Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tin Úc Châu  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra
Tin Úc Châu (Read 18199 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #75 - 22. Sep 2009 , 20:16
 
Bão Đất Đỏ ở Sydney


...

Tin Sydney.

Từ 5 giờ sáng hôm nay Thứ Tư 23 tháng 9 - Toàn thành phố Sydney  đã bị Cơn Bão Đất Đỏ thổi qua ,làm  cho  Nhà Cửa , Xe Cộ bị tràn ngập một Màu Đỏ -giống như màu Đất Đỏ của Sa Mạc. Chính vì  Cơn Bão Đất Đỏ mà  nhiều chuyến Bay Quốc tế Đến đã phải đáp xuống phi trường khác và các chuyến Bay Đi bị  đình hoãn .Đến 2 giờ Trưa mới chấm dứt Cơn Bão Đỏ. Đây là  một hiện tượng hiếm hoi xẩy ra giữa Mùa Xuân nước Úc.
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2009 , 20:17 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #76 - 21. Oct 2009 , 15:31
 
“Bé 6 tháng tuổi thoát chết dưới bánh tàu

- Người đưa được em bé 6 tháng tuổi nằm dưới bánh tàu lên trong vụ thoát chết thần kỳ vào tuần trước ở Australia chính là một cậu bé tuổi “teen”. Ngay sau khi chiếc tàu nặng 250 tấn dừng lại, cậu bé “anh hùng” này đã nhảy xuống đường ray để cứu em bé.


...


Chiếc xe đẩy chở cậu bé 6 tháng tuổi đã bị lăn xuống đường ray sau chỉ vài giây buông tay của người mẹ.

Amanda, người phụ nữ cũng giúp cứu cậu bé con 6 tháng tuổi ở Melbourne bị tàu “lướt qua” và kéo đi khoảng 30m, cho biết người đưa được em bé từ dưới bánh tàu lên là một cậu bé tuổi teen không rõ danh tính.



Cho đến bây giờ, Amanda vẫn còn thấy ngạc nhiên trước sự sống sót kỳ diệu của bé trai 6 tháng tuổi. Cô cũng cho hay, người mẹ đã gào thét hoảng loạn khi chiếc xe đẩy của con bị lăn xuống đường ray, rồi chiếc tàu nặng 250 tấn tiến vào nhà ga Ashburton ở Melbourne.



Sau khi tàu dừng lại, một cậu bé không rõ danh tính đã nhảy xuống đường ray, chui xuống dưới gầm tàu để đưa em bé ra. Khi xảy ra vụ việc, Amanda đang chạy bộ dọc nhà ga.



“Tôi nhớ tàu chạy vào nhà ga hơi rung hơn bình thường rồi tôi nghe thấy tiếng hét của người mẹ. Tôi chạy xuống đường ray và biết có điều gì đó thật kinh khủng xảy ra”.



Ít giây sau, Amanda chui xuống đầu tàu, kiểm tra  xem em bé có bị thương hay không, trong khi người mẹ đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất.



“Tôi nhìn xuống dưới con tàu và cậu bé “anh hùng” đã ở dưới đó rồi, đang đưa em bé bị mắc kẹt ra. Cậu ấy thật dũng cảm”.



“Cậu ấy trao em bé cho tôi…và tôi đã kiểm tra em bé rất kỹ, rồi hỏi xem có ai biết sơ cứu hay không”.



Theo Amanda, người mẹ cũng nhảy xuống đường ray. “Cô ấy hoảng loạn và gào khóc”.



Sau đó, Amanda đã đưa em bé cho cậu bé “người hùng” rồi giúp đưa người mẹ trở lại nhà ga. Người mẹ đã không thể bế được con mình khi biết cậu bé vẫn còn sống.



“Thật kỳ diệu. Cậu bé rất ổn. Cậu bé đã bị va khá mạnh ở một bên đầu. Nhưng không sao cả”, Amanda cho hay.



Trong khi đó, tuần trước cha của em bé 6 tháng tuổi cho biết gia đình họ thật sự rất đau buồn sau sự việc, nhưng họ cũng “thở phào nhẹ nhõm” khi cậu bé may mắn thoát chết.



Ngoài ra, được biết nữ hoàng talkshow Oprah Winfrey hiện đang dẫn đầu cuộc “chiến” trong giới truyền thông để được phỏng vấn người mẹ trẻ.



Tuy nhiên, người chồng cho biết: “Vợ tôi đã xem đoạn video, nhưng mỗi lần xem, cô ấy rất buồn. Chúng tôi đều ổn, vợ tôi, em bé ổn, nhưng chúng tôi thực sự cần thêm thời gian để vượt qua chuyện này”, người chồng giấu tên cho hay.
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2009 , 15:43 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #77 - 26. Jun 2010 , 18:25
 
Nữ Thủ  Tướng  Đầu Tiên  -Australia

Tin  Canberra 

Vào ngày thứ năm  24  tháng  6 vừa qua  , lần đầu Tiên Nước  Úc  có   Một Phụ Nữ  trở thành  Tân Thủ tướng đó là bà Julia  Gillard .
Đây là một cuộc đảo chánh không đổ máu. Giữa bà   Julia Gillard  phó thủ tướng  và thủ tướng  Kevin Ruud.

Được biết nội bộ của Đảng Lao Động  ALP  -đang lủng củng. Nên các Đảng viên  Lao Động  đã có một cuộc họp  vào sáng sớm  ngày Thứ năm , để  chọn Lựa Tân Thủ lãnh của Đảng. Và tất cả các Đảng viên  Thuộc Thượng Viện và Hạ Viện đồng ý  chọn bà Julia Gillard đương kim phó thủ tướng làm lãnh tụ  đảng thay thế  ông Kevin  Ruud.

Ở nước Úc - Lãnh Tụ Đảng  sẽ trở thành Thủ tướng . và bà Julia Gillard  đã tuyên thệ trước bà Tổng Toàn Quyền đại diện Nữ Hoàng - để trở thành Nữ Thủ tướng đầu tiên của nước  Úc
Back to top
« Last Edit: 26. Jun 2010 , 18:26 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #78 - 22. Jul 2010 , 16:12
 
Biểu Tình chống Văn Công Việt Cộng
đến Sydney


Ngày  6 tháng 8-2010.  Một đoàn Văn nghệ từ VN sẽ tới Sydney trình diễn rong đó  ca sĩ Đàm vĩnh Hưng
Được biết Đàm vĩnh  Hưng  là Uỷ viên  của hội Liên hiệp Thanh niên/TP-HCM  2009-2014.

Nghị quyết  36 của CSVN  ghi rõ  là nhà cầm quyền CSVN chủ trương tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các đoàn  Nghệt thuật ra nước ngoài biểu diễn  và thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu Văn hóa , văn học , Nghệ thu6a5t , Triển lãm , Hội thảo,Du lịch  về Cội nguồn

Cộng Đồng NVTD Úc châu/NSW   nhận định rằng một phái đoàn đông đảo nghệ sĩ từ VN do một thành viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên TP/HCM dẫn đầu tới úc trình diễn , chắc chắn phải có sự hổ trợ của nhà cầm quyền CSVn theo tinh thần nghị uyết 36

Do đó Cộng đồng NVTD Úc châu/NSW sẽ tổ chức cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Đàm vĩnh hưng  và Đòan văn nghệ này  .

    Biểu tình tại  SEYMOUR THEATRE
Góc đường City Road và Cleveland Street Chippendale
Victiria Park  - bên cạnh Đại học Sydney
lúc 6 giờ 30 chiều thứ Sáu  6 tháng 8 năm 2010

Đồng hương đi Xe lửa  đến Ga  Redfern , sau đó  sẽ có Xe BUS  chở tiếp đến địa điểm .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #79 - 31. Jul 2010 , 20:55
 


Việt nam  làm Tiền hãng  Máy  Bay  Qantas  của Australia


Họ là hai quản lý công ty có nhiều tham vọng, được gửi đến vùng quan ngoại của vương quốc Quantas. Công việc của họ rất đơn giản: giúp một hãng hàng không nhỏ, đang làm ăn lỗ lã tại Việt Nam trở thành một nguồn sinh lợi của nhãn hiệu Jetstar thuộc quyền sở hữu của hãng hàng không Quantas, một nhãn hiệu dự trù sẽ trở thành trung tâm của sự phát triển nới rộng vào thị trường Châu Á nhiều lợi ích.
Bà Daniela Marsilli đến với thủ đô thương mại bùng phát TP HCM vào năm 2007 cùng với chồng là ông John Brinkley và cô con gái 4 tuổi Amelia. Bà Marsilli là một trong những nhân viên quản trị đầu tiên của Quantas sang làm việc tại Việt Nam và đã trở thành trưởng ban quản trị của chi nhánh đáng lẽ sẽ trở thành Jetstar Pacific.
Một năm sau đó, từ Melbourne, ông Tristan Freeman dọn vào một căn hộ thượng lưu thuộc Quận 1 của thành phố cùng với bà xã và hai cô con gái, và đảm nhiệm chức vụ trưởng phòng tài chính.
Điều họ không ngờ được là các chức vị ở quốc ngoại này của họ sẽ trở thành ác mộng của cuộc đời.
Trong vài tuần vừa qua hai nhân vật này đã được âm thầm trở lại Sydney sau khi gánh chịu điều mà bạn bè họ gọi là một “kinh nghiệm tồi tệ và xấu hổ” tại Việt Nam. Họ đã bị ngăn cản không được rời khỏi Việt Nam hơn 6 tháng dài trong khi chính quyền điều tra nguyên nhân thua lỗ của hãng hàng không Jetstar Pacific.
Hy vọng được trở về quê hương của họ đã thường xuyên bị đập vỡ mỗi khi viên chức chính quyền liên tiếp chất vấn họ - cả hai đều không nói được tiếng Việt. Phỏng theo lời của một người bạn thì “họ đã bị đe dọa và hỏi cung, bị từ chối không được cố vấn luật pháp, và không ai cho họ biết rằng họ đã bị tố tụng về tội gì.”
Nhưng không giống như việc Trung Quốc bắt giữ cựu nhân viên quản trị Stern Hu được công bố bởi cơ quan ngôn luận, bà Marsilli và ông Freeman là những nhân viên quản trị đã bị quên lãng trong trí nhớ của người dân Úc, kể cả khi thông tin được hé mở về việc họ bị chính quyền Việt Nam cách ly với gia đình ngay trước khi họ chuẩn bị bước lên chuyến bay trở về nhà để đón Giáng Sinh.
Hai nhân viên này hiện nay có thể đã về đến nhà nhưng những mối nghi ngờ về khả năng hãng hàng không Quantas có thể tiếp tục hoạt động tại Việt Nam hay không thì vẫn còn đó. Dù sao đi nữa thì không có cáo trạng nào được áp đặt đối với bà Marsilli và ông Freeman. Cuộc điều tra về số tiền tổn thất 31 triệu USD trong giao kèo thu mua xăng dầu của Jetstar Pacific vào năm 2008 đã “bị kết thúc” không một lời giải thích. Hãng hàng không Quantas và bạn bè của hai nhân viên nói rằng hai người này không muốn trả lời công khai về các sự kiện đã xảy ra.
Vấn đề then chốt ở trọng tâm của cuộc điều tra liên quan đến cấp quản lý hàng đầu của Quantas. Ông Alan Joyce, chủ nhân của Jetstar trước khi đảm nhiệm chức vụ thủ trưởng của Quantas năm 2008, là một trong hai viên chức quản trị người Úc thuộc 6 thành viên hội đồng quản trị của Jetstar Pacific khi giao kèo thu mua xăng dầu được thỏa thuận vào tháng 2 năm 2008. Người thứ nhì là ông David Hall, cựu trưởng phòng tài chính của Jestar và cũng là thủ trưởng đương nhiệm của khoa kỹ thuật trong hãng hàng không Quantas.
Khi những tranh cãi bắt đầu ló dạng, Quantas đã tìm cố vấn luật pháp về việc các nhân viên quản trị của họ đi lại Việt Nam có an toàn hay không. Có một dạo, hội đồng quản trị của Jetstar Pacific đã họp thảo ở Singapore thay vì ở trụ sở đặt tại TP HCM.
Hãng hàng không Quantas đã bị kẹt ở giữa hai phái đối lập tại Việt Nam: một phe muốn Jetstar Pacific được vững mạnh thêm và một phe muốn Jetstar Pacific phải rời khỏi thị trường. Bên cạnh cuộc điều tra về việc thu mua xăng dầu, Jetstar Pacific đã phải đối diện với những chướng ngại khác trong năm vừa qua, kể cả việc Bộ Giao Thông Vận Tải nhiều thế lực muốn hãng hàng không này thay đổi logo của mình trước tháng 9.
Jetstar Pacific là mối đe dọa lớn nhất đối với hãng hàng không quốc doanh quốc gia này, đó là Hàng Không Việt Nam. Đây là hãng hàng không lớn thứ nhì của Việt Nam và cũng là hãng hàng không đầu tiên với cổ phần mở rộng cho các nhà đầu tư ngoại quốc khi Quantas thâu mua cổ phần đầu tiên vào năm 2007. Quantas hiện đang giữ 27% cổ phần trong khi chính phủ Việt Nam giữ tất cả cổ phần còn lại qua các CTy Đầu tư Quốc doanh.
Ông Carlyle Thayer, giảng viên ĐH New South Wales kiêm chuyên gia nghiên cứu về những chuyển đổi kinh tế và chính trị tại Việt Nam, cho biết rằng người ngoại quốc không nên trông cậy vào việc lệ thuộc hệ thống luật pháp ở Việt Nam vì các điều luật và hoạt động thương mại không thể tin cậy được rằng chúng được chấp hành đúng như đã đặt ra.
Ông ta [Thayer] nói rằng “Nói cho cùng thì Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Môi trường thương mại có sự hung hiểm trong đó vì chính quyền sẽ can thiệp với tư cách chính trị và sẽ thành lập tội danh cho những hoạt động mậu dịch. Bài học ở đây chính là các tập đoàn quốc doanh Việt Nam sẽ mãi được bảo vệ khi đối lập với các công ty quốc ngoại - thị trường này không có sự quân bình.”
Cuộc điều tra của chính quyền Việt Nam về sự thua lỗ trong việc thu mua xăng đầu bắt đầu vào cuối năm trước mặc dù kết quả của kiểm duyệt trước đó do KPMG tiến hành cho ủy ban chủ cổ phần Jetstar Pacific cho thấy rằng hợp đồng thu mua này chẳng có vấn đề gì cả. Các hãng hàng không thường sử dụng các giao kèo thu mua xăng dầu nhằm giữ giá cả quân bình. Nhưng giao kèo mà Jetstar Pacific đã ký kết cho chu kỳ 2008-2009 là giao kèo đầu tiên của họ thuộc thể loại này.
Với giá xăng dầu gia tăng gần đến mức kỷ lục, ông Freeman đã ký kết một giao ước với Cty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam (VN Air Petrol) do chính quyền làm chủ. Giao ước này quy định VN Air Petrol sẽ bán 75% số dầu của mình cho Quantas với giá cao nhất là $135 USD mỗi thùng cho hết thời hạn 1 năm vào cuối tháng 5 năm 2009. Nhưng chỉ trong vòng vài tháng giá dầu đã thuyên giảm đột ngột bởi ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu; và tính đến cuối năm 2008 thì giá dầu chỉ còn $50 USD cho mỗi thùng mà thôi. Điều này khiến hãng hàng không này “lỗ vốn rất nặng” qua hợp đồng này. Bà Marsilli vô hình trung đã bị dính líu vào cuộc điều tra vì bà ta đã đặt bút ký các văn bản liên quan đến hợp đồng thu mua khi bà tạm thời đảm trách chức vị của ngài thủ trưởng người Việt hiện đang bị cầm tù, ông Lương Hoài Nam, vì lúc đó ngài thủ trưởng đang nghỉ phép.
Vụ thua lỗ này đã trở thành vũ khí cho tầng lớp chính trị người Việt đối lập với việc đầu tư của Quantas. Một nhân viên cho biết, “Các đối lập đã có kể từ ngày hãng hàng không được đặt tên là Jetstar Pacific [từ tên cũ là Pacific Airlines]. Nó được xem như là Quantas bước vào để đạp vó sắt một người tí hon.”
Một người đưa tin trong cuộc khác nói rằng chính quyền Việt Nam đã thành công trong việc ép giữ Quantas để làm tiền – cùng với việc bắt giữ bà Marsilli và ông Freeman để tăng thêm áp lực - nhằm đảm bảo việc Quantas sẽ không thực thi quyền lựa chọn bán (put option), rút vốn đầu tư ra khỏi Jetstar Pacific. Quyền lựa chọn bán được sử dụng để lôi cuốn các nhà đầu tư bằng cách cho họ cơ hội rút vốn đầu tư nếu công ty không đáp ứng được các đòi hỏi được đặt ra.
Cho dù người ta có muốn dẹp bỏ nó [Quantas] đến thế nào đi nữa, thực thi quyền lựa chọn bán đồng nghĩa với việc các chủ cổ phần người Việt phải tìm cho ra 50 triệu USD để trả cho Quantas.
Người đưa tin này cũng nói rằng bà Marsilli và ông Freeman đã bị ép buộc, như điều kiện để thả họ về nước, để tuyên bố vào tháng trước trong một buổi phúc thẩm do một vị tướng từ Bộ Công An chủ tọa, nhìn nhận rằng chính họ chịu trách nhiệm về số tiền bị lỗ trong giao kèo thu mua xăng dầu.
Trưởng phòng ngoại vụ của Quantas ông David Epstein đã bác bỏ luận điệu cho rằng người Úc bị bắt giữ để làm tiền và phủ nhận việc họ bị tạo áp lực để viết bản tự thú. Ông ta [Epstein] nói rằng, “có nhiều giả thuyết được đặt ra chung quanh sự kiện này và phần đông các giả thuyết này đều sai cả.”
Quantas đã có vai trò “tác nhân mậu dịch” cho các giao dịch thu mua xăng dầu trong năm 2008 vì Việt Nam không có một cơ cấu hiện hữu cho Jetstar Pacific, ông [Epstein] cho biết như thế. Ông ta cũng nói rằng “cuối cùng thì trách nhiệm pháp lý mậu dịch thuộc về Jetstar Pacific và Cty này phải trang trả số tiền này từng khoản theo quy định.” Ông Epstein nói rằng Quantas gần đây đã gia hạn quyền lựa chọn bán của mình “một vài năm cho đến lúc Cty này đạt đến điểm thành công trong thương mại.” Ông ta cũng nhấn mạnh rằng Quantas không có dự định gì để rút ra khỏi Việt Nam và đã quyết tâm gia tăng số cổ phần của mình trong Jetstar Pacific đến mức 30%.
Ông Epstein cũng xác nhận rằng Quantas đã nợ đến $10 triệu (USD) ở từng giai đoạn của Jetstar Pacific trong những sắp đặt thương mại khác riêng với hợp đồng thu mua xăng dầu này. Theo lời ông Epstein thì “thật sự đã có một giai đoạn đến mức đó [đến 10 triệu], [nhưng] tôi không tin rằng hiện nay chúng tôi có những giai đoạn tương tự như thế.”
Sự khuếch trương của Quantas vào Việt Nam bằng cách tăng cường sự hiện diện của mình qua các hợp tác dưới nhãn hiệu Jetstar là một phần của một chiến lược lớn rộng hơn nhắm vào thị trường Á Châu với mức tăng trưởng cao. Khi ông Joyce và cựu thủ trưởng của Quantas ông Geoff Dixon, khánh thành nhãn hiệu mới của hãng hàng không này tại VN vào năm 2008, họ tuyên bố rằng phi lộ giữa TP HCM và Hà Nội sẽ gia tăng lợi ích hơn so với phi lộ giữa Sydney và Melbourne.
Quanta cũng đã để mắt đến TP HCM như là trọng tâm của nhiều chuyến bay của Jetstar nối liền với Âu Châu sử dụng loại phi cơ Dreamliner 787 mới do Boeing sản xuất. TP HCM là một giải pháp rẻ tiền hơn so với Singapore hoặc Bangkok.
Nhưng giá vé tối đa quy định bởi chính phủ Việt Nam đã khiến việc nhìn nhận khả năng tiềm tàng của nền kinh tế này trở nên khó khăn. Đầu năm nay, Jetstar đã chọn phi trường Changi của Singapore làm trọng tâm khởi hành cho các chuyến bay sang Âu Châu từ Á Châu.
Các nguồn tin bên trong đang đặt câu hỏi trên lý do căn bản của Quantas quanh quyết định ở lại Việt Nam. Nhưng Quantas kiên quyết rằng họ đã quyết tâm với Việt Nam và Jetstar Pacific giờ đang làm ra tiền.
“Chúng tôi, cũng như các cộng tác của chúng tôi, rất tin tưởng rằng sự việc này [với bà Marsilli và ông Freeman] không nên có những ảnh hưởng đáng kể trong hợp tác thương mại của chúng tôi,” ông Epstein cho biết như thế.
Cựu đại sứ của Úc Châu tại Việt Nam, ông Richard Broinowski, thì nói rằng bài học của Quantas tại Việt Nam là phải cẩn trọng và nên có một mạng lưới thông tin tốt.
“Việt Nam cũng như Trung Quốc. Có nhiều cởi mở trong kinh tế thị trường nhưng đằng sau đó vẫn còn bàn tay sắt của Đảng CS,” ông Broinowski nói.
“Nếu mọi việc không nằm trong quyền lợi của họ…. họ nhất định sẽ làm đến cùng như thế.”
Back to top
« Last Edit: 31. Jul 2010 , 20:56 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #80 - 06. Aug 2010 , 17:45
 
Hình ảnh cuộc biểu tình Chống Văn Công VC tại Sydney vào tối thứ Sáu 6 tháng 8-2010 , đã có  1000  đồng hương tham dự trong Thời Tiết Giá Lạnh  và phương tiện di chuyển bằng Xe Lửa  - xe Bus  đến địa điểm  Biểu tình .




...

...


...




Ngọn lửa biểu tình chống văn hóa vận tại Sydney 
Dù tiết trời giữa đông lạnh lẽo, dù là ngày thứ Sáu vừa tan giờ làm việc, nhưng hơn 1,000 đồng hương tỵ nạn vẫn tề tựu đúng giờ tại địa điểm biểu tình ngay bìa công viên Victoria, đối diện rạp Seymour Theater tại thủ phủ Sydney. Đây là cuộc biểu tình chống văn hóa vận qua chương trình biểu diễn văn nghệ với một đoàn văn công hùng hậu do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cầm đầu, trong một loạt chuyến lưu diễn hải ngoại từ mấy tuần qua, bắt đầu từ một số thành phố lớn tại Mỹ.

Chương trình sinh hoạt của cuộc biểu tình bắt đầu theo đúng dự đinh. Ngay sau phần chào cờ là bài phát biểu của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh và cũng là chủ tịch cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tiểu bang NSW.

Đại diện cộng đồng công giáo VN, LM. Chu Văn Chi phát biểu “Nhà nước CSVN sử dụng Nghị quyết 36 để gây chia rẽ hàng ngũ cộng đồng, để dễ bề lũng đoạn, điều khiển”. Linh mục yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải trả lại tự do nhân quyền cho 86 triệu người Việt Nam.

Tiếp lời, chiến sĩ Võ Đại Tôn, một nhân sĩ của cộng đồng, bằng giọng nói mạnh mẽ, đã ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường của tập thể tỵ nạn Việt Nam tại Úc Châu trong suốt hơn 35 năm qua. Ông nói “Tuyên truyền xảo trá là ngón nghề của Việt Cộng, đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến Việt Nam thì nay lại được chúng triệt để sử dụng để thực thi nghị quyết 36, dưới nhiều hình thức khác nhau”.

Ông Phan Đông Bích, một vị cựu chủ tịch cộng đồng, thông báo với đồng hương tỵ nạn về việc tổ chức Hellman/Hammett vừa mới quyết định trao giải thưởng nhân quyền cho 6 nhà văn Việt Nam, trong tổng số 42 nhà văn của 20 quốc gia.

Đại diện Hội Cựu Quân Nhân NSW, ông Lê Đức Ái tố cáo chế độc CSVN là tác nhân đã gây ra nạn buôn bán phụ nữ trẻ em, và bỏ tù hàng loạt các tiếng nói đối lập.

Lần lượt đại diện các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo cũng có lời phát biểu.

Đại diện sinh viên, cô Vivi Nguyễn đã xin phép phát biểu bằng tiếng Anh để thính giả Úc biết lý do của cuộc biểu tình. Mặc dầu còn rất trẻ nhưng giọng của Vivi rất hùng hồn, đầy thuyết phục khi cô dõng dạc nêu lên 5 quyền tự do căn bản của con người (5 fundamental freedoms: freedom of speech, association, assembly, religion, and movement). Chấm dứt lời phát biểu, Vivi chuyển sang tiếng Việt để cám ơn đồng hương đã không quản ngại thời gian, phương tiện đi lại để tham dự cuộc biểu tình.

MC Trần Nhân cũng kêu gọi mọi người noi gương đồng hương tỵ nạn tại Mỹ, tố cáo các văn công ca sĩ, mượn visa du lịch để kiếm tiền, vừa trốn thuế, vừa tô hồng cho nghị quyết 36.

Khoa Nguyễn, một bạn trẻ đại diện cho các hội đoàn thanh niên, đã có lời phát biểu lưu loát bằng tiếng Anh với thính giả Úc, lên tiếng tố cáo chế độ CSVN không tôn trọng nhân quyền, đàn áp các tiếng nói đối lập.

Mặc dầu chương trình biểu tình theo giấy phép chấm dứt lúc 8giờ, nhưng do tinh thần sinh hoạt hăng say, nên đã được kéo dài đến 8.15g và kết thúc bằng lời cám ơn của MC Toàn Nguyễn, một vị phó chủ tịch cộng đồng trẻ trung tài năng.

Lửa đấu tranh chống văn hóa vận tại Úc đã thắp lên tại Sydney, và được chuyển tiếp đến Melbourne cho cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật 8/08.

Tường thuật tại chỗ
Sydney ngày 6/08/2010
Lê Minh



Back to top
« Last Edit: 06. Aug 2010 , 20:39 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #81 - 21. Aug 2010 , 15:56
 

Bầu cử  Úc  bất phân -thắng bại


Bà   Julia Gillard - đương kim   Thủ tướng Úc 
thừa nhận họ không thể thành lập một chính phủ của phe đa số, trong khi đảng Tự do của ông Tony Abbott vẫn nuôi hy vọng sẽ thắng sau khi có kết quả ở một số nơi còn lại.

Các nhà phân tích nói rằng có nhiều phần chắc sẽ dẫn đến một Quốc hội với hai đảng lớn ngang ngửa nhau, và không ai đủ mạnh để có thể lập chính phủ một mình; và có lẽ các đại biểu rất ít của đảng Màu Xanh sẽ làm thay đổi cán cân khi họ liên hiệp với ai.

Nói chuyện với người ủng hộ ở Melbourne tối thứ Bảy, Thủ tướng Gillard nói rằng phải mất vài ngày nữa mới biết được kết quả chung cuộc.

Nếu giành được thắng lợi, bà Gillard sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu làm thủ tướng. Hai tháng trước bà đã lên thay ông Kevin Rudd làm lãnh tụ của đảng Lao động trong lúc sự ủng hộ của cử tri đối với đảng này bị sút giảm.

Khoảng 14 triệu cử tri đi bầu để chọn 150 ghế Hạ Viện và 76 ghế Thượng Viện.

Lần cuối cùng Australia có kết quả bất phân thắng bại giống như vậy là vào năm 1940
Back to top
« Last Edit: 21. Aug 2010 , 15:58 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #82 - 26. Aug 2010 , 23:10
 
Vinh danh Cộng Người Việt Tự Do / TB NSW


Tin Sydney.Trưa hôm qua  thứ năm 26 tháng 8-2010. Bà  Kristina Keneally  Thủ hiến Tiểu bang NSW  đã tổ chức một cuộc Tiếp tân  gặp gở Cộng Đồng Người Việt Tự Do  /Sydney  -Tiểu bang NSW   để Vinh danh Cộng đồng Người Việt Tự Do sau 35 năm định cự ở  Austrlia .
Thành phần tham dự gồm có ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự do NSW  - các vị lãnh đạo Tinh thần các Tôn giáo  , các Hội đoàn -đoàn thể và các Cơ quan Truyền Thông và  Báo chí .
Ngoài ra còn có sự tham dự của một số Dân biểu thuộc đảng Lao Động  Tiểu bang NSW - đảng lao Động đang cầm quyền tại Tiểu bang NSW.

...

Thủ hiến  Tiểu bang NSW đang đọc Diễn văn Vinh danh Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW

...

bà Thủ hiến và các vị lãnh đạo Tinh thần các Tôn giáo Phật giáo-Hòa Hảo và Cao Đài

...

bà Thủ hiến và chủ tịch Cộng đồng cùng các vị cựu chủ tịch- từ trái sang phải  -  2 luật sư Trẻ tuổi  cựu chủ tịch Cộng đồng.   người cuối cùng bên tay phải  là đương kim chủ tịch Cộng đồng ( nhìn theo hình)


...

Bà Thủ  hiến đang nói chuyện với ông chủ tịch Cộng đồng và  phó chủ tịch Văn hóa  cùng nhà  báo....NT
Back to top
« Last Edit: 26. Aug 2010 , 23:32 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #83 - 01. Sep 2010 , 22:50
 
Giải thưởng Eukera  2010

hai anh em ruột



 
" ... Khi Việt Nam có tự do dân chủ, tôi sẽ sẵn sàng đóng góp. .. Tại vì nếu không có tự do dân chủ thì những nhà trí thức về phục vụ chỉ là phục vụ gián tiếp cho nhà cầm quyền thôi...  Trong nghiên cứu, không hẳn chỉ là khoa học, mà cũng có thể là về lịch sử, chính trị. Người nghiên cứu nếu được quyền nói lên những gì muốn nói thì mới gọi là nghiên cứu, chứ không nói được những gì muốn nói thì làm sao gọi là nghiên cứu được?... Tôi ước mong Việt Nam có tự do dân chủ...." (GS Võ bá Ngự - Đại học Tây Úc - Giải thưởng Eureka 2010)


Hai anh em người Việt đoạt Giải Eureka 2010 

Hai anh em người Việt Nam vừa đoạt Giải thưởng phát minh Eureka 2010 do Tổ chức Khoa học và Công nghệ quốc phòng của Australia tài trợ. Hai nhà khoa học trẻ, Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Ngự và em trai là Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Tường, của Trường Điện, Điện tử, và Điện toán thuộc Đại học Tây Australia được vinh danh vì đã phát triển cách tiếp cận mới về giải thuật theo dõi, cho phép theo dõi cùng lúc nhiều mục tiêu với công suất máy tính thấp, một phát minh độc đáo hỗ trợ quốc phòng, an ninh quốc gia, và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dân sự khác.
(Trà Mi - VOA | Washington, DC Thứ Ba, 31 tháng 8 2010)


...
Võ  bá  Ngự

Giáo sư Võ Bá Ngự
Năm 1982, cậu bé Bá Ngự cùng gia đình đến Australia tị nạn và định cư tại thành phố Perth, thuộc tiểu bang Tây Úc. Giáo sư Bá Tường là người em út trong gia đình gồm ba anh em mà Giáo sư Bá Ngự là anh cả. Điều thú vị là cả hai anh em đều theo đuổi một ngành học là toán và điện, cùng đạt học vị Giáo sư-Tiến sĩ trong ngành, và hiện đang giảng dạy cùng khoa, tại cùng một trường Đại học Tây Úc.

Sau khi nhận Giải thưởng Phát minh Eureka 2010, Tiến sĩ Võ Bá Ngự, người đứng đầu công trình nghiên cứu, trò chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA về con đường phấn đấu từ một người Việt tị nạn tới vị trí một khoa học gia thành công của Úc.

Trà Mi: Được biết là cả hai Giáo sư Tường và Giáo sư Ngự đều theo một ngành học giống nhau, là Giáo sư-Tiến sĩ cùng khoa, lại công tác tại cùng trường. Cơ duyên nào đưa đẩy hai anh em cùng theo một con đường như thế, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Năm 2000, khi tôi rời thành phố Perth để đi dạy ở Melbourne, em Tường mới vào đại học năm nhất. Cho nên tôi cũng không nghĩ là ngày nào đó anh em chúng tôi sẽ cộng tác nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của tôi hiện giờ gọi là “Random Sets”, tạm dịch ra tiếng Việt là “Tập hợp Ngẫu nhiên”, và những ứng dụng của nó trong khoa học-kỹ thuật mà phần lớn là về vấn đề quốc phòng. Tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ khoảng năm 2002 đến 2003. Đến cuối 2005 thì anh em chúng tôi mới bắt đầu hợp tác. Một người bạn cũng là một người cộng tác đắc lực của tôi hiện là nhân viên của công ty Lockheed-Martin, lúc ấy, gửi cho tôi một tập tài liệu. Trong đó ông đúc kết và đưa ra một bài toán về theo dõi mục tiêu và hỏi tôi có thể giải bài toán này được không. Khi đó, tôi đang bận đi dạy nên không có thời gian đọc kỹ. Tôi mới gửi tài liệu đó cho em Tường, lúc đó đang bắt đầu công trình nghiên cứu hậu đại học. Thế là Tường bay qua Melbourne. Trong thời gian một tuần, anh em chúng tôi giải được bài toán đó. Sau đó, Tường cảm thấy thích thú với bộ môn nghiên cứu này, và anh em chúng tôi tiếp tục cộng tác cho tới bây giờ.

Trà Mi: Nhưng từ nhỏ hai anh em có cùng một niềm đam mê trong lĩnh vực khoa học này, cùng giải toán chung, cùng học tập chung với nhau hay chăng mà lại đi theo cùng một ngành khoa học, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây cũng là một sự trùng hợp vì tôi hơn Tường tới 12 tuổi. Lúc nhỏ, chúng tôi không học chung. Tường đi theo ngành này là sự trùng hợp chứ không phải vì ảnh hưởng của tôi.

Trà Mi: Ngẫu nhiên mà hai anh em cùng là Giáo sư-Tiến sĩ một ngành khoa học, không biết đây có phải là do gene di truyền của gia đình? Gia đình ông có làm khoa học không, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Không, ba tôi là quân nhân và mẹ tôi là giáo viên.

Trà Mi: Thật là thú vị khi hai anh em cùng chung một ngành và chung một chí hướng giống nhau. Về Giải thưởng Eureka cao quý mà cả hai anh em cùng nhận được trong năm nay, cảm tưởng của Giáo sư khi được trao Giải này ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi cảm thấy rất vinh dự, đồng thời cũng cảm thấy mình rất may mắn. Có rất nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc hơn chúng tôi, nhưng quý vị cũng biết là trong lĩnh vực nghiên cứu, yếu tố may mắn rất quan trọng trong việc dẫn tới một khám phá mới. Tôi có rất nhiều may mắn. Một trong số đó là được cộng tác và làm bạn với những nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành này. Do đó, tôi học hỏi rất nhiều từ họ.

Trà Mi: Chắc Giáo sư khiêm nhường cho là may mắn chứ thiệt ra để hoàn thành một công trình nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian, nỗ lực, cũng như tâm huyết đặt vào trong đó. Xin được hỏi thăm phát minh của nhóm nghiên cứu gồm 3 người do ông dẫn đầu tổng cộng mất thời gian thực hiện và hoàn thành trong bao lâu?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002-2003. Tới năm 2008, bài của chúng tôi đăng gửi dự Giải Eureka. Như vậy mất khoảng 5 năm để có được kết quả này.

Trà Mi: Và từ 2008 tới nay, nó đã bắt đầu được ứng dụng phải không ạ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Bắt đầu từ 2008 tới nay nó đã bắt đầu được ứng dụng và phát triển thêm.

Trà Mi: Các ứng dụng của phát minh này trong lĩnh vực quốc phòng và trong các lĩnh vực dân sự khác là gì?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Trong lĩnh vực quốc phòng, nó dùng để theo dõi và kiểm soát một số lượng lớn mục tiêu. Trên không, những mục tiêu này có thể là máy bay, hỏa tiễn. Dưới biển thì có thể là tàu chiến, tàu ngầm, hoặc tàu dân sự. Về mặt dân sự, phương pháp này có thể dùng trong việc kiểm soát hoặc thống kê giao thông. Một áp dụng khác là giám sát đám đông như dùng camera để theo dõi đám đông. Một ứng dụng nữa là theo dõi tế bào. Phương pháp của chúng tôi có thể giúp các chuyên gia y khoa nghiên cứu hữu hiệu và nhanh chóng hơn về tác động của thuốc lên các tế bào. Một áp dụng khác đã được một công ty ở Anh làm được là dò tìm ống dẫn dầu dưới giàn khoan. Các ống dẫn dầu trong thời gian từ nửa năm đến một năm có thể bị di chuyển và hư hại. Nếu cho người lặn xuống tìm rất nguy hiểm. Do đó, các công ty dầu khí thường dùng máy để đo. Và một công ty ở Anh đã áp dụng phương pháp của chúng tôi để dò tìm các ống dẫn dầu bị hư.

Trà Mi: Sau phát minh này, sau Giải thưởng này, hai anh em Giáo sư có dự định và kế hoạch tiếp nối ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây chỉ là bước đầu. Phát minh của chúng tôi đã chứng minh được là thuyết Tập hợp Ngẫu Nhiên có thể giải quyết được vấn đề theo dõi mục tiêu một cách hữu hiệu hơn. Tôi dự định nghiên cứu và thiết kế một hệ thống theo dõi mục tiêu hoàn chỉnh hơn bằng cách kết hợp những cái hay của phương pháp cổ điển và phương pháp mới.

Trà Mi: Chân thành chúc mừng hai anh em Giáo sư đã thành công trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Nhưng ngoài yếu tố may mắn mà Giáo sư vừa chia sẻ, những yếu tố nào quyết định sự thành công, nhất là trong lĩnh vực khoa học, một ngành rất nhiều gian khổ và hóc búa. Lời khuyên của ông dành cho giới trẻ là gì?

Giáo sư Võ Bá Tường
Giáo sư Võ Bá Ngự: Thành công theo tôi chỉ là vấn đề tương đối, cho nên tôi không dám đưa ra lời khuyên với tư cách của một người thành công. Theo kinh nghiệm của tôi, ngoài may mắn, hai yếu tố khác rất quan trọng là sở thích và đam mê. Với tư cách của một người đi trước, tôi khuyên các bạn trẻ nên tìm hiểu chính mình và vạch cho mình một hướng đi. Sau đó, hãy dồn hết nỗ lực cho lý tưởng của mình. Dù thành công hay thất bại thì chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Trà Mi: Là một người Việt thành công trên quê hương thứ hai ở nước ngoài. Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ một người Việt di cư ra nước ngoài cho tới vị trí của một khoa học gia danh tiếng hiện nay của Úc, có những thử thách, khó khăn, hoặc những kỷ niệm nào ông cảm thấy đáng nhớ nhất?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Bất cứ gia đình tị nạn nào khi mới qua cũng khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, tìm việc làm, lo cho con cái đi học. Cha mẹ chúng tôi cũng như bao gia đình khác, cũng gặp những khó khăn như thế. Tôi cảm thấy rất biết ơn cha mẹ vì ông bà đã bỏ tất cả để lo cho chúng tôi ăn học đến nơi đến chốn. Khi qua định cư tại một nước xa lạ, ông bà đã phải làm bất cứ việc gì để nuôi sống gia đình, lo cho chúng tôi học.

Trà Mi: Và đó là động cơ thúc đẩy Giáo sư có niềm đam mê và phấn đấu cho tới thành tựu hôm nay?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Dạ đúng vậy.

Trà Mi: Nếu có người nêu hỏi Giáo sư rằng là một người gốc Việt đóng góp tài năng chất xám cho một đất nước khác, không phải là quê hương bản xứ của mình, cảm nghĩ của ông ra sao? Câu trả lời của Giáo sư như thế nào?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi sống ở Úc hơn 28 năm. Nước Úc đã cưu mang gia đình chúng tôi cũng như bao nhiêu gia đình Việt Nam tị nạn khác. Tôi đã được hưởng được nền giáo dục của nước Úc mà nếu sống ở Việt Nam tôi sẽ không được hưởng những quyền lợi này. Người Việt chúng ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cho nên, theo tôi, đóng góp cho nước Úc là chuyện đương nhiên. Đây là nhiệm vụ của một công dân Úc.

Trà Mi: VN hiện nay cũng muốn thu hút nhân tài để phát triển đất nước. Theo giáo sư, các điều kiện cần và đủ có thể lôi cuốn được nguồn lực chất xám người Việt ở hải ngoại về đóng góp cho quê hương là gì?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Theo thiển ý của tôi, điều kiện này cũng rất đơn giản. Nếu Việt Nam thật sự có tự do dân chủ và nhân quyền thì nhân tài khắp nơi sẽ kéo về đóng góp phát triển đất nước chứ không cần phải có những chính sách thu hút.

Trà Mi: Là một khoa học gia gốc Việt, nếu được mời đóng góp trong lĩnh vực giảng dạy-nghiên cứu tại quê cha đất tổ của mình, ý kiến của giáo sư ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Được đóng góp cho Tổ quốc là điều mong muốn của tôi và của cha mẹ tôi. Ông bà thường nói vì hoàn cảnh của đất nước, ông bà không có cơ hội đóng góp, nhưng ông bà mong rằng anh em chúng tôi có thể làm việc đó thay họ. Cho nên, nếu có cơ hội, tôi sẵn sàng đóng góp.

Trà Mi: “Cơ hội” theo ý Giáo sư đây nên được hiểu như thế nào ạ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Ý của tôi là khi Việt Nam có tự do dân chủ, tôi sẽ sẵn sàng đóng góp.

Trà Mi: Theo ông, điều kiện tiên quyết phải là tự do, dân chủ. Đối với người dân trong nước, dĩ nhiên điều này rất quan trọng, nhưng nó có vai trò thế nào đối với nguồn lực chất xám người Việt hải ngoại để quyết định việc quay về đóng góp của họ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tại vì nếu không có tự do dân chủ thì những nhà trí thức về phục vụ chỉ là phục vụ gián tiếp cho nhà cầm quyền thôi. Thành ra, nếu có tự do dân chủ thì việc này sẽ dễ hơn. Trong nghiên cứu, không hẳn chỉ là khoa học, mà cũng có thể là về lịch sử, chính trị. Người nghiên cứu nếu được quyền nói lên những gì muốn nói thì mới gọi là nghiên cứu, chứ không nói được những gì muốn nói thì làm sao gọi là nghiên cứu được? Những giới hạn đó sẽ làm cho những nhà nghiên cứu chán nản và không thể nghiên cứu hữu hiệu hơn.

Trà Mi: Ông đã có cơ hội về Việt Nam lần nào chưa kể từ khi sang Úc định cư tới nay?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi có về thăm Việt Nam 2 lần.

Trà Mi: Cảm nhận của ông sau chuyến đi đó như thế nào?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Có điều là tôi không thể tưởng tượng được là sự cách biệt giai cấp giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Ở Úc cũng có sự cách biệt đó nhưng so với Việt Nam thì sự cách biệt đó rất nhỏ.

Trà Mi: Nếu có một mong ước cho đất nước của mình, Giáo sư có điều gì muốn chia sẻ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi ước mong Việt Nam có tự do dân chủ.

Trà Mi: Xin cảm ơn Giáo sư rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Giáo sư Võ Bá Ngự: Cảm ơn chị.

Vừa rồi là câu chuyện với nhà khoa học trẻ gốc Việt, Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Ngự, thuộc trường đại học Tây Úc, người vừa cùng em trai ruột là Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Tường nhận Giải thưởng Phát minh Eureka 2010. 




Back to top
« Last Edit: 01. Sep 2010 , 23:01 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tin Úc Châu
Reply #84 - 18. Sep 2010 , 15:21
 
"Lý con sáo" vang lên giữa lòng nước Úc






Lặng người nghe “Lý con sáo” trên sân khấu Australia

Ngay khi MC nhí vừa giới thiệu bài hát “Lý con sáo”, cả hội trường lắng xuống với tiếng guitar dạo đầu bài dân ca. “Lý con sáo” của Việt Nam trở thành một điểm nhấn sâu lắng trong buổi liên hoan nghệ thuật của học sinh ở Tây Nam Sydney.

300 em nhỏ trong màn trình diễn hợp ca "Lý con sáo" tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna

“Lý con sáo” vừa được trình diễn chính thức trong hai ngày 7 và 8/9 tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna của học sinh các trường tiểu học và trung học vùng Tây Nam Sydney. Cả hội trường lắng xuống chờ đợi giờ phút mà 300 cái miệng xinh xắn của các em học sinh tiểu học cùng đồng thanh một làn điệu dân ca thuần Việt. ‘Ai í ai i đem, con sáo sáo sang sông” - những phụ âm ‘s’ được phát ra rất chuẩn, theo cách nhả chữ rặt miền Nam .

Buổi diễn kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ, với 12 bài hát do dàn hợp ca có mặt trên sân khấu từ đầu tới cuối, và khoảng chừng đó tiết mục hát múa đại diện cho 11 trường trong vùng.

Tuyệt đại đa số các tác phẩm được trình diễn đều sôi động trên nền nhạc pop, rock và trang phục đủ màu sắc của các bạn nhỏ. “Lý con sáo” được hát ở những phút cuối, trở thành một điểm nhấn đặc biệt, lạ, mềm, sâu lắng và không kém phần "hàn lâm".

Trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, có những giọng Việt Nam thốt lên “hay quá!”

Một chị phụ huynh có con theo học trường tiểu học Yagoona, gần kề với Bankstown nơi diễn ra hội diễn, quay qua tâm sự: “Tôi rất bất ngờ và xúc động. Đây có lẽ là bản trình diễn hay nhất của “Lý con sáo” từ trước đến giờ.”

Khác với hầu hết các cuộc trình diễn hay giới thiệu văn hóa Việt ở nước ngoài, “Lý con sáo” xuất hiện ở Gillawarna đã trở thành một trong những biểu tượng tinh thần chung cho sự đa văn hóa của Australia. Ở đây không có sự thi thố hay đua tài tranh sắc giữa các nền văn hóa. Trong số 12 tiết mục được tuyển chọn cho dàn hợp ca trình bày, chỉ có “Lý con sáo” và một bài nữa của châu Phi, còn lại đều là nhạc phổ thông Âu, Mỹ, Australia.

Nhạc sĩ Lê Tuyên, người góp công đưa “Lý con sáo” có mặt tại hội diễn, nói: “Khán giả Việt có thể thấy tự hào về bản sắc của dân tộc mình nhưng hơn thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng âm nhạc và văn hóa Australia cần được làm phong phú bởi các bản sắc khác nhau, một cách bình đẳng. Tư thế của nhạc truyền thống Việt Nam, do đó, xứng đáng được khẳng định.” Nhạc sĩ Lê Tuyên cũng vừa có buổi trình diễn thành công tại Đại học Quốc gia Australia một tuần trước đó với tựa đề ‘Âm nhạc guitar Australia với ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam’.

Việt Hà
Theo báo Australia
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Tin Úc Châu
Reply #85 - 13. Jan 2011 , 11:41
 
Tiểu bang Queensland bị Lụt  Nặng


Tiểu bang Queensland   thuộc nước Úc đã bị Lụt Nặng nhất  từ năm 1974 đến nay .


...


Nước Lụt đã tàn phá Miền Nam  của Tiểu bang và  Miền Bắc của Tiểu bang NSW . từ  hai Tuần lễ  Vừa qua

Và   bắt  từ ngày  thứ ba  11-1  Nước Lụt  đã tràn vào thành phố Brisbane  .

Tính đến hôm nay tổng số  người  Chết là  14 người  và   90 người bị coi là Mất Tích  .

Nhiều Xe  Hơi đậu ở  Car Park   vẫn bị Nước cuốn phăng trôi lềnh bềnh trên mặt Nước .

Tổng số Thiệt hại có thể  lên đến 100 Triệu dollars .

Hiện giờ  Cả Nước  Úc đang vận động  mọi người đóng góp Tiền bạc để  Cứu trợ cho những người bị  mất nhà cửa và đồ đạc .

Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang Úc đã  ra  thông báo kêu gọi  các đồng hương Người Việt hãy tích  cực đóng góp  giúp đỡ cho  đồng bào ở  Tiểu bang Queensland  .

Tin giờ chót vào  ngày hôm qua  , có một người đàn bà   đã   Đẻ  một đứa con Trai trên đường chạy Lụt . rất may  có  một người đàn ông đã ra tay cứu  nên cả hai mẹ con đều Bình yên .




Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2011 , 13:38 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tin Úc Châu
Reply #86 - 13. Jan 2011 , 15:44
 
nguyen_toan wrote on 13. Jan 2011 , 11:41:
Tiểu bang Queensland bị Lụt  Nặng


Tiểu bang Queensland   thuộc nước Úc đã bị Lụt Nặng nhất  từ năm 1974 đến nay .


...


Nước Lụt đã tàn phá Miền Nam  của Tiểu bang và  Miền Bắc của Tiểu bang NSW . từ  hai Tuần lễ  Vừa qua

Và   bắt  từ ngày  thứ ba  11-1  Nước Lụt  đã tràn vào thành phố Brisbane  .

Tính đến hôm nay tổng số  người  Chết là  14 người  và   90 người bị coi là Mất Tích  .

Nhiều Xe  Hơi đậu ở  Car Park   vẫn bị Nước cuốn phăng trôi lềnh bềnh trên mặt Nước .

Tổng số Thiệt hại có thể  lên đến 100 Triệu dollars .

Hiện giờ  Cả Nước  Úc đang vận động  mọi người đóng góp Tiền bạc để  Cứu trợ cho những người bị  mất nhà cửa và đồ đạc .

Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang Úc đã  ra  thông báo kêu gọi  các đồng hương Người Việt hãy tích  cực đóng góp  giúp đỡ cho  đồng bào ở  Tiểu bang Queensland  .

Tin giờ chót vào  ngày hôm qua  , có một người đàn bà   đã   Đẻ  một đứa con Trai trên đường chạy Lụt . rất may  có  một người đàn ông đã ra tay cứu  nên cả hai mẹ con đều Bình yên .






Anh Toàn thân kính ,
Tv cũng nghe người quen nói là tuần lể nầy , có thể lên đến 5 states là , QLD , NSW , VIC , SA, TASMANIA...
Cũng may là 2 mẹ con được ân nhân cứu kịp. Cầu xin thiên tai đừng mang nhiều cảnh thương đau cho dân lành.
Có gần nhà cô Phượng Oanh , chị Anh Thư , anh Toàn , anh Hà , anh Phu Dê......(.những người quen biết ,không?).
Chúc tất cả may mắn và an lành.
TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Úc Châu
Reply #87 - 14. Jan 2011 , 19:13
 

Nghe tin rầu quá   Undecided
Nhà mình nhiều người ở Úc, cầu mong tất cả đều được  bình yên hoahong.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #88 - 14. Jan 2011 , 14:30
 
Mong cô Vân thông cảm cho mượn nhà của cô để loan báo .

Một số  vùng thuộc tiểu bang Victoria  nơi có thành phố  Melbourne - Dân chúng đã phải  rời nhà  Vì Nước   Lụt  đã đến .

Không biết cô Phương Oanh  các bạn  Phu De - Nguyễn văn Hà   và  chị Anh Thư   có  ở gần nơi có  Lụt Hay Không ?

Thủ hiến Tiểu bang Queensland   đã ước tính tổng số Tiền  thiệt hại về  Cơn Lụt   đã lên đến 13 Tỉ  Dollars Australia .

hiện  giờ  ,một số nơi nước đã cạn , những người Thiện nguyện  và Quân đội Úc đang ra sức  Clean Up thành phố Brisbane .

Có tin mới nhất  , tôi sẽ phổ biến ngay
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #89 - 14. Jan 2011 , 14:37
 
Cám ơn anh Toàn đã loan báo tin cơn lụt lớn nhất trong vòng 50 năm qua ở Úc.
Cầu xin cho tất cả mọi người được bình yên.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra