Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN (Read 15049 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
18. Oct 2007 , 08:16
 
Một Cuốn Sách Khá Quan Trọng: Nguồn Cội Văn Hóa Thần Minh Đại Việt
[17/03/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Tác giả Phạm Tường, Văn Nghệ Sài gòn xuất bản
Bài Phê Bình của Stephen B. Young
(nguyên Phó Khoa Trưởng Luật Khoa, Harward, Huê Kỳ )

Hiện nay, Việtnam đang đi về đâu ?

Sau Đại Hội X của Đảng Cộng Sản, cả Đảng và Chính Phủ không đi theo con đường xây dựng Việtnam theo kiểu mẫu kiến trúc xã hội chủ nghĩa một cách minh bạch nữa. Nhưng, Đảng và Chính Phủ, do Đảng cộng sản lảnh đạo, cũng không đi theo con đường dân chủ hóa đất nước nữa .

Một mặt, để bảo vệ quyền hành tồn tại lâu dài và làm giàu riêng thêm, một phe nhóm của Đảng cứ nói rằng xã hội chủ nghĩa là tương lai tốt nhứt cho dân tộc Việt. Phe nhóm nầy bám thế của Trung Quốc để giử uy quyền trong Đảng và để giữ các chức quan trọng trong Chánh phủ .

Nhưng, đa số Đảng viên lương thiện và đa số nhân dân đã công khai biểu lộ sự không đồng ý. Họ nhất trí không theo Trung Quốc. Và, hơn nữa, họ nhất trí muốn cho dân tộc tiến lên phát triển kinh tế, cho con cháu học hành giỏi ngang hàng với các nước có trí tuệ cao, phát triển đời sống của con người cả về mặt tinh thần, như các quyền tự do cá nhân về đạo giáo, để cho đạo đức, thi văn, báo chí, vân vân, tất cả đều được nẩy nở hài hòa .

Cũng như Mẫn Tử ngày xưa, đa số người dân Việtnam hiện nay coi dân chúng là gốc rễ của Quốc gia, là căn bản của tất cả, còn Chính phủ là người trông coi, nuôi dưởng dân . Nếu Chính Phủ không biết chăm lo cho dân, thì đất nước không thể nào phát triển như đa số dân chúng mong muốn được. Nếu khi Việt Tộc sẽ phải đứng lên và bảo vệ sự sinh tồn,thì dân và chính phủ phải như là MỘT, không thể để bị chia rẽ thành hai hai thế lực đối kháng, tranh quyền nhau hoặc chia thành hai phe nghịch nhau, thù nhau đời đời.

Rồi, nếu dân và chính phủ sẽ trở thành một bộ máy chạy tốt, thì phải lấy tư tưởng nào để kết hợp Dân và Chính quyền, tức ý muốn nói thực hiện Đại Đoàn kết toàn dân ?

Ông Phạm Tường trong sách Nguồn Cội Văn Hóa Thần Minh Đại Việt đưa ra một đề nghị rất đáng  lưu ý.

Ông nhắc đến vua Lê Đại Hành vì vua ấy, (theo Ông Tường), đã hiểu rõ tinh thần đặc biệt của Việt tộc. Muốn làm việc lớn – lúc đó đánh được quân Nhà Tống – thì phải thi hành cái Đạo Trời – tức là theo đạo Đại Hành. Đại Hành đựa đến Đại Thành.

Việc thi hành đạo trời là “lo giữ nước, an dân, thiết lập nền pháp trị, bảo vệ muôn dân, lấy sự tôn trọng nhân tâm công chính làm đầu – xây dựng đất nước cường thịnh.” (tg. 132)

Người minh triết làm được như vậy. Họ yêu dân như yêu chính mình. Họ chuyên tâm tạo ra phúc lợi cho dân.

Cái “Đạo Trời” nầy từ đâu mà ra? Cái “Đạo Đại Hành” có nguồn cội ở đâu?

Theo Ông Tường, và Ông có lý, “Đạo” nầy là “Đạo” của người Vìệt nam từ muôn thuở. Đạo nầy là Đạo nguyên thủy của các dân tộc Việt. Đạo nầy không phải được người Việt du nhập từ phía Bắc hay phía Tây. Đạo nầy chính là Đạo thờ phụng các Thần minh Đại Việt trong các đình, miếu, ở mọi nơi trên khắp đất Việt.

1) Cái nhìn của một nhà văn

Ông Phạm Tường viết với cái nhìn của một nhà văn, một thi sĩ. Cái nhìn nầy dựa vào lịch sử và văn hóa nên ông thấy những điều hơi khác biệt. Hay đúng hơn, đó là cái nhìn của một nhà triết lý đi tìm một sự hợp lý để hệ thống hóa một ý thức hệ đã sẳn có . Cái nhìn của một nhà chính trị là khác nữa. Cái nghiệp làm chính trị lưu ý phe phái, nhóm đảng, ai ở trên và ai ở dưới, ai có quyền và ai phải chỉ biết vâng lời. Thực sự, chính trị nhiều khi có xu hưởng làm cho chúng ta bị chia rẻ hay nghi kỵ nhau nhiều quá.

Cái nhìn của một nhà văn có thể đưa ra ý kiến, nhận xét, phơi bày ra những tình cảm vui buồn, cho chúng ta học hỏi để nhờ đó xóa bõ những tỵ hiềm, thù hận và sau cùng trở thành một khối lớn có chung một sức mạnh . Văn học là sức mạnh xã hội hóa nhân loại.

Ông Phạm Tường, vì vậy, đã đóng góp cho công cuộc xây dựng tinh thần dân tộc Việt hiện nay . Ông đưa ra một cái nhìn “ chung chung ” mà ai ai cũng thấy có thể cùng nhau chấp nhận được.

2) Phi Đảng Phái

Quan điểm của Ô. Phạm Tường về đạo Đại Hành có tính cách “ phi đảng phái”, không phải phi chính trị vì ông Phạm Tường vẫn muốn Việt Nam phải có một xã hội “ có trí tuệ, có đạo đức, có thái bình đời đời”.

Theo cái nhìn của tác giả về Đạo Đại Hành thì Đạo Đại Hành hoàn toàn không thuộc một đảng phái hay một chủ nghĩa nào hết cả . Đạo Đại Hành nầy mở cửa cho tất cả mọi người Việt Nam – nam hay nữ, trẻ hay già, ngu dốt hay khôn ngoan, giàu hay nghèo, Cộng Sản hay không Cộng Sản, Quốc Gia hay không Quốc Gia –đều có thể vô làm đệ tử phụng thờ một lý tưởng dân tộc tốt đẹp.

Nếu dân tộc Việt biết tìm cách xếp lại những trang sử nội chiến từ 70 năm nay một cách tốt đẹp, hài hòa, lấy tinh thần dân tộc làm căn bản, thì người Việt Nam cững phải tìm cho mình “ một chổ để cùng đứng chung với nhau, để thoải mái ăn uống, chơi vui với nhau, không hận thù, không ghen ghét ” thì Đạo Đại Hành có thể được coi là “ miếng đất Công” của tinh thần nhân nghĩa ấy !

3) Văn Hóa Thần Minh Đại Việt là căn bản

Ở trên sự tin tưởng các vị thần minh, chúng ta có thể nghĩ ra hoặc du nhập nhiều tôn giáo, nhiều triết lý khác nữa . Nhưng nếu làm như vậy cũng chỉ lại làm cho văn hóa thêm phức tạp và khô cứng, không thể phát huy được đầy đủ những tinh hoa sẳn có của dân tộc mà thôi. Vã lại tưởng không có gì phức tạp ở dưới văn hóa tin vào các vị Thần của Trời Đất và Vũ trụ . Bỡi nếu mình không thấy gì đáng sợ hay đáng phục, thì mình không tin . Thế thôi. Mình hảy để cho mọi người tự do tin tưởng vào sự hữu hiệu của những sức mạnh nào mà giúp họ sống theo lẽ phải của một con người bình thường lương thiện .

Thí dụ, nếu người ta muốn nhận Hồ Chí Minh là vị thần của họ, đó là chuyện riêng của người ta. Nếu tôi muốn nhận một Vị nào khác làm Thần Minh đặc biệt, tôi lập bàn thờ hay miếu đình để thờ Vị Thần của tôi, thì phải hiểu đó là quyền riêng của tôi. Đạo Thần Minh Đại Việt là một Đạo rất là rộng rãi, rất là dễ chấp nhận, rất hợp với lòng người. Có thể nói đó là cái Đạo lớn chung của nhiều người Việt nam ngày nay .

4) Đạo Đại Hành chính là đạo sống chết của dân chúng .

Tin hay không tin một vị thần minh nào đó – như đi lên đồng hay ở nhà coi TV – là việc của người dân. Mọi người có quyền tin hay không tin. Các Ông Cha hay Thầy Chùa , hay Cán bộ Đảng, hay Công an càng không có quyền ép buột phải theo một sự tin tưởng nào hết cả . Mình muốn tôn thờ một thần linh nào , thì mình cứ thờ bí mật trong lòng . Còn không muốn thờ thì lúc nào vào chùa hay nhà thờ, hay công sở của đảng Cộng Sản, mình chỉ im lặng không nói gì. Mình nghĩ cái gì là nghĩ trong lòng, trong óc . Đó là một sự thật chỉ một mình mình biết mà thôi.

Như vậy, Đạo Đại Hành là con đường đạo đức của từng lớp dân chúng , không phải của nhóm ưu tú hay lớp người cai trị. Nhà Nước biểu gì, Đảng biểu gì, thì cứ để cho đảng viên và cán bộ nhà nước chấp hành theo đúng đường lối chánh qui .

Muốn đem lại phúc lợi cho dân, không có gì khác hơn là làm cho rộng cái Đạo Đại Hành ra cùng khắp .

5) Đạo Đại Hành là khu vực tâm lý có khả năng đưa đến sự đoàn kết dân tộc.

Theo ý nghĩa của Đạo Đại Hành, thì danh từ “quốc gia” có thể được hiểu một cách mới.

Ô. Phạm Tường viết (tr. 127) theo Văn Hóa Việt Nam Đỉnh cao Đại Việt, năm 1250 ,vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là “Quốc gia”. Ông Phạm Tường kết luận rằng: “Thể hiện sự đồng nhất ngôi vua với biểu tượng đất nước.”

Như vậy, cái danh từ “Quốc Gia” thuộc văn hóa Thần minh Đại Việt từ 800 năm. Chứ đó không phải là một danh từ nảy sanh từ trong cuộc nội chiến Quốc Cộng trong thế kỷ 20 vừa qua .

Theo nghĩa của Vua Trần Thái Tông thì danh từ “Quốc Gia” có thể áp dụng để gọi một cách trọng thị các “đồng chí Cộng Sản ” giác ngộ, thật sự biết thương dân, thương nước, trọng thờ các thần minh Đại Việt ngày nay .

Người Việt đã có một Quốc tự thời 18 vua Hùng, không phải mới đây. Nói rằng ai có tinh thần yêu nước là người đó đã theo Đạo Đại Hành và sống như là người ái quốc gương mẫu. Đồng Chí nào nói “Tôi cũng là người Việt Nam tử tế, biết lễ nghĩa , tôi cũng là người Quốc Gia” có nghĩa đó là con cháu Hồng Bàng, người đó có một quốc gia là Đại Việt và có một Đại Gia đình là Việt tộc. Họ vào Đạo Đại Hành dễ dàng lắm.

6) Đạo Đại Hành là một chính nghĩa xây dựng và bổ ích.

Thứ nhứt, Đạo Đại Hành là dạy cho mọi người tinh thần tự do bỡi Đạo nầy tôn trọng sự sinh tồn riêng của mọi sinh vật của Trời Đất. Nó giống như Đạo Lảo và Đạo Phật ở điểm tin tưởng đó. Có người hay nói là Việt Tộc theo “chủ nghĩa vị kỹ”, nên chủ trương để cho người ăn ở thoải mái với nhau . Người Việt Nam nên có một lý thuyết tổ chức xã hội và chính trị tôn trọng sự tự do cá nhân con người. Đạo Đại Hành bổ túc thêm điều kiện đó nên rất hợp với dân tộc tính của người Việt từ đời Ông Bà đến bây giờ.

Hôm nay nhiều đồng chí cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể cả ủy viên Bộ Chính Trị, ham mê xem bói, coi tử vi, gọi hồn trước khi quyết định chuyện Đảng – không khác gì người Việt Nam hồi xưa , trước thời Bắc Thuộc. Có đồng chí vào Chùa và nói “Nam Mô Hồ Chí Minh, Nam Mô Hồ Chí Minh” sau khi họ nói “Quan Âm Bồ Tát”. Họ đã theo Đạo Đại Hành rồi mà không biết chăng ?

Thứ hai, Đạo Đại Hành cho chúng ta một thước đo đạo đức để xem người lãnh đạo đất nước có đủ độ lượng để tiếp tục giữ chức vụ hay không? Nếu Đảng Cộng Sản muốn chiếm ngôi và áp dụng Điếu Số 4 của Hiến Pháp cho cuộc cai trị của họ, thì Đảng phải được dân đo lường và ước lượng hạnh kiểm . Họ có đang thi hành các tiêu chuẩn của đạo Đại Hành hay không? Họ đã đem lại một “ Đại Thành ” cho dân hay không?

Ô. Phạm Tường viết (tr. 130) “Những điều căn bản của người minh triết Đại Việt Thần Đạo:

- Thần dân và lịch sử
- Coi thiên nhiên “cây cỏ thể” như bản thân mình
- Trọng sự sống và kính sự chết, thờ tổ tiên, sông núi
- Tôn sư trọng đạo, nhẫn, lương tâm, lương năng, lương tri, viễn kiến.

Ông Phạm Tường viết tiếp: “Theo thời là hợp, là thuận với thời do đạt mục đích làm người, và trách nhiệm với thời đại của mình.” (tr. 131)

Nói gọn lại: “Không trái ý trời , không nghịch lòng người.”

Đảng Cộng Sản có làm đúng mức chưa?

Và, để trung thành với sự thực và lịch sử, chúng ta cũng nên hỏi: Quan chức lảnh đạo nào, sĩ quan chỉ huy nào của Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đã có làm đúng mức mà mất nước ?

Các tiêu chuẩn của Đạo Đại Hành được áp dụng đối với tất cả mọi người Việt, vì Đạo đây là Đạo muôn đời riêng biệt của người Việt.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #1 - 03. Nov 2007 , 22:11
 
Ngàn Năm Bia Miệng

Trong một góc của một quán Café cóc trên con đường nào đó của Sài gòn những năm sau 1975 …

Hai người đàn ông trạc khoảng 40, tóc hớt ngắn, tuy màu da đen mốc nhưng trông vẫn sáng hơn nhiều so với màu của đôi môi dầy có lẽ do hút thuốc lào quá lâu năm, đang ngồi bên hai tách café đã cạn, có vẻ như đương chờ đợi ai đó. Cả hai mặc áo “sơ mi” trắng rộng thùng thình, nhàu nát bỏ trong cái quần cũng rộng thùng thình nhưng ngắn ngủn màu xanh “olive,” chân mang dép râu, bụng lép kẹp được giữ chặt bởi dây thắt lưng to bản màu nâu đất do Trung Quốc sản xuất. Tuy ngồi trên hai chiếc ghế rất thấp gần sát mặt đất, nhưng có lẽ do thói quen, cả hai đều để một chân dưới đất và chống bàn chân còn lại lên một chiếc ghế khác, và cả hai cùng đang “phe phẩy” hai cái nón cối vì tiết trời đang nóng …

- “Gớm, không nhẽ ta lại mang cái ghế nệm trong cái nhà ‘cao tầng’ ấy ra đây nhể, đồng chí Cán nhể …” Người đàn ông có cặp mắt ốc nhồi lên tiếng.

- “Ừ! Anh Bắc nhể, ngồi hai chân lên ghế ‘thư giãn’ hơn nhiều. Sao trong này chúng dốt thế! Ghế bé thế này làm sao mà ‘tiện nghi’ cơ chứ!”

Người đàn ông tên Cán - gương mặt của hắn có xương hàm bạnh ra quá khổ, khiến bao nhiêu phần xương trên mặt nổi lên thật cao, đẩy cặp mắt lùi thật sâu vào trong, trông y như chỉ toàn là xương với xương trên mặt - vừa dùng tay gãi sồn sột vào mu bàn chân – cái chân còn xậm màu hơn cả màu môi của hắn - để trên ghế vừa trả lời; Khiến bàn chân đó nổi ửng lên những sọc trắng chen lẫn đỏ, và đất cát từ bàn chân dính đầy vào các ngón tay ông ta; Khiến đôi bàn tay trông bẩn thêm tí nữa. Rồi đôi tay ấy bắt đầu di chuyển đến những phần khác của thân thể để làm phận sự của nó …

- “Gớm! Đồng chí khiến tôi ngứa lây đây này!”

Người đàn ông tên Bắc vừa nói vừa lấy tay sờ soạng khắp người - cứ như là từ “đỉnh cao … chí rận” đến những ngón chân vượt Trường Sơn của hai cái hình hài đen đủi, mốc meo ấy, chỗ nào cũng muốn được gãi hết. Thế là …. “Sột … Soạt … Sột … Soạt …” Cảnh tượng y như là trong sở thú vậy. Cùng với hai khuôn mặt cứ đờ ra vì “đã ngứa,” đất cát, bụi bặm phần thì di chuyển từ nơi này đến chỗ khác trên người của hai người đàn ông, phần thì được “giải phóng” khỏi hai cái hình hài đã lâu không tắm bằng xà bông đó, nên vui mừng tung bay trong nắng.

--- yên lặng ---

- “Này, nói đến cái nhà ‘cao tầng’ ấy là tôi lại ghét bọn Ngụy thêm nữa nhá!” Người đàn ông tên Bắc gầm gừ “Chúng bỏ đi rồi vẩn gài lại ‘cơ quan’ làm hại cán bộ, đúng là quân xỏ lá ba que nhá! Đồng chí có nhớ cái bồn nhỏ đề nước ở tầng ba không. Tiên sư chúng!!! hôm qua thằng Ngô nhặt đâu được con cá bằng bàn tay về, tôi thả vào đó nuôi chờ hôm nào mua được rượu ngoại về đánh chén, thế mà tôi vừa bấm vào cái nút nhỏ phía trên thế là … Xoààà … một tiếng, nước cứ cuốn phăng đi mất con cá. Gớm! Con cá trông đến là ngon. Mẹ bố chúng!”

- “Hà hà hà !” Người đàn ông tên Cán cười ra vẻ thông cảm “Đã bảo từ hôm trước mà đồng chí không nhớ … Hà hà hà … Không có ‘cơ quan’ gì đâu! Đó là cái bồn rửa mặt hay rửa rau. Cứ mỗi lần

dùng xong thì ta lại bấm cái nút ấy để bỏ nước dơ đi và có nước mới mà dùng … hà hà … ‘Tiện ích’ thế thì thôi nhá.”

- “Ứứứ … ừừừ ... Bồn rửa mặt quái gì mà thấp thế? Mà phải ghi rõ là bồn rửa mặt chứ lại ... ứ …ừ !!!” Người đàn ông tên Bắc làu bàu.

- “Thế mỗi lần rửa mặt ở ao hay suối dọc đường, đồng chí đứng hay ngồi mà bảo là thấp với cao??? Mà có bao giờ có thấy ghi là chỗ rửa mặt đâu ???” Người đàn ông tên Cán vừa giải thích vừa vặn hỏi.

- “Mà quái nhỉ, không biết thằng Ngô đi đâu mà lâu thế?” Người đàn ông tên Bắc chép miệng, nhăn nhó.

- “Mà này, hỏi thật nhá. Đồng chí có nhờ nó tìm một chiếc cho cái Thắm con má Sáu ở Củ chi không thế. Đến như thế rồi còn gì!” Ông Cán hạ giọng, cười ruồi.

- “Ứứứ … ừừừ … Nói khẽ chứ nào Bố ạ! Con đĩ già ở Hà Nội còn không có ‘tiêu chuẩn’ đó nữa nhá. Thắm với thiếc! Quên mẹ nó đi! Giờ mà có tiền là ông ‘đầu tư’ vào con bé bán thuốc đầu đường con thằng sĩ quan Ngụy đi học tập. Con bé xinh đáo để!”

Hình như để tăng cảm giác, ông Bắc kê sát hai chiếc ghế nhỏ lại, ngồi bằng hai bàn chân trên đấy, cùng theo lời nói cặp mắt ốc nhồi của ông sáng hẳn lên,trong khi mồm thì cứ nuốt nước miếng liên tục; Và ở phía đối diện, ông Cán cũng xếp hai cái ghế nhỏ sát lại nhau, y như ông Bắc, có lẽ theo thói quen để tìm “thư giãn,” ông ta để hai bàn chân lên và cả hai cùng ngồi theo kiểu “nước lụt.”

---- yên lặng ----

- “Cái thằng Ngô trông dốt lạ mà sao đồng chí lại chọn nó vào ‘cơ quan’ nhể ??? Cứ như là thằng ngốc ấy, lại còn nói ngọng nghịu nữa, chả ra làm sao cả!” Người đàn ông tên Cán trề đôi môi xậm màu ra, tỏ ý chê bai.

- “Thì đấy giời ạ! Tên chính nó là Ngốc đấy, cơ khổ!” Người đàn ông tên Bắc phân trần “Bố mẹ nó ở vùng ‘neo đơn’ lại thuộc diện ‘bổ túc văn hóa,’ đẻ ra bốn thằng con trai đặt tên là Năng, Nổ, Ngốc và Nghếch. Nó là thằng thứ ba tên là Ngốc đấy! Thấy thương quá mà cả đội phải năn nỉ, ‘động viên tư tưởng’ mãi nó mới chịu nghe lời đổi tên ra là Ngô đấy!!!”

- “Đã biết thế lại còn chọn nó đi theo. Rõ là ‘sự cố’ do ta ‘tự gây’ ra nhá! Ngô với chả Ngố!” Người đàn ông tên Cán chế nhạo.

- “Ứứứ … ừừừ … Không chọn nó thì làm sao mà trên đường thỉnh thoảng có tí tình cảm với cánh con Mận, con Nếp hở. Đồng chí có ‘tí tí’ mỗi đêm cũng là nhờ nó đấy! Giỏi chửa?” Ông Bắc cãi lại.

- “Sao thế? Tôi chưa hiểu!!! Ààà … Nhớ rồi. Thằng Ngô chính là anh họ hàng với cái Mận của anh, ra thế … hà hà … Nhớ rồi, nhớ rồi!” Ông Cán cười nhăn nhở “… Thôi, được rồi, ‘liên hoan’ đi.”
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #2 - 03. Nov 2007 , 22:12
 
Và quay về phía một ông già khoảng ngoài 60 đang ngồi cạnh tủ thuốc lá, ông Cán gọi giật giọng:

- “Thuốc đi. ‘Kờ Hai O Lờ’ nhá?” Ông Cán quay sang ông Bắc hỏi nhỏ.

Ông già dạ một tiếng thật lớn, lúp xúp cầm bao thuốc chạy lại bàn hai người đàn ông ngồi.



“Ứứứ … ừừừ … Lại cái ‘Hai O Một Lờ’ ấy. Chán bỏ mẹ! Hút mãi, nhàm lắm rồi.”

- “Dà, dà … Mấy cậu ‘hổng’ muốn ‘húc’ ‘một Lờ’ nữa thì ‘húc’ ‘hai Lờ’ nhe? Ngon lắm mờ … Nhe hai cậu?”

- “Hai Lờ nào thế ?? À … à … ‘Dzun Hi Hai Lờ’ … đấy à … Được đấy! Mang lại đây.” Ông Bắc trả lời.

Ông già bỏ gói thuốc “Kool” vào túi và chạy ngược lại tủ thuốc lấy bao “DunHill” cho hai người đàn ông.

- “Hai cậu uống thử ‘CoCa Cola’ nhe? Tui mời. Khỏi trả tiền. Nước này ngon lắm, nhe 2 cậu? … Nam ơi, mang lon ‘Coca’ ướp lạnh ra mời hai cậu Cán đi con … Chờ ‘chúc’ thằng ‘úc’ tui mang ra liền nhe hai cậu!” Ông già xởi lởi nói.

- “ ‘CoCa’ là cái quái gì thế nhỉ???” Ông Bắc thì thầm.

- “Đếch biết! Cứ thử xem sao. Nói nhỏ thôi, kẻo chúng lại ‘đánh giá thấp’ cán bộ đấy!” Ông Cán trả lời “Từ nãy đến giờ không hiểu lão già kia ho hay cười mà tôi nghe lão cứ khục khặc mãi đấy!!!”

--- yên lặng ---

Nam, con trai út của ông già chủ quán, trạc khoảng 15, 16 tuổi mang lon “Coca” ướp lạnh và hai cái ly không ra cho hai người đàn ông rồi quay vào.

- “Cái gì lạ thế này!!!” Hai người đàn ông lẩm bẩm.

Ông Bắc đưa tay cầm thử lon “Coca” nhưng vì quá lạnh, nên rút tay lại:

- “Úi chào!”

Ông Cán la lên trong khi cái lon rớt xuống lăn ra phiá cái tủ thuốc.

- “Dà, dà … Chắc tại nó lạnh ‘góa!’ Xin lỗi 2 cậu ’nheng’! ”

Ông già lượm lon “Coca” lên đưa lại cho hai người đàn ông, miệng cười giả lả (tay lắc cái lon nhè nhẹ) … he he … “Chừng nào hai cậu muốn uống, hai cậu ‘dzực’ mạnh cái móc này ra là uống đưọc ‘liềng’ … he he …”

Ông Cán cầm cái lon lên, ngắm nghía, rồi theo lời ông già dặn, nắm cái móc nhỏ trên nắp lon và giật thật mạnh.

“Pop”… “Psssss” … Cái lon, do bị rớt xuống, và bị giật quá mạnh nên phát ra một tiếng nổ thật dòn, nước trong lon phun ra thành vòi.

- “Ối giời! Ối giời!” Cả hai người đàn ông vừa bò ra mặt đất, vừa hét toáng lên … “Chúng nó muốn ám sát cán bộ!!! Chúng nó muốn ám sát cán bộ!!!”

- “Dà , dà … dà … ‘hổng’ sao đâu, ‘hổng’ sao đâu. Nó xì ga thôi mờ. Xin lỗi hai cậu nhe! “ Ông già hớt hải chạy tới.

- “Ứứứ … ừừừ … Nước với chả nôi. Ứứứ … ừừừ ... Không thèm uống!” Ông Bắc gầm gừ; Và cả hai

cùng lồm cồm ngồi dậy.

- “Dà, dà … Xin lỗi hai cậu. Phải chi nhà tui còn ‘crème vanille’ thì tui mời hai cậu dùng thử. Ngon lắm à ‘nheng!’ ”

- “Thôi không cần nữa.” Ông Cán lên tiếng “Gì chứ? Rem thì chúng tôi được phát hằng ngày ngoài Bắc ăn không hết; đem phơi khô đấy! Báu gì thứ ấy!”

- “Cái gì ??? Crrr mà mà …” Ông già giật mình; nhưng như chợt nghĩ ra điều gì nên lại giả lả “Dà, dà … Tưởng mấy cậu chưa dùng qua nên mời thôi … dà, dà … ‘Dzậy’ để hôm nào có gì lạ cho tui mời hai cậu ‘nheng’ … he he. Nói ‘dzậy’ chắc ‘Frigidaire’ ngoài Bắc công suất mạnh lắm. Chắc có thể …”

- “Chứ gì nữa!!!” Ông Bắc ngắt lời ông già chủ quán “ ‘Zi Đe’ ngoài ấy ààà!!! thiếu khối gìììì !!! còn nhiều sức ngựa hơn trong này đấy!!! khắp phố nào cũng có. Rõ là chưa biết thế nào là tính ‘ưu việt, hiện đại’ của Xã Hội Chủ Nghĩa … hmmm!”

- “Dà … dà … dà … he he … Bây giờ tui mới biết dà … dà …” Ông già cười thật tươi rồi quay về tủ thuốc.

--- yên lặng ---

Một lúc sau, một người đàn ông trẻ, trạc ngoài 30, ốm o, thấp bé như một đứa trẻ trong miền Nam, đen đủi, mặc nguyên bộ quần áo màu xanh “olive” nhàu nát, rộng thùng thình, trông y như quần áo của người khác cho mượn bước vào.

- “Báo cáo hai đồng chí thủ trưởng, em đã về đến ạạạạ.” Ngô lên tiếng.

- “Sao? Thế nào? Công tác hoàn thành tốt chứ???” Cả hai người đàn ông cùng lên tiếng một lượt.

- “Vâng, hoàn thành ‘vượt chỉ tiêu’ ạ.” Ngô cười nhăn nhở “Sắm cho hai thủ trưởng hai chiếc, em cũng ‘thu gom’ được một chiếc ạ! Nhờ ơn Bác và Đảng ... hà hà hà …”

- “Đưa đây xem nào!” Cả hai người đàn ông tranh nhau nói “Có đúng ‘tiêu chuẩn’ không đấy?”

- “Thì đấy ... ” Ngô tằng hắng rồi ra vẻ trịnh trọng nói “Hai cửa sổ nhá, một ‘nịch lày,’ ‘nại’ không người ‘nái’ cơ đấy. Gọi ‘nà’ gì nhể ??? ‘Xi ti zen’ gì gì đấy , còn muốn gì cơ chứ ứ ứ ứ, còn em thì nhờ ơn bác và đảng em gom được một chiếc ‘Xây Kô lữ’ trông hay lắm cơ ạ!”

- “Xem nào! Mẹ bố thằng này ‘gác’ chúng ông à??? Sao cái đồng hồ nữ của mày có ‘giấy bảo hiểm (1)’ mà của chúng ông lại không?” Ông Cán gầm lên.

- “Không đâu, không đâu, … tự ‘ló’ thế mà nị. Em chả biết gì cả! Con mụ ấy bán cho em như thế đấy. Em không dám ‘gác’ thủ trưởng đâu ạ!” Ngô lắp bắp nói.

- “Thế … thế … Bao nhiêu?” Ông Bắc xuống giọng hỏi.

- “Hà hà … Mới đổi tiền xong, bọn chúng cần tiền bán chỉ có 10 đồng một chiếc thôi ạ, còn con mụ có thằng chồng đi cải tạo cần tiền quá, mụ bán em chỉ có 5 đồng thôi. Tiền thì em biết hôm nọ hai đồng chí ‘nấy’ trong mấy cái tủ ở cái nhà ‘cao tầng’ ấy đem đổi đấy. Tiền ta ‘nấy’ của Ngụy, rồi dùng tiền đó mà thu gom hàng hóa của chúng, ta chả tốn đồng nào cả … hà hà … Bọn thằng Tham

cùng ‘nàng’ với em ở mấy cái ‘cao tầng’ khác cũng thế, chả có đứa nào tốn xu nào cả … nhờ ơn bác và đảng … hà hà …”

- “Khẽ tí nào. Thế đi đường có chuyện gì mà mày đi lâu thế?” Ông Cán cũng xuống giọng.

- “Ồ … ồ !!! Báo cáo hai thủ trưởng, nhiều chuyện ‘nạ nắm’ … ‘Lày’ nhé, bọn miền ‘Lam’ chúng phóng xe máy khiếp nắm thủ trưởng ạ! Xe không ‘phanh’ nhá! Thế mà bọn chúng cứ phóng tới!” Vừa nói Ngô vừa xoay người diễn tả “.. ‘Nạng’ qua ……(lại xoay người) … ‘Nạng nại’ (lại xoay người) … ‘Neo nên nề’… ‘Nật’ … ‘Nuuôôôônnn’ … hà hà hà!!!”

- “Hmmm … Cứ ‘nạng’ qua, ‘nạng nại,’ ‘neo nên nề,’ ‘nật nuôn’ mãi … biết rồi. Tao cũng phóng được như thế mà.” Ông Cán nhăn mặt nói.

- “Cho tôi xin ... ứứứ … ừừừ … Chạy cái quái gì mà cứ gào rú, giật hơn ‘Tê năm mươi tư’ mà cứ phét là phóng với chả phiếc.” Ông Bắc đay nghiến.

- “Thì, thì … đồng chí cũng có hơn gì tôi, ứứứ … ừừừ, Còn té rách cả cái ‘quần bò (3)’ ‘tiếp thu’ được trong căn ‘cao tầng’ mà còn nói. Lẽ ra cái quần bò ấy là của tôi đáy nhá !!! Ai chạy xe máy lần đầu mà không thế.” Ông Cán cay cú nói “Mà thôi nói tiếp đi nào Ngô. Mày còn học được gì nữa không???”

- “Hà … hà ... hà … Chuyện ‘lày’ mới ‘nà nạ’ … hai thủ trưởng ạ! ‘Lếu’ mà em ‘nàm’ ở Hà ‘lội’ thì cứ gọi ‘nà’ chúng gọi cả giòng họ ra mà chửi nhá … hà hà. Trong ‘lày nại’ được khen cơ chứ ... hà hà … thích thật …”

- “Thế! Nhưng mà chuyện gì cơ chứ ???” Hai ông thủ trưởng cùng hỏi.

- “Thế lày nhé! ‘Núc’ em đứng chờ xe… à … xe gì nhỉ, à … à … xe ‘Nam (2)’ đấy, thì có con bé xinh xắn ‘nắm’ ở đấy, ‘ló’ cũng chờ ‘tranh thủ’ ‘núc nên’ xe đông người em hích vào … vào … vào … người con bé một cái, thế ‘nà ló’ đỏ tía tai mặt mũi nhé. Rồi ‘ló nàu’ bàu “Cà Chớn” và xuống xe bỏ đi một mạch. Em quay sang hỏi con già bên cạnh thì được biết ‘nà’ con bé ấy ‘ló’ khen em ‘nà’ ‘dzũng cảm,’ không chết ‘dzát’ như bọn con trai miền ‘Lam’ đấy! ‘Nạ thật !!!”

-- “Ứứứ … ừừừ ” Ông Bắc rít lên “Dốt ơi là dzôôốtttt !!! Con già í nó xỏ máy đấy! Nó nói mày ‘Mất dậy’ đấy! Ngô ơi là … ngôôốốố …”

- “Thế àààà !!!” Ngô trợn to hai mắt, lắp bắp “Thế thì bỏ mẹ rồi! … ‘Mất quan điểm quần chúng’ thật rồi! Tiên sư con già! Ông mà mà …”

- “Lại còn gì nữa !!!” Ông Cán chán nản liếc nhìn Ngô.

- “Em ‘nỡ’ giả ‘nời’ với con già ấy ‘nà … nà’ …” Ngô ấp úng.

- “Là cái quái gì, nói cho xong mau đi.” Ông Cán trừng mắt nhìn Ngô.

- “ Nà … nà … Tưởng gì chứ cà chớn thì ngoài Bắc khối người cà chớn hơn tôi nhiều. Bác Hồ ‘nà … nà’ Cà chớn … nhất ‘lước’ đấy !!!”

- “Ứứứ … ừừừ!!!” Ông Bắc lại rít lên; nhưng cố nói thật nhỏ “Thôôôiiii !!! không nói nữa. Về cơ quan mau.” Nói xong ông Bắc quay lại nhìn ông già chủ quán đang lúi húi xếp lại mấy bao thuốc trong tủ và lớn tiếng:


Tiền cà phê hôm khác tính nhé!!!”

- “Dà, dà, dà … ‘Hổng’ sao … Hôm nào cũng được mà mấy cậu.” Ông già chạy tới dẹp chiếc bàn của ba người khách.

Cả ba đứng lên vừa nghênh ngang bước ra khỏi quán vừa ngắm ba cái đồng hồ thật tự nhiên như … (ruồi) người Hà Nội.

--- yên lặng ---

Sắp tới giờ cơm trưa, trong quán không còn một ai ….

- “Hôm trước mấy ổng cũng quên tính tiền sao ba hổng nhắc??” Nam làu bàu hỏi người cha già của nó.

- “Quên ông nội tụi nó chứ quên!!! Thằng Nghĩa anh hai của bay còn đi học tập, mấy con chị bay thì theo chồng ra nước ngoài. Lộn xộn là đi “kinh tế mới” sao bay??? Mình phải ráng ở đây mần ăn để mà nuôi thằng Nghĩa, cháu bay còn ẳm ngửa ‘hổng’ thấy sao mà đòi tiền tụi nó??? Mà con đi ngoài đường mà có thấy xe bích bùng chạy ngang nhớ coi chừng có ai liệng giấy tờ gì ra nhớ ‘lụm dìa nheng’ !!! Nhiều khi mấy ông sĩ quan đi học tập muốn ‘nhắng tinh’ hổng chừng … hôm trước tao lụm được bao thuốc lá có ghi địa chỉ, ‘nhắng tinh’ phải chuyển trại ra Hoàng Liên Sơn gì tuốt miệt ngoài Bắc đó! Tội nghiệp chị ‘dzợ’ còn trẻ như chị hai bay ‘dzậy.’ Khóc ‘góa’ xá. Mấy thằng giải phóng nói xạo không hà! 12 ngày rồi hổng thấy ai ‘dìa hết ráo …’ Sao mà khổ ‘góa dzậy’ trời !!!”

- “Dạ tại nhà mình cũng bán gần hết đồ rồi nên con tức! Tối nào con cũng cũng phải đi họp nghe chửi lính Ngụy hay là học hát mấy bài ‘uýnh’ Ngụy ‘goài’ à!” Thằng Nam phân trần.

- “Mà bay nhớ đừng có chơi với đám con tụi cán … cuốc nheng! Nghe nói ngoài Bắc, ngay ba má ruột của tụi nó mà lộn xộn là tụi nó báo công an liền đó. Đừng nói tới con Ngụy như bay.” Ông già nhắn nhủ.

- “Đời nào tụi con chơi ‘dí’ đám đó ba. Tụi nó đã nổ mà còn láu cá y hệt ba má tụi nó đó ba. Nghe là thấy ghét liền.” Nam trấn an.

- “Kỳ ‘thiệc,’ hồi nãy tao lắc cái lon nhẹ lắm mà sao nó ‘xịch’ ra ‘góa’ trời vậy cà???” Ông già lẩm bẩm.

- “Hì hì … Ở ‘trỏng’ con lắc ‘góa’ xá chời rồi mới đem ra, hổng dè ba ‘lợi’ lắc thêm nữa.” Nam cười xởi lởi.

- “He he … ‘Dzậy’ hả … he he … ‘Hèng’ chi !!! Cha con mình hợp ý nhau ‘góa xá héng’ …” Ông già vừa cười vừa nói với con ông, như chợt nhớ ra điều gì ông bỗng nắm lấy tay thằng Nam lớn tiếng hỏi:

- “Ừa ừa … Mày hát ‘lợi’ cái bài gì mà hồi ‘hổm’ mày ‘dzới’ thằng Phương tập để lên phường hát coi Nam?” Ông già lắc tay thằng Nam giục nó hát.

- “Cái bài nghe thấy ghê mà hát chi ba!” Nam nói.

- “Thì mày cứ hát đi, tao nghe có người hát ngộ lắm! Hát đi con.” Ông già sáng mắt lên nhìn đứa

con hát chỗ điệp khúc “Thôi đủ rồi …”

- “Tại ba muốn đó nghe!!!” Thằng Nam cất cái giọng sắp bể tiếng của nó lên:

***** Tiến về Sài gòn, ta quét sạch giặc thùùùùùùù ….
***** Tiến về Sài gòn, giải phóng thành Đôôôôôô ố ố ố ….

- “Há há há … Tao nghe khác há há há …” Ông già cười khục khặc khoái trá, chắp tay sau lưng đi qua đi lại. - “Ba nghe làm sao ‘dzậy’ ba? Nói con nghe ‘dí.’ “ Nam nằn nỉ.

- “Nè, nè … ráng nghe kỹ nhe! Nghe cho biết đừng nhiều ‘chiệng’ ngoài đường nhe ‘hông!’ Tao hát nhỏ thôi, hát lớn đi theo anh hai bay cả đám à!” Ông già gập người xuống, kê miệng sát bên vành tai của con trai ông cất cái giọng ồ ề của ông lên và hát thật nhỏ, thật nhỏ:

***** Tiến về Sài gòn, ta vét sạch Đồng Hồồồồồ ồ…
***** Tiến về Sài gòn, ta vét hết Ra .. Đi …Ôôôôốốố ố ố ….

- “Há há há …” Thằng Nam bò lăn ra cười “Mắc cười ‘góa’ … há há há há …” Nó la lên lẫn trong tiếng cười khoái trá.

- “Shhhhhh!!! Mày muốn cả nhà đi theo thằng Nghĩa sao Nam???” Ông già rên rỉ nhưng trên bộ mặt nhăn nheo, lo buồn hằng ngày, hôm nay bỗng thấp thoáng niềm hạnh phúc, sung sướng của ngày xa xưa!

- “Ba biết cái này ‘hôn? … há há …” Thằng Nam cố nín cười để hỏi cha già của nó “Tụi thằng Phương đọc cho con nghe nè. Hổng biết ai làm nữa???”

- “Biết cái gì??? Thằng ôn dịch.” Ông già mỉm cười nhìn con trai út của ông:

- “Thì ba năn nỉ đi !!! Con nói ba nghe liền.” Thằng Nam ranh mảnh nhìn ba nó “Cái này hay lắm ! Sức mấy mà ba biết! ‘Thiệc’ đó!!!”

- “Ừa tao năn nỉ mày đó. Nghe mà ‘hổng’ hay tao ‘giọng’ đầu mày ‘dzô’ tường ‘nhen coon’ …” Ông già mỉm cười, âu yếm nhìn con út của ông.

- “À hén … À hén …” Thằng Nam tằng hắng rồi lấy giọng, sửa lại điệu bộ cho ra vẻ quan trọng rồi ngâm:

***** Gái Sàigòn như cành liễu rũ, Gái Hà Nội như ứ ừ …. Củ khoai môn…

***** Trai Sàigòn như chim Anh Vũ, trai Hà nội như ứ ư ừ …. Khỉ dã nhơn …

***** Chim Anh Vũ đậu cành liễu rũ …. ứ ứ ư ừ ừ …

***** Khỉ Dã Nhơn ôm ứ ư ừ ừ ừ…..Củ khoai môn ….

- “Há há há …” Tới lượt ông già bò lăn ra cười “mắc cười ‘góa’ “ Ông già cũng la lớn y như con của ông trong lúc cười sặc sụa “Dã nhơn … ốm đói … há há há … mày phải hát là … dã nhơn ốm đói … há há há … mới đúng chớ … há há há há …”

- “Shhhhhhhhh ... ‘Chời’ đất ơi !!!” Thằng Nam rên rỉ “Ba la con mà sao ba cười còn lớn hơn con nữa ‘dzậy !’…”

- “Để tối má bay ‘dìa,’ tao kể cho bả nghe … Há há há .” Ông già ráng nín cười “Tội nghiệp lâu ‘góa’ bả ‘hổng’ cười … Há há há há … Bả mà nghe tao kể chuyện mấy con dã nhơn … ốm đói nổ hơn đại bác … Há há … Nghe tụi nổ rửa mặt, nuôi cá trong bồn cầu thì … há há há …”

Tối hôm đó, có một gia đình như bao gia đình khác, tạm bỏ qua những lo âu, nhọc nhằn phi lý, những tủi nhục không đáng có. Cùng nhau cười. Cùng nhau hạnh phúc; dù thật ngắn ngủi …..

Chú Thích:
(1) Xe Nam = Xe Lam (Ngô nói ngọng), 1 loại xe chuyên chở công cộng.
(2) Giấy bảo hiểm = chỉ là 1 miếng “sticker” bằng nhựa che lên mặt kiếng đồng hồ để chống trầy … Việt cộng dùng chữ đao to búa lớn, giống như nón an toàn (“helmet”) thì được gọi là “Mũ Bảo hiểm” !!!!
(3) Quần bò : quần “Jean,” Việt cộng dùng chữ xách mé, hạ cấp để hạ thấp những gì thuộc về Mỹ Ngụy, tuy nhiên thực tế (không cần dẫn chứng) cho thấy chúng … thèm đồ Mỹ Ngụy vô cùn.g

Khuyết Danh
(TVG Sưu Tầm)
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #3 - 26. Jan 2011 , 08:13
 
Nguyễn Bặc – Bàn về phản động
Trước Đại hội đảng CSVN tháng 1 năm 2011
Cách đây mấy tuần tôi có được đọc một bài viết rất ý nhị của ông Nguyễn Hưng Quốc về chữ „phản biện“. Ông có nhiều bài viết rất hay trong Blog của mình trên trang nhà của đài VOA. Trong bài nói trên, Nguyễn Hưng Quốc đã định nghĩa rất chi tiết chữ phản biện. Theo ông, „phản biện là dùng lí lẽ để chống lại một cái gì đó…”. “Cái gì đó” trong định nghĩa trên không phải bao hàm con người hay sản phẩm (bất kể loại gì) của con người… Phản biện chủ yếu là chống lại một luận điểm, bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để, thứ nhất, người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất, và thứ hai, để mọi người có thể lựa chọn… Như vậy, phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng“. Là một nhà phê bình văn học, đương nhiên Nguyễn Hưng Quốc rất thích chữ „phản biện“ này.
Người CS thì khác. Họ không thích chữ „phản biện“. Họ không muốn, không cần và cũng không thèm phản biện. Người CS đã chứng tỏ sự không thích của mình đối với các tiếng nói phản biện ôn hoà, như trên mấy trang Talawas, Bô xít VN, Thông Luận, Mạng Ý Kiến… hoặc trên các blog của Điếu Cày, Ba Sàm, Mẹ Nấm, Đinh Tấn Lực, X-Café,… cho nên các trang này đã bị cho hacker đánh phá tơi tả (càng gần đến ngày Đại hội đảng thì có vẽ càng bị dữ tợn hơn), nhiều nhà phản biện trong nước được đặc cách cho đi nghỉ mát dài hạn trong… nhà đá, mà gần đây nhất là TS Cù Huy Hà Vũ. Khi gặp ai đang muốn „phản biện trên tinh thần đối thoại, có tính tích cực và xây dựng“ một cách nghiêm túc theo định nghĩa của ông Nguyễn Hưng Quốc, thì họ chỉ ngay vào cái mồm của mình và đưa ra một luận điểm chắc nịch, không tài nào phản biện tiếp tục được nữa: “Mồm tao là luật”! Một sĩ quan cấp tá công an CSVN đã cúp lời của LS Lê Chí Quang như thế trước khi bắt bỏ tù anh năm 2002. Đôi khi, thô bỉ hơn, nhưng nhanh gọn hơn, họ không thèm dùng lí luận cùn nào cả, mà chỉ cần đứng sau lưng người phản biện, thò tay bịt miệng cái rụp là xong chuyện. Từ khi bị vố này đến nay, có lẽ LM Nguyễn Văn Lý cũng không còn hứng thú phản biện nữa.
Thật ra, nói rằng người CS không thích phản biện là không chính xác lắm. Những ông tổ CS Karl Marx và Friedrich Engels chính là những ông vua về phản biện. Các-Mác và Phri-đrich Ăng-ghen – như cách viết trong nước – đã dành suốt cả cuộc đời mình để phản biện chủ nghĩa Tư bản trong hàng ngàn lá thư và bài báo, cũng như trong cả mấy chục tập sách dày cộm về Tư bản và Học thuyết về giá trị thặng dư. Nhưng hơn một thế kỉ rưỡi sau, truyền đến đời chắt chít con rơi con rớt của những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, thì truyền thống phản biện này đã thực sự thất truyền toàn bộ, duy còn lại pháp môn “Mồm tao là luật“! Rất tiếc.
Tuy không thích chữ „phản biện“, nhưng đảng và nhà nước CSVN lại rất thích chữ „phản động“. Ai không tin thì cứ giở những trang báo lề phải trên mạng ra xem: Nào là “Mặc áo tu hành, nhận tiền phản động“ (nói về Đại lão Hoà Thượng Quảng Độ), nào là „Những kẻ phản động trong số du học sinh“ (nói về người trẻ yêu nước Nguyễn Tiến Trung), „Bắc Giang: 300 tên phản động“ (nói về cuộc biểu tình bộc phát của dân chúng Bắc Giang khi họ kéo về trụ sở UBND tỉnh phản đối việc Công an CSVN hạ sát một thanh niên vì đi xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm),… Trên 600-700 tờ báo của đảng, người ta có thể đọc mệt nghỉ về các tổ chức phản động, đối tượng phản động, tài liệu phản động, nội dung phản động, lập trường phản động,… Và không khỏi phải tự hỏi, sao nhiều phản động thế?
Vậy phản động là gì?
Khác với chữ phản biện, được dùng chưa lâu lắm ở VN, thì chữ phản động trong lãnh vực chính trị đã được nghe tại nước ta khoảng 100 năm trở lại đây, mà người sử dụng từ này một cách lạm phát, như đã nói trên, chính là đảng CSVN. Cán bộ lớn bé rất thường dùng từ này để hăm he, doạ nạt và quy chụp cho người khác một cách rất tuỳ tiện. Những ai có thái độ, lời nói, bài viết không phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, thậm chí chỉ cần làm trái ý một cán bộ thấp lè tè như chú công an xã hay anh cảnh sát đứng đường, đều bị chụp cho cái mũ phản động rất dễ dàng.
Nhưng có lẽ nhiều cán bộ CS từng sử dụng từ phản động này một cách vung vít, cũng không hề biết rằng trước khi từ này du nhập vào nước ta, nó đã cần đến hơn 150 năm và phải đi cả nửa vòng trái đất. Trong lãnh vực chính trị, chữ phản động (1) được phổ biến rộng rãi hồi cuối thế kỉ thứ 18, thời Cách mạng Pháp 1789, để chỉ những thế lực chống cưỡng lại các lí tưởng và những thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và đạo đức của cuộc cách mạng tư sản này, nhằm tái lập chế độ cũ mà họ cho là ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh lịch sử đó, phản động đồng nghĩa với phản cách mạng và đối nghĩa với tiến bộ. Khi nói rằng phản động là trái nghĩa với cách mạng và tiến bộ, thì người ta đã công nhiên bao hàm tư duy về tiến bộ, mà một tiền đề triết học lịch sử của nó quy định rằng lịch sử phát triển đi lên theo đường thẳng (2).
Sau đó hơn nửa thế kỉ, trong Bản Tuyên ngôn của đảng Cộng sản được công bố vào tháng 2 năm 1848 tại Luân Đôn, chữ phản động được Karl Marx gắn liền vào ý niệm giai cấp: Ông này cho rằng trong một cuộc cách mạng vô sản, ngoài giai cấp công nhân ra, các giai cấp khác đều là phản động cả: Giai cấp tư sản thì đã đành, mà ngay cả giai cấp trung lưu, tiểu tư sản cũng muốn xoay lại bánh xe lịch sử.
Từ đó đến nay hàng loạt cuộc cách mạng đã xảy ra từ Âu sang Á, vô sản hay tư sản thì không biết, nhưng các lãnh tụ mập mạp hồng hào của chúng đều thích đeo huy hiệu cờ đỏ và búa liềm trên túi áo, hồ hởi phấn khởi hát bài Quốc tế ca và nhất là rất sẵn sàng đóng dấu lên trán bất cứ người nào dám khác chính kiến với họ một cái mác „phản động“ (3). Các đồng chí Stalin, Mao hay Castro đều làm một sách như thế cả, tất nhiên người học trò tiên tiến của nước ta là Hồ Chí Minh cũng không chịu thua kém ai.
Suốt 65 năm nắm quyền của đảng CSVN, trước là tại miền Bắc, sau trên cả nước, biết bao triệu người dân vô tội đã bị chụp cho cái mũ phản động và bị đấu tố, tù đày, tra tấn, hành quyết hay thủ tiêu chết tức tưởi. Chỉ riêng trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956 mà đường lối của đảng là “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, và chỉ dựa vào các số liệu thống kê chính thức của họ mà thôi, thì đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, trong đó có 123.266 người bị quy sai, tức là hơn 70% bị oan (4)! Sau đó trong phong trào Nhân văn Giai phẩm 1955-1958, lại biết bao người đã bị quy chụp về tội phản động. Chúng ta phải đọc lại những lời lẽ buộc tội hung hăng con bọ xít, côn đồ và hạ cấp của Tố Hữu, Uỷ viên Bộ Chính Trị thời đó (5), rồi nhớ lại rằng vào tháng 2 năm 2007, tức là 50 năm sau, Chủ tịch nước Công hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã phải ký quyết định tặng thưởng giải thưởng Nhà nước cho 4 nhà văn thuộc Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm (gồm Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần và Phùng Quán), để thấy tất cả sự tắc trách của những quy chụp phản động trước đây. Vậy mà mãi cho đến thời Mạnh-Dũng-Triết hôm nay thì chứng nào vẫn tật nấy (6)!
Tuy vậy, ngày nay, từ phản động ít khi được các nhà lý thuyết CSVN định nghĩa là phản cách mạng (phản ngược lại phong trào cách mạng và lí tưởng cách mạng) như ý nghĩa nguyên thuỷ của nó. Lí do cũng dễ hiểu thôi: Trước những vụ tham ô nhũng nhiễu từ trên xuống dưới, trước những „Pờ-Mu 18“, thối đến độ phải đợi chính phủ Nhật ra tay cúp viện trợ làm áp lực trong một buổi họp công khai mới chịu đem ra xét xử (lúc ban đầu rất qua loa), trước những con bạc triệu đô đem tiền hối lộ đi sát phạt đỏ đen và trước sự kiện đương kim Thủ tướng („Anh Ba Dũng“) xây nhà thờ họ hơn một triệu đô tại Kiên Giang (7), hay vụ một quan tỉnh trưởng thông đồng với hiệu trưởng trung học để mua dâm nữ sinh rồi bị tung hình loã lồ trên mạng,… thì người CS thật khó mà đem chiêu bài cách mạng và đạo đức cách mạng của phe ta ra mà phản biện với „bọn phản động“! Đó là chúng ta chưa muốn nói dài dòng đến việc các quan đầu tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, hay „dự án lớn“ Bauxite tại Tây Nguyên và „quả đấm sắt“ Vinashin đang te tua vỡ nợ, v.v.
Khi dùng từ phản động để quy chụp những người khác chính kiến với họ, người CS cố ý lập lờ ngữ nghĩa chính xác của nó. Tỉnh từ „Phản động“ bị dùng như tỉnh từ „xấu“: Đối tượng phản động, trang Web phản động, nội dung phản động là có ý nói đối tượng xấu, trang Web xấu, nội dung xấu, v.v. Ai tiến bộ, ai phản động, cái gì gọi là tốt, cái gì là xấu? Tại VN tất cả đều do đảng ấn định. Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.
Hiếm khi, phải bị đối chất (ví dụ trong một phiên toà), thì người CS thường đánh đồng từ „phản động“ với chống Đảng, chống nhà nước, chống nhân dân, chống tổ quốc (phản quốc). Cách giải thích này thật sự không ổn và không lương thiện. Nó là một nguỵ biện. Vì chống đảng CS của một ông Nông Đức Mạnh nào đó và chống nhà nước CS của một ông Nguyễn Tấn Dũng nào đó, hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chống nhân dân VN và chống tổ quốc VN. Đảng CS chỉ là một tập thể chính trị và nhà nước CS chỉ là một bộ máy hành chính, chứ đó không phải là nhân dân VN và tổ quốc VN.
Vỗ ngực nhập nhoạng đảng mình và nhà nước CS thành ra nhân dân và tổ quốc VN, đó là một chiêu bài đánh lận con đen tương đối rẻ tiền.
Đó còn là một sự mạo nhận cực kì phản động!
Nguyễn Bặc
26-12-2010
Chú thích:
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #4 - 13. Feb 2011 , 00:30
 
Vưà qua như phần đông trong quý vị đã thấy và biết được một số tin tức qua báo chí ngoại quốc về các cuộc Cách Mạng dân chủ hiện đang bùng nổ ở Tunisie và Ai Cập , Nay xin được gời bài viết trích ngang một bài phỏng vấn một thanh niên Ai Cập nói về cuộc xuống đường cuả anh ta và các bạn bè cuả anh ta , Chúng ta nhìn họ và nghỉ gì đến đất nước Việt Nam trong tương lai gần.
Tôi sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!
Wael Ghonim, một thanh niên Ai Cập 30 tuổi, đã được giới trẻ Ai Cập tôn vinh là anh hùng trong các cuộc xuống đường ở Ai Cập. Dưới đây là trả lời phỏng vấn của Wael Ghonim với phóng viên Ivan Watson, đài CNN hôm 9 tháng 2, sau khi anh được cảnh sát Ai Cập thả ra hai ngày.
Watson: Anh đã lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng?
Ghonim: Vâng, chúng tôi đã lên kế hoạch.
Watson: Kế hoạch đó là gì?
Ghonim: Đó là làm sao cho tất cả mọi người cùng xuống đường. Trước nhất là chúng tôi chuẩn bị khởi đầu ở các khu vực nghèo nàn. Đòi hỏi của chúng tôi là tất cả những gì liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân.
Watson: Có rất nhiều lời đồn đoán về người nhóm Huynh đệ Hồi giáo liên quan đến cuộc nổi dậy này. Làm sao anh tự xưng chính anh và bạn bè của anh là những người giúp huy động các cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 25 tháng 1?
Ghonim: Nhóm Huynh đệ Hồi giáo không hề tham gia trong việc tổ chức này. Huynh đệ Hồi giáo đã tuyên bố rằng họ sẽ không chính thức tham gia và họ nói rằng, nếu những thanh niên của họ muốn tham gia, thì họ sẽ không nói không với những người này. Nếu các ông muốn có một xã hội tự do, chỉ cần cho họ truy cập internet. Bởi vì mọi người, các thanh niên trẻ, tất cả sẽ đi ra [thế giới] bên ngoài và nhìn thấy các phương tiện truyền thông thiên vị, nhìn thấy sự thật về các nước khác và [nhìn thấy] đất nước của chính mình và họ sẽ đóng góp và cộng tác với nhau.
Watson: Đây có phải là một cuộc cách mạng internet?
Ghonim: Chắc chắn đây là một cuộc cách mạng internet. Tôi gọi nó là cuộc cách mạng 2.0.
Watson: Chính phủ Ai Cập hiện đang nói về sự thay đổi, họ đang nói về các ủy ban, cải cách hiến pháp trong các cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, tôn trọng các đòi hỏi của giới trẻ, ngưng các cuộc bắt giữ, giải phóng các phương tiện truyền thông. Ông nghĩ gì về những thông điệp này?
Ghonim: Tiếc rằng chúng tôi không còn thời gian để đàm phán. Chúng tôi đã xuống đường vào ngày 25 và chúng tôi muốn đàm phán. Chúng tôi muốn nói chuyện với chính phủ của mình, chúng tôi đã gõ cửa. Nhưng họ đã quyết định thương lượng với chúng tôi vào ban đêm, bằng những viên đạn cao su, bằng dùi cui, bằng vòi nước, bằng hơi cay và bằng việc bắt giữ khoảng 500 người của chúng tôi. Cảm ơn, chúng tôi đã nhận được thông điệp. Bây giờ, khi bắt đầu leo thang như thế này và các cuộc biểu tình đã thực sự lớn, thì họ đã nhận được thông điệp.
Watson: Việc anh bị bắt giữ, anh có nghĩ đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, họ dọn dẹp đường phố hay anh là mục tiêu mà họ nhắm tới?
Ghonim: Dĩ nhiên tôi là mục tiêu mà họ nhắm tới. Họ muốn bắt tôi.
Watson: Cái gì chạy qua trong đầu anh vào thời điểm đó?
Ghonim: Tôi sợ vô cùng
Watson: Anh đã bị bịt mắt?
Ghonim: Vâng, tôi đã bị bịt mắt.
Watson: Trong suốt thời gian, anh đã bị bịt mắt?
Ghonim: Vâng, bị bịt mắt, dĩ nhiên.
Watson: Suốt thời gian?
Ghonim: Vâng, dĩ nhiên. Hôm nay, tôi đã ủy quyền toàn bộ mọi thứ tài sản mà tôi sở hữu cho vợ tôi, các tài khoản nhà bank của tôi, tất cả mọi thứ, bởi vì tôi sẵn sàng chết và có hàng ngàn người dân ở ngoài đó sẵn sàng chết…
Watson: Anh đã ủy quyền cho vợ của anh, bởi vì anh nghĩ rằng anh có thể chết?
Ghonim: Vâng, dĩ nhiên. Họ đã hứa hẹn với chúng tôi rất nhiều, ông biết đấy, về thái độ từ từ thay đổi, nhưng nhìn lại cuộc phỏng vấn ông Omar Suleiman vài ngày trước đây, ông ta cho rằng, hiện người Ai Cập chưa sẵn sàng cho dân chủ.
Watson: Anh nghĩ gì về điều đó?
Ghonim: Vì vậy, tôi nghĩ rằng, chế độ này thực sự có vấn đề rồi, chỉ sự việc là các ông có vài người để quyết định rằng các ông là tốt hơn, các ông ở vị trí tốt hơn để quyết định cho một quốc gia và sau đó sử dụng phương tiện truyền thông để tẩy não người dân. Sử dụng cây gậy bóng chày để đánh vào những người dân, những người quyết định rằng, họ muốn nói KHÔNG!
Watson: Anh có cảm thấy anh phải chịu trách nhiệm với những người đã chết?
Ghonim: Không. Ông biết đấy, tôi lấy làm tiếc, nhưng tôi không... Tôi lấy làm tiếc vì sự ra đi của họ (bật khóc). Ông biết đấy, tôi không thể quên những người này (nghe không rõ) [vì sự hy sinh của họ?] Biết đâu có thể là tôi hoặc anh em của tôi. Và họ đã bị giết hại, họ đã bị giết hại, như thể họ, ông biết rồi đấy...
Nếu những người này đã chết trong một cuộc chiến, thì công bằng và sòng phẳng. Khi ông cầm vũ khí trong tay, và ông biết người nào đó đang bắn và ông chết. Nhưng không! Những người đó không được chết như vậy. Những người đã bị giết không giống như họ đang chuẩn bị tấn công ai đó. Cảnh sát bắn họ, bắn họ rất nhiều lần, ông biết đấy, những người cảnh sát đứng trên cầu và bắn vào những người dân. Đây là tội phạm. Tổng thống này cần phải ra đi vì đây là một tội phạm.
Và tôi, tôi nói cho ông biết rằng tôi sẵn sàng chết. Tôi có rất nhiều thứ trong đời để mất. Tôi đang đi làm, ông biết tôi đang xin nghỉ làm, tôi làm việc cho một công ty tốt nhất trên thế giới. Tôi có một người vợ hoàn hảo, và tôi có mọi thứ tốt nhất, tôi yêu thương con cái tôi, nhưng tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả mọi thứ đó để giấc mơ của tôi trở thành hiện thực, và không ai có thể đi ngược lại ước muốn của chúng tôi. Không một ai có thể!
Và tôi đang nói điều này cho ông Omar Suleiman. Ông ta sẽ xem buổi phỏng vấn này. Ông sẽ không thể ngăn được chúng tôi. Bắt cóc tôi? Bắt cóc tất cả các đồng sự của chúng tôi? Đưa chúng tôi vào tù? Giết chúng tôi? Hãy làm bất cứ điều gì mà các ông muốn làm. Chúng tôi đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi. Các ông đã hủy hoại đất nước này trong 30 năm qua. Đủ rồi! Đủ rồi! Đủ rồi!
Ngọc Thu dịch từ http://www.youtube.com/watch?v=vL8Vi6CaCCM

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN TRUY TÌM TÀI SÃN PHI PHÁP CUÃ CÁN BỘ CỘNG SÃN VIỆT NAM
Reply #5 - 16. Feb 2011 , 00:09
 
VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN BẤT CHÍNH CSVN

NGUYỄN PHÚC LIÊN

Geneva, 16.02.2011

Dưới Chủ để TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi không kêu gọi hay khuyến dụ những Lực Lượng Quốc nội đứng lên, mà nhìn thấy việc Quốc nội đứng lên là tất yếu bởi hai lý do:

1) Khi Kinh tế quốc doanh tụt dốc vì Tham nhũng Lãng phí tràn lan làm cho DẠ DẦY cá nhân của đa số quần chúng thiếu ăn, thì quần chúng buộc phải đứng lên đòi quyền sống thân xác mình. Nếu không đứng lên đấu tranh tối thiểu cho quyền DẠ DẦY, thì chính mình bị chết. Tính cách tất yếu đứng lên là ở chỗ đó. Nếu muốn sống, thì phải đứng lên tranh đấu chống lại kẻ bóc lột, cướp bóc mình. Còn nếu cứ ngồi yên cúi đầu chịu cảnh cướp bóc và chờ đợi người khác đến cứu như cảnh nằm há miệng chờ sung rụng, thì chính mình đi dần đến cảnh DẠ DẦY đói veo và chết.

2) CSVN cấu kết với tư bản ngoại lai để bóc lột sức lao động của dân chúng Việt Nam và khai thác tài nguyên Quốc gia làm của riêng, tạo ra một thiểu số Mafia giầu nứt khố và đa số quần chúng nghèo kiết xác. Hố sâu giầu nghèo mỗi ngày mỗi cách biệt rõ rệt. Việc giầu nứt khố của thiểu số Mafia CSVN là dựa trên Cơ chế Độc tài Chính trị nắm trọn Độc quyền Kinh tế. Việc cách biệt giầu nghèo tất nhiên tạo một tâm lý xã hội HẬN THÙ đối với tầng lớp bóc lột bất chính.

Từ BỤNG ĐÓI cá nhân và HẬN THÙ xã hội, Lực Lượng Quốc nội đứng lên là điều sẽ xẩy ra.
Khi viết Chủ đề này đối với Việt Nam, chúng tôi lại chứng kiến những cuộc Cách Mạng tại Tunisie và Ai Cập. Một sự trùng hợp: dân chúng của hai nước này tự động đứng lên vì BỤNG ĐÓI và HẬN THÙ đối với những kẻ đã cướp bóc họ để trở nên giầu nứt khố. Dân chúng Quốc nội của hai nước này nhất quyết đi đến TRIỆT HẠ Ben ALI và Hosni MUBARAK cùng với bè đảng bóc lột, chứ không chỉ ngừng ở chỗ CẢI CÁCH nới rộng chút Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trừu tượng xa vời vớ cái BỤNG ĐÓI cụ thể của từng cá nhân.

Khi viết rằng TRÁCH NHIỆM đứng lên DỨT BỎ Cơ chế CSVN hiện hành là từ những Lực Lượng Quốc nội, chúng tôi tự hỏi: vậy Hải ngoại có thể đóng góp được gì cho cuộc đứng lên của Quốc nội. Vận động các Chính quyền nước ngoài để áp lực lên CSVN ? Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng một số lớn những Chính quyền nước ngoài chỉ nói suông cho chúng ta hài lòng, nhưng thực tế họ tính toán quyền lợi cho nước họ, thậm chí còn cấu kết tòng phạm với CSVN. Chúng ta hãy tự tin lấy chính mình trong việc DỨT BỎ Cơ chế CSVN, chứ đừng nuôi hy vọng quá nhiều vào các Chính quyền ngoại quốc để cái Cơ chế CSVN hiện hành này vẫn tiếp tục kéo dài.

Khi tự đặt câu hỏi xem Hải ngoại có thể đóng góp được gì cụ thể với Quốc nội, chúng tôi thấy rằng Hải ngoại – tỵ nạn sống trên 70 quốc gia -- tìm đủ mọi cách truy tầm những tài sản của độc tài CSVN cướp bóc chuyển ra cất giấu ở nước ngoài. Việc truy tầm này với mục đích yêu cầu hoàn trả những tài sản ấy về cho Dân Quốc nội. Đó là việc đóng góp cụ thể mà dân chúng quốc nội mong muốn từ chúng ta ở Hải ngoại. Thực vậy, dân chúng Quốc nội không kêu gọi chúng ta trở về để cùng xuống đường biểu tình, nhưng mong mỏi chúng ta truy tầm và phục hồi những tài sản mà những kẻ bóc lột đã chuyển ra cất giấu tại nước ngoài.

Nói thì phải làm cụ thể. Chính vì vậy mà chúng tôi đề nghị Hải ngoại đi tới thiết lập một

VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN BẤT CHÍNH CSVN

Chúng tôi hy vọng rằng mỗi nước có một nhóm chuyên viên chú tâm làm công việc TRUY TÌM này.

Để tiến tới những nhóm chuyên viên như vậy, chúng tôi thấy hãy bắt đầu một thí điểm. Do đó, chính cá nhân chúng tôi tự nguyện bắt đầu một thí điểm tại Geneva, Thụy sĩ. Bình thường những việc đấu tranh từ Hải ngoại cho Việt Nam, chúng ta nên chọn những nước lớn có đông người Việt tỵ nạn như Hoa kỳ, Pháp, Đức, Úc châu. Nhưng đối với việc truy tầm tài sản này, chúng tôi đề nghị chọn thí điểm Thụy sĩ vì những lý do sau đây:

1/ Thụy sĩ quy tụ nhiều tài sản cất dấu
Thụy sĩ đã công khai phong tỏa những tài sản bất chính và đã thực hiện việc hoàn lại tài sản cho Quốc gia sở hữu.
Chúng tôi xin tình nguyện lấy địa chỉ của mình làm địa chỉ liên lạc về công việc này.

Cá nhân chúng tôi, Nguyễn Phúc Liên, xin tình nguyện phục trách công việc liên lạc trong lãnh vực này. Tôi có một số thuận lợi như:

*        Đã sống 45 năm tại Thụy sĩ
Đã dậy học trên 35 năm tại đây, nên có nhiều liên lạc với những cựu sinh viên đang làm việc trách nhiệm trong các Ngân Hàng hoặc trong các Tập đoàn Tài chánh.
Chính chúng tôi cũng đã làm việc trên 20 năm về tài chánh cụ thể, nên có một số hiểu biết về những “lắt léo“ của tài chánh quốc tế.

Chúng tôi vẫn giữ Quốc tịch Việt Nam, nên CSVN không thể than phiền với Thụy sĩ rằng việc làm của Văn Phòng Truy Tìm này động chạm đến nội bộ Việt Nam.

Địa chỉ của thí điểm Văn Phòng này như sau:

                VĂN PHÒNG

TRUY TÌM TÀI SẢN BẤT CHÍNH CSVN

22 Rue du Prieuré

1202 GENEVA
Switzerland

Chúng tôi xin nhận trách nhiệm liên lạc và thâu nhận những tài liệu về TRUY TÌM TÀI SẢN BẤT CHÍNH CSVN do các nơi chuyển tới.

NGUYỄN PHÚC LIÊN

Geneva, 16.02.2011



Back to top
« Last Edit: 16. Nov 2017 , 06:15 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #6 - 11. May 2011 , 01:22
 
[size=12][/size]


THỜI GIAN VÀ CƠ HỘI .
Lê Lam Sơn

Thời gian lưu vong suốt hơn ba mươi mấy năm dài , Trong chúng ta những người đã ra đi , đã rời bỏ quê nhà  , và mồ mã ông cha để  tìm cách lánh nạn cộng sãn , Và có người ra đi để tìm đường cưú nước . Tâm sự cuả nhiều người là do mẫu số chung : đó là ra đi tìm đường lánh nạn cộng sãn VN .

Phương thức cưú nước ra làm sao , cách nào , Hầu như đất nước VN không còn nhân tài hay sao ?? khi miền nam thất thũ , và miền Bắc cộng Sản chế ngự đè nén nhân tài Nam Việt Nam qua các chuyện học tập cãi tạo đánh tư sản mại bãn , v… v ..

suốt ba mươi mấy năm , ban đầu chỉ có miền nam , quân dân miền nam , chịu tai ách do đãng cộng sãn mang lại , nhưng dần dầu sau ngày thống nhất đất nước , cả miền trung và miền bắc, nhân dân ba miền hầu như đều rên  xiết dưới ách cai trị tàn bào cuả thiễu số đảng viên cộng sãn .

Tại sao dân tộc Việt nam nổi tiếng anh hùng mà nay lài hèn kém , hay sao ?? Xin thưa , Dân tộc Việt Nam không hèn kém , vì đó là tai trời ách nước , nên toàn dân phải hứng chịu tai ươn,

Trở lại điều mà người viết muốn nói , thứ nhất là Tri Bĩ Tri Kỷ ,nghiã là biết người biết ta , trăm trận trăm thắng , Nhưng Biết là biết như thế nào ?? có mấy ai trong quý vị biết rỏ ràng và ý nghiã đích thực cuả câu nói nầy hay chăng , hay là chỉ biết , mà sự biết không rõ ràng , biết chung chung , lập đi lập lại câu nói nầy ?  Trong quý vị , nếu có ai biết được , thì vui lòng công bố lên diễn đàn , và kẻ hèn ngu nầy , xin sẳn lòng đi theo hầu hạ . để học hõi được dăm điều hay , lẽ phải cuả bậc thánh trí .

Thiển ý cuả người viết , khi giãi nghiả câu Trì kỷ Tri Bỹ , chúng ta chỉ hiểu chung chung thôi , tạm dịch nghiã : Tri Kỷ là biết mình , Tri Bĩ là biết người . như thế nào là biết về chính bản thân mình ???

Biết về trình độ, và biết về khã năng ; những gì ta có thể làm được , và những gì ta còn thiếu sót , chưa làm được . biết về bản thân mình còn có nghiả là biết được 4 yếu Tố . Mệnh , Số , Thời , Vận .

Chúng ta biết gì về điều nầy , Hay là từ khi Người Hán xâm chiếm lãnh thổ Bách Việt , họ đồng hoá chúng ta bằng văn hoá , rồi lâu dần , họ dạy dân ta bằng những câu : Tiên học lễ hậu học văn , nên ý chí đề kháng biến mất , từ khi chúng ta cứ nghỉ rằng điều gì ông bà để lại ắt sẻ không sai , có chắc mà ông bà hoàn toàn đúng đắn 100 % .

Tại sao chúng ta không thử hoài nghi về một vài vấn đề . Tiên học lễ ; nghe qua thì hấp dẫn , nhung ký thực không đúng , tại sao trước hết phải vâng dạ .. quan quân quỳ mọp trước vị  Hôn quân , dân chúng VN ngày hôm nay vậng theo lệnh đãng cộng sãn mà không dám đặt câu hỏi ????? Tại sao người ta sợ đãng cộng sãn như sợ cọp ; Xin thưa vì Đãng cộng sãn tàn ác nhất thế gian , nên ai củng phải sợ .

Trở lại 4 chử Tri Kỹ Tri Bĩ , khi sinh ra đời ai củng có mệnh , theo lý thuyết dịch , khi con người sinh ra sẻ chịu ảnh hưởng cuả mệnh mình phải mang , lý thuyết Kinh Dịch phân chia ra làm 5 loại mệnh Kim Mộc , Thũy , Hoả Thổ . Mổi một mệnh lại mang một con số , con số ấy chính là biểu số cuả nhóm sao Thái Ất .

Mệnh thì có 5 loại khác nhau . và số thì có 9 , Ví dụ khi sinh ra đời , năm sinh là 1943 , theo âm lịch , 1943 nhằm năm quý muì . Năm Quý Mùi nằm trong tuần giáp tuất . Từ Năm Giáp tuất 1934, đến năm quý muì là năm 1943 , xem như thế là xem nguồn góc xuất phát ; từ địa phương nào ?? Đây là một( trong những phương pháp bí mật và bí truyền .

Theo lý dịch , khi xem việc nhỏ ta căn cứ nơi địa chi , nhưng khi xem cho việc đại sự , người ta xem ở thiên can . Theo cách phân chia thời gian , năm quý muì nằm tuần giáp tuất , khi mới sinh ra xuất phát từ tuần giáp tuất , Thời chính nguyên 11 , tuần giáp tuất ở kỳ trung nguyên  từ 1924 , ( nguyên tắc Tam Nguyên , Cưũ Vận , ) Giáp Tý khởi tại cùng Tốn 4 , kế đó giáp tuất khởi chấn 3 , khi giáp tuất khỡi chấn 3 , thì ất hợi 2 , Bính Tý 1 , Đình Sưũ 9 , mậu dần 8 Kỹ mảo 7 , Canh Thìn 6 , Tân tỵ 5 , Tân tỵ 5 , Nhâm ngọ 4 quý muì 3 , như vậy người tuổi quý mùì mang mệnh chấn 3 tức quẻ chấn , sao lộc tồn .

Khi làm nhà ở , khi lo việc quốc gia đại sự , đều phải theo phương pháp nầy để biết mệnh , và khi vào đời , cần nên  biết đó là năm nào , và mệnh mình đang ở đâu trên  bảng Lạc Thư Cưũ Cung . để đối chiếu với thời và vận , để mà biết nên làm hay chưa nên  hành động . Dịch đã dạy rằng , Cơ Hội Không được để qua , thời gian không để mất , cho nên Dịch Chú Trọng vào yếu tố quan hệ bậc nhất . Ví dụ như năm Tân Mão , Thái tuế 7 Sao Phá Quân nhập cung thì Số 3 Sao Lộc Tồn Nhập cung Khãm .

Như thể Lộc Tồn thuộc Mộc , nhập cung khãm thuỹ , được lợi thế . Nhưng năm Mão , mộc vượng , gặp thái tuế lưu niên hành kim , vì thế củng phải gặp đắc lợi vào 6 tháng đầu năm , nếu bỏ qua cơ hội , tất nhiên sẻ gặp bất lợi vào  6 tháng cuối năm . Do Đó nếu biết , tận dụng thời gian thuận lợi để hành động .

Thời kỳ vưà qua , sau khi thế kỹ thứ 20 chấm dứt , mở ra một kỹ nguyên mới đó là thế giới văn minh toàn diện , các thễ chế độc tài dần dần bị đào thãi , thường thường những nhà độc tài ; ít khi chịu nhường bước , trong lãnh vực tranh dành quyền thế . bởi vậy , nhân dân các xứ bị cai trị bởi chế độ độc tài vùng lên , lật đỗ  nhà độc tài đi . Đó là sự việc đáng tiếc . Đáng tiếc vì xương máu đã phải đổ xuống , Nhưng Dân chúng không thể nào làm khác đi được , họ không còn sự chọn lựa nào khác hơn , là sữ dụng bạo lực để lật đổ thể chế độc tài .

Đời xưa ỡ Á châu , thường thường những bậc minh quân họ tinh thông Kinh Dịch , nên họ biết không thể nào mải mải tồn tại một chế độ độc tài .

Vì thế đời thượng cỗ , đã xảy ra những sự nhường ngôi vị , và cắt cử người có đầy đũ tài năng đức độ , thay thế mình để quãn trị và điều hành đất nước với mục đích đem lại hạnh phúc cho muôn dân .

Kinh Dịch đã khẵng định rằng , trong vũ trụ , luôn luôn biến chuyễn , và sự biến thiên đó là quy luật tự nhiên , không thể thay thế được . Đời sau nầy , loài người thường sanh tâm , tham lam , chỉ muốn quyền lực mải mải thuộc vể họ và gia đình họ , nhưng điều đó không thể cưỡng cầu được .

Trở lại tình thế đất nước Việt Nam , chúng ta đã thầy tình thế chính trị càng gày càng gay gắt , càng ngày càng có nhiều người tỏ ra bất tín nhiệm nơi sự lãnh đạo cuả đảng cộng sãn Việt nam . Càng ngày có nhiều vụ kiện thưa khiếu nại về quyền lợi , về đất đai , Các cấp chính quyền càng tõ ra lộng hành và bất chấp việc thi hành pháp luật .

Tuy họ là đại diện pháp luật , chứng tỏ rằng trước sau gì thì củng sẻ xảy ra biến động , hiện tại đãng cộng sãn tiếp tục dùng bạo lực để đàn áp khi có xảy ra các vụ tranh chấp giưả dân với nhà nước . Nhà nước cộng sãn Việt nam đang ở trong tư thế lúng túng , và rối bời , vì đãng cộng sãn không còn người có đủ tài năng đức độ để giải quyết những sự bất đồng  mâu thuẩn gay gắt , giưả chính quyền và dân chúng .

Đảng cộng sãn đứng trước thế thù trong giặc ngoài , thù trong ấy là giưả người quốc gia năm xưa còn sót lại , đó là thành phần quốc gia không hay chưa có cơ hội đi định cư ở ngoại quốc , lòng căm thù vẩn chưa nguôi ngoai . kế đến là nhửng công thần cuả chế độ , nay vì tranh chấp quyển lợi , bị thất sủng , đã và đang manh nha âm mưu lập lực lượng để lật đổ đảng cộng sãn qua những vụ đão chính xảy ra , nhưng bất thành .

Tuy Bang giao với Kẻ thù củ là đế quốcMỹ , tuy bên ngoài có vẻ khắng khít với Mỷ , nhưng bên trong cộng sãn , vẩn giử khoản cách (để tự vệ ) mặt khác , họ vẩn chưa hoàn toàn tin tưởng ở thực dân Pháp , tuy trở lại VN , ( nhưng với thái độ như ông chũ củ ) Thêm vào cái hoạ phương bắc đó là đám Tàu Phù , bài học ngàn năm thôn tính và đồng hoá vn thành quận huyện cuả họ , còn sờ sờ ra đó . Cộng sãn VN tứ bề thọ khổn . Người viết không hề chũ quan khi viết như thế , vì hiện tại tình thế chính trị dần dần ngã ngũ , khi mà sự tương tranh ngắm ngầm giưả hai màu cờ vàng ba sọc đõ , biễu tượng cuả dân chủ tự do , và màu cờ đỏ ngôi sao vàng tượng trưng cho độc tài khát máu .

Lòng Dân Vn hiện tại hướng dần về màu cờ tự do dân chủ . Họ đã nhìn thấy , và họ đã sáng mắt ra . nên  vô tình người quốc gia chưa khia hoả mà đã dần dần được lòng dân hướng về . Nói tóm lại đây là sự tương tranh gìưả hai màu cờ Vàng và Đỏ . Ngày 30/04/1975 , màu cờ vàng đã thất cơ lỡ vận , và màu cờ đò thắng thề nhập trung cung quyền lực .

Đó là thời kỳ tan lạc nát đàn , Thời kỳ đó đã qua . Dịch viết ; hể có tán thì phải có hội tụ , đó là quy luật tất yếu . Thế hội tụ tự nhiên , thế thì tại sao ta không chuẩn bị trước cho kịp thời cơ . làm được điều nầy , chúng ta đả làm đúng theo câu danh ngôn : Thuận Thiên giã Tồn , Nghịch Thiên Giã Vong .

Thời vận đã xoay chiều ngay từ năm Giáp Thân 2004 ; thời vận đó chỉ có 20 năm . Nhất định anh hùng hào kiệt sẻ tìm về , Và nhất định người quốc gia sẻ trở nên đắc dụng . Trong tình thế  , nhất là giai đoạn chuyễn biến có lợi cho những người Quốc Gia thực sự , ( những người Quốc Gia không thuộc phe phái cuả Thiệu Hay Kỳ ) Khi dòng lịch sữ chuyễn động và xoay chiều ( như gió thổi , đột nhiên chiều gíó đổi hướng )

Người Quốc Gia nên suy nghỉ  và cần nên làm điều gì , để ngõ hầu đáp ứng cho kịp và hợp với vận hội mới cuả lịch sữ , Nếu chúng ta không biết tận dụng thời cơ , để nắm bắt cơ hội lịch sữ , thì chúng ta sẻ trở nên lổi thời , và mục nát , chẳng những thế , chúng ta còn đắc tội với dân tộc ,

Thời kỳ thuận lợi đang diẽn ra nhiều biến cuyển , chẳng lẻ chúng ta còn mơ ngũ , vẩn còn tơ tưởng đến hào quang chói lọi cuả những năm tháng xa xưa . Khi chúng ta tự hào là một đất nước có hơn 4000 năm lịch sữ , Liệu chúng ta sẻ phải làm gì với thanh danh vang lừng , cuả năm tháng nào đánh thắng được quân Mông Cổ .

Trong tình hình hiện tại , đất nước Việt Nam không còn đơn độc khi phái đối phó vơí đãng cộng sãn Trung Hoa , Đây là vấn đề quá sức đơn giản , với sức mạnh cuả hơn 84 triệu dân , với sự tương quan giưả Việt Nam và quốc tế , với sự trung gian chặc chẽ cuả thành phần người Việt Định cư , đã và đang làm việc , đang giử những vị trí cao trong chính phủ các quốc gia Tư Bản . Chúng ta cần phải nên  làm gì ???

Khi chúng ta có chính nghiã , có tấm lòng , và thừa thông minh , chúng ta không lo gì chuyện chúng ta đơn độc chống lại Trung Hoa .Làm cách nào để kết lại nhửng miếng vải rời để thành một dãi Giang Sơn gấm vóc . Mổi một người trong chúng ta hảy tử nghỉ ra phương cách , hơn là ngồi đó , chờ đợi ai đó vẻ ra lý thuyết , chờ đợi ai đó làm ra chương trình , rồi chúng ta sẻ thực hiện chương trình do người khác bày ra , cứ như thế , muôn đời chúng ta chỉ là loại nô lệ cao cấp không hơn không kém .
Không được phép để thời gian trôi qua , củng như đừng có đánh mất cơ hội ngàn năm một thuỡ . Cơ hội mà toàn dân VIệt Nam viết lại trang sử mới.

Paris Ngày tiết Lập Hạ 2011
Lam Sơn họ Lê
Back to top
« Last Edit: 12. Nov 2017 , 00:49 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #7 - 16. May 2011 , 12:50
 
ĐÃ HỘI ĐỦ KIỀU KIỆN  CHO MỘT CUỘC NỔI DẬY
Ở VIỆT NAM CHƯA?


Ông Mặc Giao là một trong những huynh trưởng đầu tiên của Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam, nguyên là dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, Sứ thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris (Pháp) trước 1975.

Đồng tác giả cuốn "30 năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và tác giả sách khảo luận "Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam". Hiện nay, ông là Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.

ĐÃ HỘI ĐỦ KIỀU KIỆN
CHO MỘT CUỘC NỔI DẬY
Ở VIỆT NAM CHƯA?



Mặc Giao
       Chuyện thời sự trên đầu môi vào lúc này là cuộc nổi dậy thành công của nhân dân các nước Tunisia và Ai Cập, cũng như những cuộc biểu tình chống độc tài lây lan sang các nước Algeria, Yemen, Bahrain, Iran, Libya, đe dọa Saudi Arabica, Jordan và Syria. Những cuộc nổi dậy của nhân dân các xứ này xảy ra bất ngờ, lan rộng bất ngờ và cũng thành công bất ngờ. Quả thật đây là một hiện tượng, một biến cố lớn của lịch sử nhân loại vào tiền bán thế kỷ 21. Bộ mặt của vùng đất này trên thế giới sẽ thay đổi và sẽ có thể kéo theo những thay đổi trên những vùng đất khác.
Tuy nhiên, việc gì cũng có nhân có quả. Người dân các nước nói trên đã bị đàn áp, bóc lột, tước đoạt nhân phẩm và quyền làm người suốt một thời gian dài. Họ đã im lặng chịu đựng. Đôi khi bực bội vùng lên, nhưng chưa đồng loạt, nên dễ bị dập tắt. Dù vậy sự bất mãn, căm phẫn vẫn còn đó, mỗi ngày mỗi tăng thêm. Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, niềm phẫn nộ đã vỡ òa và quét sạch những chế độ gian tham, tàn ác, dù đầy tiền bạc và súng đạn trong tay. Con giun bị xéo lắm cũng quằn, huống chi con người.
Trước những biến cố này, nhiều người “hồ hởi” cho rằng phong trào nhân dân vùng dậy sẽ lan tới Việt Nam và kêu gọi dân ta hãy đứng lên hưởng ứng. Có người lại bi quan cho rằng cuộc đấu tranh tương tự chưa thể xảy ra tại nước ta, vì tình hình các nước có biến cố không giống tình hình Việt Nam.

       Điểm tương đồng quan trọng nhất giữa những nước có biến động và Việt Nam là những nước này bị cai trị bởi một chế độ độc tài, độc tài cá nhân, độc tài đảng phái, độc tài gia đình, độc tài quân chủ. Bản chất của mọi chế độ độc tài là áp bức người dân, tước đoạt mọi quyền tự do và quyền công dân của họ, vơ vét tài nguyên quốc gia và tài sản tư nhân để làm giầu cho một đảng, một gia đình, một cá nhân và đám bầy tôi. Lòng tham quyền và tiền nảy sinh tham nhũng, sự tàn ác, những mánh khóe bóc lột.
Hậu quả là đại đa số nhân dân sống trong nghèo khổ, xã hội chậm tiến, văn hóa suy đồi, trong khi những kẻ giầu có bất chính sống xa hoa, phè phưỡn trên sự đau khổ của những người khác. Đó là mầm bất ổn của xã hội, là nguyên nhân của những cuộc vùng dậy để dân đòi lại quyền lợi và nhân phẩm. Tại những quốc gia có tự do, dân chủ, không có tình trạng này, dù đôi khi dân chúng xuống đường hàng ngàn hàng vạn người để phản đối chính phủ hoặc đòi hỏi những quyền lợi cá biệt của từng giới. Có giải tán biểu tình, có bắt nhốt những phần tử qúa khích phá hoại, nhưng luôn luôn kết thúc trong hòa bình và chính phủ biết lắng nghe ý nguyện của dân.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN : CON ĐƯỜNG ĐÌ ĐẾN MỘT NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ .
Reply #8 - 19. May 2011 , 07:27
 
''CON ĐƯỜNG ĐÌ ĐẾN MỘT NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ ''

Người Việt Thầm Lặng .

Non nước đang hồi vận bĩ cùng cực , nạn phong kiến quân chủ mới thực sự chấm dứt , thì nạn độc tài quân phiệt xảy đến , ngay từ miền bắc , ngay từ miền nam Việt Nam , dù có được mệnh danh là gì , thì đó củng chỉ là danh nghiả , hay chiêu bài , nếu không muốn nói là cái vỏ bọc bên ngoài , ở miền nam dưới thời đệ nhất Cộng Hoà, và kế tiếp theo là Đệ nhị Cộng Hoà, chính quyền vưà tham nhũng vưà tối nát , được lực lượng cảnh sát , và quân đội bão vệ , chỉ là chế độ quân phiệt với sự đồng loã và tiếp sức cuả giới Tài phiệt quốc tế . Miền  Bắc Việt Nam do đãng cộng sãn lãnh đạo kềm kẹp nhân dân , dưới chiêu bài giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước VN , nhưng kỳ thực đó là chế độc quân phiệt toàn trị , Cả hai miền đều giống nhau về bản chất , Điều nầy có lẻ là điều khó hiểu đối với người dân Việt Nam , nhưng theo thiển ý cuả người viết , không có gì gọi là khó hiểu , chẳng qua đây chính là buổi giao thời mà thôi , giao thời không phải là thay đổi từ chế độ nầy sang chế độ khác , thay đổi từ quân chủ chuyên chế  biến đổi qua độc tài quân phiệt , mà thực ra đó là sự chuyển tiếp thay đổi từ cục diện naỳ qua cục diện khác . Như năm xưa vào năm Giáp Tý 1864 , khi Hãi quân Pháp Tấn công Cưả biển Vũng Tàu . Đó là thời kỳ Nền văn minh Âu Châu tiếp cận với nền văn minh cuả Á châu . Người Viết gọi đây là Cơ Trời Và Vận Mệnh Cuả Dân Tộc Việt Nam . Sau cuộc chiến Việt Pháp , từ năm 1864 kéo dài đến ngày ký kết Hiệp Định ngừng bắn tại Genève  Ngày 20 / 07 / 1954 , đến đó mới chỉ là chấm dứt một giai đoạn , sau đó là thế lực cuả Hoa kỳ , từ sau 1954 , cho đến năm 1965 khi mà 500000 quân nhân Mỹ đỗ bộ lên  bờ biển Đà Nẵng , để rồi cuộc chiến phải chấm dứt vào năm 1973 . Nhưng chỉ giưả Mỹ ( rút quân trong danh dự ) và Hà Nội , Trở lại miền nam từ sau ngày Đức Quốc Trưỡng Bão Đại bị truất phế ngang nhiên , thể chế Cộng Hoà được thành lập , Đó là thể chế hoàn toàn mới mẽ và xa lạ đối với người dân miền Nam Việt Nam . Khi cơ trời đã chuyển xoay , thì dù có muốn hay không muốn , thì người dân vẩn phải chấp nhận , mà không sao làm ngược lại được . Từ ngày tiến về phương Nam để mở mang bờ cổi , Người dân Miền Nam Việt nam đâu có hèn nhát , đâu có lười biếng , họ thưà thông minh tự sắp đặt thể chế hành chánh khác hơn thể chế quân chủ ở miền Trung dưới thời kỳ Nhà Nguyễn . Miền Nam Việt Nam do Phong Thỗ và môi trường đặc biệt , điều kiện sống có phần được thiên nhiên ưu đãi , nên  phong tục tập quán cuà người dân miến Nam Bộ có phần khác biệt và cỡi mở hơn đời sống cuả người dân miên Trung và người dân miền Bắc Việt Nam . Người viết bài nầy , không cố tình kỳ thị hay gieo tư tưởng phân biệt hai miền Nam Và Bắc Việt Nam .

Khi mà chúng ta đặt ra vấn nạn về đất nước , thì chúng ta mới có thể cùng nhau thão luận về hiện tình cuả đất nước , chỉ có dân tình hai miền Nam và Bắc , là nạn nhân một cổ hai tròng . Bây giờ hảy can đảm tách rời những thành phần cặn bã cuả hai chế độ ( tức là nhửng con người từng  hưỡng bỗng lộc cuả hai chế độ , không bênh vực bên nầy thì củng bênh vực bên kia , với luận điệu cực đoan cuồng tín như nhau , về bản chất , Như ngày hôm nay , tại Mỹ có người còn manh tâm lập nên đài kỹ niệm  một cá nhân từng bị kết án là độc tài , khi mà chế độ nuôi dưởng đám chó săn mật vụ , giết người , lập ra những trại giam như P 42 ; có người là cộng sãn , còn lại có người bị giam cầm vì từ chối đóng tiền cho chế độ , những thành phần mật vụ đã giết oan uổng bao nhiêu người , con số đó không ai thống kê được ???? Người dân miền nam chỉ biết giử im lặng , họ là đám đông thầm lặng . Người dân Việt Nam vưà thoát khỏi cái nạn nầy , lại vương vào cái nạn khác , có bao giờ người dân hai miền nam bắc được tự do chọn lưạ cuộc sống , được tự do chọn lưạ thể chế theo ý của họ ? Họ đâu có cần bất kỳ một thứ chủ thuyết lai căng nào . Các Chính Đảng quốc gia một thời lại mượn hình thức đảng kỳ cuả Quốc Dân Đảng Tàu làm đãng kỳ ????? Tại sao , do đâu , chúng ta người Việt nam mở nước dựng nước , đến ngày quốc phá gia vong lại nghèo nàn không còn sáng kiến gì nưả ??? Trong khi đó ngươi dân miền Băc chịu sự cai trị tàn ác cuả đãng công sãn .

Ngay cả đảng cộng sãn Việt Nam lại mượn đảng kỳ cuả Tàu , cái màu cờ đõ sao vàng đâu phải cờ cuả nước Việt Nam , Khi mà sáng kiến không còn , khi mà người lãnh tụ đãng chỉ vay mượn ý tưởng cuà người , thì làm sao lãnh đạo được dân chúng . Hiện thời các chính đãng có tiếng tăm năm xưa , nếu có tồn tại , thì không thể lãnh đạo được dân chúng dể dàng , Hết rồi cái thời ăn hại đái nát mà đòi ngồi trên đâu trên cổ dân chúng , khi mà chế độ cộng sãn sụp đổ , thề chế mới ở VN sẻ là đa nguyên  đa đãng , mọi đảng chính trị đều bình đẵng như nhau trước pháp luật . Thời nay , muốn lãnh đạo được người khác ; mình cần phải chứng tỏ là mình có khả năng có tài năng hơn người . Dân Việt Nam hết rồi thời  dốt nát cắm đầu cắm cổ nhắm mắt đi theo nhà lảnh tụ ngu si , cực đoan cuồng tín ;

Thời kỳ sắp đên sè là thời kỳ đất nước mở ra kỷ nguyên  mới  . Ước nguyên  và tiếng nói cuả dân chúng  có giá trị  , nhân phẩm con người phải được tôn trọng . Chúng ta có cho phép những ai manh tâm cỡi đầu cởi cổ nưả hay không ??? Một thể chế DÂN CHŨ XẢ HỘI toàn diện và triệt để , tất cả mọi công dân đều phải được đối xử bình đẵng trước pháp luật .

Môt ngày Muà Xuân Năm 2011

Người Việt Thầm  Lặng .
Back to top
« Last Edit: 16. Nov 2017 , 06:18 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN : CHÍNH TRỊ
Reply #9 - 27. Nov 2011 , 02:07
 
CHÍNH TRỊ

Lê Lam Sơn

Phần đầu tiên là sự xác định ý nghĩa của từ ngữ chính trị , phần định nghiã : Chính Trị là Chính Sách Cai Trị . Chính Sách Cai Trị được viết thành bản văn , Đệ trình lên Quốc Hội , Sau đó Chính Phủ ban hành áp dụng rộng rãi trong dân chúng .

Nói ra thì hơi dài dòng , bởi thế nên bài viết chỉ tóm tắt các phần Chính yếu mà thôi , Phần nhiều quý vị hiểu từ ngữ Chính trị một cách chung chung , và trong quý vị lại hời hợt về vấn đề nầy . Nhưng vì lâu ngày không có ai trong chúng ta lưu ý   và nhất là  ta  lại nghĩ việc đó dành cho  phạm vi  ngôn ngữ học .  ,Sau ngày mất nước , 30/04/1975,

Bởi thế nên , chúng ta lẫn lộn sự nầy với việc kia . Từ ý tưởng đó  , nên chúng ta chưa phân biệt được đâu là sinh hoạt đoàn thể , và đâu là hoạt động hay hành động  liên  quan đến chính trị . Với quan niệm hời hợt trong nếp suy tư ,

Đôi khi ta nghĩ rằng ừ thì ta tham gia đi biểu tình , tổ chức lễ tưởng niệm về ngày Quốc Hận 30/4. mặc dù mang ý nghĩa chính trị , nhưng kỳ thực vẫn là ý tưởng sinh hoạt về đoàn thể có tính cách xã hội , Nhưng kỳ thực nói về hoạt động đoàn thể còn chưa thực sự về tương thân tương ái , Mọi sự mọi việc đều trộn lẫn vào nhau .

Chúng ta hời hợt khi cho rằng  , những điều đó không quan trọng , và nhất là khi xem những dòngnầy , chưa suy nghĩ đã vội phản đối , ôi tưởng nói cái gì , chớ điều ông nói là điều sơ đẳng mà chúng tôi đã biết , Vâng , thì đồng ý với quý vị , rằng quý vị rất thông thái , quá thông thái là đàng khác , nhưng khi nói như thế , kỳ thực về chiều sâu quý vị chưa hề có chiều sâu ,

Trước khi lên tiếng phản đối bài viết , xin quý vị bỏ chút ít thời giờ quý báu , để  xem cho thật kỹ, những gì đã được trình bày , và các phần kế tiếp theo sau .
Kể từ sau ngày đổi đời 30/04/1975 , và khi ta lên đường đi định cư ở ngoại quốc , khi tham gia thành lập nên các tổ chức có tính cách như cộng đồng xả hội , đây là việc làm hết sức đúng đắn , đáng hoan nghênh .

Tuy nhiên chức năng ( fontion ) cuả cộng đồng vẫn  chưa được hoàn toàn thễ hiện qua các buổi hội họp hoặc qua các dịp lễ và Tết cổ truyền . Người viết không muốn đào sâu vào lĩnh vực nầy , mà thiển  ý cuả người viết chỉ muốn trình bày về một điểm cốt yếu quanh đề tài Chính Trị , hay chức năng hoạt động chính trị cuả các đơn vị ,

Nếu chúng ta có ý thức về chính trị , tất nhiên  , ý thức đó đã trưởng thành qua giai đọan cực kỳ khốc liệt qua chiến tranh giữa hai ý thức hệ , nếu được như thế , thì có lẽ  miền nam chưa đến nổi mất về tay cộng sản  miền bắc , cho dù miền nam Việt Nam không còn viện trợ quân sự cuả phiá Mỹ . Từ ngàn xưa , hẳn quý vị chưa quên  đời nhà Lý , Nhà Trần , thời Bình Định Vương Lê Lợi đâu có nhờ vào thế lực ngoại bang để đánh giặc . Tư tưởng hèn yếu , quen nương tựa ở ngoại quốc , sống nhờ sự vay mượn tiền bạc vũ khí , để rồi sẽ chết vì thói quen vay mượn . Đấy mới chính là gốc cuả vấn đề VN .

Trở lại phần cốt lõi cuả bài viết , có phải chăng chúng ta chưa thực sự có ý thức về chính trị ? hay chưa thực sự trưởng thành về Khái niệm chính trị ?? Đại đa số quần chúng hời hợt với chính trị không phải là điều đáng trách . Nhưng thiểu số nắm quyền lực trước 30/4/1975 mà còn ấu trĩ ngu muội về chính trị , chỉ quen sống vinh thân phì gia , đưa đến kết quả thảm khốc ngày 30/4 .

Phải chăng hàng ngũ Người Việt Quốc Gia  còn thiếu một thành phần nhân sự , tương đối quan trọng , tuy đôi khi họ chỉ là những thuộc cấp cuả quý vị ngày trước , hay bây giờ , những người đó giữ chức vụ khiêm tốn , đó là người Cán Bộ Chính Trị Quốc Gia . Từ trước năm 1965 , những cán bộ ChínhTrị Đặc Biệt ‘’ gọi là Biệt Chính ‘’ hay Cán Bộ Áo Đen , những người đã được đào tạo Từ Ba đến Sáu tháng qua các Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Vũng Tàu .

Trở lại về ý niệm chính trị .

Phần xác định ý nghiả : đó là Chính Sách Cai Trị , gọi tắt là Chính Trị , Khi nói đến đấu tranh chính trị , nghiã là , đấu tranh để dành quyền lưc kiểm soát , Quãn Trị và Điều Hành  guồng máy nhà nước . Từ Cai trị theo đời xưa có nghĩa  là cai quản ,  làm cho đất nước và dân chúng được yên vui .

Chữ Trị ở đây không có nghĩa  là đè nén dân chúng . Chính vì hiểu sai , nên làm bậy . Củng như khi ta hiểu sai về chữ  Lễ . Lễ ở đây không hẳn là lễ phép , ( Politesse ) mà lễ ở đây nghiả là Lý lẽ. ( từ ngữ nầy xuất phát từ Kinh Dịch . )

Có làm đúng theo phép tắc , có phương pháp , và giữ được giềng mối thì không có gì phải sợ . Một quẻ trong kinh dịch có nói đến là quẻ Thiên Trạch Lý . có hình tượng người Đạp đuôi cọp mà không sợ , Hiểu được lý lẽ , làm đúng theo quy tắc , và phương pháp nhất định , thì còn gì để mà lo âu ?????

Về chính trị , điềm đâu tiên chính là :
1 / Tư tưởng chính trị . khi tư tưởng có định hướng rỏ ràng , vững vàng , thì người cán bộ chính trị không hề chao đảo dù có gặp bất kỳ tình huống nào ,

2 / Hành vi chính trị , khi tư tưởng đã có nền mống vững  chắc , thì ta đã xác định được hướng đi .

3 / Hoạt động và hành động chính trị , Từ tư tưởng cho đến ngôn ngữ lời nói , các hành động đều theo phương pháp nhất định , Tùy cơ ứng biến , bên  ngoài tuy khoan hoà , nhưng bên trong nội tâm cương quyết , không thay đổi lập trường , hay chính kiến .

Những người Cán bộ chính trị trong hàng ngũ Người Quốc Gia rất hệ trọng . vì chính họ tiếp cận với tập thể đông đảo các thành phần dân chúng . Làm nhiều hơn là nói , cụ thể thiết thực hơn là thuyết trình lôi thôi , khi cầm  micro trên Diễn Đàn .

Quý vị hãy nghĩ  xem , tự xét xem , trong các đoàn thể , các đơn vị cuả quý vị có Cán Bộ Chính Trị hay chưa ??????? Nếu không có hay chưa có , vậy thì làm sao hoạt động cuả các đoàn thể có tính cách có thể thuyết phục được dân chúng , để nhân dân theo về .

Chẳng hoá ra quý vị chỉ là thùng  rỗng kêu to hay sao ? . Hiện tại , quý vị không có thực lực  , mà cũng  chẳng có quyền lực , vậy thì làm sao đủ sức đương đầu với Vấn Nan ,nhất là khi quý  vị  đương đầu với đám cán bộ cộng sản  quỷ quyệt ; 

Bài viết nầy là chén thuốc đắng , thực là đắng là đàng khác . Thuốc đắng thì khó uống lắm , cộng sản  thì chuyên dụ khị  con người ta bằng những viên kẹo chưá chất độc , nhưng lại bọc đường ,

Lời xưa nói . Thuốc đắng thời đã tật , Lời thực thời mất lòng . khi viết bài nầy , người viết chẳng qua chỉ là chuyện chẳng đặng dừng , khi thấy cảnh dầu sôi lưả bỏng  , nghe tiếng dân oán than , thấy dân sống thê thảm trong cảnh địa ngục trần gian , vì đau lòng mà có đôi dòng tâm tư biện bạch .

Ai nghe được thì nghe , không nghe thì quý vị cứ việc cuả mình , mình làm , vinh quang hay nhục nhằn là việc của  quý vị , người ngu nầy đã quen sống đời ẩn  dật nơi lam sơn cùng cốc cơm ngày ba bữa , quần áo cũng  tạm đủ dùng , bản thân củng tạm có chút phương tiện qua ngày .

Khi chúng ta có tấm lòng , có thiện chí nhưng tấm lòng mới chỉ là thể hiện ý chí , nhưng khi chúng ta vốn hay có khuyết điểm thường mắc phải ; là mặc cảm  tự tôn , cũng  chính vì mặc cảm  nầy mà chúng ta không chịu học hỏi , khi làm  việc , khi hoạt động về lĩnh vực gì đó , nhất là chính trị , mà ta lại không có đầu óc chuyên môn , và chẳng biết chi về cộng tác hoạt động cuả ngành chính trị . Thì làm sao mà thành công ??? dù có thiện chí nhưng vẩn chưa đủ để đáp ứng với những nhu cầu cuả các công tác .

Vì thế , nên quý vị cần có đầu  óc thực tế , cụ thể , trong chúng ta , ai ai củng đều có lòng yêu đất nước tự nhiên , không cần nhắc về điều nầy . Cũng  đừng quá chú trọng ( nhưng không bỏ qua lý tưởng ) tuy nhiên chú trọng đến phương pháp hoạt động , hành động , như người lính trinh sát biệt kích , khi mặt đối mặt với địch . Có phải vì chúng ta chỉ quen hoạt động cùng với phe nhóm , với các thành phần cá nhân mà ta từng giao du quen biết thân cận , Củng chính vì thế , nhu cầu công tác có tính cách cấp bách , nhằm đáp ứng với tình thế hổn  mang  gần như rối loạn về chính trị tại quốc nội .

Đất nước có chính quyền , ta không phủ  nhận điều đó , nhưng cái thứ chính quyền Mafia đỏ , chữ  chính quyền không có nghiã là chính nghĩa  , hiểu thế là sai . chính quyền là quyền lực về chính trị . chính là chính đáng , khi chính đáng thi giữ  quyền lực ở vị trí trung tâm , mà ta quen gọi là chính phủ . ( Phủ ở vị trí trung tâm ) ( hay cơ quan quyền lực )

Tình trạng bát nháo hiện tại là tình trạng phổ biến khắp nơi . vì tình trạng nhân tâm tiếp tục ly tán , Muốn nhân tâm tụ hội về một mối , ta cần biết thời kỳ nào , và phải biết trong chính trị , tâm địa cuả lãnh tụ phải quang minh chính đại , nếu  không , khi chúng ta đi vào lĩnh vực chính trị , với  cái đầu gian manh , thì chúng ta chính là giặc cướp như cộng sản  VN đã làm .

Cướp đêm là giặc , cướp ngày là quan ( cai trị ) Đoàn thể  nào củng vậy , kể cả các đảng chính trị trong mặt trận quốc gia năm 1946 , ngày nay chỉ còn hư danh , không có thực lực , ngày xưa hoạt động và phát triển đảng  chính trị quá dễ  , nhưng ngày nay với cái đầu lạc hậu , mà đòi lãnh đạo toàn dân thì thử hỏi có ai theo .

Lời  xưa nói : Có Thực Sự Thì Mới Vực Được Đạo Lý . Nhiều đoàn thể  chính trị , kể cả chính đảng  ngày trước . Tuyển  nạp đảng viên  cán bộ bưà bãi , kết quả , quý vị chú trọng vào số lượng ( quantité ) mà không chú trọng về phấm cách và nhân cách ( la qualité ) Một người như PV S, tuyên thệ khi gia nhập vào ba bốn đảng chính trị .

Đủ  thấy tình trạng cán bộ non kém về phẩm  cách , vậy mà cũng  tự nhận là cán bộ tuyên huấn về chính trị , tình báo v … V , quả là sự dối lưà trắng trợn . Nếu tâm điạ gian manh thì họ cũng  ngang hàng như cộng sản , có gì khác .

Thu phục được nhân tâm , đươc người dân theo về , là cả một nghệ thuật , nhưng có trọng dụng nhân tài đã về với mình hay chưa , hay lại ngăn trở vì thấy người mới có tài năng hơn mình . Tình trạng ma cũ  ăn hiếp ma mới xảy ra nhiều lắm .

Trọng tâm cuả bài viết về chính trị , về Thu phục nhân tâm , chiêu mộ nhân tài , trong dụng , và trọng đãi người hiền . Hiền ở đây không hẳn là hiền lành , Hiền ở đây có nghiả là lương thiện và trí thức , trí thức là thông minh chớ không phải trí thức là do bằng cấp và địa vị xã hội . Bài viết nầy là chén thuốc đắng , Thuốc đắng dã  tật lời thật mất lòng . Bây giờ không có ai lên mặt dạy ai được , mà chúng ta hãy can đảm  học hỏi cùng nhau  .

Ngay từ  khởi  điểm , từ căn bản nền mống ở hệ thống tư tưởng , chúng ta còn chưa thông suốt được  , thì thử hỏi làm sao ta có thể đương đầu với cán bộ cộng sãn vưà gian manh , vừa quỷ quyệt .  Bọn họ được đào tạo qua trường đảng  , Khi chúng ta lý luận bằng con tim chân thật , còn bọn cộng sãn nói như con vẹt , không phải con vẹt nói hay , mà chính vì nó nói thuộc lòng .

Bài viết nầy không bắt buộc ai xem  ,  và  sau khi xem xong  , nhất thiết người xem phải theo ý kiến cuả người viết  , Bản thân người viết cũng  chẳng cần ai ủng  hộ mình . Cũng  chẳng cần nổi tiếng làm gì dưới cái thời ma quỷ  lộng hành . Người viết cũng  chỉ là người dân thường trong đám đông dân chúng thầm lặng . Bài viết còn dài , xin tạm ngưng nơi đây . /.

Lam Sơn họ Lê
Back to top
« Last Edit: 15. Feb 2017 , 08:19 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #10 - 28. Jan 2012 , 02:17
 
VAI TRÒ CỦA Ý THỨC HỆ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG DÂN CHỦ VIỆT NAM

Trần Hồn Việt

  Nhân đọc hai bài viết: PHẢI CHĂNG VIỆT NAM HIỆN NAY CÂN MỘT Ý THỨC HỆ? của Chu Chi Nam đăng trên www.doi-thoai.com ngày 10/9/2006 và CÁCH MẠNG TỰ DO DÂN CHỦ ĐÃ CHÍN MÙI CHƯA? đăng trên www.vietnamexodus.org ; vào ngày 13/9/2006 của luật sư Đinh Thạch Bích, dựa vào các chủ đề trên, tôi xin được tham gia đối thoại trên diễn đàn để tìm ra chân lý chứ không nhắm vào mục đích phê phán. Sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía sẽ giúp cho quý đọc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về những vấn đề có liên quan đến tiến trình đấu tranh Dân Chủ trong nước.
1.      Ý thức hệ là gì?.
  Chu Chi Nam định nghĩa ý thứ hệ như sau:
“…Nhiều ý tưởng mà không mâu thuẫn, hợp lý về một vấn đề hay nhiêu vấn đề, có tính cách cá biệt, nghiên cứu và mới mẻ thì làm thành tư tưởng. Nhiều tư tưởng về vũ trụ, triết học, con người, chính trị, kinh tế, xã hội mà không mâu thuẫn, hợp lý, mới mẻ, thì làm ra ý thức hệ ».
« ...Chính vì vậy mà những người làm ra ý thức hệ phải là những người có kiến thức rất rộng về đủ mọi lãnh vực, nhất là triết học, tư tưởng học... »
Tiếp tục nêu lên một vài đặc điểm của dân tộc Việt Nam, ông Chu Chi Nam đưa ra kết luận: người Việt trong và ngoài nước không đủ khả năng để làm ra một ý thức hệ mới và Việt Nam không cần một ý thức hệ mới.
  Để nhận định một cách khách quan về vấn đề này, chúng ta nên tìm hiểu cơ chế thành lập ý thức hệ trước khi định nghĩa ý thức hệ là gì ?.

   Khái niệm: ý thức hệ và học thuyết.

  Ý thức giúp cho con người tư duy nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống, từ vũ trụ đến con người và những sinh họat xã hội như: chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, luật pháp v.v. Ở mỗi giai đọan lịch sử, những nhà trí thức lỗi lạc có khả năng sàn lọc các quan điểm đúng đắn và tiến bộ của xã hội trong nhiều lĩnh vực hợp thành các hệ thống tư tưởng nhất quán có ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của các quốc gia trong một giai đọan lịch sử. Công trình xây dựng các hệ thống tư tưởng của nhà tư tưởng gọi là học thuyết.
  Trong đời sống xã hội có rất nhiều nguồn kiến thức, tư tưởng, nhiều học thuyết khác nhau được phổ biến rộng rãi thông qua sự giao lưu văn hóa giữa các thành phần xã hội. Những quan điểm đúng mặc nhiên được nhiều người thừa nhận hợp thành hệ thống các quan điểm, tư tưởng chung của xã hội làm nền tảng cho những sinh hoạt chung của cộng đồng gọi là ý thức hệ. Trong quan hệ xã hội, song song với việc thành lập ý thức hệ, các thiết chế tương ứng được thành lập như: nhà nước, đảng phái, tôn giáo v.v. Trong đó, các quan điểm về vị trí con người trong mối quan hệ quyền lực xã hội (quyền con người) cùng với hình thức thiết chế nhà nứơc tương ứng là nội dung cơ bản nhất quy định giá trị của một hệ giá trị xã hội... Ý thức hệ (hay còn gọi là hình thái ý thức xã hội) là tập hợp các quan điểm có liên quan đến nhiều lãnh vực: triết học, chínhh trị, tôn giáo, luật pháp, xã hội, văn hóa, nghệ thuât v.v.được đại bộ phận xã hội công nhận. Ý thức hệ đại diện cho một hệ giá trị làm nền tảng tư tưởng hướng dẫn các sinh hoạt của cộng đồng cũng như những họat động xã hội đem lại sự tiến bộ cho một quốc gia.
 
- Học thuyết phản ảnh mặt chủ quan của xã hội.
   Học thuyết thành lập do năng lực của ý thức cá nhân hay một tập thể, phản ảnh quan điểm chủ quan của một thiểu số đối với những vấn đề chung của xã hội. Quan điểm thiểu số có vai trò đóng góp vào sự phát triển chung chứ không đại diện cho hệ tư tưởng quy định xu thế vận động, phát triển xã hội.

- Ý thức hệ tồn tại khách quan.
* Phát sinh từ nhu cầu đời sống khách quan, ý thức hệ phản ảnh sự thõa hiệp về mặt nhận thức của đại bộ phận xã hội, xác lập các giá trị chung cho các sinh hoạt thống nhất của cộng đồng.
  *  Thông qua sự giao lưu văn hóa tư tưởng giữa con người, các quan điểm đúng đắn và tiến bộ được đại bộ phận xã hội tíêp nhận một cách tự giác (trong điều kiện hoàn toàn được tự do). Ý thức hệ được thành lập phản ảnh ý chí xã hội theo sự thẩm định giá trị và bày tõ nguyện vọng của đa số chứ không do ý muốn của cá nhân hay một nhóm người cưỡng chế xã hội phải tuân theo.
- Ý thức hệ phản ảnh giá trị văn hóa dân tộc và xu thế phát triển xã hội.
Trãi qua những thời kỳ lịch sử lâu dài, xã hội loài người đã xuất hiện nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Sự giao lưu giữa các quốc gia, các nền văn hóa tiến bộ của nhân loại đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt đời sống nhân dân của nhiều quốc gia nhược tiểu, chậm tiến. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này không hòan toàn rập khuôn mà có sự chọn lọc cho phù hợp với tâm lý, tập quán, trình độ văn hóa của từng quốc gia, hình thành bản sắc đặc thù của mỗi dân tộc. Ý thức hệ phản ảnh giá trị văn hóa dân tộc, quy định xu thế vận động , phát triển của mỗi quốc gia.

   Mối liên hệ giữa học thuyết và ý thức hệ.
   Học thuyết là hệ thống tư tưởng được phản ảnh từ đời sống xã hội bao gồm các hoạt động vật chất và tư tưởng của đại bộ phận xã hội. Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng thành lập trên nền tảng tập hợp từ nhiều nguồn tư tưởng, công trình nghiên cứu, các học thuyết của các cá nhân được đại bộ phận xã hội công nhận. Trong đó có những tư tưởng tiến bộ làm chủ đạo cho một quá trình vận động, phát triển của một quốc gia.
  Học thuyết phản ảnh quan đỉêm, ý chí chủ quan  của cá nhân hay một nhóm người. Họ có xu hướng áp đặt, cưỡng chế tư tưởng riêng của mình vào đời sống xã hội, gây ra những mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa các quan đỉêm xã hội dẫn đến những tranh chấp giữa các lực lượng xã hội. Một học thuyết chủ quan muốn trở thành chủ đạo (chuỷên hóa thành ý thức hệ) phải phù hợp với xu thế vận động khách quan của xã hội. Cơ chế chính trị đa nguyên tạo ra môi trường thuận lợi cho sự chuyển đổi các hệ giá trị mới, thúc đẩy xã hội phát triển tự nhiên. Sự cưỡng chế các quan điểm chủ quan, phản tiến bộ vào đời sống xã hội của các chế độ độc tài, chuyên chế làm suy thoái quá trình vận động khách quan của xã hội đó.
  Trong lịch sử, các học thuyết của nhiều nhà tư tưởng đã có ảnh hưởng to lớn đến các quá trình thành lập các hệ giá trị xã hội như: Nho Giáo của Khổng Tử làm nền tảng tư tưởng cho nền quân chủ chuyên chế Phương Đông,  tư tưởng JJ.Rouseaux, Monstesquieu đã đặt nền móng  đầu tiên  cho các nền dân chủ Phương Tây, tư tưởng Marx là nguyên nhân thành lập các chế độ Cộng Sản v.v. Trong đó Chủ nghĩa Cộng Sản là một điển hình của sự cưỡng chế các quan điểm chủ quan vào đời sống xã hội tại các quốc gia theo chế độ Cộng Sản. Hậu quả sai lầm của các chế độ Công Sản đã gây ra thảm họa diệt chủng tại nhiều quốc gia. Chủ Nghĩa Cộng Sản sụp đổ, Việt Nam là một trong những quốc gia Cộng Sản còn đeo đẳng, gieo rắc nỗi đau khổ, đọa đày trên cuộc sống nhân dân.
  Đến đây ta có thể tạm thời kết luận về phần này. Theo Chu Chi Nam, ý thức hệ chỉ là một sản phẩm chủ quan do con người làm ra. Tuy nhiên, cần phải đặt ý thức hệ đúng vào vị trí của một đối tượng nghiên cứu khách quan ta mới có thể xây dựng được phạm trù ý thức hệ một cách đúng nghĩa!.

2.      Việt Nam cần ý thức hệ mới không?

  Trong cơ chế đa nguyên, xã hội tiến bộ nhờ vào sự đóng góp phong phú của nhiều quan điểm, học thuyết mới, nhiều công trình nghiên cứu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự đa dạng văn hóa tác động các quá trình đấu tranh hoàn thiện ý thức hệ xã hội; thúc đẩy tiến trình phát triển nền văn minh nhân loại.
  Việt Nam là một quốc gia nhược tiểu. Lịch sử văn hóa dân tộc ta chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa tam giáo Đông Phương: Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo...Đến thời kỳ Pháp thuộc có thêm cơ hội tiếp cận với các quan niệm nhân bản như: tự do, nhân quyền, bình đẳng xã hội v.v. do sự du nhập của Thiên Chúa Giáo và nền văn hóa Phương Tây. Trong khi các đế quốc  ra sức sử dụng văn hóa ngoại lai làm vủ khí xâm lược và đồng hóa các nền văn hóa nhược tiểu hầu đặt ách thống trị vĩnh viễn trên dân tộc bản xứ, nhân dân ta trãi qua những thời kỳ bị đô hộ lâu dài vẫn kiên cường bảo vệ bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc mình. Nền văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn đem lại sự trường tồn cho nòi giống Việt Nam.
  Miền nam Việt Nam trước năm 1975 dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa, tinh hoa của các nền văn hóa trên đã thâm nhập vào đời sống xã hội ta một cách có chọn lọc. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, góp phần xây dựng một xã hội có nếp sống văn hóa phong phú, hài hòa. Người dân biết tôn trọng đạo lý, giàu lòng nhân ái và tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn.
   Nền văn hóa Việt Nam hình thành tự sự tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hóa khác. Người mình còn nhiều tự ti nên chưa xây dựng được cho Việt Nam một hệ tư tưởng riêng. Thiếu một hệ tư tưởng độc lập không xác định được hướng đi đúng đắn, xã hội bị dao động bởi ảnh hưởng của các thế lực và hệ tư tưởng ngoại lai. Sự tiếp thu nhiều nguồn tư tưởng khác  nhau bừa bãi từ bên ngoài chia rẽ dân tộc ta, dẫn đến nội chiến và nô lệ ngoại bang. Chính vì nô lệ tư tưởng nước ngoài mà người Việt Nam không làm chủ được vận mệnh dân tộc mình. Xã hội luôn cần đến nhiều học thuyết, nhiều công trình nghiên cứu ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Kể cả các công trình nghiên cứu cách mạng xã hội, tìm kiếm những giải pháp đấu tranh làm nền tảng tư tưởng cho việc hình thành ý thức hệ mới chống lại sự xâm lược của văn hóa ngoại lai. Xây dựng hệ tư tưởng độc lập là sứ mệnh thiêng liêng của mọi trí thức Việt Nam đối với vận mệnh đất nước. Chúng ta cũng nên tự hào về những kết quả khảo cứu mới đây, giống dân Bách Việt mới thực sự là chủ nhân đích thực của Kinh Dich và nền văn minh lúa nước Đông Phương đã bị người Hán cưỡng đọat.
  Truyền thống văn hóa tốt đẹp của xã hội Việt Nam trước đây đang bị Chủ Nghĩa Cộng Sản xâm lược, hủy hoại nghiệt ngã. Sự cưỡng chế áp đặt  Chủ Nghĩa Cộng Sản nô dịch, ngoại lai lên toàn diện đời sống xã hội ta nhầm phục vụ quyền lợi ngoại bang.
  Trong cuộc chiến tranh giành quyền lực thống trị thế giới hiện nay, Trung Quốc luôn chủ trương bành trướng sức mạnh của mình. Một Việt Nam tự do dân chủ hùng mạnh sẽ bất lợi cho những tham vọng xâm lược của Trung Quốc.  Luôn luôn nhớ rằng, bất kỳ ở thời kỳ nào, Trung Quốc cũng là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta. Để đối phó với một Việt Nam hùng cường, Cộng Sản Trung Quốc âm mưu dựng lên chính quyền bù nhìn để khống chế nước ta; xâm phạm lãnh thổ và khai thác tài nguyên của ta trên biển Đông; chủ trương phá hoại nền kinh tế Việt Nam bằng nhiều hình thức như: cấu kết tiêu thụ qua biên giới tiền giả, hàng giả, hàng lậu, máy công nghiệp lạc hậu...; mua bắp non, móng chân trâu v.v.
  Đa số cấp lãnh đạo Việt Nam hiện nay được Liên Xô hoặc Trung Quốc đào tạo và biến họ thành những thừa sai trung thành cho đế quốc Cộng Sản. Phía sau bộ máy độc tài toàn trị là thế lực đen tối của ngoại bang được nuôi dưỡng bằng tội ác và tham nhũng. Một nhà nước tồn tại hơn 60 năm chỉ để hại dân, hại nước mà đến bây giờ vẫn chưa muốn từ bỏ quyền lực thì thực chất chính quyền đó phục vụ cho ai: nếu nó không phải là con đẻ của Chủ Nghĩa Cộng Sản được dựng lên để phục vụ quyền lợi ngoại bang?. 
Chính Chủ Nghĩa Cộng Sản bảo tồn chính quyền nô dịch Cộng Sản Việt Nam và những thế lực ngầm của Cộng Sản Trung Quốc cai trị bộ máy ngụy quyền hiện nay là trở ngại lớn nhất đối với tiến trình dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, Việt Nam cần đến một học thuyết  hoàn chỉnh, uyên bác làm chủ đạo cho công cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Chủ Nghĩa Cộng Sản; giúp chúng ta xác định đúng kẻ thù và đề ra phương pháp đấu tranh cách mạng hiệu quả.
  Một hệ tư tưởng tiến bộ, có khả năng bẻ gãy lý luận Marx-Lenine sẽ giúp cho những cán bộ Cộng Sản mù quáng nhận ra sai lầm mà từ bỏ lý tưởng Cộng Sản. Đồng thời cung cấp nội dung tuyên tuyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức, lý luận chính trị trong đại bộ phận quần chúng nhân dân và mọi thành phần xã hội nhằm xây dựng thái độ, lập trường và ý thức trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đối với đồng bào và Tổ Quốc.

3.      Làm thế nào để xây dựng một học thuyết chủ đạo làm nền tảng tư tưởng cho  ý thức hệ mới ?.

  Học thuyết chủ đạo phải là một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh và được đại bộ phận xã hội chấp nhận. Học thuyết  chủ đạo khắc phục được sự sai lầm và thiển cận; phản ảnh đúng đắn quy luật vận động khách quan của xã hội Việt Nam. Muốn xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh đòi hỏi nhà tư tưởng phải có khả năng vận dụng một phương pháp luận hoàn chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống tri thức loài người.

-      Hoàn chỉnh phương pháp luận.
Muốn tồn tại trong xã hội văn minh, tiến bộ vượt bực của thế giới ngày nay bắt buộc mọi người không ngừng nâng cao trình độ nhận thức. Nhu cầu hiểu biết càng ngày càng nhiều tri thức sâu, rộng và phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình hoàn thiện khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện kỹ năng tư duy và tiếp thu tri thức có hệ thống. Muốn rèn luyện kỹ năng tư duy phải vận dụng phương pháp luận.
  Có nhiều phương pháp tri thức được phổ biến do nhiều trường phái triết học khác nhau nhưng tựu trung có hai phương pháp luận cơ bản: Phương pháp Logique và Biện Chứng Pháp.
  Phương pháp Logique là phương pháp giải quyết những mâu thuẫn bên trong quá trình tư duy. Sự đồng nhất của tư duy xác định giá trị phổ quát của các đối tượng được nhận thức.
    Phương pháp Logique nghiên cứu các quá trình vận động của lý trí từ khi tiếp cận đến phán đóan các giá trị của đối tượng xãy ra trong tư tưởng con người. Vì vậy, nó chỉ có giá trị về măt lý thuyết chứ không hòan tòan có giá trị áp dụng thực tiễn đối với các quá trình biến đổi của thế giới tự nhiên và những hoạt động của xã hội. So với phương pháp Logique, Biện Chứng Pháp có nhiều ưu điểm hơn. Ở đây ta chỉ đề cập đến một vài ưu điểm của Biện Chứng Pháp.

- Biện Chứng Pháp (*)
   Biện Chứng Pháp được nghiên cứu từ thời cổ đại nhưng mãi đến năm (1770-1831) Hegel mới là người có công hoàn thiện khoa học biện chứng. Đến thời Karl Marx, Biện Chứng Pháp theo quan điểm duy tâm của Hegel  bị lật ngược thành Duy Vật Biện Chứng. Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng là phương pháp nhận thức dựa trên hệ thống các quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, thế giới tự nhiên bị Karl Marx duy vật hóa nên Biện Chứng Pháp Duy Vật bộc lộ những hạn chế của vai trò ý thức và tâm linh trong đời sống xã hội. Vì vậy, Biện Chứng Pháp cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để trở thành một phương pháp lý luận khoa học, hoàn toàn đúng đắn và hữu ích cho tri thức con người.   
   Hiểu được nội dung Biện Chứng Pháp một cách đầy đủ để vận dụng đúng đắn vào công việc nghiên cứu lại hết sức phức tạp. Có nhiều người bàn về Biện Chứng Pháp nhưng họ chỉ có thể nhìn được cái vẻ bề ngoài của Biện Chứng Pháp chứ không mấy ai nắm bắt được linh hồn của nó. Ngay như cha đẻ của Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng (Karl Marx) vận dụng Biện Chứng Pháp còn vấp phải sai lầm khi cho ra đời học thuyết Chủ Nghĩa Cộng Sản hoàn toàn phản khoa học. Vì vậy, có một tác giả mà tôi quên tên nói rằng: « Ai làm chủ Biện Chứng Pháp thì có thể làm chủ thế giới!».
  Trong « Đối Thoại năm 2000», Trần Khuê cũng đã hết lời ca tụng Hồ Chí Minh, người có thể nắm vững cái thần của chủ nghĩa Marx chính là Phép Biện Chứng. Tuy nhiên, Biện Chứng Pháp đã bị Cộng Sản lợi dụng và sở hữu như một phương tiện độc quyền chân lý nhầm biện minh cho mục đích chính trị cực đoan chứ thực ra họ chưa hoàn toàn lĩnh hội được nội dung cơ bản của bộ môn khoa học này. Thảm họa Chủ Nghĩa Cộng Sản làm phát sinh nhiều định kiến và hoài nghi của con người về giá trị khoa hoc của Phương Pháp Biện Chứng trong nhiệm vụ hoàn thiện trình độ tri thức khách quan đối với tiến trình phát triển nền văn minh nhân loại. Để giảm thiểu sai lầm trong việc xây dựng các hệ tư tưởng, các nhà tư tưởng phải tự trang bị cho mình một phương pháp luận hoàn hảo. Cụ thể là cần phải nghiên cứu và hoàn thiện Biện Chứng Pháp. Nhà tư tưởng phải có khả năng vận dụng Biện Chứng Pháp thì mới có thể xây dựng được một học thuyết hoàn hảo.

-      Hoàn thiện hệ thống tri thức.
   Nếu chịu khó suy gẫm rốt ráo ta sẽ nhìn thấy sự hiện hữu của vũ trụ đối với con người gồm có hai mặt: mặt tồn tại tự nhiên gọi là mặt khách quan và mặt ý thức, phản ảnh sự tồn tại của tự nhiên gọi là mặt chủ quan. Mặt khách quan tồn tại đa dạng trong trật tự nhất quán vĩnh hằng. Mặt chủ quan bắt đầu từ sự u tối, dốt nát tính từ khi xuất hiện con người đầu tiên trên trái đất.
  Ý  thức giúp cho con người sự hiểu biết để sinh tồn. Sự trao đổi văn hóa trong xã hội trãi qua nhiều thế hệ nâng cao trình độ hiểu biểt con người từ thấp tới cao; từ những hiểu biết đơn giản đến những tri thức khoa học phức tạp. Động lực sinh tồn bắt buộc con người phải chinh phục thế giới tự nhiên bằng cách suy nghĩ có phương pháp và hệ thống hóa sự hiểu biết của mình để tránh được hậu quả nghiệt ngã của những sai lầm.
Nhiều công trình nghiên cứu, hệ thống tri thức được thiết lập và chiêm nghiệm bởi nhiều nhà tư tưởng, trường phái triết học hoặc Tôn Giáo khác nhau. Tuy nhiên, mỗi quan điểm cũng chỉ nêu lên được mặt tương đối hiện hữu. Sự đa dạng văn hóa cùng tồn tại trong đời sống chung của xã hội chứng tỏ sự phong phú của tự nhiên và những giới hạn của ý thức con người trong sứ mệnh chinh phục thế giới.Và động cơ hoàn thiện sự nhận thức để đạt đến chân lý là một sứ mệnh thiêng liêng của ý thức.
  Chân lý luôn luôn tồn tại khách quan. Karl Marx nói đúng khi cho rằng « Cái gì tồn tại đều có lý ». Mọi giá trị tồn tại trên thế gian phản ảnh một mặt của chân lý. Chắc chắn rằng, trong kho tàng tri thức đông-tây, kim-cổ của nhân loại cùng với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam tồn tại những giá trị tiêu biểu nhiều mặt của chân lý có liên quan mặt thiết với nhau. Tìm ra mối liên hệ giữa các hệ tư tưởng, kho tàng tri thức nhân loại để khái quát một hệ tư tưởng hoàn chỉnh, uyên bác, hiện đại phù hợp với bản sắc vắn hóa, hoàn cảnh xã hội Vệt Nam và xu thế tiến bộ của thế giới. Công việc này góp phần làm phong phú nền văn hóa độc lập, tự chủ của dân tộc, khẳng định vị trí nước ta trên thế giới. Một sứ mệnh lịch sử quan trọng của giới tri thức Việt Nam trong thế kỷ 21 này.
  Đấu tranh xã hội trong thế giới ngày nay xãy ra càng ngày càng phức tạp. Chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản là một cuộc chiến trí tuệ. Nó đòi hỏi sự sáng suốt của lý trí hơn là tiềm năng sức mạnh kinh tế và quân sự: sự khôn ngoan chính là yếu tố quyết định thắng lợi. Muốn có tư duy sâu sắc phải am hiểu Biện Chứng Pháp kết hợp với một vũ trụ và nhân sinh quan khoa học.Vận dụng tầm hiểu biết khái quát từ một hệ tư tưởng hoàn chỉnh sẽ giúp chúng ta giải quyết đúng đắn những vấn đề có liên quan đến cuộc sống và công cuộc cách mạng. Cụ thể như việc xác định đối tượng, mục tiêu đấu tranh hoặc đề ra phương pháp, kế hoạch đấu tranh phù hợp hoàn cảnh xã hội thực tiễn với chiến lược và những sách lược hữu hiệu để chiến thắng Cộng Sản...
  Sau đây chúng ta thử vận dụng kiến thức khoa học biện chứng xem xét tình huống cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt của phong trào Dân Chủ Việt Nam hiện nay.

4. Tình huống cách mạng và nhiệm vụ trước mắt của phong trào Dân Chủ (PTDC) Việt Nam.

- Tình huống cách mạng Việt Nam đã chín muồi chưa ?
  Xác định tình huống (hoàn cảnh) cách mạng xã hội ở giai đoạn chín muồi là nghiên cứu sự tương quan lực lượng giữa ta và địch ở thời điểm có thể thực hiện cuộc cách mạng. Đồng thời đề ra kế hoạch hữu hiệu làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt chế độ hiện tại.
  Hoàn cảnh bên ngoài của cách mạng Việt Nam hiện nay đang có những hậu thuẫn hết sức thuận lợi. Cách mạng Dân Chủ đã trở thành xu thế chung của cách mạng thế giới. Quốc hội Châu Âu cho ra đời nghị quyết 1481 lên án tội ác Cộng Sản. Sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền đối với PTDC trong nước v.v. Chưa kể đến những biến cố đang có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới sẽ làm thay đổi hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.
  Trong nội dung bài “CÁCH MẠNG TỰ DO DÂN CHỦ ĐÃ CHÍN MÙI (MUỒI) CHƯA?”, L/S Đinh Thạch Bích có nêu lên những đặc điểm của tình hình Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, khu vực và phong trào đấu tranh Dân Chủ trong nước. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ nêu lên một số ý kiến về hoàn cảnh cách mạng trong nước, yếu tố quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam.
       
      Về mặt khách quan:
-  Hệ thống các nước XHCN bị sụp đổ tại Liên Xô và Đông Âu. Hệ giá trị Chủ Nghĩa Cộng Sản bị phá sản hoàn toàn về mặt thực tiễn cũng như lý luận càng khẳng định chính nghĩa của nền Tự Do Dân Chủ.
-  Đường lối cách mạng XHCN phá hoại toàn bộ đất nước ta. Việt Nam lâm vào tình trạng yếu kém, tụt hậu trước thách thức cạnh tranh với xu thế toàn cầu hóa và có nhiều tranh chấp với các nước trong khu vực. Chủ quyền quốc gia bị ngoại bang lấn áp, xâm phạm. Trình độ quản lý xã hội yếu kém gây ra lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn lan tràn trong đời sống xã hội; nền kinh tế chậm phát triển, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, môi trường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.  Nguyên nhân của sự vong thân xã hội xuất phát từ cơ chế độc tài toàn trị Cộng Sản. Tình hình chính trị đất nước ta đã đến lúc đòi hỏi một cuộc cải cách toàn diện.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị giàu có ăn bám trên đời sống đại bộ phận quần chúng nhân dân bị trị nghèo khó bị tước đoạt mọi thứ, kể cả quyền được sống làm con người ngày càng đối kháng sâu sắc. Phong trào đấu tranh trong nước tập trung nhiều thành phần xã hội tham gia và ngày càng quyết liệt hơn.
Với những đặc điểm của mặt khách quan trên đây chứng tỏ hoàn cảnh cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn chín muồi. Nhưng tại sao đến nay vẫn chưa xãy ra biến cố cách mạng?. Để giải thích điều này, chúng ta cần phải xem xét thêm mặt chủ quan.

      Về mặt chủ quan.
   Những hoạt động khách quan của xã hội nhờ vào ý thức. Tư tưởng hướng dẫn hoạt động xã hội, nhưng công việc thực hiện những hoạt động chung của xã hội thuộc về tổ chức. Hai yếu tố của mặt chủ quan là: quan điểm quần chúng và cơ chế tổ chức xã hội.
    * Về quan điểm quần chúng:
   Quan điếm quần chúng là trình độ nhận thức và sự bày tỏ thái độ của quần chúng nhân dân đối với tình hình chính trị đất nước. Con người bắt đầu từ nhận thức đến bày tỏ thái độ mới thực hiện hành động. Đa số bà con ta có nhận thức nhưng vì nhiều lý do mà không đủ dũng khí bày tỏ thái độ đấu tranh. Chỉ mới có nhận thức chưa đủ để quần chúng hành động cách mạng. Vì vậy, công việc đánh giá tương quan lực lượng giữa ta và địch phải căn cứ trên cơ sở quan điểm quần chúng chứ không dựa vào số lượng quần chúng có nhận thức. Ngày nay, hơn 84 triệu dân Viêt Nam kể cả đảng viên Cộng Sản đều trải qua kinh nghiệm đau thương trong cuộc sống của mình dưới chế độ Cộng sản tàn ác. Hầu hết mọi người đều mong muốn đất nước ta thay đổi. Tuy nhiên, có nhiều lý do như: cầu an, sợ sệt hoặc vì thiếu lòng tin vào các tổ chức chính trị đối lập trong cũng như ngoài nước mà số người tham gia đấu tranh chưa nhiều. Vì vậy, phong trào Dân Chủ trong nước chưa đủ sức mạnh đối đầu với bộ máy chính quyến Cộng Sản. Công việc đấu tranh hiện nay cần phải xây dựng quan điểm quần chúng trước khi phát động phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng.
    * Về cơ chế tổ chức xã hội.
   Loài người sống có tổ chức. Sức mạnh xã hội không căn cứ vào số lượng nhân sự mà phụ  thuộc vào năng lực tổ chức của con người. Tổ chức tập hợp thống nhất lực lượng, kết hợp sức mạnh quần chúng. Nhận thức đoàn kết các lực lượng xã hội thành lập tổ chức. Cơ chế tổ chức giáo dục nhận thức, xây dựng quan điểm và thực hiện nhưng hoạt động đấu tranh xã hội. Đối với xã  hội loài người, đối kháng xã hội không căn cứ vào nhận thức của số lượng nhân sự của các thành phần xã hội mà phải so sánh sức mạnh giữa các lực lượng xã hội có tổ chức. So với bộ máy nhà nước Cộng Sản Việt Nam, khó khăn, yếu kém hàng đầu của phong trào Dân Chủ hiện nay là vấn đề tổ chức. Đó là lý do khiến cho tình hình chính trị trong nước chưa thể xãy ra biến cố cách mạng như mọi người mong muốn.

- Nhiệm vụ trước mắt của phong trào Dân Chủ Việt Nam.
  Muốn đấu tranh cách mạng phải xây dựng lực lượng. Thực lực của một lực lượng xã hội thể hiện ở ba mặt: chính trị tư tưởng, tổ chức và kế hoạch hành động.
  Về chính trị tư tưởng, phải nói rằng, hiện nay chúng ta thắng Cộng Sản về mặt chính trị. Xu thế cách mạng Dân Chủ trong nước hoàn toàn không thể đảo ngược. Tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, biến nhận thức quần chúng thành hành động đấu tranh.
  Về tổ chức, PTDC hiện nay còn quá yếu kém về mặt này. Sự yếu kém về tổ chức không bảo vệ được những người tham gia đấu tranh có tâm huyết trước sự đàn áp dã man của chính quyền Cộng Sản. Nhiều tổ chức đấu tranh mới vừa manh nha thì bị tiêu diệt ngay từ trong trứng nước. Xây dựng một cơ chế đấu tranh thích hợp có khả năng tập hợp được lực lượng quần chúng; liên kết các phong trao đấu tranh riêng rẽ thành một tổ chức thống nhất. Vì vậy, nhiệm vụ mấu chốt của PTDC trong giai đọan hiện nay cần phải giải quyết là vấn đề tổ chức.

Phong trào Dân Chủ chưa phải là một Tổ Chức theo cách hiểu thông thường , những sự chống đối nhà cầm quyền " của người dân có tính tự phát " chớ không phải tự phát do chỉ đạo , hay chống đối xuất phát từ " một kế hoạch " nên không thể nói Phong Trào Dân Chủ là một Tổ Chức " được . Những thành phần đứng đầu các phong trào Dân Chủ trong nước chỉ gồm những thành phần trí thức phản kháng lại chính sách cai trị của nhà nước . Điều nầy có thể cho thấy đó là sứ trùng hợp , ngẫu hợp , xãy ra đúng lúc . Tuy nhiên sự phãn kháng của Phong Trào Dân Chủ chỉ mang tích cách xin xõ hơn là tranh đậu thực sự . Họ chỉ bày tõ nguyện vọng mong muốn nhà cầm quyền cộng sản thay đổi đường lối và chính sách cai trị bớt khắc nghiệt . Vì thế Nhu cầu của người dân trong nước , là cần nên có , hay biến Phong Trào Dân Chủ trỡ thành một tổ chức hẵn hòi . Vì thế những ai có tâm huyết , với hoài bão , ngồi lại với nhau " theo cách nào đó " để Xây dựng một cơ chế đấu tranh thích hợp có khả năng tập hợp được lực lượng quần chúng; liên kết các phong trao đấu tranh riêng rẽ thành một tổ thống nhất . Vì vậy, nhiệm vụ mấu chốt của PTDC trong giai đọan hiện nay cần phải giải quyết là vấn đề tổ chức .


Về kế hoạch hành động của một phong trào đấu tranh cách mạng gồm có chiến lược và sách lược. Ở đây ta không bàn nhiều về chiến lược và sách lược mà chỉ chú trọng đến nội dung sách lược đấu tranh trong giai đoạn hiện nay.
  Cách mạng là một tiến trình đấu tranh gian khổ lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn liên tiếp nhau. Kết quả của giai đọan trước tạo ra tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đọan  tiếp theo. Vì vậy, công việc nghiên cứu tìm ra những nhiệm vụ trước mắt của mỗi giai đọan đấu tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình chung của cách mạng. Phát hiện và hoàn tất nhiệm vụ đấu tranh trong từng giai đoạn giúp cho phong trào Dân Chủ Việt Nam xây dựng được một thực lực tương xứng để chiến thắng Cộng Sản. Song song với những hoạt động đấu tranh thường xuyên và lâu dài nhằm triệt tiêu bộ máy ngụy quyền Cộng Sản, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của phong trào Dân Chủ Việt Nam cần tập trung vào công việc hoàn thiện tổ chức.
   
Trong chế độ Cộng sản hiện nay, dưới sự quản lý chặt chẽ và đàn áp tàn bạo của bộ máy chính quyền chuyên chế, các tổ chức đối lập trong nước khó lòng bảo tồn lực lượng của mình. Sở trường của bọn Cộng Sản là biết khai thác những sơ hở của đối phương để cài người hoặc dụ dỗ, mua chuộc hay cưỡng bức các nhân sự thiếu lập trường đấu tranh của các tổ chức Dân Chủ tiếp tay với chúng triệt phá và tiêu diệt các thành phần yêu nước.

Trực diện với nhà cầm quyền Cộng Sản, những chiến sĩ Dân Chủ đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất đáng khâm phục. Những  người con ưu tú của đất nước dễ dàng trở thành nạn nhân đáng thương và đáng kính trọng dưới sự đàn áp nghiệt ngã của bạo quyền. Họ rất cần đến sự bảo vệ của công luận và  sự trợ giúp của chúng ta về mọi mặt. Hình thức đấu tranh công khai rất cần thiết cho nhiệm vụ tuyên truyền, hiệu triệu toàn dân. Chúng ta cần có những biện pháp liên kết nuôi dưỡng phong trào này và mọi hình thức đấu tranh khác của quần chúng. Tuy nhiên, xét về tương quan lực lượng, PTDC công khai trong nước hiện nay chưa thực sự đầy đủ thực lực, yếu tố quyết định tạo thành bước ngoặc cách mạng. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đấu tranh hiện nay vẫn cần đến những hoạt động thầm lặng. Đấu tranh bí mật là hình thức bảo tồn và phát triển lực lượng cách mạng cho đến khi đầy đủ thực lực mới có thể xuất đầu lộ diện.

  Như vậy, PTDC hiện nay cần phải ra sức nghiên cứu và xây dựng một cơ chế tổ chức thích hợp. Xây dựng một hình thức tổ chức có khả năng đề kháng với thủ đoạn lũng đoạn và đàn áp tàn bạo của Cộng Sản là yếu tố quyết định thắng lợi. Phương pháp biện chứng chỉ ra rằng: « Nhu chế cương; tĩnh khắc động ». Theo tôi hình thức tổ chức cần thiết cho giai đọan đấu tranh với Cộng sản hiện nay phải là một cơ chế Tĩnh. như là một trục quay , làm chuyễn động guồng máy
Tĩnh ở đây không phải là tỉnh chết .

Cơ chế tĩnh ở đây không chỉ có nghĩa là một cơ chế bí mật mà Tĩnh theo đúng nghĩa của nó. Một cơ chế tĩnh có khả năng triển khai nhanh chóng những hoạt động cách mạng. Đồng thời, tạo ra  môi trường thuận lợi cho việc xây dựng đảng phái, đòan thể và các phong trào quần chúng, hình thành một lực lượng đủ sức đối đầu với bạo quyền Cộng Sản. Tuy nhiên, mô hình tổ chức ra sao và cơ chế vận hành của nó như thế nào cần phải được nghiên cứu kỹ. Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh hiện tại, nội dung chi tiết các vấn đề này không cho phép chúng ta trao đổi trên các diễn đàn công khai!. Nhìn ra vấn đề nêu trên một cách sâu sắc sẽ giúp cho PTDC chủ động thắng lợi trong tiến trình giải thể chế độ Cộng Sản tới đây.

- Vai trò của người Việt hải ngoại.
 
Trong phần kết luận bài viết của mình, L/S Đinh Thạch Bích cũng nêu lên những nhiệm vụ của PTDC hiện nay:
«  Nhiệm vụ của chúng ta ở đây hôm nay là kiện tòan một cơ cấu điều hợp các nỗ lực đấu tranh ở hải ngoại, đóng góp tích cực vào nỗ lực cải thiện cán cân lực lượng đấu tranh ở trong nước. Cụ thể là đẩy mạnh công tác truyền thông, đóng vai mũi nhọn thông tin và tâm lý chiến, binh vận, địch vận và quốc tế vận, đóng góp vào ngày dứt điểm VC, khai mở kỷ nguyên Tự Do Dân Chủ ».

  Phân tích tình hình nhiều năm ở hải ngoại, một “cơ cấu điều hợp” các nỗ lực đấu tranh ở trong và ngoài nước như L/S Đinh Thạch Bích đề nghị không phát huy được vai trò lãnh đạo công cuộc cách mạng Dân Chủ lại gặp rất nhiều khó khăn do sự phá hoại của bọn tình báo Cộng Sản được cài vào cộng đồng người Việt. Có rất nhiều tổ chức chính trị được lập ra với nhiều quyết tâm phục quốc. Nhưng mọi ngọn lửa đấu tranh nhen nhóm từ bên ngoài đều bị dập tắt. Sự bế tắc đường lối cách mạng khiến cho đại bộ phận người Việt hải ngoại nản lòng. Có người vội vàng trút bỏ nhiệm vụ cứu quốc lên số phận của những nạn nhân trực tiếp đối đầu với bộ máy đàn áp dã man trong nước.Tìm ra cơ chế vận hành hợp lý tập trung được nhiều nguồn lực đấu tranh cho mục tiêu chung là một phương án hoàn toàn khả thi.
  Trách nhiệm thuộc về ai ?. Vấn đề này cần được phân tích để xác định rõ vai trò của các thành phần xã hội trong và ngoài nước trước sứ mệnh thiêng liêng đối với dân tộc.Dân mình có câu « Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách ». Quan điểm này nói lên vai trò của tất cả mọi người Việt Nam dù đang ở đâu đều có vai trò và trách nhiệm như nhau. Trong công cuộc mưu tìm nền Tự Do Dân Chủ cho dân tộc, giữa hai lực lượng người Việt hải ngoại và trong nước có mối liên hệ liên đới trách nhiệm đối với tiền đồ Tổ Quốc. Chẳng qua, vì điều kiện đấu tranh trong mỗi hoàn cảnh xã hội khác nhau mà có sự phân công cho phù hợp để tranh thủ  thắng lợi.

  Sau 30/4/1975 Cộng Sản cưỡng chiếm miền nam Việt Nam và đặt ách thống trị lên toàn cỏi đất nước ta. May mắn có một lực lượng lớn người Việt đào thoát ra nước ngoài, bảo tồn được nguồn nguyên khí cho tương lai đất nước. Được sự cưu mang và thành đạt tại nhiều quốc gia Tự Do Dân Chủ tiến bộ trên thế giới, cộng đồng người Việt hải ngoại ngày nay sở hữu một tiềm năng to lớn về nhiều mặt: nguồn nhân lực, chất xám, kinh tế, tài chính, công nghệ, các mối quan hệ quốc tế v.v. và nhất là không phải chịu sự đàn áp của bạo quyền Cộng Sản.   

Với những điều kiện hoàn toàn thuận lợi trên đây, so với các nhà dân chủ trong nước, lực lượng người Việt hải ngoại mới thực sự là những người gánh vác vai trò tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh lật đổ chế độ CSVN. Xây dựng một bộ máy tương xứng với vai trò lãnh đạo công cuộc Cách Mạng Dân Chủ. Đồng thời liên kết và phát huy vai trò của các phong trào Dân Chủ, các thành phần xã hội và nhân dân trong nước trong việc thành lập lực lượng đấu tranh chủ lực tạo nên sức mạnh chiến thắng Cộng Sản. Phát động một cuộc cách mạng toàn diện, tập hợp mọi nguồn lực xã hội trong và ngoài nước, kể cả những người Cộng Sản yêu nước tham gia thực hiện công cuộc Cách Mạng Dân Tộc chống lại sự xâm lược của Cộng Sản Trung Quốc gắn liền với công cuộc Cách Mạng Dân Chủ lật đổ ngụy quyền CSVN.

Trong nhiều thập niên qua, bao thế hệ người Việt đã hiến dâng xương máu chống lại sự xâm lược hung tàn của các đế quốc Pháp, Nhật và đế quốc Cộng Sản để bảo vệ đồng bào và nền độc lập của Tổ Quốc. Ra sức xây dựng một quốc gia Tự Do Dân Chủ văn minh và hùng cường đem lại hạnh phúc cho toàn dân nêu cao chính nghĩa của những người Việt Nam yêu nước chân chính.Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, dù còn chấp nhận hiểm nguy, gian khó chúng ta phải luôn luôn quyết tâm giữ vững tinh thần chiến đấu dũng cảm, tiếp tục thúc đẩy công cuộc cách mạng đến thắng lợi. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đến ngày suy tàn...... 30/9/2006.

Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #11 - 28. Apr 2013 , 13:14
 
*
...

*
(Bài này nhiều tâm huyết)


Chống cộng bằng mồm

T/g Người Lính Già Oregon


Thỉnh thoảng lên mạng, tôi đọc được những bài viết hùng hổ hoặc mỉa mai, phỉ báng và mạ lị những người bị gán cho nhãn hiệu là “chống Cộng bằng mồm”. Tác giả của những bài viết ấy đều nặc danh hoặc ký tên ma, khiến không thể trả lời trực diện được. Và vì nặc danh, ai cũng có quyền nghĩ rằng có thể đó là bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” ẩn núp trong bóng tối, dưới hang ổ như loài chuột chũi, nằm rình cơ hội để chõ mõm ra chửi bới, rồi rút êm, mà không sợ bị ăn đòn công luận.

      Hoặc có thể là bọn đầu sỏ Việt Cộng ra lệnh cho tay sai, nằm vùng, trở cờ, và công an mạng thực thi Nghị quyết 36 của đảng tại những cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn, diễn đàn thân hữu ở quốc ngoại.

      Hoặc có thể là một vài ngài phe ta, tuổi trên sáu, bảy bó, ở không, nghỉ việc, lãnh tiền bệnh, tiền hưu, tiền trợ cấp xã hội, hễ có dịp là mắt trước mắt sau lén bà vợ già vù về nước ôm bồ nhí, xây lâu đài tình ái tại chỗ, và sợ rằng nếu người ta lên tiếng chửi VC quá, chúng sẽ làm khó dễ, cản trở giấc mơ hồi hương cuối đời. Những ông già ham vui này, tuy vậy, vẫn còn được thông cảm hơn là bọn trở về làm ăn, buôn bán với VC.

      Hoặc có thể là những kẻ chết nhát, tại những cộng đồng, loại người đứng ở giữa, ba phải, ba rọi, bầy nhầy, nửa nạc nửa mỡ, theo chủ nghĩa mackeno-ism (mặc kệ nó), sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi, trong số có cả cựu quân nhân, lãnh đạo tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, trí thức, bác sĩ, tiến sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư, cựu sinh viên, thương gia… luôn vỗ ngực: “tôi không làm chính trị” –nhưng không hiểu từ ngữ “chính trị”, “làm chính trị” là cái gì sốt. Tôi nêu ra một số thành phần xã hội tự nhận là “tỵ nạn Cộng sản” trên, một cách chung chung như vậy, không ám chỉ một cá nhân nào, một tiểu bang nào, nhưng rơi vào ai, người đó nhột, và đừng lên tiếng trách cứ kẻo “lạy ông con ở bụi này”.

      Nhân tiện, và trước tiên, vì những người ấy không hiểu, hoặc giả vờ không hiểu, “chính trị” và “làm chính trị” như thế nào, tôi xin mạo muội giải thích rằng chống Cộng, đặc biệt Việt Cộng và Tàu Cộng, bảo vệ lý tưởng quốc gia –mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ– không phải là “chính trị” hay “làm chính trị”. Đó là bổn phận thiêng liêng, nhiệm vụ đương nhiên đối với quốc gia, đất nước của những người chưa quên mình là tỵ nạn Cộng sản, chưa quên ngày nào đã chạy trối chết ra ngoại quốc để năn nỉ xin định cư vì “lý do chính trị”. Còn “chính trị” theo nghĩa đảng phái, đoàn thể xôi thịt, sa lông, tranh giành ảnh hưởng, quyền lực này nọ là một chuyện khác, xin đừng cố tình lẫn lộn, nhập nhằng.

       Cá nhân tôi và một số nhân sĩ thân hữu, trước đây, cũng vì viết những bài chống Cộng, đã bị bọn xấu, toàn là nặc danh tại Oregon tuần nào cũng mang ra chửi ra rả trên một tờ báo địa phương (nay đã tự xin chết vì không ai đọc, thiếu quảng cáo, nghĩa là hết tiền) và thỉnh thoảng bây giờ trên mạng. Dĩ nhiên, đối với bọn nặc danh, chúng tôi không thể hạ mình đôi co. Chúng lên án tôi “chống Cộng quá khích”, “mù quáng”, “cực đoan”, “không khoan nhượng” v.v…, chê những “đồng chí” của tôi là “chỉ biết chống Cộng bằng mồm, từ 36 năm qua, chưa thấy kết quả gì”.   

       Về một khía cạnh nào, tôi không lấy thế làm phiền. Trái lại, rất vui, vì tuy chê, nhưng chúng vô tình khen chúng tôi đấy thôi. Vì càng chửi, chúng càng để lộ nhược điểm: chúng đã bị thương tích trầm trọng vì ngón võ mồm  –vũ khí duy nhất mà những người quốc gia tỵ nạn chúng ta còn có, sau khi chiến tranh bằng súng đạn đã ngưng.
   
       Những bài báo của những “võ sĩ mồm” quốc gia trên khắp thế giới đã đập thẳng vào đầu con rắn dữ VC, nếu không bị giập chết, thì cũng ngất ngư, liểng xiểng. Chính vì vậy mà tuy đã tung ra hàng triệu Mỹ kim để phá hoại tập thể người Việt quốc gia tỵ nạn, thi hành cho bằng được Nghị quyết 36, mà cho đến hôm nay, VC vẫn chưa chiếm nổi một cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn nào, chưa có một chủ tịch cộng đồng nào bán thân cho VC, kể cả tại California đông người Việt –nơi chúng đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức, hoạt động mạnh– và chưa treo được lá cờ máu ở bất cứ nơi nào, treo lên là bị hạ xuống ngay. Hễ chúng ló đuôi ra là bị chặt liền bằng những bài báo, emails nghiêm khắc, bằng những buổi hội họp lên án sôi nổi, bằng những cuộc biểu tình rầm rộ. Vụ Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng là một thử nghiệm thảm bại đối với VC –đã phải xếp giáp qui hàng trước sức mạnh vũ bão, và quyết tâm tiêu diệt VC và bè lũ tay sai, của tập thể người Việt quốc gia, không chỉ ở California mà còn khắp Mỹ quốc và thế giới. Những tờ báo thân Cộng, như Việt Weekly, công khai làm lợi cho VC, đều bị độc giả tẩy chay, biểu tình chống đối, không ngóc đầu lên được. Lũ tay sai khuyển mã của VC không dám xuất hiện nơi đâu, và giống như những chủ nhân VC của chúng, đi đến nơi nào cũng đều bị người quốc gia xua đuổi, nguyền rủa. Chưa kể những tên phản bội nổi tiếng, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Liêm…

      
Chúng ta không có súng đạn. Vũ khí của chúng ta chỉ là võ mồm. Không ai chối cãi điều đó. Chúng nó, Việt Cộng và tay sai, cũng đánh chúng ta bằng mồm, dĩ nhiên. Nhưng tại sao ta thắng, chúng thua? Vì chính nghĩa đã đành. Nhưng còn vì hai lý do chính yếu:


       1) khi đánh chúng nó, ta xưng danh tánh đường hoàng, dùng những bút hiệu được kiểm chứng, như Người Lính Già Oregon tôi đây, có người cho cả số điện thoại, địa chỉ email. Cũng giống như những ông tướng Tàu ngày xưa (rất quân tử, dù là quân tử Tàu) mỗi lần ra trận đều cho đối phương biết mình là ai trước, vì họ không đánh người dưới cơ, hoặc gốc gác cu li, khố rách áo ôm, đâm thuê chém mướn. Còn VC và tay sai? Chúng hành động không khác chi những tên thổ phỉ, đúng hơn, quân ăn trộm bịt mặt. Như vậy, giữa chính danh quân tử và phường vô lại, công luận sẽ nghiêng về ai? Một điều đáng chú ý là khi đánh những người quốc gia, để khỏi lộ hành tung VC hoặc tay sai VC, bọn nặc danh không dám đề cập đến lập trường và thành tích chống Cộng của họ, nói chi dám tranh luận, mà chỉ bươi móc đời tư, tra vấn bằng cấp, tước vị, cố tình bôi nhọ cá nhân, đúng sai chúng không cần biết…

       2) ta đánh đúng và chúng đánh sai. Chúng bịa nhiều chuyện có tính cách cá nhân và xuyên tạc những việc làm của những nhân sĩ chống Cộng, và qua đó tiếp tục áp dụng câu cũ rích của Joseph Goebbels (1897-1945), bộ trưởng tuyên truyền Đức quốc xã, dựa trên chủ thuyết “the big lie”: “Hãy nói dối, nói dối, nói dối. Nói dối riết một ngày người ta sẽ tin là thật.” Chúng quên rằng, ở thời đại internet này tin tức đi nhanh như tên bắn và sự thật được kiểm chứng một cách dễ dàng, không như vào thời của bà mẹ Tăng Tử hay thời mà Hồ Chí Minh còn chui rúc ở hang Pắc Pó, nằm thêu dệt cho mình nhiều huyền thoại lố bịch, thời mà chúng tuyên truyền phét lác rằng, ví dụ, máy bay Mig của chúng bay lên, rồi “tắt máy phục kích trong mây, chờ B52 đến bắn rơi cả ngàn chiếc”, thời mà những bà già nhà quê và trẻ em ngoài Bắc ném đá vào những sĩ quan đi tù cải tạo, chửi là “quân giết người, hiếp dâm phụ nữ, ăn thịt trẻ con…”. 

       Ngược lại, chúng ta không cần phải bịa đặt, nói dối. Chỉ cần nói một phần tư (1/4) sự thật thôi về chúng, trong quá khứ cũng như hiện tại, cũng đủ thắng. Không cần phải lặp lại câu nói để đời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng tin những gì Việt Cộng nói…” Tất cả sự thật nằm trên mạng thế giới, với đầy đủ tài liệu, báo chí quốc tế kèm theo dữ kiện, hình ảnh, âm thanh, video, audio… Chẳng hạn về tiểu sử, những lá thư tình và thư xin học trường Thuộc Địa, thành tích dâm ô của Hồ Chí Minh, về văn thư bán biển của lũ lãnh đạo VC trước kia, về mật ước bán đất của lũ lãnh đạo bây giờ… Đủ cả. Chỉ cần chúng ta viết bài, lên tiếng, quảng bá cho đồng bào trong và ngoài nước biết. Võ mồm đấy! Cần gì súng đạn và những căn cứ kháng chiến trên đất Thái, đất Lào của ông Hoàng Cơ Minh? Cần gì chất nổ của ông Nguyễn Hữu Chánh? Các cuộc cách mạng hoa lài, hoa sen ở Ba91c Phi, Ai Cập, Lybia… đều nhờ vào những thông tin mạng. Nếu không sợ võ mồm, tại sao ở Việt Nam bây giờ, nghe nói, bọn lãnh đạo phải thành lập một biệt đội Công an Mạng chuyên truy cập lý lịch của những người chống Cộng có bài đăng trên các diễn đàn trong nước và hải ngoại, kiểm soát cư dân mạng, bắt những địa điểm cho thuê internet “đăng ký” xin giấy phép và khai báo tên khách hàng khi cần? Xử dụng võ mồm, chúng ta hãy đánh tối đa, nghĩa là chúng chửi một, ta chửi mười, theo cung cách riêng của mỗi tác giả, lịch sự hay thẳng thừng, tùy cơ ứng biến, tùy người đối diện.

        Một chi tiết tôi cũng xin phép chia sẻ với quý vị và các bạn đồng lập trường: Ngoài những bài viết nghiêm chỉnh về tội ác của VC, về lý thuyết Mác-Lê mà đa số những thằng VC thất học không hiểu, hoặc hiểu mà chúng chẳng quan tâm, miễn là làm sao vơ vét, kiếm tiền nhiều chừng nào tốt chừng nấy, theo thiển ý,
ta nên phổ biến thêm những bài có tính cách châm biếm, lố bịch hóa chúng, chế nhạo chúng bằng cách lôi ra ánh sáng chính con người chúng từ những hang hốc của quá khứ tối đen, tối mù, kể từ sau ngày 30/4/75 khi chúng từ rừng rú chui ra, ốm tong ốm teo, đầu đội nón cối, chân mang dép râu, răng đen mã tấu, nói ngọng, nói phét, khi chúng gọi nhà hộ sinh là “xưởng đẻ”, phòng vệ sinh là “nhà đái, nhà ỉa”, đồng hồ tự động là “cái đồng có ba cửa sổ, không người lái”, đồ lọc cà phê là “cái nồi ngồi trên cái cốc”, v.v… Còn nhiều chuyện khác nữa. Nội cái tên gọi Việt Cộng, VC, Vi Xi, Cộng Phỉ (thời cụ Ngô Đình Diệm) cũng đủ làm chúng tức điên lên (xem sách của các văn nô trong nước). Cứ viết, không sợ lỗi thời, không sợ phản ứng ngược. Phải đánh liên tục vào chính căn cứ địa đã và đang che giấu bản chất, tiềm thức, và mặc cảm của chúng.


       Ý kiến này nảy sinh sau khi, một hôm, tôi chợt nghĩ đến thời gian còn trong tù. Quả vậy, bọn cai tù rất khó chịu về bức vẽ “bảy thằng VC đu một cọng đu đủ không gãy” của nhà biếm họa Hiếu Đệ, hình như đăng trên tờ Tiền Tuyến, năm 1972, và được Cục Chính Huấn in ra thành nhiều bản. Tôi không nghĩ tất cả quân nhân thời ấy đã xem, còn nhớ, hoặc để ý bức vẽ độc đáo này –bây giờ thất lạc, không thấy đâu nữa. Tranh vẽ bảy thằng VC, đứa nào cũng có hàm răng cải mả, tranh nhau đu một cọng đu đủ, ốm đói đến mức độ cọng đu đủ, vốn dễ gãy, vẫn trơ trơ, buồn cười lắm. Trong tù, ông họa sĩ bị kiểm điểm, sỉ vả đã đành, mà những sĩ quan CTCT cũng bị vạ lây: không có buổi họp nào về “sự tuyên truyền độc hại và láo khoét của Mỹ ngụy” mà quản giáo không lôi chúng tôi và bức vẽ ra chửi. Mới đây, trên những trang web có những bài hồi ký của cán binh VC cũng nhắc đến bức vẽ này1. Chúng hận lắm.

      Lúa ấy, tôi hơi ngạc nhiên, hỏi một bạn đồng tù, vốn là nhà văn, nhân viên Việt Tấn Xã, lý do tại sao. Anh ta đáp ngay: “Tại vì bức vẽ đúng quá, chứ còn gì. Không thằng VC nào tự nhận mình xấu trai dù nó xấu trai thật. Còn những tài tử màn bạc như Robert Taylor, Alain Delon, chẳng hạn, nếu bị vẽ như vậy, họ chỉ cười hoặc nhún vai, không tức.” Thực thế, sau 36 năm học được cái văn minh của Miền Nam, và vơ vét tiền của, tham nhũng, hối lộ, ăn sung mặc sướng, chơi bời thỏa thích, thằng VC nào cũng trở nên mập mạp, da dẻ hồng hào, biết ngồi xe “ô tô con”, biết “múa đôi”, biết hát ka-ra-ô-kê, không dùng những chữ “xưởng đẻ, nhà đái, nhà ỉa” nữa, và muốn xóa bỏ tông tích bần cùng khố rách ngày xưa. Còn bọn lãnh đạo thì thi nhau ra nước ngoài, bắt tay những quốc trưởng trên thế giới. Nhưng cái gốc bần cố nông, răng đen mã tấu của chúng vẫn còn, không làm sao tẩy rửa được. Tuy thắt cà-vạt, đi giày láng coóng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, và tuy giỏi hống hách, hà hiếp người dân trong nước, bọn này khi đứng trước bàng quan thiên hạ, trước ống kính, đứa nào cũng khớp sợ, khúm núm, mặt mày lấm la lấm lét như những thằng ăn cắp gà. Bản chất, như chúng thường nói, không bao giờ thay đổi. Chúng cố giấu biến lý lịch rừng rú và không muốn ai nhắc đến. Cho nên Nguyễn Tấn Dũng, một tên du kích giao liên xã ngày trước, bây giờ phải ngụy tạo bằng cử nhân Luật, Phan Văn Khải được trường Harvard mời đến “tham quan” năm 2005, cũng tự nhận mình là cựu sinh viên của trường, Đỗ Mười không bao giờ dám nhắc thành tích thiến heo của mình, Nông Đức Mạnh, con rơi của Hồ Chí Minh, tuyên bố giả lả rằng người Việt Nam nào cũng là con cháu của Bác Hồ. Còn Bác Hồ của chúng, nguyên chỉ là tên bồi tàu, qua Tây kiếm cơm, xin học trường Thuộc Địa để về nước làm quan, nhưng bị từ chối vì tiếng Pháp kém và thiếu bằng cấp, bỗng nhiên trở thành anh hùng cách mạng ra đi tìm đường cứu quốc2. Vân vân…

      Nói chi xa, chị Dương Thu Hương, một cựu chiến sĩ gái, một cựu đảng viên, một nhà văn “phản kháng” mà tôi cho là cuội “cực kỳ” –đồng lứa mấy anh Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Tô Hải– vì không dám chửi Hồ Chí Minh, tên tội phạm đầu sỏ VN, trong quyển “Tiểu Thuyết Vô Đề”, viết về một tên sĩ quan bộ đội đóng quân trên dãy Trường Sơn trong thời còn chiến tranh đã được chị ta “ngụy hóa” như sau: “Nhưng tôi muốn tận hưởng cảm giác êm ái giữa chăn ấm, để thấy rõ rằng tôi vẫn là tôi [...], chân đi tất thum thủm mồ hôi [...] (Người Liíh Già nhấn mạnh)”. Hoặc: “Tôi khoác dây giầy, khoác áo [...]”

Hoặc: “Chúng tôi đi dọc theo lòng khe [...] Những viên sỏi trượt dưới đế giày làm tôi lao chao muốn ngã [...]. Hoặc: “Phía sau đám cây rùm ròa, phơi ra hai chiếc cẳng chân gầy quắt queo [của một tên lính VC], giầy đã rách, bên có tất, bên không.”3  Xạo quá! Vào thời đó, làm sao mà một tên VC, dù là sĩ quan, có được đôi giày để mang? Sau 30/4/75, chính mắt tôi thấy, chỉ huy cũng như  lính VC lếch tha lếch thếch kéo nhau vào Sài Gòn, đứa nào cũng dép râu và nón cối, áo quần luộm thuộm, nhàu nát, cố ngẩng cổ nhìn các tòa cao ốc như những thằng mán về thành. Dương Thu Hương thủ tiêu dép râu ở đâu hết rồi? Ngoài ra, tôi đọc ở đâu đó, bộ đội VC bây giờ cũng được trang bị như lính VNCH xưa kia. Cũng tốt thôi!

       Điều đó chứng tỏ VC cũng muốn làm đẹp, muốn văn minh như mọi người

      Nhưng chúng ta đâu cho phép, nếu chúng nó không dùng cái đẹp, cái văn minh học lóm ấy để xây dựng nền dân chủ, tự do cho đất nước, cho toàn dân Việt Nam. Cho nên, bằng võ mồm, chúng ta sẽ tiếp tục đánh vào tử huyệt, tức quá khứ bần cố nông mà một thời bọn lãnh đạo VC lấy làm hãnh diện, tôn vinh, và bây giờ lại giấu như mèo giấu c…, cũng như tiếp tục tố cáo tội ác hiện tại của chúng, như là một trong nhiều phương cách chiến đấu hữu hiệu đập tan chế độ phi nhân và, tại ngoại quốc, Nghị quyết 36 lưu manh. Rõ ràng  chúng rất sợ thế võ này của ta, nên mới lớn họng chê bai, đả kích. Nhưng đường ta ta cứ đi, mặc ai nói quàng nói xiên. Ngưng đánh võ mồm, nghĩa là im tiếng, bẻ bút, chúng ta chắc chắn sẽ mắc mưu chúng nó. Và

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân      

                                                                                 CHÚ THÍCH
1. Về tác giả bức hí họa, xin xem trong tinparis.net 2010 bài của Võ Đức Trung: “Hiếu Đệ  Lão Ngoan Đồng”: “Dạo nọ, Anh mới được thả về từ trại cải tạo sau năm năm dài đọa đày, gian khổ “trả nợ máu“ qua  nhiều  trại  tù  hắc ám, tưởng chừng không có ngày về với gia đình vợ con. Chỉ vì một câu chuyện cũ, Anh đã vẽ mười mấy tên Việt cộng ốm nhom ốm nhách, đói trơ xương cùng nhau ôm một cọng đu đủ mà không hề bị gãy”, và bài của Phạm Thắng Vũ: “Họa Sĩ Hiếu Đệ, Tác Giả Bức Hí Họa 7 Tên Việt Cộng Đu Cành Đu Đủ Thời Chiến Tranh Việt Nam… Không Còn Nữa.”

     Ngược lại, để ca ngợi tinh thần chiến đấu của bộ đội VC, tác giả BrodaRu (cũng nặc danh) đã viết đăng trên báo mạng bài “Bút ký Trường Sơn”. Người ta đọc những câu sau đây: “Cái thằng bộ đội Việt cộng, 7 người đu một cọng đu đủ không gãy, ăn toàn lá-đi cầu 7 ngày không có mùi,hậu môn mạng nhện chăng đầy … một lũ chết đói,ở rừng lâu quá mọc hết cả đuôi, làm sao lại đánh nhau thượng thặng thế nhỉ ?”.

     Hoặc Nguyễn Viện trong bài “Trước ngày Chúa lại đến” đăng trên Talawas: “Năm 1972. Ở Sài Gòn người ta bảo ba thằng Việt cộng đu một cành đu đủ không gãy.”

2.  Ví dụ và tài liệu về Phan Văn Khải, thủ tướng VC đầu tiên công du ngoại quốc:

     ■ Thư ngỏ, đăng trên mạng (gõ trên Web tên “Phan Văn Khải” là thấy) của Lê Nhân (người trong nước) ngày 5/12/2005 từ Hà Nội gửi cho người bạn học cũ, Thủ tướng Phan Văn Khải, có những câu như sau:

      “Cả thế giới qua truyền hình đã thấy ngài TT G. W.Bush oai phong, tươi tắn, đường bệ, sang trọng, lịch lãm, quý phái thơm như múi mít trước một ngài Phan Văn Khải dúm dó, mặt nặng nề như sắp đâm lê, co ro, hèn kém, quê mùa, mặc cảm tự ty, ngồi tội nghiệp hai tay nhét đại vào háng bẹn của mình. Đến độ ngài tổng thống W. Bush phải thò hết cỡ cánh tay phải sang đùi ngài TT Phan Văn Khải của nước An Nam cộng sản đói nghèo, lạc hậu theo kiểu thò tay vào hang sâu bắt rắn, mới lôi ra được bàn tay của thủ tướng VN như con chim trốn tuyết ra mà bắt cái rụp, thương thay !!!

      Rồi tiếp sau đó nữa là cả thế giới đã chứng kiến nhìn thấy ngài thủ tướng Khải thò tay vào túi áo, lấy ra miếng giấy bé bằng cái lá đa, hai tay bê miếng giấy như bê hòn đá nặng, đưa sát lên mắt ấp a ấp úng đọc lời đáp từ ngài tổng thống Mỹ, trông thật thê thảm và rất âm lịch không sao chịu được. Suốt chuyến đi thăm nước Mỹ, qua ống kính truyền hình, nhiếp ảnh, thủ tướng nhà nước Cộng sản Việt nam hiện lên chân dung toàn diện của đảng cộng sản còn sót lại trên xứ Á Châu thật là một kẻ nhà quê ra tỉnh, một gã ăn mày đi xin tiền, lúc thì văng: “đù má đuổi nó ra ngay” khi có hai vị ký giả một nam, một nữ của người Việt di tản lọt vào nơi họp báo chất vấn và tố cáo tội ác đảng cộng sản. Lúc thì với bàn tay vuốt lên mu bàn chân mang giầy của bức tượng ngài Harvard, như có ý xin được đánh giầy cho quý ngài – người đã từng lập ra trường đại học danh giá nhất thế giới tọa lạc ở thành phố Boston xứ Hoa Kỳ phồn thịnh … khiến nhân dân cả nước Việt ngượng chết đi được anh Khải ơi là anh Khải ??!!

      Chỉ nhìn vào chuyến đi Mỹ của anh, người ta có thể nhận ra chân dung văn hóa của đảng cộng sản Việt Nam là thứ văn hóa diệt trí thức, văn hóa bần cố nông, văn hóa con cái tố cha, vợ tố chồng, học trò trả ơn thầy bắt cách bốc cứt ném vào mặt thầy, thứ văn hóa lừa đảo, lấy việc lừa bịp dối trá với nhân dân từ A đến Z làm “sự nghiệp cách mạng vinh quang”, làm cần câu cơm cho bản thân mình và gia đình…vv…”

      “Chao ôi, bất hạnh thay cho đất nước Việt Nam ta lại rơi vào tay người cha ấy, những đứa con ấy, đã 75 năm trời cho con anh bồi bàn, anh hoạn lợn, anh cai đồn điền mủ cao su dùng tà thuyết ngoại bang để làm cuộc cách mạng có tên là bất đạo, bất nhơn, bất hiếu, bất trung, bất nhẫn… đã gây biết bao nhiêu tang thương cho từ người đến cả cỏ cây. Chính vì vậy, thủ tướng Phan Văn Khải mới than rằng: Trên bảo dưới không nghe”.                        
                                                                   
      ■ Ông Phan Văn Khải: ‘Tôi là học viên xuất sắc của Harvard”
      Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Cap-bang-thac-si-chinh-sach-cong-khoa-dau-92...

     Trong buổi lễ cấp bằng tốt nghiệp cho những thạc sĩ chính sách công khóa đầu tiên tại TP.HCM, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói vui rằng, ông thấy mình như một học viên của ĐH Harvard dù chỉ dự các buổi gặp gỡ và thảo luận. “Dù chưa được nhận một tấm bằng nào của Harvard, nhưng tôi cũng tự nhận thấy mình là một học viên xuất sắc. Chỉ qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với Trường Đại học Harvard, tôi đã học hỏi được nhiều điều, đặc biệt về nền kinh tế thị trường. Những kiến thức đó, tôi đã áp dụng thành công trong thời kỳ đương nhiệm, góp phần đưa đất nước phát triển”. Vị nguyên Thủ tướng từng đến ĐH Harvard năm 2005 trong chuyến đi lịch sử trong quan hệ Việt -Mỹ cho hay [...]. Sinh Phạm.

3. Tiểu Thuyết Vô Đề, tr. 18, 29, của Dương Thu Hương, Văn Nghệ, CA, xuất bản, 1991, lời tựa của Thụy Khuê. Trong đó, tác giả bôi nhọ QLVNCH một cách rất hồ đồ, trắng trợn, nhưng lại được nhà bình luận văn học Thụy Khê, Paris, ca tụng rối rít, và sách được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. 

Gửi các anh em  cựu SVSQ và Sĩ Quan Cơ Hữu trường Đại Học CTCT Đà Lạt

Source: http://gianhlaiquehuongvietnam.wordpress.com/


*
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #12 - 17. Feb 2017 , 17:05
 
7 Thắc Mắc của Tuổi Trẻ Việt Nam Hôm Nay 
1. Đảng cộng sản gọi cờ đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, cho nên trước khi không có cờ đỏ sao vàng thì người Việt mình ko có Tổ Quốc ?
2. Đảng cộng sản gọi ông Hồ Chí Minh là cha già dân tộc, cho nên trước khi ông Hồ sinh ra, thì dân tộc Việt mình ko có dân tộc ?
3. Đảng cộng sản gọi chủ nghĩa Marx-Lenin là chủ nghĩa bách thắng, nhưng nhìn quanh thế giới thì chỉ thấy thua.
4. Đảng cộng sản gọi chính quyền VNCH là tay sai của Đế Quốc Mỹ nhưng mà dân miền nam và chính quyền VNCH không có một bài hát, bài thơ, tranh vẽ nào ca tụng Đế Quốc Mỹ cả, trong khi miền bắc thì có hàng ngàn bài thơ bài ca và tranh vẽ ca tụng Trung Quốc.
5. Đảng cộng sản tuyên truyền quân đội VNCH là lính đánh thuê cho Đế Quốc Mỹ nhưng mà tại sao không xây nghĩa trang liệt sĩ Đế Quốc Mỹ để tỏ lòng tôn kính ông chủ Đế Quốc Mỹ, trong khi miền bắc xây dựng hơn 40 đài tưởng niệm liệt sĩ Trung Quốc hương khói quanh năm như những ông chủ Đại Gia sống trong đền đài hoành tráng.
6. Đảng cộng sản luôn luôn rêu rao là yêu hòa bình mà trong văn chương nghệ thuật đời sống thì lại ca tụng chiến tranh khát máu, tiêu diệt quân thù, uống máu kẻ địch...
7. Đảng cộng sản luôn luôn tuyên truyền là chính quyền VNCH hiếu chiến khát máu mà trong văn chương nghệ thuật của VNCH chỉ thấy tình yêu quê hương dân tộc, thân phận con người trong thời chiến như tình ca, tâm ca, đạo ca, hòa bình ca, dân ca....
Bởi Vậy Chúng Ta: "Yêu Tổ Quốc Không Phải Là Bác Hay Đảng. Yêu Tổ Quốc Là Yêu Quê Hương, Yêu Dân Tộc Việt Nam!"
Theo CHTB
Khanh Nguyen

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #13 - 17. Feb 2017 , 17:08
 
CÁCH MẠNG VN PHẢI DỨT ĐIỂM kẻ sẽ đóng vai DÂNG VN CHO TÀU
I. TÌNH HÌNH CHUNG, ĐẶC BIỆT TÌNH HÌNH MỸ & CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ - TC SAU CUỘC BẦU CỬ LỊCH SỬ 8-11-2016 TẠI HOA KỲ

Donald Trump đắc cử Tổng Thống Hoa Ky có thể là cái may lớn nhất cho toàn dân Hoa Ky chuyển "CÁI THUA TRÔNG THẤY"của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Obama và các nhà lãnh đạo Dân Chủ Mỹ trước Trung Cộng, sang một cái thế mới, cứu vãn sự cạnh tranh và sinh tồn của Mỹ trong tương lai, với những người nắm vững vấn đề Trung Cộng trong nội các, mà tiêu biểu là GS Navarro, tác giả cuốn "Death by China" (Chết bởi Trung Quốc).
Dưới triều đại Trump, nguy cơ xung đột và ngay cả chiến tranh với TC có thể là lớn hơn, nhưng thà nó xảy ra trước, còn hơn Hoa Kỳ sẽ phải chịu sụp đổ trước bàn tay TC trong tương lai, khi con "quái vật" này đã vượt qua Mỹ về kinh tế và quân sự. Lúc đó, rất nhiều người nghĩ rằng TC sẽ hành xử rất là ác độc, như tự cổ chí kim đã chứng minh (qua các triều đại của Tàu như Tần Thủy Hoàng và ngay bây giờ, với cung cách Trung Nam Hải đối xử với Tây Tạng, Tân Cương, và với các nước ở Biển Đông và Đông Nam Á). Vì Tàu Phù tự coi mi`nh là Trung Tâm ï, Thiên Tử, các nước sẽ là chư hầu phải phủ phục để phục vụ một cách nhục nhã như tên đầy tớ để sai vặt (như Nguyễn Phú Trọng hiện giờ, thiệt là NHỤC không thể nào tả được!); cho nên nếu Mỹ mà sụt xuống hạng nhì và TC cầm đầu thế giới, thì hãy nhớ kinh nghiệm Obama xuống phi trường Hàng Châu bằng "Cửa Hậu" của phi cơ Air Force One, mà người Tàu gọi đểu cáng là "HẬU MÔN", để làm nhục Obama (và dĩ nhiên là cả nước Mỹ, dân Mỹ). Việc Obama bị Tàu làm nhục có thể là một trong những nguyên do khiến cho Đảng Dân Chủ và Hillary Clinton thua xiểng liểng trong cuộc bầu cử Tổng Thống, Quốc Hội, và các Thống Đốc Hoa Kỳ ngày 8-11-2016. Nhiều người Mỹ đã cảm thấy "RẤT NHỤC" trước sự kiện này, và có tác giả đã đặt Obama là Tổng Thống "VỊT QUÈ!) (Lame Duck), vì sẵn sàng chấp nhận "NHỤC NHÃ" để giữ "HÒA BÌNH" hoặc để được tiếng là một nhà lãnh đạo nuôi dưỡng "HÒA BÌNH!". Nội việc Obama được Giải Nobel Hòa Bình sau khi lên Tổng Thống Mỹ đã hại chính Obama và nước Mỹ, vì Obama cứ sợ chiến tranh và thụt lùi dần dần trên khắp các đấu trường thế giới, mà hai đấu trường chính là "Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG" (mà Biển Đông là điểm nóng) và Trung Đông (mà Syria là điểm nóng).
KẾT QỦA: cho tới ngày chấm dứt nhiệm kỳ, Obama bị hai cái NHỤC không thể nào gột rữa được:
(1) Xuống Hàng Châu từ Air Force One bằng "CỬA HẬU" để dự G-20 (người Tàu dùng chữ "HẬU MÔN" để nói về việc này rất đểu cáng và rất nhục cho Obama cũng như cho nước Mỹ). Hai hình ảnh rất đối nghịch từ sự kiện Hàng Châu: một cái là Air Force One tiêu biểu cho thế SIÊU CƯỜNG và LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI của Mỹ, một cái là "CỬA HẬU" (Tàu gọi HẬU MÔN) tượng trưng cho sự NHỤC NHÃ mà Obama phải gánh chịu, khi Tập Cận Bình bắt được thóp là Obama sẽ không làm gì (không dám phản ứng mạnh kiểu Trump) khi bị làm nhục bằng cách cho đi CỬA HẬU! Khi Obama đem toàn lực vận động cho Hillary Clinton, thì nhiều người nghĩ ngay đến biến cố HÀNG CHÂU, và thấy phải CHẤM DỨT ĐƯỜNG LỐI OBAMA và Đảng Dân Chủ để đở phải GÁNH NHỤC! Một vụ HÀNG CHÂU là quá đủ đối với dân Mỹ rồi!
- Thất thủ tại Aleppo, Syria, khiến cho các lực lượng nổi dậy mà mấy năm trước đây ở thế thượng phong, nay phải đầu hàng hoặc bị tiêu diệt (bởi các chiến dịch thả bom của Nga và của chính phủ Syria). Việc thất thủ của Aleppo là một cái NHỤC LỚN cho Mỹ, khi mà trước đây ở thế thượng phong lại không duy trì được (nhiều tác giả đã nói về việc này, chỉ trích việc Obama không lập vùng cấm bay) để cho Nga can thiệp khiến cho các lực lượng nổi dậy dần dần bị yếu thế và bị tiêu diệt ở cứ điểm chiến lược Aleppo (bởi quân chính phủ Syria được Nga yểm trợ), và bây giờ Nga cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ độc tài Syria đang chuẩn bị hội nghị dàn xếp về Syria, gạt hẳn Mỹ ra ngoài. Tại Trung Đông mà Mỹ bị gạt ra ngoài các cuộc dàn xếp là chuyện xưa nay chưa từng có (chỉ xảy ra lần thứ nhất dưới triều đại của Obama) thì cái NHỤC hãy tưởng tượng nó như thế nào?
Tiếp tục đường lối của Obama và Đảng Dân Chủ sẽ thấy viễn tượng sụp đổ của nước Mỹ về đối ngoại và đưa nước Mỹ vào con đường cùng. Nhãn tiền ngay trước mắt chúng ta đã thấy: tại Á Châu Thái Bình Dương; Phi Luật Tân, Mã Lai, Thái Lan đã phản ứng lại sự xuống dốc và thụt thò của Mỹ (Obama) và chuyển qua cầu thân với TC. Việt Nam thì ngày càng đi sâu vào con đường làm nô lệ cho Tàu Cộng để chuẩn bị cho ngày sáp nhập vào Tàu (năm 2020 theo Mật Ước Thành Đô). Tại Trung Đông, Iran đang bốc lên mạnh để trở thành cường quốc của Vùng, và Do Thái càng ngày càng bị ép và có thể trong tương lai trở thành lép vế trước Iran, một mối nguy vì Iran yểm trợ cho khủng bố và muốn trở thành lãnh đạo Vùng Trung Đông, chống lại Hoa Kỳ. Việc để cho Do Thái bị lép vế và suy sụp không phải là một khôn ngoan của chính phủ Obama. Do Thái là lực lượng quyết định việc cân bằng với Iran trong vùng: khi Iran lớn mạnh và Do Thái yếu đi thì gánh nặng cân bằng sẽ đổ lên đầu Mỹ, trong khi những lãnh đạo các nước Hồi Giáo ngoan cố như Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ưa gì Mỹ và sẵn sàng phản Mỹ (như Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là Tayyip Erdogan đã gạt Mỹ qua một bên để đi với Nga!). Tóm lại là đường lối và cách hành xử của Obama và Đảng Dân Chủ Mỹ đã đem lại các thất bại ê chề của Mỹ trên trường quốc tế, có thể gọi là NHỤC NHÃ, trên hai đấu trường chiến lược chính và trọng yếu toàn cầu là TRUNG ĐÔNG và Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG (mà đặc biệt là Biển Đông). Obama đã để cho Tập Cận Bình xây các Đảo nhân tạo ở Trường Sa và bây giờ quân sự hóa chúng, khiến cho cả vùng Biển Đông và con đường hàng hải huyết mạch Bắc Nam nối liền Nhật Bản, Nam Hàn với Đông Nam Á, bị đe dọa; tạo thành một GÁNH NẶNG VÔ BỜ BẾN cho chính phủ mới của Trump, phải đối phó với TC tại Biển Đông, trong những ngày tháng tới. Ngoại Trưởng tương lai của Mỹ trong chính phủ Trump là Rex Tillerson đã cảnh báo có thể sẽ ngăn cấm Bắc Kinh tiếp cận với các đảo nhân tạo tại Trường Sa. Nếu đúng như thế sẽ đưa đến nguy cơ tranh chấp hoặc ngay cả chiến tranh giữa TC và Hoa Kỳ.
Tóm lại, biến cố Trump lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ có thể sẽ góp phần giúp nhân dân VN chấm dứt CS, miễn là người dân VN biết nắm lấy cơ hội đứng lên để tự cứu lấy mình, không để cho VN bị xóa tên trên bản đồ thế giới vì lọt vào tay Tàu Cộng. Muốn làm được như vậy, cần tiến hành một cách có hệ thống một số công cuộc sau đây, bảo đảm CÁCH MẠNG VIỆT NAM bùng nổ và thành công.

II. CÁC NGUYÊN LÝ CHI PHỐI CUỘC CÁCH MẠNG CỦA VN TRONG NHỮNG NGÀY THÁNG TỚI ĐÂY

Người viết cố gắng đưa ra các nguyên lý định hướng và chi phối cuộc CÁCH MẠNG TIÊU DIỆT CỘNG SẢN của VN trong những ngày tháng tới đây, làm thế nào bảo đảm Việt Nam không bị xóa tên trên bản đồ thế giới, vì bọn Thái Thú Bắc Kinh tại Hà Nội sẽ dâng VN cho Tàu theo Mật Ước Thành Đô.

Có 3 nguyên lý đề xuất sau đây cần được theo sát để chống lại kế hoạch của Đảng CSVN toa rập với Đảng CS Tru ng Hoa sáp nhập VN vào Tàu , mà đang được cả 2 bên tiến hành khẩn trương hiện nay, qua nhiều diễn tiến khác nhau mà chúng ta đã thấy, đặc biệt là 15 văn kiện mà Nguyễn Phú Trọng mới ký với Tập Cận Bình trong tháng 1-2017, trong chuyến đi 3 ngày của Trọng sang Bắc Kinh theo lời mời của Tập Cận Bình (trong đó có văn kiện quan trọng là TC sẽ đào tạo cán bộ cho CSVN).

1. Cuộc Cách Mạng VN phải được bùng nổ trong nhiệm kỳ DONALD TRUMP làm Tổng Thống

Điều này sẽ rất thuận lợi để Donald Trump giơ một tay ra đỡ lấy chúng ta như lời ông tuyên bố sau khi đắc cử Tổng Thống ngày 8-11-2016:

"Đảng Cộng sản Việt Nam ư ?!
Tôi nói thật , bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 giây giữa Chúng Ta và Trung Quốc.!.!..
Họ kêu gọi Mỹ và các Nước khác ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Quốc; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.
Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"hoado những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...
Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả , và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".
Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám Tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn .... cho đất nước Việt nam , và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt nam dám nói về đảng cộng sản VN...."
( Posted by: Hoang Le <hoang.le304@yahoo.com>, 11/15/2016, 12.09PM)
Cách Mạng VN bùng nổ trong các năm nhiệm kỳ của Donald Trump còn thuận lợi ở chổ nó ăn khớp với thời kỳ Đảng CSVN phải thi hành Mật Ước Thành Đô kết thúc vào năm 2020! Do đó, thật là trời định để chúng ta có được 2 giai đoạn này trùng nhau: nhiệm kỳ Donald Trump tiến công Tàu Cộng để cứu nước Mỹ, và chúng ta khởi động Cách Mạng để cứu nước VN khỏi lọt vào tay Tàu Phù.

2. Phải làm một số việc để nhân dân đứng lên (sẽ nói ở phần dưới).

3. Phải tiến hành các hoạt động vừa là cuộc Cách Mạng bề nổi (để nhân dân đứng lên) vừa các hoạt động bí mật để chận đứng việc tạo các điều kiện cho Đảng CSVN dâng nước cho Tàu Phù. Trong các hoạt động bí mật, các lực lượng cách mạng VN trong nước cần tiến hành gấp rút việc hình thành trong bí mật các toán đặc chuyên mà nhiệm vụ là:
- Triệt tiêu trước những kẻ sẽ được Tàu Phù đưa lên lãnh đạo Đảng CSVN để làm công việc DÂNG NƯỚC VN CHO TÀU PHÙ (vào năm 2020). Cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố HOÀNG TRUNG HẢI trong mục tiêu này, và Cách Mạng VN nhất thiết phải TRỪ KHỬ yếu tố này cho bằng được trong một hai năm tới đây. PHÙNG QUANG THANH hay NGUYỄN PHÚ TRỌNG chưa có nguy hiểm bằng một phần ngàn HOÀNG TRUNG HẢI trong việc DÂNG NƯỚC VN cho Tàu. Cho nên bằng mọi giá, CÁCH MẠNG VN PHẢI DỨT ĐIỂM kẻ sẽ đóng vai DÂNG VN CHO TÀU là HOÀNG TRUNG HẢI.
Ngoài HOÀNG TRUNG HẢI, còn một số người BÁN NƯỚC hoạt động cho Tàu Phù và thúc đẩy việc tiến hành sáp nhập VN vào Tàu cũng cần được trừ khử, những kẻ này sẽ do Hội Đồng Cách Mạng được thành lập quyết định. Vì chúng ta tiến hành Cách Mạng để cứu nước và TIÊU DIỆT CỘNG SẢN nên sẽ tiến hành một cách có hệ thống và có chuẩn bị cho việc lãnh đạo quốc gia cũng như điều hành đất nước. Việc thành lập Hội Đồng Cách Mạng là một nhu cầu. Hải ngoại sẽ tiếp tay trong việc vận động quốc tế cho Hội Đồng Cách Mạng này, mà sẽ là tiếng nói của nhân dân VN đứng lên. Chúng ta phải làm việc nghiêm túc và gấp rút vì thời gian còn lại rất ít. Làm sao cho thấy được thành quả để chính quyền cách mạng DIỆT TÀU PHÙ của DONALD TRUMP giơ tay ra mà giúp nhân dân VN đạt thành ý nguyện, như DONALD TRUMP đã nói.
- Giúp lãnh đạo Cách Mạng định hình một khung cơ cấu và nhân sự để có thể đứng lên lãnh nhiệm vụ điều hành đất nước khi Cách Mạng thành công và ngăn ngừa các việc không đáng xảy ra như trả thù, tắm máu v.v.

III. PHẢI LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN TỘC ĐỨNG LÊN? LÀM THẾ NÀO TÁI KHỞI ĐỘNG CUỘC TRANH ĐẤU CỦA GIÁO PHẬN VINH & HÌNH THÀNH CÁC LIÊN TRUNG TÂM TRANH ĐẤU?

Tại sao một dân tộc đứng trước một cái chết trước mắt rõ ràng như dân tộc VN vẫn chưa thể đứng lên được, qua bao năm dưới gông cùm của chế độ CSVN?
Đâu là ý chí quật cường của Dân Tộc ta qua hàng ngàn năm, mà đã giúp cho Dân Tộc trường tồn qua các thời Bắc Thuộc cả ngàn năm, thời Thực Dân Pháp đô hộ cả trăm năm; và bây giờ là thời Cộng Sản, đã kéo dài có đến hơn 70 năm cho Miền Bắc (từ 1945) và hơn 40 năm cho Miền Nam (sau 4/1975). Tại sao bây giờnước sắp mất về tay Tàu Cộng mà Dân Tộc vẫn chưa đứng lên được?

Tại VN, bốn lực lượng có thực chất (có dân) có thể thúc đẩy Dân Tộc đứng lên là:
(1) Tôn Giáo
(2) Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh
(3) Dân Oan (gồm cả nông ngư dân sau ngày BIỂN CHẾT vì Formosa xả thải)
(4) Người CS đã thức tỉnh chống lại Đảng
Có thể có sự phối hợp giữa một vài trong số 4 lực lượng này để Cách Mạng có thể nổ ra (ví dụ tôn giáo và nông ngư dân trong trường hợp Giáo Phận Vinh).
Chúng ta cần xét một cách thực tế về thực chất của 4 lực lượng này hiện nay.

1. TÔN GIÁO:
Còn giữ được thực chất về mặt đoàn kết, tổ chức và huy động đấu tranh hiện nay chỉ có Công Giáo, còn các tôn giáo kia hầu như đã bị QUỐC DOANH HÓA. Phật Giáo có số lượng tín đồ lớn nhất, nhưng đã bị quốc doanh hóa phần lớn. Giáo Hội Phật Giáo VN Thống nhất không thể đứng dậy được, vì nó bị đặt ra ngoài vòng hợp pháp và bị Giáo Hội Quốc Doanh (tên là Giáo Hội Phật Giáo VN) bao trùm và chính Giáo Hội Thống Nhất cũng bị gài bẫy đưa đến chia rẽ, không còn được như dưới thời Tăng Thống THÍCH HUYỀN QUANG, và một vấn đề quan trọng hơn nữa là Ý THỨC CHỐNG LẠI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN của người Phật tử VN kém. Quần chúng Phật tử, mặc dù có nhiều người biết là Dân Tộc Việt sắp chết tới nơi về tay Tàu Phù, mà là do chính Đảng CSVN và những nhà lãnh đạo của nó dâng nước cho Tàu Phù chứ không phải ai hết; nhưng tìm một cách tập hợp để đứng lên CỨU NƯỚC thì Phật Giáo chưa thấy ai làm. Có một vài vị cao thâm và có ý thức chống lại Cộng Sản như Hòa Thượng THÍCH TUỆ MINH (hiện ở Fresno, CA) thì lại lớn tuổi, cho nên khung thời gian còn lại đểlàm việc TẬP HỢP không có nhiều. Còn ở trong nước, hy vọng có một số vị có ý thức không chấp nhận CS, phần lớn ở các tỉnh Miền Trung, nơi Phật Giáo tương đối còn quần chúng (như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam v.v.), nhưng bạo quyền CS rất dè chừng, nên vấn đề tổ chức sẽ rất khó khăn. Ở trong nước (cũng như hải ngoại) có những người sẳn sàng LIỀU MÌNH VÌ NƯỚC, nhưng bị CS chặn đứng và bắt bỏ tù khi thấy những triệu chứng sơ khởi (như Mẹ Nấm); cho nên vấn đề TỔ CHỨC và TẬP HỢP rất khó. Từ tháng 5 cho đến tháng 10-2016, Giáo Phận Vinh đã tiến hành được các cuộc biểu tình về MÔI TRƯỜNG và các cuộc DIỄN NGUYỆN, THÁNH LỄ nhiều chục ngàn người, trong đó có các bài Giảng của Giám Mục Phao-lồ NGUYỄN THÁI HỢP có đề cập đến MÔI TRƯỜNG, là thành công lớn nhất về TRANH ĐẤU cho MÔI TRƯỜNG cho đến nay, tại VN. Sau tháng 10-2016, đến nay đã 3 tháng, các cuộc biểu tình về MÔI TRƯỜNG đã đi vào im lặng.
Người viết không nghĩ là các Cha của Giáo Phận Vinh (như Cha An-ton ĐẶNG HỮU NAM, Cha Phê-rô TRẦN ĐÌNH LAI) lại thiếu dũng cảm hoặc đã bỏ cuộc, đầu hàng; nhưng dường như có một thế lực nào đó đã can thiệp (do CSVN vận động) để Giáo Phận Vinh ngừng tiếp tục cuộc tranh đấu của mình. Thế lực này chỉ có thể từ Vatican chứ khó ai có quyền lực làm cho các Cha của Giáo Phận Vinh từ bỏ cuộc tranh đấu đang ngon trớn. Phong Trào Hiến Chương 2000 đã dè chừng chuyện này và đã nói lên trong những số báo Đối Lực và Khai Thác Thị Trường trước đây, cũng như trong Bài Phát Biểu Khai Mạc Đại Lễ Công Bố Kết Quả Giải Năm Bính Thân 2016 & Kỷ Niệm 16 Năm Hiến Chương 2000 của Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG -- Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000 -- tối Thứ Bảy 26-11-2016 tại Dim Sum King Seafood Restaurant - Toronto. Diển Giả Hòa Thượng THÍCH TUỆ MINH trong đêm đó cũng đã đăng đàn kêu gọi các giới chức và tín đồ các tôn giáo, đặc biệt Phật Giáo, bên trong VN, hãy đứng lên yểm trợ và tiếp tay Giáo Phận Vinh trong cuộc tranh đấu về MÔI TRƯỜNG nhằm đuổi Formosa ra khỏi VN và làm sạch môi trường sinh thái của vùng biển 4 tỉnh Miền Trung hầu đem lại cuộc sống bình thường và sinh hoạt nghề nghiệp cho ngư dân và những người liên hệtại 4 tỉnh bị ảnh hưởng.

Vấn đề bây giờ là phải làm một cách nào để cuộc tranh đấu được sống lại, chắc chắn sẽ phải có chuyển thể và tái tổ chức, nhưng không thể để cuộc tranh đấu đi vào dĩ vãng. Sau đây là một vài đề nghị để cho cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh được tái lập:
* Liên kết ngay với Thái Hà và đưa cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh lan ra Thái Hà (bước đầu), và sau đó là Hà Nội trong bước kế tiếp.
* Tuyên dương một số Giáo Dân dũng cảm và có ý thức về vấn đề và đưa họ lên vai trò lãnh đạo cuộc tranh đấu thay thế các linh mục trước nay vẫn dẫn đầu các cuộc biểu tình.
* Chắc chắn sẽ có đụng độ giữa Công An và lực lượng biểu tình thành ra phải chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng cho việc đó, cũng như phải vận động quốc tế trước để can thiệp mạnh mẽ. Ở ngoài nước hiện có nhiều tổ chức có thể giúp cho công cuộc vận động, trong đó có cả Phong Trào Hiến Chương 2000.
* Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các linh mục đứng bên trong tùy nghi tiếp trợ thì có hiệu quả hơn là ra mặt dẫn đầu cuộc tranh đấu. Cuộc tranh đấu do các Cha tiến hành từ tháng 5-2016 tới bây giờ đã có động lượng mạnh, nên việc tái tổ chức và khởi động lại là tương đối không quá khó khăn.
Một tác giả lấy tên Phaolô Thái viết một bức thư gửi kính gửi "Qúy vị lãnh đạo các tôn giáo", có đoạn như sau:
...
"Người viết trộm nghĩ, nếu có vài ngài Giám mục, vài ngài Hoà thượng, vài ngài Chức Sắc Cao Cấp của mọi tôn giáo ...cùng một lúc xuống đường với nhân dân Việt Nam, để đòi công lý, đòi sự thật, đòi sự sống cho toàn dân, thì sẽ có hằng triệu người cùng xuống đường với các ngài.
Người viết nghĩ rằng, tà quyền Cộng sản sẽ không dám đụng đến các ngài, bởi chúng đụng đến các ngài là đụng đến 90 triệu nhân dân Việtnam và nhân loại trên thế giới, bởi các quốc gia đều có tôn giáo".
(Fwd: Nhan Ing. QUYEN <quyennhan2015@gmail.com>, 1/11/2017, 10.08AM)

Theo thiển nghĩ, đúng lúc chín mùi của cuộc tranh đấu, mà có một sự vận động xuất thần đưa đến sự tập hợp xuống đường gồm các chức sắc cao cấp tôn giáo như tác giả Phaolô Thái nói ở trên; thì kết quả tối hậu chắc chắn là có. Nhưng trong hiện tình VN, với tu sĩ Quốc Doanh tràn ngập, nhất là bên phiá Phật Giáo; thì một sự tập hợp xuống đường kiếm cho được một số chức sắc gồm các Giám Mục, các Hòa Thượng, và các chức sắc cao cấp của các tôn giáo khác như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành là một sự khó khăn, trừ khi xảy ra một biến cố quyết định làm thay đổi tình thế, khiến các lãnh đạo tôn giáo chuyển hướng. Như thế lại sa vào vòng lẫn quẩn là mình đang trông vào sự đứng lên của các lãnh đạo tôn giáo để làm thay đổi tình thế; chứ còn tình thế đã thay đổi rồi thì sự đứng lên của qúy vị đó cũng chỉ như là chạy theo thời thế. Vấn đề là làm sao khởi động lại cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh trong điều kiện thực tại hiện nay. Cái đó cần nhập lượng của mọi người, nhất là những người trong cuộc.
Trước nhất, cần nghĩ tới một vài Đại Lễ của phiá Công Giáo hoặc Lễ Tết truyền thống của VN mà Nhà Thờ làm lễ lớn, ví dụ Giao Thừa hoặc Tết Nguyên Đán, kéo dần đến Lễ Phục Sinh vào tháng 4, 2017. Cần khởi động một tập hợp lớn vào một trong những ngày Lễ Trọng hoặc Lễ Truyền Thống để đồng bào Công Giáo (và cả bên Lương) kéo nhau đến dự Lễ (có văn nghệ để hoằng dương ý nghiã của Lễ, như trong cuộc Diễn Nguyện mừng kính ngày kỷ niệm Đại Lễ Thánh An-tôn tại Linh Địa Trại Gáo, 12-13/6/2016, với khoảng 50,000 người tham dự. Có rất nhiều bà con bên Lương). Các nhà tổ chức cần móc nối ngay từ bây giờ với Trung Tâm/Nhà Thờ THÁI HÀ (Hà Nội) để đồng loạt tổ chức sự kiện trong cùng một ngày, với sự tập trung vài chục ngàn người về trung tâm Lễ Đài, tại Giáo Phận Vinh cũng như Thái Hà, và tại hai nơi đó, ngoài Đại Lễ sẽ có bài giảng của Đức Giám Mục và các Cha về vấn đề MÔI TRƯỜNG (và các vấn đề khác) và mời gọi các Giáo Xứ quan tâm để làm sống lại cuộc vận động cứu MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM mà Giáo Phận Vinh đang tiến hành. Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong vừa rồi đã có một bài giảng gây chấn động rất lớn từ Nhà Thờ Thái Hà; nhưng bây giờ nên kết hợp cả Giáo Phận Vinh và Trung Tâm Thái Hà để làm cùng một lúc, vào một trọng Lễ Công Giáo hoặc Lễ Truyền Thống nào đó, chẳng hạn Giao Thừa và Tết Nguyên Đán, Lễ Phục Sinh v.v. Cần phải liên kết cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh với Thái Hà để nó thành một biến động toàn vùng Miền Bắc và Miền Trung, từ đó sẽ lôi kéo Trung Tâm Sài Gòn với Dòng Chúa Cứu Thế và các tôn giáo khác như Tin Lành, Phật Giáo vào cuộc. Cần phải có kế hoạch liên hợp và mời gọi các nhà hoạt động tại cả 3 trung tâm: Giáo Phận Vinh, Thái Hà, và Sài Gòn họp chung với nhau, nay tại trung tâm này, mai tại trung tâm khác, để thống nhất kế hoạch hành động. Dĩ nhiên là VC tìm cách phá; nhưng với kinh nghiệm đấu tranh qua cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh và các cuộc biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn trong nhiều tháng qua, kể từ tháng 5-2016; hy vọng rằng các nhà hoạt động tại ba trung tâm trên sẽ tìm được cách tiến hành kế hoạch phối hợp các hoạt động của mình. Hơn nữa, hiện giờ có nhiều kỹ thuật họp on-line qua Skype, Paltalk v.v.; thì các nhà hoạt động sẽ tùy cơ ứng biến tìm phương cách thích hợp để phối hợp hoạt động. Bên ngoài nước, có nhiều tổ chức, lực lượng cách mạng sẽ tìm cách tiếp trợ và vận động quốc tế cho các hoạt động tranh đấu bên trong VN.

2 & 3. THANH NIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH & DÂN OAN (NÔNG NGƯ DÂN)
Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh và Dân Oan có thể kết hợp với Tôn Giáo để khai triển thành một lực lượng mạnh với rất đông quần chúng, là tiềm năng mà LIÊN TRUNG TÂM GIÁO PHẬN VINH - THÁI HÀ - HÀ NỘI có thể làm được. Đây là kế hoạch khả thi khi sinh viên Công Giáo tại các địa bàn Miền Trung và Hà Nội đã góp phần vào các cuộc tranh đấu, như của Nhà Thờ Thái Hà và Giáo Xứ Cồn Dầu trước đây.
Tại sao Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh sẽ là rường cột của các cuộc tranh đấu của LIÊN TRUNG TÂM GIÁO PHẬN VINH - THÁI HÀ - HÀ NỘI; vì họ thủ đắc khả năng sử dụng TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TOÁN trong đấu tranh (như You Tube, Facebook, Twitter, Điện thoại di động v.v.) và là thành phần cung ứng LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH cho các Giáo Xứ, Giáo Phận và Trung Tâm Tranh Đấu trong đường dài. Muốn cuộc tranh đấu đường dài thành công, từ MÔI TRƯỜNG chuyển sang XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ, thì cần sự góp sức của tầng lớp THANH NIÊN, SINH VIÊN. Ở Hồng Kông sinh viên là nồng cốt tranh đấu; nhưng ở VN vai trò của THANH NIÊN, SINH VIÊN cũng sẽ quan trọng không kém, khi bước vào giai đoạn TRANH ĐẤU QUYẾT ĐỊNH và ĐẠI TRÀ nhằm thay đổi chế độ. Việc kéo THANH NIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH vào cuộc còn có tác dụng huấn luyện và trang bị cho họ kiến thức và kinh nghiệm đấu tranh thực tế, bên ngoài học đường, và để VC khó lôi kéo họ vào các hoạt động phục vụ cho chế độ.
Dân Oan lâu nay đấu tranh có tiếng vang; nhưng làm việc rới rạc, và nhất là không có liên hệ với các thành phần khác, đặc biệt với Tôn Giáo và Thanh Niên, Sinh Viên, nên không thể tiến đến làm cuộc CÁCH MẠNG thay đổi đất nước; từ đó vấn đề ĐẤT ĐAI và QUYỀN SỠ HỮU cá nhân sẽ được giải quyết. Nếu chỉ tập trung vào việc khiếu kiện đất đai cho chính mình và gia đình, thì việc này năm này sang năm khác sẽ không được giải quyết, vì các luật lệ và định chế về đất đai dưới chế độ CS sẽ không bao giờ thay đổi (khi nào VC chưa sụp đổ; tức là VC sẽ giữ sỡ hữu toàn dân và cưỡng chế đất đai -- chúng gọi là THU HỒI -- hoài hoài, ngày nào chúng còn tồn tại ). Vậy nguyên lý để giải quyết vấn đề là phải làm CS sụp đổ, chứ không phải là KHIẾU KIỆN, sẽ không đi tới đâu, vì "sỡ hữu toàn dân" vẫn còn ghi trong Hiến Pháp VC. Các lực lượng tranh đấu trong nước hiện thiếu sự chú ý và thiếu bộ phận để liên hệ 4 thành phần tranh đấu đã nêu ở trên, vào việc phối hợp hoạt động cùng nhau.
Cuộc tranh đấu của Giáo Phận Vinh cho đến nay là thành công nhất, nhưng để tiến xa hơn và để cứu nước, thì vấn đề lập LIÊN TRUNG TÂM TRANH ĐẤU (như Liên Trung Tâm Giáo Phận Vinh - Thái Hà - Hà Nội) là bước thiết yếu phải tiến hành, và việc kết nối 4 thành phần/lực lượng tranh đấu đã nêu ở phần trước, là điều phải làm.

4. NGƯỜI CS THỨC TỈNH
Việc bỏ ra ngoài khối người CS Thức Tỉnh và những người đứng sau lưng họ là một điều sai, vì kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu đã cho thấy rằng chính những người CS Thức Tỉnh là những người cầm đầu cuộc tranh đấu và làm xoay chuyển chế độ.VN cũng có thể như thế, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để những người CS Thức Tỉnh (thực tình chứ không phải là cuội) có thể đóng góp vào cuộc Cách Mạng thay đổi chế độ.
Điều quan trọng nhất là làm thế nào để nhận định cho đúng một người CS Thức Tỉnh thực (vì những người CS Thức Tỉnh cuội hay do VC gài vào hàng ngũ tranh đấu chắc chắn là có). Điểm thứ hai là sau khi nhận định đúng người rồi (Thức Tỉnh thật), thì phải làm sao kết nối và vận động họ vào cuộc đấu tranh. Điều này khó hơn vì vẫn có một sự nghi kỵ nào đó giữa hai bên mà bước đầu không thể nào vượt qua dễ dàng được. Nhưng thiết nghĩ, một khi đã nhận định đúng người rồi (Thức Tỉnh thật), thì cần tiến hành các bước vững chắc và thật tâm để đưa họ vào Đại Gia Đình Dân Tộc, chứ đừng làm cho họ chán nãn. Một thành công đã nhìn thấy với trường hợp anh Đặng Xương Hùng, được đánh giá là Thức Tỉnh thật, bên Âu Châu; mà hiện nay đóng góp của anh là đáng kể cho hoạt động tranh đấu cho nhân quyền tại Âu Châu, đặc biệt là Thụy Sĩ. Bởi vậy, đừng quá nghi ngờ bỏ qua cơ hội hội nhập một chiến sĩ tranh đấu qủa cảm từ hàng ngũ CS đã thức tỉnh, là vốn rất qúy cho cuộc tranh đấu hôm nay của toàn dân; nhưng cũng đừng quá ngây thơ và dễ dãi sẽ sụp bẫy CS như chơi; vì Đảng VC là những kẻ chuyên môn gài, chưa nói tình báo CS gài người của họ vào lòng địch thường xuyên, mà dưới thời VNCH chính phủ Miền Nam bị rất nhiều, ngay cả tại phủ Tổng Thô'ng. Bởi vậy cần nhiều trắc nghiệm (trial & test) trước khi giao phó những cái gì quan trọng nhất cho người gọi là CS Thức Tỉnh mà mình chưa quyết đoán được là thật hay không.
Phong Trào Hiến Chương 2000 có nhiều kinh nghiệm trong việc cộng tác với người CS Thức Tỉnh, và sẽ viết 1 bài dài hay quyển sách để nói về vấn đề này.

Sau đây chúng tôi trích dẫn một số tài liệu tham khảo để soi sáng thêm cho đề tài mà người viết đã trình bày ở trên.

Hải Ngoại ngày 16 tháng 1 năm 2017

TS Nguyễn Bá Long
Học Giả Chuyên Về Lý Thuyết Cách Mạng
Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000
Chủ Nhiệm Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: THẾ NƯỚC  LÒNG DÂN
Reply #14 - 01. Dec 2017 , 05:05
 
Nhân vào thời điểm nóng bỏng của lịch sử VN , như quá khứ và hiện tại , cho thấy những khả năng sắp và sẽ xảy đến. Xin được gửi đến quý vị bài viết liên quan đền quê hương Việt Nam thân yêu , Mời xem bài viết nói về CUỘC CÁCH MẠNG NHUNG ở Tiệp Khắc năm xưa 1989
Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử

Bài này được dịch từ bản Anh ngữ “The Velvet Revolution”, chương thứ 47 trong cuốn Revolution 1989, the Fall of the Soviet Empire (Cách mạng 1989, Đế quốc Xô-viết sụp đổ) của Victor Sebestyen, do Pantheon Books, New York, xuất bản năm 2009. Các tiêu đề, cách xuống hàng và các ghi chú trong ngoặc vuông là của người dịch.

Người đặt tên

Praha, thứ sáu 17 tháng 11, năm 1989

Rita Klimova là người đặt tên “Cách mạng Nhung”. Bà từng làm giảng viên chính trị học tại Đại học Charles cổ kính ở thủ đô Praha, và cũng là phát ngôn viên vô cùng uyên bác của phe đối lập, lực lượng đã truất phế quyền lực của những người cộng sản Tiệp Khắc.
Vóc nhỏ nhắn, tóc vàng óng, Klimova nói tiếng Anh cực chuẩn với giọng Manhattan kiểu West Side. Số là vì lúc còn bé, bà đã từng đi học ở New York, nơi người cha, nhà văn cánh tả Batya Bat, đến định cư sau khi đào thoát khỏi Đức Quốc xã năm 1938. Khi thế chiến kết thúc, gia đình bà trở về Praha.
Câu chuyện của bà cũng là câu chuyện tiêu biểu của một người bất đồng chính kiến Tiệp Khắc những năm 1980. Bà từng là một người cộng sản thuần thành, giống như chồng bà, ông Zdenek Mlynar, bạn học của Mikhail Gorbachev tại Đại học Quốc gia Moscow vào thập niên 1950. Ông thăng quan tiến chức trong Đảng, bà thì thuận buồm xuôi gió trong giới khoa bảng. Khi Mùa Xuân Praha 1968 bị đàn áp thì hai ông bà mất việc, và mất luôn niềm tin đầy mộng mị rằng chủ nghĩa cộng sản là hy vọng của loài người. Trong những năm khốn khó thời kỳ “bình thường hóa” [thời đàn áp sau 1968] bà làm dịch thuật để kiếm sống, bà cũng tham gia tích cực vào Hiến chương 77[1977], và là bạn thân của Vaclav Havel.
Bà Klimova, vốn cực kỳ thông minh, có lúc rất nghiêm nghị khiến người ta ngại, nhưng ở tuổi 58, bà vẫn còn rõ nét thanh xuân và không kém phần hài hước. Như Klimova từng nói, chính sự hài hước đã tạo nên đặc tính của Cách mạng Nhung, làm nó khác hẳn các cuộc cách mạng khác tại Trung Âu vào mùa hè-thu 1989.
Đánh bại chủ nghĩa cộng sản là việc nghiêm túc. Chẳng ai nghi ngờ điều này. Nhưng ở Tiệp Khắc, cách mạng diễn ra với ngập tràn âm nhạc, sự dí dỏm, hài hước, tiếng cười, đôi khi pha chút phi lý, diễn ra hầu như theo kịch bản của nhà biên kịch nổi tiếng Vaclav Havel.
Ảo tưởng “vô nhiễm”
Cách mạng diễn ra cũng rất nhanh, y như lời giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên gia lịch sử Trung Âu nhận xét về tốc độ sụp đổ của các chế độ cộng sản: “Ba Lan mất mười năm; Đông Đức mất mười tuần; Tiệp Khắc mất mười ngày.”
Chưa đầy một tháng trước đó, giữa tháng 10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Milos Jakes còn trấn an nhóm cộng sản chóp bu rằng “Chúng ta sẽ ổn thôi. Chừng nào kinh tế còn trụ được, và dân chúng còn có cái để ăn.” Nói thế nhưng thực ra ông đang tự dối mình. Giống như các đồng nghiệp tại Bá Linh hay Leipzig, khi Jakes và cộng sự tại Lâu Đài Praha [trụ sở nhà cầm quyền] hiểu được những gì đang đến với mình thì đã quá trễ.
Trong một tuần, từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một không khí im lặng đáng ngại bao trùm thủ đô Tiệp Khắc. Mọi người đã thấy hình ảnh dân Bá Linh ăn mừng, chụp từ Khải hoàn Môn Brandenburg chỉ cách đó 200 km. Chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức đã sụp đổ. Đảng Cộng sản Đông Đức đã thất bại và đang thương lượng để đầu hàng.
Tuy vậy, các đồng chí tại Praha thì vẫn mơ mộng rằng mình sẽ có thể ở lại, bằng cách nào đó mình sẽ vô nhiễm với “căn bệnh truyền nhiễm”, theo cách gọi của Vasil Bil’ak, người theo phái Stalin kiểu mới trong giới lãnh đạo Tiệp Khắc. Vì vậy, họ không chịu thương lượng với phe đối lập. Ngược lại, họ đặt lực lượng công an chống bạo động và mật vụ StB vào tình trạng báo động toàn phần.
Một báo cáo mật viết ngay sau khi Bức tường Bá Linh đổ, gửi Phó Bộ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách an ninh Rudolf Hegenbart, đã mô tả chi tiết việc các lực lượng an ninh chuẩn bị để “bảo vệ trị an, chống lại những phần tử thù địch, phá hoại và các lực lượng phản cách mạng” ra sao. Theo đó, việc tuần tra những khu nhạy cảm ở trung tâm thành phố phải được tăng cường.
Một đồng chí lão thành kể rằng “Chúng tôi sống ở một nơi khác hẳn với phần thế giới còn lại. Chúng tôi ở trong cái cõi của riêng mình”, đồng chí này thú nhận ông chẳng thấy chuyện gì sắp xảy ra, dù tất cả đang chuyển mình trước mắt ông.
Biểu tình và đàn áp
Sinh viên châm ngòi mọi sự.
Thông qua Đoàn Thanh niên Cộng sản (viết tắt là SSM, Liên đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa), giới sinh viên được phép tổ chức một buổi diễu hành đánh dấu 50 năm cái chết của anh hùng Jan Opletal. Thực ra, chính quyền muốn cấm cuộc diễu hành này nhưng không tìm được lý do chính đáng.
Opletal là anh hùng của Cộng hòa Nhân dân Tiệp Khắc. Chế độ cộng sản đã dùng tên anh trong tuyên truyền chống phát-xít suốt 40 năm qua. Anh bị quân Đức bắn chết trong một cuộc biểu tình chống Quốc xã chiếm đóng, ngay sau đó 1.000 sinh viên Tiệp Khắc bị bắt vào trại tập trung và tất cả các đại học bị bãi khóa trong nhiều tháng.
Ba tuần trước ngày diễu hành, công an và đại diện thanh niên SSM đã đồng ý một lộ trình, họ sẽ tránh đi qua trung tâm thành phố và sẽ kết thúc tại Nghĩa trang Quốc gia ở Vysehrad, nơi an nghỉ của Dvorak, Smetana, những danh nhân khác và của Jan Opletal.
Hơn 50.000 người đã tham gia diễu hành trong trật tự. Nhưng, khẩu hiệu được hô to nhiều nhất lại là “Hãy nhớ Mùa Xuân 68!”, “Đả đảo cộng sản!”, “40 năm là quá đủ!” và “Perestroika ngay lập tức!”. Giữa cuộc diễu hành, một biểu ngữ lớn được bung ra, trên ghi câu nói của Gorbachev “Không bây giờ, thì lúc nào?” Công an án binh bất động. Họ để đoàn người tiếp tục.
Theo thỏa thuận với chính quyền, cuộc diễu hành lẽ ra đã chấm dứt tại nghĩa trang, lúc phần lớn người tham dự đã ra về, nhất là những bác cao niên.
5g30 chiều, cuối một ngày mùa đông giá lạnh, một màn sương nhờ nhờ có mùi lưu huỳnh ô nhiễm bao phủ toàn Praha. Một nhóm nòng cốt khoảng 3.000 người, toàn bộ là sinh viên và công nhân trẻ, ở lại nghĩa trang, họ đứng loanh quanh trong cơn lạnh, không làm gì đáng kể.
6g30 tối, vài người trong số hô to: “Tiến về Quảng trường Wenceslas!” Thế là họ quay lại, tiến về trung tâm Praha. Đoàn người băng qua Nhà hát Quốc gia Tiệp Khắc trên Đường Narodni. Ở đây họ đã đối đầu với lực lượng công an chống bạo động đầu đội mũ sắt, tay mang khiên nhựa cứng. Bên cạnh đó là các đội chống khủng bố đội mũ nồi đỏ, tay huơ gậy to.
Sinh viên đồng loạt ngồi xuống giữa đường, và bắt đầu hát. Họ hát quốc ca, những khúc hát ngắn, những bài hit của nhóm Beatles, họ hát bài “Chúng ta sẽ vượt qua!” [We Shall Overcome, bài  hát đấu tranh nổi tiếng của phong trào dân quyền Mỹ thập niên 1960].
Pavlina Rousova, sinh viên kinh tế Đại học Charles kể lại: “Chúng tôi hô to: ‘Sinh viên không có vũ khí!’ Chúng tôi chỉ có nến và hoa để tặng công an. Còn họ thì dùng loa quát tháo: ‘Yêu cầu giải tán, về nhà!’, nhưng họ lại chặn đường về của chúng tôi!”
Thật vậy, một đơn vị công an chống bạo động khác di chuyển đến phía sau đoàn biểu tình. Chặn trước, chặn sau, đoàn biểu tình kẹt ở giữa, không thể di chuyển.
Họ tiếp tục ngồi giữa cái lạnh cắt da. Họ co mình trong áo khoác, hoặc ôm lấy nhau cho bớt lạnh và bớt sợ. Họ chờ đợi, họ hát. Trong hai tiếng đồng hồ, họ nhìn chằm chằm vào những đội chống bạo động nấp sau những tấm khiên che.
Thỉnh thoảng một vài sinh viên đứng dậy yêu cầu công an cho họ rời đám đông ra về, nhưng công an phớt lờ yêu cầu của họ. Hiện trường lúc này trông như một cái bẫy.
Vừa sau 9g tối, một chiếc xe thùng của đội chống bạo động xuất hiện phía sau hàng công an dày đặc. Chiếc xe cố tình húc vào đám đông, gây hoảng loạn. Công an tấn công sinh viên, dùng gậy đánh tới tấp trong khi họ chạy tán loạn.
Sinh viên Dasa Antelova, chạy nấp trong một đường hẻm, sau đó thoát được, kể lại rằng: “Máu chảy khắp nơi. Tôi có nghe cả tiếng xương gẫy. Họ nhắm vào người đứng hàng đầu đoàn biểu tình. Họ đánh người không thương tiếc. Họ không cho ai đi đâu hết. Họ mang xe buýt đến bắt hết!”
Chính quyền cũng chẳng buồn che giấu sự đàn áp thô bạo.
Edward Lucas, một nhà ngoại giao Anh, người vừa chứng kiến cảnh công an tấn công sinh viên, đã bị hai nhân viên an ninh áp sát dẫn đi. Khi đang bị dẫn đi thì một nhân viên mật vụ StB mặc thường phục đến đánh mạnh, khiến ông ngã xuống đất bất tỉnh.
Philip Bye, một nhà quay phim phóng sự của hãng Tin tức Truyền hình Độc lập, cũng bị đánh tơi tả.
Khoảng 9g45 tối, bạo động chấm dứt, đột ngột như lúc bắt đầu. Những bạn trẻ bị thương hoặc đổ máu gượng đứng dậy loạng choạng tìm đường về nhà hoặc đến bệnh viện cấp cứu.
561 người bị thương. Khoảng 120 người bị hốt lên các xe thùng mang đi. Trong xe, họ lại tiếp tục bị đánh.
Một thanh niên nằm bất động trên mặt đường trải đá Đường Narodni. Người ta phủ lên anh một chiếc chăn và sau đó xe cứu thương đến mang anh đi.
Quần chúng giận dữ
Đó là lúc cuộc cách mạng tại Tiệp Khắc bước vào giai đoạn mập mờ, nhập nhằng, thêm chút xuẩn động, có không khí như trong tiểu thuyết Kafka và chuyện anh lính Svejk [của Jaroslav Hasek], pha chất trinh thám kiểu John Le Carre.
Tin đồn thường lan nhanh tại thủ đô các nước cộng sản. Quần chúng tin vào tin đồn hơn là tin tức do truyền thông nhà nước rêu rao. Lần này cũng thế.
Chỉ trong vài tiếng, thiên hạ kháo nhau rằng thi thể nằm lại trên Đường Narodni là sinh viên chuyên toán Martin Smid. Tin đồn chủ yếu xuất phát từ ông Peter Uhl, nhà trí thức phản kháng thuộc nhóm Hiến chương 77, người vẫn cung cấp thông tin của phe đối lập cho báo chí phương Tây mỗi ngày.
Một cô gái tự xưng là Drahomira Drazska và cũng xưng là bạn cũ của Martin Smid cho Uhl biết tin về cái chết kia. Uhl lập tức báo cho Đài Phát thanh Châu Âu Tự do, Đài BBC và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Những đài này tường thuật về cái chết của Smid như một sự kiện xác thực.
Dư luận giận dữ nổ ra trên toàn Tiệp Khắc. Chế độ chối rằng không có ai chết trong vụ bạo loạn, và ngày hôm sau trình làng hai người có tên là Martin Smid, cả hai đều sống nhăn. Một trong hai có mặt tại cuộc biểu tình, xuất hiện trên Đài Truyền hình toàn quốc cho thấy mình bình an vô sự. Nhưng, chiêu này cũng chẳng tác dụng gì. Chẳng ai tin những gì cộng sản nói.
Cuối tuần đó, những cuộc biểu tình khổng lồ tự phát đã diễn ra tại Praha với quy mô chưa từng có. Một cổng vòm trên Đường Narodni nơi nhiều thanh niên bị công an đánh không thương tiếc đã trở thành điểm tưởng niệm, thu hút hàng ngàn người ghé thăm. Có người vẽ một cây thập giá trên tường bên cạnh và nhiều người đi ngang đã thắp nến cầu nguyện tại chỗ.
Sinh viên Dasa Antelova kể: “Tin về cái chết đã thay đổi mọi sự, không chỉ với chúng tôi, mà với cả thế hệ cha mẹ chúng tôi nữa. Cha mẹ chúng tôi đã câm nín từ năm 1968, vì sợ bị đàn áp. Nhưng giờ đây, họ cũng phát rồ lên chẳng khác gì giới trẻ. Các mẹ, cả các bà cụ nữa, đều theo sinh viên và công nhân xuống đường. Có thể nói là vui và rất phấn khích, nhưng ai nấy cũng rất quyết tâm.”
Chính quyền không nghĩ ra được cách phản ứng nào khác, ngoài việc cho bắt giam Peter Uhl vì tội phao tin đồn nhảm.
Âm mưu ly kỳ
Chế độ chia rẽ sâu sắc. Câu chuyện về Martin Smid là bằng chứng. Chiến dịch “thanh kiếm và lá chắn” của Đảng trở thành gậy ông đập lưng ông.
Thường thì thuyết âm mưu các kiểu dễ bị bác bỏ, ngay cả tại Trung Âu dưới thời cộng sản, nơi có đầy dẫy các giả thuyết về mưu mô loại này. Nhưng đôi khi cũng có những âm mưu thật đàng sau các giả thuyết kia. Và đây là một vụ tiêu biểu.
Thực ra thì chính cơ quan mật vụ Tiệp Khắc StB đã ngụy tạo ra “cái chết” của Martin Smid nhằm khích động sự giận dữ của quần chúng để từ đó loại bỏ Tổng Bí thư Jakes, cùng với Bí thư Thành ủy Praha, Miroslav Stepan, cũng như các nhân vật bảo thủ cứng rắn khác và thay bằng những nhân vật cải cách theo kiểu Gorbachev.
Nghe thì có vẻ ly kỳ, nhưng đây không phải là kịch bản một phim trinh thám, mà là một âm mưu có thật với chứng cớ chính xác, được tiết lộ qua một cuộc điều tra do nhà nước hậu cộng sản tiến hành.
Kế hoạch này là chiêu thức của tướng Alois Lorenc, trùm mật vụ StB, và một nhóm nhỏ các thành phần cấp tiến trong Đảng. Sau khi quan sát các diễn biến vừa xảy ra tại Ba Lan và Hungary, họ cho rằng cách duy nhất để khống chế phe đối lập là tìm cách thương lượng ở vị trí kẻ mạnh, vào lúc phe đối lập chia rẽ.
Cùng lúc, có một kế hoạch quan trọng khác, mang mật danh “Wedge”, là xâm nhập phe đối lập và tìm ra nhân vật sẵn lòng thỏa hiệp với phe cộng sản cấp tiến.
Toàn bộ kế hoạch quả là loằng ngoằng, dựa trên phán đoán sai, và hoàn toàn không nắm bắt được bản chất cũng như tính cách của phe đối lập Tiệp Khắc. Tuy nhiên, đó là một kế hoạch táo bạo.
Kế hoạch hành động chi tiết được vạch ra khi StB biết sẽ có cuộc diễu hành lớn của sinh viên nhân ngày tưởng niệm Opletal. Nhân vật trung tâm trong màn kịch này là trung sĩ Ludvik Zifcak, một nhân viên StB trẻ, theo lệnh, anh đột nhập vào hàng ngũ sinh viên chống đối ngầm. Với bài bản đúng kiểu “xách động”, anh là một trong những lãnh tụ sinh viên trong cuộc diễu hành tiến về Nghĩa trang Quốc gia. Và khi cuộc diễu hành kết thúc chiều hôm đó, thì anh là một trong những người mạnh miệng hô to “Tiến về Quảng trường Wenceslas”. Anh biết sẽ có một cái bẫy cài sẵn chờ sinh viên đến. Khi bạo động diễn ra anh tìm cách tránh đòn, rồi giả vờ nằm chết trên đường.
Cô gái tên Drahomira Drazska, người sau này cũng lặn mất tăm, là một mật vụ khác. Cô nhận lệnh đưa tin cho Uhl rằng một sinh viên đã chết.
Liên Xô biết được đến đâu về âm mưu này, hoặc nhân vật Liên Xô nào thực sự biết chuyện? Đến nay, đây vẫn còn là dấu hỏi. Vào lúc công an đang đánh đập sinh viên biểu tình tại trung tâm Praha thì trùm StB, tướng Lorenc, đang ăn tối với trùm mật vụ KGB chi nhánh Tiệp Khắc, tướng Gennady Teslenko, và nhân vật số hai của KGB, tướng Viktor Grushko, người vừa đến Praha mấy ngày trước đó.
Lát sau, họ cùng nhau đến tổng hành dinh StB, một tòa nhà kiếng và bê tông xám u ám trên Đường Bartolomejska, không xa Quảng trường Wenceslas. Nhưng ông trùm StB Lorenc vẫn tiếp khách KGB như bình thường. Điều đó cho thấy Liên Xô không can thiệp trực tiếp vào kế hoạch này. Âm mưu dạng này cũng không phải là loại hành động mà những người thân cận với Gorbachev lúc đó đề bạt, vì rủi ro thì quá cao còn mục tiêu thì lờ mờ.
Những kẻ chủ mưu cũng chọn được ứng viên cho vị trí lãnh đạo, đó là ông Zdenek Mlynar [chồng bà Rita Klimova, nói đến ở đầu chương], người mà họ nghĩ sẽ tiến hành các cuộc cải cách kiểu Mùa Xuân Praha và họ sẽ ủng hộ ông. Nhưng ông Mlynar không còn là người cộng sản từ lâu, ông từng sống nhiều năm lưu vong khá thoải mái tại Vienna, Áo, và cũng chẳng muốn dính líu gì đến âm mưu này.
Thật hiếm có âm mưu nào mà lại phức tạp đến thế, tính toán sai đến thế, và thất bại thảm hại đến thế.
Người Tiệp Khắc không nổi dậy để đạp đổ những quá quắt của đường lối Stalin kiểu mới. Mà họ nổi dậy để thoát ách cộng sản, và đặc biệt thoát ách thống trị của người Nga.
Như trung sĩ “xác chết” Zifcak nói, anh và những kẻ tham gia âm mưu kia chỉ muốn cứu vãn chủ nghĩa cộng sản. Nhưng, thay vì cứu vãn, họ đã góp phần làm nó kết liễu nhanh hơn.
Cách mạng từ nhà hát
Trong khi cuộc cách mạng tưởng tượng đang diễn ra trong đầu các ông trùm mật vụ, thì cuộc cách mạng thật lại diễn ra trên đường phố Praha và trong một nhà hát hình hộp gần Quảng trường Wenceslas, có tên là “Đèn Thần”.
Khi xảy ra vụ sinh viên biểu tình bị đánh thì Vaclav Havel đang ở miền quê Bohemia. Ông trở về Praha vào chủ nhật 19 tháng 11. Ông hiểu rằng khi Bức tường Bá Linh sụp đổ thì chế độ cộng sản Tiệp Khắc cũng sắp đến ngày tàn, nhưng không biết ngày tàn đó sẽ đến vào lúc nào và đến ra sao. Nhưng rõ ràng, nó cần một cú hích.
Khi ông trở về thành phố, thì một nhóm bạn gồm các nhà bất đồng, các nhà hoạt động đối lập đã tụ tập sẵn tại căn hộ chật nhưng lịch lãm của ông nằm bên bờ sông, nhìn ra thấy được Lâu Đài, đầu não quyền lực của chế độ.
Các bạn muốn ông đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh. Và từ phút đó, ông giữ vai trò chủ chốt của cuộc Cách Mạng Nhung. Ông không còn là một  trí thức hay e thẹn và đầy hoài nghi nữa, mà trở thành một người có quyền lực, mạnh mẽ và quyết đoán. Có thể nói ông là một chiến thuật gia chính trị đáng gờm.
Vào lúc đó, với phần lớn dân chúng Tiệp Khắc, Havel vẫn còn là một cái tên xa lạ. Theo lời tiểu thuyết gia Tiệp Khắc Ivan Klima, người biết Havel trong nhiều năm và không phải lúc nào cũng đồng ý với ông thì “Havel chưa được nhiều người biết đến, hoặc người ta chỉ nghe nói ông là con một nhà tư bản giàu có, cũng đã từng vào tù ra khám. Nhưng lúc ấy, khí thế cách mạng bao trùm cả nước đã khiến quần chúng thay đổi thái độ… Trong không khí hừng hực lúc đó, một cá nhân bỗng trở thành biểu tượng cho cảm xúc của quần chúng và đại diện được cho sự phấn khích của đám đông… Chỉ trong vài ngày, Havel đã trở thành biểu tượng của cách mạng, người sẽ dẫn dắt xã hội ra khỏi khủng hoảng.”
Ưu tiên lớn nhất lúc bấy giờ, theo lời Havel kể với cộng sự, là hình thành một nhóm thống nhất, một tiếng nói có thể đại diện cho phe đối lập, để khi thời cơ đến, có thể thương lượng với chế độ về bàn giao quyền lực trong ôn hòa.
Havel nhấn mạnh, việc đầu tiên là phải hợp sức hủy bỏ chế độ toàn trị. Nếu có bất đồng thì bất đồng sau này trong quá trình xây dựng nền dân chủ.
Havel gọi cho Rita Klimova mời bà làm thông dịch viên cho ông trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài. Đó là một bước khôn ngoan. Havel nói tiếng Anh tốt, nhưng với giọng Tiệp khá nặng, và ông tin rằng bà Klimova, với tiếng Anh giọng New York pha Trung Âu cộng thêm sự hóm hỉnh của bà sẽ chinh phục được các phóng viên phương Tây. Và ông đã không sai.
Ông tuyên bố: “Những lý tưởng mà chúng tôi đã lao tâm khổ tứ trong nhiều năm để theo đuổi, và vì đó mà chúng tôi vào tù ra khám, bắt đầu trở thành hiện thực và thể hiện được khát khao chung của người dân.” Cuối cùng thì người Tiệp Khắc cũng đã bắt đầu thức dậy, thoát khỏi trạng thái trì trệ lâu nay.
Diễn đàn Dân sự
Đầu tiên, họ cần một tổng hành dinh. Hôm trước, các diễn viên kịch tại nhà hát đã tuyên bố đình công cùng sinh viên học sinh. Vì vậy, nhà biên kịch của chúng ta đã có thể “đạo diễn” cuộc đấu tranh của ông từ trong lòng một nhà hát. 10 giờ đêm hôm đó, ông vào ở hẳn trong nhà hát Đèn Thần.
Các suất diễn cho vở kịch kinh điển thể loại biểu hiện The Minotaurcủa Friedrich Dürrenmatt được hoãn lại trong khi dân Tiệp Khắc xuống đường lật đổ chính quyền.
Đến nửa đêm, mọi người đồng ý với tên gọi mới, Civic Forum, Diễn đàn Dân sự, và đưa ra loạt tuyên bố và yêu cầu đầu tiên.
Diễn đàn Dân sự công bố mình là “người phát ngôn đại diện cho quần chúng Tiệp Khắc vừa trải qua chấn động sâu sắc vì vụ giết hại dã man sinh viên biểu tình ôn hòa.” Thoạt đầu, họ có bốn yêu cầu:
– Yêu cầu các lãnh đạo cộng sản chịu trách nhiệm đè bẹp Mùa Xuân Praha và đàn áp thời kỳ “bình thường hóa” phải từ chức ngay lập tức, trong số có cựu Tổng Bí thư Gustav Husak, và Tổng Bí thư đương nhiệm Milos Jakes.
– Yêu cầu các Bí thư Thành ủy Praha, Miroslav Stepan, các quan chức chỉ đạo cuộc tấn công vào sinh viên hai ngày trước đó phải từ chức.
– Yêu cầu mở một cuộc điều tra chính thức và độc lập về các cuộc biểu tình ngày 17 tháng 11.
– Yêu cầu thả ngay tất cả các tù nhân chính trị.
Ngay sau khi đưa ra yêu cầu, Havel nói nửa đùa nửa thật rằng đây là lúc Nga sẽ xua quân qua Tiệp lần nữa, chỉ khác là, vẫn theo lời Havel, lần này thì Điện Kremlin sẽ đứng về phía ông nhiều hơn là sát cánh với chế độ cầm quyền.
Biểu tình sau giờ làm việc
Sáu ngày sau đó, tối nào cũng vậy, những cuộc biểu tình khổng lồ đã tràn ngập Quảng trường Wenceslas. Hầu hết mọi người sau giờ làm việc là ra biểu tình.
Cũng giống như những gì diễn ra tại Đông Đức, cuộc cách mạng diễn ra trong trật tự và rất lịch sự. Khi các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đình công để biểu tình thì họ lại sắp xếp thi đấu thêm 90 phút vào chiều chủ nhật, để người hâm mộ không mất trận đấu nào.
Nhạc sĩ Ondrej Soukup nhận xét: “Mỗi ngày trôi qua là một ngày dân chúng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, và đứng thẳng lưng hơn. Tôi có cảm tưởng như tảng đá nặng đè trong lòng suốt 20 năm vừa qua giờ đã được gỡ bỏ. Người Tiệp chúng tôi thấy mình đường hoàng hơn. Chúng tôi đã quá hèn mọn. Nhưng giờ chúng tôi bắt đầu cảm thấy tự hào. Quả là một cảm giác phi thường.”
Công an không động tịnh gì khi đám đông biểu tình mỗi lúc một đông. Vào ngày thứ hai 20 tháng 11, có đến 300.000 người biểu tình, dù trời lạnh như cắt. Thỉnh thoảng tuyết rơi, nhưng tuyết cũng chẳng thể làm nguội bầu máu nóng và lòng khấp khởi hưng phấn của mọi người. Người ta không còn nghi ngại nhau, ngược lại, đó là lần đầu tiên trong hai thập niên họ có kể cho nhau nghe với sự tin cậy về những hy vọng và ước mơ của mình.
Một số diễn văn được đọc lên. Nhưng nhiều hơn nữa là âm nhạc. Ban nhạc rock do nghệ sĩ rất nổi tiếng của Tiệp Khắc, Michale Kocab, một người bạn của Havel, mang cả hệ thống âm thanh đến biểu diễn.
Khi nhạc dứt thì âm thanh nghe được rôm rả nhất chính là tiếng lắc chìa khóa của hàng trăm ngàn người, tiếng lắc leng leng dội quanh quảng trường và lan ra cả trung tâm Praha. Tiếng lắc chìa khóa gửi đến các ông trùm cộng sản thông điệp rằng “Đến giờ rồi! Đi thôi các ông ơi!”
Những cuộc biểu tình khổng lồ tương tự cũng diễn ra tại các thành phố và thị trấn khác trên cả nước, kể cả những nơi như Brno và Ostrava, nơi không hề có hoạt động đối lập chính trị nào trong suốt 20 năm trước đó.
Tại Bratislava, Ủy ban Bảo vệ Người bị Ngược đãi, viết tắt là VONS, tổ chức kết nghĩa của Hiến chương 77, được thành lập từ cuối thập niên 1970 nhưng chỉ có một ít thành viên, nay trở thành chi nhánh trung tâm của Hiến chương 77 tại Slovakia, nơi Alexander Dubcek xuất hiện trở lại như một nhân vật chính trị. Khi ông lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình tại Quảng trường Wenceslas, hầu như cả thành phố đều hoan hô ông vang dội.
Mùi cách mạng và đồng thuận
Bên trong nhà hát Đèn Thần lúc đó lúc nào cũng vang lên âm thanh rì rào của những hoạt động náo nhiệt. Đám đông trong nhà hát cũng thật đa dạng. Như giáo sư Timothy Garton Ash, người có mặt nhiều giờ để tiếp cận, trò chuyện với nhiều người tại chỗ kể lại thì “căn phòng đầy mùi khói thuốc, mùi mồ hôi, mùi áo choàng ẩm và mùi cách mạng!”
Havel đã khéo léo đưa được những con người thuộc nhiều thành phần có quan điểm hoàn toàn đối nghịch ngồi lại với nhau với một mục đích duy nhất: Loại bỏ chủ nghĩa toàn trị. Có những người theo chủ nghĩa Trosky, có người cộng sản cấp tiến, có các nhà bảo vệ môi trường, bảo vệ nữ quyền, các nhà hoạt động Công giáo cánh hữu, các mục sư Calvin, và các nghệ sĩ nhạc rock với ước muốn đơn giản là được tự do sáng tác thứ nhạc mình thích.
Người thì mặc quần jeans, người thì mặc đồng phục công nhân, cứ thế họ đến Đèn Thần một lúc vào giờ ăn trưa hoặc cuối giờ chiều, trước khi trở lại với công việc kiếm sống của mình.
Cũng nên nhắc lại là rất nhiều người trong số này, vào thời kỳ Mùa Xuân Praha 1968 họ từng là luật sư, là nhà văn có tác phẩm được in, là đảng viên cộng sản, hoặc là giáo sư, giới khoa bảng. Họ bị sa thải khi Mùa Xuân Praha bị đàn áp. Giờ đây, họ hoạt động chính trị bán thời gian trong khi vẫn là công nhân, là thợ điện, là nhân viên văn phòng toàn thời gian.
Một trong những nhân vật hàng đầu của Diễn đàn Dân sự là ông Jiri Dienstbier, một người luôn tươm tất và có khả năng sáng tạo đến bất ngờ. Ông từng là một trong những phóng viên nổi tiếng nhất của Tiệp Khắc, một thông tin viên năng nổ cho hãng tin nước ngoài, cho đến khi ông bị sa thải vào mùa thu 1968. Từ đó, ông làm bảo vệ. Giờ đây, nhiều khi đang họp dở dang ở Đèn Thần ông lại phải đi, vì đã đến giờ đốt lò ở tòa nhà ông làm bảo vệ.
Miệng mạnh, chân chùn
Trước sự kiện đang diễn ra, những người cộng sản Tiệp Khắc chia rẽ trầm trọng.
Tổng Bí thư Jakes, Bí thư thành ủy Stepan và những người Stalin cựu trào như Jan Fojtik thì muốn tiếp tục đàn áp thẳng tay bằng công an mật vụ.
Họ định áp đặt thiết quân luật vào sáng 19 tháng 11. Ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Vaclavik còn đề nghị dùng “biện pháp quân sự”, điều xe tăng vào những điểm trọng yếu quanh thủ đô, đặt không quân Tiệp trong tình trạng báo động sẵn sàng tác chiến.
Nhưng những biện pháp vừa kể không còn thực tế nữa vào giai đoạn này. Và đã không hề có bất cứ binh sĩ nào được lệnh rời căn cứ trong suốt thời gian diễn ra Cách Mạng Nhung.
Tổng Bí thư Jakes triệu tập một loạt các phiên họp với phe cứng rắn. Họ đưa ra những đe dọa nghe rợn tóc gáy nhưng chẳng được ai thi hành. Jakes tuyên bố: “Phải lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giật dây. Những âm mưu khích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng với hậu quả khó lường!”
Một người Stalin cựu trào sau này kể lại rằng: “Chúng tôi theo dõi những gì vừa xảy ra tại Bá Linh. Giới lãnh đạo Bá Linh ngồi yên không làm gì cả, và ai cũng biết hậu quả ra sao. Vì vậy, một số chúng tôi quyết tâm phải làm gì đó, bằng được.” Quyết thì quyết, cái khó là Đảng Cộng sản Tiệp Khắc lúc này đang tan rã.
Không phải trẻ con
Sáng thứ tư, ngày 22 tháng 11, Tổng Bí thư Jakes quyết định điều động một lực lượng có tên là “Dân Quân” đến dẹp biểu tình. Đây là quân đội riêng của Đảng, hoạt động bán thời gian, gồm 20.000 quân, được tuyển chọn từ những thành phần tuyệt đối trung thành, phần lớn là công nhân nhà máy, được trả lương ngoài giờ hậu hĩnh để tham gia các hoạt động tự nguyện vào cuối tuần và vài buổi tối mỗi tháng.
Lực lượng này không là một phần chính thức của quân đội hay của hệ thống an ninh quốc gia, nhưng họ được cho là sẵn sàng đứng ra bảo vệ những người cộng sản, như một chỗ dựa cuối cùng. Nhưng, lúc này, cả lực lượng dân quân cũng từ chối cứu Đảng.
Bí thư Thành ủy Stepan cố gắng vận động công nhân và dân quân tại một nhà máy thép lớn ở ngoại ô Praha đến dẹp sinh viên biểu tình. Stepan tuyên bố: “Chúng ta không muốn bị một đám trẻ con chỉ đạo.” Nhưng thay vì đồng tình, đám đông đã la lối đáp lại: “Chúng tôi cũng không phải trẻ con!”
Diễn đàn Dân sự kêu gọi một cuộc tổng đình công ngày thứ hai 27 tháng 11, nhưng theo đúng kiểu của người Tiệp, chỉ trong hai tiếng đồng hồ mà thôi. Từ giữa trưa đến 2 giờ chiều.
Cuộc tổng đình công được dùng như một biểu thị để thăm dò sức mạnh quần chúng. Khi có dấu hiệu cho thấy hầu như tất cả mọi công nhân Tiệp đều đồng ý tham gia đình công, thì ý chí của phe bảo thủ già nua trong Đảng tan thành mây khói.
Phó Thủ tướng Marian Calfa ngồi nghe ý kiến của phe cứng rắn, sửng sốt vì họ không còn thực dụng như trước, không còn có phản ứng như thường thấy, và vì họ không dám quyết định. Ông than vãn: “Toàn bộ guồng máy công an và an ninh nằm trong tay chúng tôi. Vậy mà không ai có đủ dũng cảm, đủ nhạy bén, đủ bản lĩnh, nói chung là đủ những gì cần thiết để dùng vũ lực hoặc thuyết phục người khác rằng dùng vũ lực là cần thiết.”
Không nơi nương tựa
Tổng Bí thư Jakes được một quan chức cao cấp từ Điện Kremlin nói thẳng thừng rằng ông không thể chờ mong gì ở các lực lượng vũ trang Xô-viết, cũng không có bất cứ hỗ trợ chính trị nào để Jakes tiếp tục nắm quyền.
Gorbachev đã cử Valeri Musatov, một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong vai trò Trưởng ban Quốc tế Đảng Cộng sản Liên Xô, đến Praha để quan sát tình hình.
Điện Kremlin muốn có thông tin chính xác, vì theo lời Musatov thì vị đại sứ Xô-viết tại Praha, ông Viktor Lomakin, là người cực kỳ bảo thủ, ông ta không có bất cứ quan hệ nào ngay cả với những người cộng sản cải cách, huống hồ là với phe đối lập. Phái viên Musatov nói: “Ông đại sứ chỉ chăm chăm nói chuyện với cái được gọi là ‘nguồn thông tin sạch’, vốn chẳng có giá trị nào trong tình hình lúc đó.”
Không chỉ thế, Musatov còn làm một việc chưa từng có trong tư thế là một quan chức Xô-viết cao cấp, đó là ông đến họp với Diễn đàn Dân sự tại nhà hát Đèn Thần. Đó là một cú đánh trời giáng dành cho Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và cho cá nhân Jakes.
Quân đội, cúm cách mạng và đài truyền hình
Trên thực tế, có thể nói phe cứng rắn đã giương cờ trắng đầu hàng vào tối ngày 22 tháng 11, khi Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik tuyên bố trên truyền hình rằng “Quân đội sẽ không chống lại nhân dân. Chúng tôi sẽ không can thiệp.”
Lý do thật rõ ràng: binh sĩ sẽ không tuân lệnh cấp trên nếu được lệnh bắn vào người dân tay không.
Qua từng đêm, các cuộc biểu tình lại càng lớn mạnh. Quần chúng lúc này đi biểu tình vừa như đi giải trí, vừa như đi vì khí thế chính trị dâng trào, dù nhiệt độ tại Praha xuống rất thấp dưới không độ vào ban đêm, và một dịch cúm khó chịu, mà người dân gọi vui là “cúm cách mạng”, đang quấy nhiễu người dân thành phố.
Trong lúc Đảng mất dần khả năng kiểm soát thì đài truyền hình nhà nước lại càng táo bạo hơn. Lần đầu tiên đài cho truyền hình trực tiếp cuộc biểu tình đêm thứ tư, dù rằng phút cởi mở ấy rất ngắn ngủi. Ngay sáng hôm sau, công an đột nhập vào đài, sa thải ban giám đốc cấp cao và đặt một tay chân của Jakes, là Phó Thủ tướng Matek Lucan, làm tổng giám đốc. Nhưng nhân viên trong đài vẫn đòi hỏi phải tiếp tục truyền hình trực tiếp biểu tình.
Một thứ bán-kiểm-duyệt quái lạ được các bên đồng ý như sau: Cuộc biểu tình sẽ được truyền hình trực tiếp, nhưng chỉ trong một lúc, sau đó màn hình sẽ tắt để nhạc nhảy vui nhộn nổi lên, trước khi đài tiếp tục truyền hình trực tiếp biểu tình.
Thực ra kiểm duyệt kiểu đó cũng chẳng có tác dụng. Vì như đã diễn ra tại Đông Đức, hầu hết người dân Tiệp có thể bắt sóng các chương trình nước ngoài, và dù không hiểu tiếng nước ngoài bao nhiêu, họ vẫn biết những gì đang xảy ra.
Xúc động và lạc điệu
Cuộc biểu tình xúc động nhất diễn ra vào thứ sáu, một tuần sau vụ sinh viên bị đánh đập.
Đám đông ước tính lên đến nửa triệu người. Bất ngờ, không báo trước, một người lưng hơi khom, nhưng nhìn thân thiện như một người ông đáng kính, với khuôn mặt đường hoàng, sáng bừng, vẫn còn đẹp so với tuổi 68, xuất hiện tại ban-công nhìn ra quảng trường.
Thoạt đầu, ít người nhận ra ông là ai. Rồi họ biết đó chính là Alexander Dubcek [vị Tổng Bí thư khơi mào cho Mùa Xuân Praha 1968, sau đó bị cộng sản thanh trừng] ông vừa từ Bratislava đến Praha buổi sáng hôm đó.
Thế là đám đông gào thét vỡ òa: “Dubcek na hrad, Dubcek na hrad” (“Dubcek về Lâu Đài” có nghĩa là “Chọn Dubcek làm Tổng thống”).
Đó là lúc người hùng của Mùa Xuân Praha tận hưởng giây phút được khẳng định mình, được quần chúng vinh danh. Ông quay sang ôm một người khác cũng có mặt tại ban-công và cũng được quần chúng hò reo chào đón, Vaclav Havel.
Có thể nói đó là một đêm say mê và đầy kịch tính. Dubcek nói năng cứ như hai thập niên qua chưa hề tồn tại, về chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người. Ông nói: “20 năm trước, chúng ta tìm cách cải thiện chủ nghĩa xã hội, làm cho nó tốt đẹp hơn. Trong những ngày tháng đó, quân đội và công an đứng về phía nhân dân, và tôi tin chắc hôm nay điều đó sẽ xảy ra lần nữa.” Quần chúng vỗ tay đáng kể nhưng không sôi nổi như lúc ông xuất hiện.
Nhạc sĩ Ondrej Soukup kể rằng: “Chúng tôi không nghĩ ông ấy vẫn còn là cộng sản. Cũng không thất vọng lắm đâu, dù sao ông cũng là người hùng vì dám đứng lên chống lại ách thống trị của người Nga. Nhưng vào thời điểm này, chúng tôi không tin cộng sản nữa, không muốn nghe ai rêu rao là nếu gặp điều kiện thuận tiện, chủ nghĩa cộng sản sẽ vĩ đại ra sao nữa.” Nhưng đó lại là những gì Dubcek nói trong đêm đó.
Khoảng một giờ sau khi xuất hiện trước công chúng, Dubcek và Havel cùng có mặt trong cuộc họp báo tại nhà hát Đèn Thần.
Một quan sát viên nhận xét rằng vị cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc như vừa bước ra từ một bức ảnh trắng đen cũ kỹ, nói năng những điều cũ kỹ. Ông cứ nói về “khả năng có thể sửa đổi của chủ nghĩa xã hội nếu chúng ta biết tránh xa những sai lầm của nó!”
Havel có vẻ không thoải mái, các nhân vật khác của Diễn đàn Dân sự cũng không thoải mái trước quan điểm của Dubcek. Havel nói: “Chủ nghĩa xã hội là một cụm từ đã mất hết ý nghĩa tại đất nước chúng ta. Cứ nghe tới chủ nghĩa xã hội là tôi liên tưởng đến những nhân vật kiểu Tổng Bí thư Jakes!”
Vừa dứt lời thì một thanh niên mặc quần jeans áo thun đi lên sân khấu, nói nhỏ vào tai Havel và Dubcek, hai ông nghe xong bèn nhìn nhau cười. Tin tức đã được loan đi là Tổng Bí thư Jakes và toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã từ chức.
Tiếng hoan hô vỡ òa điếc cả tai. Ai đó đưa ra một chai rượu Sekt. Dubcek ôm lấy Havel, và Havel nâng ly nói “Nước Tiệp Khắc tự do muôn năm!” Họ uống một hơi cạn ly.
Không một ai trong phòng cầm được nước mắt.
Rocker và Thủ tướng
Các sĩ quan mật vụ StB cao cấp và thành phần ôn hòa trong giới lãnh đạo Đảng cũng tìm mọi cách để thương lượng với phe đối lập.
Thủ tướng Ladislav Adamec, 63 tuổi, người nổi tiếng nhất trong những người cộng sản cấp tiến, chính là người thương lượng với Havel để đưa ra cái kết cho chủ nghĩa cộng sản Tiệp Khắc.
Họ biết mình không thể cứu vãn chế độ, thật ra họ cũng chưa từng tin tưởng chủ nghĩa mà họ đã rêu rao suốt bao nhiêu năm trời.
Có thể nói, Thủ tướng Adamec trước hết là một người mê sự nghiệp, thứ hai là người hay hoài nghi, và thứ ba mới là người cộng sản, mà không phải là kẻ ác. Ông và nhóm thân cận muốn tự bảo vệ mình, nhất là khỏi bị trừng trị nếu phe đối lập lên nắm quyền.
Trước hết, những cuộc thương lượng diễn ra trong bí mật. Adamec không muốn đồng nghiệp biết mình đang nói chuyện với Diễn đàn Dân sự.
Havel cũng chỉ muốn công khai khi biết mình đang thương lượng với đúng người cần gặp và chắc chắn hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Vì vậy, Havel dùng một người đại diện là nhạc sĩ sáng tác Michael Kocab, một người bạn thân, đã gặp Adamec vài lần và biết gia đình ông.
Kocab cao khẳng khiu, 35 tuổi, là ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất Tiệp Khắc. Kocab từ trước đến giờ tuy không quá công khai đã bày tỏ thái độ chính trị, nhưng vẫn tìm được cách để mọi người biết mình cảm nhận thế nào về chế độ. Ông đã khéo léo sống trong vòng pháp luật và ngoài vòng lao lý.
Kocab kể: “Cả hai bên biết cần phải thương lượng, nhưng đều muốn đưa ra những thỏa thuận cơ bản trước đã.” Buổi gặp gỡ đầu tiên, trong vòng bí mật, diễn ra một ngày sau khi Diễn đàn Dân sự ra đời ngày 20 tháng 11. Kocab kể tiếp: “Thật lạ lùng là người ta cần đến một nhạc sĩ để bôi trơn cỗ máy thế này, nhưng đây là Tiệp Khắc mà! Khi Havel biết những người cộng sản sẵn sàng thương lượng, ông hiểu ngay thời của cộng sản đã hết rồi. Nhưng ông vẫn muốn biết họ nghiêm túc đến đâu. Adamec rõ ràng là muốn tiếp tục giữ một vai trò nào đó trong chính trị Tiệp Khắc, và việc nói chuyện với Havel là cách duy nhất để Adamec đạt mục tiêu này.”
Kocab gặp kín nhóm cộng sản cấp tiến vài lần. Ông sắp xếp để hai bên gặp chính thức vào chủ nhật 26 tháng 11, và cuộc họp đã diễn ra với một nghi thức khá khôi hài: Havel và Adamec, cả hai đều cười gượng gạo, ngồi đối diện nhau tại một chiếc bàn đông người, trong căn phòng chật chội, đầy khói thuốc. Hai người đứng lên gần như cùng lúc, với cùng suy nghĩ. Rồi Havel nói: “Chào ông, ta chưa gặp nhau bao giờ, tôi tên Havel.” Adamec đáp: “Chưa, chưa bao giờ. Tên tôi là Adamec.”
Vài ngày sau, thương lượng nghiêm túc về việc chuyển giao quyền lực trong ôn hòa đã diễn ra, trong khi đám đông khổng lồ vẫn tiếp tục chiếm ngự đường phố Praha.
Trong hai tuần tiếp theo, những người cộng sản hứa sẽ tổ chức bầu cử tự do vào mùa xuân sắp tới. Họ cũng hủy bỏ “vai trò lãnh đạo của Đảng” cũng như hầu hết các nguồn tài lực mình nắm giữ, và Husak cũng từ chức Chủ tịch nước.
Adamec tìm cách vớt vát một vị trí nào đó cho sự nghiệp của mình nhưng đã thất bại thảm hại. Vì đám đông đã trở nên vô cùng lớn, các cuộc biểu tình được chuyển từ Quảng trường Wenceslas tới Công viên Letna, ngay cạnh trung tâm thành phố.
Adamec xuất hiện ngay cuộc biểu tình đầu tiên tại công viên, vào đêm trước khi các cuộc thương lượng bắt đầu. Trước đó, ông đã tự thêu dệt mình như một nhà cải cách vĩ đại, vì vậy, quần chúng hoan hô ông nhiệt liệt trước khi ông bắt đầu nói.
Câu đầu tiên, ông tuyên bố chính quyền đã chấp nhận các yêu sách của Diễn đàn Dân sự, và ông được hoan hô tưng bừng. Nhưng rồi ông bắt đầu “nhưng, nhị”, nói tới các các điều kiện này kia. Trên thực tế thì ông không hề hứa hẹn điều gì, và như ngựa quen đường cũ, ông bắt đầu dùng ngôn từ Mác-Lê khi diễn thuyết. Ngay lập tức, ông bị quần chúng la ó phản đối kịch liệt, đến độ ông phải rời bục phát biểu và được đưa đi ngay để bảo tồn tính mạng.
Khởi đầu mới
Mặc dù Havel không có vai trò gì chính thức nhưng trên thực tế, thành phần chính quyền mới được công bố vào ngày 7 tháng 12 là do ông lựa chọn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ là nhà bất đồng chính kiến người Slovak, cũng là nhà vận động dân quyền, ông Jan Carnogursky, công việc mới của ông là chỉ huy sở mật vụ, dù chỉ vài ngày trước đó ông còn bị giam giữ ở ngay sở mật vụ.
Bác nhà báo kiêm bảo vệ Jiri Dienstbier thì được chọn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Vị trí Thủ tướng thuộc về Phó Thủ tướng của chế độ cộng sản cũ, ông Marian Calfa. Havel giải thích rằng đất nước Tiệp Khắc cần một số người có kinh nghiệm điều hành chính quyền, cũng như cần một số trí thức. Havel nói “Calfa làm được việc” trong khi cộng sự của Havel tỏ vẻ nghi ngại.
Havel dễ dàng đánh bại Dubcek để được chọn vào ghế Tổng thống. Thực ra thì cũng chẳng có một cuộc đọ sức nào đúng nghĩa giữa hai ông. Vì ngay từ đầu tháng 12, khi các chiến thuật gia của Diễn đàn Dân sự bắt đầu tính toán đến ứng viên tiềm năng thì gần như không có bất cứ tranh cãi hay bất đồng nào. Kể cả người theo phái Trosky, Petr Uhl, và người Công giáo bảo thủ, Vaclav Benda, cũng đều nói một điều như nhau, gần như cùng lúc: “Phải là Vaclav Havel thôi.”
Dubcek tuy được đông đảo quần chúng kính trọng, nhưng càng lúc càng có vẻ lỗi thời. Ông trở thành phát ngôn viên Quốc hội.
Có thể nói vui rằng Havel đã điều động cuộc cách mạng, và cuộc chuyển giao quyền lực ngay sau đó, giống như điều động một vở diễn lớn trên sân khấu chính trị.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra