Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tìm về...  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Tìm về... (Read 746 times)
CuTuan56
Junior Member
**
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 98
Tìm về...
20. Mar 2009 , 06:15
 
Còn chừng mười phút nữa là máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi tò mò nhìn ra cửa sổ máy bay nơi tôi ngồi, những lùm cây xanh, những ụ bê tông sửa máy bay ngày xưa còn đó, những bờ tường bao quanh Phi trường không thay đổi gì mấy sau gần mười năm tôi quay trở lại. Những khu nhà lụp xụp bên ngoài phi trường vẫn vậy , tuy có vài ngôi nhà cao tầng mới xây, có lẻ là của tầng lớp doanh nghiệp trẻ gặt hái được thành công trên thương trường sau năm 1988, mở cửa kinh tế. Tiếng nói của cô tiếp viên hàng không cắt ngang dòng tư tưởng và suy nghỉ mông lung của tôi:

-Xin quí vị hành khách buộc lại dây an toàn vì chuyến bay sẻ đáp xuống Cảng Hàng Không Tân sơn nhất trong giây lát.Xin cám ơn quí vị! 

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất mà không phải là Sân bay Tân Sơn Nhất, có thay đổi cũng phải vì sau mười năm xa nhà thì mọi thứ, con người và phong cảnh Sài gòn đối với chúng tôi đều gần như xa lạ.
Vừa bước xuống cầu thang hành khách, một cơn gió nóng ập đến người tôi cho biết mình đã trở về quê hương nắng cháy da người của mình, mùi đất, mùi nhựa đường phi đạo, mùi mồ hôi của những người hành khách cùng đi tạo nên một mùi vị quê hương mà bấy lâu tôi gần như quên lãng vì mùi sữa tươi và phó mát ở bên kia Bắc Âu xa xôi.

Đoàn hành khách chúng tôi đã vào tới phòng khai báo và làm thủ tục nhập cảnh, ở đây có quạt máy nên không khí tương đối dể chịu hơn ngoài phi đạo. Nhưng sau bao nhiêu năm xa nhà thì mọi thủ tục hành chánh đối với tụi tôi đều rườm rà khó hiểu, may quá có một anh nhân viên hải quan chạy đến hỏi :
-Anh mới về lần đầu hả, Em sẻ chỉ cho Anh ghi chép tờ khai.
Tôi mừng quá, buồn ngủ gặp chiếu manh hay quí nhân phò trợ mình đây, anh ta còn rất trẻ nói năng lịch sự giọng nói của người miền Nam nên cũng có vẻ thân thiện. Anh ấy hỏi tôi địa chỉ trú ngụ, thời gian ở việt nam bao lâu , tôi mang theo bao nhiêu hành lý , có tiền mặt hay tiền đô mang theo phải khai báo không? vì mổi người chỉ được mang theo 3000 đô về nước.

Sau khi làm xong tờ khai tôi dúi vào tay anh ta tờ năm đô và nói lời cảm ơn. Tiếp đến là đến khu vục xét giấy thông hành, tôi được dặn trước là không nên nói năng om sòm ở đây, vì họ sẻ hỏi đủ chuyện liên quan đến hồ sơ lý lịch của mình, phải lắng nghe mà trả lời thông suốt vì có gì trục trặc thì sẻ phải quay trở ra làm lại tờ khai báo và thủ tục nhập cảnh lần nữa.

Hàng dài những người chờ được xét thông hành làm tôi hơi nản, nhưng rồi những người sau kinh nghiệm hơn người trước trả lời song suốt, tôi mong mình cũng được như vậy mà thiệt người Cán bộ Hải Quan là người miền Bắc làm tôi hơi sợ, nhưng giọng nói thì trái lại rất dể thương thân mật, và như thế tôi cũng trả lời được trôi chảy mọi câu hỏi và mừng quá tôi rối rít cám ơn anh ta và bước vào quầy nhận hành lý và chạy qua máy rà soát, có thể đây là khâu gay go đây. Tụi tôi đươc nhắc nhở cởi bỏ mọi thứ đồng hồ, máy chụp hình, phim chup hình mang theo bỏ riêng ra sợ qua máy sẻ bị hủy, tôi được mấy người bạn dặn là nhớ kẹp ít tiền trà nước vào thông hành khi đi ngang qua khâu này nên tôi đã làm như vậy, và mọi việc diển tiến tốt đẹp.

Vừa bước ra ngoài thì cái nóng Sài gòn lại ập đến, tôi nhìn ra thấy Anh Bình người thuê nhà Bà Ngoại tôi đã đứng chờ ở đó, anh ấy hỏi tôi:
-Em có nhiều hành lý không?
-Dạ chỉ có một xách tay , và một valy lớn này thôi. Tôi trả lời.

Anh dành lấy xách tay cầm dùm tôi, phần tôi valy mang theo cũng không nặng lắm lại có bánh xe kéo nên tôi tự kéo và đi theo Anh.Anh nói:

Xe Anh đậu hơi xa vì gần phi trường chỉ dàng riêng cho taxi nhà nước, xe anh là xe tư nhân anh mua để lâu chở khách du lịch đi xa kiếm ít tiền, cũng phải đóng thuế cho nhà nước nhưng mình không làm dưới quyền ai cả cũng dể thở. Tôi hỏi Anh :
-Còn chị Yên lúc này làm gì để phụ giúp thêm cho gia đình hả Anh?
Anh dục tôi: Thôi Em bỏ đồ lên xe đi, rồi lên xe Anh sẻ vừa lái vừa kể cho em nghe những sự thay đổi của Sài gòn và của cả gia đình anh chị nữa.
Xe chạy trên đường Hoàng văn Thụ, mà lúc đầu tôi không nhận ra vì hàng quán tấp nập hai bên, tiệm cafe, bia ôm tiệm nhậu nhan nhản bên nhau, thỉnh thoảng có vài tiệm cơ khí điện máy. Các gánh hàng rong, xe tải chở đồ, xe xích lô đạp, xích lô máy theo nhau nườm nượp tạo nên một không khí thật Sài gòn, có lẻ từ sau khi kinh tế cởi mở thì đời sống cũng dể chịu hơn. Anh Bình kể tiếp cho tôi nghe:
-Từ sau 1988 đời sống Sài gòn cũng khấm khá hơn rất nhiều, rất nhiều người nhiều gia đình gặp thời cơ thuận tiện cho công việc làm ăn của họ nên họ phất lên, tạo cơ ngơi đồ sộ nhà cữa xe hơi, và có người gởi cả con cái đi du học tự túc ở Úc, ở Mỷ. Riêng Anh chị có thằng Tiến làm cho Công ty xăng Dầu thành phố , lương cũng khá, nó còn đi học thêm tại chức buổi tối., còn thằng Đạt em nó thì đang học Quản trị kinh Doanh, định khi tốt nghiệp sẻ xin làm cho các công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài thì mới khá nổi, nó còn đi học thêm tiếng Anh để thỉnh thoãng có Tây ba lô đến trọ ở nhà nó còn giúp anh chị như một người hướng dẫn viên du lịch vậy. Tôi nghe Anh kể mà cũng mừng thầm cho Anh chị, có hai đứa con trai đều đã trưỡng thành và lanh lợi ngoan ngoãn như vậy.
Mãi nghe chuyện tôi không để ý xe đang chạy trên đường Nam kỳ khởi Nghĩa ( Công Lý cũ), có thêm nhiều khách sạn, Nhà Hàng đám cưới, Khiêu vũ trường karaoké nên con đường như hẹp lại chưa kể ở đâu cũng đầy các xe hàng rong bán cốc ổi, bánh mì và nước giải khát và món ăn ba miền Nam ,Trung, Bắc v.v...
Xe chạy qua Cầu Công Lý, tôi thấy chuà Vĩnh Nghiêm vẫn vậy màu tường và các hoa văn chạm trổ hình như được làm mới hơn, có lẻ vì gần đây các du khách ngoại quốc đến Việt Nam cũng thích đi vãn cảnh chùa Lể Phật như người Việt xa quê hương vậy.

Xe đã chạy tới ngã tư Lý chính Thắng ( Yên Đổ) và Nam kỳ Khởi Nghĩa ( Công Lý), rồi quẹo trái về hướng Tân Định, sắ tới khu phố củ ,nhà củ rồi lòng tôi bổng hồi hộp không biết có nhiều thay đổi hay không sau mười năm xa cách.

Qua hết đoạn đường này tôi thấy có một chuyện không bao giờ thay đổi là người Sài gòn vẫn thích chạy xe đạp, gắn máy ngược chiều khúc đường này như ngày xưa tôi đã từng làm.

Xe đã tới Đường Hai Bà Trưng, chuẩn bị quẹo trái về Trần Quang Khải, rồi quẹo trái lần nữa vào Nguyễn Hửu Cảnh vào lối Xóm Chùa, con đường mà tôi đạp xe qua lại không biết bao nhiêu lần từ này Gia đình tôi dọn nhà từ Huế vào Sài Gòn từ năm 1970.

Quang cảnh hai bên đường vẫn không thay đổi mấy, những tủ thuốc lá nhỏ những quầy vé số khiêm nhường, nhưng tiệm ăn bình dân bán bánh cuốn, càfê, xe bánh mì, Hảng sắt bên tay trái vẩn còn, vào sâu hơn bên phải là đường Đặng Dung với các Khách sạn Mini, rồi đường Đặng Tất Trường Tiểu Học Việt Nam học Đường, bên trái là các cổng vào Cư xá Kiến Ốc Cục.

Đường Trần Quí Khoách đây rồi, Trường Trung Học Văn Lang đứng đó, cả một trời kỷ niệm trở về trong ký ức, cho tôi biết mình đã trở về thực sự rồi, không phải chỉ là giấc mơ mà mình từng nghỉ sẻ không bao giờ thực hiện được.
Xe chạy lên một đoạn và dừng trước nhà củ của Bà Ngoại tôi 46A Trần quí Khoách, cửa sắt dẩn vào nhà vẫn như củ, người ra mở cửa cho chúng tôi là chị Yên.Chị cười rất tươi nói:
-Dủng đây hả, em không thay đổi gì cả.
-Cám ơn chị, em già đi đó chứ, ba mươi sáu tuổi rồi còn gì. Tôi trả lời , anh Bình dục:
Thôi Em vào nhà đi rồi nói chuyện tiếp.
Qua cái sân nhỏ để xe bên ngoài là phòng khách nhà, và một cái sập nhỏ kê sát tường dành cho khách đến chơi nhà ngủ, bình thường thì O Lý ngủ ở đó.
Con Chào O , O vẫn khoẻ  Mạ con cứ nhắc tới O luôn và có gởi cho O một món quà nữa.Con sẻ soạn va ly rồi lấy ra cho O.Tôi Chào O và huyên thuyên một lúc như vậy. Anh Bình lại ngăn:
Em đi tắm cho mát cái đã, thủng thẳng rồi lấy cũng được. Tôi chợt thấy ấm áp không khí gia đình với giọng Huế lai chút Quảng trị của anh.Tôi để tạm va ly đồ đạc ở đó , lấy khăn tắm và chai dầu gội đầu bước ra phòng tắm gần cầu thang.
Bước ngang qua chổ nấu bếp củ, mọi thứ có thay đổi vì ở đây trước kia là cái sập Bà Ngoại tôi và mấy Dì ngồi đánh bài, từ khi nhà được ngăn đôi để giao cho sở nhà đất một nữa vì gia đình tôi đi đoàn tụ , một nữa còn lại bán cho Anh chị Bình thì chổ này được sữa lại thành bếp nấu ăn, và phòng tắm cùng toilet ở dưới chân cầu thang.

Tôi bước vào phòng tắm treo đồ lên chiếc móc nhỏ trên tường, rồi cởi đồ bắt đầu tắm.

Mười năm ra nước ngoài tiếp xúc với tiện nghi hiện đại, trở về lại đât nước mình còn nghèo nên chỉ có bồn đựng nước nhỏ và gáo nylon để tắm là chuyện thường, dưới lavabô rữa tay là một xô nhựa để sẳn chứa nước rữa tay , dùng để dội toilet vì đồ giựt nước bị hư mấy bữa ni, anh Bình nói vậy.

Mà thôi nhập gia thì phải tùy tục, như vậy là khá rồi hồi xưa mình cũng sống như vậy mà, tôi nói để tự an ủi mình hơn nữa mình chọn việc ở nhà anh chị Bình là để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa thì phải chấp nhận thôi.

Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra