Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA (Read 20882 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #75 - 18. Jan 2008 , 18:44
 
Tin Biểu tình ngày  19  tháng 1/2008

Tin  mới  nhất  vừa  nhận được từ  VN   cho biết như sau ;

Hôm nay  nhân  ngày  kỷ  niệm trận Chiến Hoàng Sa  năm 1974  cách  đây  34  năm của Hải quân VNCH . 
Ở  Hà  nội  có nhiều  nhóm  nhỏ  15 , 20  người  đã tập  họp  ở sân vận động Mỹ  Đình  Hà  nội  để rồi kéo nhau  đến Toà Đại Sứ Trung  Cộng .
Một  số  nhà đấu tranh  Dân chủ  đã  bị Công An  đến tận nhà  cấm  ra khỏi ra  .

Giáo sư Vũ Hùng  thuộc trường Đại học Bách Khoa  ,một trong  4  giáo  sư  viết thư  khuyến khích  Sinh viên  -học sinh  tham  gia  Biểu tình chống Trung Quốc đã  bị bắt và  bị đánh đập dã  man .

Ở  Sàigon    khoảng   15  đến 20  Sinh viên đã  đến trước Nhà Hát Thành phố  (Quốc hội cũ )  căng biểu  ngữ  '  Hoàng  Sa -Trường  Sa là  đất  của VN  - " được nửa tiếng đồng hồ  Công An đến dẹp  và đuổi  . Một số  đã chạy thoát  ,một số bị bắt và bị đánh ngay tại chỗ  .

Trạm xe buýt  Bến Thành  cũng có  các Sinh viên học sinh  căng biểu ngữ đòi  Hoàng Sa và   Trường  Sa lại cho Việt nam  cũng bị Công An đến dẹp  , một số chạy tháot và  một số bị bắt .

Tại chợ Trương minh Giảng  cũng   có  một nhóm nhỏ Biểu tình .

Như vậy  ,ngày hôm  nay  các  Sinh  viên học sinh  ở Sàigon đã dương đông kích  tây  xuống đường  kỷ  niệm  trận chiến  Hoàng Sa  giữa Hải Quân VNCH  và  Trung  Quốc .

Có tin gì  mới  sẽ   loan báo liền

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #76 - 19. Jan 2008 , 20:00
 
Tưởng niệm  34  năm Hòang Sa


...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #77 - 19. Jan 2008 , 20:33
 
đăng vietnamexodus vào Saturday, 19, January (817 lần đọc)


Hình Ảnh Biểu Tình Tại Saigon Ngày 19-01-2008

... ...
Lúc này là khoản 9:05, mọi thứ còn tự do


...
Độ chừng phút 35, đây là tay thường phục cao vừa xông vào xé biểu ngữ của người biều tình. Anh ta có bộ mặt rất hung ác. Toàn bộ động thái của CA đều do tay này chỉ huy. Đứng xa tới trước, quần Jean, áo xanh lợt, nón bảo hiểm trắng là tay thường phục lùn có bí số 35 



...
Bác Điếu Cày vẫn giơ cao tấm biểu ngữ đã bị xé, một hình ảnh rất đẹp mặt cho Nhà Nước VN. Không biết với hình ảnh này các thệ hệ mai hậu sẽ nói gì về những Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Tổng Bí Thư... bộ máy chính quyền hiện nay
?


Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2008 , 21:17 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #78 - 19. Jan 2008 , 21:34
 
nguyen_toan wrote on 19. Jan 2008 , 20:00:
Tưởng niệm  34  năm Hòang Sa


...


...

Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2008 , 21:36 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #79 - 20. Jan 2008 , 20:37
 
Ngẩng mặt mà đi


Thơ Song Thuận - Xuân Điềm phổ nhạc




Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Sao cúi đầu tủi nhục, Thôi sợ hãi mà chi!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Như cha ông "Sát Thát", Tiêu diệt kẻ xâm lăng!

Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Theo dấu Hùng Sử Việt, Ôi! giọt máu Quang Trung!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Nghe "Bình Ngô Đại Cáo" Đây nòi giống Tiên Rồng!

Điệp khúc
Đi ta đi ta đi! Hịch Diên Hồng réo gọi! Lệnh Trưng Triệu truyền ra!
Đi ta đi ta đi! Lý Lê Trần hiển hiện, Mau lấy lại Hoàng Trường Sa!

Đi ta đi ta đi, Đạp gông cùm phá ngục, Vượt trùng khơi sông rộng!
Đi ta đi ta đi, Máu xương này góp mặt, không hổ thẹn cùng Tiền Nhân...

Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Ta hãy cùng xuống đường, Khi Tổ Quốc lâm nguy!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, không nghe tên bán nước, không nhượng đất cha ông!

Tuổi trẻ hôm nay, Siết chặt vòng tay, Đang viết trang sử hùng, Cho Tổ Quốc mai sau!
Hỡi đồng bào ơi! Nước nhà lâm nguy! Biên thùy đang dậy sóng , Mau cùng cứu sơn hà!

(Trở lại điệp khúc)


Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #80 - 20. Jan 2008 , 21:01
 
Bản Tin


Vancouver, BC, Canada
tổ chức biểu tình lần thứ II
(trong vòng một tuần) chống Trung Cộng xâm
chiếm Hoàng Sa & Trường Sa của Việt nam.



Đồng bào Việt Nam sinh sống tại vùng Gr.Vancouver
đã tổ chức biểu tình lần thứ II trước Lãnh Sự Quán
Trung Cộng tại Vancouver để chống lại hành động
xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp trên hai Quần Đảo
Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam.

Đồng thời lên án chế độ Việt Cộng buôn dân bán đất đã
hèn nhát đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng của các anh em sinh viên trong quốc nội. Hơn thế nữa
VC đã có hành động được xem là bỉ ổi khi cho công an
bảo vệ 30 tên Trung Quốc biểu tình trước Đại Sứ
Quán Trung Cộng để tuyên bố rằng Hoàng Sa
Trường Sa là của Trung Cộng.

Mời quý vị link vào 3 đoạn Video để chứng kiến trên
hình ảnh cuộc biểu tình & phần phỏng vấn của PV
Phong Trào yểm Trợ Khối 8406 - Vancouver thực hiện

Biểu Tình Vancouver1    9':28
http://www.veoh.com/videos/v2965926r6BFe5N6

Biểu Tình Vancouver2    10':50
http://www.veoh.com/videos/v2966053KSKNzcNp

bản chính 27 phút
http://www.veoh.com/videos/v2948436BxMdAzJx



Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2008 , 21:02 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #81 - 21. Jan 2008 , 12:26
 
Tám Hào Kiệt

Thơ cảm xúc  khi  nhìn thấy 8 người Biểu tình ngày  19/1  ở  Sàigon

...


Tám  người hào kiệt đất phương Nam
Ngẩng mặt  xông lên đứng một hàng
Thách đố bạo quyền  loài khiếp nhược
Chẳng sờn ác đảng vẫn hiên ngang
Hoàng Sa  là  máu xương  nòi giống
Hải đảo mất  rồi  đứt ruột gan
Yêu nước  hỡi ai cùng huyết thống
Đứng lên hỏi tội  lũ tham tàn


Trần việt Yên   20/1/2008




Back to top
« Last Edit: 21. Jan 2008 , 12:29 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #82 - 14. Feb 2008 , 05:00
 
Bumper Sticker dán sau xe hơi do TTCSVNCH cho in



...


Mua 10 stickers giá 10$ tặng bạn bè, trong nước Mỹ khỏi trả tiền cước phí


Xin hỏi Chiến Hữu Nguyễn Phục Hưng: vnmc68@sbcglobal.net


...


Dán sau xe hơi của Hoàng Vân

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #83 - 14. Feb 2008 , 11:57
 
Quote:
Bản Tin


Vancouver, BC, Canada
tổ chức biểu tình lần thứ II
(trong vòng một tuần) chống Trung Cộng xâm
chiếm Hoàng Sa & Trường Sa của Việt nam.



Đồng bào Việt Nam sinh sống tại vùng Gr.Vancouver
đã tổ chức biểu tình lần thứ II trước Lãnh Sự Quán
Trung Cộng tại Vancouver để chống lại hành động
xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp trên hai Quần Đảo
Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam.

Đồng thời lên án chế độ Việt Cộng buôn dân bán đất đã
hèn nhát đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng của các anh em sinh viên trong quốc nội. Hơn thế nữa
VC đã có hành động được xem là bỉ ổi khi cho công an
bảo vệ 30 tên Trung Quốc biểu tình trước Đại Sứ
Quán Trung Cộng để tuyên bố rằng Hoàng Sa
Trường Sa là của Trung Cộng.

Mời quý vị link vào 3 đoạn Video để chứng kiến trên
hình ảnh cuộc biểu tình & phần phỏng vấn của PV
Phong Trào yểm Trợ Khối 8406 - Vancouver thực hiện

Biểu Tình Vancouver1    9':28
http://www.veoh.com/videos/v2965926r6BFe5N6

Biểu Tình Vancouver2    10':50
http://www.veoh.com/videos/v2966053KSKNzcNp

bản chính 27 phút
http://www.veoh.com/videos/v2948436BxMdAzJx






Cám ơn anh Đỗ Quân rất nhiều  Wink  Bàn tay nghệ sĩ có khác, dài quá với tới Vancouver luôn  Cheesy 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #84 - 24. Apr 2008 , 22:20
 
Hoang Sa - Truong Sa
Belong To Viet Nam


...


Thư gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Người gởi : Lê Trung Thành


Sinh viên Lê Trung Thành

-Công dân Việt Nam
-Hiện đang là sinh viên nghành kiến trúc tại Đài Bắc , Đài Loan


Kính thưa ngài thủ tướng.


Ngày 29/4 này, lễ rước đuốc Olmypic 2008 sẽ diễn ra tại TpHCM.


Nhân cơ hội này, tôi viết thư cho ngài để mong muốn tổ chức thành công cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa –Trường Sa nhân dịp ngọn lửa thiêng thế vận hội đến Việt Nam.


Thiết nghĩ đó cũng là mong muốn của tất cả những người dân Việt Nam còn tha thiết đến lãnh thổ của quốc gia trước mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc.


Tôi tin tưởng rằng ngài cũng cùng chung quan điểm là nếu chúng ta tổ chức thành công cuộc biểu tình trong không khí ôn hòa, bất bạo động thì cũng đồng nghĩa với việc tổ chức thành công lễ rước đuốc Olympic. Đó là lý do tôi viết lá thư này để đệ trình lên ngài.


Cũng với cùng mục đích đấy, hôm 19/04, khi ngọn đuốc Olympic đến thủ đô Bangkok – Thái Lan, tôi là người đã mang thông điệp “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam” đến với truyền thông quốc tế và tố cáo hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt nam của Trung Quốc.


Thông điệp của tôi đã gây nhiều chú ý với các hãng truyền thông và bạn bè quốc tế có mặt tại hiện trường ngày hôm đó với tất cả thiện cảm dành cho đất nước chúng ta.
Đây là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cũng là một kinh nghiệm tốt cho tôi và tất cả bạn bè của tôi để có cung cách hành xử xứng đáng trong ngày 29/04 này tại TpHCM.


Nay tôi xin có đôi lời như sau:


1. Chính quyền và cảnh Sát Thái Lan đã để lại một ấn tượng thật tốt đẹp cho tất cả mọi người khi họ đã dành cho đoàn người biểu tình một vị trí rất đặc biệt trước trụ sở liên hợp quốc, và nhẹ nhàng đề nghị đoàn người biểu tình tránh các hành vi quá khích.
Người ủng hộ và người phản đối có những cách biểu lộ cảm xúc riêng của mình trong vòng trật tự và cảnh sát đã hoàn thành nhiệm vụ là giữ gìn an ninh trật tự .


2. Thiết nghĩ, tôi và ngài, chúng ta đều là công dân Việt Nam nên đều có trách nhiệm bảo vệ và trung thành với Tổ quốc. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (các điều 8, 9, 31, 69, 76).

Trong vấn đề “Hoàng Sa và Trường Sa” chúng ta đều có nghĩa vụ phải lên tiếng phản đối, vì nếu chúng ta im lặng tức là đồng ý mất Hoàng Sa Trường Sa.


Nhưng nếu vì lý do ngoại giao, Nhà nước Việt Nam nên giúp đỡ các công dân Việt Nam muốn biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc có thể thực hiện quyền và bổn phận của họ đối với Tổ quốc một cách hợp hiến và hợp pháp.


3. Vào lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 2008 chúng tôi, những người mang trái tim Việt Nam, sẽ tập hợp trước nhà hát thành phố, mang theo băng rôn biểu ngữ để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên tinh thần ôn hòa, bất bạo động.


Về phía chính quyền, tôi đề nghị ngài thủ tướng yêu cầu các lực lượng an ninh, cảnh sát có nhiệm vụ phải bảo đảm trật tự và an toàn cho đoàn người biểu tình.


4. Tôi cũng đã thông tin cho giới báo chí và truyền thông quốc tế vào ngày hôm ấy sẽ đến quan sát và ghi lại những hình ảnh để cả thế giới sẽ nhìn về chúng ta với tất cả thiện cảm.


Đó là những công dân Việt Nam thực hiện quyền yêu Tổ quốc biểu tình ôn hòa để phản đối âm mưu dùng Thế Vận Hội để thôn tính lãnh thổ Việt Nam


Đó cũng là thái độ của lực lượng cảnh sát, công an Việt Nam nghiêm chỉnh trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự công cộng cho cả ngọn đuốc Olympic 2008 lẫn những người biểu tình phản đối thế lực âm mưu chính trị hóa tinh thần thể thao Thế Vận Hội.
Là người Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương Bắc. Tôi xin mời ngài hãy đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc để có thêm dũng khí khi đối mặt với những quyết định khó khăn :


Bình Ngô đại cáo
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống

Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.

Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Thưa ngài thủ tướng, lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước cha ông ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương bắc.


Ngày nay, tôi cũng tin rằng tất cả mọi người Việt Nam, trong đó có ngài và tôi, đều mong muốn quyền và bổn phận công dân của người Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nằm trong quyền quyết định của Trung Quốc

...


Do đó, ngày 19/4 vừa qua tại Bangkok, mang trong mình khí thế đấu tranh cho đất nước, nhưng tôi thật sự thấy tủi nhục khi phải quỳ trên Tổ quốc khác để đấu tranh cho Tổ quốc của mình .


Xin lưu ý thêm là khi lá thư này đến tay của ngài thì cũng là lúc nó đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng tôi, những người Việt Nam quan tâm đến vận nước đang chờ mong phúc đáp của ngài.


Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài lời chúc sức khỏe và tinh thần minh mẫn để luôn sáng suốt trên con đường lãnh đạo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc .


Trân trọng .
Ký tên : Lê Trung Thành
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #85 - 25. Jul 2008 , 23:25
 

Chiến lược bao vây Hoàng Sa

Nguyễn Ðạt Thịnh


Trung Cộng đang rõ rệt bao vây Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự; ngoài việc cho nhân viên sứ quán tại Hoa Thịnh Ðốn phản đối miệng với hãng Exxon, Trung Cộng còn cho tầu chiến bắn bổng cảnh cáo chiếc tầu chở chuyên viên Exxon đi thăm dò khả năng khai thác giếng dầu trong vùng quần đảo Hoàng Sa.

Giáo sư kinh tế học Peter Navarro (trường UC Irvine), viết cho hãng thông tấn CNBC, trình bày, “thái độ hà hiếp và hung hãn của Trung Cộng đang làm chậm trễ việc mở rộng nguồn cung cấp dầu hỏa đang vô cùng cần thiết cho Á Châu trong lúc nguồn cung cấp dầu hỏa trên thế giới đang ngày một thắt nhỏ hơn. Thỏa thuận với nhau để khai thác những giếng dầu này tạo lợi nhuận cho mọi quốc gia liên hệ và làm giảm áp lực về phía cung, trên thị trường dầu hỏa.”

 
Peter Navarro...    ...Một trong 3 chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Cộng

                                                                                               

Trung Cộng không dùng văn thư mà chỉ phản kháng miệng với Exxon, cho rằng hãng dầu này đã vi phạm vào lãnh hải Trung Cộng; lý do họ không muốn để lại bút tích có thể vì khó khăn xác định Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Cộng.

Trung Cộng đã chiếm đoạt 9 hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự; hành động xâm lược này bắt đầu vào năm 1974, Trung Cộng tấn công lực lượng quân sự VNCH, chiếm Hoàng Sa và 2 hòn đảo nhỏ gần đó; năm 1988 chúng tấn công một lần nữa, chiếm thêm 6 hòn đảo nhỏ, nâng tổng số lên 9 hải đảo bị chúng chiếm giữ.

Năm ngoái Trung Cộng cũng đã ép hãng dầu Anh Quốc BP (British Petroleum) ra khỏi vùng giếng dầu Hoàng Sa. Exxon ước lượng giếng dầu Hoàng Sa chứa đựng khoảng 20 tỉ thùng dầu thô; ước lượng của Trung Cộng lạc quan hơn 10 lần, 200 tỉ thùng; chúng ước tính Hoàng Sa có thể cung cấp cho chúng mỗi ngày hai triệu thùng, một phần tư nhu cầu nhiên liệu 8 triệu thùng mỗi ngày của chúng.

Nguồn lợi quá lớn khiến Trung Cộng không muốn nhả ra, mặc dù sức chống đối không chỉ đến từ bọn Việt Cộng, vốn là tay sai của chúng; những quốc gia khác đã lên tiếng đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là Ðài Loan, Phi luật Tân, Mã Lai, và Miến Ðiện.

Giáo sư Arthur Waldron, đại học Pennsylvania, và cũng là phó chủ tịch Trung Tâm Ðịnh Lượng Chiến Lược Quốc Tế cho rằng miếng mồi Hoàng Sa quá lớn và khó nuốt cho con mèo Trung Cộng, vì Nhật, Ðài Loan, Ấn Ðộ và Hoa Kỳ đều không muốn thấy Trung Cộng khống chế Thái Bình Dương.

Waldron nói chiến tranh có thể xẩy ra nếu Trung Cộng khai thác giếng dầu Hoàng Sa, và trong giả thuyết này Hoa Kỳ có thể phong tỏa eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương vào Ấn Ðộ Dương, con đường nhập cảng dầu thô của Trung Cộng.

Arthur Waldron...  ...        eo biển Malacca


Một giả thuyết khác là Trung Cộng có thể thay đổi những người cầm quyền Việt Nam nếu giải pháp xoa đầu cho kẹo không kết quả. Cục kẹo hiện nay là nhà máy lọc dầu  thứ 3 của Việt Nam đặt tại Khánh Hoà.

Vũ Ngọc Hải, chủ tịch Petrolimex, nói phần lớn vốn đầu tư vào nhà máy lọc dầu này là của công ty dầu hỏa Trung Cộng Sinopec. Hai nhà máy lọc dầu trước tại Dung Quất và Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động.

Nhà máy Dung Quất tại Quảng Ngãi sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng Hai sang năm với khả năng lọc mỗi năm 6 triệu rưỡi tấn dầu thô. Vốn đầu tư vào Dung Quất hoàn toàn của Việt Nam.Vốn xây dựng nhà máy Nghi Sơn, tại Thanh Hoá, gồm nhiều cổ phần của PetroVietnam, Kuwait Petroleum International, và hai công ty Nhật Idemitsu Kosan Corp và Mitsui Chemicals Inc.

Hiện Việt Nam vẫn xuất cảng dầu thô, mặc dù giếng dầu Hoàng Sa còn đang tranh chấp chưa khai thác; sáu tháng đầu năm 2008, Việt Nam bán ra được 6.7 triệu tấn dầu thô, trị giá 5.6 tỉ mỹ kim. Con đường dầu hỏa chắc chắn sẽ đưa đất nước đến chỗ cực thịnh, nếu Việt Cộng giải quyết được nạn tham nhũng và đối phó được với chiến lược bao vây của Trung Cộng.

Tài nguyên của đất nước vô cùng sung mãn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn nghèo, vẫn đói, vì cả hai việc bài trừ tham nhũng và phá vòng vây Trung Cộng đều không thể làm nếu chế độ cộng sản vẫn cứ còn đó.


Nguyễn Ðạt Thịnh



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #86 - 26. Jul 2008 , 10:14
 
Đằng sau lời đe dọa của Trung Quốc



     
Báo điện tử Asia Times vừa có bài của tác giả Peter Navarro nói về bất đồng mới nhất xung quanh chuyện thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị:


Trong một bất đồng nữa liên quan tới quyền khai thác dầu ở khu vực Nam Hải, Trung Quốc đã bắn súng cảnh báo tập đoàn ExxonMobil. Bắc Kinh tức giận vì Exxon muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Spratlys và Paracels (Trường Sa và Hoàng Sa) còn tranh chấp.

TQ đã cảnh báo Exxon phải rút khỏi dự án, mà Bắc Kinh mô tả là vi phạm chủ quyền của TQ.

Cuộc tranh cãi mới nhất này mang lại nhiều nguy cơ, nhưng cũng có nhiều điều cần tìm hiểu thêm về chính sách biển của TQ.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, khu vực Nam Hải (biển Đông) có trữ lượng dầu chắc chắn khoảng bảy tỷ thùng; và khảo sát địa chất của Mỹ cho hay có thể có khoảng 20 tỷ thùng nữa.

Về phần mình,  TQ đánh giá một cách lạc quan rằng trữ lượng phải lên tới 200 tỷ thùng. Có nghĩa là TQ có thể khai thác hai triệu thùng mỗi ngày, tương đương 25% mức tiêu thụ, ước tính khoảng 8 triệu/ngày.

Phần lớn trữ lượng chưa được khai thác đó được tin là nằm ở khu vực các quần đảo đang tranh chấp.

Đối đầu?


Các đảo Hoàng Sa nằm xa TQ, VN và Philippines một khoảng cách tương đương nhau; và ba nước TQ, VN và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Tuy nhiên , TQ là nước gần như thống lĩnh tại khu vực Hoàng Sa.

Năm 1974, TQ đã lợi dụng tình hình chiến sự giữa hai miền Nam Bắc VN để đánh chiếm Hoàng Sa, lúc đó đang do quân đội miền Nam VN nắm giữ.

     
...   ...

Bắc Kinh tăng cường chiến lược biển Tàu ngầm của Trung Quốc


Các đảo Trường Sa thì hiện đang được TQ, VN, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Tại đây các đảo lớn nhỏ cũng có trữ lượng dầu tuy chưa xác định nhưng được tin là rất lớn.

Với giá trị cao như vậy, không ngạc nhiên rằng TQ và VN đã nhiều lần đụng độ vũ trang xung quanh quần đảo này. Năm 1988, đã có một trận hải chiến mà sau đó TQ chiếm thêm sáu đảo và rặng san hô nữa.

Năm 1994, tàu chiến của VN đã hộ tống thuyền thăm dò của TQ khỏi khu vực tranh chấp.

Vụ Exxon xảy ra sau một nỗ lực thành công khác của TQ trong việc đẩy một công ty dầu khí nước ngoài khác khỏi quần đảo Trường Sa. Năm ngoái, đe dọa tương tự của TQ đã khiến tập đoàn BP phải ngừng dự án hợp ytác khai thác khí trị giá hai tỷ đôla với VN.

Hành động mới của TQ sẽ chỉ làm tăng căng thẳng giữa hai nước vốn có hai quân đội thuộc loại lớn. Quân đội TQ lớn nhất thế giới, còn quân đội VN lớn nhất Đông Nam Á.

Trong khi quan hệ kinh tế giữa TQ và VN gần đây đã phát triển tốt đẹp, các tiền đề lịch sử và chính trị giữa hai bên vẫn là thù hằn và thiếu tin tưởng.

Chưa có bên nào quên đi một 'cuộc chiến VN' khác xảy ra năm 1979.

TQ đã xâm lược VN với xe tăng và khoảng 90.000 quân lính để trả thù hành động thân Nga của VN tại Campuchia. Chỉ trong mười ngày, từ 40.000 tới hơn 100.000 lính TQ và VN tử trận, theo các thống kê khác nhau.

Con số này có thể còn nhiều hơn số lính Mỹ chết trong cuộc chiến hơn mười năm ở VN (52.000).

Vị thế địa lý  chính trị

Và chúng ta không chỉ nói về quy mô quân đội. TQ đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại Nam Hải và TQ cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ.

Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa/

Eo biển nhỏ hẹp này nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và thường xuyên bị coi là điểm xung đột hàng hải.

Nó mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà TQ nhập khẩu cho cỗ máy kinh tế của mình phải qua con đường này. Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Mỹ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác.

Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của TQ cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên.

Chúng tạo ra một sự 'khoanh vùng' của TQ bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng. Chi tiết này đã không qua được mắt VN cũng như Hoa Kỳ, khi dân biểu Dana Rohrabacher từ năm 1998 đã nhắc tới nó.

Tất nhiên bi kịch hiện nay là việc  TQ hà sách, đe dọa, đang làm chậm trễ thêm quá trình khai thác nguồn tài nguyên dầu khí mà cả khu vực cần trong bối cảnh thị trường năng lượng ngày càng thu hẹp.

Một sự hợp tác để khai thác các trữ lượng này sẽ tăng lợi ích cho tất cả các quốc gia đang tranh chấp, đồng thời giảm áp lực lên thị trường dầu lửa quốc tế.



Peter Navarro là giáo sư về kinh doanh tại Đại học California-Irvine, bình luận cho kênh CNBC và là tác giả cuốn The Coming China Wars (FT Press).
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #87 - 26. Jul 2008 , 10:52
 
Từ 
Dokdo - Takeshima
Đến 
Hoàng Sa - Trường Sa


    *Trần Hùng

...


Vào giữa tháng 7, người dân Nam Hàn đã giận dữ xuống đường biểu tình. Hình ảnh chiếu trên truyền hình cho thấy đông đảo thanh niên Nam Hàn tập trung trước tòa đại sứ Nhật ở thủ đô Seoul, chất đống những hộp carton tượng trưng cho những quyển sách giáo khoa của Nhật, rồi châm lửa đốt. Sự giận dữ của họ liên quan đến việc tranh chấp những hòn đảo nằm trên vùng biển phân cách giữa hai nước Nhật Bản và Đại Hàn ở miền Đông Bắc Á châu. Những hòn đảo này mang 2 cái tên khác nhau. Người Nam Hàn gọi nó là đảo Dokdo. Còn đối với Nhật Bản, nó mang tên là Takeshima. Đây là một nhóm khoảng gần 90 hòn đảo nhỏ, miệng núi lửa, bãi đá ngầm hoặc mảng san hô, trong số đó có 2 hòn đảo lớn là đảo Đông và đảo Tây, nằm cách nhau 150 thước.

Cả 2 nước Nam Hàn và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Mỗi bên đều trưng dẫn những tài liệu lịch sử từ nhiều thế kỷ trước cũng như sự kiện thực tế từ sau thế chiến thứ 2, để chứng minh rằng quần đảo đó thuộc về mình. Nhưng cả đôi bên đều không chấp nhận lý lẽ của đối phương, vì thế nó đã là điểm nóng giữa 2 nước từ nhiều năm nay, có trường hợp đi đến cả nổ súng. Nam Hàn hiện có quân trấn giữ trên những đảo này, và đã thiết lập nhiều cơ sở hành chánh cũng như một ngọn hải đăng, nhưng Nhật Bản vẫn dùng mọi cơ hội để nói lên đòi hỏi của mình. Vào tháng 7 năm nay, bộ giáo dục Nhật cho in lại một số tài liệu hướng dẫn giáo khoa, trong đó lưu ý thầy cô giáo phải nhắc nhở các em học sinh đừng bao giờ quên chủ quyền của Nhật Bản đối với những hòn đảo bé nhỏ này. Tài liệu đó đã làm cho người Đại Hàn giận dữ, xuống đường biểu tình. Chính phủ Nam Hàn đã triệu hồi đại sứ của mình tại Tokyo, như một thái độ bầy tỏ sự bất bình.

Sự tranh chấp lãnh thổ là việc thường xẩy ra giữa nhiều quốc gia, nhất là sau những năm tháng dài chinh chiến. Có nhiều trường hợp một quốc gia phải tranh chấp nhiều vụ khác nhau cùng một lúc. Trong khi tranh chấp với Nam Hàn quần đảo Takeshima ở phía Tây-Nam, Nhật Bản đồng thời cũng tranh chấp với Nga 2 quần đảo Kuril ở phía Đông Bắc và Sakhalin ở phía Tây Bắc của nước Nhật. Những quần đảo này đã bị đổi chủ giữa Nhật Bản và Liên Xô nhiều lần từ đầu thế kỷ thứ 20 cũng như trong thời gian thế chiến thứ 2. Khi Nhật thua trận đại chiến, Nga chiếm đảo và xua đuổi cư dân Nhật ra khỏi đảo. Chính vì vấn đề tranh chấp này mà Nga và Nhật không thể ký với nhau hiệp ước đình chiến, mặc dù quân đội Nhật đã buông súng từ lâu. Cho đến nay, việc tranh chấp giữa Nga và Nhật vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn luôn luôn xác định chủ quyền đối với 2 quần đảo Kuril và Sakhalin nói trên, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh khi Liên Xô còn là một cường quốc quân sự đứng đầu khối cộng sản. Chính phủ Nhật mặc dù duy trì liên hệ ngoại giao với Nga, nhưng người dân Nhật vẫn được quyền biểu tình chống đối việc Nga chiếm đóng đảo của mình, mà không bị chính phủ ngăn cấm hay xử dụng cảnh sát để đàn áp.

Việc tranh chấp quần đảo Dokdo-Takeshima giữa Nam Hàn và Nhật Bản cũng vậy. Dù e ngại "sức mạnh chính trị - kinh tế của Nhật" như lời của giáo sư đại học Hwang Gwi Yeon ở thủ đô Seoul của Đại Hàn, nhưng Tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak vẫn phát biểu lập trường mạnh mẽ. Ông tỏ ý “rất thất vọng và hối tiếc” vì thái độ của Nhật. Và thanh niên Nam Hàn vẫn không ngại ngùng xuống đường đả đảo Nhật Bản, hô to khẩu hiệu xác định chủ quyền của mình mà không hề bị công an giải tán.


...
Quần đảo Dokdo - Takeshima
...



Sức mạnh quân sự hay chính trị, kinh tế của đối phương không hề làm nhụt lòng yêu nước của những dân tộc này. Nhật Bản nhận biết rất rõ về ưu thế quân sự của Liên Xô. Cũng tương tự như vậy, Nam Hàn ý thức được sự vượt trội về kinh tế, chính trị của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền của đất nước, không một sức mạnh nào có thể làm cho họ khiếp nhược. Từ vị nguyên thủ quốc gia cho đến mọi thường dân, tất cả đều cương quyết tìm cách bảo vệ lãnh thổ của mình. Họ dõng dạc nói lên chủ quyền của mình. Nếu ngày hôm nay chưa đi đến kết quả thì ngày mai sẽ đến. Nếu thế hệ này chưa thành công thì thế hệ sau sẽ tiếp nối. Ý chí đó được bầy tỏ một cách công khai và thẳng thắn. Họ là những người thực tâm yêu nước. Và họ hết lòng bảo vệ giang sơn do cha ông để lại.

Chuyện tranh chấp đảo cũng xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Hoa, liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nhiều người Việt Nam đều biết. Hai quần đảo này thuộc về nước Việt từ nhiều thế kỷ nay, và điều này đã được trưng dẫn qua những tài liệu lịch sử như bản đồ, sách sử, văn thư của triều đình nhà Nguyễn hay thư tín của các phái bộ truyền giáo Tây phương. Chẳng những vậy, chính phủ VNCH trước 1975, và nhà nước CSVN sau này, đều cho quân đến trấn giữ những hòn đảo thuộc chủ quyền của mình. Tuy nhiên, với bản tính cường quyền cố hữu, Trung cộng đã đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm 1974, khiến 71 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh, và đánh chiếm quần đảo Trường Sa vào tháng 3-1988 sát hại 64 bộ đội cộng sản Việt Nam.

Khi bị Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, chính phủ VNCH đã xử dụng tất cả những phương tiện của mình để lên tiếng trước dư luận quốc tế, lên án hành động xâm lăng của Trung cộng, đồng thời xác định chủ quyền "không thể có gì lay chuyển nổi" của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Ngược lại, khi Trung cộng xâm chiếm Trường Sa, cộng sản Việt Nam không dám mở miệng phản đối, khiến sự hy sinh của những người bộ đội của họ trở nên hoàn toàn vô nghĩa.

...


Thái độ khiếp nhược của CSVN càng khuyến khích thêm tham vọng bành trướng của bá quyền Trung cộng. Đầu tháng 12 năm 2007, trong mưu đồ hợp thức hóa những phần đất mới lấn chiếm, Trung cộng ban hành quyết định thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước việc lãnh thổ bị cưỡng chiếm, thanh niên Việt Nam đã can đảm đứng lên. Trong 2 ngày 9 và 16-12, sinh viên học sinh đã biểu tình trước sứ quán của Trung cộng tại Hà Nội và Sài Gòn. Những cuộc biểu tình này đã bị công an ra tay đàn áp, khiến phong trào tranh đấu sớm bị dập tắt. Không phải thanh niên Việt Nam kém yêu nước hơn thanh niên Nam Hàn hay Nhật Bản, nhưng cơ chế độc tài tại Việt Nam đã bóp nghẹt lòng yêu nước của họ.
...
Dân Việt phẫn nộ, biểu tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc, ngày 9-12-2007.[/img]



Nhưng người ta không thể để cho Việt cộng trói tay người dân bằng những chỉ thị độc đoán đòi giao khoán việc giải quyết cho nhà nước, mang danh nghĩa "thương thảo ngoại giao" nhưng trên thực tế chỉ là tương quan giữa thái thú với chư hầu. Đây chỉ là cách nguỵ biện để che dấu bản chất khiếp nhược của CSVN. Đành rằng việc dụng binh không luôn luôn là chọn lựa thích hợp, nhất là trước một đối thủ có nhiều lợi thế về quân sự. Tuy nhiên, không áp lực nào có thể ngăn cản chúng ta dõng dạc lên tiếng trước quốc tế về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình, và nghiêm khắc cảnh cáo đối phương phải chấm dứt những hành động khiêu khích và xâm lấn.


...
Lãnh đạo đảng CSVN triều cống Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Quốc.



Người dân Việt cần lên tiếng trong tất cả mọi cơ hội để tố cáo hành động xâm lăng của Trung cộng, cần xử dụng tất cả mọi hình thức để xác định với quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với những quần đảo này cũng như những phần lãnh thổ, lãnh hải mà CSVN đã bán, nhượng phi pháp cho Trung cộng. Đi xa hơn nữa, việc bảo vệ lãnh thổ đòi hỏi quy tụ một sức mạnh hợp nhất của tất cả 85 triệu người dân. Sức mạnh đó chỉ có được khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ thực sự đại diện cho dân tộc Việt Nam. Chỉ trong trường hợp này, chính quyền đó mới đạt được sự nể trọng của quốc tế, và chính quyền đó mới làm cho đối phương phải e dè. Chỉ trong trường hợp như vậy, việc thu hồi và bảo vệ lãnh thổ mới có cơ may thực hiện được.


Vì thế, việc lên tiếng xác định chủ quyền lãnh thổ, song song với việc tố cáo hành vi bán nước của CSVN, là những nỗ lực đấu tranh cần thiết trong công cuộc thực hiện dân chủ cho Việt Nam, chấm dứt chế độ độc tài, và đó vẫn luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của chúng ta
.



Trần Hùng

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #88 - 24. Sep 2008 , 20:22
 
hòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************  

Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội

Phật giáo Việt Nam Thống nhất, về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt

 

PARIS, ngày 15.9.2008 (PTTPGQT) - Viện Hóa Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện (tức Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) về Công hàm 14.9.1958 chống tổ tiên nước Việt.

Tuyên cáo được Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ký vào đúng ngày 14.9.2008 tại Saigon nói lên lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đối với Công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, cách đây đúng 50 năm.

Đây là lập trường mà Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang từng minh xác trong Thông điệp Phật Đản năm nay, 2008 : « Người Phật tử bối đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ».

Thực vậy, người Phật tử không thể sống trên không trung, mà cư trú nơi lãnh thổ quốc gia sinh dưỡng mình. Lãnh thổ bị uy hiếp, cuộc sống và tu hành của người Phật tử đồng thời là người công dân cũng bị uy hiếp. Vì vậy không thể làm ngơ.

Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đưa ra 4 nhận định trên mặt dân tộc và pháp lý để xác quyết « Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung ».

Sau phần nhận định, Tuyên cáo yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội có văn kiện phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958, trả tự do cho những thanh niên, sinh viên bị bắt trong mấy ngày vừa qua vì biểu dương ý thức dân tộc về sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải.

Mặt khác, Tuyên cáo cũng yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội « tôn trọng và bảo đảm quyền tự do biểu tỏ và biểu tình » làm « bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại ». Đặc biệt là yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm « tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị ».



Dưới đây là toàn văn Tuyên cáo về Công hàm

ngày 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt :





GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ÐẠO
Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Saigon
-------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2552                                                                                      Số 32 /VHÐ/VT


TUYÊN CÁO
của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,
về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt



Hôm nay, ngày đánh dấu 50 năm cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Công hàm gửi ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, minh xác bằng văn bản chủ quyền Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hệ quả của một ý thức hệ ngoại nhập phản chống nền tư tưởng và văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam : Chủ nghĩa đại đồng phiến diện Cộng sản dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ khước sự toàn vẹn lãnh thổ, xóa nhòa biên cương tổ quốc trên biển, đem lãnh hải dâng hiến cho Bắc phương.



Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhận định rằng :



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chống lại Tổ tiên nước Việt đổ bao xương máu suốt hai mươi thế kỷ qua để gìn giữ và mở mang bờ cõi dân tộc ;



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên Đảng Cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại Quốc hội này y hệt như tại Quốc hội hiện nay ;



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chiếu theo công pháp quốc tế đã vi phạm chủ quyền Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam nước Việt. Bởi lẽ Hoàng Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Trường Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Khánh Hòa. Cả hai tỉnh thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa là quốc gia được Hiệp định Genève năm 1954 và hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận ;



- Chiếu điều 17 trên Hiến Pháp hiện hành (1992), quy định « Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (...) đều thuộc sở hữu toàn dân » ;



- Xem như thế Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung.


NAY HỘI ĐỒNG LƯỠNG VIỆN, GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT,
TUYÊN CÁO CÁC YÊU SÁCH SAU ĐÂY :




1. Nhà cầm quyền Hà Nội cần có văn thư chính thức gửi Cộng hòa Nhân dân Trung quốc phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng, đồng thời minh định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa được khám phá ít nhất từ thế kỷ XV và sử dụng chủ quyền từ thế kỷ XVII. Trong khi ấy hai quần đảo này chỉ được đề cập như những hải đảo nhìn thấy trên lộ trình thám hiểm xuyên qua Biển Đông trong sách sử Trung quốc ;

2. Trả tự do tức khắc cho những cá nhân, đặc biệt giới thanh niên, sinh viên bị bắt giữ trong mấy ngày qua, vì đã lên tiếng phản đối Công hàm Chống Tổ Tiên Nước Việt ký ngày 14.9.1958, hoặc tham gia tập họp biểu dương ý chí bảo vệ lãnh thổ để ghi nhớ 50 năm ngày quốc nhục nhượng địa phi pháp cho ngoại bang ;

3. Tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân tự do biểu tỏ và biểu tình, chiếu theo điều 69 trên Hiến pháp, để nói lên ý chí của Tổ tiên và toàn dân quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước mọi âm mưu ngoại bang xâm lược hay lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hãi, mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu gìn giữ suốt hai nghìn năm qua. Sự tôn trọng và bảo đảm tự do biểu tỏ và biểu tình này còn là bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại ;

4. Loại bỏ điều 4 trên Hiến pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị; vì

4.1. Ba triệu đảng viên Cộng sản và nửa triệu bộ đội hiện tại chưa đủ thế và lực bảo vệ tổ quốc trên mặt quốc phòng, chưa đủ uy và dũng mở rộng mặt trận chính trị và ngoại giao quốc tế, mà cần tới sự tham gia toàn diện của 85 triệu dân và 3 triệu Người Việt hải ngoại;

4.2. Lịch sử Việt Nam qua bao đời từng khẳng định như chân lý rằng : Dựa vào sức mạnh toàn dân làm nòng cốt để giữ nước. Kẻ nào cứ nay chạy theo nước này mai chạy theo nước khác cầu viện để bảo vệ quyền bính riêng tư của một nhóm người, thì hậu quả sẽ là mất nước và biến mình thành công cụ tay sai cho ngoại nhân mà thôi.



Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.9.2008
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ



Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2008 , 20:24 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #89 - 19. Jan 2009 , 19:26
 
Ý Nghiã Lịch Sử Trận Hải Chiến Hoàng Sa.
              

19/01/2009



Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam .
Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 , đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

   


.-1 VIỆT NAM CỘNG HÒA


Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974 .

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.

Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.

2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958 , Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam . Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam , Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam . Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam , gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam . Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam , do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam . Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.-CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA


Việc CSTQ đánh chiếm Hoàng Sa, đối với Trung Quốc, có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam , tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974 , Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam , tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam , CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ đây, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Chi tiết nầy cho thấy không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam , Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea ). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.- HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950 . Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam .

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972 , mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Trong khi đó, Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN


Trước hết, ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam . Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam , cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam . Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974 , CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.

Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

TRẦN GIA PHỤNG
( Toronto , 19-01-2009 )
Bài do T.N chuyển.   
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra