Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - 19-6 Ngày Quân Lực VNCH  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
19-6 Ngày Quân Lực VNCH (Read 9328 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
19-6 Ngày Quân Lực VNCH
19. Jun 2007 , 19:23
 
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2007 , 19:36 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #1 - 19. Jun 2007 , 19:25
 
Đặng-Mỹ wrote on 19. Jun 2007 , 19:23:



không  mở  được . Cry
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2007 , 19:26 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #2 - 19. Jun 2007 , 19:37
 
nguyen_toan wrote on 19. Jun 2007 , 19:25:
không  mở  được . Cry


Cám ơn Anh cho biết. My đã sửa lại Ok rồi  Wink


Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa  - 19 tháng Sáu 1973 tại thủ đô Sài Gòn



Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2007 , 19:37 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #3 - 19. Jun 2007 , 19:58
 
Đặng-Mỹ wrote on 19. Jun 2007 , 19:37:


Cám ơn  Mỹ   rất  nhiều  ,đã  xem được .Nhớ lại  năm đó ,tôi phải  trở  thành  An ninh  chìm  trên  khán  đài B
Cuộc diễn binh  năm 73  ,trên đường Trần hưng  Đạo  .

Người  xướng  ngôn  viên  trong lễ  Duyệt Binh  ...hiện còn  lại ở  Quê nhà.Cũng là  xướng ngôn viên chính của đài phát thanh Quân đội .Và  không ai  ngờ  ,người xướng ngôn viên đó  chính là  nhân vật Bác  Tám  trong chương trình gia đình  Bác  Tám ,mỗi trưa  trên đài phát thanh Sàigon .
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2007 , 20:08 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #4 - 20. Jun 2007 , 20:57
 
nguyen_toan wrote on 19. Jun 2007 , 19:58:
Cám ơn  Mỹ   rất  nhiều , đã  xem được . Nhớ lại  năm đó , tôi phải  trở  thành  an ninh  chìm  trên  khán  đài B
Cuộc diễn binh  năm 73 , trên đường Trần hưng  Đạo  .

Người  xướng  ngôn  viên  trong lễ  duyệt Binh  ...hiện còn  lại ở  quê nhà, cũng là  xướng ngôn viên chính của đài phát thanh Quân đội . Và  không ai  ngờ , người xướng ngôn viên đó  chính là  nhân vật Bác  Tám  trong chương trình gia đình  Bác  Tám, mỗi trưa  trên đài phát thanh Sàigòn .


Anh Năng ơi ,

Cám ơn anh cho thêm những tin lý thú như thế  !  Wink
My mang lên cho cả nhà xem mà chính My chưa có thì giờ xem đó anh  Tongue

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #5 - 20. Jun 2007 , 21:05
 
Đặng-Mỹ wrote on 20. Jun 2007 , 20:57:
Anh Năng ơi ,

Cám ơn anh cho thêm những tin lý thú như thế  !  Wink
My mang lên cho cả nhà xem mà chính My chưa có thì giờ xem đó anh  Tongue



Xin bổ  túc thêm .Đa  số  những  nhân vật  chính trong gia đình Bác Tám  đều  còn lại ở  VN  .
như  Ông Chín Đờn Cò  , bà  Năm  Trầu , Lành  ,chỉ  duy nhất nhân vật  nữ  Hiền  ,hiện định cư ở  Texas . 2  tác giả luân phiên  viết câu chuyện "Gia đình Bác Tám  "  ,1  đã chết  ở VN  , một  hiện đang định cư ở Bắc Cali  .
Back to top
« Last Edit: 24. Jun 2007 , 13:29 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #6 - 24. Jun 2007 , 13:28
 
Chào  Vĩnh biệt Trung tướng  Nguyễn chánh Tín

Tin  tức  từ Nam Cali   cho biết  cựu Trung tướng Nguyễn chánh Thi  vữa giã từ  Cõi Trần  vào  chiều thứ bẩy  23/6 theo giờ  Nam Cali  hưởng thọ 85 tuổi .

Cựu Trung tướng  Nguyễn  chánh  Thi  ,từng  đảm nhận chức Tư lệnh Sư Đoàn Nhẩy  Dù  .  Vào năm  1960  Trung tá  Nguyễn chánh Thi  đã  làm cuộc đảo chánh  cố Tổng thống Ngô đình Diệm nhưng thất  bại , ông chạy  trốn  sang  Campuchia .
Một  thời sau  ,ông trở  về  nước  năm 1966 để  làm Tư lệnh  Quân đoàn I -kiêm Quân khu  I  . Sau vụ nổi loạn tại  miền Trung , một lần nữa  ,ông thất bại ,mất chức Tư lệnh Quân đoàn I .

Sống tại Hải ngoại,ông có  viết  một cuốn hồi ký  , và được nhiều  người ủng hộ .

 trước mất mát lớn này ,xin  cầu nguyện hương hồn cố Trung tướng Nguyễn chánh Thi  Sớm về Cõi Niết bàn .

ý  nguyện cuối cùng   của cố Trung tướng Nguyễn chánh Thi , muốn  có lễ  an táng rất đơn giản .
Back to top
« Last Edit: 24. Jun 2007 , 14:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #7 - 12. May 2010 , 23:54
 
Mời cả nhà vào link dưới đây xem nhiều hình ảnh hay, kỷ niệm, những ngày các anh lính VNCH đã từng tham dự...trước kia...đầy đủ các binh chủng...

...


http://teolangthang.blogspot.com/2009/08/nhung-hinh-anh-mot-thoi-chinh-chien-cua...
Back to top
« Last Edit: 12. May 2010 , 23:55 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #8 - 13. Jun 2010 , 23:17
 
MỪNG NGÀY QUÂN LỰC MỪNG NGÀY CỦA CHA        

Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt. Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.

BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH


Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

Happy Father's Day
Mừng Ngày Của Bố
Mừng ngày Quân Lực 19/6/2010

Hai Le
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #9 - 14. Jun 2010 , 14:55
 
NGƯỜI   LÍNH  VÀ   LÁ   CỜ 
                                    LÊ HOÀNG  LAN NGƯỜI VỢ LÍNH NĂM XƯA


Tối  nay tình cờ  đọc  được  mẩu tin  :
    THƯ MỜI THAM DỰ  LỄ  THƯỢNG KỲ
Để vinh danh quân lực VNCH 
và tưởng niệm Quân Dân Cán Chính VNCH  đã hy sinh vì Tổ quốc

    Trân trọng kính mời quý vị tham dự lễ thượng kỳ  sẽ  được tổ chức vào ngày  19 – 6 -  năm  2010
lúc 12  giờ  tại địa điểm 83  Rue Edouart  Tremblay  94400  Vitry  sur  Seine
                   Hội Ái hữu người Việt tỵ nạn Val de Marne
                    Hội hải quân  Hàng hải VNCH  tại Pháp

          Tự nhiên trong lòng tôi chợt dâng lên niềm xúc cảm  dạt dào  !  Vâng , đã hơn một năm nay ,  ngày lễ Thượng kỳ tại Pháp  như đã bị chìm sâu  vào  vùng  bóng tối . Không ai nhắc nhở , không ai dòm ngó tới  . Tất cả mọi người , vô tình hay cố ý  đã quên đi một việc làm có ý nghĩa nhất  trong kiếp đời tỵ nạn lưu vong  này  !

          Chúng ta đã can đảm giữ vững lễ thượng kỳ quốc gia hơn năm năm  dài . Tại sao trở thành  dở dang  ?  Tại sao  lại chôn vùi vào vùng dĩ vãng ?   Lỗi ấy do ai ?  Những con người vô trách  nhiệm ?  Những  cá nhân hèn  mọn chỉ biết có ta ?  Những cái tôi ích kỷ  đặt quyền lợi riêng tư  lên  trên hết mọi  sự ? Không nhớ gì  nữa  đến  quê hương  đất tổ   ,  đến linh hồn của  dân tộc ? Lá cờ thiêng liêng ấy không thể để  bị triệt tiêu  .  Lá cờ  vàng không là của  Nền Đê Nhất  cộng Hòa  cũng không phải  là của Đệ nhị cộng Hòa  , mà là của chung của  một quốc  gia  từ  đời vua  Hùng  , từ đời  Trưng Triệu , của dòng giống Tiên rồng   cho đến ngày hôm nay  . Không ai có quyền viện  lý lẽ này hay lý do nọ  để dẹp đi những buổi lễ thượng kỳ !

      Lễ Thượng kỳ phải được   tổ chức  thường xuyên  để giữ vững khí thế   của người Việt  Nam tỵ nạn chống cộng Sản . Nếu không còn lễ thượng kỳ  nữa chúng ta sẽ trở thành những kẻ  vô lương tâm , sống ích kỷ  trên xương máu của  bao người chiến sĩ đã  hy sinh mạng sống  của  bản thân cho tổ quốc  .

          Năm  xưa trong những trạn đánh lịch sữ , Người lính can đảm  cầm lá cờ chay lên phía trước , sẽ có bao  nhiêu   bạn bè đồng ngũ   dũng cảm nối tiếp chạy  theo phía sau ! Những người lính đã chiến đầu dưới lá quốc kỳ, Những người lính ấy sẵn sàng  chết dưới lá quốc kỳ , người này  gục ngã sẽ có kẻ khác  thay thế  Họ quên thân mình để bảo vệ lá cờ   thiêng liêng . Lòng can đảm chính là  yếu tố quyết định sự chiến thắng . Mỗi một con người  đều có một vai trò . Đừng có xem khinh vì thiếu ý thức  . Nhất là ý thức về chính trị  . Người đảng viên một chính đảng chưa thông hiểu được chữ chính trị và vai trò của mình  Người chỉ huy không ý  thức  được vai trò  chỉ huy . Đàn kiến làm việc siêng năng vì có kỷ luật  Chúng ta nên bắt chước đàn kiến làm việc siêng năng cần cù và có kỷ luật  trên mọi phương  diện !
Đã hơn một năm nay , ngày lễ Thượng kỳ lại được tổ chức  NHƯNG việc này có được  mãi mãi hiện  diện ???  Hay chỉ  chóc lát cho ngày  Quân Lực 19 – 6 ??? Sau đó lại chìm khuất  vì những  tranh dành  , tự ái ??? Hãy cố gắng gìn giữ lấy buổi lễ thượng kỳ  ,  hãy làm dấu móc cho người người tìm đến  . hãy  cùng nhau  ngồi lại với nhau . Quên đi những riêng tư cá nhân bé nhỏ  hèn mọn  . Đừng huyênh hoang tự đắc  CÁI TÔI  quá lố  , khi chưa làm nên việc gì   Hãy nghỉ đến những công tác có lợi ích chung cho  tất cả mọi người và quê hương , Trong chúng ta  hẳn quý vị còn nhớ câu nói / chúng ta đừng hỏi Tở Quốc đã làm gì được cho ta , Mả hãy tự hỏi : Chúng ta đã làm gì cho Quốc Gia Dân Tộc . / .

                           
PARIS  13  6  - 2010
       
      LE THI HOÀNG LAN   Ngươì Vợ lính năm xưa

       

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #10 - 16. Jun 2010 , 21:14
 
 
BÂY GIỜ ANH Ở  ĐÂU


( Nhớ 19/6 Vang bóng một thời)

Anh ở đâu hởi đoàn quân năm cũ?
Anh về đâu trong khói lửa mịt mù,
Đại lộ đó âm vang từng nhịp bước,
Những chàng trai kiêu hãnh trước đạn thù!
           Anh ở đâu khi đất trời đảo ngược?
           Bước cô đơn ngơ ngác giữa trùng vây,
           Giữa đồng đội bàng hoàng không hiểu được:
           Bao máu xương rên xiết khóc một ngày!
Anh ở đâu khi đường về không thấy?
Đâu hào sâu? đâu chiến lũy đầm lầy...
Đâu ngập ngụa khói bom đêm không ngũ,
Tiền đồn cao heo hút nẽo chân mây!
           Anh về đâu gã bại binh thất thủ?
          Giữa vết dao đâm lén hận thiên thu,
          Giữa đôi mắt quằng thăm bao đồng đội:
          Hỏi vì sao? Anh như kẻ đui mù!
Anh về đâu những bước chân mệt mõi?
Hẵn về trong tủi nhục kiếp tù đày...
Hẵn gầy guộc đếm ngày qua bóng tối,
Hẵn thê lương gặm nhắm nỗi chua cay!
         Anh ở đâu đoàn hùng binh năm ấy?
        Phương trời Âu hay góc bể chân mây...
        Đang nén lệ tìm quên bên rượu đắng...
        Hay buồn tênh lạc lõng đếm tháng ngày?
Anh ở đâu và biết về đâu nữa?
Giòng thời gian tàn nhẫn tựa cơn mưa...
Đã vội xóa đã tàn phai mái tóc,
Đêm từng đêm khắc khoải nói sao vừa?
        Anh ở đâu hởi người muôn năm cũ?

Cư-Nguyễn.16/06/2010.SG.

Back to top
« Last Edit: 16. Jun 2010 , 21:15 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #11 - 17. Jun 2010 , 23:52
 
Mừng ngày của Cha
 
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng]tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.
 
Bố tôi  người lính VNCH

 
Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
 
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
 
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
 
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
 
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
 
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng  suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
 
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
 
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
 
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
 
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
 
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
 
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
 
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
 
“Này Tammy”
 
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
 
“Bố thương con nhiều.”
 
“Con cũng thế. I Love You!”
 
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
 
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
 
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
 
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
 
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
 
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
 
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
 
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
 
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
 
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
 
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
 
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
 
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
 
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
 
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
 
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
 
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.
 
Happy Father's Day
 
Mừng Ngày Của Bố
 
Mừng ngày Quân Lực 19/6/2010

Back to top
« Last Edit: 17. Jun 2010 , 23:53 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #12 - 20. Jun 2010 , 12:02
 

Mừng Ngày Quân Lực Tại San Diego


Nhóm Phóng Viên HNPD        


...


Mời xem Utube do chiến hữu Quý Dù thực hiện

http://www.youtube.com/user/HaiNgoaiPhiemDam#p/u/0/dK2hhYd8D-w


Hình ảnh do NAG Lâm Tiến Dũng cung cấp
Kính mời quý niên trưởng , các anh, các chị vào xem những hình ảnh buổi lễ Ngày Quân Lực V.N.C.H. được tổ chức tại Colina Park San Diego sáng nay ( 19-6-2010 )

http://picasaweb.google.com/lamtiendung0/NgayQuanLucVNCH1962010?authkey=Gv1sRgCM...



Mời xem slide show do alpha Nguyễn Ngọc Tuấn cung cấp:

http://picasaweb.google.com/Hai.Tran18/20100619?authkey=Gv1sRgCJnjrqnO5by6Rw#


Mừng Ngày Quân Lực Tại San Diego_Nhóm Phóng Viên HNPD

Ngày Quân Lực đã được Tập Thể Cựu Chiến Binh QLVNCH tại San Diego cử hành với tinh thần huynh đệ chi binh, thân mật ấm cúng lúc 11:00AM ngày Thứ Bảy tại Công Viên Colina. Đông đảo các cựu quân nhân Hải Lục Không Quân, các binh chủng Nhảy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Pháo Binh, Biệt Kích 81, Cảnh Sát Quốc Gia, Điạ Phương Quân, Nghiã Quân…và gia đình hân hoan đến chung vui, hàn huyên thân mật. (thêm Utube và hình ảnh)

...



Hội cựu SVSQ Trừ bị được đề cử lãnh trách nhiệm tổ chức Ngày Quân Lực, đã làm hết sức mình phối hợp với các hội đoàn quân đội và dân sự để hoàn tất việc tổ chức một cách tốt đẹp. Sau phần nghi lễ Chào Quốc Quân Kỳ và Mặc Niệm rất trang trọng, anh Nguyễn Phi Hùng, Hội Trưởng, Trưởng Ban Tổ chức đã ngỏ lời chào mừng và kể lại quá trình lịch sử của Ngày Quân Lực và không quên cảm ơn sự góp sức cuả anh em CQN và gia đình để có được ngày hôm nay, sau đó các diễn giả khác là NT Cổ Tấn Tinh Châu, ông Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Văn Lực, Trần Đức Hiền LHTT VAYA, lần lượt nóì chuyện về ý nghiã ngày quân lực và mong mỏỉ anh em CQN đến với nhau với tinh thần còn sức, còn làm.

...


Ngày nay những người lính không còn xe, tăng, chiến hạm, chiến đấu cơ, nhưng họ có những vũ khí sắc bén hơn để đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam bằng tinh thần đoàn kết , liên hoàn phối hợp với giới trẻ sử dụng vũ khí truyền thông mạnh mẽ và vô cùng lợi hại là internet để thông tin cho đồng bào trong nước và nêu cao chính nghiã cờ vàng.

...


Cựu thuyền trưởng thương thuyền kiêm hoạ sĩ Richard DeRosette và cựu chiến binh Eddie Martinez thuộc Chapter 472 đã tự hào phục vụ và chiến đấu tại VN và họ cho mình như có cái duyên với dân tộc Việt và rất quý tình bạn giưã các cựu chiến binh Mỹ. Việt. Nhận lời mời cuả Ban Tổ Chức, ông Lê Phục Thuỷ đến với tính cách cá nhân và không đại diện cho HHNV. Anh Nguyễn Hùng, đại diện Văn Phòng Cảnh Sát Đông Dương cũng hiện diện tại buổi lễ.

...


Năm nay cũng xuất hiện một gian hàng cuả Tập Thể Cựu Chiến Binh triển lãm các hình ảnh, kỷ niệm xưa cũ cuả đời binh nghiệp.

...


Các anh em CQN và gia đình dã dùng bưã cơm thân mật ngon miệng do các chị vợ lính nấu nướng, khoản đãi và thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc do các ca sĩ dễ mến và tài năng cuả Ban Sóng Nhạc tận tình biểu diễn. Một khi đã hoạt động chung với nhau anh em cựu quân nhân đã nhận ra là không một tổ chức nào có thể giữ tính cách độc lập mà tồn tại được lâu dài, mà cần có sự phối hợp, đồng lao, cộng khổ trong tinh thần hoà đồng, dân chủ, hiểu biết và thương yêu lẫn nhau.
Nhìn vào người ta nhận thấy một khối đồng đảo hơn 250 CQN và gia đình đã đến với nhau để mừng ngày truyền thống cuả những người một thời đã mặc áo lính và những người vợ đã cùng chồng chịu gian khổ trong chiến tranh cũng như trong lao tù đã diù dắt con cái vươn lên trên vùng đất mới đày hưá hẹn cho tương lai. Cùng hẹn nhau sang năm gặp lại.

HNPD
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #13 - 02. Aug 2010 , 00:11
 


 
Việt Nam



Trên Mười Ngàn Người Dự Đại Nhạc Hội ‘Cám Ơn Anh Kỳ 4’, Bày Tỏ Lòng Biết Ơn Các Anh Thương Binh Và Tử Sĩ VNCH


GARDEN GROVE (VB) - Trên mười ngàn người gồm các cựu Quân Dân Cán Chính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đại diện các đoàn thể, tổ chức, hội đoàn, các vị dân cử, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đồng hương Việt tị nạn đã tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," do Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ VNCH cùng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, với sự yểm trợ của nhiều hội đoàn, và các cơ quan truyền thông hải ngoại,  tổ chức tại Sân Vận Động Trường Trung Học Bolsa Grande thuộc Thành Phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 1-8-2010.
Chương trình bắt đầu đúng vào lúc 12 giờ trưa, với phần rước Quốc Quân Kỳ VNCH vào trước lễ đài để cử hành nghi thức chào quốc kỳ và hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn tiền nhân dựng nước và giữ nước, tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ quân dân cán chính VNCH đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa xâm lăng của CS Bắc Việt, do ông Nguyễn Đình Khuôn điều hợp.
Phái đoàn gồm vài chục chiếc xe mô tô của Câu Lạc Bộ Motors của Luật Sư Đỗ Phủ đã diễn hành qua trước khán đài để chào mừng quan khách và khán giả. Trong dịp này, đại diện cho Câu Lạc Bộ, LS Đỗ Phủ cũng đã trao cho Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội ngân phiếu $12,000 đô la hiến tặng vào quỹ cứu trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH.
Cựu Nữ Trung Tá QLVNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, 83 tuổi, Chủ Tịch Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ IV," trong phần phát biểu khai mạc, đã nói rằng, "Mỗi lần tổ chức Đại Nhạc Hội là mỗi lần chúng tôi đón nhận biết bao nhiêu ân tình của quý vị đã nồng nhiệt gửi tiền đóng góp cho anh em Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, thể hiện tấm lòng rộng mở trước những mảnh đời oan trái đầy tủi nhục với những thương tật mà an hem đang phải gánh chịu cho đến cuối đời. Hành động đó chứng tỏ rằng chúng ta không quean ơn các an hem Thương Binh và Tử Sĩ đã hy sinh cho chúng ta được sống an lành cho đến ngày hôm nay."
Bà Hạnh Nhơn nhân đó cũng đọc lá thư của một Thương Phế Binh gửi ra từ Sài Gòn ngày 26 tháng 7 năm 2010. Lá thư có đoạn viết rất cảm động rằng, "Nhờ sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại đã kịp thời hồi phục cuộc sống nhiều cay nghiệt khó khăn dành cho an hem Thương Phế Binh." Bức thư cũng bày tỏ niềm biết ơn sâu xa đến sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại.
Cựu Trung Úy VNCH Trần Thi Vân, người đã vận động thành lập Hội  Thương Phế Binh VNCH từ những năm đầu thập niên 1980s tại Nam Cali, thay mặt các anh em Thương Phế Binh trong và ngoài nước phát biểu nói lên lòng cám ơn đồng hương đã giúp đỡ từ bấy lâu nay.
Thay mặt cho giới trẻ Việt Nam, ông Ngô Thiện Đức đã phát biểu với lời lẽ chân thành, trong đó có đoạn ông nói rằng, "Vinh dự cho giới trẻ để được nói lên lòng biết ơn sâu xa của giới trẻ đối với những người đã hy sinh cho chúng ta được sống." Ông đề nghị giới trẻ hãy ủng hộ bằng cách dành tất cả số tiền làm được trong ngày Chủ Nhật này cho các Thương Phế Binh VNCH. Và ông không quên bày tỏ tâm nguyện sống xứng đáng và đóng góp cho cộng đồng.
Đại diện cho Nhóm Quân Nhân Mỹ gốc Việt, Thiếu Tá Quân Y Triết Bùi phát biểu rằng ông rất ngưỡng mộ những chiến tích của người lính Quân Lực VNCH khi xem các phim tài liệu về cuộc chiến Việt Nam và những chiến tích đó đã ghi sâu vào ký ức ông. Ông Bùi nói rằng đối với người lính Quân Lực VNCH "Tuy không cùng chiến trường nhưng cảm thông nhau qua đời lính." Ông cho biết vào ngày 8 tháng 8 năm 2010, hội sẽ tổ chức gây quỹ cho Thương Phế Binh chiến trường Iraq và Afghanistan tại thành phố Houston, Texas.
Cựu Thiếu Tá Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, trong phần phát biểu, trình bày hoàn cảnh bi thương của các anh em Thương Phế Binh VNCH trong đất nước bị CS cai trị qua hình ảnh của một người mù cõng một người cụt chân. Và ông đặt câu hỏi: Họ là ai? Ông khẳng định rằng họ là những Thương Phế Binh VNCH, sống lây lất qua ngày và đang chờ đón sự giúp đỡ của đồng hương hải ngoại. Ông nhấn mạnh rằng, "Chúng ta không thể không làm điều gì cho họ cũng như gia đình họ."
Tham dự trong Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," gồm có Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Cựu Chuẩn Tướng Võ Dinh, Nghị Viên Thành Phố Westminster Tạ Đức Trí, Cựu Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Trần Quang An, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Thành Phố Westminster Andrew Nguyễn, Thượng Tọa Thích Viên Huy từ Chùa Điều Ngự, đại diện Thượng Nghị Sĩ  Tiểu Bang California Lou Correa là cô Julie Nguyễn, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức Tâm Hòa Lê  Quang Dật, Cựu Đại Tá Tạ Thái Bình, phái đoàn Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" Bắc Cali gồm 30 người, đại diện Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez là cô LIly Hiếu Nguyễn, Ứng Cử Viên Dân Biểu Tiểu Bang Địa Hạt 68 Phú Nguyễn, Ứng Cử Viên Nghị Viên Thành Phố Fountain Valley Võ Đức Minh, Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Nam Cali Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Dân Biểu Tiểu Bang California Trần Thái Văn, v.v…
Ông Tô Kỳ Nghiã, một cựu quân nhân Quân Lực VNCH trong ngành công binh, đang sinh sống tại Canada, cho phóng viên Việt Báo biết rằng nhân chuyến viếng thăm bà con tại Nam California nên ông cùng gia đình và bà con đến đây tham dự Đại Nhạc Hội. Được hỏi cảm nghĩ lần đầu tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," ông Tô Kỳ Nghĩa nói rằng, "Đây là chuyện nhân đạo rất vĩ đại, bởi vì những người Thương Phế Binh và Tử Sĩ sau khi miền Nam sụp đổ không còn ai giúp đỡ, nên việc tổ chức gây quỹ giúp đỡ cho họ là việc làm đáng ủng hộ." Ông Nghĩa cho biết ông định cư tại Canada từ năm 1982 sau khi vượt biên đến Indonesia.
Các thành viên của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California đã đồng hát bài "Xuất Quân," để mở đầu cho chương trình văn nghệ đặc biệt trong Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ IV," với phần điều hợp của 8 MC như Nam Lộc, Việt Dzũng, Minh Phượng, Diệu Quyên, Thùy Dương, Giáng Ngọc, Orchid Lâm Quỳnh, và Đỗ Tân Khoa (Ứng Cử Viên Nghị Viên  TP Westminster), qua 5 ban nhạc The Asia Band, Y2K, The Soldier, Moon Flowers, Tù Ca Xuân Điềm, và hàng chục ca nhạc sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Trung Chỉnh, Giang Tử, Mai Lệ Huyền, Sơn Ca, Ngọc Minh, Tuấn Vũ, Lâm Thúy Vân, Ngọc Huyền, Tâm Đoan, Ánh Minh, Hồ Hoàng Yến, Lê Anh Quân, Đặng Thế Luân, Thùy Dương, Thiệu Kỳ Anh, Nguyên Khang, Lâm Nhật Tiến, Hồng Nhung


Back to top
« Last Edit: 02. Aug 2010 , 00:11 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #14 - 02. Aug 2010 , 15:50
 


Hình ảnh  Đại Nhạc Hội cám Ơn kỳ  4  ở Nam Cali


http://picasaweb.google.com/cameramanpatlam/HatChoAnh#






          




Back to top
« Last Edit: 02. Aug 2010 , 15:52 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra