Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - CHO và NHẬN  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra
CHO và NHẬN (Read 15882 times)
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
CHO và NHẬN
09. Sep 2009 , 08:24
 
Bài mơí có trong Đặc San, dán vào đây cho những ai không có báo, để rồi mong cả nhà góp ý kiến nhé.  Cho gì, cho ai, cho cách nào, cuả cho không bằng cách cho....??




Tản mạn về

                 “CHO” và “NHẬN”
                                                   



Nói đến kỹ nghệ tặng quà thì có lẽ không có nơi nào được “thịnh” như ở xứ Mỹ này.  

Tôi còn nhớ lần đầu tiên sang Mỹ được một gia đình bảo trợ du học sinh mời đến dự lễ Giáng sinh trên đất Mỹ.  Tôi đã vô cùng “choáng ngộp” khi nhìn thấy những gói quà to nhỏ chồng chất dưới cây thông, gói giấy thật đẹp, băng vải kim tuyến long lánh.  Mỗi người đều phải có quà cho mọi người trong gia đình.  Nhà có 5 người thì một người mua quà cho 4 người kia, vị chi có ít nhất 20 món quà không kể những gói quà định tặng cho hàng xóm, hoặc người quen nào sẽ gặp trong dịp này.  Cũng nhân dịp này mua sắm thêm cho gia đình một cái TV mới, một cái máy hút bụi, hay một cái đèn v.v... Tất cả đầu gói gém thật đẹp, gom dần để dưới gốc cây thông, chờ đến tối 24 hay sáng sớm 25, trong sự vui mừng hối hả, xé toạc những tờ giấy gói đồ lộng lẫy để mở quà và cuối cùng lúc tàn cuộc là một túi rác khổng lồ cùng các hộp nằm lổng chổng ở một góc nhà.

Tôi cứ tiếc những tờ giấy gói đồ quá đẹp mà tôi chỉ muốn nhìn chứ không muốn xé rách.  Một ngày “cho” như thế đi quá nhanh, quả có đem lại niềm vui cho mọi người, nhưng sau bao nhiêu công trình vất vả, áp lực phải đi mua sắm cho một danh sách dài.  Tặng quà cho tất cả mọi người đã trở thành một thói quen và cũng không nhiều thì ít đã làm cho nhiều người lo lắng, phiền muộn, nhất là khi tình trạng tài chính eo hẹp.  Có lẽ vì vậy nên mới có cái gọi là “Christmas blue”.  Không có tiền thì dùng thẻ tín dụng chứ sao, nhưng khi cà thẻ thì lại tăng thêm cái áp lực, cái lo lắng nghĩ đến tờ giấy nợ gửi đến tháng sau.  Người ta gọi dịp Giáng sinh là dịp để “cho” và để “vui” (the time of giving and the time of joy) và trong sự bận rộn, hối hả làm công việc đi cho đó, ít ai nghĩ đến việc chúa sinh ra đời, hoặc nhìn kỹ là ai cho, ai nhận và ai vui hay không vui.  Bình thường thì khi cho ai cái gì, làm cho ai cái gì thì chính người cho, người làm phải cảm thấy vui trước vì mình đã làm được một điều tốt, điều thiện.  Niềm vui nhẹ nhàng đến với mình khi trao món quà cho người thân, nhìn thấy ánh mắt rạng rỡ hân hoan của người nhận tỏ sự cảm kích đã nghĩ đến họ. Đó là niềm vui “được cho”, được đem lại cái vui cho người khác.  Nhưng khi việc “cho” vào dịp Giáng sinh đã bị thương mại hoá một cách máy móc thì hành động “cho”_ một thúc đẩy từ tâm_ đã bị chìm xuồng, mờ đi và bị choáng ngợp bởi các món quà, các vật thể_phó sản của một xã hội vật chất, dư thừa.  Và sự chú ý vào vật thể làm người ta quên đi cái tình cảm đi theo hành động “cho” mà chỉ nghĩ đến món quà đẹp hay xấu, có đáng giá không, có dùng được hay không, hay mình có cần hay không.  Và ngày hôm sau lể Giáng sinh, khi mọi sự trở lại bình thường cho một đời sống bận rộn vội vã thì người ta cũng quên hết cái tình cảm gắn bó với món quà mà người cho cũng như người nhận đã trao cho nhau.

Từ chỗ cho nhau quà là những cái cụ thể có thể nhìn thấy, tôi tự hỏi “cái cho không nhìn thấy” như tình cảm, tình thương yêu cuả con người đối với nhau được cảm nhận ra sao?

Người mẹ nhìn con bằng ánh mắt thương yêu, bàn tay mềm vuốt ve mái tóc và tay kia ấn núm vú vào miệng đứa trẻ là một hình ảnh “cho” vừa đủ cả tinh thần lẫn vật chất.  Một người vợ cặm cụi nấu cơm, dọn sẵn chờ chồng con về ăn cùng, một đứa con đi học về cho mẹ một miếng bánh xin được của bạn, hay một người mẹ tìm thấy sau một trận động đất ở Trung Hoa đã nằm đè lên con để che cho con được sống, hay một người qua đường thấy một mảnh kiếng vỡ đã nhặt lên bỏ vào thùng rác _tất cả đếu không ít thì nhiều đã diễn tả hành động “cho”.  Làm một điều gì có ích cho ai, không cần ai biết (nếu cả làng biết thì không kể) là để chính mình cảm thấy vui trước.  Thật đúng như cái câu tôi đã đọc được khi đứng xếp hàng để đổi tiền ở một nhà băng,  “ To do something good for somebody is like to pee in your pants.  Nobody knows it but you feel warm inside!”

Kinh điển nhà Phật nói rất nhiều đến “hạnh bố thí”.  Cho, cho, và cho.  Bất cứ lúc nào, ở đâu, cho ai.  Làm ơn, làm phước mà không nghĩ ai phải biết việc mình làm, cũng không nghĩ đến việc “có đi có lại” hay “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”.  Một trong 10 điều tâm niệm của Phật có nói “Thi ân như đôi dép bỏ”, làm mà không bao giờ nghĩ cần có sự đền đáp.  Trong tinh thần bố thí đó thì người cho phải cảm ơn người nhận bởi vì nhờ có họ mình mới có cái vui của người “được cho”.  Thỉnh thoảng chúng ta thấy các thầy tu đứng khất thực ở ngoài đường, chúng ta chẳng là phải cảm ơn các thầy đã cho mình một cơ hội để tạo phước, để chúng ta thực thi hạnh bố thí đó sao?

Từ chỗ “biết cho” đến chỗ “biết nhận” không xa là mấy nhưng có nhiều người không làm được.  Nhiều người tôi biết quả là bồ tát, biết cho rất nhiều. Nhưng họ có cá tính mạnh, và rất độc lập và hiếu thắng, không bao giờ muốn nhận của ai, muốn chịu ơn ai hay để cho ai làm gì cho mình.  Hình như trong họ có một cái gì bất ổn, chạm đến tự ái hay cái tôi của họ, không cho phép họ lụy ai hay chịu nhận cái gì của người khác.  Họ biết cho và vui với cái “cho” của họ nhưng không nghĩ dến việc để cho người khác cũng được cái vui đó, không biết rằng khi mình “biết nhận” là mình cũng làm cho người khác vui.  Một người bạn thân cuả tôi viết thư về chuyện “biết nhận” như thế này:

...Có một lần đọc được một chuyện ngắn cuả chị bạn viết là hồi Thầy Thiện Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm thầy và rất buồn khi thấy bênh làm thân thể Thầy đau đớn.  Chị thường khắc khoải không biết làm gì để thầy vui, để thầy bớt đau.  Một hôm chị hỏi “Thầy muốn con làm gì” thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy nột cái mũ đội cho ấm đầu.  Hôm đó là ngày cuối tuần.  Đã 7 giờ tôí.  Các tiệm lớn đều đóng cửa.  Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay.  Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về.  Thầy nhận và tỏ vẻ vui.  Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.  Sau đó ít lâu Thầy qua đời.  Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy trong tủ của Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp.  Chiếc mũ chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất.  Chị chợt tỉnh ra.  Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui.  Chị là người làm phước.  Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui lần chót với Thầy.  Để chị được phước báu.  Chính chị là người NHẬN, người được thụ ơn.  Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời khi nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận.  Người nhận là ngươì cho.  Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai.  Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy.  Và cám ơn Đời....” (thư cuả Du Li)


Tôi nhớ mãi câu chuyện trên và khi một người bạn khác của tôi ốm –chị ấy ở một mình không chồng con anh em – mà không chịu để tôi lái xe chở chị đi bác sĩ, lặng lẽ đi một mình.  Tôi phải đem câu chuyện thầy Thiện Ân ra kể cho chị nghe và nói với chị là tôi rất buồn, là chị biết cho (chị đã làm cho tôi và cho mọi người rất nhiều) nhưng chưa biết nhận.  Đôi khi vì sợ phải chịu ơn, không muốn chịu ơn lâu nên phải vội vã trả ơn, theo tôi, cũng là một hình thức bội bạc vì vội vã để “làm cho nó xong” và quên đi thì chẳng là bội bạc thì là gì?  Hoặc là cứ để sự ‘không muốn phiền đến ai”ngăn chặn tình thân hay nương tựa đáng lẽ có thể có giữa mọi người.

Thói quen tặng quà ở xứ này lâu dần thành lệ, đi đâu gặp ai cũng gói ghém một chút gì mình có để cho nhau, một thói quen tôi thích hơn là những quà tặng gói đẹp đẽ để cho nhau trong các dịp lễ lớn.  Nó gói ghém một chút tình nho nhỏ nhưng chân thành.  Bạn bè ai cho cái gì tôi cũng quí cũng nâng niu.  Các con cho cái gì cũng suýt xoa và đem ra dùng để các con nhìn thấy.  Nhưng cũng không khỏi hơi buồn lòng thấy các con với cuộc sống dư giả, cái gì cũng có nên nhìn cái gì cũng thờ ơ, không thấy có sự quí hoá.  Tôi thấy tôi lụm cụm trong vườn, hái một mớ rau tươi hay một túi hoa quả mình có công trồng và lấy làm kiêu hãnh, cất kỹ để đến chiều đợi các con về chơi là đem ra khoe rau ngon và quả đẹp hiếm, để chỉ thấy đời sống bận rộn ồn ào đã làm các con tôi không chậm lại được, hay lắng nghe hoặc nhìn kỹ thấy những niềm vui nho nhỏ của sự cho và nhận.  

Một người bạn già cũa tôi kể lể:  “Tôi nghĩ thật chẳng bao giờ quên được, chị ạ.   Vào đầu mùa Xuân vườn nhà tôi không biết là bao nhiêu đóa hồng nở rộ, nào Blue Girl, Imperial, Double Delight, Brigitte...  Buổi sáng dậy sớm lui cui cắt một bó hồng đủ mầu để chiều đem đến cho vợ chồng đứa con gái ở cách nhà 30 phút. Đến nhà không gặp, chỉ để lại bó bông. Sáng hôm sau lại có việc phải đi về phiá đó qua hướng nhà nó, lại nhìn thấy mấy bông hồng mâù coral mới nở hàm tiếu còn long lanh những giọt sương đêm mà hôm qua chưa cắt được, tôi bèn cắt thêm nữa để cho con.  Vừa đem đến cho, cô con gái vừa nhìn thấy đã cau mặt:  “Mẹ đã cho rồi thôi.”
nhưng cũng bảo anh chồng lấy lọ cắm.  Nghe giọng hơi sẵng, tôi biết nó đang bận cái gì, hay đang bực mình cái gì, nhưng tôi cũng nói:  “ Thôi để mẹ cắm cho.” và đang lúc cắm bông vào bình, tôi lại lấy bông hồng mầu coral ra đưa cho cô con gái đang đứng gần rửa chén: “Con xem cái mầu này đẹp không?” Cô gái gắt, “ Sao lại cứ dí vào mặt con vậy?” làm tôi chưng hửng, đứng ngẩn mặt ra và thấy lòng rưng rưng...Thì ra ở một cái văn hoá dư thừa , cái gì cũng có, chắc chẳng còn gì đáng quí, phải không chị?  Hay là phải cái gì gói ghém đẹp đẽ, lịch sự mới có giá trị chăng?”

Có sự “cho” nào như thế này mà không gói ghém tình cảm và người nhận, nếu lưu ý được rằng mình biết nhận cũng là một cách cho, và trong trường hợp này, để làm cho người mẹ vui, dù là trong nhà đã có nhiều hoa lắm rồi, hay hoa này không phải là thứ hoa cô gái thích.... Tôi chỉ còn biết an ủi người bạn già là đừng đặt nặng vấn đề, chắc tại cái tuổi già cuả mình nó làm cho mình dễ xúc động, dễ tủi thân đấy thôi.

Trên phương diện ngôn ngữ, chữ CHO trong tiếng Việt được dùng rất nhiều và diễn tả nhiều điều khác hơn là làm điều thiện, hay một dịch vụ, hay gửi gấm tình thương yêu tình cảm.  Thử đọc câu này  “Cha mẹ mong nuôi CHO con khôn lớn, CHO thành người, CHO tiền CHO bạc.  Con chẳng chịu vâng lời, ăn chơi CHO lắm vào, bây giờ trong vòng tù tội.  CHO đáng đời!”  thì quí vị có thấy những chữ CHO này có cùng một nghĩa không?

Rồi còn bao nhiêu cái CHO tình cảm, hãy nghe Xuân Diệu viết

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em, kèm với một lá thư,
Em không lấy, và tình anh cũng mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.


Trong cuộc tình, cái cho này là thú đau thương, và luôn luôn đòi hỏi phải được nhận chứ không phải “cho để mà cho” như hạnh bố thí của nhà Phật.  Vì vậy, nên người nào yêu là người khổ vì “cho tuy nhiều mà chẳng được bao nhiêu” nhất là những mối tình thầm lặng, một chiều.

Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta, để tất cả những tương quan: cho nhận, được thua, phải trái, mất còn, đầu cuối, huyễn thực, sống chết chỉ là những biến số của vô thường  trong vòng đời luân lưu chuyển hoá.


THU LÊ  (5/29/09)





Back to top
« Last Edit: 09. Sep 2009 , 16:24 by thule »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #1 - 09. Sep 2009 , 08:51
 
thule wrote on 09. Sep 2009 , 08:24:
Bài mơí có trong Đặc San, dán vào đây cho những ai không có báo, để rồi mong cả nhà góp ý kiến nhé.  Cho gì, cho ai, cho cách nào, cuả cho không bằng cách cho....??




Tản mạn về

                 “CHO” và “NHẬN”
                                                   



Nói đến kỹ nghệ tặng quà thì có lẽ không có nơi nào được “thịnh” như ở xứ Mỹ này.  

Tôi còn nhớ lần đầu tiên sang Mỹ được một gia đình bảo trợ du học sinh mời đến dự lễ Giáng sinh trên đất Mỹ.  Tôi đã vô cùng “choáng ngộp” khi nhìn thấy những gói quà to nhỏ chồng chất dưới cây thông, gói giấy thật đẹp, băng vải kim tuyến long lánh.  Mỗi người đều phải có quà cho mọi người trong gia đình.  Nhà có 5 người thì một người mua quà cho 4 người kia, vị chi có ít nhất 20 món quà không kể những gói quà định tặng cho hàng xóm, hoặc người quen nào sẽ gặp trong dịp này.  Cũng nhân dịp này mua sắm thêm cho gia đình một cái TV mới, một cái máy hút bụi, hay một cái đèn v.v... Tất cả đầu gói gém thật đẹp, gom dần để dưới gốc cây thông, chờ đến tối 24 hay sáng sớm 25, trong sự vui mừng hối hả, xé toạc những tờ giấy gói đồ lộng lẫy để mở quà và cuối cùng lúc tàn cuộc là một túi rác khổng lồ cùng các hộp nằm lổng chổng ở một góc nhà.

Tôi cứ tiếc những tờ giấy gói đồ quá đẹp mà tôi chỉ muốn nhìn chứ không muốn xé rách.  Một ngày “cho” như thế đi quá nhanh, quả có đem lại niềm vui cho mọi người, nhưng sau bao nhiêu công trình vất vả, áp lực phải đi mua sắm cho một danh sách dài.  Tặng quà cho tất cả mọi người đã trở thành một thói quen và cũng không nhiều thì ít đã làm cho nhiều người lo lắng, phiền muộn, nhất là khi tình trạng tài chính eo hẹp.  Có lẽ vì vậy nên mới có cái gọi là “Christmas blue”.  Không có tiền thì dùng thẻ tín dụng chứ sao, nhưng khi cà thẻ thì lại tăng thêm cái áp lực, cái lo lắng nghĩ đến tờ giấy nợ gửi đến tháng sau.  Người ta gọi dịp Giáng sinh là dịp để “cho” và để “vui” (the time of giving and the time of joy) và trong sự bận rộn, hối hả làm công việc đi cho đó, ít ai nghĩ đến việc chúa sinh ra đời, hoặc nhìn kỹ là ai cho, ai nhận và ai vui hay không vui.  Bình thường thì khi cho ai cái gì, làm cho ai cái gì thì chính người cho, người làm phải cảm thấy vui trước vì mình đã làm được một điều tốt, điều thiện.  Niềm vui nhẹ nhàng đến với mình khi trao món quà cho người thân, nhìn thấy ánh mắt rạng rỡ hân hoan của người nhận tỏ sự cảm kích đã nghĩ đến họ. Đó là niềm vui “được cho”, được đem lại cái vui cho người khác.  Nhưng khi việc “cho” vào dịp Giáng sinh đã bị thương mại hoá một cách máy móc thì hành động “cho”_ một thúc đẩy từ tâm_ đã bị chìm xuồng, mờ đi và bị choáng ngợp bởi các món quà, các vật thể_phó sản của một xã hội vật chất, dư thừa.  Và sự chú ý vào vật thể làm người ta quên đi cái tình cảm đi theo hành động “cho” mà chỉ nghĩ đến món quà đẹp hay xấu, có đáng giá không, có dùng được hay không, hay mình có cần hay không.  Và ngày hôm sau lể Giáng sinh, khi mọi sự trở lại bình thường cho một đời sống bận rộn vội vã thì người ta cũng quên hết cái tình cảm gắn bó với món quà mà người cho cũng như người nhận đã trao cho nhau.

Từ chỗ cho nhau quà là những cái cụ thể có thể nhìn thấy, tôi tự hỏi “cái cho không nhìn thấy” như tình cảm, tình thương yêu cuả con người đối với nhau được cảm nhận ra sao?

Người mẹ nhìn con bằng ánh mắt thương yêu, bàn tay mềm vuốt ve mái tóc và tay kia ấn núm vú vào miệng đứa trẻ là một hình ảnh “cho” vừa đủ cả tinh thần lẫn vật chất.  Một người vợ cặm cụi nấu cơm, dọn sẵn chờ chồng con về ăn cùng, một đứa con đi học về cho mẹ một miếng bánh xin được của bạn, hay một người mẹ tìm thấy sau một trận động đất ở Trung Hoa đã nằm đè lên con để che cho con được sống, hay một người qua đường thấy một mảnh kiếng vỡ đã nhặt lên bỏ vào thùng rác _tất cả đếu không ít thì nhiều đã diễn tả hành động “cho”.  Làm một điều gì có ích cho ai, không cần ai biết (nếu cả làng biết thì không kể) là để chính mình cảm thấy vui trước.  Thật đúng như cái câu tôi đã đọc được khi đứng xếp hàng để đổi tiền ở một nhà băng,  “ To do something good for somebody is like to pee in your pants.  Nobody knows it but you feel warm inside!”

Kinh điển nhà Phật nói rất nhiều đến “hạnh bố thí”.  Cho, cho, và cho.  Bất cứ lúc nào, ở đâu, cho ai.  Làm ơn, làm phước mà không nghĩ ai phải biết việc mình làm, cũng không nghĩ đến việc “có đi có lại” hay “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”.  Một trong 10 điều tâm niệm của Phật có nói “Thi ân như đôi dép bỏ”, làm mà không bao giờ nghĩ cần có sự đền đáp.  Trong tinh thần bố thí đó thì người cho phải cảm ơn người nhận bởi vì nhờ có họ mình mới có cái vui của người “được cho”.  Thỉnh thoảng chúng ta thấy các thầy tu đứng khất thực ở ngoài đường, chúng ta chẳng là phải cảm ơn các thầy đã cho mình một cơ hội để tạo phước, để chúng ta thực thi hạnh bố thí đó sao?

Từ chỗ “biết cho” đến chỗ “biết nhận” không xa là mấy nhưng có nhiều người không làm được.  Nhiều người tôi biết quả là bồ tát, biết cho rất nhiều. Nhưng họ có cá tính mạnh, và rất độc lập và hiếu thắng, không bao giờ muốn nhận của ai, muốn chịu ơn ai hay để cho ai làm gì cho mình.  Hình như trong họ có một cái gì bất ổn, chạm đến tự ái hay cái tôi của họ, không cho phép họ lụy ai hay chịu nhận cái gì của người khác.  Họ biết cho và vui với cái “cho” của họ nhưng không nghĩ dến việc để cho người khác cũng được cái vui đó, không biết rằng khi mình “biết nhận” là mình cũng làm cho người khác vui.  Một người bạn thân cuả tôi viết thư về chuyện “biết nhận” như thế này:

...Có một lần đọc được một chuyện ngắn cuả chị bạn viết là hồi Thầy Thiện Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm thầy và rất buồn khi thấy bênh làm thân thể Thầy đau đớn.  Chị thường khắc khoải không biết làm gì để thầy vui, để thầy bớt đau.  Một hôm chị hỏi “Thầy muốn con làm gì” thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy nột cái mũ đội cho ấm đầu.  Hôm đó là ngày cuối tuần.  Đã 7 giờ tôí.  Các tiệm lớn đều đóng cửa.  Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay.  Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về.  Thầy nhận và tỏ vẻ vui.  Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.  Sau đó ít lâu Thầy qua đời.  Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy trong tủ của Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp.  Chiếc mũ chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất.  Chị chợt tỉnh ra.  Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui.  Chị là người làm phước.  Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui lần chót với Thầy.  Để chị được phước báu.  Chính chị là người NHẬN, người được thụ ơn.  Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời khi nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận.  Người nhận là ngươì cho.  Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai.  Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy.  Và cám ơn Đời....” (thư cuả Du Li)

Tôi nhớ mãi câu chuyện trên và khi một người bạn khác của tôi ốm –chị ấy ở một mình không chồng con anh em – mà không chịu để tôi lái xe chở chị đi bác sĩ, lặng lẽ đi một mình.  Tôi phải đem câu chuyện thầy Thiện Ân ra kể cho chị nghe và nói với chị là tôi rất buồn, là chị biết cho (chị đã làm cho tôi và cho mọi người rất nhiều) nhưng chưa biết nhận.  Đôi khi vì sợ phải chịu ơn, không muốn chịu ơn lâu nên phải vội vã trả ơn, theo tôi, cũng là một hình thức bội bạc vì vội vã để “làm cho nó xong” và quên đi thì chẳng là bội bạc thì là gì?  Hoặc là cứ để sự ‘không muốn phiền đến ai”ngăn chặn tình thân hay nương tựa đáng lẽ có thể có giữa mọi người.

Thói quen tặng quà ở xứ này lâu dần thành lệ, đi đâu gặp ai cũng gói ghém một chút gì mình có để cho nhau, một thói quen tôi thích hơn là những quà tặng gói đẹp đẽ để cho nhau trong các dịp lễ lớn.  Nó gói ghém một chút tình nho nhỏ nhưng chân thành.  Bạn bè ai cho cái gì tôi cũng quí cũng nâng niu.  Các con cho cái gì cũng suýt xoa và đem ra dùng để các con nhìn thấy.  Nhưng cũng không khỏi hơi buồn lòng thấy các con với cuộc sống dư giả, cái gì cũng có nên nhìn cái gì cũng thờ ơ, không thấy có sự quí hoá.  Tôi thấy tôi lụm cụm trong vườn, hái một mớ rau tươi hay một túi hoa quả mình có công trồng và lấy làm kiêu hãnh, cất kỹ để đến chiều đợi các con về chơi là đem ra khoe rau ngon và quả đẹp hiếm, để chỉ thấy đời sống bận rộn ồn ào đã làm các con tôi không chậm lại được, hay lắng nghe hoặc nhìn kỹ thấy những niềm vui nho nhỏ của sự cho và nhận.  

Một người bạn già cũa tôi kể lể:  “Tôi nghĩ thật chẳng bao giờ quên được, chị ạ.   Vào đầu mùa Xuân vườn nhà tôi không biết là bao nhiêu đóa hồng nở rộ, nào Blue Girl, Imperial, Double Delight, Brigitte...  Buổi sáng dậy sớm lui cui cắt một bó hồng đủ mầu để chiều đem đến cho vợ chồng đứa con gái ở cách nhà 30 phút. Đến nhà không gặp, chỉ để lại bó bông. Sáng hôm sau lại có việc phải đi về phiá đó qua hướng nhà nó, lại nhìn thấy mấy bông hồng mâù coral mới nở hàm tiếu còn long lanh những giọt sương đêm mà hôm qua chưa cắt được, tôi bèn cắt thêm nữa để cho con.  Vừa đem đến cho, cô con gái vừa nhìn thấy đã cau mặt:  “Mẹ đã cho rồi thôi.”
nhưng cũng bảo anh chồng lấy lọ cắm.  Nghe giọng hơi sẵng, tôi biết nó đang bận cái gì, hay đang bực mình cái gì, nhưng tôi cũng nói:  “ Thôi để mẹ cắm cho.” và đang lúc cắm bông vào bình, tôi lại lấy bông hồng mầu coral ra đưa cho cô con gái đang đứng gần rửa chén: “Con xem cái mầu này đẹp không?” Cô gái gắt, “ Sao lại cứ dí vào mặt con vậy?” làm tôi chưng hửng, đứng ngẩn mặt ra và thấy lòng rưng rưng...Thì ra ở một cái văn hoá dư thừa , cái gì cũng có, chắc chẳng còn gì đáng quí, phải không chị?  Hay là phải cái gì gói ghém đẹp đẽ, lịch sự mới có giá trị chăng?”

Có sự “cho” nào như thế này mà không gói ghém tình cảm và người nhận, nếu lưu ý được rằng mình biết nhận cũng là một cách cho, và trong trường hợp này, để làm cho người mẹ vui, dù là trong nhà đã có nhiều hoa lắm rồi, hay hoa này không phải là thứ hoa cô gái thích.... Tôi chỉ còn biết an ủi người bạn già là đừng đặt nặng vấn đề, chắc tại cái tuổi già cuả mình nó làm cho mình dễ xúc động, dễ tủi thân đấy thôi.

Trên phương diện ngôn ngữ, chữ CHO trong tiếng Việt được dùng rất nhiều và diễn tả nhiều điều khác hơn là làm điều thiện, hay một dịch vụ, hay gửi gấm tình thương yêu tình cảm.  Thử đọc câu này  “Cha mẹ mong nuôi cho con khôn lớn, cho thành người, cho tiền cho bạc.  Con chẳng chịu vâng lời, ăn chơi cho lắm vào, bây giờ trong vòng tù tội.  Cho đáng đời!”  thì quí vị có thấy những chữ CHO này có cùng một nghĩa không?

Rồi còn bao nhiêu cái CHO tình cảm, hãy nghe Xuân Diệu viết

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em, kèm với một lá thư,
Em không lấy, và tình anh cũng mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

Trong cuộc tình, cái cho này là thú đau thương, và luôn luôn đòi hỏi phải được nhận chứ không phải “cho để mà cho” như hạnh bố thí của nhà Phật.  Vì vậy, nên người nào yêu là người khổ vì “cho tuy nhiều mà chẳng được bao nhiêu” nhất là những mối tình thầm lặng, một chiều.

Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta, để tất cả những tương quan: cho nhận, được thua, phải trái, mất còn, đầu cuối, huyễn thực, sống chết chỉ là những biến số của vô thường  trong vòng đời luân lưu chuyển hoá.


THU LÊ  (5/29/09)







Cô ơi, bài viết hay quá  votay , xin phép cô cho em forward vào Khoaho.c Sài Gòn nhé , em chờ cô cho phép trước. Em kính chúc cô được nhiều sức khoẻ và vạn sự an lành.


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #2 - 09. Sep 2009 , 10:38
 
Mytat wrote on 09. Sep 2009 , 08:51:
Cô ơi, bài viết hay quá  votay , xin phép cô cho em forward vào Khoaho.c Sài Gòn nhé , em chờ cô cho phép trước. Em kính chúc cô được nhiều sức khoẻ và vạn sự an lành.




Tất Mỹ à,

Bài hay thì mình dùng để "câu" bạn bè vào đọc chứ  Cheesy
Tất My mời quí vị bên Khoa Học vào đọc bài này.
Xong rồi... mời đi dạo quanh sân, đọc những mục khác...
Xong rồi...   mời gia nhập luôn   thumbup
Tất My thất DMy bàn có... tiện không?  laugh12
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #3 - 09. Sep 2009 , 11:11
 
Quote:
Tất Mỹ à,

Bài hay thì mình dùng để "câu" bạn bè vào đọc chứ  Cheesy
Tất My mời quí vị bên Khoa Học vào đọc bài này.
Xong rồi... mời đi dạo quanh sân, đọc những mục khác...
Xong rồi...   mời gia nhập luôn   thumbup
Tất My thất DMy bàn có... tiện không?  laugh12


Đặng Mỹ muốn TM mời đám sư huynh xỉn  tu_nguyen_chai tu_nguyen_chaivô đây hả , liệu có chịu nổi mí lão ấy không? vừa gàn vừa..... laugh12 laugh12 laugh12. Thôi để mí lão làm du kháck đi đọc cọp đi  Cheesy Wink , mí lão ấy khen d/d LVD rất hay bài vở phong phú và không khí rất thân tình  thumbup thumbup
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #4 - 09. Sep 2009 , 11:35
 

cô THU kính ,
bài văn hay quá...càng đọc càng thấm thía.....
đúng là ' khi yêu ,  cho rất nhiều " , nhưng nhận chẵng bao nhiêu...biết như vậy , mà ai cùng yêu..dài dài   rollingonthefloor
kính chúc cô trẻ mài không già...và cứ an vui mồi ngày..đều là sn của cô đến...hết năm nay nha cô  birthday333
thân kính
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: CHO và NHẬN
Reply #5 - 10. Sep 2009 , 06:07
 
Chào em Tất mỹ,

Có phải em đang ở VN không?  Và đang đi làm hay đi dạy hay đi..học ở khoa học?  Cảm ơn em đã khen bài viết.  Tất nhiên là được, em muốn dùng bài vào đâu cô đêù vui vì có... thêm người đọc và thêm tình đồng điệu.  Ở Khoa Học có báo gì?

ĐMỹ ơi, sao mãi chẳng thấy 2 cánh nhạn phiêu lưu từ Ý trở về?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: CHO và NHẬN
Reply #6 - 10. Sep 2009 , 06:12
 
Cảm ơn TVân, đã đọc bài cuả cô.  Bộ em không có DS sao mà bây giờ mới đọc?  Vì nghĩ có nhiêù người không có DS nên cô mơí post vào đây.  Cô chỉ mua được có 2 DS lại cho một em không đi dư ĐH nên cũng chỉ có 1 cuốn.

Hôn bé Alex.  Trông chàng năm biêu diễn có vẻ cũng thanh kiêu mẫu lắm đâý.  Cô bận quá chưa có thì giờ post thêm vaì hình mơi  vào mục BàCháu.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: CHO và NHẬN
Reply #7 - 10. Sep 2009 , 06:13
 
Thế nào, chưa thấy ai góp ý về cuả cho và cách cho & nhận???
Back to top
 
 
IP Logged
 
Xuan Duc
Junior Member
**
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 69
Gender: male
Re: CHO và NHẬN
Reply #8 - 10. Sep 2009 , 07:13
 
thule wrote on 10. Sep 2009 , 06:13:
Thế nào, chưa thấy ai góp ý về cuả cho và cách cho & nhận???



Kính chào Cô Thu ;

Hôm nay có chút giờ rảnh, đọc bài cô viết rất hay.
Xin Cô cho xưng bằng Em như học trò của Cô và xin Cô Nhận Cho nhé;

Những cảm nghĩ Cô viết ra rất trung thực về Cho và Nhận.
Về vật chất những món quà như trong dịp Giáng Sinh, qua kinh nghiệm như Cô viết phải mất thì giờ tính toán, đi mua, gói ghém nhưng sau đó xé đi thấy đau lòng.  Gia đình em đã giải thích với gia đình 4 đứa  con để đi dến quyết định sẽ không mất thì giò tính toán mua sắm cho người lớn chỉ mua vài thứ cần thiết cho mỗi cháu nhỏ làm quà còn sẽ gom chung số tiền dự định tiêu dùng cho quà (thương khoảng $200 cho một gia đình) dể chia sẻ với những người nghèo hoặc già yếu cô quạnh.

Cũng xin góp thêm ý về việc cho và nhận quà không đặt nặng về giá tiền nhưng cũng không quá bèo. Thứ đến là món quà nếu người nhận thích thì Cho và nhận đều vui.
Muốn được vậy, người cho cần tìm hiểu một chú ví dụ người nhận muốn lọ nước hoa hiệu gì, mùi gì theo múa cho thích hợp thì người nhận sẽ cảm kích khi mình quan tâm nhiều như vậy.
Người nhận nên chú trọng tới giá trị tinh thần khi có người quan tâm tặng quà cho mình làm niềm vui bất kể món quà đó nặng nhẹ ra sao.

Về tinh thần Cho và Nhận có lẽ phải đi đôi với nhau có nghỉa là khi Cho tức là Nhận và Nhận tưc là Cho để không bị hụt hẫng. Nhưng nếu được người Nhận nhận biết những tình cảm của mình được gói ghém trong cuộc sống từ bữa ăn tới những sự chăm sóc bằng những lời cám ơn chân thành, để ý chăm sóc, nâng đỡ nhau, chia sẻ công việc thì Cho bao nhiêu cũng không ngại vì dó là cả môt vùng trời yêu thương.
Vợ chăm sóc bữa ăn sức khoẻ cho chồng, thì Chồng cũng cần quét dọn, rửa chén làm những việc nặng nhẹ giúp cho vợ , cùng làm và cùng có giò nghỉ để trò chuyện với nhau.

Biết Cho và biết Nhận không e ngại mình Cho quá nhiều hoặc Nhận rồi mang ơn , nhưng thoải mái và an vui trong Cho và Nhận sẽ không làm mình suy nghĩ  mất ngủ để sống vui sống khoẻ và sống lâu.

Kính chào Cô.

Vu Xuân Đức
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #9 - 10. Sep 2009 , 08:35
 
thule wrote on 10. Sep 2009 , 06:07:
Chào em Tất mỹ,

Có phải em đang ở VN không?  Và đang đi làm hay đi dạy hay đi..học ở khoa học?  Cảm ơn em đã khen bài viết.  Tất nhiên là được, em muốn dùng bài vào đâu cô đêù vui vì có... thêm người đọc và thêm tình đồng điệu.  Ở Khoa Học có báo gì?

ĐMỹ ơi, sao mãi chẳng thấy 2 cánh nhạn phiêu lưu từ Ý trở về?


Kính thưa cô,

Em ở vùng NW ( Seattle WA ) từ năm 1980 đến nay, sau khi đi học lại và tốt nghiệp em đi làm cho hãng Biomedical vùng này được hơn 26 năm rồi. Nhóm Khoa học của chúng em chỉ là 1 nhóm nhỏ tụ tập chit chat với nhau hằng ngày, chứ không phải là diển đàn , cho nên tụi em không có báo chí gì cả. Khi đọc được những gì hay thì tụi em sharing với nhau.

Đời sống hằng ngày ngoài tình gia đình thì cũng cần phải có tình bằng hữu nên nhóm KHOAHOC tụi em dài chiện lắm, vui cũng có và nhức đầu cũng có đó cô.

Em cám ơn cô thật nhiều đã cho phép em post bài của cô vào nhóm KHOAHOC cho các bạn em đoc. Em tin rằng các bạn rất appreciate về bài viết của cô.

Em thay mặt các bạn chúc cô được mạnh khoẻ và vui nhiều trong đời sống hằng ngày.

Kính mến

Tất Mỹ
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #10 - 10. Sep 2009 , 16:22
 
thule wrote on 10. Sep 2009 , 06:12:
Cảm ơn TVân, đã đọc bài cuả cô.  Bộ em không có DS sao mà bây giờ mới đọc?  Vì nghĩ có nhiêù người không có DS nên cô mơí post vào đây.  Cô chỉ mua được có 2 DS lại cho một em không đi dư ĐH nên cũng chỉ có 1 cuốn.

Hôn bé Alex.  Trông chàng năm biêu diễn có vẻ cũng thanh kiêu mẫu lắm đâý.  Cô bận quá chưa có thì giờ post thêm vaì hình mơi  vào mục BàCháu.


CÔ THU KÍNH MẾN ,
ANH CHÀNG NẦY , CHẮC NGÀY ĐÓ CŨNG KHÁ MỆT...VÌ DỰ TIỆC SN CỦA CẬU ÚT VINCENT... CŨNG LÀ NGÀY CỦA CÔ ĐẤY Ạ  birthday333
TỰ NHIÊN , EM THẤY CHÀNG TA NHÃy VÀO SOFA VÀ NẰM THẬT THOÀI MÁI VÀ VÔ TƯ , LÀM EM NHỚ HÌNH BÉ QUYÊN , MẶC ÁO 4 TÀ...CŨNG Y NHƯ VẬY...MAU MAU CHỤP LIỀN..SỢ KHÔNG CÒN DỊP MAY NHƯ VẬY... rollingonthefloor

TRẺ CON THƠ NGÂY VÀ DỄ YÊU QUÁ , CÔ ƠI...BÂY GIỜ EM MỚI BIẾT...ƯƠC9' GÌ CÁC CON MÌNH , CHÁU MÌNH CỨ...BÉ NHỎ HOÀI...ĐỂ MÌNH THA HỒ CHỤP HÌNH HAY LÀM THEO Ý MÌNH...CHỨ LỚN LÊN....LÀM THEO Ý CỦA NO''''' Huh
KÍNH CHÚC CO6 VÀ CẢ NHÀ 1 CUỐI TUẦN THẬT VỤI
ALEX KHOANH TAY KÍNH CHÀO BÀ VÀ SÁNG NAY ĐÃ ĐI DISNEYLAND VỚI BA MẸ RỒI.. moreflower2
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHO và NHẬN
Reply #11 - 11. Sep 2009 , 06:11
 


  Kính Cô,
Xin cảm ơn Cô đã cho chúng em xem " Cho và Nhận " ( vì em cũng không có ĐS ), một nghiên cứu súc tích, khiến mang mang lòng sau khi đọc...
  Con người phức tạp quá phải không Cô? chỉ có việc CHO, NHẬN mà lắm rắc rối...làm cách nào để người cho, kẻ nhận đều cảm thấy hạnh phúc, có lẽ nên " Cho đúng đối tượng, đúng nhu cầu và đúng thời điểm "...
  Kính chúc Cô luôn hạnh phúc vì đã CHO những người chung quanh quá nhiều...
  Thương kính,
  LP.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: CHO và NHẬN
Reply #12 - 11. Sep 2009 , 11:44
 
Thân chào Xuân Đức,

Có phải Xuân Đức cưụ quản gia thânmến cuả D/D đó không?  Lâu lăm không thấy Đức vào thăm sân LVD, tưởng là đã phiêu lưu góc biển chân trời nào rôì chứ?  Sao kỳ ĐH vừa qua không về CA? (nêú không nhớ nhầm thì Đức ở vùng miền Đông ) để gặp những người bạn quí khác như Phú D& Nguyễn Toàn nữa.  Các LVD cuả D/D chắc chắn mong Đức về chơi luôn.

Rất vui gặp lại nhờ cái câu chuyên CHO và NHÂN.  Gia đình em thật may mắn đã dạy cho các con co 1 một tấm lòng khi bảo các con chung nhau tiền (đáng lẽ đi mua quà phung phí có thể không dùng đến) để tặng người đang cần.  Thật là một hành đông đẹp  và dễ thực hiện một khi mình nghĩ tới.

Mua quà đúng ý thích cuả người nhận làm như thể là một cái "khiêú" nói nhiêù đến tính tình cuả người cho.  Người này phải người hay để ý đến người khác, thoughtful đối với ngươì khác, chứ không nhất thiết là có nhiều hay ít thì giờ rảnh trong đời sống, có phải không?  Cũng có thể là tuỳ theo cái tình cảm nhiều ít cuả người CHO đối với người NHẬN nữa chứ.  Khi mình yêu ai thì mình nghĩ đến họ nhiều hơn và "biết" nhiều về họ hơn, và vì vậy để tâm mua quà "đúng" hơn chăng? hay đúng là cái khiếu bẩm sinh? 

Ở Mỹ này, nhiều khi mình thắy việc mua quà trở nên máymóc quá (ai cũng phải có quà) nên nhiều khi bị áp lực phải có quà cho tất cả vào dịp lễ, nên trở thành mua cho rôì, cho cố, cho xong đi.  Giống hệt như người VN chúng ta, bị áp lực vế cái tập tục "khách đến nhà không gà thì gỏi".  Cứ lo phải mời người khách đến thăm mình ăn cái gì mà quên không hỏi "thăm nhau".  Tôii còn nhớ đi đến thăm một người bạn sau 15 năm từ lúc rời VN không găp. Mình chỉ muốn hỏi chuyện bạn hồi này ra sao, con cái làm ăn tới đâu , và cũng mong được chia sẽ nếp sống cảm nghĩ cuả mình trong 1 giờ thăm ngắn ngủi.  Đằng này người bạn cứ lo hỏi mơì "ở lại ăn cơm nhé, để mình order... mà chẳng hỏi gì đến đời sống mình, thế có phải là "cho " nhau cái gì không?

Mong được gặp Đức luôn luôn nhe1  Hồi này đời sống ra sao? Các con chắc đã lớn rồi , và tiếng Việt gioỉ lẳm  Tôi còn nhớ nói chuyện dạy tiếng Việt cho con cháu với Đức với Thu Phạm, cách đây mâý nă m.  Bây giờ cháu Quyên cuả tôi đã biết đọc viết nhưng vẫn chê không nói , phải làm sao đây?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: CHO và NHẬN
Reply #13 - 11. Sep 2009 , 15:18
 
Kính Thưa Cô Thu
Em mạn phép Cô mang về nhà của Cô 1 bài viết về "Cho Và nhận" - Kính mơì Cô và cả nhà bàn luận tiếp về hai chữ "Cho và Nhận"

Cho và nhận


Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

Thưa Cô, "Cho " và "Nhận" không thể nào thiếu được trong đời thường. Cho và Nhận, không chỉ đơn thuần đặt trên căn bản vật chất, không  ở chỗ cho nhiều hay ít, mà vấn đề ở đây là ta đã cho gì và đã nhận được gì, hay nói cách khác là cách cho va cách nhân.
Khi Cho hay khi Nhân cần phải có 1 tấm lòng. Người cho , cho vơi hêt tấm lòng  và ngươi nhận cũng nhận hết với  tấm lòng biêt ơn.  Ngươì cho va kẻ nhận không có sư khác biệt, không có tâm phân biêt, tôi là ngươi "Cho" và anh là ngươì "Nhận" , lúc đó  Sự Cho va Nhận mới có ý nghĩa, giống như câu chuyện dươí đây

" Một cậu bé đi lang thang trên đường và gặp 1 cụ già ăn xin. Cụ mặc 1 bộ quần áo rách nát, tay chống gậy, lưng đã còng và gương mặt hằn sâu vẻ khắc khổ....Cụ run run, khẽ đưa bàn tay nhăn nheo ngửa xin tiền cậu. Nói là xin tiền thế thôi, chứ bất cứ thứ gì, dù chỉ là 1 mẩu bánh nho nhỏ cũng đủ làm cụ vui sướng. Cậu bé nhìn cụ, rồi lục hết túi này đến túi kia...Cậu dốc hết túi, lộn cả bề trái ra ngoài..nhưng rốt cuộc vẫn ko có thứ gì cho cụ. Cậu ngước lên..và nhỏ nhẻ :"Ông ơi,cháu xin lỗi ông! Cháu ko có gì để cho ông cả" Cụ già nhìn cậu bé rưng rưng..ngẹn ngào..:"Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như thế là cháu đã cho ta nhiều lắm rồi!"


Cái hay ở đây không ở món quà cho mà là ở cái cách cho - cậu bé trong câu chuyên trên dù không cho ông lão cái gì hêt, nhưng sao ông lão lại cảm đông?.

Cũng như trong câu chuyện chàng sinh viên và ngươì nông dân , chàng sinh viên, chỉ cho bác nông dân có hai đồng tiền, mà sao anh chàng ấy lại lăng ngươi xúc động ? Có phải do vì cái cách nhận của bác nông dân?




Em không biết đọc được ở đâu đó 1 câu nói  như thê này

“Mọi thứ không nằm ở những điều ta nhận được mà ở chính những điều ta cho đi!”

và có phải

Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi! Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được lại nhiều nhất......

Back to top
« Last Edit: 11. Sep 2009 , 15:52 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: CHO và NHẬN
Reply #14 - 13. Sep 2009 , 12:46
 
Hay quá em T lan ơi.  Câu chuyển thật là nhiêù ý nghĩa và em có nhiều ý nhĩ thâm thuý lắm.  Đúng thế, cô nghĩ ngươì cho trước tiên là  phải có một tấm lòng , nó đước thể hiện ở cách cho.  Vì vâỵ không nhất thiết phải nhìn đến giá trị cuả vật được cho.  Cô cònnhớ hồi cô còn nhỏ , có người quen đem đến cho chị cô món quà cưới ,  Bà này diện, đẹp và giâù.  Bà ta mang đến một gói vải hay cái gì, chăc vừa mua ở chợ và đem thẳng đến nhà  vì còn cái giâý gói mâù hồng sẫm nhà quê và sợi giâythung cuốn ở ngoaì.  Cô còn nhỏ, nhưng nhìn cái gói đồ nằm lăn lóc trên bàn, chẳng hiểungười lơn với nhau nói chuyện gì, nhưng cũng không thấy ổn lắm, va...không thấy vui rôì....Sau hỏi ra mới viết bà họ xa này  sẽ được mời đi đóndâuvì bà có cái x e hơi.  Cô còn nhỏ mà hồi đó cô nhấ t định "xiá dô"chuyện ngươì lơn, yêu cầu mẹ cô huỷ  bỏ cái ý định nhờ  đón dâu đó.  Thâý không? cái cách cho rất có ảnh hưởng đến người nhận, chứ khôngphải là cái cuả cho đâu.

Cảm ơn em đã cho cà nhà 2 mâủ chuyện hay.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra