Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - 19-6 Ngày Quân Lực VNCH  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
19-6 Ngày Quân Lực VNCH (Read 9326 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #30 - 16. Jun 2012 , 21:42
 
Chân dung Người lính Việt Nam Cộng Hòa
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa thi hành bổn phận công dân, từ vĩ tuyến 17 xuống tận Mũi Cà Mau, từ duyên hải quanh năm sóng vỗ đến rừng già heo hút đội sương, từ Cao Nguyên rậm rạp xuống đồng bằng sông rạch Cửu Long, mời quí bạn lần theo dấu chân để đến, và nhận ra Chân Dung Những Người Lính ấy,

...


...


Phạm Bá Hoa

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa thi hành bổn phận công dân, từ vĩ tuyến 17 xuống tận Mũi Cà Mau, từ duyên hải quanh năm sóng vỗ đến rừng già heo hút đội sương, từ Cao Nguyên rậm rạp xuống đồng bằng sông rạch Cửu Long, mời quí bạn lần theo dấu chân để đến, và nhận ra Chân Dung Những Người Lính ấy, sau khi có khái niệm về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Hơn 20 năm chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc xâm lăng của nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nhiều chiến tích vẻ vang. Có thể nhận định mà không sợ sai lầm rằng, thế giới chỉ biết thành tích của chúng ta qua hai trận chiến điển hình, là cuộc phản công toàn diện trong cuộc “tổng công kích” của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, và cuộc phản công đánh bại 3 trục tấn công do lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Hà Nội, xua quân chính qui vượt vĩ tuyến 17 trực diện tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè 1972, thường gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Chớ họ không thể hiểu được những chiến thắng với biết bao trận chiến đơn lẻ xảy ra hằng ngày hằng đêm, đánh nhau từng người, từng tổ, từng tiểu đội, trung đội, của Bộ Binh, của Địa Phương Quân Nghĩa Quân, trong nội địa lãnh thổ, những chiến thắng của “lực lượng Dân Sự Chiến Đấu”, của “Lực Lượng Đặc Biệt”, của những “Toán Lôi Hổ”, của “Liên Đoàn Biệt Cách Dù”, ..v..v.. trong những cánh rừng già hoang dã dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Nơi mà quân chính qui cộng sản từ miền bắc, theo hành lang biên giới mà chúng gọi là “đường Trường Sơn”, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.



Họ cũng không thể hiểu chiều sâu những trận chiến thầm lặng với sắc thái du kích mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa phải đối phó. Phải rình mò tìm địch mà đánh. Bất ngờ gặp nhau là đánh. Đánh nhau bất luận bao nhiêu tay súng, bất kể ngày đêm, bất cứ nơi nào. Chiến trường không chỉ là trận tuyến trong chiến tranh qui ước, mà chiến trường diễn ra ngay trong nhà, ngoài ngõ, chiến trường là bụi chuối trong vườn, là đám bắp trong rẫy, là ruộng lúa đồng sâu. Chiến trường cũng là góc núi, bụi cây, là rừng rậm cao nguyên, là bãi lầy đất Mũi (Cà Mau), là “biển cạn” Tháp Mười. Từng góc phố, căn nhà, từng con đường trong thành phố, từng bến đậu phi cơ hay nơi tàu cặp bến, đâu đâu cũng là chiến trường của quân cộng sản trong mục đích xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.


Nói chung là người ngoại quốc, cho dù là những phóng viên hay những nhà lãnh đạo chính trị, họ không thể nào hiểu được những chiến thuật trên chiến trường Việt Nam và cách vận dụng chiến thuật đó của “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”, trong khi 500.000 quân Đồng Minh rất khó thích ứng với cuộc chiến mà bản chất của nó là “chiến tranh tổng thể” trên chiến trường Việt Nam chúng ta, bởi họ không thấu đáo nền văn hoá Việt Nam nên chưa hiểu được Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.


Vậy, “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa là ai?”



“Họ”, là những nông dân chất phác hiền hòa, là những ngư dân miền duyên hải quanh năm sóng vỗ, là những công nhân nơi thành phố, là những học sinh tốt nghiệp trung học, là những sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học, là những viên chức cán bộ đam mê đời sống quân ngũ, là những người chuyên môn trong các ngành nghề tự do.


“Họ”, theo tiếng gọi quốc gia, tình nguyện vào các trường quân sự.

“Họ”, tuân lệnh chánh phủ, trình diện các trường quân sự.

“Họ”, là quân nhân hiện dịch, là quân nhân trừ bị, là quân nhân đồng hoá, là những nữ quân nhân. “Họ”, là những chuyên viên, những chiến binh, những hạ sĩ quan, sĩ quan, tướng lãnh.

“Họ” có mặt trong các quân chủng, binh chủng, binh sở, các cơ quan tham mưu, quân trường. Khi tổ quốc lâm nguy,

“Họ” phụng sự tổ quốc, phục vụ dân tộc. Tất cả được gọi một cách thân thương trìu mến là “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”, những người lính trong một hệ thống tổ chức chặt chẻ, kỷ luật nghiêm minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa:




Là Người Lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân
, ngày đêm quanh năm suốt tháng hơn 20 năm ròng rã, âm thầm, lặng lẽ, trấn giữ hệ thống giao thông và bảo vệ hạ tầng cơ sở.

Là Người Lính Lực Lượng Đặc Biệt (Lôi Hổ, Biệt Hải), Biệt Cách Dù, lặn lội vùng biên giới hoang vu để ngăn chận quân thù.

Là Người Lính Không Quân,
từ trên không đánh xuống.

Là Người Lính Nhẩy Dù, từ trên không xuống đánh.

Là Người Lính Giang Lực, canh giữ trên khắp miền sông rạch.

Là Người Lính Hải Quân, từ ngoài biển đánh vào.

Là Người Lính Thủy Quân Lục Chiến, từ ngoài biển vào đánh.

Là Người Lính Bộ Binh, Người Lính Biệt Động Quân,
đánh địch ngay trên bờ nam Bến Hải trong tầm đạn quân thù. Đánh địch dọc biên giới Tây Nguyên núi rừng rậm rạp. Đánh địch trên chót Mũi Cà Mau quanh năm ngập nước, trên biển cạn Tháp Mười, trong Rừng Sát sình lầy gai gốc, giữa đồng bằng trù phú Cửu Long. Đánh địch để giành lại từng góc phố của thủ đô, từng ngôi nhà giữa cố đô cổ kính, từng bờ tường của cổ thành Quảng Trị.

Là Người Lính Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Truyền Tin,
yểm trợ Đồng Đội trên khắp chiến trường.

Là Người Lính Tiếp Vận, Quân Trường, Chiến Tranh Chính Trị, Hành Chánh, Tham Mưu,
yểm trợ Đồng Đội từ các hậu phương.



Người Lính” đó đã miệt mài với chiến trận, và mệt nhoài sau chiến trận. “Họ” đã đánh địch đến giây phút cuối cùng! “Họ”, xứng danh là “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”.

...



Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hi sinh nhưng không được yên bình vĩnh cữu trong các nghĩa trang mà tổ quốc ghi công, vì quân cộng sản đào mồ cuốc mả. Là những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể góp phần gìn giữ giang sơn, nhưng bị kẻ thù nhục mạ đọa đày. Là những quân nhân có vầng trán nhăn nheo với mái tóc già nua trước tuổi. Là những người tù chính trị bị cộng sản lưu đày trong các trại tập trung nghiệt ngã trên khắp miền quê hương đất nước, gánh phân người làm phân bón rau xanh, khiêng nước tiểu tưới lên hoa màu, nhưng “Họ” chỉ được ăn những cọng rau do phân và nước tiểu của “Họ” mà vươn lên. Để rồi nhiều người trong số “Họ”, đã chết trong đau thương, đói khổ, nhọc nhằn!

...



Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, khi rời đất nước lưu vong với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại tình thương của vợ của con, của đồng hương đồng đội, che chở cho nhau nơi xứ người xa lạ.



Đó, là “chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”, mà người phương Tây chưa thể nào nhận ra được. Bởi, họ chưa hiểu được chiều sâu của lịch sử và văn hoá Việt Nam, họ chưa hiểu được chiều sâu tính chất tráo trở lật lọng với bản chất độc tài tàn bạo của cộng sản Việt Nam, họ cũng chưa hiểu được chiều sâu của cuộc chiến tranh tự vệ về phía chúng ta. Do vậy mà người phương Tây chưa thể đánh giá được chiều sâu của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Một cuộc chiến mà trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân vượt biên giới xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa. Không thể nói khác được, dù cùng chủng tộc, nhưng hai quốc gia đều được thế giới công nhận với những tòa đại sứ thiết lập trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, ngoài chữ “xâm lăng” ra, không có chữ nào khác để chỉ hành động đó cả. Những ngôn từ mà cộng sản sử dụng để nói đến cuộc chiến này, đều là những dối trá đánh lừa dư luận quốc nội lẫn quốc tế, ngụy trang mục tiêu chiến lược của họ.



“Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”, hình thành “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”. Một quân lực hình thành trong chinh chiến, rèn luyện trong chiến chinh, nhanh chóng trưởng thành trong chiến trận. Và từ trong chiến trận, đã tạo nên những chiến tích vang danh, những anh hùng được toàn dân ngưỡng mộ. Vào giờ thứ 25 của một giai đoạn chiến đấu, vẫn tạo thêm những anh hùng cho lịch sử đương đại của tổ quốc, “thành mất chết theo thành”.

...






Vì vậy:



”Người Lính Việt Nam Cộng Hòa rất xứng đáng được vinh danh, dù ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị bức tử sau hơn 20 năm dũng cảm chiến đấu tự vệ, nhưng đã thể hiện cao nhất về khả năng và tinh thần chiến đấu nối tiếp dòng lịch sử vẻ vang của tổ quốc, thể hiện vẹn tròn đạo nghĩa và truyền thống bất khuất kiêu hùng của dân tộc Việt Nam”.


Back to top
« Last Edit: 16. Jun 2012 , 21:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #31 - 16. Jun 2012 , 22:08
 

Mừng ngày kỷ niệm Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: 19-6


...


Sau khi đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và bổ nhiệm Đại tướng Nguyễn Khánh làm đại sứ lưu động, ngày 11-6-1965 quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu “…đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi…”.

Ngày 14-6-1965 Hội Đồng Quân Lực đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban của quân lực, được mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh, trong đó : trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban LĐQG, nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký Ủy Ban LĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.

Ngày 19-6-1965 Hội Đồng Quân Lực ra quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp, và chủ tịch Ủy ban LĐQG Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh thành lập ngay Nội các Chiến tranh.

Từ đây, ngày 19-6 trở thành là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH, đánh dấu 1 sự kiện mà Quân đội này đã đứng ra đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo quốc gia để chống lại mọi xâm lăng của Bắc Cộng.

Ngày 19-6 là cũng ngày Vinh Danh tất cả mọi binh chủng của Quân lực VNCH !

Kính mời quý độc giả cùng chúng tôi nhìn lại những hình ảnh hào hùng bất diệt của Quân Lực chúng ta, không hèn với giặc, cũng không ác với dân.

Những Vì Sao Thời Lửa Đạn


Phần 1

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0Me93CAWIBs#!
Phần 2


Phần 3


Phần 4


Phần 5

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=resVSjiP4n0
Phần 6


Phần 7


Phần 8

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=mbs0H8WJ134
Phần 9

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZP2unqDvO9A
Phần 10



Back to top
« Last Edit: 16. Jun 2012 , 22:09 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #32 - 17. Jun 2012 , 09:05
 
QUÂN SỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA QUA TEM BƯU CHÍNH


Toàn Dân Bảo Vệ Non Sông
...

Giá tiền 0đ30-vàng; 0đ50-hồng; 3đ00-xanh; 8đ00 son.
Số lượng: 0đ30- 2 triệu; 0đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu.
Họa-sĩ Phạm Văn Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.
Phát hành: ngày 07-07-1963. Ngày thu hồi: 31-03-1964 do Nghị Định số 64/025/NĐ/CC ngày 23-11-1964 của Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện.
Đề tài: Mẫu vẽ hình dung ở giữa, một bàn tay khỏe mạnh, cầm một cây gươm ngay ngắn, đàng sau người ta nhận thấy phía xa một tháp canh và một bên, quang cảnh thị-thành, một bên đồng quê bát ngát. Bức họa tượng trưng toàn dân nhất trí bảo vệ non sông, Tổ Quốc.
Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.

Chiến Sĩ Cộng Hòa   
...

Giá tiền 0đ50-đỏ; 1đ00-xanh; 4đ00-tím; 5đ00 cam.
Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu; 5đ00- 1 triệu.
Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.
Phát hành: ngày 26-10-1963. Ngày thu hồi: 31-12-1963 do Nghị Định số 64/06/NĐ/CC ngày 07-11-1964 của Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện.
Đề tài: Mẫu tem hình dung người Chiến sĩ Cộng Hòa. Hai bên, các hàng chữ "Dũng Cảm Kỷ Luật" đề cập hai đức tính căn bản của người Chiến Sĩ Cộng Hòa.
Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.

Kỷ-Niệm Ngày 1-11-1963
...

Giá tiền 0đ50-tía, lam, lợt xám; 0đ80-nâu, lợt, tím lợt; 3đ00-lam lợt, nâu, lam đậm.
Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 0đ80- 1 triệu; 3đ00- 1 triệu.
Hình do họa sĩ Nguyễn Minh Hoàng vẽ (0đ50). Họa sĩ Võ Tấn Tài vẽ (0đ80). Họa sĩ Nguyễn Văn Ri vẽ (3đ00). Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.
Phát hành: ngày 01-11-1964 nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhất Chu-Niên ngày Cách Mạng 01-11-1963.
Đề tài: Loại tem gồm 3 giá tiền với 3 mẫu vẽ khác nhau: Mẫu tem 0đ50 toàn dân hăng hái tham gia cách mạng; Mẫu tem 0đ80 trình bày một quân nhân cương quyết bứt dây xiềng xích để giải phóng dân tộc; Mẫu tem 3đ00 kết hợp 3 đề tài tượng trưng: ngọn lửa cách mạng, vòng hoa chiến thắng và đoạn dây xiềng xích bị chặt đứt. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.

Việt Nam Đấu Tranh và Xây Dựng

...

Giá tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm, nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. Họa sĩ Lê Thành Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn Uyên vẽ (1đ50), Họa sĩ Lâm Văn Bê vẽ (3đ00), Họa sĩ Nguyễn Ái Linh vẽ (4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte Valori Roma. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu, 4đ00- 500 ngàn.
Phát hành: ngày 1-11-1966, nhân dịp kỷ niệm đệ tam chu niên ngày Cách Mạng 1-11-1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn tả tượng trưng hình ảnh nước Việt Nam đấu tranh và xây dựng: đấu tranh cho tự do và xây dựng hạnh phúc dân tộc.
Nhật ấn: Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.

Chiến dịch Chiêu Hồi 
...
Ngày 01-06-1969 phát hành bộ tem Chiến dịch Chiêu Hồi gồm 02 loại.


Tổng Động Viên
...
Ngày 20/-09-1969 phát hành bộ tem Tổng Động Viên gồm 04 loại.


Ngày Quân Lực 19-06-1971
...
Tem phát hành nhân Ngày Quân Lực 19-06-1971 với hai giá tiền, 3 đ và 40 đ không có ghi tên họa sĩ trình bày.


Nhân Dân Tự Vệ
...
Ngày 15-06-1972 phát hành bộ tem Nhân Dân Tự Vệ. Tem có 3 loại gồm 20 đ, 6đ và 2đ. Không thấy rõ tên của họa sĩ


Người Thương Binh
...

...

Ngày 01-06-1974 phát hành mẫu tem Người Thương Binh in lại giá tiền


Bình Long Anh Dũng 
...
Ngày 25-11-1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến trận xảy ra ngày 05-04-1972. Quân Việt Cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 740 km2. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13-06-1972 và Việt Cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người.
Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo và chiến thuật "biển người" thí quân, cuối cùng đã đánh bật quân VC và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến 39-45) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40.
Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.


Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000
...
Ngày 18-02-1973 phát hành bộ tem Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000


Chiến thắng Quảng Trị
...
Ngày 24-02-1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị
Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt đầu lúc 19 giờ ngày 28-06-1972 và chấm dứt lúc 12g45 ngày 25-07-1972, 27 ngày chiến trận đối với đối với Sư đoàn Nhảy Dù; từ ngày 08-09-1972 đối với Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày 16-09-1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị.

Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh
...
Ngày 28-01-1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh


Chiến hữu đồng minh in lại giá tiền
...


Tem Không Được Phát Hành
...
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2013 , 22:48 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #33 - 18. Jun 2012 , 20:24
 

LỄ THƯỢNG KỲ và VINH DANH QUÂN CÁN CHÍNH VNCH NHÂN NGÀY QUÂN LỰC 19-6




Vào lúc 11giờ ngày 17-06-2012 Cộng Ðồng Người Việt Tự do tỵ nạn csvn tại Paris đã tổ chức Lễ Thượng Kỳ và Vinh Danh Quân Cán Chính VNCH, nhân
Ngày Quân Lực VNCH 19-6. Khoảng 80 đồng hương tại Paris tham dự , chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của đồng hương đến từ Vương Quốc Bỉ và Hòa Lan
Sau nghi thức Thượng kỳ VNCH và mặc niệm, Ông Ðặng Vũ Lợi ngỏ lời chào mừng quan khách tham dự và Ông cho biết sự khó khăn của Nước Pháp chưa công nhận Cờ vàng ba sọc đỏ. Tuy nhiên tại Nghiã trang Nogent Sur Marne cách Paris khoảng 15 cây số đã được Ông Thị Trương Thị Xã cho phép lá cờ vàng VNCH tung bay trong nghiã trang trường kỳ 24/24. Nơi đây có đặt một bia Thương Tiếc vinh danh các Tử Sĩ VNCH đã hy sinh cho Tự Do và Tổ Quốc Việt Nam ./-
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #34 - 17. Jun 2013 , 22:56
 




...


VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6:
NÀY BAO HÙNG BINH TIẾN LÊN !

Người Lính Lê Văn Hải



Qua gần nửa thế kỷ, con số đúng nhất là đã 38 năm bền bỉ, vào mỗi tháng 6 Dương Lịch, đúng Ngày 19 Tháng 6, tại khắp các quốc gia trên thế giới, nơi nào có người Việt tỵ nạn, trong tinh thần tri ân,cảm mến những người đã hy sinh xương máu bảo vệ quê hương, nơi đó đều có tổ chức những buổi lễ trọng thể nhằm tưởng niệm vinh danh những Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.

Trong dịp này, ngoài những buổi lễ có hình thức kỷ niệm, văn nghệ, hay diễn hành trang trọng, nhắc nhở cho mọi người nhớ lại những hình ảnh của người lính thân yêu của miền nam Việt Nam trước năm 1975. Các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ khắp nơi cũng trình bày nhiều tài liệu lịch sử, nhận định về một quân lực, đánh giá cao về sự can trường của những người lính và những khó khăn mà một quân đội phải đảm đương, phải vượt qua suốt trên hai mươi năm dài, qua hai nền Cộng Hoà trẻ trung, cuối cùng bị ... đồng minh bội phản bức tử đau thương, hờn tủi !


Riêng những nhà nghiên cứu về lịch sử, quân sử qua thời gian dài lắng đọng, nhận định đúng sai về cuộc chiến Việt Nam đều đồng ý rằng: Trong lịch sử thế giới thế kỷ gần đây, chưa có một quân đội nào phải gánh chịu nhiều đau thương, nghiệt ngã, tủi nhục như quân đội VNCH. Một quân lực có lúc được coi như hùng mạnh nhất miền Đông Nam Á, quân số lên đến cả triệu. Quân đội đó đã từng chiến đấu anh dũng, hiên ngang đối mặt với kẻ thù Cộng Sản trên khắp các mặt trận, đã từng chiến thắng vinh quang, đã từng gây cho kẻ thù những tổn thất kinh hoàng, nặng nề trên khắp vùng lãnh thổ. Giữ từng tấc đất quê hương, chưa bao giờ “hèn với giặc, ác với dân,” không hề dâng cúng, sang nhượng một tấc đất nào của tổ tiên cho bất cứ thế lực ngoại bang nào, hiên ngang bảo vệ quê hương kéo dài trên hai thập niên. Vậy mà chỉ có một sớm một chiều, quân đội hùng dũng ấy lại bị tan hàng, buông súng, dẫn đến tháng Tư tang thương, để từ đó dân tộc Việt Nam phải chìm xuống vũng lầy đỏ đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lối thoát! Tại sao? Tại ai?

1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÓNG ĐINH MỘT QUÂN LỰC OAI HÙNG VÀO THẬP GIÁ ?

Đó là dùng kỷ thuật cổ xưa như trái đất, nhưng khi áp dụng, lúc nào cũng có kết quả. Tích xưa kể rằng: Có một người kia muốn làm thịt con chó nhà hàng xóm, hắn ta chờ con chó ra đường rồi rượt theo, la lớn: "Bớ làng nước ơi, con chó điên này nó định cắn tôi"! Thế là mọi người hưởng ứng tức thì, người cầm gậy, người đá, người đấm, con chó chết tươi! Nhìn con chó chết, kẻ lập mưu cám ơn mọi người rồi xoa tay nói lời ân nghĩa: "Để nó chết bờ chết bụi tội nghiệp, tôi xung phong đem nó về chôn"! Ai cũng khen anh ta biết lo chuyện an nguy cho mọi người và là kẻ tốt bụng! Đúng là được cả tiếng lẫn miếng! Vì thế, cổ nhân đã tóm gọn trong câu: "Muốn giết chó, hãy gọi nó là con chó điên"!

Mưu kế hèn hạ này cũng đã được dùng để giết chết một quân đội oai hùng. Một đồng minh bội ước, tham lợi hơn tình, cấu kết với quân thù tạo nên phong trào phản chiến, bôi bẩn hình ảnh những người lính anh hùng, đang ngày đêm xả thân chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do. Thật đúng với câu:"Khi đồng tiền và quyền lợi xâm chiếm, lương tâm sẽ đội nón ra đi"! Ôi buồn thay số phận đen đủi cho một quân lực nghiệt ngã!

Với Chúa Cứu Thế, người chủ trương hoà bình, yêu thương với cả ... kẻ thù! "Vã má này, đưa tiếp má kia" cho kẻ muốn đánh mình đánh tiếp. Hoàn hảo như thế làm sao có lý do để giết? Dễ thôi. (Lại dùng phương pháp chó điên, cổ như trái đất.) Đổ cho Ông là người có máu cách mạng, muốn lật đổ chính quyền để làm ... Vua! Chỉ cần một lý do sơ đẳng này, đã quá đủ để “rửa tay” đem nạn nhân ra “đóng đinh” giết thoải mái.

Đau đớn thay một quân lực, chỉ vì quyền lợi của những cường quốc, những tham vọng thoả hiệp trên bàn cờ quốc tế, đồng minh tin cậy nhất đã phản bội họ, đâm sau lưng họ, bằng "một nụ hôn Du Đa bán Chúa" qua Hiệp Định Bàn Tròn Ba Lê năm 1972, từ đó ngưng tiếp tế vũ khí, trói tay bạn trên chiến trường, lũng loạn hậu trường chính trị để làm nản chí và mất niềm tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi và dọn đường cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam.

Lạ lùng thay, quân lực VNCH khi bị bỏ rơi, vẫn kiên nh ẫn, vẫn kiên cường chiến đấu đơn độc, vẫn chiến đấu dũng cãm chống kẻ thù đông hơn gấp bội, vũ khí tối tân và dồi dào hơn gấp nhiều lần, với sự yểm trợ tích cực không điều kiện từ tinh thần đến vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và cả khối Cộng Sản Quốc Tế. Quân lực VNCH vẫn gan dạ, sừng sững như núi, hy sinh vững vàng chiến đấu. Nếu cấp chỉ huy của họ không ra lệnh buông súng, sáng suốt không áp dụng chiến thuật “triệt thoái cao nguyên,” quyết định sống mái tới giây phút cuối cùng. Thì chưa chắc ngày hôm nay phần thắng đã thuộc về ai!


Niềm đau bị bức tử không chỉ nằm trong việc bị đồng minh phản bội, không cho người lính VNCH có cơ hội một mất, một còn đọ sức với quân thù. QLVNCH thất trận không phải vì thua kém, mà vì không có cơ hội chiến đấu. "Cọp trong cũi sắt phải giương mắt nhìn", để đám khỉ “nhảy bàn độc” mặc tình bày trò nhố nhăng. Những niềm đau, nỗi nhục sau khi cuộc chiến kết thúc, đã kéo dài suốt gần nửa thế kỷ và còn mãi mãi, chết vẫn chưa quên! Như vết sẹo hằn sâu trên cơ thể nhắc nhở hoài đau thương, chỉ cho đến khi nào QLVNCH có cơ hội chiến thắng lại kẻ thù qua bất cứ hình thức nào, thì niềm đau kia mới phai mờ.


2. TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ

Trở lại chiến dịch hèn hạ bôi bẩn để bức tử một quân lực kiêu hùng, quân thù đã cấu kết với bọn ngụy hoà bôi nhọ hình ảnh người lính VNCH. Nào là quân đội ấy chỉ có những tướng tá (nhất là từ gốc Tây) tồi tệ tham nhũng, những quân nhân vô kỷ luật hèn nhát, bỏ chạy trước quân thù, giỏi hà hiếp dân, đi đến đâu thì ăn cắp gà, cắp heo.. thật là rừng rú! Hình ảnh tướng Loan xử bắn tên đặc công Việt Cộng Bảy Lốp tại Chợ Lớn là một bằng cớ để buộc tội tính chất dã man (?), ngậm máu phun người của kẻ thù và bọn tay sai . Đám bất lương này nâng cao kẻ thù lên tận mây xanh, báo chí phản chiến thì đăng hình ảnh chị tài tử Jane Fonda ngồi vắt vẻo, tươi cười bên họng súng phòng không, có các "anh bộ đội " vây chung quanh hít hà, bên cạnh tấm ảnh người lính VNCH đang chỉa súng vào đầu một người dân (thật ra chỉ là tên Cộng Sản trá hình.) Nhưng nào ai biết lòng lang dạ thú và mưu mô xảo quyệt của Việt Cộng đã dàn dựng. Dư luận thế giới vẫn cứ tin. Chiến dịch bẩn thỉu này đã dìm hình ảnh người lính VNCH xuống tận bùn đen mà không có cơ hội được giải thích, kéo dài mãi trong cuộc chiến.

Nhưng sau tháng Tư 1975, hình ảnh "hiền từ "(?) của kẻ chiến thắng đã hiện nguyên hình là những tên đồ tể khát máu đã làm thế giới sửng sốt. Trại tù "cải tạo" mọc lên khắp nước, hàng triệu người phải liều mình bỏ nước ra đi, một phần ba số người này đã vùi thân trong lòng biến cả hoặc nơi rừng sâu nước độc, khi tìm đường chạy trốn bọn người "giải phóng". Các lương tâm thật sự lu mờ hay cố tình lu mờ, nhắm mắt nay bắt đầu nhìn thấy đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa. Và hầu như ai cũng đều đau sót công nhận “kẻ ác đã thắng cuộc!”

Bây giờ thì đã quá trễ để người đồng minh hối hận chuộc lại những tội ác tày trời khi nhẫn tâm bỏ rơi (bên thua cuộc) miền Nam vào tay Cộng Sản. Đã bắt đầu có những bài báo thú nhận những lỗi lầm trong việc bôi bẩn một quân lực dũng cảm. Hàng chục lời xin lỗi từ những giới chức cao cấp nhất có liên hệ đến cuộc chiến. Tác giả chụp tấm hình tướng Loan đã ngỏ lời xin lỗi. Đài kỷ niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam mọc lên khắp nơi, hình ảnh người lính VNCH đã chiến đấu cho tự do cũng được vinh danh. Miền Nam Cali một tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ vinh danh trang trọng. Rồi Úc châu, Canada…phải một một thời gian, những sự thật đã trả lại cho lịch sử. Điển hình nhất là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lại được quý trọng tung bay trên bầu trời khắp các quốc gia tự do trên thế giới.

Hàng loạt những tác giả đã biết nhận thức đúng hình ảnh của người lính mà họ từng gọi là "bé nhỏ ", nhưng có một tấm lòng dũng cảm bao la, một lý tưởng cao cả vì dân vì nước mà chiến đấu và hy sinh thân mình.

Điển hình, trên tiêu đề Heroic Allies, tạp chí Việt Nam tháng 8, 1994, tác giả Hary F. Noyes đã viết như sau: "Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với đám phản chiến, với những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu, xúm nhau vào hèn hạ bôi lọ một quân lực không có một cơ hội để tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội bị phản bội vì chính đồng minh của mình, hành động đó thật đê tiện, bất xứng.

Trong bài này, tôi sẽ nêu ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại các luận điệu đê hèn khốn nạn đó.
Họ mạ lỵ ngưới lính VNCH thiếu tư cách, lòng can đảm và tinh thần ái quốc ?

Bằng chứng đâu họ nói như thế. Chỉ riêng trận đánh Tết Mậu Thân đã chứng minh dư thừa khả năng chiến đấu tuyệt vời của họ. Cộng Sản với ý đồ đánh lén, bất ngờ tổng công kích vào thời gian thiêng liêng nhất trong năm, nhằm bẻ gãy ý chí phòng thủ của miền Nam. Nhưng chúng đã thất bại nặng nề, binh sĩ VNCH đã chống trả mãnh liệt, không một đơn vị nào tan rã, tháo chạy. Thậm chí cảnh sát , nhân dân tự vệ, với vũ khí thô sơ đã chống lại những lính chính quy Bắc Việt, trang bị vũ khí hạng nặng. Tất cả phần đất địch tạm chiếm, QLVNCH đã chiếm lại, tại Cổ Thành Quảng Trị cờ Vàng lại bay trên thành phố thân yêu! Sau thời điểm này, số người tình nguyện nhập ngũ bảo vệ đất nước lên qúa cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian dài. Nếu thiếu lòng can đảm, tinh thần ái quốc, sao họ làm được công việc thần thánh đó ?

Rồi trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, các chiến binh VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, kèm theo những trận mưa pháo triền miên bất tận, vậy mà cuối cùng họ cũng đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Một cố vấn Mỹ đã kể lại : "Chỉ có một tiểu đội Bộ Binh, lại được lịnh phải phá huỷ 3 cỗ xe tăng của địch. Ông tiếp tục kể, như lạc vào chuyện thần thoại, các binh sĩ này lại có ý định bắt sống những chiếc xe tăng kia, lạ lùng thay họ gần làm được điều đó, họ bắt sống được 2, chỉ còn một chiếc chạy thoát!”

Những hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến, quân đội nào có thể thực hiện được điều đó, than ôi, thế mà họ vẫn bị cáo buộc là hèn nhát, chưa đánh địch đã bỏ chạy.

Một thí dụ khác nói lên cái nhìn thiên lệch của bọn truyền thông hèn nhát thành kiến. Đó là trận vây hãm ở Khe Sanh, họ cho chiến thắng đó là do nhờ đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ, nhưng họ đã quên hơn một tiểu đoàn Biệt Động Quân đã cùng sánh vai chiến đấu, chia xẻ nỗi gian lao mới có chiến thắng kể trên! Nếu không có đơn vị thiện chiến này, trận đánh Khe Sanh không còn được nhắc nhở. Bất cứ tình cảnh nào, họ vẫn là những người lính dũng cảm".

Đại tá Robert Monelli đã kể lại trên báo Armed Force Jounal số 19 tháng Tư năm 1972 như sau: "Thật là một phép lạ, một tiểu đoàn VNCH với khoảng 429 binh sĩ, bị bao vây liên tiếp trong 3 ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản từ 2,500 đến 3,000 tên. Vì địa thế hiểm nghèo không thể tiếp tế cho họ được, nên họ đã phải chiến đấu cho đến hết đạn, rồi mở đường máu bằng chính khí giới tịch thu của địch. Kỳ diệu thay, họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương, cả những xác chết đồng đội của họ. Cố Vấn Mỹ không tin, cho không ảnh thám sát, chụp hình đếm được đúng 673 xác địch nằm ngổn ngang chung quanh căn cứ. Đến bây giờ ông vẫn không hiểu tại sao họ đã làm được những điều lạ lùng như thế! Họ là những người lính chiến đấu lạ lùng cừ khôi, gan dạ.”

Rồi một luận điệu khác, nếu anh dũng như vậy, sao không chịu đánh đến viên đạn cuối cùng? Trách người sao không nghĩ đến ta. Nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi như binh sĩ miền Nam Việt Nam, có lẽ họ ứng xử chẳng có gì khá hơn, ngược lại còn tệ hơn nhiều.

Hãy nhớ là Hoa Kỳ đã cắt viện trợ nặng nề từ năm 1973, hậu quả là không còn nguyên liệu, đạn dược đủ cung cấp cho chiến trường. Phi cơ, quân xa nằm ụ trong bãi, đại bác chỉ được bắn tối đa 3 trái mỗi ngày, họ bị trói tay toàn diện.

Chính điều này đã được tướng VC Văn Tiến Dũng công nhận trong tác phẩm Đại Thắng Mùa Xuân của y: "Từ khi Mỹ cúp viện trợ, khả năng di động và hoả lực của quân đội VNCH sa sút hơn phân nửa, chính vì đó mà quân dội Miền Bắc mới có cơ hội chiến thắng". Thiếu phương tiện chiến đấu như thế vậy mà Cộng Quân vẫn phải kinh khiếp, 30 tháng Tư "họ vẫ n không ngờ là họ đã thắng"!

Thành thật mà nói, chính vì lịnh chỉ huy sai lầm của những tướng lãnh của họ, quân đội VNCH đã chiến đấu gần như tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng tuyệt hảo cầm chân địch tại mặt trận Xuân Lôc.

Họ chỉ bất hạnh một điều là đã cộng tác với một đồng minh thiếu sự chân thành. Nếu được yểm trợ đầy đủ, họ có thể tạo ra những trận thư hùng nẩy lửa, không thua bất cứ một quân lực n ào trên thế giới này! Chúng ta có lỗi lầm bỏ lỡ cơ hội cho họ có dịp cứu vãn đất nước. Ngoảnh mặt cho tội ác chiến thắng công lý, lịch sử Mỹ mang một vết nhơ suốt đời không thể gột rửa. Có xin lỗi thì đã muộn, cũng bằng thừa mà thôi.”


3. VƯƠN LÊN TỪ ĐAU THƯƠNG, BIẾN ĐAU THƯƠNG THÀNH HÀNH ĐỘNG, HOA TỰ DO PHẢI ĐƯỢC TƯỚI BẰNG MÁU !

Hơn hai trăm năm mươi ngàn (250,000) chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình trong cuộc chiến, họ đã vì dân vì nước mà hy sinh thân mình. Đây là những hạt giống để cánh đồng tổ quốc không chóng thì chầy, sẽ nở hoa Tự Do. Rất nhiều nhà tranh đấu cho tự do dân chủ trong nước hiện nay cảm hứng được chính nghĩa sáng ngời của VNCH, họ đang dùng nó như thuốc súng để chống lại chế độ CS độc tài tuyên truyền xảo trá.

Lịch sử dân tộc nào cũng đã chứng minh, nếu biết biến đau thương thành hành động sẽ là sức mạnh vô biên. Đau thương là kho tàng vô tận nếu ta biết khai thác. Nếu người Do Thái không bị đưa hàng triệu người vào phòng hơi ngạt, đã không có nước Do Thái như ngày nay. Nếu chồng Bà Trung Trắc không bị giết, chưa chắc chúng ta đã có một trang sử lẫm liệt oai hùng như thế .

Nếu phải nung nấu đau thương như người dân nước Việt bên Tầu thưở xưa, chất gai nhọn làm giường, treo túi mật trước mặt. Khi nằm trông thấy cái mật, khi ăn thì nếm xem mật đắng ra sao. Thấm thía nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn của đoạn trường thâu canh, nuốt nỗi đắng tê rụng rời của kẻ mất nước, từ vua cho đến dân, bền gan vững chí phục thù, cuối cùng cũng lấy lại được giang san. Nên nhắc lại những hình ảnh bạo tàn của Cộng Sản đối xử với người lính chế độ cũ, cũng là mục tiêu số 1 để trả thù, mang chịu nhiều thương tổn nhất, sau khi người Cộng Sản chiếm được cả đất nước, tưởng cũng là điều cần thiết cho sự quang phục quê hương.

*Làm sao quên được hình ảnh hàng ngàn người thương binh, què cụt đó, trên mình mang đầy thương tích, lê lết rời khỏi nơi họ đang nằm điều trị tại các Quân Y Viện ngay trong những ngày đầu tiên khi Cộng Sản vừa cưỡng chiếm miền Nam.

Chúng đã tàn ác đuổi những thương binh này ra đường để lấy chỗ cho những thương binh của chúng và nhất là để trả thù. Không ai biết được số phận của những người bị thương nặng không thể đi được, ra sao. Và ngay cả những người lê lết kia, nếu quê họ ở xa, thì làm sao họ có thể trở về với gia đình để được những người thân săn sóc.

*Làm sao quên được những cái chết hào hùng và bi thảm của những Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần Văn Hai , Hồ Ngọc Cẩn, Lê Ngu yên Vỹ, Phạm Văn Phú và hàng trăm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đã tuẫn tiết trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, làm cho chính kẻ thù cũng phải kinh ngạc và trang sử bi hùng này mãi mãi làm mọi người dân phải thán phục.

*Làm sao quên được hình ảnh của hàng trăm trại lao động khổ sai rải rác suốt từ Bắc chí Nam vào giữa thập niên 1970 và suốt thập niên 80 mang mỹ danh là "Trại Học Tập Cải Tạo ". Trại cấp trung ương, trại cấp tỉnh, trại cấp huyện, trong đó hàng trăm ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan , binh sĩ Cộng Hoà kéo dài cuộc sống đầy đoạ, bị lăng nhục về tinh thần, bị hành hạ về t hể xác và có người dã sống trong tình trạng đó trong gần hai chục năm trường.

*Làm sao quên được nhừng người bạn cùng chiến đấu đã bỏ nắm xương tàn tại nhừng nơi rừng sâu núi thẳm vì không chịu đựng được sự hành hạ của trại tù Cộng Sản, đói không có cơm, đau không có thuốc.

*Làm sao quên được cảnh tượng những người chết chẳng được yên mồ: Bao nhiêu nghĩa trang quân đội bị Cộng Sản đập phá, đào bới nhằm lăng nhục và trả thù cả những người đã nằm xuống. Hèn hạ đến thế, chết cũng không được yên!

Chỉ bấy nhiêu thôi đã quá đủ cho lời thề một mất một còn với quân thù Việt Cộng, những kẻ không còn tim óc mà loài thú hay quỷ hoả ngục cũng không có những hành động dã man, tàn tệ như thế đối với đồng loại của chúng.

*38 năm qua họ làm được gì, quê hương vẫn bị xếp vào hành những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới. Phụ nữ trẻ em được bán làm nô lệ tình dục cho đàn ông khắp nơi. Không độc lập, không tự do! Cắt đất, nhượng biển cho quan thầy, nhằm giữ vững ghế cai trị cha truyền con nối. Bắn ngư dân mà không đám nêu đích tên, chỉ dám gọi là tầu lạ! Nhu nhược với giặc, hung ác với dân.

Than ôi ! Chẳng có chữ nghĩa nào diễn tả, viết đến cạn máu tim cũng không thể nào tả hết nỗi oán hận thấu trời này. Như người thợ rèn, biết biến thanh sắt vô dụng thành gươm báu, biến đau thương thành lời thề, ý chí, niềm tin.

Anh linh tử sĩ của hơn 250,000 chiến sĩ VNCH cùng với hồn thiêng sông núi sẽ luôn luôn yểm trợ chúng ta trên con đường đấu tranh, một ngày nào đó sẽ giúp chúng ta lấy lại được quê hương trong tay những kẻ man rợ.

NÀY BAO HÙNG BINH TIẾN LÊN !

Năm 1976, Indonesia cưỡng chiếm Đông Timor là một nước Dân Chủ Cộng Hoà bé nhỏ, với diện tích 14,874 km2 và dân số vỏn vẹn dưới một triệu người, nói chính xác là 714,847 công dân .

Đông Timor chiến đấu liên tục bền bỉ gần 25 năm! Với hàng ngàn người chết, hàng vạn người mất tích, tù đầy vì lý tưởng tự do, độc lập thật sự cho quê hương họ .

Cuối cùng người dân Đông Timor đã giành lại được độc lập, trở thành quốc gia đầu tiên trong tân niên kỷ, làm cả thế giới ngả nón ngưỡng mộ và khâm phục !

Sự kiện kiên trì đấu tranh của một dân tộc nhỏ bé kia trong cuộc chiến không cân sức, đã cho chúng ta rút tỉa ra một bài học đấu tranh đáng giá . Phải chăng cuộc chiến thắng anh dũng thần thánh đó, cứ lớp người này ngã xuống thì lớp khác tiếp tục đứng lên, miễn là cùng một lòng bền gan, vững chí thì bạo quyền nào cũng khiếp sợ, thế lực nào cũng phải lùi bước, chắc chắn đẫn đến thành công.

Sức mạnh không nằm ở vũ khí, quân đội, mà nằm ở lòng người. Trang sử oai hùng dân tộc Việt đã chứng minh bao lần nguyên lý vững chắc này. Giặc phương Bắc đông như kiến cỏ, nhưng một hội nghị Diên Hồng, giặc kia cũng phải tiêu tan.

Chúng ta hôm nay còn có gì để tự lực đấu tranh? Nhiều người bi quan hỏi như vậy. Xin thưa, chúng ta còn, còn rất nhiều, còn tất cả các yếu tố tất thắng! Nhất là rất đắc lực trong công tác yểm trợ đấu tranh quốc nội.

*Chúng ta còn giòng máu quật cường, bất khuất hun đúc lưu truyền bao đời từ các đấng tiền nhân diệt giặc giữ nước.

*Chúng ta còn sĩ khí của những kẻ đã từng một đời phụng sự dưới ngọn cờ Vàng ba sọc đỏ. Còn tình đồng đội thiêng liêng Huynh Đệ Chi Binh luân lưu trong dòng máu.

*Chúng ta còn đầy đủ chính nghĩa, ý chí để biến những thất bại, đau thương thành hành động tích cực đấu tranh cho tự do.

*Chúng ta còn trách nhiệm chưa hoàn thành trước Tổ Quốc, dân tộc hiện vẫn đang bị điêu đứng, lầm than. Cuộc chiến của chúng ta vẫn chưa chấm dứt, chưa có lệnh giải ngũ! Phải bền gan chiến đấu cho đến ngày toàn thắng bọn quỷ đỏ mới thôi.

*Chúng ta còn bè bạn và thế giới hiểu biết sẽ hỗ trợ chúng ta, qua chiến dịch Cờ Vàng là bằng chứng hiển nhiên nhất, còn nhân dân trong nước và đồng bào hải ngoại sẽ đồng loạt đứng dậy cùng với chúng ta hành động. Những lớp trẻ ngày qua chấp nhận tù tội đang hăng hái tham gia, báo hiệu một buổi sáng bình minh, sắp qua những ngày tăm tối.

Giờ đã điểm, đã có nhiều dấu hiệu bọn bán nước cầu vinh sắp bị lật đổ, trả nợ những tội ác gần một thế kỷ mà chúng đã gây ra.

Hai trăm năm mươi ngàn đồng đội của chúng ta đã làm xong nhiệm vụ, mang thân đền nợ nước, còn chúng ta? Thân phận trôi nổi trên xứ người, vật chất thời gian đang làm phai mờ tình chiến hữu, không thể một sớm một chiều quên cả màu cờ sắc áo của một thời phục vụ hay chiến đấu, một thời vinh quang hay điếm nhục, đau xót tội tù. Thử hỏi chúng ta cứ “cúi đầu xuống cát,” chỉ cần kiếm sự an nhàn cho thân mình và gia đình, mai kia xuống mộ thì trả lời ra sao với những đồng đội đã hy sinh, với các đấng anh hùng đã khuất ?


HĂNG HÁI THAM GIA CUỘC ĐẤU TRANH. CUỘC CHIẾN SAU CÙNG VẪN CÒN ĐÂY, ĐÀO NGŨ LÀ HÈN NHÁT!

Hiên ngang hào hùng bước theo tiếng Mẹ kêu! Không còn súng, nhưng máu “người lính’ vẫn còn đây, săn tay áo chiến đấu với quân thù dù…bằng tay không! Các bạn đồng đội ơi, chờ tôi với! Hãy dành cho tôi một mộ phần để được nằm bên các bạn, hãy dành cho tôi một vinh dự, nhớ chừa cho tôi một lá quốc kỳ để gói trọn thân xác này tan rữa thành phân bón cho đất Mẹ có ngày nở hoa. Cho tôi tham gia vào trận đánh cuối cùng này. Có như thế, tôi mới trả nợ xong một thời mang trên người bộ quân phục " TỔ QUỐC, DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM." Bằng không tôi trả lời thế nào, khi các đồng đội đã khuất tra hỏi “Mày đã làm gì …để tiêu hết nửa đời sau?”

“Xin cho tôi một mộ phần, bên người Chiến Hữu của tôi!”

QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ MUÔN NĂM !

Kỷ niệm Ngày Quân Lực 2013

Người Lính Lê Văn Hải
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #35 - 18. Jun 2013 , 20:30
 



NGƯỜI LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #36 - 18. Jun 2013 , 22:00
 
*

Quote:
Ngày 25-11-1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến trận xảy ra ngày 05-04-1972. Quân Việt Cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13-06-1972 và Việt Cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người.



Chị Ngọc Đóa ơi,

Hình như có một lỗi đánh máy trong phần trích dẫn trên, là thị xã An Lộc mà quân ta tử thủ chỉ có 4 cây số vuông mà thôi. Nó như cái hình vuông mỗi chiều là 2 cây số. Còn toàn thể tỉnh lỵ Bình Long thì cũng chỉ rộng chừng 4,000 km2 mà thôi, không thể nào rộng tới 10,000 cây số vuông đâu.  Smiley

Ngày hôm nay, hai tỉnh Bình Long và Phước Long đã bị nhập làm một mà cũng chỉ rộng chừng 6,900 km2 mà thôi. Như vậy để cho câu văn hợp lý thì nên sửa lại là "thị xã An Lộc có diện tích khoảng chừng 10 km2!" (chứ không phải là 10 ngàn cây số vuông đâu. Orange county- Quận Cam ở Cali cũng chỉ rộng chừng 2000 km2 mà thôi). Smiley


********

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2cQAzz8egcU


"Việt Nam 30 năm!"

1. Thời gian 30 năm già nua tóc bạc phai màu.
Thời gian 30 năm hằn lên muôn vết khổ đau.
Xin khấn nguyện được nhìn thấy ngày hòa bình.
Lời trăn trối sau cùng đó trong suốt cuộc đời mình.

2. Thời gian 30 năm từng đêm súng nổ vang rền.
Vì yêu thương quê hương, triệu người đã đứng vùng lên.
Trên mảnh vườn ruộng cày câu hò nhịp chày.
Việt Nam đó ôi nhục nhằn quê hương sống dài tháng ngày.

ĐK: Xin vòng hoa thương tiếc người lìa đời.
Xin nụ hôn cho những người yêu đời.
Ngước nhìn quê hương.
Quê hương Việt Nam hãnh diện muôn đời.
Giống Da Vàng anh hùng người ơi.

3. Việt Nam sau cơn mưa, ngày mai sáng rực chân trời.
Bình minh trên quê hương rộn ràng lũ bé đùa chơi.
Xin súng đạn hận thù nghe lời hòa bình.
Việt Nam hỡi đến bao giờ quê hương uống được chén tình./.

*
Back to top
« Last Edit: 18. Jun 2013 , 23:50 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #37 - 19. Jun 2013 , 07:36
 
Kỷ Niệm Ngày QLVNCH 19-06: Vinh Danh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà


...

...

...

...

Đại Đội 92 Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù: Club Đầu Mây Chân Gió ở núi Cảnh Dương
Từ phải: Bố Già, T.S Định, Trung Hậu, quên tên, Liệu, Anh, Vương, Luân, Hữu, Lệ, Hạnh

...
Đại Đội 92 TĐ 9 Dù ở Trảng Bom chuẩn bị vào Xuân Lộc tháng 4, 1975

...
Biệt Động Quân

...
Đại Đội 83 TĐ 8 Dù

...
Nhảy Dù ở Chơn Thành 14-4-72

...
Nhảy Dù ở Lai Khê 9-4-72

...
Nhảy Dù – Quảng Trị 1972

...

2 tháng 5, 1972 – Thủy Quân Lục Chiến, Quảng Trị


...
Tình đồng đội

...
TÌNH QUÂN DÂN
...
BỮA CƠM LÍNH
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XYpNTNFptv8
NGÀY QUÂN LỰC VNCH 1971-1973 - Tiềm lực quân sự Việt Nam
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #38 - 19. Jun 2013 , 07:41
 


"THƯƠNG ANH" VỚI GIỌNG HÁT CỦA CNS LÊ VĂN DUYỆ
T


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #39 - 19. Jun 2013 , 14:40
 

Quote:
Chị Ngọc Đóa ơi,

Hình như có một lỗi đánh máy trong phần trích dẫn trên, là thị xã An Lộc mà quân ta tử thủ chỉ có 4 cây số vuông mà thôi. Nó như cái hình vuông mỗi chiều là 2 cây số. Còn toàn thể tỉnh lỵ Bình Long thì cũng chỉ rộng chừng 4,000 km2 mà thôi, không thể nào rộng tới 10,000 cây số vuông đâu.  Smiley


Cám ơn anh HKBT!
Xin sửa lại ngay!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #40 - 19. Jun 2013 , 18:57
 

Sau khi xem hình và video 19-6

1. Mấy chị ơi, video nhạc coi đã quá, nhưng tiếc là ngắn quá. Sao không hát 5, 7 bài rồi upload lên một lần coi cho đã, chứ có 2, 3 phút ngắn quá! Smiley

2. Những tấm ảnh xưa coi đẹp quá. Những người lính trẻ miền Nam nhìn hiền lành và nhân hậu. Đó là kết quả của một xã hội nhân bản, đầy tình người. Một Shangri-la trên trái đất này. Tiếc rằng nay không còn nữa. Nếu như lũ việt cộng có chết hết ngay trong ngày hôm nay, thì Việt Nam cũng phải mất 30 đến 40 năm mới có thể gầy dựng lại được một xã hội nhân bản như thời đệ nhất cộng hòa.

(* Shangri-la là tiếng Tây Tạng có nghĩa như là "paradise" vậy.)

Xin phép được post lên một bài của một cán binh Bắc Việt nói về người lính VNCH và xã hội miền Nam thời đó (trước 1975):

***
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.

Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..." Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật của người trong Nam.

Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."

Khi anh ta bước gần đến tôi, nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy" Có lẽ anh ta nghĩ tôi là Sĩ Quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy". Tôi thật xúc động. Một lối xưng hô đầy tình yêu thương và kính nể một cách tự nhiên, giữa binh sĩ và Sĩ Quan trong QLVNCH.

Trái lại, chúng tôi gọi nhau là ĐỒNG CHÍ. Nhưng, ý chí chúng tôi không bao giờ ĐỒNG. CSVN không bao giờ tin ai cả. Ngay những người cùng "chí hướng", chúng cũng ngày đêm rình rập, ăn thua, kèn cựa , giết hại lẫn nhau để được ngoi lên cái vị trí mong muốn. Cả cha mẹ còn bị chúng đem ra đấu tố, giết hại. CSVN không màng tới sinh mạng, sự sống của con người. Chúng trơ trẽn nói rằng: "đẩy 100 bộ đội vào miền Nam, nếu 5 trong số 100 bộ đội này vào được trong Nam thì đó là một "thành công" của đảng"???!!!

Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."

Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ... Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi .... Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "

Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ... Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....

Bây Giờ đảng Rước Mỹ Vào.
Đéo Ai Còn Nhớ Thằng Nào Chết Oan!
Tiên Sư Cộng Sản Việt Nam.
Cuối đời Bán Cả Giang San Nước Nhà.
Hỏi Thằng Đồng Vẩu Tại Sao???.
Minh Râu Lấy Biển Nước Tao Cho Tầu!

Rừng Lá Thấp!
http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=FKSIdajkUKI&NR=1

***
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2013 , 19:02 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: 19-6 Ngày Quân Lực VNCH
Reply #41 - 19. Jun 2016 , 11:03
 
19-06-2016

...


Hôm nay những bạn trẻ Sài Gòn đã đến viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, nơi yên nghĩ của các chiến sĩ VNCH. Sau khi thắp ngọn nến lên thì bị quản lý nghĩa trang phá không cho đốt nến nên chúng tôi ra về thì bị an ninh Bình Dương giữ lại nhắc nhở không được phép khơi gợi hình ảnh lá Cờ Vàng của Quân Lực VNCH. Khi các anh chỉ còn là nắm mồ vẫn bị chế độ này giam cầm, quản chế đủ điều. Họ là người Việt Nam cơ mà? Tại sao luôn giữ ngọn lửa hận thù?
Đối với chúng tôi họ là những chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc, vì Việt Nam, vì một Hòn Ngọc Viễn Đông. Họ không bao giờ bại trận! Những người anh hùng của đất nước Việt Nam này!


...


...


...


...


Copy từ f Nguyen viet Dung
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2016 , 22:22 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra