Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam (Read 6969 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
29. Sep 2008 , 17:54
 
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm
Chăn đơn nửa đắp gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ Bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #1 - 11. Oct 2008 , 12:14
 
Tuyet Lan oi,

Bài ca dao của em cô nghe là lạ, hay ha.  Bài sau này thi chắc ai cũng biết, cô cho thêm vào đây:

Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh sơi trầu
Trầu này têm những vôi tầu
Giữa đệm cát cánh , hai đầu quế cay
Trầu này ăn thật là say
Dù  mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi dăm ba miếng cho lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhau.


còn nữa:

Trầu xanh, cau trắng, chay vàng
Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa , thuốc nồng với duyên.


mấy câu này hay hơn:

Trầu không ăn vôi ắt là trầu nhạt
cau không hạt ắt miếng cau già
Mình không lấy ta ắt là mình thiệt
Ta không lấy mình ta biết lấy ai?



Tuyết Lan ơi,

Hồi mới đi họp ở nhà Cần ở CA về, nghe nói em bận lo cho OX ốm đau làm sao (cô có đọc trong HGNX), có hỏi thăm em (cũng chẳng nhở viết ỏ chỗ nào nũa) nhưng chắc em bận không vào D/D nên không biết có cô hỏi thăm.  Bây giờ thầy em trở lại cô đoán là mọi sự ok rồi?
Back to top
 
 
IP Logged
 
dangiao
Ex Member


Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #2 - 11. Oct 2008 , 12:39
 
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ, quên cha
làm cho quên cửa, quên nhà
làm cho quên cả đường ra, lối vào
làm cho quên cá dưới ao
quên sông tắm mát, quên sao trên trời


Smiley Smiley Smiley

Back to top
 
 
IP Logged
 
HoaiNguyen
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1392
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #3 - 11. Oct 2008 , 18:11
 
Đêm trăng thiếp mới hỏi chàng,
Cau tươi ăn với trầu vàng xứng không?
Trầu vàng nhá với cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
(Ca dao)
..........

Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho cơi đựng cau tươi trầu vàng.
Ước gì anh cưới được nàng,
Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm

...........

Anh về em đưa miếng trầu,
Miếng thương miếng nhớ miếng sầu anh ơi.
Quệt vôi em quệt cả lời trăm năm…

........

Bồng em mà bỏ vô nôi,
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An.

.....................

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #4 - 13. Oct 2008 , 08:58
 

Anh thương em trầu hết lá lươn
Cau hết nửa vườn cha với mẹ nào hay
Dầu mà cha mẹ có hay
Nhứt đánh nhì đày, hai lẽ mà thôi
Gươm vàng để đó em ôi
Chết thì chịu chết, lìa đôi anh không lìa
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
HoaiNguyen
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1392
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #5 - 13. Oct 2008 , 10:51
 
Bây giờ em mới hỏi anh,
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?
Cau xanh nhá với trầu vàng,
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi
.

..........................

'Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh'



HoaiNguyen xin kính chào chị Dậu Dỏ ạ...
Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2008 , 10:54 by HoaiNguyen »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #6 - 21. Oct 2008 , 09:29
 

Áo cưới chưa hết nếp tà
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu.
Phải chăng cau đã chán trầu,
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #7 - 21. Oct 2008 , 12:21
 
Đậu Đỏ ơi,

Mấy cái câu này thì có câu chỉ có trầu, có câu lại chỉ có cau, thế mà cũng nên chuyện:


Con dao vàng rọc lá trầu vàng,
Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa.


Vào vườn trảy quả cau non
Anh thấy em giòn,muốn kết nhân duyên
Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp , càng nhìn càng ưa.


Tiện đây đưa một miếng trầu,
Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.


trầu, không vỏ không vôi
Có chăn có  chiếu, không người nằm chung.


Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm.


Người ta con trước con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng ra tuồng cau đực
trai không vợ cực lắm anh ơi!
Người ta đi đón về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình.

Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2008 , 12:26 by thule »  
 
IP Logged
 
HoaiNguyen
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1392
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #8 - 22. Oct 2008 , 06:45
 
Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai sau trầu nọ lớn lên
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà

Giận nhau thì ném bã trầu
Chớ có ném đá vỡ đầu nhau ra

Gió đưa hơi nóng lên mây
Tình đưa cô Tú vào đây ăn trầu




Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #9 - 22. Oct 2008 , 17:59
 

Dạ kính chào cô ThuLê cùng các chị
Kahat xin đóng góp hai bài trong đó có dính dáng đến " Trầu Cau "  Bài đầu được đọc như ca dao nhưng thực tế bài này còn ghi được tên của tác giả đó là cụ Đào Duy Từ làm quan thời nhà Nguyễn ... Đào Duy Từ có mẹ là Cô Hát Ả Đầu nên thi hoài không đậu vì bị kỳ thị là Xướng ca vô loại ... Bởi thế Đào Duy Từ bèn bỏ miền bắc mà trốn vào Trong ( tức Huế và miền nam ) và ở đây ông được tiến cử ra làm quan dưới thời chúa Nguyễn , lúc bấy giờ vua Lê mới thấy tiếc một nhân tài nên cho người bí mật liên lạc cùng Đào Duy Từ khuyên ông trở ra ngoài để vua Lê trọng dụng , nên ông đã viết bài " Nụ Tầm Xuân" trả lời vua Lê , ông coi thân ông như phận gái đã có chồng , và trách vua Lê sao đã không dụng khi ông còn ở ngoài đó ....Bài này có thể không có tên tưạ bài như khi phổ nhạc thì NS Phạm Duy đã đặt cho cái tên Nụ Tầm Xuân ...Chứ thực ra nguyên thuỷ tên gì Kahat không biết

"Nụ Tầm Xuân"

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

ĐDT

Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học  xa
Lấy nhau từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #10 - 23. Oct 2008 , 07:49
 
Hay quá, KH!  Cô chưa bao gờ biết bài này là của cụ DD Từ cả. Chỉ biết nó là ca dao thôi.  Mà cái ông Nguyễn Ngọc Ngạn ở trong Thúy Nga nào đó khi nói đến chữ " xanh biêc" của bài này cũng không thấy nói gì đến cụ Từ tuy rằng xưa nay ông Ngạn cũng chịu khó làm homework nghiên cứu lắm mà.  Hoan hô KH!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #11 - 25. Oct 2008 , 19:39
 
thule wrote on 23. Oct 2008 , 07:49:
Hay quá, KH!  Cô chưa bao gờ biết bài này là của cụ DD Từ cả. Chỉ biết nó là ca dao thôi.  Mà cái ông Nguyễn Ngọc Ngạn ở trong Thúy Nga nào đó khi nói đến chữ " xanh biêc" của bài này cũng không thấy nói gì đến cụ Từ tuy rằng xưa nay ông Ngạn cũng chịu khó làm homework nghiên cứu lắm mà.  Hoan hô KH!


Thưa cô !

Cô cho em được " trả bài "  dù cô không gọi tên

Trước hết chúng ta nên định nghĩa thế nào là Ca dao ,  Ca dao là những câu văn vần , được truyền tụng trong dân gian ,  Ca dao là văn chương bình dân truyền khẩu . lâu ngày không còn nhớ đến tác giả ....( dĩ nhiên phải có tác giả nhưng đã bỏ bẳng không còn ai nhớ )

Bài Nụ Tầm Xuân cũng đã được coi như Ca dao bởi vì ít ai còn nhớ đến tác giả Đào Duy Từ ...

Trước năm 1975 cũng như một vài số báo sau này Kahat còn nghe được một sự khiếu nại là về hai câu thờ :

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô  múc ánh trăng vàng đổ đi

Hai câu này là do bác sĩ Bàng Bác Lân sáng tác mà đại đa số các bài viết khi dùng hai câu này lại ghi rằng Ca Dao VN nên tác giả cũng như người nhà của tác giả sau này đã chỉnh ....

Thiết nghĩ một một câu thơ mà được đi vào lòng dân tộc như thế thì phải là một niềm hãnh diện .... nhưng riêng họ còn muốn những người dùng , nói đến những câu " ca dao" ấy lại phải nhớ luôn tên tác giả nữa kìa ....

Chuyện bài Nụ tầm Xuân là củ cụ Đào Duy Từ Kahat cũng đọc được trên báo và lâu rồi không còn nhớ do báo nào và số mấy phát hành ngày nào  !
Có điều đây là sự thật Kahat đọc được sao thì viết lại làm vậy chứ chắc chắn không do Kahat năm mơ mà viết thành hay gắn cho cụ Đào Duy Từ là tác giả ...

Chuyện ông NGuyễn Ngọc Ngạn đọc nhiều làm Home work kỹ Kahat cũng đồng ý với cô nhưng chưa hẳn những chuyện trong dân gian Nguyễn Ngọc Ngạn hiểu và biết hết được .... Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn có khả năng rộng như thế đã không mắc lỗi khi trung tâm Thuý Nga thực hiện băng số 40 chủ đề MẸ ...

Một sơ hở đơn giản mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn không vượt thoát được thì ... chuyện Bài Nụ Tầm Xuân là của cụ Đào Duy Từ hay là ... Vô Danh làm sao mà chứng minh ...Không biết cô có đồng ý với Kahat không ?

Trọng kính

Kahat

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #12 - 26. Oct 2008 , 11:23
 
Lethikinhhoang wrote on 25. Oct 2008 , 19:39:
Thưa cô !

Cô cho em được " trả bài "  dù cô không gọi tên

Trước hết chúng ta nên định nghĩa thế nào là Ca dao ,  Ca dao là những câu văn vần , được truyền tụng trong dân gian ,  Ca dao là văn chương bình dân truyền khẩu . lâu ngày không còn nhớ đến tác giả ....( dĩ nhiên phải có tác giả nhưng đã bỏ bẳng không còn ai nhớ )

Bài Nụ Tầm Xuân cũng đã được coi như Ca dao bởi vì ít ai còn nhớ đến tác giả Đào Duy Từ ...

Trước năm 1975 cũng như một vài số báo sau này Kahat còn nghe được một sự khiếu nại là về hai câu thờ :

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô  múc ánh trăng vàng đổ đi

Hai câu này là do bác sĩ Bàng Bác Lân sáng tác mà đại đa số các bài viết khi dùng hai câu này lại ghi rằng Ca Dao VN nên tác giả cũng như người nhà của tác giả sau này đã chỉnh ....

Thiết nghĩ một một câu thơ mà được đi vào lòng dân tộc như thế thì phải là một niềm hãnh diện .... nhưng riêng họ còn muốn những người dùng , nói đến những câu " ca dao" ấy lại phải nhớ luôn tên tác giả nữa kìa ....

Chuyện bài Nụ tầm Xuân là củ cụ Đào Duy Từ Kahat cũng đọc được trên báo và lâu rồi không còn nhớ do báo nào và số mấy phát hành ngày nào  !
Có điều đây là sự thật Kahat đọc được sao thì viết lại làm vậy chứ chắc chắn không do Kahat năm mơ mà viết thành hay gắn cho cụ Đào Duy Từ là tác giả ...

Chuyện ông NGuyễn Ngọc Ngạn đọc nhiều làm Home work kỹ Kahat cũng đồng ý với cô nhưng chưa hẳn những chuyện trong dân gian Nguyễn Ngọc Ngạn hiểu và biết hết được .... Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn có khả năng rộng như thế đã không mắc lỗi khi trung tâm Thuý Nga thực hiện băng số 40 chủ đề MẸ ...

Một sơ hở đơn giản mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn không vượt thoát được thì ... chuyện Bài Nụ Tầm Xuân là của cụ Đào Duy Từ hay là ... Vô Danh làm sao mà chứng minh ...Không biết cô có đồng ý với Kahat không ?

Trọng kính

Kahat



Cô hàng Kahat ơi,

My cũng nhớ đã đọc về nguồi gốc bài "ca dao" này hồi xưa ở VN . Có nhiều tài liệu bên sử nói đến viêc này khi viết về cụ Đào Duy Từ. Nếu có thì giờ tìm trên net chắc cũng có thể thấy.  Mấy tháng trước My có đọc ai nhắc đến, hình như  ngay trên D/D LVd này nữa đó ( hay cũng chính là cô Kahat nhà ta Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #13 - 25. Nov 2008 , 05:08
 
Lethikinhhoang wrote on 25. Oct 2008 , 19:39:
Thưa cô !

Cô cho em được " trả bài "  dù cô không gọi tên

Trước hết chúng ta nên định nghĩa thế nào là Ca dao ,  Ca dao là những câu văn vần , được truyền tụng trong dân gian ,  Ca dao là văn chương bình dân truyền khẩu . lâu ngày không còn nhớ đến tác giả ....( dĩ nhiên phải có tác giả nhưng đã bỏ bẳng không còn ai nhớ )

Bài Nụ Tầm Xuân cũng đã được coi như Ca dao bởi vì ít ai còn nhớ đến tác giả Đào Duy Từ ...

Trước năm 1975 cũng như một vài số báo sau này Kahat còn nghe được một sự khiếu nại là về hai câu thờ :

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô  múc ánh trăng vàng đổ đi

Hai câu này là do bác sĩ Bàng Bác Lân sáng tác mà đại đa số các bài viết khi dùng hai câu này lại ghi rằng Ca Dao VN nên tác giả cũng như người nhà của tác giả sau này đã chỉnh ....

Thiết nghĩ một một câu thơ mà được đi vào lòng dân tộc như thế thì phải là một niềm hãnh diện .... nhưng riêng họ còn muốn những người dùng , nói đến những câu " ca dao" ấy lại phải nhớ luôn tên tác giả nữa kìa ....

Chuyện bài Nụ tầm Xuân là củ cụ Đào Duy Từ Kahat cũng đọc được trên báo và lâu rồi không còn nhớ do báo nào và số mấy phát hành ngày nào  !
Có điều đây là sự thật Kahat đọc được sao thì viết lại làm vậy chứ chắc chắn không do Kahat năm mơ mà viết thành hay gắn cho cụ Đào Duy Từ là tác giả ...

Chuyện ông NGuyễn Ngọc Ngạn đọc nhiều làm Home work kỹ Kahat cũng đồng ý với cô nhưng chưa hẳn những chuyện trong dân gian Nguyễn Ngọc Ngạn hiểu và biết hết được .... Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn có khả năng rộng như thế đã không mắc lỗi khi trung tâm Thuý Nga thực hiện băng số 40 chủ đề MẸ ...

Một sơ hở đơn giản mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn không vượt thoát được thì ... chuyện Bài Nụ Tầm Xuân là của cụ Đào Duy Từ hay là ... Vô Danh làm sao mà chứng minh ...Không biết cô có đồng ý với Kahat không ?

Trọng kính

Kahat



KH ơi,

Bây giờ mới vô đây để nói chuyện tiếp với em, đường có buồn nhe .  Cô rất đồng ý với KH đó.  Cái ông NNGan chắc là không biết nên không nhắc gì đến cụ DD Từ đấy thôi.  Cô cũng còn nhớ sơ sơ cái video Mẹ , thấy cái gì luộn thuộm chắp nối vội vàng lắm phải không  và hồi đó cũng gấy nhiều sóng gió.  Em nhắc lại cho cô là hồi đó ông ta mắc những lỗi gì ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #14 - 14. Apr 2011 , 22:14
 
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
................

Một yêu em gửi miếng trầu
Hai yêu em gửi áo nâu về nhà.
Ba yêu em gởi áo hoa
Bốn yêu em gửi thư nhà cho anh.
Năm yêu em gởi quạt xanh
Sáu yêu em gửi một cành kim thoạ
Bảy yêu em gửi khăn là
Tám yêu em gửi cành hoa cho chàng.
Chín yêu em gửi lạng vàng
Mười yêu em chỉ lấy chàng mà thôị

..................

Miếng trầu têm để trên cươi
Nắp vàng đậy lại đợi người tri âm.
Miếng trầu kèm bức thư cầm
Chờ cho khách thấy, khách tri âm sẽ chàọ
Miếng trầu têm để trên cao
Chờ cho thấy khách má đào mới cam.
Miếng trầu têm ở bên Nam
Mang sang bên Bắc mời chàng hôm nay
Miếng trầu xanh rõ như mây
Hạt cau đỏ ối như rau tơ hồng.
Miếng trầu như trúc như thông
Như hoa mới nở như rồng mới thêụ

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #15 - 15. Apr 2011 , 21:06
 
Khăn xanh khăn đượm mồ hôi
Túi xanh túi đượm lấy đôi miếng trầu
Lược xanh thì lược chải đầu
Gương sáng lầu lầu sáng cả mọi nơi.
Nào khi đi ngược về xuôi
Cơm đứng cơm ngồi than thở cùng nhau.
Ăn trầu lại nhớ tới cau
Gương soi phấn đánh cùng nhau đã từng.
Anh đừng e ngại ngập ngừng
Đã thiệt thì đừng đã thảm thì thôi.
Của chồng ăn một trả đôi
Ăn hai trả bốn mình tôi chẳng chầy
Ra đi em hỏi ông thầy
Cái sự lộn chồng thật khó lắm thay
Ai đem dây buộc thế này
Khá thì ba tháng chầy thì một năm.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #16 - 16. Apr 2011 , 12:08
 
Em TLan mến,

lâu nay mới thấy em thêm cho một đoạn có "trâù Cau".  Cô chảng còn nhớ được gì cả, em thêm vào đây nữa đi.

Em có gì lạ không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #17 - 17. Apr 2011 , 18:48
 
thule wrote on 16. Apr 2011 , 12:08:
Em TLan mến,

lâu nay mới thấy em thêm cho một đoạn có "trâù Cau".  Cô chảng còn nhớ được gì cả, em thêm vào đây nữa đi.

Em có gì lạ không?

Kính thưa Cô
Em cũng thường Cô ạ. Em giờ hơi đãng trí - Khi nào Cô mau kính mới ah.  Em kính chúc Thầy Cô luôn vui.. Riêng Cô, Cô giử gìn sức khoẽ nhé Cô. Lâu quá em vào đây phủi bụi Cô a
Em-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #18 - 17. Apr 2011 , 18:51
 
Khăn xanh khăn đượm mồ hôi
Túi xanh túi đượm lấy đôi miếng trầu
Lược xanh thì lược chải đầu
Gương sáng lầu lầu sáng cả mọi nơị
Nào khi đi ngược về xuôi
Cơm đứng cơm ngồi than thở cùng nhaụ
Ăn trầu lại nhớ tới cau
Gương soi phấn đánh cùng nhau đã từng.
Anh đừng e ngại ngập ngừng
Đã thiệt thì đừng đã thảm thì thôị
Của chồng ăn một trả đôi
Ăn hai trả bốn mình tôi chẳng chầy
Ra đi em hỏi ông thầy
Cái sự lộn chồng thật khó lắm thay
Ai đem dây buộc thế này
Khá thì ba tháng chầy thì một năm.


Mẹ em hằng vẫn khuyên răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
Có bản khác: Ra đi mẹ có dặn rằng;

Một đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng cất lên
Hát lên một tiếng mà chơi
Hát lên một tiếng, xơi cơi trầu nầy
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định trầu nầy ai ăn
Trầu nầy trầu túi trầu khăn,
Cùng trầu giải yếm, anh ăn trầu nàỏ
Trầu nầy trầu quế trầu hồi,
Trầu loan trầu phụng, trầu tôi, trầu mình,
Trầu nầy trầu tính trầu tình
Trầu nhân trầu ngãi, trầu mình trầu ta
Trầu nầy têm tối hôm qua
Giâu thầy giấu mẹ, đem ra cho chàng
Trầu nầy không phải trầu hàng
Không bùa, không thuốc, sao chàng không ăn?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #19 - 19. Apr 2011 , 21:57
 
...


Thưa Cô Thu

Em cũng thích ca dao lắm , Cô cho em góp vơi :

Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít ?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?
Trai nam nhi không đối đặng
Gái má hồng xin thử đối xem !



Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
Trầu em cao số muộn màng anh thương.
Bắc thang lên hái ngọn trầu hương,
Đó thương ta một ta thương đó mười




Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2011 , 21:58 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #20 - 24. Apr 2011 , 12:20
 
Hìhìh em Phượng ơi,

Hai câu này bây giờ cô mới nghe đó, hay quá nhỉ:

Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít ?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?


Đọc câu này cuả em tự nhiên cô "chế" ra được 2 câu này:

"Quả đu đủ" bao nhiêu cho đủ?
Bánh không nhiêù sao gọi bánh "đa"?


Em thâý mình có gọi cái này là ca dao được không?  hihihi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #21 - 24. Apr 2011 , 21:07
 
thule wrote on 24. Apr 2011 , 12:20:
Hìhìh em Phượng ơi,

Hai câu này bây giờ cô mới nghe đó, hay quá nhỉ:

Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít ?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?


Đọc câu này cuả em tự nhiên cô "chế" ra được 2 câu này:

"Quả đu đủ" bao nhiêu cho đủ?
Bánh không nhiêù sao gọi bánh "đa"?


Em thâý mình có gọi cái này là ca dao được không?  hihihi


Thưa Cô Thu ,

Nghe có lý lắm ạ  Cheesy Grin Grin

Em xin góp thêm vài câu ca dao :

Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ


Chạnh thương chạnh nhớ chạnh sầu
Vì ai nên nỗi cho trầu xa cau
Bắt cá, cá lội trên đàng,
Hái rau rau héo, hỏi sao mẹ dùng hả con?


Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm


Có trầu cho miệng đỏ môi
Có rượu cho chén tươi đôi má hồng.
Trầu cũng sẵn đây, rượu cũng sẵn đây
Nhân duyên chưa định trầu này chưa traọ


...


Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2011 , 21:08 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #22 - 24. Apr 2011 , 23:54
 
Tuyet Lan wrote on 15. Apr 2011 , 21:06:
Khăn xanh khăn đượm mồ hôi
Túi xanh túi đượm lấy đôi miếng trầu
Lược xanh thì lược chải đầu
Gương sáng lầu lầu sáng cả mọi nơi.
Nào khi đi ngược về xuôi
Cơm đứng cơm ngồi than thở cùng nhau.
Ăn trầu lại nhớ tới cau
Gương soi phấn đánh cùng nhau đã từng.
Anh đừng e ngại ngập ngừng
Đã thiệt thì đừng đã thảm thì thôi.
Của chồng ăn một trả đôi
Ăn hai trả bốn mình tôi chẳng chầy
Ra đi em hỏi ông thầy
Cái sự lộn chồng thật khó lắm thay
Ai đem dây buộc thế này
Khá thì ba tháng chầy thì một năm.



Chị TL mở mục này cũng hay hay.
Em cũng xin góp mấy câu ca dao về trầu cau nha chị

Anh têm cho em là miếng trầu là duyên là nợ
Em vấn cho anh hút một điếu thuốc là nghĩa vợ chồng
Trách ai trồng đám dưa hồng
Em ăn vô dạ, đem lòng bỏ anh


Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2011 , 23:55 by ChíchChoè »  
mydung2003sg  
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #23 - 25. Apr 2011 , 17:19
 
Phuong_Tran wrote on 24. Apr 2011 , 21:07:
Thưa Cô Thu ,

Nghe có lý lắm ạ  Cheesy Grin Grin

Em xin góp thêm vài câu ca dao :

Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ


Chạnh thương chạnh nhớ chạnh sầu
Vì ai nên nỗi cho trầu xa cau
Bắt cá, cá lội trên đàng,
Hái rau rau héo, hỏi sao mẹ dùng hả con?


Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm


Có trầu cho miệng đỏ môi
Có rượu cho chén tươi đôi má hồng.
Trầu cũng sẵn đây, rượu cũng sẵn đây
Nhân duyên chưa định trầu này chưa traọ


...





Nhìn cái hình này PTr post lên mà cô "phục" quá  Sao người ta lại bày biện lá trầu cau đẹp đến thế?  Cái lá mâù đỏ ở dưới miếng cau có phải là 1 cánh hoa hồng không và ở giữa miếng cau và cái lá đỏ đó là miếng vỏ hay cái gì?  Như vâỵ thì mâý cái chén xanh để làm gì vâỵ em " (để uống nước trà chăng?).  Bày đẹp quá hỉ?  Em có con trai đi cưới dâu nhớ "cọp" cái kiêù này nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #24 - 25. Apr 2011 , 20:49
 
Cho Hoa Hạ them vao vai cau ca dao ve trau cau cua ngươi viet minh nha:

Đêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một, mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Để cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đà trầu già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai ?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn, lọc lừa ai hơn ?

Hay là:

Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2011 , 20:50 by Hoa Hạ »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #25 - 25. Apr 2011 , 20:54
 
Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
Trầu em cao số muộn màng anh thương.


Bồng em mà bỏ vô nôi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ
Mua trầu chợ Dinh.
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán thao quan mốt,
Bán quai năm tiền.
Xem thêm câu: "Ru em cho thét cho muồi"
Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái, ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo người trông thấy, người ta chê cười


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #26 - 25. Apr 2011 , 23:21
 
hihi, Cả nhà ơi, tự nhiên em nghĩ ra câu này, tưởng tượng mà buồn cười chịu khg nổi  Grin

Đôi bên hàng xóm giãn ra
Để tôi đối địch với ba cô này
Được thời ăn đĩa trầu đầy
Thua thời cởi áo trao tay ra về.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #27 - 25. Apr 2011 , 23:47
 
thule wrote on 25. Apr 2011 , 17:19:
Nhìn cái hình này PTr post lên mà cô "phục" quá  Sao người ta lại bày biện lá trầu cau đẹp đến thế?  Cái lá mâù đỏ ở dưới miếng cau có phải là 1 cánh hoa hồng không và ở giữa miếng cau và cái lá đỏ đó là miếng vỏ hay cái gì?  Như vâỵ thì mâý cái chén xanh để làm gì vâỵ em " (để uống nước trà chăng?).  Bày đẹp quá hỉ?  Em có con trai đi cưới dâu nhớ "cọp" cái kiêù này nhé.


Thưa Cô Thu ,

Đó là kiểu têm trấu cánh phượng đó Cô.
Em nghĩ đó chỉ là 1 cánh hoa ( hoa vải ) và miếng nho nhỏ nằm ở giữa chỉ là để trang trí cho đẹp thôi ,mấy cái chun đó là để uống trà cô nhỉ , uống rượu thì phải là cái chun nhỏ hơn , còn đây là các kiểu trầu  têm hình cánh phượng khác nữa ạ ,

Dạ , em sẽ nghe lời Cô đi chôm kiểu têm trầu này ... Cheesy Grin Grin

...


Đón em anh hỏi đôi lời
Xuân thu ngoại cảnh mấy đời gặp nhau
Giận thời nói vậy em ơi
Khó thời tại vận mồ hôi tại trời
Có thương thì nói cho mau
Để anh dựng lễ trầu cau bỏ giềng.


...


...


Cau non khéo bửa cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm


...


Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm.


...



Con chim xanh đậu cành dâu biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay
Vị gì một miếng trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câụ
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào rạ

Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2011 , 08:25 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #28 - 27. Apr 2011 , 18:39
 
...



...


...


...





Tuổi em mười tám đang tròn
Rắp mua trầu lộc cau non đến nhà.
Để mà thết khách đàng xa
Bây giờ thấy khách lòng đà mừng thay.
Gió hương đưa khách đến đây
Têm trầu cánh phượng hai tay nâng mời.


Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
Trầu têm cánh phượng cho chồng đi thi
Mai này bái tổ vinh quy
Ngựa anh đi trước em thì võng sau
Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2011 , 18:41 by Hoa Hạ »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #29 - 24. Feb 2012 , 19:54
 
Trầu têm cánh phượng đặc trưng văn hóa Kinh Bắc

Người đăng: tinhcoi
Ngày đăng: Tháng Mười Một 17, 2010 -


Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.

Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập.

Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian.

Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.

Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người; bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:

“Tách riêng, thì đắng, thì cay.
Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.
Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.
Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?
… Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.

(Sự tích Trầu cau-Hồng Quang)

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền.


Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.

Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-

”Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.


Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-

”Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”.


Đặc biệt nữa là miếng trầu hôi đãi khách của Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có cái gì thật khác thường, chất chứa đầy sự thách thức và một bản lĩnh của người mời:

-”Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi”.

(Mời trầu-Hồ Xuân Hương)


Bài thơ chưa đưa nữ sĩ vào con đường tuyệt vọng, nhưng vẫn ngân lại trong lòng người một nỗi buồn lai láng. Nó phản ánh số phận không mấy suôn sẻ, thể hiện bản lĩnh người phụ nữ trong cuộc sống của xã hội tự khiêm.

Nét đặc trưng tiêu biểu của miếng trầu là được dùng nhiều trong lối ứng xử giao duyên giữa trai thanh gái lịch và được thể hiện khá nhiều trong thơ ca:

-”Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.

(Ca dao)

Có thể tình yêu làm họ gắn bó, hòa quyện, cùng nhau làm nên cái mùi vị thơm cay, cái hơi men nóng bừng, cái sắc đỏ đẹp tươi ấy: “Có trầu mà chẳng có cau. Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm!”; hoặc “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”… (Tương tư-Nguyễn Bính).

Mời trầu không ăn, thì trách móc nhau:

“Đi đâu cho đổ mồ hôi; chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn; – Thưa rằng bác mẹ tôi răn! Làm thân con gái, chớ ăn trầu người” – (Ca dao).

Một khi đã quen hơi bén tiếng, trai gá
i cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, để tán tỉnh:

-
“Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.

- Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi”.

(Ca dao)


Nếu yêu nhau mà không lấy được nhau, thì chẳng khác gì “có trầu, có vỏ, không vôi. Có chăn, có chiếu, không người nằm chung”. Ca dao than rằng – “yêu nhau chẳng lấy được nhau. Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già”. Miếng trầu không đắt đỏ gì, chỉ “ba đồng một mớ trầu cay”, thế nhưng cũng rất có thể “miếng trầu nên dâu nhà người”.

Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối-

”Cho anh một miếng trầu vàng; mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”.

Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra; một là thuốc độc, hai là mặn vôi”. Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng-miếng trầu cô Tấm.

...

Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”; từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi; cũng có trầu cay, trầu hôi; có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ; cau tiễn chũm long đào…

Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau chũm tiễn long đào. Cánh têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn.

Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp.

Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh; trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp; mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.

Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ; mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, – “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận.

Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê.

Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ-”Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.

Theo BBN

Nguồn: http://quanhobacninh.vn/home/trau-tem-canh-phuong-dac-trung-van-hoa-kinh-bac/
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #30 - 24. Feb 2012 , 20:05
 
Trâu Cau qua Thi Ca



Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên anh sánh với tình anh tuyệt vời



Ngày xưa người Việt thường có thói quen ăn trầu trở thành phong tục, chuyện cổ tích Trầu Cau (truyền tụng qua dân gian nêu lý do tại sao có tục ăn trầu). Thời đó đàn ông hay đàn bà thường có mang theo túi trầu, trong nhà có giỏ trầu cau, bình vôi bằng sứ hay bằng sành, con dao nhỏ để bổ cau, rọc trầu, cái khay gỗ hình vuông cẩn ốc xa cừ để dĩa trầu mời khách.

Qua thi ca trầu cau liên quan đến tình duyên, về hôn nhân đôi khi không đòi hỏi mâm cao cổ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng tuyệt đối phải có trầu cau, các vùng thôn quê đôi khi hai gia đình nhận lễ vật trầu cau, chai rượu trở thành sui gia. Mặc dù ngày nay, con người đã tiến xa hơn trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa, nhưng đây là một phong tục đẹp, thể hiện bản sắc riêng, lưu lại mỹ tục đó, trầu cau làm sính lễ tăng thêm phần long trọng, nhà gái nhận lễ vật tặng bà con, hàng xóm gói trà, cái bánh, trái cau lá trầu, dù ít người còn ăn trầu chẳng ai từ chối.

Tuy nhiên đời sống tại Việt Nam các vùng quê ít người lớn tuổi còn ăn trầu có hàm răng đen. Các quốc gia Âu châu không trồng trầu cau, như Việt Nam và các nước Tích Lan, Lào, Cambodia, Thái Lan, còn tục ăn trầu và trồng trầu cau. Nguồn gốc cây cau dây trầu ở Mã Lai, được ảnh hưởng nhiều người sinh sống vùng bán đảo Đông Nam Á, từ đó du nhập vào Việt Nam. Các nước Cambodia, Mã Lai, Indonesia, Ấn Độ còn ăn trầu. Tôi phỏng vấn một số sinh viên du học từ các nước trên, được biết ở vùng quê của họ còn tục lệ ăn trầu. Tích Lan (Srilanka) ngày nay mọi nghi lễ đều dùng trầu; ngay cả việc dâng cau trầu lên cúng Phật.

Sự tích Trầu Cau của Việt Nam có thể hoang đường? Câu chuyện ấy dù sáng tạo nhưng khuyên người đời sống phải thủy chung, đạo đức gia đình luôn được đề cao, phong tục thời xa xưa đàn bà dù không ăn trầu nhưng phải nhộm răng đen "bỏ công trang điểm má hồng răng đen". Dù giàu hay nghèo tại thôn quê đều có trồng trầu cau. Qua ca dao hay các hội hè đình đám, xướng họa nhiều đề tài về trầu cau, được các nhạc sĩ phổ thành những ca khúc bất hủ. Ca dao phản ảnh tình cảm, gia đình và xã hội. Hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, thi ca phát xuất tận đáy lòng đơn sơ, bóng bẩy, ấm áp như ánh nắng ban mai, mát mẽ như ngọn gió chiều dịu dàng như ánh trăng non.

Trầu cau không phải thứ đắt tiền, dùng nó làm lễ vật hôn nhân như là giao ước giữa hai họ. Trong vườn miền quê thường trồng cau ngay hàng thẳng lối, thân cây cau có dây trầu leo quanh. Từ Sài Gòn theo quốc lộ 1 về phía Tây Bắc khoảng 10km, qua cầu Tham Lương, rẽ trái một đoạn vào tỉnh lộ 14 là đến địa danh 18 thôn Vườn Trầu (còn gọi là Thập Bát Lưu Viên) Hóc Môn - Bà Điểm.

Em về, anh gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy


Lịch sử ghi lại vua Lê Đại Hành ngồi trên mình ngựa mời sứ giả nhà Tống cùng ăn trầu, đó cũng là nghi lễ ngoại giao.Trầu cau giúp cho nhiều người nên vợ chồng. Ngày xưa quan niệm hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Cha mẹ hai bên quyết định rồi con cái không thể cãi lại. Chàng yêu nàng tha thiết “tình trong như đã mặt ngoài còn e". Cha mẹ nàng nhận lễ vật trầu cau qua lễ hứa hôn của người khác. Chàng trách nàng sao vội lấy chồng, để chàng chờ đợi biết mặn nồng cùng ai? Nhưng nàng nhẹ nhàng giải thích:

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thưở nào ra


Tục lệ trao trầu cau là một trong những nghi lễ không thể bỏ qua trong việc biểu lộ tình yêu của thanh niên nam nữ. Đó cũng là một trong những lệ làng được quy định trước khi đôi trai gái tiến đến hôn nhân. Trầu cau làm sính lễ, người con gái băn khoăn muốn từ chối ngay từ lúc đầu trong lễ cầu hôn:

Ai bưng cau trầu đến đó
Xin chịu khó mang về ,
Em đang theo chân thầy gót mẹ
ÿể cho trọn bề hiếu trung


Miếng trầu là đầu câu chuyện, gặp nhau thường mời trầu, để dễ dàng gợi chuyện thăm hỏi:

Tiện đây mời ăn miếng trầu
Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là?
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm


Nhưng người con gái khi đã yêu đôi lúc giấu cha giấu mẹ, têm trầu đưa cho bạn trai ngầm nói với bạn trai khi vào nhà, biết cách cư xử:

Miếng trầu có bốn chữ tòng
Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà
Nào là chào mẹ chào cha
Cậu cô chú bác... mời ra xơi trầu

Vườn quê thơm mùi hoa của những buồng hoa cau đang nở rộ dưới nắng ấm đôi trai tài gái sắc qua một lần gặp gỡ, để rồi nhớ rồi thương tình yêu chân thành thiết tha:

Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi Tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh sơi miếng trầu này
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù mồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương


Khi bước vào tuổi trưởng thành, con trai, con gái được tự do trong tình yêu đôi lứa. Họ biết nhau rồi quen nhau nhờ các buổi làm nương rẫy hay những lần gặp nhau trong dịp lễ hội của làng, và miếng trầu đã làm môi giới cho tình yêu của họ để rồi hứa hẹn mơ ước tương lai tươi sáng, hay để rồi tuyệt vọng ngẩn ngơ:

Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai sau trăm họ lớn lên
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà.


Tùy theo phong tục mỗi địa phương sính lễ thường khác nhau, tuy nhiên không thể thiếu được buồng cau, anh chàng kín đáo với nghệ thuật tán gái tinh tế hoặc với giọng bông lơn như chuyện nhờ khâu áo nhờ khâu hộ chỉ đường tà để khi nào lấy chồng sẽ trả công, người tình nguyện giúp từ lễ nghi cho đến việc ăn ở chiếu nằm, chăn đắp... chàng không nói rõ mà người con gái đó thừa hiểu chú rể là chàng rồi:

Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp đôi tằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau


Nếu chẳng may tình duyên không thành mà tình cảm còn nguyên vẹn, lời chàng cũng xót xa đưa:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay

Các bà mẹ thường răn dạy con gái lúc trưởng thành, phải có những đức tính: công - dung - ngôn - hạnh, không nên vội vàng lẳng lơ nhận trầu cau của người khác, luân lý gia đình được xem là một nền tảng vững chắc:

Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người


Có thể nàng từ chối miếng trầu, cũng có nghĩa từ chối sự tiếp xúc để tiến đến tình yêu với thái độ dè dặt, kín đáo nghi kỵ:

Sáng nay tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người


Trầu cau dù gói đẹp xanh tươi hấp dẫn, nhưng cần cẩn thận, khi ăn phải kín đáo mở ra xem có nhiều vôi hay bùa mê thuốc độc trong đó chăng?

Ăn trầu thì mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn
Miếng trầu ăn chẳng là bao
Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn


Người nghiện trầu đôi khi run tay dù đói no phải ăn một miếng trầu cau. Nhưng với tình yêu mời nhau ăn trầu có những băn khoăn thương nhớ đợi chờ? Có khi lời nói thì bình tĩnh nhưng không che giấu mối cảm tình nồng nhiệt đang như chìm xuống để thấu tâm can nàng. Miếng trầu như là một phương tiện mở đầu, là chất keo cố kết những tình cảm thiêng liêng, thầm kín mà cả đôi bên không thể nói bằng lời. Miếng trầu quả cau sẽ là "người mối" nói hộ tình yêu cho họ.

Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi Tầu


Giữa thêm cái cánh hai đầu quế cay (Dị bản: Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay)

Trầu này ăn thật là say
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Trầu bọc khăn trắng cau tươi
Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh
Ăn cho nó thỏa tấm lòng
Ăn nó thỏa sự mình sự ta
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Một thương hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.


Những giao tiếp giữa nam nữ thời phong kiến thường bị giới hạn, tình yêu trai gái tưởng như xa xôi rời rạc... nhưng tình yêu chân thành và nồng nhiệt tương tư:

Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ, quên cha
Làm cho quên cửa, quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới áo
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời


Con gái xa gia đình về nhà chồng làm dâu, ngày xưa thường va chạm sinh hoạt gia đình "mẹ chồng nàng dâu", hoặc bị ép buộc lấy nhau để rồi đêm nằm cạnh chồng thở than cuộc tình:

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng không?

Người đời thường nói “thương nhau bỏ chím làm mười", hay "thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo“, trái cau cũng được phân chia cho sự ghét thương:

Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Yêu nhau trầu vỏ cũng say
Ghét nhau cau đậu đầu khay chẳng màng

Các hội hè đình đám trai tài gái sắc dùng đề tài trầu cau hát đối nhau hồn nhiên trong sáng, lời hát đối đáp ngọt ngào trong lễ giáo gia đình không sàm sỡ, nhưng vượt qua ảnh hưởng lâu đời của nho giáo "Nam nữ thụ thụ bất thân".

Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào
Miếng trầu đã nặng là bao
Muốn cho đông liễu tây đào là hơn!
Miếng trầu kể hết nguồn cơn
Muốn cho đây đấy duyên nào hợp duyên


Hay là:

Trầu này trầu quế, trầu hầu
Trầu loan trầu phượng, trầu tôi lấy mình
Trầu này, trầu nghĩa, trầu mình lấy nhau
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha giấu mẹ đem ra cho chàng
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa không thuốc sao chàng không ăn
Hay là chê khó chê khăn
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.


Nữ sĩ Hồ Xuân Hương lận đận tình duyên, đời sống tình cảm kém may mắn, làm cho bà nghi ngờ màu xanh của lá trầu, màu trắng của vôi (lạt như ốc bạc như vôi).

Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quẹt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi


Tiếng hát ru con của mẹ hiền, đề cập đến trầu cau nhu cầu không thể thiếu trong những lần đi chợ:

Ru con con thét cho muồi
ÿể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam phổ mua trầu chợ Dinh

(Tùy theo mỗi điạ phương có thể thay đổi tên chợ )

Các cụ bà nhai trầu khó khăn, nên dùng cối đá nhỏ giã trầu, hay cái ống ngoáy bằng đồng, có chìa dài phần dưới có 3 cái răng nhỏ, bỏ trầu cau vào đó ngoáy nhỏ. Ăn trầu cũng có nghệ thuật, chọn lựa cau tươi vỏ mỏng ruột nhiều, trầu tươi kèm theo quế hay vỏ của loại cây chay, ăn kèm với cục thuốc lá nhỏ, vôi phải màu hồng... Trần Tú Xương thi hỏng mãi, bất mãn với đời nghe người ta chúc Tết sống lâu hưởng phước lộc cho đến đầu bạc răng long... làm thơ trào phúng:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen nầy ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu

Ngày xưa đàn ông hay đàn bà thường bới tóc, họ quan niệm “cái răng cái tóc là vóc con người", thời ấy hàm răng đen tuyền thì sang trọng quý phái. Nhưng vào thế kỷ thứ 19. Văn hóa Tây phương du nhập vào Việt Nam, đời sống văn minh thay đổi. Phong trào Duy Tân phát xuất từ Quảng Nam (1905 - 1908) khởi đầu cuộc cách mạng khai trí dân sinh đả phá các hủ tục, kêu gọi đàn ông hớt tóc ngắn, cắt móng tay dài lá răm, mặc âu phục… Mỹ phẩm nhập vào Việt Nam như son, phấn dầu thơm... giúp đàn bà trang đìểm cho nét đẹp, sống ở thành phố phần nhiều bỏ hẳn tục nhộm răng đen ăn trầu... Bởi vậy khuynh hướng thay đổi qua thi ca:

Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

ÿời sống thay đổi đàn ông ít mặc áo dài khăn đóng, hay khăn nhiễu bịt đầu được thay thế bộ Âu phục gọn gàng, khăn điều vắt vai đôi guốc gỗ từ từ biến mất thay vào đó đôi giày da, thêm chiếc cà-vạt xinh đẹp. Hàm răng của các nàng trắng đẹp như hạt bắp, môi son đỏ tươi nở nụ cười đẹp như hoa. Làm cho các chàng say đắm nên hỏi nàng rằng:

Người về có nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng người cười

Ca dao được ca tụng qua dân gian, hiện hữu trong đời sống của người dân Việt. Chúng ta rời quê hương, khó tìm được lại kỷ niệm như những ngày sống tại quê nhà trong những buổi trưa hè, đêm trăng thanh gió mát mùi hương cau từ những buồng non mới nứt thơm ngát, nghe tiếng hát ru con của mẹ hiền với những câu ca dao quen thuộc len lỏi vào hồn.

Nguyễn Quý Đại, Munich, Germany, 05.05.2005

Nguồn :http://www.daovien.net/t3220-topic
Back to top
« Last Edit: 24. Feb 2012 , 20:06 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #31 - 16. Mar 2012 , 23:50
 
Chị Tuyết Lan thân mến ,

Em rất cám ơn chị đã chịu khó sưu tầm những bài ca dao về trầu cau cho cả nhà xem, kể cả  Chinh Phụ Ngâm Khúc ,rất tuyệt !!!  pinkrose pinkrose pinkrose

Em xin đưa thêm vô trang này những bài ca dao về Con Cò trích từ quyển Tuyển Tập Văn Chương Nhi Đồng , xin mời chị và cả nhà cùng đọc

Tí PTr

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #32 - 16. Mar 2012 , 23:51
 
...




CON CÒ TRONG CA DAO

84. CÁI CÒ ĐI ĐÓN CƠN MƯA
Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mờ mịt ai đưa cò về.
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn, cò về làm chi.
Cò về thăm bá, thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.

85. CÁI CÒ CHẾT TỐI HÔM QUA
Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.
Một đồng mua trống, mua kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau rong,
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

86. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ VÀNG
Cái cò là cái cò vàng,
Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai?
Con ở với bà, bà không có vú,
Con ở với chú, chú là đàn ông.

87. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ CON
Cái cò là cái cò con,
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ. *
Cái cò bay lửng bay lơ,
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng.
Đem về nàng nấu, nàng rang,
Nàng ăn có giẻo, thời nàng lấy anh.

(*) Làm thơ : đây có nghĩa là làm nũng như thói quen của các em còn non nhỏ.

88. CÁI CÒ TRẮNG BẠCH NHƯ VÔI
Cái cò trắng bạch như vôi,
Cô kia lấy lẽ chú tôi thì về.
Chú tôi chẳng mắng, chẳng chê,
Thím tôi móc mắt, mổ mề xem gan.

89. CÁI CỐC MÀY LẶN AO CHÀ
Cái cốc mày lặn ao chà*,
Bay lên rủ cánh làm nhà chị nương.
Yếm thắm mà nhuộm hoa nương,
Cái răng hạt đỗ làm tương anh đồ.
Yếm thắm mà vã nước hồ,
Vã đi vã lại anh đồ yêu đương.

(*) Chà : những cành tre hay cành cây thả xuống chuôm ao để cho cá ở hay để rào đường lối : Thả chà xuống ao; cắm chà ở ngoài bờ lũy.

90. NƯỚC NON LẬN ĐẬN MỘT MÌNH
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ai kia cạn cho gầy cò con.

91. CÁI CÒ LẶN LỘI BỜ SÔNG
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy *, nước non Cao Bằng.
Chân đi đá lại dùng dằng,
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con.

(*) Trẩy : Cất mình đi xa : quân trẩy, trẩy hội, trẩy thủy.

92. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ KỲ
Cái cò là cái cò kỳ,
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà.
Hàng bánh, hàng bún bày ra,
Củ từ, khoai nước cùng là cháo kê.
Ăn rồi cắp đít ra về,
Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào.
Chả này bà bán làm sao ?
Ba đồng một gắp lẽ nào chẳng mua.
Nói dối là mua cho chồng,
Đem đến quãng đồng, ngả nón ra ăn.
Thoạt là đau bụng lăm răm,
Về nhà đau quẳn đau quăn dạ dày.
Đem tiền đi bói ông thầy,
Bói ra quẻ này, những chả cùng nem.
Cô nàng nói dối đã quen,
Nào tôi ăn chả ăn nem bao giờ.

93. CON CÒ CON VẠC CON NÔNG
Con cò con vạc con nông,
Ba con cũng béo vặt lông con nào ?
Vặt lông con vạc cho tao,
Hành răm nước mắm bỏ vào mà thuôn.

94. CON CÒ MÀ ĐI ĂN ĐÊM
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng.
Có sáo thì sáo nước trong,
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.

95. CON CÒ LÀ CON CÒ QUĂM
Con cò là con cò quăm,
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm.

96. CÁI CÒ CÁI VẠC CÁI NÔNG
Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
Không, không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đôi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

97. CÁI CÒ LẶN LỘI BỜ AO
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào, lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu, hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì những muốn trời mưa,
Đêm thì những muốn đêm thừa trống canh.

98. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ CON
Cái cò là cái cò con,
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Mẹ đi một quãng đường xa,
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn.
Ông kia có cái thuyền nan,
Chở vào ao rậm xem lươn bắt cò.
Ông kia chống gậy lò dò,
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

99. CÁI CÒ CHẾT RŨ TRÊN CÂY
Cái cò chết rũ trên cây,
Cò con mở sách xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra chia phần.


CA DAO NHI ĐỒNG

DOÃN QUỐC SỸ
Sưu tập

Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2012 , 16:47 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #33 - 17. Mar 2012 , 16:56
 
Sư Tich Trau Cau



Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #34 - 18. Mar 2012 , 06:57
 
Phuong_Tran wrote on 16. Mar 2012 , 23:51:
...




CON CÒ TRONG CA DAO

84. CÁI CÒ ĐI ĐÓN CƠN MƯA
Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mờ mịt ai đưa cò về.
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn, cò về làm chi.
Cò về thăm bá, thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.

85. CÁI CÒ CHẾT TỐI HÔM QUA
Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.
Một đồng mua trống, mua kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau rong,
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

86. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ VÀNG
Cái cò là cái cò vàng,
Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai?
Con ở với bà, bà không có vú,
Con ở với chú, chú là đàn ông.

87. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ CON
Cái cò là cái cò con,
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ. *
Cái cò bay lửng bay lơ,
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng.
Đem về nàng nấu, nàng rang,
Nàng ăn có giẻo, thời nàng lấy anh.

(*) Làm thơ : đây có nghĩa là làm nũng như thói quen của các em còn non nhỏ.

88. CÁI CÒ TRẮNG BẠCH NHƯ VÔI
Cái cò trắng bạch như vôi,
Cô kia lấy lẽ chú tôi thì về.
Chú tôi chẳng mắng, chẳng chê,
Thím tôi móc mắt, mổ mề xem gan.

89. CÁI CỐC MÀY LẶN AO CHÀ
Cái cốc mày lặn ao chà*,
Bay lên rủ cánh làm nhà chị nương.
Yếm thắm mà nhuộm hoa nương,
Cái răng hạt đỗ làm tương anh đồ.
Yếm thắm mà vã nước hồ,
Vã đi vã lại anh đồ yêu đương.

(*) Chà : những cành tre hay cành cây thả xuống chuôm ao để cho cá ở hay để rào đường lối : Thả chà xuống ao; cắm chà ở ngoài bờ lũy.

90. NƯỚC NON LẬN ĐẬN MỘT MÌNH
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ai kia cạn cho gầy cò con.

91. CÁI CÒ LẶN LỘI BỜ SÔNG
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy *, nước non Cao Bằng.
Chân đi đá lại dùng dằng,
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con.

(*) Trẩy : Cất mình đi xa : quân trẩy, trẩy hội, trẩy thủy.

92. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ KỲ
Cái cò là cái cò kỳ,
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà.
Hàng bánh, hàng bún bày ra,
Củ từ, khoai nước cùng là cháo kê.
Ăn rồi cắp đít ra về,
Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào.
Chả này bà bán làm sao ?
Ba đồng một gắp lẽ nào chẳng mua.
Nói dối là mua cho chồng,
Đem đến quãng đồng, ngả nón ra ăn.
Thoạt là đau bụng lăm răm,
Về nhà đau quẳn đau quăn dạ dày.
Đem tiền đi bói ông thầy,
Bói ra quẻ này, những chả cùng nem.
Cô nàng nói dối đã quen,
Nào tôi ăn chả ăn nem bao giờ.

93. CON CÒ CON VẠC CON NÔNG
Con cò con vạc con nông,
Ba con cũng béo vặt lông con nào ?
Vặt lông con vạc cho tao,
Hành răm nước mắm bỏ vào mà thuôn.

94. CON CÒ MÀ ĐI ĂN ĐÊM
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng.
Có sáo thì sáo nước trong,
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.

95. CON CÒ LÀ CON CÒ QUĂM
Con cò là con cò quăm,
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm.

96. CÁI CÒ CÁI VẠC CÁI NÔNG
Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
Không, không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đôi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

97. CÁI CÒ LẶN LỘI BỜ AO
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào, lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu, hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì những muốn trời mưa,
Đêm thì những muốn đêm thừa trống canh.

98. CÁI CÒ LÀ CÁI CÒ CON
Cái cò là cái cò con,
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Mẹ đi một quãng đường xa,
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn.
Ông kia có cái thuyền nan,
Chở vào ao rậm xem lươn bắt cò.
Ông kia chống gậy lò dò,
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

99. CÁI CÒ CHẾT RŨ TRÊN CÂY
Cái cò chết rũ trên cây,
Cò con mở sách xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra chia phần.


CA DAO NHI ĐỒNG

DOÃN QUỐC SỸ
Sưu tập




Hay quá, các em thiệt giỏi, thoắt một cái là tìm thấy cả ...họ nhà cò.  Cô phải in cái bài này ra cho lớn Quyên đọc vào tối Grandma Day mí được . Rất tiếc cô chỉ có mỗi một đứa cháu mà bây giờ lớn mất rồi , huhuhu ..

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #35 - 18. Mar 2012 , 07:20
 
Cô Thu đừng lo , tuy có 1 cháu cưng là Quyên , bn Thu còn bao nhiêu " cháu nuôi " nửa cơ.... , như cháu của anh chị Lan Đàm , AC Thu Ca , cháu cô Mai....và 2 nhóc Alex và Brandon đấy ạ.
Cám ơn bạn hiền TL , Tí cưng...đã cho cả nhà những câu ca dao , chuyện cổ tích...thật trân quý nhé.

  EM TVMS
Back to top
 

:: Have a great day::
:: Have a great day::
:: Have a great day::
:: Have a great day::
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: Trầu Cau Qua Ca Dao Viêt Nam
Reply #36 - 28. Dec 2012 , 22:52
 
Ghi chú: Những dòng sau đây là của hoangkybactien nhân đọc bài "Hình ảnh con tằm trong thơ lục bát":

Tác giả bài này biết đi sưu tầm những câu ca dao, câu thơ trong văn chương cổ để viết bài, mà dường như là không biết rằng mình đang dùng ngôn ngữ của Việt cộng để viết.  Cao Bá Quát, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, cho tới Khái Hưng Thạch Lam,..., đâu có vị nào dùng "lao động", "phát hiện", "kinh tế canh nông của ngành nông nghiệp!" đâu!? May mà chưa có "bức xúc", "hoành tráng", "vô cảm", "ấn tượng" trong này.

Mong rằng tác giả tìm lại sách vở của VNCH mà học lại lề lối tiếng Việt của cha ông truyền lại.  Còn ngôn ngữ của Việt cộng thì hãy để họ xài. Cứ nhắm mắt mà xài chỉ tổ làm mình thêm vô duyên mà thôi!

Cụ Hàn Phi Tử nói biết mà không nói thì không tốt. Cho nên cực chẵng đã mới phải nói!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra