Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ (Read 6122 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
28. Sep 2009 , 03:16
 
Chào cả nhà LVD của mình ,

Nhân tối hôm qua Chủ nhật 27 / 09/ 2009 từ 7 giờ 05 đến 10 giờ 20 có cuộc gặp gỡ vui vẻ giữa Thày CC vời anh chị Lang Phương LVD 73 và PTr LVD 75 tại quán cà phê Khúc Giao Mùa ở Quận Phú Nhuận , PTr nghe được nhiều chuyện thuộc loai " Chuyện bây giờ mới kể "của anh rể Hưởng , nào là hồi xưa anh cứ đến ngôi thường xuyên ở xe đậu đỏ bánh lọt trước sân trường LVD , một anh rể khác ( là chồng của chị Thanh Nhung ) cũng làm giống y như vậy... và nhiều chuyện khác nữa bây giờ mới dám kể làm Thày CC và PTr cười nghiêng ngữa  rollingonthefloor rollingonthefloor và PTr nghĩ rằng tại sao D D LVD nhà mình lại không mở ra mục CHUYỆN BÂY GIỜ MỚi KỂ để mọi người kể lể lại những gì trước kia mình không thể nói....

PTr xin phép chị Lang Phương cho em đem bài của chị viết về chi Hiên bên Góc Trời Nhắc Nhở vô đây post mở hàng nhe

thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif chị rât nhiều

PTr


Mỹ ơi, sáng nay Hiên ghé nhà P " ẳm " quyển ĐS đi rồi. 
Hiên nhắc cho P một chuyện để nhớ là ngày xưa Hiên hay canh me mấy miếng vải P thêu xong, không vừa ý, vứt đi, nhiều khi bỏ xuống đất...còn lấy chân chà chà cho bẩn để chứng tỏ không xài nữa, Hiên... lượm đem về... giặt ủi cẩn thận...để chấm điểm, nếu không sẽ bị zero vì không làm bài, mà Hiên thì không thêu được...P  chua xót cho bạn và thấy mình xấu xa quá, bây giờ P mới biết chuyện này, phải chi ngày xưa Hiên nói với P  , thì Hiên đâu phải... mất công giặt ủi...
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #1 - 28. Sep 2009 , 07:33
 

  Mỹ ơi, Phượng ơi... P kể tiếp...lúc gặp Hiên...cảm động lắm ! Vừa thấy P, Hiên đã ôm chầm...nói " mấy mươi năm rồi...". Sau đó, chuyện đủ thứ...lúc...bùi ngùi...như pháo...xì, pháo lép, lúc...vang dội như...pháo đại, pháo bông... chẳng thua gì hôm Phượng ghé.
  Đến trưa, P mời Hiên ở lại ăn cơm ( dù hôm nay P không có đi chợ ), nhưng Hiên từ chối vì còn phải đi lo việc nhà. Gặp lúc " cụ" nhà P về, Hiên rủ cả hai tới nhà Hiên chơi...ở vùng quê...rộng thênh thang, mát mẻ...nhưng có...nhiều rắn hổ lắm, chỉ to bằng ngón chân cái, nhưng khi bị tấn công..." nó " sẽ...phùng mang bằng 3 ngón tay ! Hiên nói : nhà phải xây tường chung quanh và lót gạch trắng để sáng...cho mình thấy " nó"... trước khi "nó" thấy mình... P nghe...ớn quá ! Mỹ và Phượng có sợ " con đó " không? Huh Roll Eyes
Back to top
« Last Edit: 28. Sep 2009 , 07:38 by LPHUONG »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #2 - 28. Sep 2009 , 19:31
 
LPHUONG wrote on 28. Sep 2009 , 07:33:
  Mỹ ơi, Phượng ơi... P kể tiếp...lúc gặp Hiên...cảm động lắm ! Vừa thấy P, Hiên đã ôm chầm...nói " mấy mươi năm rồi...". Sau đó, chuyện đủ thứ...lúc...bùi ngùi...như pháo...xì, pháo lép, lúc...vang dội như...pháo đại, pháo bông... chẳng thua gì hôm Phượng ghé.
  Đến trưa, P mời Hiên ở lại ăn cơm ( dù hôm nay P không có đi chợ ), nhưng Hiên từ chối vì còn phải đi lo việc nhà. Gặp lúc " cụ" nhà P về, Hiên rủ cả hai tới nhà Hiên chơi...ở vùng quê...rộng thênh thang, mát mẻ...nhưng có...nhiều rắn hổ lắm, chỉ to bằng ngón chân cái, nhưng khi bị tấn công..." nó " sẽ...phùng mang bằng 3 ngón tay ! Hiên nói : nhà phải xây tường chung quanh và lót gạch trắng để sáng...cho mình thấy " nó"... trước khi "nó" thấy mình... P nghe...ớn quá ! Mỹ và Phượng có sợ " con đó " không? Huh Roll Eyes


Chời ơi... chị Lang Phương ơi " con đó " ai mà không sợ..... cách đây hai năm em thường xuyên về quê ở hơn là ở SG , mỗi ngày đi đi về về bắng xe bú , sáng nào cũng đi bộ khoảng 5 phút để ra trạm xe bus , một buổi sáng em đẹp trời em đang vừa đi vừa suy nghĩ gì đó mà mãi đến lúc em cảm thấy kỳ kỳ th`i em mới phát hiện ra " con đó " màu xanh lá non rất nổi ở bên lề đường đang uốn éo nửa người cách em khoảng 1 mét.... Í da đi tới coi như không có " con đó " trên đời thì ớn quá mà bỏ chạy lui thì em biết không nên em phải quyết định thật nhanh vì em biết nó nhanh hơn em , thôi thì em cứ lẳng lặng đi bộ ngang qua nhưng cứ né ra đường xe chạy càng xa càng tốt , dĩ nhiên là hơi thở của em chỉ còn thoi thóp thôi vì sợ quá không dám thở  mạnh mà , mà lúc đó xui ghên cũng chẳng có chiếc xe nào hay bóng dáng ai đi bộ ngang qua

Một chiều khác cũng con đường đó nhưng em đang trên đường về nhà , ôi thôi " con đó " lại xuất hiện , kỳ này nó màu đen , nó cứ trườn bò đi ở đàng trước em cứ việc lẳng lặng đi theo sau nó cách khoảng 4 mét dĩ nhiên là em cố gắng đi càng chậm càng tốt chỉ sợ " con đó " đổi ý quay ngược trở lại thì em không biết " tự xử " theo kiểu nào  partyfrog partyfrog partyfrog rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #3 - 28. Sep 2009 , 20:21
 
LPHUONG wrote on 28. Sep 2009 , 07:33:
  Mỹ ơi, Phượng ơi... P kể tiếp...lúc gặp Hiên...cảm động lắm ! Vừa thấy P, Hiên đã ôm chầm...nói " mấy mươi năm rồi...". Sau đó, chuyện đủ thứ...lúc...bùi ngùi...như pháo...xì, pháo lép, lúc...vang dội như...pháo đại, pháo bông... chẳng thua gì hôm Phượng ghé.
  Đến trưa, P mời Hiên ở lại ăn cơm ( dù hôm nay P không có đi chợ ), nhưng Hiên từ chối vì còn phải đi lo việc nhà. Gặp lúc " cụ" nhà P về, Hiên rủ cả hai tới nhà Hiên chơi...ở vùng quê...rộng thênh thang, mát mẻ...nhưng có...nhiều rắn hổ lắm, chỉ to bằng ngón chân cái, nhưng khi bị tấn công..." nó " sẽ...phùng mang bằng 3 ngón tay ! Hiên nói : nhà phải xây tường chung quanh và lót gạch trắng để sáng...cho mình thấy " nó"... trước khi "nó" thấy mình... P nghe...ớn quá ! Mỹ và Phượng có sợ " con đó " không? Huh Roll Eyes



Lang Phương à, nhà Hiên ở ngay quận 2 mà quê đâu. Tới chơi với Hiên đi, không thôi nhà nuớc nó sắp thu mua (cướp giựt) để xây đô thị gì, Hiên phải dọn đi đó  Undecided

"Con đó" thì ai không ớn ! Nhưng cả đời My chưa hân hạnh thấy nó bao giờ  Tongue
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #4 - 03. Oct 2009 , 14:39
 

Hôm nay.....partyfrog mang những chiện kể lể từ bên d/d mới qua đây....để mí nàng tiếp tục nghe....



Mytat wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Cái mục này... partyfrog
hơi kỳ nghe.... partyfrog ai đánh mà khai.... Undecided partyfrog không dại gì mà khai đâu nhé  Grin

LPHUONG wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
   Tất Mỹ ơi... khai đi mà... cần gì đợi ai đánh, cứ...khai cho nhẹ bụng, để dành làm gì...nó sẽ... phệ... đó Grin Grin


Phuong_Tran wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Ah ha chứng tỏ rằng chị T My nhà này có nhiều chuyện để..khai lắm nè...kể cho nghe đi mà...kể thôi chứ không cần khai... dance3 dance3 dance3 rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr

Phuong_Tran wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Đúng dzị đúng dzị vừa bị mụn vừa bị phệ nữa....không đẹp không đẹp  flower4u openflow.gif hong1222 dance3 dance3

PTr


Đặng-Mỹ wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Ủa đang nói chuyện nhìn thấy rắn hổ mà Tất Mỹ nói khai gì ha???


LPHUONG wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
  Chị Ba ơi, có lẽ Tất Mỹ nhà mình...có lần bị...rắn hổ rượt vì...chọc ổ nó, mà...khai ra thì sợ bị mang tiếng...là chưa...bị...hù... đã..." rót "...Tongue... Roll Eyes

Mytat wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Giời ơi....a..3...nàng   dancing..a..dancing...a. dancing...
tấn công...1 người.... Undecided....hông chịu đâu nhé..... Cry.....

Bộ muốn nghe chiện sự tích  ngày xưa....lắm sao  ???.
partyfrog có chiện  về "cô bé và hạt tiêu"... nè...

...thôi để mai mốt  ( bắt chước thầy C4)mới kể..... Shocked



Mytat wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Ủa... ai mới....có thêm nick mới dzậy.... danceguy
Cô ba hàng chè đậu xanh... Grin....hay cô ba xà bông  dzi Grin


LPHUONG wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
  Tất Mỹ ơi,
Nhớ nha, có nhà mới rồi, mình phải... biết tôn ty trật tự :
       Chị Cả Anh Thư.
       Chị Hai Đậu Đỏ.
       Chị Ba Đặng Mỹ.
  Còn muốn...chè đậu xanh hay xà bông gì đó... thì tùy...chị Ba lựa chọn... Roll Eyes Cheesy

LPHUONG wrote on 01. Jan 2036 , 20:00:
Học trò là ... em út của ... ma và quỷ ! nên vào mùa thi, nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi luôn lãng vãng bóng học trò, nhất là nữ sinh .
           Thay vì tụ họp ở nhà một đứa bạn để ôn tập, cả đám “ lôi”tôi theo vào nghĩa trang ...cầu cơ và ... học cho dễ nhớ . Tôi và vài bạn không hứng thú với chuyện huyền bí này, nên thường ngồi một góc học bài ...
           Một hôm, như lời hẹn trước, 3 giờ chiều, tôi có mặt ở nghĩa trang ... nhưng chờ hoài chẳng thấy tên nào tới ! Tôi ngồi học một mình giữa mênh mông mồ mả, thỉnh thoảng mới thấy bóng một người vào viếng mộ .
           Mãi đến khi nắng nhạt, tôi ôm sách ra về . Đến cổng, tôi giật mình ... hai cánh cửa sắt cao lớn khép chặt với sợi dây xích to quấn ngang, cửa phụ cũng khóa lại ... Tôi sợ quá, vậy là ông gác cổng đã về rồi ! làm sao ra ngoài bây giờ ? Nhìn chung quanh, tôi chợt rùng mình ... hoàng hôn trong nghĩa trang ...thật buồn và ...ớn lạnh ! Bức tường kiên cố bao bọc như thành trì của Đế quốc Linh hồn, tôi thấy mình thật nhỏ bé ... Mặt trời càng lúc càng khuất bóng, vẫn chưa nghĩ được cách thoát thân, tôi ...muốn khóc, nên đến sát cánh cổng, nhìn ra ngoài vừa cầu nguyện vừa ...tìm người cứu .
           Trên đường Phan Thanh Giản, xe cộ lướt qua, có lẽ thiên hạ muốn về cho nhanh vì đã hết ngày . Chờ mãi ...chờ mãi ... mới thấy một phụ nữ dắt tay đứa bé đi cách xa ngoài lề đường, mừng quá, tôi kêu : “ Cô ơi, Cô ...”, trong khi tay ngoắc lia lịa . Cả hai quay nhìn vào cánh cổng ... rồi bước thật nhanh ... như chạy trốn ! Họ nghĩ tôi là ... ma sao ?
            Nỗi tuyệt vọng làm nước mắt dâng lên, Trời ơi ! không lẽ đêm nay tôi phải ở lại nơi đây ? Tôi nghĩ đến sự cuống quýt của gia đình và nỗi kinh hãi khi suốt đêm ... một mình trong nghĩa địa, làm cả người tôi bủn rủn ...
             Đèn đường bật sáng, tôi không dám nhìn phía sau lưng, tay bám chặt cửa sắt, định kêu lớn,  thì ...cứu tinh xuất hiện ... ông gác cổng vừa mở khóa vừa nói :
         -      Về tới nhà, tao ngẫm nghĩ, hồi trưa tao thấy mầy vô, tao ngồi tới chiều ... hình như không thấy mầy ra . Tính ăn cơm mà lo không biết mầy còn ở trong này không ? nên quay lại ...
Tôi rối rít :
         -      Con cảm ơn Ông nhiều lắm, Ông mà không quay lại, chắc ... đêm nay ...con chết ...
              Nụ cười thật hiền nở trên môi người gác nghĩa trang, ông nắm tay tôi :
         -      Tao cũng nghĩ như vậy, mai mốt vô thì nhớ ra cho sớm nha con ... một lần cho con ...tởn .
              Mà ... tởn thật, từ đó không bao giờ tôi đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi nữa, cũng không hé môi với ai chuyện ...buổi chiều khủng khiếp ấy, vì Má tôi mà biết được thì ...chết ...đòn ... !
              Ngày nay, nghĩa trang đã đổi mới thành ... công viên, nhưng tôi cũng chưa một lần bước chân vào, những khi đi ngang qua vùng đất này, chuyện hôm nào sống lại, tôi tạ ơn  Trời đã không phụ kẻ ... nhát gan mà dám vào nghĩa địa, tạ ơn Trời đã khiến ông gác cổng nhỏ thó, tóc hớt cao, lưa thưa nhiều trắng hơn đen, lom khom với chùm chìa khóa,( hình ảnh tôi ghi nhớ suốt đời ) đến ...giải cứu tôi ra khỏi ... Đế quốc Linh hồn ... Thêm lần nữa, xin cảm ơn Ông, người gác nghĩa trang nhân hậu, đã  giữ lại nhịp tim cho con ... trong mùa thi xa xưa đó ...

LP .
           



.....chiện ma..kể ra cũng...rùng rợn....LP gặp ma chưa... partyfrog gặp ma rôi...ma sống đó....he hehe...

Vào đây... partyfrog mà im lặng... cũng là điều thiếu sót... Grin dancing.

Vào mùa hè năm 2003...  partyfrog và ông xã làm 1 chuyến đi chơi , 2 đứa bay qua Las Vegas.. rồi mướn xe.. lái từ Las..dancing đi.. Utah ..dancing Arizona  thăm thắng cảnh... đi dancing đến đâu.. thì mướn hotel chổ đó... có 1 đêm tụi này đến vùng Grand Canon... mãi mê ngắm cảnh.. trời đã tối không kịp lái xe ra lại thành phố. Tụi này đêm đó phải ở lại vùng Grand Canon.. và mướn đại cái motel  trông thật củ và rất nghèo nàn....

Vào motel đó.. có vài phòng thôi.. và chỉ có 1 phòng còn lại vào đêm ấy là.. có 2 cái giường chiếc.
Đêm đó.. tụi này gặp ma...khi  partyfrog nằm xuống giường ,  partyfrog cảm thấy có 1 người nào đó nằm lên  partyfrog nhưng trong trí óc mình thì thấy người đó là ông xã mình..  Roll Eyes.cái bóng đó đè mình rất nặng.. tới lúc mình được tỉnh dậy và vùng ra khỏi giường thì... mới biết là không phải là ông xã vì ông đang khò khè bên chếc giường kia... ui thui găp..ma... rồi....( thú thật gặp ma  partyfrog không sợ... sợ ma sống thôi nhé....)

partyfrog bắt đâu lẩm bẩm niệm phật để trấn an tinh thần của mình.. chứ không muốn đánh thức ông xã.. vì nghỉ rằng để ông xã ngủ dưỡng sức ngày mai còn tiếp tục lái xe đi..dancing  dancing

Cái chờ đợi cho trời mau sáng thật là dài... Roll Eyes

Sáng thức dậy ông xã mình lại càu nhàu mình là sao bà cứ kéo chân tôi hoài vậy. Undecided. thật ra mình đâu có kéo chân của ông xã đâu..

Thế là tụi này biết cái motel đó có ma.. chitchua



Các nàng biết tại sao có ma không...??
partyfrog  hẹn lần sau.. nhé   Kiss



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #5 - 03. Oct 2009 , 20:29
 
Em  thanks.gif thanks.gif chị Tất Mỹ đã copy những bài post cũ ở D Đàn mới vào đây

Tiếp tục ghẹo chị nữa nè

Em sợ ma lắm , cả ma chết lẫn ma sống  Lips Sealed Undecided Cry Cry rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr

Back to top
« Last Edit: 03. Oct 2009 , 20:29 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #6 - 04. Oct 2009 , 01:15
 
Phuong_Tran wrote on 03. Oct 2009 , 20:29:
Em  thanks.gif thanks.gif chị Tất Mỹ đã copy những bài post cũ ở D Đàn mới vào đây

Tiếp tục ghẹo chị nữa nè

Em sợ ma lắm , cả ma chết lẫn ma sống  Lips Sealed Undecided Cry Cry rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr




em...sợ ma.. lại thích nghe chiện ma... thì cũng hơi lạ nghe Huh

Hôm nay...sao hông thấy nàng LP. Roll Eyes... chắc mãi lo.. đi... dancing....bắt bóng.. dancing.... hay lại ngũ quên dưới gốc cây....@ nhị tỳ.... laugh12


Giờ này 1 giờ khuya rồi....chị vẫn chưa ngũ được vì giường lạ Undecided ... nguyên ngày nay cố làm việc...cho mệt trí......để được ngũ dể dàng....ui thui phản tác dụng... vì cái bụng bị  ...no hơi...em à.... Lips Sealed

Sao... em có muốn biết...tại sao có ma không???
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #7 - 04. Oct 2009 , 05:36
 
Quote:
em...sợ ma.. lại thích nghe chiện ma... thì cũng hơi lạ nghe Huh

Hôm nay...sao hông thấy nàng LP. Roll Eyes... chắc mãi lo.. đi... dancing....bắt bóng.. dancing.... hay lại ngũ quên dưới gốc cây....@ nhị tỳ.... laugh12


Giờ này 1 giờ khuya rồi....chị vẫn chưa ngũ được vì giường lạ Undecided ... nguyên ngày nay cố làm việc...cho mệt trí......để được ngũ dể dàng....ui thui phản tác dụng... vì cái bụng bị  ...no hơi...em à.... Lips Sealed

Sao... em có muốn biết...tại sao có ma không???


Tội nghiệp chị chưa !!!! Lạ giường ngủ không được !!!! may mà còn có cái D Đàn LVD cho chị chạy ra chạy vô chơi khi nào mệt thì ngủ nều không thế nào cũng có một con ma quắc chị lại để...nói chiên... í ẹ..... em không dám tưởng tượng nữa đâu...

Tại.... tại... tại...sao.. sao.. có co' ma ma ma vậy chị T Mỹ????? Kể em nghe với... em thấy chị L Phương cũng ngồi lấp ló nghe kể chuyện ma kìa mà chỉ quấn thêm một cái mền nữa ( có gì để trốn trong đó chắc.... )  rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dance3

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #8 - 04. Oct 2009 , 09:09
 
Phuong_Tran wrote on 04. Oct 2009 , 05:36:
Tội nghiệp chị chưa !!!! Lạ giường ngủ không được !!!! may mà còn có cái D Đàn LVD cho chị chạy ra chạy vô chơi khi nào mệt thì ngủ nều không thế nào cũng có một con ma quắc chị lại để...nói chiên... í ẹ..... em không dám tưởng tượng nữa đâu...

Tại.... tại... tại...sao.. sao.. có co' ma ma ma vậy chị T Mỹ????? Kể em nghe với... em thấy chị L Phương cũng ngồi lấp ló nghe kể chuyện ma kìa mà chỉ quấn thêm một cái mền nữa ( có gì để trốn trong đó chắc.... )  rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dance3

PTr


Hai nàng ơi, không biết...con ma  ra sao, nhưng P sợ...bất ngờ...đứng bên cạnh lắm ! Tongue Roll Eyes
P nghĩ : Âm, Dương là hai thế giới riêng biệt...không thể xâm phạm nhau... ma có...nhát người không, P không biết, nhưng P rất Roll Eyes dễ bị ám ảnh , vì vậy ít khi dám nghe... chuyện ma. Từ nhỏ cho đến...bây giờ,...người chết, cái hòm, xe tang...P đều...không dám nhìn... Tongue.
Phượng à, chị hay...gõ...lúc khuya...nên...hơi...sợ đó...
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #9 - 04. Oct 2009 , 09:20
 


   Tất Mỹ ơi,
  Cho P khen bạn một phát nha votay... Tất Mỹ tài giỏi quá, đem vào nhiều hình đẹp, lại còn...biết D Đ mới ở đâu để...rinh những gì mình đã post về đây flower40, P khỏi phải...gõ lại (...oải lắm ! ). Cảm ơn bạn nhiều...  thanks.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #10 - 04. Oct 2009 , 09:26
 
LPHUONG wrote on 04. Oct 2009 , 09:09:
Hai nàng ơi, không biết...con ma  ra sao, nhưng P sợ...bất ngờ...đứng bên cạnh lắm ! Tongue Roll Eyes
P nghĩ : Âm, Dương là hai thế giới riêng biệt...không thể xâm phạm nhau... ma có...nhát người không, P không biết, nhưng P rất Roll Eyes dễ bị ám ảnh , vì vậy ít khi dám nghe... chuyện ma. Từ nhỏ cho đến...bây giờ,...người chết, cái hòm, xe tang...P đều...không dám nhìn... Tongue.
Phượng à, chị hay...gõ...lúc khuya...nên...hơi...sợ đó...


Ối  giời ôi....ma chết hiền hơn ma sống..... Grin
Ngày xưa  partyfrog còn bé tí teo... nghe các người nhớn hù thì sợ...( thậm chí....không dám đi... dancing....tiểu đêm)....bi giờ...nhớn rồi , đã từng... dancing..vào nhà xác rồi....hết sợ. laugh12

Chết là hết...nhưng ô hay  Roll Eyes.... tại sao...lại có ma.. Grin

Chuyện ma ly kỳ.... partyfrog hẹn...mai mốt nhé ! ( đệ tử của thầy C4...)..... laugh12
Back to top
« Last Edit: 04. Oct 2009 , 09:32 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #11 - 04. Oct 2009 , 09:31
 
LPHUONG wrote on 04. Oct 2009 , 09:20:
  Tất Mỹ ơi,
 Cho P khen bạn một phát nha votay... Tất Mỹ tài giỏi quá, đem vào nhiều hình đẹp, lại còn...biết D Đ mới ở đâu để...rinh những gì mình đã post về đây flower40, P khỏi phải...gõ lại (...oải lắm ! ). Cảm ơn bạn nhiều...  thanks.gif


Oh.. dancing..là. dancing ..la... partyfrog... có cây đủa thần. flower40......
....không có chi nghe LP... dance3...lổ mủi đang bị hắt hơi....oh ... dancing...là.... dancing....la..... Wink
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #12 - 04. Oct 2009 , 13:49
 
Phuong_Tran wrote on 04. Oct 2009 , 05:36:
Tội nghiệp chị chưa !!!! Lạ giường ngủ không được !!!! may mà còn có cái D Đàn LVD cho chị chạy ra chạy vô chơi khi nào mệt thì ngủ nều không thế nào cũng có một con ma quắc chị lại để...nói chiên... í ẹ..... em không dám tưởng tượng nữa đâu...

Tại.... tại... tại...sao.. sao.. có co' ma ma ma vậy chị T Mỹ????? Kể em nghe với... em thấy chị L Phương cũng ngồi lấp ló nghe kể chuyện ma kìa mà chỉ quấn thêm một cái mền nữa ( có gì để trốn trong đó chắc.... )  rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dance3

PTr



hihihihi...em Ptr ơi...có người hông thích nghe chiện ma.. laugh12..

có ai sợ chuột hông???? em có thích nghe chiện chuột...mà chị sợ ..đến ..ám ảnh suốt đời... thì chị kể....
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #13 - 05. Oct 2009 , 00:47
 
LPHUONG wrote on 04. Oct 2009 , 09:09:
Hai nàng ơi, không biết...con ma  ra sao, nhưng P sợ...bất ngờ...đứng bên cạnh lắm ! Tongue Roll Eyes
P nghĩ : Âm, Dương là hai thế giới riêng biệt...không thể xâm phạm nhau... ma có...nhát người không, P không biết, nhưng P rất Roll Eyes dễ bị ám ảnh , vì vậy ít khi dám nghe... chuyện ma. Từ nhỏ cho đến...bây giờ,...người chết, cái hòm, xe tang...P đều...không dám nhìn... Tongue.
Phượng à, chị hay...gõ...lúc khuya...nên...hơi...sợ đó...


Theo em biết ma thường xuất hiện khoảng từ 0 giờ đến 3 giờ sáng đó chị Phương...giờ đó là giờ ma đi chơi...và tháy nhà ai còn sáng đèn là sẽ ghé vô nói chuyện đỡ buồn.... rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor

PTe
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #14 - 05. Oct 2009 , 00:54
 
Quote:
Ối  giời ôi....ma chết hiền hơn ma sống..... Grin
Ngày xưa  partyfrog còn bé tí teo... nghe các người nhớn hù thì sợ...( thậm chí....không dám đi... dancing....tiểu đêm)....bi giờ...nhớn rồi , đã từng... dancing..vào nhà xác rồi....hết sợ. laugh12

Chết là hết...nhưng ô hay  Roll Eyes.... tại sao...lại có ma.. Grin

Chuyện ma ly kỳ.... partyfrog hẹn...mai mốt nhé ! ( đệ tử của thầy C4...)..... laugh12


Hồi nhỏ em cứ  tưởng tượng " nó " nằm ỏ  dưới gầm giường nằm nghiêng qua nghiêng lại còn không dám nưa là đi....    rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #15 - 05. Oct 2009 , 00:59
 
Quote:
hihihihi...em Ptr ơi...có người hông thích nghe chiện ma.. laugh12..

có ai sợ chuột hông???? em có thích nghe chiện chuột...mà chị sợ ..đến ..ám ảnh suốt đời... thì chị kể....


Í í con này em cũng sợ luôn nhưng em sợ ma hơn sợ chuột , chị cứ kể...không sợ không sợ !!!!!!  dance3 dance3 dance3

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #16 - 05. Oct 2009 , 01:02
 
Phuong_Tran wrote on 05. Oct 2009 , 00:47:
Theo em biết ma thường xuất hiện khoảng từ 0 giờ đến 3 giờ sáng đó chị Phương...giờ đó là giờ ma đi chơi...và tháy nhà ai còn sáng đèn là sẽ ghé vô nói chuyện đỡ buồn.... rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor

PTe


Nhỏ ơi, " tui" về tới rồi nè.
Đừng " chọc quê" nha... Roll Eyes godau
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #17 - 05. Oct 2009 , 12:01
 
Phuong_Tran wrote on 05. Oct 2009 , 00:59:
Í í con này em cũng sợ luôn nhưng em sợ ma hơn sợ chuột , chị cứ kể...không sợ không sợ !!!!!!  dance3 dance3 dance3

PTr



partyfrog kể chiện  sợ chuột nghe.... laugh12

Lần đầu tiên sau khi tốt nghiệp  partyfrog nhận cái job trong phòng lab ở trường học , công việc của  partyfrog bắt những con chuột , dí nó xuống và lấy 1 cây kim thật nhỏ..vít  1 miếng máu ngay cái màng tang của nó để làm thí nghiệm. Nhóm của  partyfrog làm là 1 nhóm khoa học gia đang nghiên cứu về Alzhemeir Disease và Parkinson Disease.
Chẵc mổi ngày cứ bắt mổi em cho xin 1 tí máu ,  partyfrog phải lấy ít nhất 200 cái samples, có nghĩa là phải bắt 200 con chuột nhí..Eo ui... thân nó mềm... mổi lần bắt nó là cư" nổi da gà vì  từ lúc bé đến khi qua Mỹ.. và lúc bắt đầu nhận cái job đầu tiên... partyfrog chưa bao giờ sờ hay bắt qua 1 con vật nào cả. Tongue partyfrog rất sợ sờ những gì mềm..

Năng khiếu đặc biệt của chuột .. mà mí nàng có biết không ??... là  bộ óc và thân thể  của chuột có thể bè dẹp được , để có thể chuôi vào 1 khẻ hở thật nhỏ.

Và....đây là màn chuột trả thù  partyfrog....huhuhuhu....
Có  1 đêm partyfrog nằm mơ.. 1 đàn chuột.. tụi nó phóng tới  dancing  rượt  dancing... partyfrog , partyfrog bắn tung dancing lên trên giường...toát mồ hôi..chạy  dancing  la toáng loạn lên....

Ôi thật là night mare... Lips Sealed Lips Sealed

Kể từ đó... partyfrog xin nghỉ việc... laugh12

Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 20:32 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #18 - 05. Oct 2009 , 12:35
 
LPHUONG wrote on 05. Oct 2009 , 01:02:
Nhỏ ơi, " tui" về tới rồi nè.
Đừng " chọc quê" nha... Roll Eyes godau



Cái lão gác cổng nhị tỳ....mới...mới...(  partyfrog bắt chước em Ptr....cà nhăm....đây) quay...dancing... lại ..mở cửa cho LP đi  dancing... dancing....dancing dzìa hả..?...LP..gặp ma...chưa...... Shocked

Ma chết thì hiền như ma_sơ mà sợ gì , khi gặp ma sống như loại ma cô...còn thì...chít dzịt..... chitchua

Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 20:34 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #19 - 05. Oct 2009 , 21:20
 
Quote:

partyfrog kể chiện  sợ chuột nghe.... laugh12

Lần đầu tiên sau khi tốt nghiệp  partyfrog nhận cái job trong phòng lab ở trường học , công việc của  partyfrog bắt những con chuột , dí nó xuống và lấy 1 cây kim thật nhỏ..vít  1 miếng máu ngay cái màng tang của nó để làm thí nghiệm. Nhóm của  partyfrog làm là 1 nhóm khoa học gia đang nghiên cứu về Alzhemeir Disease và Parkinson Disease.
Chẵc mổi ngày cứ bắt mổi em cho xin 1 tí máu ,  partyfrog phải lấy ít nhất 200 cái samples, có nghĩa là phải bắt 200 con chuột nhí..Eo ui... thân nó mềm... mổi lần bắt nó là cư" nổi da gà vì  từ lúc bé đến khi qua Mỹ.. và lúc bắt đầu nhận cái job đầu tiên... partyfrog chưa bao giờ sờ hay bắt qua 1 con vật nào cả. Tongue partyfrog rất sợ sờ những gì mềm..

Năng khiếu đặc biệt của chuột .. mà mí nàng có biết không ??... là  bộ óc và thân thể  của chuột có thể bè dẹp được , để có thể chuôi vào 1 khẻ hở thật nhỏ.

Và....đây là màn chuột trả thù  partyfrog....huhuhuhu....
Có  1 đêm partyfrog nằm mơ.. 1 đàn chuột.. tụi nó phóng tới  dancing  rượt  dancing... partyfrog , partyfrog bắn tung dancing lên trên giường...toát mồ hôi..chạy  dancing  la toáng loạn lên....

Ôi thật là night mare... Lips Sealed Lips Sealed

Kể từ đó... partyfrog xin nghỉ việc... laugh12



Trời ơi.... em thì giàu trí tưởng tượng ui ui có một lần em đang ngủ anh tí ở đâu đến gặm gặm cái ngón chân em làm sợ muốn chít... Lips Sealed Undecided Cry Cry

Con trai út của em thì lại sợ dán kinh khủng  rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #20 - 05. Oct 2009 , 21:21
 
LPHUONG wrote on 05. Oct 2009 , 01:02:
Nhỏ ơi, " tui" về tới rồi nè.
Đừng " chọc quê" nha... Roll Eyes godau


rollingonthefloor rollingonthefloor rollingonthefloor

Chị làm em mắc cưới quá bèn phải gọi điện thoại 8.... mười chút ( chứ không phải một chút ) hehhehheheh

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #21 - 06. Oct 2009 , 09:40
 
Phuong_Tran wrote on 05. Oct 2009 , 21:20:
Trời ơi.... em thì giàu trí tưởng tượng ui ui có một lần em đang ngủ anh tí ở đâu đến gặm gặm cái ngón chân em làm sợ muốn chít... Lips Sealed Undecided Cry Cry

Con trai út của em thì lại sợ dán kinh khủng  rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr

PTr



Hello em,

partyfrog , sáng nay đang vừa nhâm nhi ly cà phê và nói dóc với em 1 chút để bắt đầu cho 1 ngày làm việc.Hy vọng hôm nay là 1 ngày tốt...


Dán thì chị không sợ , chỉ có là gớm nó thôi. Chị nhớ ngày xưa , mổi lần trời mưa và vào ban tối thì có nhừng con muỗi? ( chị xin lổi quên tiếng việt.. gọi là con gì rồi.. nên gọi là muổi vậy)  bay rất nhiều dưới ánh đèn...rồi mẹ chị phải để 1 thau nước dưới bóng đèn đó, để mí con đó rớt xuống....Bây giờ chắc cũng còn phải không em..

Sâu bọ , kiến thường thì miền nhiệt đơi có nhiều thôi , bên chị ở hiếm lắm mới thấy kiến  hay dán bò trong nhà.

Chị có người bạn làm chung , anh ấy thích đi du lich bên Thái, đi vào rừng rậm...anh ấy đã mất vì có 1 con sâu gì đó chui vào lổ rốn của anh, mà anh không biết... rồi làm tổ trong đó rất nhanh..

Đến khi đến bác sĩ.. thì đã muộn rồi. Undecided

Chị thường xem những phim tài liệu gọi là Mystery về Medical...đây là những chuyện có thật , có những con sâu chui vào lổ tai, vào chân tóc của da đâu và làm tổ...đôi khi bị tử vong vì nó đấy. Undecided

Nghĩ đến sâu bọ...là càng ớn càng... Grin

Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 20:34 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #22 - 06. Oct 2009 , 10:24
 
Quote:

Cái lão gác cổng nhị tỳ....mới...mới...(  partyfrog bắt chước em Ptr....cà nhăm....đây) quay...dancing... lại ..mở cửa cho LP đi  dancing... dancing....dancing dzìa hả..?...LP..gặp ma...chưa...... Shocked

Ma chết thì hiền như ma_sơ mà sợ gì , khi gặp ma sống như loại ma cô...còn thì...chít dzịt..... chitchua


   Tất Mỹ à,
   Đúng là... ma sống rất đáng sợ ! còn ma chết...lại hiền như...ma-sơ  thumbup, mình không xâm phạm đến họ, thì..." Quỷ đại ca" và " Ma nhị ca "...sẽ không nhát mình đâu, nhất là những kẻ " yếu bóng vía " như P ( Má P nói vậy đó). P kể cho Tất Mỹ với Phượng nghe chuyện này :
   Lúc P 10 tuổi, một buổi chiều, khoảng 5,6 giờ, anh họ chở P và đứa em gái về quê bằng xe máy. Về đến chợ Mỹ Tho đã hơn 7 giờ tối, còn một quãng đường nữa, mới tới nhà ngoại... Đường quê vắng tanh, người ở quê, giờ này phần lớn đã đi ngủ...Xe vẫn lao vào bóng tối trước mặt, chợt trong ánh đèn pha chiếu sáng, P nhìn thấy gần một cái miếu bên lề đường, có cô gái, mặc quần trắng, áo ngắn tay nâu, tóc xõa dài hơn nửa lưng, một tay xách giỏ, tay kia dắt đứa bé trai, mặc quần đùi đen, áo sơ mi trắng... Đèn pha chiếu sáng, cô gái quay lại nhìn,...gương mặt tròn trịa...lúc đó P nghĩ : " Ở quê, sao con gái " điệu" quá, mặc quần trắng, còn xõa tóc nữa..."
  Ngày hôm sau, lúc cả nhà đang ăn cơm, nói cười vui vẻ, P kể chuyện...cô gái...điệu tối qua, người anh khựng lại, hỏi :
     - Em thấy ở đâu?
     - Cạnh bên cái miếu đó.
     - Miếu ở đâu? đoạn đường nào?
     - Thì... đường về đây nè, qua khỏi Cầu Quay...
     - Thôi rồi, nhỏ này...thấy ma rồi... từ Cầu Quay về đến đây, trên đường đi không có một bóng người nào cả...
   Đứa em cũng xác nhận là không thấy ai... chỉ mình P thấy, P...rùng mình, sợ...chết được... khi nhớ lúc đó...mình ngồi sau anh !...
  Chuyện đã qua mấy mươi năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại, cả lúc đang " mỗ cò ", kể cho các bạn biết...P vẫn...thấy rõ...cái...quay mặt nhìn trong ánh đèn của cô gái và nghe như có...con gì...bò...rờn rợn trên lưng...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #23 - 06. Oct 2009 , 15:01
 
LPHUONG wrote on 06. Oct 2009 , 10:24:
  Tất Mỹ à,
  Đúng là... ma sống rất đáng sợ ! còn ma chết...lại hiền như...ma-sơ  thumbup, mình không xâm phạm đến họ, thì..." Quỷ đại ca" và " Ma nhị ca "...sẽ không nhát mình đâu, nhất là những kẻ " yếu bóng vía " như P ( Má P nói vậy đó). P kể cho Tất Mỹ với Phượng nghe chuyện này :
  Lúc P 10 tuổi, một buổi chiều, khoảng 5,6 giờ, anh họ chở P và đứa em gái về quê bằng xe máy. Về đến chợ Mỹ Tho đã hơn 7 giờ tối, còn một quãng đường nữa, mới tới nhà ngoại... Đường quê vắng tanh, người ở quê, giờ này phần lớn đã đi ngủ...Xe vẫn lao vào bóng tối trước mặt, chợt trong ánh đèn pha chiếu sáng, P nhìn thấy gần một cái miếu bên lề đường, có cô gái, mặc quần trắng, áo ngắn tay nâu, tóc xõa dài hơn nửa lưng, một tay xách giỏ, tay kia dắt đứa bé trai, mặc quần đùi đen, áo sơ mi trắng... Đèn pha chiếu sáng, cô gái quay lại nhìn,...gương mặt tròn trịa...lúc đó P nghĩ : " Ở quê, sao con gái " điệu" quá, mặc quần trắng, còn xõa tóc nữa..."
 Ngày hôm sau, lúc cả nhà đang ăn cơm, nói cười vui vẻ, P kể chuyện...cô gái...điệu tối qua, người anh khựng lại, hỏi :
     - Em thấy ở đâu?
     - Cạnh bên cái miếu đó.
     - Miếu ở đâu? đoạn đường nào?
     - Thì... đường về đây nè, qua khỏi Cầu Quay...
     - Thôi rồi, nhỏ này...thấy ma rồi... từ Cầu Quay về đến đây, trên đường đi không có một bóng người nào cả...
  Đứa em cũng xác nhận là không thấy ai... chỉ mình P thấy, P...rùng mình, sợ...chết được... khi nhớ lúc đó...mình ngồi sau anh !...
 Chuyện đã qua mấy mươi năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại, cả lúc đang " mỗ cò ", kể cho các bạn biết...P vẫn...thấy rõ...cái...quay mặt nhìn trong ánh đèn của cô gái và nghe như có...con gì...bò...rờn rợn trên lưng...



hehehe. Grin.... partyfrog thấy...bạn hiền LP sợ ma...nên đem con ma nhà họ Hứa vô..  dancing...hù... dancing... chơi..... laugh12







Tòa nhà tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù hiện nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc. Là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Mua ve chai nhặt được vàng

Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa.

Sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai, theo nhiều người kể trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm giấu trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.

Theo nhiều người kể, nếu ai có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng sẽ nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, trưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi.

Trùm nhà đất

Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều và không eo xách, làm khó người mướn phố”.

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

Dinh thự có 99 cửa


Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật

Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc.

Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.

Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

“Hồn ma” trong ngôi nhà cổ

Căn phòng này trước đây là phòng ngủ của con gái chú Hỏa.

Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.

Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).

Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…

câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…

Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (theo tập tục người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…

Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.

Sự thật ?

Vào cái thời kỳ ấy nền Y học Tây Phương theo bước chân người Pháp du nhập vào Việt Nam, Sài Gòn là nơi Tây y phát triển nhất.... Nhưng cái bệnh độc ác nhất vẫn chưa có thuốc chữa đó là "Phong Cùi" giống như bệnh AIDS hiện nay... Cô con gái rượu của chú Hỏa mà ông cưng nhất đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, ông chạy chữa rất nhiều nơi Tây Y có bác sĩ riêng Đông Y cũng chẳng được vì mấy ông này nghe nhắc tới Phong Cùi là bó tay chạy làng đâu dám thí mạng mà ngồi chuẩn đoán (bởi vì Phong Cùi mức độ lây lan nó rất lớn) nên người nhà người hầu trong nhà cũng phải cách ly. Nên nhốt cô vào 1 căn phòng hằng ngày có người lo cơm nước qua cái khe cử sổ , mọi cánh cửa ra vào căn phòng bi khóa chặt hành lang đó cũng bi cách ly ko ai qua lại ở phía mặt sau ngôi nhà trên đường Phó Đức Chính hiện nay. Từ 1 cô gái xinh đẹp đã trở nên cùi lở tóc tai rối bời rồi xấu xí đến ghê rợn, cô gái tuổi còn thanh xuân bi bệnh nan y này quả là 1 cú sốc rất lớn lại bị người nhà cách ly giam cầm cho dù hiền cách mấy cũng trở nên "Hận đời" và lâu lâu la hét và chửi rủa nhưng không ai quan tâm... Họ chỉ sợ duy nhất 1 điều là lây bệnh.

Rồi cái gì tới nó cũng tới cô bé ko còn sức chống chọi được căn bệnh ra đi trong sự im lặng của bao người . Người đau đớn nhất là chú Hỏa, mặc dù ông tài sản vô số cũng đành bất lực nhìn con gái ra đi trong sự chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì quá thương con nên chú Hỏa không an tán chôn con liền mà ông liệm đứa con gái vô 1 cái hòm bằng đá "loại đá giống Granic hiện nay" bên trên đậy kín bằng 1 tấm kính dày 5 phân, và để mãi ở giữa ngôi nhà của mình mà không chôn cất. Và cũng từ đó lâu lâu người ta lại nghe tiếng rên rĩ hờn ghét trách móc vọng ra từ căn phòng đó….

“Con ma nhà họ Hứa” trở lại ?

Hôm đó đúng tròn vào ngày giỗ 1 năm của đứa con gái bất hạnh nhà cũng tổ chức cúng kiến và mời bà con ngươi quen bạn làm ăn tới dự, Chú Hỏa đặt may 1 bộ áo đầm trắng, mua 1 con Búp bê nháy mắt "có nghĩa là nằm xuống nó nhắm mắt đứng dậy nó mở mắt" và 1 đĩa cơm gà, chú Hỏa sai cô người hầu đem lên tận phòng và luồn vô khe cửa đặt 1 hộp đựng áo đầm, 1 con búp bê, 1 đĩa cơm để cúng cô chủ xấu số...  Khi khách đã ra về hết lúc đó tầm cở 2 - 3 giờ trưa, cô người hầu lên phòng dọn đĩa cơm xuống khi mở cửa lòn tay cửa sổ thì chợt bất ngờ: "Đĩa cơm ai đã ăn hết phân nửa". Khi trong căn phòng mọi cửa sổ cửa ra vào đều được khóa chặt từ lâu, theo ánh sáng leo loét từ ô cửa chổ cô người hầu dội vào nhìn vào chiếc hòm kính đã mở hơn phân nữa con búp bê đứng sững trên lồng kính mắt chớp lia lia liên tục.. xa xa có 1 bóng người con gái thoát ẩn hiện sau chiếc váy đầm treo lơ lững phía cuối phòng.... Cô người hầu bật ra tung chạy xuống và bị té đến trẹo giò mặt trắng bệch y như ma ám "Giống như người ta nói lấy lưỡi lam cắt không ra miếng máu", mãi 1 lúc sau mới nói nên lời "Cô chủ về.... Cô chủ về !!" và sự việc này cũng xảy ra tương tự đối những cô hầu khác. Về sau mọi người nhận ra có điều không tốt xảy ra nên đã phá xác quấn vải liệm mấy lớp của cô và chuyển vô quan tài bàng gỗ và đưa đi an táng chôn cất trong êm xui và bí mật!

Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, sự thật như thế nào về chú Hỏa và con gái chú thì cũng đã theo chú xuống mồ.

Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ.

(Source: http://forum.Shaiya.com.vn)


Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 20:36 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #24 - 07. Oct 2009 , 09:14
 
Quote:
hehehe. Grin.... partyfrog thấy...bạn hiền LP sợ ma...nên đem con ma nhà họ Hứa vô..  dancing...hù... dancing... chơi..... laugh12






Tòa nhà tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù hiện nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc. Là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Mua ve chai nhặt được vàng

Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa.

Sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai, theo nhiều người kể trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm giấu trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.

Theo nhiều người kể, nếu ai có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng sẽ nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, trưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi.

Trùm nhà đất

Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều và không eo xách, làm khó người mướn phố”.

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

Dinh thự có 99 cửa


Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật

Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc.

Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.

Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

“Hồn ma” trong ngôi nhà cổ

Căn phòng này trước đây là phòng ngủ của con gái chú Hỏa.

Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.

Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).

Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…

câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…

Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (theo tập tục người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…

Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.

Sự thật ?

Vào cái thời kỳ ấy nền Y học Tây Phương theo bước chân người Pháp du nhập vào Việt Nam, Sài Gòn là nơi Tây y phát triển nhất.... Nhưng cái bệnh độc ác nhất vẫn chưa có thuốc chữa đó là "Phong Cùi" giống như bệnh AIDS hiện nay... Cô con gái rượu của chú Hỏa mà ông cưng nhất đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, ông chạy chữa rất nhiều nơi Tây Y có bác sĩ riêng Đông Y cũng chẳng được vì mấy ông này nghe nhắc tới Phong Cùi là bó tay chạy làng đâu dám thí mạng mà ngồi chuẩn đoán (bởi vì Phong Cùi mức độ lây lan nó rất lớn) nên người nhà người hầu trong nhà cũng phải cách ly. Nên nhốt cô vào 1 căn phòng hằng ngày có người lo cơm nước qua cái khe cử sổ , mọi cánh cửa ra vào căn phòng bi khóa chặt hành lang đó cũng bi cách ly ko ai qua lại ở phía mặt sau ngôi nhà trên đường Phó Đức Chính hiện nay. Từ 1 cô gái xinh đẹp đã trở nên cùi lở tóc tai rối bời rồi xấu xí đến ghê rợn, cô gái tuổi còn thanh xuân bi bệnh nan y này quả là 1 cú sốc rất lớn lại bị người nhà cách ly giam cầm cho dù hiền cách mấy cũng trở nên "Hận đời" và lâu lâu la hét và chửi rủa nhưng không ai quan tâm... Họ chỉ sợ duy nhất 1 điều là lây bệnh.

Rồi cái gì tới nó cũng tới cô bé ko còn sức chống chọi được căn bệnh ra đi trong sự im lặng của bao người . Người đau đớn nhất là chú Hỏa, mặc dù ông tài sản vô số cũng đành bất lực nhìn con gái ra đi trong sự chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì quá thương con nên chú Hỏa không an tán chôn con liền mà ông liệm đứa con gái vô 1 cái hòm bằng đá "loại đá giống Granic hiện nay" bên trên đậy kín bằng 1 tấm kính dày 5 phân, và để mãi ở giữa ngôi nhà của mình mà không chôn cất. Và cũng từ đó lâu lâu người ta lại nghe tiếng rên rĩ hờn ghét trách móc vọng ra từ căn phòng đó….

“Con ma nhà họ Hứa” trở lại ?

Hôm đó đúng tròn vào ngày giỗ 1 năm của đứa con gái bất hạnh nhà cũng tổ chức cúng kiến và mời bà con ngươi quen bạn làm ăn tới dự, Chú Hỏa đặt may 1 bộ áo đầm trắng, mua 1 con Búp bê nháy mắt "có nghĩa là nằm xuống nó nhắm mắt đứng dậy nó mở mắt" và 1 đĩa cơm gà, chú Hỏa sai cô người hầu đem lên tận phòng và luồn vô khe cửa đặt 1 hộp đựng áo đầm, 1 con búp bê, 1 đĩa cơm để cúng cô chủ xấu số...  Khi khách đã ra về hết lúc đó tầm cở 2 - 3 giờ trưa, cô người hầu lên phòng dọn đĩa cơm xuống khi mở cửa lòn tay cửa sổ thì chợt bất ngờ: "Đĩa cơm ai đã ăn hết phân nửa". Khi trong căn phòng mọi cửa sổ cửa ra vào đều được khóa chặt từ lâu, theo ánh sáng leo loét từ ô cửa chổ cô người hầu dội vào nhìn vào chiếc hòm kính đã mở hơn phân nữa con búp bê đứng sững trên lồng kính mắt chớp lia lia liên tục.. xa xa có 1 bóng người con gái thoát ẩn hiện sau chiếc váy đầm treo lơ lững phía cuối phòng.... Cô người hầu bật ra tung chạy xuống và bị té đến trẹo giò mặt trắng bệch y như ma ám "Giống như người ta nói lấy lưỡi lam cắt không ra miếng máu", mãi 1 lúc sau mới nói nên lời "Cô chủ về.... Cô chủ về !!" và sự việc này cũng xảy ra tương tự đối những cô hầu khác. Về sau mọi người nhận ra có điều không tốt xảy ra nên đã phá xác quấn vải liệm mấy lớp của cô và chuyển vô quan tài bàng gỗ và đưa đi an táng chôn cất trong êm xui và bí mật!

Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, sự thật như thế nào về chú Hỏa và con gái chú thì cũng đã theo chú xuống mồ.

Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ.

(Source: http://forum.Shaiya.com.vn)




  Tất Mỹ ơi, P có biết...sơ sơ chuyện Con gái chú Hỏa, cảm ơn bạn đã cho nhiều chi tiết. Nhưng mà...ghê quá Tất Mỹ ơi,...lỡ đọc...lúc đêm khuya rồi... làm sao...dám ngủ đây? Roll Eyes Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #25 - 07. Oct 2009 , 13:40
 
LPHUONG wrote on 07. Oct 2009 , 09:14:
 Tất Mỹ ơi, P có biết...sơ sơ chuyện Con gái chú Hỏa, cảm ơn bạn đã cho nhiều chi tiết. Nhưng mà...ghê quá Tất Mỹ ơi,...lỡ đọc...lúc đêm khuya rồi... làm sao...dám ngủ đây? Roll Eyes Cry Cry




..hihihi...tháng này là tháng 10 có lể Haloween ( ma quỷ)... partyfrog tha hồ bưng con ma cà rồng , ma vú dài.  dancing...vô đây.... dancing......nhát...... laugh12


Ma cà rồng


Truyền thuyết, sự thật và những lý giải khoa họcCâu chuyện về ma cà rồng hay người sói từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn trong đời sống của con người. Nó không chỉ đơn giản là những bộ phim hay những câu chuyện gây kinh hãi và ám ảnh đối với con người, mà còn là những điều bí ẩn khó lý giải đối với các nhà khoa học. Vậy truyền thuyết ma cà rồng ẩn chứa những điều bí ẩn gì? Đó là vấn đề đã được khoa học nghiên cứu tìm hiểu trong hàng thế kỷ qua.

Tại châu Âu, ma cà rồng được người ta biết đến như một câu chuyện về những xác chết sống lại và tồn tại bằng cách hút máu người. Đôi khi chúng cũng được li kì hóa, và dần trở thành những câu chuyện kể kinh dị trong nền văn hóa châu Âu.


Hình tượng ma cà rồng phổ biến trong văn hóa châu Âu.
Nghiên cứu khoa học đầu tiên về ma cà rồng chính thức được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 18. Bắt đầu từ một câu chuyện có thật xảy ra với một người nông dân Serbia tên là Peter Plogojewitz vào năm 1725. Theo những tài liệu được ghi chép lại từ năm 1725, người đàn ông này đã qua đời ở tuổi 62 và đã được an táng theo phong tục truyền thống của người dân địa phương đó là chôn cất dưới đất. Tuy nhiên, hai tháng sau đó, đã có rất nhiều người dân sống trong làng bị chết bởi một căn bệnh lạ. Hiện tượng này diễn ra liên tục trong 9 ngày. Điều kỳ lạ là những người bị chết đều là những người mà Peter đã đến thăm họ một vài ngày trước khi ông ta qua đời. Bà vợ góa của Peter không tin vào câu chuyện này cho đến một đêm, bà kể rằng: bà nằm mơ thấy người chồng quá cố của bà trở về nhà gõ cửa và yêu cầu bà mang cho ông ta một đôi giày. Người phụ nữ sau đó đã quá hoảng sợ. Ngay sáng hôm sau, bà đã chạy trốn khỏi ngôi làng.

Sau sự việc, dân làng đã quyết định đào mở nắp quan tài của Peter. Chính những người lính trong quân đội Serbia đã làm điều đó, và thật đáng kinh ngạc bởi xác chết của Peter vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị thối rữa hay phân hủy. Thậm chí, móng tay, chân và tóc của ông ta dường như đã mọc dài thêm ra, da trắng bệch và trên mép có vương một dấu màu đỏ như máu hơi khô. Quá kinh hãi, dân làng đã đem hỏa thiêu xác chết và những lời đồn đại lần lượt được họ truyền nhau kể lại, thậm chí thổi phồng thành những câu chuyện kinh dị. Riêng những người lính tham gia việc đào mộ, sau khi trở về đơn vị đã đem báo cáo sự thật với chỉ huy của mình. Sự việc này sau đó đã được đăng tải trên hàng loạt các tờ báo khắp thế giới. Cũng từ đó, những câu chuyện về ma cà rồng ngày càng thu hút được sự tò mò tìm hiểu của con người.

Năm 1776, một nhà văn Pháp có tên là Antoine Augustine Calmet cho ra đời một tập truyện tập hợp tất cả các mẩu chuyện, sự kiện có thật về hiện tượng ma cà rồng mà ông sưu tầm được và được nghe kể lại. Liên tiếp sau đó, một loạt các hiện tượng kỳ lạ có liên quan đến ma cà rồng xuất hiện khiến các nhà khoa học buộc phải vào cuộc.

Các cuộc săn lùng, tìm kiếm ma cà rồng cũng bắt đầu diễn ra. Mở đầu là cuộc kiếm tìm mạo hiểm vào năm 1768, sau khi một bác sĩ người Áo tên là Gerhard Van cho xuất bản một tác phẩm nói rằng ma cà rồng không hề tồn tại, và những tình huống hay những hiện tượng miêu tả về ma cà rồng thực chất chỉ là những hiện tượng bình thường mà khoa học có thể giải thích. Càng về nửa cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về ma cà rồng ngày càng xuất hiện nhiều. Năm 1963, một bác sĩ người Anh tên là Lee Illis đã cho ra đời cuốn sách nói về những căn bệnh liên quan đến hiện tượng mà nhiều người gọi là ma cà rồng. Trong đó, ông đưa ra một loạt các phân tích dựa trên những tài liệu mà ông đã thu thập và ghi chép lại về các hiện tượng ma cà rồng do những người trực tiếp chứng kiến kể lại. Theo bác sĩ Lee, những hiện tượng này tuy còn nhiều bí ẩn nhưng có thể liên quan đến một số căn bệnh di truyền có tên gọi là porphyria và một số bệnh rối loạn hormon khác. Trung bình cứ 200.000 người, thì lại có một người bị mắc porphyria. Trong trường hợp một người bị mắc bệnh, thì con trai ông ta có nguy cơ bị di truyền căn bệnh này với tỷ lệ là 25%. Giống như hầu hết những căn bệnh liên quan tới gen khác, những đứa trẻ được sinh ra bởi những cặp vợ chồng có huyết thống gần nhau sẽ có nguy cơ mắc phải dạng bệnh này khá cao, nhất là các gia đình mang dòng máu hoàng tộc.

Người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác sợ ánh sáng và luôn lẩn trốn trong bóng tối bởi khi tiếp xúc với ánh sáng, họ có thể sẽ phải chịu những đau đớn về thể xác do hemoglobin trong máu sẽ bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại. Ngày nay, porphyria có thể được chữa trị dễ dàng hơn nhờ phương pháp biến đổi gen. Song nhiều năm về trước, nó là một trong những căn bệnh đáng sợ của con người. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh phải đối mặt với những rối loạn về hormon dẫn đến tình trạng móng tay, chân mọc dài ra và quăn lại, lông mọc ra trên toàn cơ thể, lớp da quanh môi và lợi trở nên mỏng và co hơn khiến cho răng lộ ra như những chiếc nanh sói. Cũng chính vì da và lợi bị tổn thương như vậy, nên bệnh nhân cũng rất dễ bị chảy máu ở miệng. Hình ảnh những con ma cà rồng chuyên đi hút máu trong tâm trí nhiều người cũng chính từ căn bệnh này mà ra. Tuy nhiên, những giải thích của các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải một cách đầy đủ hết những câu chuyện về ma cà rồng và những hiện tượng kì lạ đã xảy ra trên thực tế. Và sự thật như thế nào thì vẫn còn là một câu hỏi khó mà khoa học chưa có lời giải đáp đầy đủ.

Minh Ngọc (Tổng hợp từ Wikipedia & pravda...)




Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 20:37 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #26 - 07. Oct 2009 , 19:10
 
Hehe chị Emwhy,

Bây giờ thì chúng tôi đang háo hức chờ đợi chị kể tiếp chuyện ma "next on the list"  Grin Grin Grin

CC
Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #27 - 08. Oct 2009 , 09:11
 
Quote:
..hihihi...tháng này là tháng 10 có lể Haloween ( ma quỷ)... partyfrog tha hồ bưng con ma cà rồng , ma vú dài.  dancing...vô đây.... dancing......nhát...... laugh12


Ma cà rồng


Truyền thuyết, sự thật và những lý giải khoa họcCâu chuyện về ma cà rồng hay người sói từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn trong đời sống của con người. Nó không chỉ đơn giản là những bộ phim hay những câu chuyện gây kinh hãi và ám ảnh đối với con người, mà còn là những điều bí ẩn khó lý giải đối với các nhà khoa học. Vậy truyền thuyết ma cà rồng ẩn chứa những điều bí ẩn gì? Đó là vấn đề đã được khoa học nghiên cứu tìm hiểu trong hàng thế kỷ qua.

Tại châu Âu, ma cà rồng được người ta biết đến như một câu chuyện về những xác chết sống lại và tồn tại bằng cách hút máu người. Đôi khi chúng cũng được li kì hóa, và dần trở thành những câu chuyện kể kinh dị trong nền văn hóa châu Âu.


Hình tượng ma cà rồng phổ biến trong văn hóa châu Âu.
Nghiên cứu khoa học đầu tiên về ma cà rồng chính thức được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 18. Bắt đầu từ một câu chuyện có thật xảy ra với một người nông dân Serbia tên là Peter Plogojewitz vào năm 1725. Theo những tài liệu được ghi chép lại từ năm 1725, người đàn ông này đã qua đời ở tuổi 62 và đã được an táng theo phong tục truyền thống của người dân địa phương đó là chôn cất dưới đất. Tuy nhiên, hai tháng sau đó, đã có rất nhiều người dân sống trong làng bị chết bởi một căn bệnh lạ. Hiện tượng này diễn ra liên tục trong 9 ngày. Điều kỳ lạ là những người bị chết đều là những người mà Peter đã đến thăm họ một vài ngày trước khi ông ta qua đời. Bà vợ góa của Peter không tin vào câu chuyện này cho đến một đêm, bà kể rằng: bà nằm mơ thấy người chồng quá cố của bà trở về nhà gõ cửa và yêu cầu bà mang cho ông ta một đôi giày. Người phụ nữ sau đó đã quá hoảng sợ. Ngay sáng hôm sau, bà đã chạy trốn khỏi ngôi làng.

Sau sự việc, dân làng đã quyết định đào mở nắp quan tài của Peter. Chính những người lính trong quân đội Serbia đã làm điều đó, và thật đáng kinh ngạc bởi xác chết của Peter vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị thối rữa hay phân hủy. Thậm chí, móng tay, chân và tóc của ông ta dường như đã mọc dài thêm ra, da trắng bệch và trên mép có vương một dấu màu đỏ như máu hơi khô. Quá kinh hãi, dân làng đã đem hỏa thiêu xác chết và những lời đồn đại lần lượt được họ truyền nhau kể lại, thậm chí thổi phồng thành những câu chuyện kinh dị. Riêng những người lính tham gia việc đào mộ, sau khi trở về đơn vị đã đem báo cáo sự thật với chỉ huy của mình. Sự việc này sau đó đã được đăng tải trên hàng loạt các tờ báo khắp thế giới. Cũng từ đó, những câu chuyện về ma cà rồng ngày càng thu hút được sự tò mò tìm hiểu của con người.

Năm 1776, một nhà văn Pháp có tên là Antoine Augustine Calmet cho ra đời một tập truyện tập hợp tất cả các mẩu chuyện, sự kiện có thật về hiện tượng ma cà rồng mà ông sưu tầm được và được nghe kể lại. Liên tiếp sau đó, một loạt các hiện tượng kỳ lạ có liên quan đến ma cà rồng xuất hiện khiến các nhà khoa học buộc phải vào cuộc.

Các cuộc săn lùng, tìm kiếm ma cà rồng cũng bắt đầu diễn ra. Mở đầu là cuộc kiếm tìm mạo hiểm vào năm 1768, sau khi một bác sĩ người Áo tên là Gerhard Van cho xuất bản một tác phẩm nói rằng ma cà rồng không hề tồn tại, và những tình huống hay những hiện tượng miêu tả về ma cà rồng thực chất chỉ là những hiện tượng bình thường mà khoa học có thể giải thích. Càng về nửa cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về ma cà rồng ngày càng xuất hiện nhiều. Năm 1963, một bác sĩ người Anh tên là Lee Illis đã cho ra đời cuốn sách nói về những căn bệnh liên quan đến hiện tượng mà nhiều người gọi là ma cà rồng. Trong đó, ông đưa ra một loạt các phân tích dựa trên những tài liệu mà ông đã thu thập và ghi chép lại về các hiện tượng ma cà rồng do những người trực tiếp chứng kiến kể lại. Theo bác sĩ Lee, những hiện tượng này tuy còn nhiều bí ẩn nhưng có thể liên quan đến một số căn bệnh di truyền có tên gọi là porphyria và một số bệnh rối loạn hormon khác. Trung bình cứ 200.000 người, thì lại có một người bị mắc porphyria. Trong trường hợp một người bị mắc bệnh, thì con trai ông ta có nguy cơ bị di truyền căn bệnh này với tỷ lệ là 25%. Giống như hầu hết những căn bệnh liên quan tới gen khác, những đứa trẻ được sinh ra bởi những cặp vợ chồng có huyết thống gần nhau sẽ có nguy cơ mắc phải dạng bệnh này khá cao, nhất là các gia đình mang dòng máu hoàng tộc.

Người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác sợ ánh sáng và luôn lẩn trốn trong bóng tối bởi khi tiếp xúc với ánh sáng, họ có thể sẽ phải chịu những đau đớn về thể xác do hemoglobin trong máu sẽ bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại. Ngày nay, porphyria có thể được chữa trị dễ dàng hơn nhờ phương pháp biến đổi gen. Song nhiều năm về trước, nó là một trong những căn bệnh đáng sợ của con người. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh phải đối mặt với những rối loạn về hormon dẫn đến tình trạng móng tay, chân mọc dài ra và quăn lại, lông mọc ra trên toàn cơ thể, lớp da quanh môi và lợi trở nên mỏng và co hơn khiến cho răng lộ ra như những chiếc nanh sói. Cũng chính vì da và lợi bị tổn thương như vậy, nên bệnh nhân cũng rất dễ bị chảy máu ở miệng. Hình ảnh những con ma cà rồng chuyên đi hút máu trong tâm trí nhiều người cũng chính từ căn bệnh này mà ra. Tuy nhiên, những giải thích của các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải một cách đầy đủ hết những câu chuyện về ma cà rồng và những hiện tượng kì lạ đã xảy ra trên thực tế. Và sự thật như thế nào thì vẫn còn là một câu hỏi khó mà khoa học chưa có lời giải đáp đầy đủ.

Minh Ngọc (Tổng hợp từ Wikipedia & pravda...)






  Tất Mỹ à, ma cà rồng...thì không sợ  Grin,...chỉ sợ...ma...cà nhỏng...mà thôi  Tongue laugh12
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #28 - 08. Oct 2009 , 11:02
 
LPHUONG wrote on 08. Oct 2009 , 09:11:
 Tất Mỹ à, ma cà rồng...thì không sợ  Grin,...chỉ sợ...ma...cà nhỏng...mà thôi  Tongue laugh12



Bạn hiền LP.... thiệt hộng sợ ma cà rồng hả..... partyfrog sợ nó... dancing..muốn.....muốn té...... đá......i.......

....bây giờ.... đến phiên.... dancing  con.. ma vú...dài   dancingđến nhát đó nghe.... chuẩn bị cái gầm bàn....chưa..... laugh12
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #29 - 09. Oct 2009 , 03:28
 
Quote:
Hello em,

partyfrog , sáng nay đang vừa nhâm nhi ly cà phê và nói dóc với em 1 chút để bắt đầu cho 1 ngày làm việc.Hy vọng hôm nay là 1 ngày tốt...


Dán thì chị không sợ , chỉ có là gớm nó thôi. Chị nhớ ngày xưa , mổi lần trời mưa và vào ban tối thì có nhừng con muỗi? ( chị xin lổi quên tiếng việt.. gọi là con gì rồi.. nên gọi là muổi vậy)  bay rất nhiều dưới ánh đèn...rồi mẹ chị phải để 1 thau nước dưới bóng đèn đó, để mí con đó rớt xuống....Bây giờ chắc cũng còn phải không em..

Sâu bọ , kiến thường thì miền nhiệt đơi có nhiều thôi , bên chị ở hiếm lắm mới thấy kiến  hay dán bò trong nhà.

Chị có người bạn làm chung , anh ấy thích đi du lich bên Thái, đi vào rừng rậm...anh ấy đã mất vì có 1 con sâu gì đó chui vào lổ rốn của anh, mà anh không biết... rồi làm tổ trong đó rất nhanh..

Đến khi đến bác sĩ.. thì đã muộn rồi. Undecided

Chị thường xem những phim tài liệu gọi là Mystery về Medical...đây là những chuyện có thật , có những con sâu chui vào lổ tai, vào chân tóc của da đâu và làm tổ...đôi khi bị tử vong vì nó đấy. Undecided

Nghĩ đến sâu bọ...là càng ớn càng... Grin


Chị ơi , em nghĩ dó là con thiêu thân , nó cứ lựa những nới có đèn sáng thì đến nên khi mình " trị " nó bằng cách tắt đèn thì nó rớt lộp độp đầy nhà

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #30 - 09. Oct 2009 , 03:40
 
LPHUONG wrote on 07. Oct 2009 , 09:14:
 Tất Mỹ ơi, P có biết...sơ sơ chuyện Con gái chú Hỏa, cảm ơn bạn đã cho nhiều chi tiết. Nhưng mà...ghê quá Tất Mỹ ơi,...lỡ đọc...lúc đêm khuya rồi... làm sao...dám ngủ đây? Roll Eyes Cry Cry


Cách đây đã lâu em có đến làm việc ở trong ngôi nhà này của Chú Hỏa trong một tháng triển lãm , thiệt tình em ngồi ở đâu thì ngồi im ở đó đố dám nhúc nhích cục cựa coi ra làm sao...... sợ muốn chít !!!!!! rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #31 - 09. Oct 2009 , 03:42
 
CoiChay wrote on 07. Oct 2009 , 19:10:
Hehe chị Emwhy,

Bây giờ thì chúng tôi đang háo hức chờ đợi chị kể tiếp chuyện ma "next on the list"  Grin Grin Grin

CC
Grin


Cho Thày ngồi ghế VIP đó  rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #32 - 09. Oct 2009 , 03:44
 
Quote:
Bạn hiền LP.... thiệt hộng sợ ma cà rồng hả..... partyfrog sợ nó... dancing..muốn.....muốn té...... đá......i.......

....bây giờ.... đến phiên.... dancing  con.. ma vú...dài   dancingđến nhát đó nghe.... chuẩn bị cái gầm bàn....chưa..... laugh12


Khoan khoan.....chi L Phương ngồi ở đâu dzị????? Grin laugh12 rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dancing dancing

PTr


Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #33 - 09. Oct 2009 , 11:00
 
Phuong_Tran wrote on 09. Oct 2009 , 03:44:
Khoan khoan.....chi L Phương ngồi ở đâu dzị????? Grin laugh12 rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dancing dancing

PTr




   Phượng ơi, Thầy...ngồi ở đâu, chị em mình... ngồi kế đó, có Thầy...đỡ đạn...khỏi sợ... Grin thumbup
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #34 - 09. Oct 2009 , 11:12
 
LPHUONG wrote on 09. Oct 2009 , 11:00:
  Phượng ơi, Thầy...ngồi ở đâu, chị em mình... ngồi kế đó, có Thầy...đỡ đạn...khỏi sợ... Grin thumbup



Mí nàng khỏi cần đi  dancing tìm lưng thầy C4 để núp  dancing...

Tối qua   partyfrog.... dancing...... dancing...ra nhị tỳ.....để... bắt....cô ma vú....dài....dzìa để nhát mí nàng..... laugh12 laugh12. Con ma này chít nhát.....trốn mất tiêu he`....godaucakhonganmuoi


để....để.... ( từ hồi quen em Ptr cứ bị líu lưỡi wa`i..... Grin)  partyfrog kể chiện "Cô bé và núm tiêu" cho nghe...... mí nàng có chịu hông?   dance3
Back to top
« Last Edit: 09. Oct 2009 , 11:13 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #35 - 09. Oct 2009 , 18:32
 
LPHUONG wrote on 09. Oct 2009 , 11:00:
  Phượng ơi, Thầy...ngồi ở đâu, chị em mình... ngồi kế đó, có Thầy...đỡ đạn...khỏi sợ... Grin thumbup


Chí lý !!! Chí lý !!!!! Em để Thày ngồi ghế VIP tức là ghế hàng đầu nên hai chị em sợ ma nhà mình không phải lo chị à....  rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dance3 ( có gì Thày bị nhát trườc , hai chị em mình có thì giờ... lăn đùng ra xỉu !!!!! ) dancing dancing rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #36 - 09. Oct 2009 , 18:34
 
Quote:
Mí nàng khỏi cần đi  dancing tìm lưng thầy C4 để núp  dancing...

Tối qua   partyfrog.... dancing...... dancing...ra nhị tỳ.....để... bắt....cô ma vú....dài....dzìa để nhát mí nàng..... laugh12 laugh12. Con ma này chít nhát.....trốn mất tiêu he`....godaucakhonganmuoi


để....để.... ( từ hồi quen em Ptr cứ bị líu lưỡi wa`i..... Grin)  partyfrog kể chiện "Cô bé và núm tiêu" cho nghe...... mí nàng có chịu hông?   dance3


He he vậy là Thày"có uy "dễ sợ !!!!!

Kể đi kể đi.......  dance3 dance3  whistling whistling votay votay thumbup thumbup rollingonthefloor rollingonthefloor

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #37 - 10. Oct 2009 , 08:52
 


partyfrog bắt được con ma "không"... đầu...dzia. nhát.. Smiley..mí nàng nè.....thầy C 4 đâu.....ra đở đạn đi... Grin
partyfrog xin mời quý vị nghe truyện đọc do bạn hiền Derisee_TB pinkrose phụ trách.






...





Back to top
« Last Edit: 25. Oct 2009 , 12:33 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #38 - 10. Oct 2009 , 19:54
 
Mytat wrote on 10. Oct 2009 , 08:52:


partyfrog bắt được con ma "không"... đầu...dzia. nhát.. Smiley..mí nàng nè.....thầy C 4 đâu.....ra đở đạn đi... Grin
partyfrog xin mời quý vị nghe truyện đọc do bạn hiền Derisee_TB pinkrose phụ trách.






...






Chị Lang Phương à chuyện này đọc ban...ban..ban ngày hay hơn !!!!! rollingonthefloor rollingonthefloor dance3 dance3

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #39 - 13. Jun 2010 , 20:18
 
Cuối tuần này  , thứ bẩy  19 tháng 6 - là Ngày Quân Lực VNCH  - mời  Cả nhà  đọc  Truyện   cảm động .






Câu chuyện hay: Câu chuyện về người thương phế binh Phan Thế Duyệt
 
 
Vào năm 2003 trong một chương trình giới thiệu hoạt động của hội “compassion” tại San Jose, California USA, ngay sau khi phát thanh lần thứ nhất, nhiều thính giả đã gọi vào thể hiện tâm tình họ dành cho câu chuyện thật đặc biệt, câu chuyện về một thương phế binh VNCH đang sống trong hoàn cảnh hết sức cô đơn tại một làng quê xa cách chốn phồn hoa đô hội… Câu chuyện có chút đau thương nhưng cũng lại có nhiều thơ mộng và đẹp của tình người.
 
 
 
Anh là một thiếu úy xuất thân từ trường Võ Bị QGVN và cũng đã từng mơ về một tương lai tươi sáng với những chiến công, những vòng hoa chiến thắng được choàng vào cổ từ tay của một nữ sinh sinh đẹp nào đó. Nhưng viên đạn AK47 ác nghiệt đã xuyên qua lưng anh ngay trong trận chiến đầu đời của một tân sĩ quan… Mọi giấc mơ tan vỡ, tương lai trở nên mịt mù và anh đã phải trải qua biết bao nhiêu đau thương sau đó.
Vết thương chưa lành hẳn thì biến cố 30 tháng 4 u.p xuống, anh bị đẩy ra khỏi Quân Y Viện khi viết thương còn rỉ máu, anh được cha mẹ gìa đưa về sống tại Tây Ninh, chẳng bao lâu sau đó anh đã phải cắt bỏ đôi chân vì ung thối để cứu mạng, thế rồi cha mẹ anh cũng lần lượt qua đời, còn lại một mình trong căn nhà nhỏ, anh đã sống 30 năm dài trong nỗi cô đơn tận cùng của kiếp người.
Đối với những người thương binh VNCH khác, hoàn cảnh của anh có lẽ chưa phải là tận cùng bằng số (?) Anh biết rõ điều này, nên không than van, chỉ vì buồn muốn viết thư đi khắp nơi để tìm người tâm sự và không kêu nài trợ giúp, lá thư gởi ra Hải Ngoại đi lang thang và được ai đó đưa lên internet, một cô gái ký tên “H” gởi về anh $50.00 Mỹ kim, anh viết thư cảm ơn…
Một người ở Paris đọc được lá thư anh gởi cho người con gái có tên “H” tưởng là bạn mình nên chuyển qua cho cô BS Hương (Liên Hương) thành viên của “Hội Huynh Đệ Chi Binh” cô BS cảm động vì lá thư lạ đã viết trả lời anh, lá thư cũng đầy tình cảm chan chứa, tường chừng như ở thời còn chinh chiến của một người em gái hậu phương gởi cho anh chiến sĩ nơi chiến trường, lá thư tỏ lòng ngưỡng mộ tuyệt đối dành cho một anh hùng. Anh chính là một “anh hùng” trong mắt cô Liên Hương ở Hoa Kỳ. Thư trao đổi giữa anh và cô BS trẻ với những lời chân tình đã làm nhiều người rơi lệ.
Giao Chỉ
 
 
Tây Ninh ……………. 1999
Cô H. thân mến,
Khi cầm bút viết thư này tới cô, tôi rất cảm động vì lần đầu tiên nhận được 1 thiệp chúc Noel và 50 USD. Bao đêm nằm suy nghĩ moi óc tìm về quá khứ xem có quen ai là H. không. Rồi kết luận tôi và cô rất xa lạ chưa 1 lần đối diện. Thế nhưng giữa khoảng không gian xa cách nghìn trùng, giữa lúc bận rộn với cuộc sinh nhai nơi đất khách quê người, mà cô còn có thời giờ hướng về quê nhà, nơi đó có những người nghèo khổ, tàn tật, đang âm thầm trên giường bệnh như tôi. Ngoài ý nghĩa về vật chất, món quà của cô còn có 1giá trị tinh thần rất to lớn, nó an ủi tôi trong những ngày Đông giá để chuẩn bị đón Xuân về. Nghĩa cử cao đẹp của cô chắc chắn sẽ được Thượng Đế đền bù.
Đây là những ngày đầu Xuân. Sau vài ngày Tết tạm quên đi những âu lo phiền muộn thì bây giờ lại suy nghĩ, tính toán cho năm rộng tháng dài. Tôi đã bị loại ra khỏi vòng chiến vào một buổi chiều mây giăng tím ngắt cách nay gần 27 năm dài (bị liệt và cưa 2 chân!).
Trong vòng 27 năm đó, cuộc sống của tôi âm thầm như những đêm không trăng sao. Bốn mùa cứ lần lượt trôi qua, bao đứa trẻ thơ đã trưởng thành, còn tôi đã thấy thấp thoáng con đường tới nghĩa trang!!! Ngày ngày chỉ nằm trên giường ngắm mây bay qua khung cửa sổ, và chiều chiều nghe tiếng chuông giáo đường buồn bã. Rồi đôi khi âu lo khi số tiền trong túi cạn dần.
Chưa bao giờ tôi đủ can đảm ngắm mình qua gương. Tuổi trẻ, tình yêu đã vượt khỏi tầm tay. Đôi khi kỷ niệm hiện về hỗn độn, quay cuồng, tan vỡ như những mảnh thủy tinh sắc nhọn. Tủi thân, phiền muộn là căn bệnh trầm kha kéo dài từ ngày nầy đến ngày khác! Đầu năm chỉ duy nhất một mình trong căn nhà bầu bạn với chiếc tivi, dò hết đài nầy đến đài khác, rồi mệt mỏi lăn ra ngủ. Những lúc đau nặng, bao nguy cơ rình rập, chỉ biết phó mặt cho bàn tay Thượng Đế.
Đã lâu lắm rồi không có cơ hội viết thư nên trong hồi báo này từ đầu đến giờ lẩn thẩn quá phải không cô H? Nếu có gì sơ suất xin cô bỏ qua sự thiếu sót đó. Trước thềm năm mới, tôi chúc cô và gia đình hưởng một mùa Xuân vui vẻ, một năm mới An khang thịnh vượng.
Tôi xin dừng bút nơi đây. Chào cô.
Ký tên: Duyệt
P T D
_
 
____________ _________ _________ _________ _________ ______
San Jose ngày 1 tháng 8, 2003
Anh Duyệt thân mến,
Có lẽ anh sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Do một sự tình cờ hay sắp xếp nào đó của Thượng Đế, nếu chúng ta còn tin có Thượng Đế hiện hữu trong cuộc đời này, lá thư của anh đã vượt ngàn dặm hải lý và thời gian phủ bụi mờ để đến tay tôi. Một người bạn của tôi ở Pháp, trong lúc đi sưu tầm trên những trang điện toán đã tìm thấy lá thư này, và chuyển đến tôi. Chỉ vì một sự trùng hợp ở vần tên với một cô gái nào đó mà anh đã viết thư cám ơn 3 năm trước đây.
Lá thư của anh không giống như bất cứ lá thư nào tôi đã đọc trong gần 10 năm qua. Tôi cũng chưa bao giờ trả lời riêng như tôi đang làm ngày hôm nay. Đây cũng là lần đầu tiên tôi dùng tên thật của mình để viết cho một người chưa biết mặt. Tôi viết như thế để anh hiểu cái ấn tượng sâu đậm, và một phần nào là nỗi xúc động lá thư của anh đã để lại trong tôi.
Trong tuần lễ qua, tôi đã gọi điện thoại về Việt Nam một vài lần theo số anh ghi trong thư, nhưng đáng tiếc vẫn không liên lạc được vì đường giây luôn luôn bận. Cũng có thể vì tôi gọi không đúng cách, một lần nữa lại cho anh biết rằng đây là 1 điều tôi không thường hay làm lắm đâu.
Lá thư của anh đã vô tình nhắc nhở cho tôi về quá khứ, những năm tháng chiến tranh điêu linh của đất nước mà tất cả chúng ta đều muốn quên. Anh không kể nhiều trong thư, nhưng tôi đoán anh chắc phải là 1 người đã có kiến thức của 1 vài năm Đại học, hay ít nhất cũng đã đỗ Tú Tài trước khi đăng lính vào quân đội. Bởi vì 1 người bình thường ít may mắn được đến trường hơn, đã không thể viết một lá thư vừa lắng đọng, vừa lãng mạn dạt dào tình cảm như vậy.
Sự gắn bó của tôi với những người lính cũ có lẽ bắt nguồn từ gia đình tôi vốn đã có rất nhiều người xuất thân từ quân đội miền Nam trước đây. Cha tôi ngày xưa là 1 bác sĩ quân y ở Chẩn Y Viện Trung Ương, và cậu tôi cũng đã từng là 1 bác sĩ giải phẫu chữa phỏng và chấn thương tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nơi tôi vẫn thường xuyên lui đến những ngày còn nhỏ vì căn bệnh riêng của mình. Hình ảnh của những nguời thương bệnh binh quấn khăn băng trắng thẫm máu đỏ hàng ngày được chở về từ mặt trận với tôi vì thế đã không xa lạ lắm. Một trong những người bạn thân nhất của tôi ở đây hôm nay là 1 cựu phi công từng đóng quân ở Phù Cát (Qui Nhơn)…
Tôi viết thư cho anh hôm nay, không phải như 1 người Việt kiều xa xứ được ưu đãi trong 1 đời sống an lành, và thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, đang nghiêng mình xuống viết cho 1 người đồng loại bất hạnh của mình. Nhưng tôi viết với tâm trạng của một cô gái nhỏ năm xưa đã lớn lên yên ổn giữa thành phố Saigon, nhìn tuổi thơ ấu của mình trôi qua dưới ánh hỏa châu và những tiếng bom đạn hàng đêm vẫn vọng về từ 1 chiến trường xa. Ở đó, bao nhiêu xương máu và nước mắt của cả 1 thế hệ tuổi trẻ đã đổ xuống để che chở cho những cô gái nhỏ như tôi được tiếp tục bình yên đến trường. Ở đó, vẫn có bao nhiêu người chiến sĩ như các anh còn ôm tay súng, chiến đấu đơn độc vào những giờ phút chót để gia đình chúng tôi có cơ hội xuống thuyền ra đi, tìm đến những quê hương hạnh phúc mới bên này bờ biển Thái Bình Dương.
Chính với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ đó mà hôm nay tôi thấy cần phải viết cho anh, cho các bạn của anh những lời các anh xứng đáng được nghe nhưng có lẽ đã chưa bao giờ được nghe từ gần 30 năm qua. Để các anh hiểu được rằng những hy sinh của mình đã không lãng phí, hay vô ích. Những tượng đài có thể bị đạp đổ, nhưng những hình ảnh thần tượng ghi khắc trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thể bị xóa nhòa.
Chúng ta đã mất mát rất nhiều thứ, những người thương binh như các anh đã mất hết 1 phần thân thể, tình yêu và tuổi trẻ, còn những người Việt tỵ nạn như tôi cũng mất cả 1 nơi chốn dung thân để phải tha hương, lưu lạc khắp mọi phương trời. Có 1 điều ngày hôm nay, tôi mong chúng ta sẽ không đánh mất là tình người đến với nhau để khoảng không gian anh đang sống và hít thở bớt đi niềm lẻ loi, và cô độc. Tôi không là 1 bà tiên có đôi đũa thần nhiệm màu để có thể hóa phép trả lại anh thân thể nguyên vẹn. Nhưng tôi có thể trao tặng anh 1 tình bạn, và hy vọng những giòng chữ của mình có thể xoa dịu được những vết thương vẫn còn nhỏ máu trong tâm hồn anh từ 30 năm qua.
Khi nhận được lá thư này, xin anh gửi cho tôi hồ sơ + 1 tấm ảnh hồi đáp qua địa chỉ 1 người thân của tôi ở Saigon, để rồi sẽ có người đem thư về Mỹ lại cho tôi:
Nguyễn Liên Hương
c/o Phạm Thục Tuyết Xuân
tel:
Tôi muốn biết địa chỉ chính xác của anh, để gửi đến anh 1 món quà nhỏ, mà tôi ước mong sẽ đem lại 1 vài tia nắng ấm trong gian nhà lạnh vắng, hiu quạnh của anh hôm nay.
Cũng xin anh đừng phổ biến tên tuổi hay địa chỉ của tôi, vì điều tế nhị thỉnh thoảng tôi vẫn còn trở về Việt Nam trong những công tác xã hội. Thêm nữa, tôi hiểu khả năng giới hạn của mình trong những điều có thể làm. Thật sự sẽ là một điều tàn nhẫn để gieo mầm cho những ảo tưởng, hy vọng không có cơ may được thành tựu.
Cuối cùng, dù tôi không thể gửi nguyên 1 bài hát về, cũng xin cho tôi được gửi tặng anh và những người bạn anh hùng không tên tuổi của anh lời tựa của bài hát, “You are my hero”. Bởi vì cuối cùng, trong cuộc đời này, không có điều gì anh hùng, và cao thượng hơn là hy sinh bản thân mình cho những người khác được quyền sống. Trong mắt tôi, mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những người trai anh hùng một thời đã chọn cho mình con đường đi và sống đích thực có ý nghĩa nhất.
Thân ái chào anh, và cầu chúc anh những ngày tháng cuối an lành trong niềm vinh dự và tự hào.
LH




Back to top
« Last Edit: 13. Jun 2010 , 20:21 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #40 - 12. Apr 2012 , 13:53
 
Tháng 4 đen lại về, chúng ta đều là nhân chứng sống của cuộc đổi đời bi thảm, bị xâm lăng, cướp của, tàn sát dân Việt bởi bọn giặc cộng.
Mời cả nhà cùng ôn lại những kỷ niệm cùng anh Đắc Ứng mà chúng ta ít nhiều cũng trải qua.
(Bài trích từ đặc san Kỹ Sư Công Nghệ.)
Cám ơn anh Đắc Ứng.
PD

--------------------------------------

...

Đời Đá Vàng


dacung


Những ngày cuối tháng Tư 1975, tâm trí ngổn ngang, không biết nên đi hay nên ở!

Mấy ngày thứ Ba vẫn đến trường nhưng không vào lớp vì cả thầy lẫn trò đều cùng tâm trạng hoang mang; những ngày khác trong tuần vẫn lên nhà máy giấy CogiMeko đi làm job thứ 2. Từ nhà máy nhìn ra xa lộ Biên Hòa thấy giòng người di tản hướng về Sài Gòn càng thêm rối trí, chứng tỏ dân thường cũng “ích kỷ” sợ Việt Cộng vô cùng chứ không chỉ có một mình tôi, như có lần ở quân trường Quang Trung trong giờ ra chơi, bàn về hòa bình thống nhất đang đến với một anh Trung Úy Huấn Luyện Viên, tôi nói “hòa bình kiểu nầy chắc là sẽ chết chóc, đổ máu nhiều!” Anh Trung Úy người Huế trả lời “Phải thống nhất thôi, sợ như vậy là ích kỷ!”


Hòa Bình!

Rôi hòa bình đã đến, mặc dầu đến không như ý của mình, không như ý của đa số người dân miền Nam. Mọi người lo sợ bị trả thù. Những chuyên viên khoa học kỹ thuật và nhất là nhân viên giảng huấn như chúng tôi ngây thơ tự trấn an “mình chỉ đi dạy, chắc không có tội!” Đâu ngờ sau này “nhờ ơn cách mạng“ chúng tôi mới biết là mình đã tiếp tay Mỹ-”Ngụy” đầu độc thanh niên nam nữ xây dựng một miền Nam “phồn vinh giả tạo”, điên cuồng chống phá “cách mạng”. Ngay cả y tá cũng mắc tội vì đã đỡ đẻ cho “Ngụy” quân và “Ngụy” quyền! (1)

Khoảng 1 tháng sau thì quân nhân công chức miền Nam được lịnh chuẩn bị đi “học tập cải tạo”.

Đợt đầu là từ Hạ Sĩ Quan trở xuống học tập tại làng xóm 3 buổi tối. Ban ngày được tự do làm ăn. Sau đó đến đợt thứ 2, từ Thiếu Tá trở lên được gọi “chuẩn bị lương thực 1 tháng” để đi “học tập”. Một tuần sau, trong khi Tá và Tướng còn “học tập” thì đến phiên cấp Úy được gọi “chuẩn bị lương thực 10 ngày” để đi học.

Thật là cực kỳ logic. Thời gian “học tập” rất tương xứng với cấp bậc. Lịch trình cũng được sắp xếp có chủ ý: Binh Sĩ và Hạ Sĩ Quan học tập tại chỗ còn cấp Tá đi 1 tháng chưa về thì làm sao cấp Úy có thể nghi ngờ thiện chí của “cách mệnh” để phải trốn “học tập”. Nhờ cái logic “tự nhiên” đó mà cách mệnh đã không tốn một viên đạn mà vẫn lùa được hằng trăm ngàn cựu chiến binh miền Nam vào rọ một cách dễ dàng.

Lúc các vị Tướng, Tá đang tập trung 3 ngày tại Trung Tâm KT Phú Thọ, chúng tôi dọ hỏi chú Ba Mân “mấy ổng làm gì trong thời gian đó?” Chú trả lời “Không thấy làm gì hết. Ngày 3 bữa có nhà hàng Đồng Khánh (một nhà hàng Tàu nổi tiếng trước 1975) đến phục vụ. Sáng ăn bánh mì hột gà ốp la, trưa ăn cơm chiên, chiều đến còn có beef steak, cà phê cũng không thiếu!”

Đến phiên cấp Úy được gọi trình diện, riêng sĩ quan biệt phái phải trình diện tại trường Nguyễn Bá Tòng. Vì phải hỏi Ban Quân Quản trường KSCN cho rõ là chúng tôi sẽ học tập tại trường hay phải “đi” học tập cho nên tôi đến trễ và không được nhận. Đành phải trở về nhà, vừa ăn trưa vừa lo nghĩ “đất nước hòa bình rồi. Thôi kệ, đi 10 ngày rồi về làm ăn như mọi người!” Thế là đến trường Petrus Ký xin vô, được mấy anh bộ đội mở cửa, mừng quá ... vô ngay! Không ngờ bữa ăn trưa đó là bữa cuối với vợ đang mang thai sắp sanh. Không phải là bữa ăn để từ giã và hẹn tái ngộ vào10 ngày sau mà là gần 3 năm sau đó; nhưng vẫn còn may hơn nhiều người tù cải tạo khác, phải đến 10 năm sau, thậm chí có người không bao giờ trở về nhà. Không biết anh chàng Trung Úy Huấn Luyện Viên người Huế hôm đó có được bữa cơm trưa với gia đình như tôi hay đã vội đi trình diện cho đúng giờ, hay là chàng đã được thăng cấp “Thượng Úy”? (2)

Trong 2, 3 ngày ở trường Petrus Ký, chúng tôi được một nhà hàng Tàu đến lo cơm nước ngày 3 bữa. Không được Đồng Khánh thì cũng đúng vì mình chỉ là cấp ... Úy thôi mà!

Một ngày sau đó, vào nửa đêm, chúng tôi được đưa lên xe Motolova, che bít bùng và đưa đi “học tập”. Bị nhét như cá hộp làm ngộp thở, có người bị xỉu. Đoàn xe chạy gần như liên tục. Xe ngừng 2, 3 lần nhưng không ai được ra khỏi xe cho nên có người đái cả trên xe. Đến sáng thì đổ vào một căn cứ quân đội cũ, mọi người tự tìm lấy chỗ ngồi trong hangar mái tôn trốn nắng. Có anh nhận ra được đó là căn cứ Công Binh ở Trảng Lớn, Tây Ninh,


Học Tập Cải Tạo

Chờ đến khoảng 1 giờ trưa, không thấy nói gì đến cơm nước, anh em cứ ngóng về cổng đợi nhà hàng đem thức ăn đến. Quá trưa vẫn không thấy xe nhà hàng đâu cả thì được lịnh cử người đi lãnh thực phẩm. Khi toán người trở về với gạo, muối, và mấy cái chảo gang khổng lồ thì mọi người ngạc nhiên “ủa, không có nhà hàng lo cho ăn nữa sao?”

Trong khi chờ “đại diện” nấu ăn, mọi người bắt đầu làm quen nhau và ... tán dóc.

- “Ủa, sao anh mang theo có một cái bao nhỏ xíu vậy?”

- “Mang chi nhiều. Chỉ cần 2 cái xà lỏn và cái bàn chải đánh răng, Tuần nầy mặc 1 cái, tuần sau dzục đi, thay cái mới là ... về rồi!”

Có máu hướng đạo “sắp sẵn” cho nên tôi đã mang theo 1 cái áo lạnh, 2 bộ đồ, và 3 cái xà lỏn. Ít nhất cũng có một bộ tươm tất để thay trong ngày ... về!

Sáng hôm sau, cuộc đời bắt đầu ... rắc rối khi cần phải giải quyết cái khoái thứ tư. Vì không có nhà cầu cho nên tìm một khúc cây, ra càng xa chỗ ở càng tôt, bươi một cái lỗ vừa đủ, sau khi xong thì lấp đất lại. Không ai đào sâu hơn cho 1 lần đi hết cũng vì “Mẹ, có 10 ngày ...” Vài ngày sau thì đào cái lỗ sâu hơn. Sau 10 ngày thì bắt đầu đào cái hố sâu cả thước và bắc 2 thanh gỗ ngang, thế là từ đó có nhà cầu công cộng.

Hai tuần trước, tôi buồn vì không được vô trường NBTòng nơi dành cho sĩ quan biệt phái, nhưng sau đó mới biết mình hên, vì bên trại Biệt Phái (cạnh trại tôi) bị “đì” tối đa, dù có tiền cũng không được gởi mua nhu yếu phẩm. Tình cờ tôi biết có một anh CN2 ở bên đó cho nên tôi làm muối xả bỏ vô hũ chao kèm theo 1 trái chanh và nhảy rào mang qua cho anh. Anh mừng lắm!

Chờ mãi chả thấy học hành gì hết, thiên hạ bắt đầu thắc mắc “còn có mấy ngày làm sao học hết bài của 10 ngày? Rốt cuộc là có lịnh chuẩn bị học tập, ngày mai lên lớp. Bò ra đất vẽ biểu ngữ, có anh đang ngồi nắn nót vẽ “bác” bị một anh quản giáo đi ngang hét lên “Ai cho anh vẽ Bác? Các anh chưa đủ tư cách để vẽ Bác!”

Quản giáo lên lớp, bắt đầu hướng dẫn làm bản “Tự Khai”, phải khai đến 3 đời làm 1 anh phát bịnh. Sau đó đến phần trả lời thắc mắc. Có người hỏi, đại khái:

- “Gần hết 10 ngày, bây giờ mới học, làm sao kịp 10 ngày để về?”

Quản giáo tỉnh queo:

- “Ai nói với các anh là đi học 10 ngày?”

- ???

- “Cách mạng” lịnh cho các anh “mang theo lương thực 10 ngày, chứ đâu có nói “học tập 10 ngày”

- !!!

- “Bây giờ, các anh đã vào đây thì gắng mà học tập cho tốt”

- “Bao giờ thì chúng tôi được về?”

- “Việc đó thì tùy các anh. Khi nào học tập tốt thì được về!”

Người ở trong trại thì bị lừa “học tập tốt thì sẽ được về”, còn người ở bên ngoài thì bị dụ “đi kinh tế mới thì chồng, cha sẽ được về”. Một lần nữa “cách mạng” lại thắng lợi vẻ vang. Hằng triệu người có liên hệ đến Việt Nam Cộng Hòa bị đuổi ra khỏi thành phố, tài sản bị cướp một cách công khai, trắng trợn mà không xảy ra “một cuộc tắm máu” như Mỹ-”Ngụy” đã tuyên truyền trước đây. Sau ngày “giải phóng”, kinh tế “phồn vinh giả tạo” của miền Nam bị san bằng để người dân 2 miền được bình đẳng với nhau. Đời sống vô cùng cơ cực, người dân miền Nam ví mình bị đẩy lui về những thời kỳ “đồ đá”, “đồ đồng”, v.v..., nhưng đúng nhất chắc phải là “đồ đểu!”

Đói, đói, và đói ... Chúng tôi ăn gần như mọi thứ kiếm được trong trại, trong rừng. Châm ngôn của năm đầu tiên là “cái gì nhúc nhích thì ăn được”, qua năm sau khi “tài nguyên” trở nên khan hiếm thì “cái gì không gây bịnh là được ráo!” Đặc sản số 1 là rắn và nhiều nhất là rắn lục. Hễ gặp là lấy xẻng xắn cái đầu, moi cục mật màu tim tím bỏ miệng nuốt cái ực, rồi nhóm lửa, nướng, lột da, ăn ngấu nghiến, Lúc đầu thấy cục mật cũng hơi nhợn nhưng nghe kháo là mật rắn chữa được nhiều thứ bịnh cho nên cũng ráng mà nuốt.
Ai bảo khoai mì sống là độc? Tôi và một tên nữa, mỗi thằng chơi hơn 1kg, gần chết, không phải vì độc mà tại khi uống nước vô thì nó nở ra. Muốn ị không được, muốn ói cũng không ra, chỉ có nằm ... thiền qua đêm mới khỏe lại. Hai thằng thề sẽ không ăn nữa, nhưng chỉ vài ngày sau là quên mất lời thề!
Trộm bắp thì rất ư là thiện nghệ: nhảy vô rẫy bắp, tuốt lá xuống, nghiêng đầu theo trái bắp, cạp lia lịa, xong tuốt lá ngay ngắn lại rồi dzọt.
Vào mùa trái cây thì sáng ra khi đi rừng lấy cây làm nhà, bọn tôi chạy đua để lượm trái rừng nhét cho đầy bụng. Trái Trân lớn bằng ngón tay cái, rất ngọt nhưng rất nhớt, chỉ cần chơi 1 trái là Tào Tháo rượt ngay, vậy mà chẳng thằng nào sợ. Nuốt 1, 2 chục trái xong là bay vào rừng “thăm bác”!
Hễ không đi rừng, không có gì để độn thì “mời bác xơi nước”. Cứ khoảng 9 giờ sáng, đói run lẩy bẩy, chạy đến chảo nước to tổ bố, ôm lấy cây cột và tu một hơi 2 bi đông (chừng 2 lít) cho đỡ đói. “Nhờ” đói triền miên mà bỗng nhiên miếng cơm cháy trét chao dòn, thơm, và ngon vô cùng. Mãi cho đến hôm nay, kể cả lúc ở Paris được ăn miếng bánh mì baguette và fromage, tôi vẫn chưa bao giờ thấy tuyệt như vậy!

“Cách mạng” nuôi tù chả tốn kém bao nhiêu. Lán trại và dụng cụ canh tác thì tù tự xây cất lấy và làm ra mà dùng. Liềm thì cắt tôn từ thùng phuy, búa rìu thì rèn từ mấy cái chốt thép hình vuông nối vỉ sắt phi đạo dã chiến. Cách mệnh chỉ mua cho búa tạ và quạt gió bơm bằng tay. Lò rèn thì cũng tự xây lấy và dùng than củi, vừa bơm vừa phun nước vô lửa (cho lửa nóng thêm). Tất cả đều nhờ anh em gốc kỹ thuật làm nên. Ngay đến cái võng, anh em cũng chỉ nhau tự làm lấy mà nằm: gỡ sợi từ các bao cát cũ, se thành dây rồi móc thành võng.
Gần suốt năm đầu tiên, tù được ăn gạo (chắc là) mang ra từ các mật khu. Gạo mục, sâu nhiều, nhiều đến nỗi lúc đầu khi cơm bắt đầu sôi, anh em còn ráng lấy cái giá vớt sâu ra nhưng vớt mãi mệt quá, vả lại vớt hết sâu thì còn được bao nhiêu cơm để mà ăn; thôi thì, sâu cũng là nguồn protein đành nhắm mắt mà nuốt.
Chỉ có lúc ở Long Khánh thì tương đối đỡ khổ, có cá biển ăn. Đa số là cá Ngừ nên rất nhiều anh bị dị ứng, lở loét đến nỗi có người phải lấy khăn quấn làm xà rông chờ tự nhiên mà lành chứ chẳng có thuốc men gì ráo. Dị ứng chẳng chết được, có chết thì cũng nhẹ gánh cho cách mệnh. Những lúc có anh em bị bịnh bỏ ăn thì các anh em khác mừng thầm đúng như tục ngữ mới “một con ngựa đau, cả tàu ... mừng rỡ!”

Từ lúc nào cũng không hay, con người bỗng trở thành gần như con vật, không hơn không kém, không phải chỉ trong trại mà ngay cả người dân ở bên ngoài, chỉ biết tranh nhau từng miếng cơm, manh áo. Bấy giờ mới hiểu được những lời lẽ chất phác trong một bức thư của một anh bộ đội gởi về cho mẹ ở miền sâu ngoài Bắc trước khi lên đường vô Nam: “Con bây giờ sướng lắm, cơm ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày!”

Chúng tôi cũng có dịp kiểm chứng những bài thuốc dân gian. Có anh bị sạn thận, đau quá chịu không nổi, nghe nói đu đủ sống có thể chữa được cho nên hái lấy 1 trái xanh ngay trên cây trước trại, nấu lấy nước, vừa uống vừa “mẹ nó, đắng quá!”. Thuốc đắng nhưng vẫn không dã tật! Có một anh khác bị suyển, nghe nói máu của con Trúc (có vảy, bắt kiến bằng cách đi vô ổ kiến, giương vảy lên cho kiến vô rồi xếp vảy lại, nhảy xuống nước, giương vảy ra, kiến nổi lên rồi xơi) có thể chữa được bịnh, anh bắt được 1 con nhưng trước khi uống máu thì bạn bè lo lắng “nghe nói, Trúc có vi trùng cùi”. Chàng dứt khoát “mẹ họ, cùi nhưng ... thở được chắc khỏe hơn?” Rồi, anh không bị cùi mà vẫn cứ hụt hơi!

Tiếp xúc với bộ đội thấy các anh cũng có tinh thần dân tộc lắm. Có lần, một anh bộ đội đến đòi lại cái tông đơ cho chúng tôi mượn, vì nghe nói các anh thích dùng tiếng Ta hơn là tiếng ngoại cho nên tôi tò mò hỏi “cái nầy anh gọi là cái gì?” Anh ta nhìn tôi từ đầu xuống chân rồi nói như cái máy “Ối giời, ‘nịch’ sử, địa ‘ný’ Mỹ thì các anh thuộc ‘nàu nàu’, có cái “lầy” mà các anh cũng không biết gọi ‘nà‘ gì”. Tôi cố nén “là gì vậy anh?” Anh ta trả lời “Giời, có cái tông mà cũng không biết!”

Hãi hùng nhất là phẫu thuật của “cách mạng”. Có anh bị đau ruột dư, được đưa lên bàn mổ, không thuốc mê, anh hét rầm trời, cả trại đều nghe. Không biết có phải vì y khoa tiên tiến của cách mệnh mà em tôi, một Bác Sĩ Y Khoa Sài Gòn, phải vất vả từ bỏ “thiên đường” để đi Mỹ dù không biết tương lai sẽ ra sao!

Khổ như vậy nhưng anh em vẫn không quên ráng tìm cho được cái cười. Một lần, trong khi quản giáo đang lên lớp thì bỗng nhiên tôi nghe tiếng khúc khích, hỏi tên bên cạnh, nó không biết tại sao, hỏi tên ngồi trước thì nó nói “bia lên”. Tôi không hiểu gì hết. Đến khi nhìn lên khán đài, chỉ thấy 1 cái đầu đội nón cối nhô lên khỏi cái bục giảng giống như tấm bia ở xạ trường được quay lên sau mỗi lần huấn luyện viên hô “bia lên”. Khi 2 tiếng “bia lên” vang to hơn thì quản giáo ngừng lại, với giọng rất nghiêm chỉnh “Vào đây rồi mà các anh vẫn còn mơ tưởng đến bia. Bia đâu mà bia!”
Một tối, trong giờ họp tổ, 1 tờ giấy được chuyền quanh với những cái miệng cố giữ cho tiếng cười khỏi bật ra. Đến tôi, thì đúng là không thể không cười. Tờ giấy vẽ cảnh chụp hình tù cải tạo: 1 tấm vải đen trùm lên 1 cái nón cối đang lom khom sau máy hình, thò ra 1 bàn tay cầm súng lục chĩa về người tù ngồi phía trước và nói “cười đi!”

Thỉnh thoảng chính các anh bộ đội hay các mẩu chuyện từ bên ngoài cũng giúp chúng tôi giải khuây dăm ba phút. Có anh bộ đội hỏi tôi “đi dạy anh có lận súng theo không?” thì ra các anh tưởng giáo chức biệt phái là công an gài vô trường học. Và những chuyện xảy ra ngay sau khi đất nước thống nhất, như dân ở ngoài Bắc đã mang theo 1 chục chén đá hay 1kg đường cát để làm quà đã làm trò cười cho bà con trong Nam!

Khoảng một năm sau mới được thăm nuôi. Có lần bắt gặp 1 bản tin đăng trên báo “Giải Phóng” lên án Chính Quyền Thái Lan dã man, vô nhân đạo, bắt giữ tù chính trị giam cả tháng không cho thăm nuôi, chúng tôi cắt lấy và dán lên bảng tin. Mấy ngày sau bị gỡ xuống; cũng mua vui được vài trống canh!
Vợ và các em tôi lên thăm tôi lúc ở Katum, gần biên giới Việt-Miên. Khệ nệ gần 40kg quà, các em tôi thắc mắc “nhiều thế nầy, làm sao ảnh khiêng hết vô trại được?” Trò chuyện được 1 tiếng thì hết giờ. Từ giã nhau xong, tôi lấy 1 cái cây dài bằng cái đòn gánh và 2 cái gióng tự chế, chất quà lên, hồ hởi te te gánh đi, trong khi vợ và các em tôi khóc ròng nhìn theo “anh nông dân” đen đủi, chân lấm tay bùn!

Gần sáng một đêm tháng 7/1977, một số người - trong đó có tôi – được gọi chuyển trại. Lúc bấy giờ, được chuyển trại thì may nhiều hơn rủi; không như mấy năm về trước, chuyển trại đồng nghĩa với thanh lọc để đưa đi Suối Máu hay ra Bắc. Trong lúc tôi rời lán trại thì có mấy tên nói vói theo “Ứng, ăn đầu rùa đâu có xui hả mậy?” Số là chiều hôm trước, tụi nó làm thịt 1 con rùa, chia phần đến cái đầu thì không tên nào chịu lấy hết. Tôi nói “sợ xui, thì đưa đây cho tao. Mẹ, vô đây rồi còn xui với xẻo!”

Được đưa về Hóc Môn. Vài ngày sau thì anh cả tôi cũng được đưa về đây. Thấy đa số toàn là những người có chuyên môn kỹ thuật và theo tin đồn thì nhà nước đang thả chuyên viên ra để phục vụ cho nên chúng tôi đoán là phen nầy sắp được thả. Hơn một tháng sau thì được thả thật! Thì ra, tại khác biệt ngôn ngữ Bắc Nam, anh em không để ý chứ trong buổi lên lớp đầu tiên, cán bộ có nói “các anh cứ yên tâm học tập, cách mạng sẽ tự ‘no’, không cần đến các anh”. Hơn 2 năm sau, khi cách mạng “no” rồi thì chúng tôi được về để lo tiếp.


Quê Hương Xã Hội Chủ Nghĩa

Ra khỏi trại, đầu tiên tôi về nhà ba mẹ để thắp nhang cho hai người. Sau khi vô trại được 4 tháng thì ba tôi mất vì tuổi già và thương nhớ con, nhưng mọi người dấu kín cho đến lần thăm nuôi đầu tiên mới cho tôi biết. Còn mẹ tôi thì qua đời khoảng 2 tháng trước khi tôi được thả. Đúng ra thì mẹ tôi còn sống lâu hơn thế nữa nhưng vì thời thế khủng bố tinh thần, chồng mất, con cái bị chia lìa, 1 đứa đi Mỹ, 2 thằng đi cải tạo không biết ngày về, mấy đứa khác thì bỏ học, làm bà mất trí và lâm bịnh nặng. Thật không sai “không gì khổ hơn bằng thấy người thân mình bị khổ”. Cũng vì vậy mà trước 1975 thì bà góp nhặt vòng vàng đánh sẵn chờ khi nào nước nhà thống nhất thì bà cho các o ở Nghệ An, nhưng sau hòa bình, bà không tiếp ai hết!

Sau đó về nhà bố mẹ vợ. Dù vợ tôi đã chuẩn bị nhưng con gái tôi, đã được hơn 2 tuổi, cứ đứng nhìn mặc cho bố giang tay và gọi. Tôi kiên nhẫn làm quen với con. Mỗi sáng đạp xe đưa con đến trường mẫu giáo, chiều về hỏi con “hôm nay con học được gì?”, nó hát ngay “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ ...” Muốn hát theo “chưn bác dài, bác đạp xích lô” nhưng không dám, sợ ngày mai vô lớp nó “trả bài” thì khốn nạn! Đến cái ăn, cái nói tự nhiên của một con Người cùng không dám vì sợ trẻ thơ vô tình khai với cô thì chết cả lũ!

Ngày càng thân, tôi bắt đầu dạy con học dù không biết học để làm gì. Trong cái xã hội mà 2 chữ “Liêm, Sĩ” đã nhường cho nhúm cơm, hạt muối thì dạy con để làm người đàng hoàng, đứng đắn gần như là ảo tưởng; vả lại, với cái lý lịch “Ngụy” thì dù có chuyên nhưng không hồng, nó sẽ không thể nào lên đại học được. Nhưng vẫn cứ dạy, mong sao “Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như Nước Trong Nguồn chảy ra” sẽ khử được “Công Đảng và Ơn Bác”!. Nhiều tên đường bị đổi và ai đó đã ghép tên mới với tên cũ lại thành ca dao như “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý” và “Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do” không biết có làm nhức nhối “mặt trận giải phóng miền Nam” hay không?

Được vài ngày thì các em tôi cho biết chúng sắp vượt biên. Vì mới ra trại, chân ướt chân ráo, tôi không quyết định được. Ngày tiễn chúng ra đi, đứng trên cầu Bình Triệu nhìn theo chiếc xà lan mà người bần thần, vừa buồn vừa lo. Buồn vì không có phần mình trong đó, lo vì sợ các em đi không thành. Chuyến đi của các em tôi thật trần ai. Vừa ra khơi là xà lan bị chết máy, bị gió thổi tấp vào Thái Lan, bị lính Thái đánh đập, đuổi ra. Cứ vô, ra như vậy, mất gần 2 tháng mới đến được Malaysia.

Nhờ cô chú của cô em dâu giới thiệu, tôi được nhận vô làm kỹ sư cho 1 hãng thầu hợp doanh xây cất cầu đường. Ông Phó Giám Đốc là chủ cũ của công ty đã được hiến cho nhà nước. Nói chung ông vẫn còn được quyền điều hành kỹ thuật cho công ty nên nhân viên được “nhẹ thở” rất nhiều. Ông và đa số nhân viên còn ráng bám lấy công ty là để kiếm đường vượt biên, vì công ty có công trình rải rác từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng. Vào đây, tôi cũng đã đưa được anh bạn tù (đã uống máu con Trúc) vào giữ sổ sách cho kho vật liệu. Anh sợ không làm được việc (vì hồi ở Quân Vận anh có làm gì về kỹ thuật đâu) cho nên tôi dặn anh “cứ nói anh biết đánh máy, biết kế toán” là xong. Cán bộ còn không dám đụng đến máy đánh chữ trong khi anh dám dùng 1 ngón để “oánh” nó thì sợ gì!

Đi ra, đi về miền Trung cũng đỡ buồn. Một lần trên con đường cái quan - Quốc Lộ 1, tôi và 1 anh thợ thấy 1 ông lão đang ngồi lấy dây kẽm mạng lại cái rổ rách tươm bươm, ngừng lại chọc ông “Sao bác không kiếm cái mới mà xài?” Ông nói “Mạ nó, thời Mỹ-”Ngụy” thì tui vứt nó rồi, bây giờ nhờ ơn cách mệnh cho nên phải sửa lại mà xài!” Sợ mang vạ, 2 thằng vội nhảy lên xe chạy tiếp.

Làm được vài tháng, thấy không có gì “hấp dẫn” nên tôi đi tìm việc khác, làm cho một công ty xây cất nhà máy nước đá và cầu kè ở các thành phố gần biển. Sau khi nói chuyện với ông Trưởng Phòng Kỹ Thuật và đang chờ quyết định thì gặp 1 người bạn cùng khóa đi vô. Tôi hỏi “làm gì đây mậy?” Nó trả lời “mới ra trại, đi kiếm việc đây”. Tôi nói “Vậy à, để tao nói với ông TP mướn mầy trước vì tao đang có việc làm, chừng nào ổng cần người thêm thì kêu tao”. Khi ông TP trở ra cho biết sẽ mướn tôi và khi nghe tôi nói như vậy thì ông khựng lại “chờ đó để tui coi”, rồi ông trở vô phòng GĐ. Một lúc sau, ông đi ra cười cười “Được rồi, tui mướn cả 2 anh!”

Ông TP này là dân tập kết, bất mãn và không biết tại sao ông lại có vẻ thân thiện với tôi. Có lần ông hỏi “chừng nào anh đi”, bố tôi cũng không dám nói thật nên ỡm ờ “đi đâu hả chú?” “còn đi đâu nữa”. Tôi than “làm chó gì có tiền mà đi”. Ông ta nói nhỏ “mà thôi, có đi thì nhớ mang theo vợ con với, chứ ở nước ngoài một mình buồn lắm!” Chắc ông ta đang nhớ lại thời gian du học ở Đông Âu.

Trong một chuyến công tác đi Phan Thiết, 4 người - trong đó có ông Phó GĐ - ở chung 1 phòng ngủ với 2 cái giường 2 tầng. Khách sạn có 3 tầng lầu, mỗi tầng có 1 nhà cầu nhưng 2 cái trên lầu bị nghẹt hết, chảy lênh láng cả ra ngoài. Muốn giải quyết, phải xuống tầng dưới cùng có 1 cái còn thông, muốn tắm phải ra giếng bên ngoài, kéo nước lên mà tắm. Ông PGĐ, một dân “Tề” (cộng sản gọi dân ngoài Bắc trước 1954 ở lại thành không vô khu kháng chiến) và là kỹ sư tốt nghiệp Bách Khoa Hà Nội, nói nhỏ với tôi “anh thấy không, chiếm thì dễ nhưng giữ thì khó lắm!” Anh lãnh đạo nầy cũng thích “nói chuyện” với tôi, lần trò chuyện nào anh cũng “cười”.
Một sáng, lúc thấy anh đứng một mình trên cầu tàu nhìn ra biển, tôi đến sau lưng hỏi “anh đang nghĩ gì đó, tìm đường đi hả?” Anh có vẻ cam phận “sống sót hơn 20 năm rồi, đi đâu bây giờ!”
Sau khi nghỉ công ty, trở lại thăm bạn bè, gặp anh, anh hỏi đang làm gì, tôi phịa “dạ, làm cho một hợp tác xã cơ khí”, anh hỏi “làm sản phẩm gì vậy?”, “làm tông đơ”, anh tỏ vẻ ngạc nhiên “thật sao, có bán được không”, tôi nói “nhờ ơn cách mệnh, không có hàng ngoại cho nên cũng bán được!” Anh tủm tỉm “lại nói móc nữa!!!”

Cướp công là nghề của các đồng chí. Lúc đó tôi đã chuyển qua làm phòng Kế Hoạch. Một buổi sáng anh chàng phó phòng KH đến hỏi tôi “muốn đóng cừ làm kè phải làm sao?” Tôi nói “cần có xà lan và búa máy”. Xà lan nổi xa bờ, búa kéo một khối bê tông lên cao rồi thả tự do rơi xuống dộng vô cừ cắm xuống đất. Xong chỗ nầy thì chạy xà lan đến chỗ khác để đóng tiếp. Vừa nghe xong, chàng ta nói “Giời ơi, anh cứ như là còn làm cho Mỹ ấy”, tôi hỏi lại “vậy theo anh phải làm sao”, anh ta nói “ta kết bè tre, dựng cột cho công nhân kéo cục bê tông rồi cho rơi mà đóng, xong chỗ nầy thì ta lại kéo bè đến chổ khác” Thấy mình “lạc hậu” quá cho nên tôi im. Không ngờ sáng hôm sau vừa mới ngồi vào bàn thì anh Phó GĐ đến gọi tôi vô họp với Ban GĐ. Tôi hỏi “họp về việc gì vậy anh”, anh trả lời “Ông GĐ mời anh vô để bàn về phương án ... đóng cừ!” Tôi trả lời ngay “dạ, tôi có biết gì về việc đó đâu”. Anh ta ngạc nhiên “Ủa, sao anh phó phòng KH nói là anh biết” Thì ra anh chàng đó tính lập công nên đề nghị cách của tôi vừa nói hôm qua, nhưng khi bị hỏi đến chi tiết thì ... bí, nên đành phải chỉ tôi!

Có một dạo, trưa nào cũng ăn mì luộc “chay”, thỉnh thoảng mới có được một miếng khô cá sặc. Một trưa, ông Bí Thư công ty đi ngang (chắc ông đã để ý từ lâu nhưng hôm đó không ngăn nổi tò mò mới ngừng lại) hỏi “anh Ứng chỉ ăn có vậy thôi sao”, tôi trả lời “dạ, hàng nhà nước mua được gì thì ăn nấy thôi, chứ chú”. Ngày hôm sau tôi thấy ông từ phòng GĐ đi ra, mặt giận dữ nói với anh phó phòng KH vừa mới vào xin công ty hoàn tiền công tác “Mấy anh bây giờ đi liên hệ ở đâu cũng phải có thuốc lá ngoại vậy sao?” Ông Bí Thư nầy chắc là người có lý tưởng, không chịu nổi khi thấy cảnh một anh “học tập” về sống cơ khổ trong khi “cách mạng” đi đâu cũng “thuốc 3 số 5”. Thật tội cho ông, “một cây làm chẳng nên non”, không chừng nay mai mới ngộ chân lý “ăn như tu, ở như tù, về h(ư)u mới biết mình ngu!”

Từ ngày cách mệnh thành công thì hàng giả tràn ngập khắp nơi và tất cả nghề làm ăn cá thể đều ... lậu! Khổ nhất là khi có thân nhân bị bịnh. Dân tin tưởng vào bác sĩ “Ngụy” cho nên chỉ đến các vị bác sĩ cũ. Từ trước tới giờ chỉ có người mang một bịnh bị gọi là “lậu”, thế mà nay khi bị bịnh lại phải đi cầu cứu bác sĩ ... lậu! Một lần vào gần nửa đêm, con tôi bị nóng gần 40 độ C, tôi ẵm con chạy như điên đến gõ cửa nhà một bác sĩ năn nỉ khám bịnh và mua thuốc ... lậu! Cảnh tượng không khác gì trong phim chưởng: nửa đêm khiêng người bịnh đến gõ cửa nhà thầy Lang để cầu khẩn. Kinh hoàng nhất là khi nghèo mà bị bịnh nặng, phải gom góp bán gần như mọi thứ trong nhà để kiếm mua 1 chai nước biển giá mắc như vàng, khi mang đến bác sĩ hóa ra là ... giả. Thật khốn nạn cho kiếp người trong XHCN.

Sau khi làm cho công ty nầy được 2 năm, được phục hồi quyền công dân và có thường trú ở lại thành phố thì tôi bỏ công ty, ra ngoài đóng 1 cái tủ ngồi trên lề đường gần chợ Đa Kao để sửa đồng hồ. Làm cá thể để khi cần “đi” thì có thể nghỉ mà không phải báo cáo hay bị theo dõi.

“Nhất sĩ, nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ!” Thợ sửa đồng hồ kiếm được gấp đôi lương kỹ sư (chỉ được 73 tiền Hồ/tháng). Nghề nầy đến với tôi không định trước. Một hôm, đang đạp xe lang thang ngoài đường, thấy 1 tủ sửa đồng hồ trên lề đường, tôi ghé vô tán dóc với anh thợ rồi mua 1 cái đồng hồ “ba rọi”: vỏ Hồng Kông, ruột tân trang làm quà cho vợ. Một, hai tuần sau tôi ngỏ ý học sửa đồng hồ thì anh ta nói “nghề nầy cha truyền, con nối, tui học từ nhỏ, làm sao anh học nổi?” Tôi nói “cho anh biết nghe, bên trong cái đồng hồ chỉ là 1 đống bánh xe răng thôi, có khác là đồ nhỏ xíu, chỉ cần quen tay là làm được thôi. Cái khó là làm sao để kim chạy đến 12 giờ đêm thì lịch nhảy thêm 1 số.” Anh chàng gật gù, thấy một tên coi bộ khá thông minh, chưa tháo đồng hồ bao giờ mà nói nghe ngon quá. Để thuyết phục thêm, tôi đề nghị một chương trình: tôi sẽ trả cho anh 100 tiền Hồ, anh dạy tôi 2 tuần, sau đó tôi sẽ tự hành nghề buổi sáng, cái gì không biết sửa thì giữ đó chờ chiều anh đến sửa và chỉ cho tôi. Cái nào anh sửa thì anh lấy tiền. Thế là anh đồng ý ngay, chắc anh chàng nghĩ còn lâu tôi mới làm được. Chỉ khoảng 3 tháng sau, không những tôi sửa được mọi thứ mà còn có khách đông hơn các thợ khác ở quanh đó.

Cha mẹ đã mất, anh em đi gần hết, nhất là con thì không có tương lai, cho nên sau khi được tin các em tôi đã đến Malaysia thì tôi cũng kiếm đường. Ngay “chuyến đầu” vì tin vào một người quen mà “cạn láng” ngay lập tức. Một chiều đưa vợ con theo nó đến một căn nhà bên cạnh một con rạch ở Rạch Dừa để giao vàng cho “tổ chức”. Chúng hối “Đưa đây lẹ lên rồi ra chợ Vũng Tàu chờ ở đó”. Chờ đến 10 giờ tối thì có 1 thằng đến nói nhỏ “bể rồi, đừng đứng đây nữa, coi chừng công an!” “Trời!” Người tôi bàng hoàng, trống rỗng. Tôi không sợ công an vì biết là đã bị lừa. Bị lừa một cách quá dễ dàng, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ tôi đã đánh mất phần vàng của mẹ tôi để lại cho các em chia cho tôi!

Trong chế độ cộng sản, muốn gạt người không khó, chỉ cần la lên “công an” là mọi người chạy tứ tán, bất kể sống chết. Có lần tôi ghé xe gắn máy vô lê đường để mua xăng lậu, phải đưa tiền trước rồi con nhỏ bán xăng mới lôi 1 chai từ bao bố ra, úp vô bình xăng. Chai chưa cạn thì có tiếng hô “công an” thế là mạnh ai nấy chạy. Chạy được 1 đoạn thì xe khọt ... khẹt...! “Mẹ tổ, dầu hôi!”

Sau đó lại bị mất “lai rai” (tiền có được nhờ bán quà của anh em gởi về) trong vài chuyến và trở thành “bần cố nông” thứ thiệt cho đến khi một người bạn cùng khóa rủ đi chuyến do anh của nó tự đóng tàu để đi “bán chính thức”. Thấy thằng em tội quá, ông anh cả bàn để cho tôi đi trước và đưa cho tôi số vàng của ông để đóng cho bạn. Đến giờ chót thì tất cả các chuyến đi bán chính thức bị ngưng lại vì áp lực quốc tế nhằm chặn đứng làn sóng tị nạn mà phần lớn họ biết là do nhà nước tổ chức để vơ vét vàng của người Việt gốc Hoa.

Chờ mãi gần 2 năm thì đi được. Cũng nhờ Trời! Hôm đó tàu chuẩn bị đi nhưng tôi không hay biết gì hết. Sáng mồng 10 Tết năm Tân Dậu (14/2/1981), định đi sửa đồng hồ như mọi ngày nhưng tự nhiên người bồn chồn nên tôi đạp xe đến nhà 1 trong mấy người bạn cùng khóa và cũng đang ngóng ngày đi, thì mới hay là phải ra điểm hẹn ngay để đi!


Trên Đường Tạm Dung

Chuyến vượt biên của chúng tôi tương đối suông sẻ (ngoài 1 lần bị tàu đánh cá Thái Lan rượt đuổi nhưng chạy thoát), mất có 3 ngày là đến 1 giàn khoan dầu và được kéo vào đảo Pulau Bidong, Malaysia.

Lên đảo, vợ tôi gặp lại cậu em đã vượt biên trước đó gần 2 năm, 2 chị em mừng mừng, tủi tủi. Cậu em đưa chúng tôi về nhà, nhường cho chúng tôi 1 cái nhà nhỏ có 1 giường vừa đủ 3 người nằm và thêm 1 cái bếp nhỏ. Bữa cơm đầu tiên, cơm trắng và gà kho do cậu em và các bạn nấu cho ăn ngon vô cùng! Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy đầu bếp Tây, Tàu nào kho gà ngon như vậy!

Trên đảo cũng có nhà cầu công cộng nhưng nhớp nhúa và hôi thúi cho nên mọi người thích ra bờ biển núp sau các ghềnh đá thoải mái hơn. Dân tị nạn nhớ “bác” lắm cho nên mỗi khi đi tìm cái khoái thứ tư thì họ bảo là đi “thăm bác!”

Biển mặn! Gió quyện mùi muối lẫn mùi hôi bốc từ các ghềnh đá dường như không làm bận lòng người tị nạn. Dù không được tinh khiết cho lắm nhưng hương Tự Do lại tuyệt diệu hơn cả “hương đồng, gió nội” ở “thiên đường cộng sản”. Đứng trên mỏm đá nhìn ra biển, mặc cho ưu tư chưa biết sẽ được quốc gia nào đón nhận, tôi thấy lòng vô cùng thanh thản, một sự thanh thản không vương chút sợ hãi đã bị cướp mất trong gần 6 năm sống trong lọc lừa dối trá. Càng nghĩ tôi càng xót xa cho những chữ “không gì quý hơn độc lập tự do” quỷ quyệt đang ra rả mỗi ngày trên quê hương tôi.

Ngay sau khi ổn định “nơi ăn chốn ở”, tôi tình nguyện đi dạy ... Anh văn do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tổ chức. Mục đích của Cao Ủy là dạy cho dân biết chữ nào hay chữ đó trước khi lên đường định cư. Thầy giáo chỉ cần biết hơn những người chưa biết chữ nào là được nhận hết, sau khi được huấn luyện cấp tốc dăm ba ngày. “Thằng Chột dẫn thằng Mù” là thế, giúp nhau tiến tới 1 tương lai sáng lạn trước mặt! Bấy giờ mới thấy tội cho dân mình, lâu ngày không được học, nay khỏi phải kiếm cơm mà lại được học cho nên học rất là chăm chỉ; vả lại, đến xứ người chắc là người ta không biết tiếng Việt đâu, nên càng ráng học, biết đâu thêm 1 chữ là đỡ mỏi tay 1 chút!

Nhờ đi dạy mà quen được các tình nguyện viên của Cao Ủy. tôi nhờ một cô người Mỹ mua cho một ít dụng cụ để mở lớp dạy sửa đồng hồ. Vì nghe nói nghề nầy ở các nước khác cũng kiếm ăn được cho nên tôi muốn chỉ cho người khác có một nghề để may ra họ kiếm được một việc làm khi đến xứ người. Người khách đầu tiên của tôi là cô Mỹ đó. Cô rất lấy làm thích thú khi thấy cái đồng hồ để bàn của cô chạy lại được và chạy đúng giờ.

Thật là may mắn, chúng tôi lên đảo vừa đúng lúc Mỹ thay đổi chính sách nhận người tị nạn. Cựu quân nhân và công chức VNCH được trở thành ưu tiên 1 cho nên chỉ trong vòng 4 tháng là chúng tôi được rời đảo về trại Sungai Besi ở Kuala Lumpur. Ở đó chúng tôi được học các tập quán của những xứ sắp đến để khỏi bị “va chạm văn hóa”, thí dụ như “dù có thích người bảo trợ cách mấy thì cũng đừng rủ nằm chung giường để trò chuyện cho vui, như bà con ta thường làm với bạn bè ở VN”. Khoảng 1 tháng sau, chúng tôi được đi Mỹ do anh em tôi bảo trợ!


Quê Người

Rời Kuala Lumpur, máy bay ghé Hong Kong nghỉ qua đêm (chắc để bốc thêm người tị nạn). Hôm sau đến Tokyo đổi máy bay và thẳng hướng về Mỹ. Trong lúc chờ máy bay ở Tokyo, một người đẩy xe nước cam mời gọi nhưng dân tị nạn chỉ dòm ngó thòm thèm rồi lắc đầu; đến khi nghe ông ta nói “free” thì “hàng ngàn cánh tay giơ lên” (kết quả của lớp Anh văn ở đảo) và vèo một cái, xe nước cam sạch trơn! Ông ta cười và đẩy xe đi. Ôi! Nụ cười của 1 người hoàn toàn xa lạ sao mà dễ thương như thế!

Ngày 21 tháng 7 năm 1981 máy bay đáp xuống Seattle, Washington rồi từ đó mọi người được đổi máy bay để về với người bảo trợ của mình. Nhân viên của Hội Thiện Nguyện USCC đã chờ sẵn tại phi trường Seattle, một ông Mỹ đến gần chúng tôi (cả nhà đều mang dép) và lấy ra 1 đối vớ trắng tinh mang cho con tôi làm vợ chồng tôi lại thêm một lần ngạc nhiên vì cách đối xử của một người dị chủng không hề quen biết!

Đổi máy bay đi Portland, Oregon. Vừa vào phi trường thì thấy tất cả anh em, chị em dâu, và các cháu đang chờ chúng tôi, trừ đứa em kế đang thực tập bác sĩ tại Louisiana. Tay bắt mặt mừng, khi thấy vợ tôi chỉ cầm 1 cái túi nhỏ, anh em hỏi còn gì nữa không để đi lấy, tôi nói “dạ, chỉ có vậy thôi!” Quây quần chụp hình xong, mọi người ríu rít kéo nhau ra xe và về Beaverton nơi anh em tôi ở.

Mấy ngày đầu, anh em tụ lại nói chuyện thâu đêm. Suốt một tuần, được anh chị em dẫn đi xin thẻ an sinh xã hội và trợ cấp xã hội, đi chơi khắp nơi làm quen với thành phố mới, và shopping. Cảm động nhất là ông anh kế tôi đã mua sẵn cái đồng hồ Sony điện tử có mấy hàng nút máy tính nhỏ xíu để chờ tôi qua (tôi vẫn còn giữ). Nhờ anh em mà chúng tôi đã hội nhập cuộc sống mới dễ dàng hơn nhiều người khác, nhất là không thiếu thức ăn VN. Ông anh kế tôi kể lại hồi ông mới dọn đến Portland, người Việt rất ít, chợ VN chưa có, nước mắm cũng không. Khi đi San Francisco ông mang về 1 chai nước mắm, bạn bè xúm lại mỗi người húp 1 muỗng, đã ơi là đã!

Sau đó, tôi quá giang anh tôi đi Community College vừa để học ESL vừa để ôn lại các môn kỹ thuật căn bản. Được hơn 1 năm thì anh em tôi dọn đi các tiểu bang khác tìm cơ hội mới. Em út của tôi bắt được job kỹ sư, là người cuối cùng dọn đi Colorado, đã cho chúng tôi chiếc Ford Maverick mới có 7 năm làm phương tiện di chuyển.
Học được 2 semesters thì tôi đi kiếm việc làm. Công việc đầu tiên là làm assembler cho 1 hãng điện tử ở Beaverton. Mỗi tuần 62 tiếng, làm bù đầu nhưng vui vì bắt đầu có tiền để dành, và có thêm cô bé thứ 2 ra đời chào mừng bố mẹ và chị!

Mặc dù đang được trợ cấp xã hội nhưng tôi muốn đi làm, dù việc làm thấp, để vừa tự nuôi gia đình vừa thực tập tiếng Anh. Nhờ người em út của tôi mà tôi tin rằng muốn bắt được job kỹ sư thì cần chứng tỏ mình có kinh nghiệm và khả năng Anh văn, chứ các công ty không phân biệt bằng cấp Mỹ hay VN. Do đó, thay vì trở lại trường để lấy bằng Mỹ thì tôi vừa đi làm vừa tự học ôn các môn kỹ thuật để thi lấy Professional Engineer License (PE). Một trong những điều kiện để được cấp PE là phải đậu 2 kỳ thi. Nghe nói tới thi thì tôi phát lãnh, nhưng nghĩ tới cái nợ tiền học 20 ngàn (chưa kể tiền ăn ở) đành phải hạ quyết tâm. Quyết tâm càng cao khi nghe văng vẳng tiếng hát vừa hăm dọa vừa dụ dỗ “anh chưa thi đỗ, thì chưa, thì chưa ... động … phòng!

Làm assembler được vài tháng thì bị laid-off vì hãng ít việc. Được em tôi cho biết ở Colorado có nhiều việc hơn cho nên chúng tôi dọn đi ngay. Colorado: xứ lạnh tình nồng! Vợ tôi làm ca ngày, chiều về vừa coi con vừa nấu cơm; trong khi tôi đi làm đến hơn nửa đêm mới về, ngủ vài tiếng, thức dậy vừa trông con vừa học bài. Cuối tuần 2 gia đình anh em chúng tôi đi chơi với nhau. Nghèo mà vui, như người em kế của tôi có lần đã nói.

Một năm sau tôi đậu được Phần 1. Trong khi tiếp tục học thi Phần 2 thì tôi gởi gần 100 resumes đi kiếm việc. Cuối cùng được gọi đi phỏng vấn và nhận job Designer cho một công ty chế tạo máy móc để tách khí đốt và nước ra khỏi dầu thô. Nhờ công việc nầy mà tôi học thêm được kinh nghiệm kỹ thuật và cách làm việc rất có ích để đi kiếm việc làm cao hơn sau nầy.

Vừa làm designer vừa tiếp tục kiếm việc kỹ sư. Nhờ em tôi giúp mà tôi được Ball Aerospace gọi phỏng vấn, và cũng nhờ đã gặp nhau trước cho nên tôi không khớp lắm khi gặp ông Manager. Sau khi quay tôi về các kinh nghiệm tôi đã làm được, ông Manager nói với tôi “Em của anh cứ thúc tôi mướn anh, tôi hỏi hắn tại sao, hắn nói là vì anh đã dạy nó Kỹ Nghệ Họa!” Ôi, 3 chữ Kỹ Nghệ Họa dễ thương làm sao!

Ông ta cũng hỏi tôi tại sao tôi không trở lại trường. Tôi trả lời:

- “Vì tôi thấy chuyện bằng cấp lấy ở đâu không quan trọng bằng kinh nghiệm và ngôn ngữ; cho nên tôi đã bỏ trợ cấp xã hội (có điểm lắm vì người Mỹ không ưa “ăn welfare”) mà đi làm ngay để tập nói tiếng Anh”

- “Cũng chưa chắc đúng ...” Ông ta nói và kể cho tôi nghe chuyện một Luật Sư bảo trợ một thanh niên từ Đông Âu, anh nầy đi làm thợ in ngay khi đặt chân đến Mỹ. Một tháng sau, ông Luật Sư mở tiệc để giới thiệu anh thợ in với các bạn của ông ta. Theo thói quen, một bà bạn luật sư hỏi thăm anh thợ:

- “Anh thấy nước Mỹ ra sao, anh có thích không?”

- Anh thợ trả lời “Oh, ít’s f__k’n good!!!”

Thế là anh thợ được phép ... trở vô bếp cho đến khi tiệc tàn!

Hai tuần sau, cũng vào một ngày tháng 4 nhưng là năm 1984, sau gần 3 năm cố gắng không ngừng tôi nhận được job kỹ sư. Vài tháng sau được PE License và năm sau nữa được quốc tịch Hoa Kỳ. Đời đẹp như mơ! Khi người Công Dân Mới được giới thiệu với mọi người trong một buổi họp của Division, tôi bồi hồi xúc động chứ không như lúc được phục hồi quyền công dân XHCN.

Bốn năm sau với kinh nghiệm nhiều hơn, tôi bắt được job khác dọn về Arizona làm cho Honeywell Space Systems. Hai cô bé con vẫn chăm chỉ học hành và đều tốt nghiệp đại học. Vợ chồng, con cái sống bình đẳng với mọi người và có công ăn việc làm xứng đáng với khả năng mà không cần cái “đạo đức cách mạng” của cộng sản.

Cũng như chúng tôi, đại đa số người tị nạn và con em của họ đều thành công, không bị xã hội trù dập vì lý lịch 3 đời. Đểu nhất là cộng sản thường hù dân ở bên nhà rằng dân tị nạn bị kỳ thị. Không biết có bao giờ dân ta tự hỏi nếu bị kỳ thị thì tại sao dân tị nạn lại thành công, không những nuôi sống được gia đình mà còn dư dả gởi về giúp đỡ họ hàng? Chắc là có, cho nên ngay đến ngày nay dân Việt vẫn còn tìm mọi cách để thoát khỏi cái “thiên đường” mà một cựu đảng viên cộng sản gọi là "thiên đưòng mù"!

****

Sau hơn 3 thập niên, đảng cộng sản đã làm được gì cho người dân? Chắc chắn là họ đã “thắng lợi vẻ vang” trong sự nghiệp chia rẽ dân tộc, gây nghi ngờ giữa mọi người làm cho không ai tin ai vì sợ đảng trả thù, sợ đến nỗi chỉ dám “chống” khi gần chết, chỉ dám nói ra khi tuổi về chiều như trong “Hồi Ký của Một Thằng Hèn” của Tô Hải.

Oan nghiệt cho các tầng lớp dân chúng trước đây được khoác cho chiếc áo giai cấp “công, nông” nay vẫn hoàn nghèo, thậm chí có người phải “màn trời, chiếu đất” ra ở tại các công viên thành phố để lạy lục cán bộ trả đất, trả nhà! Tội nghiệp cho dân tôi, bị bịt mũi bóp cổ nghẹt thở gần chết, khi được nới lỏng ra một chút thì bị loạn trí cám ơn đảng đã “đổi mới” cho tự do!

Mỉa mai nhất là đảng lại làm gấp trăm ngàn lần những điều mà trước đây họ đã nguyền rủa lên án các chế độ Phong Kiến, Thực Dân Pháp, Đế Quốc Mỹ, và “Ngụy” như là cắt đất dâng cho ngoại bang, xây dựng kinh tế phồn vinh giả tạo, bán rẻ tài nguyên, và nhất là nạn tham quan, ô lại coi dân như nô lệ.

Ba mươi sáu năm sau ngồi nghĩ lại, tôi rất vui sướng đã cùng vợ con ra đi, không dùng dằng như những ngày cuối Tháng Tư năm đó.


dacung CN13
Tháng Tư, 2011



Chú thích:

(1)      Cộng sản gọi Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam từ 1954-1975) là Ngụy.
(2)      Captain: Quân đội miền Nam gọi là Đại Úy, còn miền Bắc gọi là Thượng Úy.


Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Reply #41 - 12. Apr 2012 , 14:02
 
Ngày 30 tháng 4

Nguyễn Thụy Long

Lại sắp đến ngày 30 tháng Tư, trên đất nước tôi nhà cầm quyền phát động ì xèo kỷ niệm ngày “chiến thắng vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.” Từ cả tháng trước, ngày nào người ta cũng nhắc đến chiến thắng ấy của dân tộc, phỏng vấn những tướng lãnh chỉ huy trận đánh về chiến lược, chiến thuật, những chiến sĩ anh hùng, tất cả đều được đưa lên báo đài, cả những trang web bay đi khắp thế giới. Buổi sáng tôi dậy sớm nghe đài nước ngoài, chương trình Việt ngữ, nhưng bị phá sóng nhiều quá, nghe câu được câu không. Cũng ngày ấy cộng đồng người Việt trên khắp thế giới làm kỷ niệm, nhưng gọi bằng nhiều cách khác nhau, Ngày Quốc Hận, Tháng 4 Đen hay gì đó còn tùy.

Cũng ở trên đài Á Châu Tự Do tôi nghe cuộc phỏng vấn một đạo diễn trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, làm một cuốn phim về ngày bại trận 30 tháng Tư lấy tên là ngày giỗ. Anh và các bạn anh thiếu thốn rất nhiều tư liệu về ngày hôm ấy, nhưng chắp vá và lấy kỷ niệm của những người lớn chứng kiến vào thời ấy rồi cũng xong. Bởi tại ngày anh ra đi, rời Việt Nam anh còn quá trẻ, tuổi đâu khoảng 13 hay 14 chi đó, nhất là anh không có kinh nghiệm tham gia vào cuộc bại trận ấy.

Người đạo diễn thanh niên này còn có tham vọng làm cuốn phim khác nữa sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà xụp đổ, về những trại tù khổ sai mà người ta gọi là trại cải tạo. Tôi hy vọng anh ta và nhóm của anh có tâm huyết thì cũng xong, có thể thành công. Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua có rất nhiều tư liệu quý giá, tôi đã dược xem một cuốn phim do Mỹ sản xuất lấy tên là Trời và Đất. Cuốn phim đã nói lên được thân phận Việt Nam giữa các thế lực, thân phận con người Việt Nam đáng thương.

Tôi là một người Việt Nam, sống và lớn lên, trưởng thành trong thời buổi ấy, thời buổi đau thương nhất của đất nước, nay lại sống suốt 29 năm trong chế độ, sắp sửa 30 năm, chưa một lần bị ngắt quãng, vì không ra nước ngoài, hay đi đâu xa khỏi Việt Nam. Tôi là dân bại trận ở lại Việt Nam. Tôi không có gì ca tụng về ngày 30 tháng Tư ấy, nhiều đau thương hơn thì có, gia đình tôi ly tán cũng vào ngày ấy. Đàn anh của tôi nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo SỐNG bị giết chết vì đạn pháo kích lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, trên chiếc tầu di tản mới chạy thoát ra được đến cửa biển Cần Giờ.

Hàng năm tôi chúng tôi làm giỗ anh Chu Tử vào ngày đó, sau này không biết vì lý do gì, đổi sang ngày âm lịch là ngày 19 tháng ba (trùng với ngày 30-4-1975). Có phải vì người ta đang ồn ào làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà mình lại làm giỗ, than khóc và tưởng nhớ đến người đã chết là chướng quá không, vì vậy gia đình ông Chu Tử mới đổi ngày giỗ cho yên. Tôi cũng không bỏ một buổi giỗ nào của ông Chu Tử, dù có đổi ngày, nhưng dù làm vào ngày nào anh em chúng tôi ngồi với nhau, nhắc lại và nói về những kỷ niệm là ngày 30 tháng Tư năm 1975, gia chủ tổ chức giỗ ông Chu Tử cũng không có ý kiến gì, buổi giỗ ấy anh em chúng tôi tự do hoàn toàn. Những buổi giỗ ông Chu Tử sau này vắng bóng dần những người anh em thân thiết của ông, người thì ốm đau bệnh hoạn đi không nổi, người thì đã “dạo chơi tiên cảnh” khỏi “cõi tạm” đầy đau thương này. Như Tú Kếu, như nhà văn Mặc Thu, như ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, vì ông mới qua đời.

Nhà báo Phan Nghị ở buổi giỗ nào còn oang oang kể lại kỷ niệm với chủ nhiệm Chu Tử, nay cũng đã vắng bóng anh. Một đàn em thân thiết như Đông con tuổi còn rất trẻ cũng không còn nữa. Nhưng buổi giỗ vẫn đông đảo, tôi thấy có những anh em từ nước ngoài trở về, những Việt kiều đó ra đi do vượt biên hay diện HO, những điện thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về cho gia đình con cái ông Chu Tử để tưởng nhớ ông.

Tôi đã qua 29 lần kỷ niệm vể ngày 30 tháng Tư trên đất nước “Xã Hội Chủ Nghĩa VN,” kể ra thêm mệt nhưng không thể không kể. Tôi kiêu hãnh nói rằng tôi là một trong những nhân chứng lịch sử, tôi vừa là nhà văn nhà báo, nói có nhận xét, dù rằng cái nhận xét của riêng mình, nhưng đúng về mặt người cầm bút thì phải công bằng và chính xác, tôi phục vụ cho nghề nghiệp và lý tưởng của nhà văn nhà báo chân chính, không phục vụ hoặc làm bồi bút cho tổ chức hay đảng phái nào đó.

Đối với tôi thì ngày 30 tháng Tư nào tôi cũng buồn, một người Việt Nam đang sống trên quê hương mình, tôi tự hỏi, được chứng kiến những giây phút lịch sử trọng đại, đất nước Việt Nam thống nhất quang vinh như thế mà buồn sao?

Sau đợt lùa những sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà bại trận đi học tập cải tạo, đến lượt văn nghệ sĩ chế độ cũ, và các vị chức sắc tôn giáo vào những trại tập trung dài dài từ Bắc chí Nam. Các ông cai ngục, cai tù được gọi là quản giáo, cán bộ dậy bảo, giáo dục cho các phạm nhân lầm đường lạc lối hiểu biết đường lối của đảng, của cách mạng, và không ai có án rõ ràng, khi được tha về phạm nhân được phát cho cái giấy ra trại. Đọc qua giấy này họ mới té ngửa ra, lúc ấy mới biết tội danh của mình và thời gian học tập cải tạo là bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng có khi còn bị ăn gian. Còn người ở lại được nhà trại nói lấp lửng chừng nào “học tập tốt” thì về. Có người phải ở trong tù vài chục năm vì bị nhà nước cho rằng họ chưa được tốt. Tôi không hiểu người ta dựa vào tiêu chuẩn nào gọi là tốt và xấu để giam giữ người vài chục năm như vậy, với lời kết án thật mơ hồ.

Tôi bị bắt nóng ngoài đường, không bị liệt vào hàng ngũ văn nghệ sĩ phải học tập cải tạo, mà với một tội danh khác, tổ chức phản động, một tội rất dễ chết. Khốn nạn cho cái thân tôi, thời chế độ cũ đi lính binh nhì không xong, mà nay lại là người tổ chức chỉ huy một trung đoàn, có tên trung đoàn Quyết Thắng trong hồ sơ phản động của tôi. Tôi bị tra tấn, bị đánh và những người tra tấn tôi ngày nào cũng bắt tôi phải khai ra cái trung đoàn Quyết Thắng này ở đâu! Vì bỗng nhiên mình lại mang một tội danh “oai” như thế, một trung đoàn trưởng, nên tôi cũng phải phì cười ra nước mắt sau những trận đòn tra tấn thừa chết thiếu sống.

Tôi cũng không biết người ta phong cho tôi, chức gì, cấp bậc nào, tướng hay tá trong trung đoàn mà tôi bị đứng vào hàng “chủ xị.” Một trung đoàn không có quân số, không doanh trại, không có cả chiến khu kháng chiến. Bản lấy cung của tôi bị bỏ dở dang, không có tôi ký tên nhận tội. May quá thế là tôi thoát chết, tôi đã thấy nhiều người bị chết, bị mang ra xử bắn vì những tội danh bá vơ ấy. Tôi nói với bạn bè đồng tù:

- Dù tao có là thằng nhà văn nhà báo ngu dốt cũng không bao giờ đặt cái tên trung đoàn Quyết Thắng cho tổ chức quân sự của tao, vừa quê vừa thối. Ai cũng biết các khẩu hiệu quyết thắng, quyết chiến, quyết tử, quyết sinh là sản phẩm của các anh Việt Minh, các anh đã xài mòn teo ra rồi, từ thời kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp kia, rồi đến thời chống Mỹ cứu nước xài lại, nay không biết dùng làm gì nữa thì gán đại cho tao. Tao biết ngay các anh độc lắm, lại một trò chụp mũ buộc tội cho người khác để mang ra xử theo luật rừng.

Tôi lênh đênh qua nhiều nhà giam ở thành phố, rồi mới bị đưa lên trại học tập trên rừng, an tâm học tập cải tạo ở nơi đó, bao giờ học tập tốt thì được về xum họp với gia đình. Nhà nước, nhà cầm quyền nói như thế. Chúng tôi ngắc ngoải sống trong lao động khổ sai, nhiều anh em kiệt lực gục xuống bỏ xác trong các trại tù. Thân phận chúng tôi như những nô lệ trong phim Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành hay những nô lệ xây Kim Tự Tháp Ai Cập.

Nhiều lần lao động cuốc đất trúng mìn ngoài bãi lao động, mìn nổ thương vong vô khối người, nhưng được giải thích là mìn đó là của Mỹ Ngụy gài lại để giết nhân dân. Bây giờ chúng tôi có chết có thương vong thì cũng chỉ là “gậy ông đập lưng ông” thôi. Chúng tôi nhiều lần đề nghị với ban quản giáo xin được tự gỡ mìn để khỏi gây hại cho phạm nhân, nhưng được lãnh đạo trại “nhân đạo” từ chối, vì sợ mất thì giờ lao động sản xuất kiếm ra của cải cho đất nước chúng ta còn nghèo. Đồi nghĩa địa tù chật kín những mồ hoang của anh em chúng tôi. Sáng đi lao động, chiều về nhìn mặt trời gác bóng trên sườn núi Chứa Chan mới biết mình còn sống, mong sớm có ngày ra xum họp với gia đình.

Tôi không nhớ rõ là mình ăn đến mấy cái ngày kỷ niệm 30 tháng Tư trong trại cải tạo, vì từng bị bắt lên bắt xuống, như bắt cóc bỏ đĩa, tha rồi lại bị bắt lại. Ngoài cái tội phản động, tôi còn tội phản quốc bỏ quê hương mà trốn đi, tức là tội vượt biên mà không thoát. Phải chi ngày đó tôi trốn thoát, thì bây giờ được nhà nước ưu ái gọi là Việt kiều khúc ruột ngàn dặm được phép trở về thăm quê hương, được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Mấy anh Việt cộng từng đánh đấm bỏ tù, từng kết tội tôi là Việt gian sẽ ngọt ngào khuyên tôi nên hòa hợp hòa giải, quên đi chuyện cũ, đóng góp tất cả những gì tôi đang có để giúp cho đất nước quê hương Việt Nam mà các anh đang cai trị. Tôi đã thấy những cuộc tiếp đón long trọng, những Việt kiều trở về thăm quê hương được diện kiến những lãnh đạo trong nước và họ được huy chương, và được ca tụng vì những đóng góp của họ đã được truyền thanh truyền hình đi khắp mọi nơi. Họ thành người yêu nước, có ẩn chứa ý yêu và ủng hộ đảng CS cầm quyền.

Trong trại học tập, ngày 30 tháng Tư mỗi năm được tổ chức xôm tụ lắm, mà anh em chúng tôi gọi là ngày “đứt phim.” Từ ba giờ sáng một số trại viên có tay nghề trong việc nấu nướng đã được điều lên nhà bếp để thọc tiết heo mổ bò làm đồ ăn, thổi cả cơm nữa, hương cơm phảng phất khắp trại làm các trại viên chúng tôi tỉnh cả ngủ, dù là hương gạo mốc, không phải gạo Nàng Hương chợ Đào. Những hương vị âm thanh hấp dẫn đó làm chúng tôi trở nên háo hức, vì chúng tôi là những kẻ thường xuyên ăn đói mặc rách, cả năm chỉ ăn khoai ăn sắn có biết cơm thịt là gì đâu, sức lao động bị vắt kiệt từng ngày, nay có cơm thì mừng quá. Bao nhiêu năm qua chúng tôi sống trong một miền Nam trù phú lúa thóc không bao giờ thiếu, người nông dân chỉ trồng một mùa cũng ăn được cả năm. Mà nay phải thèm và nhớ cơm, tưởng tượng cũng không ra được bát cơm nó thế nào? Tôi nói có quá không? Nhưng sự thật là vậy.

Ngày hôm ấy chúng tôi được nghỉ lao động và sang ngày hôm sau là ngày quốc tế lao động 1-5, vị chi là hai ngày được ăn được chơi trong vòng rào giây thép gai. Chúng tôi được nghe chính trị viên của ban quản giáo giảng giải cho nghe ngày chiến thắng 30 tháng Tư. Nhưng chỉ là chuyện nước đổ đầu vịt, chúng tôi chỉ nghĩ đến kỷ niệm cũ của chúng tôi vào ngày ấy. Buổi trưa cả ngàn người tù chúng tôi - mỗi người được ăn một chén cơm, một miếng thịt heo hay thịt bò chi đó bằng ngón tay, chan tí nước xốt cho mặn miệng. Lòng lợn - tiết canh - thịt ngon miếng nạc mang lên nhà khung cho ban giám hiệu và thủ trưởng đơn vị xơi, uống rượu hút thuốc. Lòng nhân đạo của đảng vô biên, không thể nói hết được.

Về phía các cải tạo viên chúng tôi thì sao, cũng chia ra mấy phe trong cuộc ăn uống ấy, không phải tranh nhau ăn, mà cách ăn uống cũng khác lạ. Có phe còn nặng lòng với chế độ cũ mà anh đã phục vụ, nay trở thành bại tướng trong ngày 30 tháng Tư, nhất định không ăn đồ ăn của “kẻ thù” ban phát mà ăn gì đó với muối. Phe thứ hai lấy đồ thăm nuôi của mình ra mời anh em ăn sạch. Phe thứ ba ăn ráo những gì được ban phát với lý luận: “Ta ăn thứ này là của ta làm ra, chẳng ăn chực thằng nào hết, gạo này chính ta làm ta cấy cầy, thịt này cũng chính chúng ta chăn nuôi, không ăn là dại. Ăn bám, ăn trên xương máu chúng ta là những thằng cai tù chứ không phải chúng ta. Lý luận nào cũng đúng cả, không ai đụng chạm tới ai.

Anh chán đời ngồi quay mặt vào tường “diện bích” hết ngày 30 tháng Tư là chuyện của anh. Tự do của mỗi cá nhân được tôn trọng tuyệt đối, nên cuộc ăn uống ấy cũng diễn ra êm thắm, không phải tinh thần xôi thịt mổ cãi nhau như mổ bò ở các đình làng nhà quê. Dù sao tôi cũng nể phục các anh cải tạo chịu ăn cơm muối lắm, các anh còn có liêm sỉ và sĩ khí của một chiến sĩ, tôi không thể đánh giá thái độ ấy là sai hay đúng.

Tôi lại nghĩ đến những anh hùng trong sử sách, đến một Hoàng Diệu, tuẫn tiết theo thành Thăng Long khi quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất. Một Nguyễn Tri Phương không chịu cho kẻ thù buộc vết thương khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai. Một Võ Tánh chất củi tự thiêu khi bại trận. Một Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc.

Trong đời làm báo của mình, trong trận chiến cuối cùng ngày 30 tháng Tư, tôi đã thấy những người lính Nhẩy Dù trại Hoàng Hoa Thám ở ngã tư Bảy Hiền ôm nhau cho nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau, sau khi có lệnh đầu hàng vô điều kiện của tướng Dương Văn Minh. Và sau đó nhiều tướng tá của chế độ Cộng Hoà ở miền Nam tự sát khi nghe lệnh đầu hàng của “tổng thống” tạm quyền.

Tôi chắc chắn rằng sử sách có ghi lại, dù rằng chế độ ấy thua trận và bị bôi nhọ suốt bao nhiêu năm trời, bị vu cáo là có bao nhiêu tội lỗi với “nhân dân.” Chính sử không thuần ở trong tay kẻ chiến thắng, mà ở trong lòng mọi người trên đất nước này, không thể bóp méo, không thể như cục đất sét muốn nặn hình gì theo ý họ. Còn những thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bại trận ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì sao? Tôi đã thấy họ bị đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà chiều ngày 30 tháng Tư lịch sử ấy. Anh mù cõng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Họ đi hàng hàng lớp lớp suốt một quãng đường dài, đau thương lắm, tiếc rằng không một phóng viên nhiếp ảnh nước ngoài nào chụp được một tấm hình. Cái máy hình của tôi chụp được mấy tấm thì bị đập bể tan nát, suýt nữa thì tôi nguy hiểm đến tính mạng vì những kẻ trở cờ theo đóm ăn tàn, hoặc những tên lưu manh mà xã hội nào cũng có, mà hồi ấy chúng tôi gọi cái đám ấy là cách mạng 30, nghĩa là mới gia nhập cách mạng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Họ đang khao khát lập công để tìm cho mình một chỗ đứng, hoặc được một tí ân huệ bố thí.

Tôi đã trải qua hai mươi chín cái ngày 30 tháng Tư, chỉ còn ít ngày nữa thì tròn 30 cái ngày kỷ niệm. Sao trong đầu tôi lẩn quẩn hoài về những kỷ niệm đau thương ấy. Những người thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bi đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà. Họ đi về đâu? Mắt tôi nhìn thấy có những người thương binh kiệt lực, kiệt sức ngã ngay trên đường đi, trên lối cổng ra vào quân y viện và tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt uất hờn còn đọng trên đôi mắt của những người thương binh này. Trong ngàn vạn con người ấy trên đất nước VNCH thế nào không có kẻ sống sót, tôi cũng đã thấy anh mù dắt anh què hát rong ngoài đường, xin đồng tiền bố thí của đồng bào. Họ bị quên lãng đã ba chục năm nay, nên có sự công bằng cho người chết thì cũng nên lo cho người còn sống, họ cũng đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến nồi da xáo thịt này. Người ta đang nói tới chuyện phục hồi Nghĩa Trang Quân Đội ở trên Biên Hòa.

Không biết chuyện này rồi sẽ đi đến đâu. Tôi là người sống ở Sài Gòn đã gần 30 năm, nghe tin ấy tôi đã mong muốn được thăm nghĩa trang quân đội xưa vì có người thân đã chôn xác ở đó. Nhưng theo tôi biết đâu phải ai cũng được tự do ra vào để tưởng niệm người đã chết, ý nguyện của tôi không được chấp nhận. Người ta nói phục hồi nghĩa trang quân đội chế độ cũ, phục hồi thế nào tôi không biết, tôi thắc mắc trong việc làm ấy họ có phục hồi pho tượng Tiếc Thương bị giật đổ trước cổng nghĩa trang quân đội từ ba chục năm trước không. Sau 30-4-1975 hàng loạt tượng đài bị giật xập, và nay nghĩa trang sẽ để tên gì cho phải đạo làm người, mồ mả còn không. Tôi nghe mất mát cũng nhiều lắm, nếu còn thì là những nấm mồ hoang, kẻ nằm dưới đất kia là kẻ có tội, không ai được quyến thăm viếng vì thăm viếng là bị “văng miểng.” Tôi chỉ mong muốn được đến đấy, thắp lên một nén nhang tưởng niệm, dù mồ mả của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà có còn hay đã mất. Tôi cho chuyện làm ấy hay lời hứa hẹn ấy là phiêu, chẳng có gì xất cả.

Tại tiệm phở Hòa, một tiệm phở nổi tiếng cuối đường Pasteur trong thành phố Sài Gòn, tôi thường gặp một anh bán báo, cụt cả hai tay, hai tay cụt đó được ráp hai tay sắt inox có kẹp, thao tác rất gọn ghẽ, anh kẹp những tờ báo đưa cho khách hàng hoặc nhận tiền, thối lại tiền bán báo. Không biết anh bán báo ở đó đã bao nhiêu năm.

Một hôm anh mời tôi mua báo. Tôi lấy tiền ra biếu anh, vỉ sáng nay tôi đã mua báo ở sạp báo gần nhà. Anh ta nhìn tôi khẽ lắc đầu:

- Không, cám ơn ông tôi không thể nhận được.

- Vậy tôi mua báo. Tôi hỏi anh.

- Vâng ông chọn tờ nào?

Tôi chọn đại một tờ trong xấp báo mà anh ta ôm trên người, tôi đưa tiền cho anh ta, nói:

- Thôi anh khỏi phải thối lại.

- Vâng cám ơn ông.

Tôi nhìn kỹ anh ta hơn, tôi hỏi thăm về hai tay anh. Anh ta nói:

- Tôi không bị tai nạn mà là thương binh chế độ Cộng Hoà

- Anh thuộc binh chủng nào hồi trước? Tôi hỏi tiếp.

Anh ta không trả lời về binh chủng của anh chỉ nói:

- Hồi đó tôi bị thương cụt cả hai tay ở mặt trận Bình Long, chính quyền cũ làm cho tôi hai cánh tay này và tập cho tôi cách xử dụng. Gần ba chục năm nay tôi đi bán báo để sinh sống.

Vì lý do gì đó anh không nhắc tên binh chủng của mình. Nhưng khi tôi nói tên của vị tướng chỉ huy mặt trận, mắt anh ngời sáng. Tôi không ngờ đã mấy chục năm qua anh không quên và dành cho cấp chỉ huy mình sự tôn kính chân thành. Tôi ngưỡng mộ anh là người dũng cảm, liêm sỉ từ tư cách đến việc phải kiếm sống, làm một con người. Đó là điều hiếm có, ít có ai sống trong đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa dám biểu lộ cái tinh thần quật cường ấy. Có ngài Việt kiều ngày xưa từng giữ những chức vụ quan trọng, từng là “cựu” này “cựu” kia, ngày “đứt phim” chạy có cờ, bỏ đồng đội bỏ của chạy lấy người, nay về thăm quê hương phát biểu linh tinh chả ra cái giống ôn gì, so ra tư cách của ngài với anh chàng thương binh này, cách xa một trời một vực, thật là quá chán. Tôi nói với anh:

- Anh rất can đảm, tôi ngưỡng mộ anh.

- Có gì đâu, tôi còn thua ông tướng chỉ huy chúng tôi. Anh cười nhũn nhặn.

Tôi nghĩ đến tướng Lê Văn Hưng, tướng tử thủ ở Bình Long Anh Dũng, người không trốn chạy mà tự sát như một số tướng lãnh khác của chế độ Cộng Hoà ngày 30 tháng Tư, sau khi “tổng thống” Dương Văn Minh đầu hàng vô đìều kiện.

Báo đài ngày nào cũng có bài ca tụng về ngày lịch sử 30 tháng Tư, ngày chiến thắng vĩ đại của dân tộc, ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Đoàn quân chiến thắng kéo quân vào thành phố được sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân thành phố, cùng nổi dậy với cách mạng, bao nhiêu người ra phất cờ chào đón đoàn quân. Một hoạt cảnh mà tôi, một phóng viên chiến trường đã hết thời, ghi nhận được đúng ngày hôm đó:

Cuộc bại trận nhanh quá, nhanh đến độ dân Sài Gòn phải ngỡ ngàng. Kẻ nào không chạy thoát theo những chuyến di tản thì đổ ra đường xem đoàn quân chiến thắng đi dép, đội mũ cối hay mũ tai bèo vào thành phố. Có những xác người dân hoặc lính chế độ cũ chưa được thu nhặt còn sót ở những góc đường, trên những quân trang quân dụng ném đầy trên đường đi, cả vũ khí nữa chưa kịp thu nhặt.

Những con người đang đứng ngơ ngác ngỡ ngàng ở đó, bị nhét vào tay những lá cờ giấy, và anh “cách mạng" đeo súng mang băng tay đỏ mặt gườm gườm những kẻ không nhiệt tình vẫy cờ chào đón các anh bộ đội cụ hồ tiến vào thành phố. Tôi thấy một người đàn ông cũng bị nhét vào tay một lá cờ, một anh mang băng đỏ đeo súng ra huých vào sườn người đàn ông đó một cái. Ông ta có lẽ hiểu ý liền nhẩy chồm lên phất cờ lia lịa, mồm la hoan hô liên tục. Thế cũng là quá đủ, tôi lủi vào đám đông kiếm đường chạy về nhà. Ngoài kia những dòng người dầy đặc dần trên đường, có người đang tìm kiếm người thân, người tung hô những khẩu hiệu chiến thắng, người ngơ ngác ngẩn ngơ đứng nhìn. Họ không chịu tin vào sự thực là Sài Gòn bị thất thủ.

Nguyễn Thụy Long
Đầu xuân năm Ất Dậu 2005.

Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2012 , 14:11 by phu de »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra