Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Anh Hùng Thời Đại  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 5
Send Topic In ra
Anh Hùng Thời Đại (Read 19406 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Anh Hùng Thời Đại
20. Jan 2009 , 21:25
 
VIỆT NAM CỘNG HÒA

NHẤT và NHẤT



Hoàng Hải Thuỷ


Chín, mười giờ một đêm cuối năm, trời Sài Gòn lạnh lạnh, tôi ngồi ôm eo ếch ông bạn trên chiếc xe Bridgestone chạy trên đường Trần Quốc Toản. Thành phố vắng tanh, tối đen. Đêm ấy, tôi không nhớ là một đêm năm 1981 hay năm 1982, năm 1983, không phải chỉ "xa lộ không đèn" như trong bộ phim xi-nê của Đạo Diễn Thi Sĩ Hoàng Anh Tuấn, mà cả thành phố Sài Gòn không có điện.

Trước đấy mấy năm, những năm 1972, 1973, người Sài Gòn nào chạy chiếc Bridgestone này bị coi như là rách, nhưng nay trong lòng Sài Gòn tả tơi, hoang tàn, ảm đạm, tối tăm, tuyệt vọng, người chạy xe Bridgestone hách hơn người ngồi xe Mercedes năm xưa. Ông bạn tôi, như mọi người Sài Gòn thất thủ, bị mất nhiều thứ nhưng ông giữ được cái xe này. Khi có tiền, ông đổ một lít xăng gốc cây vệ đường, đến chở tôi đi chơi một vòng. Đi lạng quạng cho đỡ buồn, đi mà không cần biết là đi đâu, đi cho đỡ nhớ những ngày đã qua, đi để quên những ngày đen tối hôm nay trong vài tiếng đồng hồ.

Không nhớ lúc đó xe đang chạy trên đường Trần Quốc Toản, vừa qua trước Viện Hóa Đạo, sắp đến Chợ Cá, chúng tôi đang nói với nhau chuyện gì, những ngày như lá, tháng như mây, qua 40 năm, tôi nhớ tối ấy ông bạn tôi nói:

- Thằng nào giỏi chửi nó ở ngay đây này. Sang Tây, sang Mỹ, thằng nào chửi nó mà không được.

"Nó" đây là thằng Cộng sản. Lời nói của ông bạn làm tôi vừa bùi ngùi vừa hổ thẹn, vừa đau lòng. Tôi nghĩ: " Ông nói đúng. Thằng nào giỏi thì chửi Cộng ngay ở đây, sang Tây, sang Mỹ ai chửi Cộng mà không được. Nhưng mà làm sao có thể chửi Cộng ở ngay Sài Gòn đầy cờ đỏ? Chưa chửi nó nó đã bắt rồi, nó đã cho đi tù mút chỉ cà tha. Ở đấy mà chửi nó!"

Lời nói của ông bạn tôi ám ảnh tôi mãi. Sau đó tôi nghĩ sống trong cùm kẹp cuả bọn Cộng sản mà chửi Cộng là không được cái gì cả, chửi hay chống, chửi nó là chống nó, người chửi, người chống chỉ khổ thân, chỉ làm khổ vợ con, đau nhất là còn bị bạn hữu, người thân chê là "ngu". Như trường hơp tù đày của Ký giả Văn Chi, tục danh là Chi Lùn. Anh có khổ người không được cao nên anh có xước hiệu là Chi Lùn.

Việc làm chính của Văn Chi là nhân viên Bộ Thông Tin, anh hay lui tới đưa tin cho các tòa báo nên anh được coi là ký giả. Năm 1966, hay 1967, có hai anh giáo viên người Pháp được Trung Tâm Văn Hóa Pháp ở Sài Gòn mướn sang Sài Gòn dạy Pháp Văn ở trường của Trung Tâm. Hai anh này mang cờ Mặt Trận Giải Phóng đến treo dưới tượng Chiến Sĩ Việt Nam ở Công Trường Lam Sơn, đường Tự Do, trước Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa. Văn Chi đang ở trong văn phòng của Sở Thông Tin Đô Thành trong tòa nhà bên cạnh công trường. Nghe bên ngoài lao xao, nhốn nháo, anh chạy ra xem. Thấy hai anh Mũi Lõ hỗn láo treo cờ bọn tay sai Bắc Cộng bị cảnh sát bắt đứng xớ rớ ở đó, Văn Chi nóng mắt xông đến đấm cho mỗi tên mấy quả. Một tên bị anh cho lỗ mũi ăn trầu, tức bị anh đấm trúng gĩữa mặt, sặc máu ra hai lỗ mũi lõ.

Một triệu quân, một triệu tay súng, máy bay, xe tăng, tầu chiến, Mỹ đứng sau lưng, mà đánh không lại nó, mà mạnh thằng nào thằng ấy chạy, năm, bẩy mạng uất ức, thấy bọn Cộng hèn, thấy chúng đểu, ngu, ác nên thù, nên khinh chúng nó, họp lại thành đảng, toan lật đổ cái gọi là Bàn Thờ Bác Hồ của chúng nó. Làm sao được! Chỉ chết rục xương trong tù thôi. Chừng ba tháng sau Ngày 30 Tháng Tư, Văn Chi bị bọn Sở Công An Thành Hồ đến nhà bắt đi. Nhà anh ở khu Ngã Ba Ông Tạ, đường Thánh Mẫu,ï gần Nhà Thờ Chí Hòa. Tháng Năm 1975 anh mở tiệm Phở ở ngay Ngã Ba Ông Tạ, phở Văn Chi khá ngon.

Văn Chi bị bắt, một hôm có anh quen tôi đến nhà tôi. Anh này có viết vài cái truyện ngắn nên cũng là văn nghệ sĩ. Anh hỏi thăm Văn Chi, hỏi bị bắt bao lâu rồi, làm gì mà bị bắt? Đang rầu thúi ruột lại bị gã vô duyên đến hỏi vớ vẩn, tôi nói:

- Nó làm gì tao đâu có biết. Nó đâu có kể việc nó làm với tao. Nghe nói nó in truyền đơn, đem rải trong sân Nhà Thờ Chí Hòa với ở chợ Ông Tạ.

Gã dzô dzang phang:

- Thằng Văn Chi là thằng ngu.

Cơn hờn giận của tôi nổ ra, tôi nói:

- Nó là thằng ngu còn mày là thằng hèn.

Nhiều người Việt biết Chống Cộng trong nước sau năm 1975 là không thể được, là từ chết đến chết, là tù đày, là đi tù không có ngày về, là một ra đi không bao giờ thấy lại mặt vợ con, nhưng biết như thế mà nhiều người Việt thế hệ tôi vẫn cứ chống Cộng ở giữa lòng Sài Gòn đầy cờ đỏ với ảnh Già Hồ.

Vì vậy, tôi có quyền nói: Người Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa là những người chống Cộng sản mạnh nhất, nhiều nhất, dai nhất thế giới. Liều nhất, can đảm nhất nữa. Họ liều mạng sống của họ để chống Cộng. Họ không hy vọng cuộc chống Cộng của họ thành công, họ chống Cộng vì họ là người, vì họ không chống Cộng họ không sống được. Từ ngày loài người chịu tai họa nạn công sản, không có dân tộc nào chống Cộng mạnh như dân tộc Việt Nam .

Hôm nay, một ngày đầu năm 2007, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi vinh danh Những Người Việt Nam Chống Cộng Sản, tôi kết án bọn Cộng Sản Việt có tội với Dân Tộc Việt Nam. Trước khi vinh danh, tôi kể tội bọn Cộng Sản Việt Nam . Nhiều tên Cộng Sản Việt Nam là những tên Cộng bẩn nhất trong số những tên Cộng bẩn trên thế giới.

Như Hồ chí Minh, "Bác Hồ muôn kính, ngàn yêu" của bọn Cộng Việt. Hồ là lãnh tụ Cộng duy nhất làm cái trò tự cắm ống đu đủ vào lỗ đít mình và ngậm mồm vào đầu ống mà thổi. Hồ lấy tên giả là Trần Dân Tiên viết về đời làm cách mạng của Hồ, tức y tự viết về y, tự tâng bốc y, tự cho y có những đức tính thật đẹp, y lừa gạt cả nước. Chỉ riêng việc làm thô bỉ ấy đã đủ để ta gọi Hồ là Lãnh Tụ Cộng Lưu Manh Nhất Thế Giới.

Tố Hữu là tên Cộng sản Việt làm thơ ca tụng Stalin đốn mạt nhất thế giới Cộng sản. Không có tên Cộng sản làm thơ nào ca tụng Stalin quá cỡ như Tố Hữu. Dưới Tố Hữu là Chế Lan Viên, rồi đến Nguyễn Tuân ca tụng Lenin. Từ những tên gọi là văn nghệ sĩ đầu xỏ này đến cả lũ, tất cả, bọn làm thơ, viết truyện ở Hà Nội Đỏ là những thằng hèn, là những tên không biết nhục, không biết xấu hổ – Nhất Thế Giới – Trong bao nhiêu năm chúng bị bọn Cộng Sản cấm viết, cấm nói, chúng như những con chó bị chủ nhà buộc rọ mõm, xích cổ. Không phải ai xa lạ mà chính là anh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đảng chúng, những năm 1987, 1988, bị bắt buộc phải đi theo bọn Nga Cộng, nói ra câu: "Nay Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ.." Vì không biết nhục, không biết xấu hổ, những tên văn nghệ sĩ bị rọ mõm Bắc Cộng vẫn cứ sống nhơn nhơn, vẫn nhìn mặt nhau, vẫn í oẳng chửi nhau về văn nghệ, văn gừng. Tôi thấy trong các nước chẳng may bị bọn Cộng nắm quyền không có bọn văn nghệ sĩ nào hèn, không biết nhục như bọn văn nghệ sĩ Bắc Việt Cộng.

Trong ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam nhiều lần bị bọn ngoại nhân vào chiếm nước, giết người, nhưng không bọn giết người Việt nào tàn ác như bọn Việt Cộng, không một ngoại nhân nào giết nhiều người Việt bằng bọn Việt Cộng. Với dân tộc Việt Nam, bọn Việt Cộng là bọn tàn ác nhất thế giới.

Nhiều người trên thế giới, trong nhiều năm, cứ ví Stalin ác như Hitler, Stalin giết người như Hitler giết người. Nhưng người ta không để ý đến chỗ khác nhau của hai tên ác quỉ: Hitler là người Đức, y giết người Do Thái, người Ba Lan, y đề cao, y quí báu dân tộc Đức của y, Stalin là người Nga nhưng y giết người Nga, y coi người Nga rẻ hơn, tệ mạt hơn loài vật. Một đặc tính quỉ ma của bọn Cộng Sản toàn thế giới là chúng chuyên giết những người cùng dân tộc với chúng. Tất cả. Không bọn Cộng nước nào là không phạm cái tội cùng hung, cực ác đó. Bọn Nga Cộng giết người Nga, bọn Tàu Cộng giết người Tàu, bọn Việt Cộng giết người Việt, bọn Miên Cộng giết người Miên.

Năm 1985 tôi gặp nhóm Chống Cộng Lê Công Minh trong Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, năm 1987,1988, tôi cùng sống với những người trong nhóm Lê Công Minh ở Nhà Tù Chí Hòa. Khi ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Lê Công Minh nằm sà-lim số 9 cạnh sà-lim tôi nằm số 10. Có lần nói với nhau được vài câu qua ô cửa gió, Lê Công Minh bảo tôi:

- Trước ngày bị bắt, chúng tôi có quyển Tầng Đầu Địa Ngucï do anh dịch. Chúng tôi truyền tay nhau đọc. Quyển ấy giúp chúng tôi đỡ khổ nhiều lắm trong những ngày tù này.

Năm 1988 Tổ Chức Lê Công Minh bị đưa ra tòa. Luật Sư Phạm Quang Cảnh đứng đầu tổ chức bị tử hình, kỹ sự Lê Công Minh đứng thứ hai lãnh án khổ sai chung thân, giáo sư Nguyễn Quốc Sủng đứng thứ ba lãnh án chung thân khổ sai. Nhiều người trong tổ chức lãnh án từ 20 năm tù khổ sai đến nhẹ nhất là 10 năm.

Trước ngày bọn Nga Cộng bị dân Nga lôi cổ ra trước chợ, nhổ vào mặt, đánh cho mỗi thằng năm, bẩy cái bạt tai, đuổi đi, trước ngày Tượng Lenin, Tượng Stalin, Thánh Tổ, Ông Nội của bọn Việt Cộng, bị dân Nga kéo đổ, lôi ra bãi rác, đái lên, bọn Việt Cộng say máu chiến thắng, đàn áp thẳng tay những người Việt Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, chúng giết người VNCH không chút ghê tay.

Hôm nay, Ngày 30 Tháng Giêng, 2007, tôi kết tội: bọn Việt Cộng là bọn giết người Việt tàn ác nhất, hung bạo nhất, nhiều nhất trong lịch sử.

Tù chính trị Chống Cộng biết bọn gọi là chánh án ngồi xử họ chỉ là những tên tay sai. Bọn Cộng có cái gọi là Ủy Ban Luận Tội. Thành viên uỷ ban là 3 tên: Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án. Ba tên nhưng chỉ là một tên. Ba tên này xét tội của người bị chúng đưa ra tòa, định số năm tù, giao cho bọn chánh án. Bọn chánh án đầy tớ láp nháp xử, hỏi vài câu vớ vẩn cho có chuyện, rồi tuyên cái án được định trước.

Khi tuyên án xong, tên chánh án cắc cớ, ngứa mồm, hỏi Lê Công Minh:

- Trước đây 4 năm, anh viết trong Tuyên Ngôn: Nhất định không sống chung với Cộng Sản. Bây giờ anh nghĩ thế nào?

Ngườu Tù Chống Cộng Khổ Sai Chung Thân Lê Công Minh trả lời:

- Bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế.

Lập tức tên chánh án nâng án phạt Người Tù Lê Công Minh từ khổ sai chung thân lên tử hình. Theo luậït khi án đã tuyên, bọn chánh án không thể sửa án ngay boong bằng một câu nói như thế. Nhưng bọn Cộng sản cần gì luật, chúng săng phú cả luât của chính chúng.

Luật sư Phạm Quang Cảnh, Kỹ sư Lê Công Minh bị đưa vào Khám Tử Hình Chí Hòa. Sau đó chúng giảm án tử hình của Lê Công Minh xuống án khổ sai chung thân.

Ba, bốn giờ sáng trời Sài Gòn còn tối mịt, bọn Cai Tù Chí Hòa vào Khu Tử Hình, chúng bịt mắt, còng tay, còng chân, nhét giẻ rách vào miệng người tử tù Phạm Quang Cảnh, đưa ông lên bắn ở bãi bắn Thủ Đức.

Năm 1989 tôi gặp Lê Công Minh ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A. Tôi có dịp nói chuyện nhiều với Lê Công Minh. Anh kể:

- Trong Tuyên Ngôn của chúng tôi có câu: " Bọn Cộng Sản chuyên đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân của chính chúng."

Tôi lặng người khi tôi nghe Lê Công Minh nói câu đó. Từ bao lâu tôi từng đọc, từng nghe nhiều lời kết tội bọn Cộng Sản, chưa bao giờ tôi được nghe Lời Kết Tội Bọn Cộng Ác Ôn Đúng đến như thế. Đây là lần thứ nhất tôi nghe, tôi thấy, quả thực bọn Cộng chuyên giết nhân dân của chúng. Tôi nghe Lời Kết Tội ấy từ một người Việt Nam cùng thế hệ với tôi, cùng chịu tù đày như tôi.

Tôi bùi ngùi:

- Các anh kết tội chúng nó đúng như thế, chúng nó phải giết các anh thôi.

Lê Công Minh chịu tù 18 năm, anh ở lại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng khi bị bắt đã 80 tuổi, từ trần ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A.

Tôi vinh danh Lê Công Minh là Người Tù Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Phật Tử Việt Nam , Ky tô hữu Việt Nam có những tu sĩ chống Cộng trực diện, kiên cường nhất thế giới. Không nước nào bị Cộng chiếm quyền có hai Tu sĩ Phật Giáo bị án tử hình như Việt Nam . Hai tu sĩ ấy là Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương. Tổ chức được anh em tù chính trị gọi là Tổ Chức Già Lam rất đông người, gồm người Phật Giáo, người Công Giáo. Tổ chức mua súng, định lập chiến khu, dùng võ lực đánh Cộng sản. Bị bắt năm 1983, lần khân mãi, cứ giam kíu mãi đến năm 1988 bọn Cộng mới đưa Tổ Chức Già Lam ra tòa. Biết rằng xử xong thể nào những cộng đồng Phật Giáo trong nước, hải ngoại, cũng xôn xao yêu cầu giảm án cho các tù nhân, bọn Cộng dùng chiêu "dơ cao, đánh khẽ". Chúng xử tử hình hai tu sĩ để khi có lời xin chúng sẽ giảm án.

Tất cả các vụ án sau khi xử, nếu tù nhân chống án, tù nhân phải nằm phơi rốn trong Khu FG Chí Hòa ít nhất là một năm, vụ Già Lam chỉ 45 ngày sau là được đưa ra xử lại. Hai tử tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương chỉ phải nằm trong Khám Tử Hình, bị còng một chân vào cây sắt suốt ngày đêm, suốt ngày đêm ở trần, quần sà-lỏn, có 45 ngày đêm. Ra tòa lần hai hai ông được giảm án từ tử hình xuống 20 năm tù khổ sai, bỏ qua án chung thân. Theo lụật Cộng, án tử hình phải xuống án chung thân, nhưng như đã viết: bọn Cộng "săng phú", tức bỏ qua, bất chấp cả luật của chính chúng.

Tôi tuyên dương Tu Sĩ Phật Giáo Việt Nam là giới có nhiều người chống Cộng nhất thế giới.

Tôi vinh danh Chiến Sĩ Lý Tống là Chiến Sĩ Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Tôi vinh danh Chiến Sĩ Võ Đại Tôn là Chiến Sĩ Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Tôi vinh danh Thi Sĩ Nguyễn Chí Thịện là Thi Sĩ Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Trước năm 1975 tôi, như nhiều người Sài Gòn, không một lần mất thì giờ nghe hai Đài Phát Thanh VOA, BBC. Không những chỉ không nghe hai đài phát thanh Âu Mỹ đó, chúng tôi còn không nghe bất cứ một đài phát thanh nào trên thế giới, kể cả đài của nước chúng tôi là Đài Phát Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Sau năm 1975 chúng tôi đói tin, chúng tôi rất chăm nghe hai Đài VOA, BBC. Tin thời sự VOA do nhân viên người Mỹ chọn, đưa cho nhân viên Việt ở VOA dịch, đọc trong giờ VOA Tiếng Việt. Toàn chuyện người ta, nghe chán chết. Nhiều năm sau 1975 Mỹ VOA tránh loan tin về Việt Nam Đỏ Máu nên chúng tôi, bọn đẻ bọc than gà què kẹt giỏ gà mắc dây thung sống vất vưởng, khổ nhục, cay đắng, ê chề, tuyệt vọng ở Sài Gòn Đỏ Máu, chúng tôi chỉ mong được nghe những tin xấu về bọn Cộng Sản, chúng tôi chỉ mong người thế giới nhắc, nhớ đến chúng tôi, thương xót chúng tôi, chúng tôi muốn nghe người thế giới chửi rủa bọn Cộng chiếm nước chúng tôi; những tin như thế hoàn toàn không có trên Đài VOA, chúng tôi thất vọng với tin tức của VOA. Nhưng VOA mỗi tuần có 30 phút, hay một giờ phát thanh gọi là Âm Nhạc Việt Nam Hải Ngoại. Chương Trình này những năm xưa ấy do ông Lê Văn chủ biên, trình diễn toàn những Nhạc Chống Cộng do người Việt di tản mới sáng tác ở Hoa Kỳ. Người Sài Gòøn nhức tim khi nghe lời ca buồn từ bên kia biển lớn bay về: " ..Sài Gòn ơi..Tôi đã mất Người trong cuộc đời…..Sài Gòn ơi.. Tôi đã mất thời gian tuyệt vời..", người Sài Gòn ứa nước mắt khi nghe lời người bên kia biển dặn dò: "..Gửi mấy thước vải về Cha may áo mặc đi ra pháp trường. Gửi cho Em mấy chỉ vàng, Em tìm đường vượt biên...', người Sài Gòn tấm tắc, hãnh diện bảo nhau : " Ở Mỹ có Nữ ca sĩ Nguỵệt Ánh khi hát mặc áo dài có cờ Quốc Gia.."

Kể như vậy để nói rằng những năm 1980 nhiều người Sài Gòn chăm chăm đón nghe giờ phát thanh Âm Nhạc Việt Nam Hải Ngoại của Đài VOA, nhiều người Sài Gòn chăm chăm đón nghe giờ phát thanh của Đài BBC. Nhân viên người Anh Đài BBC không có mặc cảm bại trận nên không e ngại gì trong việc loan những tin xấu về bọn Việt Cộng. Mỗi tuần BBC có một lần Chương Trình Tạp Chí Đông Nam A, vào lúc 9 giờ tối, giờ Sài Gòn, ngày Thứ Năm. Tạp Chí Đông Nam Á chỉ có trong 15 phút, loan toàn những tin liên can đến Việt Nam. Nhiều người Sài Gòn, trong số có tôi, tối Thứ Năm nào cũng chầu chực bên cái radio để nghe Tạp Chí Đông Nam Á BiBiXi.

Một tối như thế, nằm rã rời bên cái radio cũ, trong căn gác tối vo ve tiếng muỗi, tôi nghe tin một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đi đường bộ từ Việt Nam qua Miên, qua Thái Lan, đến Mã Lai, bơi qua eo biển sang Singapore, vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tị nạn chính trị. Sĩ quan nào mà hay quá dzậy? Tôi nghe chuyện ông và thán phục ông quá đỗi. Sĩ quan ấy là ông Lý Tống.

Những ngày như lá, tháng như mây theo nhau qua. Những năm 1990 cũng qua những đài phát thanh Âu Mỹ, tôi được tin Chiến Sĩ Lý Tống từ Hoa Kỳ về Thái Lan, lên phi cơ chở khách, ép phi công cho máy bay bay qua Sài Gòn, ông thả truyền đơn kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy. Rồi từ máy bay, ông nhẩy dù xuống Sài Gòn, ông bị bọn Cộng bắt sống. Tôi nghĩ thế là xong, Người Hùng Lý Tống sẽ chết trong ngục tù Cộng sản. Nhưng kỳ lạ thay, Người Hùng không chết. Bọn Cộng phải thả ông ra. Trở về Mỹ, Lý Tống lên máy bay bay sang Cuba thả truyền đơn chống Castro, rồi ông lại về Thái Lan, mướn phi cơ bay sang Việt Nam thả truyền đơn lần thứ hai. Ông bị nhà cầm quyền Thái bắt vì tội không tặc. Từ mấy năm nay đến bây giờ Người Hùng Lý Tống nằm trong Nhà Tù Thái Lan.

Người Chống Cộng nào dám làm và có thể làm được như Lý Tống? Trước sau không ai cả. Tôi tuyên dương ông, tôi vinh danh ông: Chiến Sĩ Lý Tống là Chiến Sĩ Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Chiến Sĩ Võ Đại Tôn từ nước ngoài về nước để mưu đồ đánh đưổi bọn Cộng cướp nước. Ông bị bọn Cộng bắt. Tôi từng đọc những bài báo bọn Cộng Bồi Bút viết mạ lỵ ông. Nhiều năm sau tôi nghe chuyện bọn Cộng Hà Nội đưa ông ra trước cuộc họp báo có một số thông tín viên quốc tế để ông nhận tội, để ông nói lời ăn năn, để ông ca tụng chính sách khoan hồng với tù nhân chính trị của bọn Cộng, để ông nói lời cám ơn chúng đã đối xử tốt với ông, chúng đã để cho ông được sống. Nhưng khi ra trước cuộc hội bào, Người Tù Chống Cộng Võ Đại Tôn nói:

- Tôi chiến đấu cho hạnh phúc của đồng bào tôi. Tôi chết không ân hận.

Chiến Sĩ Chống Cộng của dân tộc nào trên thế giới làm được như Chiến Sĩ Võ Đại Tôn của Việt Nam ? Không một ai. Tôi vinh danh ông: Chiến Sĩ Võ Đại Tôi là Người Tù Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện sau cả chục năm tù đày cực khổ, vẫn không ngán sợ tù đày, không sợ bọn Cộng sản, Thi sĩ yêu quí Thơ của ông hơn cả mạng sống của ông. Một buổi ông mang Tập Thơ của ông vào Toà Đạị Sứ Anh Quốc ở Hà Nội, nhờ nhân viên Sứ Quán chuyển dùm Thi phẩm của ông ra nước ngoài. Biết rõ hơn ai hết là làm thế ông sẽ bị bắt, ông sẽ bị bọn Cộng cay cú, giam tù đến chết, Thi Sĩ cứ làm, vẫn làm. Thi Sĩ chống Cộng từ năm 1960, Thi Sĩ là Nhà Thơ Việt Nam duy nhất dám chửi cha Hồ Chí Minh trong Thơ. Ông không chửi bố Hồ chí Minh ở đâu xa, ông chửi Hồ ở ngay Hà Nội. Không chờ đến ngày bọn Cộng Sản bị nhân dân thế giới khinh bỉ, chửi rủa, tượng Lenin, Stalin bi kéo đổ, bị lôi ra bãi rác, mới chửi Cộng, mới chống Cộng, Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện của nước tôi chửi Cộng, chống Cộng ngày từø năm 1960. Tôi vinh danh ông: Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện là Người Chống Cộng Anh Dũng Nhất Thế Giới.

Người chống Cộng nước nào dám từ nước ngoài trở về nước mình để đánh Cộng Sản và để chết như các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Hoàng Cơ Minh? Không nước nào có những người chống Cộng anh dũng như nước tôi, Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi trang trọng Vinh Danh và Trao Giải Nhất Đồng Hạng đến ba ông: Lý Tống, Võ Đại Tôn, Nguyễn Chí Thiện. Ba Chiến Sĩ, mỗi người một vẻ, mỗi người một hoàn cảnh, đã làm cho Dân Tộc Việt Nam nổi danh, làm cho dân tộc Việt Nam hơn hẳn những dân tộc khác trong Cuộc Chống Cộng Sản của Loài Người.

Tôi cám ơn những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong Cuộc Chống Cộng Sản Tàn Ác để cho tôi được sống mà không hổ thẹn.

Còn sống, tôi còn vinh danh Các Vị.

Mãi mãi.

Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2009 , 21:28 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #1 - 20. Jan 2009 , 23:19
 
Chị Mỹ nếu sau khi đăng bài này mà có đau tay thì cái đau tay đó cũng đáng ! Cám ơn chị Mỹ.

ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #2 - 21. Jan 2009 , 02:19
 
Cám ơn Đặng Mỹ, hay quá
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #3 - 21. Jan 2009 , 18:23
 
N.Trinh wrote on 21. Jan 2009 , 02:19:
Cám ơn Đặng Mỹ, hay quá


Chị Trinh ơi,
Chị ghi danh cả nửa năm, hôm nay mới vào viết, em phải cám ơn bài trên của ông Hoàng Hải Thuỷ  Cheesy
Mỗi lần em đọc đưỢc những bài viết như thế em cứ nghĩ mình phải vinh danh, bày tỏ sự tri ân của mình bằng cách này hay cách khác trong lúc những anh hùng này còn sống.  Cách nhỏ nhoi, dễ dàng nhất của em là mở mục này để thu thập những bài viết như thế cho mọi người cùng đọc.
Tên Chị trong danh sách  là LVD 70,  chị cùng lớp với chị Đậu Đỏ hay chị Bích Hợp không chị? 



Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #4 - 21. Jan 2009 , 18:29
 
CoiChay wrote on 20. Jan 2009 , 23:19:
Chị Mỹ nếu sau khi đăng bài này mà có đau tay thì cái đau tay đó cũng đáng ! Cám ơn chị Mỹ.

ĐS


Anh Đại San ơi,

My copy rồi dán thôi mà anh. My nhận được bài cả tuần, mà không biết sao chỉ mở mục ra rồi quên không dán bài   Embarrassed
My mong mục này sẽ thu thập được nhiều bài vở, tài liệu.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #5 - 04. Feb 2009 , 20:56
 
"26 Năm Lưu Đày” của Thượng tọa Thích Thiện Minh


Trần Việt Hải
 
Tôi hân hạnh được cô Trâm Oanh bên Đức Quốc gửi biếu cuốn "26 Năm Lưu Đày" của Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tôi như bị thôi miên nhìn vào cái đề tựa. Hai mươi sáu năm là một khoảng thời gian quá dài, thời gian mà vị tu sĩ chịu đựng bao nhiêu nỗi nhục nhằn bị tra tấn, những cực hình lên tinh thần và thể xác. Tôi đọc 12 chương sách hay xuyên suốt 270 trang giấy, mà mỗi chương chuyên chở tiếng lòng bất khuất của vị tù nhân lương tâm đáng kính này.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh có thế danh là Huỳnh Văn Ba, sinh trưởng tại tỉnh Bạc Liêu. Trong chương 1 của sách, ngài cho biết là thân phụ là một tín hữu Cao Đài: "Cha tôi có tấm lòng nhân hậu, tính tình rộng rãi hay giúp người. Mẹ tôi là một người đàn bà hiền thục, mẫu mực vất vả quanh năm vì chồnng con.” (Tr. 8) Có lúc gia đình phải tha hương cầu thực tại Vĩnh Bình (Trà Vinh). Chính tại nơi đây cậu bé Hùynh Văn Ba đã có duyên với cửa Thiền và được cha mẹ cho phép xuất gia. Năm 17 tuổi (1972) tác giả thọ giới Sa Di và năm 22 tuổi (1977) thọ Cụ Túc Giới do Hòa Thượng Thích Trí Thủ, rồi sau này được cử về trụ trì tại một ngôi chùa tại Vĩnh Bình và đã được đồng bào Phật tử tại đây gọi thân mật bằng các tên “ông đạo, huynh, cậu và thậm chí bằng con, bằng cháu nữa""

Chương 2 kể về biến cố đau thương 30 Tháng 4 xảy đến như một cơn đại hồng thủy mà dùng hai cụm từ ngữ là "Ách Vận Đại Biến" hay "Hắc Ám Nhật Tử" (Ngày Đen Tối). Sự hống hách của các cán bộ Việt Cộng sau khi xâm chiếm miền Nam, với tinh thần Tam vô chủ nghĩa: vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Tên cán bộ Hai Thổ,  xã đội trưởng du kích, ngang ngược chỉ vào tượng Đức Phật Đản Sinh, cười khinh khỉnh tuyên bố xấc xượt: "Thằng Phật nhỏ xíu này nó không có công làm cách mạng để đánh đuổi Đế Quốc, tại sao phải thờ nó? Nó ngồi một chỗ, để chờ người ta đem quà lại dâng cúng. Nó là thành phần giai cấp bóc lột mà!”. Đoạn y bước lên Chánh Điện lấy tay sờ vào tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và nói: "Thằng Phật nầy ăn gì mà mập quá vậy!". Một lần khác sau khi Thượng Tọa bị bắt, Hai Thồ vào chùa chỉ tay tượng Phật nói: "Thằng Thiện Minh đã bị bắt giam rồi, còn mấy thằng Phật xi măng nầy cũng sẽ áp giải đi luôn". Theo chủ trương tiêu diệt ảnh hưởng của tôn giáo bằng cách khống chế và tịch thu mọi phương và tài sản của các tôn giáo, ngôi chùa Vĩnh Bình của ngài bị chiếm cứ bởi bạo lực của giới cầm quyền, mà đến nay Cộng Sản vẫn chưa trả lại tài sản này cho ngài.

Chương 3 và 4 thầy Thiện Minh mô tả cảnh tù tội. Thầy có kiến thức về thuốc nam cũng như châm cứu và biết võ thiếu lâm. Thầy làm công tác từ thiện, phụ trách mở thêm một phòng thuốc nam, châm cứu từ thiện tại chùa Từ Quang, ngoài phòng thuốc tại chùa Vĩnh Bình, khi gặp một đứa bé đau nặng gần chết vì cơn bệnh hô hấp, thầy ra tay cứu chữa cho bé. Đứa bé khỏi bệnh, người cha đến cám ơn thầy. Anh này là một kháng chiến quân phục quốc. Duyên thời cuộc đưa đẩy thầy vào Mặt Trận Nghĩa Quân Cứu quốc, Việt Nam Dân quốc. Khi bị bại lộ, thầy đứng ra nhận tội chỉ huy để tình nguyện hy sinh, vì càc anh em khác có vợ con. Thời buổi ban đầu khi CS chiếm được miền Nam, họ cai trị bằng nanh vuốt độc ác. Tội chống phá "Cách Mạng" lãnh án tử hình dễ dàng.
Tác giả của sách "26 Năm Lưu Dày" rất thích văn thơ, bằng chứng là nhiều trang sách đã được đăng thơ. Bốn câu thơ sau đây cho thấy tâm hồn thích thi phú của thầy:
"Tu sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót phật đà Nam Mô..."
Tác giả thuật lại vì tin người nên âm mưu trốn trại tù bị bại lộ, đưa tới một số người bị bắt, trong đó có người em ruột của thầy, Huỳnh Hữu Thọ, vì mang theo vũ khí yểm trợ cho cuộc vượt ngục tại trại giam huyện Vĩnh Lợi. Thầy Minh và các đồng chí được chuyển sang trại tù Minh Hải. Đây là nơi giam giữ những người mới bị bắt với nhiều tội trạng khác nhau, giam vào đây là để điều tra khai thác vì nơi này có đủ mọi biện pháp được áp dụng khắt khe trong công tác tra hỏi. Tại đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam, kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành mà dân gian thừơng gọi là bọn “công an 30/4”.
Họ đều có những ngón nghề độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa, còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ dùng nhục hình để điều tra, bản thân thầy khi giam giữ tại đây, cũng không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân thầy luôn ở trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt. Còn tiểu tiện thì trong một cái hũ, mỗi khi đi vệ sinh phải nhờ người khiêng hũ lại dùm. Hũ vệ sinh vừa có phân, vừa có nước tiểu. Mỗi ngày công an cho người đem đổ. Có khi đến 2-3 ngày mới đổ nên phân và nước tiểu tràn ra ngoài ướt cả chỗ nằm bốc mùi hôi thối! Sau khi đổ hũ, công an ra lệnh tù nhân phải vào ngay thật nhanh cho nên chiếc hũ chỉ rửa sơ sài, sau đó họ múc nước ngay chỗ rửa hũ mang vào cho những người đang bị cùm trong quyện như thầy để tắm. Mỗi người trong cùm chỉ được vài ca nước. Ca múc nước tắm cũng là ca đựng cơm ăn hàng bữa…Chiếc hũ luôn luôn còn sót lại phân người, nhất là phân cao lương loại lương thực rất cứng ăn vào khó tiêu, loại này dùng để ăn độn thay thế cơm. Khi tắm phân dính cả vào mặt, vào đầu đó là chuyện thường ngày. Phòng giam kỷ luật rất chật hẹp khoảng hơn 3m2 mà nhốt có khi lên đến 20 người, chỉ ngồi cũng không đủ chỗ làm gì có khoảng trống để nằm. 
Trong vòng lao lý tác giả xót xa cho gia đình, nghĩ về hoàn cảnh của mình, là người anh lớn vì thời cuộc oan khiên: "Vì hoàn cảnh quá khổ nghèo do thảm trạng xã hội, nên gia đình thầy gồm: Em thứ 7 của thầy tên Nghĩa phải nghỉ học để đi bán bánh mì dạo nuôi gia đình. Em thứ 6 tên Nhiều phải đạp xe vua, loại xe phải đạp bằng 2 chân, phía sau có gắn cái thùng  để chở thêm được vài người. -Em thứ 5 mới lập gia đình hơn 1 năm, vừa sinh được một bé gái, bị nghi ngờ có liên quan vụ án nên đã bị tù . Em gái thứ Tư bán mía, khoai, cóc, ổi,...trước nhà. Hãy đọc tiếp:
“Mẹ tôi tuổi cao sức yếu lại bị bệnh thường xuyên vóc người mỗi ngày một gầy mòn, thân hình tiều tuỵ lo buồn vì chồng, vì con, tức cha tôi vừa qua đời cách đây mấy tháng, nay đến tôi và đứa em trai thứ Năm đều bị tù tội. Một điều xót xa là các em tôi còn thơ ngây nhỏ dại đang trong lứa tuổi cắp sách đến trường, tuổi chỉ biết ăn, biết học, biết chơi. Nay đành từ giã mái trường để tìm kế sinh nhai, vừa nuôi mẹ già đang đau yếu, vừa dành dụm ít tiền hàng tháng để đi thăm nuôi 2 người anh đang ở tù tận mũi Cà Mau... Em trai tôi là một học sinh hiền lành ngoan ngoãn, học rất giỏi, không những lễ phép với thầy cô mà còn rất có tình có nghĩa với bạn học cùng lớp và rất mực hiếu thảo với mẹ cha. Em học luôn đứng nhất, nhì trong lớp lại được bầu làm trưởng lớp nữa! Nhưng vì hoàn cảnh… nên lỡ dỡ việc học hành. Có những buổi đi bán bánh mì ngang qua trường cũ, em cố đi qua thật nhanh, và kéo chiếc nón sụp khỏi vành tai để cho các bạn đừng nhìn thấy. Thật ra trong lòng em rất tiếc nuối và rạo rực trào dâng một nỗi niềm nữa vui nữa buồn khôn tả. Em hình dung lại hình ảnh của thầy cô, của bạn bè … đôi chân em dường như muốn chùn lại, nước mắt lưng tròng."

Văn phong của tác giả trung thực trong nỗi chua xót trong tâm can của tôi. Là một tăng sĩ, một sĩ phu không khuất phục bạo lực. Tôi đọc đoạn thầy đấu khẩu với tên Nguyễn Ngọc Cơ tự là Sáu Búa, Viện trưởng viện kiểm sat nhân dân tỉnh Minh Hải. Lý do mà ông ta có biệt danh là Sáu Búa vì thời kỳ còn hoạt động trong rừng rú ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi, tuổi đã gần đất xa trời, cụ bà bị khép vào tội "làm điềm" tức là chỉ điểm viên cho quân đội VNCH. Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu, nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên khi xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn 1 chiếc búa của dân làng. Ông phải vất vã đập đầu bà cụ đúng 6 nhát búa thì bà mới tắt thở. Người chứng kiến sự kiện man rợ trên cho rằng cụ bà bị hàm oan nên khi chết đôi mắt cứ mở trao tráo, mà không chịu nhắm nghiền lại.
Ra tòa xét xử, thầy Thiện Minh bị Sáu Búa hỏi vặn như răn đe:
- Anh có sợ chết không?
Thầy trả lời: "Mọi người trên đời này chỉ chết có một lần, nhưng ai ai cũng muốn sống, và cũng chẳng có ai sống mãi trên đời, nhưng sống hay chết như thế nào để có ý nghĩa, có ích cho đời đó mới là điều quan trọng bởi vì "Tử đắc kỳ sở". Tôi làm việc này để đồng bào được sống đúng ý nghĩa của con người, đúng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền theo nghị quyết 217A ngày 10-12-1948".
Sáu Búa hỏi tiếp:
- Sống đúng với ý nghĩa của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là như thế nào ?
Thầy trả lời: "Phải có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân quyền không bị tước đoạt, giá trị nhân phẩm của con người không bị chà đạp, mưu cầu hạnh phúc bằng sự chân chính chứ không phải tóm thâu của kẻ khác đem về cho mình làm chủ"
Ông ta lại nói tiếp:
- Nhưng, nếu chúng tôi đem anh xét xử với tội chết thì anh nghĩ thế nào ?
Thầy trả lời:
- Nếu cần phải sống cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi ta phải cố sống và nếu cần phải chết cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi, đôi lúc ta cũng vui vẻ chết, đó là sự dũng cãm hy sinh để trở thành bất tử, đối với nhà tu là thánh hóa linh hồn.
Sáu Búa lắng nghe. Thầy tiếp lời:
- Vả lại ông biết rồi đạo Phật chúng tôi chết là giải thoát.
Ông ta nói:
- Thôi đừng giảng đạo ở đây nữa, chừng nào về chùa cứ mà giảng đạo, sợ không chịu nổi nửa mức án, chứ làm gì có thể về chùa.
Thời gian "làm việc" hơn nửa giờ đồng hồ, hai bên cứ đấu lý qua lại vẫn chưa đi đến đâu. Sáu Búa lườm nguýt tỏ vẻ khó chịu và hỏi thẳng vào nguyên nhân "làm loạn, phản động":
- Anh cho biết ai là người đứng đầu tổ chức Trung ương của anh ?
Thầy Minh trả lời:
- Ở Trung ương có Thượng Tướng Trần Văn Trà và Bà Nguyễn Thị Bình.
Ông ta đổi sắc mặt lấy tay đập bàn và nói một cách hằn hộc:
- Tại sao anh lại dám khai hai đồng chí cao cấp của tôi, trong khi hai đồng chí này có mấy chục năm tuổi Đảng, đã đóng góp nhiều cho cách mạng để đem đến sự thành công vẻ vang như ngày hôm nay, mà anh cho rằng phản động như anh vậy à! Tại Sao anh không khai cả tôi luôn đi, tôi tên là Nguyễn Ngọc Cơ tức Sáu Búa nè !
Khi nghe xong câu thách đố, thầy tỏ thái độ khó chịu và nhìn Sáu Búa nói thêm:
- Xin lỗi ông tôi không phải là quan, chứ nếu tôi là quan thì tướng mạo của ông xin làm lính tôi, tôi cũng không nhận, thì khai ông làm gì?
Có lẽ bị cú sốc bất ngờ như xối gáo nước lạnh vào mặt, Sáu Búa nổi nóng liền vói tay chụp lấy cái bình trà để trên bàn và dự định ném vào người thầy. Theo sự tường thuật, thầy điềm nhiên phát biểu:
- Tư cách một ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, mà có hành vi thất sách đối với người tù chính trị tôn giáo như tôi à!
Sáu Búa bỗng dừng tay lại và quát to:
- Đồ ngoan cố, mầy là tên phản động, chuyên khuấy đục và bôi bẩn Đảng, mầy về đi!
 
Chúng ta thấy rằng giới luật pháp tuân lệnh Đảng CS u mê chỉ là bọn vô lại, côn đố tiếp tay cho tội ác để đàn áp nhân dân mà thôi.
Một trường hợp thương tâm khác khi thầy kể lại trong chương 5 là:
"Tôi còn nhớ chỉ sau ngày 30-4-1975 vài hôm, thì ông xã trưởng chính quyền cũ thường được gọi là ( ông xã Điểm) ông xã này trước kia thường bắt nhiều Việt Cộng ban đêm bò ra gài mìn phá đường, phá lộ giựt sập cầu và rãi truyền đơn v.v… Đến khi Sài Gòn đổi chủ, Việt Cộng tiếp quản chính quyền thì ông xã Điểm bị đem xử tử tại xã. Trước khi xử bắn họ tập họp dân lại để kể tội ông, dân theo Việt Cộng dùng cây, kẻ dùng đá, đòn gánh đánh đập túi bụi, đầu cổ ông bị giập nát, mình đầy máu me, máu tuôn chảy đầm đìa lênh láng mà họ còn không buông tha. Trong khi hai tay bị trói chặt, miệng nhét đầy giẻ và thêm một trái chanh rồi bịt miệng bằng một chiếc khăn đen, đã vậy mà hai ba người còn dùng mấy cục đá thật to chạy đến đập vào đầu ông xã Điểm một lần nữa, trước khi lôi kéo thân ông đến một gốc cây họ buộc thật chặt và bắn ba phát súng. Khi nạn nhân ngã qụy tên trưởng toán đến bên xác nắm tóc lên và nả vào màng tang một viên đạn gọi là “ân huệ sau cùng” trước khi kéo xác lấp vào hố."
Khi được chuyển sang trại cải tạo Cây Gừa lại âm mưu vượt trại và rồi bị thất bại. Năm bạn đồng tù toa rập đào lổ thoát thân, khi nội vụ bất thành, một người bị xử tử, bốn người còn lại bị đày ra miền trung, giam vào trại tù Xuân Phước, nằm trong một thung lủng tử thần, nơi rừng thiên nước độc. Nơi đây tác giả sau cùng lại gặp nhiều tù nhân của càc tôn giáo được giải về đây. Xuân Phước khét tiếng với khu kỷ luật gồm 3 loại cùm, loại khoen tròn, loại khoen chữ V và loại khoen chữ V có khía hình răng cưa. Tùy theo thái độ của người tù mà họ ứng xử, hoặc phát cơm chan ngập nước muối, ăn vào mặn đắng không tài nào nuốt nổi. Đặc biệt trại tù xử dụng những tên gọi là Trật tự để trù dập, đánh đập, bớt nước uống, bớt cơm của tù nhân. Ở trại K1 có tên Tân mang tội hình sự là bộ đội CS, đã từng ăn gan người ở Campuchia, nên đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trông phát khiếp. Tại nhà tù Xuân Phước sự ngược đãi tù nhân rất tàn tệ, người tù sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, vô cùng nghiệt ngã. Nhiều tù nhân bị kiệt sức vì bị cưỡng bức lao động khổ sai hoặc bị đánh đập tàn bạo man rợ, tính trung bình thì tháng nào cũng có vài người chết. Có khi chết liên tục một tháng 3 đến 5 người, đây là chuyện thường xảy ra và thầy đã ra câu thơ:
«Trông thấy người khác chết
Trong lòng rất xót xa
Nửa thương xót kẻ chết
Nửa nghĩ tới phiên ta...! »
Ở hoàn cảnh cùng kẹt không lối thoát người tù đâm ra ù lì liều lĩnh. Một khi chí đã quyết nên phải ra tay, từ đó thầy Thiện Minh cùng với một số bạn đồng tù thân quen trong trại đứng ra tổ chức cướp trại giải thoát cho tù nhân bạn, âm mưu là định giải cứu đem đi 700 người trong số hơn 1000 người của trại. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động trong rừng và hợp tác đấu tranh. Nhưng sự việc bị bại lộ cho nên tù nhân nổi loạn bị bắt và bị cùm quyện tay chân ngày đêm hơn 3 năm.
Trong thời gian điều tra thầy bị đánh đập dã man, đặc biệt những trận đòn hội đồng, bị đánh tập thể gồm có các tên cán bộ an ninh của trung tâm. Chúng đánh bằng báng súng, bằng tay chân và 100 roi điện. Trong một buổi điều tra để khai thác cung để bắt thêm người, các tên đao phủ an ninh trại đánh thầy bằng tay chân tới tấp vào thân thể, đầu, mặt. Phía sau có một tên cán bộ khác dùng họng súng dài, thúc mạnh vào lưng trúng ngay lá phổi làm thầy bị trọng thương té ngất xỉu, máu tuôn ướt đẫm cả áo quần. Sau khi tỉnh dậy, những tên hung thần nầy không cho thầy thay quần áo, thầy đành mặc áo dính máu luôn cho đến khi rách nát. Hậu quả, vết thương lá phổi của thầy đến giờ này cũng còn dây dưa chưa dứt hẳn, nó thường đau buốt và ho liên tục mỗi khi trái gió trở trời. Đánh đấm bằng chân tay và bá súng chưa đủ, chúng đánh tiếp thầy 99 roi điện chỉ vì đếm lộn một roi. Đến khi kết thúc điều tra vụ án trốn trại các tên nầy lập hồ sơ quy kết thầy tổ chức “chống phá trại giam".
Một bài thơ kỷ niệm được thầy cảm tác như sau:
«TU TÙ...!
Thêm dấu chữ Tu biến chữ Tù
Chung thân hai án ở thiên thu
Tay còng, chân quyện nơi u tối
Cửa sắt, tường cao chốn mịt mù
 
Thân thể hình hài trông yếu kém
Tinh thần, trí tuệ sáng trăng thu
Thiên đàng, địa ngục phân hai nẻo
Nửa kiếp thầy tu nữa kiếp tù...!
Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tù
Thiền môn giã biệt bước chân du
Từ bi trí tuệ tình thương gọi
Bác ái nghĩa nhân xóa hận thù...
 
Y chiến ngày đêm luôn mặc giữ
Nâu sòng kinh kệ gác công phu
Nước non đáp trả tròn xong nợ
Tín, Hạnh, Nguyện, thành vẹn kiếp tu...!”
Trong trại tù thầy gặp những bạn đồng tù của các tôn giáo bạn như: Ông Phan Đức Trọng, 72 tuổi, là Giáo hội trưởng giáo hội "Hòa bình chung sống" ở Tây Ninh, ông là con nuôi của Trung tướng Trần Quang Vinh, Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài. Ông Trần Văn Nhành, một tín đồ thuần thành của đạo Hòa Hảo thuần tuý. Quý Linh Mục Nguyễn Văn Vàng thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Linh Mục Nguyễn Quang Minh thuộc nhà thờ Vinh Sơn, Linh Mục Nguyễn Luân, thuộc giáo xứ Phan Rang, Linh Mục Nguyễn Tấn Chức, và nhiều nữa. Sống trong trại, tù nhân bị bạc đãi, quần áo bị mục nát, quần đùi không còn đủ để che thân. Linh Mục Vàng bị ghẻ mủ khắp thân thể, ngoại trừ trên mặt thì không có, ghẻ mủ dầy như dề cơm cháy khét đen, còn Linh Mục Nguyễn Quang Minh thì bị đánh trọng thương, đánh ho ra hộc máu miệng, và cả hậu môn, chỉ vì đem vào trại vài chiếc bánh “thánh" để rồi qua đời sau đó mấy ngày. Riêng Linh Mục Nguyễn Luân bị bệnh phổi nặng, vì chứng ung thư phổi. Do nhiều năm trong kỷ luật bị tra tấn, đánh đập, thầy Thiện Minh bị chứng viêm phổi nặng. Những lúc gần đây tôi được biết thầy thường ho ra máu.
 
Tình cảm liên tôn khi Phật giáo và Công giáo chia sẻ những khổ đau vì tai ách giặc Cộng. Cha Nguyễn Luân có biệt hiệu là ông Ba Không. Lý do những tên giám ngục thấy giam hãm ngài nơi kỷ luật quá lâu nên mời ngài lên "làm việc". Họ chỉ cần yêu cầu Linh Mục viết tiêu đề là:
"Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"
và ký tên vào thôi! thì chúng sẽ cho Ngài ra khỏi hình phạt kỷ luật ngay. Thế nhưng Linh mục Luân lúc nào cũng viết như sau:
"Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
Không độc lập - Không tự do - Không hạnh phúc".
Những tâm tình giữa Thượng Tọa Thích Thiện Minh và Linh Mục Nguyễn Luân "Ba Không" là khi xứ sở thật sự có tự do nhân quyền, thì một ngôi Chùa và một ngôi Giáo đường được xây kế bên nhau để lễ Giáng Sinh hay lễ Vu Lan thì Con chiên bên Công giáo và Phật tử được thong thả viêng thăm nhau như tinh thần hòa đồng tôn giáo, một ý niệm vô cùng cao đẹp, nhưng nay Linh mục Nguyễn Luân không còn nữa.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong những chương cuối đế cập những gặp gỡ hay những kỷ niệm khi liên lạc với các bạn đồng tù của chế độ CSVN như Thượng Tọa Thích Không Tánh. Năm 1998, hai thầy gặp nhau trong dịp tiếp kiến phái đoàn Nhân Quyền của LHQ do Ông Abdel Rattah Amor hướng dẫn sang Viêt Nam. CS khuyến khích quý thầy sang Pháp định cư. Tuy nhiên, thầy Thiện Minh khẳng khái đề nghị 4 điểm với phái đoàn LHQ là CS phải:
- Thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tôn giáo đang bị giam giữ trong nhà tù CS vô điều kiện.
- Đòi trả lại tài sản của các tôn giáo và phục hồi quyền tự do tôn giáo một cách hoàn toàn trong đó có việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN.
- Xóa bỏ điều 4 hiến pháp của nước CHXHCNVN để thực hiện một chế độ đa đảng, đa nguyên và bình đẳng giữa các đảng phái.
- Tổng tuyển cử tự do với sự giám sát của LHQ, đôi bên đồng bộ chủ trương tình thương nhân đạo và hóa giải hận thù.
 
Trong nhà tù CS, thầy Thiện Minh có dịp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến chế độ CSVN, và là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, ông chia sẻ những viên thuốc bổ, thức ăn chay được nhét vào lổ thông hơi như tiếp tế cho sức khoẻ của thầy, ông thể hiện những tình cảm tốt của người bạn đồng tù. Vì thức ăn chay làm giống món thịt như thức ăn mặn nên thầy trả lại qua lổ thông hơi suýt bị bọn cai tù bắt được. Khi BS Quế được phóng thích nhưng ông vẫn cương quyết giữ tinh thần bất khuất và chủ trương dứt khoát đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam, điều này khiến thầy dành nhiều thiện cảm với vị bác sĩ này.
Một tù nhân đặc biệt khác là GS Doãn Quốc Sỹ, ông bị bắt vì đã gởi ra hải ngoại những truyện đả phá chế độ CS. Hậu quả GS Sỹ bị bắt trong vụ án nổi danh là "Biệt Kích Cầm Bút" và ông được xem như thủ lãnh củs nhóm nhà văn "phản động". Gặp nhau tại khám Chí Hòa, GS Sỹ sáng tác bài thơ ngắn kỷ niệm để tặng thầy, đại ý bài thơ về chú gà mổ những hạt gạo rơi vung vãi dưới đất (trang 223):
“Chú gà mà đi ăn đêm
Thấy hạt cơm mềm vung vãi đâu đây
Đêm khuya tội nghiệp cho mầy
Vất vả cành chầy một bóng thành hai.”
 
Tôi có nhắc GS Sỹ về bài thơ này ngày xưa, ông nói trong những ngày bị đọa đầy như vậy, những tù nhân nuôi lý tưởng khao khát tự do, họ trao đổi những chuyện trong tù và ngoài đời. GS Sỹ cũng nói thầy Minh có tính cương trực và thẳng thắn, rất đáng quý.
Tác giả kể tên nhiều vị gặp trong tù nữa. phần kết luận ở chương 12. Thầy Thiện Minh xác nhận mình là một thành viên của GHPGVNTN, đã bị chế độ CS giam cầm liên tục 26 năm, so với chiều dài lịch sử của dân tộc không là bao, nhưng so với một đời người quả là khủng khiếp. Thầy dành những lời đầy ân tình như khi GHPGVNTN được lãnh đạo bởi Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ.
Thầy xác định lập trường của Giáo Hội là phục vụ dân tộc và chúng sanh. Do đó, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, Phật Giáo Việt Nam muôn đời vẫn là Phật Giáo Việt Nam, và muôn đời vẫn là của dân tộc Vịêt Nam. Đề cập về Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ khi phát biểu về thái độ chính trị phải có của một công dân. Trên phạm vi tu hành, sự tham gia vào đời sống chính trị không có nghĩa là ra tranh chức vụ thế quyền, như ứng cử chức vụ dân biểu, hoặc lập đảng phái này nọ, mà là ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Cho nên khi mọi người dân có quyền suy nghĩ về chính trị, phát biểu về chính trị và hành xử về chính trị thì đó là chúng ta biết xử dụng quyền công dân. Hãy cân nhắc lá phiếu của mình để chọn người xứng đáng đại diện cho mình hay bầu người cầm vận mệnh quốc gia thì dù muốn dù không cũng đã tham dự vào đời sống chính trị rồi.
Tôi nghe thầy nói trên đài phát thanh về Linh Mục Nguyễn Luân của xứ đạo Phan Rang đã có những khát vọng riêng tư trước khi mất. Ngài tâm sự là:
"Nếu được ra tù hai anh em mình cải cách mối liên hệ tôn giáo theo hướng mới chẳng hạn như: trước nhà thờ, hay bên cạnh Thánh đường thờ Chúa, có ngôi Chùa thờ Phật. Tín đồ Phật tử đi lễ nhà thờ cầu nguyện Chúa và ngược lại Con chiên của Chúa đến Chùa lạy Phật ngày Rằm, bởi các đấng xuất thế luôn chủ trương yêu thương mà người đời thường hay cố chấp. Một khi tinh thần hòa hợp chung thì thể chất mới kết hợp được cho nên nếu các Tôn giáo Đại đoàn kết tạo thành một khối vững chắc đi đầu, thì các tổ chức xã hội mới noi gương... Tôn giáo và nhân quyền là sức mạnh chính làm chuyển hóa chế độ bạo quyền này".
 
Tôi xót xa khi nghe thầy Thiện Minh nói on air về cái chết của Linh Mục Nguyễn Luân, tôi ngậm ngùi khi đọc những khát vọng của một cha xứ đáng kính nơi cuối trang 243 của sách "26 Năm Lưu Đày".   
 
Như GS Doãn Quốc Sỹ nhận xét về sự cương trực và thẳng thắn của Thượng Tọa Thiện Minh, ngài đã trả một cái giá rất đắt là 26 năm tù tội chỉ vì muốn sống đúng với nhân vị, ngài không chùn bước trước bạo lực. 26 năm tù tội để tranh đấu cho quyền làm người. Nhà tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng tại Nam Phi là Nelson Mandela đã lớn tiếng phê phán, chỉ trích nạn kỳ thị màu da khi nhà cầm quyền thiểu số người da trắng đã bóc lột và đè đầu cởi cổ dân đa số dân da đen, để rồi Nelson Mandela chịu đựng 27 năm tù, loại tù chung thân biệt giam tại hòn đảo Robben Island, họ đánh đập trả thù cá tính ươn ngạnh bất phục tùng của ông. Thượng Tọa Thiện Minh không càch xa người lãnh giải Nobel hòa bình này của năm 1993 là bao, vì cả hai chấp nhận ngồi tù gần 3 thập niên cho giá trị cao quý của quyền làm người, cái quyền bẩm sinh của trời đất, nhân quyền không thể van nài hay xin xỏ để được ban phát mới có được.

Văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn được biết nhiều qua những tác phẩm nổi danh như Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle, truyện kể về trại tù khắt nghiệt Marfino, ngoại ô của Moskova) và Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich), và The Gulag Archipelago (Quần Đảo Ngục Tù), được tuyên bố trúng giải Nobel năm 1970 vì quá khứ cho thấy ông chống báng kịch liệt chế độ độc tài của Liên Sô. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm tại các trại lao động khổ sai như là gulags cộng thêm 4 năm lưu đày sau đó, vì một bức thư ông viết gửi các bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa áp bức người dân của hung thần Josef Stalin. Năm 1965 các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành ở Liên Sô. Được phiên dịch và xuất bản ở nước ngoài, các tác phẩm này lại khiến ông bị bắt giữ năm 1974, bị tước bỏ quyền công dân và bị trục xuất ra xứ ngoài. Tác phẩm của Solzhenitsyn là những bản cáo trạng tố cáo tội lỗi của đảng CS Liên Sô, "26 Năm Lưu Đày" của Thượng Tọa Thiện Minh cũng đã trình bày những nỗi ô nhục, những vết nhơ đày đọa nhân dânViệt Nam, thử tượng cảnh tên Sáu Búa đập đầu bà lão đến chết bằng búa, chỉ vì nghi ngờ bà làm điềm chỉ viên cho bên quân đội VNCH. Bao nỗi oan khiên cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu ách Cộng Sản cai trị quê hương oan khiên của chúng ta.
Đọc tác phẩn "26 Năm Lưu Đày" để thấu hiểu những chuổi ngày dài tù tội, để cảm thông với tác giả về những kinh hoàng trên thân xác, những đọa dày về tinh thần. Đọc tác phẩn "26 Năm Lưu Đày" để hiểu rằng những khổ đau của thế giới từ Nelson Mandela đến Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, tôi xin đề nghị hãy kể thêm những khổ đau của tăng sĩ Thích Thiện Minh hay kẻ sĩ Huỳnh Văn Ba. Tôi cho là vậy: Người chiến sĩ nhân quyền thật đáng kính trọng.
 
Trần Việt Hải
Mùa Xuân 2008.
 
   

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #6 - 15. Feb 2009 , 05:37
 
CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ : TRẬN ĐÁNH ĐỨC HUỆ
      
15/02/2009

...



Những năm tháng cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp vận, quân lực chúng ta vẫn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger có lúc mất bình tĩnh phải thốt ra: "Sao bọn chúng chưa chết phứt đi cho rồi". Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi, mà còn đánh trả quân xâm lược những đòn chí tử cho đến phút chót.


CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ

THIẾT GIÁP KỴ BINH VÀ BIỆT ĐỘNG QUÂN

TRONG HAI NĂM CUỐI

CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1974-1975)

TRẬN ĐÁNH ĐỨC HUỆ

[center]...


Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh

" Il n’y a pas de gloire achevée sans la gloire des armes"

Vauvenargues


Lời Mở Đầu:

Thưa quý vị,

Sau khi Mỹ đơn phương ký kết Hiệp Định Paris với CSVN, đầu năm 1973 rút quân bỏ rơi chúng ta, báo chí truyền thông Mỹ mở chiến dịch rầm rộ bôi nhọ quân lực chúng ta. Quân CSBV nắm lấy thời cơ không ngừng vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công chúng ta liên tục ở MNVN. Đồng thời Quốc Hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sư. Quân Lực VNCH buộc phải chiến đấu tự vệ trong thiếu thốn kinh khủng về trang bị quân dụng, đạn dược, xăng dầu.

Lúc bấy giờ ở Vùng 1 Chiến Thuật trên tuyến đầu của Tổ Quốc ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến Dù , TQLC, BĐQ cùng với SĐ1, SĐ2, SD3BB và các đơn vị NQ-ĐPQ của quân lực chúng ta phải chiến đấu ngày đêm vô cùng gian khổ giành nhau từng thước đất với quân thù CSBV.

Dân chúng MNVN bị tuyên truyền xảo quyệt của báo chí truyền thông Mỹ và CSBV, nên đa số hiểu sai khả năng thật sự của quân lực chúng ta. Có biết bao anh hùng tử sĩ đã hi sinh để bảo vệ MNVN thân yêu của chúng ta.

Những năm tháng cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp vận, quân lực chúng ta vẫnn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger có lúc mất bình tĩnh phải thốt ra: "Sao bọn chúng chưa chết phứt đi cho rồi". Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi, mà còn đánh trả quân xâm lược những đòn chí tử cho đến phút chót.

Nhân Xuân Tha Hương nhớ người chiến sĩ VNCH, nhớ anh thương phế binh sống tủi nhục đau đớn ở quê nhà, tôi xin đăng lại một chiến tích xuất sắc đáng được hãnh diện về quân lực của chúng ta

Trần Quang Khôi


TB: Bài CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ cũng đã được dịch ra Anh ngữ sẽ đăng trên trang nhà của TGB và sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng Mỹ. Đã gởi các copy đi:

    - TS Sorley

    - Nhà văn Jay Veith

    - Giáo sư TS Louis Leresche

    - Đại tá Raymond Battreall

    - Một số người Mỹ bạn của VNCH
...


1. Tình hình chung ở Vùng 3 Chiến Thuật

Sau khi ký kết Hiệp Định Paris, đầu năm 1973, Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (MNVN) bắt đầu rút quân về nước. Các đơn vị chủ lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến Thuật gồm có 3 Sư Đoàn Bộ binh: 5, 7, 9 và các đơn vị đặc công ém quân bên kia biên giới Việt Miên thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ nước ta quấy nhiễu hoặc bao vây tấn công các đồn biên phòng của chúng ta dọc theo biên giới ở các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long và Phước Long. Chủ lực của Quân Đoàn III gồm có 3 Sư Đoàn Bộ Binh 5, 18, 25 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được sự yểm trợ trực tiếp của Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh 155 ly, Tiểu Đoàn 61 PB 105 ly và Liên Đoàn 30 Công Binh dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay thế Lực lượng II Dã chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ chống lại chủ trương "dành dân lấn đất" của Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris ra đời; mặt khác, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn III phạm sai lầm rất lớn về tổ chức và sử dụng lực lượng là giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III và phân tán nát Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi rời Lữ Đoàn đi du học ở Hoa Kỳ năm 1972. Hai sự kiện đó làm cho Quân Đoàn III bị suy yếu trầm trọng và hoàn toàn bị mất đi tính di động. Vì thế mà Lộc Ninh bị địch chiếm và các đồn biên phòng ở Tây Ninh lần lượt bị lọt vào tay địch. Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần cũng vừa thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đã từng chỉ huy Chiến Đoàn 318 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến trường Campuchia từ thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong 2 năm 1970-1971, nên vận động xin tôi về trở lại Quân Đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, tôi nhận quyền chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở Biên Hòa.

Việc đầu tiên là tôi gom các đơn vị Thiết Giáp bị phân tán về lại Lữ Đoàn và trình Trung Tướng Thuần gấp rút tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQĐIII) theo mô hình tổ chức của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Ông cho tôi toàn quyền hành động.

Tình hình quân sự ngày càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, nhiều chiến xa T-54 địch xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến trường ở An Lộc, nên tôi tiên đoán chiến trường tương lai chiến xa địch có thể xuất hiện ở Biên Hòa; tôi xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong "Chiến Dịch Hồ Chí Minh" năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 4 CS đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 CS bị quân ta đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975.

Tôi ra sức cải tổ lại Lữ Đoàn 3 KB cho phù hợp với địa thế Việt Nam. Mỗi chi đội chiến xa có 3 chiến xa M48 thay vì 5 chiếc. Tôi cơ động hóa Pháo Binh bằng cách dùng xe xích M548 biến cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ chức LLXKQĐIII thành một đại đơn vị liên binh Thiết Giáp - Biệt Động Quân - Pháo Binh - Công Binh hoàn toàn cơ động gồm 3 Chiến Đoàn : 315, 318 và 322. Tôi gấp rút huấn luyện tác chiến liên binh thuần thục và thường xuyên làm công tác tư tưởng để mọi quân nhân hiểu rõ địch, hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự chỉ huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đã trở thành một đại đơn vị cơ động tinh nhuệ sẵn sàng lên đường chiến đấu.

2. Tình hình đặc biệt :


Cuộc chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Căn Cứ Đức Huệ nằm khoảng 56 km hướng Tây Bắc Sài Gòn gần biên giới Việt Miên thuộc quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa do Tiểu Đoàn 83 BĐQ Biên phòng trấn giữ với quân số trên dưới 420 người cùng với gia đình vợ con binh sĩ vào khoảng 80 người sống trong căn cứ nguyên là một trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ để lại (xem hình 1) . Tiểu Đoàn trưởng là Thiếu Tá Hoa Văn Hạnh. Khi xảy ra trận chiến thì Thiếu Tá Hạnh đi nghỉ phép vắng mặt. Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo, Tiểu Đoàn phó thay thế chỉ huy.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ có 4 Đại Đội tác chiến và 1 Đại Đội Chỉ huy và Công vụ:

- Trung Úy Thạch Thông chỉ huy Đại Đội 1,
- Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
- Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
- Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
- Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.

Được tin tình báo VC sẽ đến đánh căn cứ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo cho 3 Đại Đội tác chiến ra ngoài căn cứ: 1 Đại Đội bố trí các tiền đồn an ninh xa và 2 Đại Đội hành quân tìm và diệt địch ngoài xa căn cứ. Còn lại một Đại Đội tác chiến trừ bị bố phòng trong căn cứ.

(1) Đêm 27- 3 -1974, một đaị đội Đặc Công CS xâm nhập được vào bên trong Căn Cứ Đức Huệ; vào lúc 02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn cứ. Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, Thiếu Tá Bảo bị thương ở chân, gọi được 3 Đại Đội tác chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu Đoàn tập trung lại phản công quyết liệt. Bên ngoài căn cứ, Sư Đoàn 5 CS (Công Trường 5) bao vây chặt; pháo binh địch tập trung hỏa lực pháo kích vào căn cứ rất dữ dội. Bên trong căn cứ Biệt Động Quân và Đặc Công CS cận chiến giành nhau từng vị trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng thì đại đội Đặc công CS bị quân ta tiêu diệt hết.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ làm chủ tình hình bên trong căn cứ, tổ chức lại phòng thủ chặt chẽ và sử dụng Pháo Binh của Tiểu Khu Hậu Nghĩa bắn yểm trợ hỏa lực chung quanh căn cứ. Trong khi đó, các Đại Đội tác chiến BĐQ bố phòng bên trong chặn đứng các đợt xung phong bên ngoài của các đơn vị bộ bnh Sư Đoàn 5 CS. Hai bên giao chiến ác liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.
...


Tiểu Đoàn 36 BĐQ do Thiếu Tá Lê Quang Giai chỉ huy, tăng phái cho Tiểu Khu Hậu Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức Hòa tiến về hướng Căn Cứ Đức Huệ bị phục binh của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xã Đức Huệ tấn công buộc Tiểu Đoàn phải thối lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.

(2) Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III liền điều động Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ do Trung Tá Lê Tất Biên phụ trách sang Đức Hòa cùng với Tiểu Đoàn 64 BĐQ do Thiếu Tá Nguyễn Chiêu Minh chỉ huy. Ngày 31-3-1974, Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ (khoảng 50 người) do Trung Úy Anh chỉ huy được trực thăng vận xuống Căn Cứ Đức Huệ tăng cường cho Tiểu Đoàn 83 BĐQ, đồng thời Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp Hòa, nhập với Tiểu Đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song song về hướng Căn Cứ Đức Huệ ở cách đó chừng 10 cây số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2 cây số, khoảng hơn 1 trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 5 CS từ những vị trí hầm hào đào sẵn, xông lên tấn công mạnh, đồng thời pháo binh địch tập trung hỏa lực bắn xối xả vào đội hình của hai cánh quân này gây tổn thất nặng. Cuối cùng Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu Đoàn 36 BĐQ buộc phải gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ (xem hình 1).
...

(3) Sư Đoàn 25 BB hành quân giải tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư lệnh QĐIII giao nhiệm vụ cho Sư Đoàn 25 BB do Đại Tá Nguyễn Hữu Toán chỉ huy, tổ chức hành quân giải tỏa Căn Cứ Đức Huệ. Đại Tá Toán liền điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn đang hành quân trong vùng lân cận biên giới từ phía Bắc đến giải tỏa (xem hình 1). Một căn cứ hỏa lực được thành lập tại làng Phước Chỉ thuộc tỉnh Tây Ninh. Căn cứ này nằm cách biên giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên giới An Hòa và cách Căn Cứ Đức Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu Sư Đoàn phối trí trong căn cứ Phước Chỉ, còn có Trung đoàn 46/SĐ25 BB được tăng cường Chi đoàn 3/10 Thiết kỵ. Chi đoàn trưởng Chi đoàn này là Đại Úy Trần Văn Hiền. Tất cả lực lượng liên binh này được đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 BB và được giám sát chỉ huy bởi Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 25 BB ở Củ Chi.

Để đối phó với đoàn quân giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB, quân địch đã chủ động tổ chức địa thế, bố trí quân kín đáo chờ đánh quân tiếp viện. Chúng đặt các chốt chặn trên trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng thời Pháo Binh tầm xa của chúng nằm sâu bên kia biên giới mở những trận địa pháo chính xác, liên tục và ác liệt gây nhiều thương vong cho Trung đoàn 46 BB, làm tê liệt các cánh quân không điều động được, nên kế hoạch giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB thất bại. Một phi cơ quan sát L19 bị phòng không địch bắn rơi gần đó, Trung đoàn cũng không tiếp cứu nổi phi hành đoàn. Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25 BB bị tử thương. Trong suốt thời gian gần một tháng trời, quân bạn không đem lại một kết quả khả quan nào, hàng ngày vẫn bị pháo kích dồn dập, trực thăng tản thương và tiếp tế bị bắn rớt ngay trong căn cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm trợ hành quân và 1 phi cơ DC3 thả dù tiếp tế bị hỏa tiễn SA 7 bắn rớt; những cánh dù mang lương thực và đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ thường bay ra ngoài vòng rào và lọt vào tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ qua và từ phía Bắc của Sư Đoàn 25 BB xuống đều bị thất bại trong việc tiếp cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ (xem hình 1).

(4) Những "Anh hùng Alamo Việt Nam". Bên trong căn cứ, trong lúc đó, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 của Trung Úy Anh thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo chiến đấu vô cùng dũng mãnh, càng đánh càng hăng từ lúc đầu cận chiến với đặc công địch bằng lưỡi lê và lựu đạn bên trong căn cứ cho đến về sau này phải chiến đấu đẩy lui các đợt xung phong của địch ngày đêm không ngừng nghỉ. Cuối cùng lương thực và đạn dược bắt đầu cạn, căn cứ bị cô lập không được tiếp tế, không tản thương được, nhưng không vì thế mà tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ BĐQ bị suy giảm. Họ thề quyết tử chiến với quân thù. Gia đình vợ con của các chiến sĩ BĐQ trong căn cứ cũng tích cực tham gia chiến đấu bên cạnh chồng cha họ. Họ cổ võ, họ giúp tản thương, cứu thương, tiếp tế đạn dược và lo cơm nước. Có người còn cầm súng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Mặc dù tỷ lệ quân số giữa ta và địch quá chênh lệch, quân địch không sao dứt điểm được. Xác địch chồng chất ngổn ngang bên trong và bên ngoài Căn Cứ Đức Huệ.

So sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân đội Mỹ ở đồn binh "Alamo" năm 1836 do Trung Tá William Barret Travis chỉ huy với quân số 189 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/11. Sau 13 ngày đêm tử chiến, đồn binh bị quân địch tràn ngập ngày 6-3-1836. Tất cả 189 chiến sĩ trong đồn binh đều tử trận, chỉ còn sống sót 14 người là đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết.

Hoặc so sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng "Camerone" ngày 30-4-1863 với 65 chiến sĩ do Đại Úy Danjou chỉ huy chống lại sự bao vây và tấn công của 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử chiến, quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị trí phòng thủ bị tràn ngập, 62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ còn sống sót 3 người bị trọng thương.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ phòng thủ trong Căn Cứ Đức Huệ với quân số khoảng 420 người được tăng cường 50 người của Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ. Tổng cộng quân số là 470 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 6,500 quân của Sư Đoàn 5 CS với tỷ lệ quân số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị trí phòng thủ, giết hơn 200 quân địch và gây thương tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương.

Mặc dù thời đại có khác nhau, mẫu số chung của những anh hùng ở Alamo, Camerone và Đức Huệ là sự quyết tâm tử thủ bằng mọi giá. Với tỷ lệ quân số đôi bên chênh lệch như thế, họ vẫn hiên ngang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến sĩ Biệt Động Quân chiến đấu ở Căn Cứ Đức Huệ đích thật là những "Anh hùng Alamo Việt Nam".

Sự chiến đấu kiên cường và dũng cảm của BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ còn chứng minh hùng hồn cho thế giới thấy rằng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực chúng ta không thua bất cứ quân đội tân tiến nào trên thế giới. Một số người thiển cận và một số dư luận báo chí kỳ thị của Mỹ cho rằng khi Quân đội Mỹ rút đi khỏi Miền Nam Việt Nam thì Quân Lực VNCH thiếu tinh thần chiến đấu đưa đến việc mất Miền Nam Việt Nam. Nhận định này là vô lý và hoàn toàn sai sự thật. Mất Miền Nam Việt Nam rõ ràng là vì quân ta thiếu phương tiện chiến đấu chứ không phải thiếu tinh thần chiến đấu.

3. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh - Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất Trận :

Vấn đề vô cùng khẩn trương lúc đó là việc tản thương, cứu thương và tiếp tế lương thực, nước uống, đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ trong lúc mọi đường giao thông liên lạc vào căn cứ đều bị Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn cứ bị cô lập và bị bao vây chặt. Tình hình bên trong căn cứ rất căng thẳng.

(1) Ngày 17-4-1974, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ tôi đang chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hành quân thám sát "Khu Tam Giác Sắt" và "Vùng Hố Bò", sau khi Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Dư Ngọc Thanh đập tan Tiểu Đoàn Tây Sơn thuộc Trung đoàn 101 Địa phương Việt Cộng giải tỏa áp lực địch chung quanh đồn Bò Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.

Tôi lên trực thăng chỉ huy bay về Biên Hòa trình diện Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn. Ông tiếp tôi và cho tôi biết qua tình hình địch và bạn và tình trạng hiện nay bên trong Căn Cứ Đức Huệ. Sau đó Trung Tướng ra lệnh cho tôi lấy trực thăng bay qua Đức Hòa xem xét tình hình chiến sự bên đó rồi về trình cho ông biết ý kiến.

Tôi liền lên trực thăng bay qua Đức Hòa. Trên đường bay, tôi mải mê lo nghĩ phải làm gì để đối phó với Sư Đoàn 5 CS đây? Linh tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ Tư lệnh Quân Đoàn chỉ định giải quyết tình trạng nguy kịch ở Căn Cứ Đức Huệ. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cách đánh của quân địch từ trước tới nay vẫn là "Công Đồn Đả Viện". Địch chủ động tổ chức chiến trường nhiều ngày chờ ta đến. Pháo binh tầm xa của chúng bố trí an toàn bên kia biên giới và sẵn sàng mở những trận địa pháo chính xác và ác liệt khó lọt qua được. Địch lại nắm ưu thế về quân số và địa thế. Ta có lực lượng Thiết Giáp hùng hậu, ta làm chủ không phận và có không lực yểm trợ mạnh mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang bị nhiều vũ khí tối tân của Liên Sô như hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt SA7 đã gây cho Không Lực ta nhiều tổn thất đáng kể, và hỏa tiễn chống chiến xa AT3, một loại hỏa tiễn lợi hại có bộ phận điều khiển giống hỏa tiễn TOW chống xe tăng của Mỹ. Tôi đã từng gặp hỏa tiễn AT3 này một lần trên chiến trường Campuchia. Mải mê suy nghĩ, trực thăng đáp xuống sân bay Đức Hòa lúc nào không biết khi một loạt đạn pháo kích của địch nổ chát chúa chung quanh trực thăng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Tôi cầm bản đồ phóng nhanh xuống đất và ra dấu cho trực thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ và cho tài xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp Hòa là nơi Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở đây nhìn ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên kia sông là một dãy đất trải dài xa tắp đến tận biên giới Việt Miên. Trung Tá Lê Tất Biên, Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và thuyết trình cho tôi rõ tình hình của cánh quân BĐQ ở phía Đông Căn Cứ Đức Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất bại, Tiểu Đoàn 36 BĐQ và Tiểu Đoàn 64 BĐQ đang tổ chức lại hàng ngũ, bổ sung quân số và chờ lệnh mới của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn (xem hình 1).

(2) Kế hoạch hành quân của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.

...



Rời Bộ Chỉ huy của Liên Đoàn 33 BĐQ, tôi lên trực thăng bay về hướng biên giới. Tôi cho trực thăng bay thật cao để có cái nhìn tổng quát bên dưới và cũng để đề phòng phòng không của địch bố trí dày đặc ở bên dưới. Bay qua khỏi sông Vàm Cỏ Đông là đến vùng biên giới Việt Miên. Bên này biên giới là một dãy đất bằng phẳng sình lầy, chi chít những kinh lạch gần giống như vùng Đồng Tháp Mười ở Miền Tây. Xa xa trên đất Miên là những làng mạc rải rác vắng vẻ. Nằm xa tít về hướng Nam là Căn Cứ Đức Huệ lẻ loi, cô độc. Tôi cho trực thăng bay sâu vào đất Miên. Thị trấn ChiPu của Campuchia xuất hiện ở phía trước. Về phía Nam một chút, có một khu rừng chừng 10 mẫu Tây gây sự chú ý của tôi. Tôi chợt nhớ lại cách đó 4 năm, trong cuộc hành quân "Toàn Thắng 42" cuối tháng 4-1970, tôi có đi qua khu rừng này và tôi có biết rất rõ địa thế phía Nam của Thị trấn ChiPu.

Trong chớp mắt, tôi thấy ngay là phải hành động như thế nào để đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ. Quả thật giản dị đúng như Napoléon nói: "La guerre est un art simple et tout d'exécution" (Chiến tranh là một nghệ thuật giản dị và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực hiện một kế hoạch hành quân giản dị trong đó hành động táo bạo, nhanh chóng và hoàn toàn bất ngờ là chìa khóa của thắng lợi. Lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm.

Trở về hậu cứ của Lữ Đoàn ở Biên Hòa, tôi liền tự tay phác họa ra kế hoạch phản công trong vòng 20 phút. Đặc điểm của kế hoạch này là sự giản dị tối đa và bất ngờ hoàn toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ lực chính là đột kích đêm vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí mật và hành động thật nhanh, tập trung toàn bộ sức mạnh của Thiết Giáp, khai thác tối đa tốc độ và "Shock Action" trên trận địa, không cho địch trở tay kịp (xem hình 2).

Tôi cầm kế hoạch trong tay đi lên Bộ Tư lệnh Quân Đoàn gặp Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Ông tiếp tôi và tôi xin được trình bày. Tôi trải tấm bản đồ 1/50,000 ra bàn. Ông chăm chú lắng nghe tôi nói: "Sáng nay, theo lệnh Trung Tướng, tôi đã bay đi thám sát mặt trận ở Đức Hòa Đức Huệ. Tình hình rất xấu, chúng ta phải hành động ngay, sợ không kịp vì Căn Cứ Đức Huệ bị vây hãm từ 27-3 đến nay hơn 20 ngày. Tiếp tế và tản thương cho Căn Cứ Đức Huệ bị địch cắt đứt hoàn toàn. Tôi xin đề nghị lên Trung Tướng: Sử dụng LLXKQĐIII phản công ở Căn Cứ Đức Huệ. Kế hoạch phản công của tôi có 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Hành quân lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong tỉnh Tây Ninh về khu Comi ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển lên Xuân Lộc (Long Khánh). Mục đích của cuộc điều quân này là làm cho quân địch tưởng là lực lượng Thiết Giáp sẽ rút đi đến một nơi khác.

- Giai đoạn 2: Hành quân phản công: Từ ngày N: Xuất quân đêm, trở lên Gò Dầu Hạ, vượt biên giới tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Sau đó chuyển sang hướng Nam ChiPu, dựa vào đêm tối tấn công toàn lực vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS bố trí ở phía Tây Căn Cứ Đức Huệ " (xem hình 2).

Sau khi tôi trình bày xong, Trung Tướng có vẻ băn khoăn lo lắng. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Tôi lo kế hoạch này của anh sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về chính trị. Vì như thế là chúng ta xâm phạm vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Campuchia sẽ có phản ứng và Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ lên tiếng phản đối. Tôi sẽ gặp khó khăn.

- Nhưng thưa Trung Tướng, CSBV đâu có tôn trọng chủ quyền của Campuchia. Chúng đang sử dụng lãnh thổ của Campuchia để tấn công chúng ta. Tôi đáp lại.

- Đúng vậy, nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị. Anh có thể làm một kế hoạch khác được không? Ông hỏi tôi.

Tôi liền đáp:

- Thưa Trung Tướng, tôi đã xem xét kỹ tình hình và địa thế, tôi nghĩ chỉ có kế hoạch này chúng ta mới đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ.

Ông trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Thôi được, tôi sẽ trình kế hoạch này của anh lên Tổng Thống để ông quyết định .Nếu được chấp thuận, anh sẽ chỉ huy cuộc hành quân này. Hãy về chuẩn bị lực lượng.

Tôi nhận lệnh, đứng nghiêm chào rồi lui ra. Trên đường về Lữ Đoàn, tôi nghĩ chắc rồi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ chấp thuận vì chúng ta không thể vì lo ngại Liên Hiệp Quốc mà hy sinh sinh mạng của hơn 500 chiến sĩ BĐQ và gia đình họ ở Căn Cứ Đức Huệ.

Trong lòng tôi rất vui mừng và biết ơn được vị tư lệnh Quân Đoàn tín nhiệm. Đây là lần đầu tiên tôi có trong tay sự tập trung một lực lượng Thiết Giáp lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi được cho toàn quyền hành động để đương đầu trực diện với một Sư Đoàn CS kể từ khi Hiệp Định Paris ra đời.

Tôi vừa được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp tướng một sao cùng với các anh Nguyễn Văn Điềm Sư Đoàn 1 BB, Phạm Ngọc Sang Không quân, Hoàng Cơ Minh Hải quân. . . Đây là dịp tôi muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của mình và muốn chứng tỏ một đại đơn vị Thiết Giáp biết sử dụng tập trung là một vũ khí lợi hại có thể đánh bại các đại đơn vị CS trong thế công cũng như trong thế thủ.

Ngày 20-4-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận Kế hoạch Hành quân của tôi, đồng thời ra lệnh cho Không lực VNCH trực tiếp yểm trợ tác chiến cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh 120 phi xuất (Tactical Air Support) từ ngày N đến ngày N+3 theo yêu cầu của tôi.

Tôi chọn ngày N là ngày 28-4-1974.

(3) Công tác chuẩn bị

Ngày 21-4-1974, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III triệu tập buổi họp hành quân ở Biên Hòa do Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III chủ tọa. Có mặt Bộ Tham Mưu Quân Đoàn, Bộ Chỉ huy 3 Tiếp Vận và 3 tư lệnh Sư Đoàn 5, 18, 25: Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Nguyễn Hữu Toán. Sau khi Bộ Tham Mưu trình bày tình hình chung ở Vùng 3 Chiến thuật và tình hình đặc biệt ở Căn Cứ Đức Huệ, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn tuyên bố chỉ định tôi thay thế tư lệnh Sư Đoàn 25 Bộ binh chỉ huy mặt trận Đức Hòa - Đức Huệ và sử dụng LLXKQĐIII phản công, giải vây Căn Cứ Đức Huệ. Tôi đứng lên trình bày ngắn gọn trước hội nghị Kế hoạch Hành quân vượt biên đêm của LLXKQĐIII ở Gò Dầu Hạ và Hành quân Phản công của LLXKQĐIII trên lãnh thổ Campuchia (Hình 2).

Theo nhu cầu hành quân của tôi, các đơn vị sau đây được Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn III chỉ định tăng phái cho Lữ Đoàn 3 KB đễ nằm trong tổ chức của LLXKQĐIII:

- Tiểu Đoàn 64 BĐQ đi với Thiết Đoàn 15 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Dư Ngọc Thanh chỉ huy;

- Tiểu Đoàn 36 BĐQ đi với Thiết Đoàn 18 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Phan Văn Sĩ chỉ huy;

- 1 Đại Đội Bộ binh thuộc Tiểu Đoàn 1/43 (Sư Đoàn 18 BB) đi với Thiết Đoàn 22 Chiến xa, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy;

- Thiết Đoàn 10 KB (Sư Đoàn 25 BB) + Tiểu Đoàn 1/43 BB (-) (Sư Đoàn 18 BB) + 1 Chi đội Chiến xa M48 thuộc Thiết Đoàn 22 Chiến xa do Trung Tá Trần Văn Nhuận chỉ huy;

- Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh 105 ly + 1 Pháo đội 155 ly thuộc Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh do Thiếu Tá Hoa Vạn Thọ chỉ huy;

- Tiểu Đoàn 302 thuộc Liên Đoàn 30 Công binh do Thiếu Tá L?m Hồng Sơn chỉ huy; một Trung đội Điện tử (Quân Đoàn) do Thiếu Tá Hiển, Trưởng phòng 2 Lữ Đoàn kiểm soát;

- 1 Trung đội Truyền Tin Siêu tần số (Quân Đoàn) do Trung Úy Bùi Đình Lộ Trưởng phòng Truyền tin Lữ Đoàn giám sát;

- 1 Đại Đội yểm trợ Tiếp Vận thuộc Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận do thượng sĩ Nhất Phan Thanh Nhàn (Quân cụ) chỉ huy.

Ngoài ra Trung Tướng còn ra lệnh cho 3 tư lệnh Sư Đoàn Bộ Bbinh cho tôi mượn 6 giàn hỏa tiễn chống xe tăng TOW để phân phối cho mỗi Chiến Đoàn Thiết Giáp vượt biên 2 giàn hỏa tiễn TOW gắn trên xe Thiết vận xa M113 đề phòng trường hợp có chiến xa T 54 của địch xuất hiện trên chiến trường Campuchia.

Trước khi kết thúc buổi họp, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn chúc tôi thành công trong nhiệm vụ giao phó. Tôi đứng lên đáp lời cám ơn Trung Tướng. Lúc đó trong lòng tôi có một sự tin tưởng mãnh liệt vào chiến thắng của cuộc hành quân này, nên tự nhiên tôi buột miệng thốt ra:

- Thưa Trung Tướng, chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản!

Trên đường về Lữ Đoàn, tôi giật mình khi nghĩ lại những lời mình vừa nói. Tại sao tôi dám liều lĩnh khẳng định trước hội nghị là sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản? Mặc dù tôi có trong tay LLXKQĐIII là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ chưa từng bị thất trận và mặc dù tôi đã nắm chặt trong tay những yếu tố có tính cách quyết định thắng lợi, nhưng vẫn còn 2 yếu tố khác ngoài tầm tay của tôi có thể làm tôi bị thất bại trong cuộc hành quân này. Đó là thời tiết và kế hoạch hành quân bị bại lộ. Thật vậy, nếu đến ngày N là ngày xuất quân trời đổ mưa trong vùng hành quân, địa thế trở nên lầy lội, tôi sẽ không thể điều động lực lượng Thiết Giáp như ý muốn được, hoặc kế hoạch hành quân của tôi được trình lên phủ Tổng Thống để xin quyết định, nếu bị tiết lộ ra ngoài, chắc chắn sẽ đưa tôi đến thảm bại. Cứ nghĩ đến 2 yếu tố này là tôi không ăn ngủ được. Tôi thấy hối tiếc đã thốt ra những lời khẳng định trước là sẽ đánh thắng quân địch. Lời khẳng định này cứ ám ảnh tôi ngày đêm. Cuối cùng tôi tự nhủ: phải giữ đúng lời hứa; bằng mọi cách, mọi giá, phải đánh thắng Sư Đoàn 5 Cộng Sản.

Ngày 22-4-1974, tôi ra lệnh cho toàn bộ LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong Chi Khu Khiêm Hanh thuộc tỉnh Tây Ninh rút quân về đóng ở Khu Còmi thuộc quận Lái Thiêu tỉnh Bình Dương (Thủ Đầu Một). Tôi cho phao tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển qua Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Mục đích của cuộc rút quân này là để đánh lừa địch, làm cho chúng tưởng là quân Thiết Giáp sẽ rút đi luôn không trở lại. Tôi cho trung đội điện tử thường xuyên nghe lén và theo dõi địch trao đổi tin tức với nhau. Khi LLXKQĐIII vừa rút đi khỏi Gò Dầu Hạ về Lái Thiêu thì đài tình báo của địch ở An Hòa Gò Dầu lên tiếng báo cáo:

"Quân Thiết Giáp đã rút đi". Tôi biết chắc là chúng đã bị mắc lừa.

Từ ngày 22-4-74 đến ngày 28-4-74, trong 6 ngày này đóng quân ở Khu Còmi quận Lái Thiêu, các Chiến Đoàn 315, 318 và 322 theo lệnh tôi ra sức ôn tập hợp đồng tác chiến giữa Thiết Giáp - Biệt Động Quân - Pháo Binh từ cấp Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Chiến Đoàn thật nhuần nhuyễn. Riêng tôi trong 6 ngày đó, tôi tích cực không ngừng làm công tác tư tưởng. Karl Max nói: "Nếu tư tưởng được đả thông, mọi người đều giác ngộ thì sức mạnh vật chất sẽ tăng lên gấp đôi." Kinh nghiệm chiến trường cho tôi thấy tinh thần hăng say làm tăng sức mạnh của đơn vị lên gấp bội. Khơi dậy được sự chiến đấu của toàn quân là yếu tố số một của thắng lợi. Tôi lần lượt đi xuống họp với các cấp chỉ huy Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn của các binh chủng và với các Chiến Đoàn trưởng, nói rõ tình hình của ta và địch, nói rõ nhiệm vụ và cách đánh của LLXKQĐIII để mọi người đều thông suốt và tin tưởng sự tất thắng của chúng ta. Tôi thuyết phục họ tin ở sự chỉ huy của tôi và nói rõ sự quyết tâm của tôi là phải chiến thắng bằng mọi giá. Tôi thúc đẩy họ, tôi nói đến tình đồng đội: Chúng ta không thể bỏ rơi đồng đội của mình đang bị địch bao vây và mong chờ chúng ta đến cứu họ. Tôi nhắc đến những chiến thắng vẻ vang năm xưa thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí:

- Chúng ta đã từng gặp nhiều trận khó khăn gây cấn hơn trận này, chúng ta đều chiến thắng, đều vượt qua.

Mỗi lần nói chuyện với các sĩ quan thuộc cấp tôi đều kết luận:

- Kỳ này nhất định phải chiến thắng, tôi sẽ cùng đi với các anh, kỳ này nếu thất bại thì tất cả chúng ta kể cả tôi, sẽ không một ai trở về Việt Nam.

Ý của tôi, quyết tâm của tôi đã rõ ràng: một là chiến thắng trở về, hai là chết trên đất Miên. Không có con đường nào khác.

4. Veni, Vidi, Vici
...


(1) Ngày N đã đến. Đó là ngày 28-4-1974. Chiều ngày 28-4-1974, Công Binh đã sẵn sàng; Thiếu Tá Lâm Hồng Sơn, Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 302 CB, theo lệnh tôi đã kín đáo cho bố trí từ chiều tối ngày hôm trước ở hai bên bờ sông Gò Dầu Hạ, gần cầu, các phà cao su để đưa chiến xa M48 qua sông. Lúc 20:00 giờ, tôi cải trang đích thân đến tận 2 bờ sông Gò Dầu Hạ kiểm tra Công Bbinh làm công tác chuẩn bị cho chiến xa vượt sông.

Đúng 22:00 giờ đêm, toàn bộ LLXKQĐIII gồm 3 Chiến Đoàn 315, 318 và 322 cùng Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu rời vùng tập trung ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một) di chuyển bằng đèn mắt mèo và im lặng truyền tin trực chỉ Gò Dầu Hạ.

(2) Ngày 29-4-1974, lúc 00:00 giờ, các chiến xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông Gò Dầu Hạ. Các loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu Gò Dầu Hạ theo Quốc lộ 1 trực chỉ ra hướng biên giới Việt Miên.

Từ 01:00 giờ sáng đếnn 03:00 giờ sáng, các Chiến Đoàn, Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn lần lượt vượt biên sang lãnh thổ Campuchia và vào vùng tập trung nằm sâu trong đất Miên về hướng Đông Nam thị trấn Chipu (Xem hình 2 và 3).

Đến 03:15 giờ, tất cả các đơn vị đã bố trí xong, trong vùng tập trung, sẵn sàng chờ lệnh xuất phát. Trung đội điện tử theo dõi nghe địch, không thấy chỉ dấu gì chúng nghi ngờ.

Đúng 03:30 giờ, tôi ra lệnh cho hai Chiến Đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất phát, tấn công song song tiến xuống phía Nam, Chiến Đoàn 315 bên phải, Chiến Đoàn 318 bên trái, Bộ Chỉ huy của tôi theo sau Chiến Đoàn 315; Chiến Đoàn 322 trừ bị, bố trí phía Nam Quốc lộ 1 chờ lệnh (Xem hình 3).

Đúng 04:30 giờ, Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu khai hỏa, tác xạ đồng loạt tập trung vào các mục tiêu của địch nằm phía Tây Căn Cứ Đức Huệ, đồng thời Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 1/43 BB(-) vượt tuyến xuất phát mở đường từ căn cứ Phước Chỉ xuống Căn Cứ Đức Huệ. (Xem hình 3).

Đến 05:00 giờ sáng ngày 29-4-74, các cánh quân của Chiến Đoàn 315 và 318 báo cáo chạm địch. Quân ta liền điều động bao vây, chia cắt, tấn công liên tục. Quân địch bị đánh bất ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ huy Trung đoàn, Sư Đoàn, Bộ Chỉ huy Hậu cần và các căn cứ Pháo Binh của quân địch bị quân ta tràn ngập và lần lượt bị quyét sạch. Nhiều dàn pháo các loại 4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bị quân ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ . Đặc biệt hơn cả có hơn 30 hỏa tiễn chống xe tăng AT 3 của Liên Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai hỏa bị quân ta chiếm đoạt.

Đến 08:00 giờ sáng, Không Quân Chiến Thuật lên vùng; Đại Tá Trần Văn Thoàn, tư lệnh phó Lữ Đoàn bay trực thăng chỉ huy, điều khiển Không Lực liên tục oanh kích và oanh tạc địch từ sáng đến chiều tối. Đến 19:00 giờ ngày 29 4 74, đại quân của Sư Đoàn 5 CS bị đánh tan rã rút chạy về hướng Mộc Hóa thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến Đoàn đồng loạt truy đuổi địch và cho Không Quân Chiến Thuật tập trung truy kích chúng sâu trong lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng trăm tên bị quân ta bắt sống.

(3) Sáng ngày 30-4-74, các đơn vị địch còn kẹt lại chung quanh Căn Cứ Đức Huệ chống trả yếu ớt, lần lượt bị quân ta tiêu diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết Đoàn 10 đã bắt tay được với Biệt Động Quân trong Căn Cứ Đức Huệ và đến chiều toàn bộ Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn bị quân ta quét sạch.

Bộ Chỉ huy của tôi nằm sâu trong lãnh thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ hoang vắng. Tin chiến thắng làm nức lòng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm ả, trời trong vắt, đầy sao, lòng tôi tràn ngập một niềm sung sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất trong đời tôi. Tôi đã khẳng định trước với Quân Đoàn là chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đã đánh bại chúng. Tôi đã nói trước khi xuất quân với thuộc cấp là nếu thất bại thì sẽ không một ai được trở về Việt Nam và bây giờ chúng tôi đã chiến thắng có thể trở về. Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đã lấy mạng sống của tôi ra đánh và bây giờ tôi đã thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật không có một niềm hạnh phúc nào lớn hơn được.

Chưa bao giờ trong lịch sử của hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một trận vận động chiến nào mà quân ta hoặc quân Đồng Minh đã chiến thắng một đại đơn vị CS nhanh chóng như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung cách và những lời của Julius Ceasar trong chiến dịch thần tốc ở Zela vùng Tiểu Á báo cáo chiến thắng về La Mã "Veni, Vidi, Vici : "Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến thắng", tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức công điện ngắn báo cáo chiến thắng về Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III.

    Trân trọng báo cáo:

    - Ngày 28-4-74: Xuất quân

    - Ngày 29-4-74: Phản công

    - Ngày 30-4-74: Tiêu diệt địch

    - Ngày 1-5-74: Hoàn thành nhiệm vụ.


(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Lữ Đoàn ở Gò Dầu Hạ, phóng viên đài VOA phỏng vấn hỏi tôi:

- Có phải Thiếu Tướng đã đưa quân sang lãnh thổ Campuchia không?

Tôi liền đáp ngay:

- Không, tôi hành quân dọc theo biên giới trong lãnh thổ của Việt Nam. Chính Cộng Sản Việt Nam mới có quân trên lãnh thổ Campuchia.

Tối đến, đài VOA và đài BBC loan tin chiến thắng của Quân Lc ta ở Căn Cứ Đức Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:

- Tướng Trần Quang Khôi nói không có đưa quân sang lãnh thổ Campuchia, nhưng theo tin tức của chúng tôi nhận được thì Quân lực VNCH có truy đuổi quân Cộng Sản Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia.
...


(5) Ngày 3-5-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi trực thăng đến Gò Dầu Hạ thị sát chiến trường. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và tôi tiếp đón Tổng Thống. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi rồi đi đến xem chiến lợi phẩm tịch thu của quân địch: Rất nhiều vũ khí cộng đồng các loại. Nổi bật là các giàn phóng hỏa tiễn 4 ống, 8 ống và 12 ống cùng hàng trăm hỏa tiễn 107 và 122 ly. Đặc biệt hơn cả là hơn 30 hỏa tiễn AT-3, loại mới nhất của Liên Sô có hệ thống điều khiển chống tăng, lần đầu tiên bị quân ta tịch thu trên chiến trường miền Nam. Các tùy viên quân sự Tây phương mỗi người xin một quả nói để đem về nước nghiên cứu. Nhìn số vũ khí khổng lồ của địch bị quân ta tịch thu mới hiểu được sự tàn phá khủng khiếp trong Căn Cứ Đức Huệ và sự chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 BĐQ. Tiếp đến, Tổng Thống đi thăm Bộ Tham Mưu Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và các đơn vị trưởng của các binh chủng trong tổ chức LLXKQĐIII, ông bắt tay khen ngợi từng người và gắn cấp bậc Đại Tá cho Trung Tá Thiết Giáp Dư Ngọc Thanh, Chiến Đoàn trưởng Chiến Đoàn 315. Sau đó Tổng Thống lên trực thăng chỉ huy của tôi cùng tôi bay đến Đức Huệ. Các trực thăng của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và phái đoàn Phủ Tổng Thống bay theo sau.

Trên đường bay, Tổng Thống bắt chuyện với tôi:

- Tôi rất thích tính táo bạo liều lĩnh trong kế hoạch hành quân của anh.

- Thưa Tổng Thống, đây là sự liều lĩnh có tính toán. Tôi đáp lại.

Thấy Tổng Thống vui vẻ, sự hân hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng Thống: La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn luôn "cười" với những kẻ liều lĩnh).

Ông gật gù cười có vẻ đắc ý lắm.
...


Trực thăng đáp xuống Căn Cứ Đức Huệ. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ hân hoan tiếp đón Tổng Thống. Ông đi bộ một vòng viếng thăm, ủy lạo và ban thưởng. Doanh trại trong căn cứ bị Pháo Binh địch tàn phá đổ sập gần hết, nhưng sự hãnh diện giữ vững được đồn hiện ra trong đôi mắt của mỗi chiến sĩ BĐQ.
...


Một chuẩn úy BĐQ còn rất trẻ đi đến tôi, đứng nghiêm chào, rồi thình lình anh bước tới gần tôi, hai tay nắm chặt lấy tay tôi bật khóc và nói:

- Cám ơn Thiếu tướng đã cứu mạng chúng em.

Tôi cảm động ôn tồn đáp lại:

- Chính anh phải cám ơn các em mới đúng. Sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm hãnh diện chung của Quân lực chúng ta. Chúng em mới thật sự là những anh hùng của Quân đội mà mọi người Việt Nam Tự do phải mang ơn các em.

(6) Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO (Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi của đại sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi ký kết Hòa Đàm Paris, một kế hoạch hành quân được thiết kế tuyệt hảo và được thực hiện tuyệt hảo(1).

Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại Tá Raymond Battreall nguyên Cố Vấn Trưởng của Bộ Chỉ huy Thiết Giáp Binh QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến thắng ngoạn mục và xuất sắc nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt Nam: Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm.

5. Kết luận :

...


Đúng một năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Đoàn 4 CSBV do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, và Sư Đoàn 341 CSBV bị LLXKQĐIII đánh bại ở Biên Hòa buộc phải rút đi sau khi chịu nhiều tổn thất to lớn (2).

Ngay sau đó, LLXKQĐIII kéo quân về tiếp cứu Thủ Đô Sài Gòn thì được lệnh buông vũ khí đầu hàng lúc 10:25 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ai là người chịu trách nhiệm làm mất MNVN? Ai là thủ phạm đưa QLVNCH đến chỗ thua trận?

Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kể từ ngày thành lập 7-11-1970 đến ngày 30-4-1975 do tôi chỉ huy, luôn luôn chiến thắng hết trận này đến trận khác cho đến phút chót. Không một ai trong chúng tôi lùi bước trước quân thù. Không một ai trong chúng tôi bỏ trốn ra nước ngoài. Tất cả ở tại hàng và chấp nhận định mệnh không than van kêu khóc.

Trong tác phẩm Servitude et Grandeur Militaires, thi sĩ Pháp Alfred De Vigny (1810 1857) nói "Danh Dự và Trách Nhiệm đôi khi kết thúc một cách bi thảm. Cho nên, đứng trước một định mệnh tàn khốc, con người phải biết thân phận của mình mà chấp nhận nó một cách can đảm".

Tháng Giêng 2009
Trần Quang Khôi

Ghi chú

(1) GEN Homer Smith wrote: "On behalf of the Honorable Graham Martin, the Ambassador of the United States and myself, I wish to express our felicitations upon the brilliant success of your recent operation.
This was the first time since the Paris Peace Agreement, a plan of operation has been so well planned and so well executed…"

(2) Xin đọc:

    - "Danh Dự và Tổ Quốc", 1995, CT Trần Quang Khôi "Fighting to the Finish", BG Tran Quang Khoi, p.19 25, ARMOR, March April 1996.

    - Hồi Ký "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày”, Thượng Tướng Hoàng Cầm.



Lời giới thiệu tác giả :

    * TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952 .

    * Tốt nghiệp:
    - Trường KỵBinh SAUMUR, Pháp 1955.
    - Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
    - Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.

    * Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Chuẩn Tướng, tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn III/QLVNCH.

    * Sau chiến tranh Việt Nam, tướng Khôi bị tù Cộng Sản 17 năm.

    * Định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ năm 1993.

    * Tốt nghiệp Trường Đại Học George Mason University, Hoa Kỳ với cấp bằng MA Văn Chương Pháp 1998.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #7 - 19. Feb 2009 , 17:05
 
Video:
Trận Khe Sanh
      


...


Chiến tranh tại vùng địa đầu giới tuyến này thường rất nặng. Bắc quân luôn luôn chủ động chiến trường và cũng như trận Hạ Lào đầu năm 1971 Họ nắm ưu thế tuyệt đối về pháo binh.  Các khẩu pháo 130 ly,152 ly, hoả tiễn 122 ly... đặt từ Bắc Vĩ tuyến và các loại sơn pháo 75 ly, cối 82ly... tại chiến trường do hướng dẫn của những toán đề-lô đã bắn rất chính xác vào những nơi đồn trú đóng quân cố định của Mỹ và VNCH.
Trích:
...dù sao... Điện Biên Phủ thứ hai này đụng phải hỏa lực vô tận của Mỹ!!
-- Khe Sanh được giữ vững, quả thật do những thảm bom B52 trải dữ dội ngày đêm chung quanh
vòng đai căn cứ, trên đầu các vòng vây của quân CSBV!!
Chiến tranh tại vùng địa đầu giới tuyến này thường rất nặng. Bắc quân luôn luôn chủ động chiến
trường và cũng như trận Hạ Lào đầu năm 1971 Họ nắm ưu thế tuyệt đối về pháo binh.
Các khẩu pháo 130 ly,152 ly, hoả tiễn 122 ly... đặt từ Bắc Vĩ tuyến và các loại sơn pháo 75 ly,
cối 82ly... tại chiến trường do hướng dẫn của những toán đề-lô đã bắn rất chính xác vào những
nơi đồn trú đóng quân cố định của Mỹ và VNCH.

Lợi dụng ưu thế này, Bắc quân đã thực hiện thường xuyên nhiều trận địa pháo chiến! Thiệt hại chính
của Bắc quân là do B52, tương tự thiệt hại về phía đồng minh và VNCH do pháo binh của CS!

Có lẽ để cho danh chính ngôn thuận, HK đã yêu cầu VN tăng phái cho họ TĐ37 BĐQ do đại úy
Hồ Hạc làm TĐTrưởng ( sau đó TĐTr. là đại uý  Vũ Thược, mãi đến năm 1970 Thiếu Tá Trần văn
Nghênh mới về làm TĐTr.) Cũng như khi đại tướng Wesmoreland thị sát Khe Sanh, nếu để ý  khi phái
đoàn xuống trực thăng người ta sẽ thoáng thấy khuôn mặt của  tướng "mặt trăng" HXL tháp tùng!
Sau trận này, các BĐQ được TT HK tưởng thưởng huy chương  Nixon! Tuy TQLC HK đã giữ được
điểm chiến lược Khe Sanh nhưng vì tổn thất  do áp lực nặng nề nên cũng phải bỏ...         
Chú thích: địa danh Khe Sanh có thể bắt nguồn từ một thác nước xanh  từ trên núi cao đổ xuống tạo
thành một giòng suối lớn chảy xuyên qua  thung lũng này(!) Cảnh vật nơi đây rất đẹp, cỏ cây chen
đá lá chen  hoa, đất đai phì nhiêu mầu mỡ... Dấu vết nền móng, cột gạch các  villa đồn điền  Pháp
vẫn còn hiện hữu...
    Đây là một nhận xét hoàn toàn cá nhân của một quân nhân từng có mặt  tại KS, HL và 37BĐQ!!
Mời quý vị coi video Trận Đánh Khe Sanh do Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thực hiện:



In retrospect The battle of Khe sanh.                  
   *_TheBattleOfKheSanh__**1*   
<http://www.youtube.com/v/08p_B_n0-1U&hl=en&fs=1>;
   *http://www.youtube.com/v/08p_B_n0-1U&hl=en&fs=1* ;  
<http://www.youtube.com/v/08p_B_n0-1U&hl=en&fs=1>;
    _TheBattleOfKheSanh_**_2*  *   
<http://www.youtube.com/v/xn0cKflBW0s&hl=en&fs=1>;
   *http://www.youtube.com/v/xn0cKflBW0s&hl=en&fs=1* ;  
<http://www.youtube.com/v/xn0cKflBW0s&hl=en&fs=1>;
       *_TheBattleOfKheSanh_**_3*    
<http://www.youtube.com/v/9Lz6DtaZeDU&hl=en&fs=1> ;  
*http://www.youtube.com/v/9Lz6DtaZeDU&hl=en&fs=1* ;  
<http://www.youtube.com/v/9Lz6DtaZeDU&hl=en&fs=1>;


Bài do niên trưởng Nguyễn Hữu Hùng chuyển



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #8 - 02. Oct 2009 , 17:37
 
Một câu chuyện cảm động




Để câu truyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau nầy, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hảng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu cho hành khách economy class ( trừ business class hay first class và những chuyến oversea long haul) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những bao đồ ăn trưa.




NHỮNG NGƯỜI LÍNH




Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu  rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.
Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào các chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần  nhất:
- Các cậu đi tới đâu vậy?
- Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hản.
Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá 5 mỹ kim.
Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ.. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
- Không! Có vẻ như mắc quá đó.. Bao lunch gì mà tới 5$.
Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.      
Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.
Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta 50$ và nói:
- Xin  bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính nầy.      
Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lới cám ơn tôi và nghẹn ngào:
- Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq . Nghĩa cử nầy của ông như đang dành cho nó vậy.  Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
- Thưa ông dùng gì ạ?  Bò, gà rất hảo hạng.
-  Xin cho tôi gà
Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB  thôi mà.
Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:
- Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay nầy đối với  ông
Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:
- Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.
Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng Chúa ơi! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
- Tôi muốn được bắt tay ông
Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
- Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để rản gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.
Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hoà tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm 25$ nữa.
Nếu tính ra, tôi chỉ chi có 50$ mà bây giờ thu lại tới 75$. Kiếm được 25$ dễ dàng đến thế sao! À ! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.
Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.
Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi  tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
-  Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Chúa sẽ ban ơn cho các cậu.
Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.
Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.   
Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.
Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.
Xin Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện nầy tới bạn bè quen biết.
Riêng tôi thì đã làm xong.

Toronto Sept 4,2009
Nguyên Trần








__._,_.___

.

__,_._,___



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #9 - 11. Nov 2009 , 14:23
 
 
Trung Tá VÕ PHI SƠN



...

Ba mươi lăm năm sau ngày Quốc Hận 30-4-1975….Có ai ngờ những em bé ngày nào bám chéo áo mẹ, hốt hoảng và ngơ ngác trước cơn bão táp đen tối đang ập vào miền Nam thân yêu, nay đang trưởng thành trên quê người với nhiều thành tích đáng nể.

Gần như mỗi ngày, mỗi tháng, chúng ta đều nghe đến một vài tên tuổi mà sự thành đạt của họ trên các lãnh vực đã làm cho gia đình và cộng đồng hãnh diện. Họ đã làm cho người bản xứ thay đổi cách nhìn về người tị nạn VN. Và cũng chính họ, sẽ đánh bật hình ảnh của những kẻ phản bội Brian Đoàn, Ysa Le, Trâm Lê…

Các em xứng đáng là tương lai Việt Nam. Nhất là các em mà trong lòng luôn ấp ủ hình ảnh quê hương quá lá Quốc Kỳ màu vàng ba sọc đỏ, các em biết nói lời biết ơn với sự hy sinh của các thế hệ cha anh.


Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu một hậu duệ của Quân lực VNCH. Đó là tân Trung tá Võ Phi Sơn ở Miami, Florida.

Võ Phi Sơn vừa được vinh thăng Trung Tá vào ngày 1 tháng 3 năm nay 2009 và đang đảm trách việc cố vấn, huấn luyện cho một nước Ả Rập.


Là con của cựu Trung tá Phi công Võ Phi Hổ, khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Sơn cùng gia đình may mắn thoát được khỏi Việt Nam vào những ngày tang thương cuối tháng 4 năm 1975. Sơn đến Hoa Kỳ khi mới lên 5 tuổi, hoàn toàn bở ngỡ trước cuộc sống mới xa lạ. Trung tá Hổ đã may mắn đoàn tụ gia đình tại đảo Guam, và được đưa về định cư tại Miami, Florida từ cuối tháng 5, 1975.


Nhờ truyền thống gia đình và theo gương bố, là một hoa tiêu khu trục phản lực lỗi lạc của Phi Đoàn 534 thuộc Không Đoàn 92 Chiến Thuật ở Phan Rang, Sơn và các bốn anh chị em lớn lên, học hành thành đạt nơi quê hương mới.


Từ lớp 9, Sơn đã giữ vai trò Chủ tịch của National Honor Society và Science Society tại trường Trung Học. Năm 1985, Sơn đỗ thủ khoa tại W.R. Thomas Junior High với nhiều giải thưởng lớn của liên bang như: Award of Honor do The National Leadership Organization trao tặng; The American Legion School Award do The American Legion trao tặng.


Tiếp theo những năm chót trung học, việc học của Sơn thăng tiến mạnh hơn. Sơn còn là một boyscout với các cấp hiệu cao nhất. Sơn đoạt đai nâu Karate khi vừa học xong trung học. Sơn chơi Trumpet rất xuất sắc, đoạt nhiểu giải tại địa phương và cấp tiểu bang Đặc biệt, Sơn cũng là một cầu thủ football giỏi như đoạt các giải Football School Athlete of the Year 1988, giải Outstanding in Football Performance, Academic Achievement and School Leadership. Sơn từng đem giải nhất cho trường về môn chạy bộ.


Ngoài thể lực, Sơn còn giỏi về việc học, nhất là môn toán.


Sơn đã tốt nghiệp Tối Ưu trên tổng số 597 học sinh của lớp 1988; đoạt giải The Best Student of the Year và Outstanding Math Student Award cùng rất nhiều giải khác với nhiều hiện kim.

Noi theo gương bố, Sơn tình nguyện vào quân đội và được các Nghị sĩ giới thiệu theo học trường Võ Bị West Point khoá 92. Khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình và báo chí địa phương, Sơn đã nói đến sự trả ơn của mình cho quê hương đã rộng lòng dung nạp gia đình: “Khi tôi bắt đầu hiểu biết, tôi được nghe nói rằng xứ sở này có nhiều cơ hội cho tài năng phát triển nên tôi đã cố gắng học hành, và nhờ những cơ hội này, tôi đã có ngày nay. Tôi nghĩ đây là lúc tôi có chút cơ hội đền đáp lại.”


Ra trường, Thiếu Úy Võ Phi Sơn lần lượt phục vụ tại nhiều đơn vị như Sư đoàn 2 Thiết Giáp, Sư đoàn 4 Bộ Binh, Sư đoàn 82 Nhảy Dù. Anh lái các phi cơ trực thăng OH-58 AC, Apache tham chiến tại chiến trường Afghanistan. Lần lượt từ cấp Trung đội trưởng, đại đội trưởng, Phụ tá ban 3, Ban 1 cấp Trung đoàn. Hiện Trung tá Võ Phi Sơn là Cố vấn phụ trách huấn luyện Trực thăng cho quân đội các nước Ả Rập đồng minh.


Võ Phi Sơn đã được báo The Miami News giới thiệu với nhiều lời ca ngợi về sự thành công của gia đình nói chung và cá nhân anh nói riêng .


Đặc biệt, tuy hành quân xa xôi, lúc nào Sơn cũng mang theo trong người lá cờ vàng thân yêu của Tổ quốc Việt Nam (xem ảnh). Bên cạnh những người con ưu tú thế hệ 2 như Đại Tá Lữ đoàn trưởng Dù Lương Xuân Việt, Đại Úy Phi công F-18 Elizabeth Phạm, Đại Úy Phi công Michelle Vũ, Nhà văn Minh Trần Huy (Giải văn học Gironde Pháp), Philipp Roesler (Bộ trưởng Kinh Tế Đức),Bomb Lady Duong-nguyet-Anh, Phi hành gia Eugene Trịnh, Trung tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng, Võ sĩ Phan Nam,Le Cung, Trung tá Bác sĩ Paul Đoàn (Y sĩ trưởng Đoàn Quân Y Viễn Chinh 379 tại Tây Nam Á)…, Võ Phi Sơn đang làm rạng danh người Việt tại quê người. 


Chúng ta vinh danh các em, các cháu, không chỉ vì những thành tựu rực rỡ, mà chính vì tấm lòng các em, các cháu luôn hướng về cội nguồn; không như những kẻ hợm hĩnh chim chưa đủ lông đủ cánh đã vội vã quay lưng với cha anh và phủ nhận quá khứ.


Chúng tôi chúc mừng Trung tá Võ Phi Sơn. Cầu mong sẽ có ngày nghe đến nhiều vị tướng tài ba mang các họ Việt Nam trong quân đội Hoa Kỳ.



Back to top
« Last Edit: 11. Nov 2009 , 14:43 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Jasmine
Senior Member
****
Offline



Posts: 316
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #10 - 11. Nov 2009 , 19:54
 
Một niềm hãnh diện cho cộng đồng tị nạn Việt Nam:
Nữ Đại úy không quân Elizabeth Pham.
(Source Asia DVD 58 "Những lá thư từ chiến truờng")




Vietnamese Pride - Elizabeth Pham (Vietnamese American)



Lieutenant Elizabeth Pham the 1st ever female 2 flight F18



Elizabeth Pham - Female Pilot F18


Back to top
 

hoahong.gif...hoahong.gif...hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #11 - 07. Jan 2010 , 20:58
 
Nhìn lại cuộc Đấu tranh kiên cường của Linh mục Nguyễn Văn Lý: "Tự do Tôn giáo hay là Chết".


Nguyễn An Quý,

Hôm nay, mùa Giáng Sinh về và những ngày cuối năm 2009, từ thành phố Seattle nhìn về quê hương đau buồn, nhìn về thân phận người tù nhân lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý nơi trại giam Nam Hà, mặc dù sức tàn, lực kiệt qua cơn tai biến mạch máu nảo, cũng như qua bao năm tháng bị đọa đày trong chốn lao tù công sản , nhưng người tù nhân lương tâm này vẫn hiên ngang với ý chí kiên cường, và luôn khẳng định rằng: “tôi không phải là phạm nhân, tôi là tù nhân lương tâm”. Xin hãy cùng nhau nhìn lại cuộc đấu tranh kiên cường của người tù nhân lương tâm này.

...


“CHÚNG TÔI CẦN TỰ DO TÔN GIÁO” và “ TỰ DO TÔN GIÁO HAY LÀ CHẾT”, là hai khẩu hiệu được treo ngay tại nhà thờ của Giáo xứ bé nhỏ Nguyệt Biều thuộc Giáo phận Huế vào Mùa Giáng Sinh năm 2000 mà linh mục Thađêô Nguyễn Văn Lý bắt đầu khởi sự cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, là một tù nhân lương tâm, ngài dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi Tự do Tôn giáo, đòi Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam một cách ôn hòa, bất bạo động tại Giáo phận Huế. Huế là nơi được xây đắp bởi ngọn lửa đấu tranh từ tinh thần đấu tranh bất khuất của TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, là vị Giám mục mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận là vị Giám mục anh dũng của Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Noi theo tinh thần dấn thân, bất chấp nguy hiểm vì lợi ích con người của vị Chủ Chăn Huế, nên Huế đã có nhóm linh mục không sợ tù tội, không sợ bị trù dập, không an phận trong thiên chức linh mục. Những vị này thường lên tiếng đòi hỏi vì Giáo hội bị mất quyền tự chủ, lên tiếng vì con người bị chà đạp nhân phẩm và mất hết mọi quyền để được sống đúng với phẩm giá con người, đó là Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Xin tóm lược về cuộc đời hoạt động đấu tranh của Lm Nguyễn Văn Lý, là một thành viên của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền.
Linh mục Nguyễn Văn Lý sinh ngày 31-8-1947 thuộc giáo xứ Ba Ngoạt, Phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị. Lm Lý vào học tại Tiểu chủng viện Hoan Thiện Huế năm 1963, và vào Đại Chủng viện Xuân Bích Huế năm 1966, thụ phong linh mục ngày 30 tháng 4 năm 1974 qua sự đặt tay của Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài được cử vào Sài Gòn phụ trách Cộng Đoàn Thừa Sai ở Gò vấp từ ngày 17-4-1974 đến hạ tuần tháng 3 năm 1975. Vào những ngày cuối của trung tuần tháng 3 năm 1975, hầu hết người dân Huế vội vã lên đường chạy trốn cộng sản, đoàn người ào ạt nối đuôi nhau di tản từ Huế vào Nam vì có tin thành phố Huế sẽ bị VC tấn công. Từ Sài Gòn linh mục Nguyễn Văn Lý lại tìm mọi cách và dùng nhiều phương tiện lội ngược dòng người đang di tản để về lại Huế theo lời kêu gọi của vị Chủ chăn. Ngày 25-3-1975 Lm Lý có mặt tại Huế, và ngày 26-3-1975, Huế lọt vào tay cộng sản Bắc Việt. Đức TGM Nguyễn Kim Điền bổ nhiệm ngài giữ chức vụ thư ký Toà Giám mục, ngài làm việc tại Toà Giám mục từ ngày 10-4-1975 cho đến ngày 7-9-1977 thì bị bắt. Lý do bị bắt vì tội đã phổ biến 2 bài phát biểu của TGM Nguyễn Kim Điền. Được biết, ngày 15-4- 1977 và ngày 22-4-1977, TGM Nguyễn Kim Điền được Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên mời họp, Ngài đã phát biểu tại các buổi hội nghị này có sự hiện diện của Thượng Tọa Thích Thanh Trí, với lời xác quyết rằng: “không có tự do tôn giáo”, Ngài nhấn mạnh: Có sự phân biệt đối xử đối với người công giáo và nhà nước luôn chủ trương rằng: “Người công giáo là công dân hạng hai “, lời phát biểu có chứng minh rất cụ thể. Lm Nguyễn Văn Lý với sự hợp tác của Lm Hồ Văn Quý đã phổ biến 2 bài phát biểu này khắp nơi và cũng đã tìm cách chuyển ra nước ngoài lúc bấy giờ, nên cha Lý đã bị bắt 7-9-1977. Ngày 24-12-1977 cha Lý được thả ra có lẻ nằm trong thời điểm mà nhà nước csVN đang vận động để xin vào làm thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngài bị quản chế tại Nhà Chung cho đến năm 1978. Sau đó, ngài được thuyên chuyển về giáo xứ Đốc Sơ, cách Huế khoảng 5 cây số về hướng Bắc. Tại Đốc Sơ, cha Lý lại bị quản chế từ năm 1981 đến 1983.
Tháng 8 năm 1981, nhân ngày Hành hương La Vang vào dịp lễ Đức Mẹ lên Trời, cha Lý và một số thanh niên giáo dân Đốc Sơ đi hành hương, lúc gần đến Mỹ chánh thì công an chận lại, có cả một số nữ tu và giáo dân đi trên xe hành khách cũng bị mời xuống xe, cha Lý liền yêu cầu đoàn người hành hương quỳ xuống đất, mặt hướng về Thánh địa Lavang để cầu nguyện. Tiếng hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam” vang dội, khiến một số người qua đường, tò mò dừng lại, nên chẳng bao lâu lượng người trên Quốc lộ I càng lúc càng đông. Thấy bất ổn vì xe cộ càng lúc càng nhiều, giao thông bị kẹt, nên công an đành để đoàn hành hương tiếp tục đi La vang.
Nên nhớ rằng, từ khi cộng sản chiếm miền Nam, thì nhà cầm quyền tỉnh Bình Trị Thiên tuyệt đối cấm mọi cuộc Hành hương về Thánh địa La Vang kể cả việc cấm cha Nguyễn Vinh Gioang là cha chánh xứ nơi đây, cũng không được cử hành Thánh lễ tại La Vang. Sau chuyến hành hương về, một số chủng sinh tại giáo xứ Phủ Cam, nhân ngày lễ Bổn mạng của nhóm chủng sinh Hoan Thiện, có trình diễn một hoạt cảnh trong Thánh đường Phủ Cam, mô tả lại cảnh công an chận đoàn hành hương trên Quốc lộ I với đề tài “Dâng con cho Mẹ”. Kết quả công an đã biết được và bắt giam các chủng sinh diễn hoạt cảnh này. Tất cả bị đưa đi lao động khổ sai tại trại tù Bình Điền Huế, trong đó có Lm Phan Văn Lợi.
Qua vụ hành hương này, cha Lý bị răn đe và công an thường xuyên theo dõi nghiêm ngặt. Công an đã nhiều lần ngăn cấm việc cha dạy giáo lý cho các em thanh thiếu niên trong giáo xứ, nhưng cha vẫn thản nhiên thi hành nhiệm vụ của người người mục tử, nên từ sáng sớm ngày 18 tháng 5 năm 1983 công an đã xông vào nhà xứ Đốc Sơ bắt ngài đi biệt tích và sau đó mở phiên xử kết án ngài 10 năm tù ở , 4 năm quản chế. Nhiều người kể lại trong phiên toà cha Lý đã dõng dạc tố cáo âm mưu bất chính của nhà nước cộng sản muốn triệt hạ các tôn giáo, nhiều người tham dự phiên xử án đã vỗ tay tán thưởng.
Ngày 31 tháng 7 năm 1992, cha L ý được thả ra với lệnh quản chế tại Nhà Chung Huế và bị cấm làm nhiệm vụ của một linh mục.
Trong thời gian còn bị giam giữ trong tù, khi hay tin Cố TGM Nguyễn Kim Điền chết vào ngày 8-6-1988, Lm Lý rất búc xúc, nên khi ra khỏi tù vào năm 1992, mặc dù đang bị quản chế tại Nhà chung Huế nghiêm ngặt, Lm Lý cũng đã tìm mọi cách vào Sài Gòn, để tìm hiểu sự thật về cái chết của TGM Nguyễn Kim Điền và sau đó Lm Lý đã viết Lời chứng về cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Lm Lý sau khi ra khỏi nhà tù thì bị quản chế tại Nhà Chung Huế từ năm 1992 đến năm 1995, sau đó, cộng sản lại đưa ngài về Quản chế tại giáo xứ Nguyệt Biều. Khi còn bị quản chế tại Nhà Chung nhân ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-1994, ngài phổ biến bản Tuyên Ngôn 10 điểm nói về thực trạng Tôn giáo tại Việt Nam, ngài bị công an quấy nhiễu suốt hai tháng trời nhưng ngài vẫn giữ vững lập trường. Cuối năm 2000, bản Tuyên Ngôn này lại một lần nữa được chuyển tải khắp nơi khi hệ thống siêu xa lộ thông tin được sử dụng trên toàn thế giới và bản Tuyên Ngôn được dùng làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh quyết liệt đầy cam go.
Ngày 26-12-2000 ngày Lễ Thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi, LM Lý đã đến viếng mộ Cố TGM Nguyễn Kim Điền và ngài đã nằm sấp trên nền mộ mà cầu nguyện khá lâu, ngài kêu xin Đức Tổng phù trợ cho công việc đấu tranh đòi tự do tôn giáo của một nhóm linh mục Huế được thành công theo ý Chúa. Cuộc đấu tranh khởi đầu tại Nguyệt Biều bằng việc đòi lại đám đất trước nhà thờ Nguyệt Biều bị nhà nước chiếm dụng, nhưng khi giáo dân bị nhà cầm quyền đàn áp nên cha Lý đã vì đàn chiên mà đi đến giai đoạn quyết liệt với khẩu hiệu : “Tự do tôn giáo hay là chết”. Nhà cầm quyền tại Huế đã ra tay đàn áp Lm Lý và các giáo dân ủng hộ ngài tại Nguyệt Biều một cách khốc liệt.
Vào hạ tuần tháng 1 năm 2001, Lm Lý lại nhận được Bài Sai của Toà Giám Mục Huế, thuyên chuyển ngài về Giáo xứ An Truyền. Ngày 2-2-2001, TGM Nguyễn Như Thể đã về tại giáo xứ An Truyền để cử hành nghi thức giao chìa khóa Nhà thờ Giáo xứ An Truyền cho Cha Lý với nghi thức rất trọng thể, có cả các Cha Quản hạt thuộc TGP Huế tham dự. Khi về đến An Truyền, Lm Lý tiếp tục lên tiếng đòi Tự do Tôn giáo một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn, nơi đây lại có sự hỗ trợ của Lm Nguyễn Hữu Giải làm quản hạt Hương Phú mà An truyền nằm trong Giáo Hạt của Cha Giải. Ngày 26-02-2001 nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 401 ban hành lệnh quản chế và cấm Cha Lý không được làm lễ.Trong khoảng thời gian xuất phát cuộc đấu tranh từ Nguyệt Biều đến An Truyền, Lm Lý đã viết 9 Lời kêu gọi cho cuộc đấu tranh và được loan truyền khắp nơi trên thê giới, trong đó tôi thấy nổi bật là “Lời kêu gọi số 6: Hỡi các giáo sư, giáo viên, sinh viên, học sinh Việt Nam, đừng dạy, đừng học chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, và lý lịch của đảng cộng sản Việt Nam nữa”. Lời kêu gọi này, là một sự xác quyết về nổi đau của cả Dân tộc Việt Nam đã và đang gánh chịu vì phải học, phải dạy cái chủ thuyết bất nhân của chủ nghĩa cộng sản. Toàn dân Việt Nam đang sống trong một trạng thái bất an bởi chế độ công an trị, người dân mất hết mọi thứ tự do là do đảng csVN áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào đất nước ta. Mục tiêu của ông Hồ và đảng csVN là quyết đưa đất nước Việt Nam vào quỹ đạo của Đệ tam Quốc tế cộng sản, cho nên chúng đã nhồi nhét và bắt toàn dân phải học chủ thuyết Mác-Lê, ngay cả trong các Đại chủng viện hiện nay, nhà nước cộng sản cũng bắt các chủng sinh phải học chủ thuyết Mác-Lê. Đảng csVN đã ngang ngược bắt người dân “Yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội”. Đây là học thuyết phản lại Dân tộc, phản lại các Tôn giáo, nhất đi ngược lại tín lý của Giáo hội Công giáo. Chính chủ nghiã cộng sản này mà đảng csVN đã độc ác ra tay giết hại người Việt qua cuộc đấu tố cải cách ruộng đất, giết hại những nhà trí thức qua vụ án Văn Nhân giai phẩm, giết hại dân lành trong biến cố Tết Mậu thân mà Huế Đô có gần 6 ngàn dân vô tội bị chết thảm, giết hại và đày ải những người phục vụ miền Nam trong các trại tù cải tạo. Tệ hại nhất là cảnh đẩy hàng hàng, lớp lớp thanh niên nam nữ vào chỗ chết với khẩu hiệu “Sinh Bắc tử Nam” và đã tạo nên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn với chiêu bài bịp bợm “Giải phóng miền Nam”. Bởi vậy, Lm Lý đã kêu gọi đừng dạy, đừng học chủ nghĩa Mác –Lê, mới mong loại bỏ được tận gốc nọc độc của sự độc ác, mới mong đưa đất nước đến nền Tự do Dân chủ thật sự. Lời kêu gọi này thật phù hợp với việc Nghị Viện Quốc hội Âu Châu lên án Cộng sản là tội ác của nhân loại, qua Nghi quyết 1481 ký ngày 25-01-2006.
Đầu tháng 5 năm 2001 Ủy Ban Quốc tế tự do tôn giáo của Quốc hội Hoa kỳ đã gởi thư mời Lm Lý điều trần tại Quốc hội ngày 13-5-2001 về “Thực trạng tự do tôn giáo Việt Nam”. Lm Lý đã gởi Bản Điều trần tới Uỷ Ban này vì không đi được.
Ngày 17-5-2001, một lực lượng hùng hậu gồm 600 công an do một tướng công an từ Hà nội vào chỉ huy cuộc vây bắt Lm Lý. Từ sáng sớm công an đã đến bao vây Giáo xứ An truyền. Trong lúc công an bao vây Giáo xứ thì Lm Lý đang nói chuyện điện thoại với người nhà ở Quãng Biên vì mẹ ngài đang hấp hối và Cụ Bà đã vĩnh biệt trần thế khi con mình vào tù, nên chẳng đưọc gặp mặt lần cuối. Ngày 19-10-2001, một phiên toà vội vã đã xử tại Thành Phố Huế để kết án Lm Lý 15 năm tù ở và 5 năm quản chế với tội danh : “Phá hoại khối đoàn kết toàn dân”. Trước vành móng ngựa, Lm Lý đã nhắm nghiền đối mắt, và im lặng để phản đối. Sau phiên xử, công an Huế lập tức đưa Lm Lý về giam giữ tại Nam Hà.
Trước áp lực của Quốc tế càng ngày càng quyết liệt, nhất là việc Việt Nam đã bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách các nước đặc biệt cần quan tâm(CPC). Trong khi đó, Việt Nam rất mong muốn được vào WTO, nhưng con đường tiến vào ngưỡng cửa WTO luôn luôn bị Mỹ ngăn chận. Lại thêm việc phái đoàn TNS Sam Browback tìm đến thăm LM Lý tại trại giam Nam Hà là một vấn đề phiền toái cho Bắc Bộ phủ. Trước tình thế khó khăn và đầy phức tạp này, Bắc Bộ phủ đã nghĩ ra một kế sách đổi chác với Mỹ để có những lợi ích thiết thực cho đảng csVN. Linh Mục Nguyễn Văn Lý mà Hoa Kỳ đang chú tâm là vị tù nhân lương tâm tại Việt Nam, là bài toán được Bắc Bộ Phủ nghĩ đến trong việc trao đổi.
Quả nhiên, đầu tháng 2 năm 2005, Lm Lý được thả ra khỏi trại giam Nam Hà và công an Hà nội đã chở Lm Lý về Nhà Chung Toà giám Mục Huế với án lệnh: “Quản chế”. Công an Huế thường xuyên bám sát và theo dõi Lm Lý ngày đêm một cách chặt chẽ trong thời gian bị quản chế.
...

Lm Lý vốn được hấp thụ bởi truyền thống đấu tranh không biết mệt mỏi theo tinh thần của cố TGM Nguyễn Kim Điền và với ý chí cương quyết trên con đường đấu tranh vì Dân tộc. Sau khi ra khỏi tù năm 2005, Lm Lý đã chuyển hướng cuộc đấu tranh ra khỏi phạm vi Tôn giáo để nhắm đến hướng đấu tranh chung cho cả nước, đó là cuộc đấu tranh đòi: Tự do Dân Chủ cho Việt Nam. Từ tháng 5 năm 2005, Lm Lý bắt đầu tìm mọi cách để liên lạc với một số nhân vật trong nước có tư tưởng tự do dân chủ, muốn đất nước sớm được thoát khỏi sự kềm kẹp của cộng sản. Trong dịp tiễn đưa các người cháu của ngài đi Mỹ vào tháng 9 năm 2005, Lm Lý đã tìm gặp nhiều nhà có xu hướng dân chủ tại Sài Gòn. Ngày 22-11-2005, Lm Lý viết bài “Tẩy Chay bầu cử Quốc hội năm 2007”, kêu gọi toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử theo lối đảng cử dân bầu do csVN chủ trương xưa nay. Dựa vào Hiến pháp Việt Nam năm 1992, dựa vào các điều qui định trong Công Ước Quốc tế về Quyền Dân sự Chính trị, ngày 23-2-2006 Nhóm LM Nguyễn Kim Điền ra “Tuyên Bố về Quyền Thông tin, Tự do Ngôn luận”. Để hướng đến việc xây dựng nền dân chủ thật sự, cần phải thực hiện được nguyên tắc đa đảng và có sự tự do tham chính của toàn dân, nên ngày 6-4- 2006 Nhóm đã công bố “Lời kêu gọi cho Quyền thành lập và hoạt động đảng phái”. Điểm nổi bật nhất của cuộc đấu tranh trực diện với đảng csVN là một cuộc vận động tại Quốc nội và đã liên kết được nhiều thành phần trí thức trẻ, cũng như mọi giới, khắp cả Trung Nam Bắc nên ngày 8-4-2006, trước ngày họp Đại hội X của đảng csVN, từ trong nước đã công bố Bản: “Tuyên Ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam năm 2006” với 118 vị cùng đứng tên trong bản Tuyên Ngôn này. Bản Tuyên Ngôn đã được thế giới ủng hộ, cũng như đa số người Việt từ quốc nội đến hải ngoại tham gia đứng tên chung, nên từ đó trở thành KHÔI 8406, kết tụ mọi thành phần yêu chuộng tự do, cùng một lập trường chung: “giải thể chế độ cộng sản độc tài”. Ngày 15-4-2006, trước ngày đảng csVN họp Đại hội X, tờ báo Bán Nguyệt san Tự Do Ngôn luận được ra đời trong nước, cho đến khi công an lục soát và tịch thu toàn bộ các phương tiện làm việc của Lm Lý tại Nhà Chung thì tờ báo đã phát hành số 21 và đến nay vẫn còn tiếp tục phát hành trong nước. Đây là tờ báo được phổ biến tại nhiều tỉnh lỵ trong nước, được giới sinh viên, học sinh tiếp tay, nhiều cán bộ đảng cũng đã tìm đọc. Trong thời gian phát động cao trào đòi dân chủ cho Việt Nam, các đảng phái bắt đầu hoạt động, trong đó gần nhất là Liên đảng Lạc Hồng công bố sẽ ra mắt vào Dịp Tết Đinh Hợi.

Những hoạt động của cao trào dân chủ trong nước trong năm 2006, có tính cách công khai, nổi bật là cách vận động của linh mục Nguyễn Văn Lý khá qui mô, nhưng Hà nội chưa ra tay đàn áp vì muốn chứng tỏ để thế giới lầm tưởng rằng: Việt Nam đã có chiều hướng tốt trong việc cải thiện tự do dân chủ, đi đôi với phát triển kinh tế.
Thật vậy, khi đảng csVN đã đạt được mục đích cứu đảng như: được Mỹ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, được hưởng Qui chế tối huệ quốc của Mỹ PNTR ban cho, được Mỹ mở cửa cho vào WTO, nhất là được triều yết vị Giáo chủ của Giáo hội Công giáo, để tạo uy thế. Tất cả những gì cần thiết để cứu đảng thì đảng cộng sản đã dùng mọi mưu kế để lừa bịp thế giới được rồi, công việc nín thở để qua sông coi như đã được yên hàn vô sự rồi, bấy giờ là chuyện lật lọng, là chuyện tấn công đàn áp các nhà dân chủ.
Chiến dịch đàn áp được khởi đầu trong ngày Tết Đinh Hợi năm 2007, đó là việc bao vây Nhà Chung Huế, lục soát và bắt linh mục Nguyễn Văn Lý giam tại giáo xứ Bến Củi. Mặc cho ai nói gì thì nói, ai lên án thì cứ lên án. Hà nội cứ theo lối cải cối, cải chày để qui chụp các nhà dân chủ với tội danh : “Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN/VN”.
Cuộc đấu tranh của Lm Lý đã được Hà nội lái sang chuyện lên án linh mục mà làm chính trị, tức:vi phạm giáo luật. Khi phái đoàn Toà thánh đến VN, Đức ông Pietro Parolin, trưởng phái đoàn có đề cập đến vấn đề Lm Nguyễn Văn Lý thì ông Nguyễn thế Doanh đã mách rằng: “ông này lập đảng chống nhà nước”(sic), tức có ý đứng về phía Giáo hội để lên án Lm Lý làm chính trị. Trong phạm vi bài này, tôi không bàn đến việc làm của Lm Lý có vi phạm giáo luật hay không, vì từ Huế lúc bấy giờ, nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền, ngày 2-3-2007 đã gởi đi Lời Minh Định về việc làm này, Lời Minh Định quá rõ ràng để phản bát lại lối quen thói vu khống của csVN, xin trích một đoạn:” Là những linh mục Công giáo, chúng tôi không được phép, cũng chẳng muốn làm chính trị, nghĩa là không thành lập hoặc tham gia quân đội để tranh đấu vũ trang hay thành lập nhóm hoặc tham gia một đảng phái để đấu tranh nghị trường với bất cứ một tổ chức chính trị nào, nhằm điều hành hoặc cộng tác với bộ máy công quyền. Nhưng chúng tôi thấy cần phải nói lên một thái độ chính trị rõ ràng dứt khoát, do đòi hỏi của Phẩm giá con người. Trách nhiệm công dân và Thiên chức linh mục, trước đại Quốc nạn hầu như vô phương cứu chữa này, chúng tôi phải làm…”
Song song với Lời Minh Định , tôi lại liên tưởng đến câu chuyện về Đức Giáo hoàng Gioan Phaolồ II. Thật vậy khi chế độ cộng sản Liên Sô và khối Đông Âu sụp đỗ, nhiều người cho rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II là vị đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc giải thể chế độ cộng sản. Xin đơn cử một đoạn phỏng vấn Đức Gioan Phaolo II của Tờ báo nổi tiếng ở nước Ý là tờ nhật báo La Stampa ngày 4-3-1991: Kính lạy Đức Thánh Cha, người ta đồn rằng Đức Thánh Cha có “làm chính trị” Đức Thánh Cha nghĩ sao?
Đức Thánh Cha trả lời:” Tôi nghĩ rằng không thể hiểu chính trị theo nghĩa hẹp. Nhiệm vụ của Giáo hoàng là rao giảng Phúc Âm, nhưng trong Phúc Âm có con người. Sự tôn trọng đối với con người, tức là Nhân quyền, sự tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì đúng Giáo hoàng có làm chính trị. Giáo Hoàng luôn luôn đề cập đến con ngưòi. Giáo hoàng bênh vực con người”.
Như vậy, đứng trước đại quốc nạn về vấn đề nhân phẩm của người Việt Nam đã và đang bị nhà nước csVN chà đạp, thì việc làm của Lm Lý và các thân hữu như Lm Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi là hoàn toàn hợp lý, và không hề bị giáo luật cấm. Trên thực tế, những linh mục đang cộng tác với chế độ cộng sản như tham gia đại biểu quốc hội bù nhìn, tham gia Uỷ ban Đoàn kết công giáo, có vị là đảng viên và những chức sắc đang cộng tác, cỗ vũ, đánh bóng cho chế độ tàn bạo này, mới là chuyện vi phạm giáo luật. Hình ảnh Giáo hội ba Lan là một điển hình.
Việc công an bao vây Toà Giám mục trong những ngày Tết, bao vây phòng ở Lm Lý, rồi dùng quyền lực khống chế cả vị chủ chăn của Giáo phận Huế, áp tải Lm Lý về giam giữ tại chái nhà thờ Bến củi, là một hành động ngang ngược, man rợ chưa có nhà nước nào trên thế giới dám làm. Việc nhà nước dùng nhà thờ làm nhà tù để giam giữ Lm Lý, dùng nơi thờ phụng để thẩm vấn Lm Lý, khi giáo dân đến đọc kinh, thì công an khóa cửa chái nhà thờ lại, để không cho Lm Lý ra cầu nguyện với giáo dân, là một nhà nước thế nào, xin hãy nói cho thế thế giới biết? Chính Lm Lê Dình Du, cha sở coi giáo xứ Bến củi, đã phản đối cấm công an không được vào nơi thờ tự này để thẩm vấn Lm Lý, Cha Du nói với công an: “các ông muốn thẩm vấn thì đem cha Lý đi nơi khác, đây là nhà của tôi”
Từ ngày bị công an lục soát phòng ở, bị tịch thu các phương tiện làm việc, phong tỏa Toà Giám mục, Lm Lý đã tuyệt thực từ chiều 18-2-2007 để phản đối việc làm phi pháp này của Nhà cầm quyền Huế, nhưng khi nhóm thân hữu bàn thảo và yêu cầu, Lm Lý đã ngưng tuyệt thực từ chiều 5-3-2007 và tuyên bố sẽ tuyệt thực mỗi tháng 10 hoặc 14 ngày để phản đổi việc đàn áp các nhà dân chủ, nhất là sẽ tuyệt thực vào dịp kỹ niệm một năm tờ Tự Do Ngôn Luận được xuất hiện trong nước vào 15-4-2007.
Ngày 13-3-2007, công an áp tải Lm Lý đến thôn Bến củi để nghe đọc cái gọi là Văn Bản Kết luận điều tra, có sự hiện diện của công an thành phố, đại diện Viện Kiểm sát và 2 nhân chứng. Đọc xong, công an bắt Lm Lý ký biên bản, ngài không ký và tuyên bố: “bao lâu tôi còn trong tay cộng sản thì tôi không ký bất cứ giấy tờ gì, tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh chính nghĩa cho đến hơi thở cuối cùng”.
Ngày 15-3, công an lại áp tải Lm Lý ra thôn Bến củi để nghe đại diện Viện kiểm sát Thừa thiên đọc Bản Cáo trạng, có sự hiện diện của thiếu tá công an tỉnh, một người quay phim, 7 công an, 2 người địa phương, đọc xong cũng lại bắt Lm Lý ký vào Bản cáo trạng, ngài không ký và tuyên bố: Tôi bắt đầu tuyệt thực lại từ hôm nay cho đến ngày ra tòa để phản đối Bản cáo trạng, phi pháp, gian dối, ngụy biện của các ông và để tiếp tục nuôi dưỡng cao trào đòi Tự do Tôn giáo, Tự do ngôn luận”. Cả hai lần bị áp tải ra thôn Bến củi Lm Lý đều mặc áo dòng đen.( Bản tin FNA từ Huế 16-3-2007).
Ngày 29 -3-2007 công an đến Bến Củi bắt linh mục Lý về trại giam và ngày 30 tháng 3 năm 2007 ngài bị điệu ra toà trong phiên xử án đầy man rợ tại thành phố Huế với bản án 8 năm tù ở. Hình ảnh làm thế giới kinh hoàng nhất, đó là hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị tên công an Nguyễn Văn Tân thuộc PA 34 Sở công an Thừa Thiên Huế đưa bàn tay hộ pháp bịt miệng cha Lý khi ngài hô to”Đá đảo cộng sản Việt Nam” trong phòng xử án. Chỉ trong vài giây, tấm hình bịt miệng độc đáo này được loan truyền khắp thế giới.
Sau phiên xử án man rợ, linh mục Nguyễn Văn Lý lại bị đưa ra giam giữ tại Ba Sao Nam Hà. Ngày 14 tháng 11 năm 2009 vừa qua, ngài bị đột quỵ nặng nên ngày 15-11-2009 công an trại giam đã đưa ngài đến điều trị tại Bệnh Viện Công an ở Hà Nội. Mặc dù đau yếu, nhưng ngài vẫn còn giữ được khí thế bất khuất khi nhìn thấy các y tá mang thuốc đến cho ngài có ghi chữ phạm nhân Nguyễn Văn Lý, ngài đã cự tuyệt và tuyên bố: tôi không phải là “phạm nhân”, tôi là tù nhân lương tâm, nếu các vị cho tôi là “phạm nhân” tôi sẽ từ chối việc điều trị. Các y tá đã phải gạch bỏ chữ phạm nhân, ngài mới chịu nhận thuốc uống.
Chiều ngày 11-12-2009, đúng vào thời điểm Nguyễn Minh Triết gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 tại Vatican, thì công an đã đưa linh mục Nguyễn Văn Lý về lại trại giam Nam Hà, mặc dù ngài còn đang chưa đi đứng một mình vững, cũng như chưa tự ăn uống một mình được.
Nhìn lại cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo cũng như đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đầy cam go của linh mục Nguyễn Văn Lý được phát động từ năm 2000, chẳng khác nào cuộc đấu tranh mà Thái Hà, Toà Khâm Sứ, Tam Toà, Loan Lý, Vĩnh Long và nhiều nơi khác đã và đang đương đầu với bạo quyền hiện nay.
Lời mà Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với Uỷ Ban Thành Phố Hà Nội hôm 20-9-2008 : “Tự do tôn giáo là cái quyền chứ không phải là ân huệ của nhà nước ban cho…”đúng với tinh thần mà linh mục Nguyễn Văn Lý đã lên tiếng bằng nhiều cách trong suốt cả một thời gian khá dài trong cuộc đấu tranh của ngài kể từ năm 2000.

Nguyễn An Quý
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #12 - 01. Feb 2010 , 23:54
 
My cứ muốn tìm bài về những tù nhân lương tâm như LS. Lê thị Công Nhân, LS. Lê Công Định, ... đăng vào đây mà cứ hết bịnh lại bận. Xin cả nhà để ý thấy những bài vở về những anh hùng này, mang vào đây dùm nhé
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #13 - 13. Feb 2010 , 22:12
 
Mùa xuân nghĩ về những người tù.



Lê Trần Luật




Mùa xuân là mùa của cảm xúc. Mùa xuân là mùa của tình yêu. Mùa xuân là mùa của đoàn tụ và xum họp. Mùa xuân là mùa của hy vọng về tương lai.

Có những người đón mùa xuân trong tâm trạng ngập tràn niềm vui. Có những người đón mùa xuân trong nổi cô đơn buồn tủi. Có những người không biết mùa xuân đến từ bao giờ.

Không biết có ai nghĩ về những người dấn thân cho công lý đang đón mùa xuân ở trong chốn lao tù hay không. Họ đã hy sinh nhiều mùa xuân của mình để hy vọng dân tộc thực sự có một Mùa Xuân. Tôi đã nghĩ về họ theo trật tự thời gian trong những trải nghiệm của mình.

...


Người tù số một- blogger Điếu Cày.


Tôi chưa từng gặp anh bao giờ, nhưng anh là khởi sự đầu tiên của tôi cho cuộc đấu tranh vì công lý. Tôi ngưỡng mộ lòng yêu nước của anh. Dù không được là luật sư cho anh nhưng tôi luôn tin chắc rằng anh vô tội. Hoàng sa, Trường sa mãi mãi là của anh, của mỗi người dân Việt chúng ta. Hết mùa xuân này anh sẽ trở về trong vòng tay thương yêu và kính trọng của mọi người.

...


Người tù số hai- ký giả Trương Minh Đức


Tôi là luật sư của anh. Tôi được nói chuyện nhiều lần với anh ở trại giam Cầu ván- Kiên giang. Anh có đôi mắt đầy kiên quyết. Một mình anh 3h sáng đi rải tryền đơn từ cầu Bình triệu đến cầu Khánh hội. Anh viết phóng sự về những vụ án oan sai ở Kiên giang. Anh giúp dân oan làm đơn khiếu kiện. Anh đã gọi Tòa án là “Tà án”, Viện kiểm sát nhân dân là “Viện cố sát nhân dân”. Tại tòa anh đã mạnh dạn hô to: “ Đả đảo cộng sản”. Hình ảnh anh bị lôi lên xe cảnh sát cho đến bây giờ vẫn ám ảnh tôi. Tôi nghiệm ra rằng đấu tranh cần có những người kiên cường như anh. Trong trại giam Cầu ván anh đã giúp một người bạn tù tên Vượng thoát khỏi bản án oan sai đến 15 năm. Người đó bây giờ được tự do vẫn hay gửi quà thăm nuôi “bố Đức”. Anh bị kết án 5 Mùa xuân.

...


Người tù số ba- kỹ sư Phạm Bá Hải


Tôi gặp anh ở trại giam B34- Bộ Công an. Tóc anh đã điểm bạc nhưng đôi mắt vẫn toát lên sự thông minh sáng ngời. Tôi nói với anh: “ Anh phải thấy hành động của anh là không phạm tội thì tôi mới làm luật sư cho anh được”. Anh nói:“ Đúng, đúng, tôi đang cần một luật sư như vậy”. Hai hôm sau tôi trở lại trại giam để bàn với anh về bài bào chữa của tôi. Anh tỏ ra là một nhà lý luận khá sắc sảo. Anh là người phân tích cho tôi thấy đa nguyên đa đảng đơn thuần chỉ là một khoa học về chính trị. Anh phải hy sinh 5 mùa xuân cho cái gọi là khoa học về chính trị.

...


Người tù số bốn- dân oan Lương Văn Sinh


Tôi gặp anh vào một ngày nắng gắt ở trại giam Hàm tân. Anh thấp người nhưng rắn chắc. Anh bị chuyển từ tội danh : “ Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” sang tội “ Gây rối trật tự công cộng”. Anh nói anh bị lừa nhận tội và bị đe dọa nếu kháng cáo sẻ tăng hình phạt. Tại tòa anh đưa ra hình ảnh hết sức sinh động: “ Con chim bị phá tổ còn kêu la thảm thiết huống chi tôi là con người bị mất hết nhà cửa, đất đai mà bảo tôi đừng khiếu nại, hay biểu tình”.  Tòa lạnh lùng đáp: “ Người không được so sánh như chim”. Kết quả anh bị tuyên 2 mùa xuân, không biết khi về anh có tổ ấm nào để nương thân không.

Người tù số năm- người tù đặc biệt Phan Văn Sào


Sở dĩ tôi nghĩ anh là người đặc biệt vì không biết gọi anh như thế nào. Anh không phải là những nhà đấu tranh, cũng không phải là dân oan. Anh khiếu kiện vì một mảnh đất của một người hảo tâm hiến tặng cho Nhà Nước để làm Trường mẫu giáo. Một phần mảnh đất này bị một gia đình chức sắc địa phương chiếm làm của riêng- vị bí thư xã. Anh cực kỳ thông minh và sắc sảo trong lập luận dù anh ít học.  Do sợ bị phát hiện, nên anh đã đo chiều dài của mảnh đất bị chiếm dụng bằng cách chạy xe từ đầu này sang đầu kia của mảnh đất. Sau đó tính vòng quay của bánh xe và nhân với chu vi. Tại Tòa anh đã làm cho Viện kiểm sát nhiều lần“ bí” vì khả năng lập luận hết sức lo-gich của mình. Trước khi bị kết tội “ Vu khống” anh bị cho là “có dấu hiệu tâm thần” và buộc phải  “chữa bệnh”. Đây là mùa xuân thứ hai anh không được về với vợ con mình.

...


Người tù số sáu – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


Tôi gặp anh trong vụ kiện biểu tình. Anh trầm ngâm và hay suy tư. Suốt chặng đường đi cùng anh từ Hải Phòng đến Hà Nội, anh chỉ nói đôi câu. Anh bảo sau này anh sẻ viết một tác phẩm văn học để nói lên “thực trạng” xã hội hiện nay (xin thay đổi chữ dùng của anh ). Sau đó anh bảo phải hành động cụ thể chứ viết lách không ăn thua gì. Vâng! Anh đã hành động rất cụ thể bằng cách treo biểu ngữ trên cầu Lạch tray và cầu Lai cách. Anh bị mất 5 mùa xuân cho hành động cụ thể của mình.

...


Người tù số bảy- sinh viên Ngô Quỳnh


Khi hay tin em được trả tự do sau chín ngày bị giam giữ. Tôi lập tức có mặt ở Hà Nội để gặp em. Em gầy, đẹp trai và rất thư sinh. Em kể tôi nghe sự việc và những ngày trong tù. Tôi lại nhận định sai lầm là Quỳnh sẻ không bị khởi tố. Tối hôm đó em ngủ lại khách sạn với tôi. Chiều hôm sau tôi hay tin an ninh của Bộ Công an đang xét nhà và đọc lệnh khởi tố em. Đó là lần đầu cũng như lần sau cùng tôi nhìn thấy em- tác giả của những chiếc bong bóng nhân quyền cho Việt Nam.  Đã hai mùa xuân rồi em không sum họp cùng gia đình.


...


Người tù số tám- nữ chiến sỹ can trường Phạm Thanh Nghiên.


Có quá nhiều kỷ niệm với con người này, tôi không biết phải viết gì. Nghe nói Viện kiểm sát đã rút lại một phần cáo trạng truy tố về hành vi tọa kháng tại nhà của em, nhưng nếu đúng như thế thì chắc chắn phiên phúc thẩm sắp tới sẽ có nhiều điều thú vị. Em bị mất bốn mùa xuân nhưng em mãi mãi là mùa xuân trong lòng mọi người.

...


Người tù số chín- thiên tài Trần Huỳnh Duy Thức.


Tôi nói với bạn tôi: “Anh Thức có dấu hiệu của một thiên tài” . Bạn tôi bảo: “ Đó thật sự là một thiên tài rồi chứ còn dấu hiệu gì nửa”. Anh phải mất mười sáu mùa xuân cho hành động kiên cường không nhận tội của mình. Nhưng nếu đúng như nhận định của anh về “năm tận” “năm vong” thì tôi hy vọng anh chỉ mất chưa đến một nửa trong số đó.

...


Người tù số mười- người tù vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại Việt Nam- linh mục Nguyễn Văn Lý


Chẳng biết Cha đã mất bao nhiêu mùa xuân rồi nữa. Chỉ thầm cầu nguyện cho Cha được bình an trong chốn lao tù.

Còn biết bao nhiêu người đấu tranh đang đón mùa xuân trong bốn bức tường , tôi chợt nhớ đến câu:
“Mỗi người dân Việt Nam là một người tù hờ”.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #14 - 21. Feb 2010 , 00:12
 


Tự Do cho Thủy - Nhân - Nghiên


Chiến dịch Tự Do cho Thủy – Nhân - Nghiên

...

Các bạn thân mến,

Ngày 8 tháng Ba sắp tới đây là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, ngày kỷ niệm những thành tựu trong quá khứ, hiện tại, và tương lai của phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Tiếc thay, 3 trong số các phụ nữ cao quý nhất của Việt Nam hiện thì vẫn còn đang bị giam cầm trong chốn lao tù Cộng Sản. Và tội của họ là gì? Chủ trương đấu tranh bất bạo động, chống lại những bất công xã hội.

Xin các bạn hãy cùng tham gia với Việt Tân trong chiến dịch vận động toàn thế giới nhằm đòi hỏi việc trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức cho 3 nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền: Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, và Phạm Thanh Nghiên.

Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn kiêm blogger 49 tuổi và cũng là một thành viên danh dự của tổ chức Văn Bút Quốc Tế (PEN). Bà Thủy là một trong những quán quân đấu tranh chống tham nhũng. Hiện nay, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đang chịu bản án 3 năm rưỡi tù giam sau khi bị bắt vào tháng 10 năm 2009 trên đường đến dự phiên tòa xét xử các nhà bất đồng chính kiến khác. Bà đã bị bọn côn đồ bảo hộ bởi công an nhà nước hành hung nhưng rồi lại bị xử oan ức tội cố tình gây thương tích cho người khác.

Chị Lê Thị Công Nhân, là một luật sư 31 tuổi, đã bị cầm tù kể từ tháng 3 năm 2007 vì đã phổ biến tài liệu “tuyên truyền” chống nhà nước. Các bài viết của cô chỉ đơn thuần chỉ trích lối hành xử độc tài mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Cô hiện đang chịu án tù giam 3 năm kèm theo 3 năm quản chế tại gia tiếp nối.

Cô Phạm Thanh Nghiên là một nhà tranh đấu cho nhân quyền 33 tuổi, người đã từng vận động chống tham nhũng trên mạng Internet. Cô Nghiên bị bắt vào tháng 9 năm 2008 sau khi phê bình chỉ trích chính sách nhà nước và đề đơn yêu cầu được tổ chức biểu tình một cách ôn hòa. Cô Nghiên hiện đang chịu án tù giam 4 năm và 3 năm quản chế.

Không ai trong số những người phụ nữ can đảm này đáng bị giam cầm hoặc đối diện với những năm tù treo tiếp nối. Họ là những nhân tài có tiềm năng đóng góp rất nhiều cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Chúng ta hãy cùng nhau hợp lực để đòi hỏi Tự Do Cho Thủy-Nhân-Nghiên!

Để biết thêm chi tiết cũng như để tìm hiểu xem bạn có thể đóng góp được gì cho chiến dịch này, xin quý bạn hãy ghé đến trang mạng www.viettan.org/TuDoCho-Thuy-Nhan-Nghien.



Xin chân thành cám ơn.

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ tịch Đảng Việt Tân

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 5
Send Topic In ra