Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Phong tục tập quán ngày Xuân  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4
Send Topic In ra
Phong tục tập quán ngày Xuân (Read 10135 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11589
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Phong tục tập quán ngày Xuân
20. Jan 2009 , 04:16
 

Những món ăn may mắn ngày xuân


Những niềm tin về thực phẩm may mắn ngày xuân thực ra không còn mang ý nghĩa duy tâm nữa. Nó là truyền thống mà người Việt vẫn theo: Đầu năm trong nhà phải có dưa hấu đỏ, có mâm quả " cầu ,dừa, đủ, xoài, sung"... thì năm mới thực sự may mắn

Chưa cần đến lúc mai đào rộn ràng khoe sắc, cứ bắt đầu từ rằm tháng Chạp, người ta đã thấy lòng mình nôn nao chờ đợi Tết. Tết của người Việt trang trọng lắm, bởi đó là khoảng thời gian người ta dành trọn cho gia đình, bạn bè, là dịp để người ta nhớ về cội nguồn, nhớ đến ông bà tổ tiên. Ngày Tết - ít nhất là mùng một Tết - mà không có mặt ở nhà, không những người đi xa buồn lòng mà người ở nhà cũng trông mong muộn phiền ghê gớm, bởi đó phải là ngày đoàn tụ cả gia đình.

Trong những ngày Tết, người duy lý nhất cũng phải chú ý đến những điều kiêng kỵ và khái niệm về sự may mắn. Người ta chú ý đến hướng xuất hành, đến người “xông đất” đầu năm. Đó là bởi quan niệm hướng khởi hành đầu năm hợp thì cả năm đó sẽ được may mắn, làm ăn tấn tới. Còn người viếng thăm nhà đầu năm nếu xởi lởi, nhanh nhẹn thì cả năm mọi việc xảy đến với gia chủ sẽ suôn sẻ thuận lợi. Đặc biệt, với các món ăn, niềm tin và thói quen mưu cầu sự may mắn càng rõ rệt.


Sắc màu may mắn


Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa tự ngàn xưa nên người Việt cũng xem màu đỏ là màu đem lại may mắn, đặc biệt là trong những ngày Tết. Ngay từ khung cảnh không gian Tết, ta đã có thể thấy những câu đối đỏ được chưng trang trọng trên tường, những phong bao lì xì đỏ rực mà trẻ nhỏ cầm tay trong những ngày Tết. Ngay cả sắc hồng thắm của đào cũng tượng trưng cho điều may mắn mà mọi người vẫn mong ước sẽ gặp trong năm.

Ngày Tết, dù nghèo khó mấy, nhà nào cũng phải có quả dưa hấu để chưng trên bàn thờ. Và người ta tin rằng một quả dưa hấu với lớp ruột đỏ au rực rỡ sẽ là điềm may mắn phát tài cho gia đình suốt cả năm. Thế nên người ta vẫn kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn dưa. Trái dưa to tròn, chắc tay, vỗ vào nghe tiếng trầm đục. Như thế dưa mới có nhiều khả năng ruột đỏ và chắc. Lại còn phải canh thời gian để cắt dưa cho đúng lúc. Nếu cắt quá trễ, dưa để lâu bị ủng thì xem như xui xẻo cả năm. Nếu cắt đúng lúc, dưa đỏ và ngọt, nhiều nước và nhiều cát sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, bởi nước tượng trưng cho tiền bạc, và “cát” đồng nghĩa với sự may mắn.

Xôi gấc màu đỏ cam hay lọ dưa hành màu hồng ngọc cũng được ưa chuộng trong dịp Tết. Lại còn lạp xưởng căng tròn đỏ au. Ngay cả hạt dưa hấu vốn màu đen cũng được nhuộm đỏ. Bởi người ta cho rằng màu đen là điềm xui xẻo, nên hạt dưa được nhuộm màu để tránh màu đen trong dịp lễ Tết.
Một cây quất trĩu quả vàng rực cũng được xem là điềm may cho chủ nhà. Vì màu vàng được quan niệm là màu của vàng son, vua chúa. Cây quất tròn trịa, sum suê cũng tượng trưng cho sự dồi dào sung túc, và những lá non mơn mởn của cây là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở. Thế nên rất nhiều gia đình từ trong Nam đến ngoài Bắc đều chưng quất trong nhà những ngày đầu năm.


Tên gọi và điềm may


Cũng như những hạt “cát” trong quả dưa hấu, vốn đồng nghĩa với từ “cát” là những điều tốt lành trong tiếng Hán, có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong những ngày Tết chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước của mọi người trong năm mới. Như món “khổ qua” nhồi thịt thường dùng trong ngày Tết. Ngoài lý do đó là món hầm có thể để lâu hoặc hâm đi hâm lại, lý do chính để người ta vẫn có món ăn đó trong nhà là vì người ta mong ước trong năm mới, mọi nỗi “khổ” họ đã gặp trong năm cũ sẽ “qua” đi. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh khi đánh đồng một từ Hán Việt với từ thuần Việt. Nhưng không ai thắc mắc tính hợp lý của câu chữ ở đây, mọi người chỉ theo niềm tin đó như một thói quen không cần lý giải.

Mâm ngũ quả ngày xuân cũng dựa trên một câu như lời mong ước, khấn khứa: “Cầu vừa đủ xài sung túc”. Với mâm ngũ quả thì chất lượng món ăn không còn là điều tiên quyết. Người ta chỉ cần chưng những quả mãng cầu xiêm còn xanh non cùng với quả dừa lửa, một quả xoài, một quả đu đủ và một chùm sung, thế là đủ. Trái cây có thể xanh, có thể không ăn được, nhưng quan trọng là ý nghĩa của mâm quả. Cách gọi trại đi của từng loại trái cây lại ghép lại thành lời cầu khấn cho một năm mới sung túc, không cần dư dả, chỉ vừa đủ xài thôi. Một mong ước thật khiêm tốn mà mọi người đều mong mình sẽ đạt được.

Cũng vì thế mà những món ăn chưng trên bàn thờ hoặc trong nhà những ngày này người ta có phần chọn lựa hơn. Ở miền Nam, cam hay lê sẽ không được ưa chuộng, vì nó gợi nhớ đến sự cam chịu và lê la khổ nhọc. Không chỉ Việt Nam ta mới tin tưởng vào những món ăn mang lại sự may mắn. Rất nhiều nước trên thế giới cũng tin rằng có những món ăn, những thực phẩm giúp con người gặp may mắn. Đa số đều mang những ý nghĩa tượng trưng khác nhau, như người Hungary cho rằng thịt thỏ và súp cá sẽ mang lại sức khỏe và giúp trôi đi mọi muộn phiền của năm cũ. Người Hàn Quốc lại ăn kim chi với niềm tin rằng món ăn truyền thống này sẽ mang lại nhiều điềm lành và niềm vui…

Còn người Việt ta, ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết mọi gia đình còn không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét. Đó là món ăn truyền thống có từ ngàn xưa, gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày. Bánh chưng mang đầy đủ tinh túy của đất trời với hạt nếp no tròn, nhân đậu xanh vàng ươm và thịt mỡ béo ngậy. Bánh là lời mong ước một năm mới dồi dào no đủ, sung túc và thịnh vượng. Hình vuông của bánh còn tượng trưng cho đất, được gói bằng lá xanh với nhân trong ruột, như hình ảnh cha mẹ chở che đùm bọc con cái. Đó cũng là cách để người ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và tỏ lòng tôn kính người trên mỗi độ xuân về.


Sưu tầm
Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2009 , 04:16 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thanhan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 459
Kiêng cử đầu năm
Reply #1 - 21. Jan 2009 , 07:18
 
Theo bài thơ dưới đây (dựa theo tình hình kinh tế đã và đang xuống dốc mà không có thắng ), năm nay cúng kiếng ta cũng cần kiêng cử nhiều thứ lắm đấy các chị ạ.


Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên
Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.

hahaha! chí lý chí lý!

Vậy thì bàn cúng sẽ trống không
chỉ cần bình lọ với bó bông
dưa thì cũng sợ dây dưa mãi
bánh tét sẽ bị rách cả năm
xin xâm lại càng nên kiêng cữ
vì ngại năm mới sẽ bị xiêng
sầu riêng càng nên không dám rớ
măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra
ngoài ra cần cử trái thanh long
bởi vì vận số sẽ long đong
trái tắc lại càng nên kiêng đấy
bế tắc mọi điều xui cả năm
bánh ít không được ăn ngày Tết
cử gì đây nữa hỡi người ơi!!!

Xuân đến Xuân đi , ba ngày Tết
đỡ lo bánh trái, mừng ra phết
thôi thì ta chưng hoa với quả
Cầu cho Đủ Xài khỏi lo xa!
Back to top
« Last Edit: 21. Jan 2009 , 07:19 by thanhan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11589
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #2 - 30. Jan 2009 , 04:10
 
Ngày Tết có những phong tục gì?




Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết  đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề",   "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người  thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết  thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.

Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.

Source:www.xomcu.de
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #3 - 30. Jan 2009 , 10:50
 
Hôm nay mồng 5, vẫn còn tết vơi những bài về Tết của Đậu Đỏ cùng thơ Xuân..và vẫn còn phải kiêng nhiều thứ của Thanhan. Chợt nhớ đến một vế của câu đối năm xưa có vẻ hợp với thời buổi kinh tế này, mà tôi chỉ nhớ có một vế đầu, không nhớ đã có ai đối được chưa?  Nó như thế này:

Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết

Xin mời quí cụ. quí ông bà anh chi em thử đối xem.....
Back to top
« Last Edit: 30. Jan 2009 , 10:52 by thule »  
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #4 - 01. Feb 2009 , 06:48
 
thule wrote on 30. Jan 2009 , 10:50:
Hôm nay mồng 5, vẫn còn tết vơi những bài về Tết của Đậu Đỏ cùng thơ Xuân..và vẫn còn phải kiêng nhiều thứ của Thanhan. Chợt nhớ đến một vế của câu đối năm xưa có vẻ hợp với thời buổi kinh tế này, mà tôi chỉ nhớ có một vế đầu, không nhớ đã có ai đối được chưa?  Nó như thế này:

Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết

Xin mời quí cụ. quí ông bà anh chi em thử đối xem.....


Cô Thu thương kính!

  Hôm nay mùng 7 tết là ngày hạ nêu...Tết hết...nhưng mà "tháng giêng là tháng ăn chơi " Cô nhỉ? GH đọc câu đối Cô đưa ra hơi trể nhưng cũng thử đối lại xem học trò Cô "đối" được không Cô nhé!

Tết tiếc túng tiền tiền tiêu Tết
Xuân sang sung sướng sức sống Xuân


GH
01/09
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #5 - 01. Feb 2009 , 19:41
 
Em Giáng Hạ ơi,

Em giỏi lăm đấy, đả đối được và cũng dùng được những âm /s/ rồi, chứ cô cũng nghĩ mãi chẳng ra và cũng ế hàng, chẳng thấy ai vào đây tiếp cả.  Nhưng bây giờ thì cô nhớ ra vế đối của câu này rồi.  Câu này được chọn đây:

[i]Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết
Xuân sang sắm sửa, sẵn xu sài.[/i]


Cái ý nghe cũng có vẻ đối nhau lắm đấy chứ nhỉ.  Cũng có người thay đổi một chút:

Xuân sang, xổ số, sẵn xu sài

Em thấy câu nào chỉnh hơn?
Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #6 - 01. Feb 2009 , 21:14
 
thule wrote on 01. Feb 2009 , 19:41:
Em Giáng Hạ ơi,

Em giỏi lăm đấy, đả đối được và cũng dùng được những âm /s/ rồi, chứ cô cũng nghĩ mãi chẳng ra và cũng ế hàng, chẳng thấy ai vào đây tiếp cả.  Nhưng bây giờ thì cô nhớ ra vế đối của câu này rồi.  Câu này được chọn đây:

[i]Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết
Xuân sang sắm sửa, sẵn xu sài.[/i]


Cái ý nghe cũng có vẻ đối nhau lắm đấy chứ nhỉ.  Cũng có người thay đổi một chút:

Xuân sang, xổ số, sẵn xu sài

Em thấy câu nào chỉnh hơn?



Thưa Cô !

Theo GH  cả ba câu không câu nào chỉnh cả  Smiley vì theo luật đối thì danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...và trắc đối với bằng hoặc ngược lại ...GH thử phân tích từng câu Cô nhé:

Tết (danh từ) (vần trắc) tiếc (động từ) (vần trắc)tiền (dt)
Xuân (danh từ) (vần bằng) sắm (động từ) nhưng không chỉnh vì cũng là vần trắc, phải vần bằng, sửa (chữ đệm của chữ sắm)- không phải danh từ để đối với chữ tiền ..

Tương tự câu đối kế cũng không chỉnh vì chữ "xổ" và chữ "túng" cùng là động từ thì đối được nhưng cả hai đều là vần trắc cho nên cũng không chỉnh Cô ạ!

GH thử xem lại câu của GH đối thì thấy chỉnh về luật bằng trắc nhưng cũng không chỉnh ở từ vì GH đã dùng từ đôi sung -sướng để đối với động từ "túng" & danh từ "tiền" thì cũng không chỉnh  Smiley

Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết

Xuân sang sung sướng sức sống xuân ...GH xin đổi lại
 
Xuân  sang  xa     xứ    sáng  sợ     xuân  

Tết     tiếc   túng  tiền   tiền   tiêu   tết


Câu này tương đối chỉnh nhưng chữ "xa" là trạng từ còn chữ "túng" là động từ nên cũng không chỉnh ...nhưng theo GH thĩ tương đối ít sai hơn các câu kia...Cô đồng ý với GH không?  GH tự biên tự diễn hy vọng có ai thử đối câu nào chỉnh hoàn toàn không sai chỗ nào thì Thầy trò ta trao giải thưởng 10.000 đồng tiền...xưa Cô nhỉ  Cheesy

Thương chúc Cô ngủ ngon ! GH đi "kéo gỗ" đây!

GH

01/09

Back to top
« Last Edit: 01. Feb 2009 , 21:18 by GiangHa »  

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #7 - 02. Feb 2009 , 07:53
 
Em ơi,

Ngay từ đầu cô thấy là khó có thể đối được vì vế đầu nghe có vẻ nôm na quá nên chắc vì vây ngày trước người ta phải bằng lòng với cái ý đại khái thôi ( túng tiền tiêu  - sẵn xu sài..v/v )...

Còn cái chữ "tiếc" của câu đầu thì cô nghĩ không phải là động từ  (nếu là động từ thì nghĩa là gì?).  Cô thì hiều là câu nói nôm "tết với tiếc gì, túng chết đi ấy mà, lấy gì mà tiêu..", em nghĩ sao?  Cô cũng phải chạy đây....
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #8 - 02. Feb 2009 , 08:12
 
GiangHa wrote on 01. Feb 2009 , 21:14:
Thưa Cô !

Theo GH  cả ba câu không câu nào chỉnh cả  Smiley vì theo luật đối thì danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...và trắc đối với bằng hoặc ngược lại ...GH thử phân tích từng câu Cô nhé:

Tết (danh từ) (vần trắc) tiếc (động từ) (vần trắc)tiền (dt)
Xuân (danh từ) (vần bằng) sắm (động từ) nhưng không chỉnh vì cũng là vần trắc, phải vần bằng, sửa (chữ đệm của chữ sắm)- không phải danh từ để đối với chữ tiền ..

Tương tự câu đối kế cũng không chỉnh vì chữ "xổ" và chữ "túng" cùng là động từ thì đối được nhưng cả hai đều là vần trắc cho nên cũng không chỉnh Cô ạ!

GH thử xem lại câu của GH đối thì thấy chỉnh về luật bằng trắc nhưng cũng không chỉnh ở từ vì GH đã dùng từ đôi sung -sướng để đối với động từ "túng" & danh từ "tiền" thì cũng không chỉnh  Smiley

Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết

Xuân sang sung sướng sức sống xuân ...GH xin đổi lại
 
Xuân  sang  xa     xứ    sáng  sợ     xuân  

Tết     tiếc   túng  tiền   tiền   tiêu   tết


Câu này tương đối chỉnh nhưng chữ "xa" là trạng từ còn chữ "túng" là động từ nên cũng không chỉnh ...nhưng theo GH thĩ tương đối ít sai hơn các câu kia...Cô đồng ý với GH không?  GH tự biên tự diễn hy vọng có ai thử đối câu nào chỉnh hoàn toàn không sai chỗ nào thì Thầy trò ta trao giải thưởng 10.000 đồng tiền...xưa Cô nhỉ  Cheesy

Thương chúc Cô ngủ ngon ! GH đi "kéo gỗ" đây!

GH

01/09



Kính cô Thule chị GH ! hôm nay Kahat mới thấy mục này , chắc vẫn còn Xuân ( Tết ) , nhờ chị GH phân tích rất cặn kẽ , nên Kahat cũng xin mạo muội thử đối một tí xem sao , nếu có gì sai xin Cô Thu cùng với chị GH chỉ bào cho :

Tết tiếc , túng tiền tiền tiêu Tết

Xuân xui, xâm xúi , xúi xa xuân  


Kính chúc cô Thu , Gia đình một mùa xuân như ý

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #9 - 02. Feb 2009 , 19:41
 
thule wrote on 02. Feb 2009 , 07:53:
Em ơi,

Ngay từ đầu cô thấy là khó có thể đối được vì vế đầu nghe có vẻ nôm na quá nên chắc vì vây ngày trước người ta phải bằng lòng với cái ý đại khái thôi ( túng tiền tiêu  - sẵn xu sài..v/v )...

Còn cái chữ "tiếc" của câu đầu thì cô nghĩ không phải là động từ  (nếu là động từ thì nghĩa là gì?).  Cô thì hiều là câu nói nôm "tết với tiếc gì, túng chết đi ấy mà, lấy gì mà tiêu..", em nghĩ sao?  Cô cũng phải chạy đây....


Cô Thu kính!

Nếu là chữ trại của Tết thì GH nghĩ là "tiết" , còn "tiếc" là động từ có thể như câu "Tham công tiếc việc"... hoặc là "hối tiếc" như câu "Tiếc thay một đoá Trà Mi..." GH nghĩ có thể là "tiết" không phải "tiếc"...và nếu như vậy càng khó Cô ơi! Vì đến hai chữ Tết liền nhau, mà Xuân thì đâu có chữ trại nào đâu ạ!...Câu đối nếu chỉnh thi`phải hội đủ ba yếu tố
1/   Đối ý
2/   Đối từ : Danh Từ Đối Danh Từ...
3/   Đối vần :Vần Bằng đối  vần Trắc & ngược lại...

 GH đầu hàng Cô Thu ơi!  Các câu nếu chỉ đối ý thì chỉ đạt 1/3 vì không đối vần & từ...nên không thể gọi là chỉnh... Câu Đối thường rất khó chỉnh Cô ạ...GH cũng "chạy" luôn!

Thương Kính!
GH


Back to top
« Last Edit: 03. Feb 2009 , 03:41 by GiangHa »  

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #10 - 03. Feb 2009 , 13:25
 
GH ơi,

Cô nhớ nhà báo đầu hàng lâu rồi nên bằng lòng chọn vế đối "...sẵn xu sài ".  Còn chữ "tiê'c" thì cô nghĩ không dính dáng gì đến "hối tiếc" đâu mà chỉ là câu nói thường với vần iếc , thí dụ như mẹ mắng "mày mà học hiếc gì, chỉ có đi lễ đi..liếc thì giỏi."...hả? !!!
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #11 - 03. Feb 2009 , 13:33
 
Lethikinhhoang wrote on 02. Feb 2009 , 08:12:
Kính cô Thule chị GH ! hôm nay Kahat mới thấy mục này , chắc vẫn còn Xuân ( Tết ) , nhờ chị GH phân tích rất cặn kẽ , nên Kahat cũng xin mạo muội thử đối một tí xem sao , nếu có gì sai xin Cô Thu cùng với chị GH chỉ bào cho :

Tết tiếc , túng tiền tiền tiêu Tết

Xuân xui, xâm xúi , xúi xa xuân  


Kính chúc cô Thu , Gia đình một mùa xuân như ý

Kahat


Chào KH, có phải Kh là..cô thầy bói đấy không?  Thầy bói hay ngồi ở cồng chùa đền nên mới nghĩ được câu đối này hay đấy chứ?  Cô thích cái phần "xâm xui, xâm xui.' đó nhưng không hiểu phần dưới "xúi xa xuân " ;a91m, KH giảng thêm được chăng?  Hoặc mình đổi:

Xuân xui, xâm xúi, sót sa xuân    (mình túng tiền tiêu, xin xâm lại gặp quẻ xấu, nghĩ thật sót sa...hihi), KH nghĩ sao?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #12 - 03. Feb 2009 , 16:00
 
thule wrote on 03. Feb 2009 , 13:33:
Chào KH, có phải Kh là..cô thầy bói đấy không?  Thầy bói hay ngồi ở cồng chùa đền nên mới nghĩ được câu đối này hay đấy chứ?  Cô thích cái phần "xâm xui, xâm xui.' đó nhưng không hiểu phần dưới "xúi xa xuân " ;a91m, KH giảng thêm được chăng?  Hoặc mình đổi:

Xuân xui, xâm xúi, sót sa xuân    (mình túng tiền tiêu, xin xâm lại gặp quẻ xấu, nghĩ thật sót sa...hihi), KH nghĩ sao?


Cô Thule kính !

Hôm qua sau khi Kahat post câu đối đó lên rồi thấy chị GH diễn giảng thêm về cách đối thì Kahat nhận thấy cấu đối của Kahat sai rất nhiều ... Nhất là về hai chữ Sâm xúi....Vì Sâm là danh từ trong khi xúi là động từ ....lại đem đối với hai chữ túng tiền , túng là trạng từ ,tiền là danh từ ...
Nếu chấm điểm như chị GH thì phần đối của Kahat chưa chắc được 1/3 ... Vì có một vài chữ không đối luật bằng trắc nữa đó , nhưng nay cô hỏi thì Kahat cũng phải thưa
Vâng câu đối của Kahat cố gắng lấy được toàn chữ X để đối với vế xướng toàn chữ T bởi vậy có phần nào gượng ép
Ở đây xin mở ngoặc nói về chữ TIẾC , Kahat đồng ý với cô chữ đó là Tiếc chứ không phải là Tiết như chị GH giải thích , vì vần IẾC nhiều lắm ngay cả nếu chúng ta nói ... Năm nay tôi chả có xuân xiếc gì hết , nhưng ngược lại Kahat không đồng ý chữ TIẾC đó chỉ là chữ " đệm " như chị GH giải thích mà theo Kahat đó là Tán thán tự ... Một chữ ta thán mà chính ra câu đó phải viết :
Tết , tiếc ( quá ) túng tiền , tiền tiêu Tết
Bởi thế nên Kahat mới đối là :
Xuân , xui (ghê )xâm xuí ( dục ) xúi xa xuân  
Vì mùa xuân không hạp với phần số của người đó trong năm nay , nên quẻ xâm bảo rằng phải đợi qua muà xuân mới khởi sự thì sẽ thành công ....
Đây Kahat giải thích câu đối của Kahat như thế không biết cô Thu có bằng lòng không  !
Chữ sót sa xuân của cô Thu cũng rất hay nhưng nó không đúng với vế xướng vì vế xướng họ lập lại chữ Tết , và nhấn mạnh ở chữ Tiền tiêu nên trong vế đối Kahat cũng muốn dùng lại rạp khuôn , xúi xa xuân

Đúng ra trong những câu đối đó chưa có câu nào được gọi là chỉnh ... Tuy thế Cô Thu nói rằng cô Thu nhớ câu xướng mà quên câu đối bởi thế Kahat không dám lên tiếng vì trộm nghĩ câu đó đã là câu đối trong dân gian rồi ...

Bởi sao chúng ta không tìm ra những chữ cho hợp với vế xướng ?
Có lẽ một phần chúng ta chủ quan và bị ám ảnh bởi chữ Xuân và muốn làm cho có cùng âm " Sờ "nên nó mới hạn hẹp ....
Chữ quốc ngữ chúng ta thấy có những đoạn văn viết mua vui họ hay viết nhiều nhất là các chữ có cùng vần " Tê " sau đó một số có cùng vần "Cê" hoặc vần "Đê" như vậy chúng ta có thể đổi chữ xuân ở vần " Sờ " thành một chữ khác như chữ Đông cho nó thành vần Đê thì may ra có thể tìm ra chữ đối chỉnh , một ý kiến đóng góp thôi ... Vì chưa chịu đầu hàng sớm

Kính
Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #13 - 03. Feb 2009 , 19:21
 
KH ơi,

Trời đất, Đọc vế thứ 2 của KH, cô cứ nghĩ là 2 chữ "xui" và xúi" cùng một nghĩa  (xúi quẩy) nên hiểu là "Tết tiếc gì mà sui quá, chẳng có tiền. Mùa xuân xui, lai gặp quẻ xâm xấu thế này thì nghĩ sót sa cho mùa xuân của mình, hà hà.  Vậy mới cần em giải thích giải thích.

Đã bảo là cô hàng rồi không vụ vào đối từng chữ nữa mà chỉ mong đối cái ý thôi ,  KH kiếm được 2 chữ "xúi " để đối với 2 chữ "tiền" và tất cả đều là x ở vế đối là..chì lắm rồi, chứ cô thì hài lòng với cái âm "sờ" rồi, viết x hay s cũng được.  Kh và GH cứ nghĩ thử vế đối bằng chữ khác đi coi, cô xin chào thua.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #14 - 04. Feb 2009 , 15:39
 
Đem cây nêu qua đây cất để sang năm xài  Cool  chitchua


...
...

SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT

Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nghĩ ra là "ăn ngọn cho gốc". Người không chịu. Chúng dùng áp lực bắt phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý.

Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như lời Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: "Ăn ngọn cho gốc".

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng đành cứng họng không chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là "Ăn gốc cho ngọn". Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng tuyên bố "Ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ:

- Cho chúng nó muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao.

Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp mọi nơi mọi chỗ.

Năm ấy có một lần nữa, Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần quỷ lại bị một vố cay chua, uất ức hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nghĩ:

- Thà không được cái gì cả, còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình.

Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre có mắc một chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cà sa che bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì là đất của Người sở hữu ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu ít mà giá rất hời bèn nhận lời:

- Ồ! Bằng chiếc áo cà sa có là bao nhiêu.

Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay toả ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hoá phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Ðông.

Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó, ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm quân của Quỷ không tiến lên được.

Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Ðối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ : máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.

Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật, Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó, sợ hoảng hồn bỏ chạy.

Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi, nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.

Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được hai ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại hứa cho.

Vì thế, hàng năm cứ đến ngày tết Nguyên Ðán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Có câu ca dao:

Cành đa lá dứa treo kiêu (cao)
Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.
Quỷ vào thì Quỷ lại ra.
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm

Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp nơi cho Quỷ khỏi quấy. Ðàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.

Truyện cổ tích Việt Nam


Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4
Send Topic In ra