Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Gop Nhat gio Cat  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
Gop Nhat gio Cat (Read 5675 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #15 - 01. Jan 2010 , 08:00
 
Than chuc tat ca cac ban anh chi em mot mua Giang Sinh va nam moi day suc khoe vui tuoi va hanh phuc.
CÂU CHUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH

            Như thường lệ, mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi.  Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng, một chiếc xe hơi, mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy...
            Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng Sinh.
            Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe.  Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần:
-          Đây là xe của cô ạ?
     Tôi khẽ gật đầu:
-          Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.
     Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời.
-          Ý cô là... anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì?  Ôi! Cháu ước gì...
     Cậu bé vẫn ngập ngừng.
            Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo.  Cậu muốn có được một người anh như vậy.  Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu.  Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức.
-          Cháu ước..., cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy.
     Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi.  Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé:
-          Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?
     Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời:
-          Cháu thích lắm ạ!
Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng:
-          Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?
     Tôi cười và gật đầu.  Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì.  Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào.  Thế nhưng tôi đã lầm...
-          Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ...
            Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy.  Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật.  Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi:
-          Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy.  Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng.  Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy.  Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!
      Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe.  Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.
            Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.
            Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: "Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc."
 
Sưu tầm


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #16 - 01. Jan 2010 , 18:48
 
...
TL xin kính chúc anh Lam Sơn 1 năm mơí an lạc - Những mẫu chuyện của anh trong trang Góp Nhạt Gió Cát ...quả thật là góp nhăt ...gió cát ... Cám ơn anh rất nhiều ....
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #17 - 01. Jan 2010 , 23:56
 
Chi Lan than,
Cac mau chuyen tren day ma toi da nhat nhanh dươc tu tren net, do mot so than hưu chuyen den , ma thuc ra co nhieu ngươi toi cung chua tung gap mat hay quen ten , chinh thuc chi la mot dong gop nho nhat, vi toi co quan niem , rang khi chung ta chua lam dươc dieu gi trong dai nhung chuyen quoc gia dai su, thi chung ta nen lam nhung gi that nho be, doi khi dieu do dem lai ngươn vui nho nhoi cho ngươi khac , vay thi nhan dip dau nam dương lich 2010 nam Canh dan, cung xin Kinh chuc Quy Thay va Quy Co , cung voi cac Chi thuoc trương Nu trung Hoc le Van Duyet nam xua , mot nam thinh vương , day suc khoe an lanh , va gap dươc nhieu van dieu nhu y , tiep theo day la cau chuyen cam dong dươc ghi lai tren net
Tác Giả : O. Henry    
(1862-1910)

Một đồng tám mươi bảy xu ,đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa.Không hề có sự nhầm lẫn,chỉ có một đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh. Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi.ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở. Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK.
Hè có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ốm Jim', James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa ,một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh. Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tường. Mắt cô sáng lên. Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della.Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu 'Madame Eloise'. Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp,bà ta chẳng có một chút vẻ 'Eloise' nào cả.
Della cất tiếng hỏi: 'bà mua tóc tôi không?'
'Tôi chuyên mua tóc mà, bà ta đáp và bảo: 'hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi' Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.
'Hai mươi đồng' bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
'Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi' Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ.Ŀó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại. Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: 'mình có thể làm gì với nó đây?'. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. 'Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!'. Cô tự nhủ :'Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?'
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo khoác mới.Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: 'Đừng nhìn em như thế ,anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói 'giáng sinh vui vẻ', em có một món quà rất hay cho anh này!'
'Em đã cắt mất tóc rồi à?' Jim hỏi
'Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!' Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: 'em nói là em đã bán tóc à?'
'Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?'
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: 'anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà ,mắt tràn đầy hạnh phúc. 'Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim', nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
'Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này'

Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cười nói: 'Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu' ...đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.
     



Back to top
« Last Edit: 01. Jan 2010 , 23:58 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat TRANG THU TINH HAY NHAT
Reply #18 - 30. Jan 2010 , 23:26
 
Em yêu quý,

Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời.

Hình như mưa... Mắt anh  mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống.

Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt.

Nó nói thật em nhỉ? nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một sao?

Anh vẫn khoẻ !

Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ.

Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc....

Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới... bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước !!!  Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!

Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông.

Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè! đến... đúng mùa đông thì xong !(mỗi ngày anh viết quần quật được.... hai dòng )

Ngày nào viết đến ba dòng thì anh phải truyền một lọ sérum.

Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển Nhatrang...

Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ !

Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển Nhatrang mà nhớ mãi....

Giờ vẫn nhớ đấy ! em có tin anh ?

Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển.

Ðịnh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói: thích quá cơ! nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì... gió biển thổi !!!

Nay anh nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa... năm thìa cháo bột mà anh mừng quá ! Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ!

Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn... bốn thìa thôi là thấy no căng.

Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái!

Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài.

Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ! Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh... bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80.

Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng:

Em đấy hả ?

Khi nghe tiếng thùm thùm tức là: Anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ.

Ðến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là: anh đang hôn em.                                                 

Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to.

Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội.

Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?

Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm.

Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá!

Anh bảo: thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì ?

Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên Blog hồi ấy,. thấy rất vui.

Chắc giờ mấy ông, mấy bà Blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa.

Lũ cháu hỏi, ông ơi: Blog là gì ?

Thời buổi tân tiến mà! Chúng nó bây giờ chẳng có Blog.

Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật!

Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì.

Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả robôt.

Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt.

Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbôt làm hộ.

Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả.         

Ai đời anh viết:
Em ơi, anh nhớ em lắm!

nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành:

Phem phơi, phanh phớ phem phắm!

Thế mới bực !!!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào...

Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi.

Anh đợi thư em.

Mà nếu không gửi được thư thì bảo Rôbôt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.

Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.

Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió nghe em !

Anh
Doc xong cau chuyen nay , toi da cươi mot luc, roi sau do toi da khoc , vi do chinh la hinh anh cua chinh ban than minh trong nhung nam thang sap va se den, co ai cươi o day , hay co ai khoc o day khong??
Lam son
Back to top
« Last Edit: 30. Jan 2010 , 23:39 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: GOI QUA DAU NAM
Reply #19 - 09. Mar 2010 , 02:49
 
Tôi phải ngồi lại trên các bậc đá nghỉ chân đến ba lần trước khi bước vào cổng chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm trên một triền núi, được phủ mát bởi những tàng cây. Ngôi nhà khách bằng gỗ, khá xinh xắn, nằm trong một khu vườn toàn hoa vạn thọ. Phía trước là một tượng Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề, cành lá được cắt tỉa công phu. Chung quanh là cả một vùng núi trời tĩnh mịch.Tôi không phải là phật tử, nhưng ngồi nghe tiếng mõ và lời cầu kinh trong chùa vọng ra, cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi trước bao nhiêu điều phiền não.
Hôm nay là mồng một tết, nhưng cảnh chùa khá im vắng, bởi chùa nằm khá xa khu dân chúng. Ngày hôm qua tôi có đến đây, nhưng thầy trụ trì đi vắng. Tôi đã để lại tấm danh thiếp của chồng tôi, viết vài dòng phía sau xin hẹn thầy hôm nay trở lại.
Chú tiểu còn rất trẻ, mang trà ra mời và xin tôi chờ thêm mươi phút nữa vì thầy trụ trì đang khai kinh cho buổi lễ tân niên. Tôi nôn nao muốn sớm được nhìn mặt vị ân nhân của mình, nhưng cũng dặn lòng phải kiên nhẫn và cẩn trọng ý tứ trước một nhà sư.
* * *
Hơn ba mươi năm trước. Lúc ấy tôi còn là cô bé học trò trường trung học An Túc, nằm giữa thị trấn An Khê, bên quốc lộ 19 nối liền Qui Nhơn với Pleiku. Chiến tranh đang thời kỳ ác liệt. Tuổi còn nhỏ, nhưng ngày nào tôi cũng nghe cha mẹ và các thầy cô bàn chuyện chiến trường: đánh lớn ở Pleime, Dakto, Tân Cảnh. Mấy năm nay, An Khê tương đối bình yên, nhờ Sư đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ có căn cứ ở đây, và dọc theo đèo An Khê có đồn bót của các đơn vị thuộc Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Giữa lúc chiến tranh ngày khốc liệt, bất ngờ lực lượng đồng minh rút quân về nước, làm dân chúng ở đây hoang mang, lo lắng. Xứ họ đạo của tôi cũng được cha chánh xứ tổ chức những toán tự vệ, phối hợp với quận, lo canh gác khu vực của mình.
Chiều ba mươi Tết, được thông báo của tỉnh, các cơ quan trên quận phối hợp với các thầy cô giáo và cả Hội Đồng giáo xứ đi mọi nhà kêu gọi đóng góp những gói quà tượng trưng dành tặng cho anh em chiến sĩ của một đơn vị từ xa tới đồn trú ở đây để thay thế lực lượng đồng minh.
- Tội nghiệp, nghe nói anh em đã phải rời căn cứ từ sáng sớm 30 để chiều mồng một Tết có mặt ở đây. Họ có biết tết nhất gì đâu! Ông cha xứ nói với chúng tôi như thế.
Cả quận vui mừng, nô nức trước tin vui. Riêng tôi còn vui hơn khi tưởng tượng sẽ có nhiều anh lính đến cái thị trấn nhỏ xíu buồn tênh này, nên rất sốt sắng trong việc gói quà. Tôi tự tay thực hiện được hai gói quà, gồm một số bánh mức, chiếc khăn tay do tôi thêu lấy, kèm theo lá thơ chúc mừng năm mới tới hai anh chiến sĩ vô danh nào đó. Tôi nắn nót viết thật đẹp rồi đề tên, lớp và trường học phía dưới. Vì “sao y bản chánh” từ một bài luận văn tháng trước, nên hai lá thư giống nhau như đúc. Nhìn hai gói quà tôi mỉm cười, khi nghĩ sẽ có hai “người tình không chân dung” nào đó nhận được lá thư nồng nàn của một cô “em gái hậu phương”. Ban đầu, các thầy cô cho biết, đám học trò chúng tôi sẽ được hướng dẫn vào căn cứ để tận tay tặng quà cho các anh chiến sĩ. Bọn tôi đứa nào cũng hớn hở, lăng xăng giặt ủi lại chiếc áo dài trắng ưng ý nhất. Nhưng sau đó dưới tỉnh cho biết là trước khi vào An Khê, các đơn vị này còn phải hành quân mở đường, giải tỏa một số đồn bót của lực lượng Đại Hàn nằm dọc theo đèo An Khê bị địch quân bao vây đã ba hôm nay. Cuối cùng tất cả quà đều được nộp cho trường, và thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo sẽ mang vào cho đơn vị để trao lại cho anh em chiến sĩ khi tình hình an ninh cho phép. Bọn học trò chúng tôi tiếc hùi hụi vì mất một dịp được vào xem căn cứ và ủy lạo các anh chiến sĩ.
* * *
- Nam mô A Di Đà Phật. Xin chào bà. Xin lỗi, chắc là bà đã chờ tôi lâu lắm phải không?
Câu hỏi của thầy trụ trì cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Tôi đứng lên, vụng về chấp hai tay trước ngực chào lại thầy. Tôi muốn nhìn thật kỹ khuôn mặt của thầy, nhưng thấy ái ngại, nên chỉ cúi đầu im lặng.
- Cái cổng tam quan, ngôi nhà khách này, và những bậc đá trên con đường mà bà vừa đi lên là do tiền cúng dường của ông bà. Chúng tôi xin tán thán công đức và cầu xin chư Phật gia hộ cho ông bà cùng gia đình. Bà có muốn đi một vòng xem cảnh chùa không? Xin mời bà.
Thầy vừa nói vừa chỉ tay về phía cổng tam quan.
- Dạ, công ơn của thầy đối với gia đình tôi lớn lao quá. Biết làm sao đền đáp. Xin thầy đừng nhắc tới công đức, làm tôi thêm xấu hổ. Tôi vừa bước theo phía sau thầy, vừa nói.
- Mô Phật! Giúp người, đó là nhiệm vụ của kẻ tu hành, dù là tôn giáo nào. Sao bà lại gọi là công ơn. Thầy nở một nụ cười độ lượng.
Đi phía sau, nhìn dáng đi khoan thai của thầy, tôi băn khoăn suy nghĩ: Khuôn mặt thì có nhiều nét giống, nhưng với cái dáng đi thì lại khác hẳn. Có thể ngày xưa là lính nên cần phải nhanh nhẹn. Tôi nghĩ thầm như thế.
Khi đến cửa tam quan, thầy dừng lại và chỉ tay về hướng bờ biển, nơi có mấy tảng đá ở triền núi, phía dưới là một khu rừng rậm:
- Chính ở nơi đó, tôi đã tìm gặp chồng của bà.

Năm ấy, khi chồng tôi vừa mới trốn về từ trại tù cải tạo Gia Trung (anh chỉ là thầy giáo, dạy một trường trong khu người Thượng, bị bắt năm 1979 vì bị kết tội hợp tác với lực lượng Fulro chống lại nhà cầm quyền Cộng sản), được một người bạn thân cho đi theo một chuyến vượt biển do gia đình anh ta tổ chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ra đi là không bao giờ gặp lại vợ con, mà có ở lại cũng sống không yên, chỉ làm khổ cho gia đình. Hơn nữa lúc ấy tôi vừa mới sanh đứa con đầu lòng, nên không thể đi cùng. Chúng tôi đành gạt lệ chia tay mà không dám nghĩ sẽ có ngày tái ngộ.
Tàu vừa ra khơi hơn một ngày thì bị hỏng máy, trong lúc gió mưa tầm tã. Tất cả mọi người phải đem sinh mạng chống chọi với phong ba. Cuối cùng, sau gần ba ngày bềnh bồng trên biển, nhờ những cơn gió nhiệm màu đã đẩy chiếc tàu với hơn một nửa số người sống sót, giạt vào một ghềnh đá lúc trời nhá nhem tối. Tưởng đã thoát chết, nào ngờ khi vừa leo lên bờ thì bị một toán công an biên phòng vây bắt. Một số người yếu sức thì đành đưa tay cho họ trói. Chồng tôi cùng một vài thanh niên khác dùng hết tàn lực chạy trốn trong các hốc đá bên triền núi. Mấy lần thoát chết dưới những tràng đạn. Nhờ trời tối anh chạy thoát vào khu rừng trước khi kiệt sức. Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong ngôi chùa nhỏ nằm bên triền núi. Anh được vị trụ trì săn sóc và che dấu chu đáo, mặc dù biết anh là người công giáo, bởi trên cổ có đeo thánh giá. Sau hơn một tuần, nhờ thầy giúp cạo đầu, cho áo quần để cải dạng một thầy tu, và gởi theo một chiếc xe đò của một phật tử thân quen, chồng tôi mới trốn được vào nhà bà cô ruột ở Cam Ranh. Sau đó nhờ chính bà cô này tìm đường để vượt biển tiếp. Và lần này anh đã được tàu Pháp vớt, nên được sang định cư bên Pháp. Ba năm sau, tôi và đứa con được anh bảo lãnh với diện đoàn tụ gia đình.

- Mô Phật! Tội nghiệp, ông ấy đã về tìm thăm tôi hai lần, và giúp cho tôi khá nhiều tiền để lập lại ngôi chùa này và một nhà từ thiện nuôi các em bé tật nguyền dưới xóm. Công đức của ông bà thật lớn lắm.
Tôi nhớ lại tấm ảnh mà chồng tôi chụp chung với thầy trong lần thứ nhì về thăm thầy. Bao nhiêu lần tôi đã nhìn kỷ tấm ảnh, lại nghe chồng tôi bảo, ngày xưa thầy cũng là lính, nên tôi đã ngồi hằng giờ hình dung, nhớ lại một người quen lúc trước.
- Thực ra anh ấy ngại không muốn về, nhưng vì nhớ ơn thầy mà anh ấy mới về gặp thầy. Lần này chính tôi đề nghị được thay anh về thăm thầy, nhân dịp thăm mẹ của tôi đang ốm nặng.
- Mô Phật! Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông ấy.
Tôi nghe tiếng thở dài của vị trụ trì, và thấy thầy đưa mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Từ lúc mới gặp nhau trong ngôi nhà khách, tôi nghĩ là thầy đã nhận ra tôi. Tôi chờ thầy hỏi, nhưng có thể thầy đã quên hay bây giờ là kẻ tu hành, nên thầy không muốn nhắc lại chuyện thế tục ngày xưa. Không để lỡ mất cơ hội, tôi lên tiếng:
- Tôi về đây, gặp thầy cũng để muốn xin được hỏi thầy một điều, mà bấy lâu nay cứ băn khoăn mãi trong lòng, nhưng ngại thầy là bậc tu hành, nên tôi không dám.
Thầy nhìn tôi, im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Mô Phật! Kẻ tu hành lúc nào cũng muốn đem ánh sáng cho chúng sinh hầu giải tỏa những lo âu phiền não. Xin bà cứ tự nhiên
- Xin thầy tha lỗi, nếu có điều gì không phải. Có phải thế danh của thầy là Quế, Lê Phương Quế?
Thầy ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nhìn lên khoảng không, nhíu mày.
- Mô Phật! Làm sao mà bà biết được tên của tôi?
- Thầy còn nhớ anh Lân, trung sĩ Đỗ Lân, ở Sư đoàn 23 Bộ binh, có đóng quân ở An Khê vào những ngày tết năm 1972?
- Bà còn biết cả bạn tôi? Anh Lân đã tử trận ở Kontum từ mùa hè 72. Bà có biết không?
Tôi có một thoáng giận thầy, vì nghĩ là đến bây giờ ông vẫn chưa nhận ra mình. Chẳng lẽ thầy vô tình đến thế. Nhưng ngay sau đó tôi hối hận về ý nghĩ của mình. Sao lại đem chuyện đời để mà trách một vị chân tu, một người đã xa lánh chuyện hồng trần, thế sự. Thầy đã cho mình hỏi và sẵn sàng tâm sự đã là một điều hỉ xả rồi.
- Dạ, tôi có biết, và tôi cũng có đến Kontum thăm mộ anh mấy lần. Sau này tôi về tìm để xây lại ngôi mộ cho anh, thì nghĩa trang không còn nữa, và không ai biết mộ anh đã chuyển đi đâu.
Đôi mắt của vị trụ trì sáng hẳn lên. Thầy mở đôi mắt thật to nhìn tôi, đưa tay lên định nắm vai tôi, nhưng rồi kịp khựng lại.
- Vậy là Xuân? Bà là cô Xuân ngày xưa? Mô Phật! Sao lại có chuyện kỳ ngộ lạ lùng này!

Vâng, tôi chính là Xuân, cô bé học trò trường trung học An Túc ngày xưa. Người đã gói hai gói quà Xuân ủy lạo cho những chiến sĩ đến giữ an ninh cho quê tôi vào đúng chiều ngày mồng một tết. Hai gói quà được nộp cho trường để chuyển tới cho các anh, vì lúc ấy đơn vị đang hành quân mở đường để đến nơi trú đóng.
Sau một cái tết an bình, cả thị trấn nhỏ của tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của một trung đoàn lính chiến, ngày mồng tám tết, đám học trò chúng tôi trở lại trường, nhưng các thầy cô biết là trong lòng đám học trò ai cũng còn dư âm ngày tết, nên cho chúng tôi tập họp lại hát hò và kể chuyện vui. Trong lúc thầy hướng dẫn đệm đàn cho cả đám học trò ca hát, thầy giám thị đến tìm tôi, bảo tôi lên văn phòng có người nhà muốn gặp. Bước theo thầy giám thị mà lòng tôi lo lắng không biết ở nhà có chuyện gì, thì ông đưa tay chỉ hai anh lính đang ngồi chờ trên chiếc ghế đá trong sân trường.
Hai anh lính thật trẻ đứng lên chào tôi, nhoẻn miệng cười:
- Hai đứa tôi đến để cám ơn Xuân và chúc mừng Xuân năm mới.
Tôi thoáng một chút ngạc nhiên và bẽn lẽn:
- Em có làm gì đâu mà hai anh cám ơn? Mà sao hai anh biết được tên em?
Hai anh cùng mở túi áo lấy ra bức thư. Vừa kịp nhận ra đó là hai bức thư mà tôi đã “sao y bản chánh” bỏ trong hai gói quà ủy lạo, thì một anh lên tiếng:
- Tôi là Đỗ Lân, và người bạn thân của tôi đây là Lê Phương Quế. Trông anh hiền như con gái, nhưng Xuân đừng nhầm với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế nghe, mặc dù anh Quế bạn tôi cũng có giọng hát rất hay, không thua gì Phương Hồng Quế. Hai đứa tôi nhận hai gói quà của Xuân. Quà cáp như nhau và lời lẽ trong cả hai bức thơ cũng giống nhau như đúc. Cô Xuân thật công bình. Cám ơn nghe!
Tôi hơi quê, nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên:
- Hai anh tới trường tìm Xuân, không sợ thầy giám thị la Xuân hà?
Anh lính thứ nhì, tên Quế, lên tiếng:
- Bọn tôi bảo là anh em bà con với Xuân, đi lính xa nhà bây giờ mới gặp. Thầy giám thị coi bộ cũng thương lính lắm, nên chắc không nở la rầy người yêu, à xin lỗi, người em của lính đâu!
Mặc dù thấy hai anh chàng có vẻ thư sinh, vui tính, nhưng nhớ lời bà chị thường bảo mấy ông lính bạo dạn và tán gái hay lắm. Phải coi chừng. Tôi nhủ thầm như thế. Và để xem hai anh chàng này có thực sự bạo dạn hay không tôi khoanh tay:
- Nghe nói anh Quế hát hay không thua gì Phương Hồng Quế, em xin mời hai anh vào lớp em chơi. Bọn em cũng đang ca hát trong đó, chứ không có học hành gì đâu. Đám bạn em sẽ mừng lắm đó.
Hai anh nhìn nhau cười, rồi gật đầu, theo tôi vào lớp.
Cả đám bạn học trò im bặt, tò mò nhìn ra khi thấy tôi dắt theo hai anh lính trẻ. Tôi nói với vị giáo sư hướng dẫn:
- Thưa thầy, có hai anh lính nhận được quà tết của lớp mình, đến cám ơn và xin hát cho cả lớp mình nghe.
Thầy hướng dẫn lớp gật đầu, đến bắt tay hai anh, tươi cười:
- Hồi nãy tới giờ mấy cô chỉ hát những bài tình yêu lính chiến, bây giờ đích thân lính chiến hát tặng mấy cô thì còn gì hay bằng, phải không?
Cả lớp vỗ tay.
Anh lính tên Lân bước lên bục giảng, hai tay mân mê chiếc nón bê-rê:
- Kính thưa thầy, thưa các bạn. Tôi không biết hát, nên xin dành phần nói trước. Chúng tôi xin cám ơn những gói quà Tết của nhà trường, của các bạn. Trong không khí Tết, vì nhiệm vụ phải xa nhà, được những món quà của các bạn chúng tôi thấy ấm áp nhiều lắm. Đặc biệt hai đứa tôi đây đã nhận được quà của cô Xuân. Chỉ cần cái tên của cô là hai đứa chúng tôi cũng đã có cả một mùa xuân rồi. Xin cám ơn và kính chúc thầy, chúc các bạn một năm mới vạn điều như ý.
Cả lớp lại rộn lên tiếng cười và những tràng vỗ tay không dứt. Một con bạn có tiếng nghịch nhất lớp quay về hướng tôi ngồi:
- Xuân ơi, mày chỉ được chọn một trong hai thôi. Còn để dành cho đứa khác nữa chứ!
Đúng là nhất quỉ nhì ba, còn thứ ba là bọn này. Tôi đoán hai anh chàng lính sữa đang nghĩ như thế. Anh lính tên Lân bẽn lẽn, ngừng lại đôi phút rồi đưa tay về hướng người bạn, tiếp tục:
- Bây giờ, xin giới thiệu anh bạn thân nhất của tôi, Lê Phương Quế, mà chúng tôi thường gọi là Phương Hồng Quế, tiếng hát hàng đầu của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sẽ lên hát một vài bài tặng thầy và các bạn.
Tôi cũng phục tài ăn nói khá “tâm lý chiến” của anh chàng Lân này. Cái giọng Huế nghe cũng êm ái, cứ như rót mật vào tai người ta. Bây giờ nhìn kỹ thấy anh ta cũng đẹp trai, nụ cười cũng có duyên ghê lắm. Lính cỡ này chắc sẽ làm khổ vài cô em gái hậu phương đây. Tôi mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng trong đầu.
Anh Quế bước lại chỗ thầy hướng dẫn để xin nhờ thầy đệm đàn. Anh hát bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Trông anh có dáng dấp thư sinh và khuôn mặt hiền lành như một thầy tu.
Tiếng hát cất lên làm cả lớp im bặt. Đúng là giọng hát của anh rất hay, điêu luyện, lúc réo rắt lúc trầm buồn không thua một ca sĩ chuyên nghiệp. Dường như có cùng tâm trạng với nội dung bài hát, nên anh đã hát với tất cả cảm xúc, làm giao động trái tim mọi người. Bài hát chấm dứt, mà cả lớp dường như còn thẫn thờ, yên lặng. Sau đó bùng vỡ bởi những tràng vỗ tay và nhiều tiếng la: bis, bis...
Anh cúi xuống một lúc, hình như để dấu sự cảm xúc, rồi ngước lên nói nhỏ hai tiếng cám ơn và xin hát tiếp bài Chiều Trên Phá Tam Giang, thơ của Tô Thùy Yên phổ nhạc.
Lần này, chính tôi không cầm được nước mắt. Không chỉ vì anh hát hay, nhưng tôi thấy xúc động, thấm thía hơn cuộc đời của những người lính chiến.

- Thưa thầy. Bây giờ đã đi tu rồi, thầy có còn hát những bản nhạc tình lính ngày xưa? Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc khi thầy hát cho cả lớp tôi nghe, sau cái tết năm nào ở trường An Túc. Thầy hát thật hay và truyền cảm. Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được gặp thầy và anh Lân.
- Mô Phật! Bây giờ tôi chỉ còn biết tụng kinh gõ mõ, cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nhưng những gì bà vừa nhắc lại, cũng là con người, làm sao tôi có thể quên.
- Xin thầy thứ lỗi, nếu tôi đã nhắc thầy nhớ lại chuyện đời để làm bận lòng một bậc chân tu.
- Mô Phật! Đạo ở trong Đời, cũng như hai kẻ đồng hành. Hành đạo là để giúp đời. Kẻ tu hành như chúng tôi cũng chỉ là “cư trần lạc đạo” mà thôi, thưa bà.
- Cư trần lạc đạo là sao, thưa thầy?
- Có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo. Chứ không phải xa lánh trần thế đầy khổ nhục để tìm sự thanh thản riêng cho bản thân mình.
- Cám ơn thầy. Thầy giảng hay quá. Ngày đầu tiên gặp thầy, và nhất là lúc nhìn thầy đứng hát trên bục lớp, tôi đã thấy thầy giống một nhà tu. Có lẽ thầy đã có căn duyên từ trước, phải không thầy?
- Mô Phật! Ai cũng có thể tu hành, và bất cứ ai cũng có thể thành Phật được, thưa bà.

Không ngờ lần gặp gỡ đầu tiên năm ấy lại mang đến cho tôi mối tình đầu. Sau vài lần gặp nhau, tôi biết Lân và Quế là hai người bạn thân thiết từ lúc còn học trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Ra trường về cùng đơn vị, nên sống với nhau như anh em, mặc dù tôn giáo khác nhau. Quế đạo Phật còn Lân là tín đồ Công giáo. Những ngày chủ nhật không bận hành quân, Lân đều đi lễ nhà thờ, nên chúng tôi thường gặp nhau hơn. Và lần nào tôi cũng mời Lân về nhà. Cha mẹ tôi cũng rất thương quí Lân, nhất là sau khi biết cha mẹ Lân đã chết trong biến cố tết Mậu Thân. Tính tình Lân lại hiền lành chân chất và hiếu học. Dù bận hành quân liên miên, nhưng anh vẫn cố gắng tự học để thi tú tài vào mùa hè năm đó. Cũng có đôi lần Quế theo Lân đến nhà tôi chơi. Càng lúc chúng tôi càng thân nhau hơn.
Tôi biết là Lân cũng thích tôi. Trong túi áo của anh lúc nào cũng có chiếc khăn tay tôi đã tặng anh trong gói quà Xuân. Mỗi lần chia tay, anh bịn rịn lưu luyến không muốn rời tôi. Còn tôi, cũng thấy nhớ anh da diết và mong chờ anh từng ngày trong các lần anh đi hành quân. Tối nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyện cho anh được bình yên trở về.
Bây giờ tôi mới biết tình yêu là gì. Tôi bắt đầu biết tương tư, mơ mộng, nhớ nhung và man mác buồn khi thiếu vắng anh. Những bản nhạc tình lính, người yêu của lính, dường như càng lúc tôi càng thấy hay hơn, và tôi hát nhiều hơn. Sau mỗi lần hành quân, Lân đều mang về tặng tôi những cánh hoa lan rừng. Tôi nghe nói vùng núi rừng An Khê này có nhiều hoa lan. Có những loại hoa lạ, thật đẹp mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc biết tên. Chỉ sau hai tháng, trong phòng tôi treo đầy hoa lan rừng. Tôi thích nhất là những cánh hoa màu tím. Có lẽ tôi nhớ tới màu tím hoa sim trong một bản nhạc mà tôi thường hay hát…
Chiến tranh lại ngày càng ác liệt. Ngồi trong lớp học, bọn tôi vẫn thường nghe tiếng súng, tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Ban đêm, nhìn qua cửa sổ, những trái hỏa châu lơ lững giữa trời, soi sáng cả một vùng núi non nào đó. Rồi tôi nghe tin Dakto mất, Tân Cãnh thất thủ, thành phố Kontum bị pháo kích… Một số người đã phải bỏ nhà chạy xuống Pleiku, sống trong các trường học được chính quyền dùng làm trại tiếp cư.
Hơn một tuần, tôi chưa gặp Lân bởi đơn vị anh có lệnh cắm trại, ứng chiến. Bất ngờ gặp lại anh trong lễ sáng chủ nhật ở nhà thờ. Khi tôi đang quỳ gối cầu kinh, Lân đến sau, quỳ xuống bên cạnh. Tan lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ thì chúng tôi gặp anh Quế đứng đợi từ lúc nào. Tôi mời hai anh về nhà. Trên đường đi, cả hai anh im lặng, không nói một lời gì. Nhìn nét mặt thật buồn, tôi nghĩ là họ đang ưu tư điều gì. Tôi hỏi, nhưng hai anh chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu, không nói.
Suốt ngày hôm ấy hai anh ở lại nhà tôi. Mẹ tôi đãi hai anh một con gà tơ. Trong lúc Lân và Quế trong vườn, tôi tìm hái mấy trái cà, trái mướp và rau thơm. Cả ba chúng tôi cùng làm bếp, đùa giỡn, ca hát líu lo, không còn chút ưu tư nào trên khuôn mặt của mọi người. Ăn cơm xong, chúng tôi rủ nhau ra ngồi dưới những cây dừa rợp bóng, nghe Quế hát, rồi chúng tôi cùng hát theo những bài tình ca quen thuộc. Buổi chiều, Quế cáo từ tôi, chào ba mẹ tôi xin về trước. Trong phòng tôi chỉ còn có tôi và Lân. Lần đầu tiên tôi nghe Lân rụt rè tỏ tình. Anh bảo, đời chiến binh rày đây mai đó, rồi có một ngày, anh sẽ phải đi xa, nhưng lúc nào cũng mang theo bóng hình của tôi vào những nơi gió cát. Những lời anh nói làm tôi nhớ tới những câu thơ Chinh Phụ Ngâm thật hay của bà Đoàn thị Điểm mà tôi đã học. Những câu thơ thật buồn bây giờ lại càng buồn hơn. Tôi khóc. Lần đầu tiên tôi khóc, không biết là vì hạnh phúc đến bất chợt của mối tình đầu hay là vì nghĩ tới nỗi cô đơn của người Chinh Phụ. Tôi giật mình, khi Lân ôm tôi vào lòng. Tôi đứng im, bất động, đón nhận nụ hôn tình yêu đầu đời trong hai hàng nước mắt. Tôi tiễn Lân ra đầu làng, hai đứa ôm lấy nhau khi bóng chiều vừa tắt.
Sáng hôm sau, ngồi trong lớp học, khi thấy từng đoàn xe nhà binh chở đầy lính chạy về hướng Pleiku, lòng tôi thẫn thờ khi nghĩ là Lân đã đi xa... Tôi vội lên xin phép cô giáo ra ngoài. Nhưng khi tôi vừa chạy đến hàng thông phía trước, thì đoàn xe cuối cùng đã chạy qua bên kia cầu.

Xuân ơi,
Anh đang ở phi trường Pleiku để chuẩn bị được không vận lên Kontum. Chiến trường đang ác liệt. Căn cứ Tân Cảnh vừa thất thủ. Địch quân đang tràn xuống uy hiếp thành phố Kontum. Thành phố đang bị cô lập nởi những cái chốt của địch quân trên đỉnh núi ChuPao, cắt đứt quốc lộ 14 nối liền với Pleiku. Sợ lên Kontum rồi, anh không liên lạc được với em, nên viết vội ít dòng tin em và cũng xin lỗi em vì hôm qua, khi chia tay ở nhà em, anh không nói chuyện anh đi. Mong em thông cảm bởi đó là bí mật quân sự, anh không được phép tiết lộ, mặc dù anh rất yêu em và tin em…
Không biết đến bao giờ mình mới gặp lại, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, anh vẫn luôn mang theo trong tim mình hình bóng của em. Em nhớ cầu nguyện cho anh nghe.
Xin cho anh kính lời hỏi thăm hai bác cùng gia đình. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ Maria luôn che chở em cùng tất cả mọi người.
Hôn em.
Đỗ Lân.

Không ngờ lá thư này là lá thư cuối cùng tôi nhận được của Lân. Chỉ ba tuần sau, Lân hy sinh. Người báo tin buồn này chính là Lê Phương Quế, người bạn chí thân của Lân và sau này cũng là bạn của tôi. Lá thư có kèm theo vài di vật, Quế đã nhờ một anh phi công gởi cho tôi từ Pleiku, sau một chuyến đổ quân cho đơn vị của Quế ở Kontum. Lân đã bị thương rất nặng khi cùng với vị tiểu đoàn trưởng chui qua hàng rào phòng thủ, mở đường vào giải cứu Bệnh Viện 2 Dã Chiến, đang bị địch quân xua xe tăng đánh chiếm, với ý đồ lợi dụng những thương binh nằm trong bệnh viện, làm bàn đạp tấn công vào khu phi trường nằm sát thị xã Kontum. Lân chết lúc chờ máy bay tản thương. Chính Quế là người đã vuốt mắt cho Lân và nghe những lời trăn trối cuối cùng. Anh nhờ Quế giữ để trao lại cho tôi cái dây chuyền có mang thánh giá cùng mấy tấm ảnh có hình của cha mẹ anh và của anh mặc lễ phục trắng đội bê rê đỏ khi còn là thiếu sinh quân. Những tấm ảnh ấy bây giờ vẫn còn trong nhà thờ An Túc, và sợi dây chuyền tôi vẫn còn cất giữ đến hôm nay. Anh Quế còn cho biết thêm, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lân còn thì thào gọi tên tôi, và khi lục trong túi áo, anh Quế còn thấy cái khăn tay và lá thư của tôi tặng Lân trong gói quà tết hôm nào.

- Thưa thầy, cuối năm 1973 tôi có nhận được thư của thầy. Lúc ấy thầy bị thương nặng, nằm ở quân y viện Pleiku. Tôi có tìm đến thăm, nhưng người ta bảo là thầy đã được chuyển về quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, để được gần nhà. Lúc ấy đoạn đèo An Khê lại bị địch chiếm, nên xe đò không chạy được. Mấy tháng sau, khi đi được xuống Nha Trang tìm thăm thầy, thì thầy đã xuất viện. Tôi có hỏi nhưng bệnh viện không biết thầy ở đâu.
- Mô Phật! Đúng như bà nói. Tôi được Hội Đồng Giám Định Y Khoa cho xuất ngũ, vì thương tích. Tôi về sống với mẹ già. Lúc ấy bà cũng đang tu tại gia, ăn chay trường. Suốt một đời bà đã lo lắng cầu nguyện cho cha tôi, rồi đến tôi. Cha tôi cũng đã tử trận năm 1965, trong trận Đồng Xoài, khi ấy tôi chỉ vừa 11 tuổi.
- Nhờ vậy mà thầy đã đi tu.
- Lý do đó chỉ một phần. Cái chính là do tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau lòng, như cái chết của những người còn quá trẻ như Lân. Họ đâu có tội tình gì. Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết thù hận lẫn nhau. Nhất là những người lính miền bắc, chỉ vì một số người cầm quyền nhân danh các thứ chủ nghĩa này nọ, để xua họ vào miền nam chém giết chính đồng bào mình. Trước khi nhắm mắt, có lẽ họ chẳng biết họ chết trong núi rừng, trong đói khổ, để cho ai và được điều gì? Gia đình, cha mẹ hay vợ con họ ra sao? Tôi nghĩ tới cái Vô Thường, Vô Minh mà Đức Phật đã dạy, nên tôi đã tìm tới cửa Thiền để mong trút bỏ mọi ám ảnh, oan khiên.
Như vừa nhớ ra một điều gì, thầy chỉ tay về hướng sau chùa:
- Mời bà đi theo tôi. Mong bà sẽ tìm thấy một điều kỳ diệu.
Tôi theo thầy đi dọc theo triền đồi, đến một nơi tương đối bằng phẳng. Lại một khu vườn nhỏ toàn hoa sim. Tuyệt diệu hơn, bên trên các khung cây được treo đầy những cánh lan rừng. Tôi nhớ tới những cành lan mà Lân thường mang về tặng tôi sau các cuộc hành quân. Ngày xuân, tất cả đang nở rộ một mùa hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là giữa khu vườn là một ngôi mộ, trên tấm bia lại có cây thánh giá. Tôi thắc mắc hỏi thầy.
Thầy im lặng, không trả lời, ra dấu bảo tôi cùng thầy đến gần ngôi mộ. Tôi bàng hoàng khi đọc mấy dòng chữ trên mộ bia:
Giuse Đỗ Lân
Sinh ngày 10.7.1953 tại Huế
Tử ngày 11.5.1972 tại Kontum

Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây. Dường như tôi đã ngồi ở đây lâu lắm. Khi lau nước mắt đứng lên tôi không còn thấy thầy trụ trì. Có lẽ thầy muốn để tôi ngồi khóc một mình mà thổn thức với người xưa, hay là muốn tránh xa chuyện vui buồn của thế tục.
Khi trở lại chùa, tôi có cảm giác như chân mình đang bước vào khoảng không, hụt hẫng. Chú tiểu chờ tôi trong căn nhà khách, chuyển lại lời xin lỗi của thầy trụ trì và trao lại cho tôi một tờ giấy học trò được xếp làm đôi. Thầy trụ trì đang cúng ngọ. Tôi mở tờ giấy ra đọc, trong lúc tiếng chuông chùa ngân nga như muốn làm dịu đi phần nào những cơn sóng đang bềnh bồng trong lòng tôi. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng chữ: Xin chào bà và cám ơn bà. Chính tôi đã mang hài cốt của anh Lân về cải táng trong vườn chùa, khi được tin nghĩa trang trong thành phố Kontum bị giải tỏa. Anh Lân mồ côi, không còn ai thân thích. Từ nay, xin bà hãy cầu nguyện cho anh Lân, theo nghi thức tôn giáo của bà. Nam mô A Di Đà Phật.

phạm tín an ninh

(Tác giả viết lại phỏng theo lời kể của một nữ độc giả. Độc giả này sau khi đọc bài Trên Chiến Trường Xưa (Kontum) của tác giả, được phổ biến trên nhiều số báo nhân ngày 30.4.2008, đã tìm cách liên lạc với tác giả để tìm hiểu vế cái chết của người tình cũ. Anh đã tử thương trong trận tái chiếm Bệnh Viện 2 Dã Chiến, Kontum ngày 11.5.1972)
Cùng một tác giả Phạm Tín An Ninh

Back to top
« Last Edit: 09. Mar 2010 , 02:52 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #20 - 07. Apr 2010 , 08:21
 
Cái hộp đựng giầy

                                                    
...

  Hai ông bà cụ nọ ,đã sống vơi nhau hơn 60 năm. Họ chia xẻ ngọt bùi ,dủ mọi thứ.Duy chỉ có cái hôp đựng giầy  mà bà cụ để ở  dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà,ông chẳng bao giờ hỏi tới  cái hôp đó.

Năm  này qua năm nọ,một ngày kia cụ bà bổng bệnh nặng.Biết vợ mình không qua khỏi ,cụ ông chợt nhớ tới  cái hộp giầy bí mật.Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà,cụ bà cũng đồng ý  cho ông mở cái hộp ra.

Khi chiếc hộp được mở ra,bên trong chỉ vỏn vẹn  có hai con búp bê bằng len nhỏ va một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ" Thế này là sao?"

    "Khi chúng ta mới lấy nhau", cụ bà nói" Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau.Nếu lỡ chồng con có làm  điều gì  khiến con bực mình,tức giận. Con nên im lặng và bình tỉnh,đi ra chỗ khác  lấy len đan một con búp bê nha con".Và anh thấy đó...

... ...

      Cụ ông  không cầm được nước mắt. Cả suốt cuộc đời ,sống chung với nhau  người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy  hạnh phúc vô cùng.

      "và còn món tiền lớn nay thì sao?" Ông cụ hỏi.

  Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời:" .Và đó là.. số tiền  em đã bán những con búp bê mà em đã đan.."
Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2010 , 08:24 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
HOANG LAN
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 6
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #21 - 29. May 2010 , 11:23
 
xin dươc chan thanh ngươi da poste len cau chuyen nay , sau khi xem xong , Lan da cươi len mot luc , cươi ra nươc mat , vi cau noi cươi cung :

Cụ ông  không cầm được nước mắt. Cả suốt cuộc đời ,sống chung với nhau  người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy  hạnh phúc vô cùng.

      "và còn món tiền lớn nay thì sao?" Ông cụ hỏi.

  Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời:" .Và đó là.. số tiền  em đã bán những con búp bê mà em đã đan.."
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #22 - 11. Jul 2010 , 14:32
 
LÒNG TỰ TRỌNG CỦA LOÀI CHÓ

NGÔ NHƯỢC TĂNG (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành
Loài chó còn biết tự trọng hơn con người - câu nói này rất đúng với những người đạo đức giả, nhất là với các người tham nhũng, vừa bóp nặn vơ vét tiền của dân, vừa lên mặt lãnh đạo dân.



Năm ấy tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong quân đội. Tôi hỏi anh:

- Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới trình độ như thế nào?

Anh trả lời:

- Trừ chuyện không biết nói ra, chúng không khác gì người.

Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt. Tôi hỏi tiếp:

- Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc tình cảm?

- Không đâu ! Anh nói.



Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là những chuyện chính anh từng trải qua. Có mấy chuyện tôi đã quên, duy chỉ có một chuyện sau đây thì cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.



Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số đó vào trong doanh trại "lấy cắp" một vật đem giấu đi, rồi lại trở về đứng trong hàng. Khi mọi việc đã xong xuôi, huấn luyện viên dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi tìm vật bị mất. Con Đen chạy đi, chỉ một loáng sau đã thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ý khen ngợi. Rồi anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi tìm kẻ đã lấy cắp vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến người khác, chẳng mấy chốc đã cắn quần một anh lôi ra ngoài hàng. Anh chàng này đúng là anh "kẻ cắp".



Phải nói rằng như vậy con Đen đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực lắc đầu bảo nó: "Không, không phải người ấy ! Tìm lại đi !"



Con Đen tỏ ý hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc, thắc mắc, vì nó tin chắc rằng mình không hề tìm nhầm người; nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của mình. Đây, đây là chuyện thế nào nhỉ ? - nó nghĩ. "Không phải người ấy! Đi tìm lại đi!" Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn luyện viên, nên nó quay lại tìm .. Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra. "Không! Không đúng!" Huấn luyện viên lại lắc đầu. "Tìm lại đi!"



Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh "kẻ cắp" kia rồi quay đầu nhìn huấn luyện viên, tỏ ý, "Làm sao tôi lầm được nhỉ? Tôi biết chắc chính người này đã lấy đồ mà .." "Không ! Tuyệt đối không phải người ấy !" Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị. Lòng tự tin của con Đen bị đập tan tành ! Dĩ nhiên nó tin vào huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Nó không hề nghĩ rằng, huấn luyện viên có thể mang niềm tin tuyệt đối của nó đối với ông ta ra làm trò đùa. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ cắp kia và đi tìm người khác. Nhưng ai đây ? Bản năng của một con chó và khả năng đã được người huấn luyện cho nó biết, chỉ có người đó là tên lấy cắp. Nhưng người huấn luyện viên nhất định bảo không phải, thì ai đây ? .. Con chó Đen lưỡng lự ..



"Nó ở trong hàng người ấy đấy ! Mau tìm ra ngay !" Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản. Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nhìn nhìn ngó ngó xem người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nhìn ánh mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể tìm thấy chút ít tín hiệu hoặc biểu thị gợi ý gì đấy .. của chủ. Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người đứng bên cạnh và kéo ra. Tất nhiên, lần này thì nó đã nhầm, hay đúng hơn, nó bị buộc phải nhầm.



Nhưng huấn luyện viên của nó cùng mấy người kia thì lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi "kẻ cắp" bước ra ngoài hàng, rồi bảo con Đen: Lần đầu mày tìm đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên trì bảo vệ niềm tin của mày.



Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là ngay trong khoảnh khắc ấy họ đã nhìn thấy: Khi con Đen hiểu ra chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó "ngoào" lên một tiếng vô cùng đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi. Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi ..



"Đen ! Đen ! Mày đi đâu thế hả ?" Huấn luyện viên sợ hãi đuổi theo hỏi tới tấp. Con Đen chẳng hề đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại. "Đen ! Đen ! Tao xin lỗi mày !" Huấn luyện viên òa khóc.



Nhưng con Đen chẳng hề xúc động, nó không thèm ngoái lại nhìn chủ mình. "Đen ! Đừng giận ! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà !" Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng hổi từ mặt anh lã chã rơi xuống con Đen.



Con chó giãy giụa tuột ra khỏi vòng tay của huấn luyện viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên ngoài doanh trại, tìm một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm xuống đất ..



Mấy ngày sau đó con Đen không ăn không uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành, nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha lỗi cho anh.



Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con chó thôi, nó cũng có lòng tự trọng của nó.Hoặc nói ngược lại, chúng còn biết tự trọng hơn một số người ! ..



Chuyện về sau ư? Sau này con Đen không còn tin tưởng vào huấn luyện viên của nó nữa, thậm chí không tin bất cứ người nào. Đồng thời tính tình của nó cũng thay đổi hẳn, mắt không còn sáng quắc như trước, bốn chân không còn phi như bay nữa, mất hẳn dáng vẻ oai vệ dữ dằn của một con chó nghiệp vụ .. Cuối cùng, huấn luyện viên chẳng còn cách nào nữa, đành đau xót cho nó giải nghệ ..



Ôi, con Đen, chao ôi !


NGÔ NHƯỢC TĂNG (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat TRUYEN LINH TRANG
Reply #23 - 11. Jul 2010 , 14:54
 
Nhớ lời thơ Chinh Phụ nâm khúc ,
Ngàn xưa da ngựa bọc thây
Xưa nay chiến trận mấy ai trở về
Kính giới thiệu một bài rất hay và có nhiều chi tiết thú vị về Iraq.
Bài được giới thiệu là một chuyện có thật.

Đường ra khỏi B asra
Nguyễn Thị Thảo An

 

Kính tặng Sgt. Nguyễn Khắc Bình & gia đình



Khi tôi đặt bàn chân đầu tiên chạm xuống đất Mỹ, tôi đã để ý rất kỹ, cái cảm giác đầu tiên bao giờ cũng vậy, nó gây một ấn tượng sâu sắc lâu dài trong ký ức. Vậy mà trong giây phút đó tôi chỉ ngẩn ngơ một chút, một chút thôi rồi bị đẩy theo dòng người… Cái cảm giác bàng hoàng, sâu sắc nhất phải kể là lúc máy bay cất cánh rời Việt Nam . Khi chiếc máy bay United Airline nhấc mình rời phi đạo, tôi ý thức được mình không còn đặt chân trên mảnh đất quê hương nữa. Tôi lơ lửng, bay cao và bay cao mãi. Đột nhiên tôi có cảm giác xác thân không còn tồn tại, tôi giống như một thứ linh hồn đang lơ lửng rời bỏ trần gian.

Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này. Tôi hiểu, cha mẹ đang cắt ruột đấy, và tôi cũng đang quặn lòng phải rời bỏ gia đình để đi du học.

“Phải bám trụ.” Ba cái chữ này ám ảnh và mọc rễ trong tâm trí tôi. Nhưng mà làm thế nào để bám trụ? Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình, điều đó thật không dễ. Con đường tắt là kết hôn với người có quốc tịch. Ở ký túc xá, trong lớp, đi shopping, đi làm thêm, hay bất cứ lảo rảo nơi đâu tôi cũng dán mắt vào những đứa con gái. Tôi đoán và xác định mục tiêu, con nhỏ này còn Việt Nam quá, chắc chỉ có thẻ xanh, con nhỏ kia có vẻ Mỹ hóa chắc chắn là có quốc tịch rồi hay nó đẻ ở đây. Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú. Nhưng mà thực tế, chưa có lần nào tôi mở miệng làm quen, tôi vẫn đứng đó với một tâm trạng xuôi xị, hèn hèn. Tệ hơn nữa, trước mặt họ, tôi có cảm giác mình là người làm bằng thủy tinh trong suốt, họ nhìn thấy tâm địa bất chánh, những ý đồ đen tối rõ mồn một như một vết mực đen vấy bẩn khắp người. Những thằng du học sinh khác bảo, hãy coi chừng, léng phéng với họ có ngày ăn dao, ăn đạn đấy. Chúng nó bày, muốn ở lại, chỉ có nước kết hôn giả. Kết hôn giả ngốn rất nhiều tiền. Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm.

Quyết định vào lính làm mọi người kinh ngạc. Bạn tôi nói, “Đi lính bây giờ là nhảy vô địa ngục.” Tôi cười cười, vò vò cái đầu gần như trọc lóc. Không, tôi chỉ muốn làm một cú “vượt vũ môn” thôi. Tương truyền ngày xưa có một loài cá chép, cứ ba năm thì được vượt vũ môn để hóa thành rồng. Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật.

Tôi không kể cho ai nghe về thời huấn nhục ở quân trường. Làm thế nào để từ một người dân trở thành một người lính? Nó đã tóm gọn trong hai chữ huấn nhục. Người ta huấn luyện người lính đứng vững trong mọi tình thế, kể cả khi địch bắt, bị tra khảo và chịu nhục hình.

Tôi gửi cho gia đình một tấm hình lễ mãn khóa. Tôi trong bộ quân phục bộ binh, vác súng, qua nhiều tư thế. Mẹ tôi khóc. Mẹ đã vất vả nuôi ba tôi trong tù nhiều năm. Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì.Tôi nghĩ, những vũ khí xưa ở chiến trường Việt Nam hiện nằm trong viện bảo tàng. Chiến trường Iraq ở sa mạc, trong lòng núi, ngoài thành phố, chợ búa, và bên vệ đường. Nguy hiểm nhất là những “road bomb”. Nó chỉ là những chất nổ tự tạo, rất đơn sơ, nằm lẫn trong gạch đá, rác rến phế thải ở ven đường. Ở một nơi mà kẻ thù không những chỉ là con người, mà còn là gạch đá, rác rến, cỏ cây thì đó là nơi tối nguy hiểm. Nhưng tôi không nói với cha điều này.

Ra trường một năm đơn vị tôi mới tới phiên qua Iraq . Trước đó, chúng tôi đã được thao tập nhuần nhuyễn về chiến trường mới, thực tập trên các địa hình sa mạc Black Rock ( Nevada ), leo lên những mỏm núi chót vót ở những vùng thạch sơn kỳ vĩ của Arizona . Mùa Đông chúng tôi len lỏi hành quân trên những rặng núi trắng xóa trên Canada . Hè, chúng tôi xuống Texas , lang thang lạc lối trên sa mạc miền viễn tây, chịu đựng cái nóng và khát cả tuần để tự mưu sinh thoát hiểm. Bộ chỉ huy đơn vị nói, phải biết sinh tồn trong “tủ lạnh” và trên “lò nướng” để khi qua Iraq làm tụi Al- Qaeda “lé” mắt.

Chiến tranh Iraq bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 và ngày 1 tháng 5 khi viếng thăm chiến hạm USS-Abraham Lincoln ông Bush tuyên bố chiến tranh chấm dứt. Chính quyền độc tài bị lật đổ, chuẩn bị cho một nền dân chủ đang được tiến hành, mọi đảng phái đều được tham chính thông qua bầu cử. Ngày 13 tháng 12 cùng năm đó, Saddam Hussein bị bắt, hy vọng phục quốc tiêu tan.

Nhưng mà ở Iraq súng vẫn nổ khắp nơi. Từ thành phố đến thôn quê, rừng núi, sa mạc, nhà thờ, trường học, chợ búa, đâu đâu cũng có những ổ kháng cự. Nhỏ thì dăm ba người, lớn lên đến vài trăm. Thoạt trông họ là thường dân, cầm súng lên họ là giặc. Không phải dân Iraq chỉ chống Mỹ, mà xem ra họ chống nhau còn tàn tệ hơn. Quân kháng chiến có thể xả súng bắn vào chợ búa, nhà thờ, trường học, thậm chí đám cưới hay tang lễ.

Khi tôi đặt chân đến Mosul , pháo đài kiên cố nhất của đảng Baath do giáo phái Sunni phe Saddam thì giao tranh vẫn còn ác liệt.

“Sức mấy mới hết chiến tranh.” Thằng Michael Tea, tiểu đội trưởng mới của tôi nói. “Mỹ có rút hết quân thì chiến tranh vẫn còn.”

“Tại sao còn?” Tôi ngạc nhiên.

“Mày tưởng tụi Iraq chỉ có chống Mỹ hả? Tụi nó chống nhau còn dữ hơn chống Mỹ.” Thấy mắt tôi vẫn tròn xoe, nó nói. “Cùng là dân Iraq, gốc Ả Rập, cùng Hồi giáo, nhưng phe Sunni chống phe Shi’a, hai phe này lại cùng chống người Kurd ở miền Bắc, người Kurd lại chống chánh quyền Iraq bất kể phe nào cầm quyền, người Turkman cũng chống chánh quyền Iraq, chống Sunni, chống phe Shi’a, chống người Kurd, người Assyrian Christian chống hết tất cả các phe khác họ.”

“Trời ơi, nhức đầu quá.”

“Tao điên mất.” Mấy thằng trong đơn vị tôi ôm đầu la.

Tôi bình tĩnh hỏi, “Trong các nhóm, nhóm nào đông nhất?”

“Giáo phái Shi’a đông nhất, chiếm gần 60% dân số. Phái Sunni 20% đứng nhì. Thứ ba là người Kurd miền Bắc cũng khoảng 20%. Mấy nhóm còn lại chừng 3%.”

“Dễ ợt. Chỉ cần ổn định các phe phái lớn trước thì các phe nhỏ phải chịu phép thôi. Iraq sẽ thái bình”

Michael Tea cười lớn, “Chuyện đó con nít cũng biết. Nhưng mà làm sao để họ ngồi lại với nhau họa chăng chỉ có Trời mới biết.”

“Nhưng tại sao họ chống nhau?” Thằng Ted hỏi.

“Nguyên nhân bắt nguồn từ Giáo chủ Muhammad. Sinh năm 571, nhưng mãi đến năm 610, bốn mươi mốt tuổi, ngài mới bắt đầu rao giảng kinh Qur’an và thành lập Hồi giáo. Đến năm 632, ngài bị bệnh và nghĩ tới việc truyền ngôi. Bấy giờ, trong hàng tín đồ bắt đầu chia ra hai phe. Một phe theo kiểu cha truyền con nối, Giáo chủ không có con trai nên ủng hộ người con rể tên Ali Abu Talid nối ngôi. Nhưng phe khác cho rằng, Giáo chủ là người thừa sai của Chúa, vậy người đại đệ tử Abu Bakr mới đủ đạo hạnh tiếp tục ngôi vị đó. Cuộc tranh chấp dẫn tới việc Giáo chủ phải ra phán quyết cuối, nhưng cả hai phe đều không chờ được nên xảy ra bạo loạn và khi ấy đã có kẻ ra tay giết Giáo chủ. Từ đó đến nay không thấy ai thắc mắc, điều tra hung thủ đã sát hại Giáo chủ. Người ta bận lo tới việc tranh ngôi. Cho tới bây giờ kể như bất phân thắng bại.”

“Hơn cả ngàn năm trôi qua, Ali và Abu cũng không còn, ai lãnh đạo thì cũng đọc kinh Qur’an thôi, có chi mà tranh chấp.” Tôi nói.

“Đạo Hồi có một tỷ ba dân số khắp thế giới, giáo quy gắt gao, người lãnh đạo quyền hạn hơn Tổng Thống, vua chúa một nước. Chính Ali và Abu chắc cũng không ngờ, nếu biết trước họ đã tận diệt nhau chứ không chịu chia thành hai phe, di họa tới bây giờ.” Michael Tea nói, “Mày không tranh chấp, dễ thua thiệt lắm.”

Tôi vào quân đội, rồi được nhập tịch, tương lai đem cả gia đình sang, nghĩ tới cảnh đoàn tụ, tôi “lời” quá cỡ, thua thiệt chỗ nào. Tôi tiếp tục thắc mắc.

“Vậy giáo phái Sunni của Saddam thuộc dòng nào?”

“Họ là truyền nhân của đại đệ tử Abu Bakr, là thiểu số. Còn phái Ali con rể Muhammad là phái Shi’a thân Iran chiếm đa số.”

“Trời đất!” Tôi kêu lên, “Làm thế nào mà Saddam lấy thiểu số thắng đa số ?”

“Lấy bàn tay sắt.” Michael Tea trả lời tỉnh bơ. “Chính nghĩa, công lý hay gì gì nữa cũng bị đè bẹp thôi. Trong 25 năm, Saddam xử tử cả trăm ngàn người.”

“Ối trời ơi.” Cả tiểu đội kêu lên, thật kinh khủng.

Đêm đó, tôi trằn trọc nghĩ về Saddam. Iraq là một vùng đất cổ, có hai con sông Euphrates và Tigris vắt qua. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của nhân loại, bởi người ta tìm thấy dấu vết con người xưa nhất trái đất ở đây. Vì sống giữa vùng đất được bồi đắp phù sa của hai con sông nên người ta gọi nền văn minh này là nền văn minh Lưỡng Hà. Thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt được dùng làm vũ khí. Các công trình nghệ thuật kiến trúc như thành Babylon , vườn treo sau này trở thành kỳ quan thế giới cũng phát xuất từ đây. Văn hóa phát triển rực rỡ như thế nhưng dân cổ đại Iraq yếu xìu, đánh giặc dở không thể tả. Liên tiếp trải mấy ngàn năm Iraq luôn bị các chủng tộc khác xâm chiếm và cai trị. Iraq chưa bao giờ giành được độc lập, tự vẽ biên giới cho mình. Sau thế chiến thứ nhất, đế chế Ottoman thống trị Trung Đông bị Anh, Pháp, Mỹ đánh bại. Chính người Anh đã vẽ lại bản đồ cho Iraq . Nhưng Saddam và đảng Baath mới giành độc lập cho Iraq từ Anh. Như vậy kể ra Saddam là một anh hùng, chưa chắc là tội nhân. Nghĩ tới đó, không chịu nổi, tôi hỏi Michael. Nó bật cười lớn.

“Ya, ya. Saddam là anh hùng, nhưng là anh hùng của 20% dân số thôi.” Nó nạt tôi, “Ngủ đi. Sống ở đây, khóa miệng lại. Tuyên bố bậy bạ, sáng mai 60% dân số còn lại sẽ giết mày đó.”

Nhưng mà tôi vẫn không tài nào ngủ được. Nếu Saddam là người Shi’a có thể tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không độc tài, tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không xâm chiếm Kuwait , không mơ làm Thành Cát Tư Hãn thống nhất Ả Rập, tình thế sẽ khác. Và nếu tôi không mất ngủ, tình thế cũng sẽ khác.

Mới mờ sáng, đơn vị tôi nhận lệnh tới Haji Ibrahim. Đây là vùng núi cao nhất Iraq , trên 11 ngàn feet, nằm sát biên giới Iran . Bộ chỉ huy đơn vị nói, những tổ chức người Sunni đang rút về đây, họ sẽ truy quét người Kurd ra khỏi vùng núi để chiếm lấy địa bàn. Nếu để họ chiếm được khu vực này sau rất khó kiểm soát. Đây cũng có thể là con đường vận chuyển vũ khí lậu từ Iran chuyển cho khủng bố. Nhiệm vụ chúng tôi là bảo vệ người Kurd, chận đứng con đường tiếp tế vũ khí từ Iran .

Mặt trời chưa lên, ba phi đội UH-60 Black Hawk bay hàng một luân phiên thả chúng tôi xuống chân núi. Chân vừa chạm đất, chúng tôi vừa lăn vừa chạy. Phải biết biến mình thành một mục tiêu luôn luôn di động. Có thể những tay bắn tỉa của địch đang phục kích đâu đây. Cuộc hành quân bắt đầu từ giữa hai khe núi thấp nhất và tỏa ra những vùng phụ cận. Núi Iraq rừng lơ thơ, cỏ không cao quá gối, nhiều nơi chỉ có toàn đá trọc. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh, tất cả tản ra, kiểm soát những hang động trước khi tiến lên núi, chú ý hầm hố và những bãi mìn.

Tiểu đội dàn ngang, ghìm súng chầm chậm tiến lên. Kiểu đội hình này, cha tôi viết, là thế tiến nguy hiểm, vì địch nấp ở đâu đó quạt một tràng là tiểu đội tiêu. Tôi đâm sợ, thằng Michael Tea không có kinh nghiệm, đáng lẽ nên dàn hàng một tiến lên mới đúng. Tôi kêu Michael trong earphone. Nó la, “Nhìn vô ống nhắm, quan sát những điểm đen kìa.” Những điểm đen thường là những cửa hang, lấp bằng vải bạt hay ván tạp. Tôi rùn mình xuống, lò dò tiến. Mắt dán vào ống nhắm và điều chỉnh. Cái ống nhắm này tôi nài nỉ mãi mới được loại 50MM có thể phóng mục tiêu lớn ra từ 3 đến 9 lần, rất rõ. Tôi gắn ống nhắm trên khẩu M4A4 có 2 cò, vì bên dưới còn thêm bộ phận phóng lựu M203, sức công phá mạnh và xa hơn M.79 ở chiến trường Việt Nam . Tiểu đoàn trưởng nói, hành quân 2 ngày, quân trang gọn, nhẹ để dễ leo núi, không quân yểm trợ nếu có tình thế bất ngờ. Nhưng cha tôi viết, nếu đụng trận diễn tiến không lường được, cuộc hành quân có thể kéo dài. Vì vậy, hành trang của tôi nặng trĩu như một cuộc chuyển quân xa hay sắp đụng một trận lớn. Ngoài ra, cái áo khoác tactical vest nhiều túi của tôi nhét đủ thứ, 4 băng đạn dự trữ 1,800 viên, 10 quả M203, dao găm Ka-Bar bén ngót, kính hồng ngoại tuyến ban đêm, một canteen nước, hai phần MRE thức ăn liền, mặt nạ chống hơi gas vì người Kurd đã từng bị Saddam tấn công bằng hơi độc Sarin chết hàng loạt.

Lúc ngồi trên trực thăng, thấy tôi vũ trang đến tận răng, cả đội nhìn tôi như quái vật.

“Ê, mày định một mình tiêu diệt hết một tiểu đoàn hả?” Thằng Ted xỏ ngón tay tìm coi có cái túi nào còn trống trên cái áo vest phồng cứng của tôi.

“Oh! My heroes” Thằng Robert láu lỉnh, giả vờ chắp tay ngưỡng mộ. “Có mày, chắc tụi tao ở không quá.”

Tôi nổi sùng, hất tay tụi nó, nạt. “Kệ tao.” Nhưng mà nhìn lại, tôi thấy mình giống như “Cái Bang Tám Túi” thật. Đem nhiều thứ quá cũng không giống ai. Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm.

Có một bàn to lớn mò mẫm bóp cái ba-lô sau lưng tôi.

“Trời ơi, nó đem theo mền nữa đây này.” Thằng Ed cười hô hố, “Mày tính định cư trên núi luôn à?”

“Câm miệng.” Tôi quát lên một tiếng, bực tức, thằng này lớ quớ khi xuống đất tôi sẽ đá cho nó một cái để đời. Nhưng mà nhìn lại, nó bự hơn, bàn tay của nó to gấp ba lần tay tôi.

Michael Tea, tiểu đội trưởng, nạt, “Shut up.” Đôi mắt nó rà một lượt, tia nhìn phát ra lửa, chúng tôi nóng ran cả người.

Có tiếng súng M4 “tạch, tạch, tạch… ” ròn rã. “Đụng rồi.” Có tiếng la sau lưng tôi. Cả bọn nằm rạp xuống. Chừng ba mươi giây, Michael ở đằng trước quay đầu ra hiệu, chúng tôi tẻ hai bên, nhường cho hai thằng mang M249 đi giữa, một thằng lui ra sau dự bị. Chúng tôi bò lên, ép sát hai bên, tiến gần cửa động. Chắc chắn có người, tôi thấy tấm bạt rung rinh, nhất định không phải dân, có lẽ tụi Baath đã đi trước một bước.

“Marhaba” Tiểu đội trưởng cầm micro gọi lớn ba, bốn lần, không ai trả lời.

Qua kính nhắm, tôi thấy tấm vải bạt nhúc nhích như có người đứng ngay sau đó. Tôi đặt tay vô cò sẵn sàng, thằng nào lú ra, tôi nả liền. “Tiên hạ thủ vi cường.” Tôi nghĩ, “Thà bắn lầm còn hơn bị bắn chết.” Tôi không muốn chết, nhất là chết ở đây. Mặc kệ ông Bush muốn xây dựng dân chủ hay phát huy tự do gì gì đó, tôi không “ke”. Tụi Iraq có chết khô trên giếng dầu, tôi cũng không “ke”. Tôi chỉ muốn sống để trở về. Để mơ, một ngày nào, cha mẹ em út tôi được đặt chân lên miền đất hứa.

“Hello. Hello. Anybody’s there?” Thằng Michael kêu muốn tắt hơi.

Cửa hang vén khẽ, một nhánh cây ló ra, đầu có cột một miếng vải trắng. Đầu hàng rồi, chúng tôi thở phào, không cần phải nổ súng. Nhưng vì đề cao cảnh giác, biết đâu địch trí trá khó lường, Michael vẫn kêu họ bằng tiếng Ả Rập.

Họ bắt đầu đi ra, dè dặt từng người một. A! tôi nhận ra, đây là dân quân Kurd, họ trang phục khác người Iraq , đàn ông mặc quần phùng (kiểu Thổ), áo sơ mi, đầu quấn khăn xếp, râu tóc ngắn gọn. Tất cả hai mươi bảy người, kể cả bốn đứa trẻ chỉ độ 12,13 tuổi. Trong bộ tộc Kurd, người nào vác nổi súng, người đó là lính, bất kể nam phụ lão ấu.

May quá, người Kurd ở đây, có nghĩa vùng này an toàn. Trong khi tiểu đội liên lạc cấp trên, tôi đi một vòng khảo sát.

Chỉ suy diễn từ cái hang này tôi cũng thấy vấn đề kiểm soát an ninh, hay ngăn chận sự chuyển vận vũ khí qua lại biên giới là một chuyện nan giải. Cửa hang nhỏ, nhưng càng vào trong càng rộng, khuôn viên chính giữa có thể chứa vài ngàn người. Ở giữa động có một hồ nhỏ, nước trong vắt. Họ nói, mùa Xuân tuyết trên núi tan, nước theo khe chảy xuống tích tụ nên hồ, đủ dùng quanh năm. Đàng sau còn có một cửa khác ăn thông, có thể thoát ra bằng vách khác. Cái cửa hậu này không phải do thiên nhiên mà do họ đào phá từ năm này qua năm khác mà thành. Tôi đi vòng lòng xem qua nơi ăn, chốn ở của họ. Có lẽ đây là trạm trú quân của quân du kích nên đồ đạc, bếp núc không có dấu vết đàn bà. Nồi niêu xoong chảo, ấm chén của họ có lẽ toàn là đồ từ thời Adam, Eva, cũ kỹ thấy phát sợ.

Người Kurd có mặt ở Iraq có lẽ từ thời khai thiên lập địa. Họ không phải giống dân Ả rập, không theo đạo Hồi. Sự khác biệt văn hóa, phong tục, ngôn ngữ, trang phục, biến họ thành cái gai trong mắt dân Ả Rập. Trải qua hàng ngàn năm, họ đã bị các chủng tộc, các thời đế chế, vua chúa khắp nơi truy sát. Nhưng mà, với sức chiến đấu dẻo dai, khả năng sinh tồn mạnh mẽ, họ đã trốn chạy liên tiếp từ đời này qua đời khác. Khi bị truy sát ở Iraq, họ bồng bế nhau qua Thổ, khi Thổ đánh đuổi, họ chạy qua Syria, khi bị Syria càn, họ trốn qua Iran, bị Iran đánh, họ lại chạy về Iraq. Họ sống du mục và chạy loanh hoanh khắp biên giới bốn nước. Lịch sử của người Kurd là lịch sử chạy. Cho tới bây giờ họ chưa có điểm dừng chân.

Tôi nghe nói, sau thế chiến thứ I, người Anh ký hiệp ước giúp họ thành lập quốc gia Kurd, thủ đô đáng lẽ là Mosul . Đổi lại, người Kurd ký kết cho Anh khai thác mỏ dầu lớn ở miền Bắc, lãnh địa Kurd. Hiệp định đã ký kết, năm 1927, Anh đã khai thác dầu. Nhưng quốc gia Kurd đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Không phải người Anh bội ước mà người Kurd đã bỏ mất cơ hội lập quốc có một không hai. Vì đây là thời gian, Anh cũng đang thành lập Iraq . Do trốn chạy khắp nơi, người Kurd đã bị phân hóa từ đời nào cũng không biết. Khi tiến hành việc thành lập quốc gia, người Kurd ở Thổ thích chính sách của Thổ, người Kurd ở Iran thích theo khuôn mẫu Iran , người Kurd ở Syria thích theo chế độ như Syria , người Kurd ở Iraq lại không thích ý kiến các nhóm khác. Không ai nhường ai. Mấy năm sau, Iraq tuyên bố độc lập, biên giới bao trùm luôn phần đất Kurd. Và người Kurd từ đó lại tiếp tục: Chạy.

Nghe tới đoạn này, tôi cảm thấy buồn. Mong rằng người Việt tỵ nạn khắp nơi Mỹ, Anh, Úc, Pháp, sau này trở về sẽ tránh vết xe đổ như người Kurd.

Tiểu đội ra lệnh tập hợp, chúng tôi trở vào trong hang. Một vòng tròn, nửa là Kurd, nửa Mỹ. Tiểu đoàn mới thả dù một quân nhân thông dịch tới. Người Mỹ sẽ bảo vệ người Kurd, tạm thời vẽ một khu tự trị cho họ. Từ thành phố Tikrit trở lên là khu Cấm Bay , ngoại trừ máy bay Anh Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Phía Mỹ sẽ cung cấp khí giới và huấn luyện dân quân Kurd. Đổi lại, Kurd kiểm soát và phát hiện những con đường vận chuyển vũ khí lậu qua biên giới. Vũ khí và toán huấn luyện sẽ tới sau. Nhiệm vụ chúng tôi rời khỏi nơi đây và tiếp tục hành quân sau lưng núi.

Thằng Ted chửi, Robert chửi, Ed cũng chửi, còn tôi chửi… thầm.

“Tại sao họ không để tụi mình ở lại huấn luyện?” Thằng Bob cự nự.

“Đây là lệnh. Chấm hết.” Tiểu đội trưởng kết thúc.

Chúng tôi đi vòng sau lưng núi. Núi này tiếp ngọn núi kia. Màu đá tim tím, phẳng lì, dốc cao thoai thoải. Ba-lô trên vai tôi chĩu xuống, oằn vai. Mới 17:00 tức năm giờ chiều, trời đã nhá nhem. Gió thổi buốt mặt. Chúng tôi dừng lại bên một khe trũng, mấy lùm cây thưa cao quá đầu người, che khuất một cái hang. Tôi mệt đứ đừ. Tựa vào gốc cây, tôi đứng thở dốc. Mấy thằng kia quân trang nhẹ hửng, cũng mướt mồ hôi. Khi thằng Michael chạy tới, nó xua tụi tôi như xua tà.

“Đi, đi vào trong kia kiểm soát trước.” Nó chửi te tát, “Chưa kiểm soát mà đứng đây chơi, tụi bây muốn chôn thây ở đây chắc?”

Cái thằng này có thể lên tới tướng đây. Nó không hề biết thương anh em đồng đội. Mồ hôi người ta mà nó tưởng như nước lã.

Chúng tôi chạy vào trong hang, kiểm soát. Tôi mệt muốn xỉu, từ sáng tới giờ chỉ đi và chạy, chưa có hột cơm nào. Đã vậy, đôi mắt chập chập cứ muốn ríu lại. Nếu gặp địch, tôi cũng phải ngã ra ngủ một giấc cái đã, chuyện đánh đấm tính sau.

May quá, cái hang cạn, không có người. Michael nói, khi nào chắc chắn an toàn mới được nghỉ ngơi, ăn uống. Thằng Ted giỡn, “Sao nó không nói, khi nào bắt được Bin Laden, ăn cơm cũng chưa muộn.”

“Clear.” Thằng Bob từ bên sườn chạy vòng qua nói.

“Clear.” Thằng Tom ở vách sau hay đâu đó cũng la lên trong máy.

“Clear, clear.” Hai ba tiếng nữa của ai đó vọng ra. Tiểu đội trưởng liên lạc với trung tâm hành quân rồi phân công. Chúng tôi đóng chốt ở đây. Một, hai, ba, thằng Michael chỉ tôi, Ed và Ted, ba đứa bây: chốt Một. Rồi nó khoác tay, kéo một đám theo sau, đi đóng chốt Hai. Nhưng mới vài ba bước nó quay lại, chỉ xuống chân núi.

“Đêm nay, tụi bây chia nhau canh giữ hẻm núi phía dưới. Có phát hiện gì báo ngay, không được tự ý hành động.” Nó quay qua tôi, “Còn mày, tối nay, không được làm thơ, không được ngủ.”

Chưa kịp phản đối, nó khóa miệng tôi. “Đây là lệnh.”

“Yes, sir.” Tôi gào lên, tức muốn ói máu.

Ted và Ed bảo, “Ăn cái đã, từ sáng tới giờ tao đói muốn rã ruột.” Tụi nó ăn, tôi kê đầu trên ba-lô ngủ. Có nhiều khi ngủ ngon hơn ăn gấp cả ngàn lần.

Ngủ được ba tiếng, thằng Ted lôi tôi dậy. Đổi phiên. Trời bây giờ tối đen như mực. Tôi có cảm giác bị người ta quẳng vào cái lỗ đen trong vũ trụ. Vừa nằm xuống, thằng Ed, thằng Ted đã ngủ say như chết. Tôi dụi mắt, mắt cay xè. Tôi uống một hớp nước, cũng chưa tỉnh nổi. Bây giờ thiên đường không phải là thành Babylon, không phải là vườn treo Hanging Garden, không phải ở Địa Đàng, hay trên Thiên Đàng, mà là ở trong cái mền bông mềm như nhung, mướt rượt, mượt mà. Tôi đang ước được chui đầu vào đó, đánh một giấc trăm năm.

Tiếng Michael léo nhéo trong máy. Tôi trả lời rồi lôi trong ba-lô một tấm ponchos, một lọ thuốc Alert. Thuốc này uống vào bảo đảm tỉnh như sáo suốt 48 tiếng đồng hồ. Tấm ponchos, tôi trải ra tủ đều cho hai đứa bạn. Đêm trên núi cao, sương xuống lạnh lắm.

Tôi ngồi thu lu trong bóng tối. Một chút sau mắt quen với màn đêm, tôi thấy đêm không đen như tôi tưởng. Trời trong và cao vút, đêm có ngàn sao lấp lánh, một mặt trăng lưỡi liềm chênh chếch hướng Đông. Trăng lưỡi liềm cong vút, bóng nguyệt treo ơ hờ, sắc trăng mờ nhạt lung linh làm đêm trở nên huyền ảo. Không hiểu sao trong tất cả truyện cổ Ả rập người ta chỉ thấy bầu trời và ánh trăng lưỡi liềm. Bây giờ, tôi ngó trăng. Trăng cũng ngó tôi. Mà không, trăng ngó vạn vật. Tôi cũng ngó vạn vật. Đêm thật yên tĩnh. Tôi lắng nghe tiếng gió mơn man vuốt ve lưng núi, tiếng cỏ lao xao, rì rào chen lẫn trong tiếng đập đều đặn của trái tim tôi.

Ba tiếng đồng hồ trôi qua. Tôi ngồi im trong một tư thế gần như bất động. Nhìn xuống khe núi bên dưới, bốn bề vắng tanh. Có ai biết nỗi khổ của một con sói rình mồi? Phải kiên nhẫn lắm. Tôi nhìn vào khe núi như nhìn vào một khoảng không vô định.

Hai giờ sáng. Giờ này là của thằng Ed đây. Nhưng tôi tỉnh táo lắm, cho hai đứa nó ngủ thêm một chút. Bây giờ, trăng chếch về Tây. Đêm Iraq thật huyền diệu, nhưng mà tôi vẫn nhớ một vầng trăng vằng vặc xa tít ở quê nhà.

“Trời xanh, trăng có tự bao giờ?
Ngưng chén, đêm nay hỏi một câu
Người với lên trăng, vin chẳng được
Khi đi, trăng lại mãi theo nhau.”*1

Có phải ánh trăng này từ Việt Nam đã theo tôi tới đây chăng? Còn sao nữa? Sao Hôm, sao Mai đâu? Tôi nhìn trời rồi nhìn điểm “nóng” dưới khe núi. Một vì sao đang rơi trong lùm cỏ. Sao nhấp nháy, nhấp nháy. Thật vô lý. Tôi dụi mắt mình mấy lượt. Quả thật, có một ngôi sao đang rơi trong lùm cỏ. Cái gì đó hả? Tôi chộp khẩu súng, mở kính nhắm, điều chỉnh tầm nhìn. Không phải ánh sao. Điểm sáng là ánh đèn pin đang vẫy qua, vẫy lại. Tôi lấy googles*2 nhìn, đèn tắt. Nghe tiếng lách cách, thằng Ted, thằng Ed đồng nhỏm dậy. Chúng bò lại bên tôi, thì thầm.

“What’s up?” Nó hỏi, “Cái gì vậy?”

Không đợi tôi trả lời, nhanh như cắt, nó chộp súng, quan sát qua ống kính, “Oh, men.”

Tôi gọi máy, báo cáo tình hình. Michael lệnh, theo dõi mục tiêu, khoan nổ súng. Nó báo cáo về Trung Tâm hành quân. Ba thằng tôi xác định tọa độ, theo dõi địch. Có thể đây là tụi vận chuyển vũ khí tiếp tế cho khủng bố. Có một đường hầm hay hang động bí mật nào đó đi ngang qua eo núi này. Có lối vào ắt phải có lối ra. Không biết phía trước núi có ai phát hiện gì không? Không biết số lượng vũ khí là bao nhiêu và số người tham dự đường dây này? Của tổ chức nào?

Mười phút sau, tiểu đội tôi tề tựu. Vì hang động ăn sâu trong núi, không thể tiêu diệt hết nếu chỉ tấn công bên ngoài. Các đơn vị khác cũng đang bao quanh trước và sau núi. Trung Tâm sẽ chi viện một phi đội trực thăng AH-64 Apache để tấn công cả hai cửa hang. Nếu sức kháng cự lớn, trung tâm sẽ gọi các loại F mang bomb bunker*3 yểm trợ sau.

Trong khi chờ đợi chúng tôi di chuyển vào vị trí phối hợp. Mắt tôi không rời mục tiêu. Bên dưới một toán người sắp hàng một, lặng lẽ trước và sau đẩy những thùng sắt to và dài bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi nóng ruột. Có thể là những air-missile SA-7B hay SA-14, dễ di chuyển. Cả đoàn khoảng hai mươi người đã bắt đầu đi vào cửa hang. Trời ơi! Không khéo họ sẽ mất hút trong ấy hay cố thủ sẽ khó đây. Cần phải tấn công ngay. Nhiều họng súng chĩa ngay về phía họ.

Trong phút chốc, tiếng máy bay vần vũ ngay trên đầu. Cả chục chiếc đèn cực mạnh sáng rực như ban ngày. Có tiếng loa kêu gọi đầu hàng. Phía địch bỏ chạy tán loạn. Có kẻ chạy thẳng vào hang, có kẻ trở đầu súng chĩa lên bắn máy bay. Những chiếc Apache đảo vòng vòng. Chúng tôi nổ súng bắn địch. Họ buông súng, thân xác ngã vật ra. Tai tôi không nghe thấy gì. Tiếng nổ chát chúa, liên tục. Trên không, máy bay nả những chiếc rocket AGM-114 Hellfire bay liệng vô hang. Ầm. Ầm. Những tiếng nổ lớn, mặt đất rung rinh, lửa vụt sáng chóe và những luồng khói đen bốc lên cuồn cuộn. Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp.

Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết. Những kẻ này mặt mũi bình thường, nhưng giờ đã là những cái xác vô tri. Nếu sống, có thể có một ngày nào đó dám tôi mời hắn uống café trên đường phố Baghdad . Xem chán, tôi vào hang động, nhưng bị chận lại. Người ta đang đưa những chuyên viên vũ khí tới đây. Cũng có thể có mìn hay chất nổ tự hủy đã được gài sẵn.

Đơn vị tôi được lệnh trở về, tuy cuộc hành quân vẫn còn tiếp diễn. Về sau quân đội phải khóa kín biên giới Iran , Syria ngăn chận vũ khí đổ vào Iraq .

Từ mùa Xuân năm 2004, tổ chức Al-Qaeda với Musab-al-Zarqawi, dân quân vũ trang Mahdi của phái Shi’a, phe giáo sĩ Al- Sadr, tổ chức tấn công dữ dội khắp nơi. Trong đó Musab al-Zarqawi là tên khủng bố kinh hoàng nhất. Hắn dùng kiểu hành hình thời thượng cổ, lấy lưỡi gươm Sinbab chặt đầu tất cả các con tin ngoại quốc để áp lực Mỹ rút quân vô điều kiện. Các nạn nhân trước khi chết đều sợ hãi. Nhưng những người chưa bị bắt, chưa bị chặt đầu, chưa sợ. Thế giới Hồi giáo khắp nơi cũng phản đối. Al-Zarqawi bôi nhọ Hồi giáo. Hồi giáo không man rợ như Zarqawi. Phải chống Mỹ kiểu khác. Lực lượng vũ trang Sunni tổ chức phản công mạnh mẽ ở Fallujah bắt đầu tháng 3 năm 2004, giết bốn nhân viên an ninh cung cấp lương thực của tổ chức Blackwater. Họ cột bốn cái xác vào một chiếc xe, diễu lê khắp phố phường Iraq . Chủ ý răn đe buộc Mỹ rút quân. Nhưng cách đó thất bại. Người ta nhìn thấy tổ chức Sunni dã man, cần phải tiêu diệt. Trận đánh đẫm máu với Sunni là trận 46 ngày đêm ở Fallujah. Người Mỹ so sánh với trận Mậu Thân Huế năm 1968. Mỹ mất 95 binh sĩ, và địch bỏ lại 1,350 xác chết đủ mọi sắc tộc như Chechnyan, Iran, Syrian,… Ả Rập,…… Sau tháng 11 năm 2004 trở đi, tình hình có vẻ lắng xuống.

Người Iraq xoay qua chống Mỹ theo kiểu khác: Kiểu Việt Nam . Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ “thua” không phải trên mặt trận quân sự, mà “thua” trên mặt trận tâm lý. Chiến tranh tâm lý mở rộng. Phong trào phản chiến, những vụ Mỹ Lai được khai thác triệt để. Các tổ chức chống Mỹ, tổ chức nhân quyền đua nhau tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền. Nổi tiếng nhất là cô Lynndie England và anh lính Charles Graner của trại tù Abu-Ghraib. Bức hình nổi tiếng tình tứ nhất của họ là bức hình lột truồng sáu người tù và bắt họ chồng chéo nhau xếp thành hình Kim Tự Tháp. Thế giới phẫn nộ, người Mỹ phẫn nộ, lính Mỹ phẫn nộ, chính quyền Mỹ rất phẫn nộ, nhưng tôi không… phẫn nộ. Tôi nghi, cặp tình nhân này điên ư? Họ không biết hành động vậy là vi phạm nhân quyền, vi phạm quân kỷ à? Tù như chơi. Họ biết, nhưng vẫn làm. Và ai là người đang đứng chụp hình cho họ đấy? Một nhân vật thứ ba. Rõ ràng đây là một vụ vi phạm nhân quyền có dự mưu. Cặp Lynndie và Charles đã lãnh bao nhiêu tiền? Khác với vụ Mỹ Lai, tòa án quân sự Mỹ làm rùm beng chuyện này. Họ xử nặng và tuyên bố sẽ lôi hết các vụ vi phạm nhân quyền ra công lý.

Cuối năm 2005, chúng tôi được lệnh điều về miền Nam . Mười lăm ngàn quân nhân canh giữ an ninh cho các thùng phiếu. Tất cả các tổ chức, giáo phái, phe phía chủng tộc, ghét Mỹ hay thân Mỹ đều được mời tham chính. Tất cả do người dân quyết định bằng lá phiếu. Ông Bush tin, với cách này, mọi người đều có mặt trong chính quyền, người dân sẽ quyết định chính thể của họ. Chúng tôi nghĩ, ông Bush lầm. Mọi phe nhóm đều không có ý định hợp tác tham chính, mỗi một phe đều muốn giành lấy độc quyền cai trị và tiêu diệt đối lập. Họ muốn dùng bàn tay sắt như Saddam. Họ chống Mỹ vì Mỹ không để điều đó xảy ra.

Sau bầu cử, người Iraq mở những mặt trận mới. Họ tiêu diệt nhau tận tình. Người Sunni xả súng bắn vào chợ búa người Shi’a, 65 người chết. Người Shi’a ném bom vào đám cưới Sunni, 124 người chết. Người Sectarian (không biết từ đâu tới) đánh bom vào thánh đường Al-Askari của người Shi’a ở Samarra , 165 người chết. Người Sunni lái xe bom lao thẳng vào lãnh địa Sadr giết chết 215 người. Con số người chết tăng đều như người ta nhân các giải độc đắc lotto hàng tuần. Đây chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc nội chiến tương lai.

Đầu năm 2007, ông Bush tuyên bố tăng quân, tăng chi cho cuộc chiến Iraq . Mặc, trong khi người ta phản chiến khắp nơi. Tình hình Iraq không thể ổn định, nhưng cũng không thể rút quân. Tiến thoái lưỡng nan. Mỹ rút, một cuộc nội chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Tàn khốc còn hơn thời Saddam và chiến tranh hiện tại. Người Iraq giết người Iraq . Và mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu người Mỹ.

Giấc mơ ổn định Iraq giống như chuyện nằm mơ ban ngày. Mọi hận thù sắc tộc, tôn giáo gì đó là những mối thù truyền kiếp có thể sẽ kéo dài cho tới ngày tận thế. Đồng minh các nước lục tục rút quân về. Người Anh cũng bắt đầu giảm quân ở căn cứ Basra .

Tiểu đoàn tôi được lệnh di chuyển từ Samarra tới Basra . Khi ngang qua Baghdad chúng tôi được viếng thủ đô, thăm thắng cảnh trong 48 giờ. Nhiều người không đi, họ ở lại trong đơn vị, chỉ ra ngoài khi có nhiệm vụ. Baghdad là tụ điểm của khủng bố, phá hoại, bắt cóc, của “road bomb” và “tự sát”. Bởi đây là nơi gây nhiều tiếng vang, lấy thành tích dễ nhất. Nhưng cơ hội ngàn năm một thuở, tiểu đội tôi quyết định ra ngoài. Viếng thăm xứ Ngàn Lẻ Một Đêm là điều tối ư cần thiết.

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat TRUYỆN LÍNH TRÁNG TIẾP THEO
Reply #24 - 11. Jul 2010 , 14:57
 
Chúng tôi mặc thường phục, lận súng ngắn, máy định vị, rồi ra đường. Baghdad lớn lắm, người đông, có con sông Tigris bắc ngang chia thành hai khu vực. Thủ đô đầy nhà cửa dinh thự, kiến trúc cổ công phu rất đẹp, khu dân cư tầm thường đơn giản, và đường sá xây dựng rất cẩu thả. Những người trẻ mặc âu phục, đa số trung niên người già ăn vận theo truyền thống. Đàn ông mặc thawbs (áo dài chấm chân), đội mũ kufiyah (mũ úp) hoặc gutra (khăn trùm) có egals (vòng vải quấn quanh đầu). Đàn bà mặc abaya (áo đen trùm kín thân người), đầu quấn khăn choàng lớn.

Bỗng dưng, thằng Ted hỏi đố, “Thằng nào thấy đứa con gái Iraq đi giày cao gót đầu tiên, tao tặng $100 dollars.”

Cả bọn xôn xao, cười như Tết. Giải thưởng hấp dẫn đây. Nhưng làm sao kiếm ra. Bọn tôi chúi mắt vào chân tụi con gái. Thật đáng kinh ngạc. Lòng vòng nãy giờ, thấy hơn trăm đứa, chẳng có mạng nào mang giày cao gót cả. Mà đàn bà đẹp là nhờ giày cao gót. Giày cao gót làm dáng đi yểu điệu, mảnh mai. Bây giờ tôi chợt hiểu ra, trông con gái Iraq không có nét dịu dàng, mềm mại là bởi tướng đi chắc nịch, hơi giống tướng đàn ông. Đã vậy, khăn áo kín mít, trông như những con quạ di động, chẳng có gì hấp dẫn. Vòng qua nhiều đường phố, cả thành phố chỉ có một loại cây duy nhất là cây Chà là. Chúng tôi lẩn quẩn khắp nơi, đường phố Iraq rất dễ lạc, nhà cửa cây cối các nơi đều giống nhau. Chiến tranh, khủng bố, bom nổ làm khắp nơi tiêu điều. Iraq ít có nhà hàng, quán xá, café… như các thành phố khác. Tiếp xúc người dân ở đây cũng đáng ngại. Họ sợ bị nghi ngờ, bị trả thù. Chúng tôi cũng sợ hỏi trúng những người ôm bom tự sát.

Chúng tôi quyết định trở về khu trung tâm, viếng dinh Saddam. Nghe nói, Saddam cũng chán đàn bà trùm chăn, trong dinh treo toàn hình Marilyn Monroe vén váy. Nhưng mà Saddam có tới 23 cái dinh, luân phiên ngủ mỗi ngày, vậy cái nào mới có hình các kiều nữ Hollywood khỏa thân, ở truồng.

“Mày tưởng Saddam có dành một cái dinh để tu chắc?”

Cả bọn cười sằng sặc.

Chúng tôi quay lại con sông Tigris , băng qua cầu. Tại đầu cầu này, năm đó, khi tiến vào Baghdad , sư đoàn 3 đã dừng lại mấy ngày chờ lệnh. Người ta đợi một sự thỏa thuận buông súng của lực lượng Vệ binh Fedayeen trung thành với Saddam, để tránh những tổn thất nhân mạng không đáng có. Lúc đó Baghdad có tin đồn, Mỹ hết đạn. Một số tay súng lập lô cốt phòng thủ ngay trên đường phố, dùng AK-47 chống xe tăng M1Abrams. Trong chiến tranh đôi lúc cũng khiến người ta chết vì những tin đồn nhảm nhí như thế.


Bốn mươi tám giờ ở Baghdad qua mau, đơn vị gấp rút chuyển quân xuống Basra . Cách 55 dặm về phía Nam Baghdad là thành Babylon . Đoàn quân xa chầm chậm qua khu vực này. Thành Babylon cổ xưa, rộng tới mười cây số vuông, nơi cách đây gần ba ngàn năm người ta đã xây dựng đền đài cung điện cao ngất để lên trời. Năm 1258, Hốt Tất Liệt đã dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm một nửa Châu Âu, rồi tràn qua Iraq . Lịch sử ghi, người Mông Cổ đi tới đâu, cái gì không cướp được là phá hủy. Kinh sách không đọc được đều bị đốt, kể cả những thứ về kiến trúc, y học, thiên văn. Ngọn lửa đốt cháy thành Babylon và tất cả sách vở hơn ba tháng mới tắt. Dân trong thành cũng chết sạch. Người Mông Cổ đã tiêu hủy cả một nền văn minh cổ xưa, phát triển rực rỡ nhất của loài người. Bây giờ, gạch đá ngổn ngang, phế tích tang thương, khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi.

“Ôi, bên bờ sông Euphrates
Thành Babylon đổ nát
Mà ta còn ngồi đây
Đàn đã lỡ lên dây
Kẻ thù còn bắt hát,
Ngợi ca về Zion
Làm sao ta hát được
Bài ca trên đất lạ…”
(Psalm 137)

Nhưng mà, đáng lẽ người Iraq phải thù Mông Cổ mới đúng. Đằng này, họ đi thù Mỹ. Tôi nghĩ, có thể bắt đầu do một sự hiểu lầm nào đó. Năm 1927, khi người Anh phát hiện mỏ dầu ở Kirkuk , lần đầu tiên khoan giếng, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Dầu bắn mạnh và phun cao như một thứ nham thạch vọt ra từ trong miệng núi lửa. Ngọn cao tới 15 mét, dầu tràn như lũ lụt. Chỉ cần một que diêm cả thành phố sẽ ra tro. Sau chín ngày, người Anh mới dập tắt được ngọn lửa. Mặc dù đó là một tai nạn, nhưng người Iraq vẫn ngờ, đó là một đòn dằn mặt. Chớ có tự ý khai thác dầu. Kỹ thuật khoan dầu, xưa nay vẫn được giữ kín như một thứ bí mật quốc phòng.

Đoàn quân xa theo quốc lộ chạy thẳng xuống Basra . Chúng tôi vượt qua nhiều khúc sông, hồ và đầm lầy. Nơi đây là bình nguyên trù phú nhất của Iraq , nhưng đất đai không màu mỡ. Cỏ lún phún thưa, gần đầm có lau sậy, có nơi có những hàng Chà là rợp bóng như hàng dừa của Bến Tre. Vùng cằn cỗi vậy mà là cái nôi của con người ư? Thủy tổ của loài người, dấu tích ông Abraham đã từng sinh sống nơi đây. Vùng đất nghèo dân khó, nông dân ở đây đi xuồng thô, ở lều vải, chẳng có ai cất nổi một căn nhà.

Bây giờ là tháng Sáu, trời vào Hè. Nhiệt độ 120F, Iraq trở thành một cái lò nướng khổng lồ. Nóng rát mặt, rộp da. Chúng tôi băng qua một khu sa mạc. Gió bắt đầu nổi lên. Bộ chỉ huy báo động, khoảng một tiếng nữa sẽ có bão. Bão sa mạc đến bất ngờ và qua cũng trong chớp mắt. Chúng tôi dừng lại và chờ đợi. Những tấm bạt, lều, ponchos được trưng dụng tối đa. Chúng tôi phủ lên những vũ khí, đạn dược và bịt chặt các nòng súng. Cá nhân đeo mặt nạ, và chui vào xe trú ẩn. Hơn một tiếng sau, bão rú. Tiếng gió rít như xé lụa tận trên cao, rồi bão ầm ầm xô tới. Một con sóng màu vàng cuồn cuộn cuốn tung đất cát ngùn ngụt lăn qua sa mạc. Chúng tôi khum đầu xuống, đất cát đổ xuống mình lộp độp nghe như tiếng mưa rào. Khi trời im bão, chúng tôi đứng lên, rũ cát, nhìn ra xa. Mặt đất như mới thay da, một màu cát mới tinh khôi trải dài ngút tận chân trời.

Cách Basra hơn 46 dặm, chúng tôi dừng lại nghỉ. Lính đua nhau nhẩy ào ào xuống, chạy vào làng. Đây là Al-Qurnah, Vườn Địa Đàng của Adam và Eva, thủy tổ của loài người. Tất cả kinh thánh viết, trong vườn Địa Đàng đầy cây trái và bát ngát hương hoa, duy chỉ có mỗi một thứ Trái Cấm của cây Tree of Life là không ăn được. Ai ăn Trái Cấm sẽ bị đuổi ra vườn Địa Đàng, tự trồng trọt để nuôi thân, rồi sẽ già và chết. Nhưng Eva hàng ngày nhìn quả Cấm trên cây và thắc mắc. Satan dụ dỗ, Chúa cấm ăn vì ăn Trái Cấm con người sẽ thông minh như Chúa, sẽ làm được những điều Chúa muốn làm. Eva cắn ngay một miếng và nàng dành một trái cho Adam. Ăn xong, khi đến trước Chúa, lần đầu tiên Adam bỗng mắc cỡ vì thấy mình lõa lồ. Chúa biết hai người đã phạm điều cấm nên đày họ ra khỏi vườn Địa Đàng…

Bây giờ, tôi cũng muốn chạy tới xem cây Tree of Life, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ trộm cắn một Trái Cấm. Xin Chúa hãy đày tôi ra khỏi Vườn Địa Đàng hay nói đúng hơn đày tôi ra khỏi Iraq, tránh xa cuộc chiến này. Tôi chưa muốn chết, nhất là chết ở một đất nước không có dây mơ rễ má nào với tôi. Nhưng khi vào làng, tôi thấy một đám đông chùm nhum chờ đợi để chụp hình dưới cây Tree of Life. Một gốc cây sù sì không có lá, đang giơ những cành khô hiểm hóc nổi bật dưới trời xanh.

Tháng 7 năm 2007, 441 lính Anh thuộc nhóm Danish rời Basra . Đây có lẽ là nhóm thứ chín rời trại. Những chiếc trực thăng bốc họ rời căn cứ. Tôi ngó lên bầu trời nhìn cho tới lúc dấu trực thăng mất dạng. Tôi thèm có một ngày tôi cũng bay bổng để ra khỏi vùng đất Basra .

Chúng tôi đóng quân gần căn cứ Anh. Nơi này là ngoại ô bảo vệ Basra , bảo vệ các giếng dầu và hệ thống dẫn xuất, hệ thống khí đốt quan trọng của Iraq . Ngoại trừ thủ đô, đây là thành phố lớn nhất Iraq , dân số một triệu rưỡi. Basra còn nhiều ngành hóa học, công nghiệp khác. Chỉ nói về dầu, Iraq đã cung cấp 20% năng lượng cho thế giới. Trong cuộc chiến với Iran năm 1980, do lượng định sai, Iraq đã bất ngờ tấn công và bao vây nhiều làng mạc Iran , tiêu diệt hàng trăm binh sĩ. Nhưng sau đó Iran tập trung lực lượng phản công, đánh thẳng vào Basra, giết chết hàng ngàn lính Iraq, phá hủy hệ thống dẫn dầu của Basra. Tuy vậy, Saddam vẫn tuyên bố chiến thắng. Để bù đắp chiến phí và thiệt hại chiến tranh, Saddam quyết định cần phải nâng cao giá dầu gấp bốn, năm lần. Thế giới phải trả giá cho những sai lầm của Iraq . Nhưng Kuwait , một quốc gia kề cận Basra vẫn bán dầu với giá rẻ. Saddam lên án Kuwait phá giá dầu. Hơn nữa mỏ dầu Kuwait có một phần nằm dưới lòng đất Iraq . Năm 1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait . Cả thế giới nổi giận. Mỹ và đồng minh đánh vào Iraq . Trước khi rút quân, Saddam ra lệnh đổ hàng triệu thùng dầu xuống vịnh Persian và đốt 700 giếng dầu của Kuwait . Đầu năm 2003, để tử thủ Basra , Saddam cũng ra lệnh quấn mìn dầy đặc chung quanh 400 giếng dầu của Basra . Nhưng người Mỹ mua dầu bằng dollars, họ không bao giờ đi đốt tiền, dù là tiền của người khác. Mỹ bao vây giếng dầu, lính Iraq cũng không thể uống dầu để chiến đấu. Họ lục tục theo nhau kéo cờ trắng.

Chiến tranh kéo dài đến mệt mỏi. Để áp lực nước Mỹ rút quân, khối Ả Rập dùng đủ mọi cách tăng giá dầu. Thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Giá dầu nhích dần. Chính phủ mới của Iraq đã thỏa thuận ký hiệp khai thác dầu với Mỹ, Anh, Trung Quốc.

Ước mơ kết thúc cuộc chiến là ước mơ chung của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, nó là nỗi hy vọng lớn nhất của những người lính, nhiều khi còn vui hơn niềm vui chiến thắng.

Ngày 10 tháng 9 Tư lệnh chiến trường Iraq General David Petraeus tuyên bố, Hè năm tới sẽ rút 30,000 quân số. Ông Bush cũng hứa, cho phép 5,700 quân nhân từ các đơn vị được về đón Giáng Sinh. Chao ơi! Chúng tôi nhẩy cỡn vì sung sướng. Niềm vui như được ngồi trên một tấm thảm thần của xứ sở Aladin bay lượn ra khỏi nơi đây.

“Kỳ này về, tao sẽ đi học trở lại.” Thằng Ted nói, nó vào lính để được hưởng học bổng toàn phần.

“Tao sẽ ứng cử nghị viên thành phố.” Michael Tea, đúng là con nhà nòi, ba nó là Thượng nghị sĩ.

“Tao sẽ lấy vợ và đẻ một chục con.” Edward tuyên bố thẳng thừng.

Tụi tôi hè nhau thụi nó. “Ê, mày muốn quân đội phá sản vì đám con của mày à?” Ed cười hô hố.

“Còn mày?” Tụi nó quay qua tôi.

“Ước mơ lớn nhất của tao là được nhập quốc tịch, rồi bảo trợ gia đình sang.” Tôi cười ngượng nghịu.

Cả bọn vỗ vai tôi, “Ô! Chuyện nhỏ.” Chúng nó cười khuyến khích, “ Mày sẽ được như ý.”

Hôm sau, đúng vào ngày thứ Sáu, tiểu đội nhận lệnh trực. Tiểu đội trưởng huấn thị, theo báo cáo Bộ chỉ huy tuy cường độ khủng bố giảm nhẹ, nhưng số thương vong do các vụ tấn công vào mục tiêu dân sự vẫn còn nhiều. Ở Baghdad 265 người, Kirkuk 450 người,… Dự báo, khắp nơi sắp có nội chiến.

Tôi mặc kệ nội chiến. Cứ giết nhau đi. Saddam này chết, sẽ có một Saddam khác lên thay. Còn tôi sẽ rời khỏi nơi đây, bằng cách này hay cách khác.

Chúng tôi bốn thằng, hai thằng trên lô cốt, hai thằng ở ngay cổng. Vai đeo súng, mắt nhắm ra xa, chúng tôi rảo bước trước doanh trại. Đi lính, tôi ghét nhất là đi tuần và canh gác. Nhiệm vụ chán chết người. Mà trong phim mấy thằng lính gác đều là mấy thằng chết trước.


Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Trời ơi, khát. Uống bao nhiêu đi nữa, nước cũng bốc thành hơi trong bụng.Tôi nhìn qua thằng Ted, mặt mày nó khô khốc, đôi môi rộp, da đỏ bừng. Tôi tưởng tượng, chỉ cần bật tí lửa nó sẽ bốc cháy như cây đuốc sống. Nhìn nó, tôi thông cảm được tâm trạng người lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam . Tại sao tôi lại đổ mồ hôi và máu tại chiến trường này? Vì lý tưởng tự do dân chủ ư? Hai phần ba thế giới không có dân chủ, đâu phải chỉ mỗi mình Iraq ? Vì Saddam độc tài, sở hữu vũ khí giết người hàng loạt à? Mỗi một nước thuộc thế giới thứ ba đều có một thằng lãnh đạo độc tài như thế. Hay vì dầu hỏa? Phong trào phản chiến ở tại nước Mỹ lên án, chính phủ đem sinh mạng người lính đi bảo vệ túi tiền cho các hãng dầu. Nhưng muốn ký kết hiệp ước khai thác dầu, hay hạ giá dầu có nhiều cách, không nhất thiết phải mở một cuộc chiến. Tổn phí cuộc chiến Vùng Vịnh lần I, sáu tuần lễ, ngốn hết 61 tỷ dollars, buôn bán dầu hỏa đâu giàu mau thế; chiến tranh Vùng Vịnh lần II trong 5 năm tiêu hết 577 tỷ. Thế giới nói, người Mỹ đánh giặc theo kiểu con nhà giàu. Nhưng trong chiến tranh Việt Nam , Mỹ keo kiệt đến mức độ kinh tởm. Mỹ chi 111 tỷ cho cuộc chiến 20 năm. Lấy 111 tỷ chia cho 20, mỗi năm 5 tỷ rưỡi. Và trong thời kỳ cuối, quốc hội Mỹ đã từ chối 300 triệu dollars viện trợ để cứu lấy đồng minh.

Trưa đúng Ngọ, mặt trời đang đứng ở đỉnh đầu. Tôi đứng tỳ tay vào thành cổng, ôm chặt khẩu M4A4, đây là loại tối tân nhất, chỉ thiếu bộ phận hồng ngoại tuyến IRIS như đội đặc nhiệm. Còn cha tôi, và những người lính miền Nam chỉ được dùng loại M1 Garant hay Carbine, bắn từng phát để chống với AK-47 tối tân, hiện đại nhất Liên Xô. Dùng xe tăng M41, thiết vận xa M113 để dàn trận đánh nhau với T.54 của địch. Ví như người ta dúi cho lính miền Nam một con dao cùn trong trận tử chiến. Mãi đến sau Tết Mậu Thân, miền Nam mới được tiếp viện giới hạn M.16 và chiến xa M.48. Nhưng, đã quá muộn.

Người ta ví, chiến tranh Việt Nam là nơi tiêu thụ vũ khí thừa từ thế chiến thứ II, cứu các xưởng vũ khí Mỹ bị thua lỗ. Chiến tranh Iraq là nơi thử nghiệm những thứ vũ khí mới. Và những người lính miền Nam chết trong tay đồng minh nhiều hơn trong tay địch.

Ôi! Việt Nam . Ôi cha ơi! Những người tù sau chiến tranh bị đày đi chém tre, đẵn gỗ trên ngàn và bỏ xác trên núi rừng xa lạ.

Nước mắt tôi rơi, trái tim tôi vỡ.

“Khát quá.” Tiếng thằng Ted khàn đục. “Nước đâu?”

Nó chụp chai nước suối của thằng Ed quăng xuống, chuyền cho tôi một chai.

Không. Tôi không khát. Nước ở đây này. Nước mắt tôi rơi như mưa, và tôi đang nhấm từng giọt mằn mặn trên môi như người ta nhấm rượu.

Từ xa, một chiếc xe vận tải xuất hiện. Thằng Ted chộp ống nhìn, quan sát. Nó nói, xe giao sữa. Nó lui vào trong, ra sau cổng, lấy máy rà mìn. Tôi cũng ngó qua ống nhìn. Xe chạy băng băng. Tôi nhận ra, thằng lái xe là Abu gì đó, tôi quên mất. Nó vẫn thường giao sữa mỗi thứ Hai, thứ Năm. Nhưng hôm nay là thứ Sáu mà. Ngày thứ Sáu người Hồi giáo đồng loạt nghỉ, không có ai làm việc vào ngày này. Tôi dán mắt vào ống nhìn. “Trời ơi!” Tôi kêu lên, gần đến cổng, mà nó xả hết tốc lực.

“Xe bomb.” Tôi thất thanh kêu. Không còn kịp nữa, tôi lao ra về phía trước, đưa khẩu súng nhắm. Trong trại, đơn vị đang ăn trưa, hơn 400 lính đang ngồi đầy trong đó. Nếu bắn, thật nguy hiểm. Có thể tôi bị thương hoặc sẽ chết. Bắn thằng Abu, xe vẫn lao tới. Không suy nghĩ nữa, tôi quyết định trong nháy mắt.

Tôi bóp cò phóng lựu bên dưới khẩu M4, một quả M203 bắn vọt ra như hỏa tiễn, đâm ngay thùng xe. Tôi nhìn thấy một đường khói còn chưa tan hẳn. Một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển mặt đất. Lô cốt rung rinh. Cát và đá mịt mù. Mà lạ quá, bỗng nhiên tôi thấy mình nhẹ hửng, bay lên, bay lên cao. Tôi nhìn xuống. Ôi, thân xác tôi kia. Tôi nằm bất động. Những mảnh kim loại cắm đầy người. Chiếc xe bomb nát như tương. Thằng Abu mất xác.

Khi cả đơn vị chạy ra, tiếng xe cứu thương kêu inh ỏi. Họ khiêng xác tôi lên. Cả tiểu đội khóc cuống cuồng.

“Còn nước còn tát.” Michael đập đập tay vô xe cứu thương.

“Hãy cứu nó đi.” Tụi nó gào lên, chạy theo xe.

“Cứu cái gì?” Tôi la lên, nhưng chúng không nghe. “Tao ở đây nè.”

Bây giờ, thế giới hai nơi. Tôi bắt đầu mơ màng chìm trong giấc ngủ. Đâu đây văng vẳng bài hát tôi yêu.

“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi
Tôi trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất, năm nao… ” *4

Cuối cùng thì tôi cũng tìm được con đường ra khỏi Basra.

Nov. 10/2008
NTTA
Back to top
 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: Gop Nhat gio Cat TRANG THU TINH HAY NHAT
Reply #25 - 11. Jul 2010 , 18:30
 
LAM_SON wrote on 30. Jan 2010 , 23:26:
Em yêu quý,

Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời.

Hình như mưa... Mắt anh  mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống.

Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt.

Nó nói thật em nhỉ? nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một sao?

Anh vẫn khoẻ !

Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ.

Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc....

Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới... bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước !!!  Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!

Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông.

Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè! đến... đúng mùa đông thì xong !(mỗi ngày anh viết quần quật được.... hai dòng )

Ngày nào viết đến ba dòng thì anh phải truyền một lọ sérum.

Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển Nhatrang...

Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ !

Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển Nhatrang mà nhớ mãi....

Giờ vẫn nhớ đấy ! em có tin anh ?

Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển.

Ðịnh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói: thích quá cơ! nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì... gió biển thổi !!!

Nay anh nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa... năm thìa cháo bột mà anh mừng quá ! Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ!

Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn... bốn thìa thôi là thấy no căng.

Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái!

Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài.

Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ! Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh... bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80.

Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng:

Em đấy hả ?

Khi nghe tiếng thùm thùm tức là: Anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ.

Ðến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là: anh đang hôn em.                                                 

Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to.

Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội.

Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?

Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm.

Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá!

Anh bảo: thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì ?

Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên Blog hồi ấy,. thấy rất vui.

Chắc giờ mấy ông, mấy bà Blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa.

Lũ cháu hỏi, ông ơi: Blog là gì ?

Thời buổi tân tiến mà! Chúng nó bây giờ chẳng có Blog.

Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật!

Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì.

Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả robôt.

Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt.

Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbôt làm hộ.

Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả.         

Ai đời anh viết:
Em ơi, anh nhớ em lắm!

nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành:

Phem phơi, phanh phớ phem phắm!

Thế mới bực !!!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào...

Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi.

Anh đợi thư em.

Mà nếu không gửi được thư thì bảo Rôbôt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.

Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.

Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió nghe em !

Anh
Doc xong cau chuyen nay , toi da cươi mot luc, roi sau do toi da khoc , vi do chinh la hinh anh cua chinh ban than minh trong nhung nam thang sap va se den, co ai cươi o day , hay co ai khoc o day khong??
Lam son


Cám ơn Lam Sơn thật nhiều về Câu chyện mà  Sơn đã nhặt về cho. Cám ơn nhiều lắm. Tôi đã ứa nước mắt trước khi truyện  chấm dứt lận kia. Và sau khi đọc hết thì vừa khóc vừa cười, nhưng thật nhẹ thôi, vì khóc to và cười to thì nó đã trào ra hết. Còn chỉ nhè nhẹ thì cái hạnh phúc ấy , của nhân vật trong truyện truyền sang và niềm hạnh phúc ta nhận được từ người cho ta món ăn tinh thần nữa, cứ thấm đẫm vào ta và ở lại cùng ta trong cái khóc cười như có như không ấy. Cám ơn nhiều lắm một lần nữa khi đã cho tôi tìm thấy tôi ở ngày qua đã  qua và ở ngày mai sẽ tới. Nha Trang tôi ơi ! Một thời thơ ấu, cũng bãi biển ấy , bờ cát ấy và trái tim non thơ ấy...

Eva.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #26 - 11. Aug 2010 , 00:33
 
Ngày đó, khi xem xong mẩu chuyện nầy , mình đã thực sự không ngăn được cảm xúc , vì đó củng chính là hình ảnh cuả bản thân , Sinh Lảo Bệnh Tử , là chuyện mà không một ai trong chúng ta đều có thể tránh được, hy vọng những mẩu chuyện trên sẻ hửu ích cho chúng ta để có chút gì suy ngẩm khi có chút thời gian , trong quảng đời còn lại , vì thời gian qua rất nhanh , mà tuổi thọ không là thiên thu ,
Tiếp theo sau đây là một chuyện ngắn thời con gái , thử xem lại coi , mình có là một người nào trong số :
Nhất quỷ , nhì ma , thứ ba học trò
lam Sơn

Viết Thư Tình

( chuyện bây giờ mới kể)

NN


Có vài nhỏ bạn cùng lớp năm xưa, sau khi đọc mấy truyện ngắn tôi viết cho Trườnghay đăng báo, bèn hỏi tôi không sợ nghèo,  dính chi nghề cầm bút. Nghe bạn hỏi tôi không khỏi tức cười, nếu cầm bút ngon lành chắc tôi đã tập viết văn ngay từ lúc còn đi học, thuở viết thư tình giùm cho mấy nhỏ "xí xọn " trong lớp, để kiếm bánh bò và đá đậu mỗi giờ ra chơi, và kẹt kẹt thì chúng nó cho tôi “copy” mới đủ điểm lên lớp. Đa phần các anh nhà thơ, nhà văn đều nghèo, có anh chết không có hòm chôn, có anh cuối đời ngồi bán thuốc lá lẻ, có anh không nhà để ở phải ra khu nghĩa địa ở chung với ma. Hoá cho nên nghề cầm bút là nghề bạc bẽo, may khi "chó ngáp phải ruồi " được một bài hay, thấy người ta khen cứ tưởng bở, viết nữa, hớ hênh là bị chửi, bị chê "viết gì dở ẹt ".
Cho nên câu trả lời cuả tôi cho mấy đứa bạn năm xưa, tôi không hề là nhà văn, nguyên nhân cầm bút để viết chẳng qua vì quen tay, như người hay hát khác với người hát hay là vậy. Rồi cũng tại mấy "con ranh con " bắt đầu những năm học lớp mười, mười một, mười hai , đã biết ghiền đọc thư cuả mấy "cây si " học trò gửi tới. Đọc thư nhưng bảo đảm chưa biết viết thư, nếu là những đứa chăm học không mê đọc tiểu thuyết, nhưng vẫn thích đọc thư, thì phải biết viết thư hồi âm mới có cớ để thư qua, thư lại. Nói nhỏ với các anh bạn cùng trường ngày xưa, hay các anh Sinh Viên, Chiến sĩ gì cũng vậy, thư cuả các anh ít khi chỉ có một người đọc, đã có cả nhóm đọc chung, và nếu chờ thư hồi âm thì cũng có một đám chờ đọc ké, cho nên các anh đừng “tưởng bở”  chỉ hai đứa mình thôi nhé, đừng cho trăng nép sau hè...".
Trong đám bạn chơi thân với nhau, có lẽ tôi là đứa khá văn chương hơn cả, cho nên dù học dở nhất bọn, nhưng vẫn được chúng nó tôn làm "sư phụ ". Mỗi lần thảo xong một lá thư, giờ ra chơi tôi có quyền no nê bánh bò, đá đậu, bánh mì thịt v. v . . . . . Đó là những đứa con nhà khá giả biết yêu sớm, chứ mấy đứa nhà nghèo, sáng cơm rang cơm nguội làm chuẩn, nếu không chịu học hành, sớm vướng vào yêu đương, mai sau chỉ có nước ăn cơm rang với cơm nguội mãn đời. Vì phải nhịn cho tôi ăn, đi học chỉ được phát tiền quà đâu có dư mà đãi bạn, cho nên tụi nó mình hạc xương mai, tướng đi yểu điệu trong tà áo dài trắng, các anh nhìn lại càng mê, bởi vậy người ta mới hay nói " yêu quá yếu " là vậy.
Tuổi học trò, nhận lá thư xanh chị nào chị nấy cảm động và bối rối lắm. Lá thư được ép vào tập vở, cho nên khi thấy đương sự lúc nào cũng chúi đầu vào cuốn sách hay tập vở, là phải biết "cô bé " biết yêu rồi đấy, chứ không phải vì siêng học đâu. Tuy thế, ít đứa nào dám " thơ thới hân hoan " đi " sô lô" với bạn trai ngoài đường, dị chết, chẳng may ông bà già bắt được, bị ăn đòn là cái chắc.
* * *
Viết thư tình coi vậy đâu phải dễ như mình đọc ké thư cuả người ta, trước khi viết hồi âm, còn phải tìm hiểu xem đối tượng thuộc giới nào, học sinh, sinh viên, lính chiến, hay là. . .thầy giáo cũng không chừng ( xin các thầy tha thứ, sống trên đời ai cũng là người, cũng có trái tim bằng thịt) cho nên, trong đám nữ sinh thế nào cũng có người được gọi thầy bằng " anh ".
Không phải đám con gái tụi tôi dở nghề viết lách đâu, mà cũng có những anh tuổi học trò  mới biết yêu, viết thư rất ngố. Có anh sao y bản chính một lá thư tình trong tiểu thuyết, viết toàn chuyện tưởng tượng, dù còn lâu lắm mới được " người đẹp" chiếu cố cho một lần hò hẹn. Theo lá thư anh gửi, hôm ấy là một buổi chiều vàng, có lá thu rơi, có hai người hò hẹn nơi ghế đá công viên . . . Trước khi trả lời, tôi phải điều tra con bạn một chút:
" Ê, như vậy là hai anh chị có ra công viên rồi phải không?"
Con nhỏ lắc đầu quầy quậy:
" Đâu có . . ."
" Vậy mày quăng lá thư này vô sọt rác nghe, ba má mày mà đọc được là ốm đòn nghe con."
Nhỏ mở to đôi mắt nai ngơ ngác:
" Uả, sao kỳ vậy?"
" Chứ không à, mới tý tuổi đầu, học không lo học lại còn hẹn hò nhau ra ghế đá công viên cho lá rớt đầy người. Đây này, đọc kỹ lá thư này đi, tao nhớ nó ở đâu, thôi rồi, trong tiểu thuyết Thứ Tư đây mà."
Con bạn chưng hửng:
" Ừ há, viết gì kỳ quá, cho anh chàng đi chơi chỗ khác."


Thế là chấm dứt một chuyện tình, không phải hồi âm hồi iếc gì cả. Sau chuyện đó, tôi mất cơ hội ăn món đu đủ bò khô tương ớt cay xé miệng mà mình thích, nhưng là kẻ có "lương tâm" , tôi chỉ trả lời giùm bạn bè những lá thư viết đàng hoàng, viết bằng trái tim cuả người gửi, để sau này dẫu có người phát giác ra tôi là tác giả cuả những lá thư tình học trò, cũng không nỡ trách tôi gian dối.
Tôi có con bạn thân, lấy chồng cùng trường khác lớp, bây giờ đã có một bầy cháu nội, ngọai, nó cũng là thân chủ cuả tôi trong dịch vụ viết thư tình thuở đi học. Người yêu cuả N.V. là anh H., quê Cái Răng, nơi có món nem nướng nổi tiếng, vì nhà anh ở ven sông Cái Răng, cho nên thỉnh thoảng tôi cũng được hân hạnh tháp tùng cô bạn quý vào chơi, lúc về anh đưa hai kiều nữ qua cầu ăn nem nướng, còn xách về nhà bao nhiêu là sa bô chê và nấm rơm, vì nhà anh ủ rơm trồng nấm. Lần đầu tiên tôi được thấy những ụ rơm nhỏ có bao nhiêu cái nấm xinh xinh mọc chi chít bên dưới, tôi thích lắm, vườn nhà anh xoài, ổi không thiếu, tôi tha hồ " xực " đầy bụng . Sau này, bạn tôi về với anh, anh mới biết những lá thư tình làm anh mất ngủ nhiều đêm , là do kẻ này cũng mất công bỏ học bỏ hành để viết giùm cho cô bạn, anh càng cảm động , khi tôi nghèo, thỉnh thoảng từ quê ra, hai người vẫn xách cho tôi buồng dừa, bịch gạo.
Chẳng mấy khi mà tình học trò lại nên duyên cầm sắt, chỉ đếm trên đầu ngón tay, bây giờ tôi có thấy vài anh chị yêu nhau thuở học trò mà nên vợ, nên chồng, không biết sao dù nay đầu hai thứ tóc, họ vẫn yêu nhau lắm. Có lẽ trong tim hai người vẫn là hình ảnh cuả họ thời đi học, cho nên vẫn " tương kính như tân " , đáng phục thay.
TH cũng là một người đẹp cuả lớp, cho nên nàng nhận nhiều thư xanh lắm, đặc biệt là một người hùng Không Gian đeo đuổi nàng suốt mấy niên học, những lá thư xanh viết từ KBC, có con tàu cuả chàng vút lên từng mây biếc. Viết những lá thư tình cao cấp đâu phải dễ, nhờ vậy TH chiều tôi lắm, nghiã là sau người yêu cuả nó thì tôi là người được nó nhớ nhiều nhất, vì nó tiết kiệm được bao nhiêu thì giờ nghĩ ngợi để viết thư hồi âm, chỉ việc “copy” gửi cho chàng, được chàng khen hay, đã đẹp lại văn hay chữ tốt thì dĩ nhiên, bao nhiêu yêu dấu cuả con tim, chàng đâu dám san xẻ cho ai. Sau này hai người cũng nên duyên cầm sắt, tôi cũng được mời đi dự đám cưới, nhìn hai người tay trong tay, mắt ngời ngời hạnh phúc, trong âm thầm lặng lẽ, tôi cũng cảm thấy cái vui cuả người đã góp phần làm nên hạnh phúc cho bạn bè. Đồng thời cũng nhớ lại vài nhỏ bạn khác, không được cái may mắn đó, cho nên có lúc tôi cũng phải nhức đầu khi viết những lá thư giận hờn, trách móc, chả ăn nhập gì đến mình cả.
Đâu phải con trai  anh nào cũng chung tình, như MV bạn tôi có anh bồ tên T nhà hàng xóm, hai nhà chỉ cách nhau có giậu mùng tơi, mà cũng bày đặt thư xanh với thư hồng. MV không đẹp, nhưng tính tình thật thà dễ thương, ông già nó là dân nhậu cho nên con nhỏ làm đồ nhậu thiệt khéo, rắn, ruà, lươn gì vào tay nó là hấp dẫn liền. Tuy bạn học không giỏi nhưng theo thiển ý cuả tôi, anh nào lấy được bà xã có khiếu nấu ăn, lại khéo chiều chồng như bạn tôi là số một. Vậy mà anh chàng T không có mắt nhìn người, đứng núi này trông núi nọ, núi nào cây cũng xanh rì như nhau.  Thư từ qua lại ít lâu, lắm tối ngồi viết thư tình giùm bạn tôi cũng tự nhiên thấy lòng bâng khuâng như mình đang yêu thật mới chết tiệt mà quên ráo cả chuyện học bài.  Anh T lên Đại Học cho nên bỏ cô bạn nhỏ hàng xóm, quen một cô sinh viên cùng lớp. MV đau khổ đến mất ăn mất ngủ, bởi vậy nó nài nỉ tôi thảo một lá thư hỏi " người bội bạc " cho ra lẽ. Lá thư kèm theo mấy vần thơ con cóc mà tôi còn nhớ lõm bõm:


" Rồi bỗng dưng một dạo,
Thư hồng anh thôi trao,
Nụ cười thôi đưa đón,
Gặp nhau anh chẳng chào...


Thư không trao, gặp chẳng chào thì đúng là tình đã " chấp cánh bay đi " rồi, có ai ngớ ngẩn như bọn tôi không? Vậy mà tôi cũng è cổ, ngồi chống tay vào trán suy nghĩ, mới đẻ ra một bài thơ để bạn tôi gửi " người bội bạc". Sau này, bạn tôi cũng có chồng là một anh nhà binh vùng sông nước, sản xuất cho anh hai tý nhau, anh được ăn ngon, vợ cưng, bà xã lo lắng tần tảo rất ngoan. Còn anh T " tham vàng bỏ ngãi ", nghe nói sau này anh sa cơ thất thế, mất vợ đẹp, cho nên cái bài học giờ Hán Văn cuả thầy tôi dạy, tôi vẫn nhớ như in :
"Thiện hữu thiện báo,
Ác hữu ác báo,
Nhược bằng bất báo,
Thì thần vị đáo."


Chẳng biết có phải vậy không vì tôi nhớ có mỗi bài này trong giờ Hán Văn, vài năm sau không thấy có môn này nữa, chắc mấy thầy đồ nho “tiêu diêu miền cực lạc” hết rồi. Bạn tôi nhờ nấu nướng khéo, làm chủ một quán phở ở đường Pasteur, vẫn áp dụng câu: " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh ", thỉnh thoảng hai đứa gặp nhau, cũng có tô phở đãi bạn. Còn hơn những đứa cùng mài đũng quần năm xưa, nay may mắn thành công trong cuộc đời, gặp bạn cũ lạt như nước ốc, thì với tôi đứa bạn nghèo vẫn quý hơn.
* * *
Dịch vụ " viết thư tình " đang ngon lành, nếu không có cái thư cuả nhà trường gửi về thông báo điểm học tập cuả tôi thì có lẽ tôi đã thành văn sĩ từ lâu. Kết quả khi anh tôi mở tập vở ra kiểm soát thì cha chả, chỉ toàn thư với thư, bản thảo lưu giữ trong khi thư đã phát hành. Cả nhà đều lạ cho tôi , người ngợm chẳng giống ai, sao một lúc mà lại có nhiều người yêu đến thế. Thư thì gửi cho anh nam sinh cùng trường, khi lại anh phi công người hùng cuả thời đại, anh sinh viên năm thứ Ba trường Luật, nào đã hết đâu nếu trong bọn có đứa quen thêm anh chiến sĩ xình lầy,  mỗi lá thư tôi lại phải viết một kiểu khác nhau. Tôi bị nghi ngờ là chơi mục " Tìm Bạn Bốn Phương ", không lo học hành nên bị rủa một trận tơi bời, chưa kể bị anh tôi “ thương cho roi cho vọt” một trận kinh hồn, từ đấy cạch luôn nghề viết mướn.
Thật ra tôi vẫn nhớ nghề viết thư tình mướn của mình, nó cũng có cái vui khi được đọc những lá thư cuả người khác, mà cứ ngỡ là mình cũng đang được yêu. Sau tôi mới phát hiện là lũ bạn hại mình quá, đã không học hành được vì đầu óc cứ lởn vởn chuyện tình yêu cuả người khác, mà còn vì một lý do quan trọng hơn, đó là tôi phát tướng tròn quay như hạt mít. Để trả công viết lách cho tôi, như nhà báo trả tiền nhuận bút, chúng nó phải nhịn để nhường cho tôi những ổ bánh mì thịt, xôi lạp xưởng, bánh bò, đậu đỏ bánh lọt , công viết mướn những lá thư tình, nhờ thế đứa nào cũng yểu điệu thanh tân, còn tôi đi đứng ục ịch, tròn quay như cái cối xay. Mỗi lần đi học, đứng ngắm nghía trước gương, tôi biết lũ bạn nó hại tôi rồi, tất cả vòng số nào trên người tôi cũng “over” hết. Bây giờ dù rất muốn từ chối những món quà hấp dẫn trước cổng trường, nhưng rồi lại mềm lòng khi chúng nó nhất định ấn vào tay tôi bắt ăn cho bằng được, hoá ra con người từ lúc còn trẻ đã biết hối lộ cho những việc lặt vặt, trách chi sau này ra đời, tôi thấy chỗ nào người ta cũng hay biếu xén.
Suốt một, hai niên học đệ nhị cấp, tôi chỉ toàn viết thư tình cho thiên hạ, và đi "đỡ đạn" cho bạn bè mỗi lần hò hẹn. Nào là phải đi xin phép cho nhỏ bạn đến nhà ăn Sinh Nhật ( làm gì mà mỗi năm mẹ tôi đẻ tôi đến mấy lần), để làm cái "đuôi" cho hai đứa nó tâm tình với nhau trong Vườn Thầy Cầu, Đàn Tiên, Vườn Ổi. Tôi đã xực biết bao nhiêu mận, ổi với muối ớt, uống nước dừa đầy bụng mà "hai đứa chúng nó cứ rủ rỉ rù rì toàn chuyện tào lao mãi chưa chịu chia tay, dường như chúng nó cố tình “ấn” cho tôi ăn để được rảnh rang tâm tình mí nhau,  những người trẻ tuổi yêu nhau hình như không ai muốn biết thời gian nó ra làm sao. . . Tôi vừa buồn vưà đau bụng vì xơi nhiều cuả chua, vừa nghĩ đến phận mình, học hành chẳng giống ai, một mảnh tình vắt vai cũng chẳng có, lúc ngồi một mình cu ky chờ đợi, tôi cũng có ý định bỏ luôn nghề viết thư tình mướn, rồi chăm chỉ học hành và bỏ dần " tâm hồn ăn uống ", may ra rồi cũng tìm được người trong mộng.
Nhỏ H có ngưòi yêu là anh Sĩ Quan Bộ Binh , đơn vị trú đóng bên kia bờ sông Hậu, thỉnh thoảng tôi lại phải làm tài xế chở nó qua Bến Bắc Cần Thơ sang Bình Minh ( Cái Vồn) thăm người yêu chiến sĩ. Thực ra vì tôi ăn nhiều, đớp kỹ cho nên có sức khoẻ để chở nhỏ H vượt gió sông Hậu Giang sang thăm người yêu, chứ tôi cũng chả ham gì cái cảnh ngồi chờ người ta tâm tình chuyện thương nhớ nhau. Bởi vì tôi rất tương tư món bánh xèo ở chợ Cái Vồn, nhung mẹ tôi ở nhà lại dặn dò rất kỹ lưỡng: "Con gái không được lê la ăn quà ngoài chợ". Ăn bánh xèo mà không ngồi bệt xuống cái ghế đẩu thấp, thoải mái bốc bằng tay, cuốn miếng bánh vàng óng, nóng ròn vào lá cải bẹ xanh, ăn với nước mắm chua ngọt có đồ chua kèm theo thì mất thú đi nhiều lắm. Sau buổi hẹn hò, nhỏ H đãi tôi một bữa bánh xèo ở chợ Bình Minh, có lẽ chưa bao giờ tôi thấy cuộc đời đẹp cỡ đó. Tôi ăn ngồm ngoàm, tôi đớp thoải mái, tôi không còn ngán bất cứ ai trên cõi đời này, cũng chả nghĩ gì tới anh SQ xình lầy mà người yêu cuả H, cũng như nó vừa gán ghép cho tôi. Ăn là trên hết, là chân lý cuả cuộc đời(chỉ riêng tôi thôi nhé!). Cho nên sau này sống dưới chế độ xã nghĩa, con người được quản lý bằng bao tử, tôi mới thấy sự suy nghĩ cuả tôi thời đi học quả là ưu việt.
May là tôi đã kịp nhận ra rằng, con người không phải "sống để ăn " và để "yêu giùm người khác", cho nên không có chi là muộn hết. Tôi bắt đầu tu tỉnh, chăm chỉ học hành, và trời ạ, cũng có một người cảm được tấm thân " bồ tượng " cuả tôi. Khi biết yêu thật tôi cũng từ từ ốm bớt, người thon thả mảnh mai hơn, dù rằng thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ cái thời vàng son trong sự nghiệp văn chương cuả mình. Lúc đó tôi đã phát hiện ra chân lý cuả tình yêu, dẫu có làm ông to bà nhớn gì, sống không có tình yêu thì cũng như chết mà biết thở.
Người đời vốn hay xấu che tốt khoe, cho là mình cái gì cũng ngon lành hết, hôm nay ngồi viết lại chuyện thời đi học, tôi có sao viết vậy. Mấy nhỏ nhờ tôi viết thư tình giùm năm xưa nay có đứa đã ra người thiên cổ, làm bà nội bà ngoại cũng đông, dăm đứa phiêu bạt xứ người, còn một số sống vất vả nơi quê nhà. LTS ngồi bán bánh mì kiếm cơm thật vất vả, MV vẫn bán phở và vì xực nhiều phở quá, giờ này béo quay hơn tôi ngày xưa. Bạn bè chung lớp có đứa bác sĩ, giáo sư, có đứa giàu, có đứa nghèo, có đưá goá bụa vì "ông xã" vội bỏ cuộc chơi leo lên bàn thờ ngồi, giờ này không biết chúng nó có đứa nào còn nhớ đến tôi không nhỉ?
Bao nhiêu tháng năm dài biền biệt trôi đi, đôi khi tôi vẫn hồi tưởng lại những bạn bè học chung lớp năm ấy. Đời quả là một sân khấu lớn và định mệnh cuả từng số phận con người thì hệt như số đo cuả giày dép, mỗi bạn là một cảnh ngộ đầy vui, buồn đến cười ra nước mắt. Khó hình dung được bao nhiêu cô nữ sinh ngồi cùng lớp năm xưa, lại là bấy nhiêu cảnh đời không ai giống ai, nhưng sự may mắn thì thật hiếm hoi đến ngậm ngùi. Thôi thì ít ra trong quãng đời học sinh hoa mộng, đứa nào cũng có một mảnh tình thơ mộng để nhớ, một trái tim biết yêu đương , biết mộng mơ. Tình yêu thuở học trò đâu có gì tội lỗi, chỉ tội nghiệp cho những đứa bạn năm xưa, giờ này vẫn còn phòng không chiếc bóng.
NGUYÊN NHUNG.

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat / CHUYỆN TRONG QUÁN CÀ PHÊ
Reply #27 - 13. Aug 2010 , 09:00
 
   
Câu chuyện trong quán cà phê
Lê Việt Điểu
,





Chiếc bàn nhỏ luôn luôn di chuyển chỗ đứng tùy theo mùa. Mùa Hè, mùa Xuân nắng ấm; nó được ung dung đứng thoải mái ngoài khoảng sân vuông, bên cạnh lối đi dành cho người đi bộ. Mùa mưa, nó vào lặng lẽ trốn, những cơn mưa vỗ vào mặt, dưới hàng hiên bằng vải bố màu xanh lá cây, ngay trước cửa lối ra vào.
Hôm nay sắp mùa Xuân, có vài hôm nắng có vài bửa mưa nên chiếc bàn được ngồi luôn trước cửa ra vào.
Ánh nắng cuối Đông không đủ nóng nhưng đủ ấm, đủ làm hồng đôi má của cô chủ quán, Debbie. Phúc làm ly cà phê như thường lệ. Chàng cho vào ly 3 viên đường nâu, hai viên đường trắng, môt ít cream - Không biết tại sao và từ bao giờ chàng đã có thói quen uống cà phê như thế nầy.
Những ngày đầu di chuyển về đây, chàng đã khốn khổ với ly cà phê mỗi sáng. Cà phê Việt Nam. Cà phê sửa đá đậm đặc. Với Phúc chỉ có cà phê sữa đá pha chế theo "kiểu Việt Nam" mới làm chàng tỉnh ngủ, yêu đời, và làm việc hăng. Hôm nào không có ly cà phê là y như rằng chàng gục gà gục gặt như con gà nuốt dây thun. Những hôm đầu, Phúc còn siêng năng thức sớm chạy đi mua một ly ở phố Việt Nam. Nhưng mỗi sáng đi và về hơn nửa giờ, chàng thấy sự vô lý của mình. Chàng tự hỏi "Cà phê Mỹ đã chết thằng Tây đen nào đâu" Phúc làm thử một ly...Chàng phun phèo phèo "Chua lè". Chàng đổi cách. Ra chợ mua cà phê "từ Việt Nam" cà phê "Buôn Mê Thuộc đàng hoàng theo lời ông chủ chợ. Và ở nhà, mỗi sáng, chàng chịu khó bỏ vào Microwave ly nước, mua vài lon sửa đặc có đường. Tự pha ly cà phê sữa đá. Hôm nắng, hôm mưa. Đực cái bất thường. Đâm chán. Thêm vào đó "mình pha đâu có ngon bằng người ta "chuyên môn". Thế là chàng đành tìm cách khác.
Quán cafe bên đường, trong khu Shopping Center. Mỗi sáng đi làm ngang qua, mùi café thơm sực nứt tràn ngập không gian, thọc sâu vào phế phủ làm chàng ngầy ngật.
"Tại sao không thử nhỉ?"
Phúc tấp xe vào chỗ đậu, một buổi sáng thứ Bảy có nắng ấm. Cô chủ quán, tóc vàng, dáng người thon nhỏ, đôi mắt lá răm xếch ngược, cằm vuông, đôi môi nhỏ hồng hào, năm ngón tay trắng ngần... Và nhất là bộ phận nằm dưới cằm, trên khoảng bụng làm chàng xốn xang nhất. Lầu đầu tiên chàng có cảm giác "rạo rực" xâm nhập đầu óc.
Quán bán đủ loại. Donuts, Bánh ngọt. Bánh mì. Cà phê Mỹ cũng tùy loại cà phê. Có thứ phải xay tại chỗ, có thứ cách pha chế cầu kỳ, Moka hay là Espresso lại thêm single hay double, French Roast Vanila Dark or Light. Cream or not...Đại loại là như thế.
"Rắc rối. Ngon hay không chưa biết; nhưng việc trả lời không thôi đã mất cha cái hứng thú rồi"
"Good morning Sir. What can I do for you this beautiful morning Sir."
Phúc lầu bầu trong miệng "Khéo lẽo lự. Xơ với múi. Tụi mầy chỉ được cái mồm" nhưng ngoài miệng, theo thói quen vẫn cười - Nụ cười tươi như lúc nào cũng sẵn sàng.
Sau câu chào, sau nụ cười; Phúc đứng im nhìn chăm chú lên tấm bảng sau lưng cô chủ quán. Hàng chục loại cà phê...ly nào ly nấy "cắt cổ" Chàng phân vân. Uóng gì bây giờ. Người con gái tóc vàng kiên nhẫn đứng nhìn ông khách lạ. Chờ đợi. Dường như cô ta biết ông khách nầy bối rối.
"Ông là người Việt Nam?" Cô hỏi.
Phúc quay lại, gật đầu thay cho câu trả lời. Nhưng liền sau đó:
" Đúng như thế. Nhưng sao cô biết?"
Cô chủ quán cười lắc đầu:
"Tôi không biết. Có lẽ theo phản ứng tụ nhiên." Ngừng một chút như để giải thích cho "phản ứng tự nhiên’ rất chính xác. Cô tiếp "Cha tôi đã từng chiến đấu cho hòa bình của nước ông"
"Ô, thật thế ư"
Phúc chưa kịp nói thêm, cô chủ quán đề nghị:
Tôi nghĩ rằng ông nên thử Moka cho biết. Nó giống cà phê của xứ ông.
Cử chỉ của Phúc đã nói lên sự ngạc nhiên, cô chủ quán cười dễ thương:
Ba tôi nói như thế. Ông thử đi.
Phúc thích thú:
"Oh! Tôi thử ngay.
Chàng chìa chiếc ly giấy, nàng bấm nút lấy cà phê. Tiếng cô chủ sau quày hàng:
"Nhớ cho đường 2 viên, một hay hai muỗng cream thì vừa. Nó không đậm đặc như ông muốn nhưng sẽ làm ông thích thú."
Phúc yên lặng làm theo lời chỉ dẫn. Tiếng cô chủ quán tiếp:
"Ông mới về đây? "
"..."
"Ông vào đây lần đầu?"
"Vâng, thưa cô."
Còn quá sớm cho một ngày thứ Bảy, dậy muộn. Quán vắng. Cô ta tiếp tục bắt chuyện..."Người Việt thích uống cà phê đậm. Tại sao không thử cái mới? Như thử uống cà phê Châu Mỹ coi thế nào. Đi mãi đường mò Đường mòn dễ đi thiệt đấy ...nhưng nhàm chán, nếu không nói là phản khoa học và không tiến bộ tí nào."
Phúc im lặng. Theo thói quen "phòng thủ". Sợ mắc hởm. Chàng chưa biết đối đáp với cô gái này ra sao.
Chàng mang ly đến quầy trả tiền. Khi nhận tiền thối, Phúc ngạc nhiên và nếu không kịp nén, tiếng Ồ đã tuột ra từ cửa miệng chàng. "Mắc thiệt. Chưa biết ngon không đây."
Trên chiếc bàn nâu gắn vào tường, từng bình cà phê với đủ tên gọi ...Colombia House Dark, French Roast, French Vanila Dark, Hazel Nut, Vanila, Kenya...Bên duới mỗi bình có một dĩa vuông chứa cà phê đã rang, chưa xay - Có lẽ muốn minh chứng đây là "thứ thiệt"
Chiếc bàn kê dọc hành lang, ngồi nơi đó chàng có thể nhìn toàn cảnh khu phố nhỏ. Khu phố cổ với những căn nhà và con đường đầy bóng cây-giống những con đường làng Việt Nam- khu phố được chính phủ bảo vệ cho nét lịch sử của nó. Từ ngoài xa lộ đi vào exit, du khách có thể nhìn thầy tấm bảng nhỏ "Historical City". Mọi kiến trúc ở đây đều được giữ vẻ nguyên thủy. Từ cái bòn chứa nước cao nghêu, cũ kỷ, đến nhà thợ rèn đóng móng ngựa, trạm bưu điện, nhà in...và căn nhà mái lợp bằng những miếng gỗ đẻo gọt khít khao, rêu phong phủ kín mái nhà...Tất cả đều mang bóng dáng của thành phố thời xưa bên Anh Cát Lợi.
Phúc về thành phố nầy làm việc, tuy có hơi xa khu chợ đồng hương sinh hoạt, nhưng nó đem cho chàng những cảm giác bình yên.
Thành phố nằm ở phiá Tây thung lũng, dựa lưng vào cánh rừng thông ngút ngàn, những mùa gió chướng rừng thông reo vi vu xoa dịu những nhớ thương. Bên kia rừng thông là biển. Biển Thái Bình Dương.
Dân số phỏng chừng vài chục ngàn; là những người về hưu và gia đình của họ. Những con đường, những kiến trúc, những căn nhà mang đậm nét cổ kính mà người dân ở đây - (phần đông) là di dân từ Anh Cát Lợi - mang đến từ quê hương của họ. Những căn nhà nho nhỏ dễ thương, hàng rào thấp (trang trí nhiều hơn là ngăn cách) ngang đầu gối, sơn trắng, những hàng cây bươm bướm che rợp bóng trên dường, và những tên đường Westminster, Birmingham, Liverpool... ghi dấu quê huơng bỏ lại sau lưng.
Thành phố có đủ những hàng quán, nhà bưu điện, tiệm giặc, quán chơi bi da, nhà in và đặc biệt là nơi thờ phượng. Có rất nhiều nhà thờ lớn hoặc nhỏ. Và một nhà thờ chung cho thành phố với ba gác chuông...Khi mới đến Phúc thích thú gọi nó là Nhà Thờ Ba Chuông".
Thành phố là những kiến trúc tân kỳ và những di sản thời Tân Thế Giới
Thành phố là một tổng hợp cổ kính/tân thời/bảo thủ. Của những người tuổi trẻ và những ông già bà cả.
Phúc đốt một điếu thuốc, nhấp ngụm cà phê, mùi cà phê thơm dịu nhưng chàng suýt phun ra :
"Đắng quá..."
Quay vào tiệm lấy keo đường và bình cream nhỏ. Trở ra ngồi xuống. Phúc pha chế ly cà phê. Thêm viên đường, thêm muỗng sữa ...thử ...Cho đến một lúc vừa miệng. Chàng làm công việc nầy thích thú như trẻ con chơi đồ hàng. Ly cà phê đậm đặc, thơm lừng. Phúc nhiểu từng giọt Cream vào ly khuấy đều. Màu đen cà phê nhạt dần biến thành màu vàng nhạt, màu ruột củ khoai lang. Cream không đặc giống sửa Ông Thọ, Con Chim; nhưng có mùi thơm đặc biệt. Phúc làm công việc chăm chú.
"Có giống cà phê của xứ ông không? Tiếng nói đến từ trước mặt. Mãi chú tâm vào công việc pha chế cà phê Phúc không biết cô chủ quán ra từ lúc nào ...
"Không tệ lắm. Nhưng có lẽ tôi chưa quen.
Chủ quán ngồi xuống, chìa tay ra:
- Debbie, hân hạnh biết ông.
- Tôi tên Phúc.
Mím môi như giữ lại một tiếng kêu ngạc nhiên sắp thoát ra khỏi miệng. Nàng cười xin lỗi "Tôi chưa nghe kịp"
Phúc hơi khựng. Nhưng chàng chợt nhớ ra. Tên của chàng đã từng làm chàng điêu đứng, khó xử nhiều phen chớ không phải hôm nay lần đầu. Chàng không ngạc nhiên chỉ hơi khựng người vì sự vô tâm của chính chàng-phát âm không để ý.
Người em trai -Đức- cái tên cũng khó nghe khi người Mỹ phát âm. Chàng là Thiên Phúc, em trai , Lập Đức. Hai tên rất có ý nghĩa trong ngôn ngữ Việt Nam; nhưng trở thành nổi khó khăn khi qua đất Mỹ. Người Mỹ phát âm PH thành ra F...Tên chàng thật khó nghe. Còn tên người em trai biến thành tên gọi một sinh vật không cần "cúng cơm"
Chàng mĩm cười nhắc lại. Và thêm:
- Tên tôi khi phát âm cô phải ngậm miệng lại, lấy hơi trong cổ thổi ra nhè nhẹ và hơi vừa thoát ra cô ngậm ngay lập tức hai vành môi. Bằng không là cô chưỡi cha tôi đấy.
Nàng theo lời...vui vẻ:
"Sao mà khó thế nầy?"
Nhưng đâu có khó khăn như ngôn ngữ cô đang nói. Tiếng nước cô mới là khó, xì xèo phun cả nước miếng ra ngoài. Chuyện gì cũng vậy thôi. Luôn luôn. Đổi mới, hay theo cái mới là chuyện khó khăn.
"Ông nói là nói thế thôi. Tôi không tin mọi sự đổi mới đều khó khăn.
Phúc nhắc lại:
"Khi nãy cô nói không tìm cái mới như là đi theo lối mòn. Không tiến bộ. Tôi chưa hiểu hết ý của cô."
"Có gì mà không hiểu. Đi theo lối mòn là theo những gì có sẵn. Là bảo thủ. Là ù lì. Là chấp nhận sự đứng lại. Nếu thế giới này không có những tìm tòi thì làm sao ông có nhiều phương tiện như hôm nay?"
"Theo tôi thấy...thành phố này không chịu đổi mới đó. Cô có nhận thấy thế không."
"Đó là một chứng minh cho ông. Như thế hiểu rồi chớ gì. Chỉ làm để trang sức thôi. Già nua, cũ kỷ, hết xài. May là còn có những đầu óc tiến bộ, sáng tạo ra được những phương tiện để giữ cho cái hết xài có giá trị."
Nàng bỗng chuyển đề tài:
"Ông làm gần đây?"
Dạ, cách đây chừng 5 phút"
Ông có buồn không khi ông ở cái thị trấn nhỏ nầy? Nghe nói bên East Side đồng hương của ông đông lắm"
Phúc ngạc nhiên:
"Cô có vẽ rành về cộng đồng chúng tôi"
Debbie cười theo -Trên má nàng có hai đồng tiền. Ngây thơ, thật dễ thương:
"Không có đâu ông. Tôi đọc báo và biết như thế."
"Cô! Dường như cô cũng có chút quan tâm đến cộng đồng người Việt chúng tôi?"
"Đă nói rồi. Ba tôi là cựu chiến binh Việt Nam. Ông đã tiêu thời gian tuổi trẻ của ông ở đó. Ông mang theo nó bên người. Tôi quan tâm đến chuyện đó cũng là do ba tôi."
"Chắc cô yêu ba cô nhiều lắm"
Debbie mơ màng:
"Không những tôi yêu ba tôi, mà tôi còn phục ông nữa. Một người đàn ông rất đàn ông trong mắt tôi"
Phúc cười với câu nói ngộ nghĩnh của Debbie. Chàng lặp lại:
"Rất đàn ông?"
Nàng nhìn thẳng mắt chàng:
"Đúng thế."
Phúc không hỏi thêm. Chàng im lặng nhấp từng ngụm cà phê. Debbie đứng lên quay vào quán:
"I ll be right back."
Buổi sáng thứ Bẩy mọi nhà ngủ dậy trễ. Thành phố còn lản đản chút sương mù. Con đường im vắng, ống khói trên nóc nhà thờ "Ba Chuông" thở khói. Tiếng đọc kinh văng vẳng đến tai chàng. Cánh rừng thông chìm ngập trong màn sương đục, những đọt cây thông cao ló ra khỏi sương mù, như bồng bềnh trôi trong biển nước. Phúc dựa người vào lưng ghế, hai chân lười biếng duỗi thẳng. Khi chàng sắp đứng dậy ra về, Debbie quay trở lại:
"Xin lỗi để anh đợi hơi lâu. Hôm nay anh không đi chơi đâu à? Sương mù nhiều báo hiệu một ngày nắng ấm đó." Nàng đổi ngôi ông sang anh không cần chớp đèn báo hiệu.
Phúc lơ đảng:
"Vậy sao?"
"Anh không làm gì thì ngồi đây chơi. Lát nữa tôi ra với anh?"
Nàng hỏi nhưng trong câu hỏi đã hàm ý quyết định rồi. Phúc không có gì vội, chàng nhún vai ra vẽ "Ô, nếu cô thích."
Debbie nheo một bên mắt trở vào quán.
Quá đã đông khách. Những người khách nhàn rỗi muốn tắm nắng. Những cặp vợ chồng già dắt chó đi chơi. Nắng đã ra khỏi hàng cây phía Đông. Mù sương tan dần về Tây. Bóng nắng chảy dài khắp thành phố. Chan trên mỗi con đường. Buổi lễ sáng chấm dứt. Người lũ lượt kéo ra. Những người đi bộ nhàn tản. Những em bé trong bộ áo đủ màu sắc tung tăng trên đường. Sau lễ Giáng Sinh nhưng nhiều cây thông trước sân nhà vẫn còn đèn chớp nháy. Những trang trí ngày lễ vẫn lưu luyến chưa muốn bỏ đi.
Quán cà phê của Debbie nằm ở vị trí thuận tiện, khách vào ra nhộn nhịp. Tiếng chào hỏi râm rang.
"Hôm nay đi ra biển trượt nước em nhé?"
"Lạnh lắm đó anh. Đợi nắng ấm thêm một chút."
"Ông có ý định đi đi trượt tuyết hôm nay không? Sắp sang Xuân rồi, không đi là hết đó. Sang tôi đi chung. Bà ấy đi Châu Âu đã về chưa?"
Nè em. Lát nữa nhớ mua thêm thức ăn. Anh vừa gặp gia đình thằng bạn về thăm người quen. Anh đã mời nó đi cắm trại với chúng mình hôm nay"
"Hôm nay anh đưa em ra thương xá, để em đổi lại cái áo dạ hội hôm nọ anh chê màu sắc không hợp với em đó nhé."
Những âm thanh mang âm sắc của vui mừng, cường độ của thỏa mãn đập vào tai Phúc. Chàng nghe như đâu đây những tiếng nói khác.
"Nhà mình lúc nầy cũng tạm đủ ăn. Chị Quỳnh Như còn làm giáo viên cấp II, chịu đi dạy thêm cho tư gia. Lúc nầy nhiều nhà cần người kèm trẻ, nhất là môn Anh Văn."
" Anh Tư ạch đụi làm thợ máy, cái bằng Phú Thọ xin việc hoài không được. Các công ty nước ngoài vào Việt Nam, nhưng không dễ gì xin vô. Phải cổ cánh lắm mới được vào."
"Thời nào cũng vậy anh ơi. Có quyền sẽ có tiền, mà có tiền là có tất cả."
" Nhà cao tầng mọc lên nhiều lắm. Anh đừng hỏi xây cho ai"
"Xóm mình vẫn không có gì đổi thay. Bà Năm vẫn bán cháo vịt. Ông Mười càng say xỉn nhiều hơn. Bà vợ hết được bán chuối ở chợ rồi. Ông Ba hớt tóc có con đi cách mạng về tưởng đâu là khá. Nhưng ổng bả phải đóng cửa tiệm về quê sản xuất, và nghe đâu sắp trở lại thành phố. Mấy chuyện này tụi em đã kể anh nghe rồi"
"Anh cũng biết đó mà. Khẩu hiệu, bích chương không đẻ ra no ấm. Làm dân thì lúc nào hết khổ. Kiệt hay Trụ cũng vậy thôi"
Phúc đốt thêm điếu thuốc. Những giọt nắng chạy lăn tăn trên bồn cỏ bên cạnh quán. Những giọt sương long lanh màu cầu vồng bảy sắc như những viên kim cương. Nắng vờn trên mặt bàn hắt vào mặt chàng hơi chói chang. Phúc kéo chiếc ghế núp dưới chiếc dù màu xanh lục, duỗi dài đôi chân ra ngoài. Gió mơn man da thịt.
"Có đứa em ra thế rồi. Bây giờ em có thể ngồi đây tắm nắng với anh nếu anh thích"
Phúc nhún vai:
"Sao cũng được."
Debbie cười:
"Anh lười biếng quá"
"Là thế nào?"
"Em nói gì anh cũng gật. Không một lời phản đối."
"Tại cô không biết đó thôi. Kính người đẹp sống lâu"
Cả hai cùng cười. Và như thế là họ quen nhau. Đơn giản. Bình thường. Không cần nại ra lý do.
Chiều hôm đó Phúc bỏ xe ở nhà, leo lên chiếc mui trần BMW của Debbie đi ăn ở khu phố Việt Nam. Khi họ bước vào nhà hàngđã gây sự chú ý cho mọi người vì sự chênh lệch tuổi tác và dáng vẽ bên ngoài. Chàng đã đọc được trong ánh mắt của vài người sự thán phục-ganh tị- có mang cái tín hiệu "có tiền mua tiên cũng được" "nước Mỹ loạn thật"
Chàng chậm bước đi bên Debbie phớt lờ. Và bất chợt chàng quay mặt ngó vào đôi mắt Debbie. Nàng tinh nghịch nháy mắt và bước sát vào chàng hơn.
Phúc không hiểu mình đang ở trong hoàn cảnh nào? Vị trí của chàng với người con gái Mỹ bên cạnh. Như một sự thu hút? Như miếng gỗ trong giòng nước lũ cuốn trôi? Chàng không biết, và chàng không cưỡng lại được.
Phúc chọn một vài món khai vị, một chai vang đỏ, mấy món cho bữa ăn tối mà không hỏi ý Debbie. Người con gái ngồi im ngó quanh trong khi chàng chọn thức ăn. Nàng không thắc mắc hay ngạc nhiên.
Nhạc nhẹ phát ra êm dịu từ những chiếc loa gắn trên trần. Những bản nhạc Việt không lời, bằng lục huyền cầm, tây ban cầm, sáo trúc, tỳ bà...
Buổi ăn tối chấm dứt vào lúc nhà hàng đóng cửa. Họ nói chuyện với nhau thật tâm đắc, họ cùng cười nho nhỏ. Debbie hai má ửng hồng. Đôi mắt mơ màng. Phúc ngây ngất trong hạnh phúc đến bất chợt. Chàng nắm tay Debbie, nàng để yên trong tay chàng....Họ nhìn nhau không nói.
Debbie bấm nút, chiếc cửa nhà xe mở lên từ từ. Phúc lái xe vào trong. Debbie bật công tắc đèn:
"Đèn còn sáng. Má chưa ngủ. Anh đi theo em. Em muốn làm họ ngạc nhiên vào sáng ngày mai."
Căn phòng rộng, có bồn tắm nước nóng. Chiếc giường lớn, nệm dày nửa thước thơm sực nước hoa. Thân thể Debbie tròn lẳng, chắc nịch. Cả hai chìm trong đống chăn lông dày. Phúc nhận rõ từng cảm giác chạy dài trong cơ thể khi những tế bào xúc giác truyền về trung khu thần kinh những tê mê. Chàng tan loãng, mất hút, nhập thể cảnh giới thứ 9, tầng 36, khi một phần thân thể của chàng đẫm mình trọn vẹn trong vùng địa đàng ấm áp. Ở chỗ, nơi đó, mọi sự sinh ra. Phúc thiếp đi mộng mị. Chàng chẳng thắc mắc. Mọi chuyện như một giấc mơ.
Tiếng của Debbie kèm theo mùi thơm da thịt, kéo Phúc về thực tại.
"Sáng rồi đó anh. Chúng ta đi tắm và xuống nhà. Ba em đang đợi"
Phúc làm theo lời nàng trong cơn mộng du.
Khi hai người theo đường cầu thang hình vòng cung đi xuống phòng ăn. Phúc hồi hộp. Hồi hộp như trai mơi lớn. Có cái gì xôn xao trong lòng Cổ họng như thiếu nước.
"Mầy đi đâu tối hôm qua thế con?"
Tiếng người đàn ông đứng tuổi đầy quyền uy như người quen ra lịnh. Nhưng mang thông điệp của quan tâm lo lắng.
"Con về nhà ...nhưng trể thôi ba" Debbie nhỏng nhẻo trả lời.
"Mom! Daddy !"
"Lynda không đi chơi đâu à?"
Căn phòng có ánh nắng dọi qua cửa sổ thành những vệt sáng dài vắt ngang, bài trí đơn giản nhưng thoạt trông có cái cảm giác chủ nhân nó là một người Á Đông.
Ông bà quay lưng lại cầu thang. Lynda đang đọc sách cạnh cửa sổ. Trong lòng nàng con mèo nằm im liếm lông.
"Thưa Ba Má. Anh Phúc bạn con. Anh Phúc, Ba tôi-ông David, má Diệu Phúc. Con em Lynda."
Nàng kéo ghế :
"Chúng ta sẽ làm quen với nhau trong khi ăn điểm tâm nhé."
Phúc bắt tay ông David, cuối đầu chào bà Diệu Phúc. Chàng khựng lại. Đôi chân như không muốn giữ nổi thân thể chàng. Tay bà chưa rút tai lại sau cái bắt tay. Ông David nhìn hai người. Debbie trợn tròn đôi mắt.
"Anh sao thế...hai người biết nhau? Vậy thì tốt quá. Đỡ bở ngở."
Bà Diệu Phúc thở nhẹ. Vầng trán bà dản ra, trở lại bình thường. Bà hắng giọng:
"Uh huh. Mom có quen ông Phúc đây. Quả đất tròn, và nhỏ lắm.
Phúc đến quán trước giờ hẹn. Chàng không thể nào ngờ gặp Diệu trong hoàn cảnh này. Nàng là bà David, với cái tên là Diệu Phúc. Bây giờ chàng mới để ý "Diệu Phúc" là tên của hai người ghép lại. Trái đất quá nhỏ. Tại sao hai người gặp nhau trong hoàn cảnh này. May hay rũi. Hai mươi lăm năm. Cả một quảng đời trong quá khứ hiện ra như cuốn phim chiếu chậm. Phúc chưa biết phải làm sao. Ngày chia tay Diệu cho chàng biết "Em đã có thai" Hai mươi lăm năm ám ảnh. Hai mươi lăm năm chàng không biết "mẹ con" nàng trôi dạt nơi đâu. Chàng nghĩ đến câu nói của Diệu... Rồi một đêm với Debbie. Phúc không cảm giác, lưng chàng chợt oằn xuống như đeo ngàn cân đá.


Lê Việt Điểu


--
Life is short,
make it useful and meaningful!
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Gop Nhat gio Cat
Reply #28 - 07. Mar 2011 , 10:33
 
TRÍCH TRONG GÓP NHẶT CÁT ĐÁ
KHÔNG QUÁ MUỘN ÐỂ NÊN THÁNH

Người Nhật Bản có kể một câu chuyện như sau:
Zenkai là một thanh niên con của một hiệp sĩ Samourai. Anh được tuyển vào phục dịch cho một viên chức cao cấp trong triều đình. Không mấy chốc, Zenkai đem lòng say mê người vợ của chủ mình. Anh lập mưu giết người chủ và đem người đàn bà trốn sang một vùng đất lạ. 
 
Anh tưởng có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà. Nhưng không mấy chốc, người đàn bà đã để lộ nguyên hình của một con người ích kỷ, đê tiện. Zenkai đành bỏ người đàn bà và ra đi đến một vùng đất khác, ở đó anh sống qua ngày bằng nghề hành khất. 
 
Trong cảnh bần cùng khốn khổ, Zenkai đã bắt đầu hồi tâm để nhớ lại những hành động tội lỗi của mình. Anh quyết định làm một việc thiện để đền bù cho quá khứ nhơ nhớp của mình. 
 
Anh đi về một vùng núi hiểm trở, nơi mà nhiều người đã bỏ mình vì khí hậu khắc nghiệt cũng như vì công việc nặng nhọc. Zenkai đem hết sức lực của mình để khai phá một con đường xuyên qua vùng núi ấy. 
 
Ban ngày đi khất thực, ban đêm đào đường xuyên qua núi. Zenkai cặm cụi làm công việc ấy ròng rã trong 30 năm trời. 
 
Hai năm trước khi Zenkai hoàn thành công trình của mình, thì người con của viên chức triều đình mà anh đã sát hại trước kia bỗng tìm ra tung tích của anh. Người thanh niên thề sẽ giết Zenkai để trả thù cho cha mình. Biết trước mình không thoát khỏi án phạt vì tội ác mình đã gây ra mấy chục năm trước, Zenkai phủ phục dưới chân người thanh niên và van xin: 
 
"Tôi xin sẵn sàng chịu chết. Nhưng cậu hãy cho phép tôi được hoàn thành công việc tôi đang làm dở. Khi mọi sự đã hoàn tất, cậu hãy giết tôi". 
 
Người thanh niên ở lại để chờ cho đến ngày trả được mối thù cho cha. Nhưng trong khi chờ đợi, không biết làm gì, người thanh niên đành phải bắt tay vào việc đào đường với Zenkai mà vẫn nuôi chí báo thù cha. 
 
Nhưng chỉ một năm sau cùng làm việc với kẻ đã giết cha mình, người thanh niên cảm thấy mọi ý muốn báo thù đều tan biến trong anh. Thay vào đó, anh lại thấy dậy lên trong lòng sự cảm phục và thương mến đối với sự nhẫn nhục, chịu đựng của Zenkai. 
 
Con đường đã được hoàn thành trước dự định. Giờ đây dân chúng có thể qua lại vùng núi hiểm trở một cách dễ dàng. 
 
Giữ đúng lời hứa, Zenkai đến phủ phục trước mặt người thanh niên để chấp nhận sự trừng phạt. Nhưng người thanh niên vừa đỡ Zenkai dậy vừa nói trong tiếng khóc: 
 
"Làm sao tôi có thể chém đầu được thầy của tôi?" 
 
                                                    ♦♦♦
 
Câu chuyện trên đây hẳn hàm chứa được nhiều bài học. Ngạn ngữ Latinh thường nói:
 
" Sai lầm, vấp ngã là chuyện thường tình của con người, nhưng ngoan cố trong sai lầm là bản chất của ma quỉ".
 
Nét đẹp quí phái nhất nơi lòng người đó là còn biết hồi tâm, còn biết nhận ra lỗi lầm và từ đó quyết tâm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Trong câu chuyện trên đây hẳn phải là hình ảnh của sự phục thiện mà Thiên Chúa vẫn luôn khơi dậy trong lòng người.
 
Nhưng bài học đáng chú ý hơn trong câu chuyện trên đây có lẽ là: tình liên đới xóa tan được hận thù trong lòng người. Người thanh niên đã khám phá ra giá trị ấy khi bắt tay làm việc với Zenkai, con người mà trước đó anh đã quyết tâm tiêu diệt cho bằng được.
 
Quả thực, tình liên đới, sự đồng lao cộng khổ, sự hiện diện bên nhau có sức tiêu diệt được hận thù trong lòng người.

Tác giả Veritas
Nguồn : Tủ Sách Mạng Lưới Dũng Lạc.org
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra