỚC TÔI
Reply #59 - 04. Jun 2018 , 02:48
 
Hình như họ đã quên Gia Định?
PLO14/08/16 01:00 GMT+71 liên quanGốc
Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.
Lúc ấy, tên gọi Gia định được gọi kèm với địa danh Đồng Nai: Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai vào Gia Định Đồng Nai thì vào.
Theo tác giả Huỳnh Minh, từ năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, vị kinh lược đầu tiên ở miền Nam, đã chia Phiên Trấn Dinh thành phủ Gia Định và huyện Tân Bình. Phủ Gia Định bao gồm cả vùng đất đặt dinh Phiên Trấn. Đến năm 1790, sau khi thu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành và mệnh danh nơi này là Gia Định Kinh.
“Địa vị” và “cấp hàm” của Gia Định thay đổi theo thời thịnh trị của vua Gia Long và chiến sự. Năm 1802, sau khi công thành danh toại, vua Gia Long hạ cấp còn “Gia Định trấn” rồi xuống cấp dần dần chỉ còn “Gia Định thành”, “tỉnh Gia Định”. Từ năm 1866, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn cũ của tỉnh Gia Định nhưng không chia thành phủ, huyện mà chia thành bảy hạt tham biện, trong đó có hạt Sài Gòn. Đến năm 1885, Pháp đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định để phân biệt với TP Sài Gòn. Và không biết buồn tình chi nữa, từ năm 1889, hạt Gia Định có tên là tỉnh Gia Định - một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ lục tỉnh cũ.

Trường Trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam.
Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Gia Định như “ôm” Đô thành Sài Gòn trong lòng - rộng 1.499 km 2 với 1.282.000 dân, chia ra tám quận là Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình và Thủ Đức. Những thị trấn quan trọng là Bà Chiểu (xã Bình Hòa), thị trấn Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, quận Tân Bình), thị trấn Thị Nghè (xã Thạnh Mỹ Tây)… Tòa Hành chính tỉnh Gia Định đặt tại Bà Chiểu (nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh). Thời đó, tỉnh Gia Định có những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng như Lăng Ông Bà Chiểu, lăng và miếu thờ Khâm sai Nguyễn Văn Học, lăng Phú Thành và đền thờ Trương Tấn Bửu, lăng và đền thờ Quận công Võ Tánh. Và thời ấy, nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt (nay là Trường Võ Thị Sáu) cũng nổi tiếng là học giỏi khắp vùng Gia Định, Trường Trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam, BV Nguyễn Văn Học là bệnh viện lớn nhất của tỉnh Gia Định, là nơi các bác sĩ y khoa tương lai của Sài Gòn - Gia Định đến thực tập… Cho đến năm 1976, tỉnh Gia Định hợp nhất vào Đô thành Sài Gòn để trở thành TP.HCM…
Vài dòng như vậy để thấy rằng hai chữ Gia Định đã gắn liền với lịch sử thành lập Sài Gòn và con người Sài Gòn. Dân Gia Định xưa không ai không nghe danh Gia Định Tam Gia Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức - người đã “vẽ” lại lịch sử Gia Định - Sài Gòn qua quyển Gia Định thành thông chí, nhờ vậy người Sài Gòn -  hôm nay mới biết rõ tường tận vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn ngày nay. Cả ba người đều là học trò cũ của một bậc túc nho tài danh Gia Định xử sĩ Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toản.
Đất Gia Định cũng từng là bãi chiến trường tô thắm máu đào của hai dòng họ Nguyễn đối đầu, nồi da xáo thịt. Nơi đây cũng từng là chiến tuyến oai hùng của nhân dân miền Nam chống lại giặc Pháp xâm lược. Hai chữ Gia Định suốt 300 năm qua cũng đã hằn sâu vào ký ức bao nhiêu thế hệ.
Nhưng tiếc thay, khi sáp nhập vào Sài Gòn trở thành Thành Phố như hiện nay, tên Gia Định đã mất đi và không được các cấp hàm văn hóa và lịch sử nhắc đến. Hình như họ đã quên Gia Định? May thay, người ta còn biết đến hai chữ Gia Định là nhờ rạp hát Gia Định (Cao Đồng Hưng cũ), BV Nhân dân Gia Định (BV Nguyễn Văn Học cũ) nhưng tôi cũng không hiểu tại sao lại bỏ tên Nguyễn Văn Học). Dầu sao cũng xin cám ơn ai đã để lại tên cho hai công trình thuộc loại văn hóa và y tế này.
Nên chăng trong những lúc đặt thêm tên đường, tên hẻm hay là một số công trình văn hóa gì đó, mong rằng các vị có trách nhiệm, dù không phải là người sinh ra nơi Sài Gòn hay Gia định này, xin hãy một lần nhớ đến hai chữ Gia Định cho khỏi phụ lòng đức Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh!
LÊ VĂN NGHĨA onggiaun@yahoo.com

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra