Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Ngày này  năm xua  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 9
Send Topic In ra
Ngày này  năm xua (Read 18220 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #15 - 08. Jan 2010 , 23:52
 
Hôm nay ngày 8 tháng 1 năm 2010 , cũng ngày này 5 năm về trước ngày 8 tháng 1 năm 2005 , bọn tàu cộng đã bắn chết 9 ngư dân vô tội mà bọn Việt cộng đã tiếp tay làm ngơ.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Ngày này  năm xua
Reply #16 - 18. Jan 2010 , 15:59
 
[b]Hôm nay là ngày 19 tháng 1 , ngày này 36 năm  về trước -Hải Quân Quân lực Việt nam  -Hải Chiến  với  hải quân Trung Cộng ở Hoàng Sa . Một  trận Hải Chiến  rất  quả cảm của Hải quân VNCH .
Cũng  là ngày tưởng nhớ  62 Chiến sĩ Hải quân Hy sinh  trong trận Hải Chiến [đặc biệt nhất là  sự Hy sinh  của Hải quân Thiếu tá Nguỵ văn Thà  ( cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn )/b]
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #17 - 27. Jan 2010 , 20:03
 
Hôm nay, ngày ký Hiệp định ngừng chiến tại Việt Nam ở Paris 

       27/01/2010
...
Trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm (giữa), ký vào hiệp định tại Hội Nghị Hòa Bình Quốc Tế về vấn đề Việt Nam ngày 2 Tháng Ba, 1973 tại Paris. (Hình: Staff/AFP/Getty Images)

Ngày này 37 năm trước - 27 tháng 1 năm 1973 - Hiệp định ngừng chiến tại Việt Nam được ký kết ở Paris. Mặc dầu mang danh nghĩa “thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh - lập lại hòa bình” nhưng từ căn bản không bên nào tin tưởng vào giá trị của những điều ghi trong văn bản và diễn biến tiếp theo là hòa bình không bao giờ có thật.

Sau này Bắc Việt công khai khoe khoang rằng Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một bước được tính toán trong toàn bộ chiến lược “giải phóng” miền Nam Việt Nam năm 1975. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy, vì lịch sử luôn luôn là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều yếu tố kể cả bất ngờ, khiến cho kết quả cuối cùng không phải dễ dàng định sẵn và các ý kiến nhận định cho đến nay vẫn rất khác biệt.

Cuộc đàm phán ở Paris kéo dài hơn nhiều cuộc thương thuyết hòa bình khác chính vì nội dung và ảnh hưởng chính trị là then chốt hơn quân sự. Tổng cộng qua hơn 4 năm đàm phán có 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp kín, 500 buổi họp báo và hàng ngàn cuộc phỏng vấn riêng.

Xét cho cùng hòa đàm Paris chỉ là một hình thức giải quyết tạm bợ mà các bên cần phải có chứ không bên nào đạt được phần thắng. Chiến lược vừa đánh vừa đàm không xa lạ qua nhiều cuộc chiến tranh và “điều gì không đoạt được trên chiến trường thì không thể đạt tới ở bàn hội nghị” là một nguyên tắc bất biến. Tại Việt Nam không phía nào có ưu thế chiến ở chiến trường mà chỉ có nhiều chỗ yếu do những hoàn cảnh riêng của mình trong đó đáng kể tới sự thúc bách bởi thời gian.

Hòa đàm tại Paris khởi sự tháng 5 năm 1968 với sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Vấn đề sơ khởi phải tranh luận suốt mấy tháng đầu là hình dạng cái bàn hội nghị để thể hiện tính cách tham dự của bốn bên nhưng lại chỉ như hai bên. Kết quả đi tới sự chấp thuận bàn hội nghị là một bàn tròn ở giữa nối liền hai bàn dài hai bên. Trong ba năm tiếp theo các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Các phiên họp chính thức sau khi mở màn chỉ còn là tố cáo nhau, tranh luận bằng cách trình bày ý kiến của mình không cần biết đối phương nói gì, lặp đi lặp lại những đòi hỏi không thể giải quyết được, rồi kết thúc mà không đi tới đâu.

Thương lượng thật sự chỉ có qua nhiều lần gặp gỡ bí mật giữa Henry Kissinger với Lê Ðức Thọ và những cuộc mật đàm sau này mới được tiết lộ. Hòa đàm 4 bên như vậy thực chất chỉ có 2 bên. Mặt Trận Giải Phóng là công cụ do Bắc Việt trực tiếp điều khiển nên không có vấn đề gì. Còn Việt Nam Cộng Hòa rõ ràng nhiều lúc chỉ đứng ngoài, nhưng phản ứng mạnh mẽ đối với đồng minh Hoa Kỳ ở giai đoạn cuối cùng lại có tác dụng tích cực, xác định được vị thế và vai trò không thể phủ nhận của mình.

Qua ba năm, giữa quá trình đàm phán, tháng 3 năm 1972, Bắc Việt bất ngờ huy động lực lượng 120,000 bộ đội chính quy cùng nhiều đơn vị địa phương, du kích, và đưa ra chiến trường những vũ khí nặng từ trọng pháo đến xe tăng, hỏa tiễn, mở cuộc tấn công Lễ Phục Sinh (Eastern offensive) hay trận chiến Mùa Hè Ðỏ Lửa. Sau thắng lợi ban đầu, cuối cùng cả ba mũi tấn công chính - Quảng Trị, Kontum, An Lộc - đều bị bẻ gãy. Thất bại hoàn toàn của chiến dịch quy mô này khiến Bắc Việt tiêu tan ảo vọng tạo một chiến thắng quân sự quan trọng hỗ trợ cho cuộc thương lượng, cũng như để chính quyền Nixon nản lòng trong ý chí tích cực ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. Ngược lại, Hoa Kỳ gia tăng mức can thiệp quân sự qua việc mở rộng những cuộc oanh tạc Bắc Việt, thả mìn phong tỏa bờ biển, và trên chiến trường miền Nam yểm trợ mạnh mẽ bằng phi pháo và hải pháo.

Trận chiến năm 1972 thể hiện được uy tín của quân lực cùng khả năng tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mặt khác cũng cho thấy nhược điểm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là chỉ chiến đấu có hiệu quả nếu đầy đủ hỏa lực hùng hậu. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt hiểu điều đó nên khi biết chắc là Việt Nam Cộng Hòa không còn sức mạnh đó, họ đã vững tin vào sự thành công khi mở cuộc tổng tấn công năm 1975 bằng lực lượng áp đảo hơn.

Trong tình hình quân sự không như mong muốn và trước sự phát triển bất ngờ các mối quan hệ ngoại giao mới giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga, Bắc Việt thấy cần một sự khai thông tại hòa đàm Paris để tính giải pháp khác cho ý đồ tương lai. Họ chấp nhận một nhượng bộ căn bản là không đòi hỏi sự từ chức của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi chấm dứt chiến tranh, lập trường mà Cộng Sản Bắc Việt đã khăng khăng duy trì suốt mấy năm từ khi đi vào đàm phán. Ngược lại phía Hoa Kỳ không tuyệt đối đòi hỏi việc triệt thoái khoảng 160,000 bộ đội Bắc Việt đang ở trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Do đó vào tháng 10 năm 1972 cuộc mật đàm giữa Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ đã đi tới kết quả là một dự thảo sơ bộ về cuộc ngừng bắn tại chỗ, còn được gọi là ngung chiến “da beo”, nghĩa là quân đội bên nào giữ nguyên vị trí hiện hữu cho tới khi đi vào tiến trình giải quyết sau này.

Hoa Kỳ và Bắc Việt đều hy vọng hiệp định sẽ được ký kết ngay sau đó. Nhưng bản thỏa hiệp dự thảo đã gặp sự chống đối mạnh mẽ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì nhiều điểm Việt Nam Cộng Hòa không được tham khảo ý kiến trước. Qua các cuộc thảo luận căng thẳng tại Sài Gòn trực tiếp với Tổng Thống Thiệu và Bí Thư Hoàng Ðức Nhã, Kissinger phải đồng ý chuyển cho Bắc Việt một bản đề nghị 96 điểm yêu cầu sửa đổi. Bắc Việt giải thích yêu cầu này là “hành động bội tín”, không chấp thuận cứu xét và các cuộc thương lượng giậm chân tại chỗ cho đến tháng 12 thì hoàn toàn bế tắc, Kissinger và Lê Ðức Thọ ngưng các cuộc gặp gỡ.

Ngày 14 tháng 12 năm 1972, Tổng Thống Nixon gởi một tối hậu thư cho Cộng Sản Bắc Việt yêu cầu tái tục đàm phán nghiêm chỉnh trong vòng 72 giờ, nếu không sẽ phải nhận lãnh hậu quả nặng nề. Bắc Việt không có đáp ứng gì cụ thể và ngày 18 tháng 12 không lực Hoa Kỳ được lệnh mở chiến dịch Linebacker Two. Ðây là đợt oanh kích không quân dữ dội nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam, trong vòng 12 ngày khoảng 3,000 phi xuất máy bay chiến đấu và B-52 trút xuống 40,000 tấn bom, lần đầu tiên thả bom trải thảm ngay thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

Bốn ngày trước khi chấm dứt chiến dịch Linebacker Two, Bắc Việt thông báo với Hoa Kỳ là sẽ hòa đàm trở lại ngay khi ngừng oanh tạc. Ngày 8 tháng 1 năm 1973, Kissinger gặp Lê Ðức Thọ tiếp tục đàm phán, một số điều khoản được sửa đổi tuy nhiên căn bản vẫn là như cũ và những ngôn từ mới được thay thế trong hiệp định thường có tính cách mơ hồ mà mỗi bên đều tìm cách diễn giải theo quan điểm của mình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dù không đồng ý hoàn toàn, vẫn lâm vào tình thế không thể khước từ thêm nữa và Hiệp Ðịnh Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 giữa 4 bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Nhiều năm sau này Bắc Việt vẫn giải thích rằng việc trở lại đàm phán là do Hoa Kỳ bị đánh bại trong cuộc oanh tạc mùa Giáng Sinh năm 1972. Như thông lệ, Hà Nội phóng đại tổn thất của không lực Hoa Kỳ, loan báo bắn hạ tới 30 chiếc B-52. Ngược lại, Kissinger cũng không xác nhận dư luận tin rằng Bắc Việt phải chịu lép vì cuộc oanh tạc nặng nề. Trong một buổi họp báo sau khi ký hiệp định, được một phóng viên hỏi lại chuyện này, Kissinger chỉ đáp lơ lửng theo kiểu ngoại giao: “Ðã có thỏa thuận hồi tháng 10 nhưng cần một số sửa đổi, sau đó có cuộc oanh tạc và thảo luận lại, bây giờ hiệp định đã được ký kết”.

Bản hiệp định gồm 9 chương 23 điều được tất cả các bên giải thích theo quan điểm và đều coi như là thắng lợi.

Hoa Kỳ đã quyết định bằng mọi cách chấm dứt sự can dự ở Việt Nam nên Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một hình thức rút lui trong danh dự, nhận về các tù binh chiến tranh, và trên danh nghĩa đã tạo lập được hòa bình, bảo vệ sự tồn tại chính nghĩa của đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Còn thất bại trong việc bảo đảm tương lai cho miền Nam Việt Nam không nằm trong chủ trương tối hậu của Hoa Kỳ.

Trong ý đồ lâu dài của Bắc Việt quyết tâm chiếm toàn thể miền Nam, hòa bình không là mục tiêu và Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một bước ngưng nghỉ để chuẩn bị lực lượng. Phan Văn Sung, một thành viên trong phái đoàn Bắc Việt tại hòa đàm Paris, 32 năm sau (2005) trả lời phỏng vấn của báo Quân Ðội Nhân Dân, còn nói rằng thắng lợi về phía Bắc Việt vì buộc Hoa Kỳ phải rút quân không điều kiện. Ðiểm quan trọng nhất theo lời ông là Ðiều 1, Chương 1 của hiệp định: “Hoa Kỳ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận bởi Hiệp Ðịnh Geneva về Việt Nam”. Hiệp Ðịnh Geneva năm 1954 nói rằng vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới đình chiến và hai miền Nam Bắc sẽ thống nhất qua tổng tuyển cử, như vậy, sự hiện diện của bộ đội Bắc Việt tại miền Nam không mang tính cách là quân đội ngoại quốc xâm lăng. Thoái bộ của Bắc Việt là phải công nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng có điều kiện về sự hình thành Hội đồng Hòa giải Hòa hợp Dân tộc để đi tới thống nhất. Tuy nhiên Bắc Việt chỉ xem đòi hỏi ấy như một lý thuyết suông chứ chẳng tin vào kết quả khi họ vẫn chủ trương sẽ đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực.

Ðiểm yếu nhất đối với Việt Nam Cộng Hòa là Hiệp Ðịnh Paris không quy định cụ thể sự triệt thoái quân đội Bắc Việt khỏi lãnh thổ miền Nam. Chính quyền của Tổng Thống Thiệu luôn luôn coi hai miền Nam Bắc là hai quốc gia độc lập, đòi hỏi sự tôn trọng ranh giới phi quân sự ở vĩ tuyến 17 và như thế bộ đội Bắc Việt là lực lượng ngoại nhập phải rút đi. Tuy vậy nếu như điều khoản này có được xác định bằng văn bản thì trong thực tế cũng chẳng có hiệu quả bao nhiêu với phương cách lừa đảo thông thường của phía Cộng Sản. Thắng lợi duy nhất đối với Việt Nam Cộng Hòa là sự công nhận giá trị hợp pháp trên thực tế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu trước đó đã khẳng định lập trường 4 Không: “Không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho Cộng Sản”. Trong những điều kiện ấy, Hiệp Ðịnh Paris nhìn nhận nhưng không bảo đảm gì cho sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa và hậu quả sẽ là phải có những nỗ lực hết sức khó khăn vì chiến tranh không thể dứt và cuộc chiến đấu không còn được đồng minh hỗ trợ.

Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chỉ là bộ phận của Cộng Sản Bắc Việt, Hiệp Ðịnh Paris công nhận giá trị cho họ là một thực thể, ngoài ra họ chẳng có gì khác để được hay để mất.

Hiệp Ðịnh Paris xác định lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, giờ Sài Gòn. Chỉ trong ít ngày tiếp sau, niềm hy vọng của dân chúng về hòa bình đã mau chóng trở thành ảo tưởng. Cả hai phía Cộng Sản và Quốc Gia đều đã chuẩn bị tiến hành và phòng chống cuộc chiến giành dân lấn đất. Cuộc xung đột vào phút chót không ngừng vào giờ ngưng bắn như hiệp định đòi hỏi mà kéo dài cho đến đầu tháng 2. Theo Ðại Tá William E. Le Gro trong cuốn “Việt Nam từ ngưng bắn đến đầu hàng” xuất bản năm 1981 thì vào thời điểm ấy quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chính quy cũng như địa phương quân và dân vệ, mạnh hơn nhiều so với phía Cộng Sản. Không lượng định đúng khả năng của đối phương, quân đội và du kích Cộng Sản chỉ chiếm được 23 ấp trong cuộc tấn công vào 400 ấp và chịu tổn thất nhân mạng tới 5,000. Ngược lại thì Việt Nam Cộng Hòa cũng thất bại ở một vài nơi mà tiêu biểu là cuộc đột kích của Thủy quân Lục chiến vào Cửa Việt gần vùng phi quân sự.

Chiến tranh tiếp diễn và leo thang trong những tháng năm sau đó và người dân Việt thật sự chưa bao giờ được sống hòa bình cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Người dân miền Bắc có may mắn hơn vì thoát khỏi tai họa trực tiếp của chiến tranh nhưng vẫn còn phải gánh chịu gian khổ của một hậu phương bị ép buộc dành nhiều nỗ lực hỗ trợ cho tiền tuyến.

Cuộc thương lượng gọi là hòa đàm tại Paris về thực chất không đem đến điều gì tốt đẹp như mong mỏi cho cuộc nội chiến khốc liệt 15 năm, mà chỉ là một khúc quanh chính trị và cuối cùng đưa tới kết thúc đầy thất vọng cho dân chúng cả hai miền Nam Bắc.

***

Người thời ấy nghĩ gì về Hiệp Ðịnh Paris?

Ngọc Lan-Ðinh Quang Anh Thái (Thực hiện)

Ông Bình Dương (cư dân Olympia, Washington)

Thời điểm ký kết Hiệp Ðịnh Paris, tôi đang làm việc cho Phòng Tùy Viên Quân Sự, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Khi hiệp định được công bố, tôi thấy lòng bàng hoàng, tự hỏi quân đội VNCH có tự bảo vệ mình được không. Tôi nghĩ rằng tất cả phải dựa vào viện trợ của Mỹ. Nếu họ giúp cho mình đầy đủ, với sự yểm trợ đầy đủ thì mình có thể kéo dài để đi đến tìm một biện pháp khác. Nhưng thời cuộc thay đổi mau quá, quân đội VNCH bắt đầu yếu dần, thiếu súng đạn, thiếu mọi thứ. Về tâm lý, tôi cảm thấy buồn bã vì mình chỉ trông chờ viện trợ Mỹ, mà Mỹ thì lúc nào cũng hăm dọa sẽ cúp viện trợ. Lúc đó tôi cũng nghĩ đến một kết cuộc “ghê gớm,” nhưng không phải là chuyện đầu hàng rồi bỏ chạy. Chỉ nghĩ là sắp tới sẽ rất khó khăn.

Ông Lợi Nguyễn (cư dân Westminster, California)

Khi đó tôi đang ở Phú Quốc, là lính Hải Quân. Tôi không nhớ rõ chuyện ấy, cũng không quan tâm lắm. Bởi khi hiệp định ký rồi thì những người lính vẫn còn tiếp tục cầm súng đánh nhau. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng đó là hiệp định ngừng bắn, không đánh nhau nữa, chờ hai năm sau sẽ tổ chức bầu cử, và Mỹ bắt đầu rút quân. Mỹ hứa nếu thắng bầu cử sẽ chi tiền tái thiết miền Nam. Nhưng thực tế Mỹ ‘gài độ’ cho miền Bắc chiếm luôn miền Nam rồi. Thực chất chỉ là nói láo, Mỹ đã bỏ rơi miền Nam. Nhưng sự thật như thế nào nữa thì mấy ông bộ trưởng trở lên biết rõ chứ những người lính như chúng tôi thì không biết gì, chỉ làm theo lệnh chỉ huy. Mà chỉ huy có ra lệnh buông súng đâu, nên vẫn cứ phải tiếp tục cầm súng đến giờ cuối.

Ông Trần Ngọc Thành (nguyên quán Nghệ An, hiện sống tại Ba Lan)

Khi bản Hiệp Ðịnh được ký kết, tôi vừa tốt nghiệp đại học ở Ba Lan sau sáu năm học ngành Kinh Tế Vận Tải Biển. Tôi phấn khởi lắm và muốn về Việt Nam ngay để xem tình hình đất nước ra sao. Tôi mong hòa bình thực sự được vãn hồi, vì cuộc chiến quá dài và chết quá nhiều người.

Ông Nguyễn Thượng Long (hiện sống tại Hải Phòng)

Năm 1973 tôi đang là thầy giáo dạy học ở một trường trên tỉnh miền núi Hòa Bình. Tôi nhớ giai đoạn đấy đời sống tinh thần xã hội căng thẳng lắm. Cuộc chiến tranh đang khốc liệt, vì cuối năm 1972, những trận B52 giáng vào Hà Nội. Lúc ấy tôi ở trên núi, tin tức về cuộc hội đàm đối với người trong nước chúng tôi là thông tin một chiều thôi, qua báo chí và qua đài tiếng nói Việt Nam. Chúng tôi có được nghe đài bên ngoài đâu. Tâm trạng chung là rất mừng, vì cuộc chiến có khả năng chấm dứt. Chúng tôi chờ đợi, nhưng có lẽ phải chờ đợi thêm vài năm nữa như chúng ta được biết, thì hòa bình mới trở lại, mới vãn hồi ở đất nước này. Còn những gì tiếp sau đó thì chúng ta đã biết.

Nhạc sĩ Tô Hải (hiện sống tại Sài Gòn)

Tôi còn nhớ, sau khi ký Hiệp Ðịnh Paris thì Hà Nội bị ngay một trận bom, hay nói đúng hơn là ngoại vi Hà Nội bị hưởng ngay một trận bom gọi là “Chiến dịch Ðiện Biên Phủ trên không.” Hoa Kỳ nện bom 12 ngày đêm ở những vùng thuộc Hà Nội. Ðêm Noel thì máy bay nghỉ đánh bom. Máy bay đánh các kho ở ngoại thành, và do lưới lửa phòng không lớn quá cho nên máy bay đâm đầu hoặc là ném bom sai một vài địa điểm. Ném bom là cuộc nắn gân giết thêm một ít người nữa để sửa thêm một vài điều trong Hiệp Ðịnh Paris thôi. Tôi thấy cay đắng là tất cả những nhà chính trị họ mặc cả nhau ở trên bàn hội nghị đều dựa trên xương máu của người Việt Nam cả. Người ta nói ký hiệp nghị “chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam,” thế mà chiến tranh có chấm dứt đâu! Cuộc chiến tranh này không thể nói là đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược mà là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ðấy là suy nghĩ của tất cả những người có đầu óc, của anh em trí thức văn nghệ sĩ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107456&z=1
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Ngày này  năm xua
Reply #18 - 05. Mar 2010 , 14:09
 



Tháng 3  Tưởng nhớ


Hôm nay là ngày 5 tháng 3 - Muà Thu đã về trên Toàn Nước Úc ( Australia ) - Sáng sớm và tối Trời Se lạnh.
Ban ngày Nắng ấm.

Tự dưng bộ nhớ của tôi ...  nhắc nhở tôi điều gì đó.Vâng, cứ  gần đến một ngày kỷ niệm nào đáng nhớ, trí nhớ tôi  lại  quay về quá khứ. Và tôi đã lục lại tài liệu mà tôi còn giữ mở ra xem đây rồi:

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, một nữ ca sĩ Hải ngoại Nổi danh  như cồn đã từ giã Cha mẹ, chồng, bạn bè, người thân cùng những Fans ái mộ ra đi về nước Thiên Chuá:
NỮ DANH CA NGỌC LAN.
vậy ngày mai - 6 tháng 3 năm 2010 - nữ ca sĩ khả ái dễ thương NGỌC LAN   đã được 9 năm nơi Thiên Chúa .
Và không biết  nơi  ngôi mộ Ngọc Lan hàng ngày vẫn có Bó Hoa Hồng trên mộ hay không?

Đến giữa tháng ngày 15 tháng 3 - ngày này người Anh ,người bạn Văn nghệ của tôi cố nhạc sĩ Anh Việt Thu đã về Cõi Niết  Bàn được 35 năm, sau một thời gian bệnh hoạn. Nhắc đến cố nhạc sĩ Anh việt Thu, phải nhắc đến con người hiền lành, đến cách cử xử của anh với bạn bè nhất là đối với tôi - tôi kém  anh đến 7 tuổi, anh vẫn coi tôi như là người bạn - tôi và anh cùng nhà thơ Thiên Hà đã trở thành bộ 3 thường đóng đô ở nhà hàng Thanh Thế mỗi khi chiều xuống với những ly rượu
Martell hay Hennessy cùng món mồi "Mắm Thái Châu Đốc".
Những sáng tác  nổi tiếng của cố nhạc sĩ Anh việt Thu là 
"8 Điệp khúc" Đa Tạ "Hai vì sao lạc" Nhớ nhau hoài phổ thơ Thiên Hà  "Người ngoài Phố"  v..v.. và  những bài hùng ca  dành cho Chính huấn.

Rồi đến ngày 22 tháng 3 - đúng một năm ngày giỗ đầu người bạn Ký giả  kiêm Vua nhạc Trẻ Trường Kỳ. Đúng là thời gian  qua mau.

Được biết để kỷ niệm một năm Trường Kỳ về với Chúa - bạn bè sẽ tổ chức một Show Ca nhạc đặc biệt "Đến với Vua Nhạc Trẻ  Trường Kỳ  ở Montreal  Quebec đầu tháng  4 để tưởng nhớ. Những người bạn thân như Nam Lộc - Jo Marcel sẽ có mặt cùng hai người bạn thuộc giới nhạc Trẻ  là Kỳ Phát và Vũ xuân Hùng  đến từ  Nam Cali và Saìgon.
ngoài ra tất cả các nam nữ ca sĩ một thời Nhạc Trẻ  sẽ có mặt
như Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Công Thành - Lyn, Trung Nghĩa  ,Ý Lan , Thái Hà, Thanh Hà , Nguyễn hồng Nhung,Diễm Liên, Thu Minh , Thu Nga , Phạm khải Tuấn , Hòang Thi Thi -Trung Nghĩa  band  và Nguyễn văn hoàng Nam band (Montreal)

Nhân dịp này cũng sẽ phát hành tuyển tập "Trường Kỳ Rong chơi cuối  Trời quên lãng" cuả bạn bè ,ký gỉa, nhà văn, hoạ sĩ ,ca sĩ viết về Trường Kỳ, sách in đẹp dầy trên 500 trang.


Nguyễn Toàn - Sydney
Back to top
« Last Edit: 05. Mar 2010 , 14:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #19 - 05. Mar 2010 , 17:54
 
nguyen_toan wrote on 05. Mar 2010 , 14:09:
Tháng 3  Tưởng nhớ


Hôm nay là ngày 5 tháng 3 - Muà Thu đã về trên Toàn Nước Úc ( Australia ) - Sáng sớm và tối Trời Se lạnh.
Ban ngày Nắng ấm.

Tự dưng bộ nhớ của tôi ...  nhắc nhở tôi điều gì đó.Vâng, cứ  gần đến một ngày kỷ niệm nào đáng nhớ, trí nhớ tôi  lại  quay về quá khứ. Và tôi đã lục lại tài liệu mà tôi còn giữ mở ra xem đây rồi:

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, một nữ ca sĩ Hải ngoại Nổi danh  như cồn đã từ giã Cha mẹ, chồng, bạn bè, người thân cùng những Fans ái mộ ra đi về nước Thiên Chuá:
NỮ DANH CA NGỌC LAN.
vậy ngày mai - 6 tháng 3 năm 2010 - nữ ca sĩ khả ái dễ thương NGỌC LAN   đã được 9 năm nơi Thiên Chúa .
Và không biết  nơi  ngôi mộ Ngọc Lan hàng ngày vẫn có Bó Hoa Hồng trên mộ hay không?

Đến giữa tháng ngày 15 tháng 3 - ngày này người Anh ,người bạn Văn nghệ của tôi cố nhạc sĩ Anh Việt Thu đã về Cõi Niết  Bàn được 35 năm, sau một thời gian bệnh hoạn. Nhắc đến cố nhạc sĩ Anh việt Thu, phải nhắc đến con người hiền lành, đến cách cử xử của anh với bạn bè nhất là đối với tôi - tôi kém  anh đến 7 tuổi, anh vẫn coi tôi như là người bạn - tôi và anh cùng nhà thơ Thiên Hà đã trở thành bộ 3 thường đóng đô ở nhà hàng Thanh Thế mỗi khi chiều xuống với những ly rượu
Martell hay Hennessy cùng món mồi "Mắm Thái Châu Đốc".
Những sáng tác  nổi tiếng của cố nhạc sĩ Anh việt Thu là 
"8 Điệp khúc" Đa Tạ "Hai vì sao lạc" Nhớ nhau hoài phổ thơ Thiên Hà  "Người ngoài Phố"  v..v.. và  những bài hùng ca  dành cho Chính huấn.

Rồi đến ngày 22 tháng 3 - đúng một năm ngày giỗ đầu người bạn Ký giả  kiêm Vua nhạc Trẻ Trường Kỳ. Đúng là thời gian  qua mau.

Được biết để kỷ niệm một năm Trường Kỳ về với Chúa - bạn bè sẽ tổ chức một Show Ca nhạc đặc biệt "Đến với Vua Nhạc Trẻ  Trường Kỳ  ở Montreal  Quebec đầu tháng  4 để tưởng nhớ. Những người bạn thân như Nam Lộc - Jo Marcel sẽ có mặt cùng hai người bạn thuộc giới nhạc Trẻ  là Kỳ Phát và Vũ xuân Hùng  đến từ  Nam Cali và Saìgon.
ngoài ra tất cả các nam nữ ca sĩ một thời Nhạc Trẻ  sẽ có mặt
như Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Công Thành - Lyn, Trung Nghĩa  ,Ý Lan , Thái Hà, Thanh Hà , Nguyễn hồng Nhung,Diễm Liên, Thu Minh , Thu Nga , Phạm khải Tuấn , Hòang Thi Thi -Trung Nghĩa  band  và Nguyễn văn hoàng Nam band (Montreal)

Nhân dịp này cũng sẽ phát hành tuyển tập "Trường Kỳ Rong chơi cuối  Trời quên lãng" cuả bạn bè ,ký gỉa, nhà văn, hoạ sĩ ,ca sĩ viết về Trường Kỳ, sách in đẹp dầy trên 500 trang.


Nguyễn Toàn - Sydney


Anh Toan than men,
    Mau qua, TV moi duoc han hanh gap anh vao thang 8-09 , nay da vao thang 3-2010. Thoi gian qua that nhanh, nhung ky niem dep van nho hoai day anh a.

Em cung nguong mo NGOC LAN,  sau khi NL ve nuoc Chua, em tim kiem nhung CD , DVD va hinh anh ve nguoi ca si de yeu nay .
Anh TRUONG KY...da de lai nhung bai hat tuyet voi...co le khong ai thay the duoc...Khong hieu tai sao nhung nguoi da tai, lai phai ra di qua som...anh nhi ?
2 nam ve truoc, cac em co dip gap anh Nam Loc va chi Thanh lan ...tai san Jose , trong dip ky niem ngay " thang 4 den " .Anh NL cung da goi nhieu Files ve anh TK ..hay lam .Va chi Thanh Lan van dep tuyet voi...
  Cam on anh da cho biet nhung chi tiet ve ngay ky niem 1 nam cua anh TRUONG KY tai Montreal..
Kinh chuc anh  Toan va quy gia dinh nhung ngay thang trong nam Canh Dan duoc an vui, nhieu suc khoe, va hy vong se gap lai nhau .
Tran kinh,
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #20 - 21. Mar 2010 , 22:29
 
Hôm nay ngày mồng 6-2 Âm lịch ,là ngày kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng.


Trưng Vương (40-43)
:

Năm 40 thời Bắc thuộc, Thái Thú Tô Định bắt giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc, và đàn áp dân Lạc Việt. Vì nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định, đoạt 65 thành và 4 Quận, lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Triều đại Trưng Vương tuy chỉ ngắn ngủi 3 năm, nhưng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt, và mở đầu cho nền độc lập nước nhà. Hiện nay có nhiều đền thờ Hai Bà Trưng, và ngày lễ hội kỷ niệm hàng năm vào mồng 6 tháng hai âm lịch.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #21 - 08. Apr 2010 , 20:40
 
Hôm nay ngày 8 -4 -2010 , ngày này 4 năm trước khối 8406 được thành lập.

Kỷ niệm 4 năm thành lập Khối 8406


Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-04-08
Ngày 8 tháng 4 năm 2006 là thời điểm ra đời của Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, gọi tắt là Khối 8406.

...



Ngày này đã trở thành mốc thời gian đáng nhớ đối với những người Việt quan tâm đến tình hình dân chủ - nhân quyền. Mặc dù chính quyền Hà Nội không công nhận và thẳng tay đàn áp những thành viên công khai hoạt động của Khối này, nhưng phong trào vẫn tồn tại. Vậy yếu tố gì giúp cho một phong trào bị chính quyền Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật có thể trụ vững như thế?

Thành viên tăng, ủng hộ mạnh

Số người đầu tiên ký tên vào Bản Tuyên ngôn dự do dân chủ năm 2006 được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm đó chỉ 118; tuy nhiên theo những ghi nhận của Khối này thì đến nay con số người Việt ghi danh tham gia lên đến nhiều ngàn người.

Linh mục Phan Văn Lợi, một trong bốn thành viên đại diện lâm thời của Khối 8406, cho biết về tình hình phát triển của khối này như sau:

“Khối 8406 không phải một đảng phái mà là một phong trào quần chúng, gồm những người ý thức được vấn đề tự do dân chủ. Họ can đảm xưng tên để cùng dấn thân đòi lại quyền ‘tự do - dân chủ’ đó cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải đảng viên của một đảng phái nào với cao vọng chính trị mà chỉ có một tấm lòng, tha thiết với vấn đề tự do - dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam.

Chính tấm lòng đó giúp họ dấn thân: tất cả những thành viên Khối 8406 bị tù , nhất là trong những vụ xử cuối năm 2009 và đầu năm 2010, không nhận tội. Người ta thấy video nhận tội của một người là ông Trần Anh Kim; thế nhưng khi ra tòa thì ông đã phủ nhận hoàn toàn và cho rằng làm việc chính đáng. Họ chứng tỏ được khí phách của họ. Khí phách đó khiến đồng bào ngưỡng mộ và sự gia nhập càng ngày càng đông.

Khối 8406 tiếp tục phát triển bởi dựa vào Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Tuyên ngôn đó đưa ra những nhận định chính xác về tình hình đất nước, nêu lên được đòi hỏi tự do - dân chủ của dân tộc và đề ra chương trình đòi hỏi tất cả mọi quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội cho dân tộc Việt Nam.”

...

Logo Khối 8406. Photo of cuunuoc.org

Ngoài những người Việt có lòng yêu nước ghi danh tham gia Khối 8406, một số người nước ngoài cũng chính thức ủng hộ. Chỉ hơn một tháng sau  khi Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam được công bố, thì Nhóm Hiến chương 77 của Tiệp Khắc ra thư ngỏ ủng hộ Khối 8406. Tiếp đến có 50 dân biểu Hoa Kỳ cũng lên tiếng chính thức hậu thuẩn cho Khối 8406 tại Việt Nam. Đến tháng 12 năm 2006, gần 40 dân biểu và thượng nghị sĩ Australia ra thư ngỏ ủng hộ cho khối này.

Thành quả đạt được

Dựa trên tôn chỉ đưa ra, trong thời gian bốn năm qua, Khối 8406 thực hiện được những gì? Linh mục Phan Văn Lợi tổng kết:

“Trong bốn năm qua, Khối 8406 đưa ra 30 kháng thư để góp phần hướng dẫn dư luận. Chúng tôi có bốn lần treo biểu ngữ một cách minh nhiên tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình để gây ý thức cho đồng bào (ngoài ra thành viên Phạm Thanh Nghiên còn treo biểu ngữ tại nhà nhưng sau đó tin này loan ra khắp nơi).

Từ 2006 đến năm 2008, chúng tôi đưa ra chín lời kêu gọi, trong đó có ba lời kêu gọi quan trọng: lời kêu gọi toàn dân mặc áo trắng ngày mồng một và 15 làm ngày ‘dân chủ cho Việt Nam’. Chúng tôi kêu gọi toàn dân tẩy chay bầu cử năm 2007, đang có kế hoạch sắp đến đây cũng sẽ kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội năm 2011. Một lần kêu gọi trưng cầu dân ý để người dân có thể bày tỏ ý kiến về chế độ. Trong bốn năm qua có 40 thành viên của Khối chịu án tù ngắn hay dài hạn.

Để khai dân trí như lời cụ Phan Chu Trinh nói, chúng tôi ra hai tờ báo do các thành viên Khối 8406 đảm trách: ‘Tập san Dân chủ’ (14 số) và Bán Nguyêt san Tự Do Ngôn Luận’ (96 số). Ngoài ra có nhiều thành viên Khối 8406 tham gia Tờ Tổ Quốc ( 84 số). Khối 8406 cũng lập một tủ sách đấu tranh để giúp cho người dân ý thức về vấn đề của đất nước, chúng tôi đã ra 24 tập để tặng cho người dân.”
Một thành viên của Khối 8406, cô Nguyễn Thu Trâm từ Bình Dương cho biết hoạt động của bản thân khi tham gia Khối trong thời gian qua:

“Suốt quá trình hoạt động đấu tranh tôi thường hay giúp đỡ dân oan, viết bài phổ biến trên mạng. Qua việc nhờ anh chị em khác đưa tin tức, và bản thân cũng phổ biến tin tức cũng liên lạc được các bạn sinh viên học sinh. Các em này rất ủng hộ, tỏ ra không sợ, và cho biết đã viết blog, viết bài đưa lên mạng.”

Có chính nghĩa

...


Một vài thành viên của Khối 8406 trong một buổi gặp gỡ tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Photo courtesy of tumasic.blogspot.com
Luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông đưa ra nhận định:
“Một mâu thuẫn lớn nhất được thấy từ lâu nay là mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn của nền tư pháp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có những qui định cho phép công dân được quyền tự do lập hội; tham gia đảng phái; chính trị; tự do tín ngưỡng…

Nhưng trong thực tế có những người bị bắt (có người được thả ra sau khi chấp hành xong hình phạt) không hề bị cho là tham gia các tổ chức hay đứng ra thành lập tổ chức đó mà vì một điều khác. Tuy vậy, người ta thấy rõ ràng bản chất vấn đề nằm ở chỗ: tham gia thành lập hoặc tham gia tổ chức ngoài Đảng Cộng Sản.

Hiến pháp không cấm và có thể vận dụng nói công dân có quyền làm những điều gì mà pháp luật không cấm, vậy tại sao những người tham gia Khối 8406 hoặc những tổ chức khác lại chịu những thiệt thòi như vậy.

Tôi muốn nói giữa thực tế và pháp luật của Việt Nam có độ chênh nhau mà Việt Nam không muốn giải quyết.”

Chị Hạnh, một người không phải thành viên của Khối 8406, có ý kiến về tổ chức này:

“Những người đó cũng đòi hỏi dân chủ, những việc làm của Khối 8406 cũng đúng. Mỗi người một lý tưởng, suy nghĩ và làm theo lý tưởng đó, chung qui cũng lo cho dân tộc Việt Nam thôi.”

Lịch sử cho thấy từng có nhiều phong trào yêu nước bị chính quyền bóp chết ngay khi mới hình thành; tuy nhiên chính lòng yêu quê hương nồng nàn giúp cho phong trào không thể bị tận diệt mà vẫn lan tỏa đến lúc giành được mục tiêu đề ra. 

rfa.org
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Ngày này  năm xua
Reply #22 - 23. Apr 2010 , 07:58
 



Hôm nay  là  ngày  10  tháng 3 Âm Lịch   là  Ngày  Giỗ  Tổ  Hùng Vương 

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"


...

Đền Hùng - Phú Thọ  (1917)
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #23 - 30. Apr 2010 , 07:19
 
...

Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật

.
    
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Ngày này  năm xua
Reply #24 - 05. Jun 2010 , 22:05
 
Hôm nay là ngày 6 tháng 6 năm 2010  ,ngày này  cách  đây đúng  65  năm  Quân đội Đồng Minh đã đổ bộ lên Bải Biển Normandine   để giải phóng  Nước Pháp  thoát khỏi  bàn tay của Đức Quốc xã  .
Và sau này  đã có cuốn phim  dài Hay  "Longest  Day  gồm nhiều tài tử  Nổi danh  góp mặt , trong phim cũng có nhạc phẩm Longest Day .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #25 - 05. Jun 2010 , 22:58
 
TB chào anh Toàn , tối nay bên Mỹ hãy còn là ngày 5-6-2010 , ngày này năm 1989 tại Thiên An Môn đã xảy ra vụ thảm sát làm chân động toàn thế giới.

Vén màn bí mật vụ thảm sát Thiên An Môn        


...

Những dòng hồi ký của nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, người đã muốn ngăn ngừa thảm kịch Thiên An Môn (Tiananmen), làm xáo động dư luận.

Hai tấm hình trên quảng trường Thiên An Môn đã đi vào lịch sử.

Tấm hình thứ nhất là một người vô danh đơn độc đứng chặn đoàn xe tăng. Hôm ấy là ngày 5/06/1989, vài giờ trước đó đã kết thúc một cuộc sát sinh.

...

Tấm hình thứ nhất, sáng 5/06/2009 - Ảnh: AP


Tấm hình thứ hai là một người lớn tuổi đeo kính, bao bọc xung quanh là những người sinh viên phản loạn. Ông ta nói với họ qua magaphone: “Các bạn còn trẻ, còn biết bao thời gian trước mặt, không giống như trước chúng tôi, những người già nua. Các bạn dễ dàng bỏ mạng sống như thế sao? Tình hình rất nghiêm trọng, đảng và quần chúng đã hết chịu nổi. Nếu các bạn từ bỏ tuyệt thực, chính phủ sẵn sàng đối thoại với các bạn…”

Người lớn tuổi đó là Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương (Zhào Ziyáng). Buổi sáng ấy, ngày 19/05/1989, ông Triệu, tuổi 70, vừa mới ra khỏi cuộc họp đêm của các nhân vật chóp bu, mà trong đó quyết định ban hành tình trạng chiến tranh được đưa ra. Chỉ một mình ông Triệu chống lại.

...

Tấm hình thứ 2 - Ảnh: Medianewsobserver.com


Đến với những người sinh viên, nhà cựu chiến binh 70 tuổi của đảng trở thành một người anh hùng và là kẻ tự sát, giống như con người vô danh mà hai tuần sau đã đứng ngay chỗ của ông để chặn xe tăng. Dĩ nhiên không nhìn thấy điều đó trên tấm hình, khoảnh khắc bi kịch và chủ nghĩa anh hùng của một con người cầm megaphone kia nằm sâu kín ở tận phía trong, những người sinh viên đã không hiểu ra, nhiếp ảnh gia không hiểu được, có lẽ chỉ duy nhất một người hiểu – chính bản thân ông Triệu.

Đây là tấm hình cuối cùng của ông, và cuộc gặp gỡ sinh viên cũng là lần chót ông xuất hiện trước công chúng. Các đồng chí của ông đã gạt ông ra khỏi chính quyền và quản chế ông tại gia.

...

Lễ truy điệu Triệu Tử Dương tại công viên Victoria, Hongkong, ngày 21/01/2005 - Nguồn: Google

Ngày 17 tháng 1/2005, khi ông qua đời, tất cả báo chí chính thức của nhà nước chỉ thông báo một dòng vắn tắt “đồng chí Triệu Tử Dương đã ra đi”. Không một lời nhắc đến, rằng, ông đã từng nhiều năm là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Tổng bí thư đảng, một trong những nhà tư tưởng của cuộc cải cách mà nhờ nó suốt 30 năm nay, từ một đất nước lạc hậu, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế. Có vẻ như đảng đã thành công trong việc không bị phê phán và kết tội vì lãng quên.

Nhưng ông Triệu đã cho đảng cú đá hậu. Trong tuần trước tại các nhà sách của Hoa Kỳ và Hongkong xuất hiện một cuốn sách hấp dẫn với tựa đề “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương”.

Triệu phản công sau khi chết

Trong những năm 1999-2000 cựu Bí thư Triệu, bấy giờ đã trên 80 tuổi, vẫn đang bị quản chế tại gia, đã bí mật ghi âm lại các trải nghiệm của mình và chuyển các cuộn băng cho bạn bè. Vài ngày trước khi cuốn sách xuất hiện, thậm chí con gái của ông cũng không biết đến.

30 cuộn băng ghi âm nằm trong tay con trai ông Bảo Đồng, bí thư của ông Triệu, người bị kết án 6 năm tù sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Ông Bảo đã chuyển nó cho phương Tây và cuốn sách ra đời – diễn tiến các cuộc ghi âm được công bố cùng cuốn sách.

Các cuộc ghi âm không dễ dàng, bởi vì ông Triệu phải qua mặt đám an ninh suốt ngày đêm theo dõi. Thoạt đầu ông ghi lại vào những lúc hiếm hoi khi an ninh cho phép đi ra ngoài nhà. Sau đó ông ghi trong nhà mình, bởi vì ở ngoài an ninh còn nhiều và nhạy bén hơn. Tuy vậy chưa bao giờ ông để lộ.

Có thể điều thú vị nhất trong cuốn hồi ký chính là, sau những năm bị quản chế tại gia, cựu tổng bí thư trở nên cương quyết hơn cả những người sinh viên mà ông định cứu trong năm 1989. Ông Triệu cho rằng, Trung Quốc cần phải trở thành một nhà nước dân chủ theo mô hình phương Tây, thực hiện tự do ngôn luận, toà án độc lập và loại bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng.

Trong các cuốn băng ghi âm ông Triệu giải thích rằng, không có hệ thống trên, đất nước sẽ bị cai quản bởi các giới chính trị, kinh tế và trí thức tinh hoa liên kết và thoả hiệp với nhau trong các quyền lợi, đứng trên cả lợi ích của đất nước, cản trở sự phát triển.

Đảng tức là maphia

Thế nhưng, đa phần nội dung cuốn hồi ký, như nhà phê bình của “Washington Post” viết, là những sự kiện nóng của mùa xuân 1989. Ông Triệu nhấn mạnh rằng, lúc ấy đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.

Ông ghi lại diễn biến đi đến quyết định dập tắt cuộc nổi loạn. Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiaopíng), nhà lãnh đạo không chính thức lúc bấy giờ, theo ông Triệu, như một Bố Già mà các phe nhóm trong đảng được ban ân huệ để giành ưu thế. Ông ta không trực tiếp lãnh đạo mà chỉ giải quyết các mâu thuẫn và lựa chọn các ý tưởng của thuộc cấp.

Cho nên, không phải Đặng, như được hiểu một cách phổ cập, là tác giả và là nhà tư tưởng của cuộc cải cách ở Trung Quốc, mà là chính ông – Triệu Tử Dương. Tuy nhiên, ông Triệu thừa nhận rằng, không có sự đồng ý của Đặng, cuộc cải cách không thể nào thực hiện được.

Mặc dù có vẻ như những lời tự khen, nhưng có nhiều yếu tố chứng minh cho nhận định của ông Triệu. Những cải cách của ông tại Tứ Xuyên (Sichuan) những năm 70 trong ba năm làm bí thư tỉnh uỷ đã nâng mức sản xuất tăng gần gấp đôi, kích động các nhà lãnh đạo Trung Quốc xúc tiến xây dựng chủ nghĩa tư bản Trung Quốc với bộ mặt của chủ nghĩa cộng sản.

Bố Già Đặng, thích hình tượng Mao trong những năm 80, vào lúc khủng hoảng trên quảng trường Thiên An Môn đã ngả theo nhóm bê-tông dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Lý Bằng (Li Peng). Những người cứng rắn đã lợi dụng chuyến đi thăm Nan Hàn của ông Triệu để lôi kéo Đặng ủng hộ biện pháp sử dụng bạo lực.

Từ cuộc gặp gỡ sinh viên trở về, ông Triệu thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông. Người ta đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, như ông Triệu khẳng định, không có biểu quyết, có nghĩa là bất hợp pháp.

Những người sinh viên, thay vì sợ hãi, như mong đợi của những người cứng rắn, đã trở nên táo bạo và bất tuân hơn.

“Cuộc đối đầu không thể không xảy ra – Những cuốn băng ghi lời của ông Triệu – Vào đêm ngày 3 sang ngày 4 tháng 6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cữu vãn được nữa” ■

Bản tiếng Việt © Lê Diễn Đức

Nguồn: Bài của nhà báo Mariusz Zawadzki với tựa đề “Thủ tướng Trung Quốc vén màn bí mật sau khi chết” đăng trên nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 16/05/2009 – Đề tựa bài dịch và ảnh minh hoạ là của người dịch.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #26 - 06. Jun 2010 , 16:44
 
nguyen_toan wrote on 05. Jun 2010 , 22:05:
Hôm nay là ngày 6 tháng 6 năm 2010  ,ngày này  cách  đây đúng  65  năm  Quân đội Đồng Minh đã đổ bộ lên Bải Biển Normandine   để giải phóng  Nước Pháp  thoát khỏi  bàn tay của Đức Quốc xã  .
Và sau này  đã có cuốn phim  dài Hay  "Longest  Day  gồm nhiều tài tử  Nổi danh  góp mặt , trong phim cũng có nhạc phẩm Longest Day .



     
...
Ngày Dài Nhất 65 Năm      
06/06/2010




Sáng bảnh mắt ra đã thấy lá cờ sao sọc bay phất phới trên đỉnh cột cờ nhà cụ Hunt, tôi tự nhủ thầm hôm nay là ngày lễ gì mà ông cụ treo cờ sớm thế, mà có sớm sủa gì cho cam. Sáng hôm qua đưa mấy anh bạn từ Sacramento lên thăm hàng không mẫu hạm Midway. Dù gối đau, chân mỏi, cũng ráng tài lanh hướng dẫn các bạn già leo mấy chục nấc thang lên đài chỉ huy, rồi xuống hầm máy, chân tay rã rời.
Về nhà thưởng thức cỗ bàn đã được dọn sẵn trước khi bà xã đi mần, lại nốc một ly whisky, sau khi bạn bè về, tôi nằm lăn ra ngủ đến 7 giờ tối mới bị bà xã đánh thức dậy ăn cơm xong lại vào giường làm một giấc đến gần 9 giờ sáng mới thức dậy. Thật là hư đốn.

Vào coi lịch thì mới biết hôm nay là ngày dài nhất 06/06, ngày đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy để giải phóng nước Pháp và Âu Châu thoát khỏi ách Phát Xít Đức. Ngày mà bà mẹ của binh nhì Ryan khuỵu chân xuống khi trông thấy chiếc xe nhà binh đậu trước cửa nhà. Bà đã gửi con đi khắp các chiến trường châu Âu để đền ơn nước Pháp, tướng La Fayette đã giúp Mỹ Quốc giành độc lập từ tay đế quốc Anh. Những đứa con than yêu của bà lần lượt bị hy sinh trong cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandy, dưới lằn đạn oan nghiệt khủng khiếp của binh sĩ trú phòng Đức.

...


Tướng Marshall đã phải ra lệnh phải mang binh nhì Ryan về với mẹ bằng mọi giá. Đại úy John F. Miller được cử mang một trung đội thọc sâu vào hậu tuyến Đức để tìm Ryan. Sau bao nhiêu gian khổ và chết chóc, binh nhì Ryan được tìm thấy, nhưng đau đớn thay Đại Úy Miller dũng cảm và hầu hết binh sĩ trong trung đội bị hy sinh. Ryan đã chiến đấu anh dũng đến giờ phút cuối cùng để cứu trung đội khỏi bị tàn sát.

Cuốn phim tỏa lên một tính nhân bản của tình đồng đội, kỷ luật nhà binh và luân lý công bằng của dân tộc Mỹ. Tất cả sự cống hiến, phúc lợi và sự hy sinh phải được chia đồng đều cho mọi người dân với sự giám sát chặt chẽ của hệ thống phân quyền của nhà nước.

Chúng tôi đang quan sát đài chỉ huy chiến hạm. Khi biết chúng tôi là các cựu quân nhân QLVNCH, hướng dẫn viên hàng không mẫu hạm Midway, một cựu sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã từng trú đóng tại căn cứ Cửa Việt đã tỏ ra vui mừng và cảm ơn chúng tôi đã phục vụ cho quân đội.

Cụ Tư đưa máy ảnh cho tôi và nhờ tôi chụp. Cụ luôn miệng nói: “Cái máy ảnh này con gái tôi mới mua cho, anh chụp cho tôi để tôi mang về cho lũ trẻ nó coi”. Cái giá của thời trai trẻ mà cụ bỏ ra để phục vụ cho quân đội, cho đất nước, đã được đền bù trong những giây phút vui vẻ cùng đồng đội trên xứ sở tự do này.

Tôi vội mang lá cờ Hiệp Chủng Quốc ra treo trên cái giá của cụ Hunt cho đã lâu. Nhìn lá cờ bay phất phới, tôi cảm nhận tinh thần can đảm và sự hy sinh vô bờ bến của các binh sĩ Mỹ xả thân tắm máu dưới lửa đạn trên bãi biển Normandy.

đồ biển
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Ngày này  năm xua
Reply #27 - 19. Jul 2010 , 17:28
 
[size=24]Hôm nay là ngày 20 tháng 7 - ngày này  56  năm trước  Nước Việt Nam  Chia đôi[ thành  2 Miền Nam - Bắc  - Giòng Sông Bến Hải  chia đôi bờ .
Để rồi sau đó   1 triệu Người Miền Bắc đã Di Cư Vào Nam -
và cũng từ đó  đã xuất hiện các bản nhạc nổi tiếng như : Hướng về Hà Nội của Hoàng Dương , Hận Ly Hương của Anh Hoa  /size]
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #28 - 20. Jul 2010 , 20:38
 
20/7/1954 NGÀY CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC


Đồng bào miền Bắc di cư vào Nam

Hôm nay, 20/07, kỷ niệm ngày Đất Nước Việt Nam bị  chặt làm 2 mảnh. Chúng tôi xin ghi lại một vài ý kiến thô thiển về ngày tang thương đó.

Trước hết xin nêu lên một vài điểm đáng chú ý:

Thứ nhất: Hiệp Định Genève 1954 không ký kết vào ngày 20/07/1954. Trong cuốn Histoire de la guerre d’ Indochine (Lịch Sử Chiến Tranh Đông Dương), Tướng Yves Gras cho biết rằng: vì thời hạn chót để hoàn thành Hiệp Định Genève mà Thủ Tướng Pháp Mendes France đã đưa ra là 20/07/1954 nên đồng hồ ở Điện Quốc Liên Thụy Sĩ đã được ngưng lại giữa đêm. Vì thế, trong bản Hiệp định ghi rằng: “Làm tại Genève ngày 20/07/1954 lúc 24 giờ 00”. Nhưng thực tế đại diện Pháp và Cộng Sản Việt Minh đã ký đúng vào 3 giờ 50 sáng sớm ngày 21/07/54. Trưa 21/07/54, Ngoại Trưởng Anh Anthony Eden chủ tọa phiên khoáng đại kết thúc Hội Nghị đã công bố chính thức bản Hiệp Định.

Thứ  hai: Chính Cộng Sản Việt Minh đề nghị chia đôi Việt Nam. 10 giờ đêm 10/06/54, Tạ Quang Bửu đại diện Cộng Sản Việt Minh đã bí mật gặp riêng Tướng Delteil và Đại Tá Brébisson đại diện Pháp tại một biệt thự trên hồ Genève. Tạ Quang Bửu trải bản đồ Đông Dương, đặt tay trên vùng trung châu Bắc Việt và nói: “Chúng tôi phải có vùng này, chúng tôi phải có một quốc gia, chúng tôi phải có một thủ đô cho quốc gia chúng tôi, chúng tôi phải có một hải cảng cho thủ đô của chúng tôi”. Khi được đại biểu Pháp hỏi rằng: “ Như thế có nghĩa là cắt đôi Việt Nam?”, Tạ Quang Bửu trả lời : “Đúng, nhưng chỉ là chia cắt tạm thời”

Thứ  ba, trong cuộc họp về ranh giới chia đôi, Cộng Sản Việt Minh đòi sau vĩ tuyến 18, đại diện Pháp yêu cầu bên trên vĩ tuyến 17, Ngoại Trưởng Nga Xô Molotov cầm bút quẹt ngang vĩ tuyến 17. Không ai dám phản đối. Chính ngòi bút của ông Molotov đã rạch đôi giang san Việt Nam ở vĩ tuyến 17, với cầu Hiền Lương bắc ngang qua con sông Bến Hải.

Thứ  tư: Phái đoàn quốc gia Việt Nam, trong một bản Tuyên Ngôn ngày 21/07/54 đã phản đối mạnh mẽ việc ký kết vội vã hấp tấp thỏa hiệp ngưng chiến chỉ do hai cơ quan tư lệnh quân sự Pháp và Việt Minh mà thôi. Phái đoàn phản đối việc bác bỏ đề nghị của phái đoàn Quốc gia Việt Nam thực hiện đình chiến mà không cần chia đôi Việt Nam, và cũng phản đối quyết liệt thỏa hiệp đình chiến nhượng cho Cộng sản Việt Minh cả những vùng mà Quân Đội Quốc Gia đang đóng quân. Vì thế, chính phủ Quốc Gia Việt Nam yêu cầu hội nghị ghi nhận chính thức Việt Nam long trọng phản đối cách thức ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của nhân dân Việt Nam, và chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam đã phát biểu như sau: “Tôi để cho phái đoàn Việt Minh trách nhiệm đối với lịch sử về sau này. Chúng ta ở đây để làm cho tự do, pháp lý, công bằng thắng, hay là để cho sức mạnh và chánh sách “sự đã rồi “ thắng? Nếu việc chia đôi được chấp thuận, thì sẽ không có hòa bình mà chỉ ngưng chiến một giai đoạn để rồi sau đó lại tái chiến, chia đôi nghĩa là sớm muộn gì cũng lại có chiến tranh.”

USS Bayfield (APA-33) docks at Saigon, Indochina, to offload refugees following a trip from Haiphong, September 1954. by VIETNAM History in Pictures (up to 1954).

Đúng như vậy, Cộng Sản đã manh tâm chiếm đoạt toàn thể giang san, ngay từ khi Hiệp Định Genève chưa ráo mực. Hiệp định đình chiến Genève 54 kết thúc cuộc chiến 1946-1954, nhưng lại khởi đầu cho một cuộc chiến mới khác, khốc liệt hơn và dai dẳng hơn, bắt đầu ngấm ngầm ngày từ 1954, và chính thức từ 1960 cho đến tháng 04/1975. Không tuân thủ Hiệp Định Genève 54, Cộng Sản cho cán binh ở lại miền Nam, chôn dấu vũ khí, cho người trà trộn vào khối đông đảo đồng bào di cư từ Hà Nội vào Saigon. Tại miền Bắc, họ nhồi sọ chiêu bài “chiếu cố Miền Nam”, “thống nhất Tổ Quốc”. Sau ngày 20/07/54 được thực dân và đàn anh Nga Xô -Trung Cộng giao cho quản trị một phần đất nước, đáng lý họ phải tuân theo bản Tuyên Bố Chung của Hiệp Định Genève 54, mà gắng sức xây dựng tự do dân chủ, làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng trái lại họ lại vắt kiệt nhân, tài, vật lực của đồng bào Miền Bắc để thực thi nhuộm đỏ cả Đất Nước. Năm 1960, họ công khai lập Mặt Trận Giải Phóng đưa quân và vũ khí đổ dốc vào Nam. Máu chảy dài dọc đường mòn suốt từ Bắc vào Nam, bão lửa tàn phá giết hại bao đồng bào Miền Nam hiền hòa. Kết thúc 9 năm chiến tranh 46-54, là hàng triệu đồng bào Miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam, là “đấu tố long trời lở đất”, là “sinh bắc tử nam”, là “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để cung ứng cho chiến trường xâm lược Miền Nam, để rồi sau 1975 lại hàng triệu người lao vào chết để tìm tự do, là tù đầy cải tạo, là bo bo kinh tế mới, là áp chế bịt mắt bịt tai bịt miệng. là khiếu kiện, là xã hội đồi bại, văn hóa lừa bịp mánh mung, là bần cùng  hóa toàn dân để tư bản hóa toàn đảng.

Bản chất của Cộng sản là lừa dối và bạo lực, cốt lõi của Cộng sản là thù hận, là giai cấp đấu tranh cho nên họ phải khơi động và thực hiện 2 cuộc chiến thê thảm, vô ích mà đã sát hại cả triệu sinh linh, để đi đến kết quả hại dân hại nước tồi tệ nhất trong lịch sử của dân tộc.

20/07/54 giòng sông Bến Hải hờn oán cắt chia. 30/04/75 là cả Thái Bình Dương chan hòa nước mắt và bao người chìm sâu trong biển cả. Cả dân tộc phân ly tan tác trong nước cũng như trên khắp hoàn vũ.

Chúng tôi mong mỏi bài học của 20/07/54, và của 30/04/75 luôn in đậm sâu trong lòng chúng ta và cũng mong giới trẻ sẽ là những cây kim, những sợi chỉ để may lại một giang sơn rách nát, để khâu vá lại lòng người tan tác chia ly, hầu dân tộc Việt trở thành một trên một giải non sông tự do, no ấm,dân chủ, thịnh vượng.


Vũ Quang Ninh

Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2010 , 20:41 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Ngày này  năm xua
Reply #29 - 22. Aug 2010 , 16:23
 
Hôm nay  là ngày  23 tháng 3 -2010 ,ngày này  năm ngoái  Đại hội  Lê văn Duyệt Thế giới  lần đầu tiên được tổ chức  ở  Nam Cali  .
Buổi sáng có  PICNIC   và chiều tối   Dạ Tiệc .Nhân dịp này  lần đầu tiên  nhóm  Điều hành  Diễn đàn  Lê văn Duyệt  cũng họp mặt  để  kỷ niệm  Sinh nhật lần thứ  5  .  Đã có  2  Nam Thành Viên đến  từ Melbourne và Sydney  / Australia  tham dự .
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 9
Send Topic In ra