Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33187 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Suy Ngẫm
14. Nov 2007 , 08:35
 

A New Day



...
Back to top
« Last Edit: 14. Nov 2007 , 15:18 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #1 - 17. Nov 2007 , 02:23
 

Theo giai thoại của người Trung Hoa thì ngày xưa có một người tên là Vinh Khải Kỳ tỏ ra là một bậc tiên ông đạo cốt, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, ngày ngày giao du ở sơn thủy, vui thú cầm ca chậm rãi rảo bước, tay đánh đàn miệng ca hát không ngừng. Một hôm, đức Khổng Tử đi dạo gặp Vinh Khải Kỳ, ngài mới hỏi ông: "Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ ca hát như thế?".

Khải Kỳ thưa: "Trời sanh muôn vật, loài người cao quý nhất. Ta đã được làm người, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yếu... mà ta thì khỏe mạnh sống lâu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta nay biết vui với cảnh đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?".

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #2 - 22. Apr 2008 , 05:16
 


Always be positive...my friends, no matter what!



If you think you have huge tension,  look at them.

...


If you think you don't have many friends, ask yourself if you have one sincere friend.

...


If you complaint about your transport system, how about them?

...

If you think you suffer in life, do you suffer as much as he does?

...


When you feel like giving up, think of this man

...

You think study is a burden, how about her?

...

If you think your salary is low, how about her?

...


Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2008 , 11:24 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
MT
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 20
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #3 - 14. May 2008 , 11:53
 
         
HAHAHA! Hinh nhu la... dung gan het!

    
   
How to make a woman happy vs. how to make a man happy



   
How to Make a Woman Happy

    It's not difficult to make a woman happy. A man only needs to be:
    1. a friend
    2. a companion
    3. a lover
    4. a brother
    5. a father
    6. a master
    7. a chef
    8. an electrician
    9. a carpenter
    10. a plumber
    11. a mechanic
    12. a decorator
    13. a stylist
    14. a sexologist
    15. a gynecologist
    16. a psychologist
    17. a pest exterminator
    18. a psychiatrist
    19. a healer
    20. a good listener
    21. an organizer
    22. a good father
    23. very clean
    24. sympathetic
    25. athletic
    26. warm
    27. attentive
    28. gallant
    29. intelligent
    30. funny
    31. creative
    32. tender
    33. strong
    34. understanding
    35. tolerant
    36. prudent
    37. ambitious
    38. capable
    39. courageous
    40. determined
    41. true
    42. dependable
    43. passionate
    44. compassionate

   
WITHOUT FORGETTING TO:


    45. give her compliments regularly
    46. love shopping
    47. be honest
    48. be very rich
    49. not stress her out
    50. not look at other girls

   
AND AT THE SAME TIME, YOU MUST ALSO:


    51. give her lots of attention, but expect little yourself

    52. give her lots of time, especially time for herself

    53. give her lot s of space, never worrying about where she goes

    IT IS VERY IMPORTANT:

    54.
Never to forget:

    * birthdays
    * anniversaries
    * arrangements she makes
    

    
    
   
HOW TO MAKE A MAN HAPPY

    1. Show up naked
    2. Bring beer
    
   
This is true!


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #4 - 18. May 2008 , 18:47
 

Tuyết Lan mời các ACE xem file Take the time...


...

Xin bấm vào hình để xem.

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #5 - 18. May 2008 , 19:30
 
Quote:

Tuyết Lan mời các ACE xem file Take the time...


...

Xin bấm vào hình để xem.


Cám ơn chi Đ Đ nhé. Em mơì chi quá bộ qua quán GHR  vào ngày mai để "nhẩm xà" chi nhé
Chúc chi một buổi tối an vui. Em đi nghỉ đây , Chớ có.... em chị nhé.
Em TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #6 - 19. May 2008 , 17:09
 
Chào cả nhà
Mến gơỉ đén cả nhà 1 đoản văn ngắn (được gởi đến t2ư bạn hiền M. ) 

Hai bát mì bò


Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.


Từ HTT.

Bạn đọc bình luận:
Câu chuyện thật là cảm động về tấm lòng hiếu thảo của ng con đối với cha mình. Cũng như lòng thương iu con cái của cha mẹ. Trg chuyện còn cho chúng ta thấy đc tấm lòng của vị chủ quán đối với 2 cha con họ. Nhưng tính tình thật thà của cậu con trai làm ng đọc cảm thấy rất cao quý, rất đáng noi theo
khi đọc truyện này xong tôi đã ngồi lặng đi vì từ rất lâu rồi hình ảnh người cha trong tôi đã rất mờ nhạt.Theo tôi cha là người có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con trai. Và thật may mắn cho cậu con trai trong truỵện vì tôi có thể cảm nhận được tình yêu của người cha dành cho cậu và cậu ấy cũng cảm nhận được hơn ai hết.Tất cả chúng ta đều thấy được cách sống và ứng xử của cậu ta thật là tuyệt vời đúng không, theo tôi đó là nhờ cậu ta đã có 1 người cha như vậy.Và hình ảnh người cha trong tôi đã mờ nhạt bây giờ lại càng mờ nhạt hơn...
1 câu truyện rất cảm động, rất có ý nghĩa trong cuộc sống này. Cám ơn tác giả và người đã sưu tầm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #7 - 19. May 2008 , 18:05
 
Tuyet Lan wrote on 19. May 2008 , 17:09:
Chào cả nhà
Mến gơỉ đén cả nhà 1 đoản văn ngắn (được gởi đến t2ư bạn hiền M. )  

Hai bát mì bò


Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.


Từ HTT.

Bạn đọc bình luận:
Câu chuyện thật là cảm động về tấm lòng hiếu thảo của ng con đối với cha mình. Cũng như lòng thương iu con cái của cha mẹ. Trg chuyện còn cho chúng ta thấy đc tấm lòng của vị chủ quán đối với 2 cha con họ. Nhưng tính tình thật thà của cậu con trai làm ng đọc cảm thấy rất cao quý, rất đáng noi theo
khi đọc truyện này xong tôi đã ngồi lặng đi vì từ rất lâu rồi hình ảnh người cha trong tôi đã rất mờ nhạt.Theo tôi cha là người có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con trai. Và thật may mắn cho cậu con trai trong truỵện vì tôi có thể cảm nhận được tình yêu của người cha dành cho cậu và cậu ấy cũng cảm nhận được hơn ai hết.Tất cả chúng ta đều thấy được cách sống và ứng xử của cậu ta thật là tuyệt vời đúng không, theo tôi đó là nhờ cậu ta đã có 1 người cha như vậy.Và hình ảnh người cha trong tôi đã mờ nhạt bây giờ lại càng mờ nhạt hơn...
1 câu truyện rất cảm động, rất có ý nghĩa trong cuộc sống này. Cám ơn tác giả và người đã sưu tầm


Bài viết rất hay , cám ơn Chị Tuyết Lan đã post cho cả nhà cùng đọc nhưng mà hic hic cho em xin miếng khăn giấy tissue với  Cry Cry Cool Cool

Theo em nghĩ tính cách của người Cha ảnh hưởng đến cả con trai lẫn con gái và ngược lại đối với tính cách của người Mẹ cũng vậy

PTr
Back to top
« Last Edit: 19. May 2008 , 18:10 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #8 - 19. May 2008 , 18:09
 
Phuong_Tran wrote on 19. May 2008 , 18:05:
Bài viết rất hay , cám ơn Chị Tuyết Lan đã post cho cả nhà cùng đọc nhưng mà hic hic cho em xin miếng khăn giấy tissue với  Cry Cry Cool Cool

PTr

uả chi tưởng đi đâu em cũng cầm theo ba bốn hộp tissues . Chi TL vừa mơí đi làm về. Đọc thư em rồi sẽ trải lời cho em tối mai nhé  được không cô em "mít ướt"
Thương em 
Chi TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #9 - 19. May 2008 , 18:17
 
Tuyet Lan wrote on 19. May 2008 , 18:09:
uả chi tưởng đi đâu em cũng cầm theo ba bốn hộp tissues . Chi TL vừa mơí đi làm về. Đọc thư em rồi sẽ trải lời cho em tối mai nhé  được không cô em "mít ướt"
Thương em  
Chi TL  


Í em đâu biết Chị post bài này ở đây đâu mà thủ sẵn khăn giấy , em hay cười chứ đâu có hay khóc đâu hic hic mà lúc nào cũng có hộp khăn giấy kế bên , em có khăn giấy trong túi nhưng không đủ , phải một hộp cơ !!!

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #10 - 19. May 2008 , 18:26
 
Thêm một đoản  văn ngắn nửa đây các bạn ui

Tôi tập yêu cuộc sống lại từ đầu, không phải theo một cách mới, mà yêu theo một lối cũ như trước. Khi tôi nhận ra những thói quen tốt đẹp đang dần rời xa mình, tôi hoảng hốt…

Tập lại một thói quen cũ không phải là một điều khó khăn.


Tôi yêu những buổi sớm mặt trời chưa nhô cao, khi những ánh nắng đầu tiên chưa kịp soi vào mặt người, không gian đầy màu xám. Bầu không khí theo những khoảng thời gian, có khi lạnh nhè nhè, có khi lạnh buốt nhưng đều mang lại cảm giác nhẹ nhàng, phơi phới. Một buổi sớm đẹp.

Tôi yêu những ngày gió lộng, những lo toan, những muộn phiền, những nghĩ suy… dường như trôi theo hướng gió. Dễ chịu lạ.

Tôi yêu tất cả những cành cây, ngọn cỏ, đóa hoa… trên đường về nhà. Mỗi ngày chúng lại khác đi, xinh đẹp hơn, mới lạ hơn và thu hút hơn. Tôi thích chầm chậm đi về nhà trên đoạn đường dài để có thể nhìn hết những thứ xinh đẹp xung quanh mình, để biết rằng mình thật hạnh phúc.

Tôi yêu góc quán tôi hay ngồi một mình, chậm chạp gặm nhấm sự cô đơn, chậm chạp quan sát sự sống trước mắt mình, và chậm chạp suy nghĩ.

Tôi yêu bờ biển của tôi. Lạ. Tình yêu ấy ngày một dầy thêm. Có lẽ biển đã cất giữ quá nhiều những kỷ niệm và những ưu tư của tôi. Những mối dây tình cảm của tôi đều hướng về biển: những mối tình, những lần cô đơn, bạn bè,… Làm sao tôi diễn tả cho hết cảm xúc của mình mỗi lần ngồi ngắm biển hay những lần tôi thả bộ trên dãi cát quyện chặt phù sa. Làm sao mà tôi biết tôi lại yêu biển nhiều đến thế…

Tôi yêu những lần nhói đau. Những lần tôi khóc nức nở vì vấp ngã. Và tôi biết mình hãy còn bé nhỏ lắm, phải cố gắng nhiều hơn nữa, tôi ơi!

Tôi yêu những bài thơ tôi viết, dẫu không hay nhưng làm tôi thỏa ý thích xếp vần và giãi bày cảm xúc. Tôi thích đọc thơ và dễ xúc động trước thơ, dù sự thực tôi học văn không giỏi lắm.



Sẽ không bao giờ kể được hết những điều mà mình yêu, vì cuộc sống có quá nhiều thứ khiến mình phải lưu tâm và lưu luyến. Khi mình còn yêu, nghĩa là mình không hời hợt, không vô tâm và không nhàn nhạt. Tôi tin như thế.

Nói ra những điều mình yêu, để biết sống thú vị như thế nào.

Sưu Tầm
TL-Hn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #11 - 20. May 2008 , 14:09
 
Nghệ thuật tha thứ


Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói : "Cảm ơn bố, cứ kệ con!".

Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo : "Anh dùng phao đi!". Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và "Không, cảm ơn"- Anh ta lại nói – "Cứ kệ tôi". Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói – Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! – Anh ta kêu lên - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!

Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao ? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?

Có một câu nói: "Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn".

Bạn đọc bình luận:

    * Cứ mỗi lần tôi mắc sai lầm thì tôi lại nghĩ rằng mình ko phải là thánh nhân mà ngay cả thánh nhân thì cũng phải mắc sai lầm nữa mà ... thì cớ sao mình ko tụ sửa sai và tạo diều kiện cho ngừơi khác sửa sai khi mà họ cũng mắc sai lầm cơ chứ .... nhưng mình tha thứ cho ngừơi ta thì người ta có tha thứ lỗi lầm của mình hay ko mà họ tha thứ thi` có chắc chắn la` ho thật sự tha thứ cho mình hay ko hay chỉ là lời nối dầu môi th6oi .... làm ngươi` thật là khó....nhưng ta phải dối diện với sư thật là ta dang là con người .

    * Câu chuyện dạy cho ta bài học sâu sắc về cách sống bao dung, tha thứ cho mọi người, người bà hoàn toàn đúng khi nói thế, anh trai trong truyện đã từ chối lần này đến lần khác những sự giúp đỡ của người thân, anh ta không nhận ra rằng, không gì bằng gia đình và nguời thân mình, vì chỉ có họ mới là nguời đáng tin cậy, tại sao vì những chuyện nhỏ nhặt thường ngay mà lại đối xử với bản thân mình như thế, và sẽ có ngày anh ta nhận ra mình mệt mỏi rã rời giữa chốn xa lạ, mới thấm thía về nỗi đau xa người thân.

    * Anh ta vì những chuyện không đâu mà mang bực tức vào lòng, anh ta không biết rằng, khi anh ta sai lấm, lạc lối, thì chính cha anh ta là người chỉ đường cho anh lối ra. Cái quan điểm chủ quan, xem mình là đúng là căn bệnh tự phụ cấp tính của giới trẻ hiện nay thường mắc phải. Họ ỷ được học hành tới nơi tới chốn và không xem ai ra gì. Câu chuyện cảnh dạy cho ta về sự tha thứ và lạc quan để sống

TL(Sưu Tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #12 - 25. May 2008 , 10:52
 
Cho ngày hôm nay



Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.

Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua cũng đã đi xa rồi.

Còn một ngày nữa mà chúng ta cũng không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng mà việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên. Và ngay trước khi nó mọc lên vào ngày mai chúng ta vẫn chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra cơ mà.

Vì vậy, chỉ còn một ngày duy nhất - ngày hôm nay - Bất cứ ai đều phải đấu tranh để sống dù chỉ một ngày. Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngày hôm nay khiến chúng ta lo lắng, mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến.

Bạn đọc bình luận:

Ngày hôm nay, ngày mà ta ít hay nói tới, ta chỉ thường nói về ngày hôm qua, ngày mai kia, nhưng có ai biết được, chính ngày hôm nay đã làm nên ngày hôm qua và ngày mai kia. Nếu hôm nay ta không sống hết mình, làm hết những gì mà ta có thể thì ngày hôm nay sẽ trở thành một ngày hôm qua đầy nuối tiếc. Đọc xong chuyện này mình thấy là ngày hôm nay rất quan trọng. Danh ngôn có câu: "ĐỪNG NUỐI TIẾC NGÀY HÔM QUA, ĐỪNG MƠ MỘNG NGÀY MAI VÀ ĐỪNG LẢNG TRÁNH NGÀY HÔM NAY". Chúng ta sẽ sống cho hôm nay chứ? Tất nhiên rồi ..........
Đúng như thế, chúng ta không thể cứ đau buồn hoặc day dứt về chuyện hôm qua mà bỏ lỡ một ngày mai đang đến, cho dù ngay mai có tươi đẹp hay u ám chăng nữa thì chúng ta phải đối diện với nó. Tốt nhất là nên sống hết mình cho hiện tại bạn nhé !
Đúng chuyện ngày hôm qua ta không thể quên nhưng ngày hôm nay chúng ta phải sống, làm việc thậm chí kể cả việc cải vã nữa chứ.Đôi khi càng tồi tệ hơn ngày hom qua.Do vậy chúng ta sống sao cho không thẹn với lòng và đối với mọi người xung quanh mình và xem tất cả mọi người sống xung quanh mình là bạn hữu kể cả đồng nghiệp . Gia đình cũng vậy.Tôi hy vọng các bạn và tôi cùng chung suy nghĩ để cuộc sống đầy ắp tiếng cười
Ngày hôm qua là quá khứ , ngày mai là tương lai, chỉ có hôm nay mới là hiện tại . Vì thế bạn đừng bao giờ qua lo lắng cho chung cả , chuyện gì qua đi thì chẳng bao giờ có thể lấy lại , còn chuyện gì chưa đến thì không nên lo lắng qua nhiều. Nhưng bạn không lo chứ không phải là không nghĩ về nó. Hãy nghĩ về qua khứ như là bài học của tương lai . Cám ơn tác giả đã giúp tôi nhận ra điều này.

SưuTầm
Back to top
« Last Edit: 25. May 2008 , 16:14 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #13 - 27. May 2008 , 20:06
 
Đôi dép tầm thường



Thật ra, tôi chỉ là đôi dép tầm thường như tất cả đôi dép khác, nhưng có lẽ do người thiết kế ra tôi là nhà tạo mẫu lừng danh Robert Tèo, nên lúc nào tôi cũng được ưu ái trưng trên quầy giày dép cao cấp, sang trọng, nơi có nhiều qúy cô sành điệu giàu có săm soi, thèm thuồng.

Tôi không thích Robert Tèo lắm. Nghe tên đã dị ứng, chẳng ra Tây mà chẳng ra ta. Chưa kể mái tóc nhuộm hoa vàng, cắt lỉa chỉa kiểu Hàn. Một số người nói đó là phong cách. Còn tôi, tôi chỉ biết nói: "gia tài của mẹ, một bọn lai căng, gia tài của mẹ, một lũ bội tình" mà thôi.

Tôi đã được thử với nhiều đôi chân của các người đẹp. Hoa hậu, người mẫu, diễn viên đều có đủ. Không biết những người đó thử tôi vì tôi, hay vì cái thương hiệu R.Tèo dán trên thân tôi. Dù sao cũng mặc, cứ hãnh diện, cứ ngẩng cao đầu nhìn lũ giày dép xung quanh mà nhếch mép khinh. Đời là thế, trần trụi.

Có một tí kiến thức, một tí nhan sắc, một tí địa vị là phải lập tức làm ra vẻ ta đây. Mình không kiêu là đời không nể mà. Tôi thích cái cảm giác hơn người khác. Niềm kiêu hãnh của đóa hoa hồng, thường là nỗi đọa đày cho đám hoa giấy. Điều đó đúng.

Nhưng chẳng có gì là mãi mãi. Cuộc đời tôi có những thay đổi mà tôi không thể ngờ. Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn thấy như ngày hôm qua. Vào một buổi trưa nắng chói chang và gắt buốt nọ, một người đàn bà bước chân vào cửa hàng mua dép.

Nhìn sơ qua là biết bà ta nghèo, dáng đi còm còm vẻ cam chịu, chiếc áo nâu sờn vai bạc thếch ra. Bà ta đứng ngập ngừng chọn lựa. Vô tình bà ta nhìn thấy tôi trên kệ dép sáng choang ánh đèn. Tôi rùng mình, cầu mong bà ta đừng thử tôi. Đôi chân bà ta đầy bụi đất. Gớm. Những bước chân người nghèo, thường là những bước chân vất vả. Bởi vậy, những đôi dép theo chân họ, cuộc đời chúng sẽ mệt mỏi và mòn phai. Tôi sợ như thế.

Trời, bà ta đã cầm tôi và đặt xuống chân ướm thử. Chắc bà không biết chút gì về cái "mác" của tôi, nên cả gan như thế. Đang muốn nôn thốc ra trước một người nghèo mà bày đặt làm sang này, thì tôi bị choáng, bởi một mùi hương kỳ lạ, thanh thoát tỏa ra nơi bàn chân nứt nẻ dính đầy bụi này.

Vì sao có hiện tượng như thế? Đáng lý mùi hương này phải toát ra từ bàn chân dịu dàng mềm mại, đằng này... Đời là chập chùng những hoài nghi khó hiểu. Muốn biết phải khám phá. Muốn hiểu phải chiêm nghiệm. Nhưng có mấy ai rảnh rỗi ngồi nghĩ ngợi. Cứ nhìn là thấy, đánh giá này, nhận xét nọ, ra vẻ hiểu biết cho xong.

Tôi thấy bà ta lần tay vào túi, như đếm những đồng bạc vụn. Vô tình để lộ ra xấp vé số đang bán dở. Bà ta cất giọng hỏi: Đôi dép này bán bao nhiêu? À, thì ra người miền Trung. Những người miền Trung nghèo đói bỏ xứ vào Sài Gòn này nhiều lắm. Họ làm đủ nghề, kể cả việc nặng nhọc nhất. Cuộc sống toàn những gam màu tối, chằng chịt những bước chân đi.

Ông chủ cửa hàng liếc xéo khinh miệt, nhưng miệng vẫn ngoa ngoắt: xem nào, 120 nghìn đồng. Người đàn bà ngập ngừng rồi đặt tôi lên kệ. Cuộc đời người nghèo ít có quyền lựa chọn. Nắng chiều như nhạt đi. Tôi mừng rỡ vì bà ta không có tiền để trả, nhưng lại băn khoăn muốn khám phá mùi hương thanh thoát kia. Làm sao bây giờ? Tất nhiên, ông chủ cửa hàng không thể bán rẻ, và người đàn bà miền Trung lại không đủ tiền mua. Tôi nhắm mắt nghĩ ngợi.

Muốn ra đi là phải từ bỏ. Muốn khám phá tình yêu phải đánh mất mình vì tình yêu. Người ta chỉ bán rẻ những đôi dép bị hư, bị chuột gặm... Tôi nghe tiếng gọi lương tâm thúc giục, hãy cất bước. Đau đớn tôi lịm đi, khi quyết định cứa mình làm đôi dép đứt phía gót. Trong lúc mê man, tôi kịp nhận thấy bà ta ồ lên một tiếng, thở hắt ra mừng rỡ vì thấy vết nứt nơi thân tôi. Bà ta nói: ông chủ ơi, nhìn này, đôi dép có vết nứt, bán rẻ đi.

Không biết bao lâu sau tôi tỉnh dậy, nhưng khi tôi vừa tỉnh, toàn thân đau nhức đứ đừ. Người đàn bà này lê tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành phố để bán vé số. Một hành trình gian nan. Bà ta nện từng bước nhọc nhằn xuống mặt đường. Bà ta đi nhiều quá, nếu tính cả ngày, bà ta đã đi được hơn mười hai cây số. Một tháng bao nhiêu nhỉ, 420 cây số. Một năm thì sao, 4840 cây, gấp đôi chiều dài đất nước. Vì đâu mà vất vả? Sức mạnh nào chịu nổi? Đêm xuống, bà ta chưa chịu nghỉ, bà ta tạt qua bệnh viện.

Tôi sợ bệnh viện, tôi sợ nhìn thấy những con người khốn khó ở đó. Họ đang chiến đấu với thần chết, để giành sự sống. Trong khi có rất nhiều người đang sống mà cứ như đã chết. Bà ta đến thăm đứa con bị ung thư máu. Nó đang vô hoá chất. Nó nằm im lìm, không biết thức hay ngủ. Bà lặng lẽ ngồi kế bên. Đôi mắt người mẹ nhìn con lúc này, tôi không thể nào tả nổi. Bởi vì tất cả ngôn ngữ đều thừa khi nói về mẹ. Bà hôn nhẹ lên trán thằng nhóc khoảng 20 tuổi. Rồi đứng dậy cầm tờ phiếu thu viện phí đi đóng tiền. Lúc bà cất bước, tôi kịp nhìn thấy trên khóe mắt đứa con, một dòng nước mắt. Trong ngần quá, lặng thầm quá, mà cũng rực rỡ quá.

Tôi thích chìm vào trong dòng nước mắt. Tôi thích những dòng nước mắt. Vì đời bây giờ người ta vô cảm với nhau quá, chẳng ai còn biết khóc. Biết đâu, vài năm nữa, khi tôi kể về giọt nước mắt, là y như tôi kể về một câu chuyện cổ tích nào đó xa lạ.

Bây giờ tôi mới hiểu mùi hương đó có được từ đâu.
Hy sinh bao giờ cũng có hương thơm bay ngược chiều gió.
Chịu đựng bao giờ cũng cho tâm hồn nét đẹp cao thượng, khoan dung.
Gánh nặng vì tình yêu luôn song hành cùng sức mạnh vô song. Và thật thà chính là mật ngọt nuôi dưỡng bình an.

Quá mệt vì đường đi đầy gió bụi. Tôi thiếp đi. Trong giấc mơ tôi thấy toàn hoa hồng.
Có bao giờ ta chú ý đến đôi dép của mẹ đâu?
Có bao giờ ta hỏi mẹ đi làm về có mệt không?
Có bao giờ ta lắng lòng lại để cảm nghiệm tình yêu bao la mẹ dành cho?
Có bao giờ ta nói với mẹ lời cám ơn?
Hay ta cứ an nhiên sống, y như mẹ phải làm tất cả vì ta. Ừ, thì mẹ vẫn làm tất cả vì ta. Mẹ làm với trái tim yêu thương vô bờ bến, nhưng lặng lẽ. Bất cứ thứ gì liên quan đến mẹ đều lặng lẽ, yên bình.

Cuộc đời tôi vẫn tiếp tục những chuyến đi dài như thế. Câu chuyện này tôi kể tiếp tục xảy ra. Nhưng tôi muốn mỗi người có một cái kết của riêng mình.
Tôi không thể nói từ bỏ, trong khi tay tôi đang cầm nắm.
Tôi không nói ra đi, trong khi chân tôi lại ngập ngừng.
Tôi không thể nói yêu thương, nếu tôi không dâng hiến đến tận cùng.
Và tôi không thể nói tôi thiện lương, khi tôi vẫn ăn sung mặc sướng, khi người xung quanh tôi đau khổ.

Tôi là một đôi dép rất tầm thường, quá tầm thường, chỉ ngồi kể chuyện mà tôi thấy được.
__________________________________________________ ___
Người dịch: Rukawabi

TL (Sưu Tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #14 - 31. May 2008 , 11:57
 
Cát Đem Niềm Vui Đến


Tôi lái xe tới bãi biển mỗi khi cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi. Một lần, cô bé đang ngồi xây lâu đài trên cát hay cái gì đó, bỗng ngẩng lên mắt cô bé xanh như màu biển: “Chào chú” Tôi gật đầu, không muốn bị một đứa trẻ làm phiền “Cháu đang xây đây này!”, cô bé nói tiếp.

“Chú thấy rồi! cháu xây gì vậy...” - Tôi hỏi, dù chẳng quan tâm.

“Cháu có biết đâu, cháu chỉ thích cảm thấy cát thôi!”.

Nghe có vẻ hay đấy! Tôi liền cởi giày đi đất và cảm nhận được cát dưới chân.

“Đó là niềm vui đấy!” Cô bé nói “Mẹ cháu bảo cát mang niềm vui đến”.

Tạm biệt niềm vui, quay lại với nỗi buồn. Tôi rất thất vọng, cuộc sống của tôi đang mất cân bằng.

“Tên chú là gì...”. Con bé này đúng là không chịu tha cho người ta! Tôi phải đáp “Robert Peterson”.

“Cháu là Wendy, cháu 6 tuổi!”.

“Ừ! Chào Wendy”.

“Chú vui tính thật!”. Cô bé cười.

“Lần sau chú lại đến đây nhé, chú sẽ vui cho xem”.

Những ngày và tuần sau đó tôi bận rộn với nhiều việc khác, họp hành, bạn bè và mẹ tôi ốm. Đau đầu và mệt mòi. Một buổi sáng tội tự thấy mình cần có lại cảm giác của cát. Bờ biển không thay đổi đang chờ tôi.

“Chào chú!”. Cô bé cũng có mặt ở đó.

“Chú có muốn chơi cát không...”.

“Cháu nghĩ gì thế...”. Tôi hỏi, hơi khó chịu vì cứ bị làm phiền.

“Cháu không biết”.

“Cháu sống ở đâu...”.

“Đằng kia ạ!”. Cô bé chỉ tay về phía những nhà nghỉ mùa hè.

“Lạ thật!” Tôi nghĩ - vì bây giờ là mùa đông.

“Thế cháu không đến trường à...”.

“Không ạ, mẹ nói cháu đang đi nghỉ”.

Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Ba tuần sau đó, tôi lại đến bãi biển trong tâm trạng tồi tệ, thậm chí không muốn chào Wendy. Tôi nghĩ nếu tôi gặp mẹ cô bé, tôi sẽ bảo bà ấy giữ cô bé ở nhà cho tôi nhờ.

“Hôm nay chú muốn ở một mình”. Tôi nói ngay khi Wendy thấy tôi và chạy lại gần.

“Tại sao ạ...” mặt cô bé có vẻ tái xanh. Tôi quay sang gào lên “Mẹ chú mất rồi!”.

“Ôi” Wendy lẩm bẩm “Thế thì hôm nay là một ngày xấu!”.

“Đúng, cả hôm qua và hôm kia và… thôi cháu đi đi!”.

“Điều đó có buồn không ạ” Wendy vẫn hỏi.

“Cái gì có buồn không...”. Tôi nổi cáu với cô bé.

“Khi mẹ chú mất ấy!”.

“Tất nhiên là có chứ!”. Tôi thở dài, đứng dậy ra về.

Một tháng sau tôi mới quay lại bãi biển, cô bé không ở đó. Cảm thấy xấu hổ và tự thừa nhận là tôi rất nhớ cô bé, tôi đi về phía mấy cái nhà nghỉ. Sau khi hỏi được nơi cô bé ở, tôi gõ cửa và một phụ nữ ra mở cửa.

“Chào chị!” Tôi nói.

“Tôi là Peterson. Bé Wendy đâu rồi ạ...”.

“Anh Peterson, mời vào. Wendy hay nhắc đến anh. Tôi sợ rằng nó làm phiền anh, xin lỗi anh”.

“Không ạ! Wendy là một cô bé tuyệt vời”.

“Tuần trước Wendy mất rồi anh Peterson ạ. Nó bị bệnh bạch cầu. Chắc nó không nói với anh”.

Quá hụt hẫng, tôi phải tìm ngay một cái ghế để ngồi xuống. Tôi phải cố gắng để thở.

“Nó rất thích bãi biển này nên tôi đưa nó đến đây. Nó khỏe lên, và nói là nó đã có những ngày vui vẻ. Nhưng vài tuần trước, nó đã nói có một ngày xấu và từ hôm ấy suy sụp rất nhanh”.

Giọng người phụ nữ chùng xuống: "Nó có gửi lại một bức tranh cho anh, để tôi đi tìm”.

Người phụ nữ đưa cho tôi một chiếc phong bì nhỏ, ở ngoài viết chữ: "Gửi chú Peterson” bằng nét chữ trẻ con. Bên trong là một bức tranh: bãi biển, trời xanh và cát. Dưới bức tranh có viết “Cát mang niềm vui cho chú!”.

Tôi khóc. Tôi nắm lấy tay mẹ Wendy nói “Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi!” và chúng tôi cùng khóc.

Bức tranh nhỏ quý giá ấy bây giờ đã được lồng vào khung và treo trong phòng tôi. Sáu từ mà Wendy viết trong bức tranh, mỗi từ như một năm tuổi của cô bé, luôn nhắc nhở tôi bình tĩnh và luôn động viên tôi. Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.


TL (Sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #15 - 01. Jun 2008 , 17:23
 
Cuối tuần, TL xin chúc cả nhà 1 cuôi tuần vui vẻ. để sáng mai thưc dậy , ta sẻ vui hơn , cả nhà nhé .

"Xin cám ơn đờì một buổi mai thức dậy
  ta có thêm một ngày nữa để yêu thương "

Một nhúm muối nếu bỏ vào 1 cốc nước, cốc nước ấy có thể ko còn uống được, nhưng nếu được bỏ vào một hồ nước thì nguồn nước ấy vẫn trong ngọt. Vì thế, vấn đề ko chỉ đơn thuần là có hay ko có một ai đó bỏ 1 nhúm muối vào cuộc đời bạn, mà còn là ở bạn: trái tim bạn là một hồ nước lớn hay chỉ là một cốc nước nhỏ bé?!"


Hạt muối và hồ nước


Một anh thợ học việc trong lò rèn suốt ngày ca thán về những khó khăn anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh ta cho rằng cuộc sống này quá u ám và ngột ngạt đến mức không thể chịu đựng nổi.
Một hôm, ông chủ lò rèn đã lớn tuổi bảo anh ta ra chợ mua về một ít muối. Khi anh thợ học việc đem muối về, ông chủ lấy ra một ly nước và bảo anh hãy bốc một nắm muối cho vào ly rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Ông chủ hỏi.
- Vị mặn chát! - Anh thợ thốt lên.
Ông chủ gật đầu đồng tình rồi bảo anh ta mang một nắm muối tương tự đi theo ông. Hai người lặng lẽ đến bên một bờ hồ gần đó. Ông chủ bảo anh thợ lấy nắm muối thả xuống hồ nước. Khi người thợ khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh ta:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông chủ.
- Vị thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ! - Chàng thợ học việc nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy vị mặn chát của nắm muối không?
- Không ạ!
Ông chủ nhẹ vỗ vai chàng trai, hiền từ nhìn vào mắt anh và nói:
- Những phiền muộn cũng giống như những hạt muối mặn chát vậy. Ai trong chúng ta cũng đều gặp những điều không vừa lòng trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay mỗi người cảm nhận được tùy thuộc vào nơi mà họ đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh nên làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc. Đừng tự biến mình thành cái cốc nước bé nhỏ để nỗi đau khổ ấy tạo thành vị mặn chát mà hãy trở thành hồ nước để hòa tan nỗi phiền muộn, sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Chúc cả nhà 1 buổi tối đầy an lành

TL-HN
(Sưu Tầm)
Back to top
« Last Edit: 01. Jun 2008 , 17:25 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #16 - 13. Jun 2008 , 06:29
 
THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC

    Một người lính đến hỏi một vị thiền sư:
    - Thật có thiên đàng và địa ngục không?
    Vị thiền sư hỏi lại:
    - Anh là ai?
    Người lính đáp:
    - Tôi là một Samurai. (Võ sĩ)
    Thiền sư kêu lên:
    - Hứ, anh mà là lính à! Ai nhận anh làm cận vệ... Mặt anh trông như một tên ăn mày...
    Người lính giận dữ, anh đặt tay lên chuôi kiếm, từ từ rút ra. Thiền sư tiếp:
    - Anh cũng có kiếm! Có lẽ kiếm của anh không buồn cắt đầu tôi đâu.
    Người lính im lặng, nhìn thiền sư, rút kiếm ra. Thiền sư nhìn thẳng vào mắt anh:
    - Đây, hãy mở cửa địa ngục!
    Người lính giật mình, nhận thức được sự giáo huấn, cho kiếm vào vỏ và cúi đầu thi lễ.
    Vị thiền sư mỉm cười bảo:
    - Đây, hãy mở cửa thiên đàng...
(thu thập) _ LP
Back to top
« Last Edit: 14. Jun 2008 , 07:12 by LPHUONG »  
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #17 - 13. Jun 2008 , 06:41
 
LPHUONG wrote on 13. Jun 2008 , 06:29:
THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC

     Một người lính đến hỏi một vị thiền sư:
     - Thật có thiên đàng và địa ngục không?
     Vị thiền sư hỏi lại:
     - Anh là ai?
     Người lính đáp:
     - Tôi là một Samurai. (Võ sĩ)
     Thiền sư kêu lên:
     - Hứ, anh mà là lính à! Ai nhận anh làm cận vệ... Mặt anh trông như một tên ăn mày...
     Người lính giận dữ, anh đặt tay lên chuôi kiếm, từ từ rút ra. Thiền sư tiếp:
     - Anh cũng có kiếm! Có lẽ kiếm của anh không buồn cắt đầu tôi đâu.
     Người lính im lặng, nhìn thiền sư, rút kiếm ra. Thiền sư nhìn thẳng vào mắt anh:
     - Đây, hãy mở cửa địa ngục!
     Người lính giật mình, nhận thức được sự giáo huấn, cho kiếm vào vỏ và cuối đầu thi lễ.
     Vị thiền sư mỉm cười bảo:
     - Đây, hãy mở cửa thiên đàng...
(thu thập) _ LP


Chị LP ơi, em đọc cái tựa thấy THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC thì lại tưởng trò chơi Rồng Rắn Lên Mây nói lại cho nhớ chứ.  Lips Sealed
Cảm ơn chị, cuối tuần vui chị nha.
Em, Bích Định
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #18 - 13. Jun 2008 , 07:48
 
BichDinh wrote on 13. Jun 2008 , 06:41:
Chị LP ơi, em đọc cái tựa thấy THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC thì lại tưởng trò chơi Rồng Rắn Lên Mây nói lại cho nhớ chứ.  Lips Sealed
Cảm ơn chị, cuối tuần vui chị nha.
Em, Bích Định


Ừ nhỉ , nghe Út nói My sực nhớ ra : ThiÊn đàng địa ngục hai bên, ai khôn thì lại, ai dại thì xa..... gì gì đó quên rồi  Cheesy Trò này chơi làm sao My cũng khg nhớ rõ , hình như 2 người dơ tay lên làm thành như cái vòm rồi mọi người chui qua... sao nữa nhỉ? Huh
My chỉ nhớ trò chơi u thôi vì hay chơi trò này, hihihi, áo dài lúc nào cũng rách  Undecided Cheesy Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #19 - 13. Jun 2008 , 07:59
 
Quote:
Ừ nhỉ , nghe Út nói My sực nhớ ra : ThiÊn đàng địa ngục hai bên, ai khôn thì lại, ai dại thì xa..... gì gì đó quên rồi  Cheesy Trò này chơi làm sao My cũng khg nhớ rõ , hình như 2 người dơ tay lên làm thành như cái vòm rồi mọi người chui qua... sao nữa nhỉ? Huh
My chỉ nhớ trò chơi u thôi vì hay chơi trò này, hihihi, áo dài lúc nào cũng rách  Undecided Cheesy Grin

Câu cuối cùng là "đến khi gần chết được lên thiên đàng", thế là tên nào tới cái vòm lúc đó bị chận lại cái rụp để lên...thiên đàng  Grin

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #20 - 14. Jun 2008 , 07:10
 
Quote:
Câu cuối cùng là "đến khi gần chết được lên thiên đàng", thế là tên nào tới cái vòm lúc đó bị chận lại cái rụp để lên...thiên đàng  Grin



Chị ĐĐ nhớ đúng quá, thuở nhỏ ai cũng biết trò này, đọc mà kg hiểu gì hết cũng cứ ê a.Lớn lên nghĩ lại ,thấy sao kỳ quá, vậy mà ngày xưa vẫn nói được. BĐ còn thích chơi trò này nữa kg? ĐMỹ bị rách áo dài ,cho đáng, ai bảo "quậy"...
LP
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #21 - 14. Jun 2008 , 11:40
 
Quote:
Câu cuối cùng là "đến khi gần chết được lên thiên đàng", thế là tên nào tới cái vòm lúc đó bị chận lại cái rụp để lên...thiên đàng  Grin



Hhì hình như còn câu này nữa :
Lên trời nhớ chúa nhớ cha đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn , đứa nào tới lượt này thì bị xuống hoả ngục
Những trò chơi thật ngây thơ và vô tư dễ thương quá các chị nhỉ

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #22 - 14. Jun 2008 , 11:53
 

Mụ PHù Thủy và Thi Sĩ

Sáng Tác

Chuyển cổ tích
Linh Bảo kể


Ngày xưa có một thanh niên rất khó tính. Hắn thấy ai cũng có một nghề để sống, nhưng suy nghĩ mãi vẫn không thấy có nghề gì thích hợp, hắn bèn chọn nghề làm thơ, và nhất định trong một thời gian rất ngắn phải thành một thi sĩ nổi tiếng. Hơn nữa, hắn ta còn muốn nhờ thơ mà cưới được vợ đẹp, tậu nhà to, xe mới như mọi người. Gặp ai hắn cũng phàn nàn:

- Những người ra đời từ mấy trăm năm trước thực là may mắn. Bọn họ có thể nổi tiếng rất dễ dàng. Cho đến lớp người ra đời mấy chục năm gần đây cũng còn sung sướng chán. Vì lúc ấy bọn họ cũng có một số đề tài để làm thơ. Còn ta sinh sau đẻ muộn, có cái gì nên thơ, đặc biệt họ diễn tả hết cả rồi ! Ta phải làm thế nào mới làm được thơ ở cái thế giới đã khô cạn kiệt quệ hết cả ý thơ này, ta phải viết cái gì trong thơ của ta?

Hắn ta nóng ruột và buồn rầu đến nỗi phát ốm. Thật tội nghiệp làm sao! Không một thầy Lang hay bác sĩ nào có thể chữa trị được chứng bệnh “muốn thành thi sĩ “ của hắn.

Nhưng may sao, trong vùng có một mụ phù thủy biết đoán quá khứ, vị lai và bói toán lặt vặt. Hắn nghĩ thầm không chừng may ra mụ ta có thể chữa được bệnh của hắn, nên mừng quá vội đi tìm mụ ngay.

Mụ phù thủy ấy ở trong một căn nhà nhỏ, bên cạnh cổng ra vào của một nông trại gần rừng. Công việc của mụ là mở cửa cho những người đi xe hay cưỡi ngựa ra vào đồn điền. Mụ không những chỉ biết mở cửa, mà còn biết nhiều chuyện bí mật khác nữa. Có lẽ mụ ta giỏi hơn cả cụ Lang già trong vùng vì cụ Lang chỉ biết bắt mạch, cho thuốc lá vớ vẩn cụ đã hái trong rừng, rồi bệnh nhân có lành hay không, cụ cũng thu tiền, ngoài ra không có một lời khuyên nào khác.

Nhà mụ phù thủy tuy nhỏ hẹp nhưng sạch sẽ và đầy vẻ huyền bí. Chung quanh vườn không có cây lớn để cho bóng mát, mà cũng chẳng có cỏ hoa tô điểm phong cảnh hoang vu.
Vườn trước có một cái tổ ong, còn vườn sau là một đám khoai lang. Lá khoai xanh tươi mạnh mẽ vươn sang luống bên cạnh rồi bò giăng đầy vườn. Bên cạnh rãnh nước, mấy cây Mơ dại đầy hoa và nhiều cành đã mang nặng chĩu từng chùm quả. Những quả non ấy, nếu ai dại dột nếm thử một tí sẽ thấy chua đến quắn lưỡi.

Đứng trước nhà mụ phụ thủy hắn ta nghĩ thầm:
- Những cảnh tượng ta thấy ở đây thật là một bức tranh sống của cái thời đại không còn lấy một chút ý thơ nào. Cái giá trị của nó không đáng một đồng bạc!
Mụ phù thủy vừa trông thấy hắn ta đến, mụ nói ngay:
- Chú hãy tả cái cảnh này đi ! Dù cơm cháy cũng là cơm mà! Ta đã biết chú đến đây vì việc gì. Tư tưởng văn chương của chú khô cạn, tim óc rỗng tuếch, mà chú lại nhất định muốn thành thi nhân cuối năm nay.

Hắn ta nói một cách thất vọng:
- Tất cả mọi đề tài đều đã có người viết cả rồi! Thời đại của chúng ta đang sống không phải là một thời đại cổ đầy thơ mộng nữa, và cũng không còn sót lại cái gì để nói nữa

Mụ lắc đầu trả lời:
- Chú nói thế không đúng. Trong thời đại cổ, bọn phù thủy giỏi, thế nào cũng bị người ta thiêu sống, còn thi nhân thì chết đói !
Y phục của thi nhân cũng rách tung cả lên. Chú phải biết bây giờ là một thời rất tốt, nhưng chỉ vì chú nhận xét không đúng. Thính giác của chú không linh mẫn. Có rất nhiều đề tài có thể viết thành thơ, viết thành chuyện, nếu chú biết viết.

- Chú có thể được gợi ý ở các loại cây cỏ, hoa trái, muông thú trên thế giới, có thể tìm hứng qua cảm thông sự sống và chết. Nhưng chú cần phải đạt được cảm xúc của tâm linh, hấp thụ được điện quang siêu tần của vũ trụ, lĩnh hội được tinh hoa của tư tưởng mới hòng thành thi sĩ thứ thiệt. Nhưng thôi, bây giờ chú thử đeo mục kỉnh của ta lên, mang cả ống nghe của ta nữa, và hãy cầu nguyện đi. Đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình như thế nữa!

Hắn ta nhận thấy điều cuối cùng khó khăn nhất. Hắn biết làm thế nào để khỏi nghĩ về mình được! Hắn cho rằng một mụ phù thủy già nua lẩm cẩm, thực không nên yêu cầu nhiều đến thế ! Hắn tiếp lấy kính và ống nghe đeo lên.

Mụ phù thủy lẳng lặng dắt hắn ra đứng giữa vườn khoai, và để vào tay hắn một củ khoai thực lớn. Trong củ khoai hình như có tiếng thì thầm. Thì ra khoai đang hát một bài hát của đời khoai lang. Củ khoai hát tả đời mình, giống khoai từ đâu đến. Trước khi được mọi người công nhận khoai lang đáng giá hơn một đồng một cân, khoai lang đã vất vả như thế nào . . .

“ Vua truyền đem giống khoai lang phân phát cho toàn dân. Vua biết chúng tôi là một thứ lương thực rất trọng yếu. Trong chiếu chỉ, Vua đã dặn rõ ràng như thế, nhưng dân chúng không hiểu, cho đến cách trồng khoai cũng không biết. Có người đào một cái lỗ, đổ cả thúng khoai giống xuống. Có người trồng rải rác nơi này một củ, chỗ kia một củ, tưởng rằng mỗi năm cây khoai sẽ cao lớn dần và có thể lay thân cây cho khoai rụng xuống. Người ta tưởng rằng khoai lang sẽ cao lớn nở hoa, kết những quả đầy nước ngon ngọt. Nhưng sự thực dây khoai khô héo tàn tạ làm người ta thất vọng. Có ai ngờ rằng dưới gốc cây sinh ra những củ khoai đầy bột ngon lành. Nguồn sống của loài người chính là nhờ khoai lang . . .”

Hắn gật gù lẩm bẩm:

- Thực đấy, chúng ta đã từng kinh nghiệm cuộc sống, chịu nhiều đau khổ. Đây cũng chứng minh tổ tiên chúng ta đã phấn đấu để loài người tồn tại và phát triển đến ngày nay. Khoai và loài người chúng ta đều phải tranh đấu như nhau, thật là cả một thiên lịch sử hùng tráng!
Mụ phù thủy gọi hắn:
- Thôi đủ rồi, bây giờ chú hãy đến thăm mấy cây Mơ dại đằng kia.

Hắn nghe tiếng cây Mơ dại nói:
- Chúng tôi là một giòng họ mới thành lập ở đây. Chúng tôi cùng với một bọn người từ một nơi rất xa xôi, dùng thuyền lướt sóng trong sương mù để đến nơi đầy nắng ấm và gió dịu hiền này. Bọn người ấy tìm thấy cây cỏ và hoa quả để sống rất dễ dàng. Lúa chín tràn đồng, và hoa trái đầy rừng. Bọn Đào và Mận cũng chín sau mùa sương hết. Khu rừng Đào và Mận ấy còn có một tên nữa gọi là Dã mai quốc và Tửu chi quốc . . .

Chàng thanh niên gật gù lẩm bẩm:
- Thật là một câu chuyện rất nhiều ý thơ !
- Đúng, chú đi theo ta.

Mụ phù thủy dắt hắn ta đến cái tổ ong. Hắn nhìn vào trong. Chao ơi, cuộc sống mới hoạt động làm sao! Kìa, ong đứng đầy trên tất cả các hành lang, chúng nó đập cánh để cho không khí trong tổ ong được lưu thông, khoáng đảng, và phần việc của chúng chỉ có thế. Từng đàn ong bên ngoài bay về tổ, chân chúng nó treo dỏ đựng đầy phấn hoa. Phấn hoa ấy được chọn lọc và sửa soạn để làm mật và sáp.

Bọn chúng bay ra bay vào. Con ong Chúa cũng muốn bay ra ngoài để thưởng thức ánh nắng và gió mát. Bọn ong quân có bổn phận phải bay theo ong Chúa, thấy thời kỳ chia tổ chưa đến mà ong Chúa cứ đòi bay bèn cắn mất cánh. Ong Chúa mất cánh đành phải nằm đợi vậy

Tiếng mụ phù thủy lại thì thầm bên tai hắn:
- Bây giờ chú hãy nhìn những người đang đi lại trên đường.
Hắn ta cáu kỉnh:
- Sao mà lắm người thế! Hết chuyện này đến chuyện khác. Chuyện liên tiếp nhau không ngừng làm người ta phát chóng mặt. Thôi tôi mệt rồi, tôi phải đi về đây!

Mụ phù thủy nói bằng một giọng cương quyết:
- Không được! Chú mày phải tiến lên! Đi thẳng vào đám người ấy. Mở to mắt của chú ra mà xem. Rỏng tai lên mà nghe. Dùng óc mình mà nghĩ. Dùng tim mà cảm thông. Như thế chú mới có thể sáng tác một cái gì được. Nhưng trước khi ra về, chú hãy trả lại mục kỉnh và ống nghe cho ta.

Mụ phù thủy nói xong, đòi hai vật quý của mụ lại.

Chàng thanh niên kêu lên:
- Bây giờ cả đến những tiếng động rất tầm thường tôi cũng không nghe được. Tôi không còn có thể nghe thấy một tiếng gì nữa cả! Bộ tôi điếc rồi sao?
Mụ phù thủy se sẽ lắc đầu:
- Nếu như thế chú không thể thành một thi nhân cuối năm nay được!

Hắn ta lo lắng hỏi:
- Thế đến bao giờ mới thành?
- Nếu cuối năm nay không thành được, thì cuối năm sau cũng không thành. Chú sẽ không bao giờ sáng tác được một cái gì hết.

Hắn ta có vẻ thất vọng vô cùng;
- Nếu thế, tôi biết làm gì được bây giờ? Tôi biết làm thế nào để có thể kiếm ăn bằng thơ?

Mụ phù thủy ngẫm nghĩ một lúc bảo:
- Nếu chú mày nhất định kiếm ăn bằng thơ thì chỉ còn có cách này: chú mày hãy tham dự những mục phê bình của các báo, chỉ trích bọn thi sĩ, dù nổi tiếng hay không. Chỉ trích mạt sát tàn tệ những tác phẩm của bọn họ. Nhưng điều cần nhất là chú mầy phải tập đừng đỏ mặt, đừng xấu hổ khi làm việc này mới được. Can đảm lên mà phê bình, chỉ trích. Nếu cần thì đeo mặt nạ, đổi tên, từ bỏ lương tâm . . . Như thế chú mày may ra cũng sẽ có thể nhờ thơ mà có cơm ăn, nuôi vợ con và bản thân.

Ra về, hắn ta tự phàn nàn một mình:
- Quái, sao ở trên đời người biết sáng tác nhiều thế nhỉ !

Và từ đấy hắn ta bắt đầu phê bình, chỉ trích, mạt sát tàn tệ từng thi sĩ một, bởi vì hắn ta không có một tí linh cảm nào để thành thi sĩ, nhưng lại chỉ muốn kiếm ăn bằng việc làm có liên hệ đến văn thơ.

Linh Bảo
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #23 - 15. Jun 2008 , 06:54
 
                             CÂY CHỔI
Một nàng dâu luôn bị mẹ chồng hành hạ. Mỗi lần tức giận cô, bà thường đánh đập cô bằng chổi quét nhà! Một hôm, rót nước cho bà uống, bà chê nước nóng. Thế là, bà vồ lấy cây chổi dựng ở góc nhà, đập túi bụi lên đầu cô. Như mọi lần, cô bỏ chạy ra đường, ngồi bên buội tre mà khóc! Một đạo sĩ đi ngang, dừng lại hỏi :
      _ Con làm sao vậy?
Cô nhìn đạo sĩ, nước mắt ràn rụa, nghẹn ngào không nói.
Đạo sĩ ngồi xuống cạnh cô, từ tốn :
      _Con đừng buồn. Con có biết tại sao mẹ chồng con đối xử với con độc ác như vậy không? Vì kiếp trước con là bà mẹ chồng tàn nhẩn, còn bà ta là con dâu của con. Con đã đánh bà ta bằng chổi một cách dã man, nên kiếp này con phải trả lại.
Nàng dâu ngừng khóc, sững sờ nhìn đạo sĩ :
     _Nhưng bây giờ con có làm gì đâu?...
Đạo sĩ ngắt lời :
     _ Luật vay trả mà. Ta giúp con thế này : Con về mua nhiều chổi, cột thành từng bó, 5 cây, 7 cây, hay 10 cây cũng được, rồi dựng ở từng góc nhà, chỗ nào thuận tay với của mẹ chồng con thì tốt.
Nàng dâu ngạc nhiên :
     _ Tại sao phải làm vậy?
     _ Con cứ nghe lời ta, sẽ tốt cho con.
Nàng dâu làm theo lời đạo sĩ. Những lần bà mẹ chồng tức giận, vớ lấy cây chổi, nhưng vì cô cột chặt quá,bà lôi ra không được… đành ôm nguyên bó ném vào người cô. Vài lần  như vậy, lạ thay bà không đánh cô bằng chổi nữa, cũng không còn hà khắc với cô…

( Thu thập ) –
LP
Back to top
« Last Edit: 15. Jun 2008 , 06:55 by LPHUONG »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #24 - 15. Jun 2008 , 07:20
 
Lethikinhhoang wrote on 14. Jun 2008 , 11:40:
Hhì hình như còn câu này nữa :
Lên trời nhớ chúa nhớ cha đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn , đứa nào tới lượt này thì bị xuống hoả ngục
Những trò chơi thật ngây thơ và vô tư dễ thương quá các chị nhỉ

Kahat


Cô kahat ơi,
Dường như là :
Đêm nằm nhớ chúa nhớ cha... thì phải  Undecided

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #25 - 15. Jun 2008 , 17:44
 
Quote:
Cô kahat ơi,
Dường như là :
Đêm nằm nhớ chúa nhớ cha... thì phải  Undecided



Vậy có thể tổng kết lại là:

Thiên đàng địa ngục hai bên
Ai khôn thì lại, ai dại thì xa
Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha
Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn
Linh hồn phải giữ linh hồn
Đến khi gần chết được lên thiên đàng
Grin Grin Grin

PS: Sao đọc giống như một bài kinh vậy?!!

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #26 - 17. Jun 2008 , 07:13
 
                    
BA HẠT CẢI


Một người đàn bà bế đứa con nhỏ đã tắt thở, đến bên Phật Tổ kêu khóc :
           _ Thế Tôn ơi! Con chỉ có đứa con duy nhất này trên đời, nó chết rồi làm sao con sống nỗi. Xin Ngài thương, mở lòng từ bi cứu sống con của con.
Phật Tổ nhìn bà, nhỏ nhẹ:
           _ Muốn cứu mạng con của con phải có ba hạt cải, nhưng phải là hạt cải của nhà nào chưa hề có người chết…Con hãy đem tới đây cho ta.
Người đàn bà nhanh nhẹn đi xin từng nhà. Ba hạt cải không là gì so với bao nhiêu thúng, rổ hạt giống. Nhưng không có nhà nào mà không có người chết (Ngày xưa, người ta sống một nơi qua bao thế hệ, chứ không dời đi hay ra riêng khi lập gia đình như bây giờ ).
Suốt ngày lặn lội khắp nơi, không từ một nhà nào, bà mệt rã rời quay về, buồn bã nói:
           _Con đã tìm khắp nơi, không có hạt cải như vậy.
Phật Tổ từ bi nói :
           _ Con thấy không, nhà nào cũng có người chết, người nào cũng có nỗi buồn mất mát. Có sinh thì có tử, có đến thì phải có đi. Đó là luật của Tạo hoá, không ai sửa đổi được, con cũng không thể khác người . Thôi, đừng buồn nữa, về lo chôn cất con của con đi…

( Thu thập )
LP
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #27 - 19. Jun 2008 , 19:25
 
PHÚT TĨNH LẶNG


Có lẽ cuộc sống muốn chúng ta chọn lầm người trước khi gặp được đúng ngưởi để rồi chúng ta mới biết cảm ơn món quà của cuộc sống.
Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra, nhưng thường thì người ta chỉ tập trung vào cánh cửa đã đóng mà không để ý cánh cửa kia đã mở ra rồi.
Đôi khi một cái gì đó vuộc khỏi tầm tay rồi chúng ta mới biết rằng mình đã từng có nó, và mới cảm nhận được rằng điều đó quan trọng và có ý nghĩa biết bao với mình.
Hãy yêu một người bằng trọng vẹn trái tim mình mà không cần đáp lại. Đừng vội trông mong tình yêu đến mau chóng mà hãy kiên trì chờ cho đến khi tình yêu hiện hữu trong trái tim họ; nếu không thì bạn hãy an lòng vì trong tim bạn đã có nó rồi.
Có thể bạn chỉ mất một phút để say mê một người, một giờ để thích một người, và một ngày để yêu một người, nhưng phải mất cả một đời mới có thể quên được một người.
Đừng vì dáng vẻ bên ngoài, vì đó là lừa dối. Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất đi. Hãy tìm người nào có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì chỉ có nụ cười mới có thể làm mộg ngày âm u trở nên tươi sáng.
Có những giây phút trong đời khi bạn nhớ thương một người nào đó tha thiết đến nỗi bạn muốn mang người đó ra khỏi giấc mơ để ôm họ trong vòng tay thực tại. Hãy đi đến nơi nào bạn muốn; làm những gì bạn khát khao; trở thành những ai mà bạn mong muốn, bởi vì bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn mơ ước.
Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị tổn thương, thì nguời khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.
Một người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lê khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.
Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, đơn hoa kết trái bằng một nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt… dù đó là giọt lệ buồn hay vui, thì tình yêu ấy đã cho bạn những kỷ niệm thất ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và đánh dấu bước trưởng thành của bạn.
Một tương lai tươi sáng luôn đứng lên trên một quá khứ đã lãng quên.
Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đơi cho đến khi bạn biết cho qua và học hỏi từ những thất bại, sai lầm và đau buồn trong quá khứ.

TL (Sưu Tầm)
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2008 , 19:46 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #28 - 19. Jun 2008 , 19:45
 
LPHUONG wrote on 17. Jun 2008 , 07:13:
                    
BA HẠT CẢI


Một người đàn bà bế đứa con nhỏ đã tắt thở, đến bên Phật Tổ kêu khóc :
           _ Thế Tôn ơi! Con chỉ có đứa con duy nhất này trên đời, nó chết rồi làm sao con sống nỗi. Xin Ngài thương, mở lòng từ bi cứu sống con của con.
Phật Tổ nhìn bà, nhỏ nhẹ:
           _ Muốn cứu mạng con của con phải có ba hạt cải, nhưng phải là hạt cải của nhà nào chưa hề có người chết…Con hãy đem tới đây cho ta.
Người đàn bà nhanh nhẹn đi xin từng nhà. Ba hạt cải không là gì so với bao nhiêu thúng, rổ hạt giống. Nhưng không có nhà nào mà không có người chết (Ngày xưa, người ta sống một nơi qua bao thế hệ, chứ không dời đi hay ra riêng khi lập gia đình như bây giờ ).
Suốt ngày lặn lội khắp nơi, không từ một nhà nào, bà mệt rã rời quay về, buồn bã nói:
           _Con đã tìm khắp nơi, không có hạt cải như vậy.
Phật Tổ từ bi nói :
           _ Con thấy không, nhà nào cũng có người chết, người nào cũng có nỗi buồn mất mát. Có sinh thì có tử, có đến thì phải có đi. Đó là luật của Tạo hoá, không ai sửa đổi được, con cũng không thể khác người . Thôi, đừng buồn nữa, về lo chôn cất con của con đi…

( Thu thập )
LP


LP thân thương

Đã đọc những gì bạn viết. Ở trong cõi ta bà ngũ trược đầy rẫy những phiền não , thì tất nhiên hễ "Có sinh thì có diệt , có hợp có tan" , đó là lịnh luật tự nhiên , phải không LP.
Đứng trước những chông chênh của cuộc đơì, những an ủi hỏi han đầy thân tình của bạn bè cũng đủ làm cho mình thấy ấm lại và đôi khi những thân tình ấy cũng giúp cho mình thêm chút ít nghị lực để tiếp tục cuộc hành trình ....
Mình chân thành cảm ơn LP thật nhiều  , LP nhé
TL
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2008 , 19:47 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #29 - 20. Jun 2008 , 20:35
 

Xin cho bạn và ta yêu đời nhiều hơn và than phiền ít đi.



...

...

...

...

...

...

...

...

...

...





Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #30 - 23. Jun 2008 , 16:49
 
Gia tài

        

       Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.

       Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.

       Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra...

       Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.

       Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.

       Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.

       Chàng trai nói 'Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu.'

       Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai: 'Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này.'

       Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà ông đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá chật ních người. Người điều khiển đứng lên và nói 'Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này...'

       Có người la lên: 'Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?'

       Người điều khiển nói: 'Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!'

       Người điều khiển bắt đầu 'Ai sẽ mua với giá $100?'

       Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp 'Ai sẽ mua với giá $50?'

       Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi 'Có ai mua với giá $40?'

       Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi 'Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?'

       Một người đàn ông già đứng lên

       'Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó.

       Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?'

       Người điều khiển nói '$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!'

       Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau: 'Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!'.

       Người điều khiển nói: 'Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Buổi đấu giá của chúng ta sẽ dừng tại đây!'

       Đám đông nổi giận: 'Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?'.

       Người điều khiển nói: 'Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

        



Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #31 - 23. Jun 2008 , 18:54
 


Hành Khách Thứ Ba


Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:

Sòng phẳng: Cho = Nhận
Ích kỷ: Cho < Nhận
Vị tha: Cho > Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình.
Sòng phẳng lên tiếng:

- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.

- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.

- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

Ích kỷ:

- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.

Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:

- Tôi nói vậy không đúng à?

- Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.

Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:

- Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.

Ích kỷ tán thành:

- Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.

Sòng phẳng trầm ngâm:

- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều - ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.

Ích kỷ:

- Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.

- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.

- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?

- Anh có người yêu không?

- Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.

Tàu qua cầu vượt sông Âu Lo. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:

- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?

Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:

- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân - Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.

- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.

Vị tha mỉm cười:

- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.

Ích kỷ và Sòng phẳng
nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.

Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳngÍch kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.

Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Đón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an, và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc.

Mong rằng bạn cũng có niềm vui khi trao tặng và cảm nhận nhiều yêu thương trong cuộc sống.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #32 - 26. Jun 2008 , 06:49
 
           
MANG THEO


Trên đường về chùa, đến một con suối chắn ngang lối đi, hai thầy tu trẻ thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang lúng túng trên bờ, không biết làm thế nào để vượt qua dòng nước đang chảy xiết!
Người sư  huynh đến bên thiếu nữ, khom mình xuống:
     _Tôi giúp cô vượt suối, lên lưng tôi cõng.
Thiếu nữ thẹn thùng, hơi chần chừ, sau cùng, lí nhí cảm ơn rồi lên lưng người sư huynh.Qua bờ bên kia, cô gái cảm ơn một lần nữa, rồi đi thẳng…
Hai thầy tu tiếp tục quãng đường. Đi khá xa, không nhịn được nữa, người sư đệ lên tiếng:
    _ Sư huynh đã phạm luật, tại sao huynh chạm vào nữ sắc?
Người sư  huynh nhìn sư đệ:
    _Giúp người trước hết. Ủa, ta đã để cô ấy ở lại bờ suối rồi, đệ còn mang cô ấy theo đến tận đây sao???

LP (Thu thập) 
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #33 - 19. Jul 2008 , 06:16
 
                                         ĐÚNG VÀ SAI
     
     Nhiều đệ tử khắp nơi tìm đến theo học một vị Thiền sư. Giữa cuộc tụ tập này, có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Sự việc được trình lên sư phụ với lời yêu cầu phải trục xuất tội phạm. Vị sư phụ làm ngơ.
     Sau đó, người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự, sư phụ cũng bỏ qua luôn. Việc này làm những đệ tử khác nổi giận. Họ làm tờ khiếu nại về hành động xấu của kẻ cắp, tuyên bố rằng, nếu không xử, họ sẽ bỏ đi nơi khác.
     Thiền sư đọc xong lời khiếu nại, ông gọi tất cả mọi người đến nói:
-      Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc gì đúng, việc gì không đúng. Các anh có thể đến nơi khác học nếu các anh muốn. Nhưng người anh em tội nghiệp này không biết phân biết đúng sai. Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta. Tôi sẽ giữ người anh em này lại, dù cho tất cả các anh em bỏ đi hết!
     Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất…
LP
(sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #34 - 25. Jul 2008 , 14:11
 
Cuối cùng em đã hiểu được anh !

Cuối cùng em đã hiểu được anh. Dưới vẻ ngoài hết sức bình dị, anh có trái tim yêu mãnh liệt không biểu đạt bằng lời. Yêu em, nhưng không nói. Đó là cách của anh - một lối đi riêng của tình yêu khác hẳn với mọi người.

Em nói với anh: “Hôm nay quét cầu thang, suýt chút nữa thì em ngã”. Cứ ngỡ rằng anh sẽ an ủi em rằng: “Em yêu, phải cẩn thận một chút chứ!”. Nhưng anh lại nói: “Em quét chậm thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra”.

Em cảm thấy bị tổn thương. Anh không yêu em, không quan tâm tới em chút nào.

Sau này, em phát hiện ra cầu thang nhà mình luôn sạch sẽ, em không còn phải quét nữa. Và mỗi ngày quỹ thời gian bận rộn của anh lại mất thêm 5 phút...

Em nói với anh: “Xe của em bị hỏng, em phải đi ô tô bus nửa tiếng mới về được đến nhà”. Em nghĩ, anh sẽ nói: “Sao không gọi anh đến đón? Em có mệt lắm không?”. Nhưng anh lại nói: “Thế cũng hay, em có cơ hội giảm eo thêm một chút”.

Em rất giận, thấy anh không yêu em, không quan tâm tới em.

Hôm sau em phát hiện thấy anh để lại chìa khoá xe của anh trên bàn. Anh đã đến cơ quan bằng xe bus và để lại lời nhắn: “Anh sẽ mang xe của em đi sửa”. Anh còn chuẩn bị cho em rất nhiều đồ ăn sáng.

Em nói với anh: “Em muốn đi du lịch, tới Hà Lan chẳng hạn… ngắm biển hoa rực rỡ”. Em nghĩ, anh sẽ quan tâm tới em và bảo: “Chúng ta cùng lên kế hoạch nhé!”. Cho dù phô trương vài câu tốt, song rốt cuộc anh bảo: “Rõ chán, sao lại tiêu khoản tiền lớn cho một việc vô vị như thế nhỉ?”.

Em giận lắm. Rõ là anh không yêu em, không hiểu em.

Sau này, em phát hiện một tập tranh, ảnh, bài báo viết về các loài hoa ở trong nước cũng như trên thế giới được anh sưu tầm và để ở bàn làm việc của em. Mỗi bức ảnh, bài báo đều có bút tích của anh ghi lại tên loài hoa và xuất xứ của nó.

Em nói với anh: “Em đi với bạn, tối sẽ về muộn”. Em cứ cho rằng anh sẽ quan tâm, hỏi xem em đi với ai, mấy giờ em về. Nhưng anh bảo: “Tuỳ em, miễn em thấy vui là được”.

Em rất buồn. Thấy rằng anh không còn yêu em, không quan tâm tới em.

Tối đó, em giận dỗi đi đến ba giờ sáng mới về nhà. Em thấy dáng anh ngồi ngủ gật ở trên ghế phòng khách đợi em.


Em nói với anh: “Ngày trong tháng của em đến rồi, em đau bụng quá!”. Em nghĩ rằng anh sẽ an ủi em: “Em cố chịu đựng một chút, một ngày sẽ chóng qua thôi”. Nhưng anh bảo: “Phụ nữ thật phiền phức”.

Em đau lòng, thấy anh không yêu em, không thương em.

Sau này, trong tủ lạnh của chúng ta chứa rất nhiều sôcôla và đậu đỏ, đều là những thứ anh mua song anh mãi không ăn. Một tháng qua đi. Một tuần trước và sau “ngày ấy” của em, anh đều nầu canh đậu đỏ.

Em nói với anh: “Em rất vui mừng được lấy anh, một người chồng tốt”. Em cũng nghĩ rằng anh sẽ vui mừng trả lời em: “Anh cũng cảm thấy như vậy. Em là người vợ tốt nhất”. Song anh bảo: “Lấy thì cũng đã lấy rồi, cố mà cư xử tốt với nhau”.

Em giận lắm. Anh không yêu em, anh không hiểu em.

Sau này vô tình em phát hiện, trước khi đi ngủ, anh dùng giấy ăn lau chùi bức ảnh cưới ở đầu giường ngủ, sau đó anh ngắm nhìn và mỉm cười rất lâu.

(Sưu tầm )

Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #35 - 27. Jul 2008 , 06:23
 
         YÊU LÀ CHO ĐI

      Một người kia rất hiền lành, nhưng có chứng bệnh hay quên. Ông tìm đến một nhà đạo sĩ khôn ngoan để bàn hỏi về chứng bệnh hay quên của mình.
      Sau khi nghe lời khuyên bảo khôn ngoan, ông sung sướng ra về. Nhưng khi về đến nhà, thì đã quên hết tất cả những lời khôn ngoan ấy! Hôm sau, ông tìm đến nhà đạo sĩ, để nghe lại những lời khuyên. Trên đường về, ông lại quên hết mọi sự! Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, ông nghe rồi lại quên! Nản lòng, thất vọng, ông quyết định không đến tìm  nhà đạo sĩ nữa.
     Một thời gian sau, tình cờ, ông gặp nhà đạo sĩ. Đạo sĩ ân cần hỏi thăm cho biết ông đã tiến đến đâu rồi. Ông khiêm tốn thú nhận :
     _ Thưa Thầy, con lại quên mất tất cả những lời Thầy khuyên dạy. Con biết đã quấy rầy Thầy quá nhiều rồi, nên con không dám làm phiền Thầy nữa.
     Nhà đạo sĩ bảo :
     _ Con hãy thắp đèn, đem đến đây.
     Ông thắp đèn xong, nhà đạo sĩ lại nói :
     _ Con hãy đem những đèn khác đến đây, rồi thắp sáng lên từ ngọn thứ nhất kia.
     Ông làm như lời nhà đạo sĩ dạy. Đạo sĩ hỏi ông :
     _Theo suy nghĩ của con, ngọn đèn đầu tiên kia có bị mất hụt ánh sáng của nó vì đã thắp sáng những cái đèn khác hay không ?
     _ Thưa Thầy không.
     Nhà đạo sĩ hiền lành kết luận :
     _ Cũng vậy, đối với Thầy, không những chỉ mình con, nếu tất cả dân làng này đến với Thầy xin điều gì, Thầy không phải mất mát, thiệt thòi chi cả. Vậy, bất cứ khi nào cần, con hãy đến với Thầy, đừng ái ngại…
     LP ( Sưu tầm )   
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #36 - 08. Aug 2008 , 17:27
 
TOA THUỐC CHỮA TÂM BỆNH
- Diệu Vân sưu tầm -


Sanh, lão, bệnh, tử là định luật muôn đời không ai tránh khỏi (hữu thân hữu bệnh). Tuy nhiên trong cuộc sống tương đối, thân bệnh có bác sĩ: Tây y, Đông y, thuốc tây, thuốc tàu, thuốc nam, thuốc bắc…

Tâm bệnh chỉ có Giáo lý nhà Phật mới trị lành.

Toa thuốc chữa tâm bệnh chúng sanh.
1- Ruột hỷ xã : Một khoanh tròn y như thế
2- Lòng từ bi : Nguyên để một khúc dài
3- Nét dịu dàng : 1/2 lượng chẳng hề sai
4- Lời đạo đức : Cần xài hơn 5 chỉ
5- Tánh hạnh tốt : Càng thật nhiều mới quý
6- Tâm thẳng ngay : Giữ kỹ 1 trái tròn
7- Tánh thảo thuận : 10 phân cân cho trọn
8- Dạ thật thà : Lấy trọn 1 cái nguyên
9- Khí âm dương : Dung hiệp lúc tham thiền
10- Pháp phương tiện : Tùy duyên không kể số
11- Nồi rộng lòng : Dùng để tẩm và sao
12- Hỏa tánh kia : Khử hết được thanh tao
13- Cốt bình đẳng : Cho vào nghiền thật nhỏ
14- Bột tâm tư : Sau khi gom một chỗ
15- Mật ba la : Lục độ luyện thành đan (đơn)
16- Hột bồ đề : Lấy kiểu để viên tròn

Phân 3 bận (lần) uống ăn trong mỗi bữa.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #37 - 21. Aug 2008 , 15:59
 
Xin gởi đến cả nhà 1 câu truyện có thật và  cũng thật là cảm động do 1 Sư Cô gởii đến TL . Tiếc 1 điều là không thể kèm theo hình của em cho cả nhà xem.   

Chyun của em bé tên là Xa Diễm - Em bi bịnh Leukemia

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.


"Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

(Xin xem trong web site này http://img.news.tom.com/img/assets/200506/050624045009shixicp20050624014.jpg)

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy buồn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.

Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".

"Em tự nguyện từ bỏ!"

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

ST
Back to top
 
 
IP Logged
 
dangiao
Ex Member


Re: Suy Ngẫm
Reply #38 - 24. Sep 2008 , 08:39
 
Đoản Văn Hay Trong “My Turn”

     Sức Mạnh Kỳ Diệu Của Câu Xin Lỗi

Sau nhiều năm không nói chuyện với cha mẹ tôi, vì giận hờn. Cha tôi đã nối lại được tình cha con chỉ cần một câu xin lỗi.
Bà Wilberg cư dân ở Milwaukee kể lại kinh nghiệm bản thân của bà về sự rạn nứt  trong gia đình chỉ vì giận hờn, không ai nói chuyện với ai trong suốt 12 năm trời. Sự  im lặng ngày càng tệ thêm. Mãi cho đến khi cha của bà khởi xướng sự hàn gắn bằng lời xin lỗi của ông cụ.


KHI TÔI Ở TUỔI VỪA TRƯỞNG THÀNH, GIA ĐÌNH TÔI CÓ CÁI LỐI BẦY TỎ THÁI ĐỘ BẤT ĐỒNG bằng cách không nói chuyện với nhau nữa. Nhiều khi sự im lặng vì căm giận kéo dài suốt ngày, hay nguyên cả một tuần lễ. Thỉng thoảng một người bà con như một bà dì, hay người em họ bỗng dưng biến khỏi danh sách trong họ hàng vì một vài bất đồng gì đó. Giống như người ta bôi bỏ tên một nhân vật trong Bộ Chính Trị ở mấy nước Cộng Sản.
     Tôi ngưng không nói chuyện với cha mẹ tôi sau khi xảy ra  một loạt những khó khăn trong gia đình, để rồi đưa đến một lần cãi nhau giữa tôi và mẹ tôi qua điện thoại. hồi năm 1988. Sự im lặng vì giận nhau kéo dài cho đến năm 2000. Trong suốt 12 năm trời, chúng tôi chỉ nhận được Thiệp Giáng Sinh từ cha mẹ tôi. Hai người ký tên “Họ” một cách lạnh lùng, như một thông lệ thường, ở dưới tấm thiệp. Chỉ có thế thôi, ngoài ra không có một sự giao tiếp nào khác cả.
     Những người như chúng tôi, được dạy dỗ theo tính thần văn hoá ghim trong lòng sự giận hờn thâm canh cố đế, đều hiểu rằng càng lạnh lùng thì càng xa cách. Giống như chiếc thuyền, càng đi ra khơi thật xa, càng không thấy bến bờ cũ. Giận nhau, không thèm nói chuyện trong khoảng hai hay ba năm, tự nhiên mình cảm thấy rất khó mà cầm điện thoại lên để nói chuyện lại với nhau.
     Thế rồi, bỗng nhiên cha tôi gởi cho tôi một tấm thiếp, trong đó ông cụ dùng đến ba chữ thật mầu nhiệm: “Xin lỗi con .Chuyện xảy ra thật là đáng tiếc, bố khổ tâm lắm.”.
     Từ đó chúng tôi viết thư lại cho nhau. Tôi kể cho cha tôi biết về những đứa cháu ngoại của ông bây giờ ra sao, đã biết làm gì, và lớn đến đâu rồi. Ông cụ thì viết lại cho tôi kể về những chuyếb đi chơi đánh “goft”, chơi “bowling” hàng tuần của ông vui như thế nào. Ông cụ cũng viết cho tôi biết về căn bệnh “lú lẫn”, Alzheimer’s, đã  từ từ giết dần giết mòn mẹ tôi ra sao. Mỗi lá thư ông viết về mẹ tôi, ông đều mở đầu với dòng chữ: “Mẹ con thì vẫn như cũ, chỉ có điều mẹ không còn nấu ăn được nữa vì mẹ quên không nhớ cách sử dụng lò bếp.”.
     Nhưng lá thư của cha tôi chỉ mở đường cho sự liên lạc giữa đôi bên, chứ chưa đem lại sự hoà gỉai hoàn toàn. Muốn hòa giải, chúng tôi phải giáp mặt nhau. Một năm sau, chúng tôi làm được chuyện này. Trên đoạn đường dài sáu giờ lái xe, tôi hỏi chồng tôi: “Em nên nói gì với bố đây?”. Nhà tôi trả lời: Thì em cứ nói chào bố, rồi em hỏi lúc này bố ra sao. Có gì lạ không?”.
     Đúng như vậy. Đó chính là những điều tôi đã hỏi thăm cha tôi, khi chúng tôi vừa bước vào nhà của cha tôi. Ông cụ bầy lên bàn  ăn món gà tây, bánh mì, và khoai tán ăn liền. Trong lúc ngồi ăn, ông cụ tóm tắt cho tôi những việc thường làm khi có người nào trong gia đình chết, người nào mới sinh, và những liên lụy gia đình của hai việc này. Đến lúc ăn tráng miệng, thì tôi bắt kịp, và hiểu được những điều ông cụ muốn dặn dò tôi. Trong hai năm kế tiếp, vợ chồng tôi đi thăm hai cụ thường xuyên hơn.
     Nếu như tôi để trễ thêm vài năm sau mới hoà giải với mẹ tôi, thì có lẽ bà chẳng còn nhận ra tôi nữa, và cũng chẳng cần biết tôi có trở về thăm bà hay không. May quá, tôi đã trở về, và đã xin lỗi mẹ tôi được, tôi đã có dịp nắm tay mẹ tôi, dìu bà đi bộ chung với tôi, có dịp thấy chiếc áo nhung mẹ tôi mặc trong ngày đám cưới của bà vào năm 1937, và được ăn  những bữa cơm tôí có thịt gà tây cùng với bà. Khi căn bệnh Alzheimer ngày càng nặng thêm, nó làm cho bà cụ có khi bẳn gắt hay lý sự,có khi thì im lặng, không thèm nói một tiếng, và  nhất là không cầm được cái gì trên tay cả, điều này làm cho cha tôi khổ nhất. Ông viết thư dặn tôi đừng đến thăm nữa. Những lá thư của ông vẫn mở đầu bằng câu nói: “Mẹ của con thì vẫn như cũ, nhưng…”
     Vài tháng sau, mẹ tôi mất. Ngay khi nhận được điện thoại của  cha tôi, tôi sang gặp ông cụ ngay. Cụ muốn bàn với tôi về việc làm tang lễ. Tôi ngồi cạnh ông, trong lúc ông lấy cái máy đánh chữ hiệu Royal cổ xưa của ông để thảo tờ “Cáo Phó.”. Hai cha con lưạ quần áo mặc cho mẹ tôi khi chôn cất. Một áo sơ mi có in bông, một quần dài đậm mầu, và một cái bao nhỏ đựng tiền cắc, trong đó cha tôi bỏ vào chiếc nhẫn hứa hôn mà ông đã tặng cho bà 64 năm về trước. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, trên hai cái ghế gấp, ở nghĩa trang, theo dõi các người phu nhà đòn từ từ hạ huyệt cho mẹ tôi.
     Mười tám tháng sau, cha tôi mất. Trong suốt thời gian khi người còn sống, chúng tôi đi thăm cụ nhiều lần. Chúng tôi thường đến nhà hàng Tầu để ăn tối, và đi chơi trong các khu buôn bán ở trong vùng . Mấy đứa cháu được nghe ông ngoại kể chuyện thời kỳ  Kinh Tế Khủng Hoảng đời sống khó khăn như thế nào, thời kỳ nhạc jazz còn thịnh hành, và khi nhỏ ông cụ hay chơi những trò chơi gì. Ông cụ cũng nói về niềm thương nhớ của cụ đối với mẹ tôi. Cụ thường có cái thú mang hoa giả đến mộ phần của mẹ tôi vào một ngày trong tuần. Ông muốn trang trí mộ của mẹ tôi thật đẹp bằng hoa giả.
     Mỗi năm tôi đi thăm nghĩa trang nơi chôn cất cha mẹ tôi một lần. Tôi trồng một ít hoa tươi, loại dễ mọc, quanh phần mộ để thay thế những bông hoa giả của cha tôi, và rải quanh đó ít hạt giống cho hoa mọc lên. Trước khi ra về, tôi hôn lên đầu hai tấm bia mộ, tôi nói lời từ biệt, và cảm thấy sung sướng trong lòng. Tôi có được cảm giác của một đưá con trong gia đình.
     Sự trăn trở vẫn không hoàn toàn thoát ra khỏi tim tôi. Giờ đây tôi đang chăm sóc phần mộ của cha mẹ tôi, đã có một thời tôi có thái độ lạnh lùng với hai người trong suốt 12 năm. Trớ trêu thay, tôi không  còn cảm thấy ân hận nữa. Tôi cảm thấy tri ân. Ba chữ “I Am Sorry” của cha tôi đã cứu tôi không trở thành một đưá con mồ côi. Biết đâu có một người nào đó, cùng trong hội những người hay giận dai như gia đình tôi, tình cờ đọc được câu chuyện của tôi, có ý định xoá, và làm giống như cha tôi. Hãy làm như cha tôi đi, không trễ lắm đâu.
___________________________________
Bà WILBERG hiện đang sống ở Milwaukee
                       Nguyễn Minh Tâm dịch theo Newsweek ngày 15/9/08
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #39 - 13. Oct 2008 , 19:46
 

     
Chọn lựa
.


   Ông Viện trưởng Đại học Paris ở thế kỷ thứ 14 đã làm thí nghiệm như sau :
   Ông để cho một con lừa nhịn đói, nhịn khát trong mấy ngày. Sau đó, ông đưa nó đến sân ăn, đặt nó giữa một thùng nước và một bó cỏ non. Lừa ta tuy đói lắm, nhưng hết nhìn bó cỏ lại ngó thùng nước, nó lưỡng lự giữa nước và cỏ, để cuối cùng kiệt lả mà chết...!

   LP ( Sưu tầm)


Back to top
 
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #40 - 14. Oct 2008 , 05:45
 
Timo gửi đến cả nhà những ảnh con nít vui và Suy Ngẫm  Cheesy Cheesy

Why Boys Need Parents


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...





Cheesy Cheesy Cheesy Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #41 - 14. Oct 2008 , 05:58
 
timo wrote on 14. Oct 2008 , 05:45:
Timo gửi đến cả nhà những ảnh con nít vui và Suy Ngẫm  Cheesy Cheesy

Why Boys Need Parents


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...





Cheesy Cheesy Cheesy Grin Grin


hi hi timo ui , cái này khỏi cần suy ngẫm , oh boy ( lắc đầu ngao ngán )  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #42 - 14. Oct 2008 , 06:29
 
timo wrote on 14. Oct 2008 , 05:45:
Timo gửi đến cả nhà những ảnh con nít vui và Suy Ngẫm  Cheesy Cheesy

[center]Cheesy Cheesy Cheesy Grin Grin


Đ Đ đang bận cười lộn ruột nè TiMo à, có suy ngẫm gì được đâu  Cheesy   Cheesy

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #43 - 14. Oct 2008 , 13:32
 
Quote:
Đ Đ đang bận cười lộn ruột nè TiMo à, có suy ngẫm gì được đâu  Cheesy   Cheesy


Chị Đ Đ ui, Timo vui nhất là hình này, nó làm TiMo cười kha kha  Grin Grin lâu rồi ko được cười như dzậy  và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua  Wink Cheesy

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #44 - 14. Oct 2008 , 21:21
 
timo wrote on 14. Oct 2008 , 13:32:
Chị Đ Đ ui, Timo vui nhất là hình này, nó làm TiMo cười kha kha  Grin Grin lâu rồi ko được cười như dzậy  và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua  Wink Cheesy

...


Grin Grin haha, có  keo sẵn sàng cho cu cậu dán tiện quá ha  Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #45 - 15. Oct 2008 , 20:23
 
Quote:
Grin Grin haha, có  keo sẵn sàng cho cu cậu dán tiện quá ha  Grin


ha ha ban đầu em nhìn chưa kỷ chỉ thấy buồn cười cho cu cậu...dán lung tung đến chừng em nhớ lại không hiểu tại sao TIMO nói : và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua mới nhìn kỷ lại mấy miếng dán thì mắc cười quá xá  Grin Grin Grin Grin

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #46 - 16. Oct 2008 , 14:32
 
Phuong_Tran wrote on 15. Oct 2008 , 20:23:
ha ha ban đầu em nhìn chưa kỷ chỉ thấy buồn cười cho cu cậu...dán lung tung đến chừng em nhớ lại không hiểu tại sao TIMO nói : và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua mới nhìn kỷ lại mấy miếng dán thì mắc cười quá xá  Grin Grin Grin Grin

PTr

Hi bà Tí Lanh Chanh,

Lâu ngày, bà phẻ hong ? bả cừ được là tui happy rùi  Cheesy Cheesy

TiMo
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #47 - 24. Oct 2008 , 09:56
 
Cả nhà ơi

Sáng nay My rảnh chút chạy vào đọc emails bên KH thấy có 2 bài này  hay nên chôm về mời cả nhà cùng đọc .


Lòng Tự Trọng Của Loài Chó



Ngô Nhược Tăng (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành)

Loài chó còn biết tự trọng hơn con người - câu nói này rất đúng với những người đạo đức giả, nhất là với các người tham nhũng, vừa bóp nặn vơ vét tiền của dân, vừa lên mặt lãnh đạo dân.
Năm ấy tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong quân đội. Tôi hỏi anh:
- Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới trình độ như thế nào? Anh trả lời:
- Trừ chuyện không biết nói, chúng không khác gì người.
Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt. Tôi hỏi tiếp:
- Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc tình cảm?
- Không đâu! Anh nói.
Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là những chuyện chính anh từng trải qua. Có mấy chuyện tôi đã quên, duy chỉ có một chuyện sau đây thì cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.
Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số đó vào trong doanh trại “lấy cắp” một vật đem giấu đi, rồi lại trở về đứng trong hàng. Khi mọi việc đã xong xuôi, huấn luyện viên dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi tìm vật bị mất. Con Đen chạy đi, chỉ một loáng sau đã thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ý khen ngợi. Rồi anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi tìm kẻ đã lấy cắp vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến người khác, chẳng mấy chốc đã cắn quần một anh lôi ra ngoài hàng. Anh chàng này đúng là anh “kẻ cắp”.
Phải nói rằng như vậy con Đen đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực lắc đầu bảo nó: "Không, không phải người ấy! Tìm lại đi!"
Con Đen tỏ ý hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc, thắc mắc, vì nó tin chắc rằng mình không hề tìm nhầm người; nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của mình. Đây, đây là chuyen thế nào nhỉ? - nó nghĩ. "Không phải người ấy! Đi tìm lại đi!" Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn luyện viên, nên nó quay lại tìm... Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra. "Không! Không đúng!" Huấn luyện viên lại lắc đầu. "Tìm lại đi!"
Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh “kẻ cắp” kia rồi quay đầu nhìn huấn luyện viên, tỏ ý, "Làm sao tôi lầm được nhỉ? Tôi biết chắc chính người này đã lấy đồ mà..." "Không! Tuyệt đối không phải người ấy!" Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị.
Lòng tự tin của con Đen bị đập tan tành! Dĩ nhiên nó tin vào huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Nó không hề nghĩ rằng, huấn luyện viên có thể mang niềm tin tuyệt đối của nó đối với ông ta ra làm trò đùa. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ cắp kia và đi tìm người khác. Nhưng ai đây? Bản năng của một con chó và khả năng đã được người huấn luyện cho nó biết, chỉ có ngườ ;i đó là tên lấy cắp. Nhưng người huấn luyện viên nhất định bảo không phải, thì ai đây?... Con chó Đen lưỡng lự...
"Nó ở trong hàng người ấy đấy! Mau tìm ra ngay!" Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản. Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nhìn nhìn ngó ngó xem người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nhìn ánh mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể tìm thấy chút ít tín hiệu hoặc biểu thị gợi ý gì đấy... của chủ. Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người đứng bên cạnh và kéo ra.
Tất nhiên, lần này thì nó đã nhầm, hay đúng hơn, nó bị buộc phải nhầm.
Nhưng huấn luyện viên của nó cùng mấy người kia thì lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi “kẻ cắp” bước ra ngoài hàng, rồi bảo con Đen: Lần đầu mày tìm đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên trì bảo vệ niềm tin của mày.
Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là ngay trong khoảnh khắc nay họ đã nhìn thấy: Khi con Đen hiểu ra chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó “tru” lên một tiếng vô cùng đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi. Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi...
"Đen! Đen! Mày đi đâu thế hả?" Huấn luyện viên sợ hãi đuổi theo hỏi tới tấp. Con Đen chẳng hề đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại. "Đen! Đen! Tao xin lỗi mày!" Huấn luyện viên òa khóc.
Nhưng con Đen chẳng hề xúc động, nó không thèm ngoái lại nhìn chủ mình. "Đen! Đừng giận! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà!" Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng hổi từ mặt anh lã chã rơi xuống con Đen.
Con chó giãy giụa tuột ra khỏi vòng tay của huấn luyện viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên ngoài doanh trại, tìm một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm xuống đất....  
Mấy ngày sau đó con Đen không ăn không uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành, nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha lỗi cho anh.  
Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con chó thôi, nó cũng có lòng tự trọng của nó. Hoặc nói ngược lại, chúng còn biết tự trọng hơn một số người!...
Chuyện về sau ư? Sau này con Đen không còn tin tưởng vào huấn luyện viên của nó nữa, thậm chí không tin bất cứ người nào. Đồng thời tính tình của nó cũng thay đổi hẳn, mắt không còn sáng quắc như trước, bốn chân không còn phi như bay nữa, mất hẳn dáng vẻ oai vệ dữ dằn của một con chó nghiệp vụ... Cuối cùng, huấn luyện viên chẳng còn cách nào nữa, đành đau xót cho nó giải nghệ....  
Ôi, con Đen, chao ôi!  
----------------------------------------------------------------------


Ý nghĩa của cuộc đời: "Nhảy múa dưới cơn mưa"


...



Lúc đó khoảng 8;30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phài hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả. Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ tôi hỏi ông là ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phài không. Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trể một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa. Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, " và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buồi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?" Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói "Bà ấy không còn biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai."

Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, "Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!" Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn. Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không. Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia xẻ thông điệp này với các bạn. Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất, mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được. Tôi hy vọng bạn chia xẻ ý tưởng này với những người mà bạn yêu mến.

"Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa"


...

Back to top
« Last Edit: 24. Oct 2008 , 10:06 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #48 - 30. Oct 2008 , 14:29
 

...



Bài diễn văn ra trường hay nhất


Hoàng Châu


Bài được giới thiệu sau đây là của Steve Jobs, người sáng lập Apple đọc tại buổi lễ ra trường Stanford 2005 lúc ông 50 tuổi. Bài phảng phất tư tưởng phương Đông do ông từng cạo đầu ngao du Ấn độ nhiều tháng. Đám cưới ông do Thiền sư Kobun Chino Otogowa chủ trì.
Đây là bài được nhiều người đưa lên youtube, kể cả trường Stanford – một bài có số lượt người xem nhiều nhất (hơn 2 triệu) – và được nằm trong những bài diễn văn ra trường hay nhất. Steve Jobs khuyên sinh viên chọn những việc mình đam mê dù không thấy tương lai sáng sủa và ngay trong hoàn cảnh thất bại, nếu yêu thích công việc mình sẽ thành công trở lại. Bài diễn văn ra trường này cho phụ huynh thấy một khuynh hướng chung: các em ngày nay thường tìm kiếm công việc mình yêu thích thay vì tìm công việc ổn định, lương cao.
Hôm nay tôi vinh hạnh được cùng các bạn tham dự lễ ra trường taị một trong những đại học tốt nhất thế giới. Nói thật ra, tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học và đây là dịp gần gũi nhất với một lễ ra trường. Tôi muốn kể với các bạn 3 truyện của đời tôi. Có thế thôi. Chẳng có gì lớn lao cả. Chỉ 3 truyện.

Truyện thứ nhất là kết nối những biến cố nhỏ trong đời


Tôi đã bỏ ngang đại học Reed chỉ sau 6 tháng theo học và quanh quẩn ở đó 18 tháng trước khi thực sự nghỉ luôn. Tại sao tôi bỏ ngang việc học hành?
Câu chuyện bắt đầu trước khi tôi được sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên trẻ bậc sau đại học, có thai khi chưa cưới hỏi và quyết định cho tôi làm con nuôi sau khi sanh. Bà muốn tôi phải được nuôi nấng trong một gia đình học thức. Tôi được chuẩn bị giao cho một luật sư và vợ ông ta nhưng họ đổi ý vào giây phút cuối khi tôi được mang ra vì họ muốn một đứa con gái. Do vậy, cha mẹ nuôi tôi hiện nay lúc đó đang trong danh sách chờ đợi (waiting list) được gọi điện thoại vào nửa đêm hỏi rằng, “Chúng tôi có một bé trai không trông đợi ra đời, ông bà có muốn nó không?” Họ trả lời,”Dĩ nhiên muốn”. Mẹ đẻ tôi sau đó biết rằng mẹ nuôi tôi chưa tốt nghiệp đại học và cha nuôi tôi thậm chí không tốt nghiệp trung học nên từ chối ký giấy tờ. Bà chỉ nhượng bộ vài tháng sau khi Cha Mẹ nuôi hứa hẹn sẽ cho tôi theo học đại học.
Đây là khởi điểm của đời tôi. Và 17 năm sau tôi vào đại học nhưng ngây thơ chọn một trường đắt tiền gần như Stanford, và tất cả tiền để dành của Cha Me tôi thuộc tầng lớp lao động được dùng trả học phí. Sau 6 tháng, tôi không tìm thấy một chút giá trị gì trong đó. Tôi không biết sẽ phải làm gì cho đời mình và cũng không biết đại học sẽ giúp gì tôi trả lời câu hỏi đó, và nay tôi đã tiêu hết tiền mà Cha Mẹ tôi góp nhặt trong cả đời họ. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng rồi ra mọi việc cũng sẽ ổn. Lúc đó tôi cũng khá sợ hãi, nhưng nhìn lại quyết định bỏ học, đó là một trong những quyết định tốt nhất tôi đã làm. Ngay khi bỏ học, tôi không phải lấy những lớp đòi hỏi mà tôi không thích thú và bắt đầu học những lớp tôi yêu thích hơn.
Bỏ học không phải là điều lãng mạn. Không có chỗ trong đại học xá, tôi ngủ lậu trên nền nhà ở phòng của người bạn. Tôi trả lại vỏ chai nước đổi lấy 5 xu mua thức ăn và đi bộ 7 dặm (miles) mỗi tối Chủ nhật hàng tuần để có một bữa ăn từ thiện ngon miệng tại đền Hare Krishna. Tôi yêu thích làm điều này. Phần lớn những điều tôi làm theo bản năng và sự tò mò sau này đã trở nên vô giá. Tôi cho các bạn một thí dụ.
Vào lúc đó đại học Reed có những lớp dạy về cách viết chữ đẹp thuộc hạng tốt nhất quốc gia. Khắp nơi trong trường, trên những ngăn kéo, bích chương là những kiểu chữ viết tay rất đẹp. Bởi vì đã bỏ học, không buộc phải lấy những lớp thông thường nên tôi quyết định lấy lớp dạy chữ đẹp và học phương cách viết chúng. Tôi học về những bộ chữ serif và san serif, về những khoảng cách khác nhau giữa chúng, về các phương cách làm kiểu in sao cho mỹ thuật. Những mẫu chữ đó thật đẹp đẽ, có tính lịch sử và tinh tế nghệ thuật khiến khoa học kỹ thuật không thể nắm bắt hết được, và tôi thấy chúng vô cùng quyến rũ.
Kiễu mẫu chữ này không mang hy vọng ứng dụng thực tế vào đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi tôi thiết kế máy vi tính Macintosh đầu tiên thì tất cả mẫu chữ đó hiện về lại với tôi. Và tôi đã thiết kế chúng trong Macintosh. Đó là máy vi tính có cách trình bày bản chữ in đẹp đầu tiên. Nếu tôi không lấy lớp đó ở đại học, máy vi tính Mac không bao giờ có nhiều bộ chữ đẹp hoặc những kiểu chữ tỷ lệ cân xứng. Vì Windows sao chép Mac nên hầu như các máy vi tính cá nhân đều có những kiểu chữ trên. Nếu không bỏ học ngang tôi không học về viết chữ đẹp thì máy tính sẽ chẳng có những thứ đó.
Dĩ nhiên, không thể kết nối những biến cố nhỏ ảnh hưởng tới tương lai khi tôi còn ở đại học nếu nhìn về phía trước, nhưng 10 năm sau quay nhìn lại thì chúng liên kết nhau rất rõ ràng. Một lần nữa, bạn không thể nối kết những việc đã làm nếu chỉ nhìn về phía trước. Bạn chỉ có thể liên kết chúng khi nhìn về quá khứ nên bạn phải tin tưởng những việc mình làm, bằng cách này hay cách khác có liên hệ tới tương lai. Bạn phải tin vào điều gì đó – linh tính, số mạng, cuộc đời, nghiệp chướng, hay bất cứ thứ gì khác – bởi vì tin tưởng những biến cố nhỏ nhoi sẽ ảnh hưởng tới con đường tương lai tạo cho bạn lòng tự tin đi theo con tim mình, ngay cả khi điều đó dẫn bạn tách khỏi một lối mòn quen thuộc, và sự tin tưởng đó đã tạo nên tất cả khác biệt trong đời tôi.

Truyện thứ hai về tình yêu và sự thua cuộc.


Thật may mắn – tôi đã tìm thấy những gì mình yêu thích trong đời khá sớm sủa. Woz và tôi cùng sáng lập Apple trong nhà để xe (garage) của Cha Mẹ tôi khi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc cật lực và trong 10 năm Apple đã lớn mạnh từ hai người trong một cái garage trở thành một công ty có vốn $2 tỷ và hơn 4000 nhân viên. Chúng tôi mới cho chào đời một sản phẩm tốt nhất – Macintosh – một năm trước đó và tôi chỉ 30 tuổi. Và rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao bạn có thể bị sa thải bởi chính công ty bạn đã sáng lập ra? Thế này, khi Apple lớn mạnh, chúng tôi thuê một người mà chúng tôi nghĩ rất tài năng để quản lý công ty chung với tôi.
Khoảng năm đầu, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Nhưng rồi tầm nhìn tương lai bắt đầu khác biệt và cuối cùng chúng tôi cãi nhau. Khi xảy ra điều đó, ban Giám đốc quyết định đứng về phía ông ta. Do vậy, lúc 30 tuổi, tôi bị mất việc và chìm lỉm trong bóng tối. Tất cả những nỗ lực từ khi trưởng thành tan biến, và điều này thật khủng khiếp.
Tôi thật sự không biết phải làm gì trong vài tháng. Tôi có cảm giác đã làm cho thế hệ những nhà kinh doanh trước thất vọng và đã bỏ rơi cây gậy lãnh đạo vì nó được trao cho tôi. Tôi gặp David Packard và Bob Noyce để xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Tôi là người thất bại trước công chúng nên định bỏ (Silicon) Valley. Nhưng một cái gì đó loé sáng chậm chạp trong đầu, tôi vẫn thích việc tôi đã làm. Khúc rẽ tại Apple không thay đổi tôi chút nào. Tôi bị loại trừ khỏi công việc nhưng tôi vẫn thích nó. Do vậy tôi quyết định làm lại từ đầu.

Lúc đó tôi không nhận ra nhưng bị đuổi việc khỏi Apple đã trở thành điều tốt nhất chưa từng xảy ra trong đời. Gánh nặng thành công được thay thế bởi sự nhẹ nhàng của người khởi đầu từ bàn tay trắng, không chắc chắn về điều gì. Nó giải phóng tôi để tiến vào những thời kỳ sáng tạo nhất trong đời.
Trong vòng 5 năm tiếp theo, tôi thành lập công ty NeXT rồi công ty khác là Pixar sau đó yêu một người đàn bà tuyệt vời nay đã trở thành vợ tôi. Pixar tiến lên sáng tạo ra phim hoạt hình màn ảnh rộng, không gian 3 chiều Toy Story và trở nên phim trường hoạt hình thành công nhất thế giới.
Trong một khúc rẽ đặc biệt của những biến cố xảy ra, Apple mua lại NeXT nên tôi quay về Apple và kỹ thuật đã phát triển ở NeXT được đặt vào trung tâm thời kỳ phục hưng hiện nay của Apple. Tôi và Laurene, vợ tôi, có chung một mái ấm gia đình tuyệt vời.
Tôi chắc rằng những điều như trên không xảy ra nếu tôi không bị sa thải khỏi Apple. Đó là liều thuốc đắng mà một người bệnh cần. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng cục gạch. Đừng mất niềm tin. Điều duy nhất giúp tôi đi lên là làm những việc mình yêu thích. Bạn phải tìm kiếm những gì mình yêu thích. Điều đó đúng với công việc mà cũng đúng với những người bạn yêu mến. Công việc chiếm phần lớn đời bạn, cách duy nhất thoả mãn thực sự là làm những gì bạn cho là một công việc thú vị (great work). Và cách duy nhất để làm một công việc thú vị là làm những gì mình yêu thích. Nếu bạn chưa tìm ra, hãy cứ tiếp tục săn lùng và đừng ngừng lại.  Tất cả sẽ tùy thuộc vào trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm ra nó. Và giống như những mối quan hệ thân thiết, nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn khi năm tháng trôi đi. Vậy thì hãy tìm kiếm. Đừng ngừng nghỉ.

Truyện thứ ba là về sự chết.


Khi được 17 tuổi, tôi đọc một câu danh ngôn tương tự như, “Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối cùng trong đời thì một ngày nào đó bạn sẽ thấy chắc chắn rằng mình đúng”. Câu nói gây ấn tượng mạnh nơi tôi, và từ đó, trong 33 năm qua, mỗi buổi sáng nhìn vào gương tôi đều hỏi chính mình, “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, tôi có sẽ làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?” Và mỗi khi câu trả lời là “Không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi phải thay đổi một điều gì đó.
Nhớ rằng mình sẽ chết nay mai là điều quan trọng nhất tôi thường dùng để giúp mình làm những chọn lựa lớn trong đời. Bởi vì hầu như tất cả mọi sự – tất cả những trông đợi đến từ bên ngoài, tất cả kiêu hãnh, tất cả nỗi sợ hãi bị xấu hổ hay sợ hãi thất bại – những thứ này sẽ vỡ vụn tan tác khi đối diện với tử thần, để chỉ còn lưu lại những gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết là phương thức tốt nhất mà tôi biết để tránh cạm bẫy của ý nghĩ rằng bạn có điều gì đó để mất. Bạn đã trần truồng tay không rồi. (Bạn thực sự chẳng có gì để mất). Không có lý do gì để không nghe theo trái tim mình.
Khoảng một năm trước tôi bị chẩn đoán là có bệnh ung thư. Tôi làm siêu âm chẩn đoán lúc 7.30 sáng và rõ ràng có một bướu độc nơi tụy tạng. Tôi thậm chí không biết tụy tạng là cơ quan gì. Các bác sĩ bảo tôi đây hầu như là một dạng ung thư không thể chữa trị và rằng tôi nên trông đợi sống không lâu hơn khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng nữa. Bác sĩ khuyên tôi nên về nhà thu xếp công việc cho đâu vào đó, đây là ngôn ngữ của Bác sĩ ngầm ngụ ý nói tới “chuẩn bị đi vào cõi chết”. Điều này cũng có nghĩa là trong vài tháng bạn phải nói với con cái những lời của 10 năm sau. Và cũng có nghĩa là phải làm hết sức để mọi sự được chu đáo sao cho gia đình mình được ổn thoả càng nhiều càng tốt. Nó cũng có nghĩa là nói lời chia tay cuối cùng với mọi người.
Tôi sống với sự chẩn đoán bệnh đó trong nguyên cả một ngày. Tối hôm ấy, tôi làm sinh thiết, họ bỏ một đèn nội soi xuống từ cổ họng, qua dạ dầy và ruột rồi cho một cái kim vào tụy tạng để lấy ít tế bào trong bướu. Tôi bị chích thuốc ngủ nhưng vợ tôi ở đó theo dõi đã bảo rằng khi họ quan sát những tế bào trong kính hiển vi những Bác sĩ đã reo hò sung sướng vì đây là dạng ung thư tụy tạng hiếm hoi có thể chữa trị bằng giải phẫu. Tôi đã được giải phẫu xong và nay hoàn toàn bình phục, khoẻ mạnh.
Đây là lần gần với tử thần nhất mà tôi phải đối đầu và hy vọng nó là lần gần nhất trong vài chục năm nữa. Sống qua kinh nghiệm đó, nay tôi có thể nói với các bạn bằng một chút chắc chắn hơn lúc tôi từng nghĩ cái chết là một khái niệm hữu ích nhưng thuần lý.

Không ai muốn chết. Ngay cả người muốn lên Trời cũng không muốn chết để tới đó, tuy nhiên, cái chết là bến bờ cuối cùng chúng ta cùng chia sẻ. Không ai có thể vượt thoát được cái chết. Sự thể như vậy sẽ mãi mãi là như vậy, bởi vì Thần Chết giống như một phát minh đơn độc tốt nhất của Đời Sống. Thần Chết là tác nhân thay đổi Đời Sống. Nó quét sạch cái xưa cũ để dọn đường cho cái mới. Bây giờ, cái mới là các bạn. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bạn sẽ dần dần trở nên xưa cũ và bị quét sạch. Xin lỗi đã quá bi thảm nhưng điều này hoàn toàn đúng.
Thời gian của các bạn có giới hạn nên đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng để bị vướng vào bẫy những giáo điều – nghĩa là sống với những kết quả do suy nghĩ của người khác. Đừng để những tiếng ồn ào do ý kiến của người khác làm soi mòn tiếng nói từ bên trong bạn.
Và quan trọng nhất, hãy có can đảm nghe theo trái tim và bản năng mình. Bằng cách này hay cách khác trái tim và bản năng bạn sẽ biết những gì bạn thực sự muốn trở thành. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một ấn phẩm rất hay là The Whole Earth Catalog, là một trong những thánh kinh của tuổi trẻ thời chúng tôi. Ấn bản được sáng tạo bởi một người là Stewart Brand ở Menlo Park cách đây không bao xa và ông đã mang ấn bản đó vào đời bằng những văn phong đầy thi vị. Lúc đó vào khoảng cuối thập niên 1960, trước khi có xuất bản bằng máy tính ra đời nên nó được làm bằng máy đánh chữ, kéo cắt và máy hình chụp lấy ngay. Ấn phẩm đó gần giống như Google dạng bằng giấy, tuy ra đời trước Google 35 năm, nó cũng lý tưởng, tràn ngập những công cụ gọn gàng và khái niệm tuyệt vời.
Stewart và nhóm của ông cho ra đời nhiều số The Whole Earth Catalog và rồi khi đã hoàn thành nhiệm vụ ông cho ra số cuối cùng. Hồi đó khoảng giữa thập niên 1970 và tôi đang ở tuổi các bạn. Bìa sau của số cuối cùng là hình chụp một buổi sáng bình minh trên đường làng quê, con đường mà bạn thấy mình thường đạp xe trên đó nếu bạn thích phiêu lưu, mạo hiểm. Dưới tấm hình là dòng chữ:
Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.
Đó là thông điệp họ từ giã khi đình bản.
Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.
Và tôi đã luôn luôn mơ ước điều đó cho mình. Bây giờ khi các bạn tốt nghiệp đại học để bắt đầu một chân trời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.


Vien Dong Daily News
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #49 - 07. Nov 2008 , 06:09
 


   ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI MÙ.


  Một người mù đi trong đêm tối, tay cầm chiếc đèn lồng chiếu sáng. Một người đi đường trông thấy, chế giễu:
- Anh mù ơi, mắt anh đâu thấy gì ngoài cái tối đen, anh xách đèn làm gì cho phiền phức vậy?
Người mù từ tốn:
- Này anh, tôi biết, với tôi ngày cũng như đêm, có đèn hay không cũng vậy thôi. Đèn này không phải cần cho tôi mà là cho anh, nó sẽ soi sáng để anh nhìn thấy tôi, anh không va vào tôi...

LP.( Sưu tầm )
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #50 - 12. Nov 2008 , 05:59
 

             THỜI ĐỂ CHẾT.

  Thiền sư Ikkyu từ lúc bé đã rất thông minh. Thầy của Ikkyu có một cái tách trà xưa thật quý hiếm. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ tách trà, lòng buồn và lo lắng. Nghe tiếng chân Thầy đến gần, Ikkyu nhanh nhẹn giấu những mảnh vỡ sau lưng. Khi Thầy đến, Ikkyu hỏi:
  - Thưa Thầy, tại sao người ta phải chết?
  Ông thầy già cắt nghĩa:
  - Đó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi.
  Ikkyu đưa cái tách vỡ ra nói:
  - Thế đã đến lúc cái tách của Thầy phải chết...

  LP.  (Sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #51 - 24. Nov 2008 , 18:52
 


                 THẾ À?

   Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình người Nhật có tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở. Họ có một cô con gái xinh đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.
   Việc này khiến cha mẹ cô nổi giận, cô không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin.
   Phẩn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị Thầy này... Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng " Thế à?" rồi thôi.
   Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng việc này không làm cho Hakuin buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và  đồ dùng cần thiết cho đứa bé.
   Một năm sau, cô gái không còn chịu đựng được nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ - rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin, mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.
   Lập tức, cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin Hakuin tha lỗi, chuyện xin lỗi dài dòng và xin đem đứa bé về.
   Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt hai tiếng: "Thế à !".

     LP. (Sưu tầm)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #52 - 18. Dec 2008 , 01:40
 

Đề tài suy ngẫm hôm nay quá khó, đọc nghe thật nhức đầu  Tongue


Trong 1 đất nước rất nhỏ có 1 thủ đô rất to

Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ

Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to

Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ

Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to

Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ

Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to

Trong những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ

Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to

Thất thoát rất to nhưng tội lại rất nhỏ

Viet_Trung CN18
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #53 - 26. Dec 2008 , 19:50
 
Đối mặt với những thử thách của cuộc đời


Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời. Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.

- Điều này nghĩa là gì vậy cha? - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

vẫn chưa vượt wa được chính mình.. mình thật tệ...

pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #54 - 09. Jan 2009 , 09:56
 
Sáng nay có cô bạn LVD/TV /KH gửi cho bài viết này ,xin gửi đến cả nhà cùng chia xẻ


Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn *86400USD*. Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác. Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.
*Bạn sẽ phải làm gì? *
Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên!
 

Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy. Tên ngân hàng là *THỜI GIAN*.
Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn *86.400 giây*. Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Cũng không cho phép bạn bội chi. Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn. Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày. Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn.

*Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai". Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay. Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !
 
Đồng hồ vẫn đang chạy. Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay. 
 
Để biết được giá trị của *MỘT NĂM*, hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.
Để biết được giá trị của *MỘT THÁNG, * hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để biết được giá trị của *MỘT TUẦN*, hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.
Để biết được giá trị của *MỘT GIỜ*, hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.
Để biết được giá trị của *MỘT PHÚT*, hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.
Để biết được giá trị của *MỘT GIÂY*, hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.
Để biết được giá trị của *MỘT PHẦN NGÀN GIÂY*, hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.

Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có! Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn. Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả. 
 
Ngày hôm qua đã là lịch sử.
Ngày mai là một bí ẩn.   
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là *PRESENT*!  (có nghĩa là *HIỆN TẠI*, mà cũng có nghĩa là
*QUÀ TẶNG* ).
 
*Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm*. Họ khiến bạn mĩm cười và
khuyến khích bạn thành công. Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng, và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.
 
Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như *BẠN MÌNH*, và nếu những dòng này lại trở về với bạn, *Bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu ./.*

 

Back to top
 
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #55 - 07. Feb 2009 , 15:06
 
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng 'đô la'. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bất kể là bống kèo hay bống đá - hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời tha phương cầu thực.
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng cảm đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ -  và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ  bắt chiếc. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã thả ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở , bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận y như  vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi !
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn xin phép được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô La, hay nhiều hơn nữa.
Ngân hàng Nhà nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ so với 2007” - theo như nguồn  tin của BBC, nghe được vào ngày 3 tháng 12 năm 2008.
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả kinh tế duy nhất (thực sự)  vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nuớc những con nguời cùng quẫn và sôi xục bất mãn, rồi thu về những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.
Thiệt khoẻ !

Tưởng Năng Tiến

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #56 - 08. Feb 2009 , 07:13
 
kienmay wrote on 07. Feb 2009 , 15:06:
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

----


Kienmay ơi,

Lâu rồi mới thấy em về trường, lại dán bài cho cả nhà đọc nữa  votay
Em ăn Tết vui không?
Chúc em và gia đình năm mới gặp mọi sự tốt đẹp như ý nhé  maivang_22 maivang_22 maivang_22


Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #57 - 08. Feb 2009 , 08:58
 
kienmay wrote on 07. Feb 2009 , 15:06:
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng 'đô la'. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bất kể là bống kèo hay bống đá - hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời tha phương cầu thực.
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng cảm đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ -  và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ  bắt chiếc. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã thả ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở , bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận y như  vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi !
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn xin phép được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô La, hay nhiều hơn nữa.
Ngân hàng Nhà nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ so với 2007” - theo như nguồn  tin của BBC, nghe được vào ngày 3 tháng 12 năm 2008.
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả kinh tế duy nhất (thực sự)  vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nuớc những con nguời cùng quẫn và sôi xục bất mãn, rồi thu về những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.
Thiệt khoẻ !

Tưởng Năng Tiến




Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #58 - 08. Feb 2009 , 10:30
 
GiangHa wrote on 08. Feb 2009 , 08:58:
Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH


Giáng Hạ ơi,

My đã đọc rất nhiều bài của ông Tưởng Năng Tiến. Ông nổi tiếng có lối viết ví von, ẩn dụ, rất "Tưởng Năng Tiến". NgưỜi đọc dễ dàng nhận ra bài của ông dù chưa nhìn thấy tên tác giả.
My không thấy ông có ý xem thường thuyền nhân như vậy đâu.   Wink
Back to top
« Last Edit: 08. Feb 2009 , 10:37 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #59 - 08. Feb 2009 , 11:59
 
GiangHa wrote on 08. Feb 2009 , 08:58:
Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH


Thưa chị GH !

Kahat chưa được hân hạnh biết tác giả Tưởng Năng Tiến , và có lẽ đây là lần đầu vì thấy chi GH , than phiền về bài viết của ông nên Kahat mới tò mò ngồi đọc .... Kahat xin có vài nhật xét sau :
-Thứ nhất ông đem đặc tính của cá hồi , cách thừc nuôi cá hồi để đóng hộp của người Nhật mà so sánh với cách xua đuổi người Việt ra đi .. Làm thuyền nhân sau đó mang tiền về phục vụ cho những đảng viên CS cho những anh cán bộ , nếu so sánh như thế thì quả rất đúng
-Khi chị GH đọc và cảm thấy khó chịu rồi tô chữ đậm , những câu những chữ mà chị GH cho rằng ông TNT mạt sát thuyền nhân .... Theo Kahat thì hoàn toàn không ... Khi những thuyền nhân còn nằm trong trại tị nạn thử hỏi có ai nói mình là người có tiền như bây giờ chị GH nói nhỉ hay là mọi người đều thấy bị cưỡng bức trong những hàng rào kẽm gai ... Trông chờ vào Liên Hiệp quốc can thiệp cầu mong quốc gia thứ ba đến đón cho đi định cư ... Như vậy không phải là:"Đám dân trôi sông lạc chợ này"chứ là cái gì , những người thuyền nhân trong giai đoạn đó , không quốc gia , không thân thích .....đấy mà
-Những người quyết định vượt biên để tìm hai chữ tự do như ông TNT nói là những người cùng quẫn và xôi xục bất mãn ... có vẻ chị không đồng ý với những chữ mà ông TNT đã dùng để ám chỉ , nhưng thử hỏi nếu họ không cùng quẫn , bất mãn với chế độ thì có ai muốn bỏ nước , tự lià xa quê cha đất tổ mà đi phải không chị GH , như vậy chỉ vì bị dồn đến đường cùng , mà không phản kháng được trước bạo lực nên đành liều chết ra đi ...Ở đây tôi thấy khi chị trích lại thấy chị GH đã bỏ mấy chữ xôi xục bất mãn mà thay vào đó bằng chữ đói nghèo ...Theo Kahat thì khi trích câu văn không nên làm vậy chị GH ạ
- Cho tới giờ này những người vượt biên vượt biển sau ba mươi năm ( tính từ năm 1978 khởi sự có phong trào vượt biên , vượt biển )... thì đại đa số con cháu của những người thuyền nhân này dù sống trên thế giới bất kỳ quốc gia nào ( ngoài Việt Nam ) con cháu của họ đã học thành tài , và thường thường thì chính họ cũng đã có công ăn việc làm vững chắc ...Nhưng thời gian trước đó họ lăn lộn với đời sống ra sao ... tôi chắc chăn dù không gặp cùng hoàn cảnh nhưng chị GH cũng từng nghe kể hoặc chính mắt thấy ....Họ không đi ăn xin , ăn mày nhưng với tấm lòng cương quyết tự lập vươn lên trong xã hội của người ....Theo kahat thì chữ Tha phương cầu thực mà ông TNT dùng là mang nghĩa đó , những người xa nhà quyết làm việc để kiếm cái ăn ....Riêng ý Kahat thì những chữ đó không đáng trách

Vài hàng thô thiển xin góp ý

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #60 - 08. Feb 2009 , 16:33
 
Lethikinhhoang wrote on 08. Feb 2009 , 11:59:
Thưa chị GH !

Kahat chưa được hân hạnh biết tác giả Tưởng Năng Tiến , và có lẽ đây là lần đầu vì thấy chi GH , than phiền về bài viết của ông nên Kahat mới tò mò ngồi đọc .... Kahat xin có vài nhật xét sau :
-Thứ nhất ông đem đặc tính của cá hồi , cách thừc nuôi cá hồi để đóng hộp của người Nhật mà so sánh với cách xua đuổi người Việt ra đi .. Làm thuyền nhân sau đó mang tiền về phục vụ cho những đảng viên CS cho những anh cán bộ , nếu so sánh như thế thì quả rất đúng
-Khi chị GH đọc và cảm thấy khó chịu rồi tô chữ đậm , những câu những chữ mà chị GH cho rằng ông TNT mạt sát thuyền nhân .... Theo Kahat thì hoàn toàn không ... Khi những thuyền nhân còn nằm trong trại tị nạn thử hỏi có ai nói mình là người có tiền như bây giờ chị GH nói nhỉ hay là mọi người đều thấy bị cưỡng bức trong những hàng rào kẽm gai ... Trông chờ vào Liên Hiệp quốc can thiệp cầu mong quốc gia thứ ba đến đón cho đi định cư ... Như vậy không phải là:"Đám dân trôi sông lạc chợ này"chứ là cái gì , những người thuyền nhân trong giai đoạn đó , không quốc gia , không thân thích .....đấy mà
-Những người quyết định vượt biên để tìm hai chữ tự do như ông TNT nói là những người cùng quẫn và xôi xục bất mãn ... có vẻ chị không đồng ý với những chữ mà ông TNT đã dùng để ám chỉ , nhưng thử hỏi nếu họ không cùng quẫn , bất mãn với chế độ thì có ai muốn bỏ nước , tự lià xa quê cha đất tổ mà đi phải không chị GH , như vậy chỉ vì bị dồn đến đường cùng , mà không phản kháng được trước bạo lực nên đành liều chết ra đi ...Ở đây tôi thấy khi chị trích lại thấy chị GH đã bỏ mấy chữ xôi xục bất mãn mà thay vào đó bằng chữ đói nghèo ...Theo Kahat thì khi trích câu văn không nên làm vậy chị GH ạ
- Cho tới giờ này những người vượt biên vượt biển sau ba mươi năm ( tính từ năm 1978 khởi sự có phong trào vượt biên , vượt biển )... thì đại đa số con cháu của những người thuyền nhân này dù sống trên thế giới bất kỳ quốc gia nào ( ngoài Việt Nam ) con cháu của họ đã học thành tài , và thường thường thì chính họ cũng đã có công ăn việc làm vững chắc ...Nhưng thời gian trước đó họ lăn lộn với đời sống ra sao ... tôi chắc chăn dù không gặp cùng hoàn cảnh nhưng chị GH cũng từng nghe kể hoặc chính mắt thấy ....Họ không đi ăn xin , ăn mày nhưng với tấm lòng cương quyết tự lập vươn lên trong xã hội của người ....Theo kahat thì chữ Tha phương cầu thực mà ông TNT dùng là mang nghĩa đó , những người xa nhà quyết làm việc để kiếm cái ăn ....Riêng ý Kahat thì những chữ đó không đáng trách

Vài hàng thô thiển xin góp ý

Kahat



Thưa hai chị Mỹ & Kahat!

  GH cũng thường đọc bài của ông TNT...Đồng ý với chị Mỹ là ông viết ẩn dụ...ai cũng hiểu...nhưng vì GH không thích "đám từ ngữ" mà GH in đậm...tha phương chứ không cầu thực...vì Tự Do mà đi thôi ...GH không biết hai vị đi dạng gì chứ lúc GH đi mà ai ngu ngơ trả lời phái đoàn đi vì lý do kinh tế là coi như được ở lại ngồi chờ...có khi "mục đảo" luôn đó!

  Còn Kahat cho rằng GH trích bỏ bớt...Ha ha...GH "quote" chứ đâu có trích...ai muốn đọc cả bài thì đọc hết được mà...vì chỉ thích nhấn mạnh mấy từ nào GH đề cập tới thì tô đậm thôi...Đám từ "trôi sông lạc chợ" theo GH cũng đồng nghĩa với đói nghèo và cảm thấy nặng nề quá ...còn Kahat thấy không có gì thì đó là suy nghĩ của Kahat...cùng một bài viết nhưng có thể mỗi cảm nhận khác nhau...GH chỉ bày tỏ cảm xúc khó chịu vì từ ngữ dùng của TNT chứ việc ông ta so sánh hạng người mang tiền về làm giàu cho VC thì cũng đúng! nhưng đâu phải đa số VK nào cũng ngây ngô như ông viết đâu ! ...

  Mỗi người đến được bến bờ tự do là cả một trang đời lịch sử , bi thương, cay đắng, nhục nhằn, nước mắt, khổ đau...Tuy nhiên vẫn còn tìm được hạnh phúc hơn những người còn kẹt lại dưới gông cùm CS...Có phải vì hai chữ tự do, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng...mà vô số nhà báo, trí thức, linh mục...đang bị ngồi trong ngục tối đó sao? Cho nên GH vẫn thích nghe hai chữ tha phương & tị nạn chính trị chứ không thích thiên hạ dùng chữ "tha phương cầu thực"...GH chỉ bày tỏ ý kiến thế thôi ...

  Thân chúc hai vị vui vẻ và GH xin chấm dứt ý kiến nơi đây!

GH

   
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Suy Ngẫm
Reply #61 - 09. Feb 2009 , 07:47
 
---------------------------------------------------------------------------







Có người hỏi Đức Dalai Lama:
"Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại ?"
Ngài trả lời:
"Con người... bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe.
Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai.
Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết... Nhưng rồi sẽ chết như chưa bao giờ đã từng sống "
[/font][font=Verdana]








Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #62 - 09. Feb 2009 , 19:51
 
GiangHa wrote on 08. Feb 2009 , 16:33:
Thưa hai chị Mỹ & Kahat!

 GH cũng thường đọc bài của ông TNT...Đồng ý với chị Mỹ là ông viết ẩn dụ...ai cũng hiểu...nhưng vì GH không thích "đám từ ngữ" mà GH in đậm...tha phương chứ không cầu thực...vì Tự Do mà đi thôi ...GH không biết hai vị đi dạng gì chứ lúc GH đi mà ai ngu ngơ trả lời phái đoàn đi vì lý do kinh tế là coi như được ở lại ngồi chờ...có khi "mục đảo" luôn đó!

 Còn Kahat cho rằng GH trích bỏ bớt...Ha ha...GH "quote" chứ đâu có trích...ai muốn đọc cả bài thì đọc hết được mà...vì chỉ thích nhấn mạnh mấy từ nào GH đề cập tới thì tô đậm thôi...Đám từ "trôi sông lạc chợ" theo GH cũng đồng nghĩa với đói nghèo và cảm thấy nặng nề quá ...còn Kahat thấy không có gì thì đó là suy nghĩ của Kahat...cùng một bài viết nhưng có thể mỗi cảm nhận khác nhau...GH chỉ bày tỏ cảm xúc khó chịu vì từ ngữ dùng của TNT chứ việc ông ta so sánh hạng người mang tiền về làm giàu cho VC thì cũng đúng! nhưng đâu phải đa số VK nào cũng ngây ngô như ông viết đâu ! ...

 Mỗi người đến được bến bờ tự do là cả một trang đời lịch sử , bi thương, cay đắng, nhục nhằn, nước mắt, khổ đau...Tuy nhiên vẫn còn tìm được hạnh phúc hơn những người còn kẹt lại dưới gông cùm CS...Có phải vì hai chữ tự do, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng...mà vô số nhà báo, trí thức, linh mục...đang bị ngồi trong ngục tối đó sao? Cho nên GH vẫn thích nghe hai chữ tha phương & tị nạn chính trị chứ không thích thiên hạ dùng chữ "tha phương cầu thực"...GH chỉ bày tỏ ý kiến thế thôi ...

 Thân chúc hai vị vui vẻ và GH xin chấm dứt ý kiến nơi đây!

GH

 


Giáng Hạ Ơi,
Tất cả những gì em viết đều không sai Giáng Hạ à, và nhà văn TNT không viết rằng tất cả mọi thuyền nhân đều tha phương cầu thực đâu. Ở bài này rõ ràng ông chỉ muốn nói đến một nhóm người thôi, và em cũng đồng ý rằng có một nhóm người đó trong cộng đồng tị nạn của chúng ta mà. My không muốn viết ra, nhưng sự thật là khi no cơm ấm cật, có aó gấm rồi  thì đâu phải ai cũng còn nhớ tới lời khai tị nạn CS như em nữa đâu.   Undecided
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #63 - 13. Feb 2009 , 02:43
 
Nếu có tiền:



Ta có thể mua được một ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm.


Ta có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.



Ta có thể mua được một chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ.


Ta có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được kiến thức.


Ta có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức  khỏe tốt.


Ta có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng.


Ta có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống.


Ta có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.



Lời bàn tào lao:  Tóm lại có tiền không có nghĩa là có tất cả. Nhưng nếu không có tiền thì đúng là...không có gì hết !(thở dài thiệt dài kiểu của CN Huệ)   Undecided    dancing
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #64 - 20. Feb 2009 , 02:59
 

Tôi sẽ ngưng than vãn



Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có áo quần để mặc, có một mái nhà để che và một nơi nghỉ qua đêm là bạn đã giàu hơn 75% thế giới này.

Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, bạn thuộc 8% những người giàu nhất thế giới.

Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy khoẻ hơn hôm qua thì bạn đã may mắn hơn 1 triệu người không thể sống qua nổi tuần này.

Nếu bạn chưa bao giờ trải qua nguy hiểm của chiến tranh, chưa bao giờ trải qua tù tội, đớn đau của tra tấn hay vật vã của đói khát thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới.

Nếu bố mẹ bạn còn sống và hạnh phúc bên nhau thì trường hợp của bạn không nhiều đâu.

Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn 2 tỉ người trên thế giới chẳng bao giờ đọc được thứ gì cả.

Hãy nâng niu những gì bạn có vì rất nhiều người thèm được như bạn đấy.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #65 - 20. Feb 2009 , 07:33
 
Quote:
Nếu có tiền:



Ta có thể mua được một ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm.


Ta có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.



Ta có thể mua được một chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ.


Ta có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được kiến thức.


Ta có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức  khỏe tốt.


Ta có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng.


Ta có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống.


Ta có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.



Lời bàn tào lao:  Tóm lại có tiền không có nghĩa là có tất cả. Nhưng nếu không có tiền thì đúng là...không có gì hết !(thở dài thiệt dài kiểu của CN Huệ)   Undecided    dancing


hoan hô chị Đ Đ , chí lý thay...
em thở dài có lẽ còn hơn CN HUỆ.....ngao ngán thay phận làm người...
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Suy Ngẫm
Reply #66 - 27. Feb 2009 , 11:20
 
...


Kính mời quý anh chị dạo qua Kiếp Nhân Sinh đính kèm để quẳng gánh lo âu về 4 cái Sinh-Lão-Bệnh-Tử không ai tránh khỏi.
(Slideshow do Nguyễn Bảo Châu thực hiện (Sacramento, 4/4/07), ca sĩ Thanh Thúy (hải ngoại) trình bày, thơ và nhạc của Tô Huyền Vân.
Cám ơn chị Khánh Vân đã gởi cho chúng ta xem một bài hay.

------------------------------------

   
Kiếp Nhân Sinh


Ta sinh ra thân hình trần trụi
Cất tiếng oa ta khóc chào đời
Giọt lệ đời cay đắng gian nan
Cớ sao còn góp tiếng thương đau?!
Nơi hư vô ta đến kiếp này
Để làm gì trong cõi nhân sinh
Me cưu mang tháng ngày cực nhọc
Dạy ta lời khôn dại dại khôn
Trong nhân gian có gì hấp dẫn
Chỉ thấy toàn thù hận khổ đau
Nhưng sao ta dại khờ chấp nhận
Linh hồn này vay mượn từ đâu?
Mẹ cũng già cha cũng ra đi
Bạn bè rồi hờ hững chia ly
Cưu mang chi tháng ngày lận đận
Một kiếp người sinh ký tử quy
Ta sinh ra không gì che đậy
Ta về nguồn không đậy không che
Tay không mang bạc tiền danh vọng
Cũng chẳng còn vương vấn lợi danh
Trên dương gian chẳng gì hấp dẫn
Sao con người cứ vẫn đắm say
Mơ công danh bạc tiền ảo vọng   
Cho linh hồn tơi tả đắng cay
Rồi cũng già, ta cũng ra đi   
Để lại gì trong phút chia ly
Cho nhân gian vay từng giọt lệ
Khóc cho đời một kiếp nhân sinh.
                          Tô Huyền Vân

Xin click vào link để xem powerpoint slideshow
Kiếp Nhân Sinh
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #67 - 04. Mar 2009 , 17:59
 
Mời cả nhà cùng đọc bài này khá hay do người bạn gửi cho


Ai Cũng Phải Học Làm Người




   Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

   Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học Làm Người", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

   Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.




   Thứ Nhất, "Học Nhận Lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.




   Thứ Nhì, "Học Nhu Hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.




   Thứ Ba, "Học Nhẫn Nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.




   Thứ Tư, "Học Thấu Hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?




Thứ Năm, "Học Buông Bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.




   Thứ Sáu, "Học Cảm Động".. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.




   Thứ Bảy, "Học Sinh Tồn". Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.


     



Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #68 - 20. Mar 2009 , 06:47
 
Nỗi sợ hãi của dân tộc


Nguyễn Ngọc
Viết cho BBCVietnamese.com từ Đà Nẵng

Một ông nông dân gọi cho tôi giọng có vẻ nghiêm trọng, nói sẽ cung cấp thông tin về mấy cán bộ thôn, xã làm việc bậy bạ, sai nguyên tắc.

Ông nói qua điện thoại nghe giọng run run, kêu tôi đừng tới nhà, chạy xe qua xã khác rồi gặp nhau nói chuyện. Vậy là phải chạy thêm mấy cây số. Cuối cùng, nghe ông nói thầm vô tai toàn những chuyện biết rồi.

Vừa buồn cười, vừa tội nghiệp cái kiểu sợ quan của ổng. Sợ vậy hèn chi không bị đè đầu cưỡi cổ mãi cho.

Nghĩ nhiều, và nghiệm ra rằng cái đặc tính cố hữu của dân Việt mình là sợ. Có lẽ do xa xưa dựng nước mở cõi ở cái xứ rừng thiêng nước độc, nhiều mối đe dọa nhiều thú dữ, rắn rết... nên họ luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ. Riết rồi thành quen, sợ mãi, cái gì cũng sợ. Luôn phải rụt mình lại trong tương quan với thế giới xung quanh.

Quây thành bầy đàn

Sợ nên phải sống quần tụ với nhau thành từng bầy đoàn, rồi thành từng làng khép kín. Nhiều người cho rằng tính cộng đồng, làng xã của dân mình có nguyên nhân từ văn hóa nông nghiệp, cần sự tương trợ, hợp sức lẫn nhau. Tôi nghĩ có khi cái đó chỉ là sau này thôi, còn nguyên nhân đầu tiên để người ta sống co cụm, dựa vào nhau đó là sự sợ hãi. Cuộc sống càng có nhiều bất trắc, hiểm họa từ xung quanh thì người ta càng sống gắn kết, quần tụ với nhau. Số đông luôn làm người ta yên tâm hơn, ít sợ hơn.

Từ thuở còn hoang sơ, dân mình đi chài lưới đánh cá dưới sông hay bị thuồng luồng ăn thịt. Dân lo sợ. Dân đến hỏi vua, vua mới bày cho dân một cách: các giống thủy quái nó hại mình là bởi mình khác nó, vậy cứ xăm lên người các hình thủy quái giống nó thì nó sẽ không hại mình nữa. Dân làm y vậy và không ai bị thuồng luồng hại nữa thiệt. Cũng từ đó xăm mình thành cái tập tục của người Việt.

Đó chẳng qua chỉ là một "chiêu" của vị vua hiền minh giúp thần dân vượt qua được nỗi sợ hãi, yên tâm làm ăn thôi. Chứ làm gì có thuồng luồng, mà có thì nó cũng sợ gì mấy cái hình xăm kia.

Danh tướng Lý Thường Kiệt sau cũng dùng "chiêu" này. Để kích động sĩ khí, làm át đi nỗi sợ hãi của quân lính, ông cho người vào một ngôi đền thiêng ở gần đó đọc mấy câu thơ "thần": "Nam quốc sơn hà nam để cư....".

Bài "thơ thần" này có hướng đến đối tượng nghe là quân Tống không? Xin thưa là rất ít có khả năng đó. Quân Đại Việt ở bên này phòng tuyến sông Như Nguyệt, giặc đóng bên bờ Bắc con sông. Giữa chốn chiến trường ồn ào, hỗn loạn và cách nhau một con sông làm sao giặc bên kia sông nghe được bài thơ phát ra từ một ngôi đền thiêng bên này. Mà có nghe thì cũng chẳng có lí do gì để nó nghĩ đó là "thơ thần", quân Tống chân ướt chân ráo qua đất này, có biết đền nào là thiêng hay không thiêng.

Vậy thì có thể nói bài "thơ thần" này chỉ là đọc cho lính mình nghe, để diệt cái nỗi sợ hãi, giúp phấn chấn tinh thần mà xông lên chiến đấu thôi.

Sức mạnh dân tộc chỉ trỗi dậy khi nỗi sợ hãi tan biến.

Từ sợ đến hèn

Thế nhưng dân mình hay sợ quá, lắm khi thành hèn.

Thời Pháp thuộc, ông Thống đốc Nam kỳ có ra một cái trát lệnh cho các quan Pháp phải đối đãi lễ phép hơn với người An Nam, không được để dân An Nam phải vái lạy. Không cho lạy rồi, nhưng dân An Nam mình quen tật, cứ thấy quan là lại... khòm lưng lạy.

Hồi trước đó vua Thành Thái cũng đã có ra chỉ dụ là dân không được lạy người sống, ấy thế mà dân cứ lạy mãi. Quái chưa, không cho lạy mà cứ lạy.

Vì sao? Vì sợ. Đến nỗi cụ Phan Khôi cũng ngán ngẩm nói: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta". Rồi cụ còn cười buồn mà rằng dân mình cứ vái lạy mãi thế "có khi khỏi phải tập thể thao". (Theo Phan Khôi- Tác phẩm đăng báo 1928, Lại Nguyên Ân)

Nói chi thời Pháp thuộc, ngay đến thời XHCN rồi, mà dân còn sợ, còn lạy. Ở các đợt "Cải cách ruộng đất" những năm 50 của thể kỷ trước, khi các anh đội trẻ măng xuống xã, xuống làng làm "cải cách", mấy cụ già tóc bạc nhìn thấy từ xa đã đứng nép sát một bên đường vái lạy dồn dập "con lạy cụ đội". Lúc đó mà "cụ đội" chỉ nhếch mép trách cứ chi một cái là dân hồn vía lên mây.

Từ thuở khai thiên lập địa đến bây giờ dân mình cứ sợ mãi, sợ triền miên. Và bây giờ cũng còn sợ vậy thôi.

Dân đến cơ quan nhà nước thì vẫn cứ quen khúm núm, em em- anh anh, vẻ mặt sợ sệt. Ra đường, dù chẳng sai phạm gì, mà thấy công an giao thông tim vẫn đập loạn xạ.

Xem mấy tờ báo trong nước im thin thít, không dám nói một lời nào trong đợt kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt- Trung (17/2/1979- 17/2/2009) vừa rồi cũng rõ. Tất cả chìm trong sự im lặng của sợ hãi.

Làm sao để đập tan, thoát ra khỏi cái nỗi sợ dai dẳng, triền miên của dân tộc mình đây, để sức mạnh của dân tộc trỗi dậy? Làm sao?

Xin nhắc lại một lần nữa câu của cụ Phan Khôi để kết thúc bài này: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta".
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #69 - 04. Apr 2009 , 20:00
 
Thêm Bạn Mới, Duy Trì Bạn Cũ
Mọi người dường như ai cũng cần có bằng hữu, bạn bè vì nhiều lý do khác nhau.
Bạn làm đời sống ta vui vẻ hơn và ít cảm thấy lẻ loi.
Tình bạn giúp ta sống khỏe mạnh và giảm thiểu những căng thẳng.
Khi gặp khó khăn như buồn rầu, lo sợ, bệnh hoạn, mất mát...bạn tốt cũng an ủi nâng đỡ ta.
Khi gần bạn tốt, ta cảm thấy thoải mái về mình và với họ.

Vậy thì bạn tốt là ai?
Ðó là những người :
         -Mình ưa thích, tôn trọng và tin tưởng và họ cũng đối xử như vậy với ta.
         -Luôn luôn hiểu rõ, chấp nhận và có cảm tình với con người của ta dù ta thay đổi
         -Dành cho ta một sự thông cảm để ta, tăng trưởng, quyết định và ngay cả khi mắc lầm lỗi
         -Lắng nghe và chia xẻ với ta lúc khó khăn cũng như lúc vui vẻ    
-Tôn trọng sự riêng tư của ta để ta có thể tâm sự với họ
         -Để mình kể lể hết nỗi lòng mà không chỉ trích, phê bình, phán xét
         -Cho mình lời khuyên nhủ khi mình cần, giúp mình hành động để cảm thấy thoải mái hơn, giúp mình giải quyết các vấn đề khó khăn
         -Để mình giúp họ khi họ cần
         -Không bao giờ lợi dụng mình
         Bạn tốt không bắt buộc phải là cùng tuổi, cùng phái tính, cùng trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp.
Tình bạn cũng khác nhau về mức độ thân sơ nhưng đều giúp đỡ và đối xử tốt với nhau.
          Tìm Bạn Mới
     Tìm ra bạn mới là việc làm vừa hào hứng vừa khó khăn, tùy theo hoàn cảnh và cá tính của mỗi người.
         Ðể gặp người có thể trở thành bạn, mình phải tới chỗ có nhiều người tụ họp. Mới đầu thì mình hơi e ngại, nhưng, vạn sự khởi đầu nan, ta cứ mạnh dạn mà đi tìm kiếm. Ðể đạt được mục đích, nên lui tới gặp càng nhiều người càng tốt.
Sau đây là một số gợi ý:
         -Tham dự các nhóm hỗ trợ gồm nhiều người có cùng khó khăn như nhau về sức khỏe, về vấn đề gia đình...
         -Tới các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi thờ phụng tôn giáo, nhóm văn hóa, giáo dục...Hãy để cho mọi người thấy sự hiện diện của mình.
         -Làm các công việc thiện nguyện tại bệnh viện, nhà người già, viện mồ côi...Nơi đây có nhiều người cùng chí hướng, do đó ta dễ hòa nhập và gặp được người tốt để làm bạn.
         Nhiều người cũng thành công khi tìm kiếm bạn trên internet. Tuy nhiên không nên cho biết quá nhiều về mình như địa chỉ, số điện thoại...cho người mới quen.
         Khi tình cờ gặp một người mà ta thấy có thể trở thành bạn được, ta có thể:
         -Mời họ đi uống cà phê hoặc ăn trưa để làm hiểu nhau hơn
         -Điện thoại cho người đó và chia sẻ một tin tức thời sự quan trọng
         -Hỏi xem họ có cần mình giúp đỡ gì không...
         -Hẹn đến thăm họ hoặc mời họ tới nhà mình chơi cho biết
         -Rủ họ đi mua cây cảnh hoặc xem một cuộc tranh đua thể thao
         Khi mới tiếp xúc làm quen, cũng nên để ý phản ứng của họ, coi xem họ có mặn mà với ý định của mình.
Ngoài ra, nên nhớ rằng tình bạn cần thời gian để hiểu nhau và để kết thân.
          Ðể duy trì tình bạn
          1-Ðối thoại cởi mở
         Tình bạn chỉ lâu bền nếu đôi bên thông cảm, cởi mở với nhau.
Muốn được như vậy, minh phải có lòng tin tưởng ở họ. Nói với họ các điều muốn nói, nhưng tránh các chi tiết nhàm chán và hỏi xem họ có cần gì ở mình không.
Khi nói, để ý coi họ có lưu tâm tới chuyện của mình.
Cũng nên lựa thời gian và không gian thuận tiện cho cuộc nói chuyện.
          2-Hãy vừa nghe vừa chia sẻ
         Hết sức chú tâm nghe người khác kể lể khó khăn của họ. Hãy để họ dốc hết bầu tâm sự.Tránh ngắt lời, đưa ra nhận xét, khuyên nhủ, góp ý giải quyết trừ khi họ yêu cầu.  Ðôi khi tóm lược lại điều họ nói hoặc hỏi thêm chi tiết.
Tỏ cho họ hay là mình rất quan tâm tới chuyện của họ và “rất tiếc là ông/bà phải trải qua những khó khăn như vậy”.
Hãy cho họ hay rằng mình cũng có vấn đề và cũng muốn tâm sự với họ. Làm như vậy để đôi bên hiểu nhau và tin tưởng ở nhau hơn.
          3-Trách nhiệm như nhau trong tình bạn
         Mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp để duy trì tình bạn. Mình cung cấp các hoạt động này thì người kia cũng phải làm như vậy. Cho và nhận phải cân bằng để tránh lợi dụng, phụ thuộc.
          4-Giữ kín chuyện người khác
         Không bao giờ tiết lộ tâm sự của người này cho người khác.
Không có gì đau lòng bằng, chuyện riêng tư mình vừa ký thác cho bạn, mà bạn đã kể lại cho mọi người nghe.
          5-Hãy cùng vui với nhau
         Khi đã có bạn thì hãy cùng nhau chia sẻ vui buồn. Tạo ra cơ hội gặp gỡ, hàn huyên để tình bạn thêm khắng khít.
          6-Duy trì liên lạc
         “Xa mặt cách lòng” là kinh nghiệm của cổ nhân.
Cho nên, cần giữ liên lạc, bằng điện thoại, thư từ, gặp gỡ. Dành thì giờ thuận tiện để tới nhà thăm viếng, ăn uống với nhau.
          7-Giới hạn của sự giao tế
         Trong tình bạn, cũng cần có một giới hạn mà đôi bên đều chấp nhận.
Ta không nên quá vồn vã đến nỗi làm phiền lòng nhau. Bao nhiêu lâu gặp nhau, điện thoại cho nhau, cùng nhau làm việc, vui chơi...đều nên nói rõ, để giao hảo được thoải mái, không có vẻ như là gượng gạo, bị ép buộc.
         8- Nuôi dưỡng tình bạn
         Ðể vun sới tình bạn, mỗi người cần:
         -Tự lập, tự túc
         -Luôn luôn tích cực, đối phó với sự việc
         -Nói tốt về người khác
         -Thành thực và sẵn sàng giúp đỡ
         -Lắng nghe và chia sẻ nhưng không chỉ chích, phán xét
         -Tôn trọng cảm tính người khác
         -Chấp nhận khác biệt
         -Dành thì giờ cho bạn
         9-Những hoàn cảnh khiến tình bạn khó khăn
         Ở đời ai cũng muốn mọi sự hạnh thông, tình bạn bền đẹp. Nhưng có những hoàn cảnh ngoài ý muốn có thể gây trở ngại cho mối giao hảo. Chẳng hạn đau ốm, căng thẳng, bận rôn, khó khăn tài chánh, bất đồng ý kiến, sống cách xa...
Hãy sáng suốt tìm hiểu hoàn cảnh của nhau để giải tỏa vì đây cũng là những thách đố: nếu vượt qua những trở ngại này thì tình bạn sẽ bền đẹp hơn.
          10-Hợp-Tan
         Có hợp thì cũng có tan. Ðó là quy luật của tạo hóa.
Tình bạn cũng vậy, cũng có chia tay, đoạn tuyệt khi bội ước với nhau về giữ kín chuyện riêng tư, nói nhiều mà chẳng chịu nghe, hạ nhân phẩm của nhau, lừa dối nhau, soi mói vào đời tư của nhau, lạm dụng tình bạn, lạm dụng thể xác tinh thần...
         Trước khi quyết định chia tay, cũng nên diện đối diện, nói rõ nguyên nhân. Nếu người kia nhận trách nhiệm, hứa thay đổi thì nên cho tình bạn một cơ hội để hàn gắn.
          Tìm bạn mới cũng mất thời gian. Vả lại, như cổ nhân nói: “Bạn mới như bạc, bạn cũ như vàng”
Chia tay cũng là điều đáng tiếc.
         Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
         Texas-Hoa Kỳ
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 21:16 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #70 - 16. May 2009 , 05:16
 

Cuối tuần, mùa Thu và một chút....Thiền, đọc để suy ngẫm  pansytim



...

Xin bấm vào hình để xem hoặc save xuống máy.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #71 - 20. May 2009 , 19:03
 
Mời các chị mở link này để thử trả lời hai câu hỏi rất thú vị ....

http://www.freewebtown.com/hqvn56/Cau_hoi_ve_luan_ly_dao_duc.pps

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #72 - 21. May 2009 , 12:08
 
Lethikinhhoang wrote on 20. May 2009 , 19:03:
Mời các chị mở link này để thử trả lời hai câu hỏi rất thú vị ....

http://www.freewebtown.com/hqvn56/Cau_hoi_ve_luan_ly_dao_duc.pps

Kahat


haha, cám ơn cô hàng Kahat.  flower40
Câu đầu thì chắc phần lớn mọi người đều trả lời KHÔNG.
Còn câu 2 thì My đánh hơi thấy hơi khét khét ( có tên là Nghi Nương mà) nên nghĩ kỹ lắm, không bị mắc bẫy  Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #73 - 24. May 2009 , 06:14
 
 
  Chị Đ Đ ơi,
Muốn chia xẻ với cả nhà, nhưng gõ... em oải quá ! nên em chụp đem vào đây... cho đỡ khổ ... sợ chị mắng, em đã núp sau lưng Mỹ. Mỹ ơi, cho P dựa hơi để ... né đạn nha... Tongue Wink

...
...
...
...
Back to top
« Last Edit: 24. May 2009 , 06:16 by LPHUONG »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #74 - 24. May 2009 , 07:05
 
LPHUONG wrote on 24. May 2009 , 06:14:
 
  Chị Đ Đ ơi,
Muốn chia xẻ với cả nhà, nhưng gõ... em oải quá ! nên em chụp đem vào đây... cho đỡ khổ ... sợ chị mắng, em đã núp sau lưng Mỹ. Mỹ ơi, cho P dựa hơi để ... né đạn nha... Tongue Wink



Em Lang Phương thân mến,
Lâu lắm mới "gặp" lại em, chị Đ Đ làm sao mà "mắng " được, chỉ 'hỏi thăm" thôi, em bị cup xương ống hả, trời ơi sao làm nặng không nhờ ba sắp nhỏ hay...ông hàng xóm mà ráng chi để ra nông nỗi này, thế rồi bác sĩ  bảo sao? Đã được cấp cho mảnh bằng về hưu non hở em??

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #75 - 28. May 2009 , 21:04
 
Quote:
Em Lang Phương thân mến,
Lâu lắm mới "gặp" lại em, chị Đ Đ làm sao mà "mắng " được, chỉ 'hỏi thăm" thôi, em bị cup xương ống hả, trời ơi sao làm nặng không nhờ ba sắp nhỏ hay...ông hàng xóm mà ráng chi để ra nông nỗi này, thế rồi bác sĩ  bảo sao? Đã được cấp cho mảnh bằng về hưu non hở em??



  Chị Đ Đ ơi, không bị "mắng", em cảm ơn chị.
  Ba sắp nhỏ bắt nghỉ ngơi, đợi ổng đi làm, ở nhà em lôi chậu cây sang một bên để quét lá rụng, còn...quét sân nhà mình mà nhờ ông hàng xóm thì... "mất mặt bầu cua" quá ! Wink. Em được cấp... một đống giấy ghi bệnh án thấy bắt...mệt ! Về quê "cắm câu", không khí trong lành nhưng không có net nên khó gặp được chị em... Cry. Khi nào về thăm nhà, em sẽ vào D Đ...
Chúc Anh Chị và cả nhà vui, khoẻ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #76 - 22. Jul 2009 , 05:41
 
          TỨC GIẬN .

   Có một chuyện như sau :
   Một phụ nữ kia cãi lộn với chồng . Họ đã xử dụng danh từ tục tằn thô bạo nhất với nhau . Sau một lúc cãi vã, người chồng giận dữ bỏ đi . Phụ nữ nọ tiếp tục ngồi lải nhải chửi rủa thêm một hồi cho đến khi phải cho con bú . Bú mẹ xong vài giờ, đứa nhỏ ba tháng bỗng xám ngắt, làm kinh rồi tắt thở chết . Cuộc khám nghiệm cho biết đứa nhỏ chết vì nhiễm độc !
  Y học đã chứng minh rằng, khi giận dữ, độc tố từ các hạch nội tiết có thể chảy vào huyết quản, số lượng bạch huyết cầu có thể giảm sút một cách nhanh chóng và khi quá thấp nó sẽ làm hư hại đến hệ thống miễn nhiễm (Immune system) của cơ thể ...
  Chính sự tức giận của ta đã tàn phá cơ thể chúng ta, hủy hoại cuộc đời chúng ta . Tức giận có khác gì một hình thức tự tử đâu ? Vậy chúng ta có nên tức giận không ? ...

   LP ( Sưu tầm ) .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #77 - 22. Jul 2009 , 06:06
 
LPHUONG wrote on 22. Jul 2009 , 05:41:
          TỨC GIẬN .

  Có một chuyện như sau :
  Một phụ nữ kia cãi lộn với chồng . Họ đã xử dụng danh từ tục tằn thô bạo nhất với nhau . Sau một lúc cãi vã, người chồng giận dữ bỏ đi . Phụ nữ nọ tiếp tục ngồi lải nhải chửi rủa thêm một hồi cho đến khi phải cho con bú . Bú mẹ xong vài giờ, đứa nhỏ ba tháng bỗng xám ngắt, làm kinh rồi tắt thở chết . Cuộc khám nghiệm cho biết đứa nhỏ chết vì nhiễm độc !
 Y học đã chứng minh rằng, khi giận dữ, độc tố từ các hạch nội tiết có thể chảy vào huyết quản, số lượng bạch huyết cầu có thể giảm sút một cách nhanh chóng và khi quá thấp nó sẽ làm hư hại đến hệ thống miễn nhiễm (Immune system) của cơ thể ...
 Chính sự tức giận của ta đã tàn phá cơ thể chúng ta, hủy hoại cuộc đời chúng ta . Tức giận có khác gì một hình thức tự tử đâu ? Vậy chúng ta có nên tức giận không ? ...

  LP ( Sưu tầm ) .


CHÀO LPHUONG, violettulip
CÂU CHUYỆN NẦY RẤT CHÍ LÝ.  thanks.gif LP ĐÃ CHO 1 CÂU CHUYỆN THẬT HẠY  votay
LÀM NGƯỜI AI CŨNG HAY NÓNG GIẬN NHƯ NGƯỜI ĐÀN BÀ KÊ/ TRỆN
CHẴNg GIÚP GÌ CẢ , MÀ NGUY HẠI ĐẾN BẢN THÂN ( MAU GIÀ , MAU ĐỨT MẠCH MÁU...) , VÀ LÀM CHẾT ĐỨA CON.
BI GIỜ , EM CŨNG TẬP LẦN LẦN ( CHO DÙ CHA MẸ SANH CON, TRỜI SANH TÁNH ) , BỎ BỚT NÓNG GIẬN , UỐNG 1 LY NƯỚC CHO QUA CƠN , VÀ TỈNH BƠ " NHƯ ĐÀN GÃY TAI TRÂU " THÌ ĐỜI DỂ THƯƠNG HƠN.
CÁM ƠN NHIỀU , VÀ MẾN CHÚC  L  P  1 MÙA HÈ THẬT ĐẦM ẤM. pansytim
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #78 - 22. Jul 2009 , 08:05
 
tuy-van wrote on 22. Jul 2009 , 06:06:
CHÀO LPHUONG, violettulip
CÂU CHUYỆN NẦY RẤT CHÍ LÝ.  thanks.gif LP ĐÃ CHO 1 CÂU CHUYỆN THẬT HẠY  votay
LÀM NGƯỜI AI CŨNG HAY NÓNG GIẬN NHƯ NGƯỜI ĐÀN BÀ KÊ/ TRỆN
CHẴNg GIÚP GÌ CẢ , MÀ NGUY HẠI ĐẾN BẢN THÂN ( MAU GIÀ , MAU ĐỨT MẠCH MÁU...) , VÀ LÀM CHẾT ĐỨA CON.
BI GIỜ , EM CŨNG TẬP LẦN LẦN ( CHO DÙ CHA MẸ SANH CON, TRỜI SANH TÁNH ) , BỎ BỚT NÓNG GIẬN , UỐNG 1 LY NƯỚC CHO QUA CƠN , VÀ TỈNH BƠ " NHƯ ĐÀN GÃY TAI TRÂU " THÌ ĐỜI DỂ THƯƠNG HƠN.
CÁM ƠN NHIỀU , VÀ MẾN CHÚC  L  P  1 MÙA HÈ THẬT ĐẦM ẤM. pansytim


   Túy Vân thân mến,
Làm người mà có được sự bình an là tốt nhất rồi, con cái không hoàn toàn như ý mình mong muốn đâu, nhất là khi chúng trưởng thành, hãy cố bỏ bớt mọi phiền hà cho nhẹ lòng để khỏi phải mắc bệnh về thần kinh hay tim mạch. Thư thả P sẽ tìm bài nói về việc tìm bình an gửi cho Vân đọc...
Chúc bạn khoẻ, vui, gia đình tràn đầy hạnh phúc.
Thương bạn,
LP.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #79 - 30. Jul 2009 , 13:00
 

Tên sách: Giận
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Dịch giả: Chân Đạt

-----
"Theo lối sống bây giờ, người ta cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền bạc, nhiều quyền lực và có địa vị cao sang trong xã hội. Nhưng nếu nhìn cho kỹ thì sẽ thấy có rất nhiều người giàu sang hay nổi tiếng mà vẫn đau khổ, mà vẫn tự tử... "
Vậy điều kiện căn bản của hạnh phúc là gì? Đó chính là tự do.
“Tự do đây không phải là tự do trong lĩnh vực chính trị mà là tự do khi không còn bị sân hận, kiêu căng, ghen ghét, tuyệt vọng, và si mê ràng buộc”.

Giận – cuốn sách nhỏ tập hợp một số bài giảng Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn dắt người đọc đến những giải pháp kì diệu để chuyển hóa cơn giận, giúp ta có được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
“Dập tắt lửa giận”
Trong gia đình, vợ chồng, cha mẹ - con cái giận nhau, không còn có sự truyền thông. Nuôi dưỡng lại hạnh phúc gia đình chính là việc thiết lập lại sợi dây truyền thông đã bị đứt đoạn đó.
"Một người mà lời nói đầy sân hận, căm hờn là vì người ấy đang vô cùng đau khổ. Vì đau khổ mà người ấy nói ra những lời chua chát, cay đắng, trách móc khiến cho ta khó chịu và tìm cách xa lánh. Muốn thấu hiểu và chuyển hóa cơn giận thì phải học phép thực tập hạnh lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ái ngữ".
Ví cơn giận như một ngọn lửa đang đốt nhà. "Nếu một căn nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải theo đuổi bắt người đốt nhà".
Thiền sư đưa ra "dụng cụ chữa lửa”, dạy cách "ôm ấp cơn giận", "nấu chín cơn giận", và "biến rác thành hoa".
Khi cơn giận phát diện, cách được dạy thứ nhất là phải trở về tự thân để nhận diện, ôm ấp và chăm sóc cơn giận.
Nhưng cũng cần phải nói cho người đã gây cho mình cơn giận đó biết. Chỉ bằng 3 câu nói, thiết lập truyền thông một cách ái hữu, thì ta có thể bộc lộ cơn giận một cách khôn ngoan.
Chữa trị cơn giận cho người khác
Pháp môn kì diệu để chữa trị cơn giận cho người khác là “lắng nghe với tâm từ bi”.
Lắng nghe trước hết là để cho người kia bớt khổ, để cho người kia có cơ hội bộc bạch tâm tư và cảm nhận rằng ít ra có người đã hiểu mình... Trong khoảng thời gian đó ta chỉ có một ý muốn duy nhất là lắng nghe để người kia cơ hội nói ra và bớt khổ.
"Bạn có xu hướng nghĩ rằng chỉ có một mình mình khổ, còn người kia đang thích thú khi thấy mình khổ. Bạn sẽ nói những câu phũ phàng, làm những điều tệ bạc khi bạn tin như vậy... Trong khi người kia nói, có thể là người ấy sẽ lý luận, trách móc và có ý trừng phạt. Có thể là người ấy nói giọng chua chát, bất cần. Nhưng tâm từ bi còn đó trong bạn, bạn sẽ không nao núng. Giọt nước từ bi vô cùng linh nghiệm. Nếu quyết tâm thắp sáng tâm từ bi thì bạn sẽ được bảo vệ".
Cuốn sách còn ghi chép lại một số câu chuyện có thực về các trường hợp sắp đổ vỡ do giận, không truyền thông được với nhau. Bằng lời nói ái ngữ, bằng cách thực tập lắng nghe, thực hiện theo những pháp môn được chỉ dạy mà người đó đã thoát khỏi cơn giận, cứu vãn mối quan hệ của mình. Đó là sự chuyển hóa kì diệu mà mỗi người đều có thể thực tập và làm được.
Những phép lạ được chỉ ra trong cuốn sách này không phải là sự kì bí, đó là những cách nói, cách ứng xử hết sức giản đơn để con người thiết lập lại mối dây thương yêu với nhau.
Và cuối cùng, để làm được những điều kì diệu hết sức giản dị đó, bạn cần phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn là chứng tích của tình yêu đích thực.
"Một người cha muốn tỏ lộ tình thương yêu của mình cho các con thì phải kiên nhẫn. Bà mẹ, con trai, con gái cũng vậy. Nếu muốn thương yêu, bạn phải tập kiên nhẫn. Nếu không kiên nhẫn thì bạn không giúp người kia được".


TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #80 - 19. Aug 2009 , 15:50
 
thanks.gif cám ơn 2 bạn TL và LP đà mang lại 1 bài suy ngẫm ở đời thật chí lý... votay
nhớ cô VÂN dặn dò là MCKENO...hi.hi..
mới đầu TV tưởng đánh bài keno....nhưng... rollingonthefloor
chúc cả nhà nhừng ngày tháng yên vui.  thumbup
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #81 - 23. Aug 2009 , 18:38
 
               
MỘT TÁCH TRÀ


   Nan-in, một Thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị
( 1868-1912 ), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền
   Nan-in mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách, nhưng vẫn tiếp tục rót thêm.
   Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kiềm mình được nữa : " Đầy quá rồi. Xin đừng rót nữa."
   " Giống như cái tách này " Nan-in nói, " ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được? trừ phi ông cạn cái tách của ông trước. "

    LP ( Sưu tầm )
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #82 - 29. Aug 2009 , 12:05
 

Xin mời cả nhà bấm vào hình dưới để đọc 1 quyển sách hay do Tuyết Lan gởi đến


Quyển Sách Đời Tôi


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #83 - 11. Sep 2009 , 19:08
 
Cảm ơn cuộc sống
Sưu Tầm

Hãy đọc hết bài này vì nó thật sự rất hay! Đây là lời đề nghị đơn giản: Nếu bạn biết ơn cuộc sống này, hãy gửi thông điệp này đến những người bạn của bạn, bao gồm cả người đã gửi nó cho bạn.


Mặc dù tôi vẫn co mình trong chăn và càu nhàu khi chuông báo thức vang lên, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì tôi có thể nghe. Trên đời này còn rất nhiều người điếc.

Mặc dù tôi nhắm mắt thật lâu để tránh ánh chói loá của mặt trời, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì tôi có thể nhìn thấy. Trên đời này còn có rất nhiều người mù.

Mặc dù tôi nằm cuộn tròn trên giường và lười vác thân dậy, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì tôi còn có sức để nâng mình dậy. Trên đời này vẫn còn nhiều người phải nằm liệt giường.

Mặc dù ngày mới của tôi bắt đầu với nhiều bộn bề: mất vớ, bánh mì khét, những cơn tức giận và những đứa con ồn ào, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì đã cho tôi gia đình. Trên đời này còn rất nhiều người đang cô đơn.

Mặc dù bữa ăn sáng của chúng tôi không bao giờ được như những bức tranh trong tạp chí và đôi khi thực đơn mất cân bằng dinh dưỡng, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì những thức ăn mà chúng tôi có. Trên đời này còn có nhiều người phải chịu đói.

Mặc dù công việc của tôi thường đơn điệu, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì đã cho tôi cơ hội để làm việc. Trên đời này này còn nhiều người không có việc làm.

Mặc dù, ngày qua ngày, tôi cằn nhằn, than trách số phận của mình và luôn ước hòan cảnh của mình đừng quá “vừa đủ”, nhưng xin cám ơn Cuộc sống vì đã cho tôi được sống.

Hãy gửi thông điệp này đến những người bạn của bạn, có thể nó sẽ giúp cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, được chứ!

Bạn là người mà ta tìm đến khi cần một chỗ dựa tinh thần. Bạn là người đáng để ta trân trọng bởi vì tình bạn là một món quà. Bạn là người sẽ lấp đầy cuộc đời của ta bằng vẻ đẹp, niềm vui, và sự khoan dung; là người sẽ làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

BẠN LÀ BẠN CỦA TÔI VÀ THẬT VINH HẠNH VÌ ĐIỀU ĐÓ!  dance3 dance3

Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 21:16 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #84 - 11. Sep 2009 , 19:23
 
Trái Tim Cận Kề
( Sưu Tầm )

Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:

“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau ?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”
Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã  không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”
Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau.  Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”
Rồi ngài lại tiếp tục:
“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”
Ngài kết luân:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”



Back to top
« Last Edit: 11. Sep 2009 , 19:29 by timo »  
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #85 - 15. Sep 2009 , 07:23
 
     Một bữa kia, đức Phật đang thuyết pháp thì có một người đến công kích Ngài bằng đủ những lời vô cùng bất lịch sự . Đức Phật hỏi người kia rằng : “ Nếu anh đưa cho tôi một tờ giấy mà tôi không nhận thì sao ? “ . Người đó trả lời : “ Nếu Ngài không lấy thì tôi giữ lại tờ giấy đó chứ sao nữa “. Đức Phật bèn nói : “ Đối với các lời nhục mạ của anh, tôi cũng làm đúng như vậy . Tôi không nhận nó và nó ở lại với anh”
     
       ( Sưu tầm )
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #86 - 16. Sep 2009 , 18:08
 
Vị thương gia Mỹ đang trong kỳ nghỉ đứng bên bờ biển duyên dáng của một làng chài Mexico xinh đẹp, đúng lúc chiếc thuyền nhỏ cập bến. Trên thuyền là người ngư dân trẻ cùng vài con cá ngừ vàng loại lớn...

Thương gia Mỹ mở lời ngợi khen chàng ngư dân vì chất lượng hảo hạng của những con cá.

“Anh mất bao lâu để đánh số cá này?” - Thương gia Mỹ hỏi ngẫu nhiên.

“Ồ, khoảng vài tiếng” - Chàng trai Mexico đáp. 

“Sao anh không ở ngoài đó lâu hơn để đánh thêm cá?” - Thương gia Mỹ lại hỏi.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Chàng trai Mexico nồng nhiệt trả lời: “Số cá này là quá đủ cho gia đình tôi rồi”.

Thương gia Mỹ tỏ vẻ nghiêm túc: “Nhưng anh làm gì với khoảng thời gian còn lại?”.

Chàng trai Mexico nở nụ cười: “Tôi ngủ nướng, chơi với các con, xem đá bóng, ăn siesta cùng vợ. Đôi khi, buổi tối tôi đi dạo vào làng để gặp gỡ bạn bè, đánh ghita và ca hát…”.

Thương gia Mỹ sốt ruột ngắt lời:

“Nghe này, tôi có bằng MBA của trường Havard, và tôi có thể giúp anh kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Anh có thể bắt đầu từ việc câu cá thêm vài giờ mỗi ngày, với số cá thừa, anh bán lấy tiền.

Với số tiền kiếm được, anh có thể mua một chiếc tàu lớn hơn. Chiếc tàu lớn sẽ mang đến cho anh thêm thu nhập. Anh lại mua thêm chiếc tàu thứ hai, thứ ba, và cứ thế cho đến khi có cả một hạm đội tàu đánh cá.

Sau đó, thay vì bán lẻ số cá anh đánh được cho những người trung lưu, anh bán thẳng cá cho nhà sản xuất, thậm chí mở riêng nhà máy đóng hộp. Cuối cùng, anh có thể kiểm soát toàn bộ sản phẩm, khâu chế biến và phân phối.

Anh có thẻ rời bỏ làng chài nhỏ bé này để chuyển tới sống trên thành phố, thậm chí đến Los Angeles hay New York, nơi có anh sẽ mở rộng hơn nữa công việc kinh doanh”.

Chưa từng nghĩ đến những điều gì như thế, chàng ngư dân hỏi: “Thế làm vậy mất bao lâu?”.

Nhẩm tính trong giây lát, thương gia đáp lời: “Khoảng 15-20 năm, có thể sẽ ít hơn nếu anh làm việc thực sự chăm chỉ”.

“Thế rồi sao, thưa ngài?” - chàng trai đánh cá lại hỏi.

“Gì cơ? Thế là tốt nhất rồi”, thương gia cười lớn. “Thời cơ đến, anh có thể bán cổ phần công ty của mình và trở nên cực kỳ giàu có. Anh sẽ có hàng triệu đô!”.

“Hàng triệu? Thật thế sao? Rồi tôi làm gì với số tiền quá lớn ấy?” - chàng đánh cá lại hỏi.

Vị thương gia ba hoa: “Khi ấy anh tha hồ sống vui vẻ với số tiền mình kiếm được, như chuyển đến một làng chài thanh bình nơi anh thỏa sức ngủ nướng, chơi đùa với các con, xem bóng đá, ăn siesta cùng vợ, vào làng gặp gỡ bạn bè, chơi ghita và hò hát cùng họ”…

Sau cùng, điều bạn nên xác định vẫn là: Cái gì quan trọng nhất trong cuộc sống? Đôi khi, nó ở rất gần - gần hơn bạn tưởng.\

ST
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #87 - 18. Sep 2009 , 14:53
 
Mời cà nhà cùng đọc 1 câu chuyện có thật nhé- để rồi cùng nhau suy ngẩm như thế nào nhé- Có phãi chúng ta vẫn còn có cái may mắn hơn 1 số ngươì khác hay không?

Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ ung thư


(Dân trí) - Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết.

Chối bỏ con thơ vì vợ mang căn bệnh tử thần

Dưới cái nắng chói chang của miền đất Tây Ninh, chúng tôi tìm đến nơi ở của mẹ con cô giáo Võ Thị Mến ở ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, Thị xã Tây Ninh. Trong nhà căn nhà mục nát và chắp vá, đập vào mắt chúng tôi một hình ảnh nát lòng - một đứa trẻ chưa tròn 5 tuổi đang đút từng thìa cơm cho người mẹ nằm thoi thóp trên chiếc võng cũ. Thấy khách đến, đứa bé mặc bộ đồ lấm lem vội khoanh tay lễ phép cúi chào rồi quay lại tiếp tục đút cơm cho mẹ.
http://i248.photobucket.com/albums/gg161/dieuanh01/beTruong1.jpgt=1253320899


Bé Trường đút cơm cho mẹ một cách thuần thục khi em chỉ mới gần 5 tuổi

Không khí tĩnh lặng buổi trưa bị phá tan bởi tiếng khóc nghẹn ngào của cô Mến khi vô tình chúng tôi hỏi đến cha bé Trường.

Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô cứ tưởng số phận đã mỉm cười với mình.

Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo.

Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới rụng rời, cô bị ung thư ngực đã di căn. Cũng lúc ấy, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn, người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.

Khi chăm mẹ xong, chú bé háo hức moi trong tủ ra khoe với chúng tôi những tấm hình được chụp hồi đầu năm.

Mân mê những tấm hình, bé Trường chỉ vào bộ quần áo mới nguyên trong tủ, khoe: "Mẹ nhờ dì mua mất tận 30.000 đồng đấy. Nhưng cũng từ đó đến nay con chưa mặc, còn để dành".

Mẹ ốm. Cha bỏ đi. Bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều đến tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi. 

Mẹ ốm. Cha bỏ đi. Bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều đến tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi.

Chúng tôi hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhảu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. “Thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con làm vì người không thể ngồi dậy được”, cô Mến thở dài.

Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”.

http://i248.photobucket.com/albums/gg161/dieuanh01/truong-2.jpgt=1253321129


Vừa cho mẹ ăn, bé Trường vừa bóp tay cho mẹ

“Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc.

“Tội cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà. Con mình chỉ biết nhìn theo các bạn...”, cô Mến nghẹn lời. Những lúc như vậy, Trường chỉ ôm mẹ mà nói: “Con không cần quà đâu. Mẹ dành tiền trị hết bệnh, mẹ đừng chết nghe mẹ!”.

Dấu chấm hết cho một cô giáo có tâm với nghề
Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô.

Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận Nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Ấy vậy mà từ khi nghỉ dạy đến nay đã một năm, cô Mến vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm.

Khẽ nén tiếng rên trong những cơn đau giằng xé trong xương trong thịt, cô Mến nghẹn ngào kể lại: Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy.

http://i248.photobucket.com/albums/gg161/dieuanh01/beTruong3.jpgt=1253321262

Cô Mến với những tấm bằng chứng nhận lao động giỏi những năm còn đi dạy
Cắn răng chịu đựng khi cơn đau hành hạ, không kiếm đâu ra tiền chữa trị, cô bấm bụng bán nền nhà nhỏ là chỗ trú mưa nắng của hai mẹ con, được tổng cộng 32 triệu. Nhưng số tiền này cũng nhanh chóng đội nón ra đi theo những đơn thuốc.
Tiền không, nhà cửa không, hai mẹ con dắt díu nhau về tá túc tại nhà người chị thứ hai vốn cũng không gì khá giả hơn.

Trong căn nhà chắp vá, chỗ lành ít hơn chỗ thủng, cô Mến khóc suốt trong buổi trò chuyện cùng chúng tôi. “Nỗi khổ cực, đau đớn của tôi chỉ biết kêu trời cho thấu, nhưng tôi “đi” không đặng, vì bé Trường còn bé quá”…


http://i248.photobucket.com/albums/gg161/dieuanh01/beTruong4.jpgt=1253321444


Bữa cơm của mẹ con bé Trường chỉ có canh và nước tương

Chúng tôi ra về trong nỗi day dứt “chết không đặng” của cô giáo Mến và bước chân lon ton gọi với theo của cu Trường “Lần sau xuống, cô chú… cho con… một hình siêu nhân nghen!”.

Chút vòi vĩnh rụt rè của “người đàn ông trụ cột” 5 tuổi như lưỡi dao cứa vào lòng chúng tôi. Đằng sau sự can đảm của “người đàn ông trụ cột” kia, vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ…

Khi chăm mẹ xong, chú bé háo hức moi trong tủ ra khoe với chúng tôi những tấm hình được chụp hồi đầu năm.


Mân mê những tấm hình, bé Trường chỉ vào bộ quần áo mới nguyên trong tủ, khoe: "Mẹ nhờ dì mua mất tận 30.000 đồng đấy. Nhưng cũng từ đó đến nay con chưa mặc, còn để dành".

Cô Võ Thị  Mến, năm nay 45 tuổi, nguyên là giáo viên dạy địa trường THCS Nguyễn Tri Phương (TX Tây Ninh). Đầu năm 2007, cô Mến bị đau ở vùng ngực và tay trái, khám mới phát hiện mình bị ung thư đang di căn không thể phẫu thuật được. Các bác sĩ điều trị cũng chỉ cho thuốc uống để ngăn chặn sự phát triển của khối u, nhưng vẫn không giảm.

Hiện cô và con trai, bé Mai Xuân Trường, 5 tuổi đang tá túc tại nhà người chị thứ hai ở 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh (Điện thoại: 01264902397). 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #88 - 06. Oct 2009 , 21:16
 
Tôi đã bắt đầu biết... nói dối




Thuở nhỏ, tôi được dạy rằng phải sống trung thực, không dối trá với bản thân mình và tất cả mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thực sự thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói dối - những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.

Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tầu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn một người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó, gió bão gào thét dữ dội. Các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành trong khi bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.

Trong những đoạn tỉnh táo ngắn ngủi, bà chỉ thều thào hỏi là bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa. Khi đó có một người làng lên cho biết rằng đã tìm thấy những mảnh... vỡ của con tầu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ, không ai trả lời bà. Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão còn khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tầu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận đang đẩy đưa thế nào?

Các bác sĩ không kịp cản tôi nói. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ nổi cho mình. Sau khi bão tan, người bạn tôi sống sót trở về do được một chiếc tầu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự "trung thực" ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm phải một sai lầm khủng khiếp như vậy.

Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc "đồng hồ" số phận của cô. Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khoẻ mạnh và không biết rằng, chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá "giả" do một hoạ sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.

Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức... Nếu như tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mảnh ván tầu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết. Nếu như không có chiếc lá "giả" kia thì cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuỵêt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng... điều đó mới gọi là sự thật.

Còn tất cả những hành động nào, lời nói nào cho dù đúng với mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe thấy, tri thức của mình hiểu thấy nhưng chúng là khiến cho người khác, hoặc cho chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng hơn, mất đi niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc huỷ hoại đời sống... thì đều không phải sự trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của Quỷ tàn nhẫn không biết yêu thương con người.!

Trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự thật của Tình yêu và sự thật của Quỷ luôn luôn xáo trộn, mập mờ. Một lời nói dối trong "tình yêu" có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn để nói lời nói dối chân chính. Tuy vậy để phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu con người không?
Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.



Tác giả Vô Danh
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 21:14 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #89 - 09. Oct 2009 , 11:48
 


CON BÚP-BÊ VÀ CÀNH HOA HỒNG


Robert A. Schreiber -TG chuyển ngữ.




 
Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.

Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.

Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”
Bà cụ đáp: "Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.

Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.
Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”

Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”

Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”

Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.
“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.

Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”

Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.

“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.

Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”

Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.
Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”

“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.

Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”
Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”

“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”

“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”


Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.
Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.

Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.

Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.
Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?


Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.

Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.

Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 21:14 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #90 - 10. Oct 2009 , 13:52
 
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 13:59 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #91 - 11. Oct 2009 , 15:40
 
Bài báo khiến một tỷ lẻ một người...rơi lệ !!!



"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"
"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:
"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.
Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em.Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm.

Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc.

Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".


Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"
"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
"Dì ơi, con cũng làm người tốt."
"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."
Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan
Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm.

Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
"cha" Xa Sĩ Hữu Bên Thi Thể Của Xa DiễmTám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.
Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Bia mộ của Xa Diễm với một bức ảnh cô bé cười mím môi, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan! (30-11-1996 - 22-8-2005)"Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #92 - 12. Oct 2009 , 19:14
 
Tặng cho những người yêu nhau Nồng Nàn...Đằm Thắm...Chân Thật...
Hôm nay có nhau...chắc gì mai còn nhau !!!!!



Nhật ký người già

Tác Giả : Miêng



Ông ơi, đi ăn cơm đi, tôi mệt, nằm một lát. Ông cứ chờ vậy trẻ nhỏ lại cười bảo già rồi mà còn mùi mẫn. Con ép, ông đừng cáu nhé, cứ nói nhỏ nhẹ bố ăn đủ rồi. Nó ép mình ăn là lo đến sức khỏe của mình, là thương mình. Cứ tưởng tượng chúng nó không màng mình no đói ra sao hay thảy vào viện dưỡng lão toàn người xa lạ thì còn buồn biết mấy hả ông.   

Lát nữa tôi giấu ít quả nho. Ông bị cấm đủ thứ tội quá, nó bảo nho có nhiều đường ông à. Mà từng tuổi này rồi, chết nay sống mai biết ngày nào, kiêng cử quá cũng khổ. Mỗi lần dấm dúi chùm nho, ông mừng như con nít thấy thương quá, muốn khóc luôn. Trong ngăn đồ lót cũng còn một ít kẹo trái cây, thèm thì ăn vài cái thôi. Giấy gói kẹo bỏ lại trong bao, chiều mai tôi đem bỏ vào thùng rác công viên. Gớm, cứ phải ăn vụng. Chúng nó biết thì la tôi chết. Mà chẳng sao, miễn là ông vui. À áo ông đang bận dính kem bánh ngọt từ chiều hôm kia, thay đi kẻo lại thưa ông tui ở bụi này. Hồi trưa nghe trẻ bàn nhau may áo, cả cho ông nữa đó. Thiệt tình, tủ nào cũng treo nghinh ngang mà cứ may hoài. Trẻ nhỏ về đông đủ vui thì có vui, mà mệt, điện thoại reo liên miên, chúng nó nhỏ to nhiều quá. Muốn nghỉ ngơi cũng chẳng yên. Nãy giờ bảo mẹ mệt, bây bớt lao xao cho mẹ nghỉ một tí, vậy mà chúng cứ tới lui ra vào coi mẹ mệt ra sao. Già cả thì nay mệt mai khỏe là chuyện thường, nói vậy mãi nó vẫn tra hỏi, lo lắng khóc nữa chứ! Thật dở hơi.

Bà nói hơi mệt nghỉ một lát rồi ăn cơm sau, mà cứ nằm mãi, tôi hiểu là bà mệt nhiều, vì nếu lười thì bà đã nói lười. Tôi không thấy đói, chẳng muốn ăn. Bữa cơm không có bà lại càng không tha thiết nữa. Chúng nó hùa nhau cằn nhằn bà ạ. Rồi chắc tội nghiệp ông già, lại dỗ dành. Tôi vẫn ngồi cạnh bà, hơi thở bà mong manh quá, nhẹ như không, đặt bàn tay gần chẳng thấy gió. Nhớ mỗi lần đi biển bà thường nhắc hít thở đi ông, hít sâu vô. Và mình cùng hít ồn ào, như thể bù lại những giờ phút giam mình trong nhà hay đã tiêu phí thời gian thở không đúng cách. Những lúc đó tôi có cảm tưởng buồng phổi nở ra, căng lên, mạnh mẽ. Bây giờ lại thấy yếu hẳn đi, như thể ai đã hút hết sinh lực mình rồi, và tôi thở khó khăn, ngắt quãng. Tôi muốn mình lại ra biển cho bà hít thở. Ờ, phải chi tôi có thể hít thở cho bà để bà bớt mệt. Tôi chưa thay áo, chẳng đứa nào để ý đến tôi bằng bà đâu. Mắt bà không xoi mói mà tinh, thấy hết. Tôi cũng không ăn vụng kẹo. Có bà thì bất cứ sự vụng trộm nào cũng vui, mình chỉ mỉm cười với nhau là điều gì cũng thành trò chơi bí mật mà ngay tình. Giờ không cầm viên kẹo từ tay bà dấm dúi thì như tôi gian lận cái gì. Tôi không thèm ngọt đâu, bà đừng lo. Tôi thèm ngồi nhìn bà im lìm…Bà ơi, nói gì đi!

Ðêm qua tôi khó ngủ ông ạ. Trằn trọc mãi. Rồi chợp mắt lại mơ thấy mình bay lên trần nhà, nhìn xuống ông ngủ mà mặt mày không thư dãn chút nào. Có lúc ông nấc cụt hay khóc ấm ức. Tôi vội vàng đáp xuống ôm chặt ông như mỗi lần một trong hai đứa mình giật mình trong đêm. Thấy ông nhăn nhó, lại sợ ôm chặt quá ông tỉnh ngủ, tôi buông ông ra, rồi tỉnh dậy. Tôi rón rén ra nhà ngoài, trẻ con nằm la liệt. Tôi đi một vòng hôn đám cháu nội ngoại đang say ngủ, đứa nào trông cũng bình an. Con TiTi ôm chú sư tử mình mua cho nó hôm sinh nhật. Ông đừng buồn, trẻ con mà, nó thích chạy chơi chớ có thích ngồi nghe mình kể chuyện đâu ông. Sách truyện đầy nhà, đêm nào trước khi ngủ bố mẹ cũng đọc cho nghe, toàn chuyện công chúa hoàng tử hoặc các nhà thám hiểm cực Bắc cực Nam, chuyện của mình thì từ thuở ở quê, nó có hiểu “tát nước ruộng” hay “nơm tôm” là gì, giải thích chúng cũng không hình dung ra được, nhất là mình kể đôi khi cũng chẳng đầu đuôi mạch lạc gì…

Tôi trở về phòng khe khẽ nằm xuống cạnh ông, hít mùi da thịt ông lười tắm mà vẫn thơm tho. Ðúng là vợ chồng quen hơi ông nhỉ. Tôi hôn nhẹ lên trán, tựa đầu lên vai và đan tay ông. Mình luôn luôn đan tay nhau khi ngủ mà. Tôi kéo áo và sửa lại chiếc gối ngay ngắn cho ông. Ông có giấc ngủ sâu, thường bảo “giấc ngủ của người ngay thật”, làm gì cũng chẳng thức. Qua ánh đèn hành lang rọi vào, tôi nhìn ông thật kỹ, từng nét. Người ta bảo nếu nhìn kỹ người thân mình sẽ không nhận ra người ấy nữa. Vậy mà tôi vẫn nhận ra ông, vì tôi thường nhìn mỗi khi ông ngủ. Không biết ông có nhìn khi tôi ngủ không, chớ càng nhìn càng thương ông ạ.. Tôi thấy rõ từng nếp nhăn, mỗi ngày một nhiều và sâu, nó như sợi thừng cột vợ chồng già mình mỗi lúc một chặt hơn. Cái đầu đó chịu đựng hết những lúc trái tính dở hơi của tôi. Nhớ thời còn trẻ mỗi lần ông ăn nói vụng về, nháy nhó ra dấu cho ông im lại cứ hỏi to lên em muốn nói gì, vậy là nháy nhó chẳng còn hiệu lực gì nữa. Tôi thường mong ông đi trước, tôi lo mọi thứ cho đầy đủ, và tôi xoay sở được. Còn ông thì vụng về. Trẻ nhỏ cứ nói bố không biết làm gì hết mà nói không chịu nghe. Nghĩ đến ngày lỡ ra tôi đi trước, còn ông một mình tội quá…

Bà à, lạ lùng nhỉ, đêm qua tôi thấy mình về quê. Làng xưa có khác đi nhiều nhưng ruộng đồng vẫn còn bao la tít tắp. Con đường nhỏ dẫn vào làng bây giờ đã tráng nhựa, rộng rãi. Chiếc cầu tre dập dềnh bắt qua sông đã thành cầu đá tự thuở nào, và nước sông thì trong veo thấy đáy. Mình vào làng, trẻ nhỏ chạy theo như rước đèn. Cả xóm rộn rã hẳn lên. Bà nói vui quá, chứng tỏ là hàng họ còn nhớ nghĩ đến mình. Qua cánh cổng gỗ đã mục sứt mẻ nhiều chỗ, cánh cổng nặng trịch chắc chắn mà hồi xưa mỗi lần mở ra đóng vào kêu vang cả xóm lặng yên, xuyên hết mảnh vườn, mình cùng hân hoan như trẻ nít chạy ngay vào hiên có cậu mợ đứng chờ. Ai cũng có vẻ tráng kiện trẻ trung. Mợ mặc áo bà ba màu kem nhạt bà mua hồi Tết năm sinh mẹ con TiTi, và cậu trong chiếc áo dài the đen nói sắp đi ăn cỗ. Tôi lại đòi đi theo mà cậu không cho, cười nhạo tôi như đám con thường trêu “bố giống con nít”. Nhưng mẹ và bà thì không nói gì, chỉ nhíu mắt lắc đầu nhè nhẹ. Tôi may mắn có hai người đàn bà thương yêu thông cảm. Một lát ba người nhìn nhau như ước gì riêng tư mà tôi ngoài cuộc, bà bảo “ tôi ở chơi với cậu mợ, ông về trước kẻo trẻ nhỏ nó lo”. Rồi cả ba đẩy tôi ra cổng. Tôi đi, ngoái lại thấy bà nhìn theo buồn thiu, bà nhỏ nhắn lọt thõm giữa cậu mợ. Tự nhiên tôi khóc, thiếu bà dù chỉ đoạn đường rất ngắn cũng là diệu vợi…Tôi la to lè lẹ mai mốt về nghe bà. Rồi tôi giật mình thức dậy, dưới bóng đèn mờ bà cựa mình rên khe khẽ, tôi kéo chăn ngay ngắn cho bà. Trẻ nhỏ bàn ra tán vào cái gì, vẻ bí mật như chuyện quốc gia đại sự. Tôi hỏi có chuyện gì không, đứa nào cũng lắc đầu nói không. Bà chỉ bịnh nằm đó mà tôi đã thấy không còn phương hướng nữa.. Hồi chiều mấy đứa cháu đã nghịch che khuôn mặt thanh tú của bà bằng chiếc khăn thêu trắng toát…Bà ơi!

Ông ơi tôi thấy rồi. Té ra… té ra… Coi chừng, khóc thì trẻ nhỏ nó trêu cho. Nếu hồi giờ mùa đông, ông thường vào giuờng nằm trước cho ấm chỗ rồi mới để tôi vào, thì bây giờ tôi sẽ sưởi trước chăn đệm cho ông, ông nhé. Trời đất ơi. Trời đất ơi. Thương ông quá…

Bà ạ, tôi đã bảo cho bố ngồi bên mẹ lâu lâu, nhưng chúng nó kéo tay tôi ra khỏi tay bà. Người ta đến đặt bà nằm vào chiếc giường lạ hoắc, tôi hỏi bây đưa mẹ đi bịnh viện à. Thấy chưa, rõ ràng bà bịnh nhiều mà. Tại bà cứ nói để bà gánh hết bịnh hoạn của tôi luôn. Giường chật quá, tôi cố chen vào mà nào được yên lựa thế nằm cho vừa đâu, chúng nó kéo ra ngay, cho uống thuốc gì ngủ li bì không mộng mị. Khi thức dậy, nhà rộn ràng kẻ ra người vào khiến tôi chóng mặt. Chúng nó tắm táp cho tôi như con nít, bắt uống sữa và ăn. Tôi nghẹn, không nuốt được, bảo gọi mẹ xuống ăn với bố. Bà không xuống, nói đã ăn rồi. Rồi chúng nó bận áo mới cho tôi. Ai cũng mặc áo mới. Tất cả (chắc vậy) lên xe. Tôi hỏi mẹ đâu, chúng bảo mẹ ngồi xe khác rộng hơn. Xe ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo đi qua nhiều con đường lạ hoắc. Cuối cùng dừng lại. Khu vườn mênh mông với lối đi ngang dọc rộng rãi toàn cổ thụ như công viên, đẹp bà nhỉ. Chắc làm pic-nic. Xuống xe. Coi chừng trợt chân nghe bà. Con cháu mình chu đáo đem sẵn ghế cho tôi ngồi.

Tôi hỏi mẹ đâu. Mẹ đi toa lét. Lõ mõ thấy nhiều người nói gì chẳng nghe rõ, thiên hạ có vẻ nghiêm túc quá. Nắng man mác. Hoa nở tưng bừng. Vậy mà tôi mệt. Bà đi toa lét lâu nhỉ…Rồi chúng đỡ tôi đứng lên, chỉ ba bốn bước mà xa tít tắp. Trước mắt là cái hố. Tôi hỏi cái hố gì đó. Chúng bảo không có gì, bố ném nắm đất này xuống đó đi. Tôi hỏi chi vậy, chúng hỏi lại bố nhớ hồi xưa dạy chúng con hạt đất quê hương là quý lắm, phải đặt nó vào nơi nào mình tha thiết nhất, đúng không bố?...Ờ đúng.- Ðây nữa, bố thảy cành hoa này xuống hố đi. – Chi vậy con?...Hồi xưa hái hoa cho mẹ, bố thường bảo tặng nhau một cành hoa vẫn hơn nói lời nặng nhẹ, đúng không?...Ờ, mà mẹ đâu?...Mẹ chờ bố ở nhà. - Tội nghiệp, đừng để mẹ chờ lâu, mau mau cho bố về với mẹ đi con…

Paris-NT, Juillet 2009
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #93 - 16. Oct 2009 , 12:46
 


KHÔNG CỐ Ý

(Chuyện có thật tại một vùng quê ở Mỹ Luông, Việt Nam, vào khoảng thập niên 1950’s)



Tiếng la thất thanh của ông Ba làm người trong làng choàng tỉnh trong khi gà vừa gáy canh cuối, mặt trời còn yên ngủ ở cuối trời.
 
- “Có ai mất đứa con nhỏ nào không? Tôi thấy một ông già khăn đỏ bắt một đứa nhỏ đi về hướng Long Xuyên.”
 
Dân làng lao xao bàn bạc. Chợt có hai vợ chồng chạy đến nhận rằng có đứa con trai vắng nhà từ chiều qua chưa thấy về. Theo hướng ông Ba chỉ, họ nhờ nhiều người đi tìm phụ. Dù đã cố gắng hết sức, hình bóng đứa con trai yêu dấu vẫn biệt tích. Hai vợ chồng đau khổ kia đành vĩnh viễn mất đứa con trai...
 
Chuyện đó chìm dần vào quên lãng. Riêng ông Ba từ đó đổi tính hiền lành, ít nói, về nhà lập một bàn thờ. Mỗi khi ăn cơm ông xới thêm một chén cơm để lên bàn thờ và khấn vái lâm râm. Bà Ba có hỏi liền bị ông gạt phắt đi...
* * *
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ:
 
Ông Ba có trồng một đám mía. Đến mùa mía chín, lũ trẻ và heo của hàng xóm hay đến phá phách.
Ông rất bực mình vì phải canh giữ.
Một hôm ông đuổi con heo đang phá mía và theo nó về đến nhà chủ của nó.
Khi được ông ôn tồn kể sự phá phách của con heo, bà chủ ong ỏng chối ngang và thách ông có đập chết con heo tại chỗ bà mới chịu nhận heo mình có phá mía.
Ông đuối lý và căm giận vô cùng, quyết tâm bắt con heo làm tang chứng để mắng con mụ đó một trận.
Ông mài cây xà búp (giống như cây giáo lưỡi nhọn) cầm theo để rình rập.
Ông bò lết qua lại trong đám mía đến nổi hai khủy tay thành chai cứng.
Một ngày kia, việc ông mong đợi đã tới.
Khi trời vừa sụp tối, ông thấy bóng “con heo” đang sột soạt nơi hàng mía bên kia..
Ông rón rén bò lại gần và phóng mạnh cây xà búp. “Con heo” ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát ra tiếng khèn khẹt.
Ông mừng rỡ chạy vội lại và ... hỡi ôi, ông thất kinh hồn vía! Con heo đâu không thấy mà chỉ thấy một thằng nhỏ giãy giụa với cây xà búp ghim ngay bụng.
Ông cuống cuồng không biết tính sao, rút mũi xà búp ra là đổ ruột liền, mà đem ra là đi tù chớ chẳng chơi.
Ông do dự mãi mà không biết cách nào giải quyết.
Đến khi gà gáy canh tư thì thằng bé thở hơi cuối cùng, ông đào lỗ chôn thằng bé trong đám mía, phi tang mọi dấu vết và về làng la lên đổ thừa cho ông già khăn đỏ...
* * *
Từ đó ông hối hận vô cùng, mỗi bữa ăn đều cúng cơm cho hương hồn thằng bé để nói lên sự vô tình và ân hận của mình.
Khi phải đi đâu vắng ông dặn bà Ba cúng chén cơm không để gián đoạn bữa nào.
Thời gian thắm thoát đã ba năm, một đêm ông nằm mộng thấy đứa bé đến gọi, ông giật mình mở mắt, không thấy điều gì, lại nhắm mắt ngủ tiếp và bị gọi như vậy đến ba lần. Lần chót đứa bé lại đến gọi và nói:
- “Ba năm qua tôi biết rõ lòng ông, không phải ông cố ý giết tôi, nên tôi không oán hận gì ông cả. Tôi sắp đầu thai làm con của gia đình gần đây, cách nhà ông sáu căn về phía dưới.
Ngày mai ông sẽ nghe gia đình đó sinh con, thì tức là tôi, dưới bụng còn dấu dao cũ. Tôi báo cho ông biết để ông đừng cúng cơm tôi nữa.”
 
Ông Ba giật mình tỉnh giấc, mồ hôi ra như tắm và thức mãi không ngủ lại được.
Sáng ngày ông nghe ngóng và biết có gia đình cách nhà ông sáu căn vừa sinh đứa con trai.
Đến chiều, ông đem quà tới thăm và đến tận buồng vạch bụng đứa bé xem quả nhiên có dấu thẹo mờ mờ.
Từ đó, ông cứ đến viếng thăm đứa bé đó luôn. Mỗi khi đi chợ về ngang thì không kẹo cũng bánh đem cho thằng bé.
Mối thâm tình của ông và thằng bé đầm ấm mãi.
Cha mẹ thằng bé mặc nhiên xem ông như một người thân thiết và nhờ ông đỡ đầu cho thằng bé.
Niềm hối hận bao nhiêu năm được đền trả trong từng hộp sữa, từng chiếc bánh, từng cái nâng niu của ông dành cho thằng bé.
Bây giờ thì thằng bé đã được tám tuổi rồi. Một hôm ông đem quà đến thăm nhằm lúc cha mẹ nó đi vắng.
Đứa bé ôm ông thưa: “Ông thương con quá mà con không biết làm sao trả hiếu cho ông.”
Ông Ba âu yếm nói:
- “Con muốn trả hiếu cho ông hả? Kìa, có trái đu đủ chín ngoài cây kìa, con hái đãi ông đi.”
Đứa bé mừng rỡ nhìn trái đu đủ cao hơn tầm tay với và băn khoăn không biết hái cách nào.
Ông bảo nó lấy cây dao mác ra mà chặt. Nó vâng lời lấy cây dao mác ra mà vẫn với không tới.
Ông Ba tới gốc cây cõng nó lên vì ông muốn nó tự tay hái đãi ông. Thằng bé thích thú cười dang tay quơ cây mác đứt cuống trái đu đủ.
Nhưng khi trái đu đủ rớt tới đất thì lưỡi mác mất đà rơi xuống ghim sâu vào bụng ông Ba. Ông ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát thành tiếng khèn khẹt mà thôi.
Dĩ nhiên ông được đưa về nhà, chịu đựng tình trạng đó hơn một ngày đêm và từ chối mọi sự chữa trị.
Qua một ngày ông bỗng tỉnh táo lạ thường và nói trở lại được. Ông cho người nhà đi tìm gọi hai vợ chồng mất đứa con hơn mười năm trước.
Khi cha mẹ thằng bé đến, trước mặt đông đủ con cháu và mọi người, ông kể lại câu chuyện đã được giữ kín hơn mười năm qua.
Ông dặn gia đình không được làm khó thằng bé và cha mẹ nó vì đây là nghiệp quả mà ông phải trả.
Ông bảo con cháu lấy kinh Nhân Quả đọc cho ông nghe. Sau đó ông trút hơi thở cuối cùng .
   








































































Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #94 - 16. Oct 2009 , 16:13
 
TÂM  THẾ  NÀO  THÌ  NHÌN  RA  THẾ  ẤY

...


 
  Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.


BÀI HỌC ĐẠO LÝ


Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.

Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.

Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Toi không thich chính trị
Reply #95 - 20. Oct 2009 , 01:49
 


Tôi Không Thích Chính Trị


Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng: “Tôi không thích nói chuyện chính trị”. Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi: “Tôi không thích những người làm chuyện chính trị”.
Thưa bạn! Nếu tôi bảo: “Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn”. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không tìm thấy trong từ điển.

Nầy nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh “ý thức hệ”.
Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, “ý thức Quốc gia”, chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nỗi với lý thuyết “CS”. Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết “Nhân Vị”, tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.

Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế Vô Sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước “Tư Bản”, chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có “Tâm lý chiến”, mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ dem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.
Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền.

Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công…
Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam… Thưa bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn ?
Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn một câu: Nếu Bạn hợp tác với Việt Nam CS, có phải bạn chấp nhận những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu hiệu: “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa”. Họ gài bạn đấy!

Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cải chầy cải cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu:”Hồng hơn Chuyên”. Cộng sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ! Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị “cải tạo” trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua “phục vụ chính trị”.
Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo “feeling” của mình. Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó gọi là “thiếu ý thức chính trị”, là “vô tình hại bạn”, là “đâm sau lưng chiến sĩ”.

Có hai sự kiện “nhạy cảm” mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng “bức xúc” (xin lỗi vì dùng chữ của CS).
       - Sự kiện thứ nhất là “các nghệ sĩ VN qua”.
       - Sự kiện thứ hai là “các nhà từ thiện về”.
Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đối. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh chính trị.
Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghỉ sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là: ”Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc”?.
Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không?
Một hành động nhỏ và “mua vui trong chốc lát” của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.

Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp Nhà Nước CS, lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên dây, qua gốc độ ý thức chính trị. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện nầy treo được tấm bảng : “Tổ chức nầy của Việt kiều… tặng”, cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.
Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: “Đảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn dặm về giúp Đảng, giúp dân”. Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn chịu khó lật lại trang sử của Đảng, Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam.
“Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” , chỉ phản ảnh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.

Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện. Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.
Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. “Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng”.
Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là “giữ im lặng” trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó!

Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay gián tiếp (do gia đình bảo lãnh), khỏi nói, Bạn cũng phải hiểu rằng: Hai chữ chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận.
Lại nữa, nếu bạn là một “con người” đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người Bổn Phận và Trách Nhiệm từ trong gia đình, cho đến ra ngoài xã hội, cao hơn cả là Tổ quốc, tùy theo vai trò của mình. Trong gia đình, vai trò là một người con, bạn phải có bổn phận và trách nhiệm với Cha Mẹ. Là Chồng phải có bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.


Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do “không thích chính trị”. Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự toại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.
Tôi cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.

Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng “ảo” ông công an thật dễ thương dễ mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn !

Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới “fair” với tôn chỉ “không thích chính trị” của bạn.
Chắc là việc nầy không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn ?
Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.

Chào Bạn.
Nguyên Sang


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #96 - 25. Oct 2009 , 17:26
 

The Century of 'LESS'



It is true...in the 21 st Century:



Our communication - Wireless

Our phones - Cordless

Our cooking - Fireless

Our food - Fatless

Our Sweets - Sugarless

Our labor - Effortless

Our relations - Fruitless

Our attitude - Careless

Our feelings - Heartless

Our politics - Shameless

Our education - worthless

Our Mistakes - Countless

Our arguments - Baseless

Our youth - Jobless

Our Ladies - Topless

Our Boss - Brainless

Our Jobs - Thankless

Our Needs - Endless

Our situation - Hopeless

Our Salaries - Less and less
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #97 - 27. Oct 2009 , 22:40
 
Hoa Nở Trong Biển Lửa
(kể chuyện: Bát Nhã mùa hương tàn khói lạnh)
Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo

Mấy hôm nay chúng ta lại được tắm mình, trong giếng nước thơm lừng trên quê hương thực tại. Rừng thông Bát Nhã tuy không hiện diện trước con mắt của những bước chân hiền sĩ ‘đầu đội trời, chân đạp đất.’ suối nước âm vang như tiếng gầm của sư tử hống bên đồi trà xanh thâm sơn. Tình đồng đạo sao vẫn lưu lại kỉ niệm một thời dấu yêu qua những buổi chuyện trò Hoài Thiên Cổ. Thật vậy, Bát Nhã ca đã trở thành một huyền thoại bất hủ với Bếp Lửa Hồng sưởi ấm lòng người qua những đêm giá lạnh. Hương rừng Phương Bối như tỏa khắp mỗi buổi chiều về, hòa quyện với khung cảnh thơ mộng của Mây Đầu Núi đã tạo nên một bức tranh sinh động gắn kết tình người bao thế hệ. Cánh Đại Bàng muôn thuở, thế mà giờ đây tất cả đều đã khép lại. Than ôi! Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thắm đượm tình người giờ đây đã trở thành một dĩ vãng nhạt nhòa. Quán Nước Trà Thơm, xa xa thấp thoáng Cốc Lưng Đồi, Tùng Xanh lộng gió vẫn còn nở nụ cười thương yêu. Vạn vật vẫn một lòng thong thả dõi bước theo sau đoàn Tăng vững bước. cánh cửa Trai Đường Thệ Nhật luôn giang rộng niềm tin âu yếm những tâm hồn bé nhỏ. Sự nhiệm mầu hé mở chân trời Tăng Xá Cây Tre Triệu Đốt bên cánh đồng màu hoa sim nở rộ. Dường như đâu đó nắng đã lên rồi, từng giọt sương lấp lánh, khoe mình trước ánh hào quang rực rỡ của mái đại hùng bảo điện thiêng liêng.

Những cái buổi đầu tiên của đời xuất sĩ đã lặng mình dưới cội đa hào kiệt. Có lúc chúng tôi ngắm trăng lên trên tản núi rêu phong và một tách trà gừng xứ Huế đậm đà sáng đêm. Buổi vắng, mọi người cũng được có riêng một không gian yên bình để chế tác mây và gầy lấy nắng ngay nỗi nhớ mơ màng. Rồi lãng tử quay trở về an trú dưới bóng mát vườn hoa Tao Đàn Lâm Bi Ni. Tất cả hoa lá điều có đủ màu sắc và hương cỏ thơm đầy quyến rũ. Bước chân thiền hành có mặt cho Cối Nước Trái Đất mỗi ngày. Người trẻ như chúng tôi luôn khao khát uống được một hớp tình thương không điều kiện của các bậc cha anh. Vườn Hồng Cha Mẹ của Nghệ nhân Nguyễn Sánh kiến thiết đã giữ ấm vạn chục trái tim non dại đang lạc mất đường về. Làm trái tim bồ đề chúng tôi lớn dần theo tháng năm. Như khơi dậy vùng trời biết ơn bao dung sâu kín ngay giữa chốn đau thương không vũ khí. Do đó theo suy nghĩ nửa vời, Tăng Thân của chúng tôi chưa hề chia cắt và phân ly. Vì tận đáy lòng ở mọi góc nhìn đã có một Bát nhã to lớn hơn, độ lượng hơn. Thật vậy dù cho tấm thân ốm yếu, mọi thứ rách nát, ngã nghiêng trước thềm, ngoài kia gió đỗ, nhưng lòng chúng tôi vẫn mong mỏi được cuộc sống tự do ‘giây phút hiện tại giải thoát’ có nhiều tình thương mến. Biết nuôi dưỡng lẫn nhau đó là con đường lý tưởng đẹp còn rớt lại trong thiên niên kỉ mới này.

Trước lúc chúng tôi xa rời mái nhà tâm linh thân yêu để cất bước lang thang muôn vạn lối, trên mọi nẻo đường dường như đóng lại. Mùa này ở cội nguồn Bát Nhã các cánh phượng vàng tươi vẫn thả hồn trước hiên Chùa và hoa trà vẫn thơ thẩn tiễn chân người cố hương một dặm đường ĐamRi. Khi chúng tôi ra đi, con đường năm ấy vẫy chào e ấp và hang đá lặng lẽ thì thầm mỉm cười cùng chúng tôi. Các gốc cây lớn đầy ắp bốn trăm và hàng nghìn bản nhật kí vô danh. Vũ trụ, con người với nhau sẽ lánh mặt trong khoảng thời gian hữu hạn. Như núi rừng hùng vĩ luôn là một bản nhạc hòa tấu vô sinh. Dòng người Tăng lữ sẵn sàng đề cao giá trị chân tình, lẽ sống “Độ Sinh”. Từ mọi chân trời, miền đất mẹ; anh chị em đã về, đã tới nơi đây sống gần bên người Sư Phụ kính yêu, chan hòa yên ấm dưới bóng dặn dò Người cha lành. Tình nghĩa vai huynh đệ qua một buổi sáng bình minh chìm trong lệ ngọt và bầu trời thả xuống bức tranh hổ ly sơn. Người đã lặng lẽ cuộn tròn tám mươi hai tuổi lại để biểu hiện thành một giấc mơ kì quang, đóa hoa tình Thầy trò bất diệt. Giấc mơ ấy là gì vậy? có phải là tình yêu tuổi trẻ và lý tưởng không !. “Hỡi người giàu sang bậc nhất, hãy thôi làm thân cùng tử, về đây tiếp nhận gia tài, một lõi kim cương sáng chói”. Bài kinh Pháp Hoa lâu nay, tôi thường tụng niệm mỗi ngày nhưng chưa lần nào thẩm thấu hết ý kinh. Trong bước đường cùng, vào tối hai bảy trời mưa lạnh buốt, vừa đi vừa tủi cho cái kiếp tha phương cầu thực ‘học đạo’ bị người ta hất hủi, làm dơ chiếc áo Ca Sa mà nhiều đời chư Phật, chư Tổ dày công nâng niu cho đến bây giờ; cái năng lượng làm cho yên thân, yên tâm. Đàn hậu duệ của quí Ngài sẽ tiếp nối nguồn ánh sáng vô thỉ và nhận lấy tinh thần vô úy trong đạo Phật. Với bao điều hành hạ, cảnh đời tu đơn chiếc và sống để lắng nghe sự nguyền rủa. Áp dụng lối sống tiền sử vào thiên hà thanh minh nhưng chúng tôi đâu có lời thở than nào, chỉ đáp lại nguồn cảm tưởng ân nghĩa “tâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. Cho nên sau một thời gian người con Phật khổ luyện “Cất Túi Hương Trầm”. Chúng tôi lại nghe thoáng, một chút lửa lòng: “Chư tôn đức và các bậc cha hiền dân tộc sẽ che chở, đỡ đầu những mái đầu tóc non. Nỗi băn khoăn ‘không nhà’ luôn hiện về sau bữa cơm chiều ấm bụng chiến sĩ hiền lương.

Nhớ lại cái đêm ly biệt, mỗi người đi một hướng. Có người khóc nức nở, có tình người không nở chia cắt “bỏ đạo về đời”. Để tiễn những người bạn lên đường về với mẹ quê, về lại với tuổi thơ hồn nhiên và về cuốc đất trồng rau cải. Những âm thanh hừng hực như than đỏ của cánh bên kia kì thị, khiêu kích bạo động. Thấy đây là cơ hội thực tập, chuyển hóa buồn phiền. Chúng tôi bắt đầu tạo tình liên đới, gắn kết tình đồng loại bằng hơi thở tứ niệm xứ. Tỉnh táo trước cơn giận điên rồ, nổ tung lúc nào chẳng ai lường được cái tâm thức nóng lên đó. Hẳn nhiên máu gan người trẻ lúc này sẽ thực tập hết mình về sự hy sinh và phụng sự niềm tin. Ánh sáng năng lượng từ bi giao cảm của “Thầy” nên chúng tôi tự thiết lập, tự chỉnh đốn thân tâm của mình lại và bắt đầu câu ngạn ngữ ‘cho mây ngàn quét sạch” bầu trời vô minh hận thù. Mọi người tuy đang ở mọi chân trời yên vui hoặc đang sống an hòa trong bầu không khí ngàn năm Thăng Long, Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế diễn ra tại quê hương mình. Đã có ai thấu hết niềm đau chua xót, đắng cay tủi nhục của một thời kì đổi mới hình thức. Tưởng rằng những lệ thư đó, huyết thư kia, khán cáo nọ sẽ từng bước làm thay đổi khó khăn, rung động tình trạng hối hả của một bộ phận làm an ninh. Trời ơi ! Phương Bối. Ôi rừng thông bát ngát xanh rì, suối reo điệp khúc muôn chim ca, từ đây còn ai đứng lặng ngắm em trong phút lát. Ai sẽ thầm nhắc và mang em theo cả cuộc đời, dìu em tới nơi chân núi thơm hương tình người.

“Hận thù hờn oán chỉ xây bằng vôi gạch còn em hãy rót cái nhìn mật ngọt. Hót ca như chim Khuyên không mòn mỏi, để lại cho đời bao tiếng hát thanh tao”. Cứ đến nơi đây và bước đi tự tại nơi này như mây bay qua đồi núi. Chúng tôi luôn sẽ mang theo cả tấm lòng, cả ánh trăng đêm và bàn chân đâu ngần ngại, xót lại chút bùn nhơ. Bát Nhã mùa này thiếu vắng ánh sao, ngọn nến thiên thần lung linh. Từng cánh điệp vàng không còn rụng như độ ấy. Hàng trăm bàn tay chăm mon từ đây rồi hóa thành giọt sương lam huyền diệu. Mọi thứ hiện dần ra như bức họa đồng quê, lúa chín cỏ mọc. Tiếng kinh thanh thoát của các huynh đệ “cùng nắm tay đi như một dòng sông” là chất liệu nuôi sống tương lai vô tận. Xứ chân trời mây trắng ngàn năm vẫn mãi thong dong.

Viết cho các “ Người Bạn yêu quí ” của tôi !
*Cảm tưởng qua lời chia sẻ ngắn ngủi chân tình mùa Sư Tử Hống*
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Suy Ngẫm
Reply #98 - 02. Nov 2009 , 07:10
 
Thời nào dân Việt sướng nhất


Nguyễn Hội


Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng: "thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…". Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.

Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:

- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- so sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo

Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.

Lương Công nhân lao động


Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:


Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiện của trang báo http://www3.tuoitre.com.vn/ViecLam/Index.aspx?ArticleID=166977&ChannelID=269 . Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ - 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài http://vietbao.vn/Kinh-te/Gia-gao-lien-tuc-tang/20645402/88 /.

Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này.

Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.


...



Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt.

Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo?


Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đon giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp :

Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp, nhưng theo bảng tính trên,
người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN. Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg.

Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui?


Nguyễn Hội
01.11.2009
để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm

...




Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Mùa Từ Thiện
Reply #99 - 08. Nov 2009 , 11:51
 
Mùa Từ Thiện


Chưa bao giờ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.

Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở Star Performing Art Center kèm theo lời nhắn gửi là 80% tiền thu được sẽ được gửi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó thì tôi nhận được một cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quỹ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam. Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo thì thấy hình ảnh bão lụt miền Trung hiện diện ngay trang nhất kèm theo lời cứu trợ cho nạn nhân cơn bão số 9 ở Việt Nam. Vừa ra xe đút chìa khóa nổ máy thì nghe radio trong xe vang lên cuộc phỏng vấn một tu sĩ thuộc một dòng tu Công Giáo đang rầm rộ gửi người về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt. Theo như vị tu sĩ này cho biết thì nhiều thiện nguyện viên ở Mỹ đã bỏ tiền túi ra mua vé máy bay về Việt Nam gấp cho kịp công tác cứu trợ sau cơn bão số 9. Tôi hy vọng vị tu sĩ này không phải bỏ tiền túi của mình ra để trả lệ phí cho talk-show trên đài. Sau khi vào nhà tôi bật tivi lên trong lúc sửa soạn bữa ăn tối, tôi lại được dịp nhìn thấy hình ảnh bão lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng 3 phút và kết thúc bằng lời kêu gọi rất não lòng “Máu chảy ruột mềm”, $20 cho một bao gạo, $1000 cho một tấn gạo, xin đồng bào gửi tiền giúp cho, vv và vv ….

Đoạn phim này không phải chỉ được chiếu một lần trên màn ảnh tivi mà lập đi lập lại nhiều lần giống như các quảng cáo thương mại khác. Cơm nước xong, tôi lại bật tivi nhưng chuyển qua một đài Việt Nam khác thì thấy trên màn ảnh là quang cảnh đấu giá tranh coi bộ rất hào hứng tại một nhà hàng ở Quận Cam mà số tiền thu được sẽ được trao cho hai nữ tu đã từ Việt Nam qua và cũng có mặt trong buổi dạ tiệc đấu giá tranh đó.

Hết bức tranh này đến bức tranh khác, người tham dự coi bộ rất “hồ hởi, phấn khởi” tranh nhau trả giá cao hơn và kết thúc thật vui nhộn. Nghe đâu tiền bán tranh và lợi nhuận từ buổi dạ tiệc sau khi trừ đi chi phí máy bay và ăn ở của các nữ tu (coi bộ không nhỏ) sẽ được gửi cho các nữ tu mang về Việt Nam làm công tác từ thiện bên nhà.

Dường như tôi đang sống trong một cộng đồng đang “sốt” lên và “nhà nhà thi đua, người người thi đua” làm việc từ thiện cho Việt Nam.

Để thay đổi không khí, tôi chuyển qua một đài tivi Mỹ thì nghe thấy một đoạn tin tức khá dài trong đó cái giới chức có thẩm quyền nhìn nhận là hệ thống nước uống (fountain drink) của các trường tiểu học trong rất nhiều học khu ở Quận Cam đã bị ô nhiễm đường ống nước từ lâu và họ thú nhận là không có tiền để thay hoặc sữa chữa, và họ còn dự đoán là phải mất 2 – 3 năm nữa mới hy vọng có đủ tiền thay đường ống nước hoặc sữa chữa vì tình hình kinh tế thắt lưng buộc bụng hiện nay. Trong lúc chờ đợi, phụ huynh chịu khó mua nước chai cho con mang đến trường, nhưng nếu có em nào chẳng may khát quá, quên mất điều đó mà lỡ quên uống nước fountain drink thì … cha mẹ ráng chịu vì đã được thông báo rồi mà.

Trời ! ở ngay cái xứ đã từng đưa người lên cung trăng này mà con em mình phải đợi vài năm nữa mới hy vọng có nguồn nước sạch để uống ở trường. Chuyện nghe cứ tưởng như mình đang ở Phi Châu hoặc một đất nước nghèo đói xa xôi nào vậy, chứ không phải ở Mỹ. Tôi bấm nút đổi qua một đài Mỹ khác thì tin tức cũng chẳng thú vị gì, lại những mẫu tin, hình ảnh và những con số leo thang của nạn thất nghiệp, nhà cửa bị ngân hàng xiết vì không trả nỗi nợ nữa (foreclosure) , nạn trộm cắp gia tăng vì xã hội ngày càng thêm người nghèo, nhiều người già mất tiền hưu dưỡng vì những xáo trộn tài chánh mấy năm qua đã ảnh hưởng đến quỹ hưu trí của họ. Trên màn ảnh tivi tôi chợt chú ý đến hình ảnh ngơ ngác của các em bé học sinh mà giọng người xướng ngôn viên cho biết đó là những “homeless students” (học sinh vô gia cư, không nhà) đang ngày càng đông trong các học khu bởi vì chính cha mẹ các em cũng vừa trở thành “homeless” sau khi họ bị mất việc làm và căn nhà của gia đình họ bị các ngân hàng lấy đi để xiết nợ.

Tôi tắt tivi, tiện tay cầm lên tờ báo Mỹ địa phương nổi tiếng, Orange County Register, để mang vào giường ngủ đọc. Dưới ánh đèn phòng ngủ, tôi liếc qua trang chuyên đăng “Legal Notice” (thông báo theo yêu cầu của luật pháp) với những cột báo dày đặc tên những con nợ bị ngân hàng báo tin là sẽ mang nhà của họ ra đấu giá vì họ đã không thể tiếp tục trả nợ tiền nhà nữa. Tôi thoáng nhận ra một số tên con nợ người Việt Nam với những cái họ đặc thù rất quen thuộc: Nguyễn, Trần, Lê, Lý, ….. Tôi thở dài khi nhớ ra rằng khi chạy xe đi làm ngang qua những thùng rác lớn, tôi vẫn thấy hình ảnh cố hữu của những người đang moi thùng rác để nhặt những chai nhựa, thủy tinh mang về bán lại.

Mà cần gì phải tìm kiếm xa xôi, mới hồi chiều này sau khi mua tờ báo và bước chân ra khỏi chợ, tôi đã nhìn thấy một người đàn bà Việt Nam đứng tuổi đang lặng lẻ ngồi xin tiền trên một chiếc xe lăn xập xệ ngay trên bãi cỏ ven lề của bãi đậu xe. Có lẻ bà đã không dám ngồi ngay trước cửa chợ vì sợ bị ông bảo vệ chợ đuổi đi. Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xã hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.

Hôm sau tôi phải giữ một cái hẹn với ông nha sĩ để khám răng định kỳ. Nằm trên chiếc ghế của bệnh nhân, tôi nghe ông nha sĩ trẻ người Việt khoảng trên ba mươi tuổi vui vẻ kể lại chuyện cuối tuần vừa rồi ông đưa gia đình ông đến tham dự một buổi dạ tiệc lớn trong cộng đồng nhằm gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam. Những vị thực khách mạnh thường quân đã kéo đến thật đông đầy nghẹt cả nhà hàng, và có nhiều người phải thất vọng bỏ ra về vì không tìm thấy chỗ ngồi. Thế nhưng những vị thực khách may mắn khác chưa ngồi được nóng chỗ thì đã thấy cảnh sát Mỹ túa vào nhà hàng và xe cứu hỏa đã được điều động tới. Rồi thì tất cả mọi người bị cảnh sát mời ra ngoài vì nhà hàng chỉ có giấy phép chứa 250 người mà lại có tới khoảng 400 người đang tham dự buổi dạ tiệc. Nghe đâu nhà hàng đã được sửa sang để có sức chứa 400 người nhưng trên mặt pháp luật thì nhà hàng chưa xin được (hoặc đang xin) giấy phép để tăng số thực khách như ý muốn. Sau khi chờ đợi ở ngoài khá lâu, cảnh sát cho phép đúng 250 thực khách được vào nhà hàng trở lại, số còn lại phải ra về sau khi được ban tổ chức xin lỗi và hứa hẹn sẽ mời họ lại trong một dịp gây quỹ khác rất gần.

Ông nha sĩ trẻ phân bua với tôi là việc cảnh sát làm tuy đúng với luật pháp, nhưng hơi quá đáng vì người nghèo ở Việt Nam trở thành nạn nhân do ban tổ chức mất đi cơ hội lạc quyên tiền từ 150 vị thực khách phải bỏ ra về ngang xương chỉ vì cảnh sát làm mất cuộc vui. Và ông nha sĩ trẻ của tôi còn nói thêm điều gì nữa đó, nhưng tôi không còn nghe nữa. Tâm trí tôi đang nghĩ tới những vòi nước “fountain drink” dơ bẩn trong các trường học đang cần có tiền để được thay đổi, sữa chữa. Tôi liên tưởng đến những em học sinh nhỏ ở Quận Cam trong lúc khát nước đã quên khuấy lời cha mẹ dặn mà cứ vục đầu vào uống nước từ những chiếc vòi nước với đường ống dơ bẩn đó. Tôi chợt xốn xang hơn khi nhớ lại hình ảnh ngơ ngác của các em bé “homeless students” ở trên tivi tối hôm qua.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu em trong số các em học sinh vô gia cư đó là người Việt Nam với những cái họ Lê, Lý, Nguyễn, Trần, …. mà tôi đã đọc thấy trên tờ báo địa phương tối hôm qua ? Ước gì các vòi nước dơ bẩn trong các trường học ở Quận Cam và những em bé học sinh vô gia cư kia được sự chú ý của những nhà tổ chức làm việc từ thiện lỗi lạc của cộng đồng chúng ta ? Với khả năng huy động đến cả 400 – 500 thực khách đến tham dự một buổi dạ tiệc gây quỹ từ thiện cho Việt Nam như vậy trong một thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì tôi tin chắc là họ có dư khả năng làm thu ngắn lại khoảng thời gian chờ đợi 2 – 3 năm để có nguồn nước uống sạch trong các trường học cho con em chúng ta, hoặc làm vơi bớt nỗi khổ đau của những bậc cha mẹ bị mất nhà và con cái bị liệt vào số thống kê những học sinh “homeless” không nhà. Đó là chưa kể đến những cụ già đang sống neo đơn không người chăm sóc như người đàn bà ăn xin tôi đã gặp trong bãi đậu xe chiều hôm qua. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đang âm thầm chịu đựng bệnh tật vì không có bảo hiểm y tế để vào bệnh viện chữa bệnh. Dường như làm việc từ thiện ở ngay trên xứ Mỹ và cho chính nước Mỹ này vẫn không “hấp dẫn” và “lôi cuốn” bằng làm việc từ thiện ở Việt Nam ? Hay đó là việc của chính phủ, hay của người bản xứ mà chúng ta không cần lưu ý đến ?

Từ hồi cơn bão Katrina cho tới bây giờ, tôi nghe rất ít chuyện kêu gọi làm việc từ thiện trên đất Mỹ, mặc dù ai cũng thừa biết là trong những năm gần đây nền kinh tế Mỹ như một chiếc xe không phanh lao đầu xuống dốc. Trong một bản tổng kết mới đây của một cơ quan Liên Hiệp Quốc thì Hoa Kỳ đã xuống hàng thứ 13 (thua cả Canada) trong số các quốc gia được xem là nơi sống lý tưởng nhất cho người dân trên thế giới. Theo như bản xếp hạng này thì Na Uy đứng nhất và Úc đứng thứ hai.

Điều đáng chú ý là những nhà làm việc từ thiện của chúng ta khi còn ở Mỹ thì ra mặt rất ư là “danh chánh ngôn thuận”, nào là hội từ thiện này, đoàn thể nọ khi kêu gọi lòng hảo tâm của người Việt hải ngoại, nhưng khi quý vị đó về tới Việt Nam thì họ là những nhà từ thiện … “chui”, hoặc núp dưới bóng một nhà thờ, chùa chiền, hay một dòng tu ở Việt Nam để làm việc từ thiện. Họ phải giấu tiền, kín đáo, hoặc trốn chui, trốn nhũi, âm thầm làm công việc từ thiện nếu không muốn bị công an cộng sản Việt Nam để mắt tới và khép tội là “bọn xấu” hoặc “thế lực phản động từ nước ngoài về”. Còn các đoàn y sĩ khi về Việt Nam chữa bệnh thì phải xin phép nhà nước, chỉ được đến những chỗ nhà nước đã chỉ định để chờ và tiếp những bệnh nhân do … nhà nước gửi tới.

Ồn ào, vỗ ngực xưng danh và được nhà nước Việt Nam long trọng thỉnh mời về với “cả một đội ngũ đông đảo chờ đón, có rắc hoa thơm trên lối đi, có nhiều phóng viên tụ tập để phỏng vấn” (Việt Tide, số 430, trang 21) thì chắc chỉ có thiền sư Nhất Hạnh và các đệ tử Làng Mai của ông. Vậy mà sau bao nhiêu năm thiền sư trút về Việt Nam không biết bao nhiêu triệu triệu dollars đóng góp của bá tánh tứ phương để xây dựng cơ sở hạ tầng và làm việc từ thiện, giờ đây các môn đệ của ông chẳng những đã bị đuổi ra khỏi các cơ ngơi đó mà họ còn đang bị vây đánh tơi bời, đã chạy ẩn trú vào một ngôi chùa khác (chùa Phước Huệ) mà vẫn bị công an truy nã tới cùng và bị chính quyền qui tội là “vi phạm luật pháp Việt Nam”. Bài học “vắt chanh bỏ vỏ” này của Cộng Sản Việt Nam chẳng có mới mẻ, xa lạ gì với chúng ta cả, nhưng dường như vẫn có người … học hoài chưa thấm.

Khách “quý” như thiền sư Nhất Hạnh và các môn đệ của ông được nhà nước mời và tiếp đón nồng hậu như vậy mà bây giờ đang bị cộng sản đối xử tàn nhẫn đến thế thì vấn đề an nguy của các nhà từ thiện “chui” của chúng ta chỉ là vấn đề thời gian. Chẳng qua chính quyền cộng sản còn đang bận đàn áp, bỏ tù những người đòi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, hoặc đang mải mê đếm tiền hối lộ và trợ giúp nhân đạo của quốc tế, hay đang bận “đốt” tiền trong các cơ sở kinh tài ở hải ngoại của họ nhằm mục đích đánh phá, chia rẽ và phân hóa cộng đồng nên họ đang tạm thời “nhắm mắt làm ngơ” cho các nhà tự thiện “chui” của chúng ta đó thôi. Vả lại, Cộng Sản Việt Nam chưa có dại gì mà lại ‘chặt dây động rừng” trong lúc này khi mà công tác cứu trợ của các nhà từ thiện “chui’ của chúng ta đã và đang giúp họ rãnh tay đối phó với các “bloggers” ở trong nước tranh đấu cho Hoàng Sa/Trường Sa và sự toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các phần tử đang phản kháng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ….

Nhưng sự im lặng và nhắm mắt làm ngơ của Cộng Sản không phải là đồng ý. Chớ có tưởng bở là “Việt kiều yêu nước” được tự do làm việc từ thiện vì bài học Bát Nhã của thiền sư Nhất Hạnh và các tu sĩ Làng Mai vẫn còn mới tinh và sờ sờ ngay trước mắt chúng ta. Tiếc là phải mất cả chục năm nay để ông thiền sư Nhất Hạnh mới được “sáng mắt sáng lòng” mà nhận ra là “chơi dao có ngày đứt tay”.

Thế mới biết Cộng Sản Việt Nam rất kiên nhẫn trong công việc “vắt chanh bỏ vỏ”. Không chóng thì chày sẽ đến lúc những “Việt kiều yêu nước” và “thích” làm việc từ thiện ở Việt Nam, những vị khách Đảng không mời mà tới này bị coi là …. tài lanh, nhẹ thì bị kết tội “xâm phạm và làm cản trở công tác cứu trợ của chính quyền”, nặng hơn nữa là “toa rập với các thế lực ngoại bang chống phá Việt Nam”.

Xin đừng quên rằng chúng ta là những người ngoại quốc ngay trên chính quê hương của mình, và thậm chí chúng ta “được” Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử còn tệ hơn là những người ngoại quốc chính hiệu bởi vì chúng ta phải đóng tiền xin visa để về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình trong khi dân Trung Cộng thì lại có thể ngang nhiên đến ở và làm việc tại Việt Nam mà không cần phải xin visa hay một giấy tờ gì cả mà công an Việt Nam không dám hoạnh hoẹ hỏi han họ như đã từng hạch sách “Việt Kiều” về thăm quê hương. Xin đừng quên rằng chúng ta mang quốc tịch Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, …. và chúng ta không còn mang quốc tịch Việt Nam kể từ cái ngày chúng ta bỏ phiếu bằng chân để trở thành “bọn phản quốc chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc”.

Một điều quan trọng khác mà chúng ta ai cũng biết là sau khi Cộng Sản từ bỏ công cuộc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa” nhằm phục vụ cho sự sống còn của Đảng, ngày nay Việt Nam đang có những đại gia, những nhà tư bản đỏ (đa phần là con cháu hay có liên hệ với Cộng Sản) đã xúng xính sắm máy bay riêng, đặt mua xe hơi Roll-Royce từ Anh Quốc trả bằng tiền mặt, đánh cá độ quốc tế với cả triệu dollars Mỹ, hoặc vung vít bạc ngàn dollars trong các sòng bài nổi tiếng trên thế giới, hay mua bất động sản đầu tư ở ngoại quốc và cho con cái đi du học với hàng trăm ngàn dollars ký gửi trong các trương mục ngân hàng quốc tế.

Như vậy thì mấy chục ngàn dollars chúng ta cắc củm quyên góp để mang về Việt Nam cứu trợ có thấm thía gì, hay chỉ là việc “mang muối bỏ biển”, “vác củi về rừng” ? Tại sao vài ba chục người phải bỏ tiền túi ra mua vé máy bay vượt đại dương, mây ngàn hối hả về Việt Nam cứu trợ trong khi có tới 83 triệu đồng bào như một khối nhân sự khổng lồ ở sẵn trong nước ?

Chẳng lẽ 83 triệu dân với con số không nhỏ những đại gia, tư bản đỏ và doanh nhân lớn nhỏ với hàng triệu dollars tiêu xài vung vít đó không thể tự đùm bọc và cứu trợ cho nhau hay sao ? Không lẽ chỉ có “những khúc ruột dư ngàn dặm” là 3 triệu người Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới mới cần phải biết đến “máu chảy ruột mềm”, còn 83 triệu đồng bào cùng sống quây quần trong một đất nước nhỏ bé thì lại không biết “lá lành đùm lá rách” ? Thật phi lý làm sao !


Trong lúc mải mê làm công việc Bồ Tát cứu nhân độ thế trong các chương trình cứu trợ ở Việt Nam, vô hình chung chúng ta đã gián tiếp hà hơi, tiếp sức để cho bọn chính quyền Cộng Sản được rãnh tay chuyên chú vào việc đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại qua Nghị Quyết Số 36 của Đảng Cộng Sản, và đàn áp bỏ tù những nhà đấu tranh cho phong trào dân chủ trong nước hay cho sự vẹn toàn lãnh thổ. Và cũng chính chúng ta đang “làm hư” các đại gia, tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam vì chúng ta chen chân đòi gánh vác công tác cứu trợ trong khi chính họ mới là những người có đủ “danh chánh ngôn thuận” và có trách nhiệm quyên góp tài chánh để lo toan các công tác cứu trợ như một phần nào đó đền bù lại của cải cho những người dân Việt Nam tầm thường đã giúp họ giàu có mà trong tiếng Anh ta thường gọi việc làm đó là “give back to the community”.

Tại sao chúng ta lại phải cuống quýt bay về Việt Nam lo cứu trợ, mà vô tình để cho các đại gia và các nhà tư sản lớn nhỏ trong nước có cơ hội để ỷ lại vào sự trợ giúp của chúng ta, để họ có thể bình tâm hưởng thụ, nhởn nhơ bay lượn sang Hawaii tắm biển buổi sáng, và đáp máy bay đến Las Vegas đánh bài xì phé buổi chiều ?

Thử hỏi các tay đại gia, tư bản và cả đám “celebrities” đang sống đề huề với Cộng Sản như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, …vv… có thể yên tâm hưởng thụ và “hót” được nữa hay không khi dân nghèo và dân oan tràn về nằm đầy trên đường phố và tình trạng an ninh của họ bị đe dọa bởi chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, trộm cắp lan tràn đầu đường cuối ngõ ?

Hoàn cảnh của Việt Nam bây giờ đã khác 20 năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muộn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh mà ra khỏi “cơn sốt” làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên quay đầu nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta đã thi nhau vắt để cắc củm gửi về cho Việt Nam cả ngàn tỷ dollars trong hơn 30 năm qua.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cái cộng đồng mà chúng ta đang sống, và với bổn phận làm công dân đối với cái đất nước đã và đang cưu mang chúng ta từ bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới chính là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà còn cho đời con đời cháu của chúng ta. Đa số chúng ta vẫn còn cặm cụi làm ăn để trả nợ nhà, nợ xe, nợ học phí, nợ bills này, hoá đơn nọ, ….

Con em chúng ta cần có hệ thống nước sạch để uống trong các trường học, các em thanh thiếu niên cần nhiều chương trình đức dục, giáo dục văn hóa Việt Nam, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật mà chính phủ thì đã và đang cắt giảm ngân sách trong mọi lãnh vực. Còn những người già sống cô độc thì cần nơi nương tựa và các sinh hoạt cộng đồng.

Xin đừng quên là chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng mà hậu quả là rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta đã mất nhà, mất job, …. và cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Nói trắng ra là cộng đồng chúng ta vẫn còn nghèo, mà một phần lớn của cái nghèo đó là vì chúng ta đã và hiện vẫn còn đang “ăn cơm nhà” ở Hoa Kỳ, nhưng làm chuyện “vác ngà voi” ở Việt Nam, một công việc “tài lanh” mà Đảng Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam đang cười mũi vì họ không mời, không kêu gọi, cũng không “appreciate” nhưng chúng ta vì muốn “thi đua” lòng yêu nước thương nòi nên vẫn “thích” và “mê” lao đầu về làm như những con thiêu thân mà quên rằng chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có đặc quyền yêu nước và “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội”.

Mà giả sử như chính quyền Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam giả điếc làm ngơ, không thèm đếm xỉa, hay không lo toan cho dân nghèo thì đó là một cơ hội tốt cho đất nước Việt Nam chuyển mình. Cách mạng chỉ xảy ra khi con người ta bị đẩy vào con đường cùng, khi các mâu thuẫn giữa hai giai cấp giàu và nghèo, giữa thành phần cai trị và bị trị dâng lên đến tột cùng. Lịch sử cho thấy hai triệu dân chết đói ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945) đã tạo một cơ hội ngàn vàng cho Cộng Sản khơi dậy lòng căm thù của toàn dân lên đến tột độ mà đứng lên làm “Cách Mạng Mùa Thu”.

Thêm vào đó là yếu tố kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà một tay lãnh tụ cộng sản gộc như Gobachev lại lên cơn “mát” nhắm mắt làm ngơ cho dân Đông Đức phá bức tường Bá Linh để thống nhất nước Đức, và theo sau là sự sụp đổ của các chính quyền cộng sản ở Đông Âu. Chẳng qua chỉ vì nền kinh tế của Liên Xô đã quá kiệt quệ và két sắt của chính phủ Gobachev đã nhẹ hều, không còn đủ tiền bạc để tài trợ cho các chương trình quân sự viễn chinh nhằm đàn áp dân chúng ở Đông Âu như Liên Xô đã từng làm ở Hungary hay Ba Lan trong những thập niên 1950 – 1960.

Lẽ ra Cộng Sản Việt Nam với cái túi tiền trống rỗng vì thiếu viện trợ của Liên Xô, Trung Cộng đã dẫy chết cùng số phận như những đàn anh cộng sản của chúng ở các nước Đông Âu.. Lẽ ra cả dân tộc Việt Nam đã có tự do, dân chủ tiếp sau hàng loạt các nước Đông Âu đứng lên giành lại chính quyền trong đầu thập niên 1990, và được như vậy thì lẽ ra Việt Nam đã giàu mạnh hơn bây giờ nhiều và nhất là không bị nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng như hiện nay. Thế nhưng tất cả đã không xảy ra ở Việt Nam không phải hoàn toàn chỉ vì dân ta không có truyền thống dân chủ lâu đời, mà phần lớn là vì hàng tấn thùng hàng và hàng triệu dollars cứu đói của chúng ta gửi về trong những năm 1980s. Vì lòng thương, vì vô tình, vì thiếu lãnh đạo, và thiếu thống nhất trong hành động, và cũng vì thiếu cái nhìn viễn kiến mà chuyện cứu trợ của chúng ta trong những năm 1980s đã trở thành chuyện trợ giúp cho Cộng Sản Việt Nam được sống còn, để rồi chính cái chính quyền Đảng trị đó lại quay ra đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại, tiếp tục gây ra “nghiệp chướng” cho cả dân tộc với hành vi bán nước dâng biển cho Trung Cộng.

Hai mươi năm trước chúng ta đã để lỡ mất một cơ hội dân chủ và tự do cho dân tộc Việt Nam. Lần này không phải chỉ có tự do, dân chủ thôi, mà còn vận mệnh nước nhà đang lâm vào hiểm họa “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”.

Không phải chỉ có cơn bão số 9 đang tàn phá Việt Nam mà sẽ còn có cơn bão số 10, số 11, 12, …. Không phải chỉ có chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà còn hàng trăm công trình và dự án khác đã, đang và sẽ làm cho dân ta mãi mãi mất quyền tự chủ, mất đi công ăn việc làm vào tay dân Trung Cộng. Ngư dân không ra biển đánh cá được nữa vì Việt Nam đã mất chủ quyền, bọn tham nhũng cường quyền ngày càng lộng hành vơ vét vì lòng tham không có đáy, dân nghèo càng nghèo hơn, xã hội càng mất cân bằng và xáo trộn vì khoảng cách ngày càng xa giữa thành phần cai trị và bị trị.

Thêm vào đó là sự dần dần tỉnh ngộ của giới trí thức và giới trẻ ở Việt Nam trước nguy cơ mất nước. Tuy chậm nhưng tất cả những diễn biến đó sẽ có tác dụng hổ tương để trở thành điều kiện cần và đủ cho một cơn bão cách mạng như bao cuộc cách mạng khác đã xảy ra trong lịch sử nhân loại. Cơn bão cách mạng đó mới chính là cơn bão mà đồng bào trong nước cần đến sự cứu trợ của chúng ta, chứ không phải cơn bão số 9 hay số 10 nào cả. Để làm một hậu phương vững mạnh cho cơn bão cách mạng đó chúng ta cần phải lo cho sự giàu có, hưng thịnh và đoàn kết của cộng đồng chúng ta ngay từ lúc này.

Muốn vậy chúng ta cần phải nhìn nhận một sự thật là chúng ta vẫn còn nghèo, vẫn còn có quá nhiều vấn đề phải lo cho cộng đồng nơi chúng ta đang định cư, và quá nhiều nợ nần chưa trả đối với các nước đã từng cứu vớt chúng ta trên con đường vượt biên, các quốc gia ở Đông Nam Á như Indonesia, Phillippines, Malaysia, … đã cho chúng ta tạm chân trú ngụ trên bước đường tỵ nạn.

Viết đến đây thì tôi nhớ đến một bản Thông Báo gần đây của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu kêu gọi người Việt tỵ nạn tại Úc hãy quyên góp cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia để làm món quà nghĩa tình cho phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trong chuyến viếng thăm Indonesia vào ngày 11 tháng 10 vừa qua nhằm đệ trình Thỉnh Nguyện Thư lên chính phủ và các cơ quan sở tại yêu cầu tiếp tục duy trì di tích trại tỵ nạn Galang, một di tích đang bị chính quyền Hà Nội áp lực để dẹp bỏ vì là nó nhắc nhớ đến lý do tại sao cả triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Lại một lần nữa cộng đồng người Việt bên Úc đã tiên phong đi đầu.

Là một người tỵ nạn đang sống ở Quận Cam là nơi tự coi mình là “thủ phủ của người tỵ nạn”, tôi cảm thấy hổ thẹn vì cho đến nay tôi chưa hề nghe một hội đoàn hay đoàn thể nào đứng ra kêu gọi lạc quyên cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia, hay nạn nhân bão lụt ở Phillippines mặc dù ai cũng biết là cả Indonesia và Phillippines vừa mới chịu đựng những thiên tai rất nặng nề và đang kêu gọi thế giới giúp đỡ họ. Đây là hai quốc gia duy nhất đã rất nhân đạo với chúng ta khi không thực hiện chính sách đẩy tàu thuyền nhân Việt Nam ra biển (push-back policy) như Malaysia và Thailand đã từng làm và đã gây thiệt mạng không biết bao nhiêu ngàn thuyền nhân Việt Nam mà con số sẽ không bao giờ được biết chính xác.

Đặc biệt, Phillippines còn là quốc gia duy nhất đã không thực hiện chính sách cưỡng bức người tỵ nạn hồi hương về lại Việt Nam như các quốc gia khác đã làm vào những năm đầu thập niên 1990, và mặc dù Phillippines không giàu có gì họ đã tiếp tục cưu mang gần 2500 người tỵ nạn Việt Nam trong khi chính Liên Hiệp Quốc đã thông qua chương trình Hành Động Toàn Diện nhằm dẹp bỏ hết các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á. Các quốc gia tạm cư đó đã không “kỳ thị” chúng ta khi mà chính “anh em Nam Bắc một nhà” đã kỳ thị chúng ta bằng những chính sách và hành vi trả thù hèn hạ nhất sau 1975 như tra tấn, trấn nước, bỏ tù, bỏ đói, khủng bố tinh thần, tra khảo lý lịch mấy đời, ngăn sông cấm chợ, rượt đuổi chúng ta đến tận cửa biển để vòi tiền nhưng vẫn bắn súng AK vói theo tàu chúng ta cho chìm tàu và để bắn bỏ ghét “bọn bám chân đế quốc”. Đó là chưa kể hàng ngàn mộ phần của những thuyền nhân Việt Nam xấu số đã vĩnh viễn nằm lại trên những quốc gia tạm cư đó. Ơn nghĩa vậy mà chúng ta đã và đang làm được gì cho Indonesia hay Phillippines trong lúc họ đang gặp hoạn nạn vì thiên tai và đang kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới ? Hay chính chúng ta đang “kỳ thị” họ vì chúng ta chỉ biết cứu trợ cho Việt Nam mà thôi ?

Cứ tưởng tượng xem, nếu như trong lúc khốn khó này mà chính quyền Hà Nội tặng cho họ một món tiền cứu trợ và hứa hẹn sẽ tặng thêm tiền để họ xây nhà cửa, khách sạn hoặc các cơ sở thương mại ở ngay trên phần đất của các trại tỵ nạn năm xưa hoặc ngay trên các phần mộ của hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam. Nói rằng Hà Nội làm “áp lực” thì e rằng ta hơi quá đáng vì thực sự ra trong lúc khốn khó này của Indonesia và Phillippines thì Hà Nội chỉ cần “tặng” tí tiền mà không cần gây “áp lực” gì cả cũng đủ để cho các chính phủ sở tại và người dân Indonesia & Phillippines nhận ra thái độ im lặng, dửng dưng và vô ơn của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trong lúc này.

Hơn bao giờ hết đây là thời điểm thuận tiện nhất để cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đa số người Việt hải ngoại hiện nay đều có liên hệ ít nhiều đến các thuyền nhân 20 - 30 năm về trước, là con cháu của các thuyền nhân, hay được chính các thuyền nhân bảo lãnh từ Việt Nam qua, hoặc được chính các hội đoàn người Việt tỵ nạn vận động với các chính phủ sở tại bảo lãnh từ Việt Nam qua như diện H.O. chẳng hạn. Với một tập thể đông đảo như vậy, chúng ta không thể nào hành xử như thể … khi khổng khi không bỗng nhiên có cả triệu người Việt Nam “rơi xuống” tỵ nạn ngay trên đất Mỹ này. Thật là đáng trách nếu như chúng ta cố tình hành xử như những kẻ vô ơn, hoặc quên đi căn cưóc tỵ nạn của chính mình, hay chỉ biết kể cho con cháu nghe chuyện vượt biên năm xưa như một chuyện cổ tích xưa rích cần được nhắc lại vào ngày 30 tháng 4 hằng năm mà thôi.

“Thuốc đắng dã tật. Sự thật mất lòng”. Chắc chắn là bài viết này sẽ làm cho nhiều người khó chịu hay nổi giận, nhất là các hội đoàn từ thiện hay cơ quan truyền thông đang chăm chú kêu gọi cứu trợ bão lụt miền Trung Việt Nam. Hy vọng rằng quý vị sẽ bình tâm khi đọc lại sự giải thích và trình bày lý do ở phần đầu của bài viết này. Xin được nhấn mạnh là bài viết này không phải là ý kiến hay chủ trương của tòa báo, mà chỉ đơn thuần là ý kiến của một cá nhân. Nhưng “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Vì sĩ diện chung của tập thể người Việt tỵ nạn, và vì lợi ích chung của cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các toà soạn đã đồng ý đăng tải bài viết này của tôi trên quý báo.

Tôi trông chờ các vị đại diện cộng đồng, hoặc một hội đoàn từ thiện hay đoàn thể nào đó sẽ “can đảm” đứng lên kêu gọi một cuộc lạc quyên cứu trợ các nạn nhân động đất và thiên tai ở Indonesia và Phillippines như một sự đền đáp lại nghĩa cử cao đẹp của các quốc gia này khi đã ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam năm xưa. Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này. Tôi cũng ước mong nhiều người sẽ vào thăm trang web của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (www.vktnvn.com) để tiếp tục ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm vận động chính phủ Indonesia giữ lại các di tích trại tỵ nạn cho con cháu chúng ta có cơ hội tìm hiểu lý do vì sao chúng đã không mang quốc tịch Việt Nam, để chúng được tận mắt nhìn thấy chứng tích của một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc và cũng để chúng biết thông cảm với những nỗi khổ đau và trăn trở của thế hệ thuyền nhân Việt Nam. Mong lắm thay !

Viết tại Quận Cam, 15 tháng 10, 2009.
Nguyền mỹ Linh

 
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #100 - 06. Nov 2009 , 16:31
 
Chi Đ Đ
Cry Cry Cry Cry
EM-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #101 - 08. Nov 2009 , 11:06
 
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !
Back to top
« Last Edit: 08. Nov 2009 , 11:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #102 - 08. Nov 2009 , 11:55
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Nov 2009 , 11:06:
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !


Vâng, Đ Đ đã dời sang mục Suy ngẫm như ĐMỹ đề nghị. pansytim

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #103 - 08. Nov 2009 , 18:39
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Nov 2009 , 11:06:
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !


MO MEO OI,
SAY NHO MAY NAM VE TRUOC, SJ KHAI TRUONG VIEN BAO TANG THUYEN NHAN , CO MOI LVD MAC AO DAI XANH VA THUY QUAN MAC AO TRANG...VUI VA DAY CUNG LA 1 KY NIEM KHO QUEN.

TRONG THOI BUOI KHO KHAN NAY...SAY THAY NHIEU NGUOI LAM VIEC THIEN, BANG CACH NAY, HAY BANG CACH KHAC , DEN DANG KHEN NGOI...
HOAN HO TINH THAN TUONG THAN TUONG TRO  , VA MONG THAY CHUNG TA NEN GIUP , NEU CO NHIEU DIEU KIEN VA CO HOI .
2 BC ALEX THAN AI GOI DEN ME CUA MO MEO, GD VA NHAT LA MO LUON AN LANH .
NATALIE GOI LOI THAM KHUE TU , CHAU XEM DVD CUA  OX MINH CHAU QUAY ,  DA GOI TANG SAY, TRUOC KHI 2 VC VE VN . NATALIE VA GD CU TAM TAC KHEN 2 ME CON MO SAO MA  NHIEU TAI THE .
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #104 - 08. Nov 2009 , 22:11
 
Mợ Say ơi,

Cám ơn mợ hỏi thăm mẹ Mẽo và con bé Tú.
Mẽo có viết thăm mợ mấy hôm trước, chắc trong Gánh Hàng Hoa, mợ thấy chưa   Grin
Mợ copy cho Mẽo DVD của Minh Châu được không?
Con gái cưng Natalie sao rồi? Chân đã lành hẳn chưa?
Thơm Alex cho My nha  Kiss

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #105 - 14. Nov 2009 , 08:06
 

CẦU PHẬT



Chú Tiểu cầu xin :

" ... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

Phật nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Thế th́i` xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".

Phật nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".

Chú Tiểu: " Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Vâng, cũng được".

Phật thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".

Chú Tiểu đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".

Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm cả những người nào đọc được bài  này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #106 - 21. Nov 2009 , 00:21
 

Nụ Cười tuyệt vời




 

...

 
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

...

   
Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.
Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: "Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"...  Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc.
Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười".

...

 
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều.
Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành:
"Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau..."

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #107 - 25. Dec 2009 , 20:22
 
Tỵ Nạn Việt Nam

    
Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD / 1người / 1 năm. Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí. Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.


Kính chuyển và góp ý:

Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:
- 5000.000 du khach Việt Kiều, mỗi ngưòi về nước mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim. Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.


Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD / 1người / 1 năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí. Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí. Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD / 1 người / 1 năm.
   Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ. Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975. Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Washington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

- Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.    
- Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
- Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
- Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính &  Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.
Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau? Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?
Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại.
VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”. 35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta. Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”.
VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân.
VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước. Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”  Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam. Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta. Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!
Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.
Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng. Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.
       
                            o0o
35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.
Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị. Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.



[TYNANVIETNAM]
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #108 - 29. Dec 2009 , 20:09
 


Tâm sự Tuổi Già

Tháng ngày hối  hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh,  nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống  thanh thản, sống thoải mái.
  Qua một ngày,  mất một ngày .Qua một ngày, vui  một ngày. Vui một ngày  lãi một ngày...
Hanh phúc do  mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình  phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là  cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở  tâm trạng.
  Tiền không phải   là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so  đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại   thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng   mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại  sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà  mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm  chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu  tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó..

  "Quãng đời   còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho   nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ   kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ  hạnh" hãy làm "con chim bay lượn".  Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì  chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống,  hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó  mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.

  Tiền bạc rồi  sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang  là quá khứ, sức khoẻ là của mình... 
  Cha mẹ yêu con  là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.  Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài  câu là thấy đủ rồi.  Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con  chẳng dễ chút nào.  Nhà cha mẹ là  nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha  mẹ.   Khác nhau là  thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con  là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.  Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. 
Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu  "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, có  khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ  đần cũng không làm nổi.  Trông cậy vào  đồng tiền ư ? chỉ còn cách đấy. 

    Cái được   người ta chẳng hay để ý; cái không được thì   nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung  sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào  sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời  rất quý trọng và biết thưởng thức những gì  cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý  nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý  nghĩa hơn. 
Cần có tấm  lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc,  tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
Tập cho mình  nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt  mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc  giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận   tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thểyên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự  nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ  cao, tuổi thọ cao chẳng bằng  niềm vui thanh cao.
  Quá nửa đời   dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao   nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì   làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
  Sống trên đời   không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là   lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm   cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở.  Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực,  thế nào cũng xong.
  Tuổi già tâm  không già, thế là già mà không già; tuổi không  già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng giải quyết một vấn đề thì nên nghe già.
  Sống phải năng   hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì khôhg đủ chất bổ, quá nhiều  thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu...  mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI".
Người ngu gây   bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham
uống.....)  Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh.....) .  Người khôn  phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.  Khát mới uống,  đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh....ĐỀU LÀ MUỘN.

Phẩm chất sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ  thuộc vào cách suy tưởng : Suy tưởng hướng lợi là bất  cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng suy tưởng hướng lợi để xây dựng cuộc sống  tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Suy tưởng  hướng hại  là suy tưởng tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già  chóng chết
"Chơi " là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy   dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử  nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi   là đùa.. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng  cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một  tuần hoàn lành mạnh.
  "Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh..  Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh   là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có   lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ   sống lâu...
  Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.

"Cuộc sống tuổi già nên có nhiều bạn gìà trong nhiều thành phần,nhiều mẫu người với nhiều màu sắc khác nhau trong xã hội. Có  một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta  chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều   chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
  Tại sao khi về   già người ta hay hoài cổ "hay nhớ lại   chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời,  người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. 
  "SINH - LÃO -  BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.

Back to top
« Last Edit: 29. Dec 2009 , 20:11 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #109 - 02. Jan 2010 , 08:45
 

Mời cả nhà bấm vào hàng chữ dưới đây để xem một slideshow đẹp và thâm thúy.



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #110 - 05. Jan 2010 , 22:07
 
Đến Một Lúc


...

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.

...


Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.


Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cầ thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

...


Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai.

Thích Thông Nhã

vuonhoa vuonhoa
Back to top
« Last Edit: 05. Jan 2010 , 22:08 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Suy Ngẫm
Reply #111 - 05. Jan 2010 , 22:17
 
Cảm ơn cô TL đã giới thiệu một bài pháp thoại về đời sống đầy lợi ích thiết thực.

Búp Sen,
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #112 - 06. Jan 2010 , 17:59
 
Chuyện Cửa Thiền : Hai Viên Gạch Xấu


Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.
Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!"

"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao." - Vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 997 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đo, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.




...
Back to top
« Last Edit: 06. Jan 2010 , 18:03 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #113 - 09. Jan 2010 , 00:03
 


"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn".


Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu


Tác giả: Shinra

Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !
Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam , xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.
Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.
Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam ? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam , hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam ?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn...."
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #114 - 28. Jan 2010 , 23:14
 
Gửi đến cả nhà bài viết rất hay do giáo sư Châm gửi




ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC
Jan 17, 2010

 




- Zitierten Text anzeigen -
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

"Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Đường lối, là Chân lý và là Lẽ sống." [Giám mục Milman].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Đức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [Một Văn Hào Tây Phương"].

"Đức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Đức].
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [Tiến Sĩ S. Radhakrishnan] .

Điều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Đức Phật Của Chúng Ta"].

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.


Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân... Đức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Đức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [H.G. Wells].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Độ giáo"].

Đức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Đức].

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"hoado nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"hoado nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Đức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer] .

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [Tổng thống Nehru].

3.. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương].

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].

Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].

Đức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. (Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo").

4. Giáo pháp của Đức Phật:

Đọc một chút về Phật









Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #115 - 24. Feb 2010 , 11:20
 
Vô tâm

Quốc Nguyên

Ngày mai con chở má đi chùa nha! Không, con bận rồi. Tết làm gì mà bận? Thì má cứ biết con bận là được rồi. Nhưng con đi đâu, cả năm má nhờ chở đi chùa một lần... Con có hẹn đi chơi với bạn rồi, má đi xe ôm nha...

Người mẹ buồn thiu.

Chắc không ít lần chúng ta bắt gặp những mẩu đối thoại tương tự như thế, mà đôi khi nghe riết lại trở thành quen, đến mức xem là chuyện bình thường.

Nhưng điều đó đâu có bình thường.

Một lần, trong buổi trò chuyện với khá đông sinh viên, một nhà giáo đã hỏi liệu bao nhiêu bạn trong số những người ngồi đây biết ba mẹ mình thích ăn món gì nhất? Ông chờ đợi mãi, nhìn quanh khán phòng và cuối cùng chỉ nhận những cái lắc đầu hoặc cười trừ quay đi.

Có lẽ không phải tất cả nhưng chẳng mấy khi con cái quan tâm cha mẹ mình đang muốn gì, thích gì. Thậm chí không phải ai cũng nhớ ngày sinh của cha mẹ mình. Nhưng ca sĩ thần tượng, diễn viên yêu thích, ngôi sao nào đấy sinh ngày nào, vừa ra đĩa tên gì, lịch biểu diễn ra sao, thích được tặng hoa gì, thú bông loại nào... lại nhớ vanh vách, rõ như đó chính là sở thích của mình! Điều này hẳn nhiên không lạ gì với các bạn trẻ, nhất là những bạn mới lớn, quen nhận sự chăm sóc của cha mẹ hơn là phải có trách nhiệm quan tâm đến một ai đó.

Còn người yêu thì khỏi phải nói. Nhất cử nhất động đều không lọt khỏi tầm ngắm, những ngày kỷ niệm lúc nào cũng nằm trong bộ nhớ. Có khi ta kể một cách vô tư với cha mẹ đã vất vả ra sao để tìm những món quà tặng không đụng hàng cho cô người yêu ngày sinh nhật. Trong khi ngày mẹ cha bước qua tuổi mới, ta quên cả lời chúc mừng, nói gì đến một cành hoa...

Nhưng cha mẹ thì lúc nào cũng biết rõ, rất rõ từng đứa con mình thích gì và muốn gì để tìm cơ hội thực hiện cho con mà chẳng bao giờ chờ một sự đáp trả...

Một phút. Thử xem: một phút ít ỏi trong ngày chúng ta dành để hỏi thăm cha mẹ một câu. Một phút ngắn ngủi để phụ cha một tay làm cho xong công việc nào đấy. Hoặc một phút không làm gì cả, mà chỉ nghĩ đến đấng sinh thành
Back to top
 
 
IP Logged
 
khanh-van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 992
Re: Suy Ngẫm
Reply #116 - 02. Mar 2010 , 11:24
 
CHÌA KHOÁ NIỀM VUI

cám ơn bạn MINH HẢI -LVD 62-69 gửi cho đọc một bài văn hay


Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi “ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không”?

Anh bạn nói “cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.

Sydney Harries lại hỏi tiếp “như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ”?

Người bạn trả lời: “tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?

Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.

Một người phụ nữ thường than phiền trách móc : “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

Một người mẹ khác thì nói “con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.

Một vị trung niên của một công ty thở dài nói “ công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

Bà cụ kia than thở “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.

Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên “thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, ...”

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép ngừơi khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con ...và anh/ chị/con... phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do là nhìn họ mà thấy sợ vì chỉ nghe trách móc, hờn giận.

Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm  và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình ,như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.


...


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #117 - 03. Mar 2010 , 21:42
 
Hạnh Phúc Vô Biên


Khuyết danh



Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều. Phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát.

Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu.
Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy.

Một buổi sáng nọ, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người bệnh còn lại theo đề nghị của ông ta… Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó," cô y tá nói.
Hạnh phúc thay, khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được.

Tác giả của câu chuyện này không rõ là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Đây là một lá thư, nhưng đừng giữ lại lá thư này, cũng đừng gửi tiền cho ai cả. Hãy gửi lá thư này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất! Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật. Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn. Chúc bạn may mắn!

Câu chuyện thật hay và thật cảm động. Trong cuộc sống, đem được niềm vui tới cho mọi người cũng chính là đem niềm vui tới cho chính mình, cái triết lý đơn giản này mong rằng ai cũng hiểu .Nếu được như vậy thì trái đất này tràn đầy hạnh phúc và niềm vui.

Qua cửa sổ bức tường lạnh lùng và câm lặng
Nhưng với ta là cả một thế giới muôn màu
Có hương, có hoa có bầu trời xanh biếc
Mặt hồ xa liễu rủ bóng thiên nga
Bạn đi rồi, ta nhìn qua khung cửa
Chợt bàng hoàng, lòng bạn xiết bao la
Bạn đã xa nhưng bao lời bạn kể
Đẹp như đời, lấp lánh ánh sao sa
Back to top
 
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Suy Ngẫm
Reply #118 - 06. Mar 2010 , 17:51
 
Lời Hay Ý Đẹp


Desiderata
by Max Ehrmann(1927)

(nguyên tác bạn đọc có thể lấy từ Google hay Yahoo)

Bản dịch: Đòan Thanh Liêm (2009).

Hãy giữ bình thản tự tại ở giữa sự ồn ào vội vã, và nên nhớ đến sự an bình có được trong trạng thái thinh lặng.
Hãy đối xử thuận thảo với mọi người, trong chừng mực tối đa có thể được mà không phải là sự đầu hàng.
Hãy nói sự thật của bạn một cách ôn tồn và rõ ràng; và lắng nghe mọi người khác, kể cả người ngu đần, dốt nát; họ đều có nỗi niềm tâm sự của riêng họ.
Hãy tránh xa người hay ồn ào lớn tiếng và thích gây hấn; họ là lọai người gây phiền nhiễu cho tinh thần.
Nếu bạn mà so sánh mình với các người khác, thì bạn có thể đâm ra kiêu ngạo hay cay cú, bởi lẽ luôn luôn có người hơn hay kẻ kém so với chính bản thân bạn.
Hãy vui thích với những thành tựu và dự án của bạn.
Hãy chú trọng đến nghề nghiệp riêng tư của bạn, mặc dù nó khiêm tốn đến mấy; bởi vì đó mới đích thực là sở hữu của riêng bạn giữa sự thăng trầm của thế sự. 
Hãy thận trọng trong công việc làm ăn, vì thế giới đày dãy những lừa lọc dối trá.
Nhưng cũng đừng nên tự bịt mắt mình trước điều nhân đức; bởi lẽ vẫn có nhiều người tranh đấu vì lý tưởng cao cả, và bất cứ ở đâu thì cuộc sống cũng đày dãy lòng dũng cảm.
Hãy đích thực là mình. Đặc biệt không nên giả vờ tỏ ra sự âu yếm.
Mà cũng đừng nên hòai nghi yếm thế về tình yêu, bởi lẽ đối mặt với tất cả sự khô cằn và vỡ mộng, thì tình yêu vẫn tồn tại miên viễn như cây cỏ.
Hãy lịch lãm nghe theo lời khuyên của các bậc cao niên, và biết duyên dáng nhường bước cho tuổi trẻ.
Hãy bồi dưỡng sức mạnh tâm trí để che chắn cho bạn trong lúc họan nạn.
Nhưng đừng gây phiền muộn cho mình với những tưởng tượng đen tối.
Nhiều nỗi sợ hãi phát xuất từ sự mệt nhọc và nỗi cô đơn.
Vượt lên trên cả kỷ luật lành mạnh, hãy lịch sự nhỏ nhẹ với chính mình.
Bạn là một người con của vũ trụ này, không thua kém gì so với cây cối và tinh tú; bạn có quyền được có mặt nơi đây.
Và dù tỏ tường hay không rõ rệt đối với bạn, chắc chắn là vũ trụ này phải tỏ lộ ra cho con người.
Bởi vậy, hãy hòa hõan với Thượng Đế, dù bạn quan niệm Ngài bất kể như thế nào.
Và bất kể sự vất vả và ước vọng của bạn ra sao trong cái hỗn độn ồn ào của cuộc sống, bạn hãy ráng giữ được sự an bình trong tâm hồn.
Với tất cả nỗi nhục nhằn, vất vả, và giấc mộng đổ vỡ, thì thế giới này vẫn là tuyệt diệu.
Hãy vui lên. Hãy phấn đấu để mà được sống hạnh phúc.


vuonhoa vuonhoa


Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #119 - 14. Mar 2010 , 17:42
 
Những Mẩu Vải Màu


            Đầu năm Canh Dần đọc được tin mới: truyền đơn “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” do 4 tổ chức đấu tranh thực hiện và phổ biến trong nước, kêu gọi mọi người dân cùng hiệp lòng phát huy lòng yêu nước và nếu là cán bộ, bộ đội hay đảng viên hãy bỏ đảng Cộng Sản, đứng về phía nhân dân. Lòng thật vui vì thấy đã có dấu hiệu đoàn kết trong trận tuyến chống cộng. Chưa hết, còn cả thông điệp “Hãy Cùng Đứng Lên” của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, kêu gọi toàn dân tộc hãy mạnh dạn can đảm đứng lên giành lại quyền tự quyết của dân Việt. Xin được tỏ lòng cảm phục ý chí dấn thân và can đảm của các vị này.

            Nhưng thiển nghĩ, nếu tự đặt trường hợp tôi là một người nào đó đang ở Việt Nam, thí dụ là một dân oan đang sinh sống tạm bợ ở một công viên nào đó ở Hà Nội, đang chờ đợi đơn khiếu kiện nhà cửa bị tịch thu oan ức, và vào một  ngày đầu năm nhặt được một tờ truyền đơn nêu trên, hay nghe đâu đó qua người quen kể      về lời kêu gọi của  Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, tôi sẽ nghĩ gì và sẽ làm gì ? 
Tôi có dám công khai chống lại đảng và nhà nước Việt Cộng, một bạo quyền độc tôn độc tài đang trở nên càng ngày càng hung hãn và đán áp thô bạo như những lúc gần đây được biết đến ? Có và còn ai nữa sẽ cùng đứng bên tôi, chung một lý tưởng ? Chống lại bằng cách nào ? Bắt đầu từ đâu, như thế nào ? Vợ con và gia đình tôi sẽ ra sao nếu như rủi ra (hay là chắc chắn) tôi bị nhà nước “xử lý” như đã làm với Lê Thị Công Nhân, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức …. ?
Đó là những ưu tư và tâm tình rất có thể xảy ra trong lòng tôi lúc đó. Rất có thể tôi sẽ liều mình, dấn thân (như các vị anh hùng anh thư tranh đấu cho nhân quyền nêu trên); và cũng rất có thể tôi chỉ tiếp tục nuôi lòng căm phẩn đối với bạo quyền như bấy lâu nay và tiếp tục chịu đựng số phận của một người dân oan (như bao nhiêu dân oan đó đây chung quanh tôi). Tôi phải làm gì đây ?

          Đến đây chắc mọi người đã hiểu. Vấn đề được đặt ra ở đây là:

-        Những lời vấn tội đảng Cộng Sản Việt Nam mà chúng ta đã nêu lên trong suốt mấy mươi năm qua đã đủ chưa hay cần phải làm gì hơn nữa ?

-         Công cuộc đấu tranh dành tự do và dân quyền ở Việt Nam đã và cần đến giai đoạn nào ?

-         Hiệu quả của công tác dân vận, ngoại vận và đấu tranh chống cộng của chúng ta đang làm như thế nào ?

            Những gì chúng ta đã làm đến nay như
báo động, lên tiếng, phản đối, kêu gọi, tố cáo, nhận định, trình bày, vạch trần, kiến nghị, …
đã có thể coi là tạmđủ.Trừ ra một thiểu số rất ít đảng viên cộng sản còn u mê và cố bám víu vào ý thức hệ cộng sản, hay đám chạy theo vì quyền lợi làm ăn, ai mà không biết cộng sản là gì, tội ác chúng như thế nào. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không ngừng nghỉ tố cáo, vạch trần tội ác và những vi phạm của Việt cộng đối với dân tộc, khi cần đến. Nhưng chúng ta cũng không thể dừng ở đó. Tất cả các chế độ cộng sản đông Âu và Liên Xô đã không sụp đổ chỉ vì nhân dân các nước đó hay cộng đồng thế giới nhận thức được chính quyền độc tôn cộng sản là gì, đã làm nên tội ác gì, tệ hại ra làm sao v.v... Thiết nghĩ, sự nhận thức hay tố cáo đâu là nguồn cội và nguyên do cho bao nhiêu bất công, băng hoại xã hội, hay nguy cơ mất nước dù là điều cơ bản và thiết yếu, nhưng rất tiếc lại chưa đủ để lật đổ được một bạo quyền độc tôn.

            Chúng ta cũng không thể dừng ở đó. Phải hành động thiết thực và cụ thể hơn. Mỗi chiếc dịch hay phong trào tranh đấu đề ra cần phải cân nhắc đến những gì có thể thâu lượm được sau đó. Và những kết quả đạt được này
phải là
những viên gạch bậc thang đưa chúng ta đến gần mục đích hơn: Chấm dứt chế độ độc tài đảng trị, bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ, tự do công bình xã hội cho mọi người dân. Mỗi cuộc biểu tình, mỗi lần rải truyền đơn đều cần phải lượng định trước hiệu quả của từng chiến dịch. Luôn tự hỏi, tờ truyền đơn này, cuộc xuống đường kia hay lời kêu gọi nọ sẽ tác động như thế nào, đến đối tượng nào, sẽ giúp cho công cuộc đấu tranh tiến gần tới mục đích thêm được bao nhiêu. Chỉ khi nào chúng ta trả lời được những câu hỏi như thế có nghĩa là chúng ta đã làm việc có hiệu quả.

            Nhìn lại một trường hợp để làm thí dụ: Hồi đầu năm nay, ở quận Cam, California, cộng đồng người Việt đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ để đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, với sự hưởng ứng tham gia của khoản 10.000 người Việt. Hôm đó, tôi cũng đến và tham dự cuộc tuần hành này. Cuộc tuần hành với rừng cờ, biểu ngữ đi lòng vòng theo các lối mòn trong một công viên rộng lớn đầy cây xanh và cỏ mượt tươi mát vào một ngày chúa nhật yên ả. Tôi vừa đi theo đoàn biểu tình, vừa phụ hoạ theo những lời hô hào “đả đảo Việt cộng ...” và âm thầm tự hỏi: Cuộc xuống đường này của 10.000 người Việt yêu quê hương và căm phẩn bọn Việt cộng này có giúp gì cho “cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam”, như mục đích đã nêu trên và được đề xướng từ ban tổ chức? Cụ thể hơn, đặt ra câu hỏi: chúng ta đã đạt được những gì? Tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam qua đó sẽ được cải thiện chút ít gì chăng? Và nhận định của riêng tôi là: sau cuộc đi bộ xuống đường, những người tham dự sẽ ra về với lòng căm thù Việt cộng được tăng thêm, một số báo chí, đài radio, truyền hình Việt hải ngoại có thêm chất liệu cho chương trình thông tin của họ. Ngoài ra còn gì nữa? Có thể là một vài người bản xứ chạy bộ tập thể dục trong công viên ngày hôm ấy tò mò hỏi han chuyện gì và được giải thích những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Và những giáo dân hay phật tử bị áp bức, cấm cản và trù dập ở Việt Nam sẽ được gì, một chút gì, sau cuộc xuống đường của chúng ta ngày hôm nay trong một công viên đẹp đẻ và yên lành này? Đất nước ta sẽ có thêm chút tự do nào sau những lời hô hoán khan cổ của chúng ta ngày hôm nay giữa khu công viên bình thường tương đối vắng lặng và êm đềm trong một ngày chúa nhật nắng đẹp? Đặt ra những câu hỏi tự chất vấn mình như thế, chúng ta sẽ thấy được kết quả cụ thể chúng ta đã đạt được. Tổ chức để  qui tụ được 10.000 người không phải là điều dễ làm. Bao nhiêu là công sức và tiền bạc của những thành viên sinh hoạt tích cực, bao nhiêu là những cuộc vận động kết hợp, điều phối của các hội đoàn, đảng phái, ban ngành v.v.... Tôi nghĩ, phải chi cuộc biểu tình này được diễn ra ở nơi khác :

-        downtown Los Angeles, để cho thật là nhiều người dân bản xứ và các cơ quan công quyền địa phương biết đến. Mục tiêu ở đây là tố cáo tội ác Việt cộng trước dư luận thế giới. Dù là mục đích rất hạn hẹp và vẫn còn tương đối trừu tượng, nhưng vẫn còn hơn nhiều lần với cuộc đi bộ trong công viên nêu trên (gần như chúng ta chỉ tố cáo cho chính chúng ta nghe mà thôi).

-        hay trước toà giám mục quận Cam, hay quận Los Angeles, để chính thức trao cho toà giám mục thỉnh nguyện thư của chúng ta nhằm yêu cầu các vị giám mục trong khả năng và mức độ có thể hãy tạo áp lực và ảnh hưởng đến dư luận công chúng, yêu cầu chính phủ (tiểu bang và liên bang) lên tiếng can thiệp vào vấn đề tự do tôn giáo vốn vẫn là vấn đề rất nhậy bén và ưu tiên với các xứ Âu Mỹ. Mục tiêu của chúng ta ở đây, nếu thuận lợi, sẽ là có thêm tiếng nói chính thức của thế lực tôn giáo sở tại tham gia vào phong trào đòi tự do tôn giáo, có thêm một số chính trị gia, phóng viên, hội đoàn Mỹ ủng hộ chúng ta, cùng yêu cầu và có thể tạo áp lực lên chính quyền Việt cộng. Nếu không đạt được như thế, ít ra chúng ta đã tạo được sự chú ý của dân bản xứ đến tình trạng tồi tệ về tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta sẽ không chỉ là 10.000 người mà là 20.000, 40.000 nguời hay hơn nữa. Có thể đức giám mục sẽ yêu cầu các giáo xứ họ đạo trong vùng cùng hiệp thông cầu nguyện chung trong một ngày nào đó v.v...

-        hay trước toà nhà quốc hội tiểu bang, hay trước một cơ sở truyền thông địa phương, hoặc hay trong phố trên đường dẫn vào phi trường LA, … với lời kêu gọi tẩy chay hiệp thương, đầu tư, hay du lịch Việt Nam. Giới đầu tư hay du khách sẽ suy nghĩ lại khi biết rõ hơn tình hình thực tại ở Việt Nam. Một cuộc xuống đường 10.000 người không phải là ít, nhất là đối với người Mỹ. Chính giới ở Mỹ sẽ chú ý đến vấn đề Việt Nam hơn, và nhất là biết được cử tri người Mỹ gốc Việt, người sẽ đi bỏ phiếu cho lần bầu cử sắp tới, muốn gì, quan tâm chuyện gì.

            Ngoài ra, chúng ta cần có một phương pháp đấu tranh mới và thực tiễn hơn, đặc bìệt cho quốc nội. Trong bài này tôi xin trình bày thiển ý và đưa ra một đề nghị.

            Trước hết, trở lại trường hợp rải truyền đơn hồi đầu năm mới đây cũng như lời kêu gọi của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Tôi nghĩ, thay vì chỉ hài tội (Việt cộng), vạch mặt (âm mưu bán nước) và kêu gọi (nhân dân đoàn kết đấu tranh), chúng ta nên có thêm những huớng dẫn, gợi ý, và tổ chức những cuộc xuống đường tuy bất bạo động nhưng với những mục tiêu rõ ràng và nhất là với những hướng dẫn cụ thể giúp dân chúng trong nước biết cách để có thể tụ tập “bán chính thức”, xuống đường “bán chính thức”, và có cơ hội có thể tạo ra được làn sóng đấu tranh sinh động, rộng khắp và khó bị đàn áp. Xin đơn cử một vài thí dụ:

-        Tung ra những chiến dịch rải truyền đơn bằng giấy hoặc qua email trong nước, đặc biệt nhắm đến giới sinh viên, học sinh, công chức, thầy cô giáo, v.v.... Lời lẽ trình bày phương cách phản đối Trung quốc lấn biển chiếm đất, có thể như: bất kỳ sau khi có một bản tin nào đại loại liên quan đến “tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân...”, hay “rừng đầu nguồn”, hay “16 chữ vàng” v..v.. mỗi người hãy thắt một mẩu vãi nhỏ (mầu vàng, nâu, trắng hay xanh... nhưng không là mầu đỏ) trên tất cả cây trồng chung quanh toà đại sứ và Lãnh sự Trung quốc. Việc làm này hoàn toàn không gây hại cho người tham gia, vì công an không thể nào bắt một người chỉ vì thắt một mẩu vải không có mang bất cứ nội dung “phản động” nào. Mặc dù không có lời lẻ nào viết trên các mẩu vải như thế, nhưng tôi đoan chắc là chỉ sau một thời gian ngắn, sau vài ba lần như thế, mọi người sẽ biết được qua các lời truyền khẩu đồn đại trong dân gian. Những mẩu vải này nói lên sự bất mãn của dân Việt, của người dân bị bóp nghẹt tiếng nói, để phản đối bạo quyền, và ngay cả để tỏ tình tương thân đoàn kết với những nạn nhân ngư nhân. Người Việt mình đến nay chưa quen với cách tỏ hiện này, nhưng lại rất phổ biến ở Âu Mỹ, như đem hoa đem nến đến đặt trước một địa điểm đã xảy ra chuyện gì đó (một tài tử vừa qua đời, một nạn nhân hình sự vừa được khám phá, v.v...). Chỉ là một hành động đơn giản (để hoa xuống đất) nhưng ai nấy đều hiểu ý nghĩa là gì. Gần đây ở Thái Lan đã có những biểu hiện có khuynh hướng như thế: nhóm áo vàng, áo đỏ v.v... Chỉ bằng với mầu sắc, họ đã tạo nên được mối tương quan và đoàn kết trong một chiến dịch nào đó. Theo tôi, sau vài lần, để ngăn chặn chuyện “biểu tình bán chính thức” cột vải mầu vào cây này, bọn công an chỉ có nước cử người gác ở … trước từng gốc cây mà thôi.

-        Tương tự như thế, đối với các đàn áp tôn giáo (Đồng Chiêm, Thái Hà, Bát Nhã, Hoà Hảo...) chúng ta có những chiến dịch tung truyền đơn với những hướng dẫn như trên. Những mẩu vải có thể buộc vào tay, đơm vào áo, cột vào xe, treo trước nhà, v.v... Thoạt đầu, có thể chỉ có một vài người làm theo (vì thấy không có làm gì trái pháp luật), rồi một số đông khác sẽ noi theo, sau đó có thể bị công an làm khó dễ, nhưng kết cuộc bọn chúng chẳng làm được gì, vì có ai hô hào chống đối gì đâu. Cái hình ảnh cả một làng Đồng Chiêm (và một số làng kế cận) đều nhất loạt “biểu tình bán chính thức” như thế (nhà nhà treo vải, bất kể tôn giáo nào, xe đạp xe bò xe đò xe ôm thắt vải, trên áo học sinh gắn vải, trên tay cột vải,v.v...) sẽ làm cho bọn công an chùng tay e sợ hơn và nhất là nhận ra được đâu là quần chúng thực sự, đâu là toàn dân thực sự. Nếu có một giáo dân bị đánh đập hay bắt bớ, hãy tung truyền đơn (bằng giấy, hay email) kêu gọi sự bầy tỏ tình liên đới và đoàn kết bằng cách đến trước nhà nạn nhân cột ở hàng dậu một mẩu vải nhỏ. Nếu chúng ta tổ chức và kêu gọi được như thế, chuyện gì có thể sẽ xảy ra ? Có thể một tuần sau, trước hàng rào của ngôi nhà đó hoặc nhà thờ phất phơ không biết bao nhiêu mẩu vải đồng mầu. Công an sẽ đến tháo ra, làm những chốt chặn đầu ngỏ, dựng những ụ đất ngăn việc đi lại đầu làng, nhưng không sao, đồng bào sẽ tiếp tục thắt những mảnh vải ấy ở những hàng cây trên đường dẫn vào làng, trong hành lang bệnh xá, chung quanh trường học, trên xe lửa, ở Hà Nội, ở Đà Lạt, ở Sài Gòn. Bất cứ khi nào thấy có mảnh vải như thế ai nấy đều hỏi nhau, “chuyện gì thế?”, và cứ như thế, tin tức được truyền đi và sẽ có nhiều người gia nhập thêm vào “phong trào biểu tình bán chính thức” này.

            Nhân đây xin nhắc lại lời kêu gọi “một tháng bất tuân dân sự” của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ vào dịp tháng tư năm 2009, kêu gọi mọi người biểu tình bất bạo động bằng cách … ngồi ở nhà, không ra đường. Ở ngoài này, tôi không rõ người dân trong nước có hưởng ứng lời kêu gọi này không ? Nhưng tôi có thể hình dung ra, chỉ một số rất ít được biết đến lời kêu gọi này (là phật tử, thường theo dõi thời cuộc qua mạng, biết cách vượt tường lửa...). Và khi biết được, họ có thể hưởng ứng không ( ở lì trong nhà suốt cả tháng, không đi làm...) ? Hiệu quả như thế nào ? Tôi nghĩ hiệu quả của lời kêu gọi này rất ít. Ở đây, xin nói rỏ một điều: Lời kêu gọi “một tháng bất tuân dân sự” thật ra có thể sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp, đặc biệt, nhất là ở giai đoạn quyết liệt sau cùng trong cuộc đấu tranh chống Cộng sản, như cuộc đấu tranh của thánh Gandi ở Ấn độ ngày trước phản đối bọn thực dân Anh. Nhưng phải chăng còn quá sớm cho tình hình nước ta hiện nay?

            Tóm lại, trong tình thế hiện nay: bạo quyền Việt cộng với chính sách độc đảng độc tôn, một mặt đang cố bám víu lấy quyền lực và ưu thế quyền lợi, bằng cách năng nổ hơn trong việc vơ vét cho bằng hết tài nguyên đất nước, tận dụng bằng hết thủ đoạn để bóc lột người dân, đàn áp cho bằng được bất cứ phản kháng hay ngay cả kiến nghị sửa sai trong nội bộ, mặt khác phải qụy lụy quan thầy Trung quốc, nhường đất bán biển cho ngoại bang. Để tiếp tục cố sống trong thế cai trị đó, bọn chúng đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào để bưng bít thông tin, khủng bố lòng dân, dằn mặt phản biện.

            Để đối đầu với tình huống trên,

-        mặc dù chúng ta vẫn cần đến những đầu tàu là những vị anh hùng anh thư  đã và đang mạnh dạn đứng lên đối đầu trực diện với thế lực đỏ, chúng ta cũng đang rất cần một phong trào mở rộng và sinh động trong lòng dân tộc, bằng cách này hay cách khác, dám bày tỏ những phẩn uất và đối kháng của mình trong một xã hội đầy bất công và bất an như hiện nay.

-        mặc dù những lời kêu gọi, hô hào, kiến nghị, bạch thư, tố cáo tội ác của Việt cộng là những điều không thể thiếu trong cuộc đấu tranh này, chúng ta cũng rất cần những hành động cụ thể, hữu hiệu và nhất là an toàn cho một phong trào đấu tranh trong nước.

-        mặc dù bạo quyền đang hung hãn và đê tiện ra tay đàn áp tôn giáo và những chính kiến dị biệt, chúng ta rất cần tìm ra, đề xướng và phát huy được một phương pháp thích ứng để nối kết, huy động cổ võ lòng dân dám đứng lên bày tỏ nguyện vọng của mình.

            Một trong những phương pháp thích ứng trong trường hợp này là những mẩu vải màu mà người viết rất mong một tổ chức chính trị, một đảng phái đấu tranh, hay một vị anh hùng anh thư trong nước đứng ra kêu gọi và xướng xuất. Nếu được dịp, trong lần tới, tôi sẽ xin góp ý thêm về những trận thế công mới cần phải thực hiện trong lúc này để tấn công thẳng vào sào huyệt của bạo chúa.



Đức Tường 
     

California, ngày 13 tháng 03 năm 2010
Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 17:45 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #120 - 15. Mar 2010 , 20:52
 

Tại sao Việt Nam nghèo?


...


Đến lớp học tiếng anh, cô giáo nói về nước giầu nước nghèo. Cả lớp đồng ý rằng VN rất nghèo và khoảng cách giầu nghèo rất lớn. Cô nói nước nghèo vì đất đai không có thể canh tác được, thiếu nước, thiếu khoa học kỹ thuật và lao động trình độ cao, đôi khi do chiến tranh, do thảm họa gây nên.

Nhưng phải đồng ý một điều rằng có những đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ vẫn giầu. Có những đất nước vươn mình sau chiến tranh. Cô lí giải do trình độ của họ cao, nên họ bán chất xám, các sản phẩm có nhiều chất xám sang nước khác.

Tôi băn khoăn. Trước khi họ có trình độ cao, thì họ cũng đã trải qua những điều như nước ta đang trải qua. Làm sao họ có thể tạo được nguồn lực con người có trình độ cao mà mình thì chưa? Hơn 30 năm là quá ngắn ngủi? Sao họ có thể bứt mình đứng dậy nhanh như thế?

Như vậy sự nghèo, không thể đổi lỗi tại dân trí và trình độ dân trí, không thể đổi lỗi tại thiên tai, chiến tranh, tài nguyên, mà chắc chắn phải có lí do khác làm cho các nước chênh lệch nhau.

Tại sao nước mình phải gánh chịu chiến tranh mà nước khác lại không? Tại sao dân trí mình thấp, khoa học mình không phát triển rồi làm mình nghèo? Có phải luôn do bọn đế quốc, thực dân gây ra, mua của mình sản phẩm thô, rồi bán lại với giá cao gấp trăm lần ko. Có phải luôn luôn do bọn thực dân, đế quốc gây chiến tranh đến các nước rồi làm họ nghèo khó hơn, lệ thuộc hơn không?
...

Sao lãnh đạo đất nước, những người đại diện cho dân chúng nước đó, không chọn những giải pháp tránh khỏi chiến tranh, nâng cao dân trí (nếu như đó là nguyên nhân)?

Tôi lờ mờ cảm thấy nguyên nhân của sự nghèo đói của nước mình do ngoại bang thì ít, mà do mình thì nhiều, trong đó những người xưng danh đại diện cho lợi ích của dân tộc ít nhiều chịu trách nhiệm. Trách dân chúng,cũng đúng, vì họ không khát khao mãnh liệt yêu cầu quyền để tự do phát triển nhằm làm phồn vinh dân tộc này, nhưng dân chúng thì làm gì được, khi những lãnh đạo xía mũi hết từng ngóc ngách đến cuộc sống của nhân dân như hiện nay.

Đối với bất cứ đất nước nào con người đều là vốn quý, nước nghèo càng quý hơn. Hãy phát triển con người. Càng tự do bao nhiêu, khả năng sáng tạo càng tốt bấy nhiêu. Nó sẽ làm động lực phát triển đất nước này. Mình tin như thế. Con người quý báu hơn tất cả các loại chủ nghĩa, các loại học thuyết. Và nếu quý con người, hãy nâng niu, đào tạo đúng mực chứ không phải trang bị để đội trên đầu các loại học thuyết.

Thật buồn rằng, trải qua hơn 20 năm đèn sách, lúc nào cũng đứng trong top ten của lớp, mình không phân biệt được các loại gió ngoài gió mát thì là gió nam, gió rét thì là đông bắc, không biết gì về địa lí, ngoài VN hình chữ S, không biết các kỹ năng tồn tại, kỹ năng sống và ứng xử. Nếu gặp nạn thì làm thế nào? Làm thế nào để tổ chức cuộc sống, chi tiêu, sinh hoạt vân vân, đòi hỏi quyền lợi như thế nào?

Mình không biết gì hết, và mình được xếp vào tầng lớp trí thức, và thật đáng buồn, mình không phải là người tệ nhất.

Vậy mà người ta rêu rao tôn trọng con người, con người là nguyên khí của quốc gia, để đối xử với con người không như thế. Trẻ con oằn trên vai các loại sách giáo khoa, nhồi nhét trong đầu đủ các kiến thức không giúp ích gì được cho chúng, và đủ các loại thần tượng. Lớn lên một chút thì học đủ các loại tư tưởng, mà cả người nói và người nghe không ai thích, không ai tin, nhưng đều thành thật tin rằng việc phải thế (?!).

Nếu biết tại sao mình nghèo, và thật lòng muốn giầu, có làm được không?


BaHoa
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #121 - 25. Mar 2010 , 13:44
 

Điều đó rồi cũng qua đi




 

...

 


(Vua Salomon trong Kinh Thánh được vang danh vì sự khôn ngoan, giầu có và các trước tác của mình. Ông lên làm vua vào khoảng 967 trước Công Nguyên. Quốc gia Do thái của ông, lúc đó, trải dài từ ven sông Euhrates trên miền Bắc, vùng Lưỡng Hà, xuống đến tận vùng cực Bắc của Ai Cập, phía Nam.)

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình...
Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? "

Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.



Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

"Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi"

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi...........

line250
 
Bạn đọc bình luận:


Mẫu truyện nhỏ nhưng rất đáng ngẫm nghĩ. Hiện giờ tôi rất buồn nhưng khi đọc xong tôi đã phần nào thư giãn.

cảm ơn một câu chuyện ý nghĩa đến với tôi đúng vào hôm nay - Mệt mỏi và buồn bã lắm. Thấy bế tắc trước mọi chuyện. Cầu mong điều này sẽ chóng qua đi.

Phải, niềm vui, nỗi buồn, tất cả rồi sẽ qua đi. Ta biết thế, để sống trọn vẹn hơn, từng phút, từng giây, cố gắng để không hối tiếc...
Nhưng, cứ theo cách nghĩ đó thì trên đời này phải chăng không có cái gì gọi là trường tồn, vĩnh cửu ? Và sự hi sinh, và tình yêu, và lí tưởng... tất cả cũng chỉ là vô nghĩa, như một thoáng phù du ? Tôi không nghĩ thế. Tôi vẫn tin vào một điều gì đó để lại dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn, một điều gì đó mãi mãi người ta nhớ đến. Tôi tin vào sự bất tử. Khoan nói đến những bậc anh hùng - ta chỉ nói về ngay chính ta thôi. Bạn có khẳng định chắc chắn với tôi rằng : một lời nói , một hành động làm bạn tổn thương sẽ không để lại chút dấu vết gì trong bạn? Bạn có tự cho mình cái "quyền" làm người khác đau lòng rồi sau đó tự biện minh rằng sẽ không sao đâu, mọi chuyện sẽ mau chóng trôi qua và người ta sẽ không còn nhớ đến? Tôi đồng ý, quyền uy, vương giả chỉ là phù du, một ngày nào đó ta chỉ còn là cát bụi. Nhưng cát bụi cũng chứng tỏ sự hiện hữu , cát bụi cũng không che lấp được tất cả. Và tất nhiên bạn cũng biết rằng, ngày mai của bạn là kết quả của hôm nay...
Biết thế, nhưng mỗi lúc buồn, tôi vẫn hay tự an ủi mình : điều ấy rồi sẽ qua đi. Và tôi xin giữ lại những niềm vui, tôi giữ lại niềm tin trong cõi đời này có cả sự bất tử và phù du...
Tôi cũng như anh, tôi thật sự rất bế tắc. tình yêu, sự nghiệp, công danh của tôi, mọi thứ dường như đã đạt được, đã nắm được trong tay nhưng bây giờ lại vụt mất tất cả. theo bạn tôi phải làm sao? có nên ngồi chờ " điều đó rồi cũng qua đi" hay phải đứng lên để làm lại từ đầu?

line250


Khi đọc câu chuyện này. Tôi chợt nhớ đến 1 người bạn, 1 người bạn cho tôi những lời khuyên đúng lúc. Ng bạn ấy đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Câu chuyện khi ấy đã đem đến cho tôi 1 cảm xúc kỳ lạ. Và ngày hôm nay đây, tôi lại kể câu chuyện này cho 1 người bạn khác của tôi, một ng bạn mà tôi rất mực yêu quý. Chính ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện này đã phần nào giúp bạn tôi nhận ra rằng mọi nỗi đau mà mình đang phải chịu đựng rồi cũng qua đi. Cám ơn câu chuyện đầy ý nghĩa đã giúp bạn tôi có thêm động lực lúc vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Cám ơn rất nhìều. 

Đúng như thế, tất cả mọi danh vọng, chức tước, giàu sang, địa vị rồi sẽ qua đi. Nguyên nhân đau khổ mà chúng ta thường gặp là do chúng ta không thấy tính chất tạm bợ và mong manh của cuộc sống. Chính vì thế đức Phật đã từng dạy cho các môn đồ rằng hãy quán chiếu năm điều thường xuyên trong đời thường là:
1. Tất cả ai rồi cũng phải già
2. Tất cả ai rồi cũng phải bệnh
3. Tất cả ai rồi cũng phải chết
4. Những gì yêu thương, nắm giữ giữa cuộc đời ra đi phải để lại tất cả.
5. Lúc chết chỉ đem theo cái tội và cái phước.

Do đó, bạn cũng như tôi phải quán niệm năm điều này thì lúc gặp những thăng trầm, mất mát trong cuộc sống chúng ta sẽ rất tự tại và thản nhiên bởi vì bản chất của đời người là như thế bạn nhé.

thanks.gif


Back to top
« Last Edit: 25. Mar 2010 , 13:55 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Suy Ngẫm
Reply #122 - 25. Mar 2010 , 19:13
 



Thông Điệp Thiện Tâm

Hãy đừng so sánh bạn với một ai cả. Vì làm như vậy thì bạn đã tự coi thường chính mình.
- Không có bất kỳ một ổ khóa nào được tạo ra, mà không có chìa khóa để mở. Vì vậy mà tạo hóa sẽ không bao giờ mang đến một vấn đề cho bạn, mà không có cách giải quyết.
- Cuộc đời vẫn mỉm cười khi bạn đang đau khổ. Cuộc đời vẫn mỉm cười với bạn, khi bạn đang hạnh phúc. Vì thế, bạn hãy mỉm cười cho dù hạnh phúc hay đau khổ.
- Rất dễ dàng phê phán khuyết điểm nhỏ của người khác
Nhưng khó nhận ra lỗi lầm lớn của chính mình.
- Rất dễ dàng bảo vệ đôi chân mình không bị vấp té trên con đường đá gồ ghề. Nhưng không thể bao trọn cả trái đất này bằng tấm thảm nhung.
- Không ai có thể quay lại quá khứ để thay đổi lỗi lầm của chính mình. Nhưng ta có thể bắt đầu ngay từ bây giờ nhận ra được lỗi lầm của mình, để tránh được những sai phạm trong tương lai.
- Hãy chấp nhận khi bạn đã mất mát
Hãy im lặng khi bạn đã thành công
Và hãy vui lên, khi bạn chiến thắng được chính mình.
- Không chấp nhận sinh phiền não.
Muốn không phiền não, phải biết chấp nhận.
- Bỏ một ngã chấp, bỏ một nỗi phiền
Bỏ một nỗi phiền, tăng thêm phần an lạc.
- Tình thương là một tài nguyên trong ta không bao giờ cạn
Nó chỉ tăng thêm khi ta mang ra hiến tặng cho người.
- Hãy là một chiếc gương để được soi rọi chính mình
- Trí tuệ được hình thành từ quá trình nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân.
- Hãy thay đổi tham lam bằng rộng lượng
Hãy thay đổi sân si bằng từ bi
Bạn sẽ cảm nhận được nơi bạn niềm an lạc và hạnh phúc bằng chính sự thay đổi ấy.
Khi bạn đã có niềm an lạc rồi,
Xin bạn đừng giữ niềm an lạc ấy cho riêng mình.
- Hãy mang những tài nguyên vô tận về lòng TỪ BI HỶ XẢ của bạn ra, để xóa hết những nỗi đau khổ mà chúng ta đã vô tình hay cố ý tạo ra cho nhau từ bấy lâu nay.
Thế giới này sẽ đẹp biết bao - khi chúng ta mang những thứ sẵn có ấy trong ta ra, để làm cho bạn và chung quanh bạn được trở nên hạnh phúc.
Và giờ đây, hãy tận hưởng những giờ phút an lạc mà bạn đang có được.

Trần Diệu Hương

Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #123 - 28. Mar 2010 , 10:01
 
Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam


Song Chi



Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.

Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.

Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.

Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay


Bệnh vô cảm


Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần dần mà không hay.

Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?

Cái xấu, cái ác lên ngôi


Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.

Sự bạc nhược, cầu an


Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.


Sự giả dối


Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.

CoolHoài nghi và mất lòng tin


Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.

Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.

Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.


© 2010 Song Chi

© 2010 talawas
Back to top
« Last Edit: 28. Mar 2010 , 11:24 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
khanh-van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 992
Re: Suy Ngẫm
Reply #124 - 29. Mar 2010 , 22:00
 
SUY GẪM .......



...
...
...

...

...
...

...
...
...
...




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #125 - 31. Mar 2010 , 22:20
 
TB LVD 74 chào chị Khánh Vân ,khỏi cần suy nghĩ tốn hơi chi ơi ,nhìn những tấm hình này là biết liền " Di sản của Hồ Chí Minh để lại đấy chị ơi , có gật đầu với TB hông chị? Cừ miếng lơn mí TB nhen  Cheesy Cheesy Chúc chị vui thêm xí nữa  Tongue
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #126 - 31. Mar 2010 , 22:49
 
TBmang dzìa thêm di sản HCM nè chị



Bất ngờ về "nữ quái" Hà thành



Bất ngờ về 'nữ quái' Hà thành(24h) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...

Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh  và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền.

...


Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi"


Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”. Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn  cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài.

...

Lao tới ấn quang gánh vào du khách


...

Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình


...

Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha


...


Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ


...

Hoặc đôi trai gái


...

Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ


Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.

...

Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai  du khách và ... đòi tiền

...

Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình


...

Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền


...

Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng



...

Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền


Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000.
Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được.

Dưới đây là trọn màn lừa đảo:


...

Chèo kéo và chụp nón


...


Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách


...

Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn


...

Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #127 - 01. Apr 2010 , 09:08
 

Tâm Thế Nào Nhìn Ra Thế Nấy.




 

...

 
  Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.


...

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:


Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.

Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.

Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.



thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #128 - 02. Apr 2010 , 22:22
 

Những Mâu Thuẩn Tang Thương Hành Động

Trong Cuộc Đấu Tranh Chống CSVN Hiện Nay

Ts Hồng Lĩnh




Thử quan sát các sự kiện gần đây, liên quan tới sự tạm «tự do» của hai biểu tượng: Ls Lê Thị Công Nhân và Cha Nguyễn Văn Lý, chuyến Mục Vụ Di Dân sắp tới của hai Ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Giám mục Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn qua Mỹ Mục Vụ Di Dân, sao thấy qúa nhiều bất hãnh cho  một cộng đồng, đã liều chết bỏ xứ ra đi vì CSVN và đang cùng đồng bào quốc chiến đấu cho Dân Chủ và Tự Do.

Nhà quan sát có cảm tưởng đó là một bình hơi với Entropie tối đa và Enthalpie libre tối thiểu. Thật «ngoạn mục», trong thế giận ứa gan tuy miệng phải mĩn cười ngao ngán, khi thấy các phân tử của bình hơi tông vào nhau xịt lửa tung tóe, đụng vào nhau nỗ như pháo tết. Kết qủa của những mâu thuẩn trong tư duy và hành động. Thử xét qua các mâu thuẩn ấy:



Mâu Thuẩn Giữa

Liều Chết Ra Đi Trốn CSVN

Rồi Lại Về Trong Lòng CSVN


Nhìn lại những tấm hình bất tử hóa những chiếc thuyền mong manh hy vọng vượt trùng dương, sau những đêm chôn dầu vuợt biển, nay lại thấy những chuyến tàu không và thủy, thay nhau dồn dập (nhấn mạnh chữ dồn dập), như vụ chuyển quân trong đêm vắng của trung đoàn 42 về tử thủ KonTum năm ấy, đổ đoàn ngừơi đã di cư vào một thời qúa vãng, về lại chốn củ. Chốn củ nầy nay đang là vùng tạm chiếm của lũ giặc năm xưa và đoàn ngưòi mang tên chống cộng. Một trò chế nhạo và phản bội tinh thần của ký kết về Tị Nạn năm 1951.

Phải ra đi là chyện rất có lý. Còn về là lý gì? Nếu không phải là dấu chỉ của cái nhảm nhí và vô ý thức trong «ly tâm» và cũng là nhảm nhí và vô ý thức trong «hướng tâm»? Giống như một đoàn bò tót khi bị cọp đuổi và sau khi cọp đi. Luôn có lý do để biện hộ hay biện minh! Như thế, thời cuộc chiến đấu còn có nghiã gì không và đừng trách sao CSVN vẫn còn tồn tại?



Mâu Thuẩn Giữa

Vinh Danh Cảm Mến Và Xỉ Báng


Cũng tại từ một cộng đồng vừa có qúa khứ ly tâm và hướng tâm hiện nay, trong niềm hân hoan chính đáng được gặp lại hai biểu tượng của cuộc dấu tranh hiện tại, sau bao năm gian khổ tù đày, lại nỗi lên những nhạo báng và đốt nhà vô ý thức, cũng là từ phe ta? Không khác những nhân tố của một bình hơi chạm vào nhau. Năng lượng bị dùng vào triệt tiêu nhau. Một mâu thuẩn trong muôn vàn mâu thuẩn.



Mâu Thuẩn Giữa

Chào Đón Và Phản Đối

Trong chuyến Mục Vụ Di Dân Sắp Tới tại Mỹ của hai Ngài, đã nhẫn tâm chối bỏ hiệp thông và chia sẽ với những nạn nhân của CSVN, nhưng vẫn có kẻ mời đón, một gián tiếp khích lệ. Vì có kẻ mời đón, nên phải có kẻ phản đối. Mời đón và phản đối cũng tới từ một cộng đồng ly tâm và hứơng tâm. Như thế, năng luợng còn đâu nữa để chống CSVN? Sự mời mọc nầy do một số người mà chính đồng đội của họ, trong niềm tin, đang bị bách hại hay đã bị đánh trọng thương tại VN! Tuy bị đánh trọng thương, nhưng một an ủi tối thiểu của hai Ngài kia vẫn không có. Động lực bí ẩn nào đã tạo sự kiện mời đón kia? Thêm một mẫu thuẩn nữa.



Lời Kết


CSVN thắng không vì chúng qúa gỏi, trái lại vì chúng ta qúa giở! Ly tâm và hướng tâm, vinh danh và xỉ vả, mời đón và phản đối đã tiêu diệt lẫn nhau giữa chúng ta. Tiêu diệt từ thái độ tới hành động. Khi chưa ý thức được các sự kiện vừa kể, được xem là như những đơn cử. Thời nên đặt câu hỏi: Chúng ta đang làm gì đây? Thật vô lý!

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #129 - 07. Apr 2010 , 17:11
 

Đọc và suy ngẫm


The great thing in this world is not so much where we are, but in what direction we are moving.
Oliver Wendell Holmes

Hãy yêu chân lý, nhưng cũng phải biết tha thứ những lỗi lầm
Volataire

I am the master of my fate; I am the captain of my soul.
William Ernest Henley

Đời sống không tôn giáo là đời sống không nguyên tắc. Và một đời sống không nguyên tắc là một con tàu không bánh lái.
M. Gandhi

One sees clearly only with the heart. Anything essential is invisible to the eyes.
Antoine de Saint-Exupery

Chẳng có những chiếc lá bé nhỏ nào vàng đi và rụng xuống mà không có sự cộng tác âm thầm của toàn thân cây .
Khalil Gibram

Grief and pain are part of human existence. Not letting ourselves feel them is part of human deprivation.
~ Unknown

Loài chim bị vướng bởi chân của nó, con người thì vì cái lưỡi của mình.
Thomas Fuller

Tham thiền niệm Phật, đạo đừng rời. Thường làm Phật sự, công lao lớn. Niệm niệm công phu chớ lỗi thời.
~ Unknown

"Vong thất bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp".

Làm bất cứ việc gì, mà không phát khởi tâm Bồ Đề, cho dù là việc Phật thì cũng chỉ là hành động của ma.
Kinh Hoa Nghiêm

Đối với người mẹ, đứa con là tất cả. Nhưng đối với người con, người mẹ hay người cha chỉ là một mắt xích cuộc đời nó.
Benjamin Disraeli

Phật Pháp nhiệm mầu như mây phủ đầu non. Đến được đầu non, mây xa tít.
~ Unknown

Thân mật sanh trìu mến. Do trìu mến có ưu phiền. Hãy nhận chân niềm bất hạnh phát sanh do trìu mến, và như chúa sơn lâm một mình - đơn độc - vững bước.

Thích Ca Mâu Ni

Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm bất luận nhân phi.

Sự khen thưởng tạo cho những người tốt trở nên tốt hơn và những người xấu trở nên xấu hơn.
Tục ngữ Anh

Cái đẹp chỉ là nửa ân huệ của trời ban, sự thông minh nữa mới là ân huệ trọn vẹn.
- Tục ngữ Phi Châu


Nhân đức: đó là ý chí được sử dụng tốt.
- St. Augustin


Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại.
- Paul Morand


Người càng thông minh và tốt thì càng nhận thấy nhiều cái tốt ở người khác.
- B. Pascal


Mỗi ngày ta cần nghe một bài ca ngắn, đọc một bài thơ hay, xem một bức tranh đẹp và mói vài điều tử tế.


Sự nịnh bợ tán tụng chỉ là hơi ấm giả tạọ

(Leonard L. Levinson)


Sự lo lắng ở con người tương hợp với các tiếng nghiến của một cỗ máy không được cho dầu mỡ đầy đủ. Lòng tin chính là dầu mỡ của cuộc sống.
(Henry Beecher)


Một người càng biết ít bao nhiêu thường lại càng hay ba hoa khoe khoang nhiều bấy nhiêu.
(Mark Twain)


Người ta không chết vì tình yêu cũng không chết vì một cuộc giải phẩu. Người ta chỉ chết về hậu quả sau đó.
(Jacques Duval)


Bạn chỉ nên trì quãng những công việc cho ngày hôm sau nếu bạn thấy nếu chết rồi mà chưa làm được công việc đó cũng không sao.
(Picasso)


Cần cố gắng để đi cho đúng đường hướng nhưng cần phải cố gắng hơn nữa mới duy trì được đường hướng đó.
( Khuyết Danh)


Bất mãn với chính mình là yếu đuối, thỏa mãn với chính mình là điên rồ.
(Jacques Deval)


Mưu mẹo khéo léo nhất có thể làm hại cho chính người tạo ra nó.
(Phonsend)


Thánh bất tự mãn túc (Bậc thánh không cậy mình cái gì cũng đủ)
(Tục ngữ Trung Quốc)


Anh muốn người ta tin những cái tốt của anh? Hãy đừng nói ra.
(Pascal)


Người nhanh trí vĩ đại lại có trí nhớ ngắn.
(Hormey)


Tư tưởng lớn cũng như hành động cao cả không cần kèn trống.
(Beckley)


Trong các cuộc đua, người ta thắng ngay lúc khởi hành nhiều hơn là lúc tới đích. (Tedanl)


Thường người ta chỉ khen để được khen.
(La Rosefuco)


Thời gian không thử thách và hứa hẹn điều gì. Nhưng thơì gian thử thách trí nhớ và lòng thủy chung.


Người Quân tử không ghen tị khi người hơn mình, và không kiêu căng khi mình hơn người.

Một người có văn hóa là một người có trí óc luôn luôn hướng về vẻ đẹp và những việc tốt.


Cuộc đời không phải là vui sướng và cũng không phải là đau khổ. Đó là một việc quan trọng mà chúng ta phải gánh vác và hoàn tất trong danh dự.

Charles Tocqueville


Thời trẻ người ta thường phải lòng các cô gái đẹp, Nhưng khi chọn vợ chỉ chọn các cô gái tốt.


Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẩn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích kỷ với bạn.


The Mirror of Truth

When I looked at my brother with a telescope of criticism, I said "How coarse my brother is."

Then I looked at my brother with a microscope of scorn, I said "How petty my brother is."

Finally, I looked at my brother with the mirror of Truth, I said "How like me my brother is." .

~Bolton Holl.

nguồn:http://thuvienphatphap.com
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #130 - 09. Apr 2010 , 15:26
 
 

...


Tu

Tác giả: Bà Ba Phải



 


Hồi này hình như người ta mới phát minh ra một trào lưu mới. Đó là phong trào tu. Đi đâu cũng nghe nói chuyện tu. Người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà, cho chí con trai con gái cũng thích nói chuyện tu hành.

Đó là một điều rất đáng khích lệ. Một mặt con người càng ngày càng có vẻ xuống dốc không phanh trên con đường sa đọa, nhưng đồng thời lại có một số người nghĩ đến phần hồn, lo cho phần hồn, cho ngày sau, cho kiếp tới của mình.

Tất cả mọi người đều nghĩ đến chuyện tu. Người ta tìm đến tôn giáo. Chủ nhật, quí cụ cứ thử đền chùa, đến nhà thờ mà coi. Đông đáo để. Con chiên, thiện nam, tín nữ, bồng con bế cái, đến chật cứng nhà thờ. Mấy ông sư, ông cha, lo chuyện xây cất nhà thờ, nhà chùa, thánh đường cho to, cho đẹp, cho khang trang, lịch sự để đón tiếp bổn đạo, giáo dân. Cái bi di nét làm tôn giáo coi mòi rất phấn chấn, nhưng cũng thập phần vất vả. Cạnh tranh chẳng kém gì bi di nét ngoài đời.

Ngoài những tôn giáo chính thức từ lâu đời truyền lại, ngày nay người ta còn phát hiện một phong trào tu mà không theo một tôn giáo chính thống nào. Mấy ông thày khi thuyết giảng không hề gọi tên một ông thần ông thánh nào. Không nói đến Chúa, cũng chẳng nhờ đến Phật, các ông chỉ nói đến chuyện tu tâm, dưỡng tính. Các ông hô hào một tinh thần thanh cao phải ở trong một thân thể tráng kiện. Vì thế người ta trú trọng đến vấn đề tập tành. Người ta căn cứ vào thuyết thân tâm hợp nhất. Những môn như Yoga, tai chi được nở rộ trở lại. Nhất là môn thiền và khí công. Bất cứ thiện nam tín nữa nào, theo đạo giáo chính thức nào cũng có thể là đệ tử của những môn phái này. Người Phật tử học khí công, học thiền đã đành, mà ngày cả người công giáo cũng hoan hô cách tu học này.

Người trẻ cũng thiền và cho đó là một môn học tập hướng về tâm linh rất hữu hiệu. Nói chung, môn học, tập này, ngày nay được gọi chung là môn dưỡng sinh. Học tập cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Nói chung mục đích của những môn tu học này là khuyến khích con người sống một nếp sống lành mạnh và thanh lọc, nâng cao tâm hồn lên để đạt được Chân Thiện Mỹ.

Thế những, mặc dầu theo cùng một chủ thuyết, nhằm tới cùng một mục tiêu, nhưng lại có rất nhiều cách tu, rất nhiều môn phái. Nhóm này theo thày chuyên dạy taichi. Nhưng môn taichi cũng lại rất nhiều chi nhánh. Có thày dạy tai chi của Ta, có thày dạy taichi kiểu Tàu. Có thày dạy tai chi chỉ có 12 thế, có thày có 24 thế, có thày dạy 48 thế. Thậm
chí có thày dạy tới 108 thế! Thày nào cũng có đệ tử. Môn phái nào cũng hoạt động rất hăng hái.

Thế rồi, môn học mới là môn khí công và dưỡng sinh có cả chục phái. Phái nào cũng có những lý thuyết rất tinh vi, sâu sắc, và những cách tập rất khoa học. Phái nào cũng có nhiều môn sinh và người nào cũng tin tưởng rằng môn phái của mình mới chính thống, mới lợi hại. Bạn bè gặp nhau ai cũng nói tới chuyện tu, chuyện tập. Điều này làm cho những người hữu thần thêm phấn khởi vì, trong thời đại nhiễu nhương này, da số con người vẫn chú trọng tới tâm linh, vẫn hướng về một chốn linh thiêng, một Đấng quyền năng.

Ngày xưa, khi nói tới chuyện tu, người ta thường nghĩ đến các ông sư, bà sư, ông cha, bà phước. Người ta hiểu theo một nghĩa rất chật hẹp là đi tu là phải bỏ cuộc sống trần gian, vào chùa, vào tu viện, học đạo và lúc thành đạo chỉ dùng thời giờ và hiểu biết của mình hoán cải người đời, dạy dỗ thiên hạ, nói chung là để hành đạo. Thế những
người Việt Nam chúng ta, tuy là một dân tộc tin tưởng vào đấng tối cao, có tôn giáo, có đức tin, đã đưa ra một nhận định rất thực tế để răn dạy con người, để đem lại cho hành động tu một ý nghĩa rộng lớn hơn. Các cụ dạy con cháu:

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Xem như thế, người Việt chia việc tu hành ra thành ba cấp bậc, ba phương pháp, ba môi trường để con người áp dụng tu hành. Không nhất thiết phải vào chùa, xuống tóc, ăn chay, tối này đọc kinh gõ mõ mới là đi tu. Người ta vẫn có thể tu, vẫn có thể có một đời sống bình thường, của một con người bình thường, ở trong chính gia đình của mình mà
vẫn tu được. Hơn nữa người ta vẫn có thể gia nhập xã hội, có những hoạt động ngoài xã hội, giao dịch với mọi người, làm tất cả mọi ngành nghề, trong khi đó vẫn giữ tròn đạo lý của một người có đức tin, vẫn giữ được tính bản thiện của lúc sơ sinh.

Ba kiểu tu này chỉ đòi hỏi con người thành thật với chính mình, không cần giả hình, giả dạng. Người ta nói rõ ràng ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối, hay là miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Cái bề ngoài tu hành không quan trọng bằng cái tâm bên trong. Nói một cách dễ hiểu hơn, tu nhà, tu chợ là làm đầy đủ bổn phận trong gia đình của mình, và giữ tròn đạo lý làm người đối với xã hội như vậy còn tốt cho công cuộc, tu trì, giải nghiệp của mình bằng mấy lần tu chùa.

Ca dao có câu: Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.

Gần đây, tôi mới được nghe một định nghĩa khá đặc biệt về chữ tu. Thày dạy tu chỉ thuần túy có nghĩa là thức tỉnh. Lúc nào cũng thức tỉnh, cũng biết rõ về con người của mình, tư tưởng của mình. Đó là cách duy nhất để mình có thể kiểm soát được chúng.

Khi ta biết rõ về thân xác của ta, ta có thể giữ cho thân xác mạnh khỏe, tránh những hành động có thể làm phương hại đến thể xác, đo lường được sức chịu đựng của mình.

Còn khi ta thức tỉnh về tâm linh, ta mới có thể làm chủ được những tư tưởng, lời nói và việc làm của ta. Bài học đầu tiên trong việc tu là nắm vững con người của mình từ thể xác tới tâm linh. Câu thần chú của trường phái này là luôn luôn phải tâm niệm: Tôi biết rõ con người của tôi. I am aware of my body. Nghe thì rất giản dị, nhưng hành thì không dễ một tí nào. Không tin hả?

Bạn cứ thử nhắm mắt ngồi thiền và đọc câu thần chú này, xem bạn ngồi yên bất động được bao lâu? Bạn cầm trí, không suy nghĩ lan man, chuyện nọ ra chuyện kia được mấy phút?

Khi nào bạn làm được điều này, lúc đó có thể coi như bạn đã nắm vững phương pháp tu và bạn có rất nhiều triển vọng tu thành chánh quả. Còn tôi, tôi chỉ nhắm mắt, cầm trí, ngồi bất động nhiều lắm là dăm ba phút. Sau đó, nếu không động tâm, động chân, động tay thì chỉ có nước ngủ khò.

Vì thế, tu đâu có dễ, mà hành lại còn trần ai khoai củ nhiều bề. Thôi thì đành tu cái đạo Nhờ Trời của tôi vậy. Nếu không thành chánh quả thì cũng không đến nỗi mất linh hồn.

thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 15:27 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Suy Ngẫm
Reply #131 - 19. Apr 2010 , 16:29
 

NGÀY HÔM NAY

[size=11][/size]
Thử tưởng tượng xem, có một ngân hàng cứ vào mỗi buổi sáng hàng ngày đều chuyển vào tài khoản của bạn 86.400$, thế nhưng số dư trong tài khoản đều không thể chuyển sang hôm sau. Hể đến giờ khoá sổ, ngân hàng sẽ xoá hết số tiền bạn chưa dùng hết trong ngày. Trong tình huống đó bạn sẽ làm như thế nào?

Tất nhiên cứ tiêu sạch hết số tiền đó trong ngày là sự lựa chọn tốt nhất. Có thể bạn chưa hiểu được, thực ra mỗi người chúng ta đều có một ngân hàng như vậy, tên nó là THỜI GIAN.

Cứ mỗi buổi sáng, "ngân hàng thời gian" đều tự động chuyển vào tài khoản của bạn 86.400 giây. Và đến buổi tối nó lại xoá sạch số thời gian đã cho, không cho chuyển nổi một giây sang ngày hôm sau và cũng không cho bạn tiêu trước một phút. Nếu bạn không sử dụng số tiền gởi thời gian đó một cách hợp lý thì sự tổn thất sẽ phải gánh chịu là không thể quay trở lại trước đó và cũng không thể để dành cho ngày hôm sau. Vì thế bạn nên sử dụng một cách có ích quỹ thời gian của mình nhằm đổi lấy sức khoẻ, sự vui vẻ và gặt hái những thành công trong cuộc sống. Thời gian không ngừng vận chuyển, hãy cố gắng để mỗi một ngày đều có những thu hoạch tốt nhất.

Muốn hiểu được "một năm" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một học sinh thi trượt đang ôn tập, muốn hiểu được "một tháng" có giá trị như thế nào,  bạn có thể tới hỏi một bà mẹ không may bị đẻ non, muốn hiểu được "một tuần" có giá trị như thế nào, bạn có thể tới hỏi một biên tập viên tuần báo định kỳ, muốn hiểu được "một giờ" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một đôi tình nhân đang chờ đợi gặp nhau. Muốn hiểu được "một phút" có giá trị như thế nào bạn có thể tới hỏi một người lỡ tàu hoả, muốn hiểu được "một giây" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một người vừa may mắn thoát chết, muốn hiểu được "một phần mười giây" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một vận động viên vừa trượt huy chương vàng.

Xin bạn hãy yêu quý khoảng thời gian tốt đẹp mà bạn có. Nên nhớ thời gian không chờ đợi ai.

Ngày hôm qua đã biến thành lịch sử, còn ngày mai thì vẫn còn xa vời. Chỉ có "hôm nay" mới là một tặng phẩm, xin hãy yêu quý tặng phẩm này.

Trích "Tuyển tập truyện cực ngắn hay của TQ" của Dương Danh Hy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #132 - 20. Apr 2010 , 10:25
 
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.

Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tra nh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ơ' bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ơ' đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #133 - 23. Apr 2010 , 19:35
 
 

...



TÌNH TRẠNG CỦA THẾ GIAN HƯ MẤT
Tác giả : Tiến sĩ Lê Anh Huy

...
 

1- Dẫn nhập

Hầu hết mọi người trong thế gian đồng ý rằng sau khi chết có ít nhất hai chỗ dành cho linh hồn:
Một là chỗ “tốt” dành cho các “thánh nhân”.
Hai là chỗ “xấu” để giam nhốt những linh hồn ác độc.
Ba là một chỗ nữa mà mọi người không nói ra, nhưng đều đồng ý trong im lặng, là một nơi lưng chừng, không xấu không tốt, không hoàn toàn thiện, nhưng cũng không hoàn toàn ác, là nơi mà đại đa số mọi người, trừ một số ít “thánh nhân” và kẻ “ác,” sẽ đi vào sau khi chết. Những linh hồn đi vào cõi thứ ba này vẫn còn có cơ hội để vào chỗ “tốt,” vì một cơ may nào đó. Không ai có khái niệm rõ ràng chỗ thứ ba này như thế nào. Nó tồn tại vì mọi người đều suy nghĩ rằng ít có ai quá “thánh” để vào chỗ “tốt” đó, và ít có ai quá ác độc để phải bị đọa trong chỗ “xấu”. Do vậy, phải tồn tại một nơi để “tôi” là người “trung bình” đi về sau khi chết. Trong thế giới thứ ba không rõ này, “tôi” sẽ không được hạnh phúc như trên chỗ “tốt,” nhưng cũng không phải chịu hình phạt như ở trong chỗ “xấu.”

Ba thế giới tâm linh đó tồn tại rõ ràng về khái niệm. Tuy nhiên, trên thực tế chúng không có biên giới rõ ràng.



Nghĩa là mỗi người, mỗi văn hóa có một định nghĩa “tốt” và “xấu” riêng, có một tiêu chuẩn phán xét người khác khác nhau, và khác với tiêu chuẩn phán xét chính bản thân mình.
Các tiêu chuẩn phán xét này lại thay đổi theo thời gian. Một đối tượng tại một thời điểm đối với một người có thể là “thánh nhân” nhưng đối với người khác, tại một thời điểm khác chỉ là một người “trung bình.”
Do đó, chúng ta có một câu hỏi rằng: sau khi chết thật sự đối tượng này đi về đâu ?
Liệu có một bộ luật pháp hoàn vũ nào, không phụ thuộc vào cảm tính của người phán xét, hoặc thời điểm phán xét, chi phối toàn bộ thế gian, để định “công” và “tội” của đối tượng kia chăng?
Chúng ta có thể mơ hồ biết được là có một bộ luật như vậy khi nhìn chung vào sự phán xét của thế gian, nhưng chi tiết vận hành của nó chúng ta không thể tự mình biết được. Loài người chẳng những bị giới hạn trong phạm vi của thế giới vật lý mà mình được sinh ra, mà còn bị giới hạn về mặt tâm linh nữa.
Buồn thay, dù nhân loại làm được nhiều chuyện đội đá vá trời, nhưng mọi người đều không biết được tại sao mình được sinh ra, chết lúc nào, và sau khi chết chuyện gì xẩy ra cho mình!
Chúng ta không thể “chọn” giới tính, hay thời điểm, hay gia cảnh để chúng ta sinh vào thế giới. Chúng ta có thể hiểu nhiều điều tồn tại phía “bên ngoài” của mình, như trái đất quay chung quanh mặt trời như thế nào, mặt trăng quay chung quanh trái đất như thế nào, v.v., nhưng chính sự hiện hữu hay tồn tại của chính mình thì chúng ta lại mù tịt.
Chúng ta chỉ biết được một phần nhỏ về thế giới vật lý chung quanh chúng ta, nhưng chính đời sống của bản thân thì chúng ta không biết gì hết. Trong khuôn khổ giới hạn của thế giới khi chúng ta còn sống, chúng ta không có khả năng phóng tầm nhìn ra ngoài cuộc sống của mình để tìm hiểu xem ngoài đó có những gì; như một con cá trong chậu không thể biết được ngoài cái chậu có những gì.



Vì chúng ta không biết nên phải chấp nhận một trong hai tình huống:

Nhân sinh quan 1: Cuộc sống này không có ý nghĩa gì hết; chúng ta đi vào cuộc đời một cách ngẫu nhiên; thế giới này tồn tại một cách ngẫu nhiên; bên ngoài cuộc đời này không tồn tại cái gì hết.

Nhân sinh quan 2: Có một thế giới khác bên ngoài cuộc sống của chúng ta, được chi phối bằng một điều luật cố định, không thể biết được bằng trí khôn của loài người.

Đối với những người theo nhân sinh quan thứ nhất, thật sự không có điều gì đáng nói vì cuộc sống họ như một cọng rơm trong đám cháy rừng, bùng cháy lên rồi tắt. Họ chẳng nên hiếu để với cha mẹ vì chính cha mẹ đã đem họ vào cuộc đời đau khổ này. Hoặc là họ cũng chẳng nên oán hận cha mẹ, vì chính cuộc sống của ông bà cũng đã là điều ngẫu nhiên; từ sự ngẫu nhiên đó đem tới sự ngẫu nhiên khác, đó chính là cuộc đời họ. Họ nên ăn, uống, ngủ, thoả mãn tình dục cho thoải mái trước khi tuổi già đến, khi giấc ngủ, miếng ăn, thức uống, tình dục không dễ dàng để hưởng thụ như lúc xuân thì.



Còn đối với những người theo nhân sinh quan thứ hai thì nếu không giải quyết được những khắc khoải về tâm linh thì cuộc sống trở nên đau khổ bội phần. Ngoài những đau khổ trong cuộc đời mà mọi người phải chịu như bịnh tật, phân ly, chiến tranh, đói khát, thiên tai, v.v., những người khắc khoải về tâm linh còn phải đau khổ thêm vì các câu hỏi về cuộc sống ngày nay và mai sau chưa có câu trả lời. Đây là những người khóc lóc, đói khát trong tâm linh. Đó chính là những người được chính Đức Chúa Jesus Christ ban phước: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi!” (Ma-thi-ơ 5:3-4). Những người này nếu “xin, sẽ được, tìm, sẽ gặp; gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở” (Ma-thi-ơ 7:7-8). Đó chính là “phước” của Đức Chúa Jesus đã hứa ban.

Khi đi “xin” chúng ta chấp nhận một điều rằng của vật mà chúng ta xin đó ở “bên ngoài” chúng ta. Nghĩa là nó tồn tại độc lập với sự sinh tồn của chúng ta. Nếu chúng ta “xin,” của vật đó sẽ được ban cho chúng ta. Nếu vì lòng kiêu ngạo chúng ta không xin, thì của vật đó vẫn tồn tại. Nếu chúng ta có mặt trong rừng cây, thì chúng ta sẽ được chứng kiến một cành cây vì gió đổ xuống. Nếu chúng ta không có mặt, thì cành cây đó vẫn đổ xuống, nhưng chúng ta sẽ không thấy được. Chân lý về thế giới tâm linh tồn tại ngoài khả năng quan sát của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta biết được, thì chỉ có thể “được cho biết” (hay được mạc khải) bởi tác giả của nó. Tác giả đó là chính là Đức Chúa Trời.

2- Mạc khải về hai thế giới tâm linh

Khác với niềm tin của dân gian về ba thế giới tâm linh, Thánh kinh – là mạc khải của Đức Chúa Trời - cho chúng ta biết rằng chỉ có hai thế giới tâm linh: một là thiên đàng, hai là hỏa ngục.
Thiên đàng là nơi Đức Chúa Trời ngự; hỏa ngục là nơi nhốt Satan vĩnh viễn sau này. Người thuộc về thiên đàng được gọi là con cái Đức Chúa Trời; người thuộc về hỏa ngục, là thù địch của Đức Chúa Trời, là con cái của Satan.
Con cái của Đức Chúa Trời yêu sự sáng, công chính, chân lý và tình yêu. Con cái của Satan yêu bóng tối, tội lỗi, lừa dối và thù hận. Hai thế giới tâm linh này không những tồn tại bên ngoài cuộc sống vật lý của chúng ta, mà còn bao trùm lấy nó nữa. Nói cách khác, thế gian mà chúng ta đang sống, thuộc về một trong hai thế giới tâm linh ở trên.

Làm sao nó có thể thuộc về chỉ một trong hai thế giới “tốt” hoặc “xấu” đó trong khi nó bao gồm cả những cái “tốt” lẫn “xấu”? Những cái “tốt” như là lòng hy sinh của cha mẹ cho con cái, tình yêu quê hương, dân tộc, v.v. Những cái “xấu” như lòng ganh ghét, ích kỷ, chém giết, v.v.?
Cái “tốt” và “xấu” đã tồn tại trong mỗi một con người, và tràn lan vào đời sống của xã hội loài người như chúng ta đều đã biết điều này quá rõ. Vì vậy, dân gian mới tin vào một thế giới thứ ba không “tốt” cũng không “xấu.” Tuy nhiên, như chúng ta có nói ở trên, cái tiêu chuẩn “tốt, xấu” thay đổi theo từng người và thời gian.
Như vậy, nếu đã có hai thế giới tâm linh ngoài, nhưng bao trùm lên thế giới mà chúng ta đang sống, thì ắt phải có một tiêu chuẩn bất biến để phân định biên giới của chúng.
Nếu đã có một tiêu chuẩn như vậy, thì ắt phải có một Đấng có thẩm quyền để phán định, để dựa vào tiêu chuẩn đó, ai sẽ thuộc về thế giới tâm linh nào?
Đấng đó không ai ngoài Đức Chúa Trời.

Trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, cái “tốt” của loài người không tự động đền bù được cái “xấu”. Những việc làm tốt như làm phước, công quả không giúp giải trừ hay bù lại được cho những hành động hay tư tưởng sai trái đã phạm (gọi chung là tội lỗi). Cái “công nghĩa” của loài người (theo tiêu chuẩn của con người) mà chúng ta hay khoe khoang trước mắt Ngài, thực ra cũng chỉ “thánh khiết” hay “sạch sẽ” như một cái áo nhớp, dưới cái nhìn, theo tiêu chuẩn tuyệt đối của Chúa!
Khi nhìn rõ những giá trị luân lý và đạo đức chỉ có giá trị tương đối của con người rồi, thì chúng ta sẽ nhìn thấy và hướng về một tiêu chuẩn tuyệt đối chỉ tìm được trong bản thể của Đức Chúa Trời.
Do vậy, tội lớn nhất của loài người là ở chỗ, mặc dù chỉ mơ hồ biết được có một Đức Chúa Trời qua luân lý và đạo đức tương đối của mình, con người đã không công nhận Ngài là Đấng thật sự hiện hữu. Vì vậy, “mọi người đều phạm tội, thiếu hụt sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23).
Sự chối bỏ Đức Chúa Trời dẫn đến sự suy đồi về đạo đức của loài người. Sự suy đồi về đạo đức dẫn đến sự hình thành các tôn giáo với mục đích giúp con người “làm lành tránh ác” theo sức riêng của mình, thay vì trông cậy vào quyền năng và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Do vậy, tôn giáo tạo thêm cớ để con người chối bỏ Đức Chúa Trời càng nhiều hơn.

Sau khi tổ phụ của loài người là A-đam và Ê-va bất tuân Đức Chúa Trời, cả nhân loại được sinh vào trong một gia tộc tội lỗi. Mầm tội lỗi đã được cấy vào tế bào đầu tiên của một đứa bé sơ sinh, nên khi được vài tuổi các em đã biết nói láo ngay mặc dù chẳng có ai dạy cả. Kẻ nói láo là con của Satan vì “nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối” (Giăng 8:44). Khi lớn lên, các em vừa “làm” vừa “học” phạm tội từ cha mẹ và các người lớn khác.
Tội lỗi được di truyền từ đời này sang đời khác vì hạt giống tội lỗi đã có sẵn trong một người ngay khi mới khóc chào đời. Khi quan sát được sự học tội từ nhau, loài người mới sáng tạo ra triết lý “nhân chi sơ tính bản thiện.” Triết lý này cho rằng bản chất loài người là tốt, và tội lỗi có được là do bắt chước từ xã hội. Do đó, con người muốn trở nên tốt cần phải có giáo dục tốt. Điều này chỉ đúng trên bề mặt, vì một xã hội ổn định và tiến bộ cần phải có một nền giáo dục tốt để huấn luyện con người trở nên một công dân tốt, và đặt ra một sự trừng phạt công bình để ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, một nền giáo dục tốt không giải quyết được bản chất của tội lỗi vì nó bắt nguồn từ sự bất tuân Đức Chúa Trời.
Quan hệ của một người với Đức Chúa Trời là nền tảng đời sống tâm linh của người đó, và là yếu tố quyết định để anh ta thuộc về thế giới tâm linh nào – thuộc thiên đàng hay thuộc về địa ngục. Cái vấn nạn của tôn giáo là, thay vì hướng con người về sự tốt lành tuyệt đối là Đức Chúa Trời, lại là một cái cớ để con người chối bỏ Ngài càng nhiều hơn. Thay vì hướng về việc giải quyết bản chất của tội lỗi một cách rốt ráo, loài người giải quyết hiện tượng của tội lỗi qua tôn giáo, nên càng ngày càng lún sâu hơn vào tội lỗi vì càng xa bỏ Đức Chúa Trời. Do đó, càng ngày tội lỗi của nhân loại càng tăng. Thánh Kinh tóm gọm tình trạng của loài người hư mất như sau: “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 3:10-11).



Đúng vậy, chẳng có một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng Tuyệt Đối, và loài người là giòng giống ưa thích sự tương đối. Trừ một thiểu số đáp ứng lời Đức Chúa Trời kêu gọi nhân loại trở lại với Ngài, toàn bộ nhân loại nếu không thờ một hình tượng (tượng ông địa, tượng Quan Công, tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng Ma-ri, tượng Chúa, hình của một linh mục bị Việt Công giết, hình các “thánh tử đạo,” v.v.) hay thờ một thần tượng (cúng sao, cúng đất, cầu nguyện với Ma-ri, cầu nguyện với các Thánh, cầu nguyện với thần Alah, v.v.) nào đó thì cũng thờ tiền bạc. Nếu họ không thờ lạy tượng thì cũng nhận mình là con cái của khỉ hay con cái của rồng.

Vì bị sinh ra trong sự quên bỏ Đức Chúa Trời - là tác giả của sự sống - nên chỉ phần xác thịt của người sống (tức là biết ăn, uống, ngủ nghĩ, làm việc, sinh hoạt, v.v.), còn phần tâm linh đã cách ly khỏi Đức Chúa Trời. Đây là những cá nhân khi chết đi (tức là phần xác chết đi), không còn một hy vọng nhỏ nhoi nào để được hoà giải với Đức Chúa Trời. Điều khủng khiếp nhất là khi chết linh hồn không tan rã vào cõi hư không, như thân xác tan rã vào trong đất, mà vẫn tồn tại để chờ ngày phán xét: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).
Vì chỉ chết có một lần nên không còn có một kiếp nào khác để loài người có cơ hội sửa sai.
Điều này thật dễ hiểu và hợp lý, vì nếu đã có một cuộc đời gần một trăm năm để sửa sai, mà vẫn còn làm tội thì nếu có kiếp sau, cá nhân đó vẫn tiếp tục làm tội như trong cuộc đời trước và còn hơn thế nữa.
Chúng ta nhớ rằng tội lỗi càng ngày càng tăng chứ không giảm. Người tu hành biết chắc rằng càng tu càng thấy mình tội lỗi, và càng cố gắng che dấu tội lỗi mình hơn. Mỗi khi đã nhận cho người khác gọi mình là “thầy” là “cha” thì rất khó mà công nhận mình là tội lỗi. Do vậy, đối với người tu hành, ngoài tội lỗi cũ của mình càng ngày càng chồng chất, còn có một tội khác nữa cộng vào. Tội đó là tội giả hình (hay gọi gọi là đạo đức giả).



Nô lệ cho tội lỗi là đặc tính của con người xác thịt (tức là người mà phần tâm linh đã cách ly với Đức Chúa Trời), vì hạt giống của tội lỗi đã được cấy vào khi tinh trùng của cha người đó gặp trứng của mẹ người đó.
Người xác thịt chỉ biết chăm lo về mặt vật chất và “…sự chăm về xác thịt nghịch với Ðức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Ðức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7-8).
Người xác thịt – ngay cả những người tự nhận là vô thần - biết có Đức Chúa Trời, nhưng chẳng công nhận Ngài (Rô-ma 1:21). Vì vậy, người xác thịt đương nhiên đứng về phía Satan là kẻ “tin Chúa” nhưng chống nghịch Ngài và do đó bị Đức Chúa Trời gọi là kẻ thù của Ngài. Chẳng những vậy, Đức Chúa Trời còn gọi những người không tin Chúa là con cái của Satan để phân biệt với Cơ-đốc nhân (Christian) là con cái của Ngài (I Giăng 3:10).
Con cái có đặc tính của cha mẹ. Con cái của Đức Chúa Trời thì trọng sự thật. Con cái của Satan thì yêu thích nói dối, vì Satan là kẻ nói dối và sát nhân (Giăng 8:44).
Có những “người tốt” có công đức cao trọng, nhưng trong tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời họ vẫn là con cái của Satan (cha của sự nói dối), và là kẻ nói dối - nếu “người tốt” này yêu thích sự nói dối. Có những lời nói dối để tránh mất lòng, nhưng đó vẫn là lời nói dối. Có những lời nói dối được xem là “tốt” như nói dối với bệnh nhân sắp chết là anh ta đang phục hồi, với mục đích trấn an, nhưng nó vẫn là lời nói dối. Khai gian thuế má cũng là nói dối với chính quyền và không vâng phục chính quyền. Làm chứng gian trước toà cũng là nói dối. Con người có quyền từ chối trả lời nếu định rằng câu trả lời bất lợi cho mình. Tuy theo tiêu chuẩn chung trong xã hội, những nói dối đó được xem là “không tội lỗi”, nhưng mỗi khi nói dối, chúng ta mang vào đặc tính của Satan là cha của kẻ nói dối. Đó là một thiên sứ sáng láng, “tin” có Chúa (chứ không phải người “vô thần”), nhưng chống nghịch Chúa.

3- Kết luận:

Toàn bộ thế gian đều phạm tội trong tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Khi phạm tội, thế gian đứng vào phía Satan chống nghịch với Đức Chúa Trời. Vì vậy, toàn bộ thế gian thuộc về vương quốc của Satan, hay nói một cách khác, nó thuộc về hoả ngục mặc dù người thế gian không thấy nó trong thế giới hữu hình. Không thấy được không có nghĩa là địa ngục không có thật!
Sau khi chết, linh hồn của một người chối bỏ sự cứu rỗi của Chúa chờ đợi để được gọi vào sự phán xét sau rốt, rồi bị ném vào hỏa ngục là nơi Satan bị nhốt cho đến đời đời. Đối với những ai, khi còn sống, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, được thực hiện qua cái chết và sự đổ huyết đền tội thay cho nhân loại của Chúa Jesus trên thập tự giá (và sau đó Phục Sinh), sẽ được Ngài cứu khỏi hỏa ngục, và được đem vào trong sự vinh hiển đời đời.
Chỉ có hai thế giới tâm linh: một là sự sống đời đời, sự sáng, sự vinh hiển, sự thông công/tiếp cận với Đấng Tạo Hóa; hai là sự chết đời đời, sự tối tăm, sự đoán phạt/đau khổ đời đời, sự cách ly đời đời với Đấng Sinh Thành.
Không có một nơi lưng chừng để con người có thêm cơ hội nữa sau khi chết. Câu nói “chết là hết” thật sự phải được hiểu rằng “chết là hết cơ hội”. Chứ không phải là sau khi chết mọi sự kể cả linh hồn đều tan biến vào sự hư không. Không phải vậy.

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #134 - 01. May 2010 , 08:37
 
 

...



Vị trí của người phụ nữ trong giáo hội Công giáo La Mã

Tác giả Trần Bình Nam

...
 




Lời nói đầu: Vấn đề tu sĩ giáo hội Công giáo vi phạm tình dục tại Boston,  Hoa Kỳ bùng nổ năm 2002. Giáo hội Công giáo đã tìm cách giải quyết, và vấn đề lắng xuống một thời gian. Gần đây vấn đề lại xuất hiện và đụng chạm đến đức Giáo hoàng Benedict về phong cách ngài giải quyết vấn đề vi phạm tình dục của các linh mục trong thời gian ngài còn là Hồng Y. Tờ tuần báo NEWSWEEK số ngày 12 tháng Tư, 2010 qua bài viết “A Woman’s place is in the Church” của bà Lisa Miller đã phân tích cặn kẽ nguyên nhân và hậu quả của vấn đề tu sĩ và tình dục, và phương thức giải quyết. Tôi xin lược dịch sau đây.
** Trần Bình Nam **


          Giáo hội Công giáo La mã là một định chế gồm đa số đàn ông tồn tại lâu đời và vững bền nhất thế giới. Giáo hội đang tìm cách gỉải quyết một vấn đề nội bộ: Một số linh mục vi phạm tình dục với trẻ em và con chiên.
          Trong mấy chục năm qua các vị linh mục tại Hoa Kỳ, Âu châu, Ireland, Brazil và nhiều nơi khác đã gợi tình dục và hiếp dâm trẻ em tại nơi cắm trại, trên xe, trong phòng ngủ hay tại phòng xưng tội. Một số rất ít nạn nhân trẻ em này đã có can đảm tiết lộ với mẹ hay chị. Và một số các bà mẹ, bà chị này đã trình với các vị giám mục xin giải quyết thì đều bị các vị giám mục lờ đi và khuyên nên im đi thì hơn.
          Trước sự vi phạm tình dục trong Giáo hội, người phụ nữ luôn luôn được khuyên bảo nên nhẫn nhục chịu đựng. Họ cầu nguyện xin đức Mẹ cứu giúp cũng không được đáp lại.
          Kết quả, các nam tu sĩ trong Giáo hội được giao phó giải quyết vấn đề tế nhị này bị mất uy tín. Các viên chức tôn giáo này hình  như  không thông cảm được sự đau khổ của con chiên. Tại các buổi giảng đạo nếu cần nói lời xin lỗi con chiên họ đã xin lỗi một cách máy móc.
          Người ta không quên hình ảnh đức Hồng y Timothy Dolan tại Palm Sunday ở New York lên án sự vi phạm tình dục tại giáo đường của ngài với cung cách một ông giám đốc đại công ty (dạy bảo nhân viên). Một đoạn phim YouTube khác cho thấy đức Hồng y Sean Brady tại Ireland, nơi – trong 40 năm liền – có 15.000 trẻ em bị các tu sĩ xâm phạm tình dục thản nhiên bác bỏ mọi lời yêu cầu ông từ chức của con chiên.
          Và mới đây khi tờ New York Times tiết lộ rằng Đức Giáo hoàng Benedict XVI (khi ngài còn là Hồng y Joseph Ratzinger ngồi tại Vatican phụ trách việc giải quyết sự vi phạm tình dục trong Giáo hội) đã không cách chức một linh mục vi phạm tình dục với 200 đứa trẻ điếc tại Winconsin, ngài đã gạt đi và cho rằng báo chí có ác ý. Ngài nói rằng “không vì tin đồn và dư luận mà mất đức tin”. Thái độ chung cho thấy đức Giáo hoàng và  các phụ tá của ngài (Hồng y, Giám mục) chưa hiệp thông với nỗi đau của con chiên.
          Vấn đề cốt lõi không phải là - như nhiều người ngoài giáo hội tin - giáo hội không hiểu nỗi khổ của con chiên vì họ là những người sống độc thân (celibacy) và vì lối sống quá cách biệt quần chúng của họ. Thật ra, lý do chính vì các vị Hồng y và Giám mục sống trong tháp ngà của một giáo hội khép kín theo mẫu mực của thời Tiền Khai Sáng (pre-Enlightenment) trước thế kỷ thứ 18, không bị - và không muốn bị - ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng dân chủ tại Pháp và tại Hoa Kỳ. Về phương diện luân lý Giáo hội đặt quyền lợi của Giáo hội trên quyền lợi của cá nhân và xem sự tiến bộ là một hiện tượng đe dọa Giáo hội. Người Tây phương coi trọng sự tự do cá nhận nên bức rức khi thấy Giáo hội xem sự gắn bó với Giáo hội là trên hết. Hai bên không gặp nhau vì vậy.
          Vì không coi trọng sự tiến bộ xã hội,  Giáo hội không quan tâm đúng mức vai trò của người phụ nữ trong lực lượng sản xuất và những gì phụ nữ đã đóng góp và phục vụ đời sống công cọng. Tại Hoa Kỳ có 30 triệu phụ nữ làm việc toàn thời gian. Tại Âu châu 60 triệu. Cách đây 50 năm, các người chủ chăn các nhánh Tin Lành đã tìm cách ngăn chận bước tiến của phụ nữ nhưng không thành công. Nhóm Lutheran tại Đan Mạch đã cho phép phụ nữ trở thành mục sư năm 1948 . Tại Hoa Kỳ người phụ nữ đầu tiên được phong mục sư năm 1976 thuộc giáo phái Episcopalian. Thế nhưng trong Giáo hội Công giáo các tu sĩ vẫn sống và làm việc như họ đã làm cả nghìn năm nay. Không lập gia đình, không thân mật, không quan hệ nghề nghiệp với phụ nữ, và không hề biết về đời sống gia đình và con cái của con chiên. Và khi một tu sĩ Công giáo rời khỏi xứ đạo, họ càng bị cách biệt trong tháp ngà hơn nữa. Bà Elaine Pagels, giáo sư về tôn giáo tại đại học Princeton nói rằng: “Giáo hội hoàn tòan không quan tâm gì đến sự an toàn của trẻ em (trước sự xâm phạm tình dục của các tu sĩ). Đối với chúng ta đó là một thái độ đứng ngoài sinh hoạt xã hội thật khó giải thích. Nhưng quả thật các tu sĩ giáo hội không muốn sinh hoạt hài hòa với xã hội.”
          Đã đến lúc Vatican thực hiện những gì Giáo hội phán dạy. Công Đồng II họp đầu thập niên 1960 đã có nỗ lực hội nhập lối sống cũ xưa với đời sống mới.
          Qua văn bản của Công Đồng II,  Giáo hội đã công nhận vị trí của người phụ nữ trong xã hộị một cách minh bạch rằng: “Người phụ nữ đã có một vai trò quan trọng trong xã hội như chưa từng có về ảnh hưởng, tác dụng cũng như quyền lực. Do đó đã đến lúc người phụ nữ có thể làm những công tác của Phúc Âm để cứu vãn nhân loại đang đi xuống.”
          Năm 1988, đức Giáo Hoàng John Paul II, trong một lá thư nhan đề Mulieris Dignitatem (On the Dignity of Women – Giá trị cao quý của người  phụ  nữ ) đã đề cao sự quan trọng của người phụ nữ đối với Giáo hội. Tuy nhiên 6 năm sau, ngài không quên nhắc lại Giáo hội chưa thể cho phép phụ nữ thụ phong linh mục.
          Sự khác biệt giữa nguyên tắc và thực tế của Giáo hội quá rõ ràng. Tại Hoa Kỳ 60% người đi nhà thờ là phụ nữ, và số tiền 6 tỉ mỹ kim thu được mỗi năm sau các buổi lễ do đa số phụ nữ cho. Thế nhưng người phụ nữ không có một chỗ đứng nào trong bộ máy quyền lực của Giáo hội. Tại Vatican, số phụ nữ có một chức vụ nào đó có thể đếm trên đầu ngón tay. Phụ nữ cũng rất ít được giữ các chức vụ điều hành quan trọng tại các giáo phận. Và mặc dù số nữ tu nhiều gấp bội số linh mục, ít ai thấy sự có mặt của họ. Đến nổi gần đây khi một nhóm nữ tu lên tiếng về vấn đề cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khỏe, dư luận mới nhớ ra là có một tập thể các nữ tu trong Giáo hội.
          Bà Kathleen McChesney, một viên chức FBI có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm tình dục trong Giáo hội Công giáo sau các vụ tố cáo tại Boston năm 2002 nhận xét rằng: “Tại Vatican không có một phụ nữ nào tham dự vào cuộc điều tra này. Vatican xem đây là chuyện của đàn ông.”
          Tháng Ba vừa qua, bà Kerry Robinson, giám đốc cơ sở National Leadership Rondtable, một cơ sở gồm các nhà kinh doanh Hoa Kỳ lập ra với mục đích thuyết phục Giáo hội áp dụng nguyên tắc kinh doanh vào sự điều hành Giáo hội, đã cùng với một số phụ nữ khác đi Vatican để nói chuyện với các vị Hồng y.  Bà Robinson nói: “Người phụ nữ trẻ tuổi nào trong thế giới kinh doanh cũng có thể nhìn thấy cơ hội thăng tiến của mình. Và họ rất khó chịu khi không thấy một cơ hội thăng tiến nào như vậy trong Giáo hội.  Giáo hội thấy như mình không liên quan gì đến phụ nữ, và do đó thấy không liên quan gì đến con cái của họ.”
          Bà Robinson nhận xét thêm: “Dư luận cho rằng có vấn nạn vi phạm tình dục là vì Giáo hội chỉ toàn đàn ông: đàn ông gây nên tội lỗi, đàn ông che dấu và đàn ông duy trì. Cho nên cách tốt nhất là cho  thêm nhiều phụ nữ vào sinh hoạt của Giáo hội”
          Nhưng để phụ nữ tham gia vào công cuộc bài trừ tệ nạn vi phạm tình dục cũng không phải là phương thuốc hiệu nghiệm nhất. Lịch sử chứng minh rằng người phụ nữ có quyền lực trong tay cũng tàn bạo và hư đốn như đàn ông.
          Nhưng rõ ràng là các giới chức của Giáo hội đã đáp ứng một cách chậm chạp khi vụ vi phạm tình dục năm 2002 tại Hoa Kỳ được phanh phui. Giáo hội đã giải quyết theo cung cách bảo vệ quyền lợi và uy tín của Giáo hội hơn là bênh vực quyền lợi của trẻ em trước công lý.
          Mục sư Marie M. Fortune thuộc nhánh Tin Lành United Church of Christ, người sáng lập Viện Faith Trust Institute nhằm mục đích bài trừ sự vi phạm tình dục của giới tu sĩ nói rằng: “Giáo hội Công giáo có thể đưa các vị linh mục vi phạm tình dục ra khỏi hệ thống Giáo hội và lột áo dòng của họ.” Nhưng Giáo hội không làm như vậy vì Giáo hội là một hội “của đàn ông” cực kỳ bảo thủ sinh hoạt ngoài lề đời sống của con chiên.
          Chúng ta ai cũng biết (và các cuộc nghiên cứu cũng chứng minh như vậy) rằng một nhóm người sinh hoạt riêng biệt, không có cơ chế kiểm soát thì trước sau cũng làm bậy. Trong cuốn sách: “The Company He keeps: A History of White College Fraternities”, ông Nicolas Syrett tiết lộ rằng 70 đến 90% các vụ hiếp dâm tập thể tại các đại học là do các thành viên của các hội toàn nam sinh viên (các Fraternities). Tuy nhiên giáo sư Syrett lưu ý rằng “nam thành viên trong các Fraternities làm tình với bao nhiêu thiếu nữ không ai chê trách, trong khi Giáo hội tuyệt đối cấm đoán tình dục.”
          Ông Syrett kết luận, trong cả hai trường hợp “người đàn ông được khuyến khích để nghĩ rằng họ có uu tiên hơn phụ nữ, và nếu Giáo hội không trừng phạt các tu sĩ vi phạm tình dục thì các trẻ em bị lợi dụng có thể có cảm tưởng rằng những gì các tu sĩ làm chưa hẵn là sai trái.”
          Ông Richard Sipe, một  tu sĩ hoàn tục có 30 năm nghiên cứu và đo lường kết quả của chương trình gíáo dục tình dục của Giáo hội kết luân rằng: “Giới tu sĩ tự cho mình là một tầng lớp riêng biệt có đặc ân.”
          Chúa Jesus không hề dạy rằng vai trò của người phụ nữ đối với Giáo hội của Chúa là thứ yếu. Là chủ chăn của một tập thể nhỏ có tinh thần tiến bộ, Chúa Jesus khuyến khích mọi thành phần tham dự, trong đó có phụ nữ đã có gia đình hay còn độc thân. Và kinh Phúc Âm nói người phụ nữ có một vai trò quan trọng. Phụ nữ  là người đầu tiên chứng kiến Chúa sống lại và rao truyền tin lành lại cho các đệ tử phái nam.
          Người ta tin rằng phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong Giáo hội trong thời kỳ sơ khai. Trong một lá thư gởi cho cư dân thành La Mã viết khoảng năm 50, thánh Paul có nói đến phụ tá (deacon) Phoebe, và những phụ tá khác như Prisca, Tryphena và Tryphosa. Toàn là phụ nữ. Trong thư thánh Paul có nhắc đến tên một vị thánh khác (trong 12 vị thánh giúp Chúa truyền bá Phúc Âm) là bà Junia.
          Tuy nhiên nếu cho rằng trong một hai thế kỷ đầu tiên của Giáo hội Công giáo là thời đại hoàng kim của phụ nữ thì hẵn không đúng. Trong thời gian đó, người phụ nữ vẫn được xem là công dân hạng hai cần được đàn ông kiểm soát. 
          Vào thế kỷ thứ hai nhà truyền giáo Clement of Alexandria nói, mặc dù trên thực tế hàng giáo phẩm và ngay cả các đức Giáo hoàng đều có vợ, người phụ nữ có khả năng khơi động tình dục nơi người đàn ông làm cho họ bị liệt vào thành phần mê hoặc người khác vào vòng tội lỗi (như Eve), và đồng lõa với quỹ Satan.
          Vào thế kỷ thứ 12, nỗ lực tách biệt  đàn ông với đàn bà trong Giáo hội hoàn tất. Từ năm 1139 hàng giáo phẩm phải sống độc thân trở thành quy luật. Tại các đại học lớn tại Âu châu, nơi người trí thức Công giáo nghiên cứu triết học, toán học, thiên văn học, khoa học, văn chương và thần học người phụ nữ hoàn toàn bị gạt ra ngoài các sinh hoạt này. Vào thời đó một người phụ nữ chỉ có thể nổi danh khi trở thành một nhà tiên tri hay một nhà thần bí học, và giới giáo phẩm xem người phụ nữ đó là đồ bỏ.
          Giáo sư Kevin Schultz, một sử gia tại viện đại học Illinois ở Chicago giải thích rằng Giáo hội Công giáo chống lại tinh thần cá nhân, cái động lực làm nên cuộc cách mạng Pháp và Hoa Kỳ. Để chống lại tinh thần cá nhân giáo hội Công giáo cho làm sống lại thuyết Thomas Aquinas, đặc biệt điểm ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đặt quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi cá nhân, và dùng thuyết  Aquinas để chống lại cái mà Giáo hội gọi là văn minh đồi trụy. Giáo sư Schultz giải thích rằng thuyết Thomas Aquinas “tạo ra tinh thần chúng-ta-và-các-anh (us-versus-them) che chắn Vatican bằng một bức tường thành kiên cố và bí mật làm cho đức Giáo hoàng trở thành môt nhân vật toàn năng”
          Có lẽ cách gỉải thích của giáo sư Kevin Schultz là cách giải thích tốt nhất hiện tượng xa cách giữa Giáo hội và quần chúng tiến bộ. Trong một thế giới mà cá nhân trở thành vô nghĩa trước tập thể, những ý tưởng cứng nhắc – có thể tốt hay xấu - có khi trở thành nguyên tắc của đạo lý .
          Sự nâng Giáo hội lên tầm cao nhất giải thích tại sao một giáo hội có sứ mệnh phục vụ cho người bệnh tật và kẻ nghèo khó lại có thể quyết định không cho phép dùng condom để phòng ngừa sự lây lan của bệnh AID. Nó giải thích tại sao một giáo hội vốn coi gia đình là nền tảng lại có thể cấm các bà mẹ dùng thuốc ngừa thai. Và cũng giải thích tại sao một vị giám mục khi đối diện với một linh mục vi phạm tình dục với trẻ em trong giáo phận của mình có thể ngoãnh mặt đi không báo cáo với cảnh sát.
          Để phá vỡ bức tường cách ly Giáo hội với quần chúng cần làm sống lại tinh thần của Công Đồng Vatican II. Đức Giáo hoàng John XXIII tuyên bố: “Tôi muốn mở rộng cánh cửa sổ Gíáo hội để chúng ta có thể nhìn ra ngoài và con chiên có thể nhìn vào trong.” Và bước đầu tiên là tiếp cận với phụ nữ.
          Hơn 60% tín đồ Công giáo Hoa Kỳ ủng hộ ý kiến phong linh mục cho phụ nữ, nhưng những kẻ bảo thủ vẫn chưa đồng ý. Tại Hoa Kỳ số người tự nguyện đi tu để trở thành linh mục càng ngày càng ít, trong khi có đến 80% phụ nữ làm việc trong các giáo phận, cho nên việc phụ nữ trở thành linh mục chỉ là vấn đề thời gian.
          Bà Eileen McCafferty DiFranc, một trong khoảng 100 người phụ nữ Hoa Kỳ nói rằng nhóm của bà đã được thụ phong linh mục bởi “một vị giám mục của tòa thánh La Mã”. Bà McCafferty đã bị Giáo hội khai trừ, nhưng bà không chấp nhận quyết định của Giáo hội. Bà nói “chúa Jesus không hề nói đàn bà không được làm linh mục”.
          Tại Hoa Kỳ sự vi phạm tình dục tại các giáo phận giảm nhờ hoạt động của nhóm bà McChesne. Bà đã khuyến cáo thành lập tại mỗi giáo phận một ủy ban cố vấn tình dục gồm những chuyên viên và những người thật sự quan tâm đến sự an toàn của trẻ em. Bà McChesney nghĩ rằng các giáo phận trên thế giới và nhất là tại Vatican đều cần có một ủy ban như vậy. Bà nói: “Đức Giáo hoàng Benedict nên có một ủy ban cố vấn không phải chỉ toàn tu sĩ mà nên gồm chuyên viên về vi phạm tình dục đối với trẻ em, chuyên viên điều tra và chuyên viên giải quyết vấn đề.” Và  nếu các chuyên viên này là phụ nữ thì càng tốt.
          Trong chuyến du hành qua Vatican, bà Kerry Robinson khéo léo lưu ý các vị Hồng y rằng từ lâu tại các buổi buổi lễ các linh mục không còn mang các chuyện liên quan đến phụ nữ trong kinh Phúc Âm và trong Cựu Ước ra đọc. Bà ngạc nhiên thấy nhiều vị Hồng y không biết có việc đó. Bà Robinson nói “Các vị Hồng y tham dự các khóa lễ hằng ngày nhưng họ không bao giờ tự hỏi người phụ nữ đi lễ mỗi ngày Chủ Nhật nghĩ gì.”
          Nếu những câu chuyện về phụ nữ trong Kinh Thánh không được nhắc nhỡ tới thì người phụ nữ dần dà sẽ không xem mình là một phần của Giáo hội. Họ sẽ bỏ Giáo hội và mang theo con cái của mình.

Trần Bình Nam (lược dịch)
April 29, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #135 - 02. May 2010 , 22:35
 
Khi nào dân trí cao       


        Dân trí cao khi tất cả mọi người nhận thức đâu là WC

...

Hôm nay, lại một mùa xuân chiến thắng về trên quê hương ta. Khắp nơi, người người ăn mừng ngày giải phóng của quá khứ và những thành tựu phát triển kinh tế vang dội trong hiện tại. Để hướng đến tương lai, anh có đôi lời về vấn đề dân trí.

Như chúng ta đều biết, dân chủ đi sau dân trí, dân trí phải cao thì dân chủ mới thành công. Dân trí cao không hẳn liên quan đến trình độ học vấn. Một người có trình độ học vấn cao có nhiều khả năng cũng có dân trí cao, mặc dù nó không chắc chắn như thế. Nhiều tiến sĩ, phó tiến sĩ vẫn có dân trí rất kém. Ngược lại, người mù chữ vẫn có khả năng có dân trí cao nếu họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ con người cơ bản của mình.

Đảng ta vẫn thường nói dân trí Việt Nam còn kém nên không thể dân chủ được. Vậy dân trí bao cao thì đủ và khi nào? Tuy Đảng ta chưa bao giờ chính thức đưa ra mức độ cũng như lộ trình xây dựng dân trí vì nhiều lý do “kỹ thuật”, nhưng qua vài ngày suy gẫm anh đã đúc kết và có có thể trả lời ngắn gọn như sau:

Dân trí đủ cao để tiến lên dân chủ khi số lượng người biết nhận thức và có can đảm đòi hỏi quyền làm chủ của chính mình đủ lớn.

Hiện nay, trong tình trạng dân trí thấp nên phần đông dân chúng không ý thức được các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, lập hội lập đảng của mình nên Đảng phải đứng ra phụ trách tất cả. Tệ hơn, nhiều thành phần có dân trí cực kém còn tự cho rằng dân trí của bản thân và đồng bào mình còn thấp nên tự nguyện từ bỏ vô điều kiện các quyền tự chủ trên. Thành phần dân trí kém này lại rất hãnh diện về khả năng xem thường dân trí đồng bào mình, coi nhẹ các quyền con người cơ bản mà không biết chính mình là nguyên nhân của dân trí thấp.

Với tình hình dân trí kém như thế thì dĩ nhiên Đảng ta không thể nào để lơ là cho dân tự chủ được. Những thành phần này cần có người suy nghĩ hộ, cần người hướng dẫn phải hô khẩu hiệu gì, hành động bầy đàn ra sao. Nếu không, họ sẽ phải đối diện với những thứ hết sức nguy hiểm như suy luận độc lập, kiểm chứng vô tư không cảm tính, và tự quyết định chính kiến riêng. Những hành động trên có thể gây ra hậu quả khó lương, thậm chí có khả năng sản sinh ra những tinh hoa sáng tạo đột phá có ảnh hưởng cho nền văn minh nhân loại. Đây là những hành động đầy nguy hiểm chỉ có các dân tộc bậc nhất lòai người mới có khả năng, những dân tộc tự ti, tự cho dân trí mình kém như Việt Nam có lẽ phải chờ vài chục đến trăm năm nữa.

Tuy vậy, 35 năm qua, Đảng đã bất đắc dĩ và khổ cực trong nom lãnh đạo đất nước với bao bộn bề lo toang, Đảng đã không ngừng dày công đào tạo đội ngũ thanh niên với tư tưởng cách mạng vững vàng. Nhưng ngược lại, người dân không biết tự chăm lo, bồi đắp dân trí cho mình mà đâm ra ỷ lại trông chờ vào ơn Đảng ban cho.

Đảng đã quá mỏi mệt trong vai trò làm người hầu cho dân, đã đến lúc người dân đứng lên phục vụ Đảng và chính mình. Đã đến lúc mỗi người dân hãy tự ý thức trách nhiệm và khả năng tự chủ của mình. 35 năm là một khỏang thời gian đủ dài để 84 triệu người (trừ 3 triệu Đảng viên) học hỏi và trau dồi trình độ dân trí. Đừng phụ công ơn dưỡng dục, cưu man của Đảng, đừng làm Đảng mất mặt trước bạn bè quốc tế. Nếu Nhật, Nam Hàn, Đài Loan có thể làm được thì dân tộc Việt Nam cũng phải làm được, không thể chay lười đổ lỗi cho chiến tranh mãi được!
Nguồn: blog Tiến Lên XHCN
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #136 - 12. May 2010 , 21:21
 
Bàn chân và đôi giày


Khi sinh ra, nó cũng như tất cả mọi con người khác. Một đứa bé thánh thiện và trần trụi.

Rồi nó tập đứng, ngã lên ngã xuống, ngã rất nhiều nhưng nó vẫn gượng dậy, gồng mình lên và một ngày, nó đã có thể đứng vững. Đứng vững trên đôi chân của chính mình. Lớn thêm một chút, nó chập chững tập đi. Những bước đi đường đời, nhiều sỏi đá và đầy rẫy chông gai.

Đến một ngày, nó nhìn thấy một đôi giày. Một đôi giày thật đẹp, thật xinh xắn và thật ấm áp.

Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang - những bước chân của sự vững vàng.

Nhưng đến một ngày, nó cảm thấy bàn chân nhói đau. Nó nhìn lại và chợt nhận ra một điều - đôi giày quá chật so với bàn chân của nó.
Nghiến răng, nó cố tiếp bước nhưng càng đi, cảm giác càng nặng nề, đôi bàn chân càng như thắt chặt và đôi bàn chân đau, bàn chân bầm tím. Đến lúc đó nó chợt hiểu rằng, thì ra đôi giày này không phải dành cho nó.

Và lúc đó dẫu thích thú, dẫu quý mến, dẫu thật sự cần thiết… nhưng khi biết nó không dành cho mình, nó vẫn vui vẻ, gượng cười, tháo bỏ đôi giày, để sang một bên và sẵn sàng tiếp bước.

Không còn giày ở bên nữa... bàn chân sẽ phải tự bước đi bằng chính da thịt của mình... dẫu sẽ là "yếu ớt", dẫu có là mỏng manh, dẫu có đau đớn nhưng nó sẽ vẫn tiếp bước. Bước trên đôi chân trần của chính mình, chẳng phải nó từng bước đi như thế, như lúc mới sinh đó sao? Quan trọng là nó đã tìm thấy và lựa chọn cho mình một lối đi, một con đường phù hợp... Bàn chân nay đã tìm thấy một con đường cho chính mình. Và nó sẽ lại bước tiếp cùng với biết bao bàn chân khác trên con đường của cuộc đời, con đường dài hun hút, con đừng đẫy rẫy những chông gai...

Thà chấp nhận đau vì sỏi đá hơn là đau vì sự chịu đựng, vì sự gượng ép… Đau chỉ vì muốn có một đôi giày không vừa vặn và không thực sự dành cho mình.

Có những điều chỉ khi mất đi rồi, người ta mới nhận ra là mình từng có nó và lúc đó, người ta mới biết trân trọng nó.

Cái gì đã vỡ là vỡ... thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ...

Tạm biệt một số thứ... một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình.

Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến... Good Luck!

(st)
Back to top
« Last Edit: 12. May 2010 , 21:22 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #137 - 16. May 2010 , 18:08
 
 

...



Bệnh Anh Hùng

Ðinh Từ Thức

...
 

Bài viết nầy khá hay, chúng ta hãy đọc, suy gẫm, và phổ biến. HP.

   Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc "bệnh Anh hùng".
    Mười năm qua, tôi đã lui tới Singapore bốn lần, nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm bốn mươi năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm sáu mươi năm cuộc Cách mạng tháng Tám, khiến tôi có ý định nêu ra mấy nhận xét đáng chú ý giữa Singapore và Việt Nam.
    Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết hai bài trên trang bình luận của New York Times, và có những nhận xét về Singapore. Trong bài báo ngày 14-9, ông viết: “Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Á châu để trải qua một trận bão, thì nơi đó nên là Singapore”. Friedman nói như vậy, vì so sánh với nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy, vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn bồ bịch, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown, hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam. Singapore chọn người theo tiêu chuẩn có khả năng nhất, và ít tham nhũng nhất. Để xứng đáng với khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp ba lần tổng thống Mỹ, mỗi năm 1,1 triệu Mỹ kim; nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối cao Pháp viện gần một triệu.
    Friedman nhận xét rằng, vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore, “vì đảng cầm quyền phải giành giựt tâm trí người dân với cộng sản, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước phải cũng như vậy, hay khá hơn”. Thật may mắn cho Singapore, cả phía cộng sản và không cộng sản. Nhờ những người không cộng sản nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe cộng sản nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng.
    Trong bài thứ nhì vào ngày 16-9, Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông, “chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng của máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ đâu thì khá hơn láng giềng chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết “...Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút để cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình”, và “kiến thức có thể được tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”. Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp bốn và lớp tám tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Timss tổ chức. Và sách toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland. Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, Việt Nam vẫn bắt buộc học sinh từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường, phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học”, là môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” và “lý thuyết Mác-Lê”. Ngoài ra, Việt Nam còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước xã hội anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của báo Tiền phong, Hà Nội).
    Bây giờ, xin trở lại âm vang hai lễ lớn của Singapore và Việt Nam. Cùng vào tháng Tám, một bên kỷ niệm 40 năm ngày độc lập (9-8), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cướp được chính quyền (19-8). Việt Nam đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: Việt Nam có Đảng Cộng sản, với lãnh tụ Hồ Chí Minh; Singapore có Đảng Nhân dân Hành động (PAP – People’s Action Party), với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu).
    Dân số Việt Nam hiện có 83 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chỉ bằng số lẻ của Việt Nam, công dân thực thụ có ba triệu rưỡi, cộng với 700 ngàn người ngoại quốc tới làm việc, là 4,2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng ba triệu rưỡi máy điện thoại di động, hơn Việt Nam một triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112,8 tỷ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19,4 tỷ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26 ngàn Mỹ kim. Trong khi ấy, số dự trữ của Việt Nam là 6,51 tỷ MK, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16,55 tỷ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 MK. Bao giờ dân Việt Nam đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh sẽ giảm xuống còn khoảng 10 MK.
    Singapore chỉ cách Việt Nam hơn một giờ bay, tương đương khoảng cách Sài Gòn đi Hà Nội. Người dân Singapore cùng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt. Singapore lại bị những điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao, độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước dưới cuối? Hình như câu trả lời là chỉ vì hai tiếng “anh hùng” mà thôi.
    Theo dõi Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9: “Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng... truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới”. Rồi Chủ tịch “vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, trước khi kết luận: “Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
    Báo Nhân Dân ngày 2-9, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết: “Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng”. Và viết tiếp: “Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng”. Bài báo kết luận: “...với truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng.”
    Sài Gòn, đã mất địa vị thủ đô từ hơn ba mươi năm, cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền phong Online ngày 2-9 tường thuật: “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu ‘Thành phố Anh hùng’ cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu...”
    Tự ca tụng mình là anh hùng chưa đủ, mạng lưới chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30 -9 đã phổ biến lại bài bình luận của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29-8, mượn lời báo Mỹ để tự ca anh hùng: “Ngay ở Mỹ, Báo Bưu điện Washington, một trong những tờ báo có đông độc giả cũng vừa có bài khẳng định, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng này đã khích lệ và tạo nguồn cho hàng triệu người trên khắp địa cầu, kể cả tại Mỹ, đấu tranh chống lại chiến tranh và cường quyền” (“Báo Bưu Điện Washington”, có lẽ là Washington Post, nhưng không nói rõ bài báo xuất hiện ngày nào, nên người viết không thể kiểm chứng).
    Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới hai tiếng anh hùng. Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long, con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu hai tiếng rưỡi, [1] không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa tới Đảng Nhân dân Hành động, là đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần Đức Lương của Việt Nam, trong bài diễn văn quốc khánh, đã hãnh diện: “Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam...”
    Chính Hồ Chí Minh khi còn sống, cũng tự nhận mình là anh hùng. Trong dịp viếng đền Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, họ Hồ đã xuất khẩu thành thơ: “Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”.
    Trong hai cuối tuần lễ lạt ăn mừng độc lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh: Được như ngày hôm nay là nhờ “nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta, và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”.
    Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại kỷ niệm khó quên, xảy ra trong dịp lễ độc lập năm 1968. Thời gian này, Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với trận Tổng công kích Mậu Thân, với quyết tâm “giải phóng Miền Nam”, dù phải san phẳng dãy Trường Sơn và hy sinh hàng triệu người. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết sẽ làm gì để sống. Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự ở Seletar Air Base, hẹn đến năm 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc. Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ ba ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng ngày 9-8, trời quang mây tạnh, nhưng trước khi cuộc lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện về sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore trong lịch sử lập quốc của mình. Báo chí Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này. So với những trận mưa bom đạn mà dân Việt Nam phải chịu từ Bắc tới Nam, trải qua một trận mưa rào nhiệt đới, không bằng chuyện muỗi cắn. Nhưng với những người không muốn làm anh hùng, muỗi cắn cũng đau.
    Trong khi Việt Nam sợ “diễn biến hòa bình”, Singapore chủ trương phải thay đổi, hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định: “Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta chết”.
    Trong khi Việt Nam cảnh giác về “bọn phản động trong nước”, và những “thế lực thù địch bên ngoài”, Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội hợp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả Việt Nam. Thủ tướng Loong kể chuyện: Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Á Châu SEA Games? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi sốc. Tôi nói Việt Nam biết gì về Võ Nam Dương. Thái cực đạo, Kong fu, hay mấy môn võ cổ truyền Đông phương thì họa may, nhưng silat? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào năm 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy ống kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ, họ là vô địch Đông Nam Á, đang nhắm chức vô địch thế giới. Và thứ võ này là môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam. Ông Loong kết luận: “Chúng ta cần có một tinh thần như thế”. Học võ mà bắt chước Việt Nam, đúng quá!
    Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng, hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang” như lời ông Trần Đức Lương, Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba. Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore.
    Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao, ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn, nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Trong khi Việt Nam nêu cao khẩu hiệu: “Noi gương Bác Hồ đời đời kính yêu”, khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cảm ơn).
    Giống như ông Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, ông Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”.
    Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp quốc trưởng tại Hội đồng Bảo an của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là: “Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không?” (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible?). Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn chưa từng ai có được trong lịch sử loài người như ông Bush ngày nay, cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu.
    Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều. Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố.
    Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy W.C. Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ. Lần đầu tiên tới Singapore, thấy ở đây đôi chỗ vẫn còn dùng loại bàn cầu kiểu cổ như ở Việt Nam, tuy cũng tráng men sạch sẽ, tôi bèn tìm hiểu, mới biết rằng, vì công chúng có nhiều người vẫn còn thích xài kiểu cổ. Vệ sinh hơn kiểu mới và đỡ phải lót giấy khi ngồi. Ngoài ra, còn cái thú hồi hộp khi sử dụng, phải tính toán, cân nhắc như một cao thủ thể thao, hay một nhà thiện xạ, rót sao cho trúng mục tiêu. Lần chót vừa rồi ở Singapore, tôi vào chỗ đi tiểu tại một tiệm bán hàng trên đường Orchard. Vừa đứng trước bồn, đang còn sửa soạn, chưa kịp trình diễn, đã thấy nước trong bồn tự động xịt cái ào. Nghĩ bụng chắc có trục trặc kỹ thuật. Trình diễn xong, nước tự động xịt lần nữa. Bán tín bán nghi, bèn đứng thử trước mấy bồn khác, thấy cái nào cũng xịt hai lần trước sau như vậy. Tuy đã ở Mỹ ba mươi năm, lúc ấy tôi có cảm tưởng mình như anh nhà quê lần đầu ra tỉnh.
    Bây giờ, xin ghé qua “nước Việt Nam Anh hùng”. Rất tiếc, tôi đã không có mặt tại Việt Nam, để có thể nhận xét tại chỗ, như đối với Singapore. Tuy nhiên, những gì nêu ra sau đây, đều là những tài liệu chính thức đã công bố từ Việt Nam. Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên: “Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được... cái W.C cho du khách!”
    Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn: “Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).” Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
    Năm ngày sau lễ Độc lập 2-9, từ “thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng” (chữ của báo Nhân Dân), trong khi trả lời một bài phê bình, nhà văn Dương Thu Hương, mới đi ngoại quốc về, nói rằng: “Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”. Thú thật, lúc đầu tôi hơi bị sốc khi đọc câu này. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy chẳng qua cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của nhà văn. Đảng đã cầm quyền 60 năm, hy sinh xương máu của vài ba triệu người, hy sinh hạnh phúc của vài ba thế hệ. Kết quả: hơn nửa số nhân dân vẫn không có nổi một hố xí hợp vệ sinh. Vậy, chỉ còn cách dùng ngay mặt kẻ cầm quyền làm hố xí. Chỉ e rằng cách giải quyết này cũng không hợp vệ sinh.
    Sự khác nhau giữa Singapore và Việt nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ độc lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố: “Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên... chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới...” (In Singapore, we don’t have a natural service culture... we have a long way to go to reach world class...). Trong khi Việt Nam xếp hàng với những nước cuối danh sách về nhiều phương diện, Chủ tịch Trần Đức Lương tuyên bố: “Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
    Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh Anh hùng”. Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive-Compulsiv e disorder. Bệnh HOC hay bệnh anh hùng đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
    Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ? Nhưng thử hỏi lại, mang trọng bệnh 60 năm, chưa chết đã là may, còn mong chi tiến bộ? Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời: “Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough) .
    Việt Nam đã phí phạm 60 năm qua, làm sao để phát lên được?
____________ _________ _________ _________ _

[1] Ông nói bằng ba thứ tiếng: Quan thoại, Mã lai và tiếng Anh. Những nhận định trong bài viết này chỉ dựa vào bài diễn văn dài 28 trang bằng tiếng Anh.

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #138 - 16. May 2010 , 18:25
 
 

...



Kim cương không tì vết

...
 



Có một thương gia nọ rất giàu có và mê đá quý. Một ngày kia, ông không quản gian khổ tìm đến châu Phi-lục địa đen vốn nổi tiếng về các loại đá với ý nghĩa tìm cho mình một viên kim cương hoàn mỹ, độc nhất vô nhị trên đời.

Thương gia được giới thiệu với một người bán đá quý chuyên nghiệp ở đây. Sau một thời gian rất dài săm soi lựa chọn với đủ thứ máy móc dụng cụ, mãi mà ông vẫn chưa tìm được viên nào như ý. Thấy vậy, người bán đá quý lấy ra cho ông xem một viên kim cương hình quả lê rất lớn và có màu đen. Không giống như những viên đá khác, nó trông thật đẹp đẽ và lấp lánh. Người thương gia ngắm nghía hồi lâu rồi nói:

- “Nó có vẻ hoàn hảo thật đấy. Nhưng tôi cần một viên kim cương trong suốt cơ. Màu đẹp nhất đối với một viên kim cương, chỉ có thể là không màu.”
- “Ông nói đúng.”

Người bán đá quý trầm tư gật đầu. Rồi ông đi ra phía sau, lấy lên một chiếc hộp nhỏ. Khi mở ra, bên trong chiếc hộp là một viên kim cương khác. Nó đặc biệt lớn, và được cắt tỉ mỉ đúng kiểu “Heart&Arrow”. Nhưng điều khiến người thương gia bị cuốn hút nhất, chính là màu sắc của viên kim cương này. Nó trong suốt như thể vô hình, và qua đó, có thể nhìn thấu đến tận bên trong. Một màu trắng tinh khiết.

- “Ông sẽ lấy nó chứ?” Người bán đá quý hỏi, và chắc rằng người thương gia cuối cùng sẽ gật đầu, bởi vì đây chính xác là điều mà ông vẫn tìm kiếm. “Đây là viên ngọc trong suốt nhất mà tôi có.”
- “Tôi… Xin lỗi, tôi không thể.” Thương gia trả lời.
- “Tại sao thế??” Người bán đá quý sửng sốt.
- “Viên kim cương này-Thương gia nói-Có những chấm đen li ti bên trong nó. Tôi không thể chấp nhận một viên kim cương có tì vết. Dù thế nào đi nữa, tôi không thể chịu đựng được khi nhìn vào những điểm đen đó.”

… Cuối cùng, thương gia đã phải quay về nước mà không có lấy bất cứ một viên đá quý nào mang theo. Nhiều năm sau đó, ông vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm một viên đá quý hoàn hảo, nhưng ước mơ đó không bao giờ trở thành hiện thực!


Khi nhớ lại câu chuyện này, tôi cảm thấy mình giống hệt như vị thương gia kia, đôi khi cầu toàn đến mức ích kỷ. Tôi từng mơ ước có một người bạn trai trung thực và hết mực chân thành với mình, không bao giờ nói dối mình bất cứ điều gì, giống như một viên kim cương trong suốt vậy.

Nhưng đến khi tôi thực sự có được người đó, tôi lại cảm thấy rằng mình thật bất hạnh khi có một người bạn trai với quá nhiều khuyết điểm như vậy. Người ấy luôn luôn nói thật, kể cả những điều chẳng lấy gì làm dễ chịu. Khi nhìn vào chúng, tôi chỉ cảm thấy ghét hơn là yêu. Và chúng tôi càng ngày càng xa nhau...

Chỉ đến khi tôi nhận ra rằng, vì viên kim cương kia quá trong suốt nên người ta mới có thể nhìn thấu những tì vết bên trong nó; và vì màu trắng mà tôi yêu chẳng thể che giấu được bất cứ điều gì, thì đã quá muộn để có thể nắm giữ điều đó. Màu trắng của tôi đã rời xa tôi mãi mãi…

Chỉ đến lúc đó, tôi mới hiểu rằng, yêu thương thực sự là học cách chấp nhận, ngay cả những điều mà mình cho rằng là những tì vết khó coi.

Vì kim cương thực sự là luôn luôn có tì vết
...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #139 - 27. Jun 2010 , 18:36
 

Đảo mất, nước mất thì đã chết ai?




Kim Châm


...


Khi thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cùng thái độ gây hấn thô bạo của họ đối với ngư dân Việt Nam, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã đưa nhân vật quyền lực nhất nhì thành phố là ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân thành phố, tới gặp nhóm biểu tình để giải quyết. Khi một thanh niên đặt vấn đề về trách nhiệm của Thành Ðoàn trong việc tổ chức những cuộc biểu tình yêu nước như vậy cho thanh niên. Ông Nguyễn Thành Tài hứa sẽ ra lệnh cho Thành Ðoàn nội trong tuần lễ sau đó phải tổ chức một cuộc biểu tình chính thức, mà theo ông là để nói rõ “quyết tâm của người Việt Nam trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc.” Và ông trấn an thanh niên rằng, “Các anh tin tôi đi. Tại sao tôi tin các anh mà các anh không tin tôi?”

Từ đó đến nay không một ai trong Thành Ðoàn hay trong bất cứ bộ phận nào của nhà nước tổ chức một cuộc biểu tình nào trong tinh thần vừa kể. Không những thế, sau những tuyên bố của ông Nguyễn Thành Tài, nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thẳng tay đàn áp những người lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa, như blogger Điếu Cày, blogger Hồ Lan Hương, đạo diễn Song Chi, cô Phạm Thanh Nghiên,….

Năm 2009, khi giới trí thức lên tiếng phản đối các dự án cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và gần đây, phản đối việc thuê rừng dài hạn ở nhiều vùng mang tính cách chiến lược của đất nước, nhà nước Việt Nam lại trấn áp, sách nhiễu, bắt giam một số người lên tiếng phản đối, và tiếp tục trấn an dư luận bằng chiêu bài: “Mọi người đừng lo! Đó là chuyện ngoại giao giữa 2 quốc gia, hãy để cho nhà nước lo!”

Nhưng bên cạnh cách hành xử xảo quyệt đó của nhà cầm quyền, cũng có một thực tế không thể phủ nhận được, đó là người dân Việt Nam, với mối bận tâm cơm áo, bận rộn hàng ngày, đa phần thấy rằng chủ quyền và an ninh của đất nước là chuyện xa vời. Có người còn cho rằng, những vấn đề đó, nhất là những quần đảo xa xôi, chẳng ảnh hưởng gì đến mình. Chưa kể đến việc sẽ rước những rắc rối từ phía nhà nước về cho bản thân và gia đình mình. Và để yên ổn an thân thì nên hướng sự quan tâm vào đời sống thường ngày.

Có thật như thế không? Đảo mất thì đã chết ai? An ninh và môi trường thì ảnh hưởng gì đến ai?

Trước mắt, những người bị ảnh hưởng trực tiếp là ngư dân ven biển suốt duyên hải miền Trung. Chỉ trong mấy năm gần đây hàng trăm ghe thuyền đã bị lính kiêm hải tặc Trung Quốc bắt cóc, đâm chìm, cướp bóc. Nhiều người bị hành hạ, giết hại. Cả ngư trường to lớn của ông cha để lại bị thu hẹp lại chỉ còn một khoảng hẹp gần bờ. Nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú của đất nước trong lòng và dưới đáy biển bị cưỡng đoạt. Vùng biển quen thuộc của ông cha để lại là nguồn sinh sống duy nhất của hàng triệu ngư dân ta, nay nguồn mưu sinh này đã mất. Bao gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn….

Tương tự, việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên đã cướp đi những diện tích canh tác rộng lớn, cùng bao nhiêu nhà cửa, làng mạc của dân ta. Biết bao người dân đã bị đẩy lùi ra khỏi nơi sinh sống. Rừng xanh bị thu hẹp, không khí bị ô nhiễm bởi bụi độc, đất đai cằn cỗi không thể canh tác… (1). Hàng triệu người sống dọc theo hạ lưu các dòng sông cũng sẽ lãnh hậu quả do nguồn nước bị nhiễm độc khi khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Nhìn rộng hơn một chút, khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp nói trên, thì các ngành liên quan đến kỹ nghệ đánh cá, các cơ sở, nhà máy sản xuất nước mắm dọc theo các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cá tôm, hải sản là những nguồn thực phẩm giàu đạm tố dinh dưỡng (protein) cho người dân một nước nghèo cũng sẽ ít hẳn đi trong bữa cơm hàng ngày của từng gia đình.

Nghiêm trọng hơn là mối nguy hiểm về mặt an ninh quốc phòng. Nhà nước Việt Nam đồng ý cho công nhân Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua con đường xuất khẩu lao động, như đã được chính tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cảnh báo cho giới cầm quyền (2), không chỉ cướp đi công ăn việc làm của dân ta, mà quan trọng hơn, những làng Trung Quốc đã bắt đầu mọc rễ và phát triển ở nhiều nơi, sẽ là những ổ nội ứng cho quân xâm lược đâm vào sau lưng quân dân ta, nếu có chiến tranh xâm lược từ phương bắc. Với tham vọng bành trướng và sự tráo trở của Trung Quốc, đây là những mối nguy rất có thể xẩy ra. Lúc đó, những vùng địa đầu chiến lược của tổ quốc, là thành luỹ, phên dậu che chắn bảo vệ đất nước, đã nằm trong tay người Tàu qua việc cho thuê rừng dài hạn, thì không biết phải mất bao nhiêu máu xương của người Việt đổ ra mới bảo vệ được giang sơn phía sau những thành luỹ thiên nhiên đó….

Nếu nối liền các phân tích trên, hẳn ai cũng thấy được những nguy cơ đã hiển hiện và đã lăn bánh, chứ không chỉ là những cảnh báo. Tác hại của việc dâng đất nhượng biển, cho khai thác bauxite Tây Nguyên, cho thuê đất rừng đầu nguồn, cho lập các khu biệt lập của người ngoài trên đất Việt, v.v… sẽ đổ lên đầu cả nước chứ không chỉ những nạn nhân sinh sống sát cạnh các vùng dâng nhượng. Và lại càng không thể giao khoán chuyện bảo vệ đất nước vào tay giới lãnh đạo hiện tại khi chính họ là kẻ đang cắt xén từng phần đất nước, từ trong bờ đến ngoài biển, để mặc cả quyền lợi với ngoại bang.

Không những thế, những người bán nước hôm nay còn ra sức che đậy, đánh lạc hướng và giam cầm những ai dám vạch ra sự thật. Một sự kiện hiển nhiên nhất là những hiệp định biên giới, biển đảo ký kết từ 10 năm qua nhưng đến nay nhà nước CSVN vẫn dấu nhẹm các bản đồ chi tiết đi kèm với hiệp định. Lý do duy nhất có thể giải thích thái độ lấm lét này là vì họ đã dâng nhượng quá nhiều giang sơn của tổ tiên cho Tàu. Vào tháng 10 năm 2009, trong buổi thuyết trình về biên giới, biển đảo, trước sinh viên phân khoa Quốc Tế, đại học Hà Nội, khi được hỏi về vấn đề bản đồ, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Biên Giới Quốc Gia, kiêm thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn vẫn nhẵn mặt nói rằng, do khả năng làm website của Việt Nam còn quá kém nên chưa đưa được các bản đồ lên trang mạng để công bố…. Đây là câu trả lời đầy tính khinh thường trí khôn của sinh viên và người dân Việt Nam; vì chắc chắn ngay lúc này phải có đến hàng trăm ngàn người dân Việt có thể chỉ cho nhà nước cách chụp và đăng các bản đồ này trong vòng vài giờ đồng hồ. Hơn thế nữa, liệu còn có ai tin nổi lời nói của ông Hồ Xuân Sơn không, khi mà ông tướng công an Vũ Hải Triều vừa khoe là ngành của ông đã có trình độ đánh sập hơn 300 trang mạng và blog cá nhân trong năm qua!?

Trở lại với bổn phận của mỗi con dân đối với đất nước. Lịch sử ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm Pháp thuộc đã khẳng định nhiều lần: Mất tổ quốc là mất tất cả! Và khi giặc ngoại xâm đã kéo đến cửa thành thì đã quá trễ! Người dân Việt Nam không thể bàng quan, thụ động, phó thác số phận của đất nước – trong đó có bản thân mình – vào tay một nhóm người vô trách nhiệm bằng việc tự lừa dối bản thân rằng: việc mất đất, mất đảo, mất biên giới không ảnh hưởng gì đến cá nhân mình.



(1) Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị
Back to top
« Last Edit: 27. Jun 2010 , 18:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #140 - 02. Jul 2010 , 18:30
 



Đọc để suy gẩm:

Câu chuyện ốc sên


Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

Back to top
« Last Edit: 02. Jul 2010 , 18:31 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #141 - 04. Jul 2010 , 15:53
 
tặng Tuyết Lan


Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới học trò trẻ bên Vancouver Canada.

Khoảng 16 ngàn người dự năm 2009.
Ngài mở đâù câu chuyện bằng lời chào:  "Các anh chị em."  "Dear Brothers and Sisters"
Ngài nói chuyện.  Ngài không giảng đạo.

Đại khái dịch như sau:

Các em là hạt giống tương lai.  Thời gian không ngừng chuyển.
Vì vậy phải biết dùng thời gian một cách hữu ích.
Thế kỷ 21 thật tuyệt vời dưạ vào kỹ tuật cùng khoa học phát triển.
Nhưng về phương diện khác, tôi cũng thấy có nhiều
bạo động dữ dội, và có ước lượng  200 triệu người,
những người như chúng ta, sẽ bị chết vì thế.
Thế k̉y này phải là thế kỷ của hoà bình, peace.
  Không còn đối chọi.
Tuy nhiên khác biệt về tư tưởng và bạo động vẫn còn,
không bao giờ hết cả.
Nhưng nào có khác biệt, hã̃y dùng bất bạo động để giải quyết vấn đề.

Thời của các em hãy  dùng lý bất bạo động, common sense,
tình thương, an bình tự tại .  Dựa vào nội tâm an bình này
để làm cho thế giới mới đầy tình thương và hoà bình.
Chúng ta hãy lấy đó làm tiêu chuẩn.
Và các em sẽ là người cầm chìa khoá.
Hãy rải thình thương cùng nụ cười vui tươi tới mọi người.
Tư tưởng xưa của riêng tôi, riêng anh, đã lỗi thời rồi.
Tất cả mọi hữu tình , vật thể đều liên hệ với nhau.

Các anh bây giờ già rồi.  Sắp từ giã.
Các em hãy nghĩ rằng tương lai thế giới đang
nằm trong bàn tay các em.
Hãy dùng trí óc của các em mà  điều tra,
suy luận, tìm tòi, không bao giờ
thỏa mãn và tin vào thầy dạy ở trường hoàn toàn.
Hãy suy nghĩ cặn kỹ.
Đừng để uổng trí óc của mình.

Cám ơn, cám ơn các em.


http://www.youtube.com/watch?v=_z3RFqgntqs&feature=related
Back to top
« Last Edit: 04. Jul 2010 , 15:54 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #142 - 07. Jul 2010 , 22:32
 
  Việt Nam đang bị bán đứng!



Trình Phụng Nguyên

...

Chỉ còn 6 tháng nữa là tới kỳ đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ nay cho tới đấy, ai còn chút tình với quê hương đều không khỏi băn khoăn, thấp thỏm về một tương lai, một tình huống quyết định sự vong tồn của đất nước. Người ta đang hy vọng (còn có không?) vào một điều gì đó.
Nhiều người đang tin tưởng rằng đa số các đảng viên của Đảng -nhất là các đảng viên cốt cán- đều biết rõ và cùng mang những nỗi ưu tư: Rằng người dân đang cầu mong (xin) một sự đột phá tư duy từ những đảng viên, rằng phần lớn những đảng viên tiến bộ sẽ không dễ dàng tiếp tục chấp nhận tuân theo những chỉ thị mù quáng từ trên nữa. Chính xác hơn là dân tộc đang mong mỏi những đảng viên cuả Đảng sẽ không nhắm mắt mà tuân theo những mệnh lệnh của nhóm không qúa 10 người trong trung ương Đảng, tức Bộ Chính trị của Đảng, nữa.
Cứ như cách hành xử trong quá khứ -và với cái đà của hiện tại-, chẳng chóng thì chầy Việt Nam chúng ta sẽ trở thành Quảng… gì gì đó của Trung Quốc. Quốc tế thì đã nhận diện ra và đang rốt ráo cảnh báo về tiến trình của mưu đồ bá quyền thống lĩnh thế giới của Nhà nước Trung Quốc này.
Sự việc đã mười mươi rồi. Việt Nam, nước cận hông của Trung Quốc, đương nhiên (vô phước) là một trong những nạn nhân đầu tiên bị đưa vào qũy đạo của “thiên tai” quái ác này. Tình trạng hiện nay cho thấy sự xâm lược của Trung Quốc -được hiện đại hóa qua cái gọi là sức mạnh mềm- đã theo đoàn công nhân Trung Quốc đang nườm nượp cận chiếm Việt Nam.
Áp lực này là điều tất yếu trong qui trình xâm lăng của Trung Quốc. Vấn đề được đặt ra là dân tộc Việt Nam chúng ta có sẵn sàng đối phó không? và (nếu có) phải chống chỏi thế nào?
Từ sự có mặt hôm nay của các tập đoàn Trung Quốc đang khai thác quặng mỏ như Bauxite ở tây nguyên đến những hợp đồng cho thuê đất rừng đầu nguồn không (chỉ) còn đơn thuần là những bất lợi về kinh tế, độc hại về môi sinh, bừa bãi về qui hoạch nữa, nó đang thể hiện sự phủi tay, bỏ ngỏ về quốc phòng. Việc mất chủ quyền đất nước là trong nay mai.
...

Việt Nam đang bị bán đứng cho Trung Quốc! Đã quá rõ ràng để nói lên tiến độ thôn tính Việt Nam của Trung Quốc đang ở cấp độ nào, và ai đang “vun giậu cho rắn trườn”©. Gần như (cô gái) Việt Nam đang bị bán tháo thân xác cho (đại) Hán. Duyên nợ nào ở đâu ra thế?
Nói rằng toàn Đảng CSVN là chủ chốt hay đã gây ra số phận này thì không đúng (lắm). Nói một cách trung thực nhất: Đó là quyết định hiến dâng chỉ của một nhúm năm bảy người nằm trong trung ương, tức là Bộ Chính trị của Đảng. Thái độ ứng xử của họ về vụ tranh chấp chủ quyển của những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển đông đang là chứng tích lịch sử cho thấy hôm nay, và mãi mãi về sau.
Trong khi quần chúng và dư luận phẫn uất lên án Trung Quốc về hành vi cướp cạn này, thì Bộ Chính trị tìm đủ mọi cách để bưng bít và che đậy nhân dân. Thậm tệ hơn, họ còn bắt bớ, khủng bố những ai lên tiếng phản đối. Người yêu nước muốn nói lên tiếng nói phải lén lút như đang vụng trộm điều gì đó. Nạn nhân điển hình nhất là trang mạng Bauxite, Blogger Điếu cày, Mẹ Nấm, Tạ Phong Tần… đều bị chiếu tướng, bị xử không đẹp mắt không ăn tiền.
Sự bán buôn mang trọng tội phản bội tổ quốc của Bộ Chính trị của đảng CSVN đương nhiên phải có nguồn gốc và lý do: Đó là một sự đánh tháo để đổi chác lấy quyền thống trị mà cốt lõi là tham quyền cố vị và đặc lợi cá nhân. Họ đang đánh đổi chủ quyền đất nuớc để bảo toàn quyền “ăn trên ngồi trốc” của họ trên đầu nhân dân Việt Nam, dù có phải tuân theo sự điều khiển hay làm chư hầu cho Trung Quốc.


Ma mãnh hùa nhau ám tộc tôi
Con lên đầu cưỡi đứa lưng ngồi
Này quan cốt khỉ chuyền tay mói
Kia nghị vong hề gật đãi bôi.
Lý cùn dân chủ dăm ba nghĩa
Trí đụn nhân quyền loạn thứ ngôi
Biết đến bao giờ cho mả rã
Để dân thoát “cái họa ông tôi”.


Do “tức nước” đang đến lúc “vỡ bờ” từ nhiều phía, và vì nhiều nguyên do khác mà báo chí đang đề cập, Bộ Chính trị của Đảng -với lòng dạ tham độc- cũng chỉ còn một con đường duy nhất để hy vọng tồn tại, đó là bám vào trụ “đồng chí”(?) cuối cùng của mình còn đủ mạnh là Trung Quốc, và họ đang rắp tâm làm điều này! Quốc tế tự do có văn minh thì không thể bao che cho thể chế toàn trị độc đảng, thiếu dân chủ và phi nhân quyền hiện nay của Đảng CSVN.
Những ai còn chút máu của dân tộc Việt Nam, cho dù có ở chân trời góc bể nào, đều phải lấy làm vui mừng với ngày 19.06.2010, ngày mà Quốc hội (90% là đảng viên của Đảng) đã biểu quyết bác bỏ dự án “Đường Sắt Cao Tốc” của Chính phủ (cũng là thân mình của Bộ Chính trị) vì lý do vượt quá túi tiền của cả nước có.
Sự kiện này đã phá đi cái thông lệ “gật” của Quốc hội đã có từ muôn thuở. Ở đây đang báo hiệụ sự manh nha của một cuộc cách mạng trong nội bộ đảng CSVN - có chiều hướng đang lớn mạnh- từ một số đảng viên có tâm và có trí nhằm thoát ra khỏi cái tầm chi phối của nhóm dăm bảy người già nua trong Bộ Chính trị hôm nay. Họ (Bộ Chính trị) vừa dã tâm, vừa dốt nát, nhưng cũng lại rất ma mãnh trong việc đàn áp, thâu tóm quyền hành, và trục tư lợi.
Dù rằng một số người khác có kinh nghiệm nhắc nhở đây (có thể) là một đòn phép chỉ nhằm đãi bôi nỗi phẫn uất của quần chúng đang căng như quả bong bóng, nhưng dầu sao đây vẫn là tín hiệu đáng mừng và nên được thúc đẩy.
Từ động thái này, mọi tầng lớp nhân dân đang cố níu lấy niềm hy vọng vào tương lai là sự tiếp tục thay đổi phong cách sinh hoạt chính trị của những đảng viên, những cán bộ, những nghị sĩ còn lương tri này. Người dân hy vọng vào những con người đảng viên tiến bộ sẽ tiếp tục dùng ảnh hưởng, kiến thức, và quyền biểu quyết của mình để đối đáp lại những chỉ thị giáo điều, kém văn minh, phản khoa học từ Bộ Chính trị của Đ ảng CSVN, sẽ rà soát lại những quyết định trái khuấy trước kia đã từng áp đặt vào đất nước một cách quái gở, nguyên nhân đì dân tộc xuống lạc hậu và nghèo đói như hiện nay, lệ thuộc vào ngoại bang.
Những vụ việc đang “sốt” là khai thác quặng Bauxite ở tây nguyên, qui hoạch đập điện ở nhiều vùng, thí điểm hạt nhân ở Ninh Thuận, khai thác dầu khí v.v…, và rất nhiều dư án khác còn có thể bàn thảo và biểu quyết lại để tránh hậu hoạn.
Xã hội Việt Nam cũng đang rất cần được tổ chức lại một hệ thống giáo dục cho hiện đại, đắp một nền móng đạo đức cho nhân bản và xây dựng một hạ tầng xã hội cho an toàn, y tế an sinh, để bảo đảm đời sống và tinh thần của người dân. Tiền bạc thu được từ thuế má của dân thì đang bị vung vít vô tội vạ.
Không ai có quyền bán đứng và o ép dân tộc như thế. Người dân đang trông chờ vào những tiếng nói phản biện mạnh mẽ hơn từ những nghị sĩ Quốc hội, từ những đảng viên lão thành có tiếng nói, từ giới trí thức và cả từ toàn dân nữa.
...

Càng ngày lại càng có nhiều tín hiệu khả quan như của 19 vị đảng viên lão thành, của 38 tướng tá, của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An, của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của các nhân sĩ trên trang mạng Bauxite và những trang mạng khác ở khắp nơi, trong cũng như ngoài nước, đang lên tiếng.
Kiến nghị của từng nguời thì đã bị vứt vào sọt rác. Tập hợp lại, làm kiến nghị chung và gửi đến Ban Bí thư trung ương Đảng đã có những tác dụng đáng kể.
Giá như từ nay các bậc lão thành (và cả con cháu nữa) thực tế hơn, cùng nhau kẻ trước người sau ôm kiến nghị đi (không chạy) vào thẳng Bộ Chính trị (hay trước Quốc hội lúc đang họp cũng được) và yêu cầu phải được giải quyết một cách rành rọt, dân chủ (xong mới về) thì… thì sao nhỉ?
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #143 - 08. Jul 2010 , 09:59
 
TÂM HỒN VỊ THA
Nguyên tác: ĐẠT LAI LẠT MA
Chuyển ngữ: HT. THÍCH TRÍ CHƠN
(Trích từ cuốn sách “An open Heart”)

---o0o---

Kính thưa các bạn,



Tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng ước mong sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Tôi cũng tin mục đích của đời sống là thành đạt nguồn hạnh phúc này. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có khả năng tu tập, kiềm chế giữ tâm thanh tịnh giống nhau để có hạnh phúc và an lạc. Dù chúng ta giàu hay nghèo, học thức hay ngu dốt; màu da trắng hoặc đen, ở Đông hay Tây phưong, chúng ta đều có chung khả năng đó. Tất cả chúng ta không có gì khác nhau về đời sống tinh thần và tình cảm. Mặc dù vài người trong chúng ta có lổ mũi cao hay lớn hơn và màu da khác nhau, nhưng căn bản về cơ thể vật lý của chúng ta hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt rất ít.



Theo tôi, điều thiết yếu là chúng ta cần ý thức và tự tin rằng chúng ta có khả năng tu tập, hoán cải được cuộc sống của chính mình. Đôi khi gặp khó khăn trong thực tại, chúng ta bi quan nhìn đời và đâm ra thất vọng. Hành động như vậy, tôi nghĩ là sai lầm. Tôi không có điều gì mầu nhiệm để cống hiến cho các bạn. Nếu ai có năng lực huyền bí, tôi không ngại sẽ đến nhờ họ giúp đỡ. Nhưng thực tình mà nói tôi nghi ngờ và không tin những kẻ bảo rằng họ có năng lực siêu phàm. Tuy nhiên, qua nỗ lực tu tập với sự tinh tấn không ngừng, chúng ta có thể thay đổi đời sống tinh thần của chúng ta.



Nếu chúng ta làm chủ được tâm mình, dù phải gặp nghịch cảnh khó khăn, tâm chúng ta vẫn cảm thấy an lạc. Trái lại, khi tâm chúng ta vọng động, bị chi phối bởi sự lo âu, sợ hãi, nghi ngờ hay tham lam ích kỷ thì dù chúng ta có sống bên cạnh những người bạn tốt, hay giữa hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi vật chất, chúng ta vẫn cảm thấy khổ đau.



Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất. Đúng là không thực tế chút nào khi chúng ta tin rằng có thể giải quyết đời sống tinh thần của chúng ta bởi ngoại giới vật chất. Hẵn nhiên các tiện nghi vật chất thực sự cần thiết và giúp rất nhiều cho cuộc sống chúng ta. Nhưng đời sống tinh thần và nội tâm của chúng ta cũng không kém quan trọng, nếu không muốn nói còn cần thiết hơn. Chúng ta nên lánh xa những cám dỗ xa hoa vật chất vì chúng gây trở ngại cho sự tu tập của chúng ta.
Phần đông con người chú trọng nhiều đến những tiến bộ văn minh vật chất và xao lảng các giá trị đạo đức tâm linh. Cho nên chúng ta cần phát triển giữ quân bình giữa đời sống vật chất ngoại giới và tinh thần thuộc nội tâm. Các đức tính tốt của chúng ta có thể nói là những giá trị luân lý nhân bản của con người. Chúng ta nên phát triển và bảo vệ các hành động thiện đó cũng như chia xẻ, mang những điều phúc lợi này đến giúp đỡ cho tất cả chúng sanh. Chúng ta nên tôn trọng quyền làm người của mọi kẻ khác. Do đó chúng ta cần ý thức rằng sự an lạc và hạnh phúc tương lai của chúng ta tùy thuộc vào nhiều người khác trong xã hội chúng ta đang sống.
Tôi mất tự do năm mười sáu, và hai mươi bốn tuổi tôi mất tổ quốc. Tôi làm người dân tị nạn trong bốn mươi năm qua với nhiều trách nhiệm nặng nề. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của tôi đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian này, tôi đã cố gắng thực tập lòng từ bi và phát tâm giúp đỡ cho nhiều người khác. Nhờ có tinh thần lợi tha đó mà tâm tôi cảm thấy an lạc. Một trong những lời cầu nguyện hằng ngày của tôi là:
“Bao lâu thế giới này và chúng sanh còn hiện hữu,
Tôi sẽ mãi còn để giúp đỡ, phục vụ và cúng dường cho họ”
Với tâm nguyện trên đã giúp cho chúng tôi tăng trưởng thêm đạo lực và đức tin trong lý tưởng của tôi là phục vụ cho hạnh phúc nhân loại. Trong cuộc đời hoằng pháp, dù gặp chướng duyên nghịch cảnh khó khăn thế nào, khi nghĩ đến hạnh nguyện này, tâm tôi cảm thấy vô cùng an lạc.
Một lần nữa, tôi cần nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều giống nhau. Một vài người nghĩ rằng đức Đạt Lai Lạt Ma có cái gì khác quý vị. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ là một con người như các bạn. Chúng ta đều có Phật tánh giống nhau. Nơi mỗi người, sự phát triển tinh thần không đặt trên nền tảng đức tin tôn giáo. Tôi nghĩ rằng giáo lý căn bản của các tôn giáo đều dạy chúng ta phương cách phát triển đức tánh từ bi, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người cũng như ý thức rằng cá nhân chúng ta không có gì quan trọng bằng những kẻ khác. Mặc dù triết lý và hình thức nghi lễ có khác nhau, nhưng bức thông điệp đạo đức chính yếu của mọi tôn giáo đều giống nhau. Đạo giáo nào cũng khuyên chúng ta làm lành tránh ác, nên giúp đỡ thương yêu và tha thứ cho nhau. Ngay cả những kẻ không có tín ngưỡng, họ cũng đề cao và tán dương những giá trị luân lý căn bản của con người.
Khi nhận biết rằng cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta do sự hợp tác và đóng góp của vô số người khác, chúng ta nên có thái độ giao hảo thân thiện với tất cả mọi người. Chúng ta thường hay quên điều căn bản này. Ngày nay nhân loại đang sống với nền kinh tế toàn cầu hiện đại; cho nên biên giới quốc gia ngày càng thu hẹp lại. Không chỉ riêng những quốc gia mà ngay cả các châu trên thế giới vẫn phải sống nương nhờ vào nhau. Thực vậy, mỗi chúng ta không thể tách rời độc lập mà tồn tại.
Hãy nhìn kỹ những vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối đầu hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng tất cả đều do chúng ta gây ra. Tôi không nói đến các tai trời ách nước mà những cuộc khủng hoảng chính trị hay chiến tranh đẩm máu, phần lớn đều do con người tạo nên; bắt nguồn từ quốc gia chủ nghĩa hoặc tranh chấp biên giới giữa các nước với nhau. Nếu từ ngoài không gian vũ trụ nhìn xuống thế giới này, chúng ta chẳng thấy biên giới gì cả, nhưng duy nhất chỉ là một quả đất nhỏ mà thôi. Vì chúng ta vạch đường ranh giới giữa quốc gia này với đất nước kia, từ đó chúng ta mới nảy sinh ý tưởng phân biệt giữa chúng ta và người khác; sắc dân này với chủng tộc nọ. Khi chúng ta có óc kỳ thị phân chia như vậy, chúng ta khó nhận thấy được thực trạng của vấn đề. Tại nhiều nước ở Châu Phi và gần đây, một vài quốc gia Đông Âu như Nam Tư chẳng hạn, mọi cuộc tranh chấp xảy ra tại đó đều do óc hẹp hòi vì chủ nghĩa quốc gia.
Quan niệm phân chia giữa “chúng ta” và “họ” hầu như không còn thích hợp nữa; vì quyền lợi của dân tộc láng giềng cũng chính là lợi ích của chúng ta. Chăm sóc, nghĩ đến quyền lợi của những người bạn hàng xóm cũng chính là quyền lợi tương lai của chúng ta. Ngày nay, sự thực đơn giản là khi gây tai hại cho kẻ thù thì chính chúng ta cũng bị tổn hại. Tôi nhận thấy rằng do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại và chủ trương kinh tế hóa toàn cầu của các quốc gia siêu cường cùng với sự gia tăng nhanh chóng dân số trên mặt đất khiến cho thế giới chúng ta đang sống ngày càng thu nhỏ lại. Tuy nhiên quan niệm về một thế giới đại đồng “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em) của chúng ta vẫn chưa thực hiện được bởi lẽ chúng ta đang còn tiếp tục bám víu vào những tư tưởng lỗi thời xưa củ là kỳ thị, phân biệt giữa “chúng ta” và “người khác”, giữa đất nước này với quốc gia kia.
Chiến tranh là một phần của lịch sử nhân loại. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của loài người trên mặt đất, chúng ta thấy rằng vào thời đó, sinh hoạt về kinh tế của các quốc gia, thành phố và ngay cả làng xả đều hoàn toàn độc lập, riêng rẻ với nhau. Trong hoàn cảnh như vậy, sau khi đánh bại tiêu diệt được kẻ thù có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn chiến thắng; cho nên lúc bấy giờ con người chủ trương dùng bạo lực và chiến tranh, mạnh được yếu thua để giải quyết các cuộc tranh chấp là hợp lý. Nhưng ngày nay, sự tồn tại của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có liên quan mật thiết với nhau. Cho nên theo tôi, việc sử dụng chiến tranh là không mấy thích hợp. Ngày nay, mọi sự tranh chấp và bất đồng ý kiến giữa các nước đều có thể giải quyết tốt đẹp qua những cuộc đối thoại. Đối thoại là phương cách duy nhất hợp lý. Riêng một phe hay quốc gia chiến thắng là điều không mấy hợp thời nữa.
Chúng ta nên giải quyết mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới trong tinh thần biết lắng nghe, thông cảm, hòa giải và luôn luôn nghĩ đến quyền lợi của các dân tộc khác. Chúng ta không thể tiêu diệt quốc gia láng giềng cũng như không quan tâm, đếm xỉa gì đến quyền lợi đất nước của họ. Hành động như vậy là chúng ta tự gây đau khổ cho chính mình. Cho nên, tôi nghĩ rằng ngày nay, quan niệm dùng bạo lực để giải quyết cuộc tranh chấp là không đúng. Bất bạo động không có nghĩa là chúng ta tiêu cực trong việc tìm cách giải quyết vấn đề mà trái lại, chúng ta thực tâm muốn giải quyết tốt đẹp cuộc khủng hoảng chính trị đó. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn giải pháp nào không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình. Chúng ta cần tránh hành động gây tổn hại cho quốc gia khác. Do đó, bất bạo động không những chỉ là không dùng đến bạo lực mà chúng ta còn phải có lòng từ bi, nghĩ tưởng đến sự đau khổ của kẻ khác. Chúng tôi mong rằng tư tưởng bất bạo động cần được phổ biến rộng rãi trong gia đình, ngoài xã hội quốc gia, và toàn thế giới. Mỗi cá nhân nên cố gắng đóng góp cho sự phát triển tình thương không bạo lực này.
Làm sao để thực hiện được điều đó? Chúng ta có thể bắt đầu từ chính mình. Chúng ta nên phát tâm từ bi, nhận thức tìm hiểu mọi việc xảy ra từ nhiều khía cạnh. Thông thường khi gặp khó khăn, chúng ta hay xét vấn đề theo thiển kiến riêng của mình. Đôi lúc chúng ta không biết rõ về những phương diện khác của tình hình. Điều này thường dẫn chúng ta đến kết quả giải quyết sự việc không mấy tốt đẹp. Chúng ta cần nhận thức rõ những người khác cũng là một phần của xã hội chúng ta đang sống. Chúng ta có thể nghĩ rằng xã hội là thân thể với chân và tay như các bộ phận của nó. Mặc dù tay khác với chân, nhưng nếu chân đau thì tay phải giúp đỡ. Cùng thế ấy, khi xã hội có điều gì bệnh hoạn không lành mạnh thì chúng ta nên cứu giúp. Tại sao? Vì nó là một phần của thân thể và của chúng ta.
Chúng ta cũng phải quan tâm đến tình trạng môi sinh. Quả đất này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Chúng ta vẫn thường nghe các khoa học gia bảo rằng họ có thể đưa người lên mặt trăng và hỏa tinh. Nếu chúng ta có khả năng thực hiện được điều đó với mọi sự thuận lợi thì rất tốt, tuy nhiên tôi nghĩ việc ấy không dể dàng. Bởi lẻ chúng ta cần phải trang bị một số dụng cụ máy móc để giúp con người có thể hít thở không khí và sống trên đó. Cho nên, tôi nghĩ quả đất xanh tươi của chúng ta đang sống là rất đẹp và thân thương với chúng ta. Nếu chúng ta hủy diệt trái đất hoặc do bất cẩn vô ý, chúng ta gây hư hại cho nó, rồi chúng ta biết đi ở đâu? Cho nên chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc môi sinh vì nó là quyền lợi thiết yếu của chúng ta.
Sự nhận thức sâu xa và sáng suốt về nguyên nhân gây ra những khó khăn trong đời sống hiện nay có thể giúp chúng ta cải đổi được không khí sinh hoạt trong gia đình. Thực vậy, đôi lúc vì sự hiểu lầm, xích mích nho nhỏ sẽ gây nên trận cải vả ồn ào giữa vợ và chồng hay giữa cha mẹ và con cái. Nếu chúng ta nhận xét vấn đề một cách phiến diện và nóng nảy sẽ dẫn đến sự tranh chấp gây gổ và có thể đưa nhau ra tòa ly dị. Tuy nhiên khi chúng ta bình tĩnh sáng suốt, chúng ta sẽ giải quyết mối bất hòa dễ dàng qua sự thông cảm, khoan dung và tha thứ.
Một vấn đề khác mà chúng ta đang phải đối đầu hôm nay là khoảng cách giữa những nguời giàu và nghèo. Tại quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại này, cha ông tiền nhân của quý vị đã xây dựng vững chắc cho nền dân chủ, tự do và bình đẳng giữa mọi công dân. Những quyền căn bản này đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tuy nhiên số người tỷ phú ở Mỹ ngày càng tăng trong khi hạng dân nghèo vẫn nghèo, có người lại nghèo hơn. Trên thế giới cũng vậy, có quốc gia quá giàu, có nước lại nghèo xác xơ. Đây là điều rất đáng buồn. Về mặt luân lý thì tình trạng đó không có gì sai quấy, nhưng thực tế nó là nguồn gốc của sự bất an và khó khăn mà các bạn có thể nhận thấy ngay ở sát nhà của mình.
Ngay khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta ca tụng nói về thành phố Nữu Ước ( New York). Tôi nghĩ rằng nó rất đẹp và giống như thiên đường. Năm 1979, lần đầu tiên tôi viếng thăm New York, ban đêm tôi đang ngủ ngon giấc, thình lình bị đánh thức dậy vì tiếng còi hú. Tôi hiểu rằng chắc có việc gì xảy ra đâu đó, trộm cướp hoặc cháy nhà. Hơn nữa tôi có người anh, nay đã qua đời. Ông kể cho tôi nghe nhiều kinh nghiệm, khi ông ta ở tại New York. Ông sống cuộc đời bình thường và nói rằng người dân ở New York phải chịu đựng nhiều nỗi khổ: nghèo đói, sợ hãi, trộm cướp, bị hảm hiếp và giết chóc v…v…Tôi nghĩ đây là kết quả của nền kinh tế trong một xã hội mà mức sống của mọi người không đồng đều nhau.
Xã hội chúng ta thường xuyên gặp bất an, vì có nhiều người quá nghèo phải đấu tranh lao động cực nhọc mỗi ngày mới kiếm đủ miếng ăn, trong khi những kẻ dư thừa khác lại sống cuộc đời hết sức xa hoa phung phí. Tình trạng xã hội không lành mạnh này đã dẫn đến kết quả là ngay cả người giàu bạc triệu hay bạc tỷ cũng vẫn ngày đêm sống trong âu lo, sợ hãi. Cho nên tôi nghĩ sự cách biệt quá lớn giữa những người giàu và nghèo trong xã hội ngày nay là điều không mấy tốt đẹp.
Trước đây, có một bà thương gia rất giàu ở Bombay (Ấn Độ) đến thăm tôi. Bà ngoại của bà đau bệnh nặng và bà nhờ tôi ban phép lành cầu an cho bà cụ. Tôi trả lời: “Tôi không thể làm chuyện đó”, và nói tiếp: “Bà may mắn sinh ra trong một gia đình phú quý. Đây là kết quả việc làm lành của bà trong quá khứ. Người giàu là những phần tử quan trọng trong xã hội. Bà đã dùng phương pháp tư bản để tích lủy nhiều tiền bạc. Bây giờ bà cần phát tâm bố thí giúp đỡ về giáo dục và sức khỏe cho những gia đình nghèo khổ”. Chúng ta nên áp dụng phương cách tích cực của tư bản chủ nghĩa làm ra nhiều tiền rồi dùng ngân khoản đó để làm các việc lợi ích phước đức giúp cho những người thiếu thốn bần cùng. Theo quan điểm của đạo đức và hành thiện, tôi nghĩ đây là phương cách hay nhất có thể mang lại sự thay đổi và cải thiện xã hội được tốt đẹp hơn.
Hiện nay tại Ấn Độ đang còn tồn tại chế độ phân chia giai cấp. Nhiều dân nghèo thuộc giai cấp hạ tiện thấp nhất vẫn bị khinh miệt xếp vào “hạng người không ai dám đụng tới”. Vào thập niên 1950, cố tiến sĩ Bhimrao Ambedkar thuộc giai cấp này, là một luật sự nổi tiếng, làm bộ trưởng Tư Pháp đầu tiên, soạn ra bản Hiến Pháp của Ấn Độ đã làm lễ quy y Tam Bảo và trở thành một Phật tử. Lúc bấy giờ noi gương ông ta, hàng trăm nghìn người cũng phát nguyện xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Mặc dù hiện nay họ tự nhận là Phật tử, nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Về mặt kinh tế, thực sự họ rất nghèo. Tôi thường bảo họ “Chính quý vị phải nỗ lực cố gắng làm việc với niềm tin để cải thiện đời sống của mình”
Cho nên, đối với hạng người nghèo, gặp cảnh khó khăn, tôi luôn luôn khuyến khích họ nên làm việc, tận dụng mọi khả năng của mình với niềm tin để giải thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Và đối với hạng giàu có, tôi khuyên họ nên chia xẻ giúp đỡ cho những người nghèo.
Vài năm trước, tôi đến viếng thăm một gia đình nghèo da đen tại Soweto ở nam Phi Châu. Tôi hỏi thăm gia cảnh và phương tiện kiếm sống của họ. Sau đó, tôi nói chuyện với một giáo viên. Qua câu chuyện, tôi đồng ý rằng sự kỳ thị chủng tộc là điều không tốt. Tôi bảo ông ta hiện nay mọi công dân da đen ở nam Phi Châu đều được hưởng quyền bình đẳng với người da trắng và hiện giờ ông có nhiều cơ hội học hỏi cũng như tích cực làm việc để tiến thân. Ông nên cố gắng phát triển mọi khả năng của mình. Vị giáo viên im lặng buồn bả trả lời ông nghĩ rằng trí óc của người da đen Châu Phi là kém thông minh. Ông nói: “Chúng tôi không thể nào bằng người da trắng”.
Tôi sửng sốt và rất buồn. Nếu ông ta còn mang trong đầu óc ý tưởng như vậy thì không cách gì cải đổi cái xã hội chậm tiến này được. Không có thể! Và tôi đã cải lại ông, tôi nói: “Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy rằng dân tộc Tây Tạng không khác gì cảnh ngộ của người dân da đen ở đây. Nhưng nếu gặp cơ duyên thuận lợi, chúng tôi vẫn có thể phát triển tốt đẹp. Bằng chứng là chúng tôi sang Ấn Độ tị nạn trong bốn mươi năm và hiện nay dân Tây Tạng chúng tôi trở thành một cộng đồng tị nạn thành công nhất tại đó”. Tôi bảo ông ta rằng: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng. Chúng ta có Phật tánh như nhau! Chúng ta đều là con người. Sự khác biệt màu da là không quan trọng. Quá khứ do sự kỳ thị của người da trắng cho nên quý vị không có cơ hội chứ thực ra thì dân tộc da đen quý ông vẫn có khả năng như người da trắng”.
Cuối cùng, với nước mắt lưng tròng, ông đáp lại tôi trong nghẹn ngào: “Bây giờ tôi tin rằng mọi chúng ta đều giống nhau. Là con người, tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau”.
Trong nổi buồn sâu xa, tôi cảm thấy một nguồn an ủi lớn lao vì tôi đã đóng góp được phần nhỏ trong việc cải đổi tâm trạng của một chúng sanh da đen cũng như đã giúp họ phát triển lòng tự tin mà nó sẽ làm nền tảng cho tương lai sáng lạn của dân tộc bất hạnh này. Niềm tự tin là đức tánh rất quan trọng. Làm sao để thành tựu được? Trước hết chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta đều bình đẳng với mọi người khác, và tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau. Nếu chúng ta bi quan, có mặc cảm nghĩ rằng, chúng ta không thể thành công thì chúng ta rất khó tiến bộ được. Ý tưởng cho rằng mình không có cách gì cạnh tranh hơn kẻ khác là bước đầu tiên dẫn đến thất bại.
Cho nên sự cạnh tranh chân chính mà không làm tổn hại kẻ khác là điều hợp lý. Đây là phương pháp thi đua một cách đứng đắn để tiến bộ. Mặc dù điều quan trọng khi chúng ta dấn thân vào đời mưu sinh với lòng tự tin, chúng ta cần phân biệt giữa tánh khoe khoang kiêu ngạo với đức tánh tốt hãnh diện tự tin nơi mình. Đây cũng là một phần giúp chúng ta tu tập. Chẳng hạn khi tôi có ý tưởng tự cao, nghĩ rằng : «Ồ, mình là nhân vật quan trọng ».Tôi liền tự bảo: «Thực ra tôi chỉ là một con người, một nhà sư, cho nên tôi có nhân duyên tu hành để thành Phật ».
Rồi tôi so sánh tôi với con sâu trước mặt và nghĩ: «Con sâu nhỏ này rất yếu đuối, nó không có khả năng suy tưởng đến vấn đề triết học. Nó cũng không thể phát triển lòng từ bi. Mặc dù tôi có thuận duyên, nhưng ý tưởng tự cao trên của tôi không mấy sáng suốt. Nếu tôi tự phán xét theo quan điểm này, thì con sâu còn thành thực và chất phác hơn tôi.
Khi tôi gặp một người nào, tôi nghĩ tôi không bằng họ, khi tôi nhìn đến ưu điểm của họ. Chẳng hạn họ có mái tóc đẹp. Rồi tôi nghĩ: «Hiện nay tôi sói đầu và từ cái nhìn đó, tôi nhận thấy họ hơn tôi ». Chúng ta luôn luôn có thể tìm thấy ưu điểm nơi một số người khác mà chúng ta kém thua họ. Với ý tưởng khiêm cung này sẽ giúp chúng ta diệt trừ dược tánh kiêu căng ngã mạn.
Đôi khi chúng ta cảm thấy thất vọng đâm ra thối chí và nghĩ rằng chúng ta không thể làm được việc gì cả. Trong tình trạng như vậy chúng ta cần lạc quan tự tin rằng nhất định chúng ta sẽ thành công. Vì nhận biết rằng cái tâm chúng ta không luôn luôn cố định, cho nên chúng ta có thể thay đổi quan niệm khi một ý tưởng mới hiện ra trong tâm trí của quý bạn. Nếu có tánh kiêu căng ngã mạn, chúng ta nên dùng lối suy nghĩ khiêm nhường như tôi đã trình bày ở trên để diệt trừ. Khi có tâm trạng buồn chán, thất vọng ; chúng ta nên tạo nơi cơ hội thuận lợi để cải thiện hoàn cảnh bi quan của mình.
Nếu gặp người đối xử bất công với mình, chúng ta nghĩ nếu có thể chịu đựng được mà không thiệt hại gì lắm thì tốt hơn chúng ta nên vui vẻ chấp nhận. Trường hợp nếu nhận thấy hành động như vậy bất lợi thì chúng ta nên suy xét lại vấn đề với sự bình tĩnh sáng suốt chứ không phải bởi lòng sân hận của mình. Tôi nghĩ hành động với lòng phẫn nộ và giận dữ, chính chúng ta sẽ chuốc lấy buồn phiền nhiều hơn là kẻ khác đã gây ra sự khó khăn cho mình.
Hãy tưởng nghĩ rằng người bạn hàng xóm thù ghét và luôn luôn tạo rắc rối cho bạn. Nếu bạn không kiềm chế được sự nóng giận và có hành động thù hận chống lại họ, bạn sẽ bực mình sinh ra đau bao tử, mất ngủ, rồi bạn sẽ phải dùng đến thuốc an thần. Nếu dùng nhiều thuốc này, thân thể bạn sẽ bị tàn hại. Kết quả là nét mặt bạn luôn luôn không vui và càu nhàu rồi các bạn thân cũng xa lánh không đến thăm bạn nữa. Tóc bạn sẽ dần dần bạc trắng và sức khỏe của bạn ngày càng sa sút. Nhìn bạn như vậy, người bạn láng giềng sẽ rất vui. Sức khỏe của anh cũng không ảnh hưởng gì và anh ta lại còn rất mừng vì mục tiêu phá rầy bạn của anh ta đã thành công.
Trái lại, nếu bạn không để ý gì đến lòng dạ xấu xa của anh bạn hàng xóm, tâm bạn sẽ cảm thấy an lac và hạnh phúc ; nhờ vậy mà sức khỏe của bạn vẫn tốt, tánh tình vui vẻ và có nhiều bạn sẽ đến thăm. Do đó, cuộc sống của bạn ngày càng thành công. Nhìn bạn an nhiên như thế, anh bạn láng giềng chắc không khỏi bực mình. Tôi nghĩ rằng đây là phương cách khôn ngoan nhất để đáp lại tâm địa xấu muốn quấy rầy bạn của anh hàng xóm. Tôi không nói đùa đâu. Trong vấn đề này, tôi có rất nhiều kinh nghiệm, khi gặp nghịch cảnh chướng duyên, tôi thường cố gắng xem như không có việc gì xảy ra. Tôi tin rằng thực hành được như vậy rất hữu ích cho quý vị. Bạn đừng nghĩ rằng lòng tha thứ và tánh nhẫn nhục là dấu hiệu của sự yếu hèn. Trái lại, theo tôi chúng là tượng trưng cho sức mạnh của đạo đức.
Khi phải đối đầu với kẻ thù, cá nhân hay một nhóm người muốn phá hại chúng ta ; chúng ta nên xem đó là cơ hội giúp mình thực hành tánh hỷ xả và hạnh nhẫn nhục. Chúng ta nên phát triển các đức tánh này vì chúng rất cần thiết và hũu ích cho chúng ta. Và duy nhất chỉ khi gặp kẻ thù, chúng ta mới thực tập được các thiện tánh trên. Cho nên từ quan điểm nhận thức này, có thể nói kẻ thù là thầy của chúng ta. Hơn nữa, họ là ân nhân mang phúc lành đến cho quý vị.
Nói tóm, những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta cơ hội tốt nhất và có nhiều kinh nghiệm quý báu để phát triển sức mạnh của tinh thần. Tại Hoa Kỳ, phần đông các nam nữ thanh thiếu niên trẻ tuổi đang thụ hưởng đời sống quá tiện nghi vật chất ; cho nên khi gặp phải một chút khó khăn, họ thường cảm thấy rất khổ sở và liền kêu than. Tôi nghĩ thực là điều hữu ích nếu các bạn biết tưởng nhớ đến quá khứ cha ông của quý vị, những người dân Âu Mỹ, đã chịu đựng biết bao nhiêu gian lao cực khổ, khi lần đầu tiên đặt chân đến lập nghiệp tại đất nước Hoa Kỳ này.

Tôi nhận thấy trong xã hội tiến bộ ngày nay, thực là điều sai lầm khi chúng ta chối bỏ không quan tâm đến các tù nhân phạm tội. Do đó khiến họ mất cơ hội để cải thiện hoàn lương. Họ không có dịp sửa đổi mong trở thành những con người biết sống có kỹ luật và trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng để cứu giúp các tù nhân phạm pháp này, chúng ta nên gửi đến họ những lời khuyên thành thật như sau: «Các bạn là những phần tử trong xã hội của chúng tôi. Các bạn cũng có một ngày mai tươi sáng. Chúng tôi mong rằng quý vị nên sửa đổi những hành động lầm lỗi của mình và tương lai đừng bao giờ tái phạm nữa. Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ sống một cuộc đời lương thiện và trở thành những người công dân tốt ».
Tôi cũng rất buồn khi thấy những người mắc bệnh « Aids » bị mọi người trong xã hội ruồng bỏ. Khi chúng ta nhận thức rằng họ là một phần của những người trong cộng đồng chúng ta và nay họ đang đau khổ thì tốt hơn hết là chúng ta nên mở rộng lòng thương để chia xẻ, an ủi và chăm sóc nghĩ tưởng đến họ. Đôi lúc chúng ta quên hẳn, không biết gì đến nỗi khổ đau của những người bất hạnh đang sống xung quanh mình. Tại Ấn Độ, khi du hành bằng xe lửa, tôi thường gặp ở các nhà ga rất nhiều kẻ hành khất và nghèo khổ. Tôi nhận thấy phần đông dân chúng không những quay lưng mà còn hất hủi họ. Đôi khi tôi chảy nước mắt xót xa, nhưng chẳng biết làm sao bây giờ ? Tôi nghĩ khi nhìn thấy cảnh đau lòng đó, chúng ta nên phát tâm từ bi xót thương họ.
Theo tôi, con người sống ham muốn quá cũng không tốt. Tôi nhận thấy những người bạn Âu Mỹ của tôi thường xem tình yêu nam nữ như là điều cần thiết và quan trọng. Họ quan niệm rằng con người sống không có yêu đương thì cuộc đời trở nên buồn tẻ. Chúng ta cần phân biệt giữa tình yêu hay lòng dục vọng thấp hèn với tình thương cao cả muốn giúp đỡ mang hạnh phúc đến cho kẻ khác. Tình yêu trai gái đôi lúc khiến con người trở nên mù quáng, sanh tâm hẹp hòi ích kỷ, không còn sáng suốt để nhìn thấy rõ sự thật, do đó sẽ gây đau khổ cho chúng ta.
Tương tự như lòng thù hận và ganh ghét, sự đam mê dục tình cũng rất tai hại. Chúng ta cố gắng kiềm chế không để cho tình yêu mù quáng làm chủ lòng mình. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không biết yêu thương hay hoàn toàn lạnh nhạt với mọi người. Chúng ta nên hiểu rằng tình thương có hai loại xấu và tốt, ích kỷ và lợi tha.
Đức Phật dạy rằng chúng ta nên thực hành lòng từ bi, mang nguồn vui đến cho mọi người. Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của những người đang gặp cảnh khổ, nhưng trong một vài trường hợp, qua hành động chăm sóc tận tình giúp đỡ và an ủi, chia xẻ những khó khăn, chúng ta có thể làm giảm bớt phần nào những nổi khổ đau của họ.
Sau hết, tôi muốn gửi vài lời đến tín đồ của các tôn giáo bạn cũng như những người không có tín ngưỡng. Khi đọc những dòng này nếu là người có đức tin, bạn có thể nghĩ tới đấng thiêng liêng mà bạn đang kính thờ. Người Công Giáo hãy nghĩ đến Chúa Giê Su, Hồi Giáo nhớ tưởng đấng Allah và suy gẫm về những lời dạy của các vị giáo chủ của mình. Trường hợp nếu là người không theo tôn giáo nào thì bạn nên hiểu rằng tất cả mọi người đều giống nhau, ai cũng ước mong sống có hạnh phúc và không thích khổ đau. Từ nhận thức này, bạn hãy cố gắng phát triển tình thương yêu đồng loại, và điều quan trọng nhất là chúng ta cần có một «tâm hồn vị tha ». Và khi hiểu biết rằng chúng ta là một phần của xã hội loài người thì chúng ta nên cố gắng tu tập để trở thành một con người có tình thương yêu bao la với trái tim rộng mở:
«Nguyện cầu cho người nghèo khổ sẽ được giàu sang,
Những kẻ thiếu thốn bất hạnh sẽ tìm thấy nguồn vui,
Người bơ vơ khốn cùng có nơi nương tựa,
Được sống trong ấm no và hạnh phúc.
Nguyện cầu cho những ai bị khủng bố không còn lo sợ,
Các tù nhân đọa đày được phóng thích tự do.
Mọi kẻ bị đàn áp được ban cho quyền làm người để sống,
Trong tình yêu thương đồng loại của những tâm hồn vị tha”.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #144 - 08. Jul 2010 , 15:40
 


Đến một lúc ????


Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu ngạo chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để  ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.





Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng  xa rồi. Trong đời người ngắn ngủi chúng ta đã lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một tập quán khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, xấu xa của người khác hơn là chính bản thân. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cầ thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm  bên ngoài mà đó là tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.





Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai..
Back to top
« Last Edit: 08. Jul 2010 , 15:41 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #145 - 10. Jul 2010 , 19:15
 
Ở Hay Về Việt Nam?        

Trong phần điểm báo của Đài RFI mới đây, có trích dẫn một phóng sự của báo Le Monde “về làn sóng Việt Kiều về nước để làm ăn sinh sống. Họ là những người đã rời Việt Nam cùng với cha mẹ họ sau năm 1975. Hôm nay, họ đã trở thành người mang quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Anh... Họ trở về định cư trên đất nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.” Câu chủ đề của bài phóng sự của tờ báo lớn của Pháp thiết nghĩ cần phân tích vì liên quan đến một vấn đề nguyên tắc hết sức căn bản, một lằn ranh đã vạch của người Việt hải ngoại đại đa số mang căn cước tỵ nạn CS. Hai yếu tính này người Pháp hay người Mỹ không có cái “tâm Việt Nam” khó mà thể nghiệm, khó mà thấu triệt, lãnh hội được như người Việt hải ngoại: đó là ở hải ngoại hay về VN.
Nhưng trước nhứt cần lướt qua những điểm cốt yếu của bài phóng sự. Bài phóng sự có nhắc đến những con số đáng chú ý. Như có “4 triệu người Việt hải ngoại mà phần lớn trong số họ rời khỏi đất nước sau 30.4.1975”. Hai phần ba Việt Kiều định cư ở Mỹ, tập trung tại bang California. Số còn lại sống ở Tây Âu, đông nhất là ở Pháp (400.000) và Úc châu. Còn ở Đông Âu thì đông nhất là ở Ukraina. 80% trong số họ mang quốc tịch nước sở tại và vẫn giữ được liên lạc với gia đình ở Việt Nam.
Mỗi năm, họ gửi về Việt Nam khoảng từ 6 đến 8 tỷ đô la (tương đương với từ 4.8 đến 6.4 tỷ euro)”.
Như cả thế giới đều biết đại đa số người này là quân dân cán chính VNCH rời khỏi VN để tỵ nạn CS trong một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN, kéo dài rất lâu qua nhiều phong trào: di tản sau khi Saigon sụp đổ, vượt biên đường bộ, đường biên, tỵ nạn chánh trị và đoàn tụ gia đỉnh. Những người biết chuyện không coi mình là “Việt Kiều” vì họ không thừa nhận chế độ CS đang thống trị VN, mà tự coi mình là người Việt hải ngoại đất nước đang bị chế độ CS Hà nội tạm chiếm như người Pháp của Pháp quốc Hải ngoại thời Đức Quốc xã xâm chiếm Pháp.
Còn người gốc Việt ở Đông Âu đa số là người Miển Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa  công tác, lao động, du học ở lại sau khi các nước CS Động Âu sụp đổ.

Theo phóng sự, “làn sóng Việt Kiều về nước bắt đầu từ năm 2000. Hiện tại người ta không xác định được chính xác số Việt Kiều về nước. Theo lời ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều, thì hiện tại, chỉ biết rằng, năm 2009 có khoản 500,000 Việt Kiều hồi hương, còn cách đây 10 năm là 200,000. Nhưng ông không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư.”

Điểm này là điểm cần phân tích thấu đáo chữ nghĩa vì tác giả bài phóng sự là người Pháp, không thể đòi hỏi ông ta hiểu người Việt, chữ Việt một cách tinh túy như người Việt. Chữ Việt “đi VN” khác với “về VN”,  chữ “đi” khác với “về”. Đi là đi đến, xong việc rổi về nơi mình ở. Còn về là đi đâu đó rồi trở về nơi mình ở.
Việc ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư là cách  nói tránh né, một kiểu chơi chữ nhập nhằng đánh lận con đen, che dấu một sự thật: người Việt hải ngoại đi VN vì nhiều việc chung và riêng trong đó có du lịch như đi Thái Lan, Trung Quốc – thì có, có nhiều nữa là đằng khác. Nhưng nếu nói về VN thì có nghĩa như Pháp, Mỹ ngoại quốc về nước nhà, quê nhà, gia trụ mình đang ở và ở lại luôn như ở quê nhà thì không đáng kể nếu không muốn nói là không.

Đúng như báo Le Monde nói, “phần lớn người trở về vẫn tỏ ra thận trọng. Họ đặt một chân vào Việt Nam, còn chân kia vẫn ở lại nước sở tại. Họ về làm kinh doanh, đông nhất là ở TP.HCM.” .. “Phần lớn những người trở về là giới trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Phương Tây. Họ mất việc làm và được lãnh tiền trợ cấp. Với số tiền đó, họ có thể mở cơ sở để kinh doanh.

“Theo Le Monde, tất cả Việt Kiều đều khẳng định rằng họ trở về không phải để làm giàu, mà muốn cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước. Tất cả điều mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam. Nhưng tương lai của họ dường như không chắc chắn.”

Nhà cầm quyền CS Hà nội rát cổ kêu gọi đem chất xanh, chất xám về phục vụ quê hương. Mỹ cũng nỗ lực bang giao và giao thương với cựu thù CS Hà nội, nhưng sau 15 năm bang giao và giao thương, cũng không có gì khá lắm đâu. “Về thương mại,  Đại sứ Mỹ Michalak ở Hà nội  cho biết giao thương giữa hai quốc gia ‘đã tăng trưởng 3.300%, và năm ngoái Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam’. ‘Thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đô la năm 2009. Nhưng Ông nói Hoa Kỳ đang bị thâm hụt thương mại khoảng 10 tới 12 tỷ đôla với Việt Nam
.

Và tin tổng hợp  của truyền thông tiếng Việt hải ngoại chỉ rõ số người Mỹ gốc Việt đầu tư ở VN tỷ lệ thấp hơn các đại công ty của Mỹ.
Chưa thấy người Mỹ gốc Việt nào đem vốn về đầu tư mà đem tiền lời ra khỏi VN an toàn.
Còn số người lớn tuổi đa số được hưởng welfare về chơi trong tháng qua thì có, ở lại thì không vì bị cúp tiền trợ cấp an sinh và y tế.
Ít nghe nói người trẻ nào dọn nhà, cuốn tượng, đem toàn gia đình vợ con về VN vì “mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam”.

Nhưng rất thường nghe con cháu các cụ cả và số người ăn theo đua nhau đi Mỹ du học, như lời Đại sứ Mỹ mới nói “trong hơn một thập kỷ qua,Mỹ đã cấp gần 300 nghìn visa cho người Việt nhập cảnh Mỹ  trong đó có gần 40 nghìn sinh viên. Hiện có gần 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, đưa Việt Nam đứng thứ tám trong số các nước có  nhiều du học sinh ở Hoa Kỳ." Người Việt dù định cư trong lòng văn minh Tây Phương vẩn coi gia đình là nền tảng của con người. Ai cũng thấy tại sao cán bộ đua nhau cho con cái đi du học mà mình đem gia dình về VN làm sao con cái học. Đó là chưa nói CS Hà nội mở kinh tế mà khoá chặt chánh trị, Người Việt hải ngoại sống và làm việc ở các nước tự do, dân chủ cả hơn 30 năm, về mà sống trong môi trường độc tài đảng trị của CS chắc chắn cuộc sống không dễ đâu.

Theo dõi tình hình từ khi CS Hà nội mở cửa cho người Việt đi VN, người đi VN thí có, có nhiều, có nhiều lý do.
Nhưng người về VN, hồi hương dưỡng lão hay lập nghiệp có rất ít, không đáng kể so với tổng số người Việt hải ngoại, có thể nói là không./.


(Vi Anh)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #146 - 11. Jul 2010 , 08:53
 
Quote:
" ... Hai yếu tính này người Pháp hay người Mỹ không có cái “tâm Việt Nam” khó mà thể nghiệm, khó mà thấu triệt, lãnh hội được như người Việt hải ngoại ... "

Đúng vậy, vì không có cái "tâm VN" cho nên ngưòi Pháp hay ngưòi Mỹ dể bị lợi dụng trở thành cái cành cây khô cho kẻ ác trang trí theo ý chúng. Nếu khéo tay chạm trổ thì cùng lắm cũng thành Japanese wooden duck. Đẹp cách mấy mà vô "tâm" thì cũng chỉ để trang trí như cành cây khô mà thôi!
Back to top
« Last Edit: 11. Jul 2010 , 08:57 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #147 - 11. Jul 2010 , 20:27
 
dacung wrote on 11. Jul 2010 , 08:53:
Đúng vậy, vì không có cái "tâm VN" cho nên ngưòi Pháp hay ngưòi Mỹ dể bị lợi dụng trở thành cái cành cây khô cho kẻ ác trang trí theo ý chúng. Nếu khéo tay chạm trổ thì cùng lắm cũng thành Japanese wooden duck. Đẹp cách mấy mà vô "tâm" thì cũng chỉ để trang trí như cành cây khô mà thôi!


Cảm thấy gần với tên đá cứng (phải mình gọi đúng tên rồi không?) vì Eva yêu các loại đá. Eva có viết một truyện cổ tích kể về Khu vườn đá. Rất đồng cảm với dacung với nội dung mà bạn chia sẻ như trên. Eva cũng có một bài viết cũng chỉ còn có đá với mình thôi. Chịu khó nghe mình chia sẻ ha.

  KINH CHIỀU.


người đi mà hái mù sa
tôi về vườn tịnh đón tà huy tôi.
Vai kề có đá mồ côi,
mà nghe chim lạ tụng lời kinh quen.
Qua bờ... (gate...gate... paragate...)
qua bờ với nụ cười sen,
toả hương vô sở,
Chiều ngưng bóng chiều !

Eva
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #148 - 14. Jul 2010 , 07:34
 
Xin gởi đến quý anh chị 1 trường hợp "tự do ngôn luận 1 cách vô ý thức" tương tự để chứng minh sự vô tâm của những kẻ thích khoe khoang, khoác lác. Đúng là 1 điềm lạ cho ACE trên DĐ LVD. Xin tạ ơn Trời "đã support" con, con không cần phải đi đâu xa để tìm dẩn chứng!


Lời người đăng: Xin nói trước là tôi không có ý ủng hộ Obama khi đăng bài nầy, mà chỉ muốn nêu lên 1 trường hợp xử dụng quyền không đúng cách, thế thôi!

"When you compare Obama to Hitler, that to me does a disservice to the Jews who both survived and died in the Holocaust and to the Germans who lived under Nazi regime rule," Blakely said

Billboard linking Obama, Hitler draws complaints


MEREDITH, Associated Press Writer Luke Meredith, Associated Press Writer – Tue Jul 13, 10:30 pm ET

DES MOINES, Iowa – A billboard created by an Iowa tea party group that compares President Barack Obama to Adolf Hitler and Vladimir Lenin is drawing sharp criticism — even from fellow tea party activists who have condemned it as offensive and a waste of money.

The North Iowa Tea Party began displaying the billboard in downtown Mason City last week. The sign shows large photographs of Obama, Nazi leader Hitler and communist leader Lenin beneath the labels "Democrat Socialism," "National Socialism," and "Marxist Socialism."

Beneath the photos is the phrase, "Radical leaders prey on the fearful & naive."

The co-founder of the roughly 200-person group said the billboard was intended to send an anti-socialist message. But Bob Johnson admitted Tuesday that the message may have gotten lost amid the images of fascist and communist leaders.

"The purpose of the billboard was to draw attention to the socialism. It seems to have been lost in the visuals," Johnson said. "The pictures overwhelmed the message. The message is socialism." He said he didn't know of any plans to remove the sign.

But others in the tea party movement criticized the sign.

"That's just a waste of money, time, resources and it's not going to further our cause," said Shelby Blakely, a leaders of the Tea Party Patriots, a national group. "It's not going to help our cause. It's going to make people think that the tea party is full of a bunch of right-wing fringe people, and that's not true."

Blakely also expressed outrage at linking Obama to Hitler, the leader of Nazi Germany who oversaw the killing of 6 million Jews and whose invasions of neighboring countries led to World War II.

"When you compare Obama to Hitler, that to me does a disservice to the Jews who both survived and died in the Holocaust and to the Germans who lived under Nazi regime rule," Blakely said.

John White, an Iowa coordinator of the Tea Party Patriots, said that he can understand the North Iowa group's perception that Obama is "Hitler-esque," but he thinks the billboard is offensive and unproductive. White said that he planned to discuss the matter with national tea party officials.

"I fear they may end up in some kind of trouble over it, because it's basically slanderous," White said. "I don't know that it's the message we want to send. I'd much rather see billboards that say 'Remember in November. Get Out and Vote.'"

The billboard is owned by Waitt Outdoor of Omaha, Neb. Waitt general manager, Kent Beatty, said the company didn't have a problem with the message.

"We believe in freedom of speech," Beatty said. "It doesn't reflect our views, necessarily."

The White House declined to comment on the sign.

One person who welcomed the billboard was Dean Genth, a Democratic activist from Mason City, a city of 30,000 people just south of the Minnesota border, who said he thinks the sign lays bare the views of tea party supporters.

"I welcome them to continue to spew that kind of stuff because I think it's going to do a lot of good for the good Democrats around the state," Genth said.

___

Associated Press writer Julie Pace in Washington, D.C., contributed to this report.

Back to top
« Last Edit: 14. Jul 2010 , 07:57 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #149 - 17. Jul 2010 , 00:06
 
Người quan trọng nhất cuộc đời



Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.

Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...

Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!" Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.

Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!". Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....

Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!

Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: "Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn....anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai...
Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành,cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!" 
 




Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2010 , 00:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #150 - 18. Jul 2010 , 21:21
 
nguyen_toan wrote on 04. Jul 2010 , 15:53:
tặng Tuyết Lan


Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới học trò trẻ bên Vancouver Canada.

Khoảng 16 ngàn người dự năm 2009.
Ngài mở đâù câu chuyện bằng lời chào:  "Các anh chị em."  "Dear Brothers and Sisters"
Ngài nói chuyện.  Ngài không giảng đạo.

Đại khái dịch như sau:

Các em là hạt giống tương lai.  Thời gian không ngừng chuyển.
Vì vậy phải biết dùng thời gian một cách hữu ích.
Thế kỷ 21 thật tuyệt vời dưạ vào kỹ tuật cùng khoa học phát triển.
Nhưng về phương diện khác, tôi cũng thấy có nhiều
bạo động dữ dội, và có ước lượng  200 triệu người,
những người như chúng ta, sẽ bị chết vì thế.
Thế k̉y này phải là thế kỷ của hoà bình, peace.
  Không còn đối chọi.
Tuy nhiên khác biệt về tư tưởng và bạo động vẫn còn,
không bao giờ hết cả.
Nhưng nào có khác biệt, hã̃y dùng bất bạo động để giải quyết vấn đề.

Thời của các em hãy  dùng lý bất bạo động, common sense,
tình thương, an bình tự tại .  Dựa vào nội tâm an bình này
để làm cho thế giới mới đầy tình thương và hoà bình.
Chúng ta hãy lấy đó làm tiêu chuẩn.
Và các em sẽ là người cầm chìa khoá.
Hãy rải thình thương cùng nụ cười vui tươi tới mọi người.
Tư tưởng xưa của riêng tôi, riêng anh, đã lỗi thời rồi.
Tất cả mọi hữu tình , vật thể đều liên hệ với nhau.

Các anh bây giờ già rồi.  Sắp từ giã.
Các em hãy nghĩ rằng tương lai thế giới đang
nằm trong bàn tay các em.
Hãy dùng trí óc của các em mà  điều tra,
suy luận, tìm tòi, không bao giờ
thỏa mãn và tin vào thầy dạy ở trường hoàn toàn.
Hãy suy nghĩ cặn kỹ.
Đừng để uổng trí óc của mình.

Cám ơn, cám ơn các em.


http://www.youtube.com/watch?v=_z3RFqgntqs&feature=related

Kính chào anh Toàn
TL thành thật xin lỗi anh nhiều  ...nhiều ...nhiều lắm  nhen .... Lâu quá không vào đây ,  Sad nên không biết anh gởi TL trang You tube trong đó có Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới trẻ  . Anh Toàn biết không , TL đã từng đi nghe Ngài nói chuyện  mấy lần, thấy Ngài sao ung dung tự tại quá đỗi , trên môi luôn sẵn nụ cười bao dung . Em được dạy là "đối người xử vật " luôn có tâm bình đẳng- buông xả ..mọi  chấp trước  ...tâm  an ..tâm bình .... thế giới bình  Vài dòng lẩm cà lẩm cẩm  xin gởi đến anh .  . Thấm thoát thế mà đã gần được 1 năm mấy anh em mình găp nhau bên Cali .... nhanh quá ... TL xin chúc anh Thân tâm thường lạc va mau chóng bình phục
TL -
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #151 - 20. Jul 2010 , 20:46
 
Viên sỏi trắng



Mỗi sáng xả thiền, thầy đều thấy những viên sỏi trắng được sắp xếp gọn gàng ngay lối đi. Ngày một ít. Lâu dần, con đường nhỏ dẫn đến ngôi tịnh thất đã trải đầy thảm sỏi. Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn in trên nền đất, ông khẽ lắc đầu: - Làm sao nó có thể chạy nhanh như sóc vậy chứ.

Thầy ngồi thiền. Ánh nắng ban mai soi bạc cả mảnh y vàng đắp trên người. Không gian sáng lòa mà yên tĩnh. Mùi hoa sói bên hiên ngoài thoang thoảng hương vị của tách trà thơm buổi sớm. Rồi thì con bé thập thò bước vào. Một thân hình khẳng khiu bé nhỏ, xác xơ như chiếc lá úa buổi chiều tàn. Duy chỉ có đôi mắt thơ ngây là còn đọng lại đôi chút long lanh ngời sáng.

Sau khi rải hết bọc sỏi, con bé bước đến ngồi ngay bục cửa gian tịnh thất. Mắt ngước nhìn vị thầy, nó bắt chước theo cách ngồi của người. Mọi hơi thở cử động của nó cũng rất khẽ, rất nhẹ nhàng. Nó lo sợ vị thầy nhìn thấy, dù biết người hiền từ đâu nỡ bắt tội một đứa nhỏ bệnh tật. Con bé chẳng hiểu thầy ngồi như thế để làm gì. Nhưng hình bóng thầy toát lên vẻ uy nghiêm khả kính làm nó cảm thấy thật an lành. Nó phát hiện ra nơi này trong một lần tha thẩn ngang qua, bèn khởi ý tưởng đem trải sỏi dọc theo con đường.

Nhiều tháng rồi vị thầy chưa tiếp cận được với con bé. Nó đến và đi cứ như bóng ma chập chờn lẩn khuất. Khi xả thiền, thầy chỉ thoáng thấy dáng nó bỏ chạy xa xa nơi lùm bụi. Chỉ có những viên sỏi trắng ngày một nhiều thêm trên lối đi. Loại sỏi này thầy nghe nói có rất nhiều bên con suối cạn. Và một hôm thầy cũng lần mò tìm tới...

Con bé mở to đôi mắt khi thoáng thấy tà áo nâu đi ngược lên đồi. Đã lâu lắm rồi, dân trong làng thi thoảng đi qua quăng cho một ít thức ăn để giúp nó không bị chết đói, rồi thôi. Chẳng ai thăm viếng hay hỏi han nó lấy một lời. Lúc nãy, nó đã toan đứng dậy bỏ chạy nhưng đôi chân đau quá. Ánh nắng phản chiếu gương mặt hốc hác xanh xao, để lộ vài vết thâm tím gần mí mắt. Thầy hơi chựng lại khi nhìn con bé đang ngồi bệt dưới đất nhặt nhạnh những viên sỏi với vẻ mặt hốt hoảng. Như kịp hiểu ra điều gì, thầy bước tới ngồi xuống cạnh nó rồi dịu dàng hỏi:

- Sao lâu nay con không tới trải sỏi. Con bị bệnh à?
Con bé chưa hết ngơ ngác. Nó không hiểu hay không biết trả lời thế nào. Thầy vẫn ôn tồn:
- Con bị bệnh phải không? Sao lại ở đây một mình? Ba mẹ nhà cửa con đâu?
Con bé đưa tay chỉ căn chòi lá bên khu đồng mả. Qua giây phút ngỡ ngàng, con chim nhỏ bắt đầu cất tiếng. Nó cố gắng bật ra từng tiếng một, giọng ngọng nghịu đến khó nghe: - Mọi... người nằm... ở  đó. Không còn ai cả...
Thoáng lạ lùng, rồi thầy cũng đoán hiểu trong nỗi ngậm ngùi xót xa. Thầy nhìn vào đôi mắt thâm tím của nó: - Đôi mắt con bị sao thế này?
- Hôm trước... con sợ.. sợ thầy… bắt gặp... nên chạy... té.
- Hừ! Chắc là đau lắm? Thầy có làm gì đâu mà con phải sợ đến như vậy? Con ở đây một mình rồi ăn uống thuốc men làm sao? Không thể như thế này được. Để thầy đưa con về tịnh thất chăm sóc.
Con bé yên lặng quay nhìn ra đồng mả. Mắt nó rươm rướm ngấn lệ.
- Con tên là gì? - Thầy vẫn nhỏ nhẹ.
Giây lâu con bé mới lắp bắp trả lời: - Con tên… A Lin. Mà không... Con là... Sỏi Trắng.
Thầy cười, cố ý nhại theo: - Đó là tên sao, Sỏi Trắng?
Con bé lại lắc đầu. Dường như nó chẳng biết gì hơn nữa. Cả với cái tên của mình.
Đá sỏi trơ gan cũng phải mềm lòng khi bước chân người tìm đến. Suối ngàn róc rách. Chim hót oanh ca. Gió ngàn vi vu bên những tàn cây lá đổ tạo nên bản hợp xướng không lời nơi chốn rừng xanh êm ả. Nhiều năm rồi, dòng suối cạn được nạo vét, hình thành một dòng chảy bất tận qua các xóm làng ven núi. Cây trái sum suê đã làm thay đổi hẳn bộ mặt một vùng đất vốn nổi tiếng khô hạn lâu nay.

Chính vị thầy đã tìm ra mạch nước ngầm từ trên một đỉnh thác cao. Sau đó thầy huy động dân làng đục đá, nạo vét lòng suối để cho dòng nước được thông nguồn tuôn chảy. Con suối hồi sinh. Dân quanh vùng tìm đến phát nương làm rẫy. Nhà cửa đông dần. Nhiều con đường được mở ra. Vị thầy cũng dời am thất về bên bờ suối. Con đường từ tịnh thất của thầy đi qua các dãy nhà đều trải đá sỏi. Mấy ngôi mộ bên bờ suối cũng được xây lăng, trồng hoa. Riêng mộ của Thiện Duyên mọc dày đặc các loại cỏ chỉ. Phía trên đặt khung gỗ lớn viết mấy hàng thư pháp. Nét chữ nhỏ mà tiêu phóng như dàn trải cho đời bao ước mơ thầm lặng...

“Khi người ta ném viên sỏi vào nước dù rất nhỏ, nó cũng tạo nên vài gợn sóng. Khi đã gieo vào lòng mình chút duyên lành, nó cũng sẽ kết tinh nên những hạt mầm tươi đẹp cho sự sống muôn đời tiếp nối”.

Một lần thầy giảng cho con bé nghe về dòng suối thanh lương có thể rửa hết muộn phiền đau khổ, thầy nói câu ấy và con bé ghi nhớ. Rồi nó đọc lại cho người tạo cây cảnh khu vườn viết thư pháp lên gỗ. Khi con bé mất, thầy đặt mảnh gỗ thay cho mộ bia tưởng niệm. Con bé ra đi lặng lẽ với cõi lòng mãn nguyện. Cuối cùng nó cũng nhận chân ra được chân lý cuộc sống. Nó không còn cô độc giữa đời, cũng không có gì lưu luyến hay giận hờn phiền trách. Thầy hay kể cho nó nghe chuyện cậu bé nhà nghèo cúng nắm đất cho Phật mà được vô lượng phước điền về sau: “Dù nghiệp duyên con phải trả trong kiếp này. Nhưng con vẫn còn đó chút căn lành là được gần gũi quý thầy lại thích nghe pháp. Hơn nữa con cũng biết tạo công đức cúng dường khi đem rải sỏi quanh tịnh thất của thầy. Sau này dù sanh ra ở đâu con đều được an lành với phước báo đã tu tạo.”

Thiện Duyên là pháp danh thầy đặt cho Sỏi Trắng. Tâm hồn con bé từ một dòng suối khô cạn, bỗng gặp được duyên lành, để từ đó bao mạch nước trong xanh lại dạt dào tuôn chảy.

... Sỏi Trắng không quá ngu ngơ như thầy nghĩ. Cuộc sống cô độc giữa rừng xanh, sự xa lánh của con người làm cho nó e ngại cả khi nghe tiếng lá cây xào xạc. Cha mẹ Sỏi Trắng cùng mắc chứng bệnh phong nên bị người trong bản làng xua đuổi. Họ trôi dạt về ngọn đồi khô cằn này sống lẻ loi xa cách. Dân ở đây không quá kỳ thị, nhưng người ta vẫn tránh đến gần. Khi họ mất, dân làng đến lo chôn cất. Tuy vậy không ai muốn lãnh nuôi đứa bé. Không còn người thân, Sỏi Trắng chỉ biết sống âm thầm bên ngách cửa rừng với chút ít lương thực mà người trong làng mang đến. Khi con bé ra đời, cha mẹ nó ắt hẳn đã nhìn những viên sỏi nhỏ xinh xinh bên bờ suối mà gọi tên con...
- Thầy sẽ mở một trạm xá cứu chữa chăm sóc cho người bệnh. Trước mắt là cho con bé Sỏi Trắng.
Thầy nói với dân làng như vậy. Sau đó thầy đến bên bờ suối chặt cây đốn tre dựng lên một am thất nhỏ. Hằng ngày Sỏi Trắng vẫn thích làm công việc của mình là quanh quẩn bên bờ suối lượm sỏi đem rải quanh ngôi tịnh thất mới. Mỗi sáng sau khi xả thiền, thầy cũng xuống suối nạo vét đem sỏi lên trải đường. Bao lần đứng nhìn con suối cạn, lòng thầy cứ băn khoăn suy nghĩ. Thầy thường đi sâu vào trong rừng tìm cỏ thuốc. Và rồi một hôm lòng nhiệt thành của thầy cũng được đền đáp khi phát hiện ra thác nước ở tận rẻo núi cao. Thầy nhận ra đây là nguồn nước từng đổ về dòng suối cạn. Do mưa bão lớn lấp đá ngăn mất đầu nguồn, từ đó mà dòng suối bị tắc nghẽn.

“Bồ Tát cùng chư Thiện thần sẽ bổ xứ cho đệ đến một nơi nào đó để hoằng pháp.”
Ngày trước khi nghe mấy sư huynh nói vậy thầy chỉ cười. Phật bổ xứ chắc cũng có ngoại lệ. Xưa nay thầy quen việc đến đi trong cõi tạm. Đâu đâu cũng chỉ dừng chân ít lâu. Có khi tĩnh tọa tham thiền, có lúc ngao du sơn thủy. Đời tu sĩ thích trải lòng cùng sông núi thiên nhiên, thầy chẳng quan tâm hay vướng bận một nơi nào. Vậy mà gió mưa không lay chuyển nổi tảng đá giữa trời xanh, nhưng khe suối cạn nơi heo hút đã làm chùn bước chân đời du phương ẩn sĩ.

Vũ trụ bao la nên ẩn chứa bao điều kỳ diệu. Câu chuyện về con suối cạn đã thông thương dòng chảy không chỉ mang lại sự sống cho người dân quanh vùng, mà cũng thắp lên ngọn lửa về niềm tin chơn lý đạo mầu. Mang ơn người tìm ra dòng nước trong lành, lại ghi nhớ công đức người khai sáng nguồn tâm, từ đó dân lành sống hòa thuận yên vui thấm tình đạo vị.

Thầy đã lấy nơi đây làm trụ xứ hành đạo. Người đã làm nhiều điều lợi ích dân sinh, nhưng lại không thể cứu chữa căn bệnh nan y cho Sỏi Trắng. Người đệ tử đầu tiên được thầy quy y. Cỏ dại đã theo về cùng đất lạnh, nhưng hạt giống lành vẫn không ngừng tăng trưởng. Con đường Sỏi Trắng, ngọn đồi Thiện Duyên là những tên gọi thân tình mà dân làng dành cho cô bé. Những đứa trẻ mồ côi, những người bệnh tật neo đơn cũng đã có một nơi chăm sóc an dưỡng.

Bên dòng suối thanh lương, nguồn mưa pháp vẫn dạt dào tuôn chảy.

Lam Khê 
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Suy Ngẫm
Reply #152 - 21. Jul 2010 , 16:07
 


Đàn Vịt Trời





Vào những mùa đông, chúng ta thường thấy hàng đàn vịt trời bay thành hình chữ V, bay hàng trăm dặm từ Bắc xuống Nam để tìm nơi ấm cúng.

Các nhà khoa học đã khám phá rằng những đàn vịt trời đó có những quy luật di chuyển rất đáng cho chúng ta suy gẫm về tinh thần đoàn thể.

1. Mỗi khi con vịt vẫy cánh bay, chúng sẽ tạo ra một luồng gió quyện và tạo ra một hấp lực nâng con vịt bay bên cạnh. Như vậy, khi chúng bay theo đội hình chữ V thì con nọ nương vào hấp lực của con kia, chúng có thể bay nhẹ nhàng hơn và tăng khả năng bay xa hơn gần gấp đôi.

Con người ta cũng vậy, nếu những người có cùng một chí hướng mà biết cách hợp quần thành những đoàn thể hay cộng đồng để nương tựa nhau thì dễ đạt được những mục đích cao cả hơn.

2. Khi một con vịt bị xa rời khỏi đội hình thì nó sẽ cảm thấy bị đuối sức vì phải tự lực nên nó lại phải cố gắng bay vào trong đội hình để nương tựa vào hấp lực của những con vịt bay trước.

Nếu chúng ta biết siết chặt hàng ngũ, không xa rời đoàn thể hay cộng đồng thì sẽ có lợi lớn.

3. Riêng con vịt bay đầu đàn là không được hưởng hấp lực của bạn đồng hành nên nó rất chóng mỏi mệt. Khi nó mệt thì nó sẽ bay xuống nương vào đội hình và sẽ có con vịt khoẻ mạnh khác bay vào vị trí dẫn đầu. Cứ như vậy, thay đổi trong suốt ngày bay.

Trong cộng đồng con người cũng vậy, vai trò lãnh đạo luôn luôn đuợc thay đổi tùy theo tình thế, theo tinh thần dân chủ.

4. Trong khi bay, chúng thường lên tiếng kêu quác quác để thúc dục nhau bay theo kịp một tốc độ.

Trong các đoàn thể, người ta phải biết nhắc nhở nhau để giữ vững tinh thần hay thắt chặt tình đồng đội. Trong quân ngũ, các quân nhân thường lên tiếng đếm hoặc hát để tất cả đoàn đi theo nhịp quân hành.

5. Khi một con vịt bị đau hay bị bắn trọng thương phải rời khỏi đội hình thì sẽ có hai con vịt đồng hành rời theo để nâng đỡ và bảo vệ. Hai con đó ở bên cạnh con vịt yếu kém cho đến khi tự bay đuợc hoăc bị rớt chết thì chúng mới bỏ bay theo đoàn vịt khác.

Chúng ta hãy suy gẫm tới tình đồng loại và những quy luật của đàn vịt trời mà đối xử với nhau trong cùng một cộng đồng hay đoàn thể.

(trích trong Chicken Soup for the Soul)



HAI CÁCH DIỄN GIẢI




Ngày xưa, có vị Hoàng đế của một xứ Ả Rập nọ triệu một nhà tiên tri tới để hỏi ông sẽ sống được bao nhiêu năm. Nhà tiên tri nói : “Bệ hạ sẽ sống lâu, sống lâu tới cỡ Ngài sẽ chứng kiến được các cái chết của các con Ngài“. Ông Hoàng tức giận vì lời nói xúc phạm, ra lệnh cho quân sĩ mang ra chém đầu.

Ông liền triệu một nhà tiên tri khác và cũng hỏi câu hỏi về tuổi thọ đó của ông. Nhà tiên tri này trả lời như sau : “Thưa Bệ Hạ, Ngài sẽ sống lâu, Ngài sẽ sống thọ hơn tất cả mọi người trong gia đình Ngài. Ông Hoàng hoan hỷ và tặng rất nhiều tiền cho nhà tiên tri.

Hai nhà tiên tri đều nói lên sự thật nhưng một lời nói thì bộc trực và một lời nói thì uyển chuyển hơn.



ĐỜI SỐNG HOA KỲ




Một gia đình nọ được di dân sang Hoa Kỳ. Người cha được nghe nói nhiều về đời sống dễ dàng ở Hoa Kỳ, trong lòng có rất nhiều kỳ vọng.

Ngày đầu tiên đặt chân tới đất Mỹ, tại phi trường ông vào một quán cafeteria chọn một cái bàn trống rồi chờ người hầu bàn tới đưa thực đơn.

Chờ mãi không thấy ai tới, rồi ông thấy một bà Mỹ bưng khay đầy đồ ăn ngồi xuống bàn trước mặt và giảng cho ông là ở đây ông phải xếp hàng, tự lấy đồ ăn rồi trả tiền.

Vài năm sau, sau khi gia đình và con cái đã ổn định và thành đạt. Trong một bữa ăn thân mật gia đình và bạn bè, ông nhắc nhở tới kinh nghiệm ngày đầu tiên tới đất Mỹ, ông nói: “Bây giờ tôi mới biết đời sống ở Hoa kỳ ra làm sao! Cuộc đời cũng giống như một quán cafeteria! Chúng ta có thể có đủ mọi thứ với điều kiện chúng ta phải trả một giá.  Chúng ta có nhiều cơ hội đưa tới thành công nhưng thành công đó không phải do ai mang sẵn tới cho chúng ta cả!  Chúng ta phải đứng dậy tự lo liệu, tự tạo lấy và gặt hái lấy.”
Back to top
« Last Edit: 21. Jul 2010 , 16:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #153 - 26. Jul 2010 , 23:26
 
SAO ANH NỠ ĐÀNH QUÊN?
_

Nguyễn Phúc Bảo Ân 
     
 
Nhân Chuyến đi công du của cộng nô Đàm Vĩnh Hưng tại Hoa Kỳ và các nước mà khúc ruột ngàn dặm đang định cư để thực hiện đặc vụ văn hóa vận, một phần quan trọng của nghị quyết 36/CP. Từ Huế, người viết xin một lần nữa gởi đến quý độc giả một bài viết mà có lần đã hân hạnh gở đến các đại biểu Việt Kiều....


Từ thuở hồng hoang, khi con người còn ăn lông ở lổ, loài chó đã trở thành một trong những người bạn thiết thân. Ban đầu loài cho hoang chỉ mon men đến gần nơi trú ngụ của những bầy đàn người, để ban ngày thì ăn mót những mẫu thịt thừa, xương cặn, tối đến thì được sưởi ấm từ những bếp than hồng mà con người dùng để giữ lửa, để ngăn thú dữ, và cũng để giữ ấm cho “ngôi nhà”,…. Dần dà các thế hệ chó mẹ đẻ chó con rồi hậu duệ của đàn chó hoang thuở nào trở nên quấn quýt với loài người khi được loài người cho ăn no ngủ ấm, để dáp lại ân nghĩa của con người, loài chó cũng tận sức tận lực giúp con người trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn qua công việc săn bắt thú rừng cũng như cảnh báo cho con người biết mỗi khi có thú dữ.

Đối với người Việt, một dân tộc phát tích, tồn tại cho đến ngày nay từ nền văn minh lúa nước, ngoài “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra thì loài chó cũng gắn bó với người Việt bao đời nay, ngoài công việc săn bắt thú rừng, chó còn trông nhà giữ cửa khi chủ nhà đi vắng, và thêm một “thiên chức” cao cả khác là làm công tác vệ sinh mỗi khi con cái chủ nhà bị tháo dạ. Người Việt, yêu mến loài chó không những bởi tính mẫn cán này của họ hàng nhà chó, bởi thịt chó là món khoái khẩu với nhiều người, “sống trên đời ăn miếng giồi chó, biết khi chết rồi còn có hay không”, và bởi theo người Việt thì loài cho vốn giàu tình cảm, trung thành và có trí nhớ tốt. Chẵng thế mà người Việt đã đúc kết một kinh nghiệm đã bao đời truyền tử lưu tôn rằng: “Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”. Tất nhiên ông cha chúng ta chỉ tích lũy được những kinh nghiệm đó bằng những gì họ được thấy, được nghe, chứ không phải từ một công trình nghiên cứu nào về đời sống và tập tính của loài chó để hiểu rằng tất cả những biểu hiện, những hành vi của loài chó mà người Việt chúng ta cho là “lòng trung thành” hay “trí nhớ tốt” thực ra chỉ là tập tính, là bản năng, chứ không phải là trí tuệ.

Xứ Huế của tôi có thể xem là xứ sở của đạo Phật bởi mỗi phi tần của Nguyễn Triều, sau khi một vị tiên đế qua đời, thì đều phải xuất cung về các làng xã liên cận với hoàng thành, xây dựng cho mình một ngôi chùa và tu tập cho đến ngày quy tiên chứ đã từng được tiến cung làm cung phi mỹ nữ rồi, thì không được phép tái giá, chính vì vậy mà ở Huế quê tôi dù đất hẹp người thưa, nhưng hiện có trên 3,000 ngôi chùa và niệm Phật đường lớn nhỏ, và cho dù người dân Huế có làm phép quy y hay không, nhưng hễ thờ cúng ông bà thì họ tự cho mình là đạo hữu, là Phật tử. Vì vậy mà ở Huế thật hiếm có người ăn thịt chó, hiếm có những quán “cầy tơ” như ở đất Bắc, hay ngoài xứ Nghệ, và ở xứ Huế quê tôi, những người từng ăn thịt chó thường bị cư dân địa phương xem như là một thành phần hạ tiện trong xã hội, và dẫu người đó là một quan quyền hay một chức sắc thì dân chúng cũng không dành cho bất cứ một sự trọng thị nào như phong tục của người dân xứ kinh kỳ. Nếu có một ai nào đó làm thịt chó thì sẽ gây xôn xao từ làng trên đến xóm dưới, già trẻ gái trai xúm lại xem người ta giết chó, như thể đi xem phường trò, và nhiều câu chuyện được thêu dệt chung quanh lòai chó và việc giết thịt chó. Câu chuyện được truyền tụng nhiều lần hơn cả là chuyện một chàng trai xứ Nghệ đi bộ đội vào đóng quân ở Huế, rồi phải lòng một cô gái địa phương vậy là chàng trai đào ngũ để “xây dựng” với cô gái Huế, anh ta nuôi khá nhiều chó để mỗi khi có họ mạc ở quê "Bác" vào thăm, thì giết thịt và đãi khách quê hương bằng của hiếm hoi của chốn kinh kỳ. Một lần nọ, có khách từ xứ Nghệ vào thăm, anh ta cũng giết thịt chú chó nhà để đãi khách như bao lần. Với chiếc chày vồ trong tay, anh ta giáng một đòn chí tử vào đầu con chó khiến đôi mắt nó phòi ra, nhưng con chó vẫn còn kịp chui xuống gầm giường kêu la thảm thiết. Không thể chui vào gầm giường để kết liễu đời con chó, anh bộ đội nắm bàn tay lại như thể đang cầm nắm xôi, hết gọi tắc tắc lại chu mồm huýt sáo. Nghe tiếng chủ gọi, dù đôi mắt đã lọt hẳn ra ngoài, không còn nhìn thấy gì nữa, nhưng nhận ra tiếng gọi thân quen của chủ, chú chó đáng thương cũng định hướng được vị trí của chủ nhà, vừa rên ư ử, vừa cố chút sức tàn trườn đến, vẫy tít chiếc đuôi như cố báo hiệu với “ông chủ” là tôi đây, tôi đây. Và lần này, không để mất cơ hội lnào nữa, với chiếc chày vồ vụt tới tấp lên đầu lên gáy, chú chó ự lên mấy tiếng thương đau rồi trút hơi thở cuối cùng, và không lâu sau đó, khách và chủ vui say qua những chén tạc, chén thù bên mâm rượu với món thịt cầy tơ...

Những người dân quê tôi mục thị cảnh này, kẻ thì nguyền rủa anh chủ nhà gian ác, người thì khen ngợi chú chó trung thành, dù vừa mới bị chủ giáng cho một chiếc chày vồ lên đầu đến thừa chết thiếu sống, vậy mà khi thấy chủ vờ cho một vắt xôi và cất tiếng gọi thì đã ngoáy tít chiếc đuôi và trườn đến với chủ… Riêng tôi lúc bấy giờ thực sự không hiểu nổi chú chó này vì quá mức trung thành với chủ hay vì có tính mau quên để phải vong thân như vậy?

Sự việc trên đã xảy ra non 3 thập kỷ rồi, bỗng nhiên mọi chi tiết lại hiện về mồn một trong ký ức của tôi khi gần đây từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 vừa qua một đại hội thật “hoành tráng” của 1000 người Việt ở nước ngoài vừa diễn ra tại Hà nội, bởi cho dù quý đại biểu Việt kiều là người Nam hay người Bắc cũng đều đã phải bỏ nước ra đi vì một lý do rất chung bởi họ đều là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nếu xuất thân từ đất Bắc hẳn họ biết quá rõ về những chiếc chày vồ trí mạng mà đảng và nhà nước cộng sản đã giáng lên đầu thân nhân và đồng bào của họ qua chính sách tiêu thổ kháng chiến khiến hơn hai triệu đồng bào đã bị chết đói vào tháng ba, năm Ất Dậu 1945,. Rồi những vụ đấu tố trong cải cách ruông đất từ 1953 cho đến 1956 khiến hàng trăm ngàn nông dân miền Bắc phải thiệt mạng chỉ vì ông cha của họ đã lưu truyền cho gia đình họ hơn 5 sào ruộng. Chắc họ biết rõ là đã có hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc đã vì kinh hoàng với những tội ác của cộng sản mà phải rời bỏ bờ tre gốc lúa, quê hương bản quán ở đất Bắc để di cư vào nam vào năm 1954, và hơn 3 triệu đồng bào khác cũng đã bị đe dọa, bị ngăn chặn khi trên đường di cư, rồi phải ở lại đất Bắc để chịu đựng những năm tháng đọa đày nơi địa ngục trần gian ấy bởi họ đã trót mang tư tưởng di cư vào nam để theo lủ "Tề-Ngụy Điệp" mà “âm mưu chống lại Bác và Đảng”.

Vâng, dẫu họ vẫn còn sống sót để có cơ hội trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chắc họ vẫn còn nhớ với chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” với khẩu hiệu “TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN NGỌN” hàng ngàn, hàng ngàn sỹ phu Bắc Hà cùng với các tiểu thương, các công chức ở Đàng Ngoài đã bị hành hình hoặc bị hạ phóng. Còn nếu những đại biểu Việt kiều là những người sinh ra và lớn lên từ bên nay bờ Bến Hải thì chắc họ vẫn chưa thể quên biến cố tết Mậu thân với hơn 7,000 đồng bào vô tội ở Huế bị thảm sát bằng hình thức đập đầu hoặc chôn sống! Chắc họ vẫn còn nhớ mùa hè đỏ lửa 1972 với hơn 15.000 đồng bào Quảng Trị đã bị đã bị đại pháo của cộng quân nghiền nát như thịt bằm trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” dài non 10km! Dù các đại biểu Việt kiều đến được bến bờ tự do bằng đường biển hay đường bộ thì chắc họ vẫn còn nhớ những ngày hãi hùng kinh khiếp đối mặt với bão tố phong ba hay hải tặc giữa đại dương, với nhiều thuyền nhân phải ăn thịt người chết để được sống, với những thuyền nhân đã bị cướp, bị hãm hiếp, những thuyền nhân phải tự thiêu, phải treo cổ tự sát ngay sau khi bị Cao Ủy Tỵ Nạn từ chối tư cách tỵ nạn và cả với hơn 70 % những thuyền vượt biên không đến được bến bờ, để một số trở thành tù nhân trong các trại lao cải vì tội “phản quốc”, để các nữ tù vượt biên bị cán bộ quản giáo hãm hiếp, và nhiều, rất nhiều triệu thuyền nhân đã phải vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển lạnh!

Thưa quý đại biểu Việt Kiều,

“Quân tâm khả cảm uyên biên ngộ
Ký tế thời hồi, vị tế ưu”

Vâng, phàm là một đấng Quân Vương dẫu đã đăng quang ngôi vua rồi, cũng phải luôn canh cánh trong lòng những nổi lo âu khi khi chưa giành đựơc ngôi báu. Phàm là quân tử dù đã qua được bên kia sông rồi vẫn phải luôn nhớ đến những nổi lo sợ, hãi hùng khi thuyền đang tròng trành giữa dòng sóng nước!

Vâng, thưa quý vị đại biểu Việt kiều,

“Chưa đi đảng gọi Việt gian
Đi rồi đảng lại chuyển sang Việt Kiều
Chưa đi, phản động trăm điều
Đi rồi, khúc ruột đáng yêu nghìn trùng”….

Từ sau đại hội người Việt nam định cư ở nước ngoài lần thư nhất đó, đã có nhiều bài báo viết về những “dự mưu” của đảng và nhà nước cộng sản Việt nam về việc tổ chức “Hội Nghị Việt kiều yêu nước” này như là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm phát huy tính năng và hiệu quả của Nghị Quyết 36/CP. Là một thần dân của nước CHXHCN Việt nam, hàng ngày vẫn phải đọc, phải nghe những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về các chiến lược nhằm “đối phó với âm mưu diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ là bè lũ người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài”, qua bài này người viết chỉ mong được bày tỏ nổi băn khoăn của mình rằng tội ác của cộng sản vẫn còn nguyên đó, mà sao anh nỡ đành quên?

Nguyễn Phúc Bảo Ân
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #154 - 28. Jul 2010 , 09:58
 
Hận thù và yêu thương chân thật



Tâm chúng ta thường có hai khía cạnh đối nghịch nhau, trong tiếng Pāli gọi là tâm dosa và tâm metta. Dosa là gì? và metta là gì? Là người học Phật, chúng ta nên hiểu hai phương diện này một cách cặn kẽ để không những giúp cho cuộc sống của chính chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn và hoàn thiện hơn mà còn mang lại cho mọi người xung quanh sự bình an hạnh phúc hơn.

Thế nào gọi là tâm dosa? Dosa có nghĩa là tâm sân hận, tâm thù oán, ghét bỏ đến người khác. Tâm vắng bóng sự yêu thương. Trong khi đó tâm metta lại đối nghịch hoàn toàn. Metta là tâm của một người luôn biết yêu thương, biết tha thứ, và luôn tràn ngập từ tâm đến mọi loài, không có ranh giới. Và đặc biệt ở đây, tâm metta trong đạo Phật, là sự yêu thương không có sự sở hữu vào đối tượng mình thương yêu mà bằng tình yêu thương vô bờ bến, chúng ta gọi đó là tâm Từ bi.

Tâm dosa (sân hận) là một trạng thái tâm rất nguy hiểm, tâm luôn nghĩ đến làm hại người, tâm ghét bỏ người khác, tâm đầy sân hận và oán thù, đó là một tâm sở bất thiện thường thúc đẩy con người đến phạm pháp. Khi tâm sân hận nảy sinh sẽ làm che mờ sự hiểu biết của con người. Nó sẽ làm con người mù quáng không nhận thức được điều gì đúng hay điều gì sai. Đức Phật dạy: “Người sân hận sẽ không mang lại an lạc hạnh phúc cho chính mình cũng như người xung quanh”, hận thù có sức mạnh rất lớn, chính nó là kẻ thù lớn nhất phá hoại hòa bình thế giới. Chiến tranh, tàn sát lẫn nhau cũng từ tâm sân hận mà ra.

Đức Phật dạy: “hận thù không thể nào và không bao giờ dập tắt bằng hận thù”. Sống với tâm hận thù chúng ta không thể xây dựng được một sự bình an trong tâm cũng như trong cuộc sống của chúng ta, và chúng ta sẽ không có sự thông cảm giao lưu tình bạn với nhau, sống với tâm hận thù chúng ta không thể hòa nhập với xã hội với thiên nhiên, chính tâm hận thù làm hại sự bình yên, làm cuộc sống của chúng ta ngày càng cô độc hơn và vô vị hơn.

Tâm hận thù nguy hại biết bao! Vậy chúng ta phải loại trừ nó ra khỏi tâm. Nhưng bằng cách nào chúng ta có thể loại trừ được tâm sân hận? Phải chăng đức Phật dạy chúng ta nên lấy từ tâm để dập tắt hận thù. Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Chỉ có từ bi mới xóa sạch hận thù”. Từ tâm sẽ làm dịu bớt sự đau thương của những người bất hạnh, những người đang cùng đường lạc lối; lòng từ sẽ làm nên thế giới hòa bình; lòng từ sẽ làm nền tảng để ngọn đèn trí tuệ phát sanh, và giờ đây chúng ta hãy bàn về metta (lòng từ bi) trong đạo Phật.

Metta là gì? Lòng từ là sao? Một số người hiểu rằng lòng từ chỉ là sự yêu thương đơn thuần giữa người này với người kia, điều đó đúng hay sai? Từ bi trong đạo Phật không phải như vậy. Mà có lẽ cao thượng hơn và sâu sắc hơn. Như trên đã nói, metta (từ bi) là tâm vắng bóng sân hận, tâm thương yêu bao la rộng lớn đến mọi người, mọi loài không giới hạn, là tâm sở thiện, tâm bao dung, tha thứ, đối nghịch với tâm sân hận, khi tâm từ khởi lên và hiện hữu trong tâm của người thì người đó thật sự cảm thấy an vui, và xây dựng thế giới an bình không những cho chính mình mà còn thế giới xung quanh mình. Khi người có tâm từ bi người đó thật sự mong muốn mang lại an lành, hạnh phúc cho người khác. Và họ nhận thức được rằng khi mang lại hạnh phúc cho người khác tức họ đã mang hạnh phúc cho chính mình.

Đức Phật so sánh tâm từ với tấm lòng của người mẹ thương yêu con một của mình, tình thương của người mẹ thương con vô bờ bến, người đã bất chấp tất cả, thậm chí hi sinh cả tánh mạng của mình cho con nhưng người vẫn vui, vẫn làm mà không hề tỏ ý bực tức hay oán hận con mình. Tâm từ trong đạo Phật cũng như vậy không hề có giới hạn mà thương yêu đến tất cả.

Như vậy, chúng ta nên xây dựng và nuôi dưỡng từ tâm, để mang sự an lạc cho chính mình và tạo nên thế giới bình yên đến tất cả mọi người xung quanh, hay nói cách khác chúng ta nên tạo một tâm biết yêu thương đến tất cả mọi người mọi loài xung quanh. Nhưng làm sao xây dựng và nuôi dưỡng từ tâm. Điều trước tiên phải yêu thương chính mình, làm cho tâm từ bi luôn hiện hữu trong tâm và chúng ta luôn nghĩ đến người khác với tâm yêu thương bao la, che chở không oán hận, không tìm lỗi của người khác. Với phẩm chất yêu thương đến người khác, từ tâm càng phát triển mạnh hơn, nhưng nếu với việc tìm lỗi của người khác chúng ta không những không thể nuôi dưỡng từ tâm mà càng gây thêm sự oán thù mà thôi. Lòng khoan dung, tha thứ sẽ bồi bổ tình thương và thay thế tâm hận thù trong chúng ta.

Hãy cố gắng luôn có cảm giác yêu thương trong tâm hồn, trong mọi lúc, mọi nơi. Thể hiện tình yêu thương đến với mọi người bằng thân, khẩu, ý. Làm cho thế giới hòa bình thay vì tạo nên tội ác và gây hận thù cho nhau.

Đạo Phật là đạo từ bi, đức Phật đã sống trọn đời với từ tâm, thương yêu tất cả không phân biệt ai, dù đó là người hại mình. Vậy nên, là người con Phật, chúng ta hãy theo lời Phật dạy, nuôi dưỡng từ tâm để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Hơn thế nữa, khi chúng ta nuôi dưỡng từ tâm đến với mọi người chúng ta sẽ gặt hái rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hiện tại cũng như kiếp vị lai. Đức Phật dạy có mười một lợi ích khi chúng ta nuôi dưỡng lòng từ:

1. Bạn sẽ có một giấc ngủ an lành.
2. Khi thức giấc bạn cảm thấy rất nhẹ nhàng.
3. Ác mộng không bao giờ đến trong giấc ngủ của bạn.
4. Bạn luôn được mọi người quí mến.
5. Đến cả phi nhân cũng quí mến bạn.
6. Bạn luôn được bảo vệ bởi chư thiên.
7. Bạn sẽ không bị đau khổ bởi nước lửa, chất độc hay khí giới.
8. Bạn sẽ rất dễ dàng đạt được định tâm.
9. Sự yêu thương trìu mến luôn giữ trên khuôn mặt bạn.
10. Giây phút lâm chung bạn có thể ra đi một cách nhẹ nhàng, không bối rối.
11. Nếu bạn chưa đạt được một trí tuệ tối thượng, bạn sẽ được tái sanh vào cõi Phạm Thiên.

Như vậy, nếu tình yêu thương lan tỏa trong tâm, sẽ không có chỗ để hận thù hiện hữu, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và bình an biết bao nếu tâm hồn của chúng ta luôn chan hòa sự thông cảm, sự yêu thương, bao dung và tha thứ. Và khi tâm chúng ta bình an thật sự, chúng ta có thể nhận chân được điều đúng hay sai, điều đó chứng tỏ rằng tâm từ làm nền tảng lót đường dẫn đến trí tuệ Bát-nhã, trí tuệ Bát-nhã sẽ nhận chân được chân lý cao thượng, khi chân lý cao thượng được nhận thấy thì cánh cửa Niết-bàn, sự an lạc vĩnh cửu sẽ không xa.
Con xin cầu chúc tất cả mọi người luôn sống an lành và hạnh phúc.■

Thích Nữ Hạnh Như 

Nguồn: Tập San Pháp Luân 42
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #155 - 29. Jul 2010 , 20:42
 
Chúng Ta Còn Thua Kém Nhiều Dân Tộc Khác Trên Thế Giới

Psonkhanh
Theo blog Tin Lề Trái

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:
“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở.
Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”

Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong TụcViệt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:
“Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.

Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật:
“Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”…
Không vì những ý kiến thẳng thẳn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.

Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.

Người Việt có những tính tốt nào?

Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.
Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh.
Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát.
Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.

Người Việt có những tính xấu gì?

Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.
Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến
Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được.
Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.
Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm
cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi.
Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ
Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.
Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được?
Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối
phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế chiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưnghọ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ainấy lo làm giàu cá nhân…
Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khiThế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn.
Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.
Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàucó”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đemtài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dùai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ. Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưngkhéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dùthua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí.
Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời.
Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có,“hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.

Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:
- “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác”.
Người Nhật thì chủ trương:
- “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.

Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, Việt kiều gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP) khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?
Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.

psonkhanh






Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #156 - 30. Jul 2010 , 08:58
 
moreflower2 moreflower2 moreflower2

Quán hàng phù thuỷ

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
"Anh muốn gì?"
"Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."
"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!"


K.BADJADJO PRADIP (ẤN ĐỘ)


Thái Bá Tân dịch

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #157 - 31. Jul 2010 , 19:07
 

Dấn thân,vong thân hay thiêu thân !       


Mẹ Nấm – Dấn thân, vong thân hay thiêu thân??? Điều đó, phần lớn không phải do một cá nhân quyết định, nó còn tùy thuộc vào thời gian, vào cộng đồng nữa.* Tôi – với trạng thái cảm xúc tồi tệ nhất trong ngày dường như vừa tuột qua tay thứ mình yêu quý.Tôi viết những dòng này, có lẽ khi đang ở trạng thái cảm xúc tồi tệ nhất trong ngày.
Khi vừa đưa ra một quyết định, không biết là có khôn ngoan hay không, nhưng nó đã làm tôi đau, và mất rất nhiều nước mắt.
Tôi chọn cách viết, viết để quên đi vết thương do chính mình tạo ra.
Viết để quên là mình đang mất ngủ…
Ừ thì viết…

Bạn tôi nói: “Mày lại làm cái gì lùm xùm trên mạng đấy?”.
Cái gì là cái gì?
Là cái thư kiến nghị đấy.
Đó là một vở kịch, tại sao mày lại muốn làm diễn viên?

Ừ, thì cuộc đời này, không phải đã là một sân khấu lớn hay sao?
Ai chẳng là một diễn viên?
Quan trọng là diễn vai nào và có hoàn thành tốt vai diễn của mình hay không?

Bạn tôi nói: “Mày đúng là một con đà điểu rúc đầu vào cát”.
Ừ thì ít nhất, nó cũng có cái đầu để mà rúc vào cát.

Tóm lại, sau khi viết thư kiến nghị, và nhận được những lời khuyên chân tình thế này:

” Đà điểu nó rúc đầu vào cát bỏng giữa sa mạc để tránh nóng. Nó cứ nghĩ rằng cái nóng giữa sa mạc là nơi phải bỏ trốn và từ chối nó. Nhưng khi nó muốn bỏ trốn bằng cách bản năng đó thì nó vô tình nó tự sát, mà đau ở chỗ là nó không biết mình đang tự sát.

Đó là đặc thù của những ai tự cho rằng mình là trí thức nhưng không… hiểu dấn thân là gì vong thân là gì. Nên tự mình làm con thiêu thân vì sự thiếu hiểu biết và chưa phải là trí thức đúng nghĩa.”

Cộng thêm nhiều nỗi lo sợ không tên nữa.

Mình thấy, mình rã rời quá thể.

Dấn thân, vong thân hay thiêu thân???

Điều đó, phần lớn không phải do một cá nhân quyết định, nó còn tùy thuộc vào thời gian, vào cộng đồng nữa.

Suy nghĩ kỹ rồi mới viết entry này.

Dấn thân, vong thân hay thiêu thân?

Ai trả lời giùm tôi đi!


Mẹ Nấm

http://menam0.multiply.com/journal/
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #158 - 18. Aug 2010 , 00:19
 

Ai mới là kẻ thù của dân tộc Việt Nam ?
     

Việt Nam, chỉ thực sự có uy tín và vị thế khi thôi đóng vai một con điếm muốn ngủ ở cả hai giường. Muốn làm được điều này thì quyết định ngoại giao phải nằm trong tay những người có tài, có đủ Trí – Dũng và Tâm, để đặt quyền lợi của toàn dân tộc lên trên lợi ích của chính quyền…*Vừa đọc được bài phân tích “Kẻ thù của kẻ thù” của Trung Bảo trên Facebook, một bài viết ngắn gọn nhưng nói lên được khá nhiều điều.

Ý kiến cá nhân của tôi cho rằng, chính sách ngoại giao khôn ngoan nhất của một quốc gia là biết dựa vào nhau để tất cả cùng tồn tại có lợi. Hãy nhìn thế mượn lực đối trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay trung hòa hơn là Thái Lan và Singapore.. đó mới thật sự là mềm mỏng, khôn khéo đúng mực trong đường lối ngoại giao.
Vấn đề thực sự ở đây, theo tôi, đó là quyết định của chính quyền.

Một đất nước chỉ thực sự vững mạnh và phát triển nếu biết phát huy và tận dụng nội lực toàn dân (hay dùng đúng ngôn ngữ cách mang đó là: sức mạnh nhân dân).
Ngoại giao không có nghĩa là đem lợi ích của toàn dân tộc nhất là vấn đề quyền lợi, và chủ quyền quốc gia đặt lên bàn đàm phán để kéo dài sự tồn tại của một chính quyền.

Nếu chính quyền nào đem lợi ích quốc gia ra để mặc cả cho quyền lực và sự sống còn của mình, thì đó là sự thất bại, là hành động hèn kém và có tội với dân tộc.

Phải nhớ rằng, nhân dân và sự ủng hộ của toàn dân mới là một trong những yếu tố chính để quyết định sự tồn vong của một chính quyền.

Quay trở lại chuyện làm bạn với kẻ thù, Mỹ hay Trung Quốc, ai cũng có thể đưa ra câu trả lời, tuy nhiên, quyết định cuối cùng lại nằm trong tay những người nắm chính quyền.

Làm “hàng xóm tốt” với Trung Quốc, cái được lớn nhất chỉ có chính quyền hưởng lợi, còn cả dân tộc phải nghẹn ngào cúi đầu. Kết cục đó hẳn ai cũng thấy. Người dân Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam, kêu gọi lòng tự hào dân tộc và ý thức chủ quyền dân tộc thì bị trù dập, bị đàn áp, bị bắt bớ, chỉ vì chính quyền muốn “định hướng” lòng yêu nước – để có lợi cho ngoại giao.

Có nên không khi bắt tay với một tên hàng xóm đầy dã tâm chưa bao giờ từ bỏ mộng thôn tính láng giềng?

Muốn làm bạn với Mỹ, nhưng thay vì chìa bàn tay ra để bắt tay họ theo đúng kiểu ngoại giao thì lại chừa lại vài ngón? Mặc cả “quyền lợi cho đồng bào” (*) (trong vụ dioxin) nhưng lại láu cá giấu nhẹm những yêu cầu về tự do – dân chủ. Không thể có bạn hay đồng minh theo kiểu gian manh thế này.

Như tôi đã từng nói Việt Nam, chỉ thực sự có uy tín và vị thế khi thôi đóng vai một con điếm muốn ngủ ở cả hai giường.

Muốn làm được điều này thì quyết định ngoại giao phải nằm trong tay những người có tài, có đủ Trí – Dũng và Tâm, để đặt quyền lợi của toàn dân tộc lên trên lợi ích của chính quyền.

Không khó, nhưng có dám làm hay không – đó mới là vấn đề.

Rõ ràng là không có kẻ thù nào nguy hiểm hơn bằng việc tự biến mình thành kẻ thù trong mắt người khác bằng sự dối trá và gian manh.

Ai mới là kẻ thù thật sự của dân tộc Việt Nam? – Câu hỏi này chỉ có người dân Việt Nam mới có câu trả lời chính xác nhất.

(*) chữ của Trung Bảo trong bài “Kẻ thù của kẻ thù "

http://menam0.multiply.com/journal/item/

Bài copy từ HNPD
Back to top
« Last Edit: 18. Aug 2010 , 00:59 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #159 - 19. Aug 2010 , 22:46
 
Samatha Smith - đại sứ hòa bình



Hè năm 1983. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga trong tình trạng chạy đua vũ trang căng thẳng trong khi trại hè ở Crimé của Nga chuẩn bị đón một vị khách đặc biệt: một bé gái 10 tuổi từ Hoa Kỳ tới.

Cô bé đó chính là Samatha Smith, học sinh lớp năm, từ một thị trấn nhỏ tại tiểu bang Maine của Hoa Kỳ, người đã gửi một lá thư cho lãnh tụ Sô Viết, Yuri Andropov.

Trong lá thư của mình, cô bé viết: "Thưa ông Andropov. Tên cháu là Samatha Smith. Cháu 10 tuổi. Xin chúc mừng ông nhận chức vụ mới. Cháu đang lo là Hoa Kỳ và Nga sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông sẽ biểu quyết tiến hành chiến tranh hay không? Nếu là không,thì ông có thể cho cháu biết làm cách nào để KHÔNG có ra chiến tranh?

"Câu hỏi sau đây ông không phải trả lời nhưng cháu muốn biết tại sao ông lại muốn chinh phục toàn thế giới, hay ít nhất là chinh phục nước cháu? Thượng đế sinh ra chúng ta để chung sống bên nhau trong hòa bình chứ không phải để đánh nhau. Kính thư. Samatha Smith".

Điều thật ngạc nhiên là mấy tháng sau, Yuri Andropov viết thư trả lời.

Thư ông Andropop viết: "Samatha thân mến, bác có thể thấy qua bức thư cháu là một cô bé can đảm và thẳng thắn, giống với Becky, người bạn của Tom Sawyer trong truyện của tác giả người đồng hương của cháu, Mark Twain. Câu hỏi của cháu là một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà mỗi một người có suy nghĩ đều đặt ra. Bác xin trả lời cháu một cách thật nghiêm túc và trung thực.

"Bác cũng muốn hòa bình cho đất nước mình và cho tất cả các nước khác trên trái đất này. Bác muốn mời cháu tới thăm Liên Xô vào mùa hè này để cháu có thể tự mình thấy điều đó.Tại Liên Xô tất cả mọi người đều vì hòa bình, tình hữu nghị giữa các nước..."

Sau khi lá thư của Samatha được đăng trên tờ báo "Pravda" (Sự thật) và ông Andropov trả lời với lời mời cố bé tới Liên Xô, Samatha được một số người xem như là đại sứ hòa bình trong khi một số khác coi cô là con tốt trong chiến dịch tuyên truyền của Liên Xô.

Đặt chân đến trại hè tại Hắc Hải với chiếc valy đầy quà cho trẻ em Liên Xô cùng trại hè, Samatha được bà Olga Sakhatova trông nom.

Vốn được tuyên truyền những câu chuyện như người Mỹ da trắng bóc lột người da đen, rồi rất nhiều gái mại dâm trên đường phố New York, hay tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ rất cao, v.v. bà Olga đã rất lo lắng khi được giao việc chăm sóc Samatha.

Bà bật cười nhớ lại khi được biết người Mỹ nghĩ về người Liên Xô ra sao. "Họ nghĩ phụ nữ Nga rất xấu, rằng chúng tôi toàn mặc đồng phục và tất cả chúng tôi đều muốn tiến hành chiến tranh chống lại người Mỹ", bà kể.

Samatha ở lại trại hè Crimea 4 ngày, bơi lội vui chơi với các bạn cùng trang lứa trên bờ Hắc Hải không bị sự nhòm ngó của giới truyền thông cũng như bộ máy tuyên truyền của nhà nước Sô Viết. Samatha và Olga bắt đầu tìm hiểu về đất nước của nhau, và dạy nhau bài hát của hai nước.

Phản ánh hiện thực

Chuyến thăm của Samatha đã làm thay đổi suy nghĩ của bà Olga về nước Mỹ rằng người dân Mỹ cũng là "những người bình thường, không phải là những kẻ bóc lột, họ cũng có những mối lo, những niềm vui và họ cũng yêu con cái mình, họ cũng phải đi làm, kiếm tiền, cũng phải lo nghĩ nhiều thứ v.v. chứ không phải chỉ lo gây chiến. Họ cũng giống như chúng tôi."

Vì lý do sức khỏe, ông Yuri Andropov đã không gặp Samatha trong dịp cô bé sang Liên Xô nhưng đã gửi quà tặng cô.

Thảm đỏ được trải đón Samatha Smith khi cô bé trở lại Hoa Kỳ. Sau đó cô đã viết sách kể về chuyến đi của mình.

Vào thời điểm khi Tổng thống Reagan gọi Liên Xô là "đế chế tội ác" và đang chuẩn bị cho "cuộc chiến giữa các vì sao", chuyến thăm của một cô bé Mỹ 10 tuổi tới đất nước Xô Viết đã đem lại một góc độ nhân bản cho mối quan hệ vốn thù nghịch giữa hai nước.

Samatha dường như đã khiến đất nước Liên Xô hạ khí giới bằng chính sự thẳng thắn của trẻ thơ trong khi truyền hình Mỹ đột nhiên chiếu cảnh trẻ em Nga vui chơi tại một trại hè ở Crimea thay vì hình ảnh xe tăng và tên lửa.

Có người cho rằng Samatha đã bị dùng như một công cụ của bộ máy tuyên truyền của Liên Xô nhưng cũng có người cho rằng cô đã giúp làm thay đổi mối quan hệ giữa hai nước.

Sau chuyến đi Liên Xô, Samatha trở nên nổi tiếng trên thế giới, với những cuộc phỏng vấn trên truyền hình, và cô tiếp tục vai trò đại sứ hòa bình tự đặt ra cho mình, và thậm chí sang Nhật gặp Thủ tướng Nhật.

Ngày 25 tháng 8 năm 1985, hai năm sau chuyến thăm Liên Xô, Samatha Smith qua đời cùng cha cô trong một tai nạn máy bay khi máy bay hạ cánh tại Maine. Và có đồn đoán tại Liên Xô rằng vụ tai nạn là do tình báo Mỹ âm mưu thực hiện.

Ngày nay có thể thấy cái chết của Samatha sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho cả chính phủ Liên Xô và Hoa kỳ nhưng nhiều người Nga, những người vẫn còn nhớ Samatha thì vẫn tin vào giả thuyết đó.

Sau cái chết của Samatha, nhiều chương trình trao đổi sinh viên giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã được thực hiện, với một cô bé 11 tuổi người Nga tới Hoa Kỳ và gặp Tổng thống Reagan và hàng trăm trẻ em khác tham gia trong các chương trình trao đổi đó.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #160 - 20. Aug 2010 , 06:57
 
Hoa Ha xin loi chi LTKH va chi Kyqua va chi Tuyet Le la mot chi hay la den may chi lan??Hoa ha la chim moi nen khong ranh lăm. Neu la chi Tuyet Le thi chi la LVD 72 thi chi hoc ban anh van hay la phap van vay ha chi? Chi hai cua hoa ha cung la LVD 72 nhung lai hoc o ben phap van.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #161 - 22. Aug 2010 , 00:08
 

Chẳng lẽ trứng khôn hơn vịt


Đức Dalai Lama lảnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói : " Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. "

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói : " Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối. "
Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói : " 20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu. "

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói : " Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nó láo với người khác. " 

Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : " CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó. "

Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : " Tôi đã bỏ 1/2 cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng CS chỉ biết tuyên tryền và dối trá. "

Cựu Tổng thống Nga Putin nói : " Kẽ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẽ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim. "

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói : " Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trã, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau. " 

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói : " Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. "

Nhà văn Nguyễn Tuân, nổi tiếng cao ngạo trong văn đàn miền Bắc. Sau mấy chục năm nín thở qua sông, vào đến miền Nam, gặp lại bạn bè, đã phát ra một câu để đời : Tao còn sống đến ngày nay, là nhờ biết sợ. "

Đảng Trung cộng ban phát cho đảng Việt Cộng 16 chử vàng, dịch theo tiếng TQ có nghĩa : " Tụi bây chưa trả hết nợ vay hồi chiến tranh. Thì tụi tao phải xiết đất. "...............      

Công Dân hạng hai
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #162 - 26. Aug 2010 , 07:27
 
Thế Chiến Quốc tại Biển Đông:
Liên hoành hay hợp tung?


Đoàn Hưng Quốc





Hai Ngoại Trưởng Hillary Clinton (Hoa Kỳ) và Dương Khiết Trì (Trung Quốc) đã có những phát biểu gay gắt về tranh chấp Biển Đông tại Diễn Đàn Khu Vực Đông Nam Á. Tiếp theo là một loạt các hành động thị uy của hai bên - những diễn biến liệt kê dưới đây không theo thứ tự thời gian:



• Mỹ tập trận hải quân với Nam Hàn;

• Hoa Lục biểu dương sức mạnh tàu chiến ở ngoài Nam Hải;

• Hoa Kỳ công bố huấn luyện quân sự cho Indonesia;

• Trung Quốc phô trương lực lượng phòng không ở Hà Nam và Sơn Ninh;

• Mỹ và 23 quốc gia tham gia tập trận tại Campuchia.

Bên cạnh các cuộc biểu dương lực lượng là những lời tuyên bố trên báo chí truyền thông của các viên chức nhà nước và tướng lãnh hai bên - điều này khiến chúng ta nhớ lại bài học lịch sử dưới thời Chiến Quốc
  • .

    Đấy là thời kỳ mà Trung Hoa bị chia ra làm bảy nước, trong đó Tần là nước lớn đe doạ sáu lân bang gồm Hán, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề. Cuối cùng Tần Thuỷ Hoàng Đế gồm thâu lục quốc và thống nhất Trung Hoa vào năm 221 trước công nguyên.

    Nếu so sánh với thế kỷ 21:

    • Trung Quốc đóng vai trò nước Tần:

    • Các quốc gia Đông Nam Á giống như Hàn, Yên, Triệu là những chư hầu nhỏ, không muốn bị Tần thôn tính phải Hợp Tung [**] dựa vào những thế lực lớn như Tề, Sở - ở thế kỷ 21 gồm Hoa Kỳ & Nhật Bản;

    • Bắc Kinh đối phó bằng kế Liên Hoành [***] với hai thủ đoạn (a) đe doạ thị uy, và (b) bày cái lợi để các nước chư hầu vì tham trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, bội ước với nhau.

    Hai nhà hùng biện nổi tiếng thời Chiến Quốc là Tô Tần [**] thuyết giảng cho Hợp Tung, và Trương Nghi [***] cổ võ cho Liên Hoành. Các nhà ngoại giao của của thời đại cũng có thể học theo đó phân tích lẽ thắng thua của mỗi kế sách.

    Hợp tung trong thế kỷ 21:

    1. Các nước Đông Á đều e ngại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc qua kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm;

    2. Những đòi hỏi về lãnh hải của Bắc Kinh đã đến mức vô lý, không thể chấp nhận được cho toàn thể khu vực;

    3. Nhật - Úc - Hàn không là những cường quốc quân sự mà cũng không hề muốn đối đầu ra mặt với Trung Quốc. Chỉ có Hoa Kỳ là đủ sức mạnh về cả chính trị, quân sự lẫn ngoại giao để giúp Đông-Á liên kết với nhau cho dù không thành hình liên minh chính thức;

    4. Trung Quốc dù hùng mạnh nhưng phải lùi bước nếu toàn vùng Đông Nam Á đoàn kết, lại thêm sự hậu thuẩn trực tiếp của Hoa Kỳ và gián tiếp của Nhật - Úc - Hàn - Ấn;

    5. Bằng không Bắc Kinh - giống như Tần - sẽ theo chính sách tằm ăn dâu: trước lấn át nước gần như Việt Nam, sau đó sẽ lan toàn vùng. Trước mất biển, sau lệ thuộc về kinh tế rồi đến chính trị.

    Liên Hoành trong thế kỷ 21:

    1. Trung Quốc là đại cường khu vực trong lúc Hoa Kỳ là nước ở xa. Không có gì chắc chắn rằng vùng Biển Đông là quyền cốt lõi khả dỉ lôi kéo Mỹ đối đầu trực tiếp với Hoa Lục để tổn hại đến các mối giao thương khác trên toàn thế giới;

    2. Trung Quốc là nước ở gần, không thành công bây giờ thì cứ chờ cơ hội khác trong 10, 20, 50, 100 năm nữa;

    3. Kinh tế và quốc phòng của Hoa Lục đang lên so với Mỹ dàn trải quá nhiều;

    4. Giao thương giữa Trung Quốc với Nhật – Hàn và các nước Đông Nam Á ngày càng tăng tiến. Hoa Lục đang trở thành trung tâm kinh tế của Á Châu thì không nên đương đầu;

    5. Nhiều nhà cầm quyền Đông Nam Á lệ thuộc ít nhiều vào Bắc Kinh như Việt Nam và Miến Điện;

    6. Giữa các nước trong vùng cũng tranh chấp lẫn nhau về quyền lợi: Đài Loan -Mã Lai - Việt Nam - Phi Luật Tân - Miến Điện tại Biển Đông; Việt Nam - Campuchia - Thái Lan trên biên giới đất liền;

    7. Trong nội bộ của nhiều nước cũng bị chia rẽ: Phi Luật Tân – Mã Lai – Nam Dương phải đối diện với phong trào Hồi Giáo cực đoan; Thái Lan bị bất ổn chính trị. Chỉ có Singapore là hùng mạnh và ổn định, nhưng chỉ lớn bằng một thị trấn nhỏ của Trung Hoa;

    8. Việt Nam - Campuchia - Miến Điện dựa vào Hoa Kỳ thì bị kèm theo các điều kiện về nhân quyền;

    9. Thái – Campuchia – Lào không có quyền lợi ngoài Biển Đông nên cũng chẳng có lợi ít gì nhảy vào can thiệp.

    Quan chức Trung Quốc còn thêm nhiều tính toán:

    a. Vùng Biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Hoa Lục - tựa như Trung Mỹ so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh đánh mất thế lực trong 300 năm qua vì thua sút Tây Phương, nhưng giờ đây cường thịnh thì phải tái khẳng định vai trò trong khu vực;

    b. Bắc Kinh quyết tâm phải nỗ lực phá bỏ vòng vây thiên nhiên kềm hãm Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay: phía Bắc là nước Nga và vùng Tây Bá Lợi Á băng giá; phía Nam gồm Ấn Độ và rặng Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở, phía Đông là biển cả và các nước Nhật – Hàn – Đài Loan; phía Tây là những dân tộc đạo Hồi;

    c. Việt Nam trước đây dựa vào Nga Xô đã bị dạy một bài học năm 1979... Giờ này cầu viện thế lực Mỹ, đã đến lúc Bắc Kinh dạy cho một bài học thứ nhì hay chưa? Nên tấn công lúc này khi Hoa Kỳ còn suy yếu kinh tế và sa lầy tại A Phú Hản, hay đợi vài năm nữa khi Trung Quốc thêm lớn mạnh?

    d. Nếu không dùng quân sự thì còn những biện pháp kinh tế chính trị nào khác? Chẳng hạn như giựt giây tạo một cuộc khủng hoảng tài chánh khi tập đoàn lớn như Vinashin thua lỗ và bị công ty Fisch hạ thấp tín dụng?

    Cái nhìn địa chính trị của Hoa Kỳ cũng gồm nhiều điểm:

    a. Từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt Trung Quốc phát triễn kinh tế trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ cầm đầu. Hoa Lục bây giờ lớn mạnh, Biển Đông là khu vực đầu tiên nơi đó Bắc Kinh thách thức thay đổi khuôn khổ hiện thời thì Mỹ phải có phản ứng.

    b. Hoa Kỳ chia khu vực ra ba vòng đai chiến lược:

    • Vòng đai thứ nhất là các đồng minh thân tín mà Mỹ bảo vệ bằng cây dù nguyên tử, trong đó có Nhật – Nam Hàn – Đài Loan, và có thể Singapore. Đây là những quốc gia giàu mạnh và dân chủ.

    • Vòng đai thứ hai gồm Nam Dương – Mã Lai – Thái Lan – Phi Luật Tân hay các nước không cộng sản.

    • Cuối cùng là khu vực tranh chấp gồm Việt Nam – Campuchia – Lào. Vì ở gần Trung Quốc nhất nên dễ dàng bị Bắc Kinh kiểm soát kinh tế, khuynh đảo chính trị và uy hiếp bằng quân sự. Bây giờ Mỹ ngăn chận Trung Quốc ở khu vực ngoài cùng này, trong trường hợp thất bại vẫn còn thời giờ củng cố ở vòng hai.

    c. Hoa Kỳ có thêm sự hỗ trợ những đồng minh bên ngoài gồm Úc và Ấn Độ.

    d. Mỹ trong hai thập niên 1970-80 đã rút khỏi Đông Nam Á, giờ này làm thế nào để chứng minh quyết tâm trở lại cho cả đồng minh lẫn đối phương - chẳng hạng tái lập căn cứ quân sự tại Subic Bay hay Cam Ranh?

    Trong quá khứ Mỹ đã rút khỏi ba nước Đông Dương nhưng những con bài Domino [****] còn lại trong vùng không vì đó ngã theo. Hoàn cảnh hiện đã thay đổi, các nước Đông-Á nhận thấy cần thiết có sự trở lại của Hoa Kỳ để cân bằng áp lực từ Trung Quốc.

    Hệ thống chính trị tại Việt-Miên-Lào rất khác biệt so với Tây Phương nên không thể là những đồng minh tín cẩn. Hoa Kỳ ngỏ ý trở lại khu vực lần này, nếu Việt Nam không thay đổi và chứng tỏ quyết tâm rõ rệt để tiến vào vòng đai chiến lược thứ hai ở phần trên thì cũng khó có sự hợp tác lâu dài và bền vững.

    Đoàn Hưng Quốc

    Ghi chú: người viết xin dùng Wikipedia để dễ dàng tham khảo:
  • Giai đoạn Chiến Quốc: “Chiến Quốc”. Wikipedia.
    [**] Hợp Tung và Tô Tần: “Tô Tần”. Wikipedia.
    [***] Liên Hoành và Trương Nghi: “Trương Nghi”. Wikipedia.
    [****] Chủ thuyết Domino : “Thuyết domino”. Wikipedia.

    Nhưng nếu cần tra cứu xin tìm các sách lịch sử như Chiến Quốc Sách hay Đông Châu Liệt Quốc.

  • Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #163 - 31. Aug 2010 , 07:46
     


    Hai hình ảnh hai cuộc đời!



    Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi


    Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.

    Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

    Hồi tưởng giây phút được bắt tay tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, tổng thống Bill Cinton nói: "Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ." (It had a very profound impact on me... I thinh that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)

    Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.


    Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi

    Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi
    , mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến báo cáo thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế này.

    Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu. Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè báo cáo về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.

    ...

    Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, báo Vietnamnet ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
    Báo Tuổi Trẻ ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
    Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định, ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.
    Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?

    Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.

    (E.M.)
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Dzitgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    Cạp cạp cạp

    Posts: 1887
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #164 - 02. Sep 2010 , 13:22
     



    Cái Mặt


    ...



    Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!

    Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!


    Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

    Qua tới “mũi”, ngoài “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không… linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi, “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe… trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ”, “mặt mày hốc hác”, chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

    Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, mớm, mút mấp…

    Đến “má” thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái ” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…

    Tiếng Việt hay quá!

    Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù… v… v…

    Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!

    Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”. Rồi, bởi vì cái mặt nó… nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói.

    Nếu ghét thì gọi “cái bản mặt”. [Cái mặt mà bẹt thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói: “Cái bản mặt thằng đó tao coi hổng vô!” ]. Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt”. (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt”. (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”). Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay… “tạt một lon a-xít”!

    Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt. (Chỉ có người không… bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe… trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong”. Hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người, cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ, cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để… định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”!

    Cũng bởi vì cái mặt nó lôi thôi, phức tạp và… “phản động” như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ” của đảng cộng sản Việt Nam đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại” của ta lúc nào cũng ôm khư khư cái mặt để… quản lý nó từng giây từng phút, riết rồi nó cứng đơ như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị mới ôm nhau “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xuống hố” một cách rất… bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ!

    Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”.. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”… v… v… Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo... v… v…

    Trên sân khấu chánh trị Việt Nam, trong cũng như ngoài nườc, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình). Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình to bằng… cái nia, để thấy họ mới đúng là… “đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái... đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau”... Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!

    Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt" của tôi đi chỗ khác!

     

    Bobigny, France, tháng 6/2007

    Tiểu Tử


    thanks.gif


    Back to top
     

    ...
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #165 - 03. Sep 2010 , 00:01
     

    HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC, CỘNG SẢN BÁN NƯỚC.

    CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?



    Kể từ ngày vua Hùng dựng nước tới nay (2879-258 trước Tây lịch), đã là gần 5.000 năm, trong đó có 1008 năm Bắc thuộc và gần 100 năm Pháp thuộc, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh vừa chống giặc ngoại xâm, vừa dựng quốc và kiến quốc.

    Từ khi vua Hùng dựng nước, trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó có cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng và bà Triệu, cho tới khi Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giành độc lập cho nước nhà; ý thức quốc gia và dân tộc đã giúp chúng ta chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc cũng như Pháp thuộc, xây dựng lên một nước Việt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu, qua những triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn; tổ tiên chúng ta đã không ngừng xây dựng và bồi đắp quê hương gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay.

    Nhưng giận thay, bọn cộng sản, bọn gian manh, vụ lợi, một bọn lường gạt, khủng bố, ngụy biện, cố tình ngu dân, xuyên tạc và dấu diếm sự thật, từ Hồ chí Minh qua Lê khả Phiêu, tới Đỗ Mười, Nông đức Mạnh, ngày hôm nay, lại bán nước, dâng đất, nhượng biển cho ngoại bang.

    Thật vậy, giang sơn gấm vóc từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu không phải là một ngày một buổi mà có được, mà chính là tiền nhân của chúng ta đã đổ ra biết bao xương máu, qua bao triều đại, mới có.

    Vào triều đại nhà Ngô (938-944), nhà Đinh (968- 980), nhà tiền Lê (981-1 009), đất nước chúng ta mới tới Quảng Bình.

    Chính nhà Lý (1010 – 1225) đã mở mang đất nước chúng ta tới Huế.

    Nhà Trần (1225 – 1400) đã mở mang tới Quảng Ngãi.

    Nhà hậu Lê (1418 – 1789) đã mở mang tới Qui Nhơn.

    Nhà Nguyễn, nếu tính từ thời Nguyễn Hoàng 1558, tính từ Gia Long là năm 1802, tới Bảo Đại là năm 1956, thì đất nước chúng ta mở mang tới Cà Mâu.

    Công mở mang bờ cõi của nhà Nguyễn rất to lớn, và từ từ tiến từng bước một .

    Vào đầu thế kỷ thứ 17, đất nước chúng ta mới tới Phú Yên; vào giữa thế kỷ thứ 17, tới Nha Trang; cuối thế kỷ thứ 17, tới Phan Thiết; đầu thế kỷ thứ 18, tới Vũng Tàu; cuối thế kỷ thứ 18, tới Cà Mâu.

    Không những dân tộc ta đã kiên trì, nhẫn nại dựng nước, mà còn quật cường cứu quốc, chống không biết bao lần ngoại xâm từ phương Bắc tới phương Tây, đã chấm dứt gần 100 năm Pháp thuộc và hơn 1.000 năm Bắc thuộc.

    Thật vậy, nếu chúng ta tính gần, thì đất nước chúng ta bị Pháp đô hộ là 83 năm nếu tính từ năm 1862, khi Triều Đình nhà Nguyễn ký hiệp ước nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ, cho tới năm 1945, khi Nhật trao trả độc lập cho Bảo Đại.

    Nếu tính xa thì đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ đúng 1 008 năm, trải qua 4 thời kỳ:

    Bắc thuộc lần thứ nhất kéo dài 150 năm từ cuối đời nhà Triệu (207-111) trước Tây lịch tới cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng (39-43 sau Tây lịch).

    Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài 501 năm, từ cuộc thất bại của 2 bà Trung (43) tới cuộc nổi dậy của Lý Bôn, bắt đầu nhà tiền Lý (544-602).

    Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài 337 năm, từ năm 602 cuối thời tiền Lý tới khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 939.

    Bắc thuộc lần thứ 4 kéo dài 20 năm từ cuối đời nhà Hồ (1400-1407) tới cuộc khởi nghĩa thành công của Lê Lợi năm 1427.

    Đất nước quí giá đó là do bao xương máu của ông cha ta mà có được; nhưng giận thay bọn cộng sản Việt Nam bắt đầu từ Hồ chí Minh lại bán nước, dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng.

    Việc dâng đất nhượng biển bắt đầu từ thời Hồ chí Minh, vào những năm đầu của thập niêm 50, khi sửa đường xe lửa ở biên giới Việt Hoa, Trung cộng đã tự động rời những cột mốc ở biên giới về phía nam, lấn đất Việt Nam, báo Nhân dân của cộng sản thời đó có lên tiếng phản đối; nhưng là chỉ có lệ. Rồi tiếp tục với công hàm của Phạm văn Đồng đề ngày 14/9/1958, trả lời công hàm của Chu ân Lai có đính kèm bản đồ nói là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Chính, vì vậy mà Trung Cộng đòi chủ quyền về 2 quần đảo này ; mặc dầu theo công pháp quốc tế, lịch sử, địa lý, thì 2 quần đảo này là hoàn toàn thuộc về chủ quyền Việt Nam.

    Việc dâng đất, nhượng biển còn tiếp tục với Lê khả Phiêu, qua 2 Hiệp ước ký với Trung Cộng năm 1999 dâng gần 1.000Km2 vùng biên giới, trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan, và Hiệp ước năm 2.000, dâng cho Trung Cộng cả chục ngàn cây số vùng biển.

    Ngày hôm nay, thì Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng cho thuê rừng vùng biên giới và cho Trung Cộng khai thác bô xít ở cao nguyên trung phần, xương sống về địa lý chiến lược quân sự của Việt Nam, dọn đường cho Trung Cộng đánh chiếm VN trong tương lai.

    Bởi lẽ đó, những ai chủ trương chống sự bành trướng của phương bắc, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản là hoàn toàn sai lầm. Không những không bảo toàn được sự toàn vẹn lãnh thổ, mà còn mất đất, mất biển thêm.

    Xưa kia Kiều công Tiễn, lợi dụng lúc đất nước mới thành lập, phải trái chưa tỏ, kỷ cương chưa vững, lòng người chưa định, tìm cách giết vua bán nước. Lê chiêu Thống, xem ngôi báu của mình hơn quyền lợi quốc gia, dân tộc, nhân lúc Bắc Hà nhiễu loạn, đã dẫn quân ngoại bang về giày xéo quê hương.

    Ngày hôm nay đảng Cộng sản cũng chẳng khác chi Kiều công Tiễn, Lê chiêu Thống, xem quyền lợi đảng đoàn lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đất nước, để có thể giữ được quyền hành, vì chúng biết lòng dân oán hận, nên không còn cách nào hơn là quị lụy bắc phương, dâng đất nhượng biển cho chúng.

    Ngày xưa vua Hùng dựng nước, ngày nay cộng sản bán nước ; nhưng dòng lịch sử Việt không ngừng ở đây. (1)

    Hành động của những kẻ buôn dân, bán nước sẽ bị dân Việt kết án và tiêu diệt, như lịch sử Việt đã hùng hồn chứng minh

    Ngày xưa, Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã thay mặt cho uy quyền quốc gia, dân tộc, không những trừng trị nghiêm ngặt kẻ nội thù, mà còn dạy những bài học đích đáng cho kẻ ngoại xâm.

    Trần hưng Đạo và vua quan nhà Trần đã chứng minh hùng hồn là nếu quân dân đồng lòng, thì có thể chiến thắng cả một kẻ thù hung bạo như đế quốc Mông Cổ, không những có thể giữ vững nền độc lập mà còn cả sự vẹn toàn lãnh thổ.

    Một cách thực tế, thực tiễn hơn để trả lời câu hỏi: «Chúng ta phải làm gì?», tôi xin đề nghị một số câu trả lời như sau :

    Chúng ta phải đấu tranh có tổ chức.

    Chúng ta có thể ví sự đấu tranh của mỗi cá nhân chúng ta như những hạt mưa; nếu nó không được hướng dẫn bởi một đường lối qua một tổ chức, thì những hạt mưa này nó sẽ ngấm vào lòng đất, không mang lại những kết quả mà ta mong muốn. Nhưng nếu những hạt mưa này được hướng dẫn bởi một đường lối, được ví như kim chỉ nam, tới một tổ chức, được ví như một giòng suối, thì lúc đó những hạt mưa mới trở thành thác lũ, cuốn đi những oan tai, chướng ngại của giòng lịch sử Việt.

    Chúng ta đấu tranh có tổ chức, nhưng chúng ta không thể nghĩ chỉ mình tổ chức của chúng ta là có thể thắng độc tài cộng sản, mà cần phải nhiều tổ chức, đoàn kết theo hàng ngang. Chúng ta đấu tranh cho quốc gia, dân tộc, nhưng để cho quốc gia, dân tộc phát triển, thì phải tiến tới chế độ dân chủ, đa khuynh, đa đảng, vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để con người, cho một dân tộc phát triển. Mà nói đến dân chủ, đa khuynh, đa đảng là nói đến nhiều ý kiến, tư tưởng, tổ chức khác nhau. Vì vậy, nếu nói đến đoàn kết là nói đến đoàn kết hàng ngang, những tổ chức vẫn giữ bản thể của mình, nhưng trước những biến cố lịch sử, những công việc lợi ích chung, thì cùng ngồi lại với nhau để hành động. Đó là đoàn kết hàng ngang, trái với đoàn kết hàng dọc là từ trên xuống dưới của một tổ chức theo kiểu độc tài cộng sản hay độc tài phát xít Hitler.

    Công cuộc đấu tranh của chúng ta là công cuộc góp gió thành bão, mỗi người một chân, một tay, theo đúng câu nói của bà Nguyên phi Ỷ Lan: «Vạn biến như lôi. Nhất tâm thiền định. Sa mạc kia dầu to lớn biết mấy cũng là nhờ nhiều hạt cát nhỏ tạo thành. Biển đông kia dù bao la đến đâu cũng do nhiều hạt nước mà làm nên.»

    Chúng ta cũng phải biết dẹp bỏ chủ nghĩa cá nhân.

    Đồng thời với việc giữ vững lập trường, đấu tranh cho những giá trị nhân bản, toàn cầu, như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, lấy tinh thần quốc gia làm chính; chúng ta phải biết cập nhật hóa công cuộc đấu tranh của chúng ta, biết nắm bắt thời cơ, biết đâu là thời cơ nóng bỏng, để hòa nhịp cuộc đấu tranh của chúng ta với tình hình thế giới. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không có một tấc sắt trong tay, không nhiều tiền bạc, thì chúng ta không làm được gi. Đây là luận điệu của những người chỉ nhìn thấy sức mạnh của vật chất, mà quên đi sức mạnh của tinh thần. Sức mạnh của tinh thần, đó là nói lên sự thật, nói lên công lý, nói lên tình liên đới giữa con người và con người, giữa người Việt Nam. Tất nhiên ở đây chúng ta cũng không quên sức mạnh vật chất là tiền bạc, để duy trì và làm lớn mạnh một tổ chức.

    Một cách cụ thể hơn nữa, gần đây một số anh em, trong đó có tôi, để nắm bắt thời cơ, cập nhật hóa cuộc đấu tranh của chúng ta, không phân biệt tổ chức, đảng phái, hội đoàn, đã lập ra Hội Quốc tế Nghiên Cứu về biển Đông Nam Á, gồm 3 mục đích: 1) Đánh thức lòng yêu nước của toàn dân; 2) Mang sự thật biển Đông Nam Á ra dư luận quốc tế; 3) Làm thức tỉnh lòng yêu nước không những của người dân, mà ngay cả những người cộng sản tiến bộ, yêu nước để cùng nhau cứu quốc và tồn chủng.

    Chúng tôi ngay từ buổi gặp gỡ lúc ban đầu cách đây cả năm sáu tháng, qua những buổi thảo luận, những buổi trao đổi thư từ, emails, đã nhất loạt đồng ý với nhau rằng biển Đông Nam Á không những quan trọng cho Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á trong vùng và cả thế giới; vấn đề tranh chấp biển đông phải là một vấn đề đa phương, quốc tế hóa, chứ không thể nào là song phương; vì song phương chỉ là mưu đồ gian manh cuả Trung cộng, dùng nước lớn lấn áp nước bé, nhằm bẻ gãy từng chiếc trong bó đũa với những nước Đông Nam Á.

    Lập trường này được mỗi ngày một sáng tỏ, như chúng ta thấy bài Diễn văn của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton, và một số nước Đông Nam Á trong cuộc họp về an ninh khu vực Đông Nam Á vừa qua ở Hà nội.

    Chúng tôi thiết tha kêu gọi Đồng bào ở quốc nội cũng như ở hải ngoại giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần, để tiến tới việc tổ chức những buổi hội thảo quốc tế, để mang sự thật về biển Đông Nam Á ra ánh sáng dư luận trước đồng bào và trước quốc tế, vì chúng tôi tin rằng sức mạnh không phải chỉ là vật chất, súng đạn, tiền bạc, mà còn là sức mạnh của sự thật, của lẽ phải, của công lý.

    Tất cả những việc làm của người Việt ở quốc nội cũng như ở hải ngoại phải là đấu tranh có tổ chức, có đường hướng, cập nhật hóa, nắm bắt đúng thời, đúng lúc những biến cố lịch sử, để tạo ra ba sức ép:

    Sức ép từ quốc nội do người dân mỗi ngày một can đảm đứng lên đấu tranh. Sức ép từ hải ngoại do cộng đồng hải ngoại vận động mỗi ngày một lớn mạnh sự yểm trợ quốc tế. Sức ép do sự rạn nứt ngay trong lòng chế độ, trong lòng Đảng cộng sản. Ở đây chúng ta phải có một chính sách chiêu hồi những người cộng sản phản tỉnh, bỏ hàng ngũ cộng sản về với chúng ta.

    Ba sức ép này liên hệ với nhau, cái này hỗ trợ cho cái kia để lớn mạnh, chứ không phải chỉ có cái này, không cần có cái kia. Ba sức ép này như ba điều kiện ắt có, chúng ta phải làm thế nào để nó trở thành đủ, thì chế độ cộng sản sẽ sụp đổ.

    Ngày hôm nay, nếu quân dân Việt đồng lòng, tạo ra 3 sức ép này và đồng thời mỗi ngày làm cho nó đủ thêm, thì không những có thể làm sập chế độ cộng sản bán nước cầu vinh, phản dân, hại nước, mà còn có thể mang lại sự toàn vẹn lãnh thổ, cùng tự do, dân chủ, ấm no cho đồng bào.

    Cụ thể hơn, Chúng Tôi, Hội Quốc Tế Nghiên Cứu về Biển Đông Nam Á, kêu gọi Đồng Bào quốc nội cũng như hải ngoại, hãy tiếp tay chúng tôi bằng vật chất cũng như tinh thần, để cuộc đấu tranh của chúng ta ngày thêm lớn mạnh, cho 3 sức ép trên mỗi ngày một đủ thêm.

    Theo bóng cờ Bình Ngô, hỡi con cháu Lê thuận Thiện, hãy dũng cảm vùng lên cứu quốc và tồn chủng!

    Nhớ lời thề Sát Thát, hỡi giống giòng Trần hưng Đạo, hãy bất khuất trổi dậy, tự chủ và tự cường!

    Hồn Kinh Dương, Vạn Thắng, Chi Lăng, Đống Đa hằng thức tỉnh.

    Máu người Việt từng đánh Tống bại Chiêm, kháng Nguyên đuổi Minh còn thôi thúc.

    Ai là người còn xót thương máu xương Bãi xậy, Yên thế, Thái nguyên, Yên bái!

    Hãy vùng lên để rửa hận, rửa nhục! Hãy tiến lên để giành quyền tự chủ!

    Đừng để cho giống nòi còn mắc họa xiềng gông cộng sản!

    Đừng để cho núi sông mãi trong vòng tủi hổ!




    Paris ngày 08/08/2 010

    Chu chi Nam
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #166 - 06. Sep 2010 , 13:16
     
    Hòa giải và hòa hợp

     
    ...



    Với bài “Quá Khứ Và Hận Thù” đã góp mặt trên vài Diễn Đàn kể cả Diễn Đàn chuyển bài vào quốc nội, nhằm giải thích rõ thêm về câu hỏi của một người xưng là “Em gái Mỹ Tho” đã hỏi tôi trong paltalk trên Diễn Đàn Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa nhân ngày Quốc Hận 30/04/2010. Sau 45 phút tôi trình bày “Việt Nam, sau 35 năm dưới chế độ cộng sản độc tài”, câu hỏi thế này: “Với quá khứ đó, ông có hận thù cộng sản không?”.

    Tóm tắt câu trả lời của tôi như sau: “Tôi không hận thù, vì lòng hận thù thường xuyên trói buộc sự suy nghĩ của mình, làm cho mình chỉ quanh quẩn với những ý nghĩ tìm cách trả thù. Đó, chính là lúc mà tâm hồn mình trong trạng thái ở địa ngục, vì thiên đường hay địa ngục không phải là nơi chốn, không phải trên trời hay trong lòng đất, cũng không phải chỗ này hay chỗ kia, mà  thiên đường hay địa ngục chỉ là một trạng thái tâm hồn. Và khi không thoát ra được sự trói buộc đó thì mình không thể có được suy nghĩ gì để đóng góp vào sinh hoạt Cộng Đồng, cũng không đóng góp được gì cho cuộc đấu tranh thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, tự do, cho đồng bào trên quê hương Việt Nam. Dù chì là những đóng góp nhỏ nhoi của mỗi cá nhân, nhưng khi những cá nhân kết hợp lại sẽ trở thành một sức mạnh vùng lên lật đổ chế độ độc tài chỉ biết hận thù và trả thù. CSVN nuôi dưỡng hận thù vì đồng bào không chấp nhận chế độ độc tài tàn bạo của chúng, nên chúng luôn luôn sợ hãi mọi người giành quyền lực, nên đầu óc của chúng chỉ suy nghĩ tìm những cách trả thù mà tổ chức có cái tên “Công An Nhân Dân” với hàng hàng lớp lớp cánh tay cầm gậy gộc cầm roi điện cầm súng đàn áp nhân dân, bắt nhân dân bỏ tù, và trong nhiều trường hợp đã giết chết nhân dân mà không hề vi phạm cái gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tôi không hận thù nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ của cộng sản Việt Nam, bởi cái quá khứ hơn nửa thế kỷ qua mà CSVN gây ra cho dân tộc và quê hương Việt Nam, quá sức tưởng tượng của người dân Việt bình thường! Tôi nói “bình thường” để phân biệt với người cộng sản là con người không bình thường khi nhìn họ dưới góc độ đạo lý trong văn hoá Việt Nam”.    
        
    Cũng vì tôi không bao giờ quên cái quá khứ độc tài tàn bạo của CSVN, nên tôi không bao giờ chấp nhận hòa giải để hòa hợp với chúng, cũng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi cộng sản vẫn còn cai trị quê hương tôi. Nhóm chữ “Hòa giải hòa hợp” của CSVN thể hiện trong những tổ chức và những chính sách đối với Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại, một Cộng Đồng mà CSVN đã một thời gọi là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn ôm chân đế quốc, bọn đĩ điếm lưu manh rác rưởi của xã hội. Họ sử dụng tất cả những chữ nào mà chửi rủa được là mang ra sử dụng để sỉ vả chúng ta là bọn này bọn kia. Một Cộng Đồng đã không thể sống nỗi dưới chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài do chính sách kềm kẹp chính trị trong khi tài sản bị họ cướp đoạt trắng trợn, nên đành phải vượt biên vượt biển tìm tự do với cái giá phải chấp nhận ở mức độ nguy hiểm rất cao, do bị họ bắn giết, bị bắt bỏ tù, do bị mất xác trong rừng trên biển, trong khi hy vọng vượt thoát đến bến bờ tự do thật là mong manh! Nguyễn Thượng Nhân, thời ấy là Bộ Trưởng Y Tế của cộng sản, hô hào cái quan điểm của ông ta là đem hết cái bọn đó ra mà treo cổ! Không biết bây giờ cái tên Nguyễn Thượng Nhân Phó Thủ Tướng & Bộ Trưởng Giáo Dục có nhận ra bản thân ông thuộc cái bọn gì không nhỉ? Bọn tham nhũng, bọn dâng đất dâng biển cho ngoại bang, hay bọn gì đó trong cái xã hội băng hoại đến mức ngành giáo dục dưới quyền ông ta toàn là gian trá, ngay cả bằng cấp đại học của các cấp lãnh đạo trong bộ máy đảng với bộ máy nhà nnước đều là gian trá nữa.

    Nhóm chữ hòa giải hòa hợp đã có mặt trong ngôn ngữ của CSVN hằng mấy thập niên rồi, nghĩa là đã quá cũ nhưng CSVN rất thường sử dụng để kêu gọi Cộng Đồng tị nạn cộng sản về Việt Nam xây dựng đất nước, nhưng thực chất thì CSVN chỉ kêu gọi hòa hợp dưới quyền cai trị của họ chớ không hề hòa giải.

    Thứ nhất. Ngày 26/03/2004, CSVN phổ biến Nghị Quyết 36 nhắm vào Cộng Đồng Tị Nạn Cộng Sản tại hải ngoại, trong mục đích khống chế mọi sinh hoạt của Cộng Đồng để sử dụng khối nhân lực quí giá và khối tài chánh lớn lao ngày càng gia tăng. Vì vậy mà CSVN dùng những nhóm chữ trong NQ 36 như thể họ đang ôm Cộng Đồng chúng ta vào vòng tay của họ. NQ 36 có 9 mục tiêu gói ghém trong 3 điểm căn bản với nguyên văn như sau: (1) Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước. (2) Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, và các đoàn thể nhân dân, các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (3) Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở ngoài nước, và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại.   

    CSVN, miệng thì nói hòa hợp hòa giải, nhưng chính sách thì huy động toàn đảng toàn dân từ trong nước ra đến hải ngoại thi hành NQ này với ngân khoản ban đầu là 7 tỷ đồng Việt Nam do tổ chức thành lập ngày 25/04/2003 dưới tên gọi “Quỹ Hỗ Trợ Người Việt Nam Ở Nước Ngoài”, thực chất là phương tiện hoạt động của những tên thi hành NQ 36 tại hải ngoại. Ngân khoản tương đương 450.000 mỹ kim nếu tính theo hối suất chánh thức ngày thành lập Quỹ là 15.741 đồng VN đổi được 1 mỹ kim. CSVN không thể nào không biết mọi người Việt Nam, nhất là người Việt Nam trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại không bao giờ quên thời kỳ 10 năm đầu kể từ năm 1975 “bị họ chửi rủa nhục mạ”, 10 năm kế tiếp “họ hạ giọng gọi Cộng Đồng chúng ta là Việt kiều yêu nước” khi thấy chúng ta gởi tiền về giúp thân nhân trong nước, và 10 năm tiếp theo “họ lại hạ giọng xuống thấp nữa để gọi Cộng Đồng chúng ta là khúc ruột ly hương ngàn dặm” khi thấy khối nhân lực quí giá và khối tài chánh lớn lao trong Cộng Đồng tị nạn.

    Tại sao CSVN lại hạ mình xuống giọng đến như vậy? Tại vì Cộng Đồng tị nạn cộng sản chỉ khoảng 3 triệu người, nhưng có khối chuyên viên chuyên gia đến mức họ rất thèm, không phải để xây dựng đất nước mà để tiếp tay giúp họ giữ ngôi quyền lực và gia tăng tài sàn cho họ.

    Đây là trích trong bài viết ngày 11/08/2005 của Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Phú Bình: “... Trong số gần 3.000.000 người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, về khoa học, công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt vị trí quan trọng  trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước, và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển ... do được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến, và nắm bắt được phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và chuyên ngành. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của người Việt ở nước ngoài, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.

    Và đây là khối tài chánh, do bà con trong Cộng Đồng gởi về giúp thân nhân trong nước từ năm 1991 như sau: Năm 1991; 35 triệu mỹ kim. Năm 1992; 136 triệu MK. Năm 1993; 175 triệu MK. Năm 1994; 210 triệu MK. Năm 1995; 285 triệu MK. Năm 1996; 450 triệu MK, Năm 1997; 690 triệu MK. Năm 1998; 950 triệu MK. Năm 1999; 1 tỷ 100 triệu MK. Năm 2000; 1 tỳ 700 triệu MK. Năm 2001; 1 tỷ 900 triệu MK. Năm 2002; 2 tỷ 100 triệu MK. Năm 2003; 2 tỷ 700 triệu MK. Năm 2004; 3 tỷ MK. Năm 2005; 3 tỷ 800 triệu MK. Năm 2006; 6 tỷ 820 triệu MK. Năm 2007; 5 tỷ 500 triệu MK. Năm 2008; 7 tỷ 200 triệu MK. Năm 2009, 6.283.000.000 (source: Ngân hàng CSVN năm 2009) Tổng cộng từ năm 1991 đến năm 2009, số tiền mà bà con trong Cộng Đồng gởi về Việt Nam giúp thân nhân lên đến 45.034.000.000 MK (45 tỷ 034 triệu MK). Con số này chưa kể khối lượng mỹ kim do bà con mang theo khi về Việt Nam. (trích những con số của Vụ Tổng Hợp/Bộ Kinh Tế CSVN trên Vietnamnet)

    Thứ nhì. Trên báo quốc tế ngày 7/4/2005, có bài của ký giả Thạch Anh phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng CSVN. Đây là cuộc phỏng vấn giữa người cộng sản với nhau, để ông Kiệt có cơ hội nói lên những ưu tư mà ông gọi là “bức xúc” trước thời cuộc. Câu hỏi: “Thưa ông, nhân dịp 30 năm, ngày đất nước liền một dãi từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cáy, thấm thoát đã 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại , ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?”

    Ông Kiệt trả lời: “Suy nghĩ của tôi là chiến tranh đã qua cách đây hằng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong cho chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ, một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại”.

    Ký giả Thạch Anh lại hỏi: “Thưa ông, khép lại là một khái niệm không đơn giản khi thực hiện, có phải không?”

    Ông Kiệt trả lời: “Không gì là không làm được. Hòa hiếu, khoan dung, là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ, mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp. .... “Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt Nam cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.

    Vài nhận xét: (1) Hẳn quí vị cũng để ý anh ký giả cộng sản này không dùng nhóm chữ “nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau” như sử sách Việt Nam lưu giữ, mà anh ta dùng nhóm chữ “từ Cà Mau đến Móng Cáy”, vì lẽ lãnh đạo CSVN của anh ta đã cắt Ải Nam Quan dâng cho lãnh đạo trung Cộng để được che chắn quyền lực, còn đâu nữa mà nói! (2) Suốt 17 năm nhốt các Tướng lãnh sĩ quan viên chức và cán bộ Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung, ông ta là Thủ Tướng CSVN có thẩm quyền ký giấy gia hạn tập trung chúng tôi mỗi 3 năm một lần. Tại sao lúc ấy ông ta không khép lại quá khứ mà chờ đến khi không còn quyền lực trong tay ông ta mới nói? Bây giờ (2005), 30 năm sau chiến tranh xâm lăng VNCH, ông ta ra cái điều “tử tế” muốn cuộc chiến đó khép lại. Chính ông ta và “đồng chí của ông ta”  phải có trách nhiệm khép lại cái quá khứ độc ác tàn bạo đối với mọi người dân Việt. Nhưng, chẳng những ông ta không làm, mà còn siết cổ đồng bào trong xã hội và siết cổ chúng tôi trong tù mạnh tay thêm nữa để trả thù, cùng lúc cướp đoạt tài sản, nay ra cái điều ông là người cộng sản tử tế nữa chớ. Nhưng đã là cộng sản, làm quái gì có người cộng sản tử tế. Còn hòa hiếu khoan dung, xin hỏi: “Ai hòa hiếu khoan dung ai? Ai hòa hợp với ai?” Chẳng lẽ chúng tôi phải chấp nhận hòa hiếu khoan dung của đảng cộng sản để cúi đầu hòa hợp với bộ máy cầm quyền gian trá trấn lột cướp đoạt hay sao?

    Thứ ba. Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước, sang Hoa Kỳ từ 18 đến 23/6/2007, một quốc gia mà ông ta và các “đồng chí” của ông từng nguyền rủa “Đế quốc Mỹ là kẻ thù số 1 của Việt Nam, là tên đế quốc đầu sỏ đang giẫy chết tại dinh lũy cuối cùng của chủ nghĩa tư bản”. (Là 1 trong 10 bài mà họ bắt buộc chúng tôi học hồi tháng 8/1975 khi bị giam trong trại Long Giao). Trên Đàn Chim Việt Online ngày 15/6/2007, khi ông ta trả lời phỏng vấn của Vietnam.net, có đoạn: “… Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn coi trọng Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là máu của máu Việt Nam”. Trong một đoạn khác ông nói: “Cộng Đồng người Việt ở nước ngoài là khúc ruột ly hương ngàn dặm….”  Chưa hết, trong bữa ăn tại khách sạn Saint Regis Resort (DanaPoint, California), ông ta nói: “ “… Bà con hải ngoại hãy quên quá khứ mà đoàn kết xây dựng đất nước …”

    Là Chủ Tịch nước, chẳng những ông ta không coi đồng bào trong nước là khúc ruột quê hương mà còn đàn áp bắt giữ hằng đoàn hằng đoàn dân oan từ nhiều nơi đổ về Hà Nội và Sài Gòn kêu cứu, lại còn sử dụng Công An khủng bố, đàn áp, bỏ tù, bất cứ ai bày tỏ một cách ôn hòa về quan điểm dân chủ tự do và tôn trọng quyền con người, cũng như bày tỏ tinh thần trách nhiệm công dân bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. 

    Thứ tư. CSVN dưới nét  nhìn của người trong nước và hải ngoại

    Với cố Trung Tướng cộng sản Trần Độ. Ông chết năm 2002, để lại tập nhật ký Rồng Rắn viết năm 2000 và 2001. Ông dùng thời gian từ năm 1975 đến năm 2001, để so sánh Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cộng sản độc tài với các quốc gia chung quanh được lãnh đạo bởi thể chế dân chủ tự do. Trích vài đoạn của ông: “.... Hãy nhìn các nước Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan, Mã Lai Á, chỉ cần 20-30 năm mà họ phát triển và nhân dân của họ có đời sống khá phong phú. Mấy nước này không có đảng cộng sản tài tình, sáng suốt như của Việt Nam, mà họ có những chính khách vì dân vì nước, với những chính sách kinh tế xã hội thông minh và hiệu quả. Như vậy, chủ nghĩa xã hội chưa có chứng thực....” Trong một đoạn khác:  “...... Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thỉ Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.      

    Với ông Hà Sĩ Phu (trong nước). Trích trong bài “Sức Nén Của Ngôn Từ” của tác giả Hà Sĩ Phu năm 2004. Phải nhận rằng, cách “nén chữ” của ông rất tài tình để vạch trần sự băng hoại của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bộ máy cai trị của CSVN tạo nên: “.... Những danh từ như “cách mạng, như dân chủ, ..v..v..” thật tối thiêng liêng. Nếu lãnh đạo không vì Nhân Dân, không vì Tổ Quốc, mà để cho chủ nghĩa cá nhân ỷ thế ỷ quyền hại dân hại nước, thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm chữ “đểu” theo sau những người lãnh đạo đó. Hằng mấy chục năm trời dưới chế độ độc tài, người dân mới “nén” được chữ “đểu” vào những chức vụ lãnh đạo, như: lãnh đạo đảng đểu, lãnh đạo nhà nước đểu, lãnh đạo quốc hội đểu, lãnh đạo công an đểu, ..v..v.. , để chỉ những người tự xưng làm cách mạng mà hành động toàn là phản cách mạng”. Tác giả  nhớ đến câu đối mà ông cho là cô đọng nhất và khó đối nhất của ông Phan Hiền, đăng trên báo quân đội nhân dân cộng sản: ”Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy. Ông đảo ngược lộn xuôi chữ nghĩa, ông tráo đi rồi tráo lại những chữ sai, sửa, đấy, đâu, ấy vậy mà nghiền ngẫm kỷ mới thấy cái tài của tác giả, khi diễn tả bức tranh xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam xúc tích đến thế là cùng”.

    Với nhà thơ TrânChiêuYên (hải ngoại). Trích trong bài  thơ “Khép Lại Quá Khứ” ngày 17/04/2006: “ .... Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu. Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau. Cuộc hòa giải với người dân quốc nội. Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi. Ngưng đuổi nhà, cưỡng chiếm đất nhân dân. Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần

    Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy. Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy. Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi. Hứa hòa hợp hòa giải ở đầu môi. Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể...... Nếu thật tình thì hãy mau giải thể. Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương). Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương. Đem tài sức hiến dâng đất nước. Hứa với anh, tôi là người đi trước !!!”

    Với nữ đạo diễn Song Chi (trong nước). Sau khi thành công bộ phim “Phố Hoài” năm 2002 và phim “Nữ Bác Sĩ” năm 2008, cô đành phải rời Việt Nam với qui chế tị nạn tại Na Uy từ tháng 04/2009. Đây là vài trích đoạn trong bài phỏng vấn do đài RFA thực hiện hồi tháng 5/2009: “.... Càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người. Nhân dân của họ muốn ý kiến như thế nào, muốn biểu tình, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già... Trong khi tại Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Mình không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung.... Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải rời khỏi đất nước như hiện nay. Ra đi để tíêp tục cái điều mà mình nhận thấy là mình cần phải làm từ khi còn ở trong nước, chứ không phải ra đi chỉ để tìm sự yên ấm cho riêng mình. Nhìn sự phát triển của đất nước người ta, nhìn người dân trong một đất nước, xã hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn. Và thật lòng là chỉ khao khát một ngày nào đó đất nước thay đổi để có thể trở về mà thôi...”

    Với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (trong nước). Trích một số câu trong một bài thơ (tôi quên tên) của Trần Mạnh Hảo hồi tháng 9/2009: “... Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt. Tổ quốc là con cá nằm trên thớt. Tổ quốc là con giun đang bị séo quằn. Giặc chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Biển Đông bị bóp cổ, .... Có nơi đâu trên thế giới này. Như Viêt Nam hôm nay. Yêu nước là tội ác. Biểu tình chống ngoại xâm bị ‘’Nhà Nước’’ bắt? Các anh hùng dân tộc ơi! Ngô Quyền Trần Hưng Đạo ơi! Nếu sống lại các ngài sẽ bị bắt! Ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc? .... ”

    Với đạo diễn Trần Văn Thủy (trong nước). Đầu tháng 06/2010, tại Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, đã diễn ra cuộc hội thảo “Văn Học Việt Nam-Hoa Kỳ Sau Chiến Tranh”. Tiếp đây là vài đoạn trích trong phần trả lời của Trần Văn Thủy khi phóng viên đài RFI phỏng vấn về cảm nhận của ông trong hội thảo: “..... Hội thảo trên đây đặt ra vấn đề thế này “hòa hợp hòa giải giữa người Việt và người Mỹ sau chiến tranh đã đi đến đâu, và tình hình như thế nào”. Phải nói rằng hầu hết đã nhận thấy một điều là mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là giữa các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam thì phải nói là… sống như bạn bè chân tình vậy.... Bỗng dưng người ta đặt ra một câu hỏi rất lớn là, thế thì bây giờ “sự hòa hợp giữa người Việt với người Việt ra sao? Trong hội thảo vừa rồi, tôi là người được phát biểu sau cùng, và với thời gian cũng rất hạn hẹp. Tôi cũng không hiểu tại sao khi tôi phát biểu được khoảng mươi, mười lăm phút thì chủ tịch đoàn ra dấu là thời gian không còn nhiều, tôi phải rút ngắn bài phát biểu.. ... Đến phần cuối cùng, tôi nói như thế này: “Thưa các bạn trẻ, trong hội trường của chúng ta ngày hôm nay, số lượng các bạn trẻ là sinh viên khoa Văn..... Các bạn là tương lai, cho tôi được đối thoại với tương lai. Tất cả những tham luận trước không đề cập đến vai trò của các bạn trong hội thảo này. Tôi muốn nói với các bạn rằng, vấn đề hòa hợp giữa người Việt và người Mỹ thì coi như đã xong, cái kết rất có hậu. Nhưng cái gánh nặng để hòa hợp hòa giải giữa người Việt với người Việt thì hình như đến thế hệ các bạn vẫn phải lo. Mà cái chuyện này nó dài, các bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu một cách thấu đáo một cách khách quan, một cách chân thành. Nhưng theo thiển ý của tôi, bằng vào những va chạm và sự hiểu biết của tôi, thì tôi thấy để tiến tới được việc hòa hợp hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt ngoài nước, thậm chí cả người Việt trong nước với nhau, thì có lẽ cũng phải đặt trên những cơ sở, những nguyên tắc nào đó, những định hướng nào đó thì mới trở thành hiện thực được.... Theo thiển ý của tôi, theo sự hiểu biết rất sơ sài và ít ỏi của tôi, thì tôi nghĩ rằng có lẽ có hai nguyên tắc chính để đi tới sự hòa hợp hòa giải, là “chấp nhận sự khác biệt, công bằng và minh bạch với quá khứ, .... mới có thể hòa hợp hòa giải thực sự”.... Đây là vấn đề khoa học chứ không phải là vấn đề lập trường quan điểm hay tư tưởng. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói với các bạn trẻ trong hội thảo đó là thưa các bạn, tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác. Bởi thế chúng ta phải đặc biệt coi trọng đời sống tinh thần của một dân tộc ».

    Thứ năm. Chủ nghĩa cộng sản dưới nét nhìn của những nhà chính trị.

    Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói:


                  “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

    Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói:


                   “Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi,

                    không ở lại nghe nó nóiláo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác.”

    Bí thư cộng sản Nam Tư Milovan Djilas nói:


                  “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu.”

    Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói:

                 “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

    Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói:


                 “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

    Cựu Tổng thống Nga Putin nói:


                 “Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là không có trái tim.”


    Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói :

                 “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”


    Ngày 12/06/2007 tại Washington DC, Tổng Thống George Bush chủ tọa  lễ khánh thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản Thế Giới.

                         Trong lời phát biểu mạnh mẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ, có đoạn:
                 “..... Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng.

                        Từ nay, oan hồn của  hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản (có cả nạn nhân Việt Nam chúng ta) được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và

                        những thế hệ mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận cùng gốc rễ, vì chế độ cộng sản là tàn bạo và phi nhân.

    Ngày 07/05/2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Nga Isvestiai. Trích vài đoạn:

                     “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may,

                       đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do căn bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm   



                       trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”.
                       Lời phát biểu của  ông đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. ... Năm  1940, khoảng 22.000 sĩ quan

                       Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu         



                      Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường. Tháng 3/2010,      



                      Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời

                       hiệu pháp lý. Nước Nga ngày nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay,

                       nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này

                       hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây

                       tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm”.

    Kết luận.


    Tôi nghĩ, nhóm chữ “hòa giải và hòa hợp” phải đặt đúng vị trí của nó, vì có “hòa giải” được với nhau mới có  thể “hòa hợp” được với nhau, vì từ hòa giải đến hòa hợp còn một khoảng cách nữa. Nhưng với CSVN, dù là lời nói hay lời viết, họ chỉ dùng chữ “hòa hợp“ hoặc “hòa hợp hòa giải”, mà thực chất họ chỉ kêu gọi dụ dỗ Cộng Đồng tị nạn cộng sản hòa hợp dưới quyền cai trị của họ, chớ không có hòa giải hiểu theo nghĩa hai bên cùng thỏa thuận.

    Nhưng tại sao CSVN không hòa giải với người dân trong nước trước, vì đây là vấn đề hoàn toàn trong tầm tay của họ mà? Khi nêu câu hỏi như vậy tôi vẫn hiểu rằng, lịch sử là không thể thay đổi, nhưng có những điều sai trong lịch sử vẫn sửa được trong hiện tại, để có điều kiện hướng đến tương lai. Nghĩa là CSVN phải có trách nhiệm phải hòa giải với đồng bào chớ không phải ngược lại. (1) Theo tài liệu của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường của CSVN phổ biến ngày 08/07/2010, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, có khoảng 100 đoàn dân oan từ các thành phố: Rạch Giá, Cần Thơ, Long An, Sài Gòn, Đồng Nai, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội ... đến cơ quan trung ương đưa đơn khiếu nại oan ức vì đất đai nhà cửa bị các địa phương cướp đoạt. Vậy, CSVN hãy hòa giải bằng cách “(a) Hủy bỏ Luật Đất Đai và tất cả các luật liên quan, vì đây là nguồn gốc của những mánh khóe cướp đoạt từ các cấp lãnh đạo. (b) Trả lại quyền tư hữu cho tất cả những ai từng là chủ hoặc người thừa kế của ruộng đất. (c) Hoàn trả toàn bộ nhà cửa cũng như cơ sở kinh doanh thương mãi cho đồng bào mà CSVN ngang nhiên tịch thu sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa. (d) Bộ Chính Trị chánh thức xin lỗi đồng bào vì chính sách sai lầm trước đây”. (2) Với những cuộc mít tinh biểu tình của tuổi trẻ Việt Nam, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân thức tỉnh trong một xã hội bị CSVN bịt mắt bịt tai bịt miệng, với mục đích bảo vệ chủ quyền đất đai biển cả của Việt Nam từ trong sử xa xưa, được nói lên tiếng nói dân chủ tự do và nhân quyền. Vậy CSVN hãy “(a) Hòa giải bằng cách “thực hiện kế hoạch bảo vệ quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và các hải đảo trong Vịnh Bắc Việt và trong vùng Biển Đông của Việt Nam. (b) Bảo vệ ngư phủ Việt Nam đánh cá trong phần lãnh hải của mình, tấn công các tàu lạ ngang nhiên bắt ngư phủ và ủi chìm tàu của ngư dân Việt. (c) Hủy bỏ Điều 4 cùng lúc thực thi những điều qui định trong Hiến Pháp liên quan đến dân chủ và các quyền tự do của người dân theo Công Ước quốc tế. (d) Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù chính trị mà CSVN ghép vào tội hình sự”. (Ngày 02/09/2010, trong  thư gởi chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhân ngày quốc khánh CSVN, nữ dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho hơn một trăm tù nhân lương tâm hiện còn bị giam giữ). (3) Với hoạt động của các tôn giáo, tại sao phải sử dụng mọi mánh khóe gian trá để cắt ra từng mảng rồi khai sinh ra những tổ chức “tôn giáo quốc doanh trong khi miệng thì nói đến đoàn kết?” Hóa ra đoàn kết của cộng sản là chia cắt để trị, giống như thời thực dân Pháp chia Việt Nam thành Nam Kỳ Trung Kỳ Bắc Kỳ để cai trị hơn trăm năm trước. Vậy, CSVN hãy “(a) Hòa giải bằng cách “ giải tán các tổ chức tôn giáo quốc doanh. (b) Rút tất cả Công An lồng trong các tổ chức đó cũng như đã tung ra hải ngoại trở về ngành lo bảo vệ an toàn cho dân và dọn dẹp xã hội sạch sẽ. (c) Hoàn trả đất đai tài sản lại cho các tôn giáo, hủy bỏ các văn kiện liên đến tôn giáo quốc doanh và tôn giáo ngoài quốc doanh, tôn trọng tự do tôn giáo. (d) Bộ Chính Trị chánh thức xin lỗi các tôn giáo các tín đồ”.   

    Nếu CSVN hành động được như vậy tức là hòa giải được với đồng bào trong nước, lúc ấy Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại sẽ tự động góp sức góp tiền xây dựng quê hương Việt Nam phát triển, nhất là phát triển về  văn hoá giáo dục để tái tạo lại niềm tin trong một xã hội toàn gian trá. Nhưng đã là cộng sản thì làm gì có người tử tế để phục vụ quốc gia dân tộc, cho nên CSVN không hòa giải với người trong nước vì họ đang siết chặt người dân, mà họ muốn Cộng Đồng tị nạn cộng sản cúi đầu hòa hợp với cộng sản, để họ khống chế cai trị như thể “cai trị một nước Việt Nam nhỏ nhưng rất giàu tài chánh, rất giàu chuyên viên chuyên gia, và khả năng hưởng vào sinh hoạt chính trường tại hải ngoại vậy”.

    Nói theo ông Võ Văn Kiệt thì Cộng Đồng tị nạn cộng sản phải cúi đầu chấp nhận khoan dung củs CSVN mà hòa hợp với họ, mà họ là độc tài tàn bạo với đồng bào nhưng vô cùng khiếp nhược với Trung Cộng. Vậy, bất cứ lời khen nào dành cho Võ Văn Kiệt đều chứng tỏ vẫn còn tin vào sự gian trá của ông ta, vì lúc là Thủ Tướng cộng sản, ông ta cùng các “đồng chí” của ông ta siết cổ đồng bào chặt hơn để cướp tài sản, siết cổ tù chính trị chặt hơn cho chúng tôi rục xương trong tù, đến khi không còn quyền lực mới ra cái điều ông ta như là người cộng sản tử tế. Quả thật, người cộng sản dối trá đến cuối đời vẫn là dối trá.      

    Nói theo Tổng Thống Hoa Kỳ thì “cộng sản là thảm họa của nhân loại trong thế kỷ 20.

    Nói theo cố Tổng Thống Boris Yeltsin: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”.

    Nói theo Tổng Thống Nga thì cộng sản là vết nhơ không thể nào bôi xóa trong lịch sử .... Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia....


    Nếu tổng hợp nhận thức của các nhân vật trong nước lẫn hải ngoại ở “Đoạn 4 và 5” bên trên, cộng với kinh nghiệm của mỗi chúng ta trong thực tế CSVN cai trị nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954, và nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1975 đến nay, thì suy cho cùng, người Việt Nam Tự Do không thể nào hòa giải hòa hợp được với CSVN. Chỉ có cách duy nhất và dứt khoát nhất, là Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại tiếp tục hỗ trợ đồng bào trong nước mạnh mẽ hơn nữa, mà một trong những cách hỗ trợ hiệu quả là chuyển tin tức về trong nước qua hệ thống internet, giúp đồng bào hiểu rõ hơn về cộng sản để đồng bào có thêm sức mạnh mà vùng lên xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài tàn bạo trên quê hương Việt Nam./.   


    Phạm Bá Hoa

    Houston, ngày 4 tháng 9 năm 2010.

    Back to top
    « Last Edit: 06. Sep 2010 , 13:18 by thubeo »  

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Hoa Hạ
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 1628
    CA, USA
    Gender: female
    LINH MỤC HÁT CA TỤNG THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU
    Reply #167 - 12. Sep 2010 , 19:18
     
    Chỉ vỏn vẹn 5 tuần lễ sau ngày phát hành, băng nhạc ”Spiritus Dei - Thánh Thần THIÊN CHÚA” đã bán được 200 ngàn đĩa. Băng nhạc với tiếng hát của 3 Linh Mục. Hay nói đúng hơn: 1 Cha Sở, 1 Linh Mục và 1 Chủng Sinh. Cha Sở Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Linh Mục Charles Troesch 27 tuổi và Chủng Sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Tất cả thuộc Giáo Phận Gap và Embrun ở Hautes-Alpes, tỉnh Marseille, miền Nam nước Pháp.

    Câu chuyện bắt đầu cách đây đúng một năm. Vào một ngày trong tháng 6 năm 2009 có cuộc điện đàm giữa Đức Cha Jean-Michel di Falco Giám Mục giáo phận Gap và Embrun và ca sĩ Didier Barbelivien. Sau trao đổi thông thường của hai người từng quen nhau từ bao năm qua, bỗng Đức Cha di Falco cất tiếng than thở. Rằng thì là: ngài đang gặp khó khăn về vấn đề tài chánh. Thứ nhất, đào đâu cho ra tiền để nới rộng đền thánh Đức Mẹ Laus. Bởi vì, kể từ ngày 4-5-2008 chính thức công nhận các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với Benoite Rencurel (1647-1718) từ tháng 5 năm 1664 đến tháng 12 năm 1718 thì các tín hữu Công Giáo tuốn về hành hương đông đảo hơn khiến đền thánh Đức Mẹ Laus trở thành quá nhỏ bé. Thứ hai, ngài cũng ước ao gây quỹ để hỗ trợ công cuộc xây cất một trường học bên nước nghèo Madagascar. Ngài tâm sự:
    - Phương cách tuyệt hảo nhất để giúp đỡ một đất nước nghèo khổ chính là nâng cao trình độ giáo dục và văn hóa cho giới trẻ của xứ sở ấy!

    Buổi điện đàm giữa hai người đến đây chấm dứt nhưng chưa kết thúc. Bởi lẽ, vài ngày sau, ca sĩ Didier gọi điện thoại lại cho Đức Cha Jean-Michel và nói:
    - Con thao thức về nguồn lợi tài chánh của Đức Cha. Vậy Đức Cha có các Linh Mục biết hát trong giáo phận của ngài không?

    Đức Cha đáp ngay:
    - Tôi có thể tìm ra! Nhưng để làm gì?

    Ông Didier tiến thẳng tới:
    - Ngài có thấy nhóm 3 Linh Mục Ái-nhĩ-lan thành công vượt mức với băng ”The Priests” không? Trong năm 2009 các vị ấy đã bán được 1 triệu rưỡi đĩa nhạc chỉ nguyên tại Âu Châu này thôi! Vậy nếu ngài thử làm y như thế trong giáo phận của ngài, xem sao!

    Một giây im lặng trôi qua bên phía Đức Cha Jean-Michel di Falco mà ca sĩ Didier Barbelivien tưởng tượng là ngài đang xoay vòng-vòng trên ghế ngồi! Đúng ra là vị Giám Mục đang suy tính .. Ngài rất thích các cuộc tranh tài. Nhưng còn hơn thế nữa, chính Đức Chúa GIÊSU chẳng từng ra lệnh cho ông Simon Phêrô và các bạn đồng thuyền rằng:
    - Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Luca 5,4), đó sao? Đây là lệnh truyền mang lại mẻ cá lạ lùng!

    Và Đức Cha Jean-Michel di Falco nghĩ ngay đến Linh Mục Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Gap. Tiếp đến là Cha Charles Troesch 27 tuổi vừa thụ phong Linh Mục và Chủng Sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Cả 3 vị đều là chuyên viên âm nhạc và có giọng hát thật hay. Chọn lựa xong, Đức Cha cùng với ca sĩ Didier hoạch định chương trình. Buổi thâu âm đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 2009 tại một phòng thu ở Marseille với trọn nhóm băng nhạc của ca sĩ Didier Barbelivien. Sau đó tại Issy-les-Moulineaux ở vùng phụ cận thu đô Paris.

    Việc lựa chọn các bài hát cho băng nhạc ”Spiritus Dei” không khó khăn lắm. Bởi lẽ, cần dung hòa mối hòa điệu tuyệt vời giữa đạo và đời. Bắt đầu từ những bản thánh ca cổ điển truyền thống như - Ave Maria / Hài Nhi Con THIÊN CHÚA đã sinh ra / Nửa Đêm mừng Chúa ra đời - cho đến các bài ca trữ tình như - Khi người ta chỉ có tình yêu / Cần phải nói với họ - v.v. Và chính Đức Cha Jean-Michel di Falco viết lời giới thiệu:

    - Đây là mở màn một cuộc phiêu-lưu mà kể từ nay chúng tôi sẽ cùng sống với quý vị. Xin quý vị mở rộng con tim và hãy để lòng mình rung động với nguồn cảm xúc dạt dào!

    Trời đất quỷ thần ơi! Và băng nhạc ”Spiritus Dei” được dân chúng đón tiếp nồng hậu, đặc biệt từ phía con-chiên bổn-đạo thân yêu của Giáo Phận Gap và Embrun. Một ký giả hóm hỉnh hỏi Cha Sở Jean-Michel Bardet:
    - Cha có phạm chút tội kiêu ngạo không, khi thấy mình trở thành tài-tử xuất hiện trên các màn hình vi tính???

    Cha Sở nhà thờ chính tòa Gap vui vẻ trả lời:
    - Lạy Chúa tôi, không! Bởi lẽ tính tình tôi rất phóng khoáng! Tôi xem đây là một cuộc chơi! Vã lại việc này không chiếm nhiều giờ trong thời khóa biểu sứ vụ Linh Mục của tôi. Chúng tôi còn có nhiều việc khác phải chu toàn. Thế nhưng kinh nghiệm vất vả của việc thu băng khiến tôi liên tưởng đến nghề nghiệp khó khăn của các nghệ sĩ, nhất là khi họ muốn trở thành người nổi tiếng. Riêng đối với chúng tôi thì cái thành công của băng nhạc thật ra đến từ chiều kích Hội Thánh. Thành công vì băng nhạc do chính các Linh Mục hát!

    Dĩ nhiên người hài lòng nhất là Đức Cha Jean-Michel di Falco. Sau biến cố hi hữu trên đây, mỗi ngày Đức Cha nhận khoảng 30 bức thư. Nhiều người viết bắt đầu như sau:
    - Con không phải là tín hữu Công Giáo, nhưng khi nghe quí vị hát, mang đến cho con niềm an bình.

    Nhiều người khác đi xa hơn khi viết:
    - Sau khi nghe các ngài hát, con ước ao trở lại nhà thờ tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.

    Cũng không thiếu những người thú nhận cảm thấy ”ớn lạnh” hoặc ”nổi da gà” khi nghe các Linh Mục hát!

    Về phần Đức Cha Jean-Michel di Falco, ngài bày tỏ nỗi niềm hân hoan:
    - Chúng tôi không muốn chỉ hát Thánh Ca nhưng ước ao chuyển đi một sứ điệp bao quát hơn và tạo nên mối gặp gỡ thân hữu. Ngoài ra đây là cơ hội thuận tiện để dân chúng khám phá ra khuôn mặt của các Linh Mục, làm nẩy sinh các các mối thiện cảm và xóa tan các hiểu lầm, các thành kiến.

    Khi có ký giả đặt câu hỏi:
    - Thành công đầu tiên có kéo theo việc làm thêm các băng nhạc khác nữa không?

    Đức Cha điềm nhiên trả lời:
    - Thành công tự nó không phải là đích điểm. Chúng tôi sống biến cố này thật thanh thản. Chúng tôi không quên câu chuyện của Lucius Quintus Cincinnatus (520-430), người từ bỏ cái cày để lao mình vào chính trị để cứu giúp nền cộng hòa La-Mã rồi sau đó lại trở về với công việc đồng áng. Các Linh Mục cũng thế. Nhưng nếu người ta lại cậy nhờ các Linh Mục để làm một nghĩa cử tốt đẹp nào đó, cho một công trình sáng tạo nào đó, thì dĩ nhiên là chúng tôi không từ chối!

    ... ”Tôi là Phaolô, tôi tớ của THIÊN CHÚA và Tông Đồ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, có nhiệm vụ đưa những kẻ THIÊN CHÚA chọn đến Đức Tin và sự nhận biết chân lý phù hợp với đạo thánh, với niềm hy vọng được sống đời đời mà THIÊN CHÚA, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thửơ đời đời. Vào đúng thời đúng buổi, Người đã biểu lộ Lời Người trong lời rao giảng đã được giao phó cho tôi, theo lệnh của THIÊN CHÚA, Đấng Cứu Độ chúng ta. Tôi gởi lời thăm anh Titô, người con tôi thực sự sinh ra trong cùng một Đức Tin chung. Xin THIÊN CHÚA là CHA và xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ chúng ta, ban cho anh ân sủng và bình an” (Titô 1,1-4).

    (”LE FIGARO Magazine”, n.1543 - Le Figaro Magazine du Vendredi 21 Mai 2010 - Édition Internationale, trang 44-47)

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #168 - 15. Sep 2010 , 00:19
     


    Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?

    Đào Văn Bình
    July 16, 2010


    Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có Cộng Sản – cũng đã có “tiếng Việt trong sáng” đã học nó, đã sử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

    1) Về hai chữ Thông Tin: (Sự loan truyền tin tức)

    Ở duới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngọai tại các tòa đại sứ.
    Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

    2) Còn tin tức/tin = news.

    Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hoàn toàn khác nhau)
    Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
    Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
    Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
    Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
    Tin nước ngòai, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc
    Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
    Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
    Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
    Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
    Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
    Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
    Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
    Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
    Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu
    Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngòai hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toàn khác nhau.
    Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.
    Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.

    Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói:” Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
    1. Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?
    2. Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC!

    Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:

    - Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.
    - Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin
    - Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
    - Khẩn trương để thay cho nhanh lên
    - Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
    - Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
    - Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh
    - Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
    - Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
    - Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
    - Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
    - Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
    - Căn hộ thay cho căn nhà.
    - Tư liệu thay cho tài liệu
    - Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô
    - Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
    - Kênh phát sóng thay cho Đài:Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
    - Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất (khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
    - Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì hôm nay trời có thể mưa
    - Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa – thay cho Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa
    - Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
    - Lính gái thay cho nữ quân nhân
    - Thu nhập thay cho lợi tức(lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..). Thuế lợi tức (income tax)
    - Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
    - Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
    - Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    - Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ
    - Các anh đã quán triệt chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?
    - Học tập tốt thay vì học giỏi.
    Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

    - Doanh nghiệp để thay cho công ty (công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá). Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ công ty.
    Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
    - Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
    - Cây xanh thay vì cây (cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy có khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngọai đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh).
    - Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tị nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”
    - Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!
    - Bài nói thay vì bài diễn văn.
    - Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên
    - Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
    - Cú sốc thay vì bàng hoàng, kinh hoàng
    - Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng .Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
    - Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
    - Ô tô con để thay cho xe du lịch.
    - Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
    - Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
    - Đề xuất để thay cho đề nghị.

    - Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

    Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình.
    Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.


    Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v… Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc- mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại.


    Ngôn ngữ Cộng Sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.

    Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế.


    Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC – mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

    Đào Văn Bình
    Ghi chú:
    Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
    - Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
    - Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
    - Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”

    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #169 - 15. Sep 2010 , 06:13
     
    Quote:
    Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.


    Thiệt tình!!! Cái này Đ Đ mới biết lần đầu đây nha!!!Ui da chiên cơm thì phải chiên có... con sâu mỡ thì mới ngon đó  Smiley
    Cám ơn em Tuyết mang bài này về, không chừng chúng ta cũng nên có bảng đối chiếu!
    Back to top
     

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #170 - 18. Sep 2010 , 08:49
     
               
    35 Năm Sau và Họ Là Ai ?      


    Ba mươi lăm năm so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.Ba mươi lăm năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản – mà cả thế giới đều biết – vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.

    Ba mươi lăm năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.

    Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Ðông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay..

    Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ; khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 34 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc; khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới – cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm – mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay.

    Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại hồ hỡi ca ngợi: “Ðất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”. Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao? Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh!

    Ðúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người.

    Ðúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân – khao khát hít thở không khí tự do – đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người.

    Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 35 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

    Vậy, họ là ai?

    Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

    Họ là ai?

    Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng.

    Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin... Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ đã lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

    Họ là ai?

    Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi.. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế.. Họ cố đấm dù không ăn được xôi đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn Phạm Ngũ Yên đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

    Họ là ai?


    Họ cũng là những người vượt biển,vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

    Họ là ai?

    Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

    Họ là ai?

    Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Ðấm” đá, nhưng ở gần thì “Ðâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Ðúng là hoang tưởng!

    Họ là ai?


    Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, được nhà nước ca tụng và tâng bốc trên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ. quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh... kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

    Lời kết:

    May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.

    Ba mươi lăm năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong suốt 35 năm qua. Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt.

    Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần – dù chỉ là lời nói – cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.

    Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi lăm năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn... cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn. Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.

    Nhân mùa quốc nạn, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do. Ðồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận.

    Lão Gà Tre
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    nguyen_toan
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 4028
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #171 - 04. Oct 2010 , 23:28
     


    Bà cụ Bán Rau 
    .
    ]Chỉ cần 3 phút đọc và cả cuộc đời phải suy ngẫm….



    Ăn rau không chú ơi?
    Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

    - Ăn hộ tôi mớ rau…!
    Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
    - Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
    - Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
    Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
    Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
    - Rau này bà bán bao nhiêu?
    - Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
    Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
    - Sao chú mua nhiều thế?
    - Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
    Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
    Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
    -Nghỉ thế đủ rồi đấy!
    Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
    Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
    Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
    Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
    Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
    - Bà bán rau chết rồi.
    - Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
    - Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
    - Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
    Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
    Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ
    Back to top
    « Last Edit: 04. Oct 2010 , 23:30 by nguyen_toan »  
     
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #172 - 05. Oct 2010 , 06:50
     
    Con Vịt

    Tạ Quân (Tạp Chí Quê Mẹ)
    Phỏng Vấn 1 Phóng Viên Tị Nạn ở Đức
    http://muoisau.wordpress.com/2010/09/26/778/

    L.T.S: Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu.  Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v..


    Quê Mẹ: Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam ?

    Lê Thành Trung : Câu hỏi khái quát quá… Tôi sẽ trả lời từng phần. Về tổ chức thì Đài TNVN chia làm hai Ban chính. Ban đối nội và Ban đối ngoại. Trên thực tế phần đối nội được coi trọng hơn. Ban đối ngoại phụ trách các chương trình phát thanh ra nước ngoài bằng 11 thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Lào, Campuchia, Thái, Phi-líp-pin và tới đây sẽ phát thêm tiếng Hin-đi. Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc bằng tiếng Việt là một bộ phận của Ban đối ngoại. Ở nhà, chúng tôi gọi tắt là Phòng Việt kiều.

    Quê Mẹ : Phòng Việt kiều cũng nằm ở 58 phố Quán Sứ ?

    L.T.T. : Không. Đài có 3 trung tâm chính. Tòa nhà 58 Quán Sứ là trụ sở của Bộ Tổng biên tập và Ban đối nội. Ban đối ngoại ở số 39 phố Bà Triệu, nhà bên phải là trung tâm thu thanh, còn bên trái là Thư viện Hà nội. Phòng Việt kiều ở tầng 3, trong số nhà 39 đó. Nhỏ thôi, cả phòng có 8 người làm việc. Mỗi người phụ trách một mục cho chương trình phát sóng hàng ngày là một giờ đồng hồ. Giờ phát ở nhà vào 22 giờ 30 tương đương 7 giờ ở châu Âu. Trạm phát sóng Mễ Trì chuyển đi và trung tâm âm thanh của Đài Mát-xcơ-va chịu trách nhiệm tiếp âm sang châu Âu.

    Thời gian đầu, đối tượng chính của chương trình là Việt kiều sinh sống ở các nước Tây Âu, nhiều nhất là ở Pháp. Sau này số lượng người vượt biển gia tăng, số lượng du học sinh và công nhân lao động xuất khẩu ngày một nhiều, nội dung chương trình cũng được bổ sung thêm. Không thể ước tính được số lượng người nghe nhưng chắc rằng trên tất cả các quốc gia ở châu Âu đều có người theo dõi chương trình này.

    Quê Mẹ : Anh cho biết nội dung những giờ phát sóng ấy ?

    L.T.T. : Có thể nói phòng Việt kiều như một cái Đài con. Nó lượm nhặt tất cả các bài vở của các chương trình khác phát trong ngày rồi gọt ra, cắt xén thành chương trình của mình. Cũng đủ cả thời sự âm nhạc, văn thơ, du lịch v.v… Mỗi chỗ lấy một ít. Thêm tí này bớt tí kia.

    Quê Mẹ : Anh có thể cho biết kỹ hơn về khía cạnh này. Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc có những đặc điểm gì so với các chương trình phát thanh trong nước ?

    L.T.T. : Đặc điểm chính là ở sự cóp nhặt, cắt xén đó. Mọi chương trình phát trên sóng trong nước đã được gọt tỉa kỹ càng so với thực tế đời sống. Sang phòng Việt kiều lại được gọt tỉa tắm gội một lần nữa. Trên tinh thần : đem chuông đi đấm nước người, tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại. Chẳng hạn không bao giờ trên sóng phát ra nước ngoài đưa tin về các tệ nạn xã hội, về tham nhũng, hối lộ, ăn xin, cướp bóc… Trái lại, những tin chung chung như tiềm năng dầu khí ở Việt Nam, triển vọng phát triển ngành du lịch, đất nước Việt Nam giàu đẹp, tiền rừng, bạc bể, các gương mặt tài năng trẻ, các phát minh sáng chế v.v… được triệt để khai thác, bất kể có giá trị thực tế hay không. Để làm gì ? Để cho đồng bào ở xa quê hương luôn có một hình ảnh lạc quan về Việt Nam. Để gợi nhớ, gợi thương, gợi lên tình tự dân tộc ray rứt trong lòng những người con dân Việt đang sống tha hương nơi những chân trời xa lạ. Phải khơi nhói vào chỗ này. Làm cho ý thức đối kháng của Việt kiều phôi pha theo thời gian. Thời gian của những lần nghe liên tục. Theo đấy, cái sâu xa, cái đầu tiên, cái còn lại và cái sau cùng vẫn là tình tự dân tộc. Vả lại, có thông tin phiến diện, tô hồng thì người ở xa nước làm sao biết được, lấy gì mà kiểm chứng? Không tin rồi cũng tin, nghe mãi cũng chịu ảnh hưởng. Từ tin đến yêu. Đài độc quyền tiếng nói Việt. Một Việt Nam của sự dối trá và lừa đảo

    Quê Mẹ : Vài khi chúng tôi cũng nghe trên sóng một ít tin về nạn mất mùa, thiên tai, lũ lụt ?

    L.T.T. : (cười) Đó là khía cạnh khác. Khía cạnh độc đáo, được ưu tiên đấy. Lỗi đó đâu là lỗi của chính quyền, của đảng. Lỗi do ông Thiên lôi, ông Hà bá, ông Sơn tinh, Thủy tinh gì đó. “Cần phải đặc biệt tung mạnh lên để đồng bào cảm thông với những khó khăn của đất nước.” – lời ông trưởng Ban chỉ đạo thường nhấn_mạnh. Đúng là bão lụt hay thăm viếng rẻo đất miền Trung của nước ta. Song không phải cơn bão nào cũng “gió giật trên cấp 12, cấp 13 – Hàng trăm héc-ta lúa bị ngập nước, hàng trăm ngôi nhà đổ, hàng nghìn người đói rét không có chỗ ở … v.v.”. Lấy ví dụ đưa tin ở huyện Vạn Xuân tỉnh Thanh Hoá cơn bão số 6 làm đổ 180 nóc nhà, chưa đầy tháng sau cơn bão số 7 lại làm đổ nát 200 nóc nhà nữa, đồng ngập trắng nước, nhiều trâu bò lợn gà bị chết… Mấy hôm sau có anh bạn quê ở Vạn Xuân ra Hà nội chơi, tôi ân cần hỏi thăm, thì anh bảo có thấy gì đâu, chỉ mưa rào vài trận và gió làm đổ mấy cái lán tre làm nhà phơi của lò gạch.

    Vui thế đấy. Thực tế thì chưa một phóng viên nào của phòng Việt kiều có mặt ở vùng lũ lụt cả. Đơn giản là lấy xe đâu mà đi, tiền đâu mà ăn đường, vả lại ba cái chuyện vẽ mây vẽ rồng ấy chỉ có lợi cho công việc tuyên truyền thôi. Trái lại, nạn mất mùa, sâu bệnh là có thật. Nhưng đâu phải là ông trời chơi ác nông dân ta quá quắt. Chẳng qua là thuốc trừ sâu bị đánh cắp, phân bón luân chuyển lung tung qua các cấp quản lý, các kho hàng, rồi từ kho ra đến ruộng, mỗi người lấy một phần, thằng lớn cuỗm cả tấn, bán cả kho, thằng nhỏ nhất là nông dân cũng bốc vài nắm giấu đi trước khi tung rắc lên mặt ruộng. Đất xác khô, cây chết non, chết cằn là vì thế.

    Thế nhưng việc ưu tiên tung lên sóng những tin tức kiểu bão lụt này cực kỳ có lợi cho chính quyền. Một mặt làm lẫn lộn, làm mờ đi những khó khăn thúc bách của đời sống vốn là sản phẩm của một cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, dốt nát. Mặt khác kêu gọi được lòng nhân đạo của các tổ chức từ thiện quốc tế, tranh thủ lòng trắc ẩn và nỗi xót xa quê hương của kiều bào.

    Viện trợ tiền bạc, gạo, thuốc men, quần áo từ các nguồn trên liên tục gửi tới cứu giúp đồng bào vùng bão lụt. Càng kêu gào to, tiền gửi về càng nhiều. Không có cách gì xin tiền và làm tiền dễ hơn cách ấy.

    Quê Mẹ : Ngoài việc đưa tin cắt xén, loan lin thất thiệt ra, chương trình dành cho đồng bào VN ở xa tổ quốc còn có những đặc điểm tuyên truyền gì đáng chú ý không ?

    L.T.T. : Ở phần văn nghệ. Văn nghệ đây bao gồm cả thơ, văn, âm nhạc, sân khấu, hội họa, kiến trúc chùa chiền… Trong đó bộ môn nhạc dân tộc, cải lương, dân ca, ngâm thơ được chú trọng. Vì sao ? Vì cái mục đích gợi thương gợi nhớ ấy. Mà ở điểm này các bộ môn nghệ thuật cổ có sức lay động gọi về ghê gớm. Gọi người trở về ư ? Không phải đâu. Nhà đông con, đuổi đi không hết, về mà làm gì. Gọi đây là gọi gửi tiền về, gọi nhớ, gọi thương mà quên đi các nguyên nhân dẫn đến thảm kịch hôm nay của đất nước. Tôi xin được hát cho các anh nghe bài Quê Hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân, một bài hát được phòng Việt kiều triệt để khai thác, phát trên sóng cả ngàn lần trong bảy, tám năm qua. (Hát)

    “Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Nhà là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người”


    ...

    Đẹp không? Đẹp lắm chứ. Có phải quê hương Việt Nam thân yêu của ta đó không ? phải lắm chứ. Có phải là chùm khế, cánh diều, bướm vàng, khúc sông, con đò, là chiếc cầu tre nhỏ, là vành nón lá nghiêng che của mẹ ta, trong lòng ta nhớ thương đó không? phải lắm chứ. Chẳng kể gì đồng bào ở xa. Vâng, chính tôi và các bạn bè tôi khi đang sống trên quê hương Việt Nam bằng xương bằng thịt hẳn hoi mà chợt nghe bài hát ấy cũng rưng rưng muốn khóc. Tôi mông lung nhớ về một quê hương ấm êm thủa thái hòa xa xôi nào bây giờ không còn nữa. Tác động vào đồng bào nước ngoài hẳn còn ghê gớm hơn. Đồng bào ở nước ngoài sẽ man mác nhớ thương về mảnh đất mà tôi đang sống. Chúng ta đều bị cái tình tự quê hương dắt chạy quanh những nhớ thương ray rứt đến mụ mị, mù lòa mà quên đi rằng chúng ta đang bị mất quê hương. Cứ như là dải đất hình chữ S còn nguyên vẹn đó, mẹ Việt Nam còn nguyên vẹn đó. Bài hát hay, có giá trị muôn đời, phi thời gian, đem ra phục vụ giai đoạn che chắn cho một nước Việt Nam đồi bại. Bài hát được sử dụng tinh vi, nguy hiểm là ở chỗ đó. Lấy cái quê hương trong nhớ thương, trong ước mơ để thay thế cái quê hương hiện tại tiêu điều. Làm trỗi dậy cái quê hương Việt Nam ngân nga, ngất say trong long người, trong hồn người, để che đậy và làm quên đi cái quê hương Việt Nam hiện tại của đói nghèo và nhà tù, của chắp vá, hỗn loạn, của những ông cụ non, những “thần đồng” dao búa tuổi 15 và những đứa trẻ “hoàn đồng” tuổi 60 bơ vơ, bám sống ở vỉa hè, bám sống tình thương, miếng ăn, bám sống vào sự tử tế của những khúc ruột mình ! Trong sự mơ màng rên rỉ ấy, đảng độc quyền, đảng củng cố và đảng thủ lợi.

    Quê Mẹ : Chúng tôi xúc động nghe những lời tâm huyết của anh. Xin hỏi thêm, khi bị chỉ đạo phải làm các công việc như thế, anh có ý thức được là nính đang tiếp tay cho đảng dối gạt mọi người không ?

    L.T.T. : Có chứ. Lúc đầu thì chưa đâu. Dần dần nhận ra thì thấy chán. Chán đời, chán mình.

    Quê Mẹ : Chán nhưng có phản ứng gì không ?

    L.T.T. : Vô ích. Đúng ra là chúng tôi cũng phản đối, cũng cưỡng chống lại cách này, cách khác, nhưng rốt cuộc đều bất lực. Chả riêng chúng tôi. Bất lực, chán nản, lãng công, vô trách nhiệm là trạng thái phản ứng tiêu cực của hàng triệu người trong nước. Chính quyền độc tài, thằng bạn cùng phòng với mình rất có thể là thằng công an. Sự giả dối lâu quá rồi cũng quen đi, không ý thức là mình đang giả dối nữa. Vả lại khi làm cái công việc ấy, chính tôi cũng như bị bỏ bùa mê, chính tôi cũng bị lừa gạt.

    Quê Mẹ : Anh bị lừa gạt chuyện gì vậy ?

    L.T.T. : Nhiều, nhiều lắm. Bị lừa gạt mà không biết. Nhưng ở đây tôi muốn nhắc tới một câu chuyện riêng. Chuyện lừa gạt trong nghề, thú vị như một câu chuyện trinh thám vậy.

    Quê Mẹ : Xin anh kể lại chi tiết cho độc giả cùng nghe….

    L.T.T : Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước. Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu. Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây. Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v… Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp. Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình, cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như ông có thốt ra câu gì nghe như chữ : con vịt !

    Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn :

    - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.

    Nó tròn mắt nhìn tôi :
    - Ơ mày điên à?

    - Sao ?

    - Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.

    Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái từ : “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.


    Tạ Quân
    Back to top
    « Last Edit: 05. Oct 2010 , 06:58 by dacung »  

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #173 - 05. Oct 2010 , 13:55
     
    Quê Hương là Chùm Khế Ngọt ...


    Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe có 1 câu nầy thôi, hôm nay đọc báo mới thấy cả bài thơ. Thì ra, độc địa nhất là 2 câu cuối:

    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người

    Nó rủa xối xả vào đầu, hèn gì người ta không tranh nhau để về sao được. Cứ sợ không về, rủi ... chết không được ... thành người!

    Có vài người bạn hể nghe đến câu nầy là thốt lên "Ôi, khế ngọt bị khỉ ăn hết sạch rồi ông ơi!"

    Còn các em nhỏ thì ngây thơ hơn "Khế Thái Lan ngọt hơn khế VN xa lắc hà chú ơi!"
    Back to top
    « Last Edit: 05. Oct 2010 , 14:17 by dacung »  

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #174 - 07. Oct 2010 , 16:30
     
    Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khen người Việt hải ngoại

    RFA-07-10-2010

    Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đã có những lời khen ngợi cộng đồng người Việt hải ngoại trong một cuộc gặp gỡ với các kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Ngàn năm Thăng Long.

    Tổng Bí thư cho biết người dân trong nước đánh giá cao lòng yêu nước cũng như những đóng góp cho quê hương ViệtNam. Ông Mạnh cũng nói ông hy vọng cộng đồng kiều bào sẽ tiếp tục lòng yêu nước, củng cố tinh thần cộng đồng và giúp đở lẫn nhau để làm giàu mạnh đất nước.

    Thêm nữa, ông Mạnh kêu gọi kiều bào góp ý kiến cho Đại hội Đảng Toàn Quốc vào năm mới hầu giúp Việt Nam trở thành một đất nước hùng mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

    Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #175 - 17. Oct 2010 , 23:20
     

    Tại sao phải lo về Trung Quốc?



    Ngô Nhân Dụng




    Giới trí thức đang lo rừng Việt Nam bị đem nhường cho người Trung Hoa khai thác hàng 50 năm; biển Việt Nam bị người Trung Hoa chiếm; nhiều người tìm cách ngăn cản không cho các công ty Trung Quốc mang người vào khai thác bô xít (bausite) làm nguy hại môi trường sống, biến các cư xá công nhân thành những làng tự trị sống ngoài luật pháp nước Việt Nam.



    Giới văn nghệ xôn xao về một cuốn phim Lý Công Uẩn “made in China!” Người Việt Nam nào cũng đau lòng khi nhân vụ Trung Quốc phản đối Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng người Trung Hoa, báo chí nhắc cho các nước chung quanh biết chuyện Hải Quân Trung Quốc bắt ngư dân ngay trong hải phận nước Việt đưa về giam giữ ngay ở Hoàng Sa (mà họ đã chiếm của nước Việt Nam từ năm 1974), rồi đòi tiền chuộc. Nhiều người Việt còn lo nếu sang năm đại hội của đảng Cộng Sản bầu lên nhiều người có tinh thần độc lập đối với Trung Quốc thì không biết liệu họ có đánh nước mình hay không! Hay là họ sẽ xếp đặt trước cho chuyện đó không thể xẩy ra, để họ khỏi phải đánh mà vẫn thắng!


    Từ hai ngàn năm nay, người Việt vẫn lo tự vệ trước sức mạnh bành trướng của người Hán. Nhưng chưa bao giờ mối lo đó lại đè nặng trên tâm tư người Việt như vậy. Mối lo càng lớn hơn vì Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi để trở thành một cường quốc kinh tế đứng hạng nhì thế giới, mà trong một thế hệ nữa, Tổng sản lượng nội địa của một tỷ dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để đứng hạng nhất. Trước viễn ảnh đó người Việt Nam nào không lo lắng?


    Nhưng khi nhìn sang những nước chung quanh chúng ta phải tự hỏi tại sao các quốc gia khác trong vùng Á Ðông họ cũng lo về Trung Quốc nhưng không ai hoảng hốt lo sợ như nước mình? Hàn Quốc và Ðài Loan nằm sát bên Trung Quốc, như những con mèo nằm bên cạnh con cọp. Những quốc gia nhỏ khác trong vùng như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, nhỏ bé đến như Singapore, họ đều ý thức về vai trò đang lên của Trung Quốc và biết họ phải làm gì; nhưng trong dư luận dân chúng họ vẫn bình tịnh không hoảng hốt trước sự bành trướng của cường quốc Trung Hoa như người Việt mình. Tại sao vậy?


    Hãy nhìn vào hai nước Á Ðông láng giềng của Trung Quốc, gần không khác gì Việt Nam mà lại nhỏ hơn Việt Nam. Hàn Quốc đến giờ vẫn còn bị chia đôi. Nước họ đã từng bị đế quốc Trung Hoa đặt làm An Ðông Ðô Hộ Phủ vào thời gian mà nhà Ðường gọi nước ta là An Nam, bây giờ trong nước họ không ai báo động nhau về sự bành trướng của Hán tộc một cách hoảng hốt như người Việt! Tại sao Ðài Loan, hòn đảo vẫn bị coi là một tỉnh của Trung Quốc, họ không lo bị Trung Quốc lấn áp hay xâm chiếm mà còn mở rộng giao thương, trao đổi văn hóa, và mua thêm vũ khí của Mỹ để củng cố sức mạnh quân sự mặc dù bị Bắc Kinh công khai phản đối? Nước Việt Nam khác hai nước trên ở những điểm nào mà dân họ bình tĩnh, tự tin, còn dân mình thì lo sợ đến thế? Trả lời được câu hỏi này là biết được người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21.


    Lý do thứ nhất là kinh tế. Ðài Loan và Nam Hàn đang là những cường quốc kinh tế trong khu vực Á Ðông. Sản lượng bình quân ở Nam Hàn trên 24,000 đô la một đầu người, Ðài Loan trên 30,000 đô la, còn Trung Quốc chỉ có hơn 5,000 (Việt Nam bằng một nửa Trung Quốc, và đây là lối tính PPP, dựa theo mãi lực tương đối của người dân chứ không theo lối chỉ tính bằng đô la Mỹ). Dù tới khi tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc tăng gấp ba lớn bằng GDP của Mỹ thì một người dân trung bình ở nước Ðại Hán vẫn còn nghèo, chưa bằng một phần ba người dân hai nước nhỏ láng giềng. Dân giầu thì nước mạnh, nhất là trong thời “thế giới hậu cộng sản” và kinh tế toàn cầu hóa bây giờ.


    Sau khi chiến tranh lạnh đã chấm dứt, những quốc gia nhỏ không phải mang mối lo bị một cường quốc nào xâm chiếm nữa. Mỹ không có tham vọng chiếm đóng Iraq lâu dài cũng như Nga không dám đem quân vào các nước Georgia và Ukraine trước kia từng thuộc lãnh thổ Liên Xô. Trung Quốc dù có tăng sức mạnh quân sự gấp trăm lần cũng vẫn chưa đuổi kịp Mỹ; mà từ năm 1950 họ vẫn chưa dám đem quân sang đánh các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ, những đảo này gần bờ biển Phc Kiến hơn gần Ðài Loan, thì bây giờ họ càng phải dè dặt hơn.


    Tuy Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn do những đảng tự gọi là cộng sản cai trị, nhưng chúng ta thực sự đang sống trong một “thế giới hậu cộng sản” vì chủ nghĩa cộng sản đã bị vứt bỏ từ hai chục năm nay rồi, mặc dù ngoài miệng họ vẫn “mạo xưng” họ là cộng sản.


    Nhưng trong “thế giới hậu cộng sản” này nền kinh tế của tất cả các nước đều liên hệ đến nhau. Tất cả các cường quốc đều muốn duy trì một tình trạng ổn định. Ðể yên tâm làm ăn. Mục tiêu của các quốc gia là nâng cao mức sống của người dân chứ không phải là thực hiện một chủ nghĩa hay một lý thuyết nào. Không hề có một “chủ nghĩa tư bản” như người cộng sản thường hô hoán. Kinh tế tư bản là một cách tổ chức xã hội cạnh tranh để sinh tồn theo luật tự nhiên; mà cơ cấu tổ chức tư bản đó sẵn sàng biến hóa theo nhu cầu từng giai đoạn, cũng là một luật tiến hóa tự nhiên. Sức mạnh của một quốc gia nằm trong lãnh vực kinh tế: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.


    Nhưng các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc về quân sự cũng như kinh tế, không ai muốn thế quân bình hiện có bị xáo trộn. Không một cường quốc nào sẵn lòng đi giúp một nước này chống nước khác nếu không phải vì muốn bảo vệ thế quân bình tương đối ổn định đó. Ý nghĩ kết thân với một nước này để chống lại nước khác hoàn toàn dựa trên địa lý chính trị là một ảo tưởng. Trái đất đã “bằng phẳng” hơn, núi, sông, biển cả không còn quyết định các mối tương quan quốc tế như trong thế kỷ trước nữa. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mỗi cường quốc kinh tế chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ và họ biết các quốc gia khác cũng như vậy. Các quốc gia liên kết với nhau, chính yếu là qua những hiệp ước thương mại chứ không phải qua những liên minh quân sự như 50 năm trước nữa. Ý tưởng liên kết với một nước khác qua một chủ nghĩa, vì cùng một chế độ, một mô hình tổ chức xã hội, là một ý tưởng lạc hậu và nguy hiểm cho chính bản thân nước mình.


    Các nước như Ðài Loan, Nam Hàn cũng lo lắng trước sự bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc; nhưng trong dân chúng họ không hoảng hốt lo âu như ở Việt Nam hiện nay. Lý do vì họ đã đi trước lục địa Trung Hoa trên con đường tư bản hóa; dân họ giầu có hơn, lại nhờ chế độ tự do ngôn luận người dân được thông tin đầy đủ nên hiểu biết hơn, vì thế họ vững tâm hơn.


    Nhưng một sức mạnh không thể chối cãi được là ở các nước trên dân chúng và chính quyền đều đồng ý với nhau phải làm sao cho dân giầu, nước mạnh thì mới đứng vững được trong cuộc chạy đua với hơn một tỷ người Trung Hoa. Và họ biết phải làm gì để dân giầu, nước mạnh. Chế độ tự do dn chủ giúp cho cả nước một lòng.


    Dân chúng các nước này có “đồng thuận” với nhau không? Có thể trả lời ngay là không! Chính sách tăng cường giao thương với Trung Quốc của chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan đang bị đảng đối lập và báo chí tự do chỉ trích. Phe đối lập nêu rất nhiều lý do khác nhau, nhưng đó là những lý do thực tế chứ không dựa vào chủ nghĩa nào cả. Tại Nam Hàn mỗi lần thay đổi tổng thống là lại xác định một chính sách mới đối với Bình Nhưỡng cũng như Bắc Kinh. Nam Hàn nhỏ như vậy, dân số ít hơn nước Việt Nam mình, nhưng họ dám cho hải quân thao dượt chung với Mỹ ngay trong Hoàng Hải kề cận nước Trung Hoa; mặc dù Bắc Kinh ồn ào phản đối. Nhưng ngay trong nước họ,người Nam Hàn cũng cãi nhau về chính sách đối với Bắc Hàn.


    Trong xã hội dân chủ chỉ cần mọi người cùng theo những luật chơi minh bạch, công khai để quyết định những chính sách chung. Chính nhờ những luật chơi dân chủ mà một khi chính sách quốc gia đã được đa số dùng lá phiếu để lựa chọn rồi, cả nước trên dưới một lòng. Mặc dù lúc nào cũng vẫn có người vẫn không đồng ý và tiếp tục tìm cách chinh phục đa số theo ý kiến của mình.


    Chính chế độ tự do dân chủ đã gây nên sức mạnh của Hàn Quốc và Ðài Loan. Các đảng chính trị ở hai nước đó vẫn “đấu đá” nhau thẳng tay để giành quyền lãnh đạo, nhưng các quyền tự do căn bản của người dân được tôn trọng và người dân nắm quyền lựa chọn tối hậu. Trong nước họ cũng có những người lợi dụng quyền thế làm tiền; cũng có những nhà kinh doanh tìm cách hối lộ cho được việc; nhưng nhờ báo chí tự do và bầu cử tự do cho nên trong xã hội có cả một mạng lưới ngăn ngừa tham nhũng tự nhiên. Ðiều đáng kể nhất là xã hội công dân ở các nước trên đã phát triển rất mạnh nhờ các công dân đều được tự do lập hội, từ những hội từ thiện, thể thao, nghệ thuật, giải trí,cho tới đảng chính trị. Mỗi nhóm công dân có những nhu cầu và quyền lợi riêng được tự do hoạt động và phát triển mà không bị guồng máy nhà nước ngăn cản. Năm ngoái khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến thăm Ðài Loan do lời mời của các Phật tử để cầu nguyện cho các nạn nhân bị bão, Bắc Kinh đã kịch liệt đả kích cuộc thăm viếng này. Chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan cũng tỏ ý chống, vì không muốn làm mất lòng chính quyền cộng sản lục địa trong lúc đang bàn chuyện buôn bán làm ăn. Nhưng chính quyền Ðài Bắc vẫn phải chịu thua dân, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được mời thì cứ tới. Chỉ trong một nước tự do người ta mới thể hiện được đủ các quyền công dân như vậy. Và năm nay Trung Quốc với Ðài Loan vẫn ký một hiệp ước thương mại mở thêm rất nhiều cửa cho các công ty Ðài Loan bán hàng vào lục địa!


    Ðối với nước Việt Nam ta, điều đáng lo lắng nhất không phải là Trung Quốc tiến lên địa vị mạnh hơn ở Á Châu và trên thế giới. Ðiều đáng lo nhất là nước Việt Nam đã chậm tiến lại càng ngày càng bị bỏ lại phía sau, trong khi bên Trung Quốc người ta tiến nhanh hơn về kinh tế và trong khi các nước khác trong vùng Á Ðông tiếp tục tiến bộ cả về chính trị và kinh tế. Người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21? Muốn giảm bớt mối lo người Việt chỉ còn cách phải thay đổi cả về chính trị lẫn kinh tế để theo kịp Nam Hàn và Ðài Loan! Khi nào nhà nước cộng sản trả lại các quyền tự do cho dân, người dân Việt được làm ăn tự do hơn và được góp ý kiến tự do hơn vào việc nước, thì mới hy vọng sẽ dần dần giảm bớt mối lo!


    Chính quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay đang đẩy lùi cả nước đi ngược dòng tiến hóa khi họ đang lo bắt bớ những bloggers, cấm đoán dân phát biểu ý kiến khác với đảng. Khi các chuyên gia và giới trí thức, đa số sống ở Hà Nội dưới chế độ cộng sản nửa thế kỷ nay cũng phải tự giải tán một tổ chức khoa học chỉ nhằm mục đích nghiên cứu phát triển và bảo vệ môi trường thì các công dân khác làm sao góp phần xây dựng quốc gia? Cuộc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại được khai mạc vào đúng ngày Quốc Khánh Trung Cộng, khi mà ai cũng biết vua Lý Thái Tổ dời đô vào Tháng Bẩy âm lịch! Bao nhiêu người thắc mắc mà chính quyền không thèm giải thích tại sao họ lại chọn ngày đó!


    Với một chính quyền lạc hậu và coi thường ý dân như thế, dân tộc ta không lo lắng sao được? Cứ để cho một nhóm tham nhũng và bất lực tiếp tục cầm đầu, nắm cổ mọi người mãi hay sao?




    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    N.Trinh
    Full Member
    ***
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 249
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #176 - 26. Oct 2010 , 05:03
     
    Nhận định về thái độ phi chính trị của người Việt hải ngoại


    Nguyễn Thế Phong , Chủ tịch Cộng đồng người Viêt Úc Châu


    Tôi là một kẻ hậu sinh, không có được cái diễm phúc diện kiến hay chính tai nghe được những gì Gs Nguyễn Ngọc Huy đã nói hoặc trình bày. Tuy nhiên như hàng triệu triệu những sinh viên học sinh và thanh niên khác của VN, tôi đã thổn thức và dâng trào lòng yêu nước, tự hào về di sản và sự hy sinh của hằng ngàn thế hệ cha ông cho sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ qua những vần thơ và tấm gương tận tuỵ, mẫu mực, khiêm tốn và tận hiến vô bờ bến cho dân tộc và đồng bào của giáo sư.

    Từ sự kính phục đó, tôi đã tìm hiểu nhiều hơn về tinh thần, học thuyết và những di cảo mà giáo sự Huy đã để lại. Những di sản và công trình nghiên cứu quý giá mà GS để lại đã giúp rất nhiều cho những người hậu sanh như chúng tôi để hiểu và xử dụng trong nỗ lực giải quyết những bài toán hóc búa mà dân tộc VN và cộng đồng người Việt hải ngoại đã và đương phải đương đầu.

    Một trong những bài toán ấy là một câu nói, một quan niệm và môt hiện tượng đã xãy ra truớc năm 1975 và càng ngày càng phổ biến hiện nay trong cộng đồng ngưòi Việt tỵ nạn hải ngoại của một số tổ chức tôn giáo, từ thiện và văn hoá, văn nghệ hoặc cá nhân cho rằng: “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi chỉ làm từ thiện, tôn giáo hay văn hoá văn nghệ chứ không làm chánh trị” hay “Không nên đem chính trị vào tôn giáo, từ thiện, văn nghệ văn hoá v.v..” và “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi là một tổ chức phi chánh trị” để từ đó không tham gia vào hay đứng ngoài các sinh hoạt hay nỗ lực chống Cộng, tranh đấu dân chủ nhân quyền hay lên án CSVN của cộng đồng người Việt hải ngoại, thậm chí có người và tổ chức còn cho rằng việc tiếp xúc, thương lượng, đối thoại, kể cả việc ca ngợi nhà cầm quyền CSVN của mình hay tổ chức mình là một điều cần hoặc đáng làm vì nhu cầu nhân đạo, văn hoá, văn nghệ hay tôn giáo.

    Là một vị giáo sư lỗi lạc và uyên thâm về chánh trị thế giới cũng như chánh trị VN, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nhìn ra và phân tách một cách tỉ mỉ những nguyên nhân đưa đến tình trạng và quan niệm sai lạc về chánh trị và hoạt động chánh trị này của người Việt cách đây 4, 5 thập niên. Thể theo giáo sư, để hiểu và phân tách một cách đúng đắn về thực trạng này việc đầu tiên mọi người cần phải biết đó là: Ðịnh Nghĩa của 2 chữ Chánh Trị: "Chánh Trị" là gì, trước khi bàn và phân tách về những thái độ và quan niệm “Phi Chánh Trị” của người VN không Cộng Sản.

    Trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư đã sơ lược qua những định nghĩa từ Âu đến Á về hai chữ “chánh Trị” mà theo ông thì nhiều người dân Việt, ngay cả một số nhà lãnh đạo quốc gia trước đây đã không hiểu rõ và thấu đáo. Thể theo giáo sư việc hiểu cho đúng đắn về chánh trị là gì là bước đầu căn bản trong việc quyết định về thái độ và quan điểm chánh trị của mỗi cá nhân đối với quốc gia và dân tộc. Giáo sư cũng cho thấy bên cạnh việc không hiểu rõ thấu đáo ý nghĩa của hai chữ chánh trị hay hiểu sai lạc về chánh trị ấy, những kinh nghiệm chánh trị của người dân miền Nam VN trong hai nền đệ I và đệ II Cộng Hoà và sự cấm đoán, độc tài đảng trị của CSVN ở miền Bắc và sau năm 1975 đã khiến cho nhiều người chán nản, coi thường, không muốn dính líu đến hay thậm chí còn sợ hay chống những gì mà họ cho là chánh trị hay liên can đến chánh trị.

    Để giúp cho người đọc hiểu rỏ ý nghĩa của danh từ “chánh trị”, giáo sư trình bày về định nghĩa chánh trị của người Trung Hoa thời cổ. Trong Hán văn chử “Chánh” bao gồm hai chữ gộp lại đó là “ngay thẳng” và “hành động”. Nói một cách khác là làm cho ngay thẳng. Chữ “Trị” mang ý nghĩa chữa trị bệnh, về sau chữ này được mở rộng nghĩa ra để chỉ việc trừng trị để loại bỏ những phần tử xấu xa cho xã hội được lành mạnh. Như thế theo nghĩa gốc thì “chánh trị” nói chung là việc làm cho xã hội được ngay thẳng và lành mạnh. Kế đến GS dẫn chứng cho thấy người Tây phương ngày xưa cũng đã có chung một quan điểm với Á châu qua đó họ cho rằng: “Chánh trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung của những gia đình ấy với một quyền lực chủ tể”.

    Theo giáo sư, nếu hiểu được ý nghĩa của chánh trị như thế thì chúng ta thấy chánh trị, có thái độ chánh trị, có tiếng nói chánh trị và có hành động chánh trị là một điều đáng kính và đáng làm, hữu ích và quan trọng cho sự sống còn của xã hội nhơn loại, không có gì là xấu cả!! và mọi người trong xã hội – không phân biệt là kẻ tu hành hay giáo dân, già hay trẻ, giàu hay nghèo, nam hay nữ, đảng phái hay không đảng phái- ai cũng đều có quyền, có bổn phận và nên đóng góp và LÀM CHÁNH TRỊ cho xã hội, dân tộc, quốc gia trở nên ngay thẳng, công bằng, nhơn vị nhơn quyền được tôn trọng và tốt đẹp hơn.

    Vì nhiều người đã hiểu sai hay bị hướng dẫn, tuyên truyền, nhồi sọ, đe doạ, cấm đoán và nhập tâm bỡi những thế lực hay ngay cã bỡi sự suy diễn sai danh từ chánh trị trong một thời gian dài trong xã hội VN theo nghĩa tiêu cực, hạn hẹp và một chiều như:

    - Chánh trị là việc xử dụng quyền lực quốc gia , chánh trị là đồng nghĩa với chánh phủ và chánh quyền

    - Làm chánh trị là tranh giành quyền lợi, địa vị hay có thủ đoạn lưu manh

    - Làm chánh trị là muốn cầm quyền,

    - Chánh trị là việc riêng của những người cầm quyền, không phải là chuyện của người dân thường, không nên dính vào để tránh phiền phức v.v…

    Nên nó đã đưa đến tình trạng hễ nhắc đến chữ “làm chánh trị” là đại đa số người Việt - có học cũng như không có học, có địa vị cũng như không có địa vị, tham gia đảng phái hay không đảng phái, thành thị cũng như thôn quê - đều bị dị ứng, nghĩ hoặc hiểu lầm là muốn làm chánh quyền, muốn tham chánh, là phe nhóm, là tranh giành, là thủ lợi chứ không còn phải là “LÀM/THAM GIA/ĐÓNG GÓP/LÊN TIẾNG HAY GÓP PHẦN CẢI THIỆN CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI, QUỐC GIA CHO TỐT ĐẸP, CÔNG BẰNG VÀ NHƠN VỊ HƠN” như nó đáng lý ra phải được hiểu nữa.

    Nếu hiểu cho đúng như những gì GS Huy đã định ngĩa thì làm chánh trị đâu phải là bổn phận hay vai trò duy nhất và độc tôn của một đảng phái hay một phe nhóm nào, nó càng không phải chỉ là của chánh quyền hay ai muốn ra cầm quyền mà là BỔN PHẬN THIÊNG LIÊNG CỦA MỘT CÔNG DÂN, MỘT PHẦN TỬ TRONG XÃ HỘI VÀ QUỐC GIA bất kể người đó là ai và ở vị trí nào kể cã tôn giáo. AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀ CÓ BỔN PHẬN CÓ THÁI ĐỘ CHÁNH TRỊ, NÓI VỀ CHÁNH TRỊ VÀ LÀM CHÁNH TRỊ vì chánh trị không có nghĩa và không đồng nghĩa với nắm quyền hay chánh quyền.

    Nhìn lại lịch sử cận đại của xã hội VN, chúng ta có thể hiểu được phần nào lý do tại sao những quan niệm sai lạc về “hành động chánh trị” nêu trên đã trở thành phổ biến và ăn vào tiềm thức của người VN.

    • Đối với người dân sống dưới chế độ CS miền Bắc, danh từ “làm chánh trị” chẳng những bị cấm xử dụng mà còm đem tai hoạ lại cho bản thân và gia đình của người nói vì đảng CSVN và chánh quyền CS tuyệt đối cấm không cho ai làm chánh trị hay bàn thảo về chánh trị.

    Là chế độ độc tài, độc đảng toàn trị, họ luôn lo sợ nhơn dân và mọi hành động mang tính cách bàn bạc hay thảo luận về chánh trị. “Có tật giật mình” vì độc tài nên nơi nào có ai tụ tập họ cũng cho là âm mưu lật đổ chánh quyền, là phản động. Vì thối nát, họ bị dị ứng với mọi hình thức hay những cuộc bàn luận về ích nước, lợi dân, tốt đẹp, công bằng và dân chủ. Sống dưới họng súng, ngục tù, đe dọa, theo dõi, rình rập và bắt bớ triền miên, đa số người dân miền Bắc trước 1975 trở thành thụ động, chỉ biết tuân phục để sống còn. Những người đối kháng dám lên tiếng thì bị thủ tiêu hay cầm tù không nương tay như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện v.v..

    Chữ “chánh trị” vì thế trở thành một danh từ đồng nghĩa với “cách mạng”, “quốc cấm”, “chống chánh quyền” vì thế “chuyên chế, độc tài, đảng trị” và chánh trị thuộc về giai cấp cai trị của đảng chứ không còn là của dân nữa. Những kẻ cầm quyền làm chánh trị thì coi dân còn thua cả con vật, không có một thứ quyền hạn gì ngoài quyền “dạ, vâng” Người dân miền Bác trước 1975, không phải là chán 2 chữ “chánh trị” mà là SỢ hai chữ này.

    • Ðối với người dân không cộng sản sống dưới chế độ Cộng Hoà miền Nam, danh từ “chánh trị”, tuy được nói đến, bàn bạc và làm một cách tự do, nhưng lại bị nhiều người đồng hoá hay hiểu lầm nó với “có ý tham gia hay tranh giành chức vụ gì đó trong chánh quyền” nói một cách khác làm chánh trị bị coi là đồng nghĩa với “làm chánh quyền hay muốn cai trị”. Trong cã nền đệ I và đệ II Cộng hoà mà người dân miền Nam được hưởng, tình trạng gia đình trị, bè phái, tư lợi, lấn áp cách đảng phái nhỏ hoặc đối lập và tham những bỡi những giới cầm quyền đã khiến cho nhiều người dân miền Nam trước 1975 coi thường hay thậm chí còn khinh khi những gì liên quan đến hai chử “chánh trị” vì nó có vẽ “xôi thịt” quá.

    Tuy nhiên, khác với miến Bắc, dưới cả 2 chế độ Cộng Hoà, người dân miền Nam và báo chí vẫn có quyền chỉ trích, xuống đường biểu tình, đã đảo và tự do lập đảng phái chánh trị để ra tranh cử và chánh quyền các cấp và vào các cơ quan lập pháp và hành pháp mà không sợ bị ở tù hay thủ tiêu. Có nhiều người còn cho rằng người dân miền Nam đã đi quá xa vì không hiểu rỏ chánh trị là gì và giới hạn của chánh trị nằm ở đâu và làm sao để làm chánh trị mà không phương hại đến sự an nguy của quốc gia, đặc biệt là khi quốc gia và chánh phủ đương nhiệm đang phải đương đầu với một thế lực mạnh, lớn và độc tài toàn trị hơn gấp bội phần là CSVN.

    Kết quả của hơn 30 năm dưới 2 chế độ tự do của miền Nam là “chánh trị” trở thành một thứ “dirty word” hơn là một điều mà người lớn khuyến khích hay đôn đốc con cháu của mình tham gia vào. Nói một cách khác, là người dân miền Nam VN đã “Chán” chánh trị và bị “Dị ứng” với chánh trị.Vì đại đa số quần chúng miền Nam không được giáo dục, cỗ suý để hiểu được chính xác danh từ và ý nghĩa của 2 chử chánh trị và vai trò đúng đắn mà mọi người, mọi giới cần phải có ( như GS Huy đã làm) nên việc hiểu sai và có thái độ tiêu cực, sai lạc về hai chữ “chánh trị” vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay và được CSVN khai thác và lợi dụng tối đa qua hình thức “không làm chánh trị hay phi chánh trị”.

    Thể theo GS Huy thì vấn đề then chốt của chánh trị là: việc “làm (Hành) chánh trị” và “Xử dụng Chánh Trị” (cho mục đích gì)?

    GS cho thấy có hai loại hành xử chánh trị đó là:

    a/ các loại giải pháp và xử thế chánh trị với những hành động khôn ngoan, khéo léo nhưng chánh trực, đạo đức và ngay thẳng nhằm phục vụ quyền lợi chung của cã xã hội hoặc quốc gia đúng như định nghĩa của danh từ “chánh trị”, đó là làm cho xã hội được ngay thẳng, tốt đẹp và lành mạnh hơn kể cã việc loại bỏ những phần tử xấu xa hầu đạt được mục tiêu ấy. Đó là CHÁNH TRỊ.

    b/ các loại giải pháp và hành động chánh trị phản đạo đức, bất nhơn bất nghĩa, bất chấp luân thường đạo lý, lấy cứu cánh biện minh cho mọi thủ đoạn lường gạt, dối trá hay phương tiện xấu xa, tàn ác để đạt được mục đích cho quyền lợi tiêng tư, đảng phái hay chủ nghĩa và đặt những quyền lợi này lên trên quyền lợi của đa số quần chúng và xã hội hay đất nước. Đây là TÀ TRỊ chứ không phải là CHÁNH TRỊ

    Đây là hai thực tại mà ngưòi bình dân hay gọi nôm na là “vương đạo và tà đạo”

    Nhưng muốn thay đổi hay phát triển xã hội cho lành mạnh, dầu muốn hay không, chúng ta cũng đều cần phải có sự tổ chức chung và tập hợp nhân sự c ủa những người hay thành phần đồng chí hướng để điều hành và tham gia ứng cử vào chánh quyền để lãnh đạo hầu đạt đến mục tiêu chung có hiệu quả, công bình và trật tự. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải có các đảng phái, phong trào, đoàn thể và tổ chức để thực thi công tác chánh trị.Với tư cách cá nhân không ai có thể đơn phương làm được chánh trị cho cã xã hội hay quốc gia, vì thế nếu không trực tiếp tham gia vào được thì cũng nên ủng hộ, đóng góp tinh thần hay vật chất vào các sinh hoạt tranh đấu chánh đáng về chánh trị của cộng đồng hay những tổ chức chánh trị nào mà mình cho rằng trong sáng, chánh đạo, thật sự vì nước vì dân hơn là thờ ơ, bỏ mặc hay cho rằng:

    Tháp đổ đã có vua xây
    Tội gì gái goá lo ngày lo đêm

    Hay

    Quan có cần nhưng dân không vội
    Quan có vội quan lội quan đi

    Chính thái độ thờ ơ, bỏ mặc, không hiểu hay không muốn hiểu, không tích cực, không chủ động hay không để ý đến chánh trị và không hành xử bổn phận và quyền hạn đóng góp vào việc chánh trị của mỗi cá nhân sẽ hoặc đã tạo cơ hội cho những phần tử bá đạo lợi dụng tình trạng ấy để thao túng, ra tay nắm lấy hay cướp chánh quyền và tiếp tục cầm quyền gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho xã hội, quê hương, dân tộc, tổ quốc và đặc biệt là cho chính bản thân và gia đình của chúng ta. Lúc ấy, có thức tỉnh thì cũng đã quá muộn rồi. Nói một cách khác, “We are deserved for what we have or have not done politically” (“khi nói đến chánh trị, thể chế hay chánh quyền mà chúng ta có là do chính những gì chúng ta đã hay không làm chánh trị ”) hay “ Thành môn thất hoả, uơng cập trì ngư - Cửa thành cháy thì cá dưới ao cũng bị vạ lây”.

    Cách đây gần 3 thập niên, trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư Huy đã viễn kiến nhận ra được và tỏ ý quan ngại về hệ quả của quan điểm “phi chánh trị” này của người Việt Quốc Gia hải ngoại như sau:

    “Đối với người Việt Nam hiện cư ngụ ở quốc ngoại, thái độ phi chánh trị có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể phát xuất từ nhu cầu phải tôn trọng luật pháp của nước trong đó mình cư ngụ bắt buộc mình phải tự chế trong lời nói hay việc làm có liên hệ trực tiếp đến nền chánh trị nước ấy. Sự tự chế này thật sự không ngăn cản người VN thương nước tích cực hoạt động để giúp đỡ đồng bào hay tranh đấu để giải thoát dân tộc mình khỏi ách độc tài của bọn cộng sản Hà Nội. Nhưng thái độ phi chánh trị cũng có thể phát xuất từ ý muốn chối bỏ nguồn gốc Việt Nam của mình và bỏ mặc đồng bào còn đói rách khổ sở trong nước để hoàn toàn hội nhập vào xã hội đã tiếp đón mình. Trong trường hợp sau này, phi chánh trị có nghĩa là chấp nhận cho CSVN cai trị VN mãi mãi. Bỡi vậy, bọn CSVN khi nhận thấy rằng chúng không có hy vọng lôi kéo người VN cư ngụ nước ngoài theo chúng, đã mỡ chiến dịch xúi giục mọi người theo thái độ phi chánh trị. Do đó chủ trương phi chánh trị lại trở thành một hành động giúp cho bọn CSVN duy trì chánh quyền của chúng ở VN”.

    Cộng Sản VN hôm nay đang khai thác tối đa những quan điểm sai lầm và tiêu cực này trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như người dân ở trong nước để duy trì quyền lực và địa vị độc tôn độc đảng của mình trên dân tộc VN bất kể hậu quả. Một mặt họ tung ra những hình thức bôi nhọ và chia rẽ mọi hội đoàn đoàn thể, cộng đồng đặc biệt là các tổ chức hay đoàn thể hay cộng đồng có uy tín hay khả năng về đấu tranh chánh trị để cho quần chúng hãi ngoại hoang mang, không tin tưởng và xa lánh. Một mặc khác họ khai thác tối đa quan niệm “làm từ thiện, làm đạo, làm văn hoá, làm văn nghệ, làm nghệ thuật là phải không làm chánh trị” để thủ lợi, để tránh bị chỉ trích lên án về những hành vi và chánh sách TÀ TRỊ của họ, đồng thời chia rẽ gây mâu thuẫn giửa cộng đồng người Việt hãi ngoại với những người trẻ, những tổ chức từ thiện và tôn giáo trong cũng như ngoài nước. Nói một cách khác, tiền trợ giúp giảm đói, giảm nghèo thì đảng nhận, đảng cho nhưng nguyên nhân và thủ phạm TÀ TRỊ đưa đến cái nghèo cái đói thì là “chánh trị” không được nói, miễn bàn chỉ nên nhắm mắt, bịt tai làm từ thiện và tôn giáo mà thôi. Vì lên tiếng hoặc có phản ứng là “làm chánh trị”.

    Nếu chúng ta không lên tiếng nói cho CHÁNH TRỊ thì chúng đã vô tình cho phép CSVN tiếp tục tạo ra, duy trì và phát triển một thứ KỸ NGHỆ (Industry) TÔN GIÁO và TỪ THIỆN tại VN: một bên thì tiếp tục bỏ tiền của ra để giảm đói, giảm nghèo (CHÁNH), một bên kia thì tiếp tục sản xuất ra nghèo, đói và bất công (TÀ) nhưng bên chánh thì bị chiêu dụ để cho rằng việc GIÚP hay GÓP PHẦN LÊN TIẾNG để TẮT cái máy sản xuất ra nghèo đói không phải là chuyện hay bổn phận của tôi vì tôi “KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ”. Phe điều khiển máy sản xuất ra nghèo đói và bất công chỉ mong có thế!!!

    Như đã nói trên, nếu chúng ta hiểu cho thấu đáo và đúng đắn ba chử “làm chánh trị” thì chúng ta càng theo đạo, chúng ta càng theo đuổi những công việc từ thiện xã hội, chúng ta viết lách hay sáng tác VÀ LÊN TIẾNG để cho xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và hoàn mỹ hơn đều là làm chánh trị rồi đó. Vì làm chánh trị không đồng nghĩa với làm chánh quyền hay tham chánh, mà là lên tiếng, bày tỏ thái độ, có phản ứng, và tranh đấu bảo vệ lẽ phải, công bằng, sự thật và quyền làm người của xã hội, quốc gia và dân tộc như là một bổn phận và nghĩa vụ thiên liêng, bất khả phân ly và bất khả xâm phạm của một con người, nên dù là một tu sĩ hay là một nghệ sĩ, văn nhân hay là một người bình thường không là ai hết chúng ta vẫn có bổn phận LÀM CHÁNH TRỊ và có thái độ, tiếng nói chánh trị đối với chính quền TÀ TRỊ song song với những công việc từ thiện hay tôn giáo hay văn hoá, văn nghệ mà chúng ta đang làm.

    Vì thế, đi biểu tình, lên án những hành vi vi phạm nhân quyền, phản đối hành động bán nước của CSVN, lên tiếng chính thức bênh vực cho những quyền lợi căn bản của giáo dân, của người nghèo, cô thế để cho con người và đất nước VN được tốt đẹp và công bằng hơn là LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG NGHĨA, LÀ HÀNH ĐẠO ĐÚNG NGHĨA VÀ LÀM VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ ĐÚNG NGHĨA. Những công việc tốt đẹp và cao cã của chúng ta phải có những điều kiện và giới hạn được đặt ra đối với TÀ QUYỀN CSVN. Nếu cần chúng ta thà không làm còn hơn là mang tội đồng loã hay trợ giúp làm lợi cho bóng tối, tội ác và đi ngược lại với lương tâm.

    Cộng sản VN cho rằng ai chỉ trích hay để ý đến việc của “Nhà Nước” là làm chánh trị, nhưng đi theo, ủng hộ và tùng phục Đảng CS thì lại không là chánh trị. Đảng CSVN chỉ mong mọi người tiếp tục nghĩ rằng hễ đã làm đạo, từ thiện, văn hoá, văn nghệ thì không thể có thái độ, lập trường và lên tiếng về chánh trị và quốc sự. Hoà thượng Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các nhà văn đang bị bắt bớ, giam cầm trong nước đã và đang là những tấm gương cho thấy thế nào là làm chánh trị trong khi vẫn làm trọn vẹn vai trò tôn giáo, văn sĩ của mình. Xin đừng để TÀ QUYỀN và TÀ TRỊ CS tiếp tục lừa gạt và diễn giải sai lạc vai trò và quyền hạn CHÁNH TRỊ của chúng ta một lần nữa.

    Xin Giáo sư linh thiêng soi sáng và phù hộ cho người Việt hãi ngoại và trong nước tinh thần và trí tuệ minh mẫn để nhìn ra thủ đoạn “Phi Chánh Trị” này của CSVN đễ sớm đoàn kết và quang phục quê hương.

    Nguyễn Thế Phong
    Melbourne, 31-7-2010

    Back to top
    « Last Edit: 26. Oct 2010 , 05:08 by N.Trinh »  
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #177 - 03. Nov 2010 , 16:48
     

    Chuyện người Samurai...


       
    Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”
        Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
        Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
        Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

        Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường.
        Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”
        Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn.
        Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
        Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
        Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

        Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
        “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.”
        .......
        Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

    Back to top
     

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    kienmay
    YaBB Newbies
    *
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 35
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #178 - 23. Dec 2010 , 17:19
     

    LÀM SAO ĐỂ GIỮ VỮNG ĐƯỢC CĂN CƯỚC TỴ NẠN CHÍNH TRỊ?


    Sau ngày 30/4/1975, cả triệu người Việt chúng ta bằng cách này hay cách khác, đã phải rời bỏ quê hương vì không chấp nhận sống dưới chế độ độc tài cộng sản dã man. Số người này, nay có thể lên tới gần ba triệu người do sự sinh sản hoặc bảo lãnh.
    Lúc đầu, tinh thần chống Cộng của người Việt tỵ nạn rất cao, nên hầu như bất cứ có một cơ hội nào để hội họp hay biểu tình đả đảo Việt Cộng, đồng bào cũng tham gia rất đông đảo và tinh thần lúc nào cũng hăng hái và tích cực. Cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) lúc nào cũng được giơ cao, bài quốc ca lúc nào cũng được hát lớn để hùng hồn minh chứng cho lập trường không đội trời chung với Việt Cộng Sản của người Việt tỵ nạn.


    Nhưng kể từ ngày Việt Cộng bắt đầu cho phép những người Việt hài ngoại về thăm quê hương và nhất là từ ngày Mỹ bắt đầu ký bang giao với Cộng Sản Việt Nam, số cán bộ Việt Cộng công du ngoại quốc càng ngày càng nhiều, số sinh viên du học ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ cũng càng ngày càng đông; một số người Việt hải ngoại vì muốn đi về làm ăn với Việt Cộng nên lập trường của họ đã trao đảo, một số khác còn công khai ca tụng, tâng bốc Việt Cộng. Trong khi đó thì bọn Việt Cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản lại cố tìm cách làm lu mờ hình ảnh người Việt tỵ nạn Cộng Sản nhằm xóa bỏ tội ác của chúng hòng dễ xâm nhập vào cộng đồng của người Việt tỵ nạn. Chúng đã dùng áp lực ngoại giao yêu cầu các chính phủ Mã Lai, Nam Dương phải phá bỏ những bia, những đài tưởng niệm tỵ nạn Cộng Sản được đồng bào vượt biên tỵ nạn Cộng Sản xây tại các đảo tỵ nạn như Pulau Bidong ở Mã Lai và Galang ở Nam Dương.
    Tại các nước đồng bào VN tỵ nạn định cư, chúng xúi dục những thành phần tỵ nạn có lập trường trao đảo hoặc thân Cộng bỏ quốc kỳ VNCH, không hát quốc ca VNCH như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tại San Fernando ở California, và đề nghị xóa bỏ hai chữ tỵ nạn trong các danh xưng của các hội đoàn, các cộng đồng như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tai Úc Châu. Vì thế, nếu chúng ta không có phương cách nào để bảo vệ căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta, thì chắc chắn căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta sẽ mất.


    Luật Sư Đoàn Thanh Liêm đã nhìn thấy vấn đề nên gần đây có viết một bài nhan đề: “Phải giữ vững căn cước tỵ nạn chính trị”, nhưng tiếc rằng ông đã không đưa ra một phương sách cụ thể nào để giữ vững được căn cứơc tỵ nạn chính trị của chúng ta. Ông nói: “Trong mấy năm gần đây, chánh quyền Hanoi đã vươn cánh tay dài ra ngoài nước để tìm cách ve vãn, lũng loạn các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ đã đưa ra cả một chính sách dựa trên Nghị quyết số 36 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản, nhằm o bế và khống chế khối đông đảo người Việt sinh sống ở ngoài nước như chúng ta. Và họ còn dùng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nhằm gây chia rẽ, mâu thuẫn, đố kỵ trong lòng đại khối người không cộng sản, theo đúng chiến thuật cố hữu “Chia để Trị”, mà chế độ độc tài nào cũng thường hay áp dụng hầu giữ vững ngai vàng của mình. Và tiếc thay, đã có một số ít người xưa nay vẫn ở trong hàng ngũ người tỵ nạn như chúng ta, mà gần đây đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho chính sách này của đảng cộng sản. Cái thứ “Đạo quân thứ năm này” đã thấy lai rai xuất hiện trong một số tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội và ngay cả tôn giáo nữa. Do vậy, mà đã có hiện tượng chao đảo về lập trường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong hàng ngũ người tỵ nạn chúng ta.”


    Luật Sư Đoàn Thanh Liêm có đưa ra ba khẳng định:
    1/ Khẳng định 1: Với tư cách là công dân Hoa Kỳ, chúng ta không thể làm điều gì trái với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể vận động để chính phủ Mỹ có đường lối chính sách phù hợp với lý tưởng của chúng ta là tranh đấu cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền.
    2/ Khẳng định 2: Việc đấu tranh cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền là nhiệm vụ của khối đại đa số đồng bào trong nước. Nhiệm vụ của chúng ta, những người Việt hải ngoại, chỉ là hỗ trợ.
    3/ Khẳng định 3: Chúng ta là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản của mình.
    Cả ba khẳng định trên, hai khẳng định đầu là nói về phương cách đấu tranh của chúng ta. Chỉ có khẳng định 3 nói về vấn đề cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản, nhưng rất tiếc ông đã không đưa ra một phương sách nào cả.
    Để bổ túc cho vấn đề này, tôi xin đưa ra 3 phương sách sau:
    I/ Đối với cá nhân: Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN.
    Như trong bài “Vấn đề quốc tịch…” của tôi viết cách nay ít lâu, tôi có nói: “Chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man của Việt Cộng chứ chúng ta không hề từ bỏ quốc tịch Việt Nam . Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng. Theo luật quốc tịch của Việt Cộng thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta phải do bọn chúng chấp thuận.


    Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm nạp đơn xin giữ quốc tịch VN thì trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân Việt Nam. Nhưng hồi tịch để làm gì? Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.
    Chúng ta đã dứt khoát không chấp nhận chế độ độc tài CS và bỏ nước ra đi để tỵ nạn, thì tại sao chúng ta nay lại đút đầu vào thòng lọng cho chúng thắt lại? Xin đừng vì những lời dụ dỗ ngon ngọt của chúng, xin đừng vì một chút lợi danh hão huyền mà bọn chúng đưa ra để rồi sẽ ân hận cả đời vì một khi chúng ta đã xin giữ quốc tịch VN hay xin hồi tịch VN tức là chúng ta đã từ bỏ tư cách tỵ nạn Cộng Sản và từ bỏ căn cước tỵ nạn Cộng Sản của chúng ta. Chúng ta trở thành công dân của nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN tức công dân Việt Cộng và lẽ dĩ nhiên chúng ta và con em chúng ta phải có những bổn phận và nghĩa vụ đối với nước “CHXHCNVN” dù chúng ta ở VN hay ngoại quốc như đóng thuế, đi quân dịch. Tới lúc đó thì có hối cũng không kịp.
    II/ Đối với các Hội Đoàn và Cộng Đồng:


    1/ Trong Nội Quy của các Cộng Đồng hay Hội Đoàn, dù là Hội Ái Hữu, mục đích và tôn chỉ phải ghi rõ lập trường và tôn chỉ của Hội là không chấp nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào.


    2/ Trong các sinh hoạt cộng đồng, phải có chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH Trong các sinh hoạt cộng đồng dù chỉ có tính cách văn hoá hay giải trí, chúng ta luôn luôn phải đòi hỏi ban tổ chức phải có phần nghi lễ chào cờ Việt Mỹ* và hát quốc ca Việt Mỹ. Nếu thấy ban tổ chức thiếu sót, chúng ta phải mạnh dạn phản đối và đặt vất đề ngay với ban tổ chức. Mạnh dạn lên sân khấu nói thật lớn nếu không mượn được micro.
    Ngay cả trường hợp thấy một tên thân Cộng nào tới dự cũng nên báo ngay cho ban tổ chức biết và yêu cầu họ phải mời tên đó ra khỏi hội trường. Nếu ngại đụng chạm thì cũng nên tỏ bầy quan điểm với người khác để họ lên tiếng. Nếu không bảo nhau phản đối lớn tiếng được thì bảo nhau cùng gõ lớn tiếng vào bát đũa. Hành động này chẳng có gì là bất hợp pháp và cũng chẳng đụng chạm tới ai mà sợ.


    III/ Trong phần văn nghệ phụ diễn, tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn không những là một tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản mà còn là một tên Cộng sản nằm vùng. Trước 1975, hắn đã được nhiều ông lớn che chở trốn quân dịch. Thay vì làm những bản nhạc nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hắn đã làm những bản nhạc tình ủy mị, những bản nhạc “phản chiến”. Thực ra hai chữ này chúng ta dùng không đúng. Thực ra chúng ta đâu có gây ra cuộc nội chiến này ? Chính bọn Việt Cộng đã cố tình gây ra cuộc nội chiến này để xâm chiếm miền Nam. Bởi vậy chúng ta phải gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản động mới đúng.
    Chúng ta đã kết tội hắn là một tên ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản, một tên Cộng Sản nằn vùng vậy mà chúng ta lại để cho một ca sĩ lên hát nhạc Trinh Công Sơn, rồi chúng ta lại vỗ tay hoan hô ? Thế là thế nào ? Liêm sỉ để đâu? Lập trường để đâu?
    Không phải chỉ để ý tới những bài hát, mà ngay cả những màn trình diễn ảo thuật hay những câu chuyện tiếu lâm, cũng phải được xem hay nghe trước và phải có thái độ dứt khoát nếu thấy có hại cho lập trường chống Cộng. Như vụ xé cờ VNCH vừa qua ở Virginia vừa qua, nếu ban tổ chức cũng như người tham dự có lập trường chống cộng rứt khoát rõ ràng thì đâu có để cho màn ảo thuật mà ảo thuật gia mời ông Hội Trưởng Hội Hải Quân vùng Virginia lên xé cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) làm tư, bỏ vào thùng biến thành con chim bồ câu (tượng trưng cho hòa bình) xẩy ra? Hoặc nếu đã đễ lỡ xẩy ra thì cũng phải có phản ứng tức thì , mạnh dạn và cương quyết để tỏ rõ lập trường chống Cộng rứt khoát của chúng ta chứ không thể ngồi yên gục mặt xuống ăn uống như không có chuyện gì xẩy ra.
    Tóm lại, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải phân ranh rõ ràng làn ranh Quốc Cộng. Chúng ta phải cương quyết tuân theo ba điều nói trên là:

    1/ Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN

    2/ Các Hội Đòan và Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS phải ghi rõ lập trường của người Việt tỵ nạn Cộng Sản là không chấp nhận chế độ CSVN dưới bất cứ hình thức nào và phải chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
    3/ Trong phần văn nghệ phụ diễn tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn. Các tổ chức, các đoàn thể, các hội đoàn không thiếu gì các tướng tá đã từng vào sinh ra tử, không thiếu gì các vị trí thức đã từng đảm trách những nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia, mỗi khi thấy bọn thân Cộng, bọn Việt gian nghênh ngang trước mặt giở trò nịnh bợ VC hãy can đảm đứng lên phản đối.

    Chỗ ngồi trong các tiêm ăn hay trong các trung tâm cộng đồng đâu có vinh dự gì và thức ăn cũng đâu có ngon lành gì mà ngồi yên để mang tiếng là hèn nhát, là vô cảm? .

    LS Lê Duy San


    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #179 - 04. Feb 2011 , 09:19
     

    Tết đến, nghĩ về... BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC QUA BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG


    ...





    BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC QUA BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG



    Quý vị nào thử tạm giam mình trong một phòng kín nhỏ không có ánh đèn, không ánh mặt trời, trần trụi cô đơn, mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa với chén cơm pha nước muối, trong vòng 1 tuần lễ, thì có lẽ mới hiểu được phần nhỏ nào về sự thèm khát không khí gia đình, hơi thở hạnh phúc và cuộc sống của con người - nhất là trong những dịp Tết đến. Tôi đã phải sống như vậy trong suốt 3.697 ngày đêm – 10 năm 1 tháng 17 ngày - chưa kể đến gần một trăm lần bị tra tấn dã man. Những năm đầu bị giam, tuy ngoại cảnh mỗi ngày như mọi ngày, nhưng khi biết Tết đến thì lòng tôi cũng xốn xang, gợi nhớ nhiều kỷ niệm riêng, thương về gia đình bặt tin, hành trình chưa trọn. Nhưng những năm sau, thân xác kiệt quệ vì thiếu dinh dưỡng, đầu óc chỉ còn cố nghĩ đến cách sinh tồn để đối phó với hoàn cảnh đơn độc, tôi không còn mong nhớ gì về Tết. Tự tập luyện cho mình cách sắp xếp vào kho “đông lạnh” trí óc những gì không là hiện thực. (Cũng như bây giờ, tôi tự “đông lạnh” vô nhiễm trước những xuyên tạc dèm pha của những kẻ ác tâm). Chỉ có hai chuyện vào dịp Tết trong tù tôi còn nhớ rõ. Liên quan đến việc giáo dục tuổi trẻ dưới chế độ cộng sản mà họ gọi là “trăm năm trồng người”, và việc cố gắng tồn tại dưới tận cùng đáy vực để nuôi hy vọng còn sống, tiếp tục cuộc hành trình tâm nguyện.

    Tết đầu tiên vào năm 1982 tại trại tù Thanh Liệt ngoại ô Hà Nội, (tôi bị bắt và bị chuyển từ Paksé (Lào) về giam tại đây vào cuối tháng 10.1981), tôi lạc loài ngay chính trên quê hương mình là Việt Nam nói chung. Nhìn qua song sắt ô cửa nhỏ xà lim, tôi thấy một bé gái khoảng 4-5 tuổi chạy chơi qua lại. Tôi nhớ đến con tôi là Cu-Lỳ, hai mẹ con bơ vơ không biết sống ra sao tại Úc. Cháu gái đến gần ô cửa nhìn tôi, cười ngây thơ. Có lẽ là con của một cán bộ cai tù nào đó. Chiều nào cũng vậy, cháu đến “thăm” tôi, líu lo nói chuyện, và đưa mấy mẩu giấy báo vụn nhờ tôi xếp máy bay, tàu thủy, cười thật dễ thương. Ngày Tết, cháu cho tôi một cây kẹo gừng. Rồi tôi không còn gặp cháu nữa. Khi tôi đã ở tù 5 năm, cũng vào dịp Tết, tôi lại thấy một cô gái khoảng 10 tuổi đi qua phòng giam. Đúng là cháu gái trước đây. Lòng tôi nao nao và gọi cháu. Cô gái nhìn tôi không nói gì cả, bỏ đi. Tôi ngậm ngùi, cô đơn, nép sát đầu vào song sắt ô cửa, nhìn theo, cố tìm lại nụ cười bé thơ đã mất rồi.

    Khi tôi ở tù đến năm thứ 10, ngẫu nhiên cũng vào dịp Tết, tôi lại thấy một thiếu nữ khoảng 15 tuổi đi qua phòng tôi. Tôi đã bị nhốt riêng một xà lim suốt 10 năm, không chuyển phòng, không được ra ngoài lao động, bắt đầu đứng không vững, và nếu có kiếng thì có lẽ cũng không dám soi nhìn mặt mày mình ra sao. Nhìn cô gái đã lớn, đi qua chầm chậm, tôi nhận rõ nét mặt không có nhiều thay đổi, tôi mừng quá gọi lớn: “Cháu ơi, còn nhớ ông không?”. Lúc ấy không có cán bộ bảo vệ đi tuần tra, có lẽ là dịp Tết nên tù được chút thong thả hơn. Bất ngờ, cô ta dừng lại, trừng mắt nhìn tôi và nói: “Câm mẹ cái mồm lại, đồ phản động, ngụy quân ngụy quyền!”. Rồi lạnh lùng bỏ đi. Tôi thực sự đau lòng, ngỡ ngàng chẳng biết nói sao. Cũng là một cô gái, vào thế hệ con tôi, lúc 5 tuổi thì vui cười ngây thơ, nhờ tôi xếp giấy làm đồ chơi, khi lên 10 tuổi thì im lặng bỏ đi, và đến lúc thành thiếu nữ 15 tuổi thì lại mắng vào mặt một ông tù già là “Câm mẹ cái mồm lại, đồ phản động!” Có lẽ cháu gái này không hiểu nghĩa của những chữ “phản động, ngụy quân ngụy quyền” là gì, nhưng lệnh trên đưa xuống bắt học thuộc lòng từ trong lớp, nên cứ nói như máy. Nếu có ai đọc được bài luận văn của một học sinh trung học trong nước đã viết “Nguyễn Huệ là dũng sĩ diệt Mỹ cứu nước”, hoặc một bài khác “Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, được một cán bộ vớt lên và kết nạp cho vào Đảng ta”... thì đừng lấy làm lạ và đừng cho là tôi “bôi bác chế độ”. Tôi đã được đọc nhiều bài viết như vậy từ trong nước gửi ra sau này. Chỉ có chế độ cộng sản mới “trồng người” như vậy, tiêu diệt nghĩa-tình giữa con người với nhau, và xuyên tạc Lịch Sử, Văn Học.
    Thêm một chuyện Tết trong tù. Có nhiều người (có kẻ dè bĩu, có người “ngây thơ”) – chưa từng bị tù dưới chế độ cộng sản - lắc đầu không tin những gì anh em tù nhân chính trị chúng tôi kể hoặc viết lại, cho rằng anh em chúng tôi đã phịa thêm, cường điệu tả oán để làm động lực đấu tranh hoặc xin tình thương hại. Có đôi khi họ lại dửng dưng phê phán: “Nhục nhã và đói khổ như thế, tại sao không chết đi mà cố sống để làm gì?” Chúng tôi đã tự trả lời cho chính mình: “Mẹ Việt Nam đâu có cần tất cả những đứa con yêu phải chết đi, phải cố sống để tiếp tục con đường đã chọn, và làm nhân chứng về một chế độ vô đạo nhất trong lịch sử Dân Tộc”.

    Vào dịp Tết năm 1985 trong tù, dù tôi đã quên tất cả hương vị về Tết, chung quanh tôi chẳng có gì đáng để gợi nhớ, nhưng đêm giao thừa năm này lòng tôi bỗng dưng rộn ràng khi nghe có tiếng pháo lẹt đẹt nổ bên kia vách tường trại tù, xã Thanh Liệt, thuộc huyện Thanh Trì. (Trước năm 1975, tôi có quen thân với nhiều bạn từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, cho biết là huyện Thanh Trì đã nổi tiếng về sản xuất bánh cuốn. Nói đến “Bánh cuốn Thanh Trì” thì ai cũng biết là ngon đặc biệt. Tiện đây, tôi xin viết thêm vài dòng về hơn một triệu người đã dũng cảm lìa quê cha đất tổ, di cư vào Nam. Đồng bào di cư là những chứng nhân sống về chế độ cộng sản bạo tàn tại miền Bắc, và hào khí chống cộng từ những địa danh Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm... đã được ghi vào lịch sử chống cộng của Dân Tộc với những nét vàng son, lẫm liệt, lưu truyền cho hậu thế. Không ai được quyền mạ lỵ làn sóng di cư anh hùng này, cũng như bây giờ không ai được quyền hạ nhục làn sóng di tản của đồng bào ta sau ngày quốc nạn 30.4.1975). Dịp Tết này có một số tù mới, dân đi học hoặc lao động từ Liên Xô, Đông Âu, trở về, mang theo hàng lậu bị bắt vào giam. Suốt ngày đêm đám tù này la lối om sòm, kêu gọi nhau ơi ới từ phòng này sang phòng khác. Có thể đều là đám “c.o.c.c.” (con ông cháu cha) nên mới được đi “lao động quốc tế” hoặc “du sinh” để kiếm ăn, chẳng sợ cai tù, chỉ bị tạm giam vài ngày, lại còn được gia đình thăm nuôi tiếp tế đầy đủ. Vào đêm Giao Thừa, có tiếng the thé vang lên, giọng “Hà Nội mới” thật khó nghe, phô trương đểu cáng: “Tiên sư bố nó, tiếp tế bánh chưng làm gì lắm thế. Mười mấy chiếc như thế này thì ông làm sao ăn cho hết! Ông chỉ ăn nhân thịt bên trong cho vui, còn thì vứt mẹ hết ra cống cho chuột ăn”. Tôi nằm nghe mà cồn cào cả ruột gan vì đói, vì lạnh, nuốt nước miếng ừng ực. Hoa cả mắt, tưởng chừng như thấy mấy cái bánh chưng đong đưa trước mặt. Vói tay nắm bắt, chỉ thộp được mấy con muỗi. Mấy ngày Tết này, có một cán bộ quản giáo biết tôi khéo tay và hội họa, nhờ tôi làm mấy loại hoa giả bằng giấy bạc bao thuốc lá để trang trí Tết. Tôi thường tự tạo ra nhiều “nghề” để kiếm thuốc lào hút. Thông thường, tôi dùng chút cơm để dán hoa giấy, nhưng dại gì, cơm tù còn không đủ ăn, hơi đâu mà phí phạm. Tôi nghĩ ngay đến nếp bánh chưng. Tôi nói với tên cán bộ là nếu có xôi nếp để dán hoa giấy thì “cực kỳ tốt”, có tù nào dư thừa bánh chưng thì lấy cho tôi một ít. Tên cán bộ nghe nói, trả lời ngay: “Thoải mái, thoải mái, tưởng gì chứ bánh chưng thì thiếu gì, các buồng trong trại được tiếp tế nhiều lắm cơ”. Và tôi đã được một gói nếp bánh chưng to, ai đã ăn hết nhân đậu bên trong rồi. Tôi để dành một ít để dán hoa giấy, còn lại thì đợi đến khuya mở gói bánh chưng còn thừa ra, gỡ sạch những lớp xôi còn dính chặt vào tờ giấy báo, cắn nhẹ từng miếng, ăn trong bóng tối lờ mờ, và ứa nước mắt. Hương vị Tết mọn trong tù. Tôi nhớ đến gia đình vợ con bên Úc chẳng biết ra sao, thương tủi cho thân mình, cô đơn quạnh quẽ giữa hai bờ tử-sinh. Bên kia xóm, nhà ai đang vặn to một băng nhạc duy nhất mà tôi được nghe đi nghe lại từ suốt mấy năm qua tiếng hát của Thanh Thúy với bài Nửa Đêm Ngoài Phố. “Buồn vào hồn không tên...”. “Nhạc vàng”, có lẽ phát ra từ nhà của tên cán bộ nào đó đã đem từ miền Nam ra như là “chiến lợi phẩm”. Tôi đặt lại lời ca, lẩm nhẩm hát một mình, đón Tết tù. “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhai bánh chưng một mình... ôi bánh chưng đời tù...”.

    Tết năm đó, tôi có tạm đủ hương vị: bánh chưng thừa, nhạc “vàng” rè, hoa giấy làm bằng bao thuốc lá, và... có cả nước mắt cô đơn. Tôi đau lòng trong hoàn cảnh cay nghiệt này, nhưng tự tha thứ cho mình vì đấy không phải là nỗi nhục lớn trong lẽ sinh tồn của một người tù bị biệt giam, không thẹn với lương tâm và chính khí. Cố sống để tiếp tục còn đường còn dang dở với mộng chưa tròn. Dù sao, tôi cũng thấy “nhợn” trong lòng, thương mình và thương cả Dân Tộc đang bị đọa đày xuống tận cùng khổ nạn bởi một chế độ phi nhân. Càng thương lại càng tìm mọi cách cố tồn tại, miễn không làm những điều hèn hạ ô danh, để mong một ngày nếu còn sống sẽ tiếp tục đóng góp công sức và kinh nghiệm đời cùng Toàn Dân sớm quang phục quê hương. Miếng bánh chưng Tết trong tù này là một trong hàng trăm tư liệu tôi thêm vào hành trang hiện tại để tiếp bước đấu tranh.
    Tôi vừa nhai miếng bánh chưng thừa vừa miên man nhớ về những ngày Tết xa xưa và tại hải ngoại. Lại nhớ đến những câu thơ tôi từng viết vội trong cuốn sổ tay mang theo trên các nẻo đường hành quân thuở còn binh lửa.

    Tiếng thét Đống Đa hùng vọng
    Thăng Long lồng lộng tinh kỳ.
    Ô kìa! ngựa hí voi đi
    Dấu xưa hoàng sử còn ghi bây giờ.
    Vì đâu hoa gấm thành Thơ
    Vì ai xin hẹn dưới cờ tuốt gươm...


    Trong bóng tối phòng giam, tôi thấy hiện ra trước mắt những bữa cơm Tết được dọn ra với bóng dáng cha mẹ và anh chị em tôi đang quây quần trong một căn nhà nép mình sau lũy tre xanh ven sông Thu Bồn. Âm hưởng của những mùa Xuân quê hương lại về với tôi. Theo phong tục cổ truyền, không có một gia đình Việt Nam nào, dù đang sống lưu vong hoặc tại quê nhà, mà không có những bữa ăn với bánh chưng và dưa hành trong dịp Tết. Ngoại trừ những gia đình quá cơ cực đói nghèo, và những kẻ lang thang “lạnh lùng nhìn thiên hạ đón Xuân sang”. Mơ về những chiếc bánh chưng xưa, trong bữa ăn hoặc được trưng bày tại các quầy thực phẩm trong siêu thị Việt Nam ở hải ngoại, tôi chợt thấy màu sắc quê hương đạm bạc qua vỏ bọc lá chuối xanh tương phản với cảnh tượng văn minh hào nhoáng và tráng lệ nơi xứ người. Chiếc bánh chưng đáng lẽ được đặt trên mâm gỗ trong một không gian phảng phất hương trầm ngày Tết, bây giờ lại được sắp xếp trong lồng kính sáng loáng, siêu thị máy lạnh, làm cho tôi có ý nghĩ không biết chiếc bánh chưng hay là mình đang lạc loài đâu đây? Nhưng dù sao, lòng tôi không khỏi rộn ràng nhớ đến biết bao kỷ niệm đã qua trong đời, mỗi độ Xuân về Tết đến, và dòng suy tưởng lại đi xa hơn, về với cội nguồn Dân Tộc.

    Tôi không có đủ khả năng và kiến thức để lạm bàn sâu xa về Văn Hiến Dân Tộc, nhưng cũng đã góp nhặt được đôi điều suy luận cao quý từ các bậc Cha Ông, đặc biệt về biểu tượng chiếc bánh chưng cổ truyền. Xin ghi nhớ với tấc lòng hoài niệm của một con dân luôn hướng về Quốc Tổ, dù đang sống trong tận cùng đáy vực lao tù này.

    Ngày nay, với dòng thời gian cuồn cuộn chảy theo mệnh nước nổi trôi, có lẽ vẫn còn một số người cùng thế hệ với tôi, và nhất là đối với Tuổi Trẻ Thời Đại, không hề biết đến biểu tượng tinh thần của Dân Tộc gói trọn trong chiếc bánh chưng. Được dọn lên thì ăn, ăn nhiều thì chán, và trong các sinh hoạt ngày Tết của cộng đồng cũng như của gia đình tại hải ngoại, đi đâu cũng thấy bánh chưng. Ít người tự đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao phải có bánh chưng trong những ngày Tết ?”, và kể từ ngày nền Văn Hiến Dân Tộc thành nguồn văn tự đến nay, đã qua hơn bốn nghìn năm rồi, biểu tượng tinh thần của nòi giống Lạc Việt vẫn còn thể hiện qua nhiều hình thức không hề bị mai một với thời gian. Nghĩa Tình vẫn còn tiềm tàng đâu đó, mặc dù tại hải ngoại cuộc sống vật chất đang cuốn xoay chúng ta vào hướng không phải phương Đông và tại quê nhà thì chế độ cộng sản đang cố tình hủy diệt cội nguồn văn hóa Dân Tộc.

    Trước hết, chiếc bánh chưng được gói theo hình VUÔNG, tượng trưng cho hình tượng của ĐẤT. Đất ở đây có nghĩa là mảnh Đất từ chốn chôn nhau cắt rốn, mẫu ruộng, thửa vườn, chứ không phải là quả đất hình tròn mà khoa học nhân loại đã chứng minh. Hình VUÔNG còn mang ý nghĩa của sự VUÔNG TRÒN thủy chung, của Lòng Người đối với nhau giữa nhân quần xã hội, và trên hết, đối với Quê Cha Đất Tổ. Lá chuối màu XANH tượng trưng cho màu HY VỌNG, một mùa Xuân thanh khiết. Những sợi dây cột bằng lạt tre, nói lên nghĩa RƯỜNG CỘT bảo vệ non sông qua lũy tre làng bao bọc Lòng Người. Những hạt nếp màu TRẮNG, thực phẩm nuôi sống giống nòi như lúa gạo, trong tinh thần trong sáng, keo sơn gắn bó với nhau, không gợn màu Đen của Ác Nghiệp, của lòng người vốn dĩ đầy rẫy Tham Sân Si. Những hạt đậu xanh đã được đãi vỏ thành màu VÀNG làm nhân ở giữa chiếc bánh là màu của HÒA BÌNH NHÂN ÁI, và những lát thịt mỡ tượng trưng cho niềm mơ ước về một cuộc sống sung túc, thịnh vượng. Nói sao cho cùng về ý nghĩa cao thâm của nền Văn Hiến Lạc Việt, những ẩn dụ tinh thần mà Ông Cha chúng ta đã để lại cho con cháu nghìn sau trong nghĩa vụ bảo tồn và phát huy truyền thống Dân Tộc?

    Ngoài các ý nghĩa về màu sắc và hình tượng, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những ẩn dụ tinh thần khác, không phải do các thế hệ hậu sinh cưỡng đặt hoặc suy tưởng thêm mà chính là do sự tìm tòi nghiên cứu của các bậc thức giả về cội nguồn Dân Tộc. Ví dụ như việc cắt bánh chưng chẳng hạn. Thời nay, người ta thường cắt bằng dao, nhưng chính ra, theo đúng cách thức cổ truyền thì phải cắt bằng chính những sợi dây lạt tre gói bánh như các bà mẹ già thường làm một cách thận trọng và đều tay, chia các phần bánh bằng nhau. Theo tôi nghĩ, có lẽ các Cụ ngày xưa kiêng không muốn dùng dao để cắt bánh vì nỡ nào dùng dao để cắt chính miếng ĐẤT đã nuôi dưỡng mình, nỡ nào cắt ruột cắt gan mà không đau lòng? Lại còn nữa, các phần bánh chia đều nhau mang thêm ý nghĩa của sự CÔNG BẰNG, phân chia điền thổ cho dân. Phần ngoài là ĐẤT TƯ HỮU, gọi là Tư Điền, bao quanh phần giữa là ĐẤT CÔNG HỮU, gọi là Công Thổ. Mọi người dân đều có đất riêng để canh tác mưu sinh, còn phần Công Thổ là để cho Làng Xã phụ trách cai quản, mọi người chung nhau cày cấy, lấy lợi tức mà thờ cúng Tổ Tiên chung, lo việc cho dân cho nước, tựa hồ như một loại thuế mà mọi người đều đồng lòng đóng góp để chung lo việc an sinh xã hội với nhau, cùng nhau đùm bọc sau lũy tre làng. Sau này, qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều chế độ đã ban hành chính sách Cải Cách Điền Địa, Người Cày Có Ruộng, Tư Công Hữu Lợi, đều do ý nghĩa cao thâm phát xuất từ việc phân chia từng miếng bánh chưng đều nhau. Đau lòng thay, ngày nay trên quê hương chúng ta, tuy cũng có những ngày rộn rịp đón chào năm mới nhưng chế độ cai trị chỉ chuyên về lý thuyết giáo điều chứ trên thực tế thì người dân ngày càng Vô Sản còn tầng lớp thống trị thì tận hưởng của công. Tinh thần Công Bằng giữa Tư Điền và Công Thổ lưu truyền từ biểu tượng chiếc bánh chưng đã không còn nữa. Đấy là chưa kể tới thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất tang thương nhất của Dân Tộc mà người cộng sản đã phóng tay, rập khuôn theo Tàu Cộng, giết hại biết bao dân làng vô tội, triệt tiêu mọi công bằng xã hội sau lũy tre xanh, đảo ngược mọi tôn tri trật tự truyền thống về đạo đức của xóm làng, nền móng của quê hương đất nước.

    Tôi nằm trong xà lim tăm tối trong đêm Giao Thừa với tâm trạng nhớ nước, thương nhà và thương chính mình, như con chim lạc bầy đang quay đầu về núi, tìm lại những mùa Xuân Dân Tộc đã qua. Tôi đã suy tưởng trong đêm cô lạnh đến bản Hiến Pháp đầu tiên của Dân Tộc qua biểu tượng chiếc bánh chưng, khi tôi đang ứa nước mắt thầm nhai mẩu bánh chưng thừa để cố sinh tồn. Màu sắc thanh bình hạnh phúc, phú cường an lạc, Tư-Công đồng đều, đùm bọc nhau mà sống trong xã hội cùng chung nòi giống với Nghĩa Vuông Tròn Chung Thủy, keo sơn gắn bó để bảo tồn nền Văn Hiến muôn đời của Dân Tộc. Đấy là lời căn dặn đến từ Quốc Tổ, đấy là bản Hiến Pháp bất thành văn nhưng đậm đà tình tự Dân Tộc và Lẽ Công Bằng trong mọi cuộc sống của con người mãi đến hôm nay và ngày mai con cháu. Nhưng chính con người đã bỏ quên và chính con người cộng sản đã cố tình hủy diệt tinh thần cao thượng này. Tôi lại chợt nhớ đến một trang huyền sử với lời dặn dò của Tổ Lạc Long Quân nói cùng các con khi nào gặp cơn nguy biến thì cứ gọi “Bố ơi, Bố đi đằng nào, xin hãy về cứu chúng con!”, tức thì uy linh cảm ứng, Cha Rồng sẽ hiện về ngay. Giờ đây, trong nỗi niềm suy tưởng về tinh thần mấy nghìn năm Văn Hiến của Dân Tộc qua chiếc bánh chưng ngày Tết, trong sự lo sợ về hiểm họa diệt vong của giống nòi qua suy đồi đạo lý và bao cảnh bất công, qua sự thần phục quỳ lụy của chế độ cộng sản trước bọn bành trướng phương Bắc, chúng ta nên cùng nhau khấn nguyện “Xin Bố hãy về cứu chúng con”, sau khi đã tròn tâm tận lực trong nghĩa vụ làm người yêu Nước chân chính.

    Võ Đại Tôn
    (Úc Châu)
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #180 - 17. Feb 2011 , 05:34
     


    MÔ PHẬT… RỰC RỠ QUÁ!


    Bài của  Uyên Hạnh      


    Hình một ông sư hay sư ông dưới đây với chiếc xe gắn máy, áo quần, mũ, dép, xách tay, và kể cả cái khẩu trang cũng màu vàng thật sự quá rực rỡ và quá đặc biệt! Đặc biệt vì màu vàng được sử dụng một cách sai lầm chỉ với mục đích trình với ”đời” rằng đây là một… nhà tu!

    ...


    Ngày xưa khi đi giáo hóa, Đức Phật quấn trên người một tấm tảo y (là một mảnh vải màu vàng cam, loại vải rẻ nhất tại Ấn Độ dùng để bọc thi hài người nghèo khi mai táng). Đức Phật đi chân đất, tay ôm bình bát khất thực để tiếp xúc với mọi người mà truyền giáo pháp cứu nhân độ thế. Tu sĩ Phật giáo được giáo huấn bỏ dần những ràng buộc của đời sống đầy vật chất, sửa đổi những thói quen trói buộc con người, vì thế chúng ta biết tu sĩ không trau chuốt cá nhân ngoại hình nên tu sĩ Phật giáo mặc áo nâu, áo lam và cạo mái tóc của mình.

    ...


    Các tu sĩ Phật Giáo là những người xuất gia (rời xa gia đình sống trong chùa tu hành và hành đạo). Trong các sinh hoạt tại chùa cũng như khi đi ra ngoài các tu sĩ thường mặc chiếc áo hoại sắc, bình thường chúng ta thấy là màu nâu sẫm, hoặc màu lam (màu khói hương).
    Y phục và mái tóc làm con người bị mất thời giờ và bị lệ thuộc. Bỏ được những thói quen săn sóc áo quần sửa soạn mái tóc giúp người tu Phật không dùng thì giờ vào những chuyện ”trau chuốt” ngoại hình, mà dùng thời giờ tu tập bản thân và làm việc thiện cứu khổ giúp đời.
    Chiếc áo màu vàng đối với người tu Phật là chiếc áo cà sa, tu sĩ nhà Phật chỉ mặc khi có nghi lễ, khi tụng kinh và khi hành lễ. Tu sĩ Phật Giáo chỉ mặc áo nâu sòng hoặc áo lam khi đi lại ngoài đường phố.
    Hiện thời chúng ta đã thấy có một nghề mới đó là nghề ”tu sĩ Phật Giáo”. Nhiều người thế tục, nghĩa là người chưa xuất gia để vào chùa cầu đạo và sống đời tu hành thanh tịnh, lại ”hành nghề tu sĩ” bằng cách khoác lên người chiếc áo màu vàng và đi lại hỏi tiền đóng góp của bà con Phật tử giàu từ tâm cho những việc xây chùa, tu sửa chùa, đúc chuông, ấn tống kinh sách, cầu an, cầu siêu cứu trợ nạn nhân bão lụt, trẻ em mồ côi thất học v.v…Chúng ta hãy cẩn thận, đồng tiền góp vào sẽ chỉ làm giàu cho cá nhân những ”tu sĩ” giả danh nầy.                                                   

    Người học Phật được dạy rõ ba chữ BI TRÍ DŨNG.
    BI là thiện tâm là biết cứu khổ và đem lại niềm vui cho người khác.
    TRÍ giúp ta thấy được thật giả.
    DŨNG là năng lực giúp người Phật tử giữ vững được niềm tin.

    Chúng ta tin rằng, bằng nhiệt tình bằng tấm lòng chúng ta sẽ giúp nhau vững bước trên con đường tu học. Chúng ta tin rằng, bằng cái nhìn sáng suốt và thiện ý chúng ta sẽ cùng nhau đánh đổ được giả trá và gian xảo của cuộc đời. Chúng ta tin rằng, với niềm tin được hun đúc chúng ta sẽ giúp nhau sống an vui và bình yên hơn.



    Copy từ Trang Khoa Học
    Back to top
    « Last Edit: 17. Feb 2011 , 05:38 by Dau Do »  

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    Hoa Hạ
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 1628
    CA, USA
    Gender: female
    Sự thù ghét trở lại chủ nghĩa cộng sản.
    Reply #181 - 18. Feb 2011 , 10:56
     
    Hôm nay tác giả Dennis Prager có viết một bài liên-quan đến Việt Nam.
    Bài này được đăng trên một số nhật báo và Internet.  Xin tạm dịch ra đây như sau:

    Sự thù ghét trở lại chủ nghĩa cộng sản.

    "Thật khó dằn được cảm-xúc riêng - đặc biệt là sự tức giận - suốt trong chuyến đi Việt Nam của tôi vào tuần trước. Tôi càng khâm-phục người Việt bao nhiêu - sự thông minh, yêu đời, phẩm giá và làm việc chăm-chỉ - tôi càng cảm thấy tức giận những người cộng sản về việc họ mang lại quá nhiều khổ đau cho người Việt (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng tôi nữa) trong thế kỷ thứ 20 này.
    Bất hạnh thay, những người cộng sản vẫn còn cai trị nước này. Thế nhưng Việt Nam ngày nay chỉ còn theo mỗi một cách còn lại để thoát khỏi sự nghèo khổ. nói gì đến thịnh vượng: chủ nghĩa tư-bản và kinh-tế thị-trường. Vậy thì cái lý do mà hai triệu người Việt đã chết trong Chiến tranh Việt Nam đã hy-sinh đúng ra cho mục đích gì?
    Tôi muốn hỏi một trong các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam câu hỏi này. "Thưa đồng chí, ông đã từ bỏ tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của ông đã nhân danh:tài sản cộng đồng, hợp tác xã nông nghiệp, kế hoạch trung-ương chỉ đạo và chủ-nghĩa quân-sự, trong số nhiều điều khác nữa. Nhìn lại, vào thời đó, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đáng yêu của ông đã hy sinh hàng triệu đồng bào Việt Nam cho mục đích gì?"
    Không có câu trả-lời hợp lý. Chỉ có lời nói dối và lời nói thật, và sự thật thì không hợp lý. Lời nói dối là câu trả lời được đưa ra bởi các người cộng sản và nó được lập lại, giống y như tất cả các lời nói dối của cộng sản, bởi cái cánh tả không cộng sản trên thế giới. Lời nói dối đó đã (và đang tiếp tục) được dạy tại hầu hết các đại học phương Tây, và đã và còn tiếp tục được truyền bá bởi mọi giới truyền thông trên hành tinh này: Cộng sản Việt Nam, gồm cả Bắc Việt và Việt Cộng, chỉ chiến đấu thuần túy cho nền độc-lập quốc gia chống lại sự thống trị của ngoại bang.
    Trước hết họ chiến đấu chống người Pháp, kế tiếp là người Nhật và sau đó là người Mỹ. Thế hệ trẻ Hoa Kỳ còn nhớ rằng họ đã được nhắc đi nhắc lại rằng Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, rằng ông ấy yêu thích Hiến Pháp Hoa Kỳ mà Hiến Pháp Việt Nam của ông ấy đã mô phỏng theo, và đã chẳng mong muốn điều gì khác hơn là nền độc-lập của Việt Nam.
    Đây là sự thật: mọi nhà độc tài cộng sản trên thế giới đều là kẻ có tính hoang tưởng, sùng bái cá nhân, tham quyền, khát máu, Hồ Chí Minh thì cũng không khác. Ông ấy đã sát hại đối lập, tra tấn chỉ có Trời biết không biết bao nhiêu người Việt vô tội, cưỡng bách hàng triệu người chiến đấu cho ông ấy - phải, cho ông ấy và cho Đảng Cộng Sản đẫm máu của ông ấy, được hậu thuẫn bởi một tên sát nhân mọi thời đại Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ tối dạ tại Hoa Kỳ lại hô to "Ho,ho, Ho Chí Minh" tại các cuộc biểu tình phản chiến và họ mô tả Hoa Kỳ thực sự mới là kẻ giết người Việt. - "Này, này, LBJ, ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ ngày hôm nay?"
    Cộng sản Việt Nam đã không chiến đấu chống Hoa Kỳ cho nền độc lập của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề muốn cai trị người Việt Nam, và có một tình trạng  hoàn toàn tương tự chứng minh cho điều này:Chiến tranh Triều Tiên. Thế Hoa Kỳ chiến đấu chống Cộng sản Triều Tiên có phải là để cai trị Hàn quốc hay không? Hay phải chăng 37,000 chiến binh Mỹ chết tại Triều Tiên là để cho người Đại Hàn được hưởng tự do? Ai là người có được tự do hơn tại Việt Nam - những người sống tại miền Nam không cộng sản (với tất cả những khuyết điểm của nó) hay là những người sống dưới chế độ cộng sản Hồ chí Minh tại miền Bắc?
    Hoa Kỳ chiến đấu để giải phóng chứ không phải để cai trị các xứ. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải là Mỹ, là có ý muốn cai trị người Việt. Nhưng lời nói dối lại được loan truyền rộng rãi và hữu hiệu đến độ đa số thế giới - ngoại trừ những người Mỹ ủng hộ chiến tranh và những thuyền nhân Việt Nam và những người Việt khao khát tự do - tin tưởng rằng Hoa Kỳ chiến đấu để lấy tài nguyên, cho một "đế quốc Mỹ" hoàn toàn giả tưởng trong lúc cộng sản Việt Nam chiến đấu dành tự do cho người Việt.
    Tôi đến "Vietnam War Remnants Museum" (Bảo tàng viện Tàn tích Chíến tranh Việt Nam) - nơi có ba tầng lầu trưng bày các hình ảnh chống Mỹ của Đảng Cộng Sản. Chẳng có gì làm tôi ngạc nhiên - chẳng phải sự thiếu vắng một lời chỉ trích cộng sản Bắc Việt hay Việt Cộng, hay là sự đe dọa rộng rãi mạng sống của những người không chịu chiến đấu cho cộng sản, hay những người đem sinh mạng ra đánh đổi lấy cuộc vượt thoát bằng thuyền, thà chấp nhận chết đuối, bị cá mập ăn thịt, hay bị tra tấn hay hiếp dâm bởi hải tặc, hơn là sống dưới sự cai trị của những người cộng sản, những người đã "giải phóng" miền Nam.
    Tương tự như thế, cũng chẳng đáng ngạc nhiên là có một sự khác biệt rất nhỏ nhặt về lịch sử Việt Nam do Đảng Cộng Sản nói với những gì bất cứ sinh viên đại học được dạy bởi bất cứ một trường đại học nào và bởi ngay cả bất cứ giáo sư tại Hoa Kỳ, Âu châu, Á châu hay Châu Mỹ La tinh.
    Tôi chấm dứt chủ đề mà tôi đã khởi đầu ở trên - người Việt Nam. Viếng thăm Việt Nam mà không phát sinh thiện cảm với người Việt Nam là điều không thể nào không có được. Tôi hy vọng rằng tôi sẽ còn sống đến ngày để nhìn thấy dân tộc Việt Nam thoát khỏi lời dối trá của cộng sản vẫn còn thấm đượm cuộc sống hàng ngày của họ, để hiểu rằng cái chết của mỗi người Việt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là một sinh mạng bị phí phạm, thêm một hy sinh nhân mạng trong tổng số 140 triệu sinh linh trên bàn thờ của một thần thánh giả dối khát máu nhất trong lịch sử: chủ nghĩa cộng sản." .

    My revived hatred of communism
    Dennis Prager

    Posted: February 15, 2011, 1:00 am Eastern

    It was difficult to control my emotions – specifically, my anger – during my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese people – their intelligence, love of life, dignity and hard work – the more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.
    Unfortunately, communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity: capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one of the communist bosses who run Vietnam that question. "Comrade, you have disowned everything your Communist Party stood for: communal property, collectivized agriculture, central planning and militarism, among other things. Looking back, then, for what precisely did your beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow Vietnamese?"
    There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.
    The lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was repeated, like virtually all communist lies, by the world's non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually every Western university and was and continues to be spread by virtually every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national independence against foreign control of their country.
    First, they fought the French, then the Japanese and then the Americans. American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi Minh was Vietnam's George Washington, that he loved the American Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more than Vietnamese independence.
    Here is the truth: Every communist dictator in the world has been a megalomaniacal, cult of personality, power-hungry, bloodthirsty thug. Ho Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting for him – yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party, backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral idiots in America chanted "Ho, ho, Ho Chi Minh" at antiwar rallies, and they depicted America as the real murderers of Vietnamese – "Hey, hey, LBJ, how many kids did you kill today?"
    The Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese independence. America was never interested in controlling the Vietnamese people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War. Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was (and remains) a freer human being – a Korean living under Korean communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea where America defeated the Korean communists?
    And who was a freer human being in Vietnam – those who lived in non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived under Ho, ho, Ho Chi Minh's communists in North Vietnam?
    America fights to liberate countries, not to rule over them. It was the Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and so effectively that most of the world – except American supporters of the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned for liberty – believed that America was fighting for tin, tungsten and the wholly fictitious "American empire" while the Vietnamese communists were fighting for Vietnamese freedom.
    I went to the "Vietnam War Remnants Museum" – the Communist Party's three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me – not the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by pirates, rather than to live under the communists who "liberated" South Vietnam.
    Equally unsurprising is that there is little difference between the history of the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just about any college student will be told in just about any college by just about any professorin America, Europe, Asia or Latin America.
    I will end with the subject with which I began – the Vietnamese. It is impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I live to see the day when the people of Vietnam, freed from the communist lies that still permeate their daily lives, understand that every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most bloodthirsty false god in history: communism.
    Back to top
    « Last Edit: 18. Feb 2011 , 10:58 by Hoa Hạ »  
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #182 - 02. Mar 2011 , 09:09
     
    Mất Cắp

    Lê Nguyên Hồng


    Một nhà báo bị mất cắp, kẻ cắp đã lấy trộm của gia đình anh hàng tỷ đồng. Cuối cùng anh bị tên trộm đó mưu sát vì hắn bị anh phát giác, và anh phải sang thế giới mới. Đau đớn cho anh nhà báo ấy, tên trộm chính là kẻ đồng sở hữu tài sản với anh, kẻ đó vừa buộc phải tự thú và bước chân vào chốn lao tù. Gia đình anh hoàn toàn đổ vỡ, tan nát: Anh chết, mẹ của các con anh đi tù, có thể còn lãnh án tử hình về tội giết người. Hai đứa trẻ của gia đình ấy bơ vơ, hàng tỷ đồng nợ nần còn đó…

    Trên đây là những thông tin vắn tắt về vụ nhà báo Hoàng Hùng ở Long An bị giết hại bằng cách tẩm chất cháy và đốt gây bỏng nặng, sau đó tử vong tại bệnh viện chợ rẫy – Sài Gòn. Chung quy vấn đề cũng bắt nguồn từ chuyện mất cắp…

    Ở đời có rất nhiều thứ có thể bị mất cắp: Tài sản, tiền, tình, lòng tin vv... Có trường hợp đòi lại được những gì đã mất, nhưng nhiều trường hợp là “một đi không trở lại”.

    Người dân nghèo ở Việt Nam hôm nay đang bị mất cắp hàng ngày. Tên trộm bất nhân cứ thẳng tay thò vào túi móc tiền người dân mà họ không hề hay biết. Họ không biết thật, vì có 50 ngàn đồng trong túi, một người công chức nọ tiêu trong một buổi sáng đã gần hết: Mua báo, uống cà phê sáng, ăn một tô phở, còn lại đúng 10 ngàn đồng, anh ta đã hết tiền để đủ mua một lít xăng…

    Anh ta chợt nhớ lại: Chỉ cách nay khoảng 3 năm thôi, với 50 ngàn trong túi, anh ta đã đủ chi cho cá nhân trong hai ngày, có 2 bữa sáng bình dân, và còn dư tiền đổ xăng cho chiếc xe máy Tàu cà tàng, chiều về còn mua cho đứa con đang học cấp 1 mấy cây kem. Tên trộm nào đã lấy mất của anh 50% số tiền? Không ai khác, đó là tên Gía, nói đầy đủ là “giá cả leo thang”, hay là nạn lạm phát.

    Hãy làm một con tính tạm ước rất nhỏ thôi, người giàu bù cho người nghèo, mỗi ngày một người dân Việt Nam mất cắp trung bình là 20 ngàn đồng. Nếu nhân với khoảng 85 triệu dân, con số đó sẽ là 1 ngàn 700 tỷ. Nếu lấy số này nhân với 30 ngày trong tháng và 365 ngày trong năm thì con số đó thật khủng khiếp. Đó là chỉ nói đến lĩnh vực tiêu thụ thiết yếu. Nếu liệt kê ra các giao dịch tài chính, và lưu thông tiền tệ khác trên đất nước Việt Nam, thì đó mới là con số mất cắp đáng e ngại, cố thể làm sụp đổ nền tài chính quốc gia…

    Chuyện tiền bạc, nếu bị mất cắp thì có thể “khéo co thì ấm”, và hồi phục bằng cách cắt giảm chi tiêu, tăng cường lao động. Nhưng còn có nhiều thứ khác thì không thể tiết kiệm hay “chế biến” cách nào, vì nó vô hình và mang những giá trị cũng khá trừu tượng. Ta hãy cùng liệt kê ra xem, người dân Việt Nam còn đang bị mất cắp những gì?

    Mất cắp nguồn gốc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà sử học Dương Trung Quốc tuyên bố: “Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn. Nếu có tiếp cận phương Tây thì chỉ là tiếp cận văn minh bề ngoài, phương tiện sống, kiến thức. Chẳng hạn chúng ta biết tiếng Anh, nhưng không hiểu nền văn minh của Anh là như thế nào”. Thật vậy, nếu làm một cuộc khảo sát nhỏ thì sẽ thấy đại đa số học sinh, sinh viên ngày nay không thuộc Lịch Sử nước nhà, không hiểu đâu là cội nguồn dân tộc, không biết gì về văn hiến ngàn năm…

    Mất cắp danh dự. Chúng ta đã mất hết danh dự, khi nhượng bộ cho Trung Quốc nhiều vị trí chiến lược quan trọng trên đường biên giới đất liền, mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Ngư dân Việt Nam bị bắt cóc đòi tiền chuộc ngay trên vùng biển của quê hương mình. Nhiều trường hợp người Việt gây án, quậy phá ở nước ngoài, cướp bóc, buôn bán ma túy, trồng Cần Sa vv… Hiện nay có hàng chục ngàn (con số thực có thể lên đến hàng trăm ngàn) cô dâu Việt lấy chồng Đài, chồng Hàn, chồng Trung, mà để trở thành nàng dâu xứ lạ, mỗi người đã phải trải qua những cuộc “coi mắt” hoàn toàn lõa lồ cho những gã đàn ông ngoại xem, như một món hàng. Thậm chí có cả chục phụ nữ Việt tình nguyện làm thuê bằng cách đẻ mướn cho người nước ngoài, không phải bằng phương pháp cấy ghép trong ống nghiệm mà là thụ tinh trực tiếp – Một hình thức mang thai hộ hết sức vô nhân đạo - Trước đây chưa từng được nghe trên thế giới, vừa bị phát hiện tại Bangkok – Thái Lan. Chẳng phải vô cớ mà tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã phải thốt lên “tôi nhục nhã khi mang hộ chiếu Việt Nam”.

    Mất cắp nhân tính. Ngày nay nếu không có việc cần thiết thì không mấy người lương thiện nào thích bước ra khỏi nhà mình. Vì ra khỏi cửa là có thể gặp cướp bóc, chém giết, hãm hiếp tràn lan, người ta sẵn sàng lao vào ẩu đả nhau, đâm chém, thậm chí dùng cả súng để hạ sát nhau, nguyên nhân xuất phát chỉ vì một va chạm nhỏ trong giao thông, mà một lời xin lỗi cho cả hai phía là đã quá đủ để làm hòa. Đến nỗi, không hiểu vì thiếu hiểu biết hay căm ghét cuộc đời nghèo túng của mình mà muốn trả thù đời, một số người trồng rau chỉ vì một bó rau giá vài ngàn bạc, đã sẵn sàng sử dụng thuốc trừ sâu cực độc, sẵn sàng phun các loại hóa chất, và cả dầu nhớt vào rau trước ngày thu hoạch, rồi vô tư đem bán…

    Mất cắp văn hóa. Người nước ngoài đến Việt Nam không thể đoán được gạch lát nền các trung tâm sinh hoạt văn hóa công cộng như Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô, Nhà hát lớn ở Hà Nội, Sân khấu Lan Anh, Trống Đồng, Nhà hát kịch ở Sài Gòn làm bằng loại đá hoa nào. Kỳ thực nó được các nam thanh nữ tú dùng bã kẹo cao su “tô điểm” thành những hoa văn có một không hai. Rồi lễ hội hoa trở thành lễ hội cướp hoa, đường phố, vườn hoa, công viên ở những nơi đông người, sau những ngày lễ và mỗi tối thứ bảy đều ngập ngụa rác thải. Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho nền văn hóa bị vong bản như ở Việt Nam hiện nay. Mọi thứ đều được đặt trên giá trị đồng tiền. Thanh thiếu niên càn quấy, tụ tập lập băng đảng đua xe, hút chích, thác loạn. Người ta quay cuồng, hối hả trong sự đảo điên, mà đích đến chỉ là vật chất, tiền bạc và nhục dục…

    Mất cắp giáo dục. Chưa bao giờ và có lẽ là không có nơi nào trên thế giới xảy ra quá nhiều những chuyện tày trời về tha hóa, mất đạo đức trong ngành Giáo dục và quan hệ thầy trò như ở Việt Nam: Thầy giáo cưỡng dâm học sinh, đưa học sinh vào con đường bán dâm cho các đại gia cán bộ nhà nước, học sinh chém cô giáo vì bị cho điểm kém, thầy cô say sưa móc túi phụ huynh học sinh trong “dịch vụ” học thêm dạy thêm. Rồi chuyện chạy lớp chạy trường, nạn bằng cấp giả mạo, bằng cấp thật kiến thức giả, Bộ giáo dục loay hoay hàng chục năm trời vẫn không thể cho ra đời, dù chỉ một bộ sách giáo khoa tiểu học cho hoàn chỉnh (chưa dám nói đến các cấp cao hơn), thôi thì đủ thứ chuyện ngang tai trái mắt vô phạm trong ngành Giáo dục…

    Mất cắp sự công bằng. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, nó chỉ mang tính tương đối. Nhưng chưa bao giờ nó lại thể hiện việc bị mất cắp rõ rệt như hiện nay. Câu nói “con vua thì lại làm vua” chẳng có sai. Nếu là con cái một quan chức cấp huyện trở lên đến trung ương, hay từ cỡ giám đốc chẳng hạn, thì chắc chắn người đó sẽ có cơ hội vào học tại các trường có đầu ra “ngon ăn”, tức là dễ kiếm việc làm, lương cao, có việc ở thành thị. Cao hơn thì sẽ được đi du học nước ngoài bằng tiền tham nhũng, hoặc bằng tiền học phí công khai do nhà nước chi trả. Chưa bao giờ lũ con ông cháu cha lại ngông nghênh hợm hĩnh, cao ngạo và trác táng như hiện nay. Người ngay thẳng, chống tiêu cực, thì bị trù dập trả thù dã man và hèn hạ. Hệ thống công quyền đang tự tạo ra những mối quan hệ giữa các cá nhân nắm quyền ở mọi cấp, bằng một sợi dây xích nhằng nhịt, kết nối bởi tiền – Quyền, giống như một băng đảng xã hội đen. Một sự đảo lộn trật tự đến chóng mặt, quay cuồng…

    Mất cắp quyền sống. Một con người sẽ chỉ là một con vật nửa người khi bị tước quyền sống, quyền tự do. Bởi vậy nhân loại mới đặt vấn đề Nhân quyền lên hàng đầu trong các quyền sống của con người. Nhưng ngày nay chuyện đó là chuyện xa sỉ ở Việt Nam. Anh muốn chỉ trích ai cũng được, lên án ai cũng được, nhưng trừ chính quyền ra. Nếu vi phạm điều này thì ngay lập tức có
    “hai chiếc Còng”, đó là điều 88
    Bộ luật hình sự sẽ “bập” vào tay anh
    . Anh có đất đai, nhà cửa nhưng không được trao đổi, mua bán vì rơi vào một dự án treo. Anh có nhà nhưng không được sửa chữa vì đây là phố cổ, làm gì cũng phải cần được nhà nước cho phép vv và vv… Tóm lại con người của anh chỉ thuộc về anh một phần, còn lại thì thuộc quyền của Đảng, của nhà nước, anh có quyền sở hữu thân thể nhưng không có quyền sở hữu hành vi chính đáng của mình…

    Mất cắp lòng tin. Hệ lụy và là kết quả của mọi sự mất cắp, đó là mất lòng tin. Lòng tin là cái mà người ta thường phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng nên, nhưng nó lại rất dễ bị mất đi, vì chỉ cần “một sự bất tín” là “vạn sự bất tin” ngay.

    Trước đây người dân tin vào Đảng, vào bác Hồ, vì được nghe tuyên truyền là “Bác và Đảng sống cho dân cho nước”. Nhưng rút cục, bác Hồ cũng là người dối trá, tự viết sách ca ngượi bản thân mình (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch - Trần Dân Tiên), bác cũng có vợ, thậm chí còn có tới hai, ba vợ (Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân…). Mà trái khoáy ở chỗ: Vợ Bác cũng không nhận, con Bác cũng chẳng dám công khai.

    Đối với Đảng thì ngày nay các “quan” Đảng từ cấp xã phường đến trung ương, họ đều là những người giàu có hơn hẳn người dân lao động. Một bộ phận lớn cán bộ nhà nước đã trở thành các đại gia, triệu phú, tỉ phú tiền Dollar Mỹ, nhờ vào tham nhũng, cướp bóc, bòn rút của dân, của quốc gia, bằng đủ mọi hình thức.

    Người dân mạnh ai nấy sống cho riêng mình, xã hội đã phân hóa rõ ràng tầng lớp bị trị và kẻ thống trị. Nhà nước sợ nhân dân nổi loạn chống chính quyền, nhân dân sợ nhà nước lừa dối, đàn áp. Vậy còn ai tin ai?

    Mất cắp, đó chính là kết quả của sự thờ ơ, bàng quan của mỗi người dân với cuộc sống.


    Nếu ta không cảnh giác, không ngăn chặn, chúng ta sẽ còn tiếp tục mất, và còn mất nhiều hơn, toàn diện hơn. Hãy cảnh giác với những tên trộm ngày, là quan chức nhà nước, mặt bóng nhẫy, đi xế hộp mặc complete, mở miệng ra là nói “vì dân, do dân”. Bọn chúng mới đích thị là những tên đã gây nên các vụ trộm và vấn nạn mất cắp trên toàn cõi Việt Nam.

    Lê Nguyên Hồng



    vuonhoa



    Admin delete đoạn này vì không thích hợp.


    flower4u flower4u flower4u


    Thưa Admin,

    cái hình 88 nó giống y chang 2 chiếc còng số 8 nên em có ý kêu gọi chị em LVD đừng đem dzô nhà ! (tại tin dị đoan sợ "ủ tờ " lắm ! Tongue

    Xin Admin vui lòng giải thích vì sao & vì sao không thích hợp ạ ! Rất cám ơn Admin nhiều

    TN


    Back to top
    « Last Edit: 09. Apr 2011 , 22:41 by TuyetNgo »  
     
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #183 - 05. Apr 2011 , 02:50
     
    Câu chuyện về một keo không và tách cà phê :


    Khi nào bạn thấy không có đủ thời gian trong 24 tiếng để xữ lý mọi việc lớn nhỏ, bạn hãy nhớ lấy câu chuyện này nhé
    !
                             

    Một giáo sư triết học lúc lên lớp đã đưa cho nhóm sinh viên xem một cái keo không rồi đặt vào đấy những quả banh đánh golf.

    Xong rồi ông hỏi cử tọa : " Các em thấy cái keo này đã đầy chưa? "

    - "Thưa GS, đã đầy rồi !", nhóm SV đồng thanh trả lời

    Vị GS mới lấy một hộp bi vả đổ vào keo.

    các viên bi đã trám vào chổ trống giữa các quả banh.

    Vị GS lại hỏi đám học trò của ông thế cái keo đã đầy chưa?
    Cả nhóm lại trả lời đồng loạt : VÂNG, đã đầy rồi !

    Sau đó GS đã lấy một bịch cát đổ tiếp vào trong keo.

    Dĩ nhiên là cát đã bít hết khoảng trống trong keo và GS lại hỏi đám SV cái keo đã đầy chưa?

    Tất cả đều trả lời là keo đã đầy .

    Tức thì GS chế vào keo hai tách cà phê.
       
    Và dĩ nhiên là cà phê đã choán kín khoảng trống giữa các hạt cát !

    Các Sinh Viên đồng thanh cười to !

    Đợi chúng cười xong, Giáo Sư mới nói :

    "Tôi muốn ví cái keo như cuộc đời của các em

    Những quả banh golf       tượng trưng cho những điều quan trọng với bản thân các em như gia đình, con cái, sức khỏe, nói chung là những gì làm các em đam mê.
    Cuộc đời của các em có thể nói là đầy đủ nếu các em mất mọi thứ nhưng vẫn giữ được những yếu tố quan trọng này.

    Những viên bi     là những thứ thiết yếu khác như công việc làm, nhà cửa, xe cộ vv...

    Cát    tượng trưng cho những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
    Nếu tôi đổ cát vào keo đầu tiên hết  thì sẽ không có chổ cho các viên bi hay quả banh golf..

    Trong cuộc sống cũng vậy.
    Nếu chúng ta cống hiến  hết năng lực và thời gian cho những việc nhỏ thì chúng ta sẽ không bao giờ có chổ cho những điều thực sự quan trọng.

    HÃY CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG ĐIỀU THIẾT YẾU  TẠO NÊN HẠNH PHÚC CHO T A 
    Hãy nô đùa với con cái (hoặc cháu chắt !!),
    hãy đi khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 2 lần,
    hãy đi giải trí cuối tuần với chồng hoặc vợ của mình, hãy cùng tập một môn thể thao.

    Hãy giúp người bạn đời của mình rửa chén, hoặc sửa vòi nước trong bồn tắm vv...

    Các em hảy đặt vào keo đầu tiên hết là những quả banh golf , tức là tập trung năng lực và thời gian cho những điều quan trọng nhất trong đời người: gia đình, con cái, sức khỏe cúa các em!

    Hãy thiết lập các ưu tiên, những gì còn lại chỉ toàn là cát mà thôi !

    Một trong các Sinh Viên giơ tay lên hỏi:

    " Thưa Giáo Sư, thế tách cà phê tượng trưng cho điều gì ạ ?"
     
    Giáo Sư mỉm cười và đáp:

    " Câu hỏi hay đấy !
    Đó là để chứng minh cho thấy ngay cả khi cuộc sống của các em đã hoàn toàn  đầy đủ nhưng vẫn còn chổ cho một tách cà phê nhâm nhi cùng một người bạn !

    MD sưu tầm
    Back to top
    « Last Edit: 05. Apr 2011 , 02:54 by ChíchChoè »  
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #184 - 08. Apr 2011 , 02:08
     
    Tại sao phải hét to?


    ...


    Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng: “Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau?”


    Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: “Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”


    Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: “Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”


    Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.


    Sau cùng ông bảo: “Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”


    Ngưng một chút, ngài lại hỏi: “Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”


    Rồi ngài lại tiếp tục: “Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”


    Ngài kết luận: “Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”


    www.anlac.co.cc
    Back to top
    « Last Edit: 08. Apr 2011 , 02:08 by ChíchChoè »  
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #185 - 09. Apr 2011 , 00:05
     
    ChíchChoè wrote on 05. Apr 2011 , 02:50:
    Câu chuyện về một keo không và tách cà phê :



    Kính thưa Admin,

    Em xin được phép thắc mắc bài của em "chê" vị gs triết học "lên lớp" với triết lý "vinh thân phì gia - tiền thầy bỏ túi - ru ngủ tuổi trẻ - để nhốt cuộc đời vào hủ keo" bị biến đâu mất rồi ! sao lạ dzị !Hay là..... Ý ẹ có con....

    ...

    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    admin
    YaBB Administrator
    *****
    Offline



    Posts: 514
    Canada
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #186 - 09. Apr 2011 , 01:23
     
    TuyetNgo wrote on 09. Apr 2011 , 00:05:
    Kính thưa Admin,

    Em xin được phép thắc mắc bài của em "chê" vị gs triết học "lên lớp" với triết lý "vinh thân phì gia - tiền thầy bỏ túi - ru ngủ tuổi trẻ - để nhốt cuộc đời vào hủ keo" bị biến đâu mất rồi ! sao lạ dzị !Hay là..... Ý ẹ có con....

    ...




    Tất cả những gì Tuyết viết, đều được lưu giữ lại, trong trường hợp Tuyết cần đọc lại, hoặc thắc mắc.  Tuyết vào đọc Admin viết trả lời Tuyết ở tin nhắn riêng nhé.
    Back to top
     
    WWW  
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #187 - 09. Apr 2011 , 21:33
     

    Suy Nghĩ Về Lời Cảm Ơn



    Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật…
    Một ngày kia,căn bệnh ung thư quái ác đã cướp mất sinh mệnh của một chàng trai trẻ. Bạn bè anh, những người thân yêu của anh họ nghĩ gì? Có người ngửa mặt lên trời mà kêu: Ông trời không có mắt. Còn anh,những ngày cuối cùng trên giường bệnh anh chỉ muốn viết một bài văn nhưng do quá yếu chưa kịp viết xong thì đã ra đi.
    Tiêu đề của bài văn ấy là hai chữ: “Cảm Tạ”.
    Bệnh nặng như thế, anh biết mình sẽ ra đi khi tuổi trẻ, khát vọng sống đang nóng bỏng trong tim nhưng lời cuối cùng anh nói với nhân thế là “Cám ơn”.
    Tôi rất yêu hai chữ này, đó là câu nói đẹp nhất của nhân loại. Những người phù phiếm giải thích từ cám ơn là “từ xã giao”. Những người được dạy dỗ nghiêm khắc từ nhỏ cũng biết biến từ cám ơn thành câu nói cửa miệng. Nhưng chỉ có người đi gần hết đoạn cuối của hành trình nhân sinh, tưởng nhớ lại những gió mưa bão táp, những ân huệ mà cuộc sống đã ban tặng thì nghẹn ngào nói: “Cám ơn!”. Câu cám ơn này mới khiến người ta cảm động.
    Phàm những ai không muốn nói từ cám ơn thì đó là người kiêu ngạo, ngang tàng và nhạt nhẽo. Anh ta là sản phẩm của xã hội công thương nghiệp. Anh ta cảm thấy anh ta không nợ ai, không xin ai. Những thứ anh ta đang có đều là những thứ anh phải được có, do công sức anh bỏ ra, không cần phải nói lời cảm ơn ai cả.
    Nhưng tôi biết rằng tôi chẳng “phải được” có thứ gì cả. Tôi xuất hiện trên thế giới này với hai bàn tay trắng, chẳng có ai “phải” yêu tôi, chẳng có ai “phải” nuôi dưỡng tôi, chẳng có ai “phải” quên ăn mất ngủ vì tôi. Cho dù tôi có nộp học phí đi chăng nữa nhưng sự quan tâm dạy dỗ chân thành của thầy cô là do tôi mua được đấy ư? Tôi đã bỏ tiền ra mua gạo thật đấy nhưng chẳng lẽ vài đồng bạc ấy có thể đền đáp được sự vất vả của những nông dân hay sao? Không cần phải đợi đến lúc tuổi già sầm sập đến gõ cửa, mà ngay từ bây giờ khi còn đang trẻ khoẻ tôi cũng cần phải học nói từ “Cảm ơn!”.
    Trong một cuốn cổ học tinh hoa có viết: “Mỗi sáng sớm hãy thắp một nén nhang để cảm tạ tam quang”. Đáng để chúng ta cảm tạ lẽ nào chỉ có Thiên – Địa, Nhật – Nguyệt, Tinh Thần? Chủ thể của thiên địa tam quang há không đáng để chúng ta cảm tạ ư? Trong vũ trụ mênh mang vô cùng vô tận này, chúng ta đã bỏ ra cái gì mà lại được ngồi ung dung hưởng thụ như thế? Chúng ta đã đặt mua bầu khí quyển? Đã đặt mua ánh sáng mặt trời mặt trăng? Mỗi một giây chúng ta đều hít thở không khí, chúng ta có phải nộp thuế không? Chúng ta đã dùng biết bao nhiêu nước? Tất cả sự bố thí đó là của ai vậy?
    Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn. Nếu như hương hoa thơm phải mất tiền, nếu mỗi năm thảm cỏ trên thảo nguyên bao la thay áo mới có giá trị trao đổi ngang với thảm trải nhà, nếu dãy núi Hymalaya, núi Thái sơn mà “đếm đá tính tiền” thì bán cả Kim tự tháp đi cũng có đủ mua không?
    Nếu lấy tiền bạc ra để tính thì một người phải trả bao nhiêu tiền để được ngắm nhìn hình ảnh em bé mới sinh mở tròn xoe đôi mắt thơ ngây nhìn thế giới mới – thật là cảm động đến rơi nước mắt! Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn.
    Người phương Đông mỗi khi tỏ ra khiêm tốn thường nói: “Quá khen!”, những nước nói tiếng Anh thì lại thích câu: “Hãy tin tôi, tôi sẽ không để bạn thất vọng đâu”. Là một người phương Đông tôi thấy mình dễ tiếp nhận cách nói đầu tiên hơn. Khi có ai đó khen ngợi tôi, từ đáy lòng mình tôi cảm thấy bối rối: “Không, tôi không được như bạn nghĩ đâu, nếu bạn thích điểm gì đó ở tôi thì đó là do tâm hồn của bạn trong sáng và rộng mở, khi bạn nhìn tôi bằng ánh nhìn đẹp như vậy, tôi thực sự là cảm ơn bạn vô cùng, bạn đã đánh thức những hạt giống tốt đẹp trong tôi, làm chúng nảy nở đâm chồi!”
    Vậy cuối cùng thì ruộng đất phải cảm tạ hạt giống hay hạt giống phải cảm tạ ruộng đất? Đều phải cảm ơn. Cảm ơn sẽ khiến cho ruộng đất tơi mềm hơn để hạt giống đâm chồi, cảm ơn sẽ khiến cho hạt giống nhanh chóng cảm nhận được sự ấm áp của đất mẹ. Cả hai đều phải cám ơn nhau, vì nhờ có thế thì cả hai mới trở thành có ích. Chữ “Cám ơn” do vậy mà hay quá và lớn quá. Đến đất cũng phải cám ơn hạt giống đã làm nó tơi mềm, còn hạt giống thì lại cám ơn đất vì hơi ấm và chất màu đã làm hạt giống trổ hoa.
    Tất cả khi chân thành nói tiếng cám ơn, tinh thần của chữ đó sẽ thể hiện cả sự tôn trọng, khiêm nhường, bao dung và ba điều ấy sẽ biến đất trời tịch mịch thành rộng mở, trong sáng.
    Hãy nói với bất kỳ ai đã mang lại niềm vui cho chúng ta dù là rất nhỏ – câu nói đi ra tự đáy lòng mình: “Cám ơn!”.


    www.anlac.co.cc
    Back to top
     
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #188 - 09. Apr 2011 , 22:32
     
    admin wrote on 09. Apr 2011 , 01:23:
    Tất cả những gì Tuyết viết, đều được lưu giữ lại, trong trường hợp Tuyết cần đọc lại, hoặc thắc mắc.  Tuyết vào đọc Admin viết trả lời Tuyết ở tin nhắn riêng nhé.



    Thưa Admin,

    Dzị mờ, Admin hong si-nhan cho em hay Wink  làm em hết hồn ! í da ! tưởng là có ma  Shocked Embarrassed
    Thiệt tình em hong hiểu, "lưu giữ " mần chi "ý kiến ý cò" của Ngố em dzị ???

    Xin Admin vui lòng mang "ý kiến ý cò" của Ngố ra đây nè! thì em mới có dịp học hỏi thêm những ý kiến hay ho từ mọi người sau khi xem ý kiến của em đúng hay sai về câu chuyện "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo" Sad Angry Shocked Sad Angry
    Dạ thưa Admin, em không cần đọc lai một mình đâu ạ! Xin cám ơn Admin trước  violetflower hoa_tim1 violetflower

    TN
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Nguyen Van Ha
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thành Viên Xuất Sắc
    *Năm 2011*

    Posts: 1101
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #189 - 10. Apr 2011 , 20:08
     
    TuyetNgo wrote on 09. Apr 2011 , 22:32:
    Thưa Admin,

    Dzị mờ, Admin hong si-nhan cho em hay Wink  làm em hết hồn ! í da ! tưởng là có ma  Shocked Embarrassed
    Thiệt tình em hong hiểu, "lưu giữ " mần chi "ý kiến ý cò" của Ngố em dzị ???

    Xin Admin vui lòng mang "ý kiến ý cò" của Ngố ra đây nè! thì em mới có dịp học hỏi thêm những ý kiến hay ho từ mọi người sau khi xem ý kiến của em đúng hay sai về câu chuyện "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo" Sad Angry Shocked Sad Angry
    Dạ thưa Admin, em không cần đọc lai một mình đâu ạ! Xin cám ơn Admin trước  violetflower hoa_tim1 violetflower

    TN

    Thân mến chào TN, CC, Admin và các bạn đã đăng bài trong mục này.
    Khoẻ không các bạn?

    Khi rãnh rỗi tôi thích vào mục "Suy Ngẫm" này để đọc và suy ngẫm chuyện đời từ các bài đăng ở đây.
    Hôm trước tôi có đọc bài về "Đời người và ly cà phê" mà CC đăng.
    Cám ơn nghe CC.

    Lần đầu tiên đọc chuyện đó, tôi thấy cũng "ngồ ngộ" rồi tự nhủ "Ừ, thì đây là một triết lý sống ở đời như nhiều truyện khác ..." Rồi tôi cũng bỏ qua, lo làm chuyện khác!

    Nhưng khi thấy TN có phản ứng mạnh về bài này, tôi bèn quay lại đọc kỹ xem bài này có gì đặc biệt mà TN "chiếu cố" đến nó dữ thần vậy!

    Tại vì TN nói muốn xin ý kiến mọi người nên tui xin mạo muội viết vài dòng ý kiến của tui nha!

    Tui nói thiệt, tui đọc tới đọc lui, rồi đọc xuôi đọc ngược mà vẫn không thấy câu gì trong bài làm phiền lòng người đọc như tui!
    TN có viết là: "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo"
    Tui nghĩ chắc là TN không thích vị giáo sư này "cả gan đem đời sống con người nhốt vào một hủ keo nhỏ?"
    Theo nhận xét của tui, vị giáo sư này không nhốt đời sống con người trong hủ keo mà chỉ so sánh đời người như hủ keo.

    Tui nghĩ ổng muốn nói là đời người giới hạn, sống cùng lắm là được 100 năm thôi. Mỗi ngày chỉ có bao nhiêu tiếng đồng hồ để làm chuyện này chuyện nọ. Bởi vậy câu chuyện hàm ý "ngụ ngôn" khuyên mình nên để ý đến tầm quan trọng của chuyện mình làm, chuyện nào quan trọng mình làm trước, chuyện không quan trọng làm sau để không thôi cả ngày  (và không chừng cả đời) NHƯ BẢN THÂN TUI chỉ làm vô số chuyện bao đồng mà trong khi đó những chuyện thật quan trọng thì lại không có giờ màn tới!!!
    (Tui có học về "time management" nên cũng biết chút ít về vấn đề này)

    Tác giả ví dụ tầm quan trọng của đời người qua kích thước của những vật bỏ vô hủ keo. Tui nghĩ ổng đưa ra thí dụ rất thấm thía: nếu bỏ cát (những chuyện bao đồng) vô đầy hủ keo thì sẽ không còn chỗ đâu mà bỏ những hòn bi, quả banh golf  (những chuyện quan trọng phải làm trong đời người) vô hủ keo (đời người hạn hẹp).

    Và tui cảm kích nhất là phần chót: sau khi đổ cát đầy lọ keo, vẫn còn chỗ cho ly cà phê để ta nhâm nhi với nhau, ngay cả trong cuộc sống xô bồ bận rộn suốt năm suốt tháng!

    Ai cũng có nhân sinh quan riêng. TN hay các bạn khác đồng ý hay phản đối triết lý của bài đó cũng là chuyện tự nhiên. Nhưng sao đọc hoài mà tui vẫn không thấy ông giáo sư này "thâm hiểm" chỗ nào cả!

    Đó là ý kiến 2 xu của tui vậy thôi!

    Xin chúc CC, TN, admin và các bạn vui vẻ cả làng nhé!

    Thân chào,
    NVH

    TB: Cho tui gởi lời thông cảm với "Hiền Minh": làm việc Ác Minh thiệt cũng không khác nào "làm dâu trăm họ".  D/Đ có hơn 600 bà mẹ chồng (và vài ông bố chồng), nên không phải dễ xử sự cho mọi thứ vuông tròn đầy đủ, phải không admin?
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #190 - 10. Apr 2011 , 20:32
     
    TuyetNgo wrote on 09. Apr 2011 , 00:05:
    Kính thưa Admin,

    Em xin được phép thắc mắc bài của em "chê" vị gs triết học "lên lớp" với triết lý "vinh thân phì gia - tiền thầy bỏ túi - ru ngủ tuổi trẻ - để nhốt cuộc đời vào hủ keo" bị biến đâu mất rồi ! sao lạ dzị !Hay là..... Ý ẹ có con....

    ...



    TuyetNgo wrote on 09. Apr 2011 , 22:32:
    Thưa Admin,

    Dzị mờ, Admin hong si-nhan cho em hay Wink  làm em hết hồn ! í da ! tưởng là có ma  Shocked Embarrassed
    Thiệt tình em hong hiểu, "lưu giữ " mần chi "ý kiến ý cò" của Ngố em dzị ???

    Xin Admin vui lòng mang "ý kiến ý cò" của Ngố ra đây nè! thì em mới có dịp học hỏi thêm những ý kiến hay ho từ mọi người sau khi xem ý kiến của em đúng hay sai về câu chuyện "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo" Sad Angry Shocked Sad Angry
    Dạ thưa Admin, em không cần đọc lai một mình đâu ạ! Xin cám ơn Admin trước  violetflower hoa_tim1 violetflower

    TN



    Bài đăng của Tuyết được xóa bỏ do ý kiến của các chị trong nhóm điều hành website và forum LVD chứ không riêng ý kiến của admin . Các chị cũng có đề nghị Mỹ khi xóa bài của Tuyêt cũng ghi rõ lý do để  tránh mọi thắc mắc, dù rằng trên nguyên tắc làm việc admin có  tòan quyền dời bài, xóa bài mà không cần giải thích gì cả . Nhưng Mỹ vẫn nhân nhượng Tuyết như những  lần trước, khi Tuyết vi phạm nội qui diễn đàn, và âm thầm làm việc.
    Những bài mà các chị đã quyết định xóa thì sẽ không được đăng lại.

    Back to top
    « Last Edit: 10. Apr 2011 , 20:37 by Dau Do »  

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    anh_thu_Tran
    Gold Member
    *****
    Offline



    Posts: 3636
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #191 - 10. Apr 2011 , 23:47
     
    TuyetNgo wrote on 09. Apr 2011 , 22:32:
    Thưa Admin,

    Dzị mờ, Admin hong si-nhan cho em hay Wink  làm em hết hồn ! í da ! tưởng là có ma  Shocked Embarrassed
    Thiệt tình em hong hiểu, "lưu giữ " mần chi "ý kiến ý cò" của Ngố em dzị ???

    [B]Xin Admin vui lòng mang "ý kiến ý cò" của Ngố ra đây nè! thì em mới có dịp học hỏi thêm những ý kiến hay ho từ mọi người sau khi xem ý kiến của em đúng hay sai về câu chuyện "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo" Sad Angry Shocked Sad Angry 

    Dạ thưa Admin, em không cần đọc lai một mình đâu ạ! Xin cám ơn Admin trước  violetflower hoa_tim1 violetflower

    TN[/b]



        Tuyết ơi ,hôm trước chị đã đọc được bài viết của em phê bình một vị giáo sư nào đó đã viết.Chị rất là ngạc nhiên và rất là không đồng ý khi thấy em viết phê bình như vậy trong trang nhà của chúng ta.
      Tụi chị ( Đậu Đỏ ,Mỹ và chị ) cùng đồng ý là admin nên xóa bỏ nó đi và admin có thể viết ngay lý do để em rõ.Tuy nhiên vì nhân nhượng nên admin đã lặng lẽ xóa bỏ cho êm chuyện.........không ngờ lại có thêm những bài viết sau của em về chuyện này nữa.
       Tuyết ơi !!! tất cả chúng ta cũng như các giáo sư cố vấn đều đã vào diễn đàn này để gặp gỡ viết lách cũng như vui đùa với nhau sau những giờ phút căng thẳng với công việc hàng ngày.
      Chúng ta ai ai khi vào đây cũng chỉ muốn tìm được những giây phút thoải mái cũng như có đôi lúc chúng ta muốn quay trở lại ngày xưa còn bé để đùa giỡn với nhau .Nói chung chúng ta không thể làm thày cô cũng như bạn bè của chúng ta bị buồn lòng vì những gì mình đã viết.
      Cũng vì những lý do đó nên khi admin đọc được những bài viết vô hình chung sẽ gây tổn hại đến tình thân của diễn đàn thì admin có quyền xóa bỏ không cần nêu lý do .

       
     
    Back to top
    « Last Edit: 10. Apr 2011 , 23:47 by anh_thu_Tran »  
     
    IP Logged
     
    anh_thu_Tran
    Gold Member
    *****
    Offline



    Posts: 3636
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #192 - 11. Apr 2011 , 00:18
     
      Thưa các giáo sư Mai Vân Thu và cả nhà ,
        Chúng em xin lỗi đã làm phiền lòng các Cô và cả nhà khi phải đọc những đoạn văn chúng em đã phải viết để trả lời Tuyết.
       Em mong là với kinh nghiệm về những bài viết vừa rồi,khi đọc một bài viết chúng ta  nên suy nghĩ thấu đáo ,đọc với tâm trong sáng đừng hấp tấp chỉ trích nặng nề nhau ,chỉ gây chia rẽ và làm rối loạn trong sân trường.Hiện trạng này đã xảy ra đã nhiều lần và cũng may admin đã kịp thời dập tắt.
      Diễn đàn chúng ta không nên đưa chính trị vào để chỉ trích hoặc chụp mũ lẫn nhau.Ở ngoài đời đã bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười khi chính những kẻ mồm to hơn loa phóng thanh chụp cho người này người nọ cái mũ Cộng Sản thật to thì chính bản thân người đó lại không ra gì....thì tại sao chúng ta ở đây lại lại những chuyện đó vậy??????
       Rất mong cả nhà sau khi đọc được đến đây sẽ cùng nhau ngồi suy nghĩ lại những gì đã làm và nên dừng lại đúng mức.
       Chúng ta hãy cố gắng đừng để admin và các giáo sư cố vấn phải nhọc lòng vì những chuyện đáng lý chúng ta không nên làm và có như thế các chị em LVD của chúng ta cũng như các thân hữu sẽ có thể thoải mái hơn khi dạo sân trường cũng như chuyện trò với nhau và đăng bài vở hay từ các nguồn tin khác.
       Xin cám ơn cả nhà.
       
       
       
    Back to top
    « Last Edit: 11. Apr 2011 , 00:30 by anh_thu_Tran »  
     
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #193 - 11. Apr 2011 , 06:47
     

    THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ CON CHIM ƯNG

    ...

    Buổi sáng nọ, một chiến sĩ Mông-Cổ, Thành Cát Tư Hãn, và các thuộc hạ của ông đi săn. Những người cùng đi với ông mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim ưng mà ông yêu thích: nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.


    Tuy nhiên, mặc cho mọi cố gắng nhiệt tình của họ, họ vẫn không thể tìm thấy gì cả. Thất vọng, Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, và để khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cỡi ngựa đi một mình. Họ đã ở lại trong rừng lâu hơn dự tính, và Thành Cát Tư Hãn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khát nước. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn, và ông không tìm được nước để uống. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông.


    Ông nhấc con chim ưng ra khỏi cánh tay, và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc và, ngay lúc ông đưa chiếc cốc lên môi mình, con chim ưng bay lên và giật chiếc cốc từ tay ông rồi ném nó xuống đất.


    Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.


    Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và, sau đó, sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hoá nổi chỉ một con chim.


    Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.


    Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối. Ông kinh ngạc khi thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.


    Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, ôm theo xác chết của con chim ưng. Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:


    Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh.


    Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:


    Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.
    Tác Giả : Margaret Jull Costa / Hoàng Ngọc Trâm (dịch)


    Read more: http://anlachanhphuc.blogspot.com/#ixzz1JDpQyiRh
    Back to top
    « Last Edit: 11. Apr 2011 , 06:51 by ChíchChoè »  
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    Đặng-Mỹ
    Gold Member
    *****
    Offline


    Đậu Xanh, U trẻ,
    Thiên Nga, Nghi Nương

    Posts: 14731
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #194 - 11. Apr 2011 , 15:53
     
    Nguyen Van Ha wrote on 10. Apr 2011 , 20:08:
    Thân mến chào TN, CC, Admin và các bạn đã đăng bài trong mục này.
    Khoẻ không các bạn?

    Khi rãnh rỗi tôi thích vào mục "Suy Ngẫm" này để đọc và suy ngẫm chuyện đời từ các bài đăng ở đây.
    Hôm trước tôi có đọc bài về "Đời người và ly cà phê" mà CC đăng.
    Cám ơn nghe CC.

    Lần đầu tiên đọc chuyện đó, tôi thấy cũng "ngồ ngộ" rồi tự nhủ "Ừ, thì đây là một triết lý sống ở đời như nhiều truyện khác ..." Rồi tôi cũng bỏ qua, lo làm chuyện khác!

    Nhưng khi thấy TN có phản ứng mạnh về bài này, tôi bèn quay lại đọc kỹ xem bài này có gì đặc biệt mà TN "chiếu cố" đến nó dữ thần vậy!

    Tại vì TN nói muốn xin ý kiến mọi người nên tui xin mạo muội viết vài dòng ý kiến của tui nha!

    Tui nói thiệt, tui đọc tới đọc lui, rồi đọc xuôi đọc ngược mà vẫn không thấy câu gì trong bài làm phiền lòng người đọc như tui!
    TN có viết là: "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo"
    Tui nghĩ chắc là TN không thích vị giáo sư này "cả gan đem đời sống con người nhốt vào một hủ keo nhỏ?"
    Theo nhận xét của tui, vị giáo sư này không nhốt đời sống con người trong hủ keo mà chỉ so sánh đời người như hủ keo.

    Tui nghĩ ổng muốn nói là đời người giới hạn, sống cùng lắm là được 100 năm thôi. Mỗi ngày chỉ có bao nhiêu tiếng đồng hồ để làm chuyện này chuyện nọ. Bởi vậy câu chuyện hàm ý "ngụ ngôn" khuyên mình nên để ý đến tầm quan trọng của chuyện mình làm, chuyện nào quan trọng mình làm trước, chuyện không quan trọng làm sau để không thôi cả ngày  (và không chừng cả đời) NHƯ BẢN THÂN TUI chỉ làm vô số chuyện bao đồng mà trong khi đó những chuyện thật quan trọng thì lại không có giờ màn tới!!!
    (Tui có học về "time management" nên cũng biết chút ít về vấn đề này)

    Tác giả ví dụ tầm quan trọng của đời người qua kích thước của những vật bỏ vô hủ keo. Tui nghĩ ổng đưa ra thí dụ rất thấm thía: nếu bỏ cát (những chuyện bao đồng) vô đầy hủ keo thì sẽ không còn chỗ đâu mà bỏ những hòn bi, quả banh golf  (những chuyện quan trọng phải làm trong đời người) vô hủ keo (đời người hạn hẹp).

    Và tui cảm kích nhất là phần chót: sau khi đổ cát đầy lọ keo, vẫn còn chỗ cho ly cà phê để ta nhâm nhi với nhau, ngay cả trong cuộc sống xô bồ bận rộn suốt năm suốt tháng!

    Ai cũng có nhân sinh quan riêng. TN hay các bạn khác đồng ý hay phản đối triết lý của bài đó cũng là chuyện tự nhiên. Nhưng sao đọc hoài mà tui vẫn không thấy ông giáo sư này "thâm hiểm" chỗ nào cả!

    Đó là ý kiến 2 xu của tui vậy thôi!

    Xin chúc CC, TN, admin và các bạn vui vẻ cả làng nhé!

    Thân chào,
    NVH

    TB: Cho tui gởi lời thông cảm với "Hiền Minh": làm việc Ác Minh thiệt cũng không khác nào "làm dâu trăm họ".  D/Đ có hơn 600 bà mẹ chồng (và vài ông bố chồng), nên không phải dễ xử sự cho mọi thứ vuông tròn đầy đủ, phải không admin?


    Thưa anh Hà,

    My rất cảm ơn những lời hiểu biết, và sự thông cảm của anh với công việc của admin.
    Nhất là anh đã không ngại ôm việc phiền toái giữa đường vào người mà kiên nhẫn viết một bài cặn kẽ, khúc chiết để ôn tồn giải thích. hoahong.gif
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #195 - 11. Apr 2011 , 23:23
     
    Dau Do wrote on 10. Apr 2011 , 20:32:
    Bài đăng của Tuyết được xóa bỏ do ý kiến của các chị trong nhóm điều hành website và forum LVD chứ không riêng ý kiến của admin . Các chị cũng có đề nghị Mỹ khi xóa bài của Tuyêt cũng ghi rõ lý do để  tránh mọi thắc mắc, dù rằng trên nguyên tắc làm việc admin có  tòan quyền dời bài, xóa bài mà không cần giải thích gì cả . Nhưng Mỹ vẫn nhân nhượng Tuyết như những  lần trước, khi Tuyết vi phạm nội qui diễn đàn, và âm thầm làm việc.
    Những bài mà các chị đã quyết định xóa thì sẽ không được đăng lại.


    anh_thu_Tran wrote on 10. Apr 2011 , 23:47:
        Tuyết ơi ,hôm trước chị đã đọc được bài viết của em phê bình một vị giáo sư nào đó đã viết.Chị rất là ngạc nhiên và rất là không đồng ý khi thấy em viết phê bình như vậy trong trang nhà của chúng ta.
      Tụi chị ( Đậu Đỏ ,Mỹ và chị ) cùng đồng ý là admin nên xóa bỏ nó đi và admin có thể viết ngay lý do để em rõ.Tuy nhiên vì nhân nhượng nên admin đã lặng lẽ xóa bỏ cho êm chuyện.........không ngờ lại có thêm những bài viết sau của em về chuyện này nữa.
       Tuyết ơi !!! tất cả chúng ta cũng như các giáo sư cố vấn đều đã vào diễn đàn này để gặp gỡ viết lách cũng như vui đùa với nhau sau những giờ phút căng thẳng với công việc hàng ngày.
      Chúng ta ai ai khi vào đây cũng chỉ muốn tìm được những giây phút thoải mái cũng như có đôi lúc chúng ta muốn quay trở lại ngày xưa còn bé để đùa giỡn với nhau .Nói chung chúng ta không thể làm thày cô cũng như bạn bè của chúng ta bị buồn lòng vì những gì mình đã viết.
      Cũng vì những lý do đó nên khi admin đọc được những bài viết vô hình chung sẽ gây tổn hại đến tình thân của diễn đàn thì admin có quyền xóa bỏ không cần nêu lý do .

       
     


    anh_thu_Tran wrote on 11. Apr 2011 , 00:18:
      Thưa các giáo sư Mai Vân Thu và cả nhà ,
        Chúng em xin lỗi đã làm phiền lòng các Cô và cả nhà khi phải đọc những đoạn văn chúng em đã phải viết để trả lời Tuyết.
       Em mong là với kinh nghiệm về những bài viết vừa rồi,khi đọc một bài viết chúng ta  nên suy nghĩ thấu đáo ,đọc với tâm trong sáng đừng hấp tấp chỉ trích nặng nề nhau ,chỉ gây chia rẽ và làm rối loạn trong sân trường.Hiện trạng này đã xảy ra đã nhiều lần và cũng may admin đã kịp thời dập tắt.
      Diễn đàn chúng ta không nên đưa chính trị vào để chỉ trích hoặc chụp mũ lẫn nhau.Ở ngoài đời đã bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười khi chính những kẻ mồm to hơn loa phóng thanh chụp cho người này người nọ cái mũ Cộng Sản thật to thì chính bản thân người đó lại không ra gì....thì tại sao chúng ta ở đây lại lại những chuyện đó vậy??????
       Rất mong cả nhà sau khi đọc được đến đây sẽ cùng nhau ngồi suy nghĩ lại những gì đã làm và nên dừng lại đúng mức.
       Chúng ta hãy cố gắng đừng để admin và các giáo sư cố vấn phải nhọc lòng vì những chuyện đáng lý chúng ta không nên làm và có như thế các chị em LVD của chúng ta cũng như các thân hữu sẽ có thể thoải mái hơn khi dạo sân trường cũng như chuyện trò với nhau và đăng bài vở hay từ các nguồn tin khác.
       Xin cám ơn cả nhà.
       
       
       





    Kính thưa quý Thầy Cô và Cả Nhà,

    Trong một tập thể không tránh được sự bất đồng ý kiến về một vấn đề nào đó. Cho nên trong câu chuyện này, em chỉ  muốn đưa ra những ý kiến & suy luận của cá nhân mình, hoàn toàn không hề có ý chỉ trích, phỉ báng hay chụp mũ bất cứ người nào. Vì thế em nghĩ rằng nếu có phân trần trong lúc này cũng hóa ra là sự đôi co, kẻ thắng người thua đưa đến cảnh nồi da xáo thịt nên em chọn giải pháp im lặng
      nhưng Im Lặng không có nghĩa là đồng ý

    Em hết lòng xin lỗi đã làm buồn phiền quý Thầy Cô & Cả Nhà, violetflower hoa_tim1 violetflower

    TN
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #196 - 12. Apr 2011 , 18:28
     
    Sự tích cái mõ


    Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.

    Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả".



    Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: "Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tánh mong lung, thành thử mới phải dọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. - Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!



    Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.



    Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong
    Chùa mà nói rằng: "Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.



    Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.



    "Em nhớ hôm nào sông nước vắng
    Chuông Chùa lay động ánh sương chiều
    Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn
    Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều



    Hanh Đoan

    (Theo Giác Ngộ)



    http://www.trunghockythuatnguyentruongto.org/
    Back to top
     
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    ChíchChoè
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love LVD SCHOOL

    Posts: 8090
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #197 - 12. Apr 2011 , 20:35
     
    Nguyen Van Ha wrote on 10. Apr 2011 , 20:08:
    Thân mến chào TN, CC, Admin và các bạn đã đăng bài trong mục này.
    Khoẻ không các bạn?

    Khi rãnh rỗi tôi thích vào mục "Suy Ngẫm" này để đọc và suy ngẫm chuyện đời từ các bài đăng ở đây.
    Hôm trước tôi có đọc bài về "Đời người và ly cà phê" mà CC đăng.
    Cám ơn nghe CC.

    Lần đầu tiên đọc chuyện đó, tôi thấy cũng "ngồ ngộ" rồi tự nhủ "Ừ, thì đây là một triết lý sống ở đời như nhiều truyện khác ..." Rồi tôi cũng bỏ qua, lo làm chuyện khác!

    Nhưng khi thấy TN có phản ứng mạnh về bài này, tôi bèn quay lại đọc kỹ xem bài này có gì đặc biệt mà TN "chiếu cố" đến nó dữ thần vậy!

    Tại vì TN nói muốn xin ý kiến mọi người nên tui xin mạo muội viết vài dòng ý kiến của tui nha!

    Tui nói thiệt, tui đọc tới đọc lui, rồi đọc xuôi đọc ngược mà vẫn không thấy câu gì trong bài làm phiền lòng người đọc như tui!
    TN có viết là: "vị giáo sư triết học thâm hiểm dám ví von đem đời sống của con người nhốt vào hủ keo"
    Tui nghĩ chắc là TN không thích vị giáo sư này "cả gan đem đời sống con người nhốt vào một hủ keo nhỏ?"
    Theo nhận xét của tui, vị giáo sư này không nhốt đời sống con người trong hủ keo mà chỉ so sánh đời người như hủ keo.

    Tui nghĩ ổng muốn nói là đời người giới hạn, sống cùng lắm là được 100 năm thôi. Mỗi ngày chỉ có bao nhiêu tiếng đồng hồ để làm chuyện này chuyện nọ. Bởi vậy câu chuyện hàm ý "ngụ ngôn" khuyên mình nên để ý đến tầm quan trọng của chuyện mình làm, chuyện nào quan trọng mình làm trước, chuyện không quan trọng làm sau để không thôi cả ngày  (và không chừng cả đời) NHƯ BẢN THÂN TUI chỉ làm vô số chuyện bao đồng mà trong khi đó những chuyện thật quan trọng thì lại không có giờ màn tới!!!
    (Tui có học về "time management" nên cũng biết chút ít về vấn đề này)

    Tác giả ví dụ tầm quan trọng của đời người qua kích thước của những vật bỏ vô hủ keo. Tui nghĩ ổng đưa ra thí dụ rất thấm thía: nếu bỏ cát (những chuyện bao đồng) vô đầy hủ keo thì sẽ không còn chỗ đâu mà bỏ những hòn bi, quả banh golf  (những chuyện quan trọng phải làm trong đời người) vô hủ keo (đời người hạn hẹp).

    Và tui cảm kích nhất là phần chót: sau khi đổ cát đầy lọ keo, vẫn còn chỗ cho ly cà phê để ta nhâm nhi với nhau, ngay cả trong cuộc sống xô bồ bận rộn suốt năm suốt tháng!

    Ai cũng có nhân sinh quan riêng. TN hay các bạn khác đồng ý hay phản đối triết lý của bài đó cũng là chuyện tự nhiên. Nhưng sao đọc hoài mà tui vẫn không thấy ông giáo sư này "thâm hiểm" chỗ nào cả!

    Đó là ý kiến 2 xu của tui vậy thôi!

    Xin chúc CC, TN, admin và các bạn vui vẻ cả làng nhé!

    Thân chào,
    NVH

    TB: Cho tui gởi lời thông cảm với "Hiền Minh": làm việc Ác Minh thiệt cũng không khác nào "làm dâu trăm họ".  D/Đ có hơn 600 bà mẹ chồng (và vài ông bố chồng), nên không phải dễ xử sự cho mọi thứ vuông tròn đầy đủ, phải không admin?



    Choè cám ơn ý kiến thật ngay thẳng và êm ái của anh Hà - một bậc đàn anh nhiều hiểu biết.
    .

    Một lần nữa, Choè xin cảm ơn anh Hà đã cám ơn em vì em đã post bài Chuyện cái keo không và ly cà phê. Không có gì đâu mà anh phải cám ơn em. Đây là bài mà em nhận trong email của nhóm bạn em mà người gửi là Hà Lê Khanh , 1 LVD định cư Montreal từ năm 80. Em đọc thấy hay hay , nên em post vô cho cả nhà cùng đọc. Bài này cũng là bản dịch ra tiếng Việt từ một bài tiếng Anh. Em thấy chị Tuyết viết là bài của CS làm em chưng hững, nhưng em cũng không dám cãi là em oan. May mà có Các Cô , Các Anh Chị và các bạn hiểu. Dù sao thì mọi chuyện cũng đã qua rồi , em chỉ vào để cám ơn anh và cả nhà đã hiểu dùm em mà thôi chứ không nói gì thêm nữa.
    Em cũng cám ơn anh Hà , vì anh đã vào sân trường của chúng em , mang đến cho Các Cô và các chị những nụ cười thật bổ ích , vì cái tài duyên dáng của anh. Mong rằng anh sẽ thường xuyên vào đây để kể chuyện ngày xưa còn học và chọc phá các Cô , các chị nhiều hơn nữa.... Cheesy Grin
    Kính tặng anh

    violettulip violetflower bleedingheart1 violet1 violettulip violetflower bleedingheart1 violet1 violettulip violetflower bleedingheart1 violet1
    Thân ái ,

    Em Choè
    Back to top
    « Last Edit: 12. Apr 2011 , 23:19 by ChíchChoè »  
    mydung2003sg  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #198 - 13. Apr 2011 , 07:41
     
    Qúy vị cho tui xin có 1 chút ý kiến, nha. Chỉ 1 ý kiến 3 xu thôi (thời buổi lạm phát nên tăng 50%):




    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    Hoa Hạ
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 1628
    CA, USA
    Gender: female
    Hãy đặt cốc nước của bạn xuống
    Reply #199 - 24. Apr 2011 , 18:15
     

    Hãy đặt cốc nước của bạn xuống


    Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ông giơ nó lên và hỏi các sinh viên: "Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?"

    "50 gam!… 100 gam!… 125 gam!… " Các sinh viên trả lời.

    "Tôi không thể biết chính xác nếu không cân", giáo sư nói, nhưng câu hỏi của tôi là: "Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút?"

    "Chẳng có gì cả" Các sinh viên nói.

    "OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?" Giáo sư hỏi.

    "Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ", Một sinh viên trả lời.

    "Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?"

    "Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện", Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.

    "Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có thay đổi không?", Giáo sư lại hỏi.

    "Không ạ", Các sinh viên trả lời.

    “Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?"

    Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, "Đặt cốc xuống!"

    "Chính xác!" Giáo sư nói, "Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đâu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa".

    Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ "đặt chúng xuống" vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ.

    Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khoẻ mạnh. Và đó là thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi vấn đề.
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #200 - 28. Apr 2011 , 20:34
     

    Phải chăng đến lúc Thanh niên sinh viên Việt Nam lên tiếng?


    ...

    Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn


    Ai cũng có một thời, xã hội nào cũng cần có những tầng lớp khác nhau để làm đòn bẩy thúc đẩy xã hội tiến bộ văn minh hơn. Nhất là lực lượng trẻ, họ có một sức sống mãnh liệt, nhiệt huyết và đầy sáng tạo, có thể dám hi sinh vì những lý tưởng của bản thân. Thời của thanh niên sinh viên Việt Nam trong giai đoạn này mà một số em đã thể hiện  cho thấy được một niềm hi vọng lớn lao đối với dân tộc, quê hương Việt Nam. Dù không phải là tất cả, nhưng đại đa số các bạn trẻ  đều có sự nhận thức rõ ràng hơn với các vấn đề chính trị, xã hội.

    Hành động của  Nguyễn Anh Tuấn,  sinh viên năm 3 đang tu học tại một trường đại học  ở Hà Nội đã khiến cho hiệu ứng dư luận xã hội trộn rộn, thực sự có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với giới trẻ, sinh viên là những người có tri thức, nắm bắt được các thông tin. Sinh viên Tuấn tự tra mình trong cái bất ưng mà Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đang phải gánh chịu do nhà nước XHCN  án phạt lên ông. Nguyễn Anh Tuấn, một công dân nước Việt Nam, mới độ tuổi đôi mươi, theo anh nói, đã tàng trữ những tài liệu của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà tòa án XHCN đã kết tội ông vì cho rằng ông “tuyên truyền chống phá nhà nước”  theo điều 88 BLHS. Tuấn can đảm đề nghị Tòa án truy vấn mình để làm sáng tỏ trước nền “Pháp lý XHCN”.  Với hành động đó sinh viên Tuấn chấp nhận nhiễu điều tai quái có thể xảy ra với mình trong tương lai.

    Hành động của Tuấn mới khởi điểm đã khiến cho dân tình cộng đồng mạng  xôn xao. Đa số khâm phục ý chí, cách hành động đầy bản lĩnh, khôn ngoan và hiểu biết luật pháp của em. Đồng thời cũng có số họa hiếm những tiếng ì xèo chê bôi việc làm của em là thiếu hiểu biết, ngựa non háu đá, thích nổi tiếng. Sau khi sự kiện của Tuấn được lan truyền rộng rãi trên internet thì trên các con phố, đường làng dân tình cũng bàn tán xôn xao, đa nguyên rất huyên náo.

    Trong những  lần trò chuyện với các bạn sinh viên thuộc đại học Y, Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Văn Hóa, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các bạn gợi hứng và bắt nhịp theo các câu chuyện mang tính thời sự nóng bỏng của đất nước. Về chuyện của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị tòa án truy tố bản thân vì tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Có những bạn trẻ đã phải thốt lên hết sức quyết liệt ngưỡng mộ hành động của sinh viên Tuấn, lại có những sinh viên thì cho rằng, mình cũng đang vướng <trọng tội>  như sinh viên Tuấn vì đã đọc, đã tìm hiểu, đã <tàng trữ>  những bài viết, tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Đặt một câu hỏi cho các em tại các em sao lại dám thủ thư tài liệu “chống lại nhà nước XHCN”?  Các em bình tĩnh mà trả lời <nói như Tiến sĩ Họ Cù mà chống lại nhà nước XHCN thì cả dân tộc này đang chống lại à, chúng em đang tích trữ vốn tài liệu quí của tiến sĩ Vũ thì cũng đang chống lại à ?, vậy thì nhà nước này là vì ai, của ai và do ai ? >.

    Mỗi ngày càng ló rạng những con người dám nói, và muốn nói sự thật mới thấy được con người ta ngày càng bớt đi sự sợ hãi, những người như anh Tuấn đã có những suy nghĩ, trăn trở cho đất nước, dân tộc. Với suy nghĩ “Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu”.  Có thể  còn có nhiều người lắm đã đang nghĩ như sinh viên Tuấn.

    Việc của Tuấn làm xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, suy nghĩ và lương tâm của bản thân.  Người ta quí và trân trọng những hành động được xuất phát đi từ sự thúc giục của lương tri con người. Một con người, một cái đầu với chỉ 21 năm trải nghiệm sóng đời, còn nhiều thứ lắm mà Tuấn chưa từng trải qua, chỉ có những người thế hệ trước đã từng trải những cay đắng do cái xã hội mà Tuấn đang chất vấn, đang phải sống đem lại mới hiểu được những mưu mô xảo quyệt của nó gây ra. Nhưng Tuấn vẫn thản nhiên gánh vác, đỡ vai cùng Cù Huy Hà Vũ trong khốn khó tù tội, trong một nền pháp quyền theo Tuấn thấy là “chưa ổn định và hỗn loạn”.

    Nói đến sinh viên Tuấn, thế hệ 9X, chỉ cách nay vài tháng, một con người là phận nữ bé nhỏ theo quan niệm truyền thống Á đông, nhưng mà bản lãnh thì thật đáng khâm phục. Em Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh cho đến chết, trước nỗi đau đớn của gia đình mất đi người thân, trước cái chết thương tâm, oan khuất của người cha do chính tay công an gây ra. Song hành với nỗi đau, em Tiến đã không ngừng đòi lại công bằng cho bố mình bằng nhiều cách thức, sự ảnh hưởng của em đến công chúng, dư luận.

    ...

    Sinh viên Trịnh Kim Tiến


    Nói như thế mới thấy, trước bất công đang chà đạp lên chính gia đình, người thân, là một sinh viên còn đang theo học dưới mái trường khoác lên nhãn hiệu XHCN nhưng các em đã không im lặng, không đồng lõa với tội ác. Trịnh Kim Tiến với sức vóc của mình đã dốc lòng cho một ánh sáng Công lý được thực thi, ít nhất là với bố của em.

    Những hành động đó của các em thật đáng trân trọng và cũng thật đáng xấu hổ cho những kẻ nào không muốn thấy những hành động của các em. Cũng chẳng có ai có quyền,hoặc một thứ luật pháp nào cấm đoán chúng ta yêu mến hay đồng hành với các em mà các em đang mưu kiếm những sự hoàn hảo cho đất nước nói như sinh viên Tuấn là để  ”bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó”.

    Tại sao sinh viên Nguyễn Anh Tuấn lại làm những việc động trời như vậy trong một đất nước XHCN?. Việc nhà trường giáo dục các em trong những giáo trình Mác-Lê…, định hướng XHCN các em quên hết rồi sao ?. Phải chăng những bài học quán triệt định hướng cho các em về CNXH bị thất bại, phá sản hết rồi sao?

    Có lần nói chuyện với một em đang là sinh viên năm đầu của một trường đại học trong Sài Gòn, em này nói rất nhiều về các đề tài chính trị, xã hội như chuyện tham nhũng, vụ bế bối Vinashin, Bô Xít Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa… rồi đến những lời bình luận của Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu về vụ án Cù Huy Hà Vũ, cho rằng xã hội bây giờ trong mắt em không có gì là giống như em được dậy trong nhà trường về một thiên đường XHCN. Em nói việc học các bộ môn chính trị Mac-Lê chỉ là học cho qua và rất tiếc cho thời gian học các môn này, trên lý thuyết thì em chẳng bao giờ để ý tới mà cứ nhìn thẳng vào thực tế xã hội sẽ cho ta câu trả lời.

    Có bạn trẻ nào đó trên mạng  cho rằng, giới trẻ, sinh viên Việt Nam nên học tập tấm gương dũng cảm của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn. Nếu vậy cũng tốt, ấy những mà “chẳng may” nhà nước lại kết tội cho bạn là tuyên truyền, kích động trong nhân dân  âm mưu lật đổ chế độ, nhà nước XHCN thì sao?. Tốt hơn hết là hãy yêu nước theo cách của mỗi người, nhưng yêu nước phải đảm bảo được tính trung thực, dám nói, dám làm, dám hi sinh dù phải  có “va chạm” nhóm lợi ích nào đó.

    Nếu cứ theo như người bạn trẻ nào đó nói thì thử giả như bây giờ mọi người có tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ  đều nộp đơn “tự thú”  như sinh viên Nguyễn Anh Tuấn trước cổng viện kiểm sát tối cao hay tòa án tối cao là tôi có tội, làm được như thế mới thể hiện tính trung thực của mỗi người và tôn trọng nền pháp quyền XHCN. Như thế mới nói thẳng, nói thật, nói sớm, chữa trị được những căn bệnh không dám nói, hay nói trễ, nói không trung thực thì cái sợ cũng dần bị tan biến trong mỗi người.

    Thành phần tri thức trẻ bất kể trong thời đại đại, mỗi trường xã hội ra sao, đều là những trụ cột chính có vai trò xây dựng đất nước đổi mới, tiến lên, tiến mạnh, và là những nhân tố chính để giải quyết các vấn đề bức thiết của đất nước.

    Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn hay Trịnh Kim Tiến đã vượt qua sự sợ hãi dám lên tiếng theo cách của các em. Còn chúng ta “hãy yêu nước theo cách của mình” ?. Một câu hỏi lớn chờ đợi mỗi người.


    Hà Nội, 29/04/2011
    Paulus Lê Sơn
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #201 - 04. May 2011 , 00:04
     

    Là Sinh Viên Tôi Cảm Thấy Xấu Hổ Với Đất Nước



    ...

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha mẹ đều từng là giáo viên các bác các cậu là công an và rất nhiều người thân làm cho cơ quan nhà nước. Từ nhỏ tôi đã thấm nhuần tư tưởng cộng sản khi được nhữg người thân kể cho nghe những câu chuyện về chính trị, tôi rất thích nghe.
    Cha tôi nói Hồ Chí Minh là một người  có tài đánh giặc tôi thật sự không biết cái ông mà người ta gọi là bác Hồ có cái tài này không và cũng chẳng biết đánh giặc mà giặc ở đây là ai là Nhật, Pháp hay Mỹ. Năm ngoái tôi hỏi cha tôi :"cha nghĩ sao khi Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư" bỗng nhiên người bạn của cha tôi trả lời :"đó là một điều tốt ông ta là người có tài" tôi hỏi ông ta có tài gì thì cái chú đó không nói được.
    Lúc nào tôi cũng được người thân dạy là phải yêu nước là sinh viên tôi biết tôi phải có trách nhiệm đó và thật sự tôi rất yêu nước nhưng không biết yêu nước là như thế nào tôi thật sự thấy xấu hổ vì điều đó. Tôi hỏi những người bạn của tôi mọi người nghĩ sao về hành động cũng như những lời phát biểu của Bs.Nguyễn Đan Quế và Ts.Cù Huy Hà Vũ tôi nhận được những câu trả lời như nhau: "họ là những người phản động" tôi lại hỏi nếu họ là những người phản động thì ai là người yêu nước. thì nhận được câu trả lời khá bất ngờ: " không ai yêu nước hết" tôi hỏi tại sao thì một người bạn nói: "vì người ta chỉ biết lao đầu vào kiếm tiền lo cho gia đình và bản thân khi mà kinh tế càng ngày khó khăn hơn và đời sống con người ngày càng giảm xuống mà lương lại không tăng nên không có thời gian yêu nước". Tôi quay qua hỏi người bạn học quản trị kinh doanh: "tại sao kinh tế lại đi xuống khi mà nhà nước lại công bố GDP tăng trưởng và kinh tế tăng trưởng hơn 6% mỗi năm", người bạn của tôi nói là quá khó để hiểu nhưng chắc không ai có thể trả lời được câu hỏi này. Một ̣người bạn theo đạo thiên chúa kêu tôi thử trả lời những câu hỏi mà mình vừa đưa ra. tôi nói: "đó là một chính sách ngu dân hoàn hảo dành cho người Việt" mọi người nhìn tôi cười và hỏi: "chính sách ngu dân (mị dân) có nghĩa là gì" tôi thản nhiên trả lời :"là làm cho nền kinh tế giảm đi lúc đó người Việt chỉ biết tập chung vào kiếm tiền sống qua ngày không ai quan tâm tới chính trị lúc đó CSVN tự tung tự tác hoành hành.là đàn áp dân chủ, tôn giáo, bắt giữ tống giam những người giám đứng lên đòi quyền tự do dân chủ cho con người.là bưng bít thông tin ngăn chặn những trang web, blog dân chủ điển hình là facebook, đưa những thông tin trái chiều về Ai cập, Lybia" vậy CSVN làm vậy để làm gì?: "để tham nhũng để giữ chức cho mình cho con của họ" người bạn theo đạo nói tôi: "mi nói đúng nhưng mi là con cháu của cộng sản mi nói như vậy là mi có lỗi với những người thân". Câu nói đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, tôi yêu tự do dân chủ tôi thật sự có lỗi với gia đình khi mang theo một tư tưởng khác.
    tôi cảm thấy xấu hổ với đất nước khi mang theo dòng máu cộng sản, cảm thấy ngu dại khi thuộc làu những tư tưởng cộng sản,cảm thấy vô dụng khi thấy sự độc tài hoành hành.cảm thấy không xứng đáng với dân tộc. nhưng tôi cảm thấy mình yêu tự do dân chủ, yêu một cách điên dại.

    Xin một lần được mọi người tha thứ để được một lần cất lên tiếng nói dân chủ.

    Phạm Nam Hưng

    Email:conduong_tudo@yahoo.com.vn

    Gmail:xakcketckaykho@gmail.com.vn
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #202 - 03. Jun 2011 , 07:49
     

    Yêu nước và hoài nghi


    ...


    "Yêu nước không là mệnh lệnh, đó là quyết định của trái tim
    "

    Kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, người Việt Nam lại mới được dịp chứng kiến một cuộc tấn công bằng truyền thông mạnh mẽ từ phía Việt Nam với anh bạn Trung Quốc.
    Suốt trong nhiều ngày, kể từ khi tàu thăm dò dầu khí Bình Minh bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công, báo chí Việt Nam nổ ra những loạt bài dài, đả kích dữ dội chưa từng thấy. So với năm 1979, báo chí hiện tại chỉ còn thiếu một việc là gọi thẳng tên Hồ Cẩm Đào để chỉ trích.
    Khởi đầu là báo Thanh niên, với những bài đả kích trực diện, thậm chí loạt bài này còn bóc trần cái tên đầy húy kỵ trước đây hầu hết giới báo chí dành cho tàu Trung Quốc là "tàu lạ" - mà có lẽ trước đây vì sợ bị hệ thống tuyên huấn trung ương "phiền trách" nên đã sáng tạo một cách gọi thô thiển để tránh đi.
    Có lẽ vốn là tờ báo quy tụ nhiều nhà báo có gốc là Quảng Nam, Đà Nẳng... nên Thanh Niên đã nóng lòng phát pháo trước tất cả mọi tờ báo khác, cho vùng đất quê của mình.
    Rồi có vẻ xấu hổ vì sự e dè của mình, ngày hôm sau báo Tuổi Trẻ mở thêm trận địa mới, tấn công Bắc kinh, trong đó đặt vấn đề ở mức độ nghiêm trọng nhất là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc vi phạm luật biển. Tin trong nội bộ báo Tuổi trẻ đưa ra, cho biết trong tờ báo này đã cuộc những tranh luận và khó chịu vì ông Phạm Đức Hải đã nhút nhát đi sau.
    Nhiều tờ báo khác cũng lên tiếng. Tuy nhiên, so với mặt bằng đả kích Trung Quốc rầm rộ, mà dường như được Chính quyền Việt Nam bật đèn xanh, thì người ta lại ngạc nhiên nhận thấy rằng giới blogger tự do, phản kháng yêu nước lại tỏ thái độ dè dặt hơn bao giờ hết.
    Ngay trong một bài kêu gọi cho một cuộc biểu tình vào tuần đầu tháng 6/2011 của Kami đưa ra, sự phản hồi có vẻ chậm chạp. Thậm chí, trên facebook và paltalk, nơi được gọi là những "ổ lửa" của giới an ninh Việt Nam, sự dè dặt trong việc hưởng ứng thái độ của chính quyền Việt Nam cũng được nhìn thấy rất rõ.
    Thật lòng mà nói, hơn ai hết, giới yêu nước phản kháng trong nước là thành phần cảm nhận được rõ sự phản bội của Chính quyền thông qua các cuộc càn quét, đàn áp và bắt bớ toàn cục suốt trong nhiều năm, kể từ ngày 9 tháng 12 năm 2007, khi họ xuống đường tự phát biểu tình chống sự xâm lược của chính quyền Trung Quốc, bày tỏ sự đau lòng trước mất mát của ngư dân Việt nói riêng và tổ quốc nói chung.
    Giới yêu nước phản kháng rõ ràng có lý do để dè dặt, vì những tờ báo mang tính phát ngôn của Việt Nam như Quân Đội Nhân Dân, Nhân Dân, báo Đảng CSVN... đều im lặng và chỉ rụt rè dẫn lại lời của Thông tấn xã VN vài ngày sau đó. Quả là hèn hạ!
    Dấu tích của sự phản bội cũng còn đó, âm ỉ sự phẫn nộ, khi những gương mặt đại diện cho phong trào chống Trung Quốc từ năm 2007 đều bị đàn áp khốc liệt. Người thì phải lưu vong như đạo diễn Song Chi, bị tù như nhà báo Điếu Cày, luật sư Phan Thanh Hải, nhẹ nhất thì như nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà văn Trang Hạ, nhà báo Xuân Bình... thì bị công an sách nhiễu và buộc đóng phải blog cá nhân.
    Nhiều người khác ít được biết đến thì có người phải rời bỏ ngôi trường của mình, bị buộc thôi việc, bị ép quay về quê, bị đấu tố ở địa phương cư trú...v.v
    Nhiều ý kiến trên các trang blog nói rằng họ có lẽ sẽ im lặng xem nhà nước Việt Nam làm gì, trình diễn lòng yêu nước ra sao, còn việc xuống đường nếu như có hiệu lệnh của nhà nước, đối với họ là một điều hết sức xúc phạm với lòng yêu nước tự do của họ. Một blogger viết trên facebook của mình rằng
    "yêu nước không là mệnh lệnh, đó là quyết định của trái tim".

    Sự "mạnh mẽ" của chính phủ Việt Nam lúc này, chỉ tạo nên một không khí hoài nghi. Và mỉa mai hơn, càng hoài nghi hơn, khi một blogger khác trên multiply viết rằng "khi ngư dân bị bắn chết, nhà nước im tiếng, chỉ khi quyền lợi bản thân bị tổn hại, họ mới kêu gào, họ kêu gì điều gì?".
    Trong một bài viết từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong sự hãnh diện nhắc lại tuyên cáo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngay 19.1 năm 1974 trước hành động gây hấn của Trung Quốc với Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó có đoạn ghi là "Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia".
    Liệu Việt Nam hôm nay có thể vượt lên quá khứ, tự hào hơn, và đáng kính trọng hơn bản tuyên cáo đó trước kẻ thù, hay chỉ đủ sức tạo ra những sự hoài nghi và chia rẽ tư duy giữa những người lãnh đạo và nhân dân?


    Phan Nguyễn Việt Đăng (Saigon)

    Nguồn: Dân Làm Báo

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    tícônương
    Full Member
    ***
    Offline



    Posts: 110
    Re: Chế độ của loài "cỏ dại" và "trùng độc"
    Reply #203 - 06. Jun 2011 , 08:17
     


     
    Chế độ của loài "cỏ dại" và "trùng độc"
     

    Vào cuối tháng 7/2007, khi viếng thăm nước Đức, tại thành phố Hambourg, trước một cử tọa cả ba, bốn chục ngàn người, Đức Dalai-Lama, đã nói : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sống và nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời. » Tại sao như vậy ? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm về lời nói của một Vị Lãnh tụ Tôn giáo quan trọng.

    I ) Cộng sản, loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh

    Thật vậy, nếu chúng ta xét sự ra đời của những chế độ cộng sản, từ cộng sản Liên sô, qua cộng sản Đông Âu, tới cộng sản Tàu và cộng sản Việt Nam ; chúng ta thấy tất cả những chế độ cộng sản trên đều ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của chiến tranh, đều do cướp chính quyền mà ra, không có một chính quyền nào do dân bầu lên, rồi chúng tự bầu với nhau để tiếp tục cầm quyền. Cộng sản Liên sô thì ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918). Cộng sản Đông Âu thì ra đời trong cảnh hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945), dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên sô. Cộng sản Tàu và Cộng sản Việt Nam cũng ra đời trong hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến, với sự giúp đỡ của Liên Sô.

    1 ) Chế độ cộng sản Liên sô được ra đời trên sự hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến

    Thật vậy Đệ Nhất Thế Chiến gồm 2 phe chính : phe Pháp với sự hỗ trợ của Anh, của Nga thời chế độ quân chủ của Nga Hoàng Nicolas I I và sau này có Hoa Kỳ ; phe Đức có sự hỗ trợ của đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào gần cuối cuộc chiến, Bộ Tham Mưu Đức nhận thấy không thể đương đầu cùng một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam, nên đã tìm cách đưa Lénine lúc đó đang ở Thụy Sỹ về và giúp đỡ Lénine cướp chính quyền ; vì Lénine đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay cả nhượng đất để có quyền . ». Ngày 17/4/1917, Lénine cùng một số người trong đó có 4 viên tình báo Đức nói thông thạo tiếng Nga, trong một chiếc xe lửa bọc sắt, đã tới Pétrograd. Sau đó Lénine được Đức giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để họat động. Đêm ngày 6 rạng ngày 7, một số người cộng sản, dưới sự hướng dẫn của Trotski, nổi lên cướp một số công sở, trước sự lãnh đạm của dân. Sau đó chính quyên dân chủ xã hội cầm đầu bởi Kérenski bỏ trốn. Chính Trotski sau này viết : « Sau một đêm ngủ, người dân Nga đã thấy bộ mặt xứ Nga thay đổi. Cuộc cách mạng làm 7 người chết và 50 người bị thương. « (1)
    Chính quyền cộng sản đầu tiên quả thật mọc lên trên hoang tàn của Đệ Nhất thế Chiến, vì sau đó độ 1 năm thì Đức bại trận.

    2 ) Những chế độ cộng sản Đông Âu, Tàu và Việt Nam mọc lên trên sự hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến.

    a) Những chế độ cộng sản Đông Âu từ Ba lan, Tiệp khắc, Hung Gia lợi, Bảo gia lợi v. v… được dựng lên trên hoang tàn vừa của chiến tranh, vừa dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên Sô.
    b) Đảng cộng sản Tàu, lợi dụng cuộc Thế Chiến và Chiến Tranh Trung Nhật, nổi lên cướp chính quyền. Chính Mao trạch Đông, khi tiếp Tướng Mountbatten, Tổng tư Lệnh Liên quân ở Đông Nam Á đã nói : « Nếu không có Thế Chiến thứ Hai và Chiến tranh Trung Nhật, thì chúng tôi không có chính quyền. »
    c ) Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam cũng lợi dụng sự hoang tàn của chiến tranh, nổi lên cướp chính quyền.
    Thật vậy, ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được bỏ xuống Hiroshima, 3 ngày sau 9/8, trái thứ nhì được bỏ xuống Nagashaki ; ngày 15/8, Nhật hoàng tuyên bố ngừng chiến và ngày 2/9, thì tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân đội Nhật ở Đông Dương lúc đó như rắn mất đầu. Lợi dụng cuộc biểu tình của công chức Hà Nội đòi tăng lương, đảng cộng sản đã trà chộn người vào đoàn biểu tình, cướp một vài công sở lúc ban đầu, rồi sau đó cướp chính quyền ngày 19/08/1945. ( 2)
    Ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh đọc « Bản Tuyên ngôn độc lập. » Nhưng thực tế Hồ chí Minh đã đưa dân Việt vào trong gông cùm của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, biến nước Việt thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản- cộng sản, đi từ cuộc chiến 1946-1954, tới cuộc chiến 1954-1975, tiếp theo là cuộc chiến với Căm Bốt 1978, cuộc chiến với Trung Cộng 1979. Thêm vào đó, Hồ chí Minh lại nhập cảng lý thuyết Mác-Lê chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đưa đến cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau, tạo nên biết bao đau thương cho dân Việt.


    I I ) Cộng sản, loài trùng độc sinh xôi, nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời

    Pierre Joseph Proudhon ( 1819-1865), người đã được Marx (1818-1883) cho rằng có những can đảm trong việc chỉ trích thành trì kinh tế ( L’audace provoquante avec laquelle il porte la main sur le sanctuaire économique), người đã viết quyển Triết lý của sự nghèo nàn ( La Philosophe de la misère) ; và chính Marx đã trả lời lại bằng cách viết thẳng bằng tiếng Pháp quyển Sự nghèo nàn của triết học ( Misère de la Philosophie). Không ai có thể nói Proudhon là người không hiểu lý thuyết của Marx. Nhưng chính Proudhon đã chỉ trích nặng nề Marx cho rằng lý thuyết của ông sẽ trở thành một con sán lãi ( le ténîa) của xã hội. Bệnh sán lãi là một bệnh có những ký sinh trùng ở trong ruột của con người, nó hút hết những chất béo bổ, làm con người bị bệnh trở thành vàng vọt, bụng ỏng, đít beo, không thể lớn được. Xét hậu quả của những chế độ cộng sản, với đảng gồm những đảng đoàn cán bộ lấy hết những gì do dân làm mồ hôi nước mắt mà có, làm cho kinh tế và xã hội không thể phát triển được ; người ta mới thấy lời nói của Proudhon là đúng.(3)
    Ông Iakolek, Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên sô cũng viết : « Cộng sản là một loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già. Già già đè lên xác con trẻ.Trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất ; tuy nhiên để leo lên chỗ cao nhất, thì nó đã dẵm lên xác bao nhiêu con khác . » Xét những cuộc thanh toán nội bộ cộng sản : Staline bị vợ Lénine tố cáo là đầu độc chồng mình. Con Staline đã tố cáo Béria, Khrouschev giết bố mình. Mao trạch Đông giết Lưu thiếu kỳ và Lâm Bưu. Hồ chí Minh giết nhiều tay em để bịt miệng tông tích của mình, rồi sau lại dùng tay em Trần quốc Hoàn giết người mình muốn lấy làm vợ, đang mang dạ chửa với mình và có đứa con đầu vẫn còn sống tên là Nguyễn quốc Trung (4) ; lại có giả thuyết cho rằng Hồ chí Minh bị nhóm Lê Duẫn, Lê đức Thọ đầu độc chết; chúng ta mới thấy lời của Iakolek là đúng.

    Ngày hôm nay Đức Dalai-Lama bảo rằng cộng sản là loài trùng độc sinh xôi nẩy nở ở những đống rác rưởi của cuộc đời, cũng không sai.
    Thật vậy, lý thuyết của Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, khơi dậy tất cả những bản năng thú tính của con người, biến con người trở thành loài rắn rết, chỉ tìm cách sát hại lẫn nhau. Cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau ở tất cả mọi nước cộng sản theo lý thuyết của Marx đã chứng tỏ điều này.

    Những dân tộc Nga, Đông Âu đã can đảm đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản « cỏ dại » và « « trùng độc ».


    Dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên đấu tranh để cho chế độ độc tài cộng sản cỏ dại và trùng độc không còn nữa !



    Paris, Chu Chi Nam
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #204 - 11. Jun 2011 , 08:36
     


    Khi đất nước bị người lạ lãnh đạo



    Đất nước đang bị bọn người lạ lãnh đạo thì ngoài biển có tàu lạ, trên cao nguyên có dân lạ, chốn tòa án có quan tòa lạ, quốc hội làm ra luật pháp lạ.

    Tất cả các quốc gia trên thế giới có luật trừng phạt nặng nề như tử hình, tù chung thân những tên gián điệp phản quốc, làm tay sai cho giặc, bán nước cầu vinh. Sử sách thì ghi rõ tên tuổi bọn lãnh đạo bán nước như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Ở cái nước CHXHCN Việt Nam độc lập tự do, hạnh phúc thì có một tập đoàn lãnh đạo lạ chỉ chuyên sản xuất ra luật lạ xử tù rất nặng những công dân yêu tổ quốc và muốn bảo vệ tổ quốc. Những bộ óc lãnh đạo của đảng lạ nghĩ ra những chuyện, những lời nói rất lạ để chống ngoại xâm.Khi bọn xâm lược Bắc kinh bắn giết ngư dân Việt thì lãnh đạo đảng lạ dùng 16 chữ vàng và bốn tốt để chống ngoại xâm thì quả thật là ý lạ.

    Khi người dân yêu nước có thái độ chống bọn xâm lược thì cái quốc hội lạ và ông thủ tướng lạ lập tức sản xuất ra luật, nghị định, nghị quyết lạ để bỏ tù người yêu nước.

    Nước CHXHCN Việt Nam là một đất nước duy nhất từ cổ chí kim có luật bỏ tù người yêu nước, khi họ dám can đảm lên tiếng chống bọn xâm lược.

    Anh Điếu Cày, anh Ba Sài Gòn, chị Phạm Thanh Nghiên, LS Lê Công Định, LS Lê Chí Quang, BS. Phạm Hồng Sơn, LS Cù Huy Hà Vũ đều ngồi tù vì tội yêu nước. LS. Lê Công Định có ý định đưa bọn xâm lược Tàu ra thưa trước liên hiệp quốc thì lập tức bị lãnh đạo lạ bỏ tù dài hạng. Ls Lê Chí Quang ở tù vì đã viết bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều.” Anh Điếu Cày ngồi tù vì dám biểu tình chống Trung cộng.

    Xét ra nước CHXHCN VN đang bị cai trị bởi người lạ nên yêu nước mà ở tù là chuyện không lạ. Ở nước lạ thì những đứa bán nước buôn dân được luật pháp lạ bảo vệ tốt đến mức lạ lùng, lại được làm thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước. Làm ra luật pháp lạ thì có các dân biểu lạ.

    Hỡi các anh công an nhân dân, các anh đang phục vụ cho một đảng lạ, các lãnh tụ lạ. Khi bọn người lạ hết kiếm ăn được thì bọn chúng sẽ trở về mẫu quốc Tàu, qua Tây, qua Mỹ với đô la chất đầy các ngân hàng khắp thế giới. Con cháu bọn chúng là chủ nhân của những ngôi biệt thự sang trọng, những chiếc xe hơi, những du thuyền đầy tiện nghi ờ ngoại quốc. Tiền bạc bọn chúng mang theo bạc tỉ đô la thì cho dù có tiêu xài xa hoa đến mấy đời vẫn chưa hết.

    Các anh công an nhân dân hưởng được gì khi phải liều mạng để bảo vệ bọn người lạ bán nước giàu sang kia? Các anh và cả gia đình các anh phải ở lại để trả nợ máu với nhân dân. Con cháu và gia đình các anh sẽ trải qua những nỗi kinh hoàng, những trận đòn thù đến chết.

    Cách tốt nhất là các anh đừng gây nợ máu với dân mà hãy ôm súng quay về với dân tộc. Bọn lãnh đạo lạ bán nước, buôn dân trước sao rồi cũng bỏ chạy. Các anh công an ở lại chịu đời đắng cay. Bọn lãnh đạo CSVN chỉ phục vụ cho quyền lợi của nước lạ. Bảo vệ bọn chúng là chống lại dân tộc. Lịch sử từ ngàn xưa đến nay chứng minh những tên bạo chúa đều bị giết và số phận những kẻ phò tá, trung thành với những tên bạo chúa còn thê thảm hơn. Những ai giết các tên bạo chúa, những kẻ xâm lược đều trở thành anh hùng dân tộc. Các anh công an nhân dân muốn trung thành với tổ quốc, phục vụ dân tộc hay muốn theo chân bọn phản quốc đang tù đày những người yêu nước?

    Cái thế lực thù địch chính là bọn Hán tộc và bọn thái thú đang triều cống Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa cho giặc và bách hại người Việt.

    Những tên thái thú đó đang từng ngày phá nát đất nước, phá nát văn hóa Việt và đang đồng hóa người Việt thành người Tàu. Bọn lãnh đạo lạ đang bôi nhọ lên mặt các anh hùng Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng.

    Bọn lãnh đạo lạ đó chính là 14 tên thái thú trong BCT đảng CSVN. Bọn thái thú trong BCT thì đàn áp người Việt dã man nhưng bọn chúng sẵn sàng khấu đầu lạy thiên triều Trung cộng.

    Công an nhân dân làm theo lệnh của bọn thái thú thì đồng nghĩa với quỳ mọp khâm chỉ hoàng đế Trung Hoa là phản bội dân tộc. CAND hãy cùng toàn dân diệt thái thú, bảo vệ tổ quốc. CAND hãy bảo vệ các sinh viên học sinh yêu nước biểu tình chống Trung cộng. Kẻ nào đàn áp người yêu nước là phản bội tổ quốc, đáng tội tử hình.


    (E.M.)
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    tícônương
    Full Member
    ***
    Offline



    Posts: 110
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #205 - 11. Jun 2011 , 09:10
     


    ...

    Nhìn cháu nè! Nhìn cháu đi, chú ơi!

    - Nguyễn Thị Từ Huy-


    Chú ơi, nhìn cháu nè! Nhìn cháu đi, chú ơi! Nhìn mắt cháu nè. Cháu buồn lắm. Cháu biết chú cũng buồn. Chú buồn lắm.

    Cái hàng rào này độc ác quá, nó ngăn cách chú cháu mình. Nhưng nó không ngăn cách được nỗi buồn của hai chú cháu. Sáng nay chủ nhật, lẽ ra cháu được đến Thảo Cầm Viên chơi, nhưng mẹ nói rằng cháu sắp mất chỗ chơi rồi, sắp mất cả trường học, cả chỗ ở nữa, cháu phải đi đến đây cùng mẹ để bảo vệ. Chú sẽ giữ Thảo Cầm Viên cho cháu và cho các bạn cháu, phải không chú? Nhìn nỗi buồn của cháu nè chú ơi. Chú muốn làm cháu cười nhưng không làm được nên chú tránh nhìn cháu. Chú nhìn xuống đất, chú gửi nỗi buồn xuống đất. Đất này là của mình. Sao mình cứ phải khổ sở vì cái hàng rào. Chú ơi nhìn cháu đi nè, chỉ cần chú nhìn cháu là nỗi buồn sẽ bay lên trời bay đi khắp nơi.

    Cháu ước những người lớn khác hiểu được nỗi buồn của chú và cháu!

    Cháu ước mọi người lớn đều biết buồn như chú và cháu!

    Nguyễn Thị Từ Huy

    http://www.boxitvn.net/bai/23150


    Một hình ảnh thật cảm động! Một bên ngẩng cao đầu vì chính nghĩa, còn một bên phải cúi đầu vì phi nghĩa.



    Nguồn: danlambao.com
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Mytat
    Gold Member
    *****
    Offline


    Peace - Love - Happiness

    Posts: 5276
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #206 - 14. Jun 2011 , 15:20
     

    Thành kiến -Tác giả: Minh Niệm



     

    ...
     




    Bức tường ngăn cách


    ...

    Con người chết vì Danh Lợi - Con cá chết vì mồi ngon




    Ta hay có thói quen nhìn vào bất kỳ đối tượng hay tình huống nào đang xảy ra trong thực tại bằng kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá khứ. Có thể do một số kinh nghiệm cũ thích ứng phần nào với tình trạng thực tại, nên ta thường rất tin tưởng và tự hào về sự thông minh và nhạy bén của mình, mà không chịu khám phá hay xét nét cẩn thận. Nếu quan sát kỹ và công tâm nhìn nhận ta sẽ thấy cũng không ít lần mình đã tuyên đoán sai và có những bước trượt rất đáng tiếc trong quyết định. Bởi vì mọi sự vật sự việc trong vũ trụ này vốn không ngừng vận động, có khi nó biến chuyển nội dung bên trong nhưng cũng có khi thay đổi cả hình dáng bên ngoài. Nó có thể hay hơn hoặc tệ hơn, chứ không bao giờ giữ nguyên một trạng thái.



    Nhưng cuộc sống quá bận rộn nên ta thường không có nhiều thiện chí để nhìn bất cứ đối tượng nào cũng bằng tâm thức mới, sử dụng kinh nghiệm cũ có vẻ như khỏe và mau chóng giải quyết được vấn đề, và kết quả như thế nào thì may nhờ rủi chịu. Một phần cũng do bản năng tự vệ của con người chưa thuần hóa còn nhiều vụng về thô thiển, nên khi phát hiện ra cái gì có tính cách ảnh hưởng đến quyền lợi của mình là phản ứng bảo vệ ngay lập tức, bằng những tâm lý như: nổi giận, phán xét, nghi ngờ, độc tài, kỳ thị… mà không chịu bình tâm để kiên trì quan sát và tìm hiểu rõ sự thể. Cho nên hầu hết mọi người đều không có thói quen tách rời kinh nghiệm cũ của mình khi quan sát thực tại, chính vì thế mà họ vẫn thường rơi vào nhận thức sai lầm và đánh mất đối tượng.



    Như trong quá khứ ta đã từng bị người thân yêu lừa dối hay phản bội, cái vết thương ấy sẽ khắc ghi sâu đậm trong tâm thức, nên khi muốn đặt xuống tình cảm với người mới thì ta rất hoang man, lo sợ. Đó là một lỗi lầm của tâm lý, vì có thể người mà ta đang tiếp xúc trong hiện tại hoàn toàn khác biệt với người cũ. Nhưng ta không đủ sức để vượt qua bản năng tự vệ của mình, ta đã cố nhiều lần nhìn người ấy như chính họ đang là, ta đã nhiều lần nhắc nhở mình người này không phải là người trước, và rồi cuối cùng ta cũng vẫn thất bại. Cố nhiên là vết thương lòng thì khó mà quên được, nhưng thay vì ta cần cho đôi bên những cơ hội vừa đủ để tìm hiểu nhau và tin tưởng nhau hơn, thì ta lại mang tâm thức nghi ngờ sự lừa dối hay phản bội ấy trong suốt cuộc hành trình chung bước với nhau. Bức tường ngăn che ấy chính là thành kiến.



    Thành kiến chỉ đơn thuần là thái độ bám víu vào kinh nghiệm cũ để áp đặt lên thực tại, nên có thành kiến tốt và thành kiến xấu. Nói dễ hiểu là ta thường đeo mắt kính màu hồng và mắt kính màu đen khi nhìn người, nhìn đời. Nếu ta đã từng biết người kia rất dễ thương, bằng kinh nghiệm trực tiếp hay thông qua kinh nghiệm của người khác, thì khi gặp họ ta sẽ có thiện cảm và hết lòng với họ ngay mà không cần phải quan sát hay khám phá gì thêm nữa. Đó là ta đang đeo mắt kính màu hồng, thấy họ nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng tuyệt. Bây giờ phương tiện truyền thông và quảng cáo rất mạnh mẽ, chỉ cần một vài bài báo ca ngợi hết lời về nhân vật đó thì lập tức trong ta nảy sinh ngay cảm tình, sau này có cơ hội tiếp xúc ta sẽ dễ dàng bỏ qua bước quan sát và thận trọng căn bản.



    Trường hợp ta được biết người kia là một kẻ xấu, dù thông tin ấy chưa có gì đảm bảo là chính xác, nhưng ta vẫn có khuynh hướng thích đeo mắt kính màu đen trước cho chắc ăn. Cho đến một ngày ta không còn khả năng lấy chiếc mắt kính màu đen ấy ra nữa, nhìn đâu cũng thấy một màu tăm tối, nhìn ai cũng dị ứng, thấy họ là những kẻ đang muốn hơn thua hay hãm hại mình. Từ thành kiến đi tới cố chấp là một khoảng cách rất nhỏ, nếu thiếu bản lĩnh để sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ điều gì mới lạ xảy ra thì ta sẽ dễ dàng đóng băng những nhận thức mà mình đang có. Những người bị thành kiến khống chế sẽ không còn cơ hội để thấy được những giá trị mầu nhiệm của sự sống đang hiện hữu, sẽ trở thành nạn nhân của lối sống u uất nặng nề, rất dễ đi tới mặc cảm lạnh lùng và bế tắc.



    Giữ gìn con mắt trong

    ...



    Cho nên tổ tiên ta thường khuyên “thấy sao để vậy”, hãy nhìn đúng sự vật sự việc như chính nó đang biểu hiện ra, chứ đừng nhìn như chính tâm trạng hay kinh nghiệm mình đang có. Cái đó là cái nhìn của con mắt trong, con mắt không bị bụi đời làm vẩn đục. Từ lâu rồi, ta đã quên sử dụng con mắt thật thà và hồn nhiên vốn có của mình. Nhìn nhau bằng con mắt ấy ta thấy dễ chịu và gần gũi hơn, cơ hội thấu hiểu và thương yêu nhau sẽ dễ xảy ra hơn. Nhưng xã hội hiện đại có quá nhiều chiêu thức tinh xảo, vì nhu cầu hưởng thụ mà người ta không màng đến thật giả hay đúng sai, nếu không có một đời sống tỉnh thức và bản lĩnh thì ta sẽ khó phát hiện ra kịp thời và đủ sức để tách ly sự đồng hóa ấy.



    Sống trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, ai ai cũng tranh thủ quyền lợi mà không quan tâm đến sự ô nhiễm tâm hồn thì ta cũng khó tránh khỏi. Lâu dần nó hình thành thói quen như một bản tính tự nhiên, mỗi khi ta phát hiện một vài hành vi của đối phương tương tợ như kinh nghiệm đã có thì ta vội vàng kết luận, phán xét. Đôi khi chỉ vì một người mà ta coi khinh và kỳ thị cả một đoàn thể, một truyền thống, hay một dân tộc. Bởi thói quen ích kỷ của con người là hễ thấy cái gì trái ngược hay tác hại đến mình là phòng ngự và sẵn sàng loại trừ nếu có thể. Cho nên một người có hiểu biết sẽ luôn ý thức giữ gìn con mắt trong của mình, can đảm chấp nhận những hư hao về tài sản và danh dự, tại vì nó quyết định cho một đời sống an bình và một liên hệ tình cảm tốt đẹp.



    Ta nên nhớ là bản chất của vạn sự vạn vật là vô thường, thì con người cũng vô thường mà kinh nghiệm cũng vô thường. Trong quá khứ người kia còn nhiều vụng về lầm lỡ thì bây giờ họ có thể đã thay đổi rất nhiều, ta hãy cho họ có một cơ hội được sống với con người mới trước ta, và ta hãy tự cho mình một cơ hội sống bằng tâm thức mới trước họ. Khó khăn nhất là đối với những người thân sống chung quanh ta, ta thường không dễ nhìn thấy sự chuyển biến và phát triển của họ. Người mẹ lúc nào cũng thấy con mình khờ dại chẳng biết gì, sự quan tâm và mong muốn luôn dựa trên kinh nghiệm cũ, nên vô tình giới hạn cơ hội trưởng thành của người con. Người vợ lúc nào cũng cho rằng mình đã hiểu biết chồng hết rồi, khả năng lắng nghe và quan sát không hề mài dũa, nên vô tình cô lập hóa cảm hứng sáng tạo và chuyển hóa của đối phương.



    Sống với một người không biết ghi nhận những chuyển biến của mình, không thấy được mình đang có những nếp nhăn trên trán hay những khó khăn bế tắc trong lòng, để có một lời an ủi hay giúp đỡ kịp thời, thì đời sống ấy sẽ rất nhàm chán. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi ta gặp một người mới thì ta rất hân hoan vui sướng và muốn duy trì mãi giây phút được quan sát bằng con mắt không thành kiến. Đời sống vốn xuôi theo chiều hối hả, con người lại bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kỹ thuật điện tử nên rất dễ trở thành những kẻ sống hời hợt và cứng nhắc, cái gì lưu trữ vào não bộ của mình rồi thì không dễ gì lấy ra. Lối sống ấy là lối sống nhút nhát và tụt hậu, không can đảm mở lòng ra để cập nhật thông tin mới nhất từ đối phương, thì đừng hỏi tại sao sống với nhau mà không thể hiểu và thương nhau. Hiểu và thương là một quá trình luyện tập chứ không chỉ là vấn để của ý chí.



    Phần lớn ai cũng sợ buông bỏ xuống những kinh nghiệm của mình, vì nó được tích lũy trong một quá trình lâu dài gian khó, nên người ta thường xem nó như sinh mệnh của mình, nếu ai coi thường nó là coi thường chính mình, nếu không sử dụng nó thì ta sẽ không còn gì nữa cả. Lẽ dĩ nhiên có những kinh nghiệm rất hữu dụng, nhưng cái khó là ta không biết nên dùng vào lúc nào và liều lượng bao nhiêu. Vì trong khi sử dụng kinh nghiệm cũ thì ta thường không còn thiện chí để tìm hiểu khám phá thêm, mà kinh nghiệm cũ dù hay ho tới đâu cũng không bao giờ diễn đạt hết về thực tại. Cho nên giới hạn lối dùng kinh nghiệm cũ một cách máy móc là để ta không bị nó khống chế và cũng để ta trau dồi kỹ năng khám phá, sáng tạo. Bởi bản chất của con người và vũ trụ này luôn kỳ bí, ta phải có một con mắt trong suốt vững vàng thì mới hy vọng tìm ra đáp số đúng.



    Mỗi ngày ta hãy tập ngồi yên để thanh lọc lại kinh nghiệm vừa mới tích góp của mình.  Nếu kinh nghiệm đó không có tính chất nuôi dưỡng khả năng hiểu biết và thương yêu thì ta không cần phải để nó chiếm quá nhiều dung lượng tâm thức. Những kinh nghiệm nào chỉ tồn tại như một thói quen ngẫu nhiên, trong vô thức mà ta đã lưu trữ, thì hãy đem nó ra phân tích và buông bỏ từ từ. Mỗi khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào, ta cũng luôn tự nhắc nhở hãy nhìn vào thái độ của mình, xem mình có đeo mắt kính màu hồng thiện cảm hay mắt kính màu đen ác cảm không? Nếu có thì sớm tìm cách dừng lại cuộc tiếp xúc đó mà trở về chỉnh đốn lại tâm lý của mình. Bằng lối sống tỉnh thức như thế, ta sẽ luôn có cơ hội nâng cấp tầng nhận thức, mở rộng tầm nhìn, không để nó bị chay cứng hay xói mòn chỉ vì những quyền lợi ích kỷ nhỏ nhen.



    Có một kẻ ngoại đạo lén tìm đến chúa Jesus để hỏi điều ông ta đã thao thức bấy lâu nay:  “Thưa ngài, làm sao để được sinh vào vương quốc của thượng đế?”. Chúa Jesus trả lời: “Chỉ khi nào ông chết đi”. Thấy người kia hốt hoảng, chúa Jesus liền giải thích thêm: “Một ý niệm cũ chết đi thì một ý niệm mới sẽ được sinh ra, đó là vương quốc của thượng đế”. Cái cũ tuy quen thuộc nhưng nghèo nàn, cái mới thường không dễ chịu nhưng có khả năng đem tới một không gian rộng rãi cho đời sống, vậy ta còn ngại ngần chi mà không dám khai tử những ý niệm hay những kinh nghiệm vốn chỉ để bảo vệ cảm xúc nhất thời. Vương quốc thượng đế thì ai cũng có, đó chính là sự an bình và thảnh thơi của tâm hồn, chỉ khi nào những phiền não trong ta rơi rụng xuống thì nó mới thật sự hiện bày ra.



    Nhìn bằng mắt trong suốt

    Không kẹt kinh nghiệm xưa

    Mở lòng thêm hiểu biết

    Như đất gặp cơn mưa







    thanks.gif





    Back to top
     

    Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #207 - 27. Jun 2011 , 08:03
     

    Cơn bão trong tách trà - Sự Thật



    ...


    Đặng Thanh Chi (danlambao) - Thử thách duy nhất là chúng ta có can đảm “tìm” để “hiểu” đến tận căn nguyên của vấn đề hay không ? Hay mắt chấp nhận “nhìn” cái người ta cho mình “thấy” và tai chấp nhận “nghe” điều người ta cho mình được nghe?  Sự đi tìm cái nhìn đa chiều của trí tuệ tri thức hay sự tuân thủ chấp nhận với cái nhìn “một chiều đường thẳng” của đôi mắt ngựa bị kẻ cầm cương che lấp?  để chỉ biết bước tới một cách vô thức trên lối mòn độc đạo?...

    *

    Đã gần hai năm,  chiều nay tôi trở về chốn cũ.  Hai năm qua thời gian trôi như giòng nước bạc.  Tôi đã vượt qua nhiều thử thách.  Bạn tôi nhiều người đã bị bắt giam mà lỗi không ở họ. Những người từng gọi nhau là chiến hữu đã không còn đồng hành.  Tôi đã mất mát nhiều, trừ chính mình! Lý tưởng phụng sự cho quê hương vẫn nguyên vẹn trong tôi.  Đó là điều hạnh phúc duy nhất còn sót lại trong muôn vàn những vô thường.

    Vạt nắng chiều sắp tắt.  Tôi đứng yên nhìn. Tấm bảng gỗ treo lơ lững giữa những vòm cây.  Cũng nơi này, hai năm trước...  Trong một chuyến công tác xa nhà, tôi đã ghé vào vào trà viên này. Lúc ấy, bên tôi, vẫn còn những người tưởng rằng sẽ mãi là chiến hữu.  Hôm nay, tôi trở lại chốn này. Vẫn là một chuyến công tác, nhưng tôi chỉ còn lại mình.  Mọi yếu tố khác, từ con người, cảnh vật, đều đã khoác màu thay đổi của thời gian...

    Tôi bước qua cánh cổng gỗ nâu. Vẫn những phiến đá thấp trên mặt nước hồ. Trà viên của hai năm trước nay nhuốm màu rong rêu.  Tàng cây phủ lối đi nhỏ, lá ngập mỗi bước chân. Vẫn thoảng trong gió mùi trầm hương của ngày cũ... Một lần nữa, tôi lặng người cảm nhận thâm ý của chủ nhân:  tôi đang ý thức mỗi bước chân đưa tôi dần vào thế giới của “chado”; hoặc “chanoyu”: thế giới của Trà Đạo!

    Khi đứng ở “machiai”, nơi khách phải đứng chờ đến lượt mình được mời vào trà thất, mắt tôi thoáng tìm lại “roji”, “lối vào vườn”, nối liền phòng lễ tân với trà thất.  Nhìn trước lối nhỏ lát sỏi mà chỉ chốc lát nữa, tôi sẽ tự mình bước qua.  Tôi cảm nhận sự yêu cầu thâm trầm của những vị thực hành trà đạo, đa số đều là những thiền gia: lối đi nhỏ vào vườn “roji”, dẫn từ phòng lễ tân “machiai”, đến trà thất, nơi khởi xuất những bước đầu của sự nhập thiền.

    Con đường nhỏ “roji” được thiết kế để ngăn thế giới bên ngoài với thế giới tĩnh lặng trong trà thất.  Ai bước qua lối nhỏ của trà viên, cần gác lại những lo toan, bận rộn của cuộc sống hằng ngày để bước vào thế giới của thiền định, của yên tĩnh, an cư, tinh khiết...  Khi đặt chân trên những phiến đá xếp quanh co, phủ rong rêu năm tháng, chân dẫm lên những chiếc lá rơi, khô, nát... Và trong ánh sáng huyễn hoặc của những chiếc đèn lồng treo lơ lửng trong bầu trời đêm, tôi vẫn không sao quên được chỉ cách đó vài bước, bên ngoài trà viên này, vẫn còn nguyên đó thành phố ồn! bụi! đông! chật!.  Mùi trầm hương khiến không gian thêm tĩnh lặng, nhưng vẫn không xua tan được những ý tưởng lo âu, công việc sắp tới, những đổi thay vừa vượt qua, cuộc sống mới, bè bạn nơi lao tù...

    Tôi thầm nhủ mình lại đã thất bại thêm lần nữa trong bước đầu nhập thiền.  Lẽ ra, khi bước qua “roji”, trước khi bước vào trà thất của riêng mình, người thực hành trà đạo đã phải cảm nhận dù thân đang giữa chốn phố xá xô bồ, nhưng tinh thần đang tĩnh.  Thân vượt thoát lên những khóm lá trúc xanh, tâm trụ ở giòng suối thanh tịnh, ý vắng, khẩu lặng.  Thân, tâm, trí cần tách rời với giòng khói mù và bụi bặm của thế giới vừa bỏ lại sau lưng, bên ngoài cánh cổng gỗ nâu của trà viên đêm nay.  Phải chăng hai năm vừa trôi với quá nhiều thử thách, đã vẫn để lại trong tôi những vết cắt chưa quên ?  Đêm nay tôi mang theo vào “Sukiya” một quá khứ hình như vẫn còn vướng vất.

    Trước khi bước vào “Sukiya”, loại trà thất biệt lập chỉ đủ rộng cho năm người ngồi, hoặc “Kakoi”, tức trà thất được ngăn riêng bởi những vách gỗ dán giấy đơn sơ; tôi phải bước qua “Midsuya”, nơi dùng để chứa, sửa soạn, và bày trí những dụng cụ pha trà, và “machiai”, căn phòng đợi dành cho khách.  Nhiều người biết đến trà đạo qua những nghi thức pha trà phức tạp, dùng trà kiểu cách, đòi hỏi nhiều quy luật.  Thực ra, Kakuzo Okakura, (ở Nhật, người ta biết ngài dưới tên Tenshin), đã nói rằng trà đạo là một dạng của “văn hóa tinh thần”, một sự kỷ luật tự thay đổi chính mình để theo đuổi “nghệ thuật của đời sống”.  Trà đạo giúp ta hoàn thiện sự nhận thức sâu sắc về giá trị của những vật đơn giản, tầm thường trong cuộc sống hằng ngày, và tâm điểm của trà đạo nhắc nhở con người về vị trí của mình trong hệ thống tuần hoàn của vũ trụ.

    Đơn giản hơn, theo Okakura, trà đạo là một số ít bạn hữu, cùng đến với nhau trong nhiều giờ, chia xẻ cho nhau những chén trà xanh, tạm quên những bận rộn, lo toan trong đời sống hằng ngày.  Và trong sự lặng yên tâm hồn ngồi bên nhau, họ tìm thấy sự an nhiên, nhận chân ra chính mình, cảm nhận từng phút giây đang trôi qua, để ý thức thật trọn vẹn hành động của mình ở mỗi khoảnh khắc thời gian và tìm thấy cái đẹp trong những vật dụng bình thường nhất, tầm thường nhất: tro trong lò than hồng, tiếng nước reo sôi trong ấm, khói trà trong tách, trầm hương vây quanh, ánh sáng lọc qua tàng lá, một cánh hoa trong bình, câu thơ cổ treo trên vách, ánh trăng non, cá quẫy đuôi dưới hồ, bọt nước vỡ...

    Trở lại lần này, tôi đặc biệt xin chủ nhân cho tôi ngồi một mình trong trà thất biệt lập, cất riêng trên mặt nước hồ sen. Nhìn ra ngoài khung cửa sổ, bầy cá vàng bơi lội dưới hồ.  Trông chúng tự do làm sao, thanh thản làm sao, hồn nhiên quá khi chúng không phải mang kiếp người !  Tôi liên tưởng đến chuyện của ngài Soshi.  Ông bảo người bạn một ngày cùng tản bộ bên bờ suối: “nhìn kia, những con cá đang vui đùa bơi lội trong giòng nước!”.  Người bạn hỏi ngay: “anh không phải là cá, sao anh biết chúng đang vui?”. Sochi trả lời:”anh không phải là tôi, sao anh biết rằng tôi không thể biết cá đang vui?”.


    Con người tranh cãi nhau không dứt vì quan niệm chủ quan của riêng mình. Ai đúng ai sai? Chiến tranh tiếp diễn chiến tranh, khi nào dừng lại?  Thiền đạo, Lão giáo đều nhắc nhở con người về thuyết tương đối.  Sự thật và Chân lý chỉ có thể đạt đến khi người ta chấp nhận cho những ý kiến “tương phản” được tự do phơi bày.  Sự đối nghịch và đa nguyên là cần thiết nếu muốn đạt đến sự thông hiểu am tường một vấn đề.  Thử thách duy nhất là chúng ta có can đảm “tìm” để “hiểu” đến tận căn nguyên của vấn đề hay không ? Hay mắt chấp nhận “nhìn” cái người ta cho  mình “thấy” và tai chấp nhận “nghe” điều người ta cho mình được nghe?  Sự đi tìm cái nhìn đa chiều của trí tuệ tri thức hay sự tuân thủ chấp nhận với cái nhìn “một chiều đường thẳng” của đôi mắt ngựa bị kẻ cầm cương che lấp?  để chỉ biết bước tới một cách vô thức trên lối mòn độc đạo?


    Có vị giáo sĩ, ngạc nhiên dừng lại bên quán nhỏ, nơi treo tấm bảng ghi: “Quán Bán Sự Thật”.  Người chủ quán ngước hỏi: “ngài muốn mua loại sự thật nào ? loại “một phần sự thật” hay loại “toàn bộ sự thật”?  “Dĩ nhiên, tôi chỉ muốn “toàn bộ sự thật”, giáo sĩ trả lời không đắn đo. “Tôi không muốn có bất cứ sự che dấu nào, sự bảo vệ nào, sự tự biện giải nào. Tôi muốn toàn bộ sự thật, thẳng thắn và không hề bị cải sửa”.  Giáo sĩ nói thêm một cách quả quyết.  Chủ quán trả lời: “Thưa ngài, ngài sẽ phải trả giá rất cao”.  Giáo sĩ bảo: “Anh cứ cho biết giá. Tôi không thể chấp nhận nửa phần sự thật. Tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có được toàn bộ sự thật”.  Chủ quán chậm rãi: “Giá phải trả là sự an toàn trong chính tư tưởng của ngài”.  Giáo sĩ rời khỏi quán với lòng nặng trĩu:  ông đã không dám rời bỏ sự an toàn của những điều mà ông đã trót tin theo trong suốt hơn nửa đời người. Và ông rời khỏi quán chấp nhận rằng mình vẫn chưa sẵn sàng để dám biết toàn bộ sự thật.


    Đôi lúc chúng ta cần nhìn lại chính mình, như vị giáo sĩ kia, để hiểu vì đâu chúng ta đã không nắm bắt được toàn bộ sự thật?  Vì những người lãnh đạo lừa mị chúng ta? hay do chính chúng ta dung dưỡng sự dối trá vì không dám tìm để hiểu cho đến tận cùng căn nguyên ? Hay vì ta không dám đối diện với sự thật ?  Vì e rằng mình sẽ mất đi chỗ tựa “an toàn” cho chính luồng suy nghĩ của mình trong nhiều năm ? Một đảng phái thoái hóa, phản dân chủ, trách nhiệm ở lãnh đạo hay trong tay mỗi một đảng viên? Sự thờ ơ trước bổn phận và sự lẩn tránh trách nhiệm, đâu là lỗi và cái nào là tội ?  Có người nuôi dưỡng sự thật trong lương tâm của riêng mình vì họ sợ phải nói ra với mọi người.  Có người lẩn tránh vào niềm tự  kiêu vì họ sợ phải đối diện sự thật về chính mình. Khi một thể chế chân chính biến chất trở thành một chế độ cầm quyền bất xứng, lỗi ở ai? do quần chúng thờ ơ chấp nhận? hay do cán bộ các cấp biết khôn khéo giữ thân? hay do những người lãnh đạo gian ngoan biết cách giữ quyền ?


    - Bạn cứ cho biết giá. Tôi không thể chấp nhận nửa phần sự thật. Tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có được toàn bộ sự thật! 

    - Giá phải trả là sự an toàn trong chính tư tưởng của bạn.

    Back to top
    « Last Edit: 27. Jun 2011 , 08:12 by TuyetNgo »  
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #208 - 04. Jul 2011 , 23:01
     


    Phiến đá lót đường



    ...


    Trong cõi nhân gian, mấy ai thích làm kẻ thế thân, mấy ai có gan làm phiến đá lót đường. Nhưng cao cả thay hỡi phiến đá lót đường.

    Có một con sông quanh năm hiền hòa nước chảy. Tôm cá vui ca, cỏ cây ven bờ cũng vậy. Các con vật lớn nhỏ đều tụ về hai bên bờ để uống nước hay vui đùa. Thật là một cảnh thanh bình và hạnh phúc.

    Bỗng một hôm con sông trở mình dậy sóng, nước chảy cuồn cuộn. Tôm cá hoảng sợ lặn biệt tăm, cỏ cây kinh hoàng ũ rũ. Các con vật lớn nhỏ không thể qua lại hai bờ sông, cả đến việc uống nước cũng có khi nguy hiểm.

    Trong khi mọi vật, từ cỏ cây muôn thú đều bàn luận tìm cách để qua sông nhưng hết thảy đều e sợ. Bỗng đâu có một phiến đá tự lăn ùm xuống sông. Mọi vật đều kinh sợ và lo lắng cho phiến đá nọ. Cây tùng cao tuổi nhất bờ sông chắc lưỡi:

    - Sao lại làm cái việc ngu ngốc vậy ? Không sợ nước cuốn trôi à!

    Các con vật khác thì thông cảm hơn nhưng cũng không khỏi lẩm bẩm:

    - Làm vậy có ích gì, nó có ngăn nổi dòng nước đâu.

    Tuy nhiên, cũng không ít con vật khác reo hò cho đó là một hành động anh hùng. Nói chung mỗi loài đều có nhận định riêng cho hành động đó, khen cũng nhiều mà chê cũng không ít, duy nhất chỉ có cái xóm đá bên bờ là yên lặng. Các phiến đá to nhỏ ở đây đều rưng rưng nước mắt, chúng hiểu cho hành động của bạn mình. Bởi vì bạn nó tuy không thể ngăn nỗi dòng nước cuốn nhưng nó đã hy sinh không oan uổng. Nó không ngại làm kẻ đầu tiên lót đường và chỉ cho mọi loài vật một cách để vượt qua sông. 

    Và kết luận sau cùng là:
    "Sự thành công nằm ở chỗ những kẻ phía sau có dám tiếp bước để làm phiến đá lót đường như nó hay không?"

    Và với tôi, anh chính là phiến đá lót đường. Dù anh không thành công nhưng anh không thất bại. Chính anh đã cho tôi sự say mê và cảm phục, chính anh đã cho tôi dũng khí và niềm tin. Chúng tôi (tôi và những những người cùng chí hướng) thầm hứa với anh sẽ kiên quyết đấu tranh vì hai chữ dân chủ (mặc dù tạm thời chỉ là đấu tranh trong thầm lặng).

    Các bạn có hứa với tôi không? Hứa rằng khi cơ hội đến, cũng giống như anh, chúng ta sẽ công khai làm phiến đá lót đường. Bởi vì chúng ta đã có anh, phiến đá lót đường mang tên Cù Huy Hà Vũ.


    ...Giác Hạnh (danlambao)


    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #209 - 28. Jul 2011 , 20:06
     

    Tổ Quốc đang bị xâm lăng - Thế lực thù địch của Dân tộc đã công khai lộ diện


    ...

    Thượng tọa Thích Viên Định (Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất) -
    Vận nước đã đến, các nhân sĩ, trí thức, các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các sinh viên học sinh cùng toàn thể nhân dân trong và ngoài nước nêu cao truyền thống Bốn ngàn năm giữ nước, dựng nước của các vua Hùng, của Bà Trưng, Bà Triệu, của Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, của Lê lợi, Quang Trung... đã từng dẹp Hán, phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, trừ Thanh đang quật khởi, đứng dậy cương quyết vạch trần, loại bỏ những kẻ nội ứng phản quốc Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, cùng nhau một lòng chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
    ..


    *

    Hơn 1000 năm Bắc thuộc và rất nhiều lần đem quân đánh phá biên giới nước ta, nay đã sang thế kỷ 21, cuộc xâm lăng vẫn còn tiếp diễn, rõ ràng thế lực thù địch Bành trướng Bá quyền Đại Hán Bắc kinh là kẻ thù truyền kiếp, nguy hiểm và thường xuyên nhất của dân tộc Việt Nam.

    Ngày nay, thế lực thù địch Đại Hán lại ẩn nấp dưới chiêu bài Xã hội chủ nghĩa theo chủ thuyết Mác-Lênin, vô gia đình, vô tổ quốc để dễ bề thôn tính Việt Nam. Mặc dù đây là chủ thuyết sai lầm, phi nhân, gây tội ác với nhân loại, bị thế giới lên án, đã bị đào thải ngay tại Liên sô và các nước Cộng sản Đông Âu. Nhưng Trung Cộng vẫn cố giữ mô hình Xã hội chủ nghĩa để lợi dụng, che giấu mưu đồ xâm chiếm Việt Nam theo đường lối thực dân kiểu mới. Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng cố ôm giữ thể chế Xã hội chủ nghĩa, để duy trì đặc quyền đặc lợi cho Đảng chứ không cho dân.

    Với chiêu bài Xã hội Chủ nghĩa, chủ trương thế giới đại đồng, xoá bỏ biên giới quốc gia, triệt tiêu cội nguồn dân tộc, Trung Cộng đã xâm chiếm các đảo Hoàng sa, Trường sa, Ải Nam quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, lập Huyện Tam sa, lấn chiếm Vịnh Bắc Việt, vẽ đường Lưỡi Bò bao trùm gần hết bờ biển Việt Nam.

    Để xâm chiếm hải phận Việt Nam, năm 2005 Trung cộng đã bắn chết 9 ngư dân Việt Nam ở tỉnh Thanh Hoá đang đánh cá trong ngư trường thuộc lãnh hải Việt Nam. Từ đó đến nay, rất nhiều lần lính Trung Cộng đã cướp bóc, đánh đập, bắt giam, đòi tiền chuộc các ngư dân thuộc các Tỉnh duyên hải Việt Nam từ Thanh Hoá đến Cà Mau. Tính từ năm 2005 đến nay, chỉ riêng tại Quảng Ngãi đã có 33 tàu cá và gần 400 ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ. Trung Cộng lại tuỳ tiện cấm ngư dân Việt Nam đánh cá mỗi năm 3 tháng, từ 15.5 đến 15.8. Ngày 26.5.2011 vừa qua, 3 tàu Hải giám của Trung Cộng còn vào sâu trong hải phận Việt Nam cắt phá cáp các tàu thăm dò địa chất Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam, Ngày 05.7. và ngày 13.7.2011, Trung Cộng dùng thuyền có vũ trang đánh đuổi, cướp tài sản, giam giữ các ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên…đến nay vẫn chưa biết số phận an nguy thế nào.

    Trách nhiệm của một Chính quyền là phải bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Nhưng không hiểu tại sao Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, với đầy đủ quân đội, công an, lại im lặng, không tố cáo, không đánh trả, không bảo vệ tánh mạng và tài sản cho người dân bị hại, lại làm ngơ để cho kẻ cướp nước tự do tung hoành, mặc cho ngư dân bị đánh, bị giết, bị bắt người, bị cướp của, bị đòi tiền chuộc, phải đau đớn, âm thầm tự lo liệu ?

    Đã không chống đối kẻ thù, bảo vệ người dân, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại còn bắt tay giao hảo, kết tình hữu nghị với kẻ xâm lăng theo phương châm “16 chữ vàng và 4 tốt” ; cho Trung Cộng vào Tây nguyên, lấy cớ, khai thác Bau-xít, làm ô nhiễm môi trường, tiêu diệt văn hoá, phá hoại kinh tế, nhất là gây nguy cơ về an ninh quốc phòng rất lớn ; cho Trung Cộng thuê rừng dài hạn, 50 năm, ở 10 tỉnh biên giới và sâu trong nội địa ; tạo thuận lợi cho Trung Cộng đấu thầu các công trình trọng điểm trên toàn quốc mà tất cả công nhân đều là người Trung quốc ; biên giới phía Bắc lại bỏ ngõ, không kiểm soát việc nhập cảnh, để cho người Trung Quốc tự do xâm nhập.

    Trong lúc tổ quốc bị xâm lăng, bị mất đất, mất biển đảo, bị giết người, bị cướp của, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không dám đánh trả cũng không dám kêu cứu, thì Trung Cộng lại ngang ngược tuyên truyền, vu cáo rằng : “Việt Nam chiếm nhiều đảo nhất, tỏ ra hung hăng nhất, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong vùng biển Trung Hoa thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Trung Quốc”, “bọnViệt Nam giết ngư dân Trung Quốc”, “cần dạy cho Việt Nam vô ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây”.

    Báo chí chính thức của Trung Cộng không ngớt kêu gọi sử dụng vũ lực với Việt Nam. Ngày 25/6 Bành Quang Khiêm, tướng Trung Cộng, cho rằng tình hình Biển Đông đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Phi Luật Tân “khiêu khích” và đe dọa : “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.” và cao giọng “mắng mỏ” Việt Nam, đòi “tát cho Việt Nam vỡ mặt”, truyền hình Trung Quốc còn chiếu cả kế hoạch tấn công Việt Nam.

    Quá phẩn uất trước việc Trung Cộng xâm lăng tổ quốc, bắn giết ngư dân Việt Nam, không thể câm lặng mãi được, ngày 5.6.2011 và tám ngày chủ nhật tiếp theo, hàng ngàn Sinh viên học sinh, các nhân sĩ, trí thức, lãnh đạo tôn giáo cùng nhân dân Việt Nam đã đồng lòng phát khởi truyền thống yêu nước, tổ chức biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng, quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

    Nhưng đau đớn thay ! Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chẳng những đã không khuyến khích lòng yêu nước của nhân dân, không ủng hộ cuộc biểu tình chống ngoại xâm, lại còn nói rằng : “Việc nước đã có nhà nước lo, nhân dân không được biểu tình chống đối Trung Quốc làm ảnh hưởng đến ngoại giao, biểu tình là vi phạm pháp luật !” và ra lệnh cho Công an, mật vụ, xã hội đen thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập tàn bạo những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.

    Nhất là sau khi ông Hồ Xuân Sơn, Thứ Trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc vào ngày 25.6.2011, không rõ hai bên cam kết những gì nhưng bản tin trên Tân Hoa Xã ngày 28 tháng 6 loan rằng :

    “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.”

    và “Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.”

    Cũng không quên “nhắc nhở” Việt Nam về bức thư ngoại giao của Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Ðồng năm 1958 gửi tới Thủ Tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Ân Lai, đã công nhận chủ quyền này.”

    Sau lần gặp gỡ, thảo luận này, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ra lệnh cho Công an đàn áp người biểu tình càng khốc liệt hơn. Bức hình Đại uý Công an tên Minh dùng giày đạp lên mặt người thanh niên Nguyến Trí Đức trong cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 17.7.2011, làm cho ai thấy cũng thảng thốt, bàng hoàng, không thể tin nỗi trong lịch sử 4 ngàn năm văn hiến nước nhà, nay lại có một chế độ hèn với giặc, nhưng ác với dân, dám coi thường nhân phẩm con người, dẫm đạp lên mặt nhân dân, chà đạp lòng yêu nước của nhân dân như vậy.

    Cấm người dân biểu tình là vi phạm Hiến Pháp Việt Nam, vi phạm Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Chính Trị và Dân Sự mà Việt Nam đã ký kết năm 1982. Không có điều luật nào cấm người dân tổ chức biểu tình. Nhất là biểu tình chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, sao lại cho là “vi phạm luật pháp ?”.

    Cấm người dân biểu tình chống ngoại xâm không những đã vi phạm Hiến Pháp, vi phạm Công Ước Quốc Tế mà còn phạm tội rất nặng, đó là tội phản quốc ! Nếu có chế độ nào đặt ra điều luật cấm người dân biểu tình chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, thì đó chỉ có thể là chế độ bán nước của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống mà thôi.

    Có nhiều nghi vấn được nêu ra. Tại sao Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại chấp nhận đứng riêng lẻ, chống lại ý chí của toàn dân như vậy ? Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại phải hợp tác với kẻ thù, chịu cúi đầu tuân phục, trung thành với phương châm “16 chữ vàng và 4 tốt” do Trung Cộng đề ra ? Tại sao Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục ca tụng, kết giao “tình đồng chí” với kẻ thù xâm lăng tổ quốc, giết hại đồng bào mình ? Và lại còn cam kết "giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị" việc Trung Cộng xâm chiếm biển đảo, giết người cướp của ngư dân Việt Nam ?

    Toàn dân Việt Nam già trẻ lớn bé, trong và ngoài nước và cả thế giới ai cũng thấy, ai cũng biết rằng, Trung Cộng từng bước từng bước đánh chiếm đất nước mình, bắn giết đồng bào mình, nhưng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại đơn giản chỉ cho đó là “các bất đồng” ?. Thậm chí, báo chí, tướng lãnh Trung Cộng còn hăm doạ, đòi “tát cho Việt Nam vỡ mặt” mà Nhà cầm quyền Việt Nam cũng gọi là “đàm phán hiệp thương hữu nghị trong hoà bình” ?

    Lẽ nào do Nhà cầm quyền Cộng sản quá yêu Chủ nghĩa Xã hội ? Muốn tiến lên thế giới đại đồng ? Hay là do mắc kẹt cái Công Hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng ? Hay như lời Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đại Á Châu Tự Do nhân việc Công an ngăn chặn, không cho Ngài và chư Tăng thuộc GHPGVNTN đi tham gia biểu tình chống Trung Cộng ngày 05.6.2011, Ngài đã nói : “…Mục đích của Đảng Cộng sản là làm cách nào để giữ đảng Cộng sản mà thôi, giữ đến cùng để truyền đời cha, đời con, đời cháu, đời chắt, đời chút, đời chít. Cho dù mất nước mà còn Đảng cũng được, có thể làm tay sai mà giữ Đảng được, họ cũng sẵn sàng, chứ họ không bỏ cái đảng Cộng sản đâu.”

    Hoàn cảnh đất nước Việt Nam vừa nhỏ vừa yếu, một mình chắc chắn không chống lại Trung Cộng to lớn hùng mạnh. Tại sao Việt Nam không bắt chước Philippines, liên kết hợp tác với các nước trong khu vực đồng cảnh ngộ, hoặc với Hoa Kỳ hùng mạnh, để chống lại thế lực thù địch xâm lăng Trung Cộng ? Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại một mình lén lút, âm thầm ký kết giải quyết “song phương” với Trung Cộng, một kẻ xâm lược truyền kiếp đầy mưu mô, xảo quyệt ?

    Vận nước đã đến, các nhân sĩ, trí thức, các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các sinh viên học sinh cùng toàn thể nhân dân trong và ngoài nước nêu cao truyền thống Bốn ngàn năm giữ nước, dựng nước của các vua Hùng, của Bà Trưng, Bà Triệu, của Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, của Lê lợi, Quang Trung... đã từng dẹp Hán, phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, trừ Thanh đang quật khởi, đứng dậy cương quyết vạch trần, loại bỏ những kẻ nội ứng phản quốc Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, cùng nhau một lòng chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

    Thượng tọa Thích Viên Định
    Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #210 - 03. Aug 2011 , 00:03
     



    ...

    Lá cờ chính nghĩa


    Quang Vinh (danlambao)- Phiên tòa sáng nay buộc tội người anh hùng yêu nước Hà Vũ và quyết định giam cầm 10 năm với anh quả thật nặng nề. Tuy nhiên, trong cuộc chiến bảo vệ dân tộc nào cũng vậy, những người đi đầu giương cao ngọn cờ chính nghĩa bao giờ cũng lãnh nhận những trận mưa đạn thù tấp tập.


    Thế nên những người như Cha Lý, Hà Vũ, Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên... phải hy sinh bản thân và tự do cũng là lẽ thường trong một cuộc chiến dành tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Cái giá họ phải trả bằng tù đày khổ ải vì chính nghĩa là điều chúng ta phải suy nghĩ.

    Ở chế độ thực dân hay chuyên chế nào cũng vậy, nó luôn có những mánh khóe ru ngủ người dân tựa như ngày xưa khi người pháp đô hộ dân ta đã cho bài bạc, hút sách tự do vv... Còn hiện nay vô vàn những thứ làm dân ta quên đi trách nhiệm đối với dân tộc, lòng yêu nước bị thui chột tựa như "Cứ lo làm kiếm tiền đi, mọi chuyện đã có người khác lo, kể cả chuyện bị xâm lấn bờ cõi"! Nói như thế mà nghe được ư? Ngày xưa khi kháng chiến chống Pháp, hô hào kêu gào yêu nước, xin xỏ người dân đóng góp tiền của, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp, trai gái đều được động viên bám lấy thủ đô, lập chướng ngại vật cản đường giặc cướp nước. Đến thời chống Mỹ nhà nào có con trai con gái đều được huy động đưa vào chiến trường khốc liệt. Mà sức mạnh của người Pháp người Mỹ thì ai củng biết, hiện đại và mạnh mẽ. Nhưng chúng ta vẫn dành lại được Việt Nam.

    Còn hôm nay bọn Trung Quốc bá đạo rắp tâm xâm lược dân tộc ta ra mặt, với vô vàn thủ đoạn từ bạo lực, chính trị, kinh tế... Nhưng tại sao tất cả không được ai lên tiếng phản kháng? Những chính quyền cộng sản, vấn đề an ninh họ rất chặc chẽ con kiến củng không thể lọt qua. Đâu phải họ không thấy cái họa xâm lăng từ Trung Quốc? Nhưng họ im lìm và cấm 700 tờ báo của họ đưa  tin, vì không muốn người dân biết. Những ai biết và hiểu được mối họa ấy mà lên tiếng thì liền bị bắt như anh Điếu Cày cách đây vài năm khi phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Đông.

    Chúng ta nhớ lại khi cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ngày trước khắp nơi phố phường đầy rẫy băng rôn "Đả đảo bọn bành trường bá quyền Bắc Kinh"! Tất cả các tờ báo đều chửi rũa bọn Tàu không tiếc lời, biếm họa chống Trung Quốc đầy trên báo và giăng mắc khắp nơi.

    Nhưng tại sao bây giờ mọi sự chống xâm lược bá quyền Bắc Kinh, đều là có tội, bị tù tội, đày ải, đàn áp không nương tay? Dù việc Bắc Kinh đe dọa biển đảo, và đòi dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn là có thật! Chính cái sự khó hiểu này làm người dân đâm ra lo lắng cho cái chế độ mà họ đang góp tiền nuôi sống nó! Cũng không trách được dân khi họ nghi ngờ về điều này. Cộng thêm việc cắt Ải Nam quan, Thác Bản Giốc... cho giặc, và có quá nhiều ưu đãi trong khai thác các nguồn tài nguyên vốn ít ỏi của dân tộc!
    Cho nên thiết nghĩ sự nghi ngờ của người dân về việc nhà cầm quyền hiện nay làm tay sai cho Trung Quốc củng không phải vô lý.

    Chúng ta những người dân nước Việt nên dành chút thời gian suy gẫm về tương lai tổ quốc, hãy tự lập luận và trả lời cho bản thân, hãy làm gì đó trước khi quá muộn! Ông bà ta vẫn có câu truyền tụng như lời dạy con Hồng cháu Lạc "Nước mất nhà tan". Chỉ bốn từ nhưng nó nói rất đủ đầy cho cái giá phải trả khi mất nước.


    Mấy hôm nay bên Tân Cương người Duy Ngô Nhỉ bao nhiêu người bị xử bắn mà không nêu tội danh vì không chịu sự thống trị của Trung Quốc! Thế mới thấy sự nguy hiểm của Trung Quốc!


    ...
    Quang Vinh (danlambao)
    danlambaovn.blogspot.com


    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thuvan
    Senior Member
    ****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 376
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #211 - 18. Aug 2011 , 05:41
     


    PHỎNG VẤN THƯỢNG ĐẾ

    Có một lần, tôi mơ thấy được phỏng vấn Thượng đế.
    - Con muốn phỏng vấn ta à? Thượng đế hỏi.
    - Nếu Ngài có thời gian.
    Người mỉm cười:
    - Thời gian của ta là Vĩnh cửu ... Con muốn hỏi ta điều gì?
    - Điều gì ở Con Người khiến Ngài ngạc nhiên nhất?
    Thượng đế trả lời:
    - Con người nhàm chán tuổi thơ, vội vã lớn lên, rồi lại mơ ước được trở lại làm trẻ nhỏ.
    - Họ tiêu phí sức lực để kiếm tiền, rồi lại tiêu tiền để phục hồi sức khỏe.
    - Họ nghĩ nhiều tới tương lai mà quên đi hiện tại, để rồi chẳng sống ở hiện tại mà cũng chẳng ở tương lai.
    - Họ sống như sẽ chẳng bao giờ chết, và chết dần như chưa từng được sống.
    Rồi Người nắm tay tôi, im lặng ...
    Tôi lại hỏi:
    - Thượng đế tạo ra muôn loài, Ngài muốn chúng sinh ghi nhớ những bài học nào trong cuộc sống?
    Thượng đế trầm ngâm:
    - Hãy nhớ rằng không bao giờ có thể bắt ai đó phải yêu mình. Chỉ có thể tự làm cho mình trở nên đáng yêu thôi.
    - So kè mình với người khác là điều không tốt.
    - Hãy học cách tha thứ, và tập tha thứ.
    - Hãy nhớ rằng để làm tổn thương ai đó chỉ cần có vài giây ngắn ngủi, nhưng để chữa lành vết thương đó phải cần tới hàng năm dài dằng dặc.
    - Hãy hiểu rằng người giàu không phải là người có tất cả mọi thứ, họ chỉ là người ít thiếu thốn hơn thôi.
    - Cần biết rằng, có nhiều người yêu mến mình, nhưng họ chưa biết cách bộc lộ ra.
    - Khi cả hai người cùng nhìn vào một sự việc, sự nhận biết có thể sẽ không giống nhau.
    - Tha thứ lẫn nhau chưa đủ, mà còn cần phải tự tha thứ cho chính mình nữa.
    " Cám ơn Ngài đã bớt chút thời gian!"- Và tôi rụt rè:
    - Ngài còn điều gì muốn gửi tới chúng sinh không ạ?

    Thượng đế cười đáp:
    - Hãy nói với họ rằng Thượng đế ở đây vì họ ... mãi mãi!





    Back to top
     

    Ngàn năm mây bay....
     
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #212 - 18. Aug 2011 , 06:33
     
    NS Lê Dinh lên tiếng về sự kiện: " Nghĩa tử nghĩa tận "


       Phải Lên Tiếng, Đừng Im Tiếng

    "Nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi không biết thành ngữ này từ đâu mà có, nhưng tôi thấy nó sai quá chừng, hoặc là con người làm cho nó sai vì cố tình diễn tả lệch lạc đi. Chết là hết. Vâng, đúng chết là hết chứ còn gì nữa. Chết là hết thở, chết là thân xác không còn ai trông thấy nữa vì nằm sâu dưới đất, hoặc được đốt thành tro bụi, hoặc được đem lên núi nuôi sống chim ưng… Nhưng có những cái chết người đời không dễ gì quên được, của những người danh tiếng, dù tiếng tốt hay tiếng xấu.

    Ngày xưa, lúc còn nhỏ, khoảng năm 1943-1944, khi đi ngang qua "Nhà việc" Gò Công, tức là tòa Thị chính bây giờ, thì tôi thấy có một tượng đài to lớn, rất oai nghi, với hình một người mặc quân phục trắng, tay cầm gươm nhìn ra sông. Tôi không biết tượng này được đặt tại đây từ khi nào? Ở phía dưới tượng đài có ghi "Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (1840-1877)". Thấy thì thấy vậy, chứ tôi không tìm hiểu coi ông này là ai mà được người Pháp nể trọng, phong chức "Lãnh binh" như vậy. Về sau này tôi mới biết đó là chức vụ cao nhất về quân sự của một tỉnh thời Pháp thuộc. Mỗi ngày, nhìn mãi tượng đài uy nghi đó, tôi đâm ra mến phục và kính phục người mặc áo trắng cầm gươm này. Đến năm 1945, một hôm đi ngang qua tượng đài Lãnh binh Tấn, tôi thấy không còn bức tượng nữa mà phía dưới đất ngay đó, là một đống gạch vụn, đổ nát, tượng gảy cổ, chân nằm một nơi, tay nằm một nẻo.

    Về sau, khi vào Trung học Gò Công, tôi mới tìm hiểu và được biết tượng Lãnh binh Tấn do người Pháp dựng lên tại cuộc đất quan trọng bậc nhất này của thành phố Gò Công là để ghi công một người tên Huỳnh Công Tấn. Người này vốn là một thuộc hạ của ông Trương Công Định, một lãnh tụ chống Pháp thời vua Tự Đức, nhưng bị ông Trương Công Định sa thải vì nhiều việc bê bối của ông ta. Tức mình, ông ta lên Saigon, đầu thú với người Pháp và ngày 19-08-1864, ông ta dẫn quân lính Pháp về làng Kiểng Phước (Gò Công) để phục kích và bắn ông Trương Công Định trọng thương tại Đám Lá Tối Trời. Biết không còn chống cự được nữa, ông Trương Công Định tự sát.

    Nếu đem câu "Nghĩa tử là nghĩa tận" ra áp dụng cho trường hợp này, tôi thấy không đúng vào đâu cả. Nếu chết là hết, không ai được nói gì đến người chết nữa, thì cái tên "Lãnh binh Tấn" này cũng không ai đụng tới. Nhưng ác hại thay, mỗi lần người đời nhắc nhở tới ông Trương Công Định thì thường hay có tên phản thầy, phản chú "Lãnh binh Tấn" đi kèm. Nếu nói "nghĩa tử là nghĩa tận" thí một tên cướp giết người, khi nó chết rồi thì để nó yên sao? Vậy thì chúng ta rút ra bài học gì cho hậu thế? Cứ ăn cướp đi, cứ giết người đi, khi chết thiên hạ không còn nói tới nữa!

    Về chuyện Nguyễn Cao Kỳ cũng vậy. Vài kẻ lỡ "ăn cơm chúa phải múa tối ngày" dựa vào câu "nghĩa tử là nghĩa tận" để bảo thiên hạ thôi đừng nói gì đến NCK nữa, để lịch sử phán xét. Lịch sử là ai vậy? Chừng nào phán xét? Tại sao xã hội không phán xét bây giờ, ngay bây giờ để lấy đó làm bài học dạy cho con cháu chúng ta cách sống ở đời, cư xử nhau cho phải phép, không đàng điếm, không lừa thầy, không phản bạn, không mạt sát đồng hương, không kích bác đồng đội, không khiếp nhược bợ đỡ kẻ thù, không hèn hạ tìm miếng đỉnh chung…

    Viết đến đây, tôi lại nhớ vào năm 1965, tôi được một người bạn thân lúc còn học ở Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) là Nguyễn Thanh Lịch rủ vào câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc ở Tân Sơn Nhất để xem một màn vũ thật đặc biệt, có một không hai ở VN. Nguyễn Thanh Lịch, quê ở Bến Tranh (Mỹ Tho) lúc đó là phi công trưởng của Công ty Hàng Không Việt Nam, thường xuyên lái máy bay hàng không dân sự qua Đài Bắc và Hồng Kông. Năm 1974, Lịch tử nạn khi bị không tặc ở Phan Rang.

    Được Lịch rủ, tôi cũng ham hố, muốn vào câu lạc bộ này để xem coi thế nào. Hơn nữa, mình là một dân sự, làm sao có dịp để vào câu lạc bộ nhà binh không quân này. Ngàn năm một thuở, dịp may hiếm có, tôi liền tháp tùng Nguyễn Thanh Lịch vào câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc và được xem một màn thoát y vũ của một cô gái Đài Bắc với những trò luyện tập hiếm có, dùng nội công để điều khiển "bộ phận" của cô ta như hút thuốc, thổi tắt ngọn đèn sáp, giữ thật chặt trái ping-pong trong "người", hoặc dùng "nó" để cầm bút viết chữ “Good luck” trên một tờ giấy và đưa tờ giấy đó cho khách giữ làm kỷ niệm v.v... Lịch cho tôi biết rằng, ông Tướng (tức Nguyễn Cao Kỳ) phải cho máy bay riêng từ Saigon qua Đài Bắc để rước cô này về trình diễn một đêm duy nhất ở CLB Huỳnh Hữu Bạc và sáng mai cũng sẽ đưa cô ta trở về Đài Bắc.

    Bây giờ nghĩ lại - không hiểu thuở đó tại sao tôi không nghĩ - tôi thấy không ổn chút nào. Năm 1965, nghĩa là sau cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm 2 năm, đất nước đang lúc gặp nhiều xáo trộn, thù trong lẫn giặc ngòai. Thế mà những kẻ uy quyền, ăn trên ngồi trước thiên hạ, đua đòi ăn chơi sa đọa kiểu đó... như vậy mất nước là phải.

    Vịn vào thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” để bảo chúng ta phải im lặng để yên cho người chết, để yên cho kẻ cướp, để yên những kẻ vô luân, vô đạo thì vô tình chúng ta sắp chung những anh hùng và những kẻ không ra gì vào chung một danh sách. Thế thì ngày nay không ai dám nói tới Lãnh binh Hùynh Công Tấn nữa sao? Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Những vị anh hùng ngày xưa cũng như những anh hùng thời đại như Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn…, chúng ta cũng quên hết sao? Chết là hết, không được nói tới nữa sao?. Anh hùng cũng như tướng cướp, tướng cướp cũng như anh hùng, khi đã chết. Như vậy có công bằng không? Luân lý, đạo lý ở đâu, sao không rút ra từ đó những những bài học để cho con cháu chúng ta sau này biết để mà lấy đó làm gương, giữ mình.

    Thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” không nên đem ra áp dụng không đúng chỗ. Đấy chỉ là một lối nói lấp liếm cho qua, vì thiên hạ đuối lý nên đem ra dùng, khi không còn biện thuyết nào nữa để bênh vực những người mà họ không còn lý do, chữ nghĩa gì để bênh vực được nữa.

    *Nhạc Sĩ Lê Dinh
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #213 - 19. Aug 2011 , 11:42
     
    Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc



    Sinh viên Lê Trung Thành, ngoài 20 tuổi, người đã bay qua Thái Lan trước đây để chống ngọn đuốc Olympic 2008. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong nước, bị nhồi sọ nhưng tuổi trẻ ngày nay với internet đã không còn "ngu" như tôi ngày trước. Đọc bài này mới thấy rằng các em bây giờ đã hiểu hết.

    Đài Loan 13/03/2009

    - Viết cho “bác” ở dưới địa ngục để báo cho “bác” biết dù tôi đã bị Đảng của “bác” nhồi sọ suốt 2 chục năm nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo.
    - Viết cho dì của tôi đang vất vã kiếm kế sinh nhai nuôi đàn con nhỏ.
    - Viết cho dượng của tôi đang ngày đêm canh giữ trên hòn đảo Trường Sa “còn sót lại”.
    - Viết cho anh chị tôi đang hăng hái dấn thân “vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.
    - Viết cho bạn tôi tốt nghiệp đại học loại khá, thất nghiệp, đóng tiền nhà thì hết tiền ăn, muốn ăn thì hết đóng tiền nhà.
    - Cũng viết cho bạn tôi, con một gia đình quan chức giàu có nhưng đang sống mất phương hướng trong xã hội lộn ngược này.
    - Và viết cho thằng em tội nghiệp của tôi đang ngồi trên ghế nhà trường, miệng đọc ê a, mặt mày ngơ ngác.
    ...

    Ngày mùng 02/09/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố “độc lập” để rồi hàng năm vào cái ngày tối tăm đó đất nước mình dẫu đói nghèo vẫn phải oằn mình tổ chức “quốc khánh” rình rang tốn không biết bao nhiêu là tiền của, phô diễn cờ hoa rợp trời, quan chức đua nhau đọc diễn văn với các bữa tiệc xa xỉ vô tội vạ, cùng lúc đó thì hàng triệu người khác đang còng lưng trên những cánh đồng cằn cỗi với cái bụng đói meo, tất cả chỉ với một mục đích ca ngợi sự vẽ vang của Đảng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp dành “độc lập” cho dân tộc.

    Nhưng giờ đây nhân loại đã bước vào kỹ nguyên tin học với tốc độ truyền tải thông tin vô cùng khủng khiếp mà chắc chắn ông Hồ không thể nào tưởng tượng nỗi, người Việt Nam giờ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều “thông tin ngoài luồng”, nhiều anh chị mặt đỏ bừng bừng khi vô tình đi lạc vào một “website phản động” nào đó, một người bạn cũ còn kín đáo gởi tin nhắn vào blog của tôi với nội dung như sau: “lâu rồi mới vô đọc blog của mi, phản động quá, tau không có đủ can đảm để đọc hết bài nữa, lo học đi mi, việc nước đã có nhà nước lo ”. Và nhiều lần tôi đã cố giải thích cho bạn tôi hiểu rằng thực ra sau mùng 02/09/1945 nước ta không hề có độc lập, đó chỉ đơn giản là việc thay thế Chủ Nghĩa Thực Dân bằng Chủ Nghĩa Cộng Sản, mà chính ông Hồ là tay sai và lá cờ đỏ sao vàng mà ông ta mang về ngang nhiên bay trên bầu trời nước ta từ đó. Bài học năm xưa, lợi dụng người dân ít học ông Hồ đã khéo léo che đậy Chủ nghĩa Cộng Sản bằng cách kích động lòng yêu nước, bao nhiêu triệu người đã bỏ lại tuổi thanh xuân trong cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, chữ “cứu nước” là chữ linh thiêng nhất của Dân Tộc chúng ta vì nó gắn liền với suốt chiều dài lịch sử của Dân Tộc. Vì hai chữ đó người Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả.

    Nhưng than ôi, tất cả đã bị lừa và ngày hôm nay vẫn tiếp tục bị lừa. Dân tộc ta đâu thiếu người tài, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Huỳnh Phú sổ ... nhưng chỉ có Hồ Chí Minh là người gặp thời, thời của quỷ, chính xác là thời “quỷ đỏ” lộng hành, với tham vọng nhuộm đỏ cả địa cầu. Chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như ngày hôm nay khắp hoàn vũ này nước nào cũng bị áp bức bởi Chủ Nghĩa Cộng Sản thì sẽ ra sao ? Xin thưa tất cả hơn 6 tỷ người sẽ sống trong “ thế giới đại đồng”, lúc đó kinh đô ánh sáng Paris sẽ tăm tối như Bắc Hàn, và người dân Newyork cũng sẽ chèo thuyền đánh cá trên phố giống như Hà Nội của chúng ta. Tất cả sẽ bình đẳng, ai sinh ra cũng đói khổ như nhau, ai cũng mất nhân quyền như nhau, cũng được Đảng nhồi sọ như nhau, sẽ không còn ai ganh tỵ ai, tất cả sẽ không còn đấu tranh, cứ như thế sinh ra làm nô lệ, không chết vì già thì cũng chết vì kiệt sức. Đó là viễn cảnh một trái đất màu hồng của máu và nước mắt.

    Chính vì hiểu được hiểm hoạ đó nên nước Mỹ với vai trò là một siêu cường có trách nhiệm phải đi tiên phong lãnh đạo các nước khác trong việc chặn đứng sự bành trướng của khối Cộng Sản trên thế giới, thế nên việc “ngụy Hồ” kêu gọi “chống Mỹ cứu nước” trên thực chất phải được hiểu đúng đắn là chống Mỹ cứu Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chỉ có người dân quê thật thà chất phác là mù quáng tin theo những khẩu hiệu ngụy tạo đó, và có lẽ nếu tôi sinh ra dưới xã hội miền Bắc vào thời đó tôi cũng sẽ yêu nước mù quáng, sẽ cầm súng đi đánh Mỹ, sẽ nuôi giấu cán bộ, sẽ liều chết trong các cuộc xung phong, và nếu không bỏ mạng thì sẽ may mắn được sống cuộc sống ‘hoà bình” với tay cụt, chân cụt, đang ngồi chờ khách bơm xe ở dọc đường, hay về nhà đi cày với mảnh ruộng bé hơn hồi còn chiến tranh, vì hoà bình rồi thì người ta biến nó thành sân gôn hay các khu rì sọt để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, rồi đời sống quá khổ, quá oan ức tôi cũng sẽ đi khiếu kiện như bao người khác, tôi sẽ kêu “thủ tướng ơi cứu dân”, “quốc hội ơi cứu dân”, đến một lúc kêu hoài chúng nó không nghe thì có khi với bản tính ngông cuồng cộng với việc hết đường sống, tôi lại đánh bom cảm tử cũng nên ... Chính vì thế nên tôi muốn nói rằng nếu không có lá cờ đỏ của ông Hồ mang về thì sẽ không có quá nhiều bi kịch trên đất nước như ngày hôm nay. Tất nhiên lịch sử không bao giờ nói nếu.

    Và ngày 30/04/1975, là ngày mà triệu người vui, triệu người buồn, nhưng triệu người vui kia thì cũng mếu máo không lâu sau đó. Từ đây nửa nước Việt Nam tự do đã chìm vào biết bao nhiêu khổ đau mà kể cho hết. Vết thương lịch sử này ngoài trách nhiệm của người Việt, cũng không thể không nhắc đến việc Mỹ đã phản bội đồng minh, vì cục diện chính trị lúc đó và vì chiến lược lâu dài, Mỹ đã để cho màu đỏ của máu loang lổ trên khắp miền Nam sau khi ký kết hiệp định Paris 1973, hiển nhiên Mỹ không thể thả nổi cho khối Cộng Sản bành trướng sang đến Mỹ nhưng ở một chừng mực nào đó vì lợi ích của nước Mỹ được cân nhắc kỹ càng thì Mỹ sẳn sàng thoả hiệp với Cộng Sản cho dù thoả hiệp đó sẽ giết chết hàng triệu người hay cả một dân tộc khác. Gần đây nhất trong bộ phim “Việt Nam Việt Nam“ của đạo diễn John Ford được công bố sau 37 năm bị giấu kín, thượng nghị sĩ Ronald Reagan đã thừa nhận ".. chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hoà bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thệ hệ sinh tại Viêt Nam về sau". Mỹ đã thua Cộng Sản trên chiến trường Việt Nam, nhưng trên chiến trường thế giới thì Mỹ đang thắng sau khi một loạt khối Cộng Sản Đông Âu và Nga Xô xụp đổ, đến trong tương lai gần thì Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Cộng cũng sẽ chịu chung số phận với ông tổ của chúng mà thôi.

    Biết chắc chắn là Cộng Sản phải đến hồi suy vong nhưng cái hậu quả của nó để lại sau 33 năm hà hiếp dân tộc mới ghê gớm thay, biết bao nhiêu năm nữa mới phục hồi được môi trường sống đang bị phá hoại, bao nhiêu năm nữa mới cải thiện được nòi giống đang ngày một bệnh hoạn, và bao nhiêu năm nữa mới làm sáng lại đạo đức nhân phẩm của người Việt khi ngày một băng hoại. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng, tiếc cho cơ hội được sống tự do hạnh phúc của người Việt đã vỡ tan tành, tiếc cho những ai chưa từng và đã từng được “ghé bến sài gòn, là nơi du khách dập dồn từ 5 châu tới viếng thăm thủ đô, dòng sông chen chúc tàu đò, ngựa xe buôn bán hẹn hò, người dân no ấm sống đời tự do”, tự do thì đã mất,tiếc nuối cũng đã muộn, mong sao con cháu thế hệ sau sẽ khắc cốt ghi tâm bài học của một nước nhược tiểu phải gánh chịu.

    Sau mùng 02/09/1945, ông Hồ đã đưa đất nước vào con đường khánh kiệt với những cuộc chết chóc triền miên chỉ vì ích kỷ thủ đắc riêng cho cái bản ngã đầy ắp tính man rợ của Quốc Tế Cộng Sản. Ở thời chiến thì người dân chết theo kiểu của thời chiến, nay thời bình thì chết theo kiểu thời bình, ví như giết “cường hào ác bá” trong cuộc cải cách ruộng đất, thảm sát hàng ngàn người dân vô tội ở Huế trong trận Mậu Thân, hay trên đại lộ kinh hoàng Việt Cộng đã hả hê mở một bửa tiệc thịt người khi nả đại pháo 130 ly và hoả tiễn 122 ly vào người dân Quảng Trị đang rồng rắn kéo nhau dài hàng chục kilômét vào Huế để lánh nạn Cộng Sản, còn giờ đây thì người dân mất đất mất ruộng đói mà chết, ra đường sập hố ga hay xe đụng mà chết, ăn uống ngộ độc mà chết, đi làm giấy tờ bị hành lên hành xuống tức mà chết ... & ... rất nhiều kiểu chết và cứ ở đâu có Cộng Sản thì ở đó có phi lý, có bất công, có mùi tanh của máu, có xú uế của xác người nên người ta còn gọi cờ đỏ sao vàng với một cái tên dễ nhớ khác : Cờ Máu.

    Ngày hôm nay vui mừng lắm khi ngày càng có nhiều người trẻ yêu nước chống Cộng quyết liệt, nhiều người không chống Cộng nhưng cũng yêu nước quyết liệt, nhưng tất cả nên là những người chịu khó tìm hiểu lịch sử trước đã.

    Hãy nhìn xem cả thế giới đều rùng mình khi nghe nhắc đến Chủ Nghĩa Cộng Sản, và Quốc Tế Cộng Sản bị toà án thế giới lên án với tội ác chống lại hoà bình thế giới, tội ác chiến tranh, và tội ác chống lại con người. Những năm gần đây người Tàu Tự Do đã ra mắt tác phẩm Cửu Bình (9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Tàu), tác phẩm đã phơi bày những tội ác những cuộc giết người man rợ mà Trung Cộng đã gây ra và vạch trần bản chất lưu manh tà giáo, phản con người, phản vũ trụ của Chủ Nghĩa Cộng Sản, người đọc sẽ không khỏi kinh hoàng và thương cảm cho dân tộc Trung Hoa luôn vổ ngực xưng hùng xưng bá giờ đây thê thảm đến như vậy, thật là khủng khiếp khi nhận được con số thống kê của thời báo Đại Kỷ Nguyên từ ngày 03/12/2004 cho tới nay 13/03/2009 chỉ vỏn vẹn 4 năm 3 tháng mà đã đã có 51.193.607 người ký tên ủng hộ việc dẹp bỏ Đảng Cộng Sản, tính ra trung bình một ngày gần 10 ngàn người thức tỉnh, điều đó như như báo trước cái chết của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên đất nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian. Còn ở Nga từ sau năm 1991 đã thay lá cờ búa liềm bằng lá cờ ba sọc trắng xanh đỏ có từ thời Nga Hoàng, những tượng đài Lênin đã bị tháo bỏ, viện Lênin nay đã đổi tên là Medical Biological Technologies, và nước Nga đã có kế hoạch sẽ mai táng cái xác ướp Lênin vào năm 2010, trong khi ở Việt nam thì trẻ con cứ thắc mắc rằng “ ông Lênin ở nước Nga, sao ông lại đứng vườn hoa nước mình ...”, tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, hội hoạ, văn thơ, phim ảnh, âm nhạc ... “trăm hoa đua nở” thoả sức vạch trần tội ác Cộng Sản cho người dân được biết, người ta cũng đã đưa tội ác của chủ nghĩa cộng sản vào chương trình giáo dục học đường và rất nhiều lần trong những tiết học các em bé đã phản đối kịch liệt vì cho rằng làm sao mà con người có thể đối xử với nhau còn tệ hơn cầm thú như thế được ?! Thầy giáo chỉ biết nhăn mặt mỉm cười, đã qua rồi các em yêu mến ! qua rồi “thời đại của những lời nói dối tuyệt vời”.

    Tôi nêu lên những điều này vì muốn nói rằng xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ phải trãi qua những giai đoạn y như thế, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam, quốc ca sẽ không còn “xây xác quân thù”, lăng Hồ Chí Minh sẽ bị phá bỏ, tiền Việt Nam sẽ phải có hình hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... tất cả 64 tỉnh thành mỗi tỉnh sẽ có một viện bảo tàng tội ác Cộng Sản, cả Dân Tộc sẽ bừng tỉnh, cả Dân tộc sẽ xót xa đau đớn chen lẫn hạnh phúc trước quá nhiều sự thật sẽ được phơi bày, tất cả sẽ phải tiếp tục đấu tranh lâu dài và gam go trước là để lập lại trật tự xã hội, sau là để hoàn thiện dần dần nền dân chủ mà những nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản đã bỏ quá xa rồi. Càng nhìn lại lịch sử rồi đối chứng với hiện tại thì tôi lại càng căm phẫn tột cùng, khi gần 40 ngàn người Việt Nam đã hi sinh dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng vào những năm 1979, để rồi hôm nay vì quy phục quan thầy Bắc Kinh mà những hy sinh mất mát đau thương đó trở thành đề tài cấm kỵ trên tất cả các phương tiện truyền thông trong nước, học sinh thì không được học, sử gia thì không được đào sâu phân tích, nhà văn nhà thơ thì không được tự do xuất bản, ngay đến cả những người đồng đội anh dũng năm xưa, giờ đây cũng chỉ dám “đặt vòng hoa trong tâm tưởng”. Trong khi đó lại có đến 40 nghĩa trang “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ TC” trên đất nước Việt Nam. Tác phẩm Ma Chiến Hữu của nhà văn Tàu Mạc Ngôn viết về cuộc chiến biên giới 1979, được phát hành trong nước với lời giới thiệu của nhà xuất bản như ca tụng về chủ nghĩa anh hùng của những người lính TC đã xâm lược giết hại người dân Việt Nam. Và gần đây với “Vụ án Bôxít ” Trung Cộng đã âm thầm hủy diệt môi trường sống của người Việt đồng thời ngang nhiên đưa hàng ngàn công nhân chiếm đóng Tây Nguyên và những công nhân đó sẳn sàng cấm súng bất kỳ lúc nào, và tôi dám chắc rằng một ngày rất gần đây thôi chúng ta sẽ được nghe phát ngôn bộ ngoại giao Việt Cộng Lê Dũng hùng hồn lên tiếng “ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với "Tây Nguyên”, rồi cũng giống như Hoàng Sa Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc mà thôi, việc của báo chí thì cứ lu loa khẳng định chủ quyền, còn việc mất đất mất biển là chuyện quốc gia đại sự nên chỉ một mình Đảng biết Đảng giải quyết.

    Nói như thế để thấy rõ bản chất vong nô của Việt Cộng và bản tính bá quyền lưu manh của Trung Cộng, dù chúng nó thân thiết với nhau hay chúng nó quay sang đánh nhau thì chỉ có nước mình nhiễm độc, nước mình mất, dân mình khổ, dân mình chết thôi, chứ nhà nó vẫn to, xe nó vẫn sang, trương mục ngân hàng vẫn kếch xù từ sức lao động của nhân dân, và dù bè lũ chính trị bộ có chạy theo Tàu hay theo Mỹ đi nữa nhưng chắc chắn rằng không có tên nào theo Dân Tộc mình, đối với chúng là nước Tàu hay nước Việt Nam có khác gì nhau, Tố Hữu đã báo trước rồi mà : “bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”.

    Tôi biết nói những điều này với những người đã bị Đảng nhồi sọ quá lâu sẽ bị họ đấu tố là việt gian phản động, họ sẽ dùng những lý lẽ như nhờ ơn “bác” ơn Đảng mà mới có ngày hôm nay độc lập tự do hạnh phúc, nhưng việc tôi sinh ra và lớn lên dưới lá cờ đỏ sao vàng không có nghĩa là nhờ lá cờ đó mà tôi được sống được học tập ... mà đúng ra vì “nó” mà tôi phải mất đi rất nhiều thứ vốn dĩ là quyền cơ bản của một con người. Nói dễ hiểu cũng giống như việc người ta nuôi nhốt những con chim từ lúc nó lọt lòng, khi lớn lên nó sẽ quanh quẩn với cái lồng, sống với “tư tưởng ăn ỉa có người dọn” trong khuôn khổ của cái lồng, được quyền tự do hót nhưng thường thì khi từ nhỏ người ta sẽ dạy cho nó hót những câu “đúng đắn và lặp đi lặp lại ” đại loại như “líu lo líu lo, Vì Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa - vì lý tưởng của bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng” hay “ huýt, huýt, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh” ... những chú chim hót hay này sẽ được người ta cho hưởng những đặc quyền đặc lợi, thức ăn ngon, chổ ở đẹp ... Còn tất nhiên biện pháp tốt nhất dành cho những con chim suốt ngày gào thét “két két, tự do, dân chủ, nhân quyền ” điếc tai thì sẽ bị đưa vào những “chuồng cải tạo ” với những tội danh rất lạ tai như “Phản động” “thế lực thù địch” “chống phá nhà nước XHCN” “âm mưu diễn biến hoà bình” ... và cải tạo đến chừng nào chịu hót đúng bài thì thôi, còn không thể cải tạo thì tìm mọi cách loại bỏ khỏi đời sống của loài chim. Cũng vì hoàn cảnh sống trong lồng tù túng cứt cơm lẫn lộn như thế, nên khi nghe thấy những chú chim khác hót ca kể về đời sống văn minh của loài chim tự do, nhiều chú chim trong lồng rất hoang mang không biết có thật mình đã bị đánh lừa suốt quãng đời qua không ? dù sao may mắn thay cho nòi giống của loài chim vẫn còn nhiều những con chim đại bàng khao khát tự do, phá cũi xé lồng oai hùng tung cánh tìm về với bầu trời xanh lơ. Này bạn tôi ơi ! đất nước mình có độc lập không khi đất nước bị lèo lái bởi những thái thú của Tàu Cộng, tự do là gì khi đến lòng yêu nước cũng bị tước đoạt, và hạnh phúc ở đâu khi hàng chục triệu người trên đất nước mình vật lộn kiếm ngày 2 bữa ăn không nỗi.

    Khi nhìn thấy các mẹ các chị cầm cờ đỏ ảnh “bác” đi khiếu kiện, thấy sinh viên học sinh yêu nước mang cờ đỏ đi biểu tình chống Tàu Cộng, thấy các anh lính gìn giữ tổ quốc nơi biên ải xa xôi hay trên các vùng hải đảo mang theo lá cờ đỏ sao vàng, tôi đã thốt lên, các anh ơi ! các chị ơi ! các mẹ ơi ! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc.

    Lê Trung Thành
    Sinh viên du học ngành Kiến Trúc
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #214 - 24. Aug 2011 , 03:54
     


    Trần Bình Trọng tự sát!

    Quảng Trung Thiên



    Theo giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, đại học Victoria – Úc,
    thì Trần Quốc Toản đã bị nhóm người "lạ" bắt mang đi đâu không rõ, nhưng không phải vì thế mà các tướng nhà Trần không còn ai....


    Lại nói về Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng đang trấn thủ tại Thiên Trường. Nhận được hung tin, ngài vội vàng rời Thiên Trường quay về kinh đô Thăng Long dò xem hư thực. Tình hình quân Nguyên mỗi ngày một hung hăng, dưới biển chúng đưa thủy quân trấn áp, cướp phá ngư dân, trên bộ chúng cho dân sang …trồng khoai, khai thác tài nguyên khoáng sản và xây dựng Trung Hoa Đại Phố, Vạn lý trường thành trên nước Việt. Bộ binh thì áp sát biên giới và …dừng tại đó không tiến nữa! Chúng thay đổi chiến lược đánh chiếm Đại Việt, bằng thực hiện mưu đồ thuộc địa kiểu mới (Neo-colonialism) để thôn tính nước Việt mà không cần hao binh tổn tướng mà chỉ tốn tiền cướp được từ dân Việt! Chúng bỏ tiền và gái đẹp ra mua đứt quan chức của triều đình Đại Việt, quyền triều chính đã lọt vào tay bọn "Thập tứ nhân bang", bọn tay sai tuân lệnh quan thầy mà áp dụng chính sách ngu dân (obscurantism) để dể bề cai trị và đồng hóa dân Việt.


    ...



    Học giả Seymour Martin Lipset trong tác phẩm "Political Man: The Social Bases of Politics" (Người chính trị: Các nền tảng xã hội của chính trị học) đã khẳng định, giáo dục là nền tảng phát triển của quốc gia, để đất nước cường thịnh thì phải nâng cao giáo dục. Giáo dục mở mang tầm nhìn của con người, giúp con người hiểu được nhu cầu của lòng bao dung, kiềm chế con người không sa vào học thuyết cực đoan, tăng cường khả năng tự quyết của con người dựa vào lý trí. Giáo dục nâng cao dân trí, mà dân trí càng cao thì mức độ đòi hỏi dân chủ càng lớn. Dân chủ là then chốt của xã hội hiện đại, phát triển, và dân chủ giúp con người hiểu được …quyền làm người chứ không chịu cúi đầu làm nô lệ ngoại bang và thờ ơ vô cảm trước nổi nhục mất nước. Hiểu rõ được điều này nên giặc Nguyên đã ra lệnh cho bọn tay sai cố gắng xáo tung nền tảng giáo dục nước Việt, thay đổi chính sách giáo dục triền miên dưới tên gọi mỹ miều "cải cách"!
    Ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải và truyền bá lịch sử và văn hóa của dân tộc từ thế hệ cha ông sang thế hệ kế thừa, nên chúng chú tâm vào triệt tiêu Việt ngữ. Chúng dùng "cải cách giáo dục" để kéo lùi dân trí, đảo lộn nền giáo dục quốc gia, thế hệ sau không còn hiểu được đâu là "Thiên cổ hùng văn", càng lạ lẫm với "Nam quốc sơn hà" của tiền nhân để lại. Ngày không xa, như Tây Tạng, Tân Cương, dân bản địa không biết dùng tiếng mẹ đẻ, dân nước Việt sẽ dùng "quan thoại". Chúng mong muốn dân Việt trở thành lũ ngu si, cúi đầu lạy Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) cho đó cũng là cha của Việt tộc! Chính vì thế thằng cháu cố của tên gian thần thuộc đời Tống bên Tàu đã luồn sâu vào đất Việt, bày đặt thêm ký tự vào bảng chữ cái quốc ngữ, để hằn sâu chính sách ngu dân và ít ra nó Việt hóa được tên cho ông cố tổ – Kwok Hoe (Quách Hòe).

    Internet là phương tiện truyền thông hữu hiệu, nâng cao dân trí, vả cũng nhờ internet các cuộc cách mạng mang tên các loài hoa tại Trung Đông, Bắc Phi thành công rực rỡ, các bạo chúa phải đến ngày tàn, đền tội. Chính vì thế bọn tay sai sợ tất cả các lòai hoa, từ hoa Nhài, hoa Hồng đến hoa …hậu! Chúng cố công triệt tiêu tất cả phương tiện truyền bá thông tin, dùng tường lửa để chặn đường internet. Nhưng bọn chúng lại nham hiểm dùng tài liệu khiêu dâm để kích thích thú tính trong con người, lôi kéo con người trở về với bản chất hoang dã mê muội mà mất đi nhân tính, quên đi ý chí tranh đấu đòi quyền làm người, quyền tự do và quyền sở hữu lãnh thổ. Âm mưu nham hiểm này được bóc trần trong luận văn "Internet Filtering in Vietnam in 2005-2006: A Country Study" (Sự sàng lọc internet tại Việt Nam năm 2005-2006: Nghiên cứu quốc gia) của tổ chức OpenNet Initiative thuộc liên trường đại học Cambridge, Harvard, Oxford, và Toronto. Kết luận của luận văn nêu rõ, chính quyền chỉ tập trung ngăn chặn các trang web có đề tài chính trị và tôn giáo, đáng ngạc nhiên khi chính quyền không ngăn chặn các trang web có nội dung khiêu dâm, mặc dù có giả bộ có làm cho ra vẻ!

    Giáo dục thời bất nhân biến người Việt thành kẻ lạc loài trên chính quê hương đất Việt. Con người dửng dưng nhìn đồng loại bị cướp giật điếng hồn, không cứu giúp mà chỉ đồng lọat xông vào hôi của. Văn hóa điêu tàn, hối lộ, thi giùm, quay cóp dùng phao đã thành chuyện thường ngày ở huyện. Với công nghệ mua bằng, qua đêm tới sáng, từ con bò cũng thành tiến sĩ! Mua quan, bán chức tràn lan, từ kẻ vô học chỉ biết ăn cướp có tiền, huống hồ chi lũ hoạn lợn, chăn bò, thoáng một cái cũng trở thành lãnh tụ! Bọn chúng lại áp dụng chính sách "công an trị" gieo rắc khủng bố lên đầu mỗi người dân, nỗi sợ hãi bao trùm lên cả dân tộc có từ thời "trăm hoa đua nở". Đạo đức suy đồi, con tố cha, vợ giết chồng đã âm ỉ lan tràn từ thời "cải cách ruộng đất".

    Nhờ áp đặt thành công chính sách ngu dân, nên dân Việt thờ ơ với họa xâm lăng. Khi các nhân sĩ, bô lão hô hào chống giặc ngoại xâm thì dân chúng quay lưng, đã kích. Họ coi việc cứu nước là của riêng ai, chứ phận mình thì chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa! Giới có học cũng quỳ lụy nhiệt liệt chào mừng bọn rợ Thát Đát qua …trồng khoai huống hồ chi bọn vinh thân phì gia, cái đầu chỉ toàn đất sét lúc nào cũng mơ …đô la và nhân dân tệ!

    Đang suy nghĩ miên man, Trần Bình Trọng lọt vào trong đoàn người đang đi biểu tình trên phố, hô vang "Sát Thát". Ngài như đuợc truyền lửa hừng hực thét vang, cố quyết giết giặc, gìn giữ non sông, nhưng dân chúng hai bên đường lại tỏ ra thờ ơ vô cảm. Có kẻ hạ tiện nhìn đoàn người rồi hét "đồ điên", có mụ béo sấn sổ "biểu tình đéo gì". Mặc kệ những lời thóa mạ, đoàn người vẫn tiếp tục hô vang "Sát Thát". Trà trộn trong đoàn biểu tình có nguyên cả đám tiểu nhân ty tiện, đang xoi mói quan sát từng người. Những cặp mắt thẩn thờ vô cảm của bầy âm binh quái thú, như đang mơ màng về một cõi xa xăm …phương Bắc, không đọc được hàng chữ "xin đừng vô cảm" trên tay của những người biểu tình. Nhưng mắt cú vọ của chúng lại sáng rực lên như đèn pha xe tăng khi một thằng đeo kính trắng trông rất giống quân Nguyên đang quay phim, dí máy quay vào mặt Trần Bình Trọng, rồi hét lên the thé, "hảo la, Trần Bình Trọng đây lồi, bắt lấy nó". Cả đám đông quái thú âm binh đang bàng quang trước vận mệnh quốc gia chợt bừng tỉnh trước món lợi lớn, nhâu nhâu xông vào để bắt sống Trần Bình Trọng và đồng thanh la ó ỏm tỏi, "Bắt sống Trần Bình Trọng, dâng nhà Nguyên, lấy thưởng".


    Nhờ khinh công thượng thừa, ngài phi thân lên ngựa, phóng về Thiên Trường với hy vọng dùng tinh binh cứu quốc. Ai dè, khi ngài vừa đến nơi thì quân giặc ùn ùn kéo đến vây kín. Nhìn "biển người" tầng tầng, lớp lớp của quân giặc mà ngài thất kinh vì không thấy bóng dáng một tên quân Nguyên mà chỉ thấy toàn là …dân Việt. Vòng trong cùng là "quần chúng tự phát" rồi "an ninh trật tự", "dân phòng", kế đến "thanh niên xung phong" và ngoài cùng là đám âm binh quái thú! Bọn chúng hò reo inh ỏi "Bắt sống Trần Bình Trọng, dâng nhà Nguyên, lấy thưởng". Quân binh nổi giận, tuốt gươm ra thề giết sạch bọn cẩu trệ, bán chúa cầu vinh. Trần Bình Trọng bĩnh tĩnh, khoát tay, từ tốn, ta phụng mệnh triều đình chống giặc ngoại xâm, nay không vì nóng giận đường cùng mà giết bọn dân ngu mê muội, dù sao bọn họ vẫn là dân Việt! Người Việt chém giết người Việt chỉ làm lợi cho giặc Nguyên cướp nước, bọn đáng giết chính là lũ "thập tứ nhân bang", tiếc thay ta không còn cơ hội. Rồi ngài chỉ tay vào đám tạp nham trước mặt, bọn này chỉ vì chính sách ngu dân thâm hiểm của giặc Nguyên và tay sai mà ngu muội nhất thời, bọn họ cũng chỉ là nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản! Ta hy vọng với cái chết của ta sẽ làm bọn chúng tỉnh ngộ, quay về với dân tộc, cùng chống giặc ngọai xâm, cùng chung tay xây dựng nước Đại Việt hùng cường.

    Rồi ngài bước tới trước đám tạp nhạp đang reo ó om sòm, ngữa mặt lên trời hét lớn: "Ta thà làm quỷ nước Nam", tới đây ngài rút gươm, đâm cổ, tự vẫn!

    Quảng Trung Thiên
    Quangtrungthien.blogspot.com

    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #215 - 19. Sep 2011 , 02:53
     


    VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC PHỤ THUỘC VÀO CHÍNH CHÚNG TA
    .
    - Me. Nâ'm 's Blog-
    Sep 17, '11 11:38 AM
    for everyone



    Vài trăm người xuống đường bảo vệ chủ quyền trong một đất nước 90 triệu người nói lên sự can đảm và tinh thần yêu nước cao độ của những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam. Điều này có ý nghĩa gì không?

    Hãy thử nghĩ xem


    Một đất nước với 90 triệu người  vì sợ hãi đã chấp nhận im lặng khi dân tộc đang ở bờ vực tử sinh.  Đây là hậu quả tàn khốc của bao nhiêu năm sống dưới sự đe dọa của lưỡi hái và búa liềm.

    Vì sợ hãi nên từ đó công an vô tư đánh đập và giết hại người dân, bởi mọi việc rồi sẽ chìm xuồng. 90 triệu người cúi đầu trước cái ác và học cách nép mình cẩn thận để mong bản thân mình không trở thành nạn nhân.

    Vì sợ hãi nên 90 triệu người chấp nhận tự bịt miệng mình, âm thầm chịu đựng những áp bức bất công. Con giun xéo mãi cũng... quen, đó là tâm lý cam chịu.

    Vì sợ hãi nên đành cúi đầu để những người với bằng cấp dỏm, kiến thức giả, đạo đức suy đồi lãnh đạo. Cũng vì sợ nên đành để cho những kẻ quen cầm búa liềm cầm súng hơn là cầm bút vạch đường dẫn lối cho 90 triệu người và lên lớp chỉ bảo toàn dân phải sống sao cho đạo đức và “đúng lề”.

    Vì sợ hãi nên chấp nhận tham ô, nhũng lạm là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chấp nhận thỏa hiệp bằng nhiều hình thức tiếp tay làm giàu, nuôi sống guồng máy bất lương. Dần dà đâm ra tự an ủi bản thân rằng đây mới chính là hành động thức thời. Điều này tạo nên một xã hội băng hoại và vô cảm.

    Vì sợ hãi nên chấp nhận tham gia “nghi thức bầu cử” đã được định sẵn kết quả, nhắm mắt phó mặc vận mệnh quốc gia trong tay những người không xứng đáng lãnh đạo đất nước này.

    Kết quả là những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã tàn phá đất nước tan hoang: Nền kinh tế bị lệ thuộc vào Trung Quốc, công trình xây dựng, điện lực nằm trong tay Trung Quốc, trong đường lối ngoại giao - chính trị phải khom lưng cúi đầu trước Trung Quốc, lạm phát đứng đầu châu Á, tài nguyên đất nước khô kiệt, lao động Trung Quốc tràn lan xứ mình và lao động Việt Nam tha phương cầu thực xứ người.

    Kết quả là chính những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã thay mặt, nhân danh 90 triệu dân cúi đầu với ngoại bang để nói "nguyện cùng với Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực, kiên trì giữ gìn đại cục hữu nghị Việt-Trung" và quay mặt lại với nhân dân để "Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn".



    Cuối cùng thì sao?


    Một phần thân thể Mẹ Việt Nam đã rơi vào tay ngoại bang.

    Và cả đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ được đổi tên thay họ.

    Nhưng nỗi buồn lớn nhất của Mẹ Việt Nam đó là những đứa con Lạc cháu Hồng của mẹ đã và đang trở thành những đứa con cừu - cháu thỏ.

    *

    Vài trăm người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trong một đất nước 90 triệu người nói lên sự cam đảm và tinh thần cao độ của những người con yêu quý này của Mẹ Việt Nam.

    Họ là ai???

    Họ không phải là những người phi thường. Họ không phải là những người không biết sợ hãi những cú đạp của công an, những cánh cửa tù rộng mở.

    Nhưng..

    Họ là những người biết sợ hãi cái viễn cảnh của một dân tộc bị nô lệ, bị hán hóa.

    Họ biết sợ hãi khi hình dung ra cảnh những đứa con của mình trở thành ác nhân hay những con cừu.

    Họ biết sợ hãi cái cảm giác kinh tởm chính mình mỗi khi nhìn vào trong gương và thấy ở đó một con người hèn hạ và ích kỷ.

    Chính vì thế:

    Họ xuống đường.

    *

    Họ xuống đường và hiểu rõ đâu là vấn nạn cốt lõi, đâu là nguồn gốc của cảnh nước mất nhà tan. Nhưng họ chưa bao giờ nhân danh những điều đó để giải thích cho hành động của mình.

    Có kẻ nói họ là những người đã "bị lợi dụng".

    Có kẻ nói họ là những người ngây thơ chỉ biết giặc ngoài mà không nhận ra thù trong.

    Nhưng hơn ai hết những người xuống đường đều hiểu rõ việc mình làm, đều mang trong lòng nỗi ước ao, đều cân nhắc những việc mình làm để giảm bớt đi sự sợ hãi của những người xung quanh mình, để có thêm được một người bước ra bóng đêm sợ hãi, để cùng nhau lấy lại quyền làm chủ đất nước.

    Có ai không biết hiểm họa Trung Quốc chỉ là kết quả của bao nhiêu mối nguy hiểm khác?

    Nhưng hiểm họa lớn nhất đang giết lần giết mòn sức sống và tương lai của dân tộc Việt Nam lại chính là: sự sợ hãi trong mỗi cá nhân.

    Giải quyết được sự sợ hãi của mỗi con người Việt Nam mới là mục tiêu cấp thời. Không giải quyết được điều ấy thì đừng nói đến dân chủ, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

    Vận mệnh của đất nước này phụ thuộc vào chính chúng ta, chứ không phải ai khác.



    vuonhoa



    Ước mong tất cả đồng bào Việt Nam trong nước đọc được bài này. Nhờ các anh chị em có điều kiện "lên mạng"  chuyển "bài suy ngẫm" này đến đồng bào của chúng ta ở trong nước. Mong lắm thay! Thành thật cám ơn hoa_tim1 

    TN




    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #216 - 23. Sep 2011 , 07:29
     


    Bài đọc suy gẫm: Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức “Tranh Luân” -  trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các “cán hay cớm mạng còn gọi là CAM” mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. Điều này cho thấy trong chế độ cộng sản họ đều bị nhồi sọ, huấn luyện.
    Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.
    - Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.
    Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.
    Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.
    Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.
    - Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.
    - Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.
    - Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.
        Châu Âu – Pháp- Balê (Paris)
       Germany – Frankfurt am Main.
      Châu Mỹ-  Đông Bắc Hoa Kỳ- Thủ phủ Washington D.C. (nhà của bác Obama). Biểu tình trước tòa lãnh sự tàu.
    - Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.
    - Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.
    - Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.
    - Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.
       Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana.
       Tiểu bang Utah.
       Tây Bắc Hoa Kỳ- Tacoma City – Seatle bang Washington (quê hương của Bill Gate, Microsoft)

    - Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.
    - Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.
    - Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.
    - Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.
    - Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.
        Northern California- San Francisco: Trưóc tòa lãnh sự tàu.
        Trưóc tòa lãnh sự việt cộng.
       SanJose- California (nơi mệnh danh là thủ đô văn hóa của người tị nạn)

       “Cực” Nam Cali- San Diego
    Đồng bào từ mọi bang của Hoa Kỳ tụ về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York để biểu tình to phản đối cả tàu cộng lẫn việt cộng trong ngày 19/9/2011.  Hình dưới: Boston- Tiểu bang Massachusetts
    - Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.
    - Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.
    - Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.
    - Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.
    - Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.
    Á Châu – Việt Nam – Sài Gòn.  Biểu tình dưới mưa. Tin chi tiết HLTL Blogspot
    - Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.
    - Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.
    - Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.
    - Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.
    - Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.
    - Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác “nhạy cảm” và lờ đi ko quan tâm.
    Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?
    Joyce Anne Nguyen.
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    TuyetNgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 508
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #217 - 05. Oct 2011 , 09:08
     
    "Dân trí và dân khí"
    - TỪ DÂN TRÍ ĐẾN DÂN KHÍ -

    (Ý NGHĨA CỦA BẢN KIẾN NGHỊ BAUXITE 12-4-2009)
    MAI THÁI LĨNH


    Dân trí là gì?


    Trí 智 trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là hiểu rõ sự lý, thông minh[1]. Khai dân trí thuờng được các học giả giải thích là mở mang sự hiểu biết của người dân. Giải nghĩa như thế tuy không sai, nhưng không thấu đáo. Cách giải thích phiến diện đó có thể làm cho người ta lầm tưởng chủ trương khai dân trí của Phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ XX chỉ nhằm phát triển giáo dục, truyền bá kiến thức để nâng cao trình độ học vấn hoặc trình độ khoa học-kỹ thuật cho người dân, hoặc nói rộng hơn nữa là làm thay đổi nếp sống văn hóa, vận động người dân xây dựng nền văn hóa mới.
    Đành rằng trong con người của Phan Châu Trinh, ta có thể tìm thấy bóng dáng của một nhà giáo dục hoặc một nhà văn hóa. Ông đã từng tham gia giảng dạy tại Đông kinh Nghĩa thục và trong Phong trào Duy tân ở Quảng Nam, ông và các đồng chí đã cổ động đồng bào học chữ  quốc ngữ, cắt tóc ngắn, mặc âu phục, xây dựng đời sống văn hóa mới. Thế nhưng, nếu chỉ giới hạn công tác khai dân trí trong phạm vi của giáo dục hay văn hóa thì chúng ta không thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của phong trào đổi mới mà Phan Châu Trinh đã khởi xướng.

    Trong Thư ngỏ gửi Toàn quyền Đông Dương (Đầu Pháp chính phủ thư), ông viết:

    “Than ôi! Nước Nam bây giờ dân khí yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu châu Á, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường”[2].

    Dân trí nước ta còn mờ tối, do đó trách nhiệm của các trí thức tiến bộ đương thời là phải làm sáng rõ trí tuệ của dân ta. Xét theo khía cạnh đó, khai trí phải được hiểu là mở cửa trí tuệ, khai dân trí là đưa dân trí từ chỗ tối đến chỗ sáng, là vạch ra con đường sáng trong cảnh tối tăm. Chữ khai trí có ý nghĩa tương tự chữ Enlightenment trong tiếng Anh dùng để chỉ Phong trào Khai sáng ở châu Âu trong các thế kỷ XVII, XVIII.
    Cũng tương tự như Enlightenment, khai trí còn bao hàm một một ý nghĩa mạnh mẽ hơn.

    Theo cách nhìn của Phan Châu Trinh, kể từ đời Nhà Tần, Nho giáo ở Trung Quốc đã bị nhiễm cái nọc độc chuyên chế. Nọc độc chuyên chế biến triết lý Khổng Mạnh mang tính nhân bản, khai phóng trở thành Nho giáo mang tính giáo điều – một loại công cụ lợi hại để làm ngu dân.

    Nhà Lê sau khi giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của nhà Minh, đã du nhập hệ thống chính trị rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, đồng thời đưa Nho giáo lên địa vị chính thống trong học thuật và giáo dục. Kể từ đó, tầng lớp trí thức Việt Nam thời trung cổ nghiên cứu học hỏi Nho giáo, say mê với những bài học đạo đức, triết lý nhân sinh hay vũ trụ quan rút ra từ Tứ thư và Ngũ kinh, nhưng lại quên mất một điều: xét về cốt lõi, Nho giáo là một ý thức hệ nhằm biện minh cho quyền lực tập trung của nhà vua, tư tưởng chính trị trung tâm của nó nhằm bảo vệ quân quyền chuyên chế.

    Trong một bài diễn thuyết tại Sài Gòn vào năm 1925, Phan Châu Trinh nói:

    “Thương hại thay, trong hai ngàn năm các nhà vua chẳng ngó chi tới cái lợi hại dân tộc, chỉ lo tính toán mà đè nén cái trí dân để mà giữ chắc cái chìa khóa tủ sắt ngôi thiên tử cho con cháu mình”[3].

    Do đó, khai trí còn có ý nghĩa thứ hai là giải phóng trí tuệ. Khai dân trí chính là một cuộc cách mạng về mặt tư tưởng và văn hóa, giải phóng trí tuệ cho người dân khỏi sự mê muội gây ra bởi một thứ  ý thức hệ mang tính nô dịch.

    Từ dân trí đến dân khí


    Về khái niệm dân khí, cần lưu ý một điều: mặc dù Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông đều theo học cái học cử  nghiệp của nền học thuật Nho giáo bắt nguồn từ Trình Di (1033-1108) và Chu Hy (1130-1200), nhưng chữ khí mà các ông sử dụng ở đây không liên quan đến quan niệm về lý và khí trong triết học của Trình-Chu.

    Theo Chu Hy, lý 理 là một quy luật, một nguyên tắc của vũ trụ phi vật chất khác với khí 氣 – một thứ hơi (éther) tạo thành mọi sự vật vật chất. Nói cách khác, khí là một thứ nguyên liệu ban đầu (matière primordiale) làm nên mọi sự vật. Trong một đoạn văn thường được trích dẫn, Chu Hy viết: “Người nhận được khí trong là những hiền nhân, với bản chất giống như một viên ngọc nằm dưới đáy một dòng nước lạnh và trong suốt. Nhưng những người nhận được khí đục sẽ là kẻ ngu đần hay kẻ bất lương với bản chất giống như một viên ngọc nằm dưới đáy một dòng nước đục ngầu”[4].

    Chữ khí 氣 mà Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông sử  dụng không giống với chữ  khí của siêu hình học Trình-Chu nhưng lại có ý nghĩa tương tự như chữ khí trong quan niệm của Mạnh Tử về khí hạo nhiên (khí lớn lao).
    Trong cuốn Lịch sử ngắn gọn về triết học Trung Hoa của nhà triết học sử Phùng Hữu Lan (xuất bản năm 1948), khí hạo nhiên được dịch là Great Morale. Chữ morale trong tiếng Anh dùng để chỉ một mức độ của sự tin cậy và tình cảm tích cực mà con người có được khi làm việc cùng với nhau hoặc cùng sống trong một tập thể. Chữ khí ở đây có ý nghĩa tương tự như chữ khí trong dũng khí hay sĩ khí (tinh thần của kẻ sĩ, tinh thần của chiến sĩ)[5].

    Như vậy dân khí dùng để chỉ một sức mạnh tinh thần không chỉ dựa trên lý trí mà còn bao gồm cả tình cảm, ý chí và gắn liền với hành động. Chấn dân khí chính là khôi phục, tăng cường, bồi bổ sức mạnh tinh thần, nhuệ khí của dân tộc. Một khi dân trí mờ tối, dân khí yếu hèn thì nhiệm vụ của sĩ phu yêu nước là phải mở cửa trí tuệ cho người dân, vạch đường đi cho nhân dân, giúp nhân dân nhìn thấy hướng đi tiến bộ của nhân loại, và từ đó chấn hưng sức mạnh tinh thần, nâng cao ý chí của nhân dân để nhân dân có thể tự  giải phóng, giành lấy địa vị làm chủ.

    Trong bản thảo “Pháp-Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”, thay vì nêu phương châm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, Phan Châu Trinh chỉ nêu bốn chữ khai trí, trị sinh:

    “Đã lợi trí, lợi có đường sống, cho nên không thể không nói khai trí trị sinh; cho nên cái thế là không thể không lập nhiều hội học, hội diễn thuyết, hội buôn”[6].

    Trị sinh là điều hành đời sống vật chất, tưong đương với hậu dân sinh (làm giàu đời sống vật chất của người dân). Trong câu nói này, khai trí thay thế cho cả hai vế khai dân trí (mở cửa trí tuệ) lẫn chấn dân khí (chấn hưng sức mạnh tinh thần và ý chí của người dân).
    Như vậy, trong ngôn ngữ chính trị của Phan Châu Trinh, chữ trí có một ý nghĩa rất rộng, không chỉ là sự hiểu biết mà còn bao gồm cả tình cảm, ý chí hướng đến hành động. Khai dân trí bao hàm cả chấn dân khí: mở cửa trí tuệ là để giải phóng trí tuệ, đồng thời bồi bổ, tăng cường ý chí, tình cảm cho người dân. Nói tóm lại, đó là việc khôi phục và tăng cường sức mạnh tinh thần của dân tộc, sức mạnh đã bị hao mòn hay đánh mất do bị nô dịch bởi một nền văn hóa – giáo dục giáo điều, ngu dân.

    Giới trí thức và trách nhiệm khai dân trí, chấn dân khí:


    Để khai trí, trước hết phải đánh thức giới trí thức, bởi lẽ cần có sự hợp tác của toàn bộ giới trí thức để khai sáng và giải phóng trí tuệ cho cả dân tộc.

    Vào đầu thế kỷ XX, nền giáo dục chính thống vẫn còn dựa trên nền tảng của Tống Nho (Nho giáo đời Tống) – một thứ Nho giáo đã biến thành giáo điều và được các vương triều ở Trung Quốc và Việt Nam sử  dụng với mục đích làm ngu dân. Trong các kỳ thi chính thức, thí sinh phải làm bài thi kinh nghĩa, tức là bài văn giải thích ý nghĩa các chủ đề trong Tứ thư  và Ngũ kinh – những cuốn sách kinh điển của Nho giáo. Lối văn kinh nghĩa thông dụng là bài văn có tám đoạn, do đó văn chương bát cổ (tám đoạn, tám vế) là một thuật ngữ  được dùng để ám chỉ nền văn hóa – giáo dục đương thời. Trong khi nhân dân đang chịu thống khổ dưới ách của cường quyền thì trí thức vẫn còn mộng mị ngủ yên trong nền văn chương “tám vế”, ngụp lặn trong văn chương và nghệ thuật diễm lệ của “phương Đông” kiêu hãnh và cao đạo để quên đi thân phận của người dân mất nước. Đánh thức giới sĩ phu ra khỏi cơn mộng mị của ý thức hệ Nho giáo là để trí thức thời đó tỉnh giấc, can đảm nhìn thẳng vào thực tại và dấn thân vào cuộc đấu tranh để giành lại quyền làm chủ cho nhân dân, đòi quyền tự  trị cho dân tộc, tiến đến giành độc lập hoàn toàn. Vào năm 1903,  Phan Châu Trinh cùng hai người bạn là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào Bình Định. Lúc ấy đang kỳ thi khảo hạch. Cả ba người cải trang và mạo danh vào ứng thí để làm một bài phú có tên là Lương ngọc danh sơn và một bài thơ có tên là Chí thành thông thánh, với nội dung lên án nền giáo dục ngu dân.


    Trong bài thơ Chí thành thông thánh mà cả Hùynh Thúc Kháng lẫn hầu hết các nhà nghiên cứu đều xác định là tác phẩm của Phan Châu Trinh, có hai câu thơ sau đây:

    Vạn gia nô lệ cường quyền hạ,
    Bát cổ văn chương thụy mộng trung.


    Có nghĩa là :[Trong khi] muôn nhà làm nô lệ dưới ách của cường quyền [thì các nhà nho vẫn đang] ngủ say trong giấc mộng của nền văn chương “tám vế”.

    Điều trớ trêu là ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, có chủ quyền, thế mà chúng ta cũng đang ở vào một tình trạng tương tự. Học sinh, sinh viên và giới trí thức chính thống cũng đang say sưa với giấc mộng “con rồng nhỏ” được nuôi dưỡng bằng ảo tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin cộng với giấc mơ làm giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa (ngôn ngữ  chính thống thường gọi đó là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”).

    Ngoài việc bơm vào đầu óc thanh thiếu niên những ảo mộng về một thứ chủ nghĩa xã hội trên đầu lưỡi và trên giấy tờ nhiều hơn là trong đời thực, nhà trường và các phương tiện truyền bá văn hóa còn nhồi nhét vào đầu óc họ tình cảm thù ghét vô cớ đối với thế giới phương Tây văn minh, tiếp tục nuôi ác cảm đối với những quốc gia tuy đã có một thời đụng độ với Việt Nam trong chiến tranh nhưng nay đã và đang sẵn sàng xây dựng mối quan hệ hữu hảo để giúp dân tộc ta tiến lên trên con đường văn minh, hiện đại hóa.

    Đã nhiều thập niên trôi qua sau chiến tranh, nhưng hình ảnh của “thực dân Pháp”, “đế quốc Mỹ” vẫn còn ám ảnh trong đời sống văn hóa của người dân; mặt khác, các văn nghệ sĩ và nhà báo, nhà lý luận chính thống vẫn còn bám vào “truyền thống cách mạng”, vào “quá khứ hào hùng” theo một kiểu cách mà nhà văn Phạm Đình Trọng gọi là “ăn mày dĩ vãng”.

    Ngược lại, từ các nhà trường cho đến các phương tiện truyền thông đại chúng được trang bị phương tiện hiện đại “cho đến tận răng” lại ra sức nuôi dưỡng một thứ tình hữu nghị mộng mị, một lòng tin mù quáng vào một nước láng giềng hùng mạnh cùng mang danh xưng là “xã hội chủ nghĩa”, cùng sinh ra từ một nguồn gốc “cộng sản quốc tế”, và ngày nay đang hợp tác toàn diện với Việt Nam theo phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Nền văn hóa – giáo dục đó đã và đang tìm cách che giấu một sự thật đau đớn là nước bạn láng giềng đó thật ra là một “đế quốc xã hội chủ nghĩa” có tham vọng bành trướng lãnh thổ và không hề giấu diếm dã tâm lấn đất, lấn biển. Những người biết tiếng Anh hay tiếng Hoa có thể lên các trang web của “nước bạn” Trung Quốc để thấy rõ dã tâm ấy là như thế nào.

    Trước mắt và trong một tương lai rất gần, đế quốc kiểu mới đó đang rắp tâm làm chủ toàn bộ Biển Đông, coi đó là cái ao nhà của họ, bất chấp sự phản ứng yếu ớt đến kỳ lạ của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong khi tàu đánh cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm, trong khi ngư dân miền Trung hoạt động trong vùng biển quen thuộc của mình bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giam, thậm chí giữ con tin để đòi tiền chuộc theo kiểu hải tặc thì giới trẻ Việt Nam vẫn ngủ yên trong tương lai hóa rồng mà các nhà trí thức chính thống đang ra sức rao giảng, còn trong nhà trường thì các thầy cô giáo vẫn đàng hoàng lên lớp về một nước Việt Nam anh hùng đã từng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ và nhất định trong tương lai sẽ xóa nỗi nhục nghèo hèn cho đất nước. Bên ngoài nhà trường, thanh thiếu niên được tha hồ vui chơi bằng đủ thứ trò chơi hiện đại, được phép say sưa với những diễn viên điện ảnh tài danh, những ca sĩ quốc tế, những trận đấu bóng đá, những kỳ thi đố vui kiến thức, những màn trình diễn thời trang và các cuộc thi hoa hậu, v.v…
    chỉ với điều kiện phải quên đi, đừng quan tâm gì đến những vấn đề được xếp vào diện “ nhạy cảm”[7].

    Hậu quả của chính sách văn hóa – giáo dục “chỉ được phép chạy theo lề bên phải” đó là: trong khi ngư dân đang khốn khổ ngay trên vùng biển của đất nước mình, sì sụp vái lạy các ông “phú-lít biển” của nước bạn, thậm chí phơi thây vì những “tàu lạ” thì thanh thiếu niên của nước Việt anh hùng chỉ biết quỳ lạy, khóc thương Micheal Jackson như vừa mất đi một người thân trong gia đình.
    Dẫu biết rằng tiếp thu văn hóa, khoa học của thế giới là điều bình thường trong thế giới ngày nay, nhưng điều đáng chê trách là tại sao các em, các cháu lại không hề biết nền độc lập, tự chủ của đất nước mình đang bị quốc gia khác đe dọa, người dân nước mình đang phơi thây trên biển hoặc đang sống cơ cực hàng ngày trong khi bọn tham nhũng nhởn nhơ khắp chốn, luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, tình hình quản lý kinh tế – xã hội ngày càng bê bối nhưng người chịu trách nhiệm cụ thể thì tìm đỏ mắt cũng không thấy ai! Làm văn hóa, giáo dục như thế có khác gì cung cấp một thứ “thuốc phiện” để tuổi trẻ đi tìm sự quên lãng, tự tha hóa để quên đi thân phận tủi nhục của đất nước mình?
    Chính trong hoàn cảnh giới trí thức “say sưa trong giấc mộng” đó, sự ra đời của bản Kiến nghị bauxite có ý nghĩa như một tiếng chuông cảnh tỉnh – tương tự như hai bài thơ nói trên của các nhà lãnh đạo Phong trào Duy tân, hay như lá thư ngỏ nổi tiếng Đầu Pháp chính phủ thư mà Phan Châu Trinh đã viết vào năm 1906.


    Trong một thế giới hiện đại – khi mà Internet giúp người ta đến gần với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, bản Kiến nghị 12-4-2009 không còn là một tiếng vỗ tay đơn độc của một cá nhân hay một nhóm người, mà là một tiếng vỗ vang dội của hàng ngàn “đôi tay”, như nhà yêu nước họ Phan đã từng mơ ước qua một bài thơ làm trong nhà tù La Santé ở Paris:

    Trăm việc hai tay khó nỗi trông,
    Làm cho nên bộp phải tay đông.
    Nhiều bàn xúm lại cho chung rập,
    Một tiếng kêu lên đã lạnh lùng.
    Sảng vía hùm beo kinh chạy tản,
    Giựt mình cò quạ hoảng bay bùng.
    Xưa nay góp gió làm nên bão,
    Muôn vạn xin ghi một chữ đồng
    [8]
    .

    Sự thức tỉnh của giới trí thức là tiền đề của sự thức tỉnh của cả dân tộc. Và khi dân tộc thức tỉnh thì đó cũng là bước đầu hình thành một xã hội dân sự lành mạnh, tiền đề của một chế độ dân chủ trong tương lai. Trí tuệ của dân tộc được khai mở thì nguyên khí của dân tộc sẽ hồi sinh. Đó mới là lúc lòng yêu nước thật sự được trỗi dậy, bởi vì lòng yêu nước không thể chỉ là tài sản của một người – dù người đó là một cá nhân vĩ đại, cũng không chỉ là của riêng của một dòng họ hay một đảng phái – dù dòng họ đó hay đảng phái đó có công lớn đến mức nào đối với dân tộc, mà chỉ có thể là tài sản chung của cả xã hội, cả cộng đồng, cả dân tộc.

    Chỉ khi nào cả dân tộc cùng nhau yêu nước thì bờ cõi của đất nước mới có thể được giữ vững, vùng biển của Tổ quốc mới được vẹn toàn. Chỉ khi nào lòng yêu nước không còn là độc quyền của bất cứ cá nhân, tập đoàn hay phe phái nào, thì lòng yêu nước mới biến thành một sức mạnh thật sự làm cho “hùm beo sảng vía”, “cò quạ hoảng bay”.

    Đó là bài học rút ra từ quá khứ đau thương của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bài học của một nước nhỏ sống bên cạnh một nước lớn, bài học của kẻ yếu biết hợp quần để chống lại kẻ mạnh, bài học của sự thương yêu chống lại sự bạo tàn, bài học của những người dựa vào chân lý để chiến thắng sự dối trá – cho dù sự dối trá đó là sự dối trá của kẻ mạnh.

    Đà Lạt, nhân kỷ niệm 4 tháng ngày ra đời bản Kiến nghị Bauxite,
    12.4.2009 – 12.8.2009
    MTL


    Tài liệu tham khảo:


    1.  Nguyễn Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh, In lần thứ 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2006.
    2.  Fung Yu-Lan, A short history of Chinese Philosophy, Edited by Derk Bodde, The MacMillan Company, 1948, Collier-Macmillan Canada, Ltd., Toronto, Ontario, First Free Press Paperback  Edition, 1966.
    3.  Đào Duy Anh, Hán-Việt Từ-Điển, Trường thi, In lần thứ 3, Sài gòn 1957.
    Chú thích
    [1] Đào Duy Anh, Hán-Việt Từ điển .
    [2] Phan Châu Trinh, “Đầu Pháp chính phủ thư”, 1906; Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 406.
    [3] Phan Châu Trinh, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”, 1925, Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 974.
    [4] Trích theo Phùng Hữu Lan: Fung Yu-Lan, op.cit., p. 301.
    [5] Fung Yu-Lan, op.cit, p. 78.
    [6] Phan Châu Trinh, “Pháp-Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”; Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 596.
    [7] “Nhạy cảm” là tính từ mà ngôn ngữ báo chí hiện nay hay dùng để chỉ những vấn đề nóng bỏng, bức thiết có liên quan đến đời sống của người dân hay vận mệnh của Tổ quốc, đáng lẽ phải được đưa ra bàn bạc công khai nhưng lại bị xếp vào “vùng cấm”. Nói theo ngôn ngữ của thời quân chủ, đó là những vấn đề “húy” (kiêng không được nói đến), nói đến là “phạm húy”!
    [8] Phan Châu Trinh, “Đông tay vỗ nên bộp”, Santé thi tập, Nguyễn Văn Dương, sđd, tr. 281.
    HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập


    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    NgocDoa
    Gold Member
    *****
    Offline


    I Love Me Now!

    Posts: 1704
    U S A
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #218 - 20. Dec 2011 , 07:23
     
    MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ

    LÒNG NGƯỜI TA LÀ GIẤY, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG, ĐÁ

    Là giấy nhưng sao người ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?


    Tôi muốn được kể một câu chuyện:
    Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
    Ngán thay, trước khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.

    Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăn trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
    Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
    Được bảy ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu
    xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn. Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
    Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần hai nghìn năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.

    Ngày nay, lại có chuyện anh nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (hai con), mới giấu vợ đi tìm bác sĩ để ''đình chiến'' . Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái “phụ giúp” vợ mình.
    Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của hai vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.

    Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người…

    Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”.

    Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá… Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen?

    Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?

    Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên, mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?

    Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người chồng kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy…

    Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.

    Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ
    tương kính như tân – vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.

    Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn?
    Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?

    Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa./.

    Nguồn: Internet

    ______________________________
    Back to top
    « Last Edit: 20. Dec 2011 , 07:35 by NgocDoa »  

    -“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
    Given by Martin Luther King
     
    IP Logged
     
    Mytat
    Gold Member
    *****
    Offline


    Peace - Love - Happiness

    Posts: 5276
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #219 - 20. Dec 2011 , 10:06
     
    NgocDoa wrote on 20. Dec 2011 , 07:23:
    [color=#0000ff]
    MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ

    LÒNG NGƯỜI TA LÀ GIẤY, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG, ĐÁ

    ______________________________






    phải nói lại cho đúng : Lòng người là giấy tiền vàng bạc... buồn chi em ơi.

    ...

    đến Mợ nè
    Back to top
     

    Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #220 - 22. Dec 2011 , 00:08
     
    Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh



    ...

    Huỳnh Thục Vy (danlambao) - Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay...

    *

    Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó - cái mà đạo đức không có được hoặc có nhưng kém hiệu quả hơn.

    Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.

    Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình. Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.

    Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân... không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường...

    Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.

    Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.

    Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.

    Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác.... Và còn nhiều tấm lòng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.

    Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.

    Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.

    Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức được vai trò to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.



    Huỳnh Thục Vy

    danlambaovn.blogspot.com
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #221 - 27. Feb 2012 , 08:26
     


    “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ


    ...


    Trần Trung Đạo (Danlambao) - Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

    Việt Nam tôi đâu?

    Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.

    ...

    Thì ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.

    Thời gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm, giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.


    Việt Nam tôi đâu?

    ...

    Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.

    Nhìn chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:

    Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẽo
    Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút
    Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào
    Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye
    Con gục đầu chua xót đắng cay.
    Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình
    Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi ..."


    Vì “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.

    Có người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.

    ...

    Đúng hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống động và có tâm hồn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra đi.

    Hành trình của hai hơn hai triệu người Việt Nam từ sau tháng Tư năm 1975 không chỉ được ghi bằng những bước chân rỉ máu trên những chặng đường đầy đau thương thử thách nhưng còn qua những bài hát được viết như tiếng thét gào của đoàn lưu dân trên sa mạc trần gian.

    Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen
    Sương rất độc tẩm vào ngươì nỗi chết
    Quê hương ta sống chia dòng vĩnh biệt
    Chảy về đâu những nước mắt đưa tin.
    (Mai tôi đi, nhạc Nguyễn Đình Toàn)


    ...

    Những ngày tháng lênh đênh đó, ai không dừng tay dù đang làm việc gì khi nghe Người di tản buồn của nhạc sĩ Nam Lộc, Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hay Đêm nhớ về Sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cất lên từ giọng ca Khánh Ly? Có ai không chợt nghe lòng mình chùng xuống khi chị Nguyệt Ánh cất lên những lời não nùng trong Một chút quà cho quê hương của nhạc sĩ Việt Dũng? Có ai không nghe như có tiếng mưa rơi dù đang đứng giữa phố Bolsa nắng gắt khi nghe giọng Ngọc Lan kể lể trong Khóc một dòng sông của nhạc sĩ Đức Huy? Và nhiều nữa, Phạm Duy với 1954 Cha bỏ Quê 1975 Con bỏ Nước, Nhật Ngân với Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh, Châu Đình An với Đêm chôn dầu vượt biển, Phan Văn Hưng với Ai trở về xứ Việt, Phan Ni Tấn với Bài hát học trò, Tô Huyền Vân với Quê hương bỏ lại v.v..

    Và tất cả đã đóng góp phần mình viết nên bài trường ca đầy bi tráng của một bộ phận dân tộc Việt Nam sau mùa bão lửa 1975. Từ Camp Pendleton đến Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang, những tên tuổi địa danh đi vào lịch sử Việt Nam qua cái chết tủi buồn của mẹ, qua giọt nước mắt của em, qua tiếng gào thống thiết của anh vọng lên giữa Thái Bình Dương bát ngát.

    Thời gian cuốn đi bao vết tích, tạo ra bao đổi thay của thời thế và con người. Bây giờ, một số nhạc sĩ đã qua đời, một số đang qua đời trong cách khác và một số vẫn tiếp tục đi trên con đường lý tưởng dù tuổi tác đã già. Nhưng dù sống hay chết, bỏ đi hay ở lại, những bài hát của họ đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng của đất nước và góp phần xây lên tấm bia đá thuyền nhân bi thương ngàn đời trong lịch sử Việt Nam.

    Và những người còn ở lại, phải chăng họ dễ dàng trả lời “Việt Nam tôi đâu?”

    ...

    Không. Tôi không nghĩ thế. Nếu ai hỏi những người thuộc thế hệ đã trải qua giai đoạn cùng cực những năm sau 1975 còn sống hôm nay có thể họ cũng sẽ trả lời trái tim Việt Nam có một thời ngừng đập. Thời gian dừng lại. Không gian đóng kín bịt bùng. Việt Nam đã chết ngay cả trong lòng những người đang sống giữa lòng đất nước. Một triệu dân Sài Gòn dắt nhau sống lây lất trong các vùng kinh tế mới. Nhiều trăm ngàn sĩ quan viên chức miền nam bị đầy đọa khắp các trại tù. Con người Việt Nam sau 1975 vẫn phải sống, phải thở, phải tìm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh nghiệt ngã chứ không phải là những con người an vui hạnh phúc như phần lớn của sáu tỉ người còn lại trên thế giới. Chính ông Võ Văn Kiệt khi còn sống đã phải thừa nhận niềm vui của đảng Cộng Sản là nỗi buồn của nhiều triệu người dân Viêt.

    Dân tộc nào cũng có thể phải trải qua những chặng đường đau thương gian khổ nhưng Việt Nam có thể nói là một trong số rất ít quốc gia mà sự chịu đựng kéo dài qua nhiều thế hệ. Hơn nửa đời người trôi qua, tiếng thét vẫn còn vang vọng qua bài hát của nhạc sĩ Việt Khang:

    Việt Nam ơi
    Thời gian quá nửa đời người
    Và ta đã tỏ tường rồi
    Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
    Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
    Người lầm than đói khổ nghèo nàn
    Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.

    Sau 36 năm, Việt Nam chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu, chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo nàn mà Việt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài, tham nhũng mà còn là đại họa mất nước.

    ...

    Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
    Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
    Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
    Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu

    Là một người con dân Việt Nam
    Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
    Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

    Từng đoàn người đi chẳng nệ chi
    Già trẻ gái trai giơ cao tay
    Chống quân xâm lược
    Chống quân nhu nhược
    Bán nước Việt Nam

    Việt Nam tôi đâu
    Việt Nam tôi đâu


    Chúng ta đọc quá nhiều, nghe quá nhiều, hãnh diện quá nhiều về lịch sử hào nhùng bốn ngàn năm giữ nước. Vâng, nhưng đó là chỉ là những hào quang của quá khứ, là những thành tựu của tổ tiên, không phải của chính chúng ta. Những bài học thuộc lòng về một quá khứ hào hùng của dân tộc không thể giúp lau khô đi dòng nước mắt hôm nay:

    Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
    Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
    Một trăm năm Pháp thuộc
    hai mươi năm đọa đày
    Làm sao con thuộc được truyện Kiều Nguyễn Du.
    Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
    suốt một năm không hề có chữ
    con để dành ép khô những giòng nước mắt
    của cha con, của mẹ con, của chị con, và của... chính con.

    (Bài học của con, nhạc Phan Ni Tấn)

    ...

    Lịch sử không phải là một ngôi miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.

    Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.

    Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, công bằng, bác ái.

    Bài hát Việt Nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng chuông đánh thức hồn thiêng sông núi đang ngủ quên trong lòng người. Ngọn đuốc Việt Khang thắp lên soi sáng con đường đi về phía trước. Các thế hệ Việt Nam từ lúc chào đời đã mang tinh hoa tinh huyết của dòng giống Lạc Long, nhưng tinh hoa tinh huyết đó phải được mài dũa thành vũ khí để bảo vệ đất nước hôm nay. Cứu Việt Khang, do đó, không phải chỉ cứu một thanh niên, một nhạc sĩ đang bị tù đày nhưng hơn thế nữa, tự cứu chính mình và từ đó đứng lên cứu dân tộc mình.

    ...


    Trần Trung Đạo
    danlambaovn.blogspot.com


    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Mytat
    Gold Member
    *****
    Offline


    Peace - Love - Happiness

    Posts: 5276
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #222 - 28. Feb 2012 , 11:59
     


    Ăn miếng trả miếng



    ...




    Đối phó với những mánh khoé tiểu nhân thì chiêu lợi hại nhất là "gậy ông đập lưng ông". Hãy xem các vĩ nhân đã hạ gục đối thủ mình như thế nào.

    Voltaire

    Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
    Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
    - Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

    Bernard Shaw

    Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần "hom hem". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:
    - Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!.
    - Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu!

    Albert Einstein

    Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
    - Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
    Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
    - Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật.

    Winston Churchill

    Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:
    - Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.
    - Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay.

    Hans Poelzig

    Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu:
    - Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.
    Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:
    - Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?

    Moritz Saphir

    Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:
    - Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
    Ông từ tốn đáp:
    - Mỗi chúng ta viết cái mà chúng ta thiếu!


    thanks.gif
    Back to top
     

    Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
     
    IP Logged
     
    Mytat
    Gold Member
    *****
    Offline


    Peace - Love - Happiness

    Posts: 5276
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #223 - 29. Feb 2012 , 17:32
     


    Câu chuyện về tòa nhà 80 tầng



    ...





          Có hai anh em nhà nọ quyết định thuê một căn hộ ở tầng thứ 80 của tòa
          nhà. Vừa để cho thoáng mát vừa có thể ngắm nhìn được toàn bộ thành
          phố.

          Rồi đến một ngày khi hai anh em đi làm về thì thang máy của tòa nhà
          bị hỏng. Suy nghĩ một lúc cả hai anh em quyết định đi bộ lên phòng
          của mình. Đi đến tầng thứ 20 thì cả 2 anh em thấy mệt lử cả người nên
          quyết định bỏ ba lô và các vật dụng ở lại và đi tiếp lên phòng. Đến
          tầng thứ 40 thì cả hai đã mệt vô cùng rồi.Và họ bắt đầu càu nhàu, đổ
          lỗi cho nhau. Người em nói : “ chính anh đã thuê căn hộ này nên mới
          gặp chuyên như hôm nay, biết thế tôi đã không thuê cùng anh căn hộ
          này,để cho anh ở một mình”. Người anh đáp lại “ chính em cũng đã đồng
          ý và khuyên anh nên thuê căn hộ này chứ gì nữa, em định đổ lỗi cho
          tôi sao?”. Và họ cứ cằn nhằn và đổ lỗi cho nhau như thế mãi cho đến
          tầng thứ 60 thì cả hai dường như không thể đi nỗi nữa rồi. Và họ
          thống nhất là không cãi nhau nữa để giành sức mà đi lên hết. Đi mãi
          thì cuối cùng họ cũng đến được phòng của mình. Họ rất vui mừng trong
          tiếng thở hổn hển. Nhưng đến lúc lấy chìa khóa ra mở cửa phòng thì họ
          mới nhận ra là họ đã để quên ở trong ba lô ở dưới tầng 20.

          Không biết cả hai anh em này sẽ giải quyết như thế nào tiếp đây nhưng
          từ câu chuyện này ta có thể liên tưởng một điều thú vị rằng: hãy xem
          tòa nhà 80 tầng đó như là cuộc đời 80 tuổi của một con người:

          + Khi 20 tuổi con người đó với rất nhiều hoài bảo và ước mơ. Và họ
          lần lượt đưa ra những quyết định quan trọng cho cuộc đời mình.

          + Đến lúc 40 tuổi khi những nổ lực và quyết tâm của mình không được
          như ý muốn thì họ bắt đầu thấy nuối tiếc, ân hận và càu nhàu về những
          quyết định trước kia của mình.

          + Đến năm 60 tuổi khi họ thấy họ không thể làm gì nỗi được rồi vì vậy
          họ không cằn nhằn nữa mà chấp nhận chịu đựng mà sống tiếp quãng đời
          còn lại.

          + Đến năm 80 tuổi khi sắp phải xa lìa tất cả, họ nhìn lại cuộc đời
          mình thì mới thấy thực ra mình đã quyết định sai lầm từ năm 20 tuổi,
          mình đã để quên chìa khóa thành công của cuộc đời mình ở đó. Nhưng đã
          quá muộn màng lắm rồi.

          Vậy nên mọi người chúng ta, hãy biết nắm giữ lấy chiếc chìa khóa của
          cuộc đời mình ngay từ bây giờ bạn nhé !!!


    thanks.gif

    Back to top
    « Last Edit: 29. Feb 2012 , 17:33 by Mytat »  

    Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #224 - 29. Feb 2012 , 21:29
     


    "Xin Đừng Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ”
    Của Việt Cộng.
    Hậu Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư:
    Cầm cân nảy mực lòng người chống cộng.
    Thiên thời địa lợi nhân hòa!


    Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
    Frankfurt/Đức Quốc, thứ tư ngày 29/02/2012



    Khi bài này được đưa lên mạng, thì con số chữ ký đã lến tới gần 100 ngàn! Lòng tôi hân hoan vui mừng sung sướng trước nghĩa cử cao đẹp của đồng bào tôi lập nghiệp định cư tại Mỹ. Tôi hãnh diện là người Việt chống Cộng! Họ đã hết lòng can đảm chứng minh cho quốc tế và đồng bào trong nước biết rằng, dù chúng tôi ăn bơ uống sữa, ở trong nhà cao cửa rộng mát mẻ sung sướng, đi xe hơi bóng nhoáng, nhưng trái tim chúng tôi cũng không bao giờ quên sự đau khổ của đồng bào trong nước. Nhịp tim chúng tôi muốn bắt được nhịp tim đồng bào trong nước. Thương thay cho đồng bào tôi đang bị kìm kẹp nghèo đói rách rới dưới ách thống trị của tập đoàn Hán Cộng. Khúc ruột ngàn dặm là ở chỗ đấy! Máu chảy ruột mền là thế! Thương người như thể thương thân là vậy!

    Tập đoàn tay sai Hán Cộng Việt Cộng thì làm trái ngược lại. Họ bán nước hại dân, vinh thân phì da, tìm cách thăng quan tiến chức làm tay sai cho giặc Tầu. Nhạc sĩ trẻ Việt Khang can đảm nhật xét rất đúng! Sao anh lại bắt tôi? Tại sao? Tại sao? Tại sao anh “ngăn cản tôi chống xâm lăng của giặc Tầu?”. Vậy, anh người gì? Mường, Máng, Việt, Miên, Mèo, hay Tầu Cộng? Không nhất cứ anh người gì. Nhưng anh ngăn cản quyền sống làm người Việt của tôi trên đất Việt, thì anh nhất cử nhất động, anh là kẻ ngoại bang, làm tay sai cho giặc đáng ghét!

    Không riêng gì nhạc sĩ Việt Khang, mà đồng bào tị nạn Cộng sản, riêng tại Mỹ Quốc, đã đồng lòng hiệp ý hợp tâm, qua chiến dịch thỉnh Nguyện Thư chống cộng phá kỷ lục. Họ hét to tới Bộ chính trị và Trung ương đảng Việt Cộng là, các anh là ai?! Ăn cơm Tầu, lấy vợ Tầu, ở nhà Tầu, nói tiếng Tầu?! Qua sự kiện nhạc sĩ Việt Khang bị giam bắt, chúng ta nhận xét rõ được rằng, Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam là “Bộ chính trị lưu vong”, là “Ban trung ương phản bội dân tộc, bán nước hại dân”. Một tội đồ dân tộc!

    Qua chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư, đồng bào tị nạn Cộng sản Việt Nam tại Mỹ muốn gửi Thông điệp cho đồng bào trong nước biết rằng, chúng tôi không bao giờ quên nỗi đau khổ rên xiết của qúi đồng bào đang bị thuần chủng hóa Tầu, dưới sự sai khiến tay sai của Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang, Nguyễn Chí Vịnh, Lê Hồng Anh, v.v. Đồng bào đang “được” huấn luyện thuần phục để trở thành người “lạ” trên quê hương mình. Ai chống Tầu là chống Ta. Họ đang bị đồng hóa Tầu cộng trên chính quê hương mình!

    Anh dùng ngôn ngữ nào mắng chửi tôi? Anh người Việt, nói tiếng Việt mẹ đẻ, nhưng anh hành hung, cư xử đồng bào qúa ư là lai căng với cách xử sự người Tầu xâm lăng!? Lai căng loại Tầu cộng xâm lăng hạng nặng! Anh không nhục sao? Mất gốc lai căng trên chính quê hương mình?! Thật nực cười! Nguồn gốc anh sinh ra ở đâu? Nơi nào là nơi anh chôn nhau cắt rốn? Bên Tầu? Nếu quê hương anh không còn?!

    Chủng tộc nào cũng là con người. Con người, bất kỳ sinh ra ở đâu, cũng có nhân phẩm giá trị đặc biệt, phải trân qúi và tôn trọng. Nhưng không có Hán tộc, một loại chủng tộc sinh ra để thống trị! Không! Ngàn lần không! Triệu lần không! Nếu anh chấp nhận một loại chủng tộc sinh ra để cai trị, thì hãy để chủng tộc đó cai trị anh, gia đình anh và bà con họ hàng anh. Anh chấp thuận đồng ý?! Đồng bào chúng tôi không thể chịu nhục nhã hèn hạ cúi đầu làm tay sai cho giặc Tàu cộng!
    Một kiểu chủng tộc thống trị mới đang hình thành tại Việt Nam? Nhưng anh là người Việt Nam thuần túy hay anh là ai? Tay sai Tầu Cộng? Áp đặt hệ thống bất nhân đàn áp chính đồng bào mình! Thử hỏi anh là ai? Anh không còn hiểu câu ca dao, mà ông bà cha mẹ tổ tiên đã dạy bảo cho anh lên người, Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy là khác giống, nhưng chung một giàn sao?

    Chúng ta có cùng tổ quốc [1], cùng một mẹ Âu Cơ, cùng nằm trong một bào thai! Mẹ Âu Cơ như gà “mẹ” ấp ủ đoàn con trong bóng tối! Hãy yêu thương tổ quốc chúng ta và biết gìn giữ bảo vệ nó như tròng con ngươi! Hỡi con Rồng cháu Tiên!

    Qua chiến dịch chống cộng phá kỷ lục, dường như mái nhà chủ nghĩa xã hội đang cháy. Đâu đây, lô nhô chui ra vài con chuột, muốn chữa cháy. Họ không dám ló mặt công khai mà chỉ còn biết núp trong bóng tối. Hèn hạ tới đó là cùng! Danh dự của họ đã bị ném vào bùn nhơ. Hãy nhớ rằng: «sống gửi thác về»! Cuộc sống của con người ở trên cõi đời này chỉ là tạm bợ, lúc chết đi, mới trở về cõi vĩnh cửu của mình. Điều này cũng khuyên mọi người chúng ta, không nên bon chen qúa mức với cuộc sống! Của cải, tiền tài danh vọng thế gian trả lại hết cho thế gian. Nên tu tâm dưỡng tánh, ăn hiền ở lành, tạo nhiều ân đức, để hưởng sự thanh danh về sau. Vì vậy, hãy sống ý thức từng ngày từng giờ từng tháng từng năm. Đừng thờ ơ trước cuộc sống. Hãy sống xứng đáng với nhân phẩm mình và đạo làm người! Lúc còn tại thế thì hãy sống với cuộc đời đạo đức và nhân ái! Ta có thương yêu người, thì người mới thương yêu ta. Ta có sẵn lòng giúp đỡ người, thì người mới giúp đỡ lại ta. Còn sống, mà thất nhân ác đức, ăn ở xảo trá điêu ngoa tham lam thì không những người ta xa lánh, mà còn ghét bỏ, nguyền rủa. Lúc còn sống là cơ hội rõ ràng để tha thứ và được thứ tha. Bằng không nên thận trọng: Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ! Gương Gaddafi và Bin laden còn đó!

    Chúng tôi thương hại và lo sợ cho những tay sai mù quáng này. Họ bị Việt Cộng ru ngủ dụ dỗ. Cái cám dỗ mà Việt Cộng giăng ra, mà nhiều người nhẹ dạ cả lòng tin, là cho hưởng chút tiền bạc, quyền lợi và danh vọng. Thế là họ nhẹ dạ bán rẻ linh hồn cho Việt Cộng “quản lý”. Sao giá trị nhân phẩm con người rẻ mạc đến thế nhỉ? Chỉ vài đồng tiền? Một chút danh hư? Một vài miếng giấy bằng khen?! Xưa kia, Giu-đa bán Chúa, cũng chỉ vì ba mươi đồng bạc! Ngày nay, các anh phản bội đồng bào, phản bội quê hương của anh, các anh lãnh được bao nhiêu tiền? Các anh sinh Nam (Việt Nam) làm nô lệ cho Bắc (Trung Cộng ở phiá Bắc)?!

    Thời nào cũng sinh ra anh hùng. Đâu phải bây giờ mới có Việt Khang. Cả trăm ngàn Việt Khang, với hình dáng và tầm vóc khác nhau, nhưng cùng MỘT CHÍ HƯỚNG. Cả hằng trăm ngàn Việt Khang, trải qua bao nhiêu thời đại chống Cộng, chống giặc ngoại xâm lăng Tầu? Đồng bào hải ngoại nhắn gửi đồng bào trong nước là hãy yêu thương nhau, chúng ta CÙNG NHÌN VỀ MỘT HƯỚNG! Nay, xuất hiện một Việt Khang, với tuổi đời mới ba mươi bảy, đã là một ngọn đuốc sáng chói, thắp sáng lên gom tất cả những ngọn lửa kết tụ thành một khối lửa khổng lồ, đốt cháy căn nhà Xã hội chủ nghĩa bất nhân.

    Việt Khang như lửa gặp dầu. Nhạc sĩ Trúc Hồ như đang tiêm dầu vào lửa. Và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng góp sức tiếp thêm cho ngọn lửa bốc cháy hùng hực dâng trào lên cao. Đúng là diều gặp gió, gặp thời vận! Chẳng là Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu!? Con người dù cách xa qua bến bờ Đại dương, nhưng nếu cùng một chân lý, một ý chí và cùng một chí hướng, họ sẽ ứng hiệp nhau, họ tìm kết hợp lại nhau để thực thi nguyện vọng. Đó cũng là nhân hòa. NHÂN HÒA ở chỗ, đâu phải bây giờ mới có hơn 100 ngàn chữ ký đối đầu công khai chống Cộng. Không! Cả hằng triệu đồng bào Việt Nam tị nạn trên khắp thế giới là con số trên 100 ngàn chữ ký chứng minh hùng hồn cho lập trường chống cộng của họ. Nếu sự kiện này xẩy ra cách đây 5 mười năm, cùng là Việt Khang hôm nay, và cũng cùng nhạc sĩ Trúc Hồ, với tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thì dù có năm đầu sáu tay, (xin lỗi hai anh!) chúng tôi chưa tin rằng chúng ta có thể vận động đồng bào lên tới hơn 100 ngàn chữ ký, trong vòng một tháng. Chiến dịch chữ ký xuân Nhâm thìn 2012 đúng một tín hiệu: Cứu nguy đồng bào tại quê nhà như chữa lửa! SOS!

    “Chiến dịch chữ ký xuân Nhâm thìn 2012” như là cuộc xuống đường rầm rộ đại quy mô, một cuộc biểu tình vĩ đại, giơ một cánh tay cao với khẩu hiệu đòi hỏi HÒA BÌNH CÔNG LÝ, và TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN. Chiến dịch này sẽ đánh động lương tâm thế giới và đồng bào trong nước. Đây là cuộc xuống đường, như xưa chúng ta xuống đường ra khơi tìm đường tự do, mà cuộc hành trình đi tìm Tự do đã làm xúc động mủi lòng hằng triệu con tim trên thế giới. Và thế giới đã ra tay nghĩa hiệp cứu vớt chúng ta thoát khỏi tử thần. Thank you America! Thank the world! Remercie le monde! Danke die Welt!

    Tổ chức cứu người Việt vượt biên của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đang phản ảnh rõ điều này?! SOS! SOS! SOS! Một tín hiệu cứu nguy cho dân tộc lại lần nữa được đưa đi, để đánh thức trái tim đang ngủ của toàn thể nhân loại trên thế giới, chú trọng về tình hình hiện nay tại quê nhà. Tín hiệu SOS thúc dục đồng bào hãy tỉnh thức! Quốc gia đang lâm nguy lầm than bị tiêu vong!
    Lịch sử chẳng nhẽ sẽ không tái diễn? Qủa là đúng THIÊN THỜI ĐỊA LỢI! Chẳng là điềm báo Thiên thời, địa lợi nhân hòa?!

    Chiến dịch lấy chữ ký qua trang mạng của Tòa Bạch Ốc, đòi hỏi yêu cầu với chính quyền Mỹ, liên quan đến vấn đề Nhân Quyền tự do dân chủ Việt Nam là cuộc xuống đường qui vô đối đầu công khai với chế độ gian tà Cộng sản Việt Nam. Hàng ngàn cánh tay giơ lên! Hàng vạn cách tay giơ lên! Thật đúng vậy! Hơn 100 ngàn chữ ký là hơn 100 ngàn cánh tay giơ lên, là những qủa đấm nặng ngàn cân, quyết đấu tranh cho một nền Hòa bình Công lý, Tự do Dân chủ Việt Nam! Một chiến dịch thuận lòng dân, hợp ý Trời!

    [1] "Con Có Một Tổ Quốc!“ là chủ đề Đại hội Công giáo Đức quốc 2011, tổ chức tại Aschaffenburg, và đồng thời cũng là chủ đề Hội Xuân Nhâm Thìn 2012, Mừng 30 năm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Có khoảng 5-6 ngàn người Công Giáo tham dự đại hội. Hội Xuân 2012, mừng 30 năm Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu, có khoảng trên dưới hơn một ngàn người tham dự.

    (E.M.)


    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #225 - 19. Mar 2012 , 23:15
     

    Đã Đến Lúc Phải Đốn



    Nguyên Thạch 4-3-2012
    http://8406vn.com


    Tập đoàn chết tiệt họ Cộng tên Sản đã hành hạ cả nước trên hơn 70 năm dài "đeng đẻng". Nước mắt thành sông, hận chồng thành núi… Cả nước giờ đây, thể như cái "bùi nhùi" giẻ rách tận cùng bằng số… Nay lại thêm cái gọi là "Chỉnh đốn đảng". Chỉnh cái nỗi gì nữa mà chỉnh! Giờ thì chỉ có đốn cái đảng ăn hại này cho toàn dân được nhờ bởi khổ ải nhiều lắm rồi, kêu trời không thấu rồi.

    Nhớ ngày nào anh cả Lú như một thái thú khúm núm nâng... tay Hồ Cẩm Đào của Thiên triều vĩ đại trong lần kinh lý của hoàng đế Bắc triều tại Hà Nội.

    Hình ảnh bệ rạc quải chè đậu đó còn chưa phai nhạt trong trí nhớ của dân Nam thì nay anh cả Lú chắc mẩm lại giở trò chỉnh với đốn theo chỉ thị của chúa Tàu hầu dứt điểm những đối thủ đáng ngờ, kể cả các lực lượng quân đội, thành phần mà ngày xưa đã làm bể mặt họ Đặng trong chiến dịch "Dạy cho VN bài học năm 1979", đến nay vẫn còn là một lực lượng đáng gờm.

    Phải, Nguyễn Phú Trọng sẽ lần lượt đứt từng điểm, từng tên, từng nhóm, từng tổ chức hợp pháp, để biến thành bất hợp pháp, tạo bằng chứng và lấy đó làm cái cớ mà triệt tiêu mà thanh trừng…

    "Diễn biến hòa bình của những thế lực thù địch" là gì? của ai? Câu trả lời là mưu đồ Hán hóa và thu tóm Việt Nam của Trung Cộng chớ không là ai khác cả. Diễn biến ấy qua những bước như sau:

    1-Bước một: Được bàn tính và thỏa thuận từ lâu giữa Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông: Trung Quốc đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng, xin tham khảo tài liệu giá trị sau đây: http://www.youtube. com/watch?v=nPbZ7adTUdc

    Cho đến các quan kế tiếp như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… Hiện tại, Nguyễn Phú Trọng đã ký kế thỏa thuận với Trung Cộng về vấn đề Việt Nam và biển Đông trên căn bản song phương (Không nước thứ ba) thảo luận giữa hai đảng! Xin tham khảo: http://vnexpress.net/gl/ topic/6708/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-trung-quoc/

    2- Bước hai: Trừ khử những thành phần chống đối và có khuynh hướng đổi mới cũng như có đường hướng, tư tưởng thân Mỹ cùng các quốc gia tự do khác mà hiện nay anh cả lú cùng quan thầy lẫn đồ đệ đang tiến hành.

    3- Bước ba: Thiết lập một chính phủ mà guồng máy chánh quyền từ trung ương cho đến các tỉnh huyện hoàn toàn tuân thủ đảng và Bộ chính trị. Là một lực lượng triệt để hậu thuẫn cho những bước nối tiếp.

    Ghi chú: Chính phủ này sẽ là một chính phủ hợp hiến, có đủ tư cách pháp lý của một nhà nước Việt Nam để ủng hộ, công nhận chủ quyền của Trung Cộng trong vấn đề biển Đông.

    4- Bước bốn: Hợp thức hóa "Đường Lưỡi bò" cùng toàn bộ biển Đông, đồng thời thực hiện kế hoạch Hán hóa về nhiều mặt: quân đội, kinh tế, văn hóa, xã hội… Cuối cùng là hợp thức "Liên minh Trung-Việt" dưới sự lãnh đạo của thiên triều Bắc Kinh.

    Bốn bước như nêu trên, còn được gọi là "Bốn tốt"!

    Trong tình thế hiện nay, con bò cạp phương Bắc đã lù lù xuất hiện, sẵn sàng nhả nọc độc và kẹp nát bất cứ những ai có xu hướng chống đối, hoặc ngấm ngầm, hoặc ra mặt sau một thời gian đã bị bám sát theo dõi và đúc kết hồ sơ của lực lượng gián điệp Trung Nam Hải.

    Đứng trước tình hình nguy ngập mà sự thanh toán đã được chỉ thị từ Thiên quyền cùng sự toa rập của tập đoàn phản quốc thì những ai đang có trong tay quân đội và quyền bính hãy sớm chụp lấy cơ hội để phản công hầu thay đổi cục diện trước khi quá muộn, để rồi phải muôn đời hối tiếc.

    Hãy tóm cổ chúng nó lại hầu ngăn chận những bước tiến của quân xâm lăng. Hãy cứu lấy dân tộc, giữ gìn tiền đồ của Tổ quốc mà Vua Hùng cùng các triều đại kế tiếp đã dày công xây dựng, cứu lấy tài nguyên quốc gia cho thế hệ ngàn năm kế tiếp cần để sống và phát triển.

    Hãy mạnh dạn, dứt khoát lấy công chuộc tội, hãy làm một việc cực kỳ gian khó cho đất nước, Tổ quốc sẽ ghi công, sử sách sẽ ghi chữ hùng danh muôn đời.

    Hỡi các anh trong lực lượng QĐND, ngày ô nhục gần sắp đến, quân đội Tàu trá hình đã, đang và sẽ hiện diện trên khắp cùng đất nước để dần dà thay thế quân đội Việt Nam. Chớ xem thường và chuyển mãn, quân thù có trăm phương nghìn kế thật tinh vi, ngày ấy các anh sẽ bị trói tay! Chi bằng ngay bây giờ vẫn còn chưa muộn, các anh hãy quay mũi súng trực chỉ quân thù mà nã đạn. Được vậy, các anh là Quê hương.

    Cầu nguyện ơn trên phò hộ che chở cho tất cả những con dân vì nước.

    BNS TDNL 143
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #226 - 22. Mar 2012 , 08:24
     

       

    Nghe Trịnh Công Sơn, nghe Việt Khang


    ...

    Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Cứ mỗi lần nghe hai bài hát của Việt Khang “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu”, người viết lại liên tưởng đến nhạc Trịnh Công Sơn ngày nào. Cả hai người nghệ sĩ đều mượn nốt nhạc để dàn trải tâm sự, cất lên nỗi niềm trăn trở về Dân tộc và Đất nước. Chỉ khác nhau ở chỗ mỗi người mỗi vẻ. Một người thì tìm chốn an thân (trốn quân dịch= trốn nghĩa vụ quân sự) ngồi đó mà thở than; người kia thì, “tôi không thể ngồi yên”, xuống đường tranh đấu.

    “Ngày nào” là trước Tháng Tư 1975. Thời đó, tuy chưa có internet, chưa có Ipod, nhưng nhạc Trịnh Công Sơn hay bất cứ nhạc sĩ nào khác, muốn hay không muốn ai cũng có thể được/bị nghe, nhờ Miền Nam có nền truyền thông và văn nghệ tự do. Bọn lính chiến chúng tôi, khi những cuộc hành quân dài ngày chấm dứt, những người sống sót trở về thành phố dưỡng quân. Sau vài ba ngày đầu sống vội vã “trả bữa”cho thời gian đã mất và nhận “ứng trước” cho cả ngày mai “rồi anh lại đi” biết có còn trở về, thường tìm đến quán cà phê để nghe nhạc, thư giản lại đầu óc căng thẳng bên ly cà phê, khói thuốc lá, và những chàng độc thân thứ thiệt hay độc thân tại chỗ “vui tính” nhâm nhi thêm mái tóc, ánh mắt, nụ cười, bờ vai, lồng ngực... của cô "em gái hậu phương" ngồi nơi quầy thu tiền chập chờn dưới ánh đèn mờ...

    Những bản nhạc bọn chúng tôi muốn nghe nhất lúc đó phần lớn là của Trịnh Công Sơn, vì nó diễn đạt đúng với tâm trạng khắc khoải của chính mình. Chẳng hạn như:

    "...Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn
    Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
    Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân
    Một dòng sông trôi cuốn mãi về trời bấp bênh phận người" (Ca Dao Mẹ)

    “...Một trăm năm đô hộ giặc tây
    hai mươi năm nội chiến từng ngày
    gia tài của mẹ, để lại cho con
    gia tài của mẹ, là nước Việt buồn” (Gia tài của Mẹ)

    “Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
    Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
    Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
    Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
    Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
    từng vùng thịt xương có mẹ có em” (Đại bác ru đêm).
    ......

    Nghe và thấy rõ ràng, như là chính bản thân mình đang “bấp bênh phận người”; là anh em Nam Bắc “hai mươi năm nội chiến từng ngày”; là “cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn”. Nhưng chúng tôi không thể buông nòng súng tự vệ, vì biết trước hậu qủa của một Miền Nam thất trận: “Đất nước tôi” sẽ không “thanh bình” như lời nhạc của Sơn mong đợi, nhưng ngược lại, đất nước Miền Nam tôi sẽ bị “thanh toán” triệt để. Như chính bản thân Sơn đã “sáng mắt sáng lòng” trong những năm người nhạc sĩ có thân mình gầy gò yếu đuối “được giải phóng” cho đi nông trường để học trồng sắn, trồng mía, nuôi heo, suýt mất mạng vì mìn nếu không nhờ vào con trâu của người nông dân tốt bụng(1). Như người chị của người viết bài này ở giữa thủ đô Sài Gòn trước 1975 đã phải sợ hãi tiếng “đại bác đêm đêm vọng về thành phố”, một hôm thấy đứa em chồng vừa xuất khỏi quân y viện ghé thăm với một phân nửa mặt xám xịt và một cánh tay quấn băng trắng treo trước ngực, đã khuyên nó “đào ngũ đi chú, thôi kệ, để Cộng Sản nó vô cũng được”, để sau này lại trách, “tại vì các chú đánh giặc dở, nên chúng mới vô được đây làm khổ đồng bào”.

    Hết những ngày phép ngắn ngủi, chúng tôi lại ra mặt trận chiến đấu bảo vệ cho một Miền Nam Tư Do, nơi đó có Trịnh Công Sơn được tự do tỏ bày tâm sự, kể cả kêu gọi những người cầm AK “từ Bắc vô Nam nối vòng tay lớn” dắt hàng ngàn đồng bào Huế của Sơn đi chôn sống trong dịp Tết Mậu Thân, 1968.

    Nhiều người cho rằng những lời hát do ông viết ra có tính cách phản chiến, chỉ nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của người lính VNCH trước thảm họa... “giải phóng”. Nếu quả thật ý nghĩa và mục đích những bài hát của họ Trịnh là như vậy thì đối với người viết và những đồng đội chung quanh, vốn là chiến binh trong Quân đội Miền Nam trước kia, việc làm mà không ít người kết án “nối giáo cho giặc” hay “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản” kia đã chẳng gây được chút tác dụng nào; tất cả anh em chúng tôi đã can trường chiến đấu bất khuất cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến vệ quốc.

    Trịnh Công Sơn đã về lại với “hạt bụi nào hóa kiếp thân” ông. Hãy để cho ông được tìm được “thanh bình” ở bên kia thê giới. Sở dĩ người viết nhắc đến ông hôm nay là vì liên tưởng đến ông khi nghe hai bài hát của một người Việt khác, cũng từ Miền Nam. Đó là nhạc sĩ Việt Khang.

    Khác với Trịnh Công Sơn mù tịt với XHCN chỉ nghe nói thiên đường ở phía bên kia Bến Hải để tưởng tượng “mừng như bão cát quay cuồng” khi được “nối vòng tay lớn...”, người bạn trẻ Việt Khang nhìn thấy tận mắt và sống ở đó với thịt xương mình:

    “Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người
    và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
    Mẹ việt nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
    người lầm than đói khổ nghèo nàn
    kẻ quyền uy giàu sang dối gian.”

    Còn tệ hại hơn thời Trịnh Công Sơn trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày”; ngày đó đất nước có bị chia cắt nhưng nhân dân hai miền vẫn tự hào là nước Việt Nam của người Việt Nam, Sơn đã không đến nỗi phải khóc thét lên như Việt Khang hôm nay khi nước Việt Nam hầu như không còn là của người Việt Nam nữa:

    “Giờ đây… Việt Nam còn hay đã mất?
    mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta
    Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
    chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu”

    Trong khi đó những kẻ mệnh danh “bác cháu ta ra công giữ nước” lại... thật sự không biết “là ai, dân tộc nào, từ đâu đến” để đánh đập, sỉ nhục, bắt bớ, tù đày đồng bào mình khiến Việt Khang phải thốt lên:

    “Xin hỏi anh là ai?
    không cho tôi xuống đường để tỏ bày
    tình yêu quê hương này
    dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.

    Xin hỏi anh ở đâu?
    ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
    Xin hỏi anh ở đâu?
    sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
    dân tộc anh ở đâu?
    sao đang tâm, làm tay sai cho tàu”

    Việt Khang nỉ non tr ước vận nước ngả nghiêng rồi không ngồi đó, mà đứng dậy:

    Tôi không thể ngồi yên
    khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng
    dân tộc tôi, sắp phải đắm chìm
    một ngàn năm hay triền miên tăm tối

    Tôi không thể ngồi yên
    để đời sau cháu con tôi làm người
    cội nguồn ở đâu?
    khi thế giới này đã không còn Việt Nam.

    Anh đứng lên không chỉ một mình mà còn kêu gọi mọi người:

    “Là một người con dân Việt Nam
    lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
    người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
    từng đoàn người đi chẳng nề chi
    già trẻ gái trai giơ cao tay
    chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”

    Một thời tuổi trẻ, nghe Trịnh Công Sơn ủ dột níu kéo, nhưng phải hăng hái lên đường. Một thời còn lại tuổi già, nghe Việt Khang khắc khoải thôi thúc, mong làm sao được xông pha vào nơi gió cát... Để tiếp tay dành lại quê hương này. Ôi yêu quá, tiếng hát Việt Khang.


    Nguyễn Bá Chổi

    danlambaovn.blogspot.com
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #227 - 25. Apr 2012 , 23:47
     

    30 Tháng Tư, nên nhớ hay quên?

    Caubay

    Đã 37 năm sau, ngày 30 tháng Tư năm 1975, người Việt Nam, đặc biệt là đối với đồng bào tỵ nạn cộng sản tai hải ngoại, vẫn là ngày không thể nào quên. Không thể quên là điều không ai chối cãi được, dù sang hèn hay vô tâm đến mấy đi nữa. Hằng năm cứ đến tháng Tư, nhớ về ngày cuối tháng bi thảm ấy đã trở thành phản xạ tự nhiên.

    Nhưng có nên giữ “nỗi nhớ” ấy hay cố gắng để quên đi, hay để thời gian làm cho nó phai mờ trong ký ức? Với tôi, nêu câu hỏi ấy là một điều ngớ ngẩn nếu không có một sự kiện mới xảy ra trong cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta. Đó là việc tổ chức show ca nhạc “Tình ca Mùa Xuân” dự trù vào ngày 30 tháng 4 năm nay tại thành phố Berlin, Đức quốc; và nhất là sự lên tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, người theo chương trình sẽ là MC cho show này.

    Tôi biết đến show này từ trang facebook. Thoạt đầu, theo link dẫn, nhìn tấm poster quảng cáo (xin xem hình), tâm trạng của tôi thật là khó chịu. Điều làm tôi khó chịu hơn là tôi thấy hình ông Nguyễn Ngọc Ngạn lớn nhất, ở chính giữa.

    Từ lâu đã có những hoạt động ca nhạc vào tháng Tư ở hải ngoại; những sinh hoạt văn nghệ ấy đã không gây ồn ào và tôi cũng đã không chú ý nhiều. Nhưng vì sao với show này và sự có mặt của ông Nguyễn Ngọc Ngạn lại làm tôi quan tâm và cảm thấy buồn phiền hơn?

    Lý do vì từ bấy nay, với tôi, trong giới nghệ sĩ hải ngoại, ông Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong số ít những người tôi kính trọng và quí mến. Có thể kể thêm vài người khác là nhạc sĩ Nam Lộc và Việt Dũng. Tôi quí mến họ không chỉ về tài năng, mà phần lớn vì tin tưởng. Tin tưởng rằng những nghệ sĩ này là những người rất rạch ròi về lập trường chống cộng sản. Ở đây phải mở ngoặc để nói rằng chống cộng sản là điều tiên quyết và dứt khoát. Còn chống như thế nào là tùy ở mỗi người, nhưng với người Việt Nam ta ở giai đoạn này mà không chống cộng thì không còn gì để bàn luận nữa. Có thể nói chống cộng chính là lương tri của thời đại.

    Chính vì có niềm tin về cá nhân ông Nguyễn Ngọc Ngạn như vậy, sau khi xem tờ quảng cáo trên, tôi đã tỏ sự bất bình trên trang facebook của mình như sau (nguyên văn, không sửa cả lỗi typo):

    “Thấy cái poster quảng cáo cho show này mà tôi ngán ngẩm quá. Tục ngữ ta có câu “làm đĩ chính phương cũng chừa một phương lấy chồng.”

    Mùa xuân có cả trăm ngày, hà cớ gì hát mừng xuân (đại thắng?) vào ngày 30/4 lại còn “nhân ngày 1/5.” Bầu show và ca sĩ thì tôi không trách lắm vì trình độ họ có hạn, họ lại cần tiền, cần đám đông; nhưng người như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì thật là... ê chề! Tôi không muốn dùng lời nặng hơn vì vẫn còn chút kính trọng ông qua vài cuốn tiểu thuyết ông viết trước đây ."
    ...


    Bích chương quảng cáo show “tình ca Mùa Xuân”
    Nguồn ảnh: OnTheNet[/I]


    Lời lẽ của tôi không nhã nhặn, có thể làm buồn lòng một số người như ca sĩ, bầu show, nhưng đó là sự thật của lòng tôi. Tuy không có ý xem thường giới ca sĩ, nhưng qua những gì xảy ra trong những năm qua đã làm tôi bảo lưu suy nghĩ của mình. Cũng cần nói thêm rằng nhóm chữ “trình độ có hạn” không ăn nhập gì tới bằng cấp; cần tiền và cần khán giả là điều phổ biến trong giới ca sĩ mà không ai phủ nhận. Cũng cần nhấn mạnh rằng có nhiều ca, nhạc sĩ mà tôi rất kính trọng. Tôi nhìn tôi trong gương mà viết như thế, đó là sự thực mà không nhằm xoa dịu hay lấy lòng ai.

    Tưởng đó chỉ là thêm một “chuyện buồn tháng Tư” rồi sẽ chóng qua đi, nhưng hôm nay được xem ông Nguyễn Ngọc Ngạn “tâm sự” về vấn đề này trên youtube, tôi xin trình bày cảm nghĩ của mình với bạn đọc và hy vọng sẽ đến tai nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn để chia xẻ cùng ông.

    Như trên đã trình bày, tôi là người tin tưởng ở ông một thái độ chính trị; xuất phát từ nhận địnhcủa tôi về kiến thức và hoàn cảnh cá nhân của ông. Tôi thích văn ông qua các tiểu thuyết viết về đời sống dưới chế độ cộng sản. Châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và hấp dẫn. Tôi không thích ông viết chuyện ma vì tôi nghĩ, dẫu hay, nó vẫn làm giảm đi phần nào văn cách của ông. Với tôi ông là người MC duyên dáng và truyền cảm. Rào đón như thế minh định rằng tôi viết những giòng này không nhằm tung hô hay đả kích cá nhân ông mà chỉ vì những quan niệm của ông về ngày 30 tháng Tư.

    Trong phần trả lời phỏng vấn, ông có nói rằng người ta dị ứng với ông chứ không phải vì ngày 30 tháng Tư. Tôi tin điều ông nói là sự thực, nhưng chỉ một số người nào đó thôi. Một người nổi tiếng như ông thế nào cũng có nhiều kẻ thương người ghét. Đó là sự thường tình. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ông về việc chỉ trích những kẻ nặc danh chửi bới ông. Núp sau màn hình mạ lị người khác với ngôn từ tục tĩu là những kẻ hèn hạ. Nếu muốn đối thoại, thậm chí chửi nhau, hãy cứ ra mặt.

    Tôi tin rằng ông không bao giờ có ý định, dù mảy may, làm theo ý định của bọn cộng sản, dù đó là sứ quán hay của chính quyền trong nước. Những ai chụp cho ông cái mũ ấy là sai quấy, thậm chí tôi tin có thể chính bọn cộng sản đã “đội mũ” cho ông để lập lờ đánh lận con đen nhằm hạ uy tín của ông và làm cộng đồng người Việt hải ngoại thêm phân hóa.

    Nhưn g tôi cho là ông đã vô ý, hay có quan niệm sai lầm khi tham gia show diễn đã nói trên. Tôi cũng không đồng tình với ông về những gì ông trình bày.

    Ông Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng đó không chỉ là một show đơn thuần nhằm vào ngày oan nghiệt 30 tháng Tư, mà là một trong chuỗi trong 3 show nhằm vào “long weekend” cuối tháng Tư , đầu tháng Năm (lễ Quốc tế Lao động) và vì vậy nó không liên hệ hay mang ý nghĩa gì về ngày 30 tháng 4. Lập luận đó, nếu chấp nhận được, cũng chỉ có giá trị với người trong cuộc, tức là những người tổ chức và tham gia show đó bởi vì chỉ có họ hiểu lịch trình ấy. Đối với đại đa số đồng bào, ngay cả đồng bào tại Berlin, có mấy ai quan tâm về việc đó. Na Uy và Paris không phải sát vách với Berlin để biết rằng đây chỉ là show cuối cùng trong chuỗi lưu diễn. Họ chỉ biết rằng ngày 30 tháng 4 có đại nhạc hội “Tình ca Mùa Xuân.” Ngay như tôi là kẻ “cả ngày ở trên internet", khi xem cái poster cũng chỉ biết có thế và lấy làm bất bình về những gì nhìn thấy. Tôi có đáng trách không khi không tìm hiểu cặn kẽ bước chân lưu diễn? Tôi có đáng trách không khi bất bình về sự vui chơi đúng vào ngày đau thương của dân tộc? Khi xem báo trong nước, Tháng Tư này đây đó tổ chức ca nhạc mừng “Đại thắng Mùa Xuân", thi đua “mừng Đảng mừng Xuân" , tôi có nhạy cảm quá không khi liên hệ hai sự kiện với nhau?

    Mặt khác, dẫu thông cảm là một sự trùng hợp “long weekend” thuận tiện, nhưng thiết tưởng điều đó cũng không biện minh được cho việc tổ chức show vui chơi như thế. Dẫu sẵn kèn sẵn trống, phỏng có nên bày ra ca hát trước của nhà có đám tang? Để biện minh cho điều này, ông Nguyễn Ngọc Ngạn viện dẫn lý do “làm business” và một lý do khác mà tôi cho là đáng trách hơn, là tại sao phải kiêng dè ngày 30 tháng Tư.

    Khi được hỏi “tại sao người ta lại dị ứng với “30 tháng Tư"” thì ông Nguyễn Ngọc Ngạn rất tự tin bảo rằng: “Không, người ta dị ứng với chú, chứ không phải với 30 thángTư.” Tôi tin bình thời có thể có nhiều người dị ứng với ông, nhưng trong trường hợp này, lấy cá nhân tôi mà suy, thì điều ông nói đó không đúng. Tôi chỉ dị ứng với “30 tháng Tư” mà thôi. Nói rõ ra, cho đến ngày nào mà bọn cộng sản còn cầm quyền, còn đàn áp dân chúng, còn tham nhũng, còn bán nước, khi mà nỗi đau phân ly, mất mát và ngay cả hận thù trong lòng người Việt hải ngoại chưa được xoa dịu thì mọi việc làm trong ngày 30 tháng Tư cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đó là tính nhạy cảm của ngày 30 tháng Tư. Và dĩ nhiên nhạy cảm thì dễ sinh dị ứng.

    Ông Nguyễn Ngọc Ngạn dẫn chứng một trường hợp trước đây của Trung tâm Asia tổ chức buổi ca nhạc “Hát với thần tượng” nhằm vào ngày 19 tháng 5 và đã bị một số người phản đối. Tôi là người không phản đối việc đó của trung tâm Asia và tôi tin cũng có người không ưa trung tâm Asia rồi tìm cách hạ uy tín. Tuy vậy, tôi cũng thông cảm với một số lập luận chống đối vì đúng ngày 19 tháng 5 mà show diễn lại mang tên “Hát với thần tượng.” Đó là một sự trùng hợp nhạy cảm nên tránh, ít nhất là tránh chữ “thần tượng.” Yếu tố quan trọng khiến tôi nghĩ rằng đó chỉ là sự “vô tình” vì tôi tin ở tinh thần chống cộng của những người cầm chịch trung tâm Asia như nhạc sĩ Trúc Hồ... Khi ông Nguyễn Ngọc Ngạn viện dẫn trường hợp đó để suy diễn rộng ra là chúng ta (người Việt không cộng sản) đều kiêng kỵ mọi ngày có dính tới lễ lạc của Cộng sản và vô hình chung đã “nhường” những ngày ấy cho chúng. Ông cho rằng ngày 30 tháng Tư cũng chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày.

    Lập luận như vậy theo tôi là không đúng, nếu không nói là ngụy biện. Trong thực tế, cho đến nay tôi thấy chỉ có hai ngày mà cộng đồng chúng ta “dị ứng” là ngày 30 tháng Tư và ngày 2 tháng Chín mà thôi. Những ngày khác liên quan đến cộng sản, như ngày thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam như ông nhắc (mà tôi không nhớ là ngày nào), thậm chí ngày 3 tháng 2 là ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam mà nào có ai để ý. Nói như thế để nhấn mạnh rằng ngày 30 tháng Tư là một ngày đặc biệt, không giống những ngày khác. Lịch sử dân tộc ta có nhiều ngày mất nước, vào giặc Tàu, giặc Tây mà nay không ai nhớ vì vết thương đã lành. Hậu quả của ngày 30 Tháng Tư còn đang nhức nhối hành hạ đồng bào chúng ta. Ông Nguyễn Ngọc Ngạn còn nói rằng tại sao có bao nhiêu điều tốt đẹp để nhớ mà lại cứ nhắc cho con em chúng ta phải nhớ tới ngày đó. Tôi mong rằng ông Nguyễn Ngọc Ngạn có thể xem lại video về lời phát biểu của mình và suy nghĩ lại. Tôi cho rằng với tất cả người tỵ nạn tha phương như chúng ta, giải thích điều đó là thừa. Và càng thừa hơn nữa, lố bịch hơn nữa, nếu đi giải thích với người như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.

    Một điểm khác, ông Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng nhiều người chống cộng chỉ để hả giận và không cần biết kẻ thù có hề hấn gì không? Tôi cho rằng mọi người chống cộng để hả giận là có lý, bởi ai chả giận bọn cộng sản. Còn về phần kết quả ra sao thì tôi nghĩ công việc chống cộng của người Việt nói chung, hải ngoại nói riêng còn rẩt nhiêu khê, kết quả chưa như mong muốn nhưng không phải là không có hiệu quả. Khi nghe ông nói về đoạn này, tôi cũng nảy sinh ra sự tò mò, là không biết phương thức chống cộng của ông ra sao? Điều đó chỉ có ông và những người thân cận mới hiểu được. Truyền đạt về văn hóa Việt, như ông nói là đã và đang làm, là điều đáng quí, nhưng làm thế nào để thế hệ mai sau giữ được nguồn cội khi chúng không nhớ ngày 30 tháng Tư là ngày gì?

    Về khía cạnh riêng tư, tôi mạo muội góp ý với thêm một vài điểm khác liên quan đến những điều ông nói.

    Thứ nhất, ông thổ lộ là được mời nhiều về nước biểu diễn. Nếu ông về, có thể ông được một số tiền lớn, nhưng sẽ mất rất nhiều thứ quí giá khác mà không có tiền bạc nào mua được. Cộng Sản có nhiều thủ đoạn tuyên truyền và phương cách cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Như cách đây vài chục năm, việc cho nghệ sĩ, thương nhân hải ngoại về nước rất chọn lọc vì khi đó cánh cửa còn tương đối khép kín. Họ cần kiểm soat gắt gao thông tin từ bên ngoài.

    Ngày nay, khi không còn đóng cửa được nữa, phương cách của họ thay đổi 180 độ. Họ chào đón hầu hết mọi thành phần, chỉ trừ những người mà họ nắm chắc là nguy hiểm cho chế độ. Sự “mở cửa” là một mũi tên có hai tác dụng. Với những người “bình thường” thì đó là một phương tiện để giao lưu và tuyên truyền. Với thành phần có uy tín, có ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng, như Thiền sư Nhất Hạnh hay như chính ông nhà văn, họ mở rộng cánh cửa cho đến khi nào miếng chanh đã khô nước. Đó là cách hủy diêt tốt nhất mà chẳng cần giết người. Tôi tin là ông biết điều này hơn ai hết.

    http://www.youtube.com/watch?v=kgi_R7IKjt4&feature=player_embedded

    Thứ hai, tôi đề nghị ông nên xử dụng internet. Ông cho biết là ông không dùng, dẫu biết rằng internet có nhiều thuận tiện, nhưng vì không muốn thấy “cái thùng rác” của nó. Tôi đề nghị như thế bởi khi nghe ông kể về trường hợp hủy show có Đàm Vĩnh Hưng ở Atlanta trước đây. Tôi tự hỏi nếu các vị bên Cộng đồng Atlanta không thông báo cho ông biết về Đàm Vĩnh Hưng thì ông đã phạm sai lầm khi dẫn chương trình có anh ta. Nếu ông dùng internet, ông có thể nhân rộng hơn nữa kiến thức vốn đã phong phú của ông và nhờ vậy có thể gần gũi hơn với tâm tư nguyện vọng của đồng bạo tỵ nạn cộng sản.

    Cuối cùng, tôi thông cảm nỗi buồn phiền mà ông thể hiện trên video nhưng xin nhớ ông là người của công chúng.
    Caubay
    @DCVOnline
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #228 - 05. Jul 2012 , 23:17
     

    Đừng Sợ Chính Trị !

         
    ...

    Sáu mươi lăm năm về trước Đức Thầy Hùynh Phú Sổ mang tư tưởng Phật Giáo – Bát Chánh vào công cuộc đấu tranh giành độc lập nước nhà. Đức Thầy kêu gọi tòan dân chính trị vì chính trị là làm những việc chính đáng cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc, cho nhân lọai.

    Ngày nay trong hòan cảnh nước mất nhà tan, không khí của những ngày 1945 dường như trở lại, lời kêu gọi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ xuống đường đừng sợ chính trị nhắc nhở chúng ta chính trị là việc cần chúng ta dấn thân. Xin mời bạn xem lại tòan văn lời kêu gọi Đức Tăng Thống qua cuộc phỏng vấn của Ỷ Lan trên Đài Á Châu Tự Do.


    Đừng Sợ Chính Trị !

    Toàn dân bị chế độ độc tài toàn trị, thì họ sợ nhất là chính trị. Cho nên mình làm cái gì có tính cách chính trị là họ vu cáo ngay là người tham vọng chính trị lật đổ chính quyền. Nhưng biểu tình ở đây rất thông thường. Biểu tình Giáo Hội chủ trương ngày chủ nhật tới đây mà các vị đi tham gia đông đảo đừng sợ gì, đừng lo gì. Ai cản đâu thì mình ngồi đó, là bởi vì mình biểu tình đây là để bày tỏ nguyện vọng tha thiết với nhà nước phải bảo vệ đất nước này. Truyền thống bốn nghìn năm văn hóa. Thời đại văn minh đây không lẽ mình cúi đầu chịu đầu hàng à? Để cho người Trung Quốc họ thống trị Việt Nam à? Không được!

    Còn cái làm chính trị nó khác. Cái đó, trách nhiệm đó nhà nước phải lo. Giữ giặc, bảo vệ đất nước, giữ ở ngoài biển, trên bộ, đấy là trách nhiệm nhà nước. Người dân chỉ nhắc nhở thế thôi. Chứ đừng thấy người dân biểu tình là lo người ta cướp chính quyền của các vị. Làm sao cướp được? Một quân đội như thế, những nhà tù như thế, mạng lưới công an như thế, làm sao mà lật đổ các vị? Chính quyền trong tay các vị. Người dân đây chỉ có mỗi một phương tiện duy nhất là xuống đường để bày tỏ ý hướng mình thôi.

    Báo chí bây giờ không được nói. Báo chí trong lề phải mới được nói. Nói trái thì người ta dập đi, mà lề phải toàn ca tụng nhà nước giàu có, hạnh phúc. Tăng Ni ở đây cũng trên hết, trước hết, là một người dân của một nước đã, tức là một thành viên trong một đất nước gồm có chín mươi triệu dân đây. Trước hết và trên hết, mỗi một vị Tăng Ni là một công dân, mà đã là công dân phải có cái nghĩa vụ đối với đất nước, đối với tổ quốc, đối với đồng bào.

    Thế bây giờ mình tu thì cứ tu. Nhưng mà đến cái tình trạng này mình phải xuống đường biểu tỏ tinh thần cũng như tâm huyết của một người dân, chứ không là tư cách một vị sư. Tâm huyết của một người công dân Việt Nam chuyển đến nhà nước để nghe tiếng nói đó, hiểu thấu được tình trạng đó, để mà lo việc nước. Chứ đâu phải biểu tình đòi lật đổ. Ông sư, Tăng Ni có hai bàn tay trắng có gì mà phải lo?

    Hai chữ chính trị rất thông thường, đâu có gì mà nguy hiểm như độc tài họ quan trọng hóa ra. Họ bảo vệ cái độc quyền chính trị của họ. Vậy công việc của một nhà nước, bổn phận, nghĩa vụ của một nhà nước đối với các việc nước, việc dân là phải sửa sang cái đất nước, việc dân ấy, cho ngay thẳng chính đáng. Đấy chính trị là thế thôi, chứ đâu phải Tăng Ni xuống đường để làm cái gì. Còn làm chính trị là phải lập đảng, như thế mới là làm chính trị. Còn người dân không biết cách nào, làm thế nào, trước vận nước như thế, nó ngổn ngang, nguy hiểm như thế, thì chỉ còn biết cách xuống đường bày tỏ như thế để dùng cái đó mà nói với nhà nước, dùng đôi chân để nói với nhà nước. Đâu có mưu đồ chính trị gì mà sợ.

    Thành ra nhân đây tôi kêu gọi đừng sợ chính trị. Nó là con ngáo ộp. nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!

    Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.

    Thời đại này không thể độc tài phát xít được nữa, mà phải là một chế độ dân chủ. Tất cả các chế độc độc tài, phát xít sẽ lần lượt đi vào bảo tàng viện hết.

    Như vậy, nếu lúc này đang là lúc nguy hiểm thù trong giặc ngoài, mà nhà nước tìm cách mở rộng cái hoạt động chính trị ra để cho mọi người tham gia, tất cả đại diện các thành phần trong đất nước, trong khối dân tộc tham gia để giúp việc duy trì nền độc lập mà đã tốn bao xương máu mới đạt được đây.

    Cái thế đảng Cộng sản, một mình đảng Cộng sản không làm được đâu. Cộng sản còn kẹt cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, rồi thêm vào đó “16 Chữ Vàng, 4 Tốt” thành ra ngại không làm được. Bởi thế cho nên phải nhờ cái sức hỗ trợ của toàn dân, là những người tha thiết, yêu nước nhất, là giới thanh niên, sinh viên, là trụ cột, rường cột của quốc gia trong tương lai, thì phải để cho họ tham gia. Phải khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị trong lúc này.

    Sau các ông có qua đời đi rồi, họ lãnh đạo đất nước chứ ai. Thanh niên là tương lai của dân tộc, nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi. Bây giờ họ xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà phải giấu kín, không dám gọi nhau, không dám rủ nhau, hẹn nhau chỗ đó chỗ kia như đi ăn trộm. Có thấy nhục không? Tương lai đất nước, lo cho đất nước mà phải như thế à? Biểu tình cũng phải giấu diếm, mặc áo mưa mà đi. Có tủi hổ với thế giới không?

    Suy ngẫm lời Đức Tăng Thống sẽ thấy rõ đảng Cộng sản không làm chính trị, đảng Cộng sản đang cai trị dân tộc Việt Nam. Vì cai trị dân tộc nên đảng Cộng sản luôn sợ người dân đứng lên để giành lại chủ quyền dân tộc. Được Diễn Đàn BBC phỏng vấn, blogger Phương Bích cho biết: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.” Thế nên Đừng Sợ Chính Trị ! hãy trả lại sự sợ hãi cho giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Giờ lịch sử để xét xử bọn cầm quyền cộng sản đã điểm.

    Chính Trị Nội Bộ

    Vì chế độ cộng sản là một chế độ tòan trị, chính trị chỉ là chuyện nội bộ đảng Cộng sản. Trước thời điểm cáo chung, chuyện phân hóa nội bộ đảng Cộng sản mỗi ngày một rõ hơn nhờ thế chúng ta mới có thể thấy và phân tích được tình trạng dành ăn của giới cầm quyền cộng sản.
    Có huyền thọai cho rằng Trương Tấn Sang muốn lật đổ Nguyễn Tấn Dũng. Sự thực càng ngày càng rõ nét Trương Tấn Sang chỉ là một con cờ rối trong ván cờ nội bộ mà Nguyễn Tấn Dũng đang cầm. Nếu Trương Tấn Sang có tài hay có hậu thuẫn thì ngày nay đã làm Tổng Bí Thư thay vì giữ vai trò cúng tế.

    Trong cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hôm thứ Hai 2/7, ý kiến của giới học giả cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp (1992) cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước. Trao đổi với BBC qua điện thoại, Giáo sư Phạm Hồng Thái cho biết: “Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo.” Một cách mỉa mai quyền lực của Trương Tấn Sang chỉ được bàn trong các cuộc hội thảo khoa học.

    Phương cách duy nhất để Trương Tấn Sang cất tiếng nói là đại diện cử tri trong cái Quốc Hội hình thức bù nhìn do Nguyễn Tấn Dũng nắm. Khổ nỗi cũng mang kiếp sâu Trương Tấn Sang lại mặt dạn mày dày đụng chạm đến chúa sâu và cả đàn sâu. Vốn đã cô đơn Trương Tấn Sang lại càng bị ghét bỏ và bị cô lập. Huyền thọai phe Trương Tấn Sang chống phe Nguyễn Tấn Dũng xem ra chỉ là trò “sâu cắn sâu” trong ván cờ của phe diễn tiến hòa bình.

    Còn Nguyễn Phú Trọng chỉ là một khoa bảng thuộc và trả bài đã học. Những bài ông đọc là những bài về tư tưởng cộng sản hầu như đã được nhân lọai đào thải. Chả thế bà Tổng Thống Ba Tây Vana Dilma Rousseff đã đóng cửa để khỏi phải nghe ông trả bài. Cái chức Tổng bí thư cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam có được là nhờ khuôn mặt sợ Tàu nhất trong cái Bộ Chính Trị vừa hèn với giặc vừa ác với dân.

    Nguyễn Tấn Dũng nắm mọi thực quyền: bộ chính trị, trung ương, nhà nước, quân đội, công an, quốc hội, đòan thể và cả báo chí. Nhưng chính vì sự ôm đồm này Nguyễn Tấn Dũng đang lâm vào cảnh các bè cánh đánh nhau tranh ăn. Việc Nguyễn Tấn Dũng đánh lá bài “yêu nước”, lá bài “theo Mỹ cứu đảng” chẳng qua cũng chỉ vì trữ lượng dầu thô trên thềm lục địa Việt Nam đang bị Trung cộng phong tỏa. Giới hạn khai thác dầu thô là giới hạn khả năng ăn cắp tài nguyên quốc gia của Tập Đòan Nguyễn Tấn Dũng.

    Dân chúng và đa số các đảng viên càng ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đòan Cộng Sản. Diễn tiến hòa bình, tự diễn tiến, tự chuyển hóa là quá trình thức tỉnh quay về với dân tộc. Quá trình này đã và đang xảy ra bên trong và bên trên đảng Cộng sản.

    Thay vì nhìn nhận sự thật để quay về với dân tộc tầng lớp cầm quyền cộng sản lại chỉ hô hào: “…đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải tăng cường đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng CNXH, thực dụng, cá nhân ích kỷ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…; chặn đứng nguy cơ thoái hóa về chính trị, tư tưởng.” Nhưng càng đẩy mạnh đấu tranh nội bộ thì bộ mặt thật của chế độ cộng sản càng phơi bày.

    Bộ mặt thật của hệ thống cai trị tại Việt Nam chẳng khác gì hệ thống cống rãnh tại Sài Gòn và Hà Nội sau những cơn mưa lớn rác rưới trôi lềnh bềnh. Tiền thuế của dân, tài nguyên quốc gia, nợ quốc tế chạy vào túi của bè lũ cầm quyền. Chúng càng tham lam, tội bán nước gia tăng, thì bất mãn càng tăng thêm và ngày bọn chúng đền tội càng gần hơn.

    Đảng Chính Trị Tổ Chức Đấu Tranh Chính Trị

    Về phía dân chủ, càng ngày càng nhiều đảng chính trị, tổ chức chính trị và tổ chức đấu tranh chính trị công khai xuất hiện. Như Đức Tăng Thống đã giải thích : “Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.” Nếu các thành viên nhận thức được chính trị chính là mục tiêu tối hậu, còn tổ chức chỉ là phương tiện đeo đuổi quốc sách, nhằm tranh đấu thực hiện các mục tiêu chính trị, xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ và giầu mạnh, trong thời điểm hiện nay càng nhiều tổ chức, càng nhiều gia nhập công cuộc đấu tranh chung và càng sớm mang lại tự do cho Việt Nam.

    Mỗi tổ chức tập hợp những người có cùng một xu hướng chính trị. Mỗi tổ chức chính trị lại đề ra có những phương cách đấu tranh và tự nhận các công tác đấu tranh thích hợp với tổ chức của mình. Trong sinh họat chính trị chuyện cạnh tranh giữa các tổ chức hay giữa các thành viên trong một tổ chức là chuyện hết sức bình thường và tự nhiên. Bài đã khá dài người viết sẽ trở lại đề tài này trong một dịp khác.

    Tôi Làm Chính Trị ?

    Đúng 30 năm về trước, ngày 4-7-1982 sau 11 ngày lênh đênh trên biển tàu chúng tôi tìm được tự do. Cái giá của tự do chúng tôi được hưởng là sự hy sinh của nửa triệu đồng bào, trong đó có gia đình chúng tôi. Thiếu quan tâm bảo vệ cộng đồng và đấu tranh cho đồng bào quốc nội là tự phản bội chính mình.

    Gần đây ông Lê Thăng Long có đưa ra giải pháp Con Đường Việt Nam tạo nhiều tranh luận về tương lai Việt Nam. Nhà văn Phạm thị Hòai có bài viết “Chọn Đường” để trao đổi với ông Long về giải pháp nói trên. Theo tôi chúng ta có thể chọn bạn đồng hành, chọn tổ chức, chọn chiến hữu, chọn đồng chí, nhưng chúng ta không thể chọn con đường Việt Nam. Vì con đường phải tới là con đường tự do dân chủ cho Việt Nam.

    Ba mươi năm quá nửa đời người, câu hỏi luôn có trong đầu tôi: “Làm chính trị là làm cái gì ?” Câu hỏi này cũng là câu hỏi của nhiều người tôi được gặp, được trao đổi, của nhiều bạn đọc tôi được biết. Bài viết này hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ thêm sự khác nhau giữa nghĩa vụ và bổn phận công dân, chính trị nội bộ, chính trị chính đảng và tham chính. Có nắm được sự khác biệt chúng ta mới có thể vượt qua những khó khăn trên con đường phải tới.

    Tôi sinh họat cộng đồng ngay khi bước chân đến Úc, đã là chủ tịch Cộng đồng Canberra và là phó chủ tịch Cộng đồng tại Úc châu trong những năm 1990. Sinh họat cộng đồng mang nhiều tính cách đấu tranh chính trị bảo vệ cộng đồng. Nhưng nếu chúng ta xem “chính là chính đáng và trị là sửa sang” như lời Đức Tăng Thống kêu gọi thì sinh họat cộng đồng cũng là sinh họat chính trị.
    Trong sinh họat đa nguyên, đa dạng, đa tổ chức tôi học hỏi rất nhiều về chính trị nội bộ. Tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm là những yếu tố căn bản rút ra được từ sinh họat cộng đồng và sinh họat chính trị. Thiếu chính tâm mọi sinh họat chỉ là bề ngòai, hình thức và giai đọan.

    Có người nghe nói và đặt câu hỏi “Có phải tôi là đảng viên đảng Việt Tân ?” Điều này hòan tòan sai, tôi chưa bao giờ gia nhập bất cứ đảng chính trị nào kể cả đảng Việt Tân.

    Câu hỏi có phần có lý của nó vì Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu là một Cộng đồng chống cộng có thực lực. Thế nên từ căn bản tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm, cho công cuộc đấu tranh chính trị người lãnh đạo cộng đồng thường làm việc gắn bó với tất cả các tổ chức chính trị, kể cả đảng Việt Tân.
    Tôi gia nhập Khối 8406 ngay khi tổ chức này được thành lập và từ đó đến nay vẫn chỉ sinh họat với Khối 8406. Như trong các bài viết trước đây Khối 8406 không phải là một tổ chức chính trị, một đảng chính trị, Khối chỉ là một tổ chức đấu tranh chính trị với một mục tiêu duy nhất là giải thể chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam. Theo tôi nhận xét đa số thành viên gia nhập Khối 8406 thường suy nghĩ đang làm nghĩa vụ làm bổn phận người dân đúng như lời Đức Tăng Thống kêu gọi. Tôi đã có dịp chia sẻ cùng bạn đọc qua hai bài “Khối 8406 Không Phải Một Tổ Chức Chính Trị” và “Khối 8406 Làm Bổn Phận Người Dân”.

    Khi đã hiểu được chính trị là gì chúng ta sẽ không sợ chính trị mà còn trân quý nó vì chỉ có dấn thân chính trị mới có thể mang lại một đất nước Việt Nam đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Lẽ đương nhiên mỗi người trong chúng ta có quyền chọn lựa mức độ dấn thân hoặc chỉ làm nghĩa vụ và bổn phận công dân, tham gia chính đảng chính trị hay tham chính trong một chính phủ tự do.

    Nguyễn Quang Duy

    Melbourne, Úc Đại Lợi

    5-7-2012

    Bài viết khác có liên quan:


    Nguyễn Quang Duy, 3-2012, Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị.Nguyễn Quang Duy, 4-2012, Khối 8406 Không Phải Một Tổ Chức Chính Trị.

    Nguyễn Quang Duy, 5-2012, Khối 8406 Làm Bổn Phận Người Dân.
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #229 - 06. Jul 2012 , 19:56
     

    Thư Huỳnh Thục Vy gởi chồng


    ...


    Anh ơi,

    Em xin lỗi anh.


    Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?

    Nhưng nếu có ai đó em phải xin lỗi trước tiên thì đó là anh. Ba và các cô lo cho em nhưng mọi người đã có nhiều kinh nghiệm khổ đau từ hai mươi năm về trước, khi ba em bị bắt; nên mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận. Còn anh, anh chưa từng đối mặt với cảnh huống như thế. Em xin lỗi anh.

    Hôm ngày 1 tháng 7 chúng ta bị đạp, bị nắm tóc lôi lên xe khi tập trung biểu tình ở công viên 30-4, cùng với Minh Đức và Hiếu, anh bị đánh rất nhiều; anh đã hét to: “Các anh có phải người Việt Nam không?” “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam” trong nước mắt. Em biết từ giây phút đó, anh đã rất hụt hẫng và lần đầu tiên trong đời, tự tâm can, anh đã cảm nhận sống động về sự nhỏ bé, yếu đuối của người dân Việt Nam chúng ta trong chế độ độc tài, cũng như sự tàn ác của công an Cộng sản và sự bất công tột độ trong thể chế này.

    Từ trưa ngày 4 tháng 7, sau khi em làm việc với công an phường Tân Quy xong thì em bị giằng khỏi tay anh, bị xô lên xe, chở đi mất tích cho đến khi ngồi viết những dòng này, mình vẫn chưa được gặp nhau vì anh còn ở trong Sài Gòn. Hình ảnh cuối cùng mà em nhìn thấy khi rời khỏi đồn công an phường Tân Quy, Sài Gòn trong tức tưởi là khi anh khóc và nói: “Các anh bắt vợ tôi đi dâu? Các anh định làm gì vợ tôi?”. Khuôn mặt anh thất sắc, xám ngắt và nước mắt chảy ròng. Em có thể cảm nhận rõ nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng, cả con người anh lúc đó là một khối khổ đau.

    Em xin lỗi anh, anh ơi…

    Cho tới hơn 9h tối ngày 5 tháng 7 (34 giờ đồng hồ sau khi bị bắt ở Tân Quy) em bị an ninh tỉnh Quảng Nam bỏ giữa đường trong đêm tối, phải đi bộ về nhà. Em đã mất tất cả chút tự do còn lại của mình, em đã bị thẩm vấn liên tục, bị đói khát, bị khủng bố tâm lý, nhưng người mà em lo nghĩ nhiều nhất vẫn là anh. Anh đã từng nói với em rằng : “Em là tất cả hạnh phúc mà anh có trong cuộc đời này. Không có em, anh không còn gì cả”. Em hiểu anh cần có em biết bao! Em cũng biết mấy hôm nay anh như người mất hồn khi bị nhiều đe dọa từ những “kẻ lạ mặt côn đồ” rằng chuyến này Huỳnh Thục Vy sẽ hết đời. Tất cả những đau đớn đó, em thấu hiểu cả và …em xin lỗi anh.

    Nhưng anh ơi, không có gì trên đời này mà không có nguyên nhân-kết quả và chúng ta biết rằng vạn vật tồn tại trong mối quan hệ tương tác. Nỗi sợ hãi của em đã giảm đi rất nhiều khi em nghĩ về nguyên lý đó. Với mỗi hành động mà chúng ta thực hiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận lãnh phản lực của nó; vì thế chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành động do mình gây ra. Những người cộng sản biết rõ điều đó anh ạ.

    Dù bị khủng bố tinh thần và mệt mỏi về thể xác; nhưng anh ơi, niềm tin của em , sự khao khát của em đối với tự do vẫn là cả một nỗi niềm to lớn không dứt. Anh hiểu em mà, phải không anh? Em là đứa không chịu nổi những sự lố bịch, những bất công và sự “chướng tai gai mắt”. Đối với những thứ đó, dù biết mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé và bất toàn, em luôn muốn san phẳng chúng đi.

    Ngồi trong đồn công an nhìn ra ô cửa kính, từ đáy lòng mình em đã tưởng nhớ và tri ân bao thế hệ người đã vì Việt Nam này mà lãnh nhận đau khổ, tù đày, thậm chí là cái chết. Dù bị thẩm vấn liên tục, em vẫn cố tạo cho mình những giây phút nghĩ ngơi bằng cách không trả lời những câu hỏi cá nhân hoặc nhưng câu hỏi liên quan đến bạn bè. Chỉ những gì người ta đã biết bằng cách rình rập, nghe lén điện thoại… thì em mới kể cho họ nghe. Những lúc em ngồi nhắm mắt, im lặng và hít thở sâu, em nghĩ rất nhiều về cuộc đấu tranh hôm nay, và em nhớ đến một người anh hùng trong lịch sử : Phó Đức Chính. Ông đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém khi mới 23 tuổi. Nhắc đến ông, chúng ta tự nhiên sẽ thấy bình an hơn, vì những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng làm sao có thể so sánh với sự hy sinh tính mạng của một người đang tuổi xuân xanh?

    Không thể so sánh cuộc đấu tranh chống Pháp và cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng nhìn vào lịch sử, chúng ta biết rằng “Freedom is not free”, phải không anh? Mọi thứ đều có cái giá của nó. Những ai hy sinh vì điều tốt đẹp, sẽ nhận được hoa quả tốt tươi. Nhưng ai hành động tàn ác, hy sinh nhân tính để bảo vệ quyền lợi của mình, sẽ nhận lấy những điều tồi tệ do chính mình tạo ra. Đó chính là Công lý anh ạ.

    Vì vậy, anh ơi, anh đừng lo lắng, đừng đau khổ. Anh phải mạnh mẽ lên. Chúng ta phải mạnh mẽ lên. Mọi khó khăn còn chưa kết thúc, nhưng chúng ta cũng không đầu hàng.

    Em biết rằng chỉ mới có năm ngày nhưng ông chồng 64 kg của em bây giờ đã gầy nhom. Em sẽ bồi dưỡng cho anh. Em sẽ dùng cả cuộc đời này để thương yêu anh, cũng như chúng ta sẽ dùng cả cuộc đời này để yêu thương đất nước này.

    Nhiều cô chú bác, anh chị em tuy không ở bên chúng ta nhưng họ luôn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù bị an ninh cộng sản tịch thu nhiều thứ mà anh chị em trong gia đình chúng ta đã nhịn ăn nhịn mặt để mua như: hai điện thoại di động, hai laptop; cho đến giờ chúng ta vẫn được bình an vì có mọi người. Chúng ta phải ghi nhớ ân tình đó, anh nhé.

    Anh ơi, anh cố gắng lên. Chúng ta còn một lễ cưới phải lo thu xếp. Cả anh và em hãy cùng cầu nguyện nhé. Em tin chúng ta sẽ được bình an, hạnh phúc.

    Em đang ở quê chờ anh. Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh phải lo lắng quá nhiều. Em yêu anh.

    Vợ của anh

    Tam Kỳ ngày 6 tháng 7 năm 2012


    Huỳnh Thục Vy
    danlambaovn.blogspot.com

    Lá thư này xứng đáng cho chúng ta đọc và suy ngẫm.
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #230 - 30. Aug 2012 , 08:09
     


    Không được cấm quyền yêu nước


    Ngô Nhân Dụng


    Lâu nay, ở Việt Nam những người bày tỏ ý kiến về âm mưu chính quyền Trung Quốc thao túng và chèn ép nước ta là các nhà trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ và các sinh viên. Bữa qua mới được thấy ý kiến của một người thuộc giới kinh doanh.

    Ðó là ông ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị ngân hàng Eximbank. Trước đây mạng Quan Làm Báo mới tung tin đồn là ông đang bị quản thúc, sau vụ bắt Bầu Kiên.

    Ðược đài RFI phỏng vấn, ông Lê Hùng Dũng cải chính ông bị bắt, nói rằng: “Theo nhận định cá nhân tôi thì cái mạng Quan Làm Báo này là của Trung Quốc. Mà người Trung Quốc - một số người Trung Quốc - thì họ rất không muốn Việt Nam ổn định.” Ông giải thích thêm “...người ta tung tin đó ra với mục đích gì? Ðể làm cho Eximbank nói riêng suy yếu, và hệ thống ngân hàng Việt Nam suy yếu,... Họ muốn đánh một đòn vào trong hệ thống tiền tệ Việt Nam để tài chính Việt Nam suy yếu, và họ có cơ hội để họ tiến lên, giống như là họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của chúng ta!”

    Phải hoan nghênh tiếng nói mới, tiếng nói đầu tiên của giới kinh doanh góp vào làn sóng dư luận những người yêu nước phản đối Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không biết “nhận định cá nhân” của ông Dũng về nguồn gốc mạng Quan Làm Báo có đúng hay không; nhiều người đã biết mạng này có xuất xứ từ Hồng Kông hay Singapore. Dù ông Dũng nói đúng hay sai thì ông cũng xác định một sự thật là Trung Cộng đang âm mưu phá hoại mọi thứ ở nước ta, trong đó có hệ thống tài chánh, ngân hàng. Khi nói, “giống như họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của chúng ta,” ông Dũng công nhận nước Việt Nam đang bị nước láng giềng đe dọa. Ðây là tiếng nói của một người thuộc giới quản trị cao cấp về tài chánh, cho nên có sức mạnh, chứng minh làn sóng chống Trung Cộng trong dư luận phổ cập mọi lớp người. Ðảng Cộng sản Việt Nam không thể vu cáo cho các người đi biểu tình chống Trung Quốc là thuộc thành phần cực đoan nữa.

    Nhưng không phải Trung Cộng chỉ nhắm phá hoại hệ thống ngân hàng và tài chánh nước ta. Ðiều mà họ mong đạt được là xóa bỏ tất cả mọi sức đề kháng của dân Việt. Họ muốn ngăn cấm, dẹp bỏ tất cả những ý kiến bất lợi cho họ, không cho phép ai được lên tiếng. Vì vậy, mỗi lần có biểu tình chống Trung Cộng là những người tham dự vẫn bị ngăn cản ngay từ trước khi họ bước ra khỏi nhà. Những người lễ phép làm đơn xin tổ chức biểu tình thì đơn xin phép bị coi như tờ giấy lộn. Tóm lại, Cộng sản Trung Quốc muốn người Việt Nam không được bày tỏ lòng yêu nước, nếu yêu nước nghĩa là chống âm mưu xâm lấn của của Bắc Kinh.

    Nhưng ngay trong nước họ, Cộng sản Trung Quốc cũng không ngăn cản được các thanh niên khi họ muốn bày tỏ lòng ái quốc, phản đối chính phủ Nhật Bản về quần đảo Ðiếu Ngư, mà người Nhật đang chiếm đóng, gọi tên là Senkaku. Ngày hôm qua, có thanh niên Trung Hoa đã định tấn công Ðại Sứ Nhật Bản Uichiro Niwa, sấn tới xé lá quốc kỳ Nhật Bản trên xe ông đại sứ. Tình trạng căng thẳng giữa hai nước bắt đầu trong Tháng Tám này vì một nhóm người Trung Hoa từ Hồng Kông tổ chức lái một chiếc thuyền tới đảo Senkaku để phản đối ông thị trưởng Tokyo. Ông Shintaro Ishihara đã đưa kế hoạch mua hòn đảo lớn ở đó cho thành phố, quyền sở hữu hiện thuộc một tư nhân người Nhật. Ông trù tính đưa một phái đoàn ra thăm “đất” trước khi hội đồng thành phố chấp nhận việc mua bán. Thực ra các đảo Ðiếu Ngư nhỏ chưa bằng một khu phố, mà chung quanh cũng chỉ giầu về hải sản chứ chưa có dấu vết dầu, khí nào cả. Hai nước tranh chấp với nhau hoàn toàn vì danh dự, thể diện và chủ quyền quốc gia.

    Ông Ishihara có thể chỉ đưa ra dự án này với mục đích tranh cử trong kỳ tới. Nhưng ông đã chọc giận người dân Trung Quốc; với dự tính “thay đổi quy chế pháp lý” của mảnh đất đang tranh chấp. Hành động của ông Ishihara cũng chưa khiêu khích dân Trung Quốc bằng việc khánh thành trụ sở xã Tam Sa của chính quyền Trung Quốc gần đây. Xưa nay, khi hai nước còn tranh chấp chủ quyền trên một miền đất nào thì các chính phủ liên can đều không thay đổi tình trạng vùng đất đang tranh chấp, để giữ hòa bình. Nhóm thanh niên Hồng Kông đã xung phong bày tỏ thái độ, tổ chức chuyến đi Senkaku, mặc dù biết khi tới đó thì Hải Quân Nhật đã chờ sẵn, bắt giữ. Trong nhóm thanh niên này có những người ủng hộ cũng như có người thuộc các tổ chức chính trị chống đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày Thứ Hai vừa qua, họ được trả tự do về đến Hồng Kông, và được chính quyền cùng dân chúng đón tiếp như những anh hùng! Cùng ngày đó, đám thanh niên này đạt được mục đích của họ: Chính phủ Nhật Bản tuyên bố không chấp nhận cho thủ đô Tokyo mua hòn đảo!

    Trung Cộng không thích hành động của nhóm thanh niên Hồng Kông. Vì hiện nay họ đang muốn không gây sóng gió nào về ngoại giao, trong lúc cả đảng lo chuẩn bị đại hội chuyển giao quyền hành cho lớp lãnh tụ mới. Cộng sản Trung Quốc cũng đang lo theo dõi dân để đối phó với vụ án bà Cốc Khai Lai, vợ viên bí thư Trùng Khánh, bị lên án tử hình treo về tội giết người. Dân chúng biết đây không phải là mọt vụ án sát nhân bình thường, mà đằng sau là cả mạng lưới tham nhũng tranh quyền từ cấp cao nhất trong đảng đang thối rữa.

    Nhưng Trung Cộng không ngăn được đám thanh niên Trung Hoa phẫn nộ muốn bày tỏ lòng yêu nước. Ngay sau khi Nhật Bản bắt các thanh niên Hồng Kông, đã có hơn 10 cuộc biểu tình tại các thành phố lớn. Ðây là phong trào biểu tình chống Nhật lớn nhất kể từ năm 2005. Tại Thẩm Quyến, thành phố nằm bên cạnh Hồng Kông, người biểu tính đã phá một tiệm ăn Nhật Bản. Những chiếc xe hơi nhãn Nhật Bản cũng bị tấn công, dù chủ nhân là người Trung Hoa; trong đó có một chiếc xe của cảnh sát bị lật nghiêng. Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hàng ngàn người diễn hành qua trung tâm thành phố khiến một cửa hàng bách hóa lớn của người Nhật phải đóng cửa.

    Người Việt Nam cũng phải đòi được quyền bày tỏ lòng yêu nước. Thanh niên Việt Nam không thể chịu thua kém giới trẻ Trung Hoa trong nước họ. Người Trung Hoa có quyền phẫn nộ khi Nhật Bản tiếp tục cai quản những hòn đảo mà đế quốc Nhật mới chiếm lấy từ cuối thế kỷ 19. Họ phải bày tỏ niềm phẫn uất, nếu không thì nhục nhã. Người Việt Nam cũng có quyền phẫn nộ khi Cộng sản Trung Quốc thay đổi cả hệ thống hành chánh trên quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa, với việc khánh thành trụ sở và giới thiệu xã trưởng thị xã Tam Sa. Nếu không, cũng là ngậm câm chịu sỉ nhục.

    Dân Việt Nam đang nhìn rõ mối dã tâm của Cộng sản Trung Quốc tìm cách lấn áp nước ta về đủ mọi mặt. Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Eximbank chỉ nói lên một sự thật. Ðến lúc những người khác có địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam cũng phải nói lên sự thật đó. Không thể bắt cả nước phải ngậm miệng nuốt nhục, chỉ vì đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chịu lệ thuộc vào các đồng chí Trung Hoa của họ.

    Trong ngày 19 Tháng Tám, khi các sinh viên và thanh niên Trung Hoa biểu tình khắp nước, một cuộc hội thảo được tổ chức tại Bắc Kinh, để thảo luận về đảo Ðiếu Ngư. Một diễn giả là Tướng La Viện (Luo Yuan), một sĩ quan tại chức. Ông tướng này đã đưa ra những biện pháp để phản công chính quyền Nhật mà chắc không có ông tướng nào ở Việt Nam bây giờ dám nói tới. La Viện đề nghị hãy đặt mìn chung quanh các hòn đảo Ðiếu Ngư! Hãy cho Không Quân Trung Quốc dùng các hòn đảo này làm nơi tập thả bom hay oanh kích!

    Những đề nghị của Tướng La Viện chắc không bao giờ được Bắc Kinh thi hành. Ông La Viện cũng từng có luận điệu diều hâu khi nói đến vùng Biển Ðông của nước ta. Nhưng vẫn phải công nhận việc ông phản đối chính phủ Nhật Bản có lý do chính đáng. Nhưng một người quân nhân yêu nước có quyền nói lên nỗi uất hận khi thấy những hòn đảo của tổ tiên bị nước ngoài chiếm đoạt. Bao giờ người Việt Nam cũng có quyền bày tỏ lòng yêu nước như vậy?
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #231 - 10. Sep 2012 , 20:34
     

        Đất nước ta có còn tự chủ?

        Văn Trường (Danlambao)


    ...

        Có cần thắc mắc về chế độ Xã Nghĩa nữa không, khi máu sông xương núi dân Việt tiếp tục đổ vì sự thống trị của giặc Tầu trên quê hương ta, và những con người cộng sản vẫn tiếp tục làm thái thú cho giặc, ngay trên chính mảnh đất khổ đau Việt Nam? Với những Hùng Dũng Sang Trọng, thay thế cho Hồ Đồng Chinh Duẩn, vậy tốt hơn hết ta phải đặt mình vào thế của người dân Việt vào thời Hai Bà Trưng, vào thời Lê Lợi… thì ta mới thật sự là biết người biết ta để trăm trận trăm thắng. Còn một khi ta chưa nhìn ra ta là kẻ đã mất nước, giặc ngay trong nhà mà ta đánh mãi tận đâu đâu ấy là ta đánh gió chỉ vô ích thôi...

        *
        Các cuộc biểu tình chống Nhật, trên khắp các thành phố lớn của Trung Quốc trong nửa tháng qua đã dần đi đến bạo lực, mà cao điểm đã đến mức làm người ta e ngại sẽ lớn chuyện, khi có nhóm biểu tình chận xe Đại sứ Nhật cùng xé lá cờ Nhật. Đó là nội dung những tin từ các hãng thông tấn ngoại quốc kể cả hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo loan đi, và cái làm cho ta suy nghĩ là chuyện hàng chục xe hơi của các hãng Nhật bị đập phá trong khi người biểu tình còn tràn vào các nhà hàng Nhật cũng để đập phá đồ đạc.

        Thiết nghĩ không cần dài dòng nguyên do xuất phát từ vụ tranh chấp Senkaku, mà ở đây chúng ta chỉ nhìn ở khía cạnh các cuộc biểu tình trong một nước cộng sản như Trung Quốc, chuyện biểu tình như thế không loại trừ khả năng do nhà nước tổ chức. Những cuộc xuống đường như thế đương nhiên luôn dưới sự kiểm soát của chính quyền, nếu như họ nhận thấy có khả năng biểu tình đi lệch hướng cùng leo thang, họ sẽ cho ngưng đúng lúc cần thiết. Tóm lại đây là đóng trò có kịch bản hẳn hoi, tuồng tích được dựng trên tình cảm dân tộc chủ nghĩa, cái chuyện này khiến ta nhớ đến cuối tháng bảy vừa rồi, với bản kiến nghị của 42 ông thuộc loại cũng khá nổi tiếng nước ta, gởi kiến nghị xin chính quyền thành phố, tổ chức cho mấy ông ấy biểu tình chống TQ.

        Chuyện tại Việt Nam mình, mong muốn có được một cuộc biểu tình, dù là do nhà nước tổ chức, kết quả như thế nào thì ai cũng đã biết, rồi qua các cuộc biểu tình tự phát của người dân bấy lâu nay, tức là người dân xuống đường thật sự, đã được nhà nước tỏ thái độ ra sao, mọi người cũng tỏ. Và câu hỏi tình cảm dân tộc chủ nghĩa của dân Việt có còn không đã được nhiều người đặt ra, rồi mọi người đều đồng ý với nhau câu trả lời là vẫn còn, nhưng cũng có người nghe câu trả lời như thế đâm bực mà lớn tiếng "Rằng nói vẫn còn sao cứ ngồi im như vậy, vùng lên đi chớ…" hay hơn nữa có lời như mắng "Nói hoài mà không chịu hành động, thì có giải quyết được gì đâu, sao không xuống đường như các dân tộc khác".

        Nỗi bức xúc làm người nghe thông cảm, vì nó xuất phát từ đáy lòng người dân yêu nước, dân tộc nào cũng yêu quê hương mình, nhưng nơi người dân Việt cái thể hiện, mà đã có người nhận xét là như có lửa trong máu. Vậy tại sao chúng ta lại lâm cảnh như hôm nay bó tay thúc thủ, có phải vì chúng ta chưa nhận chân được vấn đề. Vấn đề đó là gì mà lại khiến dân ta ngại ngùng trong đấu tranh, có phải đó là vì cái nhà nước Xã Nghĩa, mà đảng cầm quyền vẫn luôn miệng là kẻ đem lại tốt lành cho dân tộc, như lời họ nói là đã đánh thắng hai tay đế quốc đầu sỏ, đem lại thống nhất đất nước? Nếu thế thì chúng ta chưa thật sự nhìn thẳng vào cái thật, thì làm sao hành động cho đúng cho có kết quả, câu này thật chói tai nhưng lại là cái vô cùng đúng.

        Đất nước ta thật sự đã mất từ lâu! Thoát ách đô hộ của Pháp, lần lượt hai miền đất nước ta lại mất tự chủ một lần nữa từ giữa thế kỷ trước! Từ ngày ông Hồ Chí Minh và các đồng chí cận thần của ông ta, trong cơn mê quyền lực và mong muốn thể hiện mình là con người cộng sản, đã bán cái tự chủ của đất nước cho cộng sản Quốc tế đệ tam. Ông Hồ Chí Minh cùng cái An Nam cộng đảng nửa mùa của ông ta lúc đó, đã hân hoan ngụp lặn trong giấc mơ đại đồng. Và vận nước chúng ta lại đi vào đen tối, di lụy mãi cho đến ngày nay, là khi tay trùm Stalin vào năm 1950, giao Việt Nam vào tay Tầu cộng với lý do "các đồng chí TQ hiểu rõ người Á châu hơn".

        Hân hoan với sự kết đôi này, vả lại Hồ Chí Minh vẫn luôn muốn tập làm một người cộng sản trung kiên, nên đã tuyệt đối trung thành với các đường lối của Mao, nói không ngoa Hồ chính là tay sai đắc lực của Mao trên đất Việt. Quyết định này của Stalin đã rõ ràng đem mỡ đến miệng mèo, đương nhiên Mao không bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở, bao đời động binh vẫn không nuốt trôi được miếng mồi phương Nam, thì nay trong cơ hội bằng vàng Mao nắm lấy.

        Lịch sử vẫn còn đó với những chuyện, cướp chính quyền Trần Trọng Kim cùng công kháng chiến của các đảng phái Quốc Gia mùa thu 1945 theo lệnh Cộng sản Đệ tam; mô hình "thổ địa cải cách" của Mao được Hồ thực hiện dưới cái tên Cải cách Ruộng đất trên đất Việt, gây hàng trăm ngàn người dân vô tội bị giết; Song song chuyện ruộng đất, Hồ đã gây nên những cuộc chiến không cần thiết trên vùng Việt Bắc cùng Điện Biên để Hồ được nhập cuộc cùng Mao; Rồi quyết định phân vùng chia đôi lãnh thổ VN của Mao trong hiệp định Geneve; Chuyện biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa năm 1958 v.v… Và còn nhiều chuyện nữa, nhưng với câu nói của Lê Duẩn vào năm 1976 là ta có thể hiểu được hết mọi chuyện: "Ta đã thành công cắm lá cờ Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam… Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô – Trung Quốc…"

        Vậy thiết nghĩ có cần thắc mắc về chế độ Xã Nghĩa nữa không, khi máu sông xương núi dân Việt tiếp tục đổ vì sự thống trị của giặc Tầu trên quê hương ta, và những con người cộng sản vẫn tiếp tục làm thái thú cho giặc, ngay trên chính mảnh đất khổ đau Việt Nam? Với những Hùng Dũng Sang Trọng, thay thế cho Hồ Đồng Chinh Duẩn, vậy tốt hơn hết ta phải đặt mình vào thế của người dân Việt vào thời Hai Bà Trưng, vào thời Lê Lợi… thì ta mới thật sự là biết người biết ta để trăm trận trăm thắng. Còn một khi ta chưa nhìn ra ta là kẻ đã mất nước, giặc ngay trong nhà mà ta đánh mãi tận đâu đâu ấy là ta đánh gió chỉ vô ích thôi, như chuyện 42 ông trí thức làm đơn xin thái thú của giặc Tầu để chúng tổ chức cho đi biểu tình chống Tầu, vậy việc họ làm là có cạn suy? Xin để tự hiểu.

        Nước ta đang trong thời Bắc thuộc! Tại sao không nhìn thẳng vào thực trạng đó, chúng ta không biết sự thật hay chúng ta cố tình né tránh sự thật, dầu là gì đi nữa cả hai thái độ đó đều không phải là thái độ của người yêu nước khôn ngoan. Những blogger nhà báo tự do, những nhà tranh đấu độc lập cho đất nước, nhân quyền cho người dân, hãy nhìn vào các bản án đã xử, để thấy nhà cầm quyền hiện nay họ là ai. Những ai chống đối mẫu quốc đều bị kết án nặng, mọi phản đối hành vi Trung Quốc xâm lược đều bị khép là tội phản động chống nhà nước, mới hai hôm đây thôi, một ký giả chỉ vì muốn phơi bày chuyện hối lộ tham nhũng, đã bị án ngang tội như tên công an giết người!

        Hôm nay thời đại @, những Mã Viện, Tô Định... dưới tên Tưởng Thú hay Tổng Lú… chuyện họ bòn rút của cải người dân có khác khi xưa chút nào không? Khi xưa thái thú bắt dân lên rừng lấy ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, còn nay ngoài bán rừng bán biển còn có cả xuất cảng người dân để lấy đồng đô, và còn tệ hơn thế nữa kẻ mua vào tận đất nước ta, lột truồng đàn bà ta ra để ngắm nghía, cùng săm soi trả giá bán buôn.

        Chúng ta trở lại chuyện biểu tình bên Trung Quốc, cùng theo một thể chế cộng sản như nhau, nhưng quan sát các sự kiện đã xảy ra, sẽ cho ta cái nhìn đúng đắn về nhà nước Việt Xã Nghĩa. Hãng AFP cho biết các cuộc biểu tình chống Nhật, đã bùng nổ tại ‘ít nhất 8 thành phố’ của Trung Quốc. Hãng tin này cho biết chính quyền Trung Quốc đã ‘cho phép hàng ngàn người thể hiện sự tức giận’ đối với tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Chuyện biểu tình ở một nước độc tài cộng sản là không được chấp nhận, nhưng các nhà phân tích cho biết lần này giới chức Trung Quốc lại muốn xảy ra biểu tình "Họ đang sử dụng lá bài quần chúng để gây sức ép với Nhật Bản".

        Chỉ bao nhiêu đó thôi, cho thấy đất nước ta có thật sự tự chủ không, và thành phần lãnh đạo có là linh hồn của đất nước, hay chỉ là thái thú của Hán triều, nay ai cũng đã thấy rõ câu hỏi cũng là câu trả lời, vậy ta phải làm gì bây giờ? Ngày xưa đất nước bị Bắc thuộc thì những Mê Linh, Chí Linh hội tụ quần hùng, trong đấu tranh hôm nay với khả năng cá nhân riêng lẻ ta vẫn làm được nhiều việc, ta thấy một Bùi Hằng, Kim Tiến, Mẹ Nấm, Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Phương Bích, Nguyễn Hoàng Vi... chỉ là phái nữ mà vẫn đấu tranh thua kém ai đâu? Lấy địch đánh địch, trong gia đình có người bộ đội công nhân viên chức, tự trong gia đình làm lấy binh vận, ngay chỗ ta làm việc hay nơi họp bạn, mọi vạch trần sự thật, mở rộng tầm nhìn của dư luận là cần thiết, làn sóng sự thật lan tỏa sẽ phá vỡ nền móng đô hộ của giặc.

        Hôm nay, tay sai giặc Tầu được tại vị trong độc tài, bởi chính sách bịt mắt bịt tai người dân, nhưng liệu có được yên thân khi bộ mặt thái thú bị lộ, đó cũng là lý do mọi tiếng nói thật đều bị đàn áp thô bạo. Nỗi lo sợ người dân vùng lên, đã lộ quá rõ qua các bản án xử các nhà đấu tranh, và nói lên cái cùng đường của giặc, đó là điều đáng để ta vui, cùng cái tranh ăn tranh quyền lực, phải chăng đó là báo hiệu của buổi chợ chiều hỗn loạn?

        Nói thật lòng là chúng tôi rất thích cái câu của Danlambao, "mỗi chúng ta là một chiến sĩ thông tin", tất cả chúng ta nếu làm được như vậy thì chuyện cứu lấy đất nước không khó, đối với người dân đừng trách họ vô cảm với sự đấu tranh của chúng ta. Hãy đem sự thật đến với mọi người, đem thông tin đến cho tất cả mọi đối tượng, một khi biết được sự thật thì chuyện dấn thân của người dân sẽ là tự nguyện, và ta sẽ không phải lo là không có bạn đấu tranh. Chắc chắn lúc đó lực lượng đấu tranh cứu nước, không những chỉ là người dân tay trơn, mà gồm cả bộ đội, công nhân viên nhà nước, thậm chí có cả công an, mà thái thú vẫn tự hào là thanh gươm lá chắn của chúng.

        Cộng sản và sự thật không có chỗ đứng chung, cộng sản đồng nghĩa với dối trá. Thời đại @ là thời đại thông tin, tất cả mọi người một khi đã tỏ tường sự thật, thì chuyện đấu tranh không phải là không làm được, và với lòng yêu nước cao, ý chí đấu tranh kiên cường, thì sự thành công trong việc cứu nước là điều chắc chắn.

        Văn Trường

        danlambaovn.blogspot.com
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Mytat
    Gold Member
    *****
    Offline


    Peace - Love - Happiness

    Posts: 5276
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #232 - 18. Feb 2013 , 17:00
     


    Xin mời xem và chuyển tiếp !!!
    Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ, Chủ Nhiệm PHTQ.CANADA


    TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
    Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ


    Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
    Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
    Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam  tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường. Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa rối thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
    Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh. Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn, biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật. Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.
    Cầu siêu: tiền.
    Dâng sớ cầu an: tiền.
    Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

    Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
    Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền. Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.

    Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh. Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu la đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy. Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
    Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan. Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siều huyền hoặc. Số các thầy đang đoạ lạc vào thám ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
    Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân. Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy. Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trễ đường tu.
    Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng. Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm xa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
    Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực, chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành. Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
    Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.

    VP.PHTQ.CANADA


    Back to top
     

    Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #233 - 03. Mar 2013 , 09:05
     


    Quán ăn sẽ dành riêng cho Tàu Cộng và lợn

         
    ...


    Nhà hàng Tàu Cộng Bejiing Snack với hàng chữ “Bản điếm bất tiếp đãi Nhật Bản nhân Phi Luật Tân nhân Việt Nam nhân hòa cẩu (This shop does not receive The Japanese The Philippine The Vietnamese and Dog – Quán không tiếp người Nhật, Phi, Việt Nam và Chó)”. (Hình: MARK RALSTON/AFP/Getty Images)

    Những ai đã từng xem phim Tinh Võ Môn do Lý Tiểu Long thủ diễn vào khoảng năm 1972 thì chắc hẳn vẫn còn nhớ một đoạn phim ngắn diễn tả vào thời điểm Thượng Hải bị chia ra từng tô giới của “bát quốc liên quân”, hình ảnh một chàng trai nhà quê Trung Hoa đi lang thang đến một công viên Hoàng Phố trên bến Thượng Hải.

    Tại đây anh ta đã nhìn thấy tấm bảng “Cấm người Trung Hoa và chó”; nộ khí xung thiên chàng ta đã tung người lên đá bay tấm bảng đó.

    Cách đây hơn 40 năm, phim ảnh Hong Kong đã diễn lại những gì xảy ra cách đó hơn 30-40 năm có nghĩa là hình ảnh đó đã xảy ra cả bảy tám chục năm qua, một khoảng thời gian mà nền văn minh nhân loại đã đi một bước thật dài trên tiến trình thăng hoa con người. Cái tưởng không còn có thể xảy ra nữa thì bây giờ vẫn còn hiện hữu ở Bắc Kinh. Vào thời điểm Tháng Hai năm 2013, hình ảnh đó lại xuất hiện tại một tiệm ăn rẻ tiền “Beijing Snack” với hàng chữ “Bản điếm bất tiếp đãi Nhật Bản nhân Phi Luật Tân nhân Việt Nam nhân hòa cẩu (Quán không tiếp người Nhật, Phi, Việt Nam và Chó)”. Cũng may cho anh chàng chủ quán, hàng chữ này anh ta viết ở Bắc Kinh. Nếu hàng chữ này anh ta viết tại Sài Gòn, Hà Nội, Tokyo, Osaka, Manila hay bất kỳ thành phố nào trên thế giới thì không một ai có thể lường trước được hậu quả của nó như thế nào. Ðiều này cũng chứng tỏ sự hèn nhát của anh chủ hàng quán “Tàu Cộng” này. Nếu anh ta tự cho mình là có dũng khí, có yêu đất nước Trung Cộng, yêu đảng Tàu Cộng thì hãy viết thử những hàng chữ đó ở các nước bên ngoài Trung Cộng xem sao. Mong lắm thay, hay chỉ là thứ chó cậy gần nhà!

    Khi anh chàng chủ quán Beijing Snack Tàu Cộng vênh váo xếp hạng người Việt Nam, Nhật và Phi ngang hàng với chó, không hiểu những nhà lãnh đạo Việt Nam nghĩ gì? Vì “không cần biết ông là ai! Không cần biết ông ngày sau!” Có nghĩa là từ ông tổng thống, thủ tướng, tổng bí thư, chủ tịch nước, ban chấp hành trung ương đến người nông dân, công nhân, homeless của các nước đó đều ngang với chó cả. Tôi thiết nghĩ không phải chỉ có cá nhân của anh chàng chủ quán Beijing Snack đó dám cả gan viết hàng chữ đó ra mà trong chế độ cộng sản chắc chắn đều có bàn tay công an cộng sản dính vào. Không phải tự nhiên dân Tàu Cộng dám ngang nhiên đập phá các cửa hàng người Nhật, dám nhảy xổ ra bẻ cờ trên xe đại sứ Nhật. Không xem công an đảng ra gì cả.

    Những ai đã đến khu quảng trường Thiên An Môn (trước cửa Tử Cấm Thành) trong những năm gần đây đều biết rõ công an bao trùm khám xét tất cả mọi ngõ ngách vào khu quảng trường, một con muỗi cũng khó bay qua lọt. Ai đã vào đến quảng trường đều bị cấm bỏ bất cứ những gì mình đang đeo trên người xuống đất như backpack, như túi máy hình, v.v… dù chỉ là ít giây thôi. Họ rất sợ mọi chuyện xảy ra trên quảng trường này, nên nói rằng công an Trung Cộng không biết một tí gì về hàng chữ này thì thật là lạ. Không những hàng chữ chỉ viết bằng chữ Hán mà còn viết cả bằng tiếng Anh, cố ý cho người ngoại quốc đọc.

    Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phải là điểm then chốt trong câu chuyện ví von người và chó, mà đây là hệ lụy của một nền giáo dục Tàu Cộng đầy tự ti mặc cảm trong quá khứ lịch sử. Triều đại Mãn Thanh sau khi chiếm trọn ngai vàng triều đại Minh và đô hộ dân Hán hơn 250 trăm. Nhưng đến thế kỷ 19 thì triều đại Mãn Thanh lại bị các cường quốc Âu Châu và Nhật nhảy vào xâu xé. Một trăm năm trước đây, đời sống của dân Trung Cộng dưới thời liệt cường Âu Châu thống trị quả thực là khổ như chó. Ðây là một vết thương nhục nhã của Trung Hoa. Nhờ công lao của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên, nước Trung Hoa ra khỏi điều nhục nhã ấy vào năm 1911. Nhưng sau đó lại bị cộng sản cướp chính quyền. Một cuộc đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Ðông khởi xướng đã chôn vùi đi tất cả văn hóa xưa kia (hơn 2,500 năm từ thời Khổng Tử).

    Văn hóa cộng sản là một thứ văn hóa tồi tệ nhất trong lịch sử Á Châu. Ðấu tố giai cấp, tình yêu giai cấp đã đạp đổ đi tất cả mọi truyền thống cũ. Ðể sống sót trong hệ thống cộng sản, con người buộc phải sống thay đổi nhiều bộ mặt để có miếng ăn, để có chỗ ngủ. Ðời sống dạy cho cán bộ, cho người dân phải biết cách luồn lách, biết cách nịnh bợ, biết cách sống giả nhân giả nghĩa, biết cách bè phái tham nhũng hối lộ để sống còn trong xã hội đó. Có người nào trong tổ chức chính phủ và đảng của Trung Cộng ngày nay đã không từng là những Hồng Vệ Binh năm xưa dưới thời của Mao Trạch Ðông. Những hung thần con nít đó đã làm lại lịch sử và nền văn hóa cộng sản cho đất nước Trung Hoa.

    Nền văn minh ngày nay mà Trung Cộng dạy cho dân là sự vô lễ, không có kính trên trọng dưới, chỉ biết chen lấn chụp giựt, ăn nói không tôn trọng những người chung quanh, buôn bán thì lọc lừa, gian trá, ăn cắp trí tuệ, làm hàng nhái thành một hệ thống suốt từ các công ty quốc doanh lớn đến quốc doanh nhỏ. Giai cấp thống trị đảng thì dùng đủ mọi danh từ hoa mỹ để bôi son trét phấn cho chế độ, thực chất là một giai cấp bóc lột người dân đến tận xương tủy. Một nền văn minh không văn hóa như thế, Trung Cộng chẳng có gì để đáng mà hãnh diện!

    Các đoàn du khách khắp nơi trên thế giới, đi đến đâu mà gặp đoàn du lịch Trung Cộng thì ai cũng ngán ngẩm ra mặt. Ăn sáng trong khách sạn lỡ mà gặp đoàn Trung Cộng, đứng xa nhìn thấy không khác gì một lũ người rừng giành nhau ăn. Tôi có nhiều dịp đến nhiều nơi trên thế giới mới nhận thấy rằng người Việt mình đã bị Tàu Cộng tô đậm nhiều nét dối trá về các thắng cảnh của họ.

    Thắng cảnh Trường Giang làm sao có thể làm du khách bồi hồi như con sông Nile của Ai Cập với bao nhiêu đền đài từ hơn 3,000 năm trước. Nga Mi Sơn của Tứ Xuyên làm sao sánh nổi với Machu Picchu của Peru. Một đoạn Trường Thành đã được sửa sang lại cho du khách ở Bát Ðạt Lĩnh cũng không hơn gì đoạn Trường Thành ở Jaipur, Ấn Ðộ. Thắng cảnh Hoàng Sơn, Vân Nam sao hơn được Capadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tử Cấm Thành (kiến trúc như hàng mã) sao hơn được lâu đài Versailles của Pháp. Thạch động trang trí đèn xanh đèn đỏ Lô Ðịch Quế Lâm làm sao so với Postojna Cave của Slovenia. Những tượng Phật điêu khắc trong núi làm sao so với Abu Simbel của Ai Cập, làm sao so với Angkor Wat của Cambodia hay Borobudur của Indonesia. Ngôi đền thờ chùa chiền nào của Trung Cộng có thể so sánh nổi với Blue Mosque của Istanbul, với Kim Tự Tháp Pyramic của Ai cập, với Shwedagon của Miến Ðiện. Dòng sông Li Giang Quế Lâm sao hơn nổi Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

    Còn về văn hóa người dân Trung Cộng có gì để so sánh với người Nhật. Những trận thiên tai động đất năm 1995 tại Kobe và mới đây nhất là trận thảm họa sóng thần Fukushima giáng vào nước Nhật. Dân Nhật mất mát nhiều nhưng đồng thời họ cũng chứng tỏ cho cả thế giới biết về tinh thần dũng cảm, trật tự, hy sinh, tương trợ từ người lớn đến một đứa bé 9 tuổi. Làm sao một đất nước hung hãn, kiêu căng nhưng kém văn minh như Trung Cộng có thể chiến thắng được một đất nước thể hiện được một trình độ văn minh cao như Nhật. Du lịch đến Nhật, du khách còn có thể tìm hiểu văn hóa riêng biệt của dân tộc Nhật như Hoa Ðạo, Kiếm Ðạo, Cung Ðạo, Võ Ðạo, Trà Ðạo, Thiền Ðạo hay cung cách xử thế của người Nhật với mọi người chung quanh. Còn Trung Cộng có gì!

    Còn với dân tộc Việt Nam thì lịch sử trường tồn của đất nước này cho đến ngày hôm nay cũng đủ chứng tỏ cho Trung Cộng hiểu rằng dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang sống, vẫn không bao giờ bị Hán hóa.

    Càng ngày Trung Cộng càng hợm hĩnh, kiêu căng dạy dân gây chiến khắp nơi. Thế kỷ 20 nhà Mãn Thanh sụp đổ. Thế kỷ 21 triều đại Trung Cộng cũng sẽ sụp đổ theo thời gian, lúc đó một đất nước Trung Hoa văn minh đích thực sẽ ra đời. Hy vọng ngày ấy con người Châu Á mới có thể ngồi lại cùng nhau nói chuyện.

    Một ngày nào đó không còn những tệ nạn tham nhũng thối nát quan liêu của chế độ cộng sản, nếu có dịp trở về đầu tư tại Sài Gòn hay Hà Nội, tôi sẽ mở ra một nhà hàng tươm tất hơn cái quán snack Tàu Cộng bên góc đường Hậu Hải ở Bắc Kinh, những hương liệu mà nhà hàng nấu sẽ được bảo mật vì những món ăn đó chỉ để dành riêng cho lợn và cho những tên cán bộ Tàu Cộng. Hàng chữ “This shop does not receive The Japanese The Philippine The Vietnamese and Dog” trước cửa nhà hàng sẽ được thay và viết ngắn hơn “For Communist members and pig only!” (Nhà hàng chỉ đón tiếp cán bộ Cộng Sản và lợn).

    Trần Nguyên Thắng
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #234 - 12. Mar 2013 , 22:42
     

    Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng



    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RHT8mV5m56s



    Tây Tạng - Việt Nam: Tuy hai mà một!


    Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
    (Danlambao) - Đất nước Tây Tạng đang bị bá quyền xâm lược Tàu chiếm đóng và thực hiện việc làm ác độc đồng hóa dân tộc này. Bọn công an cảnh sát Tàu và tay sai đang đàn áp khốc liệt và cầm tù người dân Tây Tạng can đảm đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa phản đối bọn xâm lược Tàu.

    Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy chưa bị bá quyền Tàu chính thức chiếm đóng trên toàn lãnh thổ nhưng những người Việt quan tâm đến mối an nguy của đất nước mình đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa chống lại dã tâm của bọn xâm lược Tàu, cũng bị đàn áp khốc liệt như người dân Tây Tạng đang bị bọn xâm lược bá quyền Tàu đối xử: đó là chính lực lượng cảnh sát công an chìm nổi của đảng cộng sản Việt Nam tiến hành.

    Giới nghệ sĩ người Tây Tạng sáng tác một bài ca yêu nước rất hùng hồn và rất cảm động. Bài ca này có tựa đề “Never Lose the Light – Không Bao Giờ Mất Niềm Tin” được hai cô gái người gốc Tây Tạng hát trong buổi hòa nhạc quốc tế “One World” taị Syracuse, New York vào tháng 10 năm 2012.

    Bài ca này cũng nói lên đúng suy nghĩ của người dân Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước.

    Mời bạn đọc thưởng thức bài ca này với phụ đề tiếng Việt được chúng tôi thực hiện.

    Ngày 12 tháng 10 năm 2012


    Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

    danlambaovn.blogspot.com

    *

    Lời bài hát tiếng Việt:


    Đừng đánh mất niềm tin,

    Cờ hồng sao phất phới,
    (Trên) đồi núi quê hương tôi
    Nghe dân tôi than khóc
    Buồn đáy tâm nghẹn lời...

    Người ngự như Thượng Đế
    Với súng ống ghìm trên tay
    Lầm than người reo đến
    Mảnh đất an lành này...

    Này Chị Anh Em hỡi,
    Đứng lên giữ quyền mình
    Dìu đi theo Chân lý, (hay Chân lý luôn dìu ta đi, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
    Đừng đánh mất niềm tin...

    Và lời tôi vẫn hát
    Lời thái an, yêu thương (hay An thái, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
    Thù hận tôi không khát
    Lệ đắng câm không nhường...

    Người cười khi tôi khóc
    Ngục thất thống cung tôi
    Mà người không sao thấy
    Rằng (ý) chí tôi không lùi!

    12/03/2013

    Trần Thúc Lân

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #235 - 05. May 2013 , 21:45
     


       HÀM MÔ CÔNG, THẾ VÕ TUYỆT KỸ TIÊU DIỆT VC


    người lính gìà oregon


           Trong Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung, Tây Độc Âu Dương Phong sở hữu một thế võ cực kỳ hiểm ác, tập luyện công phu, đó là tuyệt kỹ Hàm Mô Công: chỉ cần ngồi xuống, vận dụng nội lực, há miệng phà nội công vào mặt là đối thủ ngả quay lơ, chết tươi. Như thế, tôi nghĩ không quá lời khi nói rằng về cách xử dụng và hiệu lực thì võ mồm hiện nay chúng ta dùng để chống bọn Cộng Phỉ cũng không khác với Hàm Mô Công trong chuyện chưởng bao nhiêu: cả hai thế võ đều dựa trên nội lực từ mồm ra mà tiêu diệt kẻ thù.

           Quả thế, thỉnh thoảng lên mạng, tôi đọc được những bài viết hùng hổ hoặc mỉa mai, phỉ báng và mạ lị những người bị gán cho nhãn hiệu là “chống Cộng bằng mồm”. Tác giả của những bài viết ấy đều nặc danh hoặc ký tên ma, khiến ta không thể trả lời trực diện được. Và vì nặc danh, ai cũng có quyền nghĩ rằng có thể đó là bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” ẩn núp trong bóng tối, dưới hang ổ như loài chuột chũi, nằm rình cơ hội để chõ mõm ra chửi bới, rồi rút êm, mà không sợ bị ăn đòn công luận.

          Hoặc có thể là bọn đầu sỏ Việt Cộng ra lệnh cho tay sai, nằm vùng, trở cờ, và Công An Mạng thực thi Nghị quyết 36 của đảng tại những cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn, diễn đàn thân hữu ở quốc ngoại.

          Hoặc có thể là một vài ngài phe ta, tuổi trên sáu, bảy bó, ở không, nghỉ việc, lãnh tiền bệnh, tiền thất nghiệp, tiền hưu, tiền trợ cấp xã hội, hễ có dịp là mắt trước mắt sau lén bà vợ già vù về nước ôm bồ nhí, xây lâu đài tình ái tại chỗ, và sợ rằng nếu người ta lên tiếng chửi VC quá, chúng sẽ làm khó dễ, cản trở giấc mơ hồi hương cuối đời. Những ông già ham vui  này, tuy vậy, còn được dễ thông cảm hơn là bọn đánh mất liêm sỉ trở về làm ăn, buôn bán với VC, hoặc múa hát trước kẻ thù để kiếm chút cháo khi tài nghệ, tuổi tác, sắc đẹp đã hết thời.
          Hoặc có thể là những kẻ chết nhát, tại những cộng đồng, loại người đứng ở giữa, ba phải, ba rọi, bầy nhầy, nửa nạc nửa mỡ, theo chủ nghĩa mackeno-ism (mặc kệ nó), sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi, trong số có cả cựu quân nhân, lãnh đạo tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, trí thức, bác sĩ, tiến sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư, học giả, thương gia... luôn vỗ ngực: “tôi không làm chính trị” –nhưng không hiểu từ ngữ “chính trị”, “làm chính trị” là cái gì sốt. Tôi nêu ra một số thành phần xã hội tự nhận là “tỵ nạn Cộng sản” trên, một cách chung chung như vậy, không ám chỉ một cá nhân nào, một tiểu bang nào, nhưng rơi vào ai, người đó nhột, và đừng lên tiếng trách cứ kẻo “lạy ông con ở bụi này”.

          Nhân tiện, và trước tiên, vì họ không hiểu, hoặc giả vờ không hiểu, “chính trị” và “làm chính trị” như thế nào, tôi xin mạo muội giải thích rằng chống Cộng, đặc biệt Việt Cộng và Tàu Cộng, bảo vệ lý tưởng quốc gia –mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ– không phải là “chính trị “ hay “làm chính trị”. Đó là bổn phận thiêng liêng, nhiệm vụ đương nhiên đối với quốc gia, đất nước của những người chưa quên mình là tỵ nạn Cộng sản, chưa quên ngày nào đã như đàn chuột chạy trối chết ra ngoại quốc để năn nỉ các phái đoàn phỏng vấn xin định cư vì “lý do chính trị”. Còn “chính trị” theo nghĩa đảng phái, đoàn thể xôi thịt, sa lông, tranh giành ảnh hưởng, quyền lực này nọ là một chuyện khác, xin đừng cố tình lẫn lộn, nhập nhằng.

          Cá nhân tôi và một số nhân sĩ thân hữu, trước đây, cũng vì viết những bài chống Cộng, đã bị bọn xấu, toàn là nặc danh tại Oregon tuần nào cũng mang ra chửi ra rả trên một tờ báo địa phương (đã tự xin chết vì không ai đọc, thiếu quảng cáo, nghĩa là hết tiền), và thỉnh thoảng bây giờ trên mạng. Dĩ nhiên, đối với bọn nặc danh, chúng tôi không thể hạ mình đôi co. Chúng lên án tôi “chống Cộng quá khích”, “mù quáng”, “cực đoan”, “không khoan nhượng” v.v..., chê những nhân sĩ “đồng chí” của tôi là “độc quyền chống Cộng”, “chỉ biết chống Cộng bằng mồm, từ 36 năm qua, chưa thấy kết quả gì”. 

          Về một khía cạnh nào, chúng tôi không lấy thế làm phiền. Trái lại, rất vui, bởi tuy chê, nhưng chúng vô tình khen chúng tôi đấy thôi. Vì càng chửi, chúng càng để lộ nhược điểm: chúng đã bị thương tích trầm trọng vì ngón võ mồm, món hàm mô công thời đại  –vũ khí duy nhất mà những người quốc gia tỵ nạn chân chính chúng ta còn có, sau khi chiến tranh bằng súng đạn đã kết thúc.
       
          Những bài báo của những “võ sĩ mồm” quốc gia trên khắp thế giới đã đập thẳng vào đầu con rắn dữ VC, nếu không bị giập chết, thì cũng ngất ngư, liểng xiểng. Chính vì vậy mà tuy đã tung ra hàng triệu Mỹ kim để phá hoại tập thể người Việt quốc gia tỵ nạn, thi hành cho bằng được Nghị quyết 36, mà cho đến hôm nay, VC vẫn chưa chiếm nổi một cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn nào, chưa có một chủ tịch cộng đồng nào bán linh hồn cho quỹ dữ VC, kể cả tại California đông người Việt, nơi chúng đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức, hoạt động mạnh, và chưa treo được lá cờ máu ở bất cứ nơi nào, treo lên là bị hạ xuống ngay. Hễ chúng ló đuôi ra là bị chặt liền bằng những bài báo, emails nghiêm khắc, bằng những buổi hội họp lên án sôi nổi, bằng những cuộc biểu tình rầm rộ. Vụ Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng là một thử nghiệm thảm bại đối với VC –đã phải xếp giáp qui hàng trước sức mạnh vũ bão, và quyết tâm tiêu diệt VC và bè lũ tay sai, của tập thể người Việt quốc gia, không chỉ ở California mà còn khắp Mỹ quốc và thế giới. Những tờ báo thân Cộng, như Việt Weekly, công khai làm lợi cho Việt Cộng, đều bị độc giả tẩy chay, biểu tình chống đối, không ngóc đầu lên được. Lũ tay sai khuyển mã của VC không dám xuất hiện nơi đâu, và giống như những chủ nhân VC của chúng, đi đến nơi nào cũng đều bị người quốc gia xua đuổi, nguyền rủa. Chưa kể những tên phản bội nổi tiếng, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Phó Bá Long, Nguyễn Hữu Liêm...

          Chúng ta không có súng đạn. Vũ khí của chúng ta chỉ là võ mồm. Không ai chối cãi điều đó. Chúng nó, Việt Cộng và tay sai, cũng đánh chúng ta bằng mồm, dĩ nhiên. Nhưng tại sao ta thắng, chúng thua? Vì chính nghĩa đã đành. Nhưng còn vì hai lý do chính yếu:

          1) Khi đánh chúng nó, ta xưng danh tánh đường hoàng, dùng những bút hiệu được kiểm chứng, như “Người Lính Già Oregon” tôi đây, có người cho cả số điện thoại, địa chỉ email. Cũng giống như những ông tướng Tàu ngày xưa (rất quân tử, dù là quân tử Tàu) mỗi lần ra trận đều cho đối phương biết mình là ai trước, vì họ không đánh người dưới cơ, hoặc gốc gác cu li, khố rách áo ôm, đâm thuê chém mướn. Còn VC và tay sai? Chúng hành động không khác chi những tên thổ phỉ, đúng hơn, quân ăn trộm bịt mặt. Như vậy, giữa chính danh quân tử và phường vô lại, công luận sẽ nghiêng về ai? Một điều đáng chú ý là khi đánh những người quốc gia, để khỏi lộ hành tung VC hoặc tay sai VC, bọn nặc danh không dám đề cập đến lập trường và thành tích chống Cộng của các vị ấy, nói chi dám tranh luận, mà chỉ bươi móc đời tư, tra vấn bằng cấp, tước vị, cố tình bôi nhọ cá nhân, đúng sai chúng không cần biết...

          2) Ta đánh đúng và chúng đánh sai. Chúng bịa nhiều chuyện có tính cách cá nhân và xuyên tạc những việc làm của những nhân sĩ chống Cộng, và qua đó tiếp tục áp dụng câu cũ rích của Joseph Goebbels (1897-1945), bộ trưởng tuyên truyền Đức quốc xã, dựa trên chủ thuyết “the big lie”: “Hãy nói dối, nói dối, nói dối. Nói dối riết một ngày người ta sẽ tin là thật.” Chúng quên rằng, ở thời đại internet này tin tức đi nhanh như tên bắn và sự thật được kiểm chứng một cách dễ dàng, không như vào thời của bà mẹ Tăng Tử hay thời mà Hồ Chí Minh còn chui rúc ở hang Pắc Pó, nằm thêu dệt cho mình nhiều huyền thoại lố bịch, thời mà chúng tuyên truyền phét lác rằng, ví dụ, máy bay Mig của chúng bay lên, rồi “tắt máy phục kích trong mây, chờ B52 đến bắn rơi cả ngàn chiếc”, thời mà những bà già nhà quê và trẻ em ngoài Bắc ném đá vào những sĩ quan đi tù cải tạo, chửi là “quân giết người, hiếp dâm phụ nữ, ăn thịt trẻ con...”.

          Ngược lại, chúng ta không cần phải bịa đặt, nói dối. Chỉ cần nói một phần tư (1/4) sự thật thôi về chúng, trong quá khứ cũng như hiện tại, cũng đủ thắng. Không cần phải lặp lại câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng tin những gì Việt Cộng nói...” Tất cả sự thật nằm trên mạng thế giới, với đầy đủ tài liệu, báo chí quốc tế kèm theo dữ kiện, hình ảnh, âm thanh, video, audio... Chẳng hạn về tiểu sử, những lá thư tình và thư xin học trường Thuộc Địa, thành tích dâm ô của Hồ Chí Minh, về văn thư bán biển của lũ lãnh đạo VC trước kia, về mật ước bán đất của lũ lãnh đạo bây giờ... Đủ cả. Chỉ cần chúng ta viết bài, lên tiếng, quảng bá cho đồng bào trong và ngoài nước biết. Võ mồm đấy! Cần gì súng đạn và những căn cứ kháng chiến trên đất Thái, đất Lào của ông Hoàng Cơ Minh? Cần gì chất nổ và chiến công tưởng tượng của ông Nguyễn Hữu Chánh? Các cuộc cách mạng hoa lài, hoa sen ở Bắc Phi, Ai Cập, Lybia... đều nhờ vào những thông tin mạng. Nếu không sợ võ mồm, tại sao ở Việt Nam bây giờ, nghe nói, bọn lãnh đạo phải thành lập một biệt đội Công An Mạng chuyên truy cập lý lịch của những người chống Cộng có bài đăng trên các diễn đàn trong nước và hải ngoại, kiểm soát cư dân mạng, bắt những địa điểm cho thuê internet “đăng ký” xin giấy phép và khai báo tên khách hàng khi cần? Xử dụng võ mồm, chúng ta hãy đánh tối đa, nghĩa là chúng chửi một, ta chửi mười, theo cung cách riêng của mỗi tác giả, lịch sự hay thẳng thừng, tùy cơ ứng biến, tùy người đối diện.

          Một chi tiết tôi cũng xin phép chia sẻ với quý vị và các bạn đồng lập trường: Ngoài những bài viết nghiêm chỉnh về tội ác của VC, về lý thuyết Mác-Lê mà đa số những thằng VC thất học không hiểu, hoặc hiểu mà chúng chẳng quan tâm, miễn là làm sao vơ vét, kiếm tiền nhiều chừng nào tốt chừng nấy, theo thiển ý, ta nên phổ biến thêm những bài có tính cách châm biếm, lố bịch hóa chúng, chế nhạo chúng bằng cách lôi ra ánh sáng chính con người chúng nó từ những hang hốc của quá khứ tối đen, tối mù, kể từ sau ngày 30/4/75 khi chúng từ rừng núi chui ra, hôi hám, ốm tong ốm teo, đầu đội nón cối, chân mang dép râu, răng đen mã tấu, nói ngọng, nói phét, khi chúng khoe “tivi ở ngoài Bắc chạy đầy đường”, gọi nhà hộ sinh là “xưởng đẻ”, phòng vệ sinh là “nhà đái, nhà ỉa”, đồng hồ tự động là “cái đồng có ba cửa sổ, không người lái”, đồ lọc cà phê là “cái nồi ngồi trên cái cốc”, v.v... Còn nhiều chuyện khác nữa. Nội cái tên gọi Việt Cộng, VC, Vi-Xi, Cộng Phỉ (thời cụ Ngô Đình Diệm) cũng đủ làm chúng tức điên lên (xem sách của các văn nô trong nước). Cứ viết, không sợ lỗi thời, không sợ phản ứng ngược. Phải đánh liên tục vào chính căn cứ địa đã và đang che giấu bản chất, tiềm thức, và mặc cảm của chúng.

          Ý kiến này nảy sinh sau khi, một hôm, tôi chợt nghĩ đến thời gian còn trong tù. Quả vậy, bọn cai tù rất bực tức về bức vẽ “bảy thằng VC đu một cọng đu đủ không gãy” của nhà biếm họa tài danh Hiếu Đệ, hình như đăng trên tờ Tiền Tuyến, năm 1972, và được Cục Chính Huấn in ra thành nhiều bản. Tôi không nghĩ tất cả quân nhân thời ấy đã xem, còn nhớ, hoặc để ý bức vẽ độc đáo này –bây giờ thất lạc, không thấy đâu nữa. Tranh vẽ bảy thằng VC, đứa nào cũng có hàm răng cải mả, tranh nhau đu một cọng đu đủ, ốm đói đến mức độ cọng đu đủ, vốn dễ gãy, vẫn trơ trơ, buồn cười lắm. Trong tù, ông họa sĩ bị kiểm điểm, sỉ vả đã đành, mà những sĩ quan CTCT cũng bị vạ lây: không có buổi họp nào về “sự tuyên truyền độc hại và láo khoét của Mỹ ngụy” mà quản giáo không lôi chúng tôi và bức vẽ ra chửi. Mới đây, trên những trang web có những bài hồi ký của cán binh VC cũng nhắc đến bức vẽ này1. Chúng hận lắm.

          Lúc ấy, tôi hơi ngạc nhiên, hỏi một bạn đồng tù, vốn là nhà văn, nhân viên Việt Tấn Xã, lý do tại sao. Anh ta đáp ngay: “Tại vì bức vẽ đúng quá, chứ còn gì. Không thằng VC nào tự nhận mình xấu trai dù nó xấu trai thật. Còn những tài tử màn bạc như Robert Taylor, Alain Delon, chẳng hạn, nếu bị vẽ như vậy, họ chỉ cười hoặc nhún vai, không tức, vì không ai tin nổi.” Thực thế, sau 36 năm học được cái văn minh của Miền Nam, và vơ vét tiền của, tham nhũng, hối lộ, ăn sung mặc sướng, chơi bời thỏa thích, thằng VC nào cũng trở nên mập ú, da dẻ hồng hào, biết ngồi xe “ô tô con”, biết “múa đôi”, biết hát ka-ra-ô-kê, không dùng những chữ “xưởng đẻ, nhà đái, nhà ỉa” nữa, và vì thế muốn xóa bỏ tông tích bần cùng khố rách ngày xưa. Còn bọn lãnh đạo thì thi nhau ra nước ngoài, bắt tay những quốc trưởng trên thế giới. Nhưng cái gốc bần cố nông, răng đen mã tấu của chúng vẫn còn nguyên, không làm sao tẩy rửa được. Tuy thắt cà-vạt, đi giày láng coóng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, tuy giỏi hống hách, hà hiếp người dân trong nước, bọn này khi đứng trước bàng quan thiên hạ, trước ống kính, đứa nào cũng khớp sợ, khúm núm, thiếu điều vãi cả ra quần, mắt lấm la lấm lét như những thằng ăn cắp gà. Chưa kể mở mồm ra là ấp a ấp úng, nói bậy nói bạ. Bản chất, như chúng thường nói, không bao giờ thay đổi. Chúng cố giấu biến lý lịch rừng rú và không muốn ai nhắc đến. Cho nên Nguyễn Tấn Dũng, một tên du kích giao liên xã ngày trước, bây giờ phải ngụy tạo bằng cử nhân Luật, Phan Văn Khải được trường Harvard mời đến “tham quan” năm 2005, cũng tự nhận mình là cựu sinh viên của trường, Đỗ Mười không bao giờ dám nhắc thành tích thiến heo của mình, Nông Đức Mạnh, con rơi của Hồ Chí Minh, tuyên bố giả lả rằng người Việt Nam nào cũng là con cháu của Bác Hồ. Còn Bác Hồ của chúng, nguyên chỉ là tên bồi tàu, qua Tây kiếm cơm, xin học trường Thuộc Địa để về nước làm quan, nhưng bị từ chối vì tiếng Pháp kém và thiếu bằng cấp, bỗng nhiên trở thành anh hùng cách mạng ra đi tìm đường cứu quốc2. Vân vân...

          Nói chi xa, chị Dương Thu Hương, một cựu chiến sĩ gái Trường Sơn, một cựu đảng viên, một nhà văn “phản kháng” –đồng lứa với mấy anh Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Tô Hải– mà tôi cho là cuội “cực kỳ” vì không dám chửi Hồ Chí Minh, tên tội phạm đầu sỏ VN, trong quyển “Tiểu Thuyết Vô Đề”, viết về một tên sĩ quan bộ đội đóng quân trên dãy Trường Sơn trong thời còn chiến tranh đã được chị ta “ngụy hóa”, nghĩa là tư bản hóa, văn minh hóa, như sau: “Nhưng tôi muốn tận hưởng cảm giác êm ái giữa chăn ấm, để thấy rõ rằng tôi vẫn là tôi [...], chân đi tất thum thủm mồ hôi [...] (Người Lính Già nhấn mạnh)”. Hoặc: “Tôi khoác dây giầy, khoác áo [...]”. Hoặc: “Chúng tôi đi dọc theo lòng khe [...] Những viên sỏi trượt dưới đế giày làm tôi lao chao muốn ngã [...]. Hoặc: “Phía sau đám cây rùm ròa, phơi ra hai chiếc cẳng chân gầy quắt queo [của một tên lính VC], giầy đã rách, bên có tất, bên không.”3  Xạo quá! Vào thời đó, làm sao mà một tên VC, dù là sĩ quan, có được đôi giày để mang? Sau 30/4/75, chính mắt tôi thấy, chỉ huy cũng như lính VC lếch tha lếch thếch kéo nhau vào Sài Gòn, đứa nào cũng dép râu và nón cối, áo quần luộm thuộm, nhàu nát, cố ngẩng cổ nhìn các toà cao ốc y như những thằng mán về thành. Dương Thu Hương thủ tiêu dép râu ở đâu hết rồi? Ngoài ra, tôi đọc ở đâu đó, bộ đội VC bây giờ cũng được trang bị như lính VNCH xưa kia. Cũng tốt thôi!

          Điều đó chứng tỏ VC cũng muốn làm đẹp, muốn văn minh như mọi người.

          Nhưng chúng ta đâu cho phép, nếu chúng nó không dùng cái đẹp, cái văn minh học lóm ấy để xây dựng nền dân chủ, tự do cho đất nước, cho toàn dân Việt Nam. Cho nên, bằng võ mồm, cái thế hàm mô công tuyệt kỹ hiện đại, chúng ta sẽ tiếp tục đánh vào tử huyệt, tức quá khứ bần cố nông mà một thời bọn lãnh đạo VC lấy làm hãnh diện, tôn vinh, và bây giờ lại giấu như mèo giấu c..., cũng như tiếp tục tố cáo tội ác hiện tại của chúng, như là một trong nhiều phương cách chiến đấu hữu hiệu đập tan chế độ phi nhân và, tại ngoại quốc, Nghị quyết 36 lưu manh. Rõ ràng chúng rất sợ thế võ này của ta, nên mới lớn họng chê bai, đả kích. Nhưng đường ta ta cứ đi, mặc ai nói quàng nói xiên. Ngưng đánh võ mồm, nghĩa là im tiếng, bẻ bút, chúng ta chắc chắn sẽ mắc mưu chúng nó. Và
                                                   Dù ai nói ngả nói nghiêng
                                            Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân

       
    CHÚ THÍCH

    1. Về tác giả bức hí họa, xin xem trong tinparis.net 2010 bài của Võ Đức Trung: “Hiếu Đệ  Lão Ngoan Đồng”: “Dạo nọ, anh mới được thả về từ trại cải tạo sau năm năm dài đọa đày, gian khổ “trả nợ máu“ qua  nhiều  trại  tù  hắc ám, tưởng chừng không có ngày về với gia đình vợ con. Chỉ vì một câu chuyện cũ, anh đã vẽ mười mấy tên Việt cộng ốm nhom ốm nhách, đói trơ xương cùng nhau ôm một cọng đu đủ mà không hề bị gãy”, và bài của Phạm Thắng Vũ: “Họa Sĩ Hiếu Đệ, Tác Giả Bức Hí Họa 7 Tên Việt Cộng Đu Cành Đu Đủ Thời Chiến Tranh Việt Nam... Không Còn Nữa.”
        Ngược lại, để ca ngợi tinh thần chiến đấu của bộ đội VC, tác giả BrodaRu (cũng nặc danh) đã viết đăng trên báo mạng bài “Bút ký Trường Sơn”. Người ta đọc những câu sau đây: “Cái thằng bộ đội Việt cộng, 7 người đu một cọng đu đủ không gãy, ăn toàn lá -đi cầu 7 ngày không có mùi, hậu môn mạng nhện chăng đầy ... một lũ chết đói, ở rừng lâu quá mọc hết cả đuôi, làm sao lại đánh nhau thượng thặng thế nhỉ ?”.
        Hoặc Nguyễn Viện trong bài “Trước ngày Chúa lại đến” đăng trên Talawas: “Năm 1972. Ở Sài Gòn người ta bảo ba thằng Việt cộng đu một cành đu đủ không gãy.”

    2.  Ví dụ và tài liệu về Phan Văn Khải, thủ tướng VC đầu tiên công du ngoại quốc:
        ■ Thư ngỏ, đăng trên mạng (gõ trên Web tên “Phan Văn Khải” là thấy) của Lê Nhân (người trong nước) ngày 5/12/2005 từ Hà Nội gửi cho người bạn học cũ, Thủ tướng Phan Văn Khải, có những câu như sau:
       “Cả thế giới qua truyền hình đã thấy ngài TT G. W.Bush oai phong, tươi tắn, đường bệ, sang trọng, lịch lãm, quý phái thơm như múi mít trước một ngài Phan Văn Khải dúm dó, mặt nặng nề như sắp đâm lê, co ro, hèn kém, quê mùa, mặc cảm tự ty, ngồi tội nghiệp hai tay nhét đại vào háng bẹn của mình. Đến độ ngài tổng thống W. Bush phải thò hết cỡ cánh tay phải sang đùi ngài TT Phan Văn Khải của nước An Nam cộng sản đói nghèo, lạc hậu theo kiểu thò tay vào hang sâu bắt rắn, mới lôi ra được bàn tay của thủ tướng VN như con chim trốn tuyết ra mà bắt cái rụp, thương thay !!!
        Rồi tiếp sau đó nữa là cả thế giới đã chứng kiến nhìn thấy ngài thủ tướng Khải thò tay vào túi áo, lấy ra miếng giấy bé bằng cái lá đa, hai tay bê miếng giấy như bê hòn đá nặng, đưa sát lên mắt ấp a ấp úng đọc lời đáp từ ngài tổng thống Mỹ, trông thật thê thảm và rất âm lịch không sao chịu được. Suốt chuyến đi thăm nước Mỹ, qua ống kính truyền hình, nhiếp ảnh, thủ tướng nhà nước Cộng sản Việt nam hiện lên chân dung toàn diện của đảng cộng sản còn sót lại trên xứ Á Châu thật là một kẻ nhà quê ra tỉnh, một gã ăn mày đi xin tiền, lúc thì văng: “đù má đuổi nó ra ngay” khi có hai vị ký giả một nam, một nữ của người Việt di tản lọt vào nơi họp báo chất vấn và tố cáo tội ác đảng cộng sản. Lúc thì với bàn tay vuốt lên mu bàn chân mang giầy của bức tượng ngài Harvard, như có ý xin được đánh giầy cho quý ngài – người đã từng lập ra trường đại học danh giá nhất thế giới tọa lạc ở thành phố Boston xứ Hoa Kỳ phồn thịnh … khiến nhân dân cả nước Việt ngượng chết đi được anh Khải ơi là anh Khải ??!!
    Chỉ nhìn vào chuyến đi Mỹ của anh, người ta có thể nhận ra chân dung văn hóa của đảng cộng sản Việt Nam là thứ văn hóa diệt trí thức, văn hóa bần cố nông, văn hóa con cái tố cha, vợ tố chồng, học trò trả ơn thầy bắt cách bốc cứt ném vào mặt thầy, thứ văn hóa lừa đảo, lấy việc lừa bịp dối trá với nhân dân từ A đến Z làm “sự nghiệp cách mạng vinh quang”, làm cần câu cơm cho bản thân mình và gia đình…vv…” [...]
        “Chao ôi, bất hạnh thay cho đất nước Việt Nam ta lại rơi vào tay người cha ấy, những đứa con ấy, đã 75 năm trời cho con anh bồi bàn, anh hoạn lợn, anh cai đồn điền mủ cao su dùng tà thuyết ngoại bang để làm cuộc cách mạng có tên là bất đạo, bất nhơn, bất hiếu, bất trung, bất nhẫn… đã gây biết bao nhiêu tang thương cho từ người đến cả cỏ cây. Chính vì vậy, thủ tướng Phan Văn Khải mới than rằng: Trên bảo dưới không nghe”.                                                                                           
        ■ Ông Phan Văn Khải: 'Tôi là học viên xuất sắc của Harvard”
        Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Cap-bang-thac-si-chinh-sach-cong-khoa-dau-92... Trong buổi lễ cấp bằng tốt nghiệp cho những thạc sĩ chính sách công khóa đầu tiên tại TP.HCM, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói vui rằng, ông thấy mình như một học viên của ĐH Harvard dù chỉ dự các buổi gặp gỡ và thảo luận. "Dù chưa được nhận một tấm bằng nào của Harvard, nhưng tôi cũng tự nhận thấy mình là một học viên xuất sắc. Chỉ qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với Trường Đại học Harvard, tôi đã học hỏi được nhiều điều, đặc biệt về nền kinh tế thị trường. Những kiến thức đó, tôi đã áp dụng thành công trong thời kỳ đương nhiệm, góp phần đưa đất nước phát triển". Vị nguyên Thủ tướng từng đến ĐH Harvard năm 2005 trong chuyến đi lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ cho hay [...]. Sinh Phạm.

    3. Tiểu Thuyết Vô Đề, tr. 18, 29, của Dương Thu Hương, Văn Nghệ, CA, xuất bản, 1991, lời tựa của Thụy Khuê. Trong đó, tác giả bôi nhọ  QLVNCH một cách rất hồ đồ, trắng trợn, nhưng lại được nhà bình luận văn học Thụy Khê, Paris, ca tụng rối rít, và sách được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh.


    Portland, 3/19/2012
    Ngưòi Lính Già Oregon

                                                                            


    
    Back to top
    « Last Edit: 05. May 2013 , 21:45 by thubeo »  

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #236 - 22. Jul 2013 , 22:09
     

    Nếu Blogger Điếu Cày ký vào bản nhận tội



    ...


    Hà Sĩ Phu (Danlambao) - ...Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nỗi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gầy chống đỡ mới không gập xuống... Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?...

    *

    Vụ án Điếu Cày đặt ra những dấu hỏi tất yếu.


    Vụ bắt cóc ngay trên đường phố cho thấy tính dối trá, không dám chính danh của công quyền, khi bắt thì lu loa là buôn ma túy, khi xử án lại truy tố tội trốn thuế, một thứ tội “vớ vẩn” mà hàng chục nghìn doanh nhân thời nay đều mắc phải và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào nếu nhà nước muốn.

    Hết 30 tháng tù giam Điếu Cày không được về nhà, bị bắt lại ngay và truy tố tiếp tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88). Rất lạ, hành vi gọi là “tuyên truyền chóng nhà nước” không thể phát sinh trong 30 tháng ngồi tù, vậy sao trước đây không xử lại phải xử tội “trốn thuế”? Cuộc tù tiếp theo 12 năm đã là quá nặng, nhưng đáng nói hơn là sự khắt khe ngược đãi, điều kiện giam giữ khắc nghiệt và sự thăm hỏi giao lưu với người thân bị cản trở đến mức cực kỳ khó khăn nếu chưa muốn nói là tùy tiện, bất chấp luật pháp một cách vô nhân đạo.

    Không ai tin vào những cái cớ bề ngoài, ai cũng tự hỏi thực chất vụ án là gì, khiến cho nhà nước đối xử đặc biệt nghiệt ngã đối với một cựu chiến binh của chính chế độ, “tội” gì mà ghê gớm quá vậy?

    Qua thực tiễn, nghiệm ra rằng chỉ có mấy “tội” này là nặng nhất, bị nhà nước ta “ghét” nhất: thứ nhất là tội xúc phạm đến tình hữu nghị 16+4, hai là tội lập tổ chức “ngoài sự lãnh đạo”, ba là tội bướng - nhất định giữ khí phách, lương tâm và danh dự cá nhân, không chịu phục tùng. Ba “tội” hàng đầu này Điếu Cày đều dính cả, trọng tâm là tội thứ nhất, nói nôm na là “tội chống Tàu xâm lược”! (Nếu các nhà lãnh đạo đất nước mắc được 3 “tội” này thì đáng quý biết bao!).

    Tấm hình Điếu Cày cùng các bạn trẻ trương khẩu hiệu song ngữ “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” trước nhà hát thành phố HCM có sức cổ động lòng yêu nước của người Việt thế nào, phía Trung Quốc nhất định phải đọc. Phải chăng đây mới là xuất xứ thật của vụ án Điếu Cày?

    ...

    Sự điển hình cả về chất lượng “lương tâm” của người tù lương tâm cũng như sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước Việt Nam đã khiến cho Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền: "Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một khối lượng đàn áp báo chí công dân ở Việt Nam".

    Trên cái nền của các sự kiện ấy, hãy đặt dấu hỏi vì sao đúng lúc này tự dưng trại giam cương quyết bắt Điếu Cày phải ký giấy nhận tội? Vì không chịu ký nên bị nhận một lệnh biệt giam 3 tháng, dẫn đến cuộc tuyệt thực kinh hoàng một tháng này.

    Không phải ngẫu nhiên mà “sự cố Điếu Cày” nổ ra đúng lúc có hai cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và sang Hoa kỳ. Thử tưởng tượng Tập Cận Bình biết tin Việt Nam quyết đàn áp một người chống Tàu Bành trướng ắt phải vui lòng, và lạy trời, nếu tên tù đó lại ký giấy nhận tội thì món quà này quả có giá trị không xoàng.

    Nhưng trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nếu có được một bản nhận tội như thế để trình ra cho Tổng thống Obama biết rằng cái anh tù nhân lương tâm Điếu Cày mà ông từng vinh danh và can thiệp chẳng qua chỉ là một kẻ phạm luật hình sự Việt Nam, tội gây rối để chống chính quyền, hắn nhận tội rồi đây nay! Thế thì đây là “cú tát nảy đom đóm”, liệu ông Obama còn có thể nói gì về nhân quyền Việt Nam, rồi từ nay dám lên tiếng bênh vực nữa hay thôi? Không biết “cú” này có bàn tay đạo diễn phương Bắc hay do ta tự nguyện hiến dâng?

    Tình thế nghiêm trọng không thể xem thường.

    Nhưng không, Điếu Cày không ký gì hết! Anh đã cứu một bàn thua chính trị cho đất nước và cho cả người bạn Obama. Giá trị của một khí phách kiên cường của người tù lương tâm ưu tú Điếu Cày Nguyễn Văn Hải biết lấy gì đo?

    Rất có thể Điếu Cày không có thông tin, không hiểu hết tình huống, anh không ký nhận tội chỉ vì bản tính anh như thế, lương tâm anh như thế, không, và quyết không chịu nói một lời nhận tội để phản bội đất nước, phản bội đồng đội và tự phản mình, mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, nếu anh có một chữ ký “trá hàng” cũng đáng được thông cảm, không ai nỡ trách.

    Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nỗi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gầy chống đỡ mới không gập xuống.

    Con anh nhìn bố mà không thể nhận ra hình hài bố mình. Xót thương, xót lòng tất cả những người Việt Nam còn lương tâm và lý trí. Nhưng tất cả chúng ta càng nhận ra anh, rõ nét và mãnh liệt hơn bao giờ hết, vì hình hài này đang sống trong tất cả chúng ta, cho tất cả chúng ta.

    Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?

    Câu hỏi xé lòng!


    Đà Lạt 22/7/2013
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #237 - 22. Jul 2013 , 22:18
     


    ...



    KÍNH ANH ĐIẾU CÀY

    XIN TRỜI PHẬT CỨU GIÚP ANH ĐIẾU CÀY
    Back to top
    « Last Edit: 22. Jul 2013 , 22:19 by thubeo »  

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #238 - 01. Aug 2013 , 07:42
     


    KHÔNG THÍCH CHUYỆN CHÍNH TRỊ


    ----- Nguyên Sang ----
    -

       Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi:

       "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".


       Thưa bạn! Nếu tôi bảo: "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS , mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không chữ nghĩa tìm thấy trong từ điển.

      Nầy nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh "ý thức hệ".

       Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, "ý thức Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nỗi với lý thuyết "CS". Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.

       Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế vô sản. Miền Nam , Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước "Tư bản", chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ đem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.

        Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền.  Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn  nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công… Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ  chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải  phóng miền Nam, chứ không hề thấy  hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam … Thưa  bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?

          Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn  một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải  bạn chấp nhận những điều nêu  trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS  có khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn đấy!

        Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái  lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cải chầy  cải cối, là Bạn chỉ đem tài năng  và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu: "Hồng hơn Chuyên". Cộng sản đặt  nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ!

         Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi,  Bạn sẽ được xét xử tại Toà án,  và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến  chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị "cải  tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu  Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn  biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm  nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động  chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào  thua "phục vụ chính trị".

        Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước  các hoạt động của họ; Bạn đã đồng lõa  và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo "feeling" của mình. Bạn  lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó  gọi là "thiếu ý thức chính trị", là "vô tình hại bạn", là "đâm sau lưng chiến sĩ".

        Có hai sự kiện "nhạy cảm" mà cộng  đồng người Việt hải ngoại vô cùng "bức xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự  kiện thứ nhất là "các nghệ sĩ VN qua".  Sự kiện thứ hai là "các nhà từ thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống  đối..  Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh  chính trị.

        Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh  lưu niệm. Bạn nghĩ sao, nếu bức  ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng  lồ của Cộng Sản minh họa trong  chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là  :"Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước ra, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc"?. Bạn  vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không? Một hành động nhỏ và "mua vui trong chốc  lát" của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ  cần Buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS,  tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm  mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.

    Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN,  tôi không chống đối, dù thâm tâm  tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước  CS, lo chuyện an sinh xã hội,  để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ  củng cố phương tiện tuyên truyền thò  tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình  Duyên Dáng VN tiêu pha hàng  triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình  VTV4…)? Tôi cũng suy nghĩ,  thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người  được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu  như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh  và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên dây, qua gốc độ ý  thức chính trị. Giả dụ mà các cơ  quan từ thiện nầy treo được tấm bảng :

    "Tổ chức nầy của Việt kiều… tặng",  cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.

         Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: "Đảng đã vận động được khúc  ruột xa nghìn dặm về gíúp Đảng, giúp dân".  Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn  chịu khó lật lại trang sử của Đảng,  Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc  cướp công kháng chiến, cướp chính  quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho phương tiện"  là kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc  làm, họ dùng mọi phương cách dù  tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến  đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt  được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì  của Cựu Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe  những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS  làm", chỉ phản ánh một khía cạnh  dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác  độc và tàn nhẫn.

        Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế,  tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của  Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ.  Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện.

       Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi  quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy  của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là  người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng  đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh  về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.

        Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì  cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng,  không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị  của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó!  Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay chính trị, gắn liền vào cuộc đời của  người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn  nhận hay không muốn nhận. Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn  không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm  trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với  dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.

         Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn  có quyền tự do "không thích  chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không  thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại  với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự tại, thụ hưởng  thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.

         Tôi cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng  đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa  lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên  hệ với CS mà không mang chất chính trị trong  đó.

      Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có  dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công an thật dễ thương dễ  mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn!

      Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu  thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới  "fair" với tôn chỉ "không thích chính trị" của bạn.
    Chắc là việc nầy  không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn? Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.


    Chào Bạn.

    Nguyên Sang


                                        
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #239 - 13. Oct 2013 , 21:40
     

    Vài suy nghĩ về ông Giáp


    Huỳnh Thục Vy



    Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.

    Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã lặng thinh một cách vô cảm trước biết bao người đã ra đi một cách bi thương khác.

    Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.

    Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài- dân chủ nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?

    Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đọa đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng trăm nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

    Dù họ là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.

    Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

    Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

    Tất nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính cái quá khứ “oai hùng” và cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ. Vậy mà, không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhân của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Boxite Tây nguyên)

    Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắn có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ dân chủ. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi nhưng ông đã để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

    Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông phải đối mặt. Đúng. Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu nước? Hay như hoàn cảnh gia đình tôi, ba tôi ở tù khi chị em chúng tôi còn thơ dại và mồ côi mẹ; mười mấy năm trời gia đình tôi sống trong cảnh bần hàn, thất học và sự khủng bố của chính quyền. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

    Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên... Nhưng những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với lương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật. Việt Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.


    HTV
    Sài Gòn ngày 6 tháng 10 năm 2013
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #240 - 23. Oct 2013 , 08:27
     


    Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta


    ...


    Mẹ Nấm (Danlambao) -
    Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?

    Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ "cán cân công lý".


    *

    Ngày 29/10/2013, Đinh Nhật Uy - người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày tỏ thái độ và quan điểm của mình sẽ bị đưa ra xét xử theo điều 258 Bộ luật Hình sự - quy định:

    Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:

    1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An, các hành vi cấu thành tội của Đinh Nhật Uy được kết luận như sau:

    “Xuất phát từ động cơ cá nhân, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013, Đinh Nhật Uy đã có nhiều bài viết, tin đăng có tính chất bịa đặt, nói xấu, sử dụng từ ngữ thô tục đối với Nhà nước, tổ chức và cá nhân trên tài khoản facebook của mình xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân. Bên cạnh, Đinh Nhật Uy nêu vấn đề trên facebook của mình để nhiều người khác truy cập vào rồi tham gia bình luận đánh giá với lời lẽ xúc phạm”.

    Thế nào là nói xấu, thế nào là sử dụng từ ngữ thô tục đối với nhà nước, tổ chức và cá nhân và thế nào là lời lẽ xúc phạm để cấu thành tội?

    Hay phải có những quy luật pháp lý rõ ràng và chỉ khi nào công dân vi phạm đúng theo điều đã được viết thành luật - không có bất kỳ một sự suy diễn thêm nào - thì mới bị kết tội?

    Và điều quan trọng hơn cả là cơ quan nào sẽ đứng ra đánh giá các chuẩn mực trên?

    Công an hay tòa án, hay tất cả đều là đảng viên của đảng / nhà nước là thành viên của bộ phận mà bị can đang bị buộc tội rằng xâm phạm?

    Chúng ta có những quy định pháp luật cụ thể như thế đối với những cáo buộc dành cho Đinh Nhật Uy hay không?

    Tôi đặt tiêu đề của bài viết này là “Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta” bởi lẽ nếu thực sự có khái niệm tự do dân chủ để mà “lợi dụng” như điều 258 BLHS quy định thì việc Đinh Nhật Uy nói và bày tỏ thái độ của mình một cách công khai để rồi bị kết tội có phải là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến của công dân đối với nhà nước hay không?

    Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?

    Nhắc đến Đinh Nhật Uy, người ta sẽ nhớ đến cái tên Đinh Nguyên Kha - em trai ruột của Uy.

    Một trong những lý do để cộng đồng Facebook theo dõi và chia sẻ trên trang nhà của Đinh Nhật Uy chính là sự cập nhật tình trạng và thông tin về vụ án hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên.

    Đứng trước luồng thông tin một chiều của truyền thông lề đảng, Uy đã chọn mạng xã hội truyền tải thông điệp của gia đình mình. Đây là nhu cầu và quyền căn bản của Uy và cũng là của tất cả công dân Việt Nam.

    Nay cơ quan an ninh điều tra bắt giữ và kết tội Đinh Nhật Uy về hành vi này, liệu có phải đã xâm phạm quyền con người căn bản của Uy? Và đang xâm phạm quyền của tất cả công dân Việt Nam?

    Câu trả lời tôi xin nhường lại cho người đọc.

    Vấn đề cần đặt ra là nếu hôm nay Đinh Nhật Uy có thể bị bắt giam một cách tùy tiện, bởi điều luật mơ hồ như điều 258 BLHS, và với cáo trạng đưa ra của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy rằng: quyền tự do ngôn luận thực sự bị tước đoạt.

    Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không?

    Hãy nhìn vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình.

    Hôm nay Uy không được nói, không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook... hàng ngày.

    Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ "cán cân công lý".


    Mẹ Nấm
    danlambaovn.blogspot.com

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #241 - 02. Dec 2013 , 08:15
     



    VỀ QUÊ ĂN TẾT


    NGUYỄN NHƠN



    ...



    ( HNPĐ )Trích: ” Hoan hô lời kêu gọi của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh. Nhưng em nghe nói rằng vé máy bay về VN trong dịp từ Giáng Sinh đến sau Tết Ta đã book hết từ tháng 9, tháng 10 rồi. Huhuhu! ”

    Ới mà em Trung ơi!
    Đừng khóc mà chi
    Thói đời là như thế!
    Khiếp đảm, nhọc nhằn khi vượt biển
    Những năm tháng dài tù khổ sai
    Ngày nay sống phởn phơ đâu còn nhớ!
    ” Đặng chim bẻ ná, đặng cá quăng nôm ”
    Thói đời đen bạc là như thế!

    NHỮNG NĂM THÁNG TÙ ĐÀY GIAN KHỔ


    Cuối đông Đinh Tỵ 1976, trên đỉnh Hoàng Liên hùng vĩ, xinh đẹp, gã tù nhà quê hỏi nhà văn, nhà thơ nức tiếng một thời Thanh Tâm Tuyền: Sao không viết bích báo xuân tù để anh em đọc chơi?
    Ông cựu Thiếu tá họ Dư hiền lành đáp: Cái bụng nó đói quá ! Bẻ bút liệng rồi!
    Đầu năm 1990, nhà văn và gã tù cũ gặp nhau trước khi vào phỏng vấn qui mã HO 1, nghĩa là hai chàng thuộc nhóm anh hùng xa lộ ra đi theo chương trình “ Ra Đi Trong Vòng Trật Tự Dành Cho Tù Thả “ ( Orderly Departure Program For Released Detainees ) đợt số 1.
    Kết quả: Cả hai đều bị tái khám vì lao phổi. Ông nhà binh họ Dư may mắn qua truông. Gã nhà quê thì rớt lại, vì mấy năm trước trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, tù ngoài Kinh Tế Mới, hiu hiu cuốc đất canh Sằn, phổi lũng lỗ chỗ, máu đào hòa nước mắt. Phải ở lại uống thuốc trị lao sáu tháng. Ngày ngày từ Biên Hòa ngồi xe ca xuống Saigon, thót xe Lam chạy vô An Đông, vào bệnh viện công an 30/4 lãnh Rimactan, Ambutol, Rimifon uống tại chỗ.
    Trong toán điều trị mười mấy mạng có bà cụ 81 tuổi. Mặc dầu nhà khá giả chạy chọt cho cụ vào nằm ngay tại Bệnh viện 30/4 để săn sóc, mới uống thuốc mươi bửa cụ bà hồn du địa phủ!
    Ba tháng sau có một chị. Uống thuốc hoài mà bệnh vẫn trấm trơ. Chị tuyệt vọng tự vẫn để cho chồng con nhẹ gánh ra đi!
    Tôi kể lễ dài dòng về những nỗi bi đát trong quá trình gian nan đi Mỹ làm chi vậy? Là để cho những ai ngày nay phởn phơ áo gấm về làng, nhớ lại tình cảnh khốn nạn ngày xưa ấy mà xét lại thái độ.

    HÃI HÙNG VƯỢT BIỂN, VƯỢT BIÊN


    Đầu thập niên 1980s, đứa con trai lớn vượt biển, bị bắt bỏ tù 6 tháng. Ở tù về cháu kể: Nhìn thấy chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, nhấp nhô trên sóng nước nơi cửa sông Ông Đốc như chiếc bách trên sóng to gió cả mà phát sợ. “ Rủi “ mà ở tù chớ nếu không thượng lên đó, không biết sẽ ra sao?!
    Đứa bạn may thoát đi được. Ngày gặp lại bên Mỹ mười năm sau, cậu nhỏ nay đã trên ba mươi còn rùng mình kể: Ra đi vài ngày, ghe liệt máy. Mấy chục mạng, ai đụng thứ gì qươ thứ nấy làm chèo. Xúm nhau chèo tự động như mơ. Vài ngày sau nữa, tất cả đều kiệt sức. Chiếc ghe như chiếc lá giữa dòng, mặc mưa dồi, gió dập!Phật tử niệm Quán thế âm cứu khổ cứu nạn! Con Chúa kêu cầu Đức Mẹ nhân từ hằng cứu giúp! May mà trôi giạt vào bờ biển Nam Dương còn sống sót.
    Bạn tôi, cựu Phó Quận trưởng Long Thành thê thảm hơn! Chiều hôm trước khi ra đi, đồ đạt cửa nhà đã bán hết, bạn trải chiếc chiếu giữa nhà, ngồi tiếp bạn và than:
    “ Ra đi là sự đánh liều
    Mưa mai nào biết, nắng chiều nào hay “
    Thuyền ra khơi mấy ngày gặp hải tặc. Chúng cưởng hiếp vợ, nóng lòng xông lại giải vây, bị hải tặc giết, thây quăng xuống biển!
    Anh L. cựu việntrưởng Đại học Cần Thơ vượt biên qua ngả Cam bốt. Giữa đồng không mông quạnh bị dân quân Miên bao vây. Trong đoàn có võ trang mà cô thế chịu đầu hàng. Chúng bắt, lấy hết vàng bạc và bắn bỏ, phơi xác trên đồng vắng, xứ người.

    Vậy đó, liều chết ra đi tị nạn cọng sản, tìm tự do. Mà sao ngày nay cọng sản còn sờ sờ đó, lại về giáp mặt chúng vui chơi?!

    MÀ ĐẤT NƯỚC, DÂN TÌNH CÓ GÌ VUI MÀ VỀ?


    Hiện nay, tình hình xã hội ta như thế nào?
    Oan khuất chập chùng, tiếng kêu than dậy đất! Dân oan mất nhà, mất đất, lê la khắp các công viên Sài gòn, Hà Nội. Từng chập và từng chập côn an, dân phòng, xã hội đen xúm vào bắt bớ, đánh đập.
    Ở hai đầu Đất nước Hà Nội, Sài gòn, dân oan biểu tình, khiếu kiện hàng ngày.
    Côn an bắt bớ khảo tiền dân, giết người giữa thanh thiên, bạch nhựt.
    Anh Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương bị chủ Hàn cậy thế cáo gian trộm sản phẩm của công ty. Côn an bắt vào đồn tra khảo. Tên thiếu tá CA thấy chị vợ đẹp gạ vào phòng ngủ không được. Bèn tức giận về bóp dế người chồng cho tới chết. Rồi phao là tự tử bằng dây điện sạt cell phone?!
    Ở Hà Nội, bác Trịnh Xuân Tùng chạy xe có đội nón bảo hiểm đúng luật. Chỉ vì ngừng lại bên đường, dở nón, nói cell phone, thằng trung tá An xông lại đòi nộp 150 ngàn. Bác Tùng năn nỉ xin nộp 100 ngàn không đúng giá. Nó bắt về đồn, đánh cho lọi cổ, chết tốt.
    Ba người phụ nữ dắt díu nhau đi khiếu oan. Đứng dưới bảng khẩu hiệu “ hoành tráng “: Nước giàu – Dân mạnh – Xã hội Công bình - Văn minh, mẹ Thái Thị Lượm bệu bạo khóc con, vợ Nguyễn Thị Thanh Tuyền miệng méo xệch khóc chồng, con Trịnh Kim Tiếng đau đớn khóc cha, cảnh trông tiệt là thê thảm.

    Sự thể côn an bắt vào đồn thì là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, khi đưa ra là cái xác bầm vập, gia đình lãnh đem về chôn cất diễn ra khắp nơi.

    Tính cảnh dân, nước như vậy có gì vui mà việt kiều hồi hộp khoe khoang áo gấm về làng ăn tết!
    Huống chi bà con trong nước chí tình nhắn gởi dài dài trên Net: Xin đừng gởi tiền về nuôi mập tư bản đỏ và tham quan. Chúng tôi vui lòng chịu cực vài năm cũng không chết chóc gì. Đợi khi nào dân chúng đánh sập chế độ cọng sản thì gởi tiền về giúp vốn làm ăn hay hơn.

    COI CHỪNG RA ĐI LẦN NẦY BẶT LỐI VỀ


    Gần đây, ở Hà Nội, nông dân mất nhà mất đất biểu tình dài dài. Lúc trước chỉ có nông dân Văn Giang và Dương Nội biểu tình, nhân số trong vòng một ngàn.
    Vừa rồi có biểu tình phối hợp vớc nông dân các tỉnh kéo về, nhân số lên 1,500.
    Đó là chưa kể về phía giáo dân. Nếu như Thái Hà mà huy động toàn lực giáo xứ, việc biểu tình với nhân số năm, mười ngàn là trong tầm tay.
    Ở Sài gòn, riêng “ chuẩn “ dân oan Thủ Thiêm là 26,000 hộ dân.
    Tình thế bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nỗ.
    Cứ nhìn về các ông làm chánh trị phân tích thời cuộc mà coi: Có một ông bên Canada lúc nào cũng hô hào trnh đấu “ ôn hòa, bất bạo động “. Gần đây chịu đời hết xiết mới chịu trở giọng tranh đấu mạnh mẻ, bất kể bạo động hay không.
    Đến như ông thầy hòa hiệp hòa giải thâm căn cố đế mà hiện tại có viết một bài tựa đề dài sọc “ Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức “ rằng thì là “ Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát. “
    Tới giờ phút nầy ông Kiểng mới rặn ra được câu kể trên thì thiệt là quá date!
    Lại còn thêm đưa ra giải pháp thiệt là cù nhầy: “ Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động. “
    Tóm tắt là tình hình trong nước hiện nay bất trắc, vô lường. Ông bà việt kiều nào ham về quê ăn tết nên coi chừng: Một ra đi coi chừng gặp cảnh bất phục hoàn. Vô phúc thiếu âm đức mà gặp cảnh nổi loạn nỗ ra vào dịp Giáng sinh tai Nhà thờ Đức Bà Saigon hoặc vào 3 ngày Tết là lâm vào cửa tử.
    Phen nầy mà ham chơi bị mắc kẹt thì không ai màng cứu giúp: Kẻ “ Ăn cây táo, rào cây thầu dầu “, “ Ăn cháo, đái bát “ xứng đáng “ bụng làm, dạ chịu."
    Vậy thì nên nghe lời Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh khuyên: Nếu chưa đặt mua vé thì thôi đi. Còn như đã lở book rồi thì xin hồi lại cho xong.
    Làm như vậy vừa khỏi mang tiếng xấu vừa khỏi tốn tiền.
    Ở lại Mỹ vui Tết với con cháu cũng vui vậy chớ sao không!

    Nguyễn Nhơn


    ( HNPĐ )

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #242 - 11. Sep 2016 , 07:51
     


    ...

    ...

    ...

    ...

    ...

    Back to top
     

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    Thu Ca
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 770
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #243 - 17. Jan 2017 , 21:40
     

        NHÂN ĐẠO VÀ TÌNH NGƯỜi TRONG LUẬT PHÁP 

         Bà lão nghèo bị tố ăn cắp, vị thẩm phán nói 1 câu khiến cả phòng xử án nín lặng
                                            
                                            
                       
    Dưới đây là giai thoại về một nhân vật có thật trong lịch sử – thị trưởng thành phố New York Fiorello LaGuardia – người được ca ngợi là ‘ngài thị trưởng vĩ đại nhất’ trong lịch sử nước Mỹ.
    Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…
    Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.
    Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi:
    - “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”
    Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp:
    - “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.
    - “Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.
    - “Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. - “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.

    Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.
    Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói:
    - “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”
    Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp:
    - “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”
    Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.
    - “Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa:
    - “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.
    Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.
    Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…

    Thị trưởng thành phố New York – ông Fiorello LaGuardia.
    Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.

    “Cớ sao có người sinh ra đã có vận khí tốt, giàu sang phú quý, có người lại có vận khí kém, nghèo hèn?”

    Đại Kỷ Nguyên bàn:
    Thiên tài Albert Einstein từng nói: “Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.” Có lẽ đó là lý do vì sao mà ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia đã đứng lên để “trừng phạt” cho sự lãnh đạm và vô tình của những người có mặt trong phiên tòa. Thờ ơ và vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác, dù không trực tiếp gây thương tổn, nhưng cũng đủ ngấm ngầm để lại vết thương lòng cho những người trong cuộc.


    (Hồng Liên sưu tầm và dịch, tham khảo bản dịch của Tinh Hoa)
    Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Tuyet Lan
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 7023
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #244 - 21. Mar 2019 , 16:14
     
    Hãy sống với ước mơ

    Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể một câu chuyện như sau:

    “Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.

    Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những

    học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kỹ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên… thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các tòa nhà, chuồng ngựa và đường đua.

    Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo: “Ớ lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:

    “Đây là một giấc mơ viển vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại… Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.

    Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:

    –  Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.

    Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:

    –  Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”.

    Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:

    –  Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. – Ngưng một lúc, anh nói thêm. – Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.

    Nguồn:  https://vnwriter.net/top-10/7-cau-chuyen-hay-nhat-trong-hat-giong-tam-hon-giup-b
    an-nhien-ma-song.html
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #245 - 10. Apr 2019 , 08:58
     

    ......“VỀ THU XẾP LẠI”.


    Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất. Mời các bạn đọc bài viết của bác sĩ kiêm nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.

    Lời Ngỏ

    Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60... thật là đáng thương!

    Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi...

    Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

    Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất... Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

    Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi... chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn... ráng viết Già sao cho sướng?... để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.

    Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại...”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”... rồi đó thôi!

    Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

    Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

    Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

    Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí... chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

    Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ... kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

    Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối... Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao lưu, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là... ngu!

    Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có... Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác... giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”...

    “chú thích:

    Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”


    ...


    Sưu tầm
    Back to top
     

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    Dau Do
    Gold Member
    *****
    Offline


    Quân Sư

    Posts: 11591
    Thành Phố Phượng Hoàng
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #246 - 10. Jul 2019 , 08:00
     


    Tuổi trẻ Hongkong vs tuổi trẻ Việt Nam


    ...
    Back to top
     

    Triệu người quen, có mấy người thương
     
    IP Logged
     
    Ngố
    Gold Member
    *****
    Offline



    Posts: 2076
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #247 - 10. May 2020 , 04:01
     
    ...
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Pages: 1 
    Send Topic In ra