Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 
Send Topic In ra
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA (Read 21143 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #90 - 02. May 2009 , 05:55
 
Bằng chứng Hoàng Sa       



Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh ví von việc bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ giữ chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa là “cắm mốc” cho quần đảo ấy. Tất nhiên, như ông Minh nói, cột mốc đó chỉ có thể cắm “trong lòng dân”; ông Ngữ vẫn ngồi ở đất liền và Hoàng Sa vẫn đang bị xâm lăng bởi quân Trung Quốc.
Mấy tuần trước, báo chí đã đưa tin khá đậm về một tờ lệnh đã có cách đây 175 năm. Tờ lệnh được đưa ra năm 1834, “phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa”, vừa được dòng họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) trao cho Nhà nước. Dòng họ Đặng đã cất giữ tờ lệnh này qua sáu đời và nay trở thành “tài sản quốc gia”. Theo các chuyên gia, “đây là tờ lệnh còn nguyên bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.

Từ năm 1816, Hoàng đế Gia Long đã “long trọng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa”. Gia Long làm việc này, một năm sau khi sai cai đội Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa xem xét (tháng Giêng năm 1815). Từ đó cho tới tháng Giêng năm 1974, chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa luôn hiện diện bằng xương, bằng thịt. Ngoại trừ tuyên bố “khống” của Phát xít Nhật trong thời gian họ chiếm Trung Hoa. Không ai có thể đưa ra những bằng cứ lịch sử xác đáng hơn để tranh chấp Hoàng Sa với người Việt Nam cả.

Tuy nhiên, quần đảo ấy đã hai lần bị người Trung Hoa dùng vũ lực để xâm lăng bất hợp pháp: Một vào năm 1956, lợi dụng khi quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh và Đài Loan đã đưa quân ra chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, hai hòn đảo vào hàng lớn nhất ở phía Đông Hoàng Sa; Một vào tháng Giêng năm 1974, Bắc Kinh đưa tàu chiến ra chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay những chiến sỹ hải quân Việt Nam giữ đảo.

Tờ lệnh thời Minh Mạng tìm thấy ở Lý Sơn là vô cùng quý giá. Nhưng, bằng chứng lịch sử đâu chỉ là những tư liệu ngày xưa. Sự kiện ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc “dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ” là Việt Nam, cũng chính là bằng chứng. Bằng chứng về “một hành động hoàn toàn phi pháp” của Trung Quốc xét theo Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888.

Theo đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh vùng I, Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Ngày 15-1-1974, địa phương quân Hoàng Sa bắt đầu phát hiện tàu đánh cá lạ. Ngày 16-1, khi người nhái của Hải quân VNCH đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Quốc. Chiều 16-1, mọi diễn biến đã được đích thân đề đốc Thoại báo cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy đang ở Mỹ Khê. Ngày 17, trên lãnh hải Việt Nam xuất hiện thêm hai tàu quân sự Trung Quốc.

Sáng 17-1, toàn bộ diễn tiến được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cập nhật cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu khi ấy vẫn đang ở Đà Nẵng, lập tức: Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng I: “Trước hết dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải; Nếu họ không nghe thì nổ súng cảnh cáo; Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ lực”. Đại tá Hà Văn Ngạc, ngay sau đó đã được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cử lên soái hạm Trần Bình Trọng ra thẳng Hoàng Sa; cùng đi có hộ tống hạm Nhật Tảo.

Sáng 19-1-1974, báo cáo với đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại qua bộ đàm đại tá Hà Văn Ngạc cho biết: “Các hạm đội Trung Quốc đang áp sát từng chiến hạm Việt Nam”. Theo đề đốc Thoại, lúc đó, cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho biết, ở khu vực Hoàng Sa có khoảng 17 chiến hạm của Trung Quốc. Đại tá Ngạc thống nhất với đề đốc Thoại là khi không tránh được nổ súng thì phía Việt Nam sẽ phải nổ súng trước để giảm thương vong.

Vào lúc 10giờ30 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã để hệ thống bộ đàm “on” và đề đốc Thoại đã nghe được tiếng súng của đôi bên trong trận tử chiến kéo dài 30 phút ấy. 15 chiến sỹ hải quân Việt Nam thuộc toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đã đứng sát bên nhau và cùng bật ra bài hát “Việt Nam, Việt Nam” khi nhìn thấy soái hạm của quân Trung Quốc trúng đạn. Nhưng, cuộc chiến ấy là không cân sức. Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ khi ấy ở rất gần đã không cử bất cứ chiến hạm nào ra chi viện. Người Mỹ và người Trung Quốc vừa mới nắm tay nhau.

Ngày 20-1-1974, 10 chiến hạm Trung Quốc đã đổ một lực lượng hải quân hùng hậu lên đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, bắt đầu một thời đô hộ mới. Không biết đến bao giờ mới tống cổ được những tên xâm lược ấy ra khỏi bờ cõi Việt Nam.

Thời gian qua, tôi cố gắng tìm gặp những người lính đã tham gia trận hải chiến lịch sử này. Đại tá Hà Văn Ngạc đã mất tại Dallas, Texas. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn. Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại hiện vẫn còn sinh sống tại bang Virginia, nhưng tuổi đã ngoài 80. Một số sỹ quan hải quân đã từng ở Hoàng Sa và đã từng tham dự trận hải chiến 1974 hiện vẫn còn sống rải rác ở nhiều nơi và tôi vẫn mong có ngày gặp họ. Tôi được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trao cho bản danh sách những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong ngày 19-1-1974, bản danh sách có chữ ký của ông. Nhưng rất tiếc là vẫn còn một số người chỉ biết tên chứ chưa rõ họ.

Nhưng, tôi chỉ là nhà báo, chỉ làm những việc này trong khuôn khổ nghề nghiệp. Khi nhậm chức, ông Đặng Công Ngữ có hứa là sẽ đấu tranh để giành lại chủ quyền cho Hoàng Sa. Tôi nghĩ, như mọi người dân Việt Nam, ông Ngữ nói ước muốn này là vô cùng thành thật. Nhưng, khác với thường dân, thay vì chỉ ước mơ, ông Ngữ có thể ra tay ngay, thu thập những tư liệu lịch sử xưa cũng như tư liệu sống. Đặc biệt là tư liệu về “trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Một phần của lịch sử ấy là Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại; là các sỹ quan, chiến sỹ hải quân ở Hoàng Sa năm 1974. Đừng đợi đến đời sau, khi con cháu họ đưa lên một “công vụ lệnh” cử họ ra Hoàng Sa rồi mới ồ lên: “Tài sản!”. Lịch sử có giá ngay từ hôm nay, khi những người từng chiến đấu ở Hoàng Sa còn sống.

Tôi rất muốn được trao lại cho ông Đặng Công Ngữ bản danh sách có chữ ký của vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong trận hải chiến Hoàng Sa. Nhưng, đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy tìm gặp những con người đã chiến đấu rất can trường ấy để thu thập những kỷ vật; những ký ức. Hãy mời họ đến trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa, và sẽ rất vinh dự nếu tôi, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được cùng họ tham dự lễ vinh danh 58 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Hoàng Sa năm ấy. Tên tuổi của 58 liệt sỹ ấy xứng đáng được Chủ tịch Hoàng Sa cho trân trọng khắc lên bia. Tấm bia ấy không phải để vinh danh “lính ngụy”. Những người lính ấy đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Những người lính ấy là người lính Việt Nam. Trân trọng sự hy sinh của họ không chỉ vì họ là lịch sử mà còn vì đấy là đạo lý.

Tổn Thất Đôi Bên:

Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.

Về phía Việt Nam: Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm, chỉ huy, trung tá Ngụy Văn Thà cùng với 24 chiến sỹ hải quân khác hy sinh, 26 người mất tích; Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, 2 chiến sỹ hy sinh; Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng bị hư với hai chiến sỹ hy sinh; Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, bị trúng đạn: 1 chiến sỹ hy sinh, 15 chiến sỹ trôi dạt suốt 15 ngày về Quy Nhơn và 14 người sống sót; 2 quân nhân người nhái hy sinh trên đảo; 43 quân nhân, nhân viên khí tượng Hoàng Sa, cùng với một cố vấn Mỹ đi cùng chiến hạm bị bắt đưa về Trung Quốc.
Nguồn: Osin's Blog

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #91 - 30. Jun 2009 , 18:00
 
Bớ làng nước ơi tàu cộng nó cướp đảo của ta rồi , cả nhà mau mau ra xem bằng chứng nè!!!
 


Các lực lượng quân sự TQ chiếm đóng Hoàng Sa qua ảnh
 
     
Hiện nay mặc dù chưa có số liệu chính thức nào thống kê quân số Trung Quốc đóng tại quần đảo Hoàng Sa, những qua những tin tức trên mạng của Trung Quốc có thể thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sự tổng hợp của Trung Quốc, bao gồm các lực lượng vũ trang như không quân,bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội tên lửa, tăng thiết giáp,... gồm nhiều tầu chiến, khu trục hạm, trực thăng, tầu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải các loại cùng hàng loạt các trang thiết bị quân sự và dân sự khác như cây xăng, cầu cảng, hệ thống cũng cấp điện, nước .... Ngoài ra còn vô số các lực lượng vũ trang và bán vũ trang nữa như cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đội ngư chính, du lịch, khí tượng thủy văn, lực lượng nghiên cứu hải dương, ngư dân Trung Quốc cũng sinh sống tại Hoàng Sa... đồng thới các lực lượng quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa cũng không ngừng tăng về quân số, vật tư, trang bị theo thời gian... do đó số quân đóng tại đây không thể dưới một nghìn quân mà có thể lên tới vài nghìn, thậm chí khu huy động tối đa có thể lên tới hàng vạn quân.

Câu hỏi đặt ra Trung Quốc duy trì và bành trướng sực mạnh quân sự trên Biển Đông như vậy nhằm mục đích gì ? Trong những ngày gần đây qua các trang mạng Trung Quốc HSTS thấy vấn đề thu phục Nam Sa (Trường Sa) đang được cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi thảo luận.

...


   Quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sợ cực mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông.
...

Các loại tăng thiết giáp và vũ khí hạng nặng khác cũng không ngừng được chuyển tới Hoàng Sa

...


Mục đích của các chiến xa này không phải chỉ là để phòng thủ mà là để phục vụ cho các cuộc đổ bộ xâm chiếm

...


Cầu cảng quân sự Hoàng Sa là bến đỗ của các chiến hạm các loại, các khu trục hạm, tầu dân sự lẫn quân sự

...

Trung tâm điều khiển Ra Da tại Hoàng Sa, là nơi thu thập các tin tức tình báo và viực đi lại của tầu thuyền trên Biển Đông Việt Nam
...


Trung Quốc luôn tỏ ra sẵn sàng nổ súng

...

Một hệ thống Ra da đặt trên đảo

...


Nhìn bên ngoài quần đảo Hoàng Sa có rất nhiều chiến hạm của Trung Quốc

...


Tầu ngầm cũng tham gia tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa

...



Trung Quốc có thể có tới vài nghìn quân tại Hoàng Sa

...


...


...


Trung Quốc còn đóng cả cọc ngoài biển Hoàng Sa

...


Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển Hoàng Sa không ngừng được Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự mặc dù Trung Quốc cũng là nước ký vào tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002
...


Trạm khí tượng tại Hoàng Sa

...


Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tại Hoàng Sa

Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2010 , 20:47 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #92 - 15. Jan 2010 , 21:43
 
...

TỔ QUỐC GHI ƠN 62 CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH ĐÃ HY SINH BẢO VỆ HOÀNG SA


...
     

     
Tưởng niệm 36 năm trận đánh Hoàng Sa 1974-2010
 

Ngày 13-01-2009, giờ 23:10



<< 0 >>

Những Diễn Biến Ðưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa


...


Hà Văn Ngạc


(Trích Nguyệt San Ðoàn kết, Austin - Texas)

Lời giới thiệu:

Chúng tôi nhận được bài viết rất công phu và giá trị sau đây do Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc gửi tới cùng với một số hình ảnh. Ðại Tá Ngạc là người đã anh dũng chỉ huy Hải Ðội VNCH trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Thành thật cảm tạ sự đóng góp và cộng tác qúi báu của tác giả. Kính mong Ðại Tá Ngạc sẽ tiếp tục lên tiếng để phần tài liệu về trận hải chiến tại Hoàng Sa được thêm đầy đủ.

Austin ngày 12 tháng 11 năm 1998
Trần Ðỗ Cẩm
Chủ Nhiệm

***


Sự tranh chấp về chủ quyền của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các sử gia và các nhà nghiên cứu về thềm lục địa trình bày rất nhiều. Gần đây nhứt là trong cuốn Ðịa lý Biển Ðông của Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, một công trình nghiên cứu tỉ mỉ, đã sưu tập những tài liệu để chứng minh chủ quyền Việt Nam không những về các hoạt động để xác nhận chủ quyền của quốc gia mà còn phân tích tỉ mỉ về các dữ kiện địa chất, thảo mộc và khí tượng để minh xác là những hải đảo trong vùng Hoàng - Trường Sa đã được tổ tiên chúng ta đặt chân tới đặt bia miếu và trong quá khứ gần đây Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp tục tham dự các hoạt đông khí tượng trên bình diện quốc tế.

Khi chính phủ bảo hộ Ðông Dương của người Pháp vào năm 1933 đã ra nghị định sát nhập hành chánh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào các tỉnh ven biển thì chỉ có duy nhứt Nhật bản phản kháng mà thôi và cũng chỉ phản kháng lấy lệ và người Pháp vẫn tiếp tục thi hành nghị định đã ban bố trong công báo Pháp. Ngay cả người Anh, những nhà hàng hải của họ đã khám phá thấy các đảo vùng Trường Sa, nhưng khi Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha ký hiệp ước bảo hộ vào năm 1862 thì họ đã không phản ứng gì.

Sự chiếm đóng quân sự của Ðài Loan trên đảo Thái Bình, của Phi Luật Tân trên đảo Loại Ta, của Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Phú Lâm cực bắc của quần đảo Hoàng Sa chỉ vì người Pháp, trong cuộc chiến tranh Ðông Dương đã phải đương đàu ngặt nghèo với các cuộc hành quân tảo thanh cũng như phòng thủ trong đất liền nên chỉ có thể dặt quân trú phòng trên đảo Hoàng Sa mà thôi bằng khoảng một trung đội Lê dương và đã bỏ ngỏ các đảo quan trọng khác. Ðặc biệt là đảo Thái Bình của quần đảo Trường Sa dã bị quân đội Nhật cưỡng chiếm trong đệ nhị thế chiến. Khi quân Nhật đầu hàng thì Trung Hoa Dân Quốc chỉ có nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật nhưng họ đã lợi dụng tình thế bối rối lúc bấy giờ của người Pháp để chiếm cứ luôn, cùng với đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa. Riêng về đảo Phú Lâm thì khi đó chiến tranh quốc - cộng đến thời kỳ gần kết thúc tại lục địa, khiến Trung Hoa Dân Quốc đã buộc phải bỏ ngỏ một thời gian và Trung Cộng đã lấn chiếm vào giữa thập niên 50.

Vào khoảng thời gian này thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa còn đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh, vả lại Hải Quân còn phải tham dự các cuộc hành quân bình định của chính phủ trong sông ngòi cũng như ngoài ven biển nên các hoạt động ngoài biển khơi chỉ được hạn chế trong công cuộc tiếp tục yểm trợ sự hiện diện uqân sự trên đảo Hoàng Sa khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam và dựng bia để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đảo, đại diện cho quần đảo Trường Sa là đảo trường Sa (Spratly) mà thôi. Hơn nữa, đảo Phú Lâm lại nằm quá sát vĩ tuyến 17 nên còn nằm trong khu vực phi quân sự theo hiệp đinh Ba Lê năm 1954 mà chính phủ Việt Nam Cộng tuy không công nhận nhưng vào lúc này vẫn muốn không vi phạm.

Cho đến khi kỹ thuật khai thác về dầu hỏa ngoài khơi được tiến triển thì vấn đề thềm lục địa được đặt ra, và chủ quyền của các quốc gia trên các hải đảo được chú trọng nhiều hơn. Trong kỳ hội thảo về bản đồ khu vực của Liên Hiệp Quốc cho Á Châu và Viễn Ðông lần thứ sáu (Sixth United Nations Regional Cartographic Conference For Asia And The Far East) họp tại Teheran, thủ đô Ba Tư vào tháng 10 năm 1970 và kéo dài một tháng, trong đó có các phái đoàn của các nước Ðông Nam Á như Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan), Nhật Bản, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan vân vân tham dự, Phái đoàn Việt Nam do Ðại Tá Ðoàn Văn Kiệt (Lục Quân) Giám đốc Nha Ðịa Dư quốc gia, trực thuộc Bộ Quốc phòng, hướng dẫn trong đó có một vị kỹ sư địa dư và tôi tham dự. Trong mấy ngày đầu của cuộc hội thảo, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan, do một vị tướng 3 sao lục quân cầm đầu) đột nhiên nêu vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi phát triển trong hội trường.

Vào thời gian này thì tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã có thành lập từ lâu Phòng Nghiên cứu hay Phòng 5, và phòng này đã thu thập được nhiều tài liệu lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền của quốc gia Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng vì đây là một cuộc hội thảo có tính cách hợp tác kỹ thuật do Liên Hiệp Quốc tổ chức, nên tôi đề nghị ngay với Ðại Tá Trưởng phái đoàn là phái đoàn Việt Nam sẽ thảo luận với các phái đoàn Ðông Nam Á khác để được sự ủng hộ của họ hầu phát biểu ý kiến lên hội trường là không đặt vấn đề chủ quyền quốc gia trong cuộc hội thảo nặng về kỹ thuật đồ bản này. Sau đó thì phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc đã không phản đối hay nêu thêm gì khác. Cũng cần ghi thêm ở đây là sau kỳ hội thảo tại Teheran Ba Tư, phái đoàn tham dự các cuộc hội thảo kế tiếp đều được Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề cử sĩ quan xung vào phái đoàn. Việc nêu chủ quyền trên các hải đảo Hoàng và Trường Sa của Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) trong một cuộc hội thảo kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc đã là một chỉ dấu của một khúc quanh về tranh chấp về chủ quyền các hải đảo, các sự đối đầu sẽ không chỉ còn nằm trong phạm vi tuyên cáo và phản đối lấy lệ về ngoại giao nữa như các quốc gia trong vùng đã từng làm trước đây. Lý do quan trọng nhứt là việc thăm dò các mỏ dầu hỏa từ năm 1969 đến năm 1971 của Việt Nam cộng hòa ngoài khơi Vũng Tàu và Côn Sơn đã làm cho các lân bang chú ý kể cả Trung Công và Cộng sản miền Bắc. Chúng ta còn nhớ là trong khoảng thời gian này, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã ra tận một trong các dàn khoan để châm lửa đốt hơi dầu khánh thành sự thành công về công cuộc tìm kiếm với một trữ lượng dầu đáng kể do một công ty khảo sát địa chất Huê Kỳ tại Houston đảm trách trong một vùng khoảng 4 ngàn hải lý vuông.

Kể từ tháng chạp năm 1971 thì Việt Nam Cộng Hòa đã đặt ra vấn đề chia khu vực đặc nhượng đã hoàn tất, nhưng mãi đến tháng 7 năm 1973 việc nhượng quyền khai thác mới được công bố. Việc chậm trễ này là do nhu cầu chính trị của thời điểm này mà chính phủ Huê Kỳ đã khẩn khoản yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa trì hoãn vì vào lúc đó phong trào phản chiến đang lên cao và họ đã chúi mũi dùi vào các hoạt động của các tổ hợp liên quốc dầu hỏa tại Việt Nam và Cam Bốt. Một phần quan trọng nữa là quốc hội Huê Kỳ đã lưu ý đến thềm lục địa vùng Ðông Nam Á vì vấn đề này có liên hệ tới chính quyền của Huê Kỳ tại vùng này. Do đó vào các năm 1970-71 việc thăm dò mỏ dầu ít được quảng bá để làm dịu bớt phong trào phản chiến tại nội địa Huê Kỳ cũng như không làm phương hại tới hòa đàm Ba Lê. Cộng sản Bắc Việt cũng biết được các dự định của Việt Nam Cộng Hòa về việc đặc nhượng nhưng mãi tới tháng 6 năm 1971 mới lên tiếng phản đối. Ðương nhiên là Trung Cộng cũng đã theo dõi các tiến triển về thăm dò trong lòng biển và chú tâm nhiều về các trữ lượng dầu hỏa đáng khích lệ trong vùng Biển Ðông.

Song song với việc thăm dò dầu hỏa là công cuộc thực hiện đặt quân trú phòng trên các đảo còn bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa do chính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chủ trương và nắm phần chủ độngvề mọi công tác. Công cuộc thực hiện này là kết quả của một cuộc thao dượt hạm đội vào đầu mùa hè năm 1973 do Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội lúc bấy giờ là HQ Ðại Tá Nguyễn Xuân Sơn đề xướng với sự chấp thuận của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Tôi với chức vụ là Chỉ huy trưởng Hải đội 3 (Hải đội tuần dương) đã được Tư Lệnh Hạm Ðội trao phó trách nhiệm tổ chức lực lượng và đặt kế hoạch thao dượt cũng như chương trình thám sát các hải đảo. Sau khi hòa đàm Ba Lê được ký kết, thì Hạm đội bấy giờ mới có được một số chiến hạm tạm rảnh tay với công tác tuần dương, cho nên thành phần của hải đội đặc nhiệm đã gồm các chiến hạm khiển dụng hoặc tạm hoãn biệt phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, trong công tác tuần phòng cận và viễn duyên. Vào những năm chiến tranh sôi động thì các chiến hạm lớn hay nhỏ không thuộc loại chuyên chở đều phải thay phiên nhau tham dự công tác tuần dương hay tuần duyên hoặc đảm trách một vài nhiệm vụ yểm trợ hải pháo tùy theo nhu cầu trong vùng công tác. Bởi vậy sự hoạt động của các chiến hạm theo từng phân đoàn hay hải đoàn ít khi được tực hiện và có thể nói là gần như không có, và nếu có thì thời gian hoạt động rất hạn hẹp. Cũng cần lạm bàn thêm tại đây là cuộc chiến tranh tiễu trừ cộng sản trong nội địa đã phải cần sự tham dự của các đơn vị Hải Quân rất nhiều vì hệ thống sông ngòi và kinh rạch từ Cửa Việt vào Miền Nam qua mũi Cà Mâu cho đến Kinh Vĩnh Tế chạy dọc theo biên giới Miên Việt từ Hà Tiên cho tới Châu Ðốc.

