Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA (Read 20879 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
10. Dec 2007 , 19:04
 
Biển Đông: Trách nhiệm về ai?


Đàn Chim Việt - 2007-12-10 15:13:31
Nguyen congbang

VNCH yêu nước giữ nhà www.mevietnam.org

Paracels Islands Dispute


By Frank Ching,
Far Eastern Economic Review,
Feb. 10, 1994.

......

Now, 20 years later, it is clear that there were times when the Saigon administration in fact stood up for Vietnamese interests far more staunchly than did the government in Hanoi.

But when Hanoi was receiving aid from Beijing, it muted its claim to the Paracels. The islands were seized by China after a military clash in January 1974, during which Chinese troops bested the South Vietnamese defenders. Since then, the islands have been under Chinese control.

Vietnamese officials today explain their silence at the time by saying that they were dependent on China for aid in the war against the U.S., which was the principal adversary. So it is certainly ironic that, as soon as the war ended, so did the friendship between Hanoi and Beijing.

Adding to the irony are the new contortions Hanoi must go through in advancing its claims to the Paracels. Because of its past acquiescence, Hanoi is forced to refer not to its own public statements from the 1950s to the 1970s but to Saigon statements - in effect, legitimising the South Vietnamese government. For as early as 1956 the Saigon government issued a communique reaffirming its ownership of the Paracels and the Spratlys.

Saigon also issued decrees appointing administrators of the Paracels. Up until its defeat by Chinese forces in 1974 (only months before South Vietnam itself fell before the communist onslaught from the North), the Saigon government continued to assert Vietnamese sovereignty over the Paracels.

----------

Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.

According to Chinese Ministry of Foreign Affairs's "China's Indisputable Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands" (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hanoi has "settled" this matter with the Chinese in the past.

--------------------------------------------------------------------------------

 
Re: Biển Đông: Trách nhiệm về ai?

2007-12-10 15:18:54
LaGiang

XIN GỪI ĐẾN QÚY BÁC MỘT KHÚC CỦA MỘT TÂM THƯ GỪI TỪ QUỐC NỘI RA:

"Ngày nay, cương thổ nước Việt Nam đã bị Trung Cộng xâm lăng chiếm giữ, ngoại bang đã đặt nền móng hành chính để cai trị trên lãnh thổ Việt Nam.

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ đất nước Việt Nam. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tất đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Vậy ngày nay QĐND phải hành động để bảo vệ lãnh thổ hay ngoảnh mặt làm ngơ? Cương thổ Việt Nam bị ngoại bang xâm chiếm, xin hỏi các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là: đảng Cộng Sản Việt Nam đáng tội hay Trung Cộng đáng tội.

Ai mang tội bán nước Việt Nam? Ai mang tội xâm lược nước Việt Nam? Toàn dân Việt Nam kêu gọi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đứng về phía Dân Tộc Việt Nam để thay đổi vận mạng đất nước qua con đường Tự Quyết Dân Tộc. Để từ đó đem lại Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.

Cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt Nam đấu tranh đòi lại lãnh thổ đã bị ngoại bang xâm chiếm và đòi đảng CSVN trao trả lại quyền Tự Quyết Dân Tộc.

Trân trọng,
Việt Nam, ngày 3 tháng 12 năm 2007.
Nhóm đấu tranh Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam."
Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2007 , 19:04 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #1 - 10. Dec 2007 , 19:33
 
Đòi lại Hoàng Sa, đòi lại Trường Sa

Quế Hương

Biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sài Gòn

Phần 2: Đối thoại, chất vấn bên trong


Đám đông dần dần tràn vào bên trong hội trường Nhà Văn hóa Thanh Niên. Mọi người dường như không chú ý đến phần chính sân khấu hội trường được trang hoàng cho buổi văn nghệ có tên: “Sắc Màu Dân Tộc”.

Mọi người đang nhăn mặt nghe một anh cán bộ Đoàn (Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) phát biểu. Đại khái anh này khuyên thanh niên sinh viên (SV) không nên tự phát biểu tình. Mọi vấn đề đã có Bộ Ngoại giao và chính phủ làm việc, đàm phán trên cơ sở đảm bảo hòa bình trên biển Đông… Nghe luận điệu có vẻ quen quen, phía dưới bắt đầu có tiếng la ó, huýt sáo phản đối.

Micro được chuyển sang cho Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố (UBND TpHCM), ông Nguyễn Thành Tài. Hy vọng lời phát biểu sẽ nhận được nhiều sự đồng tình hơn. Dáng dấp và phong thái tự tin của người lãnh đạo:

Nay đã là thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc, chúng ta sẽ yêu cầu họ tôn trọng luật pháp quốc tế. Cán bộ Ngoại giao và Nguyễn Thành Tài trả lời thanh niên sinh viên Sài Gòn(Sài Gòn, 09/12/2007)
Nguồn: blog Mr. Thiên sầu
--------------------------------------------------------------------------------


– Các bạn SV thanh niên, Đảng và chính phủ đã có phản ứng thích hợp, đúng mức. Bộ Ngoại giao đã chính thức ra tuyên bố khẳng định chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam không thể tách rời! (hội trường vỗ tay). Tuy nhiên, không phải chúng ta chỉ có cách là xuống đường gây bạo động, đòi hỏi thì họ sẽ trả. Nay đã là thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc, chúng ta sẽ yêu cầu họ tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng ta sẽ đưa ra bằng chứng lịch sử là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam!

Không khí trở nên sôi nổi, rất nhiều thanh niên đưa tay muốn phát biểu:

– Thưa chú, chú nói Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng như ông Lê Dũng phát ngôn: “Chúng tôi cực lực phản đối…Chúng tôi có đủ bằng chứng…” Chính phủ nói cho xong mà chẳng có hành động gì? Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa rồi thì làm được gì được họ? Chúng cháu cần hành động cụ thể! (nhấn mạnh của DCVOnline)

Tiếng hoan hô rền vang kéo dài.

Một bạn trẻ cầm micro nhìn bao quát khắp hội trường, dõng dạc cất tiếng:

– Tôi xin hỏi, trước cuộc biểu tình này các bạn có biết chúng ta đã mất Trường Sa và Hoàng Sa không?
– Không, không biết! Cả hội trường đồng thanh.

Bạn trẻ xoay sang chất vấn ông Nguyễn Thành Tài:

– Thưa chú, tại sao bây giờ chỉ có báo Tuổi Trẻ mới lên tiếng? Trung Quốc đã đặt chúng ta vào thế đã rồi, họ đã xây sân bay, tập trận trên biển Đông...

Bạn trẻ ấy lại quay xuống hỏi các bạn thanh niên bên dưới:

– Chính phủ đã có hành động gì, các bạn có biết không?

– Không, không biết! Cả hội trường hô vang như sấm dậy. Ít ai ngờ gần 200 người này đã la hò suốt 3 giờ đồng hồ trước đó.

Câu hỏi ác quá, mọi người suýt xoa.

Anh bạn tiếp tục chất vấn:

– Thưa chú, cháu xin hỏi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta có bao nhiêu đảo nhỏ, chú có biết không? Hiện nay, có bao nhiêu đảo đã bị chiếm, bao nhiêu đảo ta còn làm chủ?

Ở dưới lại có tiếng xì xào: Bí! Pó tay luôn!

Có tiếng trả lời giúp từ bên dưới:

– Không! Không, sao biết được!

Phía đại diện cho lãnh đạo thành phố và thành đoàn gần như đứng chôn chân, đưa mắt nhìn nhau. Câu hỏi quá bất ngờ, quá khó. Từng đợt sóng vỗ tay từ hội trường dậy lên không ngớt...
Anh bạn cầm micro lên tiếng gỡ bí:

– Vâng, em cũng không biết. Chúng ta không ai có thể biết được điều đó! Vì sao? Thưa là vì chính sách truyền thông của nhà nước ta… Một chút ngập ngừng, anh bạn đưa mắt nhìn đồng chí Phó chủ tịch: Em xin nói thẳng là chính phủ đã bịt thông tin! (Nhấn mạnh của DCVOnline)

Tiếng hò reo, vỗ tay lại rền vang khắp hội trường. Mọi người như muốn kéo dài tiếng rền vang lần này.
Một cô gái (nghe đâu là bí thư Đoàn) cầm micro:

– Các bạn ơi! Ba của mình đã từng đi bộ đội. Ông chỉ mới học hết lớp 3, viết thư cho mình còn sai nữa, nhưng ông đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, thống nhất Việt Nam.

Cô ta bao quát khắp hội trường, nhẹ nhàng như muốn hạ nhiệt độ xuống:

– Tôi đã từng ra Trường Sa phục vụ cho các chiến sĩ. Tôi biết họ đã phải hy sinh gian khổ thế nào, chính tôi cũng không biết chúng ta có bao nhiêu đảo nữa. Các bạn biểu tình vậy là phạm pháp. Các bạn cho hỏi đường Nguyễn Thị Minh Khai có rộng không?

Rồi tự trả lời luôn:

– Không. Xe cộ lưu thông trên đường có nhiều không? Nhiều. Vậy các bạn đứng biểu tình thì sẽ làm kẹt đường, gây trở ngại lưu thông cho mọi người. Chúng ta đã biểu tình một cách vô tổ chức. Tại sao các bạn không đến xin phép Thành đoàn? Chúng ta sẽ tổ chức quy mô hơn...

Tiếng la ó cắt ngang và mọi người đòi cô này xuống:

– Nói dài, nói dở, nói dai!

Một người khác trong thành đoàn tiếp nhận chiếc micro, quyết không chuyển sang phía SV thanh niên:

– Này các bạn, nếu như chúng ta là người cùng một nhà và bị nhà hàng xóm lấn hàng rào chiếm cái sân, vậy điều quan trọng nhất là chúng ta phải hành động như thế nào? Điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết đoàn kết như anh em một nhà. Chính phủ đã có những hành động và chúng ta phải đoàn kết để ủng hộ…

– Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Tiếng la ó lại vang lên:

– Xuống, xuống đi.

Hội trường thực sự đã nằm trong tầm kiểm soát của nhóm SV thanh niên yêu nước.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh lên tiếng:

– Các bạn, điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi thực sự ngạc nhiên về thanh niên chúng ta. Tôi bày tỏ lòng tri ân đến tất cả. Các bạn không phải chỉ biết đi vũ trường nhảy nhót, ăn chơi mà còn rất yêu tổ quốc của mình nữa. Tôi thực sự tự hào về các bạn… (sấm lại rền vang). Lần này là lần đầu tiên chúng ta tổ chức cuộc biểu tình, biểu tình ôn hòa hay bạo động vậy các bạn? - Ôn hòa! Đúng, và âm mưu của TQ là sẽ tiếp tục chèn ép Việt Nam dù chúng ta đã lên tiếng nên chúng ta sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình nữa, quy mô và lâu dài hơn. Tiếng hoan hô lại được dịp trỗi dậy.

Một thanh niên khác cầm micro:

– Các bạn, chúng ta hành động vì nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc, nên không cần nhận lời cảm ơn! (Tiếng vỗ tay). Lúc nãy có chú bên lãnh đạo nói là chúng ta biểu tình gây bạo động, vậy chúng ta có bạo động gì không? Không. Chúng ta biểu tình ôn hòa!

Một bạn nữ bé nhỏ mặt rơm rớm nước mắt lên cầm micro nói với đồng chí Phó chủ tịch, giọng uất nghẹn:

– Thưa chú, tại sao cháu vào tham gia đoàn biểu tình thì bị cảnh sát đuổi về?

Lãnh đạo thành phố phân bua:

– Sao lại đuổi? Lực lượng Công an chỉ gìn giữ trật tự chứ không hề đuổi các bạn!

Các bạn trẻ bên dưới nhao nhao:

– Không, bị đuổi, họ đuổi quay trở lại!

Lãnh đạo lên tiếng vỗ về:

– Chuyện gì rồi cũng đến hồi kết. Hôm nay như vậy là đủ rồi…

Bên dưới hội trường ồn ào hẳn lên:

– Không, chưa, chưa đủ!

Micro lại được chuyển đến cho một thanh niên khác:

– Thưa chú, lúc nãy chú có nói biểu tình phải có tổ chức, trật tự. Chúng ta đã có những cuộc xuống đường, đi bộ vì nạn nhân di-o-xin, đi bộ vì Seagames… Vậy tại sao không có một cuộc đi bộ thật quy mô vì Hoàng Sa và Trường Sa? Sẽ tuần hành vào ngày Chủ nhật theo các đại lộ chính với sự tham gia của toàn dân TP?

Tiếng sóng vỗ tay lại vang dậy.

Đồng chí Phó chủ tịch cố nén vẻ bối rối:

– Được rồi, được rồi. Thành đoàn sẽ đứng ra tổ chức cuộc đi bộ này…

Bên dưới có nhiều tiếng hỏi vọng lên:

– Chính xác là khi nào? Hôm nào?

Đồng chí Phó chủ tịch không còn ôn tồn được nữa:

– Tại sao tôi tin các bạn, mà các bạn lại không chịu tin tôi? Tôi hứa là tôi sẽ thực hiện.

Rồi ông nhìn đồng hồ:

– 2g chiều nay tại hội trường này có buổi truyền trực tiếp chương trình: “Sắc màu dân tộc” nên chúng ta chấm dứt tại đây.

Hội trường nháo nhào, ở dưới có nhiều tiếng phẫn nộ:

– Văn nghệ quan trọng hay Trường Sa quan trọng?

– Hủy chương trình văn nghệ đi!

Một số bỏ ra về, một số ít thanh niên nhiệt tình vẫn quấn lấy lãnh đạo TP và thành đoàn để thỏa thuận cho được việc tổ chức đi bộ tuần hành.

Tiếng nhạc dạo thử cho chương trình văn nghệ bắt đầu nổi lên, lấn át các lời tranh luận đang hồi gay cấn. Bên ngoài hành lang lác đác một số người cầm giấy mời xem văn nghệ trên tay, hình như đi sớm để tìm chỗ tốt. Có lẽ họ không hề hay biết gì về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa; hay sự kiện đó không quan trọng; hay nó sẽ quan trọng trong thời gian tới.

Cuộc biểu tình thật sự chấm dứt vào khoảng 13g45.

Quế Hương tường trình từ Sài Gòn

© DCVOnline



[ Trở lại ]

--------------------------------------------------------------------------------

Đọc những bài khác trong mục Thời sự Việt Nam  Trang in   Gởi điện thư 

   

   
    Đăng Ý kiến của bạn về bài này?

   Ý kiến Bạn đọc
   (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

--------------------------------------------------------------------------------

 
Re: Đòi lại Hoàng Sa, đòi lại Trường Sa
2007-12-11 00:10:47

trungcan


Chuyện Truong Sa và hOÀNG Sa mất vào tay Trung Cộng sẽ là nguyên nhân chính kéo sập chế độ Vc khốn nạn.. Bọn Vc hôm nay có khác gì ông vua bán nước Lê chiêu Thống ngày xưa.. Ngày xưa lê chiêu Thống bán nước vì quyền lợi ngai vàng của dòng họ Lê.. Ngày nay bọn Vc bán nước ví quyền lợi duy trì quyền lực cho Đàng... Bọn bán nước cần phải quật đổ mới có thế lấy lại trường Sa và Hoàng Sa.. Dĩ nhiên là bằng vũ lực .. chứ đánh võ mồm thì ngàn đời mất đất vào tay ngoại bang....


Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #2 - 10. Dec 2007 , 19:35
 
Trả  ta  Hòang Sa và Trường Sa

Trả  lại ta  Hoàng Sa  và  Trường Sa
Hai hải đảo  của Việt nam Quê ta
Trả lại ta Nam quan  và bản giốc
Những  đất đai  dọc Biên giới Quê nhà

Trả lại ta  mọi  đất  Biển  Dân Việt
Những sông núi  của Quê Hương nước ta
Giữ  sông  núi  của  Việt  nam sơn hà
Dẹp  giùm ta  bọn  Phương Bắc  lấn chiếm

Hãy  giữ  cả những   hốc đá  hốc hiểm
Ngoài biển đông có Hoàng Sa  và Trường Sa
Cốt  giành  lại biển hải đảo  của ta
Cùng với  cả Nam  quan và bản giốc

Hồn Vạn kiếp  đang nổi dậy  cơn lốc
Con tim  Việt  máu  con Dân lạc Hồng
Của dân tộc của máu  huyết  non sông
Đang dâng lên  như  cao tốc  núi lửa

Là  thanh  niên - sinh viên ta  xin hứa
Quyết  vùng  lên cho Thế giới  họ hay
Dân tộc ta  con Hồng Lạc  ức thay
Đất biển ta bị Tàu  cộng  cưỡng  chiếm

Hãy đứng lên  trai    thời  đại  dâng hiến
Tuổi  thanh xuân  đang   giành lại Biển đông
Gương Quang Trung Trắc Trưng Nhị Lạc Hồng
Quét sạch đi  bọn Phương Bắc  xâm lược


Cao  Trí  Dũng


Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2007 , 19:40 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #3 - 10. Dec 2007 , 19:44
 
Trích từ Tiengnoitudodanchu.org

Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa

Frank Ching
Gửi vào Thứ Ba, 11 Tháng 12,2007

________________________________


...
HOÀNG  SA


...

Một rặng san hô (reef) trong quần đảo Trường Sa



Những ngày vừa qua, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam đã gây lên một làn sóng phẫn nộ trong cũng như ngoài nước sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức thành lập và sát nhập hai quần đảo này vào một đơn vị hành chánh cấp quận đặt tại đảo Hải Nam, gọi là quận Tam Sa. Ðể tìm hiểu thêm nguồn gốc sâu xa của cuộc tranh chấp này, chúng tôi xin đăng lại bài báo của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông số ra ngày 10/2/1994. Bản tiếng Việt do Khánh Ðăng lược dịch.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa

1) Tái thẩm định chính quyền miền Nam Việt Nam

Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn

Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.

Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .

Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.

Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội - vừa mới thống nhất với miền Nam - lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.

Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối thẳng thừng các hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.

Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .

Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn - tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.

Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.

2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo

Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?

3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn từ chối.

Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải".

Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:

    Thưa Đồng chí Tổng lý,

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

    Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

    Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

    Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

    Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
    PHẠM VĂN ĐỒNG
    Thủ tướng Chính Phủ
    Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa

...
Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2007 , 20:30 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #4 - 10. Dec 2007 , 19:57
 
Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
(tiếp theo và hết)

Frank Ching
Gửi vào Thứ Ba, 11 Tháng 12,2007


Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách công bình"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:

“Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".

Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản

Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

5) Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :

Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)

Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khánh Ðăng lược dịch từ bản tiếng Anh:
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974
Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994
________________________________________________________________________________
____________________________


Bản Đồ Chính Thức Về Thềm Lục Địa Trung Cộng
(đăngvietnamexodus vào Monday, 10, December )
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus


Việt Gian Cộng Sản Nghĩ Gì Về Tấm Bản Đồ Chính Thức Do Trung Cộng Vẽ Về Thềm Lục Địa Của Họ Tại Vùng Biển Nam Hải?


...

...


Xem bản đồ của cục bản đồ quốc gia Tàu cộng tại website:

http://www.sbsm.gov.cn/gjbt.php?col=399&file=3924


  Trong cái bản đồ do Tàu cộng tự ''phịa'' ra ở trên, ta nhận thấy đường vạch màu vàng là đường biên giới trên biển Đông do cục bản đồ của Tàu cộng vẽ, trong đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trọn trong vùng biên này và thuộc về "lãnh thổ" của Tàu cộng. Như vậy là Tàu cộng chẳng thèm đếm xỉa gì đến công ước quốc tế luật biển 1982 (UNCLOS) mà trong phần "phát ngôn" của mình, tên phát ngôn viên bù nhìn của bộ ngoại giao Việt cộng có nhắc đến, theo bản đồ tự ''phịa" ra này thì Tàu cộng thể hiện dã tâm muốn ăn cướp trắng trợn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Đây là bản đồ chính thức do Trung Quốc công bố hồi tháng 06 năm 2006 quy định "một cách chính thức" về  chủ quyền thềm lục địa của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải. Lưu ý những mũi tên màu đỏ là do chúng tôi vẽ thêm vào để cho thấy Trung Cộng đã lấn thềm lục địa Việt Nam như thế nào - đặc biệt là miền Trung Việt Nam.
Lê Dũng phát ngôn viên của nhà nước Việt gian cộng sản đã nói gì về tấm bản đồ này? Ông ta chỉ tuyên bố một càch yếu ớt rằng mọi việc sẽ còn tiếp tục thương lượng trong tinh thần ôn hòa!!!!
Nếu như Việt gian cộng sản đã không đồng ý từ trước hoặc đã ký kết thì không thể nào Trung Cộng lại đi vẽ tấm bản đồ lấy gần hết thềm lục địa của Việt Nam!!!!


Back to top
« Last Edit: 26. Dec 2007 , 00:13 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #5 - 10. Dec 2007 , 21:03
 
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn


DCVOnline – Tin ngắn Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn

Vài trăm người, chủ yếu là sinh viên đã biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc nằm trên đường Hoàng Diệu ở Hà Nội sáng nay 09/12/2007. Cuộc biểu tình có mục đích phản đối Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những người biểu tình đã hô to những khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc” và “Việt Nam muôn năm”. Nhưng cuộc biểu tình chỉ kéo dài chưa đầy một giờ đồng hồ thì công an xuất hiện và bắt buộc những người tham dự phải giải tán.
Nguồn: Nguyễn Phương Anh

Cùng lúc đó, ở Sài Gòn cũng có một cuộc biểu tình tương tự. Khoảng hơn trăm người đã tập trung biểu tình ngay phía đối diện với tòa Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Họ cũng hô to những khẩu hiệu có nội dung đả đảo Trung Quốc. Khác với Hà Nội, không khí của đoàn biểu tình ở Sài Gòn có vẻ “rụt rè” hơn. Khoảng hơn nữa tiếng sau thì lực lượng công an xuất hiện và yêu cầu họ giải tán lúc 11 giờ sáng. Được biết là cả 2 đoàn biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn đều hoàn toàn trong tinh thần ôn hòa, trật tự, không có sự xô xát đáng tiếc nào xảy ra giữa người biểu tình và công an. Chuẩn bị biểu tình. Mấy ngày trước đây, sinh viên ở Hà Nội và Sài Gòn đã dùng email, sms để kêu gọi nhau tham gia cuộc biểu tình hôm nay. Có tin đồn là chính phủ Việt Nam đứng sau lưng cho phép.
Tuy nhiên, đã có một điện thư gởi ra và luân lưu trên mạng ở Việt Nam sau đó vào sáng thứ Bảy khuyến cáo sinh viên học sinh không được tham gia cuộc biểu tình. Điện thư này còn nói rõ “bọn phản động Việt Tân và khối 8406 đang kích động dân chúng đi biểu tình cho ý đồ chính trị của họ.”

Trước đó, một nguồn tin chưa kiểm chứng cho DCVOnline hay hầu hết các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông cấp 3 ở Hà Nội đều có thông báo khuyến cáo sinh viên và học sinh không được tham gia cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật. Nhà cầm quyền Hà Nội dường như e ngại không thể kiểm soát được những phản ứng có thể xảy ra từ những sinh viên học sinh đi biểu tình. Sinh viên ở Hà Nội và Sài Gòn khi được hỏi đã nói rằng họ nghĩ những “mệnh lệnh” cấm biểu tình là của công an. Những người biểu tình cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình vào Chủ Nhật tới. Một trong những thông báo cấm biểu tình đó mà DCVOnline có được là của trường Đại học Công Nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do Hiệu phó kiêm phó bí thư đảng ủy Hà Quang Thụy ký. DCVOnline đã cố gắng liên lạc với ông Thụy tối thứ Bảy để kiểm chứng tính xác thực của bản thông báo do ông ký, nhưng rất tiếc đã không gặp được ông.

Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2007 , 21:04 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #6 - 10. Dec 2007 , 23:48
 
Trung Quốc  lên tiếng  về 2 vụ Biểu tình

Tin BBC  / Cập  nhật  lúc  9 giờ  30 Sydney tối  11/ 12

Trung  Quốc  tuyên bố rằng các cuộc biểu tình  ở Việt nam cuối tuần qua  làm  xấu  quan hệ  Trung Việt .
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc ông Tần Cương  nói  :Chúng tôi  thực sự  quan ngại  về những  diễn biến mới đây ở  Việt nam  điều đó  sẽ làm  tổn hại quan hệ  tốt đẹp  giữa hai  nước .
Chúng tôi  hy vọng  chính phủ Việt nam  sẽ  có thái độ trách nhiệm,đồng thời có  các biện  pháp  hiệu quả  ngăn chặn  những sự việc  làm tổn hại đến quan hệ  song phương giữa hai nước .Trung Quốc  có chủ   quyền  không thể  tranh cãi  đối với  các quần đảo   và vùng biển lân cận  khu  vực biển Nam  Trung Hoa  .
Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2007 , 23:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #7 - 11. Dec 2007 , 21:38
 
Tài liệu có liên quan đến lịch sử, địa lý và chủ quyền của Việt Nam

_______________________________________________


[/color]Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải


(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc

(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

___________________________________________


Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago by Todd Kelly



On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa.  [color=Red]In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]



Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này ”

 
A History of Three Warnings  By Dr. Jose Antonio Socrates


     

When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.
     
Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà (chính quyền) Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, (chính quyền) Saigon lại chiếm giữ thêm đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite.
Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được ủng hộ bởi (chính phủ) Bắc Việt Nam


1. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1974)


    Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.

    Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:

    Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.

    Chừng  nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.

    Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.

    Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ  hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.

    Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện.Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.

    Tuyên bố bởi  Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974

   
2. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (1979)

   
Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

    1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

    2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.

    3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến huỷ diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này.

    4. Từ năm 1972, theo sau Bản Thông cáo chung Thượng Hải, những kẻ cai trị Trung Quốc đã âm mưu với bọn hiếu chiến Mỹ để phản bội nhân dân Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu trở ngại cho cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam. Ðầu Tháng Giêng 1974, chỉ trước khi nhân dân Việt Nam toàn thắng vào mùa Xuân 1975, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau đây:


    - Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.
    - Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng.
    - Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.

    5. Tại các cuộc thảo luận tổ chức vào ngày 24/9/1975 với phái đoàn Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm viếng Trung Quốc, Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình đã thú nhận rằng có sự tranh chấp giữa hai bên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên sau đó nên bàn thảo với nhau để giải quyết vấn đề

6. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa một cách bất hợp pháp bằng quân sự, Trung Quốc đã xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dẫm chân lên làm cản trở tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam với tầm vóc to lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi tạo ra một tình trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Ðiều rõ ràng là những kẻ cai trị Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định tấn công Việt Nam một lần nữa. Hành động của họ là một sự đe doạ nghiêm trọng cho hoà bình và ổn định trong vùng Ðông Nam Á và làm lộ rõ hơn tham vọng bành trướng, với bản chất bá quyền hiếu chiến của một nước lớn,  bộ mặt xảo trá lật lọng và phản bội của họ.

Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 1979


Sự công nhận của thế giới
(thế giới đây chỉ có  CSVN)
về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa


Cộng Sản Việt Nam

a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSVN) khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường"

b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.  Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"

c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa . 

(Lược dịch từ trang nhà của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc)

Back to top
« Last Edit: 11. Dec 2007 , 23:11 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
Phan_Nguyen
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 33
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #8 - 11. Dec 2007 , 22:25
 
Thưa các anh chị,

Chuyện Trường Sa và Hoàng Sa nay đang trở thành một để tài nóng bỏng, xót xa cho những người Việt đang ở trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là một vết dơ của chế độ và người cầm quyền hiện nay tại VN.  

Xin mời quí anh chị đến link dưới đây để tin và đọc bản thỉnh nguyện thư về Trường Sa và Hoàng Sa và xin ký tên nếu đồng ý với nội dung.

http://www.gopetition.com/online/15673.html

hoặc

http://tienve.org/home/activities/viewActivities.do?action=viewnews&newsId=135
 
Thân kính,
Phan N.
Back to top
« Last Edit: 11. Dec 2007 , 22:31 by Phan_Nguyen »  
 
IP Logged
 
Phan_Nguyen
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 33
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #9 - 11. Dec 2007 , 23:32
 
Xin gởi đến quí anh chị một bức thư tìm thấy trên Net
của nhưng người trẻ sinh ra và trưởng thành sau tháng tư 75 đứng trước tình trạng khẩn trương của đất nước.

Những ai đã từng đọc sử đều nhớ lại bài học ngày trước của Hồ Quý Ly, khi tiếm ngôi nhà Trần, lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông đã thất bại trong việc đối đầu với Nhà Minh Trung Hoa và đã đưa đẩy đến chuyện nhà Minh đô hộ VN trong nhiều năm trời ! Không bàn đến chuyện công và tội, chỉ đề cập đến nguyên nhân tại sao thất bại của Hồ Quý Ly là ông ta đã không vận động được quần chúng, không thống nhất được lòng người để đối phó với sự đe doạ của ngoại xâm.

Hiện nay, lịch sử lại đang tái diễn dưới một hình thái mới. Nhà nước CSVN cũng đang nằm trong cùng tình trạng: nội bộ phân hoá vì tranh dành quyền lực, tham nhũng. Quân đội sau 30 năm thoái hoá không còn đủ khả năng để bảo vệ đất nước, chắc chắn nhà nước CSVN đã phải nghĩ đến chuyện tìm kiếm sự đỡ đầu quân sự của các cường quốc khác (hiễn nhiên ai cũng nghĩ đến Hoa Kỳ). Có thành công chăng hay là lại đem đất nước vào vòng nô lệ, làm tay sai cho ngoại bang ?! Bên ngoài, mọi thành phần dân chúng đều bất mãn. Chống đối đòi hỏi quyền sống bùng nổ khắp nơi. Nếu xảy ra một cuộc tranh chấp với Trung Hoa hiện nay, chắc chắn VN sẽ thảm bại và người ta không lường được hậu quả tai hại của chuyến thất bại này.

Đất nước là của chung, trách nhiệm đối với đất nước phải được chia đều cho tất cả mọi thành phần trong nước . Muốn đi qua khỏi tình trạng khó khăn và khẩn trương hiện nay, nhà nước CSVN không thể nào tiếp tục tham quyền cố vị để đưa cả nước đi xuống hố sâu. Thống nhất lòng dân, cải tổ hệ thống hành chính, lập pháp, hiến pháp để cho các thành phần khác trong nước chia xẻ trách nhiệm quản trị đất nước là điều cần thiêt phải làm hiện nay.  

Những người yêu nước trong đảng CS phải lên tiếng và có thái độ. Những người lãnh đạo quân đội nhân dân phải ý thức rõ rệt vai trò quan trọng của mình trong giai đoạn lịch sử hiện tại. Trong nước, ngoài nước, nhân dân khắp nơi đều đã lên tiếng !

Phan N.


Phát huy tinh thần 9/12
Patriot from Montreal



Xin chào Việt Nam!

Trước hết xin trân trọng thông báo với quốc dân, ngày 9/12/2007, lần đầu tiên trong trong hơn 30 năm (lần đầu tiên kể từ khi tôi sinh ra), thanh niên Việt Nam đã xuống đường phản đốI bá quyền Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ nghìn đời mà ông cha ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn.

Họ, cũng giống như nhiều người trong số các bạn, đều mong muốn tận hưởng một ngày cuối tuần yên ả bên gia đình, bạn bè. Nhưng trong thời khắc quan trọng này, thời khắc mà sự liên hệ của nó có ảnh hưởng đến an nguy, sống còn của cả dân tộc, họ đă không thể làm ngơ.

Trong tinh thần ấy, chúng tôi mong muốn các bạn hãy giành một chút ít thời gian ngồi xuống cùng nhau trao đổi, lan truyền, gửi tin nhắn... để ghi nhớ sự kiện trọng đại này.

Tất nhiên, sẽ có những người không muốn chúng ta nói. Và tôi nghi ngờ ngay vào lúc này, những cuộc họp kín đang âm thầm diễn ra, và có những chủ trương đang gào thét đòi dập tắt ngọn lửa đòi quyền tự chủ của dân tộc Việt Nam, các lực lượng trấn áp sẽ sớm có mặt để can thiệp buộc chúng ta chùn bước Tuy nhiên, ngay cả khi dùi cui có thể sử dụng thay đối thoại ôn hòa. Thông điệp mà chúng ta trao đổi thực sự sẽ mang ý nghĩa tới cho những ai đang lắng nghe, sẽ khơi dậy một sự thật: Liệu có phải có một điều gì đó không ổn đang diễn ra ngay trong đất nước chúng ta không?

Tai sao chính phủ lại bất lực và bạc nhược đến như vậy trước họa xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp?

Lẽ ra từ lâu rồi chúng ta phải có quyền tự do được phản đối, tự do suy nghĩ và phát biểu những gì mà ta cho là đúng đắn, thì thay vào đó là một hệ thống giám sát, kiểm duyệt mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của chúng ta và bắt chúng ta phải nghe theo một tư tưởng duy nhất được cho là đúng đắn. Tại sao? Và ai là người phải chịu trách nhiệm về điều này.

Tất nhiên có những người có nhiều trách nhiệm… hơn những người khác và họ sẽ phải trả lời với lịch sử. Thế nhưng một sự thật chúng ta phải nhìn nhận, vì sao nên nỗi? Để tìm câu trả lời các bạn chỉ cần tự soi vào một tấm gương.

Chúng tôi hiểu tại sao các bạn phải nhắm mắt bưng tai, chúng tôi biết các bạn sợ hãi. Ai lại không sợ! Chiến tranh, khủng bố, đàn áp. Có vô vàn lý do làm tha hóa lý trí của con người. Sự sợ hãi đã tước đi những phẩm chất tốt đẹp nhất trong các bạn, và trong sự sợ hãi các bạn cúi đầu trước bạo quyền. Họ nói với chúng ta đất nước cần ổn định để phát triển, cần bang giao tốt với người anh vĩ đại, họ nói với chúng ta về "16 chữ vàng".

Đổi lại họ bắt các bạn phải im lặng, phải chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, ngoan ngoãn như một bầy cừu. Hôm nay, những người trẻ đã phá tan sự im lặng ấy. Hôm nay, họ biểu tình trong ôn hòa, để bày tỏ chính kiến và lòng yêu nước. Họ đã chuyển tới tổ quốc một thông điệp của lương tri, công lí và tự do, và hơn tất cả là hào khí Đông A như cha ông ta thủa trước.

Vậy sau khi nghe được thông điệp ấy, nếu các bạn vẫn coi như không nhìn ra điều gì, vẫn thờ ơ trước an nguy của dân tộc Việt Nam, thì các bạn có thể bỏ qua cái ngày 9/12/2007 này. Nhưng nếu các bạn cũng thấy những gì họ thấy, các bạn cảm nhận những gì họ làm là đúng đắn, và các bạn cũng tìm kiếm những điều mà họ tìm kiếm, vậy thì xin mạn phép yêu cầu các bạn hãy xuống đường cùng với những người thanh niên yêu nước, và cùng nhau chúng ta sẽ hành động để tinh thần của ngày 9/12 sẽ không bao giờ, không bao giờ bị quên lãng.

PS: Cái này em sao chép lời của của V trong phim V for Vendetta, câu nói kinh điển trong phim mà em rất nhớ là "Đất nước này cần nhiều hơn một vụ nổ, nó cần thay đổi!"

Kính
Back to top
« Last Edit: 11. Dec 2007 , 23:50 by Phan_Nguyen »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #10 - 13. Dec 2007 , 18:00
 
Phạm Trần: NHÂN DÂN ĐÃ ĐỨNG LÊN MÀ ĐẢNG VẪN NGỦ. Báo Chí Lạnh Cảm Đến Nhục Nhã Trước Xâm Lược
Gửi vào Thứ Sáu, 14 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1--tiengnoitudodanchu.org

_________________________________


VIỆT NAM: NHÂN DÂN ĐÃ ĐỨNG LÊN MÀ ĐẢNG VẪN NGỦ

Báo Chí Lạnh Cảm Đến Nhục Nhã Trước Xâm Lược

Phạm Trần



Hoa Thịnh Đốn - Nếu Cuộc biểu tình tự phát của nhân dân chống Tầu xâm lược ngày 9-12 (2007) tại Hà Nội và Sài Gòn đã nói lên quyết tâm bảo vệ giang sơn bất khuất của người dân nước Việt thì sự lạnh cảm đến rùng mình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Báo chí trong nước trước hành động yêu nước này đã làm đau lòng mọi người.

Trước tiên, sự bạc nhược của chính quyền đã được phơi trắng qua bản tin trơ trẽn của Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nam đăng trên các báo, đài trong nước ngày 10-12 (2007).

Dũng nói : “Về Biển Ðông, chúng tôi đã nhiều lần khẳng định chủ trương của Việt Nam là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Ðông năm 2002 (DOC), nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.

Với tinh thần đó, vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc về biên giới lãnh thổ. Hai bên đã trao đổi ý kiến toàn diện, thẳng thắn, sâu rộng về vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

Về vấn đề trên biển, hai bên thống nhất tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

Quan điểm của Việt Nam về việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ ngày 3-12-2007.

Chúng tôi được biết sáng 9-12-2007, một số người dân đã tụ tập trước cửa Ðại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ bất bình đối với các hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ðây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này.”

Tại sao lại cần phải “được phép”,người dân mới có quyền phản đối Ngoại bang xâm chiếm đất đai, bờ cõi là tài sản xương máu của Cha ông để lại ?

Đáng nhẽ những kẻ cầm quyền phải “đi trước, đón đầu,” cầm cờ xông pha lãnh đạo cuộc biểu tình chống ngoại xâm chứ không ngồi im, cúi mặt tìm cách chống chế bằng nước bọt rẻ tiền như Hà Nội đã làm trong nhiều năm qua.

Nhưng tại sao cho đến bây giờ, 19 năm sau ngày Tầu Bắc Kinh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa năm 1988, và 33 năm sau ngày Tầu xua quân chiếm Hoàng Sa năm 1974, người dân mới dám xông mình xuống đường chống chính sách bành trướng của Trung Quốc ?

Thứ nhất, người dân hết kiên nhẫn chờ đảng và nhà nước làm chủ phát động cuộc đấu tranh, dù chỉ bằng đường lối ngoại giao và vận động quốc tế ủng hộ dành lại chủ quyền lãnh thổ.

Thứ nhì, với một đội ngũ lãnh đạo yếu kém, đã từng qụy lụy và sẵn sàng nhượng bộ như đảng CSVN đã chứng minh trong 2 Hiệp ước biên giới trên đất liền và lãnh hải với Trung Hoa (1999 và 2000), người dân tự thấy phải đứng lên bảo vệ tổ quốc, dù biết đó là việc đội đá vá trời.

Thứ ba, sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập huyện hành chính Tam Sa (Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa) để quản lý vùng đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, vào cuối tháng 11 (2007) thì chính quyền cũng chỉ biết phản ứng cho có lệ như đã chứng minh qua lời Lê Dũng ngày 3-12 (2007).

Dũng nói với báo chí: “Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

"VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Trước sau như một, VN chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông và khu vực".

Thứ tư, đứng trước hiểm họa bị Phương Bắc cưỡng bức, bao vây và thái độ co ro đến khiếp nhược không dám cửa quậy của nhà nước, đông đảo người dân tại Hà Nội và Sài Gòn đã mau mắn đáp lại lời kêu gọi đứng lên bảo vệ tổ quốc của Thanh niên, Sinh viên mà không sợ bị vu khống làm tay sai cho ngoại bang hay sợ bị đàn áp. BởI vì ai cũng biết đây là cuộc đấu tranh có chính nghĩa chống ngoại bang xâm lược như ông cha ta đã làm thuở trước.

CHÍNH QUYỀN - BÁO CHÍ NGẬM MIỆNG 


Ngoài bản tin phổ biến của Lê Dũng được Nhà nước ra lệnh cho đăng trên báo chí và hệ thống thông tin ngày 10-12 (2007), các viên chức đảng và nhà nước Việt Nam không dám nói thêm một câu nào nữa.

Từ Bộ Ngoại giao sang Quốc hội, từ Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng xuống cấp Chi bộ đảng cũng không ai dám hé răng.

Nhưng trước đó, vào ngày 7/12 (2007), Hội Đồng Nhân Dân Đà Nẵng khoá VII đã thông qua Nghị quyết xác nhận Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của Thành phố Đà Nẵng, căn cứ vào quyết định của kỳ họp thứ 10 (ngày 6/11/1996) của Quốc hội khóa IX.

Đại biểu Thái Thanh Hùng nói trước hội nghị : “Trong mấy ngày qua, đông đảo cử tri TP, nhất là cử tri cựu chiến binh đã có ý kiến đề nghị tại kỳ họp lần này, HĐND TP chúng ta cần tỏ thái độ trước việc phía Trung Quốc ngang nhiên đưa huyện đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng vào lãnh thổ của họ như vậy!”. (VNNET)

VNNET viết tiếp : “Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến trên. Ông đề nghị đưa vào Nghị quyết của kỳ họp phần nói rõ sự khẳng định của HĐND TP Đà Nẵng về việc huyện Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc TP Đà Nẵng. HĐND TP Đà Nẵng kiên quyết phản đối việc nhà nước Trung Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa vào đơn vị hành chính Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.”


Ông Thanh nói trước phiên họp : “Chúng ta phải bày tỏ thái độ rõ ràng như thế để không chỉ đối với hiện tại mà mai sau, con cháu nhớ lại kỳ họp thứ 10 cuối năm 2007 HĐND TP Đà Nẵng đã nêu vấn đề, và đến lúc đó còn tiếp tục đấu tranh. Không nên để sau này có suy nghĩ, Hoàng Sa là đơn vị hành chính của Đà Nẵng mà không thấy TP nói gì thì chắc hình như không phải. Do vậy, cần phải nói rõ ràng, sòng phẳng về chuyện Hoàng Sa",

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và Hội đồng Nhân dân Thành phố đã làm được việc mà Nông Đức Mạnh và cả Ban Chấp hành Trung ương đảng không dám làm trước sự bành trướng xâm lược trắng trợn của Trung Hoa. 

Phản ứng về hai cuộc biểu tình ở Hà Nội và Saigòn, phát ngôn nhân của Trung Hoa, Tần Cương cho rằng các cuộc phản đối là “vô căn cứ”.

Tần Cương nói vớI báo chí ở Bắc Kinh ngày 13/12 (2007): " Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở các đảo Tây Sa là hoạt động bình thường trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trung Qu7ốc có chủ quyền không ai có thể chối cãi được với các đảo Tây Sa và vùng nước kế cận.”

Sự lật lọng của Tầu Bắc Kinh xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Hoa khẳng định với Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN tại Tân Gia Ba ngày 19-11 (2007) rằng : “ Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thời gian qua có nhiều tiến triển mới và đang phát triển rất tốt đẹp theo phương châm 16 chữ (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần 4 tốt (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Bây giờ thì “16 chữ vàng” của Trung Hoa đã biến thành “vàng mã” mà đảng và nhà nước CSVN cứ tưởng chúng vẫn là “vàng y”.

Thái độ này còn phản ảnh qua cách thông tin của làng báo, đài trong nước về biến cố biểu tình ngày 9-12 (2007).

Trái với hàng loạt các mạng thông tin điện tử tự lập của nhiều nhóm Thanh niên, Sinh viên và của một số cá nhân tranh đấu đưa tin cuộc biểu tình và hình ảnh ra nước ngoài, tuyệt nhiên không có báo nào hay đài nào trong nước thông tin về hai cuộc xuống đường chống Tầu bành trướng.

Báo chí cũng im như thóc ngâm trước lời tuyên bố ngỗ nghịch của Tần Cương.

Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của nền báo chí không có tự do ở Việt Nam. Cả làng báo như câm, như điếc, có mắt cũng như không trước sự việc chưa từng xẩy ra ở hai Thành phố đứng đầu cả nước về chính trị và kinh tế.

Những người làm báo và Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã vi phạm thô bạo các Điều 1, 2 và 4 của Luật Báo chí . 

Điều 1viết : “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân.”

Điều 2 viết : “ Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.”

Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.”

Điều 4 viết : “Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Công dân có quyền :

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới….”

Tất cả những điều căn bản này đều không được người làm báo thực thi trong cuộc biểu tình của người dân ngày 9-12 (2007). Người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương là Tô Huy Rứa cũng đã chà đạp lên quyền được thông tin của người dân khi ra lệnh cấm Báo chí không tường thuật và đăng bài về cuộc biểu tình.

Nhiều người ở Việt Nam chỉ được đọc các bài báo có tính lịch sử xác nhận chủ quyền của VN trên hai quần đảo Hòang Sa và Trướng Sa qua ý kiến hay khảo luận của Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã; Dân biểu, Nhà sử dọc Dương Trung Quốc; Giáo sư Tương Lai và Nhà báo Bùi Thanh.

Như vậy thì đảng CSVN có còn xứng đáng cầm quyền không và báo chí có tư cách gì để vận động quần chúng đi theo đảng ?

Phạm Trần
(12/07)
Back to top
« Last Edit: 13. Dec 2007 , 18:01 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #11 - 13. Dec 2007 , 18:53
 
Hacker  tấn công  các  trang Blog của Sinh viên  Học sinh VN 

Ngày  hôm  nay  mấy  Blog  cá  nhân  của Sinh viên Học sinh đã  bị Hacker  tấn  công  .

Mấy  Blog cá  nhân  đang  kêu gọi Sinh viên - Học sinh cùng đồng bào  xuống đường Biểu tình  ngày chủ nhật  16 tháng 12 .Địa điểm  trước tòa Đại sứ Trung Cộng ở Hà  nội và  tòa Tổng lãnh sự  Trung cộng ở Sàigon .

Chính  mấy Blog  cá  nhân  đã  kêu gọi  xuống đường biểu tình vào ngày chủ nhật 9 tháng 12  vừa  qua .

Điển hình Blog  x-caphe  đã  bị tấn  công  vào lúc 12 giờ trưa   giờ VN  . Được biết Blog  X-Caphe là nơi  liên lạc của  nhóm Văn nghệ sĩ  VN  ở  Sàigon  .
Back to top
« Last Edit: 13. Dec 2007 , 18:54 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #12 - 13. Dec 2007 , 19:05
 
Thứ năm, ngày 13 tháng 12 năm 2007--Việt Vùng Vịnh
Chuyện Phải Đến !
• Nguyễn Duy Ân

...

Những dò rỉ tin tức trong nước về vụ Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Chủ tịch nước Trần Đức Lương tuân ý chỉ hai thái thượng hoàng thiến lợn Đỗ Mười và cặp rằng Lê Đức Anh lén lút qua Bắc Kinh ký những hiệp định biên giới, sau đó được Chủ tịch cơ quan quyền lực cao nhất nước Nông Đức Mạnh lặng lẽ thông qua những hiệp định nầy giữa đám đảng biểu quốc hội bù nhìn, thì vào giữa tháng 5 năm 2001 trên báo chí hải ngoại có bài ký sự của bình luận gia Trần Bình Nam trong chuyến ông về đến biên giới phía Bắc thăm Ải Nam Quan (CSVN đổi là Hữu Nghị Quan), khi ông hỏi đường thì được công an biên phòng trả lời rằng Hữu Nghị Quan nằm rất sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, từ nơi ông đang đứng là ranh giới Việt - Hoa không thể nhìn thấy đựợc! Trước đây nhà văn Dương Thu Hương cũng từng tiết lộ rằng CSVN đã cắt nhượng nhiều đất đai biên giới phía bắc cho Tầu Cộng, nay qua sự chứng kiến của ôngTrần Bình Nam lại càng xác thực hơn! Bần bút có viết mấy câu để trút nỗi căm giận:


CHỈ NHỜ BÁN NƯỚC !
Nam Quan hậu thế biết tìm đâu !?
Chẳng mất về Tây lại thuộc Tầu !
Gương trước Hồ, Đồng dâng hải đảo
Noi sau Duẩn, Mạnh hiến non cao
Hoàng Sa: Đồng ký mực chưa ráo !
Ải Bắc:Mười, Phiêu mọp gối chầu !
Dại chợ, khôn nhà: nhất Bác- Đảng
Nhờ tài bán nước giữ ngôi lâu !
(30-6-2001)


Ở trong nước mặc dù bị kềm kẹp, bưng bít nhưng chắc chưa ai quên lời báo động “Hãy cảnh giác với Bắc triều!” Đầy dũng cảm và lòng yêu nước của Luật sư Lê Chí Quang và nhà báo Nguyễn Vũ Bình, để rồi sau đó cả hai trí thức trẻ này đã được đáp trả bằng những phiên tòa với tội danh vu khống, những bản án rừng rú, những năm tù nghiệt ngã với sự im lặng của cả một dàn trí thức khoa bảng, những hội nhà văn! Trừ một ít người lẻ loi.

Đây không phải là những cảnh báo mới mẻ gì! Đã từng có một người cựu CS (?) trối trăn đại ý “Tây chiếm thì có ngày chúng ra đi nhưng Tầu chiếm thì chúng sẽ ở lại vĩnh viễn!” Vào khoảng năm 1970 (?) một chính trị gia Miền Nam cũng có ý kiến rằng : “kết thúc cuộc chiến Quốc- Cộng dù thắng lợi thuộc bên nào thì nguy cơ đến từ phương Bắc là điều không thể tránh khỏi!”

Tổ tiên ta, dân tộc ta đã dày kinh nghiệm với Bắc phương dù bất cứ dưới triều đại nào, thể chế chính trị nào, bài học lịch sử gần nhất là máu xương của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống dù không giữ được nhưng nói lên tinh thần và ý chí bảo vệ đất nước. Miền Nam cũng đã tiên liệu rằng dù sau nầy đất nước thống nhất thuộc về phía nào thì cũng cần giữlý lẽ phải thuộc về (dân nước) mình để còn giành lại khi có cơ hội, vì vậy VNCH đã gác việc đối đầu hiện tại để yêu cầu nhà cầm quyền Miền Bắc lên tiếng phản đối TC xâm chiếm Hoàng Sa, nhưng Hà Nội đã từ chối, mặc dù lúc đó “Nga lên án TC đánh chiếm Hoàng Sa, thúc LHQ buộc TC phải thương thuyết” và “VC bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ TC chiếm Hoàng Sa.” (những tiêu đề nầy trên các báo thời VNCH -như Chính Luận- Đàn Chim Việt 7/12/07 sưu tầm, in lại.)

“Việt Cộng bác bỏ” cũng đúng thôi! Lên án sao được khi bức thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi cho Tổng lý Chu Ân Lai đã chận họng rồi! Thật ra thì cũng hơi oan cho ông cố Thủ tướng “hiền lành chất phác”, người có đầy đủ thẩm quyền định đoạt là Hồ Chí Minh thì đã phán “ những hòn đảo nhỏ chỉ cát và cứt chim để chẳng ích gì, trong khi Trung Quốc vĩ đại cung cấp cho (đảng) ta rất nhiều vũ khí đạn dược, lương thực, quân trang quân dụng..!” tại một buổi họp có cả Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp, không biết ông Giáp có còn đủ sáng suốt và can đảm xác nhận chuyện nầy hay không?

“Cáo mượn oai hổ” là bản chất ngàn đời của CSVN!

Giương chiêu bài đánh đuổi ngoại xâm, CSVN cúc cung tân tụy làm tôi đòi cho Nga Tầu, quyết tận diệt tất cả những người yêu nước khác chính kiến, dùng bạo lực sắt máu để uốn nắn toàn dân trở thành đàn ong lũ kiến.

Sau khi chiếm được Miền Nam đã áp dụng một chính sách ngu xuẩn cả đối nội lẫn đối ngoại, kiêu căng phách lối không thèm hòa dịu với “kẻ thù thua trận Hoa Kỳ”, dựa thế Liên Xô ngạo mạn chống lại Bắc Kinh, mọi hậu quả hôm nay đều bắt nguồn từ thói trí trá mà không biết tự lượng sức mình này mà ra.

Theo lệnh Liên Xô đem quân đánh đàn em của TC là Pôn Pốt để rồi bị Bắc Kinh dạy cho bài học làm tan nát tất cả các tỉnh dọc biên giới phía Bắc mà chẳng có nước nào lên tiếng bênh vực, kể cả Liên Xô cũng chỉ phản đối suông, chiếu lệ! Từ đó những âm mưu phá hoại kinh tế, lấn chiếm đất đai của TC dây dưa chẳng biết đến bao giờ mới chấm dứt!

Trót dại vỡ mặt rồi lại hèn hạ kéo nhau qua quỵ lụy, van nài TC dâng đất dâng biển xin tha tội, một mặt Bắc Kinh tỏ vẻ khoan dung, vỗ về bằng “quan hệ bốn tốt” với “16 chữ vàng” nhưng vẫn ngang nhiên lấn ép liên tục không cần che đậy dã tâm.

Hà Nội càng hèn hạ cúi đầu Bắc Kinh càng được đà làm tới.

Thay vì xoay trở khôn ngoan là vực dậy sức mạnh và đoàn kết toàn dân thì VC lại đi tìm những đầu voi đuôi cọp khác để dựa dẫm, vẫn dùng bạo lực để đối đầu với người dân, Cứ tưởng bang giao với Hoa Kỳ, hợp tác chiến lược với Ấn Độ, ngồi vào ghế HĐBA LHQ… là tự nhiên có sức mạnh “thần thánh!”

Lầm!
Vừa mới xông vào những vị trí đó, TC đã “lên mấy lớp” ngay:

TC tập trận ở Hoàng Sa sau khi VC cho tàu chiến Mỹ cập bến Hải Phòng.

VC phản đối thì:
“Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa .”

VC lại phản đối thì:
“Tin từ Singapore ngày 3/12/07 cho biết TQ nói rằng công ty ONGC Videsh không có quyền gì để thăm dò dầu khí ngoài khơi VN tại biển Đông. Thông tấn xã Commodity Online nói rằng tình hình CSTQ phản đối sẽ là một bước khựng lại cho công ty Ấn Độ, vì hãng nầy đã đầu tư 100 triệu đô la để thăm dò dầu ngoài khơi Phú Khánh.” (Tin Việt Báo)

TC đã ngang ngược trắng trợn ngay trước thềm nhà VN mà LHQ hoặc có nước nào lên tiếng bênh vực cho đâu!

Không có chỉ thị của TCmà đi mai mối Bắc Hàn cho Mỹ là một việc làm ngu dốt.

Từ lâu đã quá lơ là trong việc nâng cao trang bị kỹ thuật và tinh thần cho quân đội vì quá tin vào tình hưũ nghị “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng (giả)” nay nguy cơ đã đến tim óc vẫn ngồi hô khẩu hiệu của loài két như Nông Đức Mạnh nói tại “Hội nghị quân chính toàn quân ngày 4/12/2007” rằng: “Phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị hàng đầu của quân đội ta là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.” (Vietnamnet 4/12/07)

Nếu đây chỉ là lời đe dọa đối với những người đấu tranh dân chủ ôn hòa ở trong nước hay ở hải ngoại về thì chẳng lý đến làm gì, nhưng giữa lúc tình hình căng thẳng biển Đông mà giọng lưỡi hàm ý hăm he TC là tự siết thêm thòng lọng đã có sẵn nơi cổ!

Thay vì để cứu nguy tình hình dù đã quá muộn:

Việc trước mắt là để cho người dân, nhất là giới sinh viên học sinh tự do bày tò ý kiến phản đối hành động ăn cướp của Tầu Cộng.

- Hủy bỏ ngay những vụ xử án vu cáo tội danh sắp tới.
- Thả ngay những tù nhân chính trị và tôn giáo để vớt vát lại lòng dân.
- Trả ngay đất đai nhà cửa cho những người dân bị cướp để an dân.
- Thực thi dân chủ thật sự không châm trể, chỉ có dân chủ thật sự mới có sức mạnh toàn dân thật sự.

Đại bộ phận dân tộc trong cũng như ngoài nước chỉ muốn xóa bỏ độc tài nhưng không ai muốn tiêu diệt con người (dù độc ác), sự sụp đổ CS Liên Xô và Đông Âu là bằng chứng sẽ không có chuyện “tự sát” hay “đổ máu” như Nguyễn Minh Triết vờ hù dọa!

Nếu BCTTƯĐCSVN vẫn nhắm mắt tin vào lòng thương hại của Hồ- Ôn, hoặc tin vào bàn tay cứu rỗi của Mỹ, tin vào chiếc ghế ở HĐBALHQ, tin vào lực lượng công an và hệ thống nhà tù mà không thèm thay đổi suy nghĩ thì âu cũng bởi nghiệp chướng quá sâu dày của đất nước Việt Nam vậy!

Hai cơn bão khủng khiếp sau cùng đáng lẽ đã tàn phá khốc liệt khi đổ vào Miền Nam nhưng “Hồn thiêng thuyền nhân biển Đông” đã kéo ngược trở lại vì xót thương đồng bào ruột thịt của mình đã khốn khổ triền miên. Một sự mầu nhiệm hiển linh.

Gần mùa Giáng Sinh, xin nguyện cầu Hồn thiêng Quốc tổ, lòng Bác ái của Thiên Chúa, lòng Từ bi của Chư Phật mười phương soi sáng cho một bộ phận dân tộc VN thóat khỏi màn vô minh, tăm tối đang ngụp lặn giữa bể tham sân si!


Nguyễn Duy Ân

Back to top
« Last Edit: 14. Dec 2007 , 19:15 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #13 - 13. Dec 2007 , 19:38
 
MUỐN GIỮ NƯỚC, PHẢI DẸP CHÍNH QUYỀN Bán Nước
đăngvietnamexodus vào Thursday, 13, December
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus


MUỐN GIỮ NƯỚC, PHẢI DẸP CHÍNH QUYỀN BÁN NƯỚC.


TRƯƠNG MINH HÒA.


...


Quần Đảo Hoàng Sa


...


Quần Đảo Trường Sa



Trong cuộc chiến Việt Nam, Liên Sô lẫn Trung Cộng đều ngại hậu thuẫn mạnh của các nước đồng minh trong Thế Giới Tự Do với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau khi tổng thống Richard Nixon từ chức về vụ Water Gate, phó tổng thống Gerald Ford lên thay thế, do áp lực của phong trào phản chiến khuynh tả, đảng Dân Chủ đối lập muốn lấy lại chính quyền; họ lại nắm chiếm đa số trong quốc hội và dân chúng cũng muốn con em họ về nước để khỏi chết, với con số hàng chục ngàn quân nhân hy sinh trên chiến trường được những thế lực thù nghịch khai thác tối đa... đó là những lý do khiến ông Gerald Ford bị trói chân, dù chưa muốn" tháo chạy" có khả năng làm mất mặt đệ nhất siêu cường, nhưng quân viện giảm dần do phía lập pháp thọt gậy bánh xe và từ đó Hoa Kỳ không có ý định phản công nếu Cộng Sản Bắc Việt tấn công mạnh, chiếm miền Nam như trường hợp Nam Triều Tiên trước đây. Biết được chủ trương và tình trạng của Hoa Kỳ trong thời kỳ khó khăn ấy, nên Cộng Sản mở cuộc tổng tấn công toàn diện vào tháng 3 năm 1975, dốc toàn lực vào chiến trường mà không sợ bị Hoa Kỳ phản công bằng quân lực hùng mạnh trên bộ, dội bom miền Bắc, thế là miền Nam rơi vào tay giặc Cộng ngày 30-4-1975.

Bài học cũ lập lại đối với nước Việt Nam ngày nay: sau khi quan thầy Liên Sô sụp đổ, khối Cộng Sản tan rả, chấm dứt thời chiến tranh lạnh và các tàn dư nước Cộng Sản cố tồn tại trong tinh thần" hồn ai nấy giữ". Hai nước khư khư đi theo con đường cũ như Bắc Hàn, Cu Ba nên không được Hoa Kỳ xã vận, trong khi đó Trung Cộng, Việt Nam áp dụng chiến thuật" kỳ nhông đổi màu" ban hành chính sách mở cửa, đổi mới, hiện đại hóa để tồn tại lúc nào hay lúc nầy trong thời kỳ khó khăn" thoái trào cách mạng" nhằm mua thời gian để chờ thời cơ thuận tiện với " cao trào cách mạng" thì tiến lên 3 bước, đó là bản chất ngoan cố, gian manh của người Cộng Sản ở mọi thời đại. Đảng Cộng Sản Việt Nam sau thời gian khá dài làm đầy tớ trung thành, bỗng bị mất chủ Liên Sô, nên đành phải chấp nhận hòa hoãn với Trung Cộng, một cựu đàn anh" vĩ đại" trước đây trong cuộc chiến tranh lạnh, cũng trở thành thù nghịch sau năm 1975, có lúc cuộc xung đột đi đến cao điểm là" bọn lưu manh bành trướng Bắc Kinh với mộng bá quyền" trong trận chiến biên giới Bắc với Trung Cộng và Tây Nam với đàn em Pol Pot ở Miên. Bị Trung Cộng dạy cho một bài học năm 1979, đảng la hoảng" không được đụng tới Việt Nam" nhưng không dám đưa ra Liên Hiệp Quốc để giải quyết, đó là cái khiếp nhược của bạo quyền nầy. Như thế, sau nầy tình hữu nghị được nối lại, tình Đồng Chí thân thương như ngày nào, thì dù có chiếm đất cũng không dám làm gì cả, thật là nguy hiểm vô cùng cho dân tộc.

Nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đổi mới giả, tìm cách ve vãng với Hoa Kỳ, một đệ nhất siêu cường thế giới, để được hưởng nhiều quyền lợi, từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đạt được một số thành quả như: bình thường hóa bang giao, ký thương ước với Hoa Kỳ; được ủng hộ gia nhập khối Asian, vào WTO và mới đây được chiếc ghế không thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc....nhìn những thắng lợi về mặt ngoại giao nầy, nhìn bề ngoài, dường như Hoa Kỳ có ý định muốn dùng Việt Nam để làm nút chận bước bành trướng của Trung Cộng trong khu vực hầu bảo vệ quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ, đồng minh; nhất là những chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa các lãnh tụ hai nước, rồi tin đồn đại vô căn cứ về việc Cộng Sản Việt Nam sẽ gởi 50 ngàn quân sang Iraq để giúp Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.... đó là những đồ đoán, nhưng cũng có tác dụng làm nản lòng một số người cầu an, không nhận định rõ ràng tình hình và bọn đón gió, gián điệp nằm vùng dựa vào những" sự cố thời thượng" ấy mà tuyên truyền:" Mỹ chơi với Việt Nam rồi, đừng chống Công nữa...nếu có chống cũng không đi đến đâu vì Mỹ đã đi chung với Việt Cộng...". Tuy nhiên, sau nhiều kinh nghiệm xương máu đối với các chế độ độc tài trong quan hệ ngoại giao, điển hình là Saddam Hussein trở mặt làm hại đến quyền lợi trong trận Iraq chiếm Kuwait gây nên cuộc chiến vùng vịnh đợt 1; mặt khác Hoa Kỳ đâu còn lạ gì với tập đoàn có" nghiệp chuyên" là gian manh, lật lọng Cộng Sản Việt Nam...nên họ cũng không muốn trang bị cho Việt Nam vì ngại bị trở mặt sau nầy. Sự quan hệ với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mang tính cách giao thương thông thường, Hoa Kỳ cho nhiều hơn thu, không có quyền lợi nhiều.Những cuộc thăm viếng lẫn nhau, hạm đội Hoa Kỳ ghé Việt Nam, một số cán bộ quân sự được sang Mỹ huấn luyện, giúp quân đội Cộng Sản phòng ngừa bịnh AIDS, cứu cấp, tháo gở mìn bẩy và dĩ nhiên là việc đi tìm hài cốt quân nhân mất tích là quan trọng....sự quan hệ nầy chỉ là hình thức" ly gián kế" để cho Trung Cộng và Việt Cộng nghi kỵ với nhau, như họ từng áp dụng trong thời chiến tranh lạnh, gây phân hóa giữa Nga và Tàu.


Trung Cộng biết áp dung" tương kế tựu kế" trong quan hệ với Tây Phương, khéo léo" mượn đầu heo nấu cháo" và sau nầy" treo đầu heo bán thịt chó" với các mặt hàng nhái, giả, bán giá rất rẻ, cạnh tranh ráo riết với các cường quốc đương đại, nên ngày nay trở thành thế lực mới trên chính trường, kinh tế thế giới sau khi Liên Sô sụp đổ, phần lớn cũng nhờ Hoa Kỳ nâng đở; truyền thống chủ nghĩa bá quyền Đại Hán thức dậy sau thời gian dài ngủ yên, âm thầm rèn luyện đủ công lực thì tái xuất giang hồ; bàn tay lông lá Trung Cộng thọt đến nhiều khu vực, nhất là địa bàn Á Châu, họ thu phục tập đoàn quân phiệt Miến Điện, ảnh hưởng đến Thái Lan, Mã Lai, sát nách là Miên....nên vị trí chiến lược của Việt Nam coi như" vô nghĩa" đối với quan niệm phòng thủ của Hoa Kỳ; tức là vị trí của nước Việt Nam không còn là nút chận sự bành trướng của Trung Cộng nữa, trái lại còn bị bao vây ba mặt: Bắc có Trung Cộng, Tây Nam có các nước láng giềng thân Tàu, nên Việt Nam chỉ có con đường" nhìn ra biển Đông", là lối thoát duy nhất nếu đất nước lâm nguy. Biết được thế bí ấy, Trung Cộng ra sức lấn chiếm các hải đảo ngoài khơi với chiến lược tiệm tiến, là con đường thoát cuối cùng của Việt Nam, họ ma lanh mua chuộc, gây áp lực kinh tế với các nước tranh chấp hải đảo như Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Đài Loan....nên từ nhiều năm qua, Trung Cộng có những bước chuẩn bị khá chu đáo, khai thác quyền lợi các nước tranh chấp chủ quyền, để tiến đến việc ký kết những hiệp ước song phương trong tinh thần" lao tư lưỡng lợi" làm Việt Nam càng bị cô lập trên biển. Trung Cộng thuộc lòng câu của binh pháp gia Tôn Tử:" tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng", thừa biết chắc Hoa Kỳ chỉ dùng hư chiêu" ly gián kế", chớ không dùng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để đối đầu với mình trong tương lai, nên mới đây nhà cầm quyền Trung Nam Hải công khai tuyên bố thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Người dân Việt Nam trong nước sôi sụt lòng yêu nước sau nhiều thập niên lắng đọng vì bạo quyền đàn áp, bưng bít; nên sinh viên học sinh, dân chúng đã tự động biểu tình tại sứ quán Trung Cộng ở Hà Nội và lãnh sự quán ở Saigon vào ngày 9-12-2007. Giờ đây đảng Cộng Sản khó dấu dím những gì mà họ đã bán nước cho ngoại bang, người dân muốn biết nội dung những hiệp ước mà đảng đã ký kết với Trung Cộng. Nhà nước Việt Nam im lặng một cách nhục nhả, nên hệ thống truyền thông nhà nước đưa tin rất ít về vụ mất đất nầy; họ phản ứng chiếu lệ như nhiều lần ngư dân Việt Nam bị Hải Quân Trung Cộng bắn chết, bắt làm tù nhân và đòi tiền chuộc mạng; Bắc Kinh còn ngang ngược qui nạn nhân là cướp biển. Hai cuộc biểu tình ấy là chánh đáng, tự phát từ tấm lòng yêu nước, phù hợp với tinh thần" dân tộc tự quyết" mà tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận; thế mà Trung Cộng lớn lối " giáo dục" cho đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam một bài học về quan hệ ngoại giao, hù dọa Việt Nam nên ngăn chận dân chúng đừng chống Tàu, để tránh phương hại đến tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững, môi hở răng lạnh.... được hiểu ngầm là mối tình hữu nghị nầy đã có từ thời Hồ Chí Minh còn sống cho đến ngày nay. Thật là ngang ngược, chiếm đất mà còn lên mặt dạy đời, là luật rừng, tư tưởng ăn cướp; đây cũng là lối sinh hoạt của người Cộng Sản bất cứ ở châu lục nào: cướp của, giết người mà còn lên lớp dạy cho nạn nhân bài học" cải tạo xã hội", kẻ cướp trở thành người làm cách mạng chuyên chính.


Thật ra, việc Trung Cộng chiếm dần đất Việt Nam đã có từ thời đảng Cộng Sản Việt Nam còn dựa lưng Trung Cộng, nhận vũ khí Liên Sô để" đánh Tây giành đập lột". Sau năm 1949, Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục, thì mức độ quan hệ với đảng Cộng Sản Việt Nam càng mật thiết, Tàu đưa cả phái bộ quân sự do Vi Quốc Thanh cầm đầu để cố vấn, chỉ đạo cho đại tướng dỏm Võ Nguyên Giáp làm cái gọi là" chiến thắng Điện Biên" lịch sử. Thời đó, lợi dụng chiến tranh, Trung Cộng cho Hồng Quân dời dần nhiều cột móc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, tức là đất đã bị xâm chiếm từ thời đó; Hồ Chí Minh biết rõ nhưng làm lơ, vì cần Trung Quốc tiếp tay đánh Pháp và cũng để củng cố quyền lực của đảng. Thời kỳ con long đong, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng ăn nằm nhiều năm trên đất Tàu để làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế, hắn có quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ Trung Hoa, có con cái, trong đó có bà Mao Từ Mẫn, vốn là người bà con với Mao Trạch Đông; có đứa con trai là Từ Phong từng lén sang Việt Nam thăm cha. Đương nhiên là Mao Chủ Tịch biết rất rõ bộ mặt thật của đối tượng như chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của hắn. Hồ Chí Minh vốn là con quỷ râu xanh, ham mê ăn chơi, hút sách, nên bị Mao Trạch Đông khai thác cái sở thích ấy để gây áp lực chính trị, sau khi làm chủ tịch nước, nhiều lần mời Hồ sang Bắc Kinh để hưởng thú đế vương với gái vị thành niên, hút á phiện ( Hồ Chí Minh có máy bay riêng, mang số BH-195)....thế là Mao nắm hết tẩy, nên nhiều lần dọa phanh phui ra" cuộc đời ăn chơi trác táng của Hồ Chủ Tịch" nếu không làm theo yêu sách. Hồ Chí Minh đã lỡ được đảng phong thánh Cộng Sản, với cái gọi là đạo đức cách mạng là" suốt đời lo cho dân, cho nước mà không nghĩa đến chuyện gia đình, riêng tư" và đả trở thành" cha già dân tộc" lúc mới 57 tuổi...nếu Mao bạch hóa hồ sơ ăn chơi có cả chứng cớ rành rành cho dân chúng Việt Nam biết, thì cái hào quang của Hồ tan như mây khói. Chắc có lẽ vì cái măt yếu ấy mà Hồ Chí Minh chỉ thị cho đàn em, tay sai đắc lực là thủ tướng Phạm Văn Đồng ký văn bản công nhận chủ quyền của Trung Cộng ngay trong lãnh thổ của nước Việt Nam vào ngày 14-9-1958, sau khi Trung Cộng công bố chủ quyền lãnh thổ được 10 ngày?. Sau nầy, tổng bí thư Lê Khả Phiêu, xuất thân từ gốc" bộ đội ngố" có sang Trung Quốc triều kiến và cũng có thể được nhà cầm quyền Trung Nam Hải chiêu đãi y ăn chơi như Mao áp dụng để gài bẩy Hồ Chí Minh, nên người ta có quyền nghi ngờ do bị" blackmail" mà tên nầy ký luôn hiệp ước biên giới, dời cột móc, nhường đảo, vùng biển nhiều hải sản và dầu khí từ năm 1999 đến 2000?
Tập đoàn đảng Cộng Sản Việt Nam đã có quá trình bán nước, ngày nay họ tiếp tục truyền thống ấy, làm theo" tư tưởng của Hồ Chí Minh" là tiếp tục dâng đất cho Trung Cộng. Đảng Cộng Sản ươn hèn, khiếp nhược với ngoại bang; nhưng thẳng tay đàn áp dân chúng, là thứ" khôn nhà dại chợ", nếu để bọn nầy tiếp tục cầm quyền, thì trong tương lai, nước Việt Nam sẽ có nguy cơ trở thành một Hồng Kông với chính sách" một nước Trung Hoa với hai chế độ", là kiểu mẫu bành trướng hiện đại của Bắc Kinh, tức là chiếm nước người bằng áp lực kinh tế, hiệp ước...toàn bằng giấy, chớ không phải bằng gươm giáo, súng đạn. Việc Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bao trùm cả lãnh hải Việt Nam là hành vi bạo ngược, khinh thường công lý quốc tế, dân Việt trong và ngoài nước không thể ngồi yên nhìn đất nước bị mất dần vào tay ngoại bang.


Trước khi nói đến việc lấy lại đất đai hay bảo vệ phần lãnh thổ còn lại khỏi rơi vào tay Trung Cộng trong sách lược bàng trướng tinh vi" tầm ăn dâu", trước nhất phải giật sập đảng và chính quyền bán nước để họ không còn tư cách pháp nhân để ký những hiệp ước trao đổi lãnh thổ với quyền lực lãnh đạo của thiếu số cầm quyền trong tương lai. Sau đó mới tính chuyện lấy lại những gì đã mất theo luật quốc tế, khi nước Việt Nam có một chính quyền dân chủ, có uy tính và được sự hậu thuẫn quốc tế, nhất là các cường quốc đương đại. Ngày nay Trung Cộng không thể áp dụng lối xâm lược cũ thời Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lợi dụng danh nghĩa ấy, nhà Minh xua quân sang chiếm nước ta và đặt nền thống trị đến khi Lê Lợi đánh đuổi chạy về Tàu. Nếu trong nước Việt Nam có binh biến do những người trong bộ đội thức tỉnh, hay dân chúng đồng loạt" xuống đường đập tan mọi xích xiềng" như ở Liên Sô, Đông Âu; thì Trung Cộng cũng không dám lợi dụng thời cơ để mang quân xâm chiếm nước Việt Nam. Liên Hiệp Quốc, các cường quốc Âu Mỹ không thể làm ngơ; vả lại thế lực Trung Cộng dù có gây nhiều quan ngại cho thế giới, nhưng họ cũng phải lệ thuộc rất nhiều vào các cường quốc Tây phương.


Trước tình thế cấp bách, nguy hiểm nầy, hơn 84 triệu người dân Việt hảy đứng dậy kéo bọn phản dân hại nước ra khỏi cơ cấu chính quyền càng sớm càng tốt, nếu không muốn nước Việt Nam trở thành một Hồng Kông, hay Tây Tạng thứ hai. Vận mạng đất nước nằm trong tay người dân Việt Nam, cuộc đấu tranh giành lại quyền làm người, tự do cần đòi hỏi sự quyết tâm, đoàn kết của tất cả mọi người. Việc Trung Cộng công khai chiếm đất nước Việt Nam bằng GIẤY mới đây là tiếng chuông báo động, cần một hội nghị Diên Hồng thứ hai sau thời nhà Trần chống giặc Nguyên, là tập hợp hàng chục, trăm, ngay cả hàng triệu người cùng nhau xuống đường biểu tình đồng loạt từ Bắc chí Nam, thử hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam có đủ công an, quân đội để đàn áp và họ có đủ nhà tù để nhốt hơn 84 triệu người? Và Liên Hiệp Quốc, thế giới có để cho bọn cướp Cộng Sản bắn giết bừa bải hay không?. Đã đến lúc dân Việt Nam phải đứng dậy để tồn tại, nếu không thì ngày bị mất nước không xa đâu. Muốn có tự do phải đấu tranh mới có, cũng giống như câu" muốn ăn phải lăn vào bếp" vậy../.
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2007 , 21:01 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #14 - 13. Dec 2007 , 20:48
 
Thông Cáo Của Lực Lượng Quân Nhân VNCH
đăngvietnamexodus vào Thursday, 13, December
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus

...

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH )
Thông Cáo: 081 / 2007


Kính thưa toàn thể đồng bào :

Tầu cộng vừa quyết đinh thành lập tỉnh Tam sa bao gồm một phần đảo Hải nam và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt chúng ta thành một tỉnh.

Đây là một hành động hợp thức hóa việc cướp đất nước Việt, mà Tổ Tiên chúng ta đã gầy công xây dựng và bảo vệ trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm.
Hành động xâm lăng cướp đất này của Tầu cộng không phải là lần đầu trong tiến trình sử dụng bè lũ Việt gian tay sai của chúng là Đảng Cộng Sản Việt gian. Thực dân Tầu cộng đã làm nhiều lần trong quá khứ như những lần trước ở biên giới Việt-Tầu, ở Bản Giốc, ở Lãnh hải Việt .... và chúng sẽ tiếp tục làm nữa trong tương lai ... cho đến khi đất nước ta trực thuộc hẳn vào Tầu, hay khi nào nước Việt thuộc chủ quyền và được lãnh đạo bởi Toàn Dân Việt.


Sử dụng bè lũ Việt gian tay sai để cướp lãnh thổ cũng không phải là hành động xâm lăng ăn cướp duy nhất của Thực dân Tầu cộng, mà chúng còn ăn cắp, ăn cướp tài nguyên văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài nguyên trí tuệ (chất xám ), người ( bắt cóc, mua rẻ....) của dân tộc ta nhiều lần và trong nhiều năm tháng trong suốt chiều dài của hàng nghìn năm lịch sử.
Ngoài ra chúng còn ra lệnh Đảng Cộng sản Việt gian làm thui chột dân trí ( qua ngụy sách: giáo dục ngu dân ) , yếu mòn dân chí ( đàn áp, hà hiếp, bóc lột ...) của mọi tầng lớp thế hệ dân Việt trong âm mưu đen tối hầu đồng hóa xâm chiếm đất nước ta và bắt dân ta làm nô lệ kiểu mới cho chúng ...

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) bạch hóa hành động Việt gian bán nước, làm tay sai cho Tầu cộng của Đảng Cộng Sản Việt gian và những cơ cấu trực thuộc đảng Cộng sản Việt gian này trước Toàn Dân Việt và Nhân Loại trên toàn thế giới.

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) cực lực lên án hành động xâm lăng của Tầu cộng.

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu:

1. Quân nhân các cấp liên lạc với LLQNVNCH để đoàn ngũ hóa và cùng Toàn Dân Việt làm tròn trách nhiệm: bảo vệ Tổ Quốc ( bao gồm toàn dân Việt trên khắp thế giới, tất cả lãnh thổ , lãnh hải và tất cả mọi loại tài nguyên .... )

2. Toàn dân trong và ngoài nước cùng nhau quyết tâm thực hiện những điều sau:

a. Tẩy chay không mua, bán, quảng cáo dùng bất cứ hàng hóa nào của Tầu.
b. Tẩy chay không đi du lịch hay làm ăn buôn bán với Tầu.
c. Không mua, đọc, nghe, xem, quảng cáo hay cổ võ cũng như lứu truyền những phim ảnh, phương tiện truyền thông, giải trí, văn nghệ ... của Tầu.
d. Không mua, đọc, nghe, xem, quảng cáo hay cổ võ cũng như lứu truyền tất cả những văn hóa phẩm cũng như sách báo, CD, DVD, Video nói tiếng Việt hay Anh, Pháp, Đức .... chuyên chở hình ảnh, văn hóa, phong tục tập quán, ... của bè lũ Tầu thực dân ( được xuất bản bởi bất cứ ai )
e. Tẩy chay và cổ võ bạn bè trong thế giới tự do cùng tẩy chay thế vận hội tổ chức ở Tầu trong năm 2008.
f. Cảnh giác các hành động phi pháp, khủng bố và âm mưu đen tối của Tầu khắp nơi trên thế giới và báo cáo ngay với cơ quan an ninh nơi mình cư ngụ.

3. Cảnh giác, tố cáo và loan truyền âm mưu bán nước, bán dân tiêu diệt nòi giống Việt của Đảng Cộng sản Việt gian và bè lũ tay sai của chúng cho toàn dân trong và ngoài nước, cũng như cho cộng đồng nhân loại trong thế giới Tự Do.
4. Tố cáo âm mưu thống trị thế giới của Thực dân Tầu cộng trên toàn thế giới.

Toàn Dân Việt hãy đoàn kết với Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) đòi hỏi đảng Việt gian Cộng sản trả lại quyền điều hành đất nước Việt cho Toàn Dân Việt, ngay lập tức.

Yêu cầu các cơ quan truyền thông lưu chuyển bản thông cáo này đến tất cả đống bào Việt trong cũng như ngoài nước. Cám ơn.

Kính,

Nguyễn Bảo
Ban Văn Thư
Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH )

Địa chỉ điện thư:
llqnvnch@yahoo.com


Back to top
« Last Edit: 13. Dec 2007 , 20:55 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #15 - 14. Dec 2007 , 01:08
 
tuyet_ngo wrote on 13. Dec 2007 , 20:48:
Thông Cáo Của Lực Lượng Quân Nhân VNCH
đăngvietnamexodus vào Thursday, 13, December
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus

...

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH )
Thông Cáo: 081 / 2007


Kính thưa toàn thể đồng bào :

Tầu cộng vừa quyết đinh thành lập tỉnh Tam sa bao gồm một phần đảo Hải nam và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt chúng ta thành một tỉnh.

Đây là một hành động hợp thức hóa việc cướp đất nước Việt, mà Tổ Tiên chúng ta đã gầy công xây dựng và bảo vệ trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm.
Hành động xâm lăng cướp đất này của Tầu cộng không phải là lần đầu trong tiến trình sử dụng bè lũ Việt gian tay sai của chúng là Đảng Cộng Sản Việt gian. Thực dân Tầu cộng đã làm nhiều lần trong quá khứ như những lần trước ở biên giới Việt-Tầu, ở Bản Giốc, ở Lãnh hải Việt .... và chúng sẽ tiếp tục làm nữa trong tương lai ... cho đến khi đất nước ta trực thuộc hẳn vào Tầu, hay khi nào nước Việt thuộc chủ quyền và được lãnh đạo bởi Toàn Dân Việt.


Sử dụng bè lũ Việt gian tay sai để cướp lãnh thổ cũng không phải là hành động xâm lăng ăn cướp duy nhất của Thực dân Tầu cộng, mà chúng còn ăn cắp, ăn cướp tài nguyên văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài nguyên trí tuệ (chất xám ), người ( bắt cóc, mua rẻ....) của dân tộc ta nhiều lần và trong nhiều năm tháng trong suốt chiều dài của hàng nghìn năm lịch sử.
Ngoài ra chúng còn ra lệnh Đảng Cộng sản Việt gian làm thui chột dân trí ( qua ngụy sách: giáo dục ngu dân ) , yếu mòn dân chí ( đàn áp, hà hiếp, bóc lột ...) của mọi tầng lớp thế hệ dân Việt trong âm mưu đen tối hầu đồng hóa xâm chiếm đất nước ta và bắt dân ta làm nô lệ kiểu mới cho chúng ...

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) bạch hóa hành động Việt gian bán nước, làm tay sai cho Tầu cộng của Đảng Cộng Sản Việt gian và những cơ cấu trực thuộc đảng Cộng sản Việt gian này trước Toàn Dân Việt và Nhân Loại trên toàn thế giới.

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) cực lực lên án hành động xâm lăng của Tầu cộng.

Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu:

1. Quân nhân các cấp liên lạc với LLQNVNCH để đoàn ngũ hóa và cùng Toàn Dân Việt làm tròn trách nhiệm: bảo vệ Tổ Quốc ( bao gồm toàn dân Việt trên khắp thế giới, tất cả lãnh thổ , lãnh hải và tất cả mọi loại tài nguyên .... )

2. Toàn dân trong và ngoài nước cùng nhau quyết tâm thực hiện những điều sau:

a. Tẩy chay không mua, bán, quảng cáo dùng bất cứ hàng hóa nào của Tầu.
b. Tẩy chay không đi du lịch hay làm ăn buôn bán với Tầu.
c. Không mua, đọc, nghe, xem, quảng cáo hay cổ võ cũng như lứu truyền những phim ảnh, phương tiện truyền thông, giải trí, văn nghệ ... của Tầu.
d. Không mua, đọc, nghe, xem, quảng cáo hay cổ võ cũng như lứu truyền tất cả những văn hóa phẩm cũng như sách báo, CD, DVD, Video nói tiếng Việt hay Anh, Pháp, Đức .... chuyên chở hình ảnh, văn hóa, phong tục tập quán, ... của bè lũ Tầu thực dân ( được xuất bản bởi bất cứ ai )
e. Tẩy chay và cổ võ bạn bè trong thế giới tự do cùng tẩy chay thế vận hội tổ chức ở Tầu trong năm 2008.
f. Cảnh giác các hành động phi pháp, khủng bố và âm mưu đen tối của Tầu khắp nơi trên thế giới và báo cáo ngay với cơ quan an ninh nơi mình cư ngụ.

3. Cảnh giác, tố cáo và loan truyền âm mưu bán nước, bán dân tiêu diệt nòi giống Việt của Đảng Cộng sản Việt gian và bè lũ tay sai của chúng cho toàn dân trong và ngoài nước, cũng như cho cộng đồng nhân loại trong thế giới Tự Do.
4. Tố cáo âm mưu thống trị thế giới của Thực dân Tầu cộng trên toàn thế giới.

Toàn Dân Việt hãy đoàn kết với Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH ) đòi hỏi đảng Việt gian Cộng sản trả lại quyền điều hành đất nước Việt cho Toàn Dân Việt, ngay lập tức.

Yêu cầu các cơ quan truyền thông lưu chuyển bản thông cáo này đến tất cả đống bào Việt trong cũng như ngoài nước. Cám ơn.

Kính,

Nguyễn Bảo
Ban Văn Thư
Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa( LLQNVNCH )

Địa chỉ điện thư:
llqnvnch@yahoo.com




Câu 1:
Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta hãy vận động và cùng toàn dân đứng lên lật đổ và tiêu diệt bọn Cộng Sãn trước rồi mới đối phó với bọn Tàu xâm lược.
Hợp tác với bọn chúng là tự sát.
Nhớ gương xưa biết bao nhiêu chiến sĩ thuộc các đảng phái quốc gia đã chết dưới tay của hồ và bè lủ như:  Phan văn Hùm, Tạ thu Thâu, Phạm Quỳnh, Ngô đình Khôi, Khái Hưng Trần Khánh Dzư..... Riêng cụ Phan bội Châu thì cáo hồ âu yếm gọi mật thám Tây bắt bỏ bóp, các cụ  Nguyễn Hãi Thần, còn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Vũ hồng Khanh phải bỏ chạy...
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #16 - 14. Dec 2007 , 08:26
 
Còn CS Hà Nội là còn mất đất, mất biển với Trung Cộng.


VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 12/12/2007, 12:02:00 AM

Không phải  đã mất chỉ Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, một phần Vịnh Bắc Việt, mà đang mất quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đâu. Mà con mất thêm đất, mất biển nữa theo đà bành trướng bá quyền của CS Bắc Kinh. CS Hà nội không bao giờ dám chống Anh Cả Đỏ Bắc Kinh mà chỉ ú ớ phản đối chiếu lệ. Vì rằng CS Hà nội đã bán đất và biển để được TC viện trợ xâm lược Miền Nam trong chiến tranh; và trong hòa bình ráng chịu để Đảng Nhà Nước được yên thân thống trị quốc gia dân tộc Việt.

Vì rằng CS Hà nội quá mất lòng dân, không thể vận dụng nội lực dân tộc để đánh đánh đuổi quân Tàu xâm lược như các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Người dân Việt trong ngoài nước đã quá chán chê, bất mãn, đang chống đối Đảng Nhà Nước CS như một thứ "tự thực dân" (auto- clonialits) hà khắc, áp bức, bóc lột đồng bào còn hơn  ngoại thuộc, 1000 Thực dân Tàu và 100 năm Thực dân Tây.

Nên CS Hà nội phải chấp nhận hoàn cảnh nhục nhã, cái kiểu thế đi lom khom theo Trung Cộng. Thà chịu khổ nhục mà được vinh thân phì da, thà để mất đất, mất biển Việt Nam từ từ để có thể thu vén cuối đời được chừng nào hay chừng nấy.

Nhà Nước CS Hà nội cũng khó mà đi sát được với Mỹ dù Mỹ không tham vọng đất đai để được Mỹ binh chống TC. Quyền lợi của Mỹ đối với TC lớn hơn đối với Việt Nam. Còn  Đảng CS cũng không muốn đi sâu với Mỹ vì đi sâu với Mỹ không mất đất mà mất đảng. Mà mất Đảng là mất tất cả. Tự do, dân chủ, nhân quyền khắc tinh của CS, hủy thể của CS không còn "diễn tiến hòa bình" như thời Tổng Bí Thư Đỗ Mười nói nữa - mà đã trở thành đương đầu bất bạo động, đấu tranh trực diện từ Bắc chí Nam, từ tôn giáo đến nông dân, công nhân, trí thức rồi. Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam trong quần chúng nhân dân là qui trình không thể đảo ngược được nữa. Do vậy thà CS Hà nội mất đất với TC mà còn giữ được Đảng có lợi cho tập đoàn thống trị CS Việt Nam hơn. Nên trước việc mất đất của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa, bị TC lấy làm Huyện Tam Sa sáp nhập vào tỉnh Hải Nam, Quốc Vụ Viện Trung Cộng (một hình thái quốc hội đảng cử dân bầu trong chế độ TC) đã hợp thức hóa thành lãnh thổ TC, CS Hà nội chỉ phản đối ngoại giao chiếu lệ, yếu xìu, bằng những lời sáo mòn lập đi lập lại gần giống nhau lại sau mỗi lần bị chiếm. Và chỉ lén cho sinh viên biểu tình, liệng đá dấu tay. CS Hà nội vừa làm vừa run. Một đề tài nhậy cảm như vậy đối với người dân Việt, nếu được tự do biểu tình, số người biểu tình tính hàng ngàn, hàng vạn chớ không phải hàng trăm. Thế mà CS sợ TC  bực mình, nên cho Công an cản trở không cho sinh viên đến gần sứ quán TC và sau đó công khai ra lịnh cấm.

   Trước thái độ và hành động gần như bất động rất tội lỗi đối với quốc gia dân tộc Việt đó, của CS Hà nội, nhớ lại mà thương và kính phục phản ứng quyết liệt của Việt Nam Cộng Hòa trong Chiến tranh Việt Nam khi TC đưa hải quân đánh Trường Sa năm 1974. Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ dù thân cô, thế cô, đồng minh Mỹ đã bắt tay Trung Cộng đứng bên ngoài xung đột. Chánh quyền và nhân dân Việt Nam CH hãn biết khó chống cự nổi và khó đánh đuổi  được Hải Quân Trung Cộng, vẫn điều quân tử chiến với Hải Quân Trung Cộng. Hải quân Trung Tá Ngụy văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo, HQ 10, Hải quân Thiếu Tá Nguyễn thành Trí và 60 quân nhân  Quân lực VNCH,  60 người con yêu của Tổ Quốc đền nợ nước. Việt Nam CH phải đánh TC để chứng tỏ với thế giới biết mãnh đất đó thuộc chủ quyền Việt Nam. Để không hổ thẹn với người đi trước, đất nước ông bà đã dày công gầy dựng. Để không hỗ thẹn với người đi sau, con cháu sau này không trách tại sao không chống xâm lăng. Chánh quyền Việt Nam CH, Quân lực Việt Nam CH  dù không còn nữa, nhưng hồn thiêng sông núi Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam, Lòng Mẹ Việt Nam, nhân dân ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại ngàn đời ghi công những cảm tử quân vì nước hy sinh này: thà chết vinh hơn sống nhục.

Trong khi đó chế độ CS Hà nội, vì quyền lợi của đảng CS muốn xâm lược để thống trị Miền Nam cần TC ủng hộ và viện trợ, người đứng đầu chánh phủ, là Thủ Tướng Phạm văn Đồng gởi công hàm chánh thức ủng hộ việc xâm chiếm của TC.  Nên bây giờ CS Hà nội  há miệng mắc quai với TC trước việc TC xâm chiếm hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nên  chi chỉ phản đối ngoại giao chiếu lệ, lén cho sinh viên biểu tình để cho dân Việt đỡ chưởi mà thôi.

Đối với quốc tế, CS cũng khó cầu viện đòi công lý. Đánh lấy lại thì chắc chắn CS Hà nội không dám làm, mà làm cũng thua. Kiện ra ra tòa án quốc tế, ảnh hưởng ngoại giao của TC trăm lần mạnh hơn của CS Hà nội; phương chi Tòa án quốc tế thường tránh né những vụ đụng chạm liên quân đến nhiều nước như  thế này.  "Tranh thủ" sự ủng hộ của các nước trong vùng đa số là nước nhỏ, không có nước nào muốn làm mất lòng TC, kể cả Nhựt là nước buôn bán, làm ăn nhiều với Việt Nam CS.

Trong vấn đề mất hai quần  đảo Trường Sa và Trường Sa, người dân không còn một chút kỳ vọng nào nơi nhà cầm quyền CS Hà nội nữa. Kinh nghiệm mất Ải Nam Quan,Thác Bản Giốc, một phần Vịnh Bắc Việt cho thấy còn chế độ CS Hà nội là còn mất đất mất biển nữa với TC.

Đây là cơ hội để người dân Việt thấy CS Hà nội coi quốc gia, dân tộc, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia nhẹ hơn quyền lợi Đảng.

Đây cũng là cơ hội để người dân Việt thấy CS Hà nội đã "mắc mứu" quá nhiều với TC, quá sợ Anh Cả Đỏ nên không có thể bảo toàn lảnh thổ, lãnh hải, trước hành động xâm lược của TC. Đây cũng là cơ hội để người dân Việt thấy chế độ CS Hà nội không có chánh nghĩa, quá mất lòng dân, ngay trong trường hợp tối quan trọng chủ quyền quốc gia, lãnh thổ  của nhân dân vi xâm phạm, mà phải cam tâm chịu nhục để Đảng được sống còn và chế độ CS được tiếp tục thống trị phần còn lại.

Bao lâu mà chế độ CS Hà nội còn thì còn mất đất mất biển nữa với TC. Vậy muốn không mất đất, mất biển của đất nước ông bà để lại, người dân Việt chỉ còn có cách đổi thay chế độ CS Hà nội, Chánh quyền mới không có nghĩa vụ phải thi hành những mật ước có hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi tối thượng của toàn dân Việt mà CS Hà nội đã bí mật ước hay sợ TC nên gần như bất động. 

Người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại nếu có biểu tình nhơn vụ mất Trường Sa và Hoàng Sa, là biểu tình  trực tiếp chống TC  chánh phạm, chống CS Hà nội đồng phạm và gián tiếp  ca ngợi tinh thấn liều chết chống xâm lang TC, của anh em Hải Quân, chủ lực quân, địa phương quân, nghĩa quân Việt NamCH đã chống lại TC xâm phạm một phần lãnh thổ Việt Nam năm 1974.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #17 - 14. Dec 2007 , 18:49
 
Những viên kim cương của Tổ quốc

     ...

Những viên kim cương của Tổ quốc
Là Hoàng Sa,
Trường Sa,
Tự mấy ngàn năm trước,
Đã thuộc về Việt Nam,
Dân tộc Việt Nam,
Mãi mãi,
Không thể nào mất
Vào tay quân bành trướng bắc phương.
Lý Thường Kiệt đã nói:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư."
Lê Thánh Tông đã bảo:
"Một thước núi,
Một tấc sông,
Kẻ nào đem làm mồi cho giặc,
Phải đem ra nghiêm trị,"
Hỡi người cộng sản Việt!
Đừng cúi đầu chịu nhục,
Trước bọn cướp nước!
Hãy nhìn lại lịch sử bốn ngàn năm,
Vẫn còn chưa cũ,
Từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn,
Mà ngẩng cao đầu,
Đừng mắc mưu,
Quân bành trướng miệng cười hữu nghị,


Mà tâm địa lang sói, thực dân,
Thà hy sinh Đảng, cứu Nước,
Còn hơn mất Nước,
Mà mang tội với Dân,
Dân Vi Quý!
Hãy nghe Tổ quốc gọi,
Mà trao nước cho Dân,
Bốn bề thống nhất,
Một dạ hy sinh,
Quân thù phải nhụt,
Hãy noi gương Tiên Tổ,
Trí, dũng có thừa,
Lòng dân gắn bó,
Để muôn đời Hoàng Sa, Trường Sa,
Mãi mãi là kim cương của Tổ quốc,
Giữa biển đông dạt dào sóng biếc,
Luôn hướng về đất Mẹ thân yêu,
Hỡi Hoàng Sa, Trường Sa!
Người là bản trường ca bất diệt,
Cho hôm nay và cả mai sau,
Cho dải đất muôn đời gấm vóc,
Cho Việt Nam tên tuổi oai hùng.

Tháng 12,2007
Nguyễn Ái Lữ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #18 - 14. Dec 2007 , 20:03
 
1974 – Anh hùng Hoàng Sa


...


Di ảnh một số anh hùng vị quốc vong thân bảo vệ Hoàng sa (January, 1974)
Nguồn: hoangsa74.tripod.com


1974 – Trung Cộng xâm lăng đảo Hoàng Sa (17-19/01/1974)

1974 – Tuyên cáo của chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hoà không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của minh trên những quần đảo ấy.


(Trích “Tuyên cáo của chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hoà”, 14/02/1974)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #19 - 15. Dec 2007 , 16:09
 
Biểu tình  16 / 12  bị  ngăn chận

Cùng  cả  nhà   , bây giờ  mới  là  9 giờ sáng  giờ VN .Tin tức  vừa mới nhận được cho biết  Công An đã  ngăn chận  đoàn biểu tình  không  cho  lại  gần Tổng  Lãnh sự Trung Quốc  nằm  trên đường  Nguyễn thị Minh  Khai  tức Hồng thập tự  cũ  .  Nhà  Văn Hóa   Thanh  niên  số 4  Duy Tân  phải  đóng  cửa  . Bên trong  sân  là  Toàn  Xe  Bít bùng  của  Công An  .
Bắt  đầu lúc 7  giờ  hàng trăm  Sinh viên , Học sinh ,Thanh niên  tập  trung ở  bên hông nhà  thờ Đức Bà rồi tất cả  kéo  về  Lãnh sự quán Trung quốc  ,khởi đầu  là  toán  Thanh  niên  chạy  xe gắn máy  giương cao Biểu ngữ  đòi trả  Hoàng Sa  và Trường  Sa  . Khi chạy qua  nhà  Văn Hóa Thanh niên  liền  bị Công An  giăng hàng  ngang  chặn lại . Tất cả  các  con đường chung  quanh  Tòa lãnh sự Trung Quốc cũng   bị Công An  bao vây  không cho  lại gần .Như vậy lời  hứa  của  phó chủ  tịch Uỷ ban  TP /Sàigon  đã  không thành sự thật ,tuần trước Nguyễn thành Tài  trước đông đảo Sinh Viên ,học sinh  tập trung ở nhà Văn hóa Thanh niên   hứa  tuần này  sẽ  để  Đoàn  Thanh  niên tổ  chức Biểu  tình  chống Trung Quốc .
Ngoài  ra  tình hình  ở  Hà  nội  cũng  bị  Công An  ngăn chận  không  cho đoàn Biểu tình  lại gần Tòa  Đại Sứ Trung Quốc .
Có tin  gì  mới  sẽ   Thông báo  liền  
Back to top
« Last Edit: 15. Dec 2007 , 16:11 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #20 - 15. Dec 2007 , 16:29
 
NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG



L.S. NGUYỄN HỮU THỐNG

                       
Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Việt là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lý, về pháp lý và nhất là do chiến thuật hỏa mù của Trung Quốc. Do đó, chúng ta cần trình bày vấn đề minh bạch và đơn giản.

VỀ ĐỊA LÝ

          Hoàng Sa gồm 13 đảo san hô tí hon tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Trường Sa với 9 đảo nhỏ hơn nữa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Nam Cà Mau.  Có khoảng 500 đảo, cồn, đá, bãi nằm rải rác trên biển cả, từ Việt Nam qua Phi Luật Tân, không có thường dân cư ngụ và không tự  túc về kinh tế.  Trong số này chỉ có hơn 50 đơn vị có địa danh, gồm 28 cao địa và hơn 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm.

a)  Từ 1974 Trung Quốc chiếm toàn thể  HOÀNG SA gồm 13 đảo:
      7 đảo phía Đông Bắc thuộc Nhóm Tuyên Đức (Amphitrite) trong đó có Đảo Phú Lâm (Woody Island) hình bầu dục, diện tích 1.3km2. Nếu là hình chữ nhật, bề dài có thể là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa.

         6 đảo phiá Tây Nam thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent), trong đó có Đảo Hoàng Sa (Pattel) rộng 0.56km2 bằng 1/2 Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc (568 km2).

         b) Vùng biển TRƯỜNG SA bao la (180.000 dậm vuông) rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảo.

Việt Nam chiếm 3 đảo:   Trường Sa (Spratley), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sincowe).

Phi Luật Tân chiếm 5 đảo:  Bình Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn

(Nanshan),  Bến Lộc (West York), Loại Tá (Loaita) và Thị Tứ (Thitu).

Đài Loan chiếm Đảo Thái Bình (Itu Aba).

         Đảo Trường Sa diện tích 0.13km2, bằng 1/10 Phú Lâm.

         Có tin mới đây Đài Loan đã rút quân khỏi Đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sa.

Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn (cay) là An Bang (Amboyna), Song Tử Tây (SouthWest) và Sơn Ca (Sand), cùng 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm, tổng cộng 22  đơn vị.

         Ngoài 5 đảo, Phi Luật Tân còn chiếm 3 cồn , 2 đá nổi và 8 đá chìm, tổng cộng 18 đơn vị.

         Trung Quốc chiếm 2 đá nổi (reef) là Đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Đá Ga Ven (Gaven), cùng 6 đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị.

         Câu hỏi đặt ra là:  Tại sao từ 1974 khi Trung Quốc chiếm toàn thể Hoàng Sa,  và nhất là từ 1988 khi xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo mà phải lấy một hòn đá (Đá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy ?

        Thực ra Trung Quốc chỉ muốn thương thảo song phương với các quốc gia duyên hải về phương thức khai thác chung dầu khí tại thềm lục địa (không phải của họ). 

VỀ PHÁP LÝ

         Địa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước.  Nếu có luật quốc tế cho các lãnh thổ thì cũng phải có Luật Biển cho vùng lãnh hải.  Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển  (Law of the Sea Convention hay Los Convention) trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

         Sau đây là định nghĩa về biển lịch sử, đường căn bản, biển lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa, hải đảo và quần đảo.

1. Biển Lịch Sử ( historic waters).

         Theo Toà Án Quốc Tế và Điều 8 Luật Biển, biển lịch sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lãnh thổ.  Như vậy biển lịch sử không thể là Nam Hải cách lục địa Trung Hoa tới 2 000 cây số.

2.     Đường căn bản (baselines) là lằn nước thủy triều xuống thấp.

3.  Biển lãnh thổ (territorial sea) rộng 12 hải lý tính từ đường căn bản ra khơi.

4.  Nối tiếp biển lãnh thổ 12 hải lý là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để đánh cá.   (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone).         

5. Vùng Đặc Quyền Kinh Tế trùng điệp với Thềm Lục Địa (Continental Shelf) 200 hải lý để khai thác dầu khí.

         Thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí.  Quyền này không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ  (occupation) hay công bố  (declaration) (Điều 77). Do đó việc Trung Cộng chiếm đóng một số đảo, đá, bãi tại Hoàng Sa và Trường Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam  tại thềm lục địa.

6. Hải đảo và quần đảo

        Các hải đảo (như Đài Loan hay Tích Lan) được quyền có biển lãnh thổ 12 hải lý, và quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng SaTrường Sa) không được hưởng quy chế này. (Điều 121).

         Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa, dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.

         Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi tọa lạc (như các quần đảo Nam Dương hay Phi Luật Tân).

         Như vậy:

         1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là “quần đảo” luật định vì có diện tích quá nhỏ  (4 dặm vuông) trong một vùng biển bao la (180 ngàn dặm vuông). 

         2)  Các tiểu đảo (trên 20 hòn) tại Hoàng Sa Trường Sa không phải là “đảo” luật định,  và không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.

ĐẤU LÝ VÀ ĐẤU PHÁP

         Năm l982 với tư cách một ngũ cường, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước về Luật Biển.  Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo!  Những điều khỏan trong Công Ứóc đã quá rõ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kể từ biển lãnh thổ.

         Trong khi đó Trường Sa cách lục địa Trung Hoa khoảng 750 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa.  Hoàng Sa cũng cách  Hoa Lục lối 270 hải lý.

Tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hoàng Sa.Về địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù Lao Ré ra khơi.  Đây là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển.  Năm 1925,  nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf,  Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: “VỀ MẶT ĐIA CHẤT, NHỮNG ĐẢO HOÀNG SA LÀ THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM” (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

         Tại Trường Sa cũng vậy. Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo cồn đá bãi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính , nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, và tại vùng đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lý.  Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4.600m.

         Bị  ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, Trung Hoa tung ra CHIẾN DỊCH HỎA MÙ, gây bất ổn, tranh chấp lung tung, thao diễn, phóng hỏa tiễn, lấn chiếm bừa bãi tại miền bờ biển để gây tiếng vang.  Mục đích để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực, hù dọa và khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hãy tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC DÂÙ KHÍ CHUNG TẠI THỀM LỤC ĐỊA VÀ ĐÁNH CÁ CHUNG TẠI VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ.

BIỂN LICH SỬ:   THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO KHÁM PHÁ

         Năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý,  và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí:  Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân

Trung Quốc đưa ra nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng từ đời Hán Vũ Đế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám đã khám phá các đảo Nam Hải. Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.

         Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy:

1.  Chính sách bế quan tỏa cảng.

         Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).  Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ.   Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.

         Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khám phá các đảo san hô tí hon tại Nam Hải.  Rất có thể đó chỉ là 10 vạn quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du đánh tan trong trận Xích Bích.

         Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Việt Nam.  Lịch sử đã ghi việc Lê Đại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trừng nhà Tống, quân Trần Hưng Đạo bắn chết Toa Đô và bắt sống Ô Mã Nhi nhà Nguyên, Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung phá tan hải quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh đời Minh Thành Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Châu nếu có, cũng không có tác dụng thủ đắc chủ quyền tại các hải đảo.  Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco de Gama và Magellan đã đi xuyên 3 đại dương từ Đại Tây Dương, vượt Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, khám phá hàng ngàn hải đảo kể cả Phi Luật Tân và Guam. Nhưng Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo này.

2. Danh xưng Nam Hải.

Theo chính các học giả Trung Hoa, Nam Hải là tên biển của Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dậm về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn cho tiện nên gọi đó là Biển Nam Hoa (South China Sea) (ngọai nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Theo Tự Điển Tối Tân Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 thì “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”. (The Southern Sea stretching from the Taiwan Straits to Kwantung.)

         Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948, thì Nam Hải thuộc chủ quyền hải phận chung của 5 nước là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan.

         DO ĐÓ NAM HẢI KHÔNG PHẢI LÀ BIỂN CỦA TRUNG HOA VỀ PHÍA NAM.  CŨNG NHƯ ẤN ĐỘ DƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DƯƠNG CỦA ẤN ĐỘ.

         Năm 1983, Trung Quốc vẽ lại bản đồ, đòi chủ quyền hải phận toàn thể vùng biển Đông Nam Á.  Họ coi Nam Hải là một thứ nội hảiï theo kiểu Đế Quốc La Mã coi Địa Trung Hải là biển của chúng tôi (Mare Nostrum).

3. Luật pháp và án lệ.

               Theo Tòa Án Quốc Tế, biển lịch sử chỉ là nội hải.  Hơn nữa, Điều 8 Công Ước về Luật Biển (l982) đã kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quy định: “Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lãnh thổ” [The International Court of Justice has defined historic waters as internal waters. “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State” Art.8 Los Convention (1982)].

         Như vậy Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa,  vì nó là ngoại hải và cách bờ biển Trung Hoa tới hai ngàn cây số.

         Và công trình 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Quốc chỉ là công “dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!”


(còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #21 - 15. Dec 2007 , 16:39
 
nguyen_toan wrote on 15. Dec 2007 , 16:09:
Biểu tình  16 / 12  bị  ngăn chận

Cùng  cả  nhà   , bây giờ  mới  là  9 giờ sáng  giờ VN .Tin tức  vừa mới nhận được cho biết  Công An đã  ngăn chận  đoàn biểu tình  không  cho  lại  gần Tổng  Lãnh sự Trung Quốc  nằm  trên đường  Nguyễn thị Minh  Khai  tức Hồng thập tự  cũ  .  Nhà  Văn Hóa   Thanh  niên  số 4  Duy Tân  phải  đóng  cửa  . Bên trong  sân  là  Toàn  Xe  Bít bùng  của  Công An  .
Bắt  đầu lúc 7  giờ  hàng trăm  Sinh viên , Học sinh ,Thanh niên  tập  trung ở  bên hông nhà  thờ Đức Bà rồi tất cả  kéo  về  Lãnh sự quán Trung quốc  ,khởi đầu  là  toán  Thanh  niên  chạy  xe gắn máy  giương cao Biểu ngữ  đòi trả  Hoàng Sa  và Trường  Sa  . Khi chạy qua  nhà  Văn Hóa Thanh niên  liền  bị Công An  giăng hàng  ngang  chặn lại . Tất cả  các  con đường chung  quanh  Tòa lãnh sự Trung Quốc cũng   bị Công An  bao vây  không cho  lại gần .Như vậy lời  hứa  của  phó chủ  tịch Uỷ ban  TP /Sàigon  đã  không thành sự thật ,tuần trước Nguyễn thành Tài  trước đông đảo Sinh Viên ,học sinh  tập trung ở nhà Văn hóa Thanh niên   hứa  tuần này  sẽ  để  Đoàn  Thanh  niên tổ  chức Biểu  tình  chống Trung Quốc .
Ngoài  ra  tình hình  ở  Hà  nội  cũng  bị  Công An  ngăn chận  không  cho đoàn Biểu tình  lại gần Tòa  Đại Sứ Trung Quốc .
Có tin  gì  mới  sẽ   Thông báo  liền  



Tin Hà  nội  lúc 10  giờ sáng   khoảng  2000  Sinh viên  ,Học sinh   và  đồng bào  đã  tràn ngập  trước cửa Tòa  Đại Sứ Trung  Quốc  mặc  dù  bị  Công An  ngăn  chận . Từng  nhóm  nhỏ  của đoàn  Người  Biểu tình  đã   xé  lẻ  đột  kích  lọt  qua  vòng bao vây của Công  An  để  tiến gần Tòa  sứ Trung Quốc . Công An  liền  dùng dùi cui  xô đẩy đoàn biểu tình  ra  xa  khu  vực   trước Tòa Đại sứ Trung quốc .Những đoàn Biểu tình  vẫn kiên gan  không lùi  bước .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #22 - 15. Dec 2007 , 17:40
 
NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG
(tiếp theo)
L.S. NGUYỄN HỮU THỐNG



THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO CHIẾM CỨ

         Theo công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:

                 a) Chiếm cứ thực sự

         Tại Trường Sa trong số 28 cao địa, Trung Hoa chỉ chiếm 2 đá nổi, trong khi Việt Nam chiếm 13. Và trong hơn 50 đơn vị có địa danh, Trung Hoa chỉ chiếm 8, so với 22 của Việt Nam.

                  b)  Chiếm cứ hòa bình.

         Trong những năm 1974 và 1988 Trung Hoa dùng võ trang chiếm Hoàng Sa và một số đá, bãi tại Trường Sa.  Tuy nhiên sự chiếm cứ không có tính hòa bình nên không được luật pháp bảo vệ. Cũng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản chiếm Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có chủ quyền hợp pháp.

                  c)  Chiếm cứ liên tục và trường kỳ

                  Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:

République Francaise (Cộng Hòa Pháp)
                  Empire d’Annam (Vương Quốc Việt Nam)

                  Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)

                  1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa)

Lịch sử Trung Hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ  đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ  đời Mãn Thanh.

         Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Nhật Bản rút lui, Trung Hoa chiếm một phần Hoàng Sa (Nhóm Tuyên Đức phía Đông Bắc). Năm 1974 họ dùng võ trang chiếm nốt Nhóm Nguyệt Thiềm phía Tây Nam.  Tại Trường Sa lần đầu tiên,  năm l988, họ chiếm một số đá, bãi bằng võ lực.  Sự chiếm cứ này vô hiệu vì không có tính hòa bình. Vả lại tới l974 và l988 các đảo Hoàng Sa-Trường Sa đã do Việt Nam chiếm đóng, nên không thể coi là đất vô chủ (terra nullius).

         d)  Hơn nữa sự chiếm cứ phải được thừa nhận bởi các quốc gia liên hệ.

                  1)  Năm 1951 tại Hội Nghị Cựu Kim Sơn, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Đại biểu Liên Xô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Hoa. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống. Sau đó phái đòan Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào.

                  2)  Sự thừa nhận chỉ có nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải liên hệ. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay tất cả các quốc gia Đông Nam Á không nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa Trường Sa.

                  3) Tuy nhiên Bắc Kinh còn viện dẫn văn thư ngày 14-9-1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chủ trương rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sa.

          Về mặt pháp lý sự thừa nhận này vô giá trị.  Vì Trường Sa HoàngSa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa. Vấn đề lãnh thổ và lãnh hải thuộc thẩm quyền của quốc dân do quốc hội đại diện, chứ không thuộc hành pháp là cơ quan chấp hành luật pháp của quốc hội. Vả lại  Quốc Hội Việt Nam trong những năm 1956 và 1966 đã công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một văn thư  của Chính Phủ Hà Nội năm 1958 không có hiệu lực thừa nhận chủ quyền  các hải đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hồi đó.

THỀM LỤC ĐỊA
         
     Vấn đề thực sự tại Trường Sa Hoàng Sa là vấn đề thềm lục địa nơi khai thác dầu khí.

Về Trường Sa.

Tại Trường Sa bãi dầu khí Tứ Chính (Vanguard) cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách bờ biển Trung Hoa lối 780 hải lý, nên thuộc thềm lục địa Việt Nam.

  Về Hoàng Sa.

  Hoàng Sa cách bờ biển Trung Hoa khoảng 270 hải lý và cách bờ biển Việt Nam lối 155 hải lý nên thuộc thềm lục địaViệt Nam.   Khỏang cách từ cù lao Ré (Quảng Ngãi) ra đảo Tri Tôn chỉ có 123 hải lý. Về mặt địa hình đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của dẫy Trường Sơn từ đất liền chạy ra biển. Có thể nói Hoàng Sa là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Chiếu Luật Biển 1982 quyền của các quốc gia duyên hải tại thềm lục địa không tùy thuộc vào sự chiếm cứ  (Điều 77).  Do đó sự chiếm đóng võ trang của quân đội Trung Hoa không có tác dụng tước đoạt chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa Hoàng Sa.

      CÁC TIÊU CHUẨN:

Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế  đưa ra 10 tiêu chuẩn để phân ranh hải phận hay đồng hóa hải đảo vào lục địa:

     1) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận. Tại vùng Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách lục địa Việt Nam 135 hải lý, trong khi đảo Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa tới 270 hải lý.

     2) Diện tích các hải đảo so sánh với chiều dài bờ biển tiếp cận.  Đảo Hoàng Sa quá nhỏ bé (0.56km2) chỉ bằng 1/1000 đảo Phú Quốc (568km2), trong khi bờ biển Việt Nam dài gấp 10 lần bờ đảo Hải Nam phía tiếp giáp Hoàng Sa.

            3) Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên từ lục địa Việt Nam ra biển.  Độ sâu tại Hoàng Sa là 900m và tại Trường Sa là 200m.  Từ Hoàng Sa Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu hơn 2300m và 4600m.

             4) Về mặt địa chất,  sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc, năm 1925 Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempt xác nhận rằng “Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam “.

            5)Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường SA không có thường dân cư ngụ, và không thể tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp mười số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.

        6)  Về sinh thực học và khí hậu tại Hoàng Sa và Trường Sa, các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới (Việt Nam ), chứ không thấy ở vùng ôn đới (Trung Hoa).

      7)  Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế (để đánh cá), Biển Đông (với Hoàng Sa và Trường Sa) là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi  đó, ngoài hải phận về phía Tây, Đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý để đánh cá về phía Đông thông qua Thái Bình Dương,.

     8)  Tại thềm lục địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm giữa Vịnh Bắc Việt và khu bãi Tứ Chính phía Đông Nam Cà Mau.  Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long đổ ra biển từ hàng triệu năm nay. Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục.  Hơn nữa, ngoài hải phận về phía Tây,  Đảo Hải Nam còn được 200 hải lý thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía Đông thông qua Thái Bình Dương.

     9)  Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Hoa. Vì Trung Hoa còn có biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông qua Thái Bình Dương.

     10)Các tài liệu, sách báo, họa đồ, các chứng tích lịch sử v...v... phải có tính xác thực. Dầu sao các tài liệu này không có giá trị bằng các yếu tố khách quan khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, dân số, sinh thực học, khí hậu cùng những yếu tố về ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

         VỀ VỊNH BẮC VIỆT

Vấn đề phân ranh thềm lục địa hay hải phận tại Vịnh Bắc Việt cũng phải được giải quyết theo 8 tiêu chuẩn:  1) Vị trí và sự hiện diện của các đảo  2) chiều dài bờ biển   3) mật độ dân số   4) độ sâu và địa hình đáy biển  5)  địa chất  6)  vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá  7)  thềm lục địa để khai thác dầu khí  8)  ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

         Đây là những điểm đặc thù ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải.  Nếu đưa nội vụ ra trước Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế, Việt Nam sẽ có ưu thế.

KẾ HOẠCH THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Theo Công Ước về Luật Biển, các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lý, vừa là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá, vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí.  Trong khi đó Hoàng Sa tọa lạc ngoài lục địa Trung Hoa khoảng 270 hải lý, và Trường Sa cách Hoa Lục lối 750 hải lý, nên không thuộc hải phận của Trung Quốc.

         Đuối lý về pháp luật, Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền toàn vùng Nam Hải.

         Tuy nhiên Tòa Án Quốc Tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển đã bác bỏ thuyết này. 

Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đề ra kế hoạch 4 bước để thôn tính Biển Đông về kinh tế:

1)    Ký Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh (theo

đó Việt Nam được 63% hải phận và Trung Hoa được 37%).

Nếu theo đường trung tuyến, Việt Nam sẽ được 53%.  Tuy nhiên trên thực tế, phe Cộng Sản không theo đường trung tuyến và đã đưa ra 21 điểm phân định theo đó Việt Nam chỉ còn 45%.

2) Ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùng Đánh Cá Chung rộng 61 hải lýù. Và trên thực tế Việt Nam chỉ còn 25% tại vĩ tuyến 17 và 32% tại vĩ tuyến 20.  Với các tầu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, với các lưới cá dài 50 hải lý, và nhất là với sự đồng lõa cấu kết của đội tuần cảnh duyên hải, toàn thể Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu vực đánh cá tự do cho đội kình ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch, và cạn tầu ráo máng.

3) Từ đánh cá chung đến hợp tác khai thác dầu khí chỉ còn một bước.  Trong Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí.

  Ngày nay tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đề ra nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí, như “Dự Án Quỳnh Hải” phía Tây đảo Hải Nam và “Dự Án Vịnh Bắc Bộ” phía Bắc vĩ tuyến 20. (Khi dùng danh xưng “Vịnh Bắc Bộ”, Trung Quốc mặc nhiên nhìn nhận đó là Vịnh của Việt Nam về phía Bắc. Vì nếu là củaTrung Quốc thì phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng địa lý).

4) Với chính sách vết dầu loang, sau khi hoàn thành kế hoạch hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại Vịnh Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt.  Điều đáng lưu ý là vùng lãnh hải này thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam. 

         Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể lãnh hải Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến miền duyên hải Trung và Nam Việt tại Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự thú của đương sự).

          Như vậy, thuyết Biển Lịch Sử từng bị Tòa Án Quốc Tế và Công Ước về Luật Biển bác bỏ, nay lại có cơ hội trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước của Trung Quốc để thôn tính Biển Đông.


  (còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #23 - 15. Dec 2007 , 17:50
 
NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG
(tiếp theo & hết)
L.S. NGUYỄN HỮU THỐNG



XÂM LẤN VÀ THÔN TÍNH

         Sau đây là tiến trình xâm lấn và thôn tính Biển Đông của Trung Quốc trong 60 năm qua. 

Năm 1945, sau Thế Chiến II, quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật đã thừa cơ chiếm cứ các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức.

         Năm 1946 Trung Hoa đổi tên vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam, và đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa.

         Năm 1956, để phát động chiến tranh võ trang thôn tính Miền Nam,  Hà Nội phải trông cậy vào sự yểm trợ của Bắc Kinh.  Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Liên Xô muốn chuyển sang đường lối Chung Sống Hòa Bình.  Trong khi đó Mao Trạch Đông vẫn chủ trương “giải phóng 1000 triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản”.

Theo luật vay trả, muốn được cưu mang yểm trợ, phải có sự cam kết đền ơn trả nghĩa. 

Ngày 15-6-1956, Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố: 

“Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”.

Ngày 14-9-1958 do văn thư của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai,Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, xác nhận chủ quyền  của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng,  một tháng sau khi Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản, trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên”.

Và hồi tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luậân việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay.  Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !”.

        Có 3 lý do được viện dẫn cho lời cam kết của Hồ Chí Minh năm 1958:

a)     Vì Hoàng Sa, Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị- Nam Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu!

b)  Sau này, do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì mấy hòn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ Việt Nam?

c)     Giả sử cuộc “giải phóng Miền Nam” không thành, thì việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa cũng có tác dụng làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

         Năm 1972, sau thất bại Tết Mậu Thân (1968),  để phát động chiến dịch Tổng Tấn Công Xuân Hạ hay Mùa Hè Đỏ Lửa, Hà Nội huy động toàn bộ các sư đoàn chính qui vào chiến trường Miền Nam.  Để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Hà Nội đã nhờ 300 ngàn quân Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. 

        Trong thời gian này, với thế thượng phong của người thầy cưu mang (và với sự ưng thuận mặc nhiên của Bắc Việt) Trung Quốc tự tiện ấn định Vùng Biển Cấm (Hands-Off  Area) tại Vịnh Bắc Việt, cấm ngư dân Việt Nam không được lai vãng.  Đây là vùng biển sâu giữa Vịnh có nhiều cá lớn và nhiều tiềm năng dầu khí.

        Vùng Biển Cấm diện tích 7200 hải lý vuông, rộng 60 hải lý (1 kinh độ) từ kinh tuyến 107 Đông (phía Việt Nam) tới kinh tuyến 108 Đông (phía Hải Nam), và dài 120 hải lý (2 vĩ độ), từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh Bình) đến vĩ tuyến 18 Bắc (Hà Tĩnh).

       Theo lời thú nhận của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng từ đầu thập niên 1970, trong những cuộc thương thảo phân định lãnh hải, Trung Quốc “kiên trì” đề nghị thiết lập vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Việt.

       Với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá năm

2000, Vùng Biển Cấm  60 hải lý từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh chồng lấn hay trùng điệp với Vùng Đánh Cá Chung 61 hải lý từ Ninh Bình đến Quảng Bình.

         Năm 1974 sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, Trung Quốc thừa cơ chiếm nốt các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm.  Nếu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh chiến đấu thì Bắc Việt chỉ làm thinh.  Rồi trơ trẽn ngụy biện: “Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !” (Báo Saigon Giải Phóng).

       Năm 1979 Chiến Tranh Việt Trung bùng nổ làm đình hoãn cuộc thương nghị về lãnh thổ và lãnh hải.

       Tranh chấp Việt Trung kéo dài từ 1979 đến 1988.  Trong thời gian này, ngày 12-11-1982 bằng văn thư gởi Liên Hiệp Quốc để công bố Đường Căn Bản của Biển Lãnh Thổ, Hà Nội đã xác định chủ quyền lãnh thổ Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh (1887) theo đó Việt Nam được 63%. 

        Từ 1988,  khi Liên Xô bị sa lầy tại A Phú Hãn và bị bối rối tại Đông Âu do phong trào Giải Thể Cộng Sản, Gorbachev đưa ra chủ trương không can thiệp vào công việc của các quốc gia đồng minh.  Lúc này Hà Nội cũng bị sa lầy tại Căm Bốt.  Vì Liên Xô không còn là chỗ tựa, Hà Nội phải muối mặt quay lại thần phục Bắc Kinh.  Tháng 4, 1988,  một tháng sau khi Trung Quốc xâm lấn Trường Sa, Báo Nhân Dân còn ngụy biện rằng Việt Nam đã nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc để ngăn chận Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên! 

         Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam xin tái lập bang giao với Trung Quốc. Và năm 1992  khi Trung Quốc chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, Việt Nam cũng chỉ phản kháng chiếu lệ. 

         Năm 1999, với Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung, Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 km2 lãnh thổ Bắc Việt.

         Năm 2000, với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, Hà Nội nhượng cho Bắc Kinh từ 12.000 km2 đến 21.000 km2 hải phận. 

Ngày 25-12-2004 các phái bộ Trung-Việt tổ chức liên hoan ngày kỷ niệm 4 năm ký kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp tác Nghề Cá.

           Hai ngày sau, ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo đã bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp.  Các ngư phủ phản đối, nói họ vẫn truyền nối hành nghề đánh cá tại vùng biển này từ đời ông, đời cha. Nhưng lính tuần duyên Trung Quốc trả lời đã có hiệp định mới, và vùng biển này  chính thức thuộc về Trung Quốc.  Các ngư phủ không chịu, đòi báo cáo lên đội biên phòng Việt Nam.  Lính hải quân Trung Quốc cười ngạo nghễ, ném thuốc nổ gần tàu, rồi lái tầu tuần duyên tông vô các tàu đánh cá khiến 23 ngư dân Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi bị chết chìm, 6 người bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Một số ngư dân khác tại Bình Định và Khánh Hòa cũng bị xua đuổi không được đến đánh cá tại ngoài khơi vùng biển Hoàng Sa.  Những vụ sát hại dã man này không được phổ biến trên báo chí.

          Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, tại Vịnh Bắc Bộ, các tàu tuần duyên Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt đem đi.

          Khi nội vụ phát giác, nhà cầm quyền Hà Nội còn muốn đổ tội cho “bọn hải tặc”.  Trong khi đó, một vài tờ báoViệt Nam lại loan tin các ngư phủ Việt Nam bị “tàu nước ngoài" bao vây và dùng súng bắn xối xả.  Và các hãng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters đã xác định rằng đó chính là những tàu tuần duyên Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội chỉ dám phản kháng lấy lệ, chỉ lên án những hành động tự phát của các binh sĩ Trung Quốc và yêu cầu trừng phạt những cá nhân phạm pháp.

        Thực ra đây không phải là những hành vi tự phát lẻ loi của một số binh sĩ vô trách nhiệm mà là cả một chính sách khủng bố của Trung Quốc để ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được đến đánh cá tại vùng biển sâu, dành cho Trung Quốc độc quyền đánh cá, thăm dò và khai thác dầu khí.  Hồi tháng 11, 2004, Trung Cộng còn ngang nhiên đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa Việt Nam chỉ cách bờ biển 63 km.

          Ngày nay mọi người mới nhìn thấy ý đồ của Trung Quốc:  Vùng Đánh Cá Chung quy định trong Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá chỉ là sự biến hình của Vùng Biển Cấm, cấm địa hay cấm hải do Trung Quốc ấn định từ đầu thập niên 1970.  Mãi tới tháng 8, 2002 chính phủ Việt Nam mới lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ấn định Vùng Biển Cấm đánh cá tại Vùng Đánh Cá Chung.

         Từ sau ngày 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực thi hành, Trung Quốc tự ban cho họ độc quyền thao túng tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh BắcViệt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt. Theo ghi nhận của đội biên phòng Việt Nam, nội trong năm 2004, riêng tại vùng biển Đà Nẵng, các tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập hải phận Việt Nam 1017 lần. Vậy mà không thấy có phản ứng nào về phía Việt Nam.

         Thừa thắng xông lên, từ tháng 10 đến tháng 12/2004, lính hải quân Trung Quốc đã sát hại 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãi. 

         Ngày 8-1-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc lại dùng đại liên bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trong Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt. Đây là những hành động cố sát có dự mưu trong đó Việt Cộng là kẻ đồng lõa bằng cách giúp phương tiện.

         Một tuần sau vụ khủng bố  8-1-2005, Trung Quốc đổi giọng, bịa đặt rằng lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn chết những kẻ cướp có vũ khí  khi những người này định cướp tàu đánh cá của Trung Quốc.  Độc đáo hơn nữa, các tàu đánh cá (tí hon) của Việt Nam đã nổ súng trước vào các tàu tuần duyên (có trang bị súng đại liên) của Trung Quốc! Vừa đánh trống vùa ăn cướp, Trung Quốc muốn biến vụ cố sát của họ thành vụ cướp biển của hải tặc để đòi quyền tự vệ chính đáng.  Theo qui định của Ủy Ban Liên Hợp, đối với các ngư dân hoạt động bình thường, các tàu biên phòng không được dùng võ khí để hăm dọa, bạo hành, đả thương hay cố sát.  Các biện pháp xử lý chỉ có tính cách hành chánh như bắt giữ các ngư thuyền vi phạm qui luật, nhưng phải trả tàu và trả tự do cho ngư dân khi  có sự bảo lãnh thích đáng.

         Trong vụ khủng bố tại Vịnh Bắc Việt và vùng biển Hoàng Sa, lính tuần duyên Trung Quốc đã giết người vô tội vạ trong chính sách “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một số ngư dân vô tội khiến hàng vạn người khác sợ không dám đi đánh cá tại miền duyên hải xa bờ).

TRƯỚC TÒA ÁN QUỐC DÂN

Tháng 6, 2004 khi các Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có hiệu lực thi hành, thay mặt đồng bào trong nước không còn quyền được nói, Ủûy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền tại hải ngoại đã kết án Đảng Cộng Sản Việt Nam về 4 tội phản bội tổ quốc, với phần chủ văn như sau:

“Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc.

          “Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Phân Định  Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá để bán nước Biển Đông và dâng cá dâng dầu  cho Trung Quốc.

          “Năm 1958 bằng văn thư của Phạm Văn Đồng, Đảng Cộng Sản Việt Nam cam kết chuyển nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.   

“Những hành vi này cấu thành 4 tội phản bội Tổ Quốc bằng cách cấu kết với nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền của quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc,  và xâm phạm quyền của Quốc Dân được sử dụng đầy đủ những tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của Đất Nước”.




T.M. ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN                                                   

L.S. NGUYỄN HỮU THỐNG


Hành động như vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam đã 4 lần phản bội Tổ Quốc.


Vì những lý do nêu trên:
Thay mặt đồng bào trong nước không còn quyền được nói

Trước Tòa Án Quốc Dân và Tòa Án Lịch Sử
ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN

KẾT ÁN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
4 TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC

...
Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2007 , 21:29 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #24 - 15. Dec 2007 , 19:17
 
    
Không Độc Lập, chẳng Tự Do !
 
        
                                                                           
Bs. Nguyễn Gia Tiến


Mấy ngày qua trên Internet đã có nhiều hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình của thanh niên Hà Nội, thanh niên Sài Gòn, xuống đường phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa,Trường Sa.

Đây là lần đầu tiên mọi người thấy tại Việt Nam, dưới chế độ công an kìm kẹp từ mấy chục năm nay, đã có một cảnh tượng khá hiếm hoi, khá lạ mắt. Đó là các cuộc « biểu tình »,  với những cánh tay giơ lên, những tiếng hô « đả đảo », những biểu ngữ « phản đối » …

Mặc dầu có giả thuyết cho rằng đây là sự dàn dựng, do xung đột phe phái trong nội bộ kẻ cầm quyền, nhưng phải nói nhiệt huyết củ a thanh niên Việt Nam, củ a tuổ i trẻ trong nước, hình như vẫn còn tồn tại, còn tiềm tàng, và đã có dịp bùng lên trước nỗi nhục ngoại xâm.

Thật vậy, người dân đã phải đứng lên, phản đối ngoại bang và thực sự bất bình trước cảnh đớn hèn nhu nhược, quị lụy thần phục quan thầy Bắc Kinh của tập đoàn Cộng Sản Hà Nội. Họ đã nhận chân được khẩu hiệu rỗng tuếch « Không có gì quí hơn Độc Lập-Tự Do» chỉ là sự lừa bịp của Hồ Chí Minh và đồng bọ n. Sau bao nhiêu thảm kịch gây ra cho đất nước, người dân chẳng hề thấy Tự do. Còn Độc lập thì chưa bao giờ Cộng Sản Việt thoát ra khỏi cảnh lệ thuộc ngoại bang Phương Bắc. Ải Nam Quan đã mất. Thác Bản Giốc chẳng còn. Rồi đến Hoàng Sa, Trường Sa … Ngày Việt Nam trở thành quận lỵ của Trung Cộng chắc cũng không xa !

Thành ra, sau nửa thế kỷ đau thương chết chóc, Tự do chẳng hề có, mà Độc lập cũng chẳng còn ! Thật là mỉa mai  ! Không biết giới trẻ Việt Nam có ý thức được điều nghịch lý này.

Nhiệt huyết xuống đường của thanh niên trong nước phải chăng là chỉ dấu báo hiệu, cho thấy một niềm hy vọng chưa tắt hẳn ?

Niềm hy vọng đó là sự nhịn nhục của người dân Việt không phải là vô hạn định. Họ đã biết bất bình trước cảnh ngoại xâm. Hy vọng rằng rồi đây họ cũng sẽ biết bất bình trước cảnh « nội xâm ». Sẽ vùng lên, không nhẫn nhục chịu đựng mãi, cảnh hàng ngày bị đè đầu cưỡi cổ, bị tước đoạt hết mọi quyền tự do cơ bản của con người. Không chấp nhận mãi, một tập đoàn cầm quyền độc tài tham nhũng bất lực, gồ m vài chụ c tên có quyền có thế, tự tung tự tác, tự phong quyền sinh sát vĩnh viễn lên tám chục triệu dân.

Trong khi người dân Việt nhẫn nhục chịu đựng độc tài công an trị từ mấy chục năm nay, thì nhìn quanh thế giới gần đây, tại các quốc gia mà dân trí chẳng hơn gì Việt Nam, người dân của họ đã biết vùng lên, không chấp nhận kẻ cầm quyền độc đoán.

Phải chăng họ can đảm hơn người Việt Nam ?

Thực vậy, ai cũng phấn khởi khi thấy người dân tại những nước này đã dũng cảm, rần rộ xuống đường, phản đối chống trả, bất chấp sự đàn áp của các tập đoàn thống trị. Nhưng lại không khỏi buồn tủi bất nhẫn, khi chạnh nghĩ đến số phận người dân Việt, cho đến nay vẫn im lìm, an phận cam chịu, trước sự đè nén của bạo quyền. 

Trước hết là hình ảnh hàng ngàn sư sãi Miến Điện đi biểu tình như thác lũ, phản đối đám quân phiệt thống trị. Mặc dù sau đó họ bị đàn áp đẫm máu, lòng can đảm của họ đã khiến cả thế giới phải cảm phục. Cộng đồng quốc tế đồng thanh lên án, cô lập chế độ độc tài.

Rồi đến cảnh tượng dân chúng tại Pakistan, tại Nga, tại Venezuela … xuống đường hò hét, phản đối, chống lại kẻ cầm quyền. Họ chưa thành công nhưng các chế độ toàn trị tại đây đã phải trùn bước, không dám thẳng tay, tự tung tự tác.

Tướng Musharraf phải bãi bỏ thiết quân luật tại Pakistan, rời khỏi quân đội để có thể tái ứng cử. Trùm Mật vụ Nga Putin không dám thẳng tay đàn áp đối lập, phải thả lãnh tụ phản kháng Kasparov, dẹp bỏ tham vọng ngồi lì thêm một nhiệm kỳ. Tại Venezuela, người dân đã xuống đường, không chấp nhận mưu toan làm « tổng thống suốt đời » của  Hugo Chavez.

Các thể chế độc tài không khi nào có thiện chí thực thi Dân chủ. Chúng chỉ nhượng bộ trước áp lực của đường phố, trước phản kháng của toàn dân. Người dân tại các nước vừa kể đã chứng tỏ sự quyết tâm của họ. Lòng dũng cảm đã bột phát mặc dầu bị kẻ thống trị đè nén lâu dài.

Sau này, nếu họ có cuộc sống xứng đáng, có Tự do, Dân chủ, là dĩ nhiên, là kết quả gặt hái được do lòng quả cảm của họ.

Câu thành ngữ tiếng Anh càng thấm thía ! « Freedom is not free ! ». Tự Do phải trả giá, không thể được “cho không”!

Vậy thì so sánh với các dân tộc vừa kể, phải chăng người dân Việt chưa chịu “trả giá”, chưa dám nổi dậy lật đổ độc tài vì thiếu can đảm?

Phân tích tâm lý của quần chúng nổi dậy, dĩ nhiên yếu tố “can đảm” là cần thiết. Nhưng một yếu tố khác không kém quan trọng cũng góp phần. Đó là sự “ý thức”. Phải ý thức được tính “cần thiết” của Dân chủ. Phải ý thức được “sự nhục nhã” khi bị tước đoạt hết các quyền cơ bản của con người, như tự do phát biểu, hội họp, như tự do báo chí, công đoàn …. Không nhận thấy Dân chủ là cần thiết, không cảm thấy nhục nhã khi bị tước đoạt hết quyền Tự do, thì cũng rất khó khơi dậy “lòng can đảm”.

Người dân dưới các thể chế toàn trị, đôi khi không thiếu can đảm, mà chỉ vì chẳng có khái niệm gì về Dân Chủ, về Tự Do, những điều hoàn toàn xa lạ đối với họ. Tâm lý quần chúng như vậy đã là những môi trường rất béo bở cho tập đoàn độc tài kéo dài ách thống trị.

Tại những nước Phương Tây, sở dĩ nền Dân chủ được bảo toàn lâu dài, là vì người dân có ý thức rất cao về các quyền tự do cơ bản của con người. Họ quyết tâm gìn giữ, không chấp nhận cho kẻ nào xâm phạm các quyền căn bản này. Họ ý thức được rằng đây là quyền tối thiểu phải có, và cảm thấy nhục nhã nếu bị tước đoạt.

Từ chỗ biết “ý thức”, biết “nhục nhã”, mới dẫn đến sự quyết tâm, mới dẫn đến lòng can đảm.

Những tập đoàn thống trị tại Trung Hoa, Việt Nam , ngoài việc dùng công an nhà tù gây sợ hãi trong quần chúng, còn áp dụng chính sách giáo dục ngu dân, bưng bít thông tin, để người dân chẳng còn ý thức được những quyền lợi cơ bản chính đáng của mình. Từ đó chẳng thể khơi dậy sự quyết tâm, lòng can đảm, để vùng lên tháo gỡ gông cùm.

Cho nên, đánh động ý thức Dân chủ nơi người dân, vạch trần, tố cáo, các vi phạm Nhân quyền củ a chế độ, vẫn là những bước quan trọng, trong tiến trình dẫn đến sự trút bỏ ách độc tài.

Hiện thời, với các phương tiện truyền thông điện tử hiện đại chưa từng có, đây là cơ hội ngàn vàng để thông tin, để thức tỉnh người dân dưới các thể chế độc tài. Đây là vũ khí sắc bén nhất để chọc thủng “bức tường dối trá, ngu dân” mà các chế độ toàn trị dựng lên giam hãm người dân.

Ngày nay người dân Việt trong nước đang bị trấn áp, bị bịt miệng, chưa thể lên tiếng. Cộng Đồng hải ngoại có bổn phận phải hỗ trợ, phải lên tiếng thay họ. Sự chống đối tập đoàn độc tài Hà Nội của người Việt hải ngoại, sự tố cáo liên tục, phanh phui trước quốc tế, là những hành động khôn ngoan, sáng suốt, cầ n duy trì.

Trái với sự chê bai, chỉ trích của một số người ác ý, hiện nay, hơn lúc nào hết, chưa bao giờ việc “Chống Cộng bằng mồm” lại hữu hiệu, lại cần thiết như vậy!

Tháng 12. 2007
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #25 - 16. Dec 2007 , 09:17
 
Những hình ảnh đầu tiên về cuộc biểu tình chống TQ tại Sài Gòn sáng Chủ Nhật 16/12/07

Tin tức cập nhật
Uyên Vũ – CLB Nhà báo tự do

i
...
Anh Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), anh Hà Vũ Trọng, biên tập viên talawas và anh Lê Quốc Quyết đang bị công an thành phố bắt giữ.
Sau khi ăn trưa xong, đang đi đến ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Võ Thị Sáu, anh Hoàng Hải bị công an ép xe và hô lớn "xì ke", sau đó bắt anh Hoàng Hải đi. Hiện tại anh Hoàng Hải đang ở công an phường Bến Nghé.

Giáo sư Trần Khuê bị giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, trụ sở của PA24. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã được thả về.

Tại Sài Gòn, 10 giờ 45 phút sáng, một số lớn sinh viên đã bị đẩy ra khỏi khu vực biểu tình đường Nguyễn Thị Minh Khai và tập trung tại Nhà Thờ Đức Bà nhưng sau đó họ đã kéo trở lại khu vực để tiếp ứng cho các sinh viên biểu tình.

Một số công an nói những người không phải là sinh viên học sinh phải rời khỏi khu vực biểu tình. Công An đánh sinh viên bằng đùi cui .Ít nhất 2 sinh viên đã bị công an dẫn đi, công an đã đấm vào mặt hai sinh viên này, chân của họ cũng bị công an khác đánh rất nặng.
Số xe công an được ghi lại là 51A-0293 .
--
Tại Hà Nội, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đang bị giữ tại công an phường Thụy Khuê.
--
Tại Sài Gòn, blogger Điếu Cày bị 10 cựu chiến binh bao vây.

Công an giải thích cho sinh viên rằng việc Hoàng Sa - Trường Sa là của Nhà nước, sinh viên không cần quan tâm và nên giải tán. Chuyện này đã có Nhà nước lo.

Tại Sài Gòn, công an dùng máy phá sóng điện thoại ở khu vực trung tâm biểu tình, công viên chỗ đường Lê Duẩn.
--
Tại Hà Nội, điện thoại của luật sư Lê Quốc Quân đã bị cắt.
--
Tại Hà Nội, bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị công an ép về. Hiện bác sĩ Sơn đang bị đe dọa một cách thô bạo bởi phó công an phường Thanh Xuân.
--
Ở Hà Nội, công an đang nỗ lực giải tán biểu tình. Khu vực đại sứ quán Trung Quốc bị phong tỏa. Các bạn sinh viên tuần hành trên các con phố của Hà Nội.

Ở Sài Gòn, sinh viên kéo đến càng lúc càng đông. Công an cũng cô lập khu vực biểu tình.
--
Các bạn sinh viên ở Sài Gòn bị xé lẻ, tụ tập nhiều chỗ, có lẽ đông nhất là khu vực công viên trước Diamond Plaza.
--
Biểu tình đã bắt đầu tại Sài Gòn và Hà Nội.
--
Luật sư Bùi Kim Thành và bà con dân oan đã bị đánh dã man và đang bị giam lỏng tại 152/43A, đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Lý do là công an sợ dân oan đến ủng hộ sinh viên.

Rất nhiều người bị giam lỏng tại nhà, trong đó có nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Hẳn là bác Tần Cương, thuộc “Trung Hoa Ngoại Giao Bộ” sẽ rất hài lòng khi được nghe báo cáo!
---
Sáng sớm 16/12 bầu không khí tại Sài Gòn vẫn yên ắng lạ, dù từ trưa hôm qua, thứ bảy 15/12 dọc tuyến đường Phạm Ngọc Thạch các sắc phục công an đã triển khai dàn hàng để "đón chào" những sinh viên, thanh niên và những người yêu nước. Từ góc đường Nguyễn Văn Chiêm (Diamond Plaza) cho đến ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch từng tốp công an cơ động, công an chống bạo động với hàng rào, máy bộ đàm... đang căng thẳng đợi chờ. Tất cả những hình ảnh đó thật tương phản với không khí của một chiều cuối tuần và trong mùa lễ hội cuối năm với những cặp tình nhân khoác tay nhau duới hằng hà sa số đèn màu... ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Những bộ sắc phục lăm le công cụ trấn áp đang gợi lên bầu không khí của chiến tranh.

Còn những người yêu nước đang làm gì??? 7 giờ sáng, liên tục trên các trang mạng là những lời cảnh báo, là những dặn dò khuyên nhủ nhau "Hãy cẩn thận, hãy tỉnh táo, hãy ôn hoà... " và ai cũng hiểu có cả một bộ máy với vũ khí và bạo lực đang sẵn sàng trấp áp họ - những người tay không một tấc sắt, những người chỉ có một trái tim rực đỏ lòng yêu nước và trái tim ấy đang đau đớn... Vâng, những trái tim hừng hực tình dân tộc đang bị xúc phạm bởi những câu nói sỉ nhục quốc thể, những câu nói xấc láo của kẻ đại diện nước bá quyền Trung Quốc. Trái tim ấy cũng xót xa, phẫn nộ khi thấy những kẻ đang đối đầu, đang sẵn sàng đàn áp họ không phải là một kẻ ngoại bang nào mà chính là những người cùng tiếng nói, cùng dân tộc và thậm chí cùng huyết thống với mình!

7.30 phút sáng, lác đác những nhóm người gọi nhau uống cafe sáng và ăn vội món điểm tâm... Thật lạ, những khuôn mặt ấy chẳng hề sợ hãi mà sáng rỡ niềm hy vọng.

8 giờ sáng, nhiều ngả đường hướng về trung tâm thành phố xuất hiện những kẻ đáng ngờ, họ lén lút dùng máy quay phim rình rập cổng các ký túc xá lớn. Những cuộc điện thoại vội vàng...

    8.30 sáng từng nhóm thanh niên đến gần "điểm nóng", có hơn 100 thanh niên tụ tập ở công viên bên hông nhà thờ Đức Bà, có nhiều khuôn mặt quen thụôc của ngày 09/12. Ở số 5 đường Hàn Thuyên, rất nhiều công an, an ninh triển khai lực lượng... Có vẻ như đạn đã lên nòng và họ sẵn sàng trấn áp. Nhà văn hoá Thanh Niên đóng cổng và treo bảng "vì lý do sửa chữa, NVHTN đóng cửa..." , những người bên Thành đoàn đứng chung với hàng đoàn công an, các quán Cafe lớn như Sao, Napoli bị đóng cửa; các trạm thu, phá sóng điện thoại di động hoạt động hết công suất...
    9.00 sáng, vẫn chưa có động tĩnh gì, ngòi nổ cho cuộc biểu tình chưa nổ ra. Có tin Ls Bùi Kim Thành và một số dân oan bị đánh đập dã man khi họ có ý định tiến về trung tâm nhập cuộc với giới trẻ yêu nước. Họ đang bị giam lỏng ở 154/43A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh...
   
Hà Nội:Ngày hôm nay khu vực ĐSQ Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu bị phong tỏa hoàn toàn. Ở 2 đầu đoạn đường trước cổng ĐSQ có băng chắn và biển cấm vượt qua. Toàn bộ khu vực vườn hoa Lê nin phía đối diện cũng bị phong tỏa. Lực lượng an ninh đứng dàn quanh chu vi khu vực này với khoảng cách trung bình 2m/người, một số nhân viên an ninh mang áo chống đạn nhưng không thấy nét căng thẳng nào trên mặt họ, công an có vẻ khá ôn hoà. Ước tính có khoảng 100 nhân viên công lực
    Số người tập trung tại khu vực này cũng khoảng 100 người thành mấy nhóm chính, tập trung chủ yếu trên vỉa hè phố Điện Biên Phủ và trong quán cafe Highland Cột Cờ. Trong đoàn ngưởi thỉnh thoảng lại có dân thường đứng xem rồi họ cũng gia nhập vào, có cả vài chục người già và trẻ em.
    Trên đoạn phố này có một điểm gửi xe. Một sự tình cờ là ở bảo tàng quân đội cũng có một đoàn học sinh phổ thông tham quan khá đông.
    Vào lúc 8:45 có cuộc phỏng vấn công khai trước cơ sở y tế số 28B ĐBP
    9.55h, SV từ hai ngả đường đang nhập lại thành 1, họ đang tiến lại ĐSQ TQ nhưng bị ngăn chận, đoàn người hát vang và hô lớn "Hoàng Sa - Trường Sa", lực lượng công an đang ra sức trấn áp...
    10.45 SV chuẩn bị xếp hành diễu hành thì...một vài xe cảnh sát bắt loa dẹp xe cộ, 1 lực lượng hùng hậu toàn cảnh sát cơ động cầm dùi cui, áo giáp, mũ sắt dàn hàng ngang dồn ép đoàn người áo đỏ về phía đường Nguỹen Tri Phương, ngăn ko cho tiến đến phiá sứ quán Tàu...Mọi người ban đầu rối loạn nhưng sau đó đã nhanh chóng tập hợp hô to các khẩu hiệu yêu nước, khẳng định chủ quyền của VN trên 2 quần đảo HS-TS, thu hút được sư chú ý của người đi đường. Họ chuyển hướng diễu hành với 1 màu đỏ của lòng yêu nước, phát tờ rơi cho mọi người bên đuờng và rẽ sang phố Tôn Thất Thiệp rồi tiếp tục lan tỏa ko khí trên các phố phường của HN.
    Công An phân tán lực lượng biểu tình thành nhiều tốp nhỏ và ngăn không cho trở lại khu vực . Hàng ngàn anh chị em tập trung ở ngã tư Nguyễn Thái Học - Tôn Đức Thắng (gần miếu Hai Cô) sau đó diễu hành qua Cát Linh, Giảng Võ. Đoàn đi mỗi lúc một đông, các luôn luôn nhắc nhau bình tĩnh, chấp hành luật giao thông khi đi qua các ngã ba ngã tư. Các tầng lớp nhân dân bên đường bình luận, thông tin cho nhau rất hào hứng ý nghĩa cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Công An cầm loa kêu gọi giải tán , sinh viên trả lời :" KHÔNG GIẢI TÁN" . Sau 10.30 thì công an dồn đoàn người lại và chia cắt đoàn.
    BS Phạm Hồng Sơn bị bắt giữ tại đồn Công an Thuỵ Khue, cũng có người thấy 2 SV bị bắt, người này xác nhận công an vừa đe doạ sẽ bắt hết . Nhóm sinh viên tổ chức cho biết vào lúc 10:48 phút tại Hà Nội :"HÔM NAY ĐỦ RỒI, CHÚNG TA HẸN KỲ SAU" Và Sinh viên đã chính thức cùng nhau giải tán vào lúc 10:49 sáng kết thúc ở Khách sạn Hà Nội, cơ động vây ép khá căng nên anh em sau một hồi phản đối đã kết thúc trong hòa bình. Tuy nhiên vẫn còn những nhóm đi sau tiếp tục tuần hành quanh khu vực ĐSQTQ, bây giờ là 12h43 phút sáng
   
Sài Gòn: 10h sáng. biểu tình đang diễn ra ở trước công viên đối diện Diamond Plaza. Có khoảng hơn 200 người tham gia vào cuộc biểu tình này. Các bãi giữ xe xung quanh khu vực này đang chật kín. Có nhiều người mặc áo thun trắng in bản đồ Việt Nam cùng hình người nắm tay giơ cao và dòng chữ "BỌN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, HÃY CÚT KHỎI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA"hoado có những tiếng hát " Máu ta từ thành Văn lang dồn lại, xương da thịt này cha ông miệt mài..." có vài hành động xô xát nhẹ
    Người tham gia biểu tình đang hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc chiếm Trường Sa, các biểu ngữ đang được giương cao, cảnh sát đang cô lập toàn bộ các tuyến đường xung quanh đoàn người biểu tình, nội bất xuất, ngoại bất nhập...
    10.35h. Trước lãnh sự quán tại Saigon đã có trên 200 người đứng trước Lãnh Sứ Quán Trung Quốc . Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã đóng cửa hôm nay để cho nhiều công an và xe tải bắt người trú đóng , trên 6 sinh viên đã bị công an bắt . Công an tràn ngập khắp khu vực . Một số lớn khoảng 800 người đã bị chận lại không cho vào khu vực biểu tình .
    Một thầy giáo đã đến trước đoàn biểu tình để kêu gọi sinh viên giải tán nhưng bất thành . Sinh viên vẫn cố bám trụ . Công An thổi còi hăm dọa đoàn biểu tình và những người chung quanh . Một số xe bắt người tạp kết tại NVH Thanh niên. Khu hồ Con rùa tới Nguyễn T Minh Khai hoàn toàn bị cô lập. Có tin 1 SV bị công an đánh.
    Lực lượng cựu chiến binh vây lấy blogger Điếu Cày để "khuyên răn", ôn hoà nhưng cương quyết, bác ĐC ko bỏ cuộc, họ vận động con trai anh ra thuyết phục bố (!). Có tin nhạc sĩ Tuấn Khanh bị đánh (chưa phối kiểm)
    11.00 Thanh niên vẫn hát. Điện thoại di động bị phá sóng, rất khó gọi
    11.35 Vẫn cố gắng nhập 2 nhóm thành 1 nhưng bất thành.
    11.50 Tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vẫn vang lộng ngay Diamond Plaza.
    12.02 Có xô xát phía Diamond Plaza, 1 SV ngã xuống liền đứng vùng dậy. 2 nhóm SV đã nhập vào làm 1, xe bít bùng đã đến...
    13.10 Mọi người vẫn ở Diamond Plaza và đang tạm giải lao và kiếm gì ăn trưa (khó kiếm quá)
    13.20 Đoàn người quây thành vòng tròn , có vài kẻ định nhảy vào gây rối đã bị phản đối kịch liệt. Cán bộ thành đoàn đến giải thích, các sinh viên có những ý kiến phản bác rất hay. Rất nhiều máy quay phim, chụp hình chỉa vào đoàn người.
    14.00 Cuộc biểu tình tại Sài Gòn chấm dứt trong ôn hoà, mọi người thấm mệt và giải tán. Hoan hô nhiệt tình yêu nước của đông đảo nhân dân. Bạo lực đã không thể thắng tình yêu nước. Hẹn nhau vào chủ nhật tới?
Những hình ảnh đầu tiên về cuộc biểu tình tại Sài Gòn:

...   ...

...   ...

...   ...      ...

Hình ảnh lấy từ nguồn: http://profile.imageshack.us/user/tranvantho


...   ...

Họ (SV) đã dám băng qua đường quả là một sự liều lĩnh khi ấy (sau đó khoảng 10 phút đã có xô xát, có người bị xô ngã ra đường).             Ngay lập tức CA bao vây nhóm này

... ...  ...

Cậu CA chìm áo rêu đẹp giai này có thể nói vài câu tiếng Anh để xua đuổi và cấm người nước ngoài chup hình, Cậu em chống nạnh kia cũng là CA chuyên chĩa máy chụp hình vào anh em

...   ...
Chiếc xe phá sóng màu trắng này được mua bằng tiền của nhân dân đã làm tất cả ĐT bị tê liệt, kể cả nhắn tin. Cả một xe tăng cường lực lượng đằng xa

...    ...

Mệt mỏi vì đói và khát được ngồi xuống bãi cỏ mới thấy hạnh phúc làm sao !           Có cả người nước ngoài cũng thích chỗ này mà đến chơi ?

Sau đó tự nhiên tạo thành một vòng tròn thật lớn và một diễn đàn tự phát về lòng yêu nước khoảng chừng 30-40 phút hết sức sôi nổi nhưng sớm tàn từ khi cô bé Thành đoàn chất vấn rằng:
- Các bạn có biết mua vé số để ủng hộ vật chất kỹ thuật cho Trường sa chưa ? - đó mới là lòng yêu nước cụ thể
- Các bạn vẫn còn trốn nghĩa vụ quân sự mà sao lại nói là vì Trường Sa Hoàng Sa.
Đám SV nghe thấy hình như sắp có đợt nghĩa vụ quân sự mới tự nhiên hoang mang...
Sau cùng đám CA chìm cứ nhao nhao phá đám. Chúng gào lên bài hát "năm mười mười lăm hai mươi.." trong khi diễn đàn đang nóng bỏng dần lên. Ai nấy cảm thấy xung quanh mình có ai đó đang chơi một trò vui nhạt nhẽo thay vì biểu lộ lòng yêu nước cháy bỏng, căm phẫn bọn Trung quốc ngang ngược lấn biển chiếm đất.... Thế rồi đám đông tự nhiên bỏ về từ giữa vòng tròn. Các anh CA chìm này khi ấy đã lộ ra nguyên một nhóm và còn tiễn đưa vui vẻ bằng cách hô vang khẩu hiệu "về mát-xa, mát-xa" rồi cùng nhau cười hí hố theo một kiểu hết sức xôi thịt mà là đàn ông tôi cũng đã từng biết đến...
Các anh ấy đã thành công theo chiến lược không đánh mà quân địch tự lui vì đói, vì chán chường khi lòng yêu nước trong tình trạng bị chế diễu, phỉ báng bởi lực lượng quan trọng và hiệu quả nhất của ngành Công an đã được dùng đúng nơi đúng chỗ.
Vâng mọi hiểm nguy bắt bớ đối với chúng tôi lúc ấy, khi ra về không còn ý nghĩa gì nữa. Mệt, đói, chán chường và cảm giác nhục nhã tăng dần trong chính tôi.

Hình ảnh và thuyết minh trích từ nguồn :
http://blog.360.yahoo.com/blogsmfloweruoEs40yd6RRny_PYSPvm1VnOVpUuw--?cq=1

Xin click vào link trên đây để xem chi tiết             


Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2007 , 20:44 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #26 - 16. Dec 2007 , 09:53
 
Những Giọt Nước Mắt

(Nguyễn Xuân Nghĩa)

« vào lúc: 15-12-2007, 08:32 »
     
" Trường Sa & Hoàng Sa là của Việt Nam!
Hoang Sa & Trưong Sa of Vietnam !
Đả đảo Trung Quốc bành trướng xâm lược !
- Tẩy chay hàng hoá Trung Quốc !"


Bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 9-12-2007, trước khuôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội, hàng trăm tiếng hô đã vang lên. Vâng! Đó là tiếng hô của hơn 200 sinh viên đang học tại một số trường Đại học ở thủ đô Hà Nội và khoảng 300 người dân tham dự một cuộc biểu tình tự phát và ôn hoà phản đối nhà cầm quyền Trung cộng thành lập trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam một đơn vị hành chính sau khi đã xâm chiếm được một số đảo. 50 cảnh sát bảo vệ sứ quán cùng cảnh sát cơ động Việt Nam, dàn hàng ngang kéo dài hai bên tả hữu cổng sứ quán 40m, tay cầm dùi cui, đứng dạng chân trên vỉa hè, sát hàng rào sắt bên ngoài khuôn viên, mắt gườm gườm nhìn vào đoàn biểu tình đứng đối diện ở vỉa hè bên kia, trong tư thế sẵn sàng phản ứng.

Hàng rào cảnh sát thứ hai gồm 100 người đứng ở mép đường án ngữ trước mặt đoàn biểu tình, sẵn sàng cưỡng chế những ai trong đoàn biểu tình tràn xuống lòng đường. Hàng rào thứ ba gồm mấy chục viên cảnh sát đứng lẫn trong đoàn biểu tình có công vụ thuyết phục, xua đuổi những người dân tò mò đứng xem, ngăn chặn đoàn biểu tình đông thêm. Còn hàng rào thứ tư nữa, hàng rào này không mặc cảnh phục mà hầu hết sinh viên và người dân Hà Nội tham gia biểu tình không biết, chỉ những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền biết họ qua cặp mắt soi mói vào những đối tượng nghi ngờ và cặp tai chăm chú vào những đám đông đang trao đổi...

Mặc! Không ai quan tâm đến họ, và họ cũng không có một hành vi nào cho thấy sẵn sàng đàn áp cuộc biểu tình. Đúng ra, cuộc biểu tình này là của họ, bởi vì họ cũng là người Việt Nam, mà đã là người Việt Nam thì ai không đau xót khi người ngư dân Việt Nam bị bắn ghiết và lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của quốc gia bị sát nhập vào lãnh thổ láng giềng không lồ phương Bắc có truyền thống xâm lược và bành trướng từ khi lập quốc, ngoài những tập đoàn cầm quyền phản dân hại nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu thống.

Không biêt có phải vì là ngày chủ nhật hay không mà cánh cổng đại sứ quán Trung Quốc đóng im nghỉm. Trên tầng hai, vài khuôn mặt nhân viên sứ quán Trung Quốc xuất hiện sau các tấm kính, ở hành lang ngoài tiền sảnh vài ba hình người đi đi, lại lại nhìn ra đoàn biểu tình rồi cúi gằm mặt trầm ngâm và sau đó biến mất. Ở bên ngoài, những tiếng hô: "Đả đảo Trung Quốc Xâm lược, Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, Tẩy chay hàng hoá Trung Quốc" vẫn ầm vang dội vào cánh cửa gian tiền sảnh và các tấm kính của toà đại sứ, vang động đến lương tri những người qua đường, kêu gọi họ dừng lại chứng kiến cảnh tượng có một không hai này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm của một quốc gia mà trong Hiến Pháp và pháp luật thừa nhận công dân có quyền biểu tình, nhưng bị gắn vào đó cái đuôi quái gở: " Theo quy định của Pháp luật".

Hẳn những người dân Việt Nam vô tư nhất, kể cả những người còn níu giữ hình ảnh của một nước "đồng chí cộng sản, môi hở răng lạnh" cũng không còn đặt câu hỏi Hoàng Sa và Trường Sa là của ai. Hai quần đảo này đã được khẳng định bằng các cứ liệu khoa học thuộc lãnh thổ Việt Nam về vị trí, về địa hình đáy biển, sinh học và lịch sử. Năm 1974 chúng ta đã mất một phần khi hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của Việt Nam cộng hoà, dù khi đó hải quân Việt Nam cộng hoà đã bỏ nhiều sinh mạng trong cuộc hải chiến không cân sức. Năm 1979 chúng ta được họ "dạy cho một bài học" ở biên giới phía Bắc. Năm toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải và phần lớn các đảo trong hai quần đảo này đã thuộc quyền quản lý hợp pháp của chính quyền cộng sản Việt Nam; dù muốn hay không, lúc ấy trong con mắt quốc tế họ cũng đại diện cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam. Nhưng rồi, vì những kháng cự yếu ớt, những tuyên bố né tránh, chúng ta đã phải cam chịu. Thế là mảnh đất nhỏ bé, đông dân và thiêng liêng mà tổ tiên để lại cho chúng ta đã bị lưỡi dao sắc lẹm của chủ nghĩa bá quyền bành trướng phương Bắc chém lìa: một ở Thác Bản Giốc, một ở Mục Nam Quan và một nữa ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Còn Bây giờ... Còn bây giờ...

Tôi thấy LS Lê Quốc Quân, người bị công an bắt giữ một thời gian để điều tra khi trở về từ Hoa Kỳ sau chuyến tu nghiệp. Anh đứng trước đoàn biểu tình, nơi sôi động nhất, lĩnh xướng cho dàn âm thanh phản đối. Theo bàn tay chỉ huy của anh, khi ở phía tả hô: Trường Sa, ở phía hữu đế tiếp: Hoàng Sa và hai danh từ chỉ thị hai địa danh của tổ quốc chúng ta vang lên đều đặn và cộng hưởng. Tôi thấy ở bên hữu tấm băng rôn: " Trường Sa & Hoàng Sa phải là của Việt Nam. "ông Nguyễn Văn Tính, một cựu tù nhân chính trị, tóc điểm bạc, người vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã nhận chân ra cái bất hảo của chủ nghĩa cộng sản và chính quyền cộng sản và đã vận động thành lập một đảng chính trị đối kháng khi mới 23 tuổi. Tôi thấy ở phía tả tấm băng rôn là cô gái Phạm Thanh Nhiên dáng vóc nhỏ bé một tay níu giữ tấm băng rôn, một tay đang vung cao, miệng hô to và nước mắt giàn dụa. Tôi thấy cô Lê Thị Kim Thu, một dân oan trẻ quê ở Đồng Nai, thành viên của khối 8406 ra Hà Nội ăn chực nằm chờ, trước kia là vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nay là 110 Cầu Giấy để đánh trống cho nỗi oan mất nhà mất đất của gia đình, Tôi thấy thầy giáo về hưu Nguyễn Thượng Long, ứng viên đại biểu Quốc hội khoá XI với một búi tóc đuôi ngựa rất nghệ sĩ và thân hình cường tráng, một tay vung lên theo tiếng hô, một tay cầm máy ảnh chụp lia lịa. Tôi thấy ông Vũ Cao Quận già cả và nhỏ bé với chiếc áo Ba-đờ-suy cũ phanh mở giữa đám đông các công dân trai trẻ, sẵn sàng nhận một viên đạn như những tín đồ đạo Phật Miến Điện đã ngã trên đường Rangoon cuối tháng 9 năm nay.

Nhưng hình ảnh sâu đậm nhất trong tôi là các anh chị em sinh viên, trong đó có một sinh viên hai tay nắm chặt hai mép lá cờ đỏ sao vàng, miệng ngậm chặt tấm biểu ngữ bằng chữ Anh: " Trường Sa & Hoàng Sa of Việt Nam. Lúc lúc, chờ phút lơ là của những viên cảnh sát đối diện, cậu nhảy xuống lòng đường hô vang khẩu hiệu và lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên đầu. Tôi không biết người sinh viên này có phút nào thoáng nghĩ đến nguy cơ bị đuổi khỏi trường đại học hay không, vì trước đó đã có tin, một gã hiệu trưởng răn đe nếu sinh viên nào tham gia cuộc biểu tình sẽ bị "tống tiễn". Trời ơi! Tham gia biểu tình phản đối nước láng giềng xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia mà bị đuổi học. Gã hiệu trưởng này theo lệnh của ai và họ có còn là người Việt có lương tri, nữa hay không? Hàng triệu đồng bào ta ở Hải Ngoại, dù đã có quê hương thứ hai, có cuộc sống phồn vinh, tự do và nhân quyền mà con đau xót cho quê cha đất tổ bị xâm lược nữa là!.

- Anh đang truyền âm thanh này ra đâu ?

Một người đàn ông tuổi trung niên vận complet màu xám và caravat trang nhã hỏi tôi: - Tôi truyền âm thanh này ra cho đồng bào Việt Nam yêu nước ở Hải Ngoại- Tôi trả lời. - Anh cho tôi được nói vài câu! Như tuân theo một mệnh lệnh, tôi trao máy di động cho anh. Tiếng anh vang lên. Câu đầu tiên anh tự giới thiệu mình là một doanh nhân và tiếp đó : "Tổ tiên chúng tôi đã đổ bao xương máu để có mảnh đất này. Tôi phản đối Trung Quốc. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam..." Những người đứng xung quang kéo đến vây lấy chúng tôi, đưa vào tim gan mình những lời nói của anh. Rồi không biết từ đâu chen vào một con người lạ hoắc. Ông ta đã già, có lẽ là một cán bộ đảng đã về hưu, đầu óc bị khoá chặt bởi ổ khoá truyền thông trong nước: - Các anh không được kích động. Đảng và Chính phủ cũng phản đối Trung Quốc...

Tôi gạt ông ta sang một bên bằng câu nói: " Chúng ta chưa bao giờ có tự do ngôn luận. Đây là một dịp hiếm hoi để người công dân quan tâm đến vận mệnh quốc gia bày tỏ ý kiến của mình. Nếu muốn, ông sẽ nói khi người này nói xong." Những tiếng la ó nhạo báng ông ta vang lên sau câu nói của tôi; và đám đông khép lại sau khi nhường một lối cho ông ta vội vàng cút xéo.

- Bác muốn tham gia diễn đàn ?

Một bà đến cạnh tôi khi tôi chen ra khỏi đám đông. Bà không trả lời tôi mà cầm ngay máy di động. Bằng giọng miền Nam nhỏ nhẹ, bà tự giới thiệu bà quê ở Đồng Nai, ra Hà Nội thăm thân nhân, tình cơ đi qua mà có mặt ở cuộc biểu tình: "Chúng tôi phản đối chính phủ Trung Quốc xâm lược hai quần đảo của chúng tôi. Người dân Việt Nam nào còn lòng yêu nước thì phải lên tiếng. Chúng tôi sẵn sàng đánh trả cuộc xâm lược của Trung Quốc. Tôi là đàn bà cũng sẵn sàng ra trận...". Những tiếng nói cuối cùng của bà âm vang và to dần lên, cùng lúc những giọt nước mắt chảy dàn dụa xuống hai gò má. Tình yêu và lòng căm thù trộn vào nhau của bà lan truyền ra xung quanh; và một cảm xúc bất lực xuất hiện trên khuôn mặt của người chứng kiến. Phải rồi! Chúng ta, những người dân đành bất lực trước sự việc đau lòng này. Chúng ta chỉ có thể nói lên được một vài lời, trong một vài phút hiếm hoi này thôi, mà phải những người thật dũng cảm mới đi được đến đây và được nói. Chính quyền đâu phải của chúng ta. Điều đó càng được khẳng định khi tiếng loa trên một chiếc xe cảnh sát tăng cường vang lên: " Yêu cầu các sinh viên và mọi người giải tán. Đây là việc của hai chính phủ, để hai chính phủ giải quyết. Không được để cho bọn phản động chống phá nhà nước lợi dụng.

Thế đấy! "Đây là việc của hai chính phủ..." và lại còn " không được để cho bọn phản động chống phá nhà nước lợi dụng. "hoado Người dân không có quyền, những người yêu nước đang đấu tranh cho nhân quyền của nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ không có quyền... Sau tiếng loa, những người cảnh sát cơ động đội mũ sắt, tay cầm dùi cui nhảy xuống xe. Nguy cơ một cuộc giải tán bằng vũ lực xuất hiện.

Cho đến bây giờ, khi ngồi trước bàn phím trắng, tay run rẩy gõ lên màn hình những con chữ ran ruột, trong hai mắt tôi vẫn còn nhoè mờ những giọt nước mắt của cháu Phạm Thanh Nhiên, của bà già quê tận Đồng Nai và của các cháu sinh viên cùng nhiều người khác trong cuộc biểu tình hôm 9-12-2007 mà tôi đã thấy hoặc vô tình không thấy. Cám ơn các anh chị em sinh viên Hà Nội đã dũng cảm tổ chức cuộc biểu tình này, cám ơn người dân Hà Nội đã đến đây. Chúng ta biết đang phải làm láng ghiềng nhỏ bé cạnh một nhà nước khổng lồ của Tần Thuỷ Hoàng và Mao Trạch Đông. Chúng ta có quyền tự hào về những vị anh hùng Trần Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung... Nhưng đó chỉ là những giây phút loé lên hiếm hoi trong lịch sử 4000 năm, khi dân tộc đạt đến điểm cực thịnh và lòng người quy về một mối. Còn bây giờ chúng ta đang bị dẫn dắt bởi một chính quyền nhu nhược và lòng người ly tán. Liệu có ngày nào và bằng cách nào dân tộc ta thay đổi được số phận???

Hải Phòng, ngày10-12-2007
Nguyễn Xuân Nghĩa.


______________________________________________________________


tiengnoitudodanchu.org
Gửi vào Chủ Nhật, 16 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1

Đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh công an ngăn chặn, cản trở
cuộc biểu tình yêu nước phản đối Trung quốc chiếm
Hoàng Sa, Trường Sa của nhân dân.


...

Sáng nay 16/12/2007, tiếp lời kêu gọi biểu tình phản đối TQ chiếm 2 quần đảo TS - HS của Việt Nam, đã có rất đông người, phần lớn là tuổi trẻ tham gia vào đoàn biểu tình và tuần hành trước ĐSQ TQ tại HN và LSQ TQ tại Sài Gòn. Tuy nhiên, vì các lời kêu gọi đã được công khai trước trên rất nhiều trang mạng và cả gửi qua tin nhắn, nên nhà cầm quyền biết và đã ra lệnh cho rất nhiều các lực lượng vũ trang ngăn chặn, cản trở cuộc biểu tình tuần hành yêu nước của nhân dân VN. Họ không cho đoàn biểu tình có điều kiện tập hợp đối diện với ĐSQ và LSQ để trực tiếp hô vang những khẩu hiệu yêu nước. Họ phong tỏa các ngả đường hướng vào tòa ĐSQ và LSQ, nhằm ngăn chặn dòng người nhập vào đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình đã không thể thực hiện được theo kịch bản sắp xếp ban đầu mà phải chuyển sang tuần hành.

Việc cản trở, ngăn chặn hành động biều tình yêu nước của nhân dân VN phản đối TQ chiếm 2 quần đảo TS và HS của công an dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN đã bộc lộ rõ bản chất, tâm địa xấu xa của ĐCSVN. Khi đất nước lâm nguy, lãnh thổ bị xâm phạm mà họ lại cố tình làm ngơ và dửng dưng đứng ngoài cuộc. Phải chăng ĐCSVN phải nhún nhường trước đàn anh TQ để hòng giữ riệt cái ngai vàng độc đoán? Phải chăng có những thỏa thuận trước đây giữa VN với TQ như công hàm của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, phải chăng những hiệp định dở dang về phân chia lãnh hải, lãnh thổ, v,v.. đã níu chân ĐCSVN?

Chúng tôi kịch liệt lên án ĐCSVN về những hành động ngang trái này. Rất mong các cơ quan ngôn luận trên toàn thế giới ủng hộ chúng tôi
.

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,
Đả đảo nhà cầm quyền bành trướng Trung Quốc,
Nước Việt Nam là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
Yêu cầu chính phủ Việt Nam dừng ngay lập tức các hành động cản trở, ngăn chặn các hoạt động yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Huỳnh Dũng Thắng
Thành viên Đảng Dân Chủ Nhân Dân

Gửi đi từ Hà Nội.

_______________________________________________________________


Tin Biểu Tình
Biểu tình phản đối TQ tại Hà Nội:


...    ...

Khoảng 2000 người mặc áo đỏ và 2500 người mặc áo vàng, áo xanh tham gia tuần hành từ đầu đường Điện Biên Phủ , qua Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn , các phố Văn Miếu , Quốc Tử Giám, Cát Linh, Giảng Võ và kết thúc tại Khách sạn Hà Nội lúc 11h . Tuy việc biểu tình không được như dự kiến ban đầu nhưng cuộc tuần hành ngay sau đó lại thành công CỰC KỲ MỸ MÃN.

Người Đưa Tin

Back to top
« Last Edit: 26. Dec 2007 , 07:28 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #27 - 16. Dec 2007 , 10:41
 
Trích từ tiengnoitudodanchu.org
Trần Quốc Hiên: Bảo vệ Giếng Dầu của Tổ Quốc
Gửi vào Chủ Nhật, 16 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1
___________________________________________

Bảo vệ Giếng Dầu của Tổ Quốc

Trần Quốc Hiên- ĐDCND


...

Chúng ta hãy xem những gì mà người láng giềng Trung Quốc đã làm trong thời gian qua:

Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới và họ có lực lượng quân sự hùng mạnh khiến các cường quốc hàng đầu cũng phải dè chừng.


Tuy nhiên, do mục tiêu phát triển bằng mọi giá - Như lời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn trước nhân dân: “Chúng tôi nhất định sẽ tập trung tinh thần sức lực tiến hành xây dựng, một lòng một dạ tìm kiếm sự phát triển.” - đã khiến cho họ phạm nhiều sai lầm. Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề lớn, nếu không được giải quyết sẽ có nguy cơ phá hủy mọi thành quả của họ từ trước đến nay.

Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên, Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tiêu thụ tài nguyên và thải ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ước tính trong vòng 20 năm nữa, chỉ còn 6 loại tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc còn đủ khả năng cung cấp. Tiếp theo là vấn đề chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng, đặc biệt đã hình thành tâm lý “thù giàu” ở một bộ phận người nghèo. Người Trung Quốc coi “Giáo dục, y tế và nhà ở” là Tam Đại Sơn, nghĩa là 3 quả núi lớn. Giống như ở các nước Cộng sản khác, người dân Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn lớn về giáo dục, y tế và nhà ở. Một vấn đề không kém phần nghiêm trọng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn lẩn tránh, đó là nguy cơ chệch hướng XHCN, xa rời lý tưởng Cộng sản, ngày càng tiến gần đến chủ nghĩa bá quyền.

Vừa qua, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thực tế từ năm 1974 Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa. Chưa dừng lại ở đấy, họ luôn tìm cách chiếm Trường Sa bằng quân sự, và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo. Gần đây nhất, Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hoàng Sa, mở tour du lịch, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đảo thì hoang vu, không bóng người, tại sao họ lại phải tranh chấp với ta? Vấn đề ở chỗ có thêm một hòn đảo là có thêm hàng nghìn cây số vuông biển, nghĩa là có thể khai thác dầu lửa ở đó. Cho nên tấc đảo quý hơn tấc vàng. Nếu mất đảo, mất biển, thì sẽ mất dầu lửa.

Trung Quốc và các nước khác đều đói dầu lửa. Nhưng, nếu họ đói một thì chúng ta đói mười. Người dân Việt Nam đã thấu hiểu những hậu quả của việc thiếu dầu lửa và tăng giá xăng dầu. Chúng ta ý thức được dầu lửa là tài nguyên chiến lược quan trọng hàng đầu của quốc gia, của thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện nay, do chưa có nhà máy lọc dầu, Việt Nam phải xuất khẩu dầu thô với giá rẻ, để rồi lại nhập dầu thành phẩm (xăng, dầu nhớt, dầu chạy máy…) với giá cao. Vì vậy, khi giá dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng tăng.

Tình hình ở Trung Quốc cũng diễn ra tương tự. Mặc dù nền kinh tế phát triển nhanh, luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng do chưa tập trung ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, đầu tư chất xám, nên họ đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu tài nguyên, năng lượng và ô nhiễm môi trường. Trung Quốc đã có hàng loạt bước đi nhằm củng cố an ninh năng lượng quốc gia, trong đó chiến lược quan trọng nhất của họ là hướng ra Biển Đông, nơi có những giếng dầu với trữ lượng lớn mà nước ta đang khai thác.   

Những hành động gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc, cho thấy họ đang tiến gần đến việc chiếm hoàn toàn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc dự tính, đến năm 2020, nước này sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim và vươn lên đứng đầu thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc các nước láng giềng như Việt Nam sẽ trở thành sân sau, thành chư hầu của Trung Quốc; Nếu còn đi theo người anh cả Trung Quốc, học tập kinh nghiệm xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, thì chẳng những không có được XHCN mà ngay cả nền độc lập dân tộc cũng bị đe dọa.

Nếu thiếu cảnh giác để nước ngoài chiếm mất hai quần đảo quan trọng đó, thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Nên nhớ, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc. Nhân dân ta đã đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ giống nòi. Chưa bao giờ tinh thần bất khuất, kiên cường chống các thế lực ngoại xâm của dân tộc ta mất đi. Bây giờ, tinh thần đó đang dâng lên mạnh mẽ.

Trung Quốc và Đài Loan luôn đối đầu với nhau như lửa với nước. Thế mà thời gian gần đây, họ đã dẹp bỏ thù riêng, cùng bắt tay nhau để thực hiện âm mưu chiếm quần đảo Trường Sa. Hành động của họ là phi nghĩa, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công lý có bảo vệ ta không? Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đâu mất rồi? Và người dân Việt Nam có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong lúc nguy nan này không?

Con người đang tìm những nguồn năng lượng mới thay thế tài nguyên hóa thạch, nhưng ít nhất trong 30 năm tới, dầu lửa vẫn là tài nguyên quan trọng hàng đầu của con người. Chỉ cần nhìn vào những biến động lớn trong đời sống người dân Việt Nam do tăng giá xăng dầu, cũng đủ thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chưa nói đến cái mục tiêu xa vời là XHCN, ngay như mục tiêu trước mắt là xóa đói giảm nghèo sẽ trở nên khó thực hiện nếu không có dầu lửa. Những quyết định thiếu sáng suốt của các nhà lãnh đạo trong lúc này sẽ đẩy người dân vào tình cảnh khó khăn.

Đây là thời cơ để các lực lượng Dân chủ trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về cuộc khủng hoẳng năng lượng của thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Cuộc khủng hoẳng đó và cuộc tranh chấp trên Biển Đông có chung bản chất, đó là dầu lửa. Trong thế kỷ 21, nước nào có trong tay dầu lửa, nước đó sẽ chiến thắng. Ngược lại, mất dầu lửa là mất tất cả.

Hỡi đồng bào cả nước. Hỡi thanh niên sinh viên. Hỡi các lực lượng dân tộc trong và ngoài nước. Hỡi quân đội nhân dân Việt Nam . Hãy  chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước khi quá muộn.

Việt Nam ngày 15 tháng 12 năm 2007
Trần Quốc Hiên- ĐDCND
http://ddcnd.org/main/
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #28 - 17. Dec 2007 , 21:50
 
Công dân Trần Nhu: Tổ Quốc Lâm Nguy
Gửi vào Thứ Hai, 17 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1/tiengnoitudodanchu.org
_____________________________________________


Tổ Quốc Lâm Nguy

Trần Nhu



...


(Kính nhờ quí vị làm công tác truyền thông báo chí và các mạng Internet phổ biến rộng rãi bài viết này đến các bạn trẻ trong và ngoài nước).

Thư này được viết cho những người trẻ, những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.

Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,

Dù muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến cái thiêng liêng căn bản tối cao của con người là Tổ Quốc.

Thưa quý vị cùng các bạn,

Ðứng trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường sa, Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta với một sự ngạo mạn ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức như vậy đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ta có thể tiếp tục im lặng và nhẫn nhục được nữa không?

Thưa quý vị cùng các bạn,

Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi.  Hơn 84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh của đất nước là do hành động của chúng ta, và thuộc về quyền định đoạt của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào.

Tôi ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các vật cản trở nó. Vân mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân dân.

“Trong Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không thể tưởng tượng được. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế, chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ không phải bằng lý thuyết”(1).

Trong hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9-12 trước cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, chúng ta chứng kiến  thấy luồng sinh khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.

Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt sương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau sót!

(Thơ của Phạm Lê Phan Tết Giáp Dần 1974)


Hỡi đồng bào,

Hoàng Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không thể nhượng lại cho bất cứ kẻ nào. Hơn 84 triệu đồng bào cùng một lòng bảo vệ. Trọng trách  bảo vệ Tổ Quốc được giao phó cho mọi người dân Việt, không phải chỉ cho một nhóm người nào.

Ðối với những người cộng sản Việt Nam, giờ phút này nhiều người có thể biết được con người thực sự của họ. Nhân đây tôi cũng muốn nói với các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam rằng: Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc là cùng đứng trong hàng ngũ nhân dân để giữ nước.

Tổ Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít ngoại bang từ lâu rồi.

Giặc đã vào nhà bắng bạo lực, mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn là: “Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Muốn nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cần phải dựa vào nhân dân, vì những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Hãy chấm dút nhắc lại 16 chữ vàng, lặp lại theo lời phát biểu của Tề Kiến Quốc đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-1-2005. : “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tương lai”. Ðừng có hy vọng hão, tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp đấy. Năm 1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ tin vào vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng,  quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước mắt, mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa bình với Bắc Kinh gì nữa đây, hay các anh muốn giữ: “Mối tình thắm thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em” như lời nói của Hồ chí Minh. Ðây là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng. Các anh đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa sao? Không hề có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ cướp cả.

Mất Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm muốn cả nước Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước… Chúng cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Yêu nước, biểu thị lòng yêu nước, không cần có giấy phép.

Trong lúc tổ quốc lâm nguy, ta không thể để cho con người nhu nhược, ngập ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc. Con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa của dân tộc. Họ hèn hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, nhưng vẫn kiên trì nhẫn nhục “theo đuổi tình hữu nghị.” Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng túng không thuyết phục được ai.

Hãy trả lại cho nhân dân sự can đảm và niềm tin yêu tổ quốc, sự khao khát nhân bản của con người và  sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.

Nhân đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng tôi chán ghét sự thù nghịch, và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải lựa chọn, thì đó là sự đại bất hạnh.

Các ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình. Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình sao? Nhưng điều sỉ nhục này rất lớn và chúng tôi  sẽ phải trả giá, như ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt quân xâm lăng. Chúng tôi có liều thuốc dũng cảm, anh dũng. Những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng: phải bảo vệ tổ quốc với bất cứ giá nào!

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!

Công dân Trần Nhu.

Lưu Ý: Bạn đọc muốn tìm hiểu về chính sách: Diễn Biến Hòa Binh của Trung Quốc xin xem bài “Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao”, hoặc “Cuộc chạy đua giữa ÐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ” và “Bức Giác Thư Gửi Các Vị Tướng Lãnh Và Binh Sĩ Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam” đó là những vấn đề thời sự nóng bỏng.

(1) Dẫn lời ông Lê Dũng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao VN, ngày 11-12-07 tại Hà Nội.
(2) Dẫn sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”, tập 1, tr. 486 của tác giả Nguồn Sống xuất bản 2005
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #29 - 20. Dec 2007 , 21:34
 
Vụ Trường Sa cho giới trẻ Việt Nam biết mùi biểu tình
Gửi vào Thứ Sáu, 21 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1/tiengnoitudodanchu.org
__________________________________________________________

Vụ Trường Sa cho giới trẻ Việt Nam biết mùi biểu tình

...
     

Hà Nội – Trong hai ngày cuối tuần của hai tuần lễ liên tiếp, hàng trăm người trẻ tuổi đã xuống đường và hô khẩu hiệu trên các đường phố tại Hà Nội và TPHCM, họ phất những biểu ngữ phản đối và tránh những hàng lớp dầy đặc của công an chống bạo động. Cái nguyên nhân mà họ đang biểu tình phản đối là một điều mà nhà nước đã chấp nhận: Việt Nam tuyên bố rằng họ, chứ không phải Trung Hoa, có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa.

Nhưng nhà cầm quyền đang cố gắng đè chặt cuộc biểu tình xuống, vì những cuộc biểu tình này đe dọa làm tổn hại đến quan hệ với người láng giềng khổng lồ phương bắc và khuyến khích sinh viên học sinh tham gia vào chính trị qua những đường lối khác.

Ðối với các sinh viên thì họ rất sung sướng.

“Tôi rất vui vì đã có thể cất cao tiếng nói”, sinh viên Nguyễn Văn Nhật, 24 tuổị, người đã cùng xuống đường với những người biểu tình vào hôm Chủ Nhật trước tại Hà Nội cho biết. “Tôi nghĩ đó là một điều đúng mà tôi phải làm.”

Những cuộc biểu tình đã xảy ra vì quyết định hồi đầu tháng này của Trung Quốc để thiết lập một địa điểm chính thức, gọi là Tam Sa, mà theo họ tuyên bố là để quản lý Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam đã chính thức phản đối hành động này vào ngày 3/12, như phát ngôn viên nhà nước Lê Dũng đã nói vấn đề này nên được giải quyết bằng đàm phán ôn hòa.

Những người biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán tại TPHCM bắt đầu vào ngày Chủ Nhật tiếp theo. Sự thât là công an đã để yên cho cuộc biểu tình lần đầu vào khoảng một tiếng đồng hồ trước khi bị giải tán, đưa đến sự suy đoán là cuộc biểu tình đã được phát động bởi nhà nước.

Nhưng thật ra, các cuộc biểu tình có vẻ phần lớn là do tự phát, được tổ chức bởi sinh viên qua các trang blogs, cộng đồng trên mạng internet và bằng nhắn tin qua điện thoại di động, với sự tham gia của các nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu và các nhà bất đồng chính kiến.

“Chúng tôi biết về cuộc biểu tình qua các trang blogs và bằng điện thư”, sinh viên Ngô Quỳnh, 23 tuổi, cho biết như vậy. “Tôi tham gia cuộc biểu tình đặt căn bản trên lòng yêu nước Viêt Nam của tôi.”

Họ đã dùng các trang blogs như hoangsa.org (tên bằng tiếng Việt cho quần đảo Hoàng Sa) và các trang liên kết như Yahơo360 để loan chuyền tin tức về cuộc biểu tình. Các trang blogs vẫn đang tiếp tục bàn cãi sôi nổi về vấn đề Trường Sa.
Một số các nhà hoạt động dân chủ cũng rất năng động trong cuộc biểu tình. Họ gồm có ông Lê Quốc Quân, một luật sư đã ở Hoa Kỳ 6 tháng vào đầu năm nay trong một khóa tu nghiệp của Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia, và bị nhà nước Việt Nam bỏ tù 3 tháng khi ông ta trở về.

Ông Quân nói rằng ông tham gia cuôc biểu tình tại Hà Nội ngày 9/12, nhưng công an đã ngăn cản ông không cho đến cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật tuần rồi. Ông cũng cho biết người em của ông là Lê Quốc Quyết đã bị bắt tại cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật ở TPHCM và bị giữ đến 4 tiếng đồng hồ trước khi được thả.

Ông Quân cũng nói thêm rằng công an tại cuộc biểu tình đã bắt giữ rồi trả tự do cho một người cậu và bạn của cậu ông ta.

Trong cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật trước, trái ngược với lần biểu tình hôm 9/12, lại có mặt hàng chục công an chống bạo động và họ đã cô lập sẵn con đường trước toà đại sứ Trung Quốc và công viên lân cận. Các trang blogs Viêt Nam đã kể lại những câu chuyện của 3 sinh viên bị bắt giữ và được trả tự do nhiều tiếng đồng hồ sau đó.

Công an Việt Nam từ chối không nói gì về các vụ bắt bớ này, ngoại trừ xác nhận rằng đã có xảy ra.

Nhưng cách đối xử khắt khe của công an đã theo sau một thông cáo của phía Trung Quốc lên án họ (đã để yên cho các cuộc biểu tình). Hãng thông tấn của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đã tường thuật vào hôm Thứ Tư rằng ông Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thúc giục Việt Nam ngăn ngừa bất cứ cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào xảy ra trong tương lai., mà theo ông ta thì có thể làm tổn hại đến quan hệ giữa hai nước.

Báo chí truyền thông của Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã cho đăng một số bài báo trong hai tuần qua trình bày việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam về các quần đảo. Họ dựa vào các tài liệu cổ xưa của các vua chúa Việt Nam và từ các nhà thám hiểm Âu Châu ở thế kỷ 17.

Những lập luận này được suy diễn khá rộng rãi bởi phía Viêt Nam, vốn vẫn coi sự tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo như một sự kiện thông thường trong một chuỗi dài những vụ đột phá của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam.

Việc tranh chấp chủ quyền đang gia tăng vì vùng biển chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa được xem là có chứa nguồn dầu thô rất khả quan. Một hợp đồng giữa Việt Nam với công ty BP để bắt đầu thăm dò trên vùng biển gần phía Nam Việt Nam đã bị hủy bỏ hồi đầu năm nay vì lo ngại về tranh chấp chủ quyền.

Những người biểu tình nói rằng họ sẽ cố gắng để xuống đường trở lại vào cuối tuần này. Việc đó sẽ đặt nhà nước Việt Nam vào một tình trạng dở khóc dở cười, khi phải cố để ngăn giữ những cuộc biểu tình có sự tham gia của các nhà hoạt động dân chủ độc lập, nhưng cũng phản ánh lòng yêu nước từ khắp nơi và tư tưởng chống Trung Quốc

“Khi chúng tôi xuống đường tại Hà Nội trong cuộc biểu tình, nhiều người qua đường rất vui thú, và một số đã tham gia cùng chúng tôi”, sinh viên Nhật cho biết. “Phải có một biện pháp để ngăn chận âm mưu của Trung Quốc muốn xâm lăng các quần đảo này”

Sinh viên Quỳnh nói, “Tôi nghĩ rằng giải pháp tốt nhất là dân chủ. Vấn đề phải được bàn thảo công khai để tất cả mọi người biết đến, chứ không phải chỉ có Ðảng Cộng sản, để chúng ta có thể thấy được sức mạnh của dân tộc”.

Dù sao, những sinh hoạt chính trị không có phép tắc như vậy, chính xác là cái mà nhà nước Việt Nam muốn tránh.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #30 - 20. Dec 2007 , 21:56
 
Chánh Trung: Thân gởi các bạn trong lực lượng quân đội và công an nhân dân
Gửi vào Thứ Sáu, 21 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1
________________________________________________

Thân gởi các bạn trong lực lượng quân đội và công an nhân dân

Chánh Trung


Xin phép được hỏi các bạn đang phục vụ cho ai? Các bạn đang phục vụ cho riêng ĐCSVN hay cho Tổ quốc và nhân dân Việt Nam?. Đất nước đang thực sự bị xâm lăng bởi bàn tay bá quyền Trung cộng, một kẻ thù lịch sử đã từng đô hộ dân tộc chúng ta 1000 năm trong quá khứ.

Quần đảo Hoàng Sa đã được ĐCSVN hiến dâng cho Trung cộng bằng công hàm do ông Phạm văn Đồng ký ngày 14/9/1958, tiếp đến họ lại ký hiệp ước biên giới hồi cuối năm 1999 dâng luôn 2 ngàn cây số vuông mặt biển và trên 700 cây số vuông của vùng đất địa đầu Ải Nam Quan (trong đó có Thác Bản Giốc một thắng cảnh của quê hương). Giờ đây Trung cộng lại ngang nhiên chiếm luôn quần đảo Trường Sa để thành lập thành phố Tam Sa. Các bạn có biết rằng dưới lòng biển Hoàng Sa và Trường Sa là mỏ dầu khổng lồ, tài sản vô giá của đất nước VN không? Các bạn có biết rằng 16 tấn vàng của chính quyền miền nam VN để lại đã được các nhà lãnh đạo ĐCSVN chia nhau như thế nào không? Các bạn có biết rằng trong chuyến sang thăm Việt Nam năm ngoái khi dự Hội nghị APEC, chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc tắm biển Đà Nẵng phát biểu là ông ta đang như đang tắm trên bãi biển Trung quốc không? Còn biết bao nhiêu những điều bí mật khác mà các nhà lãnh đạo ĐCSVN vì quyền lợi riêng tư đành phải câm nín và cúi đầu trước bá quyền Trung quốc.
...

Các bạn đang phục vụ cho ai ?

Với truyền thống hào hùng của dân tộc, chúng ta phải làm sao để khỏi mang tội với tiền nhân những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh cả máu xương để cho chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Cuộc biểu tình ôn hoà của các tầng lớp sinh viên học sinh cùng các nhà dân chủ và nhân dân phản đối sự xâm lăng man rợ của bá quyền Trung cộng là việc làm chính đáng không thể thiếu được trong giai đoạn này, các bạn nỡ lòng nào ra tay đàn áp những người đáng kính đáng yêu như thế?. ĐCSVN đã cúi đầu vâng lệnh quan thầy Trung cộng, chẳng lẽ các bạn lại tiếp tục cúi đầu vâng lệnh sự chỉ đạo của đảng để đàn áp thô bạo đồng bào của mình. Hàng chục ngàn chiến sĩ đồng đội của các bạn đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới với bọn bá quyền Trung cộng năm 1979, và mới đây hơn 60 chiến sĩ hải quân của các bạn đã hy sinh trong trận hải chiến Trường sa, họ sẽ nghĩ gì khi hiện tại các bạn đang đàn áp những người dân trên tay không có vũ khí, chỉ có tấm lòng và bầu nhiệt huyết yêu quê hương tổ quốc can đảm đứng lên biểu tình phản đối hành động xâm lăng của kẻ thù. Biểu tình để phản đối kẻ thù Trung cộng xâm lấn quê hương là có tội sao?

Công an thành phố HCM ra thông báo là các thành phần phản động như “Tập hợp thanh niên dân chủ”, các trang web phản động và nhóm khủng bố Việt Tân đã xúi giục sinh viên tham gia biểu tình chống Trung cộng. Xin hỏi các bạn lời buộc tội này có đúng không?. Tại sao chính quyền Việt Nam không dám cương quyết phản đối hành động xâm lăng này của Trung cộng? Chúng ta đã có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như lời tuyên bố của ông Lê Dũng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thì tại sao nhà nước ta không dám mạnh dạn công khai đưa ra toà án quốc tế của LHQ?

Tôi còn nhớ trước đây khi báo chí Việt Nam đăng thông tin về chất lượng kém cỏi của hàng hoá Trung quốc thì đại sứ của ta tại Bắc Kinh được họ triệu tập vào ban đêm để khiển trách, còn bây giờ với 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với mỏ dầu tài sản vô giá của quốc gia đang nằm gọn trong tay Trung quốc thì chính quyền CSVN chỉ biết ra lệnh cho ông Lê Dũng phản đối chiếu lệ trên hệ thống truyền thanh, truyền hình để xoa dịu sự căm phẫn của người dân, lại còn hứa với quan thầy Trung quốc là sẽ tìm cách không để cho biểu tình tiếp diễn nữa. Là những chiến sĩ quân đội nhân dân , công an nhân dân các bạn có thấy nhục nhã và xấu hổ không?

Các nhà lãnh đạo ĐCSVN khi đi ra nước ngoài thường nói trong nước có tự do dân chủ. Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết phát biểu “chuyện bất đồng chính kiến là bình thường”, cựu thủ tướng Võ văn Kiệt nói “có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau…..đất nước này không phải của riêng ai hoặc đảng phái nào”, đương kim thủ tướng Nguyễn tấn Dũng trong lần trả lời trực tuyến có nói “yêu nhất thích nhất là trung thực, giận nhất ghét nhất là giả dối”. Thế mà khi người dân có hành động ôn hoà để bày tỏ bất đồng chính kiến với đảng đúng theo hiến pháp quy định thì các anh lại thừa hành mệnh lệnh cấp trên đề đàn áp thô bạo không nương tay viện cớ là tuyên truyền chống đảng, chống nhà nước nhân dân.

Hôm nay những cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân không có dấu hiệu gì chống đảng, chống nhà nước cả, mà chỉ chống bọn bá quyền Trung quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa thôi, thế mà các bạn vẫn đàn áp không thương tiếc. Trong một phút giây nào đó xin các bạn nên trực diện với lương tâm của mình, suy nghĩ lại những hành động và việc làm của các bạn trong thời gian qua có đúng với màu áo và huy hiệu của mình không, và có đúng với lòng mong muốn của nhân dân không? Xin đừng vì sự sống đê hèn, bả lợi danh mà tiếp tục đi trên con đường sai trái, tiếp tục trung thành với ĐCSVN đã và đang làm băng hoại quê hương. Tại vì sống dưới chế độc tài CS mọi thông tin đều được bưng bít bởi sự tuyên truyền của đảng, không có bất cứ thông tin độc lập nào được tồn tại, các bạn và nhân dân chỉ được hiểu biết qua những cơ quan ngôn luận truyền thông báo chí của đảng cho nên làm sao các bạn biết được sự thật để mà xác định hướng đi cho mình. ĐCSVN không tốt đẹp như những gì mà các bạn được truyền đạt đâu.

Giờ đây khí phách của Hội nghị Diên Hồng của thời vua Trần Nhân Tôn đang bừng dậy trong lòng dân tộc, xin các bạn với màu áo quân đội và công an nhân dân hãy đứng về phía nhân dân để cùng với sinh viên học sinh, cùng với các tầng lớp yêu nước trong xã hội thắp sáng thêm ý chí quật cường mà tiền nhân xưa đã để lại trong lòng mỗi con người Việt Nam bất diệt chúng ta. Xin hãy cùng nhau dẹp bỏ mọi tị hiềm trong cuộc sống, dẹp bỏ mọi chuyện bất đồng về ý thức hệ để cùng nhau đoàn kết chung lòng chống lại kẻ thù truyền kiếp của chúng ta. Các bạn hãy nhìn kỹ để mà so sánh đi, trước năm 1975 dưới thể chế đa nguyên của Việt Nam Cộng Hoà, thì miền Nam là hòn ngọc viễn đông của khu vực Đông Nam Á, còn miền Bắc thì sao? Ngày nay sau hơn 30 năm dưới thể chế do ÐCSVN độc quyền lãnh đạo thì Việt Nam ta đã thua xa Thái Lan, Singapore, Đại Hàn, Malaysia, Indonesia….

Kể từ khi Việt Nam chuyển mình đổi mới theo kinh tế thị trường của tư bản, có sự cạnh tranh để cùng phát triển mà hệ thống XHCN cho là bóc lột và chậm tiến thì nền kinh tế có phần khá hơn. Những nước nghèo trên thế giới trong các chế độ XHCN hoặc độc tài quân phiệt, muốn cho dân có cơm ăn áo mặc và tiến bộ thì phải nhờ vào các nước tư bản theo thể chế đa nguyên chính trị giúp đỡ về kinh tế. Tuy nhiên, dù kinh tế nước ta có phát triển nhưng nợ vay của nước ngoài cứ tiếp tục dâng cao, nạn cửa quyền tham nhũng bao che để cùng nhau làm giàu bất chánh đục khoét của công, dùng những người bất tài “học giả bằng thật” để lãnh đạo trong guồng máy chính quyền đã trở thành quốc nạn không sao bài trừ nổi. Ông Ajay Chhibber, giám đốc ngân hàng thế giới đã trả lời trên báo Tuổi trẻ: Việt Nam đã nợ 20 tỷ đô la rồi (nghĩa là tương đương với trên 320 ngàn tỷ đồng VN) và còn tiếp tục tăng nữa.

Biết bao nhiêu công công trình xây dựng bằng tiền vay vốn nước ngoài trị giá hàng chục, hàng trăm và hàng ngàn tỷ đồng đã được giải ngân xong nhưng thực tế thì còn dở dang chưa hoàn thành là do nguyên nhân từ đâu? Mấy năm qua những lời hứa hẹn cương quyết bài trừ tham nhũng và lành mạnh hoá guồng máy chính quyền của các nhà lãnh đạo ĐCSVN chỉ có trên giấy tờ còn thực tế thì vẫn là con số không, tình trạng này nếu tiếp tục mãi thì đến đời con, đời cháu, đời chít của chúng ta vẫn trả chưa hết nợ.

Kinh nghiệm thực tế cho chúng ta thấy rằng sự thành công của các nước tiên tiến trên thế giới là nhờ họ đi theo con đường dân chủ đa nguyên từ kinh tế lẫn chính trị, nghĩa là phải có các cơ quan, đoàn thể hoàn toàn độc lập với chính quyền, có đa đảng để kiểm soát lẫn nhau, có báo chí tư nhân để thực hiện quyền tự do ngôn luận, có bầu cử và ứng cử tự do thực sự để nhân dân chọn người tài phục vụ đất nước. Đây là con đường hợp lý nhất trong thời đại hiện nay nếu chúng ta không muốn mình bị nô lệ.

Các nhà lãnh đạo ĐCSVN vì quá tham quyền cố vị cho nên cứ khăng khăng đi theo hệ thống độc tài XHCN, một chủ nghĩa đã bị loài người ruồng bỏ, và ngay cả Liên Sô nơi phát sinh ra nó cũng phải chấp nhận sự cáo chung của nó. Nếu các nhà lãnh đạo CSVN không thức thời để thay đổi tư duy ngay từ bây giờ, nếu còn tiếp tục chấp nhận theo con đường của đàn anh Trung quốc thì chắc chắn trong tương lai đất nước Việt Nam sẽ trở thành lãnh thổ của Trung quốc đúng như Hồ Cẩm Ðào đã nói khi ông ta tắm ở bãi biễn Đà Nẵng là ông ta giống như đang tắm biển của nước ông ta.

Nếu nhà nước Việt Nam không muốn mình trở thành tội đồ của dân tộc thì ngay từ bây giờ phải cương quyết và mạnh dạn đưa chuyện Trung cộng ngang nhiên chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ra trước toà án quốc tế, chớ không phải bằng lời lẽ suông để xoa dịu sự căm phẩn của toàn dân. Nếu các bạn trong hàng ngũ quân đội và công an nhân dân không muốn nhân dân nguyền rủa là tiếp tay cho kẻ bán nước thì ngay từ bây giờ đừng nghe lệnh cấp trên mà đàn áp sinh viên, học sinh cùng các thành phần tranh đấu ôn hoà nữa, nếu các bạn không dám đứng vào dòng tranh đấu thì nên tạo diều kiện và đứng ngoài để cho tuổi trẻ hôm nay đứng lên dành lại những gì đã mất.

Chúng ta có đầy đủ bằng chứng để đập tan âm mưu bá quyền của Trung cộng, chúng ta phải cương quyết cho bọn xâm lăng Trung cộng biết rằng:

1/ Công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung quốc do ông Phạm văn Đồng ký ngày 14/9/1958 là không có giá trị bởi vì: Thời gian đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hoà, chứ không phải của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do ông Phạm văn Đồng làm thủ tướng, cuộc hải chiến giữa Quân lực VNCH với hải quân Trung quốc năm 1974 là bằng chứng điển hình.

2/ Chính phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do ông Phạm văn Đồng làm thủ tướng là chính phủ của riêng ĐCSVN chớ không phải là chính quyền do toàn dân Việt Nam chọn lựa qua bầu cử tự do. Do đó những gì mà ông Phạm văn Đồng ký đều vô giá trị.

3/ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được quốc tế ghi nhận là của nước Việt Nam từ thời vua Tự Đức, Gia Long , còn tuyên bố ngày 04/09/1958 của Trung quốc nhằm hợp thức hoá 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để làm tiền đề cho ông Phạm văn Đồng ký công hàm gởi cho Chu ân Lai ngày 14/09/1958 là âm mưu giữa 2 đảng cộng sản anh em với nhau, cho nên không có giá trị pháp lý đối với nhân dân Việt Nam.

Chắc chắn khi đưa ra toà án quốc tế thì Việt Nam chúng ta còn có nhiều bằng chứng từ các nhà sử học, nghiên cứu gia của Việt Nam và quốc tế nữa. Chúng tôi tin chắc rằng với lương tâm và tinh thần yêu nước các bạn trong hàng ngũ quân đội và công an nhân dân sẽ nhìn ra được lẽ thật mà tự khẳng định lại hướng đi cho riêng mình, dân tộc Việt Nam nói chung và chúng tôi nói riêng xin hân hoan cám ơn các bạn.

Việt Nam ngày 17/12/2007
Chánh Trung



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #31 - 22. Dec 2007 , 19:39
 
Ngăn chận  Biểu Tình


Tin  tức  vừa  mới nhận được từ Sàigon  và Hà   nội  ,ngày hôm nay  không có Biểu tình  chống Trung Quốc  .Tuy  vậy  Công An , Cảnh sát  vẫn  cô lập  đoạn đường  trước Tòa Đại sứ Trung Cộng  ở  Hà  nội  và  Tổng lãnh sự quán  ở Sàigon .

Chỉ  có  một  số  người  lảng vảng  chung quanh hai nơi nói  trên .

Ở Sàigon  , một người đàn ông  trong  nhóm  tổ chức Biểu tình  đã  bị bắt  .

Ở  Hà  nội  có  2  người  bị bắt .
...



...

Công An  chìm  dơ tay  ngăn chận  không cho chụp hình  


Back to top
« Last Edit: 22. Dec 2007 , 20:06 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #32 - 25. Dec 2007 , 13:48
 
Thu Beo moi cac ban xem mot vai hinh anh bieu tinh cua hoi Hai Quan San Diego va Cưu Long Santa Ana de chong viec Trung Quoc muon sat nhap quan dao Trương Sa , Hoang Sa cua chung ta vao Hai Nam ngay 23-12-07

...
Đoàn biểu tình tuần hành trước LSQ Trung Hoa


... 
Đoàn biểu tình mang di ảnh cuả các chiến sĩ HQVN hy sinh tại Hoàng Sa tuần hành trước Lãnh Sự Quán Trung Hoa tại Los Angeles



...
Anh Nguyễn Hội với Thánh Kỳ, anh Phú với di ảnh cuả Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà, HQ 10

     
...
Một cựu quân nhân HQVN đã từng bắt ngư dân Trung Hoa vi phạm hải phận Hoàng Sa vào những năm 1950


...
Chị Hoa với di ảnh cuả Trung Sĩ Thám Xuất Lê Anh Dũng


...
Back to top
« Last Edit: 27. Dec 2007 , 04:01 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG SA và TRƯỜNG SA
Reply #33 - 25. Dec 2007 , 13:51
 
...
...
...
...
...
...
Back to top
« Last Edit: 27. Dec 2007 , 03:57 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #34 - 26. Dec 2007 , 12:04
 
Nhà  Việt Nam

- Hỡi  công dân !   cùng nhau  đứng  dậy
Đứng  lên  đi  đập  gẫy bạo quyền 
Dậy đi  chớ  mãi  ngủ   yên
Ngủ hoài  cộng bán  Tổ tiên sơn hà 
Hỡi  công dân  đứng  lên ta phá 
Phá  tan đi  thể chế  độc tài
Kẻo  không  cộng sản  sống dai
Chúng đem  Tổ quốc  đất đai dâng  Tàu
Hỡi công dân ! vùng lên tranh đấu
Chớ  để lâu  cộng  gấu phá  tan 
Chúng  đem dâng  hết  giang san
Cho thày Trung cộng  cầu  an  ghế  ngồi
Công dân hỡi  !  đứng lên    phải đòi
Kẻo sau  này  mắc tội  vong ân
Đừng   nghe  Cộng  dọa  ngại  ngần
Cùng nhau đoàn kết  toàn dân một lòng !


THA   NHÂN   (TCL  -Hồ ngọc Cẩn )
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #35 - 26. Dec 2007 , 16:50
 
CỘNG ĐỒNG VN HẢI NGOẠI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CSVN BÁN NƯỚC VÀ TRUNG CỘNG XÂM LĂNG HOÀNG SA - TRƯỜNG SA


Hình Ảnh Của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Ottawa - Canada Biểu Tình Chống Trung Cộng Ngày 22 Tháng 12, 2007


[center]...  ...
...   ...
...  ...
...  ...

Back to top
« Last Edit: 27. Dec 2007 , 03:00 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #36 - 26. Dec 2007 , 17:19
 
Cuộc biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Los Angeles, Hoa Kỳ ngày 19/12/2007


...  ...  ...    ... ... ...     ...   [img]http://i38.photobucket.com/albums/e113/diendantudodanchu/hai_ngoai/BieuTinh.jpg  ...
Back to top
« Last Edit: 26. Dec 2007 , 19:03 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #37 - 26. Dec 2007 , 17:41
 
Paris biểu tình trước tòa Đại Sứ Việt Cộng và Trung Cộng ngày 23/12/2007


...  ...
...  ...  ...  ...


Back to top
« Last Edit: 27. Dec 2007 , 03:20 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #38 - 26. Dec 2007 , 18:32
 
Hình Ảnh Biểu Tình tại San Francisco ngày 22/12/2007


...  ...

...  ...

...

Back to top
« Last Edit: 01. Jan 2008 , 21:20 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #39 - 26. Dec 2007 , 18:59
 
Người Việt Houston biểu tình trước Toà Lãnh Sự Trung Quốc
Friday, December 21, 2007



...
Tòa tổng lãnh sự Trung Quốc phải đối đầu người Việt tỵ nạn.

...
Các biểu ngữ đều viết bằng tiếng Anh, kể cả tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

______________________________________


Hình Ảnh Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Melbourne Úc Châu Biểu Tình Chống Trung Cộng Chiếm Hoàng Sa & Trường Sa Ngày 29/12/07


...  ... 

...  ...

...   ...


________________________________________

Biểu tình trước tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam và tòa đại sứ Cộng Sản Trung Quốc tại Hòa Lan 30/12/07


...   ...     ...   ...   ...   

Để có thể đòi lại những gì Việt Cộng đã bán cho Trung Cộng, chỉ có lá cờ vàng, lá cờ chính nghĩa của người Việt tỵ nạn chúng ta
.
Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 21:41 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #40 - 29. Dec 2007 , 04:16
 
...


Lấy Lại Biển Đông Để Thấy Những Chân Trời


(Còn lại tim này thương phế
Và mùa xuân nửa địa cầu về trễ)


Lẽ ra những bờ biển quê hương
Phải xanh dài tít tắp
Lẽ ra những hòn đảo quê hương
Phải nườm nượp bóng dừa

Này em, hỡi em
Bao lâu nữa
Thủy triều trỗi sóng tình ca
Này anh, hỡi anh
Bao lâu nữa
Đoàn tàu trực tuyến Hoàng, Trường Sa

Hôm nay mưa mù, trời chớp lệ
Dải mây-thành xám ngoét
Hồn những con tàu váng vất biển đông

Đôi mắt 74, đôi mắt 75
Và bao đôi mắt ngư dân đã không còn thấy sáng
Bữa tiệc máu ngày qua ngày hoang đãng
Trên xác thân những còm cõi biết lê chân

Trắng ởn nanh, biệt thự giữa khung thành
Túi bạc quốc gia rơi riêng vào túi áo

Lẽ ra miền Trung, không ngại lo vì giông bão
Lẽ ra miền Bắc, không có những phố vẫy, phố liều
Lẽ ra miền Nam, dân oan không phải đớn đau kêu
Lẽ ra quân lực Việt Nam phải được vũ trang tối tân, hùng hậu lắm
Và lẽ ra Việt Nam đã là hàng đầu kinh tế

Và nếu tôi, em, không nhỏ lệ
Như mưa mù trời, như gió hôm nay
Ai đánh thức cơn say
Ai dậm chân để ồn ào đất tổ

Một Ngô Quyền bêu đầu Hoằng Thao nơi Bạch Đằng giang thuở đó
Một Nam Quốc Sơn Hà phá Tống bình Chiêm
Một Trần Thủ Độ sát quân Nguyên
Một lời khuyên của Nguyễn Phi Khanh
Mang giấc mộng Linh Quy Hoàn kiếm
Xương nam tiến Mãn Thanh sờ sờ gò Đống
Nhị Hà đỏ máu thiên thu

Hôm nay..
Biển Việt Nam không nhìn được ra xa
Sóng Việt Nam không bao la hải lý
Hơn 2 triệu vua quan lũ-loài bọn ấy
Càn khôn của báu
Vấy máu anh em

Trên ghế bạo quyền lại hò hét dân đen
Đứng đằng sau nghịt ngòm hố thẳm
Lại hô hào, lại gào bừng bừng khí thế
Và có lẽ lại đưa 77 triệu con người làm bia đỡ trên đầu

Đau lòng và mỉa mai thay trí tuệ đỉnh cao
Lặng nhìn lãnh thổ Việt lùi dần từ phương Bắc

Tổ tiên ơi nơi đâu là giặc
Tổ tiên ơi sông núi 4000 năm
Bờ phương đông sóng sẽ vỡ từng đêm
Từng đêm hận, mưa không nhiều bằng nước mắt

Hồn quê hương, tôi, anh, nào thất trách
Đất quê hương, em, nào biết dâng người
Máu Việt rồi sẽ đổ với trùng khơi
Cầm, thú đó xin một lần tan nát

Lập lại hào quang ngược về 200 xuân trước
Bóng cờ đào, áo vải phục Thăng Long
Khúc bình ca man mác dải sông Hồng
Giáp bạc liên hoan khét mùi thuốc súng

Biển đông ơi
Hãy cùng anh lồng lộng
Hãy cùng em giông bão đuổi xâm lăng
Nếu những kẻ tham lam quen hút máu dân
Hiểu được xác thân là tạm bợ
Và tất cả ….
Của quê hương từ viên đạn vỡ
Của quê hương từng giọt mồ hôi rơi

Đừng đảo điên với ý thức hệ giết người
Mọi rợ ấy lỗi thời và không bao giờ tồn tại
Nếu vô thần
Hãy cho hắn biết yêu quê hương là chính đạo
Nếu là dân Công Giáo
Xin Chúa thức tỉnh hắn địa ngục linh hồn
Nếu là con cháu Phật Chí Tôn
Xin vẽ cho hắn nẻo luân hồi nghiệp chướng

Biển đông, đôi mắt Việt Nam nhìn ra muôn hướng
Mười ngón tay dài với đến những chân trời
Đứng lên đi
Nào anh
Nào em
Nào tôi

Những gì của Việt Nam, hãy trả cho Việt Nam lần cuối
Máu sẽ đổ, đâu cần ai kêu gọi
Những gì của quê hương, xin để lại cho quê hương
Xác thân nào mãi mãi trường tồn
Nhưng dân tộc sẽ không bao giờ chết

Lạy mẹ già, một ngày con băng ra biển lớn
Con lạy cha, một buổi sáng chia ly
Kiên cường lên, em nhé người yêu
Gặp khốn khó cắn răng mà chịu đựng

Non sông Việt Nam trùng trùng vạn dặm
Bờ đại dương Việt Nam dải dải không ngơi
Tất cả chúng ta ơi
Lấy lại biển đông
Để thấy những chân trời


12/12/2007 18:08 PM

cpsn


Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #41 - 29. Dec 2007 , 19:03
 
CSVN Và Vấn Đề Hoàng Sa - Trường Sa TRẦN ĐỨC TƯỜNG (VNN) .


Việt Báo Thứ Bảy, 12/29/2007, 12:02:00 AM
Giờ đây đã đến cái lúc toàn bộ vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như lãnh hải của tổ quốc Việt Nam bị Trung Cộng xâm chiếm đập thẳng vào mặt chính quyền CSVN. Hà Nội không thể núp sau bất cứ một thứ bình phong nào để né tránh như từ trước tới nay. Bình phong gì và né tránh như thế nào thì hiện nay có thể trên 50% dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 không mấy tường tận. Thiết tưởng trong lúc dân tộc Việt Nam trong cũng như ngoài nước, già trẻ, gái trai đang sục sôi lòng yêu nước và lửa căm hờn khi Trung Quốc quyết định thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào quận huyện của họ, cũng nên tìm hiểu một chút lịch sử về hai quần đảo này của chúng ta.
CSVN Bán Nước Cho Ngoại Bang
Về lịch sử chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu trước 1975 chính quyền CSVN tại Miền Bắc không hề đả động đến, thì tại Miền Nam các quần đảo này đã được ghi trên sách địa dư của nhiều lớp trung và tiểu học. Nhiều thế hệ học sinh đã học tập và ghi nhớ. Địa danh hai quần đảo này trở nên thời sự vào năm 1974, lúc Trung Cộng đã xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa sau người Mỹ rút chân khỏi vùng Đông Nam Á. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu mãnh liệt nhưng sức cô, lực kiệt, đã không bảo vệ được quần đảo. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã phản đối trên trường quốc tế và đã trưng ra những chứng tích lịch sử không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam trên những hòn đảo đó.

Lúc này, CSVN hoàn toàn câm nín. Đến nay, khi Trung Cộng xâm lăng thêm quần đảo Trường Sa, Hà Nội mới đưa ra những chứng tích của VNCH trước đây. Thiết tưởng chỉ cần đọc những tư liệu hiện nay trên nhiều báo chí trong nước cũng biết được rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc quyền sở hữu của Việt Nam từ nhiều trăm năm qua.

Nếu lịch sử chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đơn giản bao nhiêu thì nguyên nhân tại sao Trung Quốc ngang ngược xâm chiếm các quần đảo này có vẻ rắc rối bấy nhiêu. Rắc rối vì đảng và chế độ CSVN cố tình che giấu khiến nhân dân ta mù mờ không hiểu rõ. Thực chất vấn đề này khởi sự từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước.

Cuộc chiến tranh được gọi là "kháng chiến chống Pháp" đã được Hồ Chí Minh khởi động ngày 22/12/48 trong lúc đất nước và dân tộc ta vừa thoát ách nô lệ thực dân và bị quân đội Nhật chiếm đóng, bị bom đạn tàn phá... đang ở trong tình trạng kiệt quệ. Đối với Việt Minh, tình hình chiến sự chỉ sáng sủa sau khi quân cộng sản Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Mao trạch Đông "giải phóng" nước Tàu và tuyên bố thành lập chính quyền cộng sản ngày 01/10/1949.

Với tinh thần bá quyền bành trướng, tuy thành công sau CSVN, nhưng Trung Cộng đã tỏ thái độ đàn anh, và CSVN, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã tỏ ra thần phục Bắc Kinh để được chi viện về quân sự đối phó với đoàn quân viễn chinh của Pháp. Việt Minh đã nhận được không những vũ khí, quân dụng từ Trung Quốc, mà cả sĩ quan, cán bộ chính trị cố vấn người Trung Quốc. Dấu vết ghi đậm của bọn cố vấn Tàu này là cuộc "cải cách ruộng đất" đẫm máu mà Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo CSVN đã cúi đầu vâng lệnh thực hiện trên đất Bắc. Nhưng cũng nhờ có những vũ khí nặng như đại bác và cả cán bộ quân sự của Trung Quốc nên Việt Minh đã tạo được chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau sự sụp đổ của khối cộng sản thế giới, người ta đã khám phá ra rằng giữa các chế độ cộng sản với nhau, không có chuyện "viện trợ không hoàn trả", kể cả viện trợ quân sự để bành trướng chủ nghĩa. Tất cả mọi hình thức "chi viện" đều là một sự vay trả, trả vay. CSVN đã phải bồi hoàn trong nhiều năm món nợ chiến tranh cho Liên Xô bằng cách xuất cảng lao nô dưới danh nghĩa "lao động hợp tác". Trung Cộng là một nước dư thừa nhân công nên họ không cần "lao nô" của CSVN. Họ cần thứ khác. Đó là đất đai, lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo vv...

Ý đồ bành trướng của Trung Cộng trong vùng Đông Hải nước ta giải quyết nhu cầu đất đai thì ít nhưng nhu cầu chiến lược kinh tế cũng như quân sự thì nhiều. Hơn ai hết, Bắc Kinh và Hà Nội biết rõ, nếu không có Trung Cộng thì Việt Minh sẽ thua quân đội Pháp và sẽ không có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, sẽ không có Hiệp Định Genève và CSVN sẽ không chiếm được phân nửa đất nước phía Bắc vĩ tuyến 17. Cuộc "Tổng Tuyển Cử" vào năm 1956 theo dự trù của Hiệp Định Genève đã không xẩy ra và CSVN theo lệnh của quốc tế cộng sản đã chuẩn bị xâm lăng võ trang Miền Nam Việt Nam. Đương nhiên là để tiến hành cuộc chiến tranh mới này, CSVN sẽ phải đương đầu với Mỹ với nhiều phương tiện hiện đại hơn Pháp nhiều lần. CSVN chắc chắn phải dựa vào nguồn viện trợ quân sự của Trung Quốc ở sát biên giới. Tuy hiện nay chưa có những bằng chứng cụ thể như văn bản tài liệu về những thỏa nhượng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhưng chắc chắn là CSVN phải được sự bảo đảm viện trợ của Trung Cộng mới dám phát động cuộc chiến. Và chắc chắn Trung Cộng cũng phải nắm được những cam kết, trao đổi của CSVN mới chấp thuận viện trợ. Vì thế, không thể nói là CSVN không hề biết âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã có thỏa thuận với nhau.
Vì thế mà 4 năm sau Hiệp Định Genève, và 2 năm trước khi cộng sản Bắc Việt tiến hành xâm lăng Miền Nam, Trung Cộng đã ra bản tuyên bố về lãnh hải của họ ngày 04/09/1958, trong đó họ sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của họ. Bản tuyên bố đã được ông Trần Đồng Đức dịch từ Hán văn ra Việt ngữ như sau:

"Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)

Đại biểu uỷ viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)

Quyết nghị
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp".

Nguồn dịch: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Mười ngày sau khi Quốc Hội Trung Quốc phê duyệt quyết nghị trên đây, tức là ngày 14/09/1958, phía Việt Nam, Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ Tướng chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã gửi một công hàm thẳng cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng của Trung Quốc.

Nguyên văn bản công hàm này như sau:

Có người cho rằng vì CSVN phản ứng nhậm lẹ nên đã không lường được hết những hậu quả của việc "ghi nhận và tán thành" những tuyên bố ngày 4/9/58 của Trung Cộng. Điều này không thể xẩy ra được vì theo quy luật vận hành của đảng cộng sản thì không phải chỉ một mình Phạm Văn Đồng có toàn quyền quyết định. Đây là quyết định của Trung Ương Đảng lúc đó chỉ có 17 Ủy viên chính thức và 10 Ủy Viên dự khuyết, hay ít ra là Bộ Chính Trị, trong đó có cả Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành ký công hàm mà thôi. Tập đoàn đầu sỏ của CSVN tất nhiên phải biết rằng để cho Trung Cộng sát nhập đất đai là điều trái với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhưng, lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 và như thế thuộc quyền kiểm soát của nước Việt Nam Cộng Hòa mà cộng sản Hà Nội coi là thù nghịch.

Có ba lý do khiến CSVN có hành động ủng hộ việc Trung Cộng thôn tính đất đai của Việt Nam. Thứ nhất, Với chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, CSVN ôm ấp lý tưởng thế giới đại đồng, trái đất không còn biên giới. Ăn thua gì mấy hòn đảo nhỏ ngoài khơi. Thứ nhì, Với tư tưởng hận thù chuẩn bị chiến tranh, CSVN ủng hộ ngoại bang cùng phe cộng sản thôn tính đất đai dưới quyền kiểm soát của kẻ địch. Thứ ba, CSVN hiến dâng các quần đảo xa xôi cho Trung Cộng để đền ơn chi viện đánh thắng thực dân Pháp và đổi lấy súng đạn âm mưu xâm chiếm Miền Nam.

Hai năm trước khi ký bản công hàm, theo tài liệu "Cuộc tranh chấp đất đai Việt-Trung" (The Sino-Vietnamese Territorial Dispute) của tác giả Pao-min thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế" (The Center for Strategic and International Studies) của trường Đại Học Georgetown, Hoa Thịnh Đốn, ấn hành và tờ Tạp Chí Bắc Kinh số ra ngày 30/03/1979 (trang 20) đăng tải, thì ngay vào thời điểm năm 1956, Phạm Văn Đồng đã nói với Trung Quốc rằng: "Trên quan điểm lịch sử, các đảo này (tức Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc". Vì thế, trong buổi tiếp tân ngày 15/06/1956 dành cho viên xử lý thường vụ Tham Tá đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Li Shimin, Ung Văn Khiêm - thứ trưởng Ngoại Giao cộng sản Bắc Việt thời bấy giờ - đã chính thức xác nhận rằng: "Dựa vào những tài liệu mà phía Việt Nam có trong tay, các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), xét về mặt lịch sử, là thuộc về Trung Quốc".

Cùng có mặt trong buổi tiếp tân này, Lê Lộc, xử lý thường vụ giám đốc Phòng Á Châu Sự Vụ, đã nói thêm: "Trên mặt lịch sử, các đảo Tây Sa và Nam Sa đã là đất đai của Trung Quốc từ dưới đời Nhà Tống (960-1279)". Sau đó, báo chí cộng sản Hà Nội cũng như sách giáo khoa của chế độ đã nhiều lần xác nhận chủ quyền Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1977, khi bị chất vấn về những lời tuyên bố và bản công hàm, Phạm Văn Đồng đã thú nhận rằng: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như thế". Và trong cuộc họp báo ngày 03/12/1992, Nguyễn Mạnh Cầm tuyên bố: "Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam sự giúp đỡ to lớn và quý giá... Những lời tuyên bố của các đồng chí lãnh đạo của chúng tôi lúc đó là cần thiết!".
Dù gì đi chăng nữa thì bức công hàm của Phạm Văn Đồng là một bằng chứng bán nước cho ngoại bang và hành động của CSVN là hành động bán nước không thể tha thứ được. Lý Thường Kiệt khi xưa đã có câu thơ "Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư"... Vua Trần Nhân Tôn (1279-1293) đã để lại lời di huấn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Lịch sử Việt Nam đã chứng minh là bất cứ ở triều đại nào, tinh thần bảo toàn bờ cõi là tối thượng của dân tộc ta. Tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã không còn đếm xỉa gì đến truyền thống dân tộc.

(xin xem tiếp trang tới ...)
Back to top
« Last Edit: 29. Dec 2007 , 19:08 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #42 - 29. Dec 2007 , 19:09
 
Vấn Đề Hoàng Sa ..... tiếp theo
-------------------------------------------------

Thái Độ CSVN Trước Việc Trung Cộng Thôn Tính Hoàng Sa - Trường Sa

Tiến trình Trung Cộng thôn tính các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một tiến trình kéo dài. Sau khi đưa ra bản Công Bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 và được sự "ghi nhận tán thành" của CSVN, Trung Cộng chưa thể thực hiện ngay ý đồ tiến chiếm được vì hai lý do. Thứ nhất, tiềm năng quân sự của Trung Cộng còn yếu kém so với tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ mà Trung Cộng đã nếm mùi trong chiến tranh Triều Tiên. Sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trên vùng biển Đông Hải của Việt Nam và sự tham chiến của quân đội Mỹ trên chiến trường Miền Nam Việt Nam.

Sau Hiệp Định Paris, 1973, sau khi Hoa Kỳ rút Hạm Đội 7 ra khỏi vùng Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Cộng đã mang chiến hạm và quân đội tới đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Vì qua công hàm mang chữ ký Phạm Văn Đồng, CSVN đã "ghi nhận và tán thành" bản Công Bố về lãnh hải của Trung Quốc ngày 4/9/58 trong đó Bắc Kinh ghi rõ Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam và Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam là thuộc Trung Quốc, nên Hà Nội đã không hé môi tuyên bố nửa lời.

Không mấy người Việt Nam sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa trong những ngày 17 đến 19/01/1974 biết đến việc này. Thứ nhất là vì CSVN đã bưng bít thông tin này. Báo đài Hà Nội chỉ loan tin về chiến trường Miền Nam. Thứ nhì là nếu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên cộng sản có ai hỏi han gì thì sẽ được giải thích bằng luận điệu tuyên truyền lừa bịp đại để như: "Hiện nay ta dành ưu tiêu thanh toán chiến trường phía Nam, các hải đảo ngoài khơi, ta nhờ nước anh em quản lý hộ ta, sau này hòa bình họ sẽ trả lại"...

Sau khi chiếm được Miền Nam, thống nhất đất nước, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã không hề có nỗ lực nào để đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Khi Trung Cộng xua quân vượt biên giới phía bắc vào năm 1979 để dậy cho cộng sản Hà Nội bài học thì rõ ràng là Bắc Kinh và Hà Nội đã trở mặt, không còn đồng chí, đồng chuột gì với nhau. Hai nước đoạn giao và coi nhau là thù địch. Nhưng CSVN đã bỏ lỡ cơ hội để nêu lên vấn đề và đòi lại chủ quyền các hòn đảo của Việt Nam.

Hơn thế nữa, ngày 13/4/1988, Trung Cộng đã quyết định thành lập tỉnh Hải Nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lợi dụng tình trạng thù nghịch giữa Trung Quốc và Việt Nam, ngay ngày hôm đó Trung Quốc đã mang chiến hạm tới đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa, bắn chìm 2 tàu của hải quân CSVN và giết hại một số thủy thủ Việt Nam. Mặc dù lúc đó Hà Nội có được sự hậu thuẫn của Liên Xô, nhưng Hà Nội đã phản đối rất yếu ớt. Phải chăng trong ruột đảng CSVN các thành phần "nô tài" của Trung Cộng còn đông và mạnh nên đã khống chế tập đoàn lãnh đạo không dám "lật mặt" với Bắc Kinh? Giả thuyết này có vẻ hợp lý vì tháng 8/1991 Liên Xô sụp đổ thì chỉ 3 tháng sau, tức là vào tháng 11/1991, CSVN đã "bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc".

Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, Bắc Kinh đã áp lực đòi hỏi CSVN phải ký kết với họ những hiệp ước, thỏa ước về biên giới trên bộ cũng như trên biển. Trong việc ký kết này, Trung Cộng đã nuốt chửng của Việt Nam gần 1000 cây số vuông đất liền bao gồm Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc..., và trên 10000 cây số vuông Vịnh Bắc Bộ. Đó là không kể hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với hải phận xung quanh.

Càng về sau này Trung Cộng càng tỏ ra hung hăng lấn lướt bọn "nô tài" Hà Nội. Họ ngang nhiên cho ngoại quốc thăm dò tìm mỏ dầu khí ngay trên hải phận Việt Nam, diễu võ dương oai bằng những cuộc tập trận bằng đạn thật trên các vùng biển chung của hai nhước hay trên hải phận quốc tế. Tầu Trung Cộng gồm tầu của hải quân, của công an biên phòng hay ngư dân võ trang, thậm chí cả hải phỉ tàu thường đàn áp ngư dân Việt Nam ngay trên hải phận nước ta. Vụ trắng trợn và quan trọng nhất là vụ tầu của công an biên phòng Trung Cộng đã nổ súng sát hại hàng chục ngư dân Thanh Hóa mới cách đây 2 năm, ngày 8/1/2005.

Trước thái độ ngang ngược và những hành động ăn cướp giết người, chính quyền CSVN luôn tỏ ra rất yếu hèn. Lập trường của Nhà Nước CSVN chỉ vọn vẹn có câu: "Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông và khu vực".

Trong các lần vi phạm trước của Trung Cộng, CSVN cũng chỉ có câu nói này mà thôi. Không có một hành động nào cụ thể gọi là để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ sinh mạng nhân dân Việt Nam.

Tại Sao CSVN Lại Đàn Áp Các Cuộc Biểu Tình của Sinh Viên?

Trong tiến trình có tính toán, nhằm chiếm cứ toàn bộ Biển Đông, Trung Cộng không thể không thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sát nhập và lãnh thổ của họ. Chỉ có như vậy, thì nghị quyết ngày 4/9/1958 về hải phận 12 hải lý mới có giá trị vì không có quốc gia nào tranh chấp với họ tại vùng biển Hoàng Sa được nữa. Vì vậy, sau khi họ công bố nghị quyết ngày 4/9/58 và được CSVN hưởng ứng ngày 14/9/58, họ đã tiến hành việc xâm chiếm mà họ gọi là "thu hồi" Hoàng Sa vào đầu năm 1974. Hầu tạo căn bản pháp lý về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã ra quyết định thành lập tỉnh Hải Nam vào ngày 13/4/1988 bao gồm hai quần đảo này của Việt Nam, đồng thời đánh chiếm Trường Sa từ trong tay CSVN. Sau nhiều năm lấn át CSVN trong Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, hành xử như vùng biển của riêng mình, mới đây, ngày 2/11/2007, Trung Cộng ra quyết định thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý các quần đảo của Việt Nam.

Trước hành động ngang ngược của bá quyền nước lớn, được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước truyền thống và quyết tâm ngàn đời bảo vệ bờ cõi, thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn đã nhất loạt xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược. Thấy rõ thái độ yếu hèn của CSVN trước vụ Trung Cộng xâm lược, sinh viên đã mang ý định xuống đường để hậu thuẫn cho chính quyền tỏ thái độ với Trung Quốc, ra bàn thảo với những người lãnh đạo phong trào thanh niên. Những kẻ này, tuy đã được đảng CSVN giao nhiệm vụ ngăn cản, nhưng trước khí thế và quyết tâm của sinh viên, chúng không dám ra mặt ngăn cản. Vì thế mới có những trò lừa bịp của bọn đầu lãnh thanh niên cộng sản trong ngày 9/12/2007. Thấy bọn này không làm nên chuyện, đảng đã chỉ thị cho các trường đại học ra lệnh cấm sinh viên tham dự biểu tình. Cãi lệnh thì sẽ bị đuổi học. Bất chấp. Sinh viên vẫn xuống đường và hét vào mặt bọn Trung Cộng tại đại sứ quán ở Hà Nội và lãnh sự quán ở Sài Gòn lòng căm phẫn của nhân dân Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Cộng. Lúc đầu, công an chỉ làm nhiệm vụ án ngữ và cô lập đoàn biểu tình, nhưng càng về sau, đã thẳng tay đàn áp.

Phải chăng tập đoàn lãnh đạo CSVN đã bị Bắc Kinh khiển trách? Qua những lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, thì đủ thấy thái độ ngạo mạn của Bắc Kinh đối với bọn "nô tài" CSVN tại Hà Nội. Tên phát ngôn này đã trịch thượng nói với CSVN rằng: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam hãy lấy thái độ trách nhiệm và những biện pháp hữu hiệu để chấm dứt sự kiện (biểu tình) và để tránh tổn thương tới mối quan hệ đôi bên". Đây quả là kiểu ban hành mệnh lệnh cho thuộc cấp.

Đành rằng ở vào thời buổi ngày hôm nay, mọi tranh chấp về đất đai phải được giải quyết bằng đường lối thương thảo, hòa bình. Nhưng phải có thương thảo, phải có hòa bình. Trung Cộng không ngừng lấn chiếm, không ngừng khiêu khích, không ngừng bắn giết ngư dân ta trên chính lãnh hải của ta. Nhân dân phẫn nộ là có chính nghĩa. Thái độ có trách nhiệm duy nhất của chính quyền CSVN là phải cùng với nhân dân phản đối Trung Cộng xâm lược. Nhưng khốn nỗi đảng CSVN đã chọn lầm chủ. Chủ của họ không phải là nhân dân Việt Nam mà là Đế Quốc Trung Cộng.

Kết Luận

Trong quan hệ giữa chính quyền CSVN với Trung Quốc người ta thấy rõ không phải là mối tương quan bình đẳng, hữu nghị. Nó là mối tương quan chủ tớ. Đây là mối nhục quốc thể. Nhân dân ta không thể chấp nhận để đảng CSVN bắt cả dân tộc ta phải cúi đầu nghe mệnh lệnh của Bắc Kinh. Đã không bảo vệ được bờ cõi chống lại sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc, CSVN lại đứng vào phe kẻ xâm lăng để đàn áp nhân dân biểu tình vì lòng yêu nước bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là thái độ bất xứng của chính quyền CSVN. Tập đoàn lãnh đạo CSVN chủ trương giải quyết tranh chấp đất đai, hải đảo bằng đường lối thương thuyết. Nhưng bao lâu còn bức công hàm 14/9/1958 do Phạm Văn Đồng ký thì họ chưa há miệng thương thuyết thì CSVN đã mắc quai. Thái độ đi ngược lại lòng dân của CSVN khi đàn áp nhân dân biểu tình đã tách xa đảng với quần chúng đang muốn giúp chính quyền có cái thế chống lại thế lực to lớn của Trung Quốc. Quả CSVN đang đi vào con đường mạt vận.

TRẦN ĐỨC TƯỜNG (VNN)
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #43 - 29. Dec 2007 , 20:13
 
Hoàng Sa ơi! Hoàng Sa ơi!
 
Lê Khắc Anh Hào 
 

Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!
Một mảnh giang sơn đã mất rồi
Ta như mất cả phần da thịt
Tổ Quốc còn đau một góc trời!

Vẫn nhớ Hoàng Sa! Ôi Hoàng Sa!
Trận chiến năm xưa máu lệ nhòa
Sao không giăng trận cầu phao cũ
Chôn xác quân thù trận Đống Đa ?

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Ta vẫn đau!
Biển như còn nhuộm máu loang màu
Máu ai ngấm giữa lòng hải đảo
Xương trắng ai chìm giữa biển sâu ?!

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Đã mấy trăng?
Sao không là sóng dậy Bạch Đằng?
Sao không báu kiếm lời sát Đát?!
Sao sóng muôn trùng không thét vang?!

Một mảnh cơ đồ giữa biển khơi!
Ta con chim lạc cuối chân trời
Còn mơ vạn kiếp chôn thây giặc
Hoàng Sa đâu rồi!? Hoàng Sa ơi!

Hoàng Sa dưới bóng cờ Bắc phương
Giang sơn oan uất giữa bạo cường
Sóng biếc ầm vang lời tủi hận
Hào kiệt đâu rồi ? Hay khói sương?!

Huyền sử giống nòi, nay bãi hoang?
Hoàng Sa từng lớp sóng oai hùng
Hồn oan tử sĩ quân Nam vẫn
Theo dấu quân thù, theo dấu trăng!

Tổ Quốc còn đau mỗi mùa xuân
Âm ba hải chiến dậy căm hờn
Xung phong! Hải kích bên bờ nước
Đất quặn mình đau loang máu vương!!!

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Mảnh trăng rơi
Một mảnh giang sơn, một mảnh đời
Một mái tóc xanh dần hóa bạc
Tổ Quốc kêu gào! Hoàng Sa ơi!!

Lê Khắc Anh Hào/Đoạn Trường Lưu Vong


Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #44 - 31. Dec 2007 , 06:02
 
Tiengnoitudodanchu.org--QUỐC NẠN: Hán Hóa
Gửi vào Chủ Nhật, 30 Tháng 12, 2007 bởi BanBienTap1

____________________________________


QUỐC NẠN: Hán Hóa


Hành động Trung Cộng ban hành nghị quyết hành chánh thành lập Tam Sa ngày 2/12/07, đã minh chứng tội đồ phản quốc của CSVN. Trên thực tế, toàn thể lãnh đạo từ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dững cho đến tập thể quốc hội bù nhìn của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN chỉ là một lữ  Bán Nước - Hại Dân. Nhưng cùng với tên "cha già" quỷ quyệt Hồ Chí Minh, chúng đã luôn tìm cách che dấu bộ mặt thật, đánh lừa thế giới và người dân ngây thơ bằng những danh từ hoa mỹ: Thống Nhất, Độc Lập, Tự Do.  Ngày nay, quốc nạn Trường Sa và Hoàng Sa cùng với những biến cố xung quanh đã từ từ làm rơi mặt nạ của bọn phản quốc Cộng Sản.

Bị đặt trước hai hiểm họa: Mất nước hoặc mất đi tình hữu nghị với đàn anh Trung Quốc, những tên tội đồ dân tộc CSVN đã vô liêm sỉ về hùa với giặc Tàu Cộng tìm cách ngăn chận những cuộc biểu tình bất bạo động của những người dân yêu nước tại Quốc nội cho đúng với chính sách "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Chúng đã ngang nhiên loan tin  "Lực lượng công an đã phối hợp chặt chẽ với các lượng, các ngành, chủ động tấn công làm thất bại nhiều âm mưu, kế hoạch chống phá của các thế lực thù nghịch, bọn phản động. Ngăn chận có hiệu quả họat động biểu tình gây rối, gây bạo lọan". Sự việc này chứng tỏ rõ ràng sự bạc nhược của Mạnh-Triết-Dũng, cam tâm làm đầy tớ cho ngọai xâm, thẳng tay trừng trị mọi con dân nước Việt, thẳng tay đàn áp những người con lương tri, muốn hy sinh mạng sống mình để bảo vệ non song bờ cõi.

Ngoài ra, hành động của Tòng Thị Phóng, Bí Thư Trung Ương Đảng kiêm Phó Chủ Tịch cái gọi là Quốc Hội nhà nước, ngày 10/12/07 vừa qua lại càng tố cáo bản chất khiếp nhược hèn hạ của CSVN. Cầm đầu phái đòan VN đi thăm Trung Cộng để bày tỏ sự trung thành của đảng CSVN với quan thầy, Tòng Thị Phóng đã im thin thít không dám hó hé nửa câu về Hoàng Sa và Trường Sa,  mặc dù toàn dân trong nước đang bừng lên khí thế đấu tranh, quyết tâm sống chết với quân thù để bảo vệ giang sơn và bờ cõi.

Tam Sa bây giờ chỉ là việc xác định chủ quyền mà CSVN đã dâng, nhượng. Thực sự thì sự hiến dâng này đã nhen nhúm từ năm 1956 và chính thức hóa trên văn bản do Phạm Văn Đồng ký dưới sự đồng lõa của Hồ Chí Minh vào năm 1958. Chủ quyền VN mất đi từ đó và cho đến ngày 30/12/1999 thì CSVN lại dâng thêm 700 cây số vuông đất liền đó là chưa kể vùng biển. Từ đó từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào mỗi lần đến VN thay vì vào Hà Nội trước,  Dân lẫn Đào vẫn có thói quen ghé Sơn Trà Đà Nẵng trước khi ghé thủ đô Hà Nội. (Một hình thức tham quan lãnh thổ của chúng trước khi vào Việt Nam).

Từ hàng ngàn năm trước, Trung Quốc đã nuôi mộng xưng bá đồ vương, lấn chiếm đồng hoá đất nước và dân tộc Việt. Nhưng dã tâm này đã luôn bị đập tan bởi sự phản kháng anh dững của tổ tiên chúng ta. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam bao giờ cững hào hùng trong những trận chiến châu chấu đá voi khiến cho địch quân phải kiêng nể và mưu đồ Hán Hoá phải thất bại. Biết bao xương máu đã đổ ra tô thắm niềm kiêu hãnh của các thế hệ con cháu và điểm tô dải giang sơn gấm vóc ngày hôm nay.

Bất hạnh thay cho đất nước Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN đã như một quái thai quấy phá không ngừng quê cha đất tổ. Ngày nay cả đất nước đang trực diện với đại họa Hán Hoá trước sự đồng lõa của Bắc Bộ Phủ. Thực ra, hiểm họa Hán Hóa đã xẩy ra từ khi CSVN xua đoàn quân sinh Bắc tử Nam với võ khí, hỏa tiễn, xe tăng, đại pháo của Nga, Hoa và khối cộng sản Đông Âu xâm chiếm Miền Nam Việt Nam. Và sự Hán Hoá vẫn đang âm ỉ trong đất nước Việt Nam do bọn Thái Thú Việt Nam đã cam tâm làm thân trâu ngựa cho bá quyền Trung Cộng, trung thành với mẫu quốc để hưởng bổng lộc và bảo vệ quyền hành.

Vụ Hòang Sa và Trường Sa chỉ là một ung nhọt ngoài da nếu đem so với Lee Jang (một quận lỵ trong lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa có tên Việt Nam, nằm sau trong nội địa, đi qua khỏi phần thác Bản Giốc). Đây là một thị trấn hoàn toàn là của Khách Trú (Tầu Ô), hoàn toàn nói tiếng Tầu, họ có quyền mua đất lập nghiệp, lấy người bản xứ (VN) , họ tự do đi lại buôn bán, không cần thông hành (Visa), không trạm kiểm soát, họ đã bắt đầu thực hiện cuộc Hán Hóa từ năm 2000 và cho đến nay hầu như không còn thuốc chữa. Nếu CSVN vẫn còn ngự trị trên giải đất quê hương, nạn Hán Hóa sẽ như vết dầu loang và chẳng bao lâu nữa Việt Nam sẽ là quận lỵ nhỏ bé phía nam Trung Quốc và dải đất chữ S và cái tên VN sẽ mất đi trên bản đồ thế giới. Trung Cộng chẳng cần tốn một giọt máu mà vẫn bành trướng được về phương Nam. Nếu điều này xảy đến, chúng ta sẽ phân trần ra sao với tiền nhân? Lỗi của Cộng Sản VN bán nước trước sự bất lực của toàn thể người dân quốc nội và hải ngoại? Câu hỏi được đặt ra: Chúng ta đã làm hết sức của mình chưa?

Hay là một số đông vẫn còn thờ ơ, một số vẫn chưa ý thức được chân tướng bán nước buôn dân của CSVN? Dù muốn dù không, cùng với đất nước chúng ta  sẽ đi vào lịch sử Việt Nam. Hãy cùng nhau tô sáng trang sử dân tộc và bằng bất kỳ giá nào, chúng ta không có quyền làm ô uế những trang sử oai hùng của tổ tiên, chúng ta không thể phản bội lại những hy sinh của tiền nhân và của các chiến sĩ trong QLVNCH. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhập cuộc cứu nước.

CSVN là một quốc nạn nhưng thật may cho dân tộc Việt Nam, chúng ta vẫn còn cứu cánh, Thượng Đế đã ban cho chúng ta hai món quà đầu xuân Mậu Tý, một cơ hội bằng vàng như hồi chuông cảnh tỉnh sĩ phu nước Việt để muôn người như một. Đó là:  

- Phong Trào Dân Oan đã vùng lên sau hơn 30 năm bị trù dập, cưỡng chiếm đất đai với thành phần chính yếu là giới nông dân, theo sau là công nhân. Đây là hai chủ lực mạnh của nước Việt Nam. Hàng vạn năm qua, những người dân vô tội này bị CS lừa bịp, bóc lột lâm vào cảnh khốn khó, khánh kiệt. Chính cảnh bần cùng không lối thoát này đã giúp người dân quên sợ hãi, cương quyết vùng lên đòi quyền sống. Đây sẽ là lực lượng đáng kể cho sự quật khởi của toàn dân. Thêm vào đó giới sĩ phu: Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vữ Bình, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quốc Quân, và những anh thư Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy đã không tham sống sợ chết,  không thể cúi mặt cam thân làm thân khuyển mã cho ngoại bang, chấp nhận vào tù để nói lên ý chí quật cường của con dân nước Việt.  Họ là những ngọn đuốc soi đường cho tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc kiến tạo Dân Chủ nơi quê nhà.

     - Khí  thế đấu tranh của mọi tầng lớp dân chúng được thổi bừng lên trước hiểm họa mất nước: Các thanh niên, trí thức đã đồng loạt vùng lên biểu tình chống Trung Cộng và bè lữ tay sai bán nước, dâng đất nhượng biển cho ngọai bang. Mặc dù biết rắng chắc chắn họ sẽ bị trả thù, khủng bố, bị tù đày, nhưng trước quốc nạn, những người Việt chân chính thà hy sinh chứ không thể để lịch sử quy thành Tội Đồ Dân Tộc.

Chính nghĩa chắc chắn phải thành công. Cơ trời đã đến, CSVN đã dồn Dân Tộc ta vào con đường Tử Lộ, muốn sống còn phải đấu tranh cho chính mình và thế hệ mai sau, Ơn trên đã giúp dân ta đủ 3 điều đó là: Thiên Thời (xui khiến CSVN bán Nước), Địa Lợi (tranh đấu ngay trong lòng quê hương); Nhân Hòa (lòng người đã hướng về một mối: Trong nước và hải ngoại đã sát cánh bên nhau). Do đó, với khí thế của hơn 80 triệu dân trong nước và sự yểm trợ tích cực của người Việt Ty Nạn CS tại hải ngoại, sự đấu tranh của chúng ta sẽ như cơn sóng thần tràn vào VN. Sẽ không có một quân đội nào có thể cản ngăn khi lòng dân đã về một mối, không có thứ vữ khi nào có thể tiêu diệt được sức mạnh của cả một dân tộc.

Trận Vân Đồn ngày xưa do Tướng Trần Khánh Dư đã cho chúng ta một bài học quý giá. Tuy ngài thua trận đầu tiên vì binh đông tướng mạnh của quân nhà Thanh, nhưng với lòng quả cảm, Tướng Trần Khánh Dư đã lập công sau trận thứ nhì cướp binh lương của giặc, nhờ thế mà sau đó Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo đã thắng Quân Nguyên tại sông Bạch Đằng, đem thanh bình cho dân tộc. Tương tự như thế trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chỉ là trận mở màn, dù lúc đó HQVNCH ở vào thế châu chấu đá voi, nhưng những chiến sĩ HQVN cương trường, đã hiên ngang chống kẻ thù. Phía Trung cộng có hai người Tướng bị tử thương, hai chiến hạm hư hại nặng và bị chìm. Riêng HQVN có một chiến hạm hư hại nặng phải đánh chìm, vị hạm trưởng Trung Tá Ngụy Văn Thà hy sinh chết theo tầu nêu cao chính nghĩa quốc gia.

Với khí thế ngày nay của người dân trong nước, một Hội Nghi Diên Hồng thời đại phải xẩy ra, qua đó toàn dân sẽ quyết định vùng lên bảo vệ lãnh thổ, những danh tướng sẽ xuất hiện tại Biển Đông để thi hùng với giặc. Khúc khải hoàn ca sẽ mừng ngày chiến thắng để lấy lại từng tấc đất, từng ngọn thủy triều tại biển đông và hai chữ Việt Nam sẽ mãi mãi trên bản đồ thế giới. Đây không phải là một giấc mơ mà phải là một quyết tâm của toàn thể người dân Việt. Đứng trước vận mạng đất nước hiện tại, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hoà mình vào cuộc đấu tranh chung nếu chúng ta không muốn bị lịch sử phê phán sau này.

Và muốn có một nước Việt Nam thật sự tự do dân chủ, người Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất là lật đổ bạo quyền - CSVN không thể CANH TÂN, hay thay đổi được mà phải GIẢI THỂ và thay thế bằng một chính thể của Dân Việt Nam, do dân bầu lên và vì dân, dám hy sinh để bảo tồn giang sơn bờ cõi./.



Lực Lượng Quốc Dân Việt Nam
Back to top
« Last Edit: 31. Dec 2007 , 06:14 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #45 - 31. Dec 2007 , 12:44
 
...


THỀ KHÔNG PHẢN BỘI QUÊ HƯƠNG
Sáng tác: Cục Chính Huấn


một cánh tay đưa lên hằng ngàn cánh tay đưa lên
hằng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh cho một nền hoà bình công chính
đập nát tan mưu toan đầu hàng cái quân xâm lăng
hoà bình sẽ trong vinh quang đền công lao bao máu xương hùng anh

nào đứng lên bên nhau và cùng sát vai bên nhau
thề nguyền quyết vung tay cao quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
vận nước trong tay ta là quyền của quân dân ta
tình đoàn kết quê hương ta chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà

quyết chiến thề quyết chiến quyết chiến quyết không cần hoà bình đen tối
chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô
quyết chiến thề quyết chiến quyết chiến đánh cho cùng dù mình phải chết
để mai này về sau con cháu ta sống còn

vận nước đang vươn lên hằng ngàn chiến công chưa quên
hằng vạn xác quân vong nô đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân
thề chẳng nao lui chân ngồi cùng với quân xâm lăng
ta thề chết chứ không hề lui quyết không hề phản bội quê hương
ta thề chết chứ không hề lui quyết không hề phản bội quê hương


...


nguồn: thihanh www.emavaban.com
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #46 - 01. Jan 2008 , 06:39
 
Thân mến chào chị Tuyết Ngô cùng các chị LVD và thân hữu,
    ĐQ xin góp ý vào việc chống Trung Quốc xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Đề nghị chúng ta cùng hô hào quảng bá tinh thần nhất quyết không mua tất cả các đồ dùng có nhản hiệu Made In China cho đến khi Trung quốc rời khỏi hai đảo này và xóa tên Tam Sa trên bản đồ của họ . Chúng ta cần đẩy mạnh và hô hào các người bạn bản xứ cùng giúp chúng ta bằng cách giải thích với họ sự xâm lăng này và yêu cầu họ cùng giúp chúng ta tẩy chay hàng Trung Quốc từ thực phẩm tới đồ dùng .

Một biện pháp thứ hai có trình độ quốc tề hơn là hiện tại một số hội đoàn quốc tế đang kêu gọi sự tẩy chay Thế vận hội 2008 được tổ chức tại Bắc Kinh. Đây là một vấn đề lớn và sẽ có ảnh hưởng rất mạnh . Mình cần làm nhiều biện pháp có ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của chính quyền TC vì chính quyền CSVN hiện này đã tuân theo TC và trở tay đàn áp các nhóm biểu tình của SVHS yêu nước d/v Trung quộc

Mình cần có biện pháp áp lực cần nhứt là Quốc tế hay về kinh tế (Đây là yếu huyệt của Trung Cộng). Nếu không sự kêu này hay kêu gọi của mình sẽ chẳng có một chút sức mạnh nào cả .

Ở vào mỗi cương vị của một người Việt hải ngoại nếu mỗi người chúng ta kéo thêm 2 người bản xứ cùng đồng lòng với chúng ta tẩy chay hàng Trung Quốc thì chúng sẽ có hơn 6 triệu người tại hải ngoại .  Cộng với nếu ngọn lữa này phất về VN thì chúng ta có thể có từ 5, 10 đến 80 triệu người cùng tẩy chay hàng TQ một lượt thì chắc chắn sự kêu gọi của chúng ta sẽ có hiệu lực .

Nếu đồng ý thì xin các anh chị và các bạn hãy thực hiện ngay từ bây giờ và cùng hô hào công việc chung này càng lan xa càng tốt .

Xin đa tạ
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #47 - 01. Jan 2008 , 17:22
 
Quote:
Thân mến chào chị Tuyết Ngô cùng các chị LVD và thân hữu,
   ĐQ xin góp ý vào việc chống Trung Quốc xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Đề nghị chúng ta cùng hô hào quảng bá tinh thần nhất quyết không mua tất cả các đồ dùng có nhản hiệu Made In China cho đến khi Trung quốc rời khỏi hai đảo này và xóa tên Tam Sa trên bản đồ của họ . Chúng ta cần đẩy mạnh và hô hào các người bạn bản xứ cùng giúp chúng ta bằng cách giải thích với họ sự xâm lăng này và yêu cầu họ cùng giúp chúng ta tẩy chay hàng Trung Quốc từ thực phẩm tới đồ dùng .

Một biện pháp thứ hai có trình độ quốc tề hơn là hiện tại một số hội đoàn quốc tế đang kêu gọi sự tẩy chay Thế vận hội 2008 được tổ chức tại Bắc Kinh. Đây là một vấn đề lớn và sẽ có ảnh hưởng rất mạnh . Mình cần làm nhiều biện pháp có ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của chính quyền TC vì chính quyền CSVN hiện này đã tuân theo TC và trở tay đàn áp các nhóm biểu tình của SVHS yêu nước d/v Trung quộc

Mình cần có biện pháp áp lực cần nhứt là Quốc tế hay về kinh tế (Đây là yếu huyệt của Trung Cộng). Nếu không sự kêu này hay kêu gọi của mình sẽ chẳng có một chút sức mạnh nào cả .

Ở vào mỗi cương vị của một người Việt hải ngoại nếu mỗi người chúng ta kéo thêm 2 người bản xứ cùng đồng lòng với chúng ta tẩy chay hàng Trung Quốc thì chúng sẽ có hơn 6 triệu người tại hải ngoại .  Cộng với nếu ngọn lữa này phất về VN thì chúng ta có thể có từ 5, 10 đến 80 triệu người cùng tẩy chay hàng TQ một lượt thì chắc chắn sự kêu gọi của chúng ta sẽ có hiệu lực .

Nếu đồng ý thì xin các anh chị và các bạn hãy thực hiện ngay từ bây giờ và cùng hô hào công việc chung này càng lan xa càng tốt .

Xin đa tạ


Dạ đúng quá đó anh Đỗ Quân ơi  Wink
My hoan nghênh ý kiến của anh, thật là chẳng có cái gì mạnh cho bằng đánh vào ngay cái hầu bao của họ. Cool Và điều đó thì ai ai trong chúng ta đều có thể làm được ít nhiều cả  Wink

TB : My post xong thì tình cờ thấy cái mộc Boycott Made in China dưới tên sư huynh Phu_ De. My cũng sẽ copy của sư huynh luôn  Wink

Back to top
« Last Edit: 01. Jan 2008 , 17:28 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #48 - 01. Jan 2008 , 17:33
 
Quote:
Dạ đúng quá đó anh Đỗ Quân ơi  Wink
My hoan nghênh ý kiến của anh, thật là chẳng có cái gì mạnh cho bằng đánh vào ngay cái hầu bao của họ. Cool Và điều đó thì ai ai trong chúng ta đều có thể làm được ít nhiều cả  Wink

TB : My post xong thì tình cờ thấy cái mộc Boycott Made in China dưới tên sư huynh Phu_ De. My cũng sẽ copy của sư huynh luôn  Wink




Anh Đỗ  Quân  và  Đặng Mỹ  theo tôi  Chúng ta  phải  Tẩy Chay  cả Hàng Hoá  của VN  ,  vì  chính  Đảng Cộng sản VN là  Tên  Tội Đồ   Dâng  Đất  , Dâng Biển  cho Trung   Quốc 
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #49 - 01. Jan 2008 , 19:36
 
nguyen_toan wrote on 01. Jan 2008 , 17:33:
Anh Đỗ  Quân  và  Đặng Mỹ  theo tôi  Chúng ta  phải  Tẩy Chay  cả Hàng Hoá  của VN  ,  vì  chính  Đảng Cộng sản VN là  Tên  Tội Đồ   Dâng  Đất  , Dâng Biển  cho Trung   Quốc 

Thu Béo gật đầu ưng ý vối anh chị. Đả đảo Trung Cộng chiếm Hoàng Sa Trường Sa .Đả đảo Việt Cộng dâng đất nhượng biển. Made in China.NO NO NO . Made in Việt Nam  NO NO NO
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #50 - 02. Jan 2008 , 02:56
 
nguyen_toan wrote on 01. Jan 2008 , 17:33:
Anh Đỗ  Quân  và  Đặng Mỹ  theo tôi  Chúng ta  phải  Tẩy Chay  cả Hàng Hoá  của VN  ,  vì  chính  Đảng Cộng sản VN là  Tên  Tội Đồ   Dâng  Đất  , Dâng Biển  cho Trung   Quốc  

Cảm ơn các anh Toàn, chị My và chị Thu Béo vào góp ý kiến.  Một trong những cái tế nhị khi tẩy chay hàng VN là làm cho dân chúng trong nước ta có thể mất việc vì giảm sản xuất. Theo tôi nghĩ chúng ta cần trọng tâm đ/v Trung Cộng vì hiện nay phong trào dân oan khiếu kiện và SVHS biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo các lực lượng yêu nước rất đoàn kết ở VN.  

Một điều mà chúng ta cần làm là kêu gọi người dân trong nước tẩy chay hàng hoá, du lịch Trung Quốc thì kết quả có thể thấy rõ vì hiện này tỷ lệ hàng TQ nhập vào VN cũng rất cao. Với hơn 80 triệu người không dùng hàng TQ thì bất cứ một người VN nào dù tiêu cực cách mấy cũng có thể tham gia phong trào yêu nước chống TQ...

Do  đó nếu chúng ta có người thân ở VN thì yêu cầu những người thân này cùng quyết tâm tẩy chay hàng Trung Quốc và những dịch vụ có liên quan đến TQ như du lịch, ngân hàng, mua bán v..v.

Dù có thể chưa chắc là sẽ làm cho TQ rút lui nhưng ít nhất sẽ không chiếm thêm các đảo nhỏ chung quanh. Nhưng nếu chúng ta thắng thế thì sẽ không bao giờ lùi bước....

Việc chống CSVN là đường dài không thể một sớm một chiều , nhưng việc chống Trung Quốc chúng ta không thể chần chờ vì phong trào đang phát động khắp nơi như một ngọn cờ phất lên phải cần có gió nuôi dưỡng trước khi Trung Quốc sẽ tìm các chiêu bài làm cho tàn đi theo thời gian...

ĐQ
Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 02:59 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #51 - 02. Jan 2008 , 03:19
 
Xin thân mời các anh chị d/đ LVD và thân hữu cùng nghe một bài hát mới nhất yễm trợ phong trào chống Trung Quốc từ nhóm hợp ca Đặc Trưng.

Xin bấm vào bản nhạc để nghe. Xin các anh chị phổ biến cùng với các website mà các anh chị đang cộng tác dù bài hát có hay hay không nhưng các nỗ lực trong giai đoạn hiện tại đều là những ngọn gió cần thiết.  Nhiều ngọn gió sẽ làm nên bão....

...
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #52 - 02. Jan 2008 , 03:47
 
Thứ Ba, ngày 01 tháng 01 năm 2008 (Việt Vùng Vịnh)----------------------------
Trần Trung Đạo: Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa 
@trantrungdao.com


Hôm nay tại Việt Nam, những ngày biểu tình nóng bỏng đã lắng dịu nhiều, những ngày hồi hộp, đợi chờ đã qua đi. Cỗ xe ngựa già nua lại tiếp tục lăn đôi bánh nặng nề đưa 83 triệu dân Việt Nam chậm chạp đi về phía trước. Dù sao, đối với những người Việt Nam có mặt trong các cuộc biểu tình ngày 9 tháng 12 và những ngày sau đó tại Hà Nội, Sài Gòn, sẽ là một ngày khó quên trong đời. Sau này khi về già, các bạn trẻ hôm nay ít nhất có một điều hãnh diện để kể lại cho con, cho cháu. Ngày 9 tháng 12 năm 2007 cũng sẽ đi vào lịch sử như là ngày tuổi trẻ đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước ngay giữa lòng chế độ độc tài. Mặc dù số người trẻ tham gia biểu tình còn rất ít so với thế hệ trẻ tại Việt Nam nhưng đó là những bước đầu tích cực.
Dăm con én không làm nên mùa xuân nhưng là tin vui cho chúng ta biết mùa xuân đang đến.

Tuổi trẻ Việt Nam đã đứng lên, không nhân danh một ý thức hệ, một chủ nghĩa nào mà chỉ vì lòng yêu nước thiêng liêng trong sáng. Các em đã giảng cho ba vạn ông bà tiến sĩ, 890 ông bà hội viên Hội Nhà văn, 493 ông bà đại biểu Quốc hội thế nào là sự khác nhau giữa lòng yêu nước thuần khiết chân thành và yêu nước theo chỉ thị, nghị quyết.
Các em cũng nhắc cho giới lãnh đạo Đảng biết rằng một ngàn năm sống trong bóng tối không làm dân tộc Việt Nam mù mắt thì ba mươi ba năm trong triết học Mác-Lê làm sao có thể thui chột đi tình yêu nước thiết tha trong lòng người dân và nhất là trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.


Nghĩ đến lịch sử là nghĩ đến những điều kỳ diệu, là nghĩ đến sức sống của dân tộc mình. Đất nước bốn ngàn năm nhưng vẫn còn rất trẻ bởi vì lịch sử dân tộc ta đã, đang và sẽ được viết từ bàn tay tuổi trẻ. Không phải chỉ một Phù Đổng Thiên Vương ngồi trên ngựa sắt, một Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, một Trần Quốc Toản phá cường địch báo hoàng ân mới được gọi là trẻ, mà bao nhiêu anh hùng dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong các lãnh vực chính trị, quân sự quốc gia ngay khi còn trong tuổi 20. Trần Hưng Đạo mới 27 tuổi đã đem đại quân ra bảo vệ biên giới phía bắc và góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân Nguyên lần thứ nhất. Nguyễn Huệ đã xuất hiện như lãnh đạo chính thức của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn khi mới vừa 23 tuổi. Và còn bao nhiêu nữa, bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã âm thầm dâng hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ nắm đất nhuộm bằng máu và nước mắt của tổ tiên.

Theo dõi các blog từ trong nước, tôi được biết nhiều em đã thét lên trong căm giận “Tần Cương câm miệng lại!” Vâng, sự phẫn nộ là điều đúng nhưng nghĩ cho cùng các lời tuyên bố đầy trịch thượng của Tần Cương mới đây:“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa” chỉ có giá trị với giới lãnh đạo Đảng mà thôi. Những lời phát biểu ngông cuồng, nước lớn đó chẳng những không có một giá trị gì đối với dân tộc Việt Nam mà chỉ làm sục sôi thêm lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Một nhóm nhỏ người đang nắm quyền cai trị dân tộc Việt Nam bằng súng đạn và nhà tù hôm nay không đại diện cho 83 triệu dân Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam của hàng ngàn năm trước và sẽ của nhiều ngàn năm sau.

Như số phận một nước nhỏ, dân tộc chúng ta đã phải chịu đựng rất nhiều hy sinh xương máu trong hàng trăm cuộc chiến bảo vệ đất nước qua các thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần để chống lại các triều đại phong kiến Trung Hoa nói riêng và các thế lực xâm lăng từ phương Bắc nói chung đông hơn gấp nhiều lần, nhưng tổ tiên chúng ta luôn luôn thắng những trận cuối cùng và quyết định. Vinh dự biết bao khi được sinh ra trên một đất nước, nơi đó tên gọi của mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi gò đất cũng gợi lại trong lòng chúng ta niềm hãnh diện. Nhiều trăm năm qua đi nhưng tiếng thét của quân Nam anh hùng ở Chi Lăng, Bạch Đằng, Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa như vẫn còn nghe. Lời hịch của Hưng Đạo Vương: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” hay của vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn” như vẫn còn vang lên trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Sau bao nhiêu thăng trầm vận nước, Việt Nam vẫn còn là một dân tộc như Thượng tướng Trần Quang Khải dặn dò: “Thái bình nên gắng sức, non nước đấy ngàn thu”. Lãnh đạo cộng sản Trung Quốc không biết điều đó. Họ không thuộc sử Việt Nam đã đành mà cũng không thuộc sử của chính nước họ.

Trung Quốc có nhiều lý do để khinh thường giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, những đàn em phản trắc, thuở bần hàn đã từng sống dưới sự che chở của đàn anh Trung Quốc, đã được Trung Quốc trang bị cho từng khẩu súng trường, được nuôi dưỡng bằng túi lương khô ngay trong thời kỳ hàng chục triệu dân Trung Quốc phải chết đói đầy đường, chẳng những thế, miền Bắc Việt Nam còn được bảo vệ bằng hàng trăm nghìn quân Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã oán trách trong buổi tiếp Lê Duẩn ngày 13 tháng 4 năm 1966: ”Phải chăng vì chúng tôi quá nhiệt tình đã làm cho các đồng chí nghi ngờ? Hiện nay chúng tôi đã có 130 ngàn người tại Việt Nam. Công trình quân sự tại vùng đông bắc cũng như các công trình đường xe lửa là các đề án mà chúng tôi đã đề xướng, và ngoài ra, chúng tôi đã gởi nhiều ngàn quân sang biên giới. Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng liên hiệp quân sự bất cứ khi nào chiến tranh bùng nổ. Các đồng chí nghi ngờ phải chăng vì chúng tôi đã quá nhiệt tình?… Các công trình trên các đảo phía đông bắc đã hoàn tất. Hai bên cũng đã thảo luận các công trình dọc bờ biển sẽ được quân đội Trung Quốc thực hiện. Vừa qua, đồng chí Văn Tiến Dũng đã đề nghị rằng sau khi hoàn tất các công trình vùng đông bắc, quân đội chúng tôi sẽ giúp xây các trạm tên lửa trong vùng trung châu…”

Mặc dù với nhiều tỉ đô-la cộng với máu xương đổ xuống miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng biết khuynh hướng thân Liên Xô trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam mạnh hơn phe thân Trung Quốc, và ngày cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt cũng là ngày anh đi đường anh tôi đường tôi, nên họ đã dựa vào công hàm của Phạm Văn Đồng quyết định chiếm Hoàng Sa trước để làm điểm tựa chiến lược ngoài biển Đông sau này.

Cuộc chiến tranh ngắn mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam bài học” vào tháng Giêng năm 1979 đã để lại vô số thiệt hại cho cả hai bên. Cũng giống như khi Mỹ bàng quang đứng nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, và Liên Xô, ngoài việc kết án lấy lệ theo thủ tục ngoại giao hay vài giúp đỡ thông tin lén lút, gần 700 ngàn quân Liên Xô dọc biên giới phía bắc Tân Cương đã không bắn một viên đạn dù chỉ bắn lên trời. Trên bình diện yêu nước, người Việt có mọi ý do chính đáng để đứng lên bảo vệ lãnh thổ của cha ông và đã thật sự dạy cho quân xâm lăng một bài học đích đáng thay vì học bài học của Đặng Tiểu Bình. Ngay cả Tân Hoa xã cũng phải thừa nhận Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã chiến đấu một cách tệ hại. Tuy nhiên xét về mặt nguyên nhân của cuộc chiến, không phải tự nhiên mà họ Đặng xua quân sang đánh nước ta. Nợ máu xương, tham vọng và những tranh chấp quyền lực trong khối cộng sản đã được trả bằng thân xác của tuổi trẻ Việt Nam và cả tuổi trẻ Trung Hoa vô tội. Một lần nữa, “lá cờ vẻ vang của Đảng” đã nhuộm bằng máu và cắm bằng xương của hàng chục ngàn thanh niên và đồng bào Việt Nam sống dọc vùng biên giới phía Bắc.

Có người thắc mắc, tại sao từ nhiều năm nay, lúc nào ông Lê Dũng hay các phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cứ lặp đi lặp lại chỉ một lời phản đối giống nhau: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Mặc dù sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam lần này nghiêm trọng hơn nhiều nhưng ông Lê Dũng một lần nữa cũng chỉ thay đổi ngày tháng trên một tờ thông cáo báo chí đã viết từ hơn hai mươi năm trước. Thế những khẩu hiệu đầy tính xách động như “Sông có thể cạn núi có thể mòn” hay “Dù đốt cháy cả dải Trường Sơn” v.v… đâu hết rồi? Nhưng nghĩ cho cùng nếu không nói như thế, ông Lê Dũng cũng chẳng biết nói gì khác. Tâm trạng của các cấp lãnh đạo Đảng đối với Trung Quốc giống như trong câu hát “Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi” mà một độc giả talawas có lần ví dụ, thì làm sao dám nói khác hơn.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chỗ dựa duy nhất và cũng là cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ giữa hai đảng sau khi bình thường hóa ngày 6 tháng 11 năm 1991 đến nay không khác bao nhiêu so với thời kỳ ông Phạm Văn Đồng ký công hàm nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nửa thế kỷ trước. Không còn đường thoát, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Quốc. Các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ các đổi mới kinh tế, xã hội cho đến các quan điểm chính trị, tư tưởng gần như rập khuôn Trung Quốc. Các lãnh đạo Đảng cũng ý thức rằng học lóm không bao giờ giỏi hơn thầy. Họ cũng biết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không còn tin tưởng họ như thời Điện Biên Phủ và cũng không bao giờ tha thứ cho tâm phản trắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu tách ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc và mở rộng quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị với các nước dân chủ phương Tây, không sớm thì muộn Đảng Cộng sản sẽ mất đi vai trò lãnh đạo đất nước. Đó là điều tối kỵ của Đảng. Lãnh đạo Đảng chọn hy sinh quyền lợi dân tộc như họ đã làm nhưng nhất định không hy sinh quyền lợi Đảng.

Đầu óc của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc là đầu óc thiên triều. Họ xem các nước nhỏ chung quanh, trong đó có Việt Nam là chư hầu truyền thống của họ. Họ luôn lợi dụng sự suy yếu nội bộ hay sự cô thế của các quốc gia láng giềng để thực hiện âm mưu xâm lược. Có giọt nước nào của nhân loại nhỏ xuống cho Nội Mông? Tây Tạng thỉnh thoảng còn được nhắc chỉ vì đức độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng một mai khi ngài viên tịch, số phận của Tây Tạng cũng sẽ rơi vào quên lãng. Trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ngoài miệng luôn nhấn mạnh đến việc “đối thoại nhằm duy trì ổn định ở biển Nam Trung Hoa và vì quyền lợi toàn diện đôi bên” và nghiêm khắc trách cứ Việt Nam đã tạo ra bất ổn, nhưng lịch sử cho thấy Trung Quốc mới là cha đẻ của chiến lược tạo ra sự bất ổn thường trực không phải chỉ vùng Đông Nam Á mà bất cứ nơi nào trên thế giới, nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc không muốn bị bất ổn nhưng lại hay chủ động tạo ra sự bất ổn cho các nước khác. Tháng 4 năm 2005, lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh năm 1937 như một tai nạn rủi ro, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Mục đích thật sự của các cuộc biểu tình chống Nhật là chỉ nhằm ngăn cản cố gắng của Nhật để trở thành hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Mặc dù được xem như là lãnh tụ của khối được gọi là thế giới thứ ba sau hội nghị Bandung 1955, Trung Quốc chẳng những không giúp đỡ được gì cho các quốc gia nghèo khó vừa bước ra khỏi thời kỳ thực dân bóc lột nhưng đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc bằng việc nuôi dưỡng các phong trào Maoist, các chế độ độc tài khát máu như Pol Pot, Kim Nhật Thành cai trị các dân tộc bất hạnh bằng dao, búa và phòng hơi ngạt. Tội ác của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân các nước thuộc thế giới thứ ba nghiêm trọng không kém gì tội ác của Hitler đối với dân Do Thái.

Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quá lo cho nồi cơm riêng của họ đến nỗi quên rằng Trung Quốc cũng có nhiều thách thức kinh tế xã hội và hạn chế chính trị nội bộ cần phải vượt qua để có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và tiếp tục cạnh tranh với Mỹ, Nhật, Đức. Kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã tiến xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam tháng Giêng 1979, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay cũng đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 30 năm trước. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng tại Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại quốc gia trong tương lai gần. Cộng đồng châu Âu và Mỹ trước đây đã từng ngăn cấm việc nhập cảng hải sản từ Trung Quốc vì lý do vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ riêng năm 2007, hải sản từ Trung Quốc đã bị cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm Mỹ từ chối 43 lần so với chỉ 1 lần từ Thái Lan. Trung Quốc cũng đang phải đối phó với việc phe thân dân chủ vừa thắng lớn trong nghị viện Hồng Kông và người dân trong phần lãnh thổ quan trọng này có khả năng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu dân chủ triệt để vào năm 2012.

Quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Quốc cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Để làm dịu các căng thẳng trong cuộc tranh chấp về lãnh hải với Nhật Bản, Trung Quốc, qua chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đầu tháng 12 năm 2007, đã đồng ý mở rộng các hợp tác kinh tế và tiếp tục đàm phán về khu vực khai thác khí đốt mà cả hai nước đang tranh chấp chủ quyền. Mặc dù viện trợ 2 tỉ đô-la hàng năm để nuôi dưỡng chế độ độc tài Kim Chính Nhất nhưng chính Trung Quốc lại là một trong những nước lo lắng nhất khi họ Kim ra lệnh thử đầu đạn hạt nhân vào tháng 7 năm 2006 và lần nữa vào tháng 10 năm 2006, bất chấp lời can gián của Bắc Kinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã nhiệt tình ký vào quyết nghị Liên hiệp quốc nhằm trừng phạt Bắc Hàn. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng qua việc thử đầu đạn nguyên tử, Bắc Hàn không chỉ nhắm vào Mỹ, Nhật mà còn để chứng tỏ sự độc lập đối với Trung Quốc. Nếu chiến tranh Nam Bắc Hàn lần nữa xảy ra, ngoài làn sóng tỵ nạn khổng lồ sẽ tràn ngập biên giới phía đông bắc Trung Quốc, hạ tầng kinh tế gầy dựng bấy lâu nay sẽ sụp đổ và có thể cả toàn bộ thượng tầng kiến trúc chính trị Trung Quốc cũng sẽ tiêu vong theo. (còn tiếp)

Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 04:23 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #53 - 02. Jan 2008 , 04:19
 
Trần Trung Đạo: Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa
(tiếp theo và hết)
@trantrungdao.com



Trở lại với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc lấy lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu, còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô, Ấn Độ cho thấy, một khi Trung Quốc đã nuốt vào thì khó nhả ra và họ chỉ chịu đàm phán sau khi biết rằng mình không thể thắng bằng võ lực. Việt Nam và Trung Quốc, có thể 20 năm, 50 năm hay 100 năm nữa, rồi cũng phải giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa bằng súng đạn. Nhưng để thắng Trung Quốc, Việt Nam phải lớn mạnh thật nhanh và để lớn mạnh nhanh thì chọn lựa đầu tiên của Việt Nam là bước ra khỏi cỗ xe cộng sản già nua lỗi thời hiện nay. Chuyến tàu mới có thể làm cho không ít người Việt cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhưng chắc chắn đầy triển vọng tương lai.

Không ai chối cãi rằng Việt Nam đã có những phát triển nhất định về kinh tế trong hai chục năm qua, nhưng với những thành tựu giới hạn đang có, còn rất lâu, hay có thể không bao giờ Việt Nam có thể buộc Trung Quốc bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng. Một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc.

Lãnh đạo Đảng có thể lý luận rằng Trung Quốc vẫn phát triển kinh tế với tốc độ nhanh mặc dù cũng nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Trung Quốc, một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị, nhiều vùng bị xâm lăng chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập, việc duy trì một chế độ trung ương tập quyền có thể còn giải thích được. Nhưng ngay cả trong sự phát triển nhanh hiện nay của Trung Quốc đã phát sinh mầm mống của sự phân hóa tương lai. Việt Nam hoàn toàn khác với Trung Quốc trong mọi lãnh vực có thể so sánh. Không có một lý luận nào đủ tính thuyết phục để giải thích quyền tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngược lại, thực tế đất nước ba mươi hai năm qua đã cho thấy Đảng Cộng sản tại Việt Nam là chướng ngại lớn nhất để thăng tiến đất nước.

Khẩu hiệu quen thuộc hiện nay là đột phá, đột phá tư duy, đột phá lý luận, đột phá tư tưởng để đuổi kịp các nước láng giềng. Nguồn lực chính của mọi đột phá phải là lòng yêu nước. Thế nhưng, trong một nước có 600 tờ báo mà không một tờ nào được phép đăng dù chỉ mỗi một câu để nói lên lòng yêu nước của người dân khi hai phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam trở thành thành phố cấp huyện của Trung Quốc, thì làm sao có thể gọi là đột phá? Việt Nam có hơn hai triệu người Việt đang sống ở nước ngoài, tinh hoa Việt Nam có mặt trong hầu hết các lãnh vực và trên khắp thế giới nhưng chưa bao giờ tổng hợp được. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đối với phần lớn nhân loại, chủ nghĩa cộng sản, với các đặc tính độc tài, lạc hậu là một điểm đen đã mờ xa trong quá khứ loài người nhưng tại Việt Nam vẫn còn được Đảng tôn vinh như là ngọn đuốc chỉ đường, là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Nhắc đến hai chữ “Cộng sản”, ngay cả những đảng viên có học chút ít cũng cảm thấy ngượng ngùng. Một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo nào trong nước được các tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài mời sang nghiên cứu hay giảng dạy, nếu không phải là đảng viên, điều mà họ luôn luôn muốn nhấn mạnh một cách hãnh diện trong phần tiểu sử, trong các buổi phỏng vấn, rằng họ không phải là đảng viên cộng sản. Đối với các đảng viên, khi ra nước ngoài một trong những điều họ làm họ khó chịu nhất là bị hỏi ông hay bà có phải là đảng viên cộng sản hay không, dường như một câu hỏi như vậy là một cách xúc phạm đến tư cách đạo đức của con người họ.

Một thuận lợi mà Việt Nam hơn hẳn Trung Quốc và đã được chứng nghiệm nhiều lần trong lịch sử dân tộc, đó là lòng yêu nước. Trung Quốc là một nước lớn nhưng thường bị các nước nhỏ xâm lăng và cai trị nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm như dưới các triều đại Mãn Thanh. Nếu Việt Nam có được các điều kiện kinh tế chính trị, kỹ thuật quân sự tương xứng, hay cho dù có yếu hơn một chút so với Trung Quốc, khi chiến tranh giữa hai nước xảy ra chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Việc giành lại Hoàng Sa và các đảo trong quần đảo Trường Sa là một khả năng, một triển vọng chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải tập trung sức mạnh dân tộc để dời cỗ xe ngựa già nua lạc hậu cộng sản hiện nay sang bên lề lịch sử.

© 2007 talawas
Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 04:25 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #54 - 02. Jan 2008 , 17:04
 
Cám ơn chị Tuyết Ngô đã post bài của anh TT Đ là một người bạn của ĐQ . Bài viết có những phân tích rất sâu sắc tuy nhiên không có một giải pháp và hành động cụ thể nào khả dĩ để có thể ngăn chận sự bành trướng của bạo quyền Trung quốc.  Sự hứa hẹn một ngày nào đó sau khi lật đổ được đảng CSVN và dùng lòng yêu nước theo lịch sử để có thể dành lại các đảo này một cường quốc có cả vũ khí nguyên tử thì có lẽ quá mơ hồ và vọng tưởng. Có lẽ anh TT Đ chỉ suy nghĩ cho tuổi trẻ có lòng yêu nước đỡ thẹn lòng người trai thế hệ và hứa hẹn sẽ có ngày đi đòi lại giang sơn gấm vóc đã mất hôm nay.  

Lòng yêu nước  và thái độ của người Việt hôm nay trong và ngoài nước cần phải được hun đúc và đoàn kết thành một khối để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc Việt và không thể để Tần Cương ngạo mạn xâm chiếm lãnh thổ VN vì đã nắm các yếu điểm của đảng CS và chánh quyền đảng trị mà cười nắc nẻ đắc thắng ...

Các lơ là cho qua sự xâm chiếm của TQ ngày nay sẽ tạo cho TC các niềm tin để lấn lướt các mưu đồ kế tiếp mà ta không thể biết được .  Cho dù sự phản đối của chúng ta có thể không thành công để lấy lại được hai quần đảo này nhưng ít ra làm cho TQ phải chùn chân không giản dân mà xây dựng kinh tế thành một mảnh đất thực thụ của TQ.  Ngày mà theo bài viết của anh TT Đ nếu có mà ta đi đánh để lấy lại hai quần đảo này mà 100/100 dân trên đảo cỏn Hầy lị Ngộ Tả Nị Sị ...thì việc dành lại 2 quần đảo này đã quá trễ và sẽ bị quốc tế can thiệp nếu TQ bị bại ....

Đây chỉ là sự suy nghĩ của ĐQ thôi nhưng chúng ta cần giữ quyết tâm và tỏ thái độ cần thiết như hành động của anh Phu_De và chi My trong biểu hình boycott Made In China.

Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 17:39 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #55 - 02. Jan 2008 , 19:25
 
Anh Phu_De ơi,
Xin đề nghị anh cho logo Boycott Made In China lớn lên ở đây để DQ sẽ gửi cho các bạn ở các website khác đề nghị họ bỏ lên trang đầu của các website và diễn đàn khác để nhắc nhở mọi người tẩy chay hàng Trung Quốc.

Sau đây là chiến dịch 3 Không ĐQ đề nghị đến các anh chị LVD cùng thân hữu trên net nếu có cùng quyết tâm chống bạo quyền TQ xin phát động đến bạn bè, bà con, người Việt, người bản xứ v.v.v

1) Không mua hàng (tẩy chay) của Trung Quốc (Made in China)

2) Không đi du lịch Trung quốc hoặc dùng các hãng hàng không của TQ để về VN

3) Không mua bán hoặc liên hệ dịch vụ với TQ dưới bất cứ hình thức nào.

ĐQ nghĩ có lẽ nếu chúng ta làm sticker boycott made in china và nhờ mọi người bạn chúng ta dán trên xe có lẽ cũng tạo tiếng vang cho người bản xứ, các anh chị nghĩ sao?
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #56 - 02. Jan 2008 , 19:35
 
http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/taychayBK3.jpgt1198883981

Thanh Niên Diễn Đàn Paltalk Mời Dân Việt Biểu Tình
 

Việt Báo Chủ Nhật, 12/30/2007, 12:02:00 AM

[b]Thanh Niên Diễn Đàn Paltalk Mời Dân Việt Biểu Tình Tại S.F. Chống Việt Cộng Bán Nước, Trung Cộng Xâm Chiếm Hoàng-Trường Sa


Trước hành động bán nước và sự im lặng hèn nhát của cộng Sản Việt Nam, hoàn toàn không dám lên tiếng phản đối khi trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, giết hại ngư dân
ngay trong lãnh thổ mình, nhưng lại xách nhiễu những người dân can đảm đứng lên biểu tình chống bọn bá quyền nơi quốc nội.

2. Trước sự trắng trợn của trung cộng ngang nhiên chà đạp lên công pháp quốc tế khi phổ biến văn kiện khiêu khích thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa.

3. Để yểm trợ phong trào Sinh Viên, Học Sinh và đồng bào quốc nội đang đứng lên biểu tình tố cáo với quốc tế việc trung cộng xâm chiếm lãnh thổ và biển của Việt Nam.

4. Cùng góp tiếng nói chung với các Cộng Đồng Việt Nam khắp thế giới đã và đang nói lên sự phẫn nộ của những con dân Việt, đớn đau vì những mảnh đất của ông cha để lại bị cướp đoạt bởi bá quyền trung cộng.

Nhóm thanh niên thuộc diễn đàn Paltalk, miền Nam, Bắc California xin trân trọng thông báo:

Một cuộc biểu tình tố cáo cộng sản Việt Nam bán nước, phản đối trung cộng xâm lược với quốc tế, với sự tham gia rộng lớn của nhiều cộng đồng thuộc tiểu bang California, Hoa kỳ sẽ được sẽ được phối hợp tổ chức trước tòa Tổng Lãnh Sự việt cộng vào lúc 10 giờ sáng và tòa Tổng Lãnh Sự trung cộng

tại San Francisco lúc 2 giờ chiều cùng trong ngày thứ sáu 4 tháng 1, 2008.

Tại địa điểm:

Vietnam Consulate General in San Francisco, CA

1700 California St, Suite 430

San Francisco, CA 94109

Phone: (415) 922-1707

Chinese Consulate General in San Francisco, CA

1450 Laguna Street, San Francisco, CA 94115
Tel: (415) 674-2900
Fax: (415) 563-0494


Chúng tôi xin mời tất cả quý vị đồng hương bớt chút thời giờ đi tham dự, yểm trợ cùng quyết liệt biểu dương ý chí của người Việt Nam Tị Nạn cộng sản lên án bè lũ cộng sản Việt Nam hèn hạ, khiếp nhược, bán nước làm tay sai cho bành trướng trung cộng.

Thay mặt nhóm thanh niên thuộc diễn đàn Paltalk, miền Nam, Bắc California.

Ngọc Phương Nam, ký tên.http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/Paltalk_hen-nhe-SG-sm.jpgt119...

Email: Truonghoangsa@yahoo.com

Điện thoại liên lạc: Tuấn Nguyễn (909)4969135 Or (714) 901 0690 Leave Messages



***


[size=3]Thông Báo của Cộng Đồng Việt nam Bắc Cali về cuộc biểu tình vào ngày 4 tháng 1 năm 2008 tại San Francisco CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM BẮC CALIFORNIA

220 Leo Ave., Suite # B, San Jose, CA 95112
Điện thoại: 408-298-6174 Điện thư: 408-298-6184
Email: norcalvacom@yahoo.com

THÔNG BÁO

Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California vừa nhận được Thông Báo từ giới trẻ và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Nam California kêu gọi tham dự cuộc biểu tình trước tòa lãnh sự Trung cộng và Việt cộng tại San Francisco như sau:

Giới trẻ Nam Cali phối hợp với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản cùng các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh Nam và Bắc Cali sẽ tổ chức 02 cuộc biểu tình trước các toà lãnh sự Trung cộng và Việt cộng tại San Francisco vào ngày thứ sáu 4 tháng 01 năm 2008 từ 10:00-12:00 va 2:00-4:00 pm nhằm hai mục đích:

1/ Phản đối và tố cáo trước dư luận quốc tế sự xâm lược thô bạo và trắng trợn, chủ quyền đất nước của Việt Nam, đặc biệt trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần đây.

2/ Phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Việt cộng đê hèn, không những đã cắt đất dâng biển cho quan thầy Trung cộng để củng cố quyền lực, lại còn ra tay đàn áp người dân khắp nơi trong nước đang biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược.

Vì sự tồn vong của đất nước trong giai đoạn nguy kịch này, kính xin toàn thể quý dồng hương, đặc biệt là các bạn trẻ hy sinh chút thời giờ tham gia đông đảo.

Xin ghi danh trước để ban tổ chức tiện việc sắp xếp và thuê xe.

Đồng hương Nam Cali xin liên lạc với các số phones sau đây để biết thêm chi tiết:

- Cô Ngọc Phương Nam : 714 – 603 – 3632
- Anh Tuấn Nguyễn : 909 – 496 – 9135
- Ô. Trần trọng An Sơn : 714 – 251 – 3661
- Ô. Phan kỳ Nhơn : 714 – 369 – 3104
- Ô. Nguyễn xuân Tùng : 714 – 376 – 7470      


Riêng tại Miền Bắc California, Ban Đại diện Cộng đồng VN/BCL xin quý đồng hương liên lạc với văn phòng Ban ĐDCĐ tại 220 Leo Ave., # B, San Jose, CA 95112 hoặc các số điện thoại: 408-298-6174, 408-242-4056, 408-568-9936 để ghi danh sớm, khi biết số lượng người tham dự, chúng tôi sẽ vận động đồng hương đem xe van hoặc mướn xe Bus nếu cần.

San Jose, ngày 29 tháng 12 năm 2007.
Chủ tịch Cộng đồng VN/BCL
Nguyễn Ngọc Tiên

Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #57 - 02. Jan 2008 , 21:55
 
...

...   ...       ...

...

Back to top
« Last Edit: 02. Jan 2008 , 22:08 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #58 - 02. Jan 2008 , 22:58
 
Quote:
Anh Phu_De ơi,
Xin đề nghị anh cho logo Boycott Made In China lớn lên ở đây để DQ sẽ gửi cho các bạn ở các website khác đề nghị họ bỏ lên trang đầu của các website và diễn đàn khác để nhắc nhở mọi người tẩy chay hàng Trung Quốc.

Sau đây là chiến dịch 3 Không ĐQ đề nghị đến các anh chị LVD cùng thân hữu trên net nếu có cùng quyết tâm chống bạo quyền TQ xin phát động đến bạn bè, bà con, người Việt, người bản xứ v.v.v

1) Không mua hàng (tẩy chay) của Trung Quốc (Made in China)

2) Không đi du lịch Trung quốc hoặc dùng các hãng hàng không của TQ để về VN

3) Không mua bán hoặc liên hệ dịch vụ với TQ dưới bất cứ hình thức nào.

ĐQ nghĩ có lẽ nếu chúng ta làm sticker boycott made in china và nhờ mọi người bạn chúng ta dán trên xe có lẽ cũng tạo tiếng vang cho người bản xứ, các anh chị nghĩ sao?

...

Anh Đỗ Quân ơi
Đó là tấm hình tôi lượm về từ website của Tây Tạng và chế thêm ít chử. Anh dùng tấm nầy và có thể sửa chửa lời lại cho "mạnh" hơn.


Ý kiến của tôi về câu 1:

1) Không mua hàng (tẩy chay) của Trung Quốc (Made in China)


Tôi đề nghị là chúng ta nên sưu tầm những bài báo nói về những cái độc hại của đồ chơi  Trung Cộng đã làm các em nhỏ bị bệnh và bị cấm ra bán ra sao và phổ biến rộng rãi

Đối với người Mỹ, Úc bình thường thì vấn đề an toàn cho trẻ em là quan trọng nên mình làm thêm những banner thí dụ như "  China Products Poison Our Children kèm theo hàng chử  như: Stop China's illegal invasion of Vietnam's Paracel and Spratly Islands,

Nếu được làm thêm những bài Chinese Product Reviews và gởi lên báo, email, d/đ...

Quan trọng là mình nên tìm thêm tài liệu bằng các thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức, Spanish) để phổ biến cho người ngoại quốc.



Làm mấy cái bumper sticker rất hay đó anh
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #59 - 03. Jan 2008 , 06:16
 
Cám ơn rất nhiều chị Tuyết Ngô và anh Phu De đã cho các logo rất đầy đủ và độc đáo . ĐQ sẽ tìm chỗ thực hiện bumper stickers và sẽ báo đến các anh chị sau nhen...

tuyet_ngo wrote on 02. Jan 2008 , 21:55:
...

...   ...       ...

...


Back to top
« Last Edit: 03. Jan 2008 , 06:29 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #60 - 03. Jan 2008 , 07:17
 
Đây là một bài hát được dùng trong một video biểu tình chống TQ . Tuy lời hát không dùng những từ trực tiếp như CS, XH CN nhưng cũng thấy là có những sự ngấm ngầm chống đối qua các bài nhạc Kiểu Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của ns La Hữu Vang trong giới SV trước năm 1975. ĐQ xin post lên đây và mời mọi người cùng nghe

Tuổi Trẻ Chúng Tôi


Nhạc và Trình bày: Giang Châu


"Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm lần lượt đi lên dàn lửa thiêu
Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm kiếp sống lang thang như mây chiều
Này vì đâu này vì đâu mà xương máu ngất núi ngất núi
Trên quê hương rẫy đầy hận thù kiếp sống nào như loài cỏ cây

Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm chìm ngập sâu trong niềm sầu đen
Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm héo hắt đi trong cơn ưu phiền
Này vì đâu này vì đâu mà thiêu cháy kiếp sống kiếp sống
Trong mê man với niềm nhọc nhằn nước mắt nào dâng nghẹn đầy vơi

Sao chúng tôi không có quyền lên tiếng nói?
Tìm cuộc đời, đời đáng sống tìm về nguồn, nguồn quê hương bao nghìn năm anh dũng
Sao chúng tôi phải gục đầu, phải gục đầu mà hy sinh cho ngoại quyền
Mà hy sinh cho chủ nghĩa cho danh từ rỗng không

Tuổi trẻ chúng tôi đã nghe trong tim lời gọi âm vang từ nghìn xưa
Tuổi trẻ chúng tôi đã nghe trong tim tiếng réo sôi trong đêm
giao mùa
Này vùng lên này vùng lên tạo nên kiếp sống mới sống mới
Đưa quê hương thoát vòng ngục tù thoát xích xiềng gông cùm nhục ô!"
Back to top
« Last Edit: 03. Jan 2008 , 07:19 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #61 - 03. Jan 2008 , 21:37
 
Blog Chứng nhân Lịch sử: Lời kêu gọi biểu tình lần 3
Gửi vào Thứ Năm, 03 Tháng 1, 2008 bởi BanBienTap1
____________________________________________


Lời kêu gọi biểu tình lần 3


      
Hỡi những người Việt Nam yêu nước,


   
Kể từ thuở quốc tổ Hùng Vương dựng nước Văn Lang cho đến hôm nay, kẻ thù phương Bắc chưa bao giờ nguôi ý định thôn tính nước ta, biến ta thành một châu quận của chúng. Trải hàng ngàn năm, bọn giặc Hán, Ngô, Nguyên, Minh, Thanh... liên tiếp đem quân xâm lược nước ta, cố đồng hóa dân ta, thủ tiêu văn hóa Việt, cướp bóc tài vật, sản vật của người dân Việt.

    Cũng trải qua hàng ngàn năm ấy, dân tộc Việt luôn có những người con ưu tú sẵn sàng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ vẹn toàn giang sơn gấm vóc.

    - Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân
    - Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán
    - Triệu Thị Trinh dẹp giặc Đông Ngô
    - Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
    - Trần Hưng Đạo chôn xác quân Nguyên dưới sóng sông Bạch Đằng
    - Lê Lợi kháng Minh
    - Nguyễn Huệ chống quân Thanh
    - ...

...



    Bao thế hệ người Việt đã ngã xuống trên mảnh đất này để giữ gìn non sông một cõi. Lớp lớp quân thù đã phơi thây cùng giấc mộng đồ vương.

    Giặc phương Bắc vẫn không thôi mưu tính chiếm đoạt nước ta.

    - Năm 1974, chúng đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên dân Việt.
    - Năm 1988, chúng lại tiếp tục cưỡng chiếm Trường Sa.
    - Năm 2007, chúng chính thức lập ra cơ quan hành chính cấp huyện để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, xem đây là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

    Tham vọng của chúng còn biểu thị rõ ràng hơn trên hành trình rước đuốc Olympic Bắc Kinh - ngọn đuốc sẽ đi qua Hoàng Sa như đi trong lãnh thổ Trung Quốc.

    Trên những băng-rôn, biểu ngữ xuất hiện gần đây tại Trung Quốc, cờ Trung Quốc được thể hiện trên nền đỏ, với một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ so với bốn ngôi sao nhỏ như đã thể hiện trên quốc kỳ.

    Mới đây nhất, chúng đã chính thức ban hành loại tiền riêng dành cho khu vực Tam Sa. Khách du lịch đến vùng này, sử dụng tiền Tam Sa, xem như được miễn thuế.

    Trước những động thái mang tính xâm lược rõ ràng như thế, chính quyền Việt Nam vẫn không có một hành động mạnh mẽ, dứt khoát nào để bảo vệ non sông.

    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng, vẫn chỉ nói độc một câu: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa".

    Những cuộc biểu tình của các tầng lớp dân chúng Việt Nam đã bị chính quyền ngăn chặn với những hình thức trấn áp, khủng bố tinh thần, bắt bớ, thậm chí đánh đập. Những người Việt Nam yêu nước đã bị bịt miệng, không thể nói lên tiếng nói của mình.

    Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh, trong hội nghị của ngành công an đã nhiệt liệt khen ngợi lực lượng công an đã dẹp yên các cuộc biểu tình. Các cơ quan báo chí Việt Nam đưa tin về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa đã bị kiểm soát gắt gao mà điển hình là Báo điện tử VietNamNet đã bị xử phạt 30 triệu đồng. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu báo chí không được thông tin "không có lợi cho nhà nước".

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, thi sĩ Trần Tiến Dũng, nhà văn Nguyễn Viện, sinh viên Kim Duy, Huyền Hương, blogger Hoàng Hải, Tạ Phong Tần và rất nhiều người nữa đã bị lực lượng công an, an ninh đàn áp bằng nhiều hình thức.

    Nhà văn, nhà báo, dịch giả Trang Hạ cũng bị bắt, thẩm vấn nhiều giờ liền. Không có bằng chứng buộc tội chị, công an đã phạt hành chính chị vì tội... không mang CMND theo mình.

    Trước sự phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức, văn nghệ sĩ, Hà Nội đang chuẩn bị vu cho Trang Hạ tội làm gián điệp cho Đài Loan để bắt giữ chị.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mới đây đã ra thông cáo chính thức yêu cầu Hà Nội phải có tiếng nói và hành động cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc.

    Trước những hành động bạo ngược của quân cướp nước và trước sự nhu nhược, hèn hạ của chính quyền Việt Nam, chúng tôi, nhóm trí thức, văn nghệ sĩ chủ trương Blog Chứng nhân Lịch sử chính thức phát lời kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình lần 3 vào lúc 9 giờ sáng (giờ Việt Nam - GMT+7) ngày 9/1/2008.

Địa điểm 1: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội - Số 46 - Hoàng Diệu

Địa điểm 2: Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn - Số 39 - Nguyễn Thị Minh Khai

    9/1/2008 - Ngày Sinh viên Việt Nam - Ngày những thanh niên, sinh viên, thí thức Việt Nam tiếp bước cha ông xuống đường tranh đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho dân tộc.

    Để yểm trợ cho các bạn sinh viên, thanh niên, chúng tôi đồng thời kêu gọi các bậc cha chú, các nhân sĩ, những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, tốn giáo, giai cấp, đồng loạt tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại quốc gia mình cư ngụ vào cùng thời điểm trên.

   
Xin hãy lắng nghe lời quê hương kêu gọi!
    Giặc ngoại xâm đang nuốt từng tấc đất quê hương...
    Không hành động bây giờ thì là bao giờ?
    Không phải chúng ta thì là ai?



Blog CHỨNG NHÂN lỊCH SỬ
http://blog.360.yahoo.com/blog-E3EKd6Ayc7NdFfplgVLFPG9q3Fz68Hw-?cq=1
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #62 - 04. Jan 2008 , 03:23
 
Tuổi trẻ Việt Nam Anh Hùng! (3)
  • Thơ Bút Trẻ


...



Vào xuân, Bút Trẻ xin gởi lời chúc Tết thiết tha đến các bạn trẻ trong và ngoài nước đang từng giờ từng phút, hoặc âm thầm, hoặc công khai kiên trì hy sinh cho Tổ Quốc Quyết Sinh. Một năm qua, phối hợp Tuổi Trẻ trong ngoài ngày càng nhuần nhuyễn. Mùa Xuân Thắng Lợi của Dân Tộc không còn xa.

Quê hương rực lửa đấu tranh
trong ngoài kết hợp giành Xuân Nhân Quyền.


Trong lúc Đại Hán kẻ thù truyền kiếp nhe nanh vuốt độc hiểm, với tiếp sức xảo trá hèn hạ của bọn nội gián Bắc Bộ Phủ, những người con dũng cảm của Tổ Quốc đã nhanh chóng xuống đường chống Hán từ 2 đầu đất nước, lan sang các tập thể trẻ khắp thế giới, đồng lòng chống Đảng cứu Nước. Mỗi nắm tay các bạn vung lên có một phần sinh mệnh Lạc Hồng, mỗi bước chân các bạn lên đường có uy linh tiền nhân phù trợ

Anh hùng! Tuổi Trẻ Việt Nam
Tiền phong chống giặc, rạng danh giống nòi.


“Thủ phạm chính trong vụ Hoàng Trường Sa… là ĐCSVN chứ không ai khác” (báo chui Tự Do Ngôn Luận số 42 ngày 1.1.08)

    Thật vậy, chính chúng nó đã làm một sỉ nhục chưa từng có trong lịch sử 4 ngàn năm, qua chữ ký ô nhục hiến đất của Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng ngày 14.9.58

Thủ Phạm! Thủ Phạm! VĂN ĐỒNG
PHẠM tội dâng Hán hai hòn đảo thiêng.

    Bọn độc tài bán nước đã lộ nguyên hình, bản chất hèn nhát, mất đất mất biển mất đảo mà miệng câm như hến, đúng ra chúng ngậm miệng ăn tiền (chúng gởi hàng tỉ đô bên Trung Quốc, chưa kể tiền thưởng)

Toàn dân nghe chăng! HOÀNG TRƯỜNG
SA vào tay Hán, đảng không một lời.


    Bút Trẻ kính cẩn lập lại
di chúc Tiền Nhân: “… phải nhớ lời Ta dặn: một tấc đất của Tiền Nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho Muôn Đời Con Cháu” (Đức Trần Nhân Tôn thế kỷ 12).
Thế mà “cặp bài trùng Mười, Anh thân thiết cực kỳ với quân xâm lược…” (báo chui TDNL 42), chúng đã “… cắm sâu một nhóm tay chân thân tín người Việt nằm trong cung đình CS Hà Nội…” (nhà báo Bùi Tín). Quá rõ ràng, bọn 14 đứa Bắc Bộ phủ chỉ Bình Vôi Ngáo Ộp với dân (chúng quên khuấy Bình Ngô Đại Cáo), nhưng là tôi tớ bưng bô Thiên Triều. Chúng dậy dỗ răn đe: trung với đảng, hiếu với dân. Thực chất:

Trung với Hán, đểu với Dân
nội gián nằm PHỦ tôi thần BẮC BÔ (bộ).


     chưa đủ hèn hạ, ngày 22.12.07 chúng đưa phái bộ triều cống sang Thiên Triều tiếp tục đi đêm, cầm đầu là mụ Tòng Thị Phóng, bí thư TƯĐCSVN, phó chủ tịch QHVN

nhục cho nhà chị TÒNG THI (thị)
PHÓNG lao bán nước, rồi thì theo lao.


    Lịch sử vẻ vang của con cháu Lạc Long, Âu Cơ đã chỉ rõ: mỗi khi Quốc biến là có anh hùng hào kiệt xuất đầu lộ diện, lãnh đạo dân chúng, vạch đường cho Tuổi Trẻ Việt Nam, hậu duệ Trần Quốc Tuấn, Phù Đổng Thiên Vương, Đinh Bộ Lĩnh… đi bước tiên phong Tự Phát Cứu Nước:

    Ngày 27.12.07 anh hùng dân tộc Đại Lão Thích Quảng Độ đã ra tuyên cáo cứu nước, giữ đúng truyền thống Phật Giáo trong dòng sinh mệnh dân tộc Đinh Lê Lý Trần

Kính mừng PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT kêu gọi: bảo toàn giang sơn!


    Từ Huế, hàng chục năm nay một Người bền bỉ, can trường, công khai, trực diện đấu tranh chống nội xâm, ngoại xâm. Ngọn đuốc sáng chói cho Tuổi Trẻ Việt Nam trong và ngoài nước noi theo:

Từ Huế, anh hùng PHAN VĂN
LỢI nước quyền dân, phất cao ngọn cờ.


    Tại Saigòn, một trong những ngọn cờ đầu đấu tranh từ 2 thập kỷ nay vẫn sừng sửng, bất chấp quản chế, kềm kẹp, khủng bố. Mùi Quế đánh bạt mùi lăng thối. Nguyễn Hào Kiệt đã công bố con đường cứu nước rạng ngời chính nghĩa: DÂN CHỦ LÀ SỨC MẠNH CHỐNG NGOẠI XÂM

Hoan hô bác sĩ NGUYỄN QUÊ (quế)
ĐAN cờ Dân Chủ cho Quê Hương mình.


    Cuộc đấu tranh nhân dân càng ngày càng nở rộ, thiên hình vạn trạng, bạo quyền càng lúc càng ở thế thua. Từ các phong trào quần chúng, nổi bật là KHỐI 8406, phong trào dân oan, công nông, các tập hợp thanh niên… sang đến các tập đoàn chính trị dân tộc như Việt Tân, Vì Dân, Dân Chủ Nhân Dân, Lực Lượng Quốc Dân Việt Nam… ĐCSVN không còn lối thoát nào ngoài thoái vị, trao quyền lại cho dân tộc trong khung cảnh hòa bình. Nếu còn chậm hiểu, hãy nhìn bước tiến công mới của cuộc đấu tranh nhân dân thiên hình vạn trạng đầy sáng tạo của Tổ Quốc 4 ngàn năm này: hàng nửa vạn giáo dân Hà Nội đã biến tiếng KINH thành lời HỊCH: Dậy mà đi! Cuộc biểu dương này vẫn còn tiếp diễn, sẽ thành lời kêu gọi đấu tranh đòi quyền cho giáo dân cả nước và tín đồ các tôn giáo bạn.

Hoan hô giáo dân đất HÀ
NỘI công thâm hậu: tù và xướng kinh.


    Lại thêm một thiên hình vạn trạng nữa làm bọn bán nước rất sợ. Các bạn trẻ Du Sinh Việt Nam ở Tây phương đã đông đảo lên tiếng, kết hợp đấu tranh với đại khối hậu phương hải ngoại trước quốc biến.

Kết đoàn! Tuổi Trẻ Tây DU
SINH mệnh Tổ Quốc bên bờ hiểm nguy
.


    Bút Trẻ cảm phục lòng yêu nước trên hết của các anh em Du Sinh. Hy vọng tấm gương sáng chói này sẽ đánh thức những người trẻ thời cuối 60 đầu 70: các bạn còn nhớ không Tuổi Trẻ trong sáng thuở nào (thời chưa dính đảng) đã thề nguyện với nhau: tất cả vì dân tộc, hoàn toàn cho dân tộc. Các bạn đã hát vang trong các khuôn viên đại học:

Lúa một trăm năm
Nuôi anh kháng chiến
Lúa còn đời đời
Đuổi giặc xâm lăng.


    Có bạn bây giờ ngồi bộ công an, trung ương đảng, tỉnh ủy, thành ủy… các bạn quên rồi sao, giấc mơ Quang Trung của chúng ta:

Người đợi người trong ngày hội trùng tu
Người đợi vào Thăng Long một tối
Người đợi ăn Tết vui mùa đông…


    Thế mà bây giờ các bạn nỡ lòng nào tổ chức kềm kẹp, ruồng bố Tuổi Trẻ Việt Nam trong chính các khuôn viên đại học ngày xưa. Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ có một tội; YÊU NƯỚC, Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ có kẻ thù: quân XÂM LĂNG và bọn NỘI GIÁN.

Xuân đến Bút Trẻ rớt nước mắt chúc các bạn một mùa XUÂN TRỞ VỀ trong vòng tay dân tộc, cùng góp sức cho cuộc đấu tranh nhân dân sớm thắng lợi.

Quê hương rực lửa đấu tranh
trong ngoài kết hợp giành Xuân Nhân Quyền.



Thơ Bút Trẻ
1.1.08
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #63 - 04. Jan 2008 , 20:16
 
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 01 năm 2008 • vietvungvinh
---------------------------------------------------------------------------

Video
:
Biểu tình ngày 4 tháng 1 năm 2008 trước lãnh sự quán Việt Cộng và Trung Cộng dưới trời mưa gió lớn Khoảng 60 đồng hương, đa số là giới trẻ từ Nam Cali đã đi xe bus suốt đêm đến Bắc Cali để tổ chức biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt cộng và Trung cộng để lên án việc Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Việt cộng nhu nhược đồng lõa bán nước.

Mời bấm xem    download 30.72MB giúp phổ biến



Hình ảnh
:
Biểu tình ngày 4 tháng 1 năm 2008 trước lãnh sự quán Việt Cộng và Trung Cộng dưới trời mưa gió lớn 

...    ...   

...    ...
...    ...
...    ...
Back to top
« Last Edit: 04. Jan 2008 , 20:48 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  S
Reply #64 - 05. Jan 2008 , 13:53
 
Thứ Bảy, ngày 05 tháng 01 năm 2008------------------------------------------------------------------------

Vị Trí Chiến Lược Trường Sa và Hoàng Sa

•Trần Nam - www.ddcnd.org


Nếu chiến tranh ở vùng biển Đông xảy ra thì cũng là thảm hoạ chung cho mậu dịch quốc tế. Theo ước lượng, gần 50% hàng hoá và 30% dầu hỏa được tàu bè vận chuyển đi qua khu vực biển Đông, nhất là vùng gần đảo Trường Sa. Vì vậy, về mặt chính trị, kinh tế, quân sự v.v quốc gia nào làm chủ Trường Sa, hay nói cách khác kiểm soát trục qua lại trên đường biển vùng Thái Bình Dương, quốc gia đó sẽ giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mạng kinh tế thế giới.

...


Toàn bộ vùng biển Trung Quốc
"đòi"
chủ quyền gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Truờng Sa (Spratly)


Ý thức tầm hệ trọng vị trí chiến lược của Trường Sa và Hoàng Sa nên Trung Quốc không thể từ bỏ tham vọng làm chủ mặc dù các bằng chứng lịch sử cho thấy họ không giữ chủ quyền cũa những hòn đảo này. Trước viển ảnh đó, các khối quốc gia thuộc ASEAN vì quyền lợi và sự tồn tại, cũng không thể làm ngơ cho Trung Quốc kiểm soát. Nếu để Trung Quốc chiếm hữu Trường Sa, không những bóp cổ Việt Nam mà còn thắt họng các quốc gia ASEAN khác. Trong nổ lực giải quyết ôn hoà, ASEAN đã và đang tìm mọi cách đóng vai trò của họ nhằm tìm kiếm giải pháp mà nhiều quốc gia đòi chủ quyền vùng biển này như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phi Luật Tân có thể chấp nhận được. Tuy vậy, gần đây việc Trung Quốc trở nên cứng rắn và có thái độ ngang ngược đã tạo cho ASEAN vào vị thế khó xử.

Khi năng lượng dầu hỏa gia tăng một cách đáng sợ, các quốc gia không có trữ lượng dầu bị đặt vô tình trạng xuất ngoại tệ mua dầu để giữ kinh tế được vận hành. Nếu vì bất cứ lý do gì, liên hệ ngoại giao giữa đôi bên bị hục hặc, đối tác kinh tế dầu hỏa sẽ được sử dụng để trở thành "vũ khí đen" áp lực lẫn nhau, nhằm tạo ra khủng hoảng quốc gia và khu vực. Biến động ở Miến Điện xảy ra vì giá dầu tăng một cách khủng khiếp, kéo theo toàn bộ giá thành các mặt hàng và chi tiêu trong xã hội tăng vọt và làm xáo trộn nền kinh tế, đẩy nhân dân Miến Điện xuống đường đấu tranh vì quyền lợi thiết thực bị đe doạ.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phải đối đầu nặng nề về lãnh vực này. Trong bối cảnh tận lực phát triển, dân số tăng vùng vụt, nhu cầu cần dầu hỏa nhiều nhưng không có khả năng tự cung ứng mà phải lệ thuộc bên ngoài. Điều này, đặt cho lãnh đạoTrung Quốc đứng trước thử thách cấp bách, cần phải giải quyết mối lo âu trên, trước khi muốn xưng hùng xưng bá.

Hiện nay, Trung Quốc nhập hơn 60 % số lượng dầu thô từ các quốc gia Trung Đông. Với tình trạng bị lệ thuộc vàoTrung Đông quá sâu, Trung Quốc cần vượt ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt. Nếu chiến tranh xảy ra hay mâu thuẩn kinh tế, chính trị, quân sự giữa các quốc gia trong vùng có ảnh hưởng bất lợi cho Trung Quốc, chỉ cần ngưng nhập dầu vào Trung Quốc trong một thời gian ngắn, đất nước hơn một tỷ dân sẽ bị khốn đốn. Đường nhập dầu đi từ Trung Đông và luôn cả Phi Châu đều di chuyển qua eo biểu Malacca, một khu vực biển hẹp nằm giữa Indonesia và Malaysia . Đây là khu vực chiến lược nằm trong vùng kiểm soát và ảnh hưởng của hải quân Mỹ. Trung quốc với lực lượng hải quân còn yếu, chưa đủ khả năng kiểm soát trục giao thông này. Điều này, chính là nỗi ám ảnh của giới quân sự Trung Quốc, vì khi chiến tranh xảy ra giửa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ v.v...quốc gia nào mạnh về Hải Quân, quốc gia đó sẽ kiểm soát trục giao thông giữa Indonesia và Malaysia. Lúc đó khối lượng 60% dầu hỏa nhập vào Trung Quốc sẽ ngay lập tức bị đình trệ.

Điều gì xảy ra đối với Trung Quốc trong bối cảnh: Đối ngoại thì đang có chiến tranh vì chính sách bành trường, đối nội phải giải quyết vấn nạn nguồn cung cấp năng lượng bị chận. Cả tỷ dân đang sống trong chế độc tài, khao khát dân chủ tự do đột nhiên bị xáo trộn và khủng hoảng về kinh tế, tương lai đất nước bị đe doạ, tính mạng và tài sản nhân dân bị thử thách vì phiêu lưu chính trị của Đảng CS Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc chắc không thể ngồi yên, nhìn đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đất nước của họ đến chổ hổn loạn và bị hủy diệt.

Trung Quốc đã nhìn thấy mặt yếu kém khi phụ thuộc quá sâu vào nguồn năng lượng bên ngoài. Đảng CS Trung Quốc tìm mọi cách gia tăng nguồn năng lượng khác ngoài dầu hoả. Họ nổ lực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, xây dựng các khu vực dự trữ dầu đề phòng biến động quân sự phục vụ cho mục tiêu chiến lược bành trướng, và nhanh nhất vẫn là tham vọng chiếm đoạt trắng các đảo có khả năng cung cấp dầu hoả và nằm trên vị trí chiến lược kiểm soát đường biển.

Quần đảo Trường Sa từ lâu đã là miếng mồi ngon mà Trung Quốc thèm khát. Ngay từ sau 1975, hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ, trận hải chiến nổi bật nhất năm 1988 ở đảo Johnson Reef đã làm cho hơn 70 lính thủy Việt Nam bị tử vong. Mặc dù giá trị về kinh tế chưa thể khẳng định được nhưng vai trò chiến lược quân sự thì vô cùng to lớn. Do ảnh hưởng của tranh dành chủ quyền từ nhiều quốc gia, đến nay chưa có thể có một cuộc khảo cứu quy mô. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, vùng đảo Trường Sa chứa nhiều dầu và chất đốt cũng như các khoáng sản khác. Trử lượng này có thể đem đến từ thấp 1-2 tỷ đến cao 225 tỷ thùng dầu thô. Nhưng vô cùng quan trọng hơn hết, vì Trường Sa nằm trên trục vận chuyển chiến lược, gần eo biển Malacca nơi qua lại của hơn 70% năng lượng cung cấp cho Nhật và 60% cho Trung Quốc.

Vì vậy, thượng sách đối với Trung Quốc vẫn là dùng ảnh hưởng nước lớn để uy hiếp, chiếm lĩnh các hải đảo có khả năng vừa cung cấp dầu hoả, vừa kiểm soát đường vận chuyển dầu hỏa. Sự kiện họ nới rộng đường biên lãnh hải, cho hải quân chiểm lĩnh các hòn đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và từng bước leo thang để xác nhận chủ quyền trên các vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa khi công bố thành lập Huyện Tam Sa để hợp thức hoá Trường Sa của Trung Quốc cũng nằm trong việc thực hiện mưu đồ chiến lựợc bành trướng tự bảo vệ lấy họ.

Trung sách tìm cách nới rộng chủ quyền kiểm soát đường biển để kiểm soát trục vận chuyển trên biển, vừa chủ động đóng vai trò giải quyết nếu có đột biến trong quan hệ với các nước xuất cảng dầu và chuyển vận dầu, vừa hạn chế tình trạng bị chèn ép, đặt vào vị trí thụ động, bên lề. Bên cạnh giữ quan hệ vị trí tay trên với đối tác các nước ASEAN, tay ngang với các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Nhật. Trung Quốc cũng có thể mặc cả, sử dụng ảnh hưởng hoặc kiểm soát cả vùng biển Thái Bình Dương nhằm ngăn chận ảnh hưởng quân sự của Mỹ, vừa bảo vệ được Trung Quốc, vừa răn đe vai trò của Mỹ và Nhật.

Đầu tháng 11, 2007, trong hội nghị các quốc gia ASEAN, thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao tìm cách thuyết phục các quốc gia này bằng giọng ve vãn : chúng ta cần tăng cường trao đổi về quân sự, cùng theo đuổi mục tiêu hợp tác quốc phòng, tằng cường đối thoại về quân sự và cổ động cho một sự cộng tác quân sự vùng giữa các quốc gia khối ASEAN gồm Việt Nam, Thái, Cambodia, Miến Điện, Lào, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Singapore. Cũng theo phát biểu của Wen Jiabao, Trung Quốc mong muốn thấy một tiến trình giải quyết ôn hoà các xung đột ở vùng đảo Trường Sa. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng, thái độ của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi khi công khai khẳng định chủ quyền trên vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều gì đột nhiên làm Bắc kinh trở nên cứng rắn và sẳn sàng theo đuổi chính sách đối đầu với các quốc gia trong vùng?

Trung tuần tháng 11, tin từ nhóm nghiên cứu tình báo ở các quốc gia bán đảo phiá Nam Địa Cầu cho biết Hoa Thịnh Đốn đã bí mật xây dựng một số căn cứ quân sự ở Phi Luật Tân. Báo cáo từ nhóm naỳ nhận định, đây là căn cứ được Hoa Kỳ xây dụng nhằm mục tiêu chống lại chính sách bành truờng của Trung Quốc ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Những căn cứ này được liệt kê như mật khu an ninh, xây dựng ngoài nuớc Mỹ trong nỗ lực ngăn chận chính sách tầm ăn dâu của Trung Quốc mà Mỹ đánh giá như một đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ.

Theo báo cáo, số căn cứ này đối với Ủy ban Kiểm soát Căn cứ Quân sự Mỹ ở nước ngoài được liệt kê như "Vùng An Ninh" (cooperative security locations - CSLs). Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng xác nhận hai phi trường ở Phi thuộc tỉnh Lapu-Lapu và Sarangni là hai căn cứ quân sự mật, được chấp thuận từ chính quyền Phi Luật Tân, nằm trong mục tiêu phục vụ nhu cầu quân sự bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á.

Trong bản phân tích về vai trò Trung Quốc, bình luận gia Bobby Tuazon của Trung Tâm Nghiên Cứu Chống Chủ Nghĩa Thực Dân nhận định: Mỹ cần củng cố sự hiện diện của họ về quân sự tại Á Châu trước tình trạng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể về nhân sự với đội quân đông đến 2.5 triệu. Mặc dù Bắc Kinh biện minh rằng, họ cần số quân đông đảo như vậy để bảo vệ vùng biên giới rộng mênh mông trước các quốc gia không thân thiện gồm Nga, Ấn và cả Việt Nam. Tuazon cũng cho biết, Hoa Thịnh Đốn muốn tiến hành chủ trương một đá bắn hai chim ; vừa khẳng định vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á, vừa ngăn chận ảnh hưởng của nhóm du kích cộng sản thân Bắc Kinh đang hoạt động tích cực ở Phi, bảo đảo cho đất nước này không rơi vào tay cộng sản.

Gần đây, quân đội Phi và Mỹ đã có cuộc tập trận chung ở các tỉnh gần Thủ đô Palawan , không xa quần đảo Trường Sa mấy. Phi hiện nay đang có quân đội đóng ở 8 đảo thuộc vùng đảo Trường Sa. Với khả năng yếu kém của quân đội, rất khó lòng Phi Luật Tân có thể giử được chủ quyền những hòn đảo này trước áp lực của Trung Quốc. Nếu chiến tranh biển Đông xảy ra, các chiến hạm của Trung Quốc đang bỏ neo tại cảng Yulin, Quảng Đông và Hồng Kông có thể làm chủ cả vùng biển thuộc Trường Sa.

Trong khi Đài Loan và Mã Lai Á đã bỏ tiền để mua tàu chiến từ Mỹ và Pháp, thì hải quân Việt Nam thuộc dạng yếu kém và trang bị tồi nhất, chỉ có thể dùng cho mục tiêu kinh tế, du lịch, không phải đối thủ của bất cứ nước nào khi chiến tranh biển Đông xảy ra.

Hiện Mỹ đang có 100 ngàn quân đóng ở một số quốc gia Á Châu như Nhật và Hàn Quốc, trực thuộc Bộ Chỉ Huy Quân sự Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính sách sắp đến của Mỹ là vừa gia tăng quân số để giữ quân đội trong tình trạng sẳn sàng ứng chiến nếu có đột biến chính trị và quân sự tại Châu Á, vừa tân trang quân sự cho đồng minh Mỹ để những quốc gia này đủ khả năng tự vệ khi cần thiết. Gần đây, có những chỉ dấu cho thấy Mỹ đã thành công trong việc xây dựng những liên minh quân sự với các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật và luôn cả Việt Nam. Đây là những toan tính chiến lược nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc, vừa khẳng định vai trò quân sự vùng của Mỹ ở Đông Nam Á, vừa bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ về lâu dài.

...


Tàu chiến Mỹ đến Đà Nẵng (Hình US Navy)


Và đó cũng có thể tạo lý cớ cho Trung Quốc khẩn trương "tiên hạ thủ vi cường", ngang ngược khẳng định chủ quyền của Trung quốc ở các đảo chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa nhằm củng cố chính sách đại Hán của họ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #65 - 08. Jan 2008 , 17:33
 
Cảm ơn chị Tuyết Ngô đã cùng thể hiện quyết tâm trong việc boycott China.

http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/Paltalk_hen-nhe-SG-sm.jpgt%20...

[purple]Hình ảnh cuộc biểu tình của THANH NIÊN PALTALK phối hợp Cộng đồng Nam, Bắc Cali, tại San Francisco vào ngày thứ sáu 1-4-2008 , chống Việt cộng dâng Hoàng sa, Trường sa, chống Trung cộng bành trướng chiếm đọat  Hoàng sa, Trường sa.

Biểu tình dưới mưa giông bão, trước  Tòa Lãnh Sự Việt cộng và Tòa Lãnh Sự Trung cộng

Cám ơn người bạn đã cung cấp những hình ảnh linh động nầy
Ngọc Anh [/purple]

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108170.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS169.jpgt=1199637804

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS175.jpgt=1199637833

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS35.jpgt=1199637853

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS40.jpgt=1199637872

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS51.jpgt=1199637891

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS54.jpgt=1199637909

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS56.jpgt=1199637929

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS57.jpgt=1199637947

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS61.jpgt=1199637965

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108082.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108002.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108063.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS184.jpgt=1199638087

THANH NIÊN PALTALK

http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/Paltalk_hen-nhe-SG-sm.jpgt%20...


Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #66 - 10. Jan 2008 , 16:26
 
Yếu Tố Kinh Tế Tại Đông Hải


NGUYỄN XUÂN NGHĨA
. Việt Báo Thứ Bảy, 1/5/2008, 12:02:00 AM


...bên một cường quốc tham vọng mà cứ gom quyền lực đất nước vào một đảng là giúp cho tham vọng của họ sớm thành, bằng cách mua lấy đảng này...


Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao. Diễn đàn Kinh tế không thể không tìm hiểu những động lực kinh tế bên dưới hồ sơ này nên xin mở đầu tiết mục chuyên đề kinh tế của năm nay bằng cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài trên. Cuộc phỏng vấn sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Vào dịp đầu năm, Diễn đàn Kinh tế đề nghị là chúng ta cùng trao đổi về một đề tài đang gây bất mãn trong dư luận người dân và gây lúng túng cho chính quyền Hà Nội, đó là vụ tranh chấp về chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc, được châm ngòi do một quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh là lập ra một cơ chế hành chính mới tại đảo Hải Nam là huyện Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam nhận là của mình và có đủ chứng cớ cho việc đó. Câu hỏi của chúng tôi là vì sao vụ tranh chấp ấy lại bùng nổ vào thời điểm này?

- Nếu theo dõi quan hệ Việt-Hoa - và tôi xin được gọi là Việt-Hoa thay vì Việt-Trung vì không coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới - người ta có thể ngạc nhiên vì Việt Nam đang được lãnh đạo bởi những người có lập trường hòa dịu nhất với Bắc Kinh từ mấy chục năm nay, và vì quan hệ kinh tế giữa hai nước đang có vẻ tốt đẹp nhất.

Trong bảy năm qua, ngoại thương giữa hai nước đã tăng hơn gấp năm, từ hai tỷ rưỡi Mỹ kim năm 2000 lên tới 13 tỷ vào năm 2007 và Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi là thị trường xuất khẩu thứ tư của xứ này. Trên bề mặt và trong các cuộc tiếp xúc gần đây, lãnh đạo hai nước đã có những lời tuyên bố thân thiện và phải nói là Việt Nam có quyết định chiến lược gì thì cũng tham khảo ý kiến trước của Bắc Kinh.

- Hỏi: Nếu như vậy, vì sao Bắc Kinh lại cho rằng có mâu thuẫn gay gắt vào lúc này?

- Thưa không, Hà Nội không có mâu thuẫn gay gắt với Bắc Kinh. Vấn đề chỉ được chú ý khi chính người dân Việt Nam có phản ứng với quyết định hành chính của Bắc Kinh về việc quản lý hai quần đảo mà Việt Nam vẫn xác nhận là thuộc chủ quyền của mình. Về phần chính quyền, hôm mùng ba tháng 12, bộ Ngoại giao Hà Nội có lên tiếng phản đối quyết định hành chính là lập ra huyện Tam Sa. Trước đó, ngày 23 tháng 11, Hà Nội cũng phàn nàn là Trung Quốc tiến hành thao dượt hải quân trên vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền. Nghĩa là Hà Nội cũng có lên tiếng, một cách yếu ớt, hoặc thậm chí thầm kín như khi Thủ tướng Hà Nội là Nguyễn Tấn Dũng nói riêng với Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh của Hiệp hội ASEAN vào trung tuần tháng 11.

- Hỏi: Ông nói như vậy vì hàm ý là chính người Việt Nam đã làm lớn chuyện chứ quan hệ cấp chính quyền giữa hai nước thật ra không đến nỗi căng thẳng và gay gắt như thế?

- Thưa đấy là một cách nhìn! Nó gần với quan điểm của Hà Nội là không muốn chuyện bé xé ra to để phương hại đến cái gọi là quan hệ thân hữu giữa hai nước. May là dù có bị cấm đoán, một số thanh niên sinh viên và trí thức trong nước đã biểu tình trong khi tại hải ngoại, dân Việt Nam cũng đã xuống đường lên tiếng. Cho nên nhờ đó mà nhiều người ở trong nước bị bưng bít tin tức hoặc vẫn thờ ơ với quyền lợi của tổ quốc có thể sẽ chú ý hơn đến một vấn đề nghiêm trọng cho tương lai.

- Hỏi: Tức là dù quan hệ cấp chính quyền vẫn có vẻ hòa hoãn, thực tế lại không hẳn như vậy, và vụ tranh chấp này tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn cho tương lai? Nhiều người nói đến lý do chính là dự trữ năng lượng rất dồi dào nằm trong thềm lục địa bên dưới hai quần đảo này có thể là động lực? Ông giải thích ra sao về vấn đề này?

- Thưa đấy chỉ là một phần thôi. Riêng về vấn đề tài nguyên ấy, khi các nước ký kết một văn kiện quái đản là Luật biển của Liên hiệp quốc, gọi tắt là UNCLOS, theo đó vùng Kinh tế Độc quyền của mỗi nước bao trùm lên một khu vực có khoảng cách là 200 hải lý kể từ lãnh thổ của mình, thì một vấn đề tất nhiên đặt ra. Đó là vành cung 200 hải lý đó sẽ xâm phạm vào lãnh thổ - hay vào vùng Kinh tế Độc quyền - của các lân bang.

Gặp trường hợp ấy, tất nhiên là có trùng lấp chủ quyền của hai hay nhiều nước trên cùng một khối tài nguyên nằm trong vùng giao tiếp mà các bên đều cho là của mình. Khi có mâu thuẫn về chủ quyền như vậy thì các nước phải tìm giải pháp thỏa nhượng, là điều Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda đã thảo luận với Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh trong bốn ngày từ 27 đến 30 tháng 12 vừa qua. Họ thảo luận về kế hoạch Nhật-Hoa nhằm khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng tranh chấp giữa hai nước ngoài biển Đông. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề mà thôi.

- Hỏi: Theo như ông trình bày thì ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền để tranh giành tài nguyên, ta lại còn vấn đề khác nữa trong mâu thuẫn giữa Việt Nam với Trung Quốc?

- Về tài nguyên năng lượng thì nhiều cơ quan nghiên cứu ước lượng rằng thềm lục đĩa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có dự trữ khoảng 25 tỷ thước khối khí đốt và 70 tỷ thùng dầu thô. Khi các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc, đang khát năng lượng như người thiếu máu, mà dầu thô lại mấp mé 90 Mỹ kim, thậm chí 100 Mỹ kim, thì miếng mồi của Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ là phốt phát dưới dạng Guano như người ta nghĩ mấy chục năm về trước. Có thể gọi đó là loại vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng thật ra, việc lập ra huyện Tam Sa tại đảo Hải Nam cũng liên quan tới quyền lợi của các nước Đông Nam Á khác trên các quần đảo này. Đó là vấn đề thứ nhất.

- Hỏi: Thế vấn đề kia là gì?

- Vấn đề nghiêm trọng hơn thế là ngày nay Trung Quốc hết muốn là một cường quốc lục địa mà đang ráo riết gia tăng đầu tư quốc phòng để thành cường quốc hải dương, với việc thiết kế thêm tầu ngầm và hàng không mẫu hạm được thông tin bằng vệ tinh và kỹ thuật hiện đại để tiến ra biển xanh. Họ muốn khống chế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để kiểm soát luồng chuyển vận từ eo biển Malacca qua Thái bình dương, tức là từ Âu châu qua Ấn Độ dương sang Á châu, và từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Đây là yết hầu kinh tế thế giới, chỉ kém eo biển Hormuz tại bán đảo Á Rập ở Trung Đông mà thôi.

Chúng ta còn nhớ là đầu tháng Ba năm 2004, khi còn là Phó Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Trung Quốc tại Trung Nam Hải, Tham mưu trưởng Hải quân của Bắc Kinh ngày nay là Đô đốc Ngô Thành Lợi đã thúc đẩy việc xây dựng công sự quân sự trên các đảo ở Trường Sa với mục đích như ông ta nói là để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi Trung Quốc. Ông ta không phải là người đi phát triển du lịch hay đào dầu.

Đó là vấn đề của các nước lân bang, nhưng ta không quên rằng từ Hoàng Sa bước vào, Trung Quốc cũng có thể cắt ngang yết hầu của Việt Nam là tại miền Trung. Đấy là vấn đề của Việt Nam lồng trong một bài toán cho thế giới.

- Hỏi: Ông vừa trình bày một lúc hai chuyện, thứ nhất là năng lượng dưới biển mà thí dụ là việc thảo luận giữa Nhật Bản với Trung Quốc vừa qua và thứ hai là việc kiểm soát chuyển vận hàng hoá giữa các nước. Câu hỏi ở đây là vì sao Bắc Kinh lại tiến hành việc ấy vào lúc này?

- Có thể là vì họ nghĩ rằng Hoa Kỳ đang vướng tay với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan nên thừa cơ hội nhấn tới. Nhưng họ không tiến ra biển Đông của họ mả đi xuống Đông hải của Việt Nam là vì Hà Nội. Nói cho rõ hơn, vì Hà Nội là vật dễ nắn trong lối xử trí "mềm nắn rắn buông" của Bắc Kinh.

Hơn 10 năm trước, Trung Quốc đã đề nghị với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp là hãy tạm gác mâu thuẫn về chủ quyền trong 50 năm mà cùng khai thác tài nguyên bên dưới. Họ tính là 50 năm nữa thì họ khỏi cần thảo luận gì vì đã có tư thế mạnh hơn gấp bội.

Thế rồi để ly gián các nước Đông Nam Á theo kiểu bẻ đũa từng chiếc, với mỗi nước họ lại đề nghị một kế hoạch hợp tác kinh tế riêng để mua chuộc. Thí dụ như việc khai thác lưu vực sông Mêkong. Gần đây, tháng 11 năm 2004, họ đề nghị với Philippines và Việt Nam lập cơ chế hỗn hợp gồm ba công ty quốc doanh dầu khí của ba nước để thăm dò địa chất và xác định dự trữ năng lượng trên quần đảo Trường Sa. Tháng Ba năm 2005 Hà Nội cũng đành tham gia dù trước đó ngày 19 tháng 11, Bắc Kinh đưa một dàn khoan từ Thượng Hải xuống Hoàng Sa để đào dầu cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 120 cây số.

Người dân Việt có được biết gì về những chuyện ấy đâu? Và có được biết gì về việc từ năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư đồng ý với những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc dù là có xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam? Người ta cũng hoàn toàn không nói gì về việc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ở trong Nam đã có cuộc hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974.

Trung Quốc tấn công và lấn chiếm của Việt Nam một số đảo tại Trường Sa vào năm 1988 mà gặp phản ứng yếu ớt của Hà Nội. Họ ký kết các hiệp ước cải sửa biên giới trên bộ hoặc ngoài Vịnh Bắc bộ mà Hà Nội cứ giấu biến. Khi họ giết ngư phủ Việt Nam, Hà Nội cũng chẳng dám nói gì mạnh. Bắc Kinh bèn kết luận, và không sai, rằng lãnh đạo Hà Nội là món đồ trong túi, nên khỏi cần thương thảo gì. Và cũng chẳng cần chờ 50 năm nữa.

- Hỏi: Theo cách phân tích của ông thì trong vụ này, người ta có vấn đề song phương của Việt Nam với Trung Quốc liên hệ đến tài nguyên ngoài Đông hải mà hai bên có thể thương thảo với nhau theo cách thế mạnh hay yếu của từng bên. Ngoài ra, ta có vấn đề chuyển vận hàng hải hay an ninh ngoài khơi, là vấn đề thuộc phạm vi quốc tế. Nếu hiểu như vậy thì Việt Nam có thể làm gì trên hai vấn đề song hành ấy?

- Nói chung thì phải khéo lồng hai vấn đề làm một để mượn sức người. Nhưng trước nhất, lãnh đạo đừng bịt miệng người dân nữa vì càng bịt miệng sẽ càng giảm thế thương thảo với bên kia, nếu như thực sự muốn thương thảo, là điều nhiều nước không tin.

Thứ hai, đảng viên cán bộ đừng gây khó để moi tiền nhà đầu tư ngoại quốc nữa mà phải nhìn vào trường kỳ và đại thể. Hãy tạo điều kiện cho họ tiến vào đông hơn và rồi vì quyền lợi của họ mà các nước sẽ quan tâm hơn đến quyền lợi của Việt Nam. Khi đó, giới đầu tư quốc tế, thí dụ như tập đoàn BP của Anh hay tổ hợp Dầu khí Ấn Độ đã ký hợp đồng thăm dò các lô 5.2 và 127, 128 của Việt Nam, sẽ phải cân nhắc sự lợi hại của họ trước áp lực của Bắc Kinh.

Vấn đề không chỉ là chuyện tay đôi giữa hai nước mà trở thành chuyện đa phương vì nhiều quốc gia nay đang muốn chuyển dịch đầu tư của họ từ Hoa lục qua Việt Nam như diễn đàn này đã trình bày nhiều lần suốt năm ngoái.

- Hỏi: Nhìn rộng ra, về vấn đề an ninh trong khu vực như ông nói, thì Việt Nam có thể làm gì?

- Nói về chuyện an ninh của thiên hạ, việc Trung Quốc tăng cường hiện diện và xây nhiều công trình quân sự trên các quần đảo này là một mối lo cho các nước. Nhưng nếu Hà Nội không lên tiếng một cách dứt khoát thì các nước sẽ tự hỏi là Việt Nam đứng ở đâu? Có là tiền đồn hay mũi xung kích của Bắc Kinh như trong quá khứ không?

Việc Việt Nam đang là hội viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là cơ hội nêu vấn đề một cách chính đáng và minh bạch để thế giới biết lập trường của Việt Nam. Hà Nội không dám làm như vậy mà còn muốn ngăn chặn người dân biểu tình thì các nước cứ khoanh tay chờ xem.

- Hỏi: Nếu tình hình cứ tiếp tục như thế nào thì tương lai sẽ ra sao?

- Nếu các nước và trước tiên là Việt Nam không có phản ứng mạnh, thì tôi e rằng trong vòng năm năm nữa sẽ có đụng độ quân sự trong vùng. Và Việt Nam chỉ có chế độ độc tài mà bất lực nên sẽ thảm bại và cúi đầu. Một cách cụ thể thì Bắc Kinh sẽ có quyền quyết định là ai có quyền đầu tư vào Việt Nam và những gì họ không muốn làm nữa thì sẽ nhường cho Việt Nam. Sau đấy, nếu Trung Quốc có xung đột với xứ khác như đã từng có trong quá khứ, thanh niên Việt Nam sẽ đứng trên tuyến đầu, cho họ.

Lịch sử sẽ ghi lại rằng Trung Quốc lấy được Hoàng Sa rồi Trường Sa của Việt Nam là nhờ đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng đồng dạng với đảng Cộng sản Trung Quốc. Về dài thì ngôi sao vàng trên lá cờ Việt Nam ngày nay sẽ là ngôi sao gắn trên lá Ngũ tinh Hồng kỳ của Trung Quốc, tượng trưng cho một chủng tộc thứ năm sau bốn sắc dân Mông, Mãn, Hồi, Tạng, sẽ quay về chầu ngôi sao Bắc đẩu của tộc Hán.

Chẳng người Việt nào, kể cả nhiều người trong đảng, lại muốn vậy mà không thể làm gì được. Nhưng ở bên một cường quốc lắm tham vọng mà lại cứ gom cả quyền lực đất nước vào một đảng là giúp cho tham vọng của họ sớm thành, bằng cách mua lấy đảng này. Nam hoa kinh của Trang Tử có nói tới một hiện tượng như thế, nên Bắc Kinh rất biết áp dụng!

NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Back to top
« Last Edit: 10. Jan 2008 , 16:29 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #67 - 11. Jan 2008 , 17:37
 
Phân tích tương quan chính trị Biển Đông
 


Ngô Thế Vinh
Chuyên gia người Việt ở Mỹ (nguồn BBC)

 
Quần đảo Trường Sa cho tới nay không phải là những đảo có dân cư trú, ngoại trừ những đơn vị quân đội của năm quốc gia đang chiếm đóng, gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan và Trung Quốc. Thêm Brunei cũng lên tiếng tham dự vào cuộc tranh chấp.
Trong số hàng trăm đơn vị đảo, đá, cồn và bãi với tổng số diện tích không quá mười cây số vuông (10km2) với nhiều đơn vị không có tên, tính đến nay:

Việt Nam hiện chiếm giữ cả thảy 13 cao địa, 22 đơn vị có tên và một số không tên. Đảo Trường Sa (Spratly) là nơi có bộ chỉ huy Việt Nam trú đóng.

Phi Luật Tân hiện chiếm cả thảy 10 cao địa, 18 đơn vị có tên và một số không tên. Không kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) trên thực tế đã bị Trung Quốc chiếm.

Trung Quốc hiện chiếm 2 cao địa và 9 đá chìm và bãi ngầm có tên. Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef, chiếm của Việt Nam năm 1988) là nơi đặt bộ chỉ huy quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.

Mã Lai hiện chiếm giữ 2 cao địa và 4 đơn vị có tên.

Đài Loan chiếm 1 cao địa: đảo Ba Bình (Itu Aba) cũng là đảo lớn nhất tại Trường Sa (xem sơ đồ 1 / Heinemann 95, chỉ ghi những địa danh chính).

Cách làm của Phi Luật Tân


Tháng 11/98 vừa qua, ngoại trưởng Phi Domingo Siazon đã nói trước quốc hội Phi rằng các công trình xây cất quy mô mới đây của Trung Quốc là kế hoạch quốc phòng thế kỷ 21 của Bắc Kinh nhằm bành trướng ra ngoài Đông Á và bao trùm cả Thái Bình Dương.

Trước những diễn tiến dồn dập trên đá Vành Khăn, hoàn toàn bất lợi cho Phi, Siazon chỉ còn biết than thở:

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đá Vành Khăn, họ nói không. Chúng tôi yêu cầu cuộc tranh chấp được giải quyết qua một hội nghị quốc tế, họ cũng nói không. Chúng tôi đề nghị một chương trình hợp tác phát triển thì họ bảo để coi!”

Ông Siazon tiếp: “Chúng tôi thì không có khả năng tới vùng biển ấy, hải quân Phi chỉ gồm có mươi chiếc tàu tuần (patrol boats) và đã được lệnh phải tránh xa để không gây sự biến nào”. Trung Quốc đã đưa lời cảnh cáo là tàu bè Phi không được tới gần hơn 5 hải lý và máy bay tuần thám Phi cũng không được bay thấp hơn 1500m.

Do có hiệp ước liên minh quân sự với Washington, bộ trưởng quốc phòng Phi Mercado đã kêu gọi Mỹ can thiệp, nhưng chánh phủ Clinton lạnh lùng trả lời là hiệp ước không áp dụng cho các vùng lãnh hải đó.

Chẳng còn một chọn lựa nào khác, Phi chỉ còn biết tuân thủ những đòi hỏi vô lối của Bắc Kinh. Cho dù đang giữa cuộc tranh chấp nhưng trên thực tế đá Vành Khăn đã tuột khỏi quyền kiểm soát của Manila.
 
Và trong chuyến du hành cuối năm 98 vừa qua, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương, đô đốc Joseph Prueher cũng chỉ phát biểu một cách chung chung là “Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát diễn tiến trên đá Vành Khăn”. Bề ngoài thì như vậy nhưng bên trong không thể không có mối âu lo, phản ánh bằng câu nói của viên sĩ quan hải quân Mỹ với phóng viên tờ National Geographic: “Tôi chỉ mong sao họ không tìm ra dầu ở Trường Sa”.

Dầu khí thì chắc chắn là có ngoài Biển Đông và điển hình là đang có ba bãi dầu được khai thác: bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi và bãi Natuna của Nam Dương.

Ý thức được sự quá yếu kém về quân sự, Phi bền bỉ trong các cuộc vận động ngoại giao, đòi đưa vấn đề ra trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và cả vận động giới lập pháp Mỹ quan tâm nhiều hơn tới cuộc tranh chấp Trường Sa.

Ít ra cũng đã có một nghị sĩ cộng hòa, Dana Rohrabacher (Huntington Beach, California), thuộc Ủy ban Liên lạc Quốc tế Hạ viện Mỹ lên tiếng. Ngày 10 tháng 12 1998 ông được đưa lên một chiếc phi cơ quân sự C 130 của Phi bay sáu vòng trên không phận đá Vành Khăn, chụp hình được các công trình xây cất và cả các chiến hạm của hải quân Trung Quốc và ông tuyên bố:

“Trung Quốc đang xây cất những công sự, tôi còn thấy được ánh chớp của những đèn hàn... Những điều chúng tôi thấy được vừa có tính cách báo động vừa bi thảm. Trung Quốc đã đưa các chiến hạm từ ngàn dặm xa xôi đi cướp đất của một nước láng giềng”. Ông tiếp: “Chúng ta không thể làm ngơ hành động côn đồ của Trung cộng trong quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc không chỉ là mối quan tâm của Phi Luật Tân, đó cũng là mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước dân chủ trên thế giới”.

Ông cũng lên án chánh quyền Clinton đã coi nhẹ biến cố Vành Khăn. Bằng một ngôn ngữ ngoại giao, ông hứa là sẽ vận động quốc hội Mỹ hỗ trợ gia tăng tiềm lực hải quân Phi... “Tôi đã biếu tổng thống Estrada một chai rượu Tequilla bự. Tôi hy vọng tiếp theo đó sẽ là một tuần dương hạm”.

Dana Rohrabacher tuy không phải là một tiếng nói thế lực trong giới lập pháp Mỹ, nhưng có còn hơn không và đó cũng là một dấu hiệu an ủi cho Phi.

Dấu hiệu chuyển động


Giữa cuộc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa đang diễn ra trên Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nguy cơ đối đầu nhất. Sau khi mất toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, ngoài những cuộc đấu khẩu ngoại giao, phía Việt Nam đã có những bước ứng xử nào:

Theo tin của Thông tấn Kyodo 19-09-98, Việt Nam mới đây đã hoàn tất việc xây dựng và trùng tu nhiều cơ sở “dân sự” trên đá san hô Tây (West Reef) trong quần đảo Trường Sa... có cả sân bay trực thăng với tổn phí lên tới 4 triệu đôla, là những công trình xây dựng có tính cách lâu dài.

Tài liệu Combat Fleets of the World 98-99, Naval Institute Press, ghi nhận một số chiến hạm của hải quân Việt Nam đã được đổi tên thành Biển Đông hay Trường Sa (BD 621, 622, 105, TS 01) trong đặc nhiệm bảo vệ Trường Sa.

Tờ Orange County Register 13-12-98, trong phần châu Á Thái Bình Dương loan tin: có hai con đường của thành phố Sài Gòn được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo báo Tuổi Trẻ trong nước 06-02-99, chánh phủ Việt Nam đang ráo riết buộc toàn thể cán bộ học tập nâng cao kiến thức sử học về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng tổ chức hội nghị khoa học về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, địa lý địa danh, đặc điểm khí hậu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các đảo và vùng biển liên hệ đã được công bố... Thành phần tham dự hội nghị gồm các nhà khoa học thuộc nhiều lãnh vực từ các đại học và các viện nghiên cứu, đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Ủy ban Biên giới, các ban Trung ương Đảng, Văn phòng Chánh phủ...

Trên tấm bản đồ Việt Nam và Biển Đông (chứ không phải Nam Hải - South China Sea) với các địa danh thuần Việt của Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1997 có ghi những chi tiết: (1) Quần đảo Hoàng Sa (hiện bị Trung Quốc chiếm đóng) là thuộc thành phố Đà Nẵng Quảng Nam, cách Đà Nẵng 390km, (2) Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa Nha Trang (nguyên thuộc tỉnh Phước Tuy thời Việt Nam Cộng hòa), cách Sài Gòn 670km.
 
Trên các tờ báo tiếng Việt xuất bản ở hải ngoại cũng thường xuyên có các tin và bài bình luận liên quan tới Hoàng Sa Trường Sa và chủ quyền trên Biển Đông.

Mùa hè 98, một cuộc hội thảo chuyên đề về Biển Đông của một số trí thức và chuyên gia Việt Nam hải ngoại được tổ chức ở New York với phần đúc kết sẽ được ấn hành như một tài liệu tham khảo nội bộ.

Tờ Đi Tới ở Montréal Canada thực hiện một số báo chuyên đề (tiếp sau Tập san Sử Địa, đặc khảo về Hoàng Sa Trường Sa 1975) cập nhật hóa các vấn đề liên quan tới Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa trong bối cảnh mối bang giao lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Vành Khăn là con bài Domino


Vào những thập niên 50-60, giữa cuộc chiến tranh lạnh, người Mỹ rất tin vào thuyết Domino về mối liên hệ của toàn vùng được hình dung bằng một hàng những con bài Domino đứng cạnh nhau, nếu con bài đầu tiên bị đổ thì sẽ đè lên con bài thứ hai và theo phản ứng dây chuyền cứ thế cả chuỗi bị sụp đổ.

Cuộc chiến tranh Việt Nam với bao nhiêu xương máu và tốn kém là một điển hình của thuyết Domino ấy.

Sau giai đoạn sụp đổ của khối Liên Xô, thập niên 90 được coi là thời kỳ “sau chiến tranh lạnh” đối với thế giới. Nhưng tại châu Á lại đang manh nha một cuộc “chiến tranh nóng” do sự bành trướng rất hung hãn của Trung Quốc.

Sau khi đã chiếm trọn Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa, mặc nhiên Trung Quốc đặt Việt Nam và các nước Đông Nam Á “trước một sự đã rồi”. Nhưng với tình hình hiện nay Trung Quốc có nuốt trọn được quần đảo Trường Sa hay không thì đá Vành Khăn là biểu tượng của con bài Domino đầu tiên ấy.

Do đó Vành Khăn không chỉ là mục tiêu tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc mà phải coi đó là thách đố đối với toàn thể các quốc gia Đông Nam Á. Bước tới, nếu Trung Quốc dứt khoát chiếm được đá Vành Khăn thì tất cả những đơn vị còn lại trong một chuỗi những đảo, đá, cồn và bãi của Trường Sa có tên hoặc không tên sẽ lần lượt rơi vào tay Trung Quốc, dĩ nhiên với tất cả hậu quả và hệ lụy của nó.

Lý lẽ của kẻ mạnh


Hơn 60 năm trước, vấn đề Hoàng Sa Trường Sa đã được báo chí Việt Nam dự báo và nhắc tới rất sớm: báo Nam Phong của Phạm Quỳnh (Hà Nội, NP 172, 05-1932) đã viết: “Vấn đề cương giới Hoàng Sa Trường Sa sẽ được giải quyết bằng gươm súng”.

Sáu năm sau trên báo Ngày Nay (Hà Nội 24-07-1938) của nhóm Tự lực Văn đoàn, Hoàng Đạo lúc đó mới ở cái tuổi ngoài 30 đã viết trong mục “Người và Việc” như sau: “Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì Hoàng Sa Trường Sa là của An Nam. Nhưng ở trường quốc tế người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh”.

Những dòng chữ ấy cho đến nay hoàn toàn đúng đối với Trung Quốc với lẽ của kẻ mạnh.

Sức mạnh thượng phong về hải, lục và không quân của Hoa lục là không thể phủ nhận. Nếu vạn bất đắc dĩ xảy ra một cuộc chiến tranh vùng trên Biển Đông, bất cứ cuộc đụng độ quân sự nào, thì sự toàn thắng đương nhiên ở về phía Bắc Kinh.

Cuộc khủng hoảng kinh tế vùng mới đây đã làm suy yếu hẳn thế liên minh của các quốc gia Đông Nam Á mà biểu hiện rõ nhất là trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vừa qua tại Hà Nội, nguyên thủ các nước kể cả Việt Nam và Phi đều né tránh đề cập tới vấn đề gai góc này, nại lý do “còn nhiều vấn đề lớn hơn cần giải quyết, đặc biệt là lãnh vực kinh tế”.

Trước con mãnh hổ Trung Quốc, những con đà điểu Đông Nam Á thấy hiểm nguy chỉ biết có rúc đầu xuống cát.

Ai cũng biết các đảo cho dù nhỏ hẹp tới đâu, nhưng khi thuộc về một quốc gia nào, người ta sẽ viện dẫn theo Luật biển về vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý để đòi hưởng trọn các nguồn tài nguyên về hải sản và các mỏ dầu khí trong đó, chưa kể tới giá trị chiến lược của các căn cứ quân sự ấy.

Cho dù đang là một nước xuất cảng dầu nhưng Trung Quốc sẽ phải nhập cảng dầu vào đầu thế kỷ tới nếu không tìm ra được các mỏ dầu mới mà Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa có hy vọng là lời giải đáp.

Giả thiết nếu quần đảo Trường Sa hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc, điều này có nghĩa là Trung Quốc còn chiếm hữu luôn một phần mỏ dầu rất phong phú của Nam Dương quanh đảo Natuna - nơi đã có ký kết một hợp đồng lên tới 30 tỉ đôla giữa Công ty Dầu khí Mỹ Exxon và Djakarta. Hiển nhiên đây là một đụng chạm trực tiếp tới quyền lợi thiết thân của tư bản Mỹ và chắc chắn không dễ dàng gì Mỹ để rơi vào tay Trung Quốc.

Và Biển Đông không thể không dậy sóng nếu không đạt được một hợp tác phát triển và phân chia tài nguyên giữa các quốc gia lớn nhỏ trong vùng trên phương diện khai thác dầu khí, đánh cá và hải hành.

Trước âm mưu chia để trị, Trung Quốc sẽ áp đặt những điều kiện thật khắt khe trong các cuộc thương thảo song phương như giữa Bắc Kinh và Hà Nội hay Bắc Kinh và Manila...

Trung Quốc sẽ dễ dàng bẻ gẫy từng chiếc đũa nhưng với cả bó đũa thì không. Cọp dữ Hoa lục sẽ không dám xông vào giữa bày trâu hợp quần, nhưng sẽ giương móng vuốt chụp lấy từng con đứng riêng lẻ và cũng sẽ chẳng tha cả con trâu khỏe đầu đàn.

Chỉ có một đường sống duy nhất cho các nước Đông Nam Á là đoàn kết trong bình đẳng và tin cậy để có hành động phối hợp tạo thành một thế trận chung về chánh trị ngoại giao, kinh tế và quân sự, đủ sức đương đầu với con mãnh hổ Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh là tác giả của các công trình về sông Me Kong và Biển Đông. Bài viết là phần lược lại từ nguyên bản dài hơn trên trang Talawas, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.  
Back to top
« Last Edit: 11. Jan 2008 , 17:39 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #68 - 12. Jan 2008 , 09:58
 
Cộng Đồng Người Việt  Úc Châu  biểu tình   ngày 12 /1

Dưới  sức Nóng   36  độ  C  của mùa Hè  .Đã  có khoảng  gần 4000  đồng  hương tham gia  Biểu tình  trước Toà Đại sứ  Việt Cộng ở Thủ đô Canberra  hỏi  tội  Đảng Cộng sản VN  Bán Đất , Biển  cho  Trung Cộng


...


...


...


Hình  ảnh  của  Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 12. Jan 2008 , 12:00 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #69 - 13. Jan 2008 , 13:44
 
Chào Xuân Mậu Tý 

Chào  Xuân Mậu Tý  xui không sa  hũ  nếp
Rơi  trúng Tam Sa  ,chắc hẳn cháy nhà  ra  mặt chuột
Tiễn chú Đinh Heo, tưởng  phải bỏ  lò quay
Quay nhằm hải đảo, ai dè  lợn béo  lòng lại thiu


Rục  rịch  bá  quyền  , khua  dậy  sóng Trường Sa  ,trở  mặt  hăm he  :lòng lợn  thối 
Nhạt  nhoè  lý tưởng , im im bản giốc , xuôi tay  bạc nhược  ;quẩn chân  quỳ



Núi  liền núi, sông liền sông, đồng  chí  anh  em  khoe mặt đểu
Răng  đền  Răng  , mắt đền mắt,cầu vinh mãi  quốc  hiện nguyên hình
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #70 - 15. Jan 2008 , 12:19
 
Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 1)
2008.01.01

Luật sư Trần Thanh Hiệp – Nguyễn An, RFA

Những ngày vừa qua, Trung Quốc đã tự quyền đặt trực tiếp hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền hành chánh của Bắc Kinh trước sự phản đối yếu ớt của nhà cầm quyền Hà Nội.

Câu chuyện HSTS không còn là một vụ lấn chiếm hải đảo riêng lẻ nữa mà là một hành động xâm chiếm vùng biển, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bất chấp Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Người ta liên tưởng tới thủ đoạn lấn chiếm vết dầu loang của Đức Quốc Xã vào thời điểm giữa thế kỷ trước cuộc thế chiến thứ hai sắp sửa bùng nổ.

Tôi cho rằng điều này đối với người Việt Nam là một lời cảnh cáo của lịch sử. Dưới ánh sáng của luật quốc tế hành vi sáp nhập trong vụ Tam Sa chính là loại trọng tội đã được gọi tên là xâm lược (aggression), theo định nghĩa từ giữa thập niên 1970 của Liên Hiệp Quốc.


Nguyễn An:
Thì đó cũng là điều mà những bản tuyên cáo cũng như trong các cuộc biểu tình đã nói về hành động xâm lược của Trung Quốc.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nêu lên không thôi chưa đủ, phải đặt thành vấn đề xâm lược và tìm cách áp dụng những văn bản quốc tế thích hợp thì mới đưa phản ứng của mình thành một thủ tục quốc tế phản công, chặn đứng bước tiến của bá quyền phương Bắc từ nay về sau đối với Việt Nam.

Nguyễn An: Xin luật sư cho biết các văn bản đó là những văn bản nào?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi chỉ xin kể ra ở đây hai văn bản chính mà thôi, đó là Nghị quyết số 3314 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ XXIX, năm 1974 và Hiến chương Liên Hiệp Quốc (các điều 39, 41 và 42). Hành vi xâm lược đã được Đại Hội Đồng định nghĩa tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị Quyết này và định nghĩa như vậy là để cho Hội Đồng Bảo An, như đã được dự liệu nơi điều 39 của Hiến chương LHQ, có cơ sở định danh hành vi của quốc gia bị tố cáo có phải là xâm lược hay không.
Tất cả những hành vi của Trung Quốc đánh chiếm và sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc chính là những hành vi được liệt kê trong ba điều khoản này của Nghị quyết 3314. Nhưng liệu Hà Nội có dám tố cáo hành động xâm lược của Bắc Kinh không? Thái độ nhu nhược của họ trong vụ Tam Sa không phải là phản ứng thích hợp có khả năng bảo toàn lãnh thổ Việt Nam truớc tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã nghe trên đường phố, đọc trên các cơ quan truyền thông, những lời tố cáo một loạt hành vi bất hợp pháp của Bắc Kinh. Như, dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước lân bang, lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như, năm 1974 và năm 1988 đưa hải quân đánh chiếm một số đảo ở Biển Đông của Việt Nam.

Luật sư Trần Thanh Hiệp:
Dân tộc Việt Nam, trong thế yếu, cần phải qua ngả HĐBA đưa ra trước công luận quốc tế, hành vi xâm lược phi pháp của Trung Quốc như là một biện pháp tự vệ. Trước những chỉ dấu cho thấy Hà Nội sẽ đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, hai bộ phận của dân tộc, ở trong và ở ngoài nước không thể khoanh tay ngồi yên nhìn đất nước bị xâm lăng. Do đó mà vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa lại còn phải xem xét thêm dưới góc cạnh chính tri.

Nguyễn An: Trước khi nói đến góc cạnh chính trị, thì theo luật sư vụ Hoàng Sa, Trường Sa có đủ tầm quan trọng để đưa ra trước Hội Đồng Bảo An không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Do sự lệ thuộc của Đảng Cộng sản Việt Nam vào nước đàn anh phương Bắc, Hà Nội đã và sẽ không đủ sức mạnh để đối đầu về cả hai mặt quân sự và ngoại giao với Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam bởi vậy nên có cách ứng xử khác với Đảng Cộng sản Viêt Nam để ngăn chặn ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc, may ra còn giữ được những gì chưa mất cho Bắc Kinh.

Trước mắt phải đòi hỏi Hà Nội, với tư cách thành viên Hội Đồng Bảo An của mình, đưa vụ HSTS ra trước HĐBA để Việt Nam được Liên Hiệp Quốc bảo vệ chống lại mối đe doạ Bắc Kinh. Nhờ HĐBA can thiệp trong vụ HSTS không có nghĩa là tranh tụng hay khai chiến với Trung Quốc mà là để cho HĐBA tìm cho nước Việt Nam, trong thế yếu, một giải pháp thích hợp, nghĩa là phù hợp với tinh thần và văn tự của quốc tế công pháp. Để ôn hòa giải quyết một “tình hình” hay một “cuộc tranh chấp” có khả năng đe dọa hòa bình trong vùng dẫn tới đe dọa hòa bình thế giới.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp, và mong sẽ được tiếp tục thảo lụân với ông về góc cạnh chính trị của vấn đề Hoàng Sa Trừơng Sa.

Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris về khía cạnh pháp lý của vấn đề Trung quốc lấn chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Kỳ tới, cụôc trao đổi sẽ đựợc tiếp tục với khía cạnh chính trị của vấn đề. Mong quý thính giả đón nghe. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 12:20 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #71 - 15. Jan 2008 , 12:55
 
Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 2)


Hôm nay, cuộc trao đổi sẽ tiếp tục về mặt chính trị của vấn đề. Ông Hiệp cho rằng đây mới là cái gốc,và không nằm trong yêu cầu Liên Hiệp quốc can thiệp. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An:
Thưa Luật sư, yêu cầu Hội Đồng Bảo An can thiệp trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa là đã phản ứng cả về mặt pháp lý, nhưng trong đó thì tôi nghĩ cũng có cả mặt lẫn chính trị rồi. Tại sao còn đặt thêm vấn đề phản ứng trên địa hạt chính trị nữa?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đưa vụ Hoàng Sa, Trường Sa ra trước HĐBA là cốt để ngăn chặn ngay trước mắt mọi hành động gây hấn với dụng đích lấn chiếm của Trung Quốc. Đồng thời cũng còn để phòng ngừa loại hành động này trong tương lai, tức là kiếm chỗ dựa để bảo vệ phần còn lại của lãnh thổ cho Việt Nam.

Nhưng muốn tạo được thế lực để đòi lại những gì đã mất và nhất là để không còn nằm trong thế thao túng của bá quyền phương Bắc nữa thì phải có giải pháp chính trị trong trường kỳ. Do đó, mặt chính trị của vụ HSTS không thể coi nhẹ, nếu không muốn nói phải coi là trọng yếu. Tôi chủ trương để bảo toàn lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam phải biết kết hợp vũ khí pháp lý với vũ khí chính trị.
Nguyễn An: Như vậy phải chăng theo luật sư thì vũ khí chính trị giữ vai trò trọng yếu không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Giải pháp pháp lý là ngọn, giải pháp chính trị mới là gốc. Gốc có vững mạnh thì ngọn mới đủ sức đối đầu với kẻ địch. Có cứng mới đứng được đầu gió. Luật quốc tế là luật liên quốc gia, vậy phải là bộ máy cầm quyền quốc gia mới là chủ thể đối với luật quốc tế.

Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam về mọi mặt, ý thức hệ, chính trị, kinh tế, văn hóa hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, không thể là cái gốc vững mạnh làm chỗ dựa để chống Trung Quốc xâm lược được. Vậy trứơc mắt không thể có giải pháp chính trị để tạo ra được một xã hội trên dưới một lòng, một dạ chống xâm lăng.
Không thể có nghịch cảnh nhà cầm quyền Hà Nội chẳng những cấm biểu tình chống Trung Quốc mà còn huy động nhân viên công lực đàn áp thô bạo dân chúng chỉ vì dân chúng vì muốn tỏ bày lòng công phẫn trước hành động xâm lược của Bắc Kinh.

Nguyễn An: Vậy luật sư có thể trình bày rõ hơn về giải pháp chính trị này được không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi xin nêu lên một giả thuyết: Nếu cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đi tới độ gay go hơn nữa, thì liệu dân chủ và độc tài có thể đứng chung trong cùng hàng ngũ cự Bắc được không? Tôi chắc câu trả lời sẽ phải là “không”.

Nhớ lại cách đây hơn nửa thế kỷ, Đảng cộng sản đã mượn ngọn cờ dân tộc để giành độc quyền kháng chiến nhưng đồng thời lại mượn thế chống ngoại xâm để tiêu diệt phe quốc gia mà thiết lập chuyên chính. Lần này lực lượng dân chủ đã trưởng thành quyết không để cho độc tài diễn lại cảnh tiếm quyền tiếm vị ngày trước nữa.
Tình hình bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bây giờ đã bước qua một giai đoạn mới. Sự lệ thuộc mang tính phiên quốc, chư hầu, bất bình đẳng giữa hai nước láng giềng là điều lỗi thời trong môi trường bang giao quốc tế bình đẳng ngày nay.

Những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội không thể đồng hóa quyền lợi riêng của họ với quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc. Luận điệu nhân nghĩa giả dối “16 chữ vàng” không thể che đậy được ý đồ bá quyền tàn bạo của Bắc Kinh.

Vụ Tam Sa là lời cảnh cáo của lịch sử để mọi người Việt Nam, từ kẻ cầm quyền đến người dân thường, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, kịp thời biết cùng nhau tái phối trí quyền lực trong quốc gia, thực hiện hòa đồng dân tộc đích thực, thay cho giai cấp đấu tranh, tạo được một tổng lực đủ khả năng động viên người và của trong cả nước, đánh bại âm mưu người Hán thuần dưỡng người Việt.

Nguyễn An:
Đề nghị lụât sư phân tích rõ về tổng lực này.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tổng lực này sẽ có ba mũi nhọn để phòng vệ đất nước. Thứ nhất, về mặt ngoại giao thay thế đường lối hữu nghị đảng anh em bằng chỗ dựa quốc tế, trên cơ sở bình đẳng theo luật quốc tế để ôn hòa lấy lại đất đã mất và giữ vững đất chưa mất. Đã đành Hoàng Sa đã bị mất năm 1974, một phần của Trường Sa cũng đã bị mất năm 1988.

Nhưng không nên tuyệt vọng vì đã có tiền lệ 3 nước vùng biển Baltique năm 1940 bị Stalin sáp nhập đến năm 1990 và 1991 nhờ biến chuyển quốc tế đã lấy lại được độc lập. Mũi nhọn thứ nhì là việc triệt để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng nhân loại. Mũi nhọn thứ ba là cuộc đấu tranh dân chủ đã khởi đầu của tất cả mọi tầng lớp xã hội để đòi lại chủ quyền quốc gia mà đảng cầm quyền đã sang đoạt suốt cả trên nửa thế kỷ vừa qua.

Nguyễn An: Luật sư có tin rằng gỉải pháp chính trị này khả thi không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Khả thi hay không thì cũng phải ráng thực hiện, trừ phi buông tay đầu hàng trước những khó khăn.

Nguyễn An: Chắc Luật sư khi nhắc tới nhân quyền ở Việt Nam đã không quên sự kiện Việt Nam xã hội chủ nghĩa không còn ở trong danh sách những nước đáng quan tâm về tình trạng nhân quyền bị vi phạm nữa. Vậy áp lực ở đau ra để buộc Hà Nội phai thay đổi chính sách nhân quyền của họ?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tuy Hà Nội đã đựơc chính quyền Bush rút tên ra khỏi danh sách những nứơc cần đặc biệt quan tâm về tình trạng nhân quyền, nhưng không vì thế mà tất cả áp lực quốc tế đối với Hà Nội đã được giải toả. Một đàng, dự luật nhân quyền trước đây được Hạ Viện Mỹ thông qua với một đa số áp đảo đã được chuyển lên Thượng Viện trong một bầu không khí tương đối thuận lợi hơn trước.

Đằng khác, trong những vụ biểu tình chống Trung Quốc vừa qua, các hành động xâm phạm nhân quyền cuả công an cộng sản đã gia tăng về số lượng và quy mô. Do đó cuộc tranh đấu cho nhân quyền cũng phải gia tăng cường độ để chặn đứng cuộc đàn áp này.

Nguyễn An: Theo luật sư thì người Việt ở hải ngoại có thể đóng gop được gì trong vụ HSTS?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, người Việt ở hải ngoại có thể tiếp tay nhiều hơn nữa cho cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa ở trong nuoc. Tôi thấy đã có một Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ được thành lập rồi. Bây giờ chính là lúc mà Ủy Ban đó phải thiết lập một hồ sơ pháp ly vững chắc về vụ HSTS tiếp theo nhung lời tố cáo Trung Quốc xâm lược va Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.

Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật này, các chính đảng, hội đoàn, tổ chức tranh đấu với sự hiệp lực của các luật gia, sẽ mở một cuộc vận động dư luận quốc tế đại qui mô, thay thế thái độ bất động của Hà Nội để lưu ý Hội Đồng Bảo An về hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.

Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 13:04 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #72 - 15. Jan 2008 , 20:22
 
Ngày 19/1  Kỷ  niệm Hoàng Sa

Cùng cả  nhà  thứ bẩy  19 tháng 1 /2008  tới đây  sẽ là  ngày Kỷ niệm  34  năm  Hải Quân /Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh nhau  với Tàu Hải Quân Trung Cộng  ở Hoàng Sa .

Hải Quân / VNCH  bị thiệt hại mất  1 chiếm hạm và hạm trưởng  Thiếu tá  Nguỵ văn Thà  (cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn )
đã  chết  theo Chiếm Hạm .

Gương hy sinh cao cả  của cố Hải quân Thiếu tá  Nguỵ Văn Thà  đã  được cố  nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  viết  trong ca  khúc "Gọi  tên Anh là  Lính "  và  bản nhạc "Nguỵ văn Thà   của   Chính Trần.

Ngày  thứ bẩy  19/1  nhiều Cộng đồng Người Việt Tự do  trên Thế giới   sẽ  làm  lễ  Tưởng niệm các  Chiến sĩ  Hải Quân hy sinh ngày 19 tháng 1  năm 1974 .

Tại Sydney  Úc châu - Gia đình Hải Quân và Hàng Hải  sẽ  có  buổi lễ  Tưởng  Niệm các Chiến sĩ  HQ/VNCH  Hy sinh  trong cuộc Thuỷ Chiến   với Trung Cộng  để bảo  vệ Hoàng Sa   .
Buổi lễ  sẽ được tổ chức vào  lúc  19 giờ tối  tại Trung tâm Văn Hóa  và Sinh hoạt Cộng Đồng .
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 20:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #73 - 16. Jan 2008 , 14:38
 
Tạm Cứu Hoàng Sa Trường Sa
,  VI ANH
.

Việt Báo Thứ Tư, 1/2/2008, 12:02:00 AM

Không phải tự đề cao nhưng phải nói người Việt Hải Ngoại là người có thể  tạm cứu Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách trì hoãn việc Trung Cộng sáp nhập trong khi chờ đợi một chánh quyền Việt Nam mới thu hồi lại hai quần đảo bằng luật pháp quốc tế cùng sự can thiệp ngoại giao của thế giới.

Chế độ CS Hà nội đương thời là nhà cầm quyền đã hiệp ước, mật ước nhượng cho Trung Cộng rồi. Lời hứa và chữ ký đó đối với TC và VC coi như là luật pháp phải thi hành giữa đôi bên. CS kẹt cứng không còn làm gì được nữa. Còn CS Hà nội là Hoàng Sa và Trường Sa còn thuộc TC. Cần một chánh quyền mới để phủ nhận những hiệp ước, mật ước hà tì về hình thức, bất bình đẳng về nội dung, không trưng cầu dân ý, không được Quốc Hội khoáng đại phê chuẩn mà tinh lý công pháp một chuyện trọng đại như vậy đòi hỏi phải có.

Cho đến bây giờ, dưới áp lực của TC, coi như CS Hà nội đã triệt để cấm và dẹp biểu tình.

Lớp trẻ sinh viên thanh niên và những người yêu nước trong nước biểu tình, phản đối tới đâu đi nữa, thì CS Hà nội vẫn cứ ngậm miệng ăn tiền. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt và các tổ chức đấu tranh  trong nước đã bị bất động hóa bằng nhiều cách không có thể đứng lên lập Hội Nghị Diên Hồng, thay đổi nhà cầm quyến bán đất dâng biển cho Tàu, bỏ điều 4 Hiến Pháp. Người dân dân  và các tổ chức tôn giáo, chánh đảng, phong trào ngoài chánh phủ  lâu nay bị CS Hà nội khủng bố đen trắng dù cố gắng cũng không đủ sức kết họp, tạo nội lực dân tộc, giải quyết chuyện nước, việc dân trong cơn quốc nhục mất đất, mất biển không một tiếng súng nổ này. Quân Đội Nhân dân của chế độ CS bị CS Hà nội  kềm kẹp đã tỏ ra bất động  và im lặng, khiếp nhược trước nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi, lời kêu gọi cứu quốc của người dân khi Tổ Quốc Việt Nam bị xâm phạm, khi  Hoàng Sa và Trường Sa một phân thân thể của Mẹ Việt Nam bị TC cắt xe, ăn tươi nuốt sống.

Thời gian và sư yên lặng trong hiện tình đứng về phía CS Hà nội, có lợi cho CS Hà nội cầm quyền. Còn lâu CS Hà nội mới công bố những văn kiện có thể còn nữa, ngoài  lời tuyên bố thừa nhận và công hàm bán nước mà công luận đã biết. Không chừng còn nguy hại cho giang sơn gấm vóc Việt Nam hơn, còn nặng nợ nần mà CS Hà nội đã vay của TC, ba đời con cháu Việt Nam chưa chắc trả nổi hết cho TC.

Chỉ có một chánh quyền  Việt Nam mới, thay thế CS Hà nội bằng cách mạng, đảo chính, hủy bỏ hiến pháp của CS Hà nội mới  huy động được nội lực dân tộc và phát động tố quyền vì bị thiệt hại, bi bất công. Chánh quyền mới đó mới có tư cách, thẩm quyền phủ nhận những gì CS đã hứa, đã ký, với TC. Và chỉ có chánh quyền mới đó mới có thể yêu cầu tòa án quốc tế giải quyết vấn đề. Nhưng trong khi chờ đợi  một chánh quyền mới đó, người Việt hải ngoại có tư do, dân chủ, có thế quốc tế vận có thể trì hoãn việc sáp nhập hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Quốc Vụ Viện TC đã thông qua.

Người Việt quốc tế vận với các cường quốc đang định cư, đang là công dân. Đánh động lương tâm trước một nước lớn ăn hiếp một quốc gia nhỏ. Đề cao cảnh giác trước mối nguy TC trong  an ninh và hòa bình thế giới. Kêu gọi tẩy chay hàng hóa, tây chay du lịch TC. Nhứt là kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội do TC đứng ra tổ chức ở Bắc Kinh. Như đã biết còn một năm nữa là tới ngày TC đã đăng cai, đứng ra tổ chức Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. CS Bắc Kinh  đang dọn mình, dọn mẩy, rửa mặt, rửa mày để chào đón cơ hội long trọng này, nó đánh bóng và đang quang TC trên nhiều lãnh vực. Cái TC  đang sợ nhứt là mang tiếng mang tai ở ngoại quốc.

Người Việt may mắn hiện nay có trên 3 triệu người, định cư hầu hết ở các đại siêu cường thế giới mà CS Bắc Kinh đang e ngại tẩy chay Thế Vận Hội, hàng hóa.

Cứ biểu tình dài dài trước tòa Đại sứ, tổng Lãnh sự TC ở thủ đô các siêu cường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Liên Âu, Nga, Nhưt, Úc. Cứ  tố giác dài dài tội nước lớn xâm chiếm đất đai nước nhỏ . Cứ biểu tình dài dài tố cáo CS Hà nội phản dân hại nước sang nhượng đất đai cho Anh Cả Đỏ, tạo  Đế quốc CS mới. Cứ tẩy chay dài dài hàng hóa TC và VC, tẩy chay du lịch TC, VC. Cứ kêu gọi dài dài tây chay thế Vận Hội tổ chức ở Bắc Kinh.

Nhiều tiếng vổ nên kêu. Nước chảy riết đá phải mòn. Với thế thủ lẫn thế công mà các đại siêu cường Tây phương đang nghi kỵ TC tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, bành trướng kinh tế, chánh trị của Tây Phương, xuất cảng hàng hóa có hại ra ngoại quốc;  những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại sẽ được nhân dân và chánh quyền nhiều nước chú ý, có cảm tình. Từ đó sẽ ảnh hưởng áp lực ngoại giao, giao thương đối với TC.  

TC có thể trì hoãn tiến trình xâm thực Việt Nam, ít nhứt từ đây cho đến Thế Vận Hội khai mạc ở Bắc Kinh. Ít  nhứt các cuộc biểu tình của người Việt trong ngoài nước cũng đã giải thích tại sao  nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam nói trên báo chí, tỉnh này chưa có kế hoạch thành lập Huyện Tam Sa, là huyện gồm ba hải đảo trong đó hai là Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngay khi các cuộc biểu tình không làm TC xoa dịu bằng cách trì hoãn việc sáp nhập hai quần đảo, thì  TC cũng có thể giận cá chém thớt. TC sẽ đổ tội trợ trưởng biểu tình trong nước cho CS Hà nội. Môi hở răng lạnh, tương quan ngoại giao Bắc Kinh sẽ căng thẳng. Ở một mức độ nào đó các cuộc biểu tình trong trường hợp này là một mũi tên bắn hai con chim cú đang đem lại niềm bất hạnh cho quốc gia dân tộc Việt Nam.

VI ANH
Back to top
« Last Edit: 16. Jan 2008 , 14:46 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #74 - 18. Jan 2008 , 11:46
 
Kỷ  niệm  34 năm trận chiến Hoàng Sa  của HQ/QLVNCH



...
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #75 - 18. Jan 2008 , 18:44
 
Tin Biểu tình ngày  19  tháng 1/2008

Tin  mới  nhất  vừa  nhận được từ  VN   cho biết như sau ;

Hôm nay  nhân  ngày  kỷ  niệm trận Chiến Hoàng Sa  năm 1974  cách  đây  34  năm của Hải quân VNCH . 
Ở  Hà  nội  có nhiều  nhóm  nhỏ  15 , 20  người  đã tập  họp  ở sân vận động Mỹ  Đình  Hà  nội  để rồi kéo nhau  đến Toà Đại Sứ Trung  Cộng .
Một  số  nhà đấu tranh  Dân chủ  đã  bị Công An  đến tận nhà  cấm  ra khỏi ra  .

Giáo sư Vũ Hùng  thuộc trường Đại học Bách Khoa  ,một trong  4  giáo  sư  viết thư  khuyến khích  Sinh viên  -học sinh  tham  gia  Biểu tình chống Trung Quốc đã  bị bắt và  bị đánh đập dã  man .

Ở  Sàigon    khoảng   15  đến 20  Sinh viên đã  đến trước Nhà Hát Thành phố  (Quốc hội cũ )  căng biểu  ngữ  '  Hoàng  Sa -Trường  Sa là  đất  của VN  - " được nửa tiếng đồng hồ  Công An đến dẹp  và đuổi  . Một số  đã chạy thoát  ,một số bị bắt và bị đánh ngay tại chỗ  .

Trạm xe buýt  Bến Thành  cũng có  các Sinh viên học sinh  căng biểu ngữ đòi  Hoàng Sa và   Trường  Sa lại cho Việt nam  cũng bị Công An đến dẹp  , một số chạy tháot và  một số bị bắt .

Tại chợ Trương minh Giảng  cũng   có  một nhóm nhỏ Biểu tình .

Như vậy  ,ngày hôm  nay  các  Sinh  viên học sinh  ở Sàigon đã dương đông kích  tây  xuống đường  kỷ  niệm  trận chiến  Hoàng Sa  giữa Hải Quân VNCH  và  Trung  Quốc .

Có tin gì  mới  sẽ   loan báo liền

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #76 - 19. Jan 2008 , 20:00
 
Tưởng niệm  34  năm Hòang Sa


...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #77 - 19. Jan 2008 , 20:33
 
đăng vietnamexodus vào Saturday, 19, January (817 lần đọc)


Hình Ảnh Biểu Tình Tại Saigon Ngày 19-01-2008

... ...
Lúc này là khoản 9:05, mọi thứ còn tự do


...
Độ chừng phút 35, đây là tay thường phục cao vừa xông vào xé biểu ngữ của người biều tình. Anh ta có bộ mặt rất hung ác. Toàn bộ động thái của CA đều do tay này chỉ huy. Đứng xa tới trước, quần Jean, áo xanh lợt, nón bảo hiểm trắng là tay thường phục lùn có bí số 35 



...
Bác Điếu Cày vẫn giơ cao tấm biểu ngữ đã bị xé, một hình ảnh rất đẹp mặt cho Nhà Nước VN. Không biết với hình ảnh này các thệ hệ mai hậu sẽ nói gì về những Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Tổng Bí Thư... bộ máy chính quyền hiện nay
?


Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2008 , 21:17 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #78 - 19. Jan 2008 , 21:34
 
nguyen_toan wrote on 19. Jan 2008 , 20:00:
Tưởng niệm  34  năm Hòang Sa


...


...

Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2008 , 21:36 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #79 - 20. Jan 2008 , 20:37
 
Ngẩng mặt mà đi


Thơ Song Thuận - Xuân Điềm phổ nhạc




Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Sao cúi đầu tủi nhục, Thôi sợ hãi mà chi!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Như cha ông "Sát Thát", Tiêu diệt kẻ xâm lăng!

Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Theo dấu Hùng Sử Việt, Ôi! giọt máu Quang Trung!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Nghe "Bình Ngô Đại Cáo" Đây nòi giống Tiên Rồng!

Điệp khúc
Đi ta đi ta đi! Hịch Diên Hồng réo gọi! Lệnh Trưng Triệu truyền ra!
Đi ta đi ta đi! Lý Lê Trần hiển hiện, Mau lấy lại Hoàng Trường Sa!

Đi ta đi ta đi, Đạp gông cùm phá ngục, Vượt trùng khơi sông rộng!
Đi ta đi ta đi, Máu xương này góp mặt, không hổ thẹn cùng Tiền Nhân...

Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, Ta hãy cùng xuống đường, Khi Tổ Quốc lâm nguy!
Ngẩng mặt mà đi, Ngẩng mặt mà đi, không nghe tên bán nước, không nhượng đất cha ông!

Tuổi trẻ hôm nay, Siết chặt vòng tay, Đang viết trang sử hùng, Cho Tổ Quốc mai sau!
Hỡi đồng bào ơi! Nước nhà lâm nguy! Biên thùy đang dậy sóng , Mau cùng cứu sơn hà!

(Trở lại điệp khúc)


Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #80 - 20. Jan 2008 , 21:01
 
Bản Tin


Vancouver, BC, Canada
tổ chức biểu tình lần thứ II
(trong vòng một tuần) chống Trung Cộng xâm
chiếm Hoàng Sa & Trường Sa của Việt nam.



Đồng bào Việt Nam sinh sống tại vùng Gr.Vancouver
đã tổ chức biểu tình lần thứ II trước Lãnh Sự Quán
Trung Cộng tại Vancouver để chống lại hành động
xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp trên hai Quần Đảo
Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam.

Đồng thời lên án chế độ Việt Cộng buôn dân bán đất đã
hèn nhát đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng của các anh em sinh viên trong quốc nội. Hơn thế nữa
VC đã có hành động được xem là bỉ ổi khi cho công an
bảo vệ 30 tên Trung Quốc biểu tình trước Đại Sứ
Quán Trung Cộng để tuyên bố rằng Hoàng Sa
Trường Sa là của Trung Cộng.

Mời quý vị link vào 3 đoạn Video để chứng kiến trên
hình ảnh cuộc biểu tình & phần phỏng vấn của PV
Phong Trào yểm Trợ Khối 8406 - Vancouver thực hiện

Biểu Tình Vancouver1    9':28
http://www.veoh.com/videos/v2965926r6BFe5N6

Biểu Tình Vancouver2    10':50
http://www.veoh.com/videos/v2966053KSKNzcNp

bản chính 27 phút
http://www.veoh.com/videos/v2948436BxMdAzJx



Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2008 , 21:02 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #81 - 21. Jan 2008 , 12:26
 
Tám Hào Kiệt

Thơ cảm xúc  khi  nhìn thấy 8 người Biểu tình ngày  19/1  ở  Sàigon

...


Tám  người hào kiệt đất phương Nam
Ngẩng mặt  xông lên đứng một hàng
Thách đố bạo quyền  loài khiếp nhược
Chẳng sờn ác đảng vẫn hiên ngang
Hoàng Sa  là  máu xương  nòi giống
Hải đảo mất  rồi  đứt ruột gan
Yêu nước  hỡi ai cùng huyết thống
Đứng lên hỏi tội  lũ tham tàn


Trần việt Yên   20/1/2008




Back to top
« Last Edit: 21. Jan 2008 , 12:29 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #82 - 14. Feb 2008 , 05:00
 
Bumper Sticker dán sau xe hơi do TTCSVNCH cho in



...


Mua 10 stickers giá 10$ tặng bạn bè, trong nước Mỹ khỏi trả tiền cước phí


Xin hỏi Chiến Hữu Nguyễn Phục Hưng: vnmc68@sbcglobal.net


...


Dán sau xe hơi của Hoàng Vân

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #83 - 14. Feb 2008 , 11:57
 
Quote:
Bản Tin


Vancouver, BC, Canada
tổ chức biểu tình lần thứ II
(trong vòng một tuần) chống Trung Cộng xâm
chiếm Hoàng Sa & Trường Sa của Việt nam.



Đồng bào Việt Nam sinh sống tại vùng Gr.Vancouver
đã tổ chức biểu tình lần thứ II trước Lãnh Sự Quán
Trung Cộng tại Vancouver để chống lại hành động
xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp trên hai Quần Đảo
Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam.

Đồng thời lên án chế độ Việt Cộng buôn dân bán đất đã
hèn nhát đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng của các anh em sinh viên trong quốc nội. Hơn thế nữa
VC đã có hành động được xem là bỉ ổi khi cho công an
bảo vệ 30 tên Trung Quốc biểu tình trước Đại Sứ
Quán Trung Cộng để tuyên bố rằng Hoàng Sa
Trường Sa là của Trung Cộng.

Mời quý vị link vào 3 đoạn Video để chứng kiến trên
hình ảnh cuộc biểu tình & phần phỏng vấn của PV
Phong Trào yểm Trợ Khối 8406 - Vancouver thực hiện

Biểu Tình Vancouver1    9':28
http://www.veoh.com/videos/v2965926r6BFe5N6

Biểu Tình Vancouver2    10':50
http://www.veoh.com/videos/v2966053KSKNzcNp

bản chính 27 phút
http://www.veoh.com/videos/v2948436BxMdAzJx






Cám ơn anh Đỗ Quân rất nhiều  Wink  Bàn tay nghệ sĩ có khác, dài quá với tới Vancouver luôn  Cheesy 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #84 - 24. Apr 2008 , 22:20
 
Hoang Sa - Truong Sa
Belong To Viet Nam


...


Thư gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Người gởi : Lê Trung Thành


Sinh viên Lê Trung Thành

-Công dân Việt Nam
-Hiện đang là sinh viên nghành kiến trúc tại Đài Bắc , Đài Loan


Kính thưa ngài thủ tướng.


Ngày 29/4 này, lễ rước đuốc Olmypic 2008 sẽ diễn ra tại TpHCM.


Nhân cơ hội này, tôi viết thư cho ngài để mong muốn tổ chức thành công cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa –Trường Sa nhân dịp ngọn lửa thiêng thế vận hội đến Việt Nam.


Thiết nghĩ đó cũng là mong muốn của tất cả những người dân Việt Nam còn tha thiết đến lãnh thổ của quốc gia trước mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc.


Tôi tin tưởng rằng ngài cũng cùng chung quan điểm là nếu chúng ta tổ chức thành công cuộc biểu tình trong không khí ôn hòa, bất bạo động thì cũng đồng nghĩa với việc tổ chức thành công lễ rước đuốc Olympic. Đó là lý do tôi viết lá thư này để đệ trình lên ngài.


Cũng với cùng mục đích đấy, hôm 19/04, khi ngọn đuốc Olympic đến thủ đô Bangkok – Thái Lan, tôi là người đã mang thông điệp “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam” đến với truyền thông quốc tế và tố cáo hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt nam của Trung Quốc.


Thông điệp của tôi đã gây nhiều chú ý với các hãng truyền thông và bạn bè quốc tế có mặt tại hiện trường ngày hôm đó với tất cả thiện cảm dành cho đất nước chúng ta.
Đây là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cũng là một kinh nghiệm tốt cho tôi và tất cả bạn bè của tôi để có cung cách hành xử xứng đáng trong ngày 29/04 này tại TpHCM.


Nay tôi xin có đôi lời như sau:


1. Chính quyền và cảnh Sát Thái Lan đã để lại một ấn tượng thật tốt đẹp cho tất cả mọi người khi họ đã dành cho đoàn người biểu tình một vị trí rất đặc biệt trước trụ sở liên hợp quốc, và nhẹ nhàng đề nghị đoàn người biểu tình tránh các hành vi quá khích.
Người ủng hộ và người phản đối có những cách biểu lộ cảm xúc riêng của mình trong vòng trật tự và cảnh sát đã hoàn thành nhiệm vụ là giữ gìn an ninh trật tự .


2. Thiết nghĩ, tôi và ngài, chúng ta đều là công dân Việt Nam nên đều có trách nhiệm bảo vệ và trung thành với Tổ quốc. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (các điều 8, 9, 31, 69, 76).

Trong vấn đề “Hoàng Sa và Trường Sa” chúng ta đều có nghĩa vụ phải lên tiếng phản đối, vì nếu chúng ta im lặng tức là đồng ý mất Hoàng Sa Trường Sa.


Nhưng nếu vì lý do ngoại giao, Nhà nước Việt Nam nên giúp đỡ các công dân Việt Nam muốn biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc có thể thực hiện quyền và bổn phận của họ đối với Tổ quốc một cách hợp hiến và hợp pháp.


3. Vào lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 2008 chúng tôi, những người mang trái tim Việt Nam, sẽ tập hợp trước nhà hát thành phố, mang theo băng rôn biểu ngữ để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên tinh thần ôn hòa, bất bạo động.


Về phía chính quyền, tôi đề nghị ngài thủ tướng yêu cầu các lực lượng an ninh, cảnh sát có nhiệm vụ phải bảo đảm trật tự và an toàn cho đoàn người biểu tình.


4. Tôi cũng đã thông tin cho giới báo chí và truyền thông quốc tế vào ngày hôm ấy sẽ đến quan sát và ghi lại những hình ảnh để cả thế giới sẽ nhìn về chúng ta với tất cả thiện cảm.


Đó là những công dân Việt Nam thực hiện quyền yêu Tổ quốc biểu tình ôn hòa để phản đối âm mưu dùng Thế Vận Hội để thôn tính lãnh thổ Việt Nam


Đó cũng là thái độ của lực lượng cảnh sát, công an Việt Nam nghiêm chỉnh trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự công cộng cho cả ngọn đuốc Olympic 2008 lẫn những người biểu tình phản đối thế lực âm mưu chính trị hóa tinh thần thể thao Thế Vận Hội.
Là người Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương Bắc. Tôi xin mời ngài hãy đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc để có thêm dũng khí khi đối mặt với những quyết định khó khăn :


Bình Ngô đại cáo
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống

Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.

Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Thưa ngài thủ tướng, lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước cha ông ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương bắc.


Ngày nay, tôi cũng tin rằng tất cả mọi người Việt Nam, trong đó có ngài và tôi, đều mong muốn quyền và bổn phận công dân của người Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nằm trong quyền quyết định của Trung Quốc

...


Do đó, ngày 19/4 vừa qua tại Bangkok, mang trong mình khí thế đấu tranh cho đất nước, nhưng tôi thật sự thấy tủi nhục khi phải quỳ trên Tổ quốc khác để đấu tranh cho Tổ quốc của mình .


Xin lưu ý thêm là khi lá thư này đến tay của ngài thì cũng là lúc nó đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng tôi, những người Việt Nam quan tâm đến vận nước đang chờ mong phúc đáp của ngài.


Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài lời chúc sức khỏe và tinh thần minh mẫn để luôn sáng suốt trên con đường lãnh đạo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc .


Trân trọng .
Ký tên : Lê Trung Thành
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #85 - 25. Jul 2008 , 23:25
 

Chiến lược bao vây Hoàng Sa

Nguyễn Ðạt Thịnh


Trung Cộng đang rõ rệt bao vây Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự; ngoài việc cho nhân viên sứ quán tại Hoa Thịnh Ðốn phản đối miệng với hãng Exxon, Trung Cộng còn cho tầu chiến bắn bổng cảnh cáo chiếc tầu chở chuyên viên Exxon đi thăm dò khả năng khai thác giếng dầu trong vùng quần đảo Hoàng Sa.

Giáo sư kinh tế học Peter Navarro (trường UC Irvine), viết cho hãng thông tấn CNBC, trình bày, “thái độ hà hiếp và hung hãn của Trung Cộng đang làm chậm trễ việc mở rộng nguồn cung cấp dầu hỏa đang vô cùng cần thiết cho Á Châu trong lúc nguồn cung cấp dầu hỏa trên thế giới đang ngày một thắt nhỏ hơn. Thỏa thuận với nhau để khai thác những giếng dầu này tạo lợi nhuận cho mọi quốc gia liên hệ và làm giảm áp lực về phía cung, trên thị trường dầu hỏa.”

 
Peter Navarro...    ...Một trong 3 chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Cộng

                                                                                               

Trung Cộng không dùng văn thư mà chỉ phản kháng miệng với Exxon, cho rằng hãng dầu này đã vi phạm vào lãnh hải Trung Cộng; lý do họ không muốn để lại bút tích có thể vì khó khăn xác định Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Cộng.

Trung Cộng đã chiếm đoạt 9 hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự; hành động xâm lược này bắt đầu vào năm 1974, Trung Cộng tấn công lực lượng quân sự VNCH, chiếm Hoàng Sa và 2 hòn đảo nhỏ gần đó; năm 1988 chúng tấn công một lần nữa, chiếm thêm 6 hòn đảo nhỏ, nâng tổng số lên 9 hải đảo bị chúng chiếm giữ.

Năm ngoái Trung Cộng cũng đã ép hãng dầu Anh Quốc BP (British Petroleum) ra khỏi vùng giếng dầu Hoàng Sa. Exxon ước lượng giếng dầu Hoàng Sa chứa đựng khoảng 20 tỉ thùng dầu thô; ước lượng của Trung Cộng lạc quan hơn 10 lần, 200 tỉ thùng; chúng ước tính Hoàng Sa có thể cung cấp cho chúng mỗi ngày hai triệu thùng, một phần tư nhu cầu nhiên liệu 8 triệu thùng mỗi ngày của chúng.

Nguồn lợi quá lớn khiến Trung Cộng không muốn nhả ra, mặc dù sức chống đối không chỉ đến từ bọn Việt Cộng, vốn là tay sai của chúng; những quốc gia khác đã lên tiếng đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là Ðài Loan, Phi luật Tân, Mã Lai, và Miến Ðiện.

Giáo sư Arthur Waldron, đại học Pennsylvania, và cũng là phó chủ tịch Trung Tâm Ðịnh Lượng Chiến Lược Quốc Tế cho rằng miếng mồi Hoàng Sa quá lớn và khó nuốt cho con mèo Trung Cộng, vì Nhật, Ðài Loan, Ấn Ðộ và Hoa Kỳ đều không muốn thấy Trung Cộng khống chế Thái Bình Dương.

Waldron nói chiến tranh có thể xẩy ra nếu Trung Cộng khai thác giếng dầu Hoàng Sa, và trong giả thuyết này Hoa Kỳ có thể phong tỏa eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương vào Ấn Ðộ Dương, con đường nhập cảng dầu thô của Trung Cộng.

Arthur Waldron...  ...        eo biển Malacca


Một giả thuyết khác là Trung Cộng có thể thay đổi những người cầm quyền Việt Nam nếu giải pháp xoa đầu cho kẹo không kết quả. Cục kẹo hiện nay là nhà máy lọc dầu  thứ 3 của Việt Nam đặt tại Khánh Hoà.

Vũ Ngọc Hải, chủ tịch Petrolimex, nói phần lớn vốn đầu tư vào nhà máy lọc dầu này là của công ty dầu hỏa Trung Cộng Sinopec. Hai nhà máy lọc dầu trước tại Dung Quất và Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động.

Nhà máy Dung Quất tại Quảng Ngãi sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng Hai sang năm với khả năng lọc mỗi năm 6 triệu rưỡi tấn dầu thô. Vốn đầu tư vào Dung Quất hoàn toàn của Việt Nam.Vốn xây dựng nhà máy Nghi Sơn, tại Thanh Hoá, gồm nhiều cổ phần của PetroVietnam, Kuwait Petroleum International, và hai công ty Nhật Idemitsu Kosan Corp và Mitsui Chemicals Inc.

Hiện Việt Nam vẫn xuất cảng dầu thô, mặc dù giếng dầu Hoàng Sa còn đang tranh chấp chưa khai thác; sáu tháng đầu năm 2008, Việt Nam bán ra được 6.7 triệu tấn dầu thô, trị giá 5.6 tỉ mỹ kim. Con đường dầu hỏa chắc chắn sẽ đưa đất nước đến chỗ cực thịnh, nếu Việt Cộng giải quyết được nạn tham nhũng và đối phó được với chiến lược bao vây của Trung Cộng.

Tài nguyên của đất nước vô cùng sung mãn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn nghèo, vẫn đói, vì cả hai việc bài trừ tham nhũng và phá vòng vây Trung Cộng đều không thể làm nếu chế độ cộng sản vẫn cứ còn đó.


Nguyễn Ðạt Thịnh



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #86 - 26. Jul 2008 , 10:14
 
Đằng sau lời đe dọa của Trung Quốc



     
Báo điện tử Asia Times vừa có bài của tác giả Peter Navarro nói về bất đồng mới nhất xung quanh chuyện thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị:


Trong một bất đồng nữa liên quan tới quyền khai thác dầu ở khu vực Nam Hải, Trung Quốc đã bắn súng cảnh báo tập đoàn ExxonMobil. Bắc Kinh tức giận vì Exxon muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Spratlys và Paracels (Trường Sa và Hoàng Sa) còn tranh chấp.

TQ đã cảnh báo Exxon phải rút khỏi dự án, mà Bắc Kinh mô tả là vi phạm chủ quyền của TQ.

Cuộc tranh cãi mới nhất này mang lại nhiều nguy cơ, nhưng cũng có nhiều điều cần tìm hiểu thêm về chính sách biển của TQ.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, khu vực Nam Hải (biển Đông) có trữ lượng dầu chắc chắn khoảng bảy tỷ thùng; và khảo sát địa chất của Mỹ cho hay có thể có khoảng 20 tỷ thùng nữa.

Về phần mình,  TQ đánh giá một cách lạc quan rằng trữ lượng phải lên tới 200 tỷ thùng. Có nghĩa là TQ có thể khai thác hai triệu thùng mỗi ngày, tương đương 25% mức tiêu thụ, ước tính khoảng 8 triệu/ngày.

Phần lớn trữ lượng chưa được khai thác đó được tin là nằm ở khu vực các quần đảo đang tranh chấp.

Đối đầu?


Các đảo Hoàng Sa nằm xa TQ, VN và Philippines một khoảng cách tương đương nhau; và ba nước TQ, VN và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Tuy nhiên , TQ là nước gần như thống lĩnh tại khu vực Hoàng Sa.

Năm 1974, TQ đã lợi dụng tình hình chiến sự giữa hai miền Nam Bắc VN để đánh chiếm Hoàng Sa, lúc đó đang do quân đội miền Nam VN nắm giữ.

     
...   ...

Bắc Kinh tăng cường chiến lược biển Tàu ngầm của Trung Quốc


Các đảo Trường Sa thì hiện đang được TQ, VN, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Tại đây các đảo lớn nhỏ cũng có trữ lượng dầu tuy chưa xác định nhưng được tin là rất lớn.

Với giá trị cao như vậy, không ngạc nhiên rằng TQ và VN đã nhiều lần đụng độ vũ trang xung quanh quần đảo này. Năm 1988, đã có một trận hải chiến mà sau đó TQ chiếm thêm sáu đảo và rặng san hô nữa.

Năm 1994, tàu chiến của VN đã hộ tống thuyền thăm dò của TQ khỏi khu vực tranh chấp.

Vụ Exxon xảy ra sau một nỗ lực thành công khác của TQ trong việc đẩy một công ty dầu khí nước ngoài khác khỏi quần đảo Trường Sa. Năm ngoái, đe dọa tương tự của TQ đã khiến tập đoàn BP phải ngừng dự án hợp ytác khai thác khí trị giá hai tỷ đôla với VN.

Hành động mới của TQ sẽ chỉ làm tăng căng thẳng giữa hai nước vốn có hai quân đội thuộc loại lớn. Quân đội TQ lớn nhất thế giới, còn quân đội VN lớn nhất Đông Nam Á.

Trong khi quan hệ kinh tế giữa TQ và VN gần đây đã phát triển tốt đẹp, các tiền đề lịch sử và chính trị giữa hai bên vẫn là thù hằn và thiếu tin tưởng.

Chưa có bên nào quên đi một 'cuộc chiến VN' khác xảy ra năm 1979.

TQ đã xâm lược VN với xe tăng và khoảng 90.000 quân lính để trả thù hành động thân Nga của VN tại Campuchia. Chỉ trong mười ngày, từ 40.000 tới hơn 100.000 lính TQ và VN tử trận, theo các thống kê khác nhau.

Con số này có thể còn nhiều hơn số lính Mỹ chết trong cuộc chiến hơn mười năm ở VN (52.000).

Vị thế địa lý  chính trị

Và chúng ta không chỉ nói về quy mô quân đội. TQ đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại Nam Hải và TQ cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ.

Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa/

Eo biển nhỏ hẹp này nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và thường xuyên bị coi là điểm xung đột hàng hải.

Nó mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà TQ nhập khẩu cho cỗ máy kinh tế của mình phải qua con đường này. Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Mỹ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác.

Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của TQ cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên.

Chúng tạo ra một sự 'khoanh vùng' của TQ bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng. Chi tiết này đã không qua được mắt VN cũng như Hoa Kỳ, khi dân biểu Dana Rohrabacher từ năm 1998 đã nhắc tới nó.

Tất nhiên bi kịch hiện nay là việc  TQ hà sách, đe dọa, đang làm chậm trễ thêm quá trình khai thác nguồn tài nguyên dầu khí mà cả khu vực cần trong bối cảnh thị trường năng lượng ngày càng thu hẹp.

Một sự hợp tác để khai thác các trữ lượng này sẽ tăng lợi ích cho tất cả các quốc gia đang tranh chấp, đồng thời giảm áp lực lên thị trường dầu lửa quốc tế.



Peter Navarro là giáo sư về kinh doanh tại Đại học California-Irvine, bình luận cho kênh CNBC và là tác giả cuốn The Coming China Wars (FT Press).
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #87 - 26. Jul 2008 , 10:52
 
Từ 
Dokdo - Takeshima
Đến 
Hoàng Sa - Trường Sa


    *Trần Hùng

...


Vào giữa tháng 7, người dân Nam Hàn đã giận dữ xuống đường biểu tình. Hình ảnh chiếu trên truyền hình cho thấy đông đảo thanh niên Nam Hàn tập trung trước tòa đại sứ Nhật ở thủ đô Seoul, chất đống những hộp carton tượng trưng cho những quyển sách giáo khoa của Nhật, rồi châm lửa đốt. Sự giận dữ của họ liên quan đến việc tranh chấp những hòn đảo nằm trên vùng biển phân cách giữa hai nước Nhật Bản và Đại Hàn ở miền Đông Bắc Á châu. Những hòn đảo này mang 2 cái tên khác nhau. Người Nam Hàn gọi nó là đảo Dokdo. Còn đối với Nhật Bản, nó mang tên là Takeshima. Đây là một nhóm khoảng gần 90 hòn đảo nhỏ, miệng núi lửa, bãi đá ngầm hoặc mảng san hô, trong số đó có 2 hòn đảo lớn là đảo Đông và đảo Tây, nằm cách nhau 150 thước.

Cả 2 nước Nam Hàn và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Mỗi bên đều trưng dẫn những tài liệu lịch sử từ nhiều thế kỷ trước cũng như sự kiện thực tế từ sau thế chiến thứ 2, để chứng minh rằng quần đảo đó thuộc về mình. Nhưng cả đôi bên đều không chấp nhận lý lẽ của đối phương, vì thế nó đã là điểm nóng giữa 2 nước từ nhiều năm nay, có trường hợp đi đến cả nổ súng. Nam Hàn hiện có quân trấn giữ trên những đảo này, và đã thiết lập nhiều cơ sở hành chánh cũng như một ngọn hải đăng, nhưng Nhật Bản vẫn dùng mọi cơ hội để nói lên đòi hỏi của mình. Vào tháng 7 năm nay, bộ giáo dục Nhật cho in lại một số tài liệu hướng dẫn giáo khoa, trong đó lưu ý thầy cô giáo phải nhắc nhở các em học sinh đừng bao giờ quên chủ quyền của Nhật Bản đối với những hòn đảo bé nhỏ này. Tài liệu đó đã làm cho người Đại Hàn giận dữ, xuống đường biểu tình. Chính phủ Nam Hàn đã triệu hồi đại sứ của mình tại Tokyo, như một thái độ bầy tỏ sự bất bình.

Sự tranh chấp lãnh thổ là việc thường xẩy ra giữa nhiều quốc gia, nhất là sau những năm tháng dài chinh chiến. Có nhiều trường hợp một quốc gia phải tranh chấp nhiều vụ khác nhau cùng một lúc. Trong khi tranh chấp với Nam Hàn quần đảo Takeshima ở phía Tây-Nam, Nhật Bản đồng thời cũng tranh chấp với Nga 2 quần đảo Kuril ở phía Đông Bắc và Sakhalin ở phía Tây Bắc của nước Nhật. Những quần đảo này đã bị đổi chủ giữa Nhật Bản và Liên Xô nhiều lần từ đầu thế kỷ thứ 20 cũng như trong thời gian thế chiến thứ 2. Khi Nhật thua trận đại chiến, Nga chiếm đảo và xua đuổi cư dân Nhật ra khỏi đảo. Chính vì vấn đề tranh chấp này mà Nga và Nhật không thể ký với nhau hiệp ước đình chiến, mặc dù quân đội Nhật đã buông súng từ lâu. Cho đến nay, việc tranh chấp giữa Nga và Nhật vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn luôn luôn xác định chủ quyền đối với 2 quần đảo Kuril và Sakhalin nói trên, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh khi Liên Xô còn là một cường quốc quân sự đứng đầu khối cộng sản. Chính phủ Nhật mặc dù duy trì liên hệ ngoại giao với Nga, nhưng người dân Nhật vẫn được quyền biểu tình chống đối việc Nga chiếm đóng đảo của mình, mà không bị chính phủ ngăn cấm hay xử dụng cảnh sát để đàn áp.

Việc tranh chấp quần đảo Dokdo-Takeshima giữa Nam Hàn và Nhật Bản cũng vậy. Dù e ngại "sức mạnh chính trị - kinh tế của Nhật" như lời của giáo sư đại học Hwang Gwi Yeon ở thủ đô Seoul của Đại Hàn, nhưng Tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak vẫn phát biểu lập trường mạnh mẽ. Ông tỏ ý “rất thất vọng và hối tiếc” vì thái độ của Nhật. Và thanh niên Nam Hàn vẫn không ngại ngùng xuống đường đả đảo Nhật Bản, hô to khẩu hiệu xác định chủ quyền của mình mà không hề bị công an giải tán.


...
Quần đảo Dokdo - Takeshima
...



Sức mạnh quân sự hay chính trị, kinh tế của đối phương không hề làm nhụt lòng yêu nước của những dân tộc này. Nhật Bản nhận biết rất rõ về ưu thế quân sự của Liên Xô. Cũng tương tự như vậy, Nam Hàn ý thức được sự vượt trội về kinh tế, chính trị của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền của đất nước, không một sức mạnh nào có thể làm cho họ khiếp nhược. Từ vị nguyên thủ quốc gia cho đến mọi thường dân, tất cả đều cương quyết tìm cách bảo vệ lãnh thổ của mình. Họ dõng dạc nói lên chủ quyền của mình. Nếu ngày hôm nay chưa đi đến kết quả thì ngày mai sẽ đến. Nếu thế hệ này chưa thành công thì thế hệ sau sẽ tiếp nối. Ý chí đó được bầy tỏ một cách công khai và thẳng thắn. Họ là những người thực tâm yêu nước. Và họ hết lòng bảo vệ giang sơn do cha ông để lại.

Chuyện tranh chấp đảo cũng xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Hoa, liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nhiều người Việt Nam đều biết. Hai quần đảo này thuộc về nước Việt từ nhiều thế kỷ nay, và điều này đã được trưng dẫn qua những tài liệu lịch sử như bản đồ, sách sử, văn thư của triều đình nhà Nguyễn hay thư tín của các phái bộ truyền giáo Tây phương. Chẳng những vậy, chính phủ VNCH trước 1975, và nhà nước CSVN sau này, đều cho quân đến trấn giữ những hòn đảo thuộc chủ quyền của mình. Tuy nhiên, với bản tính cường quyền cố hữu, Trung cộng đã đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm 1974, khiến 71 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh, và đánh chiếm quần đảo Trường Sa vào tháng 3-1988 sát hại 64 bộ đội cộng sản Việt Nam.

Khi bị Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, chính phủ VNCH đã xử dụng tất cả những phương tiện của mình để lên tiếng trước dư luận quốc tế, lên án hành động xâm lăng của Trung cộng, đồng thời xác định chủ quyền "không thể có gì lay chuyển nổi" của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Ngược lại, khi Trung cộng xâm chiếm Trường Sa, cộng sản Việt Nam không dám mở miệng phản đối, khiến sự hy sinh của những người bộ đội của họ trở nên hoàn toàn vô nghĩa.

...


Thái độ khiếp nhược của CSVN càng khuyến khích thêm tham vọng bành trướng của bá quyền Trung cộng. Đầu tháng 12 năm 2007, trong mưu đồ hợp thức hóa những phần đất mới lấn chiếm, Trung cộng ban hành quyết định thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước việc lãnh thổ bị cưỡng chiếm, thanh niên Việt Nam đã can đảm đứng lên. Trong 2 ngày 9 và 16-12, sinh viên học sinh đã biểu tình trước sứ quán của Trung cộng tại Hà Nội và Sài Gòn. Những cuộc biểu tình này đã bị công an ra tay đàn áp, khiến phong trào tranh đấu sớm bị dập tắt. Không phải thanh niên Việt Nam kém yêu nước hơn thanh niên Nam Hàn hay Nhật Bản, nhưng cơ chế độc tài tại Việt Nam đã bóp nghẹt lòng yêu nước của họ.
...
Dân Việt phẫn nộ, biểu tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc, ngày 9-12-2007.[/img]



Nhưng người ta không thể để cho Việt cộng trói tay người dân bằng những chỉ thị độc đoán đòi giao khoán việc giải quyết cho nhà nước, mang danh nghĩa "thương thảo ngoại giao" nhưng trên thực tế chỉ là tương quan giữa thái thú với chư hầu. Đây chỉ là cách nguỵ biện để che dấu bản chất khiếp nhược của CSVN. Đành rằng việc dụng binh không luôn luôn là chọn lựa thích hợp, nhất là trước một đối thủ có nhiều lợi thế về quân sự. Tuy nhiên, không áp lực nào có thể ngăn cản chúng ta dõng dạc lên tiếng trước quốc tế về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình, và nghiêm khắc cảnh cáo đối phương phải chấm dứt những hành động khiêu khích và xâm lấn.


...
Lãnh đạo đảng CSVN triều cống Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Quốc.



Người dân Việt cần lên tiếng trong tất cả mọi cơ hội để tố cáo hành động xâm lăng của Trung cộng, cần xử dụng tất cả mọi hình thức để xác định với quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với những quần đảo này cũng như những phần lãnh thổ, lãnh hải mà CSVN đã bán, nhượng phi pháp cho Trung cộng. Đi xa hơn nữa, việc bảo vệ lãnh thổ đòi hỏi quy tụ một sức mạnh hợp nhất của tất cả 85 triệu người dân. Sức mạnh đó chỉ có được khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ thực sự đại diện cho dân tộc Việt Nam. Chỉ trong trường hợp này, chính quyền đó mới đạt được sự nể trọng của quốc tế, và chính quyền đó mới làm cho đối phương phải e dè. Chỉ trong trường hợp như vậy, việc thu hồi và bảo vệ lãnh thổ mới có cơ may thực hiện được.


Vì thế, việc lên tiếng xác định chủ quyền lãnh thổ, song song với việc tố cáo hành vi bán nước của CSVN, là những nỗ lực đấu tranh cần thiết trong công cuộc thực hiện dân chủ cho Việt Nam, chấm dứt chế độ độc tài, và đó vẫn luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của chúng ta
.



Trần Hùng

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #88 - 24. Sep 2008 , 20:22
 
hòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************  

Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội

Phật giáo Việt Nam Thống nhất, về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt

 

PARIS, ngày 15.9.2008 (PTTPGQT) - Viện Hóa Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện (tức Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) về Công hàm 14.9.1958 chống tổ tiên nước Việt.

Tuyên cáo được Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ký vào đúng ngày 14.9.2008 tại Saigon nói lên lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đối với Công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, cách đây đúng 50 năm.

Đây là lập trường mà Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang từng minh xác trong Thông điệp Phật Đản năm nay, 2008 : « Người Phật tử bối đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ».

Thực vậy, người Phật tử không thể sống trên không trung, mà cư trú nơi lãnh thổ quốc gia sinh dưỡng mình. Lãnh thổ bị uy hiếp, cuộc sống và tu hành của người Phật tử đồng thời là người công dân cũng bị uy hiếp. Vì vậy không thể làm ngơ.

Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đưa ra 4 nhận định trên mặt dân tộc và pháp lý để xác quyết « Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung ».

Sau phần nhận định, Tuyên cáo yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội có văn kiện phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958, trả tự do cho những thanh niên, sinh viên bị bắt trong mấy ngày vừa qua vì biểu dương ý thức dân tộc về sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải.

Mặt khác, Tuyên cáo cũng yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội « tôn trọng và bảo đảm quyền tự do biểu tỏ và biểu tình » làm « bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại ». Đặc biệt là yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm « tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị ».



Dưới đây là toàn văn Tuyên cáo về Công hàm

ngày 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt :





GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ÐẠO
Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Saigon
-------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2552                                                                                      Số 32 /VHÐ/VT


TUYÊN CÁO
của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,
về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt



Hôm nay, ngày đánh dấu 50 năm cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Công hàm gửi ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, minh xác bằng văn bản chủ quyền Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hệ quả của một ý thức hệ ngoại nhập phản chống nền tư tưởng và văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam : Chủ nghĩa đại đồng phiến diện Cộng sản dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ khước sự toàn vẹn lãnh thổ, xóa nhòa biên cương tổ quốc trên biển, đem lãnh hải dâng hiến cho Bắc phương.



Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhận định rằng :



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chống lại Tổ tiên nước Việt đổ bao xương máu suốt hai mươi thế kỷ qua để gìn giữ và mở mang bờ cõi dân tộc ;



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên Đảng Cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại Quốc hội này y hệt như tại Quốc hội hiện nay ;



- Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chiếu theo công pháp quốc tế đã vi phạm chủ quyền Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam nước Việt. Bởi lẽ Hoàng Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Trường Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Khánh Hòa. Cả hai tỉnh thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa là quốc gia được Hiệp định Genève năm 1954 và hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận ;



- Chiếu điều 17 trên Hiến Pháp hiện hành (1992), quy định « Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (...) đều thuộc sở hữu toàn dân » ;



- Xem như thế Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung.


NAY HỘI ĐỒNG LƯỠNG VIỆN, GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT,
TUYÊN CÁO CÁC YÊU SÁCH SAU ĐÂY :




1. Nhà cầm quyền Hà Nội cần có văn thư chính thức gửi Cộng hòa Nhân dân Trung quốc phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng, đồng thời minh định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa được khám phá ít nhất từ thế kỷ XV và sử dụng chủ quyền từ thế kỷ XVII. Trong khi ấy hai quần đảo này chỉ được đề cập như những hải đảo nhìn thấy trên lộ trình thám hiểm xuyên qua Biển Đông trong sách sử Trung quốc ;

2. Trả tự do tức khắc cho những cá nhân, đặc biệt giới thanh niên, sinh viên bị bắt giữ trong mấy ngày qua, vì đã lên tiếng phản đối Công hàm Chống Tổ Tiên Nước Việt ký ngày 14.9.1958, hoặc tham gia tập họp biểu dương ý chí bảo vệ lãnh thổ để ghi nhớ 50 năm ngày quốc nhục nhượng địa phi pháp cho ngoại bang ;

3. Tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân tự do biểu tỏ và biểu tình, chiếu theo điều 69 trên Hiến pháp, để nói lên ý chí của Tổ tiên và toàn dân quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước mọi âm mưu ngoại bang xâm lược hay lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hãi, mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu gìn giữ suốt hai nghìn năm qua. Sự tôn trọng và bảo đảm tự do biểu tỏ và biểu tình này còn là bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại ;

4. Loại bỏ điều 4 trên Hiến pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị; vì

4.1. Ba triệu đảng viên Cộng sản và nửa triệu bộ đội hiện tại chưa đủ thế và lực bảo vệ tổ quốc trên mặt quốc phòng, chưa đủ uy và dũng mở rộng mặt trận chính trị và ngoại giao quốc tế, mà cần tới sự tham gia toàn diện của 85 triệu dân và 3 triệu Người Việt hải ngoại;

4.2. Lịch sử Việt Nam qua bao đời từng khẳng định như chân lý rằng : Dựa vào sức mạnh toàn dân làm nòng cốt để giữ nước. Kẻ nào cứ nay chạy theo nước này mai chạy theo nước khác cầu viện để bảo vệ quyền bính riêng tư của một nhóm người, thì hậu quả sẽ là mất nước và biến mình thành công cụ tay sai cho ngoại nhân mà thôi.



Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.9.2008
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ



Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2008 , 20:24 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #89 - 19. Jan 2009 , 19:26
 
Ý Nghiã Lịch Sử Trận Hải Chiến Hoàng Sa.
              

19/01/2009



Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam .
Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 , đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

   


.-1 VIỆT NAM CỘNG HÒA


Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974 .

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.

Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.

2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958 , Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam . Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam , Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam . Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam , gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam . Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam , do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam . Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.-CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA


Việc CSTQ đánh chiếm Hoàng Sa, đối với Trung Quốc, có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam , tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974 , Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam , tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam , CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ đây, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Chi tiết nầy cho thấy không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam , Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea ). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.- HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950 . Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam .

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972 , mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Trong khi đó, Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN


Trước hết, ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam . Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam , cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam . Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974 , CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.

Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

TRẦN GIA PHỤNG
( Toronto , 19-01-2009 )
Bài do T.N chuyển.   
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #90 - 02. May 2009 , 05:55
 
Bằng chứng Hoàng Sa       



Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh ví von việc bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ giữ chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa là “cắm mốc” cho quần đảo ấy. Tất nhiên, như ông Minh nói, cột mốc đó chỉ có thể cắm “trong lòng dân”; ông Ngữ vẫn ngồi ở đất liền và Hoàng Sa vẫn đang bị xâm lăng bởi quân Trung Quốc.
Mấy tuần trước, báo chí đã đưa tin khá đậm về một tờ lệnh đã có cách đây 175 năm. Tờ lệnh được đưa ra năm 1834, “phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa”, vừa được dòng họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) trao cho Nhà nước. Dòng họ Đặng đã cất giữ tờ lệnh này qua sáu đời và nay trở thành “tài sản quốc gia”. Theo các chuyên gia, “đây là tờ lệnh còn nguyên bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.

Từ năm 1816, Hoàng đế Gia Long đã “long trọng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa”. Gia Long làm việc này, một năm sau khi sai cai đội Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa xem xét (tháng Giêng năm 1815). Từ đó cho tới tháng Giêng năm 1974, chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa luôn hiện diện bằng xương, bằng thịt. Ngoại trừ tuyên bố “khống” của Phát xít Nhật trong thời gian họ chiếm Trung Hoa. Không ai có thể đưa ra những bằng cứ lịch sử xác đáng hơn để tranh chấp Hoàng Sa với người Việt Nam cả.

Tuy nhiên, quần đảo ấy đã hai lần bị người Trung Hoa dùng vũ lực để xâm lăng bất hợp pháp: Một vào năm 1956, lợi dụng khi quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh và Đài Loan đã đưa quân ra chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, hai hòn đảo vào hàng lớn nhất ở phía Đông Hoàng Sa; Một vào tháng Giêng năm 1974, Bắc Kinh đưa tàu chiến ra chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay những chiến sỹ hải quân Việt Nam giữ đảo.

Tờ lệnh thời Minh Mạng tìm thấy ở Lý Sơn là vô cùng quý giá. Nhưng, bằng chứng lịch sử đâu chỉ là những tư liệu ngày xưa. Sự kiện ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc “dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ” là Việt Nam, cũng chính là bằng chứng. Bằng chứng về “một hành động hoàn toàn phi pháp” của Trung Quốc xét theo Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888.

Theo đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh vùng I, Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Ngày 15-1-1974, địa phương quân Hoàng Sa bắt đầu phát hiện tàu đánh cá lạ. Ngày 16-1, khi người nhái của Hải quân VNCH đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Quốc. Chiều 16-1, mọi diễn biến đã được đích thân đề đốc Thoại báo cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy đang ở Mỹ Khê. Ngày 17, trên lãnh hải Việt Nam xuất hiện thêm hai tàu quân sự Trung Quốc.

Sáng 17-1, toàn bộ diễn tiến được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cập nhật cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu khi ấy vẫn đang ở Đà Nẵng, lập tức: Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng I: “Trước hết dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải; Nếu họ không nghe thì nổ súng cảnh cáo; Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ lực”. Đại tá Hà Văn Ngạc, ngay sau đó đã được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cử lên soái hạm Trần Bình Trọng ra thẳng Hoàng Sa; cùng đi có hộ tống hạm Nhật Tảo.

Sáng 19-1-1974, báo cáo với đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại qua bộ đàm đại tá Hà Văn Ngạc cho biết: “Các hạm đội Trung Quốc đang áp sát từng chiến hạm Việt Nam”. Theo đề đốc Thoại, lúc đó, cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho biết, ở khu vực Hoàng Sa có khoảng 17 chiến hạm của Trung Quốc. Đại tá Ngạc thống nhất với đề đốc Thoại là khi không tránh được nổ súng thì phía Việt Nam sẽ phải nổ súng trước để giảm thương vong.

Vào lúc 10giờ30 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã để hệ thống bộ đàm “on” và đề đốc Thoại đã nghe được tiếng súng của đôi bên trong trận tử chiến kéo dài 30 phút ấy. 15 chiến sỹ hải quân Việt Nam thuộc toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đã đứng sát bên nhau và cùng bật ra bài hát “Việt Nam, Việt Nam” khi nhìn thấy soái hạm của quân Trung Quốc trúng đạn. Nhưng, cuộc chiến ấy là không cân sức. Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ khi ấy ở rất gần đã không cử bất cứ chiến hạm nào ra chi viện. Người Mỹ và người Trung Quốc vừa mới nắm tay nhau.

Ngày 20-1-1974, 10 chiến hạm Trung Quốc đã đổ một lực lượng hải quân hùng hậu lên đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, bắt đầu một thời đô hộ mới. Không biết đến bao giờ mới tống cổ được những tên xâm lược ấy ra khỏi bờ cõi Việt Nam.

Thời gian qua, tôi cố gắng tìm gặp những người lính đã tham gia trận hải chiến lịch sử này. Đại tá Hà Văn Ngạc đã mất tại Dallas, Texas. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn. Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại hiện vẫn còn sinh sống tại bang Virginia, nhưng tuổi đã ngoài 80. Một số sỹ quan hải quân đã từng ở Hoàng Sa và đã từng tham dự trận hải chiến 1974 hiện vẫn còn sống rải rác ở nhiều nơi và tôi vẫn mong có ngày gặp họ. Tôi được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trao cho bản danh sách những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong ngày 19-1-1974, bản danh sách có chữ ký của ông. Nhưng rất tiếc là vẫn còn một số người chỉ biết tên chứ chưa rõ họ.

Nhưng, tôi chỉ là nhà báo, chỉ làm những việc này trong khuôn khổ nghề nghiệp. Khi nhậm chức, ông Đặng Công Ngữ có hứa là sẽ đấu tranh để giành lại chủ quyền cho Hoàng Sa. Tôi nghĩ, như mọi người dân Việt Nam, ông Ngữ nói ước muốn này là vô cùng thành thật. Nhưng, khác với thường dân, thay vì chỉ ước mơ, ông Ngữ có thể ra tay ngay, thu thập những tư liệu lịch sử xưa cũng như tư liệu sống. Đặc biệt là tư liệu về “trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Một phần của lịch sử ấy là Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại; là các sỹ quan, chiến sỹ hải quân ở Hoàng Sa năm 1974. Đừng đợi đến đời sau, khi con cháu họ đưa lên một “công vụ lệnh” cử họ ra Hoàng Sa rồi mới ồ lên: “Tài sản!”. Lịch sử có giá ngay từ hôm nay, khi những người từng chiến đấu ở Hoàng Sa còn sống.

Tôi rất muốn được trao lại cho ông Đặng Công Ngữ bản danh sách có chữ ký của vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong trận hải chiến Hoàng Sa. Nhưng, đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy tìm gặp những con người đã chiến đấu rất can trường ấy để thu thập những kỷ vật; những ký ức. Hãy mời họ đến trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa, và sẽ rất vinh dự nếu tôi, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được cùng họ tham dự lễ vinh danh 58 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Hoàng Sa năm ấy. Tên tuổi của 58 liệt sỹ ấy xứng đáng được Chủ tịch Hoàng Sa cho trân trọng khắc lên bia. Tấm bia ấy không phải để vinh danh “lính ngụy”. Những người lính ấy đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Những người lính ấy là người lính Việt Nam. Trân trọng sự hy sinh của họ không chỉ vì họ là lịch sử mà còn vì đấy là đạo lý.

Tổn Thất Đôi Bên:

Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.

Về phía Việt Nam: Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm, chỉ huy, trung tá Ngụy Văn Thà cùng với 24 chiến sỹ hải quân khác hy sinh, 26 người mất tích; Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, 2 chiến sỹ hy sinh; Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng bị hư với hai chiến sỹ hy sinh; Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, bị trúng đạn: 1 chiến sỹ hy sinh, 15 chiến sỹ trôi dạt suốt 15 ngày về Quy Nhơn và 14 người sống sót; 2 quân nhân người nhái hy sinh trên đảo; 43 quân nhân, nhân viên khí tượng Hoàng Sa, cùng với một cố vấn Mỹ đi cùng chiến hạm bị bắt đưa về Trung Quốc.
Nguồn: Osin's Blog

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #91 - 30. Jun 2009 , 18:00
 
Bớ làng nước ơi tàu cộng nó cướp đảo của ta rồi , cả nhà mau mau ra xem bằng chứng nè!!!
 


Các lực lượng quân sự TQ chiếm đóng Hoàng Sa qua ảnh
 
     
Hiện nay mặc dù chưa có số liệu chính thức nào thống kê quân số Trung Quốc đóng tại quần đảo Hoàng Sa, những qua những tin tức trên mạng của Trung Quốc có thể thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sự tổng hợp của Trung Quốc, bao gồm các lực lượng vũ trang như không quân,bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội tên lửa, tăng thiết giáp,... gồm nhiều tầu chiến, khu trục hạm, trực thăng, tầu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải các loại cùng hàng loạt các trang thiết bị quân sự và dân sự khác như cây xăng, cầu cảng, hệ thống cũng cấp điện, nước .... Ngoài ra còn vô số các lực lượng vũ trang và bán vũ trang nữa như cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đội ngư chính, du lịch, khí tượng thủy văn, lực lượng nghiên cứu hải dương, ngư dân Trung Quốc cũng sinh sống tại Hoàng Sa... đồng thới các lực lượng quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa cũng không ngừng tăng về quân số, vật tư, trang bị theo thời gian... do đó số quân đóng tại đây không thể dưới một nghìn quân mà có thể lên tới vài nghìn, thậm chí khu huy động tối đa có thể lên tới hàng vạn quân.

Câu hỏi đặt ra Trung Quốc duy trì và bành trướng sực mạnh quân sự trên Biển Đông như vậy nhằm mục đích gì ? Trong những ngày gần đây qua các trang mạng Trung Quốc HSTS thấy vấn đề thu phục Nam Sa (Trường Sa) đang được cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi thảo luận.

...


   Quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sợ cực mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông.
...

Các loại tăng thiết giáp và vũ khí hạng nặng khác cũng không ngừng được chuyển tới Hoàng Sa

...


Mục đích của các chiến xa này không phải chỉ là để phòng thủ mà là để phục vụ cho các cuộc đổ bộ xâm chiếm

...


Cầu cảng quân sự Hoàng Sa là bến đỗ của các chiến hạm các loại, các khu trục hạm, tầu dân sự lẫn quân sự

...

Trung tâm điều khiển Ra Da tại Hoàng Sa, là nơi thu thập các tin tức tình báo và viực đi lại của tầu thuyền trên Biển Đông Việt Nam
...


Trung Quốc luôn tỏ ra sẵn sàng nổ súng

...

Một hệ thống Ra da đặt trên đảo

...


Nhìn bên ngoài quần đảo Hoàng Sa có rất nhiều chiến hạm của Trung Quốc

...


Tầu ngầm cũng tham gia tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa

...



Trung Quốc có thể có tới vài nghìn quân tại Hoàng Sa

...


...


...


Trung Quốc còn đóng cả cọc ngoài biển Hoàng Sa

...


Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển Hoàng Sa không ngừng được Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự mặc dù Trung Quốc cũng là nước ký vào tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002
...


Trạm khí tượng tại Hoàng Sa

...


Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tại Hoàng Sa

Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2010 , 20:47 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #92 - 15. Jan 2010 , 21:43
 
...

TỔ QUỐC GHI ƠN 62 CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH ĐÃ HY SINH BẢO VỆ HOÀNG SA


...
     

     
Tưởng niệm 36 năm trận đánh Hoàng Sa 1974-2010
 

Ngày 13-01-2009, giờ 23:10



<< 0 >>

Những Diễn Biến Ðưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa


...


Hà Văn Ngạc


(Trích Nguyệt San Ðoàn kết, Austin - Texas)

Lời giới thiệu:

Chúng tôi nhận được bài viết rất công phu và giá trị sau đây do Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc gửi tới cùng với một số hình ảnh. Ðại Tá Ngạc là người đã anh dũng chỉ huy Hải Ðội VNCH trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Thành thật cảm tạ sự đóng góp và cộng tác qúi báu của tác giả. Kính mong Ðại Tá Ngạc sẽ tiếp tục lên tiếng để phần tài liệu về trận hải chiến tại Hoàng Sa được thêm đầy đủ.

Austin ngày 12 tháng 11 năm 1998
Trần Ðỗ Cẩm
Chủ Nhiệm

***


Sự tranh chấp về chủ quyền của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các sử gia và các nhà nghiên cứu về thềm lục địa trình bày rất nhiều. Gần đây nhứt là trong cuốn Ðịa lý Biển Ðông của Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, một công trình nghiên cứu tỉ mỉ, đã sưu tập những tài liệu để chứng minh chủ quyền Việt Nam không những về các hoạt động để xác nhận chủ quyền của quốc gia mà còn phân tích tỉ mỉ về các dữ kiện địa chất, thảo mộc và khí tượng để minh xác là những hải đảo trong vùng Hoàng - Trường Sa đã được tổ tiên chúng ta đặt chân tới đặt bia miếu và trong quá khứ gần đây Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp tục tham dự các hoạt đông khí tượng trên bình diện quốc tế.

Khi chính phủ bảo hộ Ðông Dương của người Pháp vào năm 1933 đã ra nghị định sát nhập hành chánh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào các tỉnh ven biển thì chỉ có duy nhứt Nhật bản phản kháng mà thôi và cũng chỉ phản kháng lấy lệ và người Pháp vẫn tiếp tục thi hành nghị định đã ban bố trong công báo Pháp. Ngay cả người Anh, những nhà hàng hải của họ đã khám phá thấy các đảo vùng Trường Sa, nhưng khi Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha ký hiệp ước bảo hộ vào năm 1862 thì họ đã không phản ứng gì.

Sự chiếm đóng quân sự của Ðài Loan trên đảo Thái Bình, của Phi Luật Tân trên đảo Loại Ta, của Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Phú Lâm cực bắc của quần đảo Hoàng Sa chỉ vì người Pháp, trong cuộc chiến tranh Ðông Dương đã phải đương đàu ngặt nghèo với các cuộc hành quân tảo thanh cũng như phòng thủ trong đất liền nên chỉ có thể dặt quân trú phòng trên đảo Hoàng Sa mà thôi bằng khoảng một trung đội Lê dương và đã bỏ ngỏ các đảo quan trọng khác. Ðặc biệt là đảo Thái Bình của quần đảo Trường Sa dã bị quân đội Nhật cưỡng chiếm trong đệ nhị thế chiến. Khi quân Nhật đầu hàng thì Trung Hoa Dân Quốc chỉ có nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật nhưng họ đã lợi dụng tình thế bối rối lúc bấy giờ của người Pháp để chiếm cứ luôn, cùng với đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa. Riêng về đảo Phú Lâm thì khi đó chiến tranh quốc - cộng đến thời kỳ gần kết thúc tại lục địa, khiến Trung Hoa Dân Quốc đã buộc phải bỏ ngỏ một thời gian và Trung Cộng đã lấn chiếm vào giữa thập niên 50.

Vào khoảng thời gian này thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa còn đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh, vả lại Hải Quân còn phải tham dự các cuộc hành quân bình định của chính phủ trong sông ngòi cũng như ngoài ven biển nên các hoạt động ngoài biển khơi chỉ được hạn chế trong công cuộc tiếp tục yểm trợ sự hiện diện uqân sự trên đảo Hoàng Sa khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam và dựng bia để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đảo, đại diện cho quần đảo Trường Sa là đảo trường Sa (Spratly) mà thôi. Hơn nữa, đảo Phú Lâm lại nằm quá sát vĩ tuyến 17 nên còn nằm trong khu vực phi quân sự theo hiệp đinh Ba Lê năm 1954 mà chính phủ Việt Nam Cộng tuy không công nhận nhưng vào lúc này vẫn muốn không vi phạm.

Cho đến khi kỹ thuật khai thác về dầu hỏa ngoài khơi được tiến triển thì vấn đề thềm lục địa được đặt ra, và chủ quyền của các quốc gia trên các hải đảo được chú trọng nhiều hơn. Trong kỳ hội thảo về bản đồ khu vực của Liên Hiệp Quốc cho Á Châu và Viễn Ðông lần thứ sáu (Sixth United Nations Regional Cartographic Conference For Asia And The Far East) họp tại Teheran, thủ đô Ba Tư vào tháng 10 năm 1970 và kéo dài một tháng, trong đó có các phái đoàn của các nước Ðông Nam Á như Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan), Nhật Bản, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan vân vân tham dự, Phái đoàn Việt Nam do Ðại Tá Ðoàn Văn Kiệt (Lục Quân) Giám đốc Nha Ðịa Dư quốc gia, trực thuộc Bộ Quốc phòng, hướng dẫn trong đó có một vị kỹ sư địa dư và tôi tham dự. Trong mấy ngày đầu của cuộc hội thảo, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan, do một vị tướng 3 sao lục quân cầm đầu) đột nhiên nêu vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi phát triển trong hội trường.

Vào thời gian này thì tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã có thành lập từ lâu Phòng Nghiên cứu hay Phòng 5, và phòng này đã thu thập được nhiều tài liệu lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền của quốc gia Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng vì đây là một cuộc hội thảo có tính cách hợp tác kỹ thuật do Liên Hiệp Quốc tổ chức, nên tôi đề nghị ngay với Ðại Tá Trưởng phái đoàn là phái đoàn Việt Nam sẽ thảo luận với các phái đoàn Ðông Nam Á khác để được sự ủng hộ của họ hầu phát biểu ý kiến lên hội trường là không đặt vấn đề chủ quyền quốc gia trong cuộc hội thảo nặng về kỹ thuật đồ bản này. Sau đó thì phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc đã không phản đối hay nêu thêm gì khác. Cũng cần ghi thêm ở đây là sau kỳ hội thảo tại Teheran Ba Tư, phái đoàn tham dự các cuộc hội thảo kế tiếp đều được Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề cử sĩ quan xung vào phái đoàn. Việc nêu chủ quyền trên các hải đảo Hoàng và Trường Sa của Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) trong một cuộc hội thảo kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc đã là một chỉ dấu của một khúc quanh về tranh chấp về chủ quyền các hải đảo, các sự đối đầu sẽ không chỉ còn nằm trong phạm vi tuyên cáo và phản đối lấy lệ về ngoại giao nữa như các quốc gia trong vùng đã từng làm trước đây. Lý do quan trọng nhứt là việc thăm dò các mỏ dầu hỏa từ năm 1969 đến năm 1971 của Việt Nam cộng hòa ngoài khơi Vũng Tàu và Côn Sơn đã làm cho các lân bang chú ý kể cả Trung Công và Cộng sản miền Bắc. Chúng ta còn nhớ là trong khoảng thời gian này, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã ra tận một trong các dàn khoan để châm lửa đốt hơi dầu khánh thành sự thành công về công cuộc tìm kiếm với một trữ lượng dầu đáng kể do một công ty khảo sát địa chất Huê Kỳ tại Houston đảm trách trong một vùng khoảng 4 ngàn hải lý vuông.

Kể từ tháng chạp năm 1971 thì Việt Nam Cộng Hòa đã đặt ra vấn đề chia khu vực đặc nhượng đã hoàn tất, nhưng mãi đến tháng 7 năm 1973 việc nhượng quyền khai thác mới được công bố. Việc chậm trễ này là do nhu cầu chính trị của thời điểm này mà chính phủ Huê Kỳ đã khẩn khoản yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa trì hoãn vì vào lúc đó phong trào phản chiến đang lên cao và họ đã chúi mũi dùi vào các hoạt động của các tổ hợp liên quốc dầu hỏa tại Việt Nam và Cam Bốt. Một phần quan trọng nữa là quốc hội Huê Kỳ đã lưu ý đến thềm lục địa vùng Ðông Nam Á vì vấn đề này có liên hệ tới chính quyền của Huê Kỳ tại vùng này. Do đó vào các năm 1970-71 việc thăm dò mỏ dầu ít được quảng bá để làm dịu bớt phong trào phản chiến tại nội địa Huê Kỳ cũng như không làm phương hại tới hòa đàm Ba Lê. Cộng sản Bắc Việt cũng biết được các dự định của Việt Nam Cộng Hòa về việc đặc nhượng nhưng mãi tới tháng 6 năm 1971 mới lên tiếng phản đối. Ðương nhiên là Trung Cộng cũng đã theo dõi các tiến triển về thăm dò trong lòng biển và chú tâm nhiều về các trữ lượng dầu hỏa đáng khích lệ trong vùng Biển Ðông.

Song song với việc thăm dò dầu hỏa là công cuộc thực hiện đặt quân trú phòng trên các đảo còn bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa do chính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chủ trương và nắm phần chủ độngvề mọi công tác. Công cuộc thực hiện này là kết quả của một cuộc thao dượt hạm đội vào đầu mùa hè năm 1973 do Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội lúc bấy giờ là HQ Ðại Tá Nguyễn Xuân Sơn đề xướng với sự chấp thuận của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Tôi với chức vụ là Chỉ huy trưởng Hải đội 3 (Hải đội tuần dương) đã được Tư Lệnh Hạm Ðội trao phó trách nhiệm tổ chức lực lượng và đặt kế hoạch thao dượt cũng như chương trình thám sát các hải đảo. Sau khi hòa đàm Ba Lê được ký kết, thì Hạm đội bấy giờ mới có được một số chiến hạm tạm rảnh tay với công tác tuần dương, cho nên thành phần của hải đội đặc nhiệm đã gồm các chiến hạm khiển dụng hoặc tạm hoãn biệt phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, trong công tác tuần phòng cận và viễn duyên. Vào những năm chiến tranh sôi động thì các chiến hạm lớn hay nhỏ không thuộc loại chuyên chở đều phải thay phiên nhau tham dự công tác tuần dương hay tuần duyên hoặc đảm trách một vài nhiệm vụ yểm trợ hải pháo tùy theo nhu cầu trong vùng công tác. Bởi vậy sự hoạt động của các chiến hạm theo từng phân đoàn hay hải đoàn ít khi được tực hiện và có thể nói là gần như không có, và nếu có thì thời gian hoạt động rất hạn hẹp. Cũng cần lạm bàn thêm tại đây là cuộc chiến tranh tiễu trừ cộng sản trong nội địa đã phải cần sự tham dự của các đơn vị Hải Quân rất nhiều vì hệ thống sông ngòi và kinh rạch từ Cửa Việt vào Miền Nam qua mũi Cà Mâu cho đến Kinh Vĩnh Tế chạy dọc theo biên giới Miên Việt từ Hà Tiên cho tới Châu Ðốc.

Thành phần của Hải Ðội dặc nhiệm thao dượt gồm có: 1 Khu trục hạm, 3 Tuần dương hạm, 1 Trợ chiến hạm, 2 Cơ xưỡng hạm. Cơ xưởng hạm HQ 802 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Quốc Công) là soái hạm của cuộc thao dượt. HQ 801 có chở theo sinh viên Sĩ quan của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang và một vị Hạm trưởng được tăng phái trên chiến hạm này để huấn luyện về tiếp tế ngoài khơi, vì vậy cuộc thao dượt còn là một môi trường huấn lyện trên đại dương cho các sĩ quan Hải Quân tương lai.

Hải đội đặc nhiệm thao dượt rời quân cảng Sàigòn trực chỉ đảo Trường Sa và tới đảo vào một buổi sáng. Thời tiết vào đầu mùa hè đã bắt đầu nóng nên cuộc đổ bộ lên đảo được thực hiện thật sớm vì đảo không có cây tương đối lớn khả dĩ có thể cho bóng mát để trú nắng. Công tác trên đảo gồm có dựng cờ quốc gia và xây cất một tấm bia vì tấm bi cũ đã không còn thấy, có thể là đã bị các ngư phủ của các quốc gia lân bang khi dừng chân trên đảo đã phá vỡ.

Sau khi đổ bộ lên đảo Trường Sa, hải đội thao dượt trực chỉ đảo Thái Bình, Nam Yết (phía nam đảo Thái Bình) và đảo Sơn Ca (đông Thái Bình). Ði qua đảo Nam Yết và Sơn Ca Hải đội thao dượt chỉ quan sát đảo chứ không đổ bộ và sau đó tất cả các chiến hạm đã bỏ neo phía nam đảo Thái Bình. quân trú phòng của Ðài Loan trên đảo đã phải đặt trong nhiệm sở tác chiến, nhưng sau đó họ nhận thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể họ đã an tâm. Hải đội đã liên lạc bằng quang hiệu để xin thăm viếng xã giao trên đảo và được sự đồng ý. Phía đoàn do Tư Lệnh Hạm Ðội hướng dẫn đã lên đảo vào khoảng gần trưa và đã được Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Chỉ huy trưởng quân trú phòng tiếp đón trong phòng khách của Bộ Chỉ Huy và không có cuộc đi thăm viếng trên hải đảo có thể vì lý do bảo mật của họ.

Sau khi Thái Bình, Nam Yết và Sơn Ca, Hải đội trực chỉ phía bắc hướng về hai đảo Song Tử Ðông và Song Tử Tây và ghé qua quan sát đảo Loại Ta. Ðảo Loại Ta lúc đó đã do quân đội Phi Luật Tân trú đóng, và một chòi canh đơn sơ có thể được quan sát dễ dàng từ bên ngoài. Hai đảo Song Tử Ðông và Tây tuy nhỏ nhưng rất gần nhau và có một số cây lớn có thể cho bóng mát.

Cuộc thao dượt kéo dài khoảng 1 tuần lễ, trong suốt các hải trình từ đảo này tới đảo khác, các chiến hạm tham dự đã thực tập mọi phương tiện truyền tin từ hiệu kỳ cho đến vô tuyến âm thoại, thực tập các chiến thế phòng không cho đến chống tiềm thủy đĩnh, hộ tống và tiếp tế ngoài khơi.

Sau cuộc thao dượt, vị Tư Lệnh Hạm Ðội và tôi liên lạc chặt chẽ với Chánh Võ phòng Phủ Thủ Tướng để xin cho hai chúng tôi được trình bầy về quần đảo Trường Sa. Sau khoảng một tuần lễ thì lời thỉnh cầu của chúng tôi được chấp thuận. Hai chúng tôi và một vị Hạ Sĩ quan (Thượng Sĩ VC Nguyễn Mạnh Hưởng) thuộc phòng hành quân Hải đội 3 đã đến Phủ Thủ Tướng với đầy đủ sơ đồ và kính chiếu để thuyết trình trong một buổi hội của Hội đồng nội các do chính Thủ Tướng chính phủ Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa và đông đảo các vị bộ trưởng. Phần thuyết trình là phần mở đầu của buổi hội vào khoảng 9 giờ sáng. Tư Lệnh Hạm Ðội, sau phần trình bầy chi tiết địa lý của các hải đảo cũng như sự chiếm đóng đã lâu ngày của Trung Hoa Dân Quốc và Phi Luật Tân, đã mạnh mẽ đề nghị Việt Nam Cộng Hòa phải có sự hiện diện quân sự trên đảo thuộc quần đảo Trường Sa như: Nam Yết, Trường Sa (Spratly) Song Tử Ðông và Song Tử Tây v.v... Ðề nghị của Hải Quân đã được toàn thể nội các tán đồng ngay mà không có thắc mắc nào được đưa ra thêm để bàn cãi. Sau phần trình bầy phái đoàn Hải Quân rút ra khỏi phòng hội để hội đồng nội các thảo luận tiếp sang các mục khác của buổi hội.

Sau đó, lệnh từ Bộ Quốc Phòng đã đến Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Cục Công Binh và Tiểu Khu Bình Tuy để thi hành việc đồn trú quân trên các đảo vùng Trường Sa. Ðảo được thực hiện trước nhất là đảo Nam Yết. Tôi được chỉ định là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo 22 (chỉ số không chắc chắn). Vào cuối tháng 5, khi gió mùa đông nam đã nhẹ nhẹ thổi, Dương Vận Hạm HQ 504 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Hữu San) khởi hành từ cầu Tự Do, với khoảng một trung đội công binh, xuồng cao su và vật liệu xây cất doanh trại cho một trung đội bộ binh. Sau gần 36 giờ hải hành, việc đổ bộ công binh và vật liệu xây cất cũn như nước ngọt lên đảo rất mỹ mãn và công tác xây cất được khởi sự ngay. Sau vài ngày thì có thêm Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 (Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Nguyễn Quang Ðộ) tới tăng cường. Trong thời gian xây cất, Thuỷ Quân Lục Chiến của Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Thái Bình có gởi một xuồng 3 người xuống gần tới các chiến hạm và khi nhận dạng được thì họ quay đầu về sau đó không có hành động gì khác.

Công cuộc xây cất doanh trại được hoàn tất trong vòng hơn 2 tuần lễ và một lễ thượng kỳ đã được tổ chức long trọng trên đảo với nhân viên hải quân, công binh và địa phương quân trú phòng. Một bảng khắc chữ bằng kim loại không rỉ sét (inox) ghi tên cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo ... và cấp bậc, danh tánh của tôi là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân cùng ngày tháng đã được gắn trên nền của kỳ đài. tin từ một cựu chiến hữu Hải quân còn ở lại quê hương cho biết là hình ảnh của bản khắc nói trên đã được Việt cộng xử dụng ít nhất là một lần trong một cuộc triển lãm tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân VNCH cũ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng và Trường Sa.

Theo nhiều phân tích gia thì trong thế kỷ 21, vùng Châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành một khu vực kinh tế rất quan trọng của thế giới, cho nên Trung Cộng không những chỉ muốn đạt tới và duy trì vai trò một siêu cường kinh tế mà còn muốn tái diễn một sức mạnh đế quốc của họ trong lịch sử đối với các nước lân bang như là thuộc quốc phải thần phục và triều cống. Trong quá khứ về trước người Trung Hoa không có khả năng để quan tâm tới biển cả nên chỉ phần lớn xâm lăng bằng đường bộ và lực lượng Hải quân của họ chỉ đủ để bảo vệ vùng ven biển và chống hải tặc hoành hành các vùng cận duyên và các cửa sông. Nhưng vai trò mới của Trung Cộng trong vùng Ðông Nam Á về kinh tế cũng như ảnh hưởng về chính trị, cộng thêm với khả năng tối tân của lực lượng hải quân nên Trung Cộng đã đặt nặng vấn đề bành trướng chủ quyền trên mặt biển như một trọng tâm trong tiến trình trở thành một siêu cường trong thế kỷ tới. Cho nên việc hoàn tất cưỡng chiếm toàn quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 bằng một lực lượng hùng hậu về hải lục không quân cũng như quân thủy bộ, và vào các năm sau 1975, các hành động lấn chiếm bằng cách đánh bật lực lượng hải quân Việt cộng để dành giựt cùng cắm dùi các hải đảo cũng như các bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa, đã chứng tỏ là các đường lối của họ đã theo đúng các chỉ đạo chiến lược bá chủ vùng Ðông Nam Á.

Báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 18 tháng tư 98 tại Sàigòn có đăng tải cuộc phỏng vấn của Ðài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), Bà Mônich Sơmiliê Giăngdrô (nguyên văn), giáo sư Luật Ðại Học Ðường Paris đã khẳng định là việc Trung Cộng chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, vì những tài liệu lịch sử cho thấy quần đảo thuộc về Việt Nam. Bà cũng đề cập đến các dẫn chứng lịch sử từ thế kỷ 17 và thời vua Minh Mạng. Về phía Trung Cộng, tuy họ nói có những tài liệu xưa hơn cả tài liệu của Việt Nam, nhưng lại chưa đưa ra được văn bản nào đáng tin cậy để chứng minh. Ðài RFI cũng nêu tờ Minh Báo của Hồng Kông (ngày 4-4) tiết lộ Trung Cộng có kế hoạch biến một đảo thuộc Hoàng Sa thành một trung tâm du lịch như Hawaii với khách sạn và nhà hàng và một giới hữu trách ở đảo Hải Nam xác nhận là trong vài năm tới sẽ bắt đầu tổ chức du lịch trên quần đảo Hoàng Sa. Ðài RFI nhận xét kế hoạch này cho thấy Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng lấn chiếm lãnh thổ dần từng bước không những tại biên giới trên bộ mà còn ở vùng biển. Bộ Ngoại giao cộng sản VN đã kịch liệt lên án kế hoạch này và khẳng định là mọi hành động trái phép của ngoại quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN. Cũng nên ghi thêm l38 đây là Trung Cộng và Việt cộng đã có tới 10 vòng hội đàm nhưng vẫn chưa giải quyết xong vấn đề Hoàng Trường Sa và cả biên giới trên bộ. Báo Tuổi Trẻ cũng tố cáo là bằng việc xây cất cơ sở hành chánh và với kế hoạch xây khu du lịch để đón du khách, Bắc Kinh đã sáng tạo ra ảo tưởng là quần đảo này vĩnh viễn thuộc về Trung Cộng. Không những thế, ngày 21 tháng 5 vừa qua Trung Cộng lại thêm một lần nữa xác nhận chủ quyền trên các đảo Trường Sa. Phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung Cộng nói: Trung Cộng có chủ quyền không thể chối cãi ở Trường Sa và các vùng biển lân cận và còn nói thêm là các tầu Trung Cộng có những hoạt động khảo cứu khoa học bình thường ở vùng nói trên hồi gần đây là vấn đề hoàn toàn nằm trong lãnh hải của họ. Trong khi đó thì Bộ Ngoại Giao của Việt cộng nói chiếc tầu nghiên cứu khoa học của Trung Cộng đã hoạt động sâu trong thềm lục địa Việt Nam từ tháng 4 năm nay.

Mặc dầu Việt Nam và Trung Cộng đã có hơn 10 cuộc thương thảo về chủ quyền các hải đảo và lẫn cả biên giới trên bộ, nhưng đến nay vẫn chưa có một kết quả cụ thể nào và đượng nhiên chúng ta sẽ còn thấy nhiều phen gay go xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng trong tương lai nhất là Việt Nam và Thái Lan đã chia phần biển để tìm kiếm dầu trong vịnh Thái Lan sau khi đã đạt tới một sự thỏa thuận về lằn ranh khai thác trên mặt biển.


Hà Văn Ngạc
Jun. 15/98
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 06:14 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #93 - 16. Jan 2010 , 10:15
 
Gởi các chị và các bạn bản nhạc HOÀNG SA DẬY SÓNG cũng luôn tiện kính mời tất cả quí thân hữu của  Lê Văn Duyệt  đến tham dự Ngày Hoàng Sa được tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào ngày mai 17 /1/2010
Chương trình gồm có hai phần :

1/ 12:00 noon 2:00pm tại phòng hội thảo cuả thành phố Westminster là buổi thuyết trình về hai đề tài
a- Hoàng Sa và Chủ Quyền
b- Lược sử Trận Hải Chiến Hoàng Sa 10/1/1974
Ngoài ra còn có trưng bày các mô hình của hầu hết các chiến hạm , chiến đỉnh thuộc HQVNCH thời trước năm 75 ... cùng sách báo và bản đồ minh chứng

2/ 2:00-6:00pm Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ
a- Lễ Tưởng Niệm 74 anh hùng Tử Sĩ Đã bỏ mình trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974
b- Lễ Vinh Danh các Chiến Sĩ Anh Hùng tham dự trong Trận Hải Chiến Hoàng sa
c- Văn Nghệ : do ban nhạc Moon Flowers cùng các Ca Sĩ thuộc Trung Tâm Asia sẽ gởi đến tất cả quí đồng hương tham dự những bản nhạc tình / Lính do Việt Dzũng làm điều hợp Viên ( MC )

http://cuulong.9.forumer.com/index.php?showtopic=639&st=0#entry1582
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #94 - 18. Jan 2010 , 06:42
 
...

Hãy cùng nhau dâng nén Hương Lòng cho 62 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa - Mời Đồng Bào Tham Dự Ngày Hoàng Sa Được Tổ Chức Khắp Nơi Trên Thế Giới


Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
:

http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsach.htm



...


Tưởng Niệm Hoàng Sa Năm Thứ 36


Mười chín, tháng giêng, năm bảy bốn
Người dân Nam hao tổn máu xương
Hy sinh bảo vệ quê hương
Chống quân xâm lược bắc phương cướp nhà

Đó là ngày Hoàng Sa bị mất
Quân Việt Nam giữ đất tổ tiên
Vì yêu tổ quốc thiêng liêng
Đồng lòng chống lại đảo điên quân thù

Những tấm gương ngàn thu ghi nhớ
Muôn đời sau còn ở lòng Dân
Các Anh tạm biệt hồng trần
Về nơi di dưỡng tinh thần Việt Nam

Ngụy Văn Thà thà làm Nam Quỷ
Không đầu hàng, tự hủy theo tàu!
Và hơn Sáu Chục(1) cùng nhau
Quyết lòng tử chiến với Tàu xâm lăng

Có những Anh mang thân bị bắt
Cũng có Anh lạnh ngắt tái tê
Theo dòng nước biển xuôi bè
Phó thân cho sóng đưa về Quê Cha

Trọng Anh hùng Dân ta chào đón
Những người về từ chốn gian nguy
Từng qua hải chiến chống Tàu
Toàn Dân truy niệm Anh hào Nam phương

Dân Nam ơi! quê hương gặp nạn
Bởi vì ta tin bạn chẳng phòng
Bạn ta một mặt hai lòng
Ngoài thì “hửu nghị” còn trong gian tà

Đồng bào ơi! Nước nhà nguy khốn
Mau đứng lên chỉnh đốn ba quân
Năm tư Dân Tộc hợp quần
Kết đoàn chống giặc đuổi quân tham tàn

Hôm nay đây Dân Nam tưởng niệm
Các Anh hùng đặc nhiệm Hoàng Trường
Quyết lòng giữ đất quê hương
Nêu gương hậu thế yêu thương giống nòi

Các Anh ơi, trăng soi biển rộng
Bóng hình Anh linh động ngàn khơi
Nước Nam Dân Việt khắp nơi
Xin Anh yên nghĩ ở nơi vĩnh hằng.


Nam Bản Hoàng Trường
Saturday, 16 January 2010, 1616 ET


(1) Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa:

http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsach.htm




Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 07:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #95 - 18. Jan 2010 , 06:52
 
NGÀY HOÀNG SA BẮC CALI


THIỆP MỜi THAM DỰ NGÀY HOÀNG SA 19 THÁNG 1

CÁC HỘI ĐOÀN VÀ CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG BẮC CALI PHỐI HỢP TỔ CHỨC

NGÀY HOÀNG SA 19 THÁNG 1


Mục đích :

-Tuong niem va truy dieu cac chien si Hai Quan VNCH da chien dau va hy sinh cho To Quoc va vinh danh cac quan nhan VNCH da tham chien.

-Trinh bay va chung minh nen tang phap ly va lich su chu quyen cua VN tren lanh tho,lanh hai va dac biet la hai quan dao Hoang Sa-Truong Sa.

-To cao am mưu ba quyen cua Trung Cong da chiem doat Hoang Sa va Truong Sa va lan chiem lanh tho VN voi su dong loa cua Cong San VN.

-Tiep tuc nuoi duong tinh than dau tranh chong ngoai xam, chong che do doc tai ap buc cua dang CS/VN.Dac biet keu goi thanh nien,sinh vien hai ngoai va quoc noi tiep tay cha ong trong cong cuoc dau tranh truong ky doi lai Hoang Sa va Truong Sa.


BAN TO CHUC NGÀY HOÀNG SA

Tran trong kinh moi :
vui long den tham du Ngay Hoang Sa Viet Nam 19 thang 1 duoc to chuc:

-Thoi gian : Chu Nhat ngay 24 thang 1 nam 2010

( Tu 10 gio sang den 4 gio chieu)

-Dia diem : Unified Event Center (GI FORUM)

765 Story Rd. San Jose,Ca 95122

Dien thoai : (408)-891-3630

-Chuong trinh : xin xem trang sau

Su hien dien cua Quy Vi la the hien long tri an doi voi nhung chien si da chien dau va hy sinh ,la niem an ui tinh than doi voi gia dinh cua ho va bieu hien su quan tam doi voi van de trong dai cua dat nuoc va la niem vinh du cho Ban To Chuc.

Tran trong,

San Jose ngay 4 thang 1 nam 2010

TM.Ban To Chuc

Luat Su Bick,Nguyen

Dien thoai lien lac BTC:

-Thai Van Hoa (408) 771-5146

-Nguyen Minh Huy (408) 515-3478

-Nguyen Cuoi (408) 806-3507

-Tony Dinh (408) 590-2774

-Huynh Khuong Trung (510) 364-2334


CHUONG TRINH TONG QUAT

PHAN 1

10:00AM-11:00AM: Tiep don quan khach,dong huong va phan bieu DVD

Hoang Sa.

11:00AM-11:40AM : Le ruoc Quoc Quan Ky

Le chao co Viet My

Phut mac niem

Le dang huong

Le truy dieu va dat vong hoa tai Dai Tu Si

11:40AM-12:00PM : Gioi thieu quan khach,cac hoi doan tham du,cac hoi

doan thanh vien BTC

Loi chao mung cua Truong Ban To Chuc

12:00PM-1:00PM : Phat bieu y kien:

Do Doc Tran Van Chon

De Doc Ho Van Ky Thoai

Si Quan Hai Quan tham du tran chien Hoang Sa

Giao Su Nguyen Van Canh

Giao Su Nguyen Xuan Vinh

Dai dien Thanh Nien Sinh Vien Co Vang

PHAN 2- VAN NGHE

1:00PM-1:10PM : Giai lao

1:10PM- 4:00PM : Phan trinh dien cua: ca nhac si Nguyet Anh,Tuyet Mai,Tuan Minh,Ngoc Nhung va Doan Hung Ca,Truong Xuan Man,Tran Anh Kiet va Doan Du Ca,Thu Ha (BS.Nguyet Mehlert),Kieu Loan,Dong Thao,Le Huy Phong,Bao Ngoc va Van Khanh,Ha Van,Bao To,Trieu Pho,Tuan Hung,Hoang Lan,Ban Vong Co(Tran Van Tan)....

4:00PM : Cam ta va be mac.

Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 20:19 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #96 - 18. Jan 2010 , 06:57
 
NGÀY HOÀNG SA PARIS - PHÁP


Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa Là Của Việt Nam


Chủ Nhựt 31/01/2010
Từ 14 G - 19 G
tại Nhà Thờ Saint Hippolyte (Salle 27)
27 Avenue de Choisy 7513 Paris


Thư mời tham dự tổ chức Ngày Hoàng Sa


Kính thưa quý vị,

Trận hải chiến ngày 19/01/1974 giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa, đã 35 năm trôi qua, dù ta không giữ được hải đảo, nhưng tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hải Quân VNCH luôn luôn bất diệt trong lịch sử nước nhà, biết rằng lực lượng hai bên chênh lệch rất nhiều, biết rằng trận chiến kẻ thắng người thua đã thấy rõ, nhưng Thà chết không hàng giặc, Hải Quân ta đã khai hoả trước để chiếm ưu thế, làm cho giặc tổn thất nặng nề về nhân mạng cũng như về chiến hạm, chỉ sau 30 phút giao tranh, kết quả được ghi nhận như sau.

Phía HQVN :

Nhân Mạng : 58 chiến sĩ hy sinh trong đó có HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm HQ10
Chiến hạm : Hộ Tống Hạm HQ 10 chìm, HQ4, HQ5, HQ16 hư hại nhẹ tự vận chuyển về tới Đà Nẵng.

HQ/TC

Nhân mạng : 1 Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hạm Đội Hải Nam (Tư Lệnh chiến trường) 4 Đại Tá, 5 Trung Tá ; 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp uý chết.
Chiến hạm : 1 chiến hạm dùng làm soái hạm chìm, 2 chiếc khác hư hại nặng, phải ủi vào bờ để khỏi bị chím, bất khiển dụng phải dùng tầu giòng kéo về Hải Nam.

Hiện tại quần đảo Hoàng Sa và phần lới quần đảo Trường Sa của ta đang bị Trung Cộng chiếm đóng, với sự dâng hiến của đảng cộng sản Việt Nam qua công hàm bán nước của Phạm văn Đồng thủ tướng Việt Cộng ký chuyển giao cho Chu Ân Lai thủ tướng Trung Cộng ngày 19/04/1958,

Một bằng chứng nữa nói lên sự hèn nhát và đồng loã của cộng sản Việt Nam : ngày 14/03/1988 tại quần đảo Trường Sa Trung Cộng đã tàn sát 73 lính Hải Quân Việt Cộng và đánh chìm 2 chiéc tầu HQ 505 và HQ 604, nhưng Việt Cộng không có phản ứng thích hợp.

Năm nay 2009 sau 35 năm các chiến sĩ HQVNCH đã hy sinh để bảo vệ hải đảo, chúng tôi xin đề nghị đặt tên ngày 19/01 là ngày Hoàng Sa.

Với mục đích :

- Vinh danh các chiến sĩ HQVNCH đã hy sinh trong trận Hoàng Sa ngày 19/01/1974
- Vinh danh các anh hùng tử sĩ Quân, Cán, Chính VNCH đã tự sát trong ngày Quốc Hận 30/04/1975 giữ trọn tiết tháo « Thà chết không hàng giặc ».
- Hợp lực cùng nhau và đồng bào trong nước giải thể chế độ cộng sản Việt Nam để vô hiệu hoá công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, dành lại chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ông cha để lại

Kính thưa quý vị

Năm nay 2009, Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH tại Pháp, xin được đứng ra tổ chức ngày HOẢNG SA, rất mong được sự tham gia của quý vị vào ban tổ chức và cổ động đồng hương tham dự đông đảo, buổi lễ sẽ được tổ chức vào ngày :

Chủ Nhật 31/01/2010

Từ 1500 giờ đến 1900 giờ

Tại Nhà Thờ Saint Hippolyte (Salle 27)

27 Avenue de Choisy 7513 Paris Trong khi chờ đợi hồi âm của quý vị, kính mong quý vị nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn của chúng tôi.

Paris ngày 15/11/2009

Đặng Vũ Lợi, Hội Trưởng Hội HQ & HH/VNCH Tại Pháp

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #97 - 18. Jan 2010 , 07:06
 


NGÀY HOÀNG SA ÚC CHÂU



NGÀY HOÀNG SA, MELBOURNE, TB VICTORIA,ÚC CHÂU.

Được tổ chức vào ngày 23 THÁNG 1, 2010


Lễ Tưởng Niệm 36 Năm Ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng Xâm Chiếm và Lễ Truy Điệu các Anh Hùng Tử Sĩ Trong Trận Chiến Hoàng Sa của Hải Quân/QLVNCH


Ngày 04-01-2010, giờ 09:09

Thông Báo - Thư Mời. V/v : Lễ Tưởng Niệm 36 Năm Ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng Xâm Chiếm và Lễ Truy Điệu các Anh Hùng Tử Sĩ Trong Trận Chiến Hoàng Sa của Hải Quân/QLVNCH

Kính thưa: - Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
- Quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể,
- Quý vị trưởng nhiệm các cơ quan truyền thông Việt ngữ,
- Cùng toàn thể đồng hương.

Được biết Gia Đình Hải Quân Hàng Hải/VNCH/Victoria sẽ tổ chức buổi lễ tưởng niệm, đánh dấu một phần đất Quê Mẹ (Hoàng Sa) đã bị Trung Cộng xâm chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, cũng như để truy điệu những Anh Hùng Tử Sĩ thuộc Hải Quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam.

Địa điểm:
Đền Thờ Quốc Tổ
86 – 90 Knight Ave,
Sunshine North, Victoria 3020 (Mel 26, J4).

Vào lúc: 2:00 giờ chiều ngày Thứ Bảy 23 tháng 01 năm 2010.

Trong tinh thần kính phục trước sự hy sinh anh dũng của các Anh Hùng Tử Sĩ trong trận hải chiến này và cũng để nói lên sự hèn nhát của Quân Đội Nhân Dân của đảng CSVN, BCH CĐNVTD-VIC sẽ hỗ trợ Gia Đình Hải Quân Hàng Hải Victoria trong việc tổ chức buổi lễ này. BCH CĐNVTD-VIC cũng đồng thời kêu gọi và kính mời chư Tôn Giáo, quý hội đoàn, đoàn thể cùng toàn thể đồng bào hãy dành chút thời gian quý báu đến tham dự buổi lễ đầy ý nghĩa này.

Sự hiện diện đông đủ của quý vị sẽ nói lên tầm quan trọng của sự toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam, phản đối việc Tàu Cộng đã và đang cưỡng chiếm và cũng như đồng thời lên án tập đoàn CSVN đã dâng đất, dâng biển cho Tàu Cộng.

Mọi chi tiết xin quý vị hãy vui lòng liên lạc với Gia Trưởng Gia Đình Hải Quân Hàng Hải, Ô. Phạm Văn Quý qua số mob: 0402618889

hoặc Ô. Nguyễn Văn Bon qua số mob: 0411616453
Kính báo và trân trọng kính mời,

TM. BCH-CÐNVTD-VIC, AUSTRALIA

Nguyễn Văn Bon
Chủ tịch.
CĐNVTD-VICTORIA, ÚC CHÂU


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #98 - 18. Jan 2010 , 07:10
 
NGÀY HOÀNG SA DALLAS TEXAS


QUẦN ĐẢO HOÀNG-SA và TRƯỜNG-SA LÀ CỦA VIỆT-NAM


Thư mời tham dự tổ chức ngày HOÀNG-SA


Thay mặt Ban Tổ Chức Ngày Hoàng Sa cám ơn anh Nguyễn Kinh Luân và xin kính gởi đến tất cả Qúi vị bản Thông báo và thư mời của chúng tôi:

Hội Hải Quân Trùng Dương Dallassmflowerortworth và vùng phụ cận trân trọng thông báo và kính mời Qúi đồng hương, Qúi Niên Trưởng, Qúi Chiến Hưũ thuộc Quân Cán Chính và Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Việt Nam Cộng Hòa đến tham dự ngày tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa gọi là NGÀY HOÀNG SA
Ngày Hoàng Sa nhằm mục đích trình bày và hướng dẫn thế hệ kế tiếp noi gương tinh thần thà chết của các chiến sĩ Hải Quân QLVNCH nói riêng và QLVNCH nói chung, đã anh dũng hy sinh quên mình trong sứ mạng chống xâm lăng.
Ngày Hoàng Sa cũng để tưởng nhớ và vinh danh tinh thần dũng cảm, hy sinh, và bất khuất của QLVNCH quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trước sự bành trướng của Trung Hoa Cộng Sản vào thời gian trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Buổi lễ sẽ được tổ chức:

Thời gian : 11:00Am đến 4:00Pm ngày

17 tháng 1 năm 2010
Địa điểm : Trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas
3221 Belt line Road,
Garland, Texas 75044

-Chương trình bao gồm lễ nghi quân cách cho lễ truy điệu, tưởng nhớ cũng như vinh danh .
Phần thuyết trình do diễn giả HQ Trần Đổ Cẩm. ...Văn nghệ đấu tranh và cơm thân mật.

Trân trọng kính mời.
T.M. Hội Hải Quân DFW

HQ Nguyễn Xuân Duc / HT

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #99 - 18. Jan 2010 , 07:16
 
NGÀY HOÀNG SA SAN DIEGO
23 THÁNG 1, 2010


Để Tưởng Niệm & Ghi Ơn các Quân Cán Chính, đặc biệt là các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến với HQ Tàu Cộng tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 táng 01 năm 1974, cách đây 36 năm về trước.


HỘI ÁI HỮU HẢI QUÂN & HÀNG HẢI VNCH SAN DIEGO sẽ long trọng tổ chức Lễ Kỹ Niệm NGÀY HOÀNG SA vào 23 tháng 01 năm 2010 tại:

- Trụ sở HIỆP HỘI NGƯỜI VIỆT SAN DIEGO.
Số 7833 Linda Vista Road, San Diego, Ca 92111.

Chi tiết vui lòng xem trong attach files đính kèm.

Kính chuyển đến các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí, Các Diễn Đàn, các Website THƯ MỜI để xin được phổ biến rộng rãi.

Trân trọng.

Trần Sơn.

Thư Mời tham dự Ngày Hoàng Sa của Hội Ái Hửu Hải Quân Hàng Hải VNCH San Diego

Hội Ái Hữu Hải Quân&Hàng Hải/VNCH/San Diego
P.O. Box 262425
San Diego CA.92196 - 2425
AiHuuHQHHSD@ gmail.com
(858) 530 –8177
Ngày 27 tháng 12, năm 2009

Ngày Hoàng Sa

"Để tưởng niệm và ghi ơn các Quân, Cán, Chính, và đặc biệt các chiến sĩ Hải Quân đã hy sinh trong trận hãi chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 01, năm 1974."

Trân trọng kính mời quý đồng hương, quý chiến hữu vui lòng dành chút thời gian đến tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày Hoàng Sa do Hội Ái Hữu HQ&HH/VNCH/SD tổ chức vào hồi 5:30 giờ chiều ngày 23 tháng 01, năm 2010 tại Trụ Sở Hiệp Hội Người Việt, số 7833 Linda Vista Road, San Diego, CA 92111.

Chương trình gồm có:

- 5:30- 6:00PM: Chào đón quan khách
- 6:00-7:30 PM: Lễ truy điệu và tưởng niệm
-7:30- 8:00 PM: Văn nghệ (hùng ca)
-8:00-8:30 PM: Ăn tối (thức ăn nhẹ)
-8:30- 10:30PM: Văn nghệ chọn lọc

Trân trọng.

Thay mặt Ban Tổ Chức;
Phạm Nguyễn Cẩm Sa, Hội Trưởng

Hội Ái Hữu HQ&HH/VNCH/SD.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #100 - 18. Jan 2010 , 20:10
 
           
Ngày Hoàng Sa-36 Năm Sau

     


Mời xem Utube:
http://www.youtube.com/user/HaiNgoaiPhiemDam#p/u/0/CzPQsIDV2ns

do Lính Dù thực hiện

Message from Dung:
Mời các anh chị và các bạn vào xem những hình ảnh lễ kỷ niệm 36 năm trận đánh Hoàng Sa được tổ chức tại Tượng Đài Việt Mỹ ( Nam CaLi ) ngày 17 tháng Giêng 2010:

Mời xem:
http://picasaweb.google.com/lamtiendung0/KyNiem36NamHoangSa?feat=email#

Do NAG Lâm Tiến Dũng cung cấp

...

Nghi thức rước đại kỳ

...


Lễ rước Quốc Quân Kỳ

...


Lễ chào Quốc Kỳ

...

Quan khách, từ trái qua phải Cựu Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy, Đinh Mạnh Hùng, Đô Đốc Trần Văn Chơn, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh

...



Nhà văn Phan Lạc Tiếp và Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân

...


Nghi lễ cổ truyền

...


Lễ đặt vòng hoa tử sĩ

...


Biết ơn tử sĩ, nối nghiệp cha anh

...


Các giới chức địa phương và các vị dân cử

...


Thiếu Sinh Quân gác súng

...


Trao vòng hoa và Bằng Tưởng Lệ cho các chiến sĩ tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa

...


Ban Tù Ca Xuân Điềm

...


...


Quang cảnh buổi lễ
Ngày Hoàng Sa-36 Năm Sau

Ngày Chủ Nhật 17/01/2010, khoảng 1000 đồng bào đã đến tham dự lễ kỷ niệm Ngày Hoàng Sa tại thủ đô tỵ nạn. Hội Hải Quân Cửu Long đã phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể tôn giáo, hội cựu quân nhân các quân binh chủng, các vị cao niên, sinh viên, học sinh tổ chức thành công buổi lễ đày ý nghĩa này. Ngày Hoàng Sa nhắc nhở tinh thần bất khuất của quân dân Miền Nam với kẻ thù phương Bắc, trái hẳn với thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, can tâm làm tay sai cho Trung Cộng, Liên Xô tàn phá đất nước. Chế độ phi nhân Việt Cộng đã đổi đảo cho kẻ thù lấy súng bắn giết dân chúng vô tội tại miền Nam. Lịch sử sẽ phán xét tội ác tày trời của tà quyền cộng sản Hà Nội.
Ngày Hoàng Sa cũng cảnh tỉnh cộng sản Trung Hoa, bớt tính ngang ngược hung hãn, vì người Việt Hải Ngoại không làm ngơ tính phi chính nghĩa của họ khi vẽ đường lưỡi bò khuynh loát, coi Biển Đông là các ao nhà của họ, và những hành động hải tặc của Hải Quân và Công An Trung Cộng bắn giết, bắt cóc ngư dân Việt đòi tiền chuộc ngay trong hải phận thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Đồng bào và các chiến sĩ đã đồng ca những bàn nhạc hào hùng như Tiếng Sóng Vân Đồn, Quyết Tiến ...làm không khí buổi lễ thật sống động; Mặc dù trời mưa rả rích nhưng đồng bào vẫn ở đến phút chót để vinh danh các anh hùng đã từng tham dự trận Hải Chiến lịch sử này- Rất đông anh em các Hội Hải Quân từ San Jose, San Diego, Reno.. và các tiểu bang xa đã về tham dự Ngày Hoàng Sa.

Tin HNPD


Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2010 , 20:12 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #101 - 19. Jan 2010 , 11:16
 
VĂN TẾ ANH HÙNG TỬ SĨ HOÀNG SA
( Giỗ thứ 36 )

Hoàng Sa đảo lập xuân Giáp Dần
Hoa Kỳ Quốc tàn đông kỷ Sửu
Xin thành kính thắp nén nhang thơm
Với cung tiến vài chung mỹ tửu
Dâng chư vị anh hồn
Vượt trùng dương về hưởng

Nhớ linh xưa
Sóng sô , gió thổi , kiếp phù vân
Cộng phỉnh Tàu lừa lòng căm phẫn
Đảo nước nhà chúng bán mua danh
Đất của ta nó cướp lập quận

Sáng 19 tháng giêng năm 1974 nhìn ngứa mắt thấy khó lòng nhượng
Trưa 26 tháng chạp năm Quý Sửu chửi bần miệng họp quyết tâm đánh
Dù hoả lực của địch tối tân bên mình khó sánh
Nhưng ý chí phe ta sắt đá dùng mạng sống - hy sinh
Làm cho :
Biển Đông dậy sóng
Hải đảo chuyển mình
Tiếng hải pháo vang dội chim trời khuất bóng
Đạn liên thanh dồn dập cá biển trầm mình
Ba mươi phút giao tranh
Tựa ngàn năm địa ngục
Phía chúng có hai chiếc cùng bộ chỉ huy ngã gục
Bên ta Nhật Tảo với Nguỵ Văn Thà anh dũng hy sinh
Và bảy mươi bốn vị anh hùng
Đã chung lưng góp máu

Thương ôi!
Đời hải hồ sống cô trên sóng nước
Kiếp thuỷ thủ thác thuỷ táng theo tàu
Ngày cuối năm nơi thành đô con chờ vợ đợi
Tháng đông tận ngoài hải đảo bạn gọi nước sầu
Trước khi nhắm mắt anh vẫn nhớ người vợ hiền khóc chồng trong đêm Giao Thừa
Vào lúc xuôi tay anh còn thương bày con dại tang bố sáng ngày Nguyên Đán
Các anh đi ảm đạm cả Trời Nam
Nhựt Tảo chìm bi thương toàn Đất Việt
Tận góc phố cuối phường
Cùng hội hương chợ Tết
Tấm bích chương ghi ơn các anh nơi đó
Bóng chiến hạm khắc nhớ bạn chốn này

Hôm nay đây ba mươi sáu năm ngày giỗ trận :
Mùa xuân này khắp thế giới , lòng những kẻ lưu vong
Nhớ Tết ấy vực Biển Đông , tâm anh hùng tử sĩ
Trước bàn thờ trang nghiêm bài Vị
Thắp nén nhang thơm chung lòng hợp ý
Nêu cao tinh thần bất khuất chiến sĩ Hoàng Sa
Vinh danh gương hy sinh Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo
Cho hay , mạng ấy đoản
Mà danh nọ trường
Tàu đó chìm nhưng tên kia nổi

Bạn bè anh xưa cùng một đại dương
Quý chiến hữu cũ chung đường giới tuyến
Tề tựu nơi đây thắp nén nhang thơm
Tụ họp trước linh đài Ghi ơn Tử Sĩ
Xin được thành kính dâng hương
Khấn chư vị hiển linh về đây , thượng hưởng

Đồng Văn cẩn bút
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG về HOÀNG SA
Reply #102 - 14. Mar 2010 , 08:55
 

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG



Kính thưa các bạn,

Trên một bản đồ của National Geographic Society, quần đảo Hoàng Sa được ghi thuộc China. Tất nhiên điều này hoàn toàn không đúng.

Căn cứ trên sự minh bạch của lịch sử hai nước Việt và Trung Hoa, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ nước Việt. Đây là điều không thể chối cãi. Nhưng Trung Hoa đã dùng võ lực để chiếm đoạt và đang muốn hợp thức hóa quyền sở hữu của họ đối với quốc tế trên quần đảo này.

NTHF đang mở chiến dịch vận động xin chữ ký để gửi đến National Geographic của Hoa Kỳ, yêu cầu họ gỡ tên China tại quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ được nêu trên.

Nếu người Việt không có phản ứng, thì về lâu dài, Trung Hoa sẽ dùng nó như là một chứng cớ hòng chiếm đoạt quần đảo một cách hợp pháp.

Đây là sự việc quan trọng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước Việt mà mọi công dân đều phải có trách nhiệm.

Link: Thỉnh nguyện thư gửi National Geographic Society


NTHF kêu gọi mọi công dân Việt khắp nơi trên thế giới hãy ký tên vào thỉnh nguyện thư. Dầu chỉ là một động tác ngắn ngủi, nhưng các bạn đang thực thi nghĩa vụ thiêng liêng nhất của một công dân - bạn đang góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc của bạn.

Thân ái,
Ban Báo Chí
Nguyễn Thái Học Foundation
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/index.php
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #103 - 31. May 2010 , 21:15
 
Cảm xúc khi thăm quần đảo Trường Sa


...

Bia chủ quyền do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lập trên đảo Song Tử Tây trước đây.
Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

Thụy My
Vào giữa tháng 5, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã theo một phái đoàn của thành phố Hà Nội đến thăm quần đảo Trường Sa.
Trả lời RFI, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã kể lại những cảm nhận của ông về chuyến đi này.
Tôi vừa rồi may mắn được đi Trường Sa từ ngày 5/5 đến 15/5/2010, trong đoàn thành phố Hà Nội. Có thể nói từ khi Hoàng Sa, Trường Sa trở thành những điểm nóng, những từ ngữ được nhắc đến nhiều trong đời sống xã hội Việt Nam, thì việc đi thăm Trường Sa là mong muốn của nhiều người nhưng không dễ gì thực hiện được. Một chuyến đi như thế rất công phu, vì do quân đội quản lý. Cho nên dù có chủ trương cho các địa phương, ban ngành, đơn vị, tập thể ra với Trường Sa, muốn đi phải đăng ký để Bộ Tư lệnh Hải quân sắp xếp từng chuyến đi, vì các hòn đảo ấy đều nằm giữa biển khơi, cách đất liền khoảng 450 km.
Chúng ta đều biết là chúng ta có Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, nhưng Hoàng Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng từ năm 1974, khi Trung Quốc đưa quân chiếm đoạt quần đảo này từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi đó. Gần đây chính phủ Việt Nam đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng, cũng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Còn Trường Sa là vùng biển ở phía tây nam tổ quốc thì cũng có huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Thường có hai hành trình ra đảo Trường Sa, hoặc phía bắc hoặc phía nam. Đoàn chúng tôi đi về hướng bắc của đảo. Từ Hà Nội chúng tôi bay vào quân cảng Cam Ranh, rồi xuống tàu Hải quân đi ra đảo. Mười ngày đi trên biển, theo hành trình đã vạch chúng tôi ghé thăm một số đảo. Đến đảo nào thì tàu neo ở vùng biển sâu, sau đó thả xuồng lên thăm đảo. Chúng tôi đã đến các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Đá Tây, Đá Lát, Cô Lin và nhà giàn DK1 ở bãi Phúc Nguyên.
Những người cùng đi trên chuyến tàu HQ 936 lần đó đều cực kỳ xúc động, vì lần đầu tiên được ra biển khơi xa như thế, đến một vùng lãnh thổ thân thương của đất nước ở giữa biển khơi. Khi ở trên đất liền thì thấy bình thường, nhưng phải đi đến tận nơi, thì mấy chữ lãnh thổ, chủ quyền, thềm lục địa, biển đảo… mới có một ý nghĩa cực kỳ cụ thể, cực kỳ thiêng liêng, xới động trong tâm trí mọi người rất nhiều tâm sự, rất nhiều nỗi niềm.
Trong những đảo chúng tôi đã thăm có những đảo chìm. Đó là những đảo nhô lên giữa một bãi san hô giữa biển cả mênh mông, có những dải san hô có thể rộng hàng cây số vuông. Khi thủy triều rút thì nó trơ ra, khi thủy triều lên thì ngập. Trước đây những chiến sĩ hải quân ra đóng chốt phải ở trong những cái chòi, khi nước lên thì mấp mé. Nhưng mấy năm gần đây chúng ta đã cho chở gạch đá, xi măng đổ xuống để tôn cao lên và làm nhà cho bộ đội ở, tuy nhỏ hẹp thôi nhưng vững chắc hơn. Còn khái niệm các nhà giàn ở thềm lục địa phía đông nam thì khác.
Nhà giàn là nhà, nhưng là cái giàn. Những cây cột được cắm xuống lòng biển sâu, nhô lên mặt nước biển, trên đó làm nhà cho bộ đội ở để canh giữ thềm lục địa, gọi là DK. Những nhà giàn này có từ năm 1989, khi chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ thềm lục địa phía Nam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để khẳng định chủ quyền Việt Nam ở vùng thềm lục địa này.
Từ những đảo tương đối lớn như Song Tử Tây, và đặc biệt là đảo Trường Sa lớn, về đơn vị hành chánh thì gọi là thị trấn Trường Sa, tức là thủ phủ của huyện đảo Trường Sa; cho đến các đảo chìm như Đá Nam, Đá Lát, Đá Tây, chúng tôi đều gặp các chiến sĩ hải quân. Họ ra chốt ở đảo, một, hai năm mới được thay ca, nghĩa là chuyển về đất liền để người khác ra. Giữa biển khơi mênh mông, mở mắt ra là thấy biển, suốt ngày mở mắt ra là thấy biển. Trước đây điều kiện sống rất khó khăn, đặc biệt là thiếu thốn nước ngọt. Cho đến bây giờ, dù đã được cải thiện, nhưng vẫn có những đảo nước ngọt rất khan hiếm. Một chậu nước vừa phải dùng đánh răng rửa mặt, giặt giũ, rồi tưới cho những chậu cây xanh chắt chiu trồng được trên đảo.
Trong những năm sau này do một chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ cho đảo, nên các chiến sĩ ở đảo cảm thấy đỡ xa cách đất liền hơn về mặt tinh thần, giao thông liên lạc. Gần đây báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh có phát động phong trào Chung tay thắp sáng nhà giàn. Những nhà giàn giống như những tổ chim cu ở giữa biển khơi, hết sức nhỏ bé, mong manh, mà một thời gian không thể nào có điện được . Nhờ loạt bài phóng sự trên báo, sau đó một loạt những công ty trong đất liền đã giúp lắp hệ thống pin mặt trời nên một số nhà giàn bắt đầu có điện, giúp cải thiện cuộc sống người giữ đảo ở đây.
Những ấn tượng sâu sắc nhất có được trong chuyến đi này là hai buổi lễ tưởng niệm. Thứ nhất là lễ tưởng niệm tại vùng đảo Cô Lin - Gạc Ma. Như chúng ta biết, nơi đây có một trận hải chiến năm 1988; trong quân sử của Hải quân QĐNDVN gọi là chiến dịch CQ (Chủ Quyền) 1988. Trận đụng độ giữa các chiến sĩ hải quân Việt Nam với quân Trung Quốc đã làm cho 64 chiến sĩ hy sinh. Quần đảo Gạc Ma bây giờ vẫn do Trung Quốc chiếm giữ, còn Cô Lin là của Việt Nam. Khi đứng trên boong tàu tưởng niệm 64 chiến sĩ đã ngã xuống, mọi người có thể đã hoặc chưa tìm hiểu, nhưng phút giây ấy chúng tôi đều ràn rụa nước mẳt; thương cảm cho những gương hy sinh của những người lính vì lãnh thổ biên cương của tổ quốc mà cho đến bây giờ hình hài vẫn còn nằm lại dưới lòng biển sâu.
Lễ tưởng niệm thứ hai là ở vùng nhà giàn, mà hồi đầu còn rất đơn sơ. Thử tưởng tượng giữa biển khơi mênh mông, sóng gió như thế mà chỉ có những chiếc cột chống mong manh, nhỏ nhoi. Trong một cơn bão, có những nhà giàn đã bị đổ sập xuống biển, và các chiến sĩ vẫy vùng với sóng to gió lớn cuối cùng cũng đã nằm lại với biển khơi. Hai buổi lễ tưởng niệm đó đã gây cho chúng tôi những nỗi xúc động hết sức mạnh mẽ.
Cả một chuyến đi như vậy mới thấy là, dù đã có sự hỗ trợ rất lớn từ đất liền, và vẫn tiếp tục có các đoàn ra. Mỗi địa phương tùy vào thế mạnh của mình mà giúp cho các hòn đảo trong huyện đảo Trường Sa mỗi ngày một khác. Nhưng chúng tôi vẫn thấy giữa Biển Đông rộng lớn như thế, trước âm mưu thôn tính Trường Sa chiếm Biển Đông của các thế lực nước ngoài, thì vẫn rất cần một sự nhất trí cao của nhiều người Việt Nam, và một sự kiên quyết của chính phủ Việt Nam để có thể giữ được chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này. Bởi vì với những điều mắt thấy tai nghe, chúng tôi nghĩ nếu có xảy ra một sự biến gì thì tình hình sẽ rất phức tạp và khó khăn cho chúng ta.
Những chiến sĩ trên các đảo mà chúng tôi tiếp xúc, một cách rất tự nhiên thôi, đều xác định được nhiệm vụ của mình. Có những chiến sĩ đi tua các đảo trong quần đảo rất nhiều, họ đều ý thức là người lính, có lệnh thì đi. Và họ cũng rất biết điều kiện quân sự, kinh tế của mình, cũng hiểu rằng có thể hy sinh nếu xảy ra xung đột. Họ là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, đã có hay chưa có gia đình. Tâm trạng người lính tử đạo là một chuyện, có lẽ trong quân đội nào cũng thế, nhiệm vụ thì phải thi hành, nhưng cần có một đường hướng chung để làm sao giải quyết được những xung đột, đó là điều mong muốn lớn nhất. Chứ còn tôi nhắc lại là, nếu như để xảy ra một chuyện gì, thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta.
Trên đường đi thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy các tàu lạ đi ngang qua khi đến những vùng đang tranh chấp hoặc vùng ranh giới. Hay khi đến vùng biển Cô Lin – Gạc Ma chúng tôi lên đảo Cô Lin, dùng kính viễn vọng nhìn sang bên kia, thì thấy họ xây dựng rất kiên cố, vững chắc. Cái đấy cũng là một nguy cơ. Rồi khi tàu đi thì cũng được báo là vẫn có sự theo dõi từ phía bên kia. Cho đến khi chúng tôi về đất liền, thì được tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng lên tiếng là Trung Quốc đã cho khai thông mạng điện thoại di động ở đảo Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, và như vậy là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Chúng tôi về mang theo đầy tâm trạng, và đều thấy là vấn đề chủ quyền trên vùng biển đảo này là cực kỳ phức tạp, khó khăn. Cho nên ra về mọi người đồng cảm với những người lính đảo, nhưng cũng trĩu nặng những suy tư.
Nhưng nhìn chung, những người ra thăm đảo đều rất háo hức, ai cũng nhiệt tình đi. Như đoàn thành phố Hà Nội vừa rồi của chúng tôi do bà phó bí thư Thành ủy dẫn đầu, phó Tư lệnh bộ đội Hải quân làm phó đoàn, có đại diện các ban ngành, quận huyện - tôi đi là thành phần văn nghệ sĩ thủ đô. Tất cả đều mong mỏi được đi, và khi gặp các chiến sĩ đảo thì đều hết sức cảm phục. Không ai băn khoăn là đi thế này lỡ nếu có gì nguy hiểm xảy ra thì sao. Lỡ xảy ra đụng độ, và nói chuyện thời tiết thôi, lỡ có một cơn giông, cơn áp thấp nhiệt đới??? Đó là tấm lòng của người từ đất liền. Và những người khác thấy chúng tôi được đi thì có vẻ như là "ganh tị, thèm muốn"…
Có thể nói trong mấy năm gần đây huyện đảo Trường Sa đã được xây dựng, củng cố khá tốt, đứng về mặt là một đơn vị hành chính huyện trực thuộc tỉnh. Bộ Tư lệnh Hải quân thường tổ chức những chuyến đi như thế, vì rất nhiều đơn vị đăng ký đi.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên-Hà Nội-30/05/2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
CUỘC PHIÊU LƯU 20 NĂM VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN MỸ
Reply #104 - 31. May 2010 , 22:53
 
Cuộc phiêu lưu 20 năm vượt Thái Bình Dương đến Mỹ


Thanh Trúc, phóng viên RFA
28/5/2010

Từ Việt Nam, thuyền nhân cuối cùng tới nước Mỹ sau hơn hai mươi năm phiêu lưu trên biển Thái Bình Dương.


...

Anh Lê Văn Nơi đứng trước văn phòng luật sư đã tranh đấu cho anh được tỵ nạn tại Hoa Kỳ. (Photo courtesy SOSBoatpeople)


Khi chiếc thuyền mong manh chở một số người vượt biển ra  khỏi hải phận Việt Nam năm 1989,  Lê Văn Nơi  là một thanh niên. Tháng Ba năm 2010, được chấp thuận qui chế tị nạn vì lý do tôn giáo,  ông Lê Văn Nơi trở thành thuyền nhân cuối cùng đến  Mỹ sau hai mươi năm và tám tháng lưu lạc trên những hòn đảo lớn nhỏ của Thái Bình Dương.

Hơn 20 năm giấc mơ đã trở thành sự thật


Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay kể lại chuyến đi những mười mấy năm của Lê Văn Nơi  từ  đảo này qua đảo khác trước khi tấp vào đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ với khoảng vài trăm người Việt, được phép ở lại một cách chính thức sau nhiều lần ra trước Toà Di Trú địa phương.
Người trực tiếp từ Washington bay qua Guam để giúp đỡ ông Lê Văn Nuôi về mặt pháp lý,  tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, kể lại:


Khi đến đảo Guam thì  anh Lê Văn Nơi gặp một người quen cũ ở Thị Nghè là chị Bé Ba. Đây là sự tình cở hi hữu vì cộng đồng người Việt ở Guam chỉ khoảng ba đến bốn trăm người. Nhờ sự quen biết đó mà chị Bé Ba cùng với cộng đồng người Việt nhỏ bé ở Guam đã xúm lại giúp đỡ cho anh Nơi, hướng dẫn anh Nơi đi tìm luật sư, giúp anh ra trình diện với chính phủ Mỹ để xin ở lại Hoa Kỳ.
Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ muốn trục xuất anh Lê Văn  Nơi về Việt Nam vì cho rằng anh không có lý do gì để xin tị nạn. Bên luật sư của Sở Di Dân Hoa Kỳ quyết chứng minh rằng anh Nơi sẽ được an toàn khi trở về Việt Nam bằng cách trình trước toà  bản phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia không có vấn đề bất dung tôn giáo.

Bên phía  luật sư của anh Nơi thấy cần phải chứng minh ngược lại. Cộng đồng người Việt ở Guam đã tìm mọi cách và cuối cùng liên lạc với chúng tôi.
Từ chị Bé Ba là người ở Thị Nghè cạnh  gia đình anh Nơi  trước kia, đến những người khác trong đó có bà Kim Chi, mà sự quen  biết với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và bà Nancy Bùi ở Washington, dẫn tới  tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Tháng Mười Một năm 2009 ông Nguyễn Đình Thắng đến Guam, phối hợp cùng luật sư của ông Lê Văn Nơi.
Tại Toà Án chúng tôi đã trình bày là anh Nơi ra đi vì lý do sợ bị ngược đãi về vấn đề tôn giáo. Luật sư bên Sở Di Trú Hoa Kỳ dẫn chứng rằng hiện nay về tôn giáo ở Việt Nam rất thoải mái. Họ dùng bản phúc trình tôn giáo thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để chứng minh điều đó.  Khi chúng tôi ra toà để làm nhân chứng thì chúng tôi đã nêu ra cho quan toà biết còn một bản phúc trình nữa của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và trong bản phúc trình đó liệt kê Việt Nam là một trong mười một quốc gia trên thế giới có tình trạng đàn áp tôn giáo tệ hại nhất.
Trước sự việc như vậy, vị chánh án ra lịnh ngưng phiên xử để có thời gian đọc bản phúc trình của Uỷ Hội  Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Tháng Ba năm 2010, chúng tôi được tin mừng là quan toà triệu tập lại vụ xử và tuyên bố anh Nơi chính thức được thừa nhận là tị nạn tại Hoa Kỳ.

Rời khỏi hải phận Việt Nam năm 1989

Bây giờ xin mời quí vị ngược dòng thời gian để nghe ông Lê Văn Nơi thuật lại câu chuyện vượt biển hơn hai chục năm trước. Vì bản thân và gia đình bị cản trở trong việc thờ phượng, lại không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự, nhiều lần Lê Văn Nơi tìm cách trốn đi nhưng thất bại:
Tới năm 1989  thì mình mới vượt biên được. Mình đi tới Borneo, ở đó hơn một tuần thì di chuyển qua đảo lớn. Khi có  nhiều người tị nạn từ các đảo tập trung về thì Cao Uỷ cấp tàu lớn để chở người tị nạn. Vô đó ở thêm một tuần nữa thì vô trại  tị nạn Galang.
Sống tại Galang hơn sáu năm, qua những đợt phỏng vấn và thanh lọc, nhưng Lê Văn Nơi không được nước nào nhận. Lúc đó cũng là thời điểm 1996, các trại tị nạn ở Indonesia chuẩn bị đóng cửa và cưỡng bách thuyền nhân trở về nguyên quán. Không muốn trở về Việt Nam, anh  Nơi cùng một nhóm bạn bỏ trốn vào rừng:
Mình trốn dưới ghe ở mấy lùm dừa nước đặng tránh sự kiểm soát của cảnh sát họ dắt chó đi theo. Ở dưới nước thì không có mùi  hơi người , chó không bắt hơi được. Mình ở đó khoảng hai tháng, sau đó mình với hai người bạn chèo xuống ra xa rồi căng buồm chạy dọc theo mấy cái đảo xuống dưới Jakarta.

Với đầy đủ lương thực nhưng không có la bàn mà chỉ với một bản đồ đi biển,  gió lên thì căng buồm mà lặng gió thì chèo, mất gần hai tháng anh Nơi và ba người bạn tấp vào một vùng đảo quá Jakarta một chút:
Đến Chitrabon thì ghe hư, mình vô đó định mua dầu chai đặng sửa ghe nhưng mua không được vì dân ở đó không xài tiền đô. Hai nữa dân địa phương thấy có ghe lạ bèn trình cảnh sát. Cảnh sát địa phương lại hỏi mình cũng khai thiệt là mình  trốn từ trại tị nạn ra mình muốn tìm tự do mình muốn qua Úc. Họ dòm chiếc ghe mình rồi nói đi qua Úc mà đi ghe này là chết.
Cảnh sát ở đảo Chitrabon bắt nhóm anh Nơi  giao qua Sở Di Trú. Sau khi điều tra, tất cả bị giải về nhà tù của Sở Di Trú ở Jakarta. Đó là tháng Mười Một năm 1996. Tại đây, gặp những nhân viên Cao Uỷ Tị Nạn người Indonesia, cả nhóm bày tỏ nguyện vọng là không muốn trở lại Việt Nam. Sau đó nhân viên Cao Uỷ can thiệp để cả bọn được giam vào nơi tương đối sạch sẽ đàng hoàng hơn.

1996 rời Jakarta đi Bali


Dần dà, nhờ được đi lại thong thả trong tù, anh Lê Văn nơi giúp đỡ các nhân viên Sở Di Trú mọi việc từ dọn dẹp, lau chùi, rửa xe đến sửa bàn ghế.  Được hơn nửa năm, nhân viên Sở Di Trú tin tưởng và thỉnh thoảng cho ra ngoài để đi chợ:
Bắt đầu mình lựa mấy anh bạn đồng chí hướng, có tánh nhẫn nại, gom nhau lại đặng đi nữa. Những lần được ra đi chơi thì mình tìm đường đi nước bước.

Anh Lê Văn Nơi đã xin tiền của thân nhân đang ở nước ngoài, sau đó gom những người đi cùng lại , mua vé xe tốc hành chạy xuống Bali.  Mình tính xuống đó rồi mình mua một chiếc ghe nhỏ đặng chạy qua Úc, vì đảo Bali gần với Úc. 
Tới được Bali thì tiền cũng cạn, không có giấy tờ tuỳ thân nên không thể mướn nhà trọ.  Cả bốn người bỏ qua đảo Plambok , tìm đường đến một làng ven biển để xin đi đánh cá và chờ thời cơ.
Qua tới Plambok, một người đánh xe ngựa tốt bụng đưa cả bọn đến địa chỉ người quen thì mới hay người này đã chết mấy năm rồi. Thấy tội nghiệp, người tài xế xe ngựa cho về nhà tá  túc một đêm. Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo, tìm một người cảnh sát đã giúp đỡ bạn của họ trước kia.

Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo

Qua một tối ngủ ngoài bến xe, tìm đến nhà người cảnh sát Indonesia sáng hôm sau, cả bốn được người cảnh sát giàu lòng hảo tâm mang đi kiếm việc làm. Anh Lê Văn Nơi và hai người bạn được gởi lên rừng phụ đốn củi, người còn lại xuống làng chài theo ghe đánh cá. Ở trên rừng làm việc vất vả, ăn uống kham khổ mà lại không có tiền lương: 
Bắt đầu mình bị phù thủng , cứ làm một chút là thấy mệt, mình nói với hai  anh bạn kia thà đi làm biển mà có ăn và khỏe hơn chứ còn ở trong rừng kiểu này, vác nặng mà không trả tiền riết chắc chết.
Nói chung hồi còn ở Việt Nam mình đâu biết đánh cá, nhưng ra đó vì bắt buộc thì phải đi, nói chung cũng gian nan dữ lắm. Theo ghe biển đi cào tôm thì nói chung cũng may mắn, đánh tôm có lúc trúng dữ lắm thành ra mấy ông Indo ở đó cũng thích kêu mình đi làm cho người ta, anh em đứa nào cũng có công ăn chuyện làm, có ghe đi có tiền ra vô đàng hoàng.

1999 rời Borneo trực chỉ New Zealand


Trúng được mấy  lần tôm, bốn người dành dụm  mua một chiếc ghe riêng, mượn thêm tiền của chủ để trang bị máy móc trên tàu. Sau một thời gian trả hết nợ, cả bọn lại tính chuyện ra khơi. Nhưng đến lúc đó thì một trong bốn người, vì thích cuộc sống tại làng chài này, quyết định ở lại. Hai năm sau, một ngày trời yên biển lặng, cả ba giong buồm rời đảo Borneo:
Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand vì ở New Zealand mình nghe nói  sẽ không bị đánh đập bị trả về Việt Nam. Thành ra mình tính một đoạn đường rất là xa , mình dự trữ lương thực dầu mở đầy đủ hết.

Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand

Trên đường trực chỉ New Zealand, khi coi lại bản đồ, anh Nơi và hai bạn thấy có một đảo nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, đó là đảo Guam. Thế là thuyền đổi hướng , định đi ngang vùng đảo Palau, đảo Yap rồi tiến về phía Guam gần hơn New Zealand đến hai phần ba đường.
Bị tàu tuần dương Indonesia chặn lại trên đường tiến về Palau, cả bọn năn nỉ họ đừng bắt và xin đi tiếp.
Từ đảo Palau này tới đảo Palau nọ đến đảo Palau kia mình chỉ đi từ từ chuyền theo các đảo chứ không dám ra ngoài khơi nữa.
Giữa đường gặp giông gió, tàu lạc hướng lênh đênh trên biển ba ngày mà không thấy bóng dáng một đảo nào, ba người quyết định quay tàu lại để trực chỉ Philippines. Sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ, họ phát hiện một đảo ở xa và tiến về phía đó. Đây là một đảo nhỏ chỉ có mấy chục dân, cũng có đảo trưởng và cảnh sát . Khi nghe những thuyền nhân xin sửa tàu và xin thêm dầu để tiếp tục đi, đảo trưởng liền đuổi họ ra khỏi vùng đảo Palau ngay lập tức vì nếu không thì ông ta sẽ bắt họ lại.
Cuộc hành  trình trôi nổi cứ thế tiếp tục cho đến khi tàu cặp vào một hoang đảo, lại ra khơi chạy tiếp đến đảo Mulu trước khi tới được đảo Yap, vốn nhỏ như một chấm đen trên bản đồ Thái Bình Dương mênh mông.
Thì lúc đó mình tưởng đảo Yap là của Mỹ rồi, mình ở đó trong vòng chín năm. 

2009 rời đảo Yap hướng đến Guam, Hoa Kỳ


Chín năm trên đảo Yap, làm việc cật lực để có tiền mua tàu, đồng thời lập kế hoạch đến đảo Guam như chặng cuối của chuyến vượt biển mười mấy năm trời. Lần này anh Lê Văn Nơi  trang bị kỹ hơn, vừa hải đồ vừa la bản vừa GPS tức máy định vị bằng vệ tinh. Đến lúc này, một trong hai người đi cùng anh, đã lập gia đình với một phụ nữ trên đảo Yap, quyết định không phiêu lưu đến Guam nữa.

Năm giờ chiều ngày 25 tháng Sáu 2009, anh Nơi cùng người bạn còn lại, anh Hiền, bắt đầu ra khơi. Bốn ngày trên biển khơi, đến mười giờ sáng ngày 29 tháng sáu 2009 thì tàu cặp đảo Guam. Đặt chân lên Guam, hai người nhờ dân địa phương chỉ đường vào dần trong thành phố.
Khi một người lái xe hỏi là muốn tới đâu, anh Nơi nhanh trí bảo cho tới khu phố Việt Nam. Tại đây, gặp đồng hương, anh tình cờ tìm được chị Bé Ba cùng quê để rồi từ chị mà được nhiều người Việt ở Guam giúp đỡ như lời tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng kể cùng quí vị vừa nãy:
Lúc đó mình thấy mình được cảm giác an toàn, mình bước vô đúng một vùng đất văn minh tự do rồi đó. Mình mới được công nhận quyền tị nạn ngày 24 tháng Ba, thì người ta  mới cấp cho mình một cái I-94, mình có quyền đi làm lâu rồi là vì những người quen như mấy anh mấy chị ở đây xin cho mình cái Working Permit, mình đi làm thành ra mình mới có chút đỉnh tiền xoay sở và lo luật sư này nọ.
Và ước vọng của người ra đi từ thời trai trẻ, hơn hai mươi năm sau tới đất Mỹ, là gắng để dành tiền vào Mỹ để đi học một nghề nào đó.


Câu chuyện về thuyền nhân cuối cùng tới Guam, mảnh đất từng đón những người tị nạn Việt Nam đầu tiên ba mươi lăm năm trước, kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Back to top
« Last Edit: 31. May 2010 , 22:59 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #105 - 02. Jun 2010 , 12:02
 
Thêm một chứng cứ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam: Không thể «giữ nguyên hiện trạng»



André Menras, Hồ Cương Quyết

Một người bạn là sử gia người Pháp vừa gửi cho tôi tài liệu về Hoàng Sa được đăng trên tờ Le Figaro của Pháp (ngày 5 tháng 7 năm 1938). Tài liệu này một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc quyền của Việt Nam. Xin lược dịch lại:


«Tại Viễn Đông: Chính quyền Đông Dương củng cố việc bảo vệ các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa)


Tokio, tháng 7 năm 1938:

Hãng Doméi cho phát một bản tin khẩn theo đó Chính Phủ Pháp đã thông báo cho Chính phủ Anh Quốc rằng họ đã chiếm các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa), một nhóm đảo và hòn đảo nhỏ ở phía Đông Nam của đảo Hải Nam, trên Biển Đông (mer de Chine).


Hãng Doméi nghĩ rằng Chính phủ Nhật Bản chưa nhận được một báo cáo chính thức nào liên quan đến thông tin trên. Và theo thông tin duy nhất có thể nhận được từ Tokio, một sở cảnh sát An Nam mới gần đây đã đổ bộ lên một trong những đảo đó, nơi có hơn 20 người Nhật đang làm việc. Hãy nhớ rằng một tuần trước, tại Hạ Nghị viện của Anh, người ta đã báo rằng nước Pháp và nước Anh, qua trung gian của các Đại sứ của họ ở Tokio, đã có những thông báo với Nhật về nguy cơ có thể có nếu có một sự chiếm đóng đảo Hải Nam đối diện với Đông Dương thuộc địa của Pháp.
Những cơ quan thẩm quyền Pháp khi được hỏi đã lưu ý rằng các hòn đảo Hoàng Sa đã được vương triều An Nam chiếm giữ từ đầu thế kỷ trước, được xem như một phần phụ thuộc của vương triều này. Để bảo đảm an toàn cho việc lưu thông trong những vùng này, chính quyền Đông Đương đã đặt những ngọn đèn pha thường trực. Những nhóm nhỏ cảnh sát An Nam cũng đã được đưa đến đảo để bảo vệ các công trình nghệ thuật đó. Đồng thời một đài khí tượng cũng đã được dựng lên để phát hiện những cơn giông, bão» (Xin xem bản gốc tiếng Pháp ở dưới).

Như một lời kết luận chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, anh bạn sử gia người Pháp viết: C.Q.F.D. (Ce Qu’il Fallait Démontrer), có nghĩa là một cách được thừa nhận của các nhà toán học, sau khi đã đưa ra dẫn chứng chứng minh cho một định lý rất rõ ràng rằng : Điều đó đã được chứng minh! Nói rõ hơn là mỗi người hiểu biết lẽ phải, biết lý lẽ không thể phủ nhận được. Đây là nguồn tài liệu có tính xác thực và mang tính quốc tế và đã được khẳng định từ thế kỷ trước. Điều này càng khẳng định thêm tại sao lâu nay chính quyền Trung Quốc tuyệt đối từ chối quốc tế hóa vấn đề này. Càng hiểu tại sao họ từ chối đàm phán và tiếp tục chọn giải pháp đe dọa sử dụng vũ lực khi thấy sức ép của dư luận thế giới tăng lên...


Từ tài liệu này, khi đọc một vài bài được dịch từ mạng của họ, tôi không ngạc nhiên khi thấy họ rất sốt ruột bồn chồn, mất sự tự kiềm chế đến mức chửi Việt Nam một cách điên loạn.
Nhưng có một điều tôi chưa rõ là, với Việt Nam, ngoại trừ việc phản đối chính thức hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình, chưa ra sức công khai hóa hoàn toàn các tài liệu có lợi cho mình dù đã quyết định quốc tế hóa Biển Đông. Hơn nữa, các tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam đối với Biển Đông đôi khi mâu thuẫn và bất nhất. Chẳng hạn, với nguồn sử liệu được nói đến trên, việc một vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Trung Quốc rằng nên «giữ nguyên hiện trạng» tại Biển Đông là một lập trường mâu thuẫn với tuyên bố và tinh thần khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

Vì sao? Điểm yếu nhất của Trung Quốc trên lĩnh vực pháp lý và lịch sử là Hoàng Sa. Chứng cứ của họ hiện rất yếu và không được nhiều đồng thuận. Trong khi ta có nhiều nguồn sử liệu chứng minh rõ Hoàng Sa là của Việt Nam (và bài báo trên tờ Le Figaro là một dẫn chứng thêm), nếu chúng ta chấp nhận giữ nguyên hiện trạng, có nghĩa là chúng ta chấp nhận mất Hoàng Sa hay sao?


Các vị lãnh đạo Việt Nam nên giải thích rõ và cụ thể khái niệm «giữ hiện trạng» đối với quần đảo Hoàng Sa.

A.D. HCQ


Nguồn sử liệu được dẫn trong

Bản tin gốc :


« EN EXTREME-ORIENT, Le gouvernement de l'Indochine renforce la protection des îles Paracel.

Tokio, juillet. L'Agence Domei publie une dépêche de Londres selon laquelle le gouvernement français aurait informé le gouvernement britannique qu'il a fait occuper les îles Paracel, groupes d'îles et de récifs situé au sud-est de l'île Haïnan, dans la mer de Chine.


L'Agence Doméi croit savoir que le gouvernement japonais n'a encore reçu aucun rapport officiel concernant cette nouvelle, et que d'après la seule information qu’ on peut recueillir à Tokio, un certain nombre de gendarmes annamites ont, tout dernièrement, débarqué dans une des îles en question, où travaillent une vingtaine de Japonais. On se souvient qu'il y une semaine, on a annoncé à la Chambre des Communes que la France et la Grande-Bretagne avaient, par l'intermédiaire de leurs ambassadeurs à Tokio, fait des représentations auprès du Japon, concernant le danger que comporterait une occupation de l'île Haïnan, en face de l'Indochine française. Interrogés, les milieux autorisés français font observer que les îles Paracel, occupées par l'Empire annamite depuis le début du siècle dernier, sont considérées comme une dépendance de cet Empire. Pour assurer la sécurité de la navigation dans ces parages, le gouvernement de l'Indochine y a fait installer des feux permanents. Des détachements peu nombreux d'agents de police annamites y ont été envoyés afin de protéger ces ouvrages d'art, ainsi qu'une station météorologique destinée à déceler les typhons. »

LE FIGARO 5 JUILLET 1938

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #106 - 29. Dec 2010 , 21:13
 
NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG SA ...



...

Đốt nén hương lòng dâng lên người chiến sĩ,
Chiến sĩ Hoàng Sa, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà.
Xuất thân từ Đệ Nhất Song Ngư,
Anh trở về Hoàng Sa lòng biển mẹ.

Nguỵ Văn Thà, mộ anh là biển cả,
Tình của anh là sóng nước đại dương.
Tiếng anh gào là Hoàng Sa dậy sóng,
Để ngàn năm in bóng Nguỵ Văn Thà.

Hòa máu nóng vào lòng biển cả.
Thiên Thần áo trắng thủy táng liệt oanh.
Cuồn cuộn dáng hùng anh,
Mãi lưu truyền thanh sử.

Ngụy Văn Thà! Tên anh là tiếng thét,
Hoàng Sa kia là máu thịt của dân ta.
Bùng khí thiêng thề cứu lấy sơn hà,
Ngày hội lớn có hồn người bên cạnh.

Trả lại ta trái tim Nguỵ Văn Thà,
Trả lại ta vùng biển mẹ Hoàng Sa.
Trả lại ta mối hận Hoàng Sa,
Trả lại ta dũng khí Ngụy Văn Thà!

Ngụy Văn Thà  tên anh là bất tử,
Tự hào thay! Anh Đệ Nhất  Song Ngư.
Đặng Hữu Thân uy dũng trước giặc thù,
Ngụy Văn Thà vào thiên thu lịch sử.

Lê Chân



TIẾNG GỌI NON SÔNG


Anh nghe chăng đồng bào đang rên xiết,
Anh nghe chăng tiếng trống giục Diên Hồng,
Anh nghe chăng cuồn cuộn máu Tiên Long,
Thề diệt giặc đáp đền ơn Sông Núi?

Anh nghe chăng non sông vẫy gọi,
Ngàn con tim oán hận sục sôi.
Anh biết chăng vận nước nổi trôi?
Thề cứu lấy sơn hà cơn tăm tối.

Nghe chăng Anh ơi! Biển đông sóng dậy
Tổ quốc ta đang đợi một bàn tay,
Đồng bào ta mắt ướt lệ hoen dài,
Thì hỡi anh còn chần chờ gì nữa?

Anh nghe chăng gông cùm rên xiết,
Mịt mờ, đâu là hướng đến tương lai?
Bùng lên anh, vùng vẫy chí làm trai,
Ta liều chết để non sông được sống.

Lưỡi liềm đó, giặc xâm lăng cuồng vọng,
Bọn cộng nô đã bán cả biển Đông.
Nhìn non sông máu lệ chảy tuôn giòng
Giặc đã cướp Tây Nguyên rồi anh hỡi!

Anh nhớ chăng tháng ngày trong lửa khói?
Nhắc nhở ai khấn hứa với quê hương
Bảo quốc, an dân với tất cả yêu thương
Nghe anh hỡi! Ôi đoạn trường dân Lạc Việt

Lê Chân





Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #107 - 19. Jan 2011 , 22:14
 
Trận Hoàng Sa Qua Bút Viết Cuả Một Tác Giả Trong Nước



Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa
     
...


Tháng Một 16, 2011 — Lê Mai


Ngày 19.1 hàng năm lại đến. Nó là cái mốc thời gian, ít nhất cũng nhắc nhở mỗi người dân VN không được quên thời điểm quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc mất vào tay TQ, chưa biết bao giờ mới lấy lại được. Càng đáng lo ngại hơn khi nhiều ngư dân VN bây giờ không thể, không dám ra khơi nữa – một cách trực tiếp buông trôi chủ quyền. Điều đó đòi hỏi đất nước cần có những quyết sách phù hợp, chủ động đương đầu với tình hình trên biển Đông – tất nhiên, với một phong cách VN, phong thái VN từng được thế giới vị nể.

Năm mươi lăm năm trước, ngày 26.5.1956, Chính phủ VNCH chính thức ra tuyên bố trước thế giới nêu rõ, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Nam VN. Ba ngày sau đó, Chính phủ TQ ủy nhiệm Bộ Ngoại giao ra tuyên bố, “quyết không cho phép xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa và các đảo khác thuộc về TQ, yêu cầu Nam VN phải đình chỉ ngay tất cả mọi hoạt động khiêu khích”.

Tuy nhiên, Chính phủ VNCH tiếp tục có nhiều tuyên bố cũng như hành động để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi đã đóng quân tại 6 đảo đá (TQ gọi là đánh chiếm), cuối tháng 8.1973, VNCH lại tuyên bố sẽ đưa hơn 10 đảo đá vào địa phận quản lý của tỉnh Phước Tuy. Hải quân VNCH thực hiện tuần tra vùng biển Hoàng Sa, ngăn cản ý định của TQ đòi chiếm quần đảo này.

Mâu thuẫn ngày một dâng cao tất yếu sẽ đưa đến hành động quân sự. Chúng ta biết, bối cảnh quốc tế khi đó rất phức tạp. Cuộc nội chiến đã kéo dài, gây nhiều đau thương. Lợi ích của nước nhỏ đã bị các nước lớn mang ra đổi chác. Bài học về độc lập, tự chủ không bao giờ cũ. Lịch sử đã chứng minh, trong trận đánh Hoàng Sa, TQ đã đi đêm với Hoa Kỳ để Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc. Điều này là rõ ràng, không thể tranh cãi.

...


Chỉ huy cao nhất của trận đánh Hoàng Sa phía TQ là Đặng Tiểu Bình, người vừa được khôi phục công tác.

Tháng 12.1973, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị tại phòng đọc sách của mình, quyết định bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm Tổng Tham mưu trưởng.

Mao nói:

“Nay tôi mời đến một quân sư, tên là Đặng Tiểu Bình. Ông này có nhiều người sợ, nhưng làm việc tương đối quả đoán. Tôi xin tặng đồng chí hai câu: trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà bên trong là cả một công ty gang thép”.

Đặng là người có uy vọng rất cao trong quân đội TQ. Rõ ràng, trận đánh Hoàng Sa đã được TQ trù tính và chuẩn bị rất kỹ. Họ có cả tàu khu trục Komal và tên lửa Ukhơ. Ngược lại, phía Nam VN lại bị bất ngờ lớn. Và, phía Bắc VN cũng vậy.

...

Tuy nhiên, sự chỉ huy quyết đoán, từ cấp cao nhất của VNCH, sự dũng cảm của hải quân VNCH thì ngay cả TQ cũng phải công nhận.

Đây là mô tả của họ:

“Sáng ngày 18.1, tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của Nam VN trong mấy ngày qua vẫn lởn vởn ở vùng biển gần đảo Cam Tuyền, lại đến gần tàu cá số 407 của TQ, dùng loa gào thét, buộc tàu cá TQ phải ra khỏi vùng biển này. “Không đi, chúng ta sẽ tiêu diệt cả tàu lẫn người bây giờ” – sỹ quan Nam VN nói.

Trong không khí đe dọa không có kết quả, tàu Trần Khánh Dư mở hết tốc lực, lao thẳng vào tàu cá 407, phá hủy buồng lái của tàu.

Đêm 18.1, sóng gió ầm ầm.

Hải quân Nam VN quyết tâm đọ sức với hải quân TQ bảo vệ Tây Sa, đã cử thêm tàu hộ vệ mang tên Sóng Gầm (chắc là họ chỉ hộ tống hạm Nhật Tảo) đến vùng biển cụm đảo Vĩnh Lạc, hội tụ với 3 tàu khu trục mang tên Trần Khánh Dư, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng đã xâm nhập trước đó.

Sáng sớm ngày 19.1, sau một ngày “thi gan” với hải quân TQ, hải quân Nam VN quyết tâm lợi dụng tàu chiến hòng nuốt chửng các tàu tuần tiễu có trang bị kém hơn của hải quân TQ (?), tiến tới chiếm cả cụm đảo Vĩnh Lạc.

Hai tàu Lý Thường Kiệt và Sóng Gầm giàn sẵn thế trận từ vùng biển phía bắc đảo Quảng Kim tiếp cận biên đội tài hải quân TQ. Còn hai tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng thì từ phía Nam tiếp cận hai đảo Tham Hàng và Quảng Kim.

Tàu Lý Thường Kiệt giương cao nòng pháo, lao thẳng vào biên đội hải quân TQ. Ỷ vào thế có lớp vỏ thép dày, tàu Lý Thường Kiệt không những không thay đổi hướng đi, ngược lại còn dùng mũi tàu húc thẳng vào tàu 396, làm hỏng cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy quét mìn.

Tàu Lý Thường Kiệt ngang nhiên đi giữa 2 tàu hải quân TQ, lao về phía đảo Tham Hàng, Quảng Kim, sau đó thả 4 xuồng cao su, chở hơn 40 tên sỹ quan binh sỹ Nam VN đổ bộ lên đảo ngay trước mặt tàu chiến TQ.

Sau khi chiếm lĩnh vị trí có lợi ở vòng ngoài, cả 4 tàu chiến hải quân Nam VN bỗng nhiên đồng loạt nổ súng vào 4 tàu chiến của biên đội hải quân TQ. Dưới làn pháo dày đặc của tàu địch, tàu chiến của hải quân TQ liên tiếp bị trúng đạn, một số nhân viên bị thương”…

Sau khi kết thúc trận đánh Hoàng Sa, Nam VN dồn dập điều động máy bay, tàu chiến sẵn sàng phục thù. Hải quân Nam VN ngoài việc cử 2 tàu khu trục từ Vũng Tàu và Nha Trang ra tập kết Đà Nẵng, còn cử 6 tàu chiến từ Đà Nẵng cơ động về hướng Hoàng Sa, đồng thời lệnh cho không quân và hải quân ở khu vực này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tiếc rằng, bối cảnh khi đó không cho phép tiếp tục trận đánh.

Được thua trong một trận đánh là chuyện bình thường. Nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa, ta thấy quyết tâm và sự dũng cảm rất cao của sỹ quan và binh sỹ VNCH. Họ đã làm theo lời tiền nhân, đối với một tấc đất của Tổ quốc, phải kiên quyết giữ gìn. Đó là một bài học lớn – bài học lịch sử mà không một ai được phép quên.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #108 - 04. Jun 2011 , 19:19
 


Biển Đông sẽ không bao giờ yên tĩnh nếu…

Song Chi.


Sự kiện ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của một chiếc tàu thuộc một tập đoàn dầu khí lớn nhất VN, hoành hành suốt hơn 3 tiếng đồng hồ trước khi rút lui mà không gặp bất cứ trở ngại gì khiến lòng người Việt trong và ngoài nước nổi sóng ba đào!

Báo chí “lề trái”, “lề phải”, các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân…đồng loạt lên tiếng. Người dân trong nước từ thành thị đến nông thôn nói với nhau về chuyện này tại nơi làm việc, tại những quán café, quán nhậu, ngoài cánh đồng làng và cả trong phòng ngủ gia đình. Người dân xa xứ nói với nhau qua điện thoại, internet. Những trái tim sôi sục, phẫn nộ. Trước sự ngang ngược quá đáng của Trung Quốc và trước sức ép từ người dân, cuối cùng Bộ Ngoại Giao VN, các websites và tờ báo đại diện cho tiếng nói chính thức của Đảng, quân đội và nhà nước CSVN như website ĐCSVN, website Chính phủ, báo Quân Đội Nhân Dân… cũng phải lên tiếng. Thế đã là…tiến bộ lắm! Nhưng cái trò phản đối bằng mồm này rõ ràng là chẳng ăn thua gì với TQ!

Thế giới mạng của người Việt nóng hẳn lên mấy bữa nay. Người ta cùng nhau đọc lại bản tuyên cáo đanh thép của chính quyền Miền Nam Cộng Hòa khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Người ta nhớ lại những hình ảnh sôi sục của những ngày cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi hàng trăm, hàng ngàn sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa tại Hà Nội và Sài Gòn.
Đã có những lời kêu gọi nhà nước VN hãy để cho người dân được tự do lên tiếng, phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, cũng như những lời kêu gọi xuống đường ôn hòa để biểu lộ thái độ đối với Bắc Kinh.

Hơn bất cứ dân tộc nào khác, người Việt từ xưa đến nay đã có quá nhiều kinh nghiệm cay đắng khi sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ và xấu chơi Trung Quốc. Người Việt quá hiểu rằng với Trung Quốc, đâu cứ phải cứ lùi bước, cứ nhân nhượng là Trung Quốc để yên cho. Đối sách của đảng và nhà nước cộng sản VN từ nhiều năm nay là nín nhịn, Trung Quốc muốn gì đáp ứng nấy, dâng đất, dâng biển…

Thế nhưng kết quả là gì? Trung Quốc đã đánh vỗ mặt Việt Nam năm 1979, xâm chiếm Trường Sa năm 1988. Trung Quốc đã lấn lướt được của Việt Nam hàng trăm kilomet vuông lãnh thổ dọc biên giới phía Bắc và hàng trăm dặm vuông lãnh hải, thông qua Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ năm 2000, bởi sự nhân nhượng của nhà nước Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc có thể chưa vội dùng vũ lực trên đất liền với Việt Nam, nhưng họ chắc chắn sẽ đánh chiếm nốt những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang nắm giữ để thực hiện âm mưu chiếm trọn 80% khu vực biển Đông này. Bởi đó là lợi ích cốt lõi của họ. Là chiến lược và tham vọng lâu dài tiến tới xưng hùng xưng bá trên cả khu vực này, đối trọng với Mỹ. Đã là chiến lược, là tham vọng lâu dài của “kẻ khác” thì chúng ta có nín nhịn, có ngoan ngoãn phục tùng cũng chẳng được yên.
Đảng và nhà nước cộng sản VN chắc cũng không đến nỗi tối dạ gì mà không hiểu điểu đó.

Nhưng khốn thay, chính họ đã tự trói tay mình, tự làm khó mình để bây giờ rơi vào thế kẹt tứ bề và càng lúc sẽ càng khó khăn hơn!

Với thế giới, do khăng khăng bảo vệ mô hình của một chế độ độc tài chuyên chế, Việt Nam đã không thể có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước láng giềng trong khối ASEAN cho tới các nước tự do dân chủ phương Tây và Hoa Kỳ. VN cũng không có đồng minh chiến lược. Thêm vào đó là chính sách ngoại giao theo kiểu đu dây giữa các nước lớn, lúc thế này lúc thế khác, tiếng là “bạn với tất cả” cũng có nghĩa chẳng có ai thực sự là bạn khi cần thiết!

Với Trung Quốc, chính nhà nước VN đã tự đút đầu vào thòng lọng của anh bạn láng giềng khi quay đầu lại bám víu lấy TQ sau sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Từ đó, VN cứ mãi không sao thoát khỏi vòng kềm tỏa của TQ. Lại thêm nạn tham nhũng, dốt nát, điều hành quản lý kinh tế quá kém khiến kinh tế càng lúc càng bết bát, đất nước càng lúc càng ngập trong nợ nần, khoảng cách tụt hậu mỗi lúc mỗi xa so với các nước. Tài lực, nội lực không mạnh thì làm sao trụ vững một mình , thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào nước khác?

Với nhân dân, sau bao nhiêu năm đảng và nhà nước tích cực bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, mọi tiếng nói phản biện, dập tắt mọi biểu hiện yêu nước của người dân, hậu quả là ba phần tư người Việt trong nước hôm nay đã sống theo kiểu “chuyện chính trị, chuyện nước là của… nhà nước lo”. Người dân phần vì sợ hãi, muốn yên thân, phần vì quanh năm quay cuồng với cơm áo gạo tiền nên chẳng mấy ai thực sự thấy hết hiện trạng của đất nước cũng như hiểm họa từ phương Bắc. Làm nhụt nhuệ khí của dân tộc, đảng và nhà nước cộng sản VN hôm nay cũng đồng thời phải lãnh hậu quả: khi cần đến tinh thần công dân, sự quật cường của người dân để chống lại kẻ thù nếu có một cuộc xâm lăng xảy ra, liệu phải mất bao lâu để gầy dựng lại cái tinh thần, nguyên khí, nội lực đó?

Rút cục, đảng và nhà nước VN cứ loay hoay như đèn cù: đối ngoại vừa muốn chơi với Hoa Kỳ nhưng lại sợ mất đảng, vừa muốn bám lấy TQ làm chỗ dựa kinh tế và chỗ dựa cho chế độ nhưng lại sợ mất nước! Khi quan hệ với TQ “cơm không lành canh không ngọt” vừa muốn lên tiếng cho thế giới hay vừa sợ nếu làm căng quá thì TQ lại “dạy cho một bài học” nữa thì không có ai cứu. Vừa muốn để cho người dân phản ứng hộ mình nhưng lại sợ “các thế lực thù địch” lợi dụng chuyển hướng thành cuộc cách mạng hoa nhài hoa cúc…Nên cứ thậm thà thậm thụt, hành xử bất nhất, từ người dân cho đến thế giới cũng chả biết rõ đảng và nhà nước cộng sản VN muốn cái gì!
Chưa kể, kinh tế thì đang lao đao, xã hội thì quá nhiều vấn đề, lòng dân oán thán.

Hiểu rõ cái thế yếu, sự khó khăn đó của Hà Nội, Bắc Kinh càng ngày càng lấn tới.

Từ việc chọn lựa sai mô hình, thể chế chính trị, chọn bạn mà chơi cho đến vô vàn những sai lầm trong đường lối chính sách về kinh tế, xã hội, đối nội, đối ngoại…nhưng lại khư khư không muốn thay đổi, chỉ muốn giữ quyền lực đến cùng, đẩy đất nước và dân tộc đến tình thế khó khăn ngày hôm nay, là trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN.

Tổ tiên VN đã bao đời chiến đấu chống lại họa ngoại xâm, đặc biệt là từ phương Bắc, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam để trao lại cho họ, các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước VN một tổ quốc như ngày hôm nay. Nhưng các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước VN trong nhiều năm qua đã không xứng đáng với tổ tiên. Chưa bao giờ VN bị mất đi một rẻo đất chỉ đến khi dưới “triều đại” của họ. VN cũng chưa bao giờ phải hèn hạ đến thế trước nước lớn, chỉ dưới “triều đại” của họ. Họ cũng chẳng xứng đáng với một dân tộc yêu nước như dân tộc VN. Điều cuối cùng mà họ có thể làm được để tạ lỗi với tổ tiên và với nhân dân là hãy thức tỉnh, kịp thời chọn lựa một con đường đi khác- tự do dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng, để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, thoát khỏi vòng kềm tỏa và cả cái họa bành trướng từ nước láng giềng khổng lồ.
Còn nếu họ nhất định bám giữ quyền lực, trách nhiệm cứu nước tùy thuộc vào lương tri sáng suốt của người VN.


Biển Đông sẽ không bao giờ yên tĩnh và Việt Nam cũng sẽ chẳng bao giờ được yên ổn nếu TQ không thay đổi thành một quốc gia dân chủ, biết tôn trọng luật pháp, các công ước quốc tế. Hoặc chính VN phải thay đổi trước để tự cứu mình.

Nếu không, rồi sẽ đến một ngày, cả vùng biển này là của kẻ khác, ngư dân VN chỉ còn biết ngồi đó mà khóc. Ông bạn láng giềng chiếm hết đảo, xây căn cứ sân bay, căn cứ tàu ngầm, rồi tàu chiến ngày đêm ngang dọc tuần tra, VN sẽ chẳng còn nhúc nhích cục cựa vào đâu được nữa.



Tương lai đất nước này, dân tộc này chẳng lẽ lại bi đát đến thế?

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #109 - 23. Jun 2011 , 22:12
 
Những người Dân Chủ Việt Nam nguyện đem tất cả trí tuệ, sức lực
cho sự nghiệp đòi lại chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa


I. Tổ quốc Việt nam, lòng yêu nước của người Việt Nam

II. Đảng cộng sản Việt Nam, lòng yêu nước của người cộng sản.

III. Trung Quốc lợi dụng chủ nghĩa quốc tế vô sản vào âm mưu bành trướng Biển Đông như thế nào ?

IV. Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - hay thế hệ đầu tiên yêu nước chân chính và kế hoạch Bành trướng của Trung quốc.

V. Kết luận




I. TỔ QUỐC VIỆT NAM , LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

...

Tổ quốc Việt nam có hình chữ S:, khởi đầu từ Móng Cái, từ Ải Mục Nam Quan, giáp Trung quốc, tới mũi biển Cà Mau cực nam, giáp Cămpuchia.

Cả một dải đất dài, uốn lượn quanh co, chỗ phình ra, chỗ co hẹp lại, chỗ cao lên, chỗ thấp xuống, chỗ bằng phẳng, chỗ nhấp nhô, tạo nên những phong cảnh kỳ thú như một con RỒNG khoan thai nằm nghỉ, nhìn ra vịnh Hạ long, nơi có đàn rồng tung tăng đùa giỡn, ôm lầy Biển Đông xinh đẹp, với bờ biển dài gần 3000 km.

Xa khơi là hàng trăm các hòn đảo trong vịnh Bắc Bộ, dọc theo duyên hải Bắc bộ, dọc theo duyên hải miền trung từ Quảng Trị tới Bình Thuận, từ Bình Thuận tới Cà Nau, như Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ. Các quần đảo có Hoàng Sa, Trường Sa. Xuống nữa có các đảo, Lý sơn, Cù Lao Chàm , Phú Quốc, Côn Sơn ...

Văn học Việt Nam có câu nói tự hào: “Địa linh tất sinh nhân kiệt” .

Đây là lòng tự hào về mảnh đất rồng nằm này, lòng tự hào về con người sinh sống trên mảnh đất này.

Đất Việt nam được tưới, bồi đắp bởi Sông Hồng, Sông Cửu long, Sông Nhật lệ, Sông Lam, Sông Đuống, Sông Chảy, Sông Đa Krông, Sông Pô Kô, Sông Nậm Rốm, Sông Mã, Sông Vàm Cỏ Đông, Sông Hậu...

Tất cả các dòng sông đều đổ ra biẻn lớn: Biển Đông, nơi mặt trời mọc.

Đất với Sông với Biển Đông với người Việt quấn quýt với nhau tạo nên một không gian sinh sống. Xuất hiện những cánh đồng lúa nước dập dờn hạt thóc, lúc đòng đòng xanh mát, lúc chín vàng thơm tho. Những mẻ lưới đánh cá được quăng ra quanh bờ biển Quảng Ninh, Hải Hậu, Cửa Lò, Nha Trang, Mũi Né,.. quanh Côn Đảo sóng vỗ, quanh Phú Quốc mặn mùi mắm cá... quanh Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài khơi xa Biển Đông.

Những câu quan họ trao duyên cho các cô gái trẻ, các chàng trai mới lớn, yêu đương hẹn hò ngày vào mùa của đồng bằng Bắc bộ.

Những ngày hội Tây Nguyên hùng tráng tháng 3. Để người cha dậy con trai dũng mãnh phóng lao, trừ hổ báo. Để người mẹ dậy con gái óng ả thêu thùa . Những dãy nhà rông dài như tiếng chiên , tiếng cồng của người Giarai, Bana,... kể mãi về anh hùng Đam San cho các thế hệ Tây Nguyên biết.

Những câu vọng cổ, hoài xưa của Nam bộ, cất lên sau những mái tranh nghèo đơn sơ, xua đi nỗi mệt nhọc của người dân khai phá bưng biền, Đồng Tháp...

Đất với Sông với Biển Đông với người Việt lại quấn quýt với nhau, tạo nên không gian văn hóa, không gian tập tục.

Từ TỔ QUỐC thiêng liêng là như vậy.

Tổ quốc Việt nam đã có từ lâu lắm.

Từ lúc Lạc Long Quân, vua Rồng Biển Đông gặp nàng Tiên Âu Cơ, chúa tể rừng thiêng Việt Nam và nên vợ nên chồng. Đôi vợ chồng Rồng, Tiên này đã chọn Việt Nam để ở. Họ sinh con. Sinh 100 chàng trai từ bọc trứng. Rồi cha Lạc Long Quân dẫn 50 chàng trai Việt xuống đồng bằng, ra Biển Đông . Mẹ Âu Cơ cùng 50 chàng trai dân tộc ở lại cuốc rẫy, làm nương .

CÁC DÂN TÔC SINH SỐNG TRÊN TỔ QUỐC VIỆT NAM NÀY ĐỀU LÀ ANH EM.


Đoàn kết tất cả các dân tộc sống trên mảnh đất Việt nam này là lời căn dặn của tổ tiên Việt nam để lại.

Đoàn kết tất cả các dân tộc là sức mạnh của Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Đất nơi Tiên, Rồng chọn để ở, tất là đất linh.

Đất linh thì mầu mỡ, có khí thiêng thoát ra.

Đất đai mầu mỡ thì cây cối xanh tốt, cỏ hoa khoe thắm, muông thú nhởn nhơ. Cảnh vật hữu tình.

Khí thiêng thoát ra thì bồi đắp cho con người. Con người cũng nhờ khí thiêng ấy mà thông tuệ, sáng sủa.

Ta nói: Địa linh tất sinh nhân kiệt là như vậy.

Nhân kiệt của Tổ quốc Việt nam là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Lê Hoàn, Dương Vân Nga... trong thời đầu dựng nước. Là Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh... trong thời kỳ giữ nước.

Là các anh hùng đánh giặc ngoại xâm, khi tổ quốc lâm nguy. Là các nhà văn, nhà thơ , nhà giáo dục, nhà thầy giáo... thì bình yên xây nước .

Lòng yêu nước của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này thật đơn giản: yêu từng dòng sông, bãi sắn . Yêu đàn cò bay về tổ chiều hè, yêu con nai vàng ngơ ngác lúc thu sang. Yêu Biển Đông hùng vĩ những cơn sóng bạc. Yêu mầu đỏ phù sa sông Hồng. Yêu núi Yên tử, yêu Đà lạt sương mù...Yêu nhưng con người cần cù chăm chỉ trên mảnh đất này.

“Ta yêu hết,                        ...

những gì là của em quê Việt,

như người tình,

yêu cả bóng người yêu.

Yêu từng đám mây,

biến hóa không ngừng,

đêm hè gió lộng.

Yêu bình minh hồng,

Mỗi sáng Biển Đông.

Yêu cách buồm nâu,

Lẻ loi đơn độc.

Tiếng chó sủa dồn,

khuya khoắt đêm thâu.

Yêu ngọn cỏ may,

theo chân người qua đò,

mang tình em,

cô hàng nước, cây đa.

Nghìn dặm tìm chàng,

thư sinh người việt.

Bởi chưng một lần,

chàng đã nói yêu em.

Yêu như vậy,

thủy chung đằm thắm,

Dù hồn có tan đi,

nhưng tình yêu không mất,

Yêu hôm nay,

và yêu cả ngày mai.

Việt nam ơi,

Ta yêu Người mãi mãi .”

Yêu nước chính là yêu mảnh đất chữ S này. Yêu nước là bảo vệ Tổ quốc Việt nam, bảo vệ từng tấc đất ,tấc sông, tấc biển, tấc đảo... không cho ngoại xâm cướp đi. Yêu nước là đoàn kết tất cả các dân tộc chống giặc ngoại xâm .

Họa ngoại xâm ấy lúc nào cũng là giặc phương Bắc.

Có một lần là họa từ phương tây.

Lòng yêu nước này đã qua thử thách , trải nghiệm suốt chiều dài lịch sự 4000 năm dựng nước.

Là người Việt nam, là dân tộc sinh sống trên dải đất này, không ai được quên điều này.

Yêu nước là nghĩa vụ tinh thần của mọi người việt nam sinh sống trên mảnh đất thân yêu này.

Yêu nước cũng là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi người việt nam. Không một ai, một chế độ nào có thể tước đi quyền này của họ.
...


II. ĐẢNG CỘNG SẢN VN, LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM.


Đảng cộng sản Việt nam là chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 3/2/ 1930. Đảng cộng sản Việt nam dùng tư tưởng của giai cấp công nhân, gọi là giai cấp vô sản, làm ngọn đèn soi mọi vần đề, giải thích mọi mâu thuẫn trong xã hội. Phương pháp cơ bản mà họ thực hiện để thúc đẩy xã hội tiến bộ là đấu tranh giai cấp. Tổ chức nhà nước được xây dựng trên công hữu . Tư hữu bị loại bỏ. Nền kinh tế là có kế hoạch và điều hành tập trung do chính phủ chỉ đạo hoàn toàn. Đảng cộng sản chủ trương cách mạng không ngừng và chuyên chính vô sản để chống sự trở lại quyền lực của giai cấp tư bản. Mục đích của CN cộng sản là xây dựng thế giới đại đồng , thế giới hạnh phúc của giai cấp vô sản. Ở đấy có trái thơm, quả ngọt, có của cải vô số dùng không hết. Ở đấy "người yêu người sống để yêu nhau" [Tố Hữu]. Ở đấy "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", đây là thiên đường của chủ nghĩa Mác-lênin.

Đảng cộng sản Việt nam từ khi thành lập đã làm được những gì cho Tổ quốc Việt nam , cho dân tộc Việt nam?

Tựu trung lại, suốt hơn 70 năm qua, họ làm được 2 việc lớn.

1. Dành lại độc lập cho dân tộc Việt nam từ thuộc địa của Thực dân Pháp.

2. Mang lại thống nhất cho Tổ quốc năm 1975.

Thực sự thì 2." Mang lại thống nhất Tổ quốc Việt nam 1975" là việc làm sửa chữa lỗi lầm đã ký hiệp định Genève năm 1954, chia cắt Việt nam làm 2: Miền Bắc và Miền Nam. Việc sửa chưa lỗi lầm này là quá đắt . Người phải trả giá là dân tộc Việt nam. Nhưng bài viết này không bàn đến chuyện nà .

Như vậy, trong cả 2 cuộc chiến tranh này, Đảng cộng sản Việt nam đều kêu gọi dân tộc Việt nam, người dân Việt nam hi sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam, khi có nạn ngoại xâm.

Ta hãy tìm hiểu xem quan niệm về lòng yêu nước của người cộng sản việt nam có nội dung cụ thể gì?

Thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đồng viết: Yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Mà phe chủ nghĩa xã hội khi đó thì đứng đầu là Trung quốc và Liên xô. Tức là yêu Trung quốc hiện nay (Liên xô đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội). Họ còn ghi vào Hiến pháp Việt nam điều 4 về quyền lãnh đạo Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt nam của ĐCS VN.

Vậy yêu nước theo người cộng sản Việt nam là:

+ Ngoài thì yêu Trung quốc xã hội chủ nghĩa, trong thì yêu nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam.

+ Ngoài thì yêu Đảng cộng sản Trung quốc, trong thì yêu đảng cộng sản Việt nam.

+ Ngoài thì yêu lãnh tụ cộng sản Trung quốc, trong thì yêu lãnh tụ cộng sản Việt nam.

+ Ngoài thì yêu giai cấp vô sản thế giới , vô sản Trung quốc , trong thì yêu giai cáp vô sản Việt nam.

Trở lại việc sáng lập ra Đảng cộng sản Việt nam của các thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu,.... Đảng cộng sản việt nam ra đời lấy học thuyết Mac-Lênin làm kim chỉ nam hòng đoàn kết , động viên dân tộc Việt nam vùng lên dành độc lập tự do. Nguyễn Ái Quốc khi đọc Luận cương của Lê nin về thuộc địa ở Pari đã sung sướng, hét to lên rằng: đây là con đường giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên thế giới.

Vậy thì giải phóng thuộc địa, độc lập cho tổ quốc VN, tự do cho dân tộc VN, là mục đích.

CN Mác-Lênin, tổ chức của Đảng cộng sản Việt nam chỉ là phương tiện để đạt mục đích cao cả ấy.

Mục đích cao quí ấy không thay đổi khi chưa đạt được, phương tiện có thể thay đổi khi không còn thích hợp với hoàn cảnh.

Đây là lẽ lớn của hưng vong dân tộc, của hưng vong quốc gia.

Cái gì đã làm cho ĐCS VN không thay đổi được, khi tình huống hơn 20 năm trước thay đổi, khi phe XHCN cáo chung?

Trả lời câu hỏi này có thể trực tiếp, dễ dàng như trả lời sau:

Độc quyền lãnh đạo và những lợi lộc kèm theo nó: Tham nhũng vô tội vạ, tham nhũng không bị pháp luật trừng trị đã biến ĐCS VN thành một chính đảng đặt quyền lợi của một nhóm chóp bu lên trên quyền lợi của dân tộc.

Trả lời câu hỏi trê, có thể tìm nguyên nhân sâu xa hơn, nguyên nhân nằm ở nội tại của CNCS Mác-Lênin.

Các Mác và Lê nin đều là những người do thái . Nhấn vào điểm này để ta thấy tính mị dân , tính hoàn thiện của CNCS có nguồn gốc từ sự quan sát, nghiên cứu cặn kẽ một tôn giáo. Tôn giáo này phát gốc từ dân tộc do thái, nay đã chinh phục gần 3 tỷ người theo đạo trên trái đất. Tôn giáo này là Kato giáo , Chúa JEZUS, người do thái, là chúa trời của tôn giáo này.

Những đặc điểm tổ chức, cách chinh phục nhân tâm, cách mị dân... của đạo Kato đã là kinh nghiệm, hình mẫu để Mác và Lênin xây dựng chính đảng cộng sản, hat nhân của CNCS của mình.

Mác cũng đã nhận xét: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

Đảng cộng sản Việt nam đã sa vào CNCS của Mác, Lê nin, và thế là như con nghiện, họ lú lấp quên cả dân tộc.

Phải gạch rõ câu này: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... là những người yêu nước vĩ đại.

Khi Phạm Văn Đồng cầm bút ký vào hiệp định Genève, chia cắt Tổ quốc Việt nam thành 2 phần Nam và Bắc là lúc ông ta quên dân tôc, chỉ còn nghe theo Chu Ân Lai, người anh trung quốc, cùng giai cấp vô sản .

Phạm Văn Đồng nếu còn tinh thần dân tộc chủ nghĩa, quyết không ký hiệp định này.

Chính Hồ Chí Minh 1946, khi Pháp quay trở lại chiếm Nam bộ, đã nói: Nam bộ là máu của máu Việt nam, thịt của thịt Việt nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Vậy thì cớ sao Phạm Văn Đồng (chính xác hơn BCT ĐCS VN) lại ký một hiệp định chia cắt đất nước. Chỉ có thể lý giải được là Trung quốc đã đường mật, lấy tình quốc tế vô sản, lấy viện trợ to lớn của quốc tế vô sản dụ dỗ ban lãnh đạo đảng cộng sản việt nam. Những học trò giáo điều này, non mớt này , chưa hiểu thực chất của chủ nghĩa quốc tế vô sản ,đã hăm hở chia đôi Việt nam vì họ tưởng chỉ ngày mai thế giới đại đồng, không còn biên giới, không còn dân tộc nữa. Tất cả mọi người trên thế giới sẽ nói chuyện với nhau bằng "quốc tế ngữ".

Năm 1958, khi thủ tướng Trung quốc ra nghị quyết về 12 hải lý lãnh hải Trung quốc, mặc nhiên coi Hoàng sa, Trường sa thuộc chủ quyền Trung quốc, tại sao Phạm Văn Đồng lại ủng hộ nghị quyết này?

Thực tế, nếu có tinh thần dân tộc, quí trọng mỗi thước đất, tấc biển, mỗi hòn đảo của tổ tiên để lại, thì khi Trung quốc tỏ ý cưỡng chiếm , phải phản đối.

Thêm nữa, Quốc hội Việt nam từ 1958 đến nay, không một lời phản đối Trung quốc về Hòang sa, Trường sa. Quốc hội Việt nam không bác bỏ công hàm của Phạm Văn Đồng, để Trung quốc mặc nhiên dùng nó thực hiện kế "trong không biến thành có " xâm lấn Biển Đông của Việt nam.

Năm 1974, khi Trung quốc dùng hải quân gây chiến với VNCH , chiếm đóng Hoàng sa , tại sao chính phủ VNDCCH không một lời lên tiếng phản đối?

Năm 1988, hải quân Trung quốc giết hại các chiến sĩ Việt nam trên một số đảo của Trường sa và xâm chiếm các đảo ấy. Việt nam không phản ứng đủ mạnh để thế giới hiểu lầm đây là các đảo thuộc chủ quyền Trung quốc.

Tất cả các sự kiện trên đây, đều qui tụ về một lời giải thích:

Đảng cộng sản Việt nam đã đặt chủ nghĩa quốc tế vô sản lên trên dân tộc việt nam. Họ đã:

“Quan san muôn dặm một nhà,

Bốn phương vô sản đều là anh em .”( Ho Chi Minh)

Như vậy thì lấy tình anh em, ruôt thịt ra cư sử với nhau. Của mình cũng là của anh hai Trung quốc. Anh có sức mạnh, anh giữ cho mình.

Một sự mê muội mà dân tộc phải trả giá thay: mất hai chuỗi ngọc lấp lánh trên Biển Đông, giầu hải sản, có trữ lượng khoáng sản dồi dào, nhất là dầu hỏa và khí đốt. Ngoài ra Hoàng sa, Trường sa còn có vị trí chiến lược quan trọng, bảo vệ an toàn lãnh hải cho Việt nam từ khơi xa. Để ngày nay, Trung quốc dùng "đường lưỡi bò" quấy động Biển Đông, hăm dọa chiến tranh với Việt nam.

Tội cao ngất trời này, kỷ luật nào xứng với Đảng cộng sản Việt nam đây?


III. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN VÀO ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO.



...

Trước hết ta viết đôi dòng về Mao. Thật ra ý định của Trung quốc muốn một Việt nam chia cắt, yếu ớt bên cạnh biên giới phía nam của Trung quốc trong hội nghi Genève không phải là mưu kế mới mẻ gì . Chính Liên xô cũng đối sử như vậy với Trung quốc . Cuối năm 1948, khi Mao sửa soạn chiếm Bắc Kinh và tiến xuống miền nam, Stalin phái Mikoyan sang gặp Mao để yêu cầu Mao không được tiến xuống phía nam sông Dương Tử, không được tấn công Tưởng Giới Thạch. Stalin yêu cầu Mao phải chấp nhận một chính phủ liên hiệp với Quốc dân đảng. Nhưng Mao cực lực bác bỏ ý kiến này.Mao nhận ra Stalin không muốn có một nước Trung Hoa thống nhất và mạnh chỉ vì quyền lợi riêng của Liên xô.

Như vậy ngay từ 1948, do đứng trên quan điểm dân tộc. Mao đã không sa vào bẫy làm yếu Trung quốc của Liên xô.

Tại sao Đặng Tiểu Bình 3 lần bị cách chức 3 lần được Mao phục hồi?

Đó là vì Mao nhận ra được Đặng là người lĩnh hội sâu nhất thuyết bành trướng xuống Đông nam á và ra Biển Đông của Mao. Hơn nữa Đặng là người có uy tín trong quân đội, có khả năng lãnh đạo quân đội đánh VN. Lần thứ 3 khi bị cách hết các chức vụ , Đặng đã không ngồi nhàn chờ ân huệ của Mao ở làng nhỏ.Chắc chắn là thời gian này Đặng nung nấu kế hoach đánh Hoàng sa. Điều này thể hiện ở chỗ ngay sau khi phục hồi chức vụ vài ngày , Đặng trực tiếp xét duyệt kế hoạch tác chiến chiếm Hoàng sa. Ngày diễn ra trận hải chiến với Hải quân VNCH, ĐẶNG NGỒI LÌ Ở BỘ CHỈ HUY TRỰC TIẾP RA LỆNH.

Đặng còn là người của BCT ĐCS TQ trực tiếp xét duyệt viện trợ cho VN.

Người ra lệnh cho quân TQ đánh vào VN 1979 là ai? Cũng là Đặng.

Bành trướng là quốc sách của TQ.

Năm 1954, BCT ĐCS VN vẫn u mê, ấu trĩ, không có quan điểm dân tộc, đã đồng ý chia cắt Việt nam ở hội nghi Genève. Ai có thể cấm Phạm Văn Đồng không ký bản hiệp định này?

Hậu quả của không ký hiệp định là : có thể xẩy ra tiếp diễn chiến tranh với nước Pháp suy yếu sau thế chiến thứ 2. Tuy vậy chắc chắn vài năm sau, Việt nam sẽ dành được độc lập. Giá phải trả là ít hơn nhiều, so với cuộc chiến với Hoa kỳ sau này.

Đây là điểm khác biệt giữa cộng sản Việt nam và cộng sản Trung quốc.

Do vậy, việc Trung quốc dùng chủ nghĩa quốc tế vô sản để bẫy Việt nam hết lần này đến lần khác là điều dễ hiểu.

Năm 1946, lợi dụng Phát xít Nhật thua trận, Tưởng Giới Thạch phái quân đổ bộ vào 2 đảo Phú lâm (Hoàng sa) và Ba bình (Trường sa). Phải nhẵc rõ ở đây là: trước 1939, khi Nhật chiếm Hoàng sa , Trường sa , 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Việt nam và Pháp.

Nếu là quốc tế vô sản anh em, thì sau khi thành lập CHNN TRUNG HOA, chính phủ Chu Ân Lai phải trao trả Phú lâm và Ba bình lại Việt nam, một nước cộng sản anh em, đã thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo này từ trước thế chiến thứ 2.

Nhưng không, họ tham lam Hoàng sa, Trường sa và bầy ra kế "Vô trung sinh hữu" .Để thực hiện mưu kế "Vô trung sinh hữu", chính phủ Trung quốc ra nghị định về quyền 12 hải lý của họ ngày 4/9/1958, với mặc nhiên cố ý về chủ quyền Trung quốc với Hoàng sa, Trường sa.

Phạm Văn Đồng đã rơi vào bẫy này bằng công hàm trả lời ngày 14/9/1958.

Nếu từ 1948, Mao đã trả lời "không" với Stalin và gửi đặc phái viên Mikoyan trở lại Mạc tư khoa, thì thủ tướng Việt nam năm 1958, không dám trả lời dù 1 dòng đại ý là: tán thành chủ quyền 12 hải lý của Trung quốc, còn chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thì Việt nam yêu cầu có thảo luận với Trung quốc.

Sự ngây thơ về chính trị của BCT ĐCS VN, sự phó mặc 2 quần đảo cho ý định chiếm đoạt của Trung quốc đã khuyến khích Trung quốc dấn tiếp , có kế hoạch bành trướng ra Biển Đông. Từ 1958 đến 1974 khi Trung quốc tấn công chiếm Hoàng sa là một thời kỳ khá dài yên lặng trên Biển Đông. Đó là do Trung sáo động với các đấu tranh phe phái, với cách mạng văn hóa vô sản.

Năm 1974, Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường. Thời cơ thuận lợi do Hoa kỳ đã mệt mỏi với chiến tranh Việt nam và có ý sao nhãng với Biển Đông . Đặng quyết tâm đẩy nhanh tiến độ bành trướng ra Biển Đông. Đặng lo nhất là sự chống trả quyết liệt của VNCH . Nhưng không xẩy ra điều này . Không có hậu thuẫn của cả dân tộc, thậm chí VNDCCH còn gầm ủng hộ Trung quốc trong sự dại dột, ngây thơ về quan hệ anh em quốc tế vô sản.

Thế là từ có 1 đảo, Trung quốc đã có cả quần đảo. Sau khi chiếm thêm một số đảo trên Trường sa năm 1988, Trung quốc chuyển sang bước 2: hợp pháp hóa chủ quyền của họ trên Hoàng sa, Trường sa.
...


IV. NGUYỄN VĂN HẢI , CÙ HUY HÀ VŨ... HAY THẾ HỆ YÊU NƯỚC KHÔNG CỘNG SẢN TRONG KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC RA BIỂN ĐÔNG.


Sau nghị quyết chính phủ 4/9/1958, sau khi dùng vũ lục chiến Hoàng sa 1974, chiếm một số đảo tại Trường sa 1988, Trung quốc muốn chính thức thực hiện chủ quyền nhằm nhanh chóng khai thác các quần đảo này.

Năm 2007, họ sát nhập hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa vào một huyện mới tên là Tam sa, thuộc hành chính tỉnh Hải nam.

Việc cướp trắng trợn của Việt nam Hoàng sa, Trường sa, rồi không thèm thảo luận với Việt nam, đưa 2 quần đảo ấy vào bản đồ hành chính Trung quốc, chuân bị khai thác nó đã gây một sự phản đối mạnh mẽ trong nhân dân Việt nam.

Có 2 cuộc biểu tình lớn tại Hà nội, Sài gòn vào ngày 9/12 /2007, và 16/12/2007.

Anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cầy) là một trong những đại diện của phong trào yêu nước phản đối Trung quốc áp đặt chủ quyền hành chính với 2 quần đảo này 2007.

Việc người dân tự phát lòng yêu nước, biểu tình chống sự ngang nhiên xâm lấn của Trung quốc đã không được chính quyền cộng sản Việt nam hài lòng.

Sau các cuộc biểu tình trên là sự khủng bố của công an việt nam.

Các bloggers kêu gọi biểu tình lần lược bị bát bớ, tù đầy.

Đây là hành động khờ dại của chính quyền cộng sản việt nam.

Người trung quốc không làm gì không tính toán.

Việc đưa Hoàng sa, Trường sa vào hành chính Hải nam là chuẩn bị khai thác, cũng là thử phản ứng của Việt nam.

Nhân dân việt nam đã phản ứng đúng đắn, đã biểu tình bầy tỏ sự phẫn nộ của mình.

Chính phủ Việt nam bắt bớ người biểu tình, đã phản ứng sai lầm . Việc này chứng tỏ chính phủ Việt nam sợ người dân việt nam, sợ không quản lý được tình hình .Chứng tỏ chính phủ Việt nam yếu, không được nhân dân ủng hộ. Việc này đã khuyến khích Trung quốc tiến thêm những bước sau của kế hoạch bành trướng ra Biển Đông.

Ta có thể trích bài từ 16 chữ của Mao ở đây:

Địch tiến ta lui,

Địch dừng ta tiến,

Địch mệt ta đánh,

Địch lui ta đuổi.

Như vậy rõ ràng rằng : Nếu chính quyền Việt nam sợ Trung quốc , sợ nhân dân việt nam thì Trung quốc lấn tới .

Tháng 9/2009, sau phép thử nói trên, Trung quốc đệ lên LHQ bản đồ bành trướng "lưỡi bò" ở Biển Đông.

Có thể nói rằng : Nếu chính quyền cộng sản Việt nam ủng hộ lòng yêu nước của nhân dân Việt nam , không bắt bớ những bloggers đấu tranh cho chủ quyền Việt nam ở Hoàng sa ,Trường sa, cho phép phong trào tự phát , lớn mạnh thành một Mặt trận, thì Trung quốc đã không dám trình ra tấm bản đồ này ở thời điểm này . Có thể vĩnh viễn không ai nhìn thấy tấm bản đồ vô lý này , nếu phong trào biểu tình đòi chủ quyền cho Việt nam tại Hoàng sa , Trường sa trở thành phong trào nhân dân rộng lớn có hàng triệu người tham gia.

Nhưng chính chính phủ cộng sản Việt nam một lần nữa lại tiếp tay cho bành trướng Trung quốc, khuyến khích Trung quốc bành trướng mạnh hơn ra Biển Đông. Họ đàn áp những người yêu nước việt nam, những người bảo vệ chủ quyền của Việt nam tại Hoàng sa Trường sa.

Ở đây cần bác bỏ ý kiến cho rằng Trung quốc cũng có thể huy động các cuộc biểu tình tương tự với số lượng người tham gia đông hơn.

Có 2 căn cứ bác bỏ luận điểm này.

1. Họ không có hậu thuẫn đạo đức , họ là quân ăn cướp biển đảo của Việt nam.

2. Thiên an môn 1989, Lưu Hiển Ba 2010, Ngải Vị Vị 2011... đã chứng tỏ Trung quốc sợ phong trào dân chủ như cú sợ mặt trời. Các cuộc biểu tình nếu nổ ra do chính phủ sắp đặt sẽ trở ngược ngọn cờ, trở thành đòi dân chủ cho Trung quốc.

Điều này có lợi cho Việt nam.

Thời gian sau, chính quyền Việt nam càng điên cuồng trong việc khủng bố lòng yêu nước bảo vệ Hoàng sa, Trường sa của nhân dân.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vì thấy rõ bộ mặt tráo trở của Trung quốc và gọi đích danh nó là Tân Đại Hán.

Như vậy lớp người việt nam yêu nước này là một lớp người tiên phong.

Họ không yêu nước theo định nghĩa của Đảng cộng sản Việt nam:

“Yêu nước là yêu Trung quốc, yêu nhà nước XHCN Việt nam, yêu đảng cộng sản Trung quốc, yêu đảng cộng sản Việt nam …”(xem phần II bài này)

Lớp người này tiên phong, đã thức tỉnh dân tộc việt nam vượt qua chữ "sợ," để được yêu nước là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lánh hải của Việt nam.

Họ đã bị tù tội như anh Nguyễn Văn Hải, Mẹ Nấm, Người buôn gió, Cù Huy Hà Vũ...

Tại đây ta nói thẳng với Đảng cộng sản Việt nam rằng: Nếu Trung quốc không xâm lấn Việt nam, không phải do sự sáng suốt của ĐCS VN, không phải do sự lãnh đạo tài tình của ĐCS VN, sự nhu nhược của các người , nhân dân việt nam đã biết.

Trung quốc không dám xâm lấn Việt nam là do sự đồng tâm nhất trí của dân tộc Việt nam, do lòng yêu nước của nhân dân Việt nam mà Trung quốc đã trải nghiệm qua lịch sử xâm lược của Trung quốc, qua lịch sử cận đại đấu tranh giữ nước của nhân dân việt nam.Do ngày nay dân tộc Việt nam có các người con ưu tú như Cù Huy Hà Vũ , Nguyễn Văn Hải , Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân , Vi Đức Hồi ,Lê Công Định..

Trong hội nghị Shangri-La vừa qua, một trung tướng quân đội Việt nam đã phát biểu đại ý:

Không nên biểu tình tự phát. Tất cả cứ để dần dần chính phủ VN giải quyết.

Ta bác ngay luận điểm này.

Nhà nước cộng sản Việt nam đã từng lo việc nước như sau:

1.Giao cho Trung quốc Ải Mục nam quan, Thác Bản giốc, cao điểm 1509 Hà giang...

2.Mang về 16 chư và 4 điều tốt để Trung quốc dăng thiên la địa võng trên đất Việt nam:

- Trung quốc cho vay tiền để xây thủy điện Sơn la. Nếu đập này vỡ thì 9.3 tỷ m3 nước sẽ làm úng đồng bằng Bắc bộ từ 4m đến 60 m.

- Tiến hành khai thác bôxit ở Tây nguyên, mang về cho đất nước mầm mống ô nhiễm môi trường.

- Cho INOGREEN trồng rừng tại các địa điểm chiến lược của Việt nam, cho người trung quốc vào Tây nguyên...

- Có ý định thực hiện dự án Đường sắt cao tốc ở VN ,cố ý chui vào bẫy nợ nần của Trung quốc.

3.Cố tình lờ đi chủ quyền của VN tại Hoàng sa, Trường sa. Không cho Quốc hội bác tính hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958.

4. Không có đối sách với Trung quốc tại Lào và Cămpuchia.

5. Thâm hụt cán cân thương mại với TQ hơn 12 tỷ đô la năm 2010.

...

Đây là đối sách bán nước của chính phủ VN đối với Trung quốc .

Đây là sự khuyến khích đối với kế hoạch bành trướng của Trung quốc với Biển Đông , với Đông nam á .

Chúng ta nói “không” với luận điểm này .



KẾT LUẬN.


Đất linh tất sinh nhân kiệt.

Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân , Vi Đức Hồi, Lê Công Định.. là những nhân kiệt thế hệ chống bành trướng TQ này.

Nếu trong những người cộng sản việt nam , còn lương tâm của những người yêu nước, thì người yêu nước không thể tù tội người yêu nước.

Trả tự do ngay cho những người bị cầm tù vì lòng yêu nước này.

Không thả trong bóng tối.

Ngày thả họ, là ngày công lý Việt Nam nhận khuyết điểm . Là ngày vinh danh tấm lòng yêu nước của nhừng người con xuất sắc của dân tộc VN.

Có như vậy, phong trào yêu nước mới sôi nổi , họa xâm lăng mới bị đẩy xa.

Có như vậy mới mở đường cho thực thi dân chủ ở VN.

Có như vậy, Hoa kỳ mới quyết tâm công nhận chủ quyền của VN ở Hoàng sa , Trường sa. (Thượng nghị sĩ Mc Cain phát biểu tại Hội thảo Về an ninh hàng hải ở Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington 21/6/2011)

Có như vậy an ninh biển đảo của VN mới mong có ủng hộ của Hoa kỳ.

Có như vậy Việt nam mới trường tồn.

Là hậu duệ của Vua Biển Đông , thần Lạc Long Quân , người Việt nam có quyền thừa kế thần thánh với Biển Đông , với Hoàng sa , Trường sa .

Là hậu duệ của các triều đại phong kiến nhà Lê: khi Vua Lê Thánh Tông truyền vẽ bản đồ Hoàng sa, Trường sa, nhà Nguyễn: khi Vua Nguyễn Ánh xác định chủ quyền trên Trường sa, Hoàng sa.

Chúng ta , những người dân chủ Việt nam nguyện đoàn kết, đem tất cả trí tuệ , sức lực, để đòi lại chủ quyền , đòi lại Hoàng sa, Trường sa về với Việt nam.


             Nguyễn Nghĩa 650

http://danlambaovn.blogspot.com/
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #110 - 08. Jul 2011 , 08:16
 
Trò cười dẫn chứng trận Hải chiến Hoàng Sa 1974


...

Hải đăng Song tử tây- Trường Sa VN


Mấy bữa nay đọc báo nhà nước thấy lác đác nhắc đến trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Báo Đại Đoàn Kết còn mạnh dạn đề nghị vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong trận chiến bi hùng bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Tờ báo nói trên còn đề nghị (thông qua trích dẫn lời độc giả) là, "cần vinh danh những người con đất Việt đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”.
Ai cũng biết những trang báo như Đại Đoàn Kết thì đều là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cả. Vì vậy một khi họ đã dám nhắc đến quốc công của hải quân VNCH thì phải có sự nhất trí của Đảng.
ĐCSVN phải công khai trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 là vì họ muốn lấy sự kiện ngày 19/1/1974 ấy làm bằng chứng về chủ quyền, chứ họ không có ý định công khai vinh danh quân lực VNCH. Vậy chuyện vinh danh nếu có, thì hoàn toàn là giả dối.
...

Một góc hoang phế của Nghĩa trang QĐ Biên Hòa


Chuyện nhà nước hô hào “hòa giải hòa hợp” với các cựu quân cán chính VNCH chỉ là chuyện bịp, vì hàng năm họ vẫn ăn mừng “chiến thắng 30/04” với những màn pháo hoa hoành tráng nặng phô trương với các lễ hội lãng phí tiền bạc của dân.
Nhiều đoàn thể người Việt hải ngoại đã hàng chục lần về nước xin thành lập các câu lạc bộ cựu chiến binh VNCH và thương phế binh chiến tranh, để trợ giúp vật chất và động viên tinh thần cho các cựu binh, nhưng không được nhà nước Việt Nam hiện nay cho phép.

Một ví dụ điển hình là khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa của VNCH đã không được trùng tu trong 36 năm qua. Không những thế, năm 2006 ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn ký quyết định 1568/QD TTg chuyển 58 Ha đất nghĩa trang sang sử dụng vào “mục đích dân sự xã hội để phát triển kinh tế”. Nghia trang này đã bị trồng hàng ngàn cây có thể lấy gỗ, trực tiếp sát cạnh những ngôi mộ. Hiện nay rễ của các loại cây ấy đã đủ lớn để phá hủy những ngôi mộ của các chiến sĩ VNCH từ bên dưới. Chỉ ít năm nữa thì Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa có thể sẽ thành một phế tích hoàn toàn.
Người Cộng Sản nổi tiếng là vô ơn. Chỉ khi nào họ cần sử dụng ai đó vào mục đích có lợi cho mình thì họ mới tỏ ra quan tâm. Chuyện Hải chiến Hoàng Sa 1974 cũng không là ngoại lệ. Nếu không bị áp lực dư luận nhân dân tỏ thái độ bất bình trước việc nhà nước để Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn Biển Đông, thì họ sẽ chẳng bao giờ nhắc đến những hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Hải quân VNCH.
Nói về một trò cười, nhưng chẳng thể nào cười được!


Lê Nguyên Hồng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #111 - 15. Jul 2011 , 18:04
 

Mời đọc bài thơ của  Đỗ trung Quân   (tác giả bài Quê Hương  chùm khế  CHUA  ) đã   thức tỉnh  ???



Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi  sam
Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam


Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim



Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt  phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]
Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam  làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …


Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…


Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình. Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…

Nguồn: Anhbasam


Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2011 , 18:06 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #112 - 04. Jan 2012 , 23:21
 

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát — La Meurtrissure  - Painful Loss.

André Menras – andremenras@yahoo.com


Tác giả phim “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” Hồ Cương Quyết (André Menras) đã cho phép chúng tôi đưa lên Youtube. Phim của ông hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Việt Nam.

Ông đã viết:

Phim tài liệu “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại TPHCM. Các nhân viên an ninh đã đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Trong phim cho thấy một nét văn hóa đặc biệt của ngư dân là văn hóa “mộ gió″. Đây không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm luợc nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những địều họ quý nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống còn của mình và của con cháu mình.





Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #113 - 10. Jan 2014 , 21:53
 


40 năm, Hoàng Sa… hận "búa liềm"


...

TIÊN SƯ CHA đồng vẫu và hồ chó mèo. Dân Việt nam sẽ muôn đời nguyền rủa ... lũ buôn dân bán nước



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

Ngày nay, trong đồng bào chúng ta, lứa tuổi dưới 50, không ít người còn tự vấn “Vì sao nên nỗi đoạn trường này”. Dù sự việc theo thời gian và di lụy của nó đã được phân tích khá nhiều ở các góc độ khác nhau, nhưng hôm nay, sau 40 năm, vết thương xưa trên cơ thể mẹ Việt Nam, còn mưng mủ chưa khép miệng, ngậm ngùi lại nhói đau lạnh lùng theo gió mùa phương Bắc tràn về.

Cần lắm, nhắc lại một góc nhìn chân phương trung thực trong vần đề này để tuổi trẻ Việt Nam hoài niệm, nghiệm suy, nhận diện đâu là “tác nhân” chính gây nên thảm nạn mà di lụy của nó dẫn đến một thực trạng, nếu muốn bảo vệ và thu hồi cương thổ, ngoài chiến tranh thì không có lối thoát nào cho dân tộc chúng ta hiện nay.


...

Phó Đề Đốc (chuẩn tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại - Nguyên Tư-Lệnh Hải Quân
Vùng I Duyên Hải- QL/VNCH- bên đơn vị quân trú phòng
trên đảo Hoàng Sa- trước khi bị quân TQ xâm lược.


...

Cột mốc chủ quyền Việt Nam thời Pháp và đơn vị thuộc
Nha Khí tượng CP/VNCH tại Hoàng Sa trước 1974
.

...

Phạm Văn Đồng và công hàm 1958-công nhận biển đảo Việt Nam
là của TQ để cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa hiện nay.

1974 – CS Nga cũng lên án TQ chiếm Hoàng Sa, yêu cầu LHQ can thiệp -
Còn CS Bắc Việt thì từ chối lên án hành vi này!?
...

Ai cũng biết, trừ những người CSVN là không muốn biết.

Sau Hiệp Định Geneve 1954 Việt Nam phân chia đất nước vì ý thức hệ, quần đảo Hoàng Sa nằm phía dưới vĩ tuyến 17 do thực dân Pháp quản lý trước đó, bàn giao lại chủ quyền cho Chính Phủ Việt Nam Công Hòa (miền Nam) - Quân đội miền Nam lập tức điều quân ra trú phòng quản lý.

Từ thời điểm ấy, kể cả năm 1958 dù không thuộc chủ quyền của CS Bắc Việt nhưng Phạm văn Đồng (thủ tướng CS Bắc Việt) theo lệnh của Ông Hồ Chí Minh ký công hàm công nhận Hoàng và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc để được TQ viện trợ vũ khí, suốt gần 20 năm Trung Quốc không hề cho quân léo hánh xuống biển Đông dù CS Bắc Việt tăng cường tấn công ác liệt đánh phá Miền Nam VN. Vì sao vậy!?

Đơn giản, lý do chính là vì hải và không quân Mỹ khởi đi từ đệ II thế chiến trên Thái Bình Dương, tại thời điểm ấy đã khống chế toàn bộ biển Đông, phía bên kia là vịnh Subic Philippines quay mặt ra biển Đông nơi hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ đặt đại bản doanh, đối diện bên này là duyên hải Việt Nam với đơn vị tiền phương hải quân, không quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh và Hải Quân Vùng I Duyên Hải - QL/VNCH tại Đà Nẵng miền trung, phối hợp tuần tra biển, đảo ngày đêm phá nát “đường mòn HCM trên biển” của CS Bắc Việt, Hải Quân hạm đội 7 Mỹ còn bảo vệ hải trình quốc tế xuyên qua biển Đông đến tận eo biển Malacca.

Nhận biết không thể là đối thủ với Mỹ trên không và trên biển nên Trung Quốc đành điềm nhiên tọa thị (ngồi nhìn), nhẫn nại đợi đến khi hoàn thành giấc mơ thông qua tay sai (CS Bắc Việt) với vũ khí Trung Quốc đánh đuổi Mỹ bằng “máu xương người Việt”, Mỹ vừa rút quân (1973), Biển Đông hoàn toàn trống trải, không còn ai xứng tầm địch thủ, lập tức đầu năm sau, tháng 1-1974 Trung Quốc tiến hành ngay bước đầu của chiến lược “bành trướng trên biển” bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam làm bàn đạp và 1988 cướp tiếp một phần trong quần đảo Trường Sa, rồi tiếp theo với nhiều hành vi lẫn tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên biển Đông mà khối Asean và công luận thế giới đang bất bình chứng kiến.

Liệu hoàn cảnh nói trên không thể xảy ra và có thể tránh được? Nhiều người Việt Nam yêu nước, thương nhà, trong chúng ta hôm nay bức xúc tự hỏi như vậy!.

Khách quan mà xét, điều đó là hoàn toàn có thể, nếu những “chóp bu” CSVN trong quá khứ khôn ngoan hơn, biết tự chủ không “tự sướng” cuồng tín bay bổng trên cái mác anh hùng rơm là “tiền đồn CS/XHCN” Dừng lại đúng lúc một cuộc chiến vô nghĩa “cốt nhục tương tàn” không cần thiết.

Dừng lại đúng lúc, cũng có nghĩa miền Nam vẫn tồn tại, tiềm năng quân sự Mỹ vẫn hiện diện bao trùm biển Đông và lãnh hải cũng như biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được quân đội phối hợp Việt Mỹ giám sát bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Một khía cạnh khác, năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp tình hình chiến sự. Chính phủ VNCH đã cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác trên 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km2; (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10 năm 1974 Đại Công ty Mobil (Mỹ) khoan mỏ Bạch Hổ, ngoài khơi Vũng Tàu tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 dàn khoan của các hãng Mỹ khai thác sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Wikipedia)

Điều này xảy ra sẽ dẫn đến việc Mỹ có lý do để bảo vệ quyền lợi nước mình, càng tăng cường quản lý kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn trên toàn vùng Biển Đông như là điều thực tế tất nhiên, mà Trung Quốc dù có khát vọng cũng không thể nào tự do nhảy vào như hiện nay.

Bất hạnh đau đớn thay, không giống như Tổng Thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn hay Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, thương dân, yêu nước không thể lấy chiến tranh làm phương tiện cho mục đích khẳng định cứu cánh phát triển tương lai, ngược lại ông Hồ Chí Minh và CSVN đã lấy gần 4 triệu sinh mạng đồng bào nhân dân mình làm nguyên liệu chiến tranh đốt cháy một cơ hội duy nhất có một không hai như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, chọn ảnh hưởng của quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực và tại quốc gia mình như là tấm bình phong ngăn ngừa là gió chiến tranh để có hòa bình cho quốc kế dân sinh.

Kết quả, hậu quả ra sao thì không chỉ toàn dân Việt Nam mà các chóp bu CSVN cũng đã cay đắng nhìn thấy rõ ràng, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản (sau thế chiến II còn nghèo hơn Việt Nam) Ngày nay là những cường quốc đầy thế lực kinh tế, tài chánh, quân sự mà vũ khí quốc phòng tiên tiến còn tự sản xuất trang bị được cho chính mình khiến CS/Trung Quốc cùng biên giới lãnh hải muốn “bắt nạt” cũng phải kiêng dè, hoàn toàn khác biệt rất xa với CH/XHCN/VN một quốc gia nghèo nàn nhược tiểu về mọi mặt phải tương nhượng dân hiến đất trời biên giới đảo biển quê nhà cho “đồng chí” CS/Trung Quốc mà chưa chắc đã an toàn “yên thân”!?.

Ngày nay khi CSVN đặt vấn đề tranh chấp Hoàng Sa lên bàn đàm song phương cùng Trung Quốc với quản điểm: Công hàm “bán nước” 1958 không có giá trị pháp lý vì thời điểm ấy Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CP/VNCH không ai bán một thứ mà không phải là của mình - Trung Quốc điềm nhiên trả lời: “Chỉ khi nào VNCH (miền Nam) không phải là phân nửa của quốc gia Việt Nam thì điều này mới được xét đến”!

Đất nước Hùng Vương ơi! 40 năm - Hoàng Sa nỗi hận và quốc nhục “búa liềm”.

Hoàng Thanh Trúc

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #114 - 11. Jan 2014 , 08:38
 


Thương nhớ Hoàng Sa



...

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Tưởng nhớ anh linh Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, Hạm phó chiến hạm HQ 10 – QLVNCH. Thiếu tá Nguyễn Thành Trí đã cùng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh theo chiến hạm trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân thù Trung Quốc vào tháng 1/1974.

...
Hải Quân Thiếu tá Hạm Phó chiến hạm HQ 10 - Nguyễn Thành Trí. (Ảnh: Huy Ðức)



...
Mẹ và vợ trong lễ truy điệu thiếu tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí, lúc này bà quả phụ Nguyễn Thành Trí đang mang thai hai tháng rưỡi. (Ảnh: Huy Ðức)


...


Đừng khóc nữa! Em ơi, đừng khóc nữa
Anh đã về trong màu trắng chinh y
Đôi cầu vai nhuộm sóng gió biên thùy
Vàng vẫn rực một màu cờ trên nón

Lau đi em! Giòng lệ tràn ai oán
Nghiến chặt răng mà nén khúc phân ly
Như ngày xưa em đã tiễn anh đi
Gửi thương nhớ lên ngàn trùng sóng nước

Là chinh phu, thân trai nào hẹn ước
Mộng tương phùng trong khói lửa binh đao
Khi quê hương đang khắc khoải nghẹn ngào
Gót xâm lược đạp lên đầu trăm họ

Anh - đời trai lấy biển sông làm nợ
Sóng tang bồng trải ngàn dặm biên cương
Thì em ơi! Dù ly biệt âm dương
Là trách nhiệm cuối cùng cho tổ quốc

Mẹ yêu ơi! Xin vì con, đừng khóc
Chút máu đào – Mẹ hiến cho non sông
Cho quê hương – cho gấm vóc Lạc Hồng
Cho “Thành Trí” trong lòng trai thế hệ

Đừng khóc nữa, Em – Đừng khóc nữa, Mẹ .

Hoàng Thanh Trúc

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #115 - 18. Jan 2015 , 20:32
 


Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ lòng yêu nước



...

Trần Gia Phụng̣̣̣̣Danlambao) - Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 tuy ngắn ngủi nhưng là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt và ngày nay trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của người Việt. Để thấy rõ các điểm nầy, xin đặt lại trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vừa qua.





Tính chất cuộc chiến Việt Nam





Về cuộc chiến 1946-1954, Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tuyên truyền rằng đó là cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy. Nguyên khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội do mặt trận Việt Minh (VM) và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra ba lời thề, trong đó lời thề thứ ba là sẽ chống Pháp đến cùng nếu Pháp trở lui nước ta. Tuy nhiên khi Pháp trở lui, sợ Pháp lật đổ, mất quyền lãnh đạo, đồng thời để rảnh tay tiêu diệt các thanh phần đối lập, HCM không chống Pháp như lời thề ngày 2-9, mà thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, đặt Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, nghĩa là hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương. Chẳng những thế, để được chắc chắn yên thân hơn, HCM còn qua Paris, xin ký với Pháp Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946. Hiệp ước nầy để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chánh, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Như thế, rõ ràng, HCM cùng mặt trận VM và đảng CSĐD phản bội có hệ thống lời thề chống Pháp trước dân chúng ngày 2-9-1945.




Khi quân đội Pháp đến Hà Nội khá đông, xảy ra những cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VM. Pháp yêu cầu VM phải để cho quân đội Pháp kiểm soát an ninh ở Hà Nội. Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh thì lãnh đạo đảng CSĐD và chính phủ VM đang ở Hà Nội, hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Lo sợ bị bắt giữ, nhưng cũng không còn thương thuyết được với Pháp, HCM bí mật họp Trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và 19-2-1946, để tham khảo ý kiến. Không hỏi ý kiến Quốc hội (đại diện toàn dân) hay Ban Thường vụ Quốc hội, dù Ban Thường vụ Quốc hội luôn luôn có mặt ở Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD quyết định tuyên chiến với Pháp, để có lý do chính đáng bỏ trốn khỏi Hà Nội.




Cũng không tham khảo Quốc hội, Trung ương đảng CSĐD còn thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai toàn dân. Lúc đó, dân Việt chưa biết nhiều về HCM và đảng CSĐD. Dân Việt vốn có lòng yêu nước và có tinh thần chống ngoại xâm, nên khi nghe lời kêu gọi kháng chiến, liền đứng lên đáp lời sông núi mà không biết là đã bị HCM và đảng CSĐD lừa phỉnh, lợi dụng. Nhiều người tản cư vì tránh chiến tranh chứ không phải theo CS, vì chẳng bao lâu sau đó, họ hồi cư về thành rất đông.




Như thế, cuộc chiến bùng nổ tối 19-12-1946 là cuộc chiến do đảng CSĐD gây ra, vì quyền lợi sống còn của đảng CS, giữa đảng CSĐD với Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam với Pháp. Nếu kháng chiến chống Pháp vì lòng yêu nước, thì phải giữ lời thề chống Pháp ngay khi Pháp mới trở lại Việt Nam, chứ không thương thuyết, ký thỏa ước với Pháp, rồi khi đảng CSĐD bị đe dọa, mới chống Pháp.




Trong khi đó, đảng CSĐD tiếp tục cuộc tiêu diệt những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản, từ thành phố đến nông thôn. Tại thành phố, những nhân vật nổi tiếng bị VM giết đã nhiều. Tại nông thôn, trong mỗi làng, VM thủ tiêu ít nhất từ 5 đến 10 người, thì trên toàn quốc Việt Nam, tổng cộng số người bị VM giết có thể lên đến vài trăm ngàn người. Không thể ngồi chờ để bị giết, vì bản năng sinh tồn, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp chống CS, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) năm 1949.




Từ năm 1949, chiến tranh giữa VMCS với Pháp trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa người cộng sản với người quốc gia, kéo dài đến năm 1954 mới chấm dứt bằng hiệp định Genève (20-7-1954), chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17: VNDCCH ở phía bắc, còn gọi là Bắc Việt Nam (BVN) và QGVN ở phía nam, còn gọi là Nam Việt Nam (NVN). Rõ ràng cuộc chiến nầy không phải là cuộc chiến chống ngoại xâm.




Cuộc chiến thứ hai 1960-1975 cũng do đảng CSĐD, dưới tên mới là đảng Lao Động (LĐ), cố tình gây hấn nhằm thôn tính NVN và bành trướng chủ nghĩa CS. Nguyên hiệp định Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, không đưa ra giải pháp chính trị. Giải pháp chính trị được nói đến tại điều 7 bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, theo đó cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956. Tuy nhiên, bản tuyên bố nầy chỉ được hội nghị thông qua bằng miệng, chứ không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào cả, nghĩa là bản tuyên bố chỉ có tính cách gợi ý, chứ không có tính cách cưỡng hành, không bắt buộc thi hành.




Sau hiệp định Genève, VNDCCH hay BVN cài người, giấu súng ở lại miền Nam, vi phạm hiệp định Genève, nhưng BVN lại lấy cớ VNCH hay NVN không chấp nhận tổng tuyển cử, không tôn trọng hiệp định Genève, phát động chiến tranh lần nữa, xâm lăng NVN vào cuối 1960. Lần nầy, núp dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, Lê Duẫn, thư ký thứ nhứt đảng LĐ tức đảng CSĐD, xác định mục tiêu chiến tranh là đánh cho TC, đánh cho Liên Xô. Câu nói của Lê Duẫn khái quát hết sức đầy đủ mục đích chiến tranh của BVN, làm tay sai cho LX, TC, và làm nhiệm vụ quốc tế CS.




Như thế, cả hai cuộc chiến 1946-1954 và 1960-1975 đều không chống ngoại xâm, mà chỉ do CS cố tình gây ra nội chiến để bảo vệ quyền lực và mở rộng quyền lực, bành trướng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Có thể nói cả hai cuộc chiến đều là hai cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, còn tệ hại hơn cuộc nội chiến thời Nam Bắc phân tranh vào thế kỷ 17, vì CSVN lồng chủ nghĩa Mác xít vào cuộc nội chiến, tiêu diệt văn hóa dân tộc, làm tổn hại và tê liệt đất nước.



Trận chiến chống ngoại xâm




Đảng CSĐD rồi đảng LĐ thành công trong chiến tranh từ 1946 đến 1975 là nhờ viện trợ lớn lao của khối quốc tế cộng sản (QTCS), trong đó quan trọng là TC. Ngay từ đầu, TC viện trợ cho CSVN một cách hào phóng không phải vì nghĩa vụ QTCS, mà vì hậu ý thâm hiểm, điển hình là tuyên cáo về lãnh hải của TC ngày 4-9-1958, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, trong khi thực tế hai quần đảo nầy thuộc Việt Nam từ lâu đời và theo hiệp định Genève, thuộc NVN vì ở phía nam vĩ tuyến 17.




Để đáp lại, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng (PVĐ) đưa ra công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận bản tuyên cáo đó, nghĩa là thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TC, nhắm hai mục đích: 1) Trả nợ cũ thời chiến tranh 1946-1954. 2) Chuẩn bị vay nợ mới để tiến đánh VNCH hay NVN. Thật vậy, tháng 10-1959, PVĐ qua Bắc Kinh cầu viện TC. Tháng 11-1959, TC đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu cần thiết của BVN. Tháng 5-1960, lãnh đạo BVN và TC họp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN (1). Sửa soạn xong xuôi, BVN triệu tập Đại hội III đảng LĐ tháng 9-1960, quyết định tấn công NVN.




Các lãnh tụ TC không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng bành trướng xuống ĐNÁ. Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa không thắng được quân đội Đại Việt trên đường bộ, nên lần nầy TC nghĩ đến chiến lược khác, nhìn ra Biển Đông để tìm đường xuống ĐNA.




Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951, TC nhờ Liên Xô đưa ra đòi hỏi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC, nhưng bị bác bỏ. Trong khi đó, chính phủ QGVN lên tiếng xác nhận chủ quyền hai quần đảo nầy là của QGVN, thì không bị hội nghị phản đối. Sau đó, năm 1958 Mao Trạch Đông tuyên bố rằng: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (“Now the Pacific Ocean is not peaceful. It can only be peaceful when we take it over.”) (2). Trong cuộc họp với đại diện đảng LĐVN năm 1963, MTĐ nói: “Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.” Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, MTĐ tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được ĐNÁ, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore...” (3)




Thời cơ thuận tiện cho TC hành động khi Hoa Kỳ (HK) mở cửa cho TC vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1971, bắt tay với TC năm 1972, ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam cuối năm nầy và cắt giảm viện trợ cho VNCH. Nhân vào đầu năm 1974, VNCH bận rộn chống đỡ những cuộc tấn công mạnh mẽ của CSVN sau hiệp định Paris (27-1-1973), TC đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH trên Biển Đông ngày 19-1-1974.




Tuy biết lực lượng không cân sức, nhưng Hải quân VNCH vẫn cương quyết bảo vệ Hoàng Sa. Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội xông pha chống ngoại xâm và hy sinh trên chiến trường. Trận Hoàng Sa chứng tỏ rõ ràng VNCH không phải là tay sai của HK. Dù HK bỏ rơi VNCH và bắt tay với TC, quân đội VNCH vẫn cương quyết chống TC, bảo vệ quê hương. Trận chiến Hoàng Sa chứng tỏ lòng yêu nước của quân lực VNCH, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ cho đất nước.




Sau trận Hoàng Sa, VNDCCH hay BVN không phản đối TC. Tuy không có mặt trong trận Hoàng Sa, nhưng BVN là kẻ dẫn đường cho TC đến Hoàng Sa vì công hàm PVĐ ngày 14-9-1958 đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC. Hơn nữa, chẳng những BVN vay nợ TC, mà tháng 6-1965 BVN còn nhờ TC gởi qua BVN 320,000 quân để bảo vệ các tỉnh thành phía bắc trong khi quân đội CSVN kéo xuống phía nam (4).  Thật là ngu xuẩn khi nhờ cậy một tên ăn cướp giữ nhà, mà tên ăn cướp nầy vốn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, đã nhiều lần cướp phá nước ta.




Đây là lần đầu tiên TC chiếm được hải đảo của Việt Nam, đột phá xuống Biển Đông, nhằm kiếm đường tiến xuống Đông Nam Á (ĐNA). Đặt trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến 1946-1975, mới thấy rõ trận Hoàng Sa là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt, do VNCH cương quyết chống TC xâm lăng.




Biểu tượng hội tụ lòng yêu nước




Trước đây, chế độ CS kiểm soát chặt chẽ truyền thông, bưng bít tin tức, tuyên truyền và tố cáo VNCH là ngụy quân, ngụy quyền, làm “tay sai đế quốc Mỹ”, còn Mỹ là “đế quốc xâm lược”. Chế độ CS cũng che giấu công hàm PVĐ và trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Dân chúng dưới chế độ CS trước 1975 hoàn toàn không biết tin tức ngoài thông tin CS. Trong những năm gần đây, TC đe dọa Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa rộ lên trở lại. Nhờ truyền thông điện tử (Internet) phát triển rộng rãi, dân chúng mới biết được sự thật lịch sử. Từ đó dân chúng trong nước nhận ra các điều quan trọng làm thay đổi nhận thức của dân chúng:




1) Chế độ VNCH và quân lực VNCH không tấn công BVN, mà chỉ ở thế tự vệ, chiến đấu chống cuộc xâm lăng của BVN, bảo vệ quê hương, tự do, độc lập cho chính mình, chiến đấu chống TC chống ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa, không làm tay sai cho bất cứ ngoại bang nào. VNCH và quân lực VNCH rõ ràng là một chế độ chính nghĩa và một quân lực chính nghĩa.




2) Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng Hoa Kỳ (HK) là “đế quốc xâm lược”, nên CSVN mở cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Ngày nay dân Việt nhận biết rằng HK không phải là đế quốc xâm lược. Hoa Kỳ không xâm lăng nước nào, mà còn giúp nhiều nước sau thế chiến thứ hai như Đức, Nhật Bản, Triều Tiên phục hưng kinh tế. Hoa Kỳ đến NVN để giúp NVN xây dựng và phát triển sau 1954. Khi BVN tấn công NVN năm 1960, thì 5 năm sau, HK mới đem quân vào NVN năm 1965, giúp NVN tự vệ chống BVN tràn xuống NVN, chứ HK không xâm lăng NVN và cũng không xâm lăng BVN. Hoa Kỳ dùng máy bay tấn công BVN chỉ nhằm mục đích chận đứng cuộc xâm lăng của BVN vào NVN.




3) Chế độ CSVN định nghĩa rằng “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Gần đây, ngày 29-12-2014, tổng bí thư đảng CSVN nói tại Đại hội 7 Hội Liên Hiệp Thanh Niên tại Hà Nội rằng thanh niên “có “tâm” là có lòng yêu nước, yêu chế độ”. Tuy nhiên, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay ở trong nước, về đối nội thì độc tài đảng trị, áp bức và tham nhũng; về đối ngoại thì làm tay sai cho TC, càng ngày càng làm mất đất, mất đảo, mất biển. Như thế yêu XHCN, yêu chế độ CS chỉ là tiếp tục bị cảnh độc tài, áp bức, tham nhũng, dân oan và chế độ XHCN tiếp tục bán nước chứ không phải là yêu nước. Nói cách khác, yêu XHCN là phản quốc chứ không yêu nước.




4) CSVN tuyên truyền rằng TC là một nước XHCN anh em. Đã là anh em XHCN với nhau, sao TC lại ức hiếp nhau, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của nhau? Như vậy, TC không thân hữu như lời CSVN tuyên truyền, mà TC lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược truyền kiếp như vua chúa Trung Hoa ngày xưa.




Ngày nay, nhờ Internet, tầm nhìn của dân chúng trong nước mở rộng và hiểu rõ các điểm trên đây, hiểu rõ tình hình chính trị. Từ đó đồng bào hết sức ca tụng lý tưởng tự do dân chủ và độc lập của VNCH, ca tụng quân đội VNCH, ca tụng trận chiến Hoàng Sa chống TC xâm lược. Các bloggers và Facebooker diễn tả hết sức sống động tâm tình của dân chúng. Ví dụ sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi! Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (5). Một nhà tranh đấu trẻ tuổi khác thì đề cao chính nghĩa quân đội VNCH, và đi đến kết luận: “Tôi gọi họ là những anh hùng.” (6). Tương tự như thế, một người dân Hà Nội viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa / Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ / Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” (7). Còn rất nhiều ví dụ mà chúng ta không thể trưng dẫn hết ở đây.




Vì vậy, có thể nói trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 chống ngoại xâm trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của toàn thể người Việt ngày nay. Qua thế kỷ 21, khuynh hướng chung trên thế giới khuyến khích những cuộc tranh đấu bất bạo động hơn là việc sử dụng bạo lực. Người Việt Hải ngoại chúng ta hãy tích cực yểm trợ tinh thần cũng như yểm trợ vật chất tất cả những cuộc tranh đấu bất bạo động của dân chúng trong nước, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, nhằm đi đến giải thế chế độ CSVN.




Thử nhìn về tương lai





Thế là TC đã chiếm được Hoàng Sa. Là người Việt Nam, ai cũng muốn giành lại lãnh thổ đã mất. Trong hiện tình đất nước, giành lại Hoàng Sa thật là khó khăn vì phải qua hai cửa ải, hai giai đoạn.




Thứ nhứt là CHXHCNVN. Về pháp lý, tuy nắm được đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng CHXHCNVN không dám kiện TC ra Tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa. Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ dám tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Sau đó, ngày 11-12-2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ra tuyên bố đề nghị Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) Liên Hiệp Quốc tại La Haye (Hòa Lan) quan tâm đến các quyền lợi và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông. Hành động nầy được nhà bình luận người Úc Carlyle Thayer gọi là CHXHCNVN “lách bằng cửa sau” vào vụ kiện giữa Phi Luật Tân và TC. (RFI 12-12-2014).




Trong khi đó, CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống TC, trấn áp tinh thần yêu nước của dân chúng. Vì vậy nếu còn CSVN thì không bao giờ có thể đòi lại Hoàng Sa mà phải dứt khoát chấm dứt chế độ CSVN, mới thoát ra khỏi những cam kết ngầm của HCM khi cầu viện TC năm 1950, hủy bỏ công hàm PVĐ ngày 14-9-1958, chấm dứt mật ước Thành Đô của tập đoàn Nguyễn Văn Linh năm 1990, chấm dứt cảnh lệ thuộc TC, mới có thể chống TC và kiện TC ra tòa án quốc tế. Hiện nay ở trong nước, dân chúng đang truyền nhau câu đồng dao: "Con ơi nhớ lấy lời cha, / Hễ còn cộng sản, Hoàng Sa còn Tàu."




Thứ hai là TC. Hiện nay, TC mới trỗi dậy và rất hưng thịnh. Tuy nhiên trong sự hưng thịnh hiện nay, về đối nội TC cũng gặp bất ổn vì dân chúng trong nước ngấm ngầm tranh đấu chống độc tài, và vì các sắc dân chung quanh bị TC sáp nhập như Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng luôn luôn tìm cách nổi lên đòi độc lập.




Về đối ngoại, chính vì đang hưng thịnh, quá tự tin, TC càng ngày càng hung hăng trên Biển Đông, chẳng những khiêu khích đe dọa các nước láng giềng, mà vào tháng 5-2009, TC gởi cho tổng thư ký LHQ một công hàm yêu cầu chuyển cho tất cả hội viên LHQ, rằng TC có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hải đảo trên Biển Đông và các vùng biển liền kề, kèm theo bản đồ 9 khúc do TC thực hiện, nối liền các hải đảo mà TC tự cho là của TC trên Biển Đông. (Sách báo thường gọi đường 9 khúc là đường chữ U hay Lưỡi bò.) Năm 2011, TC gởi cho LHQ một công hàm nữa, cũng gần giống công hàm trước, yêu cầu thông báo cho toàn thể hội viên LHQ.




Hành động nầy đi ngược lại quyền lợi chung trên thế giới do luật quốc tế về biển quy định. Chẳng những Nhật Bản ở Đông bắc Á, các nước ĐNÁ mà cả HK cũng không chấp nhận đường chữ U do TC vẽ ra. Ngày 4-12-2014, Hạ viện HK thông qua với đa số tuyệt đối 100% nghị quyết H.RES.744, nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp hòa bình trên nền tảng luật pháp quốc tế trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, hải đảo trên Biển Đông. Hôm sau, ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao HK đưa ra Bản nhận định dài 24 trang về yêu sách đường chữ U của TC. Câu kết luận cuối cùng của bản nhận định như sau: “...đòi hỏi về đường gạch nối [đường lưỡi bò, chữ U, 9 khúc] không phù hợp với luật quốc tế về biển.” (Nguyên văn: “...its dashed-line claim does not accord with the international law of the sea.”) Ngày 23-12-2014, khi trả lời thỉnh nguyện thư ngày 13-5-2014 của 139.554 chữ ký, Tòa bạch ốc khẳng định: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, trong đó bao gồm tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp diễn ra thuận lợi… Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, đến các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc". (8)




Hiện nay, tuy trỗi dậy và hung hăng, TC không đồng minh với ai cả, tự cô lập. Nếu có một biến cố xảy ta ở nội địa TC, hoặc nếu có một cuộc tranh chấp kinh tế, hay một biến cố ngoại giao bất ngờ bùng nổ, các nước liên minh áp lực TC bằng những biện pháp kinh tế như hiện áp lực Nga, thì TC có thể sẽ khốn đốn và có thể sẽ đổ vỡ thành nhiều mảnh như Liên Xô trước đây. Khi đó, Việt Nam mới có thể lợi dụng thời cơ, chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa.




Kết luận





Do hoàn cảnh chính trị thế giới, VNCH tạm thời thất bại năm 1975, nhưng chính nghĩa dân tộc, lý tưởng tự do dân chủ của VNCH là chân lý vĩnh hằng, và là ước mơ của toàn dân Việt Nam.




Chế độ CSVN càng khiếp nhược trước TC, dân chúng Việt Nam càng thương tiếc những chiến sĩ Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa là niềm tự hào dân tộc và là biểu tượng hội tụ lòng yêu nước, dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đoàn kết tranh đấu giải thể chế độ CS, mới có thể đòi lại đất đai, quần đảo đã mất vào tay TC. Trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 giữ một vị trí lịch sử vô cùng quan trọng trong công cuộc vận động phục hưng đất nước. Xin thành kính tri ân sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hoàng Sa.









Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com




_____________________________________





Chú thích:





(1) Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tt. 82-83.




(2) Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.




(3) Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.




(4) Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tr. 135.




(5) Đăng trên các website 13-03-2009.




(6) Đặng Chí Hùng, “Tôi gọi họ là những anh hùng”, Dân Làm Báo 30-3-2013.




(7) http://phanduykha.wordpress.com, Phan Duy Kha, “Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa”, 14-1-2014.




(8) BBC Tiếng Việt, 24-12-2014.
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2015 , 20:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #116 - 15. Jan 2017 , 23:46
 

...



...

Trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà (16 tháng 1 năm 1943 - 19 tháng 1 năm 1974).
Ngụy Văn Thà là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 và được truy thăng cấp bậc Trung tá Hải quân.

Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở độ tuổi trưởng thành, ông gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và theo học khóa 12 Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Nha Trang, tốt nghiệp khóa Đệ nhất Song ngư, ngành Chỉ huy vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc thiếu úy.

Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:

Thuyền phó Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17,
Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
Thuyền trưởng tuần duyên đĩnh (Patrol Boat) Kèo Ngựa HQ-604,
Thuyền trưởng giang pháo hạm (Landing Ship Infantry Light) Tầm Sét HQ-331, và
Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.

Ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa tặng thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm ông dũng Bội tinh với nhành dương liễu.

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy đang tuần tiễu tại vùng biển Đà Nẵng thì được lệnh hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, tiếp ứng lực lượng hải đội Việt Nam Cộng hòa tại đây. Bấy giờ, tàu HQ-10 đang có một máy chính và radar hải hành đang ở trạng thái hư hỏng không sử dụng được.

Lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung cộng đã nổ ra. Phía Trung cộng, hai chiến hạm Trung cộng mang số 389 và 396 đồng loại tấn công thẳng vào soái hạm của Việt Nam Cộng hòa là chiếc tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16. HQ-10 lập tức can thiệp, pháo kích dữ dội, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến 389 bị hư hại nặng, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung cộng 389 và 396 chuyển làn nhắm vào HQ-10 và phản pháo. HQ-10 bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, tay lái không còn điều khiển được nữa và HQ-10 cũng bị rơi vào tình trạng bị trôi dạt như 389.

Trước tình hình tàu bị hư hại nặng, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, nhưng một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn vào tàu Trung cộng. Cả hai 389 và 396 đều bị HQ-10 bắn hư hại nặng; 389 dạt vào một bãi san hô, và 396 bị HQ-10 bắn trúng hầm máy gây nổ và phát hỏa. Về phía HQ-10, cơ khí trưởng là Trung úy Huỳnh Duy Thạch cùng các nhân viên cơ khí khác cũng bị tử thương.

Tới 11 giờ 49 phút, khi các chiến hạm khác của Việt Nam Cộng hòa đã rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung cộng là 281 và 282 tiến vào vùng Hoàng Sa và tập trung hỏa lực bắn vào HQ-10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo chìm cùng thuyền trưởng và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải l‎ý về hướng nam đá Hải Sâm, lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Sau khi Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử trận, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã truy tặng Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu và truy thăng ông lên cấp bậc Trung tá Hải quân.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngụy_Văn_Thà

https://www.youtube.com/watch?v=ezZLqwvnlhg
Nguồn Nam Việt Nguyễn

copy từ CÔNG HÒA THỜI BÁO Facebook
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #117 - 19. Jan 2017 , 08:18
 


Saigon - Hà Nội - Nghệ An tưởng niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
(19-01-2017)



Hà Nội


Buổi tưởng niệm các tử sĩ Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đã diễn ra thành công tại tượng đài Lý Thái Tổ sáng nay ngày 19/1/1974.
Tuy nhiên, nhiều người, sau khi ra về đã bị bắt lên xe bus, trong đó đã có những người sau bị bắt trái pháp luật:
- Lưu Quang Pháp;
- Trần Hải Hoàng Anh;
- Đỗ Thanh Vân...

SÀI GÒN


LỄ THẮP NHANG TƯỞNG NIỆM 75 TỬ SĨ HY SINH TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA TẠI . ANH HÙNG TỬ - KHÍ HÙNG BẤT TỬ.
Đúng 9 giờ ngày 19-1-2017, lễ thắp nhang tưởng niệm các vị anh hùng vÌ quốc vong thân tại Hoàng sa bắt đầu. Đại diện của CLB Lê Hiếu Đằng có ông Lê Công Giàu, nhà báo Lê Phú Khải, TS Hoàng Dũng, nhà giáo Trần Minh Quốc, nhà thơ Hoàng Hưng.
Số người đến không được đông như mọi năm. Có lẽ bị ngăn chặn từ nhà hay ngay tại những con đường đến tượng đài Trần Hưng Đạo. Nhưng buổi tượng niệm vẫn được tổ chức trang nghiêm và hào khí. Khoảng hơn 100 người đã có mặt để thắp nhang cho các tử sĩ.
Được biết hôm nay tuy an ninh rất đông, nhưng không phá, xé vòng hoa như mọi năm. Họ chỉ đứng quay phim chụp hình nhưng người tới dự.
Nghệ An
Thanh niên Nghệ An tưởng Nhớ 74 Tử Sĩ Hoàng Sa Tại Biển Diễn Hải bị công an địa phương cướp vòng hoa thẩy vào bụi rậm...

Saigon - Hà Nội - Nghệ An tưởng niệm Tử Sĩ Hoàng Sa (19-01-2017)
https://www.youtube.com/watch?v=v2esFBP8DIo&t=38s
     
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #118 - 19. Jan 2017 , 09:13
 
HÔM NAY 19/1/2017, NGÀY TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 43 CUÔC HẢI CHIẾN HOÀNG SA.


Mời xem clip dưới đây để lòng cảm thấy bồi hồi, xúc động, tràn ngập cảm xúc ngưỡng mộ và tri ân các chiến sĩ Hải Quân anh hùng của Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa.

https://www.youtube.com/watch?v=hPVKh-p9szc


Xin cám ơn nhạc sĩ sáng tác Trúc Hồ đã sáng tác bài hát kêu gọi lòng yêu nước của con dân nước Việt.Dưới đây là ca khúc yêu nước "Đáp lời sông núi" do các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt và thân hữu trình bày trong Đại nhạc hội Hùng Sử Viêt lần 8, với chủ đề "Chống ngoại xâm, gìn giữ văn hóa Việt" tại thành phố Westminster ngày 23/10/2011.





Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2017 , 09:32 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra