Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đọc Chơi một y án Phân Tâm Học?  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Đọc Chơi một y án Phân Tâm Học? (Read 2569 times)
NGUYEN_Hoai_Van
YaBB Newbies
*
Offline


Tâm sự năm canh một
ngọn đèn

Posts: 5
Gender: male
Đọc Chơi một y án Phân Tâm Học?
15. Aug 2009 , 06:30
 
Trường hợp nàng Dora
     

Cha của Dora, ngoại tình với bà K, và đẩy nàng vào vòng tay của ông K, như một sự trao đổi. Dora phát biểu sự đau khổ của mình trước tình cảnh ấy ...

Dora là một bệnh nhân của Freud. Nàng mắc phải chứng bệnh tâm thần "hysterie".

Cha của Dora, ngoại tình với bà K, và đẩy nàng vào vòng tay của ông K, như một sự trao đổi. Dora phát biểu sự đau khổ của mình trước tình cảnh này. Freud cho biết : nếu tình cảnh kia có thể kéo dài trong một thời gian lâu là vì có sự đồng lõa của Dora. Dora chính "là" cái mà cô ta từ chối, lên án (1).

Rồi Dora phát biểu sự ghen tuông của mình đối với liên hệ giữa bố nàng và bà K. Đây có phải là một sự ghen tuông theo mô hình Oedipe (vì yêu bố nên ghen với bà K.) không ? Freud cho là đó chỉ là bên ngoài. Sâu xa hơn là sự ghen tuông với bố, vì đối tượng được nàng ham muốn chính là ... bà K ! (2)

Chưa hết. Đi vào thêm một chút nữa trong tâm hồn của Dora, Freud thấy rằng nàng tự đồng hóa với bố (hay với ông K), để ham muốn bà K. Điều này đưa đến một nhận định mới là : bà K. chính là Dora. Nàng tự đồng hóa với bà K như một lý tưởng của nữ tính, cái nữ tính mà nàng nghi ngờ nơi bản thân mình. Cái nữ tính mà nàng thèm muốn.

Khi Dora ý thức được sự thèm muốn của đàn ông (đại diện bởi bố nàng và ông K) đối với bà K (tức cái nữ tính mà Dora muốn tự đồng hóa), thì đồng thời Dora cũng hoán chuyển vai trò "đàn ông" ấy với Freud, ông bác sĩ của mình (quá trình gọi là transfert). Rồi khi ông K tuyên bố rằng bà K không là gì nữa đối với ông ta (để tán tỉnh nàng), thì Dora bợp tai Freud ( tức ông K được hoán chuyển) và bỏ đi ! Ông K cũng như bố nàng, cũng như Freud, hay đàn ông nói chung, chỉ là phương tiện để Dora (và tất cả quý bà quý cô ?) cảm nghiệm nữ tính của chính mình. Khi bà K "không là gì" nữa thì ông K, Freud, bố nàng, còn có thể là gì đối với nàng ?

Tóm lại nàng chỉ cần đàn ông để có thể yêu cái nữ tính nơi chính mình.

Tất cả những thứ ấy, ẩn dấu đàng sau vài phát biểu đau khổ, hay ghen tuông ...

Trong y án này, nhà phân tâm phải từ từ đưa nàng qua nhiều giai đoạn đồng hóa : cô là ông K, là bà K ... Tiến trình trị liệu có thể coi như thành công nếu rốt cuộc Dora biết nhận thấy là nàng thèm muốn chính nàng qua những đối tượng : bố, ông K, bà K.

Sự gián đoạn bất ngờ của tiến trình trị liệu có thể có nghĩa là Dora đã nhận ra điều ấy.

NHV

(1) Theo lý thuyết « tâm hồn cao quý » của Hegel, trong một số trường hợp, khi lên án, gạt bỏ một người hay một sự việc, nhân danh sự « cao quý » hay « trong sạch » (thanh liêm, đạo đức v.v…) của mình, người ta chỉ phát biểu một ước vọng thâm sau là được trở thành người hay việc mà mình lên án. Một thí dụ điển hình là người nô lệ, khi lên án chủ nhân của mình, anh ta không làm gì khác hơn là ước mong được trở thành chủ nhân. Thí dụ khác, gần với đề tài của chúng ta hơn : người vợ lên án người tình nhân của chồng mình nhưng thật ra chỉ muốn ở vào chỗ của chị tình nhân kia để được chồng ham muốn, và người tình nhân công kích vợ của người đàn ông mình yêu, trong thực tế chỉ phát biểu nguyện vọng được người đàn ông ấy cưới làm vợ …

(2) Trong câu chuyện, Dora từng nói với Freud về làn da mịn màng trắng trẻo của bà K, và những nét hấp dẫn khác nơi người đàn bà này. Hiểu theo bên ngoài thì đó là những thứ làm bố nàng say mê, nhưng trong chiều sâu, thì chính nàng thèm muốn những khiêu gợi ấy.
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra