Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đọc "Cha và Con": Sách viết về bác Hồ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Đọc "Cha và Con": Sách viết về bác Hồ (Read 1788 times)
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Đọc "Cha và Con": Sách viết về bác Hồ
19. Dec 2007 , 13:25
 

Đọc sách "Cha và Con"

(Tiểu thuyết về bác Hồ và cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc)
Hàn Lệ Nhân



Một đêm, bắt gặp trên mạng một bài giới thiệu cuốn Cha và Con của tác giả Hồ Phương, Nxb Kim Đồng – Hà Nội 08/2007, trong đó [« Nhà văn [Hồ Phương] tâm sự đại ý rằng : “Tôi cố gắng viết sao cho người đọc không có cảm giác Bác Hồ như thần thánh từ lúc còn là trẻ thơ”»] (1). Lời tâm sự của nhà văn-thiếu tướng Hồ Phương đã gây sự tò mò trong tôi vì đối với tôi đó là một ý "cách mạng" mới, táo bạo ngoài luồng. Non tháng sau tôi có trong tay cuốn Cha và Con - Tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. In 2.000 bản, giá 50.000VNĐ.

Những chi tiết "lịch sử" trong sách, tuy có khá nhiều so le với tài liệu chính thống tôi có trong tủ sách, trong sổ tay không là điều làm tôi quá thắc mắc, nhưng khi đọc xong lần đầu, so sánh lời tác giả tâm sự [/]« Tôi cố gắng viết sao cho người đọc không có cảm giác Bác Hồ như thần thánh từ lúc còn là trẻ thơ »[/i] với toàn bộ sách thì có lắm điều tương phản trong nói và làm, giữa quảng cáo và sản phẩm : Tác giả đã khéo giàn dựng lớp lang những "điển tích" từ « còn là ấu thơ » để cậu Côn có căn cơ trở nên "thần thánh" sau khi hoá thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là sau khi Người được / bị lộng kiếng tại Ba Đình, đúng như lời cụ đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong lời giới thiệu [« Tôi hoan nghênh nxb Kim Đồng đã kịp thời xuất bản sách Cha và Con để góp phần phục vụ cho cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"»] (trang 5).

Tôi đọc Cha và Con bốn lần, ba lần sau có cây bút chì trong tay. Nội dung xoay quanh thời thơ ấu cho đến lúc cậu Côn [Văn Ba / Nguyễn Tất Thành / Hồ Chí Minh] xuống tàu [« Thuỷ sư đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin (Amiral la touche Trevinne »] (trang 361) – đáng lẽ phải viết : Amiral Latouche-Tréville - " ra đi tìm đường cứu nước" với câu [« thần chú mới : Chớ có quên mục đích ! Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được ngã lòng và quên mục đích ! » (trang 375). Trọn cuốn sách 375 trang khổ 16cm x 24cm, phần làm nổi bật những đức tính của ông bố phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là để làm nổi bật hơn nữa những đức tính của cậu con út tên Côn mà theo chỗ tôi cảm nhận thành hổ phụ sinh hồ tử ! Tựu trung ấm Côn mới 13 tuổi đầu không những « là thằng cún con ngoan nhất nhà » (trang 42) mà cái gì cũng giỏi, cũng hay, cũng tốt, cũng khác thường, xem chừng bề dày và tinh hoa của 4.000 văn hiến của dân tộc con rồng cháu tiên đều bị / được kết tinh nhập thon lỏn vào mỗi con người cậu ta.

1.
Mở đầu là Côn đi chăn trâu cùng lũ bạn, bày trò chơi « nghĩa quân », ấm Côn tuy nhỏ tuổi lại được các bạn [i]nài nỉ
làm thủ lãnh như [« cụ tú Vương Thúc Mậu tế cờ, cắt máu ăn thề ở núi Chung rồi xuất quân đi đánh Tây ! »]. Ấm Côn [« mắt rất sáng, cất tiếng nói to, dõng dạc : " Bớ anh em Chung nghĩa quân ! Ta là Vương Thúc Mậu đứng dưới cờ nghĩa này khen thưởng tinh thần anh em đã dám xả thân vì nước, đánh đuổi giặc Tây dương, cứu nước cứu nhà !  Ta đã thắng !  Tây dương đã bại !  Ta sẽ mở đại tiệc khao quân ! " »] (trang 9-12).

Lời bàn : Cứ như thể Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận 10 thế kỷ trước, với chút khác biệt là chú bé Đinh Bộ Lĩnh mà tôi quen từ trong sử không « sớm tỏ ra có năng khiếu văn chương » (trang 14) như cậu ấm Côn, khi ông khách - Lê Văn Quyên [« vui vẻ hỏi : Nầy, cậu ấm con quan phó bảng mà cũng đi chăn trâu cắt cỏ hả ? ». Cậu Côn (13 tuổi) tủm tỉm cười rồi đọc một câu chữ Hán như để đáp lại ông khách : Thưa chú, Vật dĩ quan gia vi ngô phong dạng ạ ! / Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình ! »] ; một lúc sau đó trong nhà ông phó bảng Sắc, cậu ấm Côn lại đọc luôn cho ông khách họ Lê nghe hai câu thơ của chú giải San / Phan Bội Châu :« Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch, lập thân tối hạ thị văn chương / mỗi bữa không quên ghi sử sách, lập thân hèn nhất ấy văn chương. »] (trang 9-15) để tỏ chí hướng rạng đông của mình. Tài ứng đáp cỡ này kém gì lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời còn bé, nhưng lại có chút khác biệt : Mạc Đĩnh Chi nghe nói cực cổ quái xấu giai, tướng thấp-da đen-trán vồ-mũi tẹt-mồm vẩu như tiểu tinh tinh, còn ấm Côn làng Sen xứ Nghệ thì [« đôi mắt sáng đặc biệt, với gương mặt tinh nhanh [ranh ?], khôi ngô »](trang 9).

2.
Một chú bé chăn trâu nói với ông khách họ Lê: [« Chao, hắn (ấm Côn) sáng dạ lắm. Mới lên bốn lên năm hắn đã học Tam Tự Kinh chỉ có ba ngày hết sách. Nay hắn đã học qua Tứ thư, Ngũ kinh. Cha cháu bảo đó là sách khó rồi. Hắn đã học cả Luận ngữ nữa… »] (trang 13) ; kể cả chơi cờ tướng ấm Côn cũng đã có [« những nước pháo lạ : Luôn luôn xuất hiện rất bất thần. Riêng cậu Tú (Hoà) lại nói cờ cậu (Côn) hay nhất, đáng sợ nhất là cái tài luôn biết tạo thế, rồi nắm thời cơ quật lại hết sức bất ngờ… »] (trang 80), bô lão trong làng thua ráo nhưng « xem ra còn cay lắm ». Chưa hết, mới 13 tuổi mà ấm Côn đã rành nghề  "gà" Hát phường vải cho cô chị cả tên Thanh và các cô trong làng đi tranh tài với các thanh niên làng khác. Những câu hóc buá của Côn "gà", trích dẫn :

[« 1. Cây tam thất trồng ba, bảy chậu,
Pháo cửu trùng đốt nổ chín nghìn phong,
Chàng mà đối được, thiếp theo không chàng về.

2. Cô Xuân mà đi chợ Hạ,
Mua một con cá thu về, chợ hãy còn đông.

3. Chim Đa mà đổ cành đa,
Cất tiếng gáy đa đa ích thiện.
Con cá ốc nằm dưới vũng úc
Vảy đuôi lên úc úc hồ văn.
Rằng chàng là đấng văn nhân,
Chàng mà đối được thiếp theo chân chàng về. »] (trang 29-30)

Lời bàn : Sự thông minh lộ quá sớm của ấm Côn từ Tam Tự Kinh đến Luận Ngữ tôi chỉ có nước mỉm cười. Đọc đến chuyện cậu bé giỏi cờ tướng làm tôi mang máng nhớ xa tới thần cờ Đế Thích, rồi liên tưởng gần rằng biết đâu cậu Côn chẳng là tiền nhân của kỳ tiên Trung quốc Hu Rong Hua / Hồ Vinh Hoa (sinh năm 1945), còn được mệnh danh là Hồ tư lệnh, 5 lần đoạt giải Vô địch thế giới về cờ tướng, lần thứ nhất khi mới 15 tuổi ! Trường hợp của Hồ tư lệnh được làng cờ tướng nhận định là phải vài thế kỷ mới có một người ! Về "gà" thơ tôi nhớ tới thú cô đầu của các cụ đồ nho 60-70 tuổi trong buổi giao thời Tàu-Tây đầu thế kỷ 20 ở xứ ta, đặc biệt lối hãm thơ, tập Kiều cho cô đầu hát qua bài Nơi nghị trường trong cuốn Chuyện Cà-kê của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Nxb Nam Chi Tùng Thư, Sàigòn 1968, trong đó có câu :

Văn chương y quốc đáng tài
Con oanh học nói mỉa mai trên cành
Chỉ sợ tiết canh ! (trang 170).

3.
Ông Sắc và ấm Côn ra Bắc, gặp sông Hồng, cậu Côn nói với cha :

     [- « Cha ơi, tới được sông Hồng rồi, con lại muốn thấy cả Hà Nội nữa cha ạ.

Ông Sắc lắc đầu :

- Lần nầy thì chưa được. Cha đã tính rồi. Không còn đủ tiền để đi nhiều ngày nữa. Đấy là chưa nói tới chuyện cha con ta không có giấy phép của Tây để vào Hà Nội.

Côn ngạc nhiên :

-      Đất nước mình, mình muốn tới đâu thì tới chứ, sao Tây lại ngăn cấm được, cha ?

-      Con ơi, con quên là nước mất rồi ư ? »] (trang 122)

Lời bàn : Mẩu đối thoại này làm tôi nhớ tới trường hợp y chang sau khi Bắc và Nam Việt Nam bị / được thống nhất năm 1976, dưới danh xưng dân gian là "ngăn sông cấm chợ", tôi không nhớ tình cảnh nhân dân Việt Nam phải có giấy phép từ chính quyền CS Việt Nam mới có quyền đi từ tỉnh này đến tỉnh khác ngay trong lòng đất nước Việt Nam thống nhất của mình được xoá bỏ năm nào. Hơn nữa, đất nước ta đã "ổn định" từ hơn 30 năm, vậy vấn đề muốn dời chuyển Hộ khẩu đã được hoàn toàn cởi trói, đã được hoàn toàn tự do chưa ?

4.
Võ Cung và cậu Côn rũ nhau đi mua sách, [« hai chú bạn tới một quán lợp tranh. Sách hầu hết là sách chữ Hán. Chỉ có một hai tờ báo bằng chữ Quốc ngữ từ Sài Gòn gửi ra. Ông chủ quán là người Nghi Lộc, tiếng nói như chim, làm hai chú nhiều lúc nghe không ra. Sau khi ngỏ ý muốn mua một cuốn Nam sử yếu lược, hai chú được ông chủ đưa cho một cuốn bằng chữ Hán vì hai chú chưa học chữ Quốc ngữ.[…] Giá sách 2 quan, hai chú chỉ có một quan rưởi nên cậu Côn xin ông chủ quán sách cho « mượn đọc một lúc ». Vậy mà khi về nhà bị cha là phó bảng Sắc la mắng, định nọc ra đánh đòn, cậu Côn biện minh việc đi mua sách hụt bằng cách đọc vanh vách [« những điểm chính từ vua Hùng tới hai Bà Trưng, Bà Triệu, tới nhà Tiền Lý với Lý Nam Đế, rồi tới Thập nhị sứ quân với Đinh Tiên Hoàng. Sau nhà Đinh tới nhà Tiền Lê với Lê Hoàn…rồi tới nhà Lý với Lý Công Uẩn và Lý Thưuờng Kiệt anh hùng, tiếp đó là nhà Lê với Lê Lợi và Nguyễn Trãi… Cuối cùng là triều Nguyễn Gia Long… Nhưng Côn không hề quên nói say sưa về Tây Sơn với đại anh hùng Nguyễn Huệ… Ông Sắc ngồi lắng nghe mà dường như kinh ngạc trước trí nhớ và sự thông minh của con trai thứ hai của mình. »] (trang 62-63).

Lời bàn : Trí nhớ và sự thông minh siêu phàm của cậu Côn làm tôi nhớ tới bộ óc của loài voi, nhớ tới Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, có nhân vật Chử sinh rất thông minh, lướt mắt đọc một lần là nhớ, lắng tai nghe một lượt là thông..., nhớ tới Trương Tòng đọc một lần Mạnh Đức Tân Thư của Tào Tháo mà thuộc nằm lòng ngay, kế tiếp là Lê Quý Đôn của Việt Nam ta nghe nói cũng có bộ nhớ kinh người, rồi nhớ tới luôn Hoàng Dược Sư phu nhân lừa Lão Ngoạn Đồng Châu Bá Thông cho bà ta mượn Cửu Âm Chân Kinh đọc chơi một lát, vậy mà bà nhớ hết cuốn hạ Cửu Âm Chân Kinh, nhưng bà còn thua xa Trương Vô Kỵ đọc một lần mà nhớ trọn bộ Cửu Âm Chân Kinh trong Cô Gái Đồ Long của Kim Dung.

Có điều, khi trọng tuổi cậu Côn sao lại hay quên ghi xuất xứ vay mượn khi phóng bút, cầm nhầm lung tung ?

(tiếp theo trang sau)

Back to top
« Last Edit: 19. Dec 2007 , 13:31 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Đọc sách "Cha và Con": Tiểu thuyết vᢠsize=
Reply #1 - 19. Dec 2007 , 13:27
 



5.
Cụ đồ An, bà ngoại cậu Côn qua đời. [« Có bà cụ kể lại, không biết thực hay hư : Bà cụ đã tắt thở rồi mà khi ấm Côn về, nhào tới ôm lấy bà khóc lóc như điên thì lạ thay cụ lại mở mắt sống lại được một lúc, cứ lắp bắp hỏi : "Cún của bà đấy à ?"… Một bà khác lại kể : "Lúc nhập quan xong, ai thắp hương cũng không hoá. Ấm Côn xin đốt thì lửa cứ bốc vù vù…"] (trang 86-87).

Lời bàn : Thần giao cách cảm với bà ngoại đến thế, thương bà đến thế ; hiếu đạo với cha, quý trọng anh chị đến thế, vậy mà lại di chúc sau khi qua đời chỉ ước được đi gặp mấy ông mũi lõ ! Tấm gương đạo đức kiểu này phải kể "xưa nay hiếm" !

6.
Cậu Côn bày mẹo cho đám nhóc bạn mới quen ở Đông Thái [Hà Tĩnh] dùng pháo đùng bắn phá buổi tiệc của quận công Hoàng Cao Khải và được chúng bạn [« nức nở khen : Khổng Minh ! Khổng Minh ! »] (trang 102-103)

Lời bàn : Tích này có nên đặt cạnh tích quả bưởi và thần đồng Lương Thế Vinh ?

7.
Ông nghè Nguyễn Quý Song nói với ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc :

[«  - Này ! Tôi là người đã lấy tử vi cho cậu này [ấm Côn], lại xem cả tướng mạo, trộm viá hắn, xin nói là ông có một quý tử đấy. Cái số này nó sẽ phát triển khôn lường theo vận của đất nước, thế mới lạ ! Tôi chưa bao giờ được thấy một lá số lạ lùng như thế… Vậy ông phải cho hắn học, học nữa, học nhiều, và mạnh dạn cho hắn ra đời. Kẻo uổng phí mất nhân tài… »] (trang 133)

Lời bàn : Tôi lại nhớ tới tích thầy tướng số Hứa Thiện coi tử vi cho Tào Tháo : « Đời trị, anh là bầy tôi giỏi. Thời loạn, anh là kẻ gian hùng. Nghe nói thế, Tháo mừng vô cùng… » ( Tam Quốc diễn nghĩa ).

8.
Tài liệu chính thống đều ghi rõ cậu ấm Côn [Nguyễn Tất Thành] vào trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba năm 1906, rồi vào Quốc học Huế mỗi một niên khóa 1907-1908 thì bị đuổi học ngày 15 tháng 5 năm 1908 (2). Trong sách Cha & Con lại kéo dài đến khi ấm anh Khiêm và ấm em Côn [« tốt nghiệp trung học ở Huế »] (trang 261) (2). Vậy mà giữa niên khoá đầu (1907-1908) cậu Côn đã đọc nổi các tiểu thuyết, như [ «Không gia đình / Sans Famille của Hector Malot, Những bức thư viết từ cối xay gió / Les lettres du moulin của Alphonse Daudet, Pôn và Viếc-gi-ni / Paul et Virginie của Bernadin de Saint Pierre »] (trang 246). Chưa vừa lòng, cậu Côn đọc luôn [« cuốn Khế ước xã hội của Giăng-Giắc-Rút-xô / Contrat social của Jean Jacques Rousseau, nhà văn lớn, đồng thời nhà tư tưởng vĩ đại của nước Pháp, và một cuốn của Von-te (Voltaire) [cuốn nào ?], nhà thơ lớn, nhà triết học vĩ đại, ngọn cờ đầu của phong trào ánh sáng Pháp thế kỷ XVII. »] (trang 246-247). Tên sách và tên tác giả bằng chữ Pháp là do HLN ghi thêm.  

Lời bàn : Người ta mới i tờ tiếng Pháp chưa đầy 2 năm mà đoạn lòng ép người ta đụng tới Contrat social của Rousseau này nọ, rồi buộc người ta đem giảng lại cho học sinh lớp ba lớp nhì ở trường Dục Thanh, 09/1910-02/1911 (3) thì hoặc nhất định người ta sẵn chủng tử Gô-loa từ 10 kiếp trước ; hoặc là người viết kiên định vắt nước thành sửa nên "thái quá bất cập". Người bị  / được viết thật đáng thương vì nỏ còn cơ hội để tự biện giải, khi mà :

Cái ông vốn có người ta bảo không,
Cái ông không có, người ta bảo có.
Ông thấy đó, làm hiền nhân đã khó,
Huống hồ làm thánh khi đã tịt ngôn.
Đời ông hai chữ dại khôn,
Trồng người người lại lách luồn hại ông.


Và thể theo tinh thần trong lời bạt của tác giả Hồ Phương « mong ý kiến chỉ giáo của bạn », tôi sẵn sàng và lấy làm hân hạnh nếu được phép gửi tặng tác giả Hồ Phương toàn bộ nguyên tác của Rousseau, của Voltaire, của Montesquieu để tác giả tự kiểm chứng, bổ túc nội dung của Cha & Con cho những lần tái bản sắp tới, hầu tránh cảnh huống ngược đời của anh chàng thợ nề nọ, tự kiêu xây cất 1 căn nhà theo lối độ-chừng-đến-đâu-hay-đấy, nhà gần xong anh ta thấy nó đười ươi quá, nhưng thay vì phá đi làm lại, anh ma mảnh nguệch ngoạc vẻ bản thiết kế sao cho khớp với cái đười ươi của căn nhà, tiếp tục lừa mình, lừa người dưới thương hiệu sáng tạo !

Nhưng dẫu sao Cha và Con là tiểu thuyết, nên đáng khen. Tôi chịu tác giả ở chỗ biết chọn thời điểm để dứt cuốn sách mang mang tang bồng hồ hải tính : Ra đi, ra đi ! Dù thực chất của bước đầu ra đi là gì có mà trời biết. Phải chi tác giả chịu khó theo nhân vật chính trong sách thêm vài tháng trên đất Pháp, ngang qua cổng trường thuộc địa (4), thì câu [« thần chú mới : Chớ có quên mục đích ! Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được ngã lòng và quên mục đích ! » hoá ra…giả tưởng ! Tác giả Hồ Phương nói : [« Vâng, đây hoàn toàn không phải "truyện ký danh nhân" hoặc "tiểu sử danh nhân ". Tôi hy vọng rằng tiểu thuyết sẽ mang được những rung cảm, những suy nghĩ, những tìm tòi và sáng tạo văn học của mình… »] (trang bià sau). Vâng, nếu Cha và Con được phát hành cách nay 40 năm và, « trộm viá hắn », đừng có Internet như hiện tại, tác giả càng đáng được khen đậm hơn.

Hàn Lệ Nhân

(1)      Giới thiệu tiểu thuyết Cha & Con của Hồ Phương :
http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=311040140&News_ID=14958422

(2)      - Ban nghiên cứu lịch sử đảng trực thuộc BCH TƯ Đảng Lao Động VN, Chủ tịch Hồ Chí Minh  (tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp) : [«… cuộc vận động cải cách của cụ Phan chu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân ở Trung bộ đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch, nhất là trong thời gian Người học ở trường Quốc học Huế, 1905-1910. Do đó, Người sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp. Năm 15 tuổi, Người đã tham gia công tác bí mật, làm liên lạc cho một số nhà nho yêu nước. »]. Trang 11, hàng 2 đến 8. Nxb Sự Thật, HN 1970. In 150.200 cuốn, giá : 0đ 45.

- Ban nghiên cứu lịch sử đảng - Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, Những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ : [« Thực dân Pháp bắt đầu đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Chúng sai quân lính và mật thám đi lùng bắt những người tham gia biểu tình chống thuế. Ngày 14 tháng 5 năm 1908 chúng cho lính đến trường Quốc học Huế nhận mặt số học trò đi biểu tình. Hôm sau, viên đốc học nhà trường đọc lệnh đuổi học một số học trò, trong có anh Nguyễn Tất Thành. »]. Trang 54 hàng 1 đến  8. Nxb Sự Thật,  HN 04/1980. In 15.000 cuốn, giá 0đ60.

(3)      [« Anh Nguyễn Tất Thành bỏ học ở Huế vào thẳng Phan Thiết dạy lớp ba lớp nhì ở trường Dục Thanh. »] [« Thầy Thành giảng cho học sinh hiểu tư tưởng của Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, Von-te »] ! ! ! (Hồng Hà, Thời thanh niên của bác Hồ, nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1976, trang 13-15). In 50.200 cuốn, giá 0đ80.

Bộ túc :

Đặt 3 thời lượng cậu Côn vào Quốc học Huế cạnh nhau ta thấy gì ? - Cả một sự bất nhất trong hậu ý tạo tác điển tích ! Ngoài ra tôi lại liên tưởng đến sự kiện này :
[« Chỉ một câu hỏi: “Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới vào ngày, tháng, năm nào?” mà mỗi đài 1080 trả lời một kiểu. Đài 1080 Hà Nội cung cấp “Quyết định số 24C/18.65 năm 1987 công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới. Quyết định này được công bố vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác”. Đài 1080 Đà Nẵng cho biết: “Bác Hồ được công nhận Danh nhân văn hoá thế giới năm 1989 và được công bố vào [/b]19/5/1990”[/b]. Đài 1080 Gia Lai và đài 1080 Nghệ An cũng chỉ cung cấp được thông tin “ngày công bố Quyết định là ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác”. [/b]Chưa bàn đến chuyện đúng, sai[/b], song ngay cả khi thông tin đúng thì cách trả lời của từng đài 1080 cũng không thống nhất. »] (trích Trúc Khê, Mạnh ai nấy làm) : http://www.vnpost.dgpt.gov.vn/bao_2006/so99/bdkh/t10b1.htm
24C/18.65 là mã số ảo, không có trong kho dữ liệu của UNESCO.org. Muốn biết chi tiết chỉ Google trong ngoặc kép "24C/18.65",  sự thật về việc vội bán da gấu trước khi đi săn và tâm ý lỡ phóng lao đành phải theo lao sẽ rõ ràng !

Và tôi không thể không nhớ lại bài Văn hoá nói thật, văn hoá nói láo ! Nhân tiện, rất mong GS Phan huy Lê công bố sự thật về huyền thoại anh hùng tí hon Lê văn Tám như đã hứa từ hơn 2 năm qua. Mời các bạn đọc lại bài này trong mục Tản mạn qua đêm.

(4) Xem hình :

...


Ông Hồ xuống tàu ở bến Nhà Rồng (Sàigòn) ngày 05/06/1911, gửi thư xin vô học trường thuộc địa ngày 15/09/1911, vị chi chỉ non ba tháng sau trong "bước đầu ra đi tìm đường cứu nước". Tổng thống Pháp thời đó là ông Armand Fallières (1841-1931), nhiệm kỳ 1906-1913. Nếu ông Armand Fallières chấp thuận lá đơn xin học của ấm Côn Nguyễn Tất Thành, thực dân Pháp đã có thêm một bầy tôi đắc lực thứ thiệt, đất nước ta chỉ mất một “vĩ nhân“ và hẳn phải khác xa ngày nay.


Back to top
« Last Edit: 19. Dec 2007 , 14:23 by hanlenhan »  

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Đọc "Cha và Con": Sách viết về bác H
Reply #2 - 31. Dec 2007 , 20:49
 

Anh Hàn Lệ nhân ơi,

My cám ơn anh cho đọc những bài biên khảo rất công phu và thú vị  Wink.
My kính chúc anh chị và gia đình một năm mới vui tươi hạnh phúc và mọi sự thành công như ý  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
hanlenhan
Full Member
***
Offline



Posts: 127
Gender: male
Re: Đọc "Cha và Con": Sách viết về bác H
Reply #3 - 01. Jan 2008 , 02:26
 
Chào chị Mỹ,

Cám ơn chị đã chịu khó đọc HLN tràng giang thiên địa. Hơn chục năm nay, đọc sách của họ đã là liều thuốc "yêu đời" đối với cá nhân HLN, vì mỗi cuốn thì cũng lời được chục lần cười chục kiểu khác nhau, bổ ích hơn đứt khi đọc Chuyện Cấm... của Đặng Trần Huân.

Thỉnh thoảng anh B có buồn khổ vì bị nội tướng của ảnh đì, anh ấy chỉ việc mua vài cuốn tinh lọc tư tưởng của "Người" về mà luyện, mọi buồn khổ sẽ tiêu tan tút suỵt !

Thăm anh chị và các bạn: 2008 chúc các bạn vui mạnh, tình thân, HLN.
Back to top
 

Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã.
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra