Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tin Hoa Kỳ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra
Tin Hoa Kỳ (Read 18449 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Tin Hoa Kỳ
01. Aug 2007 , 15:58
 
Bridge collapses over Mississippi River



Chiều hôm nay cây cầu bắt qua sông Missisppi vừa bị sụp làm nhiều đoạn ngay trong giờ cao điểm khiến cho nhiều xe hơi nhỏ và truck bị quăng xuống dòng nước lủ. Hiện vẫn chưa biết được có bao nhiều người bị thương và bao nhiêu người bị thiệt mạng.

...                                           ...


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #1 - 01. Aug 2007 , 18:20
 
...

Thêm  hình ảnh    Cầu  xập  ở  Mississippi /Hoa  kỳ
Back to top
« Last Edit: 01. Aug 2007 , 18:22 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #2 - 01. Aug 2007 , 20:14
 
Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam 2007

Aug 01, 2007


Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày hôm qua đã thông qua Dự luật về Nhân quyền Việt Nam do Dân biểu Christopher H. Smith thuộc đảng Cộng hòa, tiểu bang New Jersey đề nghị.

Dự luật về Nhân quyền Việt Nam 2007 mang ký số HR-3096, có mục đích thúc đẩy thăng tiến nhân quyền ở Việt Nam và buộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm nếu tiếp tục vi phạm các nhân quyền căn bản của người dân.
Phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện vào ngày hôm qua, Dân biểu Chris Smith nói rằng: Ngay sau khi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam được khen ngợi là đang đi về chiều hướng mới thì họ đã lập tức tìm cách bỏ tù những người tốt nhất, có nhiều triển vọng nhất và dũng cảm nhất tại Việt Nam, những người đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền. Dự luật này sẽ cho Cộng sản Việt Nam nhận thức rằng vi phạm nhân quyền sẽ đi kèm với chịu chế tài.

Dự luật nhân quyền Việt Nam HR-3096 có các điểm như không cấp viện trợ nhân đạo cho Việt Nam chừng nào chưa có bằng chứng là Việt Nam đã tiến bộ trong việc thả tù nhân lương tâm, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả lại tài sản đất đai bị chiếm đoạt, tôn trọng quyền của dân tộc thiểu số.

Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007 cũng dành ra một ngân khoản 4 triệu đôla trong thời gian 2 năm để tài trợ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động vì nhân quyền Việt Nam, cùng 10 triệu đôla để chấm dứt việc Hà Nội phá sóng đài phát thanh Á Châu Tự Do RFA, một cơ quan truyền thông do Quốc hội Mỹ thành lập và tài trợ.

Dự luật HR-3096 còn đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ ra phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền Việt Nam. Tuy nhiên, để cho các biện pháp chế tài đối với Hà Nội trở thành hiện thực, dự luật này cần phải được toàn thể Hạ viện và Thượng viện thông qua, sau đó mới đuợc Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành thành luật. Đây là lần thứ 3, một dự luật giúp thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam được mang ra bàn thảo trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Hai lần trước, dự luật đã được thông qua tại Hạ Viện nhưng khi lên đến Thượng Viện thì bị giữ lại, vì nhiều lý do khác nhau.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Dân Biểu Cộng Hòa Ileana Ros-Lehtinen của tiểu bang Florida nói rằng bà rất hân hạnh đứng ra đồng bảo trợ dự luật này cùng với Dân Biểu Smith. Bà nói thương mại tự do chưa chắc đã bảo đảm mang lại một xã hội tự do. Kể từ khi Hoa Kỳ cấp quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn, rút tên Việt Nam ra khỏi các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về vi phạm quyền tự do tôn giáo, tình hình nhân quyền tại đó ngày càng tệ đi. Trong 6 tháng đầu năm nay, mọi người đã chứng kiến cuộc đàn áp mới của Hanoi, hậu quả là có nhiều vụ giam cầm, bắt bớ, kết tội những nhà hoạt động tôn giáo, chính trị độc lập ôn hòa. Tình hình của những người sắc tộc thiểu số trên vùng Tây nguyên cũng rất đáng quan tâm. Bà nói dự luật mà bà bảo trợ hôm nay nhằm giải quyết các sự kiện này bằng cách ràng buộc những món viện trợ không có tính cách nhân đạo vào sự tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ nhân quyền, và những biện pháp chế tài khác.

Dân Biểu Cộng Hòa Edward Royce của tiểu bang California cũng dẫn chứng tài liệu của một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch gọi tình hình đang diễn tiến tại Việt Nam là một trong những chiến dịch đàn áp chính trị tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua, nhắm vào những người biểu lộ chính kiến khác với đảng cộng sản một cách ôn hòa. Ông gọi các bản án mà Hà Nội đã đưa ra cho những nhà dân chủ tại Việt Nam đang gánh chịu quả thật là khủng khiếp. Ông Ed Royce nói rằng sự kiện nhà cầm quyền tại Hà Nội đang ra sức phá sóng đài Á châu Tự do chứng tỏ các buổi phát thanh của đài này có kết quả tích cực trong việc chống lại sự tuyên truyền của nhà nước, và càng tăng thêm áp lực lên nhà cầm quyền cộng sản. Ông tin dự luật này sẽ tăng thêm phương tiện để khắc phục chuyện phá sóng, tăng thêm ngân khoản để tiếp tục phát thanh, và kêu gọi các bạn đồng viện ủng hộ dự luật này.

Dân Biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher, cũng thuộc tiểu bang California thì có những lời lẽ mạnh bạo hơn khi nói rằng Hà Nội là một chính quyền xấu xa, một chế độ ăn cướp. Có người bảo rằng cứ giao tiếp kinh tế với họ thì rồi đây ta có thể thuần hóa được con thú hoang dại, nhưng theo ông điều đó đã chẳng xảy ra tại Việt Nam. Cũng giống như tại Trung Quốc, chúng ta đã giúp xây dựng kinh tế cho Trung Quốc, vậy mà đàn áp chính trị ở Trung Quốc vẫn xảy ra.

Tại Việt Nam cũng không khác. Hoa Kỳ đã từng giao tiếp với Việt Nam và bây giờ ra đường người ta thấy có bày bán đầy quần áo may tại Việt Nam. Hoa Kỳ đã làm đủ mọi cách để giao tiếp về kinh tế, nhưng đã không thành công. Muốn cho những bạo chúa khắp thế giới biết tôn trọng nhân quyền hơn, Hoa Kỳ không phải chỉ có đưa tiền cho họ để họ có dịp thủ lợi. Muốn cho các bạo chúa này biết tôn trọng nhân quyền hơn, thì cách duy nhất là phải biểu lộ sự phẫn nộ của người Mỹ và của mọi người yêu chuộng tự do khắp thế giới. Dự luật này là một trong những cách biểu lộ đó.

Sau phần phát biểu của 4 Dân Biểu Cộng Hòa, Dân Biểu Dân Chủ Tom Lantos, Chủ Tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, đã mời các thành viên khác trong ủy ban đóng góp ý kiến để xem có muốn sửa đổi dự luật này hay không. Vì không có ý kiến nào khác, Dân Biểu Lantos tuyên bố sẽ xem dự luật như văn bản nền tảng để đưa ra trước khoáng đại Hạ Viện biểu quyết. Bước kế tiếp là tùy quyết định của Hạ Viện, rồi đến Thượng Viện và có lẽ cũng còn tùy sự vận động của những người ủng hộ dự luật, trong đó có cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #3 - 03. Aug 2007 , 11:28
 
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, những sứ giả mang thông điệp nhân quyền và dân chủ đến với Hà Nội


2007.08.02
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, đã mãn nhiệm, và sắp tới đây, tân đại sứ Michael Michalak sẽ thay thế ông Marine đảm trách chức vụ này. Trước khi chính thức rời Hà Nội, hôm 30/7 vừa qua, đại sứ Marine đã có cuộc đối thoại trực tuyến trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với người dân khắp nơi trên thế giới xung quanh đề tài quan hệ Việt-Mỹ.

Đây là lần đầu tiên đại sứ Michael Marine có buổi trao đổi trực tuyến với người dân các quốc gia trên thế giới về chủ đề sự phát triển của mối bang giao Việt-Mỹ. Đa số các câu hỏi đặt ra với ông đều xoay quanh tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam cũng như chính sách của Washington trong việc giúp Hà Nội cải thiện thực tại.


Cổ võ cho dân chủ

Với câu hỏi ông đánh giá ra sao về dân chủ và luật pháp của Việt Nam, ông Marine trả lời rằng người dân Việt Nam ngày nay đã được tự do trong việc mưu cầu đời sống gia đình, kinh tế, và lựa chọn sự nghiệp, tuy nhiên những mặt yếu trong các nhân quyền căn bản vẫn còn tồn tại, mà điển hình là dân chúng không có quyền chọn lựa chính phủ của mình, không có được những phiên toà công khai minh bạch, không được thực hành quyền tự do báo chí, truy cập thông tin, phát biểu, lập hội hay các tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ nhân quyền.

Hơn nữa, nhà nước Việt Nam còn tuỳ tiện bắt bớ những ai có quan điểm bất đồng cho dù là họ bày tỏ một cách ôn hoà. Ông đại sứ cho biết chính phủ Mỹ sẽ tận dụng mọi cơ hội để cổ võ cho những điều này. Ông khẳng định một xã hội thật sự phát triển thành công là nơi mà mọi người có quyền tự do bày tỏ các quan điểm khác nhau và bàn thảo cởi mở về tất cả mọi vấn đề.

Trả lời câu hỏi rằng Hoa Kỳ có thể làm gì hơn nữa để đảm bảo Việt Nam không lờ đi các vấn đề về nhân quyền sau khi đã gia nhập sân chơi quốc tế WTO, ông Marine nhấn mạnh mặc dù gần đây Hà Nội đã chứng tỏ một vài cải thiện trong lĩnh vực tự do tôn giáo, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm để bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo đúng nghĩa và đầy đủ cho người dân.

Ông cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đã thường xuyên đề cập thẳng thắn các vấn đề như tự do tôn giáo, tự do báo chí, và tự do bày tỏ tư tưởng với các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, và cá nhân ông, cho dù từ nay không còn làm đại sứ ở Hà Nội nữa, nhưng ông vẫn sẽ tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện những thay đổi cần thiết để đảm bảo rằng việc người dân bày tỏ tư tưởng một cách ôn hoà không bị xem là hành động phạm pháp.

Vẫn theo lời đại sứ Marine, chính phủ Mỹ kỳ vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho người dân thực thi những quyền công dân căn bản trong đó có cả quyền tự do bầu chọn các nhân vật lãnh đạo, đại diện cho tiếng nói của họ.

Khi được hỏi trong “nghị trình tự do-dân chủ” của tổng thống Bush có tên Việt Nam hay không, đại sứ Marine nói rằng đây là một điều quan trọng. Người Mỹ coi trọng tất cả những quyền tự do như tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí, lập hội, và vì vậy, quan chức các nước thiếu dân chủ không nên ngạc nhiên khi đại sứ Hoa Kỳ hay nhân viên của ông ta thường xuyên đề cập đến những vấn đề này.

Theo đại sứ Marine, cổ võ nhân quyền cho Việt Nam vẫn còn nhiều thử thách bởi tự do cởi mở và đa đảng vẫn còn bị xem là mối đe doạ cho chế độ cai trị độc đảng. Hiện nay, vẫn theo lời ông, các cải tổ về chính trị tại Việt Nam vẫn còn kém xa những thay đổi về kinh tế và pháp lý, nhưng dân số trẻ của Việt Nam đang ngày càng hiểu biết hơn và cởi mở hơn đối với các xu hướng toàn cầu.

Về các gương tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam điển hình như khối 8406, trong một lần phát biểu với ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trước đây, ông Marine đã từng bày tỏ kỳ vọng:

“Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm, lên tiếng kêu gọi thay đổi chính trị. Tôi hy vọng trong tương lai, những người như vậy sẽ có một môi trường hoạt động rộng hơn ở Việt Nam, nhưng hiện giờ môi trường hoạt động của họ vẫn đang bị kiềm chế.”


Tình hình nhân quyền

Hay như trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý, ông đại sứ cũng khẳng định rằng: “Chúng ta đều biết là linh mục Lý đáng lẽ không phải bị ở tù, nhưng theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam thì ông đã phạm luật. Tôi tin rằng những luật lệ đó đã giới hạn quá đáng những gì người dân có thể nói và làm.

Linh mục Lý kêu gọi thay đổi về chính trị nhưng một cách ôn hoà. Chúng tôi tin rằng không một ai có thể bị tù đày vì những hoạt động như vậy. Do đó, chúng tôi kêu gọi trả tự do cho ông và tiếp tục đòi hỏi cho đến khi ông được thả.”

Cũng như ông Marine, tân đại sứ Michael Michalak cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình nhân quyền của Việt Nam. Trong buổi điều trần ở Thượng Viện hôm 24/7 vừa qua, ông Michalak nhận định rằng hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam thật sự rất đáng gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế và ông cam kết sẽ hết sức quan tâm một khi được chính thức bổ nhiệm.

Ngoài ra, ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng gặp gỡ và đối thoại với cộng đồng người Việt tại Mỹ để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ về mối quan hệ song phương.

Thượng nghị sĩ Jim Webb nhắc lại sự việc xảy ra trước tư dinh đại sứ Michael Marine ở Hà Nội cách đây mấy tháng, khi lực lượng an ninh ngăn chặn không cho người thân của những tù nhân lương tâm tiếp xúc với ông Marine, và hỏi ông Michalak sẽ phản ứng ra sao trước tình huống này, ông đáp rằng sự việc đã xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và nếu là ông, ông sẽ lập tức liên lạc với một quan chức cao cấp nhất mà ông có thể để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hầu thay đổi tình thế.

Cũng tại buổi điều trần, ông Michalak nói rằng nếu được bổ nhiệm làm tân đại sứ, một trong những điều ông sẽ cố gắng thực hiện là khuyến khích chính quyền Hà Nội nhận ra rằng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm chính trị không phải là yếu tố nguy hại, mà ngược lại, đó là động lực tích cực giúp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Ông Michalak cho rằng một trong những phương thức hiệu quả giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam là tiếp tục thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Ngoài ra, ông cũng hứa sẽ tận dụng mọi cơ hội có thể để kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Với một vị tân đại sứ, liệu chúng ta có thể kỳ vọng những sự cải thiện mới mẻ trong mối quan hệ song phương Việt –Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền?

Chúng tôi nêu câu hỏi này với nữ nghị sĩ Barbara Boxex, và nhận được lời khẳng định: “Mỗi khi có một vị đại sứ mới là chúng ta có một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ. Tôi tin rằng vị tân đại sứ này sẽ xuất sắc trong sứ mạng mang thông điệp nhân quyền và tự do của Hoa Kỳ đến với chính phủ Việt Nam.”

Trà Mi tường trình từ Washington.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2007 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #4 - 22. Sep 2007 , 18:26
 
My xin mời cả nhà bấm vào xem

Lễ trao giải 2007 National Security Medal cho bà  Dương Nguyệt Ánh


My và cháu Tú thật là xúc động khi xem đoạn phim này.  
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2007 , 18:26 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #5 - 25. Sep 2007 , 17:45
 
Mã  Số  Dự Tiệc

Tin từ  New York  .

Nguyễn tấn Dũng Thủ tướng VC  đã  đến  New York  để tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp Quốc.

Tất  cả  lịch trình  của Dũng và phái đoàn  ,hoàn toàn bị giữ kín , vì  Sợ  Cộng đồng Người Việt  Tự Do  ở  New York và khắp nơi biểu tình  chống Dũng .

Trước khi Dũng đến  , đại sứ VC  ở  Washington DC  đã gởi thiệp mời  Quan khách  đến dự tiệc do Dũng khoản đãi chỉ  ghi  ngày  giờ  còn  địa điểm thì  sẽ  báo sau bằng phone .

Trong ngày hôm nay  ban tổ  chức các cuộc biểu tình  chống Dũng của Cộng đồng Người Việt Tự do ở  Washington và  New  York  đã biết rõ   Ngày  giờ  địa điểm Dũng sẽ  tổ chức Dạ tiệc khoản đãi  các  khách  mời  . 6 giờ  chiều thứ tư 26 tháng 9 /2007

Đó  là  Sảnh đường Khách sạn Inter - Continental - The Barclay New York  111  East  - 48  th  st  New York.

Điểm đặc biệt Khách mời  khi  tới dự phải thuộc Mã  số  thứ tự  thì  mới  được vào  Dự tiệc Đúng  là  chuyện  ruồi bu  của  các  đỉnh cao trí tuệ  CS .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #6 - 27. Sep 2007 , 13:05
 
Phố  UÔN  ở đâu  ?

Đọc báo  trong nước cho biết , nhân dịp Nguyễn tấn Dũng Thủ tướng  VC   sang tham dự Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2007 , nhật  báo  "Phố  Uôn "  đã  phỏng vấn  Nguyễn tấn Dũng  bằng các  câu hỏi gởi  trước , và  Dũng soạn sau  trả lời . Và cùng ngày  nhật  báo  "Phố Uôn "  đã dàng   4 trang  nói  về thành thích  Kinh tế  của VN .

Nhưng thực chất   4 trang báo  đó  là  4 trang  trong phần Quảng cáo , chính phủ VC  đăng phải trả tiền .Thử hỏi  đăng nguyên 4 trang quảng cáo  đó  rất nhiều tiền ,vậy hỏi thử Nguyễn tấn Dũng lấy Dollars ở đâu  để trả cho báo "Phố  Uôn ". Chỉ  có  "ông Chủ  Dân chúng "  chi hết  cho  các ông đầy tớ nhân dân .

Vậy  cả nhà  ,có ai biết  "Phố  Uôn " ở  đâu  bên Mỹ  không ? nghe nói  "Phố Uôn "  này  ở  New York  ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #7 - 28. Sep 2007 , 05:09
 
28 Tháng 9 2007 - Cập nhật 13h35 GMT
BBC

'Sớm quay trở lại Việt Nam'

 
... 
Ông Chris Smith là người hoạt động mạnh trong lĩnh vực đối ngoại

Ngày 18/9, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, gọi tắt là dự luật H.R. 3096, do dân biểu Cộng hòa tiểu bang New Jersey Christopher H. Smith đề xướng.
Dự luật này đòi hỏi gắn viện trợ cho Việt Nam với việc cải thiện nhân quyền cùng một số điều khoản khác. Đài BBC đã hỏi chuyện ông Chris Smith.

BBC: Dường như việc ông lại đề xướng dự luật nhân quyền Việt không làm cho phía Việt Nam ngạc nhiên. Ông đã bao giờ trực tiếp đối thoại với họ về quan ngại của ông chưa?

Rồi chứ, tôi đã tới Việt Nam nhiều lần, gặp gỡ với các quan chức cao cấp cũng như các nhân vật bất đồng chính kiến. Tôi cũng gặp họ khi họ tới Hoa Kỳ.

Thực lòng mà nói, các hy vọng và hứa hẹn chuyển biến từ độc tài sang dân chủ nếu như Việt Nam được tham gia thương mại toàn cầu, gia nhập WTO, đã không thành hiện thực. Nhà cầm quyền đã tổ chức đàn áp mạnh mẽ một số nhân vật đấu tranh dân chủ can đảm nhất ở trong nước.

Những gì xảy ra tại Việt Nam, về một số điểm, khá giống những gì diễn ra tại Miến Điện.

Lần cuối thăm Việt Nam, ông được đối xử thế nào?

Chính phủ Việt Nam luôn luôn trải thảm đỏ chào đón các đoàn nghị sỹ nước ngoài sang thăm. Giống như hồi tôi đi Liên Xô để đấu tranh cho dân Do Thái bên đó cũng vậy. Nào là tiệc tùng, nào là chiêu đãi...

Thế nhưng chúng ta phải nhìn đằng sau những cái đó và không để các nỗ lực PR (public relations) đánh lừa. Các nhóm nhân quyền không dễ gì để bị lừa và những người như tôi, hoạt động tích cực về nhân quyền, cũng không dễ để người ta lừa dối.

Ông bị nhận xét trên báo chí Việt Nam là có định kiến xấu và thiếu thiện chí...

Thì cũng giống như những gì tôi từng trải qua thời còn Liên Xô. Nếu như đối lập lại với ý kiến chính thống thì bị coi là định kiến xấu.

Tôi đứng về phía những người bị đàn áp chứ không phải những kẻ đàn áp. Tôi muốn có dân chủ, pháp quyền, tự do ngôn luận, báo chí tự do... Sự thật ở Việt Nam thì có nhiều điều tồi tệ. Chúng ta phải thẳng thắn nói ra về những gì đang diễn ra.

Tôi yêu người dân Việt Nam và chỉ có vấn đề với nhà cầm quyền. Tôi đã tới Việt Nam nhiều lần và dự định sẽ quay trở lại Việt Nam trong hai, ba tháng tới.

Chỉ vài ngày trước khi Hạ viện thông qua dự luật mà ông đề xướng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo, trong đánh giá Việt Nam đã có các tiến bộ quan trọng. Rõ ràng là có chia rẽ trong quan điểm giữa chính phủ và Quốc hội?

Những gì xảy ra trong lĩnh vực tự do tôn giáo ở Việt Nam là: họ đưa ra một bước tiến triển tốt, cộng đồng quốc tế vỗ tay hoan nghênh. Bản thân tôi cũng hoan nghênh. Thế nhưng rồi họ lại thực hiện các bước nhỏ giật lùi. Tình hình thực tế không giống như những gì bên ngoài trông thấy.

Ông nghĩ là Bộ Ngoại giao không nắm rõ thực tế?

Nói thực thì Bộ Ngoại giao nhiều khi cũng lạc điệu với các tổ chức hoạt động độc lập trong lĩnh vực tự do tôn giáo. Thí dụ Ủy hội Tự do tôn giáo Quốc tế chẳng hạn. Việc của tổ chức này chỉ là để theo dõi tự do tôn giáo trên thế giới.

Họ khuyến cáo đưa Việt Nam vào lại danh sách Các nước gây quan ngại (CPC) và điều đó có nghĩa là chính phủ Việt Nam sẽ bị trừng phạt. Tôi đồng ý với họ.

Nói về trừng phạt thì ông đã liên kết khoản viện trợ phi nhân đạo 10 triệu đôla mỗi năm với tình hình nhân quyền Việt Nam. Con số 10 triệu đôla không hẳn là nhều để mà gây sức ép.

Không nhiều thì tại sao họ (Việt Nam) lại làm ầm ỹ thế? Thực chất không phải là con số, mà là sự chú ý của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là Hạ viện Hoa Kỳ.

Hạ viện lần này thông qua dự luật H.R. 3096 với số phiếu áp đảo chưa từng thấy từ trước tới nay. Năm ngoái số phiếu chống là khoảng 50, năm nay là ba. Nhiều người năm ngoái nói không năm nay đã ủng hộ vì họ thấy đúng là có sự thụt lùi về nhân quyền ở Việt Nam.

Nhưng ông phải thừa nhận là mức sống của người dân Việt Nam, một khía cạnh quan trọng của nhân quyền, đã tiến bộ đáng kể?

Đó là luận điểm mà Liên Xô cũng từng đưa ra nhiều năm trời. Ý kiến của chúng tôi là: Tốt thôi, cứ tiếp tục cải thiện kinh tế, nhưng đừng vì thế mà hạn chế quyền tự do của người dân. Đừng bỏ tù người khác chính kiến, đừng độc quyền chính trị...

Dự luật mà ông khởi xướng đã hai lần bị chặn tại Thượng viện.

Đúng, bị một nhân vật chặn lại. Một người chặn lại, là ông John Kerry. Không phải Thượng viện, vì Thượng viện chưa từng bỏ phiếu.

Nói chính xác ra thì là ba lần, hai dự luận và một sửa đổi, cả ba đều bị ông John Kerry chặn lại. Hệ thống hoạt động ở Thượng viện của chúng tôi cho phép một thành viên có quyền chặn lại cả một dự luật. Thế nhưng chúng tôi sẽ tìm cách để gây áp lực bằng các hình thức khác.

Có cáo buộc ông có ý đồ đằng sau?

Không có ý đồ gì cả. Tôi chỉ mong muốn người dân Việt Nam có được một chính phủ tốt đẹp, không đàn áp họ và đối xử vô nhân đạo với họ.

Nói thật ra thì ông có hy vọng dự luật của ông sẽ được thông qua tại lưỡng viện hay không?

Rất hy vọng.

Nếu nó lại bị chặn thì ông sẽ làm gì?

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Tôi sẽ không dừng bước. Thường thì các công việc nhân quyền rất mất thời gian. Đối với tôi, đây là việc phải giữ vững lập trường.

Thủ tướng Việt Nam hiện đang ở New York để đăng cử một ghế trong Hội đồng Bảo an LHQ. Ông có nghĩ vị thế mới đó của Việt Nam sẽ giúp phát triển nhân quyền ở Việt Nam hay không?

Tôii lo ngại rằng nếu như ông thủ tướng giành được chiếc ghế đó, mà chắc là ông ấy giành được thôi, tình hình cũng không có gì thay đổi cả.

Tuy nhiên tôi muốn nói rằng đây là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tôi hy vọng các cơ quan lập pháp sẽ tìm hiểu để biết chính xác những gì đang diễn ra ở Việt Nam hôm nay.



--------------------------------------------------------------------------------



Thanh Huyền, TP HCM
Chúng tôi biết có nhiều người thuộc giai cấp lãnh đạo trong xã hội VN hiện nay không muốn có sự thay đổi, vì thay đổi theo hướng dân chủ hoá tự do hoá sẽ làm họ mất đi những cơ hội "quý báu" làm đầy túi tiền bản thân. Nhưng đối với những người bình thường như chúng tôi thì rất muốn có một sự thay đổi về các giá trị bình đẳng, rất muốn tiếng nói của người dân được chính quyền coi trọng.

Rất mong rằng khi ông có dịp trở lại VN, ông hăy tiếp xúc với thật nhiều những người dân Việt ở mọi tầng lớp để hiểu thêm về họ. Chính những người dân Việt Nam, chứ không phải những Đảng viên, mới thực sự cần dân chủ và nhân quyền. Với công cuộc đấu tranh đòi những quyền công dân căn bản ở VN hiện nay, những đóng góp của ông Smith rất là quý báu. Chúc ông sức khỏe.

Truong, TP HCM
Chào ông Smith, rất cảm ơn những tấm lòng tốt của ông đối với người dân Việt. Chúng tôi rất mong có sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng quốc tế về lĩnh vực tự do-dân quyền ở VN.


Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #8 - 04. Dec 2007 , 11:59
 
Phát  minh mới của Nữ  khoa học gia  Dương Nguyệt Ánh

...

Tin Hoa  kỳ   .Trước đây  trong vòng  67  ngày   nữ  Khoa Học Gia Dương Nguyệt   Ánh đã  phát  minh ra  loại " Bom Áp  Nhiệt " để tiêu  diệt quân địch   trốn sâu  trong các  hang  động  ,địa đạo . Năm nay   nhân   dịp lễ Giáng sinh  một  phát minh  mới  của Nữ Khoa học gia  Dương Nguyệt Ánh  sẽ  được  công bố  "Phát  minh ra  loại  phương tiện  nhận dạng  quân khủng bố "  
Back to top
« Last Edit: 04. Dec 2007 , 12:01 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #9 - 21. Jan 2008 , 12:05
 
White House Vinh danh  nữ KHG  Dương Nguyệt Ánh

Tin Washington DC  .

Ngày  15 tháng 1  /2008  , nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã  được  White House  Vinh  danh   là  1  trong  4  Công dân Mỹ  Ngoại hạng  (Outstanding  American  Choice  Award).

Vì  lý do an   ninh  nên các   cơ quan  truyền  thông  không được tham dự .

Nữ khoa học gia  Dương  nguyệt  Ánh  đã  cho biết như sau :Ngày  15 tháng 1  /2008 tại  White House   đã  có  hai  buổi lễ Tuyên  thệ cho 25 người Di dân   trở thành  Công dân  Mỹ  và  lễ  Vinh  danh  cho 4 Công dân Ngoại hạng .

Sỡ  dĩ  có  2  buổi lễ  như vậy  vì White House  muốn cho những người  mới trở  thành Công dân Mỹ  biết  về  những Công dân Ngoại hạng  đã  giúp ích gì cho  nước Mỹ .

Buổi lễ này  do Bộ Nội An ( Homeland Security  Dept)  tổ  chức .

Bốn Công dân  Ngoại hạng  gồm có  4  người Mỹ  gốc  Việt Nam , Cuba , England  và  Trung Hoa  .

Xin  chúc mừng  Nữ Khoa học gia  Dương Nguyệt   Ánh .Niềm  Vinh Dự  cho Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn   ở Hoa Kỳ nói  riêng và  toàn thể Thế giới nói chung .
Back to top
« Last Edit: 21. Jan 2008 , 12:06 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #10 - 15. Sep 2008 , 15:52
 
Chó  gọi  số  911


...

Tin Arizona -Hoa  Kỳ

Hình trên là con chó  Buddy  18 tháng  tuổi  đã bấm  số 911  để  gọi  cấp cứu  cho người chủ nhà  bị  cơn  kinh phong  .Khi  cảnh sát  trả lời  thì  không thấy  tiếng nói , tuy vậy Cảnh sát  vẫn  tới  ngay  số nhà  cần cấp cứu . khi  biết  cảnh sát  ở ngoài  cửa , con Buddy lại  bấm số 911  và  cảnh  sát  đã  tông cửa vào  và  kịp thời  gọi xe cứu thương để  đưa người đàn ông chủ nhà  vào  nhà thương cấp cứu
cần được biết thêm con  chó Buddy  được người đàn ông chủ nhà  mang  về nuôi từ lúc 8  tháng tuổi  và đã huấn luyện cho con chó biết  sử dụng điện thoại vì ông ta  thường bị bệnh  kinh phong .

tb/  không  biết  con chó  này  có ở gần nhà  của Quân sư ???
Back to top
« Last Edit: 15. Sep 2008 , 15:56 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #11 - 18. Sep 2008 , 15:29
 
Thị trường chứng khoán Hoa  Kỳ

Cùng cả nhà   có  một  tin  rất quan trọng  trong  mấy ngày vừa qua chưa được loan báo  đó  là  2  Ngân Hàng lớn  của Hoa kỳ  bị phá  sản  đó  là  Lenhnam  Brothers và  AIG  đã  bị phá sản  làm cho Thị trường chứng khoán  Hoa  kỳ  tụt giảm .Do đó chính phủ  Hoa kỳ đã  phải tung tiền ra  để  cứu vãn  cùng  với  sự  hổ trợ của các  nước Anh và Nhật bản  . Theo tin  sáng sớm hôm nay  thì  Thị trường chứng khoán  Hoa kỳ  đã  trở lại 40%  .Thị  chứng khoàn  của hoa kỳ tụt giảm  cũng đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Úc châu .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #12 - 04. Nov 2008 , 18:11
 
Obama  Đắc Cử Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ

Tin  Hoa Kỳ  .  Sau  1 ngày  bầu cử  ở khắp các Tiểu bang trên lãnh thổ Hoa kỳ  .  Bây  giờ mới  là  9 giờ tối Cali và Vancouver  tức  12 giờ đêm ở Miền Đông .Ông Barack Obama  Người da Đen Đầu Tiên đã đắc cử  chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ  trong  nhiệm  kỳ  4 năm 2009 -2013
Ông Obama  đã đoạt  338  phiếu Cử Tri Đoàn  so  với ông MacCain là  155
Như vậy ông Obama  đã  được  hơn số quy định  là  270  

Ngoài ra Đảng Dân Chủ  thắng  nhiều ghế ở Thượng Viện và Hạ viện

Cả  nhà  nghĩ  sao  về  hiện tượng này . Tương lai nước Hoa Kỳ  sẽ  đi về đâu .
Back to top
« Last Edit: 04. Nov 2008 , 18:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Tin Hoa Kỳ
Reply #13 - 08. Nov 2008 , 09:40
 
Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama
----------------------


Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008:

Nếu có ai đó vẫn đôi chút hoài nghi, không tin nước Mỹ là xứ sở của những điều không thể, không tin giấc mơ của lớp cha anh lập quốc vẫn tồn tại trong nước Mỹ thời nay, hay vẫn nghi ngờ về sức mạnh của nền dân chủ Mỹ, thì câu trả lời dành cho quý vị chính là đêm nay.

Câu trả lời là những hàng người kéo dài quanh các trường học, quanh các nhà thờ mà đất nước này chưa từng thấy.

Người dân đợi tới ba, bốn giờ đồng hồ, trong đó nhiều người lần đầu trong đời, vì tiếng nói của họ sẽ tạo ra thay đổi.

Câu trả lời là những lớp người trẻ, người già, người giàu, người khó; người theo đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa; người da đen, da trắng, người nói tiếng Tây Ban Nha, người châu Á, người gốc da đỏ, người đồng tính, người dị tính, người tàn tật, người lành lặn - là những công dân Mỹ đã gửi thông điệp ra cho cả thế giới rằng chúng ta không chỉ là một tập hợp các cá thể, hay tập hợp các tiểu bang Cộng hòa hoặc Dân chủ: Chúng ta đã và sẽ mãi mãi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Người ta đã nghe quá lâu nay rằng cần phải căm ghét người khác, phải sợ hãi và ngờ vực vào điều chúng ta có thể giành được nhưng nay họ dám tìm lời giải đáp bằng cách đặt tay lên bánh xe lịch sử và lái nó về hướng hy vọng, cho một ngày mai tốt đẹp hơn.

Đã mất thật nhiều thời gian để có được thời điểm này. Nhưng đêm nay, vì tất cả những gì chúng ta đã làm trong cuộc bầu cử, và đúng là thời khắc này, Thay Đổi đã đến với nước Mỹ.

Đồng hành

Lúc chiều tối nay, tôi nhận được lời chúc mừng đặc biệt cảm động qua điện thoại từ Thượng nghị sĩ McCain.
Ông McCain đã có một cuộc vận động tranh cử lâu dài và mạnh mẽ. Ông cũng đã chiến đấu hết sức và bền bỉ hơn cho Tổ quốc yêu quý của chúng ta. Ông cũng đã từng đau đớn vì nước Mỹ ở mức độ mà đa số chúng ta không thể tưởng tượng nổi.

Những thành quả mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh, cống hiến, của nhà lãnh đạo quả cảm và quên mình vì đất nước.

Tôi đã chúc mừng ông McCain, tôi cũng chúc mừng Thống đốc Palin về tất cả những gì họ đạt được. Tôi sẽ hợp tác với họ để làm mới lại cam kết về đất nước trong những tháng tới.

Tôi cũng muốn cảm ơn người bạn đồng hành của tôi, người đã vận động cùng tôi với cả trái tim và lên tiếng vì những người mà ông cùng trưởng thành trên đường phố Scranton và cùng đi trên tuyến xe lửa hàng ngày về nhà ở Delaware: phó tổng thống đắc cử của nước Mỹ, Joe Biden.

Tôi cũng không thể đứng ở đây tối nay nếu không có sự ủng hộ không mệt mỏi của người tạo mái ấm cho gia đình tôi từ 16 năm qua, tình yêu của đời tôi và Tân Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ, Michelle Obama.

Hai con Sasha và Malia, bố yêu hai con hơn cả mức các con có thể nghĩ tới, và hai con xứng đáng được một con cún nhỏ vào ở cùng chúng ta trong Tòa Bạch Ốc.

Và dù bà không còn nữa, tôi biết bà ngoại đang chứng kiến giờ phút này, cùng cả gia đình đã sinh ra tôi và giúp tôi nên người. Tôi không bao giờ quên bà và cha mẹ vì biết rằng món nợ này không bao giờ có thể trả nổi.

Với chị Maya, với chị Auma, và tất cả các anh chị em khác của tôi – xin vô cùng cảm ơn mọi người đã hỗ trợ và ủng hộ.

Cảm ơn người phụ trách cuộc tranh cử David Plouffe, vị anh hùng thầm lặng, người đã tạo dựng ra cuộc vận động chính trị tuyệt vời nhất trong lịch sử Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cảm ơn David Axelrod, cố vấn chiến lược, người bạn đồng hành với tôi trên từng đoạn đường, cảm ơn nhóm vận động tranh cử tuyệt vời nhất trong lịch sử chính trị – các bạn đã tạo ra kỳ tích, và tôi vô cùng biết ơn vì sự hy sinh, lòng tận tụy cho mục tiêu chung.

Chiến thắng của người dân

Nhưng trước hết, tôi sẽ không bao giờ quên chiến thắng này là của ai - đó là chiến thắng của các bạn.

Thực ra từ đầu tôi không phải là ứng viên khả dĩ nhất cho chức vụ này. Cuộc vận động tranh cử khởi sự với rất ít tiền bạc và sự ủng hộ từ các nhân vật danh tiếng.

Cuộc vận động này không được tính toán từ các văn phòng tại Washington mà từ sân nhà ở Des Moines, phòng khách ở Concord và cổng vào nhà ở Charleston.

Chiến dịch này có được là nhờ những người dân phải lục lọi trong túi, lấy những đồng 5 đôla, 10 đôla và 20 đôla quyên góp cho cuộc vận động.

Nó cũng lớn lên, mạnh mẽ lên từ những thanh niên dám bác bỏ tín điều của một thế hệ thờ ơ; những người phải để gia đình đằng sau để đi kiếm việc nơi xa, những công việc đem lại đồng tiền nhỏ bé và kéo ngắn lại các giấc ngủ.

Nó lớn lên từ chính những người không còn trẻ nhưng đi trong giá buốt và nắng gió đến gõ cửa những người xa lạ nhưng thân thiện. Từ hàng triệu người Mỹ tự nguyện tổ chức lại và chứng minh rằng sau hai thế kỷ, chính quyền của dân, do dần và vì nhân dân vẫn còn đó, không bị xóa khỏi mặt đất.

Đây là thắng lợi của các bạn.

Nhiệm vụ trước mắt

Tôi biết các bạn tham gia chỉ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này và không làm điều này chỉ vì tôi.

Các bạn vào cuộc vì hiểu rằng nhiệm vụ trước mắt vô cùng lớn.

Ngay cả khi đang ăn mừng tối nay, chúng ta biết các thách thức mà ngày mai sẽ đem lại là lớn nhất trong cuộc đời chúng ta - hai cuộc chiến, một hành tinh đang bị hủy hoại, khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất trong cả một thế kỷ.

Ngay cả khi chúng ta đứng ở đây, chúng ta biết có những người Mỹ dũng cảm đang chong đêm trên sa mạc Iraq, trên các rặng núi của Afghanistan, dấn thân vào chốn rủi ro vì chúng ta.

Có những người mẹ, người cha đêm không ngủ, sau khi con cái đã yên giấc vì băn khoăn về tiền vay mua nhà, vì tiền chữa bệnh, hay khoản tiết kiệm để con vào đại học.

Có một luồng sinh khí mới cần nắm bắt, những chỗ làm mới cần tạo ra, những trường học mới cần xây, những đe dọa phải giải quyết và những đồng minh cần vun đắp.

Thay đổi dân tộc

Con đường trước mắt sẽ rất dài. Ngọn núi ta trèo rất dốc.

Chúng ta có thể không đến được điểm cần đến trong một năm, thậm chí trong một nhiệm kỳ nhưng nước Mỹ yêu quý của tôi ơi, tôi chưa bao giờ nhiều hy vọng hơn hôm nay rằng chúng ta sẽ tới đích.

Tôi xin hứa với Tổ quốc: cả dân tộc sẽ đến đích.

Sẽ có sự thoái lui, sẽ có những bước lầm lỡ. Sẽ có cả nhiều người sẽ không đồng ý với mọi quyết định hoạch chính sách tôi đưa ra ở cương vị tổng thống.

Chúng ta cũng biết chính phủ không giải quyết được mọi chuyện. Nhưng tôi sẽ luôn thành thật với tất cả các bạn về các thách thức đối với của chúng ta. Tôi sẽ lắng nghe các bạn, đặc biệt là khi chúng ta bất đồng.

Trên hết và trước hết, tôi sẽ đề nghị các bạn tham gia công việc gây dựng lại nước Mỹ bằng cách duy nhất và đầu tiên từ 221 năm qua trong lịch sử Hoa Kỳ. Đó là cách tái thiết từng ngôi nhà, từng viên gạch bằng từng bàn tay nối nhau.

Một đất nước, một dân tộc

Những gì bắt đầu 21 tháng trước giữa một mùa đông lạnh giá không thể thay đổi trong chỉ một tối mùa thu hôm nay.

Chỉ riêng chiến thắng này chưa phải là Thay Đổi chúng ta thấy. Đây mới là cơ hội cho chúng ta thay đổi. Nhưng không điều gì xảy ra nếu chúng ta trở lại con đường cũ và Thay Đổi không thể có nếu thiếu các bạn, thiếu tinh thần phụng sự và dấn thân. Hãy huy động tinh thần ái quốc, tinh thần phục vụ và trách nhiệm để mỗi người trong chúng ta vào cuộc, làm việc hết sức và chăm lo không chỉ bản thân mà cả những người xung quanh.

Hãy nhớ rằng nếu cuộc khủng hoảng tài chính này dạy cho chúng ta bài học gì thì đó là chúng ta không thể có một thị trường tài chính (Wall Street) năng động khi người dân bình thường (Main Street) chịu thiệt thòi. Đất nước và nhân dân Hoa Kỳ hoặc sẽ vươn lên, hoặc sụp đổ đều với tư cách một quốc gia, tất cả cùng nhau.

Chúng ta hãy cưỡng lại thói bè phái và sự thiếu chín chắn vốn đã đầu độc nền chính trị nước ta quá lâu. Hãy nhớ rằng chính người từ tiểu bang này là người đầu tiên cầm cờ của đảng Cộng hòa vào Tòa Bạch Ốc. Đảng được xây dựng từ những giá trị tự do, tự chủ và đoàn kết quốc gia.

Đây chính là những giá trị tất cả chúng ta cũng chia sẻ và dù đảng Dân chủ thắng lớn đêm nay, chúng ta khiêm tốn và quyết tâm hàn gắn sự chia rẽ vốn đã kìm chân nước Mỹ.

Như Lincoln nói với một dân tộc chia rẽ còn hơn bây giờ: "Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bè bạn, người ta dù có thể ngăn cản tình cảm nhưng không thể cắt đứt sợi dây yêu thương."

Với những người Mỹ mà tôi còn cần phải giành sự ủng hộ, tôi có thể đã không có được lá phiếu nhưng tôi nghe thấy tiếng nói của các bạn và tôi cần các bạn giúp, và tôi sẽ là tổng thống của cả các bạn.

Vị trí của nước Mỹ trong toàn cầu

Với những người đang theo dõi sự kiện đêm nay, từ các nghị viện, lâu đài ở nước ngoài hay chỉ nghe qua radio từ những ngõ xóm bị lãng quên trên thế giới, câu chuyện ở đây tuy chỉ là về nước Mỹ nhưng chúng ta cùng chung một số phận, và bình minh đã ló rạng với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Với những kẻ muốn phá hủy thế giới - chúng ta sẽ đánh bại chúng. Những ai yêu chuộng hòa bình và an ninh thì chúng tôi sẽ đứng bên các bạn. Với những người đang tự hỏi là ngọn hải đăng Hoa Kỳ liệu có còn cháy không thì đêm nay, một lần nữa chúng tôi chứng tỏ cho các vị thấy rằng quyền lực thực sự của nước Mỹ không phải đến từ vũ khí, tiền bạc mà từ sức mạnh dài lâu của lý tưởng dân chủ, tự do, cơ hội và niềm hy vọng.

Bí quyết của nước Mỹ là nước Mỹ luôn có thể thay đổi. Chúng ta có thể hoàn thiện thêm liên hệ của mình. Những gì chúng ta đạt được đem lại hy vọng về điều có thể đạt được cho ngày mai.

Lịch sử đấu tranh

Cuộc bầu cử này có nhiều câu chuyện mới mẻ sẽ còn được kể cho các thế hệ mai sau. Nhưng câu chuyện mà tôi ghi lại trong tim tối nay là về một người phụ nữ cử tri tại Atlanta. Bà cũng giống như hàng triệu người đã xếp hàng bỏ phiếu để tiếng nói của họ được lắng nghe.

Nhưng có một điều khác: Ann Nixon Cooper năm nay đã 106 tuổi.

Bà Cooper ra đời vào thế hệ đầu tiên sau chế độ nô lệ, khi mà xe hơi chưa chạy trên đường, phi cơ chưa bay lên bầu trời. Đó là khi bà chưa được phép đi bầu vì hai lý do - bà vừa là phụ nữ, vừa là người da đen.

Đêm nay, tôi nghĩ về tất cả những gì bà trải nghiệm trong cuộc đời hơn một thế kỷ ở nước Mỹ, về nỗi đau nhói con tim và niềm hy vọng, về cuộc đấu tranh và sự tiến bộ, về những lần người ta nói rằng chúng ta không có quyền làm gì đó, và về những người kiên trì thúc đẩy Niềm tin vào nước Mỹ: Đúng, chúng ta luôn có thể thành công.

Đúng, chúng ta có thể thành công!

Vào thời phụ nữ còn bị buộc phải im lặng, và hy vọng của họ bị xóa tan, bà đã sống để mà thấy họ có thể đứng lên giành quyền bỏ phiếu. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Khi niềm tuyệt vọng lan ra và nỗi trầm uất bao phủ đất nước, bà đã chứng kiến một dân tộc chiến thắng nỗi sợ hãi với Chính sách Kinh tế Xã hội Mới, việc làm mới và một niềm tin về mục tiêu chung. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Khi bom rơi xuống Trân Châu Cảng và nền độc tài đe dọa nhân loại, bà đã có mặt để chứng kiến cả một thế hệ đứng dậy, trở thành vĩ đại, và nền dân chủ được bảo vệ. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Bà đã có mặt ở đó, ở Montgomery, ở Birmingham, và ở Selma khi vị mục sư từ Atlanta nói với mọi người rằng: "Chúng ta sẽ thắng cuộc ". Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Con người đã đặt chân lên Mặt Trăng, Tường Berlin đã sụp đổ, một thế giới đã liên kết lại bằng khoa học và trí tưởng tượng, và năm nay bà đã chạm tay vào màn hình của máy bỏ phiếu. Vì sau 106 năm sống ở Mỹ bà đã qua tất cả thời điểm đen tối nhất, những giờ phút tươi sáng nhất của đất nước, bà hiểu rằng Hoa Kỳ có thể thay đổi.

Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Đây là thời điểm của chúng ta

Hỡi Nước Mỹ, chúng ta đã đi một chặng đường xa. Nhiều điều đã xảy ra. Nhưng còn rất nhiều điều phải làm. Đêm nay, chúng ta tự hỏi rằng nếu con cháu chúng ta có sống đến thế kỷ tiếp sau, sống lâu như Ann Nixon Cooper, thì chúng sẽ chứng kiến những thay đổi gì? Những tiến bộ gì sẽ được nhân loại tạo ra?

Đây là cơ hội để chúng ta đáp lại thách thức đó. Đây là thời khắc của chúng ta.

Đây là lúc để mọi người trở về với công việc và mở cửa đón chào cơ hội cho con cháu chúng ta, để phục hồi sự thịnh vượng và cổ vũ cho hòa bình, để giành lại Giấc mơ Mỹ và xác tín sự thật cao nhất rằng chừng nào còn sống chúng ta còn hy vọng.

Dù bị chỉ trích, nhạo báng, nghi ngờ, dù bị người ta nói rằng chúng ta bất lực, chúng ta sẽ đáp lời bằng chính tín điều Mỹ: Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Xin cảm ơn các bạn.

Thượng Đế ban phước cho các bạn, và hãy để Thượng Đế ban phước cho nước Mỹ!

(Trích BBC)
____________________________________________
Nguồn : http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3535
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Hoa Kỳ
Reply #14 - 17. Nov 2008 , 12:56
 
Tân Tổng Thống Obama: Múa Gậy Làm Sao?



Không hổ danh là người ngang ngược, Tổng thống George W. Bush đã đọc bài diễn văn thuộc loại quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông vào ngày Thứ Năm 13/11/2008 vừa qua. Ngay giữa một vụ khủng hoảng trầm trọng của toàn cầu, ông ra trước diễn đàn nổi tiếng của tư bản tại New York để bênh vực chủ nghĩa tư bản.

Bài diễn văn dài hơn 2,900 chữ, đọc hơn 20 phút - từ 13:58 tới 14:22 giờ miền Đông - được vỗ tay mươi lần. Một số người theo dõi thì tin rằng lời phát biểu này đã khiến chỉ số Kỹ nghệ Dow Jones trên thị trường cổ phiếu New York đang sụt hơn 300 điểm đã tăng hơn 500 điểm trước giờ đóng cửa vào hôm 13!

Nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh ngày Thứ Bảy 15/11/2008 của nhóm G-20, ông Bush đọc bài diễn văn ngợi ca tư bản chủ nghĩa và đả kích hai quan điểm phổ biến, là tăng cường sự kiểm soát của chính quyền đối với thị trường và phát huy tinh thần "mậu dịch công bằng" - mật hiệu của chánh sách "bảo hộ mậu dịch". Ông gián tiếp bác bỏ lập luận của các lãnh tụ Âu Châu trước khi chào mừng họ trong buổi tiếp tân hôm Thứ Sáu.

Ông Bush kiên cường thủ vai... ông Ác, một nhân vật bảo thủ hắc ám của nước Mỹ đáng ghét.

Và đó là món quà cuối ông còn có thể tặng người kế nhiệm là Tổng thống tân cử Barack Obama, người được cử tri Hoa Kỳ bầu lên trước sự hài lòng của các quốc gia vì sẽ là ông Thiện. Nhưng, không có ông Ác thì ông Thiện sẽ quay trong chân không, và càng xoay càng lùi, kéo theo ảnh hưởng suy xụp của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.

Thượng đỉnh G-20 này là một màn hài kịch tốn kém vì mục tiêu bất khả là xây dựng lại một kiến trúc tài chánh toàn cầu thay thế hệ thống Bretton Woods đã được Mỹ lập ra từ năm 1944 - và thực sự phá vỡ từ tháng Tám năm 1971, từ đã lâu. Việc đó bất khả vì thứ nhất, thế giới chưa ra khỏi khủng hoảng tài chánh nên thảo luận về việc xây dựng lại một ngôi nhà đang cháy là chuyện quá sớm. Huống hồ, mỗi quốc gia hay nhóm quốc gia tham dự thượng đỉnh lại có mục tiêu, ẩn ý và nghị trình riêng. Đồng thuận duy nhất của các lãnh tụ này là đẩy lui vị trí quá mạnh của Hoa Kỳ. Nghĩa là sẽ cột tay tân Tổng thống thứ 44 sau này...

Vì vậy, ta mới kết luận rằng trước khi ra về, ông Bush còn cố giựt cùi chỏ để mở rộng khả năng hành động của người kế nhiệm vì, nói gì thì nói, cả hai Tổng thống 43 Cộng Hoà và 44 Dân Chủ đều là Tổng thống Hoa Kỳ, chứ không phải Tổng thống Âu Châu, và sẽ phải bảo vệ quyền lợi của Mỹ.

Nhưng George W. Bush chỉ có thể làm như vậy mà thôi.

*

Còn lại, Barack Obama phải tính ra chuyện khác. Trước tiên là chuyện cứu nguy kinh tế của Mỹ. Sau mươi ngày hồ hởi - ôi, những ngày vui qua mau - Obama bắt đầu bần thần. Nhất là trong mươi ngày bần thần đó và chưa tìm ra những người sẽ quản lý nền kinh tế tài chánh Hoa Kỳ từ năm tới, thị trường chứng khoán cứ tuột giá đều đều từ sau ngày ông đắc cử. Từ hơn 9,319 điểm vào mùng 3/11 thì nay chỉ số kỹ nghệ Dow Jones chưa tới 8,500 điểm, cụ thể thì chỉ tăng được hai ngày mùng 7/11 và 13/11, còn lại thì cứ rụng như sung chín, mất mấy ngàn tỷ đô la trong các ngày mùng 5, 6, ngày 10, 11, 12 và 14 tháng 11! Trong 10 ngày đó, chỉ số tiêu biểu hơn, vì bao gồm 500 doanh nghiệp đủ loại, là S&P 500 đã sụt mất hơn 13% trị giá sau khi đã mất hơn 23% kể từ Đại hội đảng Dân Chủ.

Đúng là tuần trăng mật đắng. Đâm ra, các tin xấu dồn dập đã đẩy liên danh Obama-Biden vượt qua liên danh McCainthanks.gifalin nay vẫn cứ tuôn trào, như con thuyền bị rò rỉ ngập nước khi sắp có truyền trưởng mới.

Thắng rồi đã vậy, múa gậy làm sao?

Trong mấy tuần cuối của cuộc tranh cử, Barack Obama khéo léo nhá cho dư luận thấy lập trường ôn hoà trung tả của mình với dàn cố vấn thuộc ban tham mưu kinh tế năm xưa của Tổng thống Bill Clinton. Nhờ vậy, ông thuyết phục được thành phần cử tri ôn hoà, độc lập và những người cho tới lúc cuối vẫn còn do dự. Bây giờ hết là lúc nói mà phải làm, ông sẽ ngã theo hướng nào?

Hay ông sẽ gặp bài toán thời 1993 của Bill Clinton?

Năm 1992, ông Clinton ra tranh cử với nhãn hiệu "Đổi mới đảng Dân Chủ" theo xu hướng ôn hoà hơn, trung tả tay vì cực tả, và với lời hứa cắt giảm bội chi ngân sách. Nhưng vừa đắc cử là Clinton đụng phải thực tế bên trong - giữa ban tham mưu tranh cử là các lý thuyết gia rất trẻ về cuộc cách mạng xã hội với các viên chức thực sự am hiểu về kinh tế, thị trường và thủ tục ngân sách - rồi bên ngoài - với Quốc hội do đảng Dân Chủ chiếm đa số và đảng Cộng Hoà thiểu số nhưng vẫn đủ mạnh để không tương nhượng. Ông còn bị cài cùi chỏ rất sắc của phu nhân Hillary lẫn phản ứng rất khe khắt của thị trường.

Rốt cuộc, Clinton bị phỏng tay, đảng Dân Chủ mất đa số tại cả hai viện trên dưới trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Từ đó, ông mới xoay hẳn về hướng trung dung và áp dụng bài bản ôn hoà của đảng Cộng Hoà, để tái đắc cử năm 1996, chống lại một Nghị sĩ anh hùng thời chiến, là Bob Dole.
Bây giờ, Barack Obama đang được nhắc nhở, hoặc bị lôi kéo, về tấm gương đó.

Dù đa số dân chúng đều chán ngán đảng Cộng Hoà, mà chán là phải, đảng Dân Chủ chưa đủ đa số khuynh đảo tại Lưỡng viện Quốc hội: chừng 58/100 ghế Nghị sĩ và 256/435 ghế Dân biểu. Mà vẫn mang tiếng là kiểm soát cả Hành pháp và Lập pháp. Đảng Dân Chủ mà không thống nhất bên trong, là điều nan giải vì phản ứng kiêu binh của phe cực tả, và bên ngoài không thỏa hiệp được với đảng Cộng Hoà, Tổng thống Barack Obama sẽ phải lãnh trách nhiệm!

Cũng tại vậy mà ông phải thỏa hiệp với phe cánh Clinton và sẽ sớm tìm tới sự hợp tác của... Nghị sĩ John McCain!

Ngược với suy luận -ngụy tạo thành tin cho người cả tin -McCain không là người bảo thủ của phe cực hữu. Ông bị cánh hữu nghi ngờ và nhờ Thống đốc Sarah Palin mà tranh thủ được một phần cử tri bảo thủ về tôn giáo và luân lý - nhưng cũng vì đó mà mất phiếu cư tri ôn hoà trong số phụ nữ đã từng ủng hộ Nghị sĩ Hillary Clinton -nên thất cử. Bây giờ, McCain có thể sẽ là lá chắn hữu ích cho Obama để tranh thủ lá phiếu Cộng Hoà trung dung trong Thượng viện! Họ khá hơn chúng ta nghĩ, nên không coi nhau là kẻ thù!

Nhưng liệu có đủ hay không?


Lý do là Tổng thống tân cử đang bị bốn làn sóng ngược đánh thẳng vào con thuyền ngập nước của kinh tế Hoa Kỳ.

- Thứ nhất, không chỉ có kinh tế Mỹ mà kinh tế toàn cầu đang bị suy trầm -xin nhắc lại, là recession, chưa phải suy thoái, depression -và điều ấy sẽ còn làm dân Mỹ hốt hoảng.

- Làn sóng thứ hai là két bạc mỏng teng của Mỹ: tài nguyên ngân sách đã tuôn ra ào ạt để cứu nguy hệ thống tài chánh, rồi sản xuất, nên bội chi ngân sách quá lớn (đến cả ngàn tỷ Mỹ kim vào năm tới) trong cảnh suy trầm sẽ khiến Hành pháp Obama chưa thể đề ra giải pháp cải cách cho trường kỳ. Khỏi bị lật thuyền vào năm tới là may!

- Thứ ba, giải pháp trường kỳ đó thực ra vô cùng tốn kém khi nước Mỹ mắc nợ quá nhiều ngay giữa thời chiến và hai quỹ An sinh Xã hội cùng Bảo hiểm Y tế đang trôi vào đà phá sản kể từ năm nay thành phần sinh sau Thế chiến II (từ 1946 tới 1964) sẽ lần lượt về hưu, trong suốt 17 năm tới...

- Nhưng làn sóng thứ tư mới là con sóng dữ.
Đó là sự chờ đợi hay đòi hỏi quá đáng của các nghiệp đoàn, hay xu hướng cực tả của xã hội Mỹ. Họ muốn công quỹ phải gia tăng trợ cấp hay cứu trợ mà bất cần tới kỷ luật chi thu.

Hai thí dụ có thể khiến người ta tỉnh ngủ:

Các công chức, kể cả nghiệp đoàn giáo chức đã vận động và tẩy não tuổi trẻ bỏ phiếu rất đông cho đảng Dân Chủ và Obama, thấy rất thoải mái khi về hưu mà vẫn lãnh hưu bổng bằng mức lương cuối. Giới hạn khoản phúc lợi này là điều tối kỵ. Ngược lại, người làm công cho khu vực tư doanh thì trả thuế nặng và bị rủi ro lớn là dễ mất việc trong suốt 35-4- năm làm việc, nhưng tới tuổi về hưu thì hoạ hoằn lắm mới lãnh được 35% mức lương cũ để an hưởng tuổi già. Chế độ bao cấp và bảo vệ viên chức của khu vực công là trào lưu "Âu hoá" và nhược hoá xã hội Hoa Kỳ.

Sự thật này, những "người trẻ" sẽ sớm biết khi bước vào tuổi già! Trong một xã hội mà những người sản xuất ra của cải thì bị trừng phạt và san xẻ phúc lợi quá lớn cho công chức thì kinh tế sẽ.... đá khéo. Nghĩa là không khá.

Thí dụ thứ hai là con bệnh kinh niên của kinh tế Hoa Kỳ: ba tổ hợp ráp chế xe hơi của Mỹ.

Không mấy ai nêu câu hỏi vì sao các hãng xưởng xe hơi của Nhật Bản, Đại Hàn hay Đức tại Hoa Kỳ lại vẫn kinh doanh có lời mà không hề kêu cứu chính quyền liên bang hay địa phương? Lý do là các hãng này không rơi vào chế độ con tin của các nghiệp đoàn và thích ứng rất nhanh với những thay đổi của thị trường. Khi mua một chiếc xe Mỹ, ta thanh toán cả tiền phúc lợi lẫn bảo hiểm sức khoẻ cho các công nhân quý tộc Mỹ, vốn được các nghiệp đoàn bảo vệ rất mạnh. Nên trả giá cho xe Mỹ gấp 12 lần số tiền "phúc lợi xã hội" phải trả cho xe ngoại quốc ráp chế tại Mỹ.

Trung bình, lương công nhân Mỹ ráp xe Mỹ là $75/hr so với $45/hr của công nhân Mỹ ráp xe Nhật. Và trong xe Mỹ, ta có "đầu máy xã hội" rất nặng là $1,500 so với phí tổn chừng $110 về chi phí xã hội cho chiếc xe Nhật cũng ráp tại Mỹ!

Nếu có sự phá sản của tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ, thì đó là sự phá sản của chế độ bao cấp trong bộ máy công quyền và kỹ nghệ xe hơi - chưa nói gì tới nhiều ngành khác nằm trong thế lực của nghiệp đoàn và các chính khách cực tả.

Bây giờ, Barack Obama phải vượt sóng trong khi vẫn bị các thế lực ấy níu áo đòi nợ. Thí dụ như 30 tỷ cấp cứu kỹ nghệ xe hơi, "để năm triệu công nhân Mỹ khỏi mất việc". Sau kỹ nghệ xe hơi, công quỹ còn phải cấp cứu những doanh nghiệp nào khác, và cho tới bao giờ?...

Những người hồ hởi bầu cho Barack Obama đang nhận chìm nhân vật kỳ tài này xuống nước! Kỳ dị nhất, là ông đắc cử vẻ vang mà người ta vẫn chưa biết ông ta là ai, muốn gì cho nước Mỹ....

Những xoay chuyển như chong chóng của ứng cử viên Obama sẽ phải dừng khi Tổng thống Obama nhậm chức. Lúc đó,

Ông sẽ dừng tại đâu khi tăng trưởng kinh tế -để tạo ra của cải hầu ban phát phúc lợi như đã hứa khi tranh cử -sẽ giảm sút mạnh?
Ông sẽ cắt thuế cho ai và tăng thuế đến đâu khi ngân sách bị bội chi rất nặng?
Ông sẽ bơm thêm bao nhiêu tỷ để kích cầu khi các khoản tăng cho đó sẽ thổi lên lạm phát vào năm 2011, khi ông chuẩn bị tái tranh cử?
Và bao giờ ông sẽ cải tổ chế độ y tế đầy hấp dẫn như đã hứa hẹn? Trong giả thuyết xa vời ấy, khi 47 triệu dân chưa có bảo hiểm sẽ được bảo hiểm, những người cao niên sẽ xếp hàng bao lâu để được khám bệnh? Nhiều phần thì lâu hơn những người đang ở trong tuổi lao động, trong đó có thể gồm cả di dân nhập lậu...

Vì vậy, sau khi ăn mừng chiến thắng, ta nên theo dõi chuyện Obama biến thành Obamix. Nghĩa là sẽ hòa trong phương thuốc cấp cứu kinh tế rất nhiều nước lã. Chỉ mong rằng dung dịch đó không có độc chất melamine đã thấy trong kỹ nghệ sữa của hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc!

Kinh Tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa


Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra