Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN (Read 3962 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
08. Mar 2007 , 21:55
 
ĐÊM CẦU CƠ



Tôi muốn ghi lại đây câu chuyện cầu cơ mà tôi thường kể lại cho các em học sinh nghe lúc tôi còn đi dạy tại Saigon.  Các em thích nghe câu chuyện siêu hình này vì nó thỏa mãn phần nào óc tưởng tượng của tuổi học trò.

Câu chuyện xảy ra lúc tôi còn là một học sinh trường Pháp.  Ngôi trường mang tên "College Francais de Tourane", trước là một bệnh viện của quân đội Pháp tại thành phố Đà Nẵng.  Nói đến Đà Nẵng (người Pháp gọi là Tourane), tôi nhớ lại con sông Hàn chảy dài theo thành phố với những chiếc ghe đánh cá, những cái thúng mây tròn lớn được chèo đi lại từ ghe đến bờ sông, dãy núi Sơn Trà và Non Nước.  Non Nước là một cảnh đẹp thần tiên, gồm có năm đỉnh núi nhỏ (còn gọi là Ngủ Hành Sơn) và hang động với thạch nhũ tương tự như Luray Caverns ở Virginia.  Đá cẩm thạch đã được lấy ra từ núi để tạc thành tượng Phật.  Một tượng Phật lớn đã được dựng trong hang động và khách thập phương đã đến cầu nguyện trong không khí huyền bí và vắng lặng của thiên nhiên.  Tôi cũng không quên các tượng đá với đường nét điêu khắc tuyệt hảo trong "Bảo tàng viện Chàm" (Musée Cham) của thành phố Đà Nẵng.  Các pho tượng là di tích của nền văn minh Chàm và cũng là dư âm của nỗi buồn diệt chủng.

Tôi xin trở lại câu chuyện cầu cơ.  Tôi là học sinh nội trú của trường nói trên nên còn nhớ những cảnh vật quanh trường.  Trường chia ra thành hai khu nội trú, một dành cho nam và một cho nữ, nhưng phòng học và phòng ăn thì chung.  Hai khu nội trú chỉ cách nhau một chiếc cầu nhỏ ẩn mình dưới một cây đa lớn.  Những mối tình vụn trộm và lãng mạn cũng đã được nẩy sinh quanh chiếc cầu và gốc cây đa là nơi hẹn hò lý tưởng.  Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là cây đa cao lớn, âm u, đầy vẽ ma quái trong những đêm trăng mờ ảo.  Mỗi lần đi học về, băng qua cây cầu và cây đa, tôi đã tưởng tượng đến một thế giới vô hình.  Hơn nữa, vì ngôi trường trước kia là bệnh viện, một cảm giác lạ lùng thường xâm chiếm lấy trí óc tôi.

Ý nghĩ cầu cơ đến với tôi trong bối cảnh ấy.  Tôi rủ một số bạn trong trường, sau giờ học buổi tối và sau khi tất cả học sinh khác đi ngũ, đến một phòng bỏ trống để cầu cơ.  Căn phòng này thật đặc biệt vì trước kia là phòng mổ của bệnh viện, tường trắng toát, không khí lạnh lùng, và có một cửa sổ nhìn ra bãi tha ma.  Đó là khung cảnh lý tưởng để cầu cơ.  Vật dụng để cầu cơ gồm có một con cơ hình quả tim được đẽo từ ván hòm, một bàn cầu cơ bằng giấy, hương và hoa quả để cúng.  Chúng tôi chọn ba người để tay vào con cơ và trực tiếp đặt câu hỏi nhưng số người đứng tham dự chung quanh thì nhiều hơn.  Tôi tin rằng số người tham dự đông thì "nhân điện" gián tiếp giúp con cơ chạy mạnh hơn và tiềm thức tập thể ảnh hưởng buổi cầu cơ mạnh hơn.

Một trong ba chúng tôi bắt đầu đọc bài cầu cơ.  Tôi không còn nhớ rõ nguyên văn bài cầu cơ này.  Nhưng tôi còn nhớ nội dung lời cầu, đại ý gọi hồn người khuất mặt nhập vào cơ, lời cầu nghe rất buồn và gây một cảm giác "lạnh người" như có luồng âm khí trong phòng.  Xen vào đó là mùi hương ngào ngạt, cây đèn cầy cháy leo lét trong đêm ... Không bao lâu thì con cơ bắt đầu di động, càng lúc càng mạnh và bắt đầu trả lời những câu hỏi.

-  Có phải hồn nhập vào cơ không?
-  Phải.
-  Xin cho biết tên gì.
-  Tôi tên là Hà Mai Anh.
-  Xin cho biết tuổi.
-  Tôi được 17 tuổi khi lìa trần thế.
-  Vì sao cô lại qua đời quá sớm?
-  Hồng nhan bạc mệnh.  Tôi buồn lắm, nhưng thôi nói để làm chi.

Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc và thương xót cho kẻ khuất mặt, có một cái tên rất đẹp và chắc chắn là có nhan sắc và học thức vì cô đã dùng những chữ "hồng nhan bạc mệnh".  Chúng tôi hỏi tiếp:

-  Cô hiện giờ ở đâu?
-  Tôi ở nơi một sườn núi, xa lắm ...
-  Tại sao cô lại nhập vào cơ để nói chuyện?
-  Tôi thích các anh, mổi đêm thường đến chơi và cũng để nghe tiếng đàn ...



  Hình bệnh viện ngày xưa của quân đội Pháp, đến năm 1955 thì được xây thành  College Francais de Tourane, và vào năm 1963 trường lấy tên là Lycée Pascal.




  Hình cây đa cạnh chiếc cầu nhỏ. Ngày nay vết tích này không còn nữa vì  đã bị san bằng để xây cất lại. 









Câu trã lời đã làm cho chúng tôi giựt mình.  Chúng tôi biết là trong trường có một anh tên Đ. thường chơi vĩ cầm mổi đêm, tiếng đàn rất hay và buồn.

-  Có phải cô muốn nói tiếng đàn của anh Đ. không?
-  Phải.
-  Cô thích nghe bản đàn gì?
-  Tristesse de Chopin.
-  Cô có muốn nghe bản đó bây giờ không?
-  Có.

Thế là chúng tôi mời ngay anh Đ. đến đàn bản nhạc cô Mai Anh thích.  Trong khi anh Đ. đàn thì con cơ ngưng nói chuyện, chỉ chạy qua chạy lại như đang chăm chú nghe nhạc ... Và khi bản nhạc vừa dứt thì cô Mai Anh khen:

-  Anh Đ. đàn hay quá và bản nhạc nghe thật buồn.

Lúc bấy giờ tôi thầm nghĩ, người đẹp cõi âm mà thích thì nguy lắm, chẳng khác gì truyện tình liêu trai.

Để biết thêm về cô Mai Anh, chúng tôi hỏi:

-  Cô Mai Anh biết làm thơ không?
-  Biết.

Cô Mai Anh ngừng vài giây và giáng hai câu thơ lục bát mà không bao giờ tôi có thể quên được:

    Âm dương cách biệt đôi đường
    Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam.

Hai câu thơ trên đúng vần điệu và rất có ý nghĩa.  Cô Mai Anh hình như luyến tiếc cõi trần vì đã ra đi trong tuổi xuân xanh.  Lúc bấy giờ tôi cảm thấy buồn vô hạn, kẻ mình đang nói chuyện tuởng như đang đứng trước mặt nhưng lại ở một thế giới siêu hình xa xăm.

Vì đã quá khuya nên buổi cầu cơ tạm chấm dứt.  Chúng tôi hẹn gặp lại cô Mai Anh đến hôm sau.  Đêm hôm đó tôi thao thức không sao ngũ được.

Đêm hôm sau, như đã hẹn trước, chúng tôi vừa ngồi vào bàn cầu cơ là cô Mai Anh nhập vào liền.  Chúng tôi vui mừng và cảm động như gặp lại người thân yêu.  Lúc bấy giờ chúng tôi không nghĩ là đang nói chuyện với "ma".  Sau một lúc hàn huyên tâm sự, chúng tôi đặt câu hỏi:

-  Cô Mai Anh có nói là "âm dương cách biệt", nhưng cô có thể hiện ra cho chúng tôi gặp không?
-  Có thể được, nhưng phải chờ đến 12 giờ đêm nay.
-  Cô sẽ hiện ra ở đâu?
-  Ở duới gốc cây đa, bên cạnh chiếc cầu.



   Dãy núi Sơn Trà chạy dài theo bãi biển Tiên Sa. Từ trường Lycée Pascal tôi có thể nhìn thấy dãy núi này. Trong câu chuyện cầu cơ, Hà Mai Anh có nói đến nơi cô ta đang ở,  trong câu thơ "Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam",  tôi nghĩ đó là sườn núi Sơn Trà






Tự nhiên lúc đó tôi cảm thấy lạnh cả người và thật sự tôi nghĩ đến chuyện "ma".  Nhưng vì muốn thỏa mãn sự tò mò, sự sợ hãi của tôi đã biến thành thích thú lạ thường.  Chúng tôi hỏi:

-  Lúc hiện ra cô như thế nào?
-  Tôi sẽ hiện ra với hình dáng hơi lờ mờ và sẽ mặc một tà áo trắng dài.

Chúng tôi nôn nóng chờ chuông đồng hồ gõ 12 tiếng.  Cô Mai Anh bảo là phải chờ đúng 12 giờ đêm mới hiện ra.  Trong trí tôi là hình ảnh một cô gái đẹp, một vẽ đẹp liêu trai, hiện ra bên góc cây đa, dưới ánh trăng mờ ảo, tà áo trắng phất phơ trước gió ... Nhưmg một phút trước 12 giờ đêm, con cơ lại chạy và cô Mai Anh nói:

-  Tôi nói sẽ hiện ra là chỉ để đùa vớ các anh thôi.  Thật sự tôi không hiện ra được.  Các anh quên rồi sao, "âm dương cách biệt" thì làm sao gặp nhau được!

Tôi thất vọng vô cùng.  Nhưng tôi vẫn hiểu ý cô Mai Anh thể hiện trong hai câu thơ lục bát:

    Âm dương cách biệt đôi đường
    Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam.

Từ ngày ấy tôi không còn cầu cơ.  Nhưng tôi vẫn thích kể câu chuyện trên vì tôi tin rằng Hà Mai Anh có thật trong thế giới vô hình.

                                                                              Lê Nhựt Thăng
                                                                              Virginia, một đêm mưa buồn
                                                                              1/96.
   Dãy núi Sơn Trà chạy dài theo bãi biển Tiên Sa. Từ trường Lycée Pascal tôi có thể nhìn thấy dãy núi này. Trong câu chuyện cầu cơ, Hà Mai Anh có nói đến nơi cô ta đang ở,  trong câu thơ "Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam",  tôi nghĩ đó là sườn núi Sơn Trà

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
CÓ MA HAY KHÔNG??
Reply #1 - 15. Mar 2007 , 12:28
 
Lời nói đầu: Ma quỷ là một vấn đề đã có tự ngàn xưa. Ngày còn nhỏ, chúng ta ai mà chả có lần ngồi co rút hai chân nghe kể chuyện mạ Tuy nhiên, ngày nay nhiều người cho rằng ma quỷ chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng.
Có lẽ chỉ những ai đã gặp ma mới biết là có ma, còn những người chưa bao giờ gặp thì nửa tin nửa ngờ, nhất là quý bà.
Người viết xin không có ý kiến về vấn đề ma quỷ này mà chỉ xin thuật lại hầu quý vị một số những câu chuyện ma do các độc giả cuả một tờ báo Úc kể lại. Cũng xin nói thêm rằng hầu hết các địa danh trong chuyện đều thuộc tiểu bang New South Wales.
*
Cách đây 19 năm, Mary là phụ tá thanh tra tại khám đường Mullawa dành cho nữ phạm nhân tại tiểu bang NSW. Một hôm, trong tường thành khám đường, Mary thấy một con ma bước ra khỏi cơn mưa. Cô thuật lại:
- Thật hết sức lạ lùng! Hôm đó, sau khi gặp giám đốc khám đường, tôi băng qua đường để về văn phòng thì đột nhiên có một cái gì khiến tôi quay lại và thấy một cô gái tóc dài đen nhánh trong bộ đồ màu xanh nước biển đứng thu mình bên lề đường. Tôi la lớn bảo cô ta vào bên trong rồi quay đi. Nhưng ngay sau đó khi tôi nhìn lại, cô ta đã biến mất.
Tôi bước vào phòng giặt, nơi trước kia được dùng làm nhà xác và hỏi xem cô gái ướt nhẹp kia đâu rồi. Không ai thấy cô ta hết. Tôi chợt nhớ là tù nhân không được để tóc dài như vậy và lối ăn bận cũng khác, và tôi băn khoăn tự hỏi cô gái đó là ai.
Sau đó, Mary nghỉ phép và khi trở lại làm việc, câu chuyện của cô được một nhân viên khác của khám đường xác nhận. Mary nói:
- Người này là nhân viên mới và không hề biết gì về câu chuyện của tôi, nhưng đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện y hệt như tôi vừa kể hầu quý vị.
David cư ngụ tại Maroubra nói rằng anh là người rất đa nghi nhưng không thể cắt nghĩa được sự hiện diện của hồn ma người anh của anh đi tới đi lui trong nhà.
David cho biết:
- Anh tôi thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi vào năm 1981. Trong tai nạn đó anh bị mất một chân.
Kể từ đó, những sự việc lạ lùng đã xẩy ra trong nhà. Mọi vật di chuyển một cách bí mật trong đêm; những cái gạt tàn thuốc từ phòng khách tìm được đường vào phòng ngủ của tôi; Ti Vi tự nhiên bật lên giữa đêm và đèn ngoài hành lang nhiều khi không chịu tắt!
Tôi nghĩ rằng linh hồn của anh tôi đi khắp nơi trong nhà vì nhiều khi tôi nhìn thấy một người chỉ có một chân trong phòng.
Đôi khi David bị đánh thức giữa đêm vì những tiếng động trong phòng nhỏ để quần áo - người Úc gọi là walk-in wardrobe. Tiếng động đó giống như có người đang lục lạo lung tung để tìm một chiếc giầy bị mất hoặc một cái gì tương tự. David kể tiếp:
- Khi tôi bước vào coi thì giầy dép bị vứt lung tung đè lẫn lên nhau, trong khi những cái áo đã được máng đàng hoàng cũng nằm lăn dưới đất.
David nói thêm rằng hồn ma này chỉ xuất hiện ngoài phòng khách và trong cái phòng ngủ mà hai anh em David thường ngủ chung trước khi người anh thiệt mạng.
Một đêm, Michael bị đánh thức bởi hồn ma của một thổ dân trong phòng ngủ của anh ở Lalor Park. Michael thuật lại:
- Tôi chỉ mới ở đó được có một tuần. Đêm hôm đó, tự nhiên tôi thức giấc vào lúc nửa đêm.
Tôi nhìn thấy một thổ dân bước xuyên qua cửa phòng ngủ của tôi, tiến tới sát bên giường, ngừng lại nhìn tôi. Rồi ông ta đi ngang qua phòng và bước xuyên qua tường đi mất.
Michael, 29 tuổi, không hề sợ hãi và năm năm sau vẫn còn ở đó. Anh nói:
- Thỉnh thoảng tôi lại thoáng nhìn thấy ông ta và ông ta có vẻ là một con ma vui vẻ. Ông ta ở đây cũng khá lâu và không gây phiền hà gì cho ai hết.
Quá bực bội với con ma ám ảnh căn nhà của bà tại Bilgola Plateau, Lorna bèn cho con ma... chết luôn!
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
CÓ MA HAY KHÔNG??
Reply #2 - 15. Mar 2007 , 12:29
 
Câu chuyện nghe có vẻ bất thường và hơi khó tin này là một câu chuyện có thật 100 phần trăm.
Cách đây 14 năm, hai vợ chồng Lorna dọn tới căn nhà được xây bởi một người tên là Charlie.
Vợ chồng Lorna thường bị đánh thức bởi những tiếng động bất thường mà họ không tìm được nguồn gốc. Sau khi nói chuyện với hàng xóm, họ khám phá ra là Charlie đã chết trong căn nhà này vì chứng đau tim, và những tiếng động bất thường mà họ vẫn nghe do hồn ma Charlie gây ra.
Một buổi chiều, vợ chồng Lorna đi ngủ sớm, nhưng Charlie - tên vợ chồng Lorna đặt cho con ma - lại gây thật nhiều tiếng động khiến hai người không tài nào ngủ được.
Lorna, 52 tuổi, kể lại:
- Bực quá, tôi cho hồn ma Charlie một trận.
Tôi nói với hồn ma rằng căn nhà này là của vợ chồng tôi và chỉ đủ chỗ cho hai vợ chồng tôi. Ông ta không có lý do gì nấn ná lại đây. Muốn sống muốn tốt ông ta phải lập tức đi chỗ khác. Đừng để tôi nổi giận lên, đến lúc đó ông ta có muốn đi cũng không còn kịp nữa.
Việc đó xẩy ra cách đây đã bốn năm và có lẽ Charlie là một con ma biết điều, biết chúng tôi không bằng lòng cho ông ở trong nhà. Từ đó tới nay chúng tôi không còn bị con ma Charlie quấy rầy nữa.
Sáu tháng sau khi Sylvia, vợ của Jim qua đời, Sylvia đã trở lại dưới một hình thức khác.
Jim thuật lại:
- Một buổi tối, tôi ngồi trước bàn. Trên bàn là một cái gạt tàn thuốc, một cái ly và một cái dĩa.
Khi tôi nhìn cái dĩa thì nó tự động di chuyển về phía tôi. Tôi nói "Làm nữa đi Syvia", và cái dĩa tiến về phía tôi thêm hai ba phân nữa.
Jim, 64 tuổi, bèn kiểm soát xem cái bàn có vững chãi hay không. Rất vững. Jim cũng nghe Sylvia, người vợ từ trần một cách đột ngột của ông, gõ cửa. Jim nói:
- Tôi thức dậy thật sớm, luôn luôn cùng giờ, và nghe tiếng gõ cửa.
Khi ông ra mở cửa, không bao giờ có người nào ở bên ngoài. Con trai của Jim cũng nhìn thấy hồn ma Sylvia trong nhà ở Wollongong, một thành phố biển cách Sydney trên dưới một trăm cây số.
Jim cho biết:
- Con trai tôi cũng nhìn thấy vợ tôi đứng trước cửa phòng ngủ thứ nhì trong nhà. Như vậy, không phải chỉ mình tôi nhìn thấy Sylvia.
Dennis thề sẽ không bao giờ ăn cắp trái cây nữa sau khi bị một con ma bắt gặp.
Denis, 49 tuổi, lớn lên tại Greenacre, Sydney. Ông cư ngụ gần một căn nhà cây cũ kỹ có nhiều cây ăn trái của một cặp vợ chồng già. Dennis và lũ bạn thường ăn cắp mớ trái cây khiến ông già rất giận dữ. Dennis hồi tưởng lại:
- Khi đó vào khoảng năm 1950, hai vợ chồng ông già từ trần cách nhau một tuần, tôi không nhớ tại sao. Một tuần lễ sau khi họ chết, tôi và một thằng bạn tới hái mấy trái mận. Bạn tôi leo lên cây và tôi đứng canh dưới đất. Mặc dù chiều hôm đó trời gió và mưa, tôi nhận thấy một luồng khói bốc lên từ đường cống. Mới đầu tôi không để ý cho tới khi cuộn khói tròn, đường kính khoảng 3 thước tiến về phía chúng tôi.
Khi còn cách chúng tôi khoảng 12 thước, trái banh khói trở lên cao hơn, hẹp lại và nổi trên mặt cỏ. Đột nhiên tôi tự hỏi tại sao gió không thổi trái banh khói đó đi trong khi cỏ cây bị gió thổi ngả nghiêng. Tôi la lớn gọi bạn tôi nhảy xuống, vừa la vừa chỉ vào trái banh khói. Bạn tôi bay từ trên cây xuống đánh ụỳch một cái và chúng tôi chạy nhanh như hỏa tiễn.
Dennis, hiện cư ngụ tại Padstow, nói rằng ông không phải là người tin dị đoan nhưng không thể nào cắt nghĩa được về sự hiện diện bất thường của trái banh khói ma quái đó:
- Tôi chỉ có thể kết luận được rằng đó có thể là sự kết tụ sinh lực của một người nào từng sống trong căn nhà đó.
Colin, cư ngụ tại Darlinghurst, Sydney, nhớ lại giây phút linh hồn vợ ông lìa khỏi xác sau 14 ngày hôn mệ Ông kể lại:
( còn tiếp )
Back to top
« Last Edit: 15. Mar 2007 , 12:30 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #3 - 05. Nov 2007 , 10:58
 
Chuyện linh hiển về Lê Uyên Phương: Ai đã cứu Umi trong đêm hôm ấy?

NGUYỄN VĂN

LTS: Tiếp tục câu chuyện của ca sĩ Lê Uyên, kể lại những dấu hiệu linh hiển của chồng mình, tức nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Kể từ 6 năm qua, kể từ khi nằm xuống, nhưng theo Lê Uyên, Phương vẫn quanh quẩn đâu đó trong gia đình chị, và trong những lúc khốn quẫn nhất, Phương vẫn làm một dấu hiệu gì đó để giúp chị và người thân trong gia đình. Mời bạn đọc theo dõi một trong những sự linh hiển đó, qua câu chuyện sau đây.

Mimi, con gái tôi, đi học xa về thăm tôi vào tháng 12 năm 2003. Hôm đó, Mimi và Khương đến Long Beach thăm người thân trong gia đình. Trên đường từ Long Beach về nhà lúc đó khoảng 2 giờ sáng, ngay khúc freeway 22 và 405, sẽ bị chết máy, Mimi và Khương (bạn trai) đứng ngoắc xe khoảng nửa tiếng đồng hồ, không có xe nào ngừng lại để giúp hai đứa câu bình. Mimi mới gọi điện thoại cho tôi, nhưng tôi đã uống thuốc ngủ rồi nên không thể dậy lái xe được. Đứng ngoài trời lạnh, Mimi mới vào băng sau xe nằm và nói là ba ơi ba giúp gì cho con không, trời lạnh quá mà không ai giúp con hết. Khương cũng nản. Không ngờ vài phút sau, một chiếc xe Mercedes mới toanh ngừng lại. Một người đàn ông cầm chiếc đèn pin chiếu vào và hỏi là xe bị hư gì. Ong chiếu đèn pin vào xe, ánh sáng hắt lên mặt ổng, Mimi nằm ở đằng sau nhìn ra thấy ổng, và có một cảm giác lạ. Mimi mới bước ra khỏi xe, điểm đặc biệt Mimi chú ý là ông đó có bộ râu rất giống ba Lộc, kiểu tóc rất giống ba Lộc, chỉ có khác một điều là đội mũ kết, còn một điều rất lạ lùng nữa là lúc đó đã gần 3 giờ sáng mà ông ta đeo kính râm, đen thùi lui. Mimi nói là ông ta có một cái mùi quen quen mà không biết là ở đâu. Ong ta mới hỏi là cần gì, hai đứa mới nói là xe bị hư. Ong ta chỉ nói chuyện với Khương thôi. Ông ta đưa business card của ông cho Mimi. Oâng ta đưa cho Khương business card của chỗ tow xe và nói Khương gọi xe tow. Mấy phút sau, xe tow tới, họ nói là thẻ của ông ta chỉ còn đủ có 7 miles và họ chỉ tow xe tới đường Beach thôi. Thế là họ tow xe đến cây xăng trên đường Beach. Hai đứa ngồi trên xe Mercedes của ông đó để ông chở. Lúc đó Mimi mới coi business card của ổng, thì thấy là ổng làm cho hãng MacDonald Douglas ở Long Beach. Mimi coi xong lại để business card đó lại trong xe. Khương ngồi ở ghế trước. Mimi ngồi ở băng sau của xe. Mimi ngó ổng qua kiếng chiếu hậu, và thắc mắc là tại sao ban đêm như vậy mà ông ta lại đeo kiếng đen thui như vậy. Khi xe tow ngừng ở cây xăng, ông ta mới cho người tow xe tiền tip. Oâng ta mới nói với Khương là mình làm cái gì cũng nên cho tip người ta vui. Đó là câu mà anh Phương hay nói trong mọi vấn đề là nên làm cái đó để cho người ta vui. Mimi nghe xong hơi khựng lại nhưng không nghĩ đến một chuyện gì. Khương mới nói với ổng là xe chỉ bị hư bình thôi, chỉ cần lấy dây câu bình. Oâng ta mới nói là Khương mở cốp xe lấy dây câu bình chứ ông ta không biết mở. Khương mới nói là ông mua xe hồi nào mà không biết mở. Ong ta nói là mua xe mới 8 tháng thôi nhưng mà không biết mở cốp xe. Lạ lùng vậy đó. Sau đó, hai đứa lái xe về nhà.
Sáng hôm sau, hai đứa mới kể chuyện lại cho tôi nghe, lúc đó ngồi trước bàn thờ của anh Phương. Tôi mới nói là sao con không giữ lại business card để rồi gọi điện thoại cám ơn ông ta. Mimi mới nói là không biết tại sao lại để lại business card trong xe của ông ta. Khương cũng không biết số điện thoại của hãng tow xe. Nói chung là chẳng có một dấu tích gì để biết người đã giúp hai đứa nhỏ là ai.
Một điều rất lạ lùng đó là, ngày xưa anh Phương làm cho hãng MacDonald Douglas, khoảng 3 giờ sáng là giờ anh đi làm về mỗi ngày, cái mùi quen thuộc mà Mimi nói đó là mùi xăng nhớt bám vào quần áo của anh.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #4 - 05. Nov 2007 , 11:00
 
SỐNG VÀ CHẾT THẾ NÀO CHO CÓ Ý NGHĨA

Thích Đồng Bổn

Loài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tự giải thoát mình ra khỏi sự ràng buộc của phiền não khổ đau trong kiếp người từ giới hạn cuộc sống ?

Bởi thế, sự giải thoát phải được tìm kiếm trong chính hữu hạn, nói cách khác là ngay trong hành động thực tế của xã hội, mà biết đem giáo lý Phật đà ra áp dụng để hoán cải cuộc đời trở thành nhân sinh quan tươi đẹp; đó mới là ý nghĩa cứu khổ ban vui, lòng bi nguyện của Bồ tát hạnh, cũng là hoài bảo lớn lao của đức Phật Thích Ca khi đứng trước hoàn cảnh bất công ở xã hội thời ấy. Cho nên biết rằng, không có gì vô hạn tách biệt khỏi những sự vật hữu hạn. Nếu chúng ta tìm kiếm cái gì siêu nghiệm bằng lý thuyết suông, việc ấy sẽ cắt lìa chúng ta ra khỏi thế giới vật chất tương đối này; chẳng khác nào sự "hư vô hóa" chính chúng ta, thì luật đào thải tự nhiên của xã hội sẽ ném ta vào quá khứ.

Không một sinh vật nào trên vũ trụ có thể thoát khỏi định luật thiên nhiên là vô thường sinh diệt. Biết như thế thì có gì phải bi quan yếm thế cầu giải thoát bằng cách khoanh tay ngồi chờ sung rụng ? mà hãy nhớ rằng : "NIẾT BÀN phải được tìm kiếm ngay giữa lòng cõi TA BÀ hay trong giòng SINH TỬ".

Nếu chỉ biết có "Tinh thần", chỉ sống với "Vĩnh cửu". "Trừu tượng", "Vô biên" v.v. . . ưu tư muốn tìm một tổng hợp trong ấy, đối kháng quyết liệt với lao động chân tay, hoặc chẳng thể hòa mình vào dòng đời phụng sự xã hội, nhân loại; muốn đạt được cùng một lúc thân còn ở tại nhân gian mà tâm trí sống ở thiên đàng. Việc ấy sẽ không thể nào có được.

Mỗi người phải sống cho trọn đời mình cho đến giây phút cuối cùng, bằng tất cả bầu nhiệt huyết để đắp bồi cho cuộc đời bằng những bông hoa tươi thắm, cho hậu thế được hạnh phúc an vui, phải dám sống cho đến khi kết thúc đời mình, và cái bước kế tiếp là cái bước ngang qua lằn ranh đi vào cõi chết, trả thân nầy về cát bụi một cách mãn nguyện an vui vì đã làm tròn sứ mạng của con người. Chúng ta không có đủ can đảm để vào cuộc hành trình mà phải kêu lên là "không dám" hay sao ?

Cái chết là một chung cuộc lớn lao, một kinh nghiệm toàn mỹ, một triển khai có từ đời sống theo việc làm xấu hay tốt, ta cần gì phải nghĩ ngợi xa hơn ? con người chẳng bao giờ thấy xa hơn cái chung cuộc ấy. Sự chết đủ là một kinh nghiệm lớn lao, tại sao ta cứ phải tư duy, tra vấn về cái gì ở đằng sau một kinh nghiệm; hơn nữa, lại là một kinh nghiệm mà ta hãy còn mù tịt ?

Trong kinh Nhân Quả báo ứng có nói :

"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị;
Yếu tu lai thế quả, kim sanh tác giả thị"

Thế thì chúng ta hãy gắng công gieo hạt giống lành Đạo đức, vun phân tưới nước gốc Từ bi; lo gì cây Đạo pháp không lớn, hoa Bát nhã không nở, quả Niết bàn không kết trái ?

Đại thừa Mật giáo Tây Tạng có nói : "Nếu chúng ta muốn vươn lên khỏi trần gian này, chúng ta cũng phải đứng lên từ mặt đất; vì người ta rơi trên mặt đất, người ta phải cất mình lên với sự trợ giúp của mặt đất".

Văn hào D.H. Lawrence cũng đã khẳng định :"Tương lai sẽ chỉ thuộc về những người dám đối mặt và chấp nhận định mệnh". Tương lai, là tặng phẩm dành cho người đi đến mục đích giải thoát; đối mặt ở đây có nghĩa nhìn thẳng vào thực tại và hành động; còn chấp nhận định mệnh tức nhận rõ sự sinh tử là lẽ tất nhiên của con người, mà chỉ người có trí tuệ mới giác ngộ được chân lý ấy, khi nhận thức thấu đáo triết lý cốt tủy của đạo Phật là pháp Tứ Diệu Đế.

Muốn có được những thực chất ấy, thì trước tiên chúng phải vun trồng nơi tự mình, bằng cách rèn luyện đạo đức qua hành trì giới luật, tu tập thiền quán. Song song đó, chúng ta cần trau dồi kiến thức, phát triển trí tuệ qua nghiên cứu tam tạng giáo điển để nhận ra tự tánh; việc còn lại là sống đời sống an lạc tự thân để giúp mọi người chung quanh sửa chữa những sai lầm bản thân, những tư tưởng lệch lạc, những tập quán, nề nếp không còn phù hợp.

Làm được như thế, mới là cùng nhau đạt đến chân hạnh phúc ở thực tại, cho phạm trù sống phải thực có ý nghĩa, thì đến khi phạm trù chết xảy ra, đó sẽ là ý nghĩa lớn lao nhất mà con người muôn thuở đều muốn vươn tới : sự vĩnh hằng của Niết bàn tịch tĩnh
CHẾT - MỘT TIẾN TRÌNH PHỔ QUÁT TRONG DÒNG BIẾN DỊCH VÔ THỦY VÔ CHUNG

Vĩnh Hằng

Tính chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan sát ba giai đoạn chính của cái chết:

- Ở cao điểm của tiến trình chết, khi mà tứ đại, cảm giác và tư tưởng đã chấm dứt hoạt động, thì bản chất thuần tính tối hậu của tâm - ánh sáng căn bản - được hiển lộ trong giây lát. Đây là sự chấm dứt hoàn toàn hoạt động tâm-vật lý đưa đến sự phô bày năng lực của tâm.

- Sau đó, chỉ một thoáng, tia sáng tự chiếu của bản tâm sẽ hiển lộ dưới dạng âm thanh, màu sắc và ánh sáng (tính chất phổ chiếu hay chiếu diệu của thường tịch quang).

- Kế đến, người chết tỉnh thức và đi vào trạng thái gọi là Trung ấm tái sinh, quay trở lại tâm phàm tình, khoát một hình dạng gọi là "thân ý sanh", chịu sự sai khiến của nghiệp và thói quen quá khứ - sự kết tinh và thể hiện của thân ý sanh.

* Sự tương ứng của giáo lý 3 thân với 3 giai đoạn của tiến trình chết

Ba giai đoạn của tiến trình chết tương ứng với 3 mức độ hiện hữu của tâm giác ngộ hay 3 thân trong giáo lý 3 thân của Phật giáo:

- Bản chất tuyệt đối, hiển bày dưới dạng ánh sáng căn bản hay điểm linh quang vào lúc chết được gọi là Pháp thân (Dharmakaya). Đó là chiều hướng "chân không" hay "chân lý nhất nguyên"hoado trong đó, mọi ảo tưởng, vô minh hay bất kỳ khái niệm nào đều chưa từng xâm nhập.

- Tia năng lực và ánh sáng nội tại được trưng bày một cách tự nhiên trong bardo pháp tánh gọi là Báo thân (Sambhogakaya). Đó là chiều của phúc lạc toàn vẹn, phạm vi của "pháp hỷ sung mãn" vượt ngoài mọi giới hạn nhị nguyên, ngoài thời-không.

- Phạm vi ngưng đọng thành hình dáng được hiển thị trong bardo tái sinh, gọi là Ứng thân (Nirmanakaya). Đó là chiều của biến hóa không ngừng.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #5 - 05. Nov 2007 , 11:02
 
* Sự tương ứng của 3 giai đoạn tiến trình chết với những tri kiến về đấng tuyệt đối theo các truyền thống tâm linh khác

- Ki-tô giáo: nếu xét về mặt bản chất và hoạt động của Thượng đế như sự hoạt động của Thiên Chúa 3 ngôi: Cha, con và thánh thần; trong đó, Ki-tô hiện thân từ nền tảng của Đức Chúa Cha qua trung gian vi mật của thánh thần, điều này có lẽ cũng giúp ta liên hệ soi sáng được bản chất thực sự của vấn đề Thiên Chúa 3 ngôi: đấng Ki-tô có thể được xem là tương tự như sự hóa hiện của bardo tái sanh, ngôi Thánh thần có thể được ví như là bardo pháp tánh, và nền tảng của cả hai ngôi 2 và 3 được xem như ánh sáng căn bản, bản chất tuyệt đối của tâm.

- Ấn giáo: Theo truyền thuyết Ấn Độ giáo (Hinduism), Thượng đế là sự biểu thị cùng một lúc 3 năng lực: hiện thể, tâm và phúc lạc. Rõ ràng là ta có thể thấy những tương đồng kỳ lạ với ba thân: Pháp thân như "tâm" của Thượng đế. Báo thân như năng lực phúc lạc của Thượng đế (Ananda) và Ứng hóa thân như các hình thái biểu hiện của Thượng đế. Ba đặc tính và năng lực của Thượng đế được biểu tượng hóa qua các hình tượng vĩ đại 3 mặt của "Trời Đế Thích" đền Angkor hay tượng thần Shiva 3 mặt trong động Voi ở Ấn Độ. Các hình tượng 3 mặt hay 3 đầu là biểu trưng 3 mặt của tuyệt đối giống như giáo lý 3 thân trong Phật giáo và cũng bao gồm các ý niệm về sự toàn năng, toàn tri, toàn thông, toàn giác, vô sở bất tại, sự vĩ đại và tính thiêng liêng bất khả tư nghì.

* Ánh sáng của chân lý Trung ấm trong tiến trình sáng tạo và diễn đạt nghệ thuật

Mỗi hành vi nghệ thuật cá nhân, mỗi biểu hiện của óc sáng tạo từ các lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, thi ca... đến các lĩnh vực phát huy khoa học... đều xuất phát từ nền tảng huyền bí của một nguồn cảm hứng nhờ vào một năng lực trung gian để phiên dịch, truyền thông và cuối cùng biểu hiện thành các loại hình nghệ thuật sáng tạo hay các phát minh khoa học. Trong vấn đề này, hình như ta đang gặp lại một tiến trình hỗ tương 3 giai đoạn của tiến trình chết. Điều gì khiến cho một số công trình thi ca, âm nhạc, kiến trúc hay phát minh khoa học trở nên vĩ đại, bất hủ hay có một ý nghĩa vô tận? Điều gì giải thích được vấn đề năng lực mà chúng tỏa ra có thể dẫn dắt tâm hồn chúng ta đi vào một trạng thái quán tưởng về phúc lạc hay về một chiều hướng mà bản chất của ta và bản chất thực tại được hiển lộ? Có thể nói những người xuất chúng làm công tác văn học nghệ thuật, những khoa học gia lỗi lạc... là các ứng hóa thân hay hiện tướng ứng hóa của bardo tái sanh của những linh hồn giác ngộ ở một mức độ nào đó mà sự diệu dụng của tâm giác ngộ đó được áp dụng để làm lợi lạc và cảm hứng cho nhân loại qua những loại hình văn học nghệ thuật hay các lĩnh vực khoa học. Tuy các khoa học gia lỗi lạc hay những nghệ sĩ vĩ đại không phải thực sự là những bậc giác ngộ rốt ráo - điều này được chứng minh qua cuộc sống thực của học - nhưng có thể nói, năng lực và bản chất của thiên tài nghệ thuật cũng có cùng một nguồn cảm hứng tối hậu phát xuất từ "trọng tâm của một chân lý tuyệt đối" - Pháp thân hay ánh sáng căn bản. Khi nghe những bản hòa tấu tuyệt vời của Beethoven hay Mozart, hình như hồn ta như bay vào một cõi giới nào khác. Có ai ngắm những ngôi giáo đường của Âu châu thời trung cổ như giáo đường Chartres, thánh đường Isfahan của hồi giáo, Đế Thiên Đế Thích, hang Ellora của Ấn giáo... mà không khỏi thắc mắc về năng lực vĩ đại của các nhà xây dựng thiên tài có nguốn gốc xuất phát từ "tâm lực uyên nguyên" - nền tảng suối nguồn của mọi tạo tác? Một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại cũng như vầng trăng chiếu sáng trong bầu trời đêm; nó chiếu sáng thế gian, nhưng ánh sáng ấy không là của riêng nó, mà mượn từ mặt trời, cái "tuyệt đối" đang bị ẩn khuất. Mục đích cao cả và chân thực của nghệ thuật là đem lại cho người thưởng thức một tri kiến về bản chất thực của họ, về địa vị của họ trong vũ trụ, làm cho họ thấy được giá trị, ý nghĩa và những khả tính vô biên của đời sống. Cho nên, ý nghĩa đích thực của kiệt tác nghệ thuật là năng lực bất tận đầy phúc lạc như Báo thân hay bardo pháp tánh. Đó là năng lực bất tận đầy phúc lạc mà Rilke gọi là "năng lực chắp cánh của niềm vui", tia sáng truyền đạt tính thuần tịnh và ý nghĩa vô biên của "sự tuyệt đối - Phật tánh" sang thế giới nhị nguyên hữu hạn tương đối của Ứng hóa thân trong chính mỗi đối tượng chiêm ngưỡng.

Khi quan sát mọi khía cạnh của đời sống trong dòng biến dịch vô thủy vô chung, ta nhận thấy ta đã, đang và sẽ trải qua một cách liên tục và xoay vần 3 giai đoạn của tiến trình chết trong các trạng thái khi ngủ, khi mộng, khi thức với sự vận hành của các ý tưởng và cảm xúc. Vậy thì cứu cánh rốt ráo của sự nhận chân tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn trong dòng biến dịch sanh-tử là gì? Sự nhận chân cho ta thấy chính tính chất, hình dạng và sự độc đáo của tiến trình này có thể đem lại cho ta vô vàn cơ hội để giải thoát - trong lúc đang sống cũng như khi chết - hoặc là vô vàn khả năng để ta tiếp tục mê lầm, trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử; vì mỗi khía cạnh của toàn thể tiến trình đều đồng thời trao cho ta cơ hội giải thoát hoặc cơ hội trầm luân.

Tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn giúp mở ra cho chúng ta một cánh cửa để thoát khỏi chu kỳ chết và tái sinh bất tận của con người. Điều cốt lõi là trong suốt quá trình các Trung ấm (3 hình thái bardo) của cuộc đời ta đang sống và của sự chết, mỗi khi ta có thể nhận ra và duy trì một ý thức bền bỉ về tính giác hay tự tâm, hoặc khi ta có thể kiểm soát tâm ý được phần nào, thì ta có thể đi qua cái cửa đó để tiến đến giải thoát. Tóm lại, điều mà tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn dạy ta là: những gì xảy ra trong tâm ta bây giờ trong cuộc sống hiện hữu cũng giống hệt như cái gì sẽ xãy đến trong các Trung ấm sau khi chết, vì bản chất cốt tủy của sống và chết vốn không có khác nhau. Sống và chết là một, là một nguyên lý bất nhị ở trong cái "toàn thể không gián đoạn" của dòng biến dịch vô thủy, vô chung
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #6 - 05. Nov 2007 , 11:02
 
Quan niệm về trợ tử (euthanasia) của đạo Phật

Nguyễn Phúc Bửu Tập

Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.

Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu rõ danh tự; kế đến ta tìm hiểu nhận định phân tích quan điểm của đạo Phật, để hướng việc học đạo Phật vào hệ thống, ngữ vựng trong bài sưu khảo nhỏ này sẽ dựa vào các cuốn Phật học Từ điển hiện đã xuất bản.

Trợ tử (euthanasia: tiếng Anh; euthanasie: tiếng Pháp) là "sự làm cho người sắp chết ngủ mê đi, làm cho chết bình an" (Đào Duy Anh). Trong bài này, ta dùng danh tự trợ tử cho gọn, trợ có nghĩa là giúp đỡ. Y ٠niệm chấp nhận hay ngăn cấm trợ tử đã có từ xưa. Trong kinh Do Thái Talmud đã có nói tới, rồi đến triết gia Plato trong sách Republic và triết gia Thomas More trong sách Utopia (thế kỷ mười lăm), nhưng người đầu tiên dùng danh tự và phân tích căn nguyên vấn đề là W.E.H. Leckey, học giả về đạo đức và luân lý học, trong một bài báo viết năm 1869, tại Luân Đôn.

Nói chung, tóm lược ý kiến người đi trước và dùng phương cách phân loại, ta ghi nhận được các điểm sau: Trên bề mặt dữ kiện, một con bệnh đến giai đoạn cuối cùng của việc điều trị, đau đớn cực độ, được một người y sĩ hay một người hành nghề điều trị chấm dứt tình trạng đau đớn bằng một phương tiện nhẹ nhàng, cứu rỗi, đó là hành động trợ tử. Trường hợp thứ nhất con bệnh đã mất hẳn khả năng hiểu biết kéo dài đời sống là làm triền miên mối thương tâm, người y sĩ điều trị và thân thuộc của con bệnh dùng phương pháp nhẹ nhàng kết liễu đời sống. Ở đây, ta gọi là trợ tử tiêu cực (negative euthanasia), đứng vào cương vị của con bệnh, không hay biết sự chết của mình. Trường hợp thứ hai, con bệnh còn đủ khả năng tâm trí, và chính y yêu cầu được chấm dứt đau đơn bằng phương tiện trợ tử, ta gọi là trợ tử tự nguyện (voluntary euthanasia).

Trong cả hai trường hợp, người chủ trương việc trợ tử đều có ý đồ sát sinh, dù cho ý đồ nhuốm màu sắc nhân đạo tới cực độ. Trường hợp thứ hai giảm khinh hơn vì nạn nhân yêu cầu, nhưng sự kiện vẫn là mưu giúp một người cận tử tự sát.

Một điểm được ghi nhận nữa là ngày trước, ý niệm và hoạt động trợ tử chỉ nằm trong lãnh vực y khoa, và mọi việc phán đoán hoạt động của người y sĩ trợ tử, phần nhiều là kín đáo, đều nằm trong vòng đạo đức y tế. Ngày nay, vấn đề đã lan qua nhiều lãnh vực khác trong đời sống.

Nhìn vào quan điểm của đạo Phật đối với hành động trợ tử. chúng ta phải khẳng định ngay từ bây giờ - không buông lung hành động kết liễu đời sống của chính mình và của kẻ khác, nhưng lý luận giải thích việc ngăn cấm hành động trợ tử, đạo Phật nhìn sát vào sự thật, nhận chân là muôn vật, trong đó có con người, tha thiết vô cùng với sự sống và vì lẽ đó, mỗi sinh vật đều có quyền sống tự do theo đức hiếu sinh, không bị chế trị. Muốn thực hiện đời sống tự do, cá nhân không có quyền hãm hại đời sống của tha nhân. Đi tới được nguyên tắc cao đẹp đó, Phật dạy con người phải học đức nhẫn nại (ahimsa.ksanti), từ bi (karuna), để không làm hại đời sống của những người chung quanh.

Đạo Phật không xem con người là một cá thể riêng biệt, mà xem con người là một thành phần cơ hữu, toàn nguyên (integral) của một cộng đồng xã hội. Giáo lý đạo Phật không bao giờ tách con người ra khỏi môi trường gia đình và cộng đồng. Thế cho nên khi ta hủy hoại đời sống của một cá nhân, không những ta hãm hại riêng cá nhân đó, mà ta đã ảnh hưởng trên cấu trúc của cộng đồng xã hội.

Viện vào hai mối lập luận trên, giáo lý đạo Phật không chấp nhận hành động trợ tử. Thế nhưng ta đã nghe rất nhiều là căn bản của đạo Phật là nhân ái, tình thương. Vậy, có thể nào thấy việc đau khổ tới mức cùng cực mà người tin Phật lại ngoảnh mặt làm ngơ? Giáo lý nhà Phật giải thích làm sao mối mâu thuẫn này?

Đạo Phật tránh hành vi trợ tử không dựa vào nền tảng thực tiễn, mà dựa vào căn bản đạo đức và hướng linh. Đạo Phật đặt đời sống trong khung cảnh luân hồi (samsara). Đời sống của muôn vật (trong đó có con người) không chỉ khởi đầu lúc âm dương phối hợp để sinh sản; đời sống này cũng không chấm dứt khi cơ thể tan rã, hủy diệt. Cho tới khi đời sống được khai phóng, giải thoát khỏi vòng luân hồi, nó sẽ luôn luôn tiếp nối như một ngọn triều xô đẩy không ngừng. Trong chuỗi dài vô tận của luân hồi, đời sống hiện tại chỉ là một mấu, một khúc nhỏ. Và con người trong đời sống hiện tại không những bị chi phối bởi các yếu tố sinh lý, xã hội, kinh tế, môi sinh... mà còn bị chi phối bởi một yếu tố muôn vàn lần quan trọng hơn là yếu tố tâm lý vô hình gọi là nghiệp (karma).

Nghiệp theo người như bóng với hình: "có một nghìn con bò đang ăn ngoài đồng, vậy mà một con bê bé nhỏ đi lạc cũng tìm được ngay đến con bò mẹ", con người không thoát được nghiệp. Nghiệp là hành động; hành động kiếp trước tạo ra đời sống kiếp này; nghiệp kiếp này chi phối đời sống kiếp sau. Cuộc đời hiện tại là một khúc nhỏ của chuỗi dài luân hồi kết bằng đau khổ (dukkha), bệnh hoạn (tiếng Phạn là vyadhi), chỉ là một khía cạnh của dukkha, tập đế số một trong "tứ diệu đế". Như vậy, trong quá trình luân hồi, cái chết hiện tại chỉ là một biến cố gián đoạn tạm thời của dukkha, vì dukkha sẽ tiếp diễn trong kiếp sau. Không có gì đảm bảo được kiếp sau của ta sẽ tránh được đau khổ, vì đau khổ do nghiệp tích lũy từ muôn đời trước tạo ra.

Hiểu được vậy, thì tránh khổ đau hiện tại bằng cách tạo được cái chết sớm hơn (trợ tử tình nguyện), hay giúp người khác sớm chết vì không muốn nhìn thấy đau khổ (hành động trợ tử tiêu cực) cũng chỉ là những hành động vô bổ, thiếu thực tế, không đưa kiếp người đến đâu.

Trình bày quan điểm nhà Phật không tán thành hành động trợ tử, nặng tính cách lý thuyết. Nhưng thông thường những bài thuyết giảng của đức Phật không phải chỉ thuần túy lý thuyết mà lại được rút ra từ những trường hợp cụ thể. Học giả Phật giáo S.K. Nanayakkara sưu khảo trong kinh Vinaya Pitaka (quyển II) có những trường hợp cụ thể đức Phật phán quyết về hành động trợ tử.

Trường hợp thứ nhất là một biến cố trợ tử tập thể (Encyclopaedia of Buddhism, Vol IV). Trong tăng đoàn, một hồi có năm vị tỳ kheo hiểu sai kinh điển, cho là thể xác của mình không tinh khiết, muốn thoát ly đời sống. Họ đi tìm một tay tà đạo tên là Milagandika đã trà trộn vào sống trong tăng đoàn làm ăn, bán bình bát và áo tràng cho tu sĩ. Họ nhờ y giúp cho họ tìm phương cách tự vẫn. Sự việc bị bại lộ, đến trước đức Phật. Ngài dạy "Người tỳ kheo nào đã chủ tâm kết liễu đời sống kẻ khác, người đó là kẻ thất bại (parajika), không có thiện căn và phải bị loại ra khỏi tăng đoàn (asamvasa)".

Trường hợp thứ hai là một biến cố vô kỷ luật của sáu người tỳ kheo xúi dục người đang có chồng bị bệnh nặng gần chết, kết liễu đời sống của chồng. Sự việc đến tai đức Phật, Ngài dạy: "Kẻ nào đã chủ tâm kết liễu đời sống của tha nhân, lại bày vẽ nên chết khỏe hơn sống bệnh cực hình, kẻ đó không có thiện căn (parajika) và phải loại ra khỏi tăng đoàn (asamvasa)".

Trường hợp thứ ba cũng ở trong kinh Vinaya, thuật lại một hành động trợ tử điển hình. Một vị tỳ kheo quá già yếu, mắc bệnh nan y, đau khổ triền miên. Ông nhờ bạn đồng môn và họ vì lòng nhân đạo đồng ý giúp đỡ cho ông sớm chết. Sự việc đến đức Phật và Ngài dạy là những kẻ giúp giết người đã thiếu căn tu. Tuy trường hợp giảm khinh vì tấm lòng nhân ái, nhưng tội lỗi vẫn rõ ràng. Đức Phật nhấn mạnh là ý đồ đạo đức muốn giúp tha nhân không đủ, cần phải xét đến kết quả của hành động (vipaka), thật sự là sát nhân.

Vậy ta thấy rõ giáo lý của đức Phật rất nghiêm túc trong vấn đề hành động trợ tử. Kinh Vinaya được đức Phật giảng dạy trong đời sống tăng đoàn, nhưng chắc chắn là đối với cư sĩ tại gia và tín đồ nói chung cũng phải được áp dụng.

Nhưng cho đến bây giờ ta vẫn không có câu trả lời thiết thực cho câu hỏi là sự mâu thuẫn giữa nỗi đau đớn của con bệnh và thái độ dửng dưng không can thiệp vì giáo lý cấm đoán. Trên thực tế, giáo lý nhà Phật có một phương cách được đem ra sử dụng tránh hành động trợ tử. Đó là việc hành tri đạo đức, tạo cho con người một cái nhìn cởi mở, không quá gắn bó với tục lụy. Nhờ thái độ sẵn có đó mà trước cơn đau khổ khi gần lâm chung, mỗi cá nhân giữ được bình thản tự tại. Cũng nhờ thái độ sẵn có này mà người đứng ngoài biết nhìn với cảm thông, biết chia sẻ đau khổ mà không phạm tội sát nhân.

Giáo lý nhà Phật đến nay sở dĩ còn tồn tại vững mạnh và thường thích ứng được vào hoàn cảnh xã hội mới chính là vì nhờ lời dạy của đức Phật ít gò bó, rất linh động và dễ tập quán vào hoàn cảnh môi sinh. Có điều là trên thực tế, hiện tại các tôn giáo lớn ngoài đạo Phật, nhờ có nhất trí trong hệ thống lãnh đạo và quản trị, nhờ có tổ chức liên minh hữu hiệu từng quốc gia, từng lục địa cho nên dễ kịp thời thay đổi việc áp dụng giáo lý khi nhu cầu đòi hỏi. Đạo Phật thiếu hẳn một cơ cấu tổ chức như vậy, thành ra lập trường của đạo Phật trên những vấn đề thiết yếu ngày nay tuy không bảo thủ mà thành ra bảo thủ (vì thiếu điều chỉnh), tuy có thể đứng mà không ai nhìn thấy. Đó phải là một mối ưu lo chánh đáng cho những người chỉ đạo Phật giáo ngày nay.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #7 - 05. Nov 2007 , 11:39
 
Sau thời gian dài vắng bóng, vì sinh kế và vì nhiều bận rộn trong cuộc sống , nay xin được gửi lên Diển đàn , loạt bài viết do mình góp nhặt được trên net , mình nghỉ rằng,củng như mình, các bạn cùng niên khoá, cùng một thời bước qua ngưởng cửa trường xưa, nay củng đều ở thời kỳ thấp thoáng thấy là rơi muà thu, vậy tặng các bạn loạt bài sau đây để cùng nhau suy nghỉ, và cùng chẩn bị, cho những ngày tháng sắp và sẻ đến, Lời xưa nói , hể có sinh tất nhiên có tử,có sống tất nhiên có chết ,  đó là chân lý, mà không ai trong chúng ta có thể phủ nhận hay từ chối được, vậy thì chúng ta cứ an nhiên chấp nhận như chấp nhận sự thật , với thái độ điềm nhiên , an vui và đầy sáng suốt ,/.
Lam Sơn
     CHẾT VÀ SỰ TÁI SINH

CÕI ÂM CÓ HAY KHÔNG?
NHẬN THỨC CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Minh Chi

Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian, hay là của Lão giáo, không phải Lão giáo của cuốn Đạo Đức kinh mà là một thứ Lão giáo dân gian hóa.

Nhưng để cho vấn đề rất phức tạp này được trình bày có hệ thống, thuận lợi cho quý vị, tôi xin phép trình bày qua ba mục lớn như sau:

- Thái độ của Phật giáo đối với vấn đề sống chết và đối với các thái độ khác.

- Các cõi sống khác nhau.

- Cõi trung ấm của Phật giáo có phải là cõi âm hay không.

1. Thái độ của đạo Phật đối với vấn đề sống chết.

Đối với vấn đề này, có thể có bốn thái độ và nhận thức khác nhau:

a. Thái độ của các nhà duy vật cổ cũng như hiện đại. Chết rồi là hết, không còn gì nữa; mọi chuyện xảy ra sau khi chết là chuyện tưởng tượng. Chủ thuyết này có thể dẫn tới một thái độ coi thường đạo đức, đề cao lối sống hưởng thụ, lối sống gấp.

b. Chủ nghĩa hoài nghi, thể hiện trong câu nói của Khổng Tử "Sống còn chưa biết thì biết chết làm gì?" hay là câu của triết gia Hy Lạp cổ đại Epicuya: "Khi tôi sống thì làm sao biết được chết là gì. Khi tôi chết rồi, lại càng không thể biết chết là gì".

c. Quan niệm của một số tôn giáo thần quyền. Người ta sống chết chỉ có một lần. Nếu sống tốt, theo đúng lời dạy của Thượng đế thì chết rồi sẽ lên thiên đàng cùng ở với Thượng đế. Nếu sống ác, trái với lời dạy của Thượng đế thì sẽ chết rồi xuống âm phủ ở với quỷ. Quan niệm như trên đối với một số người, (tôi không nói là đối với tất cả) dẫn tới một lối sống bức xúc, đầy mặc cảm, không rõ mình sống như thế này đã hợp với ý của Thượng đế hay chưa v.v...

d. Quan niệm sống, chết chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy cho đến ngày giải thoát tối hậu, con người đạt tới cảnh giới bất tử. Đây là quan niệm của đạo Phật và một số đạo giáo và triết thuyết ở Ấn-Độ. Người ta không phải sống và chết một lần. Có sống thì có chết. Chết là điều không tránh khỏi. Nhưng chết rồi lại sống một đời khác, và cứ như vậy luân hồi mãi cho tới ngày giải thoát tối hậu. Sự sống là bất diệt, nhưng nó mang nhiều dạng sống khác nhau ở các cõi sống khác nhau. Động lực của sự sống là nghiệp (Karma). Nghiệp thường được giải thích một cách đơn giản là hành động. Nhưng Phật Thích Ca từng giải thích nghiệp là tác ý, nghĩa là dụng tâm. Do đó, có thể giải thích nghiệp là hành động có dụng tâm. Khi đã có dụng tâm thì mọi lời nói hay hành động bắt nguồn từ dụng tâm đều là nghiệp. Trái lại, mọi lời nói hay hành động không có dụng tâm, đều không phải là nghiệp, theo đúng ý nghĩa Phật giáo của từ này. Có thể nói một cách khác, mọi hành động, lời nói có dụng tâm hay là có ý thức đều là nghiệp, và trở thành động lực góp phần tạo ra con người chúng ta, cuộc sống chúng ta đời này và đời sau. Nghiệp có tầm quan trọng như vậy đối với con người và cuộc sống con người, cho nên Phật, trong bài kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" (Trung bộ kinh 3) đã định nghĩa:

"...Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình" (Trung bộ III. Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, tr 381).

Nội dung câu Phật nói rất rõ. Người là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra, người cũng nhận lãnh đủ mọi quả báo do chính mình tạo ra đó không tách rời mình, do đó mà Phật nói nghiệp là quyến thuộc đích thực. Vì chết, không bà con quyến thuộc nào dù thân thiết đến đâu cũng không thể đi theo mình được, nhưng nghiệp vẫn đi theo mình, quyết định hướng tái sanh của mình trong đời kế tiếp: thân phận mình sẽ thế nào, làm người, làm loài trời hay là súc sanh... và cảnh ngộ của mình sẽ ra sao...Phật nói: nghiệp là điểm tựa. Ý nói, cuộc sống chúng ta dựa vào nghiệp để tồn tại như điểm tựa. Khi nghiệp lực nuôi dưỡng cuộc sống đời này hết thì chúng ta sẽ chết, cũng như cái đèn cạn dầu vậy. Cũng có sách Phật ví nghiệp như cái trục của bánh xe. Cuộc sống của chúng ta xoay xung quanh nghiệp như là cái bánh xe xoay quanh cái trục của nó vậy. Trong ba nghiệp: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp; thì quan trọng nhất là ý nghiệp, tức là nghiệp do ý nghĩ có dụng tâm tạo ra. Chính cái ý nghĩ có dụng tâm này là cốt lõi, là thực chất của khẩu nghiệp, tức là nghiệp bằng lời nói, và thân nghiệp là nghiệp bằng hành động nơi thân. Kinh Pháp Cú mở đầu bằng các câu kệ:

* Bài kệ I ?

"Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ ý tạo,

Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo"

(Kinh Pháp Cú, bản dịch Thích Minh Châu, tr 11)

Ý tứ bài kệ trên rất rõ ràng:

Tâm ý trong con người là cái làm chủ. Nếu tâm ý là ác, bất thiện, dơ bẩn thì lời nói hay hành động cũng bất thiện, ác, dơ bẩn; và con người sẽ bị đau khổ tức thì, cũng như bánh xe lăn theo chân con bò kéo xe vậy.

Chính vì vậy mà người Phật tử thâm hiểu thuyết nghiệp hết sức chú ý tu tập tâm, khiến cho tâm mình ngày càng trở nên trong sáng, hoàn toàn thiện lành. Cũng kinh Pháp Cú dạy rằng, kẻ thù hại mình cũng không bằng cái tâm nghĩ bậy làm hại mình. Cha mẹ, bà con làm tốt cho mình, không bằng cái tâm nghĩ thiện đem lại lợi ích cho mình.

"Kẻ thù hại kẻ thù,

Oan gia hại oan gia,

Không bằng tâm hướng tà,

Gây ác cho tự thân".

* Bài kệ 43:

Điều mẹ cha, bà con,

Không có thể làm được,

Tâm hướng chánh làm được,

làm được còn tốt hơn"

Như trên đã nói, thế giới vũ trụ này có muôn vàn sai biệt là do nghiệp của chúng sanh có thiện có ác, có lành có dữ, hay là thiện ác xen lẫn với những mức độ khác nhau. Đạo Phật không có quan niệm hẹp, trái đất là cõi duy nhất có sự sống; cũng không xem loài người là tối linh trong muôn loài, như đạo Khổng thường nói.

2. Các cõi sống khác nhau, các dạng sống khác nhau.

Qua các khái niệm tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, đại thiên thế giới, chúng ta biết đạo Phật chưa từng bao giờ xem trái đất chúng ta như là trung tâm của thế giới, của vũ trụ. Một tiểu thế giới được xem như là một Thái dương hệ, trong đó có trái đất. Một ngàn tiểu thế giới hợp lại, tạo thành một tiểu thiên thế giới; một nghìn tiểu thiên thế giới hợp lại thành một trung thiên thế giới; và một nghìn trung thiên thế giới hợp lại thành một đại thiên thế giới. Trong sách Phật có khái niệm tam thiên đại thiên thế giới, nhằm chỉ một quần thể ba nghìn đại thiên thế giới, mà có học giả hiện đại ví với những hệ tinh vân của thiên văn học hiện đại. Ở đây, chúng ta không thể bàn đến độ chính xác của các con số, nhưng điều đáng ghi nhận, ngay từ hơn 500 năm trước TL, đạo Phật đã có một quan niệm về không gian gần gũi với thiên văn học hiện đại.

Trên đây, đã nói về không gian. Bây giờ nói đến các cõi sống. Như đã nói trên, đạo Phật không xem cõi người là trung tâm điểm của thế giới, cũng không xem người là loài vật tối linh. Nói chung, đạo Phật chia các cõi sống ra làm ba cõi, tùy theo trình độ tâm linh. Nói luân hồi trong ba cõi, chính là nói luân hồi trong ba cõi đó. Ở cõi trời cao cấp nhất, gọi là cõi Vô sắc; chúng ta gặp những chúng sanh, thường xuyên ở trong thiền định, không có sắc thân như thân thể riêng biệt của chúng ta, mà chỉ sống cuộc sống tinh thần thuần túy. Cõi Vô sắc chia ra bốn cấp có trình độ cao thấp khác nhau.

Cõi thứ hai gọi là Sắc giới. Chúng sanh ở đây có sắc thân đẹp đẽ sáng chói, nhưng không có phân biệt nam nữ, vì ở đây không còn có lòng dục, tức là dâm dục.

Cõi Sắc giới này cũng chia thành nhiều cấp, ở đây không tiện bàn, vì không có thời gian.

Cõi thứ ba thấp nhất chính là cõi của những chúng sanh còn có lòng duc, tức dâm dục, cho nên có phân biệt nam nữ. Cõi người chúng ta nằm trong Dục giới. Cõi người không phải là cõi sống có trình độ cao nhất trong Dục giới. Có 6 cõi trời cũng nằm trong Dục giới, gọi là Lục dục thiên. Ở đây chúng sanh có thọ mạng dài hơn thọ mạng của loài người rất nhiều. Sách Phật đơn cử ví dụ của cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời nói trên, tức là cõi Bốn thiên vương, ở đây một ngày đêm bằng 50 năm ở cõi người. Do thời gian khác nhau giữa cõi trời và cõi người, cho nên tuy việc các loài trời đến thăm cõi người là có khả năng, nhưng thật là hãn hữu lắm họ mới đến. Thí dụ, sách Phật có nói tới một loài trời có tên là Quang âm thiên; khi trái đất mới thành hình và đã có điều kiện cho sinh vật ở được, thì có loài trời Quang âm thiên xuống đây. Thân hình họ chói sáng. Họ bay chứ không đi như con người. Họ nói chuyện giao tiếp nhau bằng ánh sáng, do đó mà có từ Quang âm. Giống người trời này về sau ăn thức ăn thô nặng, cho nên dần dần thân họ cũng trở nên thô nặng, không còn bay được, không còn chói sáng và dần dần chuyển thành thân người.

Nói chung, quyền năng của loài trời cao hơn quyền năng hạn chế của con người rất nhiều. Sách Phật nói tới con mắt của loài trời có thể nhìn qua vật cản, nhìn rất xa, gọi là thiên nhãn. Sách Phật cũng nói tới tai loài trời, có thể nghe rất xa gọi là thiên nhĩ.

Cõi sống cấp thứ hai trong Dục giới là cõi loài A tu la (Asuras). Loài Asuras tuy có quyền năng hơn loài người và không kém gì loài trời, nhưng chúng hay sân giận, hay sân chiến với loài trời. Có sách gọi họ là Hung thần. Đàn ông dung mạo xấu xí, nhưng đàn bà lại rất đẹp.

Cõi thứ ba về trình độ quyền năng là cõi người. Cõi trời có lòng dục, cõi A tu la và người được sách Phật xếp là ba cõi thiện, ba cõi lành. Dưới ba cõi này còn có ba cõi ác là cõi súc sanh, cõi quỷ đói và cõi địa ngục. Cõi súc sanh thì ai cũng biết và mục đích một phần. Quỷ đói là loài thường xuyên bị đói do sự mất cân đối trong cấu tạo cơ thể: bụng thì to như cái trống, cuống họng thì bé như cái kim. Địa ngục không phải cái ngục ở dưới đất, như danh từ địa ngục gợi ý. Địa ngục chỉ cho những cõi sống rất khổ cực, không thể đem so nỗi khổ cực của thế giới con người. Sách Phật nói tới những địa ngục khác nhau, như địa ngục nóng địa ngục lạnh, địa ngục Vô gián là địa ngục cực khổ nhất, cực khổ không xen hở nên gọi là Vô gián.

Sách Phật nói tới luân hồi trong sáu đường, tức là luân hồi trong ba cõi thiện và trong ba cõi ác. Thực ra, chúng sanh ở hai cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới cũng không thoát khỏi cảnh luân hồi, tuy rằng thọ mạng của họ có thể kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm.

Qua phác họa nói trên về các cõi sống khác nhau theo Phật giáo, thì không có cõi nào là cõi của người chết cả. Vì vậy mà ngay từ đầu bài, tôi đã nói, trong đạo Phật không có khái niệm cõi âm hay âm phủ. Chết là cái tạm thời, sự sống là vĩnh hằng và thể hiện qua những dạng sống khác nhau, trong các cõi sông khác nhau, từ thấp tới cao. Người Phật tử hiểu đạo không lo âu về sự chết, vì đã có sống, có sanh ra, thì có chết. Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu, là cảnh giới bất tử của bậc Thánh. Để kết thúc mục này, cho phép tôi dẫn chứng hai bài thơ Thiền của Thiền sư Tri Bát, Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cả hai vị này đều sống dưới đời nhà Lý.

Bài thơ của Tri Bát đọc như sau:

Hữu tử tất hữu sinh,

Hữu sinh tất hữu tử

Tử vi thế sở bi,

Sinh vi thế sở hỷ

Bi hỷ lưỡng vô cùng,

Hỗ nhiên thành bỉ thử.

Ư chứ sinh tử bất quan hoài.

Dịch nghĩa:

Có chết thì mới có sanh (trở lại)

Có sanh ra thì có chết.

Chết thì người đời buồn,

Sanh thì người đời vui

Buồn vui là hai cái lặp đi lặp lại vô cùng tận,

Vì đối đãi nhau cho nên thành ra cái nọ đối với cái kia.

(Cho nên) đối với sanh tử, sống chết không có lo âu gì...)

Còn bài thơ của Từ đạo Hạnh đọc như sau:

"Thu lai bất báo nhạn lai quy,

Lãnh tiếu nhân gian động phát bi,

Vị báo môn nhân hưu luyến trước.

Cổ sư kỷ đổ tác kim sư".

* Dịch ý:

Mùa thu về không báo thì chim nhạn cũng bay về,

Cười nhạt người đời hay bi thương

Nay ta bảo cho học trò đừng có thương tiếc (ta).

Ngày xưa ta đã từng làm sư, và đã nhiều đời ta lại làm sư.

Back to top
« Last Edit: 05. Nov 2007 , 11:45 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #8 - 05. Nov 2007 , 11:40
 
( CHẾT VÀ SỰ TÁI SINH TIẾP THEO )

Ý tứ của bài thơ của Từ đạo Hạnh là con người, lúc thọ mạng hết thì chết, cũng như mùa thu về thì chim nhạn cũng bay về. Ta cười nhạt người đời cứ thấy chết là bi thương. Nay ta bảo học trò ta chớ có lưu luyến ta nữa. Ngày xưa ta đã từng làm sư, và đã nhiều lần ta lại làm sư.

Hai bài thơ Thiền của hai Thiền sư đời Lý phản ánh tâm lý bình thản, siêu thoát của những Phật tử thâm hiểu đạo lý sống chết củ Phật giáo. Chết đối với họ không phải là về nơi yên nghỉ cuối cùng, mà là chuẩn bị tiến vào một cuộc sống mới, được họ chuẩn bị một cách có ý thức, bằng cả một cuộc đời, bằng từng giây phút của cuộc đời họ, bằng từng ý nghĩ, lời nói và việc làm của họ thiện lành, trong sáng.

Ở đây, người Phật tử có trí và hiểu đạo có hai sự chuẩn bị. Một là sự chuẩn bị lâu dài cho đời sống tiếp sau. Hai là chuẩn bị cho cái chết sẽ đến, mà họ muốn là nhẹ nhàng êm ả như lá thu rụng.

Cả hai sự chuẩn bị trên đều quan trọng, ảnh hưởng lẫn nhau. Một người cả đời làm điều lành, nói lời tốt, có tâm tư và ý nghĩ trong sáng thì khi lâm chung, thường giữ được sự tỉnh táo và ra đi một cách êm đẹp, sạch sẽ.

Trong vòng một tuần trước khi chết, họ thường biết là họ sắp chết, cho nên họ có thời giờ và điều kiện dặn dò lại mọi người trong gia đình. Họ thường xuyên nghĩ lại, nhớ lại những điều thiện họ đã làm trong đời, họ thường nằm mơ thấy những cảnh đẹp cho nên nơi tâm họ luôn an vui thoải mái. Đó là những điềm báo trước một đời sống kiếp sau rất tốt đẹp, có thể là ở cõi người hay là ở các cõi trời.

Sách Phật kể lại có những người chết mà trong nhà có hương thơm phảng phất, có ánh sáng lạ, thậm chí có cả tiếng nhạc du dương. Đây không những là điềm lành mà là điềm rất lành. Vua Trần nhân Tông sau khi thoái vị, xuất gia làm Tăng, trở thành vị Tổ sáng lập ra dòng Thiền trúc Lâm, cũng gọi là dòng thiền Yên Tử. Ông biết trước nhiều tháng ngày giờ ông qua đời, cho nên đã sắp đặt đâu đấy chuyện người kế vị ông làm Tổ thứ hai của dòng Thiền Trúc Lâm, tức là Tổ Pháp Loa; lại có thời giờ đến vĩnh biệt bà chị, trước khi cùng với hai Tăng sĩ dìu dắt ông, leo lên ngôi chùa cao trên núi Yên Tử, ngồi nhập định mà qua đời.

Quyển "Thiền Uyển tập anh" là quyển sách sử xưa nhất chép tiểu sử các cao tăng Việt Nam có ghi chép chuyện một số nhà sư Việt Nam đã ngồi nhập định như vậy mà ung dung qua đời. Ở chùa Đậu, cách Hà nội khoảng 15km về phiá huyện Thường Tín, còn có tượng hai vị sư đã chết trong tư thế ngồi như vậy. Học trò của hai vị đã dùng sơn đen phủ lên nhục thân của hai ông.

Cách đây vài năm, các giáo sư, bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã khám nghiệm hai bức tượng "nhục thân" và xác quyết đó không phải là tượng bình thường mà là hai xác chết, phủ lên trên một lớp sơn đen dầy.

Nói tóm lại, chết không phải hết tất cả, chết là bắt đầu một cuộc sống mới; tốt đẹp hay là không tốt đẹp, là tùy theo nghiệp được tạo ra trong đời sống này. Cuộc sống thiện lành sẽ đem đến một cái chết êm ả, bình tĩnh và một cuộc sống đời sau cũng tốt đẹp hạnh phúc.

3. Cõi trung ấm hay trung hữu theo Phật giáo có phải là cõi âm hay không?

Theo đạo Phật, một số người không phải là tất cả, sau khi chết có thể trải qua một cuộc sống trung gian gọi là trung hữu hay trung ấm, trước khi tái sanh vào một cõi sống mới, với một thân phận mới.

Tôi nói một số chứ không phải tất cả mọi người là vì có những người chết thì lập tức tái sanh ngay hay là hoá sanh ngay qua một cuộc sống khác, với một thân phận khác. Hai loại ví dụ thường được sách Phật dẫn chứng nhất là những người sống cực ác, thì khi chết lập tức hóa sanh xuống địa ngục, cõi quỷ đói hay là súc sanh. Hay là những người trong đời sống rất thiện lành, khi chết cũng hoá sanh lên các cõi trời. Chỉ có những người sống cuộc đời thiện ác xen lẫn, thì thường chết rồi không tái sanh ngay mà trải qua một cuộc sống trung gian, tạm thời, được tin là nhiều nhất cũng không quá 7 tuần, tức 49 ngày. Người chết, trút bỏ cái thân làm bằng loại vật chất thô nặng, mang một cái thân khác, làm bằng loại vật chất tế nhị, với những giác quan đầy đủ như giác quan của người sống, nhưng cũng tạo bằng loại vật tế nhị ( mà sách Phật gọi là tịnh sắc hay sắc thanh tịnh), do đó mà giác quan của thân trung hữu hay trung ấm tinh tế và nhạy bén hơn giác quan của người sống rất nhiều. Họ thấy chúng ta được, nhưng chúng ta không thấy họ được. Họ có thể đi bình thường hay là có thể bay tùy ý. Thân trung ấm có thể bay qua hay đi qua các vật cản, không bị trở ngại. Do đó mà khi cha mẹ tương lai của thân trung ấm giao hợp, nếu đủ nhân duyên tương xứng, thì thân trung ấm đến nơi trong nháy mắt và chui vào bụng mẹ, kết thành bào thai một cách dễ dàng. Mặc dù họ thấy, nghe chúng ta, nhưng họ không thể giao tiếp với chúng ta như người sống với người sống được. Họ có cảm giác bất lực rất là bức xúc, khi họ muốn tiếp xúc với những người sống, thường là bà con thân thiết với họ. Cảm giác bất lực đó đi đôi với những quyền năng đặc biệt, mà họ có được nhờ cái thân thể tạo bằng loại vật chất đặc biệt tế nhị của họ. Họ nghĩ đến chỗ nào thì họ có thể đến chỗ ấy trong nháy mắt. Bay lượn, đi hay là bay qua vật cản, thấy nghe được ở tầm xa v.v...cũng là quyền năng thần thông, nhưng quyền năng này không phải được thành tựu do tu tập thiền định, mà là do nghiệp, do mang thân trung ấm, làm bằng loại vật chất tế nhị, cho nên bộ luận Câu Xá của Hữu Bộ gọi là nghiệp thông, nghĩa là quyền năng thần thông do nghiệp mà có.

Vì thân trung ấm còn lưu luyến gia đình cũ, với bà con, thân thuộc bạn bè cho nên họ hay quanh quẩn nơi nhà ở cũ, và nuôi dưỡng thân bằng mùi, mà sách Phật gọi là hương. Nghĩa là thân trung ấm không phải ăn những thức ăn bày trên bàn thờ, mà chỉ ăn cái mùi của những thức ăn đó mà thôi.

Tôi nghĩ rằng, cõi âm mà chúng ta nói như là cõi của người chết chính là cõi trung hữu hay trung ấm của Phật giáo. Cần nói thêm rằng, xung quanh vấn đề thân trung ấm đã từng có tranh luận trong giới Phật học, ngay từ trước tây lịch, trong thời gian mà lịch sử Phật giáo Ấn Độ gọi là Phật giáo bộ phái. Khoảng 100 năm sau khi Phật nhập niết bàn, thì Giáo hội Tăng già Ấn Độ không còn là một tổ chức thống nhất nữa. Lúc đầu, tách ra làm hai bộ phái lớn là Thượng tọa bộ (Theravada), chủ yếu gồm những Tăng sĩ lớn tuổi, là chức sắc trong Giáo hội cho nên bộ phái này mang cái tên "bộ phái của Trưởng lão", tức Thượng tọa bộ.

Bộ phái thứ hai gọi là Đại chúng bộ, tên chữ Sanskrit là Mahasanghanikas, bao gồm số đông Tăng sĩ trẻ, cấp tiến. Sau đó, từ hai bộ phái lớn trên, dần dần tách ra nhiều bộ phái khác, cuối cùng con số lên đến 18 bộ phái, cộng với hai bộ phái gốc, thành ra có đến 20 bộ phái. Nói chung, Thượng tọa bộ có tính bảo thủ hơn, nặng về bảo tồn giáo lý nguyên thuỷ của đạo, đúng như thời Phật còn tại thế. Còn Đại chúng bộ thì có tư tưởng cấp tiến hơn, chủ trương phát triển giáo lý nguyên thuỷ theo yêu cầu của thời gian và không gian. Các bộ phái tranh luận với nhau về hàng loạt vấn đề, trong đó có vấn đề trung ấm thân. Thí dụ, Thượng tọa Bộ cho rằng, người chết lập tức tái sanh ngay, cũng như ngọn đèn này tắt châm sang ngọn đèn khác lại cháy ngay. Đó là quan điểm của Thượng tọa bộ, thấy rõ trong bộ luận cơ bản và danh tiếng "Thanh tịnh đạo luận" (Visudhimagga). Nhưng trái lại, bộ phái rất có thế lực, tách khỏi Thượng tọa bộ, tức là Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), thì khẳng định là có thân trung ấm, trong bộ luận nổi tiếng "câu xá", mà tác giả là vị luận sư Đại thừa xuất sắc Vasubandhu (Thế thân)..Những mô tả về thân trung ấm được Vasubandhu ghi khá cụ thể trong bộ luận Câu xá (phẩm về nghiệp).

Gần đây, ở Mỹ có bộ phim mang đầu đề "The ghost" (con ma), thực ra là một bộ phim về thân trung ấm. Người bị chết, sau khi thành thân trung ấm, cứ ngỡ là mình vẫn còn sống, nhưng cảm thấy hoàn toàn bất lực không thể giao tiếp, nói chuyện được với người yêu cũ của mình, cũng như vói các bà con, bạn bè thân thuộc, mà mình vẫn gặp hàng ngày như khi mình vẫn còn sống vậy. Tuy vẫn thấy, vẫn gặp người quen, người yêu cũ, bạn bè, nhưng không tài nào giao tiếp hay nói chuyện với họ được.

Nói tóm lại, thân trung ấm dù tồn tại tạm thời trong khi chờ đợi tái sanh, cũng chỉ là một dạng sống như muôn vàn dạng sống khác; cho nên, chụp cho nó cái tên là "con ma" như cuốn phim Mỹ là không thích đáng. Chúng ta chờ đợi khoa học phát minh ra các phương pháp và công cụ để chúng ta có thể giao tiếp với các thân trung ấm, và chắc chắn là lúc ấy, nhiều vụ án hình sự được phanh phui dễ dàng.

Back to top
« Last Edit: 05. Nov 2007 , 11:46 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #9 - 05. Nov 2007 , 11:42
 
   CHẾT VÀ SỰ TÁI SINH  ( tiếp theo )

* KẾT LUẬN:

Trong khi chờ đợi khoa học phát minh ra được công cụ và phương pháp giao tiếp với các thân trung ấm trong cõi trung hữu, thì mọi thông tin về sự giao tiếp giữa con người sống với thân trung ấm chỉ có thể là những sự kiện rất cá biệt, hiếm có, có thể do những điều kiện như sau:

1. Bản thân người đương sự đã tu tập thiền định đến trình độ đạt được một số quyền năng thần thông, trong đó có thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông, tạm dịch là mắt loài trời và tai loài trời. Có độc giả đã ví con mắt thịt của loài người như mắt một người ngồi trong nhà, xung quanh là bốn bức tường kín mít, chỉ trừ một lỗ nhỏ để cho con người nhìn qua đó. Và mắt loài trời đã được tác gỉa ví như mắt một người ngồi trên một tảng đá ở bờ biển, có thể nhìn xa tận chân trời góc biển (xem "The five eyes" (năm con mắt), T.Shen). Nhưng cuộc sống hiện đại rộn rịp hiện nay, đạt tới trình độ thiền định như vậy không phải là chuyện dễ. Vả chăng, nếu có người tu định đạt tới trình độ như vậy, thì họ lại không nói ra.

2. Có nhân duyên tiền kiếp đặc biệt khiến cho có sự giao cảm giữa người sống ở cõi người với những người đã chết, nhưng hiện đang sống ở một cõi sống khác, cao cấp hơn cõi người. Vì là thuộc một cõi sống cao cấp hơn, có quyền năng hơn chúng ta rất nhiều, cho nên họ có thể đến với chúng ta nhưng chúng ta không thể đến với họ đuợc. Họ có thể bày cho chúng ta cách thức làm như thế nào để họ giao tiếp với chúng ta. Nhưng đây là những trường hợp rất đặc biệt, giữa hai bên phải có những ân tình sâu sắc.

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi nguời không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.

Khi mà khoa học chưa phát minh ra được những phương pháp và công cụ thích hợp để cho chúng ta có thể giao tiếp được với cõi trung ấm, thì chúng ta hãy chờ đợi. Mọi thông tin về cõi trung ấm, cũng như về các cõi sống khác, chúng ta không vội bác bỏ cũng không vội cả tin. Phải chăng đó là thái độ khoa học nhất hiện nay?
________________________________________
ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI CHẾT?

Từ Quán

Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy. Từ lúc tim ngừng đập đến lời thông báo chính thức rằng một người đã chết, các bác sĩ chờ đợi 2,3,5 hoặc 10 phút, nhưng "thời gian chuẩn" mà ngành y gọi là asystolic là bao nhiêu vẫn còn có sự khác biệt giữa hai quan điểm của "y học cổ truyền Tây Tạng" và y học hiện đại. Theo "Tạng thư sống chết" và "Tử thư Tây Tạng", phải mất 8 giờ sau khi tim ngừng đập và tắt hơi, con người mới chết hẳn và các nghi thức tẩn liệm chỉ được phép thực hiện sau 8 giờ. Theo y học hiện đại thì bệnh nhân chỉ thực sự chết sau khi tim ngừng đập nửa giờ. Bốn giờ sau khi tim ngừng đập thì não mới chết hẳn và không còn "hoạt động điện não"... Sau đó, cơ thể người chết trở nên lạnh cứng, lộ rõ âm khí và hoại tướng của một tử thi. Thiền sư Hakuin có nói: "Kẻ nào thấu triệt được lẽ sống chết, kẻ ấy mới thực sự là một con người vĩ đại".

*Những thời điểm quan trọng của sự chết

- Khi hơi thở ra chấm dứt thì sinh lực bị rơi vào trung khu thần kinh của "sự biết" (sushuma nadi) và "người biết" sẽ kinh nghiệm được "ánh sáng trong suốt" trong điều kiện tự nhiên của nó. Lúc đó, sinh lực bị phóng xuất chạy xuống dọc theo các dây thần kinh sinh lý bên phải và bên trái cột xương sống (ida nadi và pingala nadi). Sau khi sinh lực đã đi qua trung khu thần kinh ở rún, nó lan ra trong đường gân bên trái và bên phải. Thời gian cần thiết cho sự vận chuyển này của sinh lực khi hơi thở còn thoi thóp vào khoảng thời gian một bữa ăn. Thời gian của sự hấp hối là thời gian mà sinh lực còn ở trong đường thần kinh chính giữa - đó là lúc tri thức ngất lịm. Thời gian này bất định, nó tùy thuộc vào thể chất tốt hay xấu, tùy thuộc vào tình trạng các dây thần kinh và sinh lực của mỗi người. Những người có kinh nghiệm thiền định vững vàng và yên tĩnh hay những người có cá tính trầm tĩnh thì thời gian đó có thể kéo dài từ 4 cho đến 7 ngày. Những người có đời sống bê bối, trụy lạc hay những người tâm thần không bình hòa thì tình trạng trên không kéo dài lâu hơn một cái búng ngón tay. Nơi những người khác thì có thể kéo dài trong thời gian một bữa ăn. Đây là giai đoạn đầu của chi khai bardo: ánh sáng trong suốt ban đầu được thấy vào lúc chết.

* Ánh sáng trong suốt ban đầu

Nếu được nhận ra thì có thể giúp người chết đạt đến giải thoát; bằng không, sau cái hắt hơi cuối cùng của một bữa ăn, người chết sẽ có khả năng thấy được sự loé sáng của ánh sáng trong suốt bậc nhì. Tùy theo nghiệp tốt hay xấu, sinh lực chạy xuống trong đường thần kinh bên phải hay bên trái và thoát ra một trong chín cửa của thân thể (còn gọi là cửu khiếu: 2 mắt, hai tai, hai lổ mũi, miệng, hậu môn và đường sinh dục). Lúc đó, một tình trạng khác của tinh thần sáng suốt khác lại hiện ra. Suốt trong giai đoạn hai của thân trung ấm, người chết (linh hồn) ở trong tình trạng gọi là "thân thể sáng chói của ảo tưởng". Người chết trong tình trạng này vẫn không biết là mình đã chết hay chưa, nếu họ được một pháp sư rành pháp "chuyển duy tư tưởng" giúp họ hội nhập vào "nguồn sáng" này thì nghiệp lực sẽ không ngăn cản, họ sẽ hội nhập vào "thực tại tối thượng" và đạt được giải thoát.

* Nếu sự giải thoát không thực hiện được trong giai đoạn hai thì người chết sẽ bước vào giai đoạn gọi là thân trung ấm thứ ba hay chonyid bardo. Trong giai đoạn ba này, các ảo tưởng theo nghiệp thức sẽ nổi dậy, kéo dài cho đến hết ngày 49 sau khi chết, và được phân thành 6 tình trạng:

- Tình trạng ảo giác tự nhiên theo tạp niệm, vọng tưởng hay quan niệm kiến chấp.

- Tình trạng ảo giác như các giấc chiêm bao.

- Tình trạng ảo giác cực kỳ hỷ lạc của trạng thái nhập thiền sâu.

- Tình trạng ảo giác chuyển tiếp lúc chết.

- Tình trạng trải qua kinh nghiệm thực tại.

- Tình trạng trải qua tiến trình ngược lại của kiếp sống luân hồi (nhớ lại các sự việc từ bé đến lớn hay các tiền kiếp quá khứ).

Sau 49 ngày hay hết giai đoạn 3, người chết sẽ đầu thai theo một trong sáu cõi của lục đạo luân hồi.

* Tiến trình của sự chết

Theo các kinh sách Tây Tạng nói về sự chết, tiến trình chết là quá trình tan rã gồm hai giai đoạn: một sự tan rã bên ngoài, khi các căn và tứ đại phân tán; và một sự tan rã bên trong, thuộc về các ý tưởng và cảm xúc thô và tế.

* Sự tan rã bên ngoài:

- Lục căn phân tán và ngưng hoạt động: nếu có người đứng xung quanh giường người đang chết mà nói chuyện, sẽ đến một lúc y có thể nghe âm thanh tiếng nói của họ, mà không thể nghe ra một lời nào. Đây là dấu hiệu nhĩ thức đã ngưng hoạt động. Khi y nhìn một vật trước mặt mà chỉ có thể thấy hình dạng lờ mờ, không rõ chi tiết và dấu hiệu nhãn thức đã suy. Tương tự, các dấu hiệu suy kiệt cũng xảy ra đối với các khả năng ngửi, nếm, sờ. Khi các giác quan không còn cảm nhận được một cách trọn vẹn thì đó là giai đoạn đầu tiên của tiến trình tan rã.

- Địa đại tan rã: Thân xác chúng ta khởi sự mất hết sức mạnh, kiệt quệ, không còn chút năng lực nào: không thể ngồi thẳng, đứng lên hay cầm bất cứ vật gì; thậm chí không giữ được cái đầu của mình. Ta cảm thấy như mình đang té xuống, đang bị nhận chìm xuống đất hay đang bị một sức nặng ghê gớm như trái núi đè bẹp và nghiền nát. Ta cảm thấy nặng nề, khó chịu trong bất cứ tư thế nào. Màu da ta phai nhạt dần và một màu tái xanh hiện ra. Má hóp lại, những vết đen xuất hiện trên răng, càng lúc ta càng thấy khó mở mắt, nhắm mắt. Khi sắc uẩn phân tán, ta bất động, tâm thần dao động, miệng có thể nói nhảm, sau đó đi vào trạng thái hôn trầm.

- Thủy đại tan rã: Ta khởi sự mất khả năng kiểm soát chất lỏng trong thân. Mũi ta bắt đầu chảy nước và miệng rỏ nước miếng. Có thể nước mắt chảy ra và ta có thể mất tự chủ. Lưỡi không còn di động, lỗ mắt khô cạn, môi tái lại và thụt vào. Ta run rẩy, co giật và rất khát nước. Mùi tử khí bắt đầu tỏa ra chung quanh. Khi thọ uẩn phân tán, những cảm giác của thân yếu dần, khi khổ khi vui, lúc nóng lúc lạnh. Tâm thức ta trở nên mờ mịt, bất mãn, bực tức và nóng nảy. Kinh điển nói chúng ta cảm thấy như bị dìm trong đại dương hay bị cuốn trôi trong dòng nước lớn.

- Hỏa đại tan rã: Miệng và mũi ta hoàn toàn khô cạn. Tất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất dần, từ dưới chân lạnh ngược lên đến tim. Một luồng khói có thể thoát ra từ đỉnh đầu. Hơi thở trở nên lạnh khi qua miệng và mũi. Ta không còn ăn uống gì được nữa. Tưởng uẩn đang phân tán. Tâm trí bắt đầu lộn xộn: không thể nhớ được tên bà con, bè bạn hay nhận ra họ. Ta càng lúc càng khó nhận ra những gì ở bên ngoài, vì âm thanh và hình ảnh luôn trộn lẫn. Kalu Rinpoche cho biết: "Đối với người sắp chết, kinh nghiệm bên trong là như thể bị nuốt chửng trong một ngọn lửa lớn, ở giữa một cái hỏa lò hừng hực, hay toàn thế giới đang bị thiêu đốt".

- Phong đại tan rã: Ta càng lúc càng khó thở. Không khí dường như thoát ra ngõ yết hầu chúng ta. Hơi thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc, hơi thở ra càng lúc càng dài (thở hào hển). Ta nằm bất động với đôi mắt trợn trừng lên. Khi hành uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế giới bên ngoài. Mọi sự trở nên một khối mờ mịt. Cảm giác liên lạc cuối cùng của chúng ta với tình trạng xác thân đang tan mất. Ta khởi sự có ảo giác và thấy các cảnh tượng: nếu trong đời, ta đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có thể trông thấy những hình thù ghê rợn. Rồi những ám ảnh và những giây phúc kinh hãi của đời ta bây giờ quay lại, có khi chúng ta hét lên vì kinh hoàng. Nếu ta sống đời với tấm lòng từ bi, bác ái, xót thương và độ lượng, chúng ta có thể kinh nghiệm những cảnh thiên đường đầy hỷ lạc, gặp các bạn bè thân yêu hoặc những bậc giác ngộ. Những người sống đời lương thiện, khi chết cảm thấy bình an thay vì sợ hãi. Kalu Rinpoche viết: "Kinh nghiệm nội tâm đối với người sắp chết là một ngọn cuồng phong quét sạch toàn thế giới, kể cả chính mình, một trận gió xoáy cuốn hút toàn vũ trụ".

Vào thời điểm này, máu tụ lại đi vào trong "kinh mạch của sự sống" nằm chính giữa tim ta. Ba khối máu lần lượt tụ lại gây nên ba hơi thở ra cuối cùng. Rồi thình lình hơi thở ta chấm dứt. Chỉ một chút hơi ấm còn lại trong tim ta. Một dấu hiệu của sự sống không còn, và đây là điểm mà sự xét nghiệm lâm sàng cho là: "chết". Tuy nhiên, các bậc thầy Tây Tạng cho rằng vẫn còn tiếp diễn một tiến trình bên trong.

* Sự tan rã bên trong:

Trong quá trình tan rã nội tâm, ở đấy những tâm trạng và cảm xúc từ thô đến tế tan rã, có bốn tầng lớp tâm thức vi tế được gặp gỡ. Ở đây, tiến trình chết phản ảnh ngược lại với tiến trình đầu thai. Khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ, tâm thức ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ phát triển bào thai, tinh chất của cha, một hạt nhân "trắng và phúc lạc" an trú trong luân xa ở đỉnh đầu, trên cùng của huyệt đạo trung ương. Tinh chất của người mẹ, một hạt nhân "đỏ và nóng" an trú trong luân xa nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này mà những giai đoạn kế tiếp của sự tan rã xảy ra. Với sự biến mất của ngọn gió giữ nó lại đấy, tinh chất màu trắng đi đến huyệt đạo về phía trái tim. Bên ngoài có tướng màu "trắng" hiện ra như "một bầu trời trong sáng dưới ánh trăng". Bên trong, ý thức chúng ta trở nên vô cùng sáng suốt, và tất cả những tâm trạng do sân giận, gồm 33 thứ, đều dứt. Giai đoạn này gọi là "xuất hiện". Rồi tinh chất của mẹ bắt đầu đi lên qua huyệt đạo trung ương, khi ngọn gió giữ nó nguyên chỗ đã biến mất. Tướng bên ngoài là một màu "đỏ" như mặt trời chiếu trên nền trời trong. Bên trong, có một cảm giác phúc lạc phát sinh, và những tâm trạng do tham dục, gồm 40 thứ tất cả, ngưng hoạt động. Giai đoạn này gọi là "tăng trưởng".

Khi hai tính chất đỏ, trắng gặp gỡ ở tim, tâm thức được kèm theo trong ấy. Tulku Urgyen Rinpoche, một bậc thầy lỗi lạc ở Nepal, nói: "Kinh nghiệm ấy giống như bầu trời và trái đất gặp nhau". Bên ngoài, chúng ta thấy xuất hiện một màu "đen", giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong màn đêm dày đặc. Tướng bên trong là một trạng thái tâm thức không có tư tưởng. Bảy trạng thái tâm do ngu si và vọng tưởng đi đến chấm dứt. Điều này được gọi là "thành tựu". Khi chúng ta hơi tỉnh giác trở lại, ánh sáng căn bản lóe lên như một bầu trời vô nhiễm không mây mù. Đôi khi đấy gọi là "tâm với ánh sáng trong của sự chết". Đức Đạt lai Lạt ma nói: "Tâm thức này là tâm thức sâu xa nhất. Chúng ta gọi nó là Phật tính, suối nguồn thực sự của mọi thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo dài ngay cả đến khi thành Phật quả;.

* Đặc tính phổ quát của tiến trình chết đối với mọi loài chúng sinh

Tiến trình chết là một tiến trình phổ quát mà tất cả chúng sinh từ lớn nhất cho đến nhỏ nhất như côn trùng cũng đều trải qua như nhau. Tuy nhiên, tiến trình này có thể đổi khác tùy từng cá nhân và những thay đổi này có thể xảy ra do hậu quả của những chứng bệnh đặc biệt và tùy thuộc vào tình trạng các huyệt đạo, khí lực hay tinh thần của người sắp chết. Trong trường hợp chết bất ngờ hay chết vì tai nạn, tiến trình này cũng vẫn xảy ra, nhưng cực kì nhanh chóng.

Tóm lại, để hiểu một cách rốt ráo điều gì xảy ra khi chết là xem sự tan rã bên trong và bên ngoài như một sự sinh khởi và phát triển tuần tự những tầng lớp tâm thức càng lúc càng vi tế. Khi tiến trình chết tuần tự diễn ra, mỗi tầng lớp tâm thức nổi lên trên sự tan rã liên tục của hợp thể thân tâm để đi dần đến sự hiển lộ hoặc là thanh tịnh giải thoát, hoặc là tùy theo nghiệp báo chiêu cảm vào trong lục đạo.

Back to top
« Last Edit: 05. Nov 2007 , 11:48 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #10 - 05. Nov 2007 , 11:43
 
Chuẩn Bị Cho Cái Chết

Sri Swami Rama
Diệu Liên dịch

Cái chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu như sự Sống.

Chúng ta cần hiểu về cái Chết để biết Sống, ngược lại ta phải thông suốt về sự Sống, để hiểu về cái Chết. Chết không phải là sự cáo chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy. Cái Chết giống như là một bến đổ, một trạm dừng, một nơi chúng ta xuống tàu để chuẩn bị cho một chuyến đi khác.

Nói thế không phải để làm giảm ý nghĩa của vấn đề Sinh Tử. Chúng ta đã sống như thế nào, nói cách khác đi là sự chọn lựa chuyến tàu để chúng ta bước chân lên, sẽ quyết định tâm trạng của chúng ta khi tới bến, sẽ sửa sọan cho chuyến đi sắp tới của chúng ta. Chúng ta có thể đã chọn một con tàu rụt rặt, nhơ nhuốc, hay một con tàu bóng loáng. Có thể chúng ta đã chọn một chuyến tàu đầy thú vui, cám dổ, với các cô gái nhảy, các trò chơi,với bao mời mọc của tiến tài và danh vọng. Chúng ta sẽ đau khổ biết bao khi phải rời chuyến tàu đó nếu như chúng ta đã bị dính mắc vào các thú vui hưỡng thụ xác thịt. Mặt khác có thể chúng ta đã chọn một chuyến tàu chở ta qua bao nhiêu cảnh thiên nhiên đẹp đẻ bên đường, một chuyến tàu mà khi đổ bến, chúng ta khoan khoái đứng dậy từ giã nó không quyến luyến.

Đừng dính mắc

Chỉ có thân xác chúng ta bị hủy hoại, cái áo che cho Tâm thức chúng ta khi sống ở đời. Tâm thức ta không hề bị hủy hoại.

Làm sao không buồn khi ta phải mất đi những gì chúng ta yêu thích ở cõi đời. Khi người thân ta mất, hãy thương xót, nhưng đừng để sự khổ đau về mất mát kéo dài đến phủ lất cuộc đời ta. Quá đau khổ là u mê. Vì sự mất mát, cái chết là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, ở nhiều tôn giáo, nhiều tập quán văn hóa đã đề ra thời gian dành cho tang chế. Thí dụ, người Do thái tỏ lòng thương tiếc người chết bằng cách ở trong nhà suốt 7 ngày, họ không ra đường trừ khi khẩn cấp. Họ không cạo râu, không cắt tóc hay mặc đồ mới. Họ còn không được ngồi trên ghế hay mang giày. Trong 7 ngày nầy, họ chiêm nghiệm về nỗi đau khổ của mình.

Chúng ta đau khổ vì sự ra đi của người thân và sợ cho chính cái Chết của mình. Kiếp con người là một vòng tròn của đến và đi, của Sinh và Tử. Sự mất mát thân xác không phải là tất cả. Tâm vẫn tồn tại, vì thế đau khổ kéo dài quá hạn định là u mê.

Nếu con người quá coi trọng những mất mát, thì cái Chết là một nỗi ám ảnh lớn lao, khủng khiếp của họ. Với họ, cái Chết là sự tận cùng của tất cả. Là nỗi khổ đau khôn tả. Nhưng nếu chúng ta biết buông bỏ những gì đã qua, đã mất dầu đó là của cải vật chất, hay thân bằng, quyến thuộc, và chỉ chú trọng vào sự trường tồn của Tâm thức thì cái Chết không còn đáng sợ nữa. Đó chỉ là một ngã rẻ, một sự thay áo. Hãy thương xót, nhưng chớ kéo dài quá lâu nỗi đau khổ.Lời khuyên nầy có thể áp dụng cho tất cả mọi thứ mất mát khác: tình yêu, hạnh phúc gia đình, công việc làm, bạn bè, nhà cửa... Hãy đau khổ, nhưng rồi bước tới.

Sợ chết, nổi đau khổ vì chết chóc gây ra do ta bám víu vào những thứ bên ngoài chúng ta như thân xác, danh vọng. Ta luôn tìm cách chiếm đoạt của cải, tình cảm... trong đời như một cách để phủ nhận cái Chết, để trốn tránh phải đối mặt với thực tại là cuộc đời nầy chỉ tạm bợ. Sự dính mắc, cái ý nghỉ là chúng ta không thể sống thiếu những thứ đó càng làm cho cái Chết trở nên thêm khủng khiếp. Trong khi tính cách vô thường sẳn có trong mọi vật, trong mọi tương quan tình cảm càng làm cho sự thay đổi, mất mát là điều không thể tránh khỏi. Sự thay đổi, sự hủy hoại, mất mát... không làm con người thức tỉnh, trái lại còn làm họ thêm sợ. Họ sợ sự mất mát của thân xác, tư tưởng, của cải, tương quan tình cảm.

Chìa khóa để giải thoát khỏi những khổ đau nầy là buông bỏ mọi dính mắc.

Tứ đế của Đức Phật đã dạy chú khủng khiếp. Trong khi tính cách vô thường sẳn có trong mọi vật, trong mọi tương quan tình cảm càng làm cho sự thay đổi, mất mát là điều không thể tránh khỏi. Sự thay đổi, sự hủy hoại, mất mát... không làm con người thức tỉnh, trái lại còn làm họ thêm sợ. Họ sợ sự mất mát của thân xác, tư tưởng, của cải, tương quan tình cảm.

Chìa khóa để giải thoát khỏi những khổ đau nầy là buông bỏ mọi dính mắc.

Tứ đế của Đức Phật đã dạy chúchúng ta đau khổ, lòng ham muốn khiến chúng ta sợ hãi, người không ham muốn sẽ không đau khổ, bớt sợ hãi", Phật nói.

Bám Víu Vào Ngoại Cảnh

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được huân tập là Hạnh phúc được đo lường bằng những của cải, tương quan tình cảm ta có thể chiếm hữu được. Nên khi vật chất bị đánh mất, liên hệ tình cảm thay đổi, con người trở nên khổ đau. Chúng ta đã gắn chặt mình với những hình ảnh, tình cảm nào đó, nên chúng ta đau khổ khi mất chúng. Chúng ta nghỉ thân xác nầy là chính chúng ta nên ta đau đớn khi nó bịnh hoạn, già nua hoặc khi nhìn người khác bịnh hoạn, già nua, chúng ta cũng thấy đau khổ.

Sự đau khổ là dấu hiệu của sự mất thăng bằng trong đời sống. Sự đau khổ khi mất mát của cải vật chất, thay đổi tình cảm, hư hoại cơ thể, nói với ta điều gì? Có thể đơn gỉan là bản chất cuộc đời là như thế. Chúng ta có mặt ở cõi đời, đấu tranh, giành giựt để đạt được những gì ta nghĩ là ta cần có, và đau khổ trên con đường tìm kiếm chúng. Hết chuyện. Nhưng thật vô nghĩa nếu cuộc đời chỉ có thế. Nếu bạn cảm thấy đau ở chân, cái đau báo cho bạn biết chân bạn bị nhiễm trùng, bạn có chỉ rùng vai nói: "Oᩬ đời là vậy mà. Có chân, thì phải đau". Nếu thế, sự nhiễm trùng sẽ lan tràn cơ thể, làm chúng ta mất mạng sống. Như thế thật vô lý. Con người sẽ biết cái đau đã báo hiệu một bộ phận nào đó bị thương tổn, cần được chữa trị. Con người sẽ biết cái đau là một vấn đề cần được giải quyết. Cũng thế, những đau khổ trong cuộc đời có lẻ là dấu hiệu cảnh báo với chúng ta rằng cách chúng ta cảm nhận về của cải vật chất, liên hệ tình cảm, tư duy, cơ thể...không đúng.

Chíng ta lệ thuộc vào của cải vật chất, con người, tình cảm, thân thể chúng ta. Chúng ta tưởng chúng chính là chúng ta, và bám víu vào chúng. Khi chúng bị hư hoại, hay mất mát, chúng ta cảm thấy đau khổ. Chính sự bám víu nầy, cùng với u mê, là nguyên do đưa đến sự sợ Chết. Càng bám víu, ta càng sợ Chết. Ai biết buông thả -biết rằng không có gì thuộc về mình, biết rằng thân chúng ta chỉ là một phương tiện- người ấy được gỉải thóat khỏi sự sợ hãi.

Thế nào là bám víu hay đồng hóa ta với điều gì đó? Bám víu có nghĩa là chúng ta nghỉ rằng chúng ta cần có điều gì đó để hiện hữu. Đó là sự chấp Ngã. Nói cách khác là "Tôi là người quan trọng, nên tôi cần có chiếc xe nầy. Chiếc xe nầy là của tôi, làm chủ chiếc xe nầy chứng tỏ là tôi giàu có, thành công ở đời, chiếc xe nầy giúp tôi xác định chính tôi". Hay "Tôi cần gắn bó với người phụ nữ nầy. Không có cô ta, tôi sẽ không có hạnh phúc. Nếu cô ta bỏ tôi, tôi sẽ ngã gục, cuộc đời tôi sẽ mất hết ý nghĩa". Người ta còn bám víu vào cả một tư duy nào đó. Thí dụ, trong văn hóa Mỹ, từ nhỏ người ta đã giáo dục con cái là phải có thứ nầy, thứ kia mới là có một cuộc sống xứng đáng. Mẫu cuộc đời đó là sinh ra, lớn lên có một gia đình hạnh phúc, sống trong những ngôi nhà gạch trắng, bao bọc bởi những vòng rào bằng hoa, có những đứa con hiếu thảo.Ước vọng của mọi người là làm sao để tậu được những căn nhà rộng lớn, có được hai chiếc xe,có được căn nhà thứ hai ở những nơi nghỉ mát, và được hưu trí sớm. Những ước vọng nầy đã được xã hội mớm cho họ, gầy mầm trong họ, và khi họ không đạt được những điều nầy, họ trở nên khốn khổ. Họ nghỉ là cuộc đời đã bạc đãi họ.

Đó là bạn đã đồng hóa mình với ngoại vật. Bạn đã tự vẽ ra mình, tự đồng hóa mình với những mẫu người sống trong các ngôi nhà sạch sẻ, sang trọng và có một cuộc đời hoàn hảo. Bạn nghỉ đó mới chính là bạn. Nhưng sự thật không phải thế. Đừng bám víu vào các hình ảnh nầy. Hảy sống như cuộc đời dẩn dắt chúng ta với những thăng trầm của nó.

Cũng thế, khi chúng ta sân si, chúng ta nghỉ "Tôi giận". Nói rằng "Tôi giận" là tự đồng hóa mình với tình cảm giận, là nghỉ rằng tình cảm đó là chúng ta. Tình cảm không phải là chúng ta. Là con người, chúng ta có khả năng giận dữ, có cảm thọ giận nhưng tất cả các cảm thọ đó không phải là chúng ta.

Cũng thế, thân chúng ta không phải là chúng ta. Chúng ta có thân. Chúng chỉ là phương tiện. Ta nói: Tôi cao thước sáu. Tóc đen. Da trắng". Nhưng đó không phải là chúng ta. Vậy mà có ai chê gì về dáng vẻ bề ngoài của ta, thì ta thấy đau khổ. Chúng ta hỏang sợ khi nhận ra cơ thể của chúng ta trở nên già nua, chậm chạp.

Hầu hết chúng ta đều bám víu vào Thân, đồng hóa thân và chúng ta. Do đó ta trở nên sợ hãi khi nghỉ đến mất Thân, tức là mất đi cá thể và sự hiện hữu của mình. Bao giờ chúng ta còn chưa thức tỉnh, chúng ta còn sợ hãi cái chết. Chúng ta còn là nô lệ của sự sợ hãi.

Cũng thế, ai bám víu vào của cải vật chất, nhà cửa, quần áo, nữ trang, tiến bạc. Người đó càng sợ mất chúng. Vì chúng đồng hóa với họ, mang đến cho sự hãnh diện, ý nghỉa trong cuộc sống. Lại có người bám víu vào người khác. Họ đồng hóa tình cảm gắn bó là họ. Họ sợ cái Chết của mình sẽ cướp mất đi tình cảm đó. Họ sợ cái chết của người họ thương cũng vì cùng một lý do.

Để giải thóat khỏi những khổ đau, ta đừng bám víu vào thân, của cái vật chất hay người khác. Ta cần phải nhớ rỏ điều nầy. Việc giảm bớt dần, rồi đi đến chổ dứt bỏ hẳn những bám víu đó, không có nghĩa là chúng ta phải quay lưng lại với cuộc đời, từ bỏ hết những niềm vui trong cuộc sống, làm cho cuộc đời chúng ta nghèo nàn, mất ý nghĩa sống. Trái lại là khác. Khi không vướng mắc, bám víu vào thứ gì, cuộc đời ta sẽ thêm ý nghĩa,hạnh phúc hơn. Ta sẽ biết cho, biết nhận và cởi mới hơn với tất cả. Bám víu có nghĩa là nắm chặt, giử lấy, không buông thả. Nên khi cái Chết đến, tất cả những nắm giử sẽ bị dằn ra khỏi tầm tay chúng ta. Càng nắm chặt, sự giằng co, xé rời càng dữ dội. Nổi đau càng bội phần. Nếu chúng ta đi qua cuộc đời với hai bàn tay mở rộng, không nắm giử, thì dầu cái Chết có đến, chúng ta cũng sẽ ung dung tự tại, không luyến tiếc, níu kéo gì.

Tuy nhiên, không phải tự dưng một buổi sáng thức giấc là chúng ta có thể buông thả hết mọi vướng mắc. Cần phải tu tập cả đời. Cần phải thức tỉnh từng giây phút mới làm được việc đó vì có biết bao quyến rủ, cảm dổ trong cuộc đời để chúng ta lại rơi vào sự dính mắc.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #11 - 05. Nov 2007 , 11:44
 
Ngã Vào Đời

Cái Chết có phải là sự tận cùng của cuộc đời? Có phải tử thần là ma quỷ trong bóng tối, rình mò để bất chợp phủ lấy chúng ta không báo trước?

Theo triết lỷ Đông phương, Chết không phải là sự tận cùng của đời sống. Cơ thể ta ngưng hoạt động, các duyên hợp (trong không gian và thời gian) tan rã. Nhưng tâm thức không mất. Hiểu như thế thì cái Chết không quá đen tối, khủng khiếp. Cái Chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng diệu kỳ và tốt đẹp như nhau. Tử cũng như Sinh đều dẩn đến sự sống, sự phát triển.

Nhìn dứơi khía cạnh đó, con người do duyên hợp (trong không gian và thời gian) vì một nhân duyên nào đó. Giống như trồng trọt ngoài đồng. Phải đợi đúng lúc, đúng nơi để gieo mầm. Nhưng khi xong việc rồi, không có lý do gì để nấn ná ngoài ruộng.Rồi đến giai đoạn chờ đợi cho hạt nẩy mầm, lớn lên. Lúc lúa đã chín, cây đã cao, ta lại ra đồng vì một mục đích khàc, ở một thời điểm khác. Cuộc đời con người cũng thế. Chúng ta sinh ra để sửa soạn, phân bón cho một mãnh đất vào một thời điểm nào đó, rồi lại ra đi, chờ khi đến mùa gặt hái lại trở về.

Người ta có thể nói về cuộc đời con người như một căn duyên, một năng lực, một kết hợp của không gian, thời gian. Nguồn năng lực đó không thể bị hủy diệt, nó chỉ có thể được luân chuyển. Con người đến ở một khỏang thời gian, không gian nào đó, rồi lại ra đi, đến một nơi khác. Triết lý phương Đông cho rằng nghiệp lực của con người dẩn dắt con người từ nơi nầy đến nơi khác, vì mục đích nầy hay mục đích khác, trong khỏang thời gian nầy hay khoảng thời gian khác.

Dù ít, dù nhiều, Chết vẫn là mối đe dọa của chúng ta.

Giây phút từ giã cuộc đời là giây phút trọng đại khi con người chiếu rọi lại tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình trong giây phút cuối: tất cả tình cảm, kỷ niệm, việc làm của cả một đơi người được cô động lại, tạo thành một lực dẩn dắt ta đi.Năng lực đó mạnh mẽ đến nỗi nó có thể tạo hình cho cuộc đời mới của ta.

Chúng ta đã sống như thế nào cho tới giờ trước khi ra đi rất quan trọng.

Thử so sánh cái Chết và giấc ngủ. Suốt ngày ta làm gì sẽ tác động đến giấc ngủ của ta. Nếu ta lên giường ngủ với bao hối tiếc, sợ hãi, bất mãn... thì giấc ngủ của ta sẽ bất ổn, và chắc chắn chúng sẽ ảnh hưởng đến cả ngày hôm sau của chúng ta. Những ước vọng chưa được thõa mãn của ngày hôm trước sẽ ám ảnh ngày kế tiếp. Hay đúng hơn một ngày mới đã bị đánh mất vì những hồi tưởng của ngày vừa qua.

Trái lại nếu ta đi vào giấc ngủ với một tấm lòng thỏai mái, bằng lòng, thì ngày hôm sau sẽ là một ngày mới mẻ đón chờ chúng ta. Hãy sống trọn vẹn cho ngày hôm nay và đừng vướng mắc. Ngày mai là chuyện của ngày mai. Mổi ngày có nhiệm vụ và mục đích riêng của nó.

Cũng vậy, con người đã sống một cuộc đời như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến giây phút lâm chung của họ thế ấy. Nếu cuộc đời một người chỉ toàn sống bằng sợ hãi, ám ảnh thì giây phút lâm chung sự sợ hãi còn tăng gấp vạn lần. Một người đã sống cuộc sống vô lề lối, thì cái chết cũng đến một cách vô lề lối. Một người không làm chủ đời mình, sống không có mục dích thì cái Chết cũng không thể lường trước được.

Trái lại, một người đã sống cuộc đời nề nếp, kỷ luật, không bám víu vào gì, sẽ ra đi một cách thong thả. Như một người khách biết đã đến lúc phải chia tay. Mục đích của cuộc đời họ đã đạt. Họ thản nhiên ra đi, biết rằng thực tại ở bên trong họ vĩnh hằng, không hề bị ảnh hưởng hay xao xuyến bởi người khác, bởi vật chất của cuộc đời mà họ sắp giã tữ.

Sống hay Chết cũng nằm trên vòng chuyển của bánh xe luân hồi. Hết vòng nầy lại đến vòng kia, nối tiếp nhau, không ngừng...

(Trích dịch từ SACRED JOURNEY: LIVING PURPOFULLY AND DYING GRACEFULLY

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN BUC THU DƯƠC VIET TU COI CHET
Reply #12 - 22. Oct 2009 , 20:11
 
Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
Nguyên Phong
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:
“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”
Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử.
Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: “Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?”
Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con.”
Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.
Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: “Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi.”
Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cầu cơ này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội nói lại cho các con biết.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với “tần số rung động” (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.
Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú, v.v...
Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là khuôn vàng thước ngọc thì đời sau lại bị coi là cổ hủ, lỗi thời; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi những giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự trải nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sự của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
Nguyên Phong dịch
HOME - Tam Giáo Đồng Nguyên 0902710267 0933931464  01224094278
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #13 - 07. Feb 2010 , 07:30
 
Cõi Chết Không Buồn
(chuyện này được trích từ sách "Những Chuyện Huyền Bí Có Thật" Cuốn 1 của Nguyên Hà)

Xin thưa ngay cùng các bạn, tôi là một người đàn ông có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, từ lúc thiếu thời cho đến khi kể cho các bạn nghe câu tự chuyện có vẻ huyền bí này. Nhưng thực sự, tất cả đã xảy ra mà diễn tiến đúng như những gì tôi sắp kể, không hề có ý thêm bớt, đặt điều.

Các bạn tin hay không tin, cũng không phải là điều thật sự cần thiết, vì ý của tôi là chỉ muốn được có cơ hội nói ra tất cả những cảm giác khác thường của một người đã chết đi sống lại trong một khoảng thời gian khá dài ngay tại xứ sở được tiếng là văn minh tiến bộ nhất này, mà đối với lý luận khoa học, chưa bao giờ có sự thừa nhận chính thức, cho dù chính mắt họ là những người đã có mặt bên cạnh tôi từ khi tôi được đưa vào bệnh viện cho đến khi tôi được các bác sĩ khám nghiệm chứng nhận đã sống lại và đã trở về sinh hoạt như bao nhiêu người bình thường...

Chưa hết, còn chính mắt bè bạn, thân nhân vợ con tôi là những nhân chứng sống nữa cơ mà. Tất cả, họ đã chứng kiến tận mắt và vẫn đang hiện diện nơi đây. Tôi chắc họ cũng chẳng ngại ngùng gì để sẵn sàng làm chứng cho điều tôi tự thuật về "một lần ra đi và một lần trở lại" của một xác chết hồi sinh, trở lại sống kiếp người bình thường...

Sáng hôm ấy là ngày sinh nhật thằng con út của tôi. Mẹ nó và con chị, cùng với cả các bác các anh chị cô chú trong gia đình nội ngoại của chúng tôi ở đây, từ cả tháng trước đã sắp đặt một chương trình vui chơi cho nó. Xem vậy mà tôi chỉ là một nhân vật phụ trong những dịp tổ chức như thế này trong gia đình cho nên tôi chỉ cần thi hành đầy đủ những gì mà vợ con tôi đề nghị. Quan trọng nhất là việc làm tài xế lái xe cho mẹ nó và hai cháu. Muốn đi đâu họ cứ việc nói, tôi chở đi ngay, còn bao nhiêu chuyện khác, mọi người đã sắp đặt toan tính đâu vào đó cả.

Nhiệm vụ "then chốt" của tôi chỉ có vậy, cho nên, cá nhân tôi, tự nhiên được nhờ ơn vợ con họ hàng, các anh các chị thương yêu "kẻ sĩ", đâm ra sung sướng, chẳng phải quán xuyến chuyện gì. Mỗi khi có hội hè đình đám trong gia tộc là tôi cứ lè phè, không bị mệt đầu óc tính toán này kia. Muốn đi đâu làm gì tùy ý với cái máy gọi (pager) phải luôn luôn mở (turn-on). Và như thế, bổn phận tài xế của tôi, nhất thiết, không thể lơ là. Lý do cũng dễ hiểu vì các con còn bé, vợ tôi thì suốt gần 20 năm làm bạn với màn ảnh computer ở sở cũng như ở nhà nên đôi mắt nàng có đẹp và quyến rũ thật nhưng lại bị cận thị quá nặng nề nên thời tiết và ban đêm mà bảo nàng lái xe đi đâu, kể như ... xúi trẻ con đi ăn cướp nhà băng ở đất Mỹ.

Lễ sinh nhật của thằng con tôi được mẹ nó, các bác các cô, các anh chị nó ấn định vào cuối tuần để cho mọi người trong nhà có thời giờ đến tham dự vui chơi ăn uống, đánh bài "mà chược", "xì phé", ca hát "karaôkê". Buổi sáng thứ bảy đó, giống như bao nhiêu vụ hội hè đình đám gia tộc chúng tôi đã làm như một thói quen không bao giờ thiếu ở xứ Mỹ này, điện thoại trong nhà gọi đi order thức ăn ở nơi chuyên làm thức ăn đãi tiệc, có lúc chuông reo inh ỏi của các chị em bạn gái trong nhà gọi đến từ những vùng lân

cận, chẳng có lúc nào ngưng, đường dây cứ thế mà bận liên tục...

Dù tôi không có nhiệm vụ phải dậy sớm cũng không thể nào ngủ nướng thêm được với một buổi sáng rộn rịp như thế này, đành phải ra khỏi cái giường êm ấm. Định gọi một anh bạn thân, xuống cái quán quen ở khu Bolsa uống cà phê tán láo, cũng không thể xen vào "đường dây điện thoại đỏ" đang được vợ tôi và các cô em xử dụng liên hồi.

Tôi chẳng lấy thế làm phiền não về chuyện này giống như tôi đã từng không phiền não trước hàng trăm thứ chuyện xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ, bèn ra phòng ăn cầm ly cà phê sữa còn ấm vợ tôi đã pha sẵn, rồi tôi lững thững với gói thuốc lá bước ra sân sau, chỗ cái bàn bằng nhựa trắng ngồi uống cà phê một mình, ngắm khung cảnh ẩn hiện qua làn sương mai ở dưới cuối chân đồi đang được ánh nắng đầu ngày điểm cho một màu vàng trác tuyệt.

Trước khi tới cái bàn nhựa kê ở góc sân, tôi đảo bước chân theo thói quen dọc theo con suối nhân tạo mà tôi đã mất nhiều tốn kém và công phu thuê mấy người "Landscaper" (thợ làm cây cảnh cho tư gia) đến xây dựng cho, từ ngay khi chúng tôi mua căn nhà giá cả khá cao nằm trên đỉnh đồi này, nên trong khuôn viên sau căn nhà chúng tôi có một khung cảnh tương đối sang trọng nên thơ và đẹp mắt với một hòn non bộ đầy màu sắc, các loại cây cảnh Trung Quốc xỏa tàng lá đó đây bên dòng suối quanh co nước chảy róc rách với lũ cá cảnh xanh trắng đỏ vàng, chung quanh khu vườn đầy hoa tươi rực rỡ.

Tôi bước trên những phiến đá gập ghềnh còn đọng ướt, trơn trợt sương đêm. Bỗng nhiên bàn chân trái của tôi vô ý bước lọt vào giữa hai cục đá, ly cà phê bên tay trái, gói thuốc lá và cái bật lửa bên tay phải của tôi bất ngờ bị hất tung lên trời, cả người tôi mất thăng bằng ngã ngang trên con suối nhỏ mà bờ suối không quá rộng, ở bên kia cũng có những cục đá xếp lô nhô lên như chờ đợi đón lấy các đầu của tôi sẽ đập xuống một cách vô tình chưa đầy một phút đồng hồ.

Tôi nghe một tiếng rầm thật to, thật vang động trong đầu tôi rồi không còn biết gì ở thực tại mà tôi vừa hiện diện nữa.

HỒN LÌA THÂN XÁC LẨN QUẨN BÊN VỢ CON

Người tôi ngay sau phút ấy không còn trọng lực nữa, tôi nghe nhẹ hẩng trong không gian, việc xê dịch, đi đứng khoan thai thật thảnh thơi dễ dàng, không còn chút trở ngại nặng nề cùng với một cảm giác lâng lâng hạnh phúc. Từ một khoảng 180 độ đằng trước mặt, tôi có thể nhìn rõ tất cả những gì hiện ra trước mắt.

Nhưng 180 độ phía sau lưng, mỗi khi ngoái đầu nhìn lại, tôi chỉ thấy một vùng sương trắng dầy đặc, không có bất cứ vật thể gì. Tôi còn nghe được rõ ràng mọi người đang nói chuyện với nhau lao nhao láo nháo hết sức ồn ào. Vợ tôi đang cuống cuồng trả lời những gì các ông bà Mỹ đến lập thủ tục, điều tra. Thường nhật nàng vốn là một phụ nữ có đầy nghị lực, không khóc lóc dễ dàng, nhưng giọng nói và tia mắt lúc này thì quá đỗi phiền muộn, trông thật là tội nghiệp. Hai đứa con của tôi thì vô cùng thê thảm, chúng quấn quít bên cạnh cái xác của tôi giống như lúc thường có tôi nằm ngủ và chúng thì
lẩn quẩn ở bên hoặc xem video con nít, hoặc xoay quanh những món đồ chơi điện tử trong nhà. Giờ đây chúng im lìm không nói gì cả. Chúng cứ dán mắt vào thân thể nằm thẳng đơ của tôi đặt nằm trên một chiếc băng ca, sắp sửa được chuyển ra chiếc xe cấp cứu đang cùng đậu chung với xe cứu hỏa, xe cảnh xát, đèn chớp loang loáng trước sân nhà.

Tôi được chuyển vào một bệnh viện lớn, qui mô nhất ở gần nhà một cách khẩn cấp sau khi vợ tôi ký tên trên những văn kiện hành chánh theo đúng thủ tục bình thường. Rồi bốn năm vị bác sĩ nam nữ người Mỹ cùng với một nữ bác sĩ giải phẫu người Việt Nam bu lại chung quanh xác tôi. Tùy theo phương vị của từng người, họ đang làm những thủ tục khảo nghiệm.. Sau cùng, trên tờ báo cáo y khoa sơ khởi, họ giải thích cho vợ con cùng các anh chị họ hàng trong thân quyến tôi nghe:

- Ông ta bị té đập mạnh đầu vào một viên đá nhọn. Tình trạng hôn mê tê liệt nặng nề nhưng chưa chết vì thân nhiệt vẫn còn, cho nên chúng tôi sẽ cho áp dụng những phương pháp cấp cứu hiện đại nhất để hy vọng giữ được mạng sống của ông ta.

Một hai ngày sau, hồn của tôi cũng chẳng cần ngó ngàng gì tới thân xác cũ của tôi vẫn còn nằm cứng đơ trong phòng hồi sinh với cả chục y sĩ, y tá suốt ngày đêm khám nghiệm, theo dõi, hết sức lo lắng, tận tình. Nhìn thấy vợ con tôi hằng ngày buồn phiền ủ rũ sa sút bên cạnh xác tôi, tôi cảm thấy ái ngại và thương xót họ tận cùng nhưng không thể làm hay nói gì hơn được.

Đã mấy lần tôi đến đứng trước mặt vợ và ôm lấy hai đứa con đầy yêu dấu của tôi để nói với nàng rằng tôi không có sao cả, tôi lúc nào cũng ở cạnh họ và có lẽ chỉ ít hôm nữa là tôi có thể trở về, nhưng thật là oái oăm, họ không hề nghe được những gì tôi đã nói, cảm được những gì tôi đã làm như là tôi đã ôm từng đứa con, xoa đầu, nắm tay và hôn chúng, giúp cho vợ tôi tránh suýt đi đụng phải một cái cột đèn trong khu parking lot của bệnh viện và giúp mở khóa phòng ngủ cho họ lúc trở về đến nhà. Có lẽ vì quá xúc động và còn đang bị ám ảnh về tai nạn chết chóc của tôi nên họ không hề để ý. Thậm chí, hai đứa nhỏ nhà tôi, khi vắng tôi trong những đêm đi ngủ, chúng cứ trằn trọc lăn qua xoay lại trên giường và không ngủ được, tôi đã ôm lấy chúng thì thầm với chúng bên tai như thường lệ thì dường như chúng chỉ cảm được ở trong lòng mà không hề biết tại sao mình đang được an ủi vỗ về, chừng đó mới chịu nằm im rồi chìm dần vào giấc ngủ cho đến sáng hôm sau, nhỏm dậy ngó quanh quất trong phòng, câu đầu tiên chúng hỏi mẹ là:

- Bố đâu?

Mẹ nó, lệ ướt lưng tròng trên đôi mắt mất ngủ, sưng vù và đỏ hoe vì thầm khóc đã mấy đêm, chỉ nhỏ nhẹ nói:

- Các con dậy sửa soạn tắm rửa ăn uống rồi vào với bố ở nhà thương, nhanh lên, mẹ đã hẹn với bác sĩ ở đó rồi!

Hai đứa con tôi lầm lũi rủ nhau đi vào phòng tắm. Thằng út còn bé, không thể với tay,
lấy được cái bàn chải đánh răng riêng biệt mẹ nó để ở trên cao nên đang cố gắng nhón gót lên lấy, nhưng bàn tay bé nhỏ của nó vẫn không thể nào với tới được. Cố nhưng lấy không được, cu cậu tức quá cằn nhằn. Tôi đứng nhìn nó mà phát phì cười, vội lấy cái bàn chải đưa dùm cho nó, nhưng hỡi ôi! Bàn tay tôi chỉ đặt vào không mà thôi, chiếc bàn chải bé nhỏ lọt qua bàn tay tôi như lọt vào khoảng không vô ảnh, tôi cũng chẳng giúp gì được cho con trai tôi dù chỉ là một việc hết sức bình thường như vậy.

Tuy thật gần gũi vợ con cùng tất cả mọi người thân thiết, chia xẻ với họ tất cả mọi điều, nhưng tôi không có cách nào tham dự và làm cho họ nghe, họ thấy được ý mình muốn gì. Tôi nản chí rời khỏi họ và bắt đầu một mình đi phiêu bạt khắp nơi với ý nghĩ tại sao hồn tôi không lợi dụng hoàn cảnh này để chu du mọi nơi, mọi chốn mà lúc sinh thời, mình từng mong ước được đặt chân đến hoặc trở lại những vùng đất cố hương mà đã gần 20 năm qua, vì lưu lạc và sinh kế, tôi đã chưa thể trở về thăm viếng lại. Nhất là cái làng Cồn Tròn hiền hòa bé nhỏ nằm cạnh ven biển thuộc Tỉnh Nam Định miền Bắc nước Việt Nam, nơi mà cho đến bây giờ bao nhiêu hình ảnh cùng kỷ niệm thời thơ ấu thần tiên vẫn còn in dấu trong tâm khảm của tôi.

Những kỷ niệm đẹp đẽ và êm đềm đến độ xót xa mỗi khi tôi hồi tưởng lại hoặc tiếc thầm cho quãng đời thơ dại của các con, các cháu của tôi ở nơi xứ lạ quê người, chúng đã đánh mất hẳn đi nhiều cơ hội được sống và trải qua những ngày tháng bé thơ, những hình ảnh thiên nhiên chân chất vẹn toàn, không hề vương vấn chút gì về những tiến bộ văn minh cơ khí, cho dù so với thời đại của tôi, đời sống vật chất của chúng tôi đầy đủ hơn rất nhiều. Nghĩ xong là tôi quyết định làm theo ước muốn.

ĐI VÀO CÕI CHẾT

Nhưng tôi quên chưa kể cho các bạn nghe về những giây phút đầu tiên khi hồn tôi rời khỏi thân xác. Nó thật là hữu ích và mang tính chất khác thường. Hữu ích, theo ý tôi suy luận, là để cho chính tôi hoặc các bạn, sau này nếu có một lần nào đó, trong giờ phút lâm chung hồn phải lìa khỏi xác, thì mình đã biết trước để không bị bỡ ngỡ và làm theo một số qui cách, hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi vĩnh cửu, không vướng những phiền bận sau này về một chuyển nghiệp tái sinh.

Như đã kể cho các bạn nghe ở phần mở đầu câu chuyện có vẻ huyển hoặc này. Tôi bị mất trọng lực một cách tự nhiên, rồi gần như không còn cảm thấy bất cứ điều gì nữa. Nhưng thực sự không hẳn là như vậy.. Có nghĩa là tôi vẫn còn có riêng ý thức của tôi, vẫn còn biết thật rõ rệt tôi là một thực thể đang bị một sức hút vô hình cuốn đi thật nhanh và thật mạnh, mạnh đến đỗi tôi tưởng không có gì có thể cản lại được. Trong tia nhìn mọi người mọi vật, tôi có thể thấy thấu suốt tất cả mọi thứ được che dấu bằng gỗ, bằng xi măng hay bằng các loại vải vóc y phục trên thân thể mọi người.

Ngay lúc bấy giờ, có khoảng 5 vùng hào quang màu sắc khác nhau với các luồng ánh sáng từ sáu cõi cùng phóng hiện ra ở quanh tôi và dường như vùng ánh sáng nào cũng có một sức hút riêng rẽ, như sẵn sàng để hút lấy tôi và cuốn vào, sau đó sẽ ra sao thì tôi không được biết. Tôi tự hỏi: "đây là những vùng hào quang và ánh sáng gì? Có nên hòa nhập vào nó?" Mãi về sau khi được sống lại, tìm đọc các loại sách thông thiên huyền bí
tôi mới có cơ hội hiểu được ý nghĩa của các hào quang và ánh sáng đó như sau:
      -Luồng ánh sáng mờ là của Chư Thiên.
      -Luồng ánh sáng màu lục mờ là của A-Tu-La.
      -Luồng ánh sáng màu vàng mờ là của loài người.
      -Luồng ánh sáng xanh mờ là của loài xúc sanh.
      -Luồng ánh sáng đỏ mờ là của loài quỷ.
      -Luồng ánh sáng xám mờ khói là của địa ngục.

Riêng tôi lại bay bổng, lửng lơ và thoát đi bằng một tốc độ siêu phàm, trôi ra một không gian biệt lập, chỉ có một bên là bóng tối mênh mông và một bên là dày đặc sương mù, cũng mênh mông không kém. Tôi chới với trong cõi không vô tận. Tuy không cảm thấy gì đáng lo sợ, nhưng cũng có hơi chút quản ngại về những giây phút sắp tới của mình.

Bất đồ, tôi như được một sức mạnh đẩy tới vòng bên ngoài chung quanh các vị Trì minh với vô số các nhóm Không Tiến Nữ (tiên giới). Nào là các vị Không Tiến Nữ của tám chỗ hỏa táng, Không Tiến Nữ của bốn giai cấp ta bà, Không Tiến Nữ của 3 nơi tạm trú, Không Tiến Nữ của 30 vị chí thánh cùng của 80 chỗ hành hương, rồi đến các vị anh hùng, nữ anh hùng, các thiên tướng, các thiên thần bảo vệ đức tin nam nữ, mỗi vị được trang sức với sáu món mang trên người: một tấm phướn to lớn hình như làm bằng da người, tàn che và cờ hiệu cũng làm bằng da người. Những vị này vừa đốt mỡ người cho khói bay lên vi vút, vừa mang vô số nhạc cụ và làm cho vang động thiên giới bằng cách khua, đập hay rung các loại nhạc cụ ấy cho chúng phát ra những âm thanh huyên náo, mạnh mẽ đến nhức óc đinh tai. Các vị này cũng nhảy múa theo các nhịp điệu khác nhau. Họ xuất hiện, dường như để nghênh đón những người vừa mới lìa đời, hiền lương hoặc tội lỗi.

Tôi nhìn thấy vô số con người đã có mặt ở nơi tụ hội này. Họ tuần tự đến đây trước tôi, sau tôi liên tục thật đông đảo, đủ mọi màu da sắc tộc, đủ cả giai cấp lớn bé già trẻ giống như một ngày hội cực kỳ lớn ở trên dương trần. Lần lượt, tất cả mọi người được các vị Thiên tướng nêu trên đón và đưa vào hai ngõ chính: cuốn hút lên không gian chín tầng hoặc lao sâu xuống 7 tầng địa ngục, để rồi sau đó sẽ như thế nào thì tôi không có cơ hội được biết.

Các luồng hào quang, ánh sáng vẫn liên tục chiếu sáng, nhã nhạc, âm thanh vang động cùng khắp cõi trời. Từng làn gió mát mẻ quyện theo hương thơm ngào ngạt tỏa rộng cùng khắp mọi nơi. Tôi đứng nhìn mãi, chẳng thấy ai ngó ngàng chi đến mình, cũng không hề bị cuốn hút vào các luồng ánh sáng ngũ sắc để đi sâu xuống hoặc đi lên một cõi nào đó của tầng trời, tôi đang ở cõi an nhiên tự tại vô cùng, bèn lang thang bồng bềnh xoay chuyển tâm thức về miền tục giới.

Bạn không thể nào tin được hiện tượng hết sức lạ lùng xảy đến cho tôi trong tâm thức như thế này. Đó là, mỗi khi tôi nghĩ đến bất cứ nơi nào, người nào dù còn sống hay đã chết, ở trần gian hay âm giới với ước muốn chân thành tôi muốn được giáp mặt hoặc được hiện diện nơi đó, thì chỉ trong vòng một "séc-na" ngắn ngủi là tôi đã được toại nguyện tức thì, có nghĩa là, nghĩ đến ai, nơi nào hoặc những ao ước về cảm xúc, ngay
lập tức, tôi cảm nhận được liền một cách rõ ràng đầy đủ và trọn vẹn hơn cả lúc thường.
Như tôi đã kể cùng các bạn rằng lúc còn bình thường ở dương trần, tôi vẫn nuôi một ước vọng là được trở về thăm lại làng Cồn Tròn của tôi ở tận Bắc Việt, nơi chôn rau cắt rốn cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ. Tôi cũng đã được về, chỉ trong khoảnh khắc. Nhưng tôi đã thất vọng não nề vì làng cũ còn, nhưng cảnh làng sau hơn bốn mươi năm dâu biển, chẳng còn chút gì là dấu tích năm xưa. Tôi đã cố gắng vận dụng tất cả tiềm thức để cố tìm lại một vài di tích, địa thế trong làng thì tôi đã làm được điều đó. Như con sông nhỏ chảy quanh trong làng ra một cái lạch lớn thì đã bị lấp bằng từ thuở nào.

Bên cạnh con sông nhỏ về hướng tây bắc, có cây đa gốc bự cả chục người ôm là cơ ngơi gia phả của cha mẹ tôi hồi trước với một ngôi nhà chính năm gian, có bàn thờ Thiên Chúa ngự trị trang trọng ở giữa nhà, hai bên là những phòng ngủ có cửa sổ nhìn ra cái sân lót gạch màu đỏ khang trang, gồm một cái bể lớn chứa nước mưa mát lịm dùng để ăn uống cho cả nhà quanh năm không bao giờ cạn, có những cây cau già cao ngất ngưởng, cạnh đó, là một dãy nhà ngang nối liền nhà trên với nhà dưới gồm có bếp, nhà kho, nhà cho các anh chị gia đinh cư trú, ở trong nhà và bên ngoài khu vực đó là chuồng nuôi heo thành giống như một cái hình chữ U. Sau dãy nhà bếp là một vườn cây xum xuê hoa trái quanh năm với một hàng rào tre trúc ngập lá vàng.

Chính ở hàng rào tre trúc này là thiên đường thơ ấu của anh chị em chúng tôi suốt thời kỳ thơ ấu với những giấc ngủ trưa hè êm đềm thơ mộng hoặc là chỗ trốn bắt chơi đùa, nghịch ngợm. Cũng là lối đi riêng biệt kín đáo để chốn tránh cha mẹ, do anh chị em chúng tôi tự làm lấy để có chỗ đi về nhà mỗi khi phạm lỗi, chúng tôi bị la mắng, có khi ôn bài học hay cùng ăn và ngủ chung nhau cũng chính ở nơi đây, dưới gốc cây sung thật sai trái năm nào.

Phía sau nhà là cái ao mênh mông của cha tôi nuôi và dụ bắt cá vào ao trong những mùa nước lũ hàng năm từ một cánh đồng ngay đó chảy vào. Đến thời kỳ di cư vội vã, cha tôi đã thả xuống ao biết bao nhiêu lư đỉnh thau đồng mâm bạc quí giá, là những tài sản mồ hôi nước mắt của gia đình và tài kinh thương của ông thì nay cũng chẳng còn, giờ chỉ là bình địa với một nhà máy chế tạo muối từ nguồn nước biển ở cạnh trong làng mọc lên.

Thậm chí đến ngôi giáo đường cổ kính với tháp cao, ngạo nghễ giữa bầu trời, nơi anh em chúng tôi và lũ trẻ trong làng leo lên đó đánh đáo bắt chim, nghe tiếng sáo diều, nay cũng đã thay đổi. Gác chuông đã bị sập từ năm nào và giáo đường thì tiêu điều hoang phế. Dân trong làng, cố nhiên, tôi không thể nào biết được một ai, thành ra xa lạ hết, chẳng bù với bốn chục năm xưa, niềm thân ái với tất cả mọi người trong làng đã trở thành một sợi dây thân tình gắn bó, không chuyện gì vui buồn sướng khổ xảy ra mà ở nhà này mà nhà kia không biết, để chia xẻ, ủi an.. Bờ biển năm xưa bằng phẳng với những hàng thông chạy dài trên bãi cát trắng phau trải ngập lá thông khô sù sì, giờ bỗng mọc lên những cây cầu tân lập chạy xa ra ngoài biển dùng để tiếp nhận và chuyên chở hải sản...

HỒN VỀ THĂM SÀI GÒN

Ngao ngán trong lòng với giấc mộng về thăm quê cũ, tôi bèn nghĩ đến một quê hương thứ hai "Sài Gòn" thì ngay lập tức tôi đã đứng giữa bùng binh của chợ Sài Gòn có công trường Quách Thị Trang. Tượng Quách Thị Trang cũ nay không còn, thay vào đó là một cái "kiosque" với đầy khẩu hiệu mang những ý nghĩ kỳ cục ở chung quanh. Không khí
bụi bậm, ồn ào và ngộp thở giữa ánh nắng chói chang của mùa hạ với những cơn mưa bóng mây ào xuống bất chợt... Đường phố nhà cửa cũ kỹ tiêu điều với phần lớn là xe đạp, xe gắn máy dầu, xe hơi chen chúc nhau bò qua lấn lại, nhớp nhúa ghê hồn.

Ngắm làm gì cái phố xá hỗn tạp và nghèo nàn tả tơi này. Tôi nghĩ đến con đường Trương Minh Giản khi xưa. Tìm mãi mà cũng không thấy tên đường nào như vậy, dù chính đây là cây cầu bắt ngang con lạch nước đen ao tù, nối liền Trương Minh Giản với đường Trương Minh Ký về hướng nhà thờ thánh Thomas, nhà thờ Tân Sa Châu, Lăng Gia Cả rồi đến khu phi trường. Tôi không thể nào lầm lẫn hay quên những địa điểm này được. Nhưng tên các con đường nay đã được đổi thành tên các chiến sĩ anh hùng của chế độ mới. Chính vậy mà tôi ngỡ đã bị lầm.

Căn nhà lầu của gia đình tôi xưa kia nay vẫn còn đó, nhưng kiểu cách, màu sơn căn nhà cũ nay đã thay đổi hoàn toàn. Nơi đây, cha mẹ tôi đã, cách nhau khoảng 3-4 năm thở hơi cuối cùng với một nguyện vọng được trông thấy mặt tôi lần cuối, nhưng tôi đã không về trong giờ các cụ lâm chung. Cha mẹ tôi, dù đã được ơn chết lành giống như người say ngủ theo như thư từ hình ảnh mà các em tôi gởi sang Mỹ cho tôi trước đây, dù sao, lúc về trời, các cụ cũng không khỏi ngậm ngùi vì không được thấy mặt tôi lần cuối, đứa con trai mà hai cụ thương yêu và đặt nhiều kỳ vọng nhất trong gia đình.

Ngay tức khắc, tôi đảo mắt đi tìm hình bóng hai cụ trong âm giới, nhưng nào thấy đâu. Tôi định bụng sẽ đi kiếm vị phán quan giữ sổ thiên tào để tìm ra cha mẹ sau khi thăm viếng gia đình các em các cháu của tôi.

Tôi liên tưởng ngay đến phía trong căn nhà thì thấy cô em gái của tôi, nay đã là một bà già thật sự với số tuổi trên 40 một vài năm gì đó, đang ngồi trên võng với một đứa trẻ còn phải ẵm trên tay. Tôi biết đứa trẻ này là cháu nội của Thư, cô em gái ngang ngược của chúng tôi ngày nào...

Cô Thư với đứa cháu nội, con của thằng cháu Thăng (con trai trưởng vợ chồng Thư) kháu khỉnh và đẹp như thiên thần đang đong đưa à ơi trên võng. Còn chồng của Thư, chú Thịnh thì đang mải miết với cái tiệm làm xe đạp ở gần khu Lữ Gia Phú Thọ. Chú Thịnh, lúc này trông cũng tươi tốt với cái hàm râu quai nón, đang "điều binh khiển tướng" trong phân xưởng chế tạo của mình. Thằng cháu Thăng thì giờ đây đã là một ông kỹ sư chuyên môn về trồng trọt. Vợ nó, một cô gái tuổi ngoài hai mươi cũng khá xinh đẹp và trẻ trung, cũng đang tíu tít bận rộn trong một ngân hàng.

Còn chú Khoa, em trai kế của tôi, có vợ đã sang Mỹ với tôi, đi cùng tàu với hai đứa cháu trai là con chung của Khoa, nhưng nay vợ Khoa đã bỏ nó đi lấy chồng khác người Hawaii, bỏ Khoa ở lại Việt Nam. Khoa cũng đã lấy một cô gái trẻ đẹp từ Hànội vào Nam. Hai vợ chồng Khoa xem ra cũng hạnh phúc, công việc làm ăn có vẻ là một anh nhà giàu với hai ba cửa hàng bán đồ điện tử, máy hát.

Tôi nhìn thấy vợ chồng chú ấy, nhưng cả hai lại rất vô tình, không đếm xỉa gì đến tôi lúc đó với tâm trạng thật nôn nao khó tả vì được gặp lại những người thân yêu.
Tôi liên tưởng đến người bạn thân, anh Nguyễn Đình Kính nhà ở số - đường Hai Bà Trưng - Tân Định. Giờ đây Kính đã nghiễm nhiên là một ông trung niên râu tóc bạc phơ um tùm, trông y như một ông tây mũi tẹt, anh đã lấy lại phong độ của một ông công tử khi xưa với cửa hàng gia truyền chuyên làm nệm da ghế cho xe hơi các loại.

Tôi nhớ lại tất cả kỷ niệm năm xưa với gia đình người bạn chí cốt này cùng hai cô em gái tên Hồng và Hạnh. Hồng thì đã đi tu ngay từ năm học xong đại học. Còn Hạnh thì nay cũng đã hết giận tôi, nàng vẫn giữ nguyên nhân dáng của một cô chủ nhà, tiểu thư và đài các, trên đôi mắt long lanh ngấn lệ thuở nào nay còn vương in nỗi buồn vạn cổ, thân thể của Hạnh chỉ hơi đẫy đà và vết sẹo trên lưng vì đạn pháo kích hồi Tết Mậu Thân nay chỉ còn lại một vết mờ trên tấm lưng tròn trịa, trắng mềm như tuyết, khiến tôi không dám để mãi tầm mắt âm lực có thể trông thấy thấu suốt mọi loại y phục che thân của con người trên thân thể lồ lộ của Hạnh.

Tôi nhìn Hạnh mà nghe tâm tư xao động với những kỷ niệm tình ái hiện về. Thôi, Hạnh ạ! Âu cũng là duyên mệnh phù du. Dạo ấy, tôi vừa mới ra trường quân sự, người ngợm đen như hòn than, đầu tóc nhẵn thín như vị sư, hướng đời chưa biết dọc ngang may rủi bởi chiến tranh sẽ như thế nào. Chỉ vì tội nghiệp Hạnh nên tôi làm tuồng, giả vờ cứng cỏi, từ chối hôn nhân với nàng theo lời đề nghị của cha mẹ tôi và gia đình của Hạnh. Nàng giận tôi, buồn riêng suốt nhiều năm tháng cho đến lúc tôi đến được Mỹ đã gần bốn năm. Kính báo tin cho tôi biết Hạnh đã lấy thằng Hoàng, con trai cụ Cử Phán, hắn là một luật sư, nay đang là cố vấn pháp luật cho nhà nước đương thời, nhưng hai vợ chồng Hạnh, Hoàng không sanh được đứa con nào hết.

Tôi và Kính đều hiểu rõ lý do tuyệt tự này từ lúc thằng Hoàng còn đi học. Nó ỷ nhà giàu, ăn chơi hoang đàng chi địa, bị bịnh và sẽ không thể có con. Nhưng nó dấu Hạnh, không cho Hạnh biết lý do này cho nên Hạnh chỉ buồn vì không có con mà không hề biết tại sao vợ chồng nàng lại hiếm muộn như vậy, suốt đời nàng cứ đi hì hục khấn vái, mà trời đất lại chẳng động tâm. Tôi nhìn thằng Hoàng dâm tặc đang ngồi trong văn phòng riêng tại tòa án với đám nữ thư ký xoắn xuýt hai bên, đã biết hắn từng làm cho Hạnh khổ sở thật nhiều. Tôi trừng mắt nhìn hắn, tiến lại định cho hắn cái tát nên thân, song khổ nỗi, tôi vốn chỉ là một hồn ma vô hình, tôi không thể nào làm được bất cứ chuyện gì cần đến dương lực của một con người trên trần thế.

Tôi tiến lại chỗ Hạnh đang ngồi hong nắng. Tấm thân Hạnh trắng ngần, gương mặt êm đềm với đôi mắt đen đậm buồn suốt kiếp. Cô người ở từ trong bưng ra một tách trà nghi ngút khói, đặt trên chiếc bàn lim bên cạnh cây đàn dương cầm của Hạnh, rồi khép nép bước vào nhà trong. Tôi đứng trước mặt nàng, lòng rộn lên bao nhiêu là xúc động. Bỗng Hạnh có ý đứng lên. Tôi tự chế không dám động tĩnh gì, bèn đến bên Hạnh thì thầm nho nhỏ:

- Chào Hạnh anh đi. Rồi tôi hôn nhẹ lên mái tóc Hạnh ướp đẫm hương trầm của tôi ngày nào.

PHÁN QUAN CÕI ÂM NÓI CHUYỆN QUẢ BÁO
Rồi tôi nghĩ đến việc phải đi tìm cha mẹ.

Bỗng một vị phán quan hiện ra trước mặt, sửng sốt ngó tôi:

- Tại sao anh còn ở lại chốn này? Số của anh chưa đến ngày đến tháng, chỉ là một sự lầm lẫn của người giữ sổ thiên tào mà thôi. Hãy mau trở về, vợ con anh và mọi người đang bấn loạn vì không biết phải xử trí ra sao với cái xác của anh vẫn còn hơi nóng.

Tôi khúm núm trình rõ sự tình cùng ước nguyện truy tìm tông tích của cha mẹ. Vị phán quan già chậm rãi nói với tôi:
- Người cha già mà anh đang đi tìm đó chính là thằng con út của anh bây giờ. Ông già của anh trong giờ chết, vẫn còn quá nhiều luyến ái vì chưa được gặp anh. Sau khi cứ lần lữa mãi không chịu đi, thiên tào đã cho ông ta đầu thai làm con trai của anh để cho thỏa lòng thương nhớ.

Tôi ra vẻ không tin. Vị phán quan ôn tồn:
- Anh hãy trở về nhập lại thân xác rồi xem kỹ trên cánh tay phải và chỗ thiên căn trên đỉnh đầu của con anh, sẽ có in những dấu tích của cha anh khi còn sinh tiền. Còn bà mẹ anh, nhờ hiện nghiệp suốt đời khổ hạnh và chay tịnh, bố thí làm phúc nên bà ta đã thoát ra khỏi vòng luân hồi tử sanh, hiện bà ta là tiên nữ ở cõi thứ sáu của tầng trời. Anh không còn cơ duyên gặp lại nữa.

Tôi muốn nhân cơ hội hy hữu này nấn ná trò chuyện với vị phán quan để tìm biết thêm về một số điều bí ẩn của con người còn tồn tại ở trên dương thế. Vị phán quan bắt tôi phải hứa không được tiết lộ qui luật nhà trời và ông đã cho tôi được biết riêng rất nhiều điều hết sức quý báu. Những điều đó thật ra, khi còn tại thế, không những tôi mà muôn triệu người khác đã thấy, đã đọc nhan nhãn trong các bộ kinh Phật, kinh Chúa cả rồi. Chỉ có điều là con người quá ư là ngạo mạn, miệt thị cả thánh thư cho nên rất nhiều người có đời sống mà xem như đã chết, có đọc đó mà chẳng hiểu biết, mở mang được điều gì cho phần tư duy thánh thiện rồi cứ như một dòng sông chảy xiết chẳng có lúc ngừng để gạn lọc cho đến ngày tận số về trời, lãnh lấy những nghiệp báo của đời sau.

Chỉ sang những cửa ngục đọa hình, vị phán quan phân giải cho tôi thấu hiểu từng loại tội phạm với những khổ hình đau khổ, kể sao cho xiết. Tôi nhận được nhiều khuôn mặt nhân dáng thân sơ. Tôi nhớ ra được rõ rệt từng thành quả của họ đã tạo nghiệp ở đời. Có người tôi ngỡ ăn ngay ở lành, thì tại nơi đây, họ đang cam tâm thọ án. Chả là vì khi còn sống, những người này quá khôn khéo che đậy những tội ác của họ mà thôi.

Lại có những người trước đây tôi có định kiến, xem họ là những người xấu, ở nơi đây họ lại là những hồn lành, hưởng phước đời đời nếu họ không còn trong vòng tử sinh tái kiếp, chỉ vì họ là những người trung trực không hề gian dối che lấp những ý nghĩ và hành động thật sự trong lòng.
Nhưng đa số những vong hồn khi còn sống là những kẻ thất thế nghèo nàn, sa cơ lỡ vận, thường bị những hàm oan thống khổ, khi về trời, họ lại được đền bù và an ủi bằng tất cả ân phước của đấng tối cao.
Vị phán quan nhìn tôi chằm chằm:

- Thấy rồi thì nên sám hối, không được tự dối chính bản thân ngươi. Nếu không ngục tối cực hình dành cho nhà ngươi không phải là điều không thể có. Hãy mau quay gót trở về.

Lòng tôi cảm động bồi hồi. Hứa với phán quan sẽ quay về nhập xác, trở lại dương trần cam tâm đền trả cho hết kiếp phàm nhân sau khi cố nài nỉ xin được ít phút giây tìm lại những người quen biết đã lìa đời. Phán quan vui lòng chấp thuận. Tôi cúi đầu lạy tạ để đi ra.

Hồn phách tôi siêu thăng đến khắp cõi ta bà, lâng lâng thanh thản, nhẹ nhàng tựa như sương khói không chút vướng bận suy tư. Trong suốt khoảng thời gian này, tôi không hề còn lại chút gì thuộc trạng thái vui buồn khổ ải, ưu tư của suốt bằng ấy năm tháng đằng đẵng với kiếp làm người, cũng không hề bận tâm về con đường sinh, lão, bệnh. Chỉ có mỗi một niềm thanh nhẹ hân hoan vui vẻ tận cùng. Liên tưởng đến đâu, nơi đó đã hiện ngay ở trước mặt rồi. Ao ước điều gì hạnh phước gì nó đã xảy đến ngay trong tiềm thức hư vô. Ngôn ngữ và cảm giác nơi đây là ngôn ngữ và cảm giác được kinh qua bằng một cách thức vô hình. Chỉ cần có sự ước ao đã hẳn nhiên biến thành sự thật tức thì.

Tôi đã gặp được hầu hết những người quen biết thân sơ, cả những cá nhân tôi chỉ nghe tăm tiếng của họ lúc sanh tiền mà chưa bao giờ có cơ hội thân thiết. Tất cả đều có mặt nơi đây.
Nhưng tùy theo mệnh nghiệp của từng người. Ở chốn này, có người thì quằn quại thọ phạt khổ hình. Sau đó, sẽ bị đọa làm kiếp tái sinh, tùy theo phước báu, công tội lúc sinh thời.

Có rất nhiều người khi sống, phải cam chịu nghèo khổ lam lũ nhọc nhằn, hoặc từng bị những hàm oan đố kỵ, nhưng vẫn nhất mực cam tâm, không kình chống lại hiện nghiệp mệnh trời. Nay họ là những chư liệt vị thuộc giới chư thiên cao cả, hạnh phúc tột cùng, bay bổng nhẹ nhàng với thiên đường trăm hồng nghìn tía, nhởn nhơ nhàn nhã ung dung, đàn ca múa hát đúng thật là cảnh giới viên mãn siêu thăng tịnh độ của cõi Thiên Đường.

Có những vong hồn nam nữ dung mạo no đầy rượu thịt, thú tính dâm ô, mưu thần chước quỷ, hãm hại đồng loại chúng sanh để thu tóm bổng lộc uy quyền, vơ vét cái ăn cái mặc, cùng bao nhiêu danh lợi vốn là của chung đem về cho riêng mình, cùng những tật xấu xa đê tiện, ngôn khẩu giết người, dèm pha đố kỵ, lợi dụng trí lực, hành hạ đồng loại, họ đang bị quằn quại bi thương, bị banh da lóc thịt, rên xiết kêu khóc đêm ngày, ăn uống thì được cho ăn như loài ngạ quỷ, toàn là thịt hôi thúi máu thiu, diện mạo kinh khiếp khác hẳn lúc thường...Thân thể thì lõa lồ ngày đêm dòi bọ đục rữa, nhất là với những vong hồn có tiền kiếp dâm ô, đĩ điếm, dối gạt quanh co.

Phán quan cho biết, của cải thực phẩm cùng hạnh phúc là của chung nhân loại. Tại sao xảy ra cảnh kẻ giàu người nghèo? Tại sao có nạn người uy quyền kẻ nô lệ. Những người này đã dùng mưu thần chước quỷ, phế bỏ luật trời, nên bây giờ sau khi chết, họ phải trả quả và sẽ bị đọa vào hậu kiếp tái sinh, họ sẽ phải làm loại súc sanh đê tiện, làm thân trâu ngựa hùm beo rắn rít vì những tội lỗi tham dục tàn nhẫn tạo nghiệp trên đời.
TRỞ VỀ NHẬP XÁC

Trước bối cảnh kinh hoàng như vậy, hồn tôi bỗng lạc vào một vầng sáng màu vàng nhạt mênh mông lai láng. Tai thoáng nghe những âm thanh quen thuộc của mấy chục năm làm người. Tôi lại nhìn thấy xác của tôi trong một căn phòng hồi dưỡng với năm sáu người mà tôi đã trông thấy họ ở thế giới bên kia. Họ đã chết thật rồi vì tôi đã thoáng nhìn thấy họ bị cuốn sâu vào từng luồng ánh sáng vô biên, đi mãi ngàn năm và không thể trở lại được nơi này, còn tôi thì tự nhiên bị đẩy bật ra khỏi sức hút của những luồng ánh sáng đó, đi phiêu bạt đó đây rồi được phán quan khuyến cáo phải trở lại gấp nơi này để nhập xác.

Nhưng tôi tự tìm mãi mà không thấy được cửa sinh tử môn nằm giữa đỉnh đầu thì làm sao tôi có thể nhập vào thân xác? Đợi mãi cũng chẳng làm được gì vì cửa sinh môn đang bị bịt kín bởi một cái nón có trang bị những dụng cụ duy trì sự sống cho cái xác của tôi. Tôi nhìn thấy một cái cửa phụ nằm ở kẽ xương quai hàm bên vai trái, tuy nhỏ và rất đau đớn khi hồn tôi nhập vào, nhưng còn cách nào hơn cơ chứ!

Nắng ngoài sân bệnh viện đã lên cao. Hàng ngàn tiếng lao xao báo hiệu một ngày làm việc tất bật của khu bệnh viện lớn lao này. Vợ và hai đứa con của tôi thì đang ngồi đợi chờ ở "front-desk" trong bệnh viện, họ đến để tiếp tục kiên nhẫn ngồi canh bên cạnh cái xác còn nóng hổi của tôi.
Dường như hôm nay là thời hạn chót để các vị bác sĩ chuyên khoa về tử thi họp bàn quyết định về số phận của cái xác không hồn này. Chính nhờ vào những tiến bộ của khoa học mà ngoài nhiệt độ duy trì cho cái xác thoi thóp sống, nó còn không bị thối rữa như những xác chết bình thường sau chừng 5 ngày cho đến hơn một tuần lễ.

Xem lại lối vào chỗ khớp xương quai xanh một lần nữa rồi tôi vận hết sức, dùng nội lực để len vào. Một cảm giác đau đớn tận cùng tỏa khắp hồn tôi trong một khoảnh khắc nhanh chóng. Thoát nhiên, cảm giác đau đớn đó chuyển động và chạy ran khắp cái thân xác đang nằm bất động ở trên giường.

Trạng thái đầu tiên tôi ghi nhận được khi hồn tôi trở về với thân xác cũ đã nằm bất động gần trọn một tuần là cơn buồn phiền ngột ngạt và còn có một sức nặng nề ghê hồn trì kéo nặng nề trên toàn thân thể. Tôi như bị kềm hãm trong một cái khuôn không cách thoát ra được. Sau đó là xúc giác đau đớn trĩu nặng ở trên đầu, phía sau ót. Tôi nhớ lại rồi. Điều này không có gì là khó hiểu. Đó chính là vết thương sau sọ chưa thực sự lành lại sau khi được các vị tây y chữa trị và khâu lại vết nứt bên ngoài.

Sức trì kéo nặng nề tôi vừa kể vẫn bao phủ trong toàn thân tôi. Ngoài sự đau đớn ở vết thương trên đầu, tôi cảm thấy toàn thân như rũ liệt, rồi cơn đói bổ đến cồn cào. Bao tử của tôi hoàn toàn trống rỗng sau nhiều ngày được các y sĩ tẩy uế. Thân thể của tôi chỉ được dinh dưỡng bằng những phương thức vật lý y khoa trị liệu cho nên giờ đây nó bắt đầu làm việc với những đòi hỏi cấp bách nêu trên..

Ngước đôi mắt mệt mỏi nhưng vô cùng tỉnh táo nhìn lên trần phòng với những hộp đèn néon trắng dịu, tôi vẫn nhớ như in chuyến hành trình thần tiên vừa qua từ cõi âm đầy
khác lạ trở về. Linh hồn tôi không có dấu hiệu hoặc dư vị nào của thương tích, vẫn mạnh mẽ bình thường. Nhưng cái xác của tôi thì thật sự yếu đuối, bởi nó bị thương và bất động đã mấy ngày qua. Vận dụng nghị lực, tôi cố nhổm người lên, đảo mắt nhìn chung quanh căn phòng hồi dưỡng im lìm với những thân người nằm ngay đơ bên trong làn vải trắng. Hình ảnh này tôi đã thấy ban nãy khi tôi trở về, nên không lấy gì làm lạ.

Tôi còn có thể đoán chắc, có hai cái xác, một ở cuối phòng là một cô gái người Mỹ và một là người đàn ông gốc Do Thái đang nằm cách tôi hai xác nữa. Cô gái Mỹ bị lăn té trên thang lầu và người đàn ông Do Thái thì bị nghẽn mạch máu. Họ bị "chết giả", bị hôn mê, và họ cũng sắp sửa "trở về", sắp sửa hồi tỉnh giống y như tôi vừa mới hồi tỉnh. Tôi từng nhìn thấy họ ở thế giới bên kia. Cơn đói trần gian khiến tôi vô cùng khổ sở và liên tưởng ngay đến thói quen bó buộc phải ăn uống của người trần. Tôi mong vợ con tôi thật chóng trở vào để giúp tôi trở về nhà cũ. Mùi nhà thương khiến tôi ngộp thở lắm rồi, lại còn bị hành hạ bởi những cơn đau đớn và cái đói kỳ khôi.

Ngay lúc đó, ổ khóa lách cách kêu lên. Cánh cửa phòng hồi dưỡng mở ra. Tôi thấy bóng dáng vợ tôi ủ rũ và rất mệt mỏi bước vào, đi cùng với người gác nhà thương và một hai gia đình người Mỹ khác. Tôi cố gắng nhúc nhích để cho vợ tôi biết rằng tôi đã hồi tỉnh, đã "trở về" mới đúng. Quả nhiên, nàng nhận ra ngay và òa lên khóc um sùm vì quá mừng rỡ khiến người gác phòng hồi dưỡng hiểu ra ngay rằng có một xác chết đã năm sáu ngày nay bỗng hồi sinh.

Ông ta chụp lấy cái điện thoại ở trên tường và thông báo ngay lập tức cho vị y sĩ trực hôm đó là một nữ bác sĩ người Trung Hoa. Bà ta cùng bốn năm vị bác sĩ đàn ông khác xuống tận chỗ, khảo nghiệm lại "tử thi" hồi sinh của tôi rồi ra lệnh cho y tá đẩy chiếc giường của tôi trở lại phòng cấp cứu hôm nào để làm không biết bao nhiêu là thử nghiệm khác để xác nhận rằng thể xác của tôi đã hoạt động lại hết sức bình thường, ngoại trừ vết thương trên đầu cần được tái khám đúng hẹn và phải uống thêm thuốc trong một vài ngày nữa ở nhà thương.

Đợi đến lúc không còn ai hiện diện, tôi nói quả quyết với vợ tôi:
- Anh không có sao cả. Chỉ hơi nhức đầu và mệt mỏi mà thôi. Em cố gắng tìm đủ mọi cách đưa anh về nhà, khung cảnh và mùi vị nhà thương làm cho anh sợ lắm. Đi đi em! Đi tìm bà bác sĩ người Tàu năn nỉ bà ta chắc sẽ có kết quả.

Cuối cùng vợ tôi đã đạt được sự thành công với điều kiện nàng phải ký giấy cam kết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc này. Tôi gật đầu ra dấu cho nàng cứ ký giấy cam kết. Sau đó, vợ tôi dìu tôi đứng dậy khoác hai tay tôi lên vai hai cô y tá đỡ tôi ngồi lên chiếc xe lăn, rồi đẩy tôi ra xe đã được nàng lái đến đậu sẵn tại cửa chánh bệnh viện để trở về nhà.
- Thật là một phép lạ vô thường vì lời khấn nguyện van vái thần linh Chúa Phật liên tiếp nhiều ngày đêm của em và hai con cho anh được thoát khỏi tai nạn ngặt nghèo và quả là linh hiển. Em đã được các vị thần linh nhận lời, anh đã hồi tỉnh.Tôi im lặng nhìn dáng vẻ của vợ tôi nghiêm trang thành khẩn kể lại những gì mà nàng đã tận sức để níu kéo lại đời sống của người chồng đầu ấp tay gối. những ý nghĩ của tôi thì giữ kín trong lòng không nói gì với nàng cả. Tôi không nỡ làm tiêu tán đức tin thánh thiện của nàng đối với các đấng bề trên. Bởi tôi đã bị chết đi và sống lại một cách tình cờ, không phải vì thượng đế không linh hiển mà chỉ vì định mệnh cuộc đời của tôi chưa đến lúc phải ra đi. Thần linh không hề can dự vào số phận của một đơn vị quá bé nhỏ là tôi.Đó chỉ là một tai nạn bất ngờ để cho tôi có một cơ hội bằng vàng đi về bên kia thế giới, thăm thú, và tìm hiểu xong rồi lại được trở lại trần gian để đi hết kiếp người.

Tôi thầm cảm tạ ơn trời ở điểm, số tôi chưa đến, còn được sum vầy đoàn tụ với vợ con để mà kiểm chứng thêm những hiểu biết về cõi âm luôn luôn mang tính cách bí mật muôn đời. Ngoài điều này ra, cõi phàm trần thực chẳng có gì đáng để cho tôi cần phải luyến tiếc đến nỗi chuốc lấy ngàn vạn khổ đau. Vì có mấy ai chịu chấp nhận một sự thật là cuộc sống chính là con đường đang được rút ngắn để trở về, trở về chốn quê hương vĩnh cửu, xóa sạch những vướng vít, nợ nần với thế gian.
HẾT

Nguyên Hà
[size=10][/size]
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN
Reply #14 - 01. Dec 2017 , 10:27
 
Tâm Linh Cây Cỏ & Con Người
Nguyễn Mộng Khôi
--o0o--

Giữa thập niên sáu mươi, nhà Bác học Cleve Backster chế ra máy Dò Nói Dối, người Mỹ gọi là Lie Detector hay Polygraph, máy này có thể phát hiện những thay đổi về mạch đập, những bất thường của nhịp thở ..v..v... mà Backster cho rằng do tinh thần căng thẳng, không giữ được bình tĩnh khi người bị thẩm vấn có những điều uẩn khúc, những chuyện muốn dấu diếm. Cơ quan Trung Ương Tình Báo( CIA) dùng Lie Detector để điều tra những nghi can.

Họ thấy máy này đem lại kết quả tốt nên năm 1986 Backster được CIA mời ra cộng tác và sau đó được cử làm Giám Ðốc Trường Huấn Luyện Dò Nói Dối và Sở Nghiên Cứu Backster(Polygragh Instruction School and The Backster Research Foundation)ở San Diego California. Từ đó, tên tuổi Ông được nhiều người biết đến, nhưng Ông chỉ thật sự nổi danh và được các khoa học gia thế giới cảm phục khi ông tình cờ tìm ra thảo mộc có tâm linh hay là cây cỏ có khả năng biết được ý định của con người.

Một buổi sáng được nghỉ, Ông ngồi ngắm những chậu hoa, những chậu cây trong nhà, như một nhân duyên, Ông chú ý đến một cây có lá to và dày như lá đa trong một chậu cảnh, đã một tuần không được tưới nước, đất khô, thân cây cũng khô. Ông bổng nẩy ra ý định:
- Thử cắm hai đầu dây của một điện kế(galvanometer) cực nhậy vào cái lá rồi tưới nước vào gốc cây.
Nước dần dần lên thân và lá, nhưng cây kim điện kế vẫn đứng im. Rồi một ý nghỉ khác đến với Ông:
- Hay là thử đốt chiếc lá này xem sao? Ông chỉ mới có ý nghĩ đốt chiếc lá tức thì kim điện kế bỗng nhẩy lên như bị điện dật. Ông tự hỏi, chẳng lẽ Ông nhìn lầm?

Chẳng lẽ lá cây đọc được tư tưởng của Ông mà biểu lộ phản ứng sợ hãi hay sao?
Nghĩ như vậy Ông làm thử lần thứ hai. Tay cầm hộp quẹt như sắp sửa đốt chiếc lá, nhưng Backster tự nhủ sẽ không đốt; thì điện kế cũng không nhúc nhích.
Lần thứ ba ông nhất định sẽ đốt chiếc lá. Lúc đó trong phòng lặng gió kim điện kế đột nhiên nhẩy mạnh.

Nhìn chiếc lá bị đốt một phần Backster thấy sung sướng trong lòng vì sự tình cờ mà biết được linh tính lá cây. Sự khám phá này làm Ông thích thú hơn là phát minh ra máy Dò Nói Dối hồi ba thập niên trước. Ông muốn công bố ngay cho mọi người biết. Nhưng Ông kịp ngừng lại, thái độ đúng của nhà khoa học là phải thử nghiệm đầy đủ, khách quan để không đưa tới kết luận sai lầm, thiên kiến và chủ quan... rồi,
Ông định phát triển, nghiên cứu sang nhiều loài thảo mộc khác. Có tới 25 loại cây cỏ được nghiên cứu gồm nhiều loại lá, loại quả và loại củ.
Sau những cuộc nghiên cứu thận trọng của Ông và  các cộng sự viên. Ông chính thức công bố rằng:
- Cây cỏ có trực giác tâm linh

Chúng không có mắt, tai, mũi, miệng; không có óc; không có thần kinh hệ... thì cái biết của chúng hẳn phải khác với cái biết của con người. Con người có giác quan nhưng không có trực giác tâm linh như chúng. Dù một bác sĩ tâm lý giỏi cũng không biết được ý định của một kẻ điên khùng sắp đốt nhà mình. Suy nghĩ như vậy làm cho Backster phấn khởi Ông mở rộng cơ sở nghiên cứu và càng khám phá ra những điều mới lạ.

Từng mảnh lá tách rời cũng phản ứng như nêu ở trên và người ta gọi là Phản Ứng Backster. Nhà Sinh thực vật(biologist) Ingo Swann, theo dõi cuộc nghiên cứu của Backster và viết trong quyển The Real Story(chuyện có thật). Quyển sách được phát hành ngày 15-11-1998 trong đó có đoạn:
- Sự nghiên cứu(của Backster) khởi đầu chỉ là một khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng nhận thức và tự động đáp ứng những xúc cảm mạnh thuận theo ý chí con người ... những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì.(His research started with the 1996 almost accidental rediscovery that plants are sentient and respond to the spontaneous emotions and strongly express intentions of relevant humans... Your plants know what you are thinking).

Phản ứng Backster còn đi sâu xa hơn và cho biết thêm là cây cỏ phản ứng không phải trước những mối nguy do con người tạo ra, mà cả những bất trắc, không tạo ra bằng ý định. Một con chó bất thần bước vào phòng, một người vốn ghét cây cỏ đi tới cũng làm điện kế nhẩy. Những cử động của một con nhện tiến đến, cũng gây phản ứng cho cây. Ông Backster đã làm thí nghiệm và chứng minh những điều đó trước các sinh viên trường Ðại Học Yale(Hoa Kỳ) trong trường hợp trên, một khi có người tới đuổi nhện và ngay trước khi nhện chạy đi kim điện kế đã hạ xuống.

Y như là trước khi nhện chạy thì cái quyết định rút lui của nó đã được cây tiếp nhận. Cây đã thấy hết nguy hiểm và không phản ứng nữa.Một cuộc thí nghiệm khác chứng minh rằng khi sống cạnh nhau, cây để ý canh chừng nhau sợ bị quấy rầy nhưng khi có một động vật tới gần, mối nguy gần hơn cây cỏ quay sang canh chừng động vật.

Những điều còn làm cho chúng ta kinh ngạc là cây có trí nhớ và tình cảm. Chúng nhận biết những kẻ chuyên phá hoại hoặc những người hay chăm sóc chúng. Ông Charles A. Lewis trong quyển Ý Nghĩa Của Cây Cỏ Trong Ðời Sống Chúng Ta(The Meaning of Plants in our Lives) viết:
- Sự say mê nghiên cứu về những liên kết giữa cây cỏ với tâm trí con người mà những tương tác làm tăng thêm hạnh phúc ở ngoại cảnh và môi trường có tác động đến đời sống con người(Fascinating research can lead to enhanced well-being and an appreciation of the environment).

Một gia đình an vui, hạnh phúc, cây cỏ trong nhà cũng tươi tốt. Khi người chăm sóc cây cối, cái tương tác tâm linh giữa Cây và Người làm cho cả hai đều khỏe mạnh hơn. Ðó là lý do tại sao những cây mọc gần nhà thường tốt hơn những cây mọc xa. Vậy chúng ta hãy nâng niu, trân trọng từng cọng cây chiếc lá. Hãy dành một chút thì giờ để chăm sóc cây cỏ và vườn tươi(lawn and garden) sức khỏe chúng ta có thể nhờ đó mà tốt hơn.

Ngược lại những người thường xuyên chặt phá cây cối thường gặp điều kém may mắn hay nhuốm bịnh là vì khi cây bị xâm phạm, phản ứng tâm linh yếu ớt của cây đánh vào thủ phạm. Mỗi lần một ít, lâu dần người đốn cây sẽ bị bệnh nặng. Có thể  người xưa sống an vui, hạnh phúc vì cái thú Ðiền Viên chăng?
Các nhà sinh thực học thế giới rất hứng thú đang theo dõi công cuộc nghiên cứu của Backster, hiện đã có 7000 nhà bác học yêu cầu Ông thông báo cho biết kết quả nghiên cứu kèm theo các tài liệu khoa học

. Những máy móc tối tân hơn được Ông thâu nhận, nhất là những máy ghi các nhịp luồng điện. Và cuộc nghiên cứu được tiến hành với kế hoạch tinh vi, được ghi chép đầy đủ. Các tài liệu được thu thập và xếp loại cẩn thận.

Nếu Backster chứng nghiệm được Tâm Linh Cây Cỏ thì kỹ sư Kirlian đã chụp được hào quang của chúng. Kirlian, tên đầy đủ là Semyon Davidovich Kirlian(1900-1980) sinh tại tỉnh Krasnoda, xứ Amenia nước Nga. Năm 1939 Ông cùng vợ là Valentina đã phát minh ra máy Chụp Hào Quang gọi là Kirlian Electrophotographic Camera(gọi tắt là máy Kirlian).

Ông bà này đã áp dụng từ trường của điện vào thuật chụp hình của sinh thực vật (Bio Electrography ). Một tấm ảnh chụp chiếc lá của máy Kirlian hiện ra như một thế giới điểm sáng. Chung quanh nó là hào quang(Corona ). Những tia lửa nhỏ màu ngọc lam, màu da cam, phát ra từ trung tâm và đi xa theo những kinh xác định. Không phải chỉ lá mới có hào quang. Cây càng lớn, càng già, hào quang càng rực rở và Trường Sinh Lực( bio field) càng mạnh.

Trường Sinh Lực (TSL) chính là sức mạnh vô hình của thảo mộc. Có những tiều phu vừa đốn xong một đại thụ bỗng lăn đùng ra chết. Có thể người này đã chặt phải một linh mộc có TSL quá mạnh.
Trong tín ngưỡng nhân gian ta, có tục thờ cây đa. Bên gốc đa già, thường có một cái miếu nhỏ, đặt bát hương, những chiếc bình vôi, để hương khói cho Thần Linh. Do kinh nghiệm của cha ông truyền lại thì cây lớn có Thần lớn. cây nhỏ có Thần nhỏ:
- Thần cây đa, ma cây gạo.

Trong kho tàng văn chương bình dân, ta còn thấy những câu tục ngữ xưa, có ý răn đe, những người chặt cây, phá rừng. Ðó là nghề nguy hiểm nhất:
- Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá.
Nhờ sự khám phá về năng lực sinh học và hào quang của thảo mộc. Một số khoa học gia người Nga thực nghiệm rằng, rau cỏ (vegetable) nào có hào quang càng sáng thì càng nhiều bổ dưỡng ẩm thực. Họ nói:
- Hào quang của rau cỏ giảm bớt khi bị nấu chín. Những tấm hình Kirlian cho thấy rau sống có hào quang chói sáng hơn rau luộc. (A Kirlian photogragh of a raw vegetable shows a brighter and more defined corona than a cooked one).

Nhiều bác sĩ Tây Phương gần đây cũng đồng ý và viết thành sách. Họ khuyên chúng ta nên dùng thực phẩm tươi. Một tờ báo ở Thụy sĩ ca ngợi bác sĩ Bircher Benner:
- Bác sĩ Bircher Benner, người đổi mới những bữa ăn điểm tâm không nấu chín thức ăn trong dưỡng đường của ông ở Thụy sĩ. Ông khuyên rằng thức ăn tươi luôn dùng trước bữa ăn đã nấu nướng, Ông tin chắc thức ăn tươi làm kích thích hoạt động điện của tế bào, vì vậy tăng cường sinh lực cũng như toàn bộ tiêu hóa được tốt hơn( DR. Bircher Benner innovator of Swiss Muesli for use in his clinic in Switzerland, advised that raw food always be taken first, before cooked meal. He believed that raw food stimulate the electrical activity of cells thereby enhancing the vitality as well as improving the rohole digestive process)

Ðộng vật cũng có trường sinh lực và tác động mạnh mẽ tới con người. Trong tạp chí y khoa Health Care số 2-2000 có ghi những điều đáng chú ý giữa con người và vật nuôi làm cảnh(Pet) như sau:
- Những người yêu thích súc vật và nuôi làm cảnh trong nhà như: Chó, mèo, chim, cá, gà ..v..v.. thường có sức khỏe tốt hơn và sống lâu hơn. Những bệnh nhân bị áp huyết cao, bệnh đau tim, bệnh trầm cảm(depression) cũng lợi lạc hơn những người không nuôi một động vật nào. Các cuộc thử nghiệm của một số bác sĩ Tâm Bệnh Lý (Psychologist) Mỹ và Úc cho biết số người bị tắc mạch máu đã giảm đi hai lần và số người có chất mỡ (cholesterol) cao trong máu sẽ giảm đi nếu chủ nhà có nuôi vài con pets

Nhóm khoa học gia thuộc viện đại học U. S. C Tiểu Bang California còn đi xa hơn trong lãnh vực nầy. Họ bảo bệnh Alzheimer dường như phục hồi trí nhớ và cả đến nạn nhân của tử thần AIDS cảm thấy lạc quan và tỏ ra yêu đời hơn khi họ được làm chủ một con vật mà họ ưa thích.
- Con người cũng có Trường Tâm Linh, Trường Sinh Lực như thực vật và động vật. Kirlian đã chụp hình bàn tay và ngón tay đều có hào quang, giống như hào quang của chiếc lá. Hào quang nấy bước đầu cho biết về tình trạng sức khỏe của các sinh vật rồi tới tâm trạng của các sinh vật đó. Khi sức khoẻ hoặc tâm trạng thay đổi thì hào quang đó đổi thay theo. Nhiều bác sĩ người Nga khẳng định và viết trong sách Y Học của họ ...

Trong quá khứ, hình chụp Kirlian được dùng vào nhiều mục liên quan tới diện mạo, thần sắc của sức khỏe và tâm/ sinh lý. Hình ảnh thật rỏ ràng trong sự tiên đoán những hiện trạng bệnh tật như nhiều hình thức Ung Thư, những bệnh về Bướu, Phong thấp, Xưng khớp Xương, bệnh Thần Kinh, bệnh Suy Nhược v..v... Họ tin chắc hình chụp Kirlian có thể tiên đoán những bệnh từ lúc khởi đầu ngay trước khi có những triệu chứng phát hiện nó là một dụng cụ rất ích lợi để đoán trước bệnh(... Kirlian photograghy has been used in the past for a variety of purpose relating to psycho/physiological aspects of health.

It has been clearly shown to be effective in diagnosing conditions such as the various forms of cancer, Cystic, fibrosis, Rheumatoid, Arthritis, Schizophrenia, Depression and Others. It is believed that Kirlian photography can predict the onset of disease prior to symptoms showing, making it a useful tool in early diagnosis)

Một số thống kê mới đây cho thấy rằng, người độc thân mau chết hơn người có gia đình.

Ban đầu các nhà y học đánh giá là do vấn đề sinh hoạt tình dục. Nhưng ngay cả những người độc thân có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân cũng vẫn chết sớm. Người ta lại cho rằng khi có gia đình ổn định, con người được chăm sóc tốt hơn nên sức khỏe cải thiện hơn. Thật ra đó chỉ là lý do phụ, lý do chính là tình thương yêu chân thật của vợ chồng đã tạo ra Năng Lực Tâm Linh( hay TSL) làm cho khoẻ hơn.

Những huyệt đạo (sensitive points of body) trong khoa châm cứu (Acupuncture) Ðông y hình như có liên quan đến vùng Không Gian Tâm Linh của con người. Ðến ngày nay Tây y đã công nhận huyệt đạo là có thật. Khi châm cái kim hoặc kích thích vào một huyệt đạo thì nó có tác dụng lên cơ thể. Ðiển hình nhất là Châm (punctuare) gây Tê (numb) trong giải phẩụ Y học Tây Phương phải dùng thuốc tê để làm tê liệt các thần kinh rồi mới mổ xẻ.

Các nhà châm cứu Ðông Y chỉ việc châm một số huyệt vào phần cơ thể là họ có thể giải phẩu bình thường. Các tác dụng cụ thể của huyệt đạo buộc các Bác Sĩ Tây Y phải công nhận là có huyệt đạo. Nhưng nó nằm ở đâu thì không ai thấy. Các Bác Sĩ Tây y lấy dao mổ ra, họ không thấy gì ở trong và cũng không thấy một sự liên hệ của Huyệt Ðạo đó với các thần kinh chung quanh, Huyệt Ðạo Hoàn Toàn Không nhưng mà tác dụng của nó thì Có Thật và các huyệt đó nối nhau thành một hệ thống huyệt đạo (Ðường của những huyệt). Trong cơ thể con người có nhiều đường.

Ðường Kinh Nhâm đi từ môi dưới xuống trước hậu môn. Ðường Ðốc Kinh đi từ hậu môn tới đỉnh đầu rồi đi về phía môi trên. Còn có Ðường Kinh khác như là Túc Thái Dương, Bàng Quang Kinh.. v..v... những hệ thống kinh Huyệt này chứng tỏ một cách chắc chắn rằng Cơ Thể Nầy Ngoài Cấu Trúc vật Chất, Còn Có Một Cấu Trúc Tâm Linh Vô Hình rất là thật mà qua các Huyệt mình mới hiểu được nó.

Qua những sự nghiên cứu của Backster, Swann, Lewis, Kirlians... chúng ta rút ra một hệ luận, không gian tâm linh tuy vô hình nhưng có tác dụng. Những ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo nghiệp. Ðối với những người hiểu luật Nghiệp Báo, hiểu rỏ sức ảnh hưởng của Tư Tưởng và môi trường chung, họ sẽ giữ tâm hồn để không bị nhiễm bẩn bởi các dòng tư tưởng ác trong không gian, đồng thời họ chân thành cầu nguyện cho mọi người đều tốt đẹp, họ thường rải tâm từ bi đến muôn loài, từ con người, con thú đến tận cây cỏ lá hoa.
Back to top
« Last Edit: 01. Dec 2017 , 10:29 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra