Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 
Send Topic In ra
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA (Read 20883 times)
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #105 - 02. Jun 2010 , 12:02
 
Thêm một chứng cứ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam: Không thể «giữ nguyên hiện trạng»



André Menras, Hồ Cương Quyết

Một người bạn là sử gia người Pháp vừa gửi cho tôi tài liệu về Hoàng Sa được đăng trên tờ Le Figaro của Pháp (ngày 5 tháng 7 năm 1938). Tài liệu này một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc quyền của Việt Nam. Xin lược dịch lại:


«Tại Viễn Đông: Chính quyền Đông Dương củng cố việc bảo vệ các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa)


Tokio, tháng 7 năm 1938:

Hãng Doméi cho phát một bản tin khẩn theo đó Chính Phủ Pháp đã thông báo cho Chính phủ Anh Quốc rằng họ đã chiếm các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa), một nhóm đảo và hòn đảo nhỏ ở phía Đông Nam của đảo Hải Nam, trên Biển Đông (mer de Chine).


Hãng Doméi nghĩ rằng Chính phủ Nhật Bản chưa nhận được một báo cáo chính thức nào liên quan đến thông tin trên. Và theo thông tin duy nhất có thể nhận được từ Tokio, một sở cảnh sát An Nam mới gần đây đã đổ bộ lên một trong những đảo đó, nơi có hơn 20 người Nhật đang làm việc. Hãy nhớ rằng một tuần trước, tại Hạ Nghị viện của Anh, người ta đã báo rằng nước Pháp và nước Anh, qua trung gian của các Đại sứ của họ ở Tokio, đã có những thông báo với Nhật về nguy cơ có thể có nếu có một sự chiếm đóng đảo Hải Nam đối diện với Đông Dương thuộc địa của Pháp.
Những cơ quan thẩm quyền Pháp khi được hỏi đã lưu ý rằng các hòn đảo Hoàng Sa đã được vương triều An Nam chiếm giữ từ đầu thế kỷ trước, được xem như một phần phụ thuộc của vương triều này. Để bảo đảm an toàn cho việc lưu thông trong những vùng này, chính quyền Đông Đương đã đặt những ngọn đèn pha thường trực. Những nhóm nhỏ cảnh sát An Nam cũng đã được đưa đến đảo để bảo vệ các công trình nghệ thuật đó. Đồng thời một đài khí tượng cũng đã được dựng lên để phát hiện những cơn giông, bão» (Xin xem bản gốc tiếng Pháp ở dưới).

Như một lời kết luận chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, anh bạn sử gia người Pháp viết: C.Q.F.D. (Ce Qu’il Fallait Démontrer), có nghĩa là một cách được thừa nhận của các nhà toán học, sau khi đã đưa ra dẫn chứng chứng minh cho một định lý rất rõ ràng rằng : Điều đó đã được chứng minh! Nói rõ hơn là mỗi người hiểu biết lẽ phải, biết lý lẽ không thể phủ nhận được. Đây là nguồn tài liệu có tính xác thực và mang tính quốc tế và đã được khẳng định từ thế kỷ trước. Điều này càng khẳng định thêm tại sao lâu nay chính quyền Trung Quốc tuyệt đối từ chối quốc tế hóa vấn đề này. Càng hiểu tại sao họ từ chối đàm phán và tiếp tục chọn giải pháp đe dọa sử dụng vũ lực khi thấy sức ép của dư luận thế giới tăng lên...


Từ tài liệu này, khi đọc một vài bài được dịch từ mạng của họ, tôi không ngạc nhiên khi thấy họ rất sốt ruột bồn chồn, mất sự tự kiềm chế đến mức chửi Việt Nam một cách điên loạn.
Nhưng có một điều tôi chưa rõ là, với Việt Nam, ngoại trừ việc phản đối chính thức hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình, chưa ra sức công khai hóa hoàn toàn các tài liệu có lợi cho mình dù đã quyết định quốc tế hóa Biển Đông. Hơn nữa, các tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam đối với Biển Đông đôi khi mâu thuẫn và bất nhất. Chẳng hạn, với nguồn sử liệu được nói đến trên, việc một vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Trung Quốc rằng nên «giữ nguyên hiện trạng» tại Biển Đông là một lập trường mâu thuẫn với tuyên bố và tinh thần khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

Vì sao? Điểm yếu nhất của Trung Quốc trên lĩnh vực pháp lý và lịch sử là Hoàng Sa. Chứng cứ của họ hiện rất yếu và không được nhiều đồng thuận. Trong khi ta có nhiều nguồn sử liệu chứng minh rõ Hoàng Sa là của Việt Nam (và bài báo trên tờ Le Figaro là một dẫn chứng thêm), nếu chúng ta chấp nhận giữ nguyên hiện trạng, có nghĩa là chúng ta chấp nhận mất Hoàng Sa hay sao?


Các vị lãnh đạo Việt Nam nên giải thích rõ và cụ thể khái niệm «giữ hiện trạng» đối với quần đảo Hoàng Sa.

A.D. HCQ


Nguồn sử liệu được dẫn trong

Bản tin gốc :


« EN EXTREME-ORIENT, Le gouvernement de l'Indochine renforce la protection des îles Paracel.

Tokio, juillet. L'Agence Domei publie une dépêche de Londres selon laquelle le gouvernement français aurait informé le gouvernement britannique qu'il a fait occuper les îles Paracel, groupes d'îles et de récifs situé au sud-est de l'île Haïnan, dans la mer de Chine.


L'Agence Doméi croit savoir que le gouvernement japonais n'a encore reçu aucun rapport officiel concernant cette nouvelle, et que d'après la seule information qu’ on peut recueillir à Tokio, un certain nombre de gendarmes annamites ont, tout dernièrement, débarqué dans une des îles en question, où travaillent une vingtaine de Japonais. On se souvient qu'il y une semaine, on a annoncé à la Chambre des Communes que la France et la Grande-Bretagne avaient, par l'intermédiaire de leurs ambassadeurs à Tokio, fait des représentations auprès du Japon, concernant le danger que comporterait une occupation de l'île Haïnan, en face de l'Indochine française. Interrogés, les milieux autorisés français font observer que les îles Paracel, occupées par l'Empire annamite depuis le début du siècle dernier, sont considérées comme une dépendance de cet Empire. Pour assurer la sécurité de la navigation dans ces parages, le gouvernement de l'Indochine y a fait installer des feux permanents. Des détachements peu nombreux d'agents de police annamites y ont été envoyés afin de protéger ces ouvrages d'art, ainsi qu'une station météorologique destinée à déceler les typhons. »

LE FIGARO 5 JUILLET 1938

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #106 - 29. Dec 2010 , 21:13
 
NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG SA ...



...

Đốt nén hương lòng dâng lên người chiến sĩ,
Chiến sĩ Hoàng Sa, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà.
Xuất thân từ Đệ Nhất Song Ngư,
Anh trở về Hoàng Sa lòng biển mẹ.

Nguỵ Văn Thà, mộ anh là biển cả,
Tình của anh là sóng nước đại dương.
Tiếng anh gào là Hoàng Sa dậy sóng,
Để ngàn năm in bóng Nguỵ Văn Thà.

Hòa máu nóng vào lòng biển cả.
Thiên Thần áo trắng thủy táng liệt oanh.
Cuồn cuộn dáng hùng anh,
Mãi lưu truyền thanh sử.

Ngụy Văn Thà! Tên anh là tiếng thét,
Hoàng Sa kia là máu thịt của dân ta.
Bùng khí thiêng thề cứu lấy sơn hà,
Ngày hội lớn có hồn người bên cạnh.

Trả lại ta trái tim Nguỵ Văn Thà,
Trả lại ta vùng biển mẹ Hoàng Sa.
Trả lại ta mối hận Hoàng Sa,
Trả lại ta dũng khí Ngụy Văn Thà!

Ngụy Văn Thà  tên anh là bất tử,
Tự hào thay! Anh Đệ Nhất  Song Ngư.
Đặng Hữu Thân uy dũng trước giặc thù,
Ngụy Văn Thà vào thiên thu lịch sử.

Lê Chân



TIẾNG GỌI NON SÔNG


Anh nghe chăng đồng bào đang rên xiết,
Anh nghe chăng tiếng trống giục Diên Hồng,
Anh nghe chăng cuồn cuộn máu Tiên Long,
Thề diệt giặc đáp đền ơn Sông Núi?

Anh nghe chăng non sông vẫy gọi,
Ngàn con tim oán hận sục sôi.
Anh biết chăng vận nước nổi trôi?
Thề cứu lấy sơn hà cơn tăm tối.

Nghe chăng Anh ơi! Biển đông sóng dậy
Tổ quốc ta đang đợi một bàn tay,
Đồng bào ta mắt ướt lệ hoen dài,
Thì hỡi anh còn chần chờ gì nữa?

Anh nghe chăng gông cùm rên xiết,
Mịt mờ, đâu là hướng đến tương lai?
Bùng lên anh, vùng vẫy chí làm trai,
Ta liều chết để non sông được sống.

Lưỡi liềm đó, giặc xâm lăng cuồng vọng,
Bọn cộng nô đã bán cả biển Đông.
Nhìn non sông máu lệ chảy tuôn giòng
Giặc đã cướp Tây Nguyên rồi anh hỡi!

Anh nhớ chăng tháng ngày trong lửa khói?
Nhắc nhở ai khấn hứa với quê hương
Bảo quốc, an dân với tất cả yêu thương
Nghe anh hỡi! Ôi đoạn trường dân Lạc Việt

Lê Chân





Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #107 - 19. Jan 2011 , 22:14
 
Trận Hoàng Sa Qua Bút Viết Cuả Một Tác Giả Trong Nước



Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa
     
...


Tháng Một 16, 2011 — Lê Mai


Ngày 19.1 hàng năm lại đến. Nó là cái mốc thời gian, ít nhất cũng nhắc nhở mỗi người dân VN không được quên thời điểm quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc mất vào tay TQ, chưa biết bao giờ mới lấy lại được. Càng đáng lo ngại hơn khi nhiều ngư dân VN bây giờ không thể, không dám ra khơi nữa – một cách trực tiếp buông trôi chủ quyền. Điều đó đòi hỏi đất nước cần có những quyết sách phù hợp, chủ động đương đầu với tình hình trên biển Đông – tất nhiên, với một phong cách VN, phong thái VN từng được thế giới vị nể.

Năm mươi lăm năm trước, ngày 26.5.1956, Chính phủ VNCH chính thức ra tuyên bố trước thế giới nêu rõ, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Nam VN. Ba ngày sau đó, Chính phủ TQ ủy nhiệm Bộ Ngoại giao ra tuyên bố, “quyết không cho phép xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa và các đảo khác thuộc về TQ, yêu cầu Nam VN phải đình chỉ ngay tất cả mọi hoạt động khiêu khích”.

Tuy nhiên, Chính phủ VNCH tiếp tục có nhiều tuyên bố cũng như hành động để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi đã đóng quân tại 6 đảo đá (TQ gọi là đánh chiếm), cuối tháng 8.1973, VNCH lại tuyên bố sẽ đưa hơn 10 đảo đá vào địa phận quản lý của tỉnh Phước Tuy. Hải quân VNCH thực hiện tuần tra vùng biển Hoàng Sa, ngăn cản ý định của TQ đòi chiếm quần đảo này.

Mâu thuẫn ngày một dâng cao tất yếu sẽ đưa đến hành động quân sự. Chúng ta biết, bối cảnh quốc tế khi đó rất phức tạp. Cuộc nội chiến đã kéo dài, gây nhiều đau thương. Lợi ích của nước nhỏ đã bị các nước lớn mang ra đổi chác. Bài học về độc lập, tự chủ không bao giờ cũ. Lịch sử đã chứng minh, trong trận đánh Hoàng Sa, TQ đã đi đêm với Hoa Kỳ để Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc. Điều này là rõ ràng, không thể tranh cãi.

...


Chỉ huy cao nhất của trận đánh Hoàng Sa phía TQ là Đặng Tiểu Bình, người vừa được khôi phục công tác.

Tháng 12.1973, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị tại phòng đọc sách của mình, quyết định bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm Tổng Tham mưu trưởng.

Mao nói:

“Nay tôi mời đến một quân sư, tên là Đặng Tiểu Bình. Ông này có nhiều người sợ, nhưng làm việc tương đối quả đoán. Tôi xin tặng đồng chí hai câu: trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà bên trong là cả một công ty gang thép”.

Đặng là người có uy vọng rất cao trong quân đội TQ. Rõ ràng, trận đánh Hoàng Sa đã được TQ trù tính và chuẩn bị rất kỹ. Họ có cả tàu khu trục Komal và tên lửa Ukhơ. Ngược lại, phía Nam VN lại bị bất ngờ lớn. Và, phía Bắc VN cũng vậy.

...

Tuy nhiên, sự chỉ huy quyết đoán, từ cấp cao nhất của VNCH, sự dũng cảm của hải quân VNCH thì ngay cả TQ cũng phải công nhận.

Đây là mô tả của họ:

“Sáng ngày 18.1, tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của Nam VN trong mấy ngày qua vẫn lởn vởn ở vùng biển gần đảo Cam Tuyền, lại đến gần tàu cá số 407 của TQ, dùng loa gào thét, buộc tàu cá TQ phải ra khỏi vùng biển này. “Không đi, chúng ta sẽ tiêu diệt cả tàu lẫn người bây giờ” – sỹ quan Nam VN nói.

Trong không khí đe dọa không có kết quả, tàu Trần Khánh Dư mở hết tốc lực, lao thẳng vào tàu cá 407, phá hủy buồng lái của tàu.

Đêm 18.1, sóng gió ầm ầm.

Hải quân Nam VN quyết tâm đọ sức với hải quân TQ bảo vệ Tây Sa, đã cử thêm tàu hộ vệ mang tên Sóng Gầm (chắc là họ chỉ hộ tống hạm Nhật Tảo) đến vùng biển cụm đảo Vĩnh Lạc, hội tụ với 3 tàu khu trục mang tên Trần Khánh Dư, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng đã xâm nhập trước đó.

Sáng sớm ngày 19.1, sau một ngày “thi gan” với hải quân TQ, hải quân Nam VN quyết tâm lợi dụng tàu chiến hòng nuốt chửng các tàu tuần tiễu có trang bị kém hơn của hải quân TQ (?), tiến tới chiếm cả cụm đảo Vĩnh Lạc.

Hai tàu Lý Thường Kiệt và Sóng Gầm giàn sẵn thế trận từ vùng biển phía bắc đảo Quảng Kim tiếp cận biên đội tài hải quân TQ. Còn hai tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng thì từ phía Nam tiếp cận hai đảo Tham Hàng và Quảng Kim.

Tàu Lý Thường Kiệt giương cao nòng pháo, lao thẳng vào biên đội hải quân TQ. Ỷ vào thế có lớp vỏ thép dày, tàu Lý Thường Kiệt không những không thay đổi hướng đi, ngược lại còn dùng mũi tàu húc thẳng vào tàu 396, làm hỏng cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy quét mìn.

Tàu Lý Thường Kiệt ngang nhiên đi giữa 2 tàu hải quân TQ, lao về phía đảo Tham Hàng, Quảng Kim, sau đó thả 4 xuồng cao su, chở hơn 40 tên sỹ quan binh sỹ Nam VN đổ bộ lên đảo ngay trước mặt tàu chiến TQ.

Sau khi chiếm lĩnh vị trí có lợi ở vòng ngoài, cả 4 tàu chiến hải quân Nam VN bỗng nhiên đồng loạt nổ súng vào 4 tàu chiến của biên đội hải quân TQ. Dưới làn pháo dày đặc của tàu địch, tàu chiến của hải quân TQ liên tiếp bị trúng đạn, một số nhân viên bị thương”…

Sau khi kết thúc trận đánh Hoàng Sa, Nam VN dồn dập điều động máy bay, tàu chiến sẵn sàng phục thù. Hải quân Nam VN ngoài việc cử 2 tàu khu trục từ Vũng Tàu và Nha Trang ra tập kết Đà Nẵng, còn cử 6 tàu chiến từ Đà Nẵng cơ động về hướng Hoàng Sa, đồng thời lệnh cho không quân và hải quân ở khu vực này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tiếc rằng, bối cảnh khi đó không cho phép tiếp tục trận đánh.

Được thua trong một trận đánh là chuyện bình thường. Nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa, ta thấy quyết tâm và sự dũng cảm rất cao của sỹ quan và binh sỹ VNCH. Họ đã làm theo lời tiền nhân, đối với một tấc đất của Tổ quốc, phải kiên quyết giữ gìn. Đó là một bài học lớn – bài học lịch sử mà không một ai được phép quên.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #108 - 04. Jun 2011 , 19:19
 


Biển Đông sẽ không bao giờ yên tĩnh nếu…

Song Chi.


Sự kiện ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của một chiếc tàu thuộc một tập đoàn dầu khí lớn nhất VN, hoành hành suốt hơn 3 tiếng đồng hồ trước khi rút lui mà không gặp bất cứ trở ngại gì khiến lòng người Việt trong và ngoài nước nổi sóng ba đào!

Báo chí “lề trái”, “lề phải”, các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân…đồng loạt lên tiếng. Người dân trong nước từ thành thị đến nông thôn nói với nhau về chuyện này tại nơi làm việc, tại những quán café, quán nhậu, ngoài cánh đồng làng và cả trong phòng ngủ gia đình. Người dân xa xứ nói với nhau qua điện thoại, internet. Những trái tim sôi sục, phẫn nộ. Trước sự ngang ngược quá đáng của Trung Quốc và trước sức ép từ người dân, cuối cùng Bộ Ngoại Giao VN, các websites và tờ báo đại diện cho tiếng nói chính thức của Đảng, quân đội và nhà nước CSVN như website ĐCSVN, website Chính phủ, báo Quân Đội Nhân Dân… cũng phải lên tiếng. Thế đã là…tiến bộ lắm! Nhưng cái trò phản đối bằng mồm này rõ ràng là chẳng ăn thua gì với TQ!

Thế giới mạng của người Việt nóng hẳn lên mấy bữa nay. Người ta cùng nhau đọc lại bản tuyên cáo đanh thép của chính quyền Miền Nam Cộng Hòa khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Người ta nhớ lại những hình ảnh sôi sục của những ngày cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi hàng trăm, hàng ngàn sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa tại Hà Nội và Sài Gòn.
Đã có những lời kêu gọi nhà nước VN hãy để cho người dân được tự do lên tiếng, phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, cũng như những lời kêu gọi xuống đường ôn hòa để biểu lộ thái độ đối với Bắc Kinh.

Hơn bất cứ dân tộc nào khác, người Việt từ xưa đến nay đã có quá nhiều kinh nghiệm cay đắng khi sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ và xấu chơi Trung Quốc. Người Việt quá hiểu rằng với Trung Quốc, đâu cứ phải cứ lùi bước, cứ nhân nhượng là Trung Quốc để yên cho. Đối sách của đảng và nhà nước cộng sản VN từ nhiều năm nay là nín nhịn, Trung Quốc muốn gì đáp ứng nấy, dâng đất, dâng biển…

Thế nhưng kết quả là gì? Trung Quốc đã đánh vỗ mặt Việt Nam năm 1979, xâm chiếm Trường Sa năm 1988. Trung Quốc đã lấn lướt được của Việt Nam hàng trăm kilomet vuông lãnh thổ dọc biên giới phía Bắc và hàng trăm dặm vuông lãnh hải, thông qua Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ năm 2000, bởi sự nhân nhượng của nhà nước Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc có thể chưa vội dùng vũ lực trên đất liền với Việt Nam, nhưng họ chắc chắn sẽ đánh chiếm nốt những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang nắm giữ để thực hiện âm mưu chiếm trọn 80% khu vực biển Đông này. Bởi đó là lợi ích cốt lõi của họ. Là chiến lược và tham vọng lâu dài tiến tới xưng hùng xưng bá trên cả khu vực này, đối trọng với Mỹ. Đã là chiến lược, là tham vọng lâu dài của “kẻ khác” thì chúng ta có nín nhịn, có ngoan ngoãn phục tùng cũng chẳng được yên.
Đảng và nhà nước cộng sản VN chắc cũng không đến nỗi tối dạ gì mà không hiểu điểu đó.

Nhưng khốn thay, chính họ đã tự trói tay mình, tự làm khó mình để bây giờ rơi vào thế kẹt tứ bề và càng lúc sẽ càng khó khăn hơn!

Với thế giới, do khăng khăng bảo vệ mô hình của một chế độ độc tài chuyên chế, Việt Nam đã không thể có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước láng giềng trong khối ASEAN cho tới các nước tự do dân chủ phương Tây và Hoa Kỳ. VN cũng không có đồng minh chiến lược. Thêm vào đó là chính sách ngoại giao theo kiểu đu dây giữa các nước lớn, lúc thế này lúc thế khác, tiếng là “bạn với tất cả” cũng có nghĩa chẳng có ai thực sự là bạn khi cần thiết!

Với Trung Quốc, chính nhà nước VN đã tự đút đầu vào thòng lọng của anh bạn láng giềng khi quay đầu lại bám víu lấy TQ sau sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Từ đó, VN cứ mãi không sao thoát khỏi vòng kềm tỏa của TQ. Lại thêm nạn tham nhũng, dốt nát, điều hành quản lý kinh tế quá kém khiến kinh tế càng lúc càng bết bát, đất nước càng lúc càng ngập trong nợ nần, khoảng cách tụt hậu mỗi lúc mỗi xa so với các nước. Tài lực, nội lực không mạnh thì làm sao trụ vững một mình , thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào nước khác?

Với nhân dân, sau bao nhiêu năm đảng và nhà nước tích cực bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, mọi tiếng nói phản biện, dập tắt mọi biểu hiện yêu nước của người dân, hậu quả là ba phần tư người Việt trong nước hôm nay đã sống theo kiểu “chuyện chính trị, chuyện nước là của… nhà nước lo”. Người dân phần vì sợ hãi, muốn yên thân, phần vì quanh năm quay cuồng với cơm áo gạo tiền nên chẳng mấy ai thực sự thấy hết hiện trạng của đất nước cũng như hiểm họa từ phương Bắc. Làm nhụt nhuệ khí của dân tộc, đảng và nhà nước cộng sản VN hôm nay cũng đồng thời phải lãnh hậu quả: khi cần đến tinh thần công dân, sự quật cường của người dân để chống lại kẻ thù nếu có một cuộc xâm lăng xảy ra, liệu phải mất bao lâu để gầy dựng lại cái tinh thần, nguyên khí, nội lực đó?

Rút cục, đảng và nhà nước VN cứ loay hoay như đèn cù: đối ngoại vừa muốn chơi với Hoa Kỳ nhưng lại sợ mất đảng, vừa muốn bám lấy TQ làm chỗ dựa kinh tế và chỗ dựa cho chế độ nhưng lại sợ mất nước! Khi quan hệ với TQ “cơm không lành canh không ngọt” vừa muốn lên tiếng cho thế giới hay vừa sợ nếu làm căng quá thì TQ lại “dạy cho một bài học” nữa thì không có ai cứu. Vừa muốn để cho người dân phản ứng hộ mình nhưng lại sợ “các thế lực thù địch” lợi dụng chuyển hướng thành cuộc cách mạng hoa nhài hoa cúc…Nên cứ thậm thà thậm thụt, hành xử bất nhất, từ người dân cho đến thế giới cũng chả biết rõ đảng và nhà nước cộng sản VN muốn cái gì!
Chưa kể, kinh tế thì đang lao đao, xã hội thì quá nhiều vấn đề, lòng dân oán thán.

Hiểu rõ cái thế yếu, sự khó khăn đó của Hà Nội, Bắc Kinh càng ngày càng lấn tới.

Từ việc chọn lựa sai mô hình, thể chế chính trị, chọn bạn mà chơi cho đến vô vàn những sai lầm trong đường lối chính sách về kinh tế, xã hội, đối nội, đối ngoại…nhưng lại khư khư không muốn thay đổi, chỉ muốn giữ quyền lực đến cùng, đẩy đất nước và dân tộc đến tình thế khó khăn ngày hôm nay, là trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN.

Tổ tiên VN đã bao đời chiến đấu chống lại họa ngoại xâm, đặc biệt là từ phương Bắc, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam để trao lại cho họ, các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước VN một tổ quốc như ngày hôm nay. Nhưng các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước VN trong nhiều năm qua đã không xứng đáng với tổ tiên. Chưa bao giờ VN bị mất đi một rẻo đất chỉ đến khi dưới “triều đại” của họ. VN cũng chưa bao giờ phải hèn hạ đến thế trước nước lớn, chỉ dưới “triều đại” của họ. Họ cũng chẳng xứng đáng với một dân tộc yêu nước như dân tộc VN. Điều cuối cùng mà họ có thể làm được để tạ lỗi với tổ tiên và với nhân dân là hãy thức tỉnh, kịp thời chọn lựa một con đường đi khác- tự do dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng, để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, thoát khỏi vòng kềm tỏa và cả cái họa bành trướng từ nước láng giềng khổng lồ.
Còn nếu họ nhất định bám giữ quyền lực, trách nhiệm cứu nước tùy thuộc vào lương tri sáng suốt của người VN.


Biển Đông sẽ không bao giờ yên tĩnh và Việt Nam cũng sẽ chẳng bao giờ được yên ổn nếu TQ không thay đổi thành một quốc gia dân chủ, biết tôn trọng luật pháp, các công ước quốc tế. Hoặc chính VN phải thay đổi trước để tự cứu mình.

Nếu không, rồi sẽ đến một ngày, cả vùng biển này là của kẻ khác, ngư dân VN chỉ còn biết ngồi đó mà khóc. Ông bạn láng giềng chiếm hết đảo, xây căn cứ sân bay, căn cứ tàu ngầm, rồi tàu chiến ngày đêm ngang dọc tuần tra, VN sẽ chẳng còn nhúc nhích cục cựa vào đâu được nữa.



Tương lai đất nước này, dân tộc này chẳng lẽ lại bi đát đến thế?

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #109 - 23. Jun 2011 , 22:12
 
Những người Dân Chủ Việt Nam nguyện đem tất cả trí tuệ, sức lực
cho sự nghiệp đòi lại chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa


I. Tổ quốc Việt nam, lòng yêu nước của người Việt Nam

II. Đảng cộng sản Việt Nam, lòng yêu nước của người cộng sản.

III. Trung Quốc lợi dụng chủ nghĩa quốc tế vô sản vào âm mưu bành trướng Biển Đông như thế nào ?

IV. Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - hay thế hệ đầu tiên yêu nước chân chính và kế hoạch Bành trướng của Trung quốc.

V. Kết luận




I. TỔ QUỐC VIỆT NAM , LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

...

Tổ quốc Việt nam có hình chữ S:, khởi đầu từ Móng Cái, từ Ải Mục Nam Quan, giáp Trung quốc, tới mũi biển Cà Mau cực nam, giáp Cămpuchia.

Cả một dải đất dài, uốn lượn quanh co, chỗ phình ra, chỗ co hẹp lại, chỗ cao lên, chỗ thấp xuống, chỗ bằng phẳng, chỗ nhấp nhô, tạo nên những phong cảnh kỳ thú như một con RỒNG khoan thai nằm nghỉ, nhìn ra vịnh Hạ long, nơi có đàn rồng tung tăng đùa giỡn, ôm lầy Biển Đông xinh đẹp, với bờ biển dài gần 3000 km.

Xa khơi là hàng trăm các hòn đảo trong vịnh Bắc Bộ, dọc theo duyên hải Bắc bộ, dọc theo duyên hải miền trung từ Quảng Trị tới Bình Thuận, từ Bình Thuận tới Cà Nau, như Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ. Các quần đảo có Hoàng Sa, Trường Sa. Xuống nữa có các đảo, Lý sơn, Cù Lao Chàm , Phú Quốc, Côn Sơn ...

Văn học Việt Nam có câu nói tự hào: “Địa linh tất sinh nhân kiệt” .

Đây là lòng tự hào về mảnh đất rồng nằm này, lòng tự hào về con người sinh sống trên mảnh đất này.

Đất Việt nam được tưới, bồi đắp bởi Sông Hồng, Sông Cửu long, Sông Nhật lệ, Sông Lam, Sông Đuống, Sông Chảy, Sông Đa Krông, Sông Pô Kô, Sông Nậm Rốm, Sông Mã, Sông Vàm Cỏ Đông, Sông Hậu...

Tất cả các dòng sông đều đổ ra biẻn lớn: Biển Đông, nơi mặt trời mọc.

Đất với Sông với Biển Đông với người Việt quấn quýt với nhau tạo nên một không gian sinh sống. Xuất hiện những cánh đồng lúa nước dập dờn hạt thóc, lúc đòng đòng xanh mát, lúc chín vàng thơm tho. Những mẻ lưới đánh cá được quăng ra quanh bờ biển Quảng Ninh, Hải Hậu, Cửa Lò, Nha Trang, Mũi Né,.. quanh Côn Đảo sóng vỗ, quanh Phú Quốc mặn mùi mắm cá... quanh Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài khơi xa Biển Đông.

Những câu quan họ trao duyên cho các cô gái trẻ, các chàng trai mới lớn, yêu đương hẹn hò ngày vào mùa của đồng bằng Bắc bộ.

Những ngày hội Tây Nguyên hùng tráng tháng 3. Để người cha dậy con trai dũng mãnh phóng lao, trừ hổ báo. Để người mẹ dậy con gái óng ả thêu thùa . Những dãy nhà rông dài như tiếng chiên , tiếng cồng của người Giarai, Bana,... kể mãi về anh hùng Đam San cho các thế hệ Tây Nguyên biết.

Những câu vọng cổ, hoài xưa của Nam bộ, cất lên sau những mái tranh nghèo đơn sơ, xua đi nỗi mệt nhọc của người dân khai phá bưng biền, Đồng Tháp...

Đất với Sông với Biển Đông với người Việt lại quấn quýt với nhau, tạo nên không gian văn hóa, không gian tập tục.

Từ TỔ QUỐC thiêng liêng là như vậy.

Tổ quốc Việt nam đã có từ lâu lắm.

Từ lúc Lạc Long Quân, vua Rồng Biển Đông gặp nàng Tiên Âu Cơ, chúa tể rừng thiêng Việt Nam và nên vợ nên chồng. Đôi vợ chồng Rồng, Tiên này đã chọn Việt Nam để ở. Họ sinh con. Sinh 100 chàng trai từ bọc trứng. Rồi cha Lạc Long Quân dẫn 50 chàng trai Việt xuống đồng bằng, ra Biển Đông . Mẹ Âu Cơ cùng 50 chàng trai dân tộc ở lại cuốc rẫy, làm nương .

CÁC DÂN TÔC SINH SỐNG TRÊN TỔ QUỐC VIỆT NAM NÀY ĐỀU LÀ ANH EM.


Đoàn kết tất cả các dân tộc sống trên mảnh đất Việt nam này là lời căn dặn của tổ tiên Việt nam để lại.

Đoàn kết tất cả các dân tộc là sức mạnh của Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Đất nơi Tiên, Rồng chọn để ở, tất là đất linh.

Đất linh thì mầu mỡ, có khí thiêng thoát ra.

Đất đai mầu mỡ thì cây cối xanh tốt, cỏ hoa khoe thắm, muông thú nhởn nhơ. Cảnh vật hữu tình.

Khí thiêng thoát ra thì bồi đắp cho con người. Con người cũng nhờ khí thiêng ấy mà thông tuệ, sáng sủa.

Ta nói: Địa linh tất sinh nhân kiệt là như vậy.

Nhân kiệt của Tổ quốc Việt nam là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Lê Hoàn, Dương Vân Nga... trong thời đầu dựng nước. Là Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh... trong thời kỳ giữ nước.

Là các anh hùng đánh giặc ngoại xâm, khi tổ quốc lâm nguy. Là các nhà văn, nhà thơ , nhà giáo dục, nhà thầy giáo... thì bình yên xây nước .

Lòng yêu nước của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này thật đơn giản: yêu từng dòng sông, bãi sắn . Yêu đàn cò bay về tổ chiều hè, yêu con nai vàng ngơ ngác lúc thu sang. Yêu Biển Đông hùng vĩ những cơn sóng bạc. Yêu mầu đỏ phù sa sông Hồng. Yêu núi Yên tử, yêu Đà lạt sương mù...Yêu nhưng con người cần cù chăm chỉ trên mảnh đất này.

“Ta yêu hết,                        ...

những gì là của em quê Việt,

như người tình,

yêu cả bóng người yêu.

Yêu từng đám mây,

biến hóa không ngừng,

đêm hè gió lộng.

Yêu bình minh hồng,

Mỗi sáng Biển Đông.

Yêu cách buồm nâu,

Lẻ loi đơn độc.

Tiếng chó sủa dồn,

khuya khoắt đêm thâu.

Yêu ngọn cỏ may,

theo chân người qua đò,

mang tình em,

cô hàng nước, cây đa.

Nghìn dặm tìm chàng,

thư sinh người việt.

Bởi chưng một lần,

chàng đã nói yêu em.

Yêu như vậy,

thủy chung đằm thắm,

Dù hồn có tan đi,

nhưng tình yêu không mất,

Yêu hôm nay,

và yêu cả ngày mai.

Việt nam ơi,

Ta yêu Người mãi mãi .”

Yêu nước chính là yêu mảnh đất chữ S này. Yêu nước là bảo vệ Tổ quốc Việt nam, bảo vệ từng tấc đất ,tấc sông, tấc biển, tấc đảo... không cho ngoại xâm cướp đi. Yêu nước là đoàn kết tất cả các dân tộc chống giặc ngoại xâm .

Họa ngoại xâm ấy lúc nào cũng là giặc phương Bắc.

Có một lần là họa từ phương tây.

Lòng yêu nước này đã qua thử thách , trải nghiệm suốt chiều dài lịch sự 4000 năm dựng nước.

Là người Việt nam, là dân tộc sinh sống trên dải đất này, không ai được quên điều này.

Yêu nước là nghĩa vụ tinh thần của mọi người việt nam sinh sống trên mảnh đất thân yêu này.

Yêu nước cũng là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi người việt nam. Không một ai, một chế độ nào có thể tước đi quyền này của họ.
...


II. ĐẢNG CỘNG SẢN VN, LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM.


Đảng cộng sản Việt nam là chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 3/2/ 1930. Đảng cộng sản Việt nam dùng tư tưởng của giai cấp công nhân, gọi là giai cấp vô sản, làm ngọn đèn soi mọi vần đề, giải thích mọi mâu thuẫn trong xã hội. Phương pháp cơ bản mà họ thực hiện để thúc đẩy xã hội tiến bộ là đấu tranh giai cấp. Tổ chức nhà nước được xây dựng trên công hữu . Tư hữu bị loại bỏ. Nền kinh tế là có kế hoạch và điều hành tập trung do chính phủ chỉ đạo hoàn toàn. Đảng cộng sản chủ trương cách mạng không ngừng và chuyên chính vô sản để chống sự trở lại quyền lực của giai cấp tư bản. Mục đích của CN cộng sản là xây dựng thế giới đại đồng , thế giới hạnh phúc của giai cấp vô sản. Ở đấy có trái thơm, quả ngọt, có của cải vô số dùng không hết. Ở đấy "người yêu người sống để yêu nhau" [Tố Hữu]. Ở đấy "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", đây là thiên đường của chủ nghĩa Mác-lênin.

Đảng cộng sản Việt nam từ khi thành lập đã làm được những gì cho Tổ quốc Việt nam , cho dân tộc Việt nam?

Tựu trung lại, suốt hơn 70 năm qua, họ làm được 2 việc lớn.

1. Dành lại độc lập cho dân tộc Việt nam từ thuộc địa của Thực dân Pháp.

2. Mang lại thống nhất cho Tổ quốc năm 1975.

Thực sự thì 2." Mang lại thống nhất Tổ quốc Việt nam 1975" là việc làm sửa chữa lỗi lầm đã ký hiệp định Genève năm 1954, chia cắt Việt nam làm 2: Miền Bắc và Miền Nam. Việc sửa chưa lỗi lầm này là quá đắt . Người phải trả giá là dân tộc Việt nam. Nhưng bài viết này không bàn đến chuyện nà .

Như vậy, trong cả 2 cuộc chiến tranh này, Đảng cộng sản Việt nam đều kêu gọi dân tộc Việt nam, người dân Việt nam hi sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam, khi có nạn ngoại xâm.

Ta hãy tìm hiểu xem quan niệm về lòng yêu nước của người cộng sản việt nam có nội dung cụ thể gì?

Thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đồng viết: Yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Mà phe chủ nghĩa xã hội khi đó thì đứng đầu là Trung quốc và Liên xô. Tức là yêu Trung quốc hiện nay (Liên xô đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội). Họ còn ghi vào Hiến pháp Việt nam điều 4 về quyền lãnh đạo Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt nam của ĐCS VN.

Vậy yêu nước theo người cộng sản Việt nam là:

+ Ngoài thì yêu Trung quốc xã hội chủ nghĩa, trong thì yêu nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam.

+ Ngoài thì yêu Đảng cộng sản Trung quốc, trong thì yêu đảng cộng sản Việt nam.

+ Ngoài thì yêu lãnh tụ cộng sản Trung quốc, trong thì yêu lãnh tụ cộng sản Việt nam.

+ Ngoài thì yêu giai cấp vô sản thế giới , vô sản Trung quốc , trong thì yêu giai cáp vô sản Việt nam.

Trở lại việc sáng lập ra Đảng cộng sản Việt nam của các thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu,.... Đảng cộng sản việt nam ra đời lấy học thuyết Mac-Lênin làm kim chỉ nam hòng đoàn kết , động viên dân tộc Việt nam vùng lên dành độc lập tự do. Nguyễn Ái Quốc khi đọc Luận cương của Lê nin về thuộc địa ở Pari đã sung sướng, hét to lên rằng: đây là con đường giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên thế giới.

Vậy thì giải phóng thuộc địa, độc lập cho tổ quốc VN, tự do cho dân tộc VN, là mục đích.

CN Mác-Lênin, tổ chức của Đảng cộng sản Việt nam chỉ là phương tiện để đạt mục đích cao cả ấy.

Mục đích cao quí ấy không thay đổi khi chưa đạt được, phương tiện có thể thay đổi khi không còn thích hợp với hoàn cảnh.

Đây là lẽ lớn của hưng vong dân tộc, của hưng vong quốc gia.

Cái gì đã làm cho ĐCS VN không thay đổi được, khi tình huống hơn 20 năm trước thay đổi, khi phe XHCN cáo chung?

Trả lời câu hỏi này có thể trực tiếp, dễ dàng như trả lời sau:

Độc quyền lãnh đạo và những lợi lộc kèm theo nó: Tham nhũng vô tội vạ, tham nhũng không bị pháp luật trừng trị đã biến ĐCS VN thành một chính đảng đặt quyền lợi của một nhóm chóp bu lên trên quyền lợi của dân tộc.

Trả lời câu hỏi trê, có thể tìm nguyên nhân sâu xa hơn, nguyên nhân nằm ở nội tại của CNCS Mác-Lênin.

Các Mác và Lê nin đều là những người do thái . Nhấn vào điểm này để ta thấy tính mị dân , tính hoàn thiện của CNCS có nguồn gốc từ sự quan sát, nghiên cứu cặn kẽ một tôn giáo. Tôn giáo này phát gốc từ dân tộc do thái, nay đã chinh phục gần 3 tỷ người theo đạo trên trái đất. Tôn giáo này là Kato giáo , Chúa JEZUS, người do thái, là chúa trời của tôn giáo này.

Những đặc điểm tổ chức, cách chinh phục nhân tâm, cách mị dân... của đạo Kato đã là kinh nghiệm, hình mẫu để Mác và Lênin xây dựng chính đảng cộng sản, hat nhân của CNCS của mình.

Mác cũng đã nhận xét: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

Đảng cộng sản Việt nam đã sa vào CNCS của Mác, Lê nin, và thế là như con nghiện, họ lú lấp quên cả dân tộc.

Phải gạch rõ câu này: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... là những người yêu nước vĩ đại.

Khi Phạm Văn Đồng cầm bút ký vào hiệp định Genève, chia cắt Tổ quốc Việt nam thành 2 phần Nam và Bắc là lúc ông ta quên dân tôc, chỉ còn nghe theo Chu Ân Lai, người anh trung quốc, cùng giai cấp vô sản .

Phạm Văn Đồng nếu còn tinh thần dân tộc chủ nghĩa, quyết không ký hiệp định này.

Chính Hồ Chí Minh 1946, khi Pháp quay trở lại chiếm Nam bộ, đã nói: Nam bộ là máu của máu Việt nam, thịt của thịt Việt nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Vậy thì cớ sao Phạm Văn Đồng (chính xác hơn BCT ĐCS VN) lại ký một hiệp định chia cắt đất nước. Chỉ có thể lý giải được là Trung quốc đã đường mật, lấy tình quốc tế vô sản, lấy viện trợ to lớn của quốc tế vô sản dụ dỗ ban lãnh đạo đảng cộng sản việt nam. Những học trò giáo điều này, non mớt này , chưa hiểu thực chất của chủ nghĩa quốc tế vô sản ,đã hăm hở chia đôi Việt nam vì họ tưởng chỉ ngày mai thế giới đại đồng, không còn biên giới, không còn dân tộc nữa. Tất cả mọi người trên thế giới sẽ nói chuyện với nhau bằng "quốc tế ngữ".

Năm 1958, khi thủ tướng Trung quốc ra nghị quyết về 12 hải lý lãnh hải Trung quốc, mặc nhiên coi Hoàng sa, Trường sa thuộc chủ quyền Trung quốc, tại sao Phạm Văn Đồng lại ủng hộ nghị quyết này?

Thực tế, nếu có tinh thần dân tộc, quí trọng mỗi thước đất, tấc biển, mỗi hòn đảo của tổ tiên để lại, thì khi Trung quốc tỏ ý cưỡng chiếm , phải phản đối.

Thêm nữa, Quốc hội Việt nam từ 1958 đến nay, không một lời phản đối Trung quốc về Hòang sa, Trường sa. Quốc hội Việt nam không bác bỏ công hàm của Phạm Văn Đồng, để Trung quốc mặc nhiên dùng nó thực hiện kế "trong không biến thành có " xâm lấn Biển Đông của Việt nam.

Năm 1974, khi Trung quốc dùng hải quân gây chiến với VNCH , chiếm đóng Hoàng sa , tại sao chính phủ VNDCCH không một lời lên tiếng phản đối?

Năm 1988, hải quân Trung quốc giết hại các chiến sĩ Việt nam trên một số đảo của Trường sa và xâm chiếm các đảo ấy. Việt nam không phản ứng đủ mạnh để thế giới hiểu lầm đây là các đảo thuộc chủ quyền Trung quốc.

Tất cả các sự kiện trên đây, đều qui tụ về một lời giải thích:

Đảng cộng sản Việt nam đã đặt chủ nghĩa quốc tế vô sản lên trên dân tộc việt nam. Họ đã:

“Quan san muôn dặm một nhà,

Bốn phương vô sản đều là anh em .”( Ho Chi Minh)

Như vậy thì lấy tình anh em, ruôt thịt ra cư sử với nhau. Của mình cũng là của anh hai Trung quốc. Anh có sức mạnh, anh giữ cho mình.

Một sự mê muội mà dân tộc phải trả giá thay: mất hai chuỗi ngọc lấp lánh trên Biển Đông, giầu hải sản, có trữ lượng khoáng sản dồi dào, nhất là dầu hỏa và khí đốt. Ngoài ra Hoàng sa, Trường sa còn có vị trí chiến lược quan trọng, bảo vệ an toàn lãnh hải cho Việt nam từ khơi xa. Để ngày nay, Trung quốc dùng "đường lưỡi bò" quấy động Biển Đông, hăm dọa chiến tranh với Việt nam.

Tội cao ngất trời này, kỷ luật nào xứng với Đảng cộng sản Việt nam đây?


III. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN VÀO ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO.



...

Trước hết ta viết đôi dòng về Mao. Thật ra ý định của Trung quốc muốn một Việt nam chia cắt, yếu ớt bên cạnh biên giới phía nam của Trung quốc trong hội nghi Genève không phải là mưu kế mới mẻ gì . Chính Liên xô cũng đối sử như vậy với Trung quốc . Cuối năm 1948, khi Mao sửa soạn chiếm Bắc Kinh và tiến xuống miền nam, Stalin phái Mikoyan sang gặp Mao để yêu cầu Mao không được tiến xuống phía nam sông Dương Tử, không được tấn công Tưởng Giới Thạch. Stalin yêu cầu Mao phải chấp nhận một chính phủ liên hiệp với Quốc dân đảng. Nhưng Mao cực lực bác bỏ ý kiến này.Mao nhận ra Stalin không muốn có một nước Trung Hoa thống nhất và mạnh chỉ vì quyền lợi riêng của Liên xô.

Như vậy ngay từ 1948, do đứng trên quan điểm dân tộc. Mao đã không sa vào bẫy làm yếu Trung quốc của Liên xô.

Tại sao Đặng Tiểu Bình 3 lần bị cách chức 3 lần được Mao phục hồi?

Đó là vì Mao nhận ra được Đặng là người lĩnh hội sâu nhất thuyết bành trướng xuống Đông nam á và ra Biển Đông của Mao. Hơn nữa Đặng là người có uy tín trong quân đội, có khả năng lãnh đạo quân đội đánh VN. Lần thứ 3 khi bị cách hết các chức vụ , Đặng đã không ngồi nhàn chờ ân huệ của Mao ở làng nhỏ.Chắc chắn là thời gian này Đặng nung nấu kế hoach đánh Hoàng sa. Điều này thể hiện ở chỗ ngay sau khi phục hồi chức vụ vài ngày , Đặng trực tiếp xét duyệt kế hoạch tác chiến chiếm Hoàng sa. Ngày diễn ra trận hải chiến với Hải quân VNCH, ĐẶNG NGỒI LÌ Ở BỘ CHỈ HUY TRỰC TIẾP RA LỆNH.

Đặng còn là người của BCT ĐCS TQ trực tiếp xét duyệt viện trợ cho VN.

Người ra lệnh cho quân TQ đánh vào VN 1979 là ai? Cũng là Đặng.

Bành trướng là quốc sách của TQ.

Năm 1954, BCT ĐCS VN vẫn u mê, ấu trĩ, không có quan điểm dân tộc, đã đồng ý chia cắt Việt nam ở hội nghi Genève. Ai có thể cấm Phạm Văn Đồng không ký bản hiệp định này?

Hậu quả của không ký hiệp định là : có thể xẩy ra tiếp diễn chiến tranh với nước Pháp suy yếu sau thế chiến thứ 2. Tuy vậy chắc chắn vài năm sau, Việt nam sẽ dành được độc lập. Giá phải trả là ít hơn nhiều, so với cuộc chiến với Hoa kỳ sau này.

Đây là điểm khác biệt giữa cộng sản Việt nam và cộng sản Trung quốc.

Do vậy, việc Trung quốc dùng chủ nghĩa quốc tế vô sản để bẫy Việt nam hết lần này đến lần khác là điều dễ hiểu.

Năm 1946, lợi dụng Phát xít Nhật thua trận, Tưởng Giới Thạch phái quân đổ bộ vào 2 đảo Phú lâm (Hoàng sa) và Ba bình (Trường sa). Phải nhẵc rõ ở đây là: trước 1939, khi Nhật chiếm Hoàng sa , Trường sa , 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Việt nam và Pháp.

Nếu là quốc tế vô sản anh em, thì sau khi thành lập CHNN TRUNG HOA, chính phủ Chu Ân Lai phải trao trả Phú lâm và Ba bình lại Việt nam, một nước cộng sản anh em, đã thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo này từ trước thế chiến thứ 2.

Nhưng không, họ tham lam Hoàng sa, Trường sa và bầy ra kế "Vô trung sinh hữu" .Để thực hiện mưu kế "Vô trung sinh hữu", chính phủ Trung quốc ra nghị định về quyền 12 hải lý của họ ngày 4/9/1958, với mặc nhiên cố ý về chủ quyền Trung quốc với Hoàng sa, Trường sa.

Phạm Văn Đồng đã rơi vào bẫy này bằng công hàm trả lời ngày 14/9/1958.

Nếu từ 1948, Mao đã trả lời "không" với Stalin và gửi đặc phái viên Mikoyan trở lại Mạc tư khoa, thì thủ tướng Việt nam năm 1958, không dám trả lời dù 1 dòng đại ý là: tán thành chủ quyền 12 hải lý của Trung quốc, còn chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thì Việt nam yêu cầu có thảo luận với Trung quốc.

Sự ngây thơ về chính trị của BCT ĐCS VN, sự phó mặc 2 quần đảo cho ý định chiếm đoạt của Trung quốc đã khuyến khích Trung quốc dấn tiếp , có kế hoạch bành trướng ra Biển Đông. Từ 1958 đến 1974 khi Trung quốc tấn công chiếm Hoàng sa là một thời kỳ khá dài yên lặng trên Biển Đông. Đó là do Trung sáo động với các đấu tranh phe phái, với cách mạng văn hóa vô sản.

Năm 1974, Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường. Thời cơ thuận lợi do Hoa kỳ đã mệt mỏi với chiến tranh Việt nam và có ý sao nhãng với Biển Đông . Đặng quyết tâm đẩy nhanh tiến độ bành trướng ra Biển Đông. Đặng lo nhất là sự chống trả quyết liệt của VNCH . Nhưng không xẩy ra điều này . Không có hậu thuẫn của cả dân tộc, thậm chí VNDCCH còn gầm ủng hộ Trung quốc trong sự dại dột, ngây thơ về quan hệ anh em quốc tế vô sản.

Thế là từ có 1 đảo, Trung quốc đã có cả quần đảo. Sau khi chiếm thêm một số đảo trên Trường sa năm 1988, Trung quốc chuyển sang bước 2: hợp pháp hóa chủ quyền của họ trên Hoàng sa, Trường sa.
...


IV. NGUYỄN VĂN HẢI , CÙ HUY HÀ VŨ... HAY THẾ HỆ YÊU NƯỚC KHÔNG CỘNG SẢN TRONG KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC RA BIỂN ĐÔNG.


Sau nghị quyết chính phủ 4/9/1958, sau khi dùng vũ lục chiến Hoàng sa 1974, chiếm một số đảo tại Trường sa 1988, Trung quốc muốn chính thức thực hiện chủ quyền nhằm nhanh chóng khai thác các quần đảo này.

Năm 2007, họ sát nhập hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa vào một huyện mới tên là Tam sa, thuộc hành chính tỉnh Hải nam.

Việc cướp trắng trợn của Việt nam Hoàng sa, Trường sa, rồi không thèm thảo luận với Việt nam, đưa 2 quần đảo ấy vào bản đồ hành chính Trung quốc, chuân bị khai thác nó đã gây một sự phản đối mạnh mẽ trong nhân dân Việt nam.

Có 2 cuộc biểu tình lớn tại Hà nội, Sài gòn vào ngày 9/12 /2007, và 16/12/2007.

Anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cầy) là một trong những đại diện của phong trào yêu nước phản đối Trung quốc áp đặt chủ quyền hành chính với 2 quần đảo này 2007.

Việc người dân tự phát lòng yêu nước, biểu tình chống sự ngang nhiên xâm lấn của Trung quốc đã không được chính quyền cộng sản Việt nam hài lòng.

Sau các cuộc biểu tình trên là sự khủng bố của công an việt nam.

Các bloggers kêu gọi biểu tình lần lược bị bát bớ, tù đầy.

Đây là hành động khờ dại của chính quyền cộng sản việt nam.

Người trung quốc không làm gì không tính toán.

Việc đưa Hoàng sa, Trường sa vào hành chính Hải nam là chuẩn bị khai thác, cũng là thử phản ứng của Việt nam.

Nhân dân việt nam đã phản ứng đúng đắn, đã biểu tình bầy tỏ sự phẫn nộ của mình.

Chính phủ Việt nam bắt bớ người biểu tình, đã phản ứng sai lầm . Việc này chứng tỏ chính phủ Việt nam sợ người dân việt nam, sợ không quản lý được tình hình .Chứng tỏ chính phủ Việt nam yếu, không được nhân dân ủng hộ. Việc này đã khuyến khích Trung quốc tiến thêm những bước sau của kế hoạch bành trướng ra Biển Đông.

Ta có thể trích bài từ 16 chữ của Mao ở đây:

Địch tiến ta lui,

Địch dừng ta tiến,

Địch mệt ta đánh,

Địch lui ta đuổi.

Như vậy rõ ràng rằng : Nếu chính quyền Việt nam sợ Trung quốc , sợ nhân dân việt nam thì Trung quốc lấn tới .

Tháng 9/2009, sau phép thử nói trên, Trung quốc đệ lên LHQ bản đồ bành trướng "lưỡi bò" ở Biển Đông.

Có thể nói rằng : Nếu chính quyền cộng sản Việt nam ủng hộ lòng yêu nước của nhân dân Việt nam , không bắt bớ những bloggers đấu tranh cho chủ quyền Việt nam ở Hoàng sa ,Trường sa, cho phép phong trào tự phát , lớn mạnh thành một Mặt trận, thì Trung quốc đã không dám trình ra tấm bản đồ này ở thời điểm này . Có thể vĩnh viễn không ai nhìn thấy tấm bản đồ vô lý này , nếu phong trào biểu tình đòi chủ quyền cho Việt nam tại Hoàng sa , Trường sa trở thành phong trào nhân dân rộng lớn có hàng triệu người tham gia.

Nhưng chính chính phủ cộng sản Việt nam một lần nữa lại tiếp tay cho bành trướng Trung quốc, khuyến khích Trung quốc bành trướng mạnh hơn ra Biển Đông. Họ đàn áp những người yêu nước việt nam, những người bảo vệ chủ quyền của Việt nam tại Hoàng sa Trường sa.

Ở đây cần bác bỏ ý kiến cho rằng Trung quốc cũng có thể huy động các cuộc biểu tình tương tự với số lượng người tham gia đông hơn.

Có 2 căn cứ bác bỏ luận điểm này.

1. Họ không có hậu thuẫn đạo đức , họ là quân ăn cướp biển đảo của Việt nam.

2. Thiên an môn 1989, Lưu Hiển Ba 2010, Ngải Vị Vị 2011... đã chứng tỏ Trung quốc sợ phong trào dân chủ như cú sợ mặt trời. Các cuộc biểu tình nếu nổ ra do chính phủ sắp đặt sẽ trở ngược ngọn cờ, trở thành đòi dân chủ cho Trung quốc.

Điều này có lợi cho Việt nam.

Thời gian sau, chính quyền Việt nam càng điên cuồng trong việc khủng bố lòng yêu nước bảo vệ Hoàng sa, Trường sa của nhân dân.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vì thấy rõ bộ mặt tráo trở của Trung quốc và gọi đích danh nó là Tân Đại Hán.

Như vậy lớp người việt nam yêu nước này là một lớp người tiên phong.

Họ không yêu nước theo định nghĩa của Đảng cộng sản Việt nam:

“Yêu nước là yêu Trung quốc, yêu nhà nước XHCN Việt nam, yêu đảng cộng sản Trung quốc, yêu đảng cộng sản Việt nam …”(xem phần II bài này)

Lớp người này tiên phong, đã thức tỉnh dân tộc việt nam vượt qua chữ "sợ," để được yêu nước là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lánh hải của Việt nam.

Họ đã bị tù tội như anh Nguyễn Văn Hải, Mẹ Nấm, Người buôn gió, Cù Huy Hà Vũ...

Tại đây ta nói thẳng với Đảng cộng sản Việt nam rằng: Nếu Trung quốc không xâm lấn Việt nam, không phải do sự sáng suốt của ĐCS VN, không phải do sự lãnh đạo tài tình của ĐCS VN, sự nhu nhược của các người , nhân dân việt nam đã biết.

Trung quốc không dám xâm lấn Việt nam là do sự đồng tâm nhất trí của dân tộc Việt nam, do lòng yêu nước của nhân dân Việt nam mà Trung quốc đã trải nghiệm qua lịch sử xâm lược của Trung quốc, qua lịch sử cận đại đấu tranh giữ nước của nhân dân việt nam.Do ngày nay dân tộc Việt nam có các người con ưu tú như Cù Huy Hà Vũ , Nguyễn Văn Hải , Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân , Vi Đức Hồi ,Lê Công Định..

Trong hội nghị Shangri-La vừa qua, một trung tướng quân đội Việt nam đã phát biểu đại ý:

Không nên biểu tình tự phát. Tất cả cứ để dần dần chính phủ VN giải quyết.

Ta bác ngay luận điểm này.

Nhà nước cộng sản Việt nam đã từng lo việc nước như sau:

1.Giao cho Trung quốc Ải Mục nam quan, Thác Bản giốc, cao điểm 1509 Hà giang...

2.Mang về 16 chư và 4 điều tốt để Trung quốc dăng thiên la địa võng trên đất Việt nam:

- Trung quốc cho vay tiền để xây thủy điện Sơn la. Nếu đập này vỡ thì 9.3 tỷ m3 nước sẽ làm úng đồng bằng Bắc bộ từ 4m đến 60 m.

- Tiến hành khai thác bôxit ở Tây nguyên, mang về cho đất nước mầm mống ô nhiễm môi trường.

- Cho INOGREEN trồng rừng tại các địa điểm chiến lược của Việt nam, cho người trung quốc vào Tây nguyên...

- Có ý định thực hiện dự án Đường sắt cao tốc ở VN ,cố ý chui vào bẫy nợ nần của Trung quốc.

3.Cố tình lờ đi chủ quyền của VN tại Hoàng sa, Trường sa. Không cho Quốc hội bác tính hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958.

4. Không có đối sách với Trung quốc tại Lào và Cămpuchia.

5. Thâm hụt cán cân thương mại với TQ hơn 12 tỷ đô la năm 2010.

...

Đây là đối sách bán nước của chính phủ VN đối với Trung quốc .

Đây là sự khuyến khích đối với kế hoạch bành trướng của Trung quốc với Biển Đông , với Đông nam á .

Chúng ta nói “không” với luận điểm này .



KẾT LUẬN.


Đất linh tất sinh nhân kiệt.

Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân , Vi Đức Hồi, Lê Công Định.. là những nhân kiệt thế hệ chống bành trướng TQ này.

Nếu trong những người cộng sản việt nam , còn lương tâm của những người yêu nước, thì người yêu nước không thể tù tội người yêu nước.

Trả tự do ngay cho những người bị cầm tù vì lòng yêu nước này.

Không thả trong bóng tối.

Ngày thả họ, là ngày công lý Việt Nam nhận khuyết điểm . Là ngày vinh danh tấm lòng yêu nước của nhừng người con xuất sắc của dân tộc VN.

Có như vậy, phong trào yêu nước mới sôi nổi , họa xâm lăng mới bị đẩy xa.

Có như vậy mới mở đường cho thực thi dân chủ ở VN.

Có như vậy, Hoa kỳ mới quyết tâm công nhận chủ quyền của VN ở Hoàng sa , Trường sa. (Thượng nghị sĩ Mc Cain phát biểu tại Hội thảo Về an ninh hàng hải ở Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington 21/6/2011)

Có như vậy an ninh biển đảo của VN mới mong có ủng hộ của Hoa kỳ.

Có như vậy Việt nam mới trường tồn.

Là hậu duệ của Vua Biển Đông , thần Lạc Long Quân , người Việt nam có quyền thừa kế thần thánh với Biển Đông , với Hoàng sa , Trường sa .

Là hậu duệ của các triều đại phong kiến nhà Lê: khi Vua Lê Thánh Tông truyền vẽ bản đồ Hoàng sa, Trường sa, nhà Nguyễn: khi Vua Nguyễn Ánh xác định chủ quyền trên Trường sa, Hoàng sa.

Chúng ta , những người dân chủ Việt nam nguyện đoàn kết, đem tất cả trí tuệ , sức lực, để đòi lại chủ quyền , đòi lại Hoàng sa, Trường sa về với Việt nam.


             Nguyễn Nghĩa 650

http://danlambaovn.blogspot.com/
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #110 - 08. Jul 2011 , 08:16
 
Trò cười dẫn chứng trận Hải chiến Hoàng Sa 1974


...

Hải đăng Song tử tây- Trường Sa VN


Mấy bữa nay đọc báo nhà nước thấy lác đác nhắc đến trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Báo Đại Đoàn Kết còn mạnh dạn đề nghị vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong trận chiến bi hùng bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Tờ báo nói trên còn đề nghị (thông qua trích dẫn lời độc giả) là, "cần vinh danh những người con đất Việt đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”.
Ai cũng biết những trang báo như Đại Đoàn Kết thì đều là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cả. Vì vậy một khi họ đã dám nhắc đến quốc công của hải quân VNCH thì phải có sự nhất trí của Đảng.
ĐCSVN phải công khai trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 là vì họ muốn lấy sự kiện ngày 19/1/1974 ấy làm bằng chứng về chủ quyền, chứ họ không có ý định công khai vinh danh quân lực VNCH. Vậy chuyện vinh danh nếu có, thì hoàn toàn là giả dối.
...

Một góc hoang phế của Nghĩa trang QĐ Biên Hòa


Chuyện nhà nước hô hào “hòa giải hòa hợp” với các cựu quân cán chính VNCH chỉ là chuyện bịp, vì hàng năm họ vẫn ăn mừng “chiến thắng 30/04” với những màn pháo hoa hoành tráng nặng phô trương với các lễ hội lãng phí tiền bạc của dân.
Nhiều đoàn thể người Việt hải ngoại đã hàng chục lần về nước xin thành lập các câu lạc bộ cựu chiến binh VNCH và thương phế binh chiến tranh, để trợ giúp vật chất và động viên tinh thần cho các cựu binh, nhưng không được nhà nước Việt Nam hiện nay cho phép.

Một ví dụ điển hình là khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa của VNCH đã không được trùng tu trong 36 năm qua. Không những thế, năm 2006 ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn ký quyết định 1568/QD TTg chuyển 58 Ha đất nghĩa trang sang sử dụng vào “mục đích dân sự xã hội để phát triển kinh tế”. Nghia trang này đã bị trồng hàng ngàn cây có thể lấy gỗ, trực tiếp sát cạnh những ngôi mộ. Hiện nay rễ của các loại cây ấy đã đủ lớn để phá hủy những ngôi mộ của các chiến sĩ VNCH từ bên dưới. Chỉ ít năm nữa thì Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa có thể sẽ thành một phế tích hoàn toàn.
Người Cộng Sản nổi tiếng là vô ơn. Chỉ khi nào họ cần sử dụng ai đó vào mục đích có lợi cho mình thì họ mới tỏ ra quan tâm. Chuyện Hải chiến Hoàng Sa 1974 cũng không là ngoại lệ. Nếu không bị áp lực dư luận nhân dân tỏ thái độ bất bình trước việc nhà nước để Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn Biển Đông, thì họ sẽ chẳng bao giờ nhắc đến những hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Hải quân VNCH.
Nói về một trò cười, nhưng chẳng thể nào cười được!


Lê Nguyên Hồng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #111 - 15. Jul 2011 , 18:04
 

Mời đọc bài thơ của  Đỗ trung Quân   (tác giả bài Quê Hương  chùm khế  CHUA  ) đã   thức tỉnh  ???



Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi  sam
Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam


Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim



Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt  phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]
Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam  làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …


Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…


Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình. Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…

Nguồn: Anhbasam


Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2011 , 18:06 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #112 - 04. Jan 2012 , 23:21
 

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát — La Meurtrissure  - Painful Loss.

André Menras – andremenras@yahoo.com


Tác giả phim “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” Hồ Cương Quyết (André Menras) đã cho phép chúng tôi đưa lên Youtube. Phim của ông hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Việt Nam.

Ông đã viết:

Phim tài liệu “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại TPHCM. Các nhân viên an ninh đã đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Trong phim cho thấy một nét văn hóa đặc biệt của ngư dân là văn hóa “mộ gió″. Đây không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm luợc nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những địều họ quý nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống còn của mình và của con cháu mình.





Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #113 - 10. Jan 2014 , 21:53
 


40 năm, Hoàng Sa… hận "búa liềm"


...

TIÊN SƯ CHA đồng vẫu và hồ chó mèo. Dân Việt nam sẽ muôn đời nguyền rủa ... lũ buôn dân bán nước



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

Ngày nay, trong đồng bào chúng ta, lứa tuổi dưới 50, không ít người còn tự vấn “Vì sao nên nỗi đoạn trường này”. Dù sự việc theo thời gian và di lụy của nó đã được phân tích khá nhiều ở các góc độ khác nhau, nhưng hôm nay, sau 40 năm, vết thương xưa trên cơ thể mẹ Việt Nam, còn mưng mủ chưa khép miệng, ngậm ngùi lại nhói đau lạnh lùng theo gió mùa phương Bắc tràn về.

Cần lắm, nhắc lại một góc nhìn chân phương trung thực trong vần đề này để tuổi trẻ Việt Nam hoài niệm, nghiệm suy, nhận diện đâu là “tác nhân” chính gây nên thảm nạn mà di lụy của nó dẫn đến một thực trạng, nếu muốn bảo vệ và thu hồi cương thổ, ngoài chiến tranh thì không có lối thoát nào cho dân tộc chúng ta hiện nay.


...

Phó Đề Đốc (chuẩn tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại - Nguyên Tư-Lệnh Hải Quân
Vùng I Duyên Hải- QL/VNCH- bên đơn vị quân trú phòng
trên đảo Hoàng Sa- trước khi bị quân TQ xâm lược.


...

Cột mốc chủ quyền Việt Nam thời Pháp và đơn vị thuộc
Nha Khí tượng CP/VNCH tại Hoàng Sa trước 1974
.

...

Phạm Văn Đồng và công hàm 1958-công nhận biển đảo Việt Nam
là của TQ để cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa hiện nay.

1974 – CS Nga cũng lên án TQ chiếm Hoàng Sa, yêu cầu LHQ can thiệp -
Còn CS Bắc Việt thì từ chối lên án hành vi này!?
...

Ai cũng biết, trừ những người CSVN là không muốn biết.

Sau Hiệp Định Geneve 1954 Việt Nam phân chia đất nước vì ý thức hệ, quần đảo Hoàng Sa nằm phía dưới vĩ tuyến 17 do thực dân Pháp quản lý trước đó, bàn giao lại chủ quyền cho Chính Phủ Việt Nam Công Hòa (miền Nam) - Quân đội miền Nam lập tức điều quân ra trú phòng quản lý.

Từ thời điểm ấy, kể cả năm 1958 dù không thuộc chủ quyền của CS Bắc Việt nhưng Phạm văn Đồng (thủ tướng CS Bắc Việt) theo lệnh của Ông Hồ Chí Minh ký công hàm công nhận Hoàng và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc để được TQ viện trợ vũ khí, suốt gần 20 năm Trung Quốc không hề cho quân léo hánh xuống biển Đông dù CS Bắc Việt tăng cường tấn công ác liệt đánh phá Miền Nam VN. Vì sao vậy!?

Đơn giản, lý do chính là vì hải và không quân Mỹ khởi đi từ đệ II thế chiến trên Thái Bình Dương, tại thời điểm ấy đã khống chế toàn bộ biển Đông, phía bên kia là vịnh Subic Philippines quay mặt ra biển Đông nơi hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ đặt đại bản doanh, đối diện bên này là duyên hải Việt Nam với đơn vị tiền phương hải quân, không quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh và Hải Quân Vùng I Duyên Hải - QL/VNCH tại Đà Nẵng miền trung, phối hợp tuần tra biển, đảo ngày đêm phá nát “đường mòn HCM trên biển” của CS Bắc Việt, Hải Quân hạm đội 7 Mỹ còn bảo vệ hải trình quốc tế xuyên qua biển Đông đến tận eo biển Malacca.

Nhận biết không thể là đối thủ với Mỹ trên không và trên biển nên Trung Quốc đành điềm nhiên tọa thị (ngồi nhìn), nhẫn nại đợi đến khi hoàn thành giấc mơ thông qua tay sai (CS Bắc Việt) với vũ khí Trung Quốc đánh đuổi Mỹ bằng “máu xương người Việt”, Mỹ vừa rút quân (1973), Biển Đông hoàn toàn trống trải, không còn ai xứng tầm địch thủ, lập tức đầu năm sau, tháng 1-1974 Trung Quốc tiến hành ngay bước đầu của chiến lược “bành trướng trên biển” bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam làm bàn đạp và 1988 cướp tiếp một phần trong quần đảo Trường Sa, rồi tiếp theo với nhiều hành vi lẫn tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên biển Đông mà khối Asean và công luận thế giới đang bất bình chứng kiến.

Liệu hoàn cảnh nói trên không thể xảy ra và có thể tránh được? Nhiều người Việt Nam yêu nước, thương nhà, trong chúng ta hôm nay bức xúc tự hỏi như vậy!.

Khách quan mà xét, điều đó là hoàn toàn có thể, nếu những “chóp bu” CSVN trong quá khứ khôn ngoan hơn, biết tự chủ không “tự sướng” cuồng tín bay bổng trên cái mác anh hùng rơm là “tiền đồn CS/XHCN” Dừng lại đúng lúc một cuộc chiến vô nghĩa “cốt nhục tương tàn” không cần thiết.

Dừng lại đúng lúc, cũng có nghĩa miền Nam vẫn tồn tại, tiềm năng quân sự Mỹ vẫn hiện diện bao trùm biển Đông và lãnh hải cũng như biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được quân đội phối hợp Việt Mỹ giám sát bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Một khía cạnh khác, năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp tình hình chiến sự. Chính phủ VNCH đã cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác trên 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km2; (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10 năm 1974 Đại Công ty Mobil (Mỹ) khoan mỏ Bạch Hổ, ngoài khơi Vũng Tàu tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 dàn khoan của các hãng Mỹ khai thác sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Wikipedia)

Điều này xảy ra sẽ dẫn đến việc Mỹ có lý do để bảo vệ quyền lợi nước mình, càng tăng cường quản lý kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn trên toàn vùng Biển Đông như là điều thực tế tất nhiên, mà Trung Quốc dù có khát vọng cũng không thể nào tự do nhảy vào như hiện nay.

Bất hạnh đau đớn thay, không giống như Tổng Thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn hay Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, thương dân, yêu nước không thể lấy chiến tranh làm phương tiện cho mục đích khẳng định cứu cánh phát triển tương lai, ngược lại ông Hồ Chí Minh và CSVN đã lấy gần 4 triệu sinh mạng đồng bào nhân dân mình làm nguyên liệu chiến tranh đốt cháy một cơ hội duy nhất có một không hai như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, chọn ảnh hưởng của quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực và tại quốc gia mình như là tấm bình phong ngăn ngừa là gió chiến tranh để có hòa bình cho quốc kế dân sinh.

Kết quả, hậu quả ra sao thì không chỉ toàn dân Việt Nam mà các chóp bu CSVN cũng đã cay đắng nhìn thấy rõ ràng, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản (sau thế chiến II còn nghèo hơn Việt Nam) Ngày nay là những cường quốc đầy thế lực kinh tế, tài chánh, quân sự mà vũ khí quốc phòng tiên tiến còn tự sản xuất trang bị được cho chính mình khiến CS/Trung Quốc cùng biên giới lãnh hải muốn “bắt nạt” cũng phải kiêng dè, hoàn toàn khác biệt rất xa với CH/XHCN/VN một quốc gia nghèo nàn nhược tiểu về mọi mặt phải tương nhượng dân hiến đất trời biên giới đảo biển quê nhà cho “đồng chí” CS/Trung Quốc mà chưa chắc đã an toàn “yên thân”!?.

Ngày nay khi CSVN đặt vấn đề tranh chấp Hoàng Sa lên bàn đàm song phương cùng Trung Quốc với quản điểm: Công hàm “bán nước” 1958 không có giá trị pháp lý vì thời điểm ấy Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CP/VNCH không ai bán một thứ mà không phải là của mình - Trung Quốc điềm nhiên trả lời: “Chỉ khi nào VNCH (miền Nam) không phải là phân nửa của quốc gia Việt Nam thì điều này mới được xét đến”!

Đất nước Hùng Vương ơi! 40 năm - Hoàng Sa nỗi hận và quốc nhục “búa liềm”.

Hoàng Thanh Trúc

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #114 - 11. Jan 2014 , 08:38
 


Thương nhớ Hoàng Sa



...

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Tưởng nhớ anh linh Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, Hạm phó chiến hạm HQ 10 – QLVNCH. Thiếu tá Nguyễn Thành Trí đã cùng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh theo chiến hạm trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân thù Trung Quốc vào tháng 1/1974.

...
Hải Quân Thiếu tá Hạm Phó chiến hạm HQ 10 - Nguyễn Thành Trí. (Ảnh: Huy Ðức)



...
Mẹ và vợ trong lễ truy điệu thiếu tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí, lúc này bà quả phụ Nguyễn Thành Trí đang mang thai hai tháng rưỡi. (Ảnh: Huy Ðức)


...


Đừng khóc nữa! Em ơi, đừng khóc nữa
Anh đã về trong màu trắng chinh y
Đôi cầu vai nhuộm sóng gió biên thùy
Vàng vẫn rực một màu cờ trên nón

Lau đi em! Giòng lệ tràn ai oán
Nghiến chặt răng mà nén khúc phân ly
Như ngày xưa em đã tiễn anh đi
Gửi thương nhớ lên ngàn trùng sóng nước

Là chinh phu, thân trai nào hẹn ước
Mộng tương phùng trong khói lửa binh đao
Khi quê hương đang khắc khoải nghẹn ngào
Gót xâm lược đạp lên đầu trăm họ

Anh - đời trai lấy biển sông làm nợ
Sóng tang bồng trải ngàn dặm biên cương
Thì em ơi! Dù ly biệt âm dương
Là trách nhiệm cuối cùng cho tổ quốc

Mẹ yêu ơi! Xin vì con, đừng khóc
Chút máu đào – Mẹ hiến cho non sông
Cho quê hương – cho gấm vóc Lạc Hồng
Cho “Thành Trí” trong lòng trai thế hệ

Đừng khóc nữa, Em – Đừng khóc nữa, Mẹ .

Hoàng Thanh Trúc

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #115 - 18. Jan 2015 , 20:32
 


Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ lòng yêu nước



...

Trần Gia Phụng̣̣̣̣Danlambao) - Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 tuy ngắn ngủi nhưng là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt và ngày nay trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của người Việt. Để thấy rõ các điểm nầy, xin đặt lại trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vừa qua.





Tính chất cuộc chiến Việt Nam





Về cuộc chiến 1946-1954, Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tuyên truyền rằng đó là cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy. Nguyên khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội do mặt trận Việt Minh (VM) và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra ba lời thề, trong đó lời thề thứ ba là sẽ chống Pháp đến cùng nếu Pháp trở lui nước ta. Tuy nhiên khi Pháp trở lui, sợ Pháp lật đổ, mất quyền lãnh đạo, đồng thời để rảnh tay tiêu diệt các thanh phần đối lập, HCM không chống Pháp như lời thề ngày 2-9, mà thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, đặt Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, nghĩa là hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương. Chẳng những thế, để được chắc chắn yên thân hơn, HCM còn qua Paris, xin ký với Pháp Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946. Hiệp ước nầy để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chánh, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Như thế, rõ ràng, HCM cùng mặt trận VM và đảng CSĐD phản bội có hệ thống lời thề chống Pháp trước dân chúng ngày 2-9-1945.




Khi quân đội Pháp đến Hà Nội khá đông, xảy ra những cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VM. Pháp yêu cầu VM phải để cho quân đội Pháp kiểm soát an ninh ở Hà Nội. Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh thì lãnh đạo đảng CSĐD và chính phủ VM đang ở Hà Nội, hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Lo sợ bị bắt giữ, nhưng cũng không còn thương thuyết được với Pháp, HCM bí mật họp Trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và 19-2-1946, để tham khảo ý kiến. Không hỏi ý kiến Quốc hội (đại diện toàn dân) hay Ban Thường vụ Quốc hội, dù Ban Thường vụ Quốc hội luôn luôn có mặt ở Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD quyết định tuyên chiến với Pháp, để có lý do chính đáng bỏ trốn khỏi Hà Nội.




Cũng không tham khảo Quốc hội, Trung ương đảng CSĐD còn thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai toàn dân. Lúc đó, dân Việt chưa biết nhiều về HCM và đảng CSĐD. Dân Việt vốn có lòng yêu nước và có tinh thần chống ngoại xâm, nên khi nghe lời kêu gọi kháng chiến, liền đứng lên đáp lời sông núi mà không biết là đã bị HCM và đảng CSĐD lừa phỉnh, lợi dụng. Nhiều người tản cư vì tránh chiến tranh chứ không phải theo CS, vì chẳng bao lâu sau đó, họ hồi cư về thành rất đông.




Như thế, cuộc chiến bùng nổ tối 19-12-1946 là cuộc chiến do đảng CSĐD gây ra, vì quyền lợi sống còn của đảng CS, giữa đảng CSĐD với Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam với Pháp. Nếu kháng chiến chống Pháp vì lòng yêu nước, thì phải giữ lời thề chống Pháp ngay khi Pháp mới trở lại Việt Nam, chứ không thương thuyết, ký thỏa ước với Pháp, rồi khi đảng CSĐD bị đe dọa, mới chống Pháp.




Trong khi đó, đảng CSĐD tiếp tục cuộc tiêu diệt những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản, từ thành phố đến nông thôn. Tại thành phố, những nhân vật nổi tiếng bị VM giết đã nhiều. Tại nông thôn, trong mỗi làng, VM thủ tiêu ít nhất từ 5 đến 10 người, thì trên toàn quốc Việt Nam, tổng cộng số người bị VM giết có thể lên đến vài trăm ngàn người. Không thể ngồi chờ để bị giết, vì bản năng sinh tồn, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp chống CS, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) năm 1949.




Từ năm 1949, chiến tranh giữa VMCS với Pháp trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa người cộng sản với người quốc gia, kéo dài đến năm 1954 mới chấm dứt bằng hiệp định Genève (20-7-1954), chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17: VNDCCH ở phía bắc, còn gọi là Bắc Việt Nam (BVN) và QGVN ở phía nam, còn gọi là Nam Việt Nam (NVN). Rõ ràng cuộc chiến nầy không phải là cuộc chiến chống ngoại xâm.




Cuộc chiến thứ hai 1960-1975 cũng do đảng CSĐD, dưới tên mới là đảng Lao Động (LĐ), cố tình gây hấn nhằm thôn tính NVN và bành trướng chủ nghĩa CS. Nguyên hiệp định Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, không đưa ra giải pháp chính trị. Giải pháp chính trị được nói đến tại điều 7 bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, theo đó cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956. Tuy nhiên, bản tuyên bố nầy chỉ được hội nghị thông qua bằng miệng, chứ không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào cả, nghĩa là bản tuyên bố chỉ có tính cách gợi ý, chứ không có tính cách cưỡng hành, không bắt buộc thi hành.




Sau hiệp định Genève, VNDCCH hay BVN cài người, giấu súng ở lại miền Nam, vi phạm hiệp định Genève, nhưng BVN lại lấy cớ VNCH hay NVN không chấp nhận tổng tuyển cử, không tôn trọng hiệp định Genève, phát động chiến tranh lần nữa, xâm lăng NVN vào cuối 1960. Lần nầy, núp dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, Lê Duẫn, thư ký thứ nhứt đảng LĐ tức đảng CSĐD, xác định mục tiêu chiến tranh là đánh cho TC, đánh cho Liên Xô. Câu nói của Lê Duẫn khái quát hết sức đầy đủ mục đích chiến tranh của BVN, làm tay sai cho LX, TC, và làm nhiệm vụ quốc tế CS.




Như thế, cả hai cuộc chiến 1946-1954 và 1960-1975 đều không chống ngoại xâm, mà chỉ do CS cố tình gây ra nội chiến để bảo vệ quyền lực và mở rộng quyền lực, bành trướng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Có thể nói cả hai cuộc chiến đều là hai cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, còn tệ hại hơn cuộc nội chiến thời Nam Bắc phân tranh vào thế kỷ 17, vì CSVN lồng chủ nghĩa Mác xít vào cuộc nội chiến, tiêu diệt văn hóa dân tộc, làm tổn hại và tê liệt đất nước.



Trận chiến chống ngoại xâm




Đảng CSĐD rồi đảng LĐ thành công trong chiến tranh từ 1946 đến 1975 là nhờ viện trợ lớn lao của khối quốc tế cộng sản (QTCS), trong đó quan trọng là TC. Ngay từ đầu, TC viện trợ cho CSVN một cách hào phóng không phải vì nghĩa vụ QTCS, mà vì hậu ý thâm hiểm, điển hình là tuyên cáo về lãnh hải của TC ngày 4-9-1958, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, trong khi thực tế hai quần đảo nầy thuộc Việt Nam từ lâu đời và theo hiệp định Genève, thuộc NVN vì ở phía nam vĩ tuyến 17.




Để đáp lại, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng (PVĐ) đưa ra công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận bản tuyên cáo đó, nghĩa là thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TC, nhắm hai mục đích: 1) Trả nợ cũ thời chiến tranh 1946-1954. 2) Chuẩn bị vay nợ mới để tiến đánh VNCH hay NVN. Thật vậy, tháng 10-1959, PVĐ qua Bắc Kinh cầu viện TC. Tháng 11-1959, TC đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu cần thiết của BVN. Tháng 5-1960, lãnh đạo BVN và TC họp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN (1). Sửa soạn xong xuôi, BVN triệu tập Đại hội III đảng LĐ tháng 9-1960, quyết định tấn công NVN.




Các lãnh tụ TC không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng bành trướng xuống ĐNÁ. Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa không thắng được quân đội Đại Việt trên đường bộ, nên lần nầy TC nghĩ đến chiến lược khác, nhìn ra Biển Đông để tìm đường xuống ĐNA.




Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951, TC nhờ Liên Xô đưa ra đòi hỏi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC, nhưng bị bác bỏ. Trong khi đó, chính phủ QGVN lên tiếng xác nhận chủ quyền hai quần đảo nầy là của QGVN, thì không bị hội nghị phản đối. Sau đó, năm 1958 Mao Trạch Đông tuyên bố rằng: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (“Now the Pacific Ocean is not peaceful. It can only be peaceful when we take it over.”) (2). Trong cuộc họp với đại diện đảng LĐVN năm 1963, MTĐ nói: “Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.” Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, MTĐ tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được ĐNÁ, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore...” (3)




Thời cơ thuận tiện cho TC hành động khi Hoa Kỳ (HK) mở cửa cho TC vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1971, bắt tay với TC năm 1972, ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam cuối năm nầy và cắt giảm viện trợ cho VNCH. Nhân vào đầu năm 1974, VNCH bận rộn chống đỡ những cuộc tấn công mạnh mẽ của CSVN sau hiệp định Paris (27-1-1973), TC đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH trên Biển Đông ngày 19-1-1974.




Tuy biết lực lượng không cân sức, nhưng Hải quân VNCH vẫn cương quyết bảo vệ Hoàng Sa. Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội xông pha chống ngoại xâm và hy sinh trên chiến trường. Trận Hoàng Sa chứng tỏ rõ ràng VNCH không phải là tay sai của HK. Dù HK bỏ rơi VNCH và bắt tay với TC, quân đội VNCH vẫn cương quyết chống TC, bảo vệ quê hương. Trận chiến Hoàng Sa chứng tỏ lòng yêu nước của quân lực VNCH, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ cho đất nước.




Sau trận Hoàng Sa, VNDCCH hay BVN không phản đối TC. Tuy không có mặt trong trận Hoàng Sa, nhưng BVN là kẻ dẫn đường cho TC đến Hoàng Sa vì công hàm PVĐ ngày 14-9-1958 đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC. Hơn nữa, chẳng những BVN vay nợ TC, mà tháng 6-1965 BVN còn nhờ TC gởi qua BVN 320,000 quân để bảo vệ các tỉnh thành phía bắc trong khi quân đội CSVN kéo xuống phía nam (4).  Thật là ngu xuẩn khi nhờ cậy một tên ăn cướp giữ nhà, mà tên ăn cướp nầy vốn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, đã nhiều lần cướp phá nước ta.




Đây là lần đầu tiên TC chiếm được hải đảo của Việt Nam, đột phá xuống Biển Đông, nhằm kiếm đường tiến xuống Đông Nam Á (ĐNA). Đặt trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến 1946-1975, mới thấy rõ trận Hoàng Sa là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt, do VNCH cương quyết chống TC xâm lăng.




Biểu tượng hội tụ lòng yêu nước




Trước đây, chế độ CS kiểm soát chặt chẽ truyền thông, bưng bít tin tức, tuyên truyền và tố cáo VNCH là ngụy quân, ngụy quyền, làm “tay sai đế quốc Mỹ”, còn Mỹ là “đế quốc xâm lược”. Chế độ CS cũng che giấu công hàm PVĐ và trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Dân chúng dưới chế độ CS trước 1975 hoàn toàn không biết tin tức ngoài thông tin CS. Trong những năm gần đây, TC đe dọa Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa rộ lên trở lại. Nhờ truyền thông điện tử (Internet) phát triển rộng rãi, dân chúng mới biết được sự thật lịch sử. Từ đó dân chúng trong nước nhận ra các điều quan trọng làm thay đổi nhận thức của dân chúng:




1) Chế độ VNCH và quân lực VNCH không tấn công BVN, mà chỉ ở thế tự vệ, chiến đấu chống cuộc xâm lăng của BVN, bảo vệ quê hương, tự do, độc lập cho chính mình, chiến đấu chống TC chống ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa, không làm tay sai cho bất cứ ngoại bang nào. VNCH và quân lực VNCH rõ ràng là một chế độ chính nghĩa và một quân lực chính nghĩa.




2) Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng Hoa Kỳ (HK) là “đế quốc xâm lược”, nên CSVN mở cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Ngày nay dân Việt nhận biết rằng HK không phải là đế quốc xâm lược. Hoa Kỳ không xâm lăng nước nào, mà còn giúp nhiều nước sau thế chiến thứ hai như Đức, Nhật Bản, Triều Tiên phục hưng kinh tế. Hoa Kỳ đến NVN để giúp NVN xây dựng và phát triển sau 1954. Khi BVN tấn công NVN năm 1960, thì 5 năm sau, HK mới đem quân vào NVN năm 1965, giúp NVN tự vệ chống BVN tràn xuống NVN, chứ HK không xâm lăng NVN và cũng không xâm lăng BVN. Hoa Kỳ dùng máy bay tấn công BVN chỉ nhằm mục đích chận đứng cuộc xâm lăng của BVN vào NVN.




3) Chế độ CSVN định nghĩa rằng “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Gần đây, ngày 29-12-2014, tổng bí thư đảng CSVN nói tại Đại hội 7 Hội Liên Hiệp Thanh Niên tại Hà Nội rằng thanh niên “có “tâm” là có lòng yêu nước, yêu chế độ”. Tuy nhiên, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay ở trong nước, về đối nội thì độc tài đảng trị, áp bức và tham nhũng; về đối ngoại thì làm tay sai cho TC, càng ngày càng làm mất đất, mất đảo, mất biển. Như thế yêu XHCN, yêu chế độ CS chỉ là tiếp tục bị cảnh độc tài, áp bức, tham nhũng, dân oan và chế độ XHCN tiếp tục bán nước chứ không phải là yêu nước. Nói cách khác, yêu XHCN là phản quốc chứ không yêu nước.




4) CSVN tuyên truyền rằng TC là một nước XHCN anh em. Đã là anh em XHCN với nhau, sao TC lại ức hiếp nhau, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của nhau? Như vậy, TC không thân hữu như lời CSVN tuyên truyền, mà TC lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược truyền kiếp như vua chúa Trung Hoa ngày xưa.




Ngày nay, nhờ Internet, tầm nhìn của dân chúng trong nước mở rộng và hiểu rõ các điểm trên đây, hiểu rõ tình hình chính trị. Từ đó đồng bào hết sức ca tụng lý tưởng tự do dân chủ và độc lập của VNCH, ca tụng quân đội VNCH, ca tụng trận chiến Hoàng Sa chống TC xâm lược. Các bloggers và Facebooker diễn tả hết sức sống động tâm tình của dân chúng. Ví dụ sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi! Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (5). Một nhà tranh đấu trẻ tuổi khác thì đề cao chính nghĩa quân đội VNCH, và đi đến kết luận: “Tôi gọi họ là những anh hùng.” (6). Tương tự như thế, một người dân Hà Nội viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa / Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ / Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” (7). Còn rất nhiều ví dụ mà chúng ta không thể trưng dẫn hết ở đây.




Vì vậy, có thể nói trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 chống ngoại xâm trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của toàn thể người Việt ngày nay. Qua thế kỷ 21, khuynh hướng chung trên thế giới khuyến khích những cuộc tranh đấu bất bạo động hơn là việc sử dụng bạo lực. Người Việt Hải ngoại chúng ta hãy tích cực yểm trợ tinh thần cũng như yểm trợ vật chất tất cả những cuộc tranh đấu bất bạo động của dân chúng trong nước, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, nhằm đi đến giải thế chế độ CSVN.




Thử nhìn về tương lai





Thế là TC đã chiếm được Hoàng Sa. Là người Việt Nam, ai cũng muốn giành lại lãnh thổ đã mất. Trong hiện tình đất nước, giành lại Hoàng Sa thật là khó khăn vì phải qua hai cửa ải, hai giai đoạn.




Thứ nhứt là CHXHCNVN. Về pháp lý, tuy nắm được đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng CHXHCNVN không dám kiện TC ra Tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa. Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ dám tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Sau đó, ngày 11-12-2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ra tuyên bố đề nghị Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) Liên Hiệp Quốc tại La Haye (Hòa Lan) quan tâm đến các quyền lợi và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông. Hành động nầy được nhà bình luận người Úc Carlyle Thayer gọi là CHXHCNVN “lách bằng cửa sau” vào vụ kiện giữa Phi Luật Tân và TC. (RFI 12-12-2014).




Trong khi đó, CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống TC, trấn áp tinh thần yêu nước của dân chúng. Vì vậy nếu còn CSVN thì không bao giờ có thể đòi lại Hoàng Sa mà phải dứt khoát chấm dứt chế độ CSVN, mới thoát ra khỏi những cam kết ngầm của HCM khi cầu viện TC năm 1950, hủy bỏ công hàm PVĐ ngày 14-9-1958, chấm dứt mật ước Thành Đô của tập đoàn Nguyễn Văn Linh năm 1990, chấm dứt cảnh lệ thuộc TC, mới có thể chống TC và kiện TC ra tòa án quốc tế. Hiện nay ở trong nước, dân chúng đang truyền nhau câu đồng dao: "Con ơi nhớ lấy lời cha, / Hễ còn cộng sản, Hoàng Sa còn Tàu."




Thứ hai là TC. Hiện nay, TC mới trỗi dậy và rất hưng thịnh. Tuy nhiên trong sự hưng thịnh hiện nay, về đối nội TC cũng gặp bất ổn vì dân chúng trong nước ngấm ngầm tranh đấu chống độc tài, và vì các sắc dân chung quanh bị TC sáp nhập như Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng luôn luôn tìm cách nổi lên đòi độc lập.




Về đối ngoại, chính vì đang hưng thịnh, quá tự tin, TC càng ngày càng hung hăng trên Biển Đông, chẳng những khiêu khích đe dọa các nước láng giềng, mà vào tháng 5-2009, TC gởi cho tổng thư ký LHQ một công hàm yêu cầu chuyển cho tất cả hội viên LHQ, rằng TC có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hải đảo trên Biển Đông và các vùng biển liền kề, kèm theo bản đồ 9 khúc do TC thực hiện, nối liền các hải đảo mà TC tự cho là của TC trên Biển Đông. (Sách báo thường gọi đường 9 khúc là đường chữ U hay Lưỡi bò.) Năm 2011, TC gởi cho LHQ một công hàm nữa, cũng gần giống công hàm trước, yêu cầu thông báo cho toàn thể hội viên LHQ.




Hành động nầy đi ngược lại quyền lợi chung trên thế giới do luật quốc tế về biển quy định. Chẳng những Nhật Bản ở Đông bắc Á, các nước ĐNÁ mà cả HK cũng không chấp nhận đường chữ U do TC vẽ ra. Ngày 4-12-2014, Hạ viện HK thông qua với đa số tuyệt đối 100% nghị quyết H.RES.744, nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp hòa bình trên nền tảng luật pháp quốc tế trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, hải đảo trên Biển Đông. Hôm sau, ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao HK đưa ra Bản nhận định dài 24 trang về yêu sách đường chữ U của TC. Câu kết luận cuối cùng của bản nhận định như sau: “...đòi hỏi về đường gạch nối [đường lưỡi bò, chữ U, 9 khúc] không phù hợp với luật quốc tế về biển.” (Nguyên văn: “...its dashed-line claim does not accord with the international law of the sea.”) Ngày 23-12-2014, khi trả lời thỉnh nguyện thư ngày 13-5-2014 của 139.554 chữ ký, Tòa bạch ốc khẳng định: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, trong đó bao gồm tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp diễn ra thuận lợi… Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, đến các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc". (8)




Hiện nay, tuy trỗi dậy và hung hăng, TC không đồng minh với ai cả, tự cô lập. Nếu có một biến cố xảy ta ở nội địa TC, hoặc nếu có một cuộc tranh chấp kinh tế, hay một biến cố ngoại giao bất ngờ bùng nổ, các nước liên minh áp lực TC bằng những biện pháp kinh tế như hiện áp lực Nga, thì TC có thể sẽ khốn đốn và có thể sẽ đổ vỡ thành nhiều mảnh như Liên Xô trước đây. Khi đó, Việt Nam mới có thể lợi dụng thời cơ, chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa.




Kết luận





Do hoàn cảnh chính trị thế giới, VNCH tạm thời thất bại năm 1975, nhưng chính nghĩa dân tộc, lý tưởng tự do dân chủ của VNCH là chân lý vĩnh hằng, và là ước mơ của toàn dân Việt Nam.




Chế độ CSVN càng khiếp nhược trước TC, dân chúng Việt Nam càng thương tiếc những chiến sĩ Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa là niềm tự hào dân tộc và là biểu tượng hội tụ lòng yêu nước, dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đoàn kết tranh đấu giải thể chế độ CS, mới có thể đòi lại đất đai, quần đảo đã mất vào tay TC. Trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 giữ một vị trí lịch sử vô cùng quan trọng trong công cuộc vận động phục hưng đất nước. Xin thành kính tri ân sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hoàng Sa.









Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com




_____________________________________





Chú thích:





(1) Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tt. 82-83.




(2) Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.




(3) Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.




(4) Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tr. 135.




(5) Đăng trên các website 13-03-2009.




(6) Đặng Chí Hùng, “Tôi gọi họ là những anh hùng”, Dân Làm Báo 30-3-2013.




(7) http://phanduykha.wordpress.com, Phan Duy Kha, “Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa”, 14-1-2014.




(8) BBC Tiếng Việt, 24-12-2014.
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2015 , 20:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #116 - 15. Jan 2017 , 23:46
 

...



...

Trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà (16 tháng 1 năm 1943 - 19 tháng 1 năm 1974).
Ngụy Văn Thà là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 và được truy thăng cấp bậc Trung tá Hải quân.

Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở độ tuổi trưởng thành, ông gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và theo học khóa 12 Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Nha Trang, tốt nghiệp khóa Đệ nhất Song ngư, ngành Chỉ huy vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc thiếu úy.

Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:

Thuyền phó Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17,
Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
Thuyền trưởng tuần duyên đĩnh (Patrol Boat) Kèo Ngựa HQ-604,
Thuyền trưởng giang pháo hạm (Landing Ship Infantry Light) Tầm Sét HQ-331, và
Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.

Ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa tặng thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm ông dũng Bội tinh với nhành dương liễu.

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy đang tuần tiễu tại vùng biển Đà Nẵng thì được lệnh hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, tiếp ứng lực lượng hải đội Việt Nam Cộng hòa tại đây. Bấy giờ, tàu HQ-10 đang có một máy chính và radar hải hành đang ở trạng thái hư hỏng không sử dụng được.

Lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung cộng đã nổ ra. Phía Trung cộng, hai chiến hạm Trung cộng mang số 389 và 396 đồng loại tấn công thẳng vào soái hạm của Việt Nam Cộng hòa là chiếc tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16. HQ-10 lập tức can thiệp, pháo kích dữ dội, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến 389 bị hư hại nặng, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung cộng 389 và 396 chuyển làn nhắm vào HQ-10 và phản pháo. HQ-10 bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, tay lái không còn điều khiển được nữa và HQ-10 cũng bị rơi vào tình trạng bị trôi dạt như 389.

Trước tình hình tàu bị hư hại nặng, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, nhưng một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn vào tàu Trung cộng. Cả hai 389 và 396 đều bị HQ-10 bắn hư hại nặng; 389 dạt vào một bãi san hô, và 396 bị HQ-10 bắn trúng hầm máy gây nổ và phát hỏa. Về phía HQ-10, cơ khí trưởng là Trung úy Huỳnh Duy Thạch cùng các nhân viên cơ khí khác cũng bị tử thương.

Tới 11 giờ 49 phút, khi các chiến hạm khác của Việt Nam Cộng hòa đã rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung cộng là 281 và 282 tiến vào vùng Hoàng Sa và tập trung hỏa lực bắn vào HQ-10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo chìm cùng thuyền trưởng và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải l‎ý về hướng nam đá Hải Sâm, lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Sau khi Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử trận, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã truy tặng Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu và truy thăng ông lên cấp bậc Trung tá Hải quân.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngụy_Văn_Thà

https://www.youtube.com/watch?v=ezZLqwvnlhg
Nguồn Nam Việt Nguyễn

copy từ CÔNG HÒA THỜI BÁO Facebook
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #117 - 19. Jan 2017 , 08:18
 


Saigon - Hà Nội - Nghệ An tưởng niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
(19-01-2017)



Hà Nội


Buổi tưởng niệm các tử sĩ Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đã diễn ra thành công tại tượng đài Lý Thái Tổ sáng nay ngày 19/1/1974.
Tuy nhiên, nhiều người, sau khi ra về đã bị bắt lên xe bus, trong đó đã có những người sau bị bắt trái pháp luật:
- Lưu Quang Pháp;
- Trần Hải Hoàng Anh;
- Đỗ Thanh Vân...

SÀI GÒN


LỄ THẮP NHANG TƯỞNG NIỆM 75 TỬ SĨ HY SINH TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA TẠI . ANH HÙNG TỬ - KHÍ HÙNG BẤT TỬ.
Đúng 9 giờ ngày 19-1-2017, lễ thắp nhang tưởng niệm các vị anh hùng vÌ quốc vong thân tại Hoàng sa bắt đầu. Đại diện của CLB Lê Hiếu Đằng có ông Lê Công Giàu, nhà báo Lê Phú Khải, TS Hoàng Dũng, nhà giáo Trần Minh Quốc, nhà thơ Hoàng Hưng.
Số người đến không được đông như mọi năm. Có lẽ bị ngăn chặn từ nhà hay ngay tại những con đường đến tượng đài Trần Hưng Đạo. Nhưng buổi tượng niệm vẫn được tổ chức trang nghiêm và hào khí. Khoảng hơn 100 người đã có mặt để thắp nhang cho các tử sĩ.
Được biết hôm nay tuy an ninh rất đông, nhưng không phá, xé vòng hoa như mọi năm. Họ chỉ đứng quay phim chụp hình nhưng người tới dự.
Nghệ An
Thanh niên Nghệ An tưởng Nhớ 74 Tử Sĩ Hoàng Sa Tại Biển Diễn Hải bị công an địa phương cướp vòng hoa thẩy vào bụi rậm...

Saigon - Hà Nội - Nghệ An tưởng niệm Tử Sĩ Hoàng Sa (19-01-2017)
https://www.youtube.com/watch?v=v2esFBP8DIo&t=38s
     
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #118 - 19. Jan 2017 , 09:13
 
HÔM NAY 19/1/2017, NGÀY TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 43 CUÔC HẢI CHIẾN HOÀNG SA.


Mời xem clip dưới đây để lòng cảm thấy bồi hồi, xúc động, tràn ngập cảm xúc ngưỡng mộ và tri ân các chiến sĩ Hải Quân anh hùng của Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa.

https://www.youtube.com/watch?v=hPVKh-p9szc


Xin cám ơn nhạc sĩ sáng tác Trúc Hồ đã sáng tác bài hát kêu gọi lòng yêu nước của con dân nước Việt.Dưới đây là ca khúc yêu nước "Đáp lời sông núi" do các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt và thân hữu trình bày trong Đại nhạc hội Hùng Sử Viêt lần 8, với chủ đề "Chống ngoại xâm, gìn giữ văn hóa Việt" tại thành phố Westminster ngày 23/10/2011.





Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2017 , 09:32 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 
Send Topic In ra