Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Kể Về Mẹ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 10 11 12 
Send Topic In ra
Kể Về Mẹ (Read 27235 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #165 - 14. Jun 2012 , 20:38
 
Tặng mẹ, những dòng tâm tư của con   


Chủ nhật thứ hai của tháng 5, là ngày của mẹ. Ngày 11/5.

Còn sinh nhật mẹ, là hôm nay, 9/5.

Và giỗ mẹ, là thứ 3 tuần trước, 29/4.

-----

Có cần thiết phải nhiều sự kiện khiến con nhớ đến mẹ liên tục như thế không? Con muốn cười, muốn cười. Con muốn cười mãi mãi như mẹ. Cái nụ cười đã không thay đổi từ chục năm về trước. Con có khóc mẹ vẫn cười. Con có đau mẹ vẫn cười. Bởi mẹ có biết làm cái gì khác hơn đâu? Tấm ảnh chụp mẹ cười thật tươi, tấm ảnh thờ đó là kí ức rõ nét nhất mà con còn giữ được, về mẹ.

Mẹ biết tối qua con nằm và đã nghĩ gì không? Con đã tưởng tượng một ngày sinh nhật mẹ ấm cúng, tất cả mọi người quây quần với nhau. Cả ngôi nhà được trang hoàng bằng màu sắc mà mẹ thích. Bạn gái, vợ sắp cưới của anh con chuẩn bị một ổ bánh sinh nhật cho mẹ. Con và chị con vào bếp phụ bà nấu bữa ăn. Ông đi ra ngoài mua về 2 chai nước ngọt. Anh con sẽ tặng cho mẹ món quà mà mẹ thích. Bố sẽ đưa mẹ đi chơi...

Và dĩ nhiên, trở về vào khoảng 7 giờ tối. Cái khoảng thời gian bố mẹ đi ra ngoài, sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để chuẩn bị tất cả. Một sự bất ngờ mà cả nhà sẽ dành cho mẹ vào hôm nay.

Con đã tự vẽ một bức tranh tưởng tượng cho riêng mình. Một bức tranh gia đình đầm ấm. Mà sao con chẳng thể vẽ được khuôn mặt mẹ trong tâm tưởng? Mà sao con chẳng thể nhớ một điều gì về mẹ? Sao vậy mẹ? Tất cả sao lại mờ nhạt đến thế?

Con muốn mình cười. Ít ra phải cười thật tươi trong ngày sinh nhật của mẹ. Vậy mà con khóc. Khóc vì những điều mà chị con đã viết. Khóc vì một bộ phim. Khóc chỉ vì một câu chào mà trong đó, người ta lỡ nhắc đến mẹ.

Con không tin con yếu đuối đến mức đó. Đã bao nhiêu chuyện xảy ra, con vẫn có thể cười. Con thậm chí vẫn có thể cười ngay cả khi người ta không tin vào việc con mất mẹ. Con thậm chí vẫn có thể cười ngay cả khi một người con quen biết đã lâu, giật mình hỏi lại, "Ủa N, mẹ em mất à? Sao anh không biết?"

Con thậm chí đã cười một cách vô tư, hay ít ra, có vẻ là thế. Vậy thì sao con lại phải khóc? Vậy thì sao nước mắt con vẫn rơi khi viết những dòng này? Con muốn cười cơ mà? Vậy thì tại sao con không thể?

Con đã cười ngay cả khi mẹ mất. Phải thú nhận điều đó. Con thực sự đã cười. Không khóc, không đau đớn, không mất mát. Mẹ mất từ thuở con nói chưa tròn chữ, đi chưa vững vàng. Cái tuổi ấy thì làm gì biết được con đã mất một thứ gì đó lớn lao? Cái tuổi ấy, con chỉ biết khóc ré lên khi bị chị giật mất món đồ mà con thích. Còn gì nữa? Con còn có thể khóc vì điều gì nữa?

Đã tự ru yên nỗi đau của bản thân. Đã cười mỗi khi người ta hỏi đến mẹ. Đã cười mà nói: "Mẹ tớ mất từ lúc tớ 2, hay 3 tuổi. Chắc là vì lúc đấy nhỏ quá nên tớ không có ấn tượng. Giờ nghĩ cũng không thấy buồn là mấy. Cũng may mắn là mẹ ra đi lúc tớ chưa ý thức được điều gì. Chứ không... chắc tớ sẽ buồn lắm".

Đó là cách con dùng để đối mặt với nỗi đau. Mãi cho đến sau này, mới có người bảo: "N à, cậu dối lòng". Con thực sự đã không tin. Con thực sự đâu có buồn. Con thực sự đâu có thấy mất mát. Con...

Con đã trải qua ngần ấy năm mà không có sự bao bọc của mẹ. Con vẫn sống, vẫn lớn lên dù không có mẹ để tối tối ngồi tâm sự, kể những chuyện đã xảy ra ở trường một cách háo hức. Mẹ có nhớ mẹ từng nói với bà nội, mẹ sợ sau này lớn lên, con thua thiệt người ta. Chắc là mẹ nhớ. Và mẹ à, cái đứa con bé bỏng mà ngày nào mẹ lo lắng, bây giờ, dù không có mẹ kề bên, vẫn có thể đứng đầu và điều khiển một tập thể nhỏ: lớp trưởng hay liên đội phó, vẫn có kết quả học tập thuộc hàng nhất, nhì khối... Vậy nếu bây giờ mẹ còn đây, thì mẹ có còn lo lắng cho tương lai sau này của con hay không.

Trời mưa, mưa xối xả. Mây đen, mịt mù. Cả không gian tĩnh lặng, chỉ còn ánh sáng từ màn hình và bàn phím. Con ngồi đây, một mình. Lặng lẽ viết từng dòng, từng câu, từng chữ. Chậm rãi, nhưng đau. Con có quyền đứng dậy và bật đèn lên. Nhưng con đã không làm. Bởi lẽ mắt con vẫn còn nhòe lệ, bởi lẽ con bây giờ chắc nhìn thảm thương lắm.

Lại khóc, lại bật khóc. Tự lau nước mắt một cách tức tưởi. Tự an ủi bản thân một cách bất lực. Mẹ thực sự không còn, không còn nữa.

Con thèm một người nghe con nói.

Con thèm một người quan tâm.

Con thèm được dựa vào vai ai đó mà khóc bây giờ.

Nhưng không có.

Mưa vẫn rơi, mỗi lúc một tầm tã. Là ông trời khóc cho con đấy hả mẹ? Hay là con tự suy diễn? Hay là con tự hy vọng được cái ông trời nào đấy cảm thông cho?

Ai đã dạy con cách yêu thương, cách nói lời thương yêu với vạn vật?

Không ai cả. Con đã tự học cách yêu thương bằng chính cảm nhận của bản thân mình...

Ai đã cho con một đôi vai, để con có thể tựa vào khi khóc?

Không ai cả. Con đã phải tự gạt nước mắt mà cười. Khóc một cách câm lặng mà không ai hay, chẳng ai biết.

Ai đã cho con một vòng tay khi con cần?

Không ai...

Ai đã dìu con dậy khi con vấp ngã?

Không ai... Con đã đứng lên một mình như thế, mẹ à. Từ khi con còn ý thức được, con đã đứng và đã đi như thế...

Ai... Ai có thể... Ai có thể mang cho con cái tình yêu của mẹ mà con thiếu?

Người người vẫn xưng tụng, tình yêu của mẹ là cao cả nhất, tiếng "mẹ" là tiếng gọi thiêng liêng nhất. Vậy còn con, sao con không cảm nhận được điều đó? Con không thể nhớ, không thể hiểu, không thể cảm nhận được tình yêu mà mẹ đã dành cho con, dù con đã dùng cả trái tim. Con không thể gọi một tiếng mẹ. Đã bao lâu rồi? Đã từ lúc nào mà con không còn mẹ?

Cái sự mất mát đó, người người vẫn cho là đau thương.

Cái sự thiếu thốn đó, người người vẫn cho là bất hạnh.

... Họ thương hại con, mẹ à... Con không cần điều đó... Con cần một trái tim có thể hiểu được trái tim con...

Con cần một chút nắng, đủ để sưởi ấm tâm hồn lạnh lẽo của con.

Con cần một chút mưa, đủ để làm dịu cái buồn thương mà con đã chịu.

Con cần một chút gió, mơn man nhẹ nhàng, để con cảm nhận, con được mẹ âu yếm.

Một chút thôi, một chút thôi.

Chút nắng, chút mưa, chút gió.

Con cần, thật sự cần. Mà mẹ, mẹ lại chẳng thể cho con điều đó.

Hận. Con hận cái căn bệnh mang mẹ đi. Hận vì sao mẹ đã không chịu phẫu thuật, dù bố và gia đình đã hết sức khuyên răn. Mẹ đã nghĩ gì, khi mẹ biết mẹ không còn sống lâu hơn nữa? Mẹ đã nghĩ gì, khi mẹ biết mẹ sắp rời bỏ tụi con?

Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm...

Giấc ngủ chưa tròn, mẹ bỏ con đi...

Gối lệch chăn mòn, mẹ bỏ con đi... (*)

Mẹ thật sự đã rời bỏ con như thế. Bỏ con đến một nơi xa ngút ngàn. Bỏ con lại, quạnh hiu. Mẹ có buồn chút nào không mẹ? Có đau chút nào không? Có ray rứt chút nào không? Bao nhiêu câu hỏi con đặt ra, mà mẹ, mẹ đã không còn có thể trả lời...

Tặng mẹ, những dòng tâm tư của con

Tặng mẹ, những dòng tâm tư của con

Tặng mẹ, những dòng tâm tư của con


Ừm, con thôi khóc rồi, mẹ à. Là nước mắt đã cạn hay vết thương lòng đã chịu ngủ yên? Hay do người đông, đèn sáng mà con chẳng dám khóc? Đã bao nhiêu lần con tự nhủ sẽ không khóc nữa. Sẽ không khóc vì mẹ, người đã bỏ con mà đi mất. Sẽ không đau nữa, không buồn nữa. Vậy mà sao con không làm được? Vậy mà sao hình bóng mẹ cứ thấp thoáng trong tim?

Thắt lòng khi cái giai điệu mang mác buồn của bài Lòng mẹ vang lên trong đám tang của một người mẹ nào đó. Lòng mẹ bao la như trời cao, như biển cả. Con biết, con biết. Con hiểu chứ. Nhưng con không cảm nhận được. Dù trái tim con không phải là vô cảm... Trái tim con vẫn làm từ máu thịt như ai...

Nhói đau khi nhìn một người mẹ dắt trong tay đứa con, đi dưới trời mưa. Mưa lạnh lắm, mà hai mẹ con họ thì ấm vô cùng. Còn con? Có ai đi bên con dưới trời mưa? Có ai dắt con đi giữa đường đời lạnh lẽo? Mưa lạnh, lạnh lắm mẹ à. Càng lạnh hơn khi con sực tỉnh: Con mất mẹ.

Bài văn con viết về mẹ, chỉ là một trong vô số suy nghĩ của con. Con đã cố không viết nó thật. Con giấu bớt suy nghĩ của mình, mẹ à. Con giấu cả cái bài văn đó không cho ai đọc. Dù đó không phải là một bài văn điểm thấp: 8 điểm. Con đã không muốn ai có thể chợt đọc được một thoáng suy nghĩ của con. Vậy mà, một thoáng quên, bà nội đọc bài văn ấy, mẹ à. Cả bố cũng đã đọc. Cô cũng thế. Con không nghĩ bài văn của con, nó ý nghĩa đến thế. Con chỉ đơn thuần viết ra sự thật. Cái sự thật mà con thật sự thèm khát tình yêu thương - từ mẹ.

Nếu mẹ còn sống, thì hôm nay là sinh nhật thứ 50 của mẹ.

Nếu mẹ còn sống, thì có lẽ, con đã không phải khóc suốt một buổi mới nguôi ngoai trong hôm nay.

Nếu mẹ còn sống, con sẽ thường xuyên bị rầy la vì cái tật bê trễ, bừa bộn - trong khi con là con gái, lại lớn rồi.

Nếu mẹ còn sống, có lẽ con không nghĩ nhiều như thế này, có lẽ con không bị lũ bạn cùng lứa xem là bà cụ non, có lẽ con có thể vô tư hơn.

Nếu mẹ còn sống, thì chủ nhật này, con có thể làm một người con hiếu thảo bằng cách tặng mẹ một món quà mà con tự làm.

Nếu mẹ còn sống, mẹ có thể ôm con vào lòng, có thể nghe con tâm sự, có thể la rầy,... Nhiều lắm.

Nếu mẹ còn sống... Ừ, nếu thôi... Bởi đó chỉ là cái mơ ước của riêng con... Cái ước mơ mà khi còn là đứa trẻ thơ ngây ngày nào, con từng tin, một bà tiên sẽ thực hiện điều ước ấy, cho con.

Và bà tiên, chỉ có trong giấc mơ hay câu chuyện cổ tích hằng đêm. Hiện thực, vẫn là hiện thực. Con không còn mẹ. Điều đó mãi mãi không thay đổi.

Ừm, hôm nay sinh nhật mẹ. Chị đã bảo con nên thắp một nén nhang cho mẹ trước khi ngủ. Con sẽ không làm thế... Ngày sinh nhật, sao phải thắp một nén nhang? Cái đúng nên là câu, "Chúc mẹ sinh nhật vui vẻ!".

Nhưng, vui vẻ làm sao được, mẹ ơi? Khi đây là ngày sinh nhật đầu tiên, con khóc nhiều như vậy, vì mẹ. Mẹ vui không khi con gái mẹ khóc? Chắc là không đâu, mẹ nhỉ! Vậy nên con không khóc đâu. Sẽ không khóc nữa đâu... Hứa đấy... Mẹ con mình ngoéo tay nhé!

Nếu là một người con ngoan, sẽ không làm mẹ phiền lòng, mẹ nhỉ!

Con sẽ sống tốt... sẽ...

(*): Trích Đường xa vạn dặm, Trịnh Công Sơn.

Nguồn: http://blog.chaobuoisang.net

Nếu Mẹ còn sống
  Cry Cry Cry
Back to top
« Last Edit: 14. Jun 2012 , 20:39 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #166 - 21. Jun 2012 , 19:06
 
Con dù lớn con vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con!


Nhật Ký Của Mẹ


Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời,
Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần?
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần,
Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng!
Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi,
Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...

Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời,
Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần?
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần,
Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng!
Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi,
Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...

Một ngày tỉnh giấc, rồi Mẹ chợt nghe, vụng về con nói câu:"Mẹ ơi!"
Chiếc môi bé nhỏ thốt lên bất ngờ, khiến tim Mẹ vui như vỡ òa...
Đây là mặt đất, này là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con,
Bước chân bé nhỏ bước đi theo Cha, bước chân đầu tiên trên đường đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con biết bao!
Hãy cứ đi, Mẹ bên con, dõi theo con từng bước chân...
Ngày mai sau khi con lớn khôn, đường đời không như con ước mơ,
Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa...

Ngày đầu đến lớp, Mẹ cùng con đi, ngập ngừng con bước sau lưng Mẹ,
Tiếng ve cuối hè, hát vang đón chào, ánh mặt trời soi con đến trường...
Ngày ngày đến lớp, dần dần con quen, bạn bè, Thầy Cô yêu thương con,
Bé con của Mẹ vẫn luôn chăm ngoan, khiến cho Mẹ vui mãi trong lòng...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những khuya ôn bài, con thức, xót xa tim Mẹ biết bao!
Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau,
Ước chi con Mẹ mai sau sẽ thành công...

Một ngày Mẹ thấy con cười vu vơ, nụ hồng con giấu trong ngăn bàn,
Lá thư viết vội, có tên rất lạ, chắc là người con thương rất nhiều!
Một ngày Mẹ thấy con buồn vu vơ, cành hồng vẫn ở trong ngăn bàn,
Lá đâu đã vàng, hoa đâu đã tàn, cớ sao nhìn con úa thu sang?
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những kỷ niệm lần đầu yêu, suốt một đời đâu dễ quên...
Vầng trăng kia sẽ sưởi ấm con, và sau cơn mưa, nắng sẽ trong,
Sẽ có một người yêu con hơn Mẹ yêu...

Một ngày con lớn, một ngày con khôn, một ngày con phải đi xa Mẹ,
Bước chân vững vàng, khó khăn chẳng màng, biển rộng trời cao con vẫy vùng,
Một ngày chợt nắng, một ngày chợt mưa, lòng Mẹ chợt nhớ con vô bờ,
Nhớ sao dáng hình, nhớ sao nụ cười, nhớ con từng giây phút cuộc đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ở nơi phương trời xa xôi, hãy yên tâm, Mẹ vẫn vui!
Từng dòng thư ôm bao nhớ thương, Mẹ nhờ mây mang trao đến con,
Chúc con yêu được hạnh phúc, mãi bình an...

Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con quay về,
Ấp trong đáy lòng, nhớ bao tháng ngày bé con hồn nhiên bên dáng Mẹ,
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy, con Mẹ vẫn bé như thiên thần,
Thấy con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà, Cám ơn vì con đến bên Mẹ...
Một ngày tỉnh giấc, rồi Mẹ chợt nghe, vụng về con nói câu:"Mẹ ơi!"
Chiếc môi bé nhỏ thốt lên bất ngờ, khiến tim Mẹ vui như vỡ òa...
Đây là mặt đất, này là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con,
Bước chân bé nhỏ bước đi theo Cha, bước chân đầu tiên trên đường đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con biết bao!
Hãy cứ đi, Mẹ bên con, dõi theo con từng bước chân...
Ngày mai sau khi con lớn khôn, đường đời không như con ước mơ,
Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa...

Ngày đầu đến lớp, Mẹ cùng con đi, ngập ngừng con bước sau lưng Mẹ,
Tiếng ve cuối hè, hát vang đón chào, ánh mặt trời soi con đến trường...
Ngày ngày đến lớp, dần dần con quen, bạn bè, Thầy Cô yêu thương con,
Bé con của Mẹ vẫn luôn chăm ngoan, khiến cho Mẹ vui mãi trong lòng...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những khuya ôn bài, con thức, xót xa tim Mẹ biết bao!
Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau,
Ước chi con Mẹ mai sau sẽ thành công...

Một ngày Mẹ thấy con cười vu vơ, nụ hồng con giấu trong ngăn bàn,
Lá thư viết vội, có tên rất lạ, chắc là người con thương rất nhiều!
Một ngày Mẹ thấy con buồn vu vơ, cành hồng vẫn ở trong ngăn bàn,
Lá đâu đã vàng, hoa đâu đã tàn, cớ sao nhìn con úa thu sang?
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những kỷ niệm lần đầu yêu, suốt một đời đâu dễ quên...
Vầng trăng kia sẽ sưởi ấm con, và sau cơn mưa, nắng sẽ trong,
Sẽ có một người yêu con hơn Mẹ yêu...

Một ngày con lớn, một ngày con khôn, một ngày con phải đi xa Mẹ,
Bước chân vững vàng, khó khăn chẳng màng, biển rộng trời cao con vẫy vùng,
Một ngày chợt nắng, một ngày chợt mưa, lòng Mẹ chợt nhớ con vô bờ,
Nhớ sao dáng hình, nhớ sao nụ cười, nhớ con từng giây phút cuộc đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ở nơi phương trời xa xôi, hãy yên tâm, Mẹ vẫn vui!
Từng dòng thư ôm bao nhớ thương, Mẹ nhờ mây mang trao đến con,
Chúc con yêu được hạnh phúc, mãi bình an...

Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con quay về,
Ấp trong đáy lòng, nhớ bao tháng ngày bé con hồn nhiên bên dáng Mẹ,
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy, con Mẹ vẫn bé như thiên thần,
Thấy con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà, Cám ơn vì con đến bên Mẹ.


Chutluu lạinet
Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 19:07 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #167 - 14. Aug 2012 , 19:54
 
Giải Mã Tình Yêu Của Mẹ!


Ân tình ! Thầy Minh Niệm viết : Trong bản chất của tình thương chân thật phải có chất liệu của sự nâng đỡ, của hy sinh, của hiến tặng. Có lẽ vì thế mà mối liên hệ thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái không bao giờ c ó thể rứt ra được.

Và có một người kể rằng “…Có hôm, tôi không làm xong bổn phận, đến bữa cơm ông phạt tôi ăn cơm lạt. Nghĩa là chỉ ăn cơm không thôi, không có đồ ăn, và phải quay mặt vào tường bưng tô cơm mà ăn để sám hối về sự lười biếng của mình. Tôi vừa thút thít vừa cố nuốt muỗng cơm đầu tiên nhạt thếch. Đến muỗng thứ hai, thì, ô cái gì thế này? Dưới mặt tô cơm trắng là cả một “kho tàng”. Nào thịt kho, nào tôm rim, nào đậu hũ, được chôn giấu và “ngụy trang” cẩn thận. Tôi ngưng khóc, lấm lét vừa ăn vừa thủ tiêu tang vật. Chắc các bạn biết kẻ nào là thủ phạm của hành vi mờ ám, thông đồng với tội phạm này rồi. Quả là mẹ tôi yêu tôi, một tình mẫu tử mù quáng”.
Nam Đan còn thốt lên: …Giá mà mẹ tôi còn tại thế thì tôi đã có một người sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho cái sự đàng hoàng của tôi, tiếc thay! Nhìn lại đời mình, những khi mà tôi đàng hoàng thì chỉ có mình mẹ tôi chứng kiến mà thôi, nay bà đã qua đời thì lấy ai làm chứng bây giờ?
“Xin có mặt cho người
Bằng tất cả trong tôi
Phút giây này tỉnh thức
Với ân tình chưa vơi”


Như Đức Phật có dạy Có bốn chữ Hiếu trong kinh: tiểu hiếu, đại hiếu, chân hiếu, cận –viễn hiếu. “ Hạnh Hiếu tức Hạnh Phật ” Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là Sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ.
"Dù xây chín đợt phù đồ
Không bằng hiếu thuận Mẹ Cha một ngày.”

"Một bên vai cõng Cha, một bên vai cõng Mẹ, như vậy suốt 100 năm, cũng không đủ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ Cha" (Tăng Chi I, 75).

Hoặc "Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa Mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).
Hiếu thảo với Cha Mẹ có công đức lớn như vậy, lại phù hợp với đạo lý thế gian cũng như với đạo lý nhà Phật. ở đời Chớ đừng:
"Mẹ nuôi con, như Trời như bể,
Con nuôi Mẹ, con kể từng ngày.”


Được lớn lên trong vòng tay ấm áp của Mẹ và Mẹ tôi từng trãi qua cuộc sống không có chỗ dựa. Thế mà Mẹ đã gánh vác che chở cho đàn con nương tựa tới tận bây chừ! Phận làm con khi nghĩ về tình Mẹ thiêng liêng, lấy gì đền trả cho hết công đức sâu nặng như biển rộng rì rào với sóng muôn năm:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.”


Có một lần, tôi nắm tay một người sư em đi thiền hành, dọc theo con suối nhỏ, nước trong veo, hoa rừng ở đây thơm nức nở.Dòng nước cứ muốn lặn lội cuốn mình về đại dương, hai bên lối đi là một màu xanh thăm thẳm của trà non Bảo Lộc. Đôi chân, có lúc dừng lại để tự thưởng thức món quà Mẹ cho. Thật hạnh phúc biết bao, từng bước, như từng nấc thang đi trên cõi đời mênh mông. Sự tạo hóa... mầu nhiệm chỉ có hơi thở chánh niệm mới nhận ra lòng biết ơn vi diệu ấy thôi; huynh đệ chúng tôi khép mắt để cảm nhận nguồn năng lượng thương yêu từ con tim chảy dài xuống gót chân, có lúc Mẹ muốn chúng tôi đứng thật vững chãi, có lúc mẹ dìu bước bên cạnh những khi giông tố khó khăn, nhưng mẹ chỉ muốn đôi chân tự bước vào đời. Tôi hiểu được Mẹ, tôi còn thấy cả khuôn mặt mẹ hiện về thật rõ mỗi lần mẹ nở nụ cười thắm thiết.
Một hôm trên con phố nhỏ, lát đát hàng ngàn cánh hoa phượng vàng, tôi chợt nhận ra rằng mẹ là tình yêu, thứ tình yêu ngọt ngào nhất trong đời , chỉ đến một lần bên ta và lòng mẹ mở ra trước mắt tôi,
Chiều nay tóc mẹ phủ bóng tuyết
Nụ cười mẹ còn trong gương nguyệt
Cánh hoa thuỷ triều dâng đâu đó
Mẹ mãi dòng Hậu Giang trôi êm.

Dường như bức thư tình gửi về cho Mẹ mỗi năm trong mùa báo hiếu vu lan là một lần được minh chứng sự tri ân và sẽ chia vào trái tim biết nói, hai tiếng Mẹ ơi! Một lần nữa, thiết nghĩ có lúc mẹ phải giã từ chia tay em tôi, các anh tôi, chị gái của tôi nên mỗi khi tiếng kinh chiều vang lên là lúc tôi nhận lại tình yêu thương của mẹ biểu hiện như một khung trời hiện hữu “ mẹ vẫn còn đó, nắng chiều như hơi thở”. Lời tỉnh thức gọi tôi về giữa trang kinh niệm Phật chính là thời gian chúng ta trân quí sự có mặt của Mẹ.ý thức nhận ra lẽ thường nhiên của cuộc đời là vô thường, sinh diệt là tiếp nối thì tôi mới hiểu Đức Phật trong lòng tôi. Mỗi ngày giúp tôi tiếp xúc chừng ấy chất liệu thôi là đến một lúc nguồn từ bi sống dậy giữa muôn loài gần gũi bên nhau. Trong phút khoảng lặng buổi sáng, trong lúc ngồi thưởng thức chén trà độc ẩm, múc nước tưới rau, ngắm trăng lên hay bữa cơm chiều dưa muối đạm bạc. Đó là những khi dòng suy thức hiện tại đi ngang qua thì càng Cho ta cảm nhận về chân dung Mẹ, với ý niệm là mình đang có may mắn lớn “Và diễm phúc cho ta hơn thế nữa, Có pháp môn, tăng chúng giữa bụi hồng”
Đã bao kiếp mẹ làm dòng sông lặng
Để chiều về phủ kín ánh tà dương
Từng hạt nắng mẹ chắt chiu gói lại
Để đêm về sưởi ấm mái đầu xanh.

Những ngày Vu Lan sau này, có Thiền sư Tuệ Nguyên dạy về tình yêu khi còn có mẹ trong bài thơ “Tình hoa trắng” lòng tôi càng khắn khít, hiểu hơn về cuộc đời của người mẹ ở cái tuổi thời gian lam lũ, ôm ấp nhiều đắng cay bởi vì con. Qua nhiều cái nhìn, hóa thân của mẹ vào đại dương, trăng ngàn hay một bông hoa ven đồi, giọt sương lam, bờ cát mịn và đôi khi mẹ biếng thành trang kinh giữa nghìn trùng vì sao:
“Áo tôi vàng em cài tình hoa trắng,
Đoá hoa xưa ngày mẹ xới đất trồng.
Giữa những ngày mưa chang và nắng quái,
Giữa biển cồn đời mẹ hóa thành bông”.

Với mẹ, tôi không bao giờ nghi ngờ điều gì cả, dù điều mẹ dạy có khác với lời cô giáo dặn, công thức hóa học để chế tạo ra vũ khí mang đi lấn chiếm đất liền. Bởi vì công thức đó ta sẽ nhanh chóng tìm ra ở mọi cột mốc thời gian nhưng công thức tình thương của mẹ chỉ dành riêng cho ta lúc ta đau ốm, lắng nghe lời vỗ về dạy bảo và tận mắt nhìn mẹ mỉm cười. Đó chính là thứ tài sản quí báu mà bạn không thể nào tìm lại được.
‘ Dù bạn có đội lưng lên non, mang mình xuống biển’ giám chắc rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra dù có phép màu hiện hữu… vô vàn kiếp sau.
… “như cuộc đời - không thể thiếu trong con
Nếu có đi một vòng quả đất tròn
người mong con mỏi mòn
chắc không ai ngoài Mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên”

Thầy còn khuyên chúng ta: “Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"… Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
Vu lan về cũng là dịp chúng ta biết sử dụng đôi mắt nhìn mẹ thật rõ ràng, một cách cung kính tràng đầy niềm biết ơn sâu sắc, quỳ xuống dưới chân mẹ, để nói lời thỏ thẻ “con cám ơn mẹ” đã sinh ra con và đó là lúc tình yêu đạo lý lên ngôi. Tôi muốn chia sẽ thêm với các bạn rằng, điều đó chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tâm linh cho tình mẹ con luôn gần bên nhau và bạn nên tận hưởng nữa hạnh phúc còn lại giữa cuộc đời càng thêm ý nghĩa. Lấy nguồn cảm hứng, Võ Tá Hân chấp bút mấy dòng thương yêu:
“Mẹ cho ta một tình yêu thương, mẹ cho ta một mùi thanh hương, con tim mẹ truyền đạt tất cả, mẹ dạy rằng yêu thương quê hương.
Tình của mẹ vời vợi trời cao, tâm của mẹ như vầng trăng sao, đôi mắt mẹ mặt trời ánh sáng, bàn tay mẹ cứu vớt thương đau.
Mẹ là Phật đại nguyện hóa thân, mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần, mẹ là nước nước nguồn vô tận, cuộc đời mẹ chỉ biết hiến dâng
Con chắp tay chiêm ngưỡng ơn người, con nhiếp tâm khấn chúc vạn lời, mẹ là Phật là Phật hằng hữu, cho cuộc đời con mãi thắm tươi”.

Khúc ca ấy, ngợi ca lòng mẹ và Ông đã mời mẹ lên một tầm nhìn mới trong chiều sâu của đất trời. Đó là Phật hóa thân, là dòng suối mát róc rách tuôn chảy ở mọi ngóc nghách tâm hồn như Mẹ tôi sẽ sống mãi với trái tim thời gian .
Thích Pháp Bảo

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #168 - 19. Aug 2012 , 20:34
 
Hôm nay lại tẩn mẫn , tần mần mang về đây những giòng thơ Thầy viết về đây tặng Mẹ nè . Vu Lan trên chùa tất bật vô cùng ...năm nay con rễ Mẹ , đóng vai , Kiều Trần Như theo ĐỨc Phật đi khất thực đó Mẹ...Trông củng oai đó Mẹ . Vài giòng tâm sự với Mẹ nhé
..
Vạn lời Mẹ Thương

Tôi viết vạn lời tiếng Mẹ thương
Tôi xin mang Mẹ đi muôn đường
Để hình bóng Mẹ in tâm khảm
Để nhớ Mẹ yêu đếm ngấn sương

Đôi mắt Mẹ hiền vạn mến yêu
Tình thương gom hết vẫn chưa nhiều
Chưa đầy mắt Mẹ mênh mông quá
Còn trống nhiều khung của ấp yêu

Tấm lòng của Mẹ rộng thênh thang
Nhặt hết càn khôn chưa ngập tràn
Nhặt hết Biển Đông còn chỗ trống
Mẹ hơn Cực Lạc lẫn Thiên Đàng

Tay Mẹ thiêng liêng vô hậu tiền
Sá gì tay ngọc với tay tiên
Tay Hiền tay Thánh còn ranh giới
Tay Mẹ vô biên khắp mọi miền

Chỉ cần mắt Mẹ ngó nhìn thôi
Diễm phúc chứa chan nhất cuộc đời
Vàng bạc kim ngân không thể sánh
Giàu sang địa vị chẳng lên ngôi

Chỉ nắm bàn tay Mẹ dấu yêu
Tan đi tất cả mọi liu xiu
Khổ đau biến mất tiêu sầu khổ
Êm ấm an vui phủ nhiễu điều

Tôi không nói khoác, ngẫm đi nghe
Còn Mẹ, sống đi, sẽ biết, hè
Đừng để một mai chìm ngõ tối
Thắp đèn đom đóm đếm sao khuya

Tôi không nói khoác với ai đâu
Đừng đợi khăn sô chít mái đầu
Trũng ướt giọt châu thềm giá lạnh
Tóc tang gõ nhịp vọng kinh cầu

Dù tôi có viết đến muôn lời
Chữ nghĩa thế gian vét cạn từ
Tiếng MẸ vô cùng không diễn hết
Dù cho một tiếng MẸ mà thôi

Những ai còn Mẹ cứ vui đi
Kẻo để một mai héo nụ cười
Dù nụ cười khô đong mắt ướt
Suối vàng róc rách gõ thiên thu.

Tháng 6 – 2011
TNT Mặc Giang

Vu Lan Nhớ Mẹ

Vu Lan nhớ Mẹ nhớ vô vàn
Hai tiếng Mẫu Từ luôn vọng vang
Một cõi đi về lồng lộng quá
Đôi bờ sóng vỗ nước mênh mang

Thương nhớ Mẹ hiền lắm Mẹ ơi
Từ khi Mẹ khép cửa ru hời
Con thầm kiếm Mẹ trong vô tận
Chỉ vọng hai từ tiếng Mẹ Ơi

Có nghe cửa ngõ của A Tỳ
Con cố kiếm tìm chẳng lối đi
Không nẻo xuống lên không dấu vết
Chỉ nghe văng vẳng bất tư nghì

Có nghe một cõi Nước An Bang
Mẹ có về không kết Nụ Vàng
Vạn hữu trùng trùng sa pháp giới
Làm sao con biết chẳng âm vang

Sinh tử oan khiên nghiệt ngã, ừ
Một khi khép mở rẽ thiên thu
Cửa sinh cửa tử im phăng phắc
Một tiếng vô thinh phủ thái hư

Chắp tay đảnh lễ Hội Vu Lan
Quyện khói trầm hương thoảng nhẹ nhàng
Vạn đức Hồng Danh ban tế độ
Cha Lành vô lượng nhũ Từ Ân

Công đức sinh thành nguyện đáp đền
Mẹ ơi nhớ Mẹ không hề quên
Dù cho nhắm mắt xin ghi nhớ
Mang Mẹ đi theo vạn nẻo đường

Dù cho muôn hướng đến ngàn phương
Mang Mẹ đi theo nhé Mẹ thương
Để kiếp phù sinh không thống nỗi
Không reo điệp khúc của vô thường.

Tháng 6 – 2011
TNT Mặc Giang

Vườn Hồng kết nụ Mẹ Yêu

Cho tôi được gắn mãi hoa hồng
Hoa trắng xin đừng vội trắng bông
Còn Mẹ là còn hơn tất cả
Không gì so sánh Mẹ, nghe không

Hoa hồng một đóa mãi xinh tươi
Còn Mẹ, là còn có nụ cười
Mất Mẹ, cuộc đời mất tất cả
Mẹ ơi, xin Mẹ sống muôn đời

Hoa hồng cài áo chẳng sờn vai
Thương Mẹ nâng niu đỡ cánh cài
Đừng để cánh phai tàn tím tím
Ngàn năm ngậm suối khóc tuyền đài

Hoa hồng như Mẹ thắm hồng tươi
Đỏ thắm trong tim thắm cả người
Rào rạc Biển Đông triều sóng vỗ
Tình tang điệp khúc Mẹ à ơi

Vườn hồng kết nụ Mẹ yêu thương
Một đóa Mẫu Thân thơm vạn đường
Còn có mía lau hương dịu ngọt
Tay tiên nét ngọc tỏa đài phương

Vườn hồng xin Mẹ kết thiên thu
Cửa Tử im re, chẳng ứ ừ
Chỉ có Cửa Sinh tràn sức sống
Ngàn năm trăng sáng chẳng mây mù

Những ai còn Mẹ hãy nâng niu
Bất kể ngày đêm mỗi sớm chiều
Những lúc canh khuya Mẹ trở giấc
Nhìn xem thử Mẹ có liu xiu

Bóng chiều sẽ vội thoáng qua mau
Mây gác tầng không phủ xuống đầu
Bãng lãng hoàng hôn chờ bóng tối
Sao trời le lói nhỏ canh thâu

Cẩn trọng thâm sâu giữ đóa hồng
Nhớ nghe đừng đợi lá diêu bông
Rừng hoang cỏ dại xanh rì đó
Thu tím hạ nồng lạnh gió đông

Bông hồng cài áo tỏa thơm hương
Vành áo cài hoa kết Mẹ thương
Diễm phúc nhất đời còn có Mẹ
Ta xin đánh đổi mọi nghê thường

Đừng để vô thường kéo đến nghe
Nước sông đừng ngập vỡ bờ đê
Đơn côi sóng lệ mòn mi mắt
Réo rắt đêm hè vọng tiếng ve

Thôi, xin kết thúc áo cài hoa
Hoa Trắng Hoa Hồng tự điểm hoa
Đừng để một mai đến quá trễ
Hoa Hồng Hoa Trắng hỡi là hoa.

Tháng 6 – 2011
TNT Mặc Giang
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #169 - 02. Jan 2021 , 18:14
 
TÚI GẠO CỦA MẸ


Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

***

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

me

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở...

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần...

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa... Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

- Nhận vào.

Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

***

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

me1

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế. Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài. Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em...

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi!!!!!!

Người đăng:Pipi Tất Màu
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #170 - 04. Jan 2021 , 15:38
 
CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH CON MUỐN KỂ


Con đang ngồi suy tư trong tiếng nhạc thư giãn đồng quê, một giai điệu ngọt ngào dễ ru lòng người mẹ ạ. Nhắm mắt lại... nhập tâm và thả hồn mình theo những tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, tiếng gió thổi nhẹ bên tai. Cái hay của loại nhạc này là nó tạo cho mình cảm giác rất thực mẹ à. Tất cả những âm thanh ấy đang í ối vẫy gọi con trở về những ngày tuổi thơ. Ở nơi xa xôi ấy, có con, có mẹ, có gia đình thân yêu của chúng ta...

Mẹ ơi... Con thấy rồi! Con thấy mẹ của ngày xưa ấy...

***


Khoan đã mẹ nhé! Để con nhập tâm thêm xíu nữa, tiếng nhạc hay quá, bức họa một thời đang xuất hiện trong mọi suy nghĩ của con. Có họa sỹ nào đó đang dùng đôi tay khéo léo của mình phát lên từng nét họa. Đẹp quá! Đẹp lắm mẹ à...

Rồi! Con đã thấy mẹ rồi đấy. Mẹ của con ngày xưa đẹp quá ta. Mẹ con hiện lên thật giản dị biết nhường nào. Cũng đúng thôi, đã từ bao giờ con luôn hãnh diện vì mình có một người mẹ đẹp, dịu hiền và nhân hậu như thế. Tự dưng nhìn lại mẹ của ngày xưa ấy con lại rơi nước mắt. Ngại quá! Con trai của mẹ nay 24 tuổi đầu rồi con khóc nhè nè...Mít ước quá đúng không mẹ? Thôi kệ, cuộc đời đôi lúc cần có những giọt nước mắt như thế này mẹ nhỉ. Mà cũng chẳng có điều luật nào cấm đàn ông con trai không được khóc đâu phải không mẹ. Mẹ ơi! Mẹ đẹp lắm mẹ có biết không ạ.

Tiếng nhạc đang vang lên trong tâm trí con nghe êm dịu làm sao thưa mẹ, con sẽ đưa mẹ trở về những tháng ngày tươi đẹp nha mẹ. Chúng ta cùng nhau xem lại câu truyện cổ tích gia đình mình mẹ nhé. Mẹ sẵn sàng chưa thưa mẹ? Con sẽ kể mẹ nghe câu chuyện cổ tích của gia đình mình. Mẹ nhắm mắt lại đi, mẹ nằm thả lỏng đi, mặc kệ chuyện đời, mặc kệ những lo toan phiền não, mặc kệ hết đi mẹ. Hãy bắt đầu bằng nụ cười và bước vào cánh cửa thần tiên mẹ nhé! Ở nơi đó mẹ sẽ bất ngờ để dõi theo một câu chuyện cổ tích có thật 100%.

Bắt đầu nhé mẹ! Bắt đầu nhé! Con kể nha...

Ngày xửa ngày xưa, xưa rất là xưa... khoảng mười mấy năm về trước, tại một xóm nhỏ, nơi ấy bấy giờ nhà cửa thì ít mà núi rừng thì nhiều. Đi đâu cũng chỉ nhìn thấy cây và cây. Xa xa mới thấy vài ngôi nhà bé xíu bằng lỗ mũi nấp sau những rừng cây. Có một gia đình nhỏ nọ từ thành miền trung xa xôi vào Tây Nguyên để an cư lập nghiệp. Nơi cao nguyên lộng gió, cuộc sống của họ bắt đầu từ những đôi bàn tay trắng. Ngày nắng ngày mưa, những củ khoai, củ sắn, những hạt đậu phộng, những nồi cơm độn bắp, độn đậu là những chuỗi ngày nghèo đói khổ sở mà họ phải trải qua. Nhưng tình yêu thương lẫn nhau giữa các thành viên của gia đình là sức mạnh to lớn để họ vượt qua những tháng ngày kinh khủng ấy.

Có một người mẹ hiền từ, người mẹ ấy đẹp lắm, chính ba của những đứa trẻ cũng phải luôn tự hào với bè bạn về vợ của mình. Hơn nữa, người mẹ ấy cũng là một người hiền dịu, là một người phụ nữ giỏi giang, xóm làng ai cũng thương cũng quý. Ngày ngày họ cùng nhau làm trên nương rẫy, trồng cây sắn, trồng dây khoai...Mồ hôi tắm lên cuộc đời họ theo năm tháng, song đâu đâu cũng chỉ thấy tiếng cười thay vì những lời than thở.

Mẹ ơi! Mẹ có thấy không hả mẹ. Kìa! Đó... bên dòng suối nhỏ đang chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo chuyền cành. Có một người mẹ, và ba đứa con nhỏ đang chơi đùa cùng nhau. Và họ chính là mẹ con ta đó thưa mẹ. Tuyệt quá! Người mẹ ấy đang hóa trang cho những đứa con thân yêu của mình thành những nhân vật kiếm hiệp oai hùng bằng những lá cây, trái rừng. Thằng hai vui mừng khôn xiết khi mẹ lấy nhành dương xỉ bện tròn, rồi quấn lên đầu nó như vương miện một vị vua. Mẹ nhìn kìa, nhìn nó oai và cái mặt chảnh chảnh ghê chưa. Mẹ bẻ măng tre làm đôi sừng nhỏ cho thằng út. Thằng út lúc đó chỉ 2 tuổi mẹ à, nó đang mãi mê ngồi cắn trái bắp non, lâu lâu sữa bắp bắn vào mặt nó trắng bạch. Ôi! Thằng út hồi bé kháu khỉnh quá, dễ ghét quá đi! Còn chị cả, chị cả là sướng nhất ấy mẹ, những trái rừng bên suối, mẹ sâu thành những chuỗi cườm cho chị con đeo, mẹ hóa thân cho chị làm cô tiểu thư đài cát. Mẹ bím tóc cho chị, hoa râm bụt rừng mẹ vắt lấy nước rồi tô lên hai má chị cả thêm hồng. Trái sim rừng quét lên đôi môi chị làm son. Ôi! Dễ thương quá! Những chiếc lá rừng đủ màu đủ loại mẹ kết lại, rồi cho chị em chúng con mỗi đứa có một bộ áo lá đẹp nhường nào. Tung đao, múa những cây kiếm bằng tre, mẹ dạy chị em con phải luôn đoàn kết phải biết yêu thương nhau. Đấy mẹ nói kìa:

"Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau"

Cây cối kia, tảng đá kia, và những con thú rừng hung dữ đâu đó sẽ xuất hiện bất ngờ, mẹ bảo chị em con phải cùng chung sức để chống lại chúng nó. GIữa núi rừng bao la, trên con suối nhỏ ấy chỉ có bóng hình mẹ con ta...

Đẹp đẹp quá! Con đã nghe thấy những tiếng cười giòn giả như bắp của chị em con. Con thấy nụ cười của mẹ dịu hiền làm sao. Mẹ ngồi giặt đồ bên suối, mẹ cười rồi nhìn chị em chúng con tung tăng đùa nghịch trên những tảng đá lớn. Nước suối bắn lên tận mắt, trắng xóa trắng xóa, mẹ có thấy không mẹ. Nhìn chúng con kìa mẹ, như những chú chim non nhảy nhót trên những tảng đá của con suối tuôn dài như con trăn khổng lồ. Lúc mẹ đang giặt đồ, chị em con mải chơi trò đánh trận giả ...để thằng út ngồi một mình trên tảng đá, rồi nó rớt tỏm xuống suối lúc nào không hay. Mẹ con mình đã hốt hoảng biết chừng nào, vậy mà khi vớt thằng út lên bờ, nó còn cười nữa chứ. Đúng là táo bạo! Táo bạo quá mẹ nhỉ?

Thích quá mẹ ơi! Mẹ có thấy không? Mẹ và tụi con đang dọc theo con suối để mò ốc, thích quá. Mùa mưa ốc đá cũng nhiều ghê mẹ nhỉ. Tối nay chúng ta lại có một bữa ăn ngon lành rồi. Mô phật! Hãy tha thứ cho mẹ con con hồi ấy. Sát sanh bấy giờ âu cũng một phần do hoàn cảnh. Mẹ ơi! Chị cả khóc kìa! Một con vắt ( loài vật giống đỉa, sống vùng núi) đang bâu trên tay chị... ôi! Gớm quá! Ôi! Chết mất! Cua kẹp tay con rồi mẹ ơi! Cứu con với. Công nhận mẹ có đôi tay mát thật, mỗi lần mẹ xoa vào vết thương là vết thương không còn đau nữa.

Và rồi....

Và rồi khi mặt trời trở về lại sau chân núi, ngày nắng oi ả nơi xóm nhỏ khép lại sau một ngày vất vả. Ông trời đã kéo màn che đi ánh sáng của một ngày... đêm về rồi đó mẹ.

Giờ mẹ thấy nhẹ nhõm chưa? Yên bình chưa mẹ? Nam Mô A DI Đà Phật! Con sẽ kể cho mẹ nghe đoạn tiếp của câu chuyện cổ tích mẹ con mình mẹ nhé!

Trăng đã treo lơ lửng trên ngọn cây Bơ nhà mình rồi kìa mẹ, khung cảnh miền núi về đêm sao mát dễ chịu thế không biết. Hình như đêm nào cũng vậy, gia đình mình thường ngồi ngoài sân. Ngồi trên cái giường nứa ba con đã khéo tay đan từ mùa hè năm ngoái. Công nhận ba cũng giỏi thiệt! Mẹ đã kể cho chị em con nghe những câu chuyện cổ tích, mẹ hát và dạy cho chị em con nghe những ca khúc thiếu nhi. Thông qua những câu chuyện, mẹ luôn nhắc nhở chị em con những bài học mà chị em con không thể nào quên được. Những lời nói của mẹ vẫn luôn chạy dài theo năm tháng của con thưa mẹ. Và kho tàn những câu chuyện mẹ kể hình như không bao giờ hết. Ôi! Thích quá! Thích quá mẹ ơi! Mẹ biết không, mẹ hát hay lắm, mẹ kể chuyện cũng không chê vào đâu được.

Thích lắm mẹ à.., lúc ấy mẹ vừa là người mẹ, vừa là cô giáo của tụi con. Mẹ nhớ không? Lúc ấy ba của con cũng bị bắt làm học trò nữa. Hồi đó chị cả là giỏi nhất mẹ nhỉ, lúc nào trả lời cũng đúng cả. Còn ba thì lúc nào cũng trả lời sai. Ha ha... Vui quá!! Hồi đó chị em con luôn kêu ba là ngốc, vì chẳng bao giờ ba trả lời đúng cả. Thì ra tất cả là ba cố tình làm sai... ba xạo quá mẹ nhỉ?

Công nhận hay thật mẹ à, nhà mình ai cũng hát hay hết, ai cũng biết ca cải lương cả. Chắc tại ba mẹ hát hay nên sinh chị em con ra đứa nào cũng có năng khiếu ca nhạc hết. Đêm nào gia đình mình cũng vào các vai để rồi ca những bản cải lương không cần kịch bản. Người miền trung ca cải lương miền Tây nghe cũng hay ra phết mẹ nhỉ? Con lúc nào cũng thích hát câu:

"Trong giấc mơ ba về... ba nói thương con nhiều..." Giờ nhớ lại mà con thấy tức cười quá, con toàn ca tầm bậy không à. Nhà mình mỗi mẹ là ca hay nhất. Mẹ đúng là số một mà!

Mẹ nhìn thấy không thưa mẹ, Mình đang ngồi ăn những hạt bắp rang, ngọn lửa hồng đang cháy phừng phực bên bếp lò. Ấm quá! Mùi khoai nướng phản phức thơm nức mũi. Ôi nhớ quá, nhớ quá. Âý chết! Trời mưa rồi mẹ ơi... Chạy vào nhà thôi thưa mẹ...Mẹ vào đi, để con ẵm cu út cho... Nhanh lên mẹ!

Nhà mình cũng có thua kém gì ở ngoài trời đâu, chỗ dột chỗ mưa, chị em con ngồi tỏm trên giường giành nhau cái mền mỏng. Mái nhà tranh xiêu vẹo nhà mình đã gần đến độ sụp rồi đó mẹ. Đêm nay mà bão một phát là nó mang theo nhà mình sang tận bìa rừng ấy mẹ nhỉ. Ba đâu rồi ta? À... Con thấy ba rồi, ba đang mãi tìm cách che lại tấm phên, mưa đang tạt vào từ phía ấy. Mưa đang tát vào mặt ba từng đợt. Ôi! Lạnh quá! Lạnh quá! Cố lên ba!

Bếp lửa sáng rực lên lần nữa, sưởi ấm căn nhà bé nhỏ của gia đình chúng ta. Ngọn lửa đang cháy rừng rực kìa! Ấm áp ghê. Con thấy ngọn lửa ấy sưởi ấm cả con từ quá khứ, và ngay hiện tại này, nó cũng thổi vào lòng con sự ấm áp lạ thường, yên bình quá! Ấy! Con quên mất mẹ ơi! Mẹ có nghe thấy mùi gì không? Mùi khét...! Khoai đã cháy khét hết rồi... tiếc quá tiếc quá!

Bếp lữa đã gần tàn, ngọn đèn dầu cũng sắp cạn, cả nhà mình ngồi tỏm trên giường, lại cùng chơi trò thi hát. Nhà mình đúng là gia đình tài tử mà. Hồi xưa... mà có chương trình Gia đình tài tử, nhà mình đăng kí tham dự thi, chắc giành giải vô địch ấy mẹ nhỉ.Hi hi...

Đêm về khuya, mưa đã dứt, giờ chỉ nghe thấy tiếng vài giọt mưa còn sót lại cố tuột dài từ mái nhà xuống ngọn tranh rồi rơi xuống đất lộp độp. Con nghe thấy tiếng dế kêu, tiếng nhái và tiếng côn trùng thi nhau cất lên bản đồng ca mà chỉ chúng nó mới hiểu. Ngọn đồi bên kia vang lên tiếng chim cú mèo nghe rùng rợn. Lâu lâu đâu đó vang lên từng tiếng gầm rú của con Mang núi rất đáng sợ. Con choàng tay ôm chặt lấy mẹ, Tìm sự bình yên, rồi ngủ trong lòng mẹ từ lúc nào. Ba mẹ nằm phía ngoài, lâu lâu vài ba giọt nước rơi tỏm trên mặt. Thương ba mẹ quá à!

Và những tháng ngày của chúng ta cứ thế, cứ thế trôi đi đó mẹ. Thời gian đã trôi đi một cách nhanh lạ lùng, nhiều lúc muốn dùng đôi tay này kéo thời gian lại, nhưng con không biết vịn vào đâu? Kéo ở đâu mẹ à? Chúng ta cùng nhau sống trong âm hưởng của sự nghèo đói. Nhưng không có gì so sánh được là nhà mình quá hạnh phúc. Cái hạnh phúc mà con luôn tự hào để khoe với bè bạn. Hạnh phúc mà người đời đến nỗi phải ao ước, phải ganh tỵ. Câu chuyện cổ tích của gia đình mình đẹp như thế đấy. Giờ con thèm lắm cái cảm giác ấy mẹ à. Mẹ ơi! Mẹ còn nhớ không??

Có lẽ mẹ quên rồi mẹ nhỉ, nay tóc mẹ đã pha sương, trí nhớ mẹ đã kém dần từ lúc nào rồi? Phải chăng là từ lúc câu chuyện cổ tích gia đình mình đi vào thời kì bi kịch...

...

Rồi thời gian thấm thoắt trôi đi, câu chuyện cổ tích gia đình mình không tiếp diễn bằng những niềm vui nữa. Phải chăng không có hạnh phúc nào là trọn vẹn thưa mẹ? Những tháng ngày ấy con không muốn nhắc lại mẹ nghe đâu. Vì mỗi lần nhắc lại con thấy nước mắt nhiều hơn là tiếng cười. Nhắc lại con chỉ thấy nỗi buồn của mẹ giăng kín cả không gian.

Cuộc đời của mẹ ở đoạn cao trào là những chuỗi ngày nước mắt, ngay cả những người mẹ yêu thương, thậm chí là ba của con cũng làm mẹ thất vọng đúng không mẹ. Con không muốn nhắc đến nó, vì nhắc đến nó là tóc mẹ thêm sợi bạc. Con lại không thấy tiếng mẹ cười...

Có nổi buồn nào, bằng nỗi buồn của mẹ

Có ai sầu bằng nỗi sầu mẹ con ta

Con không muốn nhắc lại đâu mẹ ơi, vì con muốn cuộc sống của mẹ từ ngay những phút giây này sẽ là những chuỗi ngày êm đẹp. Mẹ đã buồn, đã khổ quá nhiều rồi. Tất cả quá đủ rồi. Không không muốn một giọt nước mắt nào rơi trên mắt mẹ nữa. Con không muốn như vậy nữa! Chúng ta hãy tiếp tục câu chuyện cổ tích của gia đình mình, con sẽ dùng bút xóa thần kì để xóa đi giai đoạn bi kịch của một thời mẹ nhé. Con đã xóa rồi đó, không còn nữa, mẹ của con hãy vui lên. Quẳng ghánh lo đi, vui mà sống" là phương châm mà mẹ thường dạy chị em con mà.

Đã từ bao giờ, những bài học về đạo lý làm người mà mẹ dạy, đã thấm thía và in sâu trong tâm trí của chị em con. Mọi lúc mọi nơi, mẹ điều dạy, thậm chí ngay cả những lúc cuộc đời rơi vào giai đoạn bi kịch nhất mẹ cũng không quên dạy chị em con. Và cho dù đi đâu làm gì, con vẫn luôn vận dụng những bài học ấy.

Giờ đây, điều con mong muốn nhất, thèm khát nhất là tiếng cười của mẹ, vì tiếng cười của cô tiên ngày nào xa rời chị em con đã quá lâu. Cô tiên à? Mẹ à, hãy tặng cho chị em con những tiếng cười như trong chuyện cổ tích ngày xưa mẹ nhé. Mẹ có biết rằng lúc mẹ cười, mẹ đẹp và nhân hậu lắm hay không. Con yêu lắm nụ cười của mẹ, yêu lắm chứ đôi mắt hiền dịu của mẹ theo dõi bước đường chúng con, đôi mắt nhìn đời với lòng bao dung độ lượng.

Giờ con thèm lắm được nằm trong lòng mẹ, được mỗi sáng sớm mẹ hét lớn, kêu dậy: "Dậy nào 2 chàng quý tử của mẹ, giờ này còn chưa ngủ dậy à- Thức khuya cho lắm vào...? Vì thèm được nghe như thế, nên ngày nào con cũng cố tình ngủ nướng thêm xíu nữa. Thích quá ! Thích lắm mẹ à." Con nghe mà sung sướng biết dường nào. Thưa mẹ, con trai yêu mẹ lắm, yêu rất nhiều mẹ ạ. Con yêu cả những roi đòn của mẹ, yêu cả những lời la mắng chị em con của mẹ. Yêu mái tóc đang dần pha sương theo năm tháng, yêu bàn tay đang dần khô cứng. Yêu lắm mẹ có biết hay không.

Mẹ à, có những bài thơ con làm về mẹ, đó là những cảm xúc từ đáy lòng con. Những bài thơ con viết hồi con còn tấm bé. Con đã viết và dấu nó trong nhật kí của mình. Con có biết làm thơ đâu, cái mà con gọi là thơ ấy là những dòng cảm xúc của mình bằng những lời gọi là thơ non nớt. Từng dòng thơ được viết là từng giọt nước mắt con rơi dài trên đó.

Con biết ngày mai mẹ không còn trên đời nữa

Để chữ buồn vây kín nỗi lòng chị em con

Mỗi sáng ra con chẳng có ai đánh thức?

Lúc lỗi lầm có ai chia sẻ cùng chị em con?

...........

Con sợ lắm mẹ ơi. Con sợ đến ngày mẹ không còn sống trên đời này nữa, thì cuộc sống này với chị em con sẽ có nghĩa lý gì đây. Nếu..., thì...! Con đã khóc rất nhiều mẹ ạ. Rồi một hôm nào đó về nhà, con sẽ đọc cho mẹ nghe những bài thơ ấy mẹ nhé.

Con thực sự rất tự hào vì được sinh ra làm con trai của mẹ. Qúa hạnh phúc, quá tuyệt vời. Có lẽ không có niềm vui nào bằng niềm vui được làm con trai của mẹ. Con cũng quá tự hào vì mình có một người mẹ quá tuyệt vời như thế. Trong gia đình, mẹ luôn là người vợ thủy chung, là người mẹ mẫu mực. Đối với đời mẹ là người đàn bà phúc hậu, biết yêu thương, chia sẻ. Cuộc đời mẹ sống chỉ biết cho mà đâu biết nhận. GIờ đây, Khi chúng con thấy mình càng trưởng thành, càng hiểu đạo lý làm người thì mẹ gần như xa rời cuộc sống. Từ ngày con có thêm hai đứa cháu ,mà chị hai tặng cho cuộc đời con, con mới thấu hiểu được tình cảm ruột thịt như thế nào. Yêu lũ trẻ bao nhiêu, thì con càng nhận ra tình cảm mà mẹ giành cho chị em con bấy nhiêu. Tóc mẹ pha sương, bàn tay mẹ đã không còn mềm mại một thời nữa. Cầm đôi bàn tay mẹ, con xoa nhẹ đôi bàn tay khô cứng, đôi bàn tay của một đời vất vả nuôi con, con thấy xượng trong lòng, con không thể nào cầm nổi những giọt nước mắt. Đó là giọt nước mắt cám ơn, giọt nước mắt tự hào thưa mẹ. Mẹ à! Chị em con đã khôn lớn, con hứa sẽ cố gắng làm tốt công việc, để mang lại niềm vui cho mẹ, bù đắp lại tháng ngày vất vả nuôi chị em con, tìm lại niềm vui của mẹ mà bấy lâu nay ai đó đã vô tình cướp mất. Ngày ấy đã đến gần, mẹ không phải chờ nưã đâu. Con phải sống có trách nhiệm, bởi vì con nhớ rất rõ mẹ từng nói: "Mẹ còn sống trên đời này là vì các con" Chúng con cám ơn mẹ nhiều lắm. Và con cũng muốn nói với mẹ rằng: "Con sống trên đời này, tất cả cũng vì mẹ" Yêu mẹ rất rất nhiều!

Xưa nay chỉ mẹ mới kể chuyện cho chị em con nghe đúng không mẹ? Hôm nay đứa con trai của mẹ đã kể cho mẹ nghe câu chuyện cổ tích về gia đình mình. Mẹ thấy hay không? Đây là câu chuyện cổ tích hay nhất cuộc đời con, rồi sau này con sẽ kể cho mọi người, kể cho đàn con của con , đàn cháu , đàn chít của con nghe. Để chúng biết về một người đàn bà tuyệt vời như thế, để chúng hãnh diện vì là cháu chắt của mẹ. Mẹ à! Con đưa mẹ trở về câu chuyện cổ tích của gia đình mình để khơi lại cho mẹ những tháng ngày đẹp nhất. Ngày mà mẹ là số 1, và gia đình mình là số 2. Con đưa mẹ trở về với câu chuyện cổ tích nhà mình, là mang lại cho mẹ sự hạnh phúc, khơi lại tuổi xuân nơi tràn ngập ánh nắng bình minh. Ngày mà chỉ có tiếng cười, chỉ có những niềm vui mà thôi. Đừng lo lắng nữa mẹ nhé, lần này Đức Phật sẽ vẽ lên trên bức họa gia đình mình hương thơm của sự hạnh phúc, Đức Phật sẽ viết tiếp câu truyện cổ của chúng ta với những tình tiết hấp dẫn lý thú, chỉ có niềm vui và tiếng cười, sự an lạc mà thôi.Tất cả nỗi buồn, lo toan của hiện tại mẹ hãy quên đi. Chúng ta cùng sống tiếp câu chuyện cổ tích tuyệt vời của gia đình mình mẹ nhé!

Mẹ ơi! Mẹ ơi! Sao mẹ làm áo cho chị cả đẹp hơn áo giáp của con?

Mẹ à! Cái sừng trâu trên đầu cu út lại rơi rồi kìa, mẹ sửa lại cho út đi....

Cô tiên à! Cô hãy ban phép để ta có thêm sức mạnh nhé...

Âý! Khoai khét rồi mẹ ơi!

Mẹ ơi!

Mẹ ơi!

Mẹ ơi!

Và mẹ ơi! Điều giản đơn con muốn nói, và lúc nào con cũng nói: Yêu mẹ lắm đó! Thiên hạ đệ nhất mẫu mực à!

Người đăng: Hồ Viết Tiên
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 10 11 12 
Send Topic In ra