Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33194 times)
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #210 - 03. Aug 2011 , 00:03
 



...

Lá cờ chính nghĩa


Quang Vinh (danlambao)- Phiên tòa sáng nay buộc tội người anh hùng yêu nước Hà Vũ và quyết định giam cầm 10 năm với anh quả thật nặng nề. Tuy nhiên, trong cuộc chiến bảo vệ dân tộc nào cũng vậy, những người đi đầu giương cao ngọn cờ chính nghĩa bao giờ cũng lãnh nhận những trận mưa đạn thù tấp tập.


Thế nên những người như Cha Lý, Hà Vũ, Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên... phải hy sinh bản thân và tự do cũng là lẽ thường trong một cuộc chiến dành tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Cái giá họ phải trả bằng tù đày khổ ải vì chính nghĩa là điều chúng ta phải suy nghĩ.

Ở chế độ thực dân hay chuyên chế nào cũng vậy, nó luôn có những mánh khóe ru ngủ người dân tựa như ngày xưa khi người pháp đô hộ dân ta đã cho bài bạc, hút sách tự do vv... Còn hiện nay vô vàn những thứ làm dân ta quên đi trách nhiệm đối với dân tộc, lòng yêu nước bị thui chột tựa như "Cứ lo làm kiếm tiền đi, mọi chuyện đã có người khác lo, kể cả chuyện bị xâm lấn bờ cõi"! Nói như thế mà nghe được ư? Ngày xưa khi kháng chiến chống Pháp, hô hào kêu gào yêu nước, xin xỏ người dân đóng góp tiền của, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp, trai gái đều được động viên bám lấy thủ đô, lập chướng ngại vật cản đường giặc cướp nước. Đến thời chống Mỹ nhà nào có con trai con gái đều được huy động đưa vào chiến trường khốc liệt. Mà sức mạnh của người Pháp người Mỹ thì ai củng biết, hiện đại và mạnh mẽ. Nhưng chúng ta vẫn dành lại được Việt Nam.

Còn hôm nay bọn Trung Quốc bá đạo rắp tâm xâm lược dân tộc ta ra mặt, với vô vàn thủ đoạn từ bạo lực, chính trị, kinh tế... Nhưng tại sao tất cả không được ai lên tiếng phản kháng? Những chính quyền cộng sản, vấn đề an ninh họ rất chặc chẽ con kiến củng không thể lọt qua. Đâu phải họ không thấy cái họa xâm lăng từ Trung Quốc? Nhưng họ im lìm và cấm 700 tờ báo của họ đưa  tin, vì không muốn người dân biết. Những ai biết và hiểu được mối họa ấy mà lên tiếng thì liền bị bắt như anh Điếu Cày cách đây vài năm khi phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Đông.

Chúng ta nhớ lại khi cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ngày trước khắp nơi phố phường đầy rẫy băng rôn "Đả đảo bọn bành trường bá quyền Bắc Kinh"! Tất cả các tờ báo đều chửi rũa bọn Tàu không tiếc lời, biếm họa chống Trung Quốc đầy trên báo và giăng mắc khắp nơi.

Nhưng tại sao bây giờ mọi sự chống xâm lược bá quyền Bắc Kinh, đều là có tội, bị tù tội, đày ải, đàn áp không nương tay? Dù việc Bắc Kinh đe dọa biển đảo, và đòi dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn là có thật! Chính cái sự khó hiểu này làm người dân đâm ra lo lắng cho cái chế độ mà họ đang góp tiền nuôi sống nó! Cũng không trách được dân khi họ nghi ngờ về điều này. Cộng thêm việc cắt Ải Nam quan, Thác Bản Giốc... cho giặc, và có quá nhiều ưu đãi trong khai thác các nguồn tài nguyên vốn ít ỏi của dân tộc!
Cho nên thiết nghĩ sự nghi ngờ của người dân về việc nhà cầm quyền hiện nay làm tay sai cho Trung Quốc củng không phải vô lý.

Chúng ta những người dân nước Việt nên dành chút thời gian suy gẫm về tương lai tổ quốc, hãy tự lập luận và trả lời cho bản thân, hãy làm gì đó trước khi quá muộn! Ông bà ta vẫn có câu truyền tụng như lời dạy con Hồng cháu Lạc "Nước mất nhà tan". Chỉ bốn từ nhưng nó nói rất đủ đầy cho cái giá phải trả khi mất nước.


Mấy hôm nay bên Tân Cương người Duy Ngô Nhỉ bao nhiêu người bị xử bắn mà không nêu tội danh vì không chịu sự thống trị của Trung Quốc! Thế mới thấy sự nguy hiểm của Trung Quốc!


...
Quang Vinh (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com


Back to top
 
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Suy Ngẫm
Reply #211 - 18. Aug 2011 , 05:41
 


PHỎNG VẤN THƯỢNG ĐẾ

Có một lần, tôi mơ thấy được phỏng vấn Thượng đế.
- Con muốn phỏng vấn ta à? Thượng đế hỏi.
- Nếu Ngài có thời gian.
Người mỉm cười:
- Thời gian của ta là Vĩnh cửu ... Con muốn hỏi ta điều gì?
- Điều gì ở Con Người khiến Ngài ngạc nhiên nhất?
Thượng đế trả lời:
- Con người nhàm chán tuổi thơ, vội vã lớn lên, rồi lại mơ ước được trở lại làm trẻ nhỏ.
- Họ tiêu phí sức lực để kiếm tiền, rồi lại tiêu tiền để phục hồi sức khỏe.
- Họ nghĩ nhiều tới tương lai mà quên đi hiện tại, để rồi chẳng sống ở hiện tại mà cũng chẳng ở tương lai.
- Họ sống như sẽ chẳng bao giờ chết, và chết dần như chưa từng được sống.
Rồi Người nắm tay tôi, im lặng ...
Tôi lại hỏi:
- Thượng đế tạo ra muôn loài, Ngài muốn chúng sinh ghi nhớ những bài học nào trong cuộc sống?
Thượng đế trầm ngâm:
- Hãy nhớ rằng không bao giờ có thể bắt ai đó phải yêu mình. Chỉ có thể tự làm cho mình trở nên đáng yêu thôi.
- So kè mình với người khác là điều không tốt.
- Hãy học cách tha thứ, và tập tha thứ.
- Hãy nhớ rằng để làm tổn thương ai đó chỉ cần có vài giây ngắn ngủi, nhưng để chữa lành vết thương đó phải cần tới hàng năm dài dằng dặc.
- Hãy hiểu rằng người giàu không phải là người có tất cả mọi thứ, họ chỉ là người ít thiếu thốn hơn thôi.
- Cần biết rằng, có nhiều người yêu mến mình, nhưng họ chưa biết cách bộc lộ ra.
- Khi cả hai người cùng nhìn vào một sự việc, sự nhận biết có thể sẽ không giống nhau.
- Tha thứ lẫn nhau chưa đủ, mà còn cần phải tự tha thứ cho chính mình nữa.
" Cám ơn Ngài đã bớt chút thời gian!"- Và tôi rụt rè:
- Ngài còn điều gì muốn gửi tới chúng sinh không ạ?

Thượng đế cười đáp:
- Hãy nói với họ rằng Thượng đế ở đây vì họ ... mãi mãi!





Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #212 - 18. Aug 2011 , 06:33
 
NS Lê Dinh lên tiếng về sự kiện: " Nghĩa tử nghĩa tận "


   Phải Lên Tiếng, Đừng Im Tiếng

"Nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi không biết thành ngữ này từ đâu mà có, nhưng tôi thấy nó sai quá chừng, hoặc là con người làm cho nó sai vì cố tình diễn tả lệch lạc đi. Chết là hết. Vâng, đúng chết là hết chứ còn gì nữa. Chết là hết thở, chết là thân xác không còn ai trông thấy nữa vì nằm sâu dưới đất, hoặc được đốt thành tro bụi, hoặc được đem lên núi nuôi sống chim ưng… Nhưng có những cái chết người đời không dễ gì quên được, của những người danh tiếng, dù tiếng tốt hay tiếng xấu.

Ngày xưa, lúc còn nhỏ, khoảng năm 1943-1944, khi đi ngang qua "Nhà việc" Gò Công, tức là tòa Thị chính bây giờ, thì tôi thấy có một tượng đài to lớn, rất oai nghi, với hình một người mặc quân phục trắng, tay cầm gươm nhìn ra sông. Tôi không biết tượng này được đặt tại đây từ khi nào? Ở phía dưới tượng đài có ghi "Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (1840-1877)". Thấy thì thấy vậy, chứ tôi không tìm hiểu coi ông này là ai mà được người Pháp nể trọng, phong chức "Lãnh binh" như vậy. Về sau này tôi mới biết đó là chức vụ cao nhất về quân sự của một tỉnh thời Pháp thuộc. Mỗi ngày, nhìn mãi tượng đài uy nghi đó, tôi đâm ra mến phục và kính phục người mặc áo trắng cầm gươm này. Đến năm 1945, một hôm đi ngang qua tượng đài Lãnh binh Tấn, tôi thấy không còn bức tượng nữa mà phía dưới đất ngay đó, là một đống gạch vụn, đổ nát, tượng gảy cổ, chân nằm một nơi, tay nằm một nẻo.

Về sau, khi vào Trung học Gò Công, tôi mới tìm hiểu và được biết tượng Lãnh binh Tấn do người Pháp dựng lên tại cuộc đất quan trọng bậc nhất này của thành phố Gò Công là để ghi công một người tên Huỳnh Công Tấn. Người này vốn là một thuộc hạ của ông Trương Công Định, một lãnh tụ chống Pháp thời vua Tự Đức, nhưng bị ông Trương Công Định sa thải vì nhiều việc bê bối của ông ta. Tức mình, ông ta lên Saigon, đầu thú với người Pháp và ngày 19-08-1864, ông ta dẫn quân lính Pháp về làng Kiểng Phước (Gò Công) để phục kích và bắn ông Trương Công Định trọng thương tại Đám Lá Tối Trời. Biết không còn chống cự được nữa, ông Trương Công Định tự sát.

Nếu đem câu "Nghĩa tử là nghĩa tận" ra áp dụng cho trường hợp này, tôi thấy không đúng vào đâu cả. Nếu chết là hết, không ai được nói gì đến người chết nữa, thì cái tên "Lãnh binh Tấn" này cũng không ai đụng tới. Nhưng ác hại thay, mỗi lần người đời nhắc nhở tới ông Trương Công Định thì thường hay có tên phản thầy, phản chú "Lãnh binh Tấn" đi kèm. Nếu nói "nghĩa tử là nghĩa tận" thí một tên cướp giết người, khi nó chết rồi thì để nó yên sao? Vậy thì chúng ta rút ra bài học gì cho hậu thế? Cứ ăn cướp đi, cứ giết người đi, khi chết thiên hạ không còn nói tới nữa!

Về chuyện Nguyễn Cao Kỳ cũng vậy. Vài kẻ lỡ "ăn cơm chúa phải múa tối ngày" dựa vào câu "nghĩa tử là nghĩa tận" để bảo thiên hạ thôi đừng nói gì đến NCK nữa, để lịch sử phán xét. Lịch sử là ai vậy? Chừng nào phán xét? Tại sao xã hội không phán xét bây giờ, ngay bây giờ để lấy đó làm bài học dạy cho con cháu chúng ta cách sống ở đời, cư xử nhau cho phải phép, không đàng điếm, không lừa thầy, không phản bạn, không mạt sát đồng hương, không kích bác đồng đội, không khiếp nhược bợ đỡ kẻ thù, không hèn hạ tìm miếng đỉnh chung…

Viết đến đây, tôi lại nhớ vào năm 1965, tôi được một người bạn thân lúc còn học ở Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) là Nguyễn Thanh Lịch rủ vào câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc ở Tân Sơn Nhất để xem một màn vũ thật đặc biệt, có một không hai ở VN. Nguyễn Thanh Lịch, quê ở Bến Tranh (Mỹ Tho) lúc đó là phi công trưởng của Công ty Hàng Không Việt Nam, thường xuyên lái máy bay hàng không dân sự qua Đài Bắc và Hồng Kông. Năm 1974, Lịch tử nạn khi bị không tặc ở Phan Rang.

Được Lịch rủ, tôi cũng ham hố, muốn vào câu lạc bộ này để xem coi thế nào. Hơn nữa, mình là một dân sự, làm sao có dịp để vào câu lạc bộ nhà binh không quân này. Ngàn năm một thuở, dịp may hiếm có, tôi liền tháp tùng Nguyễn Thanh Lịch vào câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc và được xem một màn thoát y vũ của một cô gái Đài Bắc với những trò luyện tập hiếm có, dùng nội công để điều khiển "bộ phận" của cô ta như hút thuốc, thổi tắt ngọn đèn sáp, giữ thật chặt trái ping-pong trong "người", hoặc dùng "nó" để cầm bút viết chữ “Good luck” trên một tờ giấy và đưa tờ giấy đó cho khách giữ làm kỷ niệm v.v... Lịch cho tôi biết rằng, ông Tướng (tức Nguyễn Cao Kỳ) phải cho máy bay riêng từ Saigon qua Đài Bắc để rước cô này về trình diễn một đêm duy nhất ở CLB Huỳnh Hữu Bạc và sáng mai cũng sẽ đưa cô ta trở về Đài Bắc.

Bây giờ nghĩ lại - không hiểu thuở đó tại sao tôi không nghĩ - tôi thấy không ổn chút nào. Năm 1965, nghĩa là sau cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm 2 năm, đất nước đang lúc gặp nhiều xáo trộn, thù trong lẫn giặc ngòai. Thế mà những kẻ uy quyền, ăn trên ngồi trước thiên hạ, đua đòi ăn chơi sa đọa kiểu đó... như vậy mất nước là phải.

Vịn vào thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” để bảo chúng ta phải im lặng để yên cho người chết, để yên cho kẻ cướp, để yên những kẻ vô luân, vô đạo thì vô tình chúng ta sắp chung những anh hùng và những kẻ không ra gì vào chung một danh sách. Thế thì ngày nay không ai dám nói tới Lãnh binh Hùynh Công Tấn nữa sao? Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Những vị anh hùng ngày xưa cũng như những anh hùng thời đại như Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn…, chúng ta cũng quên hết sao? Chết là hết, không được nói tới nữa sao?. Anh hùng cũng như tướng cướp, tướng cướp cũng như anh hùng, khi đã chết. Như vậy có công bằng không? Luân lý, đạo lý ở đâu, sao không rút ra từ đó những những bài học để cho con cháu chúng ta sau này biết để mà lấy đó làm gương, giữ mình.

Thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” không nên đem ra áp dụng không đúng chỗ. Đấy chỉ là một lối nói lấp liếm cho qua, vì thiên hạ đuối lý nên đem ra dùng, khi không còn biện thuyết nào nữa để bênh vực những người mà họ không còn lý do, chữ nghĩa gì để bênh vực được nữa.

*Nhạc Sĩ Lê Dinh
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #213 - 19. Aug 2011 , 11:42
 
Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc



Sinh viên Lê Trung Thành, ngoài 20 tuổi, người đã bay qua Thái Lan trước đây để chống ngọn đuốc Olympic 2008. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong nước, bị nhồi sọ nhưng tuổi trẻ ngày nay với internet đã không còn "ngu" như tôi ngày trước. Đọc bài này mới thấy rằng các em bây giờ đã hiểu hết.

Đài Loan 13/03/2009

- Viết cho “bác” ở dưới địa ngục để báo cho “bác” biết dù tôi đã bị Đảng của “bác” nhồi sọ suốt 2 chục năm nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo.
- Viết cho dì của tôi đang vất vã kiếm kế sinh nhai nuôi đàn con nhỏ.
- Viết cho dượng của tôi đang ngày đêm canh giữ trên hòn đảo Trường Sa “còn sót lại”.
- Viết cho anh chị tôi đang hăng hái dấn thân “vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.
- Viết cho bạn tôi tốt nghiệp đại học loại khá, thất nghiệp, đóng tiền nhà thì hết tiền ăn, muốn ăn thì hết đóng tiền nhà.
- Cũng viết cho bạn tôi, con một gia đình quan chức giàu có nhưng đang sống mất phương hướng trong xã hội lộn ngược này.
- Và viết cho thằng em tội nghiệp của tôi đang ngồi trên ghế nhà trường, miệng đọc ê a, mặt mày ngơ ngác.
...

Ngày mùng 02/09/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố “độc lập” để rồi hàng năm vào cái ngày tối tăm đó đất nước mình dẫu đói nghèo vẫn phải oằn mình tổ chức “quốc khánh” rình rang tốn không biết bao nhiêu là tiền của, phô diễn cờ hoa rợp trời, quan chức đua nhau đọc diễn văn với các bữa tiệc xa xỉ vô tội vạ, cùng lúc đó thì hàng triệu người khác đang còng lưng trên những cánh đồng cằn cỗi với cái bụng đói meo, tất cả chỉ với một mục đích ca ngợi sự vẽ vang của Đảng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp dành “độc lập” cho dân tộc.

Nhưng giờ đây nhân loại đã bước vào kỹ nguyên tin học với tốc độ truyền tải thông tin vô cùng khủng khiếp mà chắc chắn ông Hồ không thể nào tưởng tượng nỗi, người Việt Nam giờ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều “thông tin ngoài luồng”, nhiều anh chị mặt đỏ bừng bừng khi vô tình đi lạc vào một “website phản động” nào đó, một người bạn cũ còn kín đáo gởi tin nhắn vào blog của tôi với nội dung như sau: “lâu rồi mới vô đọc blog của mi, phản động quá, tau không có đủ can đảm để đọc hết bài nữa, lo học đi mi, việc nước đã có nhà nước lo ”. Và nhiều lần tôi đã cố giải thích cho bạn tôi hiểu rằng thực ra sau mùng 02/09/1945 nước ta không hề có độc lập, đó chỉ đơn giản là việc thay thế Chủ Nghĩa Thực Dân bằng Chủ Nghĩa Cộng Sản, mà chính ông Hồ là tay sai và lá cờ đỏ sao vàng mà ông ta mang về ngang nhiên bay trên bầu trời nước ta từ đó. Bài học năm xưa, lợi dụng người dân ít học ông Hồ đã khéo léo che đậy Chủ nghĩa Cộng Sản bằng cách kích động lòng yêu nước, bao nhiêu triệu người đã bỏ lại tuổi thanh xuân trong cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, chữ “cứu nước” là chữ linh thiêng nhất của Dân Tộc chúng ta vì nó gắn liền với suốt chiều dài lịch sử của Dân Tộc. Vì hai chữ đó người Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả.

Nhưng than ôi, tất cả đã bị lừa và ngày hôm nay vẫn tiếp tục bị lừa. Dân tộc ta đâu thiếu người tài, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Huỳnh Phú sổ ... nhưng chỉ có Hồ Chí Minh là người gặp thời, thời của quỷ, chính xác là thời “quỷ đỏ” lộng hành, với tham vọng nhuộm đỏ cả địa cầu. Chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như ngày hôm nay khắp hoàn vũ này nước nào cũng bị áp bức bởi Chủ Nghĩa Cộng Sản thì sẽ ra sao ? Xin thưa tất cả hơn 6 tỷ người sẽ sống trong “ thế giới đại đồng”, lúc đó kinh đô ánh sáng Paris sẽ tăm tối như Bắc Hàn, và người dân Newyork cũng sẽ chèo thuyền đánh cá trên phố giống như Hà Nội của chúng ta. Tất cả sẽ bình đẳng, ai sinh ra cũng đói khổ như nhau, ai cũng mất nhân quyền như nhau, cũng được Đảng nhồi sọ như nhau, sẽ không còn ai ganh tỵ ai, tất cả sẽ không còn đấu tranh, cứ như thế sinh ra làm nô lệ, không chết vì già thì cũng chết vì kiệt sức. Đó là viễn cảnh một trái đất màu hồng của máu và nước mắt.

Chính vì hiểu được hiểm hoạ đó nên nước Mỹ với vai trò là một siêu cường có trách nhiệm phải đi tiên phong lãnh đạo các nước khác trong việc chặn đứng sự bành trướng của khối Cộng Sản trên thế giới, thế nên việc “ngụy Hồ” kêu gọi “chống Mỹ cứu nước” trên thực chất phải được hiểu đúng đắn là chống Mỹ cứu Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chỉ có người dân quê thật thà chất phác là mù quáng tin theo những khẩu hiệu ngụy tạo đó, và có lẽ nếu tôi sinh ra dưới xã hội miền Bắc vào thời đó tôi cũng sẽ yêu nước mù quáng, sẽ cầm súng đi đánh Mỹ, sẽ nuôi giấu cán bộ, sẽ liều chết trong các cuộc xung phong, và nếu không bỏ mạng thì sẽ may mắn được sống cuộc sống ‘hoà bình” với tay cụt, chân cụt, đang ngồi chờ khách bơm xe ở dọc đường, hay về nhà đi cày với mảnh ruộng bé hơn hồi còn chiến tranh, vì hoà bình rồi thì người ta biến nó thành sân gôn hay các khu rì sọt để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, rồi đời sống quá khổ, quá oan ức tôi cũng sẽ đi khiếu kiện như bao người khác, tôi sẽ kêu “thủ tướng ơi cứu dân”, “quốc hội ơi cứu dân”, đến một lúc kêu hoài chúng nó không nghe thì có khi với bản tính ngông cuồng cộng với việc hết đường sống, tôi lại đánh bom cảm tử cũng nên ... Chính vì thế nên tôi muốn nói rằng nếu không có lá cờ đỏ của ông Hồ mang về thì sẽ không có quá nhiều bi kịch trên đất nước như ngày hôm nay. Tất nhiên lịch sử không bao giờ nói nếu.

Và ngày 30/04/1975, là ngày mà triệu người vui, triệu người buồn, nhưng triệu người vui kia thì cũng mếu máo không lâu sau đó. Từ đây nửa nước Việt Nam tự do đã chìm vào biết bao nhiêu khổ đau mà kể cho hết. Vết thương lịch sử này ngoài trách nhiệm của người Việt, cũng không thể không nhắc đến việc Mỹ đã phản bội đồng minh, vì cục diện chính trị lúc đó và vì chiến lược lâu dài, Mỹ đã để cho màu đỏ của máu loang lổ trên khắp miền Nam sau khi ký kết hiệp định Paris 1973, hiển nhiên Mỹ không thể thả nổi cho khối Cộng Sản bành trướng sang đến Mỹ nhưng ở một chừng mực nào đó vì lợi ích của nước Mỹ được cân nhắc kỹ càng thì Mỹ sẳn sàng thoả hiệp với Cộng Sản cho dù thoả hiệp đó sẽ giết chết hàng triệu người hay cả một dân tộc khác. Gần đây nhất trong bộ phim “Việt Nam Việt Nam“ của đạo diễn John Ford được công bố sau 37 năm bị giấu kín, thượng nghị sĩ Ronald Reagan đã thừa nhận ".. chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hoà bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thệ hệ sinh tại Viêt Nam về sau". Mỹ đã thua Cộng Sản trên chiến trường Việt Nam, nhưng trên chiến trường thế giới thì Mỹ đang thắng sau khi một loạt khối Cộng Sản Đông Âu và Nga Xô xụp đổ, đến trong tương lai gần thì Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Cộng cũng sẽ chịu chung số phận với ông tổ của chúng mà thôi.

Biết chắc chắn là Cộng Sản phải đến hồi suy vong nhưng cái hậu quả của nó để lại sau 33 năm hà hiếp dân tộc mới ghê gớm thay, biết bao nhiêu năm nữa mới phục hồi được môi trường sống đang bị phá hoại, bao nhiêu năm nữa mới cải thiện được nòi giống đang ngày một bệnh hoạn, và bao nhiêu năm nữa mới làm sáng lại đạo đức nhân phẩm của người Việt khi ngày một băng hoại. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng, tiếc cho cơ hội được sống tự do hạnh phúc của người Việt đã vỡ tan tành, tiếc cho những ai chưa từng và đã từng được “ghé bến sài gòn, là nơi du khách dập dồn từ 5 châu tới viếng thăm thủ đô, dòng sông chen chúc tàu đò, ngựa xe buôn bán hẹn hò, người dân no ấm sống đời tự do”, tự do thì đã mất,tiếc nuối cũng đã muộn, mong sao con cháu thế hệ sau sẽ khắc cốt ghi tâm bài học của một nước nhược tiểu phải gánh chịu.

Sau mùng 02/09/1945, ông Hồ đã đưa đất nước vào con đường khánh kiệt với những cuộc chết chóc triền miên chỉ vì ích kỷ thủ đắc riêng cho cái bản ngã đầy ắp tính man rợ của Quốc Tế Cộng Sản. Ở thời chiến thì người dân chết theo kiểu của thời chiến, nay thời bình thì chết theo kiểu thời bình, ví như giết “cường hào ác bá” trong cuộc cải cách ruộng đất, thảm sát hàng ngàn người dân vô tội ở Huế trong trận Mậu Thân, hay trên đại lộ kinh hoàng Việt Cộng đã hả hê mở một bửa tiệc thịt người khi nả đại pháo 130 ly và hoả tiễn 122 ly vào người dân Quảng Trị đang rồng rắn kéo nhau dài hàng chục kilômét vào Huế để lánh nạn Cộng Sản, còn giờ đây thì người dân mất đất mất ruộng đói mà chết, ra đường sập hố ga hay xe đụng mà chết, ăn uống ngộ độc mà chết, đi làm giấy tờ bị hành lên hành xuống tức mà chết ... & ... rất nhiều kiểu chết và cứ ở đâu có Cộng Sản thì ở đó có phi lý, có bất công, có mùi tanh của máu, có xú uế của xác người nên người ta còn gọi cờ đỏ sao vàng với một cái tên dễ nhớ khác : Cờ Máu.

Ngày hôm nay vui mừng lắm khi ngày càng có nhiều người trẻ yêu nước chống Cộng quyết liệt, nhiều người không chống Cộng nhưng cũng yêu nước quyết liệt, nhưng tất cả nên là những người chịu khó tìm hiểu lịch sử trước đã.

Hãy nhìn xem cả thế giới đều rùng mình khi nghe nhắc đến Chủ Nghĩa Cộng Sản, và Quốc Tế Cộng Sản bị toà án thế giới lên án với tội ác chống lại hoà bình thế giới, tội ác chiến tranh, và tội ác chống lại con người. Những năm gần đây người Tàu Tự Do đã ra mắt tác phẩm Cửu Bình (9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Tàu), tác phẩm đã phơi bày những tội ác những cuộc giết người man rợ mà Trung Cộng đã gây ra và vạch trần bản chất lưu manh tà giáo, phản con người, phản vũ trụ của Chủ Nghĩa Cộng Sản, người đọc sẽ không khỏi kinh hoàng và thương cảm cho dân tộc Trung Hoa luôn vổ ngực xưng hùng xưng bá giờ đây thê thảm đến như vậy, thật là khủng khiếp khi nhận được con số thống kê của thời báo Đại Kỷ Nguyên từ ngày 03/12/2004 cho tới nay 13/03/2009 chỉ vỏn vẹn 4 năm 3 tháng mà đã đã có 51.193.607 người ký tên ủng hộ việc dẹp bỏ Đảng Cộng Sản, tính ra trung bình một ngày gần 10 ngàn người thức tỉnh, điều đó như như báo trước cái chết của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên đất nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian. Còn ở Nga từ sau năm 1991 đã thay lá cờ búa liềm bằng lá cờ ba sọc trắng xanh đỏ có từ thời Nga Hoàng, những tượng đài Lênin đã bị tháo bỏ, viện Lênin nay đã đổi tên là Medical Biological Technologies, và nước Nga đã có kế hoạch sẽ mai táng cái xác ướp Lênin vào năm 2010, trong khi ở Việt nam thì trẻ con cứ thắc mắc rằng “ ông Lênin ở nước Nga, sao ông lại đứng vườn hoa nước mình ...”, tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, hội hoạ, văn thơ, phim ảnh, âm nhạc ... “trăm hoa đua nở” thoả sức vạch trần tội ác Cộng Sản cho người dân được biết, người ta cũng đã đưa tội ác của chủ nghĩa cộng sản vào chương trình giáo dục học đường và rất nhiều lần trong những tiết học các em bé đã phản đối kịch liệt vì cho rằng làm sao mà con người có thể đối xử với nhau còn tệ hơn cầm thú như thế được ?! Thầy giáo chỉ biết nhăn mặt mỉm cười, đã qua rồi các em yêu mến ! qua rồi “thời đại của những lời nói dối tuyệt vời”.

Tôi nêu lên những điều này vì muốn nói rằng xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ phải trãi qua những giai đoạn y như thế, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam, quốc ca sẽ không còn “xây xác quân thù”, lăng Hồ Chí Minh sẽ bị phá bỏ, tiền Việt Nam sẽ phải có hình hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... tất cả 64 tỉnh thành mỗi tỉnh sẽ có một viện bảo tàng tội ác Cộng Sản, cả Dân Tộc sẽ bừng tỉnh, cả Dân tộc sẽ xót xa đau đớn chen lẫn hạnh phúc trước quá nhiều sự thật sẽ được phơi bày, tất cả sẽ phải tiếp tục đấu tranh lâu dài và gam go trước là để lập lại trật tự xã hội, sau là để hoàn thiện dần dần nền dân chủ mà những nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản đã bỏ quá xa rồi. Càng nhìn lại lịch sử rồi đối chứng với hiện tại thì tôi lại càng căm phẫn tột cùng, khi gần 40 ngàn người Việt Nam đã hi sinh dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng vào những năm 1979, để rồi hôm nay vì quy phục quan thầy Bắc Kinh mà những hy sinh mất mát đau thương đó trở thành đề tài cấm kỵ trên tất cả các phương tiện truyền thông trong nước, học sinh thì không được học, sử gia thì không được đào sâu phân tích, nhà văn nhà thơ thì không được tự do xuất bản, ngay đến cả những người đồng đội anh dũng năm xưa, giờ đây cũng chỉ dám “đặt vòng hoa trong tâm tưởng”. Trong khi đó lại có đến 40 nghĩa trang “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ TC” trên đất nước Việt Nam. Tác phẩm Ma Chiến Hữu của nhà văn Tàu Mạc Ngôn viết về cuộc chiến biên giới 1979, được phát hành trong nước với lời giới thiệu của nhà xuất bản như ca tụng về chủ nghĩa anh hùng của những người lính TC đã xâm lược giết hại người dân Việt Nam. Và gần đây với “Vụ án Bôxít ” Trung Cộng đã âm thầm hủy diệt môi trường sống của người Việt đồng thời ngang nhiên đưa hàng ngàn công nhân chiếm đóng Tây Nguyên và những công nhân đó sẳn sàng cấm súng bất kỳ lúc nào, và tôi dám chắc rằng một ngày rất gần đây thôi chúng ta sẽ được nghe phát ngôn bộ ngoại giao Việt Cộng Lê Dũng hùng hồn lên tiếng “ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với "Tây Nguyên”, rồi cũng giống như Hoàng Sa Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc mà thôi, việc của báo chí thì cứ lu loa khẳng định chủ quyền, còn việc mất đất mất biển là chuyện quốc gia đại sự nên chỉ một mình Đảng biết Đảng giải quyết.

Nói như thế để thấy rõ bản chất vong nô của Việt Cộng và bản tính bá quyền lưu manh của Trung Cộng, dù chúng nó thân thiết với nhau hay chúng nó quay sang đánh nhau thì chỉ có nước mình nhiễm độc, nước mình mất, dân mình khổ, dân mình chết thôi, chứ nhà nó vẫn to, xe nó vẫn sang, trương mục ngân hàng vẫn kếch xù từ sức lao động của nhân dân, và dù bè lũ chính trị bộ có chạy theo Tàu hay theo Mỹ đi nữa nhưng chắc chắn rằng không có tên nào theo Dân Tộc mình, đối với chúng là nước Tàu hay nước Việt Nam có khác gì nhau, Tố Hữu đã báo trước rồi mà : “bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”.

Tôi biết nói những điều này với những người đã bị Đảng nhồi sọ quá lâu sẽ bị họ đấu tố là việt gian phản động, họ sẽ dùng những lý lẽ như nhờ ơn “bác” ơn Đảng mà mới có ngày hôm nay độc lập tự do hạnh phúc, nhưng việc tôi sinh ra và lớn lên dưới lá cờ đỏ sao vàng không có nghĩa là nhờ lá cờ đó mà tôi được sống được học tập ... mà đúng ra vì “nó” mà tôi phải mất đi rất nhiều thứ vốn dĩ là quyền cơ bản của một con người. Nói dễ hiểu cũng giống như việc người ta nuôi nhốt những con chim từ lúc nó lọt lòng, khi lớn lên nó sẽ quanh quẩn với cái lồng, sống với “tư tưởng ăn ỉa có người dọn” trong khuôn khổ của cái lồng, được quyền tự do hót nhưng thường thì khi từ nhỏ người ta sẽ dạy cho nó hót những câu “đúng đắn và lặp đi lặp lại ” đại loại như “líu lo líu lo, Vì Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa - vì lý tưởng của bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng” hay “ huýt, huýt, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh” ... những chú chim hót hay này sẽ được người ta cho hưởng những đặc quyền đặc lợi, thức ăn ngon, chổ ở đẹp ... Còn tất nhiên biện pháp tốt nhất dành cho những con chim suốt ngày gào thét “két két, tự do, dân chủ, nhân quyền ” điếc tai thì sẽ bị đưa vào những “chuồng cải tạo ” với những tội danh rất lạ tai như “Phản động” “thế lực thù địch” “chống phá nhà nước XHCN” “âm mưu diễn biến hoà bình” ... và cải tạo đến chừng nào chịu hót đúng bài thì thôi, còn không thể cải tạo thì tìm mọi cách loại bỏ khỏi đời sống của loài chim. Cũng vì hoàn cảnh sống trong lồng tù túng cứt cơm lẫn lộn như thế, nên khi nghe thấy những chú chim khác hót ca kể về đời sống văn minh của loài chim tự do, nhiều chú chim trong lồng rất hoang mang không biết có thật mình đã bị đánh lừa suốt quãng đời qua không ? dù sao may mắn thay cho nòi giống của loài chim vẫn còn nhiều những con chim đại bàng khao khát tự do, phá cũi xé lồng oai hùng tung cánh tìm về với bầu trời xanh lơ. Này bạn tôi ơi ! đất nước mình có độc lập không khi đất nước bị lèo lái bởi những thái thú của Tàu Cộng, tự do là gì khi đến lòng yêu nước cũng bị tước đoạt, và hạnh phúc ở đâu khi hàng chục triệu người trên đất nước mình vật lộn kiếm ngày 2 bữa ăn không nỗi.

Khi nhìn thấy các mẹ các chị cầm cờ đỏ ảnh “bác” đi khiếu kiện, thấy sinh viên học sinh yêu nước mang cờ đỏ đi biểu tình chống Tàu Cộng, thấy các anh lính gìn giữ tổ quốc nơi biên ải xa xôi hay trên các vùng hải đảo mang theo lá cờ đỏ sao vàng, tôi đã thốt lên, các anh ơi ! các chị ơi ! các mẹ ơi ! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc.

Lê Trung Thành
Sinh viên du học ngành Kiến Trúc
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #214 - 24. Aug 2011 , 03:54
 


Trần Bình Trọng tự sát!

Quảng Trung Thiên



Theo giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, đại học Victoria – Úc,
thì Trần Quốc Toản đã bị nhóm người "lạ" bắt mang đi đâu không rõ, nhưng không phải vì thế mà các tướng nhà Trần không còn ai....


Lại nói về Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng đang trấn thủ tại Thiên Trường. Nhận được hung tin, ngài vội vàng rời Thiên Trường quay về kinh đô Thăng Long dò xem hư thực. Tình hình quân Nguyên mỗi ngày một hung hăng, dưới biển chúng đưa thủy quân trấn áp, cướp phá ngư dân, trên bộ chúng cho dân sang …trồng khoai, khai thác tài nguyên khoáng sản và xây dựng Trung Hoa Đại Phố, Vạn lý trường thành trên nước Việt. Bộ binh thì áp sát biên giới và …dừng tại đó không tiến nữa! Chúng thay đổi chiến lược đánh chiếm Đại Việt, bằng thực hiện mưu đồ thuộc địa kiểu mới (Neo-colonialism) để thôn tính nước Việt mà không cần hao binh tổn tướng mà chỉ tốn tiền cướp được từ dân Việt! Chúng bỏ tiền và gái đẹp ra mua đứt quan chức của triều đình Đại Việt, quyền triều chính đã lọt vào tay bọn "Thập tứ nhân bang", bọn tay sai tuân lệnh quan thầy mà áp dụng chính sách ngu dân (obscurantism) để dể bề cai trị và đồng hóa dân Việt.


...



Học giả Seymour Martin Lipset trong tác phẩm "Political Man: The Social Bases of Politics" (Người chính trị: Các nền tảng xã hội của chính trị học) đã khẳng định, giáo dục là nền tảng phát triển của quốc gia, để đất nước cường thịnh thì phải nâng cao giáo dục. Giáo dục mở mang tầm nhìn của con người, giúp con người hiểu được nhu cầu của lòng bao dung, kiềm chế con người không sa vào học thuyết cực đoan, tăng cường khả năng tự quyết của con người dựa vào lý trí. Giáo dục nâng cao dân trí, mà dân trí càng cao thì mức độ đòi hỏi dân chủ càng lớn. Dân chủ là then chốt của xã hội hiện đại, phát triển, và dân chủ giúp con người hiểu được …quyền làm người chứ không chịu cúi đầu làm nô lệ ngoại bang và thờ ơ vô cảm trước nổi nhục mất nước. Hiểu rõ được điều này nên giặc Nguyên đã ra lệnh cho bọn tay sai cố gắng xáo tung nền tảng giáo dục nước Việt, thay đổi chính sách giáo dục triền miên dưới tên gọi mỹ miều "cải cách"!
Ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải và truyền bá lịch sử và văn hóa của dân tộc từ thế hệ cha ông sang thế hệ kế thừa, nên chúng chú tâm vào triệt tiêu Việt ngữ. Chúng dùng "cải cách giáo dục" để kéo lùi dân trí, đảo lộn nền giáo dục quốc gia, thế hệ sau không còn hiểu được đâu là "Thiên cổ hùng văn", càng lạ lẫm với "Nam quốc sơn hà" của tiền nhân để lại. Ngày không xa, như Tây Tạng, Tân Cương, dân bản địa không biết dùng tiếng mẹ đẻ, dân nước Việt sẽ dùng "quan thoại". Chúng mong muốn dân Việt trở thành lũ ngu si, cúi đầu lạy Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) cho đó cũng là cha của Việt tộc! Chính vì thế thằng cháu cố của tên gian thần thuộc đời Tống bên Tàu đã luồn sâu vào đất Việt, bày đặt thêm ký tự vào bảng chữ cái quốc ngữ, để hằn sâu chính sách ngu dân và ít ra nó Việt hóa được tên cho ông cố tổ – Kwok Hoe (Quách Hòe).

Internet là phương tiện truyền thông hữu hiệu, nâng cao dân trí, vả cũng nhờ internet các cuộc cách mạng mang tên các loài hoa tại Trung Đông, Bắc Phi thành công rực rỡ, các bạo chúa phải đến ngày tàn, đền tội. Chính vì thế bọn tay sai sợ tất cả các lòai hoa, từ hoa Nhài, hoa Hồng đến hoa …hậu! Chúng cố công triệt tiêu tất cả phương tiện truyền bá thông tin, dùng tường lửa để chặn đường internet. Nhưng bọn chúng lại nham hiểm dùng tài liệu khiêu dâm để kích thích thú tính trong con người, lôi kéo con người trở về với bản chất hoang dã mê muội mà mất đi nhân tính, quên đi ý chí tranh đấu đòi quyền làm người, quyền tự do và quyền sở hữu lãnh thổ. Âm mưu nham hiểm này được bóc trần trong luận văn "Internet Filtering in Vietnam in 2005-2006: A Country Study" (Sự sàng lọc internet tại Việt Nam năm 2005-2006: Nghiên cứu quốc gia) của tổ chức OpenNet Initiative thuộc liên trường đại học Cambridge, Harvard, Oxford, và Toronto. Kết luận của luận văn nêu rõ, chính quyền chỉ tập trung ngăn chặn các trang web có đề tài chính trị và tôn giáo, đáng ngạc nhiên khi chính quyền không ngăn chặn các trang web có nội dung khiêu dâm, mặc dù có giả bộ có làm cho ra vẻ!

Giáo dục thời bất nhân biến người Việt thành kẻ lạc loài trên chính quê hương đất Việt. Con người dửng dưng nhìn đồng loại bị cướp giật điếng hồn, không cứu giúp mà chỉ đồng lọat xông vào hôi của. Văn hóa điêu tàn, hối lộ, thi giùm, quay cóp dùng phao đã thành chuyện thường ngày ở huyện. Với công nghệ mua bằng, qua đêm tới sáng, từ con bò cũng thành tiến sĩ! Mua quan, bán chức tràn lan, từ kẻ vô học chỉ biết ăn cướp có tiền, huống hồ chi lũ hoạn lợn, chăn bò, thoáng một cái cũng trở thành lãnh tụ! Bọn chúng lại áp dụng chính sách "công an trị" gieo rắc khủng bố lên đầu mỗi người dân, nỗi sợ hãi bao trùm lên cả dân tộc có từ thời "trăm hoa đua nở". Đạo đức suy đồi, con tố cha, vợ giết chồng đã âm ỉ lan tràn từ thời "cải cách ruộng đất".

Nhờ áp đặt thành công chính sách ngu dân, nên dân Việt thờ ơ với họa xâm lăng. Khi các nhân sĩ, bô lão hô hào chống giặc ngoại xâm thì dân chúng quay lưng, đã kích. Họ coi việc cứu nước là của riêng ai, chứ phận mình thì chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa! Giới có học cũng quỳ lụy nhiệt liệt chào mừng bọn rợ Thát Đát qua …trồng khoai huống hồ chi bọn vinh thân phì gia, cái đầu chỉ toàn đất sét lúc nào cũng mơ …đô la và nhân dân tệ!

Đang suy nghĩ miên man, Trần Bình Trọng lọt vào trong đoàn người đang đi biểu tình trên phố, hô vang "Sát Thát". Ngài như đuợc truyền lửa hừng hực thét vang, cố quyết giết giặc, gìn giữ non sông, nhưng dân chúng hai bên đường lại tỏ ra thờ ơ vô cảm. Có kẻ hạ tiện nhìn đoàn người rồi hét "đồ điên", có mụ béo sấn sổ "biểu tình đéo gì". Mặc kệ những lời thóa mạ, đoàn người vẫn tiếp tục hô vang "Sát Thát". Trà trộn trong đoàn biểu tình có nguyên cả đám tiểu nhân ty tiện, đang xoi mói quan sát từng người. Những cặp mắt thẩn thờ vô cảm của bầy âm binh quái thú, như đang mơ màng về một cõi xa xăm …phương Bắc, không đọc được hàng chữ "xin đừng vô cảm" trên tay của những người biểu tình. Nhưng mắt cú vọ của chúng lại sáng rực lên như đèn pha xe tăng khi một thằng đeo kính trắng trông rất giống quân Nguyên đang quay phim, dí máy quay vào mặt Trần Bình Trọng, rồi hét lên the thé, "hảo la, Trần Bình Trọng đây lồi, bắt lấy nó". Cả đám đông quái thú âm binh đang bàng quang trước vận mệnh quốc gia chợt bừng tỉnh trước món lợi lớn, nhâu nhâu xông vào để bắt sống Trần Bình Trọng và đồng thanh la ó ỏm tỏi, "Bắt sống Trần Bình Trọng, dâng nhà Nguyên, lấy thưởng".


Nhờ khinh công thượng thừa, ngài phi thân lên ngựa, phóng về Thiên Trường với hy vọng dùng tinh binh cứu quốc. Ai dè, khi ngài vừa đến nơi thì quân giặc ùn ùn kéo đến vây kín. Nhìn "biển người" tầng tầng, lớp lớp của quân giặc mà ngài thất kinh vì không thấy bóng dáng một tên quân Nguyên mà chỉ thấy toàn là …dân Việt. Vòng trong cùng là "quần chúng tự phát" rồi "an ninh trật tự", "dân phòng", kế đến "thanh niên xung phong" và ngoài cùng là đám âm binh quái thú! Bọn chúng hò reo inh ỏi "Bắt sống Trần Bình Trọng, dâng nhà Nguyên, lấy thưởng". Quân binh nổi giận, tuốt gươm ra thề giết sạch bọn cẩu trệ, bán chúa cầu vinh. Trần Bình Trọng bĩnh tĩnh, khoát tay, từ tốn, ta phụng mệnh triều đình chống giặc ngoại xâm, nay không vì nóng giận đường cùng mà giết bọn dân ngu mê muội, dù sao bọn họ vẫn là dân Việt! Người Việt chém giết người Việt chỉ làm lợi cho giặc Nguyên cướp nước, bọn đáng giết chính là lũ "thập tứ nhân bang", tiếc thay ta không còn cơ hội. Rồi ngài chỉ tay vào đám tạp nham trước mặt, bọn này chỉ vì chính sách ngu dân thâm hiểm của giặc Nguyên và tay sai mà ngu muội nhất thời, bọn họ cũng chỉ là nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản! Ta hy vọng với cái chết của ta sẽ làm bọn chúng tỉnh ngộ, quay về với dân tộc, cùng chống giặc ngọai xâm, cùng chung tay xây dựng nước Đại Việt hùng cường.

Rồi ngài bước tới trước đám tạp nhạp đang reo ó om sòm, ngữa mặt lên trời hét lớn: "Ta thà làm quỷ nước Nam", tới đây ngài rút gươm, đâm cổ, tự vẫn!

Quảng Trung Thiên
Quangtrungthien.blogspot.com

Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #215 - 19. Sep 2011 , 02:53
 


VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC PHỤ THUỘC VÀO CHÍNH CHÚNG TA
.
- Me. Nâ'm 's Blog-
Sep 17, '11 11:38 AM
for everyone



Vài trăm người xuống đường bảo vệ chủ quyền trong một đất nước 90 triệu người nói lên sự can đảm và tinh thần yêu nước cao độ của những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam. Điều này có ý nghĩa gì không?

Hãy thử nghĩ xem


Một đất nước với 90 triệu người  vì sợ hãi đã chấp nhận im lặng khi dân tộc đang ở bờ vực tử sinh.  Đây là hậu quả tàn khốc của bao nhiêu năm sống dưới sự đe dọa của lưỡi hái và búa liềm.

Vì sợ hãi nên từ đó công an vô tư đánh đập và giết hại người dân, bởi mọi việc rồi sẽ chìm xuồng. 90 triệu người cúi đầu trước cái ác và học cách nép mình cẩn thận để mong bản thân mình không trở thành nạn nhân.

Vì sợ hãi nên 90 triệu người chấp nhận tự bịt miệng mình, âm thầm chịu đựng những áp bức bất công. Con giun xéo mãi cũng... quen, đó là tâm lý cam chịu.

Vì sợ hãi nên đành cúi đầu để những người với bằng cấp dỏm, kiến thức giả, đạo đức suy đồi lãnh đạo. Cũng vì sợ nên đành để cho những kẻ quen cầm búa liềm cầm súng hơn là cầm bút vạch đường dẫn lối cho 90 triệu người và lên lớp chỉ bảo toàn dân phải sống sao cho đạo đức và “đúng lề”.

Vì sợ hãi nên chấp nhận tham ô, nhũng lạm là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chấp nhận thỏa hiệp bằng nhiều hình thức tiếp tay làm giàu, nuôi sống guồng máy bất lương. Dần dà đâm ra tự an ủi bản thân rằng đây mới chính là hành động thức thời. Điều này tạo nên một xã hội băng hoại và vô cảm.

Vì sợ hãi nên chấp nhận tham gia “nghi thức bầu cử” đã được định sẵn kết quả, nhắm mắt phó mặc vận mệnh quốc gia trong tay những người không xứng đáng lãnh đạo đất nước này.

Kết quả là những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã tàn phá đất nước tan hoang: Nền kinh tế bị lệ thuộc vào Trung Quốc, công trình xây dựng, điện lực nằm trong tay Trung Quốc, trong đường lối ngoại giao - chính trị phải khom lưng cúi đầu trước Trung Quốc, lạm phát đứng đầu châu Á, tài nguyên đất nước khô kiệt, lao động Trung Quốc tràn lan xứ mình và lao động Việt Nam tha phương cầu thực xứ người.

Kết quả là chính những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã thay mặt, nhân danh 90 triệu dân cúi đầu với ngoại bang để nói "nguyện cùng với Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực, kiên trì giữ gìn đại cục hữu nghị Việt-Trung" và quay mặt lại với nhân dân để "Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn".



Cuối cùng thì sao?


Một phần thân thể Mẹ Việt Nam đã rơi vào tay ngoại bang.

Và cả đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ được đổi tên thay họ.

Nhưng nỗi buồn lớn nhất của Mẹ Việt Nam đó là những đứa con Lạc cháu Hồng của mẹ đã và đang trở thành những đứa con cừu - cháu thỏ.

*

Vài trăm người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trong một đất nước 90 triệu người nói lên sự cam đảm và tinh thần cao độ của những người con yêu quý này của Mẹ Việt Nam.

Họ là ai???

Họ không phải là những người phi thường. Họ không phải là những người không biết sợ hãi những cú đạp của công an, những cánh cửa tù rộng mở.

Nhưng..

Họ là những người biết sợ hãi cái viễn cảnh của một dân tộc bị nô lệ, bị hán hóa.

Họ biết sợ hãi khi hình dung ra cảnh những đứa con của mình trở thành ác nhân hay những con cừu.

Họ biết sợ hãi cái cảm giác kinh tởm chính mình mỗi khi nhìn vào trong gương và thấy ở đó một con người hèn hạ và ích kỷ.

Chính vì thế:

Họ xuống đường.

*

Họ xuống đường và hiểu rõ đâu là vấn nạn cốt lõi, đâu là nguồn gốc của cảnh nước mất nhà tan. Nhưng họ chưa bao giờ nhân danh những điều đó để giải thích cho hành động của mình.

Có kẻ nói họ là những người đã "bị lợi dụng".

Có kẻ nói họ là những người ngây thơ chỉ biết giặc ngoài mà không nhận ra thù trong.

Nhưng hơn ai hết những người xuống đường đều hiểu rõ việc mình làm, đều mang trong lòng nỗi ước ao, đều cân nhắc những việc mình làm để giảm bớt đi sự sợ hãi của những người xung quanh mình, để có thêm được một người bước ra bóng đêm sợ hãi, để cùng nhau lấy lại quyền làm chủ đất nước.

Có ai không biết hiểm họa Trung Quốc chỉ là kết quả của bao nhiêu mối nguy hiểm khác?

Nhưng hiểm họa lớn nhất đang giết lần giết mòn sức sống và tương lai của dân tộc Việt Nam lại chính là: sự sợ hãi trong mỗi cá nhân.

Giải quyết được sự sợ hãi của mỗi con người Việt Nam mới là mục tiêu cấp thời. Không giải quyết được điều ấy thì đừng nói đến dân chủ, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Vận mệnh của đất nước này phụ thuộc vào chính chúng ta, chứ không phải ai khác.



vuonhoa



Ước mong tất cả đồng bào Việt Nam trong nước đọc được bài này. Nhờ các anh chị em có điều kiện "lên mạng"  chuyển "bài suy ngẫm" này đến đồng bào của chúng ta ở trong nước. Mong lắm thay! Thành thật cám ơn hoa_tim1 

TN




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #216 - 23. Sep 2011 , 07:29
 


Bài đọc suy gẫm: Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức “Tranh Luân” -  trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các “cán hay cớm mạng còn gọi là CAM” mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. Điều này cho thấy trong chế độ cộng sản họ đều bị nhồi sọ, huấn luyện.
Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.
- Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.
Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.
Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.
Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.
- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.
- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.
- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.
    Châu Âu – Pháp- Balê (Paris)
   Germany – Frankfurt am Main.
  Châu Mỹ-  Đông Bắc Hoa Kỳ- Thủ phủ Washington D.C. (nhà của bác Obama). Biểu tình trước tòa lãnh sự tàu.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.
- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.
- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.
- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.
   Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana.
   Tiểu bang Utah.
   Tây Bắc Hoa Kỳ- Tacoma City – Seatle bang Washington (quê hương của Bill Gate, Microsoft)

- Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.
- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.
- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.
- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.
    Northern California- San Francisco: Trưóc tòa lãnh sự tàu.
    Trưóc tòa lãnh sự việt cộng.
   SanJose- California (nơi mệnh danh là thủ đô văn hóa của người tị nạn)

   “Cực” Nam Cali- San Diego
Đồng bào từ mọi bang của Hoa Kỳ tụ về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York để biểu tình to phản đối cả tàu cộng lẫn việt cộng trong ngày 19/9/2011.  Hình dưới: Boston- Tiểu bang Massachusetts
- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.
- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.
- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.
- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.
- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.
Á Châu – Việt Nam – Sài Gòn.  Biểu tình dưới mưa. Tin chi tiết HLTL Blogspot
- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.
- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.
- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.
- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác “nhạy cảm” và lờ đi ko quan tâm.
Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?
Joyce Anne Nguyen.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #217 - 05. Oct 2011 , 09:08
 
"Dân trí và dân khí"
- TỪ DÂN TRÍ ĐẾN DÂN KHÍ -

(Ý NGHĨA CỦA BẢN KIẾN NGHỊ BAUXITE 12-4-2009)
MAI THÁI LĨNH


Dân trí là gì?


Trí 智 trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là hiểu rõ sự lý, thông minh[1]. Khai dân trí thuờng được các học giả giải thích là mở mang sự hiểu biết của người dân. Giải nghĩa như thế tuy không sai, nhưng không thấu đáo. Cách giải thích phiến diện đó có thể làm cho người ta lầm tưởng chủ trương khai dân trí của Phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ XX chỉ nhằm phát triển giáo dục, truyền bá kiến thức để nâng cao trình độ học vấn hoặc trình độ khoa học-kỹ thuật cho người dân, hoặc nói rộng hơn nữa là làm thay đổi nếp sống văn hóa, vận động người dân xây dựng nền văn hóa mới.
Đành rằng trong con người của Phan Châu Trinh, ta có thể tìm thấy bóng dáng của một nhà giáo dục hoặc một nhà văn hóa. Ông đã từng tham gia giảng dạy tại Đông kinh Nghĩa thục và trong Phong trào Duy tân ở Quảng Nam, ông và các đồng chí đã cổ động đồng bào học chữ  quốc ngữ, cắt tóc ngắn, mặc âu phục, xây dựng đời sống văn hóa mới. Thế nhưng, nếu chỉ giới hạn công tác khai dân trí trong phạm vi của giáo dục hay văn hóa thì chúng ta không thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của phong trào đổi mới mà Phan Châu Trinh đã khởi xướng.

Trong Thư ngỏ gửi Toàn quyền Đông Dương (Đầu Pháp chính phủ thư), ông viết:

“Than ôi! Nước Nam bây giờ dân khí yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu châu Á, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường”[2].

Dân trí nước ta còn mờ tối, do đó trách nhiệm của các trí thức tiến bộ đương thời là phải làm sáng rõ trí tuệ của dân ta. Xét theo khía cạnh đó, khai trí phải được hiểu là mở cửa trí tuệ, khai dân trí là đưa dân trí từ chỗ tối đến chỗ sáng, là vạch ra con đường sáng trong cảnh tối tăm. Chữ khai trí có ý nghĩa tương tự chữ Enlightenment trong tiếng Anh dùng để chỉ Phong trào Khai sáng ở châu Âu trong các thế kỷ XVII, XVIII.
Cũng tương tự như Enlightenment, khai trí còn bao hàm một một ý nghĩa mạnh mẽ hơn.

Theo cách nhìn của Phan Châu Trinh, kể từ đời Nhà Tần, Nho giáo ở Trung Quốc đã bị nhiễm cái nọc độc chuyên chế. Nọc độc chuyên chế biến triết lý Khổng Mạnh mang tính nhân bản, khai phóng trở thành Nho giáo mang tính giáo điều – một loại công cụ lợi hại để làm ngu dân.

Nhà Lê sau khi giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của nhà Minh, đã du nhập hệ thống chính trị rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, đồng thời đưa Nho giáo lên địa vị chính thống trong học thuật và giáo dục. Kể từ đó, tầng lớp trí thức Việt Nam thời trung cổ nghiên cứu học hỏi Nho giáo, say mê với những bài học đạo đức, triết lý nhân sinh hay vũ trụ quan rút ra từ Tứ thư và Ngũ kinh, nhưng lại quên mất một điều: xét về cốt lõi, Nho giáo là một ý thức hệ nhằm biện minh cho quyền lực tập trung của nhà vua, tư tưởng chính trị trung tâm của nó nhằm bảo vệ quân quyền chuyên chế.

Trong một bài diễn thuyết tại Sài Gòn vào năm 1925, Phan Châu Trinh nói:

“Thương hại thay, trong hai ngàn năm các nhà vua chẳng ngó chi tới cái lợi hại dân tộc, chỉ lo tính toán mà đè nén cái trí dân để mà giữ chắc cái chìa khóa tủ sắt ngôi thiên tử cho con cháu mình”[3].

Do đó, khai trí còn có ý nghĩa thứ hai là giải phóng trí tuệ. Khai dân trí chính là một cuộc cách mạng về mặt tư tưởng và văn hóa, giải phóng trí tuệ cho người dân khỏi sự mê muội gây ra bởi một thứ  ý thức hệ mang tính nô dịch.

Từ dân trí đến dân khí


Về khái niệm dân khí, cần lưu ý một điều: mặc dù Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông đều theo học cái học cử  nghiệp của nền học thuật Nho giáo bắt nguồn từ Trình Di (1033-1108) và Chu Hy (1130-1200), nhưng chữ khí mà các ông sử dụng ở đây không liên quan đến quan niệm về lý và khí trong triết học của Trình-Chu.

Theo Chu Hy, lý 理 là một quy luật, một nguyên tắc của vũ trụ phi vật chất khác với khí 氣 – một thứ hơi (éther) tạo thành mọi sự vật vật chất. Nói cách khác, khí là một thứ nguyên liệu ban đầu (matière primordiale) làm nên mọi sự vật. Trong một đoạn văn thường được trích dẫn, Chu Hy viết: “Người nhận được khí trong là những hiền nhân, với bản chất giống như một viên ngọc nằm dưới đáy một dòng nước lạnh và trong suốt. Nhưng những người nhận được khí đục sẽ là kẻ ngu đần hay kẻ bất lương với bản chất giống như một viên ngọc nằm dưới đáy một dòng nước đục ngầu”[4].

Chữ khí 氣 mà Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông sử  dụng không giống với chữ  khí của siêu hình học Trình-Chu nhưng lại có ý nghĩa tương tự như chữ khí trong quan niệm của Mạnh Tử về khí hạo nhiên (khí lớn lao).
Trong cuốn Lịch sử ngắn gọn về triết học Trung Hoa của nhà triết học sử Phùng Hữu Lan (xuất bản năm 1948), khí hạo nhiên được dịch là Great Morale. Chữ morale trong tiếng Anh dùng để chỉ một mức độ của sự tin cậy và tình cảm tích cực mà con người có được khi làm việc cùng với nhau hoặc cùng sống trong một tập thể. Chữ khí ở đây có ý nghĩa tương tự như chữ khí trong dũng khí hay sĩ khí (tinh thần của kẻ sĩ, tinh thần của chiến sĩ)[5].

Như vậy dân khí dùng để chỉ một sức mạnh tinh thần không chỉ dựa trên lý trí mà còn bao gồm cả tình cảm, ý chí và gắn liền với hành động. Chấn dân khí chính là khôi phục, tăng cường, bồi bổ sức mạnh tinh thần, nhuệ khí của dân tộc. Một khi dân trí mờ tối, dân khí yếu hèn thì nhiệm vụ của sĩ phu yêu nước là phải mở cửa trí tuệ cho người dân, vạch đường đi cho nhân dân, giúp nhân dân nhìn thấy hướng đi tiến bộ của nhân loại, và từ đó chấn hưng sức mạnh tinh thần, nâng cao ý chí của nhân dân để nhân dân có thể tự  giải phóng, giành lấy địa vị làm chủ.

Trong bản thảo “Pháp-Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”, thay vì nêu phương châm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, Phan Châu Trinh chỉ nêu bốn chữ khai trí, trị sinh:

“Đã lợi trí, lợi có đường sống, cho nên không thể không nói khai trí trị sinh; cho nên cái thế là không thể không lập nhiều hội học, hội diễn thuyết, hội buôn”[6].

Trị sinh là điều hành đời sống vật chất, tưong đương với hậu dân sinh (làm giàu đời sống vật chất của người dân). Trong câu nói này, khai trí thay thế cho cả hai vế khai dân trí (mở cửa trí tuệ) lẫn chấn dân khí (chấn hưng sức mạnh tinh thần và ý chí của người dân).
Như vậy, trong ngôn ngữ chính trị của Phan Châu Trinh, chữ trí có một ý nghĩa rất rộng, không chỉ là sự hiểu biết mà còn bao gồm cả tình cảm, ý chí hướng đến hành động. Khai dân trí bao hàm cả chấn dân khí: mở cửa trí tuệ là để giải phóng trí tuệ, đồng thời bồi bổ, tăng cường ý chí, tình cảm cho người dân. Nói tóm lại, đó là việc khôi phục và tăng cường sức mạnh tinh thần của dân tộc, sức mạnh đã bị hao mòn hay đánh mất do bị nô dịch bởi một nền văn hóa – giáo dục giáo điều, ngu dân.

Giới trí thức và trách nhiệm khai dân trí, chấn dân khí:


Để khai trí, trước hết phải đánh thức giới trí thức, bởi lẽ cần có sự hợp tác của toàn bộ giới trí thức để khai sáng và giải phóng trí tuệ cho cả dân tộc.

Vào đầu thế kỷ XX, nền giáo dục chính thống vẫn còn dựa trên nền tảng của Tống Nho (Nho giáo đời Tống) – một thứ Nho giáo đã biến thành giáo điều và được các vương triều ở Trung Quốc và Việt Nam sử  dụng với mục đích làm ngu dân. Trong các kỳ thi chính thức, thí sinh phải làm bài thi kinh nghĩa, tức là bài văn giải thích ý nghĩa các chủ đề trong Tứ thư  và Ngũ kinh – những cuốn sách kinh điển của Nho giáo. Lối văn kinh nghĩa thông dụng là bài văn có tám đoạn, do đó văn chương bát cổ (tám đoạn, tám vế) là một thuật ngữ  được dùng để ám chỉ nền văn hóa – giáo dục đương thời. Trong khi nhân dân đang chịu thống khổ dưới ách của cường quyền thì trí thức vẫn còn mộng mị ngủ yên trong nền văn chương “tám vế”, ngụp lặn trong văn chương và nghệ thuật diễm lệ của “phương Đông” kiêu hãnh và cao đạo để quên đi thân phận của người dân mất nước. Đánh thức giới sĩ phu ra khỏi cơn mộng mị của ý thức hệ Nho giáo là để trí thức thời đó tỉnh giấc, can đảm nhìn thẳng vào thực tại và dấn thân vào cuộc đấu tranh để giành lại quyền làm chủ cho nhân dân, đòi quyền tự  trị cho dân tộc, tiến đến giành độc lập hoàn toàn. Vào năm 1903,  Phan Châu Trinh cùng hai người bạn là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào Bình Định. Lúc ấy đang kỳ thi khảo hạch. Cả ba người cải trang và mạo danh vào ứng thí để làm một bài phú có tên là Lương ngọc danh sơn và một bài thơ có tên là Chí thành thông thánh, với nội dung lên án nền giáo dục ngu dân.


Trong bài thơ Chí thành thông thánh mà cả Hùynh Thúc Kháng lẫn hầu hết các nhà nghiên cứu đều xác định là tác phẩm của Phan Châu Trinh, có hai câu thơ sau đây:

Vạn gia nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương thụy mộng trung.


Có nghĩa là :[Trong khi] muôn nhà làm nô lệ dưới ách của cường quyền [thì các nhà nho vẫn đang] ngủ say trong giấc mộng của nền văn chương “tám vế”.

Điều trớ trêu là ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, có chủ quyền, thế mà chúng ta cũng đang ở vào một tình trạng tương tự. Học sinh, sinh viên và giới trí thức chính thống cũng đang say sưa với giấc mộng “con rồng nhỏ” được nuôi dưỡng bằng ảo tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin cộng với giấc mơ làm giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa (ngôn ngữ  chính thống thường gọi đó là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”).

Ngoài việc bơm vào đầu óc thanh thiếu niên những ảo mộng về một thứ chủ nghĩa xã hội trên đầu lưỡi và trên giấy tờ nhiều hơn là trong đời thực, nhà trường và các phương tiện truyền bá văn hóa còn nhồi nhét vào đầu óc họ tình cảm thù ghét vô cớ đối với thế giới phương Tây văn minh, tiếp tục nuôi ác cảm đối với những quốc gia tuy đã có một thời đụng độ với Việt Nam trong chiến tranh nhưng nay đã và đang sẵn sàng xây dựng mối quan hệ hữu hảo để giúp dân tộc ta tiến lên trên con đường văn minh, hiện đại hóa.

Đã nhiều thập niên trôi qua sau chiến tranh, nhưng hình ảnh của “thực dân Pháp”, “đế quốc Mỹ” vẫn còn ám ảnh trong đời sống văn hóa của người dân; mặt khác, các văn nghệ sĩ và nhà báo, nhà lý luận chính thống vẫn còn bám vào “truyền thống cách mạng”, vào “quá khứ hào hùng” theo một kiểu cách mà nhà văn Phạm Đình Trọng gọi là “ăn mày dĩ vãng”.

Ngược lại, từ các nhà trường cho đến các phương tiện truyền thông đại chúng được trang bị phương tiện hiện đại “cho đến tận răng” lại ra sức nuôi dưỡng một thứ tình hữu nghị mộng mị, một lòng tin mù quáng vào một nước láng giềng hùng mạnh cùng mang danh xưng là “xã hội chủ nghĩa”, cùng sinh ra từ một nguồn gốc “cộng sản quốc tế”, và ngày nay đang hợp tác toàn diện với Việt Nam theo phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Nền văn hóa – giáo dục đó đã và đang tìm cách che giấu một sự thật đau đớn là nước bạn láng giềng đó thật ra là một “đế quốc xã hội chủ nghĩa” có tham vọng bành trướng lãnh thổ và không hề giấu diếm dã tâm lấn đất, lấn biển. Những người biết tiếng Anh hay tiếng Hoa có thể lên các trang web của “nước bạn” Trung Quốc để thấy rõ dã tâm ấy là như thế nào.

Trước mắt và trong một tương lai rất gần, đế quốc kiểu mới đó đang rắp tâm làm chủ toàn bộ Biển Đông, coi đó là cái ao nhà của họ, bất chấp sự phản ứng yếu ớt đến kỳ lạ của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong khi tàu đánh cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm, trong khi ngư dân miền Trung hoạt động trong vùng biển quen thuộc của mình bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giam, thậm chí giữ con tin để đòi tiền chuộc theo kiểu hải tặc thì giới trẻ Việt Nam vẫn ngủ yên trong tương lai hóa rồng mà các nhà trí thức chính thống đang ra sức rao giảng, còn trong nhà trường thì các thầy cô giáo vẫn đàng hoàng lên lớp về một nước Việt Nam anh hùng đã từng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ và nhất định trong tương lai sẽ xóa nỗi nhục nghèo hèn cho đất nước. Bên ngoài nhà trường, thanh thiếu niên được tha hồ vui chơi bằng đủ thứ trò chơi hiện đại, được phép say sưa với những diễn viên điện ảnh tài danh, những ca sĩ quốc tế, những trận đấu bóng đá, những kỳ thi đố vui kiến thức, những màn trình diễn thời trang và các cuộc thi hoa hậu, v.v…
chỉ với điều kiện phải quên đi, đừng quan tâm gì đến những vấn đề được xếp vào diện “ nhạy cảm”[7].

Hậu quả của chính sách văn hóa – giáo dục “chỉ được phép chạy theo lề bên phải” đó là: trong khi ngư dân đang khốn khổ ngay trên vùng biển của đất nước mình, sì sụp vái lạy các ông “phú-lít biển” của nước bạn, thậm chí phơi thây vì những “tàu lạ” thì thanh thiếu niên của nước Việt anh hùng chỉ biết quỳ lạy, khóc thương Micheal Jackson như vừa mất đi một người thân trong gia đình.
Dẫu biết rằng tiếp thu văn hóa, khoa học của thế giới là điều bình thường trong thế giới ngày nay, nhưng điều đáng chê trách là tại sao các em, các cháu lại không hề biết nền độc lập, tự chủ của đất nước mình đang bị quốc gia khác đe dọa, người dân nước mình đang phơi thây trên biển hoặc đang sống cơ cực hàng ngày trong khi bọn tham nhũng nhởn nhơ khắp chốn, luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, tình hình quản lý kinh tế – xã hội ngày càng bê bối nhưng người chịu trách nhiệm cụ thể thì tìm đỏ mắt cũng không thấy ai! Làm văn hóa, giáo dục như thế có khác gì cung cấp một thứ “thuốc phiện” để tuổi trẻ đi tìm sự quên lãng, tự tha hóa để quên đi thân phận tủi nhục của đất nước mình?
Chính trong hoàn cảnh giới trí thức “say sưa trong giấc mộng” đó, sự ra đời của bản Kiến nghị bauxite có ý nghĩa như một tiếng chuông cảnh tỉnh – tương tự như hai bài thơ nói trên của các nhà lãnh đạo Phong trào Duy tân, hay như lá thư ngỏ nổi tiếng Đầu Pháp chính phủ thư mà Phan Châu Trinh đã viết vào năm 1906.


Trong một thế giới hiện đại – khi mà Internet giúp người ta đến gần với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, bản Kiến nghị 12-4-2009 không còn là một tiếng vỗ tay đơn độc của một cá nhân hay một nhóm người, mà là một tiếng vỗ vang dội của hàng ngàn “đôi tay”, như nhà yêu nước họ Phan đã từng mơ ước qua một bài thơ làm trong nhà tù La Santé ở Paris:

Trăm việc hai tay khó nỗi trông,
Làm cho nên bộp phải tay đông.
Nhiều bàn xúm lại cho chung rập,
Một tiếng kêu lên đã lạnh lùng.
Sảng vía hùm beo kinh chạy tản,
Giựt mình cò quạ hoảng bay bùng.
Xưa nay góp gió làm nên bão,
Muôn vạn xin ghi một chữ đồng
[8]
.

Sự thức tỉnh của giới trí thức là tiền đề của sự thức tỉnh của cả dân tộc. Và khi dân tộc thức tỉnh thì đó cũng là bước đầu hình thành một xã hội dân sự lành mạnh, tiền đề của một chế độ dân chủ trong tương lai. Trí tuệ của dân tộc được khai mở thì nguyên khí của dân tộc sẽ hồi sinh. Đó mới là lúc lòng yêu nước thật sự được trỗi dậy, bởi vì lòng yêu nước không thể chỉ là tài sản của một người – dù người đó là một cá nhân vĩ đại, cũng không chỉ là của riêng của một dòng họ hay một đảng phái – dù dòng họ đó hay đảng phái đó có công lớn đến mức nào đối với dân tộc, mà chỉ có thể là tài sản chung của cả xã hội, cả cộng đồng, cả dân tộc.

Chỉ khi nào cả dân tộc cùng nhau yêu nước thì bờ cõi của đất nước mới có thể được giữ vững, vùng biển của Tổ quốc mới được vẹn toàn. Chỉ khi nào lòng yêu nước không còn là độc quyền của bất cứ cá nhân, tập đoàn hay phe phái nào, thì lòng yêu nước mới biến thành một sức mạnh thật sự làm cho “hùm beo sảng vía”, “cò quạ hoảng bay”.

Đó là bài học rút ra từ quá khứ đau thương của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bài học của một nước nhỏ sống bên cạnh một nước lớn, bài học của kẻ yếu biết hợp quần để chống lại kẻ mạnh, bài học của sự thương yêu chống lại sự bạo tàn, bài học của những người dựa vào chân lý để chiến thắng sự dối trá – cho dù sự dối trá đó là sự dối trá của kẻ mạnh.

Đà Lạt, nhân kỷ niệm 4 tháng ngày ra đời bản Kiến nghị Bauxite,
12.4.2009 – 12.8.2009
MTL


Tài liệu tham khảo:


1.  Nguyễn Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh, In lần thứ 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2006.
2.  Fung Yu-Lan, A short history of Chinese Philosophy, Edited by Derk Bodde, The MacMillan Company, 1948, Collier-Macmillan Canada, Ltd., Toronto, Ontario, First Free Press Paperback  Edition, 1966.
3.  Đào Duy Anh, Hán-Việt Từ-Điển, Trường thi, In lần thứ 3, Sài gòn 1957.
Chú thích
[1] Đào Duy Anh, Hán-Việt Từ điển .
[2] Phan Châu Trinh, “Đầu Pháp chính phủ thư”, 1906; Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 406.
[3] Phan Châu Trinh, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”, 1925, Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 974.
[4] Trích theo Phùng Hữu Lan: Fung Yu-Lan, op.cit., p. 301.
[5] Fung Yu-Lan, op.cit, p. 78.
[6] Phan Châu Trinh, “Pháp-Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”; Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 596.
[7] “Nhạy cảm” là tính từ mà ngôn ngữ báo chí hiện nay hay dùng để chỉ những vấn đề nóng bỏng, bức thiết có liên quan đến đời sống của người dân hay vận mệnh của Tổ quốc, đáng lẽ phải được đưa ra bàn bạc công khai nhưng lại bị xếp vào “vùng cấm”. Nói theo ngôn ngữ của thời quân chủ, đó là những vấn đề “húy” (kiêng không được nói đến), nói đến là “phạm húy”!
[8] Phan Châu Trinh, “Đông tay vỗ nên bộp”, Santé thi tập, Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 281.
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập


Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #218 - 20. Dec 2011 , 07:23
 
MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ

LÒNG NGƯỜI TA LÀ GIẤY, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG, ĐÁ

Là giấy nhưng sao người ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?


Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.

Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăn trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Được bảy ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu
xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn. Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần hai nghìn năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.

Ngày nay, lại có chuyện anh nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (hai con), mới giấu vợ đi tìm bác sĩ để ''đình chiến'' . Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái “phụ giúp” vợ mình.
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của hai vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.

Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người…

Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”.

Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá… Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen?

Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?

Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên, mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?

Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người chồng kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy…

Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.

Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ
tương kính như tân – vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.

Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn?
Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?

Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa./.

Nguồn: Internet

______________________________
Back to top
« Last Edit: 20. Dec 2011 , 07:35 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #219 - 20. Dec 2011 , 10:06
 
NgocDoa wrote on 20. Dec 2011 , 07:23:
[color=#0000ff]
MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ

LÒNG NGƯỜI TA LÀ GIẤY, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG, ĐÁ

______________________________






phải nói lại cho đúng : Lòng người là giấy tiền vàng bạc... buồn chi em ơi.

...

đến Mợ nè
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #220 - 22. Dec 2011 , 00:08
 
Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh



...

Huỳnh Thục Vy (danlambao) - Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay...

*

Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó - cái mà đạo đức không có được hoặc có nhưng kém hiệu quả hơn.

Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.

Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình. Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.

Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân... không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường...

Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.

Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.

Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.

Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác.... Và còn nhiều tấm lòng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.

Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.

Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.

Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức được vai trò to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.



Huỳnh Thục Vy

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #221 - 27. Feb 2012 , 08:26
 


“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ


...


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

Việt Nam tôi đâu?

Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.

...

Thì ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.

Thời gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm, giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.


Việt Nam tôi đâu?

...

Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.

Nhìn chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:

Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẽo
Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút
Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào
Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye
Con gục đầu chua xót đắng cay.
Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình
Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi ..."


Vì “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.

Có người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.

...

Đúng hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống động và có tâm hồn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra đi.

Hành trình của hai hơn hai triệu người Việt Nam từ sau tháng Tư năm 1975 không chỉ được ghi bằng những bước chân rỉ máu trên những chặng đường đầy đau thương thử thách nhưng còn qua những bài hát được viết như tiếng thét gào của đoàn lưu dân trên sa mạc trần gian.

Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào ngươì nỗi chết
Quê hương ta sống chia dòng vĩnh biệt
Chảy về đâu những nước mắt đưa tin.
(Mai tôi đi, nhạc Nguyễn Đình Toàn)


...

Những ngày tháng lênh đênh đó, ai không dừng tay dù đang làm việc gì khi nghe Người di tản buồn của nhạc sĩ Nam Lộc, Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hay Đêm nhớ về Sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cất lên từ giọng ca Khánh Ly? Có ai không chợt nghe lòng mình chùng xuống khi chị Nguyệt Ánh cất lên những lời não nùng trong Một chút quà cho quê hương của nhạc sĩ Việt Dũng? Có ai không nghe như có tiếng mưa rơi dù đang đứng giữa phố Bolsa nắng gắt khi nghe giọng Ngọc Lan kể lể trong Khóc một dòng sông của nhạc sĩ Đức Huy? Và nhiều nữa, Phạm Duy với 1954 Cha bỏ Quê 1975 Con bỏ Nước, Nhật Ngân với Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh, Châu Đình An với Đêm chôn dầu vượt biển, Phan Văn Hưng với Ai trở về xứ Việt, Phan Ni Tấn với Bài hát học trò, Tô Huyền Vân với Quê hương bỏ lại v.v..

Và tất cả đã đóng góp phần mình viết nên bài trường ca đầy bi tráng của một bộ phận dân tộc Việt Nam sau mùa bão lửa 1975. Từ Camp Pendleton đến Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang, những tên tuổi địa danh đi vào lịch sử Việt Nam qua cái chết tủi buồn của mẹ, qua giọt nước mắt của em, qua tiếng gào thống thiết của anh vọng lên giữa Thái Bình Dương bát ngát.

Thời gian cuốn đi bao vết tích, tạo ra bao đổi thay của thời thế và con người. Bây giờ, một số nhạc sĩ đã qua đời, một số đang qua đời trong cách khác và một số vẫn tiếp tục đi trên con đường lý tưởng dù tuổi tác đã già. Nhưng dù sống hay chết, bỏ đi hay ở lại, những bài hát của họ đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng của đất nước và góp phần xây lên tấm bia đá thuyền nhân bi thương ngàn đời trong lịch sử Việt Nam.

Và những người còn ở lại, phải chăng họ dễ dàng trả lời “Việt Nam tôi đâu?”

...

Không. Tôi không nghĩ thế. Nếu ai hỏi những người thuộc thế hệ đã trải qua giai đoạn cùng cực những năm sau 1975 còn sống hôm nay có thể họ cũng sẽ trả lời trái tim Việt Nam có một thời ngừng đập. Thời gian dừng lại. Không gian đóng kín bịt bùng. Việt Nam đã chết ngay cả trong lòng những người đang sống giữa lòng đất nước. Một triệu dân Sài Gòn dắt nhau sống lây lất trong các vùng kinh tế mới. Nhiều trăm ngàn sĩ quan viên chức miền nam bị đầy đọa khắp các trại tù. Con người Việt Nam sau 1975 vẫn phải sống, phải thở, phải tìm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh nghiệt ngã chứ không phải là những con người an vui hạnh phúc như phần lớn của sáu tỉ người còn lại trên thế giới. Chính ông Võ Văn Kiệt khi còn sống đã phải thừa nhận niềm vui của đảng Cộng Sản là nỗi buồn của nhiều triệu người dân Viêt.

Dân tộc nào cũng có thể phải trải qua những chặng đường đau thương gian khổ nhưng Việt Nam có thể nói là một trong số rất ít quốc gia mà sự chịu đựng kéo dài qua nhiều thế hệ. Hơn nửa đời người trôi qua, tiếng thét vẫn còn vang vọng qua bài hát của nhạc sĩ Việt Khang:

Việt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.

Sau 36 năm, Việt Nam chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu, chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo nàn mà Việt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài, tham nhũng mà còn là đại họa mất nước.

...

Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

Từng đoàn người đi chẳng nệ chi
Già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược
Chống quân nhu nhược
Bán nước Việt Nam

Việt Nam tôi đâu
Việt Nam tôi đâu


Chúng ta đọc quá nhiều, nghe quá nhiều, hãnh diện quá nhiều về lịch sử hào nhùng bốn ngàn năm giữ nước. Vâng, nhưng đó là chỉ là những hào quang của quá khứ, là những thành tựu của tổ tiên, không phải của chính chúng ta. Những bài học thuộc lòng về một quá khứ hào hùng của dân tộc không thể giúp lau khô đi dòng nước mắt hôm nay:

Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc
hai mươi năm đọa đày
Làm sao con thuộc được truyện Kiều Nguyễn Du.
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
suốt một năm không hề có chữ
con để dành ép khô những giòng nước mắt
của cha con, của mẹ con, của chị con, và của... chính con.

(Bài học của con, nhạc Phan Ni Tấn)

...

Lịch sử không phải là một ngôi miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.

Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.

Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, công bằng, bác ái.

Bài hát Việt Nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng chuông đánh thức hồn thiêng sông núi đang ngủ quên trong lòng người. Ngọn đuốc Việt Khang thắp lên soi sáng con đường đi về phía trước. Các thế hệ Việt Nam từ lúc chào đời đã mang tinh hoa tinh huyết của dòng giống Lạc Long, nhưng tinh hoa tinh huyết đó phải được mài dũa thành vũ khí để bảo vệ đất nước hôm nay. Cứu Việt Khang, do đó, không phải chỉ cứu một thanh niên, một nhạc sĩ đang bị tù đày nhưng hơn thế nữa, tự cứu chính mình và từ đó đứng lên cứu dân tộc mình.

...


Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #222 - 28. Feb 2012 , 11:59
 


Ăn miếng trả miếng



...




Đối phó với những mánh khoé tiểu nhân thì chiêu lợi hại nhất là "gậy ông đập lưng ông". Hãy xem các vĩ nhân đã hạ gục đối thủ mình như thế nào.

Voltaire

Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Bernard Shaw

Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần "hom hem". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:
- Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!.
- Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu!

Albert Einstein

Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật.

Winston Churchill

Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:
- Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.
- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay.

Hans Poelzig

Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu:
- Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.
Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:
- Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?

Moritz Saphir

Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:
- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
Ông từ tốn đáp:
- Mỗi chúng ta viết cái mà chúng ta thiếu!


thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #223 - 29. Feb 2012 , 17:32
 


Câu chuyện về tòa nhà 80 tầng



...





      Có hai anh em nhà nọ quyết định thuê một căn hộ ở tầng thứ 80 của tòa
      nhà. Vừa để cho thoáng mát vừa có thể ngắm nhìn được toàn bộ thành
      phố.

      Rồi đến một ngày khi hai anh em đi làm về thì thang máy của tòa nhà
      bị hỏng. Suy nghĩ một lúc cả hai anh em quyết định đi bộ lên phòng
      của mình. Đi đến tầng thứ 20 thì cả 2 anh em thấy mệt lử cả người nên
      quyết định bỏ ba lô và các vật dụng ở lại và đi tiếp lên phòng. Đến
      tầng thứ 40 thì cả hai đã mệt vô cùng rồi.Và họ bắt đầu càu nhàu, đổ
      lỗi cho nhau. Người em nói : “ chính anh đã thuê căn hộ này nên mới
      gặp chuyên như hôm nay, biết thế tôi đã không thuê cùng anh căn hộ
      này,để cho anh ở một mình”. Người anh đáp lại “ chính em cũng đã đồng
      ý và khuyên anh nên thuê căn hộ này chứ gì nữa, em định đổ lỗi cho
      tôi sao?”. Và họ cứ cằn nhằn và đổ lỗi cho nhau như thế mãi cho đến
      tầng thứ 60 thì cả hai dường như không thể đi nỗi nữa rồi. Và họ
      thống nhất là không cãi nhau nữa để giành sức mà đi lên hết. Đi mãi
      thì cuối cùng họ cũng đến được phòng của mình. Họ rất vui mừng trong
      tiếng thở hổn hển. Nhưng đến lúc lấy chìa khóa ra mở cửa phòng thì họ
      mới nhận ra là họ đã để quên ở trong ba lô ở dưới tầng 20.

      Không biết cả hai anh em này sẽ giải quyết như thế nào tiếp đây nhưng
      từ câu chuyện này ta có thể liên tưởng một điều thú vị rằng: hãy xem
      tòa nhà 80 tầng đó như là cuộc đời 80 tuổi của một con người:

      + Khi 20 tuổi con người đó với rất nhiều hoài bảo và ước mơ. Và họ
      lần lượt đưa ra những quyết định quan trọng cho cuộc đời mình.

      + Đến lúc 40 tuổi khi những nổ lực và quyết tâm của mình không được
      như ý muốn thì họ bắt đầu thấy nuối tiếc, ân hận và càu nhàu về những
      quyết định trước kia của mình.

      + Đến năm 60 tuổi khi họ thấy họ không thể làm gì nỗi được rồi vì vậy
      họ không cằn nhằn nữa mà chấp nhận chịu đựng mà sống tiếp quãng đời
      còn lại.

      + Đến năm 80 tuổi khi sắp phải xa lìa tất cả, họ nhìn lại cuộc đời
      mình thì mới thấy thực ra mình đã quyết định sai lầm từ năm 20 tuổi,
      mình đã để quên chìa khóa thành công của cuộc đời mình ở đó. Nhưng đã
      quá muộn màng lắm rồi.

      Vậy nên mọi người chúng ta, hãy biết nắm giữ lấy chiếc chìa khóa của
      cuộc đời mình ngay từ bây giờ bạn nhé !!!


thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 29. Feb 2012 , 17:33 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #224 - 29. Feb 2012 , 21:29
 


"Xin Đừng Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ”
Của Việt Cộng.
Hậu Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư:
Cầm cân nảy mực lòng người chống cộng.
Thiên thời địa lợi nhân hòa!


Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Frankfurt/Đức Quốc, thứ tư ngày 29/02/2012



Khi bài này được đưa lên mạng, thì con số chữ ký đã lến tới gần 100 ngàn! Lòng tôi hân hoan vui mừng sung sướng trước nghĩa cử cao đẹp của đồng bào tôi lập nghiệp định cư tại Mỹ. Tôi hãnh diện là người Việt chống Cộng! Họ đã hết lòng can đảm chứng minh cho quốc tế và đồng bào trong nước biết rằng, dù chúng tôi ăn bơ uống sữa, ở trong nhà cao cửa rộng mát mẻ sung sướng, đi xe hơi bóng nhoáng, nhưng trái tim chúng tôi cũng không bao giờ quên sự đau khổ của đồng bào trong nước. Nhịp tim chúng tôi muốn bắt được nhịp tim đồng bào trong nước. Thương thay cho đồng bào tôi đang bị kìm kẹp nghèo đói rách rới dưới ách thống trị của tập đoàn Hán Cộng. Khúc ruột ngàn dặm là ở chỗ đấy! Máu chảy ruột mền là thế! Thương người như thể thương thân là vậy!

Tập đoàn tay sai Hán Cộng Việt Cộng thì làm trái ngược lại. Họ bán nước hại dân, vinh thân phì da, tìm cách thăng quan tiến chức làm tay sai cho giặc Tầu. Nhạc sĩ trẻ Việt Khang can đảm nhật xét rất đúng! Sao anh lại bắt tôi? Tại sao? Tại sao? Tại sao anh “ngăn cản tôi chống xâm lăng của giặc Tầu?”. Vậy, anh người gì? Mường, Máng, Việt, Miên, Mèo, hay Tầu Cộng? Không nhất cứ anh người gì. Nhưng anh ngăn cản quyền sống làm người Việt của tôi trên đất Việt, thì anh nhất cử nhất động, anh là kẻ ngoại bang, làm tay sai cho giặc đáng ghét!

Không riêng gì nhạc sĩ Việt Khang, mà đồng bào tị nạn Cộng sản, riêng tại Mỹ Quốc, đã đồng lòng hiệp ý hợp tâm, qua chiến dịch thỉnh Nguyện Thư chống cộng phá kỷ lục. Họ hét to tới Bộ chính trị và Trung ương đảng Việt Cộng là, các anh là ai?! Ăn cơm Tầu, lấy vợ Tầu, ở nhà Tầu, nói tiếng Tầu?! Qua sự kiện nhạc sĩ Việt Khang bị giam bắt, chúng ta nhận xét rõ được rằng, Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam là “Bộ chính trị lưu vong”, là “Ban trung ương phản bội dân tộc, bán nước hại dân”. Một tội đồ dân tộc!

Qua chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư, đồng bào tị nạn Cộng sản Việt Nam tại Mỹ muốn gửi Thông điệp cho đồng bào trong nước biết rằng, chúng tôi không bao giờ quên nỗi đau khổ rên xiết của qúi đồng bào đang bị thuần chủng hóa Tầu, dưới sự sai khiến tay sai của Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang, Nguyễn Chí Vịnh, Lê Hồng Anh, v.v. Đồng bào đang “được” huấn luyện thuần phục để trở thành người “lạ” trên quê hương mình. Ai chống Tầu là chống Ta. Họ đang bị đồng hóa Tầu cộng trên chính quê hương mình!

Anh dùng ngôn ngữ nào mắng chửi tôi? Anh người Việt, nói tiếng Việt mẹ đẻ, nhưng anh hành hung, cư xử đồng bào qúa ư là lai căng với cách xử sự người Tầu xâm lăng!? Lai căng loại Tầu cộng xâm lăng hạng nặng! Anh không nhục sao? Mất gốc lai căng trên chính quê hương mình?! Thật nực cười! Nguồn gốc anh sinh ra ở đâu? Nơi nào là nơi anh chôn nhau cắt rốn? Bên Tầu? Nếu quê hương anh không còn?!

Chủng tộc nào cũng là con người. Con người, bất kỳ sinh ra ở đâu, cũng có nhân phẩm giá trị đặc biệt, phải trân qúi và tôn trọng. Nhưng không có Hán tộc, một loại chủng tộc sinh ra để thống trị! Không! Ngàn lần không! Triệu lần không! Nếu anh chấp nhận một loại chủng tộc sinh ra để cai trị, thì hãy để chủng tộc đó cai trị anh, gia đình anh và bà con họ hàng anh. Anh chấp thuận đồng ý?! Đồng bào chúng tôi không thể chịu nhục nhã hèn hạ cúi đầu làm tay sai cho giặc Tàu cộng!
Một kiểu chủng tộc thống trị mới đang hình thành tại Việt Nam? Nhưng anh là người Việt Nam thuần túy hay anh là ai? Tay sai Tầu Cộng? Áp đặt hệ thống bất nhân đàn áp chính đồng bào mình! Thử hỏi anh là ai? Anh không còn hiểu câu ca dao, mà ông bà cha mẹ tổ tiên đã dạy bảo cho anh lên người, Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy là khác giống, nhưng chung một giàn sao?

Chúng ta có cùng tổ quốc [1], cùng một mẹ Âu Cơ, cùng nằm trong một bào thai! Mẹ Âu Cơ như gà “mẹ” ấp ủ đoàn con trong bóng tối! Hãy yêu thương tổ quốc chúng ta và biết gìn giữ bảo vệ nó như tròng con ngươi! Hỡi con Rồng cháu Tiên!

Qua chiến dịch chống cộng phá kỷ lục, dường như mái nhà chủ nghĩa xã hội đang cháy. Đâu đây, lô nhô chui ra vài con chuột, muốn chữa cháy. Họ không dám ló mặt công khai mà chỉ còn biết núp trong bóng tối. Hèn hạ tới đó là cùng! Danh dự của họ đã bị ném vào bùn nhơ. Hãy nhớ rằng: «sống gửi thác về»! Cuộc sống của con người ở trên cõi đời này chỉ là tạm bợ, lúc chết đi, mới trở về cõi vĩnh cửu của mình. Điều này cũng khuyên mọi người chúng ta, không nên bon chen qúa mức với cuộc sống! Của cải, tiền tài danh vọng thế gian trả lại hết cho thế gian. Nên tu tâm dưỡng tánh, ăn hiền ở lành, tạo nhiều ân đức, để hưởng sự thanh danh về sau. Vì vậy, hãy sống ý thức từng ngày từng giờ từng tháng từng năm. Đừng thờ ơ trước cuộc sống. Hãy sống xứng đáng với nhân phẩm mình và đạo làm người! Lúc còn tại thế thì hãy sống với cuộc đời đạo đức và nhân ái! Ta có thương yêu người, thì người mới thương yêu ta. Ta có sẵn lòng giúp đỡ người, thì người mới giúp đỡ lại ta. Còn sống, mà thất nhân ác đức, ăn ở xảo trá điêu ngoa tham lam thì không những người ta xa lánh, mà còn ghét bỏ, nguyền rủa. Lúc còn sống là cơ hội rõ ràng để tha thứ và được thứ tha. Bằng không nên thận trọng: Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ! Gương Gaddafi và Bin laden còn đó!

Chúng tôi thương hại và lo sợ cho những tay sai mù quáng này. Họ bị Việt Cộng ru ngủ dụ dỗ. Cái cám dỗ mà Việt Cộng giăng ra, mà nhiều người nhẹ dạ cả lòng tin, là cho hưởng chút tiền bạc, quyền lợi và danh vọng. Thế là họ nhẹ dạ bán rẻ linh hồn cho Việt Cộng “quản lý”. Sao giá trị nhân phẩm con người rẻ mạc đến thế nhỉ? Chỉ vài đồng tiền? Một chút danh hư? Một vài miếng giấy bằng khen?! Xưa kia, Giu-đa bán Chúa, cũng chỉ vì ba mươi đồng bạc! Ngày nay, các anh phản bội đồng bào, phản bội quê hương của anh, các anh lãnh được bao nhiêu tiền? Các anh sinh Nam (Việt Nam) làm nô lệ cho Bắc (Trung Cộng ở phiá Bắc)?!

Thời nào cũng sinh ra anh hùng. Đâu phải bây giờ mới có Việt Khang. Cả trăm ngàn Việt Khang, với hình dáng và tầm vóc khác nhau, nhưng cùng MỘT CHÍ HƯỚNG. Cả hằng trăm ngàn Việt Khang, trải qua bao nhiêu thời đại chống Cộng, chống giặc ngoại xâm lăng Tầu? Đồng bào hải ngoại nhắn gửi đồng bào trong nước là hãy yêu thương nhau, chúng ta CÙNG NHÌN VỀ MỘT HƯỚNG! Nay, xuất hiện một Việt Khang, với tuổi đời mới ba mươi bảy, đã là một ngọn đuốc sáng chói, thắp sáng lên gom tất cả những ngọn lửa kết tụ thành một khối lửa khổng lồ, đốt cháy căn nhà Xã hội chủ nghĩa bất nhân.

Việt Khang như lửa gặp dầu. Nhạc sĩ Trúc Hồ như đang tiêm dầu vào lửa. Và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng góp sức tiếp thêm cho ngọn lửa bốc cháy hùng hực dâng trào lên cao. Đúng là diều gặp gió, gặp thời vận! Chẳng là Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu!? Con người dù cách xa qua bến bờ Đại dương, nhưng nếu cùng một chân lý, một ý chí và cùng một chí hướng, họ sẽ ứng hiệp nhau, họ tìm kết hợp lại nhau để thực thi nguyện vọng. Đó cũng là nhân hòa. NHÂN HÒA ở chỗ, đâu phải bây giờ mới có hơn 100 ngàn chữ ký đối đầu công khai chống Cộng. Không! Cả hằng triệu đồng bào Việt Nam tị nạn trên khắp thế giới là con số trên 100 ngàn chữ ký chứng minh hùng hồn cho lập trường chống cộng của họ. Nếu sự kiện này xẩy ra cách đây 5 mười năm, cùng là Việt Khang hôm nay, và cũng cùng nhạc sĩ Trúc Hồ, với tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thì dù có năm đầu sáu tay, (xin lỗi hai anh!) chúng tôi chưa tin rằng chúng ta có thể vận động đồng bào lên tới hơn 100 ngàn chữ ký, trong vòng một tháng. Chiến dịch chữ ký xuân Nhâm thìn 2012 đúng một tín hiệu: Cứu nguy đồng bào tại quê nhà như chữa lửa! SOS!

“Chiến dịch chữ ký xuân Nhâm thìn 2012” như là cuộc xuống đường rầm rộ đại quy mô, một cuộc biểu tình vĩ đại, giơ một cánh tay cao với khẩu hiệu đòi hỏi HÒA BÌNH CÔNG LÝ, và TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN. Chiến dịch này sẽ đánh động lương tâm thế giới và đồng bào trong nước. Đây là cuộc xuống đường, như xưa chúng ta xuống đường ra khơi tìm đường tự do, mà cuộc hành trình đi tìm Tự do đã làm xúc động mủi lòng hằng triệu con tim trên thế giới. Và thế giới đã ra tay nghĩa hiệp cứu vớt chúng ta thoát khỏi tử thần. Thank you America! Thank the world! Remercie le monde! Danke die Welt!

Tổ chức cứu người Việt vượt biên của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đang phản ảnh rõ điều này?! SOS! SOS! SOS! Một tín hiệu cứu nguy cho dân tộc lại lần nữa được đưa đi, để đánh thức trái tim đang ngủ của toàn thể nhân loại trên thế giới, chú trọng về tình hình hiện nay tại quê nhà. Tín hiệu SOS thúc dục đồng bào hãy tỉnh thức! Quốc gia đang lâm nguy lầm than bị tiêu vong!
Lịch sử chẳng nhẽ sẽ không tái diễn? Qủa là đúng THIÊN THỜI ĐỊA LỢI! Chẳng là điềm báo Thiên thời, địa lợi nhân hòa?!

Chiến dịch lấy chữ ký qua trang mạng của Tòa Bạch Ốc, đòi hỏi yêu cầu với chính quyền Mỹ, liên quan đến vấn đề Nhân Quyền tự do dân chủ Việt Nam là cuộc xuống đường qui vô đối đầu công khai với chế độ gian tà Cộng sản Việt Nam. Hàng ngàn cánh tay giơ lên! Hàng vạn cách tay giơ lên! Thật đúng vậy! Hơn 100 ngàn chữ ký là hơn 100 ngàn cánh tay giơ lên, là những qủa đấm nặng ngàn cân, quyết đấu tranh cho một nền Hòa bình Công lý, Tự do Dân chủ Việt Nam! Một chiến dịch thuận lòng dân, hợp ý Trời!

[1] "Con Có Một Tổ Quốc!“ là chủ đề Đại hội Công giáo Đức quốc 2011, tổ chức tại Aschaffenburg, và đồng thời cũng là chủ đề Hội Xuân Nhâm Thìn 2012, Mừng 30 năm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Có khoảng 5-6 ngàn người Công Giáo tham dự đại hội. Hội Xuân 2012, mừng 30 năm Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu, có khoảng trên dưới hơn một ngàn người tham dự.

(E.M.)


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 
Send Topic In ra