Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Kể Về Mẹ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 
Send Topic In ra
Kể Về Mẹ (Read 26876 times)
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Kể Về Mẹ
Reply #135 - 17. Sep 2010 , 20:02
 


Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào.....hoahong.gifhoahong.gif
Dzịt xin mời cả nhà đọc câu truyện Mầm ươm này  Cry


...



Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.

Ðơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

...



Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

“Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả – bà mẹ nuôi nghĩ – Cậu sẽ lạnh cóng!”. Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: “Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?”. Và cậu bé òa khóc.


...

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 17. Sep 2010 , 20:02 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Nhung chuyen ngan rat hay
Reply #136 - 23. Oct 2010 , 07:26
 
1)         Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.  Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm.

            Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.


2)        Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. 

             Một cô bé nói:  - Mình biết tất cả về con nuôi đấy. 

             Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?
             Cô bé trả lời:  - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

 
  3)         Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?” Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” 

             Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…

 
  4)        Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” 

             Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

      
  5)         Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…” Tôi nói với các em: “ Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.   
              Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi: - Sao con khóc? - Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng. 

             - Mẹ đâu? 

             Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.

6)         Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. 

             Trên đê chỉ có mẹ, có con.
              Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố.  Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nha nh lên, kẻo nắng bây giờ.
              Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
              Trời vẫn nắng, vẫn râm... ...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải n ha nh lên.

7)         Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.

              "Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu. "Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy". "Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy... 

            Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".


8)          Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu.

            Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?!


9)       Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. 

           Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.

           Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”. Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.

10)      Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. 

           Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... 

           Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp.

           Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.  Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.


11)       Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. 

           Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
           Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!


12)      "Má! Má lên đây làm gì?". Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nảy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.
            Má nghĩ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp".
            "Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này...". - "Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má...". - "Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!". Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường… Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: "Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường".


13)       Bé Vi 3 tuổi. Bé đã nói được rất sõi và rất thích tìm hiểu mọi sự việc xung quanh mình. Ngày ngày đưa đón con đi học, người mẹ thường giải thích cho con về luật lệ giao thông khi qua ngã tư. Một hôm, bé thắc mắc: - Sao chú kia không dừng lại khi đèn đỏ hả me? - ... Có khi bé góp ý: - Đèn đỏ mà. Sao mẹ chạy luôn vậy? Mấy chú công an phạt mẹ thì sao?
             Một hôm, mẹ dừng lại ngay ngã tư đèn đỏ. Bé giục: - Không có các chú công an. Chạy luôn đi mẹ!

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #137 - 10. Dec 2010 , 19:18
 
Áo Em Cài Hoa Trắng


Tôi được đi học chậm hơn mọi đứa trẻ khác. Sáu tuổi mà vẫn chưa ôm sách tới trường. Nguyên do vì má tôi đau bệnh dai dẳng, má không muốn tôi sống xa cách, dù mỗi ngày chỉ bốn hay năm giờ đồng hồ. Khi má tôi phát bệnh thì bác sĩ đã cho ba tôi biết là má tôi sẽ không sống thêm được quá hai năm. Má không được nghe điều đó nhưng tự xét sức khỏe của mình, má biết là con đường đi của má không còn dài lắm. Mặc kệ những lời trấn an liên tiếp của ba tôi, má giữ một thái độ cam chịu và chờ đợi.
Thấy tôi cứ lêu bêu quấn quít cạnh mẹ, ba tôi có lần gắt:
- Em phải để cho con nó học chớ. Bằng tuổi nó người ta đã vào lớp hai rồi. Trẻ con lên bốn tuổi, người ta đã cho vào ấu trĩ viên để chúng vừa chơi vừa học.
- Học sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ đến lượt. Ðứa bốn tuổi học một năm bằng đứa năm tuổi học sáu tháng. Ðứa năm tuổi học sáu tháng bằng đứa sáu tuổi học ba tháng.
- Anh biết rõ điều đó. Nhưng nó đã sáu tuổi rồi mà chưa học được tháng nào.
- Thôi, để em dạy con.
Má tôi gom những miếng bìa cứng, cắt thành từng mảnh vuông to bằng bàn tay. Má vẽ lên đó những cái vòng tròn, những cái hình mà má gọi là lưỡi câu, cái gáo, con cá. Má chỉ cái vòng tròn và bắt tôi gọi là o, cái lưỡi câu bằng i, cái gáo bằng q, con cá bằng e. Lưỡi câu là cái tôi không hề biết nên tôi hỏi lại:
- Lưỡi câu là cái gì vậy má?
Má tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi. Má nhìn tôi giây lâu rồi đưa bàn tay mềm mại lên đầu tôi. Má nói:
- Ờ! Con chưa biết cái lưỡi câu. Ðó là một cái kim nhọn bẻ cong lại, nơi đầu người ta móc một con mồi vào.
- Con mồi là con gì, má?
- Là con trùn, con dế hoặc nhiều khi là miếng bánh, miếng cơm, những món cá nó thích ăn.
- Móc con mồi vô cái kim chi vậy?
- Ðể đem thả xuống nước. Con cá thấy mồi, mừng quá, lật đật bơi lại táp. Miệng cá dính vào một cái kim, người ta giật lên, cá không chạy trốn được, người ta bắt nó.
Tôi chỉ xuống hình vẽ con cá trên một mảnh bìa cứng (chữ e của má tôi đó) hỏi má tôi:
- Người ta bắt con này phải không má?
Má tôi mỉm cười, gật đầu. Tôi lại hỏi:
- Má có đi bắt những con cá bằng cái kim uốn cong như vậy không?
- Có. Hồi nhỏ má có đi bắt như vậy. Người ta gọi là đi câu.
- Sao má không cho con đi bắt?
- Khi nào rảnh, vào ngày chủ nhật hay ngày lễ, ba con sẽ dẫn con đi câu cá một lần.
Tôi lắc đầu:
- Không, con muốn má dẫn con đi. Con không muốn ba đâu.
- Má bệnh, má đâu có đi được?
- Thì hôm nào má mạnh má dẫn con đi.
Má tôi “ừ” và lặng lẽ nhìn tôi. Một lát, thấy từ nới khóe mắt của má có hai giọt nước mắt chầm chậm ứa ra, lăn dài chạy xuống cằm. Tôi không hiểu tại sao điều tôi yêu cầu có thể làm má tôi buồn như vậy. Sau này lớn lên, ngồi nhớ lại tôi mới hiểu. Một người đã đóan biết được ngày chết gần kề của mình mà phải hứa với con một điều mình biết chắc không thể nào thực hiện được việc dẫn con đi câu cá, cả đến việc được ngồi cạnh con trước những tấm bìa cứng này cũng không còn kéo được bao lâu nữa.
Tôi học không được bao nhiêu chữ. Bởi ngồi với tôi chừng một lát thì má phải nằm nghỉ. Tôi sung sướng nằm theo, cạnh má, tay cầm xấp “bài học” xếp xếp như người ta đánh bài. Tôi nói với má:
- Nằm học khỏe hơn má há?
- Ừ.
- Sao ở trường học họ không cho học trò nằm ngửa ra mà học?
- Nằm ngửa ra, tụi nó ngủ quên hết.
Tôi gật đầu, ờ ờ.
Dù khi tôi ngồi cạnh hay nằm cạnh, má cũng hay lấy bàn tay rờ lên đầu tôi, vuốt ve lên má, lên cằm, lên tai tôi. Dường như để xác định rằng tôi có hiện diện đó thực, tôi, vật quí báu nhất do má tạo ra và má sắp bỏ lại trên cõi trần này.
Ba tôi bắt gặp mấy lần lối học “nằm ngửa” này của tôi. Ông kiểm soát lại xem có chữ nào còn sót lại trong cái khối óc ưa nằm ngửa đó không và rõ ràng là một tư thế như vậy làm cho mọi chữ nghĩa đều trôi tuột đâu hết. Ông nghiêm sắc mặt bảo tôi:
- Ngồi dậy mà học.
Tôi líu ríu ngồi dậy.
- Lại ngồi nơi bàn mà học.
Tôi líu ríu đi lại bàn.
- Sắp lên bảy tuổi rồi mà học chưa hết hăm bốn chữ cái. Bằng tuổi mày, người ta đều học lớp hai.
Má không phân biệt cho tôi chữ nào đực, chữ nào cái.
Tôi đoán chữ i, chữ t gầy gò là đực, chữ o chữ a mập mạp là chứ cái.
Thường thì tôi nghe lời ba tôi lại bàn ngồi ngay ngắn, nhìn xuống mặt chữ và lẩm nhẩm gọi tên nó. Má tôi im lặng để nhường tiếng nói cho ba tôi.
Một hôm tôi ngoan ngoãn nghe lời ba líu ríu lại bàn thì má tôi cất tiếng:
- Thôi, cho con đi chơi.
Tôi không biết nên nghe lời ai. Nghe lời má tôi thì sướng quá rồi, nhưng ba tôi còn đứng đó. Mà ba tôi thì không nghiêm khắc nhưng ông biết bắt người ta vâng lời. Tôi biểu lộ sự lưỡng lự bằng cách vẫn đi bước tới nhưng bước chậm lại.
Má tôi giục:
- Con chạy ra ngoài chơi đi con.
Tiếng ba tôi:
- Thôi, cho con đi chơi.
Tôi nghe lời ba, đi rẽ ra phía hành lang. Vừa bước ra khỏi phòng thì nghe tiếng nói của má tôi:
- Anh đừng làm cho con sợ.
- Anh không muốn vậy, nhưng phàm uốn tre thì phải uốn khi nó còn là măng. Anh tập cho con biết nghe lời phải.
- Phải uốn dịu dàng! ... Em biết là em quấy khi giam giữ con ở cạnh mình mà không chịu rời nó ra cho nó đi học. Nhưng anh ơi, em đâu có còn sống được nhiều ngày tháng? Bác sĩ nói với anh là bệnh em sẽ chữa khỏi. Anh đừng tin. Em biết sức khỏe của em mà. Vì vậy mà em muốn sống quây quần cạnh con những ngày chót.
Tiếng má tôi khóc nấc lên làm tôi bàng hoàng. Tôi đi trở ngược lại và qua khung cửa mở, tôi thấy ba tôi cầm tay má tôi. Má tôi lấy khăn lau nước mắt:
- Con nó nhút nhát vì từ nhỏ đến giờ nó chỉ sống cạnh em. Gần như không tiếp xúc với những trẻ con khác. Vậy anh đừng làm cho con sợ. Anh phải thương con bằng tình thương của anh và thay em mà thương con bằng tình thương của người mẹ. Bổn phận thứ hai nặng hơn bổn phận thứ nhất.
- Má tôi ngậm một chéo khăn mùi-soa như để ngăn chặn tiếng nấc.
Những tấm bìa cứng tỏ ra bất tiện mỗi khi tôi muốn nhìn lại gương mặt của một chữ. Chứ lật lên, bỏ xuống, loay hoay kiếm hoài. Ðôi khi miếng bìa mang chữ cái tôi muốn kiếm lại không nằm trong “bộ bài” đó mà nằm lạc ở một nơi nào khác. Ngày nào cũng có dịp để lục tứ tung mền gối với mục đích tìm chữ. Rất tốn thì giờ. Bởi khiếm đích tìm chữ thì không ra mà lại gặp toàn những thứ mình không định kiếm. Chẳng hạn hòn bi. Rõ ràng là hôm kia tôi ngồi bắn bi một mình ở ngoài mái hiên, thế mà buổi chiều ra mái hiên để tìm bắn tiếp thì một hòn biến đâu mất. Chạy kếm sáng con mắt, chẳng chỗ nào có. Má tôi đưa hai đồng sai chị bếp ra hiệu sách mua cho tôi hòn bi khác. Bây giờ khi tìm chữ mà học thì lại thấy hòn bi đó nằm dưới tấm ra. Chẳng hạn tìm thấy cái móc tai. Hôm qua ba tôi ngứa tai, tìm cái móc tai nhưng không thấy, ông la vang cả nhà. Bây giờ không tìm thì nó lại nằm tô hô ra đó. Nhưng tôi không chịu nhặt đem đi cất ngay để trưa về đưa cho ba đâu . Tôi phải dùng nó để móc tai tôi cái đã. Công việc đó làm tôi say mê và khi tôi chịu rời nó ra thì bên phòng ăn nghe tiếng muỗng nĩa rổn rảng.
Má tôi nhận thấy sự bất tiện của phương pháp học bài trên bìa cứng nên một hôm đưa tiền cho chị bếp sai ra hiệu sách mua cho tôi một cuốn vần.
A! Có cuốn sách mới chính hiệu là học trò đây! Tôi giành lấy quyển sách. Nhìn xem cái bìa thấy có vẽ hình hai đứa con nít đang lật một cuốn sách. Tôi nói:
- Học cuốn sách phải cần có hai đứa không má? Con học có một mình thì học sao được?
- Má sẽ cùng học với con.
- Nhưng má đâu phải là con nít? Ðứa con gái này lớn hơn thằng kia một chút. Chắc là chị của thằng kia. Ðáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị gái như vậy.
Má gật đầu:
- Ừ. Ðáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị như vậy. Nhưng mà thôi, đưa sách đây má lật dạy cho con. Ðây, cái lưỡi câu đây. Lưỡi câu là chữ gì?
Tôi lật đật nói liền như sợ có ai tranh nói trước:
- Chữ i.
- Giỏi lắm. Chữ i dùng để viết “đi học”, “đánh bi”. Con coi hình vẽ thằng nhỏ đi học. Vài hôm nữa con cũng ôm cặp và xách ve mực đi học như nó vậy. Còn thằng này thì ngồi đánh bi. Hai đứa nhỏ này đang chạy thi.Tôi vội lật qua trang sau để xem có món gì lạ trong đó. Tôi la to lên:
- A! Con cá! Con cá đang bơi.
- Tên là cá gì con biết không?
Tôi lắc đầu:
- Không.
- Cá thu. Con cá thu có chữ u.
Chữ o thì thật dễ nhận ra. Má tôi chỉ hình vẽ một chùm trái cây rồi hỏi:
- O chùm... chùm gì?
Tôi nói liền:
- Chùm ruột.
Má bật cười:
- Chùm nho chớ sao lại chùm ruột?
Tôi cười ồ theo. Tôi quen kêu chùm ruột chớ ít nói chùm nho. Trên lối đi ngoài vườn có đến ba, bốn cây chùm ruột. Mùa hè, trái lòng thòng từng chùm.
Má chỉ hình con ve sầu (dạy chữ e) rồi hỏi tôi con gì.
Tôi nhìn xuống hình, nhíu mày suy nghĩ một lát rồi nói:
- Con gián.
Má lại cười. Rõ ràng là sự học vấn làm cho mẹ con tôi vui vẻ.
Có một trang vẽ làm cho má ủ dột nét mặt. Ðó là trang dạy chữ ê vẽ hình một con dê mẹ cho dê con bú và con bò mẹ cho bò con bú. Con dê mẹ có một bầu sữa thật lớn và đứng lom khom. Nó có một chùm râu nơi cằm nên không ra dáng một bà mẹ. Con bò cái trông dễ thương hơn. Nó quay mặt lại nhìn con bú. Ðôi mắt trìu mến hiền từ, như mắt má tôi vẫn nhìn tôi khi tôi ngồi trong lòng má.
Học đến chữ q “con nhỏ quét nhà” thì bịnh của má tôi phát nặng trở lại. Bác sĩ cấm không cho tôi được vào phòng má. Ba tôi âu lo, mỗi ngày gương mặt mỗi héo dần đi. Trong phòng má bước ra, ba đi thẫn thờ hoặc bước vội vã, và dường như ba không còn nhận thấy sự hiện diện của tôi nữa, của chị bếp, của chị Năm giúp việc, của căn nhà, của mọi vật xung quanh. Có lẽ chỉ còn nhận thấy sự hiện diện của cái cửa để bước ra, của cái bàn để đi tránh. Tôi buồn bã cô đơn, đem cuốn sách vần ra nhìn mặt chữ, nhìn hình vẽ. Lật xuôi lật ngược, đọc ngược đọc xuôi, nhưng cứ đến trang “con bé quét nhà” là dừng lại. Trang bên cạnh có vẽ con khỉ trèo cây. Chẳng biết chữ gì đó, đọc như thế nào và sự tích làm sao. Chắc phải hay lắm, thú vị lắm bởi một con khỉ thì không thể chán như hai trái đu đủ hay như cái lư đồng. Nhưng ai đọc cho tôi? Ai giải thích cho tôi? Thật ra thì ba tôi có thể chỉ cách đọc, chị bếp có thể chỉ cách đọc, nhưng tôi không muốn ai chen vào sự học của tôi để thay thế má tôi. Tôi chỉ tin ở má tôi thôi. Tôi chỉ an tâm thoải mái bên cạnh má tôi thôi. Ðôi lúc ba tôi đi ngang cạnh tôi, đứng dừng lại, nhìn tôi ngồi trước trang sách. Tôi phải đọc vội những chữ u chữ e và đưa tay lật liền về những trang đầu sách. Khi vội quá không kịp lật ra trang trước thì tôi đưa hai bàn tay lại che cái hình con khỉ. Ðáng lẽ ba tôi để ý tìm hiểu vì sao nhưng dáng ba mệt nhọc bơ phờ nên ba đứng dừng lại một chút rồi bỏ đi luôn. Tôi không muốn ba tôi nhìn đúng vào trang con khỉ trèo cây. Tôi sợ ba tôi sẽ hỏi chữ gì rồi bày cho tôi học luôn. Tôi muốn nhìn đôi môi xinh xắn của má tôi đọc, ngón tay trắng thon của má tôi chỉ và tai tôi nghe giọng nói dịu dàng của má tôi phát âm tiếng đó. Tôi muốn má tôi kể cho tôi nghe về chuyện con ve đi vay gạo của con kiến trong bài học chữ e, con tò vò nuôi con nhện trong bài học chữ t, đời sống của chúa sơn lâm, con sư tử giữa rừng Châu Phi trong bài họ chữ s. Nhưng than ôi! Ðiều ao ước đòi hỏi của tôi không thể thực hiện được. Má tôi từ trần trong kỳ bệnh tái phát đó, má vĩnh viễn lìa bỏ tôi. Cuốn vần quốc ngữ chứng kiến sự ra đi đành đoạn của má. Nhìn trang bên này thì má tôi còn, nhìn trang bên kia thì má tôi mất. Con đường chỉ đóng ngăn cách hai trang sách như là con đường phân ranh giữa sự còn và sự mất, sự Sống và sự Chết của má tôi.
Má mất được hai tháng thì ba tôi dẫn tôi xuống trường Tiểu Học Lai Ðức xin cho tôi học lớp một. Cô giáo bắt dùng một cuốn sách vần khác không có vẽ hình con khỉ. Càng hay. Hình con khỉ nên chỉ dành riêng cho tôi và má tôi thôi. Tôi không muốn ai dính dự vào đó hết. Hãy để cho nó giữ vẹn sự bí mật bao quanh má tôi từ khi má mất. Tôi không biết bây giờ má tôi ở đâu. Hài cốt thì chắc chắn là nằm ở nghĩa trang thành phố, dưới ngôi mộ đắp vun lên, xây đá, quét vôi trắng và phía trước có tấm bia ghi rõ tên má. Hàng chót của tấm bia ghi tên tôi, đứa con trai độc nhất của má mà người khắc bia ghi là: Trưởng nam phụng tự. Cái thân xác của má còn đó nhưng linh hồn thì phiêu lãng ở cõi nào? Tôi không tin là cái linh hồn đó bị tiêu diệt đi được.
Từ ngày má mất, ba tôi dịu dàng với tôi nhiều hơn trước, mặt dù sự học của tôi không theo kịp nổi những đứa cùng tuổi. Ba tháng học của một thằng sáu tuổi kết quả bằng một năm học của một tên bốn tuổi, điều má tôi nói có thể đúng, nhưng những đứa sáu tuổi lại không chịu ngừng học để đợi tôi, để cho tôi theo kịp. Chúng nó cứ học như điên và tôi phải vừa học theo vừa trả nợ liên miên. Trả nợ hồi lên bốn, trả nợ hồi lên năm, trả nợ hồi lên sáu. Ba tôi khuyên:
- Con cứ yên tâm mà học. Chẳng cần phải vội chi. Lớp Hai, lớp một con thua chúng bạn nhưng lên lớp Ba, lớp Bốn con sẽ bằng, lên lớp Năm con sẽ hơn. Con đường học vấn còn dài lắm.
Tôi nói thầm:
- Con cám ơn Ba, nhưng con sẽ cố gắng học để mau cho bằng chúng bạn. Con sẽ chỉ thua chúng bạn ở lớp Một, bằng chúng bạn ở lớp Hai và lên lớp Ba con sẽ hơn. Con phải làm vui lòng má con, làm sao cho má khỏi phải hối hận là bởi má mà con đi học chậm trễ thua sút con người ta.
Tôi đã giữ lời hứa, dù đó là lời hứa âm thầm. Tôi đã can đảm ngồi lại bàn học lâu hơn những đứa bạn tôi, bị thúc đẩy bởi lòng yêu thương má tôi tha thiết không nguôi. Lâu lâu, tôi lén mở cuốn sách vần cũ, cuốn vần đầu tiên của chúng tôi. Hai đứa nhỏ vẫn cứ chạy thi hoài, chạy suốt đêm suốt ngày không biết mệt. Thằng nhỏ vẫn ngồi bắn bi, bắn bi mà y như cầm hòn bi dứ vào miện con cá phi đang lừ mắt nhìn. Trang sau có thằng nằm ngủ miệng há ra để rớt những chữ o trên tay, và dưới tấm hình người ta biên là ngáy o o.
A! Cái chùm nho mà ngày xưa tôi kêu là chùm ruột! Từ ngày má mất, chị Năm và chị bếp tị nạnh nhau lười biếng tưới cây. Cây chùm ruột cạnh giếng thì còn tươi tốt trái bâu đầy cành, còn mấy cây chùm ruột đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị đói trông thấy. Lá mỏng đi và hay xếp quặp lại. Rầy bám đen thân cây như có ai rẩy bột than lên đó.
Tôi lật thêm vài trang. Con dê mẹ còn đứng khom lưng, con bò mẹ vẫn quay mặt đứng âu yếm nhìn con bê đang say sưa bú. Tôi nhớ đến nét mặt buồn của má tôi lần đầu tiên khi má lật trang này . Má ơi, hôm nay thì con biết tại sao má buồn như vậy . Má muốn đem má so với con bò mẹ đó. Con bò mẹ còn nhiều ngày tháng để âu yếm nhìn con nó, còn má thì sắp sửa phải vĩnh viễn xa con. Con nhớ buổi sáng đó má nhìn lâu bức hình rồi má thở dài. Má quay mặt đi chỗ khác. Con hỏi má:
- Con bò con nó bú hết sữa thì lấy đâu để người ta làm sữa bò, hở má?
Con đợi lâu không thấy má trả lời. Khi má quay lại thì con thấy mắt má đỏ và ươn ướt. Con còn dại không hiểu là má đang khóc. Con hỏi:
- Sao mắt má đỏ vậy má?
Má nói:
- Có hột bụi nó rớt vô mắt má.
Má ơi, hôm nay coi lại hình con bò mà con nhớ má quá chừng. Con muốn được ngồi cạnh má và được má nhìn bằng đôi mắt âu yếm như đôi mắt của con bò cái nhìn con nó vậy.
Nghĩ tới đây, nước mắt tôi lặng lẽ trào ra. Tôi không muốn khóc mà! Tôi chỉ muốn nhớ tới má tôi thôi, nhớ đôi môi xinh xắn, ngón tay trắng thon và giọng nói dịu dàng. Tôi lật thêm vài trang. Ðến trang con bé quét nhà và con khỉ trèo cây thì cơ hồ mắt tôi không còn nhìn rõ hình vẽ nữa. Màng nước mắt đã dày và những hình vẽ chập chờn rung rinh.
Mỗi lần mở cuốn vần ra coi, tôi sợ ba tôi bắt gặp. Tôi thường đợi lúc nào ba đi vắg. Tôi không muốn bị ba phê bình là đa cảm ủy mị. Hồi má còn và thấy tôi lớn đầu mà còn quấn quít bên mẹ, ba tôi tỏ ý lo rằng sau này lớn lên tôi thiếu mạnh dạn can đảm. Chính vì lẽ đó mà mặc dù rất chìu chuộng má tôi, có nhiều lần ba phải la lối gay gắt.
Quyển sách vần, tôi cất kỹ trong tủ sách của tôi. Hễ lật coi xong là len lén đem cất dưới đáy tủ. Thế nhưng có hôm vì bạn tới chơi bất ngờ hay có việc gì đó hốt nhiên xảy đến, tôi lật đật quên dẹp nó. Và rồi tôi cũng quên bẵng nó nữa. Tuổi nhỏ có trí nhớ rất dai nhưng dễ lơ đễnh lộn xộn. Khi mở cặp học bài, bỗng thấy cuốn vần nằm trong đó. Lần đầu tiên, tôi kêu chị bếp:
- Chị có bỏ quyển vần cũ trong cặp của em phải không?
Chị lắc đầu:
- Không.
Tôi nói:
- Vậy thì chắc chị Năm.
Tôi kêu chị Năm và lặp lại câu hỏi. Chị Năm dài dòng hơn:
- Từ sáng đến giờ chị đâu có vô phòng em mà bỏ? Ai bỏ đó chớ, chị bỏ thì chị nhận liền.
Chắc chị Năm nghi chị bếp bỏ. Và chắc chắn chị chưa nghe rõ câu hỏi, chưa biết bỏ cái gì, bỏ vô đâu và bỏ như vậy thì có hại gì. Chắc chị đang nghĩ “kẻ đó” đã làm một điều lỗi, và chị muốn đổ riệt cho chị bếp. Tôi không muốn hỏi dài dòng thêm. Một cái chạng cây ổi nơi tôi ngồi núp dưới bóng lá để nghe con chim kêu chích chích đối với tôi thích thú hơn chuyện đôi co.
Một lần sau lại cũng bỏ quên quyển vần và cũng lại tìm thấy trong cặp. Lần này tôi bận làm Toán đố, không kịp điều tra.
Một buổi sáng nọ tôi đang mê ngủ thì chợt giật mình thức dậy. Nhìn ra cửa sổ thấy ánh sáng ban mai còn mờ mờ. Bên phòng ba tôi có tiếng lục đục. Ba có thói quen dậy sớm. Một lát có tiếng cửa mở nhẹ, rồi tiếng dép của ba đi về nhà sau. Chợt tôi nghe tiếng ba tôi hỏi:
- Ðứa nào đem bỏ quyển vần Quốc ngữ của em vô đây?
Tôi lo quá khi nghe ba tôi nhắc đến quyển vần Quốc ngữ. Ðúng rồi, chiều qua tôi lật ra coi rồi bỏ quên không dẹp. Chắc chị bếp tánh hay làm ẩu, lấy đặt vào một nơi nào mà ba tôi không bằng lòng. Ðặt lên đầu tủ lạnh, trên mặt tủ búp-phê chẳng hạn. Tính ba tôi sạch sẽ mà quyển vần thì lem luốc rách rưới.
Tiếng chị bếp:
- Dạ thưa ông, cháu đó.
- Quyển sách của em mà, sao đem quăng vô đây?
- Dạ cháu thấy cuốn sách rách bìa, bỏ rớt dưới sàn gạch phòng ăn. Cháu tưởng em nó bỏ. Cháu lượm quăng vô giỏ để hồi nào nhen lửa. Cuốn sách vần cũ mà, thưa ông.
- Ừ, cuốn vần cũ chớ sao?
- Em học lên tới lớp Năm rồi, còn dùng cuốn vần đó chi nữa.
Một khoảng im lặng hơi dài. Tôi nghĩ rằng ba tôi bỏ đi chỗ khác khổng trả lời chị bếp. Nhưng không. Vẫn nghe tiếng ông nói ở chỗ cũ:
- Em nó giữ để lâu lâu nó mở ra coi. Kỷ niệm của má nó đó mà. Lần sau hễ thấy em nó bỏ lạc chỗ nào thì nhớ lượm lên đem bỏ vào cặp cho em.
- Dạ.
Tiếng dép ba tôi đi lên nhà trên. Tay nắm cửa phòng tôi quay nhè nhẹ và cửa phòng mở nhè nhẹ. Tôi vội vàng nhắm mắt giả vờ ngủ. Ba tôi lại gần giường đứng nhìn tôi giây lâu rồi nhẹ mở cái cặp của tôi đặt quyển vần vào trong. Ông đóng cặp lại rồi rón rén bước ra khỏi phòng. Cánh cửa nhẹ nhàng đóng lại sau lưng.
Tôi cảm động muốn kêu lên: “Má ơi! Ba không nghiêm khắc với con như má hằng lo sợ hồi má còn sống. Ba uốn nắn con nhẹ lắm, nhẹ hơn uốn nắn cây măng non. Ba quý trọng những giờ phút quấn quít cạnh nhau của mẹ con ta, hồi xưa và cả bây giờ và mãi mãi sau này nữa, má có biết không?” Tôi rất yên tâm bởi không bị cảm trở việc thỉnh thoảng ngồi nhớ má tôi, nhớ những ngày êm đềm cạnh má, sự hồi tưởng bâng khuâng mà khi lớn lên tôi coi như những cuộc hành hương lặng lẽ về Quá Khứ có má hiện diện, về Ðất Thánh của tâm hồn tôi.

Sưu Tầm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #138 - 14. Dec 2010 , 19:11
 
Những Đoản Khúc Về Mẹ

 
1-Bây giờ mẹ đã đi rồi! Tám mươi bốn năm một kiếp sống con người. Cõi phù sinh có những lận đận lao đao. Có những lúc nghẹn ngào mà không thể nói. Mẹ đã đi! Mẹ đã đi rồi! Những đứa con lặng buồn, nhưng cũng mừng cho mẹ. Mẹ không phải chịu thời gian lâu dài để chống chọi lại với những đau khổ của cơn bệnh, hay dằn dặt bởi những ưu phiền. Mẹ ra đi ung dung và tự tại. Chúng con không bên mẹ do sự xa cách nghìn trùng, nhưng cũng có các anh các chị con của các cậu, các dì và nhất là bên mẹ đã có ba. Tình cảm và ân nghĩa của các anh các chị ấy khiến chúng con cũng khó mà quên. Kiếp con người không làm sao định được, chẳng ai biết “ngày mai sẽ ra sao?”.

2-Con còn nhớ những ngày xưa còn nhỏ, mẹ đã từng gánh em con và con chạy lúp xúp theo sau để đi về quê ngoại. Những đường nương theo các bờ ruộng trơn ươn ướt, hay mỏng manh. Mẹ đã đi trên những đường ấy cũng như đi trên những nẽo đời, con cũng chạy theo mẹ với những lúc buồn vui. Hai mẹ con có những lúc buồn vui và thổn thức. Con hiểu mẹ lắm, mẹ ơi! Con không buồn gì cả, mặc dù trong đời con có những lúc âm thầm mà tủi khóc một mình, con chỉ nhìn đó là “số phận”, những nhân quả trong kiếp xa xưa mà thôi! Mỗi con người có một “định mệnh” riêng tư, một “biệt nghiệp” mà mình phải chấp nhận như là “số phận” của mình! Bây giờ mẹ đã đi! Duyên nợ cuộc đời đã chấm dứt! Mẹ đã làm tròn bổn phận của một kiếp người! Con lặng buồn, nhưng không muốn khóc. Con muốn mẹ được yên tĩnh ra đi, con không muốn mẹ phải luyến tiếc mà quay trở lại. Cuộc đời nầy đâu có gì phải lưu luyến đâu mẹ! Con cầu mong cho mẹ về được một thế giới bình yên, an lạc hơn để bỏ cho những ngày đau khổ của thế giới trần gian. Con không muốn mẹ vì thương yêu hay luyến tiếc mà quanh quẩn trong cuộc đời nấy!

3-Mẹ ơi! Ai cũng một lần sanh ra và cũng một lần phải đi: “Ra đi vĩnh viễn!”. Xót xa chi một cuộc đời như thế nầy! Cuộc đời đầy đau thương sầu khổ. Mẹ đã làm tròn bổn phận của mình, ân nghĩa đã tròn, mẹ cứ dứt áo mà đi! Mẹ cứ phủi những hạt bụi, phủi tay mà dứt nợ, chẳng cần chi phải nghĩ ngợi xa xôi! Có điều chi để mình nuối tiếc đâu mẹ! Mẹ đừng thương chúng con hay các cháu; mẹ chẳng nên quấn quít để làm gì mà lại làm thiệt thêm phần của mẹ! “Nguyện lực” không cần thiết ấy sẽ làm cho mẹ kéo dài sự “luân hồi” của mẹ hơn thêm. Mẹ cứ dứt bỏ cả đi mọi hờn giận, oán ghét vì những điều ấy sẽ khiến cho mẹ trên đường đi hay ngó lại, hoặc một lúc nào đó mẹ muốn quay lại để “trút” những hờn căm…Thôi mẹ, dứt bỏ hết để bình thản ra đi! Ra đi trong một sự an nhiên, tự tại không yêu thương, mến ghét. Mẹ cứ ra đi như một người kịch sĩ tài ba đã làm trọn vai trò của mình trên sân khấu và từ bỏ sân khấu mà chẳng phải luyến lưu hoặc có chút bận lòng! Ai rồi cũng phải ra đi! Thì đâu có gì để mẹ phải lưu luyến đâu! Ấy chỉ là “lẽ sinh tử” thôi mà mẹ! Mẹ cứ bình thản mà đi!

4-Con đã từng buồn vui với mẹ. Con cũng đã hiểu mẹ lắm rồi! Có những chiều mưa ngồi rưng rưng nước mắt để nhìn vào khoảng trời xa xăm. Mấy năm trước nhìn thấy mẹ cầm quyển Kinh “Vu Lan Bồn” con thấy mà mừng vì mẹ vốn biết chữ không nhiều, nhưng nay mẹ lại đọc, mà lại đọc đến một quyển kinh Phật. Con có thể đoán mẹ không thể hiểu trọn vẹn, nhưng ít ra nó cũng là cái “nhân”: Mẹ muốn đi vào Đạo Phật, để tìm thấy cái ý nghĩa thâm sâu. Duyên của mẹ đã đến, không mấy ai biết cái “duyên” của mình đến tự lúc nào. Quay đầu về bến để tự tìm cho mình một nơi an trú lúc tuổi già. Mẹ đang đi tìm! Mẹ ơi! Mẹ cứ quên đi những thời gian lận đận lao đao lo cho con có tiền đi học, những thời gian nuôi các em của con trong hoàn cảnh khốn cùng. Con đã từng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, lòng con cũng đã từng nghĩ ngợi xa xôi. Ôi! Đấy là cuộc đời! Có nhiều buồn hơn là vui, phải không mẹ! Mẹ cứ quên đi những khổ ải của cuộc đời, mẹ cứ nhìn và đi về phía trước, cứ bước những bước an nhiên và tự tại, đừng vướng bận lấy lòng. Chẳng còn gì phải bận tâm, Mẹ đã làm tròn, tròn cho một kiếp người!

5-Mẹ đã đi! Mẹ đã chọn cho mình một khung cảnh sau cùng. Mẹ muốn được mặc bộ áo nhà tu, mẹ muốn chay tịnh. Mẹ sắm sẵn cho mình một con đường để đi: Đi về phía trước! Thì con cũng muốn mẹ cứ đi, đi về phía trước, phía trước đang chờ mẹ! Và mẹ hãy quên đi phía sau, vì phía sau chẳng là khung trời tốt đẹp mà mẹ con mình đã hứng chịu bao năm. Mẹ cứ bình thản mà đi, cứ đi về phía trước. Phía trước sẽ đến được bến bờ. Mẹ sẽ tìm thấy được căn nhà xưa, xưa thật là xưa; nhưng bao giờ nó vẫn đẹp, và luôn mãi đẹp của muôn đời. Mẹ cứ đi, và “Mẹ đã ra đi!”.


Nguyên Thảo,

11/11/2010 (29/9 năm Canh Dần) 

Xin mang về nhà đoản văn ngắn do 1 người bạn viết. 
Bạn hiền thân thương, ai cũng có lần sinh ra trong quán tro này  và 1 lần giả từ quán trọ mà đi .  Kính xin nguyện Mẹ hiền của bạn an nhiên  tự tại ra đi về nơi cõi tịnh của Đức Từ Phụ A Di Đà 
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #139 - 15. Dec 2010 , 15:59
 

Tl thân mến ,
Cám ơn bạn hiền đã chia xẽ bài nầy , làm Tv nhớ người Mẹ dấu yêu , đã ra đi vào thang 12 , tháng của các buổi tiệc đoàn tụ , và hạnh phúc.
Nhưng bạn ơi , cho dù bao nhiêu năm sau khi Mẹ mất , bao nhiêu  tình thương......vẫn trống vắng 1 điều gì , không có ai thay thế được.
Mong bạn và gd luôn an lành.
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #140 - 16. Dec 2010 , 18:07
 
tuy-van wrote on 15. Dec 2010 , 15:59:
Tl thân mến ,
Cám ơn bạn hiền đã chia xẽ bài nầy , làm Tv nhớ người Mẹ dấu yêu , đã ra đi vào thang 12 , tháng của các buổi tiệc đoàn tụ , và hạnh phúc.
Nhưng bạn ơi , cho dù bao nhiêu năm sau khi Mẹ mất , bao nhiêu  tình thương......vẫn trống vắng 1 điều gì , không có ai thay thế được.
Mong bạn và gd luôn an lành.
Tv

TV  thân thương
Đúng đó...Chính vì thế ...mới có người viết là ....Con mất Mẹ là mất hết tất cả,  cho dù chúng ta vẫn mãi hoài bận rộn với những bận rộn ,buồn vui của cuộc sống ... nhưng hình bóng MẸ hiền vẫn luôn ở trong ta ..Chúc TV luôn vui bên Cháu Alex nhé ...Có cháu  cũng vui rồi TV nhỉ. Chúc TV 1 Mùa Giáng Sinh an lành  openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif 
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2010 , 18:09 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #141 - 16. Dec 2010 , 19:38
 
Trái tim sen của Mẹ

 

Mẹ tôi vẫn đứng đó, trước cửa, đôi bàn tay gầy run run, mắt nhoà lệ, chưng hững, mất mác, bất lực. Đây cũng là điều mà tôi vẫn sợ, nghĩ đến, khi về thăm mẹ và rồi ra đi, để lại khoảng trống trong lòng của mẹ.

Mắt mẹ trũng sâu
tuổi già xơ xác
bóng xuân mờ dần
năm tháng trông con
mái tóc rụng trắng
vầng trán nhăn nheo
những chiếc răng xưa
trắng nỏn mượt mà
quên lối quay về
nụ cười móm mém
nuôi con, cơm mớn
nhưng trái tim mẹ
ngời ngời rực sáng
nở vạn cánh sen
nhớ tên từng đứa
con trẻ chạnh lòng
nhớ mẹ bao năm


          Rồi cũng phải trở về như ngày đã định trước, sau thời gian ngắn về thăm mẹ, khi được tin mẹ bị bệnh nặng. Những ngày nầy, sau mau quá, thoáng chốc đã đến ngày về. Tôi muốn thời gian ngừng lại, để lưu lại được lâu hơn, nhưng đành chịu, vì còn phải đi làm…

          Cuộc sống là sự xoay vần, tuôn chảy, đi tới. Thời gian trôi qua, không nắm bắt được, cố tìm lại những mắc xích thời gian, chỉ thấy nhạt nhoà.

Có những buổi sáng, khi có ánh nắng hạnh phúc nhảy múa, những hạt thủy tinh gieo vui, chan hoà khắp mọi nơi, có cơn gió thì thào, mát rượi. Trên bàn ăn, chỉ còn có mẹ và tôi. Mẹ dành cho con khoanh bánh mì để trên diã, trứng chiên, tách cà phê sữa nóng, thứ mà tôi thường thích ăn sáng. Mẹ nhìn con ăn, gương mặt vui lên hớn hở. Đứa con ở xa về mà. Có khi là khoảng lặng im kéo dài, lúc ngắt quãng, có lúc câu chuyện trở nên bất tận. Mẹ hạnh phúc khi thấy con mình về thăm.



- Con khoẻ không? Gia đình ra sao? Cuộc sống có vất vả lắm không?

- Con khoẻ lắm, đừng lo cho con. Má ráng giữ gìn sức khoẻ. Má khoẻ là con mừng rồi..

Tôi là người thường ít nói, nhiều tình cảm và không khi nào để cho cha mẹ lo lắng tới. Từ thuở nhỏ, mới trên mười tuổi đầu đã rời xa mái ấm gia đình, với bao nhiêu hoàn cảnh khó, gian nan, mới lạ trước mắt... bên cạnh người Dì. Phải tự lo ăn, nếu không muốn bị đói. Lo mặc, lo học, vì không ai khuyến khích, nhưng chưa bao giờ, cha mẹ nghe một tin tức gì không vui từ tôi. Sống nhiều về nội tâm tự nhỏ, có nhiều tánh chịu đựng, nhẫn nhục, nên cuộc sống thường theo cách “ sống dễ để dễ sống, hay, dễ sống để sống dễ” như câu nói của ai đó.

Chỉ tội cho mẹ già, dù có con bên cạnh, con gái, con trai...nhưng lại đơn chiếc, lẽ bóng trong cuộc đời, khi ba tôi đã ra đi sớm, vào lúc đó, tôi lại không thể nào có mặt.


Bóng dáng trăng gầy, đêm khuya sớm
tấm thân còm cõi, một đơn côi
đêm khuya, trăng khuyết rồi trăng rớt
để giữa khoảng trời, những tiếc thương...



          Tôi nhớ đến cha thật nhiều, nhớ nhiều lắm ...

Cha về nơi phố cổ
mảnh đất tự ngàn xưa
vỡ ra từng hạt bụi
bóng dáng đã xa vời.
.

          Khoảng thời gian sống với cha mẹ thật ít, rồi sau đó, đã rời xa. Có những lời nói không đủ, nói hết. Nhiều lúc, tôi muốn đem đôi tay để kéo dài thời gian ra, muốn đem trái tim để mở rộng, làm bùng vỡ không gian, để được nhìn thấy bóng dáng của cha…Tôi không dám nghĩ xa hơn nữa, vì bước chân trên con đường trần với chính đôi chân của mình, dò dẫm, từng bước một, không cha mẹ bên cạnh …do tôi quyết định, nên tôi không biết mình có phải là người hạnh phúc hay là bị thiệt thòi, mất mát nhiều trong cuộc đời, giữa đất trời.

          Có buổi trưa, nhìn mẹ ngủ, tôi cảm thấy xót xa trong lòng. Mẹ già, gầy yếu, không biết còn bao lâu nữa sẽ ra đi, bỏ lại trần gian nầy.

Có những buổi tối, xuông lầu, nhìn mẹ đơn chiếc. Mắt mờ, tay lần chuổi, niệm Phật. Xâu chuổi mà tôi đã tự xâu lại cho mẹ, và chỉ mẹ niệm Phật như thế nào. Dáng ngồi của mẹ đẹp quá, vì mẹ là bà Tiên đẹp huyền diệu của tôi mà..

Lợi dụng khoảng thời gian nầy, tôi giải thích cho mẹ ý nghĩa của niệm Phật, về Lòng Tín, Đức Hạnh và Nguyện lực và về sự vô thường của đời sống. Nếu có phải ra đi, cũng như bỏ thân xác cũ, về cảnh giới an lành, để lấy một thân xác mới, tốt đẹp, khoẻ mạnh hơn để có thể làm lợi ích cho mình và người.

Mẹ nói rằng: “Má chỉ biết thương Phật và niệm Phật thôi...”. Tôi cười vang lên, sung sướng. Như vậy thì còn gì hay hơn nữa. Chuyến về thăm lần nầy, như vậy, có đầy đủ ý nghĩa với tấm lòng của đứa con.

Mẹ gọi tôi ngồi lại gần cạnh, lấy tay xoa đầu. đứa con đầu đã hai thứ tóc, vầng trán có nhiều vất nhăn, tánh thường hay dấu tâm tình qua bề ngoài bằng sự thanh thản, im lặng...nhưng, hôm nay, với mẹ, tôi vẫn là đứa con khờ dại, bé bỏng mà..

-      Con! Con ơi!!!!

Nước mắt mẹ chảy xuống. Mẹ khóc, như những giọt mưa rơi xuống, nằm đọng lại trên lá sen, im lặng bao lâu, nay bị cơn gió lay động, làm đổ oà xuống. Tôi cũng khóc, đầu dụi vào lòng mẹ, muốn sống lại cái hạnh phúc khi còn bé bỏng, ngây thơ của ngày xửa ngày xưa, tìm cái cảm giác thân thương, dịu ngọt, mà tôi hình như đã quên, không còn biết đến nữa qua bao năm tháng xa nhà, xa cha mẹ. Tôi vui suớng quá, ngây ngất, muốn sống trọn vẹn trong cái hạnh phúc mỏng manh nầy bên mẹ, dưới đôi tay gầy guộc, run rẩy của mẹ vò đầu...

Nói đến hạnh phúc, thanh bình, an lạc ... đâu, tôi không thấy hay chưa được biết đến, nhưng giây phút hiên tại nầy, tôi thực sự hạnh phúc, ấm lòng....bên mẹ.

Chiếc xe đã dừng trước cửa, hành lý được chất lên, nhiều nguời vây quanh, đến để tiển biệt.

-      Con đi nha má..

Tiếng nói của tôi ngắn, khô, như muốn để cho mẹ khỏi lo lắng, bịn rịn.

Tôi cố ý nói như vậy, như là chuyện bình thường, phải đến.

Mẹ tôi vẫn đứng đó, trước cửa, đôi bàn tay gầy run run, mắt nhoà lệ, chưng hững, mất mác, bất lực. Đây cũng là điều mà tôi vẫn sợ, nghĩ đến, khi về thăm mẹ và rồi ra đi, để lại khoảng trống trong lòng của mẹ.

Tôi chạy lại ôm mẹ, quì gối xuống, lạy người..Mẹ tha thứ cho con. Con không biết còn có thể gặp lại mẹ không, khi cuộc sống vẫn dồn dập, lo toan, xa vắng...

Cuộc đời vẫn là dòng sống tiếp diễn, vô tận. Con người vẫn phải nhìn đến con đường đi và mưu cầu hạnh phúc... Có khi hạnh phúc được quan niệm, dán nhản qua tài sắc, danh vọng, quyền uy..Có khi là những thành công, thất bại, buồn vui, hạnh phúc, có khi là những dấn thân hy sinh vì con người và cho con người.

Tuổi trẻ đã đứng vững trên cuộc đời để làm nên thành tựu cho tâm linh, khai phóng để đem những gì triển nở trong tâm, làm chất liệu xanh tươi dâng cho cuộc đời, bởi tâm bi trí dũng.

Tình yêu là những bông hoa dịu ngọt được trưởng thành trong bao sóng gió, trước bao nghịch cảnh.. đơm hoa, kết trái, để làm sống lại tinh thần dấn thân vì mình và vì tha nhân. Tình yêu, tình cảm, tình người... là những nét đẹp tuyệt vời của con người để con người nhận thức tánh người, để thành người, vì thiếu tình yêu chân thật, đời sống loài người sẽ héo hon, và đóa hoa hồng dâng tặng cho nhau, trong mùa báo hiếu sẽ vô nghĩa.

Cho nên, mẹ không còn chỉ là nãi chuối buồng cau, hay là biển cả bao la, là hương lúa mật, là dòng suối hiền hoà tuôn chảy...Nhưng, Mẹ còn là tất cả trong trái tim, tấm lòng mở rộng trong đôi tay vũ trụ có hạt giống từ bi, trí tuệ, đem tâm bồ đề đón nhận, chăm sóc, thương yêu con người và quả tinh cầu nầy.

Vì khi lòng người nhiều tham vọng, còn lẩn quển trong tham sân si, trong bóng tối của tâm thức... thì một giây phút sai lầm, có thể làm đổ vỡ hành tinh nầy, tiêu diệt đời sống và nhân loại... Nên, trái tim sen của mẹ bao la, sẽ muôn đời mở rộng, che chở ... khi những đứa con, những hữu tình, con người con đau khổ, lầm lạc, vô minh..

Ngày xưa, có một người
đi tìm con, trên vạn nẻo đường
trên non cao,
trên rừng sâu, biển cả
Bà đi tìm con, miệt mài
như là...tìm những đời thơ

mẹ là..

con cò tìm nước tìm non
bỏ quên một khoảng lòng son giữa đời
một mai, ai hỏi cuộc đời
rằng thưa, người bỏ cuộc đời vì con..

nên mẹ là..
Mẹ là mẹ Quan Âm
mẹ là mẹ Từ bi
là tiếng sóng Hải triều
là vầng tuệ nhật
đi tìm con miệt mài

bao giờ, mẹ hết tìm con
khi con yên ngủ đêm ngày
khi con yêu hạnh phúc bên đời
trong trái tim từ bi của mẹ
an lành trong chốn tử sanh



Viết trong lúc xúc động
khi nghe tin Mẹ bệnh nặng..

Mùa Vu Lan Báo Hiếu

Ngày 17.08.201


Cư sĩ Liên Hoa

openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif Kính dâng Mẹ hiền
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2010 , 19:39 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #142 - 18. Dec 2010 , 20:27
 
Hoa Trắng


(Tháng Năm, kính dâng Mẹ. Thân tặng các bạn đồng tâm cảnh)


Áo người hoa đỏ người vui
Áo con hoa trắng ngậm ngùi phận con
Mẹ ơi ba chục năm hơn
Hoa kia mấy độ tủi hờn với hoa

Cõi trần từ mẹ lìa xa
Đau thương, thân phận con là mồ côi
Đưa tay hái mộng, mộng trôi
Lỡ chân vấp ngã không người dìu nâng

Hoa không làm được mùa Xuân
Trăng không làm nổi một lần sáng trăng
Đã bao nhiêu độ tháng Năm
Nhìn người hoa đỏ con thầm lệ rơi

Đoạn trường ai vẽ mẹ ơi
Âm dương hai cảnh, hai nơi chia lìa
Cõi tiên vội vã mẹ về
Đường trần con mẹ não nề tiếc thương

Lòng con, đây, một nén hương
Đốt lên, khói mỏng như sương, nhạt mờ...
Nhìn bông hoa trắng bơ vơ
Mẹ ơi lệ đẵm hai bờ mắt nâu...

Ngô Minh Hằng
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #143 - 28. Dec 2010 , 18:09
 
Vu Lan Nhớ Mẹ


Những chùm lá trên cây đã ngả sang màu vàng, từng chòm mây trên bầu trời lãng đãng trôi, những khóm hoa Hồng trước sân đang nở rộ, tháng Bảy đang đến. Lại một mùa Thu nữa đang đến. Mùa Thu luôn gợi nơi lòng người những kỉ niệm, ký ức sâu xa, lắng đọng. Mùa Thu khiến lòng những người con hiếu thảo bồi hồi xúc cảm khi nghĩ tưởng đến ân nghĩa thiêng liêng nhất trong đời : ân nghĩa sanh thành.

Kính lạy Mẹ !

Ở chùa, Phật tử đang chuẩn bị sắm sửa và tổ chức đón Vu Lan, đêm nay con thắp thêm một nén nhang nơi chân dung của Mẹ ở bàn thờ Linh tại Chùa và lòng con sống lại với bao kỉ niệm ân tình với Mẹ. Đây là những dòng hồi ký như là tự tình và tấm lòng của con kính dâng lên Mẹ trong mùa Vu Lan.

Con đã tượng hình và lớn lên trong phôi thai bằng máu huyết, tình thương và bảo bọc của Mẹ. Mẹ cưu mang con chín tháng nặng quằng như thế và sinh con vào đời thật là một công trình khó nhọc lớn lao. Kể từ ngày con chào đời cho đến hết cuộc đời Mẹ, Mẹ thương yêu săn sóc con nhiều lắm. Vì con là con Út của Mẹ, lại là “con cầu, con khẩn” nữa cho nên Mẹ cưng quý con hết lòng. Mẹ sống tận tụy, hi sinh cho con, tất cả vì con, con là nguồn vui, niềm hi vọng, là lý do khiến Mẹ lăn lộn, phấn đấu sinh tồn.trong cuộc sống.

Con nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ ấy, Mẹ đã chịu đựng biết bao gian khổ, truân chuyên, nhẫn nại mới có thể làm lụng, sinh hoạt và nuôi chúng con khôn lớn. Hoàn cảnh của Mẹ thật đặc biệt : cha chúng con sau 45 tuổi bị bệnh “lơ lãng”, khi ấy ba chị em chúng con đều ăn học, nên Mẹ vừa lo bổn phận người mẹ lại vừa gánh thay trách nhiệm cho Cha trong điều kiện làm nông - ruộng vườn, nơi đất sỏi, khô cằn : “chó ăn đất, gà ăn đá” vùng quê Cát Minh, Phù Cát - miền Trung Việt nam .

Ngày nào Mẹ cũng tảo tần vất vả. Vào những năm sau 1980, sinh họat nông nghiệp miền Trung Việt nam còn lạc hậu và khó khăn lắm. Mẹ đã để lại trong con hình ảnh một con người cần cù chăm chỉ đúng mực, thật khó ai sánh bằng. Đây là tiêu biểu cho lịch sinh hoạt một ngày của Mẹ : 3 giờ sáng là Mẹ đã thức dậy rồi đi xay lúa, giã gạo ( bằng tay), sàng sảy , nấu cơm. Sau đó, Mẹ lo bồi dưỡng những con bò cày bằng nước cơm với cám, chuối cây,…Một điều không thể thiếu trong mỗi ngày là Mẹ thay nước, thắp nhang tụng kinh buổi sáng (Mẹ đã thọ Tam Quy Ngũ Giới và ăn chay trường từ lúc 32 tuổi cho đến hết (cuộc đời), con vẫn thường thức dậy và tụng kinh sáng theo Mẹ. Đến 5 giờ 30 sáng Mẹ đánh thức hêt mọi người cùng dậy để ăn sáng. Những ai cùng theo Mẹ ra nương rẫy thì lùa cả đàn bò đi, gánh theo các loại phân tải ruộng, gồng gánh cơm nước để nghỉ trưa và ăn trưa tại rẫy. Đến nương rẫy rồi thì công việc rất là nhiều, Mẹ ham và tranh thủ làm việc ít khi ngưng tay. Ngoài các việc thông thường cho phụ nữ như làm cỏ, bón phân, gieo, cấy, hái, tỉa bắp, vun khoai,… ngay cả các việc nặng nhọc như gồng gánh, vác mía, cày bừa hay thậm chí việc cắt tranh và leo lên mái nhà để lợp lại, tất cả mọi việc xếp đặt tính toán canh tác vụ mùa,… Mẹ đều lo hết. Làm ở nương rẫy cho đến sau khi mặt trời lặn, Mẹ mới về nhà. Ăn cơm tối xong, Mẹ lại đi tụng kinh. Xong hết mọi việc trong ngày, Mẹ đến thăm nom, hỏi han và dạy bảo từng người con về tình hình sinh hoạt trong ngày để rút ra những bài học kinh nghiệm trước khi đi ngủ. Mẹ thật là chịu thương, chịu khó, dẻo dai, kiên nhẫn, thật xứng đáng với danh hiệu :

“anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, một tay chèo chống, gìn giữ, chăm lo gia đình.

Con là Út trong gia đình nên ưu tiên làm những việc nhỏ nhặt, chăn bò, hái đậu, tháo nước,… hoặc là ở nhà coi chừng nhà lo việc phơi lúa, phơi mè,… Hàng ngày, Mẹ chăm chút từng miếng ăn, cái mặc, giấc ngủ cho con. Ngày nào con ở nhà, khi Mẹ đi nương rẫy về, luôn có mang theo mía, củ sắn, chuối, trái ổi… cho con. Mỗi lần đi chợ, thế nào Mẹ cũng mang về cho con bánh tráng, bún, kẹo…. Phần Mẹ nhín nhịn không ăn, dành hết đồ ngon ngọt cho con, ngắm nhìn con ăn ngon lành, vui sướng, vậy là Mẹ hạnh phúc rồi. Mẹ lựa vải và cắt may đồ đạc cho con mặc bằng bàn tay của Mẹ. Tuy là không được nhuyễn và đều như áo may bằng máy nhưng từng đường kim sợi chỉ là đan kết những nỗi lòng yêu thương của Mẹ, nên áo Mẹ may cũng rất khéo và đẹp, mặc vào được nhiều người khen. Ban đêm, giấc ngủ con được vỗ về êm đềm trong cánh tay của Mẹ. Mẹ đã chịu nhiều cay đắng và chập chồng gánh lo để cho con có được tuổi ấu thơ ngọt ngào và khôn lớn với đời :

Càng lớn con càng thương Mẹ hơn
Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn
Tháng năm đời có thêm cay đắng
Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn


Thuở nhỏ con còn chưa nhận thức và biết giá trị của việc học tập, Mẹ khuyên bảo con cố gắng học hành để sau này cuộc đời con không còn khổ như Mẹ nữa, nhờ động lực vô biên ấy mà con học hành tiến bộ để không phụ niềm mong mỏi của Mẹ. Mẹ mong muốn con khôn lớn nên người, thành danh với đời. Con có gì vui, có gì tốt đều “đem khoe” với Mẹ, con thường hay khoe với Mẹ về những lời khen thưởng của Thầy Cô giáo, những điểm 10 và giấy khen học sinh tiên tiến cùng phần thưởng sách, chồng vở và bút bi. Khi có gì buồn bực đều tâm tình Mẹ hay. Mẹ luôn sẵn sàng chia sớt đắng cay, san sẻ ngọt bùi với con và Mẹ là phương diệu dược hóa giải mọi rẳc rối con gặp đường đời. Dẫu trong một ngày có trải qua bao căng thẳng, xót xa, ê chề, dằn vặt, … sau một đêm ngủ trong vòng tay của Mẹ, đến sáng hôm sau con lại có đủ nghị lực hội nhập vào đời. Với con, Mẹ là bà tiên, thật gần gũi, ngọt ngào, quý giá nhất trần gian như lời trong một bài hát về “Mẹ”

Mẹ, Mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời


Cho đến khi con đã mệt mỏi trong cuộc sống xoay quần, chen lộn ở trần gian, đã thấm nhuần, thâm nhập từng lời kinh, tiếng kệ Mẹ đọc tụng khi xưa, con quyết định xuất gia thoát tục và tìm cầu về bến bờ giác ngộ. Đó thực sự là một quyết định khó khăn đối với con và Mẹ. Con đã nhiều lần suy nghĩ lựa chọn giữa cuộc sống tu tại gia và xuẩt gia vì con cũng thường tâm niệm :

"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu".



"Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con.”


Nhưng rồi, con lại nghĩ cuộc sống tu tại gia đầy rẫy khó khăn, thử thách, cám dỗ và phiền não. Rồi sau này sẽ gây tạo thêm bao nghiệp và bận rộn loay hoay hết một đời và sẽ không có điều kiện chuyên tâm tu học. Cuộc sống xuất gia sẽ có nhiều điều kiện thuận tiện và con sẽ dành trọn hết tâm tư cho nghiên cứu tu học, thể nghiệm hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Con là niềm vui, niềm an ủi của đời Mẹ, Mẹ không muốn xa con, đặc biệt là khi về già, Mẹ muốn sống với con. Nhưng vì chiều theo nguyện vọng của con, không muốn ích kỷ giữ người con lại cho riêng mình, Mẹ đã hiến dâng người con mình cho Đức Phật và chúng sanh muôn loại.

Trong thời gian đầu ở chùa, tuy rằng đã “ly gia” nhưng thật khó “các ái”. Ban đêm sau mỗi thời tụng kinh ở chùa, con thường đứng trước tượng Quan Âm ngoài sân Tu Viện Nguyên Thiều rất lâu để cầu nguyện cho Mẹ nơi nhà bình yên. Về đến phòng riêng, dù đọc kinh đến khuya rồi mà vẫn chưa ngủ được, nên con thường ra ngoài hiên - lan can để hướng nhìn về nhà. Trong cảnh ấy, con nhớ đến câu ca dao :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê Mẹ, ruột đau chín chiều.


Nhưng rồi sau một thời gian, con lại tự dặn lòng là đừng để thương nhớ vướng bận nhiều nơi lòng và hãy quên đi mọi nỗi niềm hệ lụy trần gian, gác bỏ mọi chuyện đời mà chuyên tâm học Đạo. Thế nên, con say sưa lo các bổn phận công việc trong chùa, đọc và học kinh sách. Tu học được bốn năm tại Tu Viện, con có tham học trường Cơ Bản Phật Học tại Tu Viện Nguyên Thiều, rồi đến năm 1993, con thi đậu vào trường Học Viện Phật Giáo Vạn Hạnh – Saigon. Trong bữa liên hoan tại Tu Viện Nguyên Thiều tiễn đưa con vào Saigon tu học, Mẹ vừa vui, vừa buồn. Mẹ vui là vì nhìn thấy người con của mình tu học có những bước tiến khả quan nhanh chóng, đúng với nguyện vọng của Mẹ. Còn Mẹ buồn bởi vì Saigon là quá xa đối với Mẹ, Mẹ không thể sắp xếp thời gian và khó dành dụm đủ tiền xe để được thăm và gặp mặt con thường xuyên như khi con ở tại Bình Định nữa.

Ở Saigon, gặp môi trường rất thuận tiện cho việc học và mở mang kiến thức nhiều mặt, kể cả việc học ngoại ngữ nữa cho nên con đã dồn hết tâm trí vào việc học. Nhiều thử thách và bài vở liên tục nên con không còn nhiều thời gian để nhớ đến Mẹ và quê nhà được nữa. Ngoài giờ học ở trường Vạn Hạnh, con đọc kinh sách ở thư viện Vạn Hạnh, Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm, thư viện quốc gia, đi học ngoại ngữ ở các trung tâm và Đại Học Tổng Hợp, sinh hoạt các câu lạc bộ ngoại ngữ đến 9 : 30 tối mới về rồi đến giờ chỉ tịnh, nghỉ ngơi để ròi ngày sau sinh hoạt tiếp. Ấy thế, dòng sống và sinh hoạt cứ kéo con vào quỹ đạo của nó, thời gian cứ thấm thoát qua đi con không kịp ý thức rằng hàng ngày hàng đêm Mẹ vẫn dõi mắt vào Nam trông ngóng tin người con yêu dấu của Mẹ. Thời gian ấy, con rất ít khi biên thư về thăm Mẹ, giờ này con nghĩ lại đó là sự thiếu sót. Bận rộn chăng? cũng có thể nhưng chưa hẳn vậy. Nếu quả thật bận rộn thì sao con có thể viết thư thăm Tăng Ni sinh, thăm bạn thời trung học ngày xưa? Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã mô tả đúng về tâm tư và sinh hoạt của những người con trưởng thành khi xa Mẹ:

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?


Ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)


Sau khi con học xong 4 năm Học Viên Phật Giáo Vạn Hạnh, Mẹ vui mừng khôn xiết kể. Mẹ vào Saigon để dự Lễ Tốt Nghiệp của con và hi vọng là con sớm trở về Tu Viện Nguyên Thiều lo Phật sự tại đó để Mẹ gần gũi và thường xuyên viếng thăm. Thế nhưng con lại báo Mẹ hay tin ý định của con là chuẩn bị sắp xếp để lên đường sang xứ Phật - Ấn Độ, du học. Lại một lần nữa, con khiến Mẹ hụt hẫng. Nhưng với tấm lòng hi sinh bao la, trước nguyện vọng chân chính của con, Mẹ lại chấp nhận sống ở quê nhà một mình khi tuổi già sức yếu. Lúc đó vào năm 1997, tình cảnh gia đình thật khó khăn : chị cả đã đi lấy chồng, còn một người anh duy nhất ở nhà lại hay cãi lời Mẹ và không hợp tính với Mẹ, phần Cha thì càng ngày càng “lơ lãng” và không còn san sẻ được gì với Mẹ trong cuộc sống nữa. Ngày con về nhà chào Mẹ để đi Ấn Độ, lòng con thật se thắt, chạnh lòng. Nhưng nguyện vọng tha thiết mong được có thời gian lần theo dấu chân Phật, tu niệm ngay nơi ngày xưa Đức Phật tọa thiền, tìm Ánh Đạo Vàng, theo học các khóa Phật học, Pali, Sanskrit lại thôi thúc con lên đường. Mẹ ngậm ngùi chia tay, che giấu nỗi buồn và già yếu cho con yên lòng ra đi.

Thời gian tu học ở Ấn Độ con có nhiều đêm suy tư, thao thức và nhớ về Mẹ. Nhìn gia đình người Ấn sum vầy, các người con xoay vần xung quanh người Mẹ, con lại nhớ đến cái tuổi thần tiên ngọt ngào, hạnh phúc bên Mẹ. Đi dạo nơi làng hai Ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, con lại nhớ đến tấm gương hiếu thảo sáng ngời của hai vị Đại Đệ Tử Phật – tu đắc quả và cứu độ Mẹ mình. Con nguyện lòng noi dấu quý Ngài, ngày đêm chuyên tâm tu học và cầu nguyện cho Cha Mẹ được bình an :

Mỗi đêm con thắp đèn trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con


Được phúc duyên tu học xứ Phật thật là hi hữu, nhưng niềm vui của con khó bề trọn vẹn. Mỗi dịp Tết đến hay vào dịp Vu Lan về là cao điểm khiến lòng con xúc cảm thương nhớ đến Mẹ rất nhiều. Con rất muốn về thăm quê hương Việt nam vì nơi đó có người Mẹ yêu dấu mà con biết là đang tháng ngày yếu gầy mòn mỏi trông con. Con thật kính phục Đức Phật Thích Ca vì sau khi xuất gia, gửi tóc và hoàng bào lại Vua Cha là Ngài tận tâm, dồn hết năng lực vào tu học trong sáu năm không còn thời giờ để hướng nghĩ về thành Ca Tỳ La Vệ nữa, nhưng con lại tự an ủi mình : dù sao thì Cha Ngài - Vua Tịnh Phạn Vương, Dì Mẫu Ngài – Bà Ma ha Ba Xà Ba Đề cũng đã có đầy đủ mọi phương tiện sống đầy đủ, còn Mẹ của con thì già yếu, lòng trống vắng cô quạnh, sống khó khăn và dồn hết niềm hi vọng ở nơi con vậy thì làm sao mà con quên Mẹ cho đành?  Những chiều dạo ở bờ sông Mukherjee Nagar hay sông Ni Liên Thuyền con thoáng có phút chốc chạnh lòng với thân lữ khách :

“Dấn thân phiêu bạc dặm trường,
Lạc loài lữ khách tha phương nhớ nhà,
Chuông chiều đồng vọng ngân xa
Ru thời gian nhuộm úa hoa cuộc đời”.

(Lâm Khánh Trung)


Đến năm 2002, Mẹ bị bệnh năng : bệnh ung thư thực quản. Nhận được tin, con gác việc học tại Ấn Độ, tất tả về thăm Mẹ. Sau đó, con và chị Lan cùng Mẹ vào Saigon để trị bệnh cho Mẹ. Con đã cố hết sức tìm gặp và trị nhiều vị Thầy Thuốc Nam, Bắc, Tây Y khác nhau để trị bệnh ung thư thực quản cho Mẹ nhưng không thành công. Cuối cùng, nhà thương chợ Rẫy chỉ còn cách là đặt một ống nhựa nơi hông để mỗi bữa bơm thức ăn vào cho Mẹ. Tuy bệnh tật thường xuyên lên cơn đau hành hạ và chấp nhận đặt ống bơm thức ăn như vậy, nhưng có được thời gian gần bên con, Mẹ vui mừng lắm nên quên đi đau ốm bản thân mình. Bao
nhiêu năm con sống xa Mẹ rồi, chỉ có những tháng Mẹ đau ấy là Mẹ được gần bên con ngày đêm. Mẹ thường nhắc nhở người Chị và mọi người lo phần ăn uống cho con. Khi con phải qua Ấn Độ để tiếp tục việc học, vì thương con và vì biết là sức mình sống không được bao lâu nữa nên Mẹ quyết định bỏ tất cả lại phía sau lưng để theo con đến Ấn Độ, để được đến Thánh Tích và sống bên con những ngày cuối đời và dù cho một mai sau đó phải gửi nắm xương tàn nươi đất khách quê người, Mẹ cũng không ngại. Con đưa Mẹ vào bệnh viện ở New Delhi để chữa trị thêm. Nơi ấy họ scan và giải phẫu đau đớn lắm, Mẹ kiệt sức. Nhưng vì muốn kéo dài thời gian sống với con, Mẹ chấp nhận tất cả các phương pháp chữa trị trên tấm thân khô gầy héo hắt sắp tàn của Mẹ. Sau đó, con đưa Mẹ đế Bồ Đề Đạo Tràng để Mẹ thường xuyên đến cội Bồ Đề, nơi Đức Phật ngồi thiền 49 ngày đêm và đắc đạo khi xưa để Mẹ tu tập. Con vừa lo giúp Mẹ sinh hoạt vừa đến thư viện Đại Học Magadh, Hội Maha Bodhi Society và các chùa gần đó để tìm tài liệu nghiên cứu cho chương trình Ph. D Research của mình.

Mẹ thấy con vất vả lo cho Mẹ tốn nhiều thời gian, Mẹ cũng muốn về Việt nam thăm lại gia đình, những người ba con và thu xếp một số việc trước khi từ giã thế giới này, nên Mẹ lại quyết định rời Ấn Độ về lại quê nhà. Ngày tiễn Mẹ về tại sân bay Delhi, Mẹ ôm chặt lấy con trước khi vào phòng cách ly như ôm lấy một phần cơ thể Mẹ, như linh cảm sẽ không còn bao giờ có thể ôm được nữa, con chính là sự tiếc nuối lớn lao của Mẹ khi Mẹ phải rời xa thế giới này ( như lời Mẹ thường tâm sự). Con nén xúc động, bùi ngùi an ủi Mẹ

“Mẹ về, cố gắng an dưỡng, con sẽ sắp xếp việc học và về thăm Mẹ nữa”.

Có Mẹ ở Ấn Độ thì con phải dành thời gian nấu món ăn và lo thuốc thang cho Mẹ, thế nhưng tinh thần được yên vui, khi Mẹ đã về rồi, con biết Mẹ ngày đêm héo hắt bấm bụng nhớ thương con và con cũng thường lên lầu thượng, nhìn những chiếc máy bay đang bay về hướng Đông Nam, con lo cho Mẹ không biết ở quê nhà Anh Chị vì bận bịu gia đình và làm ăn trong cuộc sống có nuôi đau và chăm sóc Mẹ chu toàn không?

“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”


(Nguyễn Du - Truyện Kiều)


Con chỉ còn biết cách phone về hỏi thăm tình hình của Mẹ thông qua người bà con gần đó nhưng vì tài chính cho cuộc sống tu học tại Ấn Độ có giới hạn nên con không thể phone thường xuyên như ý muốn được.
Cho đến một hôm con vừa từ thành phố Nalanda về Delhi đến thăm các vị Huynh Đệ quen thì trên đường đi gặp Sư Giác Thạnh và Sư Cô Liên Hòa báo tin là : Tin từ gia đình Thầy báo sang, Mẹ Thầy vừa mới mất hôm qua. Lúc ấy con bàng hoàng thắt nghẹn. Trước đó chỉ có 4 ngày thôi, con gọi phone về hỏi thăm thì người bà con bảo là : bà cụ vẫn còn khỏe, chắc vẫn còn sống được một thời gian nữa. Thế đó, sau này về quê con khám phá ra là : các vị bà con sợ ảnh hưởng việc học của con nên không báo thật tình hình sức khỏe của Mẹ vì Mẹ hay lên cơn đau ốm bất thường, chỉ đến khi nào Mẹ mất rồi, họ mới báo tin mà thôi.

Vẫn biết trước sau gì Mẹ cũng từ bỏ cõi đời này mà ra đi nhưng Mẹ ra đi vào lúc đó khiến con bàng hoàng xót thương, thổn thức khôn nguôi. Bởi vì con dự tính làm xong thêm một số việc trong thời gian ngắn nữa rồi về quê ở bên cạnh, chăm sóc, tâm tình với Mẹ một thời gian trước khi Mẹ qua đời. Sau này con nghe kể lại : ngày nào Mẹ cũng nhắc đến tên con, cũng mong đợi con. Mẹ đem những món kỉ niệm con mua cho Mẹ ở Ấn Độ : : tượng Phật nhỏ, dây chuỗi, mũ len,…. mà ngắm ngía như Mẹ con đang ở bên nhau. Con mơ ước có một ngày học xong, tạm gác lại hết mọi việc để về được sống với Mẹ càng lâu, càng tốt. Dù con sớm chiều đi làm rẫy, làm nương mà sum vầy bên Mẹ cũng là hạnh phúc nhiều rồi. Nhưng ước mơ đó mãi mãi không thành hiện thực, con đang ở trong cảnh ngộ của Ngài Tử Lộ :

“Mộc dục tịnh nhi phong bất định, tử dục dưỡng nhi thân bất tại” ( cây muốn lặng mà gió không ngừng, con muốn nuôi cha mẹ, nhưng cha mẹ không còn nữa )

Lên ngồi trên máy bay về quê thọ tang Mẹ, lòng con tức tưởi : “Mẹ ơi! Thế là hết thật rồi sao? Mẹ đã phải ra đi thật rồi sao? Lẽ nào cơn vô thường nghiệt ngã đã cướp mất Mẹ? Bao năm tháng Mẹ dõi theo từng bước chân con đi, Mẹ mỏi mòn đợi chờ con về từng giây từng khắc, Mẹ luôn mong muốn được nhìn mặt con lần cuối với những lời trăn trối sau cùng, nhưng giờ đây con đi về mọi việc đã muộn màng. Mẹ ra đi rồi để lại nỗi tiếc nuối khôn nguôi trong lòng con.”

Mẹ ơi !

Hai tiếng “mẹ ơi” con bập bẹ đầu môi khi vừa tập nói và con vẫn gọi lên hai tiếng ấy trong suốt cuộc đời mình dù rằng không còn gặp được Mẹ bằng xương bằng thịt nữa. Con có thể viết gì đây, có thể nói gì đây để bày tở hết được ân tình thăm thẳm và công ơn sâu dày của Mẹ. Quả thật, con cảm thấy ngôn ngữ bất lực, không mô tả được tâm tình và giao cảm thiêng liêng của Mẹ và con :

Ngôn ngữ trần gian túi rách
Đựng sao đầy hai tiếng “Mẹ ơi” !


Và ngôn ngữ trần gian cũng không mô tả hết được vẻ đẹp vừa mộc mạc, gần gũi vừa mầu nhiệm thiêng liêng của “kỳ quan thế giới” có một không hai này :

Trong tất cả các kỳ quan
Kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim của Mẹ.


Mẹ ơi ! Rồi đây hành trình trước mắt con còn bao gian nan trắc trở, con đâu còn Mẹ để thổ lộ tâm tình, để được nghe lời khuyên nhủ động viên của Mẹ nữa? Chỉ còn một mình con lẻ bóng dấn thân trên bước đường đời. Rồi mai này nếu như con có thành tựu bao nhiêu điều mà thuở xưa con mơ ước khi mà không còn Mẹ để Mẹ nhìn thấy và vui lòng san sẻ thì những thành tựu đó đối với con cũng giảm đi ý nghĩa rất nhiều rồi. Mẹ ơi! Mất Mẹ đi rồi thật sự là một sự trống vắng, hụt hẫng không gì bù đắp được trong con vì chỉ có Mẹ là người hiểu được con, cảm thông con, quan tâm, bồi đắp cho con, thương yêu và tin tưởng con trọn vẹn, là người thủy chung nhất, không bao giờ rời bỏ con dù con ở trong bất cứ trạng huống nào, là người nâng đỡ bước chân con đi xuyên qua bao chặng hành trình.

Con vẫn thường gọi hai tiếng “Mẹ ơi” với xúc cảm sâu xa từ cõi lòng mình khi cúng tuần thất cho những người con vừa mất Mẹ như là con đang đối diện và tự tình với Mẹ :

"Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ơi! Đây ngọc với đây lòng,
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong".


Trong dịp Vu Lan năm nay, con lại sắp được cài lên trên áo mình một hoa hồng màu trắng nữa, con thật sự cảm thông và thấm thía với : “Tâm Sự Người Cài Hoa Trắng”

"Mẹ hiền ơi! Mùa Vu Lan đã về rồi, người ta đang say cùng đời, hoa hồng đỏ thắm trên môi. Còn mình con, lang thang nhặt cành hoa trắng, nghe cay đắng tìm về trong hồn, đời mất vui khi mẹ chẳng còn.”


(Thích Trường Khánh )

Xin chúc mừng và tặng cho những ai còn cha mẹ một cành hoa hồng đỏ. Còn Cha còn Mẹ là diễm phúc lớn nhất ở thế gian này. Bạn hãy ý thức điều đó và quý trọng tận hưởng những giây phút ở bên Cha Mẹ. Cái gì ở thế gian dù quý giá bao nhiêu, mất đi rồi có thể tìm lại được nhưng Cha Mẹ một khi mất đi rồi là vĩnh viễn chia xa. Mong là tất cả những người con đừng có ai quá say mê dong ruổi danh lợi và bao nhiêu hào nhoáng của cuộc đời mà bỏ quên hay thờ ở, hững hờ, không lo tròn Đạo Hiếu với Cha Mẹ để rồi khi Cha Mẹ mất đi, lúc ấy dù có tiếc nuối thì cũng đã trễ tràng, buồn thương và khắc khoải không nguôi.

Xin chia buồn và tặng cho những ai không còn Mẹ một bông hồng trắng. Tôi tự an ủi lòng mình và an ủi với bạn : Dù Mẹ không còn nữa bằng hình hài vật chất, nhưng suối nguồn tình thương vô tận và lẽ sống Mẹ đã hun đúc cho chúng ta, những ước mơ và lý tưởng chúng ta đã thổ lộ và hứa hẹn với Mẹ, sức mạnh tâm linh tinh thần ấy là gia tài Mẹ để lại cho chùng ta. Chúng ta hãy sống thật xứng đáng và trọn vẹn với niềm tin tưởng, hy sinh và sự mong đợi của Mẹ đặt ở nơi chúng ta.

Mẹ ơi !
Là tu sĩ, con luôn tự tâm niệm lời Phật dạy : Tất cả chúng sanh là cha mẹ màsống thiện, sống tốt đối với tất cả mọi người mọi loài. Với tâm thành, con xin hổi hướng phước đức mà con vun bồi được cầu nguyện cho Mẹ tăng thêm phước thọ nơi cảnh giới an lành. Con tin là Mẹ đang ngự ở cảnh giới an lành và đang tiếp tục dõi bước con đi. Mẹ dù không còn trước mắt con bằng xương bằng thịt nhưng Mẹ vẫn luôn luôn hiện hữu trong con. Con đang nhìn thấy Mẹ ở khóm hoa, trong tiếng gió thoảng, nơi dòng nước êm đềm, trên những chòm sao nơi bầu trời trong mát, từng cụm mây thong dong. Mẹ đã hóa thân thành tất cả. Con luôn tìm thấy Mẹ trong mỗi nếp con nghĩ, mỗi bước con đi, trong những gì con gặp, trong mỗi việc con làm,…

Mẹ vẫn mãi ở bên con trong suốt kiếp nhân sinh hữu hạn này và con sẽ gặp Mẹ ở cảnh giới Phương Tây an lạc - giải thoát - Niết bàn.


Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Hồi tưởng về Mẹ trong Mùa Vu Lan

Thích Đồng Trí

Kính dang len Mẹ hiền ...
Con_TL
Back to top
« Last Edit: 28. Dec 2010 , 18:18 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #144 - 30. Dec 2010 , 21:17
 


...

BÀI THƠ DÂNG MẸ


(Dành tặng những người không còn Mẹ)

Khi nắm đất sau cùng lắp kín mộ sâu
Con trở về nhà một mình trống vắng
Trên ngực con nở đóa hoa hồng trắng

Quỳ trước bàn thờ cam phận mồ côi
Lạy Mẹ một đời tất tả ngược xuôi
Lạy gót chân sạm đen theo nắng gió
Lạy đuôi mắt chân chim lệ đổ
Lạy từng đường nhăn trán Mẹ thêm sâu


Lạy tóc bạc phơ trắng cả mái đầu
Lạy đêm từng đêm thức cho con ngủ
Lạy áo sờn vai , lạy mưa dầm nắng đổ
Lạy hạt sương trên áo Mẹ hừng đông

Lạy đôi tay chai sần vất vả quanh năm
Lạy ngàn âu lo, lạy trăm trăn trở
Lạy ngày bao dung, lạy đêm tha thứ
Lạy lời ru êm, lạy dòng sữa yêu thương


Con quỳ đây lạy Mẹ đến vô cùng
Trong hương khói tìm đâu hình bóng Mẹ

Nửa đoạn đời sau trong miền dâu bể
Vẫn mang nặng hoài hai chữ mồ côi
Những lạy này xin dâng Mẹ, Mẹ ơi!


Trần Kiêu Bạc (California)

Back to top
« Last Edit: 30. Dec 2013 , 15:08 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #145 - 30. Dec 2010 , 21:20
 
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #146 - 19. Apr 2011 , 19:08
 
...

Viết về Mẹ và con gái


Thời khắc đứa con chào đời cũng là thời khắc người mẹ được sinh ra. Người mẹ chưa bao giờ tồn tại trước đó. Chỉ tồn tại người phụ nữ chưa từng là người mẹ. Mẹ là một điều gì đó hoàn toàn mới (Rajneesh).


Khi sinh đứa con đầu lòng, tôi mệt lả nhìn vào sinh linh nhỏ bé, tự nhủ giờ đây mình đã là mẹ. Nhưng đến khi con gái bú những giọt sữa đầu tiên, lòng tôi mới thật sự tràn ngập cảm xúc và nhận thức làm mẹ mới thật sự hiện hữu. Lúc đó, tưởng chừng như cuống nhau chưa cắt. Và tôi biết, dòng máu đang chảy trong tôi và trong cơ thể nhỏ bé tôi đang bế trên tay là một, đây là máu của tôi, đây là da thịt của tôi. Gần như  đó không chỉ  là cảm nhận mà là một cái gì thực thể, có thể đụng chạm được. Tưởng như  hai chúng tôi là một và không thể có gì tách rời chúng tôi được. Ấy là lúc tôi nghĩ đến mẹ tôi, hiểu được thế nào là “mang nặng đẻ đau” khi mẹ sinh ra tôi. Và biết tôi đã mang đến cho mẹ niềm vui lớn như thế nào bằng sự có mặt của mình!

Rồi con tôi lớn lên. Trong giai đoạn khó khăn chung của cả đất nước. Tôi đã nhận từng mét vải phân phối, cặm cụi may tay thành những chiếc áo đầm kiểu cọ và tự hào ngắm con mình xinh đẹp. Tôi đã từng thức trắng đêm vì con nóng sốt. Đã từng run rấy đánh rơi liên tục cả ba chiếc kẹp nhiệt độ, dù rằng tôi là một bác sĩ. Chính những lúc đó, tôi nhớ đến mẹ tôi! Nhớ những lúc hai mẹ con chờ khám ở phòng mạch. Trước cửa phòng khám luôn luôn có gánh hàng rong bán đồ chơi trẻ con. Khi nào tôi cũng vòi vĩnh cho được một món đồ chơi, và chưa bao giờ mẹ tôi từ chối. Nhớ mẹ dỗ dành tôi từng muỗng cháo. Nhớ bàn tay mẹ đan thành chiếc lược chải mớ tóc dính bết của tôi trong cơn nóng sốt. Có con rồi, tôi mới thấu được tình thương mẹ dành cho tôi trong những cử chỉ săn sóc đơn giản như vậy!

Con tôi đến tuổi thiếu niên chông chênh và khó bảo. Tôi đặt báo Mực tím cho con. Nhưng con gái chưa bao giờ biết, mẹ đã đọc không sót một bài nào trong mỗi số báo. Đọc để hiểu con và các bạn đồng lứa, để luôn đặt mình vào vị trí của con, thông cảm con, chấp nhận con. Vậy mà mẹ con vẫn không tránh khỏi bất đồng, không tránh khỏi xung đột, đến nỗi nhiều lần tôi phải dùng roi vọt với con. Đó là lúc tôi nhìn lại vết sẹo trên khuỷ tay mình. Một vết sẹo có từ hơn ba mươi năm trước, bây giờ chỉ còn là một lằn chỉ nhỏ khó thấy. Lần đó, để bảo vệ một ý kiến ngông nghênh nào đó của mình, tôi đã láo xược với mẹ và làm mẹ phát điên lên vì  giận. Mẹ đã đánh tôi vào một chỗ duy nhất, là cánh tay tôi đưa ra đỡ đòn. Năm sáu nhát roi hằn vào một chỗ đã làm cánh tay tôi chảy máu, và để lại cho tôi vết sẹo nhớ đời. Nhớ đời không phải vì đau, nhớ đời vì sau khi buông roi, mẹ ôm mặt khóc! Lúc đó tôi đã hả hê biết mấy! Đã tưởng mình là người chiến thắng vì thà chịu đòn chứ không chịu khuất phục. Bây giờ tôi mới biết, cảm giác bất lực khi thấy con vừa sai vừa bướng, cảm giác đau đớn của một người mẹ không dạy được con, cảm giác xấu hổ vì không làm chủ được mình đến nỗi phải dùng roi vọt với con, là như thế nào!

Có nhiều bài tụng ca Mẹ. Mỗi bài mang một vẻ đẹp riêng. Nhưng với tôi, bài Bông hồng cài áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ (lời của Thầy Nhất Hạnh) và bài Child do Little Fox hát là hai bài gây cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào, tôi luôn luôn không thể nghe quá nửa bài mà không rơi nước mắt! Chưa bao giờ tôi hát được trọn vẹn hai bài hát này. Có lẽ tuổi tác và trải nghiệm của việc làm mẹ đã tác động mạnh đến tôi. Đúng là làm mẹ rồi, tôi mới thấu hiểu lòng cha mẹ!

Đó là lý do vì sao trong mùa Vu lan báo hiếu này, tôi lại không chỉ viết về Mẹ mà lại viết cả cho con! Suốt thời trẻ thơ, tuy tôi vẫn luôn cảm nhận được tình thương của mẹ cũng như luôn thủ thỉ với mẹ rằng: Mẹ ơi, con thương Mẹ lắm…, nhưng tôi chỉ thật sự hiểu tình thương của mẹ lớn lao như thế nào khi tôi cũng là một người mẹ. Và những trải nghiệm trong vai trò người mẹ giúp tôi hiểu được lòng mẹ tôi. Trong tôi, tình thương dành cho mẹ đã lớn lên rất nhiều cùng với tình thương tôi dành cho con gái. Hay nói một cách khác, chính con gái tôi đã khiến tôi thương và hiểu cha mẹ tôi hơn, khiến tôi nhận ra bao lầm lỗi của mình, hối hận vì bao nhiêu điều bất hiếu tôi đã gây ra làm đau lòng cha mẹ. Tôi cũng biết tôi đã được tha thứ, bởi vì lỗi lầm của tôi đã không còn vết tích gì trong đại dương bao la tình thương của cha mẹ!


Với các bạn may mắn được cài bông hồng trong mùa Vu lan này, mong các bạn làm theo lời khuyên mà Thầy Nhất Hạnh đã đề nghị cách đây 47 năm trong một đoản văn và sau đó nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc trong ca khúc Bông hồng cài áo:

Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết không?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “Biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?”…

Cũng xin chia sẻ với các bạn tình yêu lớn lao của các bậc sinh thành qua ca từ của bài Child:

Child

When you were born into this world
Your mom and dad saw a dream unfurled
A dream come true
The answer to their prayers

You were to them a special child
You gave them joy everytime you smiled
Each time you cried
They’re at your side to care

Child you don’t know
you’ll never know
How far they’d go to give you all their love can give
To see you through
And god it’s true
They’ll die for you if they must to see you live

How many seasons came and went
So many years have now been spent
For time ran fast and now at last you are strong

Now what has gotten over you
You seem to hate what your parents do
Speak out your mind why do you find them wrong

Child you don’t know
you’ll never know
How far they’d go to give you all their love can give
To see you through
And god it’s true
They’ll die for you if they must to see you live

And now your path has gone astray
Child you don’t know what to do or say
You’re so alone no friends are on your side

Child as you now break down in tears
Let them drive away your fears
Where must you go their arms stay open wide.

Child you don’t know
you’ll never know
How far they’d go to give you all their love can give
To see you through
And god it’s true
They’ll die for you if they must to see you live


Chúc các bạn mùa Vu lan báo hiếu trọn vẹn ý nghĩa…


Phạm Kiêm Yến

http://dotchuoinon.com/2009/09/04/viết-về-mẹ-va-con-gai

Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2011 , 19:08 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Kể Về Mẹ
Reply #147 - 28. Mar 2012 , 04:23
 


Mẹ  ta  còn  đó

Tôn Nữ Thanh Yên


...


Mẹ ta đi bước già nua
Mảnh sân vắng lặng gió lùa tóc sương
Bấy lâu chẳng bước ra đường
Thị phi hư thực đã buông cổng ngoài

Mẹ ta đứng dáng lão mai
Tựa hiên mà nhớ một vài tri âm
Bao nhiêu ký ức xa xăm
Nắng chiều hắt bóng trầm ngâm một mình

Mẹ ta nằm duỗi lặng thinh
Chiêm bao đã trải lênh đênh một thời
Bây giờ giấc ngủ thảnh thơi
Sớm mai thức dậy thơm môi nhắp trà

Mẹ ta ngồi thế liên hoa
Trang kinh lần giở , mắt nhoà sắc không
Chỉ còn câu thuộc nằm lòng
Hành trang gói gọn thong dong cuối đời

Mẹ còn đi đứng nằm ngồi
Nhà ta còn một khoảng trời bình yên .





Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #148 - 28. Mar 2012 , 05:40
 
Pham_Kieu_Lieu wrote on 28. Mar 2012 , 04:23:
Mẹ  ta  còn  đó

Tôn Nữ Thanh Yên


...


Mẹ ta đi bước già nua
Mảnh sân vắng lặng gió lùa tóc sương
Bấy lâu chẳng bước ra đường
Thị phi hư thực đã buông cổng ngoài

Mẹ ta đứng dáng lão mai
Tựa hiên mà nhớ một vài tri âm
Bao nhiêu ký ức xa xăm
Nắng chiều hắt bóng trầm ngâm một mình

Mẹ ta nằm duỗi lặng thinh
Chiêm bao đã trải lênh đênh một thời
Bây giờ giấc ngủ thảnh thơi
Sớm mai thức dậy thơm môi nhắp trà

Mẹ ta ngồi thế liên hoa
Trang kinh lần giở , mắt nhoà sắc không
Chỉ còn câu thuộc nằm lòng
Hành trang gói gọn thong dong cuối đời

Mẹ còn đi đứng nằm ngồi
Nhà ta còn một khoảng trời bình yên .







Cám ơn Kiều , bạn hiền TL...đã chia xẻ  những bài viết , bài thơ về Mẹ hay quá.
TV thích câu " My heart belongs to Mommy " , vì đúng với tâm trạng của Tv.
Chúc tất cả những ngày tháng hạnh phúc bên Mẹ , cho dù  mình được cài hoa trắng hay hoa hồng.
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Kể Về Mẹ
Reply #149 - 29. Mar 2012 , 04:31
 
tuy-van wrote on 28. Mar 2012 , 05:40:
Cám ơn Kiều , bạn hiền TL...đã chia xẻ  những bài viết , bài thơ về Mẹ hay quá.
TV thích câu " My heart belongs to Mommy " , vì đúng với tâm trạng của Tv.
Chúc tất cả những ngày tháng hạnh phúc bên Mẹ , cho dù  mình được cài hoa trắng hay hoa hồng.
Tv


Hi Túy Vân ,

KL chép lại bài thơ "Mẹ ta còn đó" như một lời chúc phúc cho những chị em còn được cận kề bên Mẹ , riêng KL mỗi lần đọc lại bài thơ là một dịp được mơ về những ngày xa cũ , vì KL không còn Mẹ từ khi ở độ tuổi đôi mươi ...

Tuy Mẹ đã xa khuất từ lâu nhưng vẫn như còn ở quanh ta , lo lắng , che chở và dìu ta những bước chông chênh trong cuộc đời , phải không TV ?

KL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 
Send Topic In ra