Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Ngày này  năm xua  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 
Send Topic In ra
Ngày này  năm xua (Read 18210 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #90 - 06. Mar 2014 , 08:47
 


HÔM NAY NGÀY MỒNG 06-2 ÂM LỊCH LÀ NGÀY  KỸ NIỆM HAI BÀ TRƯNG  ĐÃ GIEO MÌNH XUỐNG DÒNG SÔNG HÁT ,VÌ KHÔNG CHỊU KHUẤT PHỤC QUÂN HÁN.



...
Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định (Tranh dân gian Đông Hồ).



...
Voi diễn hành nhân ngày Lễ Hai Bà Trưng 7 tháng 3 năm 1957 tại Sài Gòn




Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵; mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.


̣ (copy từ WIKIPEDIA toàn thư )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #91 - 09. Mar 2014 , 13:56
 
NGÀY NÀY 09-3-1974. ĐÃ 40  NĂM ,NGÀY HÔM NAY LÀ NGÀY VIỆT CỘNG ĐÃ PHÁO KÍCH VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CAI LẬY ,TỈNH ĐỊNH TƯỜNG


Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974






Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy

Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974


VC - Thảm Sát tại Cai Lậy







...




Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon  đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013.
Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này  đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng.
Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay.

Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy!??





Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974.
Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương


Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác VC sát hại học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này.

Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #92 - 09. Mar 2014 , 14:05
 

ĐỂ TƯỞNG NHỚ ĐẾN CÁC EM , NHẠC SĨ TRẦM TỬ THIÊNG  ĐÃ SÁNG TÁC CA KHÚC TÁM NẺO ĐƯỜNG THÀNH ,MỜI CẢ NHÀ CÙNG NGHE.


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #93 - 11. Mar 2014 , 08:52
 

HÔM NAY NGÀY 11-3 -1914.CÁCH ĐÂY 3 NĂM TẠI NHẬT BẢN ĐÃ XẢY RA TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN. ĐỂ NHỚ LẠI NGÀY NÀY MỜI CẢ NHÀ XEM LẠI


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #94 - 14. Mar 2014 , 08:37
 

HÔM NAY NGÀY 14-3 -2014. CÁCH ĐÂY 26 NĂM TẠI ĐẢO GẠC MA - TRƯỜNG SA. TRUNG CỘNG ĐÃ TẤN CÔNG VÀ GIẾT CHẾT 64 CON MẸ VIỆT NAM.ĐỂ ĐÁNH DẤU NGÀY THẢM SÁT NÀY MỜI CẢ NHÀ NGHE BẢN NHẠC MẸ TRÙNG DƯƠNG CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #95 - 09. Apr 2014 , 21:08
 

...


HÔM NAY LÀ NGÀY MỒNG 10-3 ÂM LỊCH ,NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG .CHÚNG TA CÙNG NHAU TƯỞNG NHỚ ĐẾN

                                 Đức Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG và Các Vị Bậc Tiền Nhân Tiền Hiền .Anh HÙNG DÂN TỘC ĐẠI VIỆT .Anh Hùng Anh Thư và Đồng Bào đã có công gầy dựng san hà xã tắc,và bảo vệ Quốc Thổ mà đổ bao xương trắng máu đào mà gìn giử cho ĐẠI VIỆT QUỐC GIA.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #96 - 29. Apr 2014 , 23:38
 



...



Giờ này tại Việt Nam là Thứ Tư 30-4-2014 . 39 năm trước tại    Việt Nam là  Thứ Tư 30-4-1975 . Cộng sản Bắc Việt vào cưỡng chiếm Miền Nam Viêt Nam.

Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #97 - 04. Jun 2014 , 08:43
 


Máu đã đổ trên quảng trường & Lịch sử bị xóa bỏ


...
https://www.youtube.com/watch?v=N4PJVLTrjt0

Ca khúc Blood is on the Square (Máu đã đổ trên quảng trường) của Phillip Morgan tưởng niệm những thanh niên bị quân đội Trung Quốc thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989.

Mẹ Nấm (Danlambao) - Hai mươi năm năm trôi qua... Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ. Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra. Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn. Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời? Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?...

*

Sắp đến ngày tưởng niệm biến cố Thiên An Môn (1989), một sự kiện lịch sử mà cho đến tận bây giờ vẫn được xem là nhạy cảm.

Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) nhưng người ta khó có thể tìm thấy thông tin về sự kiện này trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù Cách mạng Văn hóa được xem như một giai đoạn hỗn loạn, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội nhưng người ta vẫn có thể tìm thấy dữ kiện, thông tin thì sự kiện Thiên An Môn hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông.

Tuy vậy, làm sao mà quên được những ngày bi hùng ấy ở Đại học Bắc Kinh.

Chắc chắn trong lòng những người thanh niên Trung Hoa đã không còn trẻ vẫn vang vang tiếng gọi Tự do Dân chủ, hoà lẫn với tiếng súng, vẫn phảng phất mùi máu đã đổ của bạn bè thân yêu.

Tất cả chắc hẵn vẫn còn đâu đó, như một bài hát nghe được tại thành phố Bắc Kinh:
...

Bài hát nghe từ Trung Hoa
thành phố Bắc Kinh
mùa xuân 1989
bạn có thể nghe thấy mọi người hát.
bài hát của tự do
ngân nga trên quảng trường,
thế giới có thể cảm nhận được niềm đam mê
của người dân tụ hội.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

A song was heard in China
In the city of Beijing.
In the spring of 1989
You could hear the people sing.
And it was the song of freedom
That was ringing in the square,
The world could feel the passion of
The people gathered there.
Oh, children, blood is on the square.
...
Nhiều đêm và nhiều ngày,
Ở quảng trường chờ đợi
"Hãy xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"
là tiếng vọng của bài ca
Vì chúng tôi là con cái của Trung Quốc,
yêu quê hương của mình,
Vì tình huynh đệ và tự do,
chúng tôi tay nắm lấy bàn tay
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For many nights and many days,
Waiting in the square.
"To build a better nation"
Was the song that echoed there
For we are China's children,
We love our native land,
For brotherhood and freedom
We are joining hand in hand.
Oh, children, blood is on the square.
...
Quân đội của nhân dân đã đến
bằng xe tải và xe tăng và súng.
cùng nỗi sợ hãi của những kẻ cầm quyền
sợ những người con gái và con trai của họ
Nhưng tại quảng trường chỉ có lòng can đảm
và viễn ảnh của sự thật và công bằng,
Quân đội nhân dân sẽ không làm hại
những thanh niên thiếu nữ nơi đây.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Then came the People's army
With trucks and tanks and guns.
The government was frightened
Of their daughters and their sons.
But in the square was courage and
A vision true and fair,
The Army of the People would not harm
The young ones there.
Oh, children, blood is on the square.
...
Trung Quốc ngày 3 tháng 6,
mùa xuân năm '89,
lệnh từ trên cao ban xuống
đến những kẻ thừa hành
Binh sĩ đã nổ súng,
Tuổi trẻ đã đổ máu và chết gục
Máu của hàng ngàn người trên quảng trường
Làm sao che giấu được dối trá
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

On June the 3rd in China,
In the spring of '89,
An order came from high above
And passed on down the line.
The soldiers opened fire,
Young people bled and died,
The blood of thousands on the square
That lies can never hide.
Oh, children, blood is on the square.
...
Thêm bốn ngày cuồng nộ
người dân đối mặt nòng súng
Bao ngàn người đã bị tàn sát
Bao giờ công việc ghê tởm của họ sẽ xong?
Họ nhanh chóng đốt cháy những xác người
để che giấu sự xấu hổ của kẻ hèn nhát,
nhưng máu đã dày đặc trên bàn tay của họ và
bóng tối phủ trùm lên tên của họ.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For four more days of fury
The people faced the guns.
How many thousands slaughtered
When their grisly work was done?
They quickly burned the bodies
To hide their coward's shame,
But blood is thick upon their hands and
Darkness on their names.
Oh, children, blood is on the square.
...
Những dòng nước mắt đã chảy ở Trung Quốc
vì những đứa con của đất mẹ đã biến mất.
Chỉ còn lại đây nỗi sợ hãi và lẫn trốn
khi cuộc tàn sát vẫn tiếp diễn
Và bàn tay sắt khủng bố có thể
mua sự im lặng cho ngày hôm nay,
nhưng vũng máu trên quảng trường
đã không thể nào rửa sạch.

There are tears that flow in China
For her children that are gone.
There is fear and there is hiding,
For the killing still goes on.
And the iron hand of terror can
Buy silence for today,
But the blood that lies upon the square
Cannot be washed away.
...
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square

(BLOOD IS ON THE SQUARE - Phillip Mogan)


*

Hai mươi năm năm trôi qua...

Sự kiện Thiên An Môn vẫn là một đau trong lòng nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là với những gia đình mất mát người thân.

Hai mươi năm năm trôi qua...

Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ.

Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra.

Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn.

Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời?

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi khát vọng tự do dân chủ thì thời nào cũng giống nhau.

Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?


Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, những cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Theo Wikipedia :

Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. Không ai được phép tạo bất kỳ một website nào liên quan tới sự kiện[cần dẫn nguồn]. Mọi lệnh tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc đại lục đa phần sẽ chỉ là con số không, ngoài một phiên bản chính thức của chính phủ với quan điểm của họ, chủ yếu thuộc website củaNhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ khác [22] [23].

Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Quốc đại lục (http://www.google.cn/) để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989[24], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, sẽ có thông báo sau xuất hiện ở cuối mỗi trang liệt kê kết quả tìm kiếm: "Theo pháp luật pháp quy và chính sách nơi này, một bộ phận kết quả tìm kiếm chưa thể hiển thị". Các bài viết của Wikipedia về cuộc biểu tình năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia Trung văn, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính quyên đại lục.

Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên Thành Đô vãn báo. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[26][27]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[28].

Cho đến tận bây giờ số người chết và bị thương trong sự kiện Thiên An Môn vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau.

Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế".

Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[7].

Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[8]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[9].

Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[10].

Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[11]
.

Mẹ Nấm
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
« Last Edit: 04. Jun 2014 , 08:44 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #98 - 19. Jun 2014 , 08:31
 

LỊCH SỬ NGÀY QUÂN LỰC (19-6)

Trần Gia Phụng
1.- TÌNH HÌNH SAU CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 1-11-1963
Sau khi đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, các tướng lãnh trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) do trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch và lên nắm chính quyền. Hội Đồng QNCM cử Nguyễn Ngọc Thơ lập chính phủ lâm thời.
Chính phủ nầy chỉ tồn tại trong ba tháng và bị trung tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý ngày 30-1-1964. Trung tướng Khánh vẫn giữ trung tướng Dương Văn Minh làm quốc trưởng và Nguyễn Khánh tự đứng ra lập chính phủ ngày 8-2-1964.
Tại Vũng Tàu, ngày 16-8-1964 trung tướng Nguyễn Khánh họp Hội đồng tướng lãnh, mà từ nay được gọi là Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (chứ không phải là Quân Nhân Cách Mạng). Đồng thời trong cuộc họp nầy, Hội đồng QĐCM thông qua một hiến chương mới, về sau thường được gọi là Hiến chương Vũng Tàu, và bầu trung tướng Nguyễn Khánh lên làm chủ tịch VNCH, trung tướng Dương Văn Minh làm cố vấn.
Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 gồm “Lời nói đầu”, 8 thiên, 62 điều, bị chống đối từ nhiều phía, nhất là trong giới tín đồ Phật giáo và sinh viên học sinh. Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại các tỉnh trên toàn quốc, nhất là tại các thành phố phía bắc miền Trung như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
Tại Sài Gòn, hàng ngàn người biểu tình trước chợ Bến Thành ngày 25-8-1964, kéo đến phủ chủ tịch (dinh Gia Long), đả đảo độc tài, đả đảo Hiến chương Vũng Tàu. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông và không chịu giải tán. Cuối cùng trung tướng Nguyễn Khánh xuất hiện, cũng hô to khẩu hiệu: “Đả đảo độc tài quân phiệt”, tuyên bố hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và từ chức.
Chiều 25-8, HĐQĐCM họp gấp tại bộ Tổng tham mưu. Cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày. Ngày 26-8, HĐQĐCM ra tuyên cáo gồm các điểm: thu hồi hiến chương ngày 16-8-1964; sẽ bầu nguyên thủ quốc gia và sẽ ủy cho nguyên thủ quốc gia thực hiện cơ cấu dân chủ; các tướng lãnh sẽ trở về với quân đội; ủy cho chính phủ hiện thời tạm điều hành việc nước. Như thế là Hiến chương Vũng Tàu chính thức bị bãi bỏ ngày 16-8-1964, nhưng hậu chấn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình.
Ngày 27-8-1964, HĐQĐCM quyết định thành lập Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia (LĐLTQG) gồm tam đầu chế là các trung tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm, trong đó Dương Văn Minh làm quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ tướng, Trần Thiện Khiêm đứng đầu quân đội. Hội đồng QĐCM cử chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ, nhưng phải triệu tập Quốc dân Đại hội trong vòng hai tháng.
Ngày 6-9, HĐQĐCM thông báo thành lập Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) để cố vấn cho Ban LĐLTQG. Ngày 7-9, HĐQĐCM bầu trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch Ban LĐLTQG. Tình hình chính trị vẫn không ngừng xáo trộn, cao điểm là binh biến ngày 13-9-1964 do trung tướng Dương Văn Đức và thiếu tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo. Cuộc binh biến không được HĐQĐCM ủng hộ. Ngày 15-9-1964, trung tướng Dương Văn Đức rút quân và tuyên bố không phải là đảo chánh, mà chỉ có cuộc biểu dương lực lượng để cứu vãn uy tín chính phủ và quân đội.
Tình hình tạm thời lắng dịu. Ngày 26-9-1964, Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) làm lễ trình diện tại Hội trường Diên Hồng (đường Công Lý, Bến Chương Dương). Hôm sau, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm chủ tịch THĐ. Do áp lực từ nhiều phía, ngày 19-10-1964, ban LĐLTQG đưa ra tuyên bố rằng THĐQG có quyền và có bổn phận thực hiện các cơ cấu quốc gia, chọn quốc trưởng và lập chính phủ trước ngày 27-10-1964.
Thượng HĐQG công bố Hiến chương Lâm thời ngày 20-10-1964, gồm 10 thiên, 49 điều, theo đó Việt Nam là một nước Cộng hòa, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân. Quyền lập pháp thuộc về Quốc dân Đại hội (QDĐH), do dân bầu. Quốc dân đại hội có quyền tuyển chọn quốc trưởng. Quốc trưởng đứng đầu ngành hành pháp, chỉ định thủ tướng với sự chấp thuận của QDĐH. Quyền tư pháp thuộc về Hội đồng thẩm phán tối cao. Thượng Hội đồng sử dụng quyền của QDĐH cho đến khi QDĐH được thành lập. Lúc đó, THĐ sẽ là thượng viện.
Thượng HĐQG bầu chủ tịch THĐQG là Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng VNCH ngày 24-10-1964 và hôm sau 25-10, bầu Nguyễn Xuân Chữ làm quyền chủ tịch THĐQG, thay Phan Khắc Sửu. Ban LĐLTQG liền chính thức chuyển giao quyền hành cho tân quốc trưởng Phan Khắc Sửu ngày 26-10-1964, đồng thời thủ tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức.
Ngày 31-10-1964, quốc trưởng Phan Khắc Sửu ban hành sắc lệnh SL.005/QT/SL, bổ nhiệm ông Trần Văn Hương lập nội các. Trần Văn Hương thành lập chính phủ hoàn toàn dân sự ngày 4-11-1964. Tuy đã có Hiến chương Lâm thời (20-10-1964) và chính phủ dân sự, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng được xem như chấm dứt hoạt động, nhưng quyền lực thật sự ngấm ngầm vẫn nằm trong tay các tướng lãnh.
Ngày 24-11-1964, trung tướng Dương Văn Minh được thăng đại tướng. Một ngày sau, trung tướng Nguyễn Khánh cũng vinh thăng đại tướng. Lúc đó, các tướng mới lên chức khác liên kết thành một thế lực quan trọng thường được gọi là các tướng trẻ (báo chí Mỹ gọi là Young Turks). Ngày 18-12-1964, các tướng trẻ áp lực đại tướng Nguyễn Khánh lập Hội đồng Quân lực (HĐQL) để biểu quyết các vấn đề quan trọng, kể cả việc thăng thưởng trong quân đội. Tổng tư lệnh quân đội không còn được toàn quyền. Trong khi đó, đại tướng Nguyễn Khánh cũng muốn lập HĐQL để làm hậu thuẫn cho mình.
Ngày 20-12-1964, HĐQL tuyên bố giải tán THĐQG vì đã gây chia rẽ, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu, tín nhiệm thủ tướng Trần Văn Hương. Tuy nhiên, chính phủ Trần Văn Hương lại bị phản đối, phải cải tổ ngày 18-1-1965, trong đó có 4 tướng lãnh tham gia. Dầu vậy, tình hình vẫn bất ổn. Ngày 27-1-1965, HĐQL quyết định giải tán luôn chính phủ Trần Văn Hương, ủy nhiệm đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, triệu tập ngay Hội đồng Quân dân, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Sau một thời gian thăm dò, ngày 16-2-1965, đại tướng Nguyễn Khánh, thừa ủy nhiệm HĐQL, bổ nhiệm Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và Phan Huy Quát làm thủ tướng. Ba ngày sau khi chính phủ Phan Huy Quát được thành lập, đại tá Phạm Ngọc Thảo và thiếu tướng Lâm Văn Phát cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 19-2-1965. Binh biến bị thất bại chẳng những vì không được các tướng trẻ ủng hộ, mà còn bị phía Phật giáo và sinh viên học sinh phản đối. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 20-2-1965, HĐQL quyết định thay thế đại tướng Nguyễn Khánh, và cử trung tướng Trần Văn Minh, tham mưu trưởng Liên quân, lên làm tổng tư lệnh quân lực VNCH. Trong khi đại tướng Dương Văn Minh được đưa đi làm đại sứ Thái Lan từ tháng 12-1964, thì nay đại tướng Nguyễn Khánh được bổ nhiệm đại sứ lưu động và rời Việt Nam ngày 25-2-1965.
Những bất ổn chính trị từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ cho đến nay đưa đến những hậu quả rất bất lợi cho VNCH. Tuy quân đội Hoa Kỳ gia tăng oanh tạc Bắc Việt, Bắc Việt vẫn tiếp tục xua quân xâm nhập miền Nam, đe dọa VNCH.
2.- NGÀY QUÂN LỰC (19-6)
Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý. Vì sự bất đồng giữa thủ tướng và quốc trưởng, xảy ra khủng hoảng nội các. Cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm khi tổng hội sinh viên, một số đoàn thể chính trị và các đoàn thể giáo dân Ky-Tô giáo lần lượt yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu, phản đối chính phủ Phan Huy Quát. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu, 1992, tt. 542-544. Nguyễn Trân là hội viên HĐQGLP, có mặt trong cuộc họp nầy.)
Ngày 9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để giữ thế quân bình cho đến khi có một chính phủ dân cử. Trong cuộc họp tối 11-6-1965, các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát cùng HĐQGLP giao trả lại quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia mà HĐQL đã ủy thác cho chính phủ dân sự.
Vừa vì bất đồng, vừa vì áp lực của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản tuyên cáo ngày 11-6-1965, nguyên văn như sau:
“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11/6/1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5/5/1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5/5/1965, Quyết Định số 5 ngày 16/2/1965, Quyết Định số 6 ngày 17/2/1965 và Quyết Định số 4 ngày 16/2/1965.
Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1/11/1963.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)
Ngày 14-6-1965, HĐQL họp tại Sài Gòn, đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh. Sau đây là nguyên văn bản quyết định ngày 14-6-1965 của Hội đồng tướng lãnh:
“- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11/6/1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12/6/1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:
Quyết Định:
Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có: một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.
Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
B. Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)
Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.
Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/ QLVNCH), ban hành Ước pháp Tạm thời gồm 7 thiên, 25 điều,và thiết lập các tổ chức: Đại hội đồng Quân lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH). Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu liền ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ).
Đại hội đồng Quân lực gồm tất cả các tướng lãnh trong quân đội VNCH. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia gồm trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (chủ tịch), trung tướng Phạm Xuân Chiểu (tổng thư ký), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (ủy viên hành pháp), tổng trưởng Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng, bốn tư lịnh bốn Vùng chiến thuật và tư lịnh Biệt khu thủ đô. Uỷ ban hành pháp Trung ương do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm bằng sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG ngày 19-6, ngoài chủ tịch là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ còn có 5 tổng uỷ viên, 10 uỷ viên và 2 thứ uỷ.
Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần nầy do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC. (Trích Việt sử đại cương tập 6.)
TRẦN GIA PHỤNG
(phungtrangia@yahoo.com)
——-oo0oo——-


...

Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
...

Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
...

Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2014 , 08:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #99 - 07. Jul 2014 , 08:21
 
NGÔ ĐÌNH DIỆM 07-07-1954


Ngày 7 tháng 7 năm 1954, Thủ tướng toàn quyền Ngô Đình Diệm ra mắt nội các và chánh thức chấp chánh.


...

...

...

...

...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10371355_5438173...

...

...

...

...

https://scontent-b.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10369922_543817472397330_9...

...
Back to top
« Last Edit: 07. Jul 2014 , 08:23 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #100 - 07. Jul 2014 , 08:29
 

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...


f Thuy Trang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #101 - 20. Jul 2014 , 21:53
 

Việc thi hành hiệp đinh Genève


...

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève (20-7-1954), chúng ta thử nhìn lại Bắc Việt Nam (BVN) dựa vào lý do nào để khởi binh tấn công Nam Việt Nam (NVN)?

1. Hiệp định Genève

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là HenriDelteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:

Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.] Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc (tức Bắc Việt Nam) và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam (tức Nam Việt Nam). Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm "khu đệm", có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương. Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).

2. Ai vi phạm hiệp đinh Genève

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp định Genève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng đắn hiệp định.

Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:

Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt". Nguồn: Internet).

Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... (Huy Đức,Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.)

Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay khi trước khi hiệp định được ký kết và cả sau khi hiệp định được ký kết.

3. Bắc Việt Nam đòi hỏi điều không có

Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Trong khi chính Bắc Việt Nam (BVN) vi phạm hiệp định Genève, thì ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam (NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S.Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM không ký các văn kiệnGenève nên không bị ràng buộc phải thi hành.

Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.

Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève, không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Genève. Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genèvehọp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng:

"Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó." (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)

Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng "đồng ý". (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris:Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.

Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.

Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.

4. Bắc Việt Nam bịa đặt lý do để tấn công miền Nam

Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève ngay khi hiệp định nầy chưa được ký kết, nhưng lại bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định Genève về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.

Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Nam. Giải pháp tổng tuyển cử nằm trong điều 7 của bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính cách bắt buộc phải thi hành.

Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước, ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, chưa đem quân vào Việt Nam.

Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng.

Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.

Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan (Taiwan), chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh phía nam của chính Trung Cộng.

Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960 là hoàn toàn hoang tưởng.

Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như LêDuẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.)

Kết luận

Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự. Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi VNDCCH tức BVN liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH tức BVN mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà tức NVN dưới chiêu bài thống nhất đất nước và chống Mỹ cứu nước.

Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève, xin ôn lại điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến 1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.

Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.

(Toronto, 20-7-2014)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #102 - 20. Aug 2014 , 08:19
 

Hôm nay là ngày 20-8 Âm lịch là ngày giỗ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định



...


Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam

Thân thế và sự nghiệp
[sửa mã nguồn]

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.

Theo cha vào Nam
[sửa mã nguồn]

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm lục phẩm [1].

Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
[sửa mã nguồn]

Mộ và Đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.

Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].
Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Tuẫn tiết
[sửa mã nguồn]



...


Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời[7] thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[8]. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864 [9]. Khi ấy, ông 44 tuổi.

Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chônNỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.


Copy từ Wikipedia
Back to top
« Last Edit: 20. Aug 2014 , 08:22 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Ngày này  năm xua
Reply #103 - 23. Aug 2014 , 16:14
 
Hôm nay chủ nhật 24 tháng 8 /2014 -ngày này  5 năm về trước Đại hội Lê văn Duyệt  Tòan thế giới  lần đầu tiên được tổ chức -nhân dịp này  cũng kỷ niệm Diễn đàn Lê văn Duyệt- có   chuyên viên kỹ thuật Phu De lần đầu tiên đến Cali tham dự  cùng Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2014 , 16:15 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #104 - 11. Sep 2014 , 11:49
 
...

...

...

...

...

  13 năm về trước , chúng ta , những người Việt , nhận nước MỶ là quê hương thứ 2 , và toàn thể trên thế giới , sẽ không bao giờ quên ngày 911 nầy.
  Thương thay cho những người lính cứu hỏa , dân lành vô tội , trẻ con , người cao niên...đã chết oan uổng vì 2 chử " chiến tranh ".
  Cầu nguyện cho Hòa Bình và mọi sự an lành đến với chúng ta.

...

...

...

Những áng mây , những dấu hiệu nầy , có làm thay đổi được gì chăng?
Khi nào chúng ta  tìm về lại Sài Gòn thuở nào ?

  TVMS

TVMS

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 
Send Topic In ra