Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Anh Hùng Thời Đại  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra
Anh Hùng Thời Đại (Read 19395 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #15 - 28. Feb 2010 , 21:34
 
 
Vận động tự do cho Người Tù Lương Tâm Linh  Mục Nguyễn Văn Lý

...

Kính gửi:

-          Chính phủ và Quốc Hội các quốc gia dân chủ.

-          Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon,

-          Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

-          Các tổ chức nhân quyền quốc tế



Kính thưa Quí Vị,

phiên tòa do nhà cầm quyền cộng sản dàn dựng tại Huế ngày 30.07.2007 đã kết án LM Nguyễn văn Lý 8 (tám) năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống đối nhà nước CHXNCN Việt Nam” theo điều 88 bộ luật hình sự. Từ đó Ngài bị giam biệt lập trong trại tù Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam. Cho đến nay linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị giam cầm tổng cộng 17 năm trong lao tù cộng sản Việt Nam, được International Amnesty nhiều lần nêu danh là “Tù nhân Lương tâm” và được nhiều giải thưởng nhân quyền như Hellman/Hammett, Salom vv...

Trong  cuộc khảo sát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UPR) vào ngày 08.05.2009 Việt Nam được đề nghị sửa đổi nhiều điều luật, trong đó có điều 88 bộ luật hình sự. Vì các điều luật này không những vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, vi phạm Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà còn vi phạm ngay chính Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Linh mục Nguyễn văn Lý đã phải chịu 3 cơn tai biến mạch máu não trong năm 2009. Cơn tai biến thứ ba xảy ra vào tháng 11 năm 2009 làm linh mục Lý hôn mê, tê liệt nửa người và công an trại giam đã đưa Ngài vào bịnh viện công an 198 tại Hà Nội để chữa trị. Tại đây linh mục Lý vẫn bị giam biệt lập với công an canh gác ngày đêm không cho ai ra vào. Sau gần một tháng chữa bịnh, tuy chưa được thuyên giảm nhưng công an đã bắt đưa Ngài về lại trại giam Ba Sao. Ngày 1.2.2010 vừa qua, chị của LM Lý, bà Nguyễn thị Hiểu đi thăm ông và đã cho biết như sau: “Lần này đến thấy Linh Mục Lý không thể viết được vì tay bị liệt, chân đi khó khăn phải chống nạng, và phải có người dìu đi. Linh mục Lý không uống thuốc do trại tù cho mà chỉ uống thuốc gia đình gửi vào. Ông cũng nói là nếu bị ngã bệnh nữa sẽ không đi cấp cứu như lần trước. Ông mong gia đình đến thăm nhiều hơn nữa.”.

Do tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại hiện nay Linh Mục Nguyễn Văn Lý không còn khả năng chịu đựng được điều kiện giam cầm trong nhà tù CSVN, đặc biệt trong tù biệt giam. Chúng tôi khẩn khoản đề nghị Quí Vị yêu cầu nhà nước CHXHCN Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho người tù lương tâm Nguyễn Văn Lý để ông tự kiếm bác sĩ độc lập điều trị cơn bịnh vô cùng ngặt nghèo hiện nay.



Kính chào

1. Câu Lạc Bộ Người Việt Tự Do tại Pháp (ông Trần Nghĩa Hiệp, Đại diện),

2. Chi Hội Phật Tử tại Frankfurt và vùng phụ cận (bà Hùynh Các Đằng, Đại diện), 

3. Compassion-Vietnam thanks.gifháp (BS Phan Minh Hiển , Chủ Tịch),

4. Đảng Thăng Tiến Việt Nam tại Pháp (ông Nguyễn Sơn Hà, Đại diện),

5. Hội Quang Trung (ông Nguyễn Quốc Gia Bảo, Đại diện),

6. Hội Hải Quân Hàng Hải VNCH tại Pháp (ông Đặng Vũ Lợi, Hội trưởng)

7. Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Mönchengladbach và vùng phụ cận (ông Đặng Phú Hiệp, Đại diện)

8. Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE  (ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng)

9. Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do tại CHLB Đức (bà Phạm thị Bích Thủy, đại diện),

10. Hội Thanh Niên Việt Nam Ty Nạn tại Pháp (ông Nguyễn Ngọc Liêm, Hội trưởng)

11. Hội Thanh Thiếu Niên tại Pháp (Đào Duy Bạch Liên, Đại diện),

12. Hội Thăng Tiến Việt Nam (ông Nguyễn Ngọc Hùng, đại diện),

13. Hội Văn Hoá Người Việt Tự Do (ông Đình Lâm Thanh, Đại diện),

14. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức (ông Lưu Văn Nghiã, Chủ tịch),

15. Liên Minh Dân Chủ Âu Châu (BS Nguyễn Quốc Nam, Đại diện),

16. Tồ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức (ông Phạm Công Hoàng, Chủ tịch),

17. Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động tại Pháp (bà Ngô Thị Ngoan, Đại diện),

18. Ủy Ban Điều Hợp Công tác Đấu Tranh của Cộng đồng Người Việt tại CHLB Đức (ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ tịch)

19. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (ông Nguyễn Ngoc Bảo, Đại diện)



--------------------------------------------------



Quí Đồng Hương kính mến,


Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quí Vị, những người yêu chuộng tự do, công lý và nhân quyền hãy cùng ký tên tham gia cuộc vận động tự do cho người tù lương tâm Linh Mục Nguyễn Văn Lý:
"Do tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại hiện nay Linh Mục Nguyễn Văn Lý không còn khả năng chịu đựng được điều kiện giam cầm trong nhà tù CSVN, đặc biệt trong tù biệt giam. Chúng tôi khẩn khoản đề nghị Quí Vị yêu cầu nhà nước CHXHCN Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho người tù lương tâm Nguyễn Văn Lý để ông tự kiếm bác sĩ độc lập điều trị cơn bịnh vô cùng ngặt nghèo hiện nay."
Thỉnh nguyện thư này sẽ gửi đến các chính phủ và quốc hội các quốc gia dân chủ, đến Tổng Thư Ký và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng như đến các Tổ Chức Nhân Quyền quốc tế.

Trân trọng kính chào và cám ơn sự quan tâm của Quí Đồng Hương.



Ký tên tham gia cuộc vận động tự do cho người tù lương tâm Linh Mục Nguyễn Văn Lý

http://www.gopetition.com/online/34231.html



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #16 - 04. Mar 2010 , 19:44
 
Một Chữ Ký Cho Phạm Thanh Nghiên       


...


Kính Qúy Anh Chị,Xin qúy anh chị gíúp một tay. Các nữ Dân Biểu Hoa Kỳ còn tha thiết với người dân thấp cổ, bé miệng của mình, chẳng nhẽ chúng ta lại quay mặt, làm ngơ với chính con em nước Vịêt được sao ạ? Một chữ ký là một vòng xích của em được gỡ mở !Chỉ chưa đầy một phút là xong, xin qúy anh chị bấm thử vào link dưới đây mà xem:

http://www.petition2congress.com/2/2908/justice-pham-thanh-nghien/

Sau khi ký xong, anh chị sẽ cảm nhận được một niềm hỷ lạc vô biên... nhất là trong dịp này cả bên đạo Công Giáo lẫn bên đạo Phật Giáo đều là những ngày Đại Thiện Hạnh, nên công đức này của qúy anh chị sẽ còn được tăng trưởng gấp vạn lần.

Cũng xin qúy anh chị giúp gửi tiếp kêu gọi bạn bè, người thân Làm Một Cử Chỉ Đẹp Cho Người Con Gái Việt đang bị cầm tù. We count on YOU !

Rất biết ơn,
Hạnh-Giao
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #17 - 05. Mar 2010 , 22:29
 

MẸ NẤM VIẾT CHO LÊ THỊ CÔNG NHÂN



  Bạn thân mến,
Mình viết những dòng này để chúc mừng bạn trở lại với không gian đầy nắng, đầy gió và khoảng trời xanh bên ngoài.
Chỉ hai ngày nữa thôi bạn ạ!
Mình không chúc mừng bạn được trả tự do, bởi vì bạn, mình, và hàng triệu người khác nữa chưa bao giờ có được tự do đúng nghĩa. Nếu chúc mừng bạn được trả tự do, thì hóa ra chúng mình thừa nhận việc tranh đấu vì tự do của mình là sai lầm? Và thừa nhận thứ tự do giả cầy mà người ta đang rêu rao với thế giới trên đất nước mình là có thật hay sao.

Mình chúc mừng bạn được trở về trong vòng tay của mẹ, người luôn tin tưởng và ủng hộ bạn trên mọi nẻo đường. Thật lòng mình rất kính trọng mẹ của bạn cũng như mẹ của mình.Họ là những người mẹ vĩ đại, bạn à!

Bạn thân mến, chúng ta cùng tuổi, và mình thật sự ngưỡng mộ bạn, ngưỡng mộ con đường bạn theo đuổi, và cả quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường bạn đã chọn.
Bạn không lựa chọn sự thỏa hiệp, cho dù đến hơi thở cuối cùng. Đó là điều khiến mình trăn trở rất lâu, khi lần đầu tiên được đọc tin tức về bạn.

Sinh năm 1979 - chúng ta bằng tuổi, và những lời phát biểu của bạn đã khiến rất nhiều người phải giật mình thức tỉnh, trong số đó có mình.
Chúng ta, lẽ ra theo lời khuyên, lời nhắn, và cả lời dọa dẫm của những người "nhân danh lòng yêu nước" sẽ chỉ nên chăm chú đi làm, kiếm tiền, chăm chút sắc đẹp, lo cho cuộc sống gia đình... Lẽ ra chỉ có như thế, hẳn là cuộc sống của bạn đã tươi đẹp biết bao. Nhưng bạn đã chọn một con đường không chỉ có hoa hồng, và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng. Mình thực sự rất ngưỡng mộ bạn.

Sinh năm 1979 - năm sinh của chúng ta đánh dấu sự kiện đầy biến động trong mối quan hệ "Việt -Trung" - sự kiện mà chúng ta không được học đến trong lịch sử, để rồi cả tôi và bạn đều ngỡ ngàng và xót xa trước cái gọi là "tình hữu nghị đời đời" với kẻ thù của dân tộc mình.
Họ - "những người nhân danh lòng yêu nước" - không nói, không lên tiếng, nhưng điều đó đâu có nghĩa là họ có quyền cấm cản chúng ta tìm hiểu và bày tỏ thái độ của mình.
Họ - đã từng giận dữ khi tôi bảo họ "Hèn".
Mà không hèn sao được, khi họ bắt bạn, bắt tôi chỉ vì chúng ta không cam chịu?
Những người sinh năm 1979, hẳn là những người rắc rối bạn nhỉ?? Thực lòng tôi đã thấy rất vui khi họ nói với tôi điều này trong "những ngày J".

Bạn thân mến, cuộc sống với nhiều biến động đang đợi bạn ngoài kia, niềm vui xum họp gia đình hẳn sẽ là động lực lớn lao nhất với bạn trong những ngày sắp tới.
Cho tôi được xiết chặt tay bạn, với một lời chúc bình an và thật khôn ngoan tỉnh táo trong những tháng ngày sắp đến bạn nhé.
Xung quanh chúng ta là những người tốt - tôi muốn bạn tin vào điều đó để thấy cuộc sống này còn lắm mến thương.
Và quan trọng nhất là - xung quanh ta không thiếu những người giả vờ tốt - bởi nhiệm vụ và sự sinh tồn của họ buộc họ phải thế bạn à. Hẳn bạn hiểu điều này để lựa chọn cho mình một đôi giày thật hoàn hảo để "khiêu vũ giữa bầy sói" nhé bạn!

Mừng bạn trở về - một ngày trời thật xanh, nhiều gió và nhiều nắng, bạn nhé!

Mẹ Nấm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #18 - 08. Mar 2010 , 08:32
 
LÊ THỊ CÔNG-NHÂN

Người con gái phi thường


 

* Nguyễn Triệu Việt

 

Giữa cao điểm của chế độ toàn trị CSVN hôm nay có một người con gái phi thường vượt khỏi mọi sợ hãi, đã dám đứng lên đương đầu với cả hệ thống bạo lực, người con gái có tên rất gần gũi với những người VN cùng khổ: đó là cô Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi.

Chúng tôi xin được tổng hợp câu chuyện của nữ luật sư trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân tại VN qua các bài viết của một số tác giả tên tuổi trong thời gian gần đây để chúng ta cùng có một niềm tin sắt son về một ngày mai tươi sáng của tuổi trẻ VN cũng như dân tộc VN. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Phong Vũ có tựa đề "Lê Thị Công Nhân - Người con cưng của Thượng Đế".

 

Cho đến hôm nay, Lê Thị Công-Nhân đã trở thành một tên tuổi lớn. Không phải lớn vì cô là một luật sư trẻ tuổi, tài ba. Cũng không phải lớn vì cô đã được cả thế giới biết đến, nhưng chính cái nhân cách phi thường ẩn giấu đàng sau vóc dáng mảnh mai, yếu đuối một trái tim nhân hậu, một thái độ can đảm, một ý chí kiên cường, bất khuất của một con người có niềm tin son sắt nơi Thượng Đế, đã khiến cho tên tuổi của cô trở nên vĩ đại, lẫy lừng và sáng chói. Tên Công-Nhân của cô được ghép lại bởi hai từ: Công-Bằng và Nhân-Ái.

 

Cái tên đã được nói ra từ cửa miệng của người Mẹ đã cưu mang Lê Thị Công-Nhân,

Khi có kẻ tò mò muốn rõ vì sao một thiếu nữ trí thức có nhân dáng thanh cao, trong suốt và một vẻ đẹp hồn nhiên như thiên thần lại có tên là Công-Nhân, bà Trần Thị Lệ cho biết: vì sống dưới một xã hội lưu manh, gian dối, bất công và độc ác bà kỳ vọng sau này con gái bà ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình nên đã rút gọn hai từ  Công-Bằng & Nhân-Ái để đặt tên cho cô là “Công-Nhân”. Từ đấy cái tên định mệnh này đã chi phối trọn vẹn cuộc đời cô bé. 

 
    Ra đời năm 1979 tại Tiền Giang, phần đất của miền nam nước Việt, năm nay cô  vừa tròn 31 tuổi. Như vậy là trong ngót ba thập niên đầu đời, Lê Thị Công Nhân đã sống và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản độc tài, độc đảng, phi nhân và tàn ác. Nhưng giống như bông sen, cô sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Được như thế chính là nhờ nhân cách và công lao dưỡng dục của một bà mẹ đạo đức từng thừa hưởng môi trường tự do, dân chủ, phóng khoáng trong suốt nửa đời trước, khi may mắn sống và được giáo dục dưới chế độ miền Nam trước tháng tư năm 1975.
 

    Từ tiểu học đến hết trung và đại học, cô Công Nhân có dịp học ở Hà nội. Ước vọng của cô là trở thành một luật sư giỏi để mai này mang sở học và tâm huyết của mình bên vực giới công nhân, lao động cùng khổ. Cô tốt nghiệp Cử nhân Luật khóa K22 (1997-2001) và sau hai năm chuyên ngành cô trở thành luật sư thực thụ, hành nghề tại Văn Phòng luật sư Thiên Ân (Ơn Trời) của luật sư Nguyễn Văn Đài. Từ đấy, lý tưởng tranh đấu cho một xã hội công bằng và nhân ái đã trở thành niềm đam mê âm thầm nhưng mãnh liệt trong trái tim nhân hậu của người nữ trí thức trẻ.

    Trong suốt mấy năm đầu, khi linh mục Nguyễn Văn Lý tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam, cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà dân chủ khác, Lê Thị Công-Nhân bắt đầu viết những bài tham luận trực diện chỉ trích chế độ độc tài cộng sản về những hành vi xâm phạm quyền sống, quyền làm người của giới lao động trong nước. Cô kịch liệt tố cáo tổ chức Tổng Công Đoàn Việt Nam , một cơ cấu do đảng và nhà nước bảo trợ để ngầm kiểm soát và khống chế công nhân. Những bài viết của cô đã được loan truyền rộng rãi trên các mạng lưới thông tin toàn cầu cùng với những cuộc phỏng vấn của các đài phát thanh quốc tế dành cho cô. Sự kiện này đã chọc giận chế độ. Và giọt nước cuối cùng đã làm tràn ly: cô chính thức gia nhập Khối 8406 do linh mục Nguyễn Văn Lý khởi xướng, công khai nhận làm phát ngôn nhân đảng Thăng Tiến, được mời qua Ba Lan tham dự hội nghị thành lập tổ chức yểm trợ phong trào bảo vệ người lao động Việt Nam1. Mạng lưới công an, mật vụ bắt đầu khép chặt gọng kìm giám sát quanh cô. Tất cả mọi đường đi nước bước của luật sư Lê Thị Công-Nhân đều được con mắt của đảng và nhà nước cộng sản bám sát từng phút giây. Từ đó, những buổi gọi là “làm việc” với cơ quan an ninh Hà Nội ngày càng nhiều.

 
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chính những cơn phong ba, bão tố đổ xuống liên tiếp trên thân phận người thiếu nữ nhỏ bé, yếu đuối như cánh hoa trước gió này đã chứng nghiệm giá trị câu tục ngữ trên đây của tiền nhân. Trước những lời vừa phủ dụ vừa hăm dọa của người thẩm vấn tại Sở Công An Hà nội hay trước câu hỏi của phái viên các đài RFI, BBC, VOA, RFA, câu trả lời của người nữ luật sư trẻ Lê Thị Công-Nhân vẫn không hề thay đổi về nội dung cũng như âm sắc. Trầm tĩnh, gan dạ, minh bạch và dứt khoát. Đó là cái gan dạ, minh bạch, dứt khoát phát xuất từ một lập trường quốc gia dân tộc chuyên nhất: nhất quyết không lùi bước trước cường quyền bạo lực, không lý tới sự an toàn sinh mạng của bản thân.
 

    3 giờ 40 phút sáng (giờ Việt Nam) ngày 26-2-2007, nhờ các tổ chức đấu tranh hải ngoại nối mạng, cùng với nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, người nữ trí thức trẻ tuổi họ Lê đã có dịp cất lên tiếng nói kiên cường, quả cảm nhưng đầy ắp tình người của cô trong một cuộc biểu tình của đồng hương tại nam California, Hoa Kỳ. Với cách phát ngôn nghiêm trang, chậm rãi như để cân nhắc từng chữ, từng lời khiến người nghe cảm nhận được đến tận cùng nỗi xúc cảm dâng đầy trong tâm hồn người nói, cô cho hay:
 

    “Chỉ còn hơn 3 tiếng đồng hồ nữa thì tôi sẽ bị công an thẩm vấn tại số 87 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội là trụ sở của công an tại đây. Đây là lần công an Hà Nội gửi giấy triệu tập lần thứ bốn so với lần triệu tập gần đây nhất mà tôi đã kiên quyết khước từ không đi, và rất có thể ngày mai họ sẽ đến áp giải tôi đi thẩm vấn…”

 
    Ở một đoạn khác, Lê Thị Công-Nhân phát biểu tiếp:

 
    “Tôi là thành viên cuối cùng trong 4 thành viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam được công an triệu tập làm việc chính thức, tính từ sau Tết âm lịch cho đến nay. Và thật sự tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc gì có thể xảy ra với tôi. Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: 
Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì dù chỉ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.
Tôi không thách thức nhưng Cộng Sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người Cộng sản thì tùy họ có quyền hành xử với những cái gì mà họ có.
Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa: đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.”


 
    Ẩn sâu trong lời khẳng định sau chót, hẳn đã được cân nhắc chín chắn, trên đây, người ta đọc được dự phóng xa hơn của Lê Thị Công-Nhân. Tù đày chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thì còn gì khác hơn là cái chết mà chế độ có thể trút xuống tấm thân yếu đuối của cô? Và như thế, hàm ngụ trong đó, người nữ luật sư trẻ đã gián tiếp cho đồng bào trong và ngoài nước, kể cả kẻ thù của cô hiểu rằng: không chỉ tù đày, mà cả khi phải thí mạng sống của chính mình để bảo toàn lập trường và nhân cách, cô cũng dứt khoát không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp hay đầu hàng những thế lực của sự ác. Điều này gợi nhớ tới tấm gương kiêu dũng của linh mục Jerzy Popieluszko, linh hướng tình nguyện của tổ chức Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong những năm đầu thập niên 1980. Vào những giờ phút căng thẳng bị các lực lượng an ninh vũ trang của chế độ cộng sản Varsovie tìm cách ám hại hòng làm bặt đi tiếng nói đối kháng đầy uy lực của cha, linh mục Popieluszko đã tâm sự với những đoàn viên Công Đoàn Đoàn Kết là: cho dù có phải chấp nhận cái chết thì mọi nỗ lực của cha chỉ có một mục tiêu duy nhất là tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa cho quyền sống và quyền tự do của người dân Ba Lan. 

 
Những động lực thúc đẩy người nữ luật sư mang tên Lê Thị Công-Nhân quyết liệt dấn thân tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ Việt Nam , bất chấp sự an toàn sinh mạng của chính mình, ngoài tư cách con người còn do sự thôi thúc từ lương tâm của người Con Chúa. Cũng trong dịp được nối mạng để lên tiếng tỏ bày ý chí và quyết tâm tranh đấu của mình với công luận trong và ngoài nước sáng sớm hôm 26-2-2007, một thời gian không lâu trước khi bị bắt, cô đã công khai xác định những nhân quyền căn bản mà cô có, không phải ai khác mà chính Thượng Đế đã trao ban cho cô từ thuở lọt lòng. Và vì thế cô quyết tâm bảo vệ. Cho mình cũng như cho hơn 80 triệu đồng bào trong nước. Cô nói:

 
    “Không ai hơn, chính Đấng tạo hóa -Thượng đế đã sinh tôi ra trên cõi đời này nhờ qua một thể xác đó là mẹ tôi và cha tôi, và tôi đã được sinh ra là một con người thì tôi có đầy đủ những nhân quyền cơ bản mà Thượng đế -Đấng tạo hóa đã ban cho tôi, chứ không phải là người mẹ người cha xác thịt đã sinh ta tôi trên đời. Và tôi đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền và tự do cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, đối với dân tộc Việt Nam và đối với Đấng tạo hóa đã sinh ra tôi.”
 

 

    Trong một bài nhan đề “Hãy Làm Một Cái Gì Để Không Ân Hận” được phổ biến rộng rãi trên các trang báo điện tử sau khi luật sư Lê Thị Công-Nhân bị cộng sản cầm tù, nhà văn và cũng là chiến sĩ yêu chuộng tự do, dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng đã thố lộ những suy tư của ông khi gặp cô và mẹ cô –bà Trần Thị Lệ như sau:

 
    “Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại. Nhìn Lê Thị Công-Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Một Jeane Darc đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp. Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:

      Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker... đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục. Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công-Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.

  Đó là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những “người mẹ Việt Nam anh hùng” made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc–Nam gây bao đau thương di hận.

 
Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến Pháp, vi phạm Công Ước Nhân Quyền Quốc Tế mà họ đã ký kết.



            Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích chính phủ là “chống lại nhà nước”. Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa kêu gọi ĐCSVN và lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người.

Và ông Nguyễn Xuân Nghĩa kêu gọi rằng: “Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!”

Phụ họa với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu chiến binh già CS Vũ Cao Quận đã nói về người thiếu nữ trí thức tài danh này bằng những lời lẽ thấm thía, đầy tình nghĩa dồng bào, nhất là tình nghĩa “cha con”, làm xúc động lòng người như sau:

 
“Lê Thị Công Nhân chẳng khác nào một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có một cô gái xinh đẹp, thông minh, can trường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ. Nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công-Nhân nhiều phen phải “trần trụi giữa bầy sói” khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và trong môi trường chính trị

      “Với Lê Thị Công Nhân tôi chỉ là một người dưng, một ông già qua đường. Tôi không được phép dám coi cháu như một đứa con gái của mình. Nhưng khi nghe tin Đài và con bị bắt, lòng tôi quặn đau, căm phẫn và vô cùng lo lắng cho con hơn cả con gái của mình. Vì con gái tôi nó vốn là đứa yếu đuối, nhút nhát. Nếu bị bắt, nó sẽ cam lòng khuất phục.   

    Còn con, là đứa con gái bé bỏng nhưng đầy lòng can đảm, nhà cầm quyền cộng sản sẽ tiêu diệt đến cùng lòng dũng cảm của con. Vì theo chúng những kẻ đang chăn dắt một đàn cừu, tính dũng cảm không phải là điều cần có của bất cứ một con nào trong bầy cừu. Và nó sẽ thản nhiên đẩy con trần trụi cho bày sói cắn xé.
 

    Nếu tất cả các vị tôn kính còn chút nước mắt xin hãy nhỏ xuống vì Lê Thị Công Nhân, vì một đứa con gái Việt Nam bé bỏng, yếu ớt. Hãy rủ lòng thương nó như thương một đứa con tội nghiệp mà các vị mạnh mẽ lên tiếng buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay cho nữ luật sư Lê Thị Công Nhân cùng luật sư Nguyễn Văn Đài chỉ vì 2 luật sư này đã”phạm tội” san sẻ truyền đạt những điều cao thượng, bác ái thuộc về “Dân chủ và Nhân quyền” của nước Mỹ, của nước Pháp, của George Washington, Thomas Jefferson, Franklin Roosevelt, Abraham Lincoln, Bill Clinton, George Bush, của Montesquieu… cho thế hệ trẻ Việt Nam tội nghiệp đang bập bõm về dân chủ và về cái quyền được làm người.

 
    Đằng sau lưng tôi dựa chỉ là cái chết, nhân danh cái chết, tôi xin quỳ xuống van xin các vị, van xin lòng nhân ái của bốn phương trời:
 

    “Hãy vì thân phận nhỏ nhoi của một bé gái ở đất nước VN xa xôi còn đầy khốn khổ này!.


 

Hồi cuối tháng 10 năm 2006, khi cô được mời đến  Warszawa, thủ đô Ba Lan, để tham gia Hội nghị yểm trợ Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, cô đã chuẩn bị bài tham luận, nhưng đến phút chót kẻ cầm quyền đã ngăn cản, không cho cô lên máy bay. Tại hội nghị, bài tham luận của cô đã được  tuyên đọc, trong đó cô phân tích rõ Tổng Công Đoàn Việt Nam tuy mang danh là tổ chức cúa công nhân lao động, nhưng thực ra chẳng bảo vệ gì quyền lợi cho công nhân lao động cả, trái lại hùa theo cán bộ ĐCS để bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân, chính vì thế công nhân lao động cần thành lập tổ chức riêng của mình là các công đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đó là một việc làm hoàn toàn hợp lý và hợp pháp. Cô còn kêu gọi mọi người, mọi tổ chức ra sức yểm trợ cho Công Đoàn Độc Lập mới ra đời trong nước.

    Tháng 9-2007, khi bị chủ tịch Quốc hội Ba Lan, ông Bogdan Borusewicz hạch hỏi ráo riết về tình trạng tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục bị chà đạp, điển hình là những nhà tranh đấu bất bạo động như linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công-Nhân bị bắt bớ và kết án phi pháp, thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đã hứa là sẽ để cho cô Công-Nhân qua sống ở Ba Lan. Rõ ràng là CS đã coi thường các ý nguyện tự do dân chủ của người dân và bạc đãi chính con dân mình như thế. Thật không còn một chính quyền nào hèn hạ và tồi tệ đến như vậy!


Luật sư Lê Thị Công Nhân cũng đã viết một bài công phu, phân tích việc bỏ Nghị định 31 CP về quản chế hành chính, mà thực ra là nhà cầm quyền đã đưa việc quản chế hành chính vào các văn bản pháp lý khác. Đến ngày 06.03.2007, kẻ cầm quyền đã ra lệnh bắt giam cô tại Hà Nội. Sau đó toà án CS đã kết án luật sư Đài 5 năm tù giam, 4 năm “tù” quản chế, luật sư Công Nhân 4 năm tù giam, 3 năm “tù” quản chế!


Nhưng trong nhà tù, Công Nhân vẫn tiếp tục đấu tranh. Những ai đã từng biết nhà tù cộng sản, đều hiểu rõ tính chất độc ác, phi nhân của nó. Vì ĐCS và kẻ cầm quyền muốn dùng nhà tù để đày đoạ tù nhân về thể xác và tinh thần, bắt họ phải sống trong cảnh chật hẹp, bẩn thỉu, nóng bức, mất vệ sinh, bắt phải làm việc vất vả, phải chịu đựng những cảnh bạo hành, đâm chém, cướp giật diễn ra hàng ngày trong tù, lại thường xuyên bị đám cai tù (mệnh danh là quản giáo) trấn áp về mặt tinh thần và tâm lý cốt đè bẹp ý chí phản kháng của tù nhân chính trị, bắt họ phải khuất phục, đầu hàng. Xin các bạn cứ thử hình dung một tù nhân chính trị mà bắt phải sống chung với đám tù hình sự, trong đó không ít kẻ lưu manh tay đã từng nhuốm máu tội ác! Một người con gái mảnh mai như Công Nhân, quen sống trong môi trường có văn hoá, có giáo dục, tâm hồn trong trắng nay bị đày đoạ trong một cuộc sống kinh khủng như vậy thì đủ hiểu thấu tâm trạng của cô khi phải ở tù. Kẻ thù muốn cô cúi đầu khuất phục, nhưng cô vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu.

Cô không hề chùn bước, cô vẫn giữ vững khí tiết bất khuất của mình. Những lời nói nồng nhiệt của cô sáng ngày 26.02.2007 vẫn còn mãi mãi âm vang “…
Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi…”.


Đúng là trái tim nóng bỏng của cô bơm trong huyết quản dòng máu hào kiệt của Hai Bà Trưng, Bà Triệu và của muôn nghìn vị Anh hùng tiên liệt của Tổ quốc Việt Nam. Dòng máu đó đã giúp cô đứng vững trước cơn bão táp bạo tàn mà ĐCS và giới cầm quyền toàn trị đã trút xuống đầu cô. Giới trẻ Việt Nam ngày nay có quyền tự hào là đã có một nữ anh hùng kiệt xuất trong thời đại đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền để mà noi gương. Dân tộc Việt Nam cũng tự hào đã có một người con trung kiên như thế biết yêu nước, thương dân rất mực.

Chính vì thế, khi được tin Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã tiến cử luật sư Lê Thị Công Nhân – người đã từng được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao Giải Nhân Quyền năm 2007 nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2007– làm ứng viên Giải Nhân Quyền Gwangju 2008 của Nam Hàn thì mọi người dân chủ trong và ngoài nước đều nhiệt liệt hoan nghênh, đều cầu mong cho ứng viên Lê Thị Công Nhân sẽ được trúng giải.

Trong ngày phát hành tem thư Lê Thị Công Nhân và cuốn sách Nhị Kiều Nước Nam do Cộng đồng NVTD tại Úc châu tổ chức trước đây, tác giả Bảo Giang đã thu thập những bài vở thật giá trị của nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng như những bài thơ yêu nước đẫm lệ để cùng nhau nói lên tiếng nói bất khuất của một Nhị Kiều Nước Nam rằng: “Cuộc đấu tranh này sẽ ngày càng phát triển vì đây là một hiện thực khách quan. Hai tiếng Nhị Kiều nước Nam ngày xưa chúng ta vẫn hằng nghe khi nói đến gương anh hùng liệt nữ của Hai Bà Trưng, Bà Triệu”. Ngày nay tác giả Bảo Giang muốn dùng tiếng Nhị Kiều nước Nam để nhân danh hai người phụ nữ, một ở trong nước và một ở ngoài nước cũng song hành tranh đấu cho Tự do dân chủ và Nhân quyền cho VN. Đó là Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tại Hoa kỳ và luật sư Lê Thị Công Nhân tại VN mà quý đồng hương chắc cũng đã nghe những lời ca ngợi tận đáy lòng của Nhạc sĩ Nam Lộc và Bà Dương Nguyệt Ánh trong cuốn băng Asia 56.  Nhạc sĩ Nam Lộc nói: “Trong nỗi khốn cùng của dân tộc, đất nước VN hôm nay đang có một người con gái phi thường mang tên Lê Thi Công Nhân".
Bà Dương Nguyệt Ánh phát biểu  “Trong bóng tối của đàn áp bất công, họ là những thiên thần đem ánh sáng soi đường cho lương tâm nhân loại. Trong đêm đen của lịch sử VN, họ chính là những bàn tay dẫn dắt dân tộc dành lại Tự do Công bình Bác Ái cho một bình minh VN.”
Theo tác giả Bảo Giang thì đất nước VN hôm nay không thể thiếu một trong Nhị Kiều. Họ có thể là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta trong giai đoạn này. Chúng tôi xin dùng lời kết luận của tác giả Bảo Giang về cuốn Nhị Kiều Nước Nam để kết thúc đề tài này “Nếu Nhị Trưng xưa, nay lại lên đường, nhất hô vạn ứng thì đường lưu đày sẽ không còn nước mắt. Trái lại toàn dân ta sẽ reo mừng trong ngày Hội Tự do dân chủ và Nhân quyền. Khi ấy ký sinh ở mồ Ba Đình có ngã đổ vật xuống dưới chân Nhị Kiều và toàn dân nước Nam mà nhận lấy án lệnh của công lý thì cũng là lẽ thường, chẳng có gì là lạ"./-

* Nguyễn Triệu Việt

 

@ Tài liệu tham khảo:
- Bảo Giang, "Nhị Kiều Nước Nam ", Úc châu 2008
- Gs Nguyễn Thanh Trang, Mạng lưới Nhân Quyền, Bài phỏng vấn 3/2008
- Trần Phong Vũ, "Lê Thị Công Nhân - Người con cưng của Thượng Đế", Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân số 72, Little Saigon, CA,11/2007. 

- Trần Thị Lệ, "Đôi nét về Ls Lê Thị Công Nhân", Hà nội, 7/2007
- Trung Tâm Băng Nhạc Asia 56, USA , 2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #19 - 08. Mar 2010 , 20:36
 
Lời báo động của Ls Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt
:
          
“Chúng Tôi đang bị đàn áp khốc liệt”.




Kính tặng nữ Luật Sư  Lê Thị Công Nhân với lòng ngưỡng mộ.





Tôi chỉ làm được cái bổn phận của tôi, tôi không thể làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam”.


Câu trả lời của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân với anh Tường Thắng khi người luật sư trẻ này vừa từ ngục tù cộng sản được thả về nhà. Câu nói đầy cảm động và vô cùng thấm thía. Dù cùng vui mừng vớí Bà Trần Thị Lệ với niềm vui khi đứa con gái thân yêu được thoát khỏi nhà tù nhỏ, nhưng không khỏi xót xa khi nghe lời người  trẻ nói lên cái tâm trạng rất thực của những người dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Từ cảm xúc này, tôi xin ghi lại : Lời báo động của LS Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt vào năm 2007: “CHÚNG TÔI ĐANG BỊ ĐÀN ÁP KHỐC LIỆT”

...

                                 
    LS Lê Thị Công Nhân trước phiến toà 11-5-2007 tại Hà Nội



Từ Hà Nội, trước khi bị bắt, nữ Ls Lê Thị Công Nhân đã cất lên tiếng kêu như một lời báo động khẩn cấp:
“Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt”.
Lời báo động này được vang vọng từ ngày VC mở chiến dịch tổng càn quét, khủng bố các nhà dân chủ tại Việt Nam khởi đầu từ Tết Đinh Hợi năm 2007, được xuất phát tại Cố Đô Huế, rồi lan rộng đến Hà Nội, Sài Gòn, và nhiều nơi khác trên đất nước Việt Nam.



Cuộc đàn áp xẩy ra chỉ hơn một tháng, sau khi Quốc tế chào đón Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO tại trụ sở Thương mại Thế giới Thuỵ Sĩ vào trung tuần tháng 01 năm 2007. Hà Nội với chủ trương lừa bịp, dối trá trước sau nhự một, với cái luận cứ ngoan cố đầy trơ trẻn: “tại Việt Nam không có ai là tù chính trị, không có ai bị bắt vì bất đồng chính kiến mà tất cả đều vi phạm luật”. Bởi vậy, họ đã ngang nhiên đàn áp các nhà dân chủ.



Sở dĩ Hà Nội mạnh dạn ra tay đàn áp các nhà dân chủ một cách thô bạo, lúc bấy giờ họ thấy rằng : Hoa Kỳ đã cấp Giấy Chứng Nhận cho họ rồi như: được rút tên ra khỏi danh sách các nước đặc biệt quan tâm(CPC), được cấp qui chế tối huệ quốc (PNTR). Đây là những chứng từ mà Hà Nội lấy đó để bảo đảm với thế giới rằng:
“Chúng tôi đã ngoan ngoản muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới thật sự rồi, chúng tôi đã cải thiện về nhân quyền và tự do tôn giáo rồi, Mỹ đã công nhận rồi đấy”.
Bởi vậy, thế giới đã chào đón Việt Nam vào Cộng đồng quốc tế trong tổ chức WTO với niềm lạc quan và đầy tin tưởng, khi nghĩ rằng:Việt Nam đã thật sự có thiện chí và muốn hội nhập . Nhất là khi nghĩ đến lợi nhuận, họ nhìn vào thị trường béo bở với dân số trên 85 triệu người, với nhân công rẻ mạc, với sức lao động cần cù của đa số người dân Việt Nam, họ tha hồ thu lợi nhuận…Ông Adam Sitkoff, Giám đốc chấp hành phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội nói sau khi Hà Nội trở thành thành viên chính thức của WTO: “Mỗi ngày tới, là một cơ hội cho Việt Nam để nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn và vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân”(sic)( tin AFP phổ biến  trên báo điện tử Ngoại Giao VC).



Lại nữa, trước phản ứng chậm chạp và thiếu mạnh mẽ của thế giới, nhất là Hoa Kỳ, nên VC đã không sợ chi ai, và họ đã cho tiến hành qui mô cuộc đàn áp khốc liệt. Bởi vậy, lúc bấy giờ LS Lê Thị Công Nhân đã lên tiếng báo động với thế giới: “Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt”



Phiên tòa bịt miệng ngày 30-3-2007 xẩy ra tại Huế đã bỏ tù 3 nhà đấu trang tại Huế : Linh mục Nguyễn Văn Lý, Anh Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành và phạt án tù treo cô Hoàng Thị Anh Đào, cô Lê Thị Lệ Hằng. Tiếp đến ngày 3-5-2007, tại Đồng Tháp, VC đã kết án các Tín đồ Phật giáo Hoà hảo Thuần tuý như Ông Nguyễn Văn Thơ, Hội trưởng Giáo hội PGHH Thuần tuý 6 năm tù giam- Bà Trương Thị Tròn, Hội trưởng Phụ Nữ Từ thiện PGHH tỉnh Đồng Tháp 4 năm tù giam- Ông Lê Văn Sóc , Phó hội trưởng Giáo hội PGHH tỉnh Vĩnh Long 6 năm tù giam- Anh Nguyễn Văn Thùy, Tổng vụ Thanh Niên PGHH tỉnh Vĩnh Long 5 năm tù giam.Vào trung tuần tháng 5, chỉ trong vòng một tuần lễ từ 10 đến 15 tháng 5, VC đã kết án 6 nhân vật đòi tự do dân chủ cho Việt Nam gồm Bs Lê Nguyên Sang 5 năm tù giam, 2 năm quản chế- Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo 3 năm tù giam, 2 năm quản chế- Bs Nguyễn Bắc Truyển 4 năm tù giam, 2 năm quản chế- Ls Lê Thị Công Nhân 4 năm tù giam, 3 năm quản chế- Ls Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam, 4 năm quản chế- Ls Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam, 2 năm quản chế. Ngoài ra VC cũng đã sách nhiễu Ks Đỗ Nam Hải và tiến hành bắt bớ trái phép những người ủng hộ Khối 8406, cùng những người bất đồng chính kiến như Trương Quốc Huy, Ls Lê Quốc Quân, Ls Nguyễn Thị Thùy Trang, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, dân oan Hồ Thị Bích Khương. Qua đó, rõ ràng lời báo động của Ls Lê Thị Công Nhân quả không sai:
“Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt”.



Ls Lê Thị Công Nhân, một người thuộc thế hệ trẻ, mới 28 tuổi đời vào năm 2007, có bằng cấp, có điạ vị trong xã hội, tương lai cũng rạng rỡ lắm chứ? Nếu biết phấn đấu chịu khó cúi đầu đi theo con đường mà bác và đảng đã vạch ra cho tuổi trẻ Việt Nam từ thuở còn là cháu ngoan bác Hồ, cứ phấn đấu để vào Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cứ phấn đấu ngoan ngoản để được trở thành đảng viên nòng cốt, như thế cuộc đời giàu có và sung túc mấy hồi ! Thế nhưng Ls Lê Thị Công Nhân lại chọn con đường đầy gian khổ, đó là con đường
yêu nước mà không yêu xã hội chủ nghĩa,
nên đã phải bị đàn áp, bị hăm doạ, bị ép cung, và bị kết án tù với tội danh rất ư là hảnh diện:“
Tội chống phá nhà nước CHXHCNVN
”. Nhà nước nầy là một nhà nước đã gieo không biết bao nhiêu tang tóc cho cả dân tộc Việt Nam, nên cái gọi là chống phá nhà nước theo Bộ luật hình sự mà bọn bạo quyền đặt ra để bịt miệng toàn dân không được hé môi, mở miệng, thì việc chống phá của các nhà đấu tranh dân chủ như Ls Lê Thị Công Nhân đang thực hiện, thật đáng trân quý để ghi vào lịch sử nước Việt, để được vinh danh muôn thuở.

Hình ảnh trước toà án của bạo quyền VC, Ls Lê Thị Công Nhân không một chút sợ sệt vì đã chấp nhận chuyện phải chịu tù tội rồi, nhìn nét mặt bình thản, thật đáng kính phục, nhất là khi công tố bạo quyền đọc bản cáo trạng và hỏi cô ta: “tất cả các hành vi đó, có cấu thành tội hay là không?” cô  Công Nhân đã hiên ngang trả lời: “
Chắc chắn là không
”. Câu trả lời của Ls Lê Thị Công Nhân ngắn gọn, rõ ràng, phải chăng đó là phát súng lệnh bắn vào đầu bọn Bắc Bộ phủ: “
Các ông mới là người có tội. Tôi đòi tự do cho toàn dân mà có tội sao?”.
Không rõ, bọn đầu nảo, khi chỉ đạo qui chụp bản án cho Ls Lê Thị Công Nhân, nghe vậy có giật mình không, có cảm thấy nhục nhã không? Lúc bấy giờ, trước khi xử án Ls Lê Thị Công Nhân cũng như Ls Nguyễn Văn Đài, nhà nước VC  đã cho trình diễn màn hỏi cung trên đài truyền hình VTV1 Hà Nội. Tôi coi lại đoạn Video đó, nhìn nét mặt tươi tỉnh của cô gái Hà Nội. Một người trẻ được sinh ra  và lớn lên trong vòng kềm kẹp của chế độ bạo tàn, được tôi luyện bởi chủ nghĩa Mác-Lê trong suốt cả những năm tháng dài trên ghế nhà trường. Nhưng Ls Lê Thị Công Nhân, trước ống kính truyền hình của bạo tàn, đã thành thật nói lên cái tâm của mình không chút e ngại, không chút sợ hãi, cô ta nói : “
Khi mà tôi tham gia những tổ chức như vậy, rồi viết những bài viết như vậy, trả lời phỏng vấn thế nọ thế kia, thì nói chung là tôi rất cảm thấy thoải mái. Cái lý tưởng của mình, cái hiểu biết của mình và cái kiến thức của mình, tôi cảm thấy thoải mái.”



Trong lời báo động: “
Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt”
của Ls Lê Thị Công Nhân, người nữ trẻ tuổi này đã bày tỏ nguyện vọng của mình một cách thiết tha và cụ thể. Đây là cái tâm của một người yêu nước thật sự và có cái nhìn rất thực tế, đầy ý nghĩa , nàng đã trân quý và thấy được tầm vóc giá trị lớn lao về mọi mặt của lực lượng người Việt hải ngoại, nên Ls Lê Thị Công Nhân đã thốt lên lời van nài:
“Hởi đồng bào hải ngoại: Xin ngưng về Việt Nam, nếu không cần thiết- Xin ngưng gởi tiền về Việt Nam, nếu thấy không cần thiết…”




Vâng, “khúc ruột xa ngàn dặm” mà chính VC thường rêu rao, luôn tìm cách tâng bốc, ca tụng chính là ở điểm này đây. Hàng năm từ khúc ruột xa ngàn dặm này, đã góp phần vào việc nuôi sống và duy trì chế độ bạo tàn với một số tiền gởi về khá lớn, năm, sáu tỉ mỹ kim mỗi năm đâu phải chuyện tầm thường? Hãy nhìn lại cả miền Nam trước 1975 đi. Thời đó, Mỹ viện trợ cho VNCH cao điểm nhất, cũng chỉ lên đến một tỉ mỹ kim là cùng, tính luôn cả đạn dược súng ống, quân trang, quân dụng hàng năm, cho nên, có ông tướng nào của miền Nam lúc đó có được cả triệu đô trong tay như những ông trời con dưới chế độ cộng sản bây giờ? Số tiền khổng lồ mà người Việt hải ngoại gởi về bằng đô la đều lọt vào trong tay những ông trời con này hết, và chúng đã in ra những tờ giấy vô giá trị để phát lại cho thân nhân của chúng ta xài, cho nên chúng đã trở thành một lũ tư bản đỏ. Cảnh áo gấm về làng trong những dịp Tết lên đến ba bốn trăm ngàn “khúc ruột xa ngàn dặm” về vui chơi, ăn Tết thỏa thích cũng làm cho cô Công Nhân và những người đang bị đàn áp đau lòng lắm chứ? Những nhà tranh đấu trong nước, chắc chắn họ đau lòng khi nhìn lại việc tiếp tay gián tiếp hay trực tiếp nuôi sống chế độ bạo tàn của lực lượng hải ngoại, bằng những số tiền khổng lồ này, bằng những chuyến du lịch thảnh thơi…Làm sao đây ?
“Hởi đồng bào hải ngoại, xin ngưng về Việt Nam, nếu thấy không cần thiết- Xin ngưng gởi tiền về Việt Nam, nếu thấy không cần thiết.
”Gần đây có những người chuyên lo tổ chức các chuyến du lịch Việt Nam, du lịch để tham quan những danh lam thắng cảnh là tốt thôi, nhưng lại không thấu được nổi đau của toàn dân đang sống trong cuộc sống bị kềm kẹp của bạo quyền thì có đáng tham quan danh lam thắng cản không?Có nên suy nghĩ điều này chăng?



Đến đây, tôi lại liên tưởng đến người mẹ của Ls Lê Thị Công Nhân, Bà Trần Thị Lệ, một người mẹ đã luôn vun xới cho con gái mình một ý chí sắt đá, một ý chí quật cường qua những lần minh xác: “
con tôi là người yêu nước”.
Có người mẹ nào lại không đau lòng, hốt hoảng khi thấy con mình bị hành hạ, bị tù tội. Nhưng với lòng yêu nước cao hơn, nên đã đưa bà mẹ này đi về cùng dân tộc với những quặn đau và chỉ tìm được niềm an ủi với tấm lòng trung thực, can đảm khi quả  quyết“
Con tôi là người yêu nước
”. Xin cám ơn Bà, cám ơn các Bà Mẹ đang quặn đau khi những đứa con vào tù, khi con mình bị kết án chống phá nhà nước CHXHCNVN, cám ơn Mẹ Việt Nam.



Vâng, những người đã và đang chịu tù tội, đã và đang bị cộng sản Việt gian kết tội chống phá nhà nước, đang bị đày đọa ở chốn ngục tù , là những người yêu nước của con dân Việt Nam, đáng được ghi vào sử sách oai hùng của một thời chiến đấu của các vị anh hùng không súng đạn, không một tấc sắt trong tay với bạo quyền Việt gian cộng sản trong thế kỷ  21.



Lời báo động của Lê Thị Công Nhân : “
Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt “
đã có một giá trị lớn lao, đã tố cáo mạnh mẽ về thực trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Nhất là thế giới đã thấy rõ bộ mặt đích thực, đầy tàn bạo, xảo quyệt, dối trá, man rợ của Hà Nội qua tấm hình “Bịt Miệng” Cha Lý, dưới bàn tay hộ pháp của tên công an gian ác Nguyễn Minh Tân trong phiên tòa ngày 30-3-2007 tại đất Thần Kinh Huế, đã làm tăng thêm giá trị lời kêu gào của Ls Lê Thị Công Nhân.



“Bịt Miệng “ Cha Lý, một hình ảnh ô nhục, có một không hai trên thế giới và trong lịch sử nhân loại, đã đánh thức lương tâm con người khi nhìn thấy rõ ràng sự đau thương của Việt Nam dưới chế độ cộng sản.



Hỡi những ai còn cam tâm tiếp tay hợp tác, đánh bóng và nuôi dưỡng hay đứng chung với hàng ngũ chế độ cộng sản Việt gian bạo tàn này . Hãy sớm nhận ra rằng: cộng sản Việt gian là bọn tội đồ của Dân tộc Việt Nam.



Quả đúng, Ls Lệ Thị Công Nhân chỉ làm được cái phần của cô, chứ không  thể làm thay cho 87 triệu người Việt trong nước và hơn 3 triệu người Việt hải ngoại.


Nguyễn An Quý.
Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 22:13 by admin »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #20 - 12. Mar 2010 , 00:05
 
Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng'


Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”



Trà Mi - VOA | Washington, DCThứ Ba, 09 tháng 3 2010

Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một “thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Đó là một số câu hỏi được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, Lê Thị Công Nhân.

Câu chuyện của chúng ta được bắt đầu từ những tháng ngày trong trại giam. Công Nhân kể lại: 

Công Nhân: Buồng giam của tôi trung bình có khoảng 60 người. Gần một nửa trong số này là án chung thân. Tôi là người hiếm hoi trong đây bị tù đầu, tức là chưa có tiền án, tiền sự, mà lại án ngắn là 3 năm. Nhà tù thì quá tải. Ví dụ mỗi người đựơc quy định chỗ nằm là 2 mét vuông, mọi người được chiều dài là 2m, nhưng chiều ngang chỉ còn được 60cm, vai kề vai.

Trà Mi: Thế còn lịch sinh hoạt như thế nào ạ?

Công Nhân: Buổi sáng 5 giờ kẻng thức dậy. Buổi tối 5 giờ rưỡi điểm danh nhốt vào trong buồng giam.

Trà Mi: Trong ngày chị phải làm những công việc gì?

Công Nhân: Có nhiều công việc khác nhau. Đội thêu, đội ra đồng trồng rau, trồng lúa, nuôi lợn, làm hàng mã, móc ren..v.v… Họ phân công tôi cắt cỏ, tưới cây, lau nhà quét nhà.

Trà Mi: Làm cùng công việc trong suốt 3 năm?

Công Nhân: Hơn hai năm tại trại cải tạo, còn ở trại tạm giam Hoả Lò thì không làm những việc đó.

Trà Mi: Ngoài giờ lao động, chị có được đọc sách, học tập, xem thông tin qua báo đài thế nào chăng?

Công Nhân: Vào những giờ nghỉ, họ cho mình xem TV. Họ cũng cho mình đọc sách báo. Cũng nhiều loại sách báo, nhưng trại cấm đọc những sách báo về tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Họ tịch thu hết tất cả kinh thánh. Tôi là tù nhân duy nhất được có quyển kinh thánh để đọc.

Trà Mi: Cuốn kinh thánh đó là của gia đình chị chuyển vào hay là...

Công Nhân: Đây là cuốn kinh thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ họ vào gặp tôi khi tôi ở Hoả Lò, được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an. Vì ông Hưởng dẫn họ vào nên tôi mới được giữ quyển kinh thánh. Và việc giữ lại quyển kinh thánh đó cũng là một cuộc tranh đấu. Họ cho phép tôi nhận trước mặt những người kia như là một trò hề. Khi tôi đem vào buồng giam thì họ lại không cho. Và đây cũng là một cuộc tranh luận rất căng thẳng. Từ Hoả Lò họ cho phép tôi dùng, nhưng khi tôi chuyển về trại giam ở Thanh Hoá thì họ thu luôn của tôi, dẫn đến việc tôi tiếp tục nhịn ăn vì họ thu kinh thánh của tôi. Trước khi chuyển trại 1 tuần, tôi đã nhịn ăn ở Hoả Lò, phản đối việc trại cho chúng tôi ăn quá bẩn thỉu. Nói về bẩn thỉu thì ô uế, hôi thối không thể tả được, vì nhà vệ sinh ở ngay chỗ nằm luôn. Khi vào đấy, tôi cảm thấy là địa ngục cũng không đến mức như vậy. Đây là vấn đề nhân quyền và tôi sẽ kể lại một cách chi tiết trong một dịp khác.

Trà Mi: Trong lúc chị bị giam, chị có biết những dư luận bên ngoài liên quan đến bản án của mình như thế nào không?

Công Nhân: Thông tin cơ bản nhất thì có, nhưng những tình tiết thì quả thật là không. Mẹ tôi lên thăm chỉ nói được sơ sơ ví dụ như anh Định bị bắt rồi, chẳng hạn vậy, chứ không thể nói được hơn. Nếu không, họ sẽ không cho gặp. Chúng tôi lại có những nguồn thông tin rất đặc biệt. Những người tù có quan hệ tốt với cán bộ do đút lót bằng tiền thường có những tờ báo bị cấm mang vào tù như báo An ninh hay báo Công an. Qua đó thì tôi cũng có biết, nhưng tất nhiên tôi phải có kỹ năng đọc báo của riêng tôi. Khi họ chửi một vấn đề gì đấy ghê gớm thì mình phải hiểu thêm một hướng ngược lại. Tôi luôn phải đọc báo theo kiểu hai bán cầu não phải hoạt động theo 2 hướng khác nhau.

Trà Mi: Những tờ báo đó là báo chính thống của nhà nước. Vì sao họ lại cấm không cho mang vào tù?

Công Nhân: Họ bảo sợ mình biết được những thông tin rồi lật cung, thông cung.

Trà Mi: Hồi nãy chị có chia sẻ là trong lúc chị bị giam có phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào thăm. Ngoài ra, có những cuộc thăm viếng nào khác của các phái đoàn quốc tế không chị?

Công Nhân: Khi tôi chuyển ra trại Thanh Hoá, đại sứ Hoa Kỳ có đến gặp tôi.

Trà Mi: Cuộc gặp đó diễn ra trong bao lâu? Nội dung chính như thế nào?

Công Nhân: Trong 30 phút, hoàn toàn là những lời hỏi thăm hết sức thân tình. Tôi cảm thấy rất xúc động.

Trà Mi: Tin cho biết phía Hoa Kỳ có ngỏ ý can thiệp, đòi hỏi sự phóng thích cho chị bằng cách muốn đưa chị sang Mỹ tị nạn chính trị, nhưng chị đã từ chối. Điều này có đúng không ạ?

Công Nhân: Tôi biết điều đó qua công an vào tháng 6/2008. Ngài đại sứ Hoa Kỳ gặp tôi vào tháng 10. Từ tháng 6, công an vào thẩm vấn tôi trong trại 2 ngày liên tục. Họ có nói với tôi rằng: “Bây giờ Công Nhân có muốn đi nước ngoài không. Muốn đi thì nói một tiếng thôi, nhà nước sẽ tạo điều kiện hết sức, đưa thẳng luôn ra Nội Bài đi luôn. Bởi vì bên Mỹ họ nhận bảo lãnh cho em đấy.” Đến giờ phút này tôi chưa nghĩ đến việc đi tị nạn chính trị.

Trà Mi: Chị có thể cho biết lý do?

Công Nhân: Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy. Còn về mặt lý trí, tôi sẽ đi tị nạn chính trị khi nào mà cuộc sống của tôi bị chà đạp đến mức độ tôi không thể chịu đựng được nữa. Nhưng bây giờ thì tôi vẫn còn chịu đựng được. Cho nên tôi không hề nghĩ về chuyện đi tị nạn chính trị vào lúc này. Cái tự do quan trọng nhất là tự do trong tư tưởng, trong tâm hồn, thì tôi đã có. Ở Việt Nam bây giờ tôi không được tự do về mặt thân thể, về mặt đi lại. Những cái đó, tới thời điểm này tôi vẫn còn đang chịu đựng được.

Trà Mi: Đối với việc nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chị tự do sớm hơn thời hạn với điều kiện chị phải xuất ngoại, chị suy nghĩ gì về điều này?

Công Nhân: Tôi cảm thấy rằng cứ như họ tống được con nhỏ này đi thì thật là nhẹ nợ. Không có chuyện đó đâu, chưa đến, chưa đến lúc.

Trà Mi: Có nhiều ý kiến cho rằng “nước có quốc pháp, gia có gia uy”, nghĩa là công dân một nước phải tuân theo với điều kiện luật pháp của nước đó, nhất là đối với người luật sư am hiểu luật lệ thì chắc chắn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vì chị đi ngược lại với những điều pháp luật quy định nên mới gặp phải những điều không hay phải gánh chịu như vậy. Phản hồi của chị trước những ý kiến đó như thế nào?

Công Nhân: Tôi nghĩ rằng họ đang nói theo hướng nguỵ biện. Pháp luật là sự chính thức hoá những thoả thuận trên cơ sở những thoả ước bắt nguồn từ những điều đơn sơ nhất, những hình thức đơn giản nhất để tạo thuận lợi cho mọi người trong xã hội được sống, làm việc, và tiến bộ. Họ bảo pháp luật của Việt Nam là như thế. Đúng. Họ quy định như vậy thật, nhưng cái đúng này không phải là cái “đúng chân lý” mà là cái “đúng sự kiện”, rằng có cái việc họ quy định như vậy. Chúng ta đừng nhầm lẫn các từ “đúng” ở đây. Họ đề ra quy định sai, khi tôi vi phạm cái quy định sai của họ thì họ khẳng định rằng: “Đúng rồi, cô Công Nhân này đã vi phạm quy định”. Nhưng họ không xét đến cái quy định ấy là gì. Nếu không có sự cởi mở, nếu luôn bảo thủ là mình đúng, mình đã hoàn hảo, thì lấy đâu ra sự tiến bộ và phát triển? Tại sao nó sai mà được duy trì? Bởi vì không có người kịp phát hiện ra. Vậy khi có một người kịp phát hiện ra điều đó sai, người đó phải chuẩn bị tinh thần đối diện với một nhóm rất đông những người cho rằng anh ta đã sai, còn họ mới là đúng.

Trà Mi: Nhưng lập luận của nhà nước Việt Nam thì cho rằng mỗi nước có luật lệ riêng, đặc điểm riêng về văn hoá, bản sắc, cũng như luật lệ. Giả sử như ở Thái Lan có điều cấm không được xúc phạm nhà vua, thì ở Việt Nam có điều cấm không được tuyên truyền chống phá nhà nước. Phản hồi của chị ra sao?

Công Nhân: Nhà nước của họ không hoàn hảo, chúng tôi chống lại những điều không hoàn hảo đó, thì chúng tôi đúng. Như thế nào gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”?

Trà Mi: Giữa lúc chưa có sự rõ ràng đó, những người nào vi phạm, tức vượt qua lằn ranh cho phép ấy, sẽ trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ…

Công Nhân: Trường hợp của tôi cũng không hẳn là bất đắc dĩ. Tôi cố ý làm những việc này, tôi xác định trước tôi sẽ là nạn nhân. Tôi hoàn toàn biết. Tất nhiên là không thể biết cụ thể ngày giờ nào tôi sẽ bị bắt.

Trà Mi: Biết trước những điều không hay có thể xảy ra cho mình mà chị vẫn dấn thân vào. Điều gì đã khiến chị có một niềm tin mãnh liệt như vậy?

Công Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Đó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Đã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì? Khi tư tưởng và tinh thần thông suốt thì hành vi của mình cũng sẽ chủ động hơn. Tôi bị tống vào tù nhưng tôi đã biết trước điều đó, và tôi chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối mặt với điều đó. Không còn cách nào khác.

Trà Mi:
Những gì chị đã trải qua trong 3 năm qua cũng là một bài học trả giá cho những điều chị đã dấn thân. Sau 3 năm đó, chị đã nghiệm ra điều gì cho bản thân mình?

Công Nhân: 3 năm trong tù, tôi đã đọc kinh thánh trọn bộ. Trong tù, Chúa là người bạn của tôi, người thầy của tôi, và là người đồng đội của tôi. Khi tôi trở về, tôi nhận đựơc rất nhiều những lời ngợi khen, lời yêu thương, lời quý trọng, tôi cảm thấy choáng váng về điều đấy. Tôi thật sự cảm thấy là tôi chưa xứng đáng được như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải sống một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã củng cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của con đường mà tôi đã lựa chọn. Trứơc đây nó là một mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì.

Trà Mi: Nếu có một người hỏi thăm chị Nhân rằng một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi. Chị sẽ trả lời như thế nào?

Công Nhân: Tôi có ước mơ trở thành một luật sư từ năm 8 tuổi sau khi xem một bộ phim. Đến năm 2003, tôi trở thành một luật sư thì cái cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Bởi vì ước mơ của tôi bền bỉ, xuyên suốt, không hề thay đổi một lần nào. Nhưng bây giờ khi tôi ra tù, bị tước bằng luật sư, tôi cũng không cảm thấy nó nặng nề lắm. Tôi nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp vậy.

Trà Mi: Một ước mơ chị đã vun đắp trong lòng mình từ thuở bé. Nay, sau 3 năm bước ra khỏi trại giam, nó cũng đã tuột mất khỏi tầm tay của chị. Chị hình dung con đường trước mắt của mình ra sao, về tương lai, về sự nghiệp, về lý tưởng của mình?

Công Nhân: Chắc chắn tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay bổng, mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi nghĩ không bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ bỏ. Còn cụ thể như thế nào, quả thật, tôi cũng chưa thể nào trả lời được. Vào trong tù, có một điều nữa tôi giác ngộ thấm thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật. Bạn hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có can đảm. Nó chỉ là một ranh giới thôi, bạn hãy bước qua.

Trà Mi: Gần đây ở Việt Nam, một số nhà bất đồng chính kiến gặp rắc rối có liên quan nhiều đến nghề luật. Mình nên hiểu việc này như thế nào, thưa chị?

Công Nhân: Tôi nghĩ đây là điều tất yếu, một dấu hiệu rất đáng mừng cho giới luật ở Việt Nam. Chúng tôi làm về pháp luật, chẳng có ngành nghề nào có thể gần gũi hơn, hiểu biết hơn về chính trị như những người làm luật.

Trà Mi: Đối với những người trẻ biết đến một chị Công Nhân qua báo chí nhà nước và những người biết đến Công Nhân qua các chiến dịch ủng hộ, vận động, bảo vệ dân chủ-nhân quyền, chị sẽ nói gì?

Công Nhân: Tôi không ngờ rằng tôi lại được nhiều đến như vậy. Sau những sự việc này, có những người bạn ở khắp 5 châu-4 biển thương yêu tôi một cách chân thành, quý trọng tôi một cách sâu sắc. Tôi cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để xứng đáng với điều đó. Tôi rất thích thanh niên bởi vì tôi là một thanh niên. Đó là một lý do. Lý do thứ hai, tôi luôn hiểu rằng Đông-Tây, kim-cổ ai cũng nói rằng quãng đời thanh niên là quãng đời tươi đẹp nhất. Đấy là ở sự nhiệt tình và thể hiện bản thân mình. Nếu các bạn để quãng đời đó của mình trôi qua một cách nhạt nhẽo thì bạn sẽ ân hận suốt cuộc đời. Sự không nhạt nhẽo nhất mà các bạn có thể có được liên quan đến tất cả những người khác. Chính trị là cái liên kết tất cả mọi người với nhau để ai cũng có thể hoạt động một cách tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu như bạn tham gia vào chính trị thì bạn sẽ thấy thú vị vô cùng và vô cùng.

Trà Mi: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn chị Công Nhân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp nhất trong thời gian sắp tới.




 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #21 - 24. Mar 2010 , 22:01
 
Linh mục Nguyễn Văn Lý
gặp Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam


Bản tin ngày 24-03-2010

...

Vào lúc 13g15 ngày hôm qua, 23-03-2010, Bà phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Virginia E. Palmer, cùng với một thông dịch viên tên Đức đã đến thăm gặp linh mục Nguyễn Văn Lý, đang được tạm tha để điều trị tại Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, 64 Phan Đình Phùng, Huế. Đưa hai vị này tới là hai nhân viên sở ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế và hai nhân viên công an.
     Sau khi chào hỏi, cha Lý mời bà phó đại sứ và thông dịch viên vào phòng. Hai nhân viên ngoại vụ ra ngồi chờ ngoài sân còn hai nhân viên công an đứng bên ngoài phòng linh mục, sát cửa để nghe lén (và có thể là ghi âm lén. xem hình 1).
     Bà phó đại sứ cho biết mục đích thăm viếng: vấn an sức khỏe của linh mục Lý và hỏi cho biết tòa đại sứ lẫn chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp linh mục như thế nào trong lúc này?

1- Về tình trạng sức khỏe, cha Lý mô tả tương đối rõ ràng

cao huyết áp, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch cảnh, xuất hiện khối u sau ót… Cha còn nói thêm: Xin quý vị hoàn toàn yên tâm là nhà cầm quyền Việt Nam không dám đưa tôi vào lại trại giam sau 12 tháng tạm tha này, vì sau lúc bị tai biến lần 3 (15-11-2009), khi đang trong quá trình cấp cứu, tôi đã tuyên bố với họ rằng nếu tôi bị tai biến lần 4 thì sẽ khước từ cấp cứu và điều trị. Cho nên sang năm, nếu họ lại muốn đưa tôi vào trại giam, tôi sẵn sàng vào, nhưng họ phải biết rằng tôi sẽ khước từ điều trị và cấp cứu nếu bị tai biến lại.

Tiếp đó linh mục Lý xin cảm ơn tòa đại sứ, tòa lãnh sự, chính phủ, quốc hội, bộ ngoại giao Hoa Kỳ cùng một số chính khách Mỹ như thượng nghị sĩ Sam Brownback, dân biểu Chris Smith, dân biểu Loretta Sanchez…. vì đã quan tâm đến hoàn cảnh của linh mục và đã vận động cho linh mục trong thời gian qua. Cha Lý cho biết tiếp: nay thì có một số chính khách quốc tế, một số tòa đại sứ, một số tổ chức ở nước ngoài đã ngỏ ý đưa tôi ra ngoại quốc chữa bệnh rồi sẽ đưa về. Điều này phù hợp với ý định của nhà cầm quyền Việt Nam. Vì biết tôi còn 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, nên họ (nhà cầm quyền) đã khuyên tôi cứ chấp thuận ra ngoại quốc điều trị cho khỏe hẳn, để khoảng 80 tuổi rồi hãy trở về (chú thích: Lm Lý hiện nay được 64 tuổi). Xin cảm ơn tất cả Quý vị vì hảo ý đó, nhưng như thế là vô tình đi vào kế hoạch của nhà cầm quyền Cộng sản (Bà phó đại sứ cười). Nay giáo phận Huế và gia đình muốn tôi điều trị tại chỗ (tòa TGM Huế).

2- Về những việc gì mà chính phủ và tòa đại sứ Hoa Kỳ muốn giúp linh mục Lý hiện giờ, thì cha cho biết:

a- Quý vị cố gắng tập trung giúp UNESCO, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế biết rõ sự thật về ông Hồ Chí Minh (chú thích: linh mục Lý từng gọi HCM là tay gian ác, tên lừa bịp siêu cao thủ). Đừng úp mở chuyện này mà kéo dài sự sai lầm rất tai hại cho dân tộc tôi. Tôi thấy mình có nhiệm vụ trả lại sự thật nguyên vẹn về ông Hồ cho đồng bào Việt Nam (chú thích: đây cũng là điều mà một linh mục khác là cha Nguyễn Hữu Lễ đã làm qua cuốn phim tài liệu “Sự thật về HCM” và cũng là một trong ba tôn chỉ của bán nguyệt san Tự do Ngôn luận mà linh mục Lý là đồng sáng lập: vạch trần mặt thật HCM).

b- Quý vị vận động làm sao để chúng tôi có tự do ngôn luận. Quý vị cần nói to, nói rõ, nói ngắn, nói chính xác giữa Liên Hiệp quốc rằng Việt Nam chưa có thứ tự do này. Đây là điều rất quan trọng. Chúng tôi muốn các tờ báo của chúng tôi như Tổ quốc, Tự do Dân chủ, Tự do Ngôn luận được bày bán công khai (chú thích: ban biên tập báo Tổ Quốc thời gian gần đây bị sách nhiễu và hăm dọa, đặc biệt là tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và bác sĩ Phạm Hồng Sơn). Nếu chưa được thế thì ít nhất quý vị hãy nói với nhà nước Việt Nam rằng đừng bắt những ai đọc các tài liệu như vậy. Chúng tôi thấy có nhiệm vụ trước mắt là làm sao cho người dân được tiếp cận các loại thông tin trung thực về tự do dân chủ mà không bị bắt bớ, không bị quấy nhiễu. Quý vị hãy nói to trước các diễn đàn quốc tế là Việt Nam lạc hậu vô cùng về tự do ngôn luận, thua thời Các Mác tại Anh cách đây 160 năm, thua thời nhóm Nguyễn Ái Quốc tại Paris cách đây gần 100 năm, thua thời cụ Huỳnh Thúc Kháng tại An Nam cách đây hơn 80 năm. Tất cả họ đều làm báo phê phán chế độ đương thời mà không hề bị bắt!
     Trước câu lưu ý của bà phó đại sứ (“Hàng năm, bản báo cáo của chúng tôi về nhân quyền tại Việt Nam đều có đề cập đến chuyện ấy”), linh mục Lý trả lời: Nói dài, nói nhiều có khi không hữu ích và hiệu quả bằng nói ngắn và nói rõ giữa các diễn đàn toàn cầu: Tự do ngôn luận tại Việt Nam thua cộng đồng quốc tế cả hàng trăm năm!

c- Quý vị cố gắng giúp chúng tôi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội cộng sản năm 2011 cho thật hiệu quả. Đây là một hình thức dân chủ giả hiệu và áp đặt, hoàn toàn không giống như các cuộc bầu cử Quốc hội ở những nước dân chủ tự do. Giúp như thế là quý vị giúp tôi chữa lành khối u sau ót tôi đây này ! Phần Khối 8406 của chúng tôi thì cũng sẽ lên kế hoạch tẩy chay nó cách quyết liệt. (Chú thích: trước cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007, Khối 8406 và nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đã có nhiều văn thư kêu gọi tẩy chay nó cũng như nhiều thành viên đã thực sự tẩy chay nó trong chính ngày nó được tổ chức, 20-05-2007).

3- Linh mục Lý cũng nhân cơ hội trình bày cho bà phó đại sứ rõ nguyên tắc đấu tranh bất bạo động của các chiến sĩ hòa bình dân chủ tại Việt Nam:

: Một chiến sĩ hòa bình dân chủ nếu biết cách đấu tranh bất bạo động thì sẽ mạnh gấp nhiều quân đoàn. Cộng sản hiện nay không còn dám cắt lưỡi các nhà đấu tranh bất bạo động như thời linh mục Jerzy Popieluszko bên Ba Lan hồi 1984 vì CS sợ họ. Chiến sĩ hòa bình nói, đối phương cũng sợ; viết, đối phương cũng sợ; khóc, đối phương cũng sợ; cười, đối phương cũng sợ; im lặng, đối phương cũng sợ; sau cùng chết thì đối phương càng sợ (Bà phó đại sứ ngắt lời: Không chết đâu! không chết đâu!).
Trên đấu trường, hai đấu sĩ nhìn nhau. Các chiến sĩ hòa bình dân chủ nhìn thẳng đối phương là hàng chục triệu cán bộ, hằng mấy triệu đảng viên với tấm lòng không sợ hãi thì đối phương phải hãi sợ họ. Tại sao người chiến sĩ dân chủ không sợ? Vì họ không đi tìm gì cả ngoài tình thương, sự thật và lẽ phải! Tình thương, sự thật và lẽ phải này như lửa. Nhà tù với số lượng bao nhiêu và với tường dày bao nhiêu cũng chỉ là giấy, không gói được lửa! Trong trại giam lửa vẫn bừng cháy, ra ngoài lại càng bừng cháy. Một bạo quyền độc đoán thì phải thua ngọn lửa ấy mà thôi!

     Người chiến sĩ hòa bình dân chủ phải vô úy (không sợ hãi), vô cầu (không xin xỏ), vô thủ (không cần đề phòng, vì đấu tranh công khai, quang minh chính đại, ai rình nghe cũng mặc), vô ngã (không tìm cái lợi cho mình), vô biệt (không phân biệt quốc gia hay cộng sản, da trắng hay da vàng, Phật giáo hay Công giáo, ai đứng về phía lẽ phải và sự thật đều là đồng minh của mình). Khi có ngũ vô này rồi thì tức khắc có đệ lục vô, không nhắm nhưng sẽ phải đến, đó là vô địch! (Bà phó đại sứ cười vang khoái chí). Tôi chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi biết mình vô địch vì nơi tôi không có hận thù. Đời tôi đã 64 tuổi nhưng tôi chưa ghét một người nào cả. Mấy lần bị cán bộ CS bắt giam, tôi đều nói: Các anh sợ mà bắt giam tôi thôi, nhưng đố các anh ghét tôi được! Tôi có làm chi phương hại, xúc phạm hay nguyền rủa các anh đâu mà các anh ghét. Trái lại tôi chỉ đọc kinh cầu nguyện cho các anh.

     Tôi đi tù như vậy là 5 lần, riêng dưới chế độ này là 4 lần. Mỗi lần vừa vào tù, tôi đều quỳ cúi xuống hôn đất mà thầm nói: “Con xin nhận nhiệm sở mới” Nhiệm sở mới này không phải đức Giám mục bổ nhiệm tôi đến mà là Chúa Giêsu Kitô. Vì thế tôi coi ban giám thị, cán bộ trại và mọi tù nhân trong trại đều là giáo hữu mà tôi có bổn phận cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng cho. (Chú thích: trong một lần tâm sự trước đây, linh mục Lý có cho biết ở trong tù cha luôn cầu nguyện cho các tay đồ tể của nhân loại như Lênin, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pôn Pốt, Saddam Hussein, Bin Laden… Họ cần lời cầu nguyện vì họ bị nhân loại quên lãng do căm thù)… Đêm đầu tiên ở trại giam tôi ngủ bình thản như ở nhà, vì tôi coi trại là văn phòng, là nhiệm sở của tôi, tôi phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ ở đó cho tốt. Sang năm, nếu họ đưa tôi vào lại trại thì tôi thoải mái, sẵn sàng (Bà Phó đại sứ cười). Như mọi chiến sĩ dân chủ hòa bình, tôi có tình thương, sự thật và lẽ phải nên không sợ. Nhưng đằng sau lưng tôi là cả Triều thần Thiên quốc, có Thiên Chúa, có Đức Mẹ, có các thánh, rồi có hàng triệu các thai nhi bị trục giết mỗi năm mà tôi luôn bênh vực (chú thích: trong các lần linh mục gặp gỡ cán bộ công an hay viết kiểm điểm về… chế độ). Các em ủng hộ tôi, chuyển cầu cho tôi thì đảng CS làm chi tôi được!!!

     Kết thúc, bà phó đại sứ Hoa Kỳ nói: “Tôi từng mong ước gặp được linh mục. Nay thấy linh mục trẻ trung, vui vẻ, ăn nói rất mạnh mẽ và rõ ràng. Rất hân hạnh. Xin hết lòng cảm ơn!”
     Cuộc gặp gỡ kết thúc vào lúc 14g30 cùng ngày.

     Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình dựa theo băng ghi âm.
     Huế, 16g30 ngày 24-03-2010
Back to top
« Last Edit: 24. Mar 2010 , 22:15 by Khuê-Tú »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #22 - 25. Mar 2010 , 21:27
 
Cô TB chào Khuê Tú , thanks.gif KT nhen , cô TB định bỏ bài này mà T xí rồi , KT khoẻ không? có còn tập múa nữa không? Chúc KT đẹp hoài. Cheesy
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #23 - 08. Apr 2010 , 20:45
 
Linh Mục Nguyễn Văn Lý gặp Đại sứ Canada tại Việt Nam qua điện thoại



Bản tin ngày 06-04-2010


...


Ngày 30-03-2010, Bà Deanna Horton, Đại sứ Canada tại Việt Nam, từ Hà Nội, đã nói chuyện điện thoại bằng tiếng Pháp -qua trung gian một thông dịch viên- với Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, thành phố Huế. (Các bản tin trước nói lộn thành 64. Chúng tôi chân thành cáo lỗi). Cuộc nói chuyện kéo dài từ11g30 đến 12g25.

Mở đầu, bà đại sứ cho biết Chính phủ và Quốc hội Canada luôn quan tâm can thiệp cho các tù nhân lương tâm và đặc biệt cho linh mục Lý. Chính phủ và Quốc hội Canada muốn giúp Linh mục điều trị theo hướng tích cực nhất, nghĩa là bằng lòng tài trợ hoàn toàn và bảo đảm các thủ tục để đưa Linh mục ra ngoại quốc chữa bệnh. Chắc chắn Linh mục sẽ khỏi bởi vì những bệnh tương tự, Canada đã có kinh nghiệm chữa trị nhiều rồi, với phương tiện máy móc đầy đủ và với các loại thuốc dân tộc bản địa, chẳng cần dùng thuốc tây y. (Chú thích: Quốc hội và Chính phủ Canada sở dĩ lưu tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, phần lớn cũng là nhờ cộng đồng người Việt tự do và các nhóm Yểm trợ Dân chủ của người Canada lẫn người Việt đang hoạt động rất tích cực tại Montreal, Toronto và Vancouver).
Như những lần trước với các tổ chức  khác, Linh mục Lý ngỏ lời cảm ơn Bà Đại sứ và cho biết rằng việc ra đi như vậy nằm trong kế hoạch của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sẽ trì hoãn việc cho Linh mục trở về nước, nghĩa là đợi cho đến khi Lm đến tuổi thật cao, khoảng 80 tuổi!?! Bà Đại sứ cười, tỏ ra hiểu chuyện. Bà đưa ra phương án thứ hai: Nếu Lm không bằng lòng đi thì sẽ có một phái đoàn bác sĩ, chuyên viên cùng với các dụng cụ tối tân sẽ đến tại Nhà Chung để điều trị. Phái đoàn này tháng 7 sẽ qua Việt Nam, và hy vọng có chuyên môn đủ để chữa lành linh mục.

Sau khi cảm ơn về nhã ý của Chính phủ, Quốc hội và Bà Đại sứ Canada, linh mục nói tiếp: Điều tôi cần nhất hiện nay là điều trị các khối u trong đầu óc của toàn dân Việt Nam. Gồm có 4 việc cấp bách như sau:

- Thứ nhất, xin Quốc hội và Chính phủ Canada vận động với nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan ngôn luận quốc tế để nhà cầm quyền Việt Nam sớm thả các tù nhân lương tâm mà họ đã bắt giữ trong các năm qua, nhất là từ 2007 tới giờ. Trong đó đặc biệt có anh Nguyễn Phong và anh Nguyễn Bình Thành là hai người (ct: cùng vụ với Lm Lý) mà cho tới nay vẫn phủ nhận phiên tòa phi pháp và bản án bất công ngày 30-03-2007 nên vẫn tiếp tục bị biệt giam, một người tại Thanh Hóa, một người tại Đồng Nai. Ngoài ra còn có luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt từ 2007 và đang bị giam giữ tại trại tù Nam Hà (ct: tức trại Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cùng chỗ với Lm Lý). Rồi gần đây là khá nhiều chiến sĩ dân chủ hòa bình khác, tất cả cũng độ 20 chục. Bà Đại sứ trả lời: Chính phủ và Quốc hội Canada đã luôn quan tâm đến chuyện này và không ngừng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam, rồi bà hứa sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ hơn nữa.

- Thứ hai, xin Chính phủ và Quốc hội Canada can thiệp để toàn dân Việt Nam sớm có tự do ngôn luận. Về điều này, phải nói thẳng là rất nhiều ngoại giao đoàn thường xử sự kiểu ngoại giao, nghĩa là nhập nhằng, không rõ ràng, không quyết liệt khẳng định rằng nhân dân Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, không mạnh dạn can thiệp vào các vụ vi phạm trầm trọng quyền này tại Việt Nam, khiến nỗi đau khổ của toàn dân Việt Nam vẫn cứ kéo dài. Chúng tôi, các nhà đấu tranh, thiếu phương tiện để nói lên điều này với quốc tế, thì xin Quý vị hãy nói dùm, hãy mạnh dạn chứng minh vắn gọn, rõ ràng với thế giới rằng tự do ngôn luận tại Việt Nam còn thua thời Karl Marx ở Luân Đôn cách đây 170 năm! Trước 1975, ở miền Nam, chúng tôi có báo tư nhân, có đài phát thanh, có đài truyền hình (của các tập thể lẫn các tôn giáo). Bây giờ ngay cả báo chí thì cũng chẳng có tờ nào! Khi vì ngoại giao mà lấp lửng chuyện này, thì các chính khách quốc tế đã vô tình làm chứng cho sự dối trá thay vì làm chứng cho sự thật, tiếp tục gây đau khổ cho nhân dân chúng tôi.

- Thứ ba, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phơi bày sự thật về ông Hồ Chí Minh. Quý vị đều biết rõ bộ mặt của nhân vật này nhưng vì cứ mãi kéo dài sự lập lờ trước quốc tế, khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam được thể duy trì huyền thoại dối trá đó, đầu độc tâm trí giới trẻ, gây tai hại vô vàn cho nhân dân nước Việt.

- Thứ tư, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phong trào đấu tranh trong nước, đặc biệt Khối 8406 chúng tôi, tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội giả tạo năm 2011 tới. (Nói chung, linh mục Lý cũng trình bày cho Bà Đạisứ Canada y như cho bà phó đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer hôm 23-03-2010).

Bà Đại sứ ghi nhận tất cả và hứa sẽ tiếp tục can thiệp giúp các nhà tranh đấu, các chiến sĩ hòa bình dân chủ; còn những mục tiêu đấu tranh cụ thể (đặc biệt của Khối 8406) thì bà nói sẽ trình bày lên Quốc hội và Chính phủ Canada để họ ủng hộ. Thấy thái độ cởi mở, biết lắng nghe củaBà Đại sứ, Linh mục Lý tranh thủ nói thêm:

Khối 8406 chúng tôi đang chuyển lối đấu tranh từ thế chịu đàn áp, đối phó, đỡ gạt sang thế chủ động chinh phục đối phương bằng con đường đạo đức. Chúng tôi cố gắng đào tạo một lớp chiến sĩ hòa bình đầy nhân bản, văn hóa, đạo đức, lịch sự, hiếu hòa, nhưng nhất định không thỏa hiệp. Chúng tôi tiếp tục phát động phong trào "Toàn dân mặc áo trắng đòi dân chủ cho Việt Nam vào ngày 01 và 15 mỗi tháng". Xin quý chính khách quốc tế quan tâm ủng hộ chiến dịch này.

Bà Đại sứ nói: Vâng, chúng tôi sẽ cố gắng nghe theo lời Linh mục và sẽ có thái độ dứt khoát, rõ ràng hơn. Nhưng chúng tôi cũng hết sức để tránh bị chụp mũ là "can thiệp vào nội bộ Việt Nam". Lm Lý liền trả lời:

Quan niệm "can thiệp nội bộ" của Nhà cầm quyền Việt Nam thì xin Bà hiểu như sau: Nhà cầm quyền Việt Nam khi muốn xía vào chuyện nội bộ của nước nào (như tại Campuchia trước đây) thì nói đấy là "nghĩa vụ quốc tế cao cả"! Nhưng khi muốn phủi tay không can thiệp hay muốn tránh né không phê bình (như đối với Myanmar hiện giờ) thì lại nói rằng họ tôn trọng chuyện nội bộ của nước khác. Đó là lập luận có tính cách gian trá, thiếu sòng phẳng của nhà cầm quyền Hà Nội. Riêng lập trường của chúng tôi thì xin thưa với Bà Đại sứ như sau: Hiện nay, quả đất càng ngày càng thu nhỏ và nhân loại nên như một gia đình, vì chúng ta liên lạc quan hệ với nhau một cách dễ dàng, chặt chẽ và mật thiết hơn. Hầu như tất cả mọi giá trị đều được toàn cầu hóa, nhất là các giá trị của văn minh, của nhân quyền. Vì thế, các quốc gia dân chủ đều chỉ ưa quan hệ với một nhà nước văn minh tôn trọng nhân quyền. Việt Nam muốn hội nhập vào xã hội tiến bộ của loài người, muốn đi họp Liên Hiệp Quốc, muốn thiết lập bang giao với các nước thì phải có một mặt bằng tiêu chuẩn về văn minh, về nhân quyền như họ. Nhưng đang khi muốn làm tất cả những chuyện ấy càng nhiều càng tốt mà Việt Nam lại cứ khăng khăng nói "việc nội bộ của chúng tôi" khi bị chất vấn về nhân quyền dân chủ, bị tố cáo đàn áp nhân dân đồng bào, thì xin Quý vị hãy nói với nhà cầm quyền Hà Nội rằng: nếu ưa dùng chiêu bài "chớ can thiệp chuyện nội bộ" thì Việt Nam đừng tiếp xúc với quốc tế, đừng dự họp LHQ, đừng cử phái bộ ngoại giao đi các nước, đừng tham gia các hội nghị toàn cầu! Một chính phủ muốn hội nhập với năm châu, muốn thiếp lập quan hệ ngoại giao rộng rãi, muốn nhận được sự giúp đỡ của nhiều nước mà lại cứ sợ người ta "can thiệp vào chuyện nội bộ", thì như vậy có nghĩa là quyền lợi luôn mong hưởng thụ mà trách nhiệm lại chuyên khước từ. Quả là vô lý! Về chuyện này, xin Quý vị nắm vững nguyên tắc: Việt Nam muốn nhờ sự giúp đỡ của quốc tế, muốn quan hệ với năm châu thì phải theo tiêu chuẩn mặt bằng nhân quyền của loài người. Các nhân quyền này, những Công ước Quốc tế đã nói rất rõ, nhưng các chính phủ độc tài lúc nào cũng tìm cách định nghĩa lại tiêu chuẩn độc đoán của họ. Vậy Quý vị đừng sợ rằng các nhà nước đó trách móc Quý vị can thiệp nội bộ, trái lại hãy nói thẳng với họ rằng chúng tôi chỉ muốn quan hệ với những nhà nước văn minh thôi, chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ những nhà nước bằng lòng cho người dân được hưởng những nhân quyền cơ bản, chúng tôi có quyền chất vấn và đòi hỏi về nhân quyền dân chủ với các nhà nước có quan hệ ngoại giao, thương mại, văn hóa… với chúng tôi. Xin nói thẳng với Việt Nam như thế, chớ ngại
ngùng gì!

Bà Đại sứ nói: Tôi xin tiếp thu ý kiến của Linh mục và chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để đạt được những sự việc cụ thể như Linh mục yêu cầu. Xin cảm ơn.


Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế

22g30 ngày 06-04-2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #24 - 12. Apr 2010 , 18:44
 
Giọt nước mắt...Vì niềm kiêu hảnh: Người Việt nam


Tác Giả : Bùi Bảo Trúc

Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.

Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật
Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.
Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.

Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.
Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bỏ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
Ðó là cách trả thù vậy.

Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.

Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.
Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.

Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.

...

George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.

Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.

George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa.
Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.
Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa?
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #25 - 18. Apr 2010 , 10:18
 
LÊ THỊ CÔNG NHÂN TRÊN BÁO PEOPLE


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #26 - 23. Apr 2010 , 09:48
 
Một Đóa Sen :Thượng Tọa Thích Quang Long
Quyền G.Đ Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cả nh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.
Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.
Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.
Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.
Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.
Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.
Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.
Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.
Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:
“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.
Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:
“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.
Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:
“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.
Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.
Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.





__._,_.___
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #27 - 24. Apr 2010 , 15:23
 
VIÊN GẠCH LÓT ÐƯỜNG



Giao Chỉ, San Jose


Ngày xưa, thi sĩ Nguyên Sa gọi ông là Kinh Kha. Trên báo Ðời số đặc biệt năm 1982 xuất bản ở quận Cam, nhà văn Hư Trúc gọi ông là Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn. Ðồng bào Việt ở Úc Châu gọi ông là Chiến Sĩ. Báo chí Hoa Kỳ gọi ông là Người Tù Anh Hùng. Trên tờ báo lớn ở miền Tây Úc, ký giả nổi tiếng Norman Aisbett gọi ông là Ðại Tá Cô Ðơn. Trong quân đội tên ông là Võ Ðại Tôn, với bí danh Wòng-A-Lìn. Ngoài văn giới ông mang bút hiệu Hoàng Phong Linh. Và sau cùng, khi tìm đường gai góc mà đi, ông tự coi mình là Viên Gạch Lót Ðường.

Với chuyến trở về vào đầu thập niên 80, viên gạch quý của chúng ta được sản xuất tại miền đất Quảng anh hùng đã làm nên lịch sử. Khi tin tức về cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 13-07-1982 được loan báo trên hầu hết các hệ thống truyền thông thế giới, đồng bào Việt Nam hải ngoại lập tức coi Võ Ðại Tôn như là một biểu tượng chung của người quốc gia đang tìm đường quang phục quê hương.

Ðoạn phim ngắn của truyền hình Nhật Bản đã làm nhỏ lệ biết bao khán giả xen lẫn niềm hãnh diện vốn đã vắng bóng từ lâu. Từ màn ảnh nhỏ, Võ Ðại Tôn xuất hiện vĩ đại, bất khuất. Một trận thư hùng đã mở màn. Một bên là toàn thể bộ máy cầm quyền, cao ngạo, hùng mạnh, khốc liệt và vô cùng hiểm độc. Một bên là người tù biệt giam, cô đơn, đói khát, tuyệt vọng. Ðây là cuộc chiến của một người chống một chế độ trước ống kính của truyền hình, máy ảnh và những cây bút ghi chép đại diện cho hàng trăm cơ sở truyền thông trong và ngoài nước. Trong số này có trên 10 phóng viên ngoại quốc đã được Hà Nội triệu tập khẩn cấp từ Vọng Các qua. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội úp mở nói rằng sẽ cho trình diện một gián điệp của Hoa Kỳ và của tình báo Thái, xâm nhập vào làm công tác phá hoại Việt Nam.


Từ loa phóng thanh, tiếng viên Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin Cộng Sản Hà Nội, Lê Thành Công, chủ tọa và điều hợp buổi họp báo vang lên:
Ðây là tên tay sai của trung ương tình báo Hoa Kỳ CIA.


Với gương mặt khắc khổ và cặp mắt cương nghị, người đàn ông họ Võ, sinh năm 1936 tại Ðà Nẵng cúi đầu chào cử tọa. Tiếp theo, ông đứng lên phía sau một chiếc bàn gỗ ghé đầu xuống micro:

Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiện về dự mưu xâm nhập Việt Nam...Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hãy tường thuật trung thực.



Một cách gián tiếp, Võ đại Tôn bác bỏ vai trò của trung ương tình báo Hoa Kỳ. Ông xác nhận đã là người chủ dộng và chấp nhận tất cả mọi hậu quả.
Như chúng ta đã thấy, hậu quả tàn khốc nhất là ông đã làm mất mặt toàn thể guồng máy công an và tình báo Hà Nội. Sau khi thấy Võ đại Tôn nói không đúng bài bản dự trù là sẽ thành khẩn thú nhận tội lỗi, lập tức cộng sản cúp điện, và lôi ông vào.

Sau đó khán giả không được thấy hình ảnh tiếp theo. Bình luận gia của đài truyền hình cho biết là người ta đã đem ông Võ đi và cuộc họp báo chấm dứt. Cuộc chiến đã ngưng ở đây. Một người đã thắng một chế độ. Kinh Kha của Việt Nam đã hoàn tất sứ mạng và không ai nghĩ rằng người tráng sĩ đó lại có ngày trở về.
Trần Bình Trọng của lịch sử Việt Nam, lúc sa cơ trong tay giặc đã bày tỏ tâm nguyện không làm vương đất Bắc. Người chiến sĩ họ Võ ra đi năm 1975, trở về năm 1981 vỏn vẹn với hai chiến hữu, sa cơ ở miền biên giới, đã đành quyết một lòng làm quỷ nước Nam.

Sau này, khi đã xin tỵ nạn tại Pháp, nguyên đại tá cộng sản Bùi Tín kể lại rằng năm 82 Võ đại Tôn đã đem chính thân xác ra hy sinh để đánh lừa cả bộ chính trị Hà Nội một quả vô tiền khoáng hậu. Ai cũng biết rằng ông đã phải trả giá cho cuộc họp báo quốc tế phi thường như thế nào.

Tại San Jose, những thước phim ngắn trên truyền hình Nhật Bản được in ra phổ biến trong cộng đồng và một cuộc biểu dương hàng ngàn người đã được tổ chức tại công viên St James

Từ đó đến nay, giữa ngục tù Cộng Sản, ông Tôn đã đếm được 10 năm 1 tháng và 17 ngày. Báo chí ở Úc nói rằng: Mr. Võ có một trí nhớ sắc bén như lưỡi dao cạo. Ông nhớ rằng với trọn năm tù đầu tiên ông bị đánh suốt 45 ngày. Biệt giam trong một xà lim 3 thước và 2 thước rưỡi. Suốt 10 năm ông đã bị đánh đập 96 lần.

Sau ngày 13-7-1982, khắp thế giới nói đến Võ Ðại Tôn, nhưng cũng từ ngày ấy không một ai biết thêm tin tức gì về viên gạch lót đường yêu quý đó nữa.

Tại Úc châu, tiểu bang New South Wales, nơi cộng đồng Việt Nam thân yêu mà ông từ giã, vẫn mòn mỏi chờ đợi là một người vợ trẻ và đứa con trai 3 tuổi.

Năm 1990, khi có cơ hội qua Úc châu thăm bà Võ Ðại Tôn, chúng tôi đã tìm thấy một gia đình rất bình thường như bất cứ một gia đình tỵ nạn nào của cộng đồng Việt Nam. Bà Tuyết Mai, vợ Võ Ðại Tôn đi làm công chức và thay chồng nuôi con. Trong căn nhà nhỏ bé, có treo một tấm chân dung vĩ đại của người chồng và người cha ngàn trùng xa cách.

Trở về Hoa Kỳ, chúng tôi đã bắt đầu công cuộc vận động với các giới lập pháp Hoa Kỳ, kể cả việc gửi người trong phái đoàn về đấu tranh với Hà Nội.

Cuối thập niên 80, các hội đoàn tại San Jose hòa nhịp với người Việt toàn thế giới cùng lên tiếng đấu tranh cho tù tập trung “Lao Cải”. Tên của Phan nhật Nam và Võ đại Tôn dược nhắc nhở nhiều lần. Sau đó, đại diện cơ quan IRCC là ông phó giám đốc Nguyễn đức Lâm trong phái đoàn quốc hội California đã về Sài gòn trong sứ mạng thăm dò với cùng muc đích của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Cũng vào thời gian đó, Phan Nhật Nam vừa được tự do và IRCC đã có dịp phỏng vấn trực tiếp ông tại Sài Gòn đem về phát lại trên radio San Jose. Nhưng trường hợp Võ đại Tôn hy vọng rất mong manh.


Ðối với gia đình của ông Tôn, tin tức ghi nhận được ngày 13-7-1982 cũng là tin tức chính thức cuối cùng. Ít nhất cho đến 9 năm sau, với sự vận động rất tích cực của chính phủ Úc Ðại Lợi, Hà Nội đã cho phép ông nhận quà và gửi thư về. Rồi đến áp lực chung của toàn thế giới và sự lưu tâm đặc biệt của Úc châu. Sau cùng Cộng Sản Việt Nam quyết định trả tự do cho ông Võ Ðại Tôn ngày 10-12-1991.


Ông trở về Úc châu với cả một cộng đồng thân yêu chào đón. Với người vợ đỏ mắt chờ mong và đứa con trai mà người cha như là một huyền thoại. Hà Nội đã giam giữ ông trên 10 năm, từ 72 kg xuống còn 48 kg. Thân hình tiều tụy trông già hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trí óc sắc bén còn nhớ hàng trăm bài thơ dài ngắn và 3 cuốn sách mà ông đã viết bằng ký ức trong thời gian biệt giam, vì không có ánh đèn và giấy bút.

Ngay như cuốn hồi ký Tắm Máu Đen (đường về quê hương và cuộc chiến cô đơn trong lao tù Hà Nội) dày hơn 500 trang, ngay sau khi ra khỏi tù trở về Sydney, đã được đánh máy trong vòng một tuần lễ và phát hành ngay tại Úc, 1992. Tái bản tại Hoa Kỳ năm 2000. Như vậy là, sau cùng người chiến sĩ xuất thân từ biệt kích đã có nhiều lần đảm nhận nhiều công tác tình báo đặc biệt, nay đã trở về. Lần cuối cùng ông đi vào lòng địch không hề có lệnh công tác mà cũng không có được một tiểu đội xung kích. Nếu không kể toán lính kháng chiến Lào hộ tống đã tan hàng, thì thầy trò chỉ vỏn vẹn có 3 người. Một người là Vũ Ðình Khoa đã hy sinh tại chỗ, một người thứ hai đã bị bắt cùng một lượt với Võ Ðại Tôn và được thả năm 1987.


Năm 1981, khi ông Võ Ðại Tôn lên tiếng với toàn thế giới là ông đang tìm đường trở về quang phục quê hương, trong chúng ta đã có nhiều người bày tỏ sự hoài nghi rất hợp lý.
Dứt bỏ cuộc sống ổn định, bỏ gia đình vợ con đơn chiếc để tìm con đường về mịt mù vô vọng. Quyết định này không dễ gì thực hiện. Mở cuộc thánh chiến cô đơn để chống chế độ Hà Nội lúc đó còn đầy đủ sắt máu và phong độ vào thập niên 80, rõ ràng đối với nhiều người thì đây là một hành động không khôn ngoan và thiếu thực tế.
Nhưng chúng ta không thể lấy tri thức của mọi người mà đo lòng của một người. Không thể lấy bụng dạ của thường nhân mà đo lòng chiến sĩ. Và không thể lấy đất mà đo với gạch. Vì vậy mới có Võ Ðại Tôn. Con người này khi đi làm anh hùng thể hiện sứ mạng lịch sử, quả thực đã thiếu sự khôn ngoan của đa số bình thường. Chúng ta đâu có biết ông đã nghĩ gì khi quyết “Tìm đường gai góc mà đi”.


Tháng 4 năm 1992, miền đất ấm California đã có dịp chào đón Võ Ðại Tôn trên đường từ Úc Châu qua Hoa Kỳ. Lúc đó phong độ vẫn quả cảm quyết liệt, nhưng già dặn chín chắn hơn. Chúng ta thường có thói quen dành hết lòng thương yêu thành kính cho những người liệt sĩ ra đi vĩnh viễn vào cõi vô cùng. Trong khi đó cộng đồng và quê hương thực sự rất cần những anh hùng còn tồn tại.

Hai mươi năm trước San Jose đã lên tiếng cảm ơn đất Quảng đã sản xuất ra một Võ Ðại Tôn trước sau như một. Chúng ta đã ca ngợi cộng đồng Việt tại Úc châu có được một Võ Ðại Tôn hơn một lần bước chân đi, lẫm liệt đường hoàng.

Con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn luôn mở rộng trong một cuộc chiến mới đầy hy vọng cho quê hương và dân tôc.
Trên con đường đó vẫn cần rất nhiều viên gạch lót đường. Trong đó, chúng ta đã có sẵn một viên gạch bất khuất. Viên gạch lót đường mang họ Võ.
Tháng 4 năm nay, chúng tôi lại mời ông Võ Ðại Tôn qua Mỹ.
Ngày thứ bẩy 15 tháng 5-2010 lúc 1 giờ trưa ông sẽ có dịp gặp gỡ đồng hương và chiến hữu tại San Jose. Tại hội trường Santa Clara County số 90 W. Hedding. Ông sẽ giới thiệu những cuốn sách mới viết xong, trong đó có cuốn hồi ký “Tuổi thơ và chiến tranh” và quan trọng hơn hết là ông sẽ trải rộng tâm tình với bà con San Jose, nơi cũng đã trải tấm lòng ra với ông suốt 30 năm qua.
Rồi một tuần sau, đến ngày chủ nhật 23 tháng 5-2010 trong chương trình văn nghệ 35 năm nhìn lại tại đại hí viện CPA, nhà thơ Hoàng Phong Linh, bút hiệu văn nghệ của Võ Ðại Tôn sẽ cất tiếng hát lời thơ do chính ông sáng tác (Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc) :” Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây...

Tháng tư 1975, cách đây 35 năm miền Nam đã có biết bao nhiêu anh hùng tuẫn tiết. Tình cờ chúng tôi ghi nhận được tướng Nguyễn Khoa Nam của đất Thần kinh, Trung Việt. Tướng Lê Nguyên Vỹ, quê Sơn Tây, Bắc Việt và tướng Lê văn Hưng, Nam Việt. Quả thực anh hùng ở khắp mọi nơi và hào kiệt thời nào cũng có.


Trên con đướng đấu tranh phục quốc Trần văn Bá về từ Âu Châu,Hoàng cơ Minh về từ Mỹ Châu và Võ Ðại Tôn về từ Úc Châu.
Trên sân khấu lịch sử 35 năm nhìn lại ngày 23 tháng 5-2010, chúng tôi ước mong có đại diện sinh viên Trần Văn Bá, có người con trai của tướng Hoàng cơ Minh. Liệt sĩ Trần văn Bá đã bị cộng sản xử tử hình tại Sài Gòn. Ðề đốc Hoàng cơ Minh đã hy sinh miền biên giới. Ta nỡ lòng nào đề một mình viên gạch lót đường cô đơn Võ Đại Tôn đứng đó mà hát rằng:” Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây...


Giao Chỉ - San Jose.
4.2010
 
Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2010 , 16:38 by admin »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #28 - 25. Apr 2010 , 01:18
 
Tâm Thư của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng



Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
- “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:
- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:
- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.
Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”
Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?

Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.

Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.

Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.
Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?”
Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều  khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:
- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.

6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.
7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:
- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”.
Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”.
Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.
- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?”
Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?

Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.

11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.

Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.

7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:
- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.

Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?

Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?

Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn sáu chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho tổ quốc.
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #29 - 25. Apr 2010 , 06:48
 
Quote:
Một Đóa Sen :Thượng Tọa Thích Quang Long
Quyền G.Đ Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH


Mỹ Dung mến,
Cám ơn Dung đã post bài này.
Đoá biết rất rõ thượng toạ Thích Thanh Long (Thanh, không phải Quang) vì nhà Đoá chỉ cách chùa Giác Ngạn vài căn nhà.
Bố mẹ mình rất quý trọng vị sư này vì đức độ, sự hiểu biết và cách cư xử của ngài.
Đoá còn nhớ cuối năm 1972, thầy đang là trụ trì chùa Vĩnh nghiêm. Nghe tin mẹ Đoá mất, thầy đã xuống nhà quàng để tụng kinh cho bà.
Sau này, thầy vẫn hay ân cần thăm hỏi, chỉ bảo cho ba Đoá và các con mỗi lần gia đình đi chùa hay tình cờ gặp ngoài đường.
Sau 1975, CS lấy chùa Giác Ngạn để làm Hợp tác xã mây tre lá. Đến khi được thả về, thầy đã đòi lại được chùa. Đáng tiếc thay, chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó thầy đã viên tịch.
Hôm nay viết những dòng chữ này, con xin kính dâng lên Thầy tấm lòng kính phục và thương tiếc một vị chân tu rất khí phách và rất nhân từ.
Back to top
« Last Edit: 25. Apr 2010 , 06:56 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5
Send Topic In ra