Thành phần của Hải Ðội dặc nhiệm thao dượt gồm có: 1 Khu trục hạm, 3 Tuần dương hạm, 1 Trợ chiến hạm, 2 Cơ xưỡng hạm. Cơ xưởng hạm HQ 802 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Quốc Công) là soái hạm của cuộc thao dượt. HQ 801 có chở theo sinh viên Sĩ quan của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang và một vị Hạm trưởng được tăng phái trên chiến hạm này để huấn luyện về tiếp tế ngoài khơi, vì vậy cuộc thao dượt còn là một môi trường huấn lyện trên đại dương cho các sĩ quan Hải Quân tương lai.

Hải đội đặc nhiệm thao dượt rời quân cảng Sàigòn trực chỉ đảo Trường Sa và tới đảo vào một buổi sáng. Thời tiết vào đầu mùa hè đã bắt đầu nóng nên cuộc đổ bộ lên đảo được thực hiện thật sớm vì đảo không có cây tương đối lớn khả dĩ có thể cho bóng mát để trú nắng. Công tác trên đảo gồm có dựng cờ quốc gia và xây cất một tấm bia vì tấm bi cũ đã không còn thấy, có thể là đã bị các ngư phủ của các quốc gia lân bang khi dừng chân trên đảo đã phá vỡ.

Sau khi đổ bộ lên đảo Trường Sa, hải đội thao dượt trực chỉ đảo Thái Bình, Nam Yết (phía nam đảo Thái Bình) và đảo Sơn Ca (đông Thái Bình). Ði qua đảo Nam Yết và Sơn Ca Hải đội thao dượt chỉ quan sát đảo chứ không đổ bộ và sau đó tất cả các chiến hạm đã bỏ neo phía nam đảo Thái Bình. quân trú phòng của Ðài Loan trên đảo đã phải đặt trong nhiệm sở tác chiến, nhưng sau đó họ nhận thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể họ đã an tâm. Hải đội đã liên lạc bằng quang hiệu để xin thăm viếng xã giao trên đảo và được sự đồng ý. Phía đoàn do Tư Lệnh Hạm Ðội hướng dẫn đã lên đảo vào khoảng gần trưa và đã được Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Chỉ huy trưởng quân trú phòng tiếp đón trong phòng khách của Bộ Chỉ Huy và không có cuộc đi thăm viếng trên hải đảo có thể vì lý do bảo mật của họ.

Sau khi Thái Bình, Nam Yết và Sơn Ca, Hải đội trực chỉ phía bắc hướng về hai đảo Song Tử Ðông và Song Tử Tây và ghé qua quan sát đảo Loại Ta. Ðảo Loại Ta lúc đó đã do quân đội Phi Luật Tân trú đóng, và một chòi canh đơn sơ có thể được quan sát dễ dàng từ bên ngoài. Hai đảo Song Tử Ðông và Tây tuy nhỏ nhưng rất gần nhau và có một số cây lớn có thể cho bóng mát.

Cuộc thao dượt kéo dài khoảng 1 tuần lễ, trong suốt các hải trình từ đảo này tới đảo khác, các chiến hạm tham dự đã thực tập mọi phương tiện truyền tin từ hiệu kỳ cho đến vô tuyến âm thoại, thực tập các chiến thế phòng không cho đến chống tiềm thủy đĩnh, hộ tống và tiếp tế ngoài khơi.

Sau cuộc thao dượt, vị Tư Lệnh Hạm Ðội và tôi liên lạc chặt chẽ với Chánh Võ phòng Phủ Thủ Tướng để xin cho hai chúng tôi được trình bầy về quần đảo Trường Sa. Sau khoảng một tuần lễ thì lời thỉnh cầu của chúng tôi được chấp thuận. Hai chúng tôi và một vị Hạ Sĩ quan (Thượng Sĩ VC Nguyễn Mạnh Hưởng) thuộc phòng hành quân Hải đội 3 đã đến Phủ Thủ Tướng với đầy đủ sơ đồ và kính chiếu để thuyết trình trong một buổi hội của Hội đồng nội các do chính Thủ Tướng chính phủ Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa và đông đảo các vị bộ trưởng. Phần thuyết trình là phần mở đầu của buổi hội vào khoảng 9 giờ sáng. Tư Lệnh Hạm Ðội, sau phần trình bầy chi tiết địa lý của các hải đảo cũng như sự chiếm đóng đã lâu ngày của Trung Hoa Dân Quốc và Phi Luật Tân, đã mạnh mẽ đề nghị Việt Nam Cộng Hòa phải có sự hiện diện quân sự trên đảo thuộc quần đảo Trường Sa như: Nam Yết, Trường Sa (Spratly) Song Tử Ðông và Song Tử Tây v.v... Ðề nghị của Hải Quân đã được toàn thể nội các tán đồng ngay mà không có thắc mắc nào được đưa ra thêm để bàn cãi. Sau phần trình bầy phái đoàn Hải Quân rút ra khỏi phòng hội để hội đồng nội các thảo luận tiếp sang các mục khác của buổi hội.

Sau đó, lệnh từ Bộ Quốc Phòng đã đến Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Cục Công Binh và Tiểu Khu Bình Tuy để thi hành việc đồn trú quân trên các đảo vùng Trường Sa. Ðảo được thực hiện trước nhất là đảo Nam Yết. Tôi được chỉ định là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo 22 (chỉ số không chắc chắn). Vào cuối tháng 5, khi gió mùa đông nam đã nhẹ nhẹ thổi, Dương Vận Hạm HQ 504 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Hữu San) khởi hành từ cầu Tự Do, với khoảng một trung đội công binh, xuồng cao su và vật liệu xây cất doanh trại cho một trung đội bộ binh. Sau gần 36 giờ hải hành, việc đổ bộ công binh và vật liệu xây cất cũn như nước ngọt lên đảo rất mỹ mãn và công tác xây cất được khởi sự ngay. Sau vài ngày thì có thêm Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 (Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Nguyễn Quang Ðộ) tới tăng cường. Trong thời gian xây cất, Thuỷ Quân Lục Chiến của Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Thái Bình có gởi một xuồng 3 người xuống gần tới các chiến hạm và khi nhận dạng được thì họ quay đầu về sau đó không có hành động gì khác.

Công cuộc xây cất doanh trại được hoàn tất trong vòng hơn 2 tuần lễ và một lễ thượng kỳ đã được tổ chức long trọng trên đảo với nhân viên hải quân, công binh và địa phương quân trú phòng. Một bảng khắc chữ bằng kim loại không rỉ sét (inox) ghi tên cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo ... và cấp bậc, danh tánh của tôi là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân cùng ngày tháng đã được gắn trên nền của kỳ đài. tin từ một cựu chiến hữu Hải quân còn ở lại quê hương cho biết là hình ảnh của bản khắc nói trên đã được Việt cộng xử dụng ít nhất là một lần trong một cuộc triển lãm tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân VNCH cũ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng và Trường Sa.

Theo nhiều phân tích gia thì trong thế kỷ 21, vùng Châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành một khu vực kinh tế rất quan trọng của thế giới, cho nên Trung Cộng không những chỉ muốn đạt tới và duy trì vai trò một siêu cường kinh tế mà còn muốn tái diễn một sức mạnh đế quốc của họ trong lịch sử đối với các nước lân bang như là thuộc quốc phải thần phục và triều cống. Trong quá khứ về trước người Trung Hoa không có khả năng để quan tâm tới biển cả nên chỉ phần lớn xâm lăng bằng đường bộ và lực lượng Hải quân của họ chỉ đủ để bảo vệ vùng ven biển và chống hải tặc hoành hành các vùng cận duyên và các cửa sông. Nhưng vai trò mới của Trung Cộng trong vùng Ðông Nam Á về kinh tế cũng như ảnh hưởng về chính trị, cộng thêm với khả năng tối tân của lực lượng hải quân nên Trung Cộng đã đặt nặng vấn đề bành trướng chủ quyền trên mặt biển như một trọng tâm trong tiến trình trở thành một siêu cường trong thế kỷ tới. Cho nên việc hoàn tất cưỡng chiếm toàn quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 bằng một lực lượng hùng hậu về hải lục không quân cũng như quân thủy bộ, và vào các năm sau 1975, các hành động lấn chiếm bằng cách đánh bật lực lượng hải quân Việt cộng để dành giựt cùng cắm dùi các hải đảo cũng như các bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa, đã chứng tỏ là các đường lối của họ đã theo đúng các chỉ đạo chiến lược bá chủ vùng Ðông Nam Á.

Báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 18 tháng tư 98 tại Sàigòn có đăng tải cuộc phỏng vấn của Ðài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), Bà Mônich Sơmiliê Giăngdrô (nguyên văn), giáo sư Luật Ðại Học Ðường Paris đã khẳng định là việc Trung Cộng chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, vì những tài liệu lịch sử cho thấy quần đảo thuộc về Việt Nam. Bà cũng đề cập đến các dẫn chứng lịch sử từ thế kỷ 17 và thời vua Minh Mạng. Về phía Trung Cộng, tuy họ nói có những tài liệu xưa hơn cả tài liệu của Việt Nam, nhưng lại chưa đưa ra được văn bản nào đáng tin cậy để chứng minh. Ðài RFI cũng nêu tờ Minh Báo của Hồng Kông (ngày 4-4) tiết lộ Trung Cộng có kế hoạch biến một đảo thuộc Hoàng Sa thành một trung tâm du lịch như Hawaii với khách sạn và nhà hàng và một giới hữu trách ở đảo Hải Nam xác nhận là trong vài năm tới sẽ bắt đầu tổ chức du lịch trên quần đảo Hoàng Sa. Ðài RFI nhận xét kế hoạch này cho thấy Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng lấn chiếm lãnh thổ dần từng bước không những tại biên giới trên bộ mà còn ở vùng biển. Bộ Ngoại giao cộng sản VN đã kịch liệt lên án kế hoạch này và khẳng định là mọi hành động trái phép của ngoại quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN. Cũng nên ghi thêm l38 đây là Trung Cộng và Việt cộng đã có tới 10 vòng hội đàm nhưng vẫn chưa giải quyết xong vấn đề Hoàng Trường Sa và cả biên giới trên bộ. Báo Tuổi Trẻ cũng tố cáo là bằng việc xây cất cơ sở hành chánh và với kế hoạch xây khu du lịch để đón du khách, Bắc Kinh đã sáng tạo ra ảo tưởng là quần đảo này vĩnh viễn thuộc về Trung Cộng. Không những thế, ngày 21 tháng 5 vừa qua Trung Cộng lại thêm một lần nữa xác nhận chủ quyền trên các đảo Trường Sa. Phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung Cộng nói: Trung Cộng có chủ quyền không thể chối cãi ở Trường Sa và các vùng biển lân cận và còn nói thêm là các tầu Trung Cộng có những hoạt động khảo cứu khoa học bình thường ở vùng nói trên hồi gần đây là vấn đề hoàn toàn nằm trong lãnh hải của họ. Trong khi đó thì Bộ Ngoại Giao của Việt cộng nói chiếc tầu nghiên cứu khoa học của Trung Cộng đã hoạt động sâu trong thềm lục địa Việt Nam từ tháng 4 năm nay.

Mặc dầu Việt Nam và Trung Cộng đã có hơn 10 cuộc thương thảo về chủ quyền các hải đảo và lẫn cả biên giới trên bộ, nhưng đến nay vẫn chưa có một kết quả cụ thể nào và đượng nhiên chúng ta sẽ còn thấy nhiều phen gay go xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng trong tương lai nhất là Việt Nam và Thái Lan đã chia phần biển để tìm kiếm dầu trong vịnh Thái Lan sau khi đã đạt tới một sự thỏa thuận về lằn ranh khai thác trên mặt biển.


Hà Văn Ngạc
Jun. 15/98
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 06:14 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #93 - 16. Jan 2010 , 10:15
 
Gởi các chị và các bạn bản nhạc HOÀNG SA DẬY SÓNG cũng luôn tiện kính mời tất cả quí thân hữu của  Lê Văn Duyệt  đến tham dự Ngày Hoàng Sa được tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào ngày mai 17 /1/2010
Chương trình gồm có hai phần :

1/ 12:00 noon 2:00pm tại phòng hội thảo cuả thành phố Westminster là buổi thuyết trình về hai đề tài
a- Hoàng Sa và Chủ Quyền
b- Lược sử Trận Hải Chiến Hoàng Sa 10/1/1974
Ngoài ra còn có trưng bày các mô hình của hầu hết các chiến hạm , chiến đỉnh thuộc HQVNCH thời trước năm 75 ... cùng sách báo và bản đồ minh chứng

2/ 2:00-6:00pm Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ
a- Lễ Tưởng Niệm 74 anh hùng Tử Sĩ Đã bỏ mình trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974
b- Lễ Vinh Danh các Chiến Sĩ Anh Hùng tham dự trong Trận Hải Chiến Hoàng sa
c- Văn Nghệ : do ban nhạc Moon Flowers cùng các Ca Sĩ thuộc Trung Tâm Asia sẽ gởi đến tất cả quí đồng hương tham dự những bản nhạc tình / Lính do Việt Dzũng làm điều hợp Viên ( MC )

http://cuulong.9.forumer.com/index.php?showtopic=639&st=0#entry1582
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #94 - 18. Jan 2010 , 06:42
 
...

Hãy cùng nhau dâng nén Hương Lòng cho 62 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa - Mời Đồng Bào Tham Dự Ngày Hoàng Sa Được Tổ Chức Khắp Nơi Trên Thế Giới


Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
:

http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsach.htm



...


Tưởng Niệm Hoàng Sa Năm Thứ 36


Mười chín, tháng giêng, năm bảy bốn
Người dân Nam hao tổn máu xương
Hy sinh bảo vệ quê hương
Chống quân xâm lược bắc phương cướp nhà

Đó là ngày Hoàng Sa bị mất
Quân Việt Nam giữ đất tổ tiên
Vì yêu tổ quốc thiêng liêng
Đồng lòng chống lại đảo điên quân thù

Những tấm gương ngàn thu ghi nhớ
Muôn đời sau còn ở lòng Dân
Các Anh tạm biệt hồng trần
Về nơi di dưỡng tinh thần Việt Nam

Ngụy Văn Thà thà làm Nam Quỷ
Không đầu hàng, tự hủy theo tàu!
Và hơn Sáu Chục(1) cùng nhau
Quyết lòng tử chiến với Tàu xâm lăng

Có những Anh mang thân bị bắt
Cũng có Anh lạnh ngắt tái tê
Theo dòng nước biển xuôi bè
Phó thân cho sóng đưa về Quê Cha

Trọng Anh hùng Dân ta chào đón
Những người về từ chốn gian nguy
Từng qua hải chiến chống Tàu
Toàn Dân truy niệm Anh hào Nam phương

Dân Nam ơi! quê hương gặp nạn
Bởi vì ta tin bạn chẳng phòng
Bạn ta một mặt hai lòng
Ngoài thì “hửu nghị” còn trong gian tà

Đồng bào ơi! Nước nhà nguy khốn
Mau đứng lên chỉnh đốn ba quân
Năm tư Dân Tộc hợp quần
Kết đoàn chống giặc đuổi quân tham tàn

Hôm nay đây Dân Nam tưởng niệm
Các Anh hùng đặc nhiệm Hoàng Trường
Quyết lòng giữ đất quê hương
Nêu gương hậu thế yêu thương giống nòi

Các Anh ơi, trăng soi biển rộng
Bóng hình Anh linh động ngàn khơi
Nước Nam Dân Việt khắp nơi
Xin Anh yên nghĩ ở nơi vĩnh hằng.


Nam Bản Hoàng Trường
Saturday, 16 January 2010, 1616 ET


(1) Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa:

http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsach.htm




Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 07:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #95 - 18. Jan 2010 , 06:52
 
NGÀY HOÀNG SA BẮC CALI


THIỆP MỜi THAM DỰ NGÀY HOÀNG SA 19 THÁNG 1

CÁC HỘI ĐOÀN VÀ CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG BẮC CALI PHỐI HỢP TỔ CHỨC

NGÀY HOÀNG SA 19 THÁNG 1


Mục đích :

-Tuong niem va truy dieu cac chien si Hai Quan VNCH da chien dau va hy sinh cho To Quoc va vinh danh cac quan nhan VNCH da tham chien.

-Trinh bay va chung minh nen tang phap ly va lich su chu quyen cua VN tren lanh tho,lanh hai va dac biet la hai quan dao Hoang Sa-Truong Sa.

-To cao am mưu ba quyen cua Trung Cong da chiem doat Hoang Sa va Truong Sa va lan chiem lanh tho VN voi su dong loa cua Cong San VN.

-Tiep tuc nuoi duong tinh than dau tranh chong ngoai xam, chong che do doc tai ap buc cua dang CS/VN.Dac biet keu goi thanh nien,sinh vien hai ngoai va quoc noi tiep tay cha ong trong cong cuoc dau tranh truong ky doi lai Hoang Sa va Truong Sa.


BAN TO CHUC NGÀY HOÀNG SA

Tran trong kinh moi :
vui long den tham du Ngay Hoang Sa Viet Nam 19 thang 1 duoc to chuc:

-Thoi gian : Chu Nhat ngay 24 thang 1 nam 2010

( Tu 10 gio sang den 4 gio chieu)

-Dia diem : Unified Event Center (GI FORUM)

765 Story Rd. San Jose,Ca 95122

Dien thoai : (408)-891-3630

-Chuong trinh : xin xem trang sau

Su hien dien cua Quy Vi la the hien long tri an doi voi nhung chien si da chien dau va hy sinh ,la niem an ui tinh than doi voi gia dinh cua ho va bieu hien su quan tam doi voi van de trong dai cua dat nuoc va la niem vinh du cho Ban To Chuc.

Tran trong,

San Jose ngay 4 thang 1 nam 2010

TM.Ban To Chuc

Luat Su Bick,Nguyen

Dien thoai lien lac BTC:

-Thai Van Hoa (408) 771-5146

-Nguyen Minh Huy (408) 515-3478

-Nguyen Cuoi (408) 806-3507

-Tony Dinh (408) 590-2774

-Huynh Khuong Trung (510) 364-2334


CHUONG TRINH TONG QUAT

PHAN 1

10:00AM-11:00AM: Tiep don quan khach,dong huong va phan bieu DVD

Hoang Sa.

11:00AM-11:40AM : Le ruoc Quoc Quan Ky

Le chao co Viet My

Phut mac niem

Le dang huong

Le truy dieu va dat vong hoa tai Dai Tu Si

11:40AM-12:00PM : Gioi thieu quan khach,cac hoi doan tham du,cac hoi

doan thanh vien BTC

Loi chao mung cua Truong Ban To Chuc

12:00PM-1:00PM : Phat bieu y kien:

Do Doc Tran Van Chon

De Doc Ho Van Ky Thoai

Si Quan Hai Quan tham du tran chien Hoang Sa

Giao Su Nguyen Van Canh

Giao Su Nguyen Xuan Vinh

Dai dien Thanh Nien Sinh Vien Co Vang

PHAN 2- VAN NGHE

1:00PM-1:10PM : Giai lao

1:10PM- 4:00PM : Phan trinh dien cua: ca nhac si Nguyet Anh,Tuyet Mai,Tuan Minh,Ngoc Nhung va Doan Hung Ca,Truong Xuan Man,Tran Anh Kiet va Doan Du Ca,Thu Ha (BS.Nguyet Mehlert),Kieu Loan,Dong Thao,Le Huy Phong,Bao Ngoc va Van Khanh,Ha Van,Bao To,Trieu Pho,Tuan Hung,Hoang Lan,Ban Vong Co(Tran Van Tan)....

4:00PM : Cam ta va be mac.

Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 20:19 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #96 - 18. Jan 2010 , 06:57
 
NGÀY HOÀNG SA PARIS - PHÁP


Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa Là Của Việt Nam


Chủ Nhựt 31/01/2010
Từ 14 G - 19 G
tại Nhà Thờ Saint Hippolyte (Salle 27)
27 Avenue de Choisy 7513 Paris


Thư mời tham dự tổ chức Ngày Hoàng Sa


Kính thưa quý vị,

Trận hải chiến ngày 19/01/1974 giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa, đã 35 năm trôi qua, dù ta không giữ được hải đảo, nhưng tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hải Quân VNCH luôn luôn bất diệt trong lịch sử nước nhà, biết rằng lực lượng hai bên chênh lệch rất nhiều, biết rằng trận chiến kẻ thắng người thua đã thấy rõ, nhưng Thà chết không hàng giặc, Hải Quân ta đã khai hoả trước để chiếm ưu thế, làm cho giặc tổn thất nặng nề về nhân mạng cũng như về chiến hạm, chỉ sau 30 phút giao tranh, kết quả được ghi nhận như sau.

Phía HQVN :

Nhân Mạng : 58 chiến sĩ hy sinh trong đó có HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm HQ10
Chiến hạm : Hộ Tống Hạm HQ 10 chìm, HQ4, HQ5, HQ16 hư hại nhẹ tự vận chuyển về tới Đà Nẵng.

HQ/TC

Nhân mạng : 1 Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hạm Đội Hải Nam (Tư Lệnh chiến trường) 4 Đại Tá, 5 Trung Tá ; 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp uý chết.
Chiến hạm : 1 chiến hạm dùng làm soái hạm chìm, 2 chiếc khác hư hại nặng, phải ủi vào bờ để khỏi bị chím, bất khiển dụng phải dùng tầu giòng kéo về Hải Nam.

Hiện tại quần đảo Hoàng Sa và phần lới quần đảo Trường Sa của ta đang bị Trung Cộng chiếm đóng, với sự dâng hiến của đảng cộng sản Việt Nam qua công hàm bán nước của Phạm văn Đồng thủ tướng Việt Cộng ký chuyển giao cho Chu Ân Lai thủ tướng Trung Cộng ngày 19/04/1958,

Một bằng chứng nữa nói lên sự hèn nhát và đồng loã của cộng sản Việt Nam : ngày 14/03/1988 tại quần đảo Trường Sa Trung Cộng đã tàn sát 73 lính Hải Quân Việt Cộng và đánh chìm 2 chiéc tầu HQ 505 và HQ 604, nhưng Việt Cộng không có phản ứng thích hợp.

Năm nay 2009 sau 35 năm các chiến sĩ HQVNCH đã hy sinh để bảo vệ hải đảo, chúng tôi xin đề nghị đặt tên ngày 19/01 là ngày Hoàng Sa.

Với mục đích :

- Vinh danh các chiến sĩ HQVNCH đã hy sinh trong trận Hoàng Sa ngày 19/01/1974
- Vinh danh các anh hùng tử sĩ Quân, Cán, Chính VNCH đã tự sát trong ngày Quốc Hận 30/04/1975 giữ trọn tiết tháo « Thà chết không hàng giặc ».
- Hợp lực cùng nhau và đồng bào trong nước giải thể chế độ cộng sản Việt Nam để vô hiệu hoá công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, dành lại chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ông cha để lại

Kính thưa quý vị

Năm nay 2009, Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH tại Pháp, xin được đứng ra tổ chức ngày HOẢNG SA, rất mong được sự tham gia của quý vị vào ban tổ chức và cổ động đồng hương tham dự đông đảo, buổi lễ sẽ được tổ chức vào ngày :

Chủ Nhật 31/01/2010

Từ 1500 giờ đến 1900 giờ

Tại Nhà Thờ Saint Hippolyte (Salle 27)

27 Avenue de Choisy 7513 Paris Trong khi chờ đợi hồi âm của quý vị, kính mong quý vị nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn của chúng tôi.

Paris ngày 15/11/2009

Đặng Vũ Lợi, Hội Trưởng Hội HQ & HH/VNCH Tại Pháp

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #97 - 18. Jan 2010 , 07:06
 


NGÀY HOÀNG SA ÚC CHÂU



NGÀY HOÀNG SA, MELBOURNE, TB VICTORIA,ÚC CHÂU.

Được tổ chức vào ngày 23 THÁNG 1, 2010


Lễ Tưởng Niệm 36 Năm Ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng Xâm Chiếm và Lễ Truy Điệu các Anh Hùng Tử Sĩ Trong Trận Chiến Hoàng Sa của Hải Quân/QLVNCH


Ngày 04-01-2010, giờ 09:09

Thông Báo - Thư Mời. V/v : Lễ Tưởng Niệm 36 Năm Ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng Xâm Chiếm và Lễ Truy Điệu các Anh Hùng Tử Sĩ Trong Trận Chiến Hoàng Sa của Hải Quân/QLVNCH

Kính thưa: - Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
- Quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể,
- Quý vị trưởng nhiệm các cơ quan truyền thông Việt ngữ,
- Cùng toàn thể đồng hương.

Được biết Gia Đình Hải Quân Hàng Hải/VNCH/Victoria sẽ tổ chức buổi lễ tưởng niệm, đánh dấu một phần đất Quê Mẹ (Hoàng Sa) đã bị Trung Cộng xâm chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, cũng như để truy điệu những Anh Hùng Tử Sĩ thuộc Hải Quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam.

Địa điểm:
Đền Thờ Quốc Tổ
86 – 90 Knight Ave,
Sunshine North, Victoria 3020 (Mel 26, J4).

Vào lúc: 2:00 giờ chiều ngày Thứ Bảy 23 tháng 01 năm 2010.

Trong tinh thần kính phục trước sự hy sinh anh dũng của các Anh Hùng Tử Sĩ trong trận hải chiến này và cũng để nói lên sự hèn nhát của Quân Đội Nhân Dân của đảng CSVN, BCH CĐNVTD-VIC sẽ hỗ trợ Gia Đình Hải Quân Hàng Hải Victoria trong việc tổ chức buổi lễ này. BCH CĐNVTD-VIC cũng đồng thời kêu gọi và kính mời chư Tôn Giáo, quý hội đoàn, đoàn thể cùng toàn thể đồng bào hãy dành chút thời gian quý báu đến tham dự buổi lễ đầy ý nghĩa này.

Sự hiện diện đông đủ của quý vị sẽ nói lên tầm quan trọng của sự toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam, phản đối việc Tàu Cộng đã và đang cưỡng chiếm và cũng như đồng thời lên án tập đoàn CSVN đã dâng đất, dâng biển cho Tàu Cộng.

Mọi chi tiết xin quý vị hãy vui lòng liên lạc với Gia Trưởng Gia Đình Hải Quân Hàng Hải, Ô. Phạm Văn Quý qua số mob: 0402618889

hoặc Ô. Nguyễn Văn Bon qua số mob: 0411616453
Kính báo và trân trọng kính mời,

TM. BCH-CÐNVTD-VIC, AUSTRALIA

Nguyễn Văn Bon
Chủ tịch.
CĐNVTD-VICTORIA, ÚC CHÂU


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #98 - 18. Jan 2010 , 07:10
 
NGÀY HOÀNG SA DALLAS TEXAS


QUẦN ĐẢO HOÀNG-SA và TRƯỜNG-SA LÀ CỦA VIỆT-NAM


Thư mời tham dự tổ chức ngày HOÀNG-SA


Thay mặt Ban Tổ Chức Ngày Hoàng Sa cám ơn anh Nguyễn Kinh Luân và xin kính gởi đến tất cả Qúi vị bản Thông báo và thư mời của chúng tôi:

Hội Hải Quân Trùng Dương Dallassmflowerortworth và vùng phụ cận trân trọng thông báo và kính mời Qúi đồng hương, Qúi Niên Trưởng, Qúi Chiến Hưũ thuộc Quân Cán Chính và Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Việt Nam Cộng Hòa đến tham dự ngày tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa gọi là NGÀY HOÀNG SA
Ngày Hoàng Sa nhằm mục đích trình bày và hướng dẫn thế hệ kế tiếp noi gương tinh thần thà chết của các chiến sĩ Hải Quân QLVNCH nói riêng và QLVNCH nói chung, đã anh dũng hy sinh quên mình trong sứ mạng chống xâm lăng.
Ngày Hoàng Sa cũng để tưởng nhớ và vinh danh tinh thần dũng cảm, hy sinh, và bất khuất của QLVNCH quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trước sự bành trướng của Trung Hoa Cộng Sản vào thời gian trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Buổi lễ sẽ được tổ chức:

Thời gian : 11:00Am đến 4:00Pm ngày

17 tháng 1 năm 2010
Địa điểm : Trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas
3221 Belt line Road,
Garland, Texas 75044

-Chương trình bao gồm lễ nghi quân cách cho lễ truy điệu, tưởng nhớ cũng như vinh danh .
Phần thuyết trình do diễn giả HQ Trần Đổ Cẩm. ...Văn nghệ đấu tranh và cơm thân mật.

Trân trọng kính mời.
T.M. Hội Hải Quân DFW

HQ Nguyễn Xuân Duc / HT

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #99 - 18. Jan 2010 , 07:16
 
NGÀY HOÀNG SA SAN DIEGO
23 THÁNG 1, 2010


Để Tưởng Niệm & Ghi Ơn các Quân Cán Chính, đặc biệt là các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến với HQ Tàu Cộng tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 táng 01 năm 1974, cách đây 36 năm về trước.


HỘI ÁI HỮU HẢI QUÂN & HÀNG HẢI VNCH SAN DIEGO sẽ long trọng tổ chức Lễ Kỹ Niệm NGÀY HOÀNG SA vào 23 tháng 01 năm 2010 tại:

- Trụ sở HIỆP HỘI NGƯỜI VIỆT SAN DIEGO.
Số 7833 Linda Vista Road, San Diego, Ca 92111.

Chi tiết vui lòng xem trong attach files đính kèm.

Kính chuyển đến các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí, Các Diễn Đàn, các Website THƯ MỜI để xin được phổ biến rộng rãi.

Trân trọng.

Trần Sơn.

Thư Mời tham dự Ngày Hoàng Sa của Hội Ái Hửu Hải Quân Hàng Hải VNCH San Diego

Hội Ái Hữu Hải Quân&Hàng Hải/VNCH/San Diego
P.O. Box 262425
San Diego CA.92196 - 2425
AiHuuHQHHSD@ gmail.com
(858) 530 –8177
Ngày 27 tháng 12, năm 2009

Ngày Hoàng Sa

"Để tưởng niệm và ghi ơn các Quân, Cán, Chính, và đặc biệt các chiến sĩ Hải Quân đã hy sinh trong trận hãi chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 01, năm 1974."

Trân trọng kính mời quý đồng hương, quý chiến hữu vui lòng dành chút thời gian đến tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày Hoàng Sa do Hội Ái Hữu HQ&HH/VNCH/SD tổ chức vào hồi 5:30 giờ chiều ngày 23 tháng 01, năm 2010 tại Trụ Sở Hiệp Hội Người Việt, số 7833 Linda Vista Road, San Diego, CA 92111.

Chương trình gồm có:

- 5:30- 6:00PM: Chào đón quan khách
- 6:00-7:30 PM: Lễ truy điệu và tưởng niệm
-7:30- 8:00 PM: Văn nghệ (hùng ca)
-8:00-8:30 PM: Ăn tối (thức ăn nhẹ)
-8:30- 10:30PM: Văn nghệ chọn lọc

Trân trọng.

Thay mặt Ban Tổ Chức;
Phạm Nguyễn Cẩm Sa, Hội Trưởng

Hội Ái Hữu HQ&HH/VNCH/SD.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #100 - 18. Jan 2010 , 20:10
 
           
Ngày Hoàng Sa-36 Năm Sau

     


Mời xem Utube:
http://www.youtube.com/user/HaiNgoaiPhiemDam#p/u/0/CzPQsIDV2ns

do Lính Dù thực hiện

Message from Dung:
Mời các anh chị và các bạn vào xem những hình ảnh lễ kỷ niệm 36 năm trận đánh Hoàng Sa được tổ chức tại Tượng Đài Việt Mỹ ( Nam CaLi ) ngày 17 tháng Giêng 2010:

Mời xem:
http://picasaweb.google.com/lamtiendung0/KyNiem36NamHoangSa?feat=email#

Do NAG Lâm Tiến Dũng cung cấp

...

Nghi thức rước đại kỳ

...


Lễ rước Quốc Quân Kỳ

...


Lễ chào Quốc Kỳ

...

Quan khách, từ trái qua phải Cựu Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy, Đinh Mạnh Hùng, Đô Đốc Trần Văn Chơn, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh

...



Nhà văn Phan Lạc Tiếp và Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân

...


Nghi lễ cổ truyền

...


Lễ đặt vòng hoa tử sĩ

...


Biết ơn tử sĩ, nối nghiệp cha anh

...


Các giới chức địa phương và các vị dân cử

...


Thiếu Sinh Quân gác súng

...


Trao vòng hoa và Bằng Tưởng Lệ cho các chiến sĩ tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa

...


Ban Tù Ca Xuân Điềm

...


...


Quang cảnh buổi lễ
Ngày Hoàng Sa-36 Năm Sau

Ngày Chủ Nhật 17/01/2010, khoảng 1000 đồng bào đã đến tham dự lễ kỷ niệm Ngày Hoàng Sa tại thủ đô tỵ nạn. Hội Hải Quân Cửu Long đã phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể tôn giáo, hội cựu quân nhân các quân binh chủng, các vị cao niên, sinh viên, học sinh tổ chức thành công buổi lễ đày ý nghĩa này. Ngày Hoàng Sa nhắc nhở tinh thần bất khuất của quân dân Miền Nam với kẻ thù phương Bắc, trái hẳn với thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, can tâm làm tay sai cho Trung Cộng, Liên Xô tàn phá đất nước. Chế độ phi nhân Việt Cộng đã đổi đảo cho kẻ thù lấy súng bắn giết dân chúng vô tội tại miền Nam. Lịch sử sẽ phán xét tội ác tày trời của tà quyền cộng sản Hà Nội.
Ngày Hoàng Sa cũng cảnh tỉnh cộng sản Trung Hoa, bớt tính ngang ngược hung hãn, vì người Việt Hải Ngoại không làm ngơ tính phi chính nghĩa của họ khi vẽ đường lưỡi bò khuynh loát, coi Biển Đông là các ao nhà của họ, và những hành động hải tặc của Hải Quân và Công An Trung Cộng bắn giết, bắt cóc ngư dân Việt đòi tiền chuộc ngay trong hải phận thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Đồng bào và các chiến sĩ đã đồng ca những bàn nhạc hào hùng như Tiếng Sóng Vân Đồn, Quyết Tiến ...làm không khí buổi lễ thật sống động; Mặc dù trời mưa rả rích nhưng đồng bào vẫn ở đến phút chót để vinh danh các anh hùng đã từng tham dự trận Hải Chiến lịch sử này- Rất đông anh em các Hội Hải Quân từ San Jose, San Diego, Reno.. và các tiểu bang xa đã về tham dự Ngày Hoàng Sa.

Tin HNPD


Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 20:12 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #101 - 19. Jan 2010 , 11:16
 
VĂN TẾ ANH HÙNG TỬ SĨ HOÀNG SA
( Giỗ thứ 36 )

Hoàng Sa đảo lập xuân Giáp Dần
Hoa Kỳ Quốc tàn đông kỷ Sửu
Xin thành kính thắp nén nhang thơm
Với cung tiến vài chung mỹ tửu
Dâng chư vị anh hồn
Vượt trùng dương về hưởng

Nhớ linh xưa
Sóng sô , gió thổi , kiếp phù vân
Cộng phỉnh Tàu lừa lòng căm phẫn
Đảo nước nhà chúng bán mua danh
Đất của ta nó cướp lập quận

Sáng 19 tháng giêng năm 1974 nhìn ngứa mắt thấy khó lòng nhượng
Trưa 26 tháng chạp năm Quý Sửu chửi bần miệng họp quyết tâm đánh
Dù hoả lực của địch tối tân bên mình khó sánh
Nhưng ý chí phe ta sắt đá dùng mạng sống - hy sinh
Làm cho :
Biển Đông dậy sóng
Hải đảo chuyển mình
Tiếng hải pháo vang dội chim trời khuất bóng
Đạn liên thanh dồn dập cá biển trầm mình
Ba mươi phút giao tranh
Tựa ngàn năm địa ngục
Phía chúng có hai chiếc cùng bộ chỉ huy ngã gục
Bên ta Nhật Tảo với Nguỵ Văn Thà anh dũng hy sinh
Và bảy mươi bốn vị anh hùng
Đã chung lưng góp máu

Thương ôi!
Đời hải hồ sống cô trên sóng nước
Kiếp thuỷ thủ thác thuỷ táng theo tàu
Ngày cuối năm nơi thành đô con chờ vợ đợi
Tháng đông tận ngoài hải đảo bạn gọi nước sầu
Trước khi nhắm mắt anh vẫn nhớ người vợ hiền khóc chồng trong đêm Giao Thừa
Vào lúc xuôi tay anh còn thương bày con dại tang bố sáng ngày Nguyên Đán
Các anh đi ảm đạm cả Trời Nam
Nhựt Tảo chìm bi thương toàn Đất Việt
Tận góc phố cuối phường
Cùng hội hương chợ Tết
Tấm bích chương ghi ơn các anh nơi đó
Bóng chiến hạm khắc nhớ bạn chốn này

Hôm nay đây ba mươi sáu năm ngày giỗ trận :
Mùa xuân này khắp thế giới , lòng những kẻ lưu vong
Nhớ Tết ấy vực Biển Đông , tâm anh hùng tử sĩ
Trước bàn thờ trang nghiêm bài Vị
Thắp nén nhang thơm chung lòng hợp ý
Nêu cao tinh thần bất khuất chiến sĩ Hoàng Sa
Vinh danh gương hy sinh Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo
Cho hay , mạng ấy đoản
Mà danh nọ trường
Tàu đó chìm nhưng tên kia nổi

Bạn bè anh xưa cùng một đại dương
Quý chiến hữu cũ chung đường giới tuyến
Tề tựu nơi đây thắp nén nhang thơm
Tụ họp trước linh đài Ghi ơn Tử Sĩ
Xin được thành kính dâng hương
Khấn chư vị hiển linh về đây , thượng hưởng

Đồng Văn cẩn bút
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG về HOÀNG SA
Reply #102 - 14. Mar 2010 , 08:55
 

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG



Kính thưa các bạn,

Trên một bản đồ của National Geographic Society, quần đảo Hoàng Sa được ghi thuộc China. Tất nhiên điều này hoàn toàn không đúng.

Căn cứ trên sự minh bạch của lịch sử hai nước Việt và Trung Hoa, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ nước Việt. Đây là điều không thể chối cãi. Nhưng Trung Hoa đã dùng võ lực để chiếm đoạt và đang muốn hợp thức hóa quyền sở hữu của họ đối với quốc tế trên quần đảo này.

NTHF đang mở chiến dịch vận động xin chữ ký để gửi đến National Geographic của Hoa Kỳ, yêu cầu họ gỡ tên China tại quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ được nêu trên.

Nếu người Việt không có phản ứng, thì về lâu dài, Trung Hoa sẽ dùng nó như là một chứng cớ hòng chiếm đoạt quần đảo một cách hợp pháp.

Đây là sự việc quan trọng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước Việt mà mọi công dân đều phải có trách nhiệm.

Link: Thỉnh nguyện thư gửi National Geographic Society


NTHF kêu gọi mọi công dân Việt khắp nơi trên thế giới hãy ký tên vào thỉnh nguyện thư. Dầu chỉ là một động tác ngắn ngủi, nhưng các bạn đang thực thi nghĩa vụ thiêng liêng nhất của một công dân - bạn đang góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc của bạn.

Thân ái,
Ban Báo Chí
Nguyễn Thái Học Foundation
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/index.php
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #103 - 31. May 2010 , 21:15
 
Cảm xúc khi thăm quần đảo Trường Sa


...

Bia chủ quyền do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lập trên đảo Song Tử Tây trước đây.
Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

Thụy My
Vào giữa tháng 5, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã theo một phái đoàn của thành phố Hà Nội đến thăm quần đảo Trường Sa.
Trả lời RFI, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã kể lại những cảm nhận của ông về chuyến đi này.
Tôi vừa rồi may mắn được đi Trường Sa từ ngày 5/5 đến 15/5/2010, trong đoàn thành phố Hà Nội. Có thể nói từ khi Hoàng Sa, Trường Sa trở thành những điểm nóng, những từ ngữ được nhắc đến nhiều trong đời sống xã hội Việt Nam, thì việc đi thăm Trường Sa là mong muốn của nhiều người nhưng không dễ gì thực hiện được. Một chuyến đi như thế rất công phu, vì do quân đội quản lý. Cho nên dù có chủ trương cho các địa phương, ban ngành, đơn vị, tập thể ra với Trường Sa, muốn đi phải đăng ký để Bộ Tư lệnh Hải quân sắp xếp từng chuyến đi, vì các hòn đảo ấy đều nằm giữa biển khơi, cách đất liền khoảng 450 km.
Chúng ta đều biết là chúng ta có Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, nhưng Hoàng Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng từ năm 1974, khi Trung Quốc đưa quân chiếm đoạt quần đảo này từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi đó. Gần đây chính phủ Việt Nam đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng, cũng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Còn Trường Sa là vùng biển ở phía tây nam tổ quốc thì cũng có huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Thường có hai hành trình ra đảo Trường Sa, hoặc phía bắc hoặc phía nam. Đoàn chúng tôi đi về hướng bắc của đảo. Từ Hà Nội chúng tôi bay vào quân cảng Cam Ranh, rồi xuống tàu Hải quân đi ra đảo. Mười ngày đi trên biển, theo hành trình đã vạch chúng tôi ghé thăm một số đảo. Đến đảo nào thì tàu neo ở vùng biển sâu, sau đó thả xuồng lên thăm đảo. Chúng tôi đã đến các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Đá Tây, Đá Lát, Cô Lin và nhà giàn DK1 ở bãi Phúc Nguyên.
Những người cùng đi trên chuyến tàu HQ 936 lần đó đều cực kỳ xúc động, vì lần đầu tiên được ra biển khơi xa như thế, đến một vùng lãnh thổ thân thương của đất nước ở giữa biển khơi. Khi ở trên đất liền thì thấy bình thường, nhưng phải đi đến tận nơi, thì mấy chữ lãnh thổ, chủ quyền, thềm lục địa, biển đảo… mới có một ý nghĩa cực kỳ cụ thể, cực kỳ thiêng liêng, xới động trong tâm trí mọi người rất nhiều tâm sự, rất nhiều nỗi niềm.
Trong những đảo chúng tôi đã thăm có những đảo chìm. Đó là những đảo nhô lên giữa một bãi san hô giữa biển cả mênh mông, có những dải san hô có thể rộng hàng cây số vuông. Khi thủy triều rút thì nó trơ ra, khi thủy triều lên thì ngập. Trước đây những chiến sĩ hải quân ra đóng chốt phải ở trong những cái chòi, khi nước lên thì mấp mé. Nhưng mấy năm gần đây chúng ta đã cho chở gạch đá, xi măng đổ xuống để tôn cao lên và làm nhà cho bộ đội ở, tuy nhỏ hẹp thôi nhưng vững chắc hơn. Còn khái niệm các nhà giàn ở thềm lục địa phía đông nam thì khác.
Nhà giàn là nhà, nhưng là cái giàn. Những cây cột được cắm xuống lòng biển sâu, nhô lên mặt nước biển, trên đó làm nhà cho bộ đội ở để canh giữ thềm lục địa, gọi là DK. Những nhà giàn này có từ năm 1989, khi chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ thềm lục địa phía Nam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để khẳng định chủ quyền Việt Nam ở vùng thềm lục địa này.
Từ những đảo tương đối lớn như Song Tử Tây, và đặc biệt là đảo Trường Sa lớn, về đơn vị hành chánh thì gọi là thị trấn Trường Sa, tức là thủ phủ của huyện đảo Trường Sa; cho đến các đảo chìm như Đá Nam, Đá Lát, Đá Tây, chúng tôi đều gặp các chiến sĩ hải quân. Họ ra chốt ở đảo, một, hai năm mới được thay ca, nghĩa là chuyển về đất liền để người khác ra. Giữa biển khơi mênh mông, mở mắt ra là thấy biển, suốt ngày mở mắt ra là thấy biển. Trước đây điều kiện sống rất khó khăn, đặc biệt là thiếu thốn nước ngọt. Cho đến bây giờ, dù đã được cải thiện, nhưng vẫn có những đảo nước ngọt rất khan hiếm. Một chậu nước vừa phải dùng đánh răng rửa mặt, giặt giũ, rồi tưới cho những chậu cây xanh chắt chiu trồng được trên đảo.
Trong những năm sau này do một chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ cho đảo, nên các chiến sĩ ở đảo cảm thấy đỡ xa cách đất liền hơn về mặt tinh thần, giao thông liên lạc. Gần đây báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh có phát động phong trào Chung tay thắp sáng nhà giàn. Những nhà giàn giống như những tổ chim cu ở giữa biển khơi, hết sức nhỏ bé, mong manh, mà một thời gian không thể nào có điện được . Nhờ loạt bài phóng sự trên báo, sau đó một loạt những công ty trong đất liền đã giúp lắp hệ thống pin mặt trời nên một số nhà giàn bắt đầu có điện, giúp cải thiện cuộc sống người giữ đảo ở đây.
Những ấn tượng sâu sắc nhất có được trong chuyến đi này là hai buổi lễ tưởng niệm. Thứ nhất là lễ tưởng niệm tại vùng đảo Cô Lin - Gạc Ma. Như chúng ta biết, nơi đây có một trận hải chiến năm 1988; trong quân sử của Hải quân QĐNDVN gọi là chiến dịch CQ (Chủ Quyền) 1988. Trận đụng độ giữa các chiến sĩ hải quân Việt Nam với quân Trung Quốc đã làm cho 64 chiến sĩ hy sinh. Quần đảo Gạc Ma bây giờ vẫn do Trung Quốc chiếm giữ, còn Cô Lin là của Việt Nam. Khi đứng trên boong tàu tưởng niệm 64 chiến sĩ đã ngã xuống, mọi người có thể đã hoặc chưa tìm hiểu, nhưng phút giây ấy chúng tôi đều ràn rụa nước mẳt; thương cảm cho những gương hy sinh của những người lính vì lãnh thổ biên cương của tổ quốc mà cho đến bây giờ hình hài vẫn còn nằm lại dưới lòng biển sâu.
Lễ tưởng niệm thứ hai là ở vùng nhà giàn, mà hồi đầu còn rất đơn sơ. Thử tưởng tượng giữa biển khơi mênh mông, sóng gió như thế mà chỉ có những chiếc cột chống mong manh, nhỏ nhoi. Trong một cơn bão, có những nhà giàn đã bị đổ sập xuống biển, và các chiến sĩ vẫy vùng với sóng to gió lớn cuối cùng cũng đã nằm lại với biển khơi. Hai buổi lễ tưởng niệm đó đã gây cho chúng tôi những nỗi xúc động hết sức mạnh mẽ.
Cả một chuyến đi như vậy mới thấy là, dù đã có sự hỗ trợ rất lớn từ đất liền, và vẫn tiếp tục có các đoàn ra. Mỗi địa phương tùy vào thế mạnh của mình mà giúp cho các hòn đảo trong huyện đảo Trường Sa mỗi ngày một khác. Nhưng chúng tôi vẫn thấy giữa Biển Đông rộng lớn như thế, trước âm mưu thôn tính Trường Sa chiếm Biển Đông của các thế lực nước ngoài, thì vẫn rất cần một sự nhất trí cao của nhiều người Việt Nam, và một sự kiên quyết của chính phủ Việt Nam để có thể giữ được chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này. Bởi vì với những điều mắt thấy tai nghe, chúng tôi nghĩ nếu có xảy ra một sự biến gì thì tình hình sẽ rất phức tạp và khó khăn cho chúng ta.
Những chiến sĩ trên các đảo mà chúng tôi tiếp xúc, một cách rất tự nhiên thôi, đều xác định được nhiệm vụ của mình. Có những chiến sĩ đi tua các đảo trong quần đảo rất nhiều, họ đều ý thức là người lính, có lệnh thì đi. Và họ cũng rất biết điều kiện quân sự, kinh tế của mình, cũng hiểu rằng có thể hy sinh nếu xảy ra xung đột. Họ là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, đã có hay chưa có gia đình. Tâm trạng người lính tử đạo là một chuyện, có lẽ trong quân đội nào cũng thế, nhiệm vụ thì phải thi hành, nhưng cần có một đường hướng chung để làm sao giải quyết được những xung đột, đó là điều mong muốn lớn nhất. Chứ còn tôi nhắc lại là, nếu như để xảy ra một chuyện gì, thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta.
Trên đường đi thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy các tàu lạ đi ngang qua khi đến những vùng đang tranh chấp hoặc vùng ranh giới. Hay khi đến vùng biển Cô Lin – Gạc Ma chúng tôi lên đảo Cô Lin, dùng kính viễn vọng nhìn sang bên kia, thì thấy họ xây dựng rất kiên cố, vững chắc. Cái đấy cũng là một nguy cơ. Rồi khi tàu đi thì cũng được báo là vẫn có sự theo dõi từ phía bên kia. Cho đến khi chúng tôi về đất liền, thì được tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng lên tiếng là Trung Quốc đã cho khai thông mạng điện thoại di động ở đảo Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, và như vậy là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Chúng tôi về mang theo đầy tâm trạng, và đều thấy là vấn đề chủ quyền trên vùng biển đảo này là cực kỳ phức tạp, khó khăn. Cho nên ra về mọi người đồng cảm với những người lính đảo, nhưng cũng trĩu nặng những suy tư.
Nhưng nhìn chung, những người ra thăm đảo đều rất háo hức, ai cũng nhiệt tình đi. Như đoàn thành phố Hà Nội vừa rồi của chúng tôi do bà phó bí thư Thành ủy dẫn đầu, phó Tư lệnh bộ đội Hải quân làm phó đoàn, có đại diện các ban ngành, quận huyện - tôi đi là thành phần văn nghệ sĩ thủ đô. Tất cả đều mong mỏi được đi, và khi gặp các chiến sĩ đảo thì đều hết sức cảm phục. Không ai băn khoăn là đi thế này lỡ nếu có gì nguy hiểm xảy ra thì sao. Lỡ xảy ra đụng độ, và nói chuyện thời tiết thôi, lỡ có một cơn giông, cơn áp thấp nhiệt đới??? Đó là tấm lòng của người từ đất liền. Và những người khác thấy chúng tôi được đi thì có vẻ như là "ganh tị, thèm muốn"…
Có thể nói trong mấy năm gần đây huyện đảo Trường Sa đã được xây dựng, củng cố khá tốt, đứng về mặt là một đơn vị hành chính huyện trực thuộc tỉnh. Bộ Tư lệnh Hải quân thường tổ chức những chuyến đi như thế, vì rất nhiều đơn vị đăng ký đi.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên-Hà Nội-30/05/2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
CUỘC PHIÊU LƯU 20 NĂM VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN MỸ
Reply #104 - 31. May 2010 , 22:53
 
Cuộc phiêu lưu 20 năm vượt Thái Bình Dương đến Mỹ


Thanh Trúc, phóng viên RFA
28/5/2010

Từ Việt Nam, thuyền nhân cuối cùng tới nước Mỹ sau hơn hai mươi năm phiêu lưu trên biển Thái Bình Dương.


...

Anh Lê Văn Nơi đứng trước văn phòng luật sư đã tranh đấu cho anh được tỵ nạn tại Hoa Kỳ. (Photo courtesy SOSBoatpeople)


Khi chiếc thuyền mong manh chở một số người vượt biển ra  khỏi hải phận Việt Nam năm 1989,  Lê Văn Nơi  là một thanh niên. Tháng Ba năm 2010, được chấp thuận qui chế tị nạn vì lý do tôn giáo,  ông Lê Văn Nơi trở thành thuyền nhân cuối cùng đến  Mỹ sau hai mươi năm và tám tháng lưu lạc trên những hòn đảo lớn nhỏ của Thái Bình Dương.

Hơn 20 năm giấc mơ đã trở thành sự thật


Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay kể lại chuyến đi những mười mấy năm của Lê Văn Nơi  từ  đảo này qua đảo khác trước khi tấp vào đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ với khoảng vài trăm người Việt, được phép ở lại một cách chính thức sau nhiều lần ra trước Toà Di Trú địa phương.
Người trực tiếp từ Washington bay qua Guam để giúp đỡ ông Lê Văn Nuôi về mặt pháp lý,  tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, kể lại:


Khi đến đảo Guam thì  anh Lê Văn Nơi gặp một người quen cũ ở Thị Nghè là chị Bé Ba. Đây là sự tình cở hi hữu vì cộng đồng người Việt ở Guam chỉ khoảng ba đến bốn trăm người. Nhờ sự quen biết đó mà chị Bé Ba cùng với cộng đồng người Việt nhỏ bé ở Guam đã xúm lại giúp đỡ cho anh Nơi, hướng dẫn anh Nơi đi tìm luật sư, giúp anh ra trình diện với chính phủ Mỹ để xin ở lại Hoa Kỳ.
Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ muốn trục xuất anh Lê Văn  Nơi về Việt Nam vì cho rằng anh không có lý do gì để xin tị nạn. Bên luật sư của Sở Di Dân Hoa Kỳ quyết chứng minh rằng anh Nơi sẽ được an toàn khi trở về Việt Nam bằng cách trình trước toà  bản phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia không có vấn đề bất dung tôn giáo.

Bên phía  luật sư của anh Nơi thấy cần phải chứng minh ngược lại. Cộng đồng người Việt ở Guam đã tìm mọi cách và cuối cùng liên lạc với chúng tôi.
Từ chị Bé Ba là người ở Thị Nghè cạnh  gia đình anh Nơi  trước kia, đến những người khác trong đó có bà Kim Chi, mà sự quen  biết với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và bà Nancy Bùi ở Washington, dẫn tới  tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Tháng Mười Một năm 2009 ông Nguyễn Đình Thắng đến Guam, phối hợp cùng luật sư của ông Lê Văn Nơi.
Tại Toà Án chúng tôi đã trình bày là anh Nơi ra đi vì lý do sợ bị ngược đãi về vấn đề tôn giáo. Luật sư bên Sở Di Trú Hoa Kỳ dẫn chứng rằng hiện nay về tôn giáo ở Việt Nam rất thoải mái. Họ dùng bản phúc trình tôn giáo thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để chứng minh điều đó.  Khi chúng tôi ra toà để làm nhân chứng thì chúng tôi đã nêu ra cho quan toà biết còn một bản phúc trình nữa của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và trong bản phúc trình đó liệt kê Việt Nam là một trong mười một quốc gia trên thế giới có tình trạng đàn áp tôn giáo tệ hại nhất.
Trước sự việc như vậy, vị chánh án ra lịnh ngưng phiên xử để có thời gian đọc bản phúc trình của Uỷ Hội  Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Tháng Ba năm 2010, chúng tôi được tin mừng là quan toà triệu tập lại vụ xử và tuyên bố anh Nơi chính thức được thừa nhận là tị nạn tại Hoa Kỳ.

Rời khỏi hải phận Việt Nam năm 1989

Bây giờ xin mời quí vị ngược dòng thời gian để nghe ông Lê Văn Nơi thuật lại câu chuyện vượt biển hơn hai chục năm trước. Vì bản thân và gia đình bị cản trở trong việc thờ phượng, lại không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự, nhiều lần Lê Văn Nơi tìm cách trốn đi nhưng thất bại:
Tới năm 1989  thì mình mới vượt biên được. Mình đi tới Borneo, ở đó hơn một tuần thì di chuyển qua đảo lớn. Khi có  nhiều người tị nạn từ các đảo tập trung về thì Cao Uỷ cấp tàu lớn để chở người tị nạn. Vô đó ở thêm một tuần nữa thì vô trại  tị nạn Galang.
Sống tại Galang hơn sáu năm, qua những đợt phỏng vấn và thanh lọc, nhưng Lê Văn Nơi không được nước nào nhận. Lúc đó cũng là thời điểm 1996, các trại tị nạn ở Indonesia chuẩn bị đóng cửa và cưỡng bách thuyền nhân trở về nguyên quán. Không muốn trở về Việt Nam, anh  Nơi cùng một nhóm bạn bỏ trốn vào rừng:
Mình trốn dưới ghe ở mấy lùm dừa nước đặng tránh sự kiểm soát của cảnh sát họ dắt chó đi theo. Ở dưới nước thì không có mùi  hơi người , chó không bắt hơi được. Mình ở đó khoảng hai tháng, sau đó mình với hai người bạn chèo xuống ra xa rồi căng buồm chạy dọc theo mấy cái đảo xuống dưới Jakarta.

Với đầy đủ lương thực nhưng không có la bàn mà chỉ với một bản đồ đi biển,  gió lên thì căng buồm mà lặng gió thì chèo, mất gần hai tháng anh Nơi và ba người bạn tấp vào một vùng đảo quá Jakarta một chút:
Đến Chitrabon thì ghe hư, mình vô đó định mua dầu chai đặng sửa ghe nhưng mua không được vì dân ở đó không xài tiền đô. Hai nữa dân địa phương thấy có ghe lạ bèn trình cảnh sát. Cảnh sát địa phương lại hỏi mình cũng khai thiệt là mình  trốn từ trại tị nạn ra mình muốn tìm tự do mình muốn qua Úc. Họ dòm chiếc ghe mình rồi nói đi qua Úc mà đi ghe này là chết.
Cảnh sát ở đảo Chitrabon bắt nhóm anh Nơi  giao qua Sở Di Trú. Sau khi điều tra, tất cả bị giải về nhà tù của Sở Di Trú ở Jakarta. Đó là tháng Mười Một năm 1996. Tại đây, gặp những nhân viên Cao Uỷ Tị Nạn người Indonesia, cả nhóm bày tỏ nguyện vọng là không muốn trở lại Việt Nam. Sau đó nhân viên Cao Uỷ can thiệp để cả bọn được giam vào nơi tương đối sạch sẽ đàng hoàng hơn.

1996 rời Jakarta đi Bali


Dần dà, nhờ được đi lại thong thả trong tù, anh Lê Văn nơi giúp đỡ các nhân viên Sở Di Trú mọi việc từ dọn dẹp, lau chùi, rửa xe đến sửa bàn ghế.  Được hơn nửa năm, nhân viên Sở Di Trú tin tưởng và thỉnh thoảng cho ra ngoài để đi chợ:
Bắt đầu mình lựa mấy anh bạn đồng chí hướng, có tánh nhẫn nại, gom nhau lại đặng đi nữa. Những lần được ra đi chơi thì mình tìm đường đi nước bước.

Anh Lê Văn Nơi đã xin tiền của thân nhân đang ở nước ngoài, sau đó gom những người đi cùng lại , mua vé xe tốc hành chạy xuống Bali.  Mình tính xuống đó rồi mình mua một chiếc ghe nhỏ đặng chạy qua Úc, vì đảo Bali gần với Úc. 
Tới được Bali thì tiền cũng cạn, không có giấy tờ tuỳ thân nên không thể mướn nhà trọ.  Cả bốn người bỏ qua đảo Plambok , tìm đường đến một làng ven biển để xin đi đánh cá và chờ thời cơ.
Qua tới Plambok, một người đánh xe ngựa tốt bụng đưa cả bọn đến địa chỉ người quen thì mới hay người này đã chết mấy năm rồi. Thấy tội nghiệp, người tài xế xe ngựa cho về nhà tá  túc một đêm. Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo, tìm một người cảnh sát đã giúp đỡ bạn của họ trước kia.

Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo

Qua một tối ngủ ngoài bến xe, tìm đến nhà người cảnh sát Indonesia sáng hôm sau, cả bốn được người cảnh sát giàu lòng hảo tâm mang đi kiếm việc làm. Anh Lê Văn Nơi và hai người bạn được gởi lên rừng phụ đốn củi, người còn lại xuống làng chài theo ghe đánh cá. Ở trên rừng làm việc vất vả, ăn uống kham khổ mà lại không có tiền lương: 
Bắt đầu mình bị phù thủng , cứ làm một chút là thấy mệt, mình nói với hai  anh bạn kia thà đi làm biển mà có ăn và khỏe hơn chứ còn ở trong rừng kiểu này, vác nặng mà không trả tiền riết chắc chết.
Nói chung hồi còn ở Việt Nam mình đâu biết đánh cá, nhưng ra đó vì bắt buộc thì phải đi, nói chung cũng gian nan dữ lắm. Theo ghe biển đi cào tôm thì nói chung cũng may mắn, đánh tôm có lúc trúng dữ lắm thành ra mấy ông Indo ở đó cũng thích kêu mình đi làm cho người ta, anh em đứa nào cũng có công ăn chuyện làm, có ghe đi có tiền ra vô đàng hoàng.

1999 rời Borneo trực chỉ New Zealand


Trúng được mấy  lần tôm, bốn người dành dụm  mua một chiếc ghe riêng, mượn thêm tiền của chủ để trang bị máy móc trên tàu. Sau một thời gian trả hết nợ, cả bọn lại tính chuyện ra khơi. Nhưng đến lúc đó thì một trong bốn người, vì thích cuộc sống tại làng chài này, quyết định ở lại. Hai năm sau, một ngày trời yên biển lặng, cả ba giong buồm rời đảo Borneo:
Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand vì ở New Zealand mình nghe nói  sẽ không bị đánh đập bị trả về Việt Nam. Thành ra mình tính một đoạn đường rất là xa , mình dự trữ lương thực dầu mở đầy đủ hết.

Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand

Trên đường trực chỉ New Zealand, khi coi lại bản đồ, anh Nơi và hai bạn thấy có một đảo nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, đó là đảo Guam. Thế là thuyền đổi hướng , định đi ngang vùng đảo Palau, đảo Yap rồi tiến về phía Guam gần hơn New Zealand đến hai phần ba đường.
Bị tàu tuần dương Indonesia chặn lại trên đường tiến về Palau, cả bọn năn nỉ họ đừng bắt và xin đi tiếp.
Từ đảo Palau này tới đảo Palau nọ đến đảo Palau kia mình chỉ đi từ từ chuyền theo các đảo chứ không dám ra ngoài khơi nữa.
Giữa đường gặp giông gió, tàu lạc hướng lênh đênh trên biển ba ngày mà không thấy bóng dáng một đảo nào, ba người quyết định quay tàu lại để trực chỉ Philippines. Sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ, họ phát hiện một đảo ở xa và tiến về phía đó. Đây là một đảo nhỏ chỉ có mấy chục dân, cũng có đảo trưởng và cảnh sát . Khi nghe những thuyền nhân xin sửa tàu và xin thêm dầu để tiếp tục đi, đảo trưởng liền đuổi họ ra khỏi vùng đảo Palau ngay lập tức vì nếu không thì ông ta sẽ bắt họ lại.
Cuộc hành  trình trôi nổi cứ thế tiếp tục cho đến khi tàu cặp vào một hoang đảo, lại ra khơi chạy tiếp đến đảo Mulu trước khi tới được đảo Yap, vốn nhỏ như một chấm đen trên bản đồ Thái Bình Dương mênh mông.
Thì lúc đó mình tưởng đảo Yap là của Mỹ rồi, mình ở đó trong vòng chín năm. 

2009 rời đảo Yap hướng đến Guam, Hoa Kỳ


Chín năm trên đảo Yap, làm việc cật lực để có tiền mua tàu, đồng thời lập kế hoạch đến đảo Guam như chặng cuối của chuyến vượt biển mười mấy năm trời. Lần này anh Lê Văn Nơi  trang bị kỹ hơn, vừa hải đồ vừa la bản vừa GPS tức máy định vị bằng vệ tinh. Đến lúc này, một trong hai người đi cùng anh, đã lập gia đình với một phụ nữ trên đảo Yap, quyết định không phiêu lưu đến Guam nữa.

Năm giờ chiều ngày 25 tháng Sáu 2009, anh Nơi cùng người bạn còn lại, anh Hiền, bắt đầu ra khơi. Bốn ngày trên biển khơi, đến mười giờ sáng ngày 29 tháng sáu 2009 thì tàu cặp đảo Guam. Đặt chân lên Guam, hai người nhờ dân địa phương chỉ đường vào dần trong thành phố.
Khi một người lái xe hỏi là muốn tới đâu, anh Nơi nhanh trí bảo cho tới khu phố Việt Nam. Tại đây, gặp đồng hương, anh tình cờ tìm được chị Bé Ba cùng quê để rồi từ chị mà được nhiều người Việt ở Guam giúp đỡ như lời tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng kể cùng quí vị vừa nãy:
Lúc đó mình thấy mình được cảm giác an toàn, mình bước vô đúng một vùng đất văn minh tự do rồi đó. Mình mới được công nhận quyền tị nạn ngày 24 tháng Ba, thì người ta  mới cấp cho mình một cái I-94, mình có quyền đi làm lâu rồi là vì những người quen như mấy anh mấy chị ở đây xin cho mình cái Working Permit, mình đi làm thành ra mình mới có chút đỉnh tiền xoay sở và lo luật sư này nọ.
Và ước vọng của người ra đi từ thời trai trẻ, hơn hai mươi năm sau tới đất Mỹ, là gắng để dành tiền vào Mỹ để đi học một nghề nào đó.


Câu chuyện về thuyền nhân cuối cùng tới Guam, mảnh đất từng đón những người tị nạn Việt Nam đầu tiên ba mươi lăm năm trước, kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Back to top
« Last Edit: 31. May 2010 , 22:59 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 
Send Topic In ra