Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tài liệu Y Học Sưu tầm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 
Send Topic In ra
Tài liệu Y Học Sưu tầm (Read 41467 times)
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP
Reply #105 - 05. Aug 2011 , 15:48
 



NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP
Lương y VÕ HÀ


...


      


     Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
 
Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
 
Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
 
Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
 
NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
 
1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
 
2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
 
Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
 
3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
 
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
 
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
 
Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

Lương Y VÕ HÀ


thanks.gif




Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Bí quyết quan trọng giúp ngủ ngon
Reply #106 - 05. Aug 2011 , 16:23
 



Bí quyết quan trọng giúp ngủ ngon


...

      

     Một số nghiên cứu cho thấy, điều hòa thân nhiệt là bí quyết quan trọng giúp ngủ ngon. Công thức tối ưu để đạt kết quả này là giữ cho đầu mát và chân ấm.

Làm mát bộ não

Khi nghiên cứu về bệnh mất ngủ, TS Daniel Buysse (Đại học Y khoa Pittsburgh, Mỹ) nhận thấy, ở nhiều bệnh nhân, các thùy não trước trán thường hoạt động ở mức cao hơn người bình thường. Họ cứ nằm xuống là đầu óc lại suy nghĩ miên man và không thể ngắt dòng tư duy để đi vào giấc ngủ. Từ thực tế này, TS Buysse nhận định rằng, có thể chính mức độ hoạt động cao làm tăng nhiệt độ của não, khiến giấc ngủ càng khó đến.

Để kiểm chứng, ông đã cho 12 bệnh nhân mất ngủ đội những chiếc mũ được thiết kế đặc biệt, bên trong chứa một lượng nước lưu thông ở nhiệt độ thấp. Kết quả thật bất ngờ. Sau khi đội mũ, những người mất ngủ có thể thiếp đi dễ dàng hơn cả những người hoàn toàn khoẻ mạnh. Họ chỉ cần 13 phút để đi vào giấc ngủ, trong khi những người bình thường mất tới 16 phút. Cũng nhờ lượng nước làm mát đầu, những người mất ngủ có thể ngủ trong 89% thời gian họ nằm trên giường. Tỷ lệ này tương đương với những người bình thường. Những người đội mũ có nước ở nhiệt độ thấp nhất ngủ ngon và lâu hơn so với những người đội mũ có nước ấm hơn.

...



Giữ đầu mát, chân ấm là công thức cho giấc ngủ ngon



Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học phát triển một phương pháp điều trị mới đối với bệnh mất ngủ, bên cạnh các phương pháp truyền thống như dùng thuốc hoặc điều trị tâm lý.

Giữ ấm đôi chân

Thân nhiệt đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Đồng hồ ngày đêm của cơ thể giữ cho thân nhiệt ấm nhất vào ban ngày và hạ thấp dần về chiều tối để giấc ngủ đến dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thân nhiệt đóng một vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp mất ngủ kinh niên. Ở thời điểm ngay trước khi đi nằm, những người thường xuyên mất ngủ đều có thân nhiệt trung tâm cao hơn những người dễ ngủ.

Một số nghiên cứu cho thấy, điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ có thể tạo thuận lợi cho việc giảm thân nhiệt trung tâm, một yếu tố quan trọng để bắt đầu giấc ngủ. Theo số liệu do Viện Nghiên cứu giấc ngủ ở Lille, Pháp công bố, nhiệt độ phòng tối ưu để ngủ ngon là từ 30 - 32 độ C nếu không mặc quần áo ngủ và từ 16 - 19 độ C nếu mặc pyjama và đắp chăn. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng này dễ tạo ra trạng thái bồn chồn, bứt rứt, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cũng với mục đích điều hòa thân nhiệt, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm giấc ngủ Basel, Thụy Sỹ khuyên những người khó ngủ nên ủ ấm bàn chân bằng các túi chườm nước nóng. Liệu pháp này giúp làm giãn nở các mạch máu ở bàn chân, tạo thuận lợi cho việc lưu thông máu từ thân mình đến các chi, từ đó làm giảm thân nhiệt trung tâm, kích thích việc tạo ra các hormon giúp ngủ ngon như melatonin.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng mất ngủ thường gặp ở người già và người ốm có một phần nguyên nhân là do những đối tượng này ít vận động, khiến lưu lượng máu đến các chi giảm.


Hương Tiên (Theo NY Times và Time)

thanks.gif




Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Không cần ăn kiêng vẫn giảm cân hiệu quả[/b]
Reply #107 - 05. Aug 2011 , 16:25
 



Không cần ăn kiêng vẫn giảm cân hiệu quả


...

      

   Giảm ăn bằng cách nhịn ăn những món yêu thích hoặc cố cắt giảm các bữa ăn là một cách giảm cân khó đạt hiệu quả và không thể duy trì lâu dài.

Vậy tại sao chúng ta không ăn uống thật bình thường mà vẫn có thể giảm cân?

1. Chọn vị trí ăn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bạn ngồi ăn tập trung tại bàn ăn mà không bị phiền nhiễu bởi những điều gì khác bạn sẽ nhanh cảm thấy no và ăn ít hơn. Rất tiếc không ít người trong chúng ta hay có thói quen ăn vội vã trước bàn làm việc hay ăn khi đang xem tivi. Khi bị phân tâm, bạn sẽ ăn nhiều hơn mà không hề hay biết. Do đó, hãy ăn tại bàn ăn và tạm dừng mọi hoạt động khác lại.

2. Uống nước trước khi ăn

Nước lọc không chứa calo. Nước rất tốt đối với sức khỏe và thật sự có thể giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả. Thông thường cơ thể chúng ta hay báo động cho chúng ta ý thức rằng mình đang đói. Tuy nhiên, sự thật là có rất nhiều lúc chúng ta đang khát nước mà không biết. Không chỉ vậy, uống nước trước khi ăn thực sự giúp chúng ta giảm cân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước 30 phút trước khi ăn sẽ giúp bạn ăn ít hơn.

3. Ghi nhật kí ăn uống

Nghiên cứu hơn 1700 người trưởng thành thừa cân đã chứng minh rằng việc ghi nhật kí ăn uống giúp giảm cân thành công. Kết quả ghi nhận những người ghi nhật kí ăn uống đã giảm cân gấp đôi so với những người không ghi chép lại. Bạn không cần phải tính toán lượng calo hàng ngày trong nhật kí. Bạn chỉ việc viết ra những gì bạn ăn và làm thế nào cho bạn ý thức hơn về việc bạn đã ăn bao nhiêu mỗi ngày.

...




Vì thế, sau mỗi bữa ăn, dù là ăn nhẹ, bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã ăn, ăn bao nhiêu, bạn đã đói như thế nào khi bạn ăn, và bất kỳ suy nghĩ khác mà bạn có. Đọc lại nhật kí mỗi vài ngày sẽ giúp bạn tự ý thức hơn trong việc ăn uống của mình.

4. Ăn khi đói và dừng khi no

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thật sự chúng ta có rất nhiều lý do để ăn mà không phải vì đói. Ăn vì chán nản, căng thẳng, tự thưởng, chia vui… Những lúc ấy chúng ta đã bỏ quên cơ thể chính mình và không ý thức được lúc nào mình thật sự là đói.

Vì thế, trước khi ăn bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi xem bạn có đói hay chỉ đơn giản mà bạn muốn ăn. Bạn nên sáng suốt để phân biệt đói vật lý (bụng đang đói) và đói về mặt tinh thần (chỉ muốn được ăn một món gì đó cho thỏa sở thích). Nếu bạn không phân định rõ ràng, đa phần các lần ăn của bạn sẽ nhằm phục vụ cho cơn đói tinh thần mà thôi. Nhưng kết quả thì bạn sẽ béo lên trông thấy.


Theo PLXH

thanks.gif




Back to top
« Last Edit: 06. Aug 2011 , 22:20 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Công dụng trái thơm ( pineapplle)
Reply #108 - 06. Aug 2011 , 22:19
 



Công dụng trái thơm ( pineapplle)


...

      

    
Trái thom (dứa, khóm…) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), đuợc trồng khắp noi ở các nuớc vùng nhiệt đới. Trái thuom có nhiều công dụng trong chữa bệnh…


Thom chữa viêm gân, lợi tiêu hóa

Thom chứa nhiều nuớc và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thom còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nuớc dứa có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hon quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thuong trong thể thao. Tại các nuớc Anh, Pháp, Đức, Bromelin đa đuợc cho vào các viên thuốc phân hủy Fibrin chống viêm nhiễm sau chấn thuong. Bromelin bôi lên vết thuong làm tiêu tổ chức chết, chống tụ huyết, giảm phù nề, mau lành sẹo. Bromelin còn đuợc phối hợp với các thuốc khác nhu kháng sinh để giúp tăng tác dụng trong điều trị viêm nhiễm bộ máy hô hấp, hen phế quản. Trong một số phẫu thuật của nha khoa, nguời ta dùng Bromelin để tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề bằng cách mỗi ngày uống một cốc nuớc thom ép (1 quả) liền trong 15 ngày.

Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt. Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin. Trong dân gian thuờng uớp các loại thịt dai, già với trái thom hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ đuợc nhừ, ăn dễ tiêu.

Đa có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thom có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến con đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim đuợc điều trị bằng phuong pháp này thì chỉ có 2% số nguời bị tử vong do lên con đau tim so với truớc đó không dùng phuong pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có huớng dẫn nguời bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.

Mỗi ngày uống một cốc nuớc ép thom hoặc ăn 1/2 quả thom chín có thể thay thế đuợc các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thuờng gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thom cho những nguời có các bệnh xuất huyết).

Và một số bệnh khác

Thom đuợc dùng trong các truờng hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.

- Viêm thận: trái thom 60g, rễ cỏ tranh tuoi 30g, sắc uống thay nuớc hàng ngày.

- Viêm phế quản: trái thom 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.

- Sỏi thận: 1 trái thom chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thom đó nuớng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nuớc (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.

Thom còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nuớc, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nuớc tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nuớc ép trái thom, hoặc nấu canh, xào với các món ăn.

Trái thom thích hợp hon cho nguời trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chuớng do nhiệt. Nguợc lại không dùng cho truờng hợp do hu hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thom ngon miệng, nhung mệt bụng”. Nghia là nếu bộ phận tiêu hóa có hu hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát luỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột.

Say thom (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thuờng có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thom bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút - 1 giờ ăn thom. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp nguời sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Truờng hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 giờ. Truờng hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Truờng hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nuớc, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải ho nóng mà chuờm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nuớc sắc gồm vỏ trái thom 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhi trong 3 bát nuớc (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say thom, ta chỉ ăn trái tuoi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay



...

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2011 , 17:08 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Sáp mật ong giúp chữa lành vết loét cho bệnh nhân tiểu đường
Reply #109 - 19. Aug 2011 , 17:06
 



Sáp mật ong giúp chữa lành vết loét cho bệnh nhân tiểu đường



...

      


Ở các bệnh nhân tiểu đường, các vết thương dù nhỏ nhất cũng rất khó lành, nhiều khi phải tiến hành cắt bỏ tay, chân. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã khám ra một phương thuốc chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường
Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những vết lở loét thường rất khó chữa do khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể rất kém. Thậm chí nếu vết loét quá sâu và nặng thì phải “đoạn chi”(cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên những phát hiện mới nhất cho thấy: mật ong có thể giúp chữa trị hiệu quả chứng lở loét nguy hiểm này.
Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên phải chú ý tới hoạt động của mình, vì chỉ cần một vết xước nhỏ ở chân hay một vết xước móng ở tay cũng có thể mưng mủ hàng tháng trời, sau đó chuyển thành loét. Thực tế, loét chân là chứng bệnh thường gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã tìm ra rằng: cứ 5 người mắc tiểu đường thì có 1 người bị nhiễm loét và phải chữa bằng phương pháp “đoạn chi”(cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương thuốc cổ xưa và có hiệu quả điều trị chứng lở loét ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: đó là mật ong.
Rita Arsenault, một bệnh nhân tiểu đường sống tại thành phố Mass, Mỹ, đồng thời cũng là một trong số những người đã được chữa trị loét chân thành công bằng mật ong mà không cần dùng tới phương pháp “đoạn chi” cho biết: “Tôi bị một con nhện đốt vào ngón chân, vài ngày sau vết thương đó ngày càng loét rộng và sâu. Thậm chí tôi còn có thể nhìn thấy gân chân của mình. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên điều trị bằng phương pháp cấy ghép da. Nhưng nếu nó không thành công, có khả năng tôi sẽ mất đi đôi chân. Thay vào đó, tôi tìm gặp bác sĩ Paul Liguori, thuộc bệnh viện Haverhill, để được điều trị bằng cách bôi mật ong vào vết thương rồi băng bó lại. Thật không thể tin được, sau hơn một tháng vết loét đã hoàn toàn biến mất, thậm chí còn không để lại sẹo.”

Sử dụng mật ong để chữa lành vết thương không phải là một phương pháp mới. Các nhà nhân chủng học đã tìm ra những bằng chứng chỉ ra rằng: những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nó từ hơn 5000 năm trước. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn rất nhiều người không biết tới tác dụng này của mật ong.
Tiến sĩ Peter Molan thuộc Đại học Waikato New Zealand cho biết: “Mật ong có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh, do trong mật ong có hàm lượng axit cao, hàm lượng nước thấp, đặc tính khử nước mạnh. Những vi khuẩn gây loét có tính kháng thuốc rất cao, do vậy gần như mọi loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng. Mật ong là một phương thuốc hiệu quả để điều trị chứng lở loét.”
Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường bị loét chân. Cả 2 nhóm được điều trị trong 12 tuần theo hai phương pháp khác nhau. Nhóm 1 được điều trị bằng mật ong, nhóm 2 sử dụng hydrogel, một loại gel trong suốt thường được dùng để làm lành vết thương.
Kết quả là: nhóm 1 giảm được tới 34% kích cỡ của vết loét. Ngược lại nhóm 2 chỉ giảm được 13%. Sau 12 tuần, số lượng bệnh nhân trong nhóm 1 khỏi bệnh nhiều hơn hẳn so với nhóm 2.
Tiến sĩ Peter cho biết thêm: “Ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn, mật ong còn đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chữa trị bằng mật ong ít gây đau đớn hơn và ít để lại sẹo cho người bệnh. Hơn nữa, đây là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí lại thấp nhưng hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác.”


...

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2011 , 17:07 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
7 thói quen tạo sự mệt mỏi
Reply #110 - 22. Aug 2011 , 13:47
 



  7 thói quen tạo sự mệt mỏi



...

      



1. Mất ngủ kinh niên
Theo dữ liệu thống kê những năm 60, trung bình một người một ngày nên ngủ 8 tiếng, nhưng ngày nay con số này chỉ còn 6,5 tiếng. Chúng ta ngày càng ngủ ít hơn do tốc độ của cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bận rộn hơn. Bởi vậy ngày nay rất nhiều người ngủ không điều độ, rất nhiều người không có những giấc ngủ ngon là do ảnh hưởng của stress.

...


Do công việc bận rộn nhiều người chọn cách ngủ bù vào những ngày cuối tuần. Vào ngày nghỉ họ có thể ngủ từ sáng đến chiều nhưng cách ngủ như vậy lại không hề có tác dụng. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Northwestern University, bang Illinois, Mỹ đã xác minh rằng việc ngủ bù như vậy không thể bù lại những giấc ngủ đã mất. Cơ thể con người cần thoả mãn việc ngủ hàng ngày, việc ngủ bù như vậy chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng và tăng cân.

2. Thay đổi thường xuyên chế độ ăn kiêng

Ăn kiêng được chia làm 3 loại. Một là ăn kiêng giảm béo thành công, hai là ăn kiêng thất bại rồi thôi không ăn kiêng nữa, ba là kiên tục ăn kiêng hết kiểu này sang kiểu khác hoặc ăn đi ăn lại một kiểu.

Nhóm thứ 3 sẽ là những người sẽ rơi vào tình trạng nguy cơ không tốt. Họ là những người luôn cảm thấy nản lòng bởi họ không bao giờ hoàn thành một chương trình ăn kiêng nào. Điều này khiến họ ngày càng lựa chọn những chế độ ăn kiêng nghêm ngặt hơn và thường xuyên rơi vào tình trạng đói.

Ăn kiêng phải điều độ và mọi cố gắng giảm cân chỉ có thể thành công khi bạn kết hợp với luyện tập thể thao.

3. Không khám bác sĩ khi có những cơn đau lặp đi lặp lại

Một số người thường xuyên lười đi khám bác sĩ khi có vấn đề về sức khoẻ. Họ thường nghĩ hôm nay đau nhẹ như vậy ngày mai nó sẽ tự hết. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị chứng suy nhược, hội chứng tiền trầm cảm và đau lặp đi lặp lại có chung một điểm. Nó được gọi là hội chứng kém thích nghi gồm yếu cơ, không ngon miệng và giảm khả năng tình dục gây ra suy giảm hoạt động vật lý, mất ngủ, kém tập trung. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức làm giảm chất lượng cuộc sống.

4. Uống quá nhiều cà phê

Uống một cốc cà phê sẽ tốt cho sức khoẻ nhưng nếu bạn uống 10 cốc thì sẽ có tác dụng ngược lại. Rõ ràng cà phê là chất gây nghiện và nếu bạn càng uống nhiều bạn sẽ càng cần nhiều hơn để cảm thấy thoải mái. Càng sử dụng các đồ uống có chất caffein thì càng làm tiêu hao lượng nước trong cơ thể. Nếu như không thể bỏ thói quen uống cà phê, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Mỗi ngày 8 cốc nước (khoảng 2 lít) được coi là mức ổn định và tốt nhất bạn nên dùng càphê một cách điều độ.

5. Thường xuyên sử dụng nước tăng lực

Các loại nước uống tăng lực sẽ phản tác dụng nếu coi đó như thứ đồ uống thường ngày. Khi uống loại nước này chúng ta hấp thụ một lượng lớn caffeine, taurin và sâm. Cơ thể chúng ta đôi lúc cần được bù lại cũng như tạm dừng những kích thích này. Nước uống tăng lực thường tác động đến gan, hệ thần kinh, tim và mạch máu.

Nếu bạn thường xuyên uống nước tăng lực thì có thể gây ra nghiện và lâu dài có thể bị mất tác dụng tăng lực.

6. Thiếu khí trời

Việc thiếu khí trời thường do chúng ta thường xuyên ở trong nhà làm giảm biến hoá dinh dưỡng và tăng mệt mọi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi bộ và hít thở một chút không khí trong lành sau những giờ làm việc. Với những người này họ nên thử theo một số cách khác. Bạn có thể uống các loại cocktail oxygen đặc biệt hoặc thử hay thay đổi cách thở. Nếu cả ngày bạn thường thở không sâu thì nên tranh thủ thở sâu vài phút. Hãy thở sâu từ từ hoặc tập cách nghỉ ngơi thông qua các kỹ năng thở.

7. Giảm các hoạt động thể chất

Không hoạt động nhiều không có nghĩa là bạn bảo toàn được năng lượng. Thay vào đó, cơ bắp của bạn sẽ mất lực do bạn không luyện tập, bởi vậy mà bạn cũng mất năng lượng. Ngoài việc giảm nguy cơ bệnh tim và suy nhược, các hoạt động thể chất còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Lâm Anh
Theo Gb

...
 




Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
24 Triệu Chứng Bệnh Không Nên Coi Thường
Reply #111 - 23. Aug 2011 , 16:15
 



24 Triệu Chứng Bệnh Không Nên Coi Thường



...

      


Kính thưa quý vị và các bạn .Có thể một lúc nào đó quý vị và các bạn sẽ gặp một trong những trường hợp như phía dưới . Xin đừng xem thường . Hãy  ĐỌC và Save LẠI

Thanks,   

Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.


1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở

Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).
Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do
khác là
tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).
Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.

3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
Lý do: có thể là do huyết áp thấp.
Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết
áp thế
đứng thấp" (ortho static hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.

4- Nước tiểu rò rỉ
Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường
Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

5- Đầu đau như búa bổLý do: có thể là do xuất huyết não
Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.

6- Mắt bị sưng vù
Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).
Nhận xét: Dây
thần kinh
mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm t hì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)
Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩ
Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

8- Tự nhiên giảm sút ký
Lý do: có thể là do ung thư.
Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ
mà đột
nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

9- Đột nhiên đau háng
Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn
Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào
tinh hoàn
(epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.

10 - Đau nhói gan bàn chân
Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .
Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

11- Vết thâm tím mãi không tan
Điều gì xẩy ra: bệnh tiểu đường.
Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc
đau nhói bàn
tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

12 - Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la
Điều gì sẽ xẩy ra: viêm lợi.
Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.

13 - Vòng eo rộng 42 inch
Điều gì sẽ xẩy ra: bất lực.
Nhận xét: Có thể bây giờ
chưa có vấn
đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch th� �ờng hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.

14 - Mắt thoáng không thấy gì - chỉ trong một giây
Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).
Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột
quỵ
nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu ch� ��ng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.

15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)
Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina).
Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng
sau. Mỗi
khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.

16 - Đau lưng nhiều
Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm).
Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn - là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân
tạo.

17- Ngồi lâu trên ghế không yên
Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng.
Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.

18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp
Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn.
Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn
phải đo
huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

19 -Tay bị run khi tập thể dục
Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.
Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ
bắp bắt
đầu run.

20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng
Lý do: do bạn đã quá chén.
Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn u�� �ng quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.

21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân
Lý do: nhiều triển vọng là do
gẫy xương vì
sức nén (stress fracture).
Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

22 - Đau như cắt ở bụng
Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và
háng
có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.
Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.

23- Cẳng chân bị đau và sưng to
Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT).
Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh
mach
sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.

24 - Tiểu tiện bị đau
Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).
Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng
của
ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên

(Theo "24 warning signs you cannot afford to ignore").



...

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2011 , 16:56 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Nhất Áp, Nhị Ðường, Tam "Cô", Tứ Béo
Reply #112 - 24. Aug 2011 , 17:40
 



Nhất Áp, Nhị Ðường, Tam "Cô", Tứ Béo



...

      


1.Nhất Áp Huyết Cao


Bệnh tim mạch đứng hàng đầu tại Mỹ về con số tử vong từ trước đến nay với 7,5 triệu người bị bệnh này và 250.000 người bị biến chứng hay chết mỗi năm. Chưa kể bệnh tai biến mạch máu não (stroke) với 600.000 người bị đứt mạch máu não và làm 150.000 chết mỗi năm. Bệnh cao áp huyết là đệ nhất cao thủ hợp cùng với tam quái khác là Ðường, Mỡ và Béo gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Bệnh cao áp huyết này còn có biệt danh là Sát Nhân Thầm Lặng. Theo cuộc thăm dò của cơ quan Y tế Hoa Kỳ, thì trên 10 triệu người Mỹ trong số 43 triệu mắc bệnh cao áp huyết không biết là mình bị bệnh này. Còn trong số những người biết mình bị thì có đến 16% không được uống hoặc không chịu uống thuốc. Ngay cả những ai uống thuốc thì lại có đến hơn 50% áp huyết vẫn còn bị cao không hạ xuống theo đủ tiêu chuẩn.

Bác sĩ hay cho biết 2 con số sau khi đo áp huyết: số đầu gọi là systolic pressure (Huyết áp Tâm Thu) đo lường sức ép trên mạch máu khi tim co lại và số thứ 2 gọi là diastolic pressure (Huyết áp Tâm Trương) đo sức ép trên mạch máu khi tim dãn ra. Từ 18 tuổi trở lên: systolic dưới 130mm Hg và diastolic dưới 85mm Hg là bình thường, nếu con số trên 140/90 thì được coi là áp huyết cao, và chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 = 140-159 (systolic) và 90-99 (diastolic)
Giai đoạn 2 = 160-169 (systolic) và 100-109 (diastolic)
Giai đoạn 3 = > 180 (systolic) và > 110 (diastolic)


Lý do gây ra bệnh:



95% trường hợp là không biết rõ tại sao bệnh nhân bị (primary hay essential hypertension): người mập, ít hoạt động thể thao, nghiện rượu, ít ăn đồ có potassium, hay bị stress, di truyền, tuổi già thường dễ có áp huyết cao.

Còn dưới 5% là do một bệnh khác gây ra (secondary hypertension): một số loại bệnh thận, có bầu gần ngày sinh (preeclampsia), nghẽn mạch máu nuôi thận, bệnh nang thượng thận (pheochromocytoma, Cushing). Nếu bạn duới 35 tuổi mà bị áp huyết cao trên 180/110, dùng nhiều thuốc mà không có hiệu quả, đột ngột có biến chứng thì bác sĩ hay chú ý nhiều hơn để tìm một trong những nguyên do vừa liệt kê.

Một vài bệnh nhân khi gặp bác sĩ hoặc y tá đo thì trên 140/90 một chút, nhưng trở lại bình thường ở nhà thường được gọi là "sợ bóng vía bác sĩ" (white coat hypertension), không nhất thiết phải uống thuốc.


Triệu chứng bệnh cao áp huyết:


Bệnh này thường không có triệu chứng ở vào thời gian đầu, bác sĩ khám phá ra bệnh nhân cao áp huyết khi khám tổng quát hàng năm, hay khám vì một lý do nào khác vì thế được mệnh danh là sát nhân thầm lặng. Có vài người than phiền nhức đầu, hơi mệt, choáng váng mặt mày, tim đập mạnh nhưng không đúng hẳn là do áp huyết cao gây ra. Nếu áp huyết đột ngột lên trên 180/110 thì may ra mới có triệu chứng như hoa mắt, nôn mửa, nhức đầu mạnh (malignant hypertension).

Về lâu về dài nếu không chữa trị đúng mức sẽ gây ra nhiều biến chứng:



Bệnh sơ cứng động mạnh gây đau tim (heart attack)
Tai biến mạch máu não (Stroke)
Nhồi máu cơ tim (Congestive Heart Failure)
Suy Thận sẽ dẫn đến bị lọc hoặc thay thận (Kidney Failure)
Hư mắt (Retinopathy)


2. Tiểu Ðường


Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nội tiết thông thường nhất của mọi lứa tuổi, nhất là những người có tuổi. Ðã có rất nhiều tài liệu, kể cả bằng Việt Ngữ, nói về đề tài này, nhưng vì sự phổ biến và tầm quan trọng của bệnh, thiết tưởng có nói thêm về đề tài bệnh Tiểu Ðường cũng không phải là không có ích lợi.



Thế nào là bệnh tiểu đường?


Ðây là một tình trạng đường gia tăng trong máu do cơ thể không sử dụng đường được. Chúng ta phải hiểu "đường" là glucose, một trong 3 thành phần hữu cơ của cơ thể, hai chất kia là chất đạm (protein) và mỡ (lipid). Ðối với dân Mỹ da trắng, bệnh tiểu đường chiếm độ 5% dân số, vào khoảng 16 triệu người mắc bệnh, gồm 8 triệu đàn ông và 7 triệu đàn bà, và độ 100.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi so với độ 3,5% dân Châu Á bị bệnh này.

Mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết vì bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng. Người Việt chúng ta có cảm tưởng là khi di cư qua Mỹ, số người Việt mắc bệnh gia tăng nhiều, điều này không chắc đã đúng, có thể ở Mỹ, nhiều người được khám phá mắc bệnh tiểu đường do kết quả khám bệnh định kỳ đã tìm ra những trường hợp khi chưa có triệu chứng hay biến chứng lộ ra ngoài, còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh tiểu đường được chẩn đoán sau khi đã có biến chứng như nhiễm trùng lâu lành, đau thận, tê chân tay v.v...


Tại sao có bệnh tiểu đường?


Bệnh này liên quan đến chất Insulin trong cơ thể. Ðây là một kích thích tố được phân tiết ra từ tụy tạng (pancreas) hay còn được gọi là lá mía (có người gọi lầm là lá lách (spleen) là một cơ quan của hệ bạch huyết). Tụy tạng là một cơ quan nằm sâu trong bụng, sau dạ dày và vắt ngang xương sống lưng. Tuỵ tạng vừa là tuyến ngoại tiết tiết ra điều tố vào ruột non để tiêu hoá chất mỡ, vừa là tuyến nội tiết tiết ra Insulin vào máu. Chất Insulin có nhiệm vụ chính trong sự vận chuyển đường vào trong tế bào nhưng không có vai trò gì trong sự biến dưỡng của đường để tạo năng lượng. Vì lý do nào đó, Insulin không được sản xuất hoặc sản xuất không đủ, hoặc dù có được sản xuất ra Insulin bị cơ thể đề kháng không dùng được, chất đường sẽ không vào tế bào được và ứ đọng trong máu và thoát ra nước tiểu để sinh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ khi nào đường huyết cao trên 180mg/dl thì đường mới xuất hiện ở nước tiểu, cho nên nhiều khi có bệnh tiểu đường mà vẫn không có đường trong nước tiểu là thế.



Có mấy loại bệnh tiểu đường?


Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm hai loại chính: bệnh tiểu đường loại 1, do Insulin không được sản xuất ra, và bệnh tiểu đường loại 2, do Insulin sản xuất thiếu hay cơ thể đề kháng với Insulin. Loại 1 hay xảy ra ở tuổi trẻ hơn, có thể bắt đầu từ năm mười tuổi trở lên, chiếm khoảng 10% mỗâi trường hợp, loại 2 thường xảy ra ở tuổi lớn hơn thường trên 50 tuổi, chiếm khoảng gần 90% mọi trường hợp. Về mặt di truyền, bệnh tiểu đường có thể di truyền trong gia đình, nhưng cách di truyền thế nào chưa được xác định. Phần lớn bệnh tiểu đường di truyền thuộc loại 2.


Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường?


Sự chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào triệu chứng và thử máu và thử nước tiểu. Thường thường bệnh tiểu đường không có triệu chứng trong khoảng thời gian rất lâu. Trong một ít trường hợp điển hình, người bệnh có thể hay khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều và ăn nhiều mà vẫn ốm đi. Những triệu chứng này thực sự không phải là triệu chứng riêng cho bệnh tiểu đường. Một số trường hợp khác thì bệnh nhân hay bị mệt mỏi, suy yếu và sụt cân, mắt mờ, tê tay chân, hoặc da khô và ngứa ngáy. Phần lớn bệnh được khám phá là do thử máu định kỳ hàng năm thấy mức đường cao. Bình thường mức đường huyết lúc đói từ 60 đến 110mg/dl, khi mức đường huyết trên 126mg/dl được xem là có bệnh tiểu đường.

Trong khoảng từ 110mg/dl đến 126mg/dl là nghi ngờ có bệnh tiểu đường, cần phải làm một thử nghiệm uống đường 75gm đường và đo đường huyết sau hai giờ. Nếu đường huyết trên 200mg/dl là có bệnh. Trong khoảng gần 10 năm qua, người ta hay đo lượng Huyết sắc tố AlC (hemoblobin AlC) để thẩm định mức đường huyết trong 3 tháng qua. Ðây là một thử nghiệm rất có giá trị để kiểm soát bệnh tiểu đường trong 3 tháng qua có ổn định hay không. Thử nước tiểu không giúp cho bệnh nhân nhiều vì chúng ta dùng máy đo đường từ đầu ngón tay chính xác và tiện dụng hơn. Tuy nhiên thử nước tiểu có thể cho biết thận có bị tổn thương hay không qua chất đạm (protein) trong nước tiểu. Ngoài khám bệnh hàng năm, người ta nên truy tầm bệnh tiểu đường trong những trường hợp sau này: mập phì, có nhiều người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con trên 9lbs (trên 4kg), áp huyết cao, cao mỡ cholesterol, hay phụ nữ có thai ở tuổi lớn hơn 25 hoặc đường huyết cao khi mang thai và sau đó trở lại bình thường sau khi sanh.


Tại sao bệnh tiểu đường nguy hiểm?


Bệnh tiểu đường, nghe tên bệnh không thôi thì tưởng như không có gì quan trọng, nhưng thực tế nó đưa đến nhiều biến chứng rất phức tạp nguy hiểm và khó chữa.

Những trường hợp biến chứng cấp tính như đường huyết gia tăng quá cao thường trên 400-500mg/dl lên đến trên 1000mg/dl, có thể làm bệnh nhân hôn mê và suy hô hấp do cơ thể bị khô nước do tiểu quá nhiều, do nhiễm độc chất acetone và làm máu bị acid hoá. Phần lớn các trường hợp này xảy ra vì bệnh nhân lơ là trong vấn đề trị bệnh không dùng đủ thuốc chữa bệnh, hoặc đi kèm với những trường hợp nhiễm trùng, bị căng thẳng (stress) như đi mổ chẳng hạn.

Những trường hợp biến chứng kinh niên trong bệnh tiểu đường thì rất nhiều và trầm trọng. Những biến chứng đó có thể là: biến chứng mắt, quan trọng nhất là bệnh võng mạc đưa đến mù loà, và mù do tiểu đường là nguyên nhân chính của các bệnh mù không bẩm sinh. Những bệnh mắt khác có thể là bệnh mắt cườm, liệt có vận nhãn. Biến chứng thận có thể đưa đến suy thận mãn tính, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo và biến chứng thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của tất cả các bệnh thận phải lọc thận nhân tạo. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tê và đau bàn tay bàn chân, có khi làm chân mất cảm giác và nhiều khi chân bị thương tổn mà bệnh nhân không hề hay biết, đưa đến nhiễm trùng trầm trọng, và nhiễm trùng vốn cũng là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân hay bị nhiễm trùng và lâu lành do sức đề kháng bị suy giảm. Phối hợp với hai biến chứng trên, biến chứng bệnh mạch máu làm nghẽn tắc mạch máu ngoại biên ở tay chân rất dễ đưa đến chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ chân tay. Những biến chứng khác như bất lực, bệnh trầm cảm, loét chân .... Nói chung biến chứng kinh niên của bệnh tiểu đường rất trầm trọng, và một khi đã xảy ra những biến chứng này cứ từ từ tiến tới không ngăn cản được dù bệnh nhân đang sống ở trên nước Mỹ này, làm bệnh nhân không chết thì cũng bị tàn phế. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh phải luôn luôn cố gắng giữ mức đường ở mức bình thường càng lâu càng tốt bằng cách dùng thuốc men đầy đủ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ của mình và không những về thuốc men, còn cả sinh hoạt hàng ngày và ăn uống cẩn thận, vận động thể dục thể thao.

Ðể kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường, nên có một chương trình khám định kỳ hàng năm, khám chân và móng tay để tránh nhiễm trùng - khám răng nướu một hai lần mỗi năm - khám mắt với bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) mỗi năm một lần




3. Tam "Rol" (cholesterol)


Khái niệm tổng quát về bệnh cao cholesterol



Cholesterol là một loại mỡ trong cơ thể. Vì mỡ lưu chuyển trong dòng máu (plasma) của chúng ta, nó có thể bám vào bên trong của mạch máu và làm nghẽn những mạch máu nhất là mạch vành tim (coronary arteries).

Cholesterol có trong đồ ăn nhưng cũng được chế tạo ra từ gan (liver) của chúng ta.

Cholesterol được dùng để làm vỏ của tế bào (cells walls), chất kích thích tố (hormones), vitamin D, mật xanh (bile acids) v.v.. Nếu lượng cholesterol trong máu lên cao vì gan chế tạo quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ bị cao lượng cholesterol trong máu. Từ đó những mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol bệnh nhân ăn thịt sẽ bị lên cholesterol nhiều hơn thực vật. Tuy nhiên, mỡ từ thực vật sẽ biến chế trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra cholesterol. Vì thế ăn nhiều dầu (tức là mỡ thực vật), sẽ dẫn đến bệnh cao cholesterol.


Những loại mỡ cholesterol



Khi đi thử máu, phòng thử nghiệm sẽ đo lượng cholesterol tổng cộng, lượng cholesterol HDL (mỡ tốt), và lượng Triglycerides. Từ đó họ sẽ tính ra lượng cholesterol (LDL) xấu. Phòng thí nghiệm máu có thể đo lượng cholesterol LDL xấu nhưng ít khi bác sĩ cần đo như vậy.

Cholesterol LDL xấu vì nó làm nghẽn những mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt vì nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.


Sơ lược lịch sử của bệnh cholesterol



Vào đầu thế kỷ 20, khoa học gia khám phá được chất Nicotinic acid (Niacin) và Nicotinamide (vitamin B3) là một loại Vitamins B cần thiết trong đồ ăn. Vào năm 1955, ông Altschul khám phá được tính chất giảm Cholesterol của Niacin. Năm 1961, bác sĩ Parsons trị cho 50 bệnh nhân bị bệnh cao Cholesterol và cho biết Cholesterol xấu LDL và Triglyceride giảm 23-29%, và Cholesterol tốt HDL lại tăng. Ông cũng diễn tả chính xác những ảnh hưởng xấu của thuốc này (xin xem bài Thuốc Dùng Trị Bệnh Cao Cholesterol).

Vào thập niên 1960, cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization, gọi tắt là WHO) dùng thuốc Clofibrate để thử trị bệnh cao Cholesterol. Ðến bây giờ, cuộc nghiên cứu này vẫn là cuộc nghiên cứu lớn nhất. Hơn 10 ngàn người đã tham dự chương trình thử nghiệm này. Kết quả vào năm 1978 cho thấy thuốc Clofibrate làm giảm Cholesterol 8%. Tuy nhiên chương trình khảo cứu này có nhiều khuyết điểm, và thêm vào đó vì tỉ lệ những người tham gia chương trình khảo cứu này chết vì các bệnh khác không phải vì bệnh tim mạch khá cao, bác sĩ đã không xem trọng cuộc khảo cứu lớn này.

Vào năm 1984, kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung Tâm Khảo Cứu Mỡ (Lipid Research Clinics) được phổ biến. Hơn 3,8 ngàn người bệnh cao Cholesterol được trị bệnh bằng thuốc Cholestyramine (Questran). Kết quả cho thấy thuốc Cholestyramine làm giảm lượng LDL Cholesterol và tăng HDL Cholesterol, và đồng thời tỉ lệ bệnh tim mạch cũng giảm xuống. Năm 1987, kết quả của cuộc nghiên cứu thuốc Gemfibrozil (Lopid) từ nhiều trung tâm thuộc Helsinki Study được phát hành. Hơn 4 ngàn bệnh nhân bị cao Cholesterol được uống thuốc Gemfibrozil. Thuốc này làm giảm Cholesterol xấu LDL (11%), giảm mỡ Triglyceride (35%), và làm tăng lượng Cholesterol tốt HDL được 11%. Tỉ lệ chết vì bệnh tim mạch cũng được giảm xuống.


Vào năm 1987, cơ quan Food and Drug Administration (FDA) chấp thuận cho thuốc Lovastatin (Mevacor) được bán ra ở Hoa Kỳ. Thuốc này được bào chế ra từ một loại thuốc tương tự là Mevastatin (xuất phát ra từ con nắm Penicillium citrinum). Lovastatin là một khám phá lớn trong lịch sử thuốc trị bệnh cao Cholesterol, vì đây là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc Statins mà hiện nay đang được thông dụng vì có rất ít ảnh hưởng phụ xấu mà lại có nhiều hiệu quả.

Từ lúc có Lovastatin, những thuốc Statins tương tự khác như Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Cerivastatin đã được cơ quan FDA chấp thuận bán ra thị trường. Những cuộc nghiên cứu lớn gần đây như WOSCOPS (Pravastatin), AFCAPS/TexCAPS (Lovastatin), 4S Study (Simvastatin), CARE (Pravastatin), LIPID (Pravastatin) chứng minh chắc chắn rằng dùng thuốc Statins để trị bệnh cao Cholesterol sẽ giúp cho bệnh nhân ít bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, và sống khỏe, sống lâu hơn.


Cao lượng cholesterol sẽ dẫn đến triệu chứng gì?



Lượng Cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng gì cả nhưng cao cholesterol sẽ đưa đến những biến chứng làm ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng cao lượng Cholesterol sẽ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. Những điều này không đúng. Nếu chúng ta bị cao lượng Cholesterol nhưng chưa bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân, v.v... thì sẽ không có triệu chứng gì cả tuy nhiên một khi bị rồi thì thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng Triglyceride trên 1.000 (ngàn) thì dễ bị sưng tụy tạng (acute pancreatitis).


Tại sao ta phải trị bệnh cao cholesterol?



Như đã đề cập ở trên, lượng Cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim (Coronary Heart Disease), tai biến mạch máu não, nghẽn mạch chân. Vì vậy, làm giảm lượng Cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.



Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?


Vì gan là bộ phận chế tạo Cholesterol trong người của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày thì lượng Cholesterol sẽ từ từ tăng lên. Vì vậy chúng ta phải uống thuốc giảm Cholesterol mãi mãi. Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng Cholesterol thấp xuống thì có hy vọng bỏ thuốc được. Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đã dùng vài tháng vì họ đo lại lượng Cholesterol và thấy xuống thấp. Ðiều này rất sai lầm vì chỉ trong một thời gian ngắn thì lượng Cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.



Làm thế nào để tránh bị bệnh cao cholesterol?


Vì cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi thì dùng loại low fat hay nonfat. Vì dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể chế tạo ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít những loại dầu. Những loại dầu dừa hay đậu phộng hay vegetables làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu olive. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị nặng cân hay bị mập vì giảm cân thì cholesterol cũng giảm.

Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục vì thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.


Có khám phá mới gì trong vấn đề trị bệnh Cholesterol gần đây hay không?


Gần đây bác sĩ đã nghiên cứu được rằng những người đã có bệnh nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hay bệnh tiểu đường thì cần có lượng Cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, những bệnh nhân này nên để ý đến lượng Cholesterol và sức khỏe của mình kỹ hơn.


Vậy lượng Cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?


Khi bác sĩ nói đến Cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng Cholesterol tổng cộng (total Cholesterol). Con số được coi là "trung bình" nằm vào khoảng 200. Nếu thấp hơn 200 thì được xem là "tốt". Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 thì được xem là "hơi cao" hay borderline. Và nếu trên 240 thì xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng Cholesterol tổng cộng gồm có Cholesterol xấu LDL, Cholesterol tốt HDL, một phần của mỡ Triglyceride. Phòng thí nghiệm máu thường chỉ đo lượng Cholesterol tổng cộng, Cholesterol HDL, lượng Triglyceride và từ đó họ tính ra lượng Cholesterol LDL. Vì vậy, dùng số lượng Cholesterol cá nhân LDL, HDL, và lượng Triglyceride sẽ chính xác hơn. Chương trình Quốc Huấn (National Cholesterol Education Program) khuyên ta nên đo Cholesterol tổng cộng, lượng Triglyceride và Cholesterol tốt HDL ít nhất 5 năm một lần. Bệnh nhân cần nhịn ăn sáng trước khi thử. Bắt đầu từ tuổi 20 bệnh nhân cần thử ít nhất một lần mỗi 5 năm. Nếu lượng cholesterol bị cao thì cần thử lại thường hơn.




4. Tứ Béo


Việt Nam nghèo đói nên đa số người Việt thường là nhỏ gầy. Mấy cô mà người nhỏ nhắn và gầy thì được khen là mảnh mai liểu yếu đào tơ. Mấy anh mà đôi khi gầy quá chỉ có "da bọc xương" thì được an ủi là có bộ xương cách trí.

Người Việt mình bị bệnh còi tức thiếu ăn gây ra bởi các bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Ngược lại, xứ Mỹ này là xứ dư thừa nên dân Mỹ không bị bệnh "đói" mà ngược lại bị tốt da dư thịt tức bệnh béo. Người Việt di cư qua Mỹ chúng ta sống rất hoà đồng với dân bản xứ theo đúng chủ nghĩa "bình đẳng cấm kỳ thị" (Equal Right Amendment) cho nên cơ thể cũng thay đổi trở thành phì nhiêu như dân bản xứ Hoa Kỳ theo năm tháng sống trên đất Mỹ này. Người Việt từ ngày qua đây hết khỏi hẳn bệnh đói thiếu ăn nhưng lại lây phải bệnh "phì lũ".

Thống kê Hoa Kỳ ước lượng khoảng hai phần ba dân số Hoa Kỳ là mập hay nặng ký hơn trọng lượng lý tưởng cho cơ thể và một phần ba dân số là bị bệnh "béo" làm nguy hại cho sức khoẻ. Ngay cả trẻ em cũng không tránh được bệnh này. Thống kê gần đây ước lượng khoảng 10% trẻ em tuổi từ hai tới năm tuổi nặng hơn trọng lượng cần thiết cho cơ thể. Y khoa Hoa Kỳ dù tiến bộ vượt bực nhưng vẫn chưa chữa được bệnh mập phì. Bệnh mập này hiện được bác sĩ coi là một bệnh kinh niên (chronic disease) như các bệnh khác như áp huyết, tiểu đường, mỡ cao cần phải chữa trị lâu dài và hiện đang được coi là mối đe dọa y tế ở Hoa Kỳ. Chính phủ ước lượng tốn phí khoảng 230 tỷ Mỹ kim mỗi năm, 20% phí tổn y tế, cho việc chữa bệnh béo và các bệnh liên hệ do bệnh béo gây ra. Hiện chính phủ Hoa Kỳ đang làm đủ mọi nổ lực để giảm căn bệnh phát triển "chiều ngang" không biên giới này.


Bệnh mập phì tai hại như thế nào?



Bệnh mập là đầu dây mối nhợ có thể đưa đến các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Người mập còn dễ bị bệnh ngáy ngủ, và thiếu dưỡng khí lúc ngủ (sleep apnea). Ðàn bà mập có tỉ lệ cao bị ung thư vú, tử cung và ung thư túi mật. Ðàn ông mập có tỉ lệ cao bị ung thư tuyến tiết niệu. Mập làm tăng tỷ lệ ung thư ruột và bệnh sạn mật, ợ chua lở thực quản, sưng gan. Nghiên cứu mới nhất gần đây được đăng trong báo y khoa Annals of Internal Medicine tháng 1, 2003 cho thấy bệnh Mập làm giảm tuổi thọ. Phụ nữ hay đàn ông lứa tuổi 40 mà mập thì có thể mất đi ba năm tuổi thọ so với người không mập.

Mập làm cho cơ thể bị nặng nề ít muốn hoạt động. Hãy tưởng tượng cơ thể phải vác 10-20 kg thịt mỡ dư thừa mỗi giây phút ngày này qua tháng nọ thì cơ thể sẽ mệt mỏi như thế nào. Khối thịt mỡ đè nặng lên các khớp xương lớn như xương sống lưng, xương chân, và háng làm cho các khớp xương lớn này dễ bị mòn và hư cũng giống như ống nhún xe nếu chở đồ nặng quá nhiều và lâu ngày thì dễ bị hư và bị gãy. Cho nên người mập dễ bị đau phong thấp nhất là đau lưng, đầu gối và xương chậu.


Tại sao bị mập?



Mập là một bệnh tạo ra do sự thiếu quân bằng giữa sự dinh dưỡng (ăn uống và hấp thụ) và tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Một cách giản dị mập là do mình ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng năng lượng nhiều hơn là cơ thể cần dùng nên các chất bổ dưỡng, đường và mỡ tích tụ lại trong người. Hai yếu tố chính tạo ra bệnh mập là di truyền và hoàn cảnh sinh sống (environmental factors):

Bệnh mập do đặc tính di truyền: nghiên cứu các trẻ em sinh đôi cho thấy bệnh mập bị ảnh hưởng của di truyền tới 70%. Di thể (chromosome) của bệnh mập được tìm thấy ở chromosome số 2. Các di thể này ảnh hưởng và kiểm soát sự ham muốn ăn uống và sự tự đốt năng lượng của bộ phận cơ thể (body metabolic rate).

Môi trường sinh sống: Người có di thể mập chỉ sẽ phát triển tuỳ vào môi trường sinh sống. Chẳng hạn bệnh mập ít khi xảy ra ở những nước nghèo khổ thiếu ăn. Một người có di truyền mập sẽ bị mập nếu sinh sống trong môi trường ăn uống đầy đủ và thiếu sinh hoạt. Ngược lại, một người có di truyền bệnh mập nhưng ăn uống chừng mực, hoạt động hàng ngày và tập thể thao đều đặn thì sẽ không bị mập vì năng lượng tiêu thụ mất đi của cơ thể quân bằng với năng lượng hấp thụ. Ngược lại, người không có di thể mập nhưng ăn uống quá nhiều số năng lượng cần thiết thì cũng có thể bị mập "giàu rửng mỡ!". Ðây là trường hợp xảy ra cho Việt Nam ta. Xứ Hoa Kỳ giàu có tân tiến, đồ ăn dư thừa, cho nên người Việt di cư cũng được hưởng theo ơn mưa móc.

Ngày ăn ba bữa chưa kể ăn snack lặt vặt giữa các bữa; sáng phở điểm tâm, trưa cơm chiên, bánh xèo, bánh cuốn, tối thì cơm chiên nhậu với thịt bò bít tết. Còn lúc xưa ở Việt Nam thì cơm trắng ngày chỉ đủ hai bữa; đi bộ, đi xe đạp, nhảy xe lam rượt xe buýt. Ôi kéo cày lao động vinh quang làm sao! Qua Mỹ thì xe Hoa Kỳ 8 máy chạy êm ru, máy lạnh mát mẻ, xe chạy dzù dzù, sướng mé đìu hiu thành ra dù nhà hàng xóm có cách nửa block cũng không đi bộ mà phải lái xe qua. Ði shopping mua sắm thì phải lựa chỗ đậu xe gần cửa chính của shopping center để khỏi đi bộ sợ long thể bất an; lên lầu tại sở làm thì có thang máy không phải đi thang chân. Cuối tuần thì thay vì đi sở thú, đi chơi thể thao, thì vừa nằm nhà coi "TV thể thao" vừa nhậu nhẹt với bạn bè; vui nữa thì karaoke vừa vui vừa tiện lợi lại đỡ mệt; hoặc phải đi ăn đám cưới cơm tàu mười món. Chính vì tiện lợi và ăn nhiều hơn làm cho người Việt mình cũng to "bề ngang" và "bề dọc" giống như Mỹ đúng như câu "Nhàn cư vi tất Mập".Ợ Tuổi: khi mình lớn tuổi cơ thể đốt năng lượng chậm đi nên năng lượng cần thiết cho cơ thể giảm đi. Thêm vào đó lớn tuổi thường ít hoạt động hơn trẻ thanh thiếu niên. Cho nên người lớn tuổi thường dễ bị mập. Ợ Tâm lý ảnh hưởng tới thói quen ăn uống. Nhiều người ăn để "giải khuây hay giải sầu" khi bị buồn, lo âu hay tức giận.Ợ Bệnh - có một số bệnh gây ra bệnh béo như bệnh yếu bướu cổ; bệnh óc ...Ợ Thuốc - một số thuốc men có thể làm lên ký ...


Thế nào là Mập (overweight) và là Phì (obesity)?


Hoa Kỳ rất là thực tế và khoa học chứ không giống như người Việt mình "mập béo tuỳ người đối diện" hay "trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon". Bác sĩ dùng đơn vị gọi là Body Mass Index để định cho chính xác và khoa học thế nào là vừa cơ thể và sao là mập béo.Body Mass Index: Y Khoa định bệnh mập và phì theo thể trọng và chiều cao của cơ thể "Body Mass Index" gọi tắt là (BMI). Tỷ lệ này dựa theo sự tính toán tỷ lệ của trọng lượng cơ thể so với chiều cao. Tỷ lệ này tương quan với lượng mỡ trong cơ thể. Tỷ lệ trọng lượng cơ thể này chính xác hơn là chỉ đo trọng lượng cân không thôi.



Quý độc giả nên làm quen với phương cách tính tỷ lệ trọng lượng cơ thể body mass index này. Trọng lượng cơ thể kg chia đôi cho chiều cao cơ thể (meter).

Thí dụ: một người cao 5feet 6 tức 1,69meter và trọng lượng là 140lbs tức 63,6kg thì tỷ lệ trọng lượng cơ thể hay BMI là: 63,6/(1,69x2) = 22,6 Dựa theo bảng BMI mà bác sĩ cho biết cơ thể chúng ta thuộc vào hạng "kiến ròm", hay "kiến phì lũ".


Ðo vòng eo (waist circumference):


Vòng eo là một phương cách thông thường đo mỡ bụng. Nghiên cứu cho thấy người có bụng bự tức nhiều mỡ bụng có nguy cơ cho các bệnh tim và mạch máu dù là cơ thể tổng quát coi không mập. Người Việt mình thường khen người có bụng bự kiểu ông địa là phúc hậu. Tuy nhiên, về phương diện y khoa thì bụng bự có thể là "yểu tướng" vì dễ bị bệnh và chết sớm. Ðàn ông nếu vòng eo trên 40 inches (102cm) và đàn bà vòng eo trên 35,5 (88cm) thì có tỷ lệ nguy cơ dễ bị bệnh. Tuy nhiên nếu chiều cao thấp hơn 5 feet thì vòng eo giới hạn trên không áp dụng được.


Tỷ lệ vòng eo trên vòng mông (waist to hip ratio):


Tỷ lệ vòng eo chia cho vòng mông cũng là phương pháp đơn giản để đo bệnh mập. Mỡ tập trung ở vòng bụng tăng tỷ lệ nguy cơ bị bệnh hơn là mỡ tập trung ở mông hay đùi. Nếu người có tỷ lệ của vòng bụng so với vòng mông lớn hơn một thì dễ bị bệnh tim và các bệnh liên quan do bệnh béo. Phái nam tỷ lệ dưới 0,9 và cho phái nữ dưới 0,8 là tốt. Cho nên "bụng eo đít to" như mấy cô kiểu mẫu không những đẹp người mà còn tốt tướng nữa.Một vài phương cách khoa học khác để đo tỷ lệ mỡ cơ thể như đo độ dày của da mỡ (skin fold), đo điện cơ thể, đo tỷ trọng cơ thể trong nước (underwater immension).


Làm sao để tránh bị mập?



Căn bản rất đơn giản tránh bị mập là giữ cân bằng năng lượng hấp thụ vào trong cơ thể (qua ăn uống) với năng lượng tiêu thụ bởi cơ thể (qua hoạt động, thể thao và năng lượng cần thiết cơ bản nuôi cơ thể). Thí dụ với một người cao một thước năm và nặng 50 kí lô và làm công việc nhẹ ngồi bàn 8 tiếng mỗi ngày thì cơ thể cần 1500 calories mỗi ngày. Nếu người này ăn trên 2000 calories mỗi ngày thì cơ thể sẽ dư 500 calories mỗi ngày và năng lượng tích tụ lại làm cho bị mập. Ngược lại, nếu người này ăn bớt đi giới hạn năng lượng lại chỉ ăn 1000 calories mỗi ngày và thêm vào đó tập thể thao đốt 500 calories mỗi ngày thì cơ thể sẽ thiếu hụt 1000 calories mỗi ngày. Ðể có đủ năng lượng cần dùng cơ thể sẽ phải tiêu thụ các mỡ thặng dư trong cơ thể biến chế thành năng lượng để tiêu xài và như vậy cơ thể sẽ mất mỡ và người xuống cân.


Ăn uống



Thức ăn: Nên dùng nhiều rau, trái cây, thức ăn có chất sợi, cá, thịt nạc thay vì thịt ba rọi, thịt mỡ; sữa ít béo hay không béo (low fat hay nonfat milk); tránh ăn đồ ăn ngọt như bánh kem, cookies. Tránh ăn chè nhất là các chè với nước cốt dừa rất nhiều cholesterol và cao năng lượng. Tránh uống các loại nước ngọt soft drinks, nước trái cây (fruit juice); nên uống nhiều nước mỗi ngày; nếu thèm uống nước ngọt thì uống loại diet.

Cách sửa soạn nấu ăn: Hấp, nướng hay luộc tốt hơn là chiên xào. Ăn cá hấp hay cá nướng cuốn bánh tráng tốt hơn là cá tẩm bột chiên, chả giò hay tôm chiên.

Nghệ thuật ăn: Mỹ có câu "You are what you eat". Việt Nam ta có câu hơi tương tự "Ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn". Cho nên để tránh bị mập nên thực hành câu "ăn lấy hương lấy hoa" chứ không ăn lấy, ăn để, ăn cố... vì dĩ nhiên ăn càng nhiều thì năng lượng hấp thụ càng cao thì người càng phì.

Tránh đừng ăn vặt : Ði ra một viên kẹo đi vô một miếng bánh. Những đồ ăn nầy làm rất nhiều mỡ và đường mà ngon miệng cho nên tay bốc miệng nhai quen miệng ăn hoài nhưng không làm no bụng. Nhiều bệnh nhân của tác giả bị mập nói với tác giả rằng chẳng ăn gì mà cứ lên cân hoài nhưng lúc hỏi kỹ lại thì các bữa ăn thì ăn không nhiều thật nhưng ăn lặt vặt giữa các bữa ăn tới chục bánh cookies và chục viên kẹo, đậu phọng.

Bỏ tật ăn đồ ăn thừa của con hay người khác để lại vì sợ đổ đi phải tội. Không biết ai bị tội khi phải bỏ đồ ăn thừa đi nhưng nếu ăn cố thì tội bụng mình và cơ thể mình vì ăn như vậy sẽõ ăn quá phần trong khi để bớt năng lượng mình cần ăn bớt phần ăn lại.

Ăn ba bữa đều đặn mỗi ngày nhưng ăn cho đủ no đừng quá ăn cố vì ngon miệng hay ăn tham. Tránh đừng nhịn đói bỏ các bữa ăn để diet rồi đói quá. Cách nhịn ăn như vậy không tốt vì cơ thể thiếu ăn sẽ làm mình mệt mỏi không sinh hoạt bình thường được. Thêm vào đó lúc bị đói quá thì ăn lấy ăn để ăn bù thành ra ăn hơn là không diet. Ba nữa là nếu nhịn đói cơ thể sẽ tự động đốt bớt năng lượng để tự bảo vệ cho nên không giúp giảm cân nhiều như ăn đều đặn nhưng ít phần.

Nếu đi ăn tiệm hay đám cưới mà sợ ngon miệng ăn quá độ thì có thể ăn ít trái cây và uống nhiều nước trước khi đi cho bụng hơi no.

Khi ăn nhai đồ ăn chậm và kỹ như vậy giúp để no ăn đủ phần chứ không ăn mau ăn mạnh ăn cho chóng lớn chóng phì và tránh "mắt to hơn bụng".

Ăn khi buồn bã hay tức giận làm cho người thêm năng lượng không cần thiết. Ăn như vậy làm thành thói quen xấu. Ăn khi không đói và không cần ăn và tránh trực diện vấn đề cần phải giải quyết. Hãy "uốn lưỡi bảy lần" trước khi cho đồ ăn vô miệng. Khi buồn hay tức giận hãy tập thể thao thay vì mở tủ lạnh kiếm đồ ăn. Tránh đừng để "cái miệng hại cái thân".


HOẠT ÐỘNG
-Năng hoạt động tập thể thao ít nhất 3 tới 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30-50 phút và cần phải tập cho chảy mồ hôi, tim đập nhanh. -Các thể dục tốt như đi bộ lẹ, đi bộ lên dốc, chạy bộ, nhảy dây, xe đạp, bơi lội ... Nên tập cho khoẻ cho dẻo dai chứ không phải thành đô lực sĩ loại kiến càng vai u thịt bắp.
-Ði bộ lên hay xuống cầu thang thay vì dùng thang máy." Ðậu xe ở xa để đi bộ vô các chỗ shopping hay sở làm.

-Cắt cỏ, làm vườn, rửa xe ...
-Chơi thể thao thay vì nằm coi thể thao vì coi thể thao chỉ tập được bắp thịt mắt mà thôi không tập được các bắp thịt khác của cơ thể và hoàn toàn không đốt được năng lượng nào cả.


Phương cách chữa bệnh phì:

Phương cách chữa bệnh béo là tránh đừng để bị béo, "tránh voi chẳng xấu mặt nào" và nếu đã bị mập rồi thì ráng giữ đừng để lên cân nữa. Một vài điểm chính trong việc chữa bệnh béo là tuỳ theo độ béo nhiều hay ít và người béo có các nguy cơ bị bệnh tim và các bệnh khác có thể bị trầm trọng hơn vì bệnh mập.

Ðối với bệnh nhân chỉ bị bệnh béo mập mà không bị bệnh khác thì chỉ cần tập thể thao đều đặn và tránh đừng để lên cân nữa cũng đủ hơn là phải ráng xuống cân. Bác sĩ nhận thức được rằng làm cho bệnh nhân xuống cân nhiều là một điều rất khó làm và thiếu thực tế. Khoảng phân nửa những người xuống cân sẽ lên ký trở lại trong vòng 5 năm. Ðiều khích lệ là nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân bệnh mập phì chỉ cần làm giảm cân chút ít cũng có thể giúp cho sức khoẻ cơ thể bằng cách làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao áp huyết. Cho nên các bác sĩ khuyến cáo và giúp bệnh nhân bệnh mập xuống được 10% đến 30% trọng lượng cơ thể là cũng đủ rồi không cần xuống cân tới trọng lượng lý tưởng.

Dinh dưỡng và hoạt động: Ðiều căn bản giản dị để làm xuống cân là sự thay đổi dinh dưỡng, thói ăn uống và ăn ít năng lượng đi và thứ hai là phải năng động hoạt tập thể thao để đốt năng lượng của cơ thể. Rất khó mà xuống cân nếu không có tập thể thao. Nếu bạn chỉ mập tương đối với BMI dưới 30 thì có thể theo phương pháp giữ tránh đừng lên cân như trình bày ở trên. Nếu body mass index trên 30 thì có thể cần chữa bệnh và dinh dưỡng dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Thuốc: chỉ nên dùng chung với dinh dưỡng ăn khem và tập thể thao. Chứ uống thuốc mà vẫn ăn như điên lại hay đi "thiền hay nằm" không tập thể thao gì cả thì không có thuốc nào hiệu nghiệm cả. Hiện nay không có thuốc nào làm cho tan mỡ hay kích thích cơ thể tự đốt thêm năng lượng để làm cho người xuống kí. Các thuốc quảng cáo làm xuống cân trong vòng vài ngày sau khi uống thuốc thật ra chỉ có đặc tính lợi tiểu làm cho cơ thể mất nước qua đi tiểu chứ không có làm tan mỡ. Ða số các thuốc hiện nay làm cho cơ thể cảm thấy đầy không muốn ăn (bulking agent, appetite suppressant). Thuốc Ephedrine đang được xài phổ thông trong cả thuốc tây và thuốc bắc để làm xuống cân hiện đang bị chính phủ điều tra vì đã có bao nhiêu người chết vì xài thuốc này.

Thuốc làm thay đổi các chất tín hiệu (brain chemicals) trong óc khiến cho người dùng thuốc không thích ăn nhưng thuốc không có công dụng làm cho tan mỡ hay đốt năng lượng cơ thể cho nên rất khó mà xuống cân vì thói quen thích ăn thành tật cho nên dù không đói nhưng vẫn thèm và vẫn cứ ăn và cơ thể không đốt thêm năng lượng. Các thuốc này bán có tên như Sibutramine, Phentermine. Thuốc Orlistat với tên thương mãi là Xenical của hãng bào chế Roche làm tan các chất điều tố tiết từ tụy tạng có nhiệm vụ pha biến các chất mỡ trong đồ ăn giúp cho ruột non hấp thụ các phân tử mỡ này vô tế bào ruột và giữ lại trong cơ thể cho nên các đồ ăn mỡ sẽ không được hấp thụ vào cơ thể mà sẽ đi tiêu ra ngoài. Nếu bệnh nhân ăn nhiều thức ăn có mỡ béo họ sẽ đi cầu chảy ra mỡ dầu (oily stool). Toa thuốc này không công dụng lắm cho người Việt vì thức ăn Việt Nam nặng về đường, chất đạm như cơm, mì, chứ không nhiều chất béo mỡ như thức ăn Mỹ. Thuốc nầy không có làm tan chất đường hay chất đạm, cho nên năng lượng vẫn hấp thụ như thường.

Giải phẫu: Thường ít được dùng chữa bệnh mập và thường chỉ được khuyến cáo cho các bệnh nhân quá béo phì và có nguy cơ tạo ra các bệnh khác nguy hại cho sức khoẻ. Nếu tỷ lệ trọng lượng cơ thể BMI trên 35, bị béo phì trên 5 năm, bệnh nhân không bị bệnh tâm lý, không uống rượu và phải trên 18 tuổi. Mổ để chữa bệnh mập phì là phương cách "cực chẳng đã" bác sĩ phải dùng thường là sau khi bệnh nhân đã dùng đủ mọi phương pháp trên mà không thành công và thêm vào đó bệnh nhân bị mập tạo ra các bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Có hai cách giải phẫu để chữa bệnh mập:

Cách khâu nhỏ bao tử: bác sĩ khâu bao tử lại để bệnh nhân sẽ không ăn được nhiều vì bao tử nhỏ, bệnh nhân sẽ xuống cân và ăn ít đi. Phản ứng phụ như ói mửa nếu ăn nhiều.

Cắt bỏ một phần bao tử và nối vô ruột non: cách này tương tự như phương cách trên và làm bao tử nhỏ lại nên ăn ít đi. Thêm vào đó đồ ăn không đi qua một phần của ruột non cho nên đồ ăn bổ dưỡng hấp thụ ít đi. Với cách này bệnh nhân có thể bị phản ứng phụ như bị nhợn, toát mồ hôi, chóng mặt, nếu đồ ăn đi xuống ruột non quá lẹ; bệnh nhân có thể thiếu chất bổ sắt, calcium.Hy vọng các độc giả sẽ áp dụng và thực hành được ít nhất một vài điều trên để giúp chúng ta có được một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện không béo mập có hại cho sức khỏe để có thể sống vui, sống khỏe, sống mạnh nhưng không cần sống mãi. Sống ở Mỹ sướng quá có đầy đủ vật chất thuận tiện mà bị bệnh đau yếu hay chết sớm thì uổng quá.




...

thanks.gif



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Đã có cách chữa bệnh lão thị và cận thị!
Reply #113 - 30. Aug 2011 , 11:58
 



  Đã có cách chữa bệnh lão thị và cận thị!



...

      





Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng.

Phòng chứng mệt mỏi/đục thủy tinh thể/ngủ ngon – Hãy mách bảo cho bạn bè!

Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2.

Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.

Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này! Chúc Quý vị sức khỏe!



HUYỆT MINH NHÃN, HUYỆT PHƯỢNG NHÃN, HUYỆT ĐẠI KHÔNG CỐT

Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG.

Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.

Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt Đại Không Cốt (ở giữa)





...




Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, huyệt Đại Không Cốt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.

Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.



Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được.

Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.

Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ, sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.



Live Life To The PlusJuice Plus+



...

thanks.gif



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN
Reply #114 - 02. Sep 2011 , 17:08
 



  VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN


...

      


Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: "Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".
Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí, nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.
Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi ngày mỗi gia tăng.
Theo một thống kê của viện thăm dò Gallup, thì vào năm 1960, chỉ có 43 triệu (24%) người dân Hoa Kỳ tập dượt. Đến năm 1986, số này tăng lên là 136 triệu (57%). Năm 1974, người Mỹ bỏ ra 93 triệu Mỹ Kim để mua dụng cụ tập dượt, thì đến năm 1986, số tiền này tăng lên 1.2 tỉ Mỹ Kim.
Vận động tập thể thực hiện lần đầu vào năm 1800 tại nước Phổ, với mục đích lấy lại niềm kiêu hãnh dân tộc sau cuộc chiến với Napoleon. Ngày nay, nó đã trở thành một sinh hoạt gắn bó vào đời sống hàng ngày của đa số dân chúng, trong đó có người cao tuổi. Sinh hoạt này cũng giống như việc tổ tiên ta khi xưa phải dành thì giờ mấy lần một tuần để đi mà tìm kiếm thực phẩm, nước uống. Họ thực sự đi, có khi chạy, đuổi theo để bắt con mồi. Họ vừa vận động vừa kiếm thức ăn.
Với người cao tuổi, sự vận động cơ thể lại càng quan trọng hơn/
Trong tiến trình lão hóa có những thay đổi theo chiều đi xuống về chức năng cũng như cấu tạo của mọi bộ phận con người, những thay đổi mà sự vận động có thể khiến chậm lại hoặc khiến tốt hơn.
Xương già dễ nứt gẫy, cơ thịt già dễ tổn thương, khớp xương già co duỗi giới hạn. Lý do là vì nồng độ nước trong xương, trong sụn bớt đi, trở thành ròn, dễ gẫy khi va chạm. Lại nữa, sự bao che của cơ thịt chống lại sức va chạm giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20% kể từ tuổi 65 trở lên.
Thần kinh kém nhậy cảm, phản ứng chậm tới 10-15% kể từ tuổi 60, do đó dễ gây ra nguy cơ té ngã.
Tim kém hoạt động. Nhịp tim chậm lại từ 6-10 nhịp cho mỗi 10 tuổi cao, máu rời tim sau mỗi lần co bóp ít đi tới 20-30%, huyết áp tăng vì thành động mạch xơ cứng.
Hô hấp giảm, dư khí trong phổi tăng tới 30-50% vào tuổi 70, không khí trao đổi giảm tới 40-50%.
Với sự hóa già cộng thêm nếp sống tĩnh tại của một số người cao tuổi, việc không xử dụng những chức nưng của cơ thể, khiến chúng yếu và tiêu mòn đi, trở thành bất khiển dụng.

ÍCH LỢI CỦA SỰ TẬP LUYỆN CƠ THỂ


Một chương trình tập luyện cơ thể vừa sức, đều đặn, có thể chuyển hướng những tiêu cực này thành tích cực, nhiều lợi ích.
Người vận động sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nhanh nhẹn hơn, trẻ trung hơn và sống lâu hơn. Khoa học thực nghiệm đã chứng minh những điều đó.
Dáng điệu của người năng vận động nom ngay thẳng, vững chắc. Với tình trạnh tĩnh tại kinh niên, cơ thịt teo, mô liên kết co ngắn, làm con người như xiêu vẹo, lưng còng, di động chậm chạp.
Tập luyện làm tăng khối lượng cũng như sức mạnh của cơ thịt, tăng mức co ruỗi các khớp, xương cốt cứng cáp vì calcium đã không mất, còn tăng cao, sự hoại xương bình thường ở người cao tuổi cũng chậm lại.
Thân thể thon nhỏ dễ coi vì sự vận động tiêu dùng nhiều calories, tránh dự trữ dưới dạng mỡ, tăng biến hóa căn bản khiến cơ thể đốt thêm calories, tiết chế sự ngon miệng, bớt ăn quá mức vì trầm cảm lo âu. Tất cả tạo ra hình dáng con người có phong độ, ít mỡ, nhiều thịt, dẻo dai, nhanh nhẹn khi di động.
Hệ thống tim mạch cũng được hưởng nhiều ích lợi qua vận động.
Bình thường, khi hệ giao cảm hoạt động mạnh, thành mạch máu căng đưa đến tăng huyết áp. Vận động làm giảm tác dụng này của hệ giao cảm, mạch máu mở rộng, máu lưu thông nhiều, dễ dàng hơn, đồng thời cũng giảm thiểu sự đóng cholesterol trong mạch máu, làm giảm nguy cơ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Tim trở nên hữu hiệu hơn trong việc bơm máu. Khối lượng máu xuất tim mỗi khi co bóp tăng, nhịp tim do đó chậm lại. Máu về tim dễ dàng khiến tránh được tình trạng phù chân, nở tĩnh mạch ở hạ chi.
Vận động cũng nâng cao cholesterol lành HDL, và hạ thấp cholesterol dữ LDL.
Năm 1985, Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ lên tiếng khuyến cáo mọi người nên vận động để tránh ung thư. Theo giáo sư bác sĩ Edward R. Eichmer, Đại học Oklahoma, thì sự vận động ngừa ung thư gián tiếp bằng cách làm giảm béo mập, tăng sự miễn dịch, và thúc đẩy mọi người sống lành mạnh với ít thói quen xấu như rượu, thuốc lá cũng như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Người cao tuổi ta cũng hay bị táo bón khi sống tĩnh tại. Vận động giải tỏa trở ngại này bằng cách dẫn máu tới hệ thống tiêu hóa nhiều hơn, tăng hiệu năng sự biến hóa thức ăn.
Ở người cao tuổi, tính miễn dịch suy yếu vì kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng, vệ sinh không hoàn hảo, khiến dễ nhiễm trùng. Sự vận động đều hòa, phải sức, giúp cơ thể duy trì khả năng này bằng gia tăng sự lưu hành của kháng thể trong máu. Nhưng nên nhớ, sự vận động đột xuất, quá sức, sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều chất cortisone, mà chất này lại làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Sau khi quan sát, nghiên cứu 1200 người khỏe mạnh trên 70 tuổi, các Đại Học Harvard, Yale, Duke kết luận là sự tập luyện cơ thể làm tinh thần họ lành mạnh, tỉnh táo, giải quyết vấn đề nhậm lẹ, suy luận tốt, trí nhớ tốt. Sự kiện này được giải thích là vận động đưa máu nhiều về não bộ, đồng thời não cũng tiết ra kích thích tố hưng phấn. Một thí nghiệm ở North Carolina còn cho là với 6 tuần lễ đi bộ nhanh nhẹn, khả năng trí tuệ sẽ tăng lên 7.6%.
Người cao tuổi thường hay bị té vì khả năng giữ thăng bằng cơ thể bị rối loạn. Nhờ vận động, trở ngại này có thể tránh được.
Còn tác dụng của vận động trên tuổi thọ thì có nhiều ý kiến.
Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho là vận động có thể làm hạ số tử vong do bệnh tật gây ra. Các chuyên gia Hòa Lan nhận thấy những người làm việc chân tay như bổ củi, vác đồ sống lâu hơn người làm việc văn phòng cả 7, 8 năm. Nghiên cứu tại Đại Học Harvard quan sát 10.000 cựu sinh viên tuổi 45 tới 84, cho thấy những người vận động như đi bộ, đánh quần vợt, sống 29% lâu hơn.
Trong khi đó Leonard Hayflick, chuyên gia nổi tiếng về vấn đề người già, góp ý: không có bằng chứng nào về sự tăng tuổi thọ khi người già vận động. Nếu đúng vậy thì ta phải thấy, khi xưa, các cụ lớn tuổi nhất sẽ rất năng động. Nhưng sự thực thì các cụ lại sống rất tĩnh tại. Hayflick còn cho là nếu vận động làm sống lâu hơn có lẽ là do tác dụng tích cực của nó vào diễn tiến bệnh tật.
Như vậy thì dù không có bảo đảm là sự vận động kéo dài tuổi thọ, nhưng kinh nghiệm chung cho hay nó mang nhiều lợi ích cho đời sống. Nó làm ta cảm thấy vui đời hơn, ít lo âu, tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Nó mang lại vẻ trẻ trung, phong độ, di động nhẹ nhàng. Đời sống tình dục thỏa mãn hơn, ăn ngon chừng mực, dễ tiêu lại ít táo bón. Sức nặng cơ thể ở mức vừa phải, bớt đau nhức xương lưng. Nguy cơ bệnh tim phổi ít đi, tính miễn dịch gia tăng. Và hy vọng là sự hóa già đến chậm hơn.

LẬP CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN


Với những ích lợi như vậy, lại không mất tiền mua, có lẽ tuổi già ta cũng nên sắp đặt để có một chương trình tập luyện cơ thể. Mà khởi đầu chương trình bao giờ cũng có những khó khăn.
Ôi, già rồi, thở không ra hơi, còn tập tành làm gì cho mệt. Lái xe đưa bà ấy đi chợ, lại phải trông cháu, lấy đâu ra thì giờ rảnh để tập. Tôi không khoái việc tập tành, các cụ ạ. Mình ngồi nhẩn nha tâm sự thế này vui hơn. Tập xong tôi đói, tôi lại phải ăn như vậy tôi càng mập ra. Tập nhỡ dạ con tôi nó sa xuống thì chết tôi à. Lại còn phấn son trên mặt, mồ hôi làm hư hết mất.
Vượt qua được lý do lảng ra này là ta đã tiến gần đến mục tiêu. Bây giờ cần tham khảo với bác sĩ để điều chỉnh mấy thứ thuốc mình đang uống cho vài bệnh đang chữa trị, cũng như kiểm soát lại sức khỏe tổng quát xem có trở ngại gì khi vào chương trình tập luyện không.
Thuốc ngủ, thuốc an thần làm hạ huyết áp khi đứng lâu, gây chóng mặt, dễ ngã.
Thuốc thông tiểu tiện làm mất nước, mất potassium, gây vọp bẻ, nhịp tim loạn xạ, nên khi tập cần uống thêm nước.
Thuốc trị tiểu đường làm giảm đường trong máu, sự vận động cũng đốt nhiều nguyên liệu này, nên cần đề phòng lượng glucose trong máu quá thấp, gây tổn thương cho cơ thể.
Nếu đang có bệnh tim, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, quá mập, hoặc hút thuốc lá thì cần được bác sĩ hướng dẫn mức độ tập luyện để bệnh không nặng hơn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẬP LUYỆN


Có mấy điểm sau đây ta cần lưu ý:
1- Khi chưa bao giờ tập luyện, ta cần cẩn thận lựa chọn môn tập nào thích hợp với tuổi tác và điều kiện sức khỏe của mình.
2- Khi đã có chương trình tập từ những năm về trước, ta có thể tiếp tục chương trình đó miễn là cơ thể không thấy có triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên cũng nên bớt chút thời gian vận động cho phù hợp với niên kỷ hiện tại.
3- Không nên tiếp tục những môn vận động gây nhiều cảm xúc mạnh hay có tính cách tranh đưa dữ dội khiến có thể gây ra thay đổi đột ngột cho cơ thể. Ở tuổi già, sự vận động mang nhiều tính chất thư giãn, linh hoạt cơ thể hơn là cạnh tranh.
4- Tạm ngưng vận động khi trong người không hoàn toàn khỏe mạnh hoặc quá lo lắng khi tập. Tránh tập luyện ngay sau hoặc trước khi ăn no.
5- Những ngày quá nóng và ẩm, hoặc quá lạnh và gió, không thuận lợi cho việc vận động ngoài trời.
6- Đang tập luyện mà thấy những dấu hiệu sau đây thì nên ngưng: Khó thở, hồi hộp, nhịp tim nhanh, không đều, đau ngực nhất là cơn đau chạy xuống vai tay trái.

MÔN VẬN ĐỘNG NÀO TỐT


Nhiều vị cao niên hỏi môn vận động nào tốt. Ý kiến chung của các chuyên gia cho là môn nào cũng tốt miễn là phù hợp với điều kiện cá nhân của mình: tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Thường thường, người ta chia môn tập luyện ra làm 4 loại:
- Tập luyện để có sức chịu đựng, tăng nhịp tim đập, tăng hô hấp trong một thời gian, tốt cho tim phổi và giúp ngăn ngừa hay trì hoãn một số bệnh tật.
- Tập luyện cho có sức mạnh, bắp thịt nở nang, khiến người cao tuổi có thể sống độc lập, làm những việc cần thường nhật.
- Tập luyện để giữ thăng bằng cơ thể, để tránh té ngã, gây gãy xương, đưa đến tàn tật.
- Tập luyện co dãn để cơ thể linh động, mềm mại.
Bơi lội, khiêu vũ, đạp xe đạp, nhất là đi bộ đều tốt.
Đi bộ thường được coi như thông dụng, thích hợp với người già, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ít gây tai nạn và mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể:
1- Đi bộ là một trong nhiều môn tập luyện mà tuổi tác cũng như điều kiện sức khỏe không là những trở ngại.
2- Không phải học cách đi bộ vì ta đã biết đi từ lúc một tuổi, bây giờ chỉ cần áp dụng nhịp điệu theo tuổi hiện tại.
3- Người đi bộ thường ít bỏ cuộc và đi lâu hơn là chạy bộ.
4- Đi bộ đều đặn làm điều hòa tim mạch, tăng khả năng hít thở của phổi, làm hạ huyết áp, đốt nhiều nhiên liệu khiến bớt mập, giảm sự loãng xương, giảm phong thấp. Một cuộc quan sát tại Luân Đôn từ năm 1950 với những bưu tín viên đi bộ đưa thư và nhân viên làm việc văn phòng, cho thấy người đưa thơ ít bị bệnh tim hơn.
5- Đi bộ làm tâm hồn thư giãn, tâm trạng thoải mái, trí tuệ lanh lợi, sáng suốt.
6- Người đi bộ thường ăn uống điều độ, ít hút thuốc lá hơn người không tập luyện.
Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập, ta cũng nên khám bác sĩ và làm một trắc nghiệm xem khả năng chịu đựng của cơ thể tới mức nào. Trong trắc nghiệm này, ta đi rồi chạy nên trên máy chạy tự động với tốc độ tăng dần; máy tâm điện ký ghi nhịp tim coi xem sự lưu thông của máu trong động mạch vành nuôi dưỡng tim có bị cản trở, gây khó khăn cho sự tập luyện.
Chúng tôi xin trình bầy chương trình 5 tuần lễ đi bộ giản dị sau đây của bác sĩ Whitaker:
a- Tuần lễ thứ nhất: đi bộ 5 phút với những bước đi trung bình không chậm, không nhanh, từ nhà ra đường rồi trở về nhà.
b- Tuần thứ hai: Tăng thời gian đi bộ từ 5 lên 10 phút từ nhà ra đường và 10 phút từ đường trở về nhà, vẫn đi những bước trung bình như trên.
c- Tuần thứ ba: Tăng thời gian lên 15 phút đi và 15 phút về, tổng cộng là 30 phút.
d- Tuần thứ tư: Vẫn giữ thời gian đi-về là 30 phút, nhưng bước nhanh hơn để tăng khoảng đường đi bộ lên 10%.
Trong khi đi bộ, giữ lưng thẳng, bụng thót, cổ và đầu ngay, mắt nhìn về phía trước. Bước tới nhịp nhàng, không quá dài, tay vung tới lui để có thêm chớn và giữ thăng bằng cho cơ thể.
Ngoài ra đi dưới nước cũng rất tốt. Nếu có một hồ tắm với mực nước ngang tầm ngực thì đi trong nước là một hình thức vận động lý tưởng và an toàn. Đi như vậy ta thấy sức cản của nước mà ta có thể điều chỉnh sức cản đó bằng cách tăng hay giảm tốc độ bước đi.
Mỗi giờ đi trong nước có thể tiêu đi khoảng 460 calori. Một tuần đi ba lần, mỗi lần 20 phút có thể đem lại những ích lợi cho cơ thể như đi trên đất liền.
Ngoài việc tăng cường sức khỏe, đi trong nước có thêm mấy lợi điểm như: không đổ mồ hôi, an toàn đối với người có bệnh tim mạch, phong thấp, cao huyết áp vì nước gánh chịu 90% sức nặng của cơ thể, khiến họ thoải mái hơn là khi đi trên bộ. Người đi bộ trong nước còn cảm thấy như được xoa bóp, làm tan biến sự căng thẳng thần kinh.
Để mang lại ích lợi cho cơ thể, tập luyện cần đều đặn và lâu dài. Với nhiều vị cao tuổi, động lực thúc đẩy lúc nào cũng có sẵn. Họ nói rằng sự chuyên cần này mang đến cảm giác sung sướng khiến họ khó mà ngưng vì chỉ thiếu vận động vài ngày là thấy hậu quả ngay.
Nhưng cũng có nhiều vị cần thêm một khích lệ như có bạn để cùng tập, nghe nhạc hay coi phim truyện hấp dẫn khi tập, giữ đúng giờ tập như một cuộc hẹn quan trọng, đặt tiêu chuẩn tập cho từng giai đoạn và tự thưởng khi thực hiện được. Đồng thời chương trình tập cũng cần được sắp xếp làm sao cho lý thú, hấp dẫn.

Kết luận:
Cách đây trên nửa thế kỷ, học giả lão thành Trần Trọng Kim và các cộng sự viên đã kể câu chuyện sau đây trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị:
"Người Nô Phổ hỏi ông Hoa Đà cái cách giữ vệ sinh thế nào, ông Hoa Đà nói rằng:
"Người ta phải làm lụng vận động luôn, thì ăn uống mới dễ tiêu, huyết mạch mới dễ lưu thông, và bịnh tật mới không sinh ra được. Cái chìa khóa mà không rỉ là vì dùng đến luôn. Nước giữa dòng không dơ bẩn, là vì chảy luôn. Người ta cũng vậy, có vận động thì mới khỏe mạnh"
"Người Ngô Phổ theo lời dạy ấy. Quả nhiên mỗi ngày một khỏe ra và sống được ngoài chín mươi tuổi"
Lại có nhận xét: "Ở tuổi trẻ, sự sung sức là một lựa chọn, nhưng ở người già, nó là điều cần thiết".
Ta nhớ những cái đồng hồ cổ xưa: khi nó ngưng chạy không phải vì lý do hao mòn, mà vì cần phải được lên dây thiều.
Cơ thể người cao tuổi cũng vậy, cần được lên dây thiều. Bằng sự vận động, tập luyện cơ thể.
Để có thể AN HƯỞNG TUỔI VÀNG trong những năm còn lại của cuộc đời.

thanks.gif



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Tài liệu Y Học Sưu tầm
Reply #115 - 08. Sep 2011 , 06:16
 

NỖI LO MÙ LOÀ
BỞI
C Ư Ờ M   N Ư Ớ C

BS Trịnh Bạch Tuyết


...


Cườm nước (Glaucoma) là một tình trạng bệnh lý tại mắt , gây tổn thương tiến triển thị thần kinh , nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương thị trường , giảm thị lực và cuối cùng mù lòa . Theo tổ chức Y Tế Thế Giới , trong tám nguyên nhân gây mù hàng đầu toàn cầu , cườm nước đứng hàng thứ hai với 4,5 triệu người mù lòa . Con số này còn tăng lên đến 11,2 triệu vào năm 2020 .

Nhận diện thủ phạm gây cườm nước

Trong nhãn cầu bình thường luôn tồn tại một dòng chất lỏng trong suốt , liên tục lưu thông nuôi dưỡng mắt . Nếu vì lý do nào đó , dòng thủy dịch này tắc nghẽn , ứ đọng lại sẽ dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp , lâu ngày đưa đén bệnh lý cườm nước . Cườm nước vốn đặc trưng bởi tổn thương thị thần kinh và thị trương , hậu quả của sự tăng áp lực nội nhãn chèn ép quá sức chịu đựng của thị thần kinh . Bên cạnh đó còn tồn tại một số cơ chế khác chưa được biết rõ ràng . Hậu qủa chung của bệnh vẫn là sự thu hẹp thị trường dần dần và cuối cùng dẫn đến mù lòa hoàn toàn .

Có hai loại cườm nước chính thường gặp là cườm nước góc đóng và cườm nước góc mở .

Cườm nước góc đóng hay gặp ở người châu Á với biểu hiện rầm rộ như cơn tăng nhãn áp làm mờ mắt , thấy quầng xanh đỏ , đau nhức mắt lan lên nửa đầu , buồn nôn , nôn ói ... đòi hỏi phải gặp bác sĩ nhãn khoa ngay . Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân không đau nhức hoặc chỉ mờ mắt , đau nửa đầu thoáng qua , tương tự như một đợt cảm cúm thông thường . Những trương hợp nay sẽ gây tổn thương thị thần kinh , giảm thị lực , mất thị trường như trong cườm nước nhãn áp thấp .

Trong khi đó , cuờm nước góc mở lại tiến triển âm thầm , không triệu chứng và đa số chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám . Một số bệnh nhân phát hiện mờ mắt hoặc mất thị trường (phổ biến nhất là khi che một mắt , mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ ở phần trung tâm) . Phần lớn những trường hợp này đến khám với thị lực giảm , nhãn áp có thể cao hoặc không cao . Giai đoạn này bệnh đã có những tổn thương thị thần kinh nghiêm trọng và thị trường bị thu hẹp đáng kể , lớp sợi thị thần kinh giảm .

Một tình huống tương đối hay gặp ở những nước đang phát triển là bệnh nhân thường xuyên sử dụng các chất có chứa corticoid dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc thoa da trong điều trị một số bệnh da liễu , dạng xông hơi trong điều trị hen phế quản (suyễn) hoặc dạng toàn thân như uống và tiêm , mà không biết hoặc không được bác sỹ điều trị giải thích về khả năng mắc bệnh cườm nước đi kèm với việc dùng thuốc này lâu ngày . Ngoài ra một số trường hợp tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sỹ , nhất là các trường hợp viêm kết mạc dị ứng , ngứa , xốn ... cũng rất dễ dẫn đến mắc bệnh glaucome . Tóm lại , bệnh nhân khi dùng thuốc có chứa corticoid cần thận trọng và khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng một lần . Một số bệnh nhân sau khi gặp phải chấn thương mắt , trải qua các phẫu thuật nội nhãn cũng có thể xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp thứ phát dẫn đến cườm nước .

Những người có nguy cơ cao

Một số nhóm dân số có nguy cơ mắc bệnh glaucoma cao hơn bình thương gồm : người trên 40 tuổi ; bệnh nhân tiểu đường , cao huyết áp ; người cận thị nặng ; tiền căn gia đình có người mắc bệnh cườm nước ; bệnh nhân phải điều trị với thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài dưới các dạng uống , thoa , xông hơi , tiêm chích ; bệnh nhân có tiền căn chấn thương mắt trước đó .

Lưu ý , bệnh glaucoma không phải là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể xuất hiện trên cả trẻ sơ sinh , cò gọi là glaucoma bẩm sinh . Trẻ em mắc glaucoma bẩm sinh thường có giác mạc to (tròng đen mắt to hơn bình thường) , mắt lồi (dân gian còn gọi mắt trâu) , sợ ánh sáng , chảy nước mắt . một số bạn trẻ cũng có thể mắc bệnh này mà không có nguyên nhân rõ ràng (glaucoma người trẻ) . Với tiền sử gia đình có người bị cườm nước , những thành viên trong gia đình cũng có thể bị glaucoma .

Điều trị sớm sẽ cứu được thị lực

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh cườm nước . Nhờ đó người bệnh vẫn bảo vệ được thị lực và thị trường của mình , duy trì nguyên vẹn chất lượng cuộc sống . Vì vậy , khi thấy mình có các triệu chứng nghi ngờ glaucoma , hoặc thuộc nhóm người có nguy cơ cao , bạn nên tiến hành kiểm tra mắt định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời , giúp bảo vệ thị lực và thị trường . Nếu không , một khi đã mất thị lực , việc phục hồi là gần như không thể .

Trong thời gian điều trị , cần nghiêm túc tuân thủ các chỉ định , dùng thuốc theo toa bác sỹ chuyên khoa . Một số trường hợp bệnh nhân glaucoma góc đóng nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị bằng Laser YAG , mở một lỗ nhỏ ở mống mắt , giúp giảm nguy cơ xuất hiện cơn góc đóng cấp sau này . Phương pháp điều trị bằng Laser YAG rất an toàn và hiệu quả , không đau đớn và chi phí thấp . Phẫu thuật là lựa chọ sau cùng khi thuốc và laser không đạt kết quả mong muốn trong nỗ lực cứu vãn thị trường của bệnh nhân . Với những phương tiện phát triển như hiện nay , việc phát hiện và điều trị sớm bệnh glaucoma có thể nói nằm trong tầm tay của các bác sỹ nhãn khoa .

Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Phương Thuốc Quý của người Việt Nam
Reply #116 - 21. Sep 2011 , 17:16
 



  Phương Thuốc Quý của người Việt Nam


...


      




Cholesterol Tốt, Cholesterol Xấu
BS Vũ Quý Đài


...

Hồi mấy chục năm trước, dân Mỹ (kể cả giới bác sĩ), ăn uống bừa phứa, hút thuốc lá thả dàn. Tới thập niên 60, mới thấy cái hại của thuốc lá, và một hai chục năm sau mới dần dần biết ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Cholesterol nổi bật lên như là thủ phạm chính. Nhưng rồi lại nói đến 2 thứ    

Cholesterol, thứ tốt, thứ xấu. Vấn đề biến dưỡng Cholesterol trong cơ thể rất phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng, vì thế đã có tới 2 kỳ giải thưởng Nobel về Y Khoa được trao tặng cho các nhà khảo cứu về Cholesterol, một lần vào năm 1964, và một lần năm 1985.

Cholesterol là gì?
Hơn 200 năm trước, người ta tìm ra công thức hoá học của sạn mật, và đặt tên là Cholesterol. Cái tên Cholesterol, nếu phân tích kiểu chiết tự ra, gồm 3 phần gốc chữ Hy Lạp: chole nghĩa là mật, stereos có nghĩa là chất đặc, hình khối (âm thanh nổi stereo cũng là ở gốc chữ nầy) và cái đuôi ol đặc thù do công thức hoá học.

Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định. Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột, và cũng giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone.
Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào.

Cholesterol xấu
Cholesterol không vận chuyển qua hệ thống tuần hoàn trần trụi được, mà là dưới dạng "chất đạm béo" (lipoprotein : lipo là chất béo, protein là chất đạm): cái bao protein ở ngoài, bên trong là cholesterol và một thứ chất béo nữa gọi là triglyceride.

Chất béo ta ăn vô, đi từ ruột non lên gan, gan biến dưỡng thành Cholesterol và triglyceride, từ đó qua hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào dưới dạng chất đạm béo.

Những hạt chất đạm béo nầy nhẹ, có tỷ trọng thấp, tiếng Anh gọi là "Low Density Lipoprotein" và hay gọi tắt là LDL. Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị Cholesterol cùng với tiểu cầu (là một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến mạch máu não.

Vì lẽ đó, cho nên người ta gọi LDL là "Cholesterol xấu". LDL trong máu tăng lên là do ăn uống và ít tập luyện thể lực. Cũng có phần nào là do huyết thống di truyền.

Còn một thứ chất đạm béo, tỷ trọng rất thấp, thường là mang chất béo triglyceride nhiều hơn là Cholesterol. Trước kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh bệnh tim mạch. Chất đạm béo nầy tiếng Anh tên là "Very Low Density Lipoprotein", gọi tắt là VLDL. Như vậy, VLDL cũng là một thứ xấu.

Cholesterol tốt
Một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng cao, tiếng Anh gọi là "High Density Lipoprotein", tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu để mang về gan huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên.

Vì vậy, HDL có tên là "cholesterol tốt”. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực nhiều, thì HDL sẽ tăng cao.

Đo Cholesterol trong máu
Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt ? Tài liệu cua Hội Tim Hoa Kỳ xếp hạng như sau :
- Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5,2 nếu tính ra mmol/dl* , thì được xếp hạng tốt.
- Lượng cholesterol (mg/dl) từ 200 đến 239, hoặc từ 5,2 đến 6,2 mmol/dl, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch.
- Lượng cholesterol nhiều hơn 240, hoặc nhiều hơn 6,2 mmol/ dl, thì nhiều rủi ro bệnh tim mạch.
(* Ở Mỹ thường đo lượng cholesterol trong máu bằng con số mg trong 1 decilit máu (mg/dl). Các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hay dùng đơn vị milimole/dL)

Dựa theo những kết quả khảo cứu gần đây, nhiều Bác Sĩ khuyên bệnh nhân nên giữ cholesterol ở mức dưới 180 mg/dL.
Nhưng ngày nay việc đo lượng cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL và HDL, nên căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn .

LDL nên ở mức dưới 100 mg/dl, nếu là người bình thường. Nếu , là người có những rủi ro khác về bệnh tim mạch, như là di truyền, hút thuốc, tiểu đường, mập phì, v.v thì nên giữ LDL ở mức dưới 70 mg/dL. Trẻ em nên có lượng LDL dưới 35 mg/dL.
Trái lại, HDL cao thì tốt. Nên giữ HDL ở mức trên 50 mg/dl.

Cũng có khi phòng thí nghiệm cho biết tỷ số cholesterol/HDL, gọi là ước lượng rủi ro tim mạch.

Thí dụ cholesterol là 200 mg/dl, HDL là 50 mg/dl, thì tỷ số là 200/50 hay là 4. Tỷ số này đừng để quá 5. Giữ ở mức 3,5 là tốt nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho là không cần biết tỷ số này, cứ căn cứ vào lượng cholesterol tổng quát và LDL, HDL là được rồi.


vuonhoavuonhoa

Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol
BS Nguyễn Thị Nhuận


...


Trước giờ chúng ta nói rất nhiều về những loại thức ăn làm tăng cholesterol và được khuyên là nên tránh chúng. Đại khái thì những thức ăn như thịt đỏ, lòng, trứng, tôm có nhiều cholesterol. Những thức ăn này lại thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khoái khẩu nên nói gì thì nói chúng ta khó mà cầm lòng để tránh khỏi ăn những thức ăn này.
Nhưng có những thức ăn nhiều cholesterol thì ngược lại, cũng có những thức ăn chẳng những đã không có cholesterol mà còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL tức loại cholesterol "xấu" và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những loại thức ăn này là gì và có thể chế biến thành những món ngon không ? Sau đây là 5 loại thức ăn có tác dụng tốt kể trên. Còn chuyện chế biến thành thức ăn ngon thì chắc phải hỏi bà Quốc Việt.

1. Oatmeal và oat bran
Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận (kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô.
Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào ? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol từ thức ăn rồi thải ra ngoài.
Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran.
Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5 %.

2. Đậu Nành (Mời đọc bài "Đậu Nành Chống Bịnh")
Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cô đau tim hơn người Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm.
Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerides, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật.
Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8 %. Tuy nhiên, chuyện này không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày, huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo phương pháp ăn đậu nành này.
Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.
Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không.

3. Walnuts
Chữ walnuts được tự điển dịch là hạt "óc chó" có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hoà. Hạt walnuts có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hoà, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ dàng chứ không cứng nhắc.
Nếu ăn nhiều hạt walnuts đến mức 20 % năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12 %. Hạt hạnh nhân almonds cũng có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo - dù là chất béo tốt - nên có nhiều chất calories. Nếu ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt mỡ ... ta thay thế chúng bằng hạt walnuts.

4. Cá có nhiều mỡ
Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít chất mỡ bão hoà và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu.
Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất omega-3 fatty acids là flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành.
Chất omega-3 fatty acids làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị heart attack, dầu cá làm giảm nguy cơ chết bất thình lình.
Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất omega-3 fatty acids nhất: mackerel, trout ở hồ, herring, sardines, albacore tuna và cá hồi salmon.
Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm sandwich.

5. Thức ăn có cho thêm chất plant sterols hay stanolls
Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm một chất lấy từ thực vật ra là sterols hay stanols. Những chất nầy có công thức hoá học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống.
Hai thứ có cho thêm chất sterols này là magarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp giảm cholesterol LDL khoảng 10 % mỗi ngày.
Những chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglycerides hay chất cholesterol "tốt" HDL. Nó cũng không có ảnh hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamins tan trong mỡ được như A, D, K, và E.


Nguồn: batkhuat.net




thanks.gif



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Tài liệu Y Học Sưu tầm
Reply #117 - 24. Sep 2011 , 05:29
 



NHỮNG CÂY CẦU TRONG TIM

Tác giả : BS Ngô Bảo Khoa

Trong giao thông , những cây cầu vượt đóng vai trò không nhỏ : nối liền hai bờ sông , giải tỏa ùn tắc cho những nút giao lộ ... Trong tim cũng có những "cầu vượt" được bác sỹ phẫu thuật "xây" để tái lập sự giao thông của dòng máu qua những chỗ tắc tị của hệ mạch vành .


...


Khi nào tim phải xây cầu ?

Mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi cơ tim . Bệnh mạch vành xảy ra do lớp nội mạc mạch vành bị tổn thương , thường do mảng xơ vữa gây hẹp , hoặc huyết khối gây tắc mạch máu này . Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành tắc có thể gây ra nhồi máu cơ tim , một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới . Điều trị bệnh mạch vành cần kết hợp một hoặc nhiều phương pháp : điều chỉnh lối sống , dùng thuốc , can thiệp động mạch vành qua da (nong bong bóng , đặt giá đỡ) , phẫu thuật bắc cầu mạch vành .

Dùng thuốc và can thiệp là các phương pháp điều trị tốt , mang lại hiệu quả cao . Tuy nhiên , với tổn thương ở những vị trí quan trọng , vị trí không phù hợp để can thiệp hay hẹp nhiều chỗ lan tỏa ... thì kết quả còn hạn chế . Khi đó phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp điều trị được lựa chọn , mang lại kết qủa tốt và lâu dài nhất với mục đích phòng ngừa suy tim , nhồi máu cơ tim . Phẫu thuật bắc cầu mạch vành đã được chứng minh có thể cải thiện khả năng sống còn , ngay cả ở những bệnh nhân có tổn thương nặng như hẹp nặng động mạch vành trái , hẹp nhiều nhánh mạch vành , giảm chức năng co bóp của tim .

"Họ đã làm điều đó như thế nào ?"

...


Những đoạn hẹp hoặc tắc trong lòng mạch vành làm giảm lượng máu đi qua nuôi cơ tim . Trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành , các đoạn mạch máu của chính bệnh nhân (lấy từ những vị trí khác) được dùng làm "cầu vượt" qua chỗ hẹp . Một đầu mạch máu ghép nối với nơi cung cấp máu , đầu kia nối với động mạch vành ở vị trí sau chỗ hẹp . Như vậy , dòng máu sẽ đi qua mạch máu ghép đến sau chỗ hẹp của mạch vành , phục hồi lưu thông .
Có nhiều mạch máu trong cơ thể được dùng làm cầu nối , trong đó thường sử dụng là động mạch ngực trong (động mạch nằm trong lồng ngực) , động mạch quay (động mạch ở cẳng tay) , tĩnh mạch hiến (tĩnh mạch ở chân) . Động mạch cho sự thông nối lâu hơn tĩnh mạch , nhất là động mạch ngực trong đã được chứng minh có kết quả lâu dài tốt . Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành mười năm , chỉ có 60% trường hợp bắc cầu bằng tĩnh mạch vẫn còn thông so với 90% trường hợp bắc cầu bằng động mạch ngực trong .
Phương pháp bắc cầu mạch vành kinh điển có sử dụng máy tim phổi nhân tạo và cho ngưng tim . Máy này làm thay vai trò của tim , đưa máu đi nuôi cơ thể trong thời gian tim ngưng đập . Sau khi hoàn thành các cầu nối , tim được cho đập lại . Những vùng cơ tim thiếu máu sẽ tưới máu trở lại nhờ các cầu nối . Hiện ở Việt Nam , một số trung tâm tim mạch đang áp dụng những phương pháp mới , đem lại hiệu quả hơn nữa trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành : áp dụng kỹ thuật OPCAB (Offthanks.gifump Coronary Artesy Bypass) , bắc cầu mạch vành khi tim vẫn đập và không sử dụng máy tim phổi nhân tạo , giúp tránh một số biến chứng và tai biến có thể xảy ra ở tim , phổi , thận , não , rối loạn đông máu ... dùng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối , giúp cầu nối thông suốt lâu dài , duy trì kết quả tốt của phẫu thuật nhiều năm sau .

Để cầu nối thông suốt

Bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành cần hiểu rằng phẫu thuật rồi không phải hoàn thành dứt điểm điều trị , mà đó chỉ là dấu mốc trong cuộc chiến còn kéo dài với căn bệnh này . Tuy các cầu nối đã giúp tái lập dòng máu lưu thông qua chỗ hẹp hoặc tắc của mạch vành , bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc kháng đông liên tục mỗi ngày để làm thông suốt các cầu nối và phòng ngừa tắc đường ở các nhánh mạch vành khác . Loại thuốc kháng đông được sử dụng là nhóm kháng tiểu cầu và aspirin (chống lại kết dính tiểu cầu) . Aspirin là một trong những thuốc an toàn , tuy nhiên vẫn có thể gây những tác dụng phụ như làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dầy , đôi khi gây loét , xuất huyết tiêu hóa , đi tiêu phân đen . Ngòai ra , do có tác dụng kháng đông , aspirin có thể gây chẩy máu khó cầm , trên da có những chấm xuất huyết , mảng bầm máu , nặng hơn là xuất huyết não (tỷ lệ không cao , khoảng 1/1.000) . Bệnh nhân cần uống aspirin khi bụng no (sau bữa ăn) , không dùng chung với thức uống có cồn và cần liên hệ ngay với bác sỹ khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên . Bên cạnh đó , bệnh nhân cần duy trì chế độ điều trị nội khoa nhằm hỗ trợ tim co bóp , giảm nhu cầu oxy của cơ tim , điều trị bệnh lý kèm theo , nếu có như tăng huyết áp , tiểu đường ... điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như rối loạn chuyển hóa mỡ máu , béo phì ...

Vì những lẽ trên , bệnh nhân cần áp dụng lối sống điều độ (ăn lạt , cữ mỡ , tập thể dục mỗi ngày , không hút thuốc lá , không uống rượu bia ...) , tái khám đúng lịch hẹn , tuân thủ triệt để chế độ điều trị , không tự ý ngưng thuốc dù cảm thấy khỏe mạnh . Đó chính là những ích lợi cho sức khỏe bệnh nhân .

Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Eating Fruit
Reply #118 - 27. Sep 2011 , 17:44
 



  Eating Fruit


...


       

Dr Stephen Mak treats terminal ill cancer patients by "un-orthodox" way and many patients recovered. Before he used solar energy to clear the illnesses of his patients.  He believes on natural healing in the body against illnesses. See his article below.Thanks for the email on fruits and juices. It is one of the strategies to heal cancer. As of late, my success rate in curing cancer is about 80%. Cancer patients shouldn't die. The cure for cancer is already found. It is whether you believe it or not. I am sorry for the hundreds of cancer patients who die under the conventional treatments. Thanks and God bless. - Dr Stephen Mak

Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây,  ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới

Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.

Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.
 

...




EATING FRUIT...   We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.What is the correct way of eating fruits?

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?



IT MEANS NOT EATING FRUITS AFTER YOUR MEALS! * FRUITS SHOULD BE EATEN ON AN EMPTY STOMACH. If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.

Không ăn trái cây sau bữa ăn!

Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.



FRUIT IS THE MOST IMPORTANT FOOD. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.

Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.



In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid. The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil....

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít.  Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.




So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat!


Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.



Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.



There is no such thing as some fruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr. Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì. 



When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooked fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste. Cooking destroys all the vitamins.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.



But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look!

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa  với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!




KIWI: Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.   

KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

APPLE: An apple a day keeps the doctor away? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.

Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.




STRAWBERRY: Protective Fruit. Strawberries have the highest total antioxidant power among major fruits & protect the body from cancer-causing, blood vessel-clogging free radicals.

Dâu tây: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.


ORANGE : Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.



WATERMELON: Coolest thirst quencher. Composed of 92% water, it is also packed with a giant dose of glutathione, which helps boost our immune system. They are also a key source of lycopene — the cancer fighting oxidant. Other nutrients found in watermelon are vitamin C & Potassium.

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).




GUAVA & PAPAYA: Top awards for vitamin C. They are the clear winners for their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene; this is good for your eyes.

Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.



Drinking Cold water after a meal = Cancer! Can u believe this?? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? 
Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong.  Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu,  nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn

(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)





A serious note about heart attacks HEART ATTACK PROCEDURE': (THIS IS NOT A JOKE!) Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line. You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms. Sixty percent of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know the better chance we could survive.

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra.  60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.
   



A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it to 10 people, you can be sure that we'll save at least one life. 

 
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được email này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 27. Sep 2011 , 17:56 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Kéo dài tuổi thọ
Reply #119 - 28. Sep 2011 , 16:44
 



 Kéo dài tuổi thọ


...


       


Chỉ cần bỏ ra một phút một ngày, sẽ giúp bạn sống lâu hơn.
(Theo Oprah Magazine)

...

Nếu bạn phân bua là bạn không có thì giờ cho những thói quen tốt, thì dưới đây, chúng tôi liệt kê những cách thức giúp bạn sống lâu, sống khỏe mạnh hơn, mà thực hiện các cách này chỉ cần dưới một phút.

1-Hãy đứng dậy sau khi ngồi được một tiếng:
Nếu bạn phải làm những việc văn phòng, thì sau khi ngồi được một tiếng, hãy đứng dậy đi lại một phút cho dãn gân cốt.Một cuộc khảo cứu mới đây được đăng trên tạp chí The Journal of the Americn College of Cardiology thì nếu một người ngồi thêm trung bình bốn tiếng một ngày, tỷ lệ những người này có nguy cơ bị chết vì các bệnh tật hiểm nghèo 50 phần trăm cao hơn nhưng người chỉ ngồi một ngày 2 tiếng đồng hồ.

2.Ăn một quả trứng một ngày:
Một quả trứng có 13 phần trăm lượng protein cần hàng ngày, trong khi chỉ có 4 phần trăm số calories cần thiết. Trong trứng còn chất lutein là chất chống oxy hóa, giúp mắt của bạn chống lại bệnh cườm mắt và những hư hại từ chất UV. Quan trọng hơn nữa, ăn trứng còn có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh Quện Alzheimer’s: Trong lòng đỏ của trứng có chất Choline, là chất làm giảm những những chứng viêm sưng trên óc.

3. Chromium:
Chromium là chất giúp duy trì lượng đường trong máu, bằng cách gi tăng những cảm nhận của tế bào với chất insulin, giảm nguy hiểm của bệnh tiểu đường loại 2. Hãy uống 200 microgram một ngày.

4 Hãy kéo dây làm sạch răng hàng ngày
Kéo dây (floss) sẽ giúp bạn loại bỏ được những vi trùng dính trong chân răng, ngăn ngừa chúng làm hư răng và vào máu, và làm sưng hệ thống động mạch, dẫn dến những bệnh đột quỵ và tai biến mạch não. Những khảo cứu mới đây liên quan giữa bệnh hư chân răng (gum disease) và các loại bệnh vê đường hô hấp và vện thoái hóa thần kinh (neurodegeneration).

5. Hãy tự bắt mạch:
Khi ngủ dậy, trước khi ra khỏ giường, bạn hãy dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa bắt mạch ở cổ tay. Trung bình là 60 nhịp tim đập trong một phút. Nếu nhịp đập cao hơn 90 trong một phút, thì rất có những nguy hiểm bi bệnh tim. Nếu nhịp đập cao thì hãy dùng thêm omega-3. Fatty acids hàng ngày. Chất này có nhiều trong các loại cá như cá salmon.

6. Tự xoa bóp:
Hãy dùng ngón tay trỏ và ngón giữa, ấn dọc theo xương lông mày(browbone), chạy dài đến thái dương và xoa nhẹ thái dương. Việc xoa bóp giúp làm giảm lượng cortisol và adrenaline và làm gia tăng lượng endorphins giúp bạn thấy lạc quan yêu đời.

thanks.gif



Back to top
« Last Edit: 28. Sep 2011 , 16:44 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 
Send Topic In ra