Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - NHỚ CHA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
NHỚ CHA (Read 970 times)
Sao_Mai
Senior Member
****
Offline



Posts: 467
Gender: female
NHỚ CHA
11. Mar 2008 , 19:36
 
NHỚ CHA ...


Ngày tôi chào đời, cha tôi đã bước vào tuổi 60 … Ông bận theo chủ đi công cán xa nhà, chỉ kịp dặn lại … nếu sinh con trai đặt tên … và sinh con gái … đặt tên …
Cha tôi, ngày ấy, chỉ là một tài xế tư gia … Tôi cũng không biết cha mình học hành đến đâu, nhưng chữ nghĩa … nhất là những câu nói xa xưa có tính chất “nho” thì ông “đầy một bụng”…
Trong nhà, ông thờ Quan Công – hai bên vách, treo những liễn đỏ có những câu đối như “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” hay “Tống cựu nghinh tân” … Người thường kể cho chúng tôi nghe những điển tích Tàu có tính chất anh hùng như “Quan Công phò nhị tẩu” … hay “108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc”, Thủy hử …, Nguyệt Kiểu … Mẹ tôi, nhỏ hơn ông đến hơn 20 tuổi, cũng “đầy một bụng” nhưng lại là những câu ca dao, tục ngữ … Tuy mỗi người mỗi vẽ, nhưng hợp lại, thì … anh chị em chúng tôi, từ bé …đã quen nghe mỗi một lời dạy dỗ đều hoặc kèm theo điển tích, hoặc câu ca dao, hoặc một câu “nho” văn như “cẩn tắc vô ưu”, (mà anh chị em chúng tôi thường sửa lại là “cẩn tắc vô áy náy” …), “nhân chi sơ, tính bổn thiện” hay với đám con gái trong nhà thì “ăn công thủ, ngủ công đường” … 7-8 tuổi, tôi đã nghe giảng giải và thuộc nằm lòng “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” … Ông còn dạy chúng tôi những kiến thức phổ thông như 12 can, 10 chi … số ngày trong năm, cách tính xem tháng nào có 30 ngày, tháng nào có 31 ngày …
Mỗi ngày, bằng chiếc “mô bi lết” cọc cạch … ông chở tôi và đứa em gái đến trường … và khi trở về, thì thường là chị em chúng tôi đã ngồi vào bàn học … Trong cái xóm lao động nghèo … nhà chúng tôi … càng nghèo hơn, 7 anh chị em xúm xít quanh một cái bàn, mỗi người một ranh giới đủ để quyển tập … 2 ngọn đèn dầu leo lét … cho 7 mái đầu chụm lại … Sau khi ăn cơm xong, cha tôi coi tập vở cho ba đứa con nhỏ nhất nhà … người dạy đứa này một phép tính cộng, hay sửa cho đứa kia một tiếng đọc vần … Ông chính là người đã cầm tay cho từng đứa con tập cho con viết những nét chữ đầu đời ...
Tuy người đi làm việc suốt ngày, và thường có những chuyến theo chủ đi xa năm ba bữa mới về lại nhà … nhưng người rất quan tâm chuyện dạy dỗ, uốn nắn chúng tôi, từng dáng đi, tướng ngồi … lời ăn, tiếng nói … theo cách xa xưa của ông. Tôi còn nhớ, cha tôi không cho con gái ngồi dựa lưng vào ghế … ngồi hai chân phải khép và hai tay phải luôn đặt trên đùi, lưng phải thẳng … Con gái, không được nói tiếng “đã quá, khoái quá” … Con gái không được nói những từ mới du nhập như “cà chớn, hết xảy”… con gái không được mắng người khác “vô duyên” ….
Ông không cấm chúng tôi giao tiếp với bạn khác giới, nhưng … không bao giờ cho phép con trai, con gái đứng trò chuyện lố nhố nơi cửa nhà, tất cả đều phải tề chỉnh nơi bàn khách …
Khi anh trai lớn đã ra trường, làm việc, bắt đầu có người yêu, thì ông lại dặn dò … những nơi … con không được đưa bạn gái đến …(như công viên, như vũ trường… ) ông dạy các anh phép tắc đối xử với bạn gái và gia đình bạn gái …
Tôi không biết từ đâu, nhưng có vẻ như cha tôi “đặc biệt” hơn những người đàn ông khác… Ông không để ai giặt quần áo cho mình, và … khi anh trai đầu tiên trong nhà lập gia đình, ông đã gọi đến nói rằng vợ - không phải là người để con sai khiến, con phải tự giặt đồ, tự lo lấy những việc có thể, không được bắt vợ làm … Đối với chị em chúng tôi, ông dặn có chị dâu về nhà, thì trước giờ, việc các con làm, các con vẫn phải làm, các con không được để chị dâu làm thay …
Chị dâu đầu tiên –chính là chị dâu trưởng của chúng tôi – là con một trong những vị tướng đầu ngành trước 75 … chị rất đẹp, rất giỏi làm bánh … nhưng không biết nấu … bất kỳ món gì, kể cả cơm … Khi về nhà tôi, chị đang học năm thứ nhất đại học … đúng ra, phải đến khi chị ra trường, mới cưới, nhưng vì thời cuộc đổi thay, anh tôi – ba của chị … cả hai đều sẽ đi học tập, nên đám cưới phải tổ chức ngay cho yên lòng mọi người … 20 ngày sau khi cưới, anh tôi, cùng cha chị lên đường … Chị ở nhà chúng tôi … Lúc này, ba tôi – đã ngoài 70, người chủ cũng đã đi học tập, nên ông ở nhà, lo cơm nước cho má tôi bắt đầu bước ra đời buôn thúng, bán bưng …tiếp tục nuôi đàn con 5 đứa và 1 chị dâu còn đang ăn, học …
Chị dâu tôi ngại ngùng, đòi nghỉ học, nhưng ông không cho, bắt chị vẫn phải tiếp tục đến trường, kể cả những đứa con trong nhà, ông không cho phép nghỉ … học, học và học … cha mẹ nghèo, không có gia tài chi, ngoài chữ nghĩa để lại cho các con, để các con tạo lập sau này … nên các con phải ráng mà học … Cha chỉ mong mỏi một điều duy nhất, đó là các con phải tốt nghiệp đại học … Đó là lời dạy chúng tôi không bao giờ quên …
Cũng chính là cha tôi, đã dạy cho tôi – lúc đó 13 tuổi, biết nhúm lửa than, biết khơi tro tàn, biết chắt nước cơm … Và khi chúng tôi bắt đầu rời xa vòng tay cha mẹ đi học, đi làm xa, cha tôi chỉ dặn một câu … đem chuông đi xứ người, phải đánh cho kêu …
Khi chị dâu tôi đang còn học dang dỡ, thì sinh con … ngày ngày, chị vẫn đi học, cha tôi ở nhà bồng bế cháu nội, ru cháu ngủ bằng những bài hát hết sức đặc biệt của ông … mà gần như 9 anh em chúng tôi thuộc nằm lòng
Đưa đò, đưa đò là chị đưa đò, đưa đò là chị sang đây, cám ơn chị cám ơn chị đò, nhà đó, có cây cau gió, nhà đó có quán bì nem, bán tôm thịt lại thêm chả giò … Đưa đò, đưa đò là chị đưa đò …” hoặc như “Ngày xưa có thầy Tử Nha tên Khương Thượng … cần câu ông vẫn mượn …” Vâng, chỉ một câu ngắn ngủi, có bấy nhiêu, mà ông hát đi, hát lại cho đến đứa trẻ ngủ thì thôi …
Khi chị đã tốt nghiệp, trong thời gian chờ đợi nhận nhiệm sở đi làm, cha tôi mới bắt đầu dạy cho chị cách nấu một nồi cơm … chúng tôi, không ít lần ăn cơm nhão như cháo, có khi phải bỏ đường vào ăn, nhưng … noi theo cha tôi, chưa bao giờ, chúng tôi phàn nàn …, có khi còn đùa cho chị khỏi buồn ... cha tôi kiên nhẫn chỉ cho chị từng chút một … vì vậy, cho đến hôm nay, chị dâu tôi vẫn thường nhắc mãi chuyện được cha tôi uốn nắn từ thuở biết chụm củi, cho đến nấu được nồi cơm …
Mùa Xuân năm Tân Mùi (1991) khi đứa con đầu lòng của tôi được 10 tháng … là lúc cha tôi vừa bước qua tuổi 88, ông đẹp lão, dáng cao gầy, lưng vẫn thẳng mái tóc bạc phơ, răng, tóc gần như vẫn còn khá nhiều … dù ngày ngày, ông vẫn đi ra, đi vào, quét tước dọn dẹp tự giặt giũ cho mình, không chịu ngơi nghỉ, nhưng đã bắt đầu yếu nhiều … Ông không dám ẳm đứa cháu ngoại – tôi chỉ bồng con đến, đặt nằm gần nơi ông ngồi, để ông vuốt ve, nựng cháu thôi …
Và … trong một buổi sáng mùa Xuân … ngọn đèn … đã tắt …
16 mùa Xuân đã trôi qua … kể từ năm ấy … con gái tôi chỉ biết mặt ông ngoại qua những tấm hình còn lưu giữ của gia đình … Nhưng, ông như vẫn đang hiện hữu trong nhà, chung quanh anh chị em chúng tôi và mẹ tôi …

Thắp nén nhang trầm - dâng bó hoa
Khói hương thơm ngát phả la đà
Lung linh ánh mắt cha nhìn xuống
Con trẻ ngậm ngùi - tưởng nhớ cha ....
 


(Viết nhân ngày đám giỗ cha - lần thứ 17 - mùng 5 tháng 2 - Mậu Tý)


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: NHỚ CHA
Reply #1 - 11. Mar 2008 , 21:16
 
Sao_Mai wrote on 11. Mar 2008 , 19:36:
NHỚ CHA ...


Ngày tôi chào đời, cha tôi đã bước vào tuổi 60 … Ông bận theo chủ đi công cán xa nhà, chỉ kịp dặn lại … nếu sinh con trai đặt tên … và sinh con gái … đặt tên …
Cha tôi, ngày ấy, chỉ là một tài xế tư gia … Tôi cũng không biết cha mình học hành đến đâu, nhưng chữ nghĩa … nhất là những câu nói xa xưa có tính chất “nho” thì ông “đầy một bụng”…

Mỗi ngày, bằng chiếc “mô bi lết” cọc cạch … ông chở tôi và đứa em gái đến trường … và khi trở về, thì thường là chị em chúng tôi đã ngồi vào bàn học … Trong cái xóm lao động nghèo … nhà chúng tôi … càng nghèo hơn, 7 anh chị em xúm xít quanh một cái bàn, mỗi người một ranh giới đủ để quyển tập … 2 ngọn đèn dầu leo lét … cho 7 mái đầu chụm lại … Sau khi ăn cơm xong, cha tôi coi tập vở cho ba đứa con nhỏ nhất nhà … người dạy đứa này một phép tính cộng, hay sửa cho đứa kia một tiếng đọc vần … Ông chính là người đã cầm tay cho từng đứa con tập cho con viết những nét chữ đầu đời ...
Tuy người đi làm việc suốt ngày, và thường có những chuyến theo chủ đi xa năm ba bữa mới về lại nhà … nhưng người rất quan tâm chuyện dạy dỗ, uốn nắn chúng tôi, từng dáng đi, tướng ngồi … lời ăn, tiếng nói … theo cách xa xưa của ông. Tôi còn nhớ, cha tôi không cho con gái ngồi dựa lưng vào ghế … ngồi hai chân phải khép và hai tay phải luôn đặt trên đùi, lưng phải thẳng … Con gái, không được nói tiếng “đã quá, khoái quá” … Con gái không được nói những từ mới du nhập như “cà chớn, hết xảy”… con gái không được mắng người khác “vô duyên” ….
Ông không cấm chúng tôi giao tiếp với bạn khác giới, nhưng … không bao giờ cho phép con trai, con gái đứng trò chuyện lố nhố nơi cửa nhà, tất cả đều phải tề chỉnh nơi bàn khách …
Khi anh trai lớn đã ra trường, làm việc, bắt đầu có người yêu, thì ông lại dặn dò … những nơi … con không được đưa bạn gái đến …(như công viên, như vũ trường… ) ông dạy các anh phép tắc đối xử với bạn gái và gia đình bạn gái …
Tôi không biết từ đâu, nhưng có vẻ như cha tôi “đặc biệt” hơn những người đàn ông khác… Ông không để ai giặt quần áo cho mình, và … khi anh trai đầu tiên trong nhà lập gia đình, ông đã gọi đến nói rằng vợ - không phải là người để con sai khiến, con phải tự giặt đồ, tự lo lấy những việc có thể, không được bắt vợ làm … Đối với chị em chúng tôi, ông dặn có chị dâu về nhà, thì trước giờ, việc các con làm, các con vẫn phải làm, các con không được để chị dâu làm thay …
Chị dâu đầu tiên –chính là chị dâu trưởng của chúng tôi – là con một trong những vị tướng đầu ngành trước 75 … chị rất đẹp, rất giỏi làm bánh … nhưng không biết nấu … bất kỳ món gì, kể cả cơm … Khi về nhà tôi, chị đang học năm thứ nhất đại học … đúng ra, phải đến khi chị ra trường, mới cưới, nhưng vì thời cuộc đổi thay, anh tôi – ba của chị … cả hai đều sẽ đi học tập, nên đám cưới phải tổ chức ngay cho yên lòng mọi người … 20 ngày sau khi cưới, anh tôi, cùng cha chị lên đường … Chị ở nhà chúng tôi … Lúc này, ba tôi – đã ngoài 70, người chủ cũng đã đi học tập, nên ông ở nhà, lo cơm nước cho má tôi bắt đầu bước ra đời buôn thúng, bán bưng …tiếp tục nuôi đàn con 5 đứa và 1 chị dâu còn đang ăn, học …

16 mùa Xuân đã trôi qua … kể từ năm ấy … con gái tôi chỉ biết mặt ông ngoại qua những tấm hình còn lưu giữ của gia đình … Nhưng, ông như vẫn đang hiện hữu trong nhà, chung quanh anh chị em chúng tôi và mẹ tôi …

Thắp nén nhang trầm - dâng bó hoa
Khói hương thơm ngát phả la đà
Lung linh ánh mắt cha nhìn xuống
Con trẻ ngậm ngùi - tưởng nhớ cha ....
 


(Viết nhân ngày đám giỗ cha - lần thứ 17 - mùng 5 tháng 2 - Mậu Tý)




Sao Mai thân thương
Đọc những giòng chữ của SM , chi TL lại liên tưởng tơí mình. Ngày xưa Cậu của chi TL  cũng khó y như Ba cuả Sao Mai vậy đó.  Ngày xưa gia đình cuả TL thuộc vào hàng khá giả, nhưng Ông Cụ vẫn bắt bọn chị, tập tành làm những công việc trong nhà. Kỷ luật trong nhà chi TL giống như kỷ luật ở trong quân đội vậy đó.  Ba của chi TL mất đi đã được 12 năm, mà sao lúc nào  Mình vẫn tưởng chừng như Ông Cụ còn đâu đó , vậy đó Sao Mai.  Ngày xưa khi Ông Cụ bịnh , chi TL chỉ có thể về thăm Ông Cụ vào những ngày cuối tuần mà thôi , vì lúc đó hai đưá  con của chi TL - một đang học lớp 2 và một đang học lớp Mẫu giaó  nên chi TL không thể để chúng ở vơí ba chúng để về Virginia mà lo cho Ba chi. Cũng vì lý do ấy mà cho tới bây giờ chi TL lúc nào cũng mang trong người một sự...... Hối hận là sao mình không gần guỉ Cha mình đi, để bây giờ có còn ai để mình thương yêu, chăm sóc.
Vài giòng đến Sao Mai những mong chia xẻ nỗi niềm chung của những người con bất hanh. Dẫu sao, bọn chúng mình cũng làm hai Ông Cụ vui lòng ở một nơi nào đó, phải không SM.
TL
Back to top
« Last Edit: 11. Mar 2008 , 21:18 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Sao_Mai
Senior Member
****
Offline



Posts: 467
Gender: female
Re: NHỚ CHA
Reply #2 - 13. Mar 2008 , 02:15
 
Tuyet Lan wrote on 11. Mar 2008 , 21:16:
Sao Mai thân thương
Đọc những giòng chữ của SM , chi TL lại liên tưởng tơí mình. Ngày xưa Cậu của chi TL  cũng khó y như Ba cuả Sao Mai vậy đó.   Hối hận là sao mình không gần guỉ Cha mình đi, để bây giờ có còn ai để mình thương yêu, chăm sóc.
Vài giòng đến Sao Mai những mong chia xẻ nỗi niềm chung của những người con bất hanh. Dẫu sao, bọn chúng mình cũng làm hai Ông Cụ vui lòng ở một nơi nào đó, phải không SM.

TL  


Thưa chị TL, Út SM cảm ơn chị đã đọc và có những niềm chia sẻ ... SM phải xa cha mẹ từ năm 18 tuổi, đến khi quay về, thì may mắn vẫn còn kịp được 1 năm gần gủi cha già trước khi người quy tiên ... nhưng thời gian trước đó, lại không phụng dưỡng được bao nhiêu ... tuy nhiên, như chị nói, chị - em - và những người con nói chung, ít nhiều, điều đã làm vui lòng cha mẹ phần nào ... nên, SM nghĩ chị thương tưởng cụ, nhưng, đừng ray rứt nữa ...  vì tâm hồn chị, tấm lòng chị giành cho cha, sẽ được người hiểu mà, chị ha - Thân chúc chị nhiều an vui nà
Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra