Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 15 16 17 
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33200 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #240 - 23. Oct 2013 , 08:27
 


Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta


...


Mẹ Nấm (Danlambao) -
Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?

Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ "cán cân công lý".


*

Ngày 29/10/2013, Đinh Nhật Uy - người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày tỏ thái độ và quan điểm của mình sẽ bị đưa ra xét xử theo điều 258 Bộ luật Hình sự - quy định:

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An, các hành vi cấu thành tội của Đinh Nhật Uy được kết luận như sau:

“Xuất phát từ động cơ cá nhân, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013, Đinh Nhật Uy đã có nhiều bài viết, tin đăng có tính chất bịa đặt, nói xấu, sử dụng từ ngữ thô tục đối với Nhà nước, tổ chức và cá nhân trên tài khoản facebook của mình xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân. Bên cạnh, Đinh Nhật Uy nêu vấn đề trên facebook của mình để nhiều người khác truy cập vào rồi tham gia bình luận đánh giá với lời lẽ xúc phạm”.

Thế nào là nói xấu, thế nào là sử dụng từ ngữ thô tục đối với nhà nước, tổ chức và cá nhân và thế nào là lời lẽ xúc phạm để cấu thành tội?

Hay phải có những quy luật pháp lý rõ ràng và chỉ khi nào công dân vi phạm đúng theo điều đã được viết thành luật - không có bất kỳ một sự suy diễn thêm nào - thì mới bị kết tội?

Và điều quan trọng hơn cả là cơ quan nào sẽ đứng ra đánh giá các chuẩn mực trên?

Công an hay tòa án, hay tất cả đều là đảng viên của đảng / nhà nước là thành viên của bộ phận mà bị can đang bị buộc tội rằng xâm phạm?

Chúng ta có những quy định pháp luật cụ thể như thế đối với những cáo buộc dành cho Đinh Nhật Uy hay không?

Tôi đặt tiêu đề của bài viết này là “Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta” bởi lẽ nếu thực sự có khái niệm tự do dân chủ để mà “lợi dụng” như điều 258 BLHS quy định thì việc Đinh Nhật Uy nói và bày tỏ thái độ của mình một cách công khai để rồi bị kết tội có phải là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến của công dân đối với nhà nước hay không?

Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?

Nhắc đến Đinh Nhật Uy, người ta sẽ nhớ đến cái tên Đinh Nguyên Kha - em trai ruột của Uy.

Một trong những lý do để cộng đồng Facebook theo dõi và chia sẻ trên trang nhà của Đinh Nhật Uy chính là sự cập nhật tình trạng và thông tin về vụ án hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên.

Đứng trước luồng thông tin một chiều của truyền thông lề đảng, Uy đã chọn mạng xã hội truyền tải thông điệp của gia đình mình. Đây là nhu cầu và quyền căn bản của Uy và cũng là của tất cả công dân Việt Nam.

Nay cơ quan an ninh điều tra bắt giữ và kết tội Đinh Nhật Uy về hành vi này, liệu có phải đã xâm phạm quyền con người căn bản của Uy? Và đang xâm phạm quyền của tất cả công dân Việt Nam?

Câu trả lời tôi xin nhường lại cho người đọc.

Vấn đề cần đặt ra là nếu hôm nay Đinh Nhật Uy có thể bị bắt giam một cách tùy tiện, bởi điều luật mơ hồ như điều 258 BLHS, và với cáo trạng đưa ra của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy rằng: quyền tự do ngôn luận thực sự bị tước đoạt.

Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không?

Hãy nhìn vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình.

Hôm nay Uy không được nói, không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook... hàng ngày.

Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ "cán cân công lý".


Mẹ Nấm
danlambaovn.blogspot.com

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #241 - 02. Dec 2013 , 08:15
 



VỀ QUÊ ĂN TẾT


NGUYỄN NHƠN



...



( HNPĐ )Trích: ” Hoan hô lời kêu gọi của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh. Nhưng em nghe nói rằng vé máy bay về VN trong dịp từ Giáng Sinh đến sau Tết Ta đã book hết từ tháng 9, tháng 10 rồi. Huhuhu! ”

Ới mà em Trung ơi!
Đừng khóc mà chi
Thói đời là như thế!
Khiếp đảm, nhọc nhằn khi vượt biển
Những năm tháng dài tù khổ sai
Ngày nay sống phởn phơ đâu còn nhớ!
” Đặng chim bẻ ná, đặng cá quăng nôm ”
Thói đời đen bạc là như thế!

NHỮNG NĂM THÁNG TÙ ĐÀY GIAN KHỔ


Cuối đông Đinh Tỵ 1976, trên đỉnh Hoàng Liên hùng vĩ, xinh đẹp, gã tù nhà quê hỏi nhà văn, nhà thơ nức tiếng một thời Thanh Tâm Tuyền: Sao không viết bích báo xuân tù để anh em đọc chơi?
Ông cựu Thiếu tá họ Dư hiền lành đáp: Cái bụng nó đói quá ! Bẻ bút liệng rồi!
Đầu năm 1990, nhà văn và gã tù cũ gặp nhau trước khi vào phỏng vấn qui mã HO 1, nghĩa là hai chàng thuộc nhóm anh hùng xa lộ ra đi theo chương trình “ Ra Đi Trong Vòng Trật Tự Dành Cho Tù Thả “ ( Orderly Departure Program For Released Detainees ) đợt số 1.
Kết quả: Cả hai đều bị tái khám vì lao phổi. Ông nhà binh họ Dư may mắn qua truông. Gã nhà quê thì rớt lại, vì mấy năm trước trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, tù ngoài Kinh Tế Mới, hiu hiu cuốc đất canh Sằn, phổi lũng lỗ chỗ, máu đào hòa nước mắt. Phải ở lại uống thuốc trị lao sáu tháng. Ngày ngày từ Biên Hòa ngồi xe ca xuống Saigon, thót xe Lam chạy vô An Đông, vào bệnh viện công an 30/4 lãnh Rimactan, Ambutol, Rimifon uống tại chỗ.
Trong toán điều trị mười mấy mạng có bà cụ 81 tuổi. Mặc dầu nhà khá giả chạy chọt cho cụ vào nằm ngay tại Bệnh viện 30/4 để săn sóc, mới uống thuốc mươi bửa cụ bà hồn du địa phủ!
Ba tháng sau có một chị. Uống thuốc hoài mà bệnh vẫn trấm trơ. Chị tuyệt vọng tự vẫn để cho chồng con nhẹ gánh ra đi!
Tôi kể lễ dài dòng về những nỗi bi đát trong quá trình gian nan đi Mỹ làm chi vậy? Là để cho những ai ngày nay phởn phơ áo gấm về làng, nhớ lại tình cảnh khốn nạn ngày xưa ấy mà xét lại thái độ.

HÃI HÙNG VƯỢT BIỂN, VƯỢT BIÊN


Đầu thập niên 1980s, đứa con trai lớn vượt biển, bị bắt bỏ tù 6 tháng. Ở tù về cháu kể: Nhìn thấy chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, nhấp nhô trên sóng nước nơi cửa sông Ông Đốc như chiếc bách trên sóng to gió cả mà phát sợ. “ Rủi “ mà ở tù chớ nếu không thượng lên đó, không biết sẽ ra sao?!
Đứa bạn may thoát đi được. Ngày gặp lại bên Mỹ mười năm sau, cậu nhỏ nay đã trên ba mươi còn rùng mình kể: Ra đi vài ngày, ghe liệt máy. Mấy chục mạng, ai đụng thứ gì qươ thứ nấy làm chèo. Xúm nhau chèo tự động như mơ. Vài ngày sau nữa, tất cả đều kiệt sức. Chiếc ghe như chiếc lá giữa dòng, mặc mưa dồi, gió dập!Phật tử niệm Quán thế âm cứu khổ cứu nạn! Con Chúa kêu cầu Đức Mẹ nhân từ hằng cứu giúp! May mà trôi giạt vào bờ biển Nam Dương còn sống sót.
Bạn tôi, cựu Phó Quận trưởng Long Thành thê thảm hơn! Chiều hôm trước khi ra đi, đồ đạt cửa nhà đã bán hết, bạn trải chiếc chiếu giữa nhà, ngồi tiếp bạn và than:
“ Ra đi là sự đánh liều
Mưa mai nào biết, nắng chiều nào hay “
Thuyền ra khơi mấy ngày gặp hải tặc. Chúng cưởng hiếp vợ, nóng lòng xông lại giải vây, bị hải tặc giết, thây quăng xuống biển!
Anh L. cựu việntrưởng Đại học Cần Thơ vượt biên qua ngả Cam bốt. Giữa đồng không mông quạnh bị dân quân Miên bao vây. Trong đoàn có võ trang mà cô thế chịu đầu hàng. Chúng bắt, lấy hết vàng bạc và bắn bỏ, phơi xác trên đồng vắng, xứ người.

Vậy đó, liều chết ra đi tị nạn cọng sản, tìm tự do. Mà sao ngày nay cọng sản còn sờ sờ đó, lại về giáp mặt chúng vui chơi?!

MÀ ĐẤT NƯỚC, DÂN TÌNH CÓ GÌ VUI MÀ VỀ?


Hiện nay, tình hình xã hội ta như thế nào?
Oan khuất chập chùng, tiếng kêu than dậy đất! Dân oan mất nhà, mất đất, lê la khắp các công viên Sài gòn, Hà Nội. Từng chập và từng chập côn an, dân phòng, xã hội đen xúm vào bắt bớ, đánh đập.
Ở hai đầu Đất nước Hà Nội, Sài gòn, dân oan biểu tình, khiếu kiện hàng ngày.
Côn an bắt bớ khảo tiền dân, giết người giữa thanh thiên, bạch nhựt.
Anh Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương bị chủ Hàn cậy thế cáo gian trộm sản phẩm của công ty. Côn an bắt vào đồn tra khảo. Tên thiếu tá CA thấy chị vợ đẹp gạ vào phòng ngủ không được. Bèn tức giận về bóp dế người chồng cho tới chết. Rồi phao là tự tử bằng dây điện sạt cell phone?!
Ở Hà Nội, bác Trịnh Xuân Tùng chạy xe có đội nón bảo hiểm đúng luật. Chỉ vì ngừng lại bên đường, dở nón, nói cell phone, thằng trung tá An xông lại đòi nộp 150 ngàn. Bác Tùng năn nỉ xin nộp 100 ngàn không đúng giá. Nó bắt về đồn, đánh cho lọi cổ, chết tốt.
Ba người phụ nữ dắt díu nhau đi khiếu oan. Đứng dưới bảng khẩu hiệu “ hoành tráng “: Nước giàu – Dân mạnh – Xã hội Công bình - Văn minh, mẹ Thái Thị Lượm bệu bạo khóc con, vợ Nguyễn Thị Thanh Tuyền miệng méo xệch khóc chồng, con Trịnh Kim Tiếng đau đớn khóc cha, cảnh trông tiệt là thê thảm.

Sự thể côn an bắt vào đồn thì là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, khi đưa ra là cái xác bầm vập, gia đình lãnh đem về chôn cất diễn ra khắp nơi.

Tính cảnh dân, nước như vậy có gì vui mà việt kiều hồi hộp khoe khoang áo gấm về làng ăn tết!
Huống chi bà con trong nước chí tình nhắn gởi dài dài trên Net: Xin đừng gởi tiền về nuôi mập tư bản đỏ và tham quan. Chúng tôi vui lòng chịu cực vài năm cũng không chết chóc gì. Đợi khi nào dân chúng đánh sập chế độ cọng sản thì gởi tiền về giúp vốn làm ăn hay hơn.

COI CHỪNG RA ĐI LẦN NẦY BẶT LỐI VỀ


Gần đây, ở Hà Nội, nông dân mất nhà mất đất biểu tình dài dài. Lúc trước chỉ có nông dân Văn Giang và Dương Nội biểu tình, nhân số trong vòng một ngàn.
Vừa rồi có biểu tình phối hợp vớc nông dân các tỉnh kéo về, nhân số lên 1,500.
Đó là chưa kể về phía giáo dân. Nếu như Thái Hà mà huy động toàn lực giáo xứ, việc biểu tình với nhân số năm, mười ngàn là trong tầm tay.
Ở Sài gòn, riêng “ chuẩn “ dân oan Thủ Thiêm là 26,000 hộ dân.
Tình thế bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nỗ.
Cứ nhìn về các ông làm chánh trị phân tích thời cuộc mà coi: Có một ông bên Canada lúc nào cũng hô hào trnh đấu “ ôn hòa, bất bạo động “. Gần đây chịu đời hết xiết mới chịu trở giọng tranh đấu mạnh mẻ, bất kể bạo động hay không.
Đến như ông thầy hòa hiệp hòa giải thâm căn cố đế mà hiện tại có viết một bài tựa đề dài sọc “ Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức “ rằng thì là “ Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát. “
Tới giờ phút nầy ông Kiểng mới rặn ra được câu kể trên thì thiệt là quá date!
Lại còn thêm đưa ra giải pháp thiệt là cù nhầy: “ Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động. “
Tóm tắt là tình hình trong nước hiện nay bất trắc, vô lường. Ông bà việt kiều nào ham về quê ăn tết nên coi chừng: Một ra đi coi chừng gặp cảnh bất phục hoàn. Vô phúc thiếu âm đức mà gặp cảnh nổi loạn nỗ ra vào dịp Giáng sinh tai Nhà thờ Đức Bà Saigon hoặc vào 3 ngày Tết là lâm vào cửa tử.
Phen nầy mà ham chơi bị mắc kẹt thì không ai màng cứu giúp: Kẻ “ Ăn cây táo, rào cây thầu dầu “, “ Ăn cháo, đái bát “ xứng đáng “ bụng làm, dạ chịu."
Vậy thì nên nghe lời Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh khuyên: Nếu chưa đặt mua vé thì thôi đi. Còn như đã lở book rồi thì xin hồi lại cho xong.
Làm như vậy vừa khỏi mang tiếng xấu vừa khỏi tốn tiền.
Ở lại Mỹ vui Tết với con cháu cũng vui vậy chớ sao không!

Nguyễn Nhơn


( HNPĐ )

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #242 - 11. Sep 2016 , 07:51
 


...

...

...

...

...

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Thu Ca
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 770
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #243 - 17. Jan 2017 , 21:40
 

    NHÂN ĐẠO VÀ TÌNH NGƯỜi TRONG LUẬT PHÁP 

     Bà lão nghèo bị tố ăn cắp, vị thẩm phán nói 1 câu khiến cả phòng xử án nín lặng
                                        
                                        
                   
Dưới đây là giai thoại về một nhân vật có thật trong lịch sử – thị trưởng thành phố New York Fiorello LaGuardia – người được ca ngợi là ‘ngài thị trưởng vĩ đại nhất’ trong lịch sử nước Mỹ.
Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…
Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.
Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi:
- “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”
Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp:
- “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.
- “Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.
- “Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. - “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.

Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.
Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói:
- “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”
Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp:
- “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”
Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.
- “Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa:
- “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.
Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.
Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…

Thị trưởng thành phố New York – ông Fiorello LaGuardia.
Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.

“Cớ sao có người sinh ra đã có vận khí tốt, giàu sang phú quý, có người lại có vận khí kém, nghèo hèn?”

Đại Kỷ Nguyên bàn:
Thiên tài Albert Einstein từng nói: “Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.” Có lẽ đó là lý do vì sao mà ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia đã đứng lên để “trừng phạt” cho sự lãnh đạm và vô tình của những người có mặt trong phiên tòa. Thờ ơ và vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác, dù không trực tiếp gây thương tổn, nhưng cũng đủ ngấm ngầm để lại vết thương lòng cho những người trong cuộc.


(Hồng Liên sưu tầm và dịch, tham khảo bản dịch của Tinh Hoa)
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #244 - 21. Mar 2019 , 16:14
 
Hãy sống với ước mơ

Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể một câu chuyện như sau:

“Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.

Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những

học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kỹ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên… thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các tòa nhà, chuồng ngựa và đường đua.

Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo: “Ớ lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:

“Đây là một giấc mơ viển vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại… Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.

Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:

–  Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.

Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:

–  Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”.

Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:

–  Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. – Ngưng một lúc, anh nói thêm. – Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.

Nguồn:  https://vnwriter.net/top-10/7-cau-chuyen-hay-nhat-trong-hat-giong-tam-hon-giup-b
an-nhien-ma-song.html
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #245 - 10. Apr 2019 , 08:58
 

......“VỀ THU XẾP LẠI”.


Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất. Mời các bạn đọc bài viết của bác sĩ kiêm nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.

Lời Ngỏ

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60... thật là đáng thương!

Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi...

Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất... Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi... chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn... ráng viết Già sao cho sướng?... để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.

Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại...”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”... rồi đó thôi!

Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí... chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ... kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối... Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao lưu, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là... ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có... Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác... giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”...

“chú thích:

Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”


...


Sưu tầm
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #246 - 10. Jul 2019 , 08:00
 


Tuổi trẻ Hongkong vs tuổi trẻ Việt Nam


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #247 - 10. May 2020 , 04:01
 
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 15 16 17 
Send Topic In ra