Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Xin coi chừng  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Xin coi chừng (Read 2021 times)
Xuan
Senior Member
****
Offline



Posts: 462
Gender: female
Xin coi chừng
11. May 2007 , 04:16
 
Em viết lại extrait của mail trong hảng em, dặn phải kỷ lưởng, em xin lổi, em không dịch ra tiếng Việt, ... nhưng mà chắc không sao !

I've received this from a friend who works in the security business, he had it passed on to him by a friend of his in the Nottinghamshire police, and confirmed by Surrey police, who say it is almost certainly true.



HOTEL KEY CARD
Ever wonder what is on the  magnetic key card given to you when you check into a hotel? Answer:
a. Customer's name
b. Customer's partial home address
c. Hotel room number
d. Check-in date and out dates
e. Customer's credit card number and expiration date!

When you turn them in to the front desk your personal information is there for any employee to access by simply scanning the card in the hotel scanner. An employee can take a hand full of cards home and using a scanning device, access the information onto a laptop computer and go shopping at your expense.



Simply put, hotels do not erase the information on these cards until an employee re-issues the card to the next hotel guest. At that time, the new guest's information is electronically "overwritten" on the card and the previous guest's information is erased in the overwriting process. But until the card is rewritten for the next guest, it usually is kept in a drawer at the front desk with YOUR INFORMATION ON IT !



The bottom line is:
Keep the cards, take them home with you, or destroy them. NEVER leave them behind in the room or room waste-paper bin, and NEVER turn them in to the front desk when you check out of a room. They will not charge you for the card (it's illegal) and you'll be sure you are not leaving a lot of valuable personal information on it that could be easily lifted off with any simple scanning device or card reader.
For the same reason, if you arrive at the airport and discover you still have the card key in your pocket, do not toss it in an airport bin. Take it home and destroy it by cutting it up, especially through the electronic information strip!



Information courtesy of: Pasadena Police Department.



* A small magnet passed over the card should erase details from the card.


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Xin coi chừng
Reply #1 - 11. May 2007 , 05:20
 
Xuan wrote on 11. May 2007 , 04:16:
Em viết lại extrait của mail trong hảng em, dặn phải kỷ lưởng, em xin lổi, em không dịch ra tiếng Việt, ... nhưng mà chắc không sao !

I've received this from a friend who works in the security business, he had it passed on to him by a friend of his in the Nottinghamshire police, and confirmed by Surrey police, who say it is almost certainly true.



HOTEL KEY CARD
Ever wonder what is on the  magnetic key card given to you when you check into a hotel? Answer:
a. Customer's name
b. Customer's partial home address
c. Hotel room number
d. Check-in date and out dates
e. Customer's credit card number and expiration date!

When you turn them in to the front desk your personal information is there for any employee to access by simply scanning the card in the hotel scanner. An employee can take a hand full of cards home and using a scanning device, access the information onto a laptop computer and go shopping at your expense.



Simply put, hotels do not erase the information on these cards until an employee re-issues the card to the next hotel guest. At that time, the new guest's information is electronically "overwritten" on the card and the previous guest's information is erased in the overwriting process. But until the card is rewritten for the next guest, it usually is kept in a drawer at the front desk with YOUR INFORMATION ON IT !



The bottom line is:
Keep the cards, take them home with you, or destroy them. NEVER leave them behind in the room or room waste-paper bin, and NEVER turn them in to the front desk when you check out of a room. They will not charge you for the card (it's illegal) and you'll be sure you are not leaving a lot of valuable personal information on it that could be easily lifted off with any simple scanning device or card reader.
For the same reason, if you arrive at the airport and discover you still have the card key in your pocket, do not toss it in an airport bin. Take it home and destroy it by cutting it up, especially through the electronic information strip!



Information courtesy of: Pasadena Police Department.



* A small magnet passed over the card should erase details from the card.

Cám ơn Xuân đã phổ biến một bản tin  rất hữu dụng cho mọi người, nhất là những ai thường đi du lich. Thường thường chắc có nhiều người trao trả key card lại cho hotel, ai mà nghĩ ra là hotel bỏ credit card # của minh trên đó  Undecided  Sad
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Xuan
Senior Member
****
Offline



Posts: 462
Gender: female
Re: Xin coi chừng
Reply #2 - 11. May 2007 , 10:45
 
Xui quá, lâu lâu nói bậy chị ơi ! Chef mới gởi mail lại xin lổi, đã phao tin đồn bậy, em xin lổi các anh chị, hỏng biết có nên delete không !
Một lần nửa... sorry !
Hi hi hi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Xin coi chừng
Reply #3 - 11. May 2007 , 11:41
 
Xuan wrote on 11. May 2007 , 10:45:
Xui quá, lâu lâu nói bậy chị ơi ! Chef mới gởi mail lại xin lổi, đã phao tin đồn bậy, em xin lổi các anh chị, hỏng biết có nên delete không !
Một lần nửa... sorry !
Hi hi hi  


Xuân ơi đừng xoá làm gì, vì Đ Đ thấy nó cũng ích lợi lắm mà  Grin. Chef của em nói tin đồn bậy, nhưng có nói bậy ở chổ nào không? Chứ theo Đ Đ để chắc ăn mình cứ cầm theo về nhà làm "kỷ niệm"  Wink  Wink

Back to top
« Last Edit: 11. May 2007 , 11:41 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Xin coi chừng
Reply #4 - 02. Dec 2008 , 04:03
 
Sáng nay check email thấy có tin này đáng được phổ biến rộng rãi nên Đ Đ mang vào đây cho mọi ngưỜi đọc để đề phòng.


Cảnh báo: Bọn cướp dùng phương cách mới để tìm cách vào nhà
14/11/2008

Cảnh sát thành phố Draper, Utah vừa ra cảnh báo đến toàn thể cư dân Utah về một thủ đoạn mới mà bọn cướp đang dùng, nhằm đột nhập vào nhà cư dân và gây cướp. Sự việc được tường trình như sau:

Vào đêm thứ tư 12 tháng 11 vừa qua, vào lúc đêm khuya, gia đình một đôi vợ chồng trẻ tại thành phố Draper bị đánh thức bởi 1 người đàn ông trong tình trạng bị trói và bị quấn băng, yêu cầu đôi vợ chồng trẻ mở cửa và giúp anh ta. Sinh nghi, người vợ nhất quyết không mở cửa, đồng thời gọi cảnh sát. Khi cảnh sát đến nơi thì người đàn ông lạ chạy trốn cùng 2 người đàn ông khác đang đợi trên xe.

Đây là thủ đoạn mà bọn cướp hay dùng để mọi người chủ quan mở cửa, rồi bọn cướp ào vào và cướp của.
Cảnh sát khuyến cáo mọi người không bao giờ mở cửa cho người lạ, đặc biệt là vào ban đêm. Với tình trạng kinh tế xuống dốc như hiện nay, cướp trộm sẽ dễ xảy ra hơn và mọi người nên đề phòng.
Cần nhắc lại một việc đáng buồn vừa xảy ra chỉ cách đây vài ngày, khi ngôi nhà 2 vợ chồng cựu sĩ quan VNCH tại Philadelphia bị cướp đập cửa sổ rồi vào cướp, gây nên án mạng cho người chồng và đau khổ cho người vợ.

Các phương cách nên đề phòng để giúp ngôi nhà quí vị luôn là nơi chốn an toàn:

- Luôn luôn khoá cửa cẩn thận
- Chấn thêm cây tại các cửa sổ thấp, đặc biệt là các cửa
sổ tại các tầng dưới.
- Có đèn sáng bên ngoài nhà
- Luôn đóng cửa garage khi không sử dụng
- Có khả năng thì trang bị các hệ thống cảnh báo.
- Trong nhà nên có các vũ khí tự vệ như súng, dao, gậy …

Luật liên bang và tiểu bang cho phép chúng ta phòng vệ chính đáng khi có người lạ xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Cần thiết bảo vệ gia đình, bảo vệ vợ chồng con cái trước mọi xâm nhập trái phép.

Một số thủ đoạn khác mà bọn cướp hay sử dụng như: để tiếng em trẻ khóc trước nhà (khiến chúng ta phải mở cửa), gõ cửa giới thiệu sản phẩm …

Đài Người Việt theo KSL
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Identity Theft
Reply #5 - 06. Feb 2010 , 14:40
 

Danh Tặc



Người viết: TRẦN QUỐC SỸ
Bài số 1162-1770-482- vb4271206

Tác giả Trần Quốc Sỹ sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam. Di cư vào Nam năm 1954, từng phục vụ trong Không Quân Việt Nam. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. "Nghề tay trái" của ông là giảng viên Traffic School tại National Traffic Safety Institute (NTSI). Tới với giải thưởng ngay từ năm thứ nhất, ông Sỹ là tác giả góp nhiều bài viết giá trị và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*
Lời tác giả:

"Identity Theft" hay "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân" là đề tài của bài viết này. Tác giả đã loay hoay suy nghĩ một thời gian khá lâu nhưng vẫn không biết phải đặt tựa bài viết này như thế nào? Vì đem hai chữ "Identity Theft" của tiếng Anh dịch ra tiếng Việt thì chẳng có chữ nào nghe xuôi tai cả. Chẳng lẽ lại dùng "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân" cho tựa đề một bài viết? Vì thế, tác giả xin được tạm dùng hai chữ "Danh Tặc" làm tựa cho bài viết này. Mời các bạn đọc.

Một buổi sáng vào khoảng giữa năm 2005, tôi nhận được một phong bì vàng gởi tới bởi phòng an ninh của công ty nơi tôi đang làm việc. Mở ra, bên trong là một xấp tài liệu viết bằng Anh Ngữ với tiêu đề "Identiy Theft When Bad Things Happen To Your Good Name" (Danh Tặc Khi Điều Xấu Xảy Ra Cho Cái Tên Tốt Của Bạn"). Tập tài liệu dài hơn một chục trang, đề cập tới những vấn đề liên quan tới sự ăn cắp dữ kiện cá nhân của người khác bởi những kẻ gian và dùng những dữ kiện này vào những mưu đồ bất chánh để trục lợi. Tập tài liệu cũng trình bày về những hậu quả tai hại về tài chánh và pháp lý của người bị ăn cắp dữ kiện cá nhân, những phương cách để giải quyết và những lời khuyên hữu ích hầu trong tương lai có thể tránh được tệ nạn này trong tương lai.

Sau khi đọc lướt qua một vài trang, tôi đã định quăng tập tài liệu này vào sọt rác vì nghĩ nó chẳng liên quan gì đến mình và tôi cũng không nghĩ là chuyện này sẽ xảy ra cho tôi. Nhưng, bỗng có một cái gì đã loé sáng lên trong đầu, tôi đã dừng lại suy nghĩ vài giây và sau đó thay vì quăng cái phong bì màu vàng vào sọt rác, tôi đã cất nó vào tủ hồ sơ.

Chuyện cái phong bì vàng qua đi vào quên lãng..
Vào cuối năm 2005, vào một buổi tối, tôi đang ngồi xem Tivi trong phòng gia đình thì tiếng của Hồng trong phòng làm việc vọng ra hỏi:
-Anh Sỹ, anh mới xin thẻ tín dụng tại Best Buy hả?
Tôi đáp:
-Không. Anh xin thẻ Best Buy làm gì?
-Đây nè, họ gởi thẻ tín dụng cho anh nè.
Tôi cười:
-Ờ, chắc họ gởi thơ dụ mình đó mà. Em biết rồi, họ làm chuyện này hoài.
Hồng từ phòng làm việc đi ra, trên tay cầm một phong thơ và một cái thẻ tín dụng, nghiêm giọng nói:
-Đây không phải là thơ chiêu dụ cấp thẻ mà là họ gởi thẻ tín dụng với tên của anh đàng hoàng. Anh coi nè.

Tôi nhận lấy cái thẻ tín dụng của Best Buy và lá thư từ tay Hồng. Cái thẻ tín dụng mới toanh với tên của tôi còn lá thư thì đại ý chúc mừng tôi cùng những điều linh tinh khác. Đọc xong lá thư, tôi bảo Hồng:
-OK, để mai anh gọi cho Best Buy hỏi cho ra lẽ và bảo họ huỷ cái trương mục tín dụng này.
Hôm sau, tôi gọi điện thoại cho Best Buy để xin huỷ bỏ trương mục. Trên điện thoại, người nhân viên của Best Buy cho biết là "chính tôi", tuần trước, đã đến tiệm mua hàng và đồng thời "chính tôi" cũng đã mở một trương mục tín dụng. Số tiền mà "tôi" đã mua và nợ trong trương mục là hơn năm ngàn đô la. Tôi nói với người nhân viên này là từ vài tháng nay tôi chưa đến Best Buy, không xin thẻ tín dụng và cũng không mua gì đến hơn năm ngàn đô la cả. Sau hơn mười lăm phút điện đàm, cuối cùng, tôi mới vỡ lẽ ra là tuần trước, đã có người nào đó dùng tên, tuổi, số bằng lái xe và cả số an sinh xã hội của tôi để mua hàng và mở một trương mục tín dụng với Best Buy.

Đến chiều về đến nhà, mở hộp thơ thì tôi mới tá hoả tam tinh khi nhận được thêm hai thẻ tín dụng nữa, một từ Comp USA và một từ Home Depot. Liên tiếp trong những ngày sau đó, tôi nhận được tổng cộng 11 thẻ từ các công ty bán lẻ như Fry's, Pier 1 Import, Sony, Old Navy, Kohl, Mervyn's, Macy's và một thẻ của tiệm nữ trang nổi tiếng Bailey Banks & Biddle. Tổng số tiền mà kẻ gian đã dùng tên tôi để mua hàng, chỉ trong vòng năm ngày, lên đến hơn ba mươi ngàn đô la. Vâng, hơn ba mươi ngàn đô la chỉ trong năm ngày.

Bàng hoàng, sững sờ trước sự việc xày ra, chưa biết phải giải quyết thế nào thì tôi bỗng sực nhớ ra cái phong bì màu vàng và tập tài liệu về Danh Tặc mà nửa năm trước đó tôi đã định quăng vào thùng rác. Mở tủ hồ sơ, lấy cái phong bì vàng và lôi tập tài liệu ra, tôi đọc thật kỹ những tin tức, dữ kiện, những điều phải làm và những phương cách hành động và đề phòng chuyện này tái diễn.

Theo sự hướng dẫn của tập tài liệu, việc đầu tiên là tôi gọi cho sở cảnh sát địa phương để tường trình nội vụ. Sở cảnh sát Huntington Beach đã gởi nhân viên cảnh sát đến tận nhà, lấy lời khai của tôi và những dữ kiện cần thiết. Ông ta làm biên bản, giao cho tôi bản sao cùng những số điện thoại để liên lạc khi cần. Kế đến, tôi gọi cho Federal Trade Commission (FTC) để lập hồ sơ khai báo. Người nhân viên của FTC cũng lấy mọi dữ kiện, cho tôi những số điện thoại cần thiết để liên lạc. Sau đó, tôi gọi cho ba công ty chuyên về hồ sơ tín dụng là Equifax, Experian và TransUnion để báo cáo và cũng để kiểm soát xem có còn những trương mục nào đã được mở mà tôi không được biết. Tôi yêu cầu ba công ty này cài đặt báo động và xin cho tôi biết ngay lập tức nếu có gì bất bình thường với hồ sơ tín dụng của tôi. Sau cùng, tôi gọi cho từng công ty bán lẻ đã cấp thẻ tín dụng cho tôi, cho họ biết tôi đã bị danh tặc, có người mạo danh tôi để trục lợi. Các nhân viên của ban thẩm tra về "tội ác danh tặc", sau khi lấy lời khai và dữ kiện, liền gởi cho tôi một bản khai chứng nhận không trách nhiệm (Affidavit of Non-Liability) , bảo tôi điền đầy đủ dữ kiện, ký tên và gởi lại cho họ.

Sau hai tháng khai báo với cảnh sát, khai báo với FTC, mỗi ngày trên điện thoại hằng giờ với các công ty bán lẻ, thư đi, thư về, cuối cùng thì tôi cũng thoát khỏi chuyện rắc rối, không phải trả một đồng xu nào và những vết xấu trong hồ sơ tín dụng của tôi đã được hoàn toàn tẩy sạch.

Qua kinh nghiệm trên, tác giả xin được trình bày nơi đây những gì mà chúng ta cần biết, cần làm, trong trường hợp không may bị danh tặc, để sau này khỏi phải trả những món nợ không do chúng ta tạo nên, và cũng để bảo vệ hồ sơ tín dụng của chúng ta cho được hoàn hảo và nhất là để tránh chuyện không may này xày ra lần thứ nhì.

Dưới đây là những câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề danh tặc. Những dữ kiện này tác giả đã sưu tập từ những thông tin trên mạng internet.


Danh tặc là gì?

Danh tặc xảy ra khi một người nào đó dùng dữ kiện cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ cư ngụ, số bằng lái xe hay số an sinh xã hội, số thẻ tín dụng, v.v..., của chúng ta làm điều bất chính để trục lợi cho cá nhân họ.

Những kẻ làm chuyện phi pháp này có thể là một cá nhân, làm việc đơn độc, nhưng cũng có thể là một tổ chức với hằng trăm người, có đường dây hoạt động không những chỉ tại Hoa Kỳ mà còn trên khắp thế giới nữa.


Làm thế nào kẻ gian có thể ăn cắp dữ kiện cá nhân của tôi ?

Kẻ gian có thể dùng nhiều phương tiện, đơn giản hay phức tạp, để ăn cắp dữ kiện cá nhân của bạn. Những thí dụ điển hình mà kẻ gian thường làm gồm có:

1. Họ lấy dữ kiện cá nhân của bạn từ những công ty bán lẻ, ngân hàng, hay các công ty tín dụng bằng những cách sau:

2. Ăn cắp hồ sơ chứa dữ kiện cá nhân của bạn từ những nhân viên làm cho các công ty tín dụng.

3. Toa rập với nhân viên nhận đơn tại các tiệm bán lẻ hay các nhân viên có thẩm quyền cứu xét và cấp thẻ tín dụng, để lấy dữ kiện cá nhân của bạn (tác giả có thể đã bị trường hợp này).

4. Hối lộ nhân viên có thẩm quyền giữ hồ sơ chứa dữ kiện cá nhân của bạn tại các công ty hay ngân hàng.

5. Lường gạt nhân viên có thẩm quyền gìn giữ hồ sơ của bạn.

6. Xâm nhập máy điện toán (hacking) của các công ty bán lẻ, các công ty tín dụng, các công ty địa ốc, các công ty bán điện thoại viễn liên, hay ngân hàng để đánh cắp dữ kiện cá nhân của bạn.

7. Đánh cắp máy điện toán xách tay của nhân viên có chứa dữ kiện cá nhân của bạn.

8. Họ moi, bới lục các thùng rác nhà của bạn, thùng rác của các công ty hoặc những nơi đổ rác để tìm dữ kiện cá nhân của bạn.

9. Họ xin hồ sơ tín dụng có chứa dữ kiện cá nhân của bạn từ những công ty tín dụng bằng cách giả làm chủ nhà, chủ đất, nhân viên ngân hàng, hay những nhân viên có thẩm quyền duyệt xét hồ sơ của bạn.

10. Họ ăn cắp thẻ số thẻ tín dụng của bạn và những dữ kiện cá nhân bằng một dụng cụ đặc biệt gọi là skimming device, bán khoảng 50 đô (hành động này gọi là "skimming", người làm chuyện này gọi là "skimmer"). Skimming thường xảy ra tại các nhà hàng. Sau khi dùng bữa, bạn móc bóp lấy thẻ tín dụng đưa cho người hầu bàn. Anh ta đi vào trong và một lúc sau trở lại với hoá đơn cho bữa ăn của bạn. Những thành phần bất hảo mua chuộc hay toa rập với những người hầu bàn và người này chỉ cần "cà" thẻ của bạn vào một cái máy nhỏ, bán khoảng 50 đô, thì những dữ kiện trên thẻ của bạn sẽ được thu vào máy. Sau đó, họ bán lại những dữ kiện thu được cho kẻ gian. Thẻ tín dụng của bạn cũng bị "cà hai lần" khi bạn đi mua sắm tại những tiệm bán lẻ bởi những nhân viên bán hàng không lương thiện.
Tại nhà hàng Outback ở Charlotte, North Carolina, hai người hầu bàn tên Benjamin Gadson and Juan Canales, đã bị câu lưu vì nghi ngờ đã dùng skimming device để "cà" hơn 650 thẻ tín dụng của khách hàng, sau đó đã bán lại với giá 25 đô cho mỗi số thẻ.
Đôi khi, kẻ gian cũng cài cái máy này vào những máy lấy tiền (ATM) đặt trong những thương xá.

11. Họ ăn cắp ví hoặc xách tay có dữ kiện cá nhân của bạn trong đó.

12. Họ ăn cắp thơ của bạn, gồm cả những thơ từ ngân hàng, các công ty tín dụng hay từ sở thuế.

13. Họ ra bưu điện, điền mẫu đổi địa chỉ của bạn, để thư từ của bạn được gởi tới một địa chỉ khác.

14. Họ lấy dữ kiện cá nhân của bạn bằng cách lường gạt những người nhẹ dạ, dễ tin. Họ có thể làm một trong hai việc sau đây:

15. Gọi điện thoại và giả làm nhân viên của ngân hàng, nhân viên công lực hay nhân viên công ty tín dụng. Họ cho bạn biết trương mục trong ngân hàng của bạn đang có người xâm nhập, trương mục của bạn thiếu tiền, thẻ tín dụng của bạn đang có vấn đề, trương mục của bạn không tiền bảo chứng, bạn đang nợ họ, v.v... và họ cần những dữ kiện cá nhân của bạn để, điều tra, hồi phục hay điều chỉnh

16. Gởi thơ điện tử (email) và giả làm ngân hàng, công ty tín dụng (trên thơ có các nhãn hiệu như thật của ngân hàng hay công ty tín dụng. Loại thơ này gọi là "Spoofs"). Họ cho bạn biết trương mục trong ngân hàng của bạn đang có người xâm nhập, trương mục của bạn thiếu tiền, thẻ tín dụng của bạn đang có vấn đề, trương mục của bạn không tiền bảo chứng, bạn đang nợ họ, v.v... và họ cần những dữ kiện cá nhân của bạn để, điều tra, hồi phục hay điều chỉnh (hành động gởi thơ loại này gọi là "phishing". Tác giả hiện đang lưu giữ hàng chục "Spoofs" emails loại này).

Ai có quyền giữ và xem hồ sơ tín dụng hay dữ kiện cá nhân của tôi?

1. Bất cứ một cá nhân hay công ty nào được xem là "có thương vụ chính đáng" đều có quyền vào và xem hồ sơ tín dụng của bạn. Những cá nhân hay công ty này bao gồm:

2. Những công ty phát hành hay cấp thẻ tín dụng cho bạn.

3. Chủ đất.

4. Công ty bảo hiểm.

5. Công ty sắp sửa mướn bạn (với sự đồng ý của bạn).

6. Ngân hàng.

7. Công ty bán xe.

8. Những công ty xem xét đơn xin việc của bạn với chính phủ.

9. Cơ quan chính phủ chuyên lo về việc cấp dưỡng con cái..

10. Cơ quan an ninh của chính phủ.

11. Các công ty đòi nợ.

Nếu bị danh tặc, hậu quả sẽ ra sao?

Qua phần trình bày ở trên về trường hợp của tác giả, các bạn cũng có thể thấy được hậu quả như thế nào. Khi kẻ gian lấy được dữ kiện cá nhân của bạn, họ sẽ:

* Đi mua sắm thả giàn với số hoặc thẻ tín dụng của bạn (họ có thể làm giả thẻ căn cước hay bằng lái xe). Họ mua những món đồ đắt tiền như computers, nhẫn kim cương, hay những thứ mà họ có thể dễ dàng bán lại.

* Họ có thể mở một loạt trương mục tín dụng, xin thẻ tín dụng dưới dữ kiện cá nhân của bạn và mua sắm thả giàn những món hàng đắt giá, dễ bán lại (đây là trường hợp của tác giả). Sau đó, họ sẽ không trả tiền và bạn sẽ lãnh số nợ đó. Hồ sơ tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

* Sau khi họ đổi địa chỉ của bạn tại bưu điện, thơ sẽ không về nhà bạn, do đó bạn sẽ không biết là bạn đang bị danh tặc. Phải một thời gian sau, sau khi bạn biết được điều này thì họ đã cao bay xa chạy (theo lời người cảnh sát thẩm vấn tác giả, tệ nạn này rất khó truy lùng, các công ty thường chịu lỗ và lấy lại bằng cách cộng vào giá hàng. Cuối cùng, người thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng).

* Mượn tiền nhà băng hay đi mua xe mới dưới tên của bạn.

* Mở đường dây điện thoại nhà hay điện thoại di động dưới tên của bạn.

* Làm giả ngân phiếu, thẻ tín dụng và rút hết tiền trong trương mục của bạn.

* Khai khánh tận dưới tên của bạn để khỏi trả nợ.

* Đưa tên tuổi của bạn khi bị cảnh sát chận hỏi. Nếu họ được thả và sau đó không ra hầu toà, bạn sẽ là người bị trát truy nã (Arrest Warrant).


Làm sao tôi biết được rằng tôi là nạn nhân của danh tặc?

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang hay đã bị danh tặc gồm có:

1. Trương mục trong ngân hàng của bạn bị mất mát hay dọn sạch.

2. Tự nhiên bạn không nhận được thư, hoá đơn hay báo cáo hằng tháng của ngân hàng hay các công ty tín dụng. Đây là dấu hiệu kẻ gian đã đổi địa chỉ của bạn.

3. Nhận được thẻ tín dụng từ các công ty bán lẻ và công ty tín dụng mà bạn không hay chưa hề làm đơn xin (trường hợp của tác giả).

4. Bị từ chối khi mượn tiền hay mua xe mà không có lý do rõ ràng.

5. Nhận được điện thoại hay điện báo của công ty đòi nợ hay công ty bán lẻ về những món hàng mà bạn chưa hề mua.

Phải làm gì sau khi bạn đã bị danh tặc?

Nếu không may bạn khám phá ra rằng bạn đã bị kẻ gian mượn tên làm những chuyện bất chính, điều đầu tiên là bạn phải giữ bình tĩnh đừng hốt hoảng. Bạn nên làm ngay những việc sau đây:

1. Gọi điện thoại cho cảnh sát địa phương để làm thủ tục khai báo.

2. Gọi cho Federal Trade Commision (FTC) để làm thủ tục khai báo.
1-800- FAIR CREDIT (1-800-324-7273)

3. Gọi cho ba cơ quan sau đây để khai báo, xin hồ sơ tín dụng khẩn cấp và yêu cầu họ khoá, cài đặt báo động hoặc thông báo đến bạn những hành động bất thường về hồ sơ tín dụng của bạn. Theo luật, bạn sẽ được một hồ sơ tín dụng hoàn toàn miễn phí.

Equifax: 1-800-525-6285; www.equifax. com

Experian: 1-888- EXPERIAN (397-3742); www.experian. com

TransUnion: 1-800-680-7289; www.transunion. com

4. Gọi cho từng công ty bán lẻ mà kẻ gian đã mua sắm, khai báo và cho họ biết là bạn là nạn nhân của danh tặc và yêu cầu họ đóng ngay trương mục tín dụng. Họ sẽ gởi cho bạn một bản chứng thực không trách nhiệm (Affidavit of Non-Liability) . Sau khi nhận được bản chứng thực này, bạn phải điền vào gởi trả lại công ty ngay tức thời kèm theo hồ sơ khai báo của cảnh sát và FTC. Nhớ làm một bản sao cho hồ sơ của bạn.. Mỗi công ty, sau khi điều tra và nếu tin lời bạn, họ sẽ gởi cho bạn một bức thư cho bạn biết là bạn không phải chịu trách nhiệm cho món nợ đó.

5. Theo dõi sự chi tiêu trương mục tín dụng của từng công ty cho đến khi mọi chuyện êm xuôi. Theo dõi tất cả các trương mục khác của các công ty mà bạn đang có thẻ tín dụng.


Làm cách nào để tránh không trở thành nạn nhân của danh tặc?

Đề phòng và đề cao cảnh giác là phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại danh tặc. Để tránh trở thành nạn nhân, bạn nên làm những việc sau đây:

* Thường xuyên theo dõi trương mục checking hay saving của bạn. Để ý đến những khoản chi tiêu khả nghi không thể giải thích. Nếu có gì nghi ngờ, gọi cho công ty tín dụng hay ngân hàng ngay lập tức.

* Không bao giờ cho biết số an sinh xã hội, số trương mục, số bằng lái xe của bạn qua điện thoại hoặc qua internet, ngoại trừ khi bạn chắc chắn là đường dây điện thoại hoặc trang nhà trên internet hoàn toàn được bảo vệ và an toàn (protected and secured)..
* Khi mua hàng và cho dữ kiện cá nhân trên mạng, bạn cần để ý đến địa chỉ trang nhà của công ty bạn đang trả tiền. Nếu địa chỉ trang nhà của công ty đó có chữ
https://
(có chữ
s
) theo sau http (Trang chính có an toàn), hoặc dưới cuối trang
có hình ổ khoá
, dấu hiệu cho bạn biết trang nhà đó được bảo vệ và an toàn. Nếu không có hai điều này, đừng để lộ dữ kiện cá nhân của bạn.

Cẩn thận khi dùng thẻ tín dụng tại các nhà hàng hay đi mua sắm. Bạn nên dùng một thẻ tín dụng có mức giới hạn thấp để mua sắm, ăn uống. Lỡ có mất hay bị lấy dữ kiện của thẻ đó, cũng đỡ.

Nếu ngôi nhà của bạn là nơi thường xuyên tiếp đãi bạn bè, bạn nên cất những dữ kiện cá nhân vào tủ khoá lại, đừng để chúng trên bàn hay những nơi dễ dàng trông thấy.

Đừng mang theo thẻ an sinh xã hội trong bóp hoặc ví da. Cất nó ở nhà vào chỗ an toàn. Bạn nên tập ghi nhớ số anh sinh xã hội của mình, bằng lái xe cùng những dữ kiện cá nhân khác.

Thùng rác của bạn là nơi dễ xâm nhập nhất. Bất cứ ai cũng có thể vào thùng rác của bạn khi bạn để chúng ở lề đường vào ngày đổ rác. Không bao giờ vất dữ kiện cá nhân, bản báo cáo trương mục hay tín dụng hàng tháng vào thùng rác. Khi dọn dẹp giấy tờ, trước khi vất những thứ có dữ kiện cá nhân, bạn hãy dùng 'máy cắt' (shredder) để cắt chúng ra thành từng sợi nhỏ.

Luôn luôn đề cao cảnh giác với những emails báo cho bạn biết là trương mục của bạn đang thâm thủng hay đang có vấn đề (loại "Spoof" emails). Không bao giờ trả lời hoặc nhấn chuột vào đường nối địa chỉ (links) trên những emails loại này. Nếu nghi ngờ, bạn nên gọi điện thoại trực tiếp cho ngân hàng hay công ty tín dụng để kiểm chứng.

Lời cuối:
Khoa học kỹ thuật ngày nay đem nhiều tiện lợi cho đời sống của chúng ta. Nhờ vào trương mục tín dụng và những thẻ mà chúng ta có thể mua sắm, ăn uống, mua xe hay mua nhà trả góp. Nếu không có chúng, khó lòng mà chúng ta để dành đủ tiền mua một chiếc xe để đi làm, kiếm sống, hay mua một căn nhà để ở, để che mưa, nắng. Tuy nhiên, kỹ thuật dù tân tiến đến đâu cũng có nhiều kẽ hở mà xã hội ngày nay dẫy đầy những kẻ gian luôn rình rập, lợi dụng những kẽ hở hay sự nhẹ dạ của chúng ta để làm chuyện bất chánh và trục lợi cho cá nhân họ. Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và đề phòng hạng người này để bảo vệ cho chính chúng ta.
Chúc các bạn một ngày vui và nhớ hãy luôn kiểm soát túi tiền của mình.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Xin coi chừng
Reply #6 - 09. Mar 2010 , 15:05
 

Báo động!

Tin tặc tấn công Email.  Làm sao đề phòng?

 

Đây là sự thật, tất cả những vị sử dụng email để chuyển tải những tin tức quan trọng cần chú ý. Tất cả quý vị thường xuyên sử dụng email, dù có làm việc cộng đồng hay không, quý vị có thể là mục tiêu tấn công của tặc Tàu và tin tặc Việt Cộng. Cách tốt nhất, quý vị phòng chống tin tặc để bảo vệ sự riêng tư của mình trước khi quá trễ. Có thể công việc làm ăn của quý vị bị chúng phát giác, có thể những thảo luận cần giữ kín của quý vị bị tiết lộ, có thể chi tiết ngân hàng, chi tiết chuyển tiền bị tin tặc biết được, v.v… Những biện pháp bảo vệ này, chỉ mất công chút ít nhưng không mất tiền mua, dù không đoan chắc có hiệu quả 100% nhưng ít nhất cũng là một rào cản làm nản lòng tin tặc.

Trần Đông, MSc.

 

Email bị tin tặc tấn công:

Cuối tuần trước, đó là lần thứ hai email của tôi bị tin tặc VC tấn công trong vòng một tháng. Và cuối tuần vừa qua, lần thứ hai trong vòng một tuần chúng lại tấn công vào email.  Lần đầu tiên, cuối tháng trước, chúng vào email và cho một lệnh để chuyển tất cả email tới một địa chỉ khác. Lần này, chúng phá hoại nhiều hơn, chúng thay đổi mật mã vào cả hai email, và cho vào một lệnh để chuyển mail đến một địa chỉ email khác. Kinh nghiệm hơin những lần trước hơn, chúng không chỉ gài lệnh chuyển, nghĩa là email vẫn vào hộp thư của tôi, nhưng đồng thời chúng cũng nhận được một bản để xem. Lần thứ ba giống như lần thứ hai, chúng đổi mật mã, cài lệnh chuyển email đến một địa chỉ email khác mà thôi.

Tôi có thể chắc chắn đây là tin tặc Việt Cộng. Thứ nhất, lệnh chuyển email được cài cho một người có tên theo mẫu tự Việt ngữ. Và vì một vài yếu tố khác không tiện tiết lộ ra đây, nên tôi có thể đoan chắc rằng đây là tin tặc Việt Cộng, không phải là hackers người nước ngoài.

Cuối tuần đi họp, được biết một số anh chị em hoạt động trong BCH CÐ cũng bị tin tặc phá. Chúng viết email thay cho anh bạn có tên abcedf@hotmail. com và chuyển email đến những người có tên trong Contact list của abcdef với nội dung bậy để khuấy rối.

Điều đó cho thấy mục tiêu tấn công là những vị trong Ban Chấp hành Cộng đồng Người Việt các nơi, các vị làm việc cho truyền thông Việt Ngữ, các vị giữ các chức vụ quan trọng trong các Hội đoàn Đoàn thể, Đảng phái chính trị, kể cả các doanh nhân khá tiếng tăm đều có thể là mục tiêu của tin tặc VC.

Tại sao tin tặc VC tấn công chúng ta? Chúng tấn công nhằm mục đích gì?

Theo tôi thấy chúng ta có thể phân tích mục tiêu của chúng như sau:

Mục đích chính trị:


- Chúng muốn tìm kiếm những tin tức liên quan đến các tổ chức đấu tranh trong nước và tại hải ngoại. Đây là nhiệm vụ chủ yếu.

- Chúng muốn tìm kiếm những tin tức liên quan đến công ăn việc làm của những nhân vật hải ngoại. Nếu những nhân vật này có liên hệ đền những người trong nước, chúng cố tìm những chứng cứ để khi cần thiết chúng sẽ bắt chẹt chúng ta hoặc người trong nước để làm công cụ cho chúng.

- Chúng muốn khuấy rối và vô hiệu hóa hoạt động của các nhân vật và đoàn thể hải ngoại

Mục đích kiếm tiền:

Chúng ta không loại trừ trường hợp nếu chúng có thể dò tìm những dữ kiện để chúng có thể móc của chúng ta, chắc chắn chúng sẽ không bỏ qua. Thí dụ chi tiết trương mục, chi tiết vào trương mục trên mạng, nếu chúng biết được, chúng sẽ dễ dàng vào trương mục để chuyển tiền đi nơi mà chúng muốn.

Tất cả quý vị thường xuyên sử dụng email, dù có làm việc cộng đồng hay không, tất cả đều nên học hỏi cách thức phòng chống tin tặc để bảo vệ sự riêng tư của mình. Có thể công việc làm ăn của quý vị bị chúng phát giác, có thể những thảo luận cần giữ kín của quý vị bị tiết lộ, có thể chi tiết ngân hàng, chi tiết chuyển tiền bị tin tặc biết được, v.v… Những biện pháp bảo vệ này không đoan chắc có hiệu quả 100% nhưng ít nhất cũng là một rào cản có hiệu quả làm nản lòng tin tặc.

Dù phá hoại hay kiếm tiền hay tiêu khiển, hành động tin tặc đều bị lên án.

Tính chất phạm pháp của tin tặc VC:

Do bản chất luôn muốn chà đạp và coi thường luật pháp, tin tặc VC và nhóm lãnh đạo của tin tặc đã lộng hành trong nước, học hỏi những kinh nghiệm đó, nay chúng đi vào sử dụng ở nước ngoài. Gần đây tin tặc Trung cộng đã phá hoại nhiều nơi, hiện nay tin tặc VC ra sức phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại, hai sự kiện này cho thấy chắc chắn tin tặc VC có phối hợp hành động với tin tặc Trung cộng và minh chứng cho sự kiện nhà nước và lãnh đạo đảng CSVN là chư hầu của CS Tàu, sẵn sàng cỏng rắn cắn gà nhà để bảo vệ vị thế chủ nô bóc lột nhân dân tận xương tuỷ và đàn áp dân chủ tự do trong nước.

Hành động xâm nhập email cá nhân hay email tổ chức, hội đoàn, đoàn thể hải ngoại mang những ý nghĩa xấu xa và phạm pháp như sau:

- xâm nhập email là trắng trợn chà đạp và coi thường luật pháp của quốc gia sở tại;

- xâm nhập email là vi phạm đời tư và tự do thư tín của người khác;

- xâm nhập email là chủ trương phá rối sinh hoạt cộng đồng người Việt hải ngoại, xâm phạm sự an sinh của cộng đồng người Việt hải ngoại, lãnh vực mà chính phủ nước sở tại luôn coi trọng và bảo vệ;

- đây là một minh chứng cho thấy chủ trương của CSVN là luôn gây khó khăn cho Cộng đồng hải ngoại, luôn coi Cộng đồng hải ngoại là thù địch;

Quốc gia nơi chúng ta cư ngụ có Cảnh sát quốc nội và quốc tế, có cơ quan tình báo, có những cơ quan bảo vệ quyền riêng tư và an sinh xã hội, các Công ty cung cấp dịch vụ email luôn muốn tìm kiếm những tay tin tặc quấy rối để lôi cổ ra trước ánh sáng công lý, vì những lý do này tất cả chúng ta cần chung sức đưa những tên tin tặc VC ra truy tố trước pháp luật.

Làm sao tin tặc vào máy hay vào email của chúng ta được?


Tin tặc có những chương trình hay những lệnh để phá mật mã, phá mật mã được chúng sẽ vào máy được, vào email được. Những nơi này dù được bảo vệ nhưng không được chặt chẽ bằng hệ thống an toàn của ngân hàng nên việc tấn công ngân hàng rất khó, trong khi tấn công email hay vào máy điện toán cá nhân dễ dàng hơn nhiều.

Những máy điện toán để chạy ngày đêm là những nơi dễ cho tin tặc tấn công nhất. Chương trình phá mật mã có thể chạy liên tục cho đến khi phá được mới thôi.

Những Windows không có mật mã hoặc không sử dụng chương trình diệt Virus và phòng chống xâm nhập là những Windows rất dễ bị tấn công.

Những emails có mật mã đơn giản, hay cài “nhớ mật mã” để mỗi khi vào email không cần đánh máy mật mã, đó là những mục tiêu rất dễ phá và tạo điều kiện cho tin tặc tấn công dễ dàng.

 

A- Cần làm gì để bảo vệ máy và Email?


Đối với máy điện toán và Windows:

1- Tắt máy:  Khi không sử dụng máy nên tắt máy. Vừa tiết kiệm điện, vừa tăng tuổi thọ của máy, vừa giảm bớt thời gian cho tin tặc tấn công.

2- Mật mã cho Windows: Windows phải có mật mã. Mỗi lần muốn vào chúng ta chịu khó đánh mật mã để vào. Mật mã phải được thay đổi ít nhất một tháng một lần.

3- Phòng chống bằng Windows: Windows phải có cài Firewall, cài chương trình diệt Virus cập nhật nhất (updated) và các loại phòng chống căn bản khác.

4- Cắt Internet: Khi không cần xài Internet rút dây nối Internet hay cắt đường nối Internet hay disable Internet. Khi cần sử dụng thì nối lại.

5- Sử dụng Hard Drive rời: những tài liệu quan trọng nên chứa vào Hard Drive rời, khi nào sử dụng chỉ cần gắn dây vào máy, khi không sử dụng thì rút dây ra. Hiện nay loại Hard Drive cầm tay rất nhỏ, bằng bàn tay, dày 10 ly, rất nhẹ, rất rẻ, sức chứa lại cao (80 Úc kim mua được 320Gb), chỉ cần một sợi dây USB gắn vào bất cứ máy điện toán nào. Tôi sử dụng 3 loại Hard Drive để chứa những tài liệu riêng nhau và chỉ gắn vào cần dùng. Trong máy không có tài liệu nào quan trọng cả.

 

B- Những bước cần thực hiện ngay khi đọc email này:


I- Ðặt Username & Password (nếu đã có Unsername khi log-in xin xem mục )

1-    In bản tin này ra một bản

2-    Tắt email và application đang đọc này. Tắt tất cả các Windows đang mở, ngay cả Internet Explorer.

3-    Lấy một tờ giấy và cây viết để ghi chú

4-    
Ðặt mouse ngay Start, right click (click nút mouse bên tay phải), click Explore.

5-    Ngay trên Windows đang mở là C:\Document and Settings…, right click vào My Computer, click Manage.

6-    Click Local Users and Groups. Click Users. Một Windows mở ra.

a.     Ở Username: đặt một tên (ghi vào giấy. Cần ghi cho đúng).

b.     Ở Password: chọn một password ít nhất 8 mẫu tự. Password này sẽ phải thay đồi thường xuyên nên cần chon Password sao cho dễ nhớ (ghi vào giấy. Cần ghi cho đúng).

c.      Ở Confirm Password: đánh máy lại password.

d.     Click Create. Click Close.

7-    Click Start, click Log off. Chờ đến khi Windows logg off xong.

8-    Click vào Icon có Username ở mục 6a bên trên. Ðánh máy Password vào ô trống bên dưới. Click vào mũi tên ngang  Ú. Windows sẽ được log in.

CHÚ Ý: Nếu quý vị không tự tin sẽ làm được đúng nên nhờ người giúp vì nếu máy chưa có Username, quý vị ghi Username hay Password sai, quý vị sẽ không vào máy được.

 

II- Kiểm soát lại email & điều chỉnh Password:


Vì khuôn khổ hạn chế chúng tôi chỉ lấy thí dụ cho 3 loại email: Google, Yahoo và Hotmail mà thôi. Phần này quý vị sẽ kiểm soát lại email của mình để ghi lại những phần cần nhớ đề phòng trường hợp password bị tin tặc thay đổi không thể log-in vào email được hoặc email thay đổi nhưng bị quên và không log-in được.

Trước khi thực hiện phần này quý vị cần có ít nhất là 2 emails để sử dụng. Một email dùng cho công chúng, email này được quảng cáo nhiều nơi, là mục tiêu của tin tắc. Và một hay hai emails khác để sử dụng trong trường hợp cần lấy lại password hay những chuyển những tin tức quan trọng.

 

GOOGLE
 
1- click Settings.

2- click General. In ra giấy để lưu.

3- click Accounts and Imports. Click Google Accont Settings. Click Change password recovery settings. Ðánh máy password vào. Click Verify. Một Windows mới mở ra.

4- Xem phần email. Phần này ghi tên email của quý vị khi cần lấy password lại. Cần ghi 2 hay 3 emails vào nơi này. Xong, click save.

5- Click vào Change Password để đổi Password. Ðánh máy Password mới, đánh máy Password mới một lần nữa để xác định. (Xem mục C để tạo một Password vững chắc). Click Save.

6- Ghi vào giấy Password mới. Ðóng Windows này.

7- click Forwarding &POP/IMAP. Xem Forward a copy of incoming mail to, cần xem kỹ không có tên email lạ ở mục này. Nếu có ghi vào giấy tên email lạ này, xóa bỏ, rồi click vào Disable forwarding. Click Save. Ðóng windows.

YAHOO

1- click Options. Click Mail Options.

2- click Account Information.

3- click Update your Information (In ra giấy để lưu). Email 1 và email 2 là email mà khi quên password, khi được yêu cầu, Yahoo sẽ gửi email với cách reset password đến địa chỉ email này. Tất cả những chi tiết này đều cần để yêu cầu Yahoo giúp đỡ.

4- click Update Password reset info. Email 1 và email 2 là email mà khi quên password, khi đưọc yêu cầu, Yahoo sẽ gửi email với cách reset password đến địa chỉ email này.

5- click Change your Password. Ðánh máy vào Password hiện dùng. Ðánh máy Password mới, đánh máy Password mới một lần nữa để xác định. (Xem mục C để tạo một Password vững chắc). Click Save.

6- Ghi vào giấy Password mới. Ðóng Windows này.

7- click POP & Forwarding. Click Setup or edit POP & Forwarding. Cần xem kỹ không có tên email lạ ở mục này. Nếu có ghi vào giấy tên email lạ này, xóa bỏ, rồi click vào Web & POP Access. Click Save. Ðóng windows.

HOTMAIL
1- Click Options. Click More Options.

2- Click View and edit your personal information. Click Registered information. Nếu cần thì nên thay dổi cho đúng, xong nên in ra giấy để lưu. Click Save.

3- Kiểm soát phần Password reset information. Chỗ Password, click Change. Ðánh máy vào Password hiện dùng. Ðánh máy Password mới, đánh máy Password mới một lần nữa để xác định. (Xem mục C để tạo một Password vững chắc). Click Save.

4- Chỗ Alternate e-mail address cần xem lại đúng hay không. Nếu cần thay đổi thì click Change để thay đổi. Ðây là nơi khi xin password Hotmail sẽ gửi email tới để cho biết password mới.



Billing information

Cả 3 công ty email này, hotmail là công ty có độ an toàn yếu nhất.   

III- Tạo một Password vững mạnh:


Một Password vững mạnh (strong) là một Password khó phá. Hiện nay cả Hotmail, Yahoo, Google đều cho phép chúng ta dùng password dài. Password là tiền đồn, nếu tin tặc phá được password, tất cả tin tức trong email đều có nguy cơ bị lấy trộm và email của chúng ta có nguy cơ phải bị huỷ bỏ. Do đó việc xây dựng tiền đồn vững mạnh là điều quan trọng số một.

Sau đây là một số nguyên tắc:

1-    Password phải dài, ít nhất phải có 12 mẫu tự và số (chracters and numbers) trở lên. Lý tưởng là 20 chữ - số tổng cộng. Càng dài tin tặc càng phải mất nhiều thời gian hơn để phá. Thời gian phá tăng theo cấp số nhân so với chiều dài của Password.

2-    Password phải gồm cả mẫu tự và số. Chữ gồm cả mẫu tự đầu như a b c, mẫu tự giữa như m n o và những mẫu tự cuối như x y z. Số phải gồm những số đầu, giữa và cuối.

3-    Mẫu tự phải gồm cả mẫu tự hoa (upper case) và mẫu tự thường (lower case)

4-    Một thí dụ: Password của tôi là Paris29Rome58LeCair e. Ðể dễ nhớ, tôi ghi Password ngoải sổ tay, và ngoài giấy để trước máy vi tính. Mỗi tuần đổi một lần. Có tuần dùng Paris29LeCaireRome5 8, có tuần chỉ thay đổi số, có tuần thay đổi thành phố khác. Còn số là số tuổi của con trai tôi và của tôi, v.v… Mục đích là tạo một cái gì đó logic một chút để dễ nhớ.

5-    Nguyên tắc trên sử dụng cho cả Password của Windows và Password của email.

6-    Mỗi một hay hai tuần phải đổi Password một lần.

 

C- Backup lại tên email trong Contact list:


Tin tặc sử dụng email của quý vị, lấy tên tất cả những người quen của quý vị có tên trong Contact list để gửi ra những bản tin có lợi cho chúng và có hại cho quý vị. Một người bạn của tôi năm rồi đã bị tin tặc lấy hotmail của chị gửi đi bản tin cho tất cả bạn bé quen biết yêu cầu gửi tiền gấp vì chị đã bị mất hết giấy tờ đang đi du lịch ở Hy Lạp nay không có tiền trở về. Anh bạn abcdef của tôi tuần qua Hotmail của anh cũng bị tin tặc lấy Conatct list và gửi đến nhũng người quen các tin tức không cần thiết.

Do đó, ngay bây giờ, quý vị hãy:

1-    click vào Contact của email mình, export conact list này qua dạng Outlook, save vào một chỗ nào đó bằng cái tên mình chọn.

2-    open hồ sơ này. Microsoft Excel sẽ mở Conatct list này. Kiểm soát lại chắc chắn. Xong trở về Conact list trong email, hightlight toàn bộ tên. Delete hết tất cả các tên này.

3-    Mỗi khi cần một tên nào đó, đành phải mở Excel lên rồi copy email ra paste vào email.

 

D- Một số biện pháp khác để hỗ trợ:


1- Password: Không cài nhớ password, chịu khó đánh máy mật mã vào máy mỗi khi cần mở email. Mật mã phải thay đổi một tháng hay nửa tháng một lần. Thí dụ thay đổi Mật mã Windows tuần 1 thì thay đổi mật mã Email tuần 2. Xen kẻ như vậy. Sử dụng password mạnh cho máy tính và cho emails. Cần thay đổi thường xuyên.

2- Mỗi ngày cần kiểm Settings của email:

a- Đối với Yahoo: xem B Yahoo 7 để biết chắc là email của mình không bị chuyển đi nơi khác.

b- Đối với Google: xem B Google 7 để biết chắc là email của mình không bị chuyển đi nơi khác.

c- Đối với Hotmail: xem B Hotmail 4 để biết chắc là email của mình không bị chuyển đi nơi khác.

3- Mỗi người cần sử dụng 2 hay 3 emails khác nhau.

a- Email sử dụng cho những dịch vụ tối quan trọng cần thay đổi mật mã liên tục mỗi tuần một lần.

b- Email sử dụng cho những dịch vụ quan trọng: thay đồi mật mã thường nhưng không cần mỗi tuần một lần. Một tháng hay hai tuần một lần cũng tạm an toàn.

c- Email sử dụng cho những dịch vụ công cộng: giao tiếp công chúng, vào các web site, vào blogs hay những nơi như facebook, skype, Paltalk, ... Emails sử dụng cho những dịch vụ này không cần độ an toàn quá cao.

Cần có sổ để bàn ghi những mật mã đang sử dụng. Cần ghi lại những chi tiết cần thiết để khi quên mật mã, mình có thể xin mật mã được.

4- Sử dụng Outlook:

Chúng ta cần làm quen hay học cách sử dụng Outlook. Cách an toàn nhất là sử dụng Outlook với những biện pháp sau đây:

a- Chuyển tất cả các mails vào email tới Outlook. Outlook tự động xoá mail trong email.

b- Hồ sơ Outlook cần nằm ngoài Hard Drive cầm tay. Khi không sử dụng chúng ta rút dây ra.

c- Với Outlook, chúng ta có thể soạn mail sẵn khi không on-line. Khi nào on-line chúng ta gửi mails đi một lượt.

d- Cài đặt sao cho Outlook lấy mails từ email của chúng ta vào máy. Mỗi ngày hay mỗi vài ngày, chúng ta cần chuyển tất cả những mail trong máy sang Hộp thư trong Hard Drive rời.

5- Sử dụng Hard disk cầm tay:

Máy và Email có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Cách an toàn nhất là luôn đặt trong tình trạng máy bị trục trặc bất ngờ và mất tất cả tin tức. Vậy chúng ta cần ngăn ngừa ra sao?

a- sử dụng Hard disk cầm tay. Hiện nay Hard disk cầm tay loại nhỏ bằng bàn tay, nối máy vi tính bằng dây USB, giá rất rẻ, chỉ 80AUD một hard disk 320Gb nhẹ vài trăm grams. Chúng ta save tất cả tài liệu vào một hay hai ba hard disk loại này (Hard disk trong máy để trống, chỉ chưa những tài liệu phó bản, nếu bị đánh cắp hay bị mất cũng chẳng sao).

b- email và tất cả tài liệu quan trọng đều giữ trong hard disk này. Chúng ta set up Outlook để Outlook save mail vào Hard disk cầm tay và chuyển thói quen làm việc với Outlook hơn là làm việc với Yahoo, Google trực tiếp.

 

6- Email bị chặn giữa đường:

Email của chúng ta có thể bị tin tặc chặn giữa đường. Một số email của chúng ta không tới được tay người nhận. Để bảo đảm đường dây liên lạc được tốt chúng ta cần tập lại thói quen trả lời sau khi nhận email cá nhân. Chỉ cần trả lời ngắn gọn: “Noted”, “Đã nhận”, ... để người gửi biết rằng email đã tới tay người nhận. Có rất nhiều emails của tôi gửi đi, khi hỏi lại mới biết trong cùng một mail list một số người không nhận được email trong khi một số người khác lại nhận được. Do đó việc trả lời giúp người gửi yên tâm và cũng là cách xác nhận email đã tới tay để người gửi được an lòng.

 

E- KẾT LUẬN:


Võ quýt dày có móng tay nhọn. Không có biện pháp nào là an toàn vĩnh viễn. Tất cả các biện pháp trên đây chỉ làm khó tin tặc và hoàn toàn không có nghĩa là tin tặc không xâm nhập được email của chúng ta. Chúng sẽ xâm nhập được, nhưng không còn dễ dàng nữa. Khi mà tất cả chúng ta đều sử dụng password mạnh, thay đổi thường xuyên và với sự cảnh giác cao độ như đã trình bày ở trên, chắc chắn tin tặc sẽ chẳng thu được lợi ích gì đáng kể sau khi mất cả hai ba ngày để phá password của một email. Khi ấy chúng sẽ xoay sang biện pháp khác.

Ðiều quan trọng là dù bất cứ tình huống nào, khi biết được email của tin tặc, hãy gọi hay email cho Google hay Yahoo và các cơ quan chức năng khác báo cho họ biết địa chỉ email của tin tặc sử dụng để họ tìm ra ngay cái máy điện toán đã sử dụng email này. Ðối với chúng ta, nhiều lắm chúng ta chỉ có thể biết tên IP nhưng không biết IP đó ở địa chỉ nào, các cơ quan chức năng sẽ làm được chuyện này giúp chúng ta. Và đó cũng là cách để giữ gìn sự an toàn cho xã hội tốt đẹp nơi chúng ta sinh sống, những nơi này phải hoàn toàn miễn nhiễm với những thói tính xấu xa, tội ác và thủ đoạn phá hoại của Cộng Sản.

Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được chút ít cho quý vị thường xuyên sử dụng email.

 

Melbourne ngày 8-3-2010


DONG TRAN
VAN KHO THUYEN NHAN VIET NAM
ARCHIVE OF VIETNAMESE BOAT PEOPLE
www.vktnvn.com ;     
+61 403 578 467      403 578 467 (Australia only)
Other email: dongtran.vktn@ gmail.com
Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra