Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Vu Lan Báo Hiếu  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 
Send Topic In ra
Vu Lan Báo Hiếu (Read 25930 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4026
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #105 - 07. Aug 2011 , 21:57
 
Nhân Mùa Vu Lan  báo Hiếu - mời đọc Truyện Ngắn"  Nước Mắt Chảy  Xuôi "



Subject: Fwd: NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI!


                     NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI!

Chiều nay đi làm về cơm nước xong xuôi, ngồi vào bàn và mở mail ra đọc. Nhận được bài viết trên đây, được chuyển tiếp từ một người thân. Xin mời quý vị đọc qua



Nước Mắt Có Bao Giờ Chảy Ngược



Con gái của mẹ,



Mẹ biết rằng chả bao giờ con đọc lá thư này cả, thứ nhất là con không đọc được tiếng Việt mà mẹ lại không thể viết cho con bằng tiếng Anh. Nhưng không hiểu sao có một cái gì nó thôi thúc mẹ là phải viết cho con như được nói chuyện với con trực tiếp.

Ðã lâu lắm rồi nhỉ, từ khi con tốt nghiệp ra trường trung học, hai mẹ con mình không còn được những buổi tối con cặm cụi học bài trong khi mẹ loay hoay với những việc trong nhà mà cả hai mẹ con mình đã suốt ngày bận rộn không dọn dẹp được.

Nhưng khi ấy con còn nhỏ, trong đầu óc mẹ nghĩ thế nhưng bây giờ nghĩ lại mới thấy mình nhầm. Giáo dục học đường ở bên này, mẹ không hiểu rằng đã tạo cho con thành một người tự lập cho dù con chưa đến tuổi trưởng thành.

Từ bao giờ, mẹ cũng không nhớ nữa, con đã có một thế giới riêng là căn buồng của con. Mà vì bận sinh kế suốt ngày, mẹ cũng ít khi ngó vào căn buồng ấy nên có lần mẹ vào tìm con, mẹ đã hết sức sửng sốt khi thấy sự vô trật tự trong cuộc sống của con. Sách vở lẫn lộn với quần áo trên giường, dưới sàn cùng mọi thứ vật dụng. Trong tủ treo áo quần thì như cả cái kho chứa đồ phế thải.

Phải mất vài phút mẹ mới định thần lại được, bỏ mất gần một buổi chiều để sắp xếp lạichocon.
Buổi tối, con về, mẹ ngồi yên ở phòng khách chờ phút giây con chạy ra ôm lấy mẹ mà cám ơn.

Nhưng thật là một bất ngờ lớn lao mà mẹ chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.
Thay vì cám ơn, con đã tung cửa buồng ra nói khá lớn tiếng, “mẹ làm mất hết trật tự trong buồng của con, bài vở của con mẹ để đâu hết rồi, mọi khi con vẫn để ở chân giường mà… Con xin mẹ từ nay mẹ đừng làm gì trong buồng của con cả. Con tự lo lấy được mà.”

Rồi con bỏ vào buồng, im lìm suốt buổi tối hôm đó.

Con ơi, con có biết những giờ phút ấy mẹ đã phải trải qua những tâm trạng như thế nào không. Mẹ ân hận vì đã làm con không vui! Mẹ buồn rầu vì con đã không hiểu cho lòng mẹ. Mẹ cô đơn vì không có ai chia sẻ nỗi buồn với mình. Mẹ lo lắng vì tính nết hoang toàng của con như thế thì khi lấy chồng, người chồng nào chịu cho nổi… Ðêm ấy mẹ đã ngủ trên ghế sa lông để thấm thía nỗi buồn của mẹ mà nào con cũng đâu có hay.

Thế mà cảnh sống ấy cũng qua mau trong sự chịu đựng của mẹ. Bây giờ con ra trường, có công ăn việc làm, con đi về thất thường, có khi bỏ mẹ vò võ chờ con đến cả tuần. Mẹ cũng chẳng dám hỏi con.

Ðến một ngày, hình như mẹ nhớ là ngày Mother’s Day, con mua một bó hoa hồng tươi về ôm lấy mẹ mà chúc mừng mẹ. Buổi chiều hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất đời của mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào lóng ngóng chờ con mở cửa buồng để hỏi xem con thích ăn món gì mẹ sẽ nấu. Nhưng tối đến con đã chải chuốt mở cửa buồng đi ra mời mẹ đi ăn tiệm. Lại một hạnh phúc bất ngờ khác đến. Mẹ như được bơi lội trong hạnh phúc đến độ không thay nổi bộ quần áo đẹp để đi với con.

Sau bữa ăn thịnh soạn với cá 8 món, con đã thản nhiên nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi bây giờ con phải đi làm việc suốt ngày mà mẹ thì già rồi, ở nhà một mình không có ai chăm sóc nên con đã xin cho mẹ được vào sống ở khu người già, có người trông nom hằng ngày. Mẹ không phải lo gì cả. Ðến bữa có người dọn cho ăn. Ðau ốm có y tá săn sóc. Cuối tuần con sẽ về thăm mẹ, mẹ nhé.”

Bể hạnh phúc đã vỡ tan. Những bong bóng hạnh phúc chỉ còn ảo mờ như những bọt xà bông trong chậu tắm. Nó đó phản chiếu muôn mầu và vỡ ngay sau đó.

Trong lòng mẹ chợt vẳng nghe lại được câu nói của bà ngoại xưa đã nói với mẹ, “Nước mắt chảy xuôi, con ạ.”




Từ Uyên




                                     

Đọc xong, chúng tôi cảm nhận một sự xót xa trong lòng của một người mẹ đơn độc ngay từ những ngày con mình vừa tròn “tuổi vị thành niên” và tiếp tục trải dài, mãi cho đến những ngày tuổi già, sức yếu...




1.    Câu chuyện được nêu ra trong phần đầu lá thư của người mẹ, dường như khá quen thuộc. Không phải chỉ quen thuộc đối với tôi mà còn cho cả nhiều gia đình khác, hiện đang sống tại các nước phương Tây!?




Tại sao lại như thế?

Phải chăng:

-       Giáo dục phương Tây đã truyền dạy cái tư tưởng “tự lập” quá sớm khiến chúng rời bỏ những sinh hoạt chung của gia đình như vậy ư!?

-       Giáo dục phương Tây đã không dạy cho con cái chúng ta để biết thế nào là sự trật tự, ngăn nắp hay sao!?

-       Giáo dục phương Tây đã không dạy cho chúng là phải biết ơn sự giúp đỡ của cha mẹ, người đã phải bỏ công dọn dẹp phòng ốc cho được ngăn nắp, trật tự hay sao!?




Vâng, có lẽ cũng đúng như vậy!?



Chúng tôi nhớ lúc con gái chúng tôi còn đang theo học những năm đầu trung học. Nhà trường có mời một vị bác sĩ tâm lý khá nổi tiếng tại Sydney để nói về đề tài “Teenagers” dành cho các bậc phụ huynh có con em trong lứa tuổi nầy.

Trong buổi thuyết trình, câu chuyện đầu tiên của bức thư trên đây đã được nhắc đến và có nhiều câu hỏi từ những bậc phụ huynh (nhiều nhất là những bà mẹ đủ mọi sắc dân), đưa ra:

-       Hỏi:  Chúng ta (cha mẹ) phải làm gì với cái phòng của chúng một khi trông có vẻ vô trật tự, thiếu ngăn nắp như thế!?

-       Đáp:  Cứ việc để yên như vậy đi, coi như mình không thấy, không biết gì cả.

-       Hỏi:  Vô lý lại phải để một cái phòng như thế. Nếu có bạn bè đến thăm thì coi sao được?

-       Đáp:  Chỉ việc đóng cửa phòng của chúng rồi khóa lại và đừng dẫn bạn mình vào căn phòng đó thì chẳng có gì để phải bận tâm.

-       Hỏi:  Vài năm trước đây chúng thường theo cha mẹ mua sắm, thường dành nhiều thì giờ sinh hoạt chung, ngay cả cùng làm bài tập chung với nhau nữa. Thế mà bây giờ chúng không còn muốn gần gũi với cha mẹ, lúc nào cũng ở trong phòng riêng và đóng kín cửa. Tại sao lại như vậy?

-       Đáp:  Vì chúng đang cần một khoảng không gian riêng lẻ. Hãy tôn trọng sự riêng lẻ nầy.

-       Hỏi:  Tại sao phải như thế?

-       Đáp:  Có nhiều thay đổi về sự phát triển thể chất, tinh thần  những thay đổi kích thích tố trong độ tuổi mới lớn nầy. Và ngay cả những băn khoăn về ngưỡng cửa mà chúng sắp được bước vào, đó là "ngưỡng cửa sắp làm người lớn".

-       Hỏi:  Xin nói một cách cụ thể hơn?

-       Đáp:  Trong độ tuổi dậy thì, giới tính phát triển rõ rệt, đồng bộ với những  đổi thay về những kích thích tố trong cơ thể.. dẫn đến những thay đổi về tinh thần. Cách cư xử, ứng phó với những người chung quanh cũng thay đổi nhanh chóng. Chính bản thân của chúng cũng không nhận ra và kềm hãm lại được những thay đổi ấy. Chúng trở nên khá ồn ào, thích mở nhạc lớn hơn, dễ nóng giận cho dù lý do chẳng có gì đáng phải như vậy. Và quan trọng nhất là tính “phản kháng”, luôn làm ngược lại những gì mà cha mẹ hay ai khác nêu ra.

-       Hỏi:  Thế thì các bậc phụ huynh cần phải làm gì?

-       Đáp:  Cần phải thật sự hiểu được những thay đổi nhanh chóng nơi chúng. Hiểu được rồi thì phải chấp nhận nó.

-       Hỏi:  Nếu gặp trường hợp có sự bùng nổ do nóng giận dẫn đến sự cãi vã to tiếng thì cha mẹ phải làm gì?

-       Đáp:  Tìm một ly nước lạnh mà uống rồi hãy im lặng lánh đi!

-       Hỏi:  Có nghĩa là mình chấp nhận phần lỗi về mình hay sao?

-       Đáp:  Không, chẳng ai có lỗi cả. Nhưng cha mẹ là người phải chịu “nhịn” trước. Rồi chúng sẽ hiểu ai đúng ai sai, nhưng chúng sẽ không bao giờ nói ra. Vì đang ở độ tuổi "phản kháng" mà!?

-       Hỏi:  Vô lý, lần nào mình cũng phải nhịn thì chúng sẽ “được đằng chân lân đằng đầu” sao?

-       Đáp:  Một cuộc cải vã mà không có người nhịn thì cuộc cãi vã đó sẽ kéo dài vô tận. Hoặc là sẽ kết thúc bằng những hậu quả khó lường. Cha mẹ là người hiểu biết hơn cho nên cha mẹ chính là người phải chịu “nhịn”trước. Con mình mà nhịn không được thì làm sao rèn được tính “nhẫn” khi đối diện với người khác, phải không?

Và còn nhiều câu hỏi nữa đã được nêu ra mà chúng tôi không tài nào nhớ hết (vì đang ở độ tuổi bắt đầu quên)



Nhưng quý vị cũng nên biết rằng buổi nói chuyện nầy chỉ được dành riêng cho các bậc làm cha mẹ mà không có sự hiện diện của những người con trong độ tuổi mới lớn. Như vậy, không có nghĩa là nhà trường đã dạy cho chúng những điều sai phạm nêu trên. Nhà trường muốn giúp cho chúng ta, những phụ huynh có con em trong độ tuổi mới lớn nhận chân được những đổi thay nơi chúng. Nhờ thế chúng ta biết được là phải làm gì để “chịu đựng” với những “hậu quả” do sự đổi thay đổi mang lại nơi chúng

Nếu quý vị không hiểu được, ắt hẳn chúng ta sẽ luôn mang một tâm trạng buồn tủi, trách hờn.. để rồi cái khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mỗi ngày một  lớn dần hơn!?



2.    Câu chuyện được nêu ra trong phần cuối của bức thư cũng không mấy xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, “bể hạnh phúc” của người mẹ đáng thương nầy đã vỡ tan là do bởi thiếu sự chuẩn bị từ trước. Người mẹ nầy đã không hình dung hay là nhìn thấy được cuộc sống tuổi già của mình sớm hơn. Có lẽ bà luôn nghĩ cuộc sống của đứa con gái sẽ mãi gắn chặt với mình cho đến ngày cuối đời. Đó là một tư tưởng lệ thuộc!

Bởi nghĩ thế cho nên bà đã bị xúc động quá mạnh khi nghe con gái mình đề nghị đưa vào sống ở khu người già (hostel)*. Vì chưa chuẩn bị và hiểu rõ cuộc sống ở hostel như thế nào cho nên bà đã tưởng chừng là con mình không muốn chăm sóc mẹ già.

Phải chăng truyền thống Á đông ngày xưa vẫn còn in đậm trong lối suy nghĩ của những người lớn tuổi Việt Nam!?







Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết Chuẩn Bị Cho Tuổi Già. Nếu sức khỏe của chúng ta vẫn còn tốt, còn có thể thực hiện được những hoạt động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày thì mình đâu có cần phải vào Hostel hay Nursing Home như người mẹ nầy đã nói như vậy!?

Phải chăng đây là một trong những bài viết cố tình làm cho đời sống tinh thần của người già hiện ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn!? Vì qua "bức thư" nầy,  chúng ta đoán chừng tuổi của người mẹ không đến nỗi quá già cũng như sức khỏe yếu kém thì không nghe được đề cập đến. Nếu tuổi chưa già và sức khỏe không yếu  thì tại sao đứa con gái lại phải đề nghị để đưa bà vào ở một nơi của người già?

Nên biết rằng phần lớn con cái ở đây rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ, nếu mình chịu chấp nhận hy sinh và sống hòa hợp được với chúng một cách dễ dàng.



Chúng tôi không biết, người mẹ nầy có hiểu được rằng xã hội Việt Nam ngày nay cũng đã đổi thay rất nhiều và rất nhanh hay chăng!?


Nhớ lại câu chuyện được đưa lên mổ xẻ trên báo điện tử cách đây vài năm đã gây xôn xao dư luận rất nhiều. Câu chuyện của một cô dâu Việt Nam thời đại , bị kết án là quá “coi trọng đồng tiền” cho nên đã không chịu đóng cửa cái công ty đang hoạt động mạnh để ở nhà cùng mẹ chồng và họ hàng lo nấu nướng mà cúng giỗ bố chồng, như mọi năm. Cho dù ngày hôm đó cô dâu đã thưa trước với mẹ chồng biết rằng, cô đã đặt sẵn những thức cúng từ một nhà hàng sang trọng, sẽ được giao tận nhà. Và cô sẽ trở về đúng giờ để kịp thắp nén hương cúng bố như đã được định sẵn, giống mọi năm.




Ấy vậy mà bà mẹ và một số người của họ bên chồng vẫn còn phiền trách và cho rằng cô dâu thời đại đã thiếu bổn phận, trách nhiệm vì chỉ biết coi trọng đồng tiền (lúc đó thì chồng cô thì đang bận công tác phương xa nhưng không nghe một ai kết án anh cả!?)

Phải chăng người lớn đã không hiểu được hoàn cảnh, những khó khăn trong cuộc sống.. cho nên đã quá khắc khe với con mình hay không!?




Sự thật thì Hostel rất khác xa với  Nursing Home. Tại Úc, muốn vào ở trong  Hostel thì điều kiện sức khỏe phải có là còn tương đối tốt. Còn đi đứng và sinh hoạt cá nhân một cách độc lập mà không cần một trợ giúp nào cả. Hostel sẽ cung cấp mọi dịch vụ chăm sóc y tế,  ăn uống (tại canteen), những sinh hoạt văn nghệ hàng tuần, những buổi du ngoạn tập thể.. một phần được tài trợ bởi chính phủ.



Tuy nhiên, muốn được vào ở trong một hostel như vậy thì phải hội đủ điều kiện tài chánh. Muốn vào ở một cái Hostel loại sang thì cần phải mua một cái unit trong đó (dành cho độc thân hay là còn đủ cặp). Thường phải mua trước, nếu chưa muốn vào ở thì có thể cho thuê. Nếu không mua được trước thì lúc mình cần vào ở thì có thể không còn chỗ trống nữa. Đến khi qua đời thì các con  sẽ bán lại để thu hồi vốn. Hoặc là có thể tiếp tục cho thuê để giữ chỗ sau nầy. Đây cũng là một hình thức đầu tư vì bất động sản luôn lên giá.



Vào Hostel ở, người già sẽ cảm thấy vui hơn nhiều (nếu không trở ngại về ngôn ngữ). Vì nơi ấy có đông người ở cùng độ tuổi để trò chuyện, có nhiều sinh hoạt lành mạnh cũng như được chăm sóc chu đáo về các mặt y tế, tinh thần, ẩm thực thích hợp theo từng cá nhân.

Và mỗi cuối tuần, các con thường vào hostel để thăm hoặc là chở về nhà để được sum họp cùng với đàn con, đàn cháu. Sự vui vẻ chấp nhận của chúng ta sẽ giúp các con an tâm lo cho cuộc sống của chúng và khoảng cách tình cảm giữa cha mẹ và các con sẽ gần hơn.



Chúng tôi không thể quên một câu chuyện vui vui được nghe kể lại, vào dịp đến thăm một Hostel tại Canbera (Thủ Phủ của Australia). Câu chuyện của một vợ chồng già làm chủ và cư ngụ tại một căn phòng gần với một bà cụ láng giềng. Một hôm bà cụ nầy nổi lửa đốt phòng bởi vì bà khám phá ra là ông cụ thường len lén qua phòng bên cạnh để tâm sự với bà hàng xóm. Có lẽ vì tức giận quá nên bà đã dùng những lời lẽ hăm dọa lung tung cho nên bà đang bị mang ra tòa xét xử với nhiều tội danh. Quý vị có đoán biết là các cụ nầy đã bao nhiêu cái xuân xanh hay không?

Ai cũng đều ở độ tuổi xấp xỉ 90. Đúng là chuyện tình yêu, chuyện ghen tương không phân biệt tuổi tác chút nào cả!?



Quay lại câu chuyện của người mẹ trong bức thư, chúng tôi thiển nghĩ là, người mẹ nầy chưa hiểu hết về những thực tế của cuộc sống tại đây, cũng như luôn có định kiến không tốt về con mình. Thế rồi không chịu “chấp nhận” một cuộc sống vui vẻ của tuổi già, như những người Tây phương luôn có cái tư tưởng độc lâp, không lệ thuộc và biết hy sinh cho con cháu mình. Một số cha mẹ thường nói rằng:


-  "Trọn đời chúng tôi hy sinh cho các con".


Ấy vậy, chưa tới cuối đời mà họ đã bắt đầu trách hờn, sầu khổ.. một khi chúng không thể đáp ứng một vài  yêu cầu dù điều đó thực sự không cần thiết cho lắm!?






Đã biết là “nước mắt chảy xuôi” mà sao lại còn phiền muộn như thế!?



Mùa đông Sydney 2011

Đinh tấn Khương






Back to top
« Last Edit: 07. Aug 2011 , 22:00 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #106 - 10. Aug 2011 , 08:28
 

Nhân dịp Lễ Vu Lan , Tv thân kính chúc anh Toàn và cả nhà luôn thân tâm an lạc.
Cám ơn anh Toàn , bạn hiền Tl....hay vào đây , để chúng ta chia xẽ những tình cãm đối với 2 đấng sanh thành...nhưng có bao nhiêu câu chuyện thương tâm , chuyện có thật , như anh Toàn vừa kể....đúng là nước mắt chảy xuống....

...

Đây là 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng bên Hawaii.  Tv cầu mong ơn trên ban mọi sự tốt đẹp đến với chúng ta.
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #107 - 16. Aug 2012 , 18:20
 
BÀI THƠ VỀ MẸ


Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ
Không lần nào kể hết nỗi lòng con.
Ơn nghĩa sinh thành như biển như non, .......
Thơ của con nhỏ chưa bằng hạt bụi.
Lạc lõng phương trời, bước đi thui thủi,
Sương tuyết phôi pha nhuốm bạc mái đầu.
Bỏ quê hương trang trải những niềm đau,
Mà năm tháng chưa phai mờ dông bão.
Nghĩ đến Mẹ suốt cuộc đời tần tảo,

Con đòi theo níu vạt áo không rời.
Tay dắt con vẫn nặng trĩu đôi vai,
Đường quan dài giữa trưa hè gắt nắng.
Con lủm đủm quẩn quanh theo gánh nặng,
Cát bỏng chân con, nước mắt mẹ trào.
Không chỗ nào có bóng mát cây cao,
Để ngồi đỡ tạm thời vài ba phút.
Câu chuyện xưa Mẹ từng lo chăm chút,
Cõi lòng con rơi lệ biết bao lần.
Đã già rồi sao cứ mãi tủi thân,
Con còn nhỏ, Mẹ đã sớm về Tiên Phật.
Cay đắng ngọt bùi, cuộc đời chơn chất,
Công danh lật đật, có trước không sau.
Con cố gắng vươn vai làm lại từ đầu,
Khi nắng sớm, mưa trưa, khi bão tố,
Vẫn vững tâm như tuồng có Mẹ độ.
Khi đặt bút cảm xúc đó lại dâng tràn,
Mắt cay cay, lòng nhớ Mẹ vô vàn !
Nên vần thơ cứ loay hoay chi lạ,
Ý lộn xộn tuôn ra khắp mọi ngả,
Như đời con trôi dạt chốn trời xa.

Võ Đình Tiên



NGÀY CỦA MẸ


Tình mẫu tử thật tuyệt vời !
Như là thiên tính của trời ban cho.
Cưu mang chín tháng mong chờ,
Đợi giờ sinh nở con thơ vuông tròn.
Lòng mẹ quặn thắt chon von!
Nhưng mừng có một đứa con ra đời.
Mắt đẫm lệ miệng mĩm cười,
Nâng niu hòn ngọc không rời đôi tay.
Dòng sữa ngọt của con đây,
Bú cho mau lớn cho tày người ta.

Cho dù gặp lúc phong ba,
Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao !
Ngày của mẹ, đẹp làm sao !
Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
Công của mẹ cao như non,
Tình thương của mẹ rộng hơn biển trời.
Quà nào xứng đáng mẹ ơi !
Thơ nào mà viết trọn lời thân yêu
Rằng con yêu mẹ rất nhiều,
Món quà chỉ để dệt thêu tấm long.

Riêng mẹ tôi đã hư không,
Người về nước Phật con còn ngây thơ.
Lớn lên lưu lạc bơ vơ,
Đến khi thành đạt mẹ nhờ được đâu.
Khi bể cả, khi nương dâu,
Mỏi mòn nhớ mẹ mà đau suốt đời !

                     Võ Đình Tiên



NHỚ MẸ XIẾT BAO
!


Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao !
Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con.
Mơ màng giấc mộng chưa tròn,
Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
Mẹ ơi ! Biển rông muôn trùng,,
Con đang run rẩy giữa dòng thời gian.
Đêm qua gió tạt mưa chan,
Mắt con đẫm lệ miên man giọt sầu.
Bây giờ Mẹ ở nơi đâu ?
Xin nghe được tiếng con cầu, hiển linh.
Bao năm lăn lóc nhục vinh,
Trong tâm con vẫn in hình Mẹ yêu.
Quê người một mảnh trăng treo,
Ánh vàng hiu hắt, gió theo biển về.
Mẹ ơi ! Nắng ấm tình quê,
Con đang lạc lõng bốn bề tuyết rơi !
Dùng dằng hai cảnh hai nơi,
Nơi con cắt rốn, nơi đời tạm dung.

                Võ Đình Tiên

 

THỨC GIẤC NỬA KHUYA


Chập chờn thức giấc nửa khuya,
Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua.
Áo dài nối vạt phất phơ !
Con theo níu lấy gió đưa mất rồi.
Đâu đây thoang thoảng giọng cười,
Thân thương biết mấy, suốt đời không quên.
Chung quanh khung cảnh lặng yên,
Mùi hương dạ lý trước hiên quyện vào.
Làm con nhớ lại năm nao !
Lời thơ Mạ kể, thuộc làu Cúc Hoa.*
Giọng trầm thổn thức, xót xa,
Cuộc đời nhân vật thật thà gian nan.
Mạ ơi ! Cuộc sống cơ hàn,
Mà tình mẫu tử đầy tràn niềm thương.
Chiến tranh rực lửa quê hương,
Mạ không còn nữa mảnh vườn tan hoang.
Lớn lên khoảnh khắc võ vàng,

Chúng con lạc lõng làm dân xứ người.
Đêm nay mất ngủ, đắng môi,
Để dòng kỷ niệm một thời diễn ra…
Những ngày thơ ấu an hòa,
Quẩn quanh theo Mạ vào ra không rời !
Bao nhiêu chuyện cũ bỏ rồi,
Chỉ còn bóng Mạ sáng hoài trong tim.

               Võ Đình Tiên

* Phạm Công , Cúc Hoa của Nguyễn Đình Chiểu


2009-09-01 09:50:26
Back to top
« Last Edit: 16. Aug 2012 , 18:24 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #108 - 16. Aug 2012 , 20:42
 
...


Yêu Thương Nồng Nàn

 
Mẹ ơi! Con trở về với mẹ đây. Con đây nè mẹ. Con hét trong điện thoại của anh một cách mừng rỡ. Lòng con vui lắm. Một cảm giác vui lâng lâng, vui vì thoả mãn cơn khát nhớ thương.

Con trở về thành phố đang ngủ giấc ngủ đêm khuya. Sương mỏng giăng vai con lạnh. Ga hàng không lạnh lẽo bước chân đêm. Nhưng lòng con ấm mẹ a. Con về với mẹ để nghe đêm nói yêu mẹ, nghe gió thì thầm nói câu yêu thương. Những đứa cháu ngơ ngác nhìn mảnh đất xa lạ. Lần đầu tiên chúng nghe tiếng nói du dương như hát. Những cái ôm thật chặt. Những cái hôn dễ thương. Ai cũng ôm những đứa trẻ vào lòng. Nó cũng nói thứ tiếng ấy nhưng âm diệu lạc lõng chơi vơi.

Mẹ ơi! Con trở về với mẹ đây. Con đây nè mẹ. Con hét trong điện thoại của anh một cách mừng rỡ. Lòng con vui lắm. Một cảm giác vui lâng lâng, vui vì thoả mãn cơn khát nhớ thương.

Trong căn nhà cũ mẹ ngồi đợi con dù trời khuya. Mái tóc bạc thấp thoáng dưới ánh đèn. Mẹ nheo mắt nhìn đứa con đã trở về. Mẹ ôm lấy đứa con ruột thịt xa cách bấy lâu nay. Mẹ vuốt ve đứa cháu mà trong ấy có một phần tư là máu của mẹ. Những đứa cháu tay đơ ra ngỡ ngàng trong tình thương yêu nhưng xa lạ. Con vẫn nhìn thấy mẹ qua màn hình webcam. Mẹ vẫn thấy con cười. Mẹ vẫn nói chuyện cùng con nhưng sao quá xa. Con không thấy hơi ấm mẹ. Con không nghe mùi bồ kết chanh trên tóc mẹ. Con không thấy mái tóc mẹ còn nhiều hay không. Con muốn dựa vào vai mẹ nhưng sao không được. Con phải về bên mẹ. Mái tóc mẹ không bạc nhiều như con đã nhìn trong máy. Nhưng lưng mẹ còng nhiều hơn, tai mẹ hình như nghễnh ngãng hơn. Da mẹ đồi mồi hơn, hình như xanh hơn...

Cất bước quay trở về
Để bữa tối ấm áp bên mẹ hiền
Để đêm đông lùi xa
Khi bước chân bên hiên nhà
                           ( Bức Tường)

Ai cũng có nơi chốn để về. Ai cũng có một quê hương tuyệt vời để thương nhớ. Ai cũng có vòng tay ấm áp của cha mẹ. Bước về đến bên hiên nhà nơi cha vẫn hay ngồi nhìn những đứa chân cao như chân sếu nhảy múa trong sân. Chúng con như đàn chim non cứ ríu rít, cứ ca hát, cứ đùa vui và lẫn cãi nhau. Ngôi nhà nhỏ của chúng mình có khoảng sân be bé giờ vẫn thế. Khoảng sân xưa ba nhà thông nhau cho gần hai mươi đứa trẻ chạy qua chạy lại. Khoảng sân thân thương đã đi vào ký ức tuổi thơ của từng ấy đứa trẻ. Rồi lớn lên chúng bay xa tít tìm hạnh phúc mới. Có dăm người đi xa như con. Những đứa trẻ thành đạt vẫn trở về khung trời xưa để thương nhớ trong tim được đong đầy. Ngồi nơi mái hiên xưa nhớ những trò nghịch ngợm của trẻ con mà tưởng mình còn bé con. Vẫn thấy ba ngồi đó khâu lại chiếc cập cũ của con bị xứt chỉ. Vẫn thấy cha ngồi đó bẻ cho con chiếc mắc áo vì con đã lớn, áo đã rộng nên chiếc áo nên hay tuột rơi xuống đất. Sau mấy mươi năm con vẫn giữ chiếc móc áo áo đặc biệt ấy không một ai có được. Ngày ấy khi đất nước khó khăn, gia đình mình ngô khoai vẫn thiếu thức ăn. Công việc không có nên người ngồi không và nhu cầu vẫn không giảm. Ba ngồi làm những cái móc áo cho con. Khỏang sân chia làm ba cho ba nhà khác nhau. Sân còn và ký ức chông chênh có vết buồn.

Dưới mái hiên này những viên kẹo ngọt được chia nhau. Những lúc lén mẹ đi mua bánh nhưng dấu sau lưng đem về vì không muốn chia cho mọi người. Cái bánh tráng dấu đâu cho được bị đàn em đập vỡ và cùng nhau xúm lại nhặt. Thằng anh đứng như trời chồng. Hôm sau mua khúc mía vừa mới dóc xong. Sợ em ăn. Anh le lưỡi liếm, lũ em cũng giật phăng lấy đem ra thùng nước rửa rồi ăn ngon lành. Một hôm có trái lê ki ma hay gọi là trái trứng gà chúng dụ anh ăn. Đang cảm nhận ngọt lạt chúng đẩy thằng anh đến bên chiếc gương và anh nhe răng ra. Chúng cùng nhau cười. Cười nghiêng ngả. Mẹ thấy vậy cũng nhìn xem. Ô! cái gì đây. Sau mẹ nhớ  ra trái lê ki ma người ta cho...

Trong ngôi nhà nhỏ ấy vẫn là bữa cơm dọn trên chiếc mâm đơn sơ. Những đứa cháu  nhìn bữa ăn ngộ nghĩnh, những món ăn lạ lẫm. Từng bước chúng ăn được món này món kia và vui mừng la lên: " ngon". Vẫn cách ăn như bao năm xưa. Ngày xưa những bữa ăn thiếu hụt và điện khi có khi không. Cúp điện con con nhanh tay gắp những miếng thức ăn vào chén. Khi có điện mẹ nhìn những cái dĩa trống trơn. Anh nhìn sang em. Mẹ nhìn sang con. Ba thủng thẳng nói:

- Con ăn cũng vừa miệng thì thôi chứ mặn làm sao nó ăn được.

Mẹ chưa kịp phản ứng. đứa con vội gắp miếng thịt còn sót lại trên dĩa bỏ vào miệng nói:

- Miếng nào con cũng vừa miệng hết. Miếng to hơn con cũng vừa miệng con.

Ba chỉ cười vì mắc bẫy đàn con háu ăn. Thằng anh lườm mắt nhìn con em. Con em đanh đá thò đũa bới chén cơm thằng anh rơi ra miếng thịt to. Cả nhà cùng cười. Ngày con đang lớn nhưng ngày nào cũng đói khiến những đứa trẻ ngày xưa tham ăn.

Từ bao năm lênh đênh
Những dấu vết bụi đường
Tuổi thơ đã vụt trôi thủa ngày nào
Trời gian xa thật xa

( Trở về-Nguyễn Dân)

Nhìn bữa cơm đầy đủ mắt tự nhiên cay. Cay vì nhớ những điều ngày xưa mình tai quái, cay vì kỷ niệm sinh đông không nhà ai có. Cay vì cha đã ra đi. Cay vì mình không còn bé như ngày xưa. Cay vì mấy đứa cháu nhỏ vẫn vui đùa trong ngôi nhà nhỏ như mình lúc còn bé. Những đêm chỉ còn hai mẹ con ngồi bên nhau. Con ngồi ôm mẹ và dựa đầu vào vai mẹ. Con nghe nhịp đập của tim như ngày xưa con trong mẹ. Con không nói gì chỉ ngồi dưa vào mẹ. Con ấp bàn tay sân sùi của mẹ trong bàn tay con. Bàn tay yêu chồng và thương con. Bàn tay này có bao nhiêu ngày cực nhọc chăm cho con từng chút một từ lúc con mới lọt lòng đến khi con cứng cáp thành danh và lập tổ ấm riêng. Bàn tay đã từng giật gấu vá vai cho gia đình có miếng cơm ngon, có tấm áo tinh tươm đến trường, có bút sách thơm thơm. Mẹ không chỉ lo cho hai đứa mà đến bảy đứa. Bảy đứa chân cao lỏng ngỏng như sếu. Nghịch phá và học hành. Tất cả đã thành danh. Mẹ thấy đàn con về mà mẹ vui. Mỗi đứa có một tánh riêng chẳng đứa nào giống đứa nào. Nhưng điểm tốt vẫn vẫn chăm học và thương yêu cha mẹ và thương lẫn nhau. Đứa khá giả, đứa thiếu thốn mẹ hiểu và lo từng đứa một. Lo cho con và cả cháu nữa.

Vốn sống ta mang về nhà
Gặp nhau trong thân thương
Thân thương những lời chào
Cùng chia nhau niềm vui phút gặp lại

( Trở về-Nguyễn Dân)



Mẹ muốn gặp con và cháu. Mẹ muốn nắm bàn tay chúng. Mẹ muốn trò chuyện cùng chúng dù câu được, câu không. Mẹ hỏi chúng:

- Con ăn cơm chưa?

Chúng trả lời:

- Con ăn cơm xong.

Mẹ cười ồ lên và ôm chúng vào lòng. Và tối nào chúng cũng sang phòng bà và nói chuyện cùng bà những câu chuyện nhỏ. Chúng sờ mắt, sờ mũi rồi ôm hôn bà. Chúng hỏi:

- Tóc bà dài quá.

- Ừ! tóc bà dài nhất nhà.

Chúng chưa thấy ai tóc dài như bà. Bàn tay chúng cũng nhỏ nhắn như tay con ngày xưa hay nghịch tóc mẹ mỗi khi mẹ chải tóc. Cứ bên này luồn sang bên kia mái tóc mẹ. Hai đứa cùng cười và đôi khi làm đứt tóc mẹ. Nhưng hai đứa vẫn thích nhìn nhau qua làn tóc mẹ. Ngày ấy tóc mẹ chỉ vài ba sợi bạc bây giờ tóc mẹ bạc trắng như bông. Tóc mẹ càng trắng mẹ càng nghĩ ngày gần con cháu càng ngắn. Mẹ mong con về để một lần ngồi cùng con cùng cháu và sau ra sao cũng được. Mẹ muốn gởi cho con chút kỷ niệm cuối. Mẹ muốn cho cháu biết một chút về ngoại nó ở vùng đất thật xa nào đó. Bây giờ nó đã chạm tay vào ngoại một vùng thương yêu của mẹ. Chúng vui tươi cùng ngoại và mẹ. Chúng mang những kỷ niệm đến đầu trời cuối đất. Những chiếc bong bóng bay cháu ôm và chúng vụt bay lên cao và ba bà cháu cùng cười.

Mẹ chuẩn bị cho chuyến đi xa của mẹ. Nhưng ai cũng nói: " Mẹ vẫn khỏe". Nhưng mọi người đều ngầm hiểu nhau: Mẹ chậm chạp hơn nhiều, tai mẹ lãng hơn, mẹ quên nhiều thứ...quên và quên.... Mẹ không muốn đó là sự thật và con cũng muốn quay mặt đi coi chuyện ấy chỉ nhất thời. Mẹ vẫn là mẹ của ngày xưa. Mẹ chưa hề thay đổi.

Con vui lắm mẹ ạ. Giây phút này của riêng mẹ con mình. Con không hỏi nhưng biết mẹ nhớ cô út này nhiều lắm. Mẹ yêu hơn tất cả. Những ngày con và mẹ nhọc bên bến chợ đã qua chỉ còn trong ký ức. Mẹ vẫn nằm mơ đi bán bên chợ. Ba vẫn cặm cụi dọn hàng phụ mẹ trước khi đi làm. Những ngày vất vả đã qua đi. Nhưng kỷ niệm vẫn đong đầy trong mẹ trong con và tất cả mọi người trong gia đình này. Kỷ niệm của mẹ và gia đình không là chuyến đi chơi ở Vũng Tàu hay Nha Trang, hay là công viên mà những ngày bên nhau làm ăn và học hành. Chia vui từ cái gặt hái chút xíu từ thúng gạo, gánh rau...Chiều về khuôn mặt rạng ngời sau một ngày vất vả và cùng cười đùa bên mâm cơm nóng. Kỷ niệm đã gắn kết tình thương của gia đình lại gần nhau. Ngồi lại bên nhau kể lại những món ăn đường phố mà chị em đã qua. Những mùi vị ngon thơm lành lạnh của chú bán kem cạnh trường Thủ Đức mà bây giờ là trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân. Thỉnh thoảng mẹ cho tiền con vẫn hay ăn. bây giờ chắc già lăm và không còn đi bán. Ngày có chút xíu tiền xuống căn tin ăn ly đậu đỏ bánh lọt. Đậu nấu nhừ ơi là nhừ, còn bánh lọt sao mà ngon vô cùng...

Mẹ ôm chặt con vào lòng như ngày con còn bé. Con lớn lên và vòng tay mẹ ngắn lại. Mẹ muốn một lần ôm con vào tay như hôm nay là con mãn nguyện tất cả. Một lần nhìn thấy con. Một lần nghe con nói yêu thương. Mẹ cứ ngồi đó để yêu thương dâng lên. Chỉ mình con ở xa, chỉ mình con không hưởng được hơi ấm của mẹ. Mẹ không gặp con hàng ngày. Mẹ không nói chuyện câu chuyện vui buồn. Mẹ không thấy con lúc khỏe, lúc yếu...Mẹ chăm con lúc con vượt cạn. Những lúc buồn con muốn chạy nhanh về mẹ.

Những thương yêu ngày càng dâng lên chẳng mòn đi bao giờ. Thương yêu như song biển cứ rì rầm mãi mãi trong tim mẹ tim con. Yêu thương cho đi không đòi lại bao giờ.


Diệu Hòa

Mùa Vu Lan báo hiếu lại về với chúng ta, những người con hiếu đạo, TL xin mang về nơi đây, 1 góc nhà nhỏ bé, những bài văn , câu thơ vinh danh Tình Mẹ Con ...như là 1 nhắc nhở, 1 hoài niệm về 1 thân tình mà TL đã đánh mất ...Dầu rằng , lòng nhủ lòng, Mẹ có mất đi , nhưng tình thương ngọt ngào như chuối ba hương , như đường mía ngọt, bao la như Trời biển, lúc nào cũng ở trong mình , nhưng đôi lúc tình cờ nghe 1 bài nhạc , dăm câu thơ ngợi ca Tình Cha Mẹ, sao lòng vẫn khắc khoải nổi nhớ nhung về Mẹ, về Cha , sao vẫn không cầm được những giọt nước mắt nhớ thương ...
  Vu Lan , mùa báo hiếu trở về, xin chân thành gởi đến cả nhà , những ai đang Còn Mẹ , những đóa hoa hồng đỏ thắm như Tình me ngọt ngào .

...


Cũng xin gởi đến , những ai không còn cái diễm phúc "còn Mẹ" đoá hoa hồng trắng , như 1 nhắc nhở rằng, Me dẫu có mất đi, nhưng hình bóng Mẹ hiền vẫn mãi hoài trong ta ...

[/center]...

Vu Lan Báo Hieu
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #109 - 16. Aug 2012 , 21:15
 
Thường thì chúng ta hay nhắc nhở đến Tình me, như ngọn gió mát trong lành, như khoảng trời xanh bóng mát  Mẹ che chở cho Con , nhưng Tinh cha vẫn cao vời vợi như núi Thái Sơn, lời giảng day tuy nghiêm từ nhưng chất chứa lòng thương Con vô bờ bến của Cha...Nhân Mùa Vu lan Hiếu Hạnh , TL xin mang về đây,  dăm bài viết về Cha , gọi là 1 chút vinh danh Công Cha nuôi dưỡng, Tình Cha bao la như biển cả   

Ba yêu dấu

 

Cũng chính ba là đưa Phật pháp đến cả gia đình. Ngay từ nhỏ chúng tối đã bíêt lạy Phật biết ăn chay ngày rằm và mồng một. Lớn lên tất cả các con đều quy y. Lời phật dạy cũng là đạo đức của gia đình. Từ nhỏ ba dạy các con thật thà không gian tham và lớn lên các con vẫn giữ nếp cũ.

A! ba về. Đấy là tiếng reo khi nghe tiếng xe của ba khi đi làm về ngoài đầu ngõ cách nhà ba chục mét. Tiếng xe của ba khác hơn tất cả với các xe khác trong xóm. Bất kể trời nắng hay trời mưa chỉ cần xe tiếng xe của ba về là chúng tôi đang làm gì cũng bỏ việc và bốn đứa trẻ tám chân dài có, ngắn có nhảy cỡn lên quơ lên trời và reo : “ A! ba về”. Mới đầu chúng tôi chỉ reo lên nhỏ nhỏ đủ nghe nhưng càng về sau đó là đặc thù của nhà mình mà không một gia đình nào bắt trước được nên chúng tôi lại reo : “ A! ba về”  thật to gần như hét lên cho cả xóm đều biết chỉ mình chúng tôi có ba và chỉ có ba mình đi làm về.

Vâng, đó là tiếng reo mào đầu khi ba về và 2 cái chân dài nhất nhảy ra sân và kéo then gỗ của cổng cho xe ba từ từ vào sân. Bốn đứa trẻ vui hớn hở cười toe toét với ba. Em nhỏ được chị bồng theo ra đón ba . Cũng có khi chị bỏ quên em ngồi chỏng chơ giữa nhà và em tự bò ra hàng ba để ngồi huơ tay, chân cũng huơ và miệng cười toe toét đón ba về. Ba tôi dừng xe và ẵm em vào lòng. Có khi em rất ngoan. Có khi em đái dầm suốt từ giữa nhà ra đến hàng ba. Khi ba ẵm em lên thì nguyên cái quần ướt dính vào áo ba. Ba chẳng hề nói gì chỉ bào: “ Lấy quần khác để ba thay cho em”. Khi ba thay quần cho em là em vớ lấy chiếc mũ kéo xuống. Ba thay quần xong em ngồi xuống chiếu để chơi là miệng bắt đầu ngậm chiếc mũ. Ba nhẹ nhàng nói: “Đưa ba nào, đưa ba nào…mũ bẩn” . Em trả mũ ba là chân trèo vào lòng ba nhún nhẩy. Ba lại dỗ dành: “ Ngồi chơi với chị . Ba đi tắm cho sạch. Lát nữa ba ẵm con”. Khi em bằng lòng đôi khi em khóc và ôm cứng lấy ba. Nhưng dù sao ba cũng phải đi tắm vì ba là y tá của bệnh viện nên ba muốn giữ sạch sẽ cho các con.

Có những ngày ba về vào lúc trời mưa, hay tối lũ chúmg tôi cũng nhãy cẫng lên đón ba. Các em tôi lớn nhỏ đều ùa ra đón ba. Em còn nhỏ ngồi ở hàng ba đón ba. Ba chiếu đèn vào em khiến em vừa choá mắt vừa vui cười trông thấy xinh tệ. Chỉ một phút thôi là ba lại ôm em vào lòng. Nhà kế bên thấy chúng tôi vui như hội khi ba đi làm về chúng cũng bắt chước reo : “ A! ba dzề…”. Chúng tôi bên này sân cũng reo lên dù ba chúng tôi chưa về . Thế là ngày hôm sau chúng không reo lên khi ba chúng đi làm về. Và tất cả trẻ trong xóm không đứa nào đón ba như chúng tôi.

Chúng tôi khi còn bé tí xíu, nghĩa là khi còn ẳm đứa nào cũng được ba tôi cưng chiều nên hay nhún nhảy trong lòng ba. Ba có mũi to và dài dù ba thuần tuý là người Việt Nam. Chúng nắm mũi ba chơi cho chán rồi há miệng gặm mủi ba nữa chứ. Ba tôi cứ ngồi im chiều con. Mẹ tôi nhắc khéo nhưng ba cứ im ngồi chơi với con cho mẹ tôi cắt quần áo cho khách. Em tôi lại nắm mũi ba rôi trèo lên người ba như leo núi. Ba đỡ em lên ngồi trên vai ba. Em vui cười vì nhột chà là ba đang úp mặt vào bụng em. Em nắm tóc ba mà cười như nắc nẻ. Chơi chán em lại bắt ba nằm và làm đu tiên. Sau này tôi có thêm vài em nữa cả thảy là bảy chị em. Khi em út tôi chào đời là lúc tôi được mười lăm tuổi vào cái tuổi làm thiếu nữ nhưng vẫn ồn ào khi mỗi chiều đón ba về. Nhìn ba tôi chơi với các em tôi hiểu rằng ba đã thương yêu tôi như thế.

Ngày ấy, với mức lương y tá cũng khó khăn cho mẹ tôi trang trải trong gia đình với bảy con ăn học. Nhưng ba tôi không làm thêm. Không khám bệnh, không chích thuốc như các bạn của hay làm vào thời ấy. Có khi cho ba nhát tay hay đúng hơn là ba sợ không hoàn thành nhiệm vụ khi khám bệnh dạo như thế. Ba tôi chỉ giúp hàng xóm khi có những vết thương nhỏ, cảm sốt. Ba cho thuốc và không bao giờ lấy tiền vì mỗi kỳ lương ba trích ra một khoản nhỏ mua thuốc dự trữ cho tất cả mọi người. Cũng có khi ba muốn để dành thời gian cho con nhiều hơn. Tối đến ba dạy chúng tôi học. Khi chúng tôi vượt qua sức học của ba chúng tôi tự học và ba lại dạy cho các em. Nào là tập đánh vần, tập viết, học cửu chương, làm toán…Dù học ít nhưng ba chỉ đâu là chắc đến đấy. Vì thế chúng chúng tôi có căn bản từ nhỏ và lên lớp trên với bước đi vững vàng. Khi tôi còn học tiểu học và tất nhiên các em tôi còn rầt nhỏ chỉ cần 3 cái miệng biết đọc biến nhà ba tôi thành cái trường học. Cả xóm không trẻ nào học bài to như chúng tôi mặc dù khi ấy chúng tôi theo phương pháp: “rắn là một loài bò”. Cứ ồn ào học bài và ba phải nhắc: “ Học nhỏ thôi còn để cho hàng xóm nghỉ ngơi chứ các con”. Chỉ được mươi phút là chúng tôi lại gào to. Có lẽ gào to nên chúng tôi mới thuộc bài thì phải!

Chúng tôi cứ ồn áo quấn quit với ba như thế, hạnh phúc đơn sơ như thế. Tối đi ngủ hai đứa em trai được ngủ với ba. Đứa nào được ngủ với ba là vênh mặt lên nói: “ Ngủ với mẹ toàn là nước đái em không hà, ghê lắm” . Chúng làm như từ bé chúng không biết đái dầm. Trời nóng ba nằm quạt phe phẩy cho con. Khi con chợt tỉnh thấy ba không quạt con lại lắc tay ba. Ba lại ậm ừ quạt phe phẩy. Được ít phút ba lại ngủ. Rồi con cũng ngủ say dù nóng cũng ôm lấy ba. Ba thương con không nỡ đẩy con ra xa. Mùa lạnh ba ôm các con vào lòng. Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.

Những ngày chúng tôi đi học ở Sài Gòn mới thấy ba lo chúng tôi biết bao nhiêu. Ba đưa đón chúng tôi, những ngày nắng cha con cùng nhau trên chiếc xe nhỏ. Những chiều mưa ba chạy xe thật cẩn thận đôi khi xe trục trặc thế là cha con lại ngồi bên vệ đường xa lộ để sửa xe cùng mưa. Khi xe chạy được ba lại ngồi phía trước nhận những giọt mưa nặng hạt quất vào mặt ba còn tôi ở phía sau úp mặt vào lưng ba. Hàng mấy năm cha con đi và về. Nhiều lúc tôi muốn nói câu : “ Con yêu ba quá. Ba là người cha tốt nhất trên đời” . Chỉ có chúng con có người cha tuyệt vời như thế. Những vị Tổng Thống, Chủ Tịch, hay Thủ Tướng …gì đó họ không cho con họ được hạnh phúc như chúng con. Con ấm áp trong vòng tay ba dù con lớn hay nhỏ. Một tình thương ba chia đều cho các con không bằng món ăn ngon ở nhà hàng, món đồ chơi đắt tiền mà một tình thương đặc biệt ba cho con tất cả. Ba thương tất cả mọi đứa trong tất cả mọi lứa tuổi.

Khi chúng tôi lớn ba lo lắng cho tương lai các con nhiều lắm. Ba cũng đi hỏi thăm đại học nào phù hợp với chúng tôi. Riêng tôi chọn Đại học nào mà chi phí ít nhất vì em tôi nhất định học Y Khoa. Ôi! cái khoa học với bao nhiêu tiền.  Nhưng em vào đại học khoa học và học luôn ở đấy không sang y khoa vì nhà không đủ tiền. Ngày ấy muốn vào y khoa phải có 2 chứng chỉ của đại học khoa học. Nhưng nấn ná sau này gia đình tôi cũng có một cô bác sĩ nối gót theo nghề của ba. Dần dà chị em tôi cũng xong đại học. Bao năm chúng tôi học là bấy nhiêu năm ba lo lắng nhưng ba không tỏ ra mặt. Khi chúng tôi thi rớt ba khẽ xoa đầu và an ủi: “ Học tài thi phận, học lại đi con”. Chúng tôi lại học và thi rồi tốt nghiệp. Ngay cái bằng tú tài con con đầu tiên của con làm ba vui, mẹ khoe hàng xóm với lòng hãnh diện biết bao nhiêu. Những ngày con tốt nghiệp đại học và đi làm dù nhà mình không làm tiệc ăn mừng nhưng mẹ cũng dúi và tay con cái áo mới vì con chẳng có cái áo nào sáng sủa cả. Ngày con lãnh tháng lương đầu tiên con tổ chức đổ bánh xèo mời cả nhà. Con thấy ba mẹ cắn miếng bánh mà mắt đỏ hoe vì cảm động, vì thương con, vì mừng nó đã thành người. Ngày em con thành thầy giáo không ai tin vì em còn rất trẻ vì em học sớm một tuổi và dáng của em hơi nhỏ con. Mười lăm năm sau em không đi dạy mà bước sang quản lý của một công ty sữa ba cứ tiếc những ngày thầy trò trao đổi bài vở trong căn nhà nhỏ bé, nóng và thiếu ánh sáng của ba. Học trò của em rất khó nuốt nổi bài : “Hoá phân tích của thầy”. Môn học thật khó nhưng chỉ ít em không hiểu bài.

Cũng chính ba là đưa Phật pháp đến cả gia đình. Ngay từ nhỏ chúng tối đã bíêt lạy Phật biết ăn chay ngày rằm và mồng một. Lớn lên tất cả các con đều quy y. Lời phật dạy cũng là đạo đức của gia đình. Từ nhỏ ba dạy các con thật thà không gian tham và lớn lên các con vẫn giữ nếp cũ. Đi làm với tính chân thật đôi khi vật chất cũng khó khăn nhưng mọi chuyện đều qua nhưng điều các con được nhất vì mọi người tin tưởng và cuộc sống bình an.

Khi các con thành công trong cuộc đời này là các con có tổ ấm mới nho nhỏ. Ba mẹ tất bật lo cho con gái, con trai, dâu rể và cả cháu nội ngoại. Các cháu lại xà vào lòng ông như các con ngồi trong lòng ba ngày xưa. Ba dạy cháu nội ba tập đọc sách chữ to khi chưa đầy năm. Ai cũng ngạc nhiên cháu đọc vanh vách từng trang nhưng khi kiểm lại cháu không bíêt chữ cháu chỉ nhìn hình đọc chữ. Ngày cháu biết bước bước đi đầu tiên cháu dúi mặt vào ngực ông rồi cười. Ba khen cháu. Hai ông cháu cùng cười. Cháu ngoại cũng thích ngủ ngủ với ba và đêm hay tè dầm ướt cả ba. Các cháu nội ngoại của ba bắt đầu thanh công như con ba ngày xưa.

Ba thương con, rồi thương cháu nhưng ba chẳng bao giờ đòi hỏi con cái một điều gì. Ba vẫn chiếc quần pyjama và chiếc áo thung. May cho ba vài bộ đồ ngủ để ba mặc nhà thì ba bảo sang quá  ba đem cất ba chỉ mặc trong những ngày lễ tết con cái về đông đủ. Ba cứ vui  bên cháu nhỏ và bên người vợ giúp ba có cuộc sống bình an trên đời này. Chúng tôi đã đi công tác trong và ngoài nước và mời ba đi du lịch nhưng ba bảo để dành cho các cháu ăn học. Những món quà bay từ khắp nơi về ba ba nhận một cách thương yêu nhưng ba lại cất vào tủ kính. Những miếng bánh thơm ngon ba lại bẻ ra chia đều cho các cháu quay quần bên ông. Hình như ba vẫn còn nhớ những ngày khó khăn khi các con bên mâm cơm đơn giản, khi các con đói triền miên vào tuổi mới lớn. Lúc cúp điện vào giờ ăn cơm các con tranh thủ gắp thức ăn vùi dưới cơm. Cái đói, cái thiếu cứ in trong ba mãi mãi. Ba im lặng nhìn con cái quay quần đông đủ trong ngày lễ tết. Ba ôm các cháu vào lòng và trò chuyện trong khi chân sáo của chúng cứ bám nhau. Ba nhìn các cháu vui cười mà ba vui.

Ba tôi như thế đó. Cả đời ba cho vợ con. Cả cuộc đời này con không thể đền đáp ơn cha. Đời chúng con thành công nhờ có cha. Đời các con hiền lành và hướng thiện vì cuộc đời ba đẹp một cách tuyệt vời mà con quá nhỏ nhoi chẳng thể nào diễn đạt đuợc. Ba không dạy chúng con bằng lời mà dạy chúng bằng cả cuộc đời lương thiện và bình an. Ba không học cao nhưng ba dạy con những điều bình thường nhất, nhỏ nhất nhưng yêu thương vô vàn nhất.

Diệu Hoà
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #110 - 17. Aug 2012 , 09:47
 
Rất vui khi thấy bạn hiền TL , trở lại sân trường.
Nhớ kỹ niệm ngày nào bên Ba Mẹ quá.
Chúc bạn và cả nhà cuối tuần an lành.
TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #111 - 17. Aug 2012 , 23:55
 
Tiếng võng đưa



--- o0o ---

Kính tặng thân mẫu Diệu Tường (Vu Lan 93).

Tiếng võng đưa kẽo kẹt nhịp nhàng lẫn trong tiếng hát ru ngân nga giữa buổi trưa hè hay đêm trường tĩnh mịch ở thôn quê nghe mênh mông rạt rào tình cảm biết chừng nào...

Gió mùa thu mẹ đưa con ngủ
Năm canh dài thức đủ năm canh.


Từ bao đời ở khắp ba miền đất nước, bà ru cháu, chị hát đưa em, mẹ dỗ con ngủ trên chiếc võng đong đưa với những câu hát ru truyền miệng :

   
Ầu ơ... ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi muồi
    Khó đi, khó đẩy về rẫy ăn còng
    Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
    (Hát đưa em miền Nam)

    À ơi... ru con cho thét cho muồi
    Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
    Mua với chợ Quán, chợ Cầu
    Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh
    Chợ Dinh bán áo con trai
    Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.
    (Hát ru miền Trung)

    À á ơi... cái ngủ mày ngủ cho lâu
    Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
    Bắt được con chắm con trê
    Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
    (Hát ru miền Bắc)


Những câu hát ru mang lời lẽ mộc mạc nhưng thiết tha tình cảm cũng như chính cuộc đời của bà mẹ Việt Nam quanh năm làm lũ tảo tần hy sinh cho chồng con, cho gia đình :

   
Con cò lặn lội bờ sông
    Mẹ đi tưới nước cho bông có đài
    Trông trời, trông đất trông mây
    Trông cho lúc chín, hột sây nặng nhành
    Trong cho rau muống màu xanh
    Để mẹ nấu một bát canh đậm đà.


Nắng sớm mưa chiều, đêm trường cô tịch, bóng mẹ hiền in xuống tao nôi, tóc mẹ chảy dài theo nhịp võng, tiếng ầu ơ lan tỏa trong không gian :

   
Mưa giông sấm chớp đùng đùng
    Mẹ ôm con nhỏ trong lòng mẹ ru
    Ngủ cho yên, ngủ cho say
    Tiếng ru theo tiếng võng đay ngọt ngào...


Tiếng hát ru là những bài học nhân nghĩa đầu đời mà mẹ truyền lại cho con qua tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt, qua tiếng tàu chuối lạch bạch đập sau hè :

   
Con hỡi, con hỡi, con ơi
    Bú no con ngủ, mẹ ru hời hời
    Con nằm con nín con chơi
    Làm thinh con hãy nghe lời mẹ ru..
.

Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ ấu. Ôi hạnh phúc biết bao cho đứa trẻ nào được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Giòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào truyền cảm của mẹ đã sớm đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần:

   
Con ơi con ngủ cho say
    Ôm con mẹ gối cánh tay con nằm
    Mẹ cho con gác lên chân
    Có hơi ấm mẹ con càng ngủ ngon
    Tiếng ru gởi gắm tình thương
    Mang bình yên đến cho con, mẹ mừng.


Đã lâu lắm rồi chúng ta không còn được nghe những lời hát ru của mình. Cuộc sống cơ cực nhọc nhằn hay cả cuộc sống vinh hoa phú quý, công hầu khanh tướng đã đẩy chúng ta xa dần những câu hát ru mang nặng tình người của mẹ thuở nào. Nhất là từ một đêm tối mịt mù, chúng ta bước chân xuống thuyền, mắt tràn ngấn lệ từ giã quê hương yêu dấu, từ giã mẹ già bóng xế để mong tìm đến bến tự do...

       
Đi đâu để mẹ ở nhà
        Gối nghiêng ai sửa chén trà ai dâng ?


Phương tiện hỗ trợ cho tiếng hát ru là cái nôi, chiếc võng. Làn điệu hát ru bao giờ cũng mang mục đích làm sao cho đứa bé bùi tai dần dần đi vào giấc ngủ muồi. Thính giả tí hon này chưa thể hiểu được nội dung của lời hát ru mà chỉ bị tác động bởi tiếng ru được diễn tả bằng một thứ âm nhạc ngân nga, êm đềm. Trong khi đó nội dung lời ru dường như dành cho người hát ru, hoặc cho người xung quang đó thưởng thức hay nhắn gởi người vắng mặt.

Tiếng hát ru gợi nỗi nhớ quê hương, tiếng hát ru mang nỗi lòng của mẹ, tiếng hát ru chuyển tín hiệu tình yêu và tiếng hát ru ấy là đạo lý con người.

Không biết tiếng hát ru bắt đầu từ thuở xa xưa nào, chắc phải là lâu lắm và phải là từ một bà mẹ cất lên giọng hát đầu tiên. Nhất định phải bắt đầu là một bà mẹ mới diễn đạt được tính chất êm đềm truyền cảm như vậy. Và cũng chỉ có hình ảnh người mẹ ẵm con, cho con bú, dỗ con ngủ mới diễn tả được nét đẹp duyên dáng thiêng liêng của người phụ nữ.

Có thể nói cuộc đời của người mẹ Việt Nam từ thời xưa đã được dàn trải bàng bạc qua hình ảnh những lời hát ru thâm trầm, tha thiết.

Cha mẹ đông con, cảnh nhà đạm bạc người con gái sớm ý thức bổn phận làm chị của mình với đàn em nhỏ dại :

       
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
        Con tầm đỏ chín, con dê đã muồi
        Nông tầm đã chín để nuôi
        Con dê đã muồi làm thịt em ăn


Không có vú mẹ đứa em cũng thường làm tình làm tội chị, nó đâu chịu ngủ dễ dàng như thường được nằm trong cánh tay của mẹ. Chị lại cố hết sức cất cao giọng:

      
Ầu ơ... em tôi khát sữa bú tay
        Ai cho bú thép tôi rày mang ơn.


Đứa em lại chòi đạp, giẫy nẩy, khóc ré lên. Thương em đứt ruột, chị ôm em lên vừa xoa dầu vừa vỗ đít nó. Mắt chị bắt đầu đỏ hoe...

   
Bồng em ra ngõ đứng trông
    Trông non, non ngát, trông sông, sông dài
    Trông mây, mây kéo ngang trời
    Trông mẹ, trông đứng, trông ngồi mẹ ơi.


Tháng năm trôi qua, người con gái bây giờ đang độ tuổi cập kê. "Phụ mẫu sở sanh để cho phụ mẫu định", phận gái mười hai bến nước, người con gái chỉ biết thỏ thẻ cùng mẹ:

      
Má ơi đừng gả con xa
        Chim kêu vượn hú biết nhà má ở đâu...


Áo mặc sao qua khỏi đầu, người con gái vừa khóc vừa lạy cha mẹ trong đêm xuất giá để hôm sau :

       
Ghe bầu trở lái về đông
        Làm thân con gái theo chồng nuôi con.


Tình chồng nghĩa vợ dù có mặn nồng đến đâu cũng không làm sao quên được hình ảnh cha mẹ, anh chị em nơi quê nhà:

      
  Ngó đâu ngó đó thì vui
        Ngó về quê mẹ bùi ngùi nhớ thương.


Người con gái năm xưa bây giờ đã làm mẹ. Không gian lại có thêm tiếng võng đong đưa, tiếng hát ru con của người mẹ trẻ:

   
Bướm vàng đậu ngọn mù u
    Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn
...

Từ lúc mang thai đến khi sinh con, người mẹ trẻ mới xót xa thấm thía hiểu được công lao trời biển của cha mẹ mình thuở trước:

   
Có con nghĩ mẹ thương thay
    Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
    Đội ơn chín chữ cù lao
    Sinh thành kể mấy non cao cho vừa.
    Công cha đức mẹ cao dầy
    Cưu mang trứng nước những ngày con thơ.
    Những khi trái nắng trở trời
    Con đau là mẹ đứng ngồi không yên
    Trọn đời vất vã triền miên
    Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con.


Tình yêu, cuộc sống gia đình cũng có lúc trải qua sóng gió. Tiếng hát ru con của người vợ trẻ nghe buồn vời vợi, xót xa đến tận cùng:

   
Ru con con ngủ cho rồi
    Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi than thân.
    Trách ai tham đó bỏ đăng
    Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn.
    Bởi anh tham trống bỏ kèn
    Ham chuông bỏ mõ, ham đèn phụ trăng.


Than thở thì như vậy nhưng bản chất của người phụ nữ Việt Nam thường là ôn hòa chịu đựng, cốt để gia đình được yên ấm rồi tìm cách khuyên lơn thuyết phục chồng "cải tà quy chánh" :

   
Mực văng vô giấy khó chùi
    Vô vòng chồng vợ sụt sùi sao nên.
    Hạc chầu thần đứng trước cửa thềm
    Đôi ta chồng vợ như đá gập ghềnh chưa chêm
    Đá gập ghềnh anh vịn em chêm
    Hai đứa mình chồng vợ lấy lời êm ở đời.
    Chồng giận thì vợ bớt lời
    Cơm sôi bớt lửa cả đời không khê.


Cũng có khi đứa trẻ ngủ yên giấc rồi thì người cha giúp mẹ đưa võng vì mẹ còn có trăm thứ việc phải lo, phải làm. Đôi lúc đứa trẻ giựt mình ọ ẹ thì kẹt lắm cha mới ậm à, âm ự "ầu ơ... ví dầu" nho nhỏ trong miệng. Cha ru cái kiểu nửa ngâm nửa hát vụng về. Tội nghiệp có thể cha ngượng không dám cất tiếng hát tự nhiên sợ người khác nghe, cũng có thể cha đâu có thuộc bài hát như mẹ. Cùng lắm là cha cứ hát đi hát lại mấy câu ngồ ngộ, vô thưởng vô phạt :

   
Ầu ơ... ví dầu chiều chiều én liệng trên trời
    Rùa bò dưới đất khỉ ngồi trên cây.

hoặc :

   
Chiều chiều vịt lội cò bay
    Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng.


hay :

   
Con mèo con chuột có lông
    Ông tre có mắt nồi đồng có quai.


Người cha thuộc dân tộc Stieng ở Tây Nguyên cũng ru con bằng lời ru mộc mạc biết bao :

   
Cha ôm con vào lòng
    Cho con miếng cơm cháy
    Mà sao con vẫn khóc...


Cơm cháy thì làm sao con trẻ nhai được ? Thật không có sự ngây ngô vụng về nào hơn cái anh đàn công dỗ con khi bà xã đi vắng. Cuối cùng rồi anh chồng cũng phải thú nhận. Một sự thú nhận chân thành dễ thương làm sao và cũng để khẳng định : tiếng hát ru là ưu tiên dành cho phụ nữ :

   
Mà sao con khóc hoài
    Cha cũng không thể thay
    Vì không có vú mẹ.
    Đặc Điểm Âm Nhạc Trong Bài Hát Ru


Trong kho tàng âm nhạc dân gian, hát ru là một thể loại đặc biệt. Lời hát ru được liên kết thành nhóm dựa vào những câu ca dao thuộc thể thơ lục bát - một thể thơ đặc thù Việt Nam, và song thất lục bát ở dạng nguyên thể hoặc biến thể. Đồng thời cách ngắt câu, dùng chữ đệm khác nhau tùy theo miền làm nổi bật thể chất âm nhạc một cách thần tình.

Tiếng đưa hơi, đệm lót của hát đưa em miền Nam là "Ầu ơ...". Với những âm tiếng do nguyên âm cấu tạo, tiếng đưa hơi đệm lót của hát ru miền Nam cho phép kéo dài, ngân nga giọng điệu, tạo nên sự êm ái tha thiết, tăng hiệu quả truyền cảm của lời ca. Tiếng đưa hơi đệm lót của hát ru miền Nam xuất hiện ở 3 vị trí : đầu, giữa và cuối câu hát. Vị trí đầu có tính chất bắt buộc. Hai vị trí sau thì linh động tùy theo người hát.

Người Việt Nam khi sống xa quê hương - nhất là những người ngoài bốn mươi, mỗi lần có dịp nghe tiếng hát ru (trong một đêm văn nghệ hoặc từ một bande nhạc) cất lên đều xúc động nghẹn ngào.... Nếu lời hát ru bắt đầu bằng tiếng đệm "Ầu ơ... ví dầu" thì người miền Nam bùi ngùi chảy nước mắt. Nếu là "À ạ ơi... thì người miền Bắc xúc động.

Miền Nam do nhiều sắc dân pha trộn qua bao thế hệ làm nảy sinh một âm giai đặc thù miền Nam. Và chỉ có người miền Nam mới dùng thang âm này trong cổ nhạc miền Nam. Đó là thang âm ngũ cung, khởi thủy từ dây Oán trong nhạc đàn tài tử miền Nam. Đến khoảng 1920 trở thành dây vọng cổ.

      
  Hò Xự Xang Xê Cống Líu


Qua thang âm này, Xự phải lên hơi cao gọi là "Xự già", còn Cống thì bớt xuống một chút gọi là "Cống non". Thang âm này không thấy trong nhạc miền Trung hay miền Bắc và chỉ hiện hữu từ hơn 60 năm nay thôi.

Với thang âm đặc thù đó, bài "Ầu ơ... ví dầu" đã được người dân quê sáng tác, phản ánh chân thật chất nhạc địa phương, làm rụng rời người nghe, làm ấm lòng trẻ thơ say trong giấc ngủ hồn nhiên, miệng vẫn còn ngậm vú mẹ. Bài ru con đều dựa vào tiết tấu tự do, có nghĩa là không có tiết tấu rõ rệt, tùy theo người hát có giọng dài hay ngắn mà ngân nga. Người phụ nữ miền Nam tánh chất phác thật thà, nghĩ sao nói vậy, cho nên khi ru con ngủ thường gởi tâm sự của mình vào lời để tả nỗi lòng :

       
Gió đưa bụi chuối sau hè
        Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
        Con thơ tay ẵm tay bồng
        Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.
..

Đến bài ru miền Trung, chúng ta nhận thấy một đặc tính khác trong việc sử dụng thang âm. Bài ru con này có 2 thang âm khác nhau. Thang thứ nhứt là thang âm ngũ cung giảm dạng, có nghĩa là thang âm này dù ngũ cung nhưng chỉ có bốn cung mà thôi (echelle pentatonique defective).

       
Hò Xang Xê Cống Líu

Kế tiếp là thang âm thứ nhì, thang âm tứ cung đặc biệt của miền Trung, nhất là trong loại ru con :

      
Hò Xang Xê Oan Líu


Sự phối hợp và dung hòa của hai thang âm kể trên làm cho bài hát ru con miền Trung có một sắc thái âm nhạc và làn điệu phong phú mà 2 loại ru Nam và Bắc không có.

Bài hát ru miền Bắc sử dụng thang âm ngũ cung ré, mi, sol, la, si, ré :

mà đa số các điệu hát dân ca miền Bắc đều dựa trên đó cả. Chẳng hạn như bài Cò Lả, điệu Trống Quân, một số bài bản trong dân ca Quan Họ, trong hát Chèo, hát Giậm, Xoan, Phường Vải... (theo "Đặc điểm âm nhạc của các loại hát ru con VN" - Nhạc sĩ Trần Quang Hải).

   
Hát Ru Con : Tình Thương Và Nghệ Thuật
    Đố ai ngồi võng không đưa
    Ru con không hát ầu ơ đôi bài


Hai câu ca dao trên đây đã gợi lên rõ nét sự cần thiết của hát ru trong sinh hoạt gia đình và khung cảnh diễn xướng của nó. Phương tiện hỗ trợ chính cho bà mẹ trong việc ru dỗ con ngủ là chiếc võng. Hầu hết các nhà ở thôn quê từ giàu đến nghèo đều có ít nhứt một chiếc võng : võng bố, võng bàng, võng lác, võng tre, võng dừa. Người mẹ thường mắc võng trong phạm vi nhà bếp để khi con ngủ thì mẹ nối sợ dây dài, vừa đưa võng vừa làm việc.

Trên võng có trải một chiếc chiếu manh đệm bàng cho êm lưng con trẻ. Hai mí võng được căng rộng bằng hai càng tre. Một sợi dây giăng ngang phía trên mặt đứa trẻ, cột vào giữa chừng hai đầu võng. Máng lên đó cái chăn tắm hoặc cái khăn rằng đỏ để khi chiếc võng đong đưa thì khăn phất qua phất lại xua ruồi muỗi.

Tôi có diễm phúc được sống những ngày thơ ấu đầy kỷ niệm êm đềm nơi quê ngoại. Ngôi nhà của ngoại tôi ở tại đầu rạch Cái Sâu, trên sông Cao Lãnh (Đồng Tháp Mười). Căn nhà bếp nền đất được ngoại tôi nới rộng thêm gian nhà sàn nhỏ sát cạnh bờ sông. Ở góc sàn có mắc một cái võng. Đây là nơi mát mẻ, thật lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ thơ. Các cậu, dì và mẹ tôi đã từng được ngoại ru cho ngủ ở đó. Rồi cứ như vậy tiếp nối đời con, đời cháu....

Quan sát quá trình người mẹ ru trẻ ngủ, chúng ta nhận thấy có 2 giai đoạn kế tiếp nhau :

Giai đoạn một : Khi Trẻ Chưa Ngủ


Người mẹ cần phải hát to và nhanh, võng cũng đưa mạnh. Điều cần thiết nhứt lúc này là làm sao cho trẻ nín. Muốn vậy cần phải tạo ra một môi trường cho trẻ ưa thích để giấc ngủ mau đến. Võng phải đưa mạnh cho trẻ mát. Tay mẹ xoa trán, xoa lưng cho trẻ dễ chịu. Lời hát của mẹ cần liền mạch, nhanh, dường như không có chỗ nghỉ dài. Đối với trẻ lúc này âm thanh lời hát cũng là một trò chơi thích thú. Nhịp bài hát dồn dập. Lời bài hát chạy theo nhịp điệu. Nhịp điệu bám sát động tác đưa võng. Chính vậy mà lời hát ở giai đoạn này thường bất chấp sự ghép vần và bất chấp cả tính thống nhất của nội dung :

   
Má ơi con vịt chết chìm,
    Thò tay vớt nó, con cá lìm kìm nó cắn tay con.
    Cắn con máu chảy re re,
    Cây me có trái, chi Hai có chồng.

Hoặc :

   
Anh đi ghe cá mũi son,
    Bắt em đương đệm cho mòn móng tay.
    Móng tay móng ngắn móng dài,
    Trồng một cây xoài hái chín trái chua.


Giai đoạn hai : Khi Trẻ Bắt Đầy Ngủ Yên

Tiếng ru của người mẹ chuyển sang âm diệu dịu dàng tha thiết, chậm rãi. Võng cũng đưa nhẹ để giấc ngủ trẻ thêm sâu. Lúc này trẻ đến với cái ngủ, còn người mẹ thì thức với những tâm sự sâu lắng nhất, âm vang nhất trong tâm hồn mình...

   
Ngó lên nuột lạt trên nhà
    Đếm bao nhiêu nuột thương cha mẹ già bấy nhiêu.
    Trăm năm trăm tuổi may rủi một chồng
    Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.
    Ngãi nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
    Khi vui nó đậu khi buồn nó bay.
    Tưởng giếng sâu, tôi nối sợi dây dài
    Ngờ đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây.


Nội Dung Lời Hát Ru


Dân tộc Việt Nam có được một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và quý giá qua các làn điệu dân ca.

Miền Nam : vọng cổ, điệu hò, điệu lý...
Miền Trung : Nam Ai, Nam Bình, hò Huế...
Miền Bắc : hát ví, cò lả, trống quân, quan họ...

Mỗi giọng điệu có cái hay riêng, có nét đặc sắc riêng, có cá tính địa phương riêng.

Đặc biệt hát ru thì cả 3 miền đều có.

Khi chúng ta nói hát ru là bài học nhân nghĩa đầu đời là vì nội dung của lời hát ru ở khắp 3 miền đất nước đều ẩn chứa đầy đủ Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Những đức tính cao quý từ bao đời đã được người Việt chúng ta làm nền tảng xây nên tòa nhà văn hóa dân tộc.

Xin cám ơn những người đã sáng tác ra những lời hát ru truyền cảm.

Cám ơn những bà mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con trẻ bằng những lời hát ru ngọt ngào đầy nhân tính để từ đó đất nước và dân tộc có được những vị anh hùng, anh thư, những người con trung hiếu làm rạng danh nòi giống.

Cám ơn những người đã có công góp nhặt, ghi lại những câu hát ru làm ấm lòng người trong cảnh ly hương biệt xứ.

Nội dung những lời hát ru có thể xếp theo từng chủ đề.

Lời Của Ông Bà, Cha Mẹ
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên
Làm người phải biết tổ tiên ông bà
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.
Cây khô đâu dễ mọc chồi
Mẹ già đâu dễ sống đời với con.
Còn cha còn mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây;
Đờn đứt dây còn xoay còn nối
Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi.
Thà ăn bắp hột gà vôi
Còn hơn giàu có mồ côi một mình.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi
Con thi trường học, mẹ thi trường đời.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi !
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha thác gót con như bùn.
Mưa giông sấm chớp đùng đùng
Mẹ ôm con nhỏ trong lòng mẹ ru.
Ngủ cho yên, ngủ cho say
Tiếng ru theo tiếng võng đay ngọt ngào.
Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
Ngó lên nhang tắt đèn mờ
Mẫu thân đâu vắng, bàn thờ quạnh hiu.
Mẹ gà con vịt chíu chiu
Quạ nuôi tu hú, còn diều ai nuôi ?
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già đau răng.
Con khôn cha mẹ nào răn
Tỷ như quả bưởi ai lăn nó tròn ?
Lụt nguồn trôi trái bòn bon
Cha thác mẹ còn chịu cảnh mồ côi;
Mồ côi khổ lắm ai ơi
Đói cơm không ai biết lỡ trời không ai phân.

...
Chị Ru Em
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng, xu xoa, báng giò.
Ru em em ngủ cho rồi
Chị đi rửa chén, chị ngồi vá may
Ru em em ngủ cho say
Để cha đi cày, để mẹ trồng khoai.
Em tôi khát sửa bú tay
Ai cho bú thép tôi rày mang ơn.
Ru em em ngủ cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi an trầu
Mẹ đi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau chợ Dã, mua trầu chợ Dinh.
Chiều chiều con quạ hát đình
Cá rô đi đám, cá kình đi coi.
Hai tay cầm bốn tua nôi
Em nín chị ngồi, em khóc chị đưa
Em ngủ thì chị thêu thùa
Mẹ cha lặn lội nắng mưa dãi dầu.

...
Ru Cho Tình Yêu
Cây oằn vì bởi tại hoa
Anh thương em vì hết, mê say vì tình
Thương em thương bóng, thương dáng, thương dạng, thương hình
Thương từ lời ăn tiếng nói
Anh thương mình khéo tay.
Khăn rằn quấn cổ bay bay
Thấy em ốm ốm mình dây anh ưng liền.
Đừng lo em xấu em đen
Nước kia dù đục lóng phèn lại trong.
Trầu vàng nhỏ lá, rau giấp cá nhai dòn
Đội ơn phụ mẫu sanh em mặt tròn dễ thương.
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi đi đường nhớ nhau.
Niềm kim thạch, nghĩa cù lao
Bên tình bên hiếu ở sao cho tuyền.
Lao xao sóng bổ dưới thuyền
Vắng em một bữa ai cho tiền cũng không ham.
Thấy em nhỏ thó lại có hường nhan
Chưn mày tầm con mắt lộ
Nơi xứ này không ai ngộ bằng em.
Hồi nào mặt mũi tèm lem
Bây giờ em trổ mã anh thèm anh ve.
Nhứt nhựt bất kiến như tam thu hề
Thăm anh một chút em trở lụn về
Kẻo con trăng kia nó lặn tư bề tối tăm.
Con trăng lu cũng tiếng con trăng rằm
Anh thương em vì lời ăn tiếng nói chớ đâu phải vì chỗ ăn nằm mà thương.
Tôi hiểu bịt vàng em hứng ngọn mù sương
Sắc cho anh uống đêm thương ngày sầu.
Con cá vẩn vơ núp tại bóng cầu
Chờ em khác thể sao hầu chờ trăng.
Đôi ta như thể đôi tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Còn duyên đóng cửa kén chồng
Hết duyên bán quán, ngồi trông bộ hành
Chẳng qua duyên nợ trời sanh
Tham vì nhân nghĩa, lợi danh không màng.
Chiều chiều đưa bạn lên đàng
Trăm năm xin nhớ nghĩa đá vàng đừng phai.
Nhớ anh em chỉ nằm dài
Ăn cơm thì nghẹn nước mắt chảy hoài không khô
Nhớ mình đi ra đi vô
Gan teo từng đoạn, con mắt mờ kéo mây.
Lồng đèn treo cột đáy, gió xoay lồng đèn xoay
Dĩa nghiêng múc nước sao đầy
Lòng thương người nghĩa cha mẹ rầy cũng thương.
Chữ thương vô giá quá chừng
Trèo cao quên mệt, băng rừng quên gai
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Thương ngày nào đỡ ngày nấy, chớ chông gai không chừng.
Cơm sôi lửa cháy gạo chảy tưng bừng
Anh thương em như lửa nọ cháy phừng
Dù cho núi lở tan rừng anh cũng thương.
Anh về em một ngó chừng
Ngó sông sông rộng ngó rừng rừng cao.
Đôi ta như lúa phơi màu
Đẹp duyên thì lấy ham giàu làm chi.
Tóc em dài em cài hoa thiên lý
Thấy miệng em cười hữu ý anh thương.
Mưa trong đám sậy mưa luồn
Giơ tay hứng nước rửa buồn cho em.
Chiếu bông mà trái gốc dền
Muốn vô gá nghĩa biết bền hay không.
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Lời thề biển cạn non mòn chớ quên.
Dầu lửa mà đốt một bên
Lửa đốt mặc lửa không quên nghĩa nàng.
Dựng buồm chạy thẳng Nam Vang
Làm thơ nhắn lại em khoan lấy chồng.
Tiếng ai như tiếng chuông đồng
Boong boong như tiếng vợ chồng say men;
Tiếng vang như tiếng chuông rền
Phải chăng là tiếng bạn quen thuở nào.
Gặp anh trước hỏi sau chào
Năm nay anh có nơi này hay chưa
Có rồi năm ngoái năm xưa
Năm nay vợ bỏ như chưa có gì.

...
Lời Ru Chồng Vợ
Hồi nào anh ngủ em ngồi
Con muỗi bay qua em đập nhớ mấy hồi gian lao.
Hồi nào tui mạnh mình đau
Tui bắt từng con cá ruộng nấu canh rau, tui nuôi mình.
Đêm nằm tui bỏ tóc qua mình
Thề cho bán mạng kẻo tình nghi oan.
Đôi ta là nghĩa tào khang
Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau.
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Tôi với mình không trọn nghĩa, nguyện cạo đầu đi tu.
Bình khuôn còn cẩn xa cừ
Vợ hư để vợ, đừng từ mẹ cha.
Nên thì lập kiểng trồng hoa
Không nên, đá kiểng trồng cà dái dê.
Không nên anh trả tôi về
Dưỡng nuôi từ mẫu trọng bề làm con.
Ví dầu họa phước vô môn
Sang giàu dễ kiếm người khôn khó tìm,
Tàu ra khơi sợ nỗi chìm
Hai đứa mình phải giữ cho trọn niềm phu thê.
Chuyện chi anh bắt em thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Bởi chàng vợ một vợ hai
Luông tuồng chẳng biết tới rày vợ con.
Người còn thì nghĩa cũng còn
Miễn tình chồng vợ vuông tròn thì thôi.
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa cả đời không khê.
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.
Chiều hôm thổn thức mong chồng
Thấy trăng lên núi mà lòng em đau
Em đau vì bởi em nghèo
Chồng em giỏi giắn lại đeo chữ bần.
Chừng gần ngoài Huế cũng gần
Chừng xa cách một tấm trần cũng xa.
Khi giận thì rầy thì la
Đến khi hết giận rằng ta yêu mình.
Chồng giận thì vợ làm thinh
Vợ giận chồng hỏi rằng mình giận ai
Vợ rằng giận trúc giận mai
Vợ chồng ai nỡ giận dai bao giờ.
Vợ chồng muốn vợ chồng đời
Trách ông tơ bà nguyệt xa rời mối dây
Ơn cha nghĩa mẹ cao dày
Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.
Có con hơn của anh ơi
Của như bọt nước hợp rồi lại tan.
Không chồng đi dọc đi ngang
Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.
...


Ru Cho Tình Đời, Tình Người
Lên xe nhường chỗ bạn ngồi
Nhường nơi bạn dựa, nhường lời cho bạn phân.
Một mai lỡ bước sẩy chân
Tới chừng tỉnh ngộ thì thân đã già.
Người ta ba thứ người ta
Người thì tiền rưỡi, người ba mươi đồng.
Con chim ham ăn còn mắc cái tròng
Người mà ham của mắc vòng gian nan.
Chưa giàu chớ học làm sang
Lên thang từng nấc tuột thang mấy hồi.
Tiếc công trao đổi phấn dồi
Tiếc công tạo lập, tiếc lời giao ngôn.
Thế gian dại dại khôn khôn
Sống mặc áo rách chết chôn áo lành.
Sá gì một nải chuối xanh
Năm bảy người dành cho mủ dính tay.
Sông sâu anh cấm sào dài
Con voi trắc nết thằng nài phải khôn.
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Người đời lúc thạnh e còn lúc suy.
Hững hờ một nết làm sai
Thì trăm nết khác cũng ngoài công phu.
Chó nghe lời phỉnh, tiếng phờ
Thò tay vô lờ, mắc kẹt cái hom.
Kiến leo cột sắt sao mòn,
Tò vò xây tổ sao tròn mà xây.
Gừng già gừng lụi gừng cay
Anh hùng càng cực càng dày nghĩa nhân.
Ví dầu đèn tỏ hơn trăng
Trăng soi bảy phủ, đèn chong một nhà.
Thua thì thua mẹ thua cha
Cá sanh một lứa ai mà thua ai.
Rượu lạt uống riết cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Vàng mười đem thử lửa than
Người khôn thử ý, bạn loan thử lời.
Chim khôn tránh bẫy tránh lờ
Người khôn tráng tiếng hồ đồ mới khôn.
Gánh nghèo mà đổ lên non
Con lưng mà chạy lon ton theo hoài.
Chim khôn chưa bắt đã bay
Người khôn chưa nói dang tay đỡ lời.
Chớ thấy áo rách đã cười
Cái giống gà nòi lông nó lơ thơ.
Làm giàn cho bí leo chơi
Chẳng may bí đẹt, mồng tơi leo cùng.
Mua nồi phải nhớ mua vung
Kéo tơ nhớ ngãi con tằm ngày xưa.
Trời còn khi nắng khi mưa
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
Người trên ở chẳng kỷ cương
Khiến cho kẻ dưới dọn đường mây mưa.
Thương thay thân phận cây dừa
Non thời khoét mắt, già cưa lấy đầu.
Ra khơi mới biết cạn sâu
Ở hoài trong rạch biết đâu mà dò.
Ra đi mẹ có dặn dò
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua.
Đói lòng ăn trái khổ qua
Nuốt vô sợ đắng, nhả ra bạn cười.
Rượu kia nào có say người
Hỡi người say rượu chớ cười rượu say.
Say là say nghĩa say nhờn
Say thơ Lý Bạch, say đờn Bá Nha.
Đất xấu làm hại kiếp hoa
Sợ nghèo làm hại con nhà thông minh.
Kiểng hoang mấy chẳng ai nhìn
Kiểng vài trong chậu kẻ rình người bưng
.
...

Những ngày cuối đông kéo dài..... Hàng cây mimosa bên đường bắt đầu điểm hoa vàng. Người Phật tử đang chuẩn bị đón ngày Đại Lễ Vu Lan báo hiếu. Đóa hoa hồng thắm sẽ nở trên áo người may mắn được còn mẹ. Màu hoa trắng nhạt sẽ ở trên áo của người con bất hạnh sớm mất mẹ hiền.

Còn mẹ hay không còn thì hình ảnh và tình thương bất diệt của mẹ vẫn sống mãi trong lòng người con. Mối tình nào rồi cũng phai mờ trong tim ta, trong ký ức ta nhưng tình mẹ thì không thể quên được. Tình mẹ đã có trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm thịt da, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng, qua giọng ru ngọt ngào. Thật đúng như Phật ngôn : "Mẹ là Trời Phạm Thiên, là vị tiên ban đầu, là bậc tiên sư, là người đáng cúng dường".

Người Việt Nam chúng ta dù gặp phải cảnh ngộ nào, dù ở bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu cũng luôn thiết tha với đạo lý, với truyền thống tốt đẹp về đạo hiếu. Lòng hiếu đó là lòng Phật. Hạnh hiếu đó là hạnh Phật....

Người Phật tử đã thương nhớ, nghĩ và viết về mẹ : "Ta còn có mẹ, mẹ hát đưa ta, tiếng hát xa xưa buồn quá đỗi, nhà ai giã gạo trưa hè. Mẹ hát à ơi ! Võng rời kẽo kẹt, da trời xanh ngắt của đông. Người đâu có biết, mẹ bồng ta cả tuổi ban đầu. Câu hát ngày xưa chín vàng chín đỏ. Ba mươi tuổi đời lăn lóc đong đưa. Ba mươi tuổi đầu mẹ còn coi nhỏ, đưa từng trái bắp củ khoai. Ngày đó ta về mẹ còn vuốt tóc.... Người biết không, ta khóc ròng".

Mẹ ơi, dù tháng năm có theo mùa trôi đi, dù đang sống cuộc đời ly hương viễn xứ, tiếng hát ru của mẹ thuở nào vẫn còn đọng mãi trong lòng con với bao kỷ niệm của tuổi ấu thơ, kỷ niệm về một hình ảnh thiêng liêng tuyệt vời nhất : Mẹ.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.



Ngọc Đào
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #112 - 18. Aug 2012 , 22:29
 
Mẹ Yêu

Gom thật đầy ngôn ngữ của thế gian
Vẫn chẳng thể viết cho thành tình mẹ
Suối tình yêu bao năm qua vẫn thế
Chảy chàn bờ từ cuội rễ sơ sinh

Trời tháng Năm rực rỡ ánh bình minh
Cho hoa nở ,xuân hữu tình đón bướm
Đóa hoa tim hằng bao dung độ lượng
Mẹ suốt đời chăm chút tặng cho con

Con vào đời chân gót đỏ như son
Là ngày tháng mẹ tảo tần thương nhớ
Là từng đêm mẹ ngồi canh giấc ngủ
Con giật mình, mẹ cũng sợ vu vơ

Khi yêu người con trai thành thơ
Tay năm ngón ngọc ngà mơ hạng phúc
Quên sau lưng một tình yêu rất thật
Mẹ có buồn ,lòng chẳng trách con đâu

Khi yêu người con nào biết nông sâu
Mỗi vất ngã về gối đầu ngực mẹ
Lời vỗ về thành gió đưa khe khẽ
Hoa ngoài vườn thoảng hương mẹ trong mơ

Gom thật đầy chẳng đủ hết bao la
Của biển rộng ,sông dài qua tình mẹ
những từ ngữ ,bỗng dưng sao ....vụng thế
Thôi con đành cất lại ...để trong tim

Trời tháng Năm xin gieo hạt bình yên
Cho mẹ bước vững trên triền cuộc sống
Vì suốt đời con vẫn còn bé bỏng
Nên vẫn cần bờ ngực ấm bao dung
HT
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #113 - 18. Aug 2012 , 22:51
 
Tình Cha cho con  cũng ngọt ngào , bao la trìu mến ..như Lòng Mẹ thương Con  như người Cha trong câu chuyện dưới đây.

Xe của ba
[/b] 

Sáng, trời còn tối thui, chiếc xe máy cải tiến thành ba bánh nổ phành phạch khi ba tôi chở má lên chợ đầu mối, lấy rau củ về bán ở chợ gần nhà. Quãng 6 giờ thì một mình ba quay về, đồ ăn sáng cho anh em tôi máng toòng teng hai bên tay lái. Hôm thì gói xôi, ổ bánh mì thịt, cốm dẹp trộn dừa nạo... Hai anh em tôi tranh nhau ăn uống ngon lành, ba chỉ dám uống một ly cà phê nhỏ xíu. Sau cữ cà phê, ba dọn ra trước cổng can xăng nhỏ, ống bơm và cái thùng đựng đồ lề sửa xe.

Tiệm nhỏ nhà tôi luôn đông khách. Phần bởi ba tôi làm gì cũng khéo léo, cẩn thận. Phần bởi đôi chân ba bị liệt, teo tóp dấu sau ống quần phất phơ, ai thấy cách ba tôi di chuyển bằng hai bàn tay to bè xương xẩu cũng đều ngạc nhiên, thương cảm.

Hai anh em tôi học cùng trường. Trường khá xa, phải băng qua hai ngã tư đông đúc. Một lần, anh tôi bị xe tông văng lên vỉa hè. Nghe báo tin, không kịp quơ cây nạng, ba vội vã đi luôn bằng tay. Ra tới nơi, ba vắt anh tôi lên vai, khẽ dỗ tôi nín. Hồi đó mới 7 tuổi, nhưng ôm hai cái cặp xách bước lót tót trên lề đường, tôi thấy mình đã cao gần bằng ba rồi.

Với mấy tấm tôn vụn xin được, ba gò một cái thùng xe nhỏ, gắn thêm hai bánh nối vào đuôi cái xe máy. Sáng, hai đứa phổng mũi ngồi trong thùng xe, ba đưa tới tận cổng trường. Tụi trẻ con trong xóm rướn cổ ngó theo, thèm muốn.

Buổi trưa tan học. Từ xa, anh em tôi đã nhận ra cái thùng nhôm sáng lấp loá, nổi lên trong đám đông xe cộ. Có hôm trời mưa, lại gặp đoạn đường bị đào lên, mấp mô ổ gà. Con ốc vặn nối giữa yên sau và cái thùng xe bằng tôn lờn ra lúc nào không biết. Lúc xe chạy lên dốc cầu, thình lình nó bung hẳn. Cái thùng trôi về phía sau, hai anh em tôi bị tuột xuống mặt đường. Tiếng phanh gấp rít lên, ba tôi vội vã nhảy xuống. Mãi sau này, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh lòng bàn tay ba rớm máu vì đá dăm sắc nhọn, ráng sức nâng anh em tôi đứng dậy, nối lại thùng xe, cái áo mưa cánh dơi nón lật ra sau, bay phần phật trước gió.

Hai anh em lớn lên. Anh tôi được mua cái xe đạp, tự chạy đi học. Hôm tôi đậu vô lớp 10, mặc áo dài, ba hết sức vui vẻ: “Trường xa lắm đó. Để ba chở con nghe!”. Tôi vặn ngón tay, lúng búng: “Con tự đi một mình được, ba à!”. Sáng khai giảng, tôi dậy sớm, khẽ mở cửa, đi bộ tới trường. Trưa, tôi đi chung xe với bạn về nhà. Tôi bắt đứa bạn mới dừng đầu ngõ,

để nó khỏi thấy ba tôi.

Rồi ba lặng lẽ dẹp tiệm sửa xe trước nhà. Cái thùng tôn sau xe máy cũng bị gỡ ra, xếp xó. Ba xoay qua nghề thợ bạc. Có một nhà thiết kế nhờ ba tôi chế tác bộ nữ trang mới. Bộ mẫu đem dự thi được giải nhất. Buổi trưa nọ, có anh phóng viên tới kiếm, xin phỏng vấn viết bài. Ba ngồi trò chuyện, nhưng đến vụ chụp hình thì nhất định từ chối. Tôi nép sau cửa, nghe ba nói nhẹ nhàng: “Tôi đâu ngại cái chân mình xấu xí. Nhưng thôi, để cho con cái mình chơi với bạn bè khỏi mặc cảm, nhà báo à…”

Tôi chạy vụt ra khoảnh sân sau. ở đó, cái thùng tôn bị tháo rời vẫn lấp lánh dưới mặt trời. Tôi trèo vào ngồi co ro trong thùng xe, như ngày còn bé. Hồi ấy lên xe tôi cười hoài, thế mà giờ tôi lại khóc.

Nguốn: blog.chaobuoisang.ne


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #114 - 18. Aug 2012 , 23:14
 
Chiếc xe đạp và mẹ 
 


Chiếc xe đạp cũ mèm, thân xe gỉ sét được dựng nép vào một góc tối của ngôi nhà. Cũng đã lâu rồi mẹ của con không còn sử dụng đến nữa. Chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy mấy mẹ dắt chiếc xe đạp ấy đi chợ mua mấy bó rau, mua thịt về nấu cơm cho cả nhà. Tuy rằng chiếc xe đạp giờ đã cũ nhưng đối với con thì kỉ niệm giữa mẹ gắn bó bên chiếc xe đạp ấy hẳn còn tươi mới. Những kỉ niệm bé thơ lúc con còn là một thằng bé tiểu học được mẹ chở đi học bằng chiếc xe đạp cũ kĩ ấy đến trường.

...


Hồi ấy, cứ mỗi buổi sáng là con lại được mẹ đánh thức để chuẩn bị đi học. Bầu trời khá xanh nhưng lẫn một màu đục của bình minh dậy trễ. Hẳn ông mặt trời cũng phải ganh tị với mẹ và con lắm vì cả mẹ và con đều dậy sớm, sớm hơn ông mặt trời để chu tất mọi thứ bắt đầu chào đón một ngày mới. Cái buổi bình minh se lạnh cũng không thể nào dập tắt đi cái ý chí nổ lực vượt qua mọi trở ngại của ngày lao động mới đầy gian nan và thách thức. Chiếc xe đạp hồi ấy còn nguyên hẳn một màu sơn xanh rêu nhưng lại loang lỗ vì hồi ấy mẹ mua lại của một người hàng xóm tốt bụng ngả giá rẻ.

Chiếc xe đạp tuy bề ngoài có vẻ lem luốc nhưng nổi bật hơn cả là chất lượng của nó rất tốt, chiếc xe đạp mẹ chạy trông rất êm và không có một chút trục trặc gì dù là rất nhỏ. Chiếc xe đạp mới đầu được mẹ mua về không có yên sau, mỗi lần đi học thì con lại ngồi vào lòng mẹ trên cái yên nhỏ, hai chân đâu lại vào nhau vừa đau mà vừa chật chội. Mẹ biết con không thích ngồi chật chội như thế nên đã nhờ ba đóng ngay một cái yên có lót đệm ngồi đằng sau vừa thoải mái mà vừa có chỗ ngồi rộng rãi.

Sáng con dậy sớm nên hình như còn đang say trong cơn ngủ. Con tựa đầu vào lưng mẹ đánh một giấc say trong khi mẹ đang chở con đi trên phố, lúc ấy lưng mẹ vừa ấm mà vừa êm nữa chứ, cứ như là đang nằm trên một cái gối thật êm biết sưởi ấm. Giá như mà đoạn đường đến trường càng dài thêm, đôi chân mẹ đạp từng nhịp chậm rãi trên chiếc xe thì hay biết mấy, mẹ đánh thức con trở dậy dụi đôi mắt lem nhem ngủ gật cố giục con vào trường học. Tạm biệt mẹ, con dõi mắt theo hình bóng của mẹ cố đạp từng nhịp đạp trên chiếc xe còm cõi, tuy mẹ của con phương phi đến thế nhưng có lẽ đó là hình ảnh thân quen và gần gũi nhất đối với con trong cuộc đời.


...


Rồi những buổi chiều lặng lẽ trở về nhà trên chiếc xe đạp của mẹ. Dường như chẳng có một buổi chiều nào con cảm thấy buồn bã như chiều hôm ấy. Một buổi chiều tan học con ngồi đợi mẹ trên cái ghế đá trong khuôn viên trường khá lâu, mắt của con vẫn dõi ra bên ngoài cổng trường với hy vọng mẹ sẽ đến đón sớm. Đã trôi qua hơn nửa tiếng đồng hồ mà vẫn chưa thấy mẹ đến, con giận lẫy ngồi trách thầm: “Trời ạ, sao giờ này mẹ vẫn còn chưa đến, bực mình quá đi mất!”. Lúc ấy đôi bàn chân con cứ giậm mãi dưới đất, giãy nãy, xoay người qua lại và quyết không chịu ngồi yên trên cái ghế đá.

Đợi một hồi lâu, con thấy mẹ đạp thật chậm rãi trên chiếc xe đạp, nhòm vào cổng trường vẫy tay về phía con. Lúc ấy khuôn mặt của con cau có chắc là xấu tệ, giá mà chỉ nhếch mép cười với mẹ thôi thì con cũng cảm thấy vui rồi nhưng lúc ấy cảm xúc của con hình như không cho phép con làm thế. Một nét mặt rũ rượi bước đến bên chiếc xe đạp nhìn mẹ trách cứ: “Sao mẹ đến trễ quá vậy? Con đợi mẹ lâu lắm luôn rồi đấy, mẹ có biết là con bực mình đến như thế nào không?”. Khuôn mặt của mẹ lúc ấy buồn xo, mẹ nhìn con và nói: “Mẹ xin lỗi. Hôm nay mẹ bận lắm nên tới trường đón con trễ. Thôi, con lên xe nhanh đi, về nhà cho kịp bữa ăn tối!”.

Bàn chân bên trái của mẹ hằn lên một vết tím bầm, mẹ quay đầu xe đạp một cách nặng nề, có khi tưởng như sẽ ngã sang một bên. Thấy thế, con cố phụ mẹ quay đầu xe đạp, nhìn gương mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, con mới hỏi: “Chân của mẹ sao bị bầm tím thế? Mẹ có còn bị thương ở đâu nữa không?”. Mẹ nhìn con rồi cười xòa, lúc ấy con cảm thấy nét mặt của mẹ hình như đang cố chịu cơn đau ấy, mẹ nói: “Không sao đâu con, mẹ chị bị ngã thôi, chân của mẹ đắp thuốc chừng vài ngày là khỏi ngay thôi mà. Thôi, lên xe mẹ chở về!”.

Mẹ có biết cảm giác của con lúc ấy như thế nào hay không? Lúc ấy cảm cảm thấy thẹn lắm mẹ ạ! Thẹn vì đã trách mẹ, thẹn vì không giúp được gì cho bàn chân của mẹ và càng làm mẹ đau đớn bàn chân đang bị thương hơn vì phải nhờ mẹ chở về nhà. Cái thẹn ấy khó mà lấp đầy tâm trí của con lúc đấy. Có lẽ cái thẹn ấy khó mà thốt nên một lời xin lỗi của con vì rằng lời xin lỗi của con sẽ chẳng giúp cho bàn chân trái của mẹ đỡ đau nhức. Cổ họng con lúc ấy nghẹn ắng, con cảm thấy thẹn đến nỗi chỉ biết cúi gầm xuống đất không muốn nhìn khuôn mặt đang cố gượng chịu cơn đau của mẹ.

Chiếc xe đạp quay từng vòng xe thật đều nhưng cũng thật chậm rãi, lưng áo của mẹ ướt bết mồ hôi. Con cúi đầu áp mặt vào lưng áo của mẹ, lại cái cảm giác ấm áp ấy, mồ hôi của mẹ cũng gần gũi đấy nhưng lần này còn có cả cái vị của nước mắt. Nước mắt đấy là của con đó mẹ ạ, nó hòa vào trong từng giọt mồ hôi vất vả của mẹ trên lưng áo. Con thầm nghĩ: “Chắc lúc ấy mẹ tưởng mình đang ngủ gật. Thôi vậy, cứ im lặng như vậy sẽ càng cảm thấy nhẹ lòng hơn.”.


Chiếc xe đạp của mẹ gắn bó với thời tiểu học của con rồi cả đến cái thời cấp 2 với sự trưởng thành chớm nở ra một chút. Chiếc xe đạp ấy kể mà nói đã đi theo con qua bao nhiêu những chuyện vui chuyện buồn cùng mẹ. Chắc có lẽ giờ đây, chiếc xe đạp cảm thấy nhớ lắm những kỉ niệm ấu thơ ngọt ngào ấy, mẹ nhỉ! Con đã trở thành một người trường thành nhưng dù thế nào thì con cũng cần có mẹ bên cạnh như một chiếc xe đạp vô hình nào đó đang chở con âm thầm trên chặng đường mà con đường ấy không có điểm dừng.

Tất cả mọi thứ con cũng đều cần có mẹ, con chỉ ước rằng chiếc xe đạp vô hình mà mẹ đang âm thầm chở con đi trên từng chặng đường sẽ vững nhịp, sẽ mãi tiến lên dù đường đi nhiều chông gai và gồ ghề khó đi biết mấy. Bàn chân của con đi chắc sẽ không nhanh nhẹn, không vững vàng bằng chiếc xe đạp của mẹ. Điều mà con cảm thấy hạnh phúc vô vàn và ngập tràn nhất là được ở gần bên mẹ mãi cùng chiếc xe đạp vô hình của mẹ.

...


Nguồn: http://blog.chaobuoisang.net
Back to top
« Last Edit: 18. Aug 2012 , 23:14 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
HTNX
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1236
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #115 - 19. Aug 2012 , 04:30
 
Em Tuyết Lan thương mến ,

Nhân mùa Đại Lể Vu Lan , chị HT xin được góp 3 bài thơ tuy đã cũ nhưng đây là tâm tình thật của những bà mẹ và các con sống trên cõi đời nầy với vô vàn yêu thương.



...


Mong Con



Mẹ ngồi tựa cửa chờ mong
Con đi biền biệt buồn trông mỏi mòn
Thân già năm tháng héo hon
Công thành doanh toại đời con vững vàng

Sao còn vui bước thênh thang
Không về bên mẹ đời càng quạnh hiu
Năm xưa mẹ đã chắt chiu
Nuôi con khôn lớn bao điều xót xa

Một mai trở lại quê nhà
Mẹ già mái tóc điểm pha sương chiều
Hay bên cỏ úa tịch liêu
Chỉ còn nắm đất tiêu điều xác xơ

Con ơi xin chớ thờ ơ
Bao nhiêu năm tháng mẹ chờ tin con
Mai kia nếu mẹ không  còn
Con về hiu hắt lối mòn rêu phong

Nếu có giây phút chạnh lòng
Hãy về bên mẹ chất chồng yêu thương ..



HTNX



...


Tình Mẹ




   " Mẹ già như chuối chín cây
    Gió lay mẹ rụng con thời mồ côi"

Từ khi con khóc chào đời
Mẹ thường ru giấc bằng lời thương yêu
Dù cho gian khổ trăm chiều
Mẹ luôn lo lắng con yêu nên người

Một mai cha sớm lìa đời
Tảo tần vất vã thay người cha yêu
Lao đao nắng sớm mưa chiều
Không màng khó nhọc bao điều vì con

Dù cho sông cạn đá mòn
Tình mẹ như ánh trăng tròn mùa thu
Trải bao sóng dập gió vùi
Lòng mẹ sâu thẳm biển khơi khôn lường

Thương con mẹ những vấn vương
Mong sao con vững trên đường chông gai
Vì con bao tháng năm dài
Tóc xanh nhuốm bạc phí hoài tuổi xuân

Mẹ hiền phận mỏng gian truân
Mẹ ơi.. nhìn mẹ con đau đớn lòng
Ước nguyền trọn kiếp xin dâng
Tấm lòng hiếu kính con mong đáp đền

Ngày mai Đại Lễ Vu Lan
Bông hồng cài áo con hoan hỉ lòng..


HTNX




...


Ngày Một Trăm



Con đã đi rồi ngày một trăm
Mẹ nhìn di ảnh ..mắt đăm đăm
Như thể van xin lòng từ mẫu
Đời con chưa đáp được hồng ân .

Lìa đời con hãy còn bâng khuâng
Thương mẹ bên cửa đếm tàn xuân
Trông theo cánh gió mờ tin nhạn
Đời phai , tình úa ,khóc bao lần .

Nhớ lại khi xưa thuở ấu thời
Có con lòng mẹ bỗng chợt vui
Mẹ dắt con qua bao gian khó
Ngày con đến lớp , mẹ vào đời .

Con rời tay mẹ nắng chiều nghiêng
Vuốt mắt con yêu , lệ tràn tim
Chiều chiều nghe tiếng kinh sám hối
Con quẩn quanh theo bước mẹ hiền .

Đã trăm ngày rồi còn vấn vương
Con hãy về đi cõi vô thường
Sắc sắc không không nơi trần thế
Con vào lòng đất, giấc miên trường .

Ngày một trăm, con xa thật xa
Tình mẹ bao la chẳng nhạt nhòa
Vĩnh hằng con thoát vòng tục lụy
Dẫu mẹ đời đời vẫn xót xa .


HTNX


( Tưởng niệm ngày 12/09/2010 )

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #116 - 19. Aug 2012 , 20:43
 
Kính dâng Cha bài thơ này do Thầy làm con lượm lặt được trên net

Bóng Hình Cha Muôn Thuở


Bao nhiêu sách vở, bài ca, nói về tình mẹ
Sao ít có những lời, nói tới tình cha
Có công bằng không, và như vậy, sao cà
Sừng sững như núi Thái Sơn, thì cần chi tô vẽ
Công cha hằng trụ vũ, nên khác nhiều đức mẹ
Nhà mà không nóc, dựa cột ai nghe !
“Còn cha, gót đỏ như son”, là sao vậy hè !
Những gì con có hôm nay, đều nhờ cha mà có
Gánh vác, đỡ đần, một đời gian khó
Chống chỏi, gian truân, năm tháng chẳng sờn
Tang thương biến hải, sông cạn, đá mòn
Nhưng tấm thân cha vẫn uy nghiêm, không biểu lộ
Cha như tùng bách, đan tâm từ độ
Nào vợ, nào con, nào cửa, nào nhà
Rồi tiếng gọi hồn thiêng, tiếng réo sơn hà
Cả một cuộc đời vật lộn, xông pha
Đập giũa xác xây, và độc đạo đứng lên, nên trầm  ngâm, ít nói
Đôi mắt sâu, chứa đựng một bầu trời, mệt mỏi
Trắng mái đầu, cho thỏa mộng Nam Kha
Tay sần sủi, cho tròn nợ nước, tình nhà
Chân chai đá, để giẫm đi mọi nẻo đường gai góc
Nước mắt chờ khô, nhưng cha ngậm câm, không khóc
Bừng nở tâm tư, nhưng cha cũng ít tiếng nói, tiếng cười
Từ một tới mười, cho đến vạn mười mươi
Nam nhi không mâu, thuẫn, tang, bồng, đâu phải là nam nhi trái !
Lấp biển, dời non, gieo ngàn quan ải
  Vượt núi, băng rừng, nhẹ tựa hồng mao
Tình non nghĩa nước, thắm đượm máu đào
Cha vẫn đứng thẳng, nhìn ngang, thì sá gì chút tình ca ngợi
Một tiếng ơn cha, mềm lòng đá sỏi
Một tiếng phụ thân, rúng động từ nghiêm
Một tiếng thâm ân, rúng động linh thiêng
Đạp đổ chông gai và xây đắp lại : những hoang tàn, nghiêng ngửa
Cha tôi đó, ôi tình cha muôn thuở
Nhờ bóng hình cha, tôi mới có hôm nay
Dù cha tôi, không niềm nở từng ngày
  Nhưng vẫn trơ gan cùng phong sương, tuế nguyệt
Bên bóng bụi mờ
Đêm dài nuối tiếc
Bên dòng lịch sử
Băng giá lên ngôi
Bên dòng sông xưa
Nay lở mai bồi
Còn đó mãi, bóng hình cha muôn thuở !!!


Mặc Giang * 7 - 2004. Để nhớ mãi bóng hình Cha.
Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2012 , 20:43 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #117 - 19. Aug 2012 , 20:51
 
HTNX wrote on 19. Aug 2012 , 04:30:
Em Tuyết Lan thương mến ,

Nhân mùa Đại Lể Vu Lan , chị HT xin được góp 3 bài thơ tuy đã cũ nhưng đây là tâm tình thật của những bà mẹ và các con sống trên cõi đời nầy với vô vàn yêu thương.



...


Mong Con



Mẹ ngồi tựa cửa chờ mong
Con đi biền biệt buồn trông mỏi mòn
Thân già năm tháng héo hon
Công thành doanh toại đời con vững vàng

Sao còn vui bước thênh thang
Không về bên mẹ đời càng quạnh hiu
Năm xưa mẹ đã chắt chiu
Nuôi con khôn lớn bao điều xót xa

Một mai trở lại quê nhà
Mẹ già mái tóc điểm pha sương chiều
Hay bên cỏ úa tịch liêu
Chỉ còn nắm đất tiêu điều xác xơ

Con ơi xin chớ thờ ơ
Bao nhiêu năm tháng mẹ chờ tin con
Mai kia nếu mẹ không  còn
Con về hiu hắt lối mòn rêu phong

Nếu có giây phút chạnh lòng
Hãy về bên mẹ chất chồng yêu thương ..



HTNX



...


Tình Mẹ




   " Mẹ già như chuối chín cây
    Gió lay mẹ rụng con thời mồ côi"

Từ khi con khóc chào đời
Mẹ thường ru giấc bằng lời thương yêu
Dù cho gian khổ trăm chiều
Mẹ luôn lo lắng con yêu nên người

Một mai cha sớm lìa đời
Tảo tần vất vã thay người cha yêu
Lao đao nắng sớm mưa chiều
Không màng khó nhọc bao điều vì con

Dù cho sông cạn đá mòn
Tình mẹ như ánh trăng tròn mùa thu
Trải bao sóng dập gió vùi
Lòng mẹ sâu thẳm biển khơi khôn lường

Thương con mẹ những vấn vương
Mong sao con vững trên đường chông gai
Vì con bao tháng năm dài
Tóc xanh nhuốm bạc phí hoài tuổi xuân

Mẹ hiền phận mỏng gian truân
Mẹ ơi.. nhìn mẹ con đau đớn lòng
Ước nguyền trọn kiếp xin dâng
Tấm lòng hiếu kính con mong đáp đền

Ngày mai Đại Lễ Vu Lan
Bông hồng cài áo con hoan hỉ lòng..


HTNX




...


Ngày Một Trăm



Con đã đi rồi ngày một trăm
Mẹ nhìn di ảnh ..mắt đăm đăm
Như thể van xin lòng từ mẫu
Đời con chưa đáp được hồng ân .

Lìa đời con hãy còn bâng khuâng
Thương mẹ bên cửa đếm tàn xuân
Trông theo cánh gió mờ tin nhạn
Đời phai , tình úa ,khóc bao lần .

Nhớ lại khi xưa thuở ấu thời
Có con lòng mẹ bỗng chợt vui
Mẹ dắt con qua bao gian khó
Ngày con đến lớp , mẹ vào đời .

Con rời tay mẹ nắng chiều nghiêng
Vuốt mắt con yêu , lệ tràn tim
Chiều chiều nghe tiếng kinh sám hối
Con quẩn quanh theo bước mẹ hiền .

Đã trăm ngày rồi còn vấn vương
Con hãy về đi cõi vô thường
Sắc sắc không không nơi trần thế
Con vào lòng đất, giấc miên trường .

Ngày một trăm, con xa thật xa
Tình mẹ bao la chẳng nhạt nhòa
Vĩnh hằng con thoát vòng tục lụy
Dẫu mẹ đời đời vẫn xót xa .


HTNX


( Tưởng niệm ngày 12/09/2010 )


Chi thương kính
Rất vui khi thấy Chi ghé thăm ..và để lại dăm bài thơ nói về tấm lòng thương con vô bờ bến của Mẹ , của Cha ... Em thường mượn trang này , góp nhặt dăm câu chuyện , vài bài thơ về Mẹ ... gọi là tỏ chút nỗi lòng của em đó Chi .
Mong Chi luôn vui , Chi nhé...
Kính Chi
Em-TL openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #118 - 20. Aug 2012 , 20:48
 
tuy-van wrote on 17. Aug 2012 , 09:47:
Rất vui khi thấy bạn hiền TL , trở lại sân trường.
Nhớ kỹ niệm ngày nào bên Ba Mẹ quá.
Chúc bạn và cả nhà cuối tuần an lành.
TvMs


Gởi tăng bạn nè

 
MẸ TẬP ĐI


   
Một đời tần tảo âu lo
    Giờ mẹ ốm yếu lò dò tập đi
    Nghẹn lòng con lệ tràn mi
    Con đau từng bước mẹ đi nhọc nhằn

    Trong nhà nào phải xa gần
    Mà chia từng đoạn nghỉ chân cho đều
    Bàn tay gầy guộc nhăn nheo
    Nuôi con bồng bế chống chèo tháng năm

    Lo đi lo đứng lo nằm
    Nhường cơm sẻ áo âm thầm cho con
    Lo cho con ngủ giấc tròn
    Lời ru thuở ấy vẫn còn trong veo

    Cuộc đời biết mấy gieo neo
    Giờ bàn tay ấy lần theo vách tường
    Lòng con khấn vái bốn phương
    Mong chân mẹ bước bình thường như xưa.


   
TRẬT KHẤC


   
Miếng ăn đầu đời con
    dòng sữa mẹ

    Miếng ăn cuối đời mẹ
    thìa sữa trên tay con

    Cho con ăn nước mắt mẹ rơi
    cho mẹ ăn nước mắt con dụa dàn

    Hai dòng nước mắt
    như hai trật khấc đời con

    Trật khấc con chào đời
    trật khấc… mồ côi

    Giữa hai lần trật khấc
    tuổi con nhớ
    tuồi con mong
    tuổi con yêu thương
    tuổi hành trang con mang suốt đời mình


    Trần Vũ Long



Đọc xong bài thơ thấy nao nao lòng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Vu Lan Báo Hiếu
Reply #119 - 23. Aug 2012 , 20:54
 
Vu Lan Nhớ Mẹ


Kính dâng Mẹ
Mùa thu hiền dịu và thân thương lại trở về với muôn loài cỏ cây vạn vật, mùa thu hắt hiu gợi cho hồn thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào bởi những chiếc lá úa vàng rơi, mặt nước hồ thu trong veo, yên bình dễ phản chiếu một bầu trời ảm đạm. Nhưng đối với người con Phật, thì mùa thu là mùa Vu Lan, là mùa báo hiếu.
Kính lạy mẹ,
Nhìn khói hương trầm quyện tỏa giữa ngôi bảo điện trang nghiêm, lòng chúng con thành kính hướng về mẹ, người yêu thương nhất không thể thiếu của đời con.
Mẹ ơi ! tiếng gọi mà từ khi bập bẹ cho đến lúc trưởng thành con vẫn chưa biết hết, hiểu hết ý nghĩa. Mẹ là sự sống, là tình yêu, là bùi, là ngọt, là thơm, là ngon, là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời. Đúng như vậy, Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng nhất và cao quý nhất của đời con :
Mẹ là cả một trời thương Mẹ là cả một thiên đường trần gian Tiếng ru mẹ ấm vô vàn Nuôi con trong tiếng tơ đàn văn chương.
Khi con khát, giòng sữa mẹ ngọt ngào thấm vào lòng con như vị ngọt ngào của nước cam lồ. Khi con biết ăn, mẹ là người đầu tiên móm cho con từng miếng cháo, muỗng cơm, mẹ ấp yêu nâng niu, chìu chuộng. Tất cả những gì ngon nhất, vui nhất và tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho con :
Mẹ cho con tất cả Hết quảng đời tuổi xanh Cả thương yêu dịu ngọt Rộng hơn biển trời thanh Mẹ là gió mát tinh anh Là cây tiên dịu, là cành thùy dương Mẹ là hoa, mẹ là hương Mẹ là nguồn cội tình thương nhiệm mầu...
Mẹ đã ru cho con ngủ bằng tiếng hát dịu hiền êm ả :
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh chầy mẹ thức đủ vừa năm.
Tất cả mẹ đều dành cho con, bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn. Mẹ đã trằn trọc năm canh dài cũng vì sự ấm no, lớn khôn và hạnh phúc cho đời con. Bầu trời trong mắt con ngày một trong xanh hơn với những ước vọng vào đời, là khi tóc mẹ ngày thêm một sợi bạc :
Ôi ! Chiếc lưng của mẹ Đã còm bởi thương đau Ôi ! cuộc đời của mẹ Trăm năm nối chuyện sầu.
Vì con, niềm lo âu của mẹ trở thành hiển nhiên như mặt đất truyền sức sống cho cỏ cây vạn vật. Mẹ chưa đủ sống trăm năm nhưng đã cho con đầy đủ tình thương và hạnh phúc, sung sướng biết bao .
Một đời vốn liếng mẹ trao Mẹ cho tất cả mẹ nào giữ riêng Mẹ hiền như một bà tiên Mẹ theo con suốt hành trình con đi.
Mẹ ! Mẹ là nguồn thắp sáng cho đời con bằng máu và con tim của chính mẹ, mẹ là bóng mát trên cao, là ánh sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối. Nếu đời là một bể khổ mênh mông, với muôn ngàn đợt sóng dồn dập, thì mẹ là chiếc bè đưa con đến bến bờ hạnh phúc. Còn mẹ là còn tất cả, mất mẹ là mất hết tất cả.
Mẹ ! Mẹ vất vả mà chẳng nề gian khổ, mẹ trăm tuổi còn thương con tám mươi. Hình ảnh người mẹ hiền tần tảo một nắng hai sương lam lũ. Mẹ đã đánh đổi một thời son sắc, tươi vui chỉ vì tương lai của con.
Vì con sức khỏe hao mòn, Vì con mẹ chẳng phấn son bao giờ.
Mẹ mong mỏi cho con khôn lớn, lập nên sự nghiệp với đời, trở thành người hữu ích cho xã hội :
Đành cực nhọc vẫn nuôi con dại, Gạt ưu tư dầu dải thu đông, Nắng xe nám má xuân hồng, Gót son tố nữ bùn phong kín rồi.
Ôi ! Bút mực ngôn từ nào có thể diễn tả được công ơn bao la trời biển của mẹ :
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá, Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ ơi !

Mẹ ! Làm sao có thể hình dung được tình mẹ thiêng liêng, làm sao tính kể hết được công ơn sanh thành dưỡng dục. Tình thương của mẹ mênh mông như trời biển, mát ngọt như nguồn suối vi diệu. Tình thương và công ơn của mẹ đã thấm vào lòng con, từ khi mới cất tiếng khóc chào đời và con chỉ nhận biết khi ý thức được bổn phận làm người.
Ờ nhỉ ! Sao có những người không giữ tròn hiếu hạnh. Trong khế kinh Phật từng dạy rằng " Không có cha mẹ ta, thì sẽ không có hình hài của ta. Cha mẹ đã tạo cho ta cái thân thể này "
Có ông bà mới có ta Ông bà là gốc, mẹ cha là cành Thân ta như thể lá xanh Nhờ gốc vun bón, nhờ cành chở che.
Trong đời cũng có lúc nào đó, con đã làm buồn lòng mẹ. Giờ đây, chúng con mới biết, trên đời vai gầy guộc của mẹ, trĩu nặng nỗi nhọc nhằn và lo toan trong cuộc sống, lòng mẹ lại buồn phiền vì con trái nghịch. Con có biết đâu thời gian, nỗi nhọc nhằn, và phiền muộn ấy đã, đang và sẽ cướp mất kho tàng quý báu của đời con. Người mẹ hiền yêu dấu của chúng con, buồn thay đến một ngày nào đó trong đời :
Nhìn vào đêm tối mông lung, Khát khao tìm lại hình dung mẹ hiền, Một trời thương nhớ xây thành, Mây buồn tóc rối giữa vành tang thương Cánh chim bàng bạc kêu sương, Đóa hồng rủ cánh lòng vương vấn sầu.
Mẹ ! Giờ đây con muốn trở về bên mẹ, để nhìn sâu vào mắt mẹ, con sẽ nhìn thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ, để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên con, con sẽ hôn lên gò má nhăn nheo của mẹ, áp mặt vào đôi bàn tay gầy guộc của mẹ đã hằng dệt yêu thương, để tỏ lòng tri ân và nhận sự trìu mến ân cần, chở che của mẹ. Mẹ và con sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt.
Nếu nghĩa mẹ ví như giòng suối dịu mát, ngọt ngào, thì công cha cao lớn hơn, bền chắc vĩnh cữu hơn như trái núi Thái Sơn, lời ca dao ví von cũng là lời tự tình của người con đối với cha mẹ ngày xưa và mãi mãi cho đến ngàn sau :
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ngày nay chúng ta có được duyên lành gần gũi với Phật Pháp, gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên đã soi tỏ lời vàng của Chư Phật, con sẽ nguyện giữ mãi trong lòng," sinh ra thời không có Phật, thờ kính Cha Mẹ là thờ kính Phật vậy".
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hởi người ơi ? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ muôn đời.
Cha Mẹ ơi,
Dòng cảm niệm sẽ trôi theo thời gian, nhưng ý thức hiếu hạnh sẽ còn mãi mãi với lòng người, mai này con có lớn khôn, rời khỏi vòng tay của người mẹ hiền, thì mãi mãi vẫn là bóng cây che mát cho đời con. Sung sướng biết bao khi chúng ta xếp lại mối lo âu toan tính, để lại thú vui của cuộc đời, quay về bên mẹ, sống với mẹ để nghe nói những lời yêu thương dịu ngọt, được bàn tay mẹ vỗ về, trìu mến, con sung sướng gục đầu vào lòng mẹ, để tìm lại hơi ấm của ngày xưa, để được thấy mình trở thành trẻ thơ bé bỏng bên mẹ.
Cha Mẹ ơi ! Đây là tấm lòng của chúng con, đóa hoa hồng tươi thắm và món quà hiếu hạnh, chúng con thành kính dâng lên Cha Mẹ, bằng tất cả những con tim và bằng tất cả những tấm lòng của chúng con nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát


Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 
Send Topic In ra