Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Anh Hùng Thời Đại  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra
Anh Hùng Thời Đại (Read 19392 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #45 - 17. Aug 2011 , 13:08
 

...


Nhớ Thầy Nguyễn Ngọc Huy
Lần giỗ thứ 21, ngày 6 tháng 8, năm 2011.
Tại San Jose



Trưa ngày thứ Bảy, 06 tháng 8, 2011 hội trường của Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ, tọa lạc tại 2290 Tully Road, San Jose, đầy ắp quan khách tham dự. Đảng Tân Đại Việt do bác sĩ Mã Xái lãnh đạo, cùng các tổ chức bạn như Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy Foundation, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ủy Ban Hoàng Sa, Liên Đoàn Cử Tri Bắc Cali và Hội Cao Niên Diên Hồng đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thật trọng thể, cùng một hội luận chính trị sau đó, trong bài viết Thư Cho Con, Giáo sư Trần Minh Xuân ghi nhận những chi tiết về buổi lễ này. Tôi xin trích đoạn mà ông đã viết như sau:

"...nghi thức tưởng niệm lần thứ 21 cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời được bắt đầu với phần niệm hương trước bàn thờ Tổ Quốc có thiết đặt di ảnh người quá cố và ông Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa [xem hình] được mời lên diễn đàn kể lại cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh cho một nước Việt Nam Ðộc lập, Tự do, Dân chủ Hiến định và Pháp trị của cố Giáo sư. Ðược biết ông Hoài Sơn là người bạn sát cánh đấu tranh với cố Giáo sư kể từ ngày đầu hai người tham gia Ðảng Ðại Việt do Ðảng trưởng Trương Tử Anh lãnh đạo. Ông nói:

“Giáo Sư Huy sanh năm 1924, mất năm 1990, thọ 66 tuổi. Trong 66 năm của cuộc đời, ông đã tranh đấu liên tiếp không ngừng trong 45 năm trời, từ năm 1945 đến năm 1990, năm ông lìa đời. Vì ông là người có tài, có đức, có chí lớn, lại tranh đấu lâu năm như vậy nên các đồng chí và các môn sinh của ông rất đổi kính phục ông. Vì đó, năm nào đến ngày giỗ của ông, họ cũng đều làm lễ tưởng niệm rất trọng thể, không những tại trong nước, tại Hoa Kỳ, tại Canada, tại Âu Châu, mà cả tại Úc Châu nữa”..."

Thật vậy, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là một nhà ái quốc, một chí sĩ suốt đời phục vụ những lý tưởng cho dân tộc Việt Nam, những điều tốt về ông đã được các học giả, các sử gia, các bình luận gia hay các đồng chí của ông đề cập khá nhiều. Bài viết này nhằm tổng hợp đôi nét chính do các tác giả Trần Nguyên, Nhữ Đình Hùng, Trần Minh Xuân, Mai Thanh Truyết và Phan Văn Song đã nhận định về ông.

Tôi có dịp học môn chính trị học do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy diễn giảng tại đại học Kinh Tế và Thương Mại Minh Đức, cảm nhận lãng vãng trong trí nhớ của tôi về người thầy cũ này là ông có nụ cười hiền hòa, là một nhà hùng biện với kiến thức uyên thâm, say mê diễn giảng rất suôn sẽ những bài giảng, những sinh viên chúng tôi im lặng chăm chú nghe ông nói, ông có trí nhớ dai, những sự kiện về chính trị Việt Nam và thế giới, ông am tường như bộ nhớ của máy điện toán, khi chúng tôi trò chuyện hay nêu lên những thắc mắc, ông thân thiện giải đáp hay thảo luận rất cởi mở. Năm 1990 Giáo Sư Huy qua đời ở Pháp khi sang tham dự buổi họp quan trọng của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do ông thành lập, năm nay nhân lễ kỷ niệm lần thứ 21, tôi cùng các bạn đồng môn Cao Thái Hải và Lưu Tấn Xuân tham dự lễ giỗ tại Bắc Cali và thắp nhang để tưởng nhớ đến vị thầy khả kính, người đã cống hiến trọn cuộc đời cho quốc gia và dân tộc Việt Nam. Điểm cần nêu lên thầy Huy còn là một nhà văn biên khảo, viết khảo luận về những chủ đề chính trị, luật pháp, xã hội,... và làm thơ dưới thi hiệu Đằng Phương. Thầy Huy tham gia chính trị năm 21 tuổi, thơ ông nói lên bầu nhiệt huyết vì quê hương, những khát vọng như lẽ sống của tuổi trẻ đấu tranh cho sự tự do, nhân quyền và dân chủ cho nước nhà, thơ rằng:

"Tranh đấu cho dân tộc sống còn,
Liều mình để phục vụ giang sơn !
Đó là lẽ sống người trai Việt,
Muôn thuở không sờn dạ sắt son"


Bốn câu thơ trên trong bài Lẽ sống, được trích ra từ Tập thơ Hồn Việt. Trong cùng thi tập này ông cho những dòng thơ gởi các bạn đồng lý tưởng, ông kêu gọi mọi người hãy chung tay vì đại cuộc:

“Hỡi những bạn đồng hành chung lý tưởng,
Chung nguyện thề, chung ước vọng cùng nhau,
Hồn mân mê một mục đích cao sâu,
Lòng dào dạt một mối tình sông núi"


Tham khảo bài viết "Nhân tài xứ bưởi Biên Hòa: Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy" của tác giả Trần Nguyên cho phần tiểu sử của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy như sau:

"Ông sanh vào ngày 2 tháng 11 năm 1924, quê tại Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa.

Văn bằng:

- 1963: Tiến Sĩ Chánh Trị Học, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris. Luận án: “Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời”
- 1960: Cao Học Chánh Trị, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris.
- 1959: Cử Nhơn Luật Khoa và Kinh Tế, Viện Đại Học Paris.
- Tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chánh Trị  Đại Học Paris.
- Tự học thi đậu bằng Tú Tài.
- Học sinh trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, thi đậu bằng Trung Học. Một trong học sinh đậu xuất sắc nhứt tại Đông Dương (xem phim tài liệu về Thân Thế & Sự Nghiệp Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương thực hiện năm 2007).

Chức vụ:

* Trong Ngành Giảng Huấn:
- Từ 1976: Phụ Khảo tại Trường Đại Học Luật Khoa Harvard (Hoa Kỳ).
- 1965-1975: Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ, Trường Đại Học Sư Phạm tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa tại Huế. Ngoài ra còn giảng dạy tại các Trường Đại Học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí... và ở Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị.
- 1967-1968: Khoa Trưởng Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ.

Trong Chánh Quyền:
- 1973 và 1968-1970: Nhơn viên phái đoàn tham dự thương thuyết Hòa Đàm Paris.
- 1967: Hội Viên Hội Đồng Dân Quân.
- 1964: Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định.

Hoạt Động Chánh Trị:

- Từ 1986: Hội Viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do.
- Từ 1981: Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.
- 1973-1975: Đồng Chủ Tịch Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội (gồm 6 đảng).
- 1969-1975: Tổng Thơ Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.
- 1964-1990: Thành lập đảng Tân Đại Việt và là lãnh đạo đảng cho đến năm 1990.
- 1945-1964: Đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng và tham dự Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1948.

Tưởng Lục:

- WHO'S WHO đông bộ Hoa Kỳ, ấn bản lần thứ 18, 1981-1982.
- Giải thưởng của Viện Đại Học Paris trao luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất trong năm.

Chuyên Môn:

- Luật Hiến Pháp, Tư Tưởng Chánh Trị, Định Chế Chánh Trị, Bang Giao Quốc Tế.
- Thông thạo ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh và Hán văn.

Tác phẩm:

* Tiếng Việt:
1. HỒN VIỆT, thơ, Sài Gòn, 1950, tái bản ở Paris năm 1984.
2. QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A), Việt Publisher, Canada, 1990.
3. DÂN TỘC SINH TỒN, chủ thuyết của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được bổ túc, phong phú hóa và thâu nhận các nguyên tắc tự do dân chủ, (2 quyển), Sài Gòn, 1964.
4. DÂN TỘC HAY GIAI CẤP ?
5. BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng).
6. CÁC ẨN SỐ CHÁNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986.
7. HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lý thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974.
8. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970-1971.
9. ĐỀ TÀI NGƯỜI ƯU TÚ TRONG TƯ TƯỞNG CHÁNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ THỜI, bản dịch Luận án Tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1969.
10. Tên Họ Người Việt Nam . Mekong-Tỵnạn, California, USA
- Cùng viết với Gs Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này):

11. Hiệu đính và chú thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi tìm tác giả và dụng ý chánh trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991.
12. HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN QUYỀN VIỆT NAM. Mekong-Tỵnạn, USA, 1992.

* Tiếng Pháp:
13. POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L'EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985.
* Tiếng Anh:
14. THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987 - cùng viết với Gs Tạ Văn Tài và Gs Trần Văn Liêm -
15. A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985.
16. PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990.
Cùng viết với Gs Stephen B. Young (2 cuốn 16 và 17 trong danh sách này)

17. UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands.
18. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990.

Bài Đăng Báo:

* Tiếng Việt:
- 1947-1990: Bài nhận định Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua cùng nhiều bài báo về văn hóa & chánh trị Việt Nam trên nhiều tờ báo tiếng Việt ở trong và ngoài nước, như TỰ DO DÂN BẢN,  ĐƯỜNG MỚI, MEKONG-TỴNẠN, SAIGON, THẰNG MÕ, HỒN VIÊT, HƯỚNG VIỆT, DIỄN ĐÀN VIỆT NAM, CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN, LỬA THIÊNG, QUỐC PHÒNG, ĐUỐC VIỆT, THANH NIÊN ...

* Tiếng Pháp:
- LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985.
- LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên biểu ấn hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L'ÉCOLE FRANCAISE D'EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980.

* Tiếng Anh:
- Cùng viết với Gs Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986.
- LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985.
- THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984.
- ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTÝS PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983.
- THE PENAL CODE OF VIETNAM'S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỷ niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981. "


Trong bài viết của tác giả Nhữ Đình Hùng mang tựa "Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy" ghi nhận là về sau vì những quan điểm dị biệt nên trong nội bộ của tổ chức Đại  Việt, Giáo Sư Huy đã cùng với xứ bộ miền Nam thành lập Tân Đại Việt. Kết hợp nhiều nhân sĩ, Giáo Sư Huy đã cho thành lập Phong Trào Quốc Gia CấpTiến mà lập trường của Phong Trào là ủng hộ chánh phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trong mọi nỗ lực chống Cộng Sản, tuy Phong Trào không tham chánh, nhưng có những đóng góp xây dựng và đòi hỏi chánh phủ phải thực thi dân chủ và bài trừ nạn tham nhũng, nạn bè phái trong guồng máy chánh quyền. Rồi từ năm 1965, ông làm giáo sư cho Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, phụ trách dạy môn Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp. Ông còn là giảng viên cho nhiều viện đại học khác như Đại Học Đà Lạt, Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Minh Đức và Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Ông cũng được mời làm giảng viên chánh trị cho các trường quân sự như Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Trường Tham Mưu Cao Cấp, và Trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị; Ông làm Khoa trưởng Trường Đại học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội Cần Thơ vào năm 1967, tham dự phái đoàn hoà đàm Paris 1968 và 1973. Sau khi VNCH mất, từ năm 1975 ông làm chuyên gia khảo cứu cho Viện Đại Học Harvard, tham dự việc dịch bộ luật Hồng Đức ra anh ngữ và lo việc chú thích bộ luật này. Trong khi đó, ông vẫn tiếp tục việc tranh đấu tích cực chống Cộng Sản, liên kết với các nhân sĩ, cựu đồng chí, môn đệ và những người yêu nước để thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam từ năm 1981 và liên tục hoạt động cho đến khi từ trần vào ngày thứ bảy 28/7/90 vào lúc 9giờ 30 tối tại nhà một đồng chí ở Paris, trong lúc ông đang chuẩn bị tham dự Đại hội LMDCVN thế giới kỳ I.

Những nhà đấu tranh thường bôn ba lưu lạc đó đây như Phan Bội Châu, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh hay Trương Tử Anh, Thầy Huy cũng rầy đây mai đó, ông cổ xúy cho những nguyên tắc tự do và dân chủ hợp hiến, tránh nạn độc tài và thể chế trọng việc đề cao lãnh tụ, cá nhân ông xác định rõ lập trường không tham chính tìm kiếm địa vị, chức tước hay quyền thế trong chính quyền, theo một cách nhìn nào đó nếu ông có làm được điều gì thì như một chiến sĩ vô danh mà thôi, ông sống với cái lý tưởng cao cả của mình, hãy nghe ông tâm sự trong thơ:

“Tranh đấu cho dân tộc sống còn,
Liều mình để phục vụ giang sơn,
Đó là lẽ sống người trai Việt,
Muôn thuở không sờn dạ sắt son"


Mỗi công dân trong xã hội lựa chọn cho mình những hướng đi riêng, những lý tưởng sống riêng, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trưởng thành trong tấm lòng nồng nàn với quê hương, một tình yêu chân chất cho Tổ Quốc hay cho Mẹ Việt Nam theo nghĩa rộng. Những bài tham luận ưu tư về nước nhà, những vần thơ đầy ắp tình quê hương, đầy rung động với hồn Việt Nam đã được ông ký thác nỗi lòng. Cái thua thiệt của những tâm hồn hy sinh vì đại sự, khi tổ quốc đè nặng bờ vai, có thể tâm thức họ bị ray rứt phải xa lìa mẹ cha, xa xăm vợ con hay xa vắng chồng con, xa cách gia đình dù là nhỏ hay lớn, cái tình yêu nhỏ của lứa đôi phải nhường cho tình yêu lớn của quốc gia, của đại nghĩa mà bao anh hùng liệt nữ của dân tộc hay những chiến binh Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận một nguyên tắc chung, dù nó tiềm ẩn từ sự chọn lựa bị ràng buộc bởi nội tâm, một qui luật bất thành văn của tình yêu quê hương đất nước. Thầy Huy của tôi làm thơ tạ lỗi với mẹ già vì phải lặn lội ly hương vì đất nước mà đã không làm tròn được chữ hiếu, hiếu đạo không tròn khiến cho con người trở nên đau khổ:

"Đời cách mạng tự bao lâu bôn tẩu,
Để mẹ già sống cực nhọc lầm than,
Trước những giòng lệ ngọc ứa chan chan,
Lòng con há dửng dưng không cảm xúc,
Nhưng cũng đã trót làm cho mẹ khóc”


Thầy Huy bộc bạch ý tưởng tiếp trong "Lời nguyện cầu của những kẻ làm cho Mẹ khóc":

“Và con sẽ phải làm cho mẹ khóc,
Hỡi quê hương, hỡi đất nước thân yêu,
Dầu gian truân khổ cực bao nhiêu,
Chúng tôi vẫn sẵn sàng nhận lấy,"


Tình mẫu tử này xin dành cho tình yêu non sông gấm vóc để ngày mai toàn dân Việt Nam được hưởng quang cảnh thái bình:

"Chỉ mong ước một ngày mai được thấy,
Cả non sông giống Việt hết điêu linh,
Cả toàn dân giống Việt được thanh bình,
Và chỉ dẫu một ngày hay một buổi."


Lời thơ như khẩn thiết van xin người hãy thứ lỗi cho người con nhất nguyện chốn dương trần mang lại tự do, công bình và bác ái, những lý tưởng mà Mẹ Việt Nam có lẽ đã thấu hiểu và thông cảm hơn ai hết:

"Dẫu một phút hay một giây ngắn ngủi
Được như lời nhất nguyện chốn dương trần,
Còn có cơ quì dưới gối từ thân,
Để khẩn thiết cúi xin người thứ lỗi"


GS. Phan Văn Song

Tôi xem bài viết của Giáo Sư Phan Văn Song gởi đi từ Pháp trong bài "Tháng Bảy, nhớ Chú Ba", thân phụ của Giáo Sư Song là một đồng chí chí thân với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nên trong sự gần gủi đó Giáo Sư Song ghi nhận:

"Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là nhà thơ, một nhà văn, một nhà nghiên cứu khoa học chánh trị, một nhà bình luận chánh trị, và ông cũng là một nhà giáo, và một nhà mô phạm lớn. Ngoài tài đức của một nhà mô phạm, ông lại là một lãnh đạo chánh trị biểu hiện được đức tín của người xưa.

Chính cái đạo đức, tư cách, tấm lòng, nếp sống của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã tạo cho các người lãnh đạo Đảng ngày nay một tấm gương sáng, để trông vào gương là cấp dưới tuân thủ mà không cần đến nghiêm lịnh.

Ngoài cái đức theo nghĩa đạo lý kia. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy còn hội đủ những đức tánh theo quan niệm đạo lý chánh trị thời xưa: lập Đức, lập Ngôn, lập Công. Tôi đã nhiều lần nói đến đức tánh ấy của Giáo Sư. Hôm nay tôi xin lặp lại để quý đồng chí, quý chiến hữu nhớ và trông vào cái gương sáng của Người.

Lập Đức, có lẽ không một ai hoài nghi về đức độ và lòng bao dung của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đối với chiến hữu, với bạn bè và cả với mọi người anh em quen biết xa gần.

Lập Ngôn, hay lập Thuyết phải nói đến nền tảng của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là Dân chủ. Mà Dân chủ nào? Ông không bao giờ nói đến Dân chủ đa nguyên. Dân chủ đương nhiên là đa nguyên rồi. Dân Chủ mà ông khai triển để lập chánh thuyết cho đoàn thể của ông từ trước năm 1975 ở Việt Nam là Dân chủ Pháp trị và Dân chủ dân bản.

Còn nói về lập Công, nếu ngày trước, Đại Việt Quốc Dân Đảng đã tin tưởng và giao cho ông những chức vụ then chốt để cuối cùng ông trở thành vị lãnh đạo, thì sau ngày ra hải ngoại, ông ráo riết xây dựng một dư luận chánh trị Việt Nam cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. Ông có cái nhìn tổng hợp, theo định hướng thực hiện ba yếu tố, mà người ta gọi đó là công án hay phương trình Nguyễn Ngọc Huy: hải ngoại – quốc tế – quốc nội."

Kế đến, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, một thành viên cốt cán trong Đại Việt Quốc Dân Đảng, đã viết bài tham luận "Kỷ niệm về Anh Ba năm 2011". Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là người con thứ ba trong gia đình nên trong tình thân, những đàn em ông gọi ông là "anh Ba Huy". Tiến Sĩ Truyết đề cập về đảng Đại Việt và Con đường đang đi. Đại Việt nguyên thủy là mẫu số chung trước khi mẫu số chung này được chia ra 3 tổ chức, mà có thể được hiểu như sự tế phân ra 3 "hệ phái" là Đại Việt Quốc Dân Đảng, Tân Đại Việt và Đại Việt Cách Mạng Đảng.


Nếu như trên bước đường tranh đấu, vì chủ trương hay phương pháp khác nhau mà tách ra, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy vẫn luôn luôn tôn trọng các bạn đồng hành theo đuổi chung một mục tiêu chính yếu là chống chế độ Cộng sản độc tài và cùng các đoàn thể anh em phụng sự những lợi ích chung cho quê hương dân tộc. Bài đường thi Hai Ngã trong thi tập Hồn Việt, trang 83, Thầy Huy cho thấy dù đi khác nẻo đường, khác phương thức, tình anh em cùng một Mẹ Việt Nam, vẫn chia sẻ điểm chung là phục vụ quê hương:

“Ví dẫu đang đi khác nẻo đường,
Ta cùng lo phụng sự quê hương,
Ngày mai mới biết trong hai ngã,
Đâu đã đem về được ánh dương !
Em cứ đường em, anh nẻo anh,
Miễn sao chung một ý chơn thành,
Ta cùng bền chí lo tranh đấu,
Đến lúc san hà rạng vẻ thanh”


Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết ghi nhận tiếp sự kiện của quá khứ khi Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh khai sáng và xây dựng Đại Việt khi Người vừa mới 25 tuổi, nhưng đã có khả năng tạo lập thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST) mang ý nghĩa:

"(a)  để làm khung cho nền tảng lý luận,
(b)  để điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh cho các  mục tiêu chiến lược lâu dài, và
(d) để tạo điều kiện cho Đại Việt trường tồn đến ngày nay.

Trên trận tuyến đấu tranh chống CSVN hiện tại, Đại Việt có thể giương cao ngọn cờ DTST, đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản, làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân, với ảo tưởng dựng nên một nước VN xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.

Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy, theo quan điểm của riêng tôi, cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là một đối trọng vững chắc, đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào các điều kiện thực tế Việt Nam, hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Đó là một xác quyết.

Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình t0àn cầu hóa hiện nay, cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hội nhập vào cộng đồng nhân loại, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa, nhưng để xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang cai trị Việt Nam."


Theo tiến trình biến hóa của sự chuyển hướng của thế giới, sự sắp xếp mới của trật tự toàn cầu hóa hậu chiến tranh lạnh, tổ chức cần có những sự đổi thay cho thích ứng mới, Tiến Sĩ Truyết cho biết tiếp:

"Thuyết Dân Tộc Sinh Tồn (DTST) là một sự chuyển hướng lớn về luận thuyết của Đại Việt. Tên tuổi của GS Huy đã đựợc nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền
thống Đại Việt. GS Huy còn đã đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài thân và tranh đấu bên trong, với chính nôị tâm của mình.

(a)  Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy được thể hiện dưới hình thức ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và tùy theo diễn biến của hòan cảnh chính trị quốc gia trong từng thời điểm vừa nói.
(b)  Từ sự nhận định những khả năng tranh đấu vừa nói, GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau như 3 định luật, để rồi căn cứ theo đó mà hành xử, tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải, luật hợp quần và giáo dục.

1.  Luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Thí dụ như TC với khả năng kinh tế vừa vượt qua Nhựt Bổn chiếm vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ.

2.  Luật biến cải, cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình, để biến cải mọi hợp tác quốc gia, thì phải dựa theo quan điểm đồng thuận và đồng lợi cho đôi bên cùng có lợi (win-win situation) mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc.

3.  Luật hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng, đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam, trong chương trình giáo dục tiểu học, qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của Đại Việt, đã thực sự làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng, đã có quá trình tranh đấu lâu dài, và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam."


Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cho ấn hành tập thơ Hồn Việt, người thầy tôi sáng tác những bài thơ gởi gấm tâm sự lòng về vợ con, như trong thơ văn được xem như là thơ về tình yêu gia đình, hiền nội của thầy có nhủ danh là Dương Thị Thu, biệt hiệu Ngọc Ðiệp, đã qua đời vào năm 1974 trong một tai nạn tại bãi biển Vũng Tàu. Khi Cô Huy qua đời, mặc dù lúc đó Thầy còn ở tuổi trung niên đầy danh vọng và tài hoa, nhưng Thầy vẫn ở vậy nuôi con tôn thờ hình ảnh của người vợ hiền cho đến chết. Sự thủy chung nhỏ đến sự thủy chung lớn, giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương, thầy đã chu toàn ý nguyện của mình.

"Ví phỏng đường đời có mấy ai
Hiền thê giả biệt bởi chẳng may
Trung niên khép kín vì đạo nghĩa
Thử hỏi trần gian có mấy tay?"

(VHLA, Nén hương lòng kính thầy)

Ngạn ngữ tây phương vẫn đề cao bóng hình người đàn bà hỗ trợ cho sự thành công của người đàn ông, với Thầy Huy ắt phải là sự cô đơn trong những năm tháng dài sống bất định, bề bộn chính sự rầy đó mai đây. Trong bài thơ “Nhớ Thu”:

“Đành phải từ đây chỉ một mình,
Trên đường nhiệm vụ rộng mênh mông,
Một mình nếm hết mùi cay đắng,
Trải hết vui buồn với nhục vinh”


Trên bước đường tranh đấu bôn ba nơi hải ngoại, Thầy đa đoan công việc và không có nhiều thì giờ dành cho người con, bài thơ gởi con dường như chất chứa sự dầy xéo tâm tư như sau:

“Đức bạc tài sơ trí thấp hèn,
Nhưng đường tranh-đấu phải bon chen,
Vì Ba không thể nhìn dân tộc,
Khổ sở điêu linh dưới bạo quyền.
Việc nước đa đoan bỏ việc nhà,
Trong khi lưu lạc cõi trời xa,
Để Con đau khổ trong cô độc,
Cha đã không tròn nhiệm vụ Cha”


Nhưng rồi người con trai ấy của Thầy đã mãn phần ở Hoa-Kỳ, cùng khi ấy Thầy đã mắc chứng bệnh ung thư ngặt nghèo. Cuộc đời bề bộn quốc sự khiến Thầy không được tĩnh  dưỡng đúng mức, trong những giây phút thầm kín, Thầy cho thấy qua thơ, đêm đêm cầu nguyện cho vợ, cho con:

"Và cứ đêm đêm lại nguyện cầu,
Hồn em siêu thoát cõi tiên châu,
Đợi Anh đến lúc tròn công quả,
Tìm đón Anh về tái hội nhau"


Và nhắn với người con trai cô đơn đã vắn số:

"Ba lại ngày đêm mãi khấn nguyền,
Cho Con cùng Má ở non tiên,
Hoàn toàn siêu thoát và thanh thản,
Ngày tháng tiêu dao hết não phiền.
Rồi khi Ba dứt nợ trần hoàn,
Với Má, Con về lại thế gian,
Để đón Ba đi miền cực lạc,
Cùng nhau đoàn tụ hưởng thanh nhàn"


Lo cho gia đình, lo cho quê hương, những ý nghĩ hẳn làm cho Thầy Huy mỏi mệt. Điều tôi lưu ý trong tâm thức của thầy là lo lắng về vấn nạn chia rẻ, kỳ thị tôn giáo, địa phương, chủng tộc... khiến cho tập thể chúng ta khó chống chọi với sự quỷ quyệt của CSVN, kẻ thù nguy hiểm mãi u mê quyền lực khiến đất nước càng ngày càng tụt hậu, suy đồi. Bài thơ "Việt Nam Thống Nhất" trong thi tập Hồn Việt biểu lộ niềm ưu tư của Thầy. Giống nòi Việt Nam phải đoàn kết với nhau trong công cuộc đấu tranh cam go, diệt giặc trong, chống giặc ngoài:

“Mặc những âm mưu rẽ giống nòi,
Mà người cố dựng mãi không nguôi,
Người dân nước Việt luôn kiên quyết,
Nắm chặt tay nhau chẳng để rời!
Cùng một non sông một giống dòng,
Sao đành chia rẽ Bắc, Nam, Trung,
Muốn dân tộc Việt sinh tồn được,
Phải để hòa chung máu Lạc Hồng”


Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, hay Thi Sĩ Đằng Phương nói với tuổi trẻ qua bài thơ Thanh Niên Việt Nam:

"Trong lịch sử bốn nghìn năm chiến đấu
Bốn nhìn năm lấy máu đắp giang sơn,
Bốn nghìn năm hoạt động để sinh tồn
Nòi giống Việt vẫn luôn luôn khẳng khái:
Không khuất phục kẻ thù khi thất bại,
Không kiêu căng khinh địch lúc thành công,
Trước khó khăn nguy hiểm chẳng sờn lòng,
Trong sung sướng chẳng cho tàn lữa dũng.
Trải bao luợt đương đầu cùng bão sóng,
Sau mấy lần hưng thịnh tiếp suy vong,
Sống luôn luôn mạnh mẽ, giống Tiên Rồng
Đã nổi tiếng kiêu hùng trên đất Á.
Người dân Việt với tinh thần sắt đá
Không bao giờ quên tổ quốc thiêng liêng,
Lớp này suy, lớp khác tiến ngay lên
Giữ hàng ngũ đấu tranh luôn chặt chẽ.
Trong trận đánh muôn đời không lúc nghỉ
Của giống nòi Hồng Lạc, hạng thanh niên..."


Những người trẻ, thanh niên Việt Nam hãy đứng lên đáp lời sông núi, bao thế hệ đã âm thầm luôn luôn cố gắng, đem máu xương tô điểm non sông, và nâng cao danh dự giống Tiên Rồng, hãy kiêu hãnh những trang sử Lạc Hồng:

"Từ trước đã âm thầm luôn cố gắng
Đem máu xương tô điểm cảnh non sông
Và nâng cao danh dự giống Tiên Rồng.
Thanh niên Việt từ nghìn xưa dũng mãnh
Đã xây đắp cho nước nhà cường thạnh
Đỡ giang sơn trong những lúc khuynh nguỵ
Sử Lạc Hồng từ trước đã từng ghi:
Thanh niên Việt là trụ đồng nước Việt."


Ðằng Phương Nguyễn Ngọc Huy giữ tình nghĩa thâm sâu với mọi cộng sự viên, ông được mến mộ và kính nể sau bao năm rời cõi dương thế, người người vẫn luyến tiếc, nhắc nhở ông từ tài danh đến đức độ, ông là người của quần chúng. Bút mực vẫn dành cho ông những lời trang trọng về con người của tâm đạo, của gương hy sinh cho nước nhà, của những trí tuệ uyên thâm và của những tư tưởng vì đại nghĩa, những suy tư vì tiền đồ của dân tộc:

“Suốt mấy nghìn năm giống Lạc Hồng
Đã cùng hợp sức đắp non sông,
Đã cùng chung sống trong thân ái
Và phải chung mưa nắng bão bùng”


Hiểm họa Đại Hán từ ngàn năm vẫn đe dọa chúng ta, chống giặc ngoại xâm phương bắc được nhắc nhở trong thơ:

“Dưới ách Trung Hoa mấy bạo tàn,
Tinh thần cố kết vẫn không tan,
Toàn dân hợp lực lo tranh đấu,
Cho đến khi ca khúc khải hoàn”


Những dòng cuối nói về người thầy của tôi, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã suốt đời tận tụy phụng sự quốc gia, lo lắng cho sự tồn vong hay sinh tồn của dân tộc. Những ngày cuối đời Thầy vẫn chưa gác kiếm nghỉ ngơi, dù rằng cơn bệnh ung thư hoành hành đau đớn, Thầy Huy mang tâm niệm kết hợp tập thể tranh đấu cho quê hương:

"Lúc bước chân vào nẻo đấu tranh,
Trên đầu mái tóc hãy còn xanh,
Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng,
Giấc mộng ngày xưa vẫn chửa thành"


Cho đến lúc sức yếu hơi tàn, niềm tin trong ông vẫn lạc quan cho một ngày mai Việt Nam tươi sáng, một ngày mai ca khúc khải hoàn quang phục quê hương:

"Ta hãy cười lên đón ánh dương,
Ngày mai sẽ chói rạng quê hương,
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng,
Tiếng khải hoàn ca đậy phố phường"


Lời kết:


Những nhà cách mạng, những chí sĩ chọn nghiệp tranh đấu cho quê hương, vì giang sơn, vì tổ quốc, như chí sĩ Phan Bội Châu sáng lập Duy Tân Hội, và phát động Phong Trào Duy Tân chống thực dân Pháp, khi bị bắt bỏ tù, Người làm thơ chữ Nôm "Vào ngục Quảng Châu", vẫn ngạo nghễ đầy nét dí dỏm:

"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Ðã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."


Và như Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa bất thành, nhưng người hùng nước Nam cho mọi thời đại, dõng dạc kết luận những hành vi của mình không hối tiếc: "Không thành công cũng thành nhân".

Đôi dòng kết luận này như nén hương lòng kính gởi Thầy Nguyễn Ngọc Huy. Xin cám ơn Thầy, biểu tượng cho một tấm gương sáng ngời vì đại nghĩa và một tinh thần sĩ khí xả thân vì đại cuộc. Ngày 28 tháng 7 năm 1990 Thầy đã ra đi tại Paris, Pháp Quốc,  Tổng Thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã gởi thơ chia buồn kể về Thầy: "...để lại phía sau một cuộc đời phục vụ tận tụy cho dân tộc Việt Nam... xứng đáng làm gương cho các thế hệ mai sau".

Thật vậy, Thầy là một tấm gương cho các thế hệ mai sau.

Trần Việt Hải
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #46 - 24. Aug 2011 , 04:58
 



   Tìm gặp những Anh Hùng…

by nguoibatcao 


NBC post lên chuyên mục này vì thấy rằng trong xã hội nhiễu nhương vô cảm của chế độ csVN hiện nay, thì vẫn còn đó và còn rất nhiều những tấm lòng kính trọng đối với các anh hùng tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những người đã hy sinh xương máu và cuộc sống của mình cho chính nghĩa Quốc Gia. Đáng kính thay !

...

...



Trong cuộc chiến vừa qua,dù rằng đã hơn 36 năm nhưng những chuyện kể về sự chiến đấu kiêu hùng của những người Lính,vẫn còn được nhắc đến qua lời kể của người Dân sở tại và đây là câu chuyện về những người Lính Nhẩy Dù đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Mời Quý Vị theo dõi…

Tìm…

Những ai đã từng sống tại Thị Xã BàRịa_Vũng Tàu hoặc có dịp đi qua con đừơng này, đối diện Nghĩa Trang Liệt Sĩ Bà Rịa_Vũng tàu, có 04 ngôi mộ (không có bia) trong vườn nhà ông Hai Lì,đã có mặt từ ngày 01-05-1975 cho đến nay…

Từ nguồn tin của người dân ở Thị Xã Bà Rịa-Vũng Tàu nói về sự linh ứng của 04 ngôi mộ này,theo họ cho biết đó là những Ông Lính bận đồ rằn ri,chiến đấu cho đến trưa ngày 01-05-1975 rồi cùng nhau tự sát… cũng vì thế để tìm hiểu thực hư,sau gợi ý của Hùng Bảy Lổ (Canada) với sự bàn thảo của Anh Lâm Viên 20,chúng tôi với sự dẫn dắt,giới thiệu của MĐ Vẽ 91 lên đường đến tận nơi 04 ngôi mộ,chúng tôi gồm có MĐ Đẹp 83(TPB cụt môt chân),MĐ Thành 31,MĐ 93 và MĐ 90.

Kìa… vườn nhà ông Hai Lì nơi có 04 ngôi mộ,theo lời MĐ Vẽ nói về ông Hai Lì rất dữ dằn,khó chịu (Dân Cách Mạng) nên chúng tôi hơi chùn lòng,sợ bị làm khó dễ. Điều linh ứng đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được là sau lời vái của MĐ Đẹp;

”Xin vái với Các ANH sống khôn,thác thiêng hãy tạo thuận lợi cho chúng tôi là những đồng đội cũ, tìm đến để đưa Các Anh về chùa nhang khói,hy vọng những thân nhân của Các Anh sẽ sớm nhận được tin này”.

Khi bước vào vườn nhà, tức thì ông Hai Lì xuất hiện với nụ cười trên môi,niềm nở tiếp đón anh em chúng tôi (không hề có sự khó khăn nào) và hình như ông ấy đã biết rỏ ý định của chúng tôi là xin bốc 04 ngôi mộ (vì lúc đó MĐ Đẹp bận quần trận Hoa Rừng) ông Hai Lì nói:

“Tôi đã chôn cất mấy Ông này từ ngày 01-05-75, hơn 36 năm ,tôi chờ đợi thân nhân mấy Ông này nhưng không thấy,hằng năm tôi vẫn thừơng nhang khói,đắp mộ cho mấy Ông này,nay các anh là đồng đội tìm đến ,tôi rất vui và tôi hứa sẽ tạo mọi điều kiện cho các anh bốc mộ,đừng ngại gì cả”.

Được lời như mở tấm lòng,chúng tôi xin ông vui lòng kể lại sự việc,vì sao có 04 ngôi mộ này. Theo lời Ông Hai Lì kể:

”Tôi là dân Gia Đình Cách Mạng, mấy Ông Rằn Ri này gan lì lắm,mấy Ổng chống đến cùng dù có lệnh đầu hành của Tổng Thống Dương Văn Minh 30-04-1975,mấy Ổng chiến đấu cho đến trưa 01-05-1975 rồi cùng nhau tự sát và chính tôi là người chôn cất mấy Ổng,giấy tờ từng Ông tôi bỏ vào một cái hộp chôn theo các Ông”.

Ngừng một lát, ông Hai Lì kể tiếp với giọng nói pha chút thán phục:

”Mấy Ổng linh lắm,nhiều năm trước thỉnh thoảng có những người đến mộ cầu xin,đều được linh ứng nên mọi người quanh đây rất kiêng nể. Có những kẻ “vô ý thức” khi đi ngang qua đây,chỉ trỏ,bi bô với giọng điệu chế nhạo “mả mấy thằng lính Ngụy’’ đều bị báo ứng như té xe, tông cột đèn,trầy tay,trẹo chân…vì thế,ngày nay có mấy anh đến thăm và di dời mấy Ổng về chùa,tôi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho các anh,các anh cứ làm, đừng ngại gì cả,tôi sẽ giúp với tất cả tấm lòng".

Chúng tôi cùng lặng người khi nghe kể về Các Anh,kính phục các Anh đã TẬN TRUNG BẢO QUỐC. Những Anh Hùng vì nước quên thân,khí hùng tử Anh Hùng nào tử. Khi sống, chiến đấu hiên ngang cho đến khi khí tàn,sức kiệt chọn cái chết để bảo toàn Danh Dự và khi tử tiết đã hiển linh cho mọi người cùng thấy và chúng tôi nguyện với lòng sẽ đem các Anh về nơi yên bình ,sớm hôm nghe Kinh Phật ngõ hầu linh hồn Các Anh được siêu thoát khỏi cõi đời ô trọc này.

Xin nguyện cầu Anh Linh Các Anh dẫn lối đưa đường để những người thân yêu của Các Anh sớm tìm gặp lại Các Anh. Chúng tôi những người Đồng Đội cũ,đến đây với Các Anh với tấm chân tình,huynh đệ chi binh…ngày nay chúng ta đã mất tất cả nhưng không bao giờ mất được Tình Đồng Đội…hơn 36 năm nằm đây,các Anh là những Chiến Sỹ Vô Danh nhưng từ hôm nay các Anh sẽ được Vinh Danh trong Quân Sử,những ANH HÙng trong QLVNCH nói chung và làm rạng danh THIÊN THẦN của Binh Chủng,một tay cũng đánh,một cánh cũng bay…

Gặp Lại…

Nơi các Anh nằm xuống(trong vườn nhà của Ông Hai Lì) đối diện là Khu Nhà Đá của Pháp để lại(bây giờ là NTLS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cách Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp khoảng vài trăm mét, nay là Phường Long Tâm,TX Bà Rịa -Vũng Tàu có một toán lính Nhẩy Dù đã kháng cự mãnh liệt cho đến tận trưa ngày 01-05-1975 rồi cùng gục ngã bất chấp lời kêu gọi đầu hàng của TT Dương Văn Minh vào trưa 30-04-1975,chính sự chiến đấu kiêu hùng đó đã làm cho Ông Hai Lì thán phục,tinh thần Vì Nước Quên Thân và sự hy sinh cao cả của Các Anh đã xóa mờ lằn ranh thù hận và cũng chính Ông là người đã chôn cất 04 mộ phần này trong khu vườn của Ông và giữ gìn cho đến ngày hôm nay, chúng tôi xin chân thành cám ơn Ông đã chăm sóc những Đồng Đội của chúng tôi, ông Hai Lì là một người tốt đã tạo điều kiện dễ dàng để chúng tôi tìm gặp Các Anh và thuận lợi thứ hai là khi nói chuyện với Vị Sư Trụ Trì gần đó,sau khi nghe kể rõ mọi sự tình như nói ở trên,Ngài Sư Trụ Trì hứa sẽ chấp nhận cho các Anh vào Chùa mà không đòi hỏi khoản chi phí nào và hứa khi thân nhân các Anh tìm gặp sẽ tạo mọi thuận lợi cho các thân nhân của các Anh tùy nghi đem về hoặc để lại Chùa nhang khói cũng được. Mọi việc coi như êm xuôi,chỉ còn chờ ngày tốt để đem các Anh vào Chùa.

Cuộc chiến đã trôi qua hơn 36 năm… những đắng cay, tủi nhục mà thân chiến bại từng nếm trải,vòng lao lý,kiếp gian truân,gian nan cực nhọc trên nẽo đường mưu sinh,người sống còn nhọc nhằn như thế huống gì người nằm xuống nơi chân trời, góc bể tưởng như đã bị quên lãng theo thời gian…ngày nay kiếm tìm được Đồng Đội ngã xuống nơi này là cả một công sức của những người có tâm huyết vì Đồng Đội,không một chút tư lợi, không chút lợi danh mà chỉ muốn đưa Các Anh về với gia đình ngừơi thân,hơn thế nửa Vinh Danh các Anh những ANH HÙNG trong cuộc chiến bi hùng này.

Người ngoài cuộc còn biết thán phục ,biết vị nể,còn có tấm lòng huống chi chúng ta là những người từng đội chung màu Nón Đỏ,lẽ nào làm ngơ!!! Xin hãy chung tay giúp sức cho những Đồng Đội còn ở Quê Nhà có điều kiện thăm hỏi,an ủi nhau lúc ốm đau,bệnh tật,lúc tuổi già bóng xế, những TPB còn lây lắt,mưu sinh giữa dòng đời nghiệt ngã,những người mà máu xương của họ đã tô thắm dãi đất này.

Xin thắp nén nhang, kính cẩn dâng lên các hương hồn những Chiến Sỹ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Những Anh Hùng đã âm thầm ngã xuống cho Quê Hương,xin mãi mãi tưởng nhớ và Vinh Danh Các Anh những Chiến Binh can trường ,lẫm liệt,lấy cái chết để bảo toàn Danh Dự.

Những Anh Hùng…

Trời tờ mờ sáng(19-08-2011)chúng tôi rời Saigon trực chỉ BàRịa- Vũng Tàu,đến nơi Các Anh yên nghĩ trong khu vườn nhà của Ông Hai Lì thuộc Thị Xã Bà Rịa-Vũng Tàu ,tỉnh BàRịa- Vũng Tàu.Đến nơi, mọi người trong Nhóm Bốc Mộ đã hiện hiện đầy đủ, nghi thức cúng vái,cầu xin mọi việc được suông sẻ do Sư Trụ Trì Chùa đảm trách.

Công việc bốc mộ được tiến hành,tất cả mọi người cùng hồi hộp chờ đợi từ nhát cuốc đầu tiên chạm vào ngôi mộ,sau đó hé lộ dần những hình hài của Các Anh đã chôn vùi nơi đây hơn 36 năm dài đằng đẳng…không Quan Tài,mà cũng chẳng có PONCHO bọc xác,chẳng còn gì với cát bụi thời gian, ngoài những mảnh xương tàn,quần áo đã mục nát …chúng tôi cố tìm những mảnh giấy tờ đã được chôn theo Các Anh sau khi đã lượm lặt từng khúc xương còn xót lại,rồi cho vào từng hủ sành, ghi tên Các Anh, gởi vào Chùa và cầu xin cho Các Anh được siêu thoát khỏi chốn dương trần đầy khổ đau, tủi nhục này và điều mong muốn mãnh liệt nhất là thân nhân Các Anh sớm tìm gặp lại Các Anh sau bao năm dài vẳng bặt tin tức…

Trong lúc bốc mộ cũng có một số người dân đến xem tỏ ý thán phục trước tinh thần quả cảm,chiến đấu anh dũng của Các Anh nên đã tình nguyện phụ giúp lúc bốc mộ và Ông Hai Lì cũng xúc động trước tinh thần Đồng Đội của Nhóm Bốc Mộ chúng tôi, sau bao nhiêu năm vẫn còn giữ được tình cảm này,không bao giờ quên nhau,không ngại đường xá xa xôi, khi nhận được tin đã hết lòng lo cho nhau. Sự chân thành của ông làm chúng tôi cũng hãnh diện phần nào vì Các Anh,những Anh Hùng đã ngã xuống cho Quê Hương…nhưng thế Nước, vận Trời đã làm cho chúng ta ly biệt và mãi đến nay mới có cơ hội được Vinh Danh Các Anh.

Tất cả mọi người cùng ứa lệ mừng vui khi tìm được những tấm thẻ bài, giấy tờ, tên tuổi Các Anh …và đây là những vị Anh Hùng của chúng ta:

-Ngôi mộ thứ nhất: Có Thẻ Bài tên TRƯƠNG VI CỬ SQ: 75/115.815 LM:O Nón Sắt,đầu Bút Nịt.

- Ngôi Mộ thứ hai: có Thẻ Bài tên VÕ QUANG HẰNG SQ: 68/123.320 LM:B Nón Sắt, dây nịt.

- Ngôi Mộ thứ ba: (gồm có 02 người) trong đó Một Vô Danh không Thẻ Bài và có Nón Sắt.

Người thứ hai tên là: có Thẻ Bài tên: TRẦN VĂN HÀ SQ: 67/824.827 LM:O Nón Sắt

Và Một số giấy tờ như: Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Nhẩy Dù Khóa 298, mãn khóa ngày 21-04-1973.

02 Quyết Định Thăng Cấp của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù/Ban 1: do Tr/tá Lê Hồng ký và Th/tá Châu ký.

01 Chứng Chỉ đã học khóa Phòng Hỏa do Trung Tâm Tiếp Vận Vùng 3 ký, cùng một số Hình Ảnh (đã phai mờ theo thời gian)nhưng cũng tạm xem được,có hình đội nón Đỏ,áo Nhẩy Dù.


Những di vật này còn tồn tại là nhờ Ông Hai Lì,đã cẩn thận bọc thêm nhiều lớp bao Nylon và nhét vào một ống nhựa khi chôn, nhờ sự chu đáo của Ông mà hôm nay chúng ta mới đọc được những dòng chử này và chứng tỏ các Anh nằm tại đây là Lính Nhẩy Dù.

Sau khi Bốc mộ xong, chúng tôi đã đem 04 hủ cốt gởi Chùa Báo Ân. Địa chỉ: Khu Công Nhân,Thị Trấn Ngãi Giao,huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu.

...

...


Còn các Di Vật và giấy tờ liên quan kể trên, chúng tôi nhờ MĐ Đẹp giữ.
Nếu tình cờ Quý Vị nào hoặc ai đọc được tin tức này hoặc cần biết thêm chi tiết cụ thể, xin vui lòng liên lạc theo số Phone,dưới đây:

Nguyễn Văn Thành ĐT: 01645462458

Lê Văn Đẹp ĐT: 01684118839

Kính nhờ Quý Anh và tất cả mọi người phổ biến tin tức này, hy vọng Các Anh sẽ sớm gặp lại người thân.    Kính chúc tất cả mọi người luôn An-Mạnh.

Saigon- Bà Rịa-Vũng Tàu
Ngày Bốc Mộ 19-08-2011


nktvx.blogspot.com


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #47 - 05. Sep 2011 , 21:19
 
Nghề Luật sư tại Việt Nam



Luật sư Huỳnh Văn Đông

Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi nhận ra một sự thật rất đau đớn mà đã có lần tôi muốn từ bỏ nghề Luật sư. Pháp luật Việt Nam được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam áp dụng một cách vô pháp. Đặc biệt, đối với những vụ án chính trị.

Tôi đã được tham gia nhiều vụ án chính trị từ Bắc đến Nam, tất cả đều có một đặc điểm chung là:

Vụ án không có chứng cứ hoặc chứng cứ không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị cáo;

Bản án dành cho các bị cáo không dựa trên các chứng cứ khách quan và trên cơ sở tranh luận;

Lối suy diễn mang tính chủ quan được cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án Việt nam áp dụng một cách triệt để nhằm kết tội những người đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt nam.

Chính phủ Việt Nam đã đi ngược hoàn toàn với những gì đã được quy định trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự. Ở Việt Nam quyền được bày tỏ những quan điểm không giống nhà nước hầu như bị truy tố và xét xử bằng những điều luật hết sức mơ hồ (điều 88, 79 Bộ Luật Hình Sự) hay nói một cách cụ thể, ở Việt Nam các quyền con người không được Nhà nước tôn trọng.

Một thực tế rõ ràng mà ai cũng nhận thấy ngày càng nhiều các nhà trí thức, luật sư, luật gia đi tù chỉ vì bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, thậm chí quyền yêu nước cũng phải chờ được nhà nước cho phép.

Các đòi hỏi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thành lập đảng… là những đòi hỏi mang tính “xa xỉ” hiện tại ở Việt Nam.

Các thuật ngữ: “duyệt án”, “án bỏ túi”, “án định sẵn”… không xa lạ với người quan tâm đến nền tư pháp Việt Nam.

Trước thực tế như thế, Luật sư khi tham gia các vụ án chính trị luôn bị hạn chế về quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Vai trò tích cực nhất của Luật sư trong các vụ án này chỉ là cầu nối giữa gia đình với bị can, bị cáo đang bị giam giữ nhưng rất ít Luật sư đủ can đảm để làm công việc này. Bởi một lẽ, (trong một giai đọan dài kể từ sau năm 1975 người ta đã quen phiên tòa không luật sư, và sau thời gian đó, người ta lại hiểu Luật sư chỉ là người chạy án hoặc xin giảm nhẹ, khoan hồng) hậu quả cho những Luật sư có tâm huyết với nghề khi tham gia các vụ án này đều không sáng sủa; nhẹ thì bị tước quyền hành nghề, nặng thì bị đi tù (Ls Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, TS Cù Huy Hà Vũ, LG Tạ Phong Tần…)

Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận Luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn. Vì thế, tiếp nối các bước cha, anh đi truớc tôi đã chấm dứt tư tưởng bỏ nghề. Tôi vẫn tiếp tục tham gia các vụ án để đạt được mục đích; Công lý phải được thực thi, pháp luật phải được đưa vào cuộc sống.

Không thể nào Hiến pháp lại chịu sự chi phối và áp đặt của luật cũng như các văn bản dưới luật. Không thể nào, trong một xã hội dân chủ, văn minh khi công dân thực hiện quyền căn bản của mình theo quy định tại điều 69 của Hiến pháp lại phải bị tù đày bởi các điều 79.88, 257, 258… của Bộ Luật Hình Sự.

Nhà nước là của dân, do và vì dân nhưng khi người dân lên án những hành vi trái luật của cơ quan nhà nứơc một cách ôn hòa lại bị chính quyền đàn áp một cách dã man rồi nhà nước lại gán cho những con người đó có hành vi gây rối, hủy họai tài sản. Nếu chính quyền hành xử đúng luật, theo nguyện vọng của nhân dân thì làm gì có chuyện hàng chục người được Cao ủy LHQ cấp quy chế tỵ nạn, đâu có 02 vuờn hoa ô nhục như nhiều người đã thấy, đã nói. Thái Hà, Cồn Dầu là hai vụ án điển hình minh chứng cho sự đàn áp thô bạo nhất ở đầu thế kỷ XXI mà mọi người đã thấy. Khi nạn nhân lên tiếng tố cáo, phê phán việc bị hành xử trái luật của Công an, phê phán thái độ hèn nhát trước sự xâm lăng của ngọai bang thì bị cho là tuyên truyền chống nhà nước. Quyền gia nhập tổ chức, đảng phái không phải là đảng cộng sản theo hiến pháp và luật pháp quốc tế bị quy kết họat động nhằm lật đổ chính quyền.

Qua những vụ án trên cho thấy, công dân Việt Nam muốn “yên thân” thì phải biết im lặng trước mọi bất công của xã hội hoặc phải hùa theo chúng. Nếu muốn bài trừ phải được sự cho phép của Nhà nước ngay cả biểu thị thái độ và tinh thần yêu Tổ quốc cũng phải chờ nhà nuớc “cấp phép” nếu không sẽ bị cho rằng nghe theo lời xúi dục, kích động của các thế lực thù địch, chống phá. Dưới con mắt của Nhà nước, công dân Việt thật là trẻ con, ngô nghê nếu không muốn nói là ngu dốt.

Nước Việt thật oai hùng và Dân Việt thật bất hạnh.

Tôi là con dân Nước Việt nên tôi có quyền và có nghĩa vụ yêu tổ quốc mình, yêu dân tộc mình nên khi Tổ quốc mình bị tổn thuơng, dân tộc mình bị bách hại dù với trình độ của người Luật sư còn kém cỏi như tôi nhưng tôi vẫn phải có nghĩa vụ bênh vực, cổ xúy cho lẽ phải dù việc làm này mang đến cho tôi nhiều rủi ro mà ai cũng có thể biết trước.

Ai đó đã nói rằng: “Tự do, công lý không phải là món quà từ Trời rơi xuống, muốn có được nó, cần phải có sự đấu tranh”. Và chẳng có sự đấu tranh nào không mất mát.

Sống trong một đất nước còn thiếu tự do và công lý đang bị chà đạp một cách thô bạo thì nghĩa vụ của người Luật sư có lương tâm cần phải lên tiếng. Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.

Luật sư Huỳnh Văn Đông
Back to top
« Last Edit: 05. Sep 2011 , 21:19 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #48 - 22. Sep 2011 , 12:14
 



Chuyện chưa kể của một nữ phi công cảm tử


...

Bấm vào hình


Khi vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 diễn ra trên đất Mỹ, Heather Penney là một trong những nữ phi công đầu tiên được vội vã điều lên trời để tiêu diệt những chiếc máy bay đã bị không tặc khống chế. Vấn đề là máy bay của Penney không có vũ khí và để hoàn thành nhiệm vụ, cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đâm thẳng vào mục tiêu.


Sáng sớm ngày 11/9 lịch sử ấy, thiếu uý Heather “Lucky” Penney đang ở trên đường băng ở Căn cứ không quân Andrews và đã sẵn sàng tung cánh lên trời. Tay cô cầm vào cần lái chiếc F-16 và cô đã nhận được chỉ thị rõ ràng: bằng mọi giá phải bắn hạ chuyến bay số 93 của hãng hàng không United Airlines.


Chuyến bay một đi không trở lại

Heather Penney đã suýt trở thành nữ
phi công cảm tử trong ngày 11/9
Penney là 1 trong 2 phi công duy nhất đã được lệnh ngăn chặn chiếc máy bay. Nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ cô cất cánh khi chiếc F-16 hoàn toàn không có đạn thật, hay tên lửa, hay bất kỳ thứ gì có thể giúp bắn hạ chiếc máy bay bị cướp. “Chúng tôi không thể bắn hạ chiếc máy bay. Chúng tôi sẽ đâm vào nó" - Penney nhớ lại ngày đó - "Việc này cũng có nghĩa tôi sẽ trở thành một nữ phi công cảm tử".
Trong nhiều năm, Penney đã không trả lời phỏng vấn về các trải nghiệm của cô liên quan tới sự kiện 11/9. Nhưng nhân lễ kỷ niệm 10 năm sự kiện này, cô đã có cuộc trò chuyện với tờ Washington Post, qua đó hé lộ đáp án cho câu hỏi: nước Mỹ và cụ thể là quân đội Mỹ đã có hành động đáp trả lập tức lại việc bị tấn công ra sao. “Chúng tôi phải bảo vệ không phận Mỹ bằng mọi cách có thể" - Penney nói khi tiếp phóng viên tại văn phòng ở công ty Lockheed Martin, nơi cô đang làm giám đốc chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Penney, giờ là thiếu tá và không còn phải bay các nhiệm vụ chiến đấu nữa. Nhưng cô cũng đã có 2 lần tham chiến ở Iraq và là phi công bán thời gian của lực lượng Vệ binh Quốc gia, với công việc thường là đưa các vị khách VIP đi vòng quanh trên một chiếc máy bay phản lực Gulfstream. Cô cũng thích bay lượn trên trời bằng một chiếc máy bay Taylorcraft sản xuất năm 1941 vào bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Song hàng ngàn giờ bay ấy của cô không có lúc nào tạo cảm giác căng thẳng khủng khiếp như khi cô lái chiếc F-16 phóng lên ngăn chặn chuyến bay 93.
...


Ngày chiến tranh tìm đến với nước Mỹ

Trở lại thời điểm năm 2001, Penney vẫn là một lính mới ở Phi đội máy bay chiến đấu số 121 thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia ở thủ đô Washington. Có thể nói cô lớn lên trong mùi xăng của những chiếc máy bay. Cha cô từng bay những chiếc chiến đấu cơ trong chiến tranh Việt Nam.

Penney có bằng lái máy bay khi cô đang nghiên cứu văn học ở trường Purdue. Cô dự định trở thành một giáo viên. Nhưng khi quân đội mở một khoá huấn luyện đặc biệt để đào tạo các nữ phi công chiến đầu tiên, cô đã tham gia và gần như trở thành người đầu tiên trong danh sách. “Tôi đã xin nhập ngũ ngay lập tức. Tôi muốn trở thành phi công chiến đấu giống cha" - cô tâm sự.

Trong ngày 11/9 định mệnh, Penney mới hoàn tất 2 tuần huấn luyện không chiến ở Nevada. Cả đội đang ngồi ở trong phòng nghe tóm tắt nhiệm vụ thì có người xuất hiện và thông báo một chiếc máy bay mới đâm vào toà cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York. Ban đầu tất cả phỏng đoán có thể một gã amatơ nào đó lái máy bay hạng nhẹ Cessna và gây chuyện. Nhưng khi máy bay tiếp tục đâm vào toà tháp còn lại, tất cả hiểu ra rằng chiến tranh đã tìm tới với nước Mỹ.

Trong những giờ bị tấn công bất ngờ đầu tiên, Penney và các đồng đội không thể nhận được một mệnh lệnh rõ ràng.Khi đó hầu như không có một chiếc máy bay có vũ trang nào đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và cũng không có hệ thống chỉ huy nào ra lệnh cho chúng bay tới Washington. Cho tới trước ngày 11/9, tất cả các con mắt phòng ngự đều chỉ quét qua những vùng trời có khả năng xuất hiện máy bay và tên lửa từ các nước "thù địch", giống thời Chiến tranh Lạnh.
Những hình ảnh kinh hoàng về vụ khủng bố 11/9 vẫn tiếp tục làm người Mỹ
nhói đau, dù đã một thập kỷ trôi qua

“Chúng tôi hoàn toàn không có nhận thức về một mối đe doạ vào thời điểm đó, nhất là các đe doạ tới từ trong nước giống kiểu 11/9" - Đại tá George Degnon, Phó chỉ huy Phi đoàn số 113 nói. Ông cho biết mọi chuyện giờ đã rất khác và mọi thời điểm luôn có 2 chiếc máy bay trực chiến và các phi công không được ở cách chúng quá vài mét.

Khi Penney và các đồng đội chưa biết phải làm gì thì có tin về chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc và có thể một chiếc thứ 4 hoặc hơn nữa sẽ lặp lại hành động này. Các máy bay chiến đấu có thể được vũ trang trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nhưng ngay lúc đó, người ta cần có sự hiện diện của các chiến đấu cơ trên bầu trời, dù chúng có vũ khí hay không.


Một nhân chứng tình cờ của lịch sử


...

...

...

Marc Sasseville


“Lucky, cô đi với tôi" - chỉ huy phi đội Marc Sasseville hét lên với Penney. Cả 2 mặc đồ bay và khi mắt họ gặp nhau, Sasseville liền cất lời: "Tôi sẽ đâm vào khoang lái". Penney trả lời không chần chừ: "Tôi sẽ đâm vào phần đuôi". Đó là một kế hoạch của 2 người, đồng thời giống như một "thoả thuận chết chung".

Penney chưa bao giờ được bay trong tình trạng gấp gáp như vậy. Thường các phi công phải trải qua hoạt động kiểm tra và chuẩn bị kéo dài khoảng nửa tiếng trước khi bay. Cô định lặp lại đúng quy trình ấy thì Sasseville hét lên: "Lucky, cô làm cái quái gì thế. Nhấc mông lên máy bay đi nào".

Penney vội vã trèo lên chiếc F-16, tăng ga cho động cơ, đồng thời hét to với đội mặt đất gỡ những miếng chêm nằm dưới bánh máy bay ra. Chiếc tai nghe của trưởng nhóm mặt đất vẫn mắc lại trên thân máy bay khi Penney bắt đầu tăng tốc. Ông này phải vội vã chạy theo máy bay để gỡ ra các nút an toàn, khi nó đã lăn bánh trên đường băng. Penney thì thầm một lời cầu nguyện của các phi công chiến đấu - Thượng đế, xin đừng cản bước con - và theo Sasseville lao vút lên trời xanh.

Cả 2 bay về hướng Lầu Năm Góc với tốc độ lớn, ở độ cao thấp, vừa bay vừa nhìn ngó để tìm các máy bay khả nghi. Sasseville đã bình tĩnh hơn và bắt đầu bàn kỹ hơn về việc 2 người sẽ lao vào đâu để tiêu diệt chiếc máy bay bị cướp. "Chúng tôi không được huấn luyện để bắn hạ máy bay dân dụng" - Sasseville nhớ lại - "Nếu anh hạ được động cơ, máy bay vẫn có thể tiếp tục lướt trên không như tàu lượn và tiếp tục đâm vào mục tiêu. Vì thế tôi đã nghĩ tới việc đâm vào khoang lái hoặc cánh".

Ông nói rằng đã tính tới việc sẽ giật cần thoát hiểm ngay trước khi va chạm với máy bay khả nghi. Penney thì lo lắng về việc cô sẽ đâm trượt mục tiêu nếu sử dụng lựa chọn thoát hiểm. "Nếu anh thoát ra ngoài và chiếc máy bay của anh hụt mục tiêu cần đâm vào, cảm giác thất bại sẽ còn kinh khủng hơn nhiều những suy nghĩ về cái chết" - cô tâm sự.

Nhưng Penney đã không phải chết. Cô cũng không phải đâm vào chuyến bay số 93 vốn chở đầy trẻ em, doanh nhân và các cô gái trẻ xinh đẹp. Họ đã tự làm điều đó. Vài giờ sau khi cất cánh, Penney và Sasseville mới biết rằng chuyến bay số 93 đã đâm xuống Pennsylvania, sau khi các hành khách trên máy bay có chung một quyết định giống họ: làm mọi thứ để ngăn không cho bọn khủng bố thành công.

...


...


"Những người hùng chính là hành khách trên chuyến bay số 93, các cá nhân đã sẵn lòng hy sinh bản thân" - Penney bùi ngùi nói - "Tôi chỉ đóng vai trò một nhân chứng vô tình chứng kiến lịch sử".

Tường Linh
More information about Heather Penney, click a link below:
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2035704/9-11-anniversary-Heather-Penneys...
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2011 , 13:56 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: :: Secret :: Truth ::Sadness ::Faith :: Happiness ::Respect :: Love ::
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #49 - 08. Jan 2012 , 21:54
 

...


Victims of Communism Memorial Foundation trao tặng

Huy chương Tự Do Truman-Reagan cho anh hùng Trần Văn Bá

ngày 15 tháng 11 năm 2007 tai tòa đại sứ Hung Gia Lợi, Washington.DC, USA


Hơn 22 năm sau ngày Trần Văn Bá đền nợ nước, một huy chương tự do cao quý mang tên của hai vị Tổng Thống nổi tiếng chống cộng của Hoa Kỳ: TT Truman và TT Reagan, huy chương  từng trao tặng cho những nhà tranh đấu chống cộng sản trên thế giới như Lech Walesa, Vaclav Havel, Đức Giáo Hoàng John Paul II, TNS Joe Lieberman, William Buckley Jr., Elena Bonner, sẽ được Chủ Tịch VOCMF trao tặng cho Trần Văn Bá để vinh danh tấm gương kiên cường của anh

Ban biên tập “tranvanba.org” có nhận được nhiều bản dich qua việt ngữ bài phát biểu của ông Trần văn Tòng hôm 15 tháng 11 năm 2007 tại Tòa Đại Sứ Hung Gia Lợi tại Hoa Thinh Đốn, do nhiều bạn hữu đề nghi.
Chúng tôi xin đăng bài sau đây của dịch giả Tuyền Ngư

LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH

Ngày 15 tháng 11 năm 2007 ông Trần Văn Tòng đã có lời phát biểu bằng tiếng Anh, khi nhận lãnh huân chương tự do Truman-Reagan cho Trần Văn Bá, tại toà đại sứ Hung Gia Lợi ở Hoa Thịnh Đốn.
Sau đây là bản dịch của bài phát biểu đó, dựa trên toàn văn của hai bản tiếng tiếng Anh và tiếng Pháp được đăng trên website tranvanba.org.
Dịch giả đã thêm tựa đề cho các đoạn bài, đánh nghiêng và tô đậm một số câu để ghi nhận những ý tưởng trọng yếu của diễn giả.

                                                             TUYỀN NGƯ

__________________________________________________

Tôi xin cảm tạ quý vị. Thật là một vinh dự lớn cho tôi có mặt ở đây, hôm nay, để nhận lãnh giải thưởng này cho Trần Văn Bá.

Kính thưa ông chủ tịch,
Kính thưa ông đại sứ,
Kính thưa quý vị nghị sĩ,
Kính thưa quý vị quan khách,

Khi vinh niệm Trần Văn Bá, Sáng Hội đã mặc nhiên đưa Việt Nam trở về với các giá trị mà quí hội bảo trì, cùng với bổn phận đối với lịch sử mà quý hội đảm đương.
Những nhân vật lẫy lừng đã được quý Hội vinh danh trong quá khứ, là những tấm gương sáng chói của lịch sử cận đại.
Do đó, khi nhận lãnh vinh dự cho người em quá cố, tôi ý thức được rằng giải thưởng này vượt lên hẳn công trạng của một cá nhân.
Vì thế, để tỏ lòng tri ân và trong tinh thần thân hữu, tôi xin cố gắng nói rõ, một cách đơn giản nhất, Trần Văn Bá đã cưu mang thế nào cuộc chiến này và đã góp phần ra sao.

Bá đã đi vào cuộc chiến vì 3 động cơ rất giản dị: lý lịch, trách nhiệm, và hành động.


TRƯỚC NHẤT LÀ LÝ LỊCH

Bá là người Việt, chính xác là người miền Nam nước Việt. Lý lịch tinh thần chứ không chỉ về mặt địa dư.

Quý vị đều biết, làm người miền Nam nước Việt, lúc Bá sinh tiền, là một điều rất khó, vì người miền Nam bị phân xẻ bởi những nghịch cảnh sau đây :

--Trước tháng 4 năm 1975, tức là trước khi Sàigòn thất thủ, bị bộ máy tuyên truyền tinh vi của Cộng Sản mô tả là một loại “ngụy” tay sai của  “đế quốc Mỹ”, đồng thời ở chính tại xứ sở mình, phải hứng chịu cuộc chiến sách động khủng bố đẫm máu của cộng sản.
--Sau tháng 4 năm 1975, cũng cái bộ máy tuyên truyền đó quy là một loại trưởng giả ăn bám, một bọn nuối tiếc chế độ miền Nam cũ, không bảo vệ nổi tự do cho chính mình. Ở trong xứ, lại bị kẻ chiến thắng miền Bắc trả thù thâm hận.

Bá đã cảm nhận tận xương tủy số phận người miền Nam đó.
Lúc thiếu thời thì chứng kiến cha bị ám sát dã man khi ông đang dốc toàn lực để thiết lập hiến pháp cho Việt Nam Cộng Hòa.
Khi là sinh viên ở Ba Lê, Bá đã phải thường xuyên đối diện với hàng loạt biểu tình tung hô khẩu hiệu : “Hòa bình cho Việt Nam, đả đảo đế quốc, Mỹ hãy cút đi ”

Bá đã đảm đương khẳng khái lý lịch miền Nam của mình.

Bá khẳng định mình là con dân của quốc gia ấy, một quốc gia rất giàu về mặt nhân dân nhưng rất nghèo về mặt lãnh tụ. Với nhiệt tình và kiêu hãnh. Không phải vì chối bỏ người khác, mà là vì lòng thương yêu người cùng nguồn cội, đặc biệt những người đang sống trong tuyệt vọng. Không phải vì đầu óc địa phương hay bè phái, mà là với ý thức bén nhạy về vai trò lịch sử Miền Nam phải đảm đương.

Bá ý thức rằng, trong quá trình ngàn năm dai dẳng mưu tìm tự do và tiến bộ của dân tộc, Miền Nam nay đã hiển nhiên trở thành nơi trú ẩn tối hậu của dân tộc Việt, trước làn sóng xâm lăng uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản toàn trị.
Bá tin tưởng chỉ có một miền Nam tự do mới có thể tạo căn bản và điều kiện cần thiết cho dân tộc Việt khắc phục một thách thức chưa từng được đặt ra cho bất cứ dân tộc nào trong lịch sử: kết hợp nhuần nhuyễn các ảnh hưởng đa dạng, vừa tác động trực tiếp lên quốc gia mình, vứa đối chọi lẫn nhau, của những nền văn minh lớn nhất nhân loại : Tàu, Ấn, Âu và Mỹ, để rồi từ đó thống nhất dân tộc và bước vào thế giới hiện đại như một quốc gia tự do và phú cường.

Bá cũng đã thấy rõ: trong thời điểm bấy giờ, tự do của nhiều dân tộc khác tùy thuộc vào sự kháng cự của dân miền Nam chống lại chính sách bành trướng của cộng sản.

Do đó, đối với Bá, tranh đấu cho miền Nam tự do là một chính nghĩa công minh và cao quý, và tất cả những ai đã dấn thân cho lý tưởng đó đều đáng được tri ân và tôn vinh, đặc biệt 58 000 quân nhân Mỹ đã bỏ mình vì chính nghĩa.


KẾ ĐẾN LÀ TRÁCH NHIỆM


Đảm đương lý lịch miền Nam, Bá đã khẳng khái nhìn nhận trách nhiệm của người Việt trong cái quốc nạn của mình.

Bá không thể chấp nhận cái thái độ tự xưng mình là người Việt tự do nhưng lại phủ nhận mọi trách nhiệm của người Việt trong sự sụp đổ của miền Nam.

Sau khi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, ta đã nghe biết bao lời cáo buộc hằn học về trách nhiệm của thảm họa nầy.

Có biết bao lời luận bàn về sự “ phản bội của người Mỹ ” và luôn cả trách nhiệm từ đầu của thực dân Pháp.

Tuy vẫn suy ngẫm về chính sách của các đại cường, Bá luôn bị ám ảnh bởi những thiếu sót của chính người Việt và những bài học cần phải rút tỉa từ đó.  Đối với Bá, một dân tộc hoài vọng cuộc phục sinh không thể không làm cố gắng sơ đẳng này trước lịch sử và cho chính mình.

Chính vì đảm đương cái lý lịch miền Nam, và cái trách nhiệm bắt nguồn từ đó, nên Bá, cùng một vài đồng chí, đã đứng lên, đơn độc, không lấy một cường quốc trợ giúp sau lưng, giữa điêu tàn, trong tuyệt vọng, ngược dòng tháo chạy tán loạn. Bá lớn tiếng tuyên bố : “ Ta còn sống đây. Ta chưa mất hết. Ta có thể tạo dựng lại tất cả. Tự Do có thể được phục hồi, Công Lý có thể thắng Cường Bạo.  Với một điều kiện : ta phải chấp nhận trả cái giá cần thiết.”

Bá xót xa nhìn xứ sở bị dày xéo bởi cái sách lược đàn áp của cộng sản. Mọi người đều biết rõ các sự kiện và con số:

100 000 người bị thủ tiêu, 300 000 người bỏ mạng trong các trại cải tạo, 600 000 thuyền nhân bị chết chìm hay bị hải tặc sát hại, cả một thế hệ đã bị đem làm vật tế thần cho chính sách bành trướng quân sự qua Căm Bô Chia.
Bá cảm thấy rằng trước ý đồ man rợ lăng nhục con người như thế, nếu chỉ đối phó lại bằng ước vọng và tinh thần mà thôi, thì hoàn toàn vô hiệu lực.
Lúc bị lưu đày tại đảo Sainte Hélène, Nả Phá Luân đã bật tiếng kêu lên : “Chỉ có hai quyền lực ở cõi đời này, tinh thần và đao kiếm. Và trên đường dài, tinh thần luôn luôn chiến thắng đao kiếm.”

Nả Phá Luân đã lầm lẫn (một lần nữa!). Tinh thần một mình không thể đối địch lại với đao kiếm. Tinh thần cần phải được liên kết với đao kiếm nếu muốn khắc phục cái loại đao kiếm chỉ được tuốt ra với mục tiêu hủy diệt.


SAU CÙNG LÀ HÀNH ĐỘNG

Bá ý thức rằng muốn bảo vệ cuộc sống và tự do con người, ta phải chấp nhận đi vào chiến tranh. Vâng, phải đi vào chiến tranh để chống lại nguồn gốc của chiến tranh. Độc tài thống trị của cộng sản ở Việt Nam là nguồn gốc chiến tranh. Sự trả thù và lòng thâm hận của cộng sản Hà Nội đối với nhân dân miền Nam là nguồn gốc của chiến tranh. Sách lược bành trướng quân sự điên rồ sang Căm Bô Chia và Lào là nguồn gốc của chiến tranh.
Và như thế, Bá đã quyết định cầm súng.

Bá đã trả cái giá.

Cái giá đó, trong trường hợp của Bá, là một phiên tòa bịp bợm và một đội hành quyết.

Bá đã đi vào cuộc chiến với một  ý niệm cao cả về phẩm giá con người. Và sau cùng, chính ở điểm này, Bá đã bồi đắp cho đất nước và cho những giá trị phổ quát, trái hẳn với lũ người được hận thù nhào nặn để lùa vào chiến tranh. Quân cộng sản Bắc Việt rốt cuộc cũng đã khám phá ra điểm khác biệt đó. Vào “giải phóng” Miền Nam, lắm kẻ đã bật khóc khi tiến chiếm Sàigòn : “đây chính là những người văn mình, và chúng ta ngoài Bắc, đúng là phường man rợ.”


TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

Tương lai của Việt Nam hiện vẫn bỏ ngỏ .

Điều chắc chắn là chế độ hiện hành với cái trật tự không tưởng và đầy mâu thuẫn của nó, tất yếu sẽ sụp đổ trong một thời hạn ngắn hay dài tùy theo những khúc mắc của các quyền lợi nội tại và ngoại lai, tuỳ theo sự ù lì và lụn bại của con người, tùy theo cái óc phù phiếm, cái tính thờ ơ và an phận của dân gian. Nhưng, cho dù có kéo dài đến đâu đi nữa, nó cũng không đủ thời gian để bám rể thâm sâu trên quê hương của chúng tôi.

Một điều chắc chắn khác: là quốc gia duy nhất trong lịch sử loài người, đã xây dựng quốc tịch của mình trên hai ý tưởng thuần tự do và công lý, Hoa Kỳ sẽ chối bõ lý lịch và phản lại quyền lợi sâu xa của mình, nếu Hoa Kỳ trợ giúp, dưới bất cứ hình thức nào, việc bảo trì một chế độ tiếm quyền và độc tài ở Việt Nam, bằng cách nuôi dưỡng những ảo tưởng của chủ thuyết thô lậu do Bismarck hay Richelieu khởi sinh, cái gọi là thuyết “Chính trị thực tế ”. Nếu làm như thế, Hoa Kỳ sẽ mất đi căn bản biện minh cho cuộc tranh đấu bảo vệ các giá trị và nền an ninh của mình, đồng thời cũng sẽ mất luôn những bạn hữu và chiến hữu kiên trì nhất.

Điều chắc chắn sau cùng: hiện nay tại Việt Nam cũng như khắp toàn cầu, vẫn có nhiều người tiếp tục tranh đấu cho tự do và sự thật, thường khi trong cô đơn, trong sự thờ ơ của thế giới. Và họ sẵn sàng, nếu cần, đón nhận thanh thản cái chết cho lý tưởng. Đó là những người ta phải yểm trợ, cho dù họ ở bất cứ nơi nào, và nhất là ở những nơi họ đang hy sinh. Dù thế nào chăng nữa, tôi cũng xin, với sự đồng thuận của quý Hội, chuyển nhượng cho những chiến sĩ ấy, và cho những người đã từng chia sẻ cuộc đấu tranh của Trần Văn Bá nhưng không hề nhận lãnh một ân thưởng nào, cái vinh dự mà quý Hội vừa ban cho người em quá cố của tôi.


KẾT LUẬN

Đến đây, tôi xin được phép kết luận với một vài điểm riêng tư:

Tôi tin chắc rằng Trần Văn Bá muốn thấy một phụ nữ thay thế tôi để nhận lãnh cái vinh dự được quý hội ban cho chiều nay.

Phụ nữ nầy, cách đây 23 năm, vào một buổi chiều Đông băng giá nhất của nước Pháp, đã đứng thẳng người trước sứ quán Hà Nội tại Ba Lê với một biểu ngữ ghi vỏn vẹn mấy chữ: “hãy cứu con tôi. ”

18 năm trước đó, bà đã chôn người chồng bị ám sát bằng súng giữa thanh thiên bạch nhật, khi ông sắp sửa ra tranh cử Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
Phụ nữ đó, cho đến khi nhắm mắt, vẫn khắc khoải chờ nhận xác con trai của mình.

Phụ nữ đó, chắc chắn có thể kể cho quý vị nghe, với tất cả lòng nhân ái, thế nào là thân phận người đàn bà miền Nam trong cơn lốc của lịch sử cận đại. Bà có thể kể cho quý vị nghe về Trần Văn Bá, và về những con người, qua bao thế hệ, đã dốc lòng tái tạo nước Việt Nam.

Bà thừa biết, trong quãng đời mình, bà không thể tái tạo nước Việt. Nhưng phần việc của bà có lẽ còn nặng nhọc và cao cả hơn nữa. Đó là việc gìn giữ một nước Việt Nam khác đừng bị tàn phá. Một đất nước Việt Nam mà trong đó, người còn biết thương yêu người.

Tôi tin chắc rằng phụ nữ ấy sẽ đứng thoải mái ở đây, tại quốc gia nầy, một quốc gia mà một trong những vị tổng thống lỗi lạc nhất của nó, Franklin Roosevelt, đã huấn thị năm 1938: “Nếu ở một quốc gia khác, những giá trị vĩnh cửu của quá khứ bị đe dọa, không được bao dung, chúng ta có bổn phận phải cung cấp, trên lãnh thổ chúng ta, nơi trú ẩn để các giá trị đó được trường tồn. ”
Và thưa ông Đại Sứ, tôi cũng tin chắc rẳng, phụ nữ ấy sẽ đứng ở đây, trong niềm hân hoan và thân mật, trên mảnh đất nầy của nước Hung Gia Lợi, nước Hung Gia Lợi quả cảm, cùng chung số phận với Việt Nam trên rất nhiều mặt.  Đất nước Hung Gia Lợi bất khuất của quý vị, đã đem lại cho thế giới một bài học cao quý về tự do và can đảm qua cuộc nổi dạy năm 1956 chống lại quân áp bức.

Phụ nữ ấy là mẹ của Trần Văn Bá, nguoi mẹ quá cố của chúng tôi.
Xin cám ơn quý vị đã kiên nhẫn lắng nghe.

TUYỀN NGƯ chuyễn dịch


Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #50 - 15. Feb 2012 , 23:25
 
Xin cảm ơn các nhạc sĩ Việt Khang, Trúc Hồ và Nhật Ngân



...


từ trái sang phải "NS-Việt Khang - NS-Trúc Hồ - NS- Nhật Ngân"

Trong lễ Tưởng niệm nhạc sĩ Nhật Ngân được tổ chức vào ngày Chủ nhật 29 tháng Giêng năm 2012 vừa qua tại miền Nam California, nhạc sĩ Trúc Hồ có nhắc lại rằng : Hai ngày trước khi bị công an bắt giữ tại thành phố Mỹ Tho vào cuối năm 2011, thì nhạc sĩ trẻ Việt Khang đã hát bài “Giã Từ Vũ Khí” mà nhạc sĩ Nhật Ngân đã sáng tác từ hồi năm 1972 – 73.

Khi về đến nhà, tôi đã lần mở internet và nhờ sự phổ biến của Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước, tôi đã được nhìn và nghe thấy chính Việt Khang say sưa hát bài này với giọng thật thiết tha truyền cảm – còn điêu luyện hơn cả Trúc Hồ khi chính người nhạc sĩ nổi danh này cũng hát bài đó trong lễ Tưởng niệm nữa. Trúc Hồ còn cho biết là Việt Khang sinh năm 1978, thì chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với tác giả Nhật Ngân, nhưng anh bạn trẻ này rõ ràng đã có sự tâm đắc đồng cảm với bài ca bất hủ đó. Xin trích dẫn vài câu của bài hát này của nhạc sĩ Nhật Ngân :

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn

…Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi

Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao

…Để có một ngày, có một ngày cho chúng mình

Ta lại gặp ta, còn vòng tay

Mở rộng thương mến bao la…

Thành ra đây là một cuộc hội tụ của cả ba thế hệ nhạc sĩ mà lại có duyên gắn bó với nhau trong cùng một tâm tình yêu mến thiết tha đối với con người và quê hương Việt nam của mình. Việt Khang trẻ nhất đang ở tuổi 30, Trúc Hồ thì súyt xóat tuổi 50, còn Nhật Ngân thì vừa bước vào tuổi 70 lúc anh lìa đời vào hai ngày trước Tết Nhâm Thìn 2012.

Từ hơn một tháng nay, lớp người trẻ ở khắp nơi trong nước cũng như ngòai nước thì đang sôi nổi lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Hanoi phải trả tự do cho Việt Khang. Và hai bài hát do Việt Khang sáng tác đã liên tục được nhiều bạn trẻ đua nhau hát và phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin tòan cầu. Xin được trích dẫn vài đọan trong hai ca khúc này :

…Là người con dân Việt nam

Lòng nào làm ngơ trước ngọai xâm

Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

…Già trẻ gái trai giơ tay cao

Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt nam.

( trích từ bài “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang)

Cần ghi nhận ở đây có sự trùng hợp với bài ca rất hùng hồn của Trúc Hồ có nhan đề “ Đáp Lời Sông Núi” với ca từ sôi sục lòng yêu nước như :

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi

Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương

… Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyền hiến dâng.

Và đọan này nữa trích từ bài hát “Anh Là Ai?” cũng của Việt Khang :

…Xin hỏi anh ở đâu

Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngọai xâm?

…Dân tộc anh ở đâu

Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?

Để ngày sau ghi dấu

Bàn tay nào nhuộm đày máu đồng bào.

Tôi không thể ngồi yên

Khi nước Việt nam đang ngả nghiêng

Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm

Một ngàn năm hay triền miên tăm tối! …

Rõ ràng là cả ba nhạc sĩ tài ba này đang góp phần khơi dậy cái tiềm năng vô cùng lớn lao của lớp người trẻ Việt nam hiện nay, đó chính là cốt lõi của cái “Sức Mạnh Mềm của Lòng Ái Quốc ngàn xưa của Dân tộc chúng ta” –  mà tác giả Nguyễn Cao Quyền đã nêu ra khi viết về phương cách đối phó với mối nguy cơ xâm lấn thật tàn bạo của Trung Quốc.

Xin cảm ơn Việt Khang.

Xin cảm ơn Trúc Hồ

Xin cảm ơn Nhật Ngân

Các Anh thật xứng đáng là những Nghệ sĩ Anh hùng của Tổ Quốc Việt Nam./



California, Tháng Hai 2012

Đoàn Thanh Liêm
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #51 - 26. Aug 2012 , 21:50
 

Tạ Phong Tần: “Cây cứng đứng đầu gió”


...


David Thiên Ngọc
(Danlambao) - Trước khi viết bài này tôi xin thắp ba nén nhang cầu nguyện cho vong linh bà mẹ VN Đặng Thị Kim Liêng được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng. Thứ nữa tôi xin tri ơn Bà đã dũng cảm vùng lên làm ngọn đuốc đốt cháy rác rưởi hôi tanh và sáng soi con đường Tự Do - Công Lý.

Còn một điều nữa chẳng những riêng tôi mà cả mọi con dân VN yêu nước cũng xin tạ ơn bà đã sản sinh ra một Tạ Phong Tần trang anh thư kiệt xuất, tuy xác thân là phận “Liễu bồ” như những nữ nhi khác trên đời… nhưng cốt xương được cấu tạo bằng thép, trái tim và tâm hồn luôn nóng bỏng với “Nữ lưu chi khí”

Để chứng minh rằng Tạ Phong Tần là bậc “Cây cứng đứng đầu gió”… ta thử đặt ngược vấn đề đối với những đấng nam nhi (không kể những bậc hùng anh) khi gặp cảnh ngộ bị áp bức bạo tàn, oan nghiệt như Tạ Phong Tần và nhất là trước hung tin mẹ đã đi xa… mà không vì lý do sinh tử tự nhiên mà vì sự nhũng nhiễu, bất công tàn bạo… dồn dập trút lên đầu một người phụ nữ chân chất, hiền lành mà từ lâu… kể từ khi bước chân vào vòng lao lý mà mẹ con chưa được gặp mặt để chia sẻ nỗi niềm?

Trước cảnh ngộ như thế mà một Tạ Phong Tần với tinh thần sắt đá, bất khuất, giữ vững chí khí không tỏ ra bất ngờ trước hung tin mà nhất là Mẫu thân đã chọn cho mình con đường ra đi bằng ngọn đuốc soi đường cho những người yêu nước đang đi.

Không ai hiểu mẹ Kim Liêng bằng Tạ Phong Tần bởi tại nơi mảnh đất thiêng này mà chị xuất thân. Do đó sự việc mẹ Kim Liêng tự thiêu làm ngọn lửa soi đường Tự Do - Công Lý thì Tạ Phong Tần đã dự đoán trước đến 80% và rõ hơn ai hết (lời chị Tần qua LS Đạt). “Khi mà đón nhận tin đó thì chị rất bình tĩnh và chị nói với tôi là mặc dù không được an ninh thông báo chi tiết về chuyện mẹ qua đời như thế nào nhưng chị đoán được. ”(LS Đạt). Đồng thời chị cũng phủ nhận tin rằng chị “gào thét” khi nghe tin mẹ mất. Đúng! Với một “Nữ lưu chi khí” và những gì mà Tạ Phong Tần đã dự đoán biết trước đến 80% thì rõ ràng không có gì bất ngờ để đến nỗi phải gào thét, kêu la…

Mặc dù thể chất có bị tiêu hao (mất 10 kg so với lúc chưa bị bắt) nhưng trái tim và tinh thần không hề nao núng, và chính lúc này trong chị sự sáng suốt, tinh khôi luôn hiện hữu và dâng cao hơn bao giờ hết. Đồng thời chị tuyên bố rằng chị sẽ “Phản biện đến cùng”.

Nói đến đây tôi xin nhắn gởi hai điều:

1- Cho những nhà trí thức VN đang “trùm chăn” mê ngủ trong cơn khói lửa, nước nhà ngả nghiêng hãy bừng tỉnh dậy và mang sở học của mình góp sức vào công cuộc đi tìm Tự Do - Công Lý cho toàn dân mà những trang nữ lưu Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên đang bị dập vùi nơi khám lạnh… Cùng những nữ lưu khác ngoài xã hội đang ngày đêm bị đe doạ, khủng bố, hãm hại… cũng vì hướng tới tương lai, tiền đồ của tổ quốc như Huỳnh Thục Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hoàng Vi… Hãy cùng các Anh Thư, Tuấn Kiệt khác như Lm Nguyễn Văn Lý, TS Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định, Lê Thanh Tùng... mà “Phản Biện Xã Hội” hiến kế trừ gian, diệt ác.

2- Cho các “đỉnh cao trí tuệ” xảo trá gian manh, ngạo nghễ ngồi xổm trên xương máu của nhân dân giành nhau mà hút sạch nguyên khí quốc gia. Rằng các vị đã đánh mất lương tri, đã vất trái tim vào sọt rác, cam tâm làm tay sai cho giặc, mãi quốc cầu vinh. Không tự lượng sức mình, không tự thấy cái trí thức giả tạo tự phong, ngu đần mà lại ngạo nghễ hống hách trước nhân dân.

Sau khi đã thâu tóm tài lực, vật lực quốc gia, xương máu của nhân dân phục vụ cho bản thân, gia đình, bè nhóm… bằng những thủ đoạn đê hèn, hạ cấp cùng với mớ trí thức rác rưởi, mạt hạng của phường giá áo túi cơm mà đại diện là ông Nguyễn Văn Bình thống đốc ngân hàng nhà nước CSVN đã dốt nát, ngông cuồng mà phát biểu rằng "Dân trí VN chưa cao!” -Dân trí VN chưa cao nên ngu muội để cho các ông lừa dối, bóc lột chăng?

Thực ra hơn ½ thế kỷ qua nhân dân VN bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi trước họng súng AK, chiếc còng, lưỡi búa của tập đoàn CS các ông, đồng thời bị bè lũ làm tay sai cho giặc bắc phương bịt mắt, bóp mồm… cho nên nhân dân VN sống mà xem như đã chết. Nghe, thấy mà không dám nói, trí tuệ, tư duy sáng tỏ nhưng ngòi bút không viết được ra - Như nhà báo Trung Quốc - Từ Hoài Khiêm đã đi tìm cái chết để giải toả nỗi bức xúc của lương tâm một trí thức khi không viết lên được những dòng mà ngòi bút chân chính cần phải làm.

Lời cuối cho các vị đỉnh cao trí tuệ rằng qua những việc làm, nói và suy nghĩ của các ông trong mấy chục năm qua bằng một đống rác trí thức giả mạo, gian dối (bằng giả, bằng thật cũng đều là học giả) của các ông. Tư cách của các ông mà đem so với các “Nữ lưu chi khí” thì càng làm cho phận hồng quần, thân bồ liễu thêm hổ thẹn mà thôi.

Ngày 26/8/2012


David Thiên Ngọc

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #52 - 06. Mar 2013 , 20:41
 

Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới


VOA

...
Blogger Tạ Phong Tần, cựu đảng viên đảng CSVN.




Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ thứ Sáu sắp tới, Bộ Ngoại giao sẽ vinh danh 10 phụ nữ có những thành tích ngoại hạng xứng đáng được trao Giải Phụ Nữ Can Đảm của Thế Giới.

Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ghi ngày 4 tháng Ba, loan báo Ngoại trưởng Kerry và Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama sẽ chính thức trao giải cho 10 phụ nữ đặc biệt này, tại một buổi lễ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều tại Hội trường Dean Acheson của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.
​​
Trong danh sách những người được giải thưởng có Blogger Tạ Phong Tần, hiện đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam, nên sẽ đuợc trao giải khiếm diện.

Bà Tạ Phong Tần có trang blog mang tên “Công lý và Sự Thật”, với hàng trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai, và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Việt Nam. 

Giải Phụ Nữ Can Trường Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một giải thường niên để vinh danh các phụ nữ trên khắp thế giới đã chứng tỏ lòng can đảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các quyền phụ nữ và trao quyền cho nữ giới, bất chấp những gian nguy cho cá nhân mình.

Từ khi giải này được thiết lập năm 2007, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh tất cả 67 phụ nữ đến từ 45 quốc gia.


Nguồn: http://www.state.gov/s/gwi/programs/iwoc/2013/bio/index.htm
Back to top
« Last Edit: 06. Mar 2013 , 20:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #53 - 10. Mar 2013 , 15:38
 

Blogger Nguyễn Hoàng Vi được IFEX vinh danh



...
Blogger Nguyễn Hoàng Vi
Photo courtesy of Dân Làm Báo



Tổ chức IFEX, chữ viết tắt của International Freedom of Expression Exchange network, có trụ sở tại Canada, vừa vinh danh 7 phụ nữ của nhiều quốc gia vì đã có những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu. Blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam vinh dự là người thứ năm có tên trong danh sách này.

Đứng đầu danh sách là Tanya Lokshina, một phụ nữ hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Nga. Người thứ hai là luật sư Quinsayas của Philippines. Thứ ba là nhà hoạt động của Bahrain, chị Khawaja. Thứ tư là Suprani, nữ họa sĩ biếm họa người Venezuela. Thứ năm là blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam. Thứ sáu là nhà báo Lima của Colombia; và thứ bảy là Iryna Khalip, nhà báo, nhà hoạt động của Belarus.

Trả lời IFEX, Nguyễn Hoàng Vi nói về những thách thức của bản thân mình như sau:

“Chúng tôi không cho phép nỗi sợ hãi làm tê liệt bản thân mình. Trong tận cùng tâm thức, chúng tôi nhận ra rằng nên tha thứ tất cả những gì họ đã làm trên thân xác của chúng tôi. Tuy nhiên tha thứ không có nghĩa là chấp nhận.

Chúng tôi phải cho họ biết rằng những gì chúng tôi làm không dựa trên hận thù của cá nhân đối với kẻ gây ra; chúng tôi hành động chỉ để bảo vệ những quyền căn bản của chúng tôi, những quyền mà họ đang có cũng như tất cả chúng tôi phải có.”



Trả lời về cảm tưởng của mình Nguyễn Hoàng Vi cho đài Á Châu Tự Do biết:

“Khi biết mình được vinh danh như vậy thì tôi rất vui và cảm thấy phần nào được an ủi vì đã đánh đổi, trả giá những gì mình đã trải qua. Nhưng còn rất nhiều người phải trả giá hơn mình nữa. Khi chấp nhận đấu tranh không ai nghĩ mình đấu tranh để được vinh danh hay giải thưởng nào đó cho nên có hay không có mình vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. Giải này giống như một sự cổ động thêm tinh thần để mình tiếp tục khẳng định con đường mình đi.”


Blogger Nguyễn Hoàng Vi là người từng bị cơ quan công an xâm phạm thân thể rất nặng nề khi cô cố gắng tới phiên tòa xử ba blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anh Ba Sài gòn.


Trong vài ngày qua thế giới liên tiếp có những vinh danh cho các blogger Việt Nam vì những đóng góp và hy sinh của họ. Trước tiên là blogger Tạ Phong Tần, vào ngày 3 tháng 3 bà được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là một trong 10 phụ nữ can trường. Ngày 7 tháng 3 blogger Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức Phóng Viên không biên giới vinh danh là công dân mạng Internet vì những đóng góp của ông trong việc tranh đấu cho tự do ngôn luận, và hôm nay là blogger Nguyễn Hoàng Vi được vinh danh là người phụ nữ dấn thân tranh đấu cho quyền tự do phát biểu.



Nguồn: RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nghoangvi-1of7-won-free-expression-champ-...
Back to top
« Last Edit: 10. Mar 2013 , 15:40 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #54 - 25. May 2013 , 12:47
 
...
*
Bài thơ: Đau Xé lòng
T/g Nguyễn Phương Uyên

Bài thơ được Mẹ của Nguyễn Phương Uyên cho công bố sau phiên toà kết án em 6 năm tù giam vì tội yêu nước.

Ơi đồng bào Việt Quốc !
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành

Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng


Xuyên qua chiến tranh có những nấm mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi giành lại nước của dân lành
Hởi tất cả những ai là đồng bào Việt Quốc
Hãy chúng tay giữ gìn cội nguồn cho con cháu mai sau.

Nguyễn Phương Uyên

***
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #55 - 03. Jul 2013 , 20:57
 

Phụ nữ Việt Nam và phong trào dân chủ



...

Hưng Lê (Danlambao) -
Các phụ nữ yếu đuối như Hoàng Vi, Phương Uyên, Thục Vy, Khánh Vy, Trịnh Kim Tiến, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Hồ thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Phương Bích, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,... và còn rất nhiều những phụ nữ khác mà tôi chưa kể hết, mong quý vị và các bạn bổ sung, tuy họ không có một tấc sắt trong tay nhưng luôn làm cho hệ thống CA, AN của CSVN lo sợ. Họ có một loại vũ khí duy nhất, không sát thương nhưng thật nguy hiểm, tuy trừu tượng nhưng hiển thực, không thể nhìn thấy được bằng mắt, không sờ được bằng tay, không tiếp nhận được bằng giác quan nhưng cảm nhận được bằng lý trí. Đó là vũ khí DÂN CHỦ. Là quyền làm chủ của người dân trong một Quốc Gia họ đã và đang sinh sống. Quyền Dân là ý thức trách nhiệm, là bổn phận của mỗi công dân rất bao quát về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục ngay đến an ninh quốc gia.
...

Dân Chủ chính là tiếng nói trực tiếp của người dân đóng góp với chính quyền để xây dựng và kiến thiết Tổ Quốc. Một quốc gia Dân Chủ được thể hiện bằng lá phiếu của người dân chuyển đến người đại diện là Dân Biểu để điều hành Quốc Gia. Không có dân bầu tức là không Dân Chủ. Các thể chế độc tài thì không bao giờ có Dân Chủ bởi lẽ Dân Chủ sẽ chôn sống độc tài. Cộng sản tức là độc tài bởi không độc tài thì không bảo vệ được đảng cộng sản. Chính vì lý do đó mà nhà nước độc tài CS không bao giờ chấp nhận Dân Chủ, Đa nguyên.

Khi xưa CS đã lợi dụng Phong trào Dân Chủ Đông Dương (1936-1939) để lôi cuốn những nhà Dân Chủ Ái Quốc chống Thực Dân Pháp nhưng sau khi đã cướp được chính quyền từ Chính Phủ non trẻ Trần Trọng Kim (19/8/1945) thì CSVN quay sang thủ tiêu các nhà Cách Mạng Dân Chủ có khuynh hướng Quốc Gia vì lo sợ tầm ảnh hưởng của họ. Đảng CSVN đã lợi dụng Dân Chủ để phỉnh lừa các nhà Dân Chủ nhưng không để họ sống sót bởi nếu đi đến Dân Chủ thật sự thì cái quái thai ĐCSVN sẽ bị tiêu diệt. Cũng vì chiếc “bánh vẽ dân chủ” đã đưa hàng loạt các nhà Trí thức Dân Chủ vào nhà đá và đã được an bài trong ngục lạnh một cách tức tưởi.
...

Nếu Phong Trào Dân Chủ ngày càng lớn mạnh thì chế độ độc tài sẽ bị cô lập và bị tiêu diệt. Nói chung Dân Chủ chính là kẻ thù của CS vì vậy chúng sẽ ra tay không nhân nhượng, sẽ dùng mọi thủ đoạn hèn hạ kể cả đê tiện, thẳng thừng đàn áp để tiêu diệt Phong trào Dân Chủ dù có bị Thế Giới lên án và áp dụng những biện pháp chế tài. Tà quyền CSVN sẽ chấp nhận sự trừng phạt của Dư Luận Quốc Tế để đổi lấy sự sống còn cho CNCS do đó chúng ta không lạ gì tại sao đảng CSVN thẳng tay đàn áp dã man một cách có hệ thống những ai cương quyết đấu tranh cho Dân Chủ.

Nhưng dẫu tà quyền CSVN đang tìm đủ mọi chiêu thức để ngăn chận Phong Trào Dân Chủ đã ngày càng lan rộng trên mọi miền của đất nước, những hạt mầm Dân Chủ đã sinh sôi, nảy nở và lớn mạnh khắp mọi nơi. Đây là những hạt mầm rất mới, rất trẻ, rất năng lực và sáng tạo. Khác hẳn với Phong Trào Dân Chủ Đông Dương 36-39 để chống lại Đế Quốc Pháp và chế độ Phát Xít mới hình thành, các nhà Cách Mạng Dân Chủ của thập niên 30, 40 hội tụ mọi tầng lớp Thanh Niên, đa phần là Nam Giới trong dấn thân cách mạng, Phong Trào Dân Chủ của Thế hệ trẻ hôm nay quy tụ nhiều khuôn mặt của Nữ Giới và họ có tinh thần Dân Chủ, Tự Do rất cao để chống lại tà quyền CSVN, cũng như góp phần tích cực trong những cuộc Biểu Tình Yêu Nước chống lại hiểm họa xâm lăng của CS Bắc kinh. Họ đã chấp nhận dấn thân, chấp nhận tù đày, chấp nhận những cực hình tra tấn dã man của công an CSVN như Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên...
...

Phương Uyên, một sinh viên trẻ, tuổi chỉ mới 20, được coi như là một trong những phụ nữ trẻ tuổi nhất cùng với một SV khác là Đinh Nguyên Kha có thái độ thẳng thắn nhất chống lại bạo quyền ĐCSVN và bọn bành trướng Bắc kinh, Cô đã đề xướng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa như một biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và với hai biểu ngữ do chính Cô đã viết lên bằng máu: “ĐI CHẾT ĐI ĐCSVN BÁN NƯỚC” và “TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG” đã làm cho tà quyền CSVN lo sợ. Để lập công với “thiên triều” 16 chữ vàng 4 tốt, CSVN đã bắt giam Cô và Nguyên Kha, tuyên án 6 năm tù cho Phương Uyên, 8 năm tù cho Nguyên Kha với một “phiên tòa tay sai bán nước xử người yêu nước” ngày 16/5/2013 tại Long An. Phiên tòa này đã kích động sự phản đối của toàn thể Dân Tộc Việt Nam và đã đánh động đến sự quan tâm của thế giới điển hình là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hãy trả tự do cho Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha chỉ vì họ bày tỏ lòng yêu nước và chống bọn tham nhũng CSVN.
...

Riêng đối với Hoàng Vi là một trong những người đã khởi xướng “Dã ngoại Nhân Quyền”, phổ biến và phân phát “Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” đến tận tay từng người dân trong nước thì đã bị CA, AN bám sát ngày đêm, ở bất cứ nơi đâu và gần đây, đêm 7 rạng ngày 8/6/2013, Cô đã bị đám CA giả dạng côn đồ, hành hung Cô đến phải nhập viện vì bị chấn thương. Cũng cần nên nhắc lại là trước đó, vì muốn đến tham dự cái gọi là “phiên tòa công khai” để xử các Nhà Báo Tự Do trong đó có Anh Ba Sài Gòn, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Cô Tạ Phong Tần ngày 28/12/2012, Cô Nguyễn Hoàng Vi đã bị CA, AN hành hung, bắt về đồn CA tra tấn, xúc phạm đến cả nhân phẩm của Cô, đã khiến công luận thế giới lên án gắt gao hệ thống CA của tà quyền CSVN. Trong ngày phân phát Bản TNQTNQ 5/5/2013 Cô cũng đã bị CA bắt và hành hung, ngay cả Mẹ và em gái Cô cũng đã bị CA đánh đến đổ máu, gây chấn thương một ngày sau đó.

Sự nô lệ hóa về cách ứng xử của tà quyền CSVN đã cho thấy ĐCSVN ngày nay chỉ là một bộ phận của ĐCSTQ vì tất cả các cuộc bắt bớ giam cầm những người hoạt động cho Phong Trào Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN một khi đã có những chỉ trích gay gắt hay có những hành động cụ thể chống lại sự bành trướng của CS Bắc Kinh thì đều phải bị bắt bớ, tù đày bởi những điều mơ hồ của BLHS 79, 88 và nay thì thêm vào 258.

Tà quyền CSVN đã bắt đầu lo sợ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù mà nhất là kẻ thù Dân Chủ, tức là những người dám đứng lên đòi hỏi Dân Chủ, Nhân Quyền.

Phong Trào Dân Chủ của Thế Giới ngày nay đã phát triển không ngừng. Đó là một xu thế tất yếu cho sự phát triển của nhân loại toàn cầu. Các cuộc Cách Mạng Dân Chủ đã thành công để chứng minh điều đó. Mua Xuân Ả Rập, Cách mạng Hoa Lài đã xóa đi các thể chế độc tài, lạc hậu. Ả rập, Hy Lạp, Tunisia, Libya đã có Mùa Xuân Dân Chủ. Miến Điện sau hơn 50 năm theo chế độ quân phiệt cũng đã tự tuyên bố cải cách Dân Chủ để cứu nguy cho sự lạc hậu của họ và một nền Dân Chủ Hóa đang mang đến một tương lai tốt đẹp cho xứ sở này. Chỉ có Dân Chủ mới làm cho Dân Giàu, Nước Mạnh và đời sống của Người Dân mới thật sự được bảo đảm.

Chế độ Dân Chủ của Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 tuy còn non trẻ, mặc dù đã được xây dựng chỉ có 20 năm trong chiến tranh nhưng cũng đã nói lên được những sự tốt đẹp của Nó. Tuy rằng đã bị CS miền Bắc tuyên truyền đả phá, bôi nhọ nhưng không thể nào chối bỏ được rằng Nó đã hơn hẳn chế độ Dân Chủ CS giả hiệu ở Miền Bắc từ sau 1954 cho đến ngày hôm nay. Giới trẻ sinh sau 1975 đã thấy được điều đó và không cần phải bàn cãi ở đây.

Những hạt mầm Dân Chủ đã nảy sinh và đang lớn dần để che phủ độc tài đảng trị!

Đừng thắc mắc tại sao tà quyền CSVN luôn bắt bớ và đàn áp một cách dã man đối với những Phụ Nữ đang đấu tranh cho Dân Chủ như vừa kể trên. Bởi vì họ, chính họ đã làm cho tà quyền CSVN lo sợ và tìm cách trù dập. Bởi vì họ, chính họ đang mang Ngọn Đuốc Dân Chủ thắp sáng cho Quê Hương Việt Nam. Tà quyền CSVN đang lo sợ cho một sự sụp đổ sẽ xảy ra.

Và tôi luôn luôn ngưỡng mộ, cảm phục HỌ - Những Phụ Nữ Việt Nam!

01/07/2013

Bạn đọc Dân Làm Báo

Hưng Lê
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #56 - 03. Jul 2013 , 21:01
 


Xin nghiêng mình cảm phục những Bông Hoa


...
Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Viết theo bài viết của Hưng Lê (*)

Lầm lũi kiếm ăn làm con người nín lặng
Ồn ào tai, chướng mắt đã dần quen
Những trái khoáy thôi không còn bức xúc
Đến một hôm nhìn lại đã nên hèn

Những dối trá trượt dài theo cuộc sống
Chỉ thở và di động và rồi thôi
Không suy nghĩ, cằn khô như sỏi đá
Gần bốn mươi năm cứ thế mà trôi

Trong hoang tàn, nơi tình người khô khốc
Bỗng rực sáng lên những đóa hoa hồng
Nắng bớt chói chang, bụi lầm lắng xuống
Bao nhiêu người choàng tỉnh. Có non sông

Những bông hoa không cắm trong phòng khách
Cứ vươn cao, hương sắc đã nên lời
Đời đẹp lắm hãy cùng nhau dành lại
Dối trá, gian manh ngần ấy đủ rồi

Đời đáng sống khi vẫn còn suy nghĩ
Cần tựa nương nhau, chia sớt vui buồn
Cần dũng cảm, thật thà và nhân ái
Và cuối cùng là có một quê hương

Những bông hoa nói những lời như thế
Nhẹ nhàng thôi đủ thách thức bạo tàn
Và miễn nhiễm với những loài sâu bọ
Mang theo tinh thần quyết liệt Triệu Trưng

Đối mặt lao tù, thắm tươi đường phố
Chẳng gươm đao, chỉ có tấm lòng
Một sự thật và trái tim nhiệt huyết
Kêu gọi triệu người hãy giữ lấy non sông

Sách có câu “thông minh nhất nam tử”
Hôm nay phải nghiêng mình trước những bông hoa
Giũ hèn mọn đứng lên làm người một thuở
Nắm chặt tay nhau đuổi cổ bọn gian tà.


Vũ Bất Khuất
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
« Last Edit: 29. Jul 2013 , 15:12 by admin »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4026
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #57 - 05. Jul 2013 , 20:58
 
Back to top
« Last Edit: 05. Jul 2013 , 21:02 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #58 - 29. Jul 2013 , 15:19
 

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày




Phạm Đình Trọng


Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của CLBNBTD (Câu lạc bộ Nhà Báo tự do) mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Điếu Cày là gì.


Tháng chín năm 2007 Điếu Cày mới lập ra CLBNBTD thì tháng tư năm 2008 anh đã bị bắt vì tội trốn thuế. Bảy tháng hoạt động với ba người đều không có nghề báo. Một người làm khinh doanh. Hai người làm nghề luật. CLBNBTD chưa làm được gì đáng kể, chẳng có bài báo nào để lại được dấu ấn cho CLBNBTD, không gây được chú ý cho người đọc. Vì thế, cố gán cho ba thành viên CLBNBTD tội tuyên truyền chống Nhà nước nhưng cáo trạng cũng không thể nêu được ra bài nào chống Nhà nước và chống Nhà nước như thế nào? Đành phải thống kê ra những con số vô hồn, câm lặng, không nói được điều gì: Số bài viết đăng trên trang mạng CLBNBTD 421 bài, trong đó ba thành viên viết 94 bài, còn 327 bài tải từ các trang mạng khác về. Rồi lại phải nhờ đến cơ quan không có nghiệp vụ pháp lí, không có chức năng, không đủ tư cách và không đủ sức giám định văn bản chính trị là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sài Gòn giám định những bài viết của CLBNBTD. Thực chất việc giám định chỉ là thủ tục và người giám định chỉ viết theo ý cường quyền. Dù vậy cũng chỉ có được bản nhận định rất chung chung, gượng ép về nội dung chống Nhà nước của CLBNBTD.


Tội tuyên truyền chống Nhà nước ở những bài viết của CLBNBTD vu vơ, nhạt nhòa đến mức ngay hệ thống tư pháp Nhà nước rất muốn trị tội Điếu Cày, lúc đầu cũng không thể gán tội cho những bài viết đó vì thế họ phải dựng lên tội trốn thuế.


Khi tội trốn thuế được định tên, dù không chấp nhận, gia đình Điếu Cày vẫn xin truy nộp để khắc phục nhưng không được cơ quan tư pháp cho khắc phục mà quyết đưa Điếu Cày ra tòa. Đó cũng là điều vô cùng bất thường. Trốn thuế chỉ là tội kinh tế, không gây nguy hiểm cho xã hội, số tiền lại quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng. Quan hệ giữa người dân đóng thuế và Nhà nước thu thuế là quan hệ dân sự, hành chính. Quan hệ giữ người dân có công đóng thuế nuôi Nhà nước và Nhà nước chịu ơn người dân đóng thuế nuôi mình. Người đóng thuế chưa nộp thuế đầy đủ, Nhà nước phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho người dân khắc phục số tiền thuế còn thiếu. Không cho người dân được truy nộp thuế, quyết đẩy người dân thành tội phạm, Nhà nước đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Đó là việc cố tạo dựng tội cho người dân lương thiện, cố biến người đang kinh doanh đóng thuế nuôi Nhà nước thành người ngồi không ăn cơm tù để Nhà nước phải nuôi!


Tư tưởng chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện tại là kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin. Viết bài không tán thành nền tảng tư tưởng Mác Lê nin và những chủ trương, chính sách, việc làm theo tư tưởng Lê nin nít thì những bài viết của Điếu Cày và CLBNBTD không thể so được với những bài viết thẳng thắn của nhiều người đã viết từ hơn chục năm trước.


Tiến sĩ Hà Sĩ Phu với những tác phẩm dày dặn đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, bác bỏ tư tưởng chính thống của đảng Cộng sản và Nhà nước đương quyền: “Thực chất chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại qui luật tự nhiên”. Những tác phẩm của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ, Chia Tay Ý Thức Hệ như tiếng sét, như tia chớp làm nhiều người Việt Nam bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê sảng lầm lạc trong mớ lí thuyết huyễn hoặc của chủ nghĩa Mác Lê nin. Tầng lớp trí thức tiếp nhận những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như tiếp nhận một chân lí hiển nhiên, một sự thật bình dị mà lâu nay họ không nhận ra.


Bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng bác bỏ nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng sản gây thiệt hại cho nước, gây tai họa cho dân. Những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thiêng chủ nghĩa Mác Lê nin, giải độc cho xã hội Việt Nam, thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam, tạo nên một đội ngũ, một lực lượng xã hội đông đảo, mạnh mẽ đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, quyền công dân, đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ sự độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản. Những bài viết mang tư tưởng không đồng thuận với đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Hà Sĩ Phu có tác động xã hội sâu rộng và mạnh mẽ như vậy thực sự rất bất lợi cho Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Một Nhà nước quyền uy, say bạo lực, cai trị dân bằng bạo lực chuyên chính vô sản thì không thể tha thứ cho những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu phản bác lại Đảng và Nhà nước Cộng sản vậy mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không thể buộc tiến sĩ Hà Sĩ Phu tội tuyên truyền chống Nhà nước!


Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố tác phẩm Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ năm 1988, đến cuối năm 1995 bộ máy công cụ bạo lực mới tìm được cơ hội đưa tiến sĩ vào tù bằng một tội từ trên trời rơi xuống. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đang thong dong đạp xe trên đường phố Hà Nội thì có người đi xe máy cố ý quyệt vào xe ông làm cho ông ngã. Công an giăng sẵn trên đường liền xô lại. Kẻ gây tai nạn thì được tự do. Người bị nạn thì bị bắt giữ đưa về đồn công an. Bản sao bức thư ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam mà công an khám thấy trong túi xách tiến sĩ Hà Sĩ Phu liền được công an sử dụng làm tang chứng cho tội “Có hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước” để tiến sĩ Hà Sĩ Phu phải nhận bản án một năm tù giam!


Nhắc lai chuyện tiến sĩ Hà Sĩ Phu để càng thấy rằng Điếu Cày không có tội. Buộc cho Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước là hoàn toàn áp đặt, ngang trái, vi Hiến và phiên tòa tuyên Điếu Cày 12 năm tù 5 năm quản chế là phiên tòa không có công lí. Phiên tòa bộc lộ rất rõ mưu đồ độc ác hãm hại một khí phách Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam nồng nàn yêu nước.


Hoạt động xã hội nổi bật nhất của Điếu Cày không phải là những bài viết trên trang mạng CLBNBTD mà là ở những hoạt động phản đối Tàu Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo Việt Nam.


Với chiếc máy ảnh trước ngực, Điếu Cày lặn lội lên mảnh đất đầu cùng của Tổ quốc Việt Nam ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng chụp ảnh thác Bản Giốc, ghi vào hình ảnh một mảnh đất Việt Nam yêu thương đã bị giặc Tàu chiếm đoạt. Thời thực dân Pháp chiếm nước ta, Pháp đô hộ dân ta, Pháp làm chủ nước ta, toàn bộ thác Bản Giốc còn là của Việt Nam, đường biên giới còn cách xa thác về phía Bắc tới 12 cây số. Thời đảng Cộng sản Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam, thác Bản Giốc chỉ còn phần nửa dưới thấp, phần thác cao hùng vĩ đã thuộc Tàu Cộng rồi! Điếu Cày chụp ảnh thác Bản Giốc, chụp ảnh vết thương nhức nhối trên cơ thể Tổ quốc Việt Nam đưa lên trang mạng.


Điếu Cày cầm bảng chữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đi đầu trong những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008 phản đối Tàu Cộng đưa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của Tàu Cộng.


Đúng ngày Tàu Cộng đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19. 1. 2008, đúng khi Tàu Cộng đang tưng bừng rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh là năm chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ Pekin 2008. Nhìn Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang biểu tượng Olympic Bắc Kinh chỉ là những chiếc còng số 8, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu, những kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam đang có mặt lúc nhúc đầy Sài Gòn hẳn phải bầm gan tím ruột. Vì sự bầm gan tím ruột đó và cũng vì ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh khi đến Sài Gòn phải được chào đón tưng bừng, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, Điếu Cày bị bắt.


Với những tình tiết trên đủ để nhận ra quyền lực đòi hỏi phải bắt Điếu Cày không phải là quyền lực Nhà nước Việt Nam. Điếu Cày chỉ bị ba mươi tháng tù về tội trốn thuế cũng chưa làm cho quyền lực đó hả dạ. Vì thế, sau khi mãn hạn tù trốn thuế, 10.2010, Điếu Cày lại bị đưa đi biệt tăm để chờ sự trừng phạt đủ sức hủy hoại Điếu Cày!


Trong thời gian Điếu Cày bị giam trong bóng tối vô định, có một sự kiện xảy ra cách xa Điếu Cày hàng vạn dặm mà dường như có liên hệ đến số phận Điếu Cày. Đó là sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tàu Cộng đã cùng Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào kí bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15. 10. 2011.


Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; ...Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; ...tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.” Thực tế trong quan hệ giữa Tàu Cộng với Việt Nam, giữa nước lớn quen thói trịch thượng, lấn lướt, áp đặt cho nước nhỏ thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ để cho cơ quan công an, tòa án Tàu Cộng nhảy vào các vụ việc, can thiệp, áp đặt buộc công an, tòa án Việt Nam phải thực hiện mà thôi.


Ngày 15. 10. 2011 Tuyên bố chung Việt – Tàu “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” được kí kết ở Bắc Kinh. Ngày 24. 9. 2012, người đàn ông sáu mươi tuổi Điếu Cày bị kêu mức án man rợ 12 năm tù, 5 năm quản chế bởi một tội danh áp đặt, gượng ép: Tuyên truyền chống Nhà nước, trong phiên tòa bịt bùng công an, mật vụ ở Sài Gòn.


Điều bất thường nữa là, tòa án định tội và bị cáo nhận tội là việc ở tòa án. Nhà tù chỉ quản lí việc thi hành án của người tù. Nhưng nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã làm công việc của tòa án, ép người tù Điếu Cày kí vào bản nhận tội. Điếu Cày quyết liệt không kí liền bị quản giáo tống vào biệt giam. Bị biệt giam vô lí và bị đối xử tàn ác, phi pháp, Điếu Cày gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Chờ đợi không thấy Viện Kiểm sát trả lời, Điếu Cày phải tuyệt thực đòi công lí.


Lần theo sự việc để xác định thời điểm Điếu Cày bị ép kí bản nhận tội: Bị ép nhận tội. Bị biệt giam và ngược đãi. Gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát. Chờ không thấy viện Kiểm sát trả lời đơn. Tuyệt thực. Tuyệt thực là hành động sau cùng trong chuỗi sự việc trên. Điếu Cày bắt đầu tuyệt thực từ 22. 6. 2013 thì nhà tù ép Điếu Cày kí vào bản nhận tội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 tháng sáu, tạm xác định mốc thời gian cụ thể là ngày 12. 6. 2013
Lại phải nhắc đến một sự kiện diễn ra cách xa Điếu Cày vạn dặm mà dường như có liên hệ đến việc nhà tù số 6 phải đường đột làm cái việc không thuộc chức năng của nhà tù là ép người tù Điếu Cày kí bản nhận tội: Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Tàu Cộng.

12. 6. 2013, Điếu Cày bị ép phải kí vào bản nhận tội.
19. 6. 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Tàu


Chữ kí nhận tội của Điếu Cày cần cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong đối ngoại, để Nhà nước Cộng sản Việt Nam chứng minh với thế giới rằng Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có tù hình sự vi phạm pháp luật. Chữ kí nhận tội của kẻ vi phạm pháp luật đây. Chữ kí nhận tội của Điếu Cày càng cần cho những kẻ muốn khuất phục ý chí độc lập tự chủ của những người Việt Nam yêu nước thương nòi.
Trước chuyến đi Tàu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An lồng lộn ép Điếu Cày phải kí bản nhận tội càng thấy rõ bản án độc ác, man rợ dành cho Điếu Cày đến từ đâu. Vì cái văn bản thỏa thuận của ông Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam kí với Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu “Đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” mà công an, tòa án Việt Nam đang nhẫn tâm, lạnh lùng đầy đọa đến chết một khí phách Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải!

Nguồn: 
Dân luận
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #59 - 14. Aug 2013 , 00:22
 


Nguyễn Phương Uyên chính là người yêu nước



...

Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Tối qua có một bạn sinh viên hỏi thăm tôi về tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, về anh Điếu Cày và đặc biệt là Nguyễn Phương Uyên quê ở đâu và Uyên là người như thế nào. Tôi nói với bạn sinh viên đó rằng Uyên là người yêu nước! Cháu muốn tìm hiểu về Uyên thì vào google sẽ biết!

Sau khi cháu vào google và có nói với tôi, ban đầu cháu thấy chị Phương Uyên là người yêu nước rất đáng noi gương, nhưng sau đó cháu lại nói cháu vừa xem một bài viết nói rằng chị ấy nhận tội, vậy thì chị ấy chẳng phải là người yêu nước. Tôi bảo cháu hãy xem xét lại tất cả các thông tin và phải biết rằng báo “Lề đảng” luôn viết theo sự chỉ đạo của đảng nên cháu cần tìm hiểu nhiều hơn.

Bởi lý do đó nên hôm nay tôi ngồi đây viết vài dòng không phải chỉ để trả lời cháu sinh viên kia mà muốn gửi tới các độc giả một suy nghĩ của mình về Nguyễn Phương Uyên, nhân việc nhà cầm quyền cộng sản sắp đưa vụ án Uyên, Kha ra xét xử phúc thẩm.

Nguyễn Phương Uyên: Cái tên mà tôi nghe đã thấy quý mến và gần gũi; mặc dù tôi chưa gặp em bao giờ. Lần đầu tiên tôi biết tên em qua báo Nhân Dân là vào lúc tôi đang ở tù năm 2012. Mặc dù báo Nhân Dân đưa tin rất giới hạn nhưng tôi đã thấy rất được kích lệ động viên vì thế hệ X9 Việt Nam đã có những hành động rất đáng tự hào. Sau khi ra tù mặc dù con bị quản chế và giới hạn nhiều lãnh vực trong cuộc sống nhưng tôi vẫn có cơ hội để theo dõi những thông tin về vụ án này, vì vậy tội có một nhận định sau:

Nguyễn Phương Uyên là một sinh viên năm thứ 3 của trượng đại học và đặc biệt em còn là một bí thư đoàn TNCS như vậy chúng ta có thể nói rằng về trình độ nhận thức và tư tưởng chính trị em đã có đủ để định hướng cho mình mà không ai có thể nói rằng do thiếu hiểu biết và bị xúi dục lôi kéo. Nguyễn Phương Uyên là một bí thư đoàn ít nhiều em đã được nghe (hay phải nghe) rất nhiều về những sự dạy dỗ của cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh hay lòng yêu nước. Có thể vì cái mớ lý thuyết xuông đó trong em đã hình thành nhận cách của một người Việt Nam và tinh thần dân tộc (mặc dù theo cách giáo dục của đảng cộng sản thì: Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội). Tuy nhiên Uyên đã vượt qua cái giới hạn của nên giáo dục Việt Nam để noi gương những anh hùng nước Việt trước thời kỳ Cộng sản.

Như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung... tất cả những vị anh hùng dân tộc này họ là người yêu nước, nhưng họ đâu có buộc phải yêu chủ nghĩa xã hội? Và chủ nghĩa xã hội là gì và nó có thể đi tới hiện thực hay không ngay cả những đảng viên cộng sản còn không dám chắc, thì làm sao để buộc một người yêu nước phải yêu một cái chủ nghĩa không thực hữu được. Vậy Nguyễn Phương Uyên yêu nước là sự thật, em đã noi gương các vị anh hùng dân tộc để có những hành động bảo vệ tổ quốc trong khả năng giới hạn của mình, Nguyễn Phương Uyên chỉ có thể dùng chính máu của mình để viết lên dòng chữ "Tàu khựa cút khỏi Biển Đông".

Mặc dù trong khả năng giới hạn của em, nhưng em còn hành động táo bạo hơn rất nhiều so với những người lãnh đạo đảng cộng sản khi họ nhân danh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhưng hèn yêu và khiếp nhược nên phải ngậm miệng trước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Tôi có thể nói cả bộ chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam không có ai bằng Nguyễn Phương Uyên vì không có vị nào dám nói được một câu nói "Tàu khựa cút khỏi Biển Đông" như Phương Uyên.

Khi nghe câu nói này của Phương Uyên tội lại nhớ câu nói của vị nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh quê Thanh Hóa chúng tôi: "Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, để cho nhân dân ta khỏi bị lầm than đắm đuối". Cả 2 người nữ này đều nói những câu nói rất anh hùng trong tuổi thanh xuân. Tên tuổi của Triệu Thị Trinh đã theo cùng năm tháng ăn sâu trong tâm tri người Việt Nam, còn Nguyễn Phương Uyên thì sao? Mặc dù giờ đây em phải ngồi trong nhà tù Cộng sản, nhưng tên tuổi của em đã được nhiều người biết tới. Mặc dù công an, an ninh của chế độ đã tìm mọi cách, dụ dỗ, ép cung một sinh viên non trẻ như Phương Uyên để có lúc em bị đánh lừa phải việt những lời khai nhận tội để được sớm ra đi học và thi đúng thời hạn. Nhưng chúng ta thấy một Phương Uyên hoàn toàn mạnh mẽ trước bạo quyền trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16/5/2013. Em khẳng khái tuyên bố rằng tôi chống đảng Cộng sản chứ tôi không chống nhà nước, vì nhà nước là của dân do dân và vì dân, tôi yêu tổ quốc yêu nhân dân vì vậy tôi không chống lại nhà nước. Một nữ sinh non trẻ đã làm cho cả hội đồng xét xử phải ngượng ngùng cay đắng.

Nếu so sánh hình anh Phương Uyên trước tòa án Cộng sản và hình ảnh chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi sang Trung Quốc vừa rồi ta sẽ thấy Nguyễn Phương Uyên và Trương Tấn Sang thì ai yêu nước hơn ai, ai đáng tự hào hơn ai! Khi CT nước Trương Tán Sang cuối rạp mình trước Quốc kỳ trung Quốc, thì Nguyễn Phương Uyên lại ngẩng cao đầu trước bạo quyền Cộng sản với khẩu hiệu  "Tàu khựa cút khỏi Biển Đông".

Như vậy mặc dù qua sự dụ dỗ và ép buộc của công an và an ninh Cộng sản có những lúc Uyên bị lừa bị uy hiếp đến mức độ phải ký giấy nhận tội, để rồi sau đó các báo của Cộng sản đua nhau ra đòn để bôi nhọ một người yêu nước như Phương Uyên, nhưng em đã ngay lập tức có những hành động kiên cường đáp trả lại trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua.




Ngày 16/8 này với Phiên Tòa Phúc thẩm xử 2 em Uyên và Kha tôi tin tưởng rằng Phương Uyên sẽ tiếp tục giữ vững tinh thần thể hiện ý chí xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước. Chính nghĩa thuộc về người yêu nước em sẽ chiến thắng. Tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của em sẽ đưa tên tuổi của em vào trang sử vàng của dân tộc. Có thể bản án tới đây không có thay đổi gì nhiều hoặc y án nhưng không có bất cứ lý do gì chúng ta không yêu mến Uyên và Kha. Bởi đã là con người thì phải biết yêu và ghét. Từ lòng yêu nước các em có thể căm ghét và chống lại bất cứ kẻ nào đã và đang gây nguy hại cho đất nước này. Riêng tôi tôi yêu thương và quý mến các em nhiều. Nguyện cầu Thiên Chúa Toàn Năng ban năng lực cho các em!

Thanh Hóa 14/8/2013


Nguyễn Trung Tôn - ĐT 01628387716
danlambaovn.blogspot.com

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 
Send Topic In ra