Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM (Read 12385 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3539
Gender: male
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #30 - 03. Nov 2011 , 04:30
 
(tiếp theo)

Để xoa dịu dư luận thế giới, Việt Minh đã ra lệnh cho các giới chức địa phương phải cho phép dân ra đi. Nhưng ngay trong lệnh này cũng có cái bẫy của nó.


            VM lập những văn phòng có khả năng giải quyết mỗi ngày 100 người. Một văn phòng cấp thông hành, nhưng chỉ sau khi đương đơn trình đủ giấy tờ cần thiết. Một văn phòng khác bán vé để được lên xe buýt của VM cung cấp, để nói là sẽ chở tới Hải Phòng. Giá một vé xe buýt là 8000 đồng Hồ Chí Minh, tương đương với 9 Đô-la Mỹ. Đối với gia đình dân quê 6 người thì đây là một món tiền quá lớn.


            Nhưng để trả lời những câu hỏi từ khắp nơi trên thế giới về cuộc di tản này, VM trả lời: “Vâng, chúng tôi cung cấp văn phòng, thông hành, và phương tiện di chuyển cho những người – bị lầm, chúng tôi tin chắc thế– mà quyết định đi sang vùng khác...”


            Mãi tới ngày 15 tháng 11 toán đầu tiên mới bắt đầu rời Phát Diệm. Thay vì đưa họ đi trên đại lộ, chỉ vài giờ là tới nơi, VM đã chở họ đi theo một con đường vòng vo trắc trở. Một phần họ cho đi xe buýt. Rồi bị chặn lại, nói là xe hư cần phải sửa. Và như thế phải đợi vài ngày. Trong thời gian chờ đợi, VM không ngừng thuyết giảng về sự sai lầm đòi di cư và về sự tàn ác của người Pháp và người Mỹ ở Hải Phòng và Sài Gòn.


            Sau đó dân di cư được chuyển sang những chiếc thuyền, bè lênh đênh trên sông Hồng. Lại thêm chờ đợi, xách nhiễu, và thất vọng. Đến được Hà Nội, sẽ có xe lửa chở họ đến Hải Phòng. Từ đó xe của Pháp sẽ chở họ đi những cây số còn lại để tới trại của chúng tôi.


            Hàng ngàn người đã kiên nhẫn trải qua hết khó khăn này, trở ngại kia để tới được một địa điểm xa bên kia bức màn tre. Nhưng đến được đó thì ôi thôi, giấy thông hành của họ đã hết hạn. Thế là lại phải trở về nguyên quán, và làm lại mọi thủ tục rắc rối, nếu còn đủ sức.


            Những người tỵ nạn may mắn hơn thì gặp được hải quân Pháp vớt đưa lên tầu của họ. Những chiếc tầu này đã chờ đợi họ ở ven ranh giới bức màn tre, nơi có cái tên là Cac Cuu (?) Tại đây tầu Pháp chặn tất cả thuyển bè của VM, và trước mặt đại diện của UH trên tầu, họ yêu cầu VM phải trao người tỵ nạn để chở đi Hải Phòng.


            Bất chấp mọi phiền nhiễu và trắc trở, cực nhọc, bất chấp cả những bài thuyết giảng liên tu bất tận đến điên người, bất chấp những phương tiện chuyên chở thiếu thốn, và bất chấp cả sự tàn nhẫn dã man của VM muốn kìm chân họ, những đoàn người di cư vẫn không nản. Chỉ tại Phát Diệm không thôi, đã có 5000, trong số 35,000 người ban đầu muốn đi, đến được bến bờ tự do (nghĩa là chỉ có một phần bảy, còn 6 phần 7, tức 30,000 người đã bị VM cản trở không thể vượt qua). Đó là theo con số chính thức của ủy hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến.

Bùi Chu đồng nghĩa với lòng dũng cảm
(chương XIII)



            Chiến tranh tạo nên những anh hùng, và anh hùng ca. Nhưng hòa bình ở miền Bắc Việt Nam, lạ lùng thay lại cũng tạo nên vô số hành động anh dũng chẳng khác gì trong chiến tranh.

            Tôi biết nhiều chuyện như thế. Chính tôi chứng kiến hàng chục, và nghe kể hàng trăm chuyện như vậy.

            Tôi nhớ những người dân tỵ nạn từ tỉnh Bùi Chu đến trại chúng tôi vào tháng 11. Ở Bùi Chu cũng như ở những nơi khác, dưới “ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê” chỉ có bóng tối, và sự đầm ấm của gia đình đã chết trong những căn nhà tranh của người dân. Nhưng tinh thần của người dân đã không chết. Niềm hy vọng của họ vẫn tồn tại.

            Nông dân Bùi Chu tương đối giầu. Nhưng rồi chiến tranh đã làm họ mất cả. Họ chỉ còn Thượng Đế.

            Ngày nay chính quyền mới áp đặt luật lệ mới. Nông dân phải nghe thuyết trình mỗi ngày về sự độc ác và những sai trái của tư bản... Cả tỉnh trở thành như một nhà tù mênh mông. Sách giáo lý bị đốt, tôn giáo bị chế diễu là thuốc phiện. Cải Cách Ruộng Đất đôi khi đem lại cho người vô sản có đất, nhưng không phải cứ có nhiều đất hơn thì có thực phẩm hơn.

            Nhiều người dân Bùi Chu đã bị xử tử. Con cháu họ đã kể lại cho tôi nghe. Tôi nghĩ họ không nói dối. Đối với dân Bùi Chu chỉ có một lối thoát là trốn đi. Hy vọng và mơ ước chuyện đó thì dễ, nhưng không dễ để thực hiện. Bùi chu có khoảng 30,000 dân. Đã có kế hoạch cho họ trốn. Từ phía những tổ chức bí mật của người Việt, cũng như từ phía hải quân Pháp và hải quân Mỹ. Ngày giờ, địa điểm được ấn định như sau: Ngày 30 tháng 11, tại một bãi biển gần làng Văn Lý.


            Một chiếc tầu sửa chữa lớn của Pháp, chiếc Jules Verne, đã đậu sẵn ngoài khơi, ngay bên ngoài giới hạn 3 dặm. Rồi 4 chiếc LSM được kéo tới sát bên tầu Jules Verne, làm ra bộ như để được sửa chữa. Và cũng làm ra như tình cờ có chiếc vận tải hạm to lớn của Hải quân Hoa Kỳ vắng khách đi qua từ Sài Gòn trở về Hải Phòng. Tầu này cũng dừng lại ở đó trong chốc lát.

            Bộ phận bí mật của người Việt đã loan truyền tin tức cho dân. Tới giờ trốn kém 10, biển động. Trên giải 3 dặm nước dậy sóng lớn từ tầu tới bãi, không thấy có gì, chỉ có ánh trăng, nhưng trăng sáng quá... quá nguy hiểm. Rồi giờ trốn đã tới, đúng 8 giờ. Trong vài phút mặt biển đầy những thuyền, bè, mảng, sà lan.

            Hàng ngàn dân trên bờ đang kéo thuyền bè của họ qua bãi cát tới chân nước. Họ nhắm tiến tới chiếc tầu của Pháp cũng chạy nhanh về phía họ.

            Hai bên gặp nhau. Tầu Pháp há mồm ra lặng lẽ đón dân tỵ nạn vào hết lớp này đến lớp khác. Rồi nó quay đầu trở ra tầu lớn, 2 chiếc Jules Verne và Brewster. Trên một chiếc bè nhỏ bằng những cây luồng (một thứ tre lớn) cột lại với nhau, có lẽ chỉ vài mét vuông có thể có cả một gia đình đông tới 10 người mặc quần áo nâu, lặng lẽ, sợ sệt. Nếu vì chở nặng quá, mà chiếc bè chìm, đôi khi đến đầu gối, thì họ sẽ giơ những đứa trẻ lên cao.


            Trăng sáng có để họ đi thoát không? Biển động liệu có khỏi đánh đắm tầu họ không? Tầu lớn chỉ có hai chiếc, liệu có đủ chỗ không? Liệu kẻ thù đã nghi chưa? Liệu những súng máy có nhả đạn làm kinh hoàng, hoảng loạn trong đêm không?


            Những cái sợ đó dày vò họ trong khi tiến ra biển khơi. Nhưng họ là những kẻ dũng cảm dám liều với hiểm nguy, kể cả cái chết. Đến hửng sáng đã có 6000 người lên được 2 chiếc tầu Mỹ và Pháp và được chở đi Hải Phòng. Dẫn mọi người vào trại Chùa xong, 2 tầu trở lại Bùi Chu để đón thêm nữa.


            Công việc kéo dài trong 2 ngày hai đêm cho đến khi số người tỵ nạn lên đến 18,000. Ngày thứ 3 không còn thấy dân tỵ nạn nữa, chỉ trừ một nhóm nhỏ bị bỏ rơi trên một mỏm cát. Lính Việt Minh xuất hiện và cuộc vượt thoát phải ngưng.


            Nhưng những người còn bị giam lại không ngừng ước mơ. Mong có một cơ hội khác. Họ sẽ lại thử thời vận.


            Khi có đoàn người mới tới, những người đã tới mấy hôm trước, cầm đèn, nến đứng hai bên dọc đường dẫn vào trại, còn những người mới tới đi thành hàng dài ở giữa hai hàng đèn, nến chập chờn như một cuộc diễn hành thật cảm động. Người ta hỏi nhau để biết tin tức về thân nhân. Có những câu hỏi lo lắng, thường thường vô vọng như:

            - Ông (bà) có thấy ai thuộc gia đình Đức Lý không?

            - Chị (anh) có nhìn thấy ai bơi ra khỏi chiếc thuyền bị đắm không?

            - Các bạn có nghe tin tức gì về dân làng Thanh Hòa không?

            - Cháu có gặp con bác không? nó bảy tuổi ấy mà..

            Cũng có người tìm lại được thân nhân. Nhưng hầu hết thì không.


            Những ngày và tuần lễ sau đó, dân di cư từ Bùi Chu cần được săn sóc liên tục về y tế. Nhiều trẻ em bị đậu mùa. Nhiều em khác bị dịch lở, chốc. Có lẽ đã đến giai đoạn hai. Sốt dữ dội. Mất nước nhiều quá. Và tôi đã phải mất 4 ngày cho chỉ một chứng dịch lở này.

            Rất nhiều người bị phù thủng, vì thiếu sinh tố do thiếu ăn kể từ ngày có Cải Cách Ruộng Đất. Nhiều người đói lả, không đến nỗi chết, nhưng tàn tạ, với đủ thứ thương tật.

            ... Mỗi ngày chúng tôi phải chữa trị trên 200 trường hợp, 200 thân thể dị dạng đầy những vết thương hôi hám thối tha, trên bàn tay, bàn chân và cả ở mặt.

            Chứng say sóng càng làm cho những bệnh nhân trở nên suy kiệt. Tất cả những con người khốn khổ trốn chạy Việt Minh vào ở trong trại Chùa nay trở thành bệnh nhân mà tôi phải cứu chữa.

            Người dân Bùi Chu, tôi đã thấy, họ không khác gì người Mỹ. Người Mỹ không thể nào không thích họ, khi đã biết họ. Không thể nào không kính trọng lòng khao khát tự do của họ. Không thể nào không cảm phục khen ngợi những con người dũng cảm của Bùi Chu. Sự khác biệt chính giữa người Mỹ và người Việt là: Người Mỹ chúng tôi có tự do và trái tim chúng tôi khiến chúng tôi cố duy trì tự do mà chúng tôi có. Còn người Việt thì không có tự do và trái tim của họ thúc đẩy họ phải đấu tranh bằng mọi cách để đạt được tư do.

            Và cứ thế người chạy trốn CS tiếp tục tuốn đến trại chúng tôi, như mưa không ngớt giữa mùa mưa, rơi rớt ra cả bên ngoài, tràn lan tới những con đường và cánh đồng xung quanh. Chúng tôi lo cho họ lên tầu để vào Sài Gòn sớm chừng nào hay chừng ấy. Mỗi ngày chúng tôi đưa lên tầu từ 4 đến 5 ngàn người. Nhưng số người vào trại mỗi ngày thường đông hơn thế.

            Đây là cư dân của trại của tôi. Thành phố của tôi gồm những lều vải nằm ngổn ngang cắm trên những vũng bùn lầy sâu đến đầu gối. Chúng tôi tăng trưởng với sâu bọ, rác rưởi, bệnh tật và chết chóc. Nhưng trại của chúng tôi cũng là trại của hy vọng, tự hào và đầy dẫy những chuyện anh hùng.


Trại cô nhi của bà Ngải (chương XIV)

            Chương này dài gần hai chục trang, được trung úy Dooley thuật lại một cách cảm động, khiến người đọc chẳng những cảm phục bà Ngải mà nhất là mến thương những đứa trẻ mồ côi ngoan ngoãn, trong đó phải kể đến bé Lia mới 7 tuổi đầu, lại bị mìn chặt cụt một chân mà vẫn cố sức làm việc, giúp cả việc bệnh xá của tác giả.

            Dưới đây chúng tôi chỉ tóm tắt lại trong vài hàng.

            Gần trại Chùa có một trại mồ côi của bà Ngải, nuôi dạy gần một ngàn trẻ mồ côi. Dooley chăm lo sức khỏe cho đám này thêm vào công tác y tế thường xuyên của trại Chùa. Bà Ngải là người duyên dáng mà có lòng thương trẻ, dành cả cuộc đời cho trẻ. Bà đã gần 60, nhưng còn nhanh nhẹn, duyên dáng như mới 30. Trước kia bà cũng thuộc loại giầu có nhất trong một tổng thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chiến tranh, ngay từ những ngày đầu đã giết chồng bà. Hai con bà hiện ở Pháp. Bà nói tiếng Pháp như đầm. Chiến tranh giết không biết bao gia đình. Trẻ mồ côi đầy đường không ai trông coi. Bà Ngải đi lượm lặt về nuôi... Cứ thế từ vài đứa lên đến vài chục, vài trăm và sau cùng gần một ngàn. Bà đưa vào Nam được hơn 800 đứa, hầu hết là thuộc các gia đình Phật Giáo. Dooley gọi chúng là những Phật tử mồ côi rất ngoan.


            Vào được Sài Gòn rồi, các trẻ của bà Ngải được hội các bà vợ Mỹ cung cấp nhà và phương tiện để sinh sống và học tập. Phải bỏ quê hương đi bà rất buồn nhưng bà tin tưởng rằng Bắc Việt sẽ được giải phóng trong tương lai. Bà cứ nấn nã mãi không chịu xuống tầu di cư. Nhưng đến giữa tháng tư VM bắt đầu cho quấy phá Hải Phòng. Tình hình bất ổn. Lúc ấy bà mới vội vàng cho 800 trẻ của bà xuống tầu, đem theo đủ thứ của trại, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan Hải quân Mỹ và Pháp. (Người Pháp và người Mỹ cũng như dân chúng Hải Phòng rất sợ là Việt Minh có thể “giải phóng” Hải Phòng trước kỳ hạn chót được ấn định vào tháng 5 năm 1955).

Chính sách “cải tạo tư tưởng” của Cộng Sản (chương XV)

            Trẻ con Việt Nam già rất sớm khi còn nhỏ. Chúng có vẻ chững chạc và nghiêm nghị khi hãy còn là thiếu niên, và đặc biệt là thường rất dũng cảm.

            Có một số trẻ làm việc cho chúng tôi trong trại, ở lại đó nhiều tháng. Chúng làm những việc của người lớn, đảm đương những trách nhiệm của người lớn; khi được hút thuốc lá, chúng cũng hút như người lớn. Mà chúng chỉ mới 10, 12 tuổi hay 8 tuổi. Mỗi y tá của tôi được tôi cung cấp cho 6 hay 7 đứa trẻ như vậy giúp việc. Chúng hân hạnh được đội mũ hải quân. Một số còn lại bám sát theo tôi cả ngày lẫn đêm, lắm lúc cũng thấy phiền. Chúng có thể đến gọi tôi đến cứu một bà già quá yếu không đủ sức rời lều, hay lôi tôi tới một người đàn ông tàn tật. Chúng có thể chạy những việc vặt, tìm đồ vật tôi cần, nấu nước sôi cho lều bệnh xá. Đôi khi chúng giặt quần áo giúp tôi. Nhưng trong trường hợp như thế chúng thường thích giặt trong nước ruộng lúa, dĩ nhiên tôi không để chúng giặt như vậy. Thỉnh thoảng chúng còn dám lái xe truck của chúng tôi để làm trò vui chơi. Trẻ con thường thích thứ trò chơi đó.

            Có thời gian tôi ở khách sạn thì chúng ngủ bên ngoài cửa. Thường chúng đóng vai liên lạc khi có toán người vừa trốn thoát được tới nơi và cần giúp đỡ ngay.

            Bất cứ lúc nào ông Hàm (Mai Văn Hàm) hay một viên chức Việt nào khác muốn gặp tôi, họ chỉ cần để ý thấy đứa trẻ nào đội mũ hải quân, hay một đứa bé đánh giầy, bảo nó đi tìm “bác sĩ Mỹ”.

            Khi có một đứa trong số những “phụ tá” đó lên đường vào Nam, chúng tôi thường có một chút nghi lễ tiễn đưa nó. Nhiều sĩ quan trên tầu đã từng tặng tôi những huy hiệu cấp bậc thiếu úy. Vậy là trong ngày có nghi lễ, ông “quan hai” sẽ gắn lon cho vị phụ tá của mình lon “quan một” hải quân. Lon đó được gắn trên vai đứa trẻ phụ tá làm thêm vẻ quan trọng trước sự chú ý của mọi người. Tôi hy vọng phòng Nhân Viên của Hải Quân sẽ hiểu và thông cảm khi nghe biết về dịch vụ tuyển thủy binh bất thường của tôi. (...)



            Việt Minh tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đám trẻ con và thiếu niên trong nước... Lần đầu tiên tôi được biết về việc này là vào tháng 12 (năm 1954).


            Sau khi đã tiếp thu quyền kiểm soát một làng ở tỉnh Hải Dương, Việt Minh CS đến thăm trường làng và đưa 7 em bé ra khỏi lớp, bắt ngồi xuống sân trường. Bàn tay và cánh tay các em bị trói giặt cánh khỉ ra sau lưng. Rồi chúng lôi một giáo viên trẻ ra, tay cũng bị trói như vậy. Rồi lớp học bắt đầu.


            Với giọng nói lớn đủ để những học sinh còn ngồi trong lớp nghe được, cán bộ VM tố cáo những học sinh này về tội phản quốc: “Một “người yêu nước” đã báo cho công an biết giáo viên này đã mở những lớp học bí mật, vào ban đêm, để dạy tôn giáo. Chúng học cả kinh bổn.”

       
    VM tố cáo 7 đứa trẻ về tội “mưu phản” vì đã nghe lời dạy của giáo viên này. Để trừng phạt tội đó, những đứa trẻ sẽ bị hủy thính giác. “Chúng sẽ không bao giờ còn có thể nghe được những lời nói bậy của kẻ ác.”

            Sau đó hai cán bộ VM đến bên mỗi đứa trẻ, một tên nắm chặt đầu em bé bằng hai bàn tay rắn chắc. Tên kia lấy chiếc đũa bằng gỗ vót nhọn đóng vào mỗi lỗ tai. Nó đóng hết sức mạnh. Chiếc đũa xé toạc lỗ tai ra và làm thủng màng nhĩ. Tiếng la hét của đứa trẻ cả làng đều nghe. Cả hai lỗ tai đều bị chọc thủng bằng cách đó.

            Bảy đứa trẻ la hét thất thanh, vùng vẫy, giẫy giụa, đau đớn kinh khủng. Vì cả hai tay đã bị trói đàng sau lưng, nên chúng chẳng có cách gì rút những chiếc đũa ra. Chúng lắc lư cái đầu, quằn quại trên đất cố làm cho những chiếc đũa rớt ra...

            Về phần giáo viên, VM phải ngăn chặn không cho anh ta còn khả năng dạy dỗ nữa. Sau khi bị cho chứng kiến nỗi đau đớn cực hình của những học sinh yêu quý của mình, đến lượt người thầy giáo trẻ cũng bị cực hình như sau: Một tên lính VM giữ chắc đầu giáo viên trong khi tên kia lấy kìm kẹp đầu lưỡi lè ra khỏi miệng để tên thứ 3 dùng lưỡi lê xẻo đứt luôn. Máu chảy xối xả vào miệng, phun ra đàng mũi và văng vãi xuống đất. Nạn nhân đã không có thể kêu la một tiếng. Máu chảy cả vào cuống họng. Khi mấy tên lính VM bỏ anh ta ra, anh ta liền té xuống đất và thổ ra máu. Mùi máu tanh tưởi bốc lên từ khắp mặt sân trường.

            Nhưng, người giáo viên cũng như 7 học sinh vẫn không chết. Khi tin dữ này xuyên qua bức màn tre, thì người ta tìm cách cho những nạn nhân trốn thoát. Và chẳng bao lâu 8 nạn nhân nói trên đã có mặt trong căn lều số 130, trại Chùa. (Trại tỵ nạn tạm thời ở Hải Phòng là nơi tác giả làm việc có tên là “Camp de la Pagode”)

            Chúng tôi hết sức mình cố chữa trị nạn nhân, tuy nhiên cũng không hoàn toàn như ý...

            Giáo viên đó không ăn được, chỉ uống đồ ăn lỏng. Các học sinh đó không bao giờ nghe lại được nữa!

            Tôi viết những điều này ra không phải để làm buồn nôn và buồn lòng bất cứ ai, hay có ý nhấn mạnh sự tra tấn tàn ác, dã man của ngưới Á Đông, là điều đã từng xảy ra trong thế chiến II và tại Hàn Quốc. Nhưng tôi thực sự muốn cho mọi người thấy những cực hình mà người dân ở châu thổ sông Hồng Hà phải chịu. Và công lý đòi hỏi phải ghi vào lịch sử một số điều cực ác mà chúng tôi được biết ở Hải Phòng.

            (...)

            Một đêm khuya, sắp đến giờ lễ Giáng Sinh, tôi bị đánh thức bởi những tiếng gõ cửa phòng ngủ. Có hai em nhỏ nói vọng vào xem “bác sĩ Mỹ” có sẵn sàng theo chúng đi ngay không? Tôi nghĩ chúng là những “phụ tá” tí hon của chúng tôi ở trong trại, và chắc đã xảy ra chuyện gì trong đó mà tôi cần phải chú ý. Vì thế tôi mặc quần áo thật nhanh và leo lên xe truck. Nhưng khi tôi lái thẳng trên xa lộ, thì hai đứa trẻ ra hiệu cho tôi quẹo vào một đường nhỏ ở giữa hai thửa ruộng. Tôi chẳng hiểu gì, nhưng vì chúng có vẻ tha thiết, khẩn khoản quá nên tôi lái theo hướng chúng chỉ. Chúng tôi quẹo và đi vài trăm mét nữa thì tới một túp lều tranh, hay đúng ra là một ngôi nhà tròn giống như túp lều. Tôi cúi người bước vào trong. Tôi thấy sao tối quá, và rộng không thể ngờ. Có một ngọn đèn dầu thắp sáng ở một phần nhà và gần đó có mấy người đang quì gối. Một người đàn ông, một người đàn bà và vài đứa trẻ. Họ đang hát thánh ca để cầu nguyện một cách đồng điệu, buồn rầu. Họ chào tôi bằng câu: “Chào ông bác sĩ Mỹ”, vừa nói vừa chắp tay vái chào theo lễ phép phương Đông. Rồi tôi nhìn thấy một người đàn ông nằm trên một chiếc nệm rơm được đặt trên 8 hay 9 thanh tre, tạo thành một chiếc cáng. Khuôn mặt ông ta méo xẹo quằn quẹo trong cơn hấp hối. Cặp môi mấp máy yên lặng như đang cầu nguyện. Mà thực sự ông ấy đang cố đọc kinh thầm.

            Khi tôi kéo tấm chăn phủ trên người ông ta ra, thì thấy một tảng thịt bầy nhầy đen xám từ vai xuống gối. Bụng rắn và sưng phồng. Bừu dái sưng to như quả bóng đá. Hai đùi biến dạng trông quái gở. Đây là một trong những cảnh tượng rùng rợn nhất mà tôi đã từng thấy. Ý nghĩ chỉ đụng vào người này cũng đủ làm tôi kinh tởm.

            Tôi buồn nôn, và cảm thấy mình sắp nôn mửa ra, nên vội chạy ra ngoài: Trong căn lều, tôi đã vừa thấy rõ một kiệt tác về sự tra tấn có hệ thống. Dưới trời đêm tôi đã mửa ra tất cả những gì tôi có trong bụng. Tôi cám ơn những người trong lều vì đã không theo tôi ra ngoài. Họ hiểu, và kiên nhẫn.

            Tôi không nhớ rõ phải mất bao lâu tôi mới tự chủ được. Nhưng cuối cùng tôi đã có thể bình tĩnh lại và trở vào để săn sóc nạn nhân, được coi như một cơn ác mộng của con người. Nhưng tôi có thể làm gì? Tôi có thể chích Morphine để giảm đau. Về cái bụng tôi có thể làm được một chút. Vì da chỉ bị nứt ở 4, 5 chỗ. Chảy máu toàn là dưới da tại những chỗ bầm tím đang chuyển sang màu vàng-tía. Tôi châm một mũi kim to vào bừu dái để cố rút bớt nước ra. Sau này tôi cũng luồn vào trong bọng đái một ống plastic nhỏ để giúp nạn nhân đi tiểu. Tôi có thể làm gì hơn?

            Tôi hỏi người đàn bà chuyện quái quỷ gì đã xảy ra cho người này? Bà ta nói:

            Vùng này đã rơi vào tay Việt Minh chỉ mới 7 tháng nay. Vì thế họ chưa thay đổi được hoàn toàn lối sống cũ. Linh mục hãy còn được phép làm lễ, nhưng chỉ được làm giữa 6 giờ và 7 giờ sáng. Đó là thời gian hầu hết nông dân sẵn sàng khỉ sự công việc đồng áng. Theo luật lệ CS, đó cũng lại là giờ mà dân làng phải tập họp lại tại khu công viên của làng để nghe thuyết trình hàng ngày về vinh quang của đời sống mới.

            Như vậy có nghĩa là giáo dân không thể nào có thể đến nhà thờ dự lễ của linh mục, dù là ngày thường hay chủ nhật. Vì vậy vị linh mục 57 tuổi dũng cảm này đã chấp nhận mọi hiểm nguy để làm lễ vào buổi chiều, trái lệnh trên. Vì thế Việt Minh CS quyết định vị linh mục này phải được “cải tạo” hay giáo dục lại.

            Đêm hôm trước, lính CS tới nhà nguyện của linh mục, tố cáo ông đã hội họp bí mật và ra lệnh phải ngưng ngay. Nhưng linh mục thách thức, trả lời rằng không gì có thể bắt ông ngưng rao giảng lời Chúa. Và sau đây là những gì bọn họ đã làm: Ông bị treo 2 bàn chân lên trần nhà. Đầu gần chạm đất. Với những thanh tre rắn chắc chúng bắt đầu đánh ông để “đuổi tà ma” ra khỏi ông. Chúng đánh trong nhiều tiếng đồng hồ. Ông không biết nó kéo dài bao lâu. Chúng tập trung đánh vào những chỗ nhậy cảm nhất của thân thể.

            Chúng nó để ông bị treo như thế rồi bỏ đi. Sáng hôm sau, mấy trẻ giúp lễ của linh mục tìm thấy ông ở đó và cố hạ được ông xuống. Những em bé này chỉ có 9, 10 tuổi. Chúng chạy vội đến báo cho cha mẹ chúng, vừa nói vừa khóc nức nở. Cha mẹ chúng đang bị bắt dự lớp học tập cưỡng bách tại sân đình làng.

            Mấy đứa trẻ dùng dây chằng những thanh tre lại với nhau làm thành cái bè tí xíu có thể nổi trên mặt nước, vừa dùng làm cáng khiêng trên bờ cũng được. Chúng đặt vị linh mục trên đó rồi khiêng xuống phía sau làng. Chúng giấu ông ở gần bờ sông. Con sông này là biên giới của vùng tự do. Khi trời tối hẳn, chúng nhẹ nhàng hạ chiếc bè-cáng xuống nước. Rồi mỗi bên 3 đứa, chúng chèo ra giữa sông và được nước chảy cuốn đi. Nước lạnh có lẽ đã là liều thuốc tốt cho vị linh mục, còn hơn hầu hết mọi loại thuốc của chúng tôi. Những đứa trẻ đã xoay xở đế đưa được cái bè qua sông mà không bị ai thấy. Mãi khuya chúng mới đưa được ông đến được căn lều của chị ông. Rồi chúng chạy đi tìm tôi. Sau đó ngày nào tôi cũng đến thăm ông ấy và cho ông ấy thuộc trụ sinh và morphine. Thật là một phép lạ, vị linh mục thoát chết. Phần thì nhờ cơ thể khỏe mạnh, phần nhờ đức tin.

            Tôi không thể ngờ rằng chẳng bao lâu ông đã có thể thường xuyên làm lễ như một tuyên úy cho trại Chùa.

            Có lẽ đáng lý chúng tôi đã phải để ông đi, khi ông xin được trở lại làng cũ. Và có lẽ thế giới cần có những vị tử vì đạo, mặc dù Bắc Việt thì đã có quá nhiều rồi.

            
Tôi biết thật là không công bình nếu xét đoán toàn bộ một chế độ dựa theo sự hành xử của một số ít. Tuy nhiên đối với tôi, cộng sản đúng nó là như vậy. Đó là một thứ ma cà rồng. Nó đã chiếm lãnh gần hết Đông phương. Và như thế là gần phần nửa nhân loại. Từ tháng 12 đến ngày cuối, mỗi tuần có hai hay ba trường hợp tàn bạo của CS như vậy xảy đến chỉ trong vùng của riêng tôi. Những chuyến ra đi vào đêm cứ dẫn tôi gặp hết kinh hãi này đến kinh hãi khác.

            Những ngày đầu của tôi ở Hải Phòng tôi lấy làm lạ lùng khó hiểu không phải vì số trường hợp càng ngày càng tăng mà vì tính chất của sự tàn bạo. Quá nhiều trường hợp mang ý nghĩa tôn giáo. Càng ngày tôi càng nhận thức được rằng những sự trừng phạt của CS có liên hệ đến đức tin của con người vào Thượng Đế.

            Cho đến bây giờ, những linh mục là đối tượng chính của khủng bố CS. Dường như những ông này không bao giờ chịu “học tập dân chủ” như CS mong muốn. Vì vậy CS cần phải cưỡng bách các ông ấy “học tập” một cách “nghiêm ngặt” (tàn nhẫn) hơn những kẻ khác. Thật khó có thể uốn nắn những người đã có lòng tin sắt đá vào Thượng Đế để làm cho họ bỏ niềm tin đó. Thực tế là những người đó không thể bị chinh phục.

            Người Công Giáo có những lời kinh rất đạo đức thành kính, như “Ôi Giêsu Maria Giuse”, “Lạy Chúa hãy thương xót chúng con”. CS ra lệnh cho linh mục phải thay những câu đó bằng những khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất”, “Chiến tranh nhân dân”. Có lẽ hai tiếng “căm thù” là được nghe nói nhiều nhất trên vùng VM chiếm đóng. Chúng đã hoàn chỉnh phương pháp tra tấn, bằng cách lúc thì chúng làm cho thân xác đau đớn, rồi sau đó làm khổ tâm trí...

            Ngày chủ nhật đầu tháng 3, cha Lopez thuộc xứ đạo Phi Luật Tân xin tôi đến thăm một người ốm, một linh mục Việt Nam vừa thoát khỏi vùng VM.

            Chúng tôi đi qua một khu sân rộng, đến khu dân cư. Ở trong phòng sau có một người đàn ông nằm trong đống rơm trên sàn nhà. Đầu ông ta đầy những mủ. Có 8 chỗ bị sưng phồng với mủ xung quanh trán và thái dương. Trước khi hỏi vì đâu nên cớ sự, tôi đã biết câu trả lời. Vị linh mục đặc biệt này đã rao giảng sự phản động, phản bội. CS đã tuyên án ông bị đội mũ gai giống Chúa Giêsu mà ông rao giảng.

            Tám chiếc đinh đã được đóng vào đầu vị linh mục. Ba chiếc ở trán. Hai ở phía trên gáy. Và ba chiếc trên đỉnh đầu. Đinh khá dài đủ để có thể cắm tới xương sọ. Sau khi thực hiện hành động độc ác đó, chúng để vị linh mục ở đó một mình. Ông cố đi tới một túp lều gần đó. Gia đình trong lều cố rút mấy chiếc đinh ra. Rồi ông được đưa tới Hải Phòng để cấp cứu. Trước khi tới nơi, hai ngày sau đó, thì những vết thương đã nhiễm trùng sang giai đoạn hai.

            Tôi rửa da đầu. Gắp những thứ đóng cục trong các vết thương. Và nặn mủ ra. Tôi cho vị linh mục dùng thật nhiều penicilline, và thuốc chống phong đòn gánh. Và mỗi ngày tôi đều trở lại thăm. Ông ấy đã khá. Một hôm tôi đến để cho thuốc, thì thấy ông ấy đã biến mất. Cha Lopez bảo tôi ông ta đã trở lại thế giới thầm lặng bên kia bức màn tre. Như vậy là ông trở lại với những kẻ đã tra tấn ông. Giờ này đây (1956) tôi tự hỏi, chúng đã làm gì vị linh mục ấy?

            Không phải chỉ có linh mục này mới là nạn nhân của sự tàn ác. Một ngày kia có một phụ nữ đến trạm xá của trại xin chữa trị.. Bà ta quấn một miếng vải quanh hai vai theo hình số 8. Chúng tôi tháo vải ra thì thấy cả hai xương vai đều bị vỡ rồi. Bà ta nói bị VM chặn trên đường đi tìm đường di cư. Bọn gác đã đánh bà vì tội dám toan bỏ nước ra đi. Chúng lấy báng súng đập nát vai bà, bắt quay lại. Nhưng rồi, dù bị thương nặng bà ta cũng đã cố tìm cách trốn được. Vừa kịp thời để được chữa lành.

            Tôi luôn luôn có một ý nghĩ hết sức đau buồn: “Chúa ơi, để một người trốn thoát được đến đây, ắt phải có hàng trăm người đã không chạy thoát.”

            Một hôm có một người đàn ông đến bệnh xá với hai ngón tay cái biến màu rõ rệt. Từ đốt đầu đến đầu ngón, một màu đen. Đây là bệnh thối hoại loại khô, y học gọi là “mummification”. Không đau dữ lắm. Không chảy máu. Chỉ có sự hoại mô và đau buốt.

            Ông ta nói chúng nó đã cột thừng vào hai ngón tay cái ông, rồi treo lên để “cải tạo”. Đã một tuần qua rồi. Từ ngày đầu hai ngón tay cứ mỗi ngày lại đen thêm. Và hôm nay thì bắt đầu xông mùi hôi thối.

            Khi khám bệnh, trong khi tôi cầm lấy ngón trái, thì một miếng thịt mủn rơi ra. Không chảy máu, không đau. Chỉ có một mẩu thịt thối ở trong tay tôi. Miếng thịt thối khô này sẽ vụn ra ngay nếu bạn chỉ khẽ bóp nó.

            Một trong số những người lớn tuổi bảo tôi: “Xin anh bạn nhớ cho rằng những người này sẽ chẳng bỏ nhà ra đi, nếu CS không làm những điều ác độc này cho những người rao giảng hay giữ đạo Chúa.”

            Tôi nghĩ, chắc họ nói đúng. Trong số dân tỵ nạn có nhiều người theo đạo Phật. Nhưng khi nghĩ tới số người dự lễ mỗi ngày tôi chắc là người theo đạo Công Giáo phải từ 75 đến 80 phần trăm. Trong số 2 triệu giáo dân Việt Nam, thì đã có tới 1 triệu 750 ngàn ở miền Bắc. Rồi CS tới. CS đã làm dân bừng tỉnh, vỡ mộng về những cuộc cải cách mà chúng hứa hẹn. Có lẽ họ đã có thể chịu đựng dù phải chống chọi với thuế cao quá đáng, với chỉ tiêu mùa màng vượt mức, với chính sách lao công cưỡng bách và sự mất tự do. Nhưng khi mà quyền tự do thờ Chúa cũng bị tước đoạt – thường bằng những biện pháp tàn bạo nhất – thì họ biết đã đến lúc phải ra đi.

            Một vị niên trưởng nói: “Tụi Việt Minh thực điên khùng. Chúng ép buộc dân ở lại, bịa đặt nọ kia, để cầm chân dân, thậm chí ngăn chặn ở biên giới. Rồi thì chúng lại làm đủ điều khiến người dân bó buộc phải ra đi tỵ nạn! Có lẽ đây cũng là thánh ý Chúa đấy.”

            Nói VM chặn dân tỵ nạn ở biên giới (của vùng chúng chiếm đóng), là còn nói nhẹ. Dù hiệp định Genève đã quy định là ai cũng có quyền tự do chọn rời bỏ miền Bắc nếu họ muốn, CS đã vi phạm quy định đó ngay từ ngày đầu tiên chúng vừa ký hiệp định rồi.

            Như tôi đã nói ở trên, chúng dùng mánh lới đe dọa, bạo lực, và thậm chí tàn sát để ngăn chặn sự đi Nam một cách ồ ạt của người dân trong vùng. Tại Sài Gòn, ngày 22 tháng giêng năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã tuyên bố: “Bổn phận của tôi là phải tố cáo trước thế giới tự do và trước cộng đồng Ki Tô Giáo về những hành động vô nhân đạo của Việt Minh nhằm đàn áp và cưỡng ép những người dân muốn rời bỏ vùng CS. Đó là những hành động vi phạm trắng trợn hiệp đình Genève.”

            Sau này ông Diệm đã ước lượng là có thể sẽ có một phần tư triệu người di cư nữa nếu không bị VM sách nhiễu. Theo tôi, con số đó phải gấp đôi. Dòng người liên tục kéo tới các trại Mỹ của những kẻ may mắn hơn, và của những kẻ bị thương tật, vật vờ, xác xơ là đầu mối để tính ra số người đã không thể ra đi. Ngoài ra, cũng còn phải nói đến hàng ngàn người khát khao tự do, nhưng đã không đủ can đảm hay sức khỏe để chấp nhận hiểm nguy.

            CS có nhiều mánh lới và những mánh lới khác nhau để cầm chân người dân ở lại với chúng. Chúng ra những luật lệ cấm 3 người trở lên của mỗi gia đình không được di chuyển cùng một lúc trên một chiếc xe buýt hay xe lửa; cấm trên hai người đi bộ chung với nhau trên những con đường hướng về vùng di tản. Điều này gây khó khăn cho người muốn di cư có gia đình đông con mà không muốn xa cách nhau.

            Tuy nhiên vẫn có những cha mẹ tuyệt vọng cho con cái đi trước, hai đứa hôm nay, hai đứa ngày mai, và căn dặn chúng là phải tìm đến các trại của người Mỹ. Hàng trăm lần tôi đã thấy những thiếu niên đi một mình, kiệt sức, buồn rầu, tới nơi và chờ đợi cha mẹ ở ven bìa trại. Nhiều khi chờ vô vọng.

            Tại nhiều nơi ở miền Bắc, CS ra luật phải có thông hành đặc biệt để đi từ tổng này sang tổng khác. Để xin được thông hành phải tốn nhiều tiền và phải qua những thủ tục hết sức rườm rà. Nhưng gia đình muốn di chuyển thành toán, không có cách nào khác.

            Sau khi đã chờ đợi rất lâu để có được thông hành rồi, một gia đình có thể sẽ lên đường đi bộ trên xa lộ tới Hải Phòng. Mười lăm, mười sáu ngày sau, khi lương thực đã cạn, chân đã mỏi, đã đau, trong người lại bị bệnh, lúc đó mới tới được biên giới tổng nhà. Họ bị đứng trước trở ngại nan giải: thông hành đã hết hạn.

            Cộng sản sẽ xét tấm thông hành mà họ khó nhọc lắm mới có được và cười bảo: “Đồng chí ơi, thông hành này chỉ có giá trị 14 ngày thôi. Đồng chí không biết sao? Ồ, đồng chí không biết đọc? Được thôi, hãy quay trở về xin thông hành mới.”

            Sau chiến tranh nhiều đoạn đường hãy còn gài mìn hay cạm bẫy. CS đào chúng lên. Nhưng thường không cho nổ để phá đi. Trái lại chúng vứt bừa vào trong ruộng lúa, bãi lầy, bụi rậm, làm như ngẫu nhiên vô tình. Nhưng đó lại là những nơi ở vùng biên giới giáp ranh với vùng di tản. Nếu người dân cố bò đi tìm tự do vào ban đêm rất có thể sẽ bị nổ tan xác.
            Vậy mà, điều khoản ghi trong hiệp định Genève như sau: “Bất cứ thường dân nào sống trong khu vực do một bên kiểm soát muốn ra đi để sống trong vùng thuộc phía bên kia, thì nhà cầm quyền trong khu vực đó phải cho phép và giúp họ thực hiện theo ý muốn.”

[1]   Tóm dịch từ cuốn Deliver Us From Evil, The Story of Vietnam’s Flight to Freedom (214 trang) Farrar, Straus and Giroux xuất bản lần đầu năm 1956, dịch theo bản in lần thứ 21 năm 1967.

...
...
Back to top
« Last Edit: 03. Nov 2011 , 04:49 by phu de »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #31 - 24. Jan 2012 , 23:56
 



LỜI CHÚC TẾT CỦA QUỶ

Theo: Báo Tổ Quốc


Rạng sáng ngày 31 tháng 01 năm 1968, Vào dịp tết nguyên đáng, sau lời chúc tết của Hồ chí Minh, đồng bào Huế đã đón một cái tết bằng những xác người, bằng máu và nước mắt của những dân lành vô tội, lễ vật cúng Ông Bà và Đất Trời được thay bằng những hố chôn người tập thể, chiếc vé sau cùng giành cho họ là những viên đạn AK, lưỡi lê CKC, bằng những nhát cuốc đập thẳng vào đầu, họ được kết chùm bằng những dây thép gai và những thứ có thể cột được đồng bào Huế thành từng xâu để dễ giết và khỏi bỏ chạy, hàng ngàn người Dân đã bị buộc phải chết theo Ông Bà thay vì đón Ông Bà trở về… để sum họp trong ngày tết .

Tội ác của Hồ chí Minh, Lê đức Thọ, Lê Duẫn… cùng thuộc hạ đảng cộng sản đã xé toạc lòng tin của Hiệp định đình chiến – ngưng tiếng súng trong ba ngày Tết, để tàn sát Dân lành vô tội tại Huế, đã thành vết nhơ trong lịch sử cận đại và biến những tên lãnh đạo chiến dịch Mậu thân 1968 cùng bè lũ thuộc hạ thành những tên đồ tể, phạm tội ác chống loài người.

Đã 44 năm trôi qua và nhiều năm sau nữa TỘI ÁC CỘNG SẢN – THẢM SÁT TẠI HUẾ mãi mãi không bao giờ phai nhòa trong tâm trí người Dân xứ Huế . Khi cả nước chuẩn bị đón Xuân về thì cũng có hàng ngàn gia đình chuẩn bị đám giỗ cho những người không may bị VC sát hại vào đúng dịp Tết nguyên đáng 1968.

Lễ giỗ tưởng niệm nạn nhân cộng sản trong vụ thảm sát tại Huế ngày nay không chỉ riêng của đất thần kinh thương nhớ, nơi nào trên Thế giới có người Việt tỵ nạn cộng sản, nơi đó có sự tưởng niệm cũng như lên án tính khát máu, hiếu chiến của VC, những kẻ mồm miệng luôn hô hào cả nước học tập “tấm gương đạo đức hcm”.

Hơn 36 năm trước, cộng quân miền bắc bị bọn lãnh đạo lừa bịp, để tên thiến lợn Đỗ Mười, tên cặp rằng chột mắt Lê đức Anh mà tiền thân của hắn là cai phu đồn điền cao su ác độc thời thuộc địa Pháp, Trường Chinh tức Đặng xuân Khu đã đấu tố cả Cha Mẹ hắn cùng rất nhiều tướng lãnh VC rất khát máu đồng bào miền nam bởi lòng ganh tỵ cùng mặc cảm thua sút, Và nguy hiểm bậc nhất thời đó chính là tên đồ tể Hồ chí Minh đã gây nên cảnh nồi da xáo thịt, cảnh huynh đệ Nam Bắc tương tàn để phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng hành động xâm lăng miền nam Việt Nam theo ý đồ của quốc tế cộng sản muốn nhuộm đỏ đông dương.

Lá chắn VC thường dùng để che đậy và lấp liếm tội ác của chúng chính là vụ thàm sát ở Mỹ lai của quân đội Mỹ, nếu đem so vụ Mỹ lai với thảm sát tại Huế thì tội ác của quân đội Mỹ không thể sánh bằng tội ác của VC, và những quân nhân tham gia tàn sát dân VN (VC) cũng đã ra tòa án quân sự tại Mỹ. Nhưng đồng bào Huế thì chưa nhận được lời xin lỗi nào từ phía lãnh đạo cộng sản từ đó đến nay, dù không ít tướng lãnh cộng sản thừa hiểu việc thảm sát tại Huế là hành động vô nhân đạo, vô cùng tàn ác với đồng bào ruột thịt, có khi họ bị giết chỉ vì sống trong vùng quốc gia tự do.

Ngày nay hành động bán nước của những tên đầu sỏ trong bộ chính trị VC đã rỏ như ban ngày, qua hành động dâng đất, bán biển, cho thuê rừng dài hạn với cái giá rẻ mạt gần như cho không đến những 50 năm, để giặc Tầu trấn giữ Tây nguyên qua dự án bauxite, đứng đầu là tên TT Nguyễn tấn Dũng. Không một nhân sĩ nào có thể nhớ hết, kể hết tội ác của cộng sản đã gây ra trên đất nước Việt Nam này, khi cả nước sụp hầm tai vạ của chủ thuyết cộng sản không tưởng.

Bởi thế, lời “chúc tết” của Hồ chí Minh, năm Mậu thân1968 là lời chúc của quỷ, là hiệu lệnh giết người tập thể tại Huế (1968), đó là con đẻ của chính sách cải cách ruộng đất bằng hình thức đấu tố nạn nhân cho đến chết. Để khủng bố tinh thần những ai có tư tưởng đối lập với đảng cs VN. Biết bao nhân sĩ trí thức miền bắc ngậm đắng nuốt cay để ca tụng đảng hầu bảo toàn mạng sống và nồi cơm cho gia đình mà cái giá phải trả là thân bại danh liệt, bao thế hệ trẻ bị lừa dối, một phần có sự góp công của trí thức trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng này, không hẳn họ đều là những kẻ hèn nhát, nhưng ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN ngay trong ĐỊA NGỤC CỦA QUỶ VƯƠNG là điều không đơn giản.

Huế sẽ không bao giờ có một mùa Xuân trọn vẹn, người Việt Nam trong hay ngoài nước cũng chẳng thể quên VN đã có một mùa Xuân đầy chết chóc do đảng cộng sản gây nên, chỉ có màu và nước mắt thay cho tiếng cười con trẻ nhận chiếc áo mới… mỗi độ Xuân về
.

nguoithathoc1959

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #32 - 12. Feb 2012 , 15:04
 
     
     
           
     
     
Thảm sát tại Huế


...


Douglas Pike - the Vietnam Center
(Ðại Học Texas Tech, Hoa Kỳ)

(Trích từ Viet Cong Strategy of Terror – Chiến lược khủng bố của Việt Cộng, tr. 23-29).

Huế là một trong những thành phố buồn nhất trên trái đất chúng ta, không phải chỉ vì những gì đã xảy ra ở đấy vào tháng 02-1968 mà vốn không thể tưởng tượng. Đó còn là một lời khiển trách thầm lặng đối với tất cả chúng ta, những kẻ thừa hưởng 40 thế kỷ văn minh nhưng trong thế kỷ này, lại đã cho phép những quan điểm tập thể hóa đẩy chúng ta vào những tội lỗi hiện đại xấu xa nhất, từ thờ ơ đến vô nhân đạo. Những gì đã xảy ra ở Huế làm cho mọi ai còn là văn minh trên hành tinh này phải dừng lại suy nghĩ. Nó phải được khắc ghi để khỏi bị quên lãng cùng với những hành xử vô nhân đạo khác giữa loài người với nhau vốn đã rải rác ghi dấu lịch sử nhân loại. Huế là một minh chứng khác về việc con người có thể đẩy mình đến chỗ làm những gì khi nó không đặt giới hạn cho hành động chính trị mà lại vô tình theo đuổi giấc mơ về một xã hội hoàn hảo nào đó.

Những gì đã xảy đến tại Huế có thể được mô tả cụ thể qua vài con số thống kê. Một lực lượng Cộng sản lên tới 12,000 người đã xâm chiếm thành phố Huế đêm mồng một Tết, ngày 30-01-1968. Họ đã ở lại 26 ngày và sau đó bị quân đội (Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh) đánh bật ra khỏi. Sau cuộc tấn công dịp Tết này, 5,800 thường dân Huế đã bị giết hại hoặc mất tích. Nay người ta biết phần lớn trong họ đã chết. Xác của phần lớn họ từ đó đã được tìm thấy trong những nấm mồ cá nhân và tập thể khắp tỉnh Thừa Thiên vốn bao quanh thủ đô văn hóa của Việt Nam này.

Đấy là những sự kiện cơ bản, những thống kê quan trọng. Thế giới không tọc mạch biết được gì về Huế thì cũng chỉ như thế, vì đó là những gì đã được báo chí thế giới ghi lại cách khiêm tốn sơ sài. Xem ra nó đã chẳng ảnh hưởng gì lên lương tri hay lương tâm của thế giới cả. Đã không có những phản đối mạnh mẽ, những cuộc biểu tình trước các tòa Đại sứ Bắc Việt khắp năm châu. Trong một cung giọng hết sức cay đắng, người dân ở đây sẽ nói với bạn rằng thế giới không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết thì cũng chẳng bận tâm.

Trận chiến


Trận chiến tại Huế là một phần chiến dịch Đông-Xuân 1967-1968 của Cộng sản. Toàn bộ chiến dịch được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn I bắt đầu trong tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 1967 và đòi hỏi những “phương pháp chiến đấu phối hợp”, nghĩa là những trận đánh khá lớn, kiểu cổ điển nhắm vào các căn cứ quan trọng (của QLVNCH) hay những nơi tập trung quân Đồng minh. Các trận đánh ở Lộc Ninh tỉnh Bình Long, ở Dakto tỉnh Kontum và ở Cồn Tiên tỉnh Quảng Trị, cả ba tại các vùng đồi núi Nam Việt gần biên giới Cam Bốt và Ai Lao, đều là những trận đánh điển hình và do đó là yếu tố quan trọng của Giai đoạn I.

Giai đoạn II diễn ra trong tháng 01, tháng 02, tháng 03 năm 1968, và kéo theo việc dùng “những phương pháp chiến đấu độc lập”, nghĩa là nhiều trận đánh do những đơn vị khá nhỏ thực hiện cùng lúc trên một diện tích lớn và sử dụng những chiến thuật du kích tiên tiến, tinh luyện. Vì rằng Giai đoạn I đã thực hiện chủ yếu với các toán quân chính quy Bắc Việt (lúc ấy khoảng 55.000 đang ở miền Nam), Giai đoạn II thực hiện chủ yếu với các toán Cộng quân miền Nam (tức Lực lượng Vũ trang Giải phóng). Cao điểm của Giai đoạn này là cuộc Tấn công Tết Mậu Thân trong đó 70,000 quân đánh vào 32 trung tâm dân cư lớn nhất của Nam Việt, kể cả thành phố Huế.

Giai đoạn III, diễn ra trong tháng 04, tháng 05 và tháng 06 năm 1968, đầu tiên là phối hợp những phương pháp chiến đấu độc lập và hiệp đồng, kết thúc là một trận đánh lớn cố định đâu đó. Đây là điều mà các tài liệu bắt được đã thận trọng nhắc đến như “đợt sóng thứ hai”. Có thể đó đã là Khe Sanh, căn cứ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nằm ở góc cực Bắc của Nam Việt. Hoặc có thể là Huế. Đã không có đợt sóng thứ hai chủ yếu là vì  trong Giai đoạn I và II, các biến cố đã không phát triển như mong đợi. Mặc dù vậy, cuộc chiến đã đạt tới độ đẫm máu nhất trong tám năm hồi ấy, suốt thời gian kể từ trận đánh Huế vào tháng 02 tới cuộc giải vây cho Khe Sanh vào mùa hè.

Suốt ba tháng ấy, tổn thất của Hoa Kỳ trung bình vào khoảng 500 binh sĩ tử thương hàng tuần; tổn thất của Nam Việt gấp đôi; còn tổn thất của Việt Cộng (cả Bắc lẫn Nam) gần tám lần của Hoa Kỳ. Trong chiến dịch Đông Xuân, Cộng sản bắt đầu với khoảng 195,000 quân chính quy miền Bắc và du kích miền Nam. Suốt 9 tháng, họ mất (vì tử thương hay tàn phế vĩnh viễn) khoảng 85.000 người.

Chiến dịch Đông Xuân là cố gắng toàn lực của Cộng sản nhằm đánh gãy lưng Quân lực Nam Việt và dồn chính phủ Việt Nam, cùng với các lực lượng Đồng minh, vào trong các khu vực phòng thủ ở thành phố. Nói cho đúng, Trận đánh Huế thuộc Giai đoạn I hơn Giai đoạn II vì nó đã sử dụng “các phương pháp chiến đấu hợp đồng” có lôi kéo quân đội Bắc Việt hơn là các du kích quân miền Nam. Về phía Cộng sản, chủ yếu là hai sư đoàn kỳ cựu của Bắc Việt trong đó có Sư đoàn 324-B, được tăng cường bằng các tiểu đoàn chính quy và một vài đơn vị du kích với khoảng 150 chính ủy và cán bộ dân sự địa phương.

Tóm lại, trận đánh Huế gồm ba bước phát triển lớn sau đây: Cuộc tấn công khởi đầu của Cộng sản, chủ yếu do hai tiểu đoàn 800 và 802, đã đủ lực và đà để tiến vào Huế. Bình minh ngày đầu tiên, Cộng sản đã kiểm soát toàn thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn I Bộ binh và khu vực các cố vấn quân sự Mỹ. Việt và Mỹ đã điều động quân tiếp viện với mệnh lệnh tới hai điểm còn cầm cự đó để củng cố cho họ. Cộng sản liền điều động một tiểu đoàn khác, tiểu đoàn 804, với mệnh lệnh ngăn chận lực lượng tiếp viện. Việc này thất bại, hai điểm cầm cự đã được củng cố và không bao giờ còn bị đe dọa trầm trọng nữa.

Từ đó, trận đánh mang tính cách một cuộc bao vây. Cộng quân ở trong Thành Nội và rìa tây thành phố. Quân Việt và Mỹ tại ba mặt còn lại, bao gồm phần phía Nam Huế của con sông (Hương), đã quyết tâm đánh bật chúng ra khỏi, với hy vọng ban đầu là dùng hỏa pháo và không kích. Nhưng Thành Nội được xây quá kiên cố và người ta đã sớm thấy rõ rằng nếu Cộng quân được lệnh cầm cự, thì chúng chỉ có thể bị đánh bật bằng chiến tranh thành phố, đánh chiếm từng nhà và từng khối, một hình thức chiến đấu đắt giá và chậm chạp. Lệnh đã được ban ra.

Qua tuần thứ ba của tháng 02, việc bao vây Thành Nội đã tiến triển tốt đẹp và Quân đội VNCH lẫn Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến từng thước qua Thành Nội. Sáng ngày 24 tháng 02, lính Sư đoàn I Bộ Binh giật xuống lá cờ VC đã treo 24 ngày trên vòng thành ngoài và thượng lá cờ mình lên. Trận chiến đã toàn thắng, dù thỉnh thoảng còn tiếp tục đánh nhau bên ngoài thành phố. Khoảng 2.500 cộng quân chết suốt trận đánh và 2.500 tên khác chết khi những thành phần Cộng sản bị truy đuổi bên ngoài Huế. Tử trận của Đồng minh là 357 người

Những cuộc phát hiện


Trong cảnh hỗn loạn tiếp theo sau cuộc chiến, mệnh lệnh đầu tiên cho công việc dân sự là cấp cứu, dưới hình thức cung cấp thực phẩm, ngăn ngừa bệnh dịch, săn sóc y tế cấp thời v.v… Tiếp đến là nỗ lực xây dựng lại nhà cửa. Chỉ sau đấy Huế mới bắt đầu lập bảng kê các thương vong của mình. Đã chẳng có một cuộc kiểm kê dân số thực sự ngay sau cuộc tấn công. Đến tháng 03, các viên chức địa phương mới báo cáo rằng 1.900 thường dân đã nhập viện với những vết thương chiến tranh và họ ước lượng rằng khoảng 5.800 người đã không tìm ra tung tích.

Khám phá đầu tiên về các nạn nhân của Cộng sản là tại sân trường Trung học Gia Hội ngày 26-02: rốt cục 170 thi thể đã được tìm thấy.

Trong những tháng kế tiếp, thêm 18 địa điểm chôn người được tìm thấy, lớn nhất là Tăng Quang Tự (67 nạn nhân), Bãi Dâu (77), vùng Chợ Thông (ước lượng khoảng 100), khu vực các lăng tẩm (201), Thiên Hàm (khoảng 200) và Đông Gi (khoảng 100). Tổng cộng gần 1,200 xác đã được tìm thấy trong những ngôi mộ đào vội vã, lấp sơ sài.

Ít nhất một nửa trong họ đã cho thấy bằng chứng bị giết cách thảm khốc: hai tay bị trói bằng dây sau lưng, giẻ rách nhét đầy miệng, thân thể vặn vẹo không thương tích (cho thấy bị chôn sống). Gần 600 nạn nhân còn lại mang nhiều vết thương nhưng chẳng có cách nào xác định họ đã chết vì bị xử bắn hay vì lạc đạn.

Nhóm phát hiện lớn thứ hai nằm trong bảy tháng đầu tiên của năm 1969 ở quận Phú Thứ (Độn Cát và Lệ Xá Tây), quận Hương Thủy (Xuân Hòa, Vân Dương) vào cuối tháng 03 và tháng 04. Thêm nhiều địa điểm chôn xác khác cũng đã được tìm thấy tại quận Vinh Lộc trong tháng 05 và quận Nam Hòa trong tháng 07. Lớn nhất trong nhóm này là các phát hiện ở Độn Cát tại ba địa điểm Vinh Lưu, Lê Xá Đông và Xuân Ổ, trong các cồn cát nhấp nhô với cỏ mọc thành búi gần biển Đông. Ngăn cách bởi những thung lũng đầm lầy nước mặn, các độn cát này thật lý tưởng để làm mộ địa. Trên 800 thi thể đã được phát hiện ở đây.
...

Trong cuộc phát hiện ở Độn Cát, kiểu chung là trói các nạn nhân thành từng nhóm 10 hoặc 20 người, xếp hàng họ trước một con mương được dân công lao dịch địa phương đào rồi hạ sát họ bằng súng máy (một trong những kỷ vật trân quý của địa phương là một viên đạn súng máy đã bắn của Nga lấy được từ một ngôi mộ). Thường thì người chết bị chôn thành ba bốn lớp, khiến cho việc nhận diện hết sức khó khăn.

Tại quận Nam Hòa là phát hiện thứ ba, hay còn gọi là phát hiện Khe Đá Mài, cũng được gọi là Phủ Cam tử bộ (dead march), diễn ra ngày 19-9-1969. Ba hồi chánh viên VC đã kể cho các sĩ quan tình báo của Lữ đoàn 101 Không vận HK rằng họ đã chứng kiến cuộc thảm sát vài trăm người tại Khe Đá Mài, cách phía nam Huế khoảng 10 dặm, vào tháng 02-1968. Vùng này rất hoang vu, không người ở và gần như bất khả xâm nhập. Lữ đoàn đã phái đi một nhóm thám sát, họ báo cáo rằng khe suối chứa rất nhiều xương người. Bằng việc ghép lại các mảnh thông tin, người ta xác định được những gì đã xảy ra tại Khe Đá Mài như sau: Vào ngày mồng 5 Tết tại Phủ Cam, nơi sinh sống của khoảng ba phần tư trong số 40.000 người Công giáo thành phố, một số lớn cư dân đã tìm nơi lẩn trốn trận đánh tại ngôi nhà thờ địa phương, một phương pháp lánh nạn chiến tranh thông thường tại Việt Nam. Nhiều người trong đó thật ra không phải là Công giáo.

Một chính ủy Cộng sản đã đến nhà thờ và ra lệnh cho khoảng 400 người, một số thì đích danh, một số xem ra vì ngoại diện của họ (trông giàu có hoặc nhìn như thương gia đứng tuổi, ví dụ vậy). Y nói họ sẽ đi đến “vùng giải phóng” trong ba ngày để học tập cải tạo, sau đó ai nấy có thể về nhà.

Họ đã đi bộ chín cây số về hướng Nam đến một ngôi chùa nơi Cộng sản thiết lập bộ chỉ huy. Tại đó 20 người bị kêu ra khỏi nhóm, tập hợp trước một tòa án quân sự dã chiến, bị xét xử, bị tuyên tội, bị hành quyết và chôn trong sân chùa. Số còn lại bị dẫn qua qua bên kia sông và được giao lại cho một đơn vị Cộng sản trong một sự trao đổi có giấy biên nhận đưa cho viên chính ủy. Có lẽ viên chính ủy định rằng tù nhân của y sẽ được cải tạo rồi trở về, nhưng với chuyện bàn giao, mọi chuyện thoát khỏi sự kiểm soát của y.

Suốt nhiều ngày kế tiếp, chính xác bao nhiêu không ai biết, những người bị bắt và những kẻ bắt người lang thang vùng nông thôn. Và rồi đến một điểm nào đó, Cộng sản địa phương đã quyết định thủ tiêu các nhân chứng: Các tù nhân bị dẫn qua sáu cây số của một trong những vùng đất gồ ghề lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, đến khe Đá Mài. Tại đấy họ đã bị bắn hoặc bị đập vỡ sọ và xác của họ bị để cho trôi đi theo giòng nước chảy. Nhóm binh lính lo nhiệm vụ chôn cất của lữ đoàn 101 Không vận thấy rằng không thể vào tới khe bằng đường bộ, vì đường không có hoặc không thể đi qua. Tán lá nơi khe là cái mà tại Việt Nam gọi là nhị tầng, nghĩa là hai lớp, lớp một gồm những bụi rậm và cây thấp sát đất, lớp hai gồm những cây lớn với cành lá xoè rộng trên cao. Bên dưới là ánh sánh thường xuyên lờ mờ. Công binh lữ đoàn đã bỏ hai ngày để mở một lỗ xuyên qua hai tầng lá bằng cách cho nổ các quả mìn lúc lắc cuối những sợi dây dài dưới các trực thăng lượn lờ của họ. Việc này đã tạo ra một mặt phẳng cho các trực thăng chở quan tài hạ xuống. Rõ ràng đây là nơi mà xác chết dễ dàng bị che giấu không cần phải chôn cất.

Lòng khe Đá Mài, dài khoảng một trăm thước Anh tính ngược lên hẻm núi, để lộ nhiều sọ, nhiều bộ xương và nhiều mảnh xương người. Xác chết đã bị để trên đất (đối với những người thờ vật linh giữa họ, điều ấy có nghĩa là hồn họ sẽ lang thang trên trái đất hiu quạnh mãi mãi, vì đó là số phận của kẻ chết không được chôn táng) và 20 tháng trong dòng suối chảy đã rửa sạch trắng những bộ xương.

Nhà chức trách địa phương sau đó đã phổ biến một danh sách gồm 428 người mà họ nói đã được nhận diện từ những gì còn lại ở lòng khe. Lý do căn bản Cộng sản đưa ra về cách hành xử thái quá của họ chính là tiêu diệt các “phần tử phản cách mạng”. Danh sách 428 nạn nhân được phân ra như sau: 25 phần trăm là quân nhân: hai sĩ quan, còn lại là hạ sĩ quan và binh sĩ; 25 phần trăm là học sinh sinh viên; 50 phần trăm là công chức dân sự, viên chức làng xã, nhân viên phục vụ đủ loại và công nhân bình thường.

Nhóm phát hiện thứ tư hay Phát hiện Ruộng muối Phú Thứ là vào tháng 11-1969, gần làng đánh cá Lương Viện, khoảng mười dặm về phía Đông của Huế, một nơi hoang vu khác. Quân đội chính quyền từ đầu tháng đã bắt đầu một nỗ lực tập trung nhằm dọn sạch khu vực tàn quân của tổ chức Cộng sản địa phương. Dân làng Lương Viện, khoảng 700 người, từng giữ im lặng trước sự hiện diện của quân đội suốt 20 tháng trời, sau đấy xem ra cảm thấy đủ an toàn khỏi bị CS trả thù nên đã phá vỡ im lặng và dẫn các sĩ quan đến chỗ phát hiện mộ. Dựa trên các mô tả của những dân làng mà trí nhớ không phải luôn luôn rõ ràng, các viên chức địa phương đã ước lượng số thi thể tại Phú Thứ ít nhất phải 300 và có thể tới 1000.

Câu chuyện không hoàn tất. Nếu sự ước lượng của nhà chức trách Huế gần đúng, thì khoảng 2,000 người vẫn còn mất tích.

Lý do căn bản của Cộng sản

Việc giết người tại Huế cho thấy cuộc thảm sát ở đây đã vượt xa mọi việc tàn ác của CS trước đó tại Nam Việt về số lượng. Điểm khác biệt không chỉ ở mức độ mà còn ở thể loại. Đặc tính của sự khủng bố nhận thấy từ việc nghiên cứu Huế hoàn toàn khác với những hành vi khủng bố của CS ở chỗ khác, dù thường xuyên hoặc tàn bạo. Cuộc khủng bố tại Huế không phải là một hành vi nâng cao tinh thần (Cộng quân) vì đã thọc sâu và nhanh vào hang ổ đối phương để chứng minh chỗ yếu nhược của kẻ thù, sự toàn năng của du kích, tính khác biệt với việc bắn gục thường dân trong những vùng do du kích kiểm soát. Đó cũng chẳng phải là cuộc khủng bố để quảng cáo chính nghĩa, để gây bối rối và cách ly cá nhân về tâm lý, vì phần lớn các cuộc chém giết đều thực hiện trong bí mật. Đó cũng chẳng phải là cuộc khủng bố để triệt tiêu các lực lượng đối nghịch, dù có giết vượt quá sổ đen. Huế đã chẳng theo mô hình khủng bố nhằm khiêu khích phản ứng thái quá của chính phủ Nam Việt vì nó đã chỉ dẫn đến cái gọi là sự trợ giúp của chính phủ thôi. Có nhiều yếu tố khách quan, chân thực, nhưng không yếu tố nào giải thích được kiểu cách giết người rộng khắp và đa dạng mà Cộng sản đã thực hiện.

Điều được đưa ra đây là giả thuyết cho rằng có lôgic và hệ thống đằng sau những gì xem ra là một cuộc tàn sát ngẫu nhiên và đơn giản. Trước khi đề cập đến nó, chúng ta hãy xem xét ba sự kiện vốn thường xuyên xuất hiện với một du khách đến Huế để khám phá chính xác cái đã xảy ra tại đó và quan trọng hơn nữa, chính xác tại sao nó đã xảy ra. Cả ba sự kiện này lởn vởn trước ý thức thông thường và ở một mức độ nào đó, mâu thuẫn với những gì đã được viết ra. Ngay cả khi dò hỏi đủ mọi nguồn -tỉnh trưởng, cảnh sát trưởng, cố vấn Hoa Kỳ, nhân chứng tận mắt, tù nhân bắt được, cán binh hồi chánh hay một số ít người thoát chết cách kỳ lạ- ba sự hiện ấy vẫn nổi lên đi nổi lên lại.

Sự kiện thứ nhất, mà có lẽ quan trọng nhất, là bất chấp những dáng vẻ bên ngoài, không cuộc giết người nào của CS là do thịnh nộ, thất vọng hay hoảng loạn khi Cộng sản cuối cùng phải rút lui. Những lối giải thích như thế thường được nghe, nhưng nếu xem xét cẩn thận thì không đứng vững. Ngược lại thì có, vì truy nguyên bất cứ vụ giết người đơn lẻ nào, sẽ khám phá ra rằng hầu hết đều là kết quả của một quyết định có suy nghĩ và biện minh được trong tâm trí Cộng sản. Quả thế, phần lớn những cuộc hành quyết đều từ tính toán, mệnh lệnh của Cộng sản.

Sự kiện thứ hai : trong chừng mực xác định được, gần như như tất cả các vụ hành quyết đều do cán bộ CS địa phương chứ không phải do quân đội Bắc Việt hoặc quân lực Cộng hòa hoặc những tay CS bên ngoài nào khác. Khoảng 12,000 binh lính VNCH đã tham gia trận đánh Huế và đã giết một số thường dân trong tiến trình chiến đấu nhưng đó chỉ là ngẫu nhiên trong nỗ lực quân sự của họ. Đa phần trong số 150 cán bộ dân sự CS hoạt động nội thành đều là người địa phương, nghĩa là từ khu vực tỉnh Thừa Thiên cả. Chính họ đã ra những lệnh tử hình. Mà cho dù họ đã hành động theo các chỉ thị từ bộ chỉ huy cao hơn (theo hệ thống tổ chức CS, ai nấy phải đảm nhận những gì mình đã làm) thì những chỉ thị đó như thế nào, cho đến nay chẳng ai biết rõ được.

Sự kiện thứ ba: ngoài các cuộc hành quyết điển hình xử tử những “cường hào ác bá” nổi bật, phần lớn các vụ sát hại đều đã được thi hành cách bí mật với nỗ lực lạ thường là giấu các thi thể. Phần lớn những kẻ bên ngoài đều hình dung Huế như một pháp trường công khai với những mồ chôn tập thể dễ thấy mới đào. Các cuộc hành quyết tuyên bố công khai chỉ có trong những ngày đầu và chúng tương đối hiếm hoi. Các địa điểm chôn xác trong thành phố dễ dàng khám phá vì khó mà tạo nên một nghĩa địa không ai để ý trong vùng đông đảo cư dân. Mọi nơi phát hiện khác đều đã được giấu kỹ, tất cả đều nằm tại vùng đất dễ che đậy; có lẽ đây là lý do đầu tiên khiến các địa điểm đã được chọn lựa.

Một thân xác chôn vùi trong độn cát cũng khó tìm như một vỏ sò ấn sâu xuống bãi biển mà bị sóng xoá dấu vết liền. Khe Đá Mài nằm tại phần xa xôi hẻo lánh nhất của tỉnh Thừa Thiên và hẳn đã làm cho Cộng sản rất tốn công khi đưa các nạn nhân đến đó. Nếu ba cán binh hồi chánh đã chẳng dẫn những người tìm kiếm đến điểm hoang vu vắng vẻ này, thì hẳn các xác chết vẫn mãi không được khám phá cho tới ngày nay. Viếng thăm mọi địa điểm sẽ cảm nhận ấn tượng là Cộng sản đã hết sức cố gắng che giấu các hành động của họ. Giả thuyết nêu lên ở đây nối kết và xác định đúng lúc việc CS đánh giá về triển vọng ở lại Huế của họ với loại mệnh lệnh giết người đã ban ra. Từ việc xem xét kỹ các bằng chứng, ta thấy rõ là họ đã không có sự đánh giá bất biến về chính họ và về tương lai của họ tại Huế; đúng hơn, tình hình thay đổi suốt diễn trình trận đánh đã làm đổi thay các triển vọng và ý định của họ.

Cũng rõ ràng không kém từ các bằng chứng là CS đã chẳng có một chủ trương nào về các mệnh lệnh hành quyết; thay vào đó, loại mệnh lệnh giết người ban ra đã thay đổi suốt diễn trình trận đánh. Mối liên hệ giữa cả hai rất rõ và chia ra ba giai đoạn. Thành thử có giả thuyết cho rằng kế hoạch của CS thay đổi suốt trận đánh Huế ra sao thì bản chất các mệnh lệnh giết người ban ra cũng thay đổi thể ấy. Kết luận này dựa trên những lời tuyên bố không úp mở của CS, trên chứng từ của tù nhân và hồi chánh viên, trên tường thuật của những nhân chứng tận mắt, trên những tài liệu bắt được và trên lô-gích nội tại của tình hình Cộng sản.

Suy nghĩ trong Giai đoạn I đã được phát biểu rõ ràng trong một nghị quyết của Cộng đảng ở Nam Việt (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) ra cho các cán bộ ngày áp cuộc tấn công: “Phải bảo đảm sao cho các thành thị giải phóng được củng cố thành công. Mau chóng kích hoạt các đơn vị vũ trang và chính trị, thiết lập các cơ quan hành chánh ở mọi cấp, xúc tiến các hoạt động dân sự tự vệ và yểm trợ chiến đấu, thúc đẩy nhân dân thành lập hệ thống phòng không và rộng rãi động viên họ sẵn sàng chống lại địch khi chúng phản công…”

Đây là quan điểm giới hạn ban đầu và đã được tuân theo trong thời gian ngắn. Những diễn biến sau đó tại Huế đã được tường thuật với những lời lẽ khác. Đài phát thanh Hà Nội ngày 04-02-1968 nói rằng: “Sau một giờ chiến đấu, Lực lượng Vũ trang Cách mạng đã chiếm được dinh thự của tên tỉnh trưởng ngụy (tại Huế), nhà tù và các văn phòng hành chánh ngụy… Lực lượng Vũ trang Cách mạng đã trừng trị những tên viên chức ác ôn nhất của địch và nắm quyền kiểm soát các đường phố… tập trung và trừng trị cả tá bọn ác ôn, đánh sập các cơ quan kiểm soát và áp bức của địch…”

Suốt thời gian ngắn ở lại Huế, các cán bộ dân sự, được các toán hành quyết tháp tùng, đã tập hợp và giết chết nhiều yếu nhân, việc khử trừ này sẽ làm suy yếu nặng nề bộ máy hành chánh của chính phủ sau khi Việt Cộng rút lui. Đây là giai đoạn sổ đen, thời gian của tòa án quân sự dã chiến. Các cán bộ với danh sách và địa chỉ trong hồ sơ xuất hiện rồi gọi ra trước tòa án bất hợp pháp “các kẻ thù khác nhau của Cách mạng”.

Những phiên tòa của họ công khai, thường là trong sân một bộ chỉ huy dã chiến của CS. Mỗi phiên xử kéo dài khoảng 10 phút và chẳng có phán quyết vô tội nào được biết đến cả. Hình phạt, luôn luôn là “tử hình”, được thi hành ngay lập tức. Các xác chết hoặc được chôn gấp rút hoặc trả lại cho gia đình. Bị chọn lãnh kiểu đối xử này là các viên chức dân sự, đặc biệt những người liên quan tới an ninh hay công việc cảnh sát, các sĩ quan quân đội và vài hạ sĩ quan, cộng thêm những lãnh đạo không chính thức nhưng là tự nhiên của cộng đồng, đặc biệt là các nhà giáo và nhà tu.

Với ngoại lệ là tấn công tàn độc giới trí thức ở Huế, kiểu thức của Giai đoạn I đúng là thủ tục hành động tiêu chuẩn của Cộng sản tại Việt Nam. Đó là những gì đã được tiến hành cách có hệ thống trong các làng mạc suốt 10 năm. Sổ đen thường trực, được bộ chỉ huy đảng trong vùng hay liên vùng chuẩn bị, đã tồn tại lâu dài để đem sử dụng khắp cả miền Nam, mỗi khi có cơ hội thuận tiện.

Tuy nhiên, không phải mọi kẻ có tên trong những danh sách được dùng tại Huế đã bị thủ tiêu. Có rất nhiều người hiển nhiên bị ghi danh, ở lại trong thành phố suốt trận đánh, nhưng đã thoát nạn. Suốt thời gian 24 ngày, các cán bộ Cộng sản bận rộn săn lùng những con người có trong sổ đen của họ, nhưng sau một ít ngày, nỗ lực của họ đã chuyển qua một hướng mới.

Huế: Giai đoạn II

Trong những ngày đầu, cuộc tấn công Tết đã tiến triển rất thuận lợi cho CS tại Huế (mặc dù không như vậy ở miền Nam, nơi mà các lãnh đạo đảng đã nhận nhiều đánh giá khá ảm đạm từ những cán bộ ở giữa cuộc tấn công vùng đồng bằng sông Cửu Long), đến nỗi trong một lúc phấn khởi, họ đã tưởng mình có thể giữ được thành phố. Có lẽ ý kiến cho rằng CS vào Huế để ở lại đã không được các cấp cao hơn chia sẻ, nhưng nó đã lan rộng tại Huế và ở cấp độ tỉnh Thừa Thiên. Một bức điện bắt được của Cộng sản, xem ra viết ngày 02-02, cổ vũ các cán bộ tại Huế hãy chiếm giữ cho nhanh mà rằng: “Một thời kỳ mới, một giai đoạn cách mạng thực sự đã bắt đầu (nhờ các chiến thắng của chúng ta ở Huế) và chúng ta chỉ cần tấn công nhanh (ở Huế) là đạt được mục tiêu và chiến thắng hoàn toàn”.

Tờ báo đảng chính thức ở Hà Nội, Nhân Dân, cũng nhắc lại cùng chủ đề: “Như một tia sét, cuộc tổng tấn công đã giáng xuống đầu Bộ máy Mỹ ngụy đã bị trừng phạt đích đáng… Các cơ quan hành chánh ngụy… đã thình lình sụp đổ. Chính phủ Thiệu-Kỳ không thể thoát cảnh sụp đổ toàn diện. Quân đội ngụy đã trở nên hết sức yếu hèn và sẽ không thể tránh khỏi bị hoàn toàn tiêu diệt”.

Đương nhiên, một số lời lẽ dông dài này chỉ nhằm cổ vũ những ai tin theo, và vì đó luôn là trường hợp khi đọc những gì CS đưa ra, nên rất khó phân biệt đâu là niềm tin, đâu là ước muốn. Nhưng lời chứng từ các tù binh và hồi chánh viên, cũng như những bức điện bắt được, cho thấy rằng cán binh cũng như cán bộ đều tin trong ít ngày rằng họ ở lâu dài tại Huế, và họ đã hành động phù hợp với niềm tin ấy.

Trong số các hành vi của họ có việc mở rộng lệnh giết người và phát động cái trên thực tế là một thời kỳ tái xây dựng xã hội kiểu CS. Các mệnh lệnh, xem ra từ đảng ủy cấp tỉnh ban bố, là tập trung cái mà một tù nhân gọi là “những tiêu cực xã hội”, nghĩa là những cá nhân hay thành viên các nhóm có thể gây nguy cơ hay bất lợi cho trật tự xã hội mới. Đây là điều không liên quan đến riêng ai, chẳng phải là sổ đen các tên tuổi nhưng là sổ đen các tước vị trong xã hội cũ, không nhắm đến những con người nhưng nhắm đến các “đơn vị xã hội”.

Như đã thấy trước đây tại Bắc Việt và tại Trung Cộng, người Cộng sản đã cố phá vỡ trật tự xã hội địa phương bằng cách thủ tiêu những thủ lãnh và những khuôn mặt then chốt trong các tổ chức tôn giáo (sư sãi Phật Giáo, linh mục Công Giáo), các chính đảng (bốn thành viên của Ủy ban Trung tâm Việt Nam), các phong trào xã hội như các tổ chức phụ nữ và các nhóm trẻ, kể cả việc hoàn toàn không thể giải thích nổi, là hành quyết những thủ lãnh sinh viên thân cộng thuộc các gia đình thượng lưu hay trung lưu.

Phù hợp với điều này, trong vài trường hợp là giết cả gia đình. Trong một trường hợp có đầy đủ tài liệu suốt thời kỳ này, một toán có lệnh ám sát đã xông vào nhà một lãnh đạo cộng đồng lỗi lạc và bắn ông, vợ ông, con trai và con dâu, con gái còn nhỏ của ông, cặp gia nhân nam nữ và đứa con của họ! Con mèo của gia đình bị bóp cổ, con chó bị đánh đến chết, những con cá vàng cũng bị hất ra khỏi chậu, quẳng xuống nền nhà. Khi những tên CS bỏ đi, trong nhà chẳng còn gì sống sót. Một “đơn vị xã hội” đã bị tiêu diệt!!!

Giai đoạn II cũng chứng kiến một nỗ lực tập trung nhằm thủ tiêu giới trí thức, mà có lẽ ở Huế nhiều hơn bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam. Những trí thức Huế sống sót đã giải thích điều này là do một mối căm thù lâu đời của Cộng sản đối với giới trí thức của Huế, vốn chống Cộng theo kiểu cách xúc phạm nhất: từ chối coi trọng chủ nghĩa Cộng sản. Giới trí thức Huế đã luôn khinh bỉ ý thức hệ CS, gạt nó sang một bên như kẻ đến muộn trong lịch sử các tư tưởng và chẳng phải là cái gì có ý nghĩa. Vốn là một pháo đài của chủ nghĩa truyền thống, với những nhà trí thức đắm mình trong kiến thức Khổng giáo đan xen với Phật giáo, Huế đã không thèm để ý đến những công lao của chủ nghĩa Cộng sản, dẫu trong các thập niên biến động 1920-1930. Huế bất biết nó. Chẳng hạn các nhà trí thức tại viện Đại học, trong một giáo trình trọn năm về các tư tưởng chính trị, đã chỉ thí cho chủ thuyết Mác-Lênin nửa giờ, phác thảo nó như một loạt những khẩu hiệu chính trị man rợ và nông cạn, chẳng có chiều sâu và thực tế được thời gian trắc nghiệm như tri thức Khổng giáo, cũng chẳng có sự huy hoàng và tính nhân bản cao vời như tư tưởng Phật giáo.

Vì lẽ người Cộng sản, đặc biệt người Cộng sản gốc Huế, xem trọng giáo điều của mình, y có thể trở thành quỷ quái khi bị một nhà nho coi như một kẻ ngu dốt về triết học, hay bị một Phật tử coi như một tên duy vật tầm thường. Hoặc tệ hơn bị coi thường là bị bất biết qua năm tháng. Thành ra với sự chính trực của một tín đồ chân thành, y đã tìm cách đánh trả để loại bỏ thái độ dửng dưng đầy thách thức này. Những người trí thức nay nói rằng cuộc săn lùng hàng ngũ của họ đã dạy cho họ một bài học khắc nghiệt, đó là phải coi trọng chủ nghĩa Cộng sản, không phải như một tư tưởng, nhưng ít nhất như một sức mạnh được sổ lồng trong thế giới của họ.

Những cuộc tàn sát trong Giai đoạn II có lẽ đã giải thích việc 2,000 người bị mất tích. Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa chấm dứt.

Huế: Giai đoạn III

Một điều không thể tránh được, và như giới lãnh đạo tại Hà Nội hẳn đã phải thừa nhận khi xét đến những lực lượng điều động chống lại nó, là trận đánh tại Huế đã xoay chiều bất lợi cho CS. Một bản tin radio bắt được của Quân đội Nhân dân truyền đi từ Thành Nội ngày 22 tháng 2, đã xin phép rút quân. Bản trả lời: từ chối cho phép, phải tấn công ngày 23. Trận tấn công này là trận cuối cùng nhưng vô hiệu quả. Ngày 24, Thành Nội được lấy lại.

Ít nhất một tuần trước đó, CS đã thấy việc trục xuất này là không thể tránh khỏi. Đây là lúc Giai đoạn III bắt đầu: giai đoạn xóa dấu vết. Có lẽ toàn thể cán bộ dân sự nằm vùng tại Huế đã lộ mặt suốt Giai đoạn II. Những ai dù đã không bị nghi ngờ cũng đứng lên công bố căn tính của họ. Điển hình là trường hợp một cư dân Huế đã mô tả sự ngạc nhiên của anh khi biết rằng người hàng xóm của mình là lãnh đạo một phường (đứng từ hàng thứ 10 đến 15 giới dân sự CS trong thành phố). Anh nói trong nỗi kinh ngạc: “Tôi biết ông ta đã 18 năm nay mà không bao giờ nghĩ rằng ông ta lại quan tâm đến chính trị như vậy.” Một cán bộ như thế có thể không hoạt động ngầm lại được trừ phi chẳng có ai xung quanh nhớ đến ông.

Vì thế, Giai đoạn III là thủ tiêu các nhân chứng. Có lẽ số cuộc giết chóc lên cao nhất là ở giai đoạn này và cũng vì lý do đó. Những người từng bị bắt đi nhồi sọ chính trị có lẽ đã được dự tính sẽ thả về. Nhưng họ là dân địa phương như những kẻ đã bắt họ, quen biết tên tuổi và mặt mũi nhau. Nên khi kết cục đến gần, họ đã trở thành không phải một gánh nặng cho bằng một mối nguy đích thực. Chắc hẳn đó là trường hợp của nhóm người bị bắt đi từ nhà thờ Phủ Cam. Hay trường hợp của 15 học sinh trung học mà thi thể đã được tìm thấy ở ruộng muối Phú Thứ.

Việc phạm trù hóa trong một giả thuyết như thế, dĩ nhiên, chỉ có tính cách tổng quát và may lắm thì có tính cách minh họa. Các sự việc không gọn gàng rõ rệt trong đời thực. Ví dụ suốt toàn bộ thời gian, cuộc săn lùng theo sổ đen” đã được tiến hành. Do đó, đã có những cuộc tàn sát trả thù của người Cộng sản nhân danh đảng, nhân danh cái gọi là “công lý của cách mạng”. Nhưng chắc hẳn cũng đã có những vụ tư thù, tư oán do các cá nhân đảng viên thực hiện.

Quan điểm chính thức của Cộng Sản về việc tàn sát ở Huế được chứa đựng trong một cuốn sách được viết và phổ biến tại Hà Nội: “Tích cực phối hợp nỗ lực với Lực lượng Vũ trang Giải phóng và với nhân dân, những đơn vị tự vệ và vũ trang của thành phố (Huế) đã bắt giữ và kêu gọi đầu hàng những viên chức còn lại của Ngụy quyền và những sĩ quan binh sĩ của Ngụy quân còn lẩn lút. Các tên ngoan cố ác ôn đều đã bị trừng trị.”

Tại Hòa đàm Paris sau này, Cộng Sản đã cho rằng những cuộc thảm sát ở Huế không do bàn tay của Cộng Sản nhưng do “những đảng phái chính trị đối kháng địa phương”. Dù vậy, tưởng cũng nên lưu ý: ngày 26-04-1968, khi chỉ trích nỗ lực tìm xác tại Huế, đài Phát thanh Giải phóng Hà Nội đã nói rằng các nạn nhân chỉ là “những tên tay sai côn đồ đã có nợ máu với nhân dân yêu nước ở Huế và họ đã bị các lực lượng vũ trang miền Nam cùng nhân dân tiêu diệt trong mùa Xuân”. Giọng điệu tuyên truyền này đã sớm bị bỏ qua để thay thế bởi một luận điệu khác: đó thực là những vụ thanh toán tranh chấp giữa các nhóm chính trị địa phương.

Giáo Sư Douglas Eugene Pike, trường Ðại Học Texas Tech, Hoa Kỳ

———————
Một số hình ảnh thảm sát đồng bào vô tội tại Huế Tết Mậu Thân qua các báo chí ngoại quốc
...

...

...

http://tintuchangngay.info/2012/02/10/th%E1%BA%A3m-sat-t%E1%BA%A1i-hu%E1%BA%BF/
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #33 - 26. Mar 2013 , 22:56
 



MƯỜI TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




...


http://www.youtube.com/watch?v=mRMzRNwWj4Y&feature=player_embedded#!
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #34 - 29. Mar 2013 , 22:18
 

MÙA HÈ ĐỎ LỬA



Back to top
« Last Edit: 29. Mar 2013 , 22:19 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Reply #35 - 09. Nov 2013 , 20:09
 


SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (1, 2, & 3)
Posted on November 9, 2013 by HieuLe
     


Lời BBT: Một cuốn phim tài liệu đặc biệt, rất giá trị do SBTN vừa mới thực hiện trong tháng 10 năm nay (2013), nói về tội ác của Việt Cộng đã và đang đầy dẫy từ Bắc chí Nam kể từ ngày tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang thế giới Cộng Sản.

Một cuốn phim tài liệu đặc sắc này không thể nào bỏ qua khi đem so sánh nền tảng nhân sinh và lý tưởng của 2 chế độ: Miền Bắc và miền Nam mà mỗi bên trước đây đã chính thức đồng ý yên vị qua lằn ranh vĩ tuyến 17.

Ai xé bỏ Hiệp Ước, Hiệp Định ? Ai phát động chiến tranh xâm lược ? Ai dâng đất, biển, đảo cho ngoại bang ? Ai nhúng tay khủng bố, sát hại dân lành ?, …Ai và những ai ?.

Tương lai có thể phủ đầy rêu phong, nhưng lịch sử vẫn mãi là sự thật, và tội ác của Việt Cộng từ trước đến nay đã được ghi chép rành rành, không thể nào phủ định.

Phần 1



Phần 2



Phần 3

Back to top
« Last Edit: 09. Nov 2013 , 20:10 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